SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
lOMoAR cPSD|13588482
lOMoAR cPSD|13588482
LỜI MỞ ĐẦU
Tại đa số các quốc gia, tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của
nhà nước, có chức năng bảo vệ luật pháp, góp phần duy trì trật tự xã hội.
Cùng các cơ quan tư pháp khác, Viện kiểm sát nhân dân là công cụ hữu hiệu
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp
phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi
trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Làm việc trong một cơ quan với những vai trò quan trọng như vậy,
Kiểm sát viên cần có những yêu cầu về năng lực và đạo đức khắt khe để hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Hiểu rõ về công việc Kiểm sát viên có thể giúp
sinh viên Luật hiểu được vị trí của Kiểm sát viên trong bộ máy nhà nước và
nắm được những quy tắc của ngành nghề kiểm sát, từ đó có một cái nhìn
khách quan đúng đắn về Kiểm sát viên nói riêng và các chức danh pháp lý nói
chung.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về nghề Kiểm sát viên
Khái niệm chức danh Kiểm sát viên
“Kiểm” là hoạt động kiểm tra tính tuân thủ, tuân theo pháp luật, “sát” là
giám sát. Có thể hiểu, “Kiểm sát” là hoạt động kiểm tra và giám sát việc chấp
hành pháp luật. Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của phá
p luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp1
. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên cũng có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và phá
p luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ ng
hĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cũ
ng như góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành đồng nhất và nghiêm túc.
1 Điều 74, mục 3, chương IV Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
2
lOMoAR cPSD|13588482
Không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao vì bổn phận, mà người
Kiểm sát viên cần thực hiện chúng bằng cả sự chân thành, tâm huyết.
Thời gian ra đời của nghề Kiểm sát viên
Tại Kỳ họp thứ nhất ngày 15/7/1960, Quốc hội khóa II nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đã căn cứ vào Hiến pháp năm 1959 để thông qua Luật tổ c
hức Viện kiểm sát nhân dân gồm 6 chương, 25 điều. Luật đã quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân. Ngà
y 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ c
hức Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó, ngày thành lập của ngành Kiểm sát nhân
dân Việt Nam được chọn là ngày 26/7.
Các ngạch Kiểm sát viên
Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Kiểm sát viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung
cấp; Kiểm sát viên sơ cấp. Nhiệm kỳ của kiểm sát viên được quy định: “Kiểm
sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ
nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.”2
2. Điều kiện tiêu chuẩn của Kiểm sát viên
Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên
Theo Điều 75, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, mỗi
một Kiểm sát viên bất kì hoạt động trong lĩnh vực nào, ở ngạch Kiểm sát viên
nào thì cũng cần có đầy đủ một số tiêu chuẩn. Đầu tiên, người Kiểm sát viên
phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; rèn luyện và giữ gìn đạo đức tốt, liêm chính
và có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Thứ hai, họ cần có trình độ cử nhân Luật trở lên; đã được đào
tạo về nghiệp vụ kiểm sát và có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định
2 Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
3
lOMoAR cPSD|13588482
của. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Cuối cùng, người Kiểm
sát viên cần có một sức khỏe đảm bảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
lOMoAR cPSD|13588482
Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Kiểm sát viên
Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát
các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phân
công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. Kiểm sát viên
phải thực hiện đúng nhiệm vụ được giao dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng
Viện kiểm sát nơi Kiểm sát viên đang công tác. Trong khi thực hiện nhiệm vụ,
Kiểm sát viên phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không được làm trái
pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp
mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở
ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở
ngạch cao hơn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có căn cứ cho rằng việc đó là
trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao, nếu vẫn
được chỉ thị phải thực hiện nhiệm vụ thì Kiểm sát viên vẫn phải chấp hành
nhiệm vụ nhưng trong trường hợp này, Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về
quyết định của mình và đồng thời Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện
trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc
thi hành quyết định đó. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra
quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Những điều Kiểm sát viên không được làm
Điều 84, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định
những điều mà cán bộ, công chức không được làm. Kiểm sát viên cũng là một
cán bộ, công chức nhà nước vì vậy những điều mà pháp luật quy định cán bộ,
công chức không được làm thì Kiểm sát viên cũng không được làm. Kiểm sát
viên không được lạm dụng chức quyền và sức ảnh hưởng của mình để tác
động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc. Kiểm sát viên không
được vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật và không được thực hiện
5
lOMoAR cPSD|13588482
thẩm quyền tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác
trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Để đảm bảo tính bảo mật, Kiểm sát viên không được đưa hồ sơ, tài liệu của
vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không
được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Kiểm sát viên không được làm
những việc trái pháp luật cũng như tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can,
bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ
án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong các hoạt động tư pháp
Trong tố tụng hình sự
Trong giai đoạn khởi tố và điều tra
Theo quy định của Điều 18 BLTTHS 2015, khi phát hiện hành vi phạm
tội thì Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động
điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Kiểm sát viên được phân
công kiểm sát điều tra vụ án là người trực tiếp kiểm sát việc khởi tố. Khi thực
hiện quyền này, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm kiểm tra tính căn cứ của
quyết định khởi tố. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định hành vi
phạm tội và dựa trên những cơ sở được nêu ở Điều 143 BLTTHS năm 2015.
Nếu phát hiện việc khởi tố không theo quy định tại điều luật này thì Kiểm sát
viên phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để ra quyết định hủy bỏ quyết
định khởi tố.
Khi kiểm sát hoạt động điều tra, Kiểm sát viên cần nắm chắc toàn bộ
tiến bộ điều tra vụ án và kịp thời phát hiện những vi phạm của cơ quan điều
tra trong việc thu thập chứng cứ, từ đó khắc phục sai sót trong hoạt động điều
tra. Kiểm sát viên phải có trách nhiệm đảm bảo chứng cứ chứng minh phạm
