SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
ĐẠI LÝ NÔNG SẢN HOÀNG KỲ
TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ LÊ HUY
ĐẾN NĂM 2025
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Hà Nội - 10/2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------o0o-------------
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Phú Lê Huy
Có trụ sở tại: TP.HCM
Điện thoại:
Email:
Xác nhận:
Anh/chị: Nguyễn Lê Hồng Thắm
Sinh ngày: 10/01/1987
Số CMT: 351912260
Sinh viên lớp:OD24
Mã Sinh viên: 15C-42-40.1-01811
Có thực tập tại đơn vị (Công ty) trong khoảng thời gian: từ ngày đến ngày
Nhận xét:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.............., Ngày…. tháng …. năm …......
Xác nhận của đơn vị thực tập
Chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E – LEARNING
NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
....Ngày…... Tháng…... Năm.....
Giảng viên hướng dẫn
PHIẾU BÀI TẬP VẬN DỤNG TRƯỚC TỐT NGHIỆP
I. Yêu cầu
- Anh/Chị hãy nêu từ 3 đến 5 vấn đề và giải pháp tương ứng có thể vận dụng
tại doanh nghiệp nơi Anh/Chị đang công tác hoặc thực tập.
- Nếu Anh/Chị xây dựng ý tưởng kinh doanh riêng thì hãy nêu những vấn đề
và giải pháp liên quan trực tiếp tới ý tưởng kinh doanh của bản thân. (Đối với
trường hợp này không cần xin xác nhận của doanh nghiệp)
II. Thông tin học viên:
- Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Hồng Thắm
- Mã học viên : 15C-42-40.1-01811
- Lớp: OD24
- Ngành: Quản trị kinh doanh
- Đơn vị thực tập (hoặc công tác): Công ty TNHH Phú Lê Huy
- Cán bộ quản lý trực tiếp tại đơn vị thực tập (hoặc công tác):
- Điện thoại:
- Tên báo cáo thực tập tốt nghiệp:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG THỊT GIA
CẦM HOÀNG KỲ
III. Nội dung bài tập
STT
VẤN ĐỀ ĐÃ
GẶP
GIẢI PHÁP ĐÃ
NÊU
MÔN HỌC
LIÊN QUAN
GIẢNG VIÊN HD
MÔN HỌC LIÊN
QUAN
KIẾN THỨC
THỰC TẾ ĐÃ
HỌC LIÊN
QUAN
1 Phân phối cho
nhiều đại lý
Xây dựng mô hình
tiêu chuẩn
Quản trị kinh
doanh
(QT306)
- ThS. Nguyễn Thị
Huyền,
- ThS. Phạm Ngọc
Lân- Phó giám đốc-
Công ty TNHH Thiết
bị giáo dục Yên Hà
Phát triển hệ thống
thành chuỗi cung
ứng
2 Kinh doanh
mua bán trực
tuyến
Ứng dụng bán
hàng online trên
website của Công
ty, facebook,...
Thương mại
điện tử
(QT316)
- TS. Nguyễn Thị Thu
Hà,
- KS. Hoàng Thị Huệ-
Trưởng phòng Phát
Phát triển hệ thống
bán hàng online
triển dự án Công ty
TNHH Tư vấn và Phát
triển Công nghệ 3T
3 Kính doanh sản
phẩm dịch vụ
mới
Lập các dự án đầu
tư, đánh giá hiệu
quả dự án
Quản trị dự án
đầu tư
(QT308)
- ThS. Bùi Thị Minh
Thu,
- Hà Anh Tuấn, Giám
đốc điều hành (CEO)
Senziny Việt Nam
Lập dự án, kế
hoạch kinh doanh
cho sản phẩm dịch
vụ mới
4 Tư vấn khách
hàng đầu tư dự
án hạ tầng Công
nghệ thông tin
Tư vấn, hỗ trợ đưa
ra giải pháp trọn
gói cho khách hàng
xem xét quyết định
Quản trị kinh
doanh
(QT306)
Quản trị dự án
đầu tư
(QT308)
- ThS. Phạm Ngọc
Lân- Phó giám đốc-
Công ty TNHH Thiết
bị giáo dục Yên Hà,
- Hà Anh Tuấn, Giám
đốc điều hành (CEO)
Senziny Việt Nam
- Tổ chức thiết kế
mẫu các giải pháp
dịch vụ hạ tầng
CNTT cho khách
hàng doanh nghiệp
là
TP.HCM, Ngày tháng năm 2018
Xác nhận của đơn vị công tác (hoặc đơn
vị thực tập)
(Ký tên và đóng dấu)
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.......................................................................1
1.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp...................................................................................1
1.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp....................................................................................1
1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp....................................................................................1
1.4. Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp .........................................2
CHƯƠNG 2: KÊ HOẠCH MARKETING......................................................................3
2.1. Kế hoạch marketing của công ty ...........................................................................3
2.1.1. Vai trò của kế hoạch marketing .....................................................................3
2.1.2. Các bước xây dựng kế hoạch marketing ......................................................3
2.1.3. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp ....................................6
2.1.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường ....................................7
2.1.5. Xác định mục tiêu marketing.........................................................................8
2.1.6. Xây dựng các chiến lược marketing..............................................................9
2.1.7. Xây dựng ngân quỹ marketing.................................................................... 10
2.2. Nội dung kế hoạch Marketing ............................................................................ 10
2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing .................................................................. 10
2.2.2. Phân tích môi trường.................................................................................... 11
2.2.3. Chiến lược Marketing .................................................................................. 16
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH....................................................................... 24
3.1. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp................................................................ 24
3.1.1. Doanh thu, chi phi, giá thành,lợi nhuận..................................................... 24
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn................................................................................ 29
3.1.3. Các báo cáo tài chính ................................................................................... 30
3.1.4. Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư....................................................... 31
3.2. Nội dung của kế hoạch tài chính ........................................................................ 33
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.......................................................................... 46
4.1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự .......................................................................... 46
4.1.1. Chuẩn bị thông tin, tài liệu :........................................................................ 46
4.1.2. Lựa chọn phương pháp tuyển dụng là phỏng vấn: ................................... 46
4.1.3. Lựa chọn người tiến hành tuyển dụng: ...................................................... 47
4.1.4. Thời gian, địa điểm tiến hành tuyển dụng:................................................ 47
4.2. Nội dung của kế hoạch nhân sự.......................................................................... 47
4.2.1. Xác định nhu cầu nhân sự ........................................................................... 47
4.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức .............................................................................. 48
4.2.3. Xác định đôi ngủ quản lý chủ chốt............................................................. 48
CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO .............................................................................. 49
5.1. Tổng quan.............................................................................................................. 49
5.2. Danh mục rủi ro.................................................................................................... 49
5.2.1. Rủi ro tài chính ............................................................................................. 49
5.2.2. Rủi ro về con người...................................................................................... 49
5.2.3. Rủi ro về nhà cung cấp ................................................................................ 50
5.2.4 Rủi ro về hoạch định ..................................................................................... 50
5.2.5 Rủi ro về kỹ thuật .......................................................................................... 50
5.2.6. Rủi ro về truyền thông ................................................................................. 50
5.2.7. Rủi ro hoạt động ........................................................................................... 50
5.2.8. Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến dự án............................................. 51
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 52
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân khúc thị trường trên cơ sở lợi ích mong đợi...................................... 17
Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dự báo tiếp cận được ................................................ 23
Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu........................................................................................ 26
Bảng 3.2: Chi phí xây dựng............................................................................................. 34
Bảng 3.3: Chi phí máy móc thiết bị ............................................................................... 36
Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư............................................................................................. 41
Bảng 3.5: nhu cầu vốn lưu động..................................................................................... 42
Bảng 3.6: Báo cáo thu nhập của dự án........................................................................... 42
Bảng 3.7: báo cáo ngân lưu ............................................................................................. 43
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ phân tích chiến lược marketing.............................................................4
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................................ 48
1
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp
 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Phú Lê Huy
 Đại diện pháp luật : Võ Hy Hải; Chức vụ : Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở : TP.HCM
 Địa chỉ trang trại : Bình Dương
 Ngành nghề chính : Thực phẩm gia cầm (không chăn nuôi tại trụ sở)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương phong trào chăn nuôi gà phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có công ty nào chuyên về lĩnh vực cung
cấp dịch vụ cho ngành chăn nuôi gà. Từ thực tế đó Công ty TNHH Phú Lê Huy lên
kế hoạch kinh doanh gà Hoàng Kỳ nhằm cung cấp những nhu cầu đang còn thiếu tại
tỉnh Bình Dương và TP.HCM
1.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng
ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty.
- Công ty hoàn toàn độc lập, tự chủ về tài chính, tự chủ về kế hoạch kinh
doanh.
- Công ty hoạt động theo nguyên tắc “một người chỉ huy”, Giám đốc Công ty
là người quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt hoạt động của
công ty. Tuỳ theo từng thời điểm Giám đốc Công ty ban hành việc phân cấp
quản lý đối với các đơn vị trực thuộc của công ty.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với
nhiệm vụ và nhu cầu của thị trường. Ưu tiên sử dụng lao động trong khu vực
và trong nước, chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, nhân viên.
Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, năng lực công tác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng cho cán bộ,
nhân viên. Tôn trọng quyền tổ chức của các tổ chức quần chúng, tổ chức
chính trị xã hội trong doanh nghiệp cho người lao động.
1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp
- Nghiên cứu, phân tích thị trường chăn nuôi tại tỉnh Bình Dương, nhằm đem
lại những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho bà con chăn nuôi.
2
- Đầu tư 50.000 con gà để cho ra những con gà giống tốt nhất nhằm đưa chăn
nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển chăn nuôi gà để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ
phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi gà phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng
hợp của tỉnh Bình Dương.
- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa
phương, của tỉnh Bình Dương cũng như cả nước.
- Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn
định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại địa phương.
1.4. Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường của các công ty nghiên cứu thị trường được thực hiện
nhằm đánh giá lại nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong lĩnh vực
chăn nuôi gà. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, phần lớn người tiêu dùng
chú trọng đến giá cả, chất lượng gà.
- Về mặt vốn khởi sự kinh doanh, có sự trợ giúp của gia đình, nhận được sự
ủng hộ, động viên từ phía bạn bè.
- Với 4 năm học tập kiến thức, kỹ năng kinh doanh tại trường Đại học, cộng
thêm 1 năm làm thêm ngoài có một số kinh nghiệm cần thiết về ngành hàng
dự định kinh doanh, em tự tin rằng mình có thể đứng ra làm chủ công việc
kinh doanh.
- Có tinh thần và sức khỏe, chịu thương, chịu khó.
3
CHƯƠNG 2: KÊ HOẠCH MARKETING
2.1. Kế hoạch marketing của công ty
2.1.1. Vai trò của kế hoạch marketing
Để hiện thực tốt hoạt động marketing thì trước hết các doanh nghiệp nên lập
kế hoạch marketing cụ thể, tiến hành theo trình tự đã đặt ra như thế doanh nghiệp sẽ
không gặp khó khăn trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra,
còn giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí, có cái nhìn chung về doanh nghiệp mình
trong quá trình hoạch định, đồng thời nhận định ra các yếu tố sau:
- Sự am hiểu và đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng và phương tiện phân phối sản phẩm.
- Sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm.
- Thị phần mong đợi.
- Ngân sách và thời gian thực hiện.
- Lợi nhuận mong đợi.
2.1.2. Các bước xây dựng kế hoạch marketing
Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch marketing được mô tả trên hình dưới đây:
2.1.2.1. Phân tích thị trường và chiến lược marketing hiện tại
Mục đích của phân tích này là:
• Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng
biến động, tác động của môi trường marketing đến nhu cầu mua sắm của khách
hàng. Việc phân tích này được tiến hành đối với mỗi một sản phẩm.
• Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và
chiến lược của họ.
• Phân tích chiến lược marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới các
chiến lược Marketing mixes có còn phù hợp nữa không?
4
Hình 1.1: Sơ đồ phân tích chiến lược marketing
2.1.2.2. Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và mối đe doạ (do môi trường mang lại),
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ
xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi
công ty nhận thức được về các cơ hội và mối đe doạ, họ sẽ chủ động xây dựng kế
hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ. Tuy
nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy,
cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:
• Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty
5
• Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty
• Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty
2.1.2.3. Xác định các mục tiêu Marketing
Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
• Mục tiêu marketing phải chịu sự chi phối của các mục tiêu của kế hoạch
chiến lược của công ty (phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược).
• Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.
• Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ: Hoà vốn sau 2 năm hoạt
động). • Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan
trọng
Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần
chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.
2.1.2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối
với các sản phẩm mới của công ty (xem chuơng IV).
Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh
thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các
sản phẩm cạnh tranh đó.
2.1.2.5. Xây dựng các chiến lược Marketing hỗn hợp
Marketing hỗn hợp là tập hợp các biến số - các chiến lược Marketing bộ phận
mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm
thực hiện các mục tiêu Marketing.
a) Chiến lược sản phẩm
Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi,
nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng.
b) Chiến lược giá cả
Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp
định giá, xác định chiến lược giá.
c) Chiến lược phân phối
Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong
kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển...
6
d) Chiến lược xúc tiến (hay truyền thông Marketing)
Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện
truyền thông.
Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.2.6. Xây dựng chương trình hành động và dự báo ngân sách
Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công
ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược
Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời
các câu hỏi sau:
• Cái gì sẽ được thực hiện?
• Khi nào thực hiện?
• Ai chịu trách nhiệm thực hiện gì?
• Tổng kinh phí thực hiện?
Để thực hiện các chiến lược Marketing cần phải có ngân sách. Dự đoán ngân
sách - kết quả tài chính dự kiến của kế hoạch Marketing được thực hiện dựa trên số
lượng bán dự kiến:
Doanh số dự kiến = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến
Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến - Tổng chi phí dự kiến
2.1.3. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
Môi trường marketing là một tập hợp những lực lượng “không khống chế
được” mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing - mix
của mình. Môi trường marketing được hiểu như sau: Môi trường marketing của
công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài
công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy
trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu.
Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường
marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong
môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây
ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế công ty cần phải chú ý
theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích này
7
việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường
ngày bên ngoài công ty hiện có.
Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi
trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những
khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người
môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh
hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật,
chính trị và văn hóa.
2.1.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường
2.1.4.1. Phân đoạn thị trường
- Định vị thị trường theo độ tuổi khách hàng: từ 18 tuổi trở lên
- Định vị thị trường theo giới tính: cả hai giới tính.
- Định vị thị trường theo lý do sử dụng sản phẩm: Nhu cầu thực phẩm tăng
nhanh, cần chất lượng sản phẩm sạch, chất lượng.
Đây là phân khúc thị trường chưa được đáp ứng tại đầy đủ ở địa phương,đủ
lớn để sinh lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.4.2. Xác định thị trường mục tiêu
 Sau khi phân khúc thị trường, doanh nghiệp phải đánh giá các khúc thị
trường và nhằm vào những khúc thị trường tốt nhất. Trước tiên là đánh giá
tiềm năng sinh lời của từng khúc thị trường. Tiềm năng sinh lời của từng
khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thi
trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường, những mục tiêu và
nguồn tài nguyên của công ty.
 Khi đó doanh nghiệp sẽ quyết định xem sẽ phục vụ bao nhiêu khúc thị
trường, tức là lựa chọn thi trường mục tiêu theo năm cách: tập trung vào một
khúc thị trường, chuyên môn hóa chọn lọc, chuyên môn hóa sản phẩm,
chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thi trường. Công ty phải xem
các phân khúc nào phù hợp với thị trường, khả năng của mình nhất để có thể
khai thác thành công các phân khúc thị trường đó. Đây chính là các khúc thị
trường mục tiêu mà công ty nhắm đến. Bên cạnh đó, cần xem xét các mối
8
quan hệ qua lai giữa các khúc thị trường và kế hoạch xâm chiếm những khúc
thị trường tiềm ẩn.
2.1.4.3. Định vị thị trường
Khách hàng bị chìm ngập trong quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ. Họ
chẳng thể đánh giá lại các sản phẩm mỗi lần quyết định đi mua hàng. Vì thế, để đơn
giản hóa việc chọn mua, họ đã xếp loại các sản phẩm, họ đã “Định vị trí các loại sản
phẩm, dịch vụ, các công ty trong tâm trí của họ”. Vị trí của một sản phẩm là tập hợp
những ấn tượng, khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với các
sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Do đó, khi một doanh nghiệp tiến hành định vị tức
là doanh nghiệp đó thiết kế sản phẩm và hình ảnh của mình để thị trường mục tiêu
được hiểu và đánh giá cao những gì doanh nghiệp đại diện so với đối thủ cạnh
tranh.
Nhiệm vụ định vị gồm ba bước: Thứ nhất, công ty phải phát hiện những điều
khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo ra được phân biệt
với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, công ty phải áp dụng tiêu chuẩn để lựa chọn những
điểm khác biệt quan trọng nhất. Thứ ba, công ty phải tạo được những tín hiệu quả
để thị trường mục tiêu có thể phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược
định vị sản phẩm của công ty sẽ cho phép nó thực hiện bước tiếp theo, cụ thể là
hoạch định những chiến lược marketing cạnh tranh của mình.
2.1.5. Xác định mục tiêu marketing
 Các hoạt động marketing được đưa ra với các mục tiêu:
- Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với khách hàng. Từ đó gia
tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Nhận biết được trong tình hình nền kinh tế chung hiện nay gặp khó khăn
khủng hoảng, với doanh nghiệp mới ra đời, chiến lược marketing sẽ hướng tới mục
tiêu tiết kiệm tối đa chi phí, nhưng thu được hiệu quả cao.
