SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
1
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CẦU
(Tài liệu lưu hành nội bộ, dành cho các CNĐA & CNHM của VEC Consultant)
I. LỜI NÓI ĐẦU
Chủ nhiệm đồ án thiết kế (project design team leader) được hiểu là người chịu trách
nhiệm pháp lý và quản lý, điều phối chuyên môn (có khi là cả tài chính) toàn bộ hồ sơ
thiết kế của mình. Chủ trì thiết kế là người chỉ chịu trách nhiệm pháp lý và chuyên môn
về một bộ phận công trình (như: phần dưới [substructures design team leader], phần trên
[superstructures design team leader], kết cấu khác [miscellaneous design team leader]...)
do mình phụ trách.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP qui định “Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án
thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm
khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện
các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi
công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định”. Chứng chỉ hành nghề là
giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo
sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Người được cấp
chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp
với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít
nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình. Như vậy
với một kỹ sư được đào tạo chuyên ngành phù hợp thì chỉ cần điều kiện 05 năm tham gia
các công việc thiết kế hoặc khảo sát là đủ điều kiện làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế.
Vậy các công việc của CNĐA/CTTK là gì?
Không có văn bản QPPL nào qui định đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các
CNĐA/CTTK và cũng không có một trường lớp chính thống nào đào tạo các kỹ sư thành
các CNĐA/CTTK mà mỗi tổ chức tư vấn lại có một qui định riêng và có chính sách đào
tạo khác nhau.
Cuốn tài liệu này được biên soạn nhằm giúp cho các kỹ sư trẻ đang và sắp đảm nhiệm các
chức danh CNĐA/CTTK nắm được các công việc mà mình cần đảm nhiệm để có hướng
trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Tài liệu không hẳn là
một giáo trình truyền tải kiến thức mà là một cuốn tổng hợp các kinh nghiệm của các
CNĐA/CTTK đi trước, vì vậy nó sẽ liên tục được cập nhật, thay đổi để hoàn thiện.
II.CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THIẾT KẾ
Căn cứ:
•••• Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;/ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây
dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
•••• Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình./ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây
dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
2
•••• Nghị định số 15/2013/NP-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng./ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây
dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
1. Điều 16: Các bước thiết kế xây dựng công trình
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình quy định
a) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật,
thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết
định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
Thiết kế cơ sở: là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công
trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ
thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển
khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và
phần bản vẽ.
Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
+ Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình,
hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy
mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình
thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
+ Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công
nghệ;
+ Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công
trình;
+ Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình
đối với công trình xây dựng theo tuyến;
+ Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công
nghệ;
+ Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
+ Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của
công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Thiết kế kỹ thuật: là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư
xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật
và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để
triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
Thiết kế bản vẽ thi công: là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật,
vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng,
đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
b) Cách thức thực hiện
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một
hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể,
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
3
việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như
sau:
Thiết kế một bước: là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở,
bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi
là thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế
mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết
kế bản vẽ thi công;
Thiết kế hai bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp
dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại
điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản
vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
Thiết kế ba bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế
bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức
độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư
quyết định. Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp
theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
c) Tổ chức thực hiện
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu
tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì
thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi
công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy
định.
2. Điều 17: Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình
Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ
thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây
dựng công trình.
3. Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
a) Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước
Đối với thiết kế kỹ thuật: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết
quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội
dung sau:
- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;
- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
- Đánh giá mức độ an toàn công trình;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có
yêu cầu công nghệ;
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở
cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.
Đối với thiết kế bản vẽ thi công: Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại
diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
4
bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây
dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt.
b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai
bước và thiết kế một bước
- Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản
vẽ thi công.
- Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công
để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình.
Hiện tại không có qui định rõ ràng về trường hợp nào phải thiết kế 1, 2 hay 3 bước mà do
Chủ đầu tư quyết định. Tuy nhiên, từ năm 2015 khi áp dụng Luật Xây dựng 2014 thì sẽ
có qui định cụ thể cho từng trường hợp.
4. Nội dung chủ yếu hồ sơ của mỗi bước thiết kế;
(Được qui định cụ thể trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định
15/2003/NĐ-CP).
Điều 13. Thiết kế kỹ thuật
1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:
a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê
duyệt;
b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát
xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật;
c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưung
được duyệt, bao gồm:
a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn
kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội
dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ
đầu tư;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu
chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công
công trình xây dựng;
c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
Điều 14. Thiết kế bản vẽ thi công
1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
5
a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết
kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê
duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;
b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;
c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:
a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để
người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;
b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ
các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập
dự toán thi công xây dựng công trình;
c) Dự toán thi công xây dựng công trình.
Điều 14. Yêu cầu về việc tự kiểm soát chất lượng thiết kế và quy cách hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình
(Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP)
1. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế
xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu
tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ
chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng
thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế.
2. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính,
các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình
và quy trình bảo trì công trình (nếu có).
3. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp
dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của
người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người
đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.
4. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế
theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.
5. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận
thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và
chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu thiết kế với bên giao thầu.
Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu
và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
5. Điều kiện năng lực của Chủ nhiệm/Chủ trì lập dự án, khảo sát-thiết kế, thẩm
tra (Được qui định cụ thể trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP)
Điều 41. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
6
1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ
nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu
cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm
lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối
với công trình cùng loại dự án;
b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm
lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2
trở lên đối với công trình cùng loại dự án;
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên
ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5
năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm
A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây
dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại.
Điều 45. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng
1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát
công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II;
b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của
công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất
5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III
và cấp IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các
loại quy mô.
Điều 47. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹsư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình
cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công
trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.
b) Hạng 2:
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
7
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại
hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng
loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và
cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và
được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại.
Điều 48. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình
1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc
2 công trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp
III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc
chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối
thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt
buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy
định.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt,
cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III
và cấp IV.
Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ
chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều
kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định
này.
Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công
xây dựng công trình
1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công
xây dựng công trình như sau:
a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
8
b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây
dựng theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc
lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với
chứng chỉ;
b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình
cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ;
c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây
dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp
luật.
III. CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA CNĐA/ CNHM
1. Thu thập thông tin/ số liệu/ tài liệu liên quan đến công trình
- Phiếu giao nhiệm vụ hoặc quyết định thành lập tổng thể, thành lập nhóm của Công
ty.
- Số liệu quy hoạch, có thể là: qui mô và vị trí của công trình đang thiết kế và các công
trình kết nối; cao độ san nền khu vực; các tuyến (hoặc công trình) sẽ được mở trong
tương lai có giao cắt với công trình; các luồng hoặc cảng đường thủy được quy
hoạch…;
- Các quyết định phê duyệt và hồ sơ Báo cáo đầu tư, DAĐT, TKKT, bản đồ hướng
tuyến... của bước thiết kế trước đã có;
- Hồ sơ thiết kế của các công trình có liên quan (đường chui, cầu vượt, tuyến nạo vét
luồng đường thủy…);
- Sưu tầm hồ sơ của công trình có qui mô và tính chất tương tự để tham khảo.
2. Viết đề cương khảo sát - thiết kế (Terms Of Reference – TOR), lập kế hoạch
- Viết đề cương khảo sát – thiết kế: Mỗi bước thiết kế có một đề cương khác nhau, có
thể là bước lập DAĐT, TKKT, TK BVTC hay Báo cáo kinh tế kỹ thuật (Đính kèm ở
phần phụ lục của tài liệu là một số mẫu đề cương khảo sát thiết kế). Đề cương cần
nêu rõ:
+ Nội dung, phương pháp và khối lượng thực hiện công tác khảo sát, thiết kế.
+ Tiến độ thực hiện: cần bám sát tiến độ hợp đồng, có dự phòng cho công tác KCS,
chỉnh sửa và chuyển hồ sơ.
+ Danh mục và số lượng hồ sơ cần giao nộp. Lưu ý, số lượng hồ sơ theo hợp đồng là
số lượng hồ sơ cần trình nộp sau khi được phê duyệt.
+ Lên danh sách nhân sự thực hiện: Tùy theo bước thiết kế, nhân sự cần được bố trí
để thực hiện các công việc như:
Viết thuyết minh DADT/ thuyết minh TK/ thuyết minh các chỉ dẫn kỹ thuật
chung/ thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật, qui trình duy tu – bảo dưỡng (thường là
CNĐA/ CNHM);
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
9
Xây dựng bình đồ, trắc dọc, bố trí chung cầu;
Tính toán kết cấu phần trên, phần dưới;
Vẽ/ soát kết cấu phần trên, phần dưới hay kết cấu khác;
Thiết kế biện pháp tổ chức thi công;
Lập dự toán/ TMĐT.
Lập hồ sơ dự thầu: BOQ.
+ Trình và bám duyệt đề cương khảo sát – thiết kế trước khi thực hiện. Hiện tại Chủ
đầu tư là người quyết định phê duyệt.
- Lập các biểu mẫu:
+ Lập mẫu báo cáo tuần-tháng gửi tới CNTT, GĐĐH, khách hàng…;
+ Lập biểu mẫu hồ sơ: cây thư mục, khung bản vẽ, bìa hồ sơ/ báo cáo, mục lục hồ
sơ;
+ Lập mẫu trình bày cho bản vẽ (cỡ chữ, kiểu chữ, bề dày nét in, bán kính uốn của
cốt thép…).
+ Quy ước màu bìa hồ sơ ở mỗi lần trình nộp để đảm bảo hồ sơ trình nộp lần này
không lẫn với lần trình nộp trước đó.
3. Lên phương án, giải pháp thiết kế
- Lập và thông qua khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án. Đối với các dự án quan trọng
hồ sơ này phải được Bộ GTVT (Vụ KHCN) phê duyệt riêng trước khi phê duyệt
DAĐT.
- Đề xuất giải pháp công trình phù hợp với qui hoạch, các bước trước, đảm bảo tính
kinh tế - kỹ thuật và ổn định công trình, hoặc rà soát hồ sơ bước trước trước khi thực
hiện;
- Làm việc CNTT, GĐ ĐHDA để kết nối với các hạng mục công trình khác, gửi hồ sơ
phương án xin ý kiến Chủ đầu tư/ thỏa thuận với địa phương về: tĩnh không thông
thuyền, tĩnh không đường chui dưới cầu (cần gửi văn bản xin ý kiến chính thức về vị
