SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Download to read offline
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC SỰ KHỔ ĐAU
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Khi chúng ta nói về khổ đau, đa phần người ta rất dễ đồng ý, nhưng khi nói
đến nguyên nhân của đau khổ, ngay cả người Phật tử đôi khi cũng khó có
được sự nhất quán cái gì là nguyên nhân của đau khổ.
Đức Phật nói cuộc đời là bể khổ theo cái vòng lẫn quẫn của nhân quả thiện ác,
tốt xấu đan xen chằng chịt, cho nên nước mắt chúng sinh do khổ đau đem
tích chứa lại còn nhiều hơn nước trong bốn biển. Cái khổ là một sự thực hiển
nhiên, đã làm người thì ai cũng phải chịu đau khổ ít hay nhiều. Dầu giàu
nghèo sang hèn ai cũng có cái khổ riêng của mình nhưng người đời ít ai dám
nhìn nhận vào bản chất thật của nó.
Tựu trung cái tâm lý chung của người đời là sợ đau khổ và sợ cả sự nghĩ đến
đau khổ, luôn luôn có thái độ lẫn tránh, che đậy hay muốn quên đi bằng cách
ẩn mình trong những vui thú nhất thời. Do đó, người đời ít khi muốn bàn đến
đau khổ, vì ai cũng muốn sống trong sự vui tươi và ai cũng mong cầu hạnh
phúc.
Cái nguyên nhân chính là dục tức là lòng ham muốn không có giới hạn như
biển sâu không đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời không chết nên cố
luyện trường sanh bất tử, ham muốn chiếm đoạt, ham muốn khoái lạc về vật
chất lẫn tinh thần, ham muốn tình cảm, nói tóm lại con người ham muốn đủ
thứ hết dù phải rơi vào vòng tội lỗi.
Khi tham muốn được rồi lại muốn nhiều thêm nữa, muốn mà không được thì
sinh ra sân hận tìm cách trả thù. Con người khi thiếu thốn quá cho rằng đó
là khổ, bởi thiếu thốn nên ta mong muốn có được đầy đủ, nhưng mong muốn
mà không được như ý là khổ, được rồi lại mất càng khổ hơn, mọi đau khổ ở
đời đều do nguyên nhân chính là dục.
Thân xác chúng ta luôn luôn có những nhu cầu cần được thoả mãn như: ăn
no, mặc ấm, ngủ nghỉ thoải mái, vui chơi giải trí nhà cao cửa rộng là những
điều kiện mà ta cho là hạnh phúc, rồi đến các nhu cầu sinh hoạt khác như
hưởng thụ khoái lạc, danh vọng, chức tước và quyền lực.
Khi chúng ta mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tất nhiên ta phải đụng
chạm đến nhiều người khác cũng đang tìm như ta vậy. Sự ham muốn quá
đáng làm cho ta mù quáng, do đó chúng ta chỉ muốn hưởng thụ trên sự đau
khổ của kẻ khác.
Đức Phật ví sự vui khổ ở đời cũng như những cảm giác khó chịu của người
gánh nặng. Khi chúng ta đổi vai đang gánh nặng thì sẽ cảm thấy dễ chịu và
vai có gánh thấy nặng nề khó chịu, ta cứ thế mà đổi vai qua lại để có được
một chút dễ chịu.
Do đó nên biết cái vui lúc nào cũng đi liền với cái khổ, chỉ khi nào chúng ta
bỏ gánh nặng xuống hoàn toàn thì mới chấm dứt hẳn cảm giác khổ vui. Bỏ