- Qua các hoạt động marketing, sẽ thu hút thêm các khách hàng đến với
công ty, gia tăng thị phần kinh doanh. Bên cạnh đó là các hoạt động khuyến mãi
yểm trợ, nhằm khuyến khích các khách hàng cũ tiếp tục đến với công ty, thu hút
thêm các lượng khách mới, gia tăng lợi nhuận cho công ty.
9
- Yếu tố quan trọng khác mà chiến lược marketing muốn hướng đến là
củng cố lòng tin, uy tín của thương hiệu công ty, khẳng định chỗ đứng của công ty
trong lòng người tiêu dùng.
2.1.6. Xây dựng các chiến lược marketing
2.1.6.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với
những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.Sản
phẩm có giá trị sử dụng và giá trị. Nó có thể là hữu hình hay vô hình.
Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp gồm các giá trị làm thoả mãn khách hàng.
Khi mua hàng hoá hay dịch vụ, khách hàng mua những lợi ích và giá trị toàn bộ
những gì dịch vụ mang đến.
2.1.6.2. Chiến lược giá
Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ.
Giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Giá là một
trong các biến số quan trọng của Marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong
việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị
trí quyết định cạnh tranh trên thị trường.
2.1.6.3. Chiến lược phân phối
Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng mà công ty đang muốn hướng đến. Khi chọn kênh phân phối ta
cần cân nhắc loại nào di chuyển được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng một
cách kịp thời và phù hợp với tập quán mua bán của họ. Quá trình phân phối còn là
quá trình mà ở đó ta cũng thu thập từ việc bán sản phẩm, do vậy phân phối tốt còn
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra việc
lựa chọn một chiến lược phân phối còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược
Marketing chung: quá trình kinh doanh an toàn, giảm được cạnh tranh.
2.1.6.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
Chiêu thị bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng
để thông tin về sản phẩm, tác động khách hàng, lôi kéo khách hàng về phía mình.
Nội dung của chiến lược chiêu thị gồm bốn hoạt động chủ yếu:
 Quảng cáo
10
 Khuyến mãi
 Chào hàng hay bán hàng cá nhận
 Tuyên truyền
2.1.7. Xây dựng ngân quỹ marketing
Để đánh giá hoạt động hiệu quả của chương trình marketting thì các giám đốc
thường dựa vào phần ngân sách và kế hoạch bán hàng để cân đối kế hoạch. Ngân
sách càng nhỏ càng tốt, nhưng đôi khi phải xem xét lại mục tiêu của dự án và phải
chi. Nếu mục tiêu ban đầu sếp muốn quá lớn mà không nói rõ ngân sách thì bạn có
thể từ chối ngay từ đầu.
Ngân sách marketing bao gồm các phần riêng
Nghiên cứu thị trường hay còn gọi là chi phí chìm
Ngân sách làm online marketing
Ngân sách bán hàng – sales, chiết khấu, khuyến mãi
Ngân sách làm quảng cáo, sự kiện, pr…cho từng thời điểm
Ngân sách nhân sự
2.2. Nội dung kế hoạch Marketing
2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing
Kế hoạch marketing cho Công ty TNHH Phú Lê Huy bao gồm các nội dung:
phân tích, xác định mục tiêu, định vị, chiến lược và giải pháp giá trị, kế hoạch triển
khai thực hiện và kế hoạch tài chính.
A. TỔNG QUAN.
Bối cảnh thị trường. Giới thiệu bối cảnh ra đời của bản kế hoạch marketing.
Đánh giá tình hình kinh doanh các năm trước, xác định mục tiêu marketing.
B. PHÂN TÍCH.
Phân tích vĩ mô và vi mô, tập trung nhấn mạnh các xu hướng, diễn biến bất
thường về nhu cầu, đối thủ, nhận diện các thách thức có thể có tác động đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
C. PHÂN KHÚC VÀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.
Phân khúc thị trường và xác định các phân khúc mục tiêu theo thứ tự ưu tiên,
xác định các phân khúc không cạnh tranh.
D. ĐỊNH VỊ.
11
Định vị nhãn hàng/sản phẩm/dịch vụ trong từng phân khúc tương ứng với phân
tích định vị các đối thủ.
E. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ.
Xác định các định hướng chiến lược then chốt, xây dựng đề xuất giá trị (CVP)
cho từng phân khúc, và cụ thể hóa vào marketing mix (4Ps) của từng phân khúc.
F. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
Cụ thể hóa các nội dung của marketing mix thành hành động cụ thể có thể thực
thi được, gắn liền với việc phân bổ nguồn lực (nhân lực, thời gian, và ngân sách
thực hiện).
G. DỰ BÁO TÀI CHÍNH.
Các chỉ tiêu tài chính và kế hoạch vốn gắn liền với kế hoạch marketing.
2.2.2. Phân tích môi trường
2.2.2.1. Phân tích thị trường
a.Các yếu tố môi trường bên ngoài
 Các yếu tố môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi gà nói riêng
hoạt động. Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động của
doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
xu hướng GNP, GDP, các vấn đề liên quan đến lãi suất ngân hàng, chính sách tài
chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp, xu hướng
tăng giảm thu nhập, lạm phát, thuế…
Yếu tố chính trị - pháp luật
Bao gồm các yếu tố như các hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của
Đảng, hệ thống luật pháp hiện hành, chính sách đối ngoại của Chính phủ và xu
hướng chính trị, diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế
giới…
Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo cơ
hội và rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố
12
này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với
quyền và nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã
hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng
lớn và phức tạp. Các yếu tố văn hoá – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt
động kinh doanh như những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, những
phong tục tập tại nông thôn Việt Nam, truyền thống; trình độ nhận thức, học vấn
chung của xã hội, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân cư …
Các chiến lược bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa, vì nó chi phối
hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Do
đó, việc nghiên cứu phân tích yếu tố văn hóa – xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp
xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội và có phương
thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng có phong cách sống và quan điểm tiêu
dùng khác nhau.
Yếu tố môi trường tự nhiên
Bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, các nguồn tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng hình thành nên lợi thế cạnh tranh của
sản phẩm và dịch vụ. Chính sự hạn chế của các yếu tố tự nhiên buộc con người phải
tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên, đồng thời nghiên cứu và
phát triển công nghệ nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động gây
ô nhiễm môi trường.
Yếu tố công nghệ
Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc
môi trường kinh doanh. Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo ra
sản phẩm chất lượng với giá thành thấp. Nhưng sự thay đổi của công nghệ sẽ đem
lại những thách thức và nguy cơ đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp chăn
nuôi. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm
thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Nhu cầu đổi mới
sản phẩm tăng làm cho chu kỳ sản phẩm ngắn lại. Do đó, nếu doanh nghiệp không
13
có chiến lược sản phẩm thích hợp chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật
khỏi thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
 Các yếu tố môi trường vi mô
Đây là môi trường ảnh hưởng đến việc hình thành từng ngành hoặc từng loại
doanh nghiệp nhất định. Phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác
động trực tiếp của loại môi trường này. Mục đích của việc phân tích môi trường này
là giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình cạnh tranh trên thị trường, tìm ra lợi
thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, tìm ra các cơ hội và lường trước các thách
thức để có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả...
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới
hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa
các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động
của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội
hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình “Năm lực lượng của Porter” này nhằm hiểu
rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động.
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành
sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:
 Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nội bộ ngành
 Đối thủ tiềm ẩn
 Khách hàng
 Nhà cung ứng
 Sản phẩm thay thế
Tất cả năm yếu tố cạnh tranh trên cùng nhau quyết định mức độ căng thẳng
của cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngành nghề, và yếu tố nào có
sức tác động mạnh nhất sẽ nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt từ quan
điểm của việc xây dựng, hình thành chiến lược.
b. Các yếu tố môi trường bên trong
Nguồn tài chính
Xem xét điều kiện tài chính được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh
tranh tốt nhất của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm nhiều nhất đối với các nhà đầu
tư cũng như bản thân doanh nghiệp.
14
Bộ phận tài chính trong doanh nghiệp thực hiện các chức năng phân tích, lập
kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm liên quan đến các nguồn
lực tìm kiếm nguồn tiền và việc kiểm soát tình hình tài chính, chế độ chi tiêu tài
chính của doanh nghiệp. Để hình thành hiệu quả các chiến lược cần phân tích những
điểm mạnh điểm yếu về tài chính của tổ chức.
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau
đây:
 Khả năng thanh toán.
 Đòn cân nợ.
 Mức doanh lợi.
 Các chỉ số về mức tăng trưởng.
 Vốn luân chuyển.
 Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn.
 Các nguồn tài trợ.
 Vấn đề tiền mặt.
Nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn tài nguyên lớn và quí hiếm, là cơ sở quan trọng của lợi thế
cạnh tranh. Việc quản trị nguồn nhân lực hiện hữu ngày càng được quan tâm nghiên
cứu và phân tích cặn kẽ. Nhiều doanh nghiệp coi đây là một chức năng quản trị cốt
lõi giữ vai trò quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược.
Vấn đề quản lý nhân sự của một doanh nghiệp liên quan đến bộ máy lãnh đạo,
các chính sách cán bộ, vấn đề tiền lương, mức độ thuyên chuyển cán bộ, cách thức
tuyển dụng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Marketing
Việc phân tích Marketing trong doanh nghiệp thường tập trung vào một số
vấn đề như các chính sách về marketing và đội ngũ marketing, sản phẩm/dịch vụ,
giá cả; các hoạt động chiêu thị; hệ thống kênh phân phối…
Các chiến lược marketing được hoạch định với sự tham gia nhiều bộ phận
công ty. Các quyết định marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ
thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo vạch ra.
Yếu tố công nghệ
15
Như đã phân tích ở trên, công nghệ là yếu tố có sự thay đổi nhanh chóng.
Đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực đổi mới, ứng phó nhanh đối với đe dọa của
công nghệ, có khả năng ứng dụng kịp thời công nghệ mới; đội ngũ nhân viên phải
thích nghi nhanh…
2.2.2.2. Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) : Nguồn nhân lực:
- Là sinh viên năng động, nhanh bén, nhiệt tình, sáng tạo, giàu ý tưởng, ham
học hỏi, chịu khó quan sát, tìm hiểu và có hiểu biết trong lĩnh vực dịch vụ này.
- Có kiến thức về kinh tế, xã hội và có khả năng trong quản lý, marketing.
Mặc dù có lẽ đây là điểm mạnh duy nhất trong thời điểm này, nhưng: Con
người làm nên tất cả. Tôi tin tưởng từ điểm mạnh về yếu tố con người, chỉ sau một
thời gian sẽ khai thác, tạo nên nhiều điểm mạnh khác.
Điểm yếu (T):
- Nhân lực (người quản lý): mới khởi nghiệp nên còn ít kinh nghiệm:
 Giải pháp: thời gian cùng những va vấp thực tế sẽ giúp tích lũy kinh nghiệm
và trưởng thành
- Vốn: ít, cần nguồn tài trợ
 Giải pháp: Kêu gọi tài trợ, vay vốn khởi nghiệp
Cơ hội (O):
- Chính trị, xã hội ổn định, tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn
- Hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở văn phòng tại
Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng  số lượng dân cư ngày càng
tăng.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
nhất là những doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích xã hội (sức khỏe cộng
đồng)
- Xã hội đang bức xúc về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Những doanh nghiệp biết
đặt an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như vấn đề sức khỏe cộng đồng lên hàng
đầu sẽ được chú ý và ủng hộ.
Thách thức (T):
16
- Doanh nghiệp thời gian đầu quy mô nhỏ, trong khi cần tìm những nhà cung
cấp thực phẩm sạch có uy tín  sức ép của nhà cung cấp lớn gây nhiều khó
khăn
- Kinh doanh chăn nuôi gà đang là một xu hướng  nhiều đồi thủ tiềm ẩn
- Sức ép cạnh tranh trong ngành lớn, hiện đã có rất nhiều cơ sở cung cấp sản
phẩm
- Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều quyền lựa chọn  sức ép lớn từ
khách hàng là một thách thức đối với doanh nghiệp, nhất là một doanh
nghiệp non trẻ
2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn, luôn luôn có những rủi
ro rình rập, cho nên lường trước được những rủi ro trong tương lai để biết được có
loại rủi ro phải chấp nhận, có loại rủi ro cần phòng tránh, khắc phục…
- Rủi ro chi phí tốn kém : nhất là những chi phí phát sinh nhỏ, khó kiểm soát
được trong quá trình chuẩn bị cho công ty cũng như sau khi công ty đi vào hoạt
động kinh doanh như: chi phí cá nhân, chi phí đi lại, chi phí điện, điện thoại cố
định...
- Rủi ro trong các vấn đề về tiếp thị như không thu hút đủ lượng khách hàng
cần thiết, tinh thần phục vụ của nhân viên bán hàng chưa tốt…
- Không kịp thời giải quyết vấn đề vốn, để vốn đọng dưới dạng tài sản như:
quá nhiều sản phẩm lưu kho, mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt
động hàng ngày…
- Tai họa đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan như hoả
hoạn, bão lụt…
2.2.3. Chiến lược Marketing
2.2.3.1. Thị trường mục tiêu
Qua nghiên cứu nhu cầu khách hàng sử dụng năm 2017, Công ty TNHH Phú
Lê Huy trên cơ sở những lợi ích mong đợi, thị trường Bình Dương được phân khúc
theo các tiêu thức về đặc điểm nhân khẩu và hành vi như sau:
17
Bảng 2.1: Phân khúc thị trường trên cơ sở lợi ích mong đợi
Đặc điểm
Dạng lợi ích mong đợi
Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi tác,
mức thu nhập, nghề nghiệp…
Tính kinh tế (phí, cước thấp) Hộ gia đình, người có thu nhập thấp
Chất lượng, nhanh chóng, tiện
lợi
Người dân tại Bình Dương
Dịch vụ đa dạng, chế độ chăm
sóc tốt
Công ty, trường học, quán ăn....
2.2.3.2. Định vị thị trường
Ngành kinh doanh chăn nuôi gà trong những năm vừa qua là một trong
những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định. Kinh tế ngày càng phát triển, cộng với
mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao (đặc biệt là tại tỉnh
Bình Dương) khiến nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm thịt gà tăng cao. Hiện
nay có thể nhận định, thị trường kinh doanh chăn nuôi gà ở tỉnh Bình Dương nhiều
tiềm năng phát triển. Kinh tế phát triển nhiều công ty mọc lên, lại thêm dân số ngày
càng đông và nhu cầu về sản phẩm thịt gà cũng tăng theo.Thông qua việc phân khúc
thị trường tỉnh Bình Dương kết hợp với tình hình kinh doanh hiện nay và căn cứ vào
điểm mạnh- điểm yếu cũng như cơ hội – thách thức của công ty, ta sắp xếp các khúc
thị trường theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các chợ nhỏ, siêu thị
- Cá nhân, Hộ gia đình
- Trường học, quán ăn, công ty...
Việc lựa chọn này nhằm mục tiêu phát triển của công ty. Tuy nhiên với mỗi khúc
thị trường công ty đều thực hiện tốt, đồng bộ các công tác như bán hàng, chăm sóc
khách hàng….
 Định vị sản phẩm cho khách hàng có thu nhập trung bình, khách hàng chủ
yếu quan tâm nhiều đến cả về giá cả, chất lượng. Các biện pháp cho cách
định vị này:
Xây dựng kênh phân phối.
Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm
18
 Định “Giá cao chất lượng cao” cho khách hàng truyền thống, khách hàng chủ
yếu quan tâm nhiều đến chất lượng. Các biện pháp cho cách định vị này:
Xây dựng kênh phân phối dày đặc hơn.
Chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt.
Có nhiều dịch vụ gia tăng miễn phí ưu tiên cho khách hàng.
Tổ chức hội nghị khách hàng.
2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
Chu kì sống của sản phảm gồm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu
- Giai đoạn tăng trưởng
- Giai đoạn trưởng thành
- Giai đoạn suy thoái
Hiện nay các sản phẩm chính của Công ty TNHH Phú Lê Huy đang trong
giai đoạn giới thiệu. Những đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập vào thị trường
để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao. Họ sẽ giới thiệu những sản
phẩm có bổ sung thêm những đặc tính mới, xây dựng thêm nhiều điểm bán
hàng, và điều này sẽ làm cho thị trường được mở rộng. Số người cạnh tranh
tăng cũng làm tăng số đầu mối bán lẻ và sản lượng của doanh nghiệp cũng phải
tăng vọt theo để mong cung cấp đủ hàng.
Trong giai đoạn này, Công ty có thể triển khai một số chiến lược
marketing để kéo dài thêm mức độ phát triển nhanh chóng của thị trường.
 Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc
tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm: Việc thường xuyên cập nhật, đa
dạng hóa được sản phẩm chăn nuôi gà, chính là một trong những nhân
tố thu hút khách hàng thường xuyên ghé mua gà tại công ty.
Quá trình tạo ra sản phẩm mới.
Có hai quan niệm về tạo ra sản phẩm mới. Đó là quan niệm đổi mới và cải
tiến.
Đổi mới được coi như là sự thay đổi quan trọng tiếp theo những bước phát
triển mạnh mẽ về kỹ thuật hay sự áp dụng những khái niệm mới về quản lý hay kỹ
19
thuật sản xuất. Đổ mới thường xảy ra đột ngột, thường phải đầu tư nhiều vào việc
nghiên cứu đổi mới và chỉ dành riêng cho các chuyên gia chuyên biệt.
Trái lại, cải tiến thường diễn ra nhẹ nhành, từ từ hơn và là một quá trình liên
tục. Cải tiến không đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ tinh sảo. Cải tiến phải cần có
một sự gắn bó trong tập thể. Trong một hệ thống quản lý trên tinh thần nhân văn
cho phép tất cả các thành viên đều có thể phát huy năng lực của mình để sáng tạo.