trí và khổ tĩnh không; tọa độ mố, trụ; cao độ đường chui hoặc cầu vượt); tĩnh không
vượt công trình ngầm.
- Cung cấp vị trí mố, trụ cho công tác khoan khảo sát địa chất; phạm vi khảo sát địa
hình-thủy văn;
- Tính toán sơ bộ nội lực đầu cọc và sức chịu tải của cọc dựa trên số liệu khoan khảo
sát địa chất đã có để quyết định dừng khoan hay khoan tiếp;
4. Tiến hành thiết kế
CNĐA/ CNHM có trách nhiệm:
- Xây dựng hoặc rà soát các bản vẽ chung của cầu như: bình đồ, trắc dọc, bố trí chung;
- Viết thuyết minh DADT/ thuyết minh TK/ thuyết minh các chỉ dẫn kỹ thuật chung/
thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật, qui trình duy tu – bảo dưỡng;
- Giao việc cho từng bộ phận (tính toán, vẽ, bản vẽ thi công, dự toán…) để triển khai
chi tiết. Kết nối các bộ phận;
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
10
- Kiểm soát tiến độ, báo cáo tiến độ thường xuyên với CNTT, GĐ ĐHDA, chủ đầu tư;
- Kiểm soát chất lượng hồ sơ trước khi chuyển cho lãnh đạo phòng/ phòng
KT&PTDA;
- Kiểm soát chi phí xây dựng của công trình, TMĐT của dự án:
+ CNĐA/ CNHM cần nắm được nguyên tắc lập dự toán/ TMĐT để kiểm soát được
chi phí của công trình và suất đầu tư của một số dạng kết cấu phổ biến để đề xuất
những giải pháp kinh tế hơn.
+ CNĐA/ CNHM cũng cần nắm được các thành phần của dự toán công trình, suất
đầu tư xây dựng các công trình tương tự (về qui mô, dạng kết cấu, vị trí, thời
điểm…) để giải đáp được các thắc mắc của khách hàng.
- Làm việc và giải trình với cơ quan thẩm tra, thẩm định;
- In ấn và giao nộp hồ sơ. Lưu ý về số lượng hồ sơ ghi trong hợp đồng.
5. Quản lý tài chính
- Tạm ứng tiền công tác phí: dự kiến chi phí đi lại, công tác phí theo số ngày công tác
dự kiến (70 hoặc 100.000 đ/ngày), chi phí chỗ ở, chi phí tiếp khách…;
- Quy chế đi lại:
+ Trường hợp sử dụng xe Công ty: Các phòng làm giấy đề nghị, lãnh đạo phòng ký
xác nhận gửi GĐ phê duyệt.
+ CBCNV thường xuyên phải đi công tác lưu động bằng phương tiện riêng từ 10
ngày/ tháng trở lên được thanh toán tiền khoán công tác phí 200.000đ/ người/
tháng;
+ Như ở trên nhưng dưới 10 ngày/ tháng được khoán mức 150.000đ/ người/ tháng;
- Đặt khách sạn/ nhà nghỉ cần lưu ý quy chế của Công ty ban hành theo QĐ số 53/QĐ-
VECC-HĐQT ngày 13/3/2008 như sau:
+ Các trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ trách được thanh toán 1 người/1 phòng
theo hóa đơn chỗ nghỉ theo qui định nhưng không quá 300.000đ/ ngày/ phòng;
+ Các đối tượng khác không quá 250.000đ/ngày/ phòng 2 người.
+ Trường hợp thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ đi công tác tại các quận nội thành
HN/HCMC, ngoại thành HN/HCMC hoặc các quận thuộc TP trực thuộc trung
ương, các huyện thuộc tp trực thuộc trung ương/ các thành phố-thị xã trực thuộc
tỉnh, các vùng còn lại được khoán lần lượt là: 150.000, 140.000, 120.000,
100.000đ/ngày/người.
- Chia lương cho các nhân sự thực hiện (nếu có);
- Xin số giấy đi đường, chữ ký và đóng dấu xác nhận nơi đi, nơi đến đúng theo qui
định;
- Để hoàn các thủ tục tạm ứng, thủ tục thanh quyết toán cần lấy hóa đơn hợp lệ (đúng
tên, địa chỉ, mã số thuế Công ty, khoản chi) cho mỗi khoản chi tiêu. Trường hợp thuê
lao động thời vụ cần có giấy ủy quyền ký HĐ thời vụ cho trưởng đơn vị, đơn xin
việc, HĐ đồng thời vụ và biên bản thanh lý hợp đồng.
IV. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CẦU
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
11
1. Phần chung
- Bố trí chung cầu cần dựng từ mặt bằng để đảm bảo tối ưu về vị trí của mố/ trụ với
chiều dài nhịp dự kiến, tránh được các công trình, địa vật quan trọng (luồng đường
sông, đường ngang, đường ống dẫn/ thoát nước, đường dây điện…);
- Dầm cầu nên hạn chế làm chéo để tốt hơn cho công tác thiết kế, thi công và khai
thác. Góc chéo nên xử lý bằng xà mũ hình nêm;
- Các nhịp nên thiết kế đồng đều (cùng chiều cao, chiều dài, giảm thiểu loại dầm…) để
giảm nhẹ công tác thiết kế và thi công thuận tiện hơn;
- CNĐA/ CNHM cần rà soát các thông số đầu vào để cung cấp cho tính toán và bổ
sung vào thuyết minh chung như: biên độ nhiệt độ, độ ẩm khu vực, vận tốc gió, vận
tốc dòng chảy + cấp sông (để tính toán lực va tàu), hệ số gia tốc động đất, số làn xe
thiết kế, cấp bê tông của mỗi bộ phận kết cấu, chiều dày bê tông bảo vệ, cường độ cốt
thép & cáp dự ứng lực…;
- Thống kê số lượng công tác kiểm tra chất lượng cọc dự kiến để phục vụ công tác lập
dự toán.
2. Kết cấu phần dưới
- Móng: Cần nghiên cứu kỹ địa chất để đưa ra phương án móng cho phù hợp. Kết cấu
móng có thể là:
+ Móng nông: nếu tầng đá hoặc đất chịu lực nằm không sâu;
+ Móng cọc đóng: nếu công trình nằm xa khu dân cư hoặc các công trình và địa tầng
là nền cát. Nên áp dụng giải pháp này nếu có thể bởi vì đây là giải pháp có giá
thành thấp hơn và được Bộ GTVT ưu tiên;
+ Móng cọc khoan nhồi: nên chọn loại đường kính cọc phù hợp và ưu tiên sử dụng ít
cọc có đường kính lớn (cọc 1.0m chỉ nên dùng cho cầu có bề rộng hẹp, tải trọng
nhỏ; cọc 1.2m nên dùng cho dầm PC-I, super-T, dầm bản đặc liên tục; cọc 1.5m
dùng cho móng cầu đúc hẫng, cọc 2.0m dùng cho các cầu có nhịp từ 100m);
+ Móng vòng vây cọc ván thép: cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp
có chiều sâu mực nước thi công rất lớn. Ở dự án BLLT thì chiều sâu là 19-21m
nên việc sử dụng cọc ống làm vòng vây ngăn nước sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên loại
cọc này có giá thành cao do còn phải nhập khẩu vật liệu, thiết bị đóng cọc, phần
vòng vây sau khi thi công có thể cắt bỏ nhưng khó sử dụng lại, liên kết giữa các
cọc khó đảm bảo để chúng làm việc liền khối…Hiện nay mặc dù đã có nhà máy ở
Vũng Tàu chế tạo cọc này, tuy nhiên phạm vi áp dụng cũng không nhiều, cọc của
cầu Nhật Tân thì được nhập khẩu và vận chuyển từ Indonesia.
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
12
Cấu tạo hệ móng
Cọc và khung định vị
Cấu tạo cọc và hệ liên kết
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
13
Cọc có chiều dài không hạn chế miễn là có thể vận chuyển, cẩu lắp và đóng được
Liên kết giữa cốt thép bệ móng với cọc
Bệ móng cầu Nhật Tân
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
14
+ Cao độ đặt bệ móng: lựa chọn cao độ phù hợp với mặt đất thiên nhiên, chiều sâu
xói, và mực nước thông thuyền hoặc mực nước thấp nhất. Bệ móng có thể được bố
trí ở dưới mực nước thấp nhất để đảm bảo mỹ quan nhưng cũng có thể bố trí nằm
trên mực nước thông thuyền để hấp thụ lực va xô tàu thuyền. Với những nơi nước
sâu thì nên bố trí trên mặt nước thi công để thi công bằng phương pháp thùng chụp
BTCT lắp ghép. Trường hợp trụ cầu trên cạn thì cao độ đỉnh bệ thường thấp hơn
mặt đất thiên nhiên khoảng 0.5m để không chiếm dụng không gian và đảm bảo mỹ
quan;
Bệ trụ cầu trên cạn được bố trí thấp hơn 0.5m so với mặt đường công vụ
Bệ trụ cầu dẫn cầu Cần Thơ được bố trí cao hơn mực nước thi công
+ Cấu tạo cốt thép cọc: Cần lưu ý qui định của Điều 5.13.4.4.2. và 5.13.4.4.3. đối
với cọc đúc sẵn và 5.13.4.5.2. đối với cọc khoan nhồi của 22 TCN 272-05.
Ví dụ với cọc khoan nhồi, hàm lượng cốt thép chủ tối thiểu không nhỏ hơn 0.8%
diện tích mặt cắt nguyên của bê tông ở phạm vi chịu uốn của cọc khoan nhồi),
đường kính cốt thép đai xoắn không nhỏ hơn MW 25 (D5.6mm) và bước cốt thép
đai 150mm ở khu vực chịu lực.
+ Bố trí ống siêu âm, ống kiểm tra: (Theo TCVN 9395: 2012 – Cọc khoan nhồi –
Thi công và nghiệm thu):
Ống siêu âm thường có đường kính 60 mm làm bằng nhựa hoặc bằng thép nếu cọc
có đường kính >1.5m hoặc chiều dài >25m (theo 22 TCN 257-2000), được đặt cao
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
15
hơn mũi cọc 10cm. Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau: 2
ống cho cọc có đường kính 60cm, 3 ống cho cọc có đường kính 60cm < D ≤
100cm và 4 ống cho cọc có đường kính , D > 100cm;
Ống kiểm tra bằng vật liệu nhựa hoặc thép, có đường kính 102 ÷ 114mm được đặt
cao hơn mũi cọc 1 ÷ 2m.
+ Bố trí cọc: khoảng cách giữa các cọc, khoảng cách từ cọc tới mép bệ theo các tiêu
chuẩn khác nhau;
+ Kiểm toán bệ cọc: cần xem xét mô hình chống-giằng và mô hình “chọc thủng”
khi kiểm toán bệ cọc;
+ Kiểm toán sức chịu tải của cọc: lưu ý hệ số sức kháng thành bên của cọc khoan
nhồi và hệ nhóm cọc có sự khác nhau giữa AASHTO 2007 và 1998 (22 TCN 272-
05) như sau:
Công thức xác định sức kháng đỡ của cọc cũng có sự thay đổi giữa hai phiên bản:
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
16
Ngoài ra, hệ số nhóm cọc cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau: Theo AASHTO
1998, ƞ=0.65~1 tương ứng với khoảng cách cọc từ 2.5~6D nhưng theo AASHTO
2007, ƞ=0.65~1 tương ứng với khoảng cách cọc từ 2.5~4D. Theo đó hệ số nhóm
cọc theo AASHTO 2007 lớn hơn so với 1998.
+ Kiểm toán lún: của móng gồm lún của móng nông và nhóm cọc trong sét. Độ lún
cho phép đối với từng loại công trình được qui định như sau:
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
17
+ Kiểm toán cọc: gồm nén-uốn để thiết kế cốt thép dọc chủ và cắt để kiểm toán cốt
thép đai;
+ Phân tích nhiệt hydrat hóa: Để tránh hiện tượng nứt do nhiệt của các kết cấu bê
tông khối lớn như bệ móng, thân mố-trụ (như đã xảy ra ở thân trụ cầu Vĩnh Tuy),
khi thiết kế cần xem xét chia mố, trụ cầu thành các đơn nguyên có kích thước phù
hợp, bố trí cốt thép chống nứt đầy đủ và tuân thủ TCXDVN 305: 2004 về quy
trình thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông khối lớn.
- Mố/ trụ (chi tiết xem ở phần phụ lục)
+ Kích thước xà mũ mố, trụ cần được xác định để đảm bảo khả năng chịu lực, đủ
không gian để bố trí gối cầu (xem thêm phần thiết kế gối cầu ở dưới), kích nâng
dầm (khi thay gối);
+ Khi thiết kế tường đầu mố, nếu có bố trí bản quá độ ở phía sau thì cần kiểm toán
cốt thép thớ ngoài (phía sông) do mô men lật gây ra bởi phản lực tại vai kê bản
quá độ. Chi tiết có thể xem tại Điều 8.4.3-phần IV của JRA-2002.
+ Lưu ý vận dụng hàm lượng cốt thép tối thiểu/ tối đa của mố, trụ cho phù hợp. Đối
với các cấu kiện chịu nén uốn đồng thời thì nên xem nội lực nào chi phối để kiểm
toán hàm lượng cốt thép tối thiểu/ tối đa theo điều kiện đó;
+ Cần xem xét mô hình chống-giằng trong thiết kế các bộ phận như xà mũ trụ;
+ Cốt thép cấu tạo nên có đường kính ≤ 16mm. Khoảng cách cốt thép nên để 200mm
để khi cần tăng cường cho mặt cắt bất lợi như đỉnh bệ phía sau tường thân, đáy bệ
phía trước tường thân, mặt sau tường thân mố, mặt trong tường cánh… thì kẹp
thêm 01 thanh vào giữa;
+ Nếu cầu có mố, trụ cao, dầm dài và thẳng thì nên xem xét sử dụng mối nối bằng
ren (TCVN 8163: 2009) thay vì mối nối chồng. Theo kết quả so sánh ở một số dự
án mối nối bằng ren kinh tế hơn mối nối chồng đối với các thanh cốt thép có
đường kính ≥25mm. Mối nối bằng ren đôi khi cũng rất cần thiết đối với các kết
cấu có mật độ cốt thép lớn để tiết kiệm không gian cho cốt liệu bê tông.
+ Thiết kế mố/trụ trong các vùng động đất khác nhau cũng khác nhau. Ở vùng động
đất 1 thì không cần xem xét tác dụng của lực động đất, ở vùng động đất 2 thì cần
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
18
thiết phải thiết kế cốt thép ngang (cốt đai) theo ở đỉnh và chân như qui định tại các
Điều 5.10.11.4.1 (d-e), ở vùng động đất 3 thì phải thiết kế cốt thép theo qui định
tại Điều 5.10.11.4;
3. Kết cấu phần trên (chi tiết xem ở phần phụ lục)
Các lưu ý khi thiết kế:
- Dầm BTCT thường
+ Loại dầm này thường là dầm T, dầm bản (các cầu nhánh của nút giao hai đầu cầu
Thanh Trì có nhịp 17m liên tục) có chiều dài hạn chế. Dầm T có thể làm đến 21m,
tuy nhiên giải pháp nhịp dài hiện nay ít được sử dụng vì giá của cốt thép dự ứng
lực không cao hơn nhiều so với cốt thép thường. Giải pháp nhịp lớn chỉ nên áp
dụng ở những công trình mở rộng hoặc sửa chữa cầu cũ.
+ Cần đặt độ vồng trước khi đúc;
- Dầm giản đơn:
ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. Các lưu ý khi thiết kế dầm:
+ Dầm T (theo định hình của Nga): Là loại dầm đã được sử dụng phổ biến trong quá
khứ, đã được thiết kế thành các kết cấu định hình 21, 24, 27, 30 và 33m. Dầm có
ưu điểm là thi công nhanh do cánh dầm đảm nhận vai trò của bản mặt cầu nên chỉ
phải thi công mối nối và dầm ngang đổ tại chỗ. Nhược điểm của loại này là bán
cánh mỏng 15-18cm gây rung khi xe chạy qua, mối nối bản cánh có độ liền khối
kém hơn bản đổ tại chỗ. Các thiết kế định hình này cũng không còn phù hợp nữa
do tiêu chuẩn thiết kế đã được thay đổi từ 22 TCN 18-79 sang 22 TCN 272-05;
+ Dầm PC-I: Đây là loại dầm được du nhập từ Nhật vào Việt Nam, điển hình dự án
10 cầu trên tuyến QL1B đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn. Dầm I có nhiều loại như:
dầm giản đơn, dầm liên tục hóa, dầm cao, dầm thấp, dầm có chiều cao trung bình.
Chiều dài nhịp phổ biến là 33m, 35m (dự án QL10), 42m (giản đơn hoặc liên tục
hóa). Dầm cũng có thể được thi công bằng phương pháp căng sau hoặc căng trước.
Dầm PC-I cao (H=1.8m) các cầu Bông Sơn, Bàn Thạch… dự án nâng cấp QL1
(INCLUDE WATERPROOF t=2)
1575
11500
12500
8000
12500
3125
ASPHALT CONCRETE PAVEMENT (t=75mm).
20075
375
100
175
1162.5
175
100
1562.5
150
G1
200
30
1500
300
500
250
250
210
210
3125
1800
100
375
1800
3125
G2 G3
CUT FOR STOPPER
600
21075
75200
1562.5
150
G4
500
300
200
30
1500250
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
19
Dầm PC-I thấp (H=1.4m) phổ biến ở phía Nam
Dầm PC-I căng trước (không neo)
Do bản mặt cầu được đổ sau, số lượng dầm ngang nhiều nên kết cấu nhịp có tính
liền khối tốt hơn. Ngoài ra vì bản mặt cầu đổ sau nên dễ dàng làm cầu cong, cầu
có siêu cao…
1%
1.5% 1.5%
1%
Reinforced concrete M300 - 18cm.
Tar concrete 5cm
Sand- cement mortar M200-2cm
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
20
Một số dầm có chiều dài lên tới 42m, tuy nhiền dầm PC-I có nhược điểm là độ
mảnh lớn nên kém ổn định ngang và dễ bị mất ổn định trong quá trình thi công
như đã xảy ra ở cầu Chợ Đệm (tuyến Tp.HCM-Trung Lương), cầu cạn đường
vành đai 3 (Hà Nội);
Sự cố cầu Chợ Đệm
Sự cố cầu cạn đường vành đai 3
+ Dầm Super T: Được đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại dự án cầu Mỹ Thuận. Cầu
có ưu điểm là độ cứng ngang lớn nên cần ít dầm ngang và có thể vượt được kết
cấu nhịp dài. Chiều dài dầm phổ biến là 38.3m, cá biệt có thể sử dụng 40m hoặc
42m. Dầm cũng có thể được thi công bằng phương pháp căng sau hoặc căng trước,
có hoặc không có khấc đầu dầm;
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
21
+ Dầm prebeam (xuất xứ bên Tàu): Đây là loại dầm sử dụng kết cấu lõi thép cứng tổ
hợp được áp dụng cho các cầu vượt đường quốc lộ trên tuyến Nội Bài – Bắc Ninh.
Dầm được chế tạo bằng cách cắt từ thép bản tạo hình cong rồi dùng kích uốn theo
phương thẳng đứng để duỗi thẳng tạo dự ứng lực, sau đó lắp dựng cốt thép và đổ
bê tông bao xung quanh rồi tháo kích, dầm có xu hướng vồng lên tạo lực nén trước
trong bê tông ở bản đáy;
Web cocrete
Concrete
conrete
Second stage (1:5)
Web cocrete
6N5 even
N7
4N5even
6N5 even
4N5even
N6
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
22
Loại kết cấu này có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, ví dụ trên hình là dầm 33m
có chiều cao chỉ 1.1m (bao gồm cả bản mặt cầu) hay dầm 38m thì chiều cao là
1.2m. Do giảm được chiều cao kết cấu nhịp nên sẽ giảm được chiều dài cầu vượt.
Tuy nhiên loại kết cấu này cũng không phổ biến được do chi phí xây chế tạo dầm
khá cao, bị lãng phí nhiều thép do cắt để tạo hình cong sau đó duỗi thẳng…
+ Dầm hộp: Dầm hộp có ưu điểm là có độ cứng chống xoắn lớn, khả năng vượt
được khẩu độ nhịp dài. Khẩu độ thường được sử dụng là 30-60m thi công bằng
phương pháp đúc sẵn toàn nhịp, đúc sẵn từng đốt hoặc đúc trên đà giáo. Ở khu vực
Hà Nội dầm loại này đã được sử dụng để vượt đường Giải Phóng, đường Tam
Trinh và đường Lĩnh Nam trên tuyến Vành đai 3 với khẩu độ nhịp 50m;
+ Dầm bản: Có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, thường được sử dụng cho các cầu
vượt đường. Khẩu độ nhịp của loại dầm này cũng rất đa đạng, từ 6m đến 35m
thường được thi công bằng phương pháp đúc sẵn. Loại này có giá thành cũng còn
khá cao do dạng mặt cắt chưa phát huy tốt khả năng làm việc của vật liệu (vật liệu
dầm chưa được đưa ra xa trục trung hòa);
+ Dầm U: Cũng là một dạng khác của dầm Super T tuy nhiên loại này có bề rộng
lớn hơn và rất phổ biến ở Mỹ. Dưới đây là thiết kế của 1 dầm U dài 40.7m.
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
23
+ Thép-liên hợp: Loại dầm thép-liên hợp với bản bê tông cốt thép với kết cấu nhịp
giản đơn cũng khá phổ biến ở nước ta. Loại này có ưu điểm là có thể vượt được
khẩu độ nhịp lớn do trọng lượng nhỏ, có thể chế tạo trong nhà máy rồi lắp ghép tại
công trường trước khi lao lắp.
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
24
- Dầm bản liên tục;
Dầm bản có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, thường được áp dụng cho cầu vượt và
cầu trong đô thị để giảm chiều cao kết cấu, rút ngắn chiều dài cầu và tăng tĩnh mỹ
quan. Tuy nhiên loại cầu này thường phải thi công bằng phương pháp đúc trên đà
giáo cố định cho nên chi phí xây dựng cao (hơn so với dầm I, Super T). Do chiều cao
thấp nên lượng cáp dự ứng lực cũng phải bố trí nhiều hơn so với các khẩu độ nhịp
