SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
XÂY DỰNG
1.1. Hệ thống định mức xây dựng.
Hệ thống định mức chịu sự tác động trực tiếp và sự khống chế bao trùm về mặt kỹ
thuật và công nghệ của hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam. Mặt khác, nó
cũng chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của Luật lao động và chính sách về lao
động – tiền lương của Nhà nước
1.1.1. Định mức dự toán xây dựng.
Để xem liệu có “Hệ thống định mức dự toán xây dựng cấp quốc tế” không, ta xét
khái niệm định mức dự toán xây dựng, là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (và công nghệ biểu
hiện hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết cho 1 đơn vị tính của công tác khảo
sát – thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị hoặc 1 đơn vị tính của kết cấu xây dựng phụ
thuộc vào đặc điểm sản phẩm, công nghệ thực hiện, điều kiện thi công và điều kiện
kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ.
Như vậy không thể có hệ thống định mức dự toán xây dựng cấp quốc tế. Do đó, hệ
thống định mức xây dựng nói chung có 2 cấp: cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp. Từ
năm 2004 trở về trước còn có định mức dự toán chuyên ngành do 1 số bộ ban hành.
Từ năm 2005, Bộ xây dựng đã thống nhất các loại định mức dự toán để thẩm định và
ban hành. Từ thời điểm này, các loại định mức dự toán mới thực sự trở thành một hệ
thống đúng nghĩa
a. Định mức dự toán xây dựng cấp quốc gia hiện hành.
 Định mức vật tư xây dựng cơ bản (Ban hành kèm theo Quyết định 22/2001/QĐ-
BXD ngày 4/8/2001). Kết cấu tập định mức vật tư xây dựng cơ bản bao gồm:
- Phần I: Định mức sử dụng vật tư (định mức sử dụng vật liệu cấu thành 1 ĐVT
sản phẩm)
- Phần II: Định mức hao hụt vật liệu qua các khâu (trong thi công, khâu gia công,
trong vận chuyển – bảo quản).
- Phần phụ lục: Trọng lượng đơn vị vật liệu.
 Định mức dự toán – Phần xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định
24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005). Kết cấu tập định mức dự toán – Phần xây dựng
bao gồm:
STT Chương Mã hiệu Nhóm các công tác xây dựng
2
1 Chương I AA Các công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng
2 Chương II AB Công tác đào, đắp đất, đá, cát
3 Chương II AC Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc
nhồi
4 Chương IV AD Công tác làm đường
5 Chương V AE Công tác xây gạch đá
6 Chương VI AF Công tác bê tông tại chỗ
7 Chương VII AG Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bêtông đúc
sẵn
8 Chương VIII AH Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ
9 Chương IX AI Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép
10 Chương X AK Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn
thiện khác
11 Chương XI AL Các công tác khác
 Định mức dự toán - phần lắp đặt (kèm theo Quyết định 33/2005, QĐ-BXD ngày
04/10/2005)
1 Chương 1 BA Lắp đặt hệ thống điện trong công trình
2 Chương 2 BB Lắp đặt các loại ống trong công trình
3 Chương 3 BC Bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị
4 Chương 4 BD Khai thác nước ngầm
 Định mức dự toán – Phần khảo sát xây dựng (kèm theo Quyết định
28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005)
1 Chương I CA Công tác đào đất đá bằng thủ công
2 Chương II CB Công tác khoan tay
3 Chương III CC Công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên
cạn
4 Chương IV CD Khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu dưới nước
5 Chương V CE Khoan xuồng xoắn có lấy mẫu ở trên cạn
6 Chương VI CF Khoan xuồng xoắn có lấy mẫu ở dưới nước
7 Chương VII CG Khoan đường kính lớn