Đối với sản phẩm của công ty không phải bao giờ cũng là vĩnh cửu. khách
hàng không muốn lặp lại những sản phẩm đơn điệu mà họ luôn muốn tìm tòi khao
khát những sản phẩm mới, ý tưởng mới để thoã mãn tính hiếu kỳ của mình, do vậy
phát triển sản phẩm mới là vấn đề sống còn của tất cả các công ty , nó không chỉ
cho công ty đạt mục tiêu về lợi nhuận, thị phần mà còn đảm bảo được uy tín và
đẳng cấp của công ty. Các chương trình khuyến mãi mới là các phương hướng chủ
yếu để tăng cường khả năng tiêu thụ trên một khách hàng và thu hút khách hàng
quay trở lại với công ty. Nói chung, quá trình tạo ra một sản phẩm mới bao gồm
những khâu sau đây:
- Khởi động ý tưởng: ý tưởng về một sản phẩm mới bắt đầu từ việc nghiên
cứu thị trường, xem xu hướng tiêu dùng của khách hàng là gì, từ đó tiến hành công
việc thị sát về điểm trưng bày sản phẩm, khách hàng mục tiêu, giá cả mục tiêu
- Kế hoạch hóa thành đơn vị thời gian, trong khâu này phải tính toán sao cho
hợp lý nhất, tối ưu nhất, phải trả lời được các câu hỏi: trưng bày ở dâu, thời gian
bao lâu,giá cả ra sao.Nói chung trong khâu này mọi dịch vụ phải hòan chỉnh, tạo
nên một chương trình sẵn sàng đi vào hoạt động.
- Thử nghiệm: Trong khâu này, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động thử
nghiệm, bao gồm các chuyên gia, ban lãnh đạo, đối tác.Từ đó rút ra những mặt
được,chưa được của chương trình. Chương trình có thực sự được thị trường chấp
nhận hay không là phụ thuộc vào khâu này.
- Tiến hành quảng bá, tuyền truyền sản phẩm: Đây là khâu đưa chương trình
của doanh nghiệp đến với khách hàng. Trong giai đoạn đầu khai thác sản phẩm mới
doanh nghiệp nên có những chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút sức mua của khách
hàng
20
2.2.3.4. Chiến lược giá
Giá là một yếu tố quan trọng của marketing – mix và duy nhất đem lại lợi
nhuận. Nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và sự sống còn của doanh nghiệp. Vì
vậy, việc xác lập chiến lược giá đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp có lời và chiếm
được thị trường và sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới. Và thực hiện việc định
giá là một nghệ thuật nó đòi hỏi phải có sự khéo léo nhạy bén của người ra quyết
định. Cho nên công ty ngoài việc thu hút khách bằng cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng phục vụ bán hàng và hậu mãi, tăng cường hoạt động quảng cáo thì
công ty còn sử dụng chiến lược giá như một công cụ đắc lực để cạnh tranh và tăng
cường thu hút khách.
Sắp tới, công ty sẽ sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng thị trường
mục tiêu, từng giai đoạn, từng chương trình khuyến mãi nhằm tối đa hóa doanh
thu, đạt được các mục tiêu tối đa hóa thị phần, duy trì và tăng cường khả năng cạnh
tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Công ty có nhiều mức giá khác nhau cho các
sản phẩm dịch vụ của mình. Nhìn chung chiến lược giá của công ty phù hợp với nhu
cầu cũng như khả năng của từng khách hàng. Công ty sử dụng chính sách giá linh
hoạt tùy từng loại thị trường mà đưa ra mức giá khác nhau.
Chính sách giá cả cụ thể của công ty luôn gắn với thực trạng và dự báo về
cung - cầu thị trường, cạnh tranh trên cơ sở đánh giá tổng hợp toàn bộ thị trường và
thị trường bộ phận, thị trường mục tiêu.
Giảm giá do số lượng mua nhiều
Giảm giá này dành cho những khách hàng mua một số lượng hàng hóa nhất
định nhằm khuyến khích các khách hàng của Công ty mua với số lượng lớn. Khách
hàng mua với số lượng tăng sẽ được giảm giá nhiều.
Nếu khách hàng mua dưới 10 con sẽ không được giảm giá, từ 10 cái đến 30
con sẽ được giảm 1%, trên 30 con sẽ được giảm 1,5 đến 2% giá trị mua hàng.
Chính sách giá của công ty có thể khẳng định là khá linh hoạt, phù hợp
với thị trường.
Chiến lược giá mà công ty đưa ra là nhắm tới mục tiêu thâm nhập thị trường
tỉnh và cạnh tranh với đối thủ tại tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận. Thực chất để
21
định giá, công ty nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh để tham khảo và căn cứ vào
giá sản phẩm đầu vào. Từ đó đưa ra chiến lược giá sao cho hiệu quả nhất.
2.2.3.5. Chiến lược phân phối
Trong hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện chiến lược phân phối là hoạt
động chính mang lại nguồn thu. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống phân phối
trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nên công ty thường xuyên liên tục
mở rộng hệ thống phân phối của mình.
Công ty sẽ có 2 kênh phân phối chủ yếu:
- Kênh phân phối trực tiếp: Thông qua lực lượng bán hàng, nhân viên kinh
doanh tại công ty. Đây là kênh phân phối được công ty sử dụng khá hiệu quả (90%).
Các nhân viên kinh doanh của công ty trực tiếp liên hệ với các khách hàng. Với
kênh này, khách hàng trực tiếp đến xem sản phẩm hoặc có thể gián tiếp gọi điện,
gửi email đặt hàng, sản phẩm sẽ được giao tới tay khách hàng theo đúng yêu cầu.
Việc sử dụng kênh trực tiếp ở Công ty TNHH Phú Lê Huy có rất nhiều ưu điểm,
việc kiểm soát kênh là dễ dàng và các thành viên của kênh, các chi nhánh đều là
thành viên thuộc công ty do đó tất cả đều chung một mục tiêu phấn đấu cho sự phát
triển chung của toàn công ty. Điều này là một lợi thế rất lớn cho công ty mà nếu sử
dụng các kênh khác khó có thể đạt được. Việc mâu thuẫn giữa các thành viên kênh
được giảm đến mức tối thiểu.
- Kênh phân phối gián tiếp thông qua người môi giới trung gian, khách hàng
tự giới thiệu nhau sau khi họ sử dụng... Những nhân tố trung gian này thường giới
thiệu và cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá cả, kích thước, trọng
lượng … Sau đó, họ được công ty trích một lượng phần trăm hoa hồng trên giá
thành sản phẩm.
Công ty sử dụng kênh phân phối này giúp công ty đẩy nhanh tốc độ lưu
thông hàng hóa, bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của công ty trong kênh phân phối.
Công ty thu được lợi nhuận cao do chênh lệch giữa giá bán ra với chi phí sản xuất
cao vì giảm bớt chi phí trung gian.
Ngoài ra, Công ty TNHH Phú Lê Huy sẽ luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn
cho các khách hàng, công ty luôn cố gắng giảm thời hạn vòng quay đặt hàng xuống
22
mức tối thiểu có thể. Giao hàng tin cậy, an toàn, tiện lợi sẽ là một yếu tố quyết định
trong thành công với Công ty TNHH Phú Lê Huy.
2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
- Chương trình quảng cáo
Bao gồm quảng cáo bên trong và bên ngoài công ty. Công ty luôn cố gắng
tạo hình ảnh trong tâm trí khách hàng như: đồng phục của nhân viên, tất cả các loại
giấy tờ giao dịch trong công ty đều có logo, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email và
website của công ty rất thuận tiện cho việc liên hệ với công ty khi khách hàng có
nhu cầu.
- Phát tờ rơi quảng cáo tại trường đại học, các công ty, và các hộ chung cư
xung quanh đó. (500 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó có thể cân nhắc phát thêm
hay không)
- Treo băng rôn quảng cáo trên những tuyến đường chính.
- Marketing online thông qua các trang web cộng đồng như facebook, forum...
Theo xu hướng hiện nay, khi muốn tìm hiểu về một loại sản phẩm khách hàng
thường truy cập internet để biết thêm về các sản phẩm, công ty cung cấp họ sắp sử
dụng.Nhờ những website mà công ty có thể cung cấp cho khách hàng chính xác
nhất về giá, cũng như hình ảnh, thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng chỉ cần
click chuột.
Công ty TNHH Phú Lê Huy lập website riêng của mình để giới thiệu về công
ty và các sản phẩm. Tại website này khách hàng sẽ dễ dàng tìm hiểu các thông tin
cần thiết từ các thông tin sản phẩm tới giá thành…. Đồng thời, công ty còn có nhân
viên hỗ trợ trực tiếp qua email của công ty.
- Chương trình khuyến mãi
Để kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, công ty sẽ có các chính sách
khuyến mãi rất ưu đãi cho khách hàng:
- Chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ 30/4 và 1/5.
- Chương trình mừng năm mới xuân năm 2017.
- Quan hệ công chúng
23
- Công ty sẽ thành lập đội ngũ cộng tác viên tiếp cận với hội chợ và triển lãm
chuyên ngành diễn ra thường xuyên tại khu vực tỉnh Bình Dương và một số khu vực
lân cận.
Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dự báo tiếp cận được
STT Hội chợ Số lượng khách hàng dự
báo tiếp cận được
1 Hàng tiêu dùng tết 2018 10.050 người
2 Vifa 2018 5000 người
Thông qua việc tham gia vào các hội chợ, triển lãm công ty nâng cao được
nhân diện thương hiệu đối với khách hàng đồng thời tìm kiếm thêm được nhiều
nguồn khách hàng mới, đối tác mới cho công ty
24
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
3.1.1. Doanh thu, chi phi, giá thành,lợi nhuận
3.1.1.1. Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân
với sản lượng.
Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi
là doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu
với mức thay đổi trong sản lượng. Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết
như sau:
(1)
trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng. Do
(2)
trong đó P là giá bán sản phẩm. Từ (1) và (2) ta có:
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường
quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế,
dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Mình lấy ví dụ
trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường qui định, khi người nông
dân bán thêm 01 đơn vị (01kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên
đúng bằng với giá của 01kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm.
Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trại 50.000 con và
doanh thu từ tận thu sản phẩm.
a) Doanh thu từ gia công
Công ty nhận nuôi gia công gà con giống từ công ty Austfeed có trọng lượng
trung bình 1kg/20 con để sản xuất thành gà giống dự bị có trọng lượng trung bình
2kg/con. Thời gian nuôi một lứa là 3 tháng. Khi kết thúc đợt nuôi cần phải để trống
25
chuồng 21 ngày. Như vậy với 1 năm trang trại có thể nuôi 3 lứa, mỗi lứa là 50.000
con.
Công ty được hưởng doanh thu dựa trên sự chênh lệch cân nặng đầu ra và
đầu vào của sản phẩm. Với mỗi kg chênh lệch được định giá là 3.750 đồng.
Khối lượng
Đầu vào (kg) 20
Đầu ra (kg) 120
CL đầu ra - đầu vào 100
Định giá/kg CL 3.75
Doanh thu 1 con gà xuất chuồng 375
Doanh thu 1 lứa gà (ngàn đồng) 1,875,000
b) Doanh thu từ gia công
Thu từ phân gà thải ra
Hàng ngày từ 50.000 con gà x ăn 12kg cám thực phẩm và uống 3l nước
tương đương 3kg, phân thải ra bình quân 35% khối lượng cám ăn và nước
uống, từ đó số lượng phân thải thu được
 Trong 1 ngày = 50000 con x (12 + 3) x 35% = 262.500 kg
 Trong 1 năm = 262.500 x 30 x 9 = 7.087.500 kg.
 Sử dụng ½ khối lượng phân thải ra hàng năm trên đưa vào hầm chứa tích và
phân huỷ tạo ra khí Biogas lấy được 500m³/ngày sử dụng cho chất đốt trong nhà
bếp công nhân và nhiên liệu vận hành máy phát điện sử dụng sinh hoạt thắp sáng
bảo vệ. Với khối lượng 500 m³ Biogas/ngày thu được từ hầm chứa để tạo khí
Biogas (từ 35% số lượng phân, nước thải thu lại hàng ngày) sử dụng 1/3 khối lượng
cho chất đốt trong sinh hoạt bếp ăn cho công nhân, để thu lại chi phí cho chất đốt
phải mua từ chi phí dự trù cho bữa ăn của CN; 2/3 khối lượng còn lại sử dụng làm
nhiên liệu cho máy phát điện lấy điện năng thắp sáng cho sử dụng sinh hoạt, bảo vệ.
Các phần thu được gồm:
 Phần sử dụng cho chất đốt thu lại được
1 CN ăn 1 ngày cần 1.000 đ chất đốt. Trang trại sử dụng 8 nhân viên cố định
làm việc 12 tháng và 5 nhân viên thời vụ làm việc 9 tháng.
Vậy 1 năm chi phí chất đốt= 1x 30 x (8 x 12+ 5 x 9)= 4.230 ngàn đồng.
26
 Phần sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện 150 KVA:
= 500 m³ x 2/3 x (1.000 l/1m³) x (10.000 l/giờ) = 33 giờ phát điện/ngày
= 33 giờ/ngày x 50Kw điện/giờ = 1.650 Kw điện/ngày
= 1.650 Kw điện/ngày x 30 ngày x 9 tháng x 1.500 đ/Kw = 668.250 ngàn
đồng.
 Phần còn lại: 7.087.500 x 1/2 = 3.543.750 kg phơi khô để bón cây trồng rau
sạch và nuôi cá phụ trợ phục vụ ăn ca cho nhân viên. Với mỗi 35kg được định giá
khoảng 6.000 đ.
Doanh thu có thể thu được từ phân khô = 607.500 ngàn đồng/năm.
Tổng giá trị thu được từ phân gà trong 1 năm = 4.230 + 668.250 + 607.500
= 1.279.980 ngàn đồng .
Thu từ cám thực phẩm thừa
Tỷ lệ cám thực phầm thừa là 0,1%/ tổng khối lượng thức ăn. Khối lượng cám
thừa trong 1 năm = 5000 x 12 x 0.1% x 30 x 9 = 16.200 kg.
Số lượng cám này được định giá 650 đ/kg và được sử dụng toàn bộ để nuôi gà, cá
phục vụ ăn ca của nhân viên (Số lượng gà, cá này chỉ phục vụ cho nhân viên không
sản xuất kinh doanh và được nuôi tại khu tách biệt với trại gà).
Gía trị thu được từ cám thừa trong 1 năm = 16.200 x 0.65 = 10.530 ngàn đồng.
Tổng giá trị tận thu = 1.279.980 + 10.530 = 1.290.510 ngàn đồng
Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu
Tỷ lệ tăng doanh thu ước tính 3.5%/năm
ĐVT: 1000.đ
2018 2019 …. 2039 2040
0 1 …. 24 25
Tỷ lệ tăng giá 1.035 2.28 2.36
Doanh thu từ gia công 1,875,000 5,821,875 12,843,723 13,293,253
Doanh thu tận thu 430,170 1,335,678 2,946,658 3,049,791
Tổng doanh thu 2,305,170 7,157,553 ….. 15,790,381 16,343,044
27
3.1.1.2. Chiphí
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh
doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được
một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán
tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản
xuất, giao dịch, v.v...nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá
trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau.
Chi phí sản xuất là số tiền mà hãng phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết
cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chí phí sản xuất lại gồm các
loại chi phí sau: tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên, chi phí cố định (định
phí), chi phí khả biến (biến phí), chi phí dài hạn, chi phí ngắn hạn, chi phí chìm, v.v.
Chi phí tiêu dùng: Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một
hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích
do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và
thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một
sản phẩm.
Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch
kinh tế. Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí
thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và các chi phí khác.
Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận mất đi khi chọn phương án này mà không chọn
phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn
phương án sản xuất ( hay tiêu dùng ) này mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu
dùng) khác.
3.1.1.3. Giá thành
Khái niệm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động
sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ
hoàn thành.
Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và
kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước
chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao
28
vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách
khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn
thành trong kỳ.
Phân loại.
Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành.
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại:
* Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến
hành trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế
hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, đồng
thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
* Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định
mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên
cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm.
* Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản
phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và
dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm tập hợp được trong kỳ.
3.1.1.4. Lợi nhuận
Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm
nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí
cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế
toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định
nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm
đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong
kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác
nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên,
cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân
bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
29
(xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán
có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.
Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản
lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán
thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản
phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá
thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng
chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các
chi phí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Điều này
có nghĩa là tại điểm hòa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không
bị lỗ
Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị.
Doanh số hòa vốn phản ánh doanh thu tối thiểu trước khi bị lỗ.
Phương pháp đẳng thức
Dựa vào khái niệm về điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí,
ta có:
P.Y = FC + VC
Trong đó P là giá bán, Y là số lượng sản phẩm, FC là chi phí cố định và VC là
chi phí khả biến. Vì chi phí khả biến là chi phí thay đổi theo sản lượng, tức là VC =
V.Y trong đó V là chi phí khả biến trên một đơn vị sản phẩm, nên đẳng thức trên có
tương đương với đẳng thức sau:
P.Y = FC + V.Y
Từ đây suy ra:
Y = FC/(P-V)
Điểm hòa vốn về sản lượng bằng tỷ số giữa chi phí cố định với hiệu số giữa
giá bán và chi phí khả biến trên một đơn vị sản phẩm.
30
3.1.3. Các báo cáo tài chính
3.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự
cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo
này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng
loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo
cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt
động thế nào trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần.
Lãi lỗ
Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính.
Bao gồm:
 Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần
 Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất
 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí
quản lý
 Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và
các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các
khoản chi phí và lệ phí,...
3.1.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo
tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng
thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).
Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của
tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:
31
Dòng tiền vào:
 Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa,
dịch vụ
 Lãi tiền gửi từ ngân hàng
 Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư
 Đầu tư của cổ đông
Dòng tiền ra
 Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô ,hàng hóa để kinh doanh
hoặc các công cụ
 Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày
 Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn
phòng,…
 Chi trả lợi tức
 Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các
thuế và phí khác
3.1.3.3. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế toán
của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn
gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính
xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và
nguồn vốn. Có 2 dạng bảng cân đối kế toán: Bảng có kết cấu dọc và bảng có kết cấu
ngang. Với bảng cân đối có kết cấu dọc thì ta sẽ dễ dàng so sanh số liệu của cuối kỳ
và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc mở khoản mới. Với bảng có kết cấu
ngang ta có thể thấy được rõ mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhưng lại gặp
khó khăn trong việc so sánh sự biến động của từng tài khoản cấp 1.
3.1.4. Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư
3.1.4.1. Gía trị của chuỗi tiền tệ theo thời gian
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, vốn cũng là 1 loại hàng hóa này
chính là lãi suất.
Do tác động của lãi suất nên dẫn đến chuỗi giá trị tiền tệ có 1 đặc tính đặc biệt
đó là: tính chất tương đương với nhau của các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau
32
Có hai cách tính toán giá trị thời gian của tiền tệ.
a. Gía trị thời gian của tiền tệ theo giá hiện tại: PV (Present Value)
Đây là cách xác định giá trị thời gian của tiền tệ trên cơ sơ quy đổi tất cả các
giá trị tiền tệ trong tương lai về mặt bằng giá trị theo mốc hiện tại được chọn trước.
Để quy đổi 1 khoản tiền tệ tại thời điểm tương lai bất kỳ về giá trị hiện tại, người ta
sử dụng công thức tính sau đây:
Fn
PV = ----------
(1 + k)n
Trong đó:
Fn: là khoản tiền có vào cuối năm thứ n trong tương lai
PV: là giá trị hiện tại của khoản tiền đó
k: là lãi suất thường kỳ của khoản tiền hiện tại
Nếu giá trị tiền tệ tương lai không phải là 1 khoản độc lập mà là 1 chuỗi các giá trị
thu nhập theo các năm trong kỳ nghiên cứu thì khi có việc quy đổi chuỗi các khoản
thu nhập đó về thời điểm hiện tại được tính như sau:
n Fi
PVn = ∑ --------------
i=0 (1 + k)i
Trong đó:
Fi là khoản thu nhập tại năm i tính từ năm gốc
PVn là giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập đó
Chú ý: trong công thức tính toán trên, mọi khoản đầu tư trong năm được quy ước
như là được bỏ vốn vào thời điểm cuối năm đó.
b. Gía trị thời gian của tiền tệ theo tương lai: FV (Future Value)
Gía trị tiền tệ theo tương lai của 1 khoản thu nhập chính là khoản tiền sẽ nhận được
tại thời điểm tương lai bất kỳ của 1 khoản đầu tư ban đầu trong hiện tại với 1 lãi
suất kép cho trước.
Công thức tính:
FV = F (1+k)i
33
Trong đó:
F là khoản đầu tư ban đầu
k là lãi suất kép cho trước
FV là giá trị tương lai của khoản thu nhập F tại điểm i bất kỳ
i là số khoảng thời gian tính lãi trong khoảng thời gian từ năm hiện tại tới năm
tương lai tính toán
Trong trường hợp đầu tư là 1 chuỗi các giá trị theo thời gian, khi đó giá trị tương lai
của các khoản thu nhập với lãi suất kép cho trước được xác định như
n
PVn = ∑ Fi (1 + k)i
i=1
3.1.4.2. Gía trị hiện tại ròng của dự án: NPV
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV cho chúng ta biết quy mô của khoản thu
nhập ròng mà dự án có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu tính theo
hiện giá.
Chỉ tiêu này có thể tính như sau:
NPV = PVn – PIn
Trong đó: PV là hiện giá của các khoản thu hồi ròng mà dự án có thể mang lại
trong suốt quá trình hoạt động.
Chú ý: Năm gốc thường được họn là năm bắt đầu tiến hành bỏ vốn đầu tư và
quy ước mọi khoản đầu tư trong năm coi như bỏ vào cuối năm.
Trong quá trình đánh 1 dự án đầu tư, chỉ tiêu NPV được xem là 1 chỉ tiêu cơ
bản để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Nếu dự án đầu tư là dự án
độc lập, khi đó phương án đầu tư được lựa chõn phải có NPV > 0. Còn nếu dự án là
dự án loại bỏ nhau thì khi đó dự án được lựa chọn phải là dự án NPV có giá trị
dương lớn nhất.
3.2. Nội dung của kế hoạch tài chính
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự
án “Trang trại chăn nuôi gà Bình Dương”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn
đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
34
Tổng mức đầu tư của dự án là 14,986,002,000 ( Mười bốn tỷ, chin trăm tám
mươi sáu triệu, hai ngàn đồng chẵn )bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí
máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Dự phòng
phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng); và các khoản chi phí khác.
 Chi phí xây dựng và lắp đặt
Nhằm tạo ra sự an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống nghỉ ngơi, di chuyển
và xuất nhập, đồng thời tạo sự an toàn và thoải mái cho người chăn nuôi trong việc
quản lý và nuôi dưỡng. Trang trại chăn nuôi gà hậu bị được đầu tư xây dựng theo
tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp
các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Chi phí xây dựng bao gồm các hạng mục được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2: Chi phí xây dựng
ĐVT : 1000VNĐ
STT SL
Đơn
vị
Diện
tích
(m²)
Đơn giá
Thành
tiền trước
thuế
VAT
Thành
tiền sau
thuế
1 Khu nhà hậu bị 5 Nhà 1,600 1,350 2,160,000 216,000 2,376,000
2 Cổng tường rào 1 T.bộ 69,817 69,817 6,982 76,799
3 Nhà để xe 1 Nhà 50 1,500 75,000 7,500 82,500
4
Nhà công nhân,
kỹ thuật, nhà ăn +
bếp
1 Nhà 175 2,350 411,250 41,125 452,375
5 Nhà sát trùng xe 1 Nhà 50 2,500 125,000 12,500 137,500
6 Nhà điều hành 1 Nhà 60 3,000 180,000 18,000 198,000
7 Nhà phơi đồ 1 Nhà 30 2,000 60,000 6,000 66,000
8
Nhà đặt máy phát
điện
1 Nhà 30 2,750 82,500 8,250 90,750
9 Kho dụng cụ 1 Nhà 25 1,750 43,750 4,375 48,125
10 Kho cám 1 Nhà 70 1,500 105,000 10,500 115,500
11 Bệ xuất nhập gà 2 Bệ 160 2,250 360,000 36,000 396,000
35
12
Bể chứa nước
(m³)
1 Cái 300 950 285,000 28,500 313,500
13 Hầm biogas (m³) 1 Cái 3,000 250 750,000 75,000 825,000
14
Bể xử lý nước
thải số 3 (m³)
3 Cái 50 1,150 172,500 17,250 189,750
15 Nhà cân gà 1 Nhà 20 1,250 25,000 2,500 27,500
16 Sân phơi phân 1 Cái 200 850 170,000 17,000 187,000
17 Nhà bảo vệ 1 Nhà 18 2,500 45,000 4,500 49,500
18 Nhà để phân 1 Nhà 100 1,250 125,000 12,500 137,500
19
Đường giao thông
nội bộ
m 500 1,050 525,000 52,500 577,500
20
Đường giao thông
ngoại bộ (từ
đường nhựa vào
đến cổng chính
của trại)
m 350 1,550 542,500 54,250 596,750
21 Giếng khoan 10 cái 63,636 63,636 6,364 70,000
22
Hệ thống mương
cống, ống thoát
nước
m 50,000 50,000 5,000 55,000
23
Chi phí san lấp
mặt bằng
1,181,818 118,182 1,300,000
Tổng cộng 7,607,772 760,777 8,368,549
36
 Chi phí máy móc thiết bị
Bảng 3.3: Chi phí máy móc thiết bị
ĐVT : 1000VNĐ
HẠNG MỤC Đơn vị
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
trước
thuế
VAT
Thành
tiền sau
thuế
I
Chi phí cho thiết
bị, công cụ,
phương tiện sử
dụng, thiết bị
chuyên dùng
2,868,870 286,887 3,155,757
1
Máng ăn tự động
80kg
Cái 180 1,800 324,000 32,400 356,400
2
Quạt hút 50" + Mô
tơ quạt hút
Cái (to) 30 5,800 174,000 17,400 191,400
Cái (nhỏ) 20 5,200 104,000 10,400 114,400
3
Tấm làm mát
COOLPAD 0.15m
x 0.6m x 1.5m
Tấm 250 600 150,000 15,000 165,000
4
Vách di động ngăn
giữa các ô
Bộ 50 6,000 300,000 30,000 330,000
5
Máy bơm nước rửa
chuồng
Cái 10 2,200 22,000 2,200 24,200
6
Máy bơm nước
giảm mát
Cái 5 1,800 9,000 900 9,900
7
Đèn compact chiếu
sáng 20w
Cái 110 80 8,800 880 9,680
8
Đèn hồng ngoại
úm gà 250w
Cái 150 189 28,350 2,835 31,185
9 Hệ thống dây, tủ Bộ 10 18,000 180,000 18,000 198,000
37
điện chạy mô tơ và
quạt hút
10
Núm uống nước tự
động cho gà
Cái 30 834 25,020 2,502 27,522
11
Bạt trần chống
nóng
m² 8,000 25 200,000 20,000 220,000
12
Dây thép bọc nhựa
Ø4
Kg 325 30 9,750 975 10,725
13 Tăng đơ (12) Cái 350 20 7,000 700 7,700
14 Keo dán trần Hộp 25 310 7,750 775 8,525
15
Nhà sát trùng gồm
hệ thống bơm, tủ
điều khiển, mắt
thần
Bộ 1 20,000 20,000 2,000 22,000
16
Thiết bị của hệ
thống hầm Biogas
Bộ 1 214,200 214,200 21,420 235,620
17
Máy phát điện dự
phòng
cái 5 100,000 500,000 50,000 550,000
18
Hệ thống ống dẫn
nước
Bộ 5 10,000 50,000 5,000 55,000
19
Trạm điện và quản
lý kỹ thuật 200
KVA
Trạm 1 500,000 500,000 50,000 550,000
20
Cân điện tử
(500kg)
Cái 1 35,000 35,000 3,500 38,500
II
Chi phí thiết bị sử
dụng cho văn
phòng và nhà ở
của công nhân
281,500 28,150 309,650
1 Máy vi tính Bộ 1 8,500 8,500 850 9,350
38
2 Máy in Cái 1 4,000 4,000 400 4,400
3
Điện thoại và
đường dây thuê
bao
Cái 1 8,000 8,000 800 8,800
4 Máy chấm công Cái 1 5,000 5,000 500 5,500
5 Bàn ghế tiếp khách Bộ 1 15,000 15,000 1,500 16,500
6 Bàn ghế văn phòng Bộ 4 2,500 10,000 1,000 11,000
7
Thiết bị sinh hoạt
cho nhà ở công
nhân
Bộ 3 10,000 30,000 3,000 33,000
8
Thiết bị sinh hoạt
cho nhà ở cán bộ
kỹ thuật
Bộ 2 18,000 36,000 3,600 39,600
9
Thiết bị, phương
tiện sử dụng cho
nhà bếp
Bộ (dự trù) 1 15,000 15,000 1,500 16,500
10 Tủ hồ sơ Cái 2 3,500 7,000 700 7,700
11
Tủ thuốc, dụng cụ
y tế
Bộ 1 4,000 4,000 400 4,400
12
Thiết bị âm thanh,
truyền hình nghe
nhìn
Bộ 2 12,000 24,000 2,400 26,400
13
Thiết bị lắp đặt hệ
thống camera
Bộ 1 100,000 100,000 10,000 110,000
14
Thiết bị phòng
cháy, chữa cháy
Cái 10 1,500 15,000 1,500 16,500
TỔNG 3,150,370 315,037 3,465,407
39
Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và
tư vấn đầu tư xây dựng công trình, lập các chi phí như sau:
 Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn
đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành
nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
Chi phí khởi công, khánh thành;
 Chi phí quản lý dự án = (GXL + GTB) x 2.495% = 295,257.000.đồng
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Bao gồm:
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình ;
- Chi phí thẩm tra dự toán;
 Chi phí thẩm tra dự toán = GXL x 0.2% = 16.737.000.đồng
 Chi phí thiết kế xây dựng công trình= GXL x 3.6% = 301.268.000 đồng
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 318,005.000.đồng
 Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng;
chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
Chi phí bảo hiểm xây dựng;
40
Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán;
Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
 Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 1.500% = 125,528,000 đồng
 Chi phí kiểm toán= (GXL + GTB) x 0.424% = 50,176,000 đồng
 Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL + GTB) x 0.257%
= 30,413 ngàn đồng.
 Chi phí khác = 206,117,000 đồng .
 Chi phí đất
Để phục vụ cho dự án, chủ đầu tư đã mua đất với diện tích là 10 ha với kinh
phí là 1,700,000,000 VNĐ
 Chi phí đất = 1,700,000,000 VNĐ
 Chi phí dự phòng
Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án,
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số
05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”. Chi phí này còn dùng để trả lãi
vay ngân hàng trong thời gian xây dựng khi dự án chưa đi vào hoạt động.
 Chi phí dự phòng
(GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk) x 5%= 632,667,000 đồng
41
Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư
ĐVT: 1,000 VNĐ
STT HẠNG MỤC
GT
TRƯỚC
THUẾ
VAT
GT
SAU THUẾ
I Chi phí xây dựng 7,607,772 760,777 8,368,549
II Chi phí máy móc thiết bị 3,150,370 315,037 3,465,407
III Chi phí quản lý dự án 268,416 26,842 295,257
IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 289,095 28,910 318,005
1
Chi phí thiết kế xây dựng công
trình 273,880 27,388 301,268
2 Chi phí thẩm tra dự toán 15,216 1,522 16,737
V Chi phí khác 187,380 18,738 206,117
1 Chi phí bảo hiểm xây dựng 114,117 11,412 125,528
2 Chi phí kiểm toán 45,615 4,561 50,176
3
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết
toán 27,648 2,765 30,413
VI Chi phí dự phòng=ΣGcp*5% 575,152 57,515 632,667
VII Chi phí đất 10ha 1,545,455 154,545 1,700,000
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 13,623,638 1,362,364 14,986,002
Vốn lưu động
Ngoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư
ban đầu, khi dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Vốn lưu động của dự án bao gồm khoản phải thu bằng 15% doanh thu từ gia
công, khoản phải trả bằng 10% chi phí hoạt động và nhu cầu tồn quỹ tiền mặt bằng
5% chi phí hoạt động.
42
Bảng 3.5: nhu cầu vốn lưu động
Năm 2018 2019 ….. 2039 2040
0 1 ….. 24 25
Khoản phải thu (AR) 281,250 873,281 1,926,558 1,993,988
Thay đổi trong khoản
phải thu
( (+)DAR = ARt-1-ARt )
(281,250) (592,031) (65,149) (67,430)
Khoản phải trả (AP) 64,068 145,899 ….. 188,944 191,154
Thay đổi trong khoản
phải trả
( (+)DAP = APt-1-APt )
(64,068) (90,039) (2,178) (2,211)
Số dư tiền mặt (CB) 32,034 72,950 94,472 95,577
Thay đổi số dư tiền mặt
( (+)DCB = CBt-CBt-1 )
32,034 45,019 ….. 1,089 1,105
Báo cáo thu nhập của dự án:
Bảng 3.6: Báo cáo thu nhập của dự án
ĐVT: 1,000 VNĐ
Năm 2018 2019 ….. 2,039 2,040
0 1 ….. 24 25
Doanh thu 2,305,170 7,157,553 15,790,381 16,343,044
Chi phí hoạt động 558,604 1,458,992 1,889,437 1,911,543
Chi phí lãi vay 186,893 280,605
Chi phí khấu hao 945,821 945,821 61,818 61,818
Lợi nhuận trước
thuế
613,852 4,472,134 13,839,125 14,369,683
Thuế TNDN (20%) 122,770 894,427 2,767,825 2,873,937
Lợi nhuận sau thuế 491,082 3,577,707 ….. 11,071,300 11,495,747
43
Báo cáo ngân lưu dự án
Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 25 năm theo quan điểm tổng
đầu tư. Với:
Chi phí sử dụng vốn re = 10%
Lãi suất vay ngân hàng rd = 3.5%/năm
Với suất chiết khấu là WACC = 8.2% được tính theo giá trị trung bình có
trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.