tương tự của dầm hộp. Chiều dài nhịp phổ biến hiện nay là từ 25-35m.
Có thể sử dụng dầm bản có mặt cắt đặc hoặc rỗng, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có
những ưu điểm riêng.
+ Mặt cắt đặc: Thực chất là đưa phần rỗng ra bên ngoài, nghĩa là phần hẫng của bản
mặt cầu sẽ nhiều hơn. Làm mặt cắt đặc sẽ dễ bố trí cáp dự ứng lực, tiết kiệm được
cốt thép thường.
Mặt cắt ngang cầu vượt Hải Sơn có chiều dài nhịp 35m (tim trụ là 40m)
+ Mặt cắt rỗng: Là loại đã được áp dụng phổ biến ở nhiều công trình tại Việt Nam.
Phần rỗng ở khu vực giữa nhịp có tác dụng giảm tĩnh tải bản thân của dầm nhưng
lại làm tăng lượng cốt thép thường và khó bố trí cáp dự ứng lực.
20
20
R3147
R3147
R3147
R3147
1400
2200 2250 3000 2250 2200
11900
300
200
165
175
i %
300
490 750 2x3750=7500 3000 500
12240
FG
1500
30001500 1500
6000
36001200 1200
1400
22002250300022502200
11900
300
200
165
175
i %
300
4907502x3750=75003000500
12240
1500
3000 15001500
6000
2x3600=3600 12001200
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
25
Mặt cắt ngang cầu vượt Mai Dịch có chiều dài nhịp 24m
- Dầm hộp:
+ Đúc trên đà giáo cố định: Phù hợp với các cầu dễ dàng làm kết cấu trụ tạm (trên
cạn) và số lượng nhịp không nhiều. Chiều dài nhịp không bị giới hạn nhưng cũng
chỉ nên dưới 100m (cầu dây văng Ngã ba Huế nhịp 90m);
Ví dụ cầu dẫn cầu Phả Lại trên QL18
+ Đúc trên đà giáo di động hoặc lắp ghép từng phân đoạn đúc sẵn: Phù hợp với các
cầu khó làm trụ tạm (địa chất yếu, trụ cao) hoặc cầu có nhiều nhịp với chiều cao
kết cấu nhịp không thay đổi. Do hạn chế ở hệ thống đà giáo di động nên chiều dài
nhịp kinh tế cũng chỉ nên dưới 60m;
4661
6661
R2300
5660
7660
100
3000
100
2000
20002000 2000
100
30002000
100
2000
7500
500
258
1200
70
7500
2.0%
R2300
2500
R3000
1000 1000
2500
1200
70
R2300
R2300
2.0%
R2000
5001000
+12.699
+13.440
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
26
Hệ đà giáo di động thi công lắp ghép kết cấu nhịp
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
27
Hệ đà giáo di động thi công cầu Nhật Lệ
+ Đúc hẫng: Xem chuyên đề riêng;
+ Dầm hộp thép liên hợp với bản BTCT: Đây là loại mới được phát triển ở Việt
Nam vài năm trở lại đây, áp dụng tại các nút giao cần vượt khổ tĩnh không rộng,
thời gian thi công ngắn. Loại kết cấu này đã được thiết kế với chiều dài nhịp lên
đến 70m;
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
28
Cấu tạo dầm Mặt cắt ngang theo khuyến nghị của AASHTO
Trình tự thi công bản mặt cầu
- Cầu dây võng: Xem chuyên đề riêng;
- Cầu dây văng/ extrados: Xem chuyên đề riêng;
+ Dầm bê tông: Mỹ thuận, Bãi Cháy, Phú Mỹ, Cao Lãnh, Kiền, An Đông…
+ Dầm/ dàn thép: Đakrong, Rào 2.
+ Dầm bê tông-thép liên hợp (composite bridge): Bính, Nhật Tân.
+ Dầm bê tông – thép kết hợp (hybrid bridge): Cần Thơ.
- Cầu dàn thép
+ Dàn thép dạng cổ điển như Thăng Long, Long Biên, Chương Dương… Các nút
dầm được cấu tạo bởi bản táp, liên kết với các thanh dàn bằng bu lông hoặc đinh
tán. Trong tính toán các nút dầm được coi là khớp.
+ Dàn thép nút cứng được sử dụng cho các cầu đường sắt trên QL1 do Nhật tài trợ.
Các nút dầm được chế tạo từ thép hình cắt nguyên khối và hàn cứng với các thanh
dàn. Trong tính toán các nút dầm được coi là ngàm.
- Cầu vòm
+ Thép
…
+ Thép nhồi bê tông
….
+ Bê tông cốt thép
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
29
Vòm cầu dẫn cầu Bãi Cháy
A1 P1 EP1
APPROACH BRIDGE No.7
SCALE : 1 : 300
VP1 VP2 EP2 P3P2 A2
A1
SCALE : 1:200
TYPICAL cross section
SCALE : 1:100
EP2
SCALE : 1:200
SCALE : 1:200
SCALE : 1:200
A2 EP1
SCALE : 1:200
SCALE : 1:200
P1 P2
SCALE : 1:200
P3
®−êng Ng« QuyÒn 5600 ®−êng Lý Th−êng KiÖt
M1 M2
+11.000 +11.000
+4.000 +4.000
900
35300
BA
BA
18 Cäc khoan nhåi Ø1.0m
24000
C
C
50 50 5600
2000
1000 3000 1000
900
1000 3000 1000
2000
MNCN +7.200
ϕ=35° γ=1.8Τ/Μ3 γ=1.8Τ/Μ3 ϕ=35°
-3.00 -4.00
C¸t pha sÐt
-5.65
§¸ phiÕn-c¸t kÕt
Ýt nøt nÎ
§¸ phiÕn nøt nÎ
m¹nh ®Õn võa
sÐt lÉn sái cuéi
-0.65
+3.25
+5.35
18 Cäc khoan nhåi Ø1.0m
+2.85
-1.45
sÐt lÉn sái cuéi
§¸ phiÕn nøt nÎ
m¹nh ®Õn võa
§¸ phiÕn-c¸t kÕt
Ýt nøt nÎ-5.45
C¸t pha sÐt
+5.35
MNTN +6.350
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
30
Cầu Đại An
Cầu Rạch Giá
+ Dàn mắt cáo
300 2200 9000
2000/2=1000
2%
550
24000/2=12000
300
400
1.5% 2%
9000
1.5%
2200 300
500
1000
13000
1500 1000 1500 1000 1500 1000 1500
25000/2=12500
3000 3000 3000 3000
1000
1500/2
2000/2=1000
25000/2=12500
v¹ch s¬n chÐo
1000
2000/2
1500 1500 1500 1500
v¸t 250x250
1050150015001500
LCÇU=325050
-2.00
-41.50
-2.50
-42.50
5%+5.873
km0+187.773
+7.399
km0+222.773
+8.442
km0+265.773
+7.399
km0+362.773
+5.873
km0+397.773
+4.623
km0+422.773
+4.123
km0+432.773
+8.442
km0+319.773
+3.414
km0+447.823
+2.852
km0+462.823
+2.441
km0+477.873
+4.623
km0+162.773
+4.121
km0+152.723
30000
T¦êNG CH¾N CH÷ u
§¦êNG XãI
CôC Bé
§¦êNG XãI
CHUNG
4545
1200050
50 50
-42.50
-2.50 -3.00
-1.50
t10 t11 m12
-39.50
-1.50
BS4
0.00
-1.801
-6.00
2
-12.00
3
-15.00
4
-21.00
5
-25.00
6
-30.50
7
-33.00
8
-41.00
9
-53.00
10
10
20
30
40
50
6
10
15
16
18
12
13
17
20
18
16
17
31
32
34
44
34
35
36
37
>50
>50
>50
>50
>50
>50
50
BS1
0.00
-1.00KQ
-6.40
1
-9.00
2
-16.50
3
-21.00
4
-22.505
-29.70
6
-33.80
7
-41.00
8
-45.00
9
10
20
30
40
50
8
10
15
16
17
13
16
18
15
36
37
34
27
32
35
37
40
36
33
34
BS6
0.00
-3.50
1
-9.00
2
-12.50
3
-16.70
4
-21.00
5
-26.00
6
-30.00
7
-33.00
8
-45.00
9
10
20
30
40
50
7
10
11
15
16
20
26
16
18
25
29
25
24
31
32
45
>50
>50
>50
>50
>50
t9t5t4 t6 t7 t8
43000 54000 35000 250003500025000
280000
1000010000 43000
2150
htt=+0.58
BXH=30X3.5M
-42.00
-0.50
hmin=-0.75
h1%=+1.21
-40.50
-42.50
LK1
0.50
-5.54
1
-15.64
2
-22.04
3
-28.74
4
-30.945
-37.74
7
-43.54
8
-45.449
3
2
2
6
12
13
14
20
16
23
24
29
35
34
34
32
33
32
35
36
>50
>50
>50
LK3
-0.50
-5.70
1
-7.902
-11.80
TK
-20.80
2
-22.503
-27.30
4
-32.90
5
-37.10
7
-43.50
8
10
20
30
40
50
3
5
7
6
8
11
18
20
29
30
34
38
35
31
35
36
35
38
>50
>50
>50
43
LK4
-0.68
-5.18
1
-7.682
-10.48
TK
-14.18
2
-22.68
3
-26.48
4
-32.68
5
-37.38
7
-43.68
8
1
1
5
8
9
11
12
18
15
33
36
38
28
35
36
34
36
46
47
>50
>50
46
LK5
-0.98
-4.98
1
-15.18
2
-21.38
3
-25.68
4
-31.48
5
-34.18
7
-41.98
8
1
2
7
10
14
12
13
17
24
38
38
34
33
34
43
49
42
39
LK6
-3.37
-6.27
1
-15.97
2
-18.87
3
-26.37
4
-36.67
5
-38.877
-45.37
8
1
7
11
14
13
14
12
29
35
31
35
36
23
35
46
44
45
44
LK7
-2.78
-5.98
1
-15.68
2
-21.28
3
-28.48
4
-36.18
5
-38.68
7
-44.78
8
1
7
12
15
14
11
15
28
34
32
36
34
22
32
44
39
48
47 LK8
-2.85
-6.05
1
-15.15
2
-24.35
3
-33.55
5
-40.85
7
1
7
10
14
16
13
33
32
31
11
45
37
34
45
49
>50
>50
LK9
-1.62
-5.42
1
-14.32
2
-23.92
3
-30.42
5
-36.12
7
-41.62
8
1
6
8
13
15
11
15
19
29
33
34
22
22
30
24
>50
>50
>50
>50
>50
LK10
-0.92
-5.42
1
-15.22
2
-24.32
3
-29.22
5
-35.42
6
-42.92
7
1
1
7
8
13
17
22
17
26
33
34
27
31
35
>50
>50
>50
>50
LK11
-0.25
-6.55
1
-14.85
2
-18.65
3
-24.75
5
-31.85
6
-40.25
7
1
1
1
7
12
16
14
18
25
30
27
31
26
34
>50
>50
>50
>50
1
2
3
5
6
7
LK2
-1.84
-5.94
1
-16.04
2
-23.54
3
-25.044
-32.34
5
-38.34
7
-45.14
8
-46.849
1
1
7
11
14
15
15
16
21
22
36
29
32
33
32
33
42
48
49
>50
10
20
30
40
50 10
20
30
40
50
10
20
30
40
50
10
20
30
40
50 10
20
30
40
50 10
20
30
40
50
10
20
30
40
50 10
20
30
40
50 10
20
30
40
5010
20
30
40
50
-2.50
-3.25
-3.25 -3.00-3.25-3.25
-43.00
-45.00
-45.25
-48.25
-43.25 -43.25
5%
m0 t1 t2 t3
50 14970 14970 14970
BS2
0.00
-1.30KQ
-7.50
1
-9.002
-15.00
3
-19.00
4
-20.505 -21.50TK1
-29.50
5
-33.80
6
-36.50
7
-47.70
8
-50.009
10
20
30
40
50
9
16
17
16
10
10
21
30
32
37
38
32
31
31
32
33
37
35
36
39
18
17 BS3
0.00-0.50KQ
-6.50
1
-18.70
2
-20.703
-26.00
4
-29.80
5
-33.50
7
-36.40
8
-45.00
9
10
20
30
40
50
10
16
15
16
17
13
12
22
20
22
33
36
32
30
33
33
32
34
36
10
16
15
16
17
13
12
22
20
22
33
36
32
30
33
33
32
34
36
h5%=+1.08
BS50.00
BS5
0.00
-1.901
-3.502
-13.00
3
-15.50
4
-19.70
5
-23.50
6
-26.007
-32.30
8
-45.00
9
10
20
30
40
50
6
9
10
10
11
12
16
16
17
24
27
26
30
35
36
34
>50
>50
>50
>50
>50
>50
+8.442
2000
2%2%
VµNH VßM VµNH VßM
56584950
10001000
17000
5@3000=15000
10005004000300040005001000
17871163
-45.25
mÆt c¾t ngang cÇu - T¹I trô t4
(1 : 125)
18000
2000 4@3500=14000 2000
LíP B£ T¤NG ASPHALT H¹T MÞN 70MM
líp phßng n¦íC 4MM
741010
1084
2% 2%
1863150
1000 3000 1500 100030001500
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
31
…
4. Kết cấu khác (Xem chi tiết ở phần phụ lục)
- Thiết kế gối cầu
+ Tải trọng thiết kế gối cầu cần đảm bảo gối làm việc bình thường ở trạng thái giới
hạn sử dụng và không bị phá hoại quá mức (không khắc phục được) ở trạng thái
giới hạn cường độ;
+ Chuyển vị của gối cần được thiết kế với hệ số tải trọng lớn hơn (1.2 thay vì 0.5)
đối với các hiệu ứng từ biến, nhiệt độ, co ngót.
+ Trường hợp tính toán có xuất hiện phản lực âm (lực nhổ) thì phải có giải pháp
chống nhổ đối với gối cầu, có thể sử dụng gối chống nhổ hoặc bổ sung các thiết bị
neo giữ.
Thiết bị chống nhổ gối cầu Bãi Cháy
Cấu tạo gối chống nhổ
+ Người tính toán chỉ cần chỉ ra tải trọng và chuyển vị tính toán ở các trạng thái giới
hạn khác nhau (như qui định ở bảng - phần gối cầu) chứ không cần thiết phải thể
hiện quá chi tiết về các thông số của gối; Tham khảo lựa chọn kích thước gối theo
một catalogue của một nhà cung cấp phổ biến ở VN để quyết định cao độ và kích
thước của mố, trụ.
770
350
325186600
5x230=1150
1380
510
380 380
510
5
3
6
4
11
8
9
12
2
14
7
1
CONCRETE 40MPa
BÊ TÔNG 40MPa
48
175175175175
NON SHRINKAGE MOTAR 50MPa
V? A KHÔNG CO NGÓT 50MPa
48
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
32
+ Trường hợp dầm được kê tự do trên hai thân trụ cách xa nhau, do phần hẫng của
dầm lớn có thể gây ra biến dạng lệch của hai cánh hẫng khi đó cần bố trí gối khớp
để truyền lực cắt giữa hai đầu dầm.
Bố trí gối khớp
Cấu tạo gối khớp
+ Bố trí gối cầu cần lưu ý: đáy của tấm kê gối phải cao hơn cao độ mực nước 1% tối
thiểu là 0.25m (Điều 2.6.4.3 của 22TCN 272-05); khoảng cách từ các bu lông neo
đến mép của xà mũ có thể tham khảo mục 8.6-phần IV (Design of Bearing Seats)
của JRA-2002;
P9LP5L P6L P7L P8L
4750
+2.30
10.54310.42310.30310.18310.063
-0.540 -0.698 -1.566 -1.458 -1.060
-55.540
-48.698
-51.566 -52.458
-56.060
40000 40000 40000 40000 40000 40000
34000
100
TR? P6R TR? P7RTR? P5R TR? P8R TR? P9R
P6L - L
P6R - L
P6L - R
P6R - R
HINGE
BEARING
HINGE
BEARING
5000kN 4000-2 kN 5000kN
5000kN 4000-2 kN 5000kN
200049504950
700 700 700 700
200049504950
700 700
700 700 700 700 700 700
720
510 600
720
5 6 11
7 11 4
TRANSVERSEDIRECTION
PHUONGNGANG
3x180=540
3x180=540
370150
AFTERASSEMBLYCOMPLETION,
THETOTALGAPTHICKNESS
SHALLBE0-0.3MM.
470
150
820
370150150
820
590
(AT THE TIME OF INSTALLATION)
109 8 12 2 31
LONGITUDINAL DIRECTION
PHUONG D? C
T?I TH? I ÐI?M L?P Ð?T
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
33
- Thiết kế khe co giãn
+ Chuyển vị của khe co giãn cũng cần được thiết kế với hệ số tải trọng lớn hơn (1.2
thay vì 0.5) đối với các hiệu ứng từ biến, nhiệt độ, co ngót.
- Thiết kế thoát nước
+ Đáy của ống thoát nước phải thấp hơn bộ phận thấp nhất của kết cấu phần trên liền
kề với nó một khoảng tối thiểu là 100mm;
+ Diện tích ống thoát nước cần đảm bảo: 1m2 mặt cầu tương đương với 1cm2 diện
tích ống (trong tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 là 4cm2). Cần lưu ý thiết kế nắp đậy
chắc chắn để không bị mất cắp, vật liệu làm ống cũng không dễ bị rỉ; đối với cầu
trên đường cao tốc thì phạm vi bố trí ống thoát nước cần đảm bảo nước mưa
không tràn ra phần làn xe chạy mà chỉ có thể là 0.75 m của dải an toàn hoặc làn
dừng xe khẩn cấp cho nên phạm vi bố trí ống thoát nước có thể rất dày.
- Tính toán và thiết kế bản quá độ
+ Bản quá độ nên được đổ tại chỗ sẽ tốt hơn bản đổ liền khối (trước đây áp dụng
nhiều);
+ Bản có thể tính theo sơ đồ dầm giản đơn, một đầu kê lên vai kê (tường đỉnh), đầu
kia cách đó một khoảng bằng 0.7*L0 với L0 là chiều dài bản quá độ.
+ Chiều rộng tính toán có thể là xét trong phạm vi 1 làn xe rộng 3.5m hoặc 1m.
5. Biện pháp tổ chức thi công (xem minh họa cụ thể biện pháp thi công của từng
loại công trình ở bài viết được chia sẻ trên website của Công ty)
Biện pháp tổ chức thi công là một hạng mục công việc rất quan trọng trong công tác thiết
kế cầu-hầm bởi nó ảnh hưởng tới dự toán chi phí xây dựng công trình. Để tính đúng, tính
đủ dự toán chi phí xây dựng công trình thì không thể xem nhẹ công tác lập biện pháp tổ
chức thi công chủ đạo.
Biện pháp tổ chức thi công nhiều khi còn quyết định cả phương án thiết kế. Đã có nhiều
phương án thiết kế phải điều chỉnh cho phù hợp với công nghệ thi công hiện có của nhà
thầu hay khu vực nơi dự án đi qua.
Các thông tin mà biện pháp tổ chức thi công cần thể hiện bao gồm bản vẽ và khối lượng
của các công tác sau đây:
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
34
- Bình đồ bố trí công trường (trong đó thể hiện vị trí và kích thước của nhà tạm, đường
tạm, bãi đúc, kho xưởng), đường công vụ…
- Biện pháp thi công các kết cấu phù hợp đảm bảo tính khả thi. Biện pháp thi công cần
được lập nhất quán với giả thiết tính toán về trình tự thi công, tiến độ thi công, khối
lượng thi công (như trọng lượng xe đúc).
- Bảng tiến độ thi công dự kiến của từng hạng mục công trình;
- Bảng khối lượng các vật liệu thi công chủ yếu cần thể hiện để phục vụ công tác lập
dự toán; Các khối lượng cần thể hiện gồm:
+ Khối lượng đất đào, đắp hố móng, khối lượng đất thừa cần vận chuyển tới nơi đổ
thải;
+ Khối lượng đường công vụ, cầu tạm, đê bao ngăn nước, vòng vây cọc ván thép
(lưu ý bao gồm cả cọc định vị, khung chống), bê tông bịt đáy… phục vụ thi công.
Chiều sâu đóng, nhổ cọc ván thép, cọc định vị;
+ Khối lượng và số bộ đà giáo cần thiết (tấn), diện tích ván khuôn (m2) cho toàn bộ
bề mặt cần sử dụng;
+ Khối lượng đào thanh thải lòng sông và bãi công trường, hoàn trả đường địa
phương;
+ Khối lượng, chiều dài ống vách thép phục vụ thi công cọc khoan nhồi. Chiều sâu
đóng, nhổ ống.
+ Thống kê một số loại máy móc và thiết bị thi công chủ yếu như loại xe tải (7, 10
hay 12T, vận tải thùng hay tự đổ), loại cần cẩu (bánh hơi hay bánh xích, tự hày
hay cẩu tháp).
+ Khối lượng cần được chỉ rõ là phục vụ thi công mố, trụ ở trên cạn hay dưới nước,
thời gian thi công dự kiến cho từng mố, trụ.
V. PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN KẾT CẤU (ĐANG CẬP NHẬT)
1. Về tiêu chuẩn thiết kế
2. Tải trọng và tổ hợp tải trọng
- Các lưu ý khi thiết kế cầu trong vùng động đất 1, 2, 3. Hệ số tầm quan trọng khai thác
và chu kỳ động đất thiết kế. Số dạng dao động cần xét khi thiết kế cầu chịu động đất;
+ Những qui định trong tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 chỉ áp dụng cho các cầu có chiều
dài nhịp nhỏ hơn 150m. Trường hợp cầu có nhịp lớn hơn thì Chủ đầu tư phải chấp
nhận hoặc xác định phương pháp khác;
+ Vùng động đất theo Bảng 3.10.4-1 được phân loại dựa vào hệ số gia tốc nền. Hệ
số gia tốc ở từng khu vực (chi tiết đến từng trung tâm huyện-thị xã), được ban
hành trong QCVN 02-09 hoặc TCVN 9386:2012 (trước đây là TCXDVN
375:2006) về Thiết kế công trình chịu động đất;
+ Đối với cống hộp và công trình bị vùi không cần xét hiệu ứng động đất trừ trường
hợp công trình đi qua vùng đứt gãy đang hoạt động;
+ Cầu nằm trong vùng động đất 1 (có hệ số gia tốc nền <0.09) cũng không cần.
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
35
3. Phân tích kết cấu
4. Sử dụng phần mềm trong thiết kế cầu và kết cấu
TT Tên phần mềm Áp dụng cho Ưu điểm Nhược điểm
I Phân tích tổng thể kết cấu nhịp
1 RM Bridge BT, thép, liên hợp Thông dụng Giá cao
2 Midas Civil BT, thép, liên hợp Thông dụng Giá phổ thông
3 Sap2000/CSI bridge BT, thép, liên hợp Ít phổ biến cho
cầu
4 Lusas BT, thép, liên hợp Phổ biến ở Châu
Âu
Ít phổ biến ở VN
5 Staad pro BT, thép Dân dụng &CN Ít phổ biến cho
cầu
II Phân tích cục bộ, khí động học (CFD)
1 Abaqus Thép
2 Ansys Thép, CFD Mạnh nhất Khó SD, giá cao
3 Midas FEA Thép, BTCT, CFD
4 Atena Thép, BTCT Phổ biến ở CA
5 Strut and Tie model BTCT PP gần đúng P. thuộc người SD
III Thiết kế (kiểm toán mặt cắt, độ ổn định)
1 PcaColumn BTCT
2 Midas GEN BTCT
III Nền móng
1 MCOC M cọc không gian Dễ sử dụng 22 TCN 18-79
2 FB Pier Tính NL, thiết kế AASHTO Mất phí
3 GEO5-Pile group
4 Piling
5 All pile
IV Đào sâu, hầm, ổn định mái dốc
1 Phase 2 Hầm trong đá, lún,
ổn định mái dốc,
tường chắn
2 Plaxis TK hầm 2D&3D,
đào sâu, mái dốc
3 Midas GTS NX TK hầm 2D&3D,
ổn định mái dốc
4 GEO5 Geotechnical
Engineering
Software
Ổn định mái dốc,
tường chắn, đào
sâu, hầm, móng
Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders
36
cọc, lún
5 Geo-Slope Ổn định mái dốc
6 SOFiSTiK-Tunnel TK hầm 2D&3D
7 Sheet piling TK tường vây
VI. MỘT VÀI LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CÁC KẾT CẤU KHÁC
1. Thiết kế cống hộp, cống chui và hầm thi công bằng phương pháp đào hở (cut &
cover). Các bản vẽ định hình;
- Các mô hình và tải trọng tính toán;
- Thiết kế mối nối, chống thấm và thoát nước;
- Móng của các công trình;
2. Thiết kế tường chắn
- Tường chắn trọng lực
- Tường chắn BTCT kiểu chữ U, L
- Tường chắn có cốt
3. Thiết kế các kết cấu khác
- Sàn giảm tải
- Tường chắn dạng hộp;