tội. Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra để tác động trực tiếp đến hoạt động
điều tra chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên cần trực
6
lOMoAR cPSD|13588482
tiếp bám sát vụ án mới có thể nắm được những vấn đề cần chứng minh để đề
ra yêu cầu điều tra một cách xác thực.
Kiểm sát viên có thẩm quyền triệu tập các chủ thể và khi nhận giấy
triệu tập thì các chủ thể phải có mặt để trả lời các câu hỏi của Kiểm sát viên.
Đối với những bị can đang bị tạm giam thì Kiểm sát viên trực tiếp đến cơ sở
tạm giam để lấy lời khai hỏi cung bị can. Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ
việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam.
Trong giai đoạn truy tố
Kiểm sát viên có vai trò giúp đỡ Viện trưởng ra các quyết định tố tụng
quan trọng, kiểm tra kĩ hồ sơ, chứng cứ buộc tội, căn cứ pháp lý để đề xuất
các quyết định: truy tố bị can trước tòa án bằng bản án cáo trạng, trả hồ sơ
điều tra để bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong giai đoạn xét xử
Kiểm sát viên cần nghiên cứu kĩ hồ sơ để chuẩn bị xét hỏi bàn luận tội
trạng và tranh luận trước tòa. Tại tòa án, Kiểm sát viên đóng vai trò là
người buộc tội bằng các bản cáo trạng. Kiểm sát viên có quyền rút một
phần hoặc toàn bộ cáo trạng trước tòa.
Trong tố tụng dân sự, hành chính
Trước khi mở phiên tòa
Kiểm sát viên phải nghiên cứu, vào sổ thụ lý, báo cáo lãnh đạo Viện để
quyết định việc tham gia phiên toà. Dưới sự phân công của lãnh đạo Viện
kiểm sát, Kiểm sát viên thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc tham gia
phiên tòa. Sau khi được phân công tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, Kiểm
sát viên cần nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ,
trung thực lời khai của đương sự và các tài liệu khác; nắm vững nội dung vụ
án, phân tích tổng hợp chứng cứ; áp dụng điều, khoản của BLTTDS, BLDS và
các văn bản pháp luật có liên quan để dự kiến đường lối xử lý vụ án, báo cáo
lãnh đạo Viện, chuẩn bị ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên toà.
7
lOMoAR cPSD|13588482
Trong phiên tòa
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên kiểm tra tư cách pháp lý của những người
tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; tư cách pháp lý của các
đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Điều này đóng vai trò quan
trọng trong việc phiên tòa được diễn ra một cách minh bạch và đúng quy định
pháp luật.
Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép việc hỏi và trình bày ý kiến tại
phiên tòa. Khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên phải tôn trọng sự điều khiển của
Chủ tọa phiên tòa; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố
tụng; Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không được mang tính
chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải tập trung
lắng nghe; ghi lại thông tin; phân tích, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem
câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi hay chưa. Kiểm sát viên đưa
ra ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án để tòa xem xét đưa ra bản
án chính xác đúng theo quy định của pháp luật.
Sau phiên tòa
Kiểm sát viên phải báo cáo lại với lãnh đạo Viện. Kiểm sát viên viết
báo cáo kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm. Báo cáo phải được lập thành hai
bản, một bản báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời lưu vào hồ
sơ kiểm sát; một bản gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Sau khi có bản
án của Tòa sau phiên tòa, nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm
nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng thì Kiểm sát viên đề xuất
với lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm.
4. Quy tắc đạo đức nghề Kiểm sát viên
Sự liêm chính
“Liêm” là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn tài sản của Nhà nư
ớc, của nhân dân; không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham người k
8
lOMoAR cPSD|13588482
hác tâng bốc mình. Còn “chính” là sự thẳng thắn, đúng đắn, đối với bản thân t
hì không tự cao, tự đại; đối với mọi người thì chân thành, khiêm tốn, giữ gìn đ
oàn kết; trong công việc thì không ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành tốt nhi
ệm vụ được giao. Chính vì vậy mà liêm chính là phẩm chất của người cán bộ
khi thi hành nhiệm vụ. Mỗi cán bộ Kiểm sát cần có trình độ khoa học pháp lý,
trình độ nghiệp vụ, nhưng trước hết phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, ph
ải có cái tâm trong sáng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. T
hấm nhuần và làm theo lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ Kiểm sát phải "Công min
h, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Lời dạy của Bác Hồ chính l
à chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ Kiểm sát để mỗi cán bộ, đả
ng viên của ngành Kiểm sát nhân dân phấn đấu rèn luyện, là phương châm giá
o dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp lý
xã hội chủ nghĩa và về nghiệp vụ công tác kiểm sát. Đối với mỗi đảng viên, c
ông chức trẻ trong ngành Kiểm sát nhân dân, cần cố gắng vận dụng linh hoạt t
ư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác chuyên môn cũng n
hư công tác xây dựng Đảng một cách hiệu quả và đúng quy định pháp luật. Tr
ong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cần cố gắng sắp xếp công việc m
ột cách khoa học, việc gấp làm trước, việc nào chưa gấp làm sau, không đùn đ
ẩy ỷ lại công việc cho người khác. Luôn kính trọng, hòa đồng, giúp đỡ đồng c
hí, đồng nghiệp trong đơn vị; có thái độ hòa nhã, gần gũi với nhân dân; đặc bi
ệt, thường xuyên và nghiêm túc phê và tự phê, biết lắng nghe ý kiến đóng góp
của Lãnh đạo, Kiểm sát viên trong Phòng, trong cơ quan, dám nhìn thẳng vào
những mặt còn hạn chế để đề ra những biện pháp khắc phục, hoàn thiện bản t
hân.
Sự vô tư, khách quan
Là một người chí công vô tư, Kiểm sát viên không được phép có định k
iến đối với người bị tình nghi, không được để những phản cảm về hình thức, t
hành phần xuất thân của bị can, người bị hại hay người tham gia tố tụng ảnh h
9
lOMoAR cPSD|13588482
ưởng đến phán đoán của bản thân. Theo Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015, để đảm bảo tính khách quan, Kiểm sát viên phải từ chối tiến hà
nh tố tụng nếu có quan hệ thân thích với người tiến hành và tham gia tố tụng t
rong vụ án.
Sự công bằng
Một Kiểm sát viên công minh phải có khả năng đưa ra các quyết định v
à hành vi tố tụng khi có các căn cứ chính đáng, có khả năng đánh giá nhìn nhậ
n bằng chứng một cách toàn diện, khách quan. Người cán bộ kiểm sát phải đả
m bảo rằng chỉ quyết định truy tố khi và chỉ khi đã thu thập và xem xét kĩ lượ
ng chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Hồ Chủ tịch lúc sinh thời cũng dạ
y người cán bộ Kiểm sát phải rèn luyện ý thức và phương pháp làm việc một
cách khách quan, thận trọng và khiêm tốn.
Sự đúng mực
Người Kiểm sát viên có lối sống đúng mực, mô phạm phải giữ cho mìn
h một phong thái nghiêm túc, xây dựng cho bản thân một phong cách chuyên
nghiệp, tận tâm với công việc. Ngoài ra, một người Kiểm sát viên còn cần phả
i biết cư xử hoà nhã, tôn trọng nhân dân, có thái độ đúng mực. Điều 10 Pháp l
ệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân đã quy định: “Kiểm sát viên phải tô
n trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân”
Sự tận tụy, lương tâm với nghề
Người Kiểm sát viên cần phải nêu cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệ
m vụ, thực hiện đầy đủ quyền hạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong cô
ng tác; hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao có chất lượng, hiệu quả, đú
ng tiến độ. Có ý thức xây dựng đơn vị đoàn kết, vững mạnh; có tinh thần giúp
đỡ, phối hợp với đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ. Tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của quần chúng để giải quyết công việc khách quan, thận trọng, kịp thời.
5. Những tố chất cá nhân và phẩm chất sinh viên cần rèn luyện để thực
hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một Kiểm sát viên
10
lOMoAR cPSD|13588482
Sứ mệnh của người Kiểm sát viên
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp... có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”3
Như vậy có thể hiểu rằng, ngành Kiểm sát Nhân dân nói chung và mỗi
Kiểm sát viên nói riêng mang trọng trách rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ Đảng,
bảo vệ chính quyền, bảo vệ công lý và sự bình yên cho đời sống nhân dân.
Tố chất cá nhân sinh viên cần có để trở thành Kiểm sát viên
Về kiến thức
Theo tiêu chuẩn chung, Kiểm sát viên cần có trình độ cử nhân Luật và
được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
Theo tiêu chuẩn cụ thể, muốn trở thành Kiểm sát viên còn cần trúng
tuyển kì thi vào ngạch Kiểm sát viên các cấp (trừ ngạch Kiểm sát viên
VKSNDTC)4
. Vì vậy, mỗi sinh viên muốn trở thành Kiểm sát viên không chỉ
phải hoàn thành chương trình đại học ngành Luật một cách nghiêm túc mà
còn cần thêm thời gian tham gia chương trình nghiệp vụ chuyên môn và
không ngừng học hỏi, phấn đấu để vượt qua các kì thi vào ngạch.
Về kinh nghiệm
Để trở thành Kiểm sát viên tiêu chuẩn từng ngạch, cần có những kinh
nghiệm làm việc cơ bản như: có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm
trở lên đối với Kiểm sát viên sơ cấp, là Kiểm sát viên sơ cấp từ ít nhất 05 năm
đối với Kiểm sát viên trung cấp…
Ngoài ra, muốn trở thành Kiểm sát viên còn cần có những tố chất khác
như năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả
3 Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
4 ThS. Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam(2021),
chương XV, Nxb. Tư pháp
11
lOMoAR cPSD|13588482
năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp…
Để đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm, nghề Kiểm sát viên không chỉ yêu
cầu cử nhân Luật hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ mà còn cần có
kinh nghiệm và cả thời gian công tác thực tiễn ở các chức danh như cán sự
pháp lý, chuyên viên pháp lý, nghiên cứu viên pháp lý, giảng viên luật…
12
lOMoAR cPSD|13588482
Về kĩ năng mềm
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm, sinh viên cũng cần
rèn luyện những kĩ năng mềm cơ bản để trở thành một Kiểm sát viên ưu tú.
Đầu tiên là kĩ năng giao tiếp ứng xử. Đây là một trong những kĩ năng
quan trọng nhất đối với nghề Kiểm sát viên. Bởi đó là khả năng mà Kiểm sát
viên sẽ sử dụng tri thức của bản thân vào hoạt động tranh tụng tại phiên tòa.
Khi đã chắc được kĩ năng này, sinh viên có thể học tập thêm những kĩ năng
giao tiếp cơ bản khác như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thuyết phục đám đông.
Những kĩ năng này sẽ giúp Kiểm sát viên động viên, thuyết phục các bị cáo
trong trường hợp họ chối tội hoặc thay đổi lời khai trước đó; kĩ năng thuyết
phục, động viên còn có thể củng cố lòng tin vào công lí của người bị hại và
thân nhân của họ.
Lắng nghe cũng là một kĩ năng mềm không thể thiếu sinh viên cần rèn
luyện khi muốn trở thành Kiểm sát viên. Kiểm sát viên luôn cần lắng nghe
một cách chi tiết từ khi công bố bản cáo trạng, trong suốt phiên tòa để từ đó
có thể rút ra những vấn đề liên quan đến vụ án chưa được xét hỏi, những
chứng cứ thuyết phục, có giá trị cao vì lời khai vừa được trình bày tại phiên
tòa. Không chỉ vậy, khi tranh luận tại phiên tòa Kiểm sát viên cũng cần chú ý
lắng nghe để phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong lời nói của bị cáo, người
bào chữa để có thể đưa ra quan điểm phản bác một cách hiệu quả, thuyết phục
nhất.Từ đó có thể giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác.
Kĩ năng thứ ba mà sinh viên cần trang bị là kĩ năng quan sát. Có được
kĩ năng quan sát tốt, Kiểm sát viên mới có thể phát hiện sự đồng tình hay
phản đối của Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa để điều
chỉnh cách thức, biện pháp tranh tụng phù hợp. Bên cạnh đó sự linh hoạt
trong quan sát còn giúp Kiểm sát viên phát hiện sự bất thường trong hành
động, biểu hiện của những người được phỏng vấn tại phiên tòa, để từ đó có
13
lOMoAR cPSD|13588482
những biện pháp thích hợp để vạch trần sự gian dối, đảm bảo sự công bằng,
minh bạch của phiên tòa.
Cuối cùng, sinh viên cần chú ý rèn luyện kĩ năng quản trị cảm xúc. Khi
tham gia tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ phong thái uy nghiêm để
tạo ra uy thế trước bị cáo và người khai báo, góp phần hạn chế những khai
báo gian dối. Kiểm sát viên cũng cần giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau
(Hội đồng xét xử, bị cáo, người bị hại..) trong quá trình tranh tụng, vì vậy việc
thay đổi trạng thái, biểu cảm khi giao tiếp cũng hết sức cần thiết trong việc
thu thập thông tin hay thuyết phục mọi người thừa nhận ủng hộ quan điểm
của mình
Phẩm chất đạo đức sinh viên cần có để trở thành Kiểm sát viên
Sinh viên có định hướng trở thành Kiểm sát viên không chỉ cần rèn
luyện những đạo đức nghề nghiệp mà cần phải rèn luyện nhiều phẩm chất đạo
đức khác. Sinh viên phải trang bị đầy đủ về cả kiến thức, kĩ năng và phẩm
chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh
thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa để trở thành Kiểm sát viên.
Sinh viên cần chăm chỉ, rèn luyện các kĩ năng cần thiết, có lối sống trong
sáng, có lí tưởng và có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Vậy sinh viên cần tự rèn luyện bản thân khi muốn trở thành và hoàn
thành đúng sứ mệnh của một Kiểm sát viên. Việc không ngừng trau dồi cho
mình nhiều hơn về cả kiến thức và phẩm chất là cách tốt nhất để hoàn thành
trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho, phục vụ nhân dân.
Tấm gương Kiểm sát viên tiêu biểu ở Việt Nam
Nói đến tấm gương tiêu biểu của ngành Kiểm sát tại Việt Nam, có lẽ
không ai không biết đến bác Bùi Lâm - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trong những năm cuối 1960 và đầu năm 1970. Trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm, bác luôn
được biết đến là người chiến sĩ cách mạng kiên trung, thực hiện công việc
14
lOMoAR cPSD|13588482
luôn dựa vào nhân dân, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Bác
được biết đến là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, đã từng giữ nhiều chức vụ
lớn như nguyên Viện trưởng Viện Công tố Trung ương Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa (1958-1960), nguyên đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa khóa II (1960-1965).
Bác Bùi Lâm là tấm gương tiêu biểu của các cán bộ ngành Kiểm sát bởi
những phẩm chất đạo đức sáng ngời của mình. Những phẩm chất ấy được bộc
lộ ngay trong cách bác xử lý các vụ án, tiêu biểu như vụ điều tra, truy tố và