8 Chương VIII CH Đặt ống quan trắc mực nước ngầm trong hố khoan
3
9 Chương IX CK Công tác đo lưới khống chế mặt băng
10 Chương X CL Công tác đo khống chế độ cao
11 Chương XI CM Công tác đo vẽ bản đồ chi tiết trên cạn
12 Chương XII CN Công tác đo vẽ bản đồ chi tiết dưới nước
13 Chương XIII CO Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình
14 Chương XIV CP Công tác thí nghiệm trong phòng
15 Chương XV CQ Công tác thí nghiệm ngoài trời
16 Chương XVI CR Công tác thăm dò địa vật lý
17 Chương XVII CS Công tác đo vẽ bản đồ địa chất công trình
 Định mức dự toán – duy trì hệ tống thoát nước đô thị (ban hành kèm theo quyết
định 37/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005)
Phần I: Thuyết minh và quy định áp dụng
Phần II: Định mức dự toán
1 Chương I TN1 Nạo vét bùn bằng thủ công
2 Chương II TN2 Nạo vét bùn bằng cơ giới
3 Chương III TN3 Vận chuyển bùn bằng cơ giới
4 Chương IV TN4 Công tác kiểm tra hệ thống thoát nước
b. Tổ chức thực hiện và quản lý hệ thống định mức dự toán xây dựng
Trên thực tế việc phân cấp cần lập và quản lý các loại định mức dự toán xây dựng
và định mức xây dựng cấp cơ sở được thực hiện như sau:
Các loại định mức dự toán (phần xây dựng; phần lắp đặt thiết bị; phần công tác
khảo sát xây dựng) được cơ quan có chức năng của các Bộ lập, trình Bộ xây dựng
thẩm định và ban hành thống nhất trong cả nước. Chấm dứt tình trạng một vài Bộ có
chức năng và thẩm quyền lập và ban hành một số định mức dự toán chuyên sâu của
ngành mình.
Để giảm nhẹ cồng kềnh cho bộ máy Nhà nước và tăng cường tính sát thực cũng như
chất lượng nói chung của các loại định mức dự toán (vì huy động được trí tuệ và lao
động cảu nhiều tầng lớp xã hội) thì hiều nước trên thế giới cho phép các công ty tư vấn
phi chính phủ đủ năng lực thực hiện chức năng lập các định mức dự toán và công bố
để áp dụng. Dĩ nhiên các công ty tư vấn này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
chất lượng sản phẩm của mình và hành nghề theo đúng các quy định của pháp luật
4
Chỉ biên chế trong bộ máy Nhà nước một tổ chức gọn nhẹ để theo dõi, kiểm tra,
hướng dẫn hoạt động của các công ty tư vấn và đôi khi (được Chính phủ ủy quyền) đặt
hàng với các công ty tư vấn.
c. Vai trò và tác dụng của định mức dự toán xây dựng.
- Định mức dự toán xây dựng là cơ sở định lượng để lập ra các bộ Đơn giá xây
dựng cơ bản của từng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và Đơn giá
công trình.
- Nó xác định số lượng hao phí từng nguồn lực (vật liệu, nhân công, máy thi
công) để áp giá tính ra giá trị xây dựng, lắp đặt thiết bị; giá trị khảo sát xây dựng để
lập dự toán xây dựng công trình và tổng dự toán cho một dự án xây dựng (gồm nhiều
công trình xây dựng).
- Định mức dự toán xây dựng làm căn cứ để tính chênh lệch vật liệu (CLVL) theo
quy định hiện hành của Việt Nam.
- Định mức dự toán xây dựng làm cơ sở để chuẩn bị và cân đối vật tư kỹ thuật
cho việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng: loại vật liệu nào, bao nhiêu mua được ở
trong nước, loại nào phải nhập khẩu…
- Định mức dự toán xây dựng là căn cứ để thẩm tra, thẩm định về mặt số lượng
hao phí các nguồn lực để đảm bảo chất lượng công trình theo thiết kế và góp phần
chống tham nhũng, lãng phí.
1.1.2. Hệ thống định mức xây dựng cấp cơ sở.
-Định mức xây dựng là một khái niệm chung để chỉ các loại định mức cho các hoạt
động xây dựng, như định mức cho công tác khảo sát xây dựng; định mức cho công tác
xây dựng; định mức cho công tác lắp đặt thiết bị. Ở mục này chỉ nhằm vào định mức
xây dựng cấp cơ sở tức là cấp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xây dựng nêu
trên.