More Related Content

What's hot

đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngđò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngDinh Do
 
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâm
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâmTính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâm
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâmLe Duy
 
Chương 4 ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG
Chương 4  ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANGChương 4  ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG
Chương 4 ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANGLe Nguyen Truong Giang
 
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Tung Nguyen Xuan
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thepthinhkts339
 
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-Trung Kien
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngAnh Anh
 
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc Minh
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc MinhỨng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc Minh
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc MinhMINH TRUONG
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 
huong dan tinh khung bang sap2000
huong dan tinh khung bang sap2000huong dan tinh khung bang sap2000
huong dan tinh khung bang sap2000Nguyen Manh Tuan
 
gia cuong ket cau btct
gia cuong ket cau btctgia cuong ket cau btct
gia cuong ket cau btctTPHCM
 
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfKhảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfMan_Ebook
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùngshare-connect Blog
 
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuật
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuậtHdsd geoslope glope trong địa kĩ thuật
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuậtMinh Cảnh Trịnh
 

What's hot (20)

đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựngđò án tốt nghiệp ngành xây dựng
đò án tốt nghiệp ngành xây dựng
 
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâm
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâmTính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâm
Tính toán dầm thép tiết diện chữ I chịu uốn có kể đến tải trọng lệch tâm
 
Chương 4 ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG
Chương 4  ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANGChương 4  ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG
Chương 4 ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
Thuyết minh hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công 1
 
2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep2.cau tao-cot-thep
2.cau tao-cot-thep
 
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAYĐề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
 
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-
Trac nghiem-trac-dia-dai-cuong-tu-az-
 
SAP 2000
SAP 2000SAP 2000
SAP 2000
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
 
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc Minh
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc MinhỨng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc Minh
Ứng suất trong đất do tải trọng ngoài 58XE2 -ĐHXD-Trương Ngọc Minh
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 
huong dan tinh khung bang sap2000
huong dan tinh khung bang sap2000huong dan tinh khung bang sap2000
huong dan tinh khung bang sap2000
 
gia cuong ket cau btct
gia cuong ket cau btctgia cuong ket cau btct
gia cuong ket cau btct
 
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdfKhảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
Khảo sát và thí nghiệm đất - Lê Phương Bình, Nguyễn Tổng, Phạm Đức Thiện.pdf
 
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh HùngSổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
Sổ tay Thực hành Kết Cấu Công Trình - Vũ Mạnh Hùng
 
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuật
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuậtHdsd geoslope glope trong địa kĩ thuật
Hdsd geoslope glope trong địa kĩ thuật
 
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAYĐề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
 
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAYXác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
Xác định nội lực và chuyển vị của dầm đơn chịu tải trọng tĩnh, HAY
 
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng RobotĐề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
 

Similar to 02 huong dan thiet ke cau

Practice in Architecture _ Year 4
Practice in Architecture _ Year 4Practice in Architecture _ Year 4
Practice in Architecture _ Year 401806
 
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng Bim
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng BimQĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng Bim
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng BimAn Nam Education
 
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Hà Nguyễn
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) Tuấn Anh
 
Quy trinh qlda
Quy trinh qldaQuy trinh qlda
Quy trinh qldaĐinh Minh
 
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...Huytraining
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) AskSock Ngô Quang Đạo
 
04.2010.tt bxd
04.2010.tt bxd04.2010.tt bxd
04.2010.tt bxdTtx Love
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...HiNg166
 
1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxd1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxdbinhlx
 
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Michael Tran
 
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdctta_la_ta_157
 
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Xuan du Pham
 
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phi
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phiThông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phi
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phihousingcorp
 
đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)CTG LadyKillah Jr.
 

Similar to 02 huong dan thiet ke cau (20)

Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng YênĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M10 – N10 tỉnh Hưng Yên
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 
Bai giang du toan
Bai giang du toanBai giang du toan
Bai giang du toan
 
Practice in Architecture _ Year 4
Practice in Architecture _ Year 4Practice in Architecture _ Year 4
Practice in Architecture _ Year 4
 
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAYLuận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
 
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên QuangĐề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
 
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng Bim
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng BimQĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng Bim
QĐ số 2500 - Phê duyệt đề án áp dụng Bim
 
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
Thong tu 03 2009-bxd quy dinh chi tiet n§12
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Quy trinh qlda
Quy trinh qldaQuy trinh qlda
Quy trinh qlda
 
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...
Quyết định số 2500/QĐ-TTg PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌN...
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
04.2010.tt bxd
04.2010.tt bxd04.2010.tt bxd
04.2010.tt bxd
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
 
1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxd1182011 04.2010.tt-bxd
1182011 04.2010.tt-bxd
 
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
Thuyết trình phân tích dự án huu-12112014
 
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
2010 tt bxd 04 huong dan lap va quan ly chi phi xdct
 
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
 
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phi
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phiThông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phi
Thông tư 04/2010/BXD -huong dan quan ly chi phi
 
đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)
 

02 huong dan thiet ke cau

  • 1. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 1 HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CẦU (Tài liệu lưu hành nội bộ, dành cho các CNĐA & CNHM của VEC Consultant) I. LỜI NÓI ĐẦU Chủ nhiệm đồ án thiết kế (project design team leader) được hiểu là người chịu trách nhiệm pháp lý và quản lý, điều phối chuyên môn (có khi là cả tài chính) toàn bộ hồ sơ thiết kế của mình. Chủ trì thiết kế là người chỉ chịu trách nhiệm pháp lý và chuyên môn về một bộ phận công trình (như: phần dưới [substructures design team leader], phần trên [superstructures design team leader], kết cấu khác [miscellaneous design team leader]...) do mình phụ trách. Nghị định 12/2009/NĐ-CP qui định “Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định”. Chứng chỉ hành nghề là giấy xác nhận năng lực hành nghề cấp cho kỹ sư, kiến trúc sư có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng. Người được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình. Như vậy với một kỹ sư được đào tạo chuyên ngành phù hợp thì chỉ cần điều kiện 05 năm tham gia các công việc thiết kế hoặc khảo sát là đủ điều kiện làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế. Vậy các công việc của CNĐA/CTTK là gì? Không có văn bản QPPL nào qui định đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của các CNĐA/CTTK và cũng không có một trường lớp chính thống nào đào tạo các kỹ sư thành các CNĐA/CTTK mà mỗi tổ chức tư vấn lại có một qui định riêng và có chính sách đào tạo khác nhau. Cuốn tài liệu này được biên soạn nhằm giúp cho các kỹ sư trẻ đang và sắp đảm nhiệm các chức danh CNĐA/CTTK nắm được các công việc mà mình cần đảm nhiệm để có hướng trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Tài liệu không hẳn là một giáo trình truyền tải kiến thức mà là một cuốn tổng hợp các kinh nghiệm của các CNĐA/CTTK đi trước, vì vậy nó sẽ liên tục được cập nhật, thay đổi để hoàn thiện. II.CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THIẾT KẾ Căn cứ: •••• Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;/ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. •••• Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình./ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • 2. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 2 •••• Nghị định số 15/2013/NP-CP ngày 6/2/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng./ Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 1. Điều 16: Các bước thiết kế xây dựng công trình Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định a) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án. Thiết kế cơ sở: là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: + Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; + Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; + Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; + Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; + Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; + Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng. Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: + Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; + Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; + Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; + Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Thiết kế kỹ thuật: là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế bản vẽ thi công: là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. b) Cách thức thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể,
  • 3. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 3 việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: Thiết kế một bước: là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công. Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế hai bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công; Thiết kế ba bước: bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt. c) Tổ chức thực hiện Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định. 2. Điều 17: Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình. 3. Điều 18. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công a) Thẩm định, phê duyệt thiết kế đối với trường hợp thiết kế ba bước Đối với thiết kế kỹ thuật: Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Kết quả thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau: - Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; - Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; - Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; - Đánh giá mức độ an toàn công trình; - Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; - Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. Đối với thiết kế bản vẽ thi công: Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt vào
  • 4. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 4 bản vẽ trước khi đưa ra thi công. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công và ký xác nhận trong bản vẽ trước khi phê duyệt. b) Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế hai bước và thiết kế một bước - Đối với trường hợp thiết kế hai bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công. - Đối với trường hợp thiết kế một bước, chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Hiện tại không có qui định rõ ràng về trường hợp nào phải thiết kế 1, 2 hay 3 bước mà do Chủ đầu tư quyết định. Tuy nhiên, từ năm 2015 khi áp dụng Luật Xây dựng 2014 thì sẽ có qui định cụ thể cho từng trường hợp. 4. Nội dung chủ yếu hồ sơ của mỗi bước thiết kế; (Được qui định cụ thể trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 15/2003/NĐ-CP). Điều 13. Thiết kế kỹ thuật 1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt; b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế kỹ thuật; c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây dưung được duyệt, bao gồm: a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của chủ đầu tư; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. Điều 14. Thiết kế bản vẽ thi công 1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:
  • 5. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 5 a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước; b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. 2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình; c) Dự toán thi công xây dựng công trình. Điều 14. Yêu cầu về việc tự kiểm soát chất lượng thiết kế và quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP) 1. Nhà thầu thiết kế có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra nội bộ đối với hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trong quá trình thiết kế và trước khi giao hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng. Nhà thầu thiết kế chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc kiểm tra chất lượng thiết kế. Người kiểm tra thiết kế phải ký tên, xác nhận trên bản vẽ thiết kế. 2. Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và quy trình bảo trì công trình (nếu có). 3. Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập. 4. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài. 5. Trường hợp nhà thầu thiết kế làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận thiết kế những hạng mục công trình chủ yếu hoặc công nghệ chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thực hiện hợp đồng nhận thầu thiết kế với bên giao thầu. Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận. 5. Điều kiện năng lực của Chủ nhiệm/Chủ trì lập dự án, khảo sát-thiết kế, thẩm tra (Được qui định cụ thể trong Nghị định số 12/2009/NĐ-CP) Điều 41. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án
  • 6. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 6 1. Năng lực của Chủ nhiệm lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây: a) Hạng 1: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án; b) Hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án; c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có bằng cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án nhóm B, C cùng loại; c) Đối với cá nhân chưa xếp hạng được làm chủ nhiệm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại; nếu đã làm chủ nhiệm 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C cùng loại. Điều 45. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm khảo sát xây dựng 1. Năng lực của chủ nhiệm khảo sát được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã là chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp I trở lên hoặc đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II; b) Hạng 2: có chứng chỉ hành nghề kỹ sư, đã chủ nhiệm ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III hoặc đã tham gia ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II trở lên. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm khảo sát của công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại; c) Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô. Điều 47. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹsư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại. b) Hạng 2:
  • 7. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 7 - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã làm chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A, B, C cùng loại; b) Hạng 2: được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B, C cùng loại. Điều 48. Điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình 1. Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau: a) Hạng 1: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại. b) Hạng 2: - Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận; - Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại. c) Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III, cấp IV, trừ các công trình bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực theo quy định. 2. Phạm vi hoạt động: a) Hạng 1: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; b) Hạng 2: được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II, cấp III và cấp IV. Điều 50. Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và tổ chức tư vấn khi thẩm tra thiết kế xây dựng công trình Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này. Điều 54. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình 1. Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình như sau: a) Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề;
  • 8. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 8 b) Có đăng ký kinh doanh hoạt động hành nghề thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. 2. Phạm vi hoạt động: a) Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết quả từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ; b) Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ; c) Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ. 3. Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. III. CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA CNĐA/ CNHM 1. Thu thập thông tin/ số liệu/ tài liệu liên quan đến công trình - Phiếu giao nhiệm vụ hoặc quyết định thành lập tổng thể, thành lập nhóm của Công ty. - Số liệu quy hoạch, có thể là: qui mô và vị trí của công trình đang thiết kế và các công trình kết nối; cao độ san nền khu vực; các tuyến (hoặc công trình) sẽ được mở trong tương lai có giao cắt với công trình; các luồng hoặc cảng đường thủy được quy hoạch…; - Các quyết định phê duyệt và hồ sơ Báo cáo đầu tư, DAĐT, TKKT, bản đồ hướng tuyến... của bước thiết kế trước đã có; - Hồ sơ thiết kế của các công trình có liên quan (đường chui, cầu vượt, tuyến nạo vét luồng đường thủy…); - Sưu tầm hồ sơ của công trình có qui mô và tính chất tương tự để tham khảo. 2. Viết đề cương khảo sát - thiết kế (Terms Of Reference – TOR), lập kế hoạch - Viết đề cương khảo sát – thiết kế: Mỗi bước thiết kế có một đề cương khác nhau, có thể là bước lập DAĐT, TKKT, TK BVTC hay Báo cáo kinh tế kỹ thuật (Đính kèm ở phần phụ lục của tài liệu là một số mẫu đề cương khảo sát thiết kế). Đề cương cần nêu rõ: + Nội dung, phương pháp và khối lượng thực hiện công tác khảo sát, thiết kế. + Tiến độ thực hiện: cần bám sát tiến độ hợp đồng, có dự phòng cho công tác KCS, chỉnh sửa và chuyển hồ sơ. + Danh mục và số lượng hồ sơ cần giao nộp. Lưu ý, số lượng hồ sơ theo hợp đồng là số lượng hồ sơ cần trình nộp sau khi được phê duyệt. + Lên danh sách nhân sự thực hiện: Tùy theo bước thiết kế, nhân sự cần được bố trí để thực hiện các công việc như: Viết thuyết minh DADT/ thuyết minh TK/ thuyết minh các chỉ dẫn kỹ thuật chung/ thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật, qui trình duy tu – bảo dưỡng (thường là CNĐA/ CNHM);
  • 9. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 9 Xây dựng bình đồ, trắc dọc, bố trí chung cầu; Tính toán kết cấu phần trên, phần dưới; Vẽ/ soát kết cấu phần trên, phần dưới hay kết cấu khác; Thiết kế biện pháp tổ chức thi công; Lập dự toán/ TMĐT. Lập hồ sơ dự thầu: BOQ. + Trình và bám duyệt đề cương khảo sát – thiết kế trước khi thực hiện. Hiện tại Chủ đầu tư là người quyết định phê duyệt. - Lập các biểu mẫu: + Lập mẫu báo cáo tuần-tháng gửi tới CNTT, GĐĐH, khách hàng…; + Lập biểu mẫu hồ sơ: cây thư mục, khung bản vẽ, bìa hồ sơ/ báo cáo, mục lục hồ sơ; + Lập mẫu trình bày cho bản vẽ (cỡ chữ, kiểu chữ, bề dày nét in, bán kính uốn của cốt thép…). + Quy ước màu bìa hồ sơ ở mỗi lần trình nộp để đảm bảo hồ sơ trình nộp lần này không lẫn với lần trình nộp trước đó. 3. Lên phương án, giải pháp thiết kế - Lập và thông qua khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án. Đối với các dự án quan trọng hồ sơ này phải được Bộ GTVT (Vụ KHCN) phê duyệt riêng trước khi phê duyệt DAĐT. - Đề xuất giải pháp công trình phù hợp với qui hoạch, các bước trước, đảm bảo tính kinh tế - kỹ thuật và ổn định công trình, hoặc rà soát hồ sơ bước trước trước khi thực hiện; - Làm việc CNTT, GĐ ĐHDA để kết nối với các hạng mục công trình khác, gửi hồ sơ phương án xin ý kiến Chủ đầu tư/ thỏa thuận với địa phương về: tĩnh không thông thuyền, tĩnh không đường chui dưới cầu (cần gửi văn bản xin ý kiến chính thức về vị trí và khổ tĩnh không; tọa độ mố, trụ; cao độ đường chui hoặc cầu vượt); tĩnh không vượt công trình ngầm. - Cung cấp vị trí mố, trụ cho công tác khoan khảo sát địa chất; phạm vi khảo sát địa hình-thủy văn; - Tính toán sơ bộ nội lực đầu cọc và sức chịu tải của cọc dựa trên số liệu khoan khảo sát địa chất đã có để quyết định dừng khoan hay khoan tiếp; 4. Tiến hành thiết kế CNĐA/ CNHM có trách nhiệm: - Xây dựng hoặc rà soát các bản vẽ chung của cầu như: bình đồ, trắc dọc, bố trí chung; - Viết thuyết minh DADT/ thuyết minh TK/ thuyết minh các chỉ dẫn kỹ thuật chung/ thuyết minh chỉ dẫn kỹ thuật, qui trình duy tu – bảo dưỡng; - Giao việc cho từng bộ phận (tính toán, vẽ, bản vẽ thi công, dự toán…) để triển khai chi tiết. Kết nối các bộ phận;
