SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
1
Báo cáo thực tập
Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex,
thực trạng và giải pháp
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
2
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành
tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu
hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của
WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh
vực trong đó không thể không nói tới bảo hiểm - một lĩnh vực hết sức nhạy
cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa,
khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Chính vì lẽ đó mà các Công
ty bảo hiểm muốn có bước đột phá thành công thì phải luôn nổ lực hết mình,
phải tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng và một điều quan trọng hơn
hết đó là phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và phát triển sản phẩm mới
nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng. Từ khi ra đời
cho tới nay, PJICO luôn đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu, và kết quả của
ngày hôm nay là một minh chứng cho điều đó.
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của PJICO,
đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu toàn công ty. Thực tế cho thấy qua
thời gian thực hiện, triển khai, nghiệp vụ này đã trở thành nghiệp vụ nòng
cốt không thể thiếu trong chiến lược phát triển của công ty.
Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới,
em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ
phần bảo hiểm Petrolimex, thực trạng và giải pháp ”
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xe cơ giới
3
Chương 2: Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty Cổ phần bảo
hiểm Petrolimex
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ
giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô giáo
để đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Định đã hướng dẫn
em tận tình trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp đỡ em hoàn
thành đề tài đã chọn!
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XE
CƠ GIỚI
1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới
Điều 623 Bộ luật dân sự thay thế,sửa đổi và bổ sung năm 2005 liệt kê nguồn nguy
hiểm cao độ trong đó có phương tiện giao thông vận tải cơ giới bao gồm có phương
tiện tham gia giao thông đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt và đường bộ.Và
loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tần suất hoạt động tham gia giao
thông nhiều dẫn đến xác suất xảy ra tai nạn là rất lớn, đó là phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ(gọi là xe cơ giới). Là phương tiện vận chuyển cơ động và tham gia
triệt để vào quá trình vận chuyển, xe cơ giới hoạt động phần lớn trong các khu vực
dân cư đông đúc và những vùng kinh tế tập trung nhiều loại tài sản và hàng hoá. Do
đó, nó thường gây ra những sự cố rủi ro tai nạn như đâm va, cháy, nổ, lật xe gây
thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho chính chủ phương tiện và những người khác
cùng tham gia giao thông, cũng như cho xã hội.
Trong thời đại hiện nay,khi khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển, để phục vụ
cho nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông ngày càng tăng, thì con người đã
phát minh và sản xuất ra nhiều loại phương tiện hiện đại và tối tân hơn, chất lượng
tốt hơn, tốc độ lớn hơn và an toàn hơn. Trên thực tế cho thấy, mặc dù các phương
tiện rất hiện đại, chất lượng và an toàn như đã nêu ở trên tham gia giao thông đường
bộ trên những tuyến đường được nâng cấp, làm mới rất hiện đại với mặt đường, cầu
rộng rãi, chất lượng tốt, với hệ thống chiếu sáng, đèn hiệu, biển báo hiệu giao thông
hiện đại. Song tai nạn giao thông vẫn cứ xảy ra với nhiều vụ xảy ra gây thiệt hại
nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
5
Tai nạn giao thông xảy ra do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như do
ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông thấp, do việc quản lý các phương tiện
giao thông của chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện cho phương tiện lưu hành, do khí
hậu, do chất lượng các công trình giao thông không tốt và do nhiều nguyên nhân
khác.
Bảng 1: Sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam (2003- 2007)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Số ô tô 675 000 774 824 891 104 1 026 512 1 183 260
Số gắn máy 11 379 000 13 375 992 16 086 644 18 901 206 22 350 676
(Nguồn:Báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông)
Theo thống kê cho thấy, số lượng xe cơ giới ngày một tăng, điều đó đi đôi với sự gia
tăng tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Điều đó tất yếu gây ra những hậu quả và
tổn thất nặng nề.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy bảo hiểm xe cơ giới đóng vai trò rất quan trọng
trong đời sống xã hội. Nó giúp cho các chủ phương tiện giảm bớt gánh nặng về mặt
kinh tế khi không may xảy ra tai nạn rủi ro,giúp cho họ trang trải các khoản chi phí
khi gây ra tổn thất,thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba cùng tham gia giao
thông với những chi phí đôi khi còn lớn hơn giá trị thực của chính chiếc xe tham
gia, cũng như giúp họ trang trải chi phí sữa chữa ,bù đắp cho chính chiếc xe tham
gia bảo hiểm và cho những người sử dụng và tham gia giao thông trên chính chiếc
xe đó.Bên cạnh đó,từ quỹ tài chính bảo hiểm do các chủ phương tiện đóng góp từ
khoản phí bảo hiểm còn được sử dụng một phần vào việc nâng cấp các tuyến đường
giao thông,làm các biển báo giao thông, đường lánh nạn, đóng góp vào các quỹ từ
thịên….vv
6
1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới
Có thể thấy,sự tồn tại của rủi ro cùng hậu quả gây ra thiệt hại cho con người,huỷ
hoại của cải vật chất,làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác là cội nguồn phát sinh bảo hiểm.Gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia,hoạt động của bảo hiểm ngày càng đa dạng.Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm
xe cơ giới đóng một vai trò quan trọng cho sự an toàn xã hội.
Thứ nhất,giúp ổn định tình hình tài chính của chủ phương tiện khi không may rủi ro
được bảo hiểm xảy ra.
Khi tham gia giao thông tất nhiên ai cũng mong muốn rủi ro không xảy ra với
mình,gây thiệt hại cả về người và của.Nhưng rủi ro lại không loại trừ bất kỳ ai,nhiều
khi chỉ là do sơ suất bất cẩn khiến chủ phương tiện rơi vào tình thế bị động.Tình
trạng này sẽ được khắc phục nếu như chủ xe tham gia bảo hiêmr xe cơ giới và sau
khi đóng một khoản phí nhất định để xây dựng quỹ bảo hiểm thì đến khi rủi ro xảy
ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về mặt tài chính cho chủ phương
tiện,bao gồm cả thiệt hại gây ra cho người thứ ba và vật chất thân xe tuỳ theo loại
hình chủ xe tham gia.cần phải lưu ý rằng ,công ty bảo hiểm chỉ bồi thường trong hạn
mức trách nhiệm (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và số tiền bảo hiểm(đối với
bảo hiểm vật chất xe) để tránh những trục lợi từ phía khách hàng.Như vậy tham gia
bảo hiểm xe cơ giới tạo tâm lý yên tâm,thoải mái,tự tin khi điều khiển các phương
tiện tham gia giao thông; số tiền bồi thường cũng góp phần ổn định tình hình tài
chính và tránh những xáo trộn lớn cho chủ phương tiện giúp họ nhanh chóng thoát
khỏi tình trạng khó khăn; đồng thời qua đó góp phần xoa dịu,làm giảm bớt căng
thẳng giữa chủ xe và người bị nạn.Ngoài ra,mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là bảo hiểm thay
mặt chủ xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng,kịp thời
mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe giúp cho người thứ ba ổn định cả về
7
mặt tài chính và về mặt tinh thần.
Thứ hai,tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm
Hơn bao giờ hết kinh tế Việt Nam đang có những biến chuyển to lớn về cả chất và
lượng,Nhà nước không ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế đặc biệt là tư
nhân tham gia vào guồng máy kinh doanh sản xuất chung nhằm tận dụng nguồn tài
chính nằm trong dân, đưa nguồn vốn nhàn rỗi này ra sản xuất kinh doanh sinh lời.
Đối với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức mạnh,vị thế của doanh
nghiệp,vì thế mà trong quá trình kinh doanh nếu doanh nghiệp phải tự dự trữ một
khoản tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là sự lãng phí
lớn. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít phương tiện đã vậy, đặc biệt là với
các doanh nghiệp có quy mô lớn ,số lượng đầu xe nhiều thì quỹ dự trữ này sẽ chiếm
một tỷ kệ lớn và rất khóa xác định trong nguồn vốn kinh doanh.
Các khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua các hợp đồng bảo hiểm xe cơ
giới,công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc “số
đông bù số ít”. Lúc này thay vì phải tự thành lập riêng một quỹ cho doanh nghiệp thì
các chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các
thành viên khác cùng đóng góp.
Thứ ba,góp phần đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông .
Với số phí thu được từ các chủ xe tham gia,công ty bảo hiểm lập những quỹ ngoài
mục đích chính là để bồi thường cho các xe nếu rủi ro xảy ra còn được sử dụng cho
mục đích đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ gây ra tai nạn do chất lượng hệ
thống cơ sở hạ tầng còn thấp như tại các đèo,dốc nguy hiểm (ví dụ như: đèo Cả, đèo
Cù Mông…) đã được các công ty bảo hiểm lớn là Bảo Việt,PJICO hỗ trợ đầu tư
hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ,hốc cứu nạn…hàng năm cứu
thoát khỏi nguy hiểm hàng trăm tính mạng.
8
Ngoài ra các công ty cũng khuyến khích chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng
hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền luật lệ an toàn
giao thông, đặc biệt công ty còn giảm phí nếu sau một thời gian nhất định mà xe
không gặp phải bất kỳ sự cố nào. Như vậy việc tham gia bảo hiểm rõ ràng có tác
dụng đề phòng hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội.
Thứ tư,góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.
Mức sống ngày được nâng lên, số lượng các phương tiện cơ giới tăng mạnh, đồng
thời giá trị của từng chiếc xe cũng tăng cao.
Hơn nữa, khi các điều kiện sống đầy đủ, trình độ dân trí cao thì nhu cầu tự bảo vệ
cho bản thân, gia đình,tài sản lại càng được nâng cao.Vì thế triển vọng của nghiệp
vụ xe cơ giới là rất lớn và nguồn thu từ nghiệp vụ này không phải là ít, nó sẽ góp
phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua hình thức nộp thuế của các công
ty bảo hiểm. Và ngược lại Chính phủ có thể sử dụng ngân sách Nhà nước phối hợp
với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ
sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng
cao chất lượng đời sống dân cư.
Như vậy vai trò, tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất lớn, mang ý
nghĩa tích cực, nhân đạo sâu sắc và việc triển khai nghiệp vụ này là rất cần thiết.
2/ Các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm mà nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được chia thành
một số sản phẩm sau:
 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
 Bảo hiểm vật chất xe
 BHTNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe.
9
 Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.
 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe
 Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe.
Trong các nghiệp vụ trên thì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối
với người thứ ba và bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới là hai nghiệp vụ trọng tâm góp
phần hỗ trợ tích cực cho người tham gia bảo hiểm khi bị tai nạn đồng thời cũng đem
lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi cá nhân,tổ chức đều phải chịu trước pháp luật về
hành vi của mình, nếu hành vi bất cẩn đó gây thiệt hại cho người khác thì cá nhân,
tổ chức đó phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại do mình gây ra. Thực tế không chỉ
trong bảo hiểm xe cơ giới mới có BHTNDS mà còn tồn tại rất nhiều loại hình
BHTNDS khác: bảo hiểm trách nhiệm dân sự sản phẩm, TNDS của chủ sử dụng lao
động. Vì vậy loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự rất phổ biến và có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội. BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba cũng là dạng BHTNDS vì thế nó cũng có đầy đủ các đặc điểm bảo hiểm trách
nhiệm.
Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Vì đối tượng của bảo hiểm
trách nhiệm là phần trách nhiệm pháp lý phát sinh phải bồi thường trách nhiệm dân
sự tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Phần trách nhiệm này chưa xác định bởi vì nó
chưa xảy ra chỉ khi trách nhiệm dân sự phát sinh thì mới biết giá trị cụ thể của trách
nhiệm là bao nhiêu.
Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm chỉ có một rủi ro duy nhất là khi pháp luật quy định
đã phát sinh trách nhiệm dân sự.
Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm thường áp dụng dưới hình thức bắt buộc. Mục đích
10
ngoài việc ổn định tài chính cho người được bảo hiểm cònbảo vệ quyền lợi cho phía
nạn nhân (vì có những thiệt hại xảy ra vượt quá khả năng tài chính của chủ phương
tiện ).
Thứ tư là, bảo hiểm trách nhiệm thường chỉ giới hạn ở một mức trách nhiệm nhất
định, hay nói cách khác công ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình bởi
số tiền bảo hiểm.
2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
 Đối tượng bảo hiểm:
Người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ xe,có thể là cá nhân hay đại diện
cho một tập thể.Người bảo hiểm chỉ nhận cho phần BHTNDS của chủ xe phát sinh
do hoạt động điều khiển xe cơ giới của lái xe.Như vậy, đối tượng bảo hiểm là trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba là phần trách nhiệm đươc xác định như sau:
Số tiền bồi thường
TNDS =
Mức độ
lỗi *
Thiệt hại thực tế
của bên thứ ba
Tuy nhiên số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự luôn phụ thuộc vào quyết định cuối
cùng của toà án nếu như hai bên không thỏa thuận được.Vậy đối tượng không được
xác định trước, chỉ khi nào xảy ra tai nạn mới xác định được một cách cụ thể.
Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba:
Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba.
Chủ xe phải có hành vi gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho bên thứ ba (hành
vi này có thể là vô tình hay cố tình ) mà lái xe vi phạm luật an toàn giao thông
đường bộ hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước,cũng có thể là rủi ro về
11
mặt kỹ thuật mà chủ xe không lường trước được.
Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe với những thiệt
hại của người thứ ba.
Phải có khiếu nại của bên thứ ba.
Người thứ ba có thể là người đi bộ hay người đi xe đạp hoặc các phương tiện cơ giới
khác, đường sá hoa màu…nhưng không bao gồm các trường hợp sau:
+ Lái phụ xe,người làm công cho chủ xe
+ Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ,vợ con…
+ Hành khách những người có mặt trên xe
+ Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện gây ra
+ Thiệt hại về tình trạng sức khỏe xảy ra do bản thân người điều khiển xe
+ Các khoản phạt mà lái xe hay phụ xe phải chịu.
 Phạm vi bảo hiểm:
Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba,các thiệt hại nằm trong
phạm vi trách nhiệm của người được bảo hiểm bao gồm:
Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sứ khỏe của bên thứ ba.
Thiệt hại về hàng hóa,tài sản của bên thứ ba.
Thiệt hại về tài sản là ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hoặc làm giảm thu nhập.
Các chi phí cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, các chi phí thực
hiện các biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại
hiệu quả)
Những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa
tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
Tuy nhiên người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ
12
tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
Tai nạn do hành động cố ý của chủ xe,lái xe và người bị thiệt hại.
Xe không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông
theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Chủ xe lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông như:
+ Xe không có giấy phép lưu hành,giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi
trường
+ Lái xe không bằng lái.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như :rượu ,bia ,ma túy
+ Xe chở chất cháy,chất nổ trái phép
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép,chạy thử sau khi sữa chữa
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.
+ Xe không có hệ thống lái bên phải
 Thiệt hại do chiến tranh
 Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất
kinh doanh
 Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
 Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác.
Ngoài ra,người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như
vàng bạc đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm….
2.1.2 Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả
cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như ta đã biết thiệt hại TNDS
chưa thể xác định ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm nó có thể là không đáng kể
13
có thể là rất lớn.Vì vậy một mặt để nâng cao trách nhiệm của người tham gia,mặt
khác để đảm bảo chi trả bảo hiểm cho người tham gia nên công ty bảo hiểm đã đưa
ra các giới hạn nhất định đối với mức bồi thường tối đa để người tham gia bảo hiểm
tự lựa chọn. Tức là công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại TNDS phát
sinh mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã xác định ra khi tham gia.
Số thiệt hại còn lại thì chủ xe hoặc lái xe bồi thường cho người thứ ba.
Hiện nay, Bộ tài chính ban hành quyết định 23 Bảo hiểm Bắt buộc TNDS của chủ
xe cơ giới thì mức TNDS bắt buộc mà chủ xe tham gia là :
+ Đối với xe mô tô:
Về người: 30 triệu đồng / người / vụ
Về tài sản: 30 triệu đồng / vụ
+ Đối với xe ô tô:
Về người : 50 triệu đồng / người / vụ
Về tài sản : 50 triệu đồng / vụ
2.1.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình
thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm
nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản
phẩm bảo hiểm nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác.
Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp có
thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo
hiểm rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi
đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d
14
Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f – Phí thuần
d - Phụ phí
2.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo
hiểm là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát
của chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định.
2.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:
 Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm ở đây là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu
hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Để xác định xe cơ giới người ta dùng các tiêu thức sau:
Xe cơ giới được gắn với động cơ ( khác với xe không có động cơ như:xe đạp,xe
thồ ,xe súc vật kéo)
Xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn(khác với tàu hoả ,xe
điện)
Xe cơ giới phải có tối thiểu 1 chỗ cho người điều khiển
Như vậy,xe cơ giới bao gồm nhiều loại xe: ô tô, mô tô, xe chở hàng, xe chuyên dụng
khác.
Để được xét trở thành đối tượng bảo hiểm,xe cơ giới phải đảm bảo những điều kiện
về mặt kỹ thuật,pháp lý cho sự lưu hành, được cơ quan thẩm quyền cấp giấy đăng
ký xe,biển kiểm soát,giấy phép lái xe,giấy kiểm đinh an toàn kỹ thuật và môi
trường.
Có những quy định về điều kiện kỹ thuật vì:
15
+ Xuất phát từ nguyên tắc trong bảo hiểm đó là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu
nhiên. Vì vậy, nếu xe cơ giới tham gia bảo hiểm mà không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì
có thể không được chấp nhận.
+ Công ty Bảo hiểm cũng như các công ty sản xuất kinh doanh khác luôn chấp hành
theo đúng quy định và luật pháp của Nhà nước. Nếu công ty bảo hiểm chấp nhận
bảo hiểm bảo hiểm cho xe cơ giới không đủ các điều kiện về mặt pháp lý(không có
giấy đăng ký xe, bằng lái, không có biển kiểm soát đối với xe đã lưu hành lâu rồi)
thì vô hình dung là một sự tiếp tay cho hành vi phạm pháp;còn đối với những xe
mới chưa có biển kiểm soát, chưa đi đăng ký vẫn được tham gia bảo hiểm vì bảo
hiểm chỉ cần dựa vào số khung và số mã.
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật xe cơ giới được chia thành các tổng thành sau:
+ Tổng thành thân vỏ: Có 3 nhóm
Thân vỏ,ca bin,ga lăng,toàn bộ vỏ kim loại.
Ghế đệm nội thất :toàn bộ ghế đệm ngồi hoặc cầm,các trang thiết bị điều hoà
nhiệt độ,quạt dài.
Sắt xi:gồm khung,tổng bơm,phanh,các bình chứa nguyên liệu.
+ Tổng thành động cơ: (động cơ,bộ chế hoà khí,bơm cao áp,bộ phận lọc gió)
Tổng thành hệ thống lái ( vô lăng,trục tay lái…)
Tổng thành hộp số : (Hộp số chính,hộp số phụ,hệ thống dẫn trục các loại)
Tổng thành trục trước : ( dầm cầu,trục láp.hệ thống treo nhíp,cơ cấu phanh,xi lanh
phanh)
Tổng thành trục sau :
Tổng thành lốp : bộ phần săm lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả lốp dự trữ)
Trên cơ sở đó,người ta tham gia bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc
16
là tham gia bảo hiểm từng bộ phận xe. Trong đó tổng thành thân vỏ xe chiếm tỷ
trọng lớn nhất cũng như chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hậu quả của tai nạn, rủi ro.
Chính vì thế mà các công ty bảo hiểm Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ
xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe.
Phạm vi bảo hiểm
Là giới hạn những rủi ro mà theo thoã thuận nếu những rủi ro đó xảy ra người bảo
hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ những thiệt hại vật chất của xe
xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những
trường hợp sau:
Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của chủ xe,lái xe: đâm va,lật
đổ.
Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác:hoả hoạn,cháy nổ.
Rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên: bão,lũ lụt,sét đánh,động đất.