-Định mức xây dựng cấp cơ sở do các doanh nghiệp tự lập ra và quản lý sử dụng theo
các chỉ dẫn của Nhà nước về phương pháp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước người lao động về các định mức xây dựng của mình.
Định mức xây dựng cấp cơ sở có thể chia làm 2 loại:
 Định mức xây dựng cho các công việc hoặc kết cấu được thực hiện trong công
xưởng.
 Định mức xây dựng cho các công việc hoặc kết cấu thi công tại công trường.
5
a. Một vài khái niệm.
Định mức xây dựng cấp doanh nghiệp là loại định mức kỹ thuật, tức là định mức
được lập ra trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ của doanh ngiệp mình, tức là trên cơ sở
trình độ tay nghề trang thiết bị và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của chính
doanh nghiệp. Như vậy thì đối với cùng một công việc, mỗi doanh nghiệp có thể áp
dụng định mức khác nhau sao cho bảo đảm chất lượng công việc, đúng hạn định và có
tính cạnh tranh.
Những tên gọi khác của định mức xây dựng cấp doanh nghiệp:
- Định mức xây dựng cấp doanh nghiệp còn được gọi là Định mức chi tiết, thuật
ngữ “chi tiết” ở đây muốn diễn đạt một phậm vi công việc nhỏ được chiết ra từ một
phạm vi công việc lớn hơn của định mức dự toán (điều này có liên quan đến hệ số
chuyển đổi hao phí lao động (Kcđđ) từ định mức xây dựng chi tiết sang định mức dự
toán)
- Định mức sản xuất (hay định mức thi công) được gọi là định mức sản xuất vì nó
dùng để tổ chức và điều hành sản xuất ở tổ, đội thi công xây dựng.
b. Tác dụng của định mức sản xuất xây dựng (hay định mức thi công)
- Đối với tổ, đội xây dựng:
 Dùng để bố trí nhân lực, thanh toán tiền công.
 Cấp phát vật liệu cho thi công.
 Tính chi phí sử dụng máy thi công (theo số ca của từng máy cụ thể)
 Đối với cán bộ điều hành: dùng định mức sản xuất để bố trí, điều động nhân lực
chuẩn bị vật liệu; lập và quản lý tiến độ trên công trường.
- Đối với cán bộ làm công việc đấu thầu trong doanh nghiệp: Định mức sản xuất
là cơ sở để lập giá dự thầu cho từng gói thầu.
- Định mức sản xuất, định mức chi tiết hay định mức thi công là cơ sở về kỹ
thuật – công nghệ và thực tế để lập ra định mức dự toán xây dựng.
1.2. Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng.
1.2.1. Phương pháp phân tích – tính toán thuần túy.
Phương pháp này chỉ hoàn toàn (thuần túy) dựa vào các tài liệu gốc lưu trữ được để
nghiên cứu, phâ tích rồi tính ra định mức. Thực hiện phương pháp này theo 3 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu, phân tích tài liệu gốc như: thiết kế bản vẽ thi công,
phương án kỹ thuật và tổ chức thi công; các tài liệu về sử dụng máy; quy cách và chất
6
lượng vật liệu,… Các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường (thường thể hiện ở tổng
tiến độ và tổng mặt bằng thi công).
Bước này nhằm lựa chọn công nghệ sản xuất hợp lý phù hợp với quá trình sản xuất
đang cần lập định mức.