xét xử tên Thống, tên này đã cậy quyền, cậy thế, lợi dụng mối quan hệ với
nhiều cán bộ cao cấp nên y đã thực hiện nhiều vụ phạm pháp tại bến đò Đoan
Vĩ ở tỉnh Ninh Bình, một đầu mối giao thông quan trọng của lực lượng cách
mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời và xử lý rất đúng đắn, nghiêm minh
của bác Bùi Lâm, tên Thống đã phải cúi đầu nhận tội và chịu hình phạt cao
nhất.
Trong những năm công tác cùng bác Bùi Lâm, cán bộ, nhân viên của
văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có rất nhiều câu chuyện về về phẩm
chất, đạo đức của vị lãnh đạo đáng tôn kính. Có lần một cán bộ Viện kiểm sát
đến nhà bác Bùi Lâm đưa một phong bì tiền và nói là tiền chi theo chế độ
người phục vụ. Bác Bùi Lâm bảo người nhà đừng nhận và nói đại ý là các
đồng chí định trả công mẹ tôi chăm sóc tôi bao nhiêu? Đồng chí cán bộ thực
thi nhiệm vụ không biết nói gì hơn nên đã xin phép ra về. Đó là phẩm chất
chính trực của người Kiểm sát, không vì vật chất hay lợi ích cá nhân mà quên
mất đạo đức nghề nghiệp của mình. Còn rất nhiều những mẩu chuyện nhỏ về
bác Lâm do mọi người kể lại thể hiện những phẩm chất đạo đức đáng quý của
người Kiểm sát. Tất cả phẩm chất ấy đều là bài học để không chỉ cán bộ Kiểm
sát noi theo mà những sinh viên muốn hoạt động trong ngành Kiểm sát hay
làm việc trong bất kỳ cơ quan Nhà nước nào cũng cần học hỏi.
15
lOMoAR cPSD|13588482
6. Định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên trước khi lựa chọn nghề
Kiểm sát viên
Để có căn cứ nghiên cứu và bàn luận về vấn đề này, nhóm tác giả đã
thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ giữa các thành viên trong nhóm và một số
sinh viên khác cùng khóa. Sự phân hóa trong kết quả đã đem đến một số kết
luận.
Sinh viên muốn theo đuổi nghề Kiểm sát viên
Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay, ngày càng nhiều các
công việc liên quan trong lĩnh vực pháp lý mà sinh viên luật có thể xem xét
lựa chọn. Tuy vậy, vẫn có không ít sinh viên đặt mục tiêu theo đuổi nghề
Kiểm sát viên bởi đây là một công việc có vai trò thiết yếu trong lĩnh vực tư
pháp.
Kiểm sát viên là một nghề với các chức năng và vai trò phù hợp với
mục tiêu, lý tưởng của sinh viên luật. Nhiều sinh viên lựa chọn ngành luận
với mục đích trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ luật pháp, bảo vệ đất
nước, bảo vệ con người. Vì vậy, trở thành một Kiểm sát viên - làm việc trong
cơ quan có chức năng công tố như Viện kiểm sát, trực tiếp hoặc gián tiếp thực
hiện các công việc tư pháp, là một trong những lựa chọn hàng đầu của các
sinh viên luật. Bên cạnh đó, nghề Kiểm sát viên là một ngành nghề có nhiều
triển vọng phát triển trong tương lai. Cơ quan nhà nước là một môi trường ổn
định, có nhiều tiềm năng phát triển. Kiểm sát viên có cơ hội tiếp xúc nhiều
với các hoạt động pháp lý, chỉ cần tích cực học hỏi, trau dồi thêm kiến thức
cho bản thân, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế, từ đó giúp hiệu quả
trong công việc tăng cao, tạo điều kiện cho những bước tiến trong sự nghiệp.
Có thể thấy, Kiểm sát viên là một nghề hứa hẹn, thu hút nhiều sinh viên
Luật với các ưu thế, tiềm năng phát triển của mình. Tuy nhiên, để theo đuổi
được ngành nghề này, sinh viên cần trang bị cho mình một vốn kiến thức và
16
lOMoAR cPSD|13588482
kĩ năng vững chắc, hiểu rõ những khó khăn, thách thức có thể gặp, luôn giữ
vững tinh thần cầu tiến, kiên trì đạt được mục tiêu.
17
lOMoAR cPSD|13588482
Sinh viên muốn theo đuổi ngành nghề khác
Nghề Kiểm sát viên là công việc trong lĩnh vực pháp lý vô cùng danh
giá và được coi trọng, song hiện nay phần nhiều cử nhân Luật lại chọn theo
đuổi những ngành nghề khác vì nhiều lí do.
Trước hết là về cơ hội việc làm của ngành Kiểm sát. Số lượng cử nhân
Luật hàng năm ngày càng đông trên cả nước trong khi số lượng biên chế
không tăng đẩy tính cạnh tranh khi ứng tuyển vào ngành này lên cao. Bên
cạnh những yếu tố phẩm chất và kĩ năng cao kể trên, để trở thành một Kiểm
sát viên sơ cấp đòi hỏi cử nhân Luật phải trải qua một khóa đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát và nhiều kì thi sát hạch mới có đủ điều kiện được bổ nhiệm. Bên
cạnh đó, việc cắt giảm biên chế 10% mỗi năm5
cũng là một rào cản lớn cho
các sinh viên khi định hướng việc làm sau này, bởi lợi thế ổn định của một
công việc nhà nước cũng không còn đảm bảo và chỉ tiêu bổ nhiệm Kiểm sát
viên các cấp cũng phải điều chỉnh tương ứng, khiến cho nhiều bạn e ngại về
triển vọng của mình ở ngành nghề này.
Đặt trong bối cảnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày một năng
động và cởi mở thì có nhiều ngành nghề khác thu hút các sinh viên ngành
Luật hiện nay hơn, như pháp chế doanh nghiệp trong nước và nước ngoài…
Ngoài ra việc các sinh viên ngành Luật không định hướng nghề Kiểm sát viên
cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cá nhân sở thích và sở trường của từng bạn. Ví dụ
như một số bạn không tự tin về khả năng tranh biện, hay không có hứng thú
với việc điều tra, truy tố phạm nhân trong các vụ án hình sự… Trên thực tế
những lí do chủ quan này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động
lực rèn luyện và làm việc cho các bạn sau này. Chính vì vậy việc hiểu rõ
những điểm mạnh và yếu của bản thân, cộng thêm tìm hiểu kĩ lưỡng về các
lựa chọn ngành nghề sau khi ra trường sẽ là phương pháp định hướng tốt nhất
để các bạn sinh viên có thể sớm tìm được công việc phù hợp và gắn bó lâu dài
5 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015
18
lOMoAR cPSD|13588482
với nó. Mức độ cần thiết của ngành Kiểm sát đối với xã hội chưa bao giờ
giảm, thậm chí là được đòi hỏi ngày càng cao về mặt đạo đức, chuyên môn
cũng như những kĩ năng khác, do vậy các sinh viên ngành Luật nên có cái
nhìn toàn diện hơn về ngành nghề này để có những cân nhắc đúng đắn.
KẾT LUẬN
Từ việc trình bày những nghiên cứu về sứ mệnh, vai trò cũng như
những phân tích về yêu cầu kĩ năng và phẩm chất đạo đức ở một Kiểm sát
viên, nhóm tác giả hi vọng đã có thể đem đến cái nhìn tổng quát và trực quan
về một trong những ngành nghề "xương sống" của xã hội này. Hiểu rõ tính
chất công việc của nghề Kiểm sát viên là tiền đề quan trọng cho việc nhận
thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới của xu
thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.
Do những hạn chế về mặt nội dung và hình thức của một Bài tập nhóm,
cũng như về kĩ năng và kinh nghiệm của nhóm tác giả, bài luận nhất định vẫn
còn nhiều nhược điểm, thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ các thầy/cô bộ môn để bài luận được hoàn thiện hơn.
19
lOMoAR cPSD|13588482
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VĂN BẢN PHÁP LUẬT:
1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
3. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
4. Nghị quyết số 39 Trung ương ngày 17/4/2015.
5. Quyết định số 46 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 14/2/2019.
SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ:
1. Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2. Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Phan Chí Hiếu, Đạo đức nghề luật (2011), Nxb. Tư pháp.
4. Tạp chí Kiểm sát số 23 tháng 12 năm 2014.
5. ThS. Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
Luật Hiến pháp Việt Nam (2020), chương XV, Nxb. Tư pháp.
20

