SlideShare a Scribd company logo
BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG MỠ
 Sự cần thiết đẩy mạnh các hoạt động trồng
rừng
 Về môi trường sinh thái
 Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa mùa, có địa hình
dốc, chia cắt mạnh, có nhiều sông suối, lụt báo thường xuyên đe
dọa.
 Dân số cao, diện tích đất bình quân đầu người thấp
 Diện tích và chất lượng rừng hiện nay không đáp ứng được
yêu cầu về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng
sinh học
 Suy giảm tài nguyên rừng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến khả năng cung cấp nguồn nước, làm tăng mức độ lũ lụt, hạn
hán, xói lở, rủa trôi bào mòn đất đai;
 Tính đa dạng của rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều
loài động vật, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.
 Nhu cầu sử dụng sản phẩm rừng của con người ngày càng
tăng sức ép tới tài nguyên rừng hiện còn
• Do vậy vì mục đích an ninh môi trường sinh thái thì một mặt
phải sử dụng bền vững vốn rừng hiện có, mặt khác phải tạo
thêm nhiều rừng mới đáp ứng được nhu cầu về sử dụng lâm
sản.
• Về kinh tế:
• Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp
sử dụng nhiên, nguyên liệu gỗ và các lâm sản trong những
năm tiếp theo và giảm sức ép đối với rừng tự nhiên; căn cứ
vào khả năng vốn rừng hiện có và quỹ đất hiện còn, cần phải
xây dựng thêm khoảng 3.000.000 ha rừng sản xuất.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mỡ
 I- Đặc điểm hình thái:
 Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính
ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm.
 Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng có mùi
thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây
 Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp
 Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình
trứng, gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh
 Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu
cành
 Quả kép hình trụ. Hạt màu đỏ, nhẵn bóng, có mùi thơm .
II: Đặc điểm sinh thái và lâm sinh
 Mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nương
rẫy và rừng trồng.
 Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 22-24 oC
 Lượng mưa từ 1400-2000 mm/năm và độ ẩm không khí
trên 80%.
 Tuy nhiên cây con mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ
xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.
 Mỡ thường phân bố ở độ cao 300-400 m trở xuống, trong
các hệ đồi bát úp, sinh trưởng tốt trên các đất Jeralit đỏ
vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn
 Tốt nhất là trên đất rừng vừa mới khai thác xong Không
trồng được mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.
 Mỡ là cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè
có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh
trưởng tốt.
 Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc
ăn sâu 2-3 m
 Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có
khả năng tái sinh trồi khoẻ. Hàng năm mỡ ra hoa tháng 2-4,
quả chín tháng 8-9.
 Mỡ là cây đặc hữu của miền bắc Việt Nam, phân bố nhiều
ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến
Thanh Hoá, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình.
 III- Giá trị kinh tế: Gỗ mỡ được dùng vào nhiều công việc:
Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế, gường, tủ, công nghệ
dán lạng, bút chì.
• IV- Kỹ thuật gieo trồng
 1-Thu hái hạt giống:
 Hạt được thu hái trong vòng tháng 8-9.
 Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50 cm trong 2-3 ngày.
Hàng ngày đảo quả cho chín đều
 Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra.
Tách quả ra lấy hạt đỏ
 Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật
sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi
đem sử dụng.
 Hạt mỡ có dầu nên chóng mất phẩm chất, cũng có thể bảo
quản trong cát ẩm, giữ được trong vài tháng, song tốt nhất
thu hái xong gieo ngay.
• Mỡ không có quả đều, khoảng 50-60 % số cây là có quả. Cây trong
rừng ít quả hơn cây đứng riêng lẻ.
• Mỗi cây thu được 5-6 kg quả. 1kg quả tươi cho 0,2 kg hạt đỏ 1 kg hạt
đen có 25000 đến 26000 hạt.
• 2. Tạo cây con
• + Chuẩn bị vườn ươm:
• Đất vườn ươm cần tơi, xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ
ẩm, thoáng, dễ thoát nước
• Đất được cày bừa kĩ, lên luống cao 10-20cm, dài 10m, rộng 0,8-1,0m.
• Đất chua cần được bón vôi. Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4 kg phân
chuồng hoai/m2.
• + Xử lý hạt trước khi gieo:
• Do hạt mỡ có dầu vì vậy tuỳ điều kiện thời tiết nóng lạnh, khô ẩm mà
có thể hoặc chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh
• Hoặc chỉ ngâm với nước lã hoặc nước ấm không quá 40 oC. Ngâm tối
đa 24 giờ. Gieo vãi nếu sau này cấy cây. Gieo theo hàng (không qua
cấy) cự li 10-15 cm
• + Thời vụ gieo chính là vụ thu. Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay
để kịp trồng vụ xuân.
• - Nếu gieo để lấy cây trồng vụ xuân tiến hành gieo ươm vào
tháng 10 đến tháng 12
• - Nếu gieo để lấy cây trồng vụ thu thì tiến hành gieo ươm vào
tháng 3 đến tháng 4
• + Chăm sóc cây gieo.
• Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất. Khi hạt mọc mầm (thường sau
khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng)
• Khi cây mọc thì bỏ rơm rạ, bắt đầu che nắng tạo râm, làm cỏ,
phá váng, không làm tổn thương cây còn non. Chú ý đề phòng
sương muối.
• Cây mỡ non có 3-8 lá thường bị nấm cổ rễ, bệnh lan truyền
nhanh, làm cây chết hàng loạt, bệnh này xảy ra ở thời kỳ mưa
phùn, nhiệt độ ấm
• Khi phát hiện có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không
bón thúc, nhổ cây bệnh, phun thuốc Boócđô.
• 3- Kỹ thuật tạo bầu:
• + Vỏ bầu:
• - Loại vỏ bầu Pôly êtylen mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm
độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc qúa trình tạo cây trong
vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng.
• - Kích cỡ bầu 7 x 11 cm
• + Hỗn hợp ruột bầu (Đất để đóng bầu):
• - Đất làm ruột bầu chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ
thường là đất tầng A dưới tán rừng
• Tuyệt đối không dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô
cơ. hoặc gieo Chay không có phân chuồng
• - Không dùng đất đã qua canh tác nông nghiệp, đất bị nhiễm
bệnh để đóng bầu
• + Thành phần hỗn hợp ruột bầu.
• - Phân chuồng ủ hoai: 10%. (Phân phải qua ủ hoai, Phân khô)
• - Supe lân Lâm thao: 2%.
• - Đất tầng A dưới tán rừng : 88%.
• - Đất được đập nhỏ và sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun
thành đống cao 15 - 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa,
giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng.
• - Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng
tránh quá ướt kết vón.
• - Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ.
Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 - 20m và cao
15 - 20cm. Rãnh luống: 40 - 50cm.
• + Cấy cây: Khi cây gieo có 4-5 lá đem cấy là tốt nhất. Sau khi
cấy thường xuyên giữ ẩm cho đất, làm cỏ phòng chống sâu bệnh.
• 3. Kỹ thuật trồng cây mỡ và chăm sóc rừng trồng
• 3.1- Thời vụ:
• - Vụ xuân trồng vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng mưa
lớn hơn lượng bốc hơi thời gian từ 10 tháng 2 đến 30 tháng
3.
• - Vụ thu thông thường từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10.
Tận dụng ngày râm mát, mưa rào, đất đã ẩm, tránh những
ngày nắng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to.
• 3.2. Chuẩn bị đất trồng rừng
• 3.2.1. Xử lý thực bì
• Trước khi làm đất tuỳ theo điều kiện cụ thể mà thảm thực bì
được giữ nguyên, chặt một phần hoặc chặt trắng.
• - Thực bì được giữ nguyên: Thực hiện ở nơi thực bì thưa,
thấp không gây cản trở cho làm đất, sinh trưởng và phát
triển của cây trồng.
• - Chặt một phần thảm thực bì, có thể thực hiện theo 3 cách:
• + Chặt theo băng: Băng chặt rộng 2m, băng chừa rộng 1m.
Cự ly giữa các hàng: 3m
• - Trong băng chặt: Phát dọn hết cỏ dại cây bụi, với loài cây
có khả năng tái sính phải cuốc lật gốc ra ngoài băng chừa.
• - Công việc xử lí thực bì phải hoàn thành trước khi trồng
rừng 1 - 2 tháng.
• + Chặt quanh hố trồng cây: Chặt thực bì quanh hố trồng
cây, có đường kính rộng 1-2m.
• + Chặt phân tán từng cây: Nhằm điều chỉnh độ tàn che cho
phù hợp với đặc tính sinh vật học của loài cây trồng.
• - Chặt trắng: Tuỳ theo điều kiện địa hình (độ dốc, chiều dài
dốc) chặt trắng có thể được thực hiện theo 2 cách:
• Nếu độ dốc <150, chiều dài dốc <100m, thực bì được phát
trắng toàn bộ, trên sườn dốc cây đã phát được xếp thành
những băng rộng 1-2m, chạy dài theo đường đồng mức hoặc
phơi khô rồi đốt, trước khi đốt phải làm băng phòng lửa
rộng 30-50m, khi đốt phải có người kiểm soát.
 Nếu độ dốc >150, chiều dài dốc >100m, khi phát thực bì để
lại chỏm trên đỉnh có đường kính 5-10m, giữa sườn dốc và
chân dốc giữ lại băng xanh rộng 2-3m, chạy dài theo đường
đồng mức. Cây đã phát được xếp thành băng rộng 1-2m trên
sườn dốc.
• 3.2.2.Biện pháp làm đất trồng rừng
• Có hai phương thức làm đất trồng rừng: Làm đất toàn diện
và làm đất cục bộ.
• + Làm đất toàn diện
• Thường được áp dụng ở nơi có địa hịnh bằng phẳng hoặc
độ dốc <100, ở vùng đất hoang, đất cát, đất mặn, đất không
có tái sinh tự nhiên.
• Nước ta do lượng mưa lớn, lại tập trung vào một số tháng,
cho nên nơi có độ dốc >150 không nên làm đất toàn diện vì
gây xói mòn mạnh, giá thành cao, cây trồng sinh trưởng lại
kém.
• + Phương thức làm đất cục bộ
• - Phương pháp làm đất cơ giới: Nơi địa hình bằng phẳng
hoặc độ dốc <200, sử dụng máy cày KOMASU làm đất theo
giải bề rộng 0.5-5m, sâu 15-20cm, hoặc theo luống (1-2
đường cày tạo thành), bề rộng 0.3-1m, chiều dài chạy theo
đường đồng mức.
• - Phương pháp làm đất thủ công: Sử dụng người để cuốc
hoặc Trâu, Bò kéo, nơi địa hình dốc <300 làm đất theo giải
bề rộng <2m, cày cuốc sâu 10-15cm
• hoặc làm đất theo luống rộng 1m, vun cao 10-20cm, chiều
dài chạy theo đường đồng mức.
• - Làm đất theo hố: Sử dụng cuốc đào hố thông thường có
kích thước 30x30x30cm. Đây là phương pháp làm đất chủ
yếu của ta hiện nay và không bị giới hạn bởi điều kiện địa
hình.
• 3.3. Xác định mật độ trồng rừng
• Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng (mỗi hố trồng một
cây) trên một đơn vị diện tích (ha)
• Có thể trồng rừng với mật độ 1.660 - 2.500 cây/ha.
• Trồng mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng cách hàng = 3m; cây
cách cây = 2m.
• Trồng mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng cách hàng = 2,5m; cây
cách cây = 2m.
• Trồng mật độ: 1.500 cây/ha. Hàng cách hàng = 2m; cây
cách cây = 2m.
• Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất
lượng, đến giá thành rừng trồng. Xác định mật độ trồng
rừng phải dựa vào:
• - Mục tiêu kinh doanh (rừng phòng hộ nói chung mật độ
dày hơn rừng đặc sản…)
• - Đặc tính sinh vật học loài cây (cây ưa sáng, sinh trưởng
nhanh, thân thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, tán lá rộng nên
trồng mật độ thưa hơn cây ưa bóng, sinh trưởng chậm, tỉa
cành tự nhiên kém, tán lá hẹp)
• - Điều kiện tự nhiên nơi trồng (khí hậu, đất đai), nói chung
nơi khí hậu, đất tốt nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên
trồng mật độ dày.
• - Mức độ thâm canh cao nói chung nên trồng mật độ thưa,
ngược lại nên trồng dầy.
• Trong mật độ trồng rừng việc xác định cự ly hàng và cự ly
cây (khoảng cách từ hàng cây này đến hàng cây kia và từ
cây này đến cây kia trong hàng) và phương thức phối trí các
điểm gieo trồng có liên quan chặt chẽ với nhau.
• Có hai phương thức phối trí các điểm gieo trồng là phối trí
theo hàng và tự do:
• + Phối trí theo hàng thường được thực hiện ở nơi có địa
hình bằng phẳng và có thể làm theo 3 cách:
• Theo hình chữ nhật: (Cự ly hàng là chiều dài, cự ly cây là bề
rộng hình chữ nhật). Cự ly hàng lớn hơn cự ly cây.
• Theo hình vuông: Cự ly hàng và cự ly cây bằng nhau
• Theo hình tam giác đều: Cự ly giữa các cây đều bằng nhau
• Ở vùng đồi núi dốc, phối trí theo hàng thường được thực
hiện theo hình tam giác không cân (hình nanh sấu).