- Bước 2: Thiết kế thành phần cơ cấu của quá trình sản xuất, tức là chia quá trình
sản xuất thành các phần tử có các hình thức sản phẩm tương ứng và quy định các điều
kiện tiêu chuẩn: chỗ làm việc; loại công cụ, thiết bị; quy cách và chất lượng của đối
tượng lao động; chất lượng của sản phẩm yêu cầu; thành phần tổ thợ; trình tự công
nghệ;…
- Bước 3: Tính các trị số định mức và trình bày thành tài liệu để sử dụng. Cần
nhấn mạnh rằng mỗi loại định mức có hình thức trình bày khác nhau. Đối với định
mức kỹ thuật (định mức sản xuất) thì:
 Định mức lao động được trình bày dạng:
ĐMlđ (tính bằng giờ công, làm tròn đến 2 số lẻ)
ĐGNC (tính bằng tiền, làm tròn đến 2 số lẻ); có thể hiểu ĐGNC là định mức tiền
công.
 Định mức thời gian sử dụng máy có dạng:
ĐMthg (tính bằng giờ máy, làm tròn đến 2 số lẻ)
ĐGSDM (tính bằng tiền, làm tròn đến 2 số lẻ); ĐGSDM có thể hiểu là định mức chi phí
sử dụng máy.
 Định mức hao phí vật liệu toàn phần tính cho 1 đơn vị sản phẩm:
ĐMVL gồm: - ĐMCT tính theo số lượng vật liệu/ĐVSP xây dựng
- ĐMhh tính theo % so với ĐMCT
1.2.2. Lập định mức kỹ thuật bằng phương pháp quan sát thực tế tại hiện trường
xây lắp.
Nội dung và trình tự của phương pháp này gồm 5 nội dung chính như sau:
- Công tác chuẩn bị: Thành lập tổ, nhóm nghiên cứu; chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
chuyên môn; bồi dưỡng nhiệm vụ.
- Quan sát thu thập số liệu:
 Trước khi bắt tay vào việc quan sát lấy số liệu phải xác định trước cần phải thực
hiện bao nhiêu quan trắc và thời gian dự kiến là bao nhiêu.
 Chọn đối tượng quan sát; chia quá trình sản xuất thành các phần tử.
7
 Lựa chọn phương pháp thu lượm thông tin thích hợp (có các phương pháp
thường dùng là: phương pháp chụp ảnh – CA; phương pháp bấm giờ - BG; phương
pháp chụp ảnh ngày làm việc – CANLV; phương pháp quan sát đa thời điểm –
QSĐTĐ; phương pháp mô phỏng)
- Xử lý thông tin thu được qua các lần quan trắc.
- Tính định mức và trình bày thành tài liệu để áp dụng.
- Áp dụng thử, sửa đổi bổ sung, ban hành định mức trong phạm vi được phép
Lập định mức kỹ thuật bằng phương pháp quan sát thực tế sẽ được nghiên cứu kỹ ở
phần sau.
1.2.3. Phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia:
Lập định mức theo phương pháp chuyên gia là dựa hẳn vào kinh nghiệm của
chuyên gia để định ra định mức mới. Chuyên gia nói ở đây là những người có thể có
học vấn cao và chuyên môn giỏi về một vài lĩnh vực nào đấy, chuyên gia cũng có thể
chỉ là thợ lâu năm, lành nghề về một chuyên môn nhất định.
Do đó chất lượng của định mức kỹ thuật được lập ra theo định mức này phụ thuộc
vào trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia. Chỉ nên áp dụng phương pháp này để
định mức kỹ thuật cho những công việc, những hạng mục công việc, những hạng mục
xây dựng mà ta chưa từng làm hoặc mới có ở Việt Nam. Mặt khác những kinh nghiệm
được cho là tốt ở thời kỳ trước thì hiện tại có thể đã lỗi thời.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này thường được dùng phối hợp với chuyên gia. Lúc đầu áp dụng các
định mức kỹ thuật theo phương pháp chuyên gia để tổ chức, quản lý sản xuất và lập kế
hoạch tiến độ. Trong quá trình thực hiện, người ta thống kê hao phí các nguồn lực, thời
gian và sản phẩm đạt được rồi rút ra các chỉ tiêu, các hệ số điều chỉnh, bổ sung các
định mức đã dùng. Cứ làm như thế, từng bước hoàn thiện được các định mức kỹ thuật
của chuyên gia.