  • 10. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 10 - Kiểm soát tiến độ, báo cáo tiến độ thường xuyên với CNTT, GĐ ĐHDA, chủ đầu tư; - Kiểm soát chất lượng hồ sơ trước khi chuyển cho lãnh đạo phòng/ phòng KT&PTDA; - Kiểm soát chi phí xây dựng của công trình, TMĐT của dự án: + CNĐA/ CNHM cần nắm được nguyên tắc lập dự toán/ TMĐT để kiểm soát được chi phí của công trình và suất đầu tư của một số dạng kết cấu phổ biến để đề xuất những giải pháp kinh tế hơn. + CNĐA/ CNHM cũng cần nắm được các thành phần của dự toán công trình, suất đầu tư xây dựng các công trình tương tự (về qui mô, dạng kết cấu, vị trí, thời điểm…) để giải đáp được các thắc mắc của khách hàng. - Làm việc và giải trình với cơ quan thẩm tra, thẩm định; - In ấn và giao nộp hồ sơ. Lưu ý về số lượng hồ sơ ghi trong hợp đồng. 5. Quản lý tài chính - Tạm ứng tiền công tác phí: dự kiến chi phí đi lại, công tác phí theo số ngày công tác dự kiến (70 hoặc 100.000 đ/ngày), chi phí chỗ ở, chi phí tiếp khách…; - Quy chế đi lại: + Trường hợp sử dụng xe Công ty: Các phòng làm giấy đề nghị, lãnh đạo phòng ký xác nhận gửi GĐ phê duyệt. + CBCNV thường xuyên phải đi công tác lưu động bằng phương tiện riêng từ 10 ngày/ tháng trở lên được thanh toán tiền khoán công tác phí 200.000đ/ người/ tháng; + Như ở trên nhưng dưới 10 ngày/ tháng được khoán mức 150.000đ/ người/ tháng; - Đặt khách sạn/ nhà nghỉ cần lưu ý quy chế của Công ty ban hành theo QĐ số 53/QĐ- VECC-HĐQT ngày 13/3/2008 như sau: + Các trưởng phòng, phó trưởng phòng phụ trách được thanh toán 1 người/1 phòng theo hóa đơn chỗ nghỉ theo qui định nhưng không quá 300.000đ/ ngày/ phòng; + Các đối tượng khác không quá 250.000đ/ngày/ phòng 2 người. + Trường hợp thanh toán khoán tiền thuê chỗ nghỉ đi công tác tại các quận nội thành HN/HCMC, ngoại thành HN/HCMC hoặc các quận thuộc TP trực thuộc trung ương, các huyện thuộc tp trực thuộc trung ương/ các thành phố-thị xã trực thuộc tỉnh, các vùng còn lại được khoán lần lượt là: 150.000, 140.000, 120.000, 100.000đ/ngày/người. - Chia lương cho các nhân sự thực hiện (nếu có); - Xin số giấy đi đường, chữ ký và đóng dấu xác nhận nơi đi, nơi đến đúng theo qui định; - Để hoàn các thủ tục tạm ứng, thủ tục thanh quyết toán cần lấy hóa đơn hợp lệ (đúng tên, địa chỉ, mã số thuế Công ty, khoản chi) cho mỗi khoản chi tiêu. Trường hợp thuê lao động thời vụ cần có giấy ủy quyền ký HĐ thời vụ cho trưởng đơn vị, đơn xin việc, HĐ đồng thời vụ và biên bản thanh lý hợp đồng. IV. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CẦU
  • 11. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 11 1. Phần chung - Bố trí chung cầu cần dựng từ mặt bằng để đảm bảo tối ưu về vị trí của mố/ trụ với chiều dài nhịp dự kiến, tránh được các công trình, địa vật quan trọng (luồng đường sông, đường ngang, đường ống dẫn/ thoát nước, đường dây điện…); - Dầm cầu nên hạn chế làm chéo để tốt hơn cho công tác thiết kế, thi công và khai thác. Góc chéo nên xử lý bằng xà mũ hình nêm; - Các nhịp nên thiết kế đồng đều (cùng chiều cao, chiều dài, giảm thiểu loại dầm…) để giảm nhẹ công tác thiết kế và thi công thuận tiện hơn; - CNĐA/ CNHM cần rà soát các thông số đầu vào để cung cấp cho tính toán và bổ sung vào thuyết minh chung như: biên độ nhiệt độ, độ ẩm khu vực, vận tốc gió, vận tốc dòng chảy + cấp sông (để tính toán lực va tàu), hệ số gia tốc động đất, số làn xe thiết kế, cấp bê tông của mỗi bộ phận kết cấu, chiều dày bê tông bảo vệ, cường độ cốt thép & cáp dự ứng lực…; - Thống kê số lượng công tác kiểm tra chất lượng cọc dự kiến để phục vụ công tác lập dự toán. 2. Kết cấu phần dưới - Móng: Cần nghiên cứu kỹ địa chất để đưa ra phương án móng cho phù hợp. Kết cấu móng có thể là: + Móng nông: nếu tầng đá hoặc đất chịu lực nằm không sâu; + Móng cọc đóng: nếu công trình nằm xa khu dân cư hoặc các công trình và địa tầng là nền cát. Nên áp dụng giải pháp này nếu có thể bởi vì đây là giải pháp có giá thành thấp hơn và được Bộ GTVT ưu tiên; + Móng cọc khoan nhồi: nên chọn loại đường kính cọc phù hợp và ưu tiên sử dụng ít cọc có đường kính lớn (cọc 1.0m chỉ nên dùng cho cầu có bề rộng hẹp, tải trọng nhỏ; cọc 1.2m nên dùng cho dầm PC-I, super-T, dầm bản đặc liên tục; cọc 1.5m dùng cho móng cầu đúc hẫng, cọc 2.0m dùng cho các cầu có nhịp từ 100m); + Móng vòng vây cọc ván thép: cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp có chiều sâu mực nước thi công rất lớn. Ở dự án BLLT thì chiều sâu là 19-21m nên việc sử dụng cọc ống làm vòng vây ngăn nước sẽ rất hiệu quả. Tuy nhiên loại cọc này có giá thành cao do còn phải nhập khẩu vật liệu, thiết bị đóng cọc, phần vòng vây sau khi thi công có thể cắt bỏ nhưng khó sử dụng lại, liên kết giữa các cọc khó đảm bảo để chúng làm việc liền khối…Hiện nay mặc dù đã có nhà máy ở Vũng Tàu chế tạo cọc này, tuy nhiên phạm vi áp dụng cũng không nhiều, cọc của cầu Nhật Tân thì được nhập khẩu và vận chuyển từ Indonesia.
  • 12. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 12 Cấu tạo hệ móng Cọc và khung định vị Cấu tạo cọc và hệ liên kết
  • 13. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 13 Cọc có chiều dài không hạn chế miễn là có thể vận chuyển, cẩu lắp và đóng được Liên kết giữa cốt thép bệ móng với cọc Bệ móng cầu Nhật Tân
  • 14. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 14 + Cao độ đặt bệ móng: lựa chọn cao độ phù hợp với mặt đất thiên nhiên, chiều sâu xói, và mực nước thông thuyền hoặc mực nước thấp nhất. Bệ móng có thể được bố trí ở dưới mực nước thấp nhất để đảm bảo mỹ quan nhưng cũng có thể bố trí nằm trên mực nước thông thuyền để hấp thụ lực va xô tàu thuyền. Với những nơi nước sâu thì nên bố trí trên mặt nước thi công để thi công bằng phương pháp thùng chụp BTCT lắp ghép. Trường hợp trụ cầu trên cạn thì cao độ đỉnh bệ thường thấp hơn mặt đất thiên nhiên khoảng 0.5m để không chiếm dụng không gian và đảm bảo mỹ quan; Bệ trụ cầu trên cạn được bố trí thấp hơn 0.5m so với mặt đường công vụ Bệ trụ cầu dẫn cầu Cần Thơ được bố trí cao hơn mực nước thi công + Cấu tạo cốt thép cọc: Cần lưu ý qui định của Điều 5.13.4.4.2. và 5.13.4.4.3. đối với cọc đúc sẵn và 5.13.4.5.2. đối với cọc khoan nhồi của 22 TCN 272-05. Ví dụ với cọc khoan nhồi, hàm lượng cốt thép chủ tối thiểu không nhỏ hơn 0.8% diện tích mặt cắt nguyên của bê tông ở phạm vi chịu uốn của cọc khoan nhồi), đường kính cốt thép đai xoắn không nhỏ hơn MW 25 (D5.6mm) và bước cốt thép đai 150mm ở khu vực chịu lực. + Bố trí ống siêu âm, ống kiểm tra: (Theo TCVN 9395: 2012 – Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu): Ống siêu âm thường có đường kính 60 mm làm bằng nhựa hoặc bằng thép nếu cọc có đường kính >1.5m hoặc chiều dài >25m (theo 22 TCN 257-2000), được đặt cao
  • 15. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 15 hơn mũi cọc 10cm. Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau: 2 ống cho cọc có đường kính 60cm, 3 ống cho cọc có đường kính 60cm < D ≤ 100cm và 4 ống cho cọc có đường kính , D > 100cm; Ống kiểm tra bằng vật liệu nhựa hoặc thép, có đường kính 102 ÷ 114mm được đặt cao hơn mũi cọc 1 ÷ 2m. + Bố trí cọc: khoảng cách giữa các cọc, khoảng cách từ cọc tới mép bệ theo các tiêu chuẩn khác nhau; + Kiểm toán bệ cọc: cần xem xét mô hình chống-giằng và mô hình “chọc thủng” khi kiểm toán bệ cọc; + Kiểm toán sức chịu tải của cọc: lưu ý hệ số sức kháng thành bên của cọc khoan nhồi và hệ nhóm cọc có sự khác nhau giữa AASHTO 2007 và 1998 (22 TCN 272- 05) như sau: Công thức xác định sức kháng đỡ của cọc cũng có sự thay đổi giữa hai phiên bản:
  • 16. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 16 Ngoài ra, hệ số nhóm cọc cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau: Theo AASHTO 1998, ƞ=0.65~1 tương ứng với khoảng cách cọc từ 2.5~6D nhưng theo AASHTO 2007, ƞ=0.65~1 tương ứng với khoảng cách cọc từ 2.5~4D. Theo đó hệ số nhóm cọc theo AASHTO 2007 lớn hơn so với 1998. + Kiểm toán lún: của móng gồm lún của móng nông và nhóm cọc trong sét. Độ lún cho phép đối với từng loại công trình được qui định như sau:
  • 17. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 17 + Kiểm toán cọc: gồm nén-uốn để thiết kế cốt thép dọc chủ và cắt để kiểm toán cốt thép đai; + Phân tích nhiệt hydrat hóa: Để tránh hiện tượng nứt do nhiệt của các kết cấu bê tông khối lớn như bệ móng, thân mố-trụ (như đã xảy ra ở thân trụ cầu Vĩnh Tuy), khi thiết kế cần xem xét chia mố, trụ cầu thành các đơn nguyên có kích thước phù hợp, bố trí cốt thép chống nứt đầy đủ và tuân thủ TCXDVN 305: 2004 về quy trình thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông khối lớn. - Mố/ trụ (chi tiết xem ở phần phụ lục) + Kích thước xà mũ mố, trụ cần được xác định để đảm bảo khả năng chịu lực, đủ không gian để bố trí gối cầu (xem thêm phần thiết kế gối cầu ở dưới), kích nâng dầm (khi thay gối); + Khi thiết kế tường đầu mố, nếu có bố trí bản quá độ ở phía sau thì cần kiểm toán cốt thép thớ ngoài (phía sông) do mô men lật gây ra bởi phản lực tại vai kê bản quá độ. Chi tiết có thể xem tại Điều 8.4.3-phần IV của JRA-2002. + Lưu ý vận dụng hàm lượng cốt thép tối thiểu/ tối đa của mố, trụ cho phù hợp. Đối với các cấu kiện chịu nén uốn đồng thời thì nên xem nội lực nào chi phối để kiểm toán hàm lượng cốt thép tối thiểu/ tối đa theo điều kiện đó; + Cần xem xét mô hình chống-giằng trong thiết kế các bộ phận như xà mũ trụ; + Cốt thép cấu tạo nên có đường kính ≤ 16mm. Khoảng cách cốt thép nên để 200mm để khi cần tăng cường cho mặt cắt bất lợi như đỉnh bệ phía sau tường thân, đáy bệ phía trước tường thân, mặt sau tường thân mố, mặt trong tường cánh… thì kẹp thêm 01 thanh vào giữa; + Nếu cầu có mố, trụ cao, dầm dài và thẳng thì nên xem xét sử dụng mối nối bằng ren (TCVN 8163: 2009) thay vì mối nối chồng. Theo kết quả so sánh ở một số dự án mối nối bằng ren kinh tế hơn mối nối chồng đối với các thanh cốt thép có đường kính ≥25mm. Mối nối bằng ren đôi khi cũng rất cần thiết đối với các kết cấu có mật độ cốt thép lớn để tiết kiệm không gian cho cốt liệu bê tông. + Thiết kế mố/trụ trong các vùng động đất khác nhau cũng khác nhau. Ở vùng động đất 1 thì không cần xem xét tác dụng của lực động đất, ở vùng động đất 2 thì cần
  • 18. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 18 thiết phải thiết kế cốt thép ngang (cốt đai) theo ở đỉnh và chân như qui định tại các Điều 5.10.11.4.1 (d-e), ở vùng động đất 3 thì phải thiết kế cốt thép theo qui định tại Điều 5.10.11.4; 3. Kết cấu phần trên (chi tiết xem ở phần phụ lục) Các lưu ý khi thiết kế: - Dầm BTCT thường + Loại dầm này thường là dầm T, dầm bản (các cầu nhánh của nút giao hai đầu cầu Thanh Trì có nhịp 17m liên tục) có chiều dài hạn chế. Dầm T có thể làm đến 21m, tuy nhiên giải pháp nhịp dài hiện nay ít được sử dụng vì giá của cốt thép dự ứng lực không cao hơn nhiều so với cốt thép thường. Giải pháp nhịp lớn chỉ nên áp dụng ở những công trình mở rộng hoặc sửa chữa cầu cũ. + Cần đặt độ vồng trước khi đúc; - Dầm giản đơn: ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. Các lưu ý khi thiết kế dầm: + Dầm T (theo định hình của Nga): Là loại dầm đã được sử dụng phổ biến trong quá khứ, đã được thiết kế thành các kết cấu định hình 21, 24, 27, 30 và 33m. Dầm có ưu điểm là thi công nhanh do cánh dầm đảm nhận vai trò của bản mặt cầu nên chỉ phải thi công mối nối và dầm ngang đổ tại chỗ. Nhược điểm của loại này là bán cánh mỏng 15-18cm gây rung khi xe chạy qua, mối nối bản cánh có độ liền khối kém hơn bản đổ tại chỗ. Các thiết kế định hình này cũng không còn phù hợp nữa do tiêu chuẩn thiết kế đã được thay đổi từ 22 TCN 18-79 sang 22 TCN 272-05; + Dầm PC-I: Đây là loại dầm được du nhập từ Nhật vào Việt Nam, điển hình dự án 10 cầu trên tuyến QL1B đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn. Dầm I có nhiều loại như: dầm giản đơn, dầm liên tục hóa, dầm cao, dầm thấp, dầm có chiều cao trung bình. Chiều dài nhịp phổ biến là 33m, 35m (dự án QL10), 42m (giản đơn hoặc liên tục hóa). Dầm cũng có thể được thi công bằng phương pháp căng sau hoặc căng trước. Dầm PC-I cao (H=1.8m) các cầu Bông Sơn, Bàn Thạch… dự án nâng cấp QL1 (INCLUDE WATERPROOF t=2) 1575 11500 12500 8000 12500 3125 ASPHALT CONCRETE PAVEMENT (t=75mm). 20075 375 100 175 1162.5 175 100 1562.5 150 G1 200 30 1500 300 500 250 250 210 210 3125 1800 100 375 1800 3125 G2 G3 CUT FOR STOPPER 600 21075 75200 1562.5 150 G4 500 300 200 30 1500250
  • 19. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 19 Dầm PC-I thấp (H=1.4m) phổ biến ở phía Nam Dầm PC-I căng trước (không neo) Do bản mặt cầu được đổ sau, số lượng dầm ngang nhiều nên kết cấu nhịp có tính liền khối tốt hơn. Ngoài ra vì bản mặt cầu đổ sau nên dễ dàng làm cầu cong, cầu có siêu cao… 1% 1.5% 1.5% 1% Reinforced concrete M300 - 18cm. Tar concrete 5cm Sand- cement mortar M200-2cm
  • 20. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 20 Một số dầm có chiều dài lên tới 42m, tuy nhiền dầm PC-I có nhược điểm là độ mảnh lớn nên kém ổn định ngang và dễ bị mất ổn định trong quá trình thi công như đã xảy ra ở cầu Chợ Đệm (tuyến Tp.HCM-Trung Lương), cầu cạn đường vành đai 3 (Hà Nội); Sự cố cầu Chợ Đệm Sự cố cầu cạn đường vành đai 3 + Dầm Super T: Được đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại dự án cầu Mỹ Thuận. Cầu có ưu điểm là độ cứng ngang lớn nên cần ít dầm ngang và có thể vượt được kết cấu nhịp dài. Chiều dài dầm phổ biến là 38.3m, cá biệt có thể sử dụng 40m hoặc 42m. Dầm cũng có thể được thi công bằng phương pháp căng sau hoặc căng trước, có hoặc không có khấc đầu dầm;
  • 21. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 21 + Dầm prebeam (xuất xứ bên Tàu): Đây là loại dầm sử dụng kết cấu lõi thép cứng tổ hợp được áp dụng cho các cầu vượt đường quốc lộ trên tuyến Nội Bài – Bắc Ninh. Dầm được chế tạo bằng cách cắt từ thép bản tạo hình cong rồi dùng kích uốn theo phương thẳng đứng để duỗi thẳng tạo dự ứng lực, sau đó lắp dựng cốt thép và đổ bê tông bao xung quanh rồi tháo kích, dầm có xu hướng vồng lên tạo lực nén trước trong bê tông ở bản đáy; Web cocrete Concrete conrete Second stage (1:5) Web cocrete 6N5 even N7 4N5even 6N5 even 4N5even N6
  • 22. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 22 Loại kết cấu này có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, ví dụ trên hình là dầm 33m có chiều cao chỉ 1.1m (bao gồm cả bản mặt cầu) hay dầm 38m thì chiều cao là 1.2m. Do giảm được chiều cao kết cấu nhịp nên sẽ giảm được chiều dài cầu vượt. Tuy nhiên loại kết cấu này cũng không phổ biến được do chi phí xây chế tạo dầm khá cao, bị lãng phí nhiều thép do cắt để tạo hình cong sau đó duỗi thẳng… + Dầm hộp: Dầm hộp có ưu điểm là có độ cứng chống xoắn lớn, khả năng vượt được khẩu độ nhịp dài. Khẩu độ thường được sử dụng là 30-60m thi công bằng phương pháp đúc sẵn toàn nhịp, đúc sẵn từng đốt hoặc đúc trên đà giáo. Ở khu vực Hà Nội dầm loại này đã được sử dụng để vượt đường Giải Phóng, đường Tam Trinh và đường Lĩnh Nam trên tuyến Vành đai 3 với khẩu độ nhịp 50m; + Dầm bản: Có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, thường được sử dụng cho các cầu vượt đường. Khẩu độ nhịp của loại dầm này cũng rất đa đạng, từ 6m đến 35m thường được thi công bằng phương pháp đúc sẵn. Loại này có giá thành cũng còn khá cao do dạng mặt cắt chưa phát huy tốt khả năng làm việc của vật liệu (vật liệu dầm chưa được đưa ra xa trục trung hòa); + Dầm U: Cũng là một dạng khác của dầm Super T tuy nhiên loại này có bề rộng lớn hơn và rất phổ biến ở Mỹ. Dưới đây là thiết kế của 1 dầm U dài 40.7m.
  • 23. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 23 + Thép-liên hợp: Loại dầm thép-liên hợp với bản bê tông cốt thép với kết cấu nhịp giản đơn cũng khá phổ biến ở nước ta. Loại này có ưu điểm là có thể vượt được khẩu độ nhịp lớn do trọng lượng nhỏ, có thể chế tạo trong nhà máy rồi lắp ghép tại công trường trước khi lao lắp.
  • 24. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 24 - Dầm bản liên tục; Dầm bản có ưu điểm là chiều cao kết cấu thấp, thường được áp dụng cho cầu vượt và cầu trong đô thị để giảm chiều cao kết cấu, rút ngắn chiều dài cầu và tăng tĩnh mỹ quan. Tuy nhiên loại cầu này thường phải thi công bằng phương pháp đúc trên đà giáo cố định cho nên chi phí xây dựng cao (hơn so với dầm I, Super T). Do chiều cao thấp nên lượng cáp dự ứng lực cũng phải bố trí nhiều hơn so với các khẩu độ nhịp tương tự của dầm hộp. Chiều dài nhịp phổ biến hiện nay là từ 25-35m. Có thể sử dụng dầm bản có mặt cắt đặc hoặc rỗng, tuy nhiên mỗi giải pháp đều có những ưu điểm riêng. + Mặt cắt đặc: Thực chất là đưa phần rỗng ra bên ngoài, nghĩa là phần hẫng của bản mặt cầu sẽ nhiều hơn. Làm mặt cắt đặc sẽ dễ bố trí cáp dự ứng lực, tiết kiệm được cốt thép thường. Mặt cắt ngang cầu vượt Hải Sơn có chiều dài nhịp 35m (tim trụ là 40m) + Mặt cắt rỗng: Là loại đã được áp dụng phổ biến ở nhiều công trình tại Việt Nam. Phần rỗng ở khu vực giữa nhịp có tác dụng giảm tĩnh tải bản thân của dầm nhưng lại làm tăng lượng cốt thép thường và khó bố trí cáp dự ứng lực. 20 20 R3147 R3147 R3147 R3147 1400 2200 2250 3000 2250 2200 11900 300 200 165 175 i % 300 490 750 2x3750=7500 3000 500 12240 FG 1500 30001500 1500 6000 36001200 1200 1400 22002250300022502200 11900 300 200 165 175 i % 300 4907502x3750=75003000500 12240 1500 3000 15001500 6000 2x3600=3600 12001200