• + Phối trí tự do: Cự ly hàng và cây không theo một qui tắc
nào, một hình nhất định nào, trong sản xuất thường gọi là
phối trí theo khóm, phương thức này không bị giới hạn bởi
điều kiện địa hình.
• 3.4. Thời vụ trồng
• Đất trồng rừng thường khô hạn, rừng sau khi trồng nói
chung không có điều kiện để tưới mà chủ yếu lợi dụng nước
mưa và độ ẩm sẵn có của đất để khôi phục những hoạt động
sinh lý bình thường của cây trồng, do đó nếu chọn thời vụ
không đúng cây trồng có tỷ lệ sống thấp hoặc thời gian tạm
ngừng sinh trưởng kéo dài.
• Xác định được thời vụ trồng đúng, nhưng khi trồng lại phải
chọn thời tiết tốt, đó là những ngày trời râm mát, có mưa
nhỏ, lặng gió, đất đủ ấm.
• Thông thường vụ xuân từ 10 tháng 2 đến 30 tháng 3; vụ thu
từ tháng 7 đến tháng 9
• 3-5 Cuốc hố.
• - Quy cách hố: 40x40x40cm.
• - Khi cuốc để riêng phần đất tốt: đất đen tới xốp ra một bên.
• - Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ
1 - 2 tháng
• 3.6. Bón lót
• Bón lót là bón trước hoặc đồng thời với lúc trồng cây. Mỗi
loại phân bón có tính chất khác nhau, sau khi bón phân vào
đất, hiệu quả đối với cây trồng và đất có khác nhau. Vì vậy
trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất
khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm để chọn loại
phân và liều lượng bón cho thích hợp.
• Ở nước ta bón lót hiện đang sử dụng phổ biến 3 loại phân:
Phân chuồng hoai, phân vô cơ, và phân vi sinh.
• Phân chuồng hoai thường bón với liều lượng 1-3 kg/cây.
• Phân vô cơ thường dùng phân hỗn hợp NPK với liều lượng
0.1- 0.2 kg/cây.
• Phân vi sinh với liều lượng 0.1 – 0.5 kg/cây.
• 3.7. Kỹ thuật trồng cây con có bầu
• - Bứng bầu đúng kỹ thuật, nếu rễ cọc đâm vượt qúa bầu
xuống đất phải đảo bầu hoặc xén rễ trước khi mang đi trồng
2-3 tuần lễ.
• - Kiểm tra loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn (tiêu
chuẩn cây con đem trồng: Đường kính cổ rễ D00 0,3 – 0,4
cm; chiều cao H 30 – 35 cm)
• - Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát.
Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông
bắc.
• - Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi.
• - Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay
kéo sắc rạch bầu, tránh hư hại bầu.
• - Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao
của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi
vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân
dẫm chặt xung quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ
bầu.
• 3.8. Phòng trừ sâu bệnh
• Cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:
• - Chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi trồng
(khí hậu, đất) nhằm làm cho cây trồng sinh trưởng tốt, khoẻ
mạnh.
• - Phương pháp sử dụng thuốc hoá học: Đây là phương pháp cuối
cùng buộc phải sử dụng, đối với rừng trồng phương pháp này tốn
kém và thường ít có hiệu quả.
• Sau đây là một số loại thuốc thường dùng để phòng trừ nấm
bệnh hại lá, thân, cành, thối rễ…
• 3.8. Trồng dặm
• Sau khi trồng rừng được 1-3 tháng phải tiến hành trồng dặm, nếu
tỉ lệ cây sống đạt >95% và số cây chết đó phân bố đều thì không
phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì vẫn
phải trồng dặm.
• Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, trồng phải chọn
cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với
rừng đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ.
• 4. Chăm sóc rừng trồng
• 4.1. Xác định số lần chăm sóc
• Ở ta thời gian chăm sóc kéo dài từ khi trồng cho tới khi
rừng khép tán mới kết thúc. Nếu trồng bằng cây con với với
hầu hết các loài cây trồng chủ yếu hiện nay, thông thường
cần chăm sóc rừng 3 - 4 năm liền.
• Số lần chăm sóc trong từng năm cũng tuỳ thuộc tình hình cụ
thể mà xác định. Ở ta thông thường với hầu hết các loài cây
trồng chủ yếu năm thứ nhất chăm sóc từ 1-2 lần (một lần
với cây trồng vào mùa thu, hai lần với cây trồng vào mùa
xuân), năm thứ 2 từ 2-3 lần, năm thứ 3 từ 1-3 lần.
• 4.2.Thời gian chăm sóc
• Thời gian chăm sóc tốt nhất nên tiến hành gần sát với thời
kỳ cây trồng, sinh trưởng mạnh nhất hoặc vào lúc đất có thể
thấm và giữ nước nhiều nhất; nơi có loài cỏ sinh sản bằng
hạt phải trừ từ nhỏ hoặc trước khi cỏ kết hạt; nơi có cỏ sinh
sản bằng thân ngầm và chồi mầm phải diệt trừ vào thời gian
cỏ sinh trưởng mạnh nhất, nơi có tre nứa trừ vào lúc măng
đã ra lá.
• 4.3. Nội dung chăm sóc
• Nội dung chăm sóc rừng trồng bao gồm:
• - Làm cỏ, xới đất, vun gốc
• Làm cỏ nhằm trừ bỏ hệ rễ và thân cành lá của cây cỏ dại, do
đó loại bỏ khả năng tranh dành nước, chất dinh dưỡng, ánh
sáng của cây cỏ dại với cây trồng. Nhìn chung cây cỏ dại là
có hại cho cây trồng, cần phải diệt tận gốc
• Xới đất: Làm cho đất tơi xốp, phá vỡ mặt đất bị đóng váng,
giảm bốc hơi nước… tạo điều kiện cho đất giữ và thấm
nước tốt hơn… ở nước ta hầu hết đất trồng rừng đều khô
hạn, chặt cứng, cho nên khi chăm sóc phải xới đất.
• Làm cỏ, xới đất là hai công việc thường được tiến hành
cùng một lúc. Làm cỏ xới đất có thể tiến hành theo phương
thức toàn diện hoặc cục bộ.
• Phương thức toàn diện được áp dụng ở nơi có địa hình bằng
phẳng hoặc độ dốc dưới 50, nơi trồng nông lâm kết hợp.
• Phương thức cục bộ được áp dụng ở nơi có địa hình dốc, có
thể làm theo dải, xới đất làm cỏ trên toàn bộ dải. Hoặc làm
cỏ theo dải, xới đất theo hố.
• Làm cỏ xới đất theo hố là làm cỏ xới đất xung quanh gốc
cây trồng với đường kính từ 0.6 đến 1.2m, độ sâu xới đất tốt
nhất nên sâu hơn hệ rễ cỏ dại, không được làm tổn thương
đến hệ rễ cây trồng.
• Làm cỏ xới đất thường kết hợp vun gốc, thông thường
vun cao 10-20cm (chăm sóc năm thứ nhất đường kính
60cm, vun cao 10cm, năm thứ hai với đường kính
80cm, cao 15cm, năm thứ 3 với đường kính 100 –
120cm, cao 20cm).
• - Bón thúc
• Bón thúc thường kết hợp với các lần chăm sóc, tuỳ theo
mức độ thâm canh mà số lần bón, liều lượng bón mỗi lần có
khác nhau. Thông thường có thể sử dụng các lại phân bón
với liều lượng như sau:
• - Phân chuồng hoai 1-3 kg/cây
• - Phân NPK 0.1 – 0.2 kg/cây
• - Phân vi sinh 0.1 – 0.2 kg/cây