- Sự phối hợp: Người ta thường dùng kết hợp phương phương pháp thống kê với
phương pháp chuyên gia (phương pháp kinh nghiệm) gọi chung là “phương pháp
thống kê – kinh nghiệm”.
Nhận xét: Không nên dùng phương pháp “thống kê – kinh nghiệm” một cách rộng
rãi mà chỉ nên áp dụng đối với các công việc còn mới mẻ ở Việt Nam. Bởi vì ngoài
8
những nhược điểm của phương pháp kinh nghiệm đã nói ở trên, bản thân các số liệu
thống kê nhiều khi còn chứa đựng những thông tin giả hoặc thiếu trung thực vì những
lý do khác nhau.
1.2.3. Phương pháp hỗn hợp.
Phương pháp hỗn hợp là cách sử dụng phối hợp một vài phương lập định mức với
nhau nhằm hạn chế những điểm yếu của phương pháp này và phát huy mặt mạnh của
phương pháp kia, chẳng hạn như phương pháp “thống kê – kinh nghiệm” đã nói ở trên.
Thường dùng cách kết sau:
- Phối hợp giữa phương pháp phân tích – tính toán (gọi ngắn gọn là phương pháp
tính) với phương pháp quan sát thực tế tại hiện trường (gọi tắt là phương pháp quan
sát) để lập định mức vật liệu (ĐMVL). Trong đó:
 Phương pháp tính để xác định ĐMCT
 Phương pháp quan sát để xác định ĐMhh
- Phối hợp 3 phương pháp để lập ĐMVL như xác định định mức cấp phối cho 1m3
bêtông tươi:
 Dùng phương pháp thí nghiệm để xác định tính chất cơ lý của vật liệu
 Dùng phương pháp tính để xác định tỷ lệ cấp phối các thành phần tạo thành 1m3
bêtông tươi
 Dùng phương pháp quan sát để xác định định mức hao hụt khâu thi công.
Tóm lại, công thức phối hợp này được miêu tả là:
Phương pháp thí nghiệm + phương pháp tính cấp phối + phương pháp quan sát thực tế
ĐMVL = ĐMCT + ĐMhh
- Cách phối hợp các phương pháp thu lượm thông tin:
 Phương pháp thu số liệu chính xác đến từng phần tử, từng chi tiết
 Phương pháp thu số liệu chính xác theo yêu cầu bao trùm trong thời gian sản
xuất và đại diện cho nghề nghiệp hoặc loại sản phẩm xây dựng.
1.3. Phương pháp quan sát thu thập số liệu.
Tên các phương pháp quan sát thu số liệu quan trắc và phạm vi sử dụng phù hợp.
Có những cách phân loại các phương pháp quan trắc và sắp xếp theo những tiêu chí
khác nhau: Thứ nhất theo tên gọi hay cách thức ghi chép (chụp ảnh, bấm giờ…); Thứ
hai: theo mục đích, yêu cầu của việc lấy số liệu. Ở mục này, các phương pháp quan
trắc được sắp xếp theo cách thứ hai.
9
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của việc thu thập thông tin để lập định mức mới cần
hai loại thông tin có mục đích, yêu cầu khác nhau. Cụ thể là:
Nhóm A gồm các thông tin yêu cầu sát thực và chính xác đến từng chi tiết sản
phẩm, đến từng thao tác để xác định thời gian tác nghiệp (Ttn), thời gian thực hiện các
thao tác của máy xây dựng hoặc xác định số lượng vật liệu cấu thành sản phẩm. Các
tiêu chuẩn định mức loại này yêu cầu thể hiện bằng số tuyệt đối với độ chính xác cao.
Nhóm B gồm các thông tin mà tính chính xác và sát thực của nó không yêu cầu theo
sát từng chi tiết, từng sản phẩm mà đòi hỏi tính đại diện cho từng loại sản phẩm, cho
từng nghề trong suốt thời gian ca làm việc và suốt cả thời gian xây dựng công trình.