More Related Content

Similar to kiem-sat-vien-grade-9.docx

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055suhoang2
 
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểmBáo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suHung Nguyen
 
Tong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungTong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungHung Nguyen
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.ssuser499fca
 

Similar to kiem-sat-vien-grade-9.docx (20)

Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình PhướcBáo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
Báo cáo thực tập kiểm sát viên viện kiểm sát huyện Phú Riềng, Bình Phước
 
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
 
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
Cơ Sở Lý Luận Chức Năng Bào Chữa Của Luật Sư Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Á...
 
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
Vai trò của luật sư - người bào chữa trong xét xử sơ thẩm, HOT
 
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAYChất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
Chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên, HAY
 
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòaThủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
 
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều traĐề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
 
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựKiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
02 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-18405502 vbhn vpqh-184055
02 vbhn vpqh-184055
 
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰVAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
 
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểmBáo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểm
Báo cáo thực tập tại viện kiểm sát nhân dân, 9 điểm
 
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...
Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docxCơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp huyện.docx
 
So tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh suSo tay kiem sat vien hinh su
So tay kiem sat vien hinh su
 
Tong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tungTong hop vuong mac ve to tung
Tong hop vuong mac ve to tung
 
Luận Văn Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình Sự
Luận Văn Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình SựLuận Văn Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình Sự
Luận Văn Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình Sự
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sựLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
 
Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.Tiểu luận luật.
Tiểu luận luật.
 

More from nguyehieu1

70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc
70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc
70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).docnguyehieu1
 
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...nguyehieu1
 
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.docnguyehieu1
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...nguyehieu1
 
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.docnguyehieu1
 
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptx
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptxslide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptx
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptxnguyehieu1
 

More from nguyehieu1 (6)

70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc
70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc
70 tinh huong về hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội (3).doc
 
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
lds_doan_viet_dung_don_phuong_cham_dut_thuc_hien_hop_dong_th_D2gMu9EYkAYrms_0...
 
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
[123doc] - tieu-luan-mon-luat-dan-su-hop-dong-vay-tai-san.doc
 
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
trinh_bay_nhung_hieu_biet_cua_em_ve_che_do_tai_san_uoc_dinh__zDjV98MvqU_20131...
 
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
200 tinh huong HNGD va Tre em.doc
 
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptx
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptxslide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptx
slide bt nhóm 1 môn Luật Lao Động.pptx
 