• Có thể bón phối hợp các loại phân trên. Phương pháp bón là
bón tập trung vào gốc cây
• 5- Sâu, bệnh hại cây trồng và cách phòng trừ
• 5.1. Khái niệm về sâu hại
• Sâu hại là những loài côn trùng (Insecta) gây hại hoặc gây
khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến
lợi ích của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại,
bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm ...
Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại.
• 5.2. Khái niệm bệnh cây rừng
• Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động
và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình
thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra
những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện
tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology).
• 5.3. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng
• Sâu, bệnh cây rừng là một thành viên của hệ sinh thái rừng,
có tác dụng quan trọng trong việc làm thịnh suy cây rừng;
sâu bệnh đóng vai trò của một vật tiêu thụ và phân giải.
Song sâu bệnh cũng là đối tượng làm ảnh hưởng đến đời
sống của cây, giảm khả năng sinh trưởng của cây, giảm năng
suất rừng, thậm chí đã có những trận dịch làm chết hàng
loạt cây con ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lâm nghiệp
• Theo thống kê đến nay đã có rất nhiều nơi và nhiều diện
tích rừng thông bị sâu róm thông ăn hại, nhiều trận dịch
xảy ra làm trụi cả rừng thông
• Về mặt kinh tế rừng, nếu bị nạn sâu hại thông phá thì việc
trích nhựa thông phải ngừng lại trong vài năm. Đồng thời
sản lượng rừng, lượng sinh trưởng hàng năm của rừng bị tổn
hại rất nhiều
• Bệnh hại thông cũng đã xảy ra, một số bệnh hại điển hình
ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng trồng, sản lượng cây
con ở vườn ươm đã được điều tra là bệnh rơm lá thông,
bệnh đốm đỏ lá thông, bệnh khô xám lá thông, bệnh tuyến
trùng hại thông ba lá, bệnh khô héo ngọn thông.
• Các loại rừng khác cũng bị thiệt hại lớn do sâu bệnh hại
như: bệnh khô cành bạch đàn; bệnh chổi sể tre luồng; bệnh
khô xanh cây phi lao; bệnh khô héo trẩu; bệnh loét thân
cành keo; bệnh tua mực quế… Sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu đo
ăn lá lim, bọ nẹt hại trẩu, ong ăn lá mỡ, châu chấu hại tre,
vòi voi hại tre….
• 6. Sâu bệnh hại cây mỡ và các biện pháp phòng trừ
• 6.1. Sâu hại cây mỡ
• Cây mỡ (Manglietia glauca Blame) được phân bố và trồng
tập trung ở vùng Đông Bắc và một số vùng sinh thái khác.
Trên rừng mỡ trồng thường có 9 loài sâu hại tập trung ở 9
họ, thuộc 7 bộ, trong đó có 4 loài ăn lá chiếm 44,4%; 3 loài
chích hút chiếm 33,4%; 1 loài đục thân chiếm 11,1% và 1
loài hại rễ chiếm 11,1%. Sâu hại nguy hiểm của mỡ là loài
ong ăn lá (Shizocera sp). Đã từng gây dịch làm mỡ bị trụi lá
nhiều năm. Sâu đục thân mỡ hiện ở mức độ nhẹ, song cũng
cần được chú ý khi mở rộng diện tích trồng mỡ. Dưới đây là
mô tả chi tiết về loài này:
• - Đặc điểm, phân bố và mùa hại chính: Ong ăn lá mỡ
(Shizocera sp) thuộc họ ong ăn lá Agridae; Bộ cánh màng
Hymenoptera. Sâu xuất hiện và gây dịch ở rừng trồng mỡ
bắt đầu khép tán ở các tỉnh vùng Đông Bắc như: Vĩnh Phúc,
Yên Bái và Hà Tĩnh. Cây mỡ đã khép tán thường bị hại
nặng. Mùa hại chính vào tháng 1 - 5 và tháng 9 - 10.
• - Hình thái
• + Sâu trưởng thành: Cơ thể dài 15 - 22mm. Râu đầu hình
răng lược. Mắt kép lồi to và có 3 mắt đơn xếp theo hình tam
giác trên đỉnh đầu. Miệng gặm nhai. Cánh trước có mặt
cánh màu đen.
• + Con cái có ống đẻ trứng hình răng cưa, dài 1,2 - 1,5mm.
• + Trứng: Hình quả chuối tiêu, màu trắng ngà, dài 1,7mm
rộng 0,5mm, được để xít nhau, đầu quay vào gân chính của
lá, xếp như răng lược bí đều đặn.
• + Sâu non: Lúc mới nở ra cho đến 3 tuổi, thân thể màu vàng
nâu, nhưng đến tuổi sắp vào nhộng lưng có màu vàng nâu
bóng như mỡ.
• + Thân thể sâu non thành thục dài từ 26 - 36mm. Có 3 đôi
chân ngực và 8 đôi chân bụng.
• + Nhộng: Nhộng trần nằm trong đất. Buồng nhộng hình bầu
dục, dài 1,3 - 1,8cm, rộng 0,6 - 0,8cm. Phía trong đen bóng
và nhẵn.
• - Tập quán sinh hoạt:
• + Từ giữa hoặc cuối tháng 3 hàng năm, sâu trưởng thành vũ
hóa chui từ đất ra, sau 1 tuần thì giao phối và đẻ trứng.
• + Khi đẻ trứng, sau 1 thời gian lựa chọn vị trí đẻ, con cái
dùng máng đẻ trứng hình răng cưa lách vào lớp biểu bì phía
dưới lá, chỗ sát gân chính của lá. Trứng được đẻ xít vào
nhau như răng lược bí, đầu quay vào gân chính. Ô trứng đẻ
dộp lên khi sắp nở. Vết dộp trở thành màu nâu, rồi đen lại.
Ô trứng đẻ cách gốc lá 2/5 - 4/5 lá. Chiều dài ổ trứng
khoảng 3,6cm. Số trứng đẻ trong ổ khoảng 50 trứng.
• + Sâu non có tính ăn tập trung, quay đầu ra xung quanh mép
lá và ăn từ đầu đến gốc lá.
• + Sâu non tuổi 1, chỉ ăn phần thịt lá, bỏ lại các gân to và
nhỏ. Đến 3; 4 tuổi sâu ăn hết cả lá. Sâu non thường tiết ra
chất màu vàng để chống lại kẻ thù. Nhộng năm trong kén ở
đất xung quanh gốc cây mỡ cách gốc khoảng 1m và sâu từ 5
- 10cm. Sâu hại tập trung ở cấp tuổi 1, 2.
• - Các biện pháp phòng trừ:
• + Xới nông diệt nhộng trong kén ở những cây điều tra cho
thấy tán lá bị sâu ăn trụi. Kỹ thuật xới phải đều và xới sâu 6
- 7cm, xới rộng hơn hình chiếu của tán lá từ 20 - 50cm. Số
lần xới trong năm là 1 - 2 lần. Thời gian xới từ tháng 2 đến
đầu tháng 3.Nếu nơi nào mùa hại chính vào vụ thu đông thì
tiến hành xới vào tháng
• + Rắc thuốc xung quanh diện tích hình chiếu tán lá. Thời
gian rắc thuốc phải được tiến hành vào trước thời kỳ sau
non chín từ 2 - 3 ngày nhằm lúc sâu bò xuống hoặc rơi
xuống đất làm nhộng. Có thể dùng thuốc Pazan 4%, liều
dùng 25 - 30 kg/ha.
• + Bảo vệ các loài động vật, côn trùng có ích trong rừng mỡ.
Bằng cách không tàn phá thảm thực bì cây bụi dưới tán rừng
để bảo vệ kiến, cóc, thằn lằn, chim ăn sâu.
• 6.2. Bệnh hại cây mỡ
• Các bệnh hại mỡ chủ yếu do bệnh tầm gửi mỡ gây ra và rất
dẽ nhận biết, các bệnh khác hiếm xuất hiện, bệnh đốm lá mỡ
có xuất hiện, nhưng ở mức độ bệnh rất nhẹ không ảnh
hưởng đến cây trồng. Có thể phòng trừ bằng cách:
• - Chặt bỏ cành bệnh
• - Phun Sun phát đồng vào cây tầm gửi.