Bảng 3.7: báo cáo ngân lưu
ĐVT: 1,000 VNĐ
Năm 2018 2019 ….. 2039 2040
0 1 ….. 24 25
NGÂN LƯU VÀO
Doanh thu 1,875,000 5,821,875 12,843,723 13,293,253
Thay đổi khoản phải
thu
(281,250) (592,031) (65,149) (67,430)
Tổng ngân lưu vào 1,593,750 5,229,844 ….. 12,778,573 13,225,823
NGÂN LƯU RA
Chi phí đầu tư ban
đầu
14,986,002
Chi phí hoạt động 558,604 1,458,992 1,889,437 1,911,543
Thay đổi khoản phải
trả
(55,860) (90,039) (2,178) (2,211)
Thay đổi số dư tiền
mặt
27,930 45,019 1,089 1,105
Tổng ngân lưu ra 15,516,676 1,413,972 ….. 1,888,348 1,910,437
Ngân lưu ròng trước
thuế
(13,922,926) 3,815,871 10,890,225 11,315,386
Thuế TNDN 122,770 894,427 2,767,825 2,873,937
Ngân lưu ròng sau
thuế
(14,045,696) 2,921,444 8,122,400 8,441,449
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn GaiKhóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người BánHoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông VinhHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
 

Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ

  • 1. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐẠI LÝ NÔNG SẢN HOÀNG KỲ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ LÊ HUY ĐẾN NĂM 2025 Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Hà Nội - 10/2022
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------o0o------------- XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Phú Lê Huy Có trụ sở tại: TP.HCM Điện thoại: Email: Xác nhận: Anh/chị: Nguyễn Lê Hồng Thắm Sinh ngày: 10/01/1987 Số CMT: 351912260 Sinh viên lớp:OD24 Mã Sinh viên: 15C-42-40.1-01811 Có thực tập tại đơn vị (Công ty) trong khoảng thời gian: từ ngày đến ngày Nhận xét: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ .............., Ngày…. tháng …. năm …...... Xác nhận của đơn vị thực tập Chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan
  • 3. VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E – LEARNING NHẬN XÉT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ....Ngày…... Tháng…... Năm..... Giảng viên hướng dẫn
  • 4. PHIẾU BÀI TẬP VẬN DỤNG TRƯỚC TỐT NGHIỆP I. Yêu cầu - Anh/Chị hãy nêu từ 3 đến 5 vấn đề và giải pháp tương ứng có thể vận dụng tại doanh nghiệp nơi Anh/Chị đang công tác hoặc thực tập. - Nếu Anh/Chị xây dựng ý tưởng kinh doanh riêng thì hãy nêu những vấn đề và giải pháp liên quan trực tiếp tới ý tưởng kinh doanh của bản thân. (Đối với trường hợp này không cần xin xác nhận của doanh nghiệp) II. Thông tin học viên: - Họ và tên học viên: Nguyễn Lê Hồng Thắm - Mã học viên : 15C-42-40.1-01811 - Lớp: OD24 - Ngành: Quản trị kinh doanh - Đơn vị thực tập (hoặc công tác): Công ty TNHH Phú Lê Huy - Cán bộ quản lý trực tiếp tại đơn vị thực tập (hoặc công tác): - Điện thoại: - Tên báo cáo thực tập tốt nghiệp: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CỬA HÀNG THỊT GIA CẦM HOÀNG KỲ III. Nội dung bài tập STT VẤN ĐỀ ĐÃ GẶP GIẢI PHÁP ĐÃ NÊU MÔN HỌC LIÊN QUAN GIẢNG VIÊN HD MÔN HỌC LIÊN QUAN KIẾN THỨC THỰC TẾ ĐÃ HỌC LIÊN QUAN 1 Phân phối cho nhiều đại lý Xây dựng mô hình tiêu chuẩn Quản trị kinh doanh (QT306) - ThS. Nguyễn Thị Huyền, - ThS. Phạm Ngọc Lân- Phó giám đốc- Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Yên Hà Phát triển hệ thống thành chuỗi cung ứng 2 Kinh doanh mua bán trực tuyến Ứng dụng bán hàng online trên website của Công ty, facebook,... Thương mại điện tử (QT316) - TS. Nguyễn Thị Thu Hà, - KS. Hoàng Thị Huệ- Trưởng phòng Phát Phát triển hệ thống bán hàng online
  • 5. triển dự án Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển Công nghệ 3T 3 Kính doanh sản phẩm dịch vụ mới Lập các dự án đầu tư, đánh giá hiệu quả dự án Quản trị dự án đầu tư (QT308) - ThS. Bùi Thị Minh Thu, - Hà Anh Tuấn, Giám đốc điều hành (CEO) Senziny Việt Nam Lập dự án, kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm dịch vụ mới 4 Tư vấn khách hàng đầu tư dự án hạ tầng Công nghệ thông tin Tư vấn, hỗ trợ đưa ra giải pháp trọn gói cho khách hàng xem xét quyết định Quản trị kinh doanh (QT306) Quản trị dự án đầu tư (QT308) - ThS. Phạm Ngọc Lân- Phó giám đốc- Công ty TNHH Thiết bị giáo dục Yên Hà, - Hà Anh Tuấn, Giám đốc điều hành (CEO) Senziny Việt Nam - Tổ chức thiết kế mẫu các giải pháp dịch vụ hạ tầng CNTT cho khách hàng doanh nghiệp là TP.HCM, Ngày tháng năm 2018 Xác nhận của đơn vị công tác (hoặc đơn vị thực tập) (Ký tên và đóng dấu) Học viên (Ký và ghi rõ họ tên)
  • 6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN.......................................................................1 1.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp...................................................................................1 1.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp....................................................................................1 1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp....................................................................................1 1.4. Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp .........................................2 CHƯƠNG 2: KÊ HOẠCH MARKETING......................................................................3 2.1. Kế hoạch marketing của công ty ...........................................................................3 2.1.1. Vai trò của kế hoạch marketing .....................................................................3 2.1.2. Các bước xây dựng kế hoạch marketing ......................................................3 2.1.3. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp ....................................6 2.1.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường ....................................7 2.1.5. Xác định mục tiêu marketing.........................................................................8 2.1.6. Xây dựng các chiến lược marketing..............................................................9 2.1.7. Xây dựng ngân quỹ marketing.................................................................... 10 2.2. Nội dung kế hoạch Marketing ............................................................................ 10 2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing .................................................................. 10 2.2.2. Phân tích môi trường.................................................................................... 11 2.2.3. Chiến lược Marketing .................................................................................. 16 CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH....................................................................... 24 3.1. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp................................................................ 24 3.1.1. Doanh thu, chi phi, giá thành,lợi nhuận..................................................... 24 3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn................................................................................ 29 3.1.3. Các báo cáo tài chính ................................................................................... 30 3.1.4. Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư....................................................... 31 3.2. Nội dung của kế hoạch tài chính ........................................................................ 33 CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.......................................................................... 46 4.1. Giới thiệu về kế hoạch nhân sự .......................................................................... 46 4.1.1. Chuẩn bị thông tin, tài liệu :........................................................................ 46 4.1.2. Lựa chọn phương pháp tuyển dụng là phỏng vấn: ................................... 46 4.1.3. Lựa chọn người tiến hành tuyển dụng: ...................................................... 47
  • 7. 4.1.4. Thời gian, địa điểm tiến hành tuyển dụng:................................................ 47 4.2. Nội dung của kế hoạch nhân sự.......................................................................... 47 4.2.1. Xác định nhu cầu nhân sự ........................................................................... 47 4.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức .............................................................................. 48 4.2.3. Xác định đôi ngủ quản lý chủ chốt............................................................. 48 CHƯƠNG 5: DỰ PHÒNG RỦI RO .............................................................................. 49 5.1. Tổng quan.............................................................................................................. 49 5.2. Danh mục rủi ro.................................................................................................... 49 5.2.1. Rủi ro tài chính ............................................................................................. 49 5.2.2. Rủi ro về con người...................................................................................... 49 5.2.3. Rủi ro về nhà cung cấp ................................................................................ 50 5.2.4 Rủi ro về hoạch định ..................................................................................... 50 5.2.5 Rủi ro về kỹ thuật .......................................................................................... 50 5.2.6. Rủi ro về truyền thông ................................................................................. 50 5.2.7. Rủi ro hoạt động ........................................................................................... 50 5.2.8. Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến dự án............................................. 51 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 52
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân khúc thị trường trên cơ sở lợi ích mong đợi...................................... 17 Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dự báo tiếp cận được ................................................ 23 Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu........................................................................................ 26 Bảng 3.2: Chi phí xây dựng............................................................................................. 34 Bảng 3.3: Chi phí máy móc thiết bị ............................................................................... 36 Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư............................................................................................. 41 Bảng 3.5: nhu cầu vốn lưu động..................................................................................... 42 Bảng 3.6: Báo cáo thu nhập của dự án........................................................................... 42 Bảng 3.7: báo cáo ngân lưu ............................................................................................. 43 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Sơ đồ phân tích chiến lược marketing.............................................................4 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty............................................................................ 48
  • 9. 1 CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Tầm nhìn của doanh nghiệp  Chủ đầu tư : Công ty TNHH Phú Lê Huy  Đại diện pháp luật : Võ Hy Hải; Chức vụ : Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : TP.HCM  Địa chỉ trang trại : Bình Dương  Ngành nghề chính : Thực phẩm gia cầm (không chăn nuôi tại trụ sở) Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương phong trào chăn nuôi gà phát triển rất mạnh. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có công ty nào chuyên về lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho ngành chăn nuôi gà. Từ thực tế đó Công ty TNHH Phú Lê Huy lên kế hoạch kinh doanh gà Hoàng Kỳ nhằm cung cấp những nhu cầu đang còn thiếu tại tỉnh Bình Dương và TP.HCM 1.2. Sứ mệnh của doanh nghiệp - Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty. - Công ty hoàn toàn độc lập, tự chủ về tài chính, tự chủ về kế hoạch kinh doanh. - Công ty hoạt động theo nguyên tắc “một người chỉ huy”, Giám đốc Công ty là người quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi mặt hoạt động của công ty. Tuỳ theo từng thời điểm Giám đốc Công ty ban hành việc phân cấp quản lý đối với các đơn vị trực thuộc của công ty. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ và nhu cầu của thị trường. Ưu tiên sử dụng lao động trong khu vực và trong nước, chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, bảo đảm quyền lợi hợp pháp chính đáng cho cán bộ, nhân viên. Tôn trọng quyền tổ chức của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp cho người lao động. 1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp - Nghiên cứu, phân tích thị trường chăn nuôi tại tỉnh Bình Dương, nhằm đem lại những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho bà con chăn nuôi.
  • 10. 2 - Đầu tư 50.000 con gà để cho ra những con gà giống tốt nhất nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. - Phát triển chăn nuôi gà để tăng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu. - Phát triển chăn nuôi gà phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của tỉnh Bình Dương. - Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bình Dương cũng như cả nước. - Hơn nữa, Dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. 1.4. Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp - Nghiên cứu thị trường của các công ty nghiên cứu thị trường được thực hiện nhằm đánh giá lại nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong lĩnh vực chăn nuôi gà. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, phần lớn người tiêu dùng chú trọng đến giá cả, chất lượng gà. - Về mặt vốn khởi sự kinh doanh, có sự trợ giúp của gia đình, nhận được sự ủng hộ, động viên từ phía bạn bè. - Với 4 năm học tập kiến thức, kỹ năng kinh doanh tại trường Đại học, cộng thêm 1 năm làm thêm ngoài có một số kinh nghiệm cần thiết về ngành hàng dự định kinh doanh, em tự tin rằng mình có thể đứng ra làm chủ công việc kinh doanh. - Có tinh thần và sức khỏe, chịu thương, chịu khó.
  • 11. 3 CHƯƠNG 2: KÊ HOẠCH MARKETING 2.1. Kế hoạch marketing của công ty 2.1.1. Vai trò của kế hoạch marketing Để hiện thực tốt hoạt động marketing thì trước hết các doanh nghiệp nên lập kế hoạch marketing cụ thể, tiến hành theo trình tự đã đặt ra như thế doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí, có cái nhìn chung về doanh nghiệp mình trong quá trình hoạch định, đồng thời nhận định ra các yếu tố sau: - Sự am hiểu và đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp. - Khả năng và phương tiện phân phối sản phẩm. - Sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm. - Thị phần mong đợi. - Ngân sách và thời gian thực hiện. - Lợi nhuận mong đợi. 2.1.2. Các bước xây dựng kế hoạch marketing Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch marketing được mô tả trên hình dưới đây: 2.1.2.1. Phân tích thị trường và chiến lược marketing hiện tại Mục đích của phân tích này là: • Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu hướng biến động, tác động của môi trường marketing đến nhu cầu mua sắm của khách hàng. Việc phân tích này được tiến hành đối với mỗi một sản phẩm. • Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, thị phần và chiến lược của họ. • Phân tích chiến lược marketing hiện hành: Trong điều kiện môi trường mới các chiến lược Marketing mixes có còn phù hợp nữa không?
  • 12. 4 Hình 1.1: Sơ đồ phân tích chiến lược marketing 2.1.2.2. Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và mối đe doạ (do môi trường mang lại), điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi công ty nhận thức được về các cơ hội và mối đe doạ, họ sẽ chủ động xây dựng kế hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây: • Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho công ty
  • 13. 5 • Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của công ty • Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty 2.1.2.3. Xác định các mục tiêu Marketing Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau: • Mục tiêu marketing phải chịu sự chi phối của các mục tiêu của kế hoạch chiến lược của công ty (phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược). • Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được. • Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể (Ví dụ: Hoà vốn sau 2 năm hoạt động). • Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng. 2.1.2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn các nhóm khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm mới của công ty (xem chuơng IV). Nếu trong thị trường mục tiêu mà công ty chọn đã có các sản phẩm cạnh tranh thì vấn đề tiếp theo là phải định vị sản phẩm của công ty định triển khai so với các sản phẩm cạnh tranh đó. 2.1.2.5. Xây dựng các chiến lược Marketing hỗn hợp Marketing hỗn hợp là tập hợp các biến số - các chiến lược Marketing bộ phận mà công ty có thể chủ động kiểm soát để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm thực hiện các mục tiêu Marketing. a) Chiến lược sản phẩm Bao gồm việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại sản phẩm, tên gọi, nhãn hiệu, bao bì, các đặc tính, các dịch vụ khách hàng. b) Chiến lược giá cả Bao gồm việc xác định mục tiêu của chiến lược giá, xác định phương pháp định giá, xác định chiến lược giá. c) Chiến lược phân phối Bao gồm việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian trong kênh, lựa chọn phương thức vận chuyển...
  • 14. 6 d) Chiến lược xúc tiến (hay truyền thông Marketing) Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông, lựa chọn các phương tiện truyền thông. Cùng với các chiến lược trên là hệ thống các biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. 2.1.2.6. Xây dựng chương trình hành động và dự báo ngân sách Chương trình hành động có vai trò đảm bảo cho kế hoạch Marketing của công ty được thực hiện. Xây dựng chương trình hành động là biến các chiến lược Marketing thành các chương trình hành động cụ thể. Chương trình hành động trả lời các câu hỏi sau: • Cái gì sẽ được thực hiện? • Khi nào thực hiện? • Ai chịu trách nhiệm thực hiện gì? • Tổng kinh phí thực hiện? Để thực hiện các chiến lược Marketing cần phải có ngân sách. Dự đoán ngân sách - kết quả tài chính dự kiến của kế hoạch Marketing được thực hiện dựa trên số lượng bán dự kiến: Doanh số dự kiến = Giá bán bình quân x Số lượng bán dự kiến Lợi nhuận dự kiến = Doanh số dự kiến - Tổng chi phí dự kiến 2.1.3. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp Môi trường marketing là một tập hợp những lực lượng “không khống chế được” mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing - mix của mình. Môi trường marketing được hiểu như sau: Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu. Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty. Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được. Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề. Vì thế công ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng cách sử dụng vào mục đích này
  • 15. 7 việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có. Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa. 2.1.4. Xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường 2.1.4.1. Phân đoạn thị trường - Định vị thị trường theo độ tuổi khách hàng: từ 18 tuổi trở lên - Định vị thị trường theo giới tính: cả hai giới tính. - Định vị thị trường theo lý do sử dụng sản phẩm: Nhu cầu thực phẩm tăng nhanh, cần chất lượng sản phẩm sạch, chất lượng. Đây là phân khúc thị trường chưa được đáp ứng tại đầy đủ ở địa phương,đủ lớn để sinh lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.4.2. Xác định thị trường mục tiêu  Sau khi phân khúc thị trường, doanh nghiệp phải đánh giá các khúc thị trường và nhằm vào những khúc thị trường tốt nhất. Trước tiên là đánh giá tiềm năng sinh lời của từng khúc thị trường. Tiềm năng sinh lời của từng khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thi trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường, những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.  Khi đó doanh nghiệp sẽ quyết định xem sẽ phục vụ bao nhiêu khúc thị trường, tức là lựa chọn thi trường mục tiêu theo năm cách: tập trung vào một khúc thị trường, chuyên môn hóa chọn lọc, chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường và phục vụ toàn bộ thi trường. Công ty phải xem các phân khúc nào phù hợp với thị trường, khả năng của mình nhất để có thể khai thác thành công các phân khúc thị trường đó. Đây chính là các khúc thị trường mục tiêu mà công ty nhắm đến. Bên cạnh đó, cần xem xét các mối
  • 16. 8 quan hệ qua lai giữa các khúc thị trường và kế hoạch xâm chiếm những khúc thị trường tiềm ẩn. 2.1.4.3. Định vị thị trường Khách hàng bị chìm ngập trong quảng cáo về các sản phẩm và dịch vụ. Họ chẳng thể đánh giá lại các sản phẩm mỗi lần quyết định đi mua hàng. Vì thế, để đơn giản hóa việc chọn mua, họ đã xếp loại các sản phẩm, họ đã “Định vị trí các loại sản phẩm, dịch vụ, các công ty trong tâm trí của họ”. Vị trí của một sản phẩm là tập hợp những ấn tượng, khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại. Do đó, khi một doanh nghiệp tiến hành định vị tức là doanh nghiệp đó thiết kế sản phẩm và hình ảnh của mình để thị trường mục tiêu được hiểu và đánh giá cao những gì doanh nghiệp đại diện so với đối thủ cạnh tranh. Nhiệm vụ định vị gồm ba bước: Thứ nhất, công ty phải phát hiện những điều khác biệt về sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và hình ảnh có thể tạo ra được phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, công ty phải áp dụng tiêu chuẩn để lựa chọn những điểm khác biệt quan trọng nhất. Thứ ba, công ty phải tạo được những tín hiệu quả để thị trường mục tiêu có thể phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định vị sản phẩm của công ty sẽ cho phép nó thực hiện bước tiếp theo, cụ thể là hoạch định những chiến lược marketing cạnh tranh của mình. 2.1.5. Xác định mục tiêu marketing  Các hoạt động marketing được đưa ra với các mục tiêu: - Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với khách hàng. Từ đó gia tăng sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty. - Nhận biết được trong tình hình nền kinh tế chung hiện nay gặp khó khăn khủng hoảng, với doanh nghiệp mới ra đời, chiến lược marketing sẽ hướng tới mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí, nhưng thu được hiệu quả cao. - Qua các hoạt động marketing, sẽ thu hút thêm các khách hàng đến với công ty, gia tăng thị phần kinh doanh. Bên cạnh đó là các hoạt động khuyến mãi yểm trợ, nhằm khuyến khích các khách hàng cũ tiếp tục đến với công ty, thu hút thêm các lượng khách mới, gia tăng lợi nhuận cho công ty.