kiem-sat-vien-grade-9.docx

  • 2. lOMoAR cPSD|13588482 LỜI MỞ ĐẦU Tại đa số các quốc gia, tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của nhà nước, có chức năng bảo vệ luật pháp, góp phần duy trì trật tự xã hội. Cùng các cơ quan tư pháp khác, Viện kiểm sát nhân dân là công cụ hữu hiệu góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Làm việc trong một cơ quan với những vai trò quan trọng như vậy, Kiểm sát viên cần có những yêu cầu về năng lực và đạo đức khắt khe để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hiểu rõ về công việc Kiểm sát viên có thể giúp sinh viên Luật hiểu được vị trí của Kiểm sát viên trong bộ máy nhà nước và nắm được những quy tắc của ngành nghề kiểm sát, từ đó có một cái nhìn khách quan đúng đắn về Kiểm sát viên nói riêng và các chức danh pháp lý nói chung. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về nghề Kiểm sát viên Khái niệm chức danh Kiểm sát viên “Kiểm” là hoạt động kiểm tra tính tuân thủ, tuân theo pháp luật, “sát” là giám sát. Có thể hiểu, “Kiểm sát” là hoạt động kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật. Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của phá p luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp1 . Bên cạnh đó, Kiểm sát viên cũng có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và phá p luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ ng hĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cũ ng như góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành đồng nhất và nghiêm túc. 1 Điều 74, mục 3, chương IV Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 2
  • 3. lOMoAR cPSD|13588482 Không chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao vì bổn phận, mà người Kiểm sát viên cần thực hiện chúng bằng cả sự chân thành, tâm huyết. Thời gian ra đời của nghề Kiểm sát viên Tại Kỳ họp thứ nhất ngày 15/7/1960, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã căn cứ vào Hiến pháp năm 1959 để thông qua Luật tổ c hức Viện kiểm sát nhân dân gồm 6 chương, 25 điều. Luật đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân. Ngà y 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ c hức Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó, ngày thành lập của ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam được chọn là ngày 26/7. Các ngạch Kiểm sát viên Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm sát viên cao cấp; Kiểm sát viên trung cấp; Kiểm sát viên sơ cấp. Nhiệm kỳ của kiểm sát viên được quy định: “Kiểm sát viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.”2 2. Điều kiện tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên Theo Điều 75, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, mỗi một Kiểm sát viên bất kì hoạt động trong lĩnh vực nào, ở ngạch Kiểm sát viên nào thì cũng cần có đầy đủ một số tiêu chuẩn. Đầu tiên, người Kiểm sát viên phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; rèn luyện và giữ gìn đạo đức tốt, liêm chính và có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, họ cần có trình độ cử nhân Luật trở lên; đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát và có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định 2 Điều 82 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 3
  • 4. lOMoAR cPSD|13588482 của. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Cuối cùng, người Kiểm sát viên cần có một sức khỏe đảm bảo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • 5. lOMoAR cPSD|13588482 Nhiệm vụ và quyền hạn chung của Kiểm sát viên Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểm sát cấp mình theo phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. Kiểm sát viên phải thực hiện đúng nhiệm vụ được giao dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nơi Kiểm sát viên đang công tác. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không được làm trái pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao, nếu vẫn được chỉ thị phải thực hiện nhiệm vụ thì Kiểm sát viên vẫn phải chấp hành nhiệm vụ nhưng trong trường hợp này, Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình và đồng thời Kiểm sát viên có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật. Những điều Kiểm sát viên không được làm Điều 84, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định những điều mà cán bộ, công chức không được làm. Kiểm sát viên cũng là một cán bộ, công chức nhà nước vì vậy những điều mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm thì Kiểm sát viên cũng không được làm. Kiểm sát viên không được lạm dụng chức quyền và sức ảnh hưởng của mình để tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc. Kiểm sát viên không được vượt thẩm quyền theo quy định của pháp luật và không được thực hiện 5
  • 6. lOMoAR cPSD|13588482 thẩm quyền tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định. Để đảm bảo tính bảo mật, Kiểm sát viên không được đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Kiểm sát viên không được làm những việc trái pháp luật cũng như tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật. 3. Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong các hoạt động tư pháp Trong tố tụng hình sự Trong giai đoạn khởi tố và điều tra Theo quy định của Điều 18 BLTTHS 2015, khi phát hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án là người trực tiếp kiểm sát việc khởi tố. Khi thực hiện quyền này, Kiểm sát viên phải có trách nhiệm kiểm tra tính căn cứ của quyết định khởi tố. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định hành vi phạm tội và dựa trên những cơ sở được nêu ở Điều 143 BLTTHS năm 2015. Nếu phát hiện việc khởi tố không theo quy định tại điều luật này thì Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát để ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố. Khi kiểm sát hoạt động điều tra, Kiểm sát viên cần nắm chắc toàn bộ tiến bộ điều tra vụ án và kịp thời phát hiện những vi phạm của cơ quan điều tra trong việc thu thập chứng cứ, từ đó khắc phục sai sót trong hoạt động điều tra. Kiểm sát viên phải có trách nhiệm đảm bảo chứng cứ chứng minh phạm tội. Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra để tác động trực tiếp đến hoạt động điều tra chứng minh tội phạm của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên cần trực 6
  • 7. lOMoAR cPSD|13588482 tiếp bám sát vụ án mới có thể nắm được những vấn đề cần chứng minh để đề ra yêu cầu điều tra một cách xác thực. Kiểm sát viên có thẩm quyền triệu tập các chủ thể và khi nhận giấy triệu tập thì các chủ thể phải có mặt để trả lời các câu hỏi của Kiểm sát viên. Đối với những bị can đang bị tạm giam thì Kiểm sát viên trực tiếp đến cơ sở tạm giam để lấy lời khai hỏi cung bị can. Kiểm sát viên cần kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: bắt, tạm giữ, tạm giam. Trong giai đoạn truy tố Kiểm sát viên có vai trò giúp đỡ Viện trưởng ra các quyết định tố tụng quan trọng, kiểm tra kĩ hồ sơ, chứng cứ buộc tội, căn cứ pháp lý để đề xuất các quyết định: truy tố bị can trước tòa án bằng bản án cáo trạng, trả hồ sơ điều tra để bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong giai đoạn xét xử Kiểm sát viên cần nghiên cứu kĩ hồ sơ để chuẩn bị xét hỏi bàn luận tội trạng và tranh luận trước tòa. Tại tòa án, Kiểm sát viên đóng vai trò là người buộc tội bằng các bản cáo trạng. Kiểm sát viên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ cáo trạng trước tòa. Trong tố tụng dân sự, hành chính Trước khi mở phiên tòa Kiểm sát viên phải nghiên cứu, vào sổ thụ lý, báo cáo lãnh đạo Viện để quyết định việc tham gia phiên toà. Dưới sự phân công của lãnh đạo Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc tham gia phiên tòa. Sau khi được phân công tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, Kiểm sát viên cần nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ, trung thực lời khai của đương sự và các tài liệu khác; nắm vững nội dung vụ án, phân tích tổng hợp chứng cứ; áp dụng điều, khoản của BLTTDS, BLDS và các văn bản pháp luật có liên quan để dự kiến đường lối xử lý vụ án, báo cáo lãnh đạo Viện, chuẩn bị ý kiến phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên toà. 7
  • 8. lOMoAR cPSD|13588482 Trong phiên tòa Tại phiên tòa, Kiểm sát viên kiểm tra tư cách pháp lý của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; tư cách pháp lý của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phiên tòa được diễn ra một cách minh bạch và đúng quy định pháp luật. Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép việc hỏi và trình bày ý kiến tại phiên tòa. Khi tham gia hỏi, Kiểm sát viên phải tôn trọng sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; Đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; câu hỏi không được mang tính chất gợi ý trước hướng trả lời. Khi hỏi xong, Kiểm sát viên phải tập trung lắng nghe; ghi lại thông tin; phân tích, so sánh, đối chiếu với câu hỏi để xem câu trả lời đã đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi hay chưa. Kiểm sát viên đưa ra ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án để tòa xem xét đưa ra bản án chính xác đúng theo quy định của pháp luật. Sau phiên tòa Kiểm sát viên phải báo cáo lại với lãnh đạo Viện. Kiểm sát viên viết báo cáo kết quả kiểm sát xét xử sơ thẩm. Báo cáo phải được lập thành hai bản, một bản báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời lưu vào hồ sơ kiểm sát; một bản gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Sau khi có bản án của Tòa sau phiên tòa, nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng thì Kiểm sát viên đề xuất với lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 4. Quy tắc đạo đức nghề Kiểm sát viên Sự liêm chính “Liêm” là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn tài sản của Nhà nư ớc, của nhân dân; không tham địa vị, không tham tiền tài, không ham người k 8