More Related Content

Similar to Bai giang Tham chieu trong rung.PPT

Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Tham Ho
 
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giangHiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
jackjohn45
 
Trong hoa ly
Trong hoa lyTrong hoa ly
Trong hoa ly
Shinichi Khna
 
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdfQUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
NgocNguyn23
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nho
Mưa Gọi
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
LThPhng24
 
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vnCông nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Nuôi tu hài thương phẩm
Nuôi tu hài thương phẩmNuôi tu hài thương phẩm
Nuôi tu hài thương phẩm
Thư viện nông nghiệp | Farmvina
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suMáy Tính
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_clt
Nhung Au
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
Thái Nguyễn Văn
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thomas Tran
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
huuduyen12
 
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Man_Ebook
 
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Theerapong Ritmak
 

Similar to Bai giang Tham chieu trong rung.PPT (20)

Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
 
Bai tieu luan_8618
Bai tieu luan_8618Bai tieu luan_8618
Bai tieu luan_8618
 
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giangHiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
 
Trong hoa ly
Trong hoa lyTrong hoa ly
Trong hoa ly
 
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdfQUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG EMI.pdf
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nho
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
 
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vnCông nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
Công nghệ kĩ thuật trồng cây ba kích - duanviet.com.vn
 
62
6262
62
 
Nuôi tu hài thương phẩm
Nuôi tu hài thương phẩmNuôi tu hài thương phẩm
Nuôi tu hài thương phẩm
 
Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)Bao cao seminar (1)
Bao cao seminar (1)
 
Sinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao suSinh ly thuc vat cay cao su
Sinh ly thuc vat cay cao su
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_clt
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂUGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
 
Que
QueQue
Que
 
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CAO
 
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Nguyễn K...
 
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
Phuc hoi vuon tieu sau thu hoach (duc trung)
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 