  • 17. 9 - Yếu tố quan trọng khác mà chiến lược marketing muốn hướng đến là củng cố lòng tin, uy tín của thương hiệu công ty, khẳng định chỗ đứng của công ty trong lòng người tiêu dùng. 2.1.6. Xây dựng các chiến lược marketing 2.1.6.1. Chiến lược sản phẩm Sản phẩm là những hàng hoá, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thoả mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng.Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị. Nó có thể là hữu hình hay vô hình. Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp gồm các giá trị làm thoả mãn khách hàng. Khi mua hàng hoá hay dịch vụ, khách hàng mua những lợi ích và giá trị toàn bộ những gì dịch vụ mang đến. 2.1.6.2. Chiến lược giá Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm hay dịch vụ. Giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Giá là một trong các biến số quan trọng của Marketing mix. Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Đối với công ty, giá có vị trí quyết định cạnh tranh trên thị trường. 2.1.6.3. Chiến lược phân phối Phân phối là những hoạt động khác nhau của công ty nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà công ty đang muốn hướng đến. Khi chọn kênh phân phối ta cần cân nhắc loại nào di chuyển được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp thời và phù hợp với tập quán mua bán của họ. Quá trình phân phối còn là quá trình mà ở đó ta cũng thu thập từ việc bán sản phẩm, do vậy phân phối tốt còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Ngoài ra việc lựa chọn một chiến lược phân phối còn ảnh hưởng tích cực đến chiến lược Marketing chung: quá trình kinh doanh an toàn, giảm được cạnh tranh. 2.1.6.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing) Chiêu thị bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về sản phẩm, tác động khách hàng, lôi kéo khách hàng về phía mình. Nội dung của chiến lược chiêu thị gồm bốn hoạt động chủ yếu:  Quảng cáo
  • 18. 10  Khuyến mãi  Chào hàng hay bán hàng cá nhận  Tuyên truyền 2.1.7. Xây dựng ngân quỹ marketing Để đánh giá hoạt động hiệu quả của chương trình marketting thì các giám đốc thường dựa vào phần ngân sách và kế hoạch bán hàng để cân đối kế hoạch. Ngân sách càng nhỏ càng tốt, nhưng đôi khi phải xem xét lại mục tiêu của dự án và phải chi. Nếu mục tiêu ban đầu sếp muốn quá lớn mà không nói rõ ngân sách thì bạn có thể từ chối ngay từ đầu. Ngân sách marketing bao gồm các phần riêng Nghiên cứu thị trường hay còn gọi là chi phí chìm Ngân sách làm online marketing Ngân sách bán hàng – sales, chiết khấu, khuyến mãi Ngân sách làm quảng cáo, sự kiện, pr…cho từng thời điểm Ngân sách nhân sự 2.2. Nội dung kế hoạch Marketing 2.2.1. Tổng quan kế hoạch Marketing Kế hoạch marketing cho Công ty TNHH Phú Lê Huy bao gồm các nội dung: phân tích, xác định mục tiêu, định vị, chiến lược và giải pháp giá trị, kế hoạch triển khai thực hiện và kế hoạch tài chính. A. TỔNG QUAN. Bối cảnh thị trường. Giới thiệu bối cảnh ra đời của bản kế hoạch marketing. Đánh giá tình hình kinh doanh các năm trước, xác định mục tiêu marketing. B. PHÂN TÍCH. Phân tích vĩ mô và vi mô, tập trung nhấn mạnh các xu hướng, diễn biến bất thường về nhu cầu, đối thủ, nhận diện các thách thức có thể có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. C. PHÂN KHÚC VÀ XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU. Phân khúc thị trường và xác định các phân khúc mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, xác định các phân khúc không cạnh tranh. D. ĐỊNH VỊ.
  • 19. 11 Định vị nhãn hàng/sản phẩm/dịch vụ trong từng phân khúc tương ứng với phân tích định vị các đối thủ. E. CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ. Xác định các định hướng chiến lược then chốt, xây dựng đề xuất giá trị (CVP) cho từng phân khúc, và cụ thể hóa vào marketing mix (4Ps) của từng phân khúc. F. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN. Cụ thể hóa các nội dung của marketing mix thành hành động cụ thể có thể thực thi được, gắn liền với việc phân bổ nguồn lực (nhân lực, thời gian, và ngân sách thực hiện). G. DỰ BÁO TÀI CHÍNH. Các chỉ tiêu tài chính và kế hoạch vốn gắn liền với kế hoạch marketing. 2.2.2. Phân tích môi trường 2.2.2.1. Phân tích thị trường a.Các yếu tố môi trường bên ngoài  Các yếu tố môi trường vĩ mô Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh chăn nuôi gà nói riêng hoạt động. Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có thể trở thành cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng GNP, GDP, các vấn đề liên quan đến lãi suất ngân hàng, chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước, mức độ làm việc và tình hình thất nghiệp, xu hướng tăng giảm thu nhập, lạm phát, thuế… Yếu tố chính trị - pháp luật Bao gồm các yếu tố như các hệ thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, hệ thống luật pháp hiện hành, chính sách đối ngoại của Chính phủ và xu hướng chính trị, diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới… Những biến động phức tạp trong môi trường chính trị và pháp luật sẽ tạo cơ hội và rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố
  • 20. 12 này sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền và nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Yếu tố văn hóa – xã hội Bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Tác động của văn hoá đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp. Các yếu tố văn hoá – xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, những phong tục tập tại nông thôn Việt Nam, truyền thống; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân cư … Các chiến lược bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa, vì nó chi phối hành vi ứng xử của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Do đó, việc nghiên cứu phân tích yếu tố văn hóa – xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội và có phương thức kinh doanh phù hợp với các đối tượng có phong cách sống và quan điểm tiêu dùng khác nhau. Yếu tố môi trường tự nhiên Bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng biển… Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng hình thành nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Chính sự hạn chế của các yếu tố tự nhiên buộc con người phải tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên, đồng thời nghiên cứu và phát triển công nghệ nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường. Yếu tố công nghệ Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành thấp. Nhưng sự thay đổi của công nghệ sẽ đem lại những thách thức và nguy cơ đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp chăn nuôi. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Nhu cầu đổi mới sản phẩm tăng làm cho chu kỳ sản phẩm ngắn lại. Do đó, nếu doanh nghiệp không
  • 21. 13 có chiến lược sản phẩm thích hợp chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.  Các yếu tố môi trường vi mô Đây là môi trường ảnh hưởng đến việc hình thành từng ngành hoặc từng loại doanh nghiệp nhất định. Phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp đều chịu sự tác động trực tiếp của loại môi trường này. Mục đích của việc phân tích môi trường này là giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình cạnh tranh trên thị trường, tìm ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh, tìm ra các cơ hội và lường trước các thách thức để có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả... Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay, đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có thể sử dụng mô hình “Năm lực lượng của Porter” này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau:  Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nội bộ ngành  Đối thủ tiềm ẩn  Khách hàng  Nhà cung ứng  Sản phẩm thay thế Tất cả năm yếu tố cạnh tranh trên cùng nhau quyết định mức độ căng thẳng của cạnh tranh và khả năng kiếm lợi nhuận của một ngành nghề, và yếu tố nào có sức tác động mạnh nhất sẽ nắm quyền kiểm soát và đóng vai trò then chốt từ quan điểm của việc xây dựng, hình thành chiến lược. b. Các yếu tố môi trường bên trong Nguồn tài chính Xem xét điều kiện tài chính được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm nhiều nhất đối với các nhà đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp.
  • 22. 14 Bộ phận tài chính trong doanh nghiệp thực hiện các chức năng phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm liên quan đến các nguồn lực tìm kiếm nguồn tiền và việc kiểm soát tình hình tài chính, chế độ chi tiêu tài chính của doanh nghiệp. Để hình thành hiệu quả các chiến lược cần phân tích những điểm mạnh điểm yếu về tài chính của tổ chức. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên một số chỉ tiêu sau đây:  Khả năng thanh toán.  Đòn cân nợ.  Mức doanh lợi.  Các chỉ số về mức tăng trưởng.  Vốn luân chuyển.  Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn.  Các nguồn tài trợ.  Vấn đề tiền mặt. Nguồn nhân lực Nhân lực là nguồn tài nguyên lớn và quí hiếm, là cơ sở quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Việc quản trị nguồn nhân lực hiện hữu ngày càng được quan tâm nghiên cứu và phân tích cặn kẽ. Nhiều doanh nghiệp coi đây là một chức năng quản trị cốt lõi giữ vai trò quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược. Vấn đề quản lý nhân sự của một doanh nghiệp liên quan đến bộ máy lãnh đạo, các chính sách cán bộ, vấn đề tiền lương, mức độ thuyên chuyển cán bộ, cách thức tuyển dụng, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Marketing Việc phân tích Marketing trong doanh nghiệp thường tập trung vào một số vấn đề như các chính sách về marketing và đội ngũ marketing, sản phẩm/dịch vụ, giá cả; các hoạt động chiêu thị; hệ thống kênh phân phối… Các chiến lược marketing được hoạch định với sự tham gia nhiều bộ phận công ty. Các quyết định marketing phải tuân thủ nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, các chính sách và định hướng phát triển do ban lãnh đạo vạch ra. Yếu tố công nghệ
  • 23. 15 Như đã phân tích ở trên, công nghệ là yếu tố có sự thay đổi nhanh chóng. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực đổi mới, ứng phó nhanh đối với đe dọa của công nghệ, có khả năng ứng dụng kịp thời công nghệ mới; đội ngũ nhân viên phải thích nghi nhanh… 2.2.2.2. Phân tích SWOT Điểm mạnh (S) : Nguồn nhân lực: - Là sinh viên năng động, nhanh bén, nhiệt tình, sáng tạo, giàu ý tưởng, ham học hỏi, chịu khó quan sát, tìm hiểu và có hiểu biết trong lĩnh vực dịch vụ này. - Có kiến thức về kinh tế, xã hội và có khả năng trong quản lý, marketing. Mặc dù có lẽ đây là điểm mạnh duy nhất trong thời điểm này, nhưng: Con người làm nên tất cả. Tôi tin tưởng từ điểm mạnh về yếu tố con người, chỉ sau một thời gian sẽ khai thác, tạo nên nhiều điểm mạnh khác. Điểm yếu (T): - Nhân lực (người quản lý): mới khởi nghiệp nên còn ít kinh nghiệm:  Giải pháp: thời gian cùng những va vấp thực tế sẽ giúp tích lũy kinh nghiệm và trưởng thành - Vốn: ít, cần nguồn tài trợ  Giải pháp: Kêu gọi tài trợ, vay vốn khởi nghiệp Cơ hội (O): - Chính trị, xã hội ổn định, tốc độ phát triển kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn - Hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều doanh nghiệp nước ngoài mở văn phòng tại Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng  số lượng dân cư ngày càng tăng. - Nhà nước có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển nhất là những doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích xã hội (sức khỏe cộng đồng) - Xã hội đang bức xúc về vấn đề vệ sinh thực phẩm. Những doanh nghiệp biết đặt an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như vấn đề sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu sẽ được chú ý và ủng hộ. Thách thức (T):
  • 24. 16 - Doanh nghiệp thời gian đầu quy mô nhỏ, trong khi cần tìm những nhà cung cấp thực phẩm sạch có uy tín  sức ép của nhà cung cấp lớn gây nhiều khó khăn - Kinh doanh chăn nuôi gà đang là một xu hướng  nhiều đồi thủ tiềm ẩn - Sức ép cạnh tranh trong ngành lớn, hiện đã có rất nhiều cơ sở cung cấp sản phẩm - Khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều quyền lựa chọn  sức ép lớn từ khách hàng là một thách thức đối với doanh nghiệp, nhất là một doanh nghiệp non trẻ 2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài Không có hoạt động kinh doanh nào là tuyệt đối an toàn, luôn luôn có những rủi ro rình rập, cho nên lường trước được những rủi ro trong tương lai để biết được có loại rủi ro phải chấp nhận, có loại rủi ro cần phòng tránh, khắc phục… - Rủi ro chi phí tốn kém : nhất là những chi phí phát sinh nhỏ, khó kiểm soát được trong quá trình chuẩn bị cho công ty cũng như sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh như: chi phí cá nhân, chi phí đi lại, chi phí điện, điện thoại cố định... - Rủi ro trong các vấn đề về tiếp thị như không thu hút đủ lượng khách hàng cần thiết, tinh thần phục vụ của nhân viên bán hàng chưa tốt… - Không kịp thời giải quyết vấn đề vốn, để vốn đọng dưới dạng tài sản như: quá nhiều sản phẩm lưu kho, mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt động hàng ngày… - Tai họa đột ngột có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan như hoả hoạn, bão lụt… 2.2.3. Chiến lược Marketing 2.2.3.1. Thị trường mục tiêu Qua nghiên cứu nhu cầu khách hàng sử dụng năm 2017, Công ty TNHH Phú Lê Huy trên cơ sở những lợi ích mong đợi, thị trường Bình Dương được phân khúc theo các tiêu thức về đặc điểm nhân khẩu và hành vi như sau:
  • 25. 17 Bảng 2.1: Phân khúc thị trường trên cơ sở lợi ích mong đợi Đặc điểm Dạng lợi ích mong đợi Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi tác, mức thu nhập, nghề nghiệp… Tính kinh tế (phí, cước thấp) Hộ gia đình, người có thu nhập thấp Chất lượng, nhanh chóng, tiện lợi Người dân tại Bình Dương Dịch vụ đa dạng, chế độ chăm sóc tốt Công ty, trường học, quán ăn.... 2.2.3.2. Định vị thị trường Ngành kinh doanh chăn nuôi gà trong những năm vừa qua là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định. Kinh tế ngày càng phát triển, cộng với mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao (đặc biệt là tại tỉnh Bình Dương) khiến nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm thịt gà tăng cao. Hiện nay có thể nhận định, thị trường kinh doanh chăn nuôi gà ở tỉnh Bình Dương nhiều tiềm năng phát triển. Kinh tế phát triển nhiều công ty mọc lên, lại thêm dân số ngày càng đông và nhu cầu về sản phẩm thịt gà cũng tăng theo.Thông qua việc phân khúc thị trường tỉnh Bình Dương kết hợp với tình hình kinh doanh hiện nay và căn cứ vào điểm mạnh- điểm yếu cũng như cơ hội – thách thức của công ty, ta sắp xếp các khúc thị trường theo thứ tự ưu tiên sau: - Các chợ nhỏ, siêu thị - Cá nhân, Hộ gia đình - Trường học, quán ăn, công ty... Việc lựa chọn này nhằm mục tiêu phát triển của công ty. Tuy nhiên với mỗi khúc thị trường công ty đều thực hiện tốt, đồng bộ các công tác như bán hàng, chăm sóc khách hàng….  Định vị sản phẩm cho khách hàng có thu nhập trung bình, khách hàng chủ yếu quan tâm nhiều đến cả về giá cả, chất lượng. Các biện pháp cho cách định vị này: Xây dựng kênh phân phối. Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm
  • 26. 18  Định “Giá cao chất lượng cao” cho khách hàng truyền thống, khách hàng chủ yếu quan tâm nhiều đến chất lượng. Các biện pháp cho cách định vị này: Xây dựng kênh phân phối dày đặc hơn. Chế độ hậu mãi, chăm sóc khách hàng tốt. Có nhiều dịch vụ gia tăng miễn phí ưu tiên cho khách hàng. Tổ chức hội nghị khách hàng. 2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm Chu kì sống của sản phảm gồm có 4 giai đoạn: - Giai đoạn giới thiệu - Giai đoạn tăng trưởng - Giai đoạn trưởng thành - Giai đoạn suy thoái Hiện nay các sản phẩm chính của Công ty TNHH Phú Lê Huy đang trong giai đoạn giới thiệu. Những đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập vào thị trường để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao. Họ sẽ giới thiệu những sản phẩm có bổ sung thêm những đặc tính mới, xây dựng thêm nhiều điểm bán hàng, và điều này sẽ làm cho thị trường được mở rộng. Số người cạnh tranh tăng cũng làm tăng số đầu mối bán lẻ và sản lượng của doanh nghiệp cũng phải tăng vọt theo để mong cung cấp đủ hàng. Trong giai đoạn này, Công ty có thể triển khai một số chiến lược marketing để kéo dài thêm mức độ phát triển nhanh chóng của thị trường.  Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng cường thêm những đặc tính mới và mẫu mã mới cho sản phẩm: Việc thường xuyên cập nhật, đa dạng hóa được sản phẩm chăn nuôi gà, chính là một trong những nhân tố thu hút khách hàng thường xuyên ghé mua gà tại công ty. Quá trình tạo ra sản phẩm mới. Có hai quan niệm về tạo ra sản phẩm mới. Đó là quan niệm đổi mới và cải tiến. Đổi mới được coi như là sự thay đổi quan trọng tiếp theo những bước phát triển mạnh mẽ về kỹ thuật hay sự áp dụng những khái niệm mới về quản lý hay kỹ