Thông tin loại này cũng phải phản ánh được điều kiện tự nhiên (địa hình, thời tiết) của
địa phương đặt công trình xây dựng.
a. Để thu thập các thông tin thuộc nhóm A, thường dùng các phương pháp quan sát
như sau:
- Phương pháp chụp ảnh:
 Chụp ảnh đồ thị (CAĐT)
 Chụp ảnh ghi số (CAS)
 Chụp ảnh dùng đồ thị kết hợp ghi số (CAKH)
- Phương pháp bấm giờ :
 Bấm giờ liên tục (BGLT)
 Bấm giờ chọn lọc (BGCL)
b. Các phương pháp quan sát thường dùng để thu lượm thông tin thuộc nhóm B
- Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc (ca làm việc) (CANLV – CACLV)
- Phương pháp quan sát đa thời điểm (QSĐTĐ)
- Phương pháp mô phỏng.
1.4. Chỉnh lý số liệuquan sát.
1.4.1. Chỉnh lý sơ bộ.
Quá trình chỉnh lý sơ bộ gồm các công việc sau đây :
- Hoàn chỉnh các thông tin trên phiếu đặc tính, như bố trí chỗ làm việc; các thông
tin về cá nhân: tuổi đời, nghề nghiệp, thâm niên; các thông tin về thời tiết,… Việc bổ
sung chỉnh sửa được làm ngay trên phiếu đặc tính.
- Hoàn thiện các số liệu về số lượng sản phẩm phần tử đã thu được; loại bỏ
những số liệu thu được chỉ sản xuất thực hiện không đúng quy trình, quy phạm kỹ
10
thuật hoặc máy móc thiết bị không đạt tiêu chuẩn quy định. Việc chỉnh lý sơ bộ này
được làm ngay trên các tờ phiếu quan sát (phiếu chụp ảnh, bấm giờ)/
1.4.2. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát
1.4.2.1. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát bằng phương pháp chụp ảnh đồ thị,
chụp ảnh kết hợp đối với quá trình sản xuất không chu kỳ.
Người ta dùng một cặp biểu bảng, mỗi cặp biểu bảng dùng để chỉnh lý số liệu cho một
lần quan sát, bảng thứ nhất gọi là phiếu chỉnh lý trung gian (phiếu CLTG), bảng thứ
hai gọi là phiếu chỉnh lý chính thức (phiếu CLCT).
1.4.2.1.1. Cấu tạo của phiếu CLTG và cách ghi
 Bảng 1 : Phiếu CLTG (dùng cho từng lần quan sát)
Tên quá trình sản xuất Lần quan
sát
STT Tên phần tử Hao phí lao động qua từng giờ trong ca (người.phút) Tổng cộng
(người.phút)Giờ
thứ 1
Giờ
thứ 2
Giờ
thứ 3
Giờ
thứ 4
……………. Giờ
thứ n
Tổng cộng
 Yêu cầu việc chuyển số liệu từ các phiếu chụp ảnh sang phiếu CLTG :
- Số liệu của phần tử nào diễn ra vào giờ thứ mấy trong ca thì phải ghi đúng cho phần
ấy, đúng vào giờ thực hiện nó ghi ở phiếu chụp ảnh.
1.4.2.1.2. Cấu tạo của phiếu CLCT và cách ghi
 Bảng 2 : Phiếu CLCT (dùng cho từng lần quan sát)
Tên quá trình sản xuất Lần quan
sát
TT Tên phần
tử
Hao phí lao động ĐVT sản
phẩm
phần tử
Số lượng
sản phẩm
phần tử
Ghi chú
Người.phút %
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
11
 Yêu cầu việc chuyển số liệu từ phiếu CLTG và phiếu chụp ảnh (CAĐT, CAKH) sang
phiếu CLCT.
- Thông tin ghi vào cột (1) và (2) lấy ở tài liệu chuẩn bị quan sát : chia quá trình sản
xuất thành các phần tử trước khi bắt tay vào việc quan trắc.