  • 9. lOMoAR cPSD|13588482 hác tâng bốc mình. Còn “chính” là sự thẳng thắn, đúng đắn, đối với bản thân t hì không tự cao, tự đại; đối với mọi người thì chân thành, khiêm tốn, giữ gìn đ oàn kết; trong công việc thì không ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành tốt nhi ệm vụ được giao. Chính vì vậy mà liêm chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành nhiệm vụ. Mỗi cán bộ Kiểm sát cần có trình độ khoa học pháp lý, trình độ nghiệp vụ, nhưng trước hết phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, ph ải có cái tâm trong sáng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. T hấm nhuần và làm theo lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ Kiểm sát phải "Công min h, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Lời dạy của Bác Hồ chính l à chuẩn mực đạo đức cách mạng của người cán bộ Kiểm sát để mỗi cán bộ, đả ng viên của ngành Kiểm sát nhân dân phấn đấu rèn luyện, là phương châm giá o dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cả về chính trị tư tưởng, về kiến thức pháp lý xã hội chủ nghĩa và về nghiệp vụ công tác kiểm sát. Đối với mỗi đảng viên, c ông chức trẻ trong ngành Kiểm sát nhân dân, cần cố gắng vận dụng linh hoạt t ư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác chuyên môn cũng n hư công tác xây dựng Đảng một cách hiệu quả và đúng quy định pháp luật. Tr ong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cần cố gắng sắp xếp công việc m ột cách khoa học, việc gấp làm trước, việc nào chưa gấp làm sau, không đùn đ ẩy ỷ lại công việc cho người khác. Luôn kính trọng, hòa đồng, giúp đỡ đồng c hí, đồng nghiệp trong đơn vị; có thái độ hòa nhã, gần gũi với nhân dân; đặc bi ệt, thường xuyên và nghiêm túc phê và tự phê, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của Lãnh đạo, Kiểm sát viên trong Phòng, trong cơ quan, dám nhìn thẳng vào những mặt còn hạn chế để đề ra những biện pháp khắc phục, hoàn thiện bản t hân. Sự vô tư, khách quan Là một người chí công vô tư, Kiểm sát viên không được phép có định k iến đối với người bị tình nghi, không được để những phản cảm về hình thức, t hành phần xuất thân của bị can, người bị hại hay người tham gia tố tụng ảnh h 9
  • 10. lOMoAR cPSD|13588482 ưởng đến phán đoán của bản thân. Theo Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, để đảm bảo tính khách quan, Kiểm sát viên phải từ chối tiến hà nh tố tụng nếu có quan hệ thân thích với người tiến hành và tham gia tố tụng t rong vụ án. Sự công bằng Một Kiểm sát viên công minh phải có khả năng đưa ra các quyết định v à hành vi tố tụng khi có các căn cứ chính đáng, có khả năng đánh giá nhìn nhậ n bằng chứng một cách toàn diện, khách quan. Người cán bộ kiểm sát phải đả m bảo rằng chỉ quyết định truy tố khi và chỉ khi đã thu thập và xem xét kĩ lượ ng chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội. Hồ Chủ tịch lúc sinh thời cũng dạ y người cán bộ Kiểm sát phải rèn luyện ý thức và phương pháp làm việc một cách khách quan, thận trọng và khiêm tốn. Sự đúng mực Người Kiểm sát viên có lối sống đúng mực, mô phạm phải giữ cho mìn h một phong thái nghiêm túc, xây dựng cho bản thân một phong cách chuyên nghiệp, tận tâm với công việc. Ngoài ra, một người Kiểm sát viên còn cần phả i biết cư xử hoà nhã, tôn trọng nhân dân, có thái độ đúng mực. Điều 10 Pháp l ệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân đã quy định: “Kiểm sát viên phải tô n trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” Sự tận tụy, lương tâm với nghề Người Kiểm sát viên cần phải nêu cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệ m vụ, thực hiện đầy đủ quyền hạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong cô ng tác; hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao có chất lượng, hiệu quả, đú ng tiến độ. Có ý thức xây dựng đơn vị đoàn kết, vững mạnh; có tinh thần giúp đỡ, phối hợp với đồng nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của quần chúng để giải quyết công việc khách quan, thận trọng, kịp thời. 5. Những tố chất cá nhân và phẩm chất sinh viên cần rèn luyện để thực hiện hiệu quả các công việc và đúng sứ mệnh của một Kiểm sát viên 10
  • 11. lOMoAR cPSD|13588482 Sứ mệnh của người Kiểm sát viên “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp... có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”3 Như vậy có thể hiểu rằng, ngành Kiểm sát Nhân dân nói chung và mỗi Kiểm sát viên nói riêng mang trọng trách rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ công lý và sự bình yên cho đời sống nhân dân. Tố chất cá nhân sinh viên cần có để trở thành Kiểm sát viên Về kiến thức Theo tiêu chuẩn chung, Kiểm sát viên cần có trình độ cử nhân Luật và được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát. Theo tiêu chuẩn cụ thể, muốn trở thành Kiểm sát viên còn cần trúng tuyển kì thi vào ngạch Kiểm sát viên các cấp (trừ ngạch Kiểm sát viên VKSNDTC)4 . Vì vậy, mỗi sinh viên muốn trở thành Kiểm sát viên không chỉ phải hoàn thành chương trình đại học ngành Luật một cách nghiêm túc mà còn cần thêm thời gian tham gia chương trình nghiệp vụ chuyên môn và không ngừng học hỏi, phấn đấu để vượt qua các kì thi vào ngạch. Về kinh nghiệm Để trở thành Kiểm sát viên tiêu chuẩn từng ngạch, cần có những kinh nghiệm làm việc cơ bản như: có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên đối với Kiểm sát viên sơ cấp, là Kiểm sát viên sơ cấp từ ít nhất 05 năm đối với Kiểm sát viên trung cấp… Ngoài ra, muốn trở thành Kiểm sát viên còn cần có những tố chất khác như năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có khả 3 Điều 107 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 4 ThS. Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam(2021), chương XV, Nxb. Tư pháp 11
  • 12. lOMoAR cPSD|13588482 năng hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đối với Kiểm sát viên sơ cấp… Để đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm, nghề Kiểm sát viên không chỉ yêu cầu cử nhân Luật hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ mà còn cần có kinh nghiệm và cả thời gian công tác thực tiễn ở các chức danh như cán sự pháp lý, chuyên viên pháp lý, nghiên cứu viên pháp lý, giảng viên luật… 12
  • 13. lOMoAR cPSD|13588482 Về kĩ năng mềm Bên cạnh kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm, sinh viên cũng cần rèn luyện những kĩ năng mềm cơ bản để trở thành một Kiểm sát viên ưu tú. Đầu tiên là kĩ năng giao tiếp ứng xử. Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất đối với nghề Kiểm sát viên. Bởi đó là khả năng mà Kiểm sát viên sẽ sử dụng tri thức của bản thân vào hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Khi đã chắc được kĩ năng này, sinh viên có thể học tập thêm những kĩ năng giao tiếp cơ bản khác như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thuyết phục đám đông. Những kĩ năng này sẽ giúp Kiểm sát viên động viên, thuyết phục các bị cáo trong trường hợp họ chối tội hoặc thay đổi lời khai trước đó; kĩ năng thuyết phục, động viên còn có thể củng cố lòng tin vào công lí của người bị hại và thân nhân của họ. Lắng nghe cũng là một kĩ năng mềm không thể thiếu sinh viên cần rèn luyện khi muốn trở thành Kiểm sát viên. Kiểm sát viên luôn cần lắng nghe một cách chi tiết từ khi công bố bản cáo trạng, trong suốt phiên tòa để từ đó có thể rút ra những vấn đề liên quan đến vụ án chưa được xét hỏi, những chứng cứ thuyết phục, có giá trị cao vì lời khai vừa được trình bày tại phiên tòa. Không chỉ vậy, khi tranh luận tại phiên tòa Kiểm sát viên cũng cần chú ý lắng nghe để phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong lời nói của bị cáo, người bào chữa để có thể đưa ra quan điểm phản bác một cách hiệu quả, thuyết phục nhất.Từ đó có thể giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác. Kĩ năng thứ ba mà sinh viên cần trang bị là kĩ năng quan sát. Có được kĩ năng quan sát tốt, Kiểm sát viên mới có thể phát hiện sự đồng tình hay phản đối của Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa để điều chỉnh cách thức, biện pháp tranh tụng phù hợp. Bên cạnh đó sự linh hoạt trong quan sát còn giúp Kiểm sát viên phát hiện sự bất thường trong hành động, biểu hiện của những người được phỏng vấn tại phiên tòa, để từ đó có 13
  • 14. lOMoAR cPSD|13588482 những biện pháp thích hợp để vạch trần sự gian dối, đảm bảo sự công bằng, minh bạch của phiên tòa. Cuối cùng, sinh viên cần chú ý rèn luyện kĩ năng quản trị cảm xúc. Khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên giữ phong thái uy nghiêm để tạo ra uy thế trước bị cáo và người khai báo, góp phần hạn chế những khai báo gian dối. Kiểm sát viên cũng cần giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau (Hội đồng xét xử, bị cáo, người bị hại..) trong quá trình tranh tụng, vì vậy việc thay đổi trạng thái, biểu cảm khi giao tiếp cũng hết sức cần thiết trong việc thu thập thông tin hay thuyết phục mọi người thừa nhận ủng hộ quan điểm của mình Phẩm chất đạo đức sinh viên cần có để trở thành Kiểm sát viên Sinh viên có định hướng trở thành Kiểm sát viên không chỉ cần rèn luyện những đạo đức nghề nghiệp mà cần phải rèn luyện nhiều phẩm chất đạo đức khác. Sinh viên phải trang bị đầy đủ về cả kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa để trở thành Kiểm sát viên. Sinh viên cần chăm chỉ, rèn luyện các kĩ năng cần thiết, có lối sống trong sáng, có lí tưởng và có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Vậy sinh viên cần tự rèn luyện bản thân khi muốn trở thành và hoàn thành đúng sứ mệnh của một Kiểm sát viên. Việc không ngừng trau dồi cho mình nhiều hơn về cả kiến thức và phẩm chất là cách tốt nhất để hoàn thành trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho, phục vụ nhân dân. Tấm gương Kiểm sát viên tiêu biểu ở Việt Nam Nói đến tấm gương tiêu biểu của ngành Kiểm sát tại Việt Nam, có lẽ không ai không biết đến bác Bùi Lâm - Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong những năm cuối 1960 và đầu năm 1970. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm, bác luôn được biết đến là người chiến sĩ cách mạng kiên trung, thực hiện công việc 14
  • 15. lOMoAR cPSD|13588482 luôn dựa vào nhân dân, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tin yêu. Bác được biết đến là nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, đã từng giữ nhiều chức vụ lớn như nguyên Viện trưởng Viện Công tố Trung ương Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1958-1960), nguyên đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II (1960-1965). Bác Bùi Lâm là tấm gương tiêu biểu của các cán bộ ngành Kiểm sát bởi những phẩm chất đạo đức sáng ngời của mình. Những phẩm chất ấy được bộc lộ ngay trong cách bác xử lý các vụ án, tiêu biểu như vụ điều tra, truy tố và xét xử tên Thống, tên này đã cậy quyền, cậy thế, lợi dụng mối quan hệ với nhiều cán bộ cao cấp nên y đã thực hiện nhiều vụ phạm pháp tại bến đò Đoan Vĩ ở tỉnh Ninh Bình, một đầu mối giao thông quan trọng của lực lượng cách mạng. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời và xử lý rất đúng đắn, nghiêm minh của bác Bùi Lâm, tên Thống đã phải cúi đầu nhận tội và chịu hình phạt cao nhất. Trong những năm công tác cùng bác Bùi Lâm, cán bộ, nhân viên của văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có rất nhiều câu chuyện về về phẩm chất, đạo đức của vị lãnh đạo đáng tôn kính. Có lần một cán bộ Viện kiểm sát đến nhà bác Bùi Lâm đưa một phong bì tiền và nói là tiền chi theo chế độ người phục vụ. Bác Bùi Lâm bảo người nhà đừng nhận và nói đại ý là các đồng chí định trả công mẹ tôi chăm sóc tôi bao nhiêu? Đồng chí cán bộ thực thi nhiệm vụ không biết nói gì hơn nên đã xin phép ra về. Đó là phẩm chất chính trực của người Kiểm sát, không vì vật chất hay lợi ích cá nhân mà quên mất đạo đức nghề nghiệp của mình. Còn rất nhiều những mẩu chuyện nhỏ về bác Lâm do mọi người kể lại thể hiện những phẩm chất đạo đức đáng quý của người Kiểm sát. Tất cả phẩm chất ấy đều là bài học để không chỉ cán bộ Kiểm sát noi theo mà những sinh viên muốn hoạt động trong ngành Kiểm sát hay làm việc trong bất kỳ cơ quan Nhà nước nào cũng cần học hỏi. 15
  • 16. lOMoAR cPSD|13588482 6. Định hướng nghề nghiệp đối với sinh viên trước khi lựa chọn nghề Kiểm sát viên Để có căn cứ nghiên cứu và bàn luận về vấn đề này, nhóm tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ giữa các thành viên trong nhóm và một số sinh viên khác cùng khóa. Sự phân hóa trong kết quả đã đem đến một số kết luận. Sinh viên muốn theo đuổi nghề Kiểm sát viên Trong quá trình phát triển của xã hội hiện nay, ngày càng nhiều các công việc liên quan trong lĩnh vực pháp lý mà sinh viên luật có thể xem xét lựa chọn. Tuy vậy, vẫn có không ít sinh viên đặt mục tiêu theo đuổi nghề Kiểm sát viên bởi đây là một công việc có vai trò thiết yếu trong lĩnh vực tư pháp. Kiểm sát viên là một nghề với các chức năng và vai trò phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của sinh viên luật. Nhiều sinh viên lựa chọn ngành luận với mục đích trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ luật pháp, bảo vệ đất nước, bảo vệ con người. Vì vậy, trở thành một Kiểm sát viên - làm việc trong cơ quan có chức năng công tố như Viện kiểm sát, trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các công việc tư pháp, là một trong những lựa chọn hàng đầu của các sinh viên luật. Bên cạnh đó, nghề Kiểm sát viên là một ngành nghề có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai. Cơ quan nhà nước là một môi trường ổn định, có nhiều tiềm năng phát triển. Kiểm sát viên có cơ hội tiếp xúc nhiều với các hoạt động pháp lý, chỉ cần tích cực học hỏi, trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế, từ đó giúp hiệu quả trong công việc tăng cao, tạo điều kiện cho những bước tiến trong sự nghiệp. Có thể thấy, Kiểm sát viên là một nghề hứa hẹn, thu hút nhiều sinh viên Luật với các ưu thế, tiềm năng phát triển của mình. Tuy nhiên, để theo đuổi được ngành nghề này, sinh viên cần trang bị cho mình một vốn kiến thức và 16
  • 17. lOMoAR cPSD|13588482 kĩ năng vững chắc, hiểu rõ những khó khăn, thách thức có thể gặp, luôn giữ vững tinh thần cầu tiến, kiên trì đạt được mục tiêu. 17
  • 18. lOMoAR cPSD|13588482 Sinh viên muốn theo đuổi ngành nghề khác Nghề Kiểm sát viên là công việc trong lĩnh vực pháp lý vô cùng danh giá và được coi trọng, song hiện nay phần nhiều cử nhân Luật lại chọn theo đuổi những ngành nghề khác vì nhiều lí do. Trước hết là về cơ hội việc làm của ngành Kiểm sát. Số lượng cử nhân Luật hàng năm ngày càng đông trên cả nước trong khi số lượng biên chế không tăng đẩy tính cạnh tranh khi ứng tuyển vào ngành này lên cao. Bên cạnh những yếu tố phẩm chất và kĩ năng cao kể trên, để trở thành một Kiểm sát viên sơ cấp đòi hỏi cử nhân Luật phải trải qua một khóa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát và nhiều kì thi sát hạch mới có đủ điều kiện được bổ nhiệm. Bên cạnh đó, việc cắt giảm biên chế 10% mỗi năm5 cũng là một rào cản lớn cho các sinh viên khi định hướng việc làm sau này, bởi lợi thế ổn định của một công việc nhà nước cũng không còn đảm bảo và chỉ tiêu bổ nhiệm Kiểm sát viên các cấp cũng phải điều chỉnh tương ứng, khiến cho nhiều bạn e ngại về triển vọng của mình ở ngành nghề này. Đặt trong bối cảnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày một năng động và cởi mở thì có nhiều ngành nghề khác thu hút các sinh viên ngành Luật hiện nay hơn, như pháp chế doanh nghiệp trong nước và nước ngoài… Ngoài ra việc các sinh viên ngành Luật không định hướng nghề Kiểm sát viên cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cá nhân sở thích và sở trường của từng bạn. Ví dụ như một số bạn không tự tin về khả năng tranh biện, hay không có hứng thú với việc điều tra, truy tố phạm nhân trong các vụ án hình sự… Trên thực tế những lí do chủ quan này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực rèn luyện và làm việc cho các bạn sau này. Chính vì vậy việc hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của bản thân, cộng thêm tìm hiểu kĩ lưỡng về các lựa chọn ngành nghề sau khi ra trường sẽ là phương pháp định hướng tốt nhất để các bạn sinh viên có thể sớm tìm được công việc phù hợp và gắn bó lâu dài 5 Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 18
  • 19. lOMoAR cPSD|13588482 với nó. Mức độ cần thiết của ngành Kiểm sát đối với xã hội chưa bao giờ giảm, thậm chí là được đòi hỏi ngày càng cao về mặt đạo đức, chuyên môn cũng như những kĩ năng khác, do vậy các sinh viên ngành Luật nên có cái nhìn toàn diện hơn về ngành nghề này để có những cân nhắc đúng đắn. KẾT LUẬN Từ việc trình bày những nghiên cứu về sứ mệnh, vai trò cũng như những phân tích về yêu cầu kĩ năng và phẩm chất đạo đức ở một Kiểm sát viên, nhóm tác giả hi vọng đã có thể đem đến cái nhìn tổng quát và trực quan về một trong những ngành nghề "xương sống" của xã hội này. Hiểu rõ tính chất công việc của nghề Kiểm sát viên là tiền đề quan trọng cho việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đổi mới của xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp. Do những hạn chế về mặt nội dung và hình thức của một Bài tập nhóm, cũng như về kĩ năng và kinh nghiệm của nhóm tác giả, bài luận nhất định vẫn còn nhiều nhược điểm, thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy/cô bộ môn để bài luận được hoàn thiện hơn. 19
  • 20. lOMoAR cPSD|13588482 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT: 1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 2. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 3. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. 4. Nghị quyết số 39 Trung ương ngày 17/4/2015. 5. Quyết định số 46 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 14/2/2019. SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ: 1. Cổng thông tin điện tử Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. 2. Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 3. Phan Chí Hiếu, Đạo đức nghề luật (2011), Nxb. Tư pháp. 4. Tạp chí Kiểm sát số 23 tháng 12 năm 2014. 5. ThS. Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam (2020), chương XV, Nxb. Tư pháp. 20