  • 27. 19 thuật sản xuất. Đổ mới thường xảy ra đột ngột, thường phải đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu đổi mới và chỉ dành riêng cho các chuyên gia chuyên biệt. Trái lại, cải tiến thường diễn ra nhẹ nhành, từ từ hơn và là một quá trình liên tục. Cải tiến không đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ tinh sảo. Cải tiến phải cần có một sự gắn bó trong tập thể. Trong một hệ thống quản lý trên tinh thần nhân văn cho phép tất cả các thành viên đều có thể phát huy năng lực của mình để sáng tạo. Đối với sản phẩm của công ty không phải bao giờ cũng là vĩnh cửu. khách hàng không muốn lặp lại những sản phẩm đơn điệu mà họ luôn muốn tìm tòi khao khát những sản phẩm mới, ý tưởng mới để thoã mãn tính hiếu kỳ của mình, do vậy phát triển sản phẩm mới là vấn đề sống còn của tất cả các công ty , nó không chỉ cho công ty đạt mục tiêu về lợi nhuận, thị phần mà còn đảm bảo được uy tín và đẳng cấp của công ty. Các chương trình khuyến mãi mới là các phương hướng chủ yếu để tăng cường khả năng tiêu thụ trên một khách hàng và thu hút khách hàng quay trở lại với công ty. Nói chung, quá trình tạo ra một sản phẩm mới bao gồm những khâu sau đây: - Khởi động ý tưởng: ý tưởng về một sản phẩm mới bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xem xu hướng tiêu dùng của khách hàng là gì, từ đó tiến hành công việc thị sát về điểm trưng bày sản phẩm, khách hàng mục tiêu, giá cả mục tiêu - Kế hoạch hóa thành đơn vị thời gian, trong khâu này phải tính toán sao cho hợp lý nhất, tối ưu nhất, phải trả lời được các câu hỏi: trưng bày ở dâu, thời gian bao lâu,giá cả ra sao.Nói chung trong khâu này mọi dịch vụ phải hòan chỉnh, tạo nên một chương trình sẵn sàng đi vào hoạt động. - Thử nghiệm: Trong khâu này, doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động thử nghiệm, bao gồm các chuyên gia, ban lãnh đạo, đối tác.Từ đó rút ra những mặt được,chưa được của chương trình. Chương trình có thực sự được thị trường chấp nhận hay không là phụ thuộc vào khâu này. - Tiến hành quảng bá, tuyền truyền sản phẩm: Đây là khâu đưa chương trình của doanh nghiệp đến với khách hàng. Trong giai đoạn đầu khai thác sản phẩm mới doanh nghiệp nên có những chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút sức mua của khách hàng
  • 28. 20 2.2.3.4. Chiến lược giá Giá là một yếu tố quan trọng của marketing – mix và duy nhất đem lại lợi nhuận. Nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác lập chiến lược giá đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp có lời và chiếm được thị trường và sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới. Và thực hiện việc định giá là một nghệ thuật nó đòi hỏi phải có sự khéo léo nhạy bén của người ra quyết định. Cho nên công ty ngoài việc thu hút khách bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ bán hàng và hậu mãi, tăng cường hoạt động quảng cáo thì công ty còn sử dụng chiến lược giá như một công cụ đắc lực để cạnh tranh và tăng cường thu hút khách. Sắp tới, công ty sẽ sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng thị trường mục tiêu, từng giai đoạn, từng chương trình khuyến mãi nhằm tối đa hóa doanh thu, đạt được các mục tiêu tối đa hóa thị phần, duy trì và tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Công ty có nhiều mức giá khác nhau cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Nhìn chung chiến lược giá của công ty phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng của từng khách hàng. Công ty sử dụng chính sách giá linh hoạt tùy từng loại thị trường mà đưa ra mức giá khác nhau. Chính sách giá cả cụ thể của công ty luôn gắn với thực trạng và dự báo về cung - cầu thị trường, cạnh tranh trên cơ sở đánh giá tổng hợp toàn bộ thị trường và thị trường bộ phận, thị trường mục tiêu. Giảm giá do số lượng mua nhiều Giảm giá này dành cho những khách hàng mua một số lượng hàng hóa nhất định nhằm khuyến khích các khách hàng của Công ty mua với số lượng lớn. Khách hàng mua với số lượng tăng sẽ được giảm giá nhiều. Nếu khách hàng mua dưới 10 con sẽ không được giảm giá, từ 10 cái đến 30 con sẽ được giảm 1%, trên 30 con sẽ được giảm 1,5 đến 2% giá trị mua hàng. Chính sách giá của công ty có thể khẳng định là khá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Chiến lược giá mà công ty đưa ra là nhắm tới mục tiêu thâm nhập thị trường tỉnh và cạnh tranh với đối thủ tại tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận. Thực chất để
  • 29. 21 định giá, công ty nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh để tham khảo và căn cứ vào giá sản phẩm đầu vào. Từ đó đưa ra chiến lược giá sao cho hiệu quả nhất. 2.2.3.5. Chiến lược phân phối Trong hoạt động kinh doanh, công ty thực hiện chiến lược phân phối là hoạt động chính mang lại nguồn thu. Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống phân phối trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nên công ty thường xuyên liên tục mở rộng hệ thống phân phối của mình. Công ty sẽ có 2 kênh phân phối chủ yếu: - Kênh phân phối trực tiếp: Thông qua lực lượng bán hàng, nhân viên kinh doanh tại công ty. Đây là kênh phân phối được công ty sử dụng khá hiệu quả (90%). Các nhân viên kinh doanh của công ty trực tiếp liên hệ với các khách hàng. Với kênh này, khách hàng trực tiếp đến xem sản phẩm hoặc có thể gián tiếp gọi điện, gửi email đặt hàng, sản phẩm sẽ được giao tới tay khách hàng theo đúng yêu cầu. Việc sử dụng kênh trực tiếp ở Công ty TNHH Phú Lê Huy có rất nhiều ưu điểm, việc kiểm soát kênh là dễ dàng và các thành viên của kênh, các chi nhánh đều là thành viên thuộc công ty do đó tất cả đều chung một mục tiêu phấn đấu cho sự phát triển chung của toàn công ty. Điều này là một lợi thế rất lớn cho công ty mà nếu sử dụng các kênh khác khó có thể đạt được. Việc mâu thuẫn giữa các thành viên kênh được giảm đến mức tối thiểu. - Kênh phân phối gián tiếp thông qua người môi giới trung gian, khách hàng tự giới thiệu nhau sau khi họ sử dụng... Những nhân tố trung gian này thường giới thiệu và cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá cả, kích thước, trọng lượng … Sau đó, họ được công ty trích một lượng phần trăm hoa hồng trên giá thành sản phẩm. Công ty sử dụng kênh phân phối này giúp công ty đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, bảo đảm sự giao tiếp chặt chẽ của công ty trong kênh phân phối. Công ty thu được lợi nhuận cao do chênh lệch giữa giá bán ra với chi phí sản xuất cao vì giảm bớt chi phí trung gian. Ngoài ra, Công ty TNHH Phú Lê Huy sẽ luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn cho các khách hàng, công ty luôn cố gắng giảm thời hạn vòng quay đặt hàng xuống
  • 30. 22 mức tối thiểu có thể. Giao hàng tin cậy, an toàn, tiện lợi sẽ là một yếu tố quyết định trong thành công với Công ty TNHH Phú Lê Huy. 2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán - Chương trình quảng cáo Bao gồm quảng cáo bên trong và bên ngoài công ty. Công ty luôn cố gắng tạo hình ảnh trong tâm trí khách hàng như: đồng phục của nhân viên, tất cả các loại giấy tờ giao dịch trong công ty đều có logo, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email và website của công ty rất thuận tiện cho việc liên hệ với công ty khi khách hàng có nhu cầu. - Phát tờ rơi quảng cáo tại trường đại học, các công ty, và các hộ chung cư xung quanh đó. (500 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó có thể cân nhắc phát thêm hay không) - Treo băng rôn quảng cáo trên những tuyến đường chính. - Marketing online thông qua các trang web cộng đồng như facebook, forum... Theo xu hướng hiện nay, khi muốn tìm hiểu về một loại sản phẩm khách hàng thường truy cập internet để biết thêm về các sản phẩm, công ty cung cấp họ sắp sử dụng.Nhờ những website mà công ty có thể cung cấp cho khách hàng chính xác nhất về giá, cũng như hình ảnh, thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng chỉ cần click chuột. Công ty TNHH Phú Lê Huy lập website riêng của mình để giới thiệu về công ty và các sản phẩm. Tại website này khách hàng sẽ dễ dàng tìm hiểu các thông tin cần thiết từ các thông tin sản phẩm tới giá thành…. Đồng thời, công ty còn có nhân viên hỗ trợ trực tiếp qua email của công ty. - Chương trình khuyến mãi Để kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, công ty sẽ có các chính sách khuyến mãi rất ưu đãi cho khách hàng: - Chương trình khuyến mãi vào các dịp lễ 30/4 và 1/5. - Chương trình mừng năm mới xuân năm 2017. - Quan hệ công chúng
  • 31. 23 - Công ty sẽ thành lập đội ngũ cộng tác viên tiếp cận với hội chợ và triển lãm chuyên ngành diễn ra thường xuyên tại khu vực tỉnh Bình Dương và một số khu vực lân cận. Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dự báo tiếp cận được STT Hội chợ Số lượng khách hàng dự báo tiếp cận được 1 Hàng tiêu dùng tết 2018 10.050 người 2 Vifa 2018 5000 người Thông qua việc tham gia vào các hội chợ, triển lãm công ty nâng cao được nhân diện thương hiệu đối với khách hàng đồng thời tìm kiếm thêm được nhiều nguồn khách hàng mới, đối tác mới cho công ty
  • 32. 24 CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1. Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp 3.1.1. Doanh thu, chi phi, giá thành,lợi nhuận 3.1.1.1. Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là doanh thu biên. Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với mức thay đổi trong sản lượng. Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết như sau: (1) trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng. Do (2) trong đó P là giá bán sản phẩm. Từ (1) và (2) ta có: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế, dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Mình lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường qui định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm. Doanh thu của dự án được tính toán dựa trên doanh thu của trại 50.000 con và doanh thu từ tận thu sản phẩm. a) Doanh thu từ gia công Công ty nhận nuôi gia công gà con giống từ công ty Austfeed có trọng lượng trung bình 1kg/20 con để sản xuất thành gà giống dự bị có trọng lượng trung bình 2kg/con. Thời gian nuôi một lứa là 3 tháng. Khi kết thúc đợt nuôi cần phải để trống
  • 33. 25 chuồng 21 ngày. Như vậy với 1 năm trang trại có thể nuôi 3 lứa, mỗi lứa là 50.000 con. Công ty được hưởng doanh thu dựa trên sự chênh lệch cân nặng đầu ra và đầu vào của sản phẩm. Với mỗi kg chênh lệch được định giá là 3.750 đồng. Khối lượng Đầu vào (kg) 20 Đầu ra (kg) 120 CL đầu ra - đầu vào 100 Định giá/kg CL 3.75 Doanh thu 1 con gà xuất chuồng 375 Doanh thu 1 lứa gà (ngàn đồng) 1,875,000 b) Doanh thu từ gia công Thu từ phân gà thải ra Hàng ngày từ 50.000 con gà x ăn 12kg cám thực phẩm và uống 3l nước tương đương 3kg, phân thải ra bình quân 35% khối lượng cám ăn và nước uống, từ đó số lượng phân thải thu được  Trong 1 ngày = 50000 con x (12 + 3) x 35% = 262.500 kg  Trong 1 năm = 262.500 x 30 x 9 = 7.087.500 kg.  Sử dụng ½ khối lượng phân thải ra hàng năm trên đưa vào hầm chứa tích và phân huỷ tạo ra khí Biogas lấy được 500m³/ngày sử dụng cho chất đốt trong nhà bếp công nhân và nhiên liệu vận hành máy phát điện sử dụng sinh hoạt thắp sáng bảo vệ. Với khối lượng 500 m³ Biogas/ngày thu được từ hầm chứa để tạo khí Biogas (từ 35% số lượng phân, nước thải thu lại hàng ngày) sử dụng 1/3 khối lượng cho chất đốt trong sinh hoạt bếp ăn cho công nhân, để thu lại chi phí cho chất đốt phải mua từ chi phí dự trù cho bữa ăn của CN; 2/3 khối lượng còn lại sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện lấy điện năng thắp sáng cho sử dụng sinh hoạt, bảo vệ. Các phần thu được gồm:  Phần sử dụng cho chất đốt thu lại được 1 CN ăn 1 ngày cần 1.000 đ chất đốt. Trang trại sử dụng 8 nhân viên cố định làm việc 12 tháng và 5 nhân viên thời vụ làm việc 9 tháng. Vậy 1 năm chi phí chất đốt= 1x 30 x (8 x 12+ 5 x 9)= 4.230 ngàn đồng.
  • 34. 26  Phần sử dụng làm nhiên liệu cho máy phát điện 150 KVA: = 500 m³ x 2/3 x (1.000 l/1m³) x (10.000 l/giờ) = 33 giờ phát điện/ngày = 33 giờ/ngày x 50Kw điện/giờ = 1.650 Kw điện/ngày = 1.650 Kw điện/ngày x 30 ngày x 9 tháng x 1.500 đ/Kw = 668.250 ngàn đồng.  Phần còn lại: 7.087.500 x 1/2 = 3.543.750 kg phơi khô để bón cây trồng rau sạch và nuôi cá phụ trợ phục vụ ăn ca cho nhân viên. Với mỗi 35kg được định giá khoảng 6.000 đ. Doanh thu có thể thu được từ phân khô = 607.500 ngàn đồng/năm. Tổng giá trị thu được từ phân gà trong 1 năm = 4.230 + 668.250 + 607.500 = 1.279.980 ngàn đồng . Thu từ cám thực phẩm thừa Tỷ lệ cám thực phầm thừa là 0,1%/ tổng khối lượng thức ăn. Khối lượng cám thừa trong 1 năm = 5000 x 12 x 0.1% x 30 x 9 = 16.200 kg. Số lượng cám này được định giá 650 đ/kg và được sử dụng toàn bộ để nuôi gà, cá phục vụ ăn ca của nhân viên (Số lượng gà, cá này chỉ phục vụ cho nhân viên không sản xuất kinh doanh và được nuôi tại khu tách biệt với trại gà). Gía trị thu được từ cám thừa trong 1 năm = 16.200 x 0.65 = 10.530 ngàn đồng. Tổng giá trị tận thu = 1.279.980 + 10.530 = 1.290.510 ngàn đồng Bảng 3.1: Tổng hợp doanh thu Tỷ lệ tăng doanh thu ước tính 3.5%/năm ĐVT: 1000.đ 2018 2019 …. 2039 2040 0 1 …. 24 25 Tỷ lệ tăng giá 1.035 2.28 2.36 Doanh thu từ gia công 1,875,000 5,821,875 12,843,723 13,293,253 Doanh thu tận thu 430,170 1,335,678 2,946,658 3,049,791 Tổng doanh thu 2,305,170 7,157,553 ….. 15,790,381 16,343,044
  • 35. 27 3.1.1.2. Chiphí Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v...nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau. Chi phí sản xuất là số tiền mà hãng phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chí phí sản xuất lại gồm các loại chi phí sau: tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên, chi phí cố định (định phí), chi phí khả biến (biến phí), chi phí dài hạn, chi phí ngắn hạn, chi phí chìm, v.v. Chi phí tiêu dùng: Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một sản phẩm. Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch kinh tế. Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và các chi phí khác. Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản xuất ( hay tiêu dùng ) này mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu dùng) khác. 3.1.1.3. Giá thành Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Quá trình sản xuất là quá trình thống nhất bao gồm 2 mặt: chi phí sản xuất và kết quả sản xuất. Tất cả các khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao
  • 36. 28 vụ, dịch vụ hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Phân loại. Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành. Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại: * Giá thành kế hoạch: Việc tính toán xác định giá thành kế hoạch được tiến hành trước khi bước vào kinh doanh do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, đồng thời được xem là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. * Giá thành định mức: Giống như giá thành kế hoạch, việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm và được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. * Giá thành thực tế: Khác với 2 loại giá thành trên, giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm và dựa trên cơ sở các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tập hợp được trong kỳ. 3.1.1.4. Lợi nhuận Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0. Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quân bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
  • 37. 29 (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá. Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu, lợi nhuận bị âm. Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất. 3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Điều này có nghĩa là tại điểm hòa vốn người sản xuất không thu được lãi, nhưng cũng không bị lỗ Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị. Doanh số hòa vốn phản ánh doanh thu tối thiểu trước khi bị lỗ. Phương pháp đẳng thức Dựa vào khái niệm về điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí, ta có: P.Y = FC + VC Trong đó P là giá bán, Y là số lượng sản phẩm, FC là chi phí cố định và VC là chi phí khả biến. Vì chi phí khả biến là chi phí thay đổi theo sản lượng, tức là VC = V.Y trong đó V là chi phí khả biến trên một đơn vị sản phẩm, nên đẳng thức trên có tương đương với đẳng thức sau: P.Y = FC + V.Y Từ đây suy ra: Y = FC/(P-V) Điểm hòa vốn về sản lượng bằng tỷ số giữa chi phí cố định với hiệu số giữa giá bán và chi phí khả biến trên một đơn vị sản phẩm.
