SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 1
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 2
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 3
LỜI CAM KẾT
Tôi tên là Trịnh Thị Thương, sinh viên Đại học chuyên ngành Quản trị văn
phòng. Tôi xin cam đoan đây hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của riêng mình. Kết
quả và số liệu có trong bài đều là kết quả trung thực, hoàn toàn khách quan. Tôi sẽ
hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Người cam đoan
Trịnh Thị Thương
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình làm bài tiểu luận khoa học này tôi đã được học hỏi nhiều về
cách ứng xử cũng như giao tiếp có văn hóa qua điện thoại di động. Nhân cơ hội
này tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới những người đã đóng góp cho bài tiểu luận của tôi.
Góp phần vào việc hướng dẫn là bài tiểu luận này, đầu tiên tôi xin cảm ơn
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuấn – giảng viên hướng dẫn học phần phương pháp
nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn đưa ra ý kiến đóng góp, sửa đổi để tôi hoàn
thành bài tiểu luận khoa học. Thứ hai, xin cảm ơn Tiến sĩ Đồng Văn Toàn trong
quá trình giảng dạy đã đưa ra nhiều kiến thức bổ ích để tôi áp dụng để có thể hoàn
thiện bài tiểu luận của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn!
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 5
MỤC LỤC
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 6
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Xin đọc là
ĐH Đại học
ĐHNVHN – CSMT Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền
Trung
QTVP Quản trị văn phòng
ĐTDĐ Điện thoại di động
DĐ Di động
Nếu xét về phương diện mộtcô gái,bản thân tự nhận thấy mình k dịu dàng nữ tính,nấu ăn k ngon lắm,lười rửa bát và
thích chơi mấy trò mà con trai hay chơi.
Thỉnh thoảng cũng điệu bộ đà đôi chút nhưng đó k phải gu sở trường.
Biết vậy.nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục sống đúng tính cách đó. Nói to cười vang,đi giày thể thao mặc quần thụng,chạy
nhảy đúng kiểu mình thích. Và đương nhiên đâu đó trên đời này cũng đang có những chàng trai tìm kiếm những cô
gái như vậy
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong một thế giới luôn biến động còn chúng ta đang sống tại thời điểm được
gọi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, nhu cầu về sử dụng điện thoại di động
cũng ngày một tăng cao. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người sử
dụng điện thoại di động thuộc top cao trên thế giới. Những ưu điểm mà một chiếc
điện thoại mang lại quả là vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp chúng ta liên lạc với
mọi người mà còn là phương tiện giải trí bổ ích. Cũng không bất ngờ khi độ tuổi
người dùng điện thoại di động cũng rất đa dạng. Nếu người già dùng điện thoại chủ
yếu để liên lạc với con cái và người quen thì phần lớn giới trẻ lại dùng điện thoại di
động như một phương tiện giải trí để truy cập vào các trang mạng xã hội, chụp
hình, ghi âm hay quay video, … Tuy nhiên, để có một cách giao tiếp có văn hóa
qua ĐTDĐ thì không phải ai cũng làm được
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Văn hóa giao tiếp điện thoại di
động của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ
sở miền trung” làm chuyên đề. Tôi mong rằng với những đóng góp nhỏ bé của
mình sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cách ứng xử cũng như giao tiếp qua ĐTDĐ
hợp lý nhất.
2. Tình hình nghiên cứu
Sống trong thời đại của những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chiếc ĐTDĐ đã trở
thành “vật bất ly thân” của mỗi người, nó là phương tiện, công cụ để mọi người
liên lạc với nhau trao đổi về công việc cũng như những vấn đề khác trong cuộc
sống.
Là một ngành học đòi hỏi mối quan hệ rộng, thì chiếc điện thoại di động lại càng
không thể thiếu đối với mỗi sinh viên ngành quản trị văn phòng.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 8
Thế nhưng để có một cách ứng xử thấu tình đạt lý cũng như giao tiếp tốt qua
ĐTDĐ thì không phải sinh viên nào cũng làm tốt.
Chính vì vậy mà vấn đề “Văn hóa giao tiếp di động” của sinh viên đang được
quan tâm và chú trọng để đưa ra những giải pháp hợp lý để sinh viên tiếp cận khoa
học kỹ thuật một cách thông minh và khôn khéo. Vì là vấn đề còn mới mẻ nên
chưa có những nghiên cứu cụ thể hay xuất bản sách tuy nhiên cũng không ít những
bài báo viết về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Chính vì Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ quan trọng đối với sinh viên đặc biệt là sinh
viên ngành QTVP – ngành học đòi hỏi có kỹ năng giao tiếp cao ở mọi phương
diện, mà văn hóa di động thì không thể thiếu, vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài này để
đi sâu vào nghiên cứu nhằm giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của nó đối
với sinh viên cụ thể là sinh viên ngành QTVP. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở tìm
hiểu thực trạng văn hóa di động của sinh viên ngành QTVP trường ĐHNVHN –
CSMT, từ đó đề xuất một số một số biện pháp để rèn luyện và thúc đẩy sự phát
triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong quá trình đào tạo vừa để nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường vừa để phục vụ cho cuộc sống của sinh viên. Giúp
cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng không nhỏ của văn hóa giao tiếp qua điện
thoại di động.
Mong rằng qua bài tiệu luận này không chỉ tôi mà các bạn sinh viên ngành QTVP
nói riêng và sinh viên trường ĐHNVHN–CSMT nói chung sẽ có cách ứng xử trong
giao tiếp qua ĐTDĐ sao cho hợp lý và có văn hóa. Khắc phục được những khiếm
khuyết để từ đó khai thác những mặt tốt, tích cực của mình để giúp cho cuộc sống
thêm hài hòa, mở rộng mối quan hệ ngoại giao tốt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa DĐ của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội – Cơ sở miền Trung.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 9
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong phạm vị trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung cụ thể là
sinh viên trong ngành Quản trị văn phòng của trường.
Nghiên cứu vị trí, vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, và các
giải pháp trong vấn đề giao tiếp qua ĐTDĐ của sinh viên ngành Quản trị văn
phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp quan sát, điều tra để tìm hiểu, thu thập thông tin, khảo sát thực
nghiệm lấy cơ sở thực trạng trong Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên trong
phạm vi ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên
ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung.
Chương 2: Thực trạng Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên trường ngành Quản
trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung.
Chương 3: Giải pháp nâng cao văn hóa giao tiếp ĐTDĐ cho sinh viên ngành Quản
trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI DI
ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI- CƠ SỞ MIỀN TRUNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cáckhái niệm có liên quan
Điện thoại di động, hay còngọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn
thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng
của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần
nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát
triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc
sống.[11]
Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày
nay, ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích
hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay
phim, xem truyền hình...
Với những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra
nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Một số quan niệm về giao tiếp như sau:
“Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai đó”.
“Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”.
“Giao tiếp là sự trao đổi thông tin”.
“Giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ”.
“Giao tiếp là việc truyền đạt hướng dẫn, chỉ dẫn giữa người này và người
khác, có dẫn đến hành động.”…
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 11
Nếu hiểu theo nghĩa rộng “Giao tiếp là sự chia sẽ thông tin và tạo quan hệ”,
hiện tượng này không chỉ có ở xã hội loài người, mà còn tồn tại khách quan, xuất
hiện ở muôn loài trên thế gian. Tuy nhiên, ở góc độ một Tổ chức, Công ty, Doanh
nghiệp, “giao tiếp” được hiểu là hành động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa
con người với con người, nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về thông tin. Trên cơ
sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, hành vi
qua sự tương tác lẫn nhau để cùng hiểu biết về một tình huống, có cùng tiếng nói,
thu được lợi ích nhiều nhất có thể.
Ngoài ra, giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển và hoàn
chính nhân cách con người. Ở một phạm vi rộng hơn, chúng ta cũng có thể hiểu
giao tiếp là: “Việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành
động”.
Tóm lại, với rất nhiều quan niệm khác nhau nhưng những quan niệm này
đều có chung một cách hiểu: “Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử
lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu”.
Theo Dwyer & Daley“Một hoạt động tương tác để đạtđược sự hiểu nhau
hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người” (1990).
1.1.2. Khái quátkhả năng Văn hóa giaotiếp điện thoại di động đối với sinhviên
ngànhQuản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung
Điện thoại di động là một trong những thiết bị hữu ích ở những thập kỷ gần
đây trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Với nhiều người, điện
thoại là một “vật bất li thân” vì nó đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng,
tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Với tính ưu việt đó, điện thoại di động được sử
dụng rộng rãi trong thanh niên, giúp họ thể hiện bản thân, tình cảm, nối gần
khoảng cách trong mối quan hệ với bạn bè, người thân và những người xung
quanh.
Những tiện ích mà điện thoại di động mang lại cho con người thật đáng kể,
nhưng sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là vấn đề đáng nói.
Ông bà ta có câu:
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 12
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hay:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Qủa đúng như vậy, chim khôn, người khôn – phải biết lựa lời, bây giờ lời nói qua
điện thoại đã mất tiền mua rồi đấy, mỗi phút, mỗi giây đều có giá của nó. Nhưng
cái giá lớn hơn đó là văn hóa, là nhân cách con người thể hiện trong lời nói qua
điện thoại. Đã có không ít ngôn từ đề cập đến vấn đề giao tiếp, ứng xử trong cuộc
sống của con người. Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng không nhỏ của giao tiếp
ứng xử giữa con người với nhau. Thành hay bại là ở mỗi lời ăn tiếng nói.
Ngày nay với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ thì ĐTDĐ được ví
như chiếc cầu nối giúp con người xích lại gần nhau hơn. Nó có khả năng thu hẹp
khoảng cách không gian và rút ngắn thời gian cho con người. Đối với sinh viên
ngành QTVP trường ĐHNVHN – CSMT kỹ năng này cũng là một kỹ năng mềm
và đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo của trường, nâng cao năng lực giao
tiếp cho sinh viên chính là yếu tố then chốt để tạo dựng nền tảng cơ bản cho sinh
viên. Giúp cho sinh viên năng động, sáng tạo, hiểu biết hơn, nắm bắt cơ hội, tạo
dựng thời cơ. Đặc biệt là khả năng giao tiếp ở đây đòi hỏi sự tinh tế hơn so với
giao tiếp trực tiếp, vì giao tiếp qua ĐTDĐ có khó khăn hơn ở chỗ là mình không
thể dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả mà chỉ dựa vào lời nói, ngôn ngữ khẩu hình
miệng. Đây là một kỹ năng cơ bản đòi hỏi mỗi sinh viên chuyên ngành QTVP
trường ĐHNVHN-CSMT cần trang bị cho mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường
để sau khi ra trường có thể vững tin ứng xử trong giao tiếp một cách khéo léo, đầy
văn hóa tạo sự hài lòng, dễ chịu với những người xung quanh, dù giao tiếp trực tiếp
hay gián tiếp thì đều tạo cho người nghe cảm giác thân thiện, dễ đi sâu vào lòng
người giúp cho cuộc sống cũng như công việc thuận tiện và mối quan hệ ngoại
giao rộng rãi.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 13
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI – CƠ SỞ MIỀN TRUNG
Chúng ta đã được nghe rất nhiều về vị lãnh tụ Fidel Castro của đất nước Cu
Ba, chủ tịch nước Mao Trạch Đông của Trung Quốc, vĩ lãnh tụ kính yêu của dân
tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh với những đóng góp rất lớn cho đất nước của họ.
Ngày nay chúng ta lại được biết nhiều hơn đến các tỷ phú như Donald Trump,
Billgate, Warren Buffett Carlos Slim... Họ giàu có và nổi tiếng bởi tài năng của họ,
và đặc biệt hơn cả là tài năng về kĩ năng giao tiếp của họ. Trong thế giới hiện đại,
mỗi conngười đều phải năng động hơn, hiểu biết hơn và tự biết hoàn thiện mình
hơn, đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để có cuộc sốngnhư chính chúng ta
mong muốn.
Là mỗi sinh viên khi được ngồi trên ghế nhà trường dù là giảng đường Đại học,
Cao đẳng hay Trung cấp thì đều mong muốn cho bản thân ra trường xin được một
công việc phù hợp với bản thân và thiết thực hơn là nuôi sống bản thân và lo cho
cuộc sống về tương lai của mình. Để có được điều đó đòihỏi mỗi sinh viên phải tự
trau dồikĩ năng nghiệp vụ cung như kĩ năng mềm của bản thân.
Bất cứ nhà tuyển dụng nào khi tuyển dụng cũng yêu cầu các ứng viên phải có
những tiêu chí nhất định đáp ứng nhu cầu cho công việc của họ. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu công việc đốivới sinh viên chuyên ngành
QTVP ngày càng rộng mở. Xong, để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì
kỹ năng không thể thiếu chính là kỹ năng giao tiếp văn phòng, đặc thù của chuyên
ngành quản trị văn phòng thì chắc chắn không thể thiếu hoạt động giao tiếp qua
điện thoại. Ngoài việc thông thạo, giỏi về chuyên môn thì những yêu cầu và đòihỏi
về kỹ năng mềm ngày càng trở nên cấp thiết. Nhìn chung, cho dù học ở bất cứ
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 14
chuyên ngành nào, làm việc ở bất cứ bộ phận nào thì những kĩ năng về giao tiếp
luôn được coi trọng.
Giải pháp để giải quyết vấn đề cho sinh viên chính là nâng cao năng lực giao tiếp
để có thể đặt nền móng cho những dự định trong tương lai. Đốivới sinh viên
ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT thì điều này lại càng mang ý nghĩa đặc biệt
quan trọng bởi những yếu tố đặc thù riêng. Dưới đây là thực trạng về vă hóa giao
tiếp qua ĐTDĐ của sinh viên chuyên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT và
những giải pháp nhằm hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp qua ĐTDĐ cho sinh
viên, tạo nền tảng vức chắc cũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân mỗi người
Giao tiếp qua điện thoại là một phần của cuộc sốngthời đại số hiện nay,
nhưng ít ai biết rằng giao tiếp qua điện thoại cũng cần đến sự khéo léo, ứng xử
thông minh, truyền thông hiệu quả giữa người nghe và người gọi. Kỹ năng giao
tiếp qua điện thoại cũng là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày, giao tiếp qua
điện thoại là một kỹ năng cần thiết và quan trọng của mỗi cá nhân
Chúng ta ai cũng có điện thoại, nhưng hình như ít ai được hướng dẫn hay dạy dỗ
để giao tiếp như thế nào cho phải phép, hay nói đúng hơn là có văn hóa trong giao
tiếp điện thoại, hiểu theo nghĩa chặt. Thường chúng ta chỉ thấy người ta sử dụng
làm sao thì chúng ta học theo làm vậy.
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ phải thường xuyên giao tiếp qua điện thoại.
Người nghe hoàn toàn có thể đánh giá về bạn sau nội dung cuộc gọi dù chỉ một
phút. Làm thế nào để cuộc thoại đạt được kế quả tốt và bạn có thể tạo ấn tượng tốt
với người đối thoại bên kia đầu dây?
Qua thực tế, chúng ta có thể nhìn nhận thấy một vài biểu hiện rất phổ biến về thực
trạng văn hóa giao tiếp qua ĐTDĐ ở các trường ĐH của sinh viên. Mà có thể nói
cụ thể ở đây là sinh viên của ngành QTVP trường ĐHNVHN – CSMT nói riêng và
sinh viên toàn trường nói chung. Là những sinh viên tuổi teen thời hiện đại ,qua
các kênh truyền thông đại chúng, thực tiễn cuộc sống cũng như qua những lời
giảng chân tình của thầy cô mỗi sinh viên ngành QTVP đều ý thức được tầm quan
trọng của giao tiếp, nhưng nghĩ và thực hiện là hai vấn đề khác xa nhau vì làm
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 15
không như nghĩ. Kĩ năng giao tiếp trực tiếp đã khó kĩ năng giao tiếp qua điện thoại
còn khó hơn.
Nói chuyện điện thoại, vẫn biết rằng có thể “nói theo cách của bạn”, nhưng chúng
ta hãy suy nghĩ, nói như thế nào cho hiệu quả, gọi thế nào cho có văn hóa. Lời nói
thể hiện trạng thái vui, buồn, thương ghét, giận hờn, thể hiện cả tính cách của bạn
và người nghe, thể hiện cả con người của chúng ta đối với người nghe. Có cả lời
“chào”, lời “cám ơn”, lời “hẹn gặp lại” đấy, nhưng với giọng điệu khác nhau,
người ta có thể hiểu đó là chân thành hay giả dối. Có cả sự nhẹ nhàng, chỉn chu,
trau chuốt đường mật đấy, nhưng người nghe vẫn phát hiện ra đó là những lời
khuôn sáo, rỗng tuyếch đầy tính xã giao. Vậy điều người đầu dây bên kia cần là
gì? Là cái lịch sự tối thiểu, là thông tin chính xác, ngắn gọn, là tình cảm chân
thành. “Tôi xin bạn một phú để trao đổi vấn đề này....”, “Vâng, tôi nghe!”
Xem ra, yêu cầu giao tiếp trong điện thoại cũng không hề đơn giản, để cuộc gọi
thành công, thỏa lòng người gọi, vui lòng người nghe, tạo ấn tượng tốt để đến với
nhau nhiều hơn… cũng không phải dễ đàng. Để giao tiếp hiệu quả qua điện thoại
cần không ngừng học hỏi, tự điều chỉnh, mà cái gốc là một nền tảng văn hóa ở
chiều sâu.
Hoạt động giao tiếp nói chung là một hoạt động rất rộng lớn và rất khó kiểm soát,
bởi vì nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi và với bất cứ ai, với bất cứ đốitượng nào.
Hoạt động giao tiếp có thể vì nhiều mục đíchkhác nhau và con người chính là chủ
thể của hoạt động giao tiếp đó. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên nên mang những
đặc điểm riêng đặc thù.
2.1 Mặt tích cực của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học nội
vụ Hà Nội- Cơ sở miền Trung
- Có tinh thần thái độ tíchcực với các hoạt động tập thể khi có điều kiện.
- Có chính kiến, khát vọng thành công trong sự nghiệp và mong muốn đóng góp
sức mình cho sự nghiệp chung của toàn xã hội.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 16
- Có ý thức về tầm quan trọng của những kỹ năng mềm, sử dụng linh hoạt trong
nhiều môi trường khác nhau.
- Dễ hòa đồng, gây thiện cảm với đối phương khi trò chuyện.
- Trung thực, thân thiện, cởi mở, lịch sự.
2.2 Mặt hạn chế cực của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học
nội vụ Hà Nội-Cơ sở miền Trung
- Còn nặng tư tưởng tự ti, thiếu sự tự tin.
- Ngại giao tiếp với môi trường lạ.
- Đôi khi thiếu sự hoạt bát cần thiết.
- Rụt rè, ngại đưa ra ý kiến trước đông người.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sinh sống.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 17
Chương 3
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA GIAO TIẾP
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN
PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI CƠ SỞ MIỀN TRUNG
3.1 Nguyên nhân của việc giao tiếp qua điện thoại di động kém hiệu quả của
sinh viên ngành quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở
miền Trung
Thực tế, trong số 10 người đang nói chuyện với nhau chưa chắc đã có 5 người
thực sự đang giao tiếp. Vì vậy mới có chuyện: “Ông nói gà, bà nói vịt”, “tam sao
thất bản”, “ông chẳng, bà chuộc”, “ngườinói chẳng có kẻ nghe”, “nghemột
đằng, hiểu một nẻo”, “nói một đằng, làm một nẻo”… nói chuyện trực tiếp thế
nhưng nhiều khi người nghe cũng không thể hiểu được nội dung mà người nói
đang truyền đạt. Vậy thì khi giao tiếp qua điện thoại lại là một khó khăn lớn. Dưới
đây là một số nguyên nhân của việc giao tiếp kém hiệu quả qua điện thoại di động
của sinh viên ngành quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở miền
Trung:
3.1.1 Nguyên nhân chủ quan
3.1.1.1Thiếu tự tin
Đa số sinh viên trường ĐHNVHN-CSMT cònthiếu tự tin vào bản thân, thói quen
tự ti, mặc cảm về khả năng nói của mình còn yếu kém luôn thường trực trong suy
nghĩ của mỗi sinh viên. Giao tiếp trực tiếp đã khó khăn với họ nên giao tiếp trực
tiếp lại là một thử thách lớn. Thế nhưng là một nhân viên văn phòng trong tương
lai ngoài kĩ năng giao tiếp trực tiếp thì việc giao tiếp gián tiếp qua điện thoại với
khách hàng với cấp trên....là việc không thể thiếu. Trước những thực trạng như trên
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 18
thì việc thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên ngành QTVP cũng như sinh viên
trường ĐHNVHN-CSMT là một điều dáng lo ngại.
3.1.1.2 Không biết lắng nghe
Ông cha ta đã từng nói: “Con người cần ba năm để học nói nhưng cần cả đời để học
lắng nghe”. Quả thật, lắng nghe quan trọng hơn nói, nhưng trong giao tiếp chúng ta
thường thích nói nhiều hơn nghe. Ở trường cũng dạy nói, đọc, viết nhiều hơn dạy nghe.
Thói quen của chúng ta là chỉ nghe những điều mình thích, mình vui còn không thích
nghe những điều “khó nghe”. Thế mới có hiện tượng cướp lời người khác, cắt ngang lời
người khác, nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe.
(Chẳng hạn trong giảng dạy, thầy cô giáo cũng thích nói ra rả với học sinh chứ ít kiên
nhẫn chờ đợi nghe học sinh giãi bày, thể hiện).
3.1.1.3. Truyền tin kém hiệu quả
Theo thống kê cho thấy, sức mạnh khi ta truyền một thông điệp đi cho người khác thì tỉ lệ
ngôn từ (lời nói) chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và nhìn thấy (hình ảnh) chiếm
38%. Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta quá chú trọng lời nói mà không quan tâm tới
giọng nói và cách nói.Việc truyền tin kém hiệu quả còn do cùng một lúc truyền đi quá
nhiều thông điệp. Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau
thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. (Chẳng hạn với người già thì không nói quá
nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm hoặc tác phong chậm chạp sẽ gây hiệu
ứng không tốt khi giao tiếp với nhau).
3.1.2 Nguyên nhân khách quan
3.1.2.1 Bất đồng về ngôn ngữ
Là một trường Đại học có số lượng sinh viên trên cả nước kéo về học tập thì việc bất
đồng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi sẽ vô cùng khó khăn và gần như bất lực khi
bất đồng ngôn ngữ mà vẫn phải giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu nhất để
biểu đạt ý tưởng của con người. Khi không còn ngôn ngữ, con người vẫn có thể biểu đạt
bằng ánh mắt, cử chỉ (giao tiếp không lời), nhưng những biểu hiện đó rất khó hiểu và dễ
bị hiểu lầm. Giao tiếp chắc chắn sẽ không hiệu quả, thậm chí còn nguy hiểm. Giao tiếp
trực tiếp đã không thể hiểu được ý nhau, thì việc giao tiếp qua điện thoại dường như là vô
nghĩa, chẳng khác nào “ Nước đổ lá khoai”.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 19
3.1.2.2 Thời gian giao tiếp không phù hợp
Ai cũng đã từng bị quấy rầy, khi đó cảm giác thật là khó chịu. Tuy nhiên, mỗi một cá
nhân đều có “đồng hồ sinh học”cũng như lịch làm việc và sinh hoạt riêng. Vì vậy, tốt
nhất khi giao tiếp nên tìm hiểu trước và tránh những “giờ xấu”. Chẳng hạn bạn không thể
gọi điện cho người khác vào giờ ngủ trưa để trao đổi về công việc hay một vấn đề nào đó,
khi ấy chắc chắn vấn đề mà bạn muốn trao đổi sẽ không diễn ra dễ dàng và đạt kết quả
như bạn mong muốn.
3.1.2.3 Định kiến
Định kiến là mô hình tư duy đóng khung. Định kiến là rào cản cho giao tiếp thành công.
Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn
vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền
Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ
chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác, công an thì thô lỗ…
Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho giao tiếp không thành công. Vì vậy muốn
giao tiếp đạt hiệu quả cần quan tâm và trả lời 6 câu hỏi sau (nguyên tắc giao tiếp theo mô
hình 5W1H):
- WHO: (Giao tiếp với ai?)
- WHAT: (Giao tiếp về nội dung gì?)
- WHERE: (Giao tiếp ở đâu?)
- WHEN: (Giao tiếp khi nào?)
- WHAT FOR: (Mục đích giao tiếp)
- HOW: (Giao tiếp bằng cách nào?)
3.2 Giải pháp nângcao văn hóa giaotiếp điện thoại di động cho sinhviên ngành
Quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở miền Trung
Giao tiếp qua điện thoại là một phần của cuộc sống thời đại số hiện nay, nhưng ít ai
biết rằng giao tiếp qua điện thoại cũng cần đến sự khéo léo, ứng xử thông minh,
truyền thông hiệu quả giữa người nghe và người gọi. Kỹ năng giao tiếp qua điện
thoại cũng là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày, giao tiếp qua điện thoại là
một kỹ năng cần thiết và quan trọng của mỗi cá nhân, đặc biệt là những nhân viên
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 20
văn phòng. Để có thể trở thành một nhân một nhân viên văn phòng trong tương
lai, việc rèn luyện kĩ năng mềm đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng là điều
không thể thiếu của các sinh viên ngành QTVP nói riêng và sinh viên toàn trường
nói chung. Vì ngoài những kĩ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, tin học văn
phòng thì những kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết và quan
trọng. Cũng là kĩ năng giao tiếp nhưng giao tiếp qua điện thoại thì người nói không
thể dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả cũng như phụ họa thêm cho lời nói của mình
để cho người nghe hiểu rõ vấn đề mà mình truyền đạt. Hầu hết trong chúng ta ai
cũng đã từng trải qua những cuộc gọi tạo nên cảm giác bực bộihay nản chí. Bạn có
biết đó đa phần là do thiếu hiểu biết về cách giao tiếp trên điện thoại? Những chỉ
dẫn sau đây sẽ cho thấy những nghi thức chúng ta nên vận dụng khi có những cuộc
điện thoại có nội dung quan trọng. Mọi giao tiếp đạt được thành công là do có sự
chuẩn bị ngay từ đầu. Giao tiếp qua điện thoại cũng không là ngoại lệ. Bạn cần tìm
hiểu rõ người bạn sắp gọi là ai, thời gian thích hợp nhất để gọi, lý do và khả năng
bạn giúp được gì cho họ. Hãy cố gắng làm cho cuộc gọi của bạn có chuẩn bị trước,
phải có cấu trúc, ngắn gọn và rõ ràng. Nếu người bạn gọi chưa biết về bạn thì ngay
từ phút đầu tiên hãy giới thiệu về bản thân. Một vài lời giới thiệu ban đầu không
chỉ cho thấy khả năng giao thiệp mà còn cho phép người bạn gọi có được những
thông tin ban đầu cho cuộc nói chuyện. Nêu rõ mục đích gọi ngay khi đã giới
thiệu. Đừng bao giờ nghĩ rằng người nghe hiểu được lý do bạn gọi và những gì bạn
mong đợi từ họ. Hãy nói rõ hơn về vấn đề đó cũng như các thông tin khác. Những
vấn đề hay thông tin quan trọng phải nói thật rõ ràng. Nói chuyện dông dài hay chỉ
nêu ra một cách đại khái sẽ làm người nghe mất tập trung và phản ứng không tốt.
Nghi thức nói chuyện trên điện thoại luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Khi nói
chuyện với người chưa quen thì tránh những nội dung ít mang tính trang trọng và
các câu hỏi mang tính cá nhân. Một khi mối quan hệ tốt đã được xây dựng thì bạn
có thể hỏi thăm gia đình, hay cả về những hoạt động cuối tuần, nhưng vẫn phải
tránh những vấn đề nhạy cảm (chính trị, tôn giáo, phân biệt giới tính,...). Tính riêng
tư và bảo mật đối với những nội dung nhất định cần phải được ý thức rõ khi nói
chuyện qua điện thoại. Hãy xác nhận với người nghe liệu đây có phải là lúc thích
hợp để nói về những vấn đề đó hay không. Hãy thật kiên nhẫn. Một khả năng giao
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 21
tiếp tốt đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh và chấp nhận áp lực trong một tình huống
thử thách qua điện thoại. Bạn sẽ tránh được những quyết định sai lầm và nhận
được sự tôn trọng. Vậy nên, để có một cuộc hội thoại thành công bạn có thể tham
khảo những nguyên tắc sau:
3.2.1 Khi bạn là người nhận cuộc gọi
Khi là người tiếp nhận cuộc gọi, bạn cần giữ thái độ niềm nở và tích cực khi trả lời
cuộc gọi. Bạn nên nghe máy ở hồi chuông thứ hai hoặc thứ ba, không nên để
chuông đổ quá lâu cũng không nên vội vàng bắt máy, vì bạn cần có thời gian chuẩn
bị cho cuộc trò chuyện đó. Ngoài ra, là người nghe bạn cũng cần có kỹ năng khác:
3.2.1.1 Đừng để người gọi độc thoại
Người gọi đến thường đã chuẩn bị rất kỹ cho nội dung cuộc trò chuyện, họ chủ
động đi vào vấn đề, đặt câu hỏi cho bạn… Họ sẽ nói nhiều, nhưng bạn đừng chỉ
biết im lặng lắng nghe, hãy đáp lại họ bằng những câu như: “Vâng , tôi hiểu, tôi
đang nghe bạn (anh, chị) nói…”. Những câu trả lời dù ngắn nhưng điều đó thể hiện
cho người nói biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe và hiểu họ muốn nói gì.
3.2.1.2 Giọng nói từ tốn, vừa phải
Khi người gọi tới có nhu cầu được tư vấn hoặc bàn về vấn đề gì đó bạn hãy trả lời
họ bằng giọng nói từ tốn, vừa phải đừng quá to sẽ khiến họ khó chịu, nhưng cũng
đừng quá nhỏ, bơi như vậy họ sẽ không nghe rõ bạn nói gì khiến họ phải hỏi lại
làm mất thời gian của cả bạn và đối phương.
3.2.1.3 Nghe với thái độ niềm nở, tích cực
Bạn đừng nghĩ khi giao tiếp qua điện thoại đối phương không nhìn thấy vẻ mặt của
bạn thì mình muốn cau có, khó chịu thế nào cũng được. Lời nói sẽ tố cáo tất cả cử
chỉ, động thái của bạn đó. Vì vậy, khi nhận điện thoại bạn hãy nghe với thái độ
niềm nở, tích cực, luôn nở nụ cười vì họ sẽ cảm nhận được thái độ của bạn đó.
3.2.1.4 Không bất ngờ gác máy
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 22
Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện hãy tìm cách từ chối khéo léo,
không nên bất ngờ gác máy. Hành động này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó
chịu và nếu bạn làm việc cho công ty, tổ chức nào đó có thể sẽ bị họ phản ánh lên
cấp trên của bạn bởi thái độ không lịch sự, không tôn trọng người khác của bạn.
3.2.1.5 Nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện
Là người nghe bạn cần nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện để nhắc lại nội dung
cuộc trò chuyện để chắc rằng bạn đã nắm được nội dung của cuộc trò chuyện đó,
đó cũng là bạn lấy được lòng tin của người gọi đến bởi việc nhắc lại nội dung cuộc
trò chuyện thể hiện bạn rất quan tâm đến vấn đề của họ, điều đó khiến cho người
nghe cảm thấy họ được tôn trọng.
3.2.2 Khi bạn là người gọi
3.2.2.1 Xưng danh đã sẵn sàng nghe
Thể hiện sự đàng hoàng, tự tin trong quan hệ giao tiếp của cả người nói lẫn người
nghe đều phải thực hiện. Bạn nên sử dụng từ trung tính “Tôi” và nói mình là ai,
đầu dây bên kia có đúng là đối tượng mình cần giao tiếp hay không? Và như vậy
chứng tỏ bạn đang ở tâm thế “sẵn sàng nghe” và đối phương nói.
3.2.2.2 Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn
Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện
trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia
đầu dây hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong
mọi tình huống.
3.2.2.3Giọng nói chân thành
Nếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”, chắc chắn
bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe
cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để
hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết.
3.2.2.4Không ra lệnh
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 23
Thay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói “Xin cho
hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”.
3.2.2.5 Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo
Bạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý phán xét
với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với bạn,
bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp.
3.2.2.6 Kiềm chế cảm xúc
Để tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một số loại
sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp.
3.2.2.7 Tìm chỗ ngồi khi nói chuyện
Tìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài. Ngoài
ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần
thiết.
3.2.2.8Không nên làm việckhác khi đang nghe điện thoại
Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời
thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở
bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không
muốn tiếp tục câu chuyện nữa.
Nên và không nên gọi vào những thời điểm sau:
- Không nên gọi vào giờ ăn cơm, giờ nghỉ trưa.
- Buổi sáng nên gọi điện từ 9h00 đến 10h30
- Buổi trưa chiều từ 15h00 đến 16h30
Những điều cần lưu ý khi giao tiếp qua điện thoại
VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI
1. Trả lời không quá 3 tiếng chuông.
2. Khi gọi đi, câu đầu tiên: Chào hỏi + xưng danh.
3. Khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + Tên mình + xin nghe.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 24
4. Trong khi nói chuyện: nói ngắn gọn, rõ ràng, không ảnh hưởng đến những người
xung quanh, giọng nói vui vẻ, tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ.
5. Không nên tranh cãi trên điện thoại. Nếu cần thiết hãy giữ thái độ bình tĩnh.
6. Giọng nói thật lịch sự, lắng nghe lời người khác nói, nói rõ ràng, rành mạch để
người khác có thể hiểu được ý mình định nói.
7. Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì
trước.
8. Kết thúc cuộc gọi: bằng một lời chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng.
9. Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng đến người
xung quanh (đặc biệt là đối với điện thoại di động).
10. Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm
truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể.
Đừng kết thúc cuộc gọi khi chưa để lại lời tạm biệt nếu không bạn sẽ mất điểm
trong mắt đối phương. Một câu chúc tốt lành, hay một lời cám ơn đến người đã
nghe điện thoại… sẽ giúp đối phương của bạn cảm thấy vui vẻ hơn và cũng cho
thấy vui vẻ hơn và cũng cho thấy bạn là người lịch sự, chu đáo.
Giao tiếp qua điện thoại giúp chúng ta rút ngắn được khoảng cách với gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp…Vì vậy hãy luôn chuẩn bị tốt cho tất cả những cuộc gọi nhé, bởi
thái độ tích cực sẽ giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi qua điện thoại được suôn sẻ,
mang lại kết quả tốt đẹp co cả hai bên.
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 25
KẾT LUẬN
Có một câu nói rất nổi tiếng "Khi bạn có chuyên môn tốt tôi sẽ tuyển dụng bạn,còn
khi bạn có kỹ năng mềm tốt tôi sẽ đề bạt bạn''[1]. Thực tế cho thấy: 75% những
người thành đạt là những người có kỹ năng mềm tốt. Đốivới các vị trí tuyển dụng
hiện nay, kỹ năng mềm là một yêu cầu quyết định doanh nghiệp có nhận bạn hay
không? Việc thiếu hụt kỹ năng mềm đặc biệt là đốivới sinh viện đã dẫn đến tình
trạng nhiều người có năng lực chuyên môn tốt, bảng điểm đẹp nhưng lại không có
nổi một công việc chỉ vì thiếu đi hành vi ứng xử. Chẳng hạn như mặc quần áo thể
thao đi xin việc, tranh cãi với sếp hay không thể tốc kí biên bản một cuộc họp...
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 26
Qua đề tài “ Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của sinh viên ngành Quản trị văn
phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung” tôi đi sâu vào nghiên
cứu các cơ sở lý luận thực tiễn, thực trạng của việc giao tiếp qua điện thoại của
sinh viên ngành Quản trị văn phòng ở cơ sở từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp
để khắc phục những hạn chế trong quá trình giao tiếp qua điện thoại và tiếp tục
phát huy những điểm mạnh nâng cao hiệu quả của bản thân.
Lợi íchlớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ trợ
cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cáchnhanh chóng. Tiết kiệm
thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước, nắm bắt thông tin bằng cách gọi điện
thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng
phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác, tạo ra
sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác.
Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất
nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn hóa
chung.Và người khác hoàn toàn có thể đánh giá sai về bạn hoặc nội dung cuộc gọi
trong 1 phút, mà thậm chí chưa hề gặp mặt hay lắng nghe bạn nói gì. Vì thế, kỹ
năng sử dụng điện thoại là điều mà bạn không nên bỏ qua.
Là một nhân viên văn phòng trong tương lai việc giao tiếp qua điện thoại là điều
không thể tránh khỏi, vậy nên ngay từ bây giờ mỗi sinh viên ngành QTVP nói
riêng và sinh viên toàn trường nói chung cần trang bị cho mình những kĩ năng
mềm cần thiết như hành trang bước vào đời đáp ứng được nhu cầu của các nhà
tuyển dụng. Để mỗi chúng ta tự tin có việc làm khi ra trường bỏ xa hai từ “Thất
nghiệp”
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.songtre.tv/news/ban-doc-viet/nguoi-tre-hien-nay-that-nghiep-vi-
thieu-ky-nang-mem-48-8645.html
2. http://kenhsinhvien.net/topic/toi-ngai-giao-tiep.147133/
3.http://kenhtuyensinh.vn/hang-ngan-sinh-vien-yeu-ve-ky-nang-thieu-ve-dinh-
huong
4. http://kinathivi.com/training/94/su-can-thiet-ky-nang-song-cua-con-nguoi-trong-
cuoc-song-hien-dai.html
5. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-ky-nang-giao-tiep-noi-cong-so-53487/
6.http://thuvien.kyna.vn/ky-nang-giao-tiep/nhut-nhat-cua-gioi-tre-nguyen-nhan-va-
cach-khac-phuc/
7.http://cuocsongdungnghia.com/bai-viet/giao-tiep-mot-ky-nang-quan-trong-voi-
cuoc-doi-moi-nguoi.html
8. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-ky-nang-giao-tiep-dam-phan-cua-
sinh-vien-chuyen-nganh-ke-toan-qtkd-truong-dai-hoc-nong-nghiep-ha-68423/
9. http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m
10. http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_ti%E1%BA%BFp
11. vi.wikipedia.org/wiki/Điện_thoại_di_động
12. http://www.vietgiaitri.com/tag/van-hoa-su-dung-dien-thoai-di-dong/
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 28
PHỤ LỤC
Dưới đây là bảng điều tra về thực trạng giao tiếp của sinh viên khoa chuyên ngành
QTVP trường ĐHNVHN-CSMT, giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng
hiện nay, qua đó đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế còntồn tại.
STT Tiêu chí đánh giá
Kết quả đánh giá Sinh viên
ngành QTVP trường
ĐHNVHN-CSMT
(%)
1 Kỹ năng làm việc nhóm tốt
2 Tần suất hoạt động nhóm
3 Tần suất hoạt động độc lập
4
Nhóm đối tượng giao tiếp thường
xuyên
5 Nhóm đối tượng giao tiếp ưu thích
6
Tần suất tích cực tham gia thảo
luận
Tiểu luận khoa học
SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 29
7 Số sinh viên tự tin trong giao tiếp
8
Số sinh viên thiếu tự tin trong giao
tiếp
9
Tần suất tham gia vào các hoạt
động cộng đồng

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn GaiKhóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người BánHoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông VinhHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
 

Tiểu Luận Văn Hóa Giao Tiếp Điện Thoại Di Động Của Sinh Viên

  • 1. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 1
  • 2. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 2
  • 3. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 3 LỜI CAM KẾT Tôi tên là Trịnh Thị Thương, sinh viên Đại học chuyên ngành Quản trị văn phòng. Tôi xin cam đoan đây hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của riêng mình. Kết quả và số liệu có trong bài đều là kết quả trung thực, hoàn toàn khách quan. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Người cam đoan Trịnh Thị Thương
  • 4. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 4 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình làm bài tiểu luận khoa học này tôi đã được học hỏi nhiều về cách ứng xử cũng như giao tiếp có văn hóa qua điện thoại di động. Nhân cơ hội này tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới những người đã đóng góp cho bài tiểu luận của tôi. Góp phần vào việc hướng dẫn là bài tiểu luận này, đầu tiên tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tuấn – giảng viên hướng dẫn học phần phương pháp nghiên cứu khoa học đã hướng dẫn đưa ra ý kiến đóng góp, sửa đổi để tôi hoàn thành bài tiểu luận khoa học. Thứ hai, xin cảm ơn Tiến sĩ Đồng Văn Toàn trong quá trình giảng dạy đã đưa ra nhiều kiến thức bổ ích để tôi áp dụng để có thể hoàn thiện bài tiểu luận của bản thân. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 5 MỤC LỤC
  • 6. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 6 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Xin đọc là ĐH Đại học ĐHNVHN – CSMT Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung QTVP Quản trị văn phòng ĐTDĐ Điện thoại di động DĐ Di động Nếu xét về phương diện mộtcô gái,bản thân tự nhận thấy mình k dịu dàng nữ tính,nấu ăn k ngon lắm,lười rửa bát và thích chơi mấy trò mà con trai hay chơi. Thỉnh thoảng cũng điệu bộ đà đôi chút nhưng đó k phải gu sở trường. Biết vậy.nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục sống đúng tính cách đó. Nói to cười vang,đi giày thể thao mặc quần thụng,chạy nhảy đúng kiểu mình thích. Và đương nhiên đâu đó trên đời này cũng đang có những chàng trai tìm kiếm những cô gái như vậy
  • 7. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong một thế giới luôn biến động còn chúng ta đang sống tại thời điểm được gọi là kỷ nguyên của công nghệ thông tin, nhu cầu về sử dụng điện thoại di động cũng ngày một tăng cao. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động thuộc top cao trên thế giới. Những ưu điểm mà một chiếc điện thoại mang lại quả là vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp chúng ta liên lạc với mọi người mà còn là phương tiện giải trí bổ ích. Cũng không bất ngờ khi độ tuổi người dùng điện thoại di động cũng rất đa dạng. Nếu người già dùng điện thoại chủ yếu để liên lạc với con cái và người quen thì phần lớn giới trẻ lại dùng điện thoại di động như một phương tiện giải trí để truy cập vào các trang mạng xã hội, chụp hình, ghi âm hay quay video, … Tuy nhiên, để có một cách giao tiếp có văn hóa qua ĐTDĐ thì không phải ai cũng làm được Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Văn hóa giao tiếp điện thoại di động của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội – Cơ sở miền trung” làm chuyên đề. Tôi mong rằng với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cách ứng xử cũng như giao tiếp qua ĐTDĐ hợp lý nhất. 2. Tình hình nghiên cứu Sống trong thời đại của những tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chiếc ĐTDĐ đã trở thành “vật bất ly thân” của mỗi người, nó là phương tiện, công cụ để mọi người liên lạc với nhau trao đổi về công việc cũng như những vấn đề khác trong cuộc sống. Là một ngành học đòi hỏi mối quan hệ rộng, thì chiếc điện thoại di động lại càng không thể thiếu đối với mỗi sinh viên ngành quản trị văn phòng.
  • 8. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 8 Thế nhưng để có một cách ứng xử thấu tình đạt lý cũng như giao tiếp tốt qua ĐTDĐ thì không phải sinh viên nào cũng làm tốt. Chính vì vậy mà vấn đề “Văn hóa giao tiếp di động” của sinh viên đang được quan tâm và chú trọng để đưa ra những giải pháp hợp lý để sinh viên tiếp cận khoa học kỹ thuật một cách thông minh và khôn khéo. Vì là vấn đề còn mới mẻ nên chưa có những nghiên cứu cụ thể hay xuất bản sách tuy nhiên cũng không ít những bài báo viết về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Chính vì Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ quan trọng đối với sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành QTVP – ngành học đòi hỏi có kỹ năng giao tiếp cao ở mọi phương diện, mà văn hóa di động thì không thể thiếu, vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài này để đi sâu vào nghiên cứu nhằm giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của nó đối với sinh viên cụ thể là sinh viên ngành QTVP. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở tìm hiểu thực trạng văn hóa di động của sinh viên ngành QTVP trường ĐHNVHN – CSMT, từ đó đề xuất một số một số biện pháp để rèn luyện và thúc đẩy sự phát triển kỹ năng giao tiếp của sinh viên trong quá trình đào tạo vừa để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường vừa để phục vụ cho cuộc sống của sinh viên. Giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng không nhỏ của văn hóa giao tiếp qua điện thoại di động. Mong rằng qua bài tiệu luận này không chỉ tôi mà các bạn sinh viên ngành QTVP nói riêng và sinh viên trường ĐHNVHN–CSMT nói chung sẽ có cách ứng xử trong giao tiếp qua ĐTDĐ sao cho hợp lý và có văn hóa. Khắc phục được những khiếm khuyết để từ đó khai thác những mặt tốt, tích cực của mình để giúp cho cuộc sống thêm hài hòa, mở rộng mối quan hệ ngoại giao tốt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa DĐ của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung.
  • 9. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vị trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung cụ thể là sinh viên trong ngành Quản trị văn phòng của trường. Nghiên cứu vị trí, vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, và các giải pháp trong vấn đề giao tiếp qua ĐTDĐ của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành theo các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận của đề tài. Phương pháp quan sát, điều tra để tìm hiểu, thu thập thông tin, khảo sát thực nghiệm lấy cơ sở thực trạng trong Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên trong phạm vi ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội tại miền Trung. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung. Chương 2: Thực trạng Văn hóa giao tiếp ĐTDĐ của sinh viên trường ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung. Chương 3: Giải pháp nâng cao văn hóa giao tiếp ĐTDĐ cho sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung.
  • 10. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI- CƠ SỞ MIỀN TRUNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cáckhái niệm có liên quan Điện thoại di động, hay còngọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống.[11] Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng. Ngày nay, ngoài chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình... Với những góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. Một số quan niệm về giao tiếp như sau: “Giao tiếp là nói một điều gì đó với ai đó”. “Giao tiếp là việc chuyển tải các ý tưởng giữa loài người”. “Giao tiếp là sự trao đổi thông tin”. “Giao tiếp là sự chia sẻ thông tin và tạo quan hệ”. “Giao tiếp là việc truyền đạt hướng dẫn, chỉ dẫn giữa người này và người khác, có dẫn đến hành động.”…
  • 11. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 11 Nếu hiểu theo nghĩa rộng “Giao tiếp là sự chia sẽ thông tin và tạo quan hệ”, hiện tượng này không chỉ có ở xã hội loài người, mà còn tồn tại khách quan, xuất hiện ở muôn loài trên thế gian. Tuy nhiên, ở góc độ một Tổ chức, Công ty, Doanh nghiệp, “giao tiếp” được hiểu là hành động xác lập mối quan hệ và sự tiếp xúc giữa con người với con người, nhằm thoả mãn nhu cầu nhất định về thông tin. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, hành vi qua sự tương tác lẫn nhau để cùng hiểu biết về một tình huống, có cùng tiếng nói, thu được lợi ích nhiều nhất có thể. Ngoài ra, giao tiếp còn là giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển và hoàn chính nhân cách con người. Ở một phạm vi rộng hơn, chúng ta cũng có thể hiểu giao tiếp là: “Việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động”. Tóm lại, với rất nhiều quan niệm khác nhau nhưng những quan niệm này đều có chung một cách hiểu: “Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người này với người khác để đạt được mục tiêu”. Theo Dwyer & Daley“Một hoạt động tương tác để đạtđược sự hiểu nhau hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người” (1990). 1.1.2. Khái quátkhả năng Văn hóa giaotiếp điện thoại di động đối với sinhviên ngànhQuản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung Điện thoại di động là một trong những thiết bị hữu ích ở những thập kỷ gần đây trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Với nhiều người, điện thoại là một “vật bất li thân” vì nó đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Với tính ưu việt đó, điện thoại di động được sử dụng rộng rãi trong thanh niên, giúp họ thể hiện bản thân, tình cảm, nối gần khoảng cách trong mối quan hệ với bạn bè, người thân và những người xung quanh. Những tiện ích mà điện thoại di động mang lại cho con người thật đáng kể, nhưng sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là vấn đề đáng nói. Ông bà ta có câu:
  • 12. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 12 “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Hay: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Qủa đúng như vậy, chim khôn, người khôn – phải biết lựa lời, bây giờ lời nói qua điện thoại đã mất tiền mua rồi đấy, mỗi phút, mỗi giây đều có giá của nó. Nhưng cái giá lớn hơn đó là văn hóa, là nhân cách con người thể hiện trong lời nói qua điện thoại. Đã có không ít ngôn từ đề cập đến vấn đề giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống của con người. Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng không nhỏ của giao tiếp ứng xử giữa con người với nhau. Thành hay bại là ở mỗi lời ăn tiếng nói. Ngày nay với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ thì ĐTDĐ được ví như chiếc cầu nối giúp con người xích lại gần nhau hơn. Nó có khả năng thu hẹp khoảng cách không gian và rút ngắn thời gian cho con người. Đối với sinh viên ngành QTVP trường ĐHNVHN – CSMT kỹ năng này cũng là một kỹ năng mềm và đặc biệt quan trọng trong quá trình đào tạo của trường, nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên chính là yếu tố then chốt để tạo dựng nền tảng cơ bản cho sinh viên. Giúp cho sinh viên năng động, sáng tạo, hiểu biết hơn, nắm bắt cơ hội, tạo dựng thời cơ. Đặc biệt là khả năng giao tiếp ở đây đòi hỏi sự tinh tế hơn so với giao tiếp trực tiếp, vì giao tiếp qua ĐTDĐ có khó khăn hơn ở chỗ là mình không thể dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả mà chỉ dựa vào lời nói, ngôn ngữ khẩu hình miệng. Đây là một kỹ năng cơ bản đòi hỏi mỗi sinh viên chuyên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT cần trang bị cho mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường để sau khi ra trường có thể vững tin ứng xử trong giao tiếp một cách khéo léo, đầy văn hóa tạo sự hài lòng, dễ chịu với những người xung quanh, dù giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp thì đều tạo cho người nghe cảm giác thân thiện, dễ đi sâu vào lòng người giúp cho cuộc sống cũng như công việc thuận tiện và mối quan hệ ngoại giao rộng rãi.
  • 13. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 13 Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI – CƠ SỞ MIỀN TRUNG Chúng ta đã được nghe rất nhiều về vị lãnh tụ Fidel Castro của đất nước Cu Ba, chủ tịch nước Mao Trạch Đông của Trung Quốc, vĩ lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam: Hồ Chí Minh với những đóng góp rất lớn cho đất nước của họ. Ngày nay chúng ta lại được biết nhiều hơn đến các tỷ phú như Donald Trump, Billgate, Warren Buffett Carlos Slim... Họ giàu có và nổi tiếng bởi tài năng của họ, và đặc biệt hơn cả là tài năng về kĩ năng giao tiếp của họ. Trong thế giới hiện đại, mỗi conngười đều phải năng động hơn, hiểu biết hơn và tự biết hoàn thiện mình hơn, đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để có cuộc sốngnhư chính chúng ta mong muốn. Là mỗi sinh viên khi được ngồi trên ghế nhà trường dù là giảng đường Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp thì đều mong muốn cho bản thân ra trường xin được một công việc phù hợp với bản thân và thiết thực hơn là nuôi sống bản thân và lo cho cuộc sống về tương lai của mình. Để có được điều đó đòihỏi mỗi sinh viên phải tự trau dồikĩ năng nghiệp vụ cung như kĩ năng mềm của bản thân. Bất cứ nhà tuyển dụng nào khi tuyển dụng cũng yêu cầu các ứng viên phải có những tiêu chí nhất định đáp ứng nhu cầu cho công việc của họ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu công việc đốivới sinh viên chuyên ngành QTVP ngày càng rộng mở. Xong, để đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì kỹ năng không thể thiếu chính là kỹ năng giao tiếp văn phòng, đặc thù của chuyên ngành quản trị văn phòng thì chắc chắn không thể thiếu hoạt động giao tiếp qua điện thoại. Ngoài việc thông thạo, giỏi về chuyên môn thì những yêu cầu và đòihỏi về kỹ năng mềm ngày càng trở nên cấp thiết. Nhìn chung, cho dù học ở bất cứ
  • 14. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 14 chuyên ngành nào, làm việc ở bất cứ bộ phận nào thì những kĩ năng về giao tiếp luôn được coi trọng. Giải pháp để giải quyết vấn đề cho sinh viên chính là nâng cao năng lực giao tiếp để có thể đặt nền móng cho những dự định trong tương lai. Đốivới sinh viên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT thì điều này lại càng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi những yếu tố đặc thù riêng. Dưới đây là thực trạng về vă hóa giao tiếp qua ĐTDĐ của sinh viên chuyên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT và những giải pháp nhằm hoàn thiện những kỹ năng giao tiếp qua ĐTDĐ cho sinh viên, tạo nền tảng vức chắc cũng như hoàn thiện nhân cách của bản thân mỗi người Giao tiếp qua điện thoại là một phần của cuộc sốngthời đại số hiện nay, nhưng ít ai biết rằng giao tiếp qua điện thoại cũng cần đến sự khéo léo, ứng xử thông minh, truyền thông hiệu quả giữa người nghe và người gọi. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại cũng là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày, giao tiếp qua điện thoại là một kỹ năng cần thiết và quan trọng của mỗi cá nhân Chúng ta ai cũng có điện thoại, nhưng hình như ít ai được hướng dẫn hay dạy dỗ để giao tiếp như thế nào cho phải phép, hay nói đúng hơn là có văn hóa trong giao tiếp điện thoại, hiểu theo nghĩa chặt. Thường chúng ta chỉ thấy người ta sử dụng làm sao thì chúng ta học theo làm vậy. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ phải thường xuyên giao tiếp qua điện thoại. Người nghe hoàn toàn có thể đánh giá về bạn sau nội dung cuộc gọi dù chỉ một phút. Làm thế nào để cuộc thoại đạt được kế quả tốt và bạn có thể tạo ấn tượng tốt với người đối thoại bên kia đầu dây? Qua thực tế, chúng ta có thể nhìn nhận thấy một vài biểu hiện rất phổ biến về thực trạng văn hóa giao tiếp qua ĐTDĐ ở các trường ĐH của sinh viên. Mà có thể nói cụ thể ở đây là sinh viên của ngành QTVP trường ĐHNVHN – CSMT nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung. Là những sinh viên tuổi teen thời hiện đại ,qua các kênh truyền thông đại chúng, thực tiễn cuộc sống cũng như qua những lời giảng chân tình của thầy cô mỗi sinh viên ngành QTVP đều ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp, nhưng nghĩ và thực hiện là hai vấn đề khác xa nhau vì làm
  • 15. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 15 không như nghĩ. Kĩ năng giao tiếp trực tiếp đã khó kĩ năng giao tiếp qua điện thoại còn khó hơn. Nói chuyện điện thoại, vẫn biết rằng có thể “nói theo cách của bạn”, nhưng chúng ta hãy suy nghĩ, nói như thế nào cho hiệu quả, gọi thế nào cho có văn hóa. Lời nói thể hiện trạng thái vui, buồn, thương ghét, giận hờn, thể hiện cả tính cách của bạn và người nghe, thể hiện cả con người của chúng ta đối với người nghe. Có cả lời “chào”, lời “cám ơn”, lời “hẹn gặp lại” đấy, nhưng với giọng điệu khác nhau, người ta có thể hiểu đó là chân thành hay giả dối. Có cả sự nhẹ nhàng, chỉn chu, trau chuốt đường mật đấy, nhưng người nghe vẫn phát hiện ra đó là những lời khuôn sáo, rỗng tuyếch đầy tính xã giao. Vậy điều người đầu dây bên kia cần là gì? Là cái lịch sự tối thiểu, là thông tin chính xác, ngắn gọn, là tình cảm chân thành. “Tôi xin bạn một phú để trao đổi vấn đề này....”, “Vâng, tôi nghe!” Xem ra, yêu cầu giao tiếp trong điện thoại cũng không hề đơn giản, để cuộc gọi thành công, thỏa lòng người gọi, vui lòng người nghe, tạo ấn tượng tốt để đến với nhau nhiều hơn… cũng không phải dễ đàng. Để giao tiếp hiệu quả qua điện thoại cần không ngừng học hỏi, tự điều chỉnh, mà cái gốc là một nền tảng văn hóa ở chiều sâu. Hoạt động giao tiếp nói chung là một hoạt động rất rộng lớn và rất khó kiểm soát, bởi vì nó có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi và với bất cứ ai, với bất cứ đốitượng nào. Hoạt động giao tiếp có thể vì nhiều mục đíchkhác nhau và con người chính là chủ thể của hoạt động giao tiếp đó. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên nên mang những đặc điểm riêng đặc thù. 2.1 Mặt tích cực của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội- Cơ sở miền Trung - Có tinh thần thái độ tíchcực với các hoạt động tập thể khi có điều kiện. - Có chính kiến, khát vọng thành công trong sự nghiệp và mong muốn đóng góp sức mình cho sự nghiệp chung của toàn xã hội.
  • 16. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 16 - Có ý thức về tầm quan trọng của những kỹ năng mềm, sử dụng linh hoạt trong nhiều môi trường khác nhau. - Dễ hòa đồng, gây thiện cảm với đối phương khi trò chuyện. - Trung thực, thân thiện, cởi mở, lịch sự. 2.2 Mặt hạn chế cực của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội-Cơ sở miền Trung - Còn nặng tư tưởng tự ti, thiếu sự tự tin. - Ngại giao tiếp với môi trường lạ. - Đôi khi thiếu sự hoạt bát cần thiết. - Rụt rè, ngại đưa ra ý kiến trước đông người. - Chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường sinh sống.
  • 17. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 17 Chương 3 NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI CƠ SỞ MIỀN TRUNG 3.1 Nguyên nhân của việc giao tiếp qua điện thoại di động kém hiệu quả của sinh viên ngành quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở miền Trung Thực tế, trong số 10 người đang nói chuyện với nhau chưa chắc đã có 5 người thực sự đang giao tiếp. Vì vậy mới có chuyện: “Ông nói gà, bà nói vịt”, “tam sao thất bản”, “ông chẳng, bà chuộc”, “ngườinói chẳng có kẻ nghe”, “nghemột đằng, hiểu một nẻo”, “nói một đằng, làm một nẻo”… nói chuyện trực tiếp thế nhưng nhiều khi người nghe cũng không thể hiểu được nội dung mà người nói đang truyền đạt. Vậy thì khi giao tiếp qua điện thoại lại là một khó khăn lớn. Dưới đây là một số nguyên nhân của việc giao tiếp kém hiệu quả qua điện thoại di động của sinh viên ngành quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở miền Trung: 3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 3.1.1.1Thiếu tự tin Đa số sinh viên trường ĐHNVHN-CSMT cònthiếu tự tin vào bản thân, thói quen tự ti, mặc cảm về khả năng nói của mình còn yếu kém luôn thường trực trong suy nghĩ của mỗi sinh viên. Giao tiếp trực tiếp đã khó khăn với họ nên giao tiếp trực tiếp lại là một thử thách lớn. Thế nhưng là một nhân viên văn phòng trong tương lai ngoài kĩ năng giao tiếp trực tiếp thì việc giao tiếp gián tiếp qua điện thoại với khách hàng với cấp trên....là việc không thể thiếu. Trước những thực trạng như trên
  • 18. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 18 thì việc thiếu kĩ năng giao tiếp của sinh viên ngành QTVP cũng như sinh viên trường ĐHNVHN-CSMT là một điều dáng lo ngại. 3.1.1.2 Không biết lắng nghe Ông cha ta đã từng nói: “Con người cần ba năm để học nói nhưng cần cả đời để học lắng nghe”. Quả thật, lắng nghe quan trọng hơn nói, nhưng trong giao tiếp chúng ta thường thích nói nhiều hơn nghe. Ở trường cũng dạy nói, đọc, viết nhiều hơn dạy nghe. Thói quen của chúng ta là chỉ nghe những điều mình thích, mình vui còn không thích nghe những điều “khó nghe”. Thế mới có hiện tượng cướp lời người khác, cắt ngang lời người khác, nói thao thao bất tuyệt mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe. (Chẳng hạn trong giảng dạy, thầy cô giáo cũng thích nói ra rả với học sinh chứ ít kiên nhẫn chờ đợi nghe học sinh giãi bày, thể hiện). 3.1.1.3. Truyền tin kém hiệu quả Theo thống kê cho thấy, sức mạnh khi ta truyền một thông điệp đi cho người khác thì tỉ lệ ngôn từ (lời nói) chỉ chiếm 7%, giọng nói chiếm 55%, và nhìn thấy (hình ảnh) chiếm 38%. Tuy nhiên trong giao tiếp chúng ta quá chú trọng lời nói mà không quan tâm tới giọng nói và cách nói.Việc truyền tin kém hiệu quả còn do cùng một lúc truyền đi quá nhiều thông điệp. Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. (Chẳng hạn với người già thì không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm hoặc tác phong chậm chạp sẽ gây hiệu ứng không tốt khi giao tiếp với nhau). 3.1.2 Nguyên nhân khách quan 3.1.2.1 Bất đồng về ngôn ngữ Là một trường Đại học có số lượng sinh viên trên cả nước kéo về học tập thì việc bất đồng ngôn ngữ là điều không thể tránh khỏi sẽ vô cùng khó khăn và gần như bất lực khi bất đồng ngôn ngữ mà vẫn phải giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu nhất để biểu đạt ý tưởng của con người. Khi không còn ngôn ngữ, con người vẫn có thể biểu đạt bằng ánh mắt, cử chỉ (giao tiếp không lời), nhưng những biểu hiện đó rất khó hiểu và dễ bị hiểu lầm. Giao tiếp chắc chắn sẽ không hiệu quả, thậm chí còn nguy hiểm. Giao tiếp trực tiếp đã không thể hiểu được ý nhau, thì việc giao tiếp qua điện thoại dường như là vô nghĩa, chẳng khác nào “ Nước đổ lá khoai”.
  • 19. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 19 3.1.2.2 Thời gian giao tiếp không phù hợp Ai cũng đã từng bị quấy rầy, khi đó cảm giác thật là khó chịu. Tuy nhiên, mỗi một cá nhân đều có “đồng hồ sinh học”cũng như lịch làm việc và sinh hoạt riêng. Vì vậy, tốt nhất khi giao tiếp nên tìm hiểu trước và tránh những “giờ xấu”. Chẳng hạn bạn không thể gọi điện cho người khác vào giờ ngủ trưa để trao đổi về công việc hay một vấn đề nào đó, khi ấy chắc chắn vấn đề mà bạn muốn trao đổi sẽ không diễn ra dễ dàng và đạt kết quả như bạn mong muốn. 3.1.2.3 Định kiến Định kiến là mô hình tư duy đóng khung. Định kiến là rào cản cho giao tiếp thành công. Vẫn còn đó nhiều định kiến như: nông dân thì ăn nói cộc cằn, thầy giáo thì ăn nói văn vẻ; nói với thầy giáo, thủ trưởng hay bề trên phải khúm núm, nhún nhường; người miền Trung kiêu ngạo, người miền Bắc ăn nói lòng vòng, người miền Nam vô tư, cởi mở; mẹ chồng thì khó tính, mẹ kế thì độc ác, công an thì thô lỗ… Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho giao tiếp không thành công. Vì vậy muốn giao tiếp đạt hiệu quả cần quan tâm và trả lời 6 câu hỏi sau (nguyên tắc giao tiếp theo mô hình 5W1H): - WHO: (Giao tiếp với ai?) - WHAT: (Giao tiếp về nội dung gì?) - WHERE: (Giao tiếp ở đâu?) - WHEN: (Giao tiếp khi nào?) - WHAT FOR: (Mục đích giao tiếp) - HOW: (Giao tiếp bằng cách nào?) 3.2 Giải pháp nângcao văn hóa giaotiếp điện thoại di động cho sinhviên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học nội vụ Hà Nội – cơ sở miền Trung Giao tiếp qua điện thoại là một phần của cuộc sống thời đại số hiện nay, nhưng ít ai biết rằng giao tiếp qua điện thoại cũng cần đến sự khéo léo, ứng xử thông minh, truyền thông hiệu quả giữa người nghe và người gọi. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại cũng là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày, giao tiếp qua điện thoại là một kỹ năng cần thiết và quan trọng của mỗi cá nhân, đặc biệt là những nhân viên
  • 20. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 20 văn phòng. Để có thể trở thành một nhân một nhân viên văn phòng trong tương lai, việc rèn luyện kĩ năng mềm đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng là điều không thể thiếu của các sinh viên ngành QTVP nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung. Vì ngoài những kĩ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, tin học văn phòng thì những kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết và quan trọng. Cũng là kĩ năng giao tiếp nhưng giao tiếp qua điện thoại thì người nói không thể dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả cũng như phụ họa thêm cho lời nói của mình để cho người nghe hiểu rõ vấn đề mà mình truyền đạt. Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cuộc gọi tạo nên cảm giác bực bộihay nản chí. Bạn có biết đó đa phần là do thiếu hiểu biết về cách giao tiếp trên điện thoại? Những chỉ dẫn sau đây sẽ cho thấy những nghi thức chúng ta nên vận dụng khi có những cuộc điện thoại có nội dung quan trọng. Mọi giao tiếp đạt được thành công là do có sự chuẩn bị ngay từ đầu. Giao tiếp qua điện thoại cũng không là ngoại lệ. Bạn cần tìm hiểu rõ người bạn sắp gọi là ai, thời gian thích hợp nhất để gọi, lý do và khả năng bạn giúp được gì cho họ. Hãy cố gắng làm cho cuộc gọi của bạn có chuẩn bị trước, phải có cấu trúc, ngắn gọn và rõ ràng. Nếu người bạn gọi chưa biết về bạn thì ngay từ phút đầu tiên hãy giới thiệu về bản thân. Một vài lời giới thiệu ban đầu không chỉ cho thấy khả năng giao thiệp mà còn cho phép người bạn gọi có được những thông tin ban đầu cho cuộc nói chuyện. Nêu rõ mục đích gọi ngay khi đã giới thiệu. Đừng bao giờ nghĩ rằng người nghe hiểu được lý do bạn gọi và những gì bạn mong đợi từ họ. Hãy nói rõ hơn về vấn đề đó cũng như các thông tin khác. Những vấn đề hay thông tin quan trọng phải nói thật rõ ràng. Nói chuyện dông dài hay chỉ nêu ra một cách đại khái sẽ làm người nghe mất tập trung và phản ứng không tốt. Nghi thức nói chuyện trên điện thoại luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Khi nói chuyện với người chưa quen thì tránh những nội dung ít mang tính trang trọng và các câu hỏi mang tính cá nhân. Một khi mối quan hệ tốt đã được xây dựng thì bạn có thể hỏi thăm gia đình, hay cả về những hoạt động cuối tuần, nhưng vẫn phải tránh những vấn đề nhạy cảm (chính trị, tôn giáo, phân biệt giới tính,...). Tính riêng tư và bảo mật đối với những nội dung nhất định cần phải được ý thức rõ khi nói chuyện qua điện thoại. Hãy xác nhận với người nghe liệu đây có phải là lúc thích hợp để nói về những vấn đề đó hay không. Hãy thật kiên nhẫn. Một khả năng giao
  • 21. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 21 tiếp tốt đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh và chấp nhận áp lực trong một tình huống thử thách qua điện thoại. Bạn sẽ tránh được những quyết định sai lầm và nhận được sự tôn trọng. Vậy nên, để có một cuộc hội thoại thành công bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau: 3.2.1 Khi bạn là người nhận cuộc gọi Khi là người tiếp nhận cuộc gọi, bạn cần giữ thái độ niềm nở và tích cực khi trả lời cuộc gọi. Bạn nên nghe máy ở hồi chuông thứ hai hoặc thứ ba, không nên để chuông đổ quá lâu cũng không nên vội vàng bắt máy, vì bạn cần có thời gian chuẩn bị cho cuộc trò chuyện đó. Ngoài ra, là người nghe bạn cũng cần có kỹ năng khác: 3.2.1.1 Đừng để người gọi độc thoại Người gọi đến thường đã chuẩn bị rất kỹ cho nội dung cuộc trò chuyện, họ chủ động đi vào vấn đề, đặt câu hỏi cho bạn… Họ sẽ nói nhiều, nhưng bạn đừng chỉ biết im lặng lắng nghe, hãy đáp lại họ bằng những câu như: “Vâng , tôi hiểu, tôi đang nghe bạn (anh, chị) nói…”. Những câu trả lời dù ngắn nhưng điều đó thể hiện cho người nói biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe và hiểu họ muốn nói gì. 3.2.1.2 Giọng nói từ tốn, vừa phải Khi người gọi tới có nhu cầu được tư vấn hoặc bàn về vấn đề gì đó bạn hãy trả lời họ bằng giọng nói từ tốn, vừa phải đừng quá to sẽ khiến họ khó chịu, nhưng cũng đừng quá nhỏ, bơi như vậy họ sẽ không nghe rõ bạn nói gì khiến họ phải hỏi lại làm mất thời gian của cả bạn và đối phương. 3.2.1.3 Nghe với thái độ niềm nở, tích cực Bạn đừng nghĩ khi giao tiếp qua điện thoại đối phương không nhìn thấy vẻ mặt của bạn thì mình muốn cau có, khó chịu thế nào cũng được. Lời nói sẽ tố cáo tất cả cử chỉ, động thái của bạn đó. Vì vậy, khi nhận điện thoại bạn hãy nghe với thái độ niềm nở, tích cực, luôn nở nụ cười vì họ sẽ cảm nhận được thái độ của bạn đó. 3.2.1.4 Không bất ngờ gác máy
  • 22. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 22 Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện hãy tìm cách từ chối khéo léo, không nên bất ngờ gác máy. Hành động này sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu và nếu bạn làm việc cho công ty, tổ chức nào đó có thể sẽ bị họ phản ánh lên cấp trên của bạn bởi thái độ không lịch sự, không tôn trọng người khác của bạn. 3.2.1.5 Nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện Là người nghe bạn cần nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện để nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện để chắc rằng bạn đã nắm được nội dung của cuộc trò chuyện đó, đó cũng là bạn lấy được lòng tin của người gọi đến bởi việc nhắc lại nội dung cuộc trò chuyện thể hiện bạn rất quan tâm đến vấn đề của họ, điều đó khiến cho người nghe cảm thấy họ được tôn trọng. 3.2.2 Khi bạn là người gọi 3.2.2.1 Xưng danh đã sẵn sàng nghe Thể hiện sự đàng hoàng, tự tin trong quan hệ giao tiếp của cả người nói lẫn người nghe đều phải thực hiện. Bạn nên sử dụng từ trung tính “Tôi” và nói mình là ai, đầu dây bên kia có đúng là đối tượng mình cần giao tiếp hay không? Và như vậy chứng tỏ bạn đang ở tâm thế “sẵn sàng nghe” và đối phương nói. 3.2.2.2 Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia đầu dây hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong mọi tình huống. 3.2.2.3Giọng nói chân thành Nếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”, chắc chắn bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết. 3.2.2.4Không ra lệnh
  • 23. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 23 Thay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói “Xin cho hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”. 3.2.2.5 Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo Bạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý phán xét với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với bạn, bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp. 3.2.2.6 Kiềm chế cảm xúc Để tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một số loại sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp. 3.2.2.7 Tìm chỗ ngồi khi nói chuyện Tìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần thiết. 3.2.2.8Không nên làm việckhác khi đang nghe điện thoại Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. Nên và không nên gọi vào những thời điểm sau: - Không nên gọi vào giờ ăn cơm, giờ nghỉ trưa. - Buổi sáng nên gọi điện từ 9h00 đến 10h30 - Buổi trưa chiều từ 15h00 đến 16h30 Những điều cần lưu ý khi giao tiếp qua điện thoại VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP ĐIỆN THOẠI 1. Trả lời không quá 3 tiếng chuông. 2. Khi gọi đi, câu đầu tiên: Chào hỏi + xưng danh. 3. Khi nhận điện thoại, câu đầu tiên: Alô + Tên mình + xin nghe.
  • 24. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 24 4. Trong khi nói chuyện: nói ngắn gọn, rõ ràng, không ảnh hưởng đến những người xung quanh, giọng nói vui vẻ, tích cực thể hiện sự sẵn sàng giúp đỡ. 5. Không nên tranh cãi trên điện thoại. Nếu cần thiết hãy giữ thái độ bình tĩnh. 6. Giọng nói thật lịch sự, lắng nghe lời người khác nói, nói rõ ràng, rành mạch để người khác có thể hiểu được ý mình định nói. 7. Không cắt ngang giữa chừng câu nói của người khác khi biết người ta định nói gì trước. 8. Kết thúc cuộc gọi: bằng một lời chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng. 9. Đặt chuông điện thoại đủ nghe, không để tiếng chuông làm ảnh hưởng đến người xung quanh (đặc biệt là đối với điện thoại di động). 10. Trường hợp người gọi để lại lời nhắn, người nhận điện thoại phải có trách nhiệm truyền đạt lại lời nhắn ngay khi có thể. Đừng kết thúc cuộc gọi khi chưa để lại lời tạm biệt nếu không bạn sẽ mất điểm trong mắt đối phương. Một câu chúc tốt lành, hay một lời cám ơn đến người đã nghe điện thoại… sẽ giúp đối phương của bạn cảm thấy vui vẻ hơn và cũng cho thấy vui vẻ hơn và cũng cho thấy bạn là người lịch sự, chu đáo. Giao tiếp qua điện thoại giúp chúng ta rút ngắn được khoảng cách với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…Vì vậy hãy luôn chuẩn bị tốt cho tất cả những cuộc gọi nhé, bởi thái độ tích cực sẽ giúp cho cuộc trò chuyện, trao đổi qua điện thoại được suôn sẻ, mang lại kết quả tốt đẹp co cả hai bên.
  • 25. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 25 KẾT LUẬN Có một câu nói rất nổi tiếng "Khi bạn có chuyên môn tốt tôi sẽ tuyển dụng bạn,còn khi bạn có kỹ năng mềm tốt tôi sẽ đề bạt bạn''[1]. Thực tế cho thấy: 75% những người thành đạt là những người có kỹ năng mềm tốt. Đốivới các vị trí tuyển dụng hiện nay, kỹ năng mềm là một yêu cầu quyết định doanh nghiệp có nhận bạn hay không? Việc thiếu hụt kỹ năng mềm đặc biệt là đốivới sinh viện đã dẫn đến tình trạng nhiều người có năng lực chuyên môn tốt, bảng điểm đẹp nhưng lại không có nổi một công việc chỉ vì thiếu đi hành vi ứng xử. Chẳng hạn như mặc quần áo thể thao đi xin việc, tranh cãi với sếp hay không thể tốc kí biên bản một cuộc họp...
  • 26. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 26 Qua đề tài “ Văn hóa giao tiếp qua điện thoại của sinh viên ngành Quản trị văn phòng trường Đại học Nội Vụ Hà Nội – Cơ sở miền Trung” tôi đi sâu vào nghiên cứu các cơ sở lý luận thực tiễn, thực trạng của việc giao tiếp qua điện thoại của sinh viên ngành Quản trị văn phòng ở cơ sở từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình giao tiếp qua điện thoại và tiếp tục phát huy những điểm mạnh nâng cao hiệu quả của bản thân. Lợi íchlớn nhất và dễ thấy nhất của việc sử dụng điện thoại trong giao tiếp hỗ trợ cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một cáchnhanh chóng. Tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách liên hệ trước, nắm bắt thông tin bằng cách gọi điện thoại là những gì mà điện thoại mang lại cho bạn. Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng phương tiện này, chúng ta có thể gây được ấn tượng tốt đẹp với người khác, tạo ra sự hài lòng và tình cảm gắn bó nơi đối tác. Quá dễ dàng để chúng ta nhấc máy lên và gọi cho người khác. Thế nhưng có rất nhiều người quên mất việc giao tiếp qua điện thoại cũng có những quy tắc, văn hóa chung.Và người khác hoàn toàn có thể đánh giá sai về bạn hoặc nội dung cuộc gọi trong 1 phút, mà thậm chí chưa hề gặp mặt hay lắng nghe bạn nói gì. Vì thế, kỹ năng sử dụng điện thoại là điều mà bạn không nên bỏ qua. Là một nhân viên văn phòng trong tương lai việc giao tiếp qua điện thoại là điều không thể tránh khỏi, vậy nên ngay từ bây giờ mỗi sinh viên ngành QTVP nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung cần trang bị cho mình những kĩ năng mềm cần thiết như hành trang bước vào đời đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Để mỗi chúng ta tự tin có việc làm khi ra trường bỏ xa hai từ “Thất nghiệp”
  • 27. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.songtre.tv/news/ban-doc-viet/nguoi-tre-hien-nay-that-nghiep-vi- thieu-ky-nang-mem-48-8645.html 2. http://kenhsinhvien.net/topic/toi-ngai-giao-tiep.147133/ 3.http://kenhtuyensinh.vn/hang-ngan-sinh-vien-yeu-ve-ky-nang-thieu-ve-dinh- huong 4. http://kinathivi.com/training/94/su-can-thiet-ky-nang-song-cua-con-nguoi-trong- cuoc-song-hien-dai.html 5. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-ky-nang-giao-tiep-noi-cong-so-53487/ 6.http://thuvien.kyna.vn/ky-nang-giao-tiep/nhut-nhat-cua-gioi-tre-nguyen-nhan-va- cach-khac-phuc/ 7.http://cuocsongdungnghia.com/bai-viet/giao-tiep-mot-ky-nang-quan-trong-voi- cuoc-doi-moi-nguoi.html 8. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thuc-trang-ky-nang-giao-tiep-dam-phan-cua- sinh-vien-chuyen-nganh-ke-toan-qtkd-truong-dai-hoc-nong-nghiep-ha-68423/ 9. http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m 10. http://vi.wikipedia.org/wiki/Giao_ti%E1%BA%BFp 11. vi.wikipedia.org/wiki/Điện_thoại_di_động 12. http://www.vietgiaitri.com/tag/van-hoa-su-dung-dien-thoai-di-dong/
  • 28. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 28 PHỤ LỤC Dưới đây là bảng điều tra về thực trạng giao tiếp của sinh viên khoa chuyên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT, giúp chúng ta thấy được phần nào thực trạng hiện nay, qua đó đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế còntồn tại. STT Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá Sinh viên ngành QTVP trường ĐHNVHN-CSMT (%) 1 Kỹ năng làm việc nhóm tốt 2 Tần suất hoạt động nhóm 3 Tần suất hoạt động độc lập 4 Nhóm đối tượng giao tiếp thường xuyên 5 Nhóm đối tượng giao tiếp ưu thích 6 Tần suất tích cực tham gia thảo luận
  • 29. Tiểu luận khoa học SVTH: Trịnh Thị Thương Trang 29 7 Số sinh viên tự tin trong giao tiếp 8 Số sinh viên thiếu tự tin trong giao tiếp 9 Tần suất tham gia vào các hoạt động cộng đồng