Bai giang Tham chieu trong rung.PPT

  • 1. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG MỠ
  • 2.  Sự cần thiết đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng  Về môi trường sinh thái  Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới mưa mùa, có địa hình dốc, chia cắt mạnh, có nhiều sông suối, lụt báo thường xuyên đe dọa.  Dân số cao, diện tích đất bình quân đầu người thấp  Diện tích và chất lượng rừng hiện nay không đáp ứng được yêu cầu về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học  Suy giảm tài nguyên rừng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp nguồn nước, làm tăng mức độ lũ lụt, hạn hán, xói lở, rủa trôi bào mòn đất đai;  Tính đa dạng của rừng đang bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.  Nhu cầu sử dụng sản phẩm rừng của con người ngày càng tăng sức ép tới tài nguyên rừng hiện còn
  • 3. • Do vậy vì mục đích an ninh môi trường sinh thái thì một mặt phải sử dụng bền vững vốn rừng hiện có, mặt khác phải tạo thêm nhiều rừng mới đáp ứng được nhu cầu về sử dụng lâm sản. • Về kinh tế: • Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp sử dụng nhiên, nguyên liệu gỗ và các lâm sản trong những năm tiếp theo và giảm sức ép đối với rừng tự nhiên; căn cứ vào khả năng vốn rừng hiện có và quỹ đất hiện còn, cần phải xây dựng thêm khoảng 3.000.000 ha rừng sản xuất.
  • 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Mỡ  I- Đặc điểm hình thái:  Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm.  Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng có mùi thơm. Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây  Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp  Cành nhỏ mọc quanh thân. Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trứng, gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh  Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành  Quả kép hình trụ. Hạt màu đỏ, nhẵn bóng, có mùi thơm .
  • 5. II: Đặc điểm sinh thái và lâm sinh  Mỡ còn gặp đều là thuần loại thứ sinh phục hồi sau nương rẫy và rừng trồng.  Mỡ thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 22-24 oC  Lượng mưa từ 1400-2000 mm/năm và độ ẩm không khí trên 80%.  Tuy nhiên cây con mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại, táp lá, héo ngọn.  Mỡ thường phân bố ở độ cao 300-400 m trở xuống, trong các hệ đồi bát úp, sinh trưởng tốt trên các đất Jeralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoát nước, nhiều mùn  Tốt nhất là trên đất rừng vừa mới khai thác xong Không trồng được mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc.
  • 6.  Mỡ là cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sáng yếu. Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinh trưởng tốt.  Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng. Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3 m  Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươi thưa. Có khả năng tái sinh trồi khoẻ. Hàng năm mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-9.  Mỡ là cây đặc hữu của miền bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hoá, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình.  III- Giá trị kinh tế: Gỗ mỡ được dùng vào nhiều công việc: Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế, gường, tủ, công nghệ dán lạng, bút chì.
  • 7. • IV- Kỹ thuật gieo trồng  1-Thu hái hạt giống:  Hạt được thu hái trong vòng tháng 8-9.  Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50 cm trong 2-3 ngày. Hàng ngày đảo quả cho chín đều  Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn ra. Tách quả ra lấy hạt đỏ  Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài, rửa thật sạch lấy toàn hạt đen. Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.  Hạt mỡ có dầu nên chóng mất phẩm chất, cũng có thể bảo quản trong cát ẩm, giữ được trong vài tháng, song tốt nhất thu hái xong gieo ngay.
  • 8. • Mỡ không có quả đều, khoảng 50-60 % số cây là có quả. Cây trong rừng ít quả hơn cây đứng riêng lẻ. • Mỗi cây thu được 5-6 kg quả. 1kg quả tươi cho 0,2 kg hạt đỏ 1 kg hạt đen có 25000 đến 26000 hạt. • 2. Tạo cây con • + Chuẩn bị vườn ươm: • Đất vườn ươm cần tơi, xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ ẩm, thoáng, dễ thoát nước • Đất được cày bừa kĩ, lên luống cao 10-20cm, dài 10m, rộng 0,8-1,0m. • Đất chua cần được bón vôi. Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4 kg phân chuồng hoai/m2. • + Xử lý hạt trước khi gieo: • Do hạt mỡ có dầu vì vậy tuỳ điều kiện thời tiết nóng lạnh, khô ẩm mà có thể hoặc chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh • Hoặc chỉ ngâm với nước lã hoặc nước ấm không quá 40 oC. Ngâm tối đa 24 giờ. Gieo vãi nếu sau này cấy cây. Gieo theo hàng (không qua cấy) cự li 10-15 cm
  • 9. • + Thời vụ gieo chính là vụ thu. Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay để kịp trồng vụ xuân. • - Nếu gieo để lấy cây trồng vụ xuân tiến hành gieo ươm vào tháng 10 đến tháng 12 • - Nếu gieo để lấy cây trồng vụ thu thì tiến hành gieo ươm vào tháng 3 đến tháng 4 • + Chăm sóc cây gieo. • Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất. Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng) • Khi cây mọc thì bỏ rơm rạ, bắt đầu che nắng tạo râm, làm cỏ, phá váng, không làm tổn thương cây còn non. Chú ý đề phòng sương muối. • Cây mỡ non có 3-8 lá thường bị nấm cổ rễ, bệnh lan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, bệnh này xảy ra ở thời kỳ mưa phùn, nhiệt độ ấm • Khi phát hiện có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ cây bệnh, phun thuốc Boócđô.
  • 10. • 3- Kỹ thuật tạo bầu: • + Vỏ bầu: • - Loại vỏ bầu Pôly êtylen mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc qúa trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng. • - Kích cỡ bầu 7 x 11 cm • + Hỗn hợp ruột bầu (Đất để đóng bầu): • - Đất làm ruột bầu chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ thường là đất tầng A dưới tán rừng • Tuyệt đối không dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ. hoặc gieo Chay không có phân chuồng • - Không dùng đất đã qua canh tác nông nghiệp, đất bị nhiễm bệnh để đóng bầu
  • 11. • + Thành phần hỗn hợp ruột bầu. • - Phân chuồng ủ hoai: 10%. (Phân phải qua ủ hoai, Phân khô) • - Supe lân Lâm thao: 2%. • - Đất tầng A dưới tán rừng : 88%. • - Đất được đập nhỏ và sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng. • - Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón. • - Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 - 20m và cao 15 - 20cm. Rãnh luống: 40 - 50cm. • + Cấy cây: Khi cây gieo có 4-5 lá đem cấy là tốt nhất. Sau khi cấy thường xuyên giữ ẩm cho đất, làm cỏ phòng chống sâu bệnh.
  • 12. • 3. Kỹ thuật trồng cây mỡ và chăm sóc rừng trồng • 3.1- Thời vụ: • - Vụ xuân trồng vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi thời gian từ 10 tháng 2 đến 30 tháng 3. • - Vụ thu thông thường từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10. Tận dụng ngày râm mát, mưa rào, đất đã ẩm, tránh những ngày nắng nóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to. • 3.2. Chuẩn bị đất trồng rừng • 3.2.1. Xử lý thực bì • Trước khi làm đất tuỳ theo điều kiện cụ thể mà thảm thực bì được giữ nguyên, chặt một phần hoặc chặt trắng.
  • 13. • - Thực bì được giữ nguyên: Thực hiện ở nơi thực bì thưa, thấp không gây cản trở cho làm đất, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. • - Chặt một phần thảm thực bì, có thể thực hiện theo 3 cách: • + Chặt theo băng: Băng chặt rộng 2m, băng chừa rộng 1m. Cự ly giữa các hàng: 3m • - Trong băng chặt: Phát dọn hết cỏ dại cây bụi, với loài cây có khả năng tái sính phải cuốc lật gốc ra ngoài băng chừa. • - Công việc xử lí thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rừng 1 - 2 tháng. • + Chặt quanh hố trồng cây: Chặt thực bì quanh hố trồng cây, có đường kính rộng 1-2m. • + Chặt phân tán từng cây: Nhằm điều chỉnh độ tàn che cho phù hợp với đặc tính sinh vật học của loài cây trồng.