- Các số liệu ghi ở cột (3) được chuyển từ cột tổng cộng của phiếu CLTG
- Số liệu ghi ở cột (4) là kết quả tính toán của người xử lý số liệu (hao phí lao động của
từng phần tử được tính ra phần trăm (%) so với hao phí lao động thực tế.
- Số liệu ở cột (5) và (6) được lấy trực tiếp ( và y nguyên ) từ các phiếu chụp ảnh của
từng lần quan sát.
1.4.2.2. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát bằng phương pháp chụp ảnh đối với
các quá trình sản xuất chu kỳ.
Quá trình sản xuất chu kỳ có thể chia làm 2 dạng :
- Dạng thứ nhất : Quá trình sản xuất gồm tất cả các phần tử chu kỳ.
- Dạng thứ hai : Quá trình sản xuất chỉ gồm vài ba phần tử chu kỳ, các phần tử còn lại
là không chu kỳ.
Đối tượng chỉnh lý số liệu ở đây là số liệu thu được bằng chụp ảnh đối với quá trình
sản xuất chu kỳ « dạng thứ hai » vừa nêu. Đây là một trường hợp trung gian : quá trình
sản xuất vừa có các phần tử không chu kỳ vừa có các phần tử chu kỳ. Do đó cách
chỉnh lý số liệu như sau :
+ Đối với các phần tử không chu kỳ : dùng cặp biểu bảng CLTG và CLCT để chỉnh lý.
+ Đối với các phần tử chu kỳ : cần phải chuyển các số liệu thu được bằng phương
pháp chụp ảnh thành dãy số ngẫu nhiên. Mỗi lần quan trắc, mỗi phần tử chu kỳ có một
dãy số tương ứng.
1.4.2.3. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan trắc bằng phương pháp bấm giờ chọn lọc.
Nội dung chỉnh lý số liệu cho trường hợp này thực chất là chỉnh lý các dãy số ngẫu
nhiên.
Đối tượng được chỉnh lý ở đây là các dãy số ngẫu nhiên được hình thành bằng nhiều
cách với những mục đích khác nhau :
- Dãy số bấm giờ trong công tác định mức.
- Dãy số của các quá trình tự nhiên : mưa, lũ…
- Dãy số của các quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc các tiêu chí về chỉ tiêu phát
triển con người (HDI).
12
 Trình tự và nội dung chỉnh lý một dãy số ngẫu nhiên :
Bước 1 : Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần
Bước 2 : Xác định hệ số ổn định của dãy số :
Trong đó : amax, amin : giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số.
Có thể xảy ra 3 trường hợp đối với Kôđ :
13
Trường hợp 1 : Kôđ  1,3
 Kết luận : Mọi con số trong dãy số đều dùng được
a) Trường hợp 2 : 1,3 < Kôđ  2
Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn. Phương pháp này yêu cầu bắt
buộc phải xác định được giới hạn trên ( Amax) và giới hạn dưới (Amin) của dãy. Nếu chỉ
xác định được Amax hoặc Amin tức là tập hợp số đã thu được còn tản mạn trên một nửa
trục số nên nếu tính giá trị trung bình của nó thì không đáng tin cậy. Gặp trường hợp
này phải quan trắc bổ sung số liệu (thêm vào tập hợp số đã có) và lại tính lại Kôđ đối
với dãy số mới.
 Kiểm tra giới hạn trên ( Amax)
Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số là amax
Amax = atb + K x (a’
max – amin)
Trong đó: a’
max : giá trị lớn nhất còn lại trong dãy số sau khi đã bỏ (giả sử) amax
K: hệ số kể đến số con số trong dãy (không kể các con số đã giả sử loại bỏ)
So sánh Amax với giá trị lớn nhất “ giả sử loại bỏ” amax . Có thể xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu Amax  amax thì giả sử loại bỏ là sai, vẫn giữ lại giá trị đó ở trong
dãy số và tiến hành kiểm tra giới hạn dưới.
+ Trường hợp 2: Nếu Amax < amax thì việc giả sử bỏ đi là đúng, loại bỏ giá trị giả sử bỏ
đi ra ngoài dãy số. Tiếp tục giả sử và lặp lại quá trình như trên cho đến khi nào xác
định được giá trị Amax của dãy số thì thôi. Nếu đã loại bỏ đến 1/3 số con số của dãy số
ban đầu mà vẫn chưa xác định được giá trị Amax thì chứng tỏ số liệu đã thu được chưa
đủ để nghiên cứu, phải bổ sung thêm số liệu.
 Kiểm tra giới hạn dưới ( Amin)
Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là amin
Amin = atb - K x (amax – a’
min)
Trong đó: a’
min : giá trị lớn nhất còn lại trong dãy số sau khi đã bỏ (giả sử) amin
K: hệ số kể đến số con số trong dãy (không kể các con số đã giả sử loại bỏ)
So sánh Amin với giá trị nhỏ nhất “ giả sử loại bỏ” amin . Có thể xảy ra 2 trường hợp:
14
+ Trường hợp 1: Nếu Amin > amin thì việc giả sử bỏ đi là đúng, loại bỏ giá trị giả sử bỏ
đi ra ngoài dãy số. Tiếp tục giả sử và lặp lại quá trình như trên cho đến khi nào xác
định được giá trị Amin của dãy số thì thôi. Nếu đã loại bỏ đến 1/3 số con số của dãy số
ban đầu mà vẫn chưa xác định được giá trị Amin thì chứng tỏ số liệu đã thu được chưa
đủ để nghiên cứu, phải bổ sung thêm số liệu.
+ Trường hợp 2 : Nếu Amin  amin : thì việc giả sử bỏ đi là sai, giữ lại giá trị đó trong
dãy số.
b) Trường hợp 2 : Kôđ > 2
Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm
– etn. Nội dung phương pháp etn như sau :
Bước 1 : Tính độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm theo công thức :
Trong đó : etn độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm tính theo số tương đối (%).
ai : các giá trị quan trắc của một đại lượng ngẫu nhiên, i = 1,2,3,…n.
n : số con số của dãy (cũng chính là số lần đã quan trắc).
Bước 2 : So sánh etn với độ lệch quân phương tương đối cho phép [e]. Giá trị của [e]
cho trong bảng sau :
Số phần tử của QTSX chu kỳ  5 >5
[e] ±7% ±10%
+ Nếu etn  [e] : các con số trong dãy số đều dùng được.
Kết luận :
- Số con số dùng được Pi = n.
- Hao phí thời gian hoặc hao phí lao động tương ứng Ti = Hi
+ Nếu etn > [e] : phải chỉnh lý dãy số theo chỉ dẫn của các hệ số định hướng là K1 và
Kn theo công thức sau :
+ So sánh K1 và Kn :
15
Nếu K1 < Kn :bỏ đi giá trị bé nhất của dãy số (giá trị a1)
Nếu K1  Kn : bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số (giá trị an )
Bước 3: Sau khi bỏ các số có giá trị a1 hoặc an theo kết quả so sánh ở trên, ta được một
dãy số mới. Công việc chỉnh lý lại bắt đầu một chu trình mới, bắt đầu bằng tính Kôđ,
Kôđ có thể rơi vào một trong ba trường hợp như đã trình bày ở trên. Công việc chỉnh lý
dãy số có thể được kết thúc với dãy số xuất phát ban đầu, cũng có thể phải quan trắc
để bổ sung thêm số liệu một vài lần khi đã loại bỏ quá 1/3 số con số trong dãy mà vẫn
chưa đạt kết quả mong muốn (nhưng vẫn phải giữ dãy số ban đầu làm gốc).
1.4.3. Chỉnh lý số liệu sau nhiều lần quan sát
Nhiệm vụ của bước chỉnh lý này là : xác định hao phí lao động hoặc hao phí thời gian
sử dụng máy tính cho một đơn vị sản phẩm phần tử sau n lần quan sát.
Nội dung của bước này là hệ thống lại các tài liệu đã được chỉnh lý ở từng lần quan sát
rối áp dụng công thức “ bình quân dạng điều hòa” để tính ