SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG
TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN
Ngành: LUẬT KINH TẾ
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Tp. Hồ Chí Minh – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT
LỜI CẢM ƠN
Kính thưa ban giám hiệu và quý thầy cô Khoa Luật Kinh Tế trường Đại Học Công
Nghệ Tp.HCM, cùng toàn thể ban lãnh đạo và các anh chị tại Toà Án nhân dân huyện
Bình Chánh
Thời gian em thực tập tại Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh đã kết thúc, em xin
chân thành cám ơn tới cô chú thẩm phán và các anh chị ở tòa đã giúp đỡ hỗ trợ em rất
nhiều, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp em tìm hiểu và làm quen được với môi
trường thực tế.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đoàn Trọng Chỉnhlà người trực tiếp
hướng dẫn và giúp đã em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp.Thầy rất nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn chúng em để chúng em đạt được một kết quả tốt nhất.
Với vốn kiến thức còn hạn chế, sai sót là điều khó tránh khỏi kính mong sự đóng
góp ý kiến của cô chú và Quý Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh để em được hoàn
thiện hơn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến Quý thầy cô và Quý Tòa
Án nhân dân huyện Bình Chánh lời chúc sức khỏe và thành công !
Sinh viên
Trần Trung Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Trần Trung Nam, MSSV: 1611271584
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt
nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học
chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định);
Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình
nghiên cứu và thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh KHÔNG SAO CHÉP từ
các nguồn tài liệu, báo cáo khác.
Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và
pháp luật.
Sinh viên
Trần Trung Nam
PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN
VỊ THỰC TẬP
KHOA LUẬT
1. NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1 Nhật ký thực tập
1. Tên đề tài: Thủ thục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
2. Giảng viên hướng dẫn:Th.sĐoàn Trọng Chỉnh
3. Sinh viên thực hiện: Trần Trung Nam
MSSV: 1611271584 Lớp: 16DLKA1
Tuần
lễ
Từ ngày
đến ngày
Nội dung Ghi chú
1
17/02/2020
Đến
21/02/2020
- Tìm hiểu về TAND huyện Bình Chánh
- Phụ giúp thẩm phán và thư ký Tòa đánh văn
bản, sắp xếp hồ sơ, giấy mời đương sự.
Tuần
lễ
Từ ngày
đến ngày
Nội dung Ghi chú
2
24/02/2020
Đến
28/02/2020
- Sắp xếp hồ sơ.
- Đánh số bút lục của hồ sơ vụ việc dân sự.
- Đánh máy văn bản
- Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự
3
02/03/2020
Đến
06/03/2020
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn
- Photo các văn bản quyết định.
- Sắp xếp hồ sơ theo số bút lục đánh trên từng
trang của hồ sơ.
4
09/03/2020
Đến
13/03/2020
- Soạn thảo văn bản ( giấy triệu tập, biên bản
hòa giải )
- Đánh số bút lục.
- Photo các quyết định .
5
04/05/2020
Đến
08/05/2020
- Photo văn bản.
- Đóng dấu bút lục, sắp xếp hồ sơ.
- Lấy số quyết định đình chỉ vụ án.
- Đánh giấy triệu tập đương sự.
Tuần
lễ
Từ ngày
đến ngày
Nội dung Ghi chú
6
11/05/2020
Đến
15/05/2020
- Đọc hồ sơ.
- Nghiên cứu hồ sơ.
- Sắp xếp hồ sơ theo số bút lục đánh trên từng
trang của hồ sơ.
- Đánh và in biên bản giao nhận của hồ sơ.
7
18/05/2020
Đến
22/05/2020
- Lấy số công văn đi
- Lấy số công văn đến
- Tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho đề tài
nghiên cứu.
- Photo quyết định.
8
25/05/2020
Đến
29/05/2020
- Đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn
- Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự
- Sắp xếp hồ sơ theo đúng trình tự giải quyết
TP. HCM, ngày … tháng … năm ….
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên
Xác nhận của đơn vị thực tập
1.2 Nhận xét của đơn vị thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên :TRẦN TRUNG NAM Năm sinh : 10 /05/1998
Thời gian thực tập :8 Tuần Từ 17 / 02 /2020 đến 29 / 05 / 2020
1. Đơn vị thực tập - Bộ phận thực tập
Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh – Tòa Dân Sự
2. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế
Tốt Khá  Bình thường  Chưa tốt 
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và hiệu quả công việc được giao
Tốt Khá  Bình thường  Chưa tốt 
4. Kết quả thực tập
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
5. Nhận xét chung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập
Ngày ....... tháng ........ năm .........
Thủ trưởng cơ quan
1.3 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn thực tập
KHOA LUẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên :Trần Trung Nam
MSSV : 1611271584
Khoá : 2016
1. Thời gian thực tập
Từ ngày 17/2/2020 đếnngày 29/05/2020
2. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Điểm Báo cáo thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giảng viên hướng dẫn
2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1 Giới thiệuchung về đơn vị thực tập
Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân
dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân
sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm
1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án
nhân dân quận - huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành phố không ngừng
phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân
dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện. Như Tòa án nhân dân huyện Bình
Chánh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích tự nhiên là
25.255,29 ha, dân số khoảng 637.000 nhân khẩu. Đây là một trong năm huyện ngoại
thành của thành phố Hồ Chí minh có vị trí tiếp giáp với các huyện Đức Hòa, huyện Bến
Lức, huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước của tỉnh Long An và các quận Bình Tân, Quận
7, Quận 8, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn của thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình
Chánh là địa phương có diện tích rộng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ dân số cơ học
tăng cao do người dân từ các tỉnh khác đến làm ăn, sinh sống khá đông làm cho các nhà
máy xí nghiệp. Chính vì vậy, tình hình nhiều vụ án về Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia
đình ,…ngày càng nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện, mâu thuẫn con người càng dân cao với
nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản, đất đai…
2.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh
Cơ cấu tổ chức:gồm 2 bộ phận chính
Bộ máy lãnh đạoTAND huyện Bình chánh hiện nay gồm 01 chánh án, 01 phó chánh
án, 27 thẩm phán, 23 thư ký, hỗ trợ các lĩnh vực tranh tụng.
Phòng nghiệp vụ gồm: Tòa chuyên trách( Tòa hình sự và Tòa dân sự), bộ máy giúp
việc ( Văn phòng; Phòng Kiểm tra nghiệp vụ, Phòng thư ký, phòng của các chánh tòa và
Phó chánh tòa của hai tòa Dân sự, Hình sự và thi hành án; Phòng Tổ chức cán bộ, thanh
tra và Thi đua khen thưởng)
Nhiệm vụ và quyền hạn :Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Bằng hoạt động của
mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp
hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng,
chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Ngoài ra quyền hạn của TAND huyện Bình
Chánh là giải quyết việc sơ thẩm về dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân gia đình, án kinh
tế và giải quyết việc khác theo qui định của pháp luật.
Thông tin liên hệ: Số 4 đường số 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2.3 . Vị trí công việc thực tập:
Trong khoảng thời gian 02 tháng thực tập, sinh viên được phân công vào làm
Việc cùng với thư ký Tòa án Quách Ngọc Tuyền .Đây cũng là một vị trí quan trọng
và sinh viên được thực hiện các công việc như sắp xếp hồ sơ, đánh văn bản, photo các
hồ sơ, đánh số bút lục, lấy số công văn đi, lấy số công văn đến, đánh số thụ lý hồ sơ và
đọc nghiên cứu hồ sơ về HN-GĐ, tranh chấp đất đai,…Qua đó cùng với sự hướng dẫn
của cô chú Thẩm phán và đặt biệt là anh Tuyền đã tận tâm chỉ dẫn trong suốt quãng thời
gian sinh viên thực tập tại Tòa được hiểu biết thêm được nhiều thứ trong công việc lẫn
đời sống xã hội và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để nắm vững kiến
thức về chuyên môn pháp luật. Học hỏi từ những anh, chị những kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp, để trao dồi kiến thức cho bản thân. Và
trong quá trình được xem xét xử án thực tiễn tại Tòa sinh viên nắm bắt cơ cấu xét xử và
cơ cấu tổ chức của Tòa án.
PHẦN 2: THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI
QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt
BLDS Bộ luật dân sự
BLTTHS Bộ luật tố tụng dân sự
HN&GĐ Hôn nhân và gia đình
HGTTT Hòa giải tiền tố tụng
HĐXX Hội đồng xét xử
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................20
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 20
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 22
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................... 23
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 23
5. Kết cấu đề tài........................................................................................ 24
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ
TỤC HÒA GIÀI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI
TÒA ÁN..................................................................................................25
1.1. Khái quát về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn................25
1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 25
1.1.2. Đặc điểm về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án.. 26
1.1.3. Vaitrò, ý nghĩa của hòa giải tiền tố tụng trong giảiquyết ly hôn tại Tòa án
................................................................................................................ 28
1.2. Quy định của pháp luật về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại
Tòa án.....................................................................................................29
1.2.1. Nhữngnguyên tắccơ bản trong hòa giảitiền tố tụng trong giải quyết ly hôn
tại Tòa án................................................................................................. 29
1.2.2. Thẩm quyền hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án.. 32
1.2.3. Trình tự, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án34
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN
TỐTỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN VÀ VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN .....................................Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giảitiền tố tụng trong giải
quyết ly hôn tại Tòa án................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Kết quả và hạn chế tồn đọng khi áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giải
tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án:Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Kết quả áp dụng pháp luật.................. Error! Bookmark notdefined.
2.2.2. Hạn chế: ............................................ Error! Bookmark notdefined.
2.3. Kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về thủ tục
hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa ánError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Đẩy mạnh kết quả đã đạt được............ Error! Bookmark notdefined.
2.3.2. Phương thức khắc phục hạn chế.......... Error! Bookmark notdefined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................. Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì Gia đình được
xem là tế bào của xã hội. Đây là nơi xuất hiện và duy trì các mối quan hệ về huyết thống,
hôn nhân và nuôi dưỡng. Nhận thức được vai trò của Gia đình trong sự phát triển xã hội
cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này nên việc xây
dựng trên một nền tảng TAND pháp lý nhất định là điều vô cùng cần thiết. Việc tham gia
vào các quan hệ Dân sự nói chung mang tính mở rộng đã và đang đưa các chủ thể trong
các quan hệ được ràng buộc bằng các quy định pháp lý được thể hiện bằng các quy định
rõ ràng, cụ thể.
Quan hệ hôn nhân giữa vợ - chồng là một mối quan hệ được pháp luật Dân sự theo
nghĩa rộng quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan hệ vợ - chồng nói
chung được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trong đó có quan hệ về hòa giải tiền tố tụng
tại TAND khi ly hôn đã được BLTTDS, Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản
pháp lý có liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách
có hiệu quả.
Với tính ưu việt và tầm quan trọng của vấn đề hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly
hôn đã trở thành một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể
trong quan hệ này đã khẳng định vai trò quan trọng trong các quy định về vấn đề trong
mối quan hệ hôn nhân của các bên khi chấm dứt quan hệ về hôn nhân ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. Do vậy, với những quy định của quy định này đã góp phần hoàn thiện
quy định về nguyên tắc trong quá trình giải quyết ly hôn của nguyên đơn và bị đơn là
điều vô cùng cần thiết. Điều này đã giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước ngày càng
hoàn thiện hơn trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.
Có thể nói rằng các tranh chấp ly hôn là một hiện tượng xã hội tồn tại phổ biến. Hệ
lụy của TCLH có những hệ lụy xấu và bản thân của nó là nguyên nhân quan trọng tạo sự
căng thẳng trong mối quan hệ HN&GĐ, ảnh hưởng quyền và lợi ích của các bên. Đồng
thời, làm xấu đi tình trạng của các chủ thể cần được bảo vệ như các con trong mối quan
hệ hôn nhân. Do đó, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định và duy trì các mối
quan hệ sau hôn nhân nên vấn đề giải quyết tranh chấp ly hôn được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Trong các quy định về giải quyết vấn đề ly hôn đã được ban hành thì
việc xây dựng một cơ chế và những quy định pháp lý làm hành lang nhằm điều chỉnh vấn
đề giải quyết TCLH nói chung và hòa giải tiền tố tụng tại TAND trong các vụ án ly hôn
nói riêng rất được quan tâm và chú ý. Và vấn đề triển khai các biện pháp hòa giải tiền tố
tụng tại TAND trong các vụ án ly hôn là một trong những điều kiện tiên quyết phải được
thực hiện trong giải quyết chấm dứt hay không chấm dứt mối quan hệ hôn nhân trên thực
tế. Tuy vậy trong những năm trở lại đây thì các tranh chấp về ly hôn được hòa giải tại
TAND trong giai đoạn tiền tố tụng phải nhìn nhận rằng đã trở nên phổ biến và trở thành
một trong những yếu tố quan trọng quá trình giải quyết mối quan hệ hôn nhân của các
bên đương sự tại các cấp của TAND trong thực tế;
Tuy vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật về nguyên tắc hòa giải tiền tố tụng tại TAND
khi ly hôn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế ở nước ta, bên cạnh những thành quả
đã đạt được trong vấn đề quy định về hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn còn bộc
lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Vì vậy, chọn đề tài : “Thủ Tục Hoà Giải tiền
tố tụng trong giải quyết Ly hôn tại Toà án " làm đề tài báo cáo thực tập nhằm góp phần
quan trọng để phát hiện những hạn chế của pháp luật ở nước ta hiện nay. Qua đó nhằm
hoàn thiện hơn nữa pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân được Luật hôn nhân
và gia đình quy định. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hòa giải tiền
tố tụng tại TAND khi ly hôn trong xã hội ở nước ta hiện tại và trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Chọn vấn đề trên làm đối tượng nghiên cứu chúng ta có thể đi sâu phân tích lý luận
chung và các quy định cơ bản về vấn đề này. Vấn đề thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong
giải quyết ly hôn tại Tòa án trong quá trình giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ
chồng được pháp luật quy định. Đồng thời, được xem xét dưới nhiều góc độ: Chính trị,
kinh tế - xã hội, pháp luật...Nhất là cụ thể trong các quy định của pháp luật HN&GĐ từ
đó nhằm đảm bảo quyền của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Thông qua đó, càng
khẳng định tầm quan trọng của vấn đề trên trong quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
Từ đó, có thể rút ra những ưu, hạn chế của pháp luật dân sự nói chung về thủ tục
hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án trên cả hai phương diện và phát
hiện những vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp
góp phần phát triển và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ dân sự - hôn nhân gia đình,
đồng thời tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức quản
lý, thực thi pháp luật về dân sự nói chung.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Những vấn đề lý luận chung nhất về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết
ly hôn tại Tòa án như khái niệm; nội dung…
- Thực tế áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn
tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh trong giai đoạn trở lại đây. Đánh giá thực trạng,
tìm hiểu những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự về vấn đề này.
Báo cáo nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật như: Bộ Luật tố tụng Dân
sự, Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện báo cáo tốt nghiệp, tôi đã sử dụng các phương pháp dưới đây:
Phương pháp sử dụng cho toàn đề tài là tác giả sử dụng phương pháp luận củachủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cần
nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly
hôn tại Tòa án thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghi nhận
tại chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Bình Chánh và chương 2 của
đề tài.
- So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm
khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc
phục hạn chế. Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 của đề tài. Thông qua
đó, tác giả chỉ rõ thực trạng của hoạt động thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly
hôn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh cũng như một số biện pháp nhằm hoàn thiện
yêu cầu đề ra của công tác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Phù
hợp với chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
đề tài này gồm 02 chương:
Chương I: Khái quát chung và quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng
trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải
quyết ly hôn tại Tòa án và kiến nghị hoàn thiện.
Chương 1:KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC
HÒA GIÀI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN
1.1. Khái quát về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn
1.1.1. Khái niệm
Quy định của nước ta xem quan hệ hôn nhân là một mối quan hệ đặc biệt và được
nhà nước được quản lý theo pháp luật. Điều này đã được luật HN&GĐ 2014 và các văn
bản hướng dẫn thi hành thực hiện một cách có hiệu quả thông qua các quy định cụ thể
nhằm khẳng định đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt
của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và
chồng trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay và
trên thế giới, trong đó, đa phần các vụ ly hôn mâu thuẫn của vợ chồng chưa đến mức trầm
trọng thì thông qua hoạt động hòa giải có thể trở về đoàn tụ. Do đó,hoạt động hòa giải
tiền tố tụng tại TAND nói chung là một trong những điều kiện quan trọng và bắt buộc
trong giải quyết ly hôntại TAND hiện nay.
Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: “Hòa giải là Thuyết phục các bên tranh chấp tự
giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. hông thường, việc hòa giải được tiến
hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải
thường được thông qua bên thứ ba (gọi là bên hòa giải).1
Theo từ điển Luật học ghi nhận: Hoà giải là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp
giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác.
Hoà giải thành thì giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo
dài, tốn kém và những trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự”2.
Hòa giải lả tự chấp dứt xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự thương lượng với
nhau hoặc thông qua sự trung gian của một người khác. Hòa giải thành thì giữ gìn được
1 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng
2Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội - 1999, tr.208 - 209
sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém và những trường
hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự.
“Hoà giải: Thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một
cách ổn thoả. Thông thường, việc hoà giải được tiến hành sau khi thương lượng (khiếu
nại) giữa các bên đã không đạt được kết quả”3.
Theo quy định của pháp luật HNGĐ thì hòa giải là phương thức bắt buộc đầu tiên
trong quá trình giải quyết vấn đề ly hôn. Đặc biệt hòa giải trong các vụ việc ly hôn là điều
kiện tiền đề để TAND tiến hành hoạt động xử lý các vụ án về HN&GĐ một các triệt để.
Do đó, vai trò của thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án là vô
cùng quan trọng. Hiện nay, chưa có khái niệm pháp lý nào đưa ra về thủ tục hòa giải tiền
tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án. Tuy nhiên, theo quy định của điều 54 Luật
HNGĐ 2014 ghi nhận: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải
theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự4. Từ quy định trên, có thể hiểu hòa giải
trong vụ án ly hôn là một thủ tục bắt buộc khi các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn tại Tòa
án. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong đó Tòa án
đóng vai trò bên thứ ba trung gian tiến hành trao đổi, tạo điều thuận lợi để giúp các bên
đương sự trong vụ án ly hôn giải quyết tranh chấp. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm hòa
giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại TA là hoạt động do TAND tiến hành nhằm
giúp các bên đương sự trong vụ án ly hôn thỏa thuận giải quyết những tranh chấp về ly
hôn theo quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
1.1.2. Đặc điểm về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án là một hoạt động do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với chủ thể trong quan hệ ly hôn
được pháp luật quy định, vì vậy hoạt động này có những đặc điểm sau đây:
3Bộ Tư pháp - Viện Khoa học Pháp lý: Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp, Hà Nội - 2006,
tr. 365.
4Điều 54 Luật HN&GĐ 2014
Thứ nhất, hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp, bất đồng mâu thuẫn do
các bên tranh chấp tiến hành dựa trên việc tự thương lượng, thoả thuận mang tính chất tự
nguyện, tự giác thực hiện. Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tại TAND là thủ tục bắt
buộc trong quá trình giải quyết vụ án về ly hôn. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân là một
mối quan hệ dân sự đặc thù dựa trên sự thuận tình kết hôn giữa hai bên và được nhà nước
thừa nhận, bảo hộ. Các quan hệ hôn nhân mang tính bền vững và lâu dài mà chủ thể của
các mối quan hệ này là cá nhân chứ không phỉa tổ chức. Vì vậy, do đặc điểm các mối
quan hệ hôn nhân như trên nên việc áp dụng các mối quan hệ hôn nhân gia đình là rất
quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự trong vụ án liên quan
đến quyền lợi hợp pháp của mình.
Thứ hai, chủ thể trung tâm của hoà giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh
chấp ly hôn có được sự thỏa thuận với nhau, thoả thuận với nhau về giải quyết tranh
chấp. Điều này làm cho hoà giải có sự khác biệt với thương lượng. Tòa án là chủ thể duy
nhất được quyền tiến hành thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn được thực
hiện giữa các bên trong đó có sự tham gia của TAND là cơ quan tố tụng thụ lý vụ án ly
hôn. Tòa án là bên trung gian có vị trí độc lập với các bên và không có lợi ích liên quan
đến tranh chấp và không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền
đưa ra phán quyết. Trong thủ tục này không chấp nhận việc ủy quyền cho người khác khi
tham gia tố tụng, đây là điểm khác biệt so với một số vụ việc ly hôn trong thực tế5.
Thứ ba, ở Việt Nam, các thoả thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hoà giải không
có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các
bên. Mục đích cuối cùng của hòa giải các vụ án ly hôn là giúp các bên tiến hành đoàn tụ
với nhau cứ không nhằm giúp các bên đạt được thỏa thuận trong giải quyết các vụ án ly
hôn trong thực tế.
Hòa giải trong giải quyết ly hôn tại Tòa ánlà phương thức giải quyết tranh chấp
những bất đồng, mâu thuẫn trong sử dụng đất của vợ chồng với sự tham gia của người
trung gian thứ ba là TAND giúp các bên tự thỏa thuận và tìm ra cách giải quyết các mâu
5Nguyễn thị Hường (2014) Luận văn thạc sỹ: hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình – Khoa luật, đại học quốc gia Hà
Nội.
thuẫn, giải quyết vấn đề ly hôn. Chủ thể tham gia trong hoạt động này nhằm giải quyết
mâu thuẫn phát sinh là TAND. Trên TAND tác giả tiếp cận quan niệm hòa giải trong giải
quyết vấn đề ly hôn tại Tòa án, trong đó TAND là người trung gian thứ ba giúp các bên
tự thỏa thuận và tìm ra cách giải quyết các mâu thuẫn, giải quyết vấn đề ly hôn của người
dân. Hòa giải ở TAND là việc TP, TK là hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa
thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo
quy định của Luật HN&GĐ.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
Quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hòa giải, đối
thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong đời sống. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc
chia sẻ, cảm thông, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng
cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự
đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội. Hòa giải thành, giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp
mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn
được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức
của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc
trong dư luận. . Hòa giải trong vụ án ly hôn cũng hướng đến mục đích nhân văn là nhằm
hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Quyết định kết thúc
một cuộc hôn nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là quyết định vô cùng hệ trọng,
liên quan đến nhiều vấn đề cần cân nhắc. Vì vậy, quyết định này chỉ nên được đưa ra sau
khi đã được suy nghĩ một cách thấu đáo. Thủ tục hòa giải trong giải quyết ly hôn tạo điều
kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình
tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào
giai đoạn xét xử. Nhiều cặp vợ chồng đã đạt được kết quả tích cực thông qua thủ tục hòa
giải trong giải quyết ly hôn.
Trong quá trình hòa giải, thẩm phán sẽ hỗ trợ các cặp vợ chồng bằng cách giúp xác
định vấn đề mà họ đang gặp phải, cũng như đưa ra những đề xuất, chỉ dẫn về hướng giải
quyết. Điều này giúp các bên thấu hiểu, thông cảm hơn với đối phương trong quá trình
xem xét các lựa chọn. Cho dù cuối cùng các bên đương sự vẫn đi đến quyết định ly hôn
thì kết quả hòa giải trong vụ án ly hôn vẫn có thể có tác động tích cực, lâu dài sau khi quá
trình ly hôn đã hoàn tất.6
1.2. Quy định của pháp luật về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa
án
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại
Tòa án
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ
có 02 hình thức hòa giải:
+ Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở TAND (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly
hôn);
+ Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ
án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định như sau:
* Hòa giải ở TAND (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn). Được quy
định cụ thể tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Nhà nước và xã hội khuyến
khích việc hòa giải ở TAND khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực
hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở TAND. Với quy định trên thì việc việc hòa
giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu
tòa án giải quyết ly hôn. Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến
khích để hàn gắn quan hệ 02 bên. Hòa giải ở TAND có thể được tiến hành trong phạm vi
từ nội bộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi
6Nguyễn thị Hường (2014) Luận văn thạc sỹ: hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình – Khoa luật, đại học quốc gia Hà
Nội.
đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm
việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm
chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi
người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng
đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc7.
* Hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã
được thụ lý). Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Sau khi đã thụ
lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự. Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết ly
hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ
án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó
thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc
tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người
có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến
hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả.
Việc hòa giải này được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều
205 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015, cụ thể:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí
của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội.
Cụ thể như sau:
Một là, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không bắt
buộc hay áp đặt các bên tranh chấp trong hòa giải. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương
7Điều 52 Luật HN&GĐ
thức giải quyết tranh chấp ly hôn vì bản chất của hoà giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ,
thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. Trong giải
quyết ly hôn thì nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp là nguyên
tắc cơ bản đầu tiên. Cơ sở của nguyên tắc này là quyền tự chủ, tự định đoạt, tự do của các
chủ thể.
Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên thể hiện ở việc các bên chủ thể
trong giải quyết ly hôn có quyền tự nguyện lựa chọn phương thức hoà giải để giải quyết
tranh chấp; có quyền lựa chọn thời gian, địa điểm phù hợp, lựa chọn phương pháp, quy
trình, lựa chọn người hoà giải. Các bên tranh chấp cũng có quyền tự do ý chí trong thảo
luận các vấn đề hoặc các giải pháp do người hoà giải đưa ra, có quyền quyết định việc lựa
chọn phương pháp giải quyết cho các vấn đề tranh chấp khi có sự đồng thuận của các bên
tranh chấp hoặc chấm dứt việc hoà giải khi không đạt được mục đích chung, không đi
đến thoả thuận chung để tìm kiếm hoặc lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp
khác với mục đích giải quyết dứt điểm tranh chấp
Hai là, Nhà nước có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Đối với hoạt động hòa giải ở
xã, phường, thị trấn hòa giải viên phải hoà giải kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn
chặn xung đột, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa
giải. Theo nguyên tắc này thì việc tạo điều kiện pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện
nguyên tắc kịp thời, chủ động trong hoạt động hoà giải ở TAND.
Ba là, hoà giải phải bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo
đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương
trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư;
quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao
tuổi.
Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ly hôn trong nhân dân nếu hoà giải viên
tranh chấp ly hôn cần tuân thủ quy định trong Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Thông thường khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự
bảo vệ mình cho mình là đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra cho
người khác.
1.2.2. Thẩm quyền hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1
Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh
thổ được xác định như sau: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân
hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”8.
Nguyên tắc hòa giải tại Tòa án:
- Các bên tự nguyện tham gia hòa giải.
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc
các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
- Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hòa giải.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác.
- Phương thức hòa giải được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc
điểm của mỗi loại vụ việc.
- Người tiến hành hòa giải phải độc lập và tuân theo pháp luật.
8Điều 54 Luật HN&GĐ
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia
hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ
có thể tự bố trí hoặc đề nghị Tòa án bố trí phiên dịch cho mình.
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa
giải tại Tòa án.
Dựa trên nguyên tắc trên, việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán thực
hiện như sau:
- Trước khi thực hiện hòa giải: trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham
khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước
về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của
vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Việc tham khảo ý kiến này sẽ giúp thẩm phán thụ
lý vụ án hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của vợ chồng để có hướng hòa
giải phù hợp
- Trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ tức
là phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa
vụ với con… để từ đó hàn gắn, gắn kết vợ chồng. Nếu sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ
thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Ngược lại đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn,
có tranh chấp về tài sản về quyền nuôi con, Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ lập biên bản hòa
giải không thành và thực hiện tiếp thủ tục mở phiên tòa xét xử.9
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án:
- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
- Những vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái
đạo đức xã hội.
9khoản 2 Điều 2015 BLTTDS 2015
- Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người bị yêu cầu, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt
không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa
giải được vì có lý do chính đáng.
- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân
sự.
- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải.
1.2.3. Trình tự, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án
Theo quy định của pháp luật thì hòa giải là thủ tục bắt buộc đối với giải quyết ly
hôn. Nhà nước khuyến khích việc các bên đương sự hòa giải ở cơ sở. Theo quy định tại
Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn,
Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự". Trình tự và thủ
tục hòa giải: Theo các quy định từ Điều 205 đến 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
thì thủ tục hòa giải tại Tòa án được tiến hành như sau:
- Thủ tục thông báo: Tòa án phải gửi Thông báo phiên hòa giải cho các đương sự,
thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề hòa giải.
- Thành phần phiên hòa giải gồm: (i) Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải; (ii) Thư ký
Toà án ghi biên bản hoà giải; (iii) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các
đương sựvà (iv) Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt.
Nội dung hòa giải: Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự
biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ
đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự
nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Trình tự tiến hành phiên hòa giải:
- Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải.
- Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên
hòa giải (nếu có).
- Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt, vắng
mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà
án và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và
kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập,
giấy báo của Toà án.
- Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các
đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quy định tại điều luật tương
ứng của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
- Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của
mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải.
- Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa
thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa
rõ, chưa thống nhất.
- Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn
đề chưa thống nhất.
Biên bản hòa giải:
1. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có
các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải;
b) Địa điểm tiến hành phiên hoà giải;
c) Thành phần tham gia phiên hoà giải;
d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
đ) Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận.
2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt
trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì
phiên hoà giải.
Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án
dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương
sự tham gia hoà giải.
4. Trường hợp các bên hòa giải thành
Trường hợp hai bên thống nhất được với nhau về tất cả các vấn đề cần giải quyết
trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi cho các đương
sự tham gia hòa giải.
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự
nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các
đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà
giải hoặc không tiến hành hoà giải được theo quy định của pháp luật. Sau khi hết thời hạn
chuẩn bị xét xử, và đã tiến hành hòa giải theo luật định nhưng không thành, Tòa án sẽ ra
một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự. Nếu Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời
hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà;
trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Mẫu biên bản hòa giải được thành lập theo mẫu sau:
Mẫu số 34-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN .......(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HÒA GIẢI
Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm …..
Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..…………………………………...
Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
dân sự thụ lý số:….../…..../TLST-...…(2) ngày….. tháng….. năm .………
I. Những người tiếnhành tố tụng:
Thẩm phán - Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..…............
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..……..........
II. Những người tham giaphiên họp(3)
………………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………..........
………………………………………………………………………..........
PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI
Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan
đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích
hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án.
Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ
HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)
........……………………………………………………………………….……….
……………………………………………………………………
………………………………………………………………………..........
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ
THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)
........……………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..........
NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU
CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6)
.……………………………………………………………….………………….…
……………………………………………………………………
Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …... năm……
CÁC ĐƯƠNG SỰ
THAM GIA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên
hoặc điểm chỉ)
THƯ KÝ TÒA ÁN
GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
THẨM PHÁN
CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
Như vậy, tổng tất cả các thời hạn theo luật định kể cả trường hợp được phép gia
hạn thì, thời gian để giải quyết một vụ án ly hôn là 8 tháng. Việc chồng bạn gây khó dễ
đối với việc ly hôn không ảnh hưởng đến việc Tòa án có giải quyết ly hôn cho bạn hay
không mà theo như đánh giá thì vụ án ly hôn của bạn không có nhiều vấn đề phúc tạp. Vì
bạn không có tài sản chung cúng như các khoản nợ chung và có 2 con nhỏ nên Tòa án
phải tiến hành thủ tục ly hôn cho bạn trong thời gian tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý
đơn.
Như vậy, có thể nói, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại TA
giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ly hôn của vợ chồng theo quy định
của Luật hôn nhân gia đình nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về dân sự nói
chung ở Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại
TA của vợ chồng khi ly hôn đã được quy định một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của chủ thể được pháp luật hôn nhân gia đình quy định.
Đề Tài Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn GaiKhóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người BánHoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông VinhHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
 

Đề Tài Thủ Tục Hòa Giải Tiền Tố Tụng Trong Giải Quyết Ly Hôn

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN Ngành: LUẬT KINH TẾ Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Tp. Hồ Chí Minh – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA LUẬT
  • 2. LỜI CẢM ƠN Kính thưa ban giám hiệu và quý thầy cô Khoa Luật Kinh Tế trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM, cùng toàn thể ban lãnh đạo và các anh chị tại Toà Án nhân dân huyện Bình Chánh Thời gian em thực tập tại Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh đã kết thúc, em xin chân thành cám ơn tới cô chú thẩm phán và các anh chị ở tòa đã giúp đỡ hỗ trợ em rất nhiều, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp em tìm hiểu và làm quen được với môi trường thực tế. Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Đoàn Trọng Chỉnhlà người trực tiếp hướng dẫn và giúp đã em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp.Thầy rất nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn chúng em để chúng em đạt được một kết quả tốt nhất. Với vốn kiến thức còn hạn chế, sai sót là điều khó tránh khỏi kính mong sự đóng góp ý kiến của cô chú và Quý Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh để em được hoàn thiện hơn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến Quý thầy cô và Quý Tòa Án nhân dân huyện Bình Chánh lời chúc sức khỏe và thành công ! Sinh viên
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Trung Nam, MSSV: 1611271584 Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Báo cáo thực tập tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại Đơn vị thực tập, trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định); Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định của nhà trường và pháp luật. Sinh viên Trần Trung Nam
  • 5. PHẦN I: NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP KHOA LUẬT 1. NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 1.1 Nhật ký thực tập 1. Tên đề tài: Thủ thục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án 2. Giảng viên hướng dẫn:Th.sĐoàn Trọng Chỉnh 3. Sinh viên thực hiện: Trần Trung Nam MSSV: 1611271584 Lớp: 16DLKA1 Tuần lễ Từ ngày đến ngày Nội dung Ghi chú 1 17/02/2020 Đến 21/02/2020 - Tìm hiểu về TAND huyện Bình Chánh - Phụ giúp thẩm phán và thư ký Tòa đánh văn bản, sắp xếp hồ sơ, giấy mời đương sự.
  • 6. Tuần lễ Từ ngày đến ngày Nội dung Ghi chú 2 24/02/2020 Đến 28/02/2020 - Sắp xếp hồ sơ. - Đánh số bút lục của hồ sơ vụ việc dân sự. - Đánh máy văn bản - Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự 3 02/03/2020 Đến 06/03/2020 - Nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn - Photo các văn bản quyết định. - Sắp xếp hồ sơ theo số bút lục đánh trên từng trang của hồ sơ. 4 09/03/2020 Đến 13/03/2020 - Soạn thảo văn bản ( giấy triệu tập, biên bản hòa giải ) - Đánh số bút lục. - Photo các quyết định . 5 04/05/2020 Đến 08/05/2020 - Photo văn bản. - Đóng dấu bút lục, sắp xếp hồ sơ. - Lấy số quyết định đình chỉ vụ án. - Đánh giấy triệu tập đương sự.
  • 7. Tuần lễ Từ ngày đến ngày Nội dung Ghi chú 6 11/05/2020 Đến 15/05/2020 - Đọc hồ sơ. - Nghiên cứu hồ sơ. - Sắp xếp hồ sơ theo số bút lục đánh trên từng trang của hồ sơ. - Đánh và in biên bản giao nhận của hồ sơ. 7 18/05/2020 Đến 22/05/2020 - Lấy số công văn đi - Lấy số công văn đến - Tìm kiếm các tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Photo quyết định. 8 25/05/2020 Đến 29/05/2020 - Đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án ly hôn - Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự - Sắp xếp hồ sơ theo đúng trình tự giải quyết TP. HCM, ngày … tháng … năm ….
  • 8. Cán bộ hướng dẫn Sinh viên Xác nhận của đơn vị thực tập
  • 9. 1.2 Nhận xét của đơn vị thực tập CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Họ và tên sinh viên :TRẦN TRUNG NAM Năm sinh : 10 /05/1998 Thời gian thực tập :8 Tuần Từ 17 / 02 /2020 đến 29 / 05 / 2020 1. Đơn vị thực tập - Bộ phận thực tập Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh – Tòa Dân Sự 2. Ý thức chấp hành nội quy, quy chế Tốt Khá  Bình thường  Chưa tốt  3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và hiệu quả công việc được giao Tốt Khá  Bình thường  Chưa tốt  4. Kết quả thực tập .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
  • 10. .......................................................................................................................................... 5. Nhận xét chung .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập Ngày ....... tháng ........ năm ......... Thủ trưởng cơ quan
  • 11. 1.3 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn thực tập KHOA LUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên :Trần Trung Nam MSSV : 1611271584 Khoá : 2016 1. Thời gian thực tập Từ ngày 17/2/2020 đếnngày 29/05/2020 2. Nhận xét chung
  • 12. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 3. Điểm Báo cáo thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Giảng viên hướng dẫn
  • 13. 2. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1 Giới thiệuchung về đơn vị thực tập Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản toàn bộ hệ thống Tòa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận - huyện, sau gần 30 năm ngành Tòa án nhân dân thành phố không ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tòa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện. Như Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của thành phố Hồ Chí Minh với diện tích tự nhiên là 25.255,29 ha, dân số khoảng 637.000 nhân khẩu. Đây là một trong năm huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí minh có vị trí tiếp giáp với các huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc, huyện Cần Đước của tỉnh Long An và các quận Bình Tân, Quận 7, Quận 8, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn của thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh là địa phương có diện tích rộng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ dân số cơ học tăng cao do người dân từ các tỉnh khác đến làm ăn, sinh sống khá đông làm cho các nhà máy xí nghiệp. Chính vì vậy, tình hình nhiều vụ án về Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình ,…ngày càng nhiều tệ nạn xã hội xuất hiện, mâu thuẫn con người càng dân cao với nhiều thủ đoạn chiếm đoạt tài sản, đất đai… 2.2 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh
  • 14. Cơ cấu tổ chức:gồm 2 bộ phận chính Bộ máy lãnh đạoTAND huyện Bình chánh hiện nay gồm 01 chánh án, 01 phó chánh án, 27 thẩm phán, 23 thư ký, hỗ trợ các lĩnh vực tranh tụng. Phòng nghiệp vụ gồm: Tòa chuyên trách( Tòa hình sự và Tòa dân sự), bộ máy giúp việc ( Văn phòng; Phòng Kiểm tra nghiệp vụ, Phòng thư ký, phòng của các chánh tòa và Phó chánh tòa của hai tòa Dân sự, Hình sự và thi hành án; Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng) Nhiệm vụ và quyền hạn :Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Ngoài ra quyền hạn của TAND huyện Bình Chánh là giải quyết việc sơ thẩm về dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân gia đình, án kinh tế và giải quyết việc khác theo qui định của pháp luật. Thông tin liên hệ: Số 4 đường số 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3 . Vị trí công việc thực tập: Trong khoảng thời gian 02 tháng thực tập, sinh viên được phân công vào làm Việc cùng với thư ký Tòa án Quách Ngọc Tuyền .Đây cũng là một vị trí quan trọng và sinh viên được thực hiện các công việc như sắp xếp hồ sơ, đánh văn bản, photo các hồ sơ, đánh số bút lục, lấy số công văn đi, lấy số công văn đến, đánh số thụ lý hồ sơ và đọc nghiên cứu hồ sơ về HN-GĐ, tranh chấp đất đai,…Qua đó cùng với sự hướng dẫn
  • 15. của cô chú Thẩm phán và đặt biệt là anh Tuyền đã tận tâm chỉ dẫn trong suốt quãng thời gian sinh viên thực tập tại Tòa được hiểu biết thêm được nhiều thứ trong công việc lẫn đời sống xã hội và tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để nắm vững kiến thức về chuyên môn pháp luật. Học hỏi từ những anh, chị những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp, để trao dồi kiến thức cho bản thân. Và trong quá trình được xem xét xử án thực tiễn tại Tòa sinh viên nắm bắt cơ cấu xét xử và cơ cấu tổ chức của Tòa án.
  • 16. PHẦN 2: THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN
  • 17. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BLDS Bộ luật dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng dân sự HN&GĐ Hôn nhân và gia đình HGTTT Hòa giải tiền tố tụng HĐXX Hội đồng xét xử VKSND Viện kiểm sát nhân dân
  • 18. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................20 1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 20 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 22 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài............................................... 23 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 23 5. Kết cấu đề tài........................................................................................ 24 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÒA GIÀI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN..................................................................................................25 1.1. Khái quát về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn................25 1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 25 1.1.2. Đặc điểm về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án.. 26 1.1.3. Vaitrò, ý nghĩa của hòa giải tiền tố tụng trong giảiquyết ly hôn tại Tòa án ................................................................................................................ 28 1.2. Quy định của pháp luật về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án.....................................................................................................29
  • 19. 1.2.1. Nhữngnguyên tắccơ bản trong hòa giảitiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án................................................................................................. 29 1.2.2. Thẩm quyền hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án.. 32 1.2.3. Trình tự, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án34 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC HÒA GIẢI TIỀN TỐTỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN VÀ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .....................................Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giảitiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Kết quả và hạn chế tồn đọng khi áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án:Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Kết quả áp dụng pháp luật.................. Error! Bookmark notdefined. 2.2.2. Hạn chế: ............................................ Error! Bookmark notdefined. 2.3. Kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa ánError! Bookmark not defined. 2.3.1. Đẩy mạnh kết quả đã đạt được............ Error! Bookmark notdefined. 2.3.2. Phương thức khắc phục hạn chế.......... Error! Bookmark notdefined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................. Error! Bookmark not defined.
  • 20.
  • 21. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì Gia đình được xem là tế bào của xã hội. Đây là nơi xuất hiện và duy trì các mối quan hệ về huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng. Nhận thức được vai trò của Gia đình trong sự phát triển xã hội cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này nên việc xây dựng trên một nền tảng TAND pháp lý nhất định là điều vô cùng cần thiết. Việc tham gia vào các quan hệ Dân sự nói chung mang tính mở rộng đã và đang đưa các chủ thể trong các quan hệ được ràng buộc bằng các quy định pháp lý được thể hiện bằng các quy định rõ ràng, cụ thể. Quan hệ hôn nhân giữa vợ - chồng là một mối quan hệ được pháp luật Dân sự theo nghĩa rộng quy định rõ ràng. Những quy định liên quan đến quan hệ vợ - chồng nói chung được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Trong đó có quan hệ về hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn đã được BLTTDS, Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp lý có liên quan điều chỉnh một cách chi tiết nhằm áp dụng trong thực tiễn một cách có hiệu quả. Với tính ưu việt và tầm quan trọng của vấn đề hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn đã trở thành một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ này đã khẳng định vai trò quan trọng trong các quy định về vấn đề trong mối quan hệ hôn nhân của các bên khi chấm dứt quan hệ về hôn nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, với những quy định của quy định này đã góp phần hoàn thiện quy định về nguyên tắc trong quá trình giải quyết ly hôn của nguyên đơn và bị đơn là điều vô cùng cần thiết. Điều này đã giúp cho hoạt động quản lý của Nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.
  • 22. Có thể nói rằng các tranh chấp ly hôn là một hiện tượng xã hội tồn tại phổ biến. Hệ lụy của TCLH có những hệ lụy xấu và bản thân của nó là nguyên nhân quan trọng tạo sự căng thẳng trong mối quan hệ HN&GĐ, ảnh hưởng quyền và lợi ích của các bên. Đồng thời, làm xấu đi tình trạng của các chủ thể cần được bảo vệ như các con trong mối quan hệ hôn nhân. Do đó, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiềm ẩn sự mất ổn định và duy trì các mối quan hệ sau hôn nhân nên vấn đề giải quyết tranh chấp ly hôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong các quy định về giải quyết vấn đề ly hôn đã được ban hành thì việc xây dựng một cơ chế và những quy định pháp lý làm hành lang nhằm điều chỉnh vấn đề giải quyết TCLH nói chung và hòa giải tiền tố tụng tại TAND trong các vụ án ly hôn nói riêng rất được quan tâm và chú ý. Và vấn đề triển khai các biện pháp hòa giải tiền tố tụng tại TAND trong các vụ án ly hôn là một trong những điều kiện tiên quyết phải được thực hiện trong giải quyết chấm dứt hay không chấm dứt mối quan hệ hôn nhân trên thực tế. Tuy vậy trong những năm trở lại đây thì các tranh chấp về ly hôn được hòa giải tại TAND trong giai đoạn tiền tố tụng phải nhìn nhận rằng đã trở nên phổ biến và trở thành một trong những yếu tố quan trọng quá trình giải quyết mối quan hệ hôn nhân của các bên đương sự tại các cấp của TAND trong thực tế; Tuy vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật về nguyên tắc hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Thực tế ở nước ta, bên cạnh những thành quả đã đạt được trong vấn đề quy định về hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn còn bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện. Vì vậy, chọn đề tài : “Thủ Tục Hoà Giải tiền tố tụng trong giải quyết Ly hôn tại Toà án " làm đề tài báo cáo thực tập nhằm góp phần quan trọng để phát hiện những hạn chế của pháp luật ở nước ta hiện nay. Qua đó nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân được Luật hôn nhân và gia đình quy định. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hòa giải tiền tố tụng tại TAND khi ly hôn trong xã hội ở nước ta hiện tại và trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Chọn vấn đề trên làm đối tượng nghiên cứu chúng ta có thể đi sâu phân tích lý luận chung và các quy định cơ bản về vấn đề này. Vấn đề thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong
  • 23. giải quyết ly hôn tại Tòa án trong quá trình giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng được pháp luật quy định. Đồng thời, được xem xét dưới nhiều góc độ: Chính trị, kinh tế - xã hội, pháp luật...Nhất là cụ thể trong các quy định của pháp luật HN&GĐ từ đó nhằm đảm bảo quyền của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Thông qua đó, càng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề trên trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó, có thể rút ra những ưu, hạn chế của pháp luật dân sự nói chung về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án trên cả hai phương diện và phát hiện những vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần phát triển và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ dân sự - hôn nhân gia đình, đồng thời tìm ra phương hướng khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật về dân sự nói chung. 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài Báo cáo tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau đây: - Những vấn đề lý luận chung nhất về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án như khái niệm; nội dung… - Thực tế áp dụng pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh trong giai đoạn trở lại đây. Đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật dân sự về vấn đề này. Báo cáo nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật như: Bộ Luật tố tụng Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện báo cáo tốt nghiệp, tôi đã sử dụng các phương pháp dưới đây:
  • 24. Phương pháp sử dụng cho toàn đề tài là tác giả sử dụng phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cần nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng tại TAND huyện Bình Chánh và chương 2 của đề tài. - So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế. Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 của đề tài. Thông qua đó, tác giả chỉ rõ thực trạng của hoạt động thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh cũng như một số biện pháp nhằm hoàn thiện yêu cầu đề ra của công tác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài này gồm 02 chương: Chương I: Khái quát chung và quy định pháp luật về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Chương II: Thực trạng áp dụng pháp luật thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án và kiến nghị hoàn thiện.
  • 25. Chương 1:KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC HÒA GIÀI TIỀN TỐ TỤNG TRONG GIẢI QUYẾT LY HÔN TẠI TÒA ÁN 1.1. Khái quát về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn 1.1.1. Khái niệm Quy định của nước ta xem quan hệ hôn nhân là một mối quan hệ đặc biệt và được nhà nước được quản lý theo pháp luật. Điều này đã được luật HN&GĐ 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện một cách có hiệu quả thông qua các quy định cụ thể nhằm khẳng định đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình, đặc biệt là trong quan hệ giữa vợ và chồng trên thực tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề ly hôn ở nước ta hiện nay và trên thế giới, trong đó, đa phần các vụ ly hôn mâu thuẫn của vợ chồng chưa đến mức trầm trọng thì thông qua hoạt động hòa giải có thể trở về đoàn tụ. Do đó,hoạt động hòa giải tiền tố tụng tại TAND nói chung là một trong những điều kiện quan trọng và bắt buộc trong giải quyết ly hôntại TAND hiện nay. Theo từ điển Tiếng Việt ghi nhận: “Hòa giải là Thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa. hông thường, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải thường được thông qua bên thứ ba (gọi là bên hòa giải).1 Theo từ điển Luật học ghi nhận: Hoà giải là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác. Hoà giải thành thì giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém và những trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự”2. Hòa giải lả tự chấp dứt xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc thông qua sự trung gian của một người khác. Hòa giải thành thì giữ gìn được 1 Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 2Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội - 1999, tr.208 - 209
  • 26. sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém và những trường hợp chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự. “Hoà giải: Thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thoả. Thông thường, việc hoà giải được tiến hành sau khi thương lượng (khiếu nại) giữa các bên đã không đạt được kết quả”3. Theo quy định của pháp luật HNGĐ thì hòa giải là phương thức bắt buộc đầu tiên trong quá trình giải quyết vấn đề ly hôn. Đặc biệt hòa giải trong các vụ việc ly hôn là điều kiện tiền đề để TAND tiến hành hoạt động xử lý các vụ án về HN&GĐ một các triệt để. Do đó, vai trò của thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án là vô cùng quan trọng. Hiện nay, chưa có khái niệm pháp lý nào đưa ra về thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án. Tuy nhiên, theo quy định của điều 54 Luật HNGĐ 2014 ghi nhận: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự4. Từ quy định trên, có thể hiểu hòa giải trong vụ án ly hôn là một thủ tục bắt buộc khi các cặp vợ chồng tiến hành ly hôn tại Tòa án. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong đó Tòa án đóng vai trò bên thứ ba trung gian tiến hành trao đổi, tạo điều thuận lợi để giúp các bên đương sự trong vụ án ly hôn giải quyết tranh chấp. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại TA là hoạt động do TAND tiến hành nhằm giúp các bên đương sự trong vụ án ly hôn thỏa thuận giải quyết những tranh chấp về ly hôn theo quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. 1.1.2. Đặc điểm về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án là một hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với chủ thể trong quan hệ ly hôn được pháp luật quy định, vì vậy hoạt động này có những đặc điểm sau đây: 3Bộ Tư pháp - Viện Khoa học Pháp lý: Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp, Hà Nội - 2006, tr. 365. 4Điều 54 Luật HN&GĐ 2014
  • 27. Thứ nhất, hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp, bất đồng mâu thuẫn do các bên tranh chấp tiến hành dựa trên việc tự thương lượng, thoả thuận mang tính chất tự nguyện, tự giác thực hiện. Thủ tục hòa giải trong vụ án ly hôn tại TAND là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án về ly hôn. Xuất phát từ quan hệ hôn nhân là một mối quan hệ dân sự đặc thù dựa trên sự thuận tình kết hôn giữa hai bên và được nhà nước thừa nhận, bảo hộ. Các quan hệ hôn nhân mang tính bền vững và lâu dài mà chủ thể của các mối quan hệ này là cá nhân chứ không phỉa tổ chức. Vì vậy, do đặc điểm các mối quan hệ hôn nhân như trên nên việc áp dụng các mối quan hệ hôn nhân gia đình là rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự trong vụ án liên quan đến quyền lợi hợp pháp của mình. Thứ hai, chủ thể trung tâm của hoà giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp ly hôn có được sự thỏa thuận với nhau, thoả thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Điều này làm cho hoà giải có sự khác biệt với thương lượng. Tòa án là chủ thể duy nhất được quyền tiến hành thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn được thực hiện giữa các bên trong đó có sự tham gia của TAND là cơ quan tố tụng thụ lý vụ án ly hôn. Tòa án là bên trung gian có vị trí độc lập với các bên và không có lợi ích liên quan đến tranh chấp và không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết. Trong thủ tục này không chấp nhận việc ủy quyền cho người khác khi tham gia tố tụng, đây là điểm khác biệt so với một số vụ việc ly hôn trong thực tế5. Thứ ba, ở Việt Nam, các thoả thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hoà giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. Mục đích cuối cùng của hòa giải các vụ án ly hôn là giúp các bên tiến hành đoàn tụ với nhau cứ không nhằm giúp các bên đạt được thỏa thuận trong giải quyết các vụ án ly hôn trong thực tế. Hòa giải trong giải quyết ly hôn tại Tòa ánlà phương thức giải quyết tranh chấp những bất đồng, mâu thuẫn trong sử dụng đất của vợ chồng với sự tham gia của người trung gian thứ ba là TAND giúp các bên tự thỏa thuận và tìm ra cách giải quyết các mâu 5Nguyễn thị Hường (2014) Luận văn thạc sỹ: hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình – Khoa luật, đại học quốc gia Hà Nội.
  • 28. thuẫn, giải quyết vấn đề ly hôn. Chủ thể tham gia trong hoạt động này nhằm giải quyết mâu thuẫn phát sinh là TAND. Trên TAND tác giả tiếp cận quan niệm hòa giải trong giải quyết vấn đề ly hôn tại Tòa án, trong đó TAND là người trung gian thứ ba giúp các bên tự thỏa thuận và tìm ra cách giải quyết các mâu thuẫn, giải quyết vấn đề ly hôn của người dân. Hòa giải ở TAND là việc TP, TK là hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật HN&GĐ. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hòa giải, đối thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhu cầu và đòi hỏi của xã hội để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hòa giải thành, giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. . Hòa giải trong vụ án ly hôn cũng hướng đến mục đích nhân văn là nhằm hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang đứng trước nguy cơ tan vỡ. Quyết định kết thúc một cuộc hôn nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là quyết định vô cùng hệ trọng, liên quan đến nhiều vấn đề cần cân nhắc. Vì vậy, quyết định này chỉ nên được đưa ra sau khi đã được suy nghĩ một cách thấu đáo. Thủ tục hòa giải trong giải quyết ly hôn tạo điều kiện và cho các cặp vợ chồng đang đứng bên bờ vực của sự chia ly một cơ hội để bình tĩnh xem xét lại các vấn đề đang tranh chấp cùng quyết định của mình trước khi bước vào giai đoạn xét xử. Nhiều cặp vợ chồng đã đạt được kết quả tích cực thông qua thủ tục hòa giải trong giải quyết ly hôn.
  • 29. Trong quá trình hòa giải, thẩm phán sẽ hỗ trợ các cặp vợ chồng bằng cách giúp xác định vấn đề mà họ đang gặp phải, cũng như đưa ra những đề xuất, chỉ dẫn về hướng giải quyết. Điều này giúp các bên thấu hiểu, thông cảm hơn với đối phương trong quá trình xem xét các lựa chọn. Cho dù cuối cùng các bên đương sự vẫn đi đến quyết định ly hôn thì kết quả hòa giải trong vụ án ly hôn vẫn có thể có tác động tích cực, lâu dài sau khi quá trình ly hôn đã hoàn tất.6 1.2. Quy định của pháp luật về hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản trong hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải: + Thứ nhất, thủ tục hòa giải ở TAND (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn); + Thứ hai, hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Hai thủ tục này có những khác biệt nhất định như sau: * Hòa giải ở TAND (hòa giải diễn ra trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn). Được quy định cụ thể tại Điều 52 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở TAND khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở TAND. Với quy định trên thì việc việc hòa giải ở cấp cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trước khi nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Việc hòa giải ở cấp cơ sở khi ly hôn chỉ mang tính chất khuyến khích để hàn gắn quan hệ 02 bên. Hòa giải ở TAND có thể được tiến hành trong phạm vi từ nội bộ gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức như: Chi hội phụ nữ, Chi 6Nguyễn thị Hường (2014) Luận văn thạc sỹ: hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình – Khoa luật, đại học quốc gia Hà Nội.
  • 30. đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân,..; và ngay cả cơ quan làm việc của cả vợ, chồng. Bên cạnh đó, hòa giải viên thường là những người quen biết, thậm chí có thể có mối quan hệ gần gũi, thân thiết với vợ, chồng nên có thể hiểu rõ về mỗi người cũng như quan hệ hôn nhân của họ. Từ đó, có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn và thiết thực nhất cho những người trong cuộc7. * Hòa giải tại Tòa án (hòa giải trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý). Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết ly hôn. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả. Việc hòa giải này được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015, cụ thể: a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Cụ thể như sau: Một là, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không bắt buộc hay áp đặt các bên tranh chấp trong hòa giải. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương 7Điều 52 Luật HN&GĐ
  • 31. thức giải quyết tranh chấp ly hôn vì bản chất của hoà giải là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận trên cơ sở tự nguyện. Trong giải quyết ly hôn thì nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp là nguyên tắc cơ bản đầu tiên. Cơ sở của nguyên tắc này là quyền tự chủ, tự định đoạt, tự do của các chủ thể. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên thể hiện ở việc các bên chủ thể trong giải quyết ly hôn có quyền tự nguyện lựa chọn phương thức hoà giải để giải quyết tranh chấp; có quyền lựa chọn thời gian, địa điểm phù hợp, lựa chọn phương pháp, quy trình, lựa chọn người hoà giải. Các bên tranh chấp cũng có quyền tự do ý chí trong thảo luận các vấn đề hoặc các giải pháp do người hoà giải đưa ra, có quyền quyết định việc lựa chọn phương pháp giải quyết cho các vấn đề tranh chấp khi có sự đồng thuận của các bên tranh chấp hoặc chấm dứt việc hoà giải khi không đạt được mục đích chung, không đi đến thoả thuận chung để tìm kiếm hoặc lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp khác với mục đích giải quyết dứt điểm tranh chấp Hai là, Nhà nước có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Đối với hoạt động hòa giải ở xã, phường, thị trấn hòa giải viên phải hoà giải kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn xung đột, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hòa giải. Theo nguyên tắc này thì việc tạo điều kiện pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc kịp thời, chủ động trong hoạt động hoà giải ở TAND. Ba là, hoà giải phải bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi. Khi giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ly hôn trong nhân dân nếu hoà giải viên tranh chấp ly hôn cần tuân thủ quy định trong Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông thường khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự
  • 32. bảo vệ mình cho mình là đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra cho người khác. 1.2.2. Thẩm quyền hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Theo quy định tại khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”8. Nguyên tắc hòa giải tại Tòa án: - Các bên tự nguyện tham gia hòa giải. - Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ. - Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hòa giải. - Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. - Phương thức hòa giải được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc. - Người tiến hành hòa giải phải độc lập và tuân theo pháp luật. 8Điều 54 Luật HN&GĐ
  • 33. - Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Tòa án bố trí phiên dịch cho mình. - Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải tại Tòa án. Dựa trên nguyên tắc trên, việc hòa giải trong vụ án ly hôn sẽ được Thẩm phán thực hiện như sau: - Trước khi thực hiện hòa giải: trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án. Việc tham khảo ý kiến này sẽ giúp thẩm phán thụ lý vụ án hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tình trạng cuộc sống của vợ chồng để có hướng hòa giải phù hợp - Trong quá trình hòa giải tại Tòa án: Thẩm phán sẽ hòa giải theo hướng đoàn tụ tức là phân tích, giải thích cho vợ chồng hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ với con… để từ đó hàn gắn, gắn kết vợ chồng. Nếu sau khi hòa giải vợ chồng đoàn tụ thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Ngược lại đối với trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn, có tranh chấp về tài sản về quyền nuôi con, Thẩm phán thụ lý vụ án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện tiếp thủ tục mở phiên tòa xét xử.9 Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án: - Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. - Những vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội. 9khoản 2 Điều 2015 BLTTDS 2015
  • 34. - Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người bị yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. - Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. - Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải. 1.2.3. Trình tự, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại Tòa án Theo quy định của pháp luật thì hòa giải là thủ tục bắt buộc đối với giải quyết ly hôn. Nhà nước khuyến khích việc các bên đương sự hòa giải ở cơ sở. Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì "Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự". Trình tự và thủ tục hòa giải: Theo các quy định từ Điều 205 đến 211 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thủ tục hòa giải tại Tòa án được tiến hành như sau: - Thủ tục thông báo: Tòa án phải gửi Thông báo phiên hòa giải cho các đương sự, thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề hòa giải. - Thành phần phiên hòa giải gồm: (i) Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải; (ii) Thư ký Toà án ghi biên bản hoà giải; (iii) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sựvà (iv) Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt. Nội dung hòa giải: Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trình tự tiến hành phiên hòa giải:
  • 35. - Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải khai mạc phiên hòa giải. - Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia phiên hòa giải (nếu có). - Thư ký Toà án báo cáo với Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên hòa giải theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án. - Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải phổ biến đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. - Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự trình bày ý kiến của mình về những nội dung tranh chấp và đề xuất những vấn đề cần hòa giải. - Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất. - Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất. Biên bản hòa giải: 1. Việc hoà giải được Thư ký Toà án ghi vào biên bản. Biên bản hoà giải phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; b) Địa điểm tiến hành phiên hoà giải; c) Thành phần tham gia phiên hoà giải; d) ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
  • 36. đ) Những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận. 2. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. 4. Trường hợp các bên hòa giải thành Trường hợp hai bên thống nhất được với nhau về tất cả các vấn đề cần giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi cho các đương sự tham gia hòa giải. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được theo quy định của pháp luật. Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử, và đã tiến hành hòa giải theo luật định nhưng không thành, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Mẫu biên bản hòa giải được thành lập theo mẫu sau:
  • 37. Mẫu số 34-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) TÒA ÁN NHÂN DÂN .......(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN HÒA GIẢI Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm ….. Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..…………………………………... Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:….../…..../TLST-...…(2) ngày….. tháng….. năm .……… I. Những người tiếnhành tố tụng: Thẩm phán - Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..…............ Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..…….......... II. Những người tham giaphiên họp(3) ………………………………………………………………………..…………… ……………………………………………………………….......... ……………………………………………………………………….......... PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI
  • 38. Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4) ........……………………………………………………………………….………. …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….......... NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5) ........…………………………………………………………………… …….……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….......... NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6) .……………………………………………………………….………………….… ……………………………………………………………………
  • 39. Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …... năm…… CÁC ĐƯƠNG SỰ THAM GIA PHIÊN HỌP (Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP (Ký tên, ghi rõ họ tên) THẨM PHÁN CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Như vậy, tổng tất cả các thời hạn theo luật định kể cả trường hợp được phép gia hạn thì, thời gian để giải quyết một vụ án ly hôn là 8 tháng. Việc chồng bạn gây khó dễ đối với việc ly hôn không ảnh hưởng đến việc Tòa án có giải quyết ly hôn cho bạn hay không mà theo như đánh giá thì vụ án ly hôn của bạn không có nhiều vấn đề phúc tạp. Vì bạn không có tài sản chung cúng như các khoản nợ chung và có 2 con nhỏ nên Tòa án phải tiến hành thủ tục ly hôn cho bạn trong thời gian tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý đơn. Như vậy, có thể nói, thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại TA giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ly hôn của vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân gia đình nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về dân sự nói chung ở Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục hòa giải tiền tố tụng trong giải quyết ly hôn tại TA của vợ chồng khi ly hôn đã được quy định một cách chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể được pháp luật hôn nhân gia đình quy định.