gánh xuống nghĩa là chúng ta đã chuyển hóa được tham muốn, tức là chúng
ta đã tự tại, giải thoát vậy. "Chiến thắng mười vạn quân còn dễ hơn chiến
thắng lòng mình, chúng ta tự thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất."
Khi còn nhỏ lúc 8 tuổi có một lần đi xem lễ hạ điền tức lễ cày ruộng đầu năm,
thái tử ngồi dưới tán cây nhìn các nông dân cày ruộng. Khi đất bị cày lên, đủ
thứ loại côn trùng tìm cách chạy trốn trong hoảng loạn, chim chóc thấy thế
sà xuống gắp ăn. Rồi phía trên cao những con chim lớn hơn đang canh chụp
bắt các con chim đó.
Nhìn thấy cảnh tượng chúng ăn nuốt lẫn nhau theo quy luật lớn hiếp nhỏ,
mạnh hiếp yếu, ngay khi ấy thái tử cảm nhận được quy luật sống chết của
muôn loài vật. Con này sống và tồn tại là từ sự chết chóc đau thương của con
vật kia. Con này được sống thì con kia phải ra đi trong oằn oại đau đớn vô
cùng. Và tương tự như thế, với sự sống của con người biết bao nhiêu loài vật
khác phải chịu đau thương chết chóc để cho nhân loại được tồn tại.
Ngày xưa, chưa có quan niệm ăn chay. Nhưng khi thấy cảnh các loài vật ăn
nuốt lẫn nhau theo nguyên lý lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu thì thái tử đã thấy
thương tâm, bởi sự sống của chính mình mà làm khổ đau chúng sinh khác.
Bây giờ tinh thần ăn chay đã được lan rộng khắp cả thế giới, rất nhiều người
thích ăn chay vì tu tập, vì từ bi, vì thương xót, vì giảm bệnh, vì ý thức sự khổ
đau khi làm tổn hại các loài vật. Tuy nhiên thế gian này đại đa số con người
vẫn không chấp nhận việc ăn chay, vì họ quan niệm rằng vật dưỡng nhân.
Nếu sự thật “vật phải dưỡng nhân”, có nghĩa con vật được sinh ra để phục vụ
con người, để bồi bổ sức khỏe cho mình thì chúng ta tội gì phải ăn chay lạt
đạm bạc. Cái hiểu biết và nhìn nhận như thế là chưa có sự đồng cảm với
muôn loài vật, là sự tham lam, ích kỷ của con người không có lòng từ bi
thương xót chúng sinh.
Ngày xưa khi thái tử còn nhỏ mà thấy các loài chim ăn côn trùng là đã thương
tâm rồi, bởi vì trong Ngài đã có tâm từ bi rộng lớn thương yêu bình đẳng tất
cả chúng sinh. Chúng ta nở lòng nào đi cắt cổ mỗ họng chiên xào nấu nướng
những con vật mà mình không hề biết đến sự đau đớn tột cùng của nó, rồi
còn biện luận rằng “vật dưỡng nhân”.
Nếu thực sự các loài vật được sinh ra để nuôi dưỡng chúng ta thì con gà, con
vịt, con cá, con heo, con bò, con trâu... nó sẽ tự nguyện đến mời chúng ta
làm thịt nó để ăn? Hay là chúng ta vì ham ăn ngon nên bắt các loài vật để làm
thịt thì nó kêu la thất thanh trong hoảng sợ? Con người quá khôn ngoan
thông minh và lanh lợi, con vật dù lớn tới đâu cũng bị con người khống chế
rồi bắt giết. Khi chúng ta rượt bắt thì nó hoảng sợ và chạy trốn? Sợ tức là sợ
đau đớn, sợ bị giết, sợ chết chóc. Loài vật nó không sẵn sàng để cho mình
làm thịt, nhưng chúng ta vì tham ăn món ngon vật lạ, nên phải giết nó để mà
ăn rồi đổ thừa vật dưỡng nhân.
Chúng ta khi có tu tập sẽ thấy rõ cái vòng lẫn quẫn của sự giết hại nhau là do
không có hiểu biết, không có lương tâm, không có tính người và không có
lòng từ bi đối với muôn loài vật. Chúng ta không nên vì tẩm bổ cho mình mà
để cho các loài vật phải chịu khổ đau. Nghĩ được như vậy thì lòng từ bi của
mình được phát triển, cho nên chúng ta ăn chay là để tăng trưởng lòng từ bi.
Ngoài ra, nếu chúng ta không giết hại thì không mắc nợ mạng sống, không
bị bệnh tật hiểm nghèo hành hạ đau đớn, không bị sáu căn khiếm khuyết
hoặc chết yểu.
Ngày xưa khi chúng ta chưa biết ăn chay vì quan niệm sai lầm “vật dưỡng
nhân”, quý Phật tử có thể giết heo, mổ trâu, làm gà, làm vịt, làm cá chim đủ
loại... Hôm nay chúng ta đủ duyên đi chùa thực tập hạnh buông xả, phát
triển lòng từ bi cho nên ta ăn chay, sống đời hiền thiện để chuyển hóa nỗi
khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.
Ngày xưa người phụ nữ lo việc nội trợ bếp núc trong nhà nên giết hại đủ thứ
các loài vật lớn nhỏ để phục vụ cho cha mẹ chồng con. Ngày hôm nay nhờ
gặp Phật pháp chúng ta mới biết tu tĩnh, ăn chay, thực tập hạnh buông xả lâu
ngày được thuần thục, chúng ta cảm nhận được bình yên, hạnh phúc ngay
tại đây và bây giờ.
Bây giờ chúng ta tu tập đã thuần thục mới thấy, ăn chay sẽ làm cho tâm trí
của chúng ta ngày càng thêm sáng suốt nên phân biệt được đúng sai, phải
quấy, chánh tà… Khi tâm từ tăng trưởng, thì chắc chắn chúng ta sẽ được
sống vui tươi an ổn, không sợ oán thù vay trả.
Như vậy, khi chúng ta ăn chay, nhìn thấy khuôn mặt hiền từ, thân tướng
trang nghiêm, trong lòng cảm thấy an ổn nhẹ nhàng. Còn khi chúng ta ăn
mặn thì các chất tanh hôi đó nó làm cho mình thêm si mê, tham lam và sân
hận nên dễ dàng nóng nảy mất tự chủ mà làm tổn hại người khác.
Tương lai của chúng ta luôn là sự kết tinh với hiện tại, ngay tại đây và bây giờ
ta được bình yên, hạnh phúc thì tương lai cũng sẽ hưởng được nhân quả tốt.
Khi rơi vào trạng thái khổ đau quá lớn, ta hay trách móc người thân yêu, để
rồi gặm nhấm nỗi đau mà than thân trách phận chứ không tự tìm ra lối thoát.
Ta tự chấp nhận mình là kẻ khổ đau nhất trên đời này, chứ không chịu cho
ai kéo mình thoát khỏi vực thẳm đen tối ấy.
Khi còn nhỏ dại và không đủ nhận thức sáng suốt thì em bé dễ hờn dễ khóc,
nhưng chỉ cần người khác vỗ về đôi chút là em bé trở lại trạng thái bình
thường. Vậy nên ta muốn có ánh sáng bình minh, muốn vượt thoát cơn khổ
đau tuyệt vọng thì ta phải làm mới lại chính mình, bằng cách làm chủ bản
thân từ thân miệng ý. Cây khô mọc theo triền núi một khi đã sống rồi thì dù
có phong ba bão táp cũng không thể làm nghiêng ngã được. Ta cần phải
sống lại con người chân thật thuở ban đầu như trẻ thơ hồn nhiên suốt năm
tháng khi còn nhỏ.
Nếu biết nhìn sâu vào nội tâm ta sẽ cảm ơn những ai đã từng làm cho mình
dày dò đau khổ vì nhờ họ mà ta mới biết rõ năng lực trong ta còn yếu kém mà
cố gắng tu tập chuyển hoá nhiều hơn. Và chính nhờ những nỗi đau ấy mà cho
năng lực của ta càng thêm thâm hậu, vì ta đã ý thức sâu sắc về giá trị của
cuộc đời mà quyết tâm làm mới lại chính mình, bằng trái tim yêu thương và
hiểu biết. Ta hãy tin chắc rằng mọi thứ trên đời này đều vô thường, cái gì rồi
cũng sẽ đổi thay, và ta sẽ không còn tuyệt vọng nữa, bởi vì trong ta đã có
chất liệu của tình thương.
Thế gian này với vô vàn nỗi khổ niềm đau, mỗi người khổ mỗi cách, có người
khổ vì thiếu thốn đói rét, có người khổ vì không gia đình người thân, có người
khổ vì gia đình không hạnh phúc, ai cũng khổ, khó có ai được niềm vui trọn
vẹn cả. Vậy mà Phật nói cuộc đời là khổ thì chúng ta lại nói đạo Phật bi quan,
yếm thế. Rõ ràng con người luôn chối bỏ sự thật, chạy trốn sự thật và không
chấp nhận sự thật. Chúng ta thử nghiệm lại trên thế gian này, từ người giàu
sang cho tới người nghèo khó, có ai mà không khổ đâu, có ai được sống hoàn
toàn vui vẻ, hạnh phúc?
Khổ đau không phải tự nhiên đến, mà tại chúng ta tạo nghiệp si mê lầm lẫn
do thiếu sáng suốt vì thấy biết sai lầm. Có người nghe Phật dạy đời là khổ,
thân là vô thường, vạn vật đều biến chuyển đổi thay .v.v. cho rằng Phật bi
quan. Nhưng, khi chúng ta thấy được lẽ thật đó sẽ bớt chấp trước dính mắc
vào cuộc sống tạm bợ vô thường, chính nhờ vậy mà ta biết cách chuyển hóa
nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.
Chúng ta phải dám nhìn nhận sự thật mới thấy thân tâm này là vô thường
tạm bợ nên bớt tham đắm luyến ái mà tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và
người. Chúng ta hãy thường xuyên quán chiếu như vậy nên thấy rõ mạng
sống trong hơi thở là giảm bớt tham muốn quá đáng.
Vậy mà chúng ta cứ cắm đầu lo hết việc này đến việc khác, còn việc làm sao
để gạn lọc thân tâm cho được trong sáng, tốt đẹp bớt tham sân si thì ta ít
quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật, chỉ muốn tu để đời sau
được sung sướng hơn, đẹp đẽ hơn, nhiều của cải vật chất hơn, chớ không
muốn được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.
Nhân quả báo ứng theo ta như bóng với hình, nổi khổ niềm đau sẽ theo ta từ
đời này cho đến kiếp khác không có ngày thôi dứt, chính vì sự sống của mình
mà chúng ta phải giết hại các loài vật. Cho nên có cuộc sống là có khổ đau,
thái tử khi còn nhỏ đã thấy rõ ràng tất cả các loài có tình thức đều phải chịu
như thế.

More Related Content

What's hot (8)

Amluatvotinhtap2
Amluatvotinhtap2Amluatvotinhtap2
Amluatvotinhtap2
 
Giao anduclythamtap1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao anduclythamtap1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao anduclythamtap1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao anduclythamtap1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnHạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
 
Hạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâmHạnh phúc tại tâm
Hạnh phúc tại tâm
 
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
Vườn Thiền (Thích Nhật Quang)
 
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ VươngCá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
Cá Tinh Hiển Hóa - Nhân Quả Báo Ứng Của Đắc Kỷ Trụ Vương
 
Dao duc lam nguoi tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duc lam nguoi  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDao duc lam nguoi  tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duc lam nguoi tap2- 27-02-2013 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dao duclamnguoi 1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duclamnguoi 1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDao duclamnguoi 1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duclamnguoi 1 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 

Similar to Nguyên nhân khổ đau (20)

Hanh thapthien 1-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Hanh thapthien 1-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCHanh thapthien 1-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Hanh thapthien 1-2 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Hanh thapthien 1-2
Hanh thapthien 1-2Hanh thapthien 1-2
Hanh thapthien 1-2
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Old age
Old ageOld age
Old age
 
Hiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi giàHiểu đời - Tâm sự tuổi già
Hiểu đời - Tâm sự tuổi già
 
Giao anduclythamtap1
Giao anduclythamtap1Giao anduclythamtap1
Giao anduclythamtap1
 
Buông Thân Nhân.docx
Buông Thân Nhân.docxBuông Thân Nhân.docx
Buông Thân Nhân.docx
 
Chia khoa song lac quan
Chia khoa song lac quanChia khoa song lac quan
Chia khoa song lac quan
 
Chia khoa song lac quan
Chia khoa song lac quanChia khoa song lac quan
Chia khoa song lac quan
 
Hieu doi
Hieu doiHieu doi
Hieu doi
 
Just an old golden retriever 15.11.05
Just an old golden retriever 15.11.05Just an old golden retriever 15.11.05
Just an old golden retriever 15.11.05
 
Just an old golden retriever 15.11.05
Just an old golden retriever 15.11.05Just an old golden retriever 15.11.05
Just an old golden retriever 15.11.05
 
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
Hoa Vô Ưu Tập 5 (Thích Thanh Từ)
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
Loving kindness song voi tam tu
Loving kindness   song voi tam tuLoving kindness   song voi tam tu
Loving kindness song voi tam tu
 
Song voi tam tu
Song voi tam tuSong voi tam tu
Song voi tam tu
 
Con đường đến tự do vô thượng
Con đường đến tự do vô thượngCon đường đến tự do vô thượng
Con đường đến tự do vô thượng
 
Những lời dạy thực tiễn dalailama
Những lời dạy thực tiễn  dalailamaNhững lời dạy thực tiễn  dalailama
Những lời dạy thực tiễn dalailama
 
Nhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doiNhân quả bao ung hien doi
Nhân quả bao ung hien doi
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Nguyên nhân khổ đau

  • 1. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC SỰ KHỔ ĐAU Thích Đạt Ma Phổ Giác Khi chúng ta nói về khổ đau, đa phần người ta rất dễ đồng ý, nhưng khi nói đến nguyên nhân của đau khổ, ngay cả người Phật tử đôi khi cũng khó có được sự nhất quán cái gì là nguyên nhân của đau khổ. Đức Phật nói cuộc đời là bể khổ theo cái vòng lẫn quẫn của nhân quả thiện ác, tốt xấu đan xen chằng chịt, cho nên nước mắt chúng sinh do khổ đau đem tích chứa lại còn nhiều hơn nước trong bốn biển. Cái khổ là một sự thực hiển nhiên, đã làm người thì ai cũng phải chịu đau khổ ít hay nhiều. Dầu giàu nghèo sang hèn ai cũng có cái khổ riêng của mình nhưng người đời ít ai dám nhìn nhận vào bản chất thật của nó. Tựu trung cái tâm lý chung của người đời là sợ đau khổ và sợ cả sự nghĩ đến đau khổ, luôn luôn có thái độ lẫn tránh, che đậy hay muốn quên đi bằng cách ẩn mình trong những vui thú nhất thời. Do đó, người đời ít khi muốn bàn đến đau khổ, vì ai cũng muốn sống trong sự vui tươi và ai cũng mong cầu hạnh phúc. Cái nguyên nhân chính là dục tức là lòng ham muốn không có giới hạn như biển sâu không đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời không chết nên cố luyện trường sanh bất tử, ham muốn chiếm đoạt, ham muốn khoái lạc về vật chất lẫn tinh thần, ham muốn tình cảm, nói tóm lại con người ham muốn đủ thứ hết dù phải rơi vào vòng tội lỗi. Khi tham muốn được rồi lại muốn nhiều thêm nữa, muốn mà không được thì sinh ra sân hận tìm cách trả thù. Con người khi thiếu thốn quá cho rằng đó là khổ, bởi thiếu thốn nên ta mong muốn có được đầy đủ, nhưng mong muốn mà không được như ý là khổ, được rồi lại mất càng khổ hơn, mọi đau khổ ở đời đều do nguyên nhân chính là dục. Thân xác chúng ta luôn luôn có những nhu cầu cần được thoả mãn như: ăn no, mặc ấm, ngủ nghỉ thoải mái, vui chơi giải trí nhà cao cửa rộng là những điều kiện mà ta cho là hạnh phúc, rồi đến các nhu cầu sinh hoạt khác như hưởng thụ khoái lạc, danh vọng, chức tước và quyền lực. Khi chúng ta mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tất nhiên ta phải đụng chạm đến nhiều người khác cũng đang tìm như ta vậy. Sự ham muốn quá đáng làm cho ta mù quáng, do đó chúng ta chỉ muốn hưởng thụ trên sự đau khổ của kẻ khác. Đức Phật ví sự vui khổ ở đời cũng như những cảm giác khó chịu của người gánh nặng. Khi chúng ta đổi vai đang gánh nặng thì sẽ cảm thấy dễ chịu và vai có gánh thấy nặng nề khó chịu, ta cứ thế mà đổi vai qua lại để có được một chút dễ chịu. Do đó nên biết cái vui lúc nào cũng đi liền với cái khổ, chỉ khi nào chúng ta bỏ gánh nặng xuống hoàn toàn thì mới chấm dứt hẳn cảm giác khổ vui. Bỏ gánh xuống nghĩa là chúng ta đã chuyển hóa được tham muốn, tức là chúng ta đã tự tại, giải thoát vậy. "Chiến thắng mười vạn quân còn dễ hơn chiến thắng lòng mình, chúng ta tự thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất."
  • 2. Khi còn nhỏ lúc 8 tuổi có một lần đi xem lễ hạ điền tức lễ cày ruộng đầu năm, thái tử ngồi dưới tán cây nhìn các nông dân cày ruộng. Khi đất bị cày lên, đủ thứ loại côn trùng tìm cách chạy trốn trong hoảng loạn, chim chóc thấy thế sà xuống gắp ăn. Rồi phía trên cao những con chim lớn hơn đang canh chụp bắt các con chim đó. Nhìn thấy cảnh tượng chúng ăn nuốt lẫn nhau theo quy luật lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ngay khi ấy thái tử cảm nhận được quy luật sống chết của muôn loài vật. Con này sống và tồn tại là từ sự chết chóc đau thương của con vật kia. Con này được sống thì con kia phải ra đi trong oằn oại đau đớn vô cùng. Và tương tự như thế, với sự sống của con người biết bao nhiêu loài