Rủi ro khách quan có nguồn gốc “ xã hội”:mất cắp, đập phá…Tuy nhiên ở Việt
Nam thì áp dụng một nguyên tắc chung là nếu mất cắp bộ phận thì không giải
quyết chỉ mất cắp toàn bộ xe mới thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
Tai nạn rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ.
Ngoài ra,doanh nghiệp bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý
phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm ngăn ngừa,hạn
chế tổn thất phát sinh thêm bảo vệ và đưa xe thiệt hại đến nơi sữa chữa gần
nhất,giám định tổn thất.
Trong mọi trường hợp,tổng số tiền bồi thường trong một vụ tai nạn không vượt quá
số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc trực tiếp
17
theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Nghị quyết 332/HĐBT ngày 23/10/1991 được cụ thể hóa bằng Thông tư số
82TC/CN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài chính đã quy định rõ: “để tránh các trường
hợp không bảo toàn được vốn do những nguyên nhân khách quan,thiên tai, địch
họa,rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải mua bảo
hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó tại công ty Bảo hiểm Việt
Nam. Khoản chi về phí bảo hiểm được hạch toán vào giá thành, hoặc phí lưu thông
của doanh nghiệp”.
Hiện nay, trên lãnh thổ của Việt Nam đang triển khai các hình thức vật chất thân xe
cơ giới như sau:
Bảo hiểm theo giá trị thực tế của xe:
Giá trị thực tế của xe là giá trị thực thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm
xe tham gia bảo hiểm.
Theo phạm vi đối tượng bảo hiểm có thể chia làm 2 loại:
+ Bảo hiểm toàn bộ xe: đối tượng bảo hiểm là toàn bộ xe cơ giới với đầy đủ
các bộ phận tổng thành của xe như:thân vỏ xe,tổng thành động cơ,hệ thống truyền
lực,hệ thống điều khiển,hệ thống phanh…
+ Bảo hiểm bộ phận thân vỏ xe: đối tượng được bảo hiểm chỉ là phần thân vỏ
xe.Những bộ phận tổng thành khác không thuộc thân vỏ xe bao gồm:tổng thành
động cơ,tổng thành hộp số,tổng thành cầu trước,cầu sau,hệ thống lái,hệ thống các
bánh xe thì chủ xe tự gánh chịu nếu có tổn thất phát sinh .Trong bảo hiểm bộ phận
xe,các doanh nghiệp chỉ nhận bảo bảo hiểm thân vỏ xe,không nhận bảo hiểm riêng
các bộ phận khác của xe.
Bảo hiểm dưới giá trị: giá trị xe tham gia bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của xe
tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp này,nếu xe bị tổn thất bộ phận thì số
18
tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xe tham gia bảo hiểm và
giá trị thực tế của xe. Nếu xe bị tổn thất toàn bộ thì bồi thường toàn bộ giá trị xe
tham gia bảo hiểm.
Các điều khoản mở rộng: Đây chính là yếu tố cạnh tranh của các công ty bảo
hiểm. Tuỳ từng công ty mà có những điều khoản bổ sung hợp lý.
2.2.2 Số tiền bảo hiểm
STBH là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo
hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường
hoặc trả tiền bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản. Nó thường được xác định bằng giá
trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký kết hợp đồng. Cách thức chọn bảo hiểm toàn
bộ hay bộ phận xe sẽ chi phối việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm của hợp đồng.
Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao
Đối với việc bảo hiểm toàn bộ xe, STBH dựa vào việc xác định giá trị bảo hiểm xe.
Giá trị của xe là giá trị thực tế của xe vảo thời điểm tham gia ký kết hợp đồng. Thực
tế, việc đánh giá giá trị bảo hiểm của xe là rất phức tạp, ở nước ta hiện nay phần lớn
xe đã qua sử dụng, sữa chữa tân trang. Cộng thêm việc kê khai của các chủ xe chưa
thật sự chính xác. Vì vậy cán bộ khai thác, cần phải nhạy bén với thông tin về giá cả
các loại xe trên thị trường, cần phải thường xuyên kết hợp với các chuyên viên mới
có thể định ra giá trị bảo hiểm hợp lý, tránh tối đa trường hợp bảo hiểm trên giá trị
dẫn đến hậu quả bất lợi cho hai bên.
Bảo hiểm xe bộ phận (thân vỏ hoặc 1 trong các tổng thành) STBH được định trên cơ
sở giá trị bảo hiểm toàn bộ xe và tỷ lệ phần trăm về phần giá trị của bộ phận đó trên
giá trị toàn bộ xe (tỷ lệ này được người bảo hiểm quy định đối với từng loại xe).
Bảo hiểm dưới giá trị cũng được các công ty bảo hiểm chấp nhận. Tuy nhiên phải
19
kèm theo quy định về tỷ lệ tối thiểu ( tỷ lệ % giữa STBH và giá trị bảo hiểm) và việc
áp dụng quy tắc bồi thường theo tỷ lệ.
2.2.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ phương tiện khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ
giới phải đóng cho công ty bảo hiểm.Các Công ty Bảo hiểm tiến hành thu phí theo
biểu phí của Bộ Tài Chính quy định.
Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định bằng tỷ
lệ phí nhân với số tiền bảo hiểm.
P = Sb x R
Trong đó:
Sb : Số tiền bảo hiểm
R : Tỷ lệ phí bảo hiểm
Phí cũng được xác định cho mỗi đầu xe có cả phí ngắn hạn và phí dài hạn. Thông
thường phí tính trong một năm và phí ngắn hạn thường chỉ vài tháng, phí dài hạn
bao giờ cũng bằng hoặc lớn hơn một năm
Phương pháp tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của nhiều công ty bảo
hiểm lớn nhất trên thế giới luôn dựa vào những yếu tố cơ bản sau:
Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe
+ Loại xe : (xác định bởi nhãn mác,năm sản xuất):liên quan đến trang thiết bị an
toàn,giá cả,chi phí sữa chữa,phụ tùng thay thế
+ Phạm vi và địa bàn hoạt động: đây không phải là phương pháp tốt nhất để dựa vào
đó mà tính phí bảo hiểm vì công ty bảo hiểm không biết chắc xe sử dụng tại đâu. Dù
sao đây cũng là tiêu chuẩn của nhiều đơn bảo hiểm và một số công ty bảo hiểm vẫn
có cách xác định tỷ lệ phí dựa theo khu vực là rất phức tạp
20
+ Mục đích sử dụng xe : đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó
giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra.Xe được điều khiển bởi
một người lớn tuổi, đã về hưu và lưu thông với mục đích thông thường thì sẽ gặp rủi
ro hơn những người có xe với mục đích kinh doanh,lưu thông trên một khu vực rộng
lớn,thường xuyên. Xe càng lưu hành nhiều thì mức độ, xác suất xảy ra tai nạn càng
lớn
Ở Việt Nam thì tính phí bảo hiểm lại căn cứ vào một số tiêu thức sau:
+ Loại xe, đời xe, năm sử dụng…để có được giá trị thực tế của xe tham gia bảo
hiểm.
+ Mục đích sử dụng của xe : Phân làm hai loại là xe kinh doanh và xe không kinh
doanh
+ Các điều kiện bảo hiểm bổ sung
+ Mức miễn thường: Để giảm phí bảo hiểm, chủ xe có thể lựa chọn việc tự chịu
một phần thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần thiệt
hại vượt quá mức miễn thường nói trên của chủ xe.
Bảo hiểm cũng là một sản phẩm cung cấp trên thị trường nên phải tham gia theo quy
luật cạnh tranh của thị trường. Ngoài chất lượng dịch vụ thì giá cả là yếu tố quyết
định rất lớn. Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn xe hay có số phí tham gia
bảo hiểm cao thì các công ty bảo hiểm cũng có chính sách giảm phí. Đặc biệt là với
những đầu mối giới thiệu khách hàng lớn và thường xuyên.Ví dụ như thông qua
ngân hàng, các hãng bán xe, môi giới. Đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe
cơ giới.
Những hoạt động mang tính chất mùa vụ tức chỉ hoạt động một số ngày trong
năm,thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức:
21
Phí
bảo hiểm =
Mức phí
cả năm x
Số ngày hoạt động
365 ngày
Nếu chủ xe đã nộp phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó trong năm có một số
tháng không hoạt động nhà bảo hiểm hoàn lại phí trong những tháng đó nhưng chủ
xe phải báo cho nhà bảo hiểm biết
Phí
hoàn lại =
Phí cả
năm x
Tỷ lệ
hoàn phí x
Số ngày không hoạt động
365 ngày
Khi giảm phí bảo hiểm PJICO chỉ áp dụng giảm phí một trong các phương án dưới
đây khi khách hàng tham gia loại hình bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện sau đây:
Bảng 2 : Giảm phí theo tỷ lệ tổn thất
Thời hạn Mức giảm phí tối đa
01 năm liên tục 15% tổng số phí bảo hiểm
02 năm liên tục 20% tổng số phí bảo hiểm
03 năm liên tục 25% tổng số phí bảo hiểm
(Nguồn : QĐ 02/2008 của PJICO về hướngdẫn khai thác bảo hiểm xe cơ giới)
Bảng 3 : Giảm theo tỷ lệ bồi thường thấp trong một năm bảo hiểm
Tỷ lệ bồi thường Mức giảm phí tối đa
Nhỏ hơn hoặc bằng 40% 10%
Nhỏ hơn hoặc bằng 30% 15%
Nhỏ hơn hoặc bằng 20% 20%
(Nguồn : QĐ 02/2008của PJICO về hướngdẫnkhaithác bảohiểm xe cơ giới)
22
Bảng 4 :Giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm
Số lượng Mức giảm phí tối đa
Từ 05 đến 10 xe 10% tổng số phí bảo hiểm
Từ 11 đến 20 xe 15% tổng số phí bảo hiểm
Từ 21 đến 30 xe 20% tổng số phí bảo hiểm
Từ 31 đến 50 xe 25% tổng số phí bảo hiểm
(Nguồn : QĐ 02/2008 của PJICO về hướngdẫn khai thác bảo hiểm xe cơ giới)
Ngoài cạnh tranh bằng phí các đơn vị còn cạnh tranh nhau về thời gian phí.Phí có
thể căn cứ vào đối tượng khách hàng (có số phí lớn hoặc khách hàng tiềm năng) để
chia làm nhiều kỳ nộp tuỳ thoã thuận giữa công ty Bảo hiểm và khách hàng.
2.2.4 Các điểm loại trừ
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản vì vậy nó thực hiện dưới
hình thức tự nguyện.Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý đến những trường
hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Những điểm loại trừ chung:
+ Hành động cố ý gây tai nạn cho chủ xe;
+ Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn và bảo vệ môi trường hợp lệ,xe
đi đêm không có đèn chiếu sáng bên trái ;
+ Lái xe không có giấy phép hợp lệ,lái xe có nồng độ cồn rượu bia vượt quá quy
định của pháp luật hiện hành ;
+ Xe vận chuyển chất nổ trái phép ;
+ Xe sử dụng để tập lái, đua xe ( xe hợp pháp hoặc trái phép);xe chạy thử sau khi
sửa chữa;
23
+ Xe đi vào đường cấm,khu vực cấm;
+ Thiệt hại có tính hiệu quả gián tiếp như:giảm giá trị thương mại,ngừng sản xuất,sử
dụng,khai thác;
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho phép;
+ Tai nạn ngoài lãnh thổ Việt Nam;
+ Chiến tranh.
Những điểm loại trừ riêng:
+ Hao mòn do sử dụng,lão hoá,mất giá,hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất thêm do
sữa chữa,trong quá trình sữa chữa;
+ Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc thiết bị mà không phải do tai nạn gây
ra;
+ Tổn thất đối với săm lốp,nhãn mác trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng
nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn.
+ Mất cắp bộ phận xe;
+ Những vụ tổn thất nhỏ dưới mức miễn thường (mà hiện nay các công ty bảo hiểm
thường áp dụng mức chung là 200.000 đồng/vụ).
Ngoài ra các doanh nghiệp còn từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường
cho chủ xe trong các trường hợp chủ xe:
+ Cung cấp không đầy đủ,không trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng bảo
hiểm trong Giấy yêu cầu bảo hiểm;
+ Khi xảy ra tai nạn,không kịp thời thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo
hiểm,không áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất gia
tăng,tự ý tháo dỡ,sữachữa xe mà chưa có sự đồng ý hoặc giám sát của doanh nghiệp
bảo hiểm hay đại diện của họ;
24
+ Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây thiệt
hại của người chủ phương tiện cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài ra chủ xe cần lưu ý:
+ Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn tự nhiên của chiếc xe có
nghĩa là tính đến khấu hao làm tròn theo tháng cụ thể nếu xe bị tai nạn từ ngày 16
trở về cuối tháng thì tháng đó phải tính khấu hao.
Nếu xe tham gia bảo hiểm từ ngày 1 đến ngày 15 thì tháng đó không phải tính khấu
hao.
+ Nếu chủ xe đã mua bảo hiểm sau đó lại chuyển nhượng cho người khác thì chủ xe
mới vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm đến hạn hợp đồng nếu có sự thông báo với
nhà bảo hiểm có xác nhận việc này bằng phụ lục hợp đồng hoặc văn bản.
+ Trong mọi trường hợp không bao giờ bảo hiểm bồi thường vượt quá số tiền ghi
trong đơn bảo hiểm.
+ Khi tham gia bảo hiểm cần phải có các giấy tờ:giấy phép lưu hành,bằng lái, đăng
ký xe.
Việc các công ty bảo hiểm thực hiện và đưa ra các hạn mức cũng nhằm:
+ Để ổn định quá trình kinh doanh,tránh sự sụp đổ,phá sản của công ty bảo hiểm
nên một số rủi ro gây ra tổn thất nằm ngoài khả năng tài chính của công ty được loại
trừ ra khỏi phạm vi bảo hiểm.
+ Để tránh phải giải quyết một số lượng lớn hồ sơ bồi thường bảo hiểm làm tăng
chi phí quản lý khi tổn thất nhỏ không đáng kể,người chủ phương tiện có thể tự giải
quyết hoặc trang trải được
+ Để tránh hiện tượng trục lợi của người được bảo hiểm khi nguyên nhân rủi ro khó
xác định
25
2.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất
 Giám định tổn thất :
Giám định bảo hiểm là quá trình xem xét đánh giá,phân tích sự kiện xảy ra để xác
định nguyên nhân và mức độ tổn thất.
Công việc giám định được tiến hành bởi các giám định viên.Các giám định viên
phải ghi nhận một cách khách quan,trung thực về trạng thái của đối tượng bảo
hiểm,hạn chế tổn thất và thông tin cho tổ chức bảo hiểm.
Giám định bảo hiểm đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế,giác quan tinh tế nhạy bén,
sự hiểu biết sâu về nghiệp vụ. Công việc giám định tuỳ theo từng trường hợp mà cần
có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, cần có sự chứng kiến của các bên liên
quan đảm bảo tính pháp lý
Do vậy công tác giám định không thể thiếu được trong dây chuyền triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc khác đặc biệt là công tác
bồi thường, nó còn làm ngăn chặn các hiện tượng gian lận trong bảo hiểm.
Giám định được thực hiện theo một trình tự sau:
+ Nhà bảo hiểm nhận tin và xử lý thông tin.
+ Dự kiến phương án chuẩn bị giám định.
+ Tiến hành giám định,chụp ảnh,lập biên bản giám định
+ Phân loại,xác định chính xác những thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm
+ Đánh giá thiệt hại,chọn phương án để khắc phục thiệt hại
+ Hoàn chỉnh hồ sơ cho cán bộ bồi thường hoặc chuyển về bảo hiểm gốc để giải
quyết bồi thường
Các công việc cụ thể:
Công tác tiếp nhận thông tin là công việc khi được báo tin,người có trách nhiệm tiếp
26
nhận thông tin phải chú ý kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ,thông tin: giấy chứng
nhận bảo hiểm,giấy đăng ký xe,giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi
trường…
Công tác tại hiện trường,thu thập các yếu tố liên quan đến tai nạn như:tác động của
thời tiết,tình trạng giao thông,các vật chứng liên quan đến vụ tai nạn,phát hiện
những dấu vết gian lận,trục lợi.
Phát hiện và làm rõ những nghi ngờ trong công tác hồ sơ,hiện trường nếu rủi ro
không thuộc phạm vi bồi thường hoặc công tu bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải
thông báo và phải giải thích cho người được bảo hiểm biết rõ.
Lập biên bản giám định sau khi tiến hành công tác giám định bởi đây là một văn bản
có tính pháp lý quan trọng phản ánh một cách chính xác,trung thực khách quan
nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn
Bồi thường tổn thất
Công tác bồi thường có quyết định rất lớn đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm.Làm tốt
công tác này sẽ nâng cao uy tín của công ty bảo hiểm,nâng cao tính cạnh tranh trong
thị trường bảo hiểm.
Bồi thường tổn thất là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết của hợp đồng,chi trả
một khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho người được bảo hiểm khi có thiệt hại vật
chất xảy ra cho phương tiện trong sự cố bảo hiểm.
Để được xem xét và giải quyết bồi thường,các chủ xe cần phải có các giấy tờ trong
bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường:
Giấy thông báo tai nạn;
Giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới;
Bản sao các giấy tờ ( giấy chứng nhận bảo hiểm,giấy phép lái xe, giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường,giấy phép đăng ký kinh doanh);
27
Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn( có xác nhận
của công an nơi thụ lý) bao gồm ( bản khám nghiệm hiện trường,biên bản giải quyết
tai nạn giao thông,quyết định của toà án(nếu có),biên bản giám định thiệt hại (nếu
có);
Ngoài ra, các chủ xe còn phải cung cấp cho công ty bảo hiểm các giấy tờ như các
bằng chứng chứng minh sự thiệt hại như hoá sữa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại;
các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm
tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết khiếu nại bồi thường:
Trong vòng 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn chủ phương tiện phải trình nộp giấy
yêu cầu bồi thường. Trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả
kháng thì theo quy định của pháp luật.
Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm:15 ngày kể từ khi nhận
hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ,không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải
xác minh lại hồ sơ.Nếu từ chối bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo
cho chủ xe bằng văn bản lý do từ chối bồi thường trong thời gian nói trên.
Thời hạn khiếu nại bồi thường của chủ xe cơ giới:03 tháng kể từ ngày doanh nghiệp
bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường hoặc từ chối bồi thường.Quá thời hạn trên mọi
khiếu nại không còn giá trị.
Phương pháp xác định số tiền bồi thường:
Công ty bảo hiểm bồi thường vật chất xe do những thiệt hại thực tế bao gồm:
+ Chi phí sửa chữa : Tiền công sửa chữa và vật tư sửa chữa
+ Chi phí thay thế phụ tùng: Giá trị phụ tùng và công lắp ráp vận chuyển.
+ Chi phí khắc phục ban đầu: chi phí ngăn ngừa hạn chế tổn thất,bảo vệ,cẩu kéo về
nơi sửa chữa gần nhất.
28
Các chi phí trên phải hợp lý,hợp lệ và phải phù hợp với các điều kiện tham gia của
chủ xe.
Bồi thường chi phí thay thế bộ phận mới thì phải tính đến khấu hao trừ hao mòn sử
dụng hoặc tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận đó trước khi xảy ra tai
nạn.Song nếu chủ xe có tham gia điều kiện bảo hiểm bổ sung là thay mới không tính
khấu hao thì vẫn được tính là thay thế đồ mới trên thị trường.Các bộ phận được thay
thế mới phải thu hồi ngay sau khi bồi thường.
Thiệt hại thực tế = (Chi phí sửa chữa + Chi phí thay thế phụ tùng + Chi phí khắc
phục ban đầu).
Bồi thường tổn thất toàn bộ:
Trường hợp xe bị tai nạn được coi là tổn thất toàn bộ khi giá trị thiệt hại bằng hoặc
trên 80% giá trị thực tế tính theo bảng tỉ lệ cấu thành giá trị xe của PJICO.
Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe thì PJICO sẽ bồi thường
cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Bồi thường tổn thất bộ phận:
Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở:
+ Nếu trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế
Số tiền
bồi thường =
Giá trị thiệt
hại thực tế *
STBH
GTBH
+ Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế
Theo nguyên tắc để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận
STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia
với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, HĐBH sẽ không có hiệu
lực, còn nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi
29
thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá
trị thực tế của xe.
Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất
bộ phận bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới của
doanh nghiệp bảo hiểm
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của loại hình bảo hiểm xe cơ
giới.Xét theo nguồn gốc,các yếu tố này có thể chia thành: các yếu tố bên trong của
bản thân từng doanh nghiệp bảo hiểm và các yếu tố tác động từ bên ngoài.
2.3.1 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới thị phần bảo hiểm xe cơ giới của
từng doanh nghiệp bảo hiểm như: Vốn của các DNBH vì nó thể hiện khả năng tài
chính của doanh nghiệp,thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm tạo niềm tin
của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và nâng cao vị trí cạnh tranh của
mình đối với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,sự phát triển của nghiệp vụ bảo
hiểm xe cơ giới của mỗi DNBH chịu tác động rất lớn từ các yếu tố trên các mặt: sản
phẩm,giá cả,chất lượng phục vụ và tuyên truyền quảng cáo.
Sản phẩm bảo hiểm là cái mà các công ty bảo hiểm cung cấp cho người mua trên cơ
sở nhu cầu của họ.Vì vậy,để thị trường bảo hiểm xe cơ giới có thể phát triển,các sản
phẩm mà thị trường cung cấp phải có sự đa dạng theo đúng các nhu cầu phát sinh
trên thị trường.Khi các điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển,nhu cầu về bảo hiểm
càng tăng và đa dạng đòi hỏi các công ty bảo hiểm cũng ngày càng phải có nhiều
sản phẩm mới cũng như cải tiến các sản phẩm cũ cho phù hợp.
Giá cả sản phẩm bảo hiểm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng
có mua bảo hiểm hay không.Với khả năng tài chính là có giới hạn,trong khi còn phải
30
đáp ứng nhiều nhu cầu khác,khách hàng luôn cân nhắc mức giá nào là phù hợp với
túi tiền của mình.Vì vậy,bên cạnh việc đưa ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
người mua,các công ty bảo hiểm còn cần phải thiết kế mức phí bảo hiểm cho phù
hợp với khách hàng.Thông thường cùng với sản phẩm bảo hiểm,công ty bảo hiểm
đưa ra nhiều mức phí cho khách hàng lựa chọn.Và tất nhiên mức phí bảo hiểm sẽ
ảnh hưởng đến phạm vi bảo hiểm rộng hay hẹp mà khách hàng được hưởng.Ví dụ
hiện nay ở Việt Nam,bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có
mức bắt buộc của pháp luật là 60.500 đồng tương ứng với mức trách nhiệm là 30
triệu đồng/người/vụ và 30 triệu đồng/tài sản/vụ.Ngoài ra,còn có các mức tự nguyện
để khách hàng lựa chọn như mức 80.500 đồng tương ứng với mức trách nhiệm là 30
triệu đồng/người/vụ và 30 triệu đồng/tài sản/vụ và có kết hợp bảo hiểm tai nạn 02
người ngồi mức 10 triệu đồng/người/vụ.Với nhiều sự lựa chọn như vậy,khách hàng
sẽ được thoã mãn nhu cầu tốt hơn và sẽ tham gia đông đảo hơn.
Chất lượng phục vụ là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự phât triển
của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và nghiệp vụ xe cơ giới nói
riêng.Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là vô hình và dễ bắt chước,sản phẩm bảo
hiểm cũng như giá cả,nên lúc này chất lượng phục vụ khách hàng lại đóng vai trò
hết sức quan trọng. Đặc biệt với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới,khách hàng cũng
thường hay gặp rủi ro gây ra tổn thất nhỏ,nên việc mua bảo hiểm một cách dễ dàng
hay được bồi thường đầy đủ kịp thời tất yếu làm cho khách hàng hài lòng;thấy được
lợi ích cũng như tiện ích của việc mua bảo hiểm,góp phần tạo nên tập quán mua bảo
hiểm.Do đó vấn đề kênh phân phối sản phẩm và nhân tố con người cần đặc biệt coi
trọng.Xây dựng văn hoá kinh doanh mang tính đặc thù riêng luôn được các công ty
bảo hiểm chú trọng nhằm tạo ra những con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo
hiểm.Nhiều khi khâu phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ còn ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng cả đến danh tiếng của mỗi doanh nghiệp
31
bảo hiểm.Mà kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh phần chưa nhìn thấy được, điều
mà không ai tham gia bảo hiểm muốn được nhận nhưng lời hứa khi xảy ra tổn thất
và dịch vụ khách hàng hậu mãi chính là yếu tố quảng bá danh tiếng của doanh
nghiệp bảo hiểm và của chính nghiệp vụ đó.Ở Việt Nam người dân mới làm quen
với bảo hiểm,họ còn e ngại về khâu bồi thường này.Theo họ thì đây là khâu có
nhiều phức tạp.Đó chính là điều làm cho tình trạng tham gia bảo hiểm xe cơ giới
chưa phải là phổ biến mà mới chỉ là để đốiphó theo quy định của Chính phủ hoặc vì
sự ràng buộc với những tổ chức tài chính.
Công tác tuyên truyền quảng cáo:Bảo hiểm là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở bậc
cao và khá phức tạp.Ngoài ra,nó có tính đặc thù là sản phẩm “không mong đợi” vì
không ai muốn rủi ro xảy ra với mình cả.Vì vậy công việc tuyên truyền quảng cáo
luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường bảo hiểm nói chung,bảo
hiểm xe cơ giới nói riêng phát triển.Bởi vì thông qua công tác tuyên truyền quảng
cáo,người dân sẽ có được nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về bảo hiểm.Từ đó thấy
được sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm.Tại Việt Nam khi nền kinh tế thị trường đã
phát triển trong một thời gian dài,thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến nhất
định đã đóng góp tới 2% GDP cả nước nhưng thực sự tỷ lệ nhận thức về bảo hiểm
chưa cao.Các khái niệm về bảo hiểm,sản phẩm bảo hiểm và bản thân các công ty
bảo hiểm chưa được nhiều người dân biết đến.Tham gia bảo hiểm mới chỉ là đối phó
chưa phải là nhu cầu cần được bảo vệ nên công tác tuyên truyền quảng cáo luôn cần
hơn lúc nào hết.
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm xe cơ giới còn chịu sự tác động của các yếu tố
môi trường bên ngoài,bao gồm:Môi trường pháp lý,môi trường kinh tế xã hội,và môi
trường kinh tế quốc tế.
32
Môi trường pháp lý:Hoạt động của thị trường bảo hiểm không thể nằm ngoài khuôn
khổ pháp luật của mỗi quốc gia.Nó không chỉ đơn thuần là việc các công ty bảo
hiểm trên thị trường phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật,mà chính điều
này đảm bảo cho các công ty được cạnh tranh một cách công bằng và lành mạnh
trên thị trường,bảo đảm cho quyền lợi của người tham gia bảo hiểm,từ đó thúc đẩy
thị trường phát triển.Sự phát triển của loại hình bảo hiểm xe cơ giới cũng không
nằm ngoài điều đó.Ngoài ra khuôn khổ pháp luật còn ảnh hưởng tới bảo hiểm xe cơ
giới ở khía cạnh khác nữa. Đó là khi các luật về giao thông đường bộ phát triển,luật
về đầu tư phát triển ngành bảo hiểm,ngành sản xuất và lắp ráp ô tô,luật về xuất nhập
khẩu ô tô,hoàn thiện môi trường pháp lý là một trong những điều kiện tiên quyết cho
sự phát triển bảo hiểm xe cơ giới nói riêng và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói
chung.
Môi trường kinh tế xã hội: Sự phát triển kinh tế của quốc gia là yếu tố quan trọng
tiếp theo ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.Trước hết kinh tế phát
triển,cơ sở hạ tầng được nâng cao,nhu cầu cuộc sống cũng được nâng lên và nhu cầu
được bảo vệ trở nên quan trọng.Khi đó số lượng xe cơ giới sẽ ngày một gia tăng và
đây là một trong những mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp
sản phẩm của mình.Có thể nói khi kinh tế phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến tất cả
các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,từ những loại hình truyền thống như bảo hiểm
hàng hoá xuất nhập khẩu đến những loại hình bảo hiểm mới như bảo hiểm tài
sản,bảo hiểm xe cơ giới.
Bên cạnh yếu tố kinh tế,các yếu tố văn hoá xã hội cũng có tác động đáng kể đến sự
phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.Văn hoá là nhân tố rất quan trọng
ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi tiêu dùng của con người.Văn hoá ảnh hưởng đến
mọi mặt trong cuộc sống,từ nơi con người sống đến những gì con người ăn,cách con
người mặc,phương thức con người sử dụng và tiết kiệm tiền cũng như những gì mà
33
con người đánh giá các thuộc tính của sản phẩm.Khách hàng tham gia bảo hiểm xe
cơ giới cũng không nằm ngoài quy luật đó.Thực tế cho thấy,các công ty bảo hiểm ở
Việt Nam đã rất khó khăn khi bán các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới hình thức tự
nguyện.Tập quán tự bảo vệ hoặ lo sợ những phiền phức trong khi thanh toán bảo
hiểm đã ăn sâu vào rất nhiều người dân Việt Nam và đây chính là một cách thức đồi
với các doanh nghiệp bảo hiểm trong chiến lược phát triển của mình.
Môi trường kinh tế quốc tế: Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ như
hiện nay có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong đó có
bảo hiểm xe cơ giới.Trước hết,nó tạo thêm nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các doanh
nghiệp bảo hiểm.Ngoài ra,việc mở cửa và hội nhập còn tạo nhiều cơ hội khác cho
các công ty bảo hiểm trong nước tiếp cận công nghệ bảo hiểm tiên tiến,tiếp cận thị
trường nước ngoài.Tuy nhiên,hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều thách thức đối với sự
phát triển của thi trường nước ngoài nhất là khi mất dần sự bảo hộ của nhà nước.
34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI TỔNG CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX
1. Một vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (gọi tắt là PJICO) là doanh nghiệp cổ
phần được thành lập theo Giấp phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm
bắt đầu từ năm 1995 với số vốn điều lệ ban đầu là 53 tỷ đồng. Công ty được cấp
giấy phép chấp nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số
06/TTC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 21 tháng 6 năm
1995, PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách
hàng trong nước và bạn bè quốc tế.
Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số
06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ
lên 70 tỷ đồng. Năm 2006, PJICO tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng.
PJICO hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại
hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký
kinh doanh thay đổi lần 2 ngày 24/05/2004.
. 1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của PJICO
35
Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy và quản lý của PJICO
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Phó Tổng giám đốc
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Các VP đại diện
P. QL &
PTĐL
P. CNTT
Các Tổng đại lý
& Đại lý
Các Chi nhánh
P. Đầu
tư
P. TC-
KT
Phòng
Đào tạo
P. Tổng
hợp
P. Tổ
chức
Phòng BH
Hàng hoá
Phòng BH
tàu thuyền
P. BH Phi
Hàng hải
P. BH
Xe cơ
giới
P.
GĐ- BT
P. Tái
BH
P. Thanh
tra
Pháp chế
Phòng
BH Con
người
P.BH Tài
sản - kỹ
thuật
36
Ra đời trong cơ chế thị trường, PJICO phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ
mang tính đặc thù và có tính xã hội sâu rộng nên PJICO đã thể hiện quan điểm xây
dựng một phong cách phục vụ mới với những nét văn hoá doanh nghiệp đặc trưng
mà trọng tâm là đào tạo một đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với
công việc, với doanh nghiệp, có nghiệp vụ bảo hiểm và kiến thức xã hội vững
vàng; gắn lợi ích của khách hàng với lợi ích của mình vì chỉ có sự tin tưởng và hợp
tác của khách hàng mới đem lại sự phát triển bền vững cho PJICO trong tương lai.
Xác định kinh doanh bảo hiểm là loại hình dịch vụ đặc biệt chưa phổ biến ở Việt
nam nên PJICO ngoài chức năng kinh doanh tạo thuận lợi cho bản thân doanh
nghiệp và đóng góp thuế cho Nhà nước, PJICO còn là nhà tư vấn bảo hiểm tích cực
vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho cộng đồng các doanh
nghiệp, tư vấn và đóng góp cụ thể bằng vật chất cho công tác đề phòng hạn chế tổn
thất, phòng tránh rủi ro cho khách hàng.
Một điều được đánh giá cao là sự ra đời của PJICO gắn liền với việc xoá bỏ độc
quyền trong kinh doanh bảo hiểm, trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi
chính đáng mà họ được hưởng trong nền kinh tế thị trường kể cả về phương diện tài
chính (phí bảo hiểm giảm) cũng như chính sách chăm sóc khách hàng thường
xuyên, phục vụ tận tình, chu đáo khi tổn thất xảy ra. Khách hàng đã có thêm nhiều
cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình. Uy tín
kinh doanh của PJICO luôn thể hiện trong khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng,
hợp tình, hợp lý. Nhiều vụ giải quyết bồi thường của PJICO đã được khách hàng coi
như đó là mẫu mực về sự hợp tác vì quyền lợi chung và thể hiện tính chuyên môn
nghiệp vụ bảo hiểm cao của PJICO như vụ tổn thất Trụ 8 Cầu Đuống, cháy Kho
xăng dầu K131, tổn thất trách nhiệm bên thứ ba của Cầu Đạo Long, . . .
Trải qua 13 năm hoạt động, đặc biệt từ năm 2002 đến nay, PJICO đã có bước phát
37
triển đột phá để trở thành 1 trong 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt
Nam. Năm 2003, doanh thu đạt 400 tỷ đồng tăng trưởng gần 90%, cao nhất thị
trường và cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm Việt
Nam; năm 2004, doanh thu đạt gần 700 tỷ đồng tăng trưởng 80%, bổ sung vốn cổ
đông và trích lập dự phòng tăng trên 150%, tổng vốn và tài sản tăng gần 2 lần so với
năm 2003; năm 2005 doanh thu tiếp tục tăng cao, đạt 840 tỷ và đến nay công ty đã
có số vốn tích luỹ tăng 10 lần so với vốn góp ban đầu. Uy tín và thương hiệu PJICO
ngày càng được nhân rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên liên
tục được nâng cao. Công ty đã có nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước và xã
hội. Hàng loạt các công trình, dịch vụ với giá trị hàng nghìn tỷ đồng mà PJICO tham
gia bảo hiểm đã minh chứng cho sự năng động và khả năng cạnh tranh cao của công
ty như: các đội tàu viễn dương của Vitaco, Vietpetroco, VOSCO, dự án quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh, cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Cầu Thanh Trì, Bãi Cháy…
1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới
PJICO là công ty chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Những năm qua công
ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong
một bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt. Trong thời gian tới, sức ép mở cửa hội
nhập ngày càng tăng: năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 chính thức mở
cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ. Thị trường bảo hiểm
trong nước sẽ có thêm các đối thủ cạnh tranh mới đầy tham vọng và các thủ thuật
cạnh tranh (tăng chi phí, giảm phí) như VASS, 3A, Groupama… cùng với sự phát
triển nền kinh tế, cũng như sự lớn mạnh của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường
bảo hiểm, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn mới. Để luôn giữ
vững được uy tín trên thị trường, Công ty đã vạch ra những mục tiêu và định hướng
phát triển của mình, bao gồm những nội dung sau:
(1) Nâng cao năng lực cạnh tranh của PJICO, nâng cao hiệụ quả hoạt động để thực
38
sự trở thành một nhà bảo hiểm chuyên nghiệp.
(2) Từng bước tìm hiểu và hướng hoạt động bảo hiểm ra nước ngoài bằng cách mở
một vài văn phòng đại diện ở nước ngoài.
(3) Tiếp tục giữ vững, duy trì thị phần, thị trường đã có thông qua việc quan hệ gắn
bó chặt chẽ hơn với các đại lý, quan tâm nhiều đến nhu cầu,nguyện vọng của khách
hàng để giữ khách đặc biệt là nguồn khách hàng tiềm năng. Duy trì và phát triển các
nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống vốn là thế mạnh của công ty như bảo hiểm cháy,
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt…
(4) Mở rộng địa bàn bảo hiểm thông qua việc xây dựng thêm các mạng lưới đại lý
trên tất cả các tỉnh, thành phố mà công ty đã đặt chi nhánh. Mở rộng kênh phân phối
thông qua việc xây dựng một mạng lưới thông tin kết nối các chi nhánh ở tất cả các
địa bàn cũng như kết nối các đơn vị trực thuộc công ty, nhằm thực hiện chiến lược
phát triển mà công ty đã đề ra: “trở thành một tập đoàn PJICO vững mạnh về kinh
doanh bảo hiểm và tài chính”.
(5) Hoàn thiện nâng cao tính ưu việt của các sản phẩm hiện công ty đang triển khai.
Đồng thời tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người dân.
(6) Không ngừng hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của công ty. Thường xuyên
kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng ban về công tác thu chi và có những xử
lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm tài chính.
2. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
2.1 Về doanh thu phí bảo hiểm
So với năm 2006, năm nay nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có tốc độ tăng trưởng cao
nhất với 463,13%, tiếp đến là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và
tai nạn con người, bảo hiểm mọi rủi ro, …. Có thể nói năm 2007 là một năm bội thu
39
của toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Bảng 5 : Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường theo từng nghiệp vụ
( 2003 – 2007 )
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007
1 Sức khoẻ&tai nạn con người 472,341 728,092 843,491 958,890 1,203,156
2 Hàng hoá vận chuyển 316,123 405,766 439,535 529,178 712,092
3 Hàng không 248,582 335,714 323,913 333,249 321,448
4 Xe cơ giới 768,069 1,349,534 1,530,999 1,711,907 2,550,406
5 Cháy nổ 305,575 456,559 496,532 510,409 510,646
6 Gián đoạn KD 38,947 10,998 17,725 22,736 19,004
7 Trách nhiệm chung 47,301 70,805 89,896 131,125 175,036
8 Nông nghiệp 2,908 1,554 986 674 833
9 Tín dụng&mọi RR tài chính 271 21 376 671 649
10 Thân tàu và TNDS chủ tàu 344,990 452,646 562,553 621,759 809,030
11 Mọi rủi ro tài sản khác 5,004 9,523 98,256 123,243 970,587
12 Tài sản và thiệt hại 805,659 956,014 1,123,078 1,414,089 1,546,107
13 Bảo hiểm khác 4,136 2,676 108,071 213,351 308,523
TỔNG CỘNG 3,359,911 4,779,9075,635,411 6,357,930 8,359,994
(Nguồn : Báocáo thường niên của Vụ bảo hiểm bộ tài chính)
40
Trong cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới
chiếm tỷ trọng lớn nhất : 26.93%, tiếp đến là tài sản và thiệt hại: 22,24%, bảo hiểm
sức khoẻ và TNCN là 15,8%...Năm 2007 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn giữ vị
trí đầu bảng với doanh thu đạt 2.550.406 triệu đồng chiếm 30,5% doanh thu toàn thị
trường phi nhân thọ.Tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 18,5% sau đó là
bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người.
Đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước dần
bị dỡ bỏ buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải cắt giảm chi phí
đầu vào, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu ngành bảo hiểm, nhất là
bảo hiểm phi nhân thọ.
Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm
2010 của Thủ tướng chính phủ thì sau một năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
đã có những tín hiệu đáng mừng. Năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các
doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, công tác đánh giá rủi ro và đề phòng
hạn chế tổn thất cũng được cải thiện một bước.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cộng với các chính sách mở rộng của Nhà
nước số lượng xe cơ giới không ngừng gia tăng hàng năm. Chính vì vậy nhu cầu
mua loại hình bảo hiểm này cũng tăng lên một con số đáng kể, nhất là sau nghị
quyết 32 của Chính phủ về kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó có quy định người
đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
41
Bảng 6: Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm của từng DN bảo hiểm ở Việt Nam
( Đơn vị: Triệu đồng)
TT Tên DN Doanh thu
phí BH gốc
Nhận TBH
trong nước
Nhận TBH
ngoài nước
Nhượng TBH
trong nước
Nhượng TBH
Ngoài nước
Giảm phí,
Hoàn phí BH
Phí bảo hiểm
thực thu
1 23 3 4 5 6 7 8=2+3+4-5-6-7
1 Bảo Minh 1,611,700 85,847 38,912 184,201 398,267 17,252 1,136,739
2 Bảo Việt 2,601,461 125,980 20,900 335,378 472,846 1,940,117
3 Bảo Long 164,568 23,464 27,350 581 3,477 156,624
4 PJICO 880,682 42,998 9,073 120,241 105,937 3,955 702,620
5 PTI 304,811 27,229 28,279 48,441 6,135 249,185
6 PVI 1,650,218 49,749 20,811 371,669 744,805 567,084
7 AAA 155,940 7,049 22,111 10 140,915
8 BIC 147,922 15,404 43 66,980 13,384 83,005
9 Viễn Đông 156,723 10,870 13,017 27,077 127,499
10 Khác 685,969 131234 38,952 276,780 270,762 32,273 1,462,781`
Tổng 8,359,994 569,573 128,691 1,446,006 2,082,100 100,322 5,429,830
(Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Về doanh thu phí bảo hiểm gốc dẫn đầu là Bảo Việt tiếp đến là PVI, Bảo Minh và
PJICO. Còn về phí bảo hiểm thực thu thì Bảo Việt vẫn đứng vị trí quán quân sau đó
là Bảo Minh, PJICO và PVI.
2.2 Về bồi thường Bảo hiểm xe cơ giới
Vai trò quan trọng nhất của Bảo hiểm chính là phần bồi thường. Nó không chỉ làm
nên sản phẩm Bảo hiểm mà còn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp kinh
doanh bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường bìnhquân các năm luôn ở mức cao, song song với
sự gia tăng của doanh thu bảo hiểm thì tất yếu số trường hợp phải bồi thường cũng
tăng theo. Năm 2007 khi doanh thu phí toàn thị trường là 8 359 tỷ đồng tăng 30,93%
42
so với 2006 thì tỷ lệ bồi thường cũng tăng hơn 22,5%. Số tiền bồi thường bảo hiểm
gốc năm 2007 là 3.228.492 triệu đồng và số tiền bồi thường thực chi là 2.733.656
triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và thực bồi thường năm 2007 là 38,62%
và 40,06%. Bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc giúp đề
phòng hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần giảm nhẹ
gánh nặng, giúp ngân sách nhà nước được nâng cao.
Bảng 7: Số tiền bồi thường và tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của các nghiệp vụ
Đơn vị : Triệu đồng
Nghiệp vụ BH
2006 2007
Tổng doanh
thu phí BH
Tổng bồi
thường
Tổng doanh
thu phí BH
Tổng bồi
thường
Sức khoẻ và tai nạn con người 959,976 495,351 1,203,168 583,097
Hàng hoá vận chuyển 546,440 283,542 743,223 204,819
Hàng không 335,933 23,307 324,610 17,221
Xe cơ giới 1,712,653 970,803 2,552,026 1,228,433
Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản 681,233 223,528 1,073,417 504,822
Gián đoạn KD 23,011 615 19,058 62
Thân tàu và TNDS chủ tàu 629,214 349,737 816,503 342,665
Trách nhiệm chung 131,183 25,715 181,633 46,147
Nông nghiệp 674 133 833 207
Tín dụng và rủi ro tài chính 671 0 649 0
Tài sản và thiệt hại 1,436,524 237,198 1,573,565 472,699
43
(Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Năm 2007 là một năm khởi sắc của ngành Bảo hiểm Việt Nam,không những tổng
doanh thu phí bảo hiểm tăng cao mà tỷ lệ bồi thường cũng giảm đáng kể, nghiệp vụ
bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có số tiền bồi thường tăng mạnh nhất
(126%), tiếp theo là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại (99,28%) rồi đến nghiệp vụ bảo
hiểm nông nghiệp với 55,64% và bảo hiểm xe cơ giới với 26,57%.
Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng tai nạn giao thông
đường bộ là vấn đề ngày càng nổi cộm. Ước tính bình quân cứ một ngày ở Việt
Nam có 33 người chết do tai nạn giao thông đường bộ, đây là một con số kinh hoàng
khiến ai cũng phải lo sợ. Theo thống kê năm 2007 có đến 13 154 người tử vong vì
tai nạn giao thông đường bộ và hơn 10 000 người khác bị thương tích.
Tai nạn giao thông do xe máy chiếm đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở các
nước ASEAN. Xe máy chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng phương tiện giao
thông ở một vài quốc gia.
Bảng 8 : Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam ( 2000 – 2007 )
Năm
Số vụ Số người chết Số người bị thương
Số vụ
So sánh với năm trước
Số
người
chết
So sánh với năm trước
Số
người bị
thương
So sánh với năm trước
Tăng(giảm)
tuyệt đối
(% )
Tăng(giảm)
tương đối
(% )
Tăng(giảm)
tuyệt đối
(% )
Tăng(giảm)
tương đối
(% )
Tăng(giảm)
tuyệt đối
(% )
Tăng(giảm)
tương đối
(% )
2000 22486 1753 8.46 7500 830 12.44 25400 1489 6.23
2001 25040 2554 11.36 10477 2977 39.69 29188 3788 14.91
2002 27134 2094 8.36 12800 2323 22.17 30733 1545 5.29
2003 19852 -7282 -26.84 11319 -1481 -11.57 20400 -10333 -33.62
2004 16911 -2941 -14.81 11739 420 3.71 15142 -5258 -25.77
2005 14141 -2770 -16.38 11184 -555 -4.73 11760 -3382 -22.34
2006 14668 527 3.73 12600 1416 12.66 11253 -507 -4.31
2007 14624 -44 -0.3 13150 550 4.37 10546 -707 -6.28
44
(Nguồn:Báocáo của Ủy ban an toàn giao thông)
Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, mặc dù từ 2002 đến nay, số vụ tai nạn giao
thông ở nước ta có xu hướng giảm đi, song xét trong cả thời kỳ 1997–2007,
số người chết lại tăng lên 6,3 lần và số người bị thương tăng lên 2,4 lần. Như
vậy, số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế mà
bảo hiểm xe cơ giới ra đời và ngày càng đóng góp vai trò vô cùng quan
trọng song hành cùng cuộc sống của mỗi một cá nhân để họ yên tâm hơn
trong lao động sản xuất và góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà
nước. Mục đíchchính của Bảo hiểm xe cơ giới là huy động số đông bù số ít,
hỗ trợ cho những ngưòi bị tai nạn nên trong những năm qua ngành Bảo hiểm
Việt Nam đã tiến hành giải quyết rất nhiều hồ sơ tai nạn giao thông.
Bảng 9: Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của các DN ở Việt Nam
STT Doanh nghiệp
2006 2007
Phí thực
thu(tr.đ)
Bồi thường
thực chi(trđ)
Tỷ lệ bồi
thường
Phí thực
thu (trđ)
Bồi thường
thực chi (tr đ)
Tỷ lệ
bồi thường
1 Bảo Long 49,640 34,536 69,57% 76,040 48,002 63,13%
2 Bảo Minh 390,940 229,992 58,83% 507,831 298,367 58,75%
3 Bảo Việt 656,775 366,753 55,84% 841,439 429,914 51,06%
4 AAA 27,727 4,803 17,32% 75,919 16,879 22,23%
5 PJICO 285,736 203,496 71,22% 489,631 206,276 42,13%
6 BIC 3,541 1,277 36,06% 34,897 4,245 12,16%
7 Liberty 132 12 9,09%
8 PTI 111,800 69,298 61,98% 133,806 93,339 69,76%
9 PVI 105,263 27,100 25,75% 236,411 77,827 32,92%
10 Samsung Vina 724 34 4,7% 912 361 39,58%
11 Viễn Đông 53,891 26,017 48,28% 89,612 36,443 40,67%
45
12 VIA 12,274 3,722 30,32% 14,139 5,692 40,26%
Tổng cộng 1,705,450 969,176 56,83% 2,537,512 1,225,070 48,28%
(Nguồn : Vụ bảo hiểm Việt Nam)
Bảo Việt luôn khẳng định vị trí đầu bảng trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tiếp
đến là hai đối thủ đáng gờm Bảo Minh và PJICO. Năm 2007 PJICO có tốc độ doanh
thu phí tăng mạnh và đặc biệt là tốc độ bồi thường có tăng nhưng không đáng kể.
Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy PJICO đang khẳng định được vị thế của
mình trên thương trường.
3.Thực trạng bảo hiểm xe cơ giớitại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
3.1 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO
Bảo hiểm xe cơ giới là tấm lá chắn, là cứu cánh cho người tham gia giao thông khi
không may gặp sự cố tai nạn. Xác định bảo hiểm xe cơ giới là vô cùng quan trọng
và cần thiết nên PJICO đã và đang ngày một hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này.
Thực tế đã chứng minh bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ nòng cốt
của công ty, chính vì vậy đối với mỗi sản phẩm PJICO luôn có sự đầu tư và nghiên
cứu kỹ lưỡng…để sản phẩm đến tay khách hàng đáp ứng được nhu cầu mong muốn.
Hiện nay, PJICO đang triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới
sau:
Bảo hiểm vật chất thân xe
Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
và hành khách trên xe
Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe
Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe…
46
Trong đó bảo hiểm vật chất thân xe và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là
hai nghiệp vụ chủ chốt.
3.1.1 Bảo hiểm vật chất thân xe
Quyền lợi của chủ xe khi tham gia bảo hiểm vật chất xe:
Mọi rủi ro tai nạn do đâm va lật đổ; cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa
đá, mất cắp toàn bộ xe ô tô và những tai nạn rủi ro bất ngờ khác cho chiếc xe của
bạn đều được bảo hiểm tại PJICO. Khi không may bị va quyệt do nguyên nhân
khách quan hay chủ quan, chủ xe cũng phải trả tiền cho việc sữa chữa các vết va
chạm đó, tham gia bảo hiểm tại PJICO khách hàng sẽ không phải bận tâm đến số
tiền phải chi trả, mà PJICO sẽ thay thế bạn chi trả cho các khoản chi phí này.
Trường hợp không may chiếc xe bị thiệt hại trên 75% giá trị hoặc bị mất cắp toàn
bộ xe PJICO sẽ chi trả toàn bộ số tìên bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia
 Phí bảo hiểm
Ra đời trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường, để có thể đứng vững trên
thị trường như ngày nay, PJICO luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, điều
đó được thể hiện qua mức phí mà PJICO cam kết cung cấp: Khách hàng có thể
nhận được mức phí ưu đãi trong các trường hợp
+ Lái xe, chủ xe kiểm soát tốt các rủi ro của năm trước đó.
+ Chủ xe có chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ
+ Các chủ xe có từ 05 xe tham gia bảo hiểm tại PJICO
Mức phí phổ thông bảo hiểm toàn bộ xe: 1,35% STBH cho một năm tham gia bảo
hiểm
3.1.2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Nếu không may chủ xe hoặc lái xe gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm thay thế chủ
xe bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu chủ xe đã bồi
47
thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi hoàn cho chủ xe số tiền
họ đã bồi thường tối đa không quá số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo
hiểm. Tại nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi vi
phạm chế độ bảo hiểm như sau: Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với
người điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực
3.1.3 Bảo hiểm người ngồi trên xe và lái xe
Đây là loại hình bảo hiểm cho tính mạng, thương tật thân thể của lái xe, phụ xe,
người ngồi trên xe bị tai nạn khi xe đang tham gia giao thông
Quyền lợi của người được bảo hiểm:
+ Trường hợp bị chết: PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm
+ Trường hợp bị thương tật thân thể: Tùy theo mức độ thương tật PJICO sẽ trả tiền
bảo hiểm theo bảng tỷ lệ tiền trả bảo hiểm hiện hành của PJICO và đã được Bộ tài
chính phê chuẩn.
Phí bảo hiểm: Áp dụng số tiền bảo hiểm dưới 20triệu đồng/người/vụ, phí bảo
hiểm từ 0,1% đến 0,15% STBH cho 01 chỗ trong năm bảo hiểm theo đăng ký
kinh doanh vận tải của chủ xe.
3.1.4 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe
PJICO nhận bảo hiểm cho các rủi ro do tai nạn trong quá trình vận chuyển gây nên
mất mát, hư hỏng, thiếu hụt hàng hoá, mà bên vận tải phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Ngoài ra, PJICO còn thanh toán cho chủ xe các chi phí cần thiết và hợp lý
nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá; Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu
bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn
Phí bảo hiểm áp dụng mức trách nhiệm: 10 triệu đồng/tấn/vụ, Phí bảo hiểm là
60.000đ/tấn/năm (phí đã bao gồm 10% thuế GTGT).
48
3.2 Kết quả triển khai bảo hiểm xe cơ giới của PJICO
3.2.1. Doanh thu phí bảo hiểm
Năm 2007 là một năm khởi sắc đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của
PJICO. PJICO vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Bảo Việt, Bảo Minh, tuy nhiên đã thu hẹp
khoảng cách với Bảo Minh.
Tổng doanh thu toàn Công ty đạt 463,13 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với 2006, cao
hơn tỷ lệ tăng trưởng chung bảo hiểm xe cơ giới của thị trường năm 2007 (38%).
PJICO chiếm thị phần khoảng 18%.
Bảng 10: Cơ cấu doanh thu của các nghiệp vụ chính năm 2007 của PJICO
STT Nghiệp vụ Doanh thu (tỷ đ) Tỷ lệ (%)
1 BH xe cơ giới 463,13 52
2 BH con người 80 9
3 BH hàng hóa 90 10
4 BH tàu thuỷ, P&I 96,57 12
4.1 Nghiệp vụ tàu biển 78,5 9,8
4.2 Nghiệp vụ tàu thuỷ nội địa 12 1,46
4.3 Nghiệp vụ tàu cá 6,07 0,74
5 BH tài sản. kỹ thuật 90,5 11,04
6 BH khác 53,07 5,96
Tổng cộng 890,385 100
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007-Công ty PJICO)
Theo bảng số liệu thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ
49
nòng cốt của PJICO, doanh thu phí trực tiếp chiếm trên 52% doanh thu các nghiệp
vụ khác, riêng xét về tổng phí thuần ( Tổng phí thuần =Phí bảo hiểm trực tiếp + phí
nhận tái bảo hiểm – Phí nhượng tái bảo hiểm) thì nghiệp vụ này vẫn giữ vị trí thứ
nhất.
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ năm 2007
Bhxe cơ giới BH
Rõ ràng, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của không ngừng tăng lên với tốc độ
nhanh. Xác định nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ
chốt đem lại doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng cho mình, Công ty PJICO đã
không ngừng chú trọng và nghiên cứu nhiều biện pháp để đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng của nghiệp vụ này. Kết quả mang lại hết sức khả quan. Không những doanh
thu của nghiệp vụ này tăng mạnh mà tỷ trọng của nghiệp vụ này so với các nghiệp
vụ khác cũng tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt là năm 2007, doanh thu nghiệp
vụ này chiếm tới 30,50% tỷ trọng các nghiệp vụ tại PJICO.
52%
9%
10%
12%
0%
0
50
Bảng 11:Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO (2003 – 2007)
Đơn vị : 1000 VNĐ
Năm Doanh thu Tỷ trọng trong nghiệp vụ(%)
2003 133.007 15,08%
2004 284.340 23,92%
2005 338.365 28,23%
2006 285.736 26.93%
2007 463.130 30.50%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm của PJICO)
Biểu đồ 2: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO
Biểu đồ doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO
2003 2004 2005 2006 2007
113,007
284,340
338,365
285,736
463,130
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
500000
1 2 3 4 5
Năm
Triệu
đ
51
Được sự hỗ trợ từ Chính phủ và nằm trong sự phát triển chung của Thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe máy. Nghiệp vụ này
phát triển là nhờ có sự hỗ trợ từ nhiều phía của Chính phủ, như chính sách giảm thuế
nhập khẩu của nhà nước và năm 2007 cũng là năm Chính phủ ban hành nghị định 32
về hạn chế tai nạn giao thông, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe
máy khi lưu thông ( bao gồm có Giấy chứng nhận Bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm) điều
này đã tạo cơ hội chung cho các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hoạt động khai thác
bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy.
 Về bảo hiểm vật chất thân xe
+ Bảo hiểm ô tô: Thị trường ô tô năm 2007 phát triển rất mạnh, số lượng xe bán ra
của các hãng xe tăng do chính sách giảm thuế nhập khẩu của nhà nước, khoảng
80.000 chiếc (nguồn VAMA) tăng 97% so với 2006.
Bảng 12: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại PJICO (2003 - 2007)
Năm
Chỉ tiêu
Đ.vị 2003 2004 2005 2006 2007
Số xe ô tô thực tế lưu hành Chiếc 675 000 774 824 891 104 1 026 512 1 183 260
Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế
lưu hành
% - 14,80 15,00 15,20
15,27
Số xe ô tô tham gia BH
vật chất tại PJICO
Chiếc 15 131 36 896 45 657 41 765
54 712
Tốc độ tăng trưởng của xe
tham gia BH
% - 43,83 23,75 -9,14
131
Tỷ lệ khai thác % 2,24 4,76 5,12 4,07 5,33
Doanh thu phí BH Tr.đ 59 000 1 23 000 1 51 000 197 800 285 736
Mức tăng tuyệt đối
doanh thu phí BH
Tr.đ - 64 000 28 000 (10 000)
144 736
52
(Nguồn : Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex)
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường khoảng 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng
trên 30% so với 2006.
Qua số liệu thống kê ta thấy số ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại PJICO có xu
hướng tăng theo thời gian, điều đó đồng nghĩa với doanh thu phí BH cũng tăng theo,
đặc biệt năm 2007. Riêng PJICO có doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm ô tô là 230 tỷ
đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2006.
+ Bảo hiểm mô tô, xe máy: Chính phủ đã bãi bỏ quy định hạn chế đăng ký xe đã
làm thị trường xe máy tăng lên tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Năm
2007, Chính phủ ban hành nghị quyết 32 của Chính phủ về hạn chế tai nạn giao
thông, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe máy khi lưu thông (bao
gồm có giấy chứng nhận bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm), điều này đã tạo cơ hội chung
cho các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm nghiệp vụ bảo
hiểm mô tô, xe máy.
Tổng doanh thu phí BH gốc trên thị trường là trên 700 tỷ, bằng 206% so với doanh
thu năm 2006 do chủ yếu các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng phí bảo hiểm 2 năm.
PJICO đã vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường về bảo hiểm xe máy, với doanh thu 233
tỷ đồng, tăng 206% so với năm 2006.
 Về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, PJICO được coi là công ty khai thác
khá thành công bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Mặc dù đây
là bảo hiểm bắt buộc nhưng không thể vì thế mà PJICO coi thường công tác khai
thác bảo hiểm này. So với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, kết quả khai thác bảo hiểm
TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở PJICO có cao hơn hẳn. Có thể quan
sát thực tế này qua bảng 11
53
Cùng với sự gia tăng của số phương tiện lưu hành, số xe tham gia bảo hiểm TNDS
tại PJICO tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể cho thấy PJICO đã là sự lựa chọn
của các chủ xe. Trong giai đoạn 2002-2006, kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ
xe đối với người thứ ba tăng đều từ năm 2003 đến 2005. Năm 2005, kết quả này
đạt ở mức cao nhất với 2 017 983 xe tham gia bảo hiểm, bao gồm cả ô tô và xe
máy; tỷ lệ khai thác cũng đạt con số kỷ lục là 11,89% so với số lượng xe lưu hành.
Phù hợp với biến động tình hình xe cơ giới tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe đối
với người thứ ba, doanh thu phí của hoạt động bảo hiểm này tại PJICO có mức
tăng rất tốt trong những năm gần đây.