  • 25. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 25 Mặt cắt ngang cầu vượt Mai Dịch có chiều dài nhịp 24m - Dầm hộp: + Đúc trên đà giáo cố định: Phù hợp với các cầu dễ dàng làm kết cấu trụ tạm (trên cạn) và số lượng nhịp không nhiều. Chiều dài nhịp không bị giới hạn nhưng cũng chỉ nên dưới 100m (cầu dây văng Ngã ba Huế nhịp 90m); Ví dụ cầu dẫn cầu Phả Lại trên QL18 + Đúc trên đà giáo di động hoặc lắp ghép từng phân đoạn đúc sẵn: Phù hợp với các cầu khó làm trụ tạm (địa chất yếu, trụ cao) hoặc cầu có nhiều nhịp với chiều cao kết cấu nhịp không thay đổi. Do hạn chế ở hệ thống đà giáo di động nên chiều dài nhịp kinh tế cũng chỉ nên dưới 60m; 4661 6661 R2300 5660 7660 100 3000 100 2000 20002000 2000 100 30002000 100 2000 7500 500 258 1200 70 7500 2.0% R2300 2500 R3000 1000 1000 2500 1200 70 R2300 R2300 2.0% R2000 5001000 +12.699 +13.440
  • 26. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 26 Hệ đà giáo di động thi công lắp ghép kết cấu nhịp
  • 27. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 27 Hệ đà giáo di động thi công cầu Nhật Lệ + Đúc hẫng: Xem chuyên đề riêng; + Dầm hộp thép liên hợp với bản BTCT: Đây là loại mới được phát triển ở Việt Nam vài năm trở lại đây, áp dụng tại các nút giao cần vượt khổ tĩnh không rộng, thời gian thi công ngắn. Loại kết cấu này đã được thiết kế với chiều dài nhịp lên đến 70m;
  • 28. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 28 Cấu tạo dầm Mặt cắt ngang theo khuyến nghị của AASHTO Trình tự thi công bản mặt cầu - Cầu dây võng: Xem chuyên đề riêng; - Cầu dây văng/ extrados: Xem chuyên đề riêng; + Dầm bê tông: Mỹ thuận, Bãi Cháy, Phú Mỹ, Cao Lãnh, Kiền, An Đông… + Dầm/ dàn thép: Đakrong, Rào 2. + Dầm bê tông-thép liên hợp (composite bridge): Bính, Nhật Tân. + Dầm bê tông – thép kết hợp (hybrid bridge): Cần Thơ. - Cầu dàn thép + Dàn thép dạng cổ điển như Thăng Long, Long Biên, Chương Dương… Các nút dầm được cấu tạo bởi bản táp, liên kết với các thanh dàn bằng bu lông hoặc đinh tán. Trong tính toán các nút dầm được coi là khớp. + Dàn thép nút cứng được sử dụng cho các cầu đường sắt trên QL1 do Nhật tài trợ. Các nút dầm được chế tạo từ thép hình cắt nguyên khối và hàn cứng với các thanh dàn. Trong tính toán các nút dầm được coi là ngàm. - Cầu vòm + Thép … + Thép nhồi bê tông …. + Bê tông cốt thép
  • 29. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 29 Vòm cầu dẫn cầu Bãi Cháy A1 P1 EP1 APPROACH BRIDGE No.7 SCALE : 1 : 300 VP1 VP2 EP2 P3P2 A2 A1 SCALE : 1:200 TYPICAL cross section SCALE : 1:100 EP2 SCALE : 1:200 SCALE : 1:200 SCALE : 1:200 A2 EP1 SCALE : 1:200 SCALE : 1:200 P1 P2 SCALE : 1:200 P3 ®−êng Ng« QuyÒn 5600 ®−êng Lý Th−êng KiÖt M1 M2 +11.000 +11.000 +4.000 +4.000 900 35300 BA BA 18 Cäc khoan nhåi Ø1.0m 24000 C C 50 50 5600 2000 1000 3000 1000 900 1000 3000 1000 2000 MNCN +7.200 ϕ=35° γ=1.8Τ/Μ3 γ=1.8Τ/Μ3 ϕ=35° -3.00 -4.00 C¸t pha sÐt -5.65 §¸ phiÕn-c¸t kÕt Ýt nøt nÎ §¸ phiÕn nøt nÎ m¹nh ®Õn võa sÐt lÉn sái cuéi -0.65 +3.25 +5.35 18 Cäc khoan nhåi Ø1.0m +2.85 -1.45 sÐt lÉn sái cuéi §¸ phiÕn nøt nÎ m¹nh ®Õn võa §¸ phiÕn-c¸t kÕt Ýt nøt nÎ-5.45 C¸t pha sÐt +5.35 MNTN +6.350
  • 30. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 30 Cầu Đại An Cầu Rạch Giá + Dàn mắt cáo 300 2200 9000 2000/2=1000 2% 550 24000/2=12000 300 400 1.5% 2% 9000 1.5% 2200 300 500 1000 13000 1500 1000 1500 1000 1500 1000 1500 25000/2=12500 3000 3000 3000 3000 1000 1500/2 2000/2=1000 25000/2=12500 v¹ch s¬n chÐo 1000 2000/2 1500 1500 1500 1500 v¸t 250x250 1050150015001500 LCÇU=325050 -2.00 -41.50 -2.50 -42.50 5%+5.873 km0+187.773 +7.399 km0+222.773 +8.442 km0+265.773 +7.399 km0+362.773 +5.873 km0+397.773 +4.623 km0+422.773 +4.123 km0+432.773 +8.442 km0+319.773 +3.414 km0+447.823 +2.852 km0+462.823 +2.441 km0+477.873 +4.623 km0+162.773 +4.121 km0+152.723 30000 T¦êNG CH¾N CH÷ u §¦êNG XãI CôC Bé §¦êNG XãI CHUNG 4545 1200050 50 50 -42.50 -2.50 -3.00 -1.50 t10 t11 m12 -39.50 -1.50 BS4 0.00 -1.801 -6.00 2 -12.00 3 -15.00 4 -21.00 5 -25.00 6 -30.50 7 -33.00 8 -41.00 9 -53.00 10 10 20 30 40 50 6 10 15 16 18 12 13 17 20 18 16 17 31 32 34 44 34 35 36 37 >50 >50 >50 >50 >50 >50 50 BS1 0.00 -1.00KQ -6.40 1 -9.00 2 -16.50 3 -21.00 4 -22.505 -29.70 6 -33.80 7 -41.00 8 -45.00 9 10 20 30 40 50 8 10 15 16 17 13 16 18 15 36 37 34 27 32 35 37 40 36 33 34 BS6 0.00 -3.50 1 -9.00 2 -12.50 3 -16.70 4 -21.00 5 -26.00 6 -30.00 7 -33.00 8 -45.00 9 10 20 30 40 50 7 10 11 15 16 20 26 16 18 25 29 25 24 31 32 45 >50 >50 >50 >50 >50 t9t5t4 t6 t7 t8 43000 54000 35000 250003500025000 280000 1000010000 43000 2150 htt=+0.58 BXH=30X3.5M -42.00 -0.50 hmin=-0.75 h1%=+1.21 -40.50 -42.50 LK1 0.50 -5.54 1 -15.64 2 -22.04 3 -28.74 4 -30.945 -37.74 7 -43.54 8 -45.449 3 2 2 6 12 13 14 20 16 23 24 29 35 34 34 32 33 32 35 36 >50 >50 >50 LK3 -0.50 -5.70 1 -7.902 -11.80 TK -20.80 2 -22.503 -27.30 4 -32.90 5 -37.10 7 -43.50 8 10 20 30 40 50 3 5 7 6 8 11 18 20 29 30 34 38 35 31 35 36 35 38 >50 >50 >50 43 LK4 -0.68 -5.18 1 -7.682 -10.48 TK -14.18 2 -22.68 3 -26.48 4 -32.68 5 -37.38 7 -43.68 8 1 1 5 8 9 11 12 18 15 33 36 38 28 35 36 34 36 46 47 >50 >50 46 LK5 -0.98 -4.98 1 -15.18 2 -21.38 3 -25.68 4 -31.48 5 -34.18 7 -41.98 8 1 2 7 10 14 12 13 17 24 38 38 34 33 34 43 49 42 39 LK6 -3.37 -6.27 1 -15.97 2 -18.87 3 -26.37 4 -36.67 5 -38.877 -45.37 8 1 7 11 14 13 14 12 29 35 31 35 36 23 35 46 44 45 44 LK7 -2.78 -5.98 1 -15.68 2 -21.28 3 -28.48 4 -36.18 5 -38.68 7 -44.78 8 1 7 12 15 14 11 15 28 34 32 36 34 22 32 44 39 48 47 LK8 -2.85 -6.05 1 -15.15 2 -24.35 3 -33.55 5 -40.85 7 1 7 10 14 16 13 33 32 31 11 45 37 34 45 49 >50 >50 LK9 -1.62 -5.42 1 -14.32 2 -23.92 3 -30.42 5 -36.12 7 -41.62 8 1 6 8 13 15 11 15 19 29 33 34 22 22 30 24 >50 >50 >50 >50 >50 LK10 -0.92 -5.42 1 -15.22 2 -24.32 3 -29.22 5 -35.42 6 -42.92 7 1 1 7 8 13 17 22 17 26 33 34 27 31 35 >50 >50 >50 >50 LK11 -0.25 -6.55 1 -14.85 2 -18.65 3 -24.75 5 -31.85 6 -40.25 7 1 1 1 7 12 16 14 18 25 30 27 31 26 34 >50 >50 >50 >50 1 2 3 5 6 7 LK2 -1.84 -5.94 1 -16.04 2 -23.54 3 -25.044 -32.34 5 -38.34 7 -45.14 8 -46.849 1 1 7 11 14 15 15 16 21 22 36 29 32 33 32 33 42 48 49 >50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 5010 20 30 40 50 -2.50 -3.25 -3.25 -3.00-3.25-3.25 -43.00 -45.00 -45.25 -48.25 -43.25 -43.25 5% m0 t1 t2 t3 50 14970 14970 14970 BS2 0.00 -1.30KQ -7.50 1 -9.002 -15.00 3 -19.00 4 -20.505 -21.50TK1 -29.50 5 -33.80 6 -36.50 7 -47.70 8 -50.009 10 20 30 40 50 9 16 17 16 10 10 21 30 32 37 38 32 31 31 32 33 37 35 36 39 18 17 BS3 0.00-0.50KQ -6.50 1 -18.70 2 -20.703 -26.00 4 -29.80 5 -33.50 7 -36.40 8 -45.00 9 10 20 30 40 50 10 16 15 16 17 13 12 22 20 22 33 36 32 30 33 33 32 34 36 10 16 15 16 17 13 12 22 20 22 33 36 32 30 33 33 32 34 36 h5%=+1.08 BS50.00 BS5 0.00 -1.901 -3.502 -13.00 3 -15.50 4 -19.70 5 -23.50 6 -26.007 -32.30 8 -45.00 9 10 20 30 40 50 6 9 10 10 11 12 16 16 17 24 27 26 30 35 36 34 >50 >50 >50 >50 >50 >50 +8.442 2000 2%2% VµNH VßM VµNH VßM 56584950 10001000 17000 5@3000=15000 10005004000300040005001000 17871163 -45.25 mÆt c¾t ngang cÇu - T¹I trô t4 (1 : 125) 18000 2000 4@3500=14000 2000 LíP B£ T¤NG ASPHALT H¹T MÞN 70MM líp phßng n¦íC 4MM 741010 1084 2% 2% 1863150 1000 3000 1500 100030001500
  • 31. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 31 … 4. Kết cấu khác (Xem chi tiết ở phần phụ lục) - Thiết kế gối cầu + Tải trọng thiết kế gối cầu cần đảm bảo gối làm việc bình thường ở trạng thái giới hạn sử dụng và không bị phá hoại quá mức (không khắc phục được) ở trạng thái giới hạn cường độ; + Chuyển vị của gối cần được thiết kế với hệ số tải trọng lớn hơn (1.2 thay vì 0.5) đối với các hiệu ứng từ biến, nhiệt độ, co ngót. + Trường hợp tính toán có xuất hiện phản lực âm (lực nhổ) thì phải có giải pháp chống nhổ đối với gối cầu, có thể sử dụng gối chống nhổ hoặc bổ sung các thiết bị neo giữ. Thiết bị chống nhổ gối cầu Bãi Cháy Cấu tạo gối chống nhổ + Người tính toán chỉ cần chỉ ra tải trọng và chuyển vị tính toán ở các trạng thái giới hạn khác nhau (như qui định ở bảng - phần gối cầu) chứ không cần thiết phải thể hiện quá chi tiết về các thông số của gối; Tham khảo lựa chọn kích thước gối theo một catalogue của một nhà cung cấp phổ biến ở VN để quyết định cao độ và kích thước của mố, trụ. 770 350 325186600 5x230=1150 1380 510 380 380 510 5 3 6 4 11 8 9 12 2 14 7 1 CONCRETE 40MPa BÊ TÔNG 40MPa 48 175175175175 NON SHRINKAGE MOTAR 50MPa V? A KHÔNG CO NGÓT 50MPa 48
  • 32. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 32 + Trường hợp dầm được kê tự do trên hai thân trụ cách xa nhau, do phần hẫng của dầm lớn có thể gây ra biến dạng lệch của hai cánh hẫng khi đó cần bố trí gối khớp để truyền lực cắt giữa hai đầu dầm. Bố trí gối khớp Cấu tạo gối khớp + Bố trí gối cầu cần lưu ý: đáy của tấm kê gối phải cao hơn cao độ mực nước 1% tối thiểu là 0.25m (Điều 2.6.4.3 của 22TCN 272-05); khoảng cách từ các bu lông neo đến mép của xà mũ có thể tham khảo mục 8.6-phần IV (Design of Bearing Seats) của JRA-2002; P9LP5L P6L P7L P8L 4750 +2.30 10.54310.42310.30310.18310.063 -0.540 -0.698 -1.566 -1.458 -1.060 -55.540 -48.698 -51.566 -52.458 -56.060 40000 40000 40000 40000 40000 40000 34000 100 TR? P6R TR? P7RTR? P5R TR? P8R TR? P9R P6L - L P6R - L P6L - R P6R - R HINGE BEARING HINGE BEARING 5000kN 4000-2 kN 5000kN 5000kN 4000-2 kN 5000kN 200049504950 700 700 700 700 200049504950 700 700 700 700 700 700 700 700 720 510 600 720 5 6 11 7 11 4 TRANSVERSEDIRECTION PHUONGNGANG 3x180=540 3x180=540 370150 AFTERASSEMBLYCOMPLETION, THETOTALGAPTHICKNESS SHALLBE0-0.3MM. 470 150 820 370150150 820 590 (AT THE TIME OF INSTALLATION) 109 8 12 2 31 LONGITUDINAL DIRECTION PHUONG D? C T?I TH? I ÐI?M L?P Ð?T
  • 33. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 33 - Thiết kế khe co giãn + Chuyển vị của khe co giãn cũng cần được thiết kế với hệ số tải trọng lớn hơn (1.2 thay vì 0.5) đối với các hiệu ứng từ biến, nhiệt độ, co ngót. - Thiết kế thoát nước + Đáy của ống thoát nước phải thấp hơn bộ phận thấp nhất của kết cấu phần trên liền kề với nó một khoảng tối thiểu là 100mm; + Diện tích ống thoát nước cần đảm bảo: 1m2 mặt cầu tương đương với 1cm2 diện tích ống (trong tiêu chuẩn 22 TCN 18-79 là 4cm2). Cần lưu ý thiết kế nắp đậy chắc chắn để không bị mất cắp, vật liệu làm ống cũng không dễ bị rỉ; đối với cầu trên đường cao tốc thì phạm vi bố trí ống thoát nước cần đảm bảo nước mưa không tràn ra phần làn xe chạy mà chỉ có thể là 0.75 m của dải an toàn hoặc làn dừng xe khẩn cấp cho nên phạm vi bố trí ống thoát nước có thể rất dày. - Tính toán và thiết kế bản quá độ + Bản quá độ nên được đổ tại chỗ sẽ tốt hơn bản đổ liền khối (trước đây áp dụng nhiều); + Bản có thể tính theo sơ đồ dầm giản đơn, một đầu kê lên vai kê (tường đỉnh), đầu kia cách đó một khoảng bằng 0.7*L0 với L0 là chiều dài bản quá độ. + Chiều rộng tính toán có thể là xét trong phạm vi 1 làn xe rộng 3.5m hoặc 1m. 5. Biện pháp tổ chức thi công (xem minh họa cụ thể biện pháp thi công của từng loại công trình ở bài viết được chia sẻ trên website của Công ty) Biện pháp tổ chức thi công là một hạng mục công việc rất quan trọng trong công tác thiết kế cầu-hầm bởi nó ảnh hưởng tới dự toán chi phí xây dựng công trình. Để tính đúng, tính đủ dự toán chi phí xây dựng công trình thì không thể xem nhẹ công tác lập biện pháp tổ chức thi công chủ đạo. Biện pháp tổ chức thi công nhiều khi còn quyết định cả phương án thiết kế. Đã có nhiều phương án thiết kế phải điều chỉnh cho phù hợp với công nghệ thi công hiện có của nhà thầu hay khu vực nơi dự án đi qua. Các thông tin mà biện pháp tổ chức thi công cần thể hiện bao gồm bản vẽ và khối lượng của các công tác sau đây:
  • 34. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 34 - Bình đồ bố trí công trường (trong đó thể hiện vị trí và kích thước của nhà tạm, đường tạm, bãi đúc, kho xưởng), đường công vụ… - Biện pháp thi công các kết cấu phù hợp đảm bảo tính khả thi. Biện pháp thi công cần được lập nhất quán với giả thiết tính toán về trình tự thi công, tiến độ thi công, khối lượng thi công (như trọng lượng xe đúc). - Bảng tiến độ thi công dự kiến của từng hạng mục công trình; - Bảng khối lượng các vật liệu thi công chủ yếu cần thể hiện để phục vụ công tác lập dự toán; Các khối lượng cần thể hiện gồm: + Khối lượng đất đào, đắp hố móng, khối lượng đất thừa cần vận chuyển tới nơi đổ thải; + Khối lượng đường công vụ, cầu tạm, đê bao ngăn nước, vòng vây cọc ván thép (lưu ý bao gồm cả cọc định vị, khung chống), bê tông bịt đáy… phục vụ thi công. Chiều sâu đóng, nhổ cọc ván thép, cọc định vị; + Khối lượng và số bộ đà giáo cần thiết (tấn), diện tích ván khuôn (m2) cho toàn bộ bề mặt cần sử dụng; + Khối lượng đào thanh thải lòng sông và bãi công trường, hoàn trả đường địa phương; + Khối lượng, chiều dài ống vách thép phục vụ thi công cọc khoan nhồi. Chiều sâu đóng, nhổ ống. + Thống kê một số loại máy móc và thiết bị thi công chủ yếu như loại xe tải (7, 10 hay 12T, vận tải thùng hay tự đổ), loại cần cẩu (bánh hơi hay bánh xích, tự hày hay cẩu tháp). + Khối lượng cần được chỉ rõ là phục vụ thi công mố, trụ ở trên cạn hay dưới nước, thời gian thi công dự kiến cho từng mố, trụ. V. PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN KẾT CẤU (ĐANG CẬP NHẬT) 1. Về tiêu chuẩn thiết kế 2. Tải trọng và tổ hợp tải trọng - Các lưu ý khi thiết kế cầu trong vùng động đất 1, 2, 3. Hệ số tầm quan trọng khai thác và chu kỳ động đất thiết kế. Số dạng dao động cần xét khi thiết kế cầu chịu động đất; + Những qui định trong tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 chỉ áp dụng cho các cầu có chiều dài nhịp nhỏ hơn 150m. Trường hợp cầu có nhịp lớn hơn thì Chủ đầu tư phải chấp nhận hoặc xác định phương pháp khác; + Vùng động đất theo Bảng 3.10.4-1 được phân loại dựa vào hệ số gia tốc nền. Hệ số gia tốc ở từng khu vực (chi tiết đến từng trung tâm huyện-thị xã), được ban hành trong QCVN 02-09 hoặc TCVN 9386:2012 (trước đây là TCXDVN 375:2006) về Thiết kế công trình chịu động đất; + Đối với cống hộp và công trình bị vùi không cần xét hiệu ứng động đất trừ trường hợp công trình đi qua vùng đứt gãy đang hoạt động; + Cầu nằm trong vùng động đất 1 (có hệ số gia tốc nền <0.09) cũng không cần.
  • 35. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 35 3. Phân tích kết cấu 4. Sử dụng phần mềm trong thiết kế cầu và kết cấu TT Tên phần mềm Áp dụng cho Ưu điểm Nhược điểm I Phân tích tổng thể kết cấu nhịp 1 RM Bridge BT, thép, liên hợp Thông dụng Giá cao 2 Midas Civil BT, thép, liên hợp Thông dụng Giá phổ thông 3 Sap2000/CSI bridge BT, thép, liên hợp Ít phổ biến cho cầu 4 Lusas BT, thép, liên hợp Phổ biến ở Châu Âu Ít phổ biến ở VN 5 Staad pro BT, thép Dân dụng &CN Ít phổ biến cho cầu II Phân tích cục bộ, khí động học (CFD) 1 Abaqus Thép 2 Ansys Thép, CFD Mạnh nhất Khó SD, giá cao 3 Midas FEA Thép, BTCT, CFD 4 Atena Thép, BTCT Phổ biến ở CA 5 Strut and Tie model BTCT PP gần đúng P. thuộc người SD III Thiết kế (kiểm toán mặt cắt, độ ổn định) 1 PcaColumn BTCT 2 Midas GEN BTCT III Nền móng 1 MCOC M cọc không gian Dễ sử dụng 22 TCN 18-79 2 FB Pier Tính NL, thiết kế AASHTO Mất phí 3 GEO5-Pile group 4 Piling 5 All pile IV Đào sâu, hầm, ổn định mái dốc 1 Phase 2 Hầm trong đá, lún, ổn định mái dốc, tường chắn 2 Plaxis TK hầm 2D&3D, đào sâu, mái dốc 3 Midas GTS NX TK hầm 2D&3D, ổn định mái dốc 4 GEO5 Geotechnical Engineering Software Ổn định mái dốc, tường chắn, đào sâu, hầm, móng
  • 36. Hướng dẫn thiết kế cầu dành cho các CNĐA&CNHM/ Design manual for Bridge team leaders 36 cọc, lún 5 Geo-Slope Ổn định mái dốc 6 SOFiSTiK-Tunnel TK hầm 2D&3D 7 Sheet piling TK tường vây VI. MỘT VÀI LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CÁC KẾT CẤU KHÁC 1. Thiết kế cống hộp, cống chui và hầm thi công bằng phương pháp đào hở (cut & cover). Các bản vẽ định hình; - Các mô hình và tải trọng tính toán; - Thiết kế mối nối, chống thấm và thoát nước; - Móng của các công trình; 2. Thiết kế tường chắn - Tường chắn trọng lực - Tường chắn BTCT kiểu chữ U, L - Tường chắn có cốt 3. Thiết kế các kết cấu khác - Sàn giảm tải - Tường chắn dạng hộp;