  • 14. • - Chặt trắng: Tuỳ theo điều kiện địa hình (độ dốc, chiều dài dốc) chặt trắng có thể được thực hiện theo 2 cách: • Nếu độ dốc <150, chiều dài dốc <100m, thực bì được phát trắng toàn bộ, trên sườn dốc cây đã phát được xếp thành những băng rộng 1-2m, chạy dài theo đường đồng mức hoặc phơi khô rồi đốt, trước khi đốt phải làm băng phòng lửa rộng 30-50m, khi đốt phải có người kiểm soát.  Nếu độ dốc >150, chiều dài dốc >100m, khi phát thực bì để lại chỏm trên đỉnh có đường kính 5-10m, giữa sườn dốc và chân dốc giữ lại băng xanh rộng 2-3m, chạy dài theo đường đồng mức. Cây đã phát được xếp thành băng rộng 1-2m trên sườn dốc.
  • 15. • 3.2.2.Biện pháp làm đất trồng rừng • Có hai phương thức làm đất trồng rừng: Làm đất toàn diện và làm đất cục bộ. • + Làm đất toàn diện • Thường được áp dụng ở nơi có địa hịnh bằng phẳng hoặc độ dốc <100, ở vùng đất hoang, đất cát, đất mặn, đất không có tái sinh tự nhiên. • Nước ta do lượng mưa lớn, lại tập trung vào một số tháng, cho nên nơi có độ dốc >150 không nên làm đất toàn diện vì gây xói mòn mạnh, giá thành cao, cây trồng sinh trưởng lại kém.
  • 16. • + Phương thức làm đất cục bộ • - Phương pháp làm đất cơ giới: Nơi địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc <200, sử dụng máy cày KOMASU làm đất theo giải bề rộng 0.5-5m, sâu 15-20cm, hoặc theo luống (1-2 đường cày tạo thành), bề rộng 0.3-1m, chiều dài chạy theo đường đồng mức. • - Phương pháp làm đất thủ công: Sử dụng người để cuốc hoặc Trâu, Bò kéo, nơi địa hình dốc <300 làm đất theo giải bề rộng <2m, cày cuốc sâu 10-15cm • hoặc làm đất theo luống rộng 1m, vun cao 10-20cm, chiều dài chạy theo đường đồng mức. • - Làm đất theo hố: Sử dụng cuốc đào hố thông thường có kích thước 30x30x30cm. Đây là phương pháp làm đất chủ yếu của ta hiện nay và không bị giới hạn bởi điều kiện địa hình.
  • 17. • 3.3. Xác định mật độ trồng rừng • Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng (mỗi hố trồng một cây) trên một đơn vị diện tích (ha) • Có thể trồng rừng với mật độ 1.660 - 2.500 cây/ha. • Trồng mật độ: 1.660 cây/ha. Hàng cách hàng = 3m; cây cách cây = 2m. • Trồng mật độ: 2.000 cây/ha. Hàng cách hàng = 2,5m; cây cách cây = 2m. • Trồng mật độ: 1.500 cây/ha. Hàng cách hàng = 2m; cây cách cây = 2m. • Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng, đến giá thành rừng trồng. Xác định mật độ trồng rừng phải dựa vào:
  • 18. • - Mục tiêu kinh doanh (rừng phòng hộ nói chung mật độ dày hơn rừng đặc sản…) • - Đặc tính sinh vật học loài cây (cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thân thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, tán lá rộng nên trồng mật độ thưa hơn cây ưa bóng, sinh trưởng chậm, tỉa cành tự nhiên kém, tán lá hẹp) • - Điều kiện tự nhiên nơi trồng (khí hậu, đất đai), nói chung nơi khí hậu, đất tốt nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên trồng mật độ dày. • - Mức độ thâm canh cao nói chung nên trồng mật độ thưa, ngược lại nên trồng dầy. • Trong mật độ trồng rừng việc xác định cự ly hàng và cự ly cây (khoảng cách từ hàng cây này đến hàng cây kia và từ cây này đến cây kia trong hàng) và phương thức phối trí các điểm gieo trồng có liên quan chặt chẽ với nhau.
  • 19. • Có hai phương thức phối trí các điểm gieo trồng là phối trí theo hàng và tự do: • + Phối trí theo hàng thường được thực hiện ở nơi có địa hình bằng phẳng và có thể làm theo 3 cách: • Theo hình chữ nhật: (Cự ly hàng là chiều dài, cự ly cây là bề rộng hình chữ nhật). Cự ly hàng lớn hơn cự ly cây. • Theo hình vuông: Cự ly hàng và cự ly cây bằng nhau • Theo hình tam giác đều: Cự ly giữa các cây đều bằng nhau • Ở vùng đồi núi dốc, phối trí theo hàng thường được thực hiện theo hình tam giác không cân (hình nanh sấu). • + Phối trí tự do: Cự ly hàng và cây không theo một qui tắc nào, một hình nhất định nào, trong sản xuất thường gọi là phối trí theo khóm, phương thức này không bị giới hạn bởi điều kiện địa hình.
  • 20. • 3.4. Thời vụ trồng • Đất trồng rừng thường khô hạn, rừng sau khi trồng nói chung không có điều kiện để tưới mà chủ yếu lợi dụng nước mưa và độ ẩm sẵn có của đất để khôi phục những hoạt động sinh lý bình thường của cây trồng, do đó nếu chọn thời vụ không đúng cây trồng có tỷ lệ sống thấp hoặc thời gian tạm ngừng sinh trưởng kéo dài. • Xác định được thời vụ trồng đúng, nhưng khi trồng lại phải chọn thời tiết tốt, đó là những ngày trời râm mát, có mưa nhỏ, lặng gió, đất đủ ấm. • Thông thường vụ xuân từ 10 tháng 2 đến 30 tháng 3; vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9
  • 21. • 3-5 Cuốc hố. • - Quy cách hố: 40x40x40cm. • - Khi cuốc để riêng phần đất tốt: đất đen tới xốp ra một bên. • - Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ 1 - 2 tháng • 3.6. Bón lót • Bón lót là bón trước hoặc đồng thời với lúc trồng cây. Mỗi loại phân bón có tính chất khác nhau, sau khi bón phân vào đất, hiệu quả đối với cây trồng và đất có khác nhau. Vì vậy trước khi bón cần hiểu rõ loại phân bón, hàm lượng chất khoáng và hiệu quả của phân nhanh hay chậm để chọn loại phân và liều lượng bón cho thích hợp. • Ở nước ta bón lót hiện đang sử dụng phổ biến 3 loại phân: Phân chuồng hoai, phân vô cơ, và phân vi sinh.
  • 22. • Phân chuồng hoai thường bón với liều lượng 1-3 kg/cây. • Phân vô cơ thường dùng phân hỗn hợp NPK với liều lượng 0.1- 0.2 kg/cây. • Phân vi sinh với liều lượng 0.1 – 0.5 kg/cây. • 3.7. Kỹ thuật trồng cây con có bầu • - Bứng bầu đúng kỹ thuật, nếu rễ cọc đâm vượt qúa bầu xuống đất phải đảo bầu hoặc xén rễ trước khi mang đi trồng 2-3 tuần lễ. • - Kiểm tra loại bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn (tiêu chuẩn cây con đem trồng: Đường kính cổ rễ D00 0,3 – 0,4 cm; chiều cao H 30 – 35 cm)
  • 23. • - Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc. • - Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi. • - Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh hư hại bầu. • - Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ bầu.
  • 24. • 3.8. Phòng trừ sâu bệnh • Cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp: • - Chọn loại cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi trồng (khí hậu, đất) nhằm làm cho cây trồng sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh. • - Phương pháp sử dụng thuốc hoá học: Đây là phương pháp cuối cùng buộc phải sử dụng, đối với rừng trồng phương pháp này tốn kém và thường ít có hiệu quả. • Sau đây là một số loại thuốc thường dùng để phòng trừ nấm bệnh hại lá, thân, cành, thối rễ… • 3.8. Trồng dặm • Sau khi trồng rừng được 1-3 tháng phải tiến hành trồng dặm, nếu tỉ lệ cây sống đạt >95% và số cây chết đó phân bố đều thì không phải trồng dặm. Nếu cây chết tập trung thành từng đám thì vẫn phải trồng dặm. • Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, trồng phải chọn cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với rừng đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ.
  • 25. • 4. Chăm sóc rừng trồng • 4.1. Xác định số lần chăm sóc • Ở ta thời gian chăm sóc kéo dài từ khi trồng cho tới khi rừng khép tán mới kết thúc. Nếu trồng bằng cây con với với hầu hết các loài cây trồng chủ yếu hiện nay, thông thường cần chăm sóc rừng 3 - 4 năm liền. • Số lần chăm sóc trong từng năm cũng tuỳ thuộc tình hình cụ thể mà xác định. Ở ta thông thường với hầu hết các loài cây trồng chủ yếu năm thứ nhất chăm sóc từ 1-2 lần (một lần với cây trồng vào mùa thu, hai lần với cây trồng vào mùa xuân), năm thứ 2 từ 2-3 lần, năm thứ 3 từ 1-3 lần.