Bảng 13: Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba tại PJICO ( 2002-2006 )
Đ.vị 2003 2004 2005 2006
Số xe thực tế lưu hành
trong đó: Ô tô
Xe máy
chiếc 12 054 000
675 000
11 379 000
14 150 816
774 824
13 375 992
16 977 748
891 104
16 086 644
19 970 280
1 075 080
18 895 200
Tốc độ tăng trưởng của
số xe thực tế lưu hành
% 111 117 120 118
Số xe tham gia bảo hiểm
TNDS,trong đó:Ô tô
Xe máy
chiếc 646 672
78 049
568 623
1 672 725
145 455
1 527 270
2 017 983
127 083
1 890 900
1 221 226
117 778
1 103 448
Tốc độ tăng trưởng của
xe tham gia bảo hiểm
% 66,20 258,67 120,64 605,2
Tỷ lệ khai thác % 5,36 11,82 11,89 61,2
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex
Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex

More Related Content

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Hệ Chính Quy Ngành Ngoại Ngữ
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Tiền Gửi Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn GaiKhóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
Khóa Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ Tại Công Ty Than Hòn Gai
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người BánHoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán
 
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
Hoàn Thiện Công Tác Kiểm Toán Chu Kỳ Tài Sản Cố Định Trong Kiểm Toán Báo Cáo ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông VinhHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Xây Dựng Đông Vinh
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Doanh Thu Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công...
 
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
Graduation Paper Difficulties And Suggested Solutions In Learning English - V...
 

Báo Cáo Thực Tập Bảo Hiểm Xe Cơ Giới Tại Tổng Công Ty Pettrolimex

  • 1. 1 Báo cáo thực tập Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, thực trạng và giải pháp Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới bảo hiểm - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Chính vì lẽ đó mà các Công ty bảo hiểm muốn có bước đột phá thành công thì phải luôn nổ lực hết mình, phải tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng và một điều quan trọng hơn hết đó là phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng. Từ khi ra đời cho tới nay, PJICO luôn đặt mục tiêu phát triển lên hàng đầu, và kết quả của ngày hôm nay là một minh chứng cho điều đó. Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của PJICO, đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu toàn công ty. Thực tế cho thấy qua thời gian thực hiện, triển khai, nghiệp vụ này đã trở thành nghiệp vụ nòng cốt không thể thiếu trong chiến lược phát triển của công ty. Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, thực trạng và giải pháp ” Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xe cơ giới
  • 3. 3 Chương 2: Thực trạng bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex Do thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy cô giáo để đề tài của em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Định đã hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực tập cũng như giúp đỡ em hoàn thành đề tài đã chọn!
  • 4. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xe cơ giới 1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới Điều 623 Bộ luật dân sự thay thế,sửa đổi và bổ sung năm 2005 liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ trong đó có phương tiện giao thông vận tải cơ giới bao gồm có phương tiện tham gia giao thông đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt và đường bộ.Và loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tần suất hoạt động tham gia giao thông nhiều dẫn đến xác suất xảy ra tai nạn là rất lớn, đó là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ(gọi là xe cơ giới). Là phương tiện vận chuyển cơ động và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, xe cơ giới hoạt động phần lớn trong các khu vực dân cư đông đúc và những vùng kinh tế tập trung nhiều loại tài sản và hàng hoá. Do đó, nó thường gây ra những sự cố rủi ro tai nạn như đâm va, cháy, nổ, lật xe gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho chính chủ phương tiện và những người khác cùng tham gia giao thông, cũng như cho xã hội. Trong thời đại hiện nay,khi khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển, để phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông ngày càng tăng, thì con người đã phát minh và sản xuất ra nhiều loại phương tiện hiện đại và tối tân hơn, chất lượng tốt hơn, tốc độ lớn hơn và an toàn hơn. Trên thực tế cho thấy, mặc dù các phương tiện rất hiện đại, chất lượng và an toàn như đã nêu ở trên tham gia giao thông đường bộ trên những tuyến đường được nâng cấp, làm mới rất hiện đại với mặt đường, cầu rộng rãi, chất lượng tốt, với hệ thống chiếu sáng, đèn hiệu, biển báo hiệu giao thông hiện đại. Song tai nạn giao thông vẫn cứ xảy ra với nhiều vụ xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
  • 5. 5 Tai nạn giao thông xảy ra do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như do ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông thấp, do việc quản lý các phương tiện giao thông của chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện cho phương tiện lưu hành, do khí hậu, do chất lượng các công trình giao thông không tốt và do nhiều nguyên nhân khác. Bảng 1: Sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam (2003- 2007) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số ô tô 675 000 774 824 891 104 1 026 512 1 183 260 Số gắn máy 11 379 000 13 375 992 16 086 644 18 901 206 22 350 676 (Nguồn:Báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông) Theo thống kê cho thấy, số lượng xe cơ giới ngày một tăng, điều đó đi đôi với sự gia tăng tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Điều đó tất yếu gây ra những hậu quả và tổn thất nặng nề. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy bảo hiểm xe cơ giới đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp cho các chủ phương tiện giảm bớt gánh nặng về mặt kinh tế khi không may xảy ra tai nạn rủi ro,giúp cho họ trang trải các khoản chi phí khi gây ra tổn thất,thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba cùng tham gia giao thông với những chi phí đôi khi còn lớn hơn giá trị thực của chính chiếc xe tham gia, cũng như giúp họ trang trải chi phí sữa chữa ,bù đắp cho chính chiếc xe tham gia bảo hiểm và cho những người sử dụng và tham gia giao thông trên chính chiếc xe đó.Bên cạnh đó,từ quỹ tài chính bảo hiểm do các chủ phương tiện đóng góp từ khoản phí bảo hiểm còn được sử dụng một phần vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông,làm các biển báo giao thông, đường lánh nạn, đóng góp vào các quỹ từ thịên….vv
  • 6. 6 1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới Có thể thấy,sự tồn tại của rủi ro cùng hậu quả gây ra thiệt hại cho con người,huỷ hoại của cải vật chất,làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác là cội nguồn phát sinh bảo hiểm.Gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia,hoạt động của bảo hiểm ngày càng đa dạng.Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đóng một vai trò quan trọng cho sự an toàn xã hội. Thứ nhất,giúp ổn định tình hình tài chính của chủ phương tiện khi không may rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Khi tham gia giao thông tất nhiên ai cũng mong muốn rủi ro không xảy ra với mình,gây thiệt hại cả về người và của.Nhưng rủi ro lại không loại trừ bất kỳ ai,nhiều khi chỉ là do sơ suất bất cẩn khiến chủ phương tiện rơi vào tình thế bị động.Tình trạng này sẽ được khắc phục nếu như chủ xe tham gia bảo hiêmr xe cơ giới và sau khi đóng một khoản phí nhất định để xây dựng quỹ bảo hiểm thì đến khi rủi ro xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về mặt tài chính cho chủ phương tiện,bao gồm cả thiệt hại gây ra cho người thứ ba và vật chất thân xe tuỳ theo loại hình chủ xe tham gia.cần phải lưu ý rằng ,công ty bảo hiểm chỉ bồi thường trong hạn mức trách nhiệm (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và số tiền bảo hiểm(đối với bảo hiểm vật chất xe) để tránh những trục lợi từ phía khách hàng.Như vậy tham gia bảo hiểm xe cơ giới tạo tâm lý yên tâm,thoải mái,tự tin khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông; số tiền bồi thường cũng góp phần ổn định tình hình tài chính và tránh những xáo trộn lớn cho chủ phương tiện giúp họ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn; đồng thời qua đó góp phần xoa dịu,làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị nạn.Ngoài ra,mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường những thiệt hại cho nạn nhân một cách nhanh chóng,kịp thời mà không phụ thuộc vào tài chính của chủ xe giúp cho người thứ ba ổn định cả về
  • 7. 7 mặt tài chính và về mặt tinh thần. Thứ hai,tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm Hơn bao giờ hết kinh tế Việt Nam đang có những biến chuyển to lớn về cả chất và lượng,Nhà nước không ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế đặc biệt là tư nhân tham gia vào guồng máy kinh doanh sản xuất chung nhằm tận dụng nguồn tài chính nằm trong dân, đưa nguồn vốn nhàn rỗi này ra sản xuất kinh doanh sinh lời. Đối với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức mạnh,vị thế của doanh nghiệp,vì thế mà trong quá trình kinh doanh nếu doanh nghiệp phải tự dự trữ một khoản tiền tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là sự lãng phí lớn. Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít phương tiện đã vậy, đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô lớn ,số lượng đầu xe nhiều thì quỹ dự trữ này sẽ chiếm một tỷ kệ lớn và rất khóa xác định trong nguồn vốn kinh doanh. Các khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua các hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới,công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc “số đông bù số ít”. Lúc này thay vì phải tự thành lập riêng một quỹ cho doanh nghiệp thì các chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các thành viên khác cùng đóng góp. Thứ ba,góp phần đề phòng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông . Với số phí thu được từ các chủ xe tham gia,công ty bảo hiểm lập những quỹ ngoài mục đích chính là để bồi thường cho các xe nếu rủi ro xảy ra còn được sử dụng cho mục đích đề phòng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ gây ra tai nạn do chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp như tại các đèo,dốc nguy hiểm (ví dụ như: đèo Cả, đèo Cù Mông…) đã được các công ty bảo hiểm lớn là Bảo Việt,PJICO hỗ trợ đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ,hốc cứu nạn…hàng năm cứu thoát khỏi nguy hiểm hàng trăm tính mạng.
  • 8. 8 Ngoài ra các công ty cũng khuyến khích chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông, đặc biệt công ty còn giảm phí nếu sau một thời gian nhất định mà xe không gặp phải bất kỳ sự cố nào. Như vậy việc tham gia bảo hiểm rõ ràng có tác dụng đề phòng hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội. Thứ tư,góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước. Mức sống ngày được nâng lên, số lượng các phương tiện cơ giới tăng mạnh, đồng thời giá trị của từng chiếc xe cũng tăng cao. Hơn nữa, khi các điều kiện sống đầy đủ, trình độ dân trí cao thì nhu cầu tự bảo vệ cho bản thân, gia đình,tài sản lại càng được nâng cao.Vì thế triển vọng của nghiệp vụ xe cơ giới là rất lớn và nguồn thu từ nghiệp vụ này không phải là ít, nó sẽ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua hình thức nộp thuế của các công ty bảo hiểm. Và ngược lại Chính phủ có thể sử dụng ngân sách Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống dân cư. Như vậy vai trò, tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất lớn, mang ý nghĩa tích cực, nhân đạo sâu sắc và việc triển khai nghiệp vụ này là rất cần thiết. 2/ Các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm mà nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được chia thành một số sản phẩm sau:  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba  Bảo hiểm vật chất xe  BHTNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe.
  • 9. 9  Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.  Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe  Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe. Trong các nghiệp vụ trên thì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới là hai nghiệp vụ trọng tâm góp phần hỗ trợ tích cực cho người tham gia bảo hiểm khi bị tai nạn đồng thời cũng đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp bảo hiểm. 2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trong cuộc sống hàng ngày mỗi cá nhân,tổ chức đều phải chịu trước pháp luật về hành vi của mình, nếu hành vi bất cẩn đó gây thiệt hại cho người khác thì cá nhân, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại do mình gây ra. Thực tế không chỉ trong bảo hiểm xe cơ giới mới có BHTNDS mà còn tồn tại rất nhiều loại hình BHTNDS khác: bảo hiểm trách nhiệm dân sự sản phẩm, TNDS của chủ sử dụng lao động. Vì vậy loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự rất phổ biến và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng là dạng BHTNDS vì thế nó cũng có đầy đủ các đặc điểm bảo hiểm trách nhiệm. Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Vì đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm là phần trách nhiệm pháp lý phát sinh phải bồi thường trách nhiệm dân sự tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Phần trách nhiệm này chưa xác định bởi vì nó chưa xảy ra chỉ khi trách nhiệm dân sự phát sinh thì mới biết giá trị cụ thể của trách nhiệm là bao nhiêu. Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm chỉ có một rủi ro duy nhất là khi pháp luật quy định đã phát sinh trách nhiệm dân sự. Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm thường áp dụng dưới hình thức bắt buộc. Mục đích
  • 10. 10 ngoài việc ổn định tài chính cho người được bảo hiểm cònbảo vệ quyền lợi cho phía nạn nhân (vì có những thiệt hại xảy ra vượt quá khả năng tài chính của chủ phương tiện ). Thứ tư là, bảo hiểm trách nhiệm thường chỉ giới hạn ở một mức trách nhiệm nhất định, hay nói cách khác công ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình bởi số tiền bảo hiểm. 2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm  Đối tượng bảo hiểm: Người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ xe,có thể là cá nhân hay đại diện cho một tập thể.Người bảo hiểm chỉ nhận cho phần BHTNDS của chủ xe phát sinh do hoạt động điều khiển xe cơ giới của lái xe.Như vậy, đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là phần trách nhiệm đươc xác định như sau: Số tiền bồi thường TNDS = Mức độ lỗi * Thiệt hại thực tế của bên thứ ba Tuy nhiên số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự luôn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của toà án nếu như hai bên không thỏa thuận được.Vậy đối tượng không được xác định trước, chỉ khi nào xảy ra tai nạn mới xác định được một cách cụ thể. Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba. Chủ xe phải có hành vi gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho bên thứ ba (hành vi này có thể là vô tình hay cố tình ) mà lái xe vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước,cũng có thể là rủi ro về
  • 11. 11 mặt kỹ thuật mà chủ xe không lường trước được. Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe với những thiệt hại của người thứ ba. Phải có khiếu nại của bên thứ ba. Người thứ ba có thể là người đi bộ hay người đi xe đạp hoặc các phương tiện cơ giới khác, đường sá hoa màu…nhưng không bao gồm các trường hợp sau: + Lái phụ xe,người làm công cho chủ xe + Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ,vợ con… + Hành khách những người có mặt trên xe + Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện gây ra + Thiệt hại về tình trạng sức khỏe xảy ra do bản thân người điều khiển xe + Các khoản phạt mà lái xe hay phụ xe phải chịu.  Phạm vi bảo hiểm: Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba,các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của người được bảo hiểm bao gồm: Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sứ khỏe của bên thứ ba. Thiệt hại về hàng hóa,tài sản của bên thứ ba. Thiệt hại về tài sản là ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hoặc làm giảm thu nhập. Các chi phí cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, các chi phí thực hiện các biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả) Những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân. Tuy nhiên người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các vụ
  • 12. 12 tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau: Tai nạn do hành động cố ý của chủ xe,lái xe và người bị thiệt hại. Xe không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ. Chủ xe lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông như: + Xe không có giấy phép lưu hành,giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và môi trường + Lái xe không bằng lái. + Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như :rượu ,bia ,ma túy + Xe chở chất cháy,chất nổ trái phép + Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép,chạy thử sau khi sữa chữa + Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải. + Xe không có hệ thống lái bên phải  Thiệt hại do chiến tranh  Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất kinh doanh  Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.  Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác. Ngoài ra,người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt như vàng bạc đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm…. 2.1.2 Mức trách nhiệm bảo hiểm Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể trả cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như ta đã biết thiệt hại TNDS chưa thể xác định ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm nó có thể là không đáng kể
  • 13. 13 có thể là rất lớn.Vì vậy một mặt để nâng cao trách nhiệm của người tham gia,mặt khác để đảm bảo chi trả bảo hiểm cho người tham gia nên công ty bảo hiểm đã đưa ra các giới hạn nhất định đối với mức bồi thường tối đa để người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn. Tức là công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại TNDS phát sinh mà chỉ khống chế trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã xác định ra khi tham gia. Số thiệt hại còn lại thì chủ xe hoặc lái xe bồi thường cho người thứ ba. Hiện nay, Bộ tài chính ban hành quyết định 23 Bảo hiểm Bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới thì mức TNDS bắt buộc mà chủ xe tham gia là : + Đối với xe mô tô: Về người: 30 triệu đồng / người / vụ Về tài sản: 30 triệu đồng / vụ + Đối với xe ô tô: Về người : 50 triệu đồng / người / vụ Về tài sản : 50 triệu đồng / vụ 2.1.3 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản phẩm bảo hiểm nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác. Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp có thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là: P = f + d
  • 14. 14 Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện f – Phí thuần d - Phụ phí 2.2 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bảo hiểm vật chất thân xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp cụ thể do quy tắc bảo hiểm quy định. 2.2.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm:  Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm ở đây là bản thân những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Để xác định xe cơ giới người ta dùng các tiêu thức sau: Xe cơ giới được gắn với động cơ ( khác với xe không có động cơ như:xe đạp,xe thồ ,xe súc vật kéo) Xe cơ giới di chuyển trên đất liền không cần đường dẫn(khác với tàu hoả ,xe điện) Xe cơ giới phải có tối thiểu 1 chỗ cho người điều khiển Như vậy,xe cơ giới bao gồm nhiều loại xe: ô tô, mô tô, xe chở hàng, xe chuyên dụng khác. Để được xét trở thành đối tượng bảo hiểm,xe cơ giới phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ thuật,pháp lý cho sự lưu hành, được cơ quan thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe,biển kiểm soát,giấy phép lái xe,giấy kiểm đinh an toàn kỹ thuật và môi trường. Có những quy định về điều kiện kỹ thuật vì:
  • 15. 15 + Xuất phát từ nguyên tắc trong bảo hiểm đó là chỉ bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên. Vì vậy, nếu xe cơ giới tham gia bảo hiểm mà không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì có thể không được chấp nhận. + Công ty Bảo hiểm cũng như các công ty sản xuất kinh doanh khác luôn chấp hành theo đúng quy định và luật pháp của Nhà nước. Nếu công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bảo hiểm cho xe cơ giới không đủ các điều kiện về mặt pháp lý(không có giấy đăng ký xe, bằng lái, không có biển kiểm soát đối với xe đã lưu hành lâu rồi) thì vô hình dung là một sự tiếp tay cho hành vi phạm pháp;còn đối với những xe mới chưa có biển kiểm soát, chưa đi đăng ký vẫn được tham gia bảo hiểm vì bảo hiểm chỉ cần dựa vào số khung và số mã. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật xe cơ giới được chia thành các tổng thành sau: + Tổng thành thân vỏ: Có 3 nhóm Thân vỏ,ca bin,ga lăng,toàn bộ vỏ kim loại. Ghế đệm nội thất :toàn bộ ghế đệm ngồi hoặc cầm,các trang thiết bị điều hoà nhiệt độ,quạt dài. Sắt xi:gồm khung,tổng bơm,phanh,các bình chứa nguyên liệu. + Tổng thành động cơ: (động cơ,bộ chế hoà khí,bơm cao áp,bộ phận lọc gió) Tổng thành hệ thống lái ( vô lăng,trục tay lái…) Tổng thành hộp số : (Hộp số chính,hộp số phụ,hệ thống dẫn trục các loại) Tổng thành trục trước : ( dầm cầu,trục láp.hệ thống treo nhíp,cơ cấu phanh,xi lanh phanh) Tổng thành trục sau : Tổng thành lốp : bộ phần săm lốp hoàn chỉnh của xe (kể cả lốp dự trữ) Trên cơ sở đó,người ta tham gia bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ xe hoặc
  • 16. 16 là tham gia bảo hiểm từng bộ phận xe. Trong đó tổng thành thân vỏ xe chiếm tỷ trọng lớn nhất cũng như chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hậu quả của tai nạn, rủi ro. Chính vì thế mà các công ty bảo hiểm Việt Nam thường tiến hành bảo hiểm toàn bộ xe hoặc bảo hiểm thân vỏ xe. Phạm vi bảo hiểm Là giới hạn những rủi ro mà theo thoã thuận nếu những rủi ro đó xảy ra người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ những thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp sau: Những rủi ro thông thường gắn liền với hoạt động của chủ xe,lái xe: đâm va,lật đổ. Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác:hoả hoạn,cháy nổ. Rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên: bão,lũ lụt,sét đánh,động đất. Rủi ro khách quan có nguồn gốc “ xã hội”:mất cắp, đập phá…Tuy nhiên ở Việt Nam thì áp dụng một nguyên tắc chung là nếu mất cắp bộ phận thì không giải quyết chỉ mất cắp toàn bộ xe mới thuộc trách nhiệm của bảo hiểm. Tai nạn rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ. Ngoài ra,doanh nghiệp bảo hiểm còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm ngăn ngừa,hạn chế tổn thất phát sinh thêm bảo vệ và đưa xe thiệt hại đến nơi sữa chữa gần nhất,giám định tổn thất. Trong mọi trường hợp,tổng số tiền bồi thường trong một vụ tai nạn không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm Vật chất xe cơ giới không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc trực tiếp
  • 17. 17 theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Nghị quyết 332/HĐBT ngày 23/10/1991 được cụ thể hóa bằng Thông tư số 82TC/CN ngày 31/12/1991 của Bộ Tài chính đã quy định rõ: “để tránh các trường hợp không bảo toàn được vốn do những nguyên nhân khách quan,thiên tai, địch họa,rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho các thiệt hại đó tại công ty Bảo hiểm Việt Nam. Khoản chi về phí bảo hiểm được hạch toán vào giá thành, hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp”. Hiện nay, trên lãnh thổ của Việt Nam đang triển khai các hình thức vật chất thân xe cơ giới như sau: Bảo hiểm theo giá trị thực tế của xe: Giá trị thực tế của xe là giá trị thực thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm xe tham gia bảo hiểm. Theo phạm vi đối tượng bảo hiểm có thể chia làm 2 loại: + Bảo hiểm toàn bộ xe: đối tượng bảo hiểm là toàn bộ xe cơ giới với đầy đủ các bộ phận tổng thành của xe như:thân vỏ xe,tổng thành động cơ,hệ thống truyền lực,hệ thống điều khiển,hệ thống phanh… + Bảo hiểm bộ phận thân vỏ xe: đối tượng được bảo hiểm chỉ là phần thân vỏ xe.Những bộ phận tổng thành khác không thuộc thân vỏ xe bao gồm:tổng thành động cơ,tổng thành hộp số,tổng thành cầu trước,cầu sau,hệ thống lái,hệ thống các bánh xe thì chủ xe tự gánh chịu nếu có tổn thất phát sinh .Trong bảo hiểm bộ phận xe,các doanh nghiệp chỉ nhận bảo bảo hiểm thân vỏ xe,không nhận bảo hiểm riêng các bộ phận khác của xe. Bảo hiểm dưới giá trị: giá trị xe tham gia bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Trường hợp này,nếu xe bị tổn thất bộ phận thì số
  • 18. 18 tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa giá trị xe tham gia bảo hiểm và giá trị thực tế của xe. Nếu xe bị tổn thất toàn bộ thì bồi thường toàn bộ giá trị xe tham gia bảo hiểm. Các điều khoản mở rộng: Đây chính là yếu tố cạnh tranh của các công ty bảo hiểm. Tuỳ từng công ty mà có những điều khoản bổ sung hợp lý. 2.2.2 Số tiền bảo hiểm STBH là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là giá trị bằng tiền của tài sản. Nó thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký kết hợp đồng. Cách thức chọn bảo hiểm toàn bộ hay bộ phận xe sẽ chi phối việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm của hợp đồng. Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Khấu hao Đối với việc bảo hiểm toàn bộ xe, STBH dựa vào việc xác định giá trị bảo hiểm xe. Giá trị của xe là giá trị thực tế của xe vảo thời điểm tham gia ký kết hợp đồng. Thực tế, việc đánh giá giá trị bảo hiểm của xe là rất phức tạp, ở nước ta hiện nay phần lớn xe đã qua sử dụng, sữa chữa tân trang. Cộng thêm việc kê khai của các chủ xe chưa thật sự chính xác. Vì vậy cán bộ khai thác, cần phải nhạy bén với thông tin về giá cả các loại xe trên thị trường, cần phải thường xuyên kết hợp với các chuyên viên mới có thể định ra giá trị bảo hiểm hợp lý, tránh tối đa trường hợp bảo hiểm trên giá trị dẫn đến hậu quả bất lợi cho hai bên. Bảo hiểm xe bộ phận (thân vỏ hoặc 1 trong các tổng thành) STBH được định trên cơ sở giá trị bảo hiểm toàn bộ xe và tỷ lệ phần trăm về phần giá trị của bộ phận đó trên giá trị toàn bộ xe (tỷ lệ này được người bảo hiểm quy định đối với từng loại xe). Bảo hiểm dưới giá trị cũng được các công ty bảo hiểm chấp nhận. Tuy nhiên phải
  • 19. 19 kèm theo quy định về tỷ lệ tối thiểu ( tỷ lệ % giữa STBH và giá trị bảo hiểm) và việc áp dụng quy tắc bồi thường theo tỷ lệ. 2.2.3 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ phương tiện khi tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới phải đóng cho công ty bảo hiểm.Các Công ty Bảo hiểm tiến hành thu phí theo biểu phí của Bộ Tài Chính quy định. Mức phí của hợp đồng bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới được xác định bằng tỷ lệ phí nhân với số tiền bảo hiểm. P = Sb x R Trong đó: Sb : Số tiền bảo hiểm R : Tỷ lệ phí bảo hiểm Phí cũng được xác định cho mỗi đầu xe có cả phí ngắn hạn và phí dài hạn. Thông thường phí tính trong một năm và phí ngắn hạn thường chỉ vài tháng, phí dài hạn bao giờ cũng bằng hoặc lớn hơn một năm Phương pháp tính phí bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới của nhiều công ty bảo hiểm lớn nhất trên thế giới luôn dựa vào những yếu tố cơ bản sau: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe + Loại xe : (xác định bởi nhãn mác,năm sản xuất):liên quan đến trang thiết bị an toàn,giá cả,chi phí sữa chữa,phụ tùng thay thế + Phạm vi và địa bàn hoạt động: đây không phải là phương pháp tốt nhất để dựa vào đó mà tính phí bảo hiểm vì công ty bảo hiểm không biết chắc xe sử dụng tại đâu. Dù sao đây cũng là tiêu chuẩn của nhiều đơn bảo hiểm và một số công ty bảo hiểm vẫn có cách xác định tỷ lệ phí dựa theo khu vực là rất phức tạp
  • 20. 20 + Mục đích sử dụng xe : đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo hiểm. Nó giúp công ty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra.Xe được điều khiển bởi một người lớn tuổi, đã về hưu và lưu thông với mục đích thông thường thì sẽ gặp rủi ro hơn những người có xe với mục đích kinh doanh,lưu thông trên một khu vực rộng lớn,thường xuyên. Xe càng lưu hành nhiều thì mức độ, xác suất xảy ra tai nạn càng lớn Ở Việt Nam thì tính phí bảo hiểm lại căn cứ vào một số tiêu thức sau: + Loại xe, đời xe, năm sử dụng…để có được giá trị thực tế của xe tham gia bảo hiểm. + Mục đích sử dụng của xe : Phân làm hai loại là xe kinh doanh và xe không kinh doanh + Các điều kiện bảo hiểm bổ sung + Mức miễn thường: Để giảm phí bảo hiểm, chủ xe có thể lựa chọn việc tự chịu một phần thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần thiệt hại vượt quá mức miễn thường nói trên của chủ xe. Bảo hiểm cũng là một sản phẩm cung cấp trên thị trường nên phải tham gia theo quy luật cạnh tranh của thị trường. Ngoài chất lượng dịch vụ thì giá cả là yếu tố quyết định rất lớn. Để khuyến khích các chủ xe có số lượng lớn xe hay có số phí tham gia bảo hiểm cao thì các công ty bảo hiểm cũng có chính sách giảm phí. Đặc biệt là với những đầu mối giới thiệu khách hàng lớn và thường xuyên.Ví dụ như thông qua ngân hàng, các hãng bán xe, môi giới. Đây là biện pháp phổ biến trong bảo hiểm xe cơ giới. Những hoạt động mang tính chất mùa vụ tức chỉ hoạt động một số ngày trong năm,thì chủ xe chỉ phải đóng phí cho những ngày hoạt động đó theo công thức:
  • 21. 21 Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x Số ngày hoạt động 365 ngày Nếu chủ xe đã nộp phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó trong năm có một số tháng không hoạt động nhà bảo hiểm hoàn lại phí trong những tháng đó nhưng chủ xe phải báo cho nhà bảo hiểm biết Phí hoàn lại = Phí cả năm x Tỷ lệ hoàn phí x Số ngày không hoạt động 365 ngày Khi giảm phí bảo hiểm PJICO chỉ áp dụng giảm phí một trong các phương án dưới đây khi khách hàng tham gia loại hình bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện sau đây: Bảng 2 : Giảm phí theo tỷ lệ tổn thất Thời hạn Mức giảm phí tối đa 01 năm liên tục 15% tổng số phí bảo hiểm 02 năm liên tục 20% tổng số phí bảo hiểm 03 năm liên tục 25% tổng số phí bảo hiểm (Nguồn : QĐ 02/2008 của PJICO về hướngdẫn khai thác bảo hiểm xe cơ giới) Bảng 3 : Giảm theo tỷ lệ bồi thường thấp trong một năm bảo hiểm Tỷ lệ bồi thường Mức giảm phí tối đa Nhỏ hơn hoặc bằng 40% 10% Nhỏ hơn hoặc bằng 30% 15% Nhỏ hơn hoặc bằng 20% 20% (Nguồn : QĐ 02/2008của PJICO về hướngdẫnkhaithác bảohiểm xe cơ giới)
  • 22. 22 Bảng 4 :Giảm phí theo số lượng xe tham gia bảo hiểm Số lượng Mức giảm phí tối đa Từ 05 đến 10 xe 10% tổng số phí bảo hiểm Từ 11 đến 20 xe 15% tổng số phí bảo hiểm Từ 21 đến 30 xe 20% tổng số phí bảo hiểm Từ 31 đến 50 xe 25% tổng số phí bảo hiểm (Nguồn : QĐ 02/2008 của PJICO về hướngdẫn khai thác bảo hiểm xe cơ giới) Ngoài cạnh tranh bằng phí các đơn vị còn cạnh tranh nhau về thời gian phí.Phí có thể căn cứ vào đối tượng khách hàng (có số phí lớn hoặc khách hàng tiềm năng) để chia làm nhiều kỳ nộp tuỳ thoã thuận giữa công ty Bảo hiểm và khách hàng. 2.2.4 Các điểm loại trừ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản vì vậy nó thực hiện dưới hình thức tự nguyện.Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý đến những trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Những điểm loại trừ chung: + Hành động cố ý gây tai nạn cho chủ xe; + Xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn và bảo vệ môi trường hợp lệ,xe đi đêm không có đèn chiếu sáng bên trái ; + Lái xe không có giấy phép hợp lệ,lái xe có nồng độ cồn rượu bia vượt quá quy định của pháp luật hiện hành ; + Xe vận chuyển chất nổ trái phép ; + Xe sử dụng để tập lái, đua xe ( xe hợp pháp hoặc trái phép);xe chạy thử sau khi sửa chữa;
  • 23. 23 + Xe đi vào đường cấm,khu vực cấm; + Thiệt hại có tính hiệu quả gián tiếp như:giảm giá trị thương mại,ngừng sản xuất,sử dụng,khai thác; + Xe chở quá trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho phép; + Tai nạn ngoài lãnh thổ Việt Nam; + Chiến tranh. Những điểm loại trừ riêng: + Hao mòn do sử dụng,lão hoá,mất giá,hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất thêm do sữa chữa,trong quá trình sữa chữa; + Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc thiết bị mà không phải do tai nạn gây ra; + Tổn thất đối với săm lốp,nhãn mác trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn. + Mất cắp bộ phận xe; + Những vụ tổn thất nhỏ dưới mức miễn thường (mà hiện nay các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức chung là 200.000 đồng/vụ). Ngoài ra các doanh nghiệp còn từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường cho chủ xe trong các trường hợp chủ xe: + Cung cấp không đầy đủ,không trung thực các thông tin ban đầu về đối tượng bảo hiểm trong Giấy yêu cầu bảo hiểm; + Khi xảy ra tai nạn,không kịp thời thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm,không áp dụng các biện pháp kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất gia tăng,tự ý tháo dỡ,sữachữa xe mà chưa có sự đồng ý hoặc giám sát của doanh nghiệp bảo hiểm hay đại diện của họ;
  • 24. 24 + Không làm các thủ tục bảo lưu quyền đòi người thứ ba có lỗi trong việc gây thiệt hại của người chủ phương tiện cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra chủ xe cần lưu ý: + Nhà bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn tự nhiên của chiếc xe có nghĩa là tính đến khấu hao làm tròn theo tháng cụ thể nếu xe bị tai nạn từ ngày 16 trở về cuối tháng thì tháng đó phải tính khấu hao. Nếu xe tham gia bảo hiểm từ ngày 1 đến ngày 15 thì tháng đó không phải tính khấu hao. + Nếu chủ xe đã mua bảo hiểm sau đó lại chuyển nhượng cho người khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm đến hạn hợp đồng nếu có sự thông báo với nhà bảo hiểm có xác nhận việc này bằng phụ lục hợp đồng hoặc văn bản. + Trong mọi trường hợp không bao giờ bảo hiểm bồi thường vượt quá số tiền ghi trong đơn bảo hiểm. + Khi tham gia bảo hiểm cần phải có các giấy tờ:giấy phép lưu hành,bằng lái, đăng ký xe. Việc các công ty bảo hiểm thực hiện và đưa ra các hạn mức cũng nhằm: + Để ổn định quá trình kinh doanh,tránh sự sụp đổ,phá sản của công ty bảo hiểm nên một số rủi ro gây ra tổn thất nằm ngoài khả năng tài chính của công ty được loại trừ ra khỏi phạm vi bảo hiểm. + Để tránh phải giải quyết một số lượng lớn hồ sơ bồi thường bảo hiểm làm tăng chi phí quản lý khi tổn thất nhỏ không đáng kể,người chủ phương tiện có thể tự giải quyết hoặc trang trải được + Để tránh hiện tượng trục lợi của người được bảo hiểm khi nguyên nhân rủi ro khó xác định
  • 25. 25 2.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất  Giám định tổn thất : Giám định bảo hiểm là quá trình xem xét đánh giá,phân tích sự kiện xảy ra để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Công việc giám định được tiến hành bởi các giám định viên.Các giám định viên phải ghi nhận một cách khách quan,trung thực về trạng thái của đối tượng bảo hiểm,hạn chế tổn thất và thông tin cho tổ chức bảo hiểm. Giám định bảo hiểm đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tế,giác quan tinh tế nhạy bén, sự hiểu biết sâu về nghiệp vụ. Công việc giám định tuỳ theo từng trường hợp mà cần có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, cần có sự chứng kiến của các bên liên quan đảm bảo tính pháp lý Do vậy công tác giám định không thể thiếu được trong dây chuyền triển khai nghiệp vụ bảo hiểm. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho các công việc khác đặc biệt là công tác bồi thường, nó còn làm ngăn chặn các hiện tượng gian lận trong bảo hiểm. Giám định được thực hiện theo một trình tự sau: + Nhà bảo hiểm nhận tin và xử lý thông tin. + Dự kiến phương án chuẩn bị giám định. + Tiến hành giám định,chụp ảnh,lập biên bản giám định + Phân loại,xác định chính xác những thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm + Đánh giá thiệt hại,chọn phương án để khắc phục thiệt hại + Hoàn chỉnh hồ sơ cho cán bộ bồi thường hoặc chuyển về bảo hiểm gốc để giải quyết bồi thường Các công việc cụ thể: Công tác tiếp nhận thông tin là công việc khi được báo tin,người có trách nhiệm tiếp
  • 26. 26 nhận thông tin phải chú ý kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ,thông tin: giấy chứng nhận bảo hiểm,giấy đăng ký xe,giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường… Công tác tại hiện trường,thu thập các yếu tố liên quan đến tai nạn như:tác động của thời tiết,tình trạng giao thông,các vật chứng liên quan đến vụ tai nạn,phát hiện những dấu vết gian lận,trục lợi. Phát hiện và làm rõ những nghi ngờ trong công tác hồ sơ,hiện trường nếu rủi ro không thuộc phạm vi bồi thường hoặc công tu bảo hiểm từ chối bồi thường thì phải thông báo và phải giải thích cho người được bảo hiểm biết rõ. Lập biên bản giám định sau khi tiến hành công tác giám định bởi đây là một văn bản có tính pháp lý quan trọng phản ánh một cách chính xác,trung thực khách quan nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn Bồi thường tổn thất Công tác bồi thường có quyết định rất lớn đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm.Làm tốt công tác này sẽ nâng cao uy tín của công ty bảo hiểm,nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm. Bồi thường tổn thất là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết của hợp đồng,chi trả một khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho người được bảo hiểm khi có thiệt hại vật chất xảy ra cho phương tiện trong sự cố bảo hiểm. Để được xem xét và giải quyết bồi thường,các chủ xe cần phải có các giấy tờ trong bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường: Giấy thông báo tai nạn; Giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới; Bản sao các giấy tờ ( giấy chứng nhận bảo hiểm,giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường,giấy phép đăng ký kinh doanh);
  • 27. 27 Bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao hồ sơ tai nạn( có xác nhận của công an nơi thụ lý) bao gồm ( bản khám nghiệm hiện trường,biên bản giải quyết tai nạn giao thông,quyết định của toà án(nếu có),biên bản giám định thiệt hại (nếu có); Ngoài ra, các chủ xe còn phải cung cấp cho công ty bảo hiểm các giấy tờ như các bằng chứng chứng minh sự thiệt hại như hoá sữa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại; các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm tổn thất hay để thực hiện các chỉ dẫn của doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết khiếu nại bồi thường: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn chủ phương tiện phải trình nộp giấy yêu cầu bồi thường. Trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng thì theo quy định của pháp luật. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm:15 ngày kể từ khi nhận hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ,không kéo dài quá 30 ngày trong trường hợp phải xác minh lại hồ sơ.Nếu từ chối bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe bằng văn bản lý do từ chối bồi thường trong thời gian nói trên. Thời hạn khiếu nại bồi thường của chủ xe cơ giới:03 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán tiền bồi thường hoặc từ chối bồi thường.Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị. Phương pháp xác định số tiền bồi thường: Công ty bảo hiểm bồi thường vật chất xe do những thiệt hại thực tế bao gồm: + Chi phí sửa chữa : Tiền công sửa chữa và vật tư sửa chữa + Chi phí thay thế phụ tùng: Giá trị phụ tùng và công lắp ráp vận chuyển. + Chi phí khắc phục ban đầu: chi phí ngăn ngừa hạn chế tổn thất,bảo vệ,cẩu kéo về nơi sửa chữa gần nhất.