vật khác phải chịu đau thương chết chóc để cho nhân loại được tồn tại. Ngày xưa, chưa có quan niệm ăn chay. Nhưng khi thấy cảnh các loài vật ăn nuốt lẫn nhau theo nguyên lý lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu thì thái tử đã thấy thương tâm, bởi sự sống của chính mình mà làm khổ đau chúng sinh khác. Bây giờ tinh thần ăn chay đã được lan rộng khắp cả thế giới, rất nhiều người thích ăn chay vì tu tập, vì từ bi, vì thương xót, vì giảm bệnh, vì ý thức sự khổ đau khi làm tổn hại các loài vật. Tuy nhiên thế gian này đại đa số con người vẫn không chấp nhận việc ăn chay, vì họ quan niệm rằng vật dưỡng nhân. Nếu sự thật “vật phải dưỡng nhân”, có nghĩa con vật được sinh ra để phục vụ con người, để bồi bổ sức khỏe cho mình thì chúng ta tội gì phải ăn chay lạt đạm bạc. Cái hiểu biết và nhìn nhận như thế là chưa có sự đồng cảm với muôn loài vật, là sự tham lam, ích kỷ của con người không có lòng từ bi thương xót chúng sinh. Ngày xưa khi thái tử còn nhỏ mà thấy các loài chim ăn côn trùng là đã thương tâm rồi, bởi vì trong Ngài đã có tâm từ bi rộng lớn thương yêu bình đẳng tất cả chúng sinh. Chúng ta nở lòng nào đi cắt cổ mỗ họng chiên xào nấu nướng những con vật mà mình không hề biết đến sự đau đớn tột cùng của nó, rồi còn biện luận rằng “vật dưỡng nhân”. Nếu thực sự các loài vật được sinh ra để nuôi dưỡng chúng ta thì con gà, con vịt, con cá, con heo, con bò, con trâu... nó sẽ tự nguyện đến mời chúng ta làm thịt nó để ăn? Hay là chúng ta vì ham ăn ngon nên bắt các loài vật để làm thịt thì nó kêu la thất thanh trong hoảng sợ? Con người quá khôn ngoan thông minh và lanh lợi, con vật dù lớn tới đâu cũng bị con người khống chế rồi bắt giết. Khi chúng ta rượt bắt thì nó hoảng sợ và chạy trốn? Sợ tức là sợ đau đớn, sợ bị giết, sợ chết chóc. Loài vật nó không sẵn sàng để cho mình làm thịt, nhưng chúng ta vì tham ăn món ngon vật lạ, nên phải giết nó để mà ăn rồi đổ thừa vật dưỡng nhân. Chúng ta khi có tu tập sẽ thấy rõ cái vòng lẫn quẫn của sự giết hại nhau là do không có hiểu biết, không có lương tâm, không có tính người và không có lòng từ bi đối với muôn loài vật. Chúng ta không nên vì tẩm bổ cho mình mà để cho các loài vật phải chịu khổ đau. Nghĩ được như vậy thì lòng từ bi của mình được phát triển, cho nên chúng ta ăn chay là để tăng trưởng lòng từ bi. Ngoài ra, nếu chúng ta không giết hại thì không mắc nợ mạng sống, không bị bệnh tật hiểm nghèo hành hạ đau đớn, không bị sáu căn khiếm khuyết hoặc chết yểu.
  • 3. Ngày xưa khi chúng ta chưa biết ăn chay vì quan niệm sai lầm “vật dưỡng nhân”, quý Phật tử có thể giết heo, mổ trâu, làm gà, làm vịt, làm cá chim đủ loại... Hôm nay chúng ta đủ duyên đi chùa thực tập hạnh buông xả, phát triển lòng từ bi cho nên ta ăn chay, sống đời hiền thiện để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Ngày xưa người phụ nữ lo việc nội trợ bếp núc trong nhà nên giết hại đủ thứ các loài vật lớn nhỏ để phục vụ cho cha mẹ chồng con. Ngày hôm nay nhờ gặp Phật pháp chúng ta mới biết tu tĩnh, ăn chay, thực tập hạnh buông xả lâu ngày được thuần thục, chúng ta cảm nhận được bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Bây giờ chúng ta tu tập đã thuần thục mới thấy, ăn chay sẽ làm cho tâm trí của chúng ta ngày càng thêm sáng suốt nên phân biệt được đúng sai, phải quấy, chánh tà… Khi tâm từ tăng trưởng, thì chắc chắn chúng ta sẽ được sống vui tươi an ổn, không sợ oán thù vay trả. Như vậy, khi chúng ta ăn chay, nhìn thấy khuôn mặt hiền từ, thân tướng trang nghiêm, trong lòng cảm thấy an ổn nhẹ nhàng. Còn khi chúng ta ăn mặn thì các chất tanh hôi đó nó làm cho mình thêm si mê, tham lam và sân hận nên dễ dàng nóng nảy mất tự chủ mà làm tổn hại người khác. Tương lai của chúng ta luôn là sự kết tinh với hiện tại, ngay tại đây và bây giờ ta được bình yên, hạnh phúc thì tương lai cũng sẽ hưởng được nhân quả tốt. Khi rơi vào trạng thái khổ đau quá lớn, ta hay trách móc người thân yêu, để rồi gặm nhấm nỗi đau mà than thân trách phận chứ không tự tìm ra lối thoát. Ta tự chấp nhận mình là kẻ khổ đau nhất trên đời này, chứ không chịu cho ai kéo mình thoát khỏi vực thẳm đen tối ấy. Khi còn nhỏ dại và không đủ nhận thức sáng suốt thì em bé dễ hờn dễ khóc, nhưng chỉ cần người khác vỗ về đôi chút là em bé trở lại trạng thái bình thường. Vậy nên ta muốn có ánh sáng bình minh, muốn vượt thoát cơn khổ đau tuyệt vọng thì ta phải làm mới lại chính mình, bằng cách làm chủ bản thân từ thân miệng ý. Cây khô mọc theo triền núi một khi đã sống rồi thì dù có phong ba bão táp cũng không thể làm nghiêng ngã được. Ta cần phải sống lại con người chân thật thuở ban đầu như trẻ thơ hồn nhiên suốt năm tháng khi còn nhỏ. Nếu biết nhìn sâu vào nội tâm ta sẽ cảm ơn những ai đã từng làm cho mình dày dò đau khổ vì nhờ họ mà ta mới biết rõ năng lực trong ta còn yếu kém mà cố gắng tu tập chuyển hoá nhiều hơn. Và chính nhờ những nỗi đau ấy mà cho năng lực của ta càng thêm thâm hậu, vì ta đã ý thức sâu sắc về giá trị của cuộc đời mà quyết tâm làm mới lại chính mình, bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Ta hãy tin chắc rằng mọi thứ trên đời này đều vô thường, cái gì rồi cũng sẽ đổi thay, và ta sẽ không còn tuyệt vọng nữa, bởi vì trong ta đã có chất liệu của tình thương. Thế gian này với vô vàn nỗi khổ niềm đau, mỗi người khổ mỗi cách, có người khổ vì thiếu thốn đói rét, có người khổ vì không gia đình người thân, có người khổ vì gia đình không hạnh phúc, ai cũng khổ, khó có ai được niềm vui trọn vẹn cả. Vậy mà Phật nói cuộc đời là khổ thì chúng ta lại nói đạo Phật bi quan,
  • 4. yếm thế. Rõ ràng con người luôn chối bỏ sự thật, chạy trốn sự thật và không chấp nhận sự thật. Chúng ta thử nghiệm lại trên thế gian này, từ người giàu sang cho tới người nghèo khó, có ai mà không khổ đâu, có ai được sống hoàn toàn vui vẻ, hạnh phúc? Khổ đau không phải tự nhiên đến, mà tại chúng ta tạo nghiệp si mê lầm lẫn do thiếu sáng suốt vì thấy biết sai lầm. Có người nghe Phật dạy đời là khổ, thân là vô thường, vạn vật đều biến chuyển đổi thay .v.v. cho rằng Phật bi quan. Nhưng, khi chúng ta thấy được lẽ thật đó sẽ bớt chấp trước dính mắc vào cuộc sống tạm bợ vô thường, chính nhờ vậy mà ta biết cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Chúng ta phải dám nhìn nhận sự thật mới thấy thân tâm này là vô thường tạm bợ nên bớt tham đắm luyến ái mà tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và người. Chúng ta hãy thường xuyên quán chiếu như vậy nên thấy rõ mạng sống trong hơi thở là giảm bớt tham muốn quá đáng. Vậy mà chúng ta cứ cắm đầu lo hết việc này đến việc khác, còn việc làm sao để gạn lọc thân tâm cho được trong sáng, tốt đẹp bớt tham sân si thì ta ít quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật, chỉ muốn tu để đời sau được sung sướng hơn, đẹp đẽ hơn, nhiều của cải vật chất hơn, chớ không muốn được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Nhân quả báo ứng theo ta như bóng với hình, nổi khổ niềm đau sẽ theo ta từ đời này cho đến kiếp khác không có ngày thôi dứt, chính vì sự sống của mình mà chúng ta phải giết hại các loài vật. Cho nên có cuộc sống là có khổ đau, thái tử khi còn nhỏ đã thấy rõ ràng tất cả các loài có tình thức đều phải chịu như thế.