  • 38. 30 3.1.3. Các báo cáo tài chính 3.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần. Lãi lỗ Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:  Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần  Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất  Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý  Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,... 3.1.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính). Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:
  • 39. 31 Dòng tiền vào:  Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ  Lãi tiền gửi từ ngân hàng  Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư  Đầu tư của cổ đông Dòng tiền ra  Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô ,hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ  Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày  Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…  Chi trả lợi tức  Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác 3.1.3.3. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế toán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn. Có 2 dạng bảng cân đối kế toán: Bảng có kết cấu dọc và bảng có kết cấu ngang. Với bảng cân đối có kết cấu dọc thì ta sẽ dễ dàng so sanh số liệu của cuối kỳ và đầu kỳ, nhưng lại gặp khó khăn trong việc mở khoản mới. Với bảng có kết cấu ngang ta có thể thấy được rõ mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhưng lại gặp khó khăn trong việc so sánh sự biến động của từng tài khoản cấp 1. 3.1.4. Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư 3.1.4.1. Gía trị của chuỗi tiền tệ theo thời gian Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, vốn cũng là 1 loại hàng hóa này chính là lãi suất. Do tác động của lãi suất nên dẫn đến chuỗi giá trị tiền tệ có 1 đặc tính đặc biệt đó là: tính chất tương đương với nhau của các khoản tiền ở các thời điểm khác nhau
  • 40. 32 Có hai cách tính toán giá trị thời gian của tiền tệ. a. Gía trị thời gian của tiền tệ theo giá hiện tại: PV (Present Value) Đây là cách xác định giá trị thời gian của tiền tệ trên cơ sơ quy đổi tất cả các giá trị tiền tệ trong tương lai về mặt bằng giá trị theo mốc hiện tại được chọn trước. Để quy đổi 1 khoản tiền tệ tại thời điểm tương lai bất kỳ về giá trị hiện tại, người ta sử dụng công thức tính sau đây: Fn PV = ---------- (1 + k)n Trong đó: Fn: là khoản tiền có vào cuối năm thứ n trong tương lai PV: là giá trị hiện tại của khoản tiền đó k: là lãi suất thường kỳ của khoản tiền hiện tại Nếu giá trị tiền tệ tương lai không phải là 1 khoản độc lập mà là 1 chuỗi các giá trị thu nhập theo các năm trong kỳ nghiên cứu thì khi có việc quy đổi chuỗi các khoản thu nhập đó về thời điểm hiện tại được tính như sau: n Fi PVn = ∑ -------------- i=0 (1 + k)i Trong đó: Fi là khoản thu nhập tại năm i tính từ năm gốc PVn là giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập đó Chú ý: trong công thức tính toán trên, mọi khoản đầu tư trong năm được quy ước như là được bỏ vốn vào thời điểm cuối năm đó. b. Gía trị thời gian của tiền tệ theo tương lai: FV (Future Value) Gía trị tiền tệ theo tương lai của 1 khoản thu nhập chính là khoản tiền sẽ nhận được tại thời điểm tương lai bất kỳ của 1 khoản đầu tư ban đầu trong hiện tại với 1 lãi suất kép cho trước. Công thức tính: FV = F (1+k)i
  • 41. 33 Trong đó: F là khoản đầu tư ban đầu k là lãi suất kép cho trước FV là giá trị tương lai của khoản thu nhập F tại điểm i bất kỳ i là số khoảng thời gian tính lãi trong khoảng thời gian từ năm hiện tại tới năm tương lai tính toán Trong trường hợp đầu tư là 1 chuỗi các giá trị theo thời gian, khi đó giá trị tương lai của các khoản thu nhập với lãi suất kép cho trước được xác định như n PVn = ∑ Fi (1 + k)i i=1 3.1.4.2. Gía trị hiện tại ròng của dự án: NPV Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV cho chúng ta biết quy mô của khoản thu nhập ròng mà dự án có thể mang lại sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư ban đầu tính theo hiện giá. Chỉ tiêu này có thể tính như sau: NPV = PVn – PIn Trong đó: PV là hiện giá của các khoản thu hồi ròng mà dự án có thể mang lại trong suốt quá trình hoạt động. Chú ý: Năm gốc thường được họn là năm bắt đầu tiến hành bỏ vốn đầu tư và quy ước mọi khoản đầu tư trong năm coi như bỏ vào cuối năm. Trong quá trình đánh 1 dự án đầu tư, chỉ tiêu NPV được xem là 1 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Nếu dự án đầu tư là dự án độc lập, khi đó phương án đầu tư được lựa chõn phải có NPV > 0. Còn nếu dự án là dự án loại bỏ nhau thì khi đó dự án được lựa chọn phải là dự án NPV có giá trị dương lớn nhất. 3.2. Nội dung của kế hoạch tài chính Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng Dự án “Trang trại chăn nuôi gà Bình Dương”, làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
  • 42. 34 Tổng mức đầu tư của dự án là 14,986,002,000 ( Mười bốn tỷ, chin trăm tám mươi sáu triệu, hai ngàn đồng chẵn )bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí máy móc thiết bị; Chi phí quản lý dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời gian xây dựng); và các khoản chi phí khác.  Chi phí xây dựng và lắp đặt Nhằm tạo ra sự an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống nghỉ ngơi, di chuyển và xuất nhập, đồng thời tạo sự an toàn và thoải mái cho người chăn nuôi trong việc quản lý và nuôi dưỡng. Trang trại chăn nuôi gà hậu bị được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn công nghệ mới, đáp ứng được những yêu cầu chung thiết kế và phối hợp các bộ phận thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chi phí xây dựng bao gồm các hạng mục được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.2: Chi phí xây dựng ĐVT : 1000VNĐ STT SL Đơn vị Diện tích (m²) Đơn giá Thành tiền trước thuế VAT Thành tiền sau thuế 1 Khu nhà hậu bị 5 Nhà 1,600 1,350 2,160,000 216,000 2,376,000 2 Cổng tường rào 1 T.bộ 69,817 69,817 6,982 76,799 3 Nhà để xe 1 Nhà 50 1,500 75,000 7,500 82,500 4 Nhà công nhân, kỹ thuật, nhà ăn + bếp 1 Nhà 175 2,350 411,250 41,125 452,375 5 Nhà sát trùng xe 1 Nhà 50 2,500 125,000 12,500 137,500 6 Nhà điều hành 1 Nhà 60 3,000 180,000 18,000 198,000 7 Nhà phơi đồ 1 Nhà 30 2,000 60,000 6,000 66,000 8 Nhà đặt máy phát điện 1 Nhà 30 2,750 82,500 8,250 90,750 9 Kho dụng cụ 1 Nhà 25 1,750 43,750 4,375 48,125 10 Kho cám 1 Nhà 70 1,500 105,000 10,500 115,500 11 Bệ xuất nhập gà 2 Bệ 160 2,250 360,000 36,000 396,000
  • 43. 35 12 Bể chứa nước (m³) 1 Cái 300 950 285,000 28,500 313,500 13 Hầm biogas (m³) 1 Cái 3,000 250 750,000 75,000 825,000 14 Bể xử lý nước thải số 3 (m³) 3 Cái 50 1,150 172,500 17,250 189,750 15 Nhà cân gà 1 Nhà 20 1,250 25,000 2,500 27,500 16 Sân phơi phân 1 Cái 200 850 170,000 17,000 187,000 17 Nhà bảo vệ 1 Nhà 18 2,500 45,000 4,500 49,500 18 Nhà để phân 1 Nhà 100 1,250 125,000 12,500 137,500 19 Đường giao thông nội bộ m 500 1,050 525,000 52,500 577,500 20 Đường giao thông ngoại bộ (từ đường nhựa vào đến cổng chính của trại) m 350 1,550 542,500 54,250 596,750 21 Giếng khoan 10 cái 63,636 63,636 6,364 70,000 22 Hệ thống mương cống, ống thoát nước m 50,000 50,000 5,000 55,000 23 Chi phí san lấp mặt bằng 1,181,818 118,182 1,300,000 Tổng cộng 7,607,772 760,777 8,368,549
  • 44. 36  Chi phí máy móc thiết bị Bảng 3.3: Chi phí máy móc thiết bị ĐVT : 1000VNĐ HẠNG MỤC Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền trước thuế VAT Thành tiền sau thuế I Chi phí cho thiết bị, công cụ, phương tiện sử dụng, thiết bị chuyên dùng 2,868,870 286,887 3,155,757 1 Máng ăn tự động 80kg Cái 180 1,800 324,000 32,400 356,400 2 Quạt hút 50" + Mô tơ quạt hút Cái (to) 30 5,800 174,000 17,400 191,400 Cái (nhỏ) 20 5,200 104,000 10,400 114,400 3 Tấm làm mát COOLPAD 0.15m x 0.6m x 1.5m Tấm 250 600 150,000 15,000 165,000 4 Vách di động ngăn giữa các ô Bộ 50 6,000 300,000 30,000 330,000 5 Máy bơm nước rửa chuồng Cái 10 2,200 22,000 2,200 24,200 6 Máy bơm nước giảm mát Cái 5 1,800 9,000 900 9,900 7 Đèn compact chiếu sáng 20w Cái 110 80 8,800 880 9,680 8 Đèn hồng ngoại úm gà 250w Cái 150 189 28,350 2,835 31,185 9 Hệ thống dây, tủ Bộ 10 18,000 180,000 18,000 198,000
  • 45. 37 điện chạy mô tơ và quạt hút 10 Núm uống nước tự động cho gà Cái 30 834 25,020 2,502 27,522 11 Bạt trần chống nóng m² 8,000 25 200,000 20,000 220,000 12 Dây thép bọc nhựa Ø4 Kg 325 30 9,750 975 10,725 13 Tăng đơ (12) Cái 350 20 7,000 700 7,700 14 Keo dán trần Hộp 25 310 7,750 775 8,525 15 Nhà sát trùng gồm hệ thống bơm, tủ điều khiển, mắt thần Bộ 1 20,000 20,000 2,000 22,000 16 Thiết bị của hệ thống hầm Biogas Bộ 1 214,200 214,200 21,420 235,620 17 Máy phát điện dự phòng cái 5 100,000 500,000 50,000 550,000 18 Hệ thống ống dẫn nước Bộ 5 10,000 50,000 5,000 55,000 19 Trạm điện và quản lý kỹ thuật 200 KVA Trạm 1 500,000 500,000 50,000 550,000 20 Cân điện tử (500kg) Cái 1 35,000 35,000 3,500 38,500 II Chi phí thiết bị sử dụng cho văn phòng và nhà ở của công nhân 281,500 28,150 309,650 1 Máy vi tính Bộ 1 8,500 8,500 850 9,350
  • 46. 38 2 Máy in Cái 1 4,000 4,000 400 4,400 3 Điện thoại và đường dây thuê bao Cái 1 8,000 8,000 800 8,800 4 Máy chấm công Cái 1 5,000 5,000 500 5,500 5 Bàn ghế tiếp khách Bộ 1 15,000 15,000 1,500 16,500 6 Bàn ghế văn phòng Bộ 4 2,500 10,000 1,000 11,000 7 Thiết bị sinh hoạt cho nhà ở công nhân Bộ 3 10,000 30,000 3,000 33,000 8 Thiết bị sinh hoạt cho nhà ở cán bộ kỹ thuật Bộ 2 18,000 36,000 3,600 39,600 9 Thiết bị, phương tiện sử dụng cho nhà bếp Bộ (dự trù) 1 15,000 15,000 1,500 16,500 10 Tủ hồ sơ Cái 2 3,500 7,000 700 7,700 11 Tủ thuốc, dụng cụ y tế Bộ 1 4,000 4,000 400 4,400 12 Thiết bị âm thanh, truyền hình nghe nhìn Bộ 2 12,000 24,000 2,400 26,400 13 Thiết bị lắp đặt hệ thống camera Bộ 1 100,000 100,000 10,000 110,000 14 Thiết bị phòng cháy, chữa cháy Cái 10 1,500 15,000 1,500 16,500 TỔNG 3,150,370 315,037 3,465,407
  • 47. 39 Theo quyết định số 957/QĐ-BXD công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình, lập các chi phí như sau:  Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình. Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư. Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình; Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; Chi phí khởi công, khánh thành;  Chi phí quản lý dự án = (GXL + GTB) x 2.495% = 295,257.000.đồng  Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Bao gồm: - Chi phí thiết kế xây dựng công trình ; - Chi phí thẩm tra dự toán;  Chi phí thẩm tra dự toán = GXL x 0.2% = 16.737.000.đồng  Chi phí thiết kế xây dựng công trình= GXL x 3.6% = 301.268.000 đồng  Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng = 318,005.000.đồng  Chi phí khác Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên: Chi phí bảo hiểm xây dựng;
  • 48. 40 Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán; Báo cáo đánh giá tác động môi trường;  Chi phí bảo hiểm xây dựng = GXL x 1.500% = 125,528,000 đồng  Chi phí kiểm toán= (GXL + GTB) x 0.424% = 50,176,000 đồng  Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư = (GXL + GTB) x 0.257% = 30,413 ngàn đồng.  Chi phí khác = 206,117,000 đồng .  Chi phí đất Để phục vụ cho dự án, chủ đầu tư đã mua đất với diện tích là 10 ha với kinh phí là 1,700,000,000 VNĐ  Chi phí đất = 1,700,000,000 VNĐ  Chi phí dự phòng Dự phòng phí bằng 5% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”. Chi phí này còn dùng để trả lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng khi dự án chưa đi vào hoạt động.  Chi phí dự phòng (GXl+Gtb+Gqlda+Gtv+Gk) x 5%= 632,667,000 đồng
  • 49. 41 Bảng 3.4: Tổng mức đầu tư ĐVT: 1,000 VNĐ STT HẠNG MỤC GT TRƯỚC THUẾ VAT GT SAU THUẾ I Chi phí xây dựng 7,607,772 760,777 8,368,549 II Chi phí máy móc thiết bị 3,150,370 315,037 3,465,407 III Chi phí quản lý dự án 268,416 26,842 295,257 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 289,095 28,910 318,005 1 Chi phí thiết kế xây dựng công trình 273,880 27,388 301,268 2 Chi phí thẩm tra dự toán 15,216 1,522 16,737 V Chi phí khác 187,380 18,738 206,117 1 Chi phí bảo hiểm xây dựng 114,117 11,412 125,528 2 Chi phí kiểm toán 45,615 4,561 50,176 3 Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán 27,648 2,765 30,413 VI Chi phí dự phòng=ΣGcp*5% 575,152 57,515 632,667 VII Chi phí đất 10ha 1,545,455 154,545 1,700,000 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 13,623,638 1,362,364 14,986,002 Vốn lưu động Ngoài những khoản đầu tư máy móc thiết bị, trang trại trong giai đoạn đầu tư ban đầu, khi dự án đi vào hoạt động cần bổ sung nguồn vốn lưu động. Vốn lưu động của dự án bao gồm khoản phải thu bằng 15% doanh thu từ gia công, khoản phải trả bằng 10% chi phí hoạt động và nhu cầu tồn quỹ tiền mặt bằng 5% chi phí hoạt động.
  • 50. 42 Bảng 3.5: nhu cầu vốn lưu động Năm 2018 2019 ….. 2039 2040 0 1 ….. 24 25 Khoản phải thu (AR) 281,250 873,281 1,926,558 1,993,988 Thay đổi trong khoản phải thu ( (+)DAR = ARt-1-ARt ) (281,250) (592,031) (65,149) (67,430) Khoản phải trả (AP) 64,068 145,899 ….. 188,944 191,154 Thay đổi trong khoản phải trả ( (+)DAP = APt-1-APt ) (64,068) (90,039) (2,178) (2,211) Số dư tiền mặt (CB) 32,034 72,950 94,472 95,577 Thay đổi số dư tiền mặt ( (+)DCB = CBt-CBt-1 ) 32,034 45,019 ….. 1,089 1,105 Báo cáo thu nhập của dự án: Bảng 3.6: Báo cáo thu nhập của dự án ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2018 2019 ….. 2,039 2,040 0 1 ….. 24 25 Doanh thu 2,305,170 7,157,553 15,790,381 16,343,044 Chi phí hoạt động 558,604 1,458,992 1,889,437 1,911,543 Chi phí lãi vay 186,893 280,605 Chi phí khấu hao 945,821 945,821 61,818 61,818 Lợi nhuận trước thuế 613,852 4,472,134 13,839,125 14,369,683 Thuế TNDN (20%) 122,770 894,427 2,767,825 2,873,937 Lợi nhuận sau thuế 491,082 3,577,707 ….. 11,071,300 11,495,747
  • 51. 43 Báo cáo ngân lưu dự án Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 25 năm theo quan điểm tổng đầu tư. Với: Chi phí sử dụng vốn re = 10% Lãi suất vay ngân hàng rd = 3.5%/năm Với suất chiết khấu là WACC = 8.2% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn. Bảng 3.7: báo cáo ngân lưu ĐVT: 1,000 VNĐ Năm 2018 2019 ….. 2039 2040 0 1 ….. 24 25 NGÂN LƯU VÀO Doanh thu 1,875,000 5,821,875 12,843,723 13,293,253 Thay đổi khoản phải thu (281,250) (592,031) (65,149) (67,430) Tổng ngân lưu vào 1,593,750 5,229,844 ….. 12,778,573 13,225,823 NGÂN LƯU RA Chi phí đầu tư ban đầu 14,986,002 Chi phí hoạt động 558,604 1,458,992 1,889,437 1,911,543 Thay đổi khoản phải trả (55,860) (90,039) (2,178) (2,211) Thay đổi số dư tiền mặt 27,930 45,019 1,089 1,105 Tổng ngân lưu ra 15,516,676 1,413,972 ….. 1,888,348 1,910,437 Ngân lưu ròng trước thuế (13,922,926) 3,815,871 10,890,225 11,315,386 Thuế TNDN 122,770 894,427 2,767,825 2,873,937 Ngân lưu ròng sau thuế (14,045,696) 2,921,444 8,122,400 8,441,449