  • 28. 28 Các chi phí trên phải hợp lý,hợp lệ và phải phù hợp với các điều kiện tham gia của chủ xe. Bồi thường chi phí thay thế bộ phận mới thì phải tính đến khấu hao trừ hao mòn sử dụng hoặc tính giá trị tương đương với giá trị của bộ phận đó trước khi xảy ra tai nạn.Song nếu chủ xe có tham gia điều kiện bảo hiểm bổ sung là thay mới không tính khấu hao thì vẫn được tính là thay thế đồ mới trên thị trường.Các bộ phận được thay thế mới phải thu hồi ngay sau khi bồi thường. Thiệt hại thực tế = (Chi phí sửa chữa + Chi phí thay thế phụ tùng + Chi phí khắc phục ban đầu). Bồi thường tổn thất toàn bộ: Trường hợp xe bị tai nạn được coi là tổn thất toàn bộ khi giá trị thiệt hại bằng hoặc trên 80% giá trị thực tế tính theo bảng tỉ lệ cấu thành giá trị xe của PJICO. Nếu số tiền bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế của xe thì PJICO sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Bồi thường tổn thất bộ phận: Trong trường hợp này, chủ xe sẽ được giải quyết bồi thường trên cơ sở: + Nếu trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc dưới giá trị thực tế Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại thực tế * STBH GTBH + Trường hợp xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế Theo nguyên tắc để tránh việc “lợi dụng” bảo hiểm, công ty bảo hiểm chỉ chấp nhận STBH nhỏ hơn hoặc bằng GTBH. Nếu người tham gia bảo hiểm cố tình tham gia với STBH lớn hơn giá trị bảo hiểm nhằm trục lợi bảo hiểm, HĐBH sẽ không có hiệu lực, còn nếu là vô tình tham gia bảo hiểm trên giá trị, công ty bảo hiểm vẫn bồi
  • 29. 29 thường, nhưng STBT chỉ bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm thường giới hạn mức bồi thường đối với tổn thất bộ phận bằng bảng tỉ lệ giá trị tổng thành xe. 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của loại hình bảo hiểm xe cơ giới.Xét theo nguồn gốc,các yếu tố này có thể chia thành: các yếu tố bên trong của bản thân từng doanh nghiệp bảo hiểm và các yếu tố tác động từ bên ngoài. 2.3.1 Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp Có rất nhiều yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới thị phần bảo hiểm xe cơ giới của từng doanh nghiệp bảo hiểm như: Vốn của các DNBH vì nó thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp,thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm tạo niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm và nâng cao vị trí cạnh tranh của mình đối với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của mỗi DNBH chịu tác động rất lớn từ các yếu tố trên các mặt: sản phẩm,giá cả,chất lượng phục vụ và tuyên truyền quảng cáo. Sản phẩm bảo hiểm là cái mà các công ty bảo hiểm cung cấp cho người mua trên cơ sở nhu cầu của họ.Vì vậy,để thị trường bảo hiểm xe cơ giới có thể phát triển,các sản phẩm mà thị trường cung cấp phải có sự đa dạng theo đúng các nhu cầu phát sinh trên thị trường.Khi các điều kiện kinh tế xã hội càng phát triển,nhu cầu về bảo hiểm càng tăng và đa dạng đòi hỏi các công ty bảo hiểm cũng ngày càng phải có nhiều sản phẩm mới cũng như cải tiến các sản phẩm cũ cho phù hợp. Giá cả sản phẩm bảo hiểm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng có mua bảo hiểm hay không.Với khả năng tài chính là có giới hạn,trong khi còn phải
  • 30. 30 đáp ứng nhiều nhu cầu khác,khách hàng luôn cân nhắc mức giá nào là phù hợp với túi tiền của mình.Vì vậy,bên cạnh việc đưa ra một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua,các công ty bảo hiểm còn cần phải thiết kế mức phí bảo hiểm cho phù hợp với khách hàng.Thông thường cùng với sản phẩm bảo hiểm,công ty bảo hiểm đưa ra nhiều mức phí cho khách hàng lựa chọn.Và tất nhiên mức phí bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến phạm vi bảo hiểm rộng hay hẹp mà khách hàng được hưởng.Ví dụ hiện nay ở Việt Nam,bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba có mức bắt buộc của pháp luật là 60.500 đồng tương ứng với mức trách nhiệm là 30 triệu đồng/người/vụ và 30 triệu đồng/tài sản/vụ.Ngoài ra,còn có các mức tự nguyện để khách hàng lựa chọn như mức 80.500 đồng tương ứng với mức trách nhiệm là 30 triệu đồng/người/vụ và 30 triệu đồng/tài sản/vụ và có kết hợp bảo hiểm tai nạn 02 người ngồi mức 10 triệu đồng/người/vụ.Với nhiều sự lựa chọn như vậy,khách hàng sẽ được thoã mãn nhu cầu tốt hơn và sẽ tham gia đông đảo hơn. Chất lượng phục vụ là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự phât triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và nghiệp vụ xe cơ giới nói riêng.Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là vô hình và dễ bắt chước,sản phẩm bảo hiểm cũng như giá cả,nên lúc này chất lượng phục vụ khách hàng lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới,khách hàng cũng thường hay gặp rủi ro gây ra tổn thất nhỏ,nên việc mua bảo hiểm một cách dễ dàng hay được bồi thường đầy đủ kịp thời tất yếu làm cho khách hàng hài lòng;thấy được lợi ích cũng như tiện ích của việc mua bảo hiểm,góp phần tạo nên tập quán mua bảo hiểm.Do đó vấn đề kênh phân phối sản phẩm và nhân tố con người cần đặc biệt coi trọng.Xây dựng văn hoá kinh doanh mang tính đặc thù riêng luôn được các công ty bảo hiểm chú trọng nhằm tạo ra những con người chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm.Nhiều khi khâu phục vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng cả đến danh tiếng của mỗi doanh nghiệp
  • 31. 31 bảo hiểm.Mà kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh phần chưa nhìn thấy được, điều mà không ai tham gia bảo hiểm muốn được nhận nhưng lời hứa khi xảy ra tổn thất và dịch vụ khách hàng hậu mãi chính là yếu tố quảng bá danh tiếng của doanh nghiệp bảo hiểm và của chính nghiệp vụ đó.Ở Việt Nam người dân mới làm quen với bảo hiểm,họ còn e ngại về khâu bồi thường này.Theo họ thì đây là khâu có nhiều phức tạp.Đó chính là điều làm cho tình trạng tham gia bảo hiểm xe cơ giới chưa phải là phổ biến mà mới chỉ là để đốiphó theo quy định của Chính phủ hoặc vì sự ràng buộc với những tổ chức tài chính. Công tác tuyên truyền quảng cáo:Bảo hiểm là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở bậc cao và khá phức tạp.Ngoài ra,nó có tính đặc thù là sản phẩm “không mong đợi” vì không ai muốn rủi ro xảy ra với mình cả.Vì vậy công việc tuyên truyền quảng cáo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường bảo hiểm nói chung,bảo hiểm xe cơ giới nói riêng phát triển.Bởi vì thông qua công tác tuyên truyền quảng cáo,người dân sẽ có được nhận thức sâu hơn, đầy đủ hơn về bảo hiểm.Từ đó thấy được sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm.Tại Việt Nam khi nền kinh tế thị trường đã phát triển trong một thời gian dài,thị trường bảo hiểm đã có những bước tiến nhất định đã đóng góp tới 2% GDP cả nước nhưng thực sự tỷ lệ nhận thức về bảo hiểm chưa cao.Các khái niệm về bảo hiểm,sản phẩm bảo hiểm và bản thân các công ty bảo hiểm chưa được nhiều người dân biết đến.Tham gia bảo hiểm mới chỉ là đối phó chưa phải là nhu cầu cần được bảo vệ nên công tác tuyên truyền quảng cáo luôn cần hơn lúc nào hết. 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Sự phát triển của thị trường bảo hiểm xe cơ giới còn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài,bao gồm:Môi trường pháp lý,môi trường kinh tế xã hội,và môi trường kinh tế quốc tế.
  • 32. 32 Môi trường pháp lý:Hoạt động của thị trường bảo hiểm không thể nằm ngoài khuôn khổ pháp luật của mỗi quốc gia.Nó không chỉ đơn thuần là việc các công ty bảo hiểm trên thị trường phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật,mà chính điều này đảm bảo cho các công ty được cạnh tranh một cách công bằng và lành mạnh trên thị trường,bảo đảm cho quyền lợi của người tham gia bảo hiểm,từ đó thúc đẩy thị trường phát triển.Sự phát triển của loại hình bảo hiểm xe cơ giới cũng không nằm ngoài điều đó.Ngoài ra khuôn khổ pháp luật còn ảnh hưởng tới bảo hiểm xe cơ giới ở khía cạnh khác nữa. Đó là khi các luật về giao thông đường bộ phát triển,luật về đầu tư phát triển ngành bảo hiểm,ngành sản xuất và lắp ráp ô tô,luật về xuất nhập khẩu ô tô,hoàn thiện môi trường pháp lý là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bảo hiểm xe cơ giới nói riêng và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung. Môi trường kinh tế xã hội: Sự phát triển kinh tế của quốc gia là yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.Trước hết kinh tế phát triển,cơ sở hạ tầng được nâng cao,nhu cầu cuộc sống cũng được nâng lên và nhu cầu được bảo vệ trở nên quan trọng.Khi đó số lượng xe cơ giới sẽ ngày một gia tăng và đây là một trong những mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm của mình.Có thể nói khi kinh tế phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến tất cả các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ,từ những loại hình truyền thống như bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đến những loại hình bảo hiểm mới như bảo hiểm tài sản,bảo hiểm xe cơ giới. Bên cạnh yếu tố kinh tế,các yếu tố văn hoá xã hội cũng có tác động đáng kể đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.Văn hoá là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu và hành vi tiêu dùng của con người.Văn hoá ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống,từ nơi con người sống đến những gì con người ăn,cách con người mặc,phương thức con người sử dụng và tiết kiệm tiền cũng như những gì mà
  • 33. 33 con người đánh giá các thuộc tính của sản phẩm.Khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới cũng không nằm ngoài quy luật đó.Thực tế cho thấy,các công ty bảo hiểm ở Việt Nam đã rất khó khăn khi bán các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới hình thức tự nguyện.Tập quán tự bảo vệ hoặ lo sợ những phiền phức trong khi thanh toán bảo hiểm đã ăn sâu vào rất nhiều người dân Việt Nam và đây chính là một cách thức đồi với các doanh nghiệp bảo hiểm trong chiến lược phát triển của mình. Môi trường kinh tế quốc tế: Xu hướng toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong đó có bảo hiểm xe cơ giới.Trước hết,nó tạo thêm nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm.Ngoài ra,việc mở cửa và hội nhập còn tạo nhiều cơ hội khác cho các công ty bảo hiểm trong nước tiếp cận công nghệ bảo hiểm tiên tiến,tiếp cận thị trường nước ngoài.Tuy nhiên,hội nhập quốc tế cũng tạo nhiều thách thức đối với sự phát triển của thi trường nước ngoài nhất là khi mất dần sự bảo hộ của nhà nước.
  • 34. 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX 1. Một vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (gọi tắt là PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấp phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm bắt đầu từ năm 1995 với số vốn điều lệ ban đầu là 53 tỷ đồng. Công ty được cấp giấy phép chấp nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TTC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 21 tháng 6 năm 1995, PJICO chính thức được thành lập trong sự chào đón nồng nhiệt của các khách hàng trong nước và bạn bè quốc tế. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Năm 2006, PJICO tăng vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 2 ngày 24/05/2004. . 1.2 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của PJICO
  • 35. 35 Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy và quản lý của PJICO TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Phó Tổng giám đốc HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Các VP đại diện P. QL & PTĐL P. CNTT Các Tổng đại lý & Đại lý Các Chi nhánh P. Đầu tư P. TC- KT Phòng Đào tạo P. Tổng hợp P. Tổ chức Phòng BH Hàng hoá Phòng BH tàu thuyền P. BH Phi Hàng hải P. BH Xe cơ giới P. GĐ- BT P. Tái BH P. Thanh tra Pháp chế Phòng BH Con người P.BH Tài sản - kỹ thuật
  • 36. 36 Ra đời trong cơ chế thị trường, PJICO phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bảo hiểm là một ngành nghề kinh doanh dịch vụ mang tính đặc thù và có tính xã hội sâu rộng nên PJICO đã thể hiện quan điểm xây dựng một phong cách phục vụ mới với những nét văn hoá doanh nghiệp đặc trưng mà trọng tâm là đào tạo một đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, với doanh nghiệp, có nghiệp vụ bảo hiểm và kiến thức xã hội vững vàng; gắn lợi ích của khách hàng với lợi ích của mình vì chỉ có sự tin tưởng và hợp tác của khách hàng mới đem lại sự phát triển bền vững cho PJICO trong tương lai. Xác định kinh doanh bảo hiểm là loại hình dịch vụ đặc biệt chưa phổ biến ở Việt nam nên PJICO ngoài chức năng kinh doanh tạo thuận lợi cho bản thân doanh nghiệp và đóng góp thuế cho Nhà nước, PJICO còn là nhà tư vấn bảo hiểm tích cực vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho cộng đồng các doanh nghiệp, tư vấn và đóng góp cụ thể bằng vật chất cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, phòng tránh rủi ro cho khách hàng. Một điều được đánh giá cao là sự ra đời của PJICO gắn liền với việc xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng trong nền kinh tế thị trường kể cả về phương diện tài chính (phí bảo hiểm giảm) cũng như chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, phục vụ tận tình, chu đáo khi tổn thất xảy ra. Khách hàng đã có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình. Uy tín kinh doanh của PJICO luôn thể hiện trong khâu giải quyết bồi thường nhanh chóng, hợp tình, hợp lý. Nhiều vụ giải quyết bồi thường của PJICO đã được khách hàng coi như đó là mẫu mực về sự hợp tác vì quyền lợi chung và thể hiện tính chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm cao của PJICO như vụ tổn thất Trụ 8 Cầu Đuống, cháy Kho xăng dầu K131, tổn thất trách nhiệm bên thứ ba của Cầu Đạo Long, . . . Trải qua 13 năm hoạt động, đặc biệt từ năm 2002 đến nay, PJICO đã có bước phát
  • 37. 37 triển đột phá để trở thành 1 trong 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam. Năm 2003, doanh thu đạt 400 tỷ đồng tăng trưởng gần 90%, cao nhất thị trường và cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam; năm 2004, doanh thu đạt gần 700 tỷ đồng tăng trưởng 80%, bổ sung vốn cổ đông và trích lập dự phòng tăng trên 150%, tổng vốn và tài sản tăng gần 2 lần so với năm 2003; năm 2005 doanh thu tiếp tục tăng cao, đạt 840 tỷ và đến nay công ty đã có số vốn tích luỹ tăng 10 lần so với vốn góp ban đầu. Uy tín và thương hiệu PJICO ngày càng được nhân rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên liên tục được nâng cao. Công ty đã có nhiều đóng góp cho ngân sách Nhà nước và xã hội. Hàng loạt các công trình, dịch vụ với giá trị hàng nghìn tỷ đồng mà PJICO tham gia bảo hiểm đã minh chứng cho sự năng động và khả năng cạnh tranh cao của công ty như: các đội tàu viễn dương của Vitaco, Vietpetroco, VOSCO, dự án quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, Cầu Thanh Trì, Bãi Cháy… 1.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới PJICO là công ty chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt kế hoạch, nhiệm vụ được giao trong một bối cảnh cạnh tranh hết sức gay gắt. Trong thời gian tới, sức ép mở cửa hội nhập ngày càng tăng: năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm Mỹ. Thị trường bảo hiểm trong nước sẽ có thêm các đối thủ cạnh tranh mới đầy tham vọng và các thủ thuật cạnh tranh (tăng chi phí, giảm phí) như VASS, 3A, Groupama… cùng với sự phát triển nền kinh tế, cũng như sự lớn mạnh của nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm, công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và khó khăn mới. Để luôn giữ vững được uy tín trên thị trường, Công ty đã vạch ra những mục tiêu và định hướng phát triển của mình, bao gồm những nội dung sau: (1) Nâng cao năng lực cạnh tranh của PJICO, nâng cao hiệụ quả hoạt động để thực
  • 38. 38 sự trở thành một nhà bảo hiểm chuyên nghiệp. (2) Từng bước tìm hiểu và hướng hoạt động bảo hiểm ra nước ngoài bằng cách mở một vài văn phòng đại diện ở nước ngoài. (3) Tiếp tục giữ vững, duy trì thị phần, thị trường đã có thông qua việc quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn với các đại lý, quan tâm nhiều đến nhu cầu,nguyện vọng của khách hàng để giữ khách đặc biệt là nguồn khách hàng tiềm năng. Duy trì và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống vốn là thế mạnh của công ty như bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt… (4) Mở rộng địa bàn bảo hiểm thông qua việc xây dựng thêm các mạng lưới đại lý trên tất cả các tỉnh, thành phố mà công ty đã đặt chi nhánh. Mở rộng kênh phân phối thông qua việc xây dựng một mạng lưới thông tin kết nối các chi nhánh ở tất cả các địa bàn cũng như kết nối các đơn vị trực thuộc công ty, nhằm thực hiện chiến lược phát triển mà công ty đã đề ra: “trở thành một tập đoàn PJICO vững mạnh về kinh doanh bảo hiểm và tài chính”. (5) Hoàn thiện nâng cao tính ưu việt của các sản phẩm hiện công ty đang triển khai. Đồng thời tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. (6) Không ngừng hoàn thiện quy chế quản lý tài chính của công ty. Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động của các phòng ban về công tác thu chi và có những xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm tài chính. 2. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 2.1 Về doanh thu phí bảo hiểm So với năm 2006, năm nay nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 463,13%, tiếp đến là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người, bảo hiểm mọi rủi ro, …. Có thể nói năm 2007 là một năm bội thu
  • 39. 39 của toàn ngành bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bảng 5 : Doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường theo từng nghiệp vụ ( 2003 – 2007 ) Đơn vị: Triệu đồng STT Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007 1 Sức khoẻ&tai nạn con người 472,341 728,092 843,491 958,890 1,203,156 2 Hàng hoá vận chuyển 316,123 405,766 439,535 529,178 712,092 3 Hàng không 248,582 335,714 323,913 333,249 321,448 4 Xe cơ giới 768,069 1,349,534 1,530,999 1,711,907 2,550,406 5 Cháy nổ 305,575 456,559 496,532 510,409 510,646 6 Gián đoạn KD 38,947 10,998 17,725 22,736 19,004 7 Trách nhiệm chung 47,301 70,805 89,896 131,125 175,036 8 Nông nghiệp 2,908 1,554 986 674 833 9 Tín dụng&mọi RR tài chính 271 21 376 671 649 10 Thân tàu và TNDS chủ tàu 344,990 452,646 562,553 621,759 809,030 11 Mọi rủi ro tài sản khác 5,004 9,523 98,256 123,243 970,587 12 Tài sản và thiệt hại 805,659 956,014 1,123,078 1,414,089 1,546,107 13 Bảo hiểm khác 4,136 2,676 108,071 213,351 308,523 TỔNG CỘNG 3,359,911 4,779,9075,635,411 6,357,930 8,359,994 (Nguồn : Báocáo thường niên của Vụ bảo hiểm bộ tài chính)
  • 40. 40 Trong cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất : 26.93%, tiếp đến là tài sản và thiệt hại: 22,24%, bảo hiểm sức khoẻ và TNCN là 15,8%...Năm 2007 nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vẫn giữ vị trí đầu bảng với doanh thu đạt 2.550.406 triệu đồng chiếm 30,5% doanh thu toàn thị trường phi nhân thọ.Tiếp đến là bảo hiểm tài sản và thiệt hại chiếm 18,5% sau đó là bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người. Đứng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước dần bị dỡ bỏ buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải cắt giảm chi phí đầu vào, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu ngành bảo hiểm, nhất là bảo hiểm phi nhân thọ. Thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 của Thủ tướng chính phủ thì sau một năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã có những tín hiệu đáng mừng. Năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng lên đáng kể, công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất cũng được cải thiện một bước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cộng với các chính sách mở rộng của Nhà nước số lượng xe cơ giới không ngừng gia tăng hàng năm. Chính vì vậy nhu cầu mua loại hình bảo hiểm này cũng tăng lên một con số đáng kể, nhất là sau nghị quyết 32 của Chính phủ về kiềm chế tai nạn giao thông, trong đó có quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
  • 41. 41 Bảng 6: Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm của từng DN bảo hiểm ở Việt Nam ( Đơn vị: Triệu đồng) TT Tên DN Doanh thu phí BH gốc Nhận TBH trong nước Nhận TBH ngoài nước Nhượng TBH trong nước Nhượng TBH Ngoài nước Giảm phí, Hoàn phí BH Phí bảo hiểm thực thu 1 23 3 4 5 6 7 8=2+3+4-5-6-7 1 Bảo Minh 1,611,700 85,847 38,912 184,201 398,267 17,252 1,136,739 2 Bảo Việt 2,601,461 125,980 20,900 335,378 472,846 1,940,117 3 Bảo Long 164,568 23,464 27,350 581 3,477 156,624 4 PJICO 880,682 42,998 9,073 120,241 105,937 3,955 702,620 5 PTI 304,811 27,229 28,279 48,441 6,135 249,185 6 PVI 1,650,218 49,749 20,811 371,669 744,805 567,084 7 AAA 155,940 7,049 22,111 10 140,915 8 BIC 147,922 15,404 43 66,980 13,384 83,005 9 Viễn Đông 156,723 10,870 13,017 27,077 127,499 10 Khác 685,969 131234 38,952 276,780 270,762 32,273 1,462,781` Tổng 8,359,994 569,573 128,691 1,446,006 2,082,100 100,322 5,429,830 (Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Về doanh thu phí bảo hiểm gốc dẫn đầu là Bảo Việt tiếp đến là PVI, Bảo Minh và PJICO. Còn về phí bảo hiểm thực thu thì Bảo Việt vẫn đứng vị trí quán quân sau đó là Bảo Minh, PJICO và PVI. 2.2 Về bồi thường Bảo hiểm xe cơ giới Vai trò quan trọng nhất của Bảo hiểm chính là phần bồi thường. Nó không chỉ làm nên sản phẩm Bảo hiểm mà còn quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tỷ lệ bồi thường bìnhquân các năm luôn ở mức cao, song song với sự gia tăng của doanh thu bảo hiểm thì tất yếu số trường hợp phải bồi thường cũng tăng theo. Năm 2007 khi doanh thu phí toàn thị trường là 8 359 tỷ đồng tăng 30,93%
  • 42. 42 so với 2006 thì tỷ lệ bồi thường cũng tăng hơn 22,5%. Số tiền bồi thường bảo hiểm gốc năm 2007 là 3.228.492 triệu đồng và số tiền bồi thường thực chi là 2.733.656 triệu đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và thực bồi thường năm 2007 là 38,62% và 40,06%. Bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng trong việc giúp đề phòng hạn chế tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần giảm nhẹ gánh nặng, giúp ngân sách nhà nước được nâng cao. Bảng 7: Số tiền bồi thường và tỷ lệ bồi thường bảo hiểm của các nghiệp vụ Đơn vị : Triệu đồng Nghiệp vụ BH 2006 2007 Tổng doanh thu phí BH Tổng bồi thường Tổng doanh thu phí BH Tổng bồi thường Sức khoẻ và tai nạn con người 959,976 495,351 1,203,168 583,097 Hàng hoá vận chuyển 546,440 283,542 743,223 204,819 Hàng không 335,933 23,307 324,610 17,221 Xe cơ giới 1,712,653 970,803 2,552,026 1,228,433 Cháy nổ và mọi rủi ro tài sản 681,233 223,528 1,073,417 504,822 Gián đoạn KD 23,011 615 19,058 62 Thân tàu và TNDS chủ tàu 629,214 349,737 816,503 342,665 Trách nhiệm chung 131,183 25,715 181,633 46,147 Nông nghiệp 674 133 833 207 Tín dụng và rủi ro tài chính 671 0 649 0 Tài sản và thiệt hại 1,436,524 237,198 1,573,565 472,699
  • 43. 43 (Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Năm 2007 là một năm khởi sắc của ngành Bảo hiểm Việt Nam,không những tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng cao mà tỷ lệ bồi thường cũng giảm đáng kể, nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản có số tiền bồi thường tăng mạnh nhất (126%), tiếp theo là nghiệp vụ tài sản và thiệt hại (99,28%) rồi đến nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp với 55,64% và bảo hiểm xe cơ giới với 26,57%. Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng tai nạn giao thông đường bộ là vấn đề ngày càng nổi cộm. Ước tính bình quân cứ một ngày ở Việt Nam có 33 người chết do tai nạn giao thông đường bộ, đây là một con số kinh hoàng khiến ai cũng phải lo sợ. Theo thống kê năm 2007 có đến 13 154 người tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ và hơn 10 000 người khác bị thương tích. Tai nạn giao thông do xe máy chiếm đa số các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở các nước ASEAN. Xe máy chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng lượng phương tiện giao thông ở một vài quốc gia. Bảng 8 : Tình hình tai nạn giao thông đường bộ Việt Nam ( 2000 – 2007 ) Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương Số vụ So sánh với năm trước Số người chết So sánh với năm trước Số người bị thương So sánh với năm trước Tăng(giảm) tuyệt đối (% ) Tăng(giảm) tương đối (% ) Tăng(giảm) tuyệt đối (% ) Tăng(giảm) tương đối (% ) Tăng(giảm) tuyệt đối (% ) Tăng(giảm) tương đối (% ) 2000 22486 1753 8.46 7500 830 12.44 25400 1489 6.23 2001 25040 2554 11.36 10477 2977 39.69 29188 3788 14.91 2002 27134 2094 8.36 12800 2323 22.17 30733 1545 5.29 2003 19852 -7282 -26.84 11319 -1481 -11.57 20400 -10333 -33.62 2004 16911 -2941 -14.81 11739 420 3.71 15142 -5258 -25.77 2005 14141 -2770 -16.38 11184 -555 -4.73 11760 -3382 -22.34 2006 14668 527 3.73 12600 1416 12.66 11253 -507 -4.31 2007 14624 -44 -0.3 13150 550 4.37 10546 -707 -6.28
  • 44. 44 (Nguồn:Báocáo của Ủy ban an toàn giao thông) Theo số liệu đưa ra ở bảng trên, mặc dù từ 2002 đến nay, số vụ tai nạn giao thông ở nước ta có xu hướng giảm đi, song xét trong cả thời kỳ 1997–2007, số người chết lại tăng lên 6,3 lần và số người bị thương tăng lên 2,4 lần. Như vậy, số vụ tai nạn nghiêm trọng lại có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế mà bảo hiểm xe cơ giới ra đời và ngày càng đóng góp vai trò vô cùng quan trọng song hành cùng cuộc sống của mỗi một cá nhân để họ yên tâm hơn trong lao động sản xuất và góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Mục đíchchính của Bảo hiểm xe cơ giới là huy động số đông bù số ít, hỗ trợ cho những ngưòi bị tai nạn nên trong những năm qua ngành Bảo hiểm Việt Nam đã tiến hành giải quyết rất nhiều hồ sơ tai nạn giao thông. Bảng 9: Bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của các DN ở Việt Nam STT Doanh nghiệp 2006 2007 Phí thực thu(tr.đ) Bồi thường thực chi(trđ) Tỷ lệ bồi thường Phí thực thu (trđ) Bồi thường thực chi (tr đ) Tỷ lệ bồi thường 1 Bảo Long 49,640 34,536 69,57% 76,040 48,002 63,13% 2 Bảo Minh 390,940 229,992 58,83% 507,831 298,367 58,75% 3 Bảo Việt 656,775 366,753 55,84% 841,439 429,914 51,06% 4 AAA 27,727 4,803 17,32% 75,919 16,879 22,23% 5 PJICO 285,736 203,496 71,22% 489,631 206,276 42,13% 6 BIC 3,541 1,277 36,06% 34,897 4,245 12,16% 7 Liberty 132 12 9,09% 8 PTI 111,800 69,298 61,98% 133,806 93,339 69,76% 9 PVI 105,263 27,100 25,75% 236,411 77,827 32,92% 10 Samsung Vina 724 34 4,7% 912 361 39,58% 11 Viễn Đông 53,891 26,017 48,28% 89,612 36,443 40,67%
  • 45. 45 12 VIA 12,274 3,722 30,32% 14,139 5,692 40,26% Tổng cộng 1,705,450 969,176 56,83% 2,537,512 1,225,070 48,28% (Nguồn : Vụ bảo hiểm Việt Nam) Bảo Việt luôn khẳng định vị trí đầu bảng trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tiếp đến là hai đối thủ đáng gờm Bảo Minh và PJICO. Năm 2007 PJICO có tốc độ doanh thu phí tăng mạnh và đặc biệt là tốc độ bồi thường có tăng nhưng không đáng kể. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy PJICO đang khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. 3.Thực trạng bảo hiểm xe cơ giớitại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex 3.1 Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở PJICO Bảo hiểm xe cơ giới là tấm lá chắn, là cứu cánh cho người tham gia giao thông khi không may gặp sự cố tai nạn. Xác định bảo hiểm xe cơ giới là vô cùng quan trọng và cần thiết nên PJICO đã và đang ngày một hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này. Thực tế đã chứng minh bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ nòng cốt của công ty, chính vì vậy đối với mỗi sản phẩm PJICO luôn có sự đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng…để sản phẩm đến tay khách hàng đáp ứng được nhu cầu mong muốn. Hiện nay, PJICO đang triển khai những nghiệp vụ bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới sau: Bảo hiểm vật chất thân xe Bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách trên xe Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe…
  • 46. 46 Trong đó bảo hiểm vật chất thân xe và trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba là hai nghiệp vụ chủ chốt. 3.1.1 Bảo hiểm vật chất thân xe Quyền lợi của chủ xe khi tham gia bảo hiểm vật chất xe: Mọi rủi ro tai nạn do đâm va lật đổ; cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá, mất cắp toàn bộ xe ô tô và những tai nạn rủi ro bất ngờ khác cho chiếc xe của bạn đều được bảo hiểm tại PJICO. Khi không may bị va quyệt do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, chủ xe cũng phải trả tiền cho việc sữa chữa các vết va chạm đó, tham gia bảo hiểm tại PJICO khách hàng sẽ không phải bận tâm đến số tiền phải chi trả, mà PJICO sẽ thay thế bạn chi trả cho các khoản chi phí này. Trường hợp không may chiếc xe bị thiệt hại trên 75% giá trị hoặc bị mất cắp toàn bộ xe PJICO sẽ chi trả toàn bộ số tìên bảo hiểm mà chủ xe đã tham gia  Phí bảo hiểm Ra đời trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường như ngày nay, PJICO luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, điều đó được thể hiện qua mức phí mà PJICO cam kết cung cấp: Khách hàng có thể nhận được mức phí ưu đãi trong các trường hợp + Lái xe, chủ xe kiểm soát tốt các rủi ro của năm trước đó. + Chủ xe có chính sách quản lý rủi ro chặt chẽ + Các chủ xe có từ 05 xe tham gia bảo hiểm tại PJICO Mức phí phổ thông bảo hiểm toàn bộ xe: 1,35% STBH cho một năm tham gia bảo hiểm 3.1.2 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Nếu không may chủ xe hoặc lái xe gây tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm thay thế chủ xe bồi thường cho người bị nạn khi được chủ xe yêu cầu, hoặc nếu chủ xe đã bồi
  • 47. 47 thường cho người bị nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi hoàn cho chủ xe số tiền họ đã bồi thường tối đa không quá số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tại nghị định 152/2005/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm chế độ bảo hiểm như sau: Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực 3.1.3 Bảo hiểm người ngồi trên xe và lái xe Đây là loại hình bảo hiểm cho tính mạng, thương tật thân thể của lái xe, phụ xe, người ngồi trên xe bị tai nạn khi xe đang tham gia giao thông Quyền lợi của người được bảo hiểm: + Trường hợp bị chết: PJICO trả toàn bộ số tiền bảo hiểm + Trường hợp bị thương tật thân thể: Tùy theo mức độ thương tật PJICO sẽ trả tiền bảo hiểm theo bảng tỷ lệ tiền trả bảo hiểm hiện hành của PJICO và đã được Bộ tài chính phê chuẩn. Phí bảo hiểm: Áp dụng số tiền bảo hiểm dưới 20triệu đồng/người/vụ, phí bảo hiểm từ 0,1% đến 0,15% STBH cho 01 chỗ trong năm bảo hiểm theo đăng ký kinh doanh vận tải của chủ xe. 3.1.4 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe PJICO nhận bảo hiểm cho các rủi ro do tai nạn trong quá trình vận chuyển gây nên mất mát, hư hỏng, thiếu hụt hàng hoá, mà bên vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ngoài ra, PJICO còn thanh toán cho chủ xe các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá; Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn Phí bảo hiểm áp dụng mức trách nhiệm: 10 triệu đồng/tấn/vụ, Phí bảo hiểm là 60.000đ/tấn/năm (phí đã bao gồm 10% thuế GTGT).
  • 48. 48 3.2 Kết quả triển khai bảo hiểm xe cơ giới của PJICO 3.2.1. Doanh thu phí bảo hiểm Năm 2007 là một năm khởi sắc đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO. PJICO vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Bảo Việt, Bảo Minh, tuy nhiên đã thu hẹp khoảng cách với Bảo Minh. Tổng doanh thu toàn Công ty đạt 463,13 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với 2006, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung bảo hiểm xe cơ giới của thị trường năm 2007 (38%). PJICO chiếm thị phần khoảng 18%. Bảng 10: Cơ cấu doanh thu của các nghiệp vụ chính năm 2007 của PJICO STT Nghiệp vụ Doanh thu (tỷ đ) Tỷ lệ (%) 1 BH xe cơ giới 463,13 52 2 BH con người 80 9 3 BH hàng hóa 90 10 4 BH tàu thuỷ, P&I 96,57 12 4.1 Nghiệp vụ tàu biển 78,5 9,8 4.2 Nghiệp vụ tàu thuỷ nội địa 12 1,46 4.3 Nghiệp vụ tàu cá 6,07 0,74 5 BH tài sản. kỹ thuật 90,5 11,04 6 BH khác 53,07 5,96 Tổng cộng 890,385 100 (Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007-Công ty PJICO) Theo bảng số liệu thì nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ
  • 49. 49 nòng cốt của PJICO, doanh thu phí trực tiếp chiếm trên 52% doanh thu các nghiệp vụ khác, riêng xét về tổng phí thuần ( Tổng phí thuần =Phí bảo hiểm trực tiếp + phí nhận tái bảo hiểm – Phí nhượng tái bảo hiểm) thì nghiệp vụ này vẫn giữ vị trí thứ nhất. Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu các nghiệp vụ năm 2007 Bhxe cơ giới BH Rõ ràng, doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của không ngừng tăng lên với tốc độ nhanh. Xác định nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ chủ chốt đem lại doanh thu, lợi nhuận và danh tiếng cho mình, Công ty PJICO đã không ngừng chú trọng và nghiên cứu nhiều biện pháp để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này. Kết quả mang lại hết sức khả quan. Không những doanh thu của nghiệp vụ này tăng mạnh mà tỷ trọng của nghiệp vụ này so với các nghiệp vụ khác cũng tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt là năm 2007, doanh thu nghiệp vụ này chiếm tới 30,50% tỷ trọng các nghiệp vụ tại PJICO. 52% 9% 10% 12% 0% 0
  • 50. 50 Bảng 11:Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO (2003 – 2007) Đơn vị : 1000 VNĐ Năm Doanh thu Tỷ trọng trong nghiệp vụ(%) 2003 133.007 15,08% 2004 284.340 23,92% 2005 338.365 28,23% 2006 285.736 26.93% 2007 463.130 30.50% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm của PJICO) Biểu đồ 2: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO Biểu đồ doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại PJICO 2003 2004 2005 2006 2007 113,007 284,340 338,365 285,736 463,130 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000 1 2 3 4 5 Năm Triệu đ
  • 51. 51 Được sự hỗ trợ từ Chính phủ và nằm trong sự phát triển chung của Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe máy. Nghiệp vụ này phát triển là nhờ có sự hỗ trợ từ nhiều phía của Chính phủ, như chính sách giảm thuế nhập khẩu của nhà nước và năm 2007 cũng là năm Chính phủ ban hành nghị định 32 về hạn chế tai nạn giao thông, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe máy khi lưu thông ( bao gồm có Giấy chứng nhận Bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm) điều này đã tạo cơ hội chung cho các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy.  Về bảo hiểm vật chất thân xe + Bảo hiểm ô tô: Thị trường ô tô năm 2007 phát triển rất mạnh, số lượng xe bán ra của các hãng xe tăng do chính sách giảm thuế nhập khẩu của nhà nước, khoảng 80.000 chiếc (nguồn VAMA) tăng 97% so với 2006. Bảng 12: Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ô tô tại PJICO (2003 - 2007) Năm Chỉ tiêu Đ.vị 2003 2004 2005 2006 2007 Số xe ô tô thực tế lưu hành Chiếc 675 000 774 824 891 104 1 026 512 1 183 260 Tốc độ tăng trưởng của xe thực tế lưu hành % - 14,80 15,00 15,20 15,27 Số xe ô tô tham gia BH vật chất tại PJICO Chiếc 15 131 36 896 45 657 41 765 54 712 Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia BH % - 43,83 23,75 -9,14 131 Tỷ lệ khai thác % 2,24 4,76 5,12 4,07 5,33 Doanh thu phí BH Tr.đ 59 000 1 23 000 1 51 000 197 800 285 736 Mức tăng tuyệt đối doanh thu phí BH Tr.đ - 64 000 28 000 (10 000) 144 736
  • 52. 52 (Nguồn : Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex) Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên thị trường khoảng 1.700 tỷ đồng, tăng trưởng trên 30% so với 2006. Qua số liệu thống kê ta thấy số ô tô tham gia bảo hiểm vật chất tại PJICO có xu hướng tăng theo thời gian, điều đó đồng nghĩa với doanh thu phí BH cũng tăng theo, đặc biệt năm 2007. Riêng PJICO có doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm ô tô là 230 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với năm 2006. + Bảo hiểm mô tô, xe máy: Chính phủ đã bãi bỏ quy định hạn chế đăng ký xe đã làm thị trường xe máy tăng lên tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Năm 2007, Chính phủ ban hành nghị quyết 32 của Chính phủ về hạn chế tai nạn giao thông, trong đó có việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát xe máy khi lưu thông (bao gồm có giấy chứng nhận bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm), điều này đã tạo cơ hội chung cho các công ty bảo hiểm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm mô tô, xe máy. Tổng doanh thu phí BH gốc trên thị trường là trên 700 tỷ, bằng 206% so với doanh thu năm 2006 do chủ yếu các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng phí bảo hiểm 2 năm. PJICO đã vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường về bảo hiểm xe máy, với doanh thu 233 tỷ đồng, tăng 206% so với năm 2006.  Về bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay, PJICO được coi là công ty khai thác khá thành công bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Mặc dù đây là bảo hiểm bắt buộc nhưng không thể vì thế mà PJICO coi thường công tác khai thác bảo hiểm này. So với bảo hiểm vật chất xe cơ giới, kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở PJICO có cao hơn hẳn. Có thể quan sát thực tế này qua bảng 11
  • 53. 53 Cùng với sự gia tăng của số phương tiện lưu hành, số xe tham gia bảo hiểm TNDS tại PJICO tăng lên nhanh chóng. Điều này có thể cho thấy PJICO đã là sự lựa chọn của các chủ xe. Trong giai đoạn 2002-2006, kết quả khai thác bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba tăng đều từ năm 2003 đến 2005. Năm 2005, kết quả này đạt ở mức cao nhất với 2 017 983 xe tham gia bảo hiểm, bao gồm cả ô tô và xe máy; tỷ lệ khai thác cũng đạt con số kỷ lục là 11,89% so với số lượng xe lưu hành. Phù hợp với biến động tình hình xe cơ giới tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe đối với người thứ ba, doanh thu phí của hoạt động bảo hiểm này tại PJICO có mức tăng rất tốt trong những năm gần đây. Bảng 13: Tình hình tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ( 2002-2006 ) Đ.vị 2003 2004 2005 2006 Số xe thực tế lưu hành trong đó: Ô tô Xe máy chiếc 12 054 000 675 000 11 379 000 14 150 816 774 824 13 375 992 16 977 748 891 104 16 086 644 19 970 280 1 075 080 18 895 200 Tốc độ tăng trưởng của số xe thực tế lưu hành % 111 117 120 118 Số xe tham gia bảo hiểm TNDS,trong đó:Ô tô Xe máy chiếc 646 672 78 049 568 623 1 672 725 145 455 1 527 270 2 017 983 127 083 1 890 900 1 221 226 117 778 1 103 448 Tốc độ tăng trưởng của xe tham gia bảo hiểm % 66,20 258,67 120,64 605,2 Tỷ lệ khai thác % 5,36 11,82 11,89 61,2