  • 26. • 4.2.Thời gian chăm sóc • Thời gian chăm sóc tốt nhất nên tiến hành gần sát với thời kỳ cây trồng, sinh trưởng mạnh nhất hoặc vào lúc đất có thể thấm và giữ nước nhiều nhất; nơi có loài cỏ sinh sản bằng hạt phải trừ từ nhỏ hoặc trước khi cỏ kết hạt; nơi có cỏ sinh sản bằng thân ngầm và chồi mầm phải diệt trừ vào thời gian cỏ sinh trưởng mạnh nhất, nơi có tre nứa trừ vào lúc măng đã ra lá. • 4.3. Nội dung chăm sóc • Nội dung chăm sóc rừng trồng bao gồm: • - Làm cỏ, xới đất, vun gốc • Làm cỏ nhằm trừ bỏ hệ rễ và thân cành lá của cây cỏ dại, do đó loại bỏ khả năng tranh dành nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng của cây cỏ dại với cây trồng. Nhìn chung cây cỏ dại là có hại cho cây trồng, cần phải diệt tận gốc
  • 27. • Xới đất: Làm cho đất tơi xốp, phá vỡ mặt đất bị đóng váng, giảm bốc hơi nước… tạo điều kiện cho đất giữ và thấm nước tốt hơn… ở nước ta hầu hết đất trồng rừng đều khô hạn, chặt cứng, cho nên khi chăm sóc phải xới đất. • Làm cỏ, xới đất là hai công việc thường được tiến hành cùng một lúc. Làm cỏ xới đất có thể tiến hành theo phương thức toàn diện hoặc cục bộ. • Phương thức toàn diện được áp dụng ở nơi có địa hình bằng phẳng hoặc độ dốc dưới 50, nơi trồng nông lâm kết hợp. • Phương thức cục bộ được áp dụng ở nơi có địa hình dốc, có thể làm theo dải, xới đất làm cỏ trên toàn bộ dải. Hoặc làm cỏ theo dải, xới đất theo hố. • Làm cỏ xới đất theo hố là làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây trồng với đường kính từ 0.6 đến 1.2m, độ sâu xới đất tốt nhất nên sâu hơn hệ rễ cỏ dại, không được làm tổn thương đến hệ rễ cây trồng.
  • 28. • Làm cỏ xới đất thường kết hợp vun gốc, thông thường vun cao 10-20cm (chăm sóc năm thứ nhất đường kính 60cm, vun cao 10cm, năm thứ hai với đường kính 80cm, cao 15cm, năm thứ 3 với đường kính 100 – 120cm, cao 20cm). • - Bón thúc • Bón thúc thường kết hợp với các lần chăm sóc, tuỳ theo mức độ thâm canh mà số lần bón, liều lượng bón mỗi lần có khác nhau. Thông thường có thể sử dụng các lại phân bón với liều lượng như sau: • - Phân chuồng hoai 1-3 kg/cây • - Phân NPK 0.1 – 0.2 kg/cây • - Phân vi sinh 0.1 – 0.2 kg/cây • Có thể bón phối hợp các loại phân trên. Phương pháp bón là bón tập trung vào gốc cây
  • 29. • 5- Sâu, bệnh hại cây trồng và cách phòng trừ • 5.1. Khái niệm về sâu hại • Sâu hại là những loài côn trùng (Insecta) gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm ... Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại. • 5.2. Khái niệm bệnh cây rừng • Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology).
  • 30. • 5.3. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây rừng • Sâu, bệnh cây rừng là một thành viên của hệ sinh thái rừng, có tác dụng quan trọng trong việc làm thịnh suy cây rừng; sâu bệnh đóng vai trò của một vật tiêu thụ và phân giải. Song sâu bệnh cũng là đối tượng làm ảnh hưởng đến đời sống của cây, giảm khả năng sinh trưởng của cây, giảm năng suất rừng, thậm chí đã có những trận dịch làm chết hàng loạt cây con ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất lâm nghiệp • Theo thống kê đến nay đã có rất nhiều nơi và nhiều diện tích rừng thông bị sâu róm thông ăn hại, nhiều trận dịch xảy ra làm trụi cả rừng thông • Về mặt kinh tế rừng, nếu bị nạn sâu hại thông phá thì việc trích nhựa thông phải ngừng lại trong vài năm. Đồng thời sản lượng rừng, lượng sinh trưởng hàng năm của rừng bị tổn hại rất nhiều
  • 31. • Bệnh hại thông cũng đã xảy ra, một số bệnh hại điển hình ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng trồng, sản lượng cây con ở vườn ươm đã được điều tra là bệnh rơm lá thông, bệnh đốm đỏ lá thông, bệnh khô xám lá thông, bệnh tuyến trùng hại thông ba lá, bệnh khô héo ngọn thông. • Các loại rừng khác cũng bị thiệt hại lớn do sâu bệnh hại như: bệnh khô cành bạch đàn; bệnh chổi sể tre luồng; bệnh khô xanh cây phi lao; bệnh khô héo trẩu; bệnh loét thân cành keo; bệnh tua mực quế… Sâu xanh ăn lá bồ đề, sâu đo ăn lá lim, bọ nẹt hại trẩu, ong ăn lá mỡ, châu chấu hại tre, vòi voi hại tre….
  • 32. • 6. Sâu bệnh hại cây mỡ và các biện pháp phòng trừ • 6.1. Sâu hại cây mỡ • Cây mỡ (Manglietia glauca Blame) được phân bố và trồng tập trung ở vùng Đông Bắc và một số vùng sinh thái khác. Trên rừng mỡ trồng thường có 9 loài sâu hại tập trung ở 9 họ, thuộc 7 bộ, trong đó có 4 loài ăn lá chiếm 44,4%; 3 loài chích hút chiếm 33,4%; 1 loài đục thân chiếm 11,1% và 1 loài hại rễ chiếm 11,1%. Sâu hại nguy hiểm của mỡ là loài ong ăn lá (Shizocera sp). Đã từng gây dịch làm mỡ bị trụi lá nhiều năm. Sâu đục thân mỡ hiện ở mức độ nhẹ, song cũng cần được chú ý khi mở rộng diện tích trồng mỡ. Dưới đây là mô tả chi tiết về loài này:
  • 33. • - Đặc điểm, phân bố và mùa hại chính: Ong ăn lá mỡ (Shizocera sp) thuộc họ ong ăn lá Agridae; Bộ cánh màng Hymenoptera. Sâu xuất hiện và gây dịch ở rừng trồng mỡ bắt đầu khép tán ở các tỉnh vùng Đông Bắc như: Vĩnh Phúc, Yên Bái và Hà Tĩnh. Cây mỡ đã khép tán thường bị hại nặng. Mùa hại chính vào tháng 1 - 5 và tháng 9 - 10. • - Hình thái • + Sâu trưởng thành: Cơ thể dài 15 - 22mm. Râu đầu hình răng lược. Mắt kép lồi to và có 3 mắt đơn xếp theo hình tam giác trên đỉnh đầu. Miệng gặm nhai. Cánh trước có mặt cánh màu đen. • + Con cái có ống đẻ trứng hình răng cưa, dài 1,2 - 1,5mm. • + Trứng: Hình quả chuối tiêu, màu trắng ngà, dài 1,7mm rộng 0,5mm, được để xít nhau, đầu quay vào gân chính của lá, xếp như răng lược bí đều đặn.
  • 34. • + Sâu non: Lúc mới nở ra cho đến 3 tuổi, thân thể màu vàng nâu, nhưng đến tuổi sắp vào nhộng lưng có màu vàng nâu bóng như mỡ. • + Thân thể sâu non thành thục dài từ 26 - 36mm. Có 3 đôi chân ngực và 8 đôi chân bụng. • + Nhộng: Nhộng trần nằm trong đất. Buồng nhộng hình bầu dục, dài 1,3 - 1,8cm, rộng 0,6 - 0,8cm. Phía trong đen bóng và nhẵn. • - Tập quán sinh hoạt: • + Từ giữa hoặc cuối tháng 3 hàng năm, sâu trưởng thành vũ hóa chui từ đất ra, sau 1 tuần thì giao phối và đẻ trứng.
  • 35. • + Khi đẻ trứng, sau 1 thời gian lựa chọn vị trí đẻ, con cái dùng máng đẻ trứng hình răng cưa lách vào lớp biểu bì phía dưới lá, chỗ sát gân chính của lá. Trứng được đẻ xít vào nhau như răng lược bí, đầu quay vào gân chính. Ô trứng đẻ dộp lên khi sắp nở. Vết dộp trở thành màu nâu, rồi đen lại. Ô trứng đẻ cách gốc lá 2/5 - 4/5 lá. Chiều dài ổ trứng khoảng 3,6cm. Số trứng đẻ trong ổ khoảng 50 trứng. • + Sâu non có tính ăn tập trung, quay đầu ra xung quanh mép lá và ăn từ đầu đến gốc lá. • + Sâu non tuổi 1, chỉ ăn phần thịt lá, bỏ lại các gân to và nhỏ. Đến 3; 4 tuổi sâu ăn hết cả lá. Sâu non thường tiết ra chất màu vàng để chống lại kẻ thù. Nhộng năm trong kén ở đất xung quanh gốc cây mỡ cách gốc khoảng 1m và sâu từ 5 - 10cm. Sâu hại tập trung ở cấp tuổi 1, 2.
  • 36. • - Các biện pháp phòng trừ: • + Xới nông diệt nhộng trong kén ở những cây điều tra cho thấy tán lá bị sâu ăn trụi. Kỹ thuật xới phải đều và xới sâu 6 - 7cm, xới rộng hơn hình chiếu của tán lá từ 20 - 50cm. Số lần xới trong năm là 1 - 2 lần. Thời gian xới từ tháng 2 đến đầu tháng 3.Nếu nơi nào mùa hại chính vào vụ thu đông thì tiến hành xới vào tháng • + Rắc thuốc xung quanh diện tích hình chiếu tán lá. Thời gian rắc thuốc phải được tiến hành vào trước thời kỳ sau non chín từ 2 - 3 ngày nhằm lúc sâu bò xuống hoặc rơi xuống đất làm nhộng. Có thể dùng thuốc Pazan 4%, liều dùng 25 - 30 kg/ha.
  • 37. • + Bảo vệ các loài động vật, côn trùng có ích trong rừng mỡ. Bằng cách không tàn phá thảm thực bì cây bụi dưới tán rừng để bảo vệ kiến, cóc, thằn lằn, chim ăn sâu. • 6.2. Bệnh hại cây mỡ • Các bệnh hại mỡ chủ yếu do bệnh tầm gửi mỡ gây ra và rất dẽ nhận biết, các bệnh khác hiếm xuất hiện, bệnh đốm lá mỡ có xuất hiện, nhưng ở mức độ bệnh rất nhẹ không ảnh hưởng đến cây trồng. Có thể phòng trừ bằng cách: • - Chặt bỏ cành bệnh • - Phun Sun phát đồng vào cây tầm gửi.