SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các
giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tại công ty XNK ARTEXPORT
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
2
Lời mở đầu
Hiện nay, hàng Thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có
tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước
ta đang có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhịp độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu tăng trên 20% mỗi năm.
Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc
làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề
chuyên môn. Tuy vậy, cho đến nay tiềm năng của ngành này vẫn chưa đuợc
khai thác triệt để. Thực trạng của ngành ra sao?
Trước đây từ những năm đầu khi mới thành lập, ARTEXPORT (Công
ty Xuấtnhập khẩu thủ công mỹ nghệViệt Nam, nay là Công ty Cổ phần XNK
Thủ công mỹ nghệ) được Bộ Ngoại thương giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất,
thu mua, tái chế, đóng gói kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ
công mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Trải qua nhiều thách thức công ty
đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tới rất
nhiều nước trên thế giới, mở rộng quy mô sản xuất .Công ty đã đạt được nhiều
bằng khen, huy chương tại các kỳ tham gia triển lãm, hội chợ tại nước ngoài
và luôn là đơn vị chủ trì hoạt động của nhiều hội chợ quan trọng.
Chính vì truyền thống lâu đời của công ty, từ những thành tựu mà công
ty đã đạt được cũng như lĩnh vực hoạt động rộng lớn mà tôi lựa chọn công ty
để thực tập nhằm phục vụ cho công việc học hỏi và thực hành của mình.Trong
quá trình thực tập tại công ty tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực
hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và nhận thấy cần phải đi sâu
vào nghiên cứu thị trường kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và
thực trạng của nó tại công ty mà tôi đang thực tập .
3
Từ những lý do trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoạtđộng kinh doanh
xuất khẩu , thực trạng và các giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT” để làm đề tài chuyên đề thực tập
tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp này của tôi nhằm đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động kinh
doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ , đồng thời cũng nghiên cứu về
thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport để từ
đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty nói riêng và của mặt hàng nói chung . Cụ thể cơ cấu bài viết gồm các
phần như sau.
Chương 1 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu .
Chương 2 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại
công ty XNK Artexport.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Sau đây tôi xin trình bày chuyên đề tốt nghiệp của tôi.
4
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU .
1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ
thương mại nhằm mục đíchthu lợi nhuận giữa hai chủ thể ở hai quốc gia
khác nhau , trong đó nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ gọi là nước xuất
khẩu ; cònhoạt động kinh doanh với nước này gọi là hoạt động kinh doanh
xuất khẩu.
Khái niệm Xuất khẩu: Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi
phạm vi biên giới một quốc gia và nươc có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ
cho việc tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế
của đất nước có sản phẩm xuất khẩu.
Hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói
chung là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ra ngoài lãnh thổ giữa các chủ
thể ở các nước với nhau.
Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, cho nên
sự ra đời của xuất khẩu đồng thời cũng chính là sự ra đời của thương mại
quốc tế. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội.Với tiến bộ
khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và
dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Trước hết thương mại xuất hiện từ
sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn
hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ
nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi
nhuận lớn hơn...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thương mại quốc
tế, nhiều lý thuyết ra đời giải thích cho sự ra đời đó nhưng vẫn phải khẳng
5
định là sự ra đời của thương mại quốc tế là một điều tất yếu của sự phát triển
kinh tế thế giới.Xuất khẩu ra đời từ đó.
1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá:
-Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
-Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế
hướng ngoại.
-Xuất khẩu tạo thêm côngăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
-Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
1.2 Các phương thức xuất khẩu:
Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi
phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng.Căn cứ vào
mặt hàng dự định xuất nhập khẩu (XNK), đối tượng, thời gian giao dịch và
năng lực của người tiến hành giao dịch, mà doanh nghiệp chọn phương thức
xuất khẩu phù hợp.Cũng như thế xuất khẩu có thể được thực hiện theo nhiều
cách thức khác nhau phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của từng doanh
nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà mỗi cách thức xuất khẩu đem lại.
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều phương thức xuất khẩu nhưng được
áp dụng nhiều nhất vẫn là ba dạng chủ yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu
uỷ thác và liên doanh liên kết xuất khẩu.Cả ba phương thức này đều được áp
dụng rộng rãi vì mỗi phương thức đều có lợi thế riêng thích ứng với mỗi loại
hình doanh nghiệp và mỗi mặt hàng.Tuy nhiên ở chuyên đề này tôi chỉ xin
được nghiên cứu và xem xét hai phương thức là xuất khẩu uỷ thác và xuất
khẩu trực tiếp để thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức
kinh doanh xuất khẩu từ uỷ thác sang trực tiếp.
6
1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác:
Phương thức xuất khẩu uỷ thác là phương thức xuất khẩu mà đơn vị
trực tiếp xuất khẩu hàng hoá lại không sở hữu hàng hoá đó.
Trong phương thức này, đơn vị chân hàng gọi là bên uỷ thác, giao cho
đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành xuất khẩu một hoặc
một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của bên nhận uỷ thác nhưng với chi
phí của bên uỷ thác.Giá cả là do bên uỷ thác quy định.Về bản chất pháp lý,
bên nhận uỷ thác thực chất là một đại lý hoa hồng của bên uỷ thác, đại lý này
có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng nước ngoài, làm thủ tục hải quan, tổ chức
giao nhận, thanh toán …nói chung là hoàn tất công việc xuất khẩu.Cho nên
phí uỷ thác thực chất là tiền hoa hồng trả cho đại lý.Trong phương thức xuất
khẩu này đơn vị ngoại thương chắc chắn có hàng để giao cho khách hàng.
Lý do để phương thức xuất khẩu uỷ thác được sử dụng rộng rãi là ở
nước ta có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở, các làng nghề sản
xuất ra hàng xuất khẩu song lại không đủ nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết
để tiến hành xuất khẩu trực tiếp do vậy phải uỷ thác xuất khẩu.Ngược lại, có
những đơn vị ngoại thương rất mạnh về nguồn vốn, nhân lực và kinh nghiệm
xuất khẩu song lại không nắm lại nguồn hàng do vậy phải nhận uỷ thác xuất
khẩu.Hiện nay khi chính phủ đã cho phép các doanh nghiếp uỷ thác có thể tự
mình xuất khẩu được nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao và có thể gặp
rủi ro rất lớn nếu không am hiểu thị trường, không thông thạo các nghiệp vụ
xuất khẩu hoặc không đủ các nguồn lực cần thiết để lập các kênh phân phối
cần thiết.Do vậy phương thức xuất khẩu uỷ thác sẽ giúp cho họ ít bị ràng buộc
về nguồn lực đồng thời rủi ro lại thấp.Còn đối với đơn vị nhận uỷ thác, do họ
không tự mình sản xuất hoặc không thu mua được hàng xuất khẩu nên họ
buộc phải nhận uỷ thác để đảm bảo các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.Tuy
7
nhiên như họ vẫn kiểm soát được thị trường, liên hệ trực tiếp với thị trường và
hạn chế cạnh tranh từ các đơn vị uỷ thác.
1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp:
Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức xuất khẩu mà đơn vị
xuất khẩu hàng hoá cũng là chủ sở hữu của hàng hoá đó.
Một đơn vị ngoại thương muốn tiến hành xuất khẩu trực tiếp thì trước
hết phải sở hữu hàng.Việc sở hữu hàng có thể được thực hiện bằng cách xây
dựng các xưởng sản xuất trực thuộc hoặc tiến hành thu mua hàng xuất
khẩu.Sau khi đơn vị ngoại thương phải đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất
khẩu, từ việc tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng, vận chuyển,
thủ tục, giấy tờ cho đến việc giao nhận và thanh toán.Xuất khẩu trực tiếp đòi
hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lựclớn hơn để phát triển nguồn hàng,
phát triển thị trường. Để phát triển nguồn hàng, đơn vị phải mở rộng sản xuất
hoặc tăng cường thu mua.Đối với hàng thủ công mỹ nghệ có thể sử dụng biện
pháp bao tiêu, đặt hàng, gia công, đổi hàng.
Chỉ có các đơn vị có đầy đủ điều kiện cần thiết về nguồn hàng, khả
năng tài chính, kinh nghiệm xuất khẩu mới tham gia xuất khẩu trực tiếp.Xuất
khẩu trực tiếp mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với các phương
thức xuất khẩu khác.Đơn vị cũng có thể kiểm soátđược có thể kiểm soát được
sản phẩm và giá cả mà các phương thức xuất khẩu khác không cho phép.Tuy
nhiên khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp đơn vị cần nguồn tài chính lớn và phải
tự mình chịu mọi rủi ro xảy ra.
8
2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc
điểm chung và riêng so với hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác.
Đặc điểm chung :
Chủ thể: Là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đăng kí ở hai nước khác
nhau, thông thường có quốc tịch khác nhau
Thương nhân : khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán buôn bán dẫn
đến sự khác nhau về lựa chọn hàng hoá giao dịch.
Đốitượng mua bán hàng hoá : là hàng hoá xuất nhập khẩu
Có sự di chuyển qua biên giới nên mức độ rủi ro cho hàng hoá lớn nên:
- Phải có nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Phải có nghiệp vụ bao bì đóng gói .
- Phải có nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu .
Phải đáp ứng được các yêu cầu của các rào cản thương mại trên thị
trường .
Thanh toán :
- Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên thanh
toán vì vậy liên quan nhiều đến vấn đề tỉ giá hối đoái .
- Thanh toán bằng các phương tiện thanh toán quốc tế ( séc hay hối
phiếu, thẻ tín dụng , thư tín dụng ) vì vậy ta phải hiểu và sử dụng an toàn
các phương tiện thanh toán quốc tế .
- Thanh toán qua các ngân hàng các nước , được thanh toán bằng các
phương thức quốc tế mà các bên lựa chọn , có các phương thức .
+ Chỉ đảm bảo cho người bán : Chuyển tiền trả sau…
+ Chỉ đảm bảo cho người mua : Chuyển tiền trả trước…
+ Đảm bảo cho cả hai bên : Thư tín dụng L/C…
9
Vậy phải hiểu để lựa chọn phương thức thanh toán an toàn đảm bảo
cho lợi íchcủa mình.
- Trong trường hợp hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn thanh toán
trả chậm các bên phải quan tâm đến các điểu kiện đảm bảo hối đoái .
Luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh :
- Luật quốc gia : Của nước xuất khẩu , nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba.
- Luật thương mại quốc tế : Công ước Viên 1980, UCP600, ULV…
- Tập quán thương mại quốc tế : Incoterms…
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh quốc
tế.
Đặc điểm riêng :
Hiện nay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làm từ những
chất liệu như tre, cói, mây, bèo, dừa… Đó là những chất liệu sẵn có mà không
phải nhập khẩu mặt khác do “vòng đời” sản phẩm ngắn. Điều kiện thâm nhập
thị trường thế giới khá thuận lợi, có tiếng là giá hợp lý, có tính riêng biệt và
bản sắc văn hóa. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, bởi so
với mặt hàng gia công tuy trị giá Xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ trị giá nguyên liệu
nhập khẩu trong cấu thành sản phẩm khá lớn (có khi tới 70%) thì với hàng thủ
công mỹ nghệ hầu như chỉ dùng nguyên, phụ liệu nội địa.
Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc
làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề
chuyên môn.
Hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng vừa mang tính sử dụng và vừa
mang tính nghệ thuật mà tính nghệ thuật chiếm ưu thế hơn trong việc đánh giá
sản phẩm. Do vậy, sản phẩm này là một hàng hoá đặc biệt (thông thường chỉ
có thể xác định tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thông qua thị hiếu của khách
hàng) trên các mặt của sản phẩm, như sau:
10
+ Chất lượng sản phẩm: Mặt hàng này mang cả tính nghệ thuật, cả tính
sử dụng do vậy chất liệu để sản xuất ra sản phẩm cũng là một yếu tố để đánh
giá. Chất liệu phải bền chắc, có tính sử dụng tốt phù hợp tính năng và nhu cầu
của khách hàng. Ví dụ hàng sơn mài phải phẳng bền không vênh cong; Hàng
gỗ phải cứng chắc…
+ Mẫu mã: Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng mang tính nghệ thuật
cao mà tính nghệ thuật này chủ yếu thể hiện ở hình dáng mẫu mã sản phẩm.
Hình dáng sản phẩm chủ yếu thể hiện ở các sản phẩm cói, mây, tre, gỗ mỹ
nghệ. Mẫu mã sản phẩm là các đồ gỗ, gốm, thêu, ren, sơn mài mỹ nghệ…
mang đặc tính của văn hoá đời sống con người.
+ Màu sắc chất liệu: Đó chính là nền tảng để tạo nên mẫu mã của sản
phẩm. Màu sắc chất liệu ngoài tính năng hài hoà phù hợp mẫu mã còn phải
đảm bảo tính bền đẹp sản phẩm. Ví dụ đồ gốm sứ phải có lớp men bóng láng
thanh nhã sắc nét không bị sần sùi phai nhạt màu…
+ Và một số tiêu chuẩn khác theo yêu cầu và điều kiện địa lý, văn hoá,
lối sống của khách hàng…
11
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT.
1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT.
1.1. - Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1- Lịch sử hình thành :
Công ty XNK thủ công mỹ nghệ có tên giao dịch quốc tế - Vietnam
National Art and Handicraft Products Export- Import Company, viết tắt là
Artexport.
Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết
định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương, là một
doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị
trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-BTM ngày
04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ
được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ.
1.1.2- Sự phát triển của công ty:
Giai đoạn từ 1964-1991 : Đây là giai đoạn mà công ty hoạt động trong
cơ chế tập trung bao cấp, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đều
do Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Ngoại Thương đề ra.Nhà nước giao chỉ tiêu
kim ngạch cho công ty đồng thời giao các hợp đồng theo Nghị định thư (NéT)
giúp công ty hoàn thành chỉ tiêu đó.Côngty chỉ việc căn cứ vào các hợp đồng
theo NĐT đã có sẵn, tiến hành sản xuất, thu mua hàng theo đúng, đủ số lượng,
quy cách phẩm chất, mẫu mã rồi tiến hành giao hàng.Thị trường của công ty
trong giai đoạn này chỉ có các nước thuộc khối SEV.Các thị trường này rất ổn
định.Thời gian này công ty đã có một số đơn vị thành viên là các cơ sở sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ cung cấp cho hoạt động xuất khẩu.Các cơ sở này
12
có mặt ở Hà Nội và rải rác ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Nói chung đây là thời
kỳ công ty hoạt động khá ổn định và có bước phát triển, tuy còn chậm.
Giai đoạn 1991-1994: Đây là giai đoạn đầy biến động và khó khăn
chồng chất của công ty.Thị trường chính của công ty là khối SEV đã giải
thể.Liên Xô và một số nước Đông Âu vốn là bạn hàng lớn đã đơn phương huỷ
bỏ các NĐT đã kí.Nguồn xuất khẩu theo NĐT đã mất trong khi đó công ty
chưa có đủ thời gian để tiếp cận với thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu
của công ty bị giảm đi rất nhiều.Đồng thời lúc đó công ty phải chuyển đổi cơ
chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh nên gặp rất
nhiều khó khăn về vốn.Các đơn vị thành viên của công ty trở thành các cơ sở
độc lập, tách khỏi công ty trả về cho địa phương quản lý làm cho công ty mất
chủ động về nguồn hàng.Trước tình hình đó năm 1993 công ty được thành
lập lại theo quyết định số 334/TM-TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ
Thương Mại và được trọng tài kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh ngày 14/5/1993.Công ty đặt trụ sở chính tại số 31-33 Ngô Quyền, quận
Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.Sau khi được thành lập lại, công ty đã từng bước tổ
chức, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, xây dựng các quy chế quản lý tài
chính mới nhằm từng bước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và đi lên vững
chắc.
Giai đoạn từ 1994 đến nay là giai đoạn công ty bước vào thế ổn định và
tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
13
Bảng 1: Thông tin chung về Artexport
Tên công ty Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Tên viết tắt ARTEXPORT
Vốn điều lệ
55.000.000.000 đồng
(năm mươi lăm tỷ đồng chẵn)
Trụ sở chính 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại (84-4) 8256490; (84-4) 8266574
Fax (84-4) 8259275
email trade@artexport.com.vn
Website www.artexport.com.vn
Giấy
CNĐKKD
Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký
thay đổilần thứ nhất ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
(Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp : Cty XNK Artexport )
1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT
- Kinh doanh xuất nhập khẩu : Kinh doanh XNK (trực tiếp và uỷ thác) mặt
hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm.
- Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm
gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
- Kinh doanh dịch vụ:
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà;
+ Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất;
+ Dịch vụ khác.
14
- Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ
tổng hợp tất cả các ngành hàng Nhà nước không cấm. Cụ thể:
+ Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế;
+ Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thi
công, thiết bị phục vụ cho ngành điện;
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, nội thất, hoá chất
và hàng tiêu dùng;
+ Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may,
da;
+ Đại lý các mặt hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đối với nhóm hàng
thủ công mỹ nghệ.
1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những
năm gần đây.
Trong những năm qua công tác tài chính của công ty đã đảm bảo đầy đủ
kịp thời các nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu
quả số vốn của công ty và hoạch toán chính xác, quyết toán kịp thời.Nguồn
vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.Công ty có thể huy động
vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như thông qua vay ngân
hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Công ty có
tài khoản tiền Việt và ngoại tệ ở một số ngân hàng như ngân hàng ngoại
thương, ngân hàng công thương thuận lợi cho việc giao dịch với bạn hàng,
đáp ứng được phần nàoyêu cầu về vốn cho hoạt động thu mua sản phẩm, kịp
thời thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Tuy nhiên nếu có nguồn vốn lớn hơn sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty như
15
có thể huy động nguồn hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn đồng thời có thể
áp dụng biện pháp xuất khẩu trả chậm cho khách hàng nước ngoài nhằm
khuyến khích xuất khÈu.
Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm vừa qua.
16
Bảng 2:Báo cáo kểtqủa hoạtđộng kinh doanh năm 2005, 2006 và 6 tháng
đầu năm 2007.
Đơn vị tính: TriÖu VND
Chi tiêu 2005 2006 6 tháng đầu
năm 2007
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
608,152 583,571 303,555
2. Các khoản giảm trừ kinh
doanh
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
608,152 583,571 303,555
4. Giá vốn hàng bán 556,063 533,547 274,515
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
52,089 50,023 29,040
6. Doanh thu hoạt động tài chính 4,539 7,619 2,009
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
11,148
9,178
13,091
8,741
5,145
4,126
8. Chi phí bán hàng 28,146 24,288 14,090
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,521 13,391 7,033
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
3,812 3,872 4,780
11. Thu nhập khác 458 407 87
12. Chi phí khác 20 116 5
13. Lợi nhuận khác 437 290 82
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
4,250 7,162 4,863
15. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
16. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
4,250 7,162 4,863
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.328(VND) 1,981(VND)
17
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006 Phòng tài
chính tổng hợp)
Qua hai bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport qua 3
giai đoạn ta nhận thấy :
Thứ nhất : Về mặt số lượng, doanh thu trong năm 2006 giảm 4,04% so với
năm 2005 cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 608,152
triệu VND xuống còn 583,571 triệu VND nguyên nhân là do trong năm 2006
doanh nghiệp phải chịu nhiều vụ kiện của các thị trường xuất khẩu lớn ở nước
ngoài đó là các vụ kiện bán phá giá làm hạn chế lượng xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ vào các thị trường này nhưng doanh thu nửa đầu năm 2007 đã
đạt được 52,02% của năm 2006 như vậy đã có dấu hiệu của sự phục hồi và
phát triển do công ty đã dần giải quyết được các vụ kiện và khai thác được các
thị trường mới. Tỷ suất lợi nhuận năm sau tăng so với năm trước. Lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005: 4,250 triệu VND còn Lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 : 7,162 triệu VND, Lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2007: 4,863 triệu VND, tỷ xuất
lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là do doanh thu từ hoạt động tài
chính của năm 2006 cao hơn rất nhiều so với năm 2005 và chi phí bán hàng
năm 2005 lại cao hơn so với năm 2006.Năm 2007 dự đoán doanh thu cao sẽ
nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong khi các khoản chi phí tăng không đáng kể.
Thứ hai : Đối chiếu với chi phí kinh doanh của công ty ta nhân thấy do chi phí
kinh doanh của Công ty khá cao:
Năm 2005 : Trong năm 2005 thì các loại chi phí cơ bản bao gồm:
Chi phí tài chính: 11,148 Triệu VND .
18
Chi phí bán hàng :28,146 Triệu VND.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 13,521 Triệu VND.
Chi phí khác: 20 Triệu VND.
Như vậy tổng các loại chi phí cơ bản là : 52,835 Triệu VND so với
doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2005 là : 612,690 Triệu VND
thì phần chi phí này là khá cao nên lợi nhuận thu được không lớn. Nguyên
nhân cũng là do công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông đúc
với hơn 400 cán bộ công nhân viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và có mạng
lưới khách hàng rộng trên rất nhiều quốc gia khác nhau.
Năm 2006 : Tình hình các khoản chi phí trong công ty năm 2006 :
Chi phí tài chính: 13,091,464,724VND
Chi phí bán hàng: 24,288,182,376VND
Chi phí quản lý doanh nghiệp : 13,391,779,674VND
Chi phí khác : 116,766,494VND.
Như vậy trong năm 2006 các khoản chi phí tài chính , chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng ít , chi phí bán hàng giảm trong khi lạm phát tăng cao mà
doanh thu của doanh nghiệp vẫn cao làm cho lợi nhuận của năm 2006 cao hơn
so với năm 2005 tuy nhiên chi phí vẫn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh
thu.Còn chi phí khác của năm 2006 cao hơn hẳn so với năm 2005 là bởi vì
trong năm 2006 công ty tham gia nhiều hơn vào các hoạt động như triển lãm
nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty…
Và 6 tháng đầu năm 2007:
Chi phí tài chính : 5,145 Triệu VND.
Chi phí bán hàng: 14,090 Triệu VND.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 7,033 Triệu VND .
Chi phí khác: 5 Triệu VND .
19
Trong 6 tháng đầu năm 2007 tình hình các loại chi phí không tăng và
doanh thu vẫn đạt giá trị cao trong khi lạm phát đang tăng nhanh như vậy
cũng có thể coi là một thành công trong quản lý của công ty.
Nên lợi nhuận sau thuế của năm 2005 chỉ đạt 4,250,514,402 đồng (0,7% tổng
doanh thu), 2006 đạt 7,162,725,003 đồng (1,23% tổng doanh thu), nửa đầu
năm 2007 đạt 4,863,290,667 đồng (1,6% tổng doanh thu).
Thứ ba: Các khoản giảm trừ là không có nên không bị trừ vào doanh thu chiết
khấu, giảm giá, hàng trả lại Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu…là công ty không
phải chịu.
Chi phí tăng bởi doanh thu tăng thì chi phí cũng sẽ tăng lên nhưng tỷ suất
phí lại giảm.Điều này cho thấy công ty đã quản lý hiệu quả các chi phí kinh
doanh của mình.
2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.1 - Mặt hàng xuất khẩu.
2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc.
Là mặt hàng có từ lâu đời (cách đây 350 năm) do ông tổ là Trần Quốc
Khải ở Quất Động Thường TínHà Tây sáng lập. Qua thời gian phát triển đến
nay mặt hàng này khá phổ bến trên mọi miền đất nước.
Giá trị đíchthực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị
trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng
nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng
nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với
tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho
Artexport.
20
2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá.
Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình
thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao
gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay
từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập
khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của
từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác
hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản
phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến
hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay
composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt
gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp
với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản.
Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất
lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung
Quốc, giá cạnh tranh.
2.1.3- Hàng cói, mây tre.
Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng
loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn
là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa,
rổ rá…
Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi
dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng
đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây.
21
Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi
vào cuộc sống gia đình và công sở.
2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung.
Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ
công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố
gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị
trường trên thế giới.
Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống
XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty
đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức,
Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được
mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ,
Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi…
Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuát khẩu có phần giảm sút do
chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm.
Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có
tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu
khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và
đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty.
Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng, phong phú, gồm:
+ Đồ gia dụng: Đĩa chậu, bát chén khay, ấm bình lọ…
+ Đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến lư hương
+ Đồ trang trí: Tượng nh? các loại…
22
Với đủ loại màu sắc văn hoa: Hoa văn thong, văn chải, văn in, văn vai
đắp nổi, văn chìm kết hợp…
2.1.5- Các mặt hàng khác
Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa
xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim
ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến
động thất thường.
2.2 - Thị trường xuất khẩu
Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã
được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông
âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ
vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường
của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu
của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng
đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ
sức vươn tới như thị trường Bắc mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị
trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu
á-Thái Bình Dương.
Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT
không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài
những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị
trí của mình ở những thị trường mới.
23
2.2.1- Thị trường Châu Á.
Xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ
thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng
4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể đến
Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các
quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần giống
nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở lên. Do
đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công ty cần
tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các
kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu
vực này để có biện pháp thích ứng.
Đặc biệt phải nói thêm về thị trường nhật bản : Đốivới thị trường Nhật
Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng
của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng
trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn
trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch
xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu
USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản. Nhu
cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì
người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản
phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường
này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng
nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
24
phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt
ngưỡng 1 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết: “Từ trước tới nay,
Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, chiếm tỷ trọng từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ cả nước. Tuy nhiên, con số trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa
đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản”.
Bảng 3: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Châu Á .
Đơn vị tính: USD
Thị
trường
Châu
Á
2004 2005 2006
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Nhật
Bản
1314035 49.69% 1510780 35.65% 1378309 26.68%
Hàn
Quốc
323307 12.23% 48194 1.14% 331217 6.41%
Trung
Quốc
48167 1.82% 709869 16.75% 444836 8.61%
Đài
Loan
509437 19.27% 520778 12.29% 637491 12.34%
Thái
Lan
257191 9.73% 673905 15.90% 727501 14.08%
Ấn Độ 70377 2.66% 637363 15.04% 1422151 27.53%
Các
nước
khác
121835 4.61% 137168 3.24% 225220 4.36%
Tổng
kim
ngạch
26443492644349 100.00% 4,238,057 100.00% 5,166,725 100.00%
25
(Nguồn : Phòng Tài chính tổng hợp)
Theo bảng trên thì trong thị trường Chẩu Á đang dần trở thành thị trường
mục tiêu của Artexport. Thị trường Nhật bản vẫn đang là thị trường béo bở
nhất với giá trị xuất khẩu các năm đều đạt tỷ lệ cao và vẫn đang là thị trường
có tiềm năng nhất ở khu vực Châu Á giá trị xuất khẩu vào thị trường này luôn
đạt trên 1300000 USD qua các năm .Trong khi đó Ấn Độ và Thái Lan đang là
những thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm , là những
thị trường béo bở nếu công ty tận dụng và khai thác hiệu quả .Hàn Quốc và
Đài Loan vẫn là những thị trường truyền thống cần được khai thác lâu dài của
công ty.Mức tiêu dùng ngày càng nhiều và người dân ngày càng ưa thích
những sản phẩm của công ty là nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu những
mặt hàng này của công ty ngày càng tăng qua các năm.
2.2.2- Thị trường Tây Âu
Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực này
hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu
người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm 2004 đạt
mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường).
Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm
xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường).
Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh EU đối với một số
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn nhất của Công ty
trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Đây là
những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của sản
phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng.
26
Bảng 4: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Tây Âu.
Đơn vị tính: USD
Thị
trường
Tây Âu
2004 2005 2006
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Bỉ 3,089,983 48.35% 1,860,518 38.15% 1,908,499 40.78%
Italia 891,694 13.95% 644,576 13.22% 1,017,523 21.74%
Tây Ban
Nha
602,586 9.43% 421,733 8.65% 380,654 8.13%
Hà Lan 382,450 5.98% 61,390 1.26% 302,299 6.46%
Đức 501,845 7.85% 308,525 6.33% 465,394 9.94%
Pháp 580,243 9.08% 418,625 8.58% 341,832 7.30%
Anh 157,364 2.46% 289,404 5.93% 217,856 4.65%
Các
nước
khác
184,047 2.88% 872,426 17.89% 46,141 0.99%
Tổng
kim
ngạch
6,390,212 100.00% 4,877,197 100.00% 4,680,198 100.00%
(nguồn: Phòng Tài chính tổng hợp)
Thị trường Tây Âu với các khách hàng truyền thống là Bỉ , Italya, Pháp ,
Đức, Hà Lan và Anh đang đem lại cho công ty nguồn thu mỗi năm vào
khoảng 5 triệu USD tốc độ tăng trưởng ở các thị trường này giai đoạn gần
đây không được khả quan, như đã nói ở trên thì phần lớn nguyên nhân là do
thị trường này với yêu cầu chất lượng cao và nhũng vụ kiện bán phá giá đã
27
làm cho tốc độ tăng trưởng bị giảm sút. Bỉ vẫn là khách hàng chiếm tỷ trọng
xuất khẩu lớn nhất của công ty trong thị trường này .
2.2.3- Thị trường Châu Mỹ.
Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu nhập khẩu đa dạng. Trong
khu vực này thì Mỹ, Canađa và Mêhicô là các bạn hàng chính của Công ty.
Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của các thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là thị trường lớn nhất
thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Các rào cản kỹ thuật vẫn là vấn đề làm đau
đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tập trung vào một thị
trường trong giai đoạn vừa qua khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực
hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy
5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport.
2.2.4- Các thị trường khác
Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và
Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim
ngạch các thị trường. Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đường
cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên,
sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng lại với
Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thị trường này
do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao và kinh tế.
Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiến các cơ sở gia
công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á, Mỹ La tinh,
28
Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lý hơn và nhất là
để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh Châu Âu.
2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường.
Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã
được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông
Âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ
vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường
của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu
của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng
đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ
sức vươn tới như thị trường Bắc Mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị
trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu
Á-Thái Bình Dương.
Công tác tiếp cận thị trường, phát triển thị trường của công ty còn đơn
giản.Các hình thức xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại chủ yếu thông qua
hội chợ triển lãm.Mỗi năm công ty chỉ có một vài đoàn cán bộ đi dự hội chợ
triển lãm và thông qua đó tiếp xúc với các thương nhân để thiết lập mối quan
hệ làm ăn cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm của các đối thủ cạnh
tranh.Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công tác Marketing
như thế là chưa hợp lý lắm và cũng chưa đạt hiệu quả cao.Cần phải sử dụng
triệt để các công cụ Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường hơn nữa cả
về chiều rộng và chiều s©u.
29
2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu.
Nguồn hàng xuất khẩu của công ty là rất đa dạng:
Nguồn hàng từ các cơ sở sản xuất : Đây là những nơi cung cấp thường
xuyên lượng hàng hoá lớn cho công ty mỗi khi có đơn đặt hàng và thường là
những cơ sở sản xuất thuộc loại lớn ,có uy tín hợp tác trong nhiều năm.
Nguồn hàng từ các công ty thương mại vừa và nhỏ : Các công ty
thương mại vừa và nhỏ thường không trực tiếp xuất khẩu hàng ra những bạn
hàng nước ngoài vì họ không có khả năng cung cấp những đơn hàng lớn, vì
vậy họ sẽ là những nguồn cung cấp hàng hoá nhanh chóng nhất cho công ty.
Tuy nhiên nguồn hàng này do đã trải qua khâu trung gian thương mại giữa
người sản xuất và người thương mại cho nên giá cả thường cao hơn so với các
cơ sở sản xuất, xuất khẩu sẽ có lãi không cao.
Nguồn hàng từ các làng nghề truyền thống : Các làng nghề truyền
thống sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ thường có giá rẻ tuy nhiên có
nhược điểm là có vị trí địa lý không thuận tiện và phân bố nhỏ lẻ .
Nguồn hàng từ các xưởng sản xuất của công ty: Để chủ động về nguồn
hàng công ty đã thành lập một số xưởng sản xuất luôn sẵn sàng phục vụ cho
việc sản xuất và xuất khẩu theo các yêu cầu mẫu mã và chủng loại của các
khách hàng, công ty cũng có một xưởng gốm bên Bát Tràng để sản xuất gốm
xuất khẩu.
Nguồn hàng khác : Ngoài những nguồn hàng ở trên thì công ty còn
liên kết với một số công ty xuất nhập khẩu khác để chủ động và đa dạng hoá
cũng như hỗ trợ nhau về nguồn hàng của mình.
30
Hiện nay trước những đòi hỏi về mức độ đáp ứng kịp thời của thị
trường về nguồn hàng nên doanh nghiệp phải luôn chủ động trong nguồn hàng
cung cấp của mình việc quản lý nguồn hàng của doanh nghiệp được giao riêng
cho một phòng ban quản lý, phòng quản lý nguồn hàng có trách nhiệm cân đối
giữa nguồn hàng dự trữ và nguồn hàng xuất khẩu , giữa đơn đặt hàng và kế
hoạch sản xuất thu mua.Danh nghiệp luôn luôn tìm thêm những nguồn hàng
mới để đa dạng về nguồn hàng và không bị tri phối bởi đầu vào chủ động mở
thêm các cơ sở sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhỏ,
tăng cường cạnh tranh về giá và chất lượng đối với các cơ sở sản xuất cung
ứng nguồn hàng để giảm chi phí đầu vào.
2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu.
Năm 2005 tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 443 người, số
người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao từ 70-80%.Công ty đã có những cán
bộ giỏi về nghiệp vụ xuất khẩu và dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh.Tuy
nhiên lực lượng cán bộ của công ty còn mỏng và chưa đủ tinh nhuệ, thiếu
những cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những biến đổi của thị
trường và khả năng marketing còn kém, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động xuất khẩu của công ty.
Nền kinh tế thị trường mở ra N, cũng giống như các doanh nghiệp khác
công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ phải đương đầu với sự cạnh tranh
gay gắt của thị trường, tìm kiếm các bạn hàng, muốn vậy đội ngũ cán bộ của
công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ
công nhân phải có tay nghề cao, phù hợp với công việc mà mình đảm nhận.Vì
vậy công ty luôn áp dụng chính sách tuyển dụng và đào tạo thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu của của doanh nghiệp, luôn tuyển chọn được những cán bộ kinh
doanh có tiêu chuẩn cao.Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ
31
vào loại công việc, số lượng người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại
cán bộ, CNV chỉ xét tuyển những lao động có ngành nghề phù hợp, có kỹ
thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhiệm vụ của công ty.Để
đảm bảo đội ngũ CNV có chất lượng, công ty đã áp dụng hình thức thử việc,
ký hợp đồng lao động trước khi nhận chính thức.Vì thế mà lực lượng lao động
dày dặn kinh nghiệm của công ty liên tục tăng l ªn qua c¸c n¨m.
Bảng 5: Cơ cấu tổ chức của công ty.
(Nguồn : phòng hành chính tổng hợp )
32
ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
PHÒNG TẢI CHÍNH KẾHOẠCH
BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 2
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 3
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 5
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 9
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 10
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
CÓI
PHÒNG THÊU
PHÒNG MỸNGHỆ
PHÒNG GỐM
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
VP ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG
CHI NHÁNH TP.HCM
PHÒNG XNK TỔNG HỢP 1
XƯỞNG THÊU
XN GỐM
XƯỞNG GỖ
33
Để thực hiện việc xuất khẩu của công ty , hiện nay công ty có : Ban xúc
tiến thương mại , phòng XNK tổng hợp 1, phòng XNK tổng hợp 2, phòng
XNK tổng hợp 3, phòng XNK tổng hợp 5, phòng XNK tổng hợp 9, phòng
XNK tổng hợp 10, phòng XNK cói, phòng Mỹ nghệ, phòng Gốm, phòng
Thêu, các chi nhánh tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện
công ty tại Đà Nẵng, có thể trực tiếp kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu của tất cả
các mặt hàng nằm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Ban Xúctiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc
những giao dịch với khách hàng nước ngoài; nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ
các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho lãnh đạo
Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia.
Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có
chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được.
2.5 – Tổng hợp kết quả hoạt động xuất khẩu.
Vượt qua những khó khăn của thời kỳ mở cửa, nền kinh tế đất nước hoà
nhập chung vào thị trường khu vực và thế giới, sự biến đổisâu sắc và đấy
phức tạp của môi trường kinh doanh quốc tế, sự lãnh đạo của ban lãnh đạo và
sự nỗ lực , năng động của cán bộ côngnhân viên toàn công ty, trong thời gian
qua Artexport đã đạt được một số kết quả kinh doanh đáng kÓ .
34
2.5.1-Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường
Bảng 6:Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004, 2005,2006.
Thị
trường
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Châu Á 0 24.76% 4,238,057 42.26% 5,166,725 46.62%
Tây Âu 6,390,212 59.84% 4,877,197 48.63% 5,166,725 42.23%
Châu Mỹ 6,390,212 9.73% 433,815 4.33% 10,333,450 4.69%
Châu Đại
Dương
12,780,424 1.64% 49,375 0.49%
26,963
0.24%
SNG 25,560,848 3.62% 344,766 3.44% 20,693,863 4.75%
Châu Phi 51,121,696 0.40% 85,500 0.85% 41,387,726 1.46%
Tổng kim
ngạch 102,243,392 100.00% 10,028,707 100.00% 82,775,452 100.00%
(Nguồn:Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004,2005,2006. Phòng
Tài chính tổng hợp)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức
tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với
năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport.
Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường thị trường Tây Âu trong năm
2004 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị
trường). Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng
đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị
trường).
35
Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn
còn khá nhiều cơ hội cho Artexport.
Những thị trường bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu
Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch
các thị trường.
36
2.5.2-Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Bảng 7 : kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Giá trị Tỷ
trọng
Hàng cói,
mây tre
895.230 8,38% 945.657 9,43% 733.093 6,1%
Sơn mài mỹ
nghệ, đá, gỗ,
sản phẩm gỗ
mỹ nghệ
2.919.087 27,74% 2.482.533 24,75% 3.071.608 27,72%
Hàng gốm
sứ, đất nung
1.356.587 12,7% 645.805 6,44% 1.064.738 9,61%
Hàng thêu
ren, dệt may
3.472.160 32,52% 3.108.656 31,00% 3.582.942 32,33%
Hàng nông
sản, thực
phẩm, rau
quả
384.860 3,6% 854.451 8,52% 616.704 5,56%
Hàng tôn sắt
mỹ nghệ
1.325.940 12,42% 34.439 0,34% 155.156 1,40%
Mùn cưa xay 118.763 1,11% 70.658 0,70% 58.604 0,53%
Hàng tạp hóa 114.421 1,07% 174.866 1,74% 248.475 2,24%
Dược liệu 91.112 0,85% 0 0,00% 0 0,00%
Bột
Artesunate
Anh
0 0% 1.711.642 17,07% 1.550.984 14,00%
Tổng giá trị 1615.232 100% 2735.0082735.008 100% 1824.571 100%
37
Mặt hàng thêu ren, may mặc:Trên đây là kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt
hàng chủ lực của công ty. Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng
lớn nhất - chiếm 32,52% (2004), 31% (2005), 32,33% (2006) tổng kim ngạch
xuất khẩu. Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập
năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường
Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%.
Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt
1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột
biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ
Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá:Đây là nhóm mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Artexport trong giai đoạn 2004-
2006. Cụ thể, năm 2004 tỷ trọng của mặt hàng này đạt 27,74%; 2005 đạt
24,75%; 2006 đạt 27,72% tổng kim ngạch. Tuy phát triển nhanh, ngành chế
biến gỗ của Việt Nam đang gặp một số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng
tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt 50,000m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ
phải nhập khẩu và giá đang tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các
sản phẩm gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ
trọng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005.
Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh
làm mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu
hết các lao động chế biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy.
Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩu các
sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong đó, thị
trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm 1997
kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần
3,000,000 USD/năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled,
38
Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự
nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các
sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông
và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. Đến
nay xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm từ 20% kim
ngạch xuất khẩu của Công ty.
Hàng cói, mây tre:Mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu cao thứ ba của
công ty trong giai đoạn 2004-2006. Sau khi tăng nhẹ vào năm 2005, năm 2006
kim ngạch của mặt hàng này lại giảm tới 22,48%. Nguyên nhân là do sự cạnh
tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2007, bằng nhiều biện pháp cải
tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ
đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan…đóng góp đáng kể
vào con số 24,3 triệu đô la doanh thu mặt hàng này của Việt Nam trong 6
tháng đầu năm 2007 (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006).
Các mặt hàng khác : đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình
hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường.
Trong thời gian này công ty đã không ngừng nghiên cứu mở rộng mặt
hàng, trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, theo nghị định
thư chủ yếu.Nhưng nay với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh bên cạnh
những mặt hàng chính nh ư: sơn mài, thêu ren, gỗ mỹ nghệ công ty đã có
thêm mặt hàng khác như may mặc, thảm nen đã góp phần làm giá trị xuất
khẩu của công ty tăng lên.Công ty cũng đa dạng hoá các hình thức kinh doanh
ngoài xuất khẩu trực tiếp như đổi hàng, xuất khẩu uỷ thác, đại lý độc quyền,
liên doanh liên kết nên thị trường của công ty cũng ngày càng được củng cố
39
và mở rộng, điều này làm tăng doanh số bán của công ty lên rất nhiều.Hơn
nữa các mặt hàng này không phải là các mặt hàng thiết yếu mà là các mặt
hàng xa xỉ, khi đời sống của con người tăng lên thì nhu cầu làm đẹp cũng tăng
lên, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu mạnh còn thể hiện nhu cầu giao lưu
văn hoá giữa các nước rất lớn bởi vì hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét
truyền thống văn hoá riêng của các nước làm ra nó.Chính vì vậy nhu cầu tiêu
dùng mặt hàng này đang rất lớn, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
nam đã được đánh giá là có tính thẩm mỹ và độ tinh sảo rất cao được nhiều
nước ưa chuộng.Thông qua việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu,
nhiều nước trên thế giới có sự hiểu biết thêm về Việt Nam, về văn hoá và con
người Việt Nam.Với tài hoa của mình, những người thợ đã khắc hoạ hình ảnh
đất nước, nét đẹp văn hoá , tính cảm của người Việt nam trên những sản phẩm
của mình góp phần đưa đất nước nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế
giới.Hơn nữa nước ta lại có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mặt
hàng này.Là ngành hàng được nhà nước chính thức đưa vào loại ngành nghề
được ưu tiên đầu t ư, lại không đòi hỏi đầu tư nhiều, nguồn nguyên liệu trong
nước phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong
nước và ngoài nước ngµy cµng gia t¨ng.
2.6 – Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.6.1 – Ưu điểm.
Trong thời gian qua do yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự
cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ trên thị trường xuất khẩu nên Công ty đã
áp dụng một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất
khẩu.
Thứ nhất, Công ty đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức nhiều
40
đợt khảo sát thị trường nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thêm một số
thị trường mới. Từ lãnh đạo Công ty cho đến các phòng kinh doanh đều thiết
lập quan hệ tốt với các cơ quan thương vụ đã hỗ trợ cho xuất khẩu của công
ty.
Thứ hai, Công ty còn cắt cử những cán bộ nhiệt tình, năng nổ đi về các
làng nghề tìm nguồn hàng cho xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm những sản
phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm những sản phẩm có nhiều khả
năng xuất khẩu cũng như các sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho Công ty.
Thứ ba, Công ty tích cực tham gia gửi mẫu hàng đi các hội chợ, giới
thiệu trên nhiều thị trường thông qua các kênh xúc tiến thương mại do Nhà
nước, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ
chức, bao cấp mọi chi phí cho các cán bộ của Công ty đi khảo sát thị trường,
tìm kiếm bạn hàng, chi phí mua hàng mẫu và gửi hàng mẫu ra nước ngoài.
Thứ tư, Công ty đã khai thác thêm được một số thị trường mới như:
Mỹ, Anh, Đức, Brazil...nâng tổng số thị trường xuất khẩu mặt hàng lên 23
nước, tăng 2, 5 lần so với thời điểm năm 1999.
Về tiềm lực, đội ngũ quản lý thiết kế tài giỏi:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm
thực hiện cho được mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
Nghiên cứu khả năng sản xuất của công ty phù hợp với nhu cầu thị
trường.
Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại
thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt đồng sản xuất kinh doanh của
công ty.
41
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn
cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù
đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện sản xuất,
kinh doanh có l ai.
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở
rộng thị trường tiêu thụ.
Quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc
công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh.
Hình thức đa dạng và phong phú :
Artexport có nguồn hàng xuất khẩu đa dạng và phong phú với nhiều chủng
loại đáp ứng được nhiều khách hàng với nhiều thị trường khác nhau, có khả
năng thoả mãn được nhiều tầng lớp khách hàng và nhiều thị trường với những
nét truyền thống văn hoá đa dạng, sản phẩm có nhiều thiết kế về kiểu dáng và
chất liệu nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộm và tin dùng.
2.6.2 - Nhược điểm.
2.6.2.1-Hạn chế và khó khăn từ phía công ty:
Mặc dù lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hết sức nỗ
lực tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng hoạt động mở rộng thị trường của
Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề.
- Có được thị trường nhưng Công ty ít giữ được thị trường và đánh mất
nhiều thị trường cũ.
- Kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường nhỏ, không ổn định, thị phần
thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của các khu vực thị trường.
42
- Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng hoá, thiếu những mặt hàng mạnh
nên xuất khẩu còn nhỏ lẻ, ví dụ như thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
những khu vực khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm có chất liệu mới....và
sản phẩm ít thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nên không thu hút được khách hàng.
- Không đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn của bạn hàng
nước ngoài.
- Giá thành xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao, chất lượng một
số sản phẩm còn thua kém các đối thủ khác như Trung Quốc, Thái Lan....do
đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài.
- Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đặt đúng vị trí quan trọng,
sản phẩm xuất khẩu dù rất có khả năng thâm nhập nhưng vẫn mang nặng tính
chuẩn bị hoặc khởi động nhiều hơn là nhằm thu lợi nhuận nhanh chóng. Công
ty tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích chính là tìm hiểu
và thăm dò thị trường. Chưa tận dụng cơ hội một cách triệt để như bán hàng,
tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác lâu dài...
- Thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu của thị trường để phân đoạn thị
trường theo sản phẩm cho phù hợp, ví dụ như mây tre có thể thâm nhập thị
trường nào, gốm sứ có thể thâm nhập thị trường nào, hay có thể kết hợp các
loại sản phẩm hay không, có thể khai thác thêm sản phẩm mới cho thị trường
đó hay không... để đạt được mục đích cuối cùng là tăng hiệu quả xuất khẩu,
tăng kim ngạch, lợi nhuận mà lại được thị trường đánh giá cao và tiếp tục tiêu
thụ hàng của công ty.
- Công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin về biến động thị trường thế
giới.
- Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tính bị động và
thiếu định hướng. Khách hàng tìm đến Công ty nhiều hơn chứ không phải
Công ty tìm đến khách hàng. Khá phụ thuộc vào những bạn hàng lớn nên với
43
biến động lớn Công ty thường bị động (cụ thể, khi I rắc xảy ra chiến tranh,
công ty mất đi một bạn hàng lớn có kim ngạch đứng đầu, các hợp đồng đã kí
với I rắc không thể thực hiện). Trước tình hình đó công ty phải chuyển hướng
kinh doanh, tích cực hơn cho những mặt hàng khác và thị trường khác (trong
đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ). Như vậy sự mất cân đối trong cơ cấu thị
trường và cơ cấu mặt hàng đã buộc công ty phải đối mặt với rủi ro lớn hơn khi
tình hình thị trường thế giới biến động.
Doanh nghiệp nào trong kinh doanh đều có những tồn tại, hạn chế của
mình. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm
còn yếu đó. Như vậy, tuỳ theo mục tiêu đang đặt ra sẽ cho phép doanh nghiệp
có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tốt
hơn.
2.6.2.2-Hạn chế và khó khăn từ môi trường vĩ mô.
Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm,
chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát
triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương
lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là ví dụ điển hình, phải
nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù
vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó
nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất
khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
44
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.
3.1 – Phương hướng xuất khẩu của công ty trong những năm
tới.
Trên bình diện chung, chất lượng hàng TCMN Việt Nam chưa thật cao;
đa phần cơ sở làm hàng cònphân tán, khó sản xuất hàng loạt để đáp ứng các
đơn hàng lớn. Không ít đơn vị chậm đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và
đặc biệt phải đối mặt với tình trạng suy cạn nguyên liệu. Nguồn tre trúc, mai,
vầu, song, mây đang cạn dần do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch
nuôi trồng mới một cách căn cơ, có địa phương đã phải “bếquan”, chỉ lưu
hành trong nội tỉnh để đảm bảo rừng sinh tồn và cung ứng cho cơ sở của địa
phương. Nguồn tơ đang dùng có phần là tơ thủ công cấp B, C, nên đã phải
nhập loại phẩm cấp cao.
3.1.1-Mụctiêu chung của Công ty.
Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là mở rộng thị trường, phát trỉen
nhanh, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo chiều hướng tốt, đưa kim ngạch
xuất khẩu của Công ty lên cao. Để đạt được nhiệm vụ đó, Công ty đã xác định
nhiệm vụ chính của mình:
- Chuẩn bị tốt khâu khai thác nguồn hàng xuất khẩu, khai thác tối đa
nguồn hàng trong nước, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Mở rộng mặt hàng kinh doanh.
- Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
- Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đù
trình độ và năng lực.
45
Năm 2008 tình hình kinh tế nước ta và thế giới đã dần được ổn định và
ngày càng phát triển mạnh đặc biệt vi?c gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho nước ta và đặc biệt là đốivới doanh nghiệp. Nhờ đó hoạt động xuất
nhập khẩu trong năm 2008 cũng sõ gặp nhiều thuận lợi.
Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó Công ty đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch
cho năm 2008 như sau:
Bảng 8: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2008
(Đơn vị: 1000USD)
Năm
KN xuất khẩu
Thực hiện
năm 2007
Kế hoạch năm
2008
Tỷ lệ (%)
2008/ 2007
1-Tổng kim ngạch xuất
khẩu
40.610 50.015 123,2
- XK trực tiếp
- XK uỷ thác
25.600
15.010
27.14
23.001
105,8
153,3
* Mặt hàng chủ yếu:
- Hàng thêu ren
- Hàng gốm sứ
- Hàng sơn mài – MN
- Hàng cói ngô dừa
- Hàng may mặc
- Hàng TC MN khác
12.183
8.620
8.220
4.061
2.205
4.350
15.000
10.375
10.636
5.556
3.563
4.986
123,1
120,4
128,9
136.7
161.8
114,8
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch của Công ty)
Trên đây là mục tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008 của
Công ty. Và mục tiêu này chỉ có được khi đạt được sự thành công trên thị
trường của Công ty.
46
3.1.2-Môc tiªu thị trường, mặthàng xuấtkhẩu cña C«ng ty .
a)Thịtrường xuất khẩu.
Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT
không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài
những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị
trí của mình ở những thị trường mới.
Hiện nay thị trường Châu Á đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của
Artexport nên đây là thị trường trọng điểm mà Artexport sẽ khai thác mạnh
nhất trong thời gian tới .Với nền văn hoá tương đồng các nước Châu Á lại có
vị trí địa lý gần Việt Nam , giao thông vận tải thuận lợi , thu nhập đầu người ở
mức khá trở lên nên trong tương lai gần đây vẫn là thị trường giữ vai trò chủ
đạo và đem lại doanh thu lớn cho công ty.
Thị trường Tây Âu trong thời gian gần đây , đây là thị trường phát triển
khá cao, các quốc gia trong khu vực là những nước phát triển , có nền kinh tế
ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao nên đây là thị trường mục tiêu của
công ty , định hướng trong tương lai của Artexport là nghiên cứu văn hoá
phong tục tập quán , phong cách tiêu dùng của họ và tìm ra những sản phẩm
mới để thâm nhập thêm vào thị trường lân cận như Đông Âu,Bắc Âu…..
Thị trường Châu Mỹ : Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu rất
đa dạng , nhu cầu đa dạng kết hợp với những rào cản thương mại khó khăn,
sản phẩm truyền thống không đáp ứng được nhu cầu nên mục tiêu trong thời
gian tới của công ty sẽ nghiên cứu phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới ,
47
thời trang và vượt qua được các rào cản thương mại. Thị trường này tiềm tàng
nhiều cơ hội sẽ mang lại lợi nhuận cao cho công ty trong tương lai.
b)Mặt hàng xuất khẩu.
Mặt hàng thêu ren may mặc: Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển
không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một
nét riêng cho Artexport
Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ , gỗ, sản phẩm gỗ….Công ty đang
nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu
của từng quốc gia , và được chế tác hết sức cẩn thận.
Hàng cói , mây tre , gốm sứ, đất nung :Bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu
mã, chất lượng công ty đang tìm lại chỗ đứng trong thị trường Nhật Bản , Mỹ
, Đức…. Và dần dần có vị thế trên các thị trường này.
Các mặt hàng khác: Hiện nay công ty đang nghiên cứu và phát triển thêm
những mặt hàng mới và hướng tới đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh …
Tăng thêm doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
3.2 - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ ở công ty XNK ARTEXPORT
Một số giải pháp thúcđẩyxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở ARTEXPORT
trong thời gian tới
3.2.1-Giảipháp từ phía Doanh nghiệp.
3.2.1.1-Giải pháp về thị trường
- Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường.
48
Đối với các thị trường truyền thống công ty cần có những biện pháp
khắc phục những hạn chế thiếu sót đã xảy ra, còncác thị trường mới có triển
vọng cần có các chiến lược thâm nhập phù hợp. Cụ thể là:
Đối với thị trường Châu á có truyền thống văn hoá tương đồng thì nên
chú trọng và tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu và mối quan hệ tạo nên sự thân
thiện.
Đốivới thị trường Tây âu thì ta phải giải quyết dứt điểm các vụ kiện bán
phá giá nhằm làm giảm chi phí và nâng cao uy tín của công ty, mặt khác ta
phải luôn đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mẫu mã mới, không ngừng nâng
cao hiểu biết về thị trường cũng như thị hiếu của người dân.
Đốivới các thị trường khác tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị
trường, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, tìm các đối tác mới và
tìm chỗ đứng trên thị trường.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:
Do thị trường tiêu thụ của Công ty là thị trường nước ngoài nên nhiều
năm qua công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của Công ty còn khá nhiều
hạn chế cần được khắc phục như: Chưa được tổ chức đồng bộ chặt chẽ, các
thông tin thu nhập được còn quá ít… Để khắc phục tình trạng này của Công ty
nên:
+ Tăng thêm kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu
cầu thị trường.
+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức
hơn nữa.
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin giữa các chi nhánh, đại diện
nước ngoài về tình hình tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu thị trường.
49
+ Để công việc nghiên cứu thị trường đơn giản hơn cần phân đoạn thị
trường cho từng loại sản phẩm.
+ Về công tác dự báo thị trường: Công ty một mặt cần sử dụng triệt để
các kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường, mặt khác cần áp dụng công cụ
dự báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường
một cách chính xác.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Cần nghiên cứu chính xác, đầy đủ các mặt hàng sản xuất, các đơn vị sản
xuất. Nghiên cứu về giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì… để lựa chọn nguồn
hàng tối qu hay lựa chọn nhà cung cấp.
Lập kế hoạch mua tương xứng với kế hoạch bán dựa trên các căn cứ
vào thị trường bán thị trường mua, nhu cầu của khách hàng…
Ngoài ra để có được các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
cạnh tranh đốivới nhà nung cấp Công ty cũng cần có các biện pháp hỗ trợ về
vốn, tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ công nghệ.
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Trong thời gian qua
hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được Công ty quan tâm đúng mức nên hiệu quả
chưa cao. Để làm tốt Công ty cần chú ý những mặt sau:
+ Về mặt quảng cáo: Do đặc thù của mặt hàng này là những đặc trưng
mang tính nghệ thuật do đó mục đíchcủa quảng cáo là phải đưa được các hình
ảnh về sản phẩm của Công ty đến với khách hàng để gợi nhu cầu và đồng thời
đảm bảo tính thuyết phục đối với người xem.
+Về các hoạt động xúc tiến bán hàng Công ty nên tổ chức nhiều hơn
nữa các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty nên tham gia nhiều hơn nữa
vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Thông qua đó, Công ty có điều
50
kiện giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, tạo điều kiện tìm đối tác
tiêu thụ, liên doanh liên kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.
+ Để tăng cường mối quan hệ đối với khách hàng góp phần nâng cao uy
tín của Công ty và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty cũng cần
phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng như: hỗ trợ các thủ tục, phương tiện
chuyên chở bảo hành đối với các sản phẩm...
- Áp dụng chính sách giá cả mềm dẻo:
+ Giá cả hàng hoá do Công ty xác định phải phù hợp với sự chấp nhận
của người mua, phải phù hợp với quan hệ cung cầu của sản phẩm đó theo từng
thời điểm và phải được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản
phẩm cạnh tranh và tỷ giá có thể chấp nhận được đối với sản phẩm thay thế .
+ Công ty cần áp dụng chính sách giá một cách linh hoạt và mềm dẻo.
Công ty nên có chính sách ưu đãi hơn về giá cả đối với các khách hàng truyền
thống, khách hàng mua với khối lượng lớn. Tuỳ theo khối lượng hàng bán mà
thực hiện các tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho khách hàng.
- Củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường:
Uy tín vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của Công ty.
Uy tín của Công ty thông thường được thể hiện qua ba khía cạnh sau:
Uy tín về chất lượng sản phẩm.
Uy tín về tác phong kinh doanh.
Uy tín về kết quả sản xuất kinh doanh.
Do vậy để củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường Công ty
cần làm một số việc sau:
51
+ Đầu tư có chiều sâu vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm
mới, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm.
+ Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức của cá
nhân trong và ngoài nước có bằng phát minh sáng chế hoặc các Công ty có uy
tín trên thị trường thế giới để tận dụng vốn, uy tín của họ.
+ Thường xuyên quan tâm chăm sóc các bạn hàng truyền thống, khách
hàng lâu dài và các khách hàng ở các thị trường mới thâm nhập...
3.2.1.2-Các giải pháp về vốn và tài chính
Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các
tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai
thác tối đa đòn bẩy nợ, trên cơ cơ sở duy trì hệ số an toàn về tài chính.
Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất và vốn kinh
doanh), tranh thủ các nguồn vốn ứng trước của khách hàng.
Tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nọ và bán trả chậm.
Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín đối với Ngân hàng trong việc vay
vốn và thanh toán nợ.
Huy động vốn từ các cổ đông ngoài xã hội, tham gia thị trường chứng
khoán khi thị trường thuận lợi.
52
3.2.1.3-Các giải pháp về nguồn nhân lực
Yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố làm nên sự thành công
của doanh nghiệp. Công ty tạo mọi điều kiện như hỗ trợ kinh phí, thời gian để
cán bộ có nguyện vọng đều được học tập, nâng cao trình độ. Trong số 438 cán
bộ, nhân viên 298 người có trình độ đại học và trên đại học, 75 người có trình
độ kinh doanh quốc tế, 50 cán bộ làm việc với người nước ngoài không cần
qua phiên dịch. Hằng tuần, Công ty tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề,
các khóa học nghiệp vụ, ngoại ngữ do chính cán bộ trong Công ty truyền đạt.
Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt
tình có trình độ để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những người
đi trước. Áp dụng chế độ thi tuyển cán bộ thích ứng với từng khâu công việc
trong Công ty.
Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượng và
hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có
tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi.
Chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho đây
thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng
năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút chất xám về Công ty.
Có thể xem xét thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài tại những nhóm
thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán
hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các
sản phẩm phù hợp với thị trường của họ, chúng ta sẽ không phải mày mò để
đưa ra mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm sẽ mang những nét đặc trưng văn hoá của
Việt Nam và thị trường trọng điểm. Nếu nhắm vào ngách thị trường cao cấp
53
chi phí thiết kế sẽ cao hơn nhưng chúng ta cũng sẽ bán được sản phẩm với giá
cao hơn rất nhiều. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng một thương hiệu
cho Artexport và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
3.2.2- Giải pháp từ phía Nhà nước:
Trong cơ chế thị trường, nỗ lực của các doanh nghiệp chỉ thực sự mang
lại kết quả mong muốn khi có sự trợ giúp đúng mức của Nhà nước.
Để tạo điều kiện cho Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Hiếu
nói riêng§, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói
chung, vượt qua khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường, Nhà nước cần có
các chính sách hỗ trợ khuyến khích như:
- Có chính sách đầu tư hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề thủ
công truyền thống trong nước.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất thông qua việc đổi mới chính sách
chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính để khai thông các nguồn vốn hỗ
trợ sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc trợ
giúp nghiên cứu thị trường, ưu đãi thuế quan và chính sách tỷ giá hối đoái hợp
lý.
- Đơn giản các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất
kinh doanh hoạt động.
- Tăng cường vai trò của các cơ quan hỗ trợ thương mại và các cơ quan
Trung ương.
54
Kết luận
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì viêc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói
chung và xuất khẩu nỏi riêng là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức
rất lớn với công ty Artexport. Những kết quả trong thời gian qua dù chưa đạt
được các mục tiêu đề ra những điều đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của
tập thể ban lãnh đạo và nhân viên Công ty.
Điều kiện kinh doanh trên thế giới và ngay cả trong nước hiện nay đang
có những biến động sâu rộng đòi hỏi Công ty phải chủ động thích ứng, có
những quyết định đúng đắn để theo kịp những thay đổi ấy, hướng hoạt động
của Công ty theo đúng chiến lược, kế hoạch đã xây dựng, vừa đảm bảo lợi ích
Công ty vừa xây dựng và đóng góp vào quá trình phát triển đất nước.
Tuy hạn hẹp về nguồn tài liệu và thời gian nhưng với sự giúp đỡ và
hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Artexport, các thầy cô
giáo tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cộng với kinh nghiệm cá nhân, bản
chuyên đề thực tập cố gắng tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty XNK Artexport đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Thị Ngân đã giúp
tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
55
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.- NXB ĐH KTQD -
03/2007.
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong năm 2004, 2005,
2006, 6 tháng đầu năm 2007.
3. Bài giảng Ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu- Ths.Nguyễn Quang Huy-
GV ĐHKTQD.
4. website của công ty Artexport : http://artexport.com.vn/
5. Niªn gi¸m th-¬ng m¹i ViÖt Nam n¨m 2006 - NXB Thèng kª.
6. Các trang web về kinh tế và thương mại:
- www.vneconomy.vn
- www.vietnamnet.vn
- www.vnexpress.net
- www.vietrade.org
7. Các trang báo.
http://tim.vietbao.vn/th%E1%BB%A7_c%C3%B4ng_m%E1%BB%B9_ngh
%E1%BB%87/
- http://www.vecomtech.com/vietnam/xuatkhau.html
- http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/150468/
http://www.hatayhandicraft.org/modules.php?name=News&file=article&sid=
29
56
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
57
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
* *
*
Hà nội. ngày 29 tháng 4 năm 2008
----------
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Kính gửi: Khoa Thương mại - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội
Công ty XNK ARTEXPORT xác nhận sinh viên: Đỗ Đình Toại, lớp
TM46B, Khoa Thương mại, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã thực tập tốt
nghiệp tại công ty XNK ARTEXPORT địa chỉ 31-33 Ngô Quyền Hoàn Kiếm
Hà Nội từ ngày 01/01/2008 đến ngày 29/04/2008.
Trong quá trình thực tập em Đỗ Đình Toại đã thực hiện tốt mọi nội qui của
công ty, có thái độ làm việc tốt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Với đề tài thực tập “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và
các giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK
ARTEXPORT”, em đã có những nhận xét, đánh giá đúng đắn và đưa ra các
biện pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động của công ty.
Hy vọng em sẽ tiến xa trong học tập và trong công việc sau này.
Công ty XNK ARTEXPORT
58
MỤC LỤC
Lời mở đầu............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . ........................................ 4
1.Hoạt động kinh doanh xuất khẩu. ................................................................................... 4
1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá:................................................................................... 5
1.2 Các phương thức xuất khẩu: .................................................................................... 5
1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: ....................................................................... 6
1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: ..................................................................... 7
2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.............................................. 8
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT. .............................................................................. 11
1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT. ...................................................................... 11
1.1.2- Sự phát triển của công ty:.................................................................................. 11
1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT................................................................ 13
1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những năm gần đây........... 14
2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. .......................................................... 19
2.1 - Mặt hàng xuất khẩu.............................................................................................. 19
2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc.......................................................................... 19
2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá.............................. 20
2.1.3- Hàng cói, mây tre............................................................................................. 20
2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. ........................................................................... 21
2.1.5- Các mặt hàng khác .......................................................................................... 22
2.2 - Thị trường xuất khẩu............................................................................................. 22
2.2.1- Thị trường Châu Á............................................................................................... 23
2.2.2- Thị trường Tây Âu............................................................................................ 25
2.2.3- Thị trường Châu Mỹ......................................................................................... 27
2.2.4- Các thị trường khác.......................................................................................... 27
2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường................... 28
2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu........................................................................................... 29
2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu............................................................................... 30
Đề Tài Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn GaiKhóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người BánHoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông VinhHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
 

Đề Tài Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ

  • 1. 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
  • 2. 2 Lời mở đầu Hiện nay, hàng Thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đang có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20% mỗi năm. Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề chuyên môn. Tuy vậy, cho đến nay tiềm năng của ngành này vẫn chưa đuợc khai thác triệt để. Thực trạng của ngành ra sao? Trước đây từ những năm đầu khi mới thành lập, ARTEXPORT (Công ty Xuấtnhập khẩu thủ công mỹ nghệViệt Nam, nay là Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ) được Bộ Ngoại thương giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, thu mua, tái chế, đóng gói kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công mỹ nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Trải qua nhiều thách thức công ty đã không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường tới rất nhiều nước trên thế giới, mở rộng quy mô sản xuất .Công ty đã đạt được nhiều bằng khen, huy chương tại các kỳ tham gia triển lãm, hội chợ tại nước ngoài và luôn là đơn vị chủ trì hoạt động của nhiều hội chợ quan trọng. Chính vì truyền thống lâu đời của công ty, từ những thành tựu mà công ty đã đạt được cũng như lĩnh vực hoạt động rộng lớn mà tôi lựa chọn công ty để thực tập nhằm phục vụ cho công việc học hỏi và thực hành của mình.Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty và nhận thấy cần phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và thực trạng của nó tại công ty mà tôi đang thực tập .
  • 3. 3 Từ những lý do trên đây, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT” để làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp này của tôi nhằm đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ , đồng thời cũng nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport để từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng và của mặt hàng nói chung . Cụ thể cơ cấu bài viết gồm các phần như sau. Chương 1 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu . Chương 2 : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sau đây tôi xin trình bày chuyên đề tốt nghiệp của tôi.
  • 4. 4 CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . 1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đíchthu lợi nhuận giữa hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau , trong đó nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ gọi là nước xuất khẩu ; cònhoạt động kinh doanh với nước này gọi là hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Khái niệm Xuất khẩu: Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới một quốc gia và nươc có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước có sản phẩm xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu nói chung là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá ra ngoài lãnh thổ giữa các chủ thể ở các nước với nhau. Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, cho nên sự ra đời của xuất khẩu đồng thời cũng chính là sự ra đời của thương mại quốc tế. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội.Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Trước hết thương mại xuất hiện từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thương mại quốc tế, nhiều lý thuyết ra đời giải thích cho sự ra đời đó nhưng vẫn phải khẳng
  • 5. 5 định là sự ra đời của thương mại quốc tế là một điều tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới.Xuất khẩu ra đời từ đó. 1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá: -Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu -Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. -Xuất khẩu tạo thêm côngăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. -Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 1.2 Các phương thức xuất khẩu: Trên thị trường thế giới đang tồn tại nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm và kỹ thuật tiến hành riêng.Căn cứ vào mặt hàng dự định xuất nhập khẩu (XNK), đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch, mà doanh nghiệp chọn phương thức xuất khẩu phù hợp.Cũng như thế xuất khẩu có thể được thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của từng doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh mà mỗi cách thức xuất khẩu đem lại. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều phương thức xuất khẩu nhưng được áp dụng nhiều nhất vẫn là ba dạng chủ yếu sau: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác và liên doanh liên kết xuất khẩu.Cả ba phương thức này đều được áp dụng rộng rãi vì mỗi phương thức đều có lợi thế riêng thích ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp và mỗi mặt hàng.Tuy nhiên ở chuyên đề này tôi chỉ xin được nghiên cứu và xem xét hai phương thức là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp để thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức kinh doanh xuất khẩu từ uỷ thác sang trực tiếp.
  • 6. 6 1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: Phương thức xuất khẩu uỷ thác là phương thức xuất khẩu mà đơn vị trực tiếp xuất khẩu hàng hoá lại không sở hữu hàng hoá đó. Trong phương thức này, đơn vị chân hàng gọi là bên uỷ thác, giao cho đơn vị ngoại thương gọi là bên nhận uỷ thác, tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của bên nhận uỷ thác nhưng với chi phí của bên uỷ thác.Giá cả là do bên uỷ thác quy định.Về bản chất pháp lý, bên nhận uỷ thác thực chất là một đại lý hoa hồng của bên uỷ thác, đại lý này có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng nước ngoài, làm thủ tục hải quan, tổ chức giao nhận, thanh toán …nói chung là hoàn tất công việc xuất khẩu.Cho nên phí uỷ thác thực chất là tiền hoa hồng trả cho đại lý.Trong phương thức xuất khẩu này đơn vị ngoại thương chắc chắn có hàng để giao cho khách hàng. Lý do để phương thức xuất khẩu uỷ thác được sử dụng rộng rãi là ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở, các làng nghề sản xuất ra hàng xuất khẩu song lại không đủ nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành xuất khẩu trực tiếp do vậy phải uỷ thác xuất khẩu.Ngược lại, có những đơn vị ngoại thương rất mạnh về nguồn vốn, nhân lực và kinh nghiệm xuất khẩu song lại không nắm lại nguồn hàng do vậy phải nhận uỷ thác xuất khẩu.Hiện nay khi chính phủ đã cho phép các doanh nghiếp uỷ thác có thể tự mình xuất khẩu được nhưng hiệu quả kinh doanh sẽ không cao và có thể gặp rủi ro rất lớn nếu không am hiểu thị trường, không thông thạo các nghiệp vụ xuất khẩu hoặc không đủ các nguồn lực cần thiết để lập các kênh phân phối cần thiết.Do vậy phương thức xuất khẩu uỷ thác sẽ giúp cho họ ít bị ràng buộc về nguồn lực đồng thời rủi ro lại thấp.Còn đối với đơn vị nhận uỷ thác, do họ không tự mình sản xuất hoặc không thu mua được hàng xuất khẩu nên họ buộc phải nhận uỷ thác để đảm bảo các mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.Tuy
  • 7. 7 nhiên như họ vẫn kiểm soát được thị trường, liên hệ trực tiếp với thị trường và hạn chế cạnh tranh từ các đơn vị uỷ thác. 1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Phương thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức xuất khẩu mà đơn vị xuất khẩu hàng hoá cũng là chủ sở hữu của hàng hoá đó. Một đơn vị ngoại thương muốn tiến hành xuất khẩu trực tiếp thì trước hết phải sở hữu hàng.Việc sở hữu hàng có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các xưởng sản xuất trực thuộc hoặc tiến hành thu mua hàng xuất khẩu.Sau khi đơn vị ngoại thương phải đảm nhiệm tất cả các chức năng xuất khẩu, từ việc tìm kiếm thị trường, khách hàng, kí kết hợp đồng, vận chuyển, thủ tục, giấy tờ cho đến việc giao nhận và thanh toán.Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lựclớn hơn để phát triển nguồn hàng, phát triển thị trường. Để phát triển nguồn hàng, đơn vị phải mở rộng sản xuất hoặc tăng cường thu mua.Đối với hàng thủ công mỹ nghệ có thể sử dụng biện pháp bao tiêu, đặt hàng, gia công, đổi hàng. Chỉ có các đơn vị có đầy đủ điều kiện cần thiết về nguồn hàng, khả năng tài chính, kinh nghiệm xuất khẩu mới tham gia xuất khẩu trực tiếp.Xuất khẩu trực tiếp mang lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với các phương thức xuất khẩu khác.Đơn vị cũng có thể kiểm soátđược có thể kiểm soát được sản phẩm và giá cả mà các phương thức xuất khẩu khác không cho phép.Tuy nhiên khi thực hiện xuất khẩu trực tiếp đơn vị cần nguồn tài chính lớn và phải tự mình chịu mọi rủi ro xảy ra.
  • 8. 8 2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm chung và riêng so với hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác. Đặc điểm chung : Chủ thể: Là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đăng kí ở hai nước khác nhau, thông thường có quốc tịch khác nhau Thương nhân : khác nhau về ngôn ngữ, văn hoá, tập quán buôn bán dẫn đến sự khác nhau về lựa chọn hàng hoá giao dịch. Đốitượng mua bán hàng hoá : là hàng hoá xuất nhập khẩu Có sự di chuyển qua biên giới nên mức độ rủi ro cho hàng hoá lớn nên: - Phải có nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu. - Phải có nghiệp vụ bao bì đóng gói . - Phải có nghiệp vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu . Phải đáp ứng được các yêu cầu của các rào cản thương mại trên thị trường . Thanh toán : - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên thanh toán vì vậy liên quan nhiều đến vấn đề tỉ giá hối đoái . - Thanh toán bằng các phương tiện thanh toán quốc tế ( séc hay hối phiếu, thẻ tín dụng , thư tín dụng ) vì vậy ta phải hiểu và sử dụng an toàn các phương tiện thanh toán quốc tế . - Thanh toán qua các ngân hàng các nước , được thanh toán bằng các phương thức quốc tế mà các bên lựa chọn , có các phương thức . + Chỉ đảm bảo cho người bán : Chuyển tiền trả sau… + Chỉ đảm bảo cho người mua : Chuyển tiền trả trước… + Đảm bảo cho cả hai bên : Thư tín dụng L/C…
  • 9. 9 Vậy phải hiểu để lựa chọn phương thức thanh toán an toàn đảm bảo cho lợi íchcủa mình. - Trong trường hợp hợp đồng xuất nhập khẩu có giá trị lớn thanh toán trả chậm các bên phải quan tâm đến các điểu kiện đảm bảo hối đoái . Luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh : - Luật quốc gia : Của nước xuất khẩu , nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba. - Luật thương mại quốc tế : Công ước Viên 1980, UCP600, ULV… - Tập quán thương mại quốc tế : Incoterms… Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh quốc tế. Đặc điểm riêng : Hiện nay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam làm từ những chất liệu như tre, cói, mây, bèo, dừa… Đó là những chất liệu sẵn có mà không phải nhập khẩu mặt khác do “vòng đời” sản phẩm ngắn. Điều kiện thâm nhập thị trường thế giới khá thuận lợi, có tiếng là giá hợp lý, có tính riêng biệt và bản sắc văn hóa. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị gia tăng lớn, bởi so với mặt hàng gia công tuy trị giá Xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ trị giá nguyên liệu nhập khẩu trong cấu thành sản phẩm khá lớn (có khi tới 70%) thì với hàng thủ công mỹ nghệ hầu như chỉ dùng nguyên, phụ liệu nội địa. Ngành thủ công mỹ nghệ từ lâu là nguồn thu ngọai tệ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong nước, đặc biệt là thành phần không có nghề chuyên môn. Hàng thủ công mỹ nghệ là một mặt hàng vừa mang tính sử dụng và vừa mang tính nghệ thuật mà tính nghệ thuật chiếm ưu thế hơn trong việc đánh giá sản phẩm. Do vậy, sản phẩm này là một hàng hoá đặc biệt (thông thường chỉ có thể xác định tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thông qua thị hiếu của khách hàng) trên các mặt của sản phẩm, như sau:
  • 10. 10 + Chất lượng sản phẩm: Mặt hàng này mang cả tính nghệ thuật, cả tính sử dụng do vậy chất liệu để sản xuất ra sản phẩm cũng là một yếu tố để đánh giá. Chất liệu phải bền chắc, có tính sử dụng tốt phù hợp tính năng và nhu cầu của khách hàng. Ví dụ hàng sơn mài phải phẳng bền không vênh cong; Hàng gỗ phải cứng chắc… + Mẫu mã: Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng mang tính nghệ thuật cao mà tính nghệ thuật này chủ yếu thể hiện ở hình dáng mẫu mã sản phẩm. Hình dáng sản phẩm chủ yếu thể hiện ở các sản phẩm cói, mây, tre, gỗ mỹ nghệ. Mẫu mã sản phẩm là các đồ gỗ, gốm, thêu, ren, sơn mài mỹ nghệ… mang đặc tính của văn hoá đời sống con người. + Màu sắc chất liệu: Đó chính là nền tảng để tạo nên mẫu mã của sản phẩm. Màu sắc chất liệu ngoài tính năng hài hoà phù hợp mẫu mã còn phải đảm bảo tính bền đẹp sản phẩm. Ví dụ đồ gốm sứ phải có lớp men bóng láng thanh nhã sắc nét không bị sần sùi phai nhạt màu… + Và một số tiêu chuẩn khác theo yêu cầu và điều kiện địa lý, văn hoá, lối sống của khách hàng…
  • 11. 11 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT. 1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT. 1.1. - Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1- Lịch sử hình thành : Công ty XNK thủ công mỹ nghệ có tên giao dịch quốc tế - Vietnam National Art and Handicraft Products Export- Import Company, viết tắt là Artexport. Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB ngày 23/12/1964 của Bộ Ngoại thương, là một doanh nghiệp nhà nước có bề dày hoạt động, với thương hiệu có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Căn cứ vào Quyết định số 1424/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công ty XNK Thủ công mỹ nghệ được cổ phần hoá và trở thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ. 1.1.2- Sự phát triển của công ty: Giai đoạn từ 1964-1991 : Đây là giai đoạn mà công ty hoạt động trong cơ chế tập trung bao cấp, mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đều do Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Ngoại Thương đề ra.Nhà nước giao chỉ tiêu kim ngạch cho công ty đồng thời giao các hợp đồng theo Nghị định thư (NéT) giúp công ty hoàn thành chỉ tiêu đó.Côngty chỉ việc căn cứ vào các hợp đồng theo NĐT đã có sẵn, tiến hành sản xuất, thu mua hàng theo đúng, đủ số lượng, quy cách phẩm chất, mẫu mã rồi tiến hành giao hàng.Thị trường của công ty trong giai đoạn này chỉ có các nước thuộc khối SEV.Các thị trường này rất ổn định.Thời gian này công ty đã có một số đơn vị thành viên là các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cung cấp cho hoạt động xuất khẩu.Các cơ sở này
  • 12. 12 có mặt ở Hà Nội và rải rác ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.Nói chung đây là thời kỳ công ty hoạt động khá ổn định và có bước phát triển, tuy còn chậm. Giai đoạn 1991-1994: Đây là giai đoạn đầy biến động và khó khăn chồng chất của công ty.Thị trường chính của công ty là khối SEV đã giải thể.Liên Xô và một số nước Đông Âu vốn là bạn hàng lớn đã đơn phương huỷ bỏ các NĐT đã kí.Nguồn xuất khẩu theo NĐT đã mất trong khi đó công ty chưa có đủ thời gian để tiếp cận với thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu của công ty bị giảm đi rất nhiều.Đồng thời lúc đó công ty phải chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang tự hạch toán kinh doanh nên gặp rất nhiều khó khăn về vốn.Các đơn vị thành viên của công ty trở thành các cơ sở độc lập, tách khỏi công ty trả về cho địa phương quản lý làm cho công ty mất chủ động về nguồn hàng.Trước tình hình đó năm 1993 công ty được thành lập lại theo quyết định số 334/TM-TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại và được trọng tài kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 14/5/1993.Công ty đặt trụ sở chính tại số 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.Sau khi được thành lập lại, công ty đã từng bước tổ chức, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự, xây dựng các quy chế quản lý tài chính mới nhằm từng bước thoát ra khỏi tình trạng khó khăn và đi lên vững chắc. Giai đoạn từ 1994 đến nay là giai đoạn công ty bước vào thế ổn định và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phương pháp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
  • 13. 13 Bảng 1: Thông tin chung về Artexport Tên công ty Công ty Cổ phần XNK Thủ công mỹ nghệ Việt Nam Tên viết tắt ARTEXPORT Vốn điều lệ 55.000.000.000 đồng (năm mươi lăm tỷ đồng chẵn) Trụ sở chính 31-33 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại (84-4) 8256490; (84-4) 8266574 Fax (84-4) 8259275 email trade@artexport.com.vn Website www.artexport.com.vn Giấy CNĐKKD Số 0103006536 đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổilần thứ nhất ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. (Nguồn : Phòng hành chính tổng hợp : Cty XNK Artexport ) 1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT - Kinh doanh xuất nhập khẩu : Kinh doanh XNK (trực tiếp và uỷ thác) mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng tổng hợp khác Nhà nước không cấm. - Sản xuất và gia công chế biến: Sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, thêu ren và các mặt hàng tổng hợp khác để bán tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Kinh doanh dịch vụ: + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà; + Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng sản xuất; + Dịch vụ khác.
  • 14. 14 - Kinh doanh khác: Thực hiện sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tổng hợp tất cả các ngành hàng Nhà nước không cấm. Cụ thể: + Kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế; + Kinh doanh nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị thi công, thiết bị phục vụ cho ngành điện; + Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị văn phòng, nội thất, hoá chất và hàng tiêu dùng; + Chế biến hàng nông lâm hải sản, khoáng sản, công nghệ phẩm, may, da; + Đại lý các mặt hàng cho các khách hàng trong và ngoài nước; + Tổ chức hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước đối với nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. 1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những năm gần đây. Trong những năm qua công tác tài chính của công ty đã đảm bảo đầy đủ kịp thời các nhu cầu về vốn cho các đơn vị kinh doanh, phát huy được hiệu quả số vốn của công ty và hoạch toán chính xác, quyết toán kịp thời.Nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.Công ty có thể huy động vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật như thông qua vay ngân hàng, tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Công ty có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ ở một số ngân hàng như ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương thuận lợi cho việc giao dịch với bạn hàng, đáp ứng được phần nàoyêu cầu về vốn cho hoạt động thu mua sản phẩm, kịp thời thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Tuy nhiên nếu có nguồn vốn lớn hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty như
  • 15. 15 có thể huy động nguồn hàng nhanh hơn, chất lượng cao hơn đồng thời có thể áp dụng biện pháp xuất khẩu trả chậm cho khách hàng nước ngoài nhằm khuyến khích xuất khÈu. Dưới đây là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua.
  • 16. 16 Bảng 2:Báo cáo kểtqủa hoạtđộng kinh doanh năm 2005, 2006 và 6 tháng đầu năm 2007. Đơn vị tính: TriÖu VND Chi tiêu 2005 2006 6 tháng đầu năm 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 608,152 583,571 303,555 2. Các khoản giảm trừ kinh doanh 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 608,152 583,571 303,555 4. Giá vốn hàng bán 556,063 533,547 274,515 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 52,089 50,023 29,040 6. Doanh thu hoạt động tài chính 4,539 7,619 2,009 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 11,148 9,178 13,091 8,741 5,145 4,126 8. Chi phí bán hàng 28,146 24,288 14,090 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13,521 13,391 7,033 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3,812 3,872 4,780 11. Thu nhập khác 458 407 87 12. Chi phí khác 20 116 5 13. Lợi nhuận khác 437 290 82 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,250 7,162 4,863 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,250 7,162 4,863 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1.328(VND) 1,981(VND)
  • 17. 17 (Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005,2006 Phòng tài chính tổng hợp) Qua hai bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport qua 3 giai đoạn ta nhận thấy : Thứ nhất : Về mặt số lượng, doanh thu trong năm 2006 giảm 4,04% so với năm 2005 cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm từ 608,152 triệu VND xuống còn 583,571 triệu VND nguyên nhân là do trong năm 2006 doanh nghiệp phải chịu nhiều vụ kiện của các thị trường xuất khẩu lớn ở nước ngoài đó là các vụ kiện bán phá giá làm hạn chế lượng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường này nhưng doanh thu nửa đầu năm 2007 đã đạt được 52,02% của năm 2006 như vậy đã có dấu hiệu của sự phục hồi và phát triển do công ty đã dần giải quyết được các vụ kiện và khai thác được các thị trường mới. Tỷ suất lợi nhuận năm sau tăng so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2005: 4,250 triệu VND còn Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 : 7,162 triệu VND, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2007: 4,863 triệu VND, tỷ xuất lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là do doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2006 cao hơn rất nhiều so với năm 2005 và chi phí bán hàng năm 2005 lại cao hơn so với năm 2006.Năm 2007 dự đoán doanh thu cao sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận trong khi các khoản chi phí tăng không đáng kể. Thứ hai : Đối chiếu với chi phí kinh doanh của công ty ta nhân thấy do chi phí kinh doanh của Công ty khá cao: Năm 2005 : Trong năm 2005 thì các loại chi phí cơ bản bao gồm: Chi phí tài chính: 11,148 Triệu VND .
  • 18. 18 Chi phí bán hàng :28,146 Triệu VND. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 13,521 Triệu VND. Chi phí khác: 20 Triệu VND. Như vậy tổng các loại chi phí cơ bản là : 52,835 Triệu VND so với doanh thu mà doanh nghiệp đạt được trong năm 2005 là : 612,690 Triệu VND thì phần chi phí này là khá cao nên lợi nhuận thu được không lớn. Nguyên nhân cũng là do công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông đúc với hơn 400 cán bộ công nhân viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và có mạng lưới khách hàng rộng trên rất nhiều quốc gia khác nhau. Năm 2006 : Tình hình các khoản chi phí trong công ty năm 2006 : Chi phí tài chính: 13,091,464,724VND Chi phí bán hàng: 24,288,182,376VND Chi phí quản lý doanh nghiệp : 13,391,779,674VND Chi phí khác : 116,766,494VND. Như vậy trong năm 2006 các khoản chi phí tài chính , chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít , chi phí bán hàng giảm trong khi lạm phát tăng cao mà doanh thu của doanh nghiệp vẫn cao làm cho lợi nhuận của năm 2006 cao hơn so với năm 2005 tuy nhiên chi phí vẫn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu.Còn chi phí khác của năm 2006 cao hơn hẳn so với năm 2005 là bởi vì trong năm 2006 công ty tham gia nhiều hơn vào các hoạt động như triển lãm nước ngoài mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty… Và 6 tháng đầu năm 2007: Chi phí tài chính : 5,145 Triệu VND. Chi phí bán hàng: 14,090 Triệu VND. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 7,033 Triệu VND . Chi phí khác: 5 Triệu VND .
  • 19. 19 Trong 6 tháng đầu năm 2007 tình hình các loại chi phí không tăng và doanh thu vẫn đạt giá trị cao trong khi lạm phát đang tăng nhanh như vậy cũng có thể coi là một thành công trong quản lý của công ty. Nên lợi nhuận sau thuế của năm 2005 chỉ đạt 4,250,514,402 đồng (0,7% tổng doanh thu), 2006 đạt 7,162,725,003 đồng (1,23% tổng doanh thu), nửa đầu năm 2007 đạt 4,863,290,667 đồng (1,6% tổng doanh thu). Thứ ba: Các khoản giảm trừ là không có nên không bị trừ vào doanh thu chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu…là công ty không phải chịu. Chi phí tăng bởi doanh thu tăng thì chi phí cũng sẽ tăng lên nhưng tỷ suất phí lại giảm.Điều này cho thấy công ty đã quản lý hiệu quả các chi phí kinh doanh của mình. 2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 2.1 - Mặt hàng xuất khẩu. 2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc. Là mặt hàng có từ lâu đời (cách đây 350 năm) do ông tổ là Trần Quốc Khải ở Quất Động Thường TínHà Tây sáng lập. Qua thời gian phát triển đến nay mặt hàng này khá phổ bến trên mọi miền đất nước. Giá trị đíchthực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport.
  • 20. 20 2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá. Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác. Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết. Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ trứng…phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản. Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của Trung Quốc, giá cạnh tranh. 2.1.3- Hàng cói, mây tre. Mặt hàng này đã có mặt trên 80 thị trường trên thế giới với nhiều chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao vẫn là những mặt hàng truyền thống như: khay, bàn ghế, bình, mành, giỏ, bát đĩa, rổ rá… Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có rất dồi dào trong nước. Được tạo nên từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc, chúng đã tìm thấy sự hoà quyện với những nét hiện đại của kiến trúc phương Tây.
  • 21. 21 Đặc biệt, sản phẩm mành tre đã mang những khung cảnh thiên nhiên gần gũi vào cuộc sống gia đình và công sở. 2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnhvực xuất khẩu hàng gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong những năm qua, Artexport đã có rất nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu hàng gốm sử sang các thị trường trên thế giới. Những năm đầu, thị trường tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống XNCN. Khi thị trường các nước này bị khủng hoảng và thu hẹp lại, Công ty đã đẩy mạnh việc chào bán sản phẩm thuộc khối TBCN. Bước đầu có Đức, Pháp, Anh, Nhật, Đan Mạch, Úc về sau các thị trường ngày ngày càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục: Hà Lan, Italia, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, Niu Dilân, Xingapo, Angieri, Nam Phi… Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuát khẩu có phần giảm sút do chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị trường trọng điểm. Nhằm duy trì mức tăng trưởng, Công ty đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm kết hợp với các chất liệu khác: gốm thuỷ tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài…Các sản phẩm này đã và đang mang lại nhiều hợp đồng cho Công ty. Sản phẩm gốm sứ khá đa dạng, phong phú, gồm: + Đồ gia dụng: Đĩa chậu, bát chén khay, ấm bình lọ… + Đồ thờ cúng: Chân đèn, chân nến lư hương + Đồ trang trí: Tượng nh? các loại…
  • 22. 22 Với đủ loại màu sắc văn hoa: Hoa văn thong, văn chải, văn in, văn vai đắp nổi, văn chìm kết hợp… 2.1.5- Các mặt hàng khác Những mặt hàng này gồm nông sản thực phẩm, tôn sắt mỹ nghệ, mùn cưa xay…Ngoài mặt hàng bột Artesunate của Anh, đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. 2.2 - Thị trường xuất khẩu Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ sức vươn tới như thị trường Bắc mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu á-Thái Bình Dương. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường mới.
  • 23. 23 2.2.1- Thị trường Châu Á. Xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với các đặc trưng văn hoá gần giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập đầu người ở mức khá trở lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Công ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường, tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng. Đặc biệt phải nói thêm về thị trường nhật bản : Đốivới thị trường Nhật Bản được xếp thứ hạng cao trong số những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Mục tiêu lớn hiện nay vẫn được xem là thị trường có sức tăng trưởng ấn tượng trong thế kỷ 21 với nhiều tiềm năng tăng trưởng hứa hẹn trong tương lai. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 2,9 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang Nhật Bản đạt khoảng 54 triệu USD/năm, chiếm 3% kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản. Nhu cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng 2 tỷ USD/năm) vì người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào cá dịp lễ hội. Hàng gỗ và sản phẩm TCMN xúât khẩu sang Nhật, chưa phát triển mạnh được ở thị trường này trước sự cạnh tranh của hàng TCMN của Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
  • 24. 24 phẩm TCMN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không ổn định và chưa đạt ngưỡng 1 triệu USD. Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho biết: “Từ trước tới nay, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm tỷ trọng từ 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cả nước. Tuy nhiên, con số trên chưa xứng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản”. Bảng 3: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Châu Á . Đơn vị tính: USD Thị trường Châu Á 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nhật Bản 1314035 49.69% 1510780 35.65% 1378309 26.68% Hàn Quốc 323307 12.23% 48194 1.14% 331217 6.41% Trung Quốc 48167 1.82% 709869 16.75% 444836 8.61% Đài Loan 509437 19.27% 520778 12.29% 637491 12.34% Thái Lan 257191 9.73% 673905 15.90% 727501 14.08% Ấn Độ 70377 2.66% 637363 15.04% 1422151 27.53% Các nước khác 121835 4.61% 137168 3.24% 225220 4.36% Tổng kim ngạch 26443492644349 100.00% 4,238,057 100.00% 5,166,725 100.00%
  • 25. 25 (Nguồn : Phòng Tài chính tổng hợp) Theo bảng trên thì trong thị trường Chẩu Á đang dần trở thành thị trường mục tiêu của Artexport. Thị trường Nhật bản vẫn đang là thị trường béo bở nhất với giá trị xuất khẩu các năm đều đạt tỷ lệ cao và vẫn đang là thị trường có tiềm năng nhất ở khu vực Châu Á giá trị xuất khẩu vào thị trường này luôn đạt trên 1300000 USD qua các năm .Trong khi đó Ấn Độ và Thái Lan đang là những thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm , là những thị trường béo bở nếu công ty tận dụng và khai thác hiệu quả .Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là những thị trường truyền thống cần được khai thác lâu dài của công ty.Mức tiêu dùng ngày càng nhiều và người dân ngày càng ưa thích những sản phẩm của công ty là nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu những mặt hàng này của công ty ngày càng tăng qua các năm. 2.2.2- Thị trường Tây Âu Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực này hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm 2004 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường). Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh EU đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn nhất của Công ty trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh. Đây là những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm, độ đồng đều của sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng.
  • 26. 26 Bảng 4: Gía trị và tỉ trọng các nước xuất khẩu trong thị trường Tây Âu. Đơn vị tính: USD Thị trường Tây Âu 2004 2005 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Bỉ 3,089,983 48.35% 1,860,518 38.15% 1,908,499 40.78% Italia 891,694 13.95% 644,576 13.22% 1,017,523 21.74% Tây Ban Nha 602,586 9.43% 421,733 8.65% 380,654 8.13% Hà Lan 382,450 5.98% 61,390 1.26% 302,299 6.46% Đức 501,845 7.85% 308,525 6.33% 465,394 9.94% Pháp 580,243 9.08% 418,625 8.58% 341,832 7.30% Anh 157,364 2.46% 289,404 5.93% 217,856 4.65% Các nước khác 184,047 2.88% 872,426 17.89% 46,141 0.99% Tổng kim ngạch 6,390,212 100.00% 4,877,197 100.00% 4,680,198 100.00% (nguồn: Phòng Tài chính tổng hợp) Thị trường Tây Âu với các khách hàng truyền thống là Bỉ , Italya, Pháp , Đức, Hà Lan và Anh đang đem lại cho công ty nguồn thu mỗi năm vào khoảng 5 triệu USD tốc độ tăng trưởng ở các thị trường này giai đoạn gần đây không được khả quan, như đã nói ở trên thì phần lớn nguyên nhân là do thị trường này với yêu cầu chất lượng cao và nhũng vụ kiện bán phá giá đã
  • 27. 27 làm cho tốc độ tăng trưởng bị giảm sút. Bỉ vẫn là khách hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty trong thị trường này . 2.2.3- Thị trường Châu Mỹ. Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu nhập khẩu đa dạng. Trong khu vực này thì Mỹ, Canađa và Mêhicô là các bạn hàng chính của Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Các rào cản kỹ thuật vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tập trung vào một thị trường trong giai đoạn vừa qua khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport. 2.2.4- Các thị trường khác Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch các thị trường. Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng lại với Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thị trường này do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao và kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiến các cơ sở gia công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á, Mỹ La tinh,
  • 28. 28 Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lý hơn và nhất là để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh Châu Âu. 2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường. Có thể nói, công tác thị trường của Artexport trong những năm qua đã được thành tích to lớn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.Từ chỗ chỉ có một thị trường duy nhất là Liên Xô và Đông Âu, đặc biệt là sau khi mất hẳn thị trường này, công ty không những đã trụ vững mà còn mở rộng được thị trường ra gần 40 nước trên thế giới.Thị trường của công ty hầu hết là thị trường giàu tiềm năng nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường đó còn khiêm tốn chưa xứng với tiềm năng đó.Mặt khác còn nhiều thị trường mà công ty chưa quan tâm tới hoặc chưa đủ sức vươn tới như thị trường Bắc Mỹ, Bắc Phi và Trung Đông.Những thị trường này cũng giàu tiềm năng không kém gì thị trường Tây Bắc Âu và Châu Á-Thái Bình Dương. Công tác tiếp cận thị trường, phát triển thị trường của công ty còn đơn giản.Các hình thức xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại chủ yếu thông qua hội chợ triển lãm.Mỗi năm công ty chỉ có một vài đoàn cán bộ đi dự hội chợ triển lãm và thông qua đó tiếp xúc với các thương nhân để thiết lập mối quan hệ làm ăn cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh.Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công tác Marketing như thế là chưa hợp lý lắm và cũng chưa đạt hiệu quả cao.Cần phải sử dụng triệt để các công cụ Marketing hỗn hợp nhằm phát triển thị trường hơn nữa cả về chiều rộng và chiều s©u.
  • 29. 29 2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu của công ty là rất đa dạng: Nguồn hàng từ các cơ sở sản xuất : Đây là những nơi cung cấp thường xuyên lượng hàng hoá lớn cho công ty mỗi khi có đơn đặt hàng và thường là những cơ sở sản xuất thuộc loại lớn ,có uy tín hợp tác trong nhiều năm. Nguồn hàng từ các công ty thương mại vừa và nhỏ : Các công ty thương mại vừa và nhỏ thường không trực tiếp xuất khẩu hàng ra những bạn hàng nước ngoài vì họ không có khả năng cung cấp những đơn hàng lớn, vì vậy họ sẽ là những nguồn cung cấp hàng hoá nhanh chóng nhất cho công ty. Tuy nhiên nguồn hàng này do đã trải qua khâu trung gian thương mại giữa người sản xuất và người thương mại cho nên giá cả thường cao hơn so với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu sẽ có lãi không cao. Nguồn hàng từ các làng nghề truyền thống : Các làng nghề truyền thống sản xuất hàng hoá thủ công mỹ nghệ thường có giá rẻ tuy nhiên có nhược điểm là có vị trí địa lý không thuận tiện và phân bố nhỏ lẻ . Nguồn hàng từ các xưởng sản xuất của công ty: Để chủ động về nguồn hàng công ty đã thành lập một số xưởng sản xuất luôn sẵn sàng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu theo các yêu cầu mẫu mã và chủng loại của các khách hàng, công ty cũng có một xưởng gốm bên Bát Tràng để sản xuất gốm xuất khẩu. Nguồn hàng khác : Ngoài những nguồn hàng ở trên thì công ty còn liên kết với một số công ty xuất nhập khẩu khác để chủ động và đa dạng hoá cũng như hỗ trợ nhau về nguồn hàng của mình.
  • 30. 30 Hiện nay trước những đòi hỏi về mức độ đáp ứng kịp thời của thị trường về nguồn hàng nên doanh nghiệp phải luôn chủ động trong nguồn hàng cung cấp của mình việc quản lý nguồn hàng của doanh nghiệp được giao riêng cho một phòng ban quản lý, phòng quản lý nguồn hàng có trách nhiệm cân đối giữa nguồn hàng dự trữ và nguồn hàng xuất khẩu , giữa đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất thu mua.Danh nghiệp luôn luôn tìm thêm những nguồn hàng mới để đa dạng về nguồn hàng và không bị tri phối bởi đầu vào chủ động mở thêm các cơ sở sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhỏ, tăng cường cạnh tranh về giá và chất lượng đối với các cơ sở sản xuất cung ứng nguồn hàng để giảm chi phí đầu vào. 2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu. Năm 2005 tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 443 người, số người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao từ 70-80%.Công ty đã có những cán bộ giỏi về nghiệp vụ xuất khẩu và dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh.Tuy nhiên lực lượng cán bộ của công ty còn mỏng và chưa đủ tinh nhuệ, thiếu những cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, nắm bắt nhanh những biến đổi của thị trường và khả năng marketing còn kém, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. Nền kinh tế thị trường mở ra N, cũng giống như các doanh nghiệp khác công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, tìm kiếm các bạn hàng, muốn vậy đội ngũ cán bộ của công ty phải có trình độ quản lý tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, đội ngũ công nhân phải có tay nghề cao, phù hợp với công việc mà mình đảm nhận.Vì vậy công ty luôn áp dụng chính sách tuyển dụng và đào tạo thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của của doanh nghiệp, luôn tuyển chọn được những cán bộ kinh doanh có tiêu chuẩn cao.Khi tuyển chọn nguồn lao động doanh nghiệp căn cứ
  • 31. 31 vào loại công việc, số lượng người cần tuyển và trình độ cụ thể của từng loại cán bộ, CNV chỉ xét tuyển những lao động có ngành nghề phù hợp, có kỹ thuật nghiệp vụ để đổi mới cơ cấu lao động đáp ứng nhiệm vụ của công ty.Để đảm bảo đội ngũ CNV có chất lượng, công ty đã áp dụng hình thức thử việc, ký hợp đồng lao động trước khi nhận chính thức.Vì thế mà lực lượng lao động dày dặn kinh nghiệm của công ty liên tục tăng l ªn qua c¸c n¨m. Bảng 5: Cơ cấu tổ chức của công ty. (Nguồn : phòng hành chính tổng hợp )
  • 32. 32 ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TẢI CHÍNH KẾHOẠCH BAN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI PHÒNG XNK TỔNG HỢP 2 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 3 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 5 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 9 PHÒNG XNK TỔNG HỢP 10 CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU CÓI PHÒNG THÊU PHÒNG MỸNGHỆ PHÒNG GỐM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG VP ĐẠI DIỆN TẠI ĐÀ NẴNG CHI NHÁNH TP.HCM PHÒNG XNK TỔNG HỢP 1 XƯỞNG THÊU XN GỐM XƯỞNG GỖ
  • 33. 33 Để thực hiện việc xuất khẩu của công ty , hiện nay công ty có : Ban xúc tiến thương mại , phòng XNK tổng hợp 1, phòng XNK tổng hợp 2, phòng XNK tổng hợp 3, phòng XNK tổng hợp 5, phòng XNK tổng hợp 9, phòng XNK tổng hợp 10, phòng XNK cói, phòng Mỹ nghệ, phòng Gốm, phòng Thêu, các chi nhánh tại Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện công ty tại Đà Nẵng, có thể trực tiếp kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nằm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ban Xúctiến thương mại: có chức năng tổng hợp và trình Ban Tổng Giám đốc những giao dịch với khách hàng nước ngoài; nghiên cứu và tìm hiểu toàn bộ các hội chợ về hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới và tham mưu cho lãnh đạo Công ty những Hội chợ Công ty nên tham gia. Các phòng kinh doanh: Tuỳ theo khả năng của các phòng, mỗi phòng đều có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng khai thác được. 2.5 – Tổng hợp kết quả hoạt động xuất khẩu. Vượt qua những khó khăn của thời kỳ mở cửa, nền kinh tế đất nước hoà nhập chung vào thị trường khu vực và thế giới, sự biến đổisâu sắc và đấy phức tạp của môi trường kinh doanh quốc tế, sự lãnh đạo của ban lãnh đạo và sự nỗ lực , năng động của cán bộ côngnhân viên toàn công ty, trong thời gian qua Artexport đã đạt được một số kết quả kinh doanh đáng kÓ .
  • 34. 34 2.5.1-Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường Bảng 6:Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004, 2005,2006. Thị trường Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Châu Á 0 24.76% 4,238,057 42.26% 5,166,725 46.62% Tây Âu 6,390,212 59.84% 4,877,197 48.63% 5,166,725 42.23% Châu Mỹ 6,390,212 9.73% 433,815 4.33% 10,333,450 4.69% Châu Đại Dương 12,780,424 1.64% 49,375 0.49% 26,963 0.24% SNG 25,560,848 3.62% 344,766 3.44% 20,693,863 4.75% Châu Phi 51,121,696 0.40% 85,500 0.85% 41,387,726 1.46% Tổng kim ngạch 102,243,392 100.00% 10,028,707 100.00% 82,775,452 100.00% (Nguồn:Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2004,2005,2006. Phòng Tài chính tổng hợp) Nhìn vào bảng trên ta thấy, xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có mức tăng trưởng ngoạn mục. Cụ thể là năm 2005, kim ngạch đã tăng 17.5% so với năm 2004; năm 2006 tăng 4,36% so với 2005 và Châu Á đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường thị trường Tây Âu trong năm 2004 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2005, 2006 xuất khẩu sang thị trường này cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch các thị trường).
  • 35. 35 Thị trường Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều cơ hội cho Artexport. Những thị trường bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim ngạch các thị trường.
  • 36. 36 2.5.2-Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng Bảng 7 : kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm Đơn vị tính: USD Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Hàng cói, mây tre 895.230 8,38% 945.657 9,43% 733.093 6,1% Sơn mài mỹ nghệ, đá, gỗ, sản phẩm gỗ mỹ nghệ 2.919.087 27,74% 2.482.533 24,75% 3.071.608 27,72% Hàng gốm sứ, đất nung 1.356.587 12,7% 645.805 6,44% 1.064.738 9,61% Hàng thêu ren, dệt may 3.472.160 32,52% 3.108.656 31,00% 3.582.942 32,33% Hàng nông sản, thực phẩm, rau quả 384.860 3,6% 854.451 8,52% 616.704 5,56% Hàng tôn sắt mỹ nghệ 1.325.940 12,42% 34.439 0,34% 155.156 1,40% Mùn cưa xay 118.763 1,11% 70.658 0,70% 58.604 0,53% Hàng tạp hóa 114.421 1,07% 174.866 1,74% 248.475 2,24% Dược liệu 91.112 0,85% 0 0,00% 0 0,00% Bột Artesunate Anh 0 0% 1.711.642 17,07% 1.550.984 14,00% Tổng giá trị 1615.232 100% 2735.0082735.008 100% 1824.571 100%
  • 37. 37 Mặt hàng thêu ren, may mặc:Trên đây là kim ngạch xuất khẩu của 10 mặt hàng chủ lực của công ty. Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm 32,52% (2004), 31% (2005), 32,33% (2006) tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%. Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá:Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Artexport trong giai đoạn 2004- 2006. Cụ thể, năm 2004 tỷ trọng của mặt hàng này đạt 27,74%; 2005 đạt 24,75%; 2006 đạt 27,72% tổng kim ngạch. Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt 50,000m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đang tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn không thay đổi. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ trọng xuất khẩu của nhóm mặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005. Bên cạnh đó, phải kể đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chế biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy. Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩu các sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm 1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần 3,000,000 USD/năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled,
  • 38. 38 Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu Âu. Đến nay xuất khẩu sản phẩm đá tự nhiên của Artexport luôn chiếm từ 20% kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Hàng cói, mây tre:Mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu cao thứ ba của công ty trong giai đoạn 2004-2006. Sau khi tăng nhẹ vào năm 2005, năm 2006 kim ngạch của mặt hàng này lại giảm tới 22,48%. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và chất lượng với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đến thời điểm này của năm 2007, bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng Công ty đã bước đầu thành công trong tìm lại chỗ đứng trong các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đài Loan…đóng góp đáng kể vào con số 24,3 triệu đô la doanh thu mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2007 (tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2006). Các mặt hàng khác : đây là những mặt hàng có kim ngạch trung bình hàng năm dưới 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, có sự biến động thất thường. Trong thời gian này công ty đã không ngừng nghiên cứu mở rộng mặt hàng, trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, theo nghị định thư chủ yếu.Nhưng nay với việc mở rộng mặt hàng kinh doanh bên cạnh những mặt hàng chính nh ư: sơn mài, thêu ren, gỗ mỹ nghệ công ty đã có thêm mặt hàng khác như may mặc, thảm nen đã góp phần làm giá trị xuất khẩu của công ty tăng lên.Công ty cũng đa dạng hoá các hình thức kinh doanh ngoài xuất khẩu trực tiếp như đổi hàng, xuất khẩu uỷ thác, đại lý độc quyền, liên doanh liên kết nên thị trường của công ty cũng ngày càng được củng cố
  • 39. 39 và mở rộng, điều này làm tăng doanh số bán của công ty lên rất nhiều.Hơn nữa các mặt hàng này không phải là các mặt hàng thiết yếu mà là các mặt hàng xa xỉ, khi đời sống của con người tăng lên thì nhu cầu làm đẹp cũng tăng lên, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu mạnh còn thể hiện nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các nước rất lớn bởi vì hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng của các nước làm ra nó.Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang rất lớn, nhất là các hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam đã được đánh giá là có tính thẩm mỹ và độ tinh sảo rất cao được nhiều nước ưa chuộng.Thông qua việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nhiều nước trên thế giới có sự hiểu biết thêm về Việt Nam, về văn hoá và con người Việt Nam.Với tài hoa của mình, những người thợ đã khắc hoạ hình ảnh đất nước, nét đẹp văn hoá , tính cảm của người Việt nam trên những sản phẩm của mình góp phần đưa đất nước nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.Hơn nữa nước ta lại có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mặt hàng này.Là ngành hàng được nhà nước chính thức đưa vào loại ngành nghề được ưu tiên đầu t ư, lại không đòi hỏi đầu tư nhiều, nguồn nguyên liệu trong nước phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong nước và ngoài nước ngµy cµng gia t¨ng. 2.6 – Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 2.6.1 – Ưu điểm. Trong thời gian qua do yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ trên thị trường xuất khẩu nên Công ty đã áp dụng một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thứ nhất, Công ty đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức nhiều
  • 40. 40 đợt khảo sát thị trường nước ngoài, tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thêm một số thị trường mới. Từ lãnh đạo Công ty cho đến các phòng kinh doanh đều thiết lập quan hệ tốt với các cơ quan thương vụ đã hỗ trợ cho xuất khẩu của công ty. Thứ hai, Công ty còn cắt cử những cán bộ nhiệt tình, năng nổ đi về các làng nghề tìm nguồn hàng cho xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm những sản phẩm có nhiều khả năng xuất khẩu cũng như các sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho Công ty. Thứ ba, Công ty tích cực tham gia gửi mẫu hàng đi các hội chợ, giới thiệu trên nhiều thị trường thông qua các kênh xúc tiến thương mại do Nhà nước, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức, bao cấp mọi chi phí cho các cán bộ của Công ty đi khảo sát thị trường, tìm kiếm bạn hàng, chi phí mua hàng mẫu và gửi hàng mẫu ra nước ngoài. Thứ tư, Công ty đã khai thác thêm được một số thị trường mới như: Mỹ, Anh, Đức, Brazil...nâng tổng số thị trường xuất khẩu mặt hàng lên 23 nước, tăng 2, 5 lần so với thời điểm năm 1999. Về tiềm lực, đội ngũ quản lý thiết kế tài giỏi: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được mục đích và nội dung hoạt động của công ty. Nghiên cứu khả năng sản xuất của công ty phù hợp với nhu cầu thị trường. Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt đồng sản xuất kinh doanh của công ty.
  • 41. 41 Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất nhập khẩu, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có l ai. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh. Hình thức đa dạng và phong phú : Artexport có nguồn hàng xuất khẩu đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại đáp ứng được nhiều khách hàng với nhiều thị trường khác nhau, có khả năng thoả mãn được nhiều tầng lớp khách hàng và nhiều thị trường với những nét truyền thống văn hoá đa dạng, sản phẩm có nhiều thiết kế về kiểu dáng và chất liệu nên rất được nhiều khách hàng ưa chuộm và tin dùng. 2.6.2 - Nhược điểm. 2.6.2.1-Hạn chế và khó khăn từ phía công ty: Mặc dù lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hết sức nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường nhưng hoạt động mở rộng thị trường của Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề. - Có được thị trường nhưng Công ty ít giữ được thị trường và đánh mất nhiều thị trường cũ. - Kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường nhỏ, không ổn định, thị phần thấp, chưa khai thác hết tiềm năng của các khu vực thị trường.
  • 42. 42 - Sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng hoá, thiếu những mặt hàng mạnh nên xuất khẩu còn nhỏ lẻ, ví dụ như thiếu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của những khu vực khách hàng có thu nhập cao, sản phẩm có chất liệu mới....và sản phẩm ít thay đổi mẫu mã, kiểu dáng nên không thu hút được khách hàng. - Không đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn của bạn hàng nước ngoài. - Giá thành xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cao, chất lượng một số sản phẩm còn thua kém các đối thủ khác như Trung Quốc, Thái Lan....do đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài. - Hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đặt đúng vị trí quan trọng, sản phẩm xuất khẩu dù rất có khả năng thâm nhập nhưng vẫn mang nặng tính chuẩn bị hoặc khởi động nhiều hơn là nhằm thu lợi nhuận nhanh chóng. Công ty tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích chính là tìm hiểu và thăm dò thị trường. Chưa tận dụng cơ hội một cách triệt để như bán hàng, tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm đối tác lâu dài... - Thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu của thị trường để phân đoạn thị trường theo sản phẩm cho phù hợp, ví dụ như mây tre có thể thâm nhập thị trường nào, gốm sứ có thể thâm nhập thị trường nào, hay có thể kết hợp các loại sản phẩm hay không, có thể khai thác thêm sản phẩm mới cho thị trường đó hay không... để đạt được mục đích cuối cùng là tăng hiệu quả xuất khẩu, tăng kim ngạch, lợi nhuận mà lại được thị trường đánh giá cao và tiếp tục tiêu thụ hàng của công ty. - Công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin về biến động thị trường thế giới. - Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tính bị động và thiếu định hướng. Khách hàng tìm đến Công ty nhiều hơn chứ không phải Công ty tìm đến khách hàng. Khá phụ thuộc vào những bạn hàng lớn nên với
  • 43. 43 biến động lớn Công ty thường bị động (cụ thể, khi I rắc xảy ra chiến tranh, công ty mất đi một bạn hàng lớn có kim ngạch đứng đầu, các hợp đồng đã kí với I rắc không thể thực hiện). Trước tình hình đó công ty phải chuyển hướng kinh doanh, tích cực hơn cho những mặt hàng khác và thị trường khác (trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ). Như vậy sự mất cân đối trong cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng đã buộc công ty phải đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tình hình thị trường thế giới biến động. Doanh nghiệp nào trong kinh doanh đều có những tồn tại, hạn chế của mình. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm còn yếu đó. Như vậy, tuỳ theo mục tiêu đang đặt ra sẽ cho phép doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tốt hơn. 2.6.2.2-Hạn chế và khó khăn từ môi trường vĩ mô. Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là ví dụ điển hình, phải nhập khẩu chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
  • 44. 44 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. 3.1 – Phương hướng xuất khẩu của công ty trong những năm tới. Trên bình diện chung, chất lượng hàng TCMN Việt Nam chưa thật cao; đa phần cơ sở làm hàng cònphân tán, khó sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Không ít đơn vị chậm đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm và đặc biệt phải đối mặt với tình trạng suy cạn nguyên liệu. Nguồn tre trúc, mai, vầu, song, mây đang cạn dần do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng mới một cách căn cơ, có địa phương đã phải “bếquan”, chỉ lưu hành trong nội tỉnh để đảm bảo rừng sinh tồn và cung ứng cho cơ sở của địa phương. Nguồn tơ đang dùng có phần là tơ thủ công cấp B, C, nên đã phải nhập loại phẩm cấp cao. 3.1.1-Mụctiêu chung của Công ty. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là mở rộng thị trường, phát trỉen nhanh, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo chiều hướng tốt, đưa kim ngạch xuất khẩu của Công ty lên cao. Để đạt được nhiệm vụ đó, Công ty đã xác định nhiệm vụ chính của mình: - Chuẩn bị tốt khâu khai thác nguồn hàng xuất khẩu, khai thác tối đa nguồn hàng trong nước, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. - Mở rộng mặt hàng kinh doanh. - Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. - Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. - Đổi mới phương thức kinh doanh, đào tạo cán bộ kinh doanh có đù trình độ và năng lực.
  • 45. 45 Năm 2008 tình hình kinh tế nước ta và thế giới đã dần được ổn định và ngày càng phát triển mạnh đặc biệt vi?c gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta và đặc biệt là đốivới doanh nghiệp. Nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2008 cũng sõ gặp nhiều thuận lợi. Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó Công ty đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2008 như sau: Bảng 8: Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2008 (Đơn vị: 1000USD) Năm KN xuất khẩu Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 Tỷ lệ (%) 2008/ 2007 1-Tổng kim ngạch xuất khẩu 40.610 50.015 123,2 - XK trực tiếp - XK uỷ thác 25.600 15.010 27.14 23.001 105,8 153,3 * Mặt hàng chủ yếu: - Hàng thêu ren - Hàng gốm sứ - Hàng sơn mài – MN - Hàng cói ngô dừa - Hàng may mặc - Hàng TC MN khác 12.183 8.620 8.220 4.061 2.205 4.350 15.000 10.375 10.636 5.556 3.563 4.986 123,1 120,4 128,9 136.7 161.8 114,8 (Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch của Công ty) Trên đây là mục tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2008 của Công ty. Và mục tiêu này chỉ có được khi đạt được sự thành công trên thị trường của Công ty.
  • 46. 46 3.1.2-Môc tiªu thị trường, mặthàng xuấtkhẩu cña C«ng ty . a)Thịtrường xuất khẩu. Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ARTEXPORT không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường mới. Hiện nay thị trường Châu Á đang là thị trường xuất khẩu chủ lực của Artexport nên đây là thị trường trọng điểm mà Artexport sẽ khai thác mạnh nhất trong thời gian tới .Với nền văn hoá tương đồng các nước Châu Á lại có vị trí địa lý gần Việt Nam , giao thông vận tải thuận lợi , thu nhập đầu người ở mức khá trở lên nên trong tương lai gần đây vẫn là thị trường giữ vai trò chủ đạo và đem lại doanh thu lớn cho công ty. Thị trường Tây Âu trong thời gian gần đây , đây là thị trường phát triển khá cao, các quốc gia trong khu vực là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao nên đây là thị trường mục tiêu của công ty , định hướng trong tương lai của Artexport là nghiên cứu văn hoá phong tục tập quán , phong cách tiêu dùng của họ và tìm ra những sản phẩm mới để thâm nhập thêm vào thị trường lân cận như Đông Âu,Bắc Âu….. Thị trường Châu Mỹ : Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu rất đa dạng , nhu cầu đa dạng kết hợp với những rào cản thương mại khó khăn, sản phẩm truyền thống không đáp ứng được nhu cầu nên mục tiêu trong thời gian tới của công ty sẽ nghiên cứu phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới ,
  • 47. 47 thời trang và vượt qua được các rào cản thương mại. Thị trường này tiềm tàng nhiều cơ hội sẽ mang lại lợi nhuận cao cho công ty trong tương lai. b)Mặt hàng xuất khẩu. Mặt hàng thêu ren may mặc: Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ , gỗ, sản phẩm gỗ….Công ty đang nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm sơn mài mỹ nghệ phù hợp với thị hiếu của từng quốc gia , và được chế tác hết sức cẩn thận. Hàng cói , mây tre , gốm sứ, đất nung :Bằng nhiều biện pháp cải tiến mẫu mã, chất lượng công ty đang tìm lại chỗ đứng trong thị trường Nhật Bản , Mỹ , Đức…. Và dần dần có vị thế trên các thị trường này. Các mặt hàng khác: Hiện nay công ty đang nghiên cứu và phát triển thêm những mặt hàng mới và hướng tới đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh … Tăng thêm doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. 3.2 - Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty XNK ARTEXPORT Một số giải pháp thúcđẩyxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở ARTEXPORT trong thời gian tới 3.2.1-Giảipháp từ phía Doanh nghiệp. 3.2.1.1-Giải pháp về thị trường - Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường.
  • 48. 48 Đối với các thị trường truyền thống công ty cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế thiếu sót đã xảy ra, còncác thị trường mới có triển vọng cần có các chiến lược thâm nhập phù hợp. Cụ thể là: Đối với thị trường Châu á có truyền thống văn hoá tương đồng thì nên chú trọng và tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu và mối quan hệ tạo nên sự thân thiện. Đốivới thị trường Tây âu thì ta phải giải quyết dứt điểm các vụ kiện bán phá giá nhằm làm giảm chi phí và nâng cao uy tín của công ty, mặt khác ta phải luôn đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mẫu mã mới, không ngừng nâng cao hiểu biết về thị trường cũng như thị hiếu của người dân. Đốivới các thị trường khác tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường mới, tìm các đối tác mới và tìm chỗ đứng trên thị trường. - Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường: Do thị trường tiêu thụ của Công ty là thị trường nước ngoài nên nhiều năm qua công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của Công ty còn khá nhiều hạn chế cần được khắc phục như: Chưa được tổ chức đồng bộ chặt chẽ, các thông tin thu nhập được còn quá ít… Để khắc phục tình trạng này của Công ty nên: + Tăng thêm kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. + Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức hơn nữa. + Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin giữa các chi nhánh, đại diện nước ngoài về tình hình tiêu thụ sản phẩm và nhu cầu thị trường.
  • 49. 49 + Để công việc nghiên cứu thị trường đơn giản hơn cần phân đoạn thị trường cho từng loại sản phẩm. + Về công tác dự báo thị trường: Công ty một mặt cần sử dụng triệt để các kết quả hoạt động nghiên cứu thị trường, mặt khác cần áp dụng công cụ dự báo định lượng để phân tích xu hướng vận động của nhu cầu thị trường một cách chính xác. - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Cần nghiên cứu chính xác, đầy đủ các mặt hàng sản xuất, các đơn vị sản xuất. Nghiên cứu về giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì… để lựa chọn nguồn hàng tối qu hay lựa chọn nhà cung cấp. Lập kế hoạch mua tương xứng với kế hoạch bán dựa trên các căn cứ vào thị trường bán thị trường mua, nhu cầu của khách hàng… Ngoài ra để có được các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh đốivới nhà nung cấp Công ty cũng cần có các biện pháp hỗ trợ về vốn, tư vấn về kỹ thuật và hỗ trợ công nghệ. - Tăng cường hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: Trong thời gian qua hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được Công ty quan tâm đúng mức nên hiệu quả chưa cao. Để làm tốt Công ty cần chú ý những mặt sau: + Về mặt quảng cáo: Do đặc thù của mặt hàng này là những đặc trưng mang tính nghệ thuật do đó mục đíchcủa quảng cáo là phải đưa được các hình ảnh về sản phẩm của Công ty đến với khách hàng để gợi nhu cầu và đồng thời đảm bảo tính thuyết phục đối với người xem. +Về các hoạt động xúc tiến bán hàng Công ty nên tổ chức nhiều hơn nữa các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Công ty nên tham gia nhiều hơn nữa vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Thông qua đó, Công ty có điều
  • 50. 50 kiện giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, tạo điều kiện tìm đối tác tiêu thụ, liên doanh liên kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. + Để tăng cường mối quan hệ đối với khách hàng góp phần nâng cao uy tín của Công ty và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Công ty cũng cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng như: hỗ trợ các thủ tục, phương tiện chuyên chở bảo hành đối với các sản phẩm... - Áp dụng chính sách giá cả mềm dẻo: + Giá cả hàng hoá do Công ty xác định phải phù hợp với sự chấp nhận của người mua, phải phù hợp với quan hệ cung cầu của sản phẩm đó theo từng thời điểm và phải được xem xét trong mối quan hệ với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh và tỷ giá có thể chấp nhận được đối với sản phẩm thay thế . + Công ty cần áp dụng chính sách giá một cách linh hoạt và mềm dẻo. Công ty nên có chính sách ưu đãi hơn về giá cả đối với các khách hàng truyền thống, khách hàng mua với khối lượng lớn. Tuỳ theo khối lượng hàng bán mà thực hiện các tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho khách hàng. - Củng cố và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường: Uy tín vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Uy tín của Công ty thông thường được thể hiện qua ba khía cạnh sau: Uy tín về chất lượng sản phẩm. Uy tín về tác phong kinh doanh. Uy tín về kết quả sản xuất kinh doanh. Do vậy để củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường Công ty cần làm một số việc sau:
  • 51. 51 + Đầu tư có chiều sâu vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. + Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức của cá nhân trong và ngoài nước có bằng phát minh sáng chế hoặc các Công ty có uy tín trên thị trường thế giới để tận dụng vốn, uy tín của họ. + Thường xuyên quan tâm chăm sóc các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu dài và các khách hàng ở các thị trường mới thâm nhập... 3.2.1.2-Các giải pháp về vốn và tài chính Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai thác tối đa đòn bẩy nợ, trên cơ cơ sở duy trì hệ số an toàn về tài chính. Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất và vốn kinh doanh), tranh thủ các nguồn vốn ứng trước của khách hàng. Tăng vòng quay vốn, giảm tối đa công nọ và bán trả chậm. Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín đối với Ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán nợ. Huy động vốn từ các cổ đông ngoài xã hội, tham gia thị trường chứng khoán khi thị trường thuận lợi.
  • 52. 52 3.2.1.3-Các giải pháp về nguồn nhân lực Yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Công ty tạo mọi điều kiện như hỗ trợ kinh phí, thời gian để cán bộ có nguyện vọng đều được học tập, nâng cao trình độ. Trong số 438 cán bộ, nhân viên 298 người có trình độ đại học và trên đại học, 75 người có trình độ kinh doanh quốc tế, 50 cán bộ làm việc với người nước ngoài không cần qua phiên dịch. Hằng tuần, Công ty tổ chức các cuộc hội thảo theo chuyên đề, các khóa học nghiệp vụ, ngoại ngữ do chính cán bộ trong Công ty truyền đạt. Có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiệt tình có trình độ để từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước. Áp dụng chế độ thi tuyển cán bộ thích ứng với từng khâu công việc trong Công ty. Có chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi. Chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền thưởng sao cho đây thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh doanh, thu hút chất xám về Công ty. Có thể xem xét thuê các chuyên gia thiết kế nước ngoài tại những nhóm thị trường trọng điểm hoặc liên kết với họ trên cơ sở phân chia lợi nhuận bán hàng. Đây là một giải pháp mang tính dài hạn vì họ có khả năng thiết kế ra các sản phẩm phù hợp với thị trường của họ, chúng ta sẽ không phải mày mò để đưa ra mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm sẽ mang những nét đặc trưng văn hoá của Việt Nam và thị trường trọng điểm. Nếu nhắm vào ngách thị trường cao cấp
  • 53. 53 chi phí thiết kế sẽ cao hơn nhưng chúng ta cũng sẽ bán được sản phẩm với giá cao hơn rất nhiều. Điều này phù hợp với mục tiêu xây dựng một thương hiệu cho Artexport và thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 3.2.2- Giải pháp từ phía Nhà nước: Trong cơ chế thị trường, nỗ lực của các doanh nghiệp chỉ thực sự mang lại kết quả mong muốn khi có sự trợ giúp đúng mức của Nhà nước. Để tạo điều kiện cho Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Trung Hiếu nói riêng§, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, vượt qua khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích như: - Có chính sách đầu tư hỗ trợ khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống trong nước. - Hỗ trợ đổi mới công nghệ sản xuất thông qua việc đổi mới chính sách chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính để khai thông các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh. - Thực hiện các chính sách hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc trợ giúp nghiên cứu thị trường, ưu đãi thuế quan và chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. - Đơn giản các thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động. - Tăng cường vai trò của các cơ quan hỗ trợ thương mại và các cơ quan Trung ương.
  • 54. 54 Kết luận Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì viêc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nói chung và xuất khẩu nỏi riêng là một cơ hội, đồng thời cũng là một thách thức rất lớn với công ty Artexport. Những kết quả trong thời gian qua dù chưa đạt được các mục tiêu đề ra những điều đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên Công ty. Điều kiện kinh doanh trên thế giới và ngay cả trong nước hiện nay đang có những biến động sâu rộng đòi hỏi Công ty phải chủ động thích ứng, có những quyết định đúng đắn để theo kịp những thay đổi ấy, hướng hoạt động của Công ty theo đúng chiến lược, kế hoạch đã xây dựng, vừa đảm bảo lợi ích Công ty vừa xây dựng và đóng góp vào quá trình phát triển đất nước. Tuy hạn hẹp về nguồn tài liệu và thời gian nhưng với sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên Artexport, các thầy cô giáo tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân cộng với kinh nghiệm cá nhân, bản chuyên đề thực tập cố gắng tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XNK Artexport đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK Artexport. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Thị Ngân đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.
  • 55. 55 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.- NXB ĐH KTQD - 03/2007. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong năm 2004, 2005, 2006, 6 tháng đầu năm 2007. 3. Bài giảng Ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu- Ths.Nguyễn Quang Huy- GV ĐHKTQD. 4. website của công ty Artexport : http://artexport.com.vn/ 5. Niªn gi¸m th-¬ng m¹i ViÖt Nam n¨m 2006 - NXB Thèng kª. 6. Các trang web về kinh tế và thương mại: - www.vneconomy.vn - www.vietnamnet.vn - www.vnexpress.net - www.vietrade.org 7. Các trang báo. http://tim.vietbao.vn/th%E1%BB%A7_c%C3%B4ng_m%E1%BB%B9_ngh %E1%BB%87/ - http://www.vecomtech.com/vietnam/xuatkhau.html - http://www.hanoimoi.com.vn/vn/42/150468/ http://www.hatayhandicraft.org/modules.php?name=News&file=article&sid= 29
  • 56. 56 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 57. 57 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc * * * Hà nội. ngày 29 tháng 4 năm 2008 ---------- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Kính gửi: Khoa Thương mại - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội Công ty XNK ARTEXPORT xác nhận sinh viên: Đỗ Đình Toại, lớp TM46B, Khoa Thương mại, trường ĐH Kinh tế quốc dân đã thực tập tốt nghiệp tại công ty XNK ARTEXPORT địa chỉ 31-33 Ngô Quyền Hoàn Kiếm Hà Nội từ ngày 01/01/2008 đến ngày 29/04/2008. Trong quá trình thực tập em Đỗ Đình Toại đã thực hiện tốt mọi nội qui của công ty, có thái độ làm việc tốt và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với đề tài thực tập “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu , thực trạng và các giảipháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty XNK ARTEXPORT”, em đã có những nhận xét, đánh giá đúng đắn và đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động của công ty. Hy vọng em sẽ tiến xa trong học tập và trong công việc sau này. Công ty XNK ARTEXPORT
  • 58. 58 MỤC LỤC Lời mở đầu............................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU . ........................................ 4 1.Hoạt động kinh doanh xuất khẩu. ................................................................................... 4 1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá:................................................................................... 5 1.2 Các phương thức xuất khẩu: .................................................................................... 5 1.2.1 Phương thức xuất khẩu uỷ thác: ....................................................................... 6 1.2.2 Phương thức xuất khẩu trực tiếp: ..................................................................... 7 2) Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.............................................. 8 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XK HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY XNK ARTEXPORT. .............................................................................. 11 1. Giới thiệu công ty XNK ARTEXPORT. ...................................................................... 11 1.1.2- Sự phát triển của công ty:.................................................................................. 11 1.2. - Lĩnh vực hoạt động của ARTEXPORT................................................................ 13 1.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport trong những năm gần đây........... 14 2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. .......................................................... 19 2.1 - Mặt hàng xuất khẩu.............................................................................................. 19 2.1.1- Mặt hàng thêu ren, may mặc.......................................................................... 19 2.1.2- Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá.............................. 20 2.1.3- Hàng cói, mây tre............................................................................................. 20 2.1.4- Mặt hàng gốm sứ, đất nung. ........................................................................... 21 2.1.5- Các mặt hàng khác .......................................................................................... 22 2.2 - Thị trường xuất khẩu............................................................................................. 22 2.2.1- Thị trường Châu Á............................................................................................... 23 2.2.2- Thị trường Tây Âu............................................................................................ 25 2.2.3- Thị trường Châu Mỹ......................................................................................... 27 2.2.4- Các thị trường khác.......................................................................................... 27 2.2.5 - Đánh giá khả năng thu hút , tìm kiếm khách hàng , thị trường................... 28 2.3 - Nguồn hàng xuất khẩu........................................................................................... 29 2.4 - Nhân lực thực hiện xuất khẩu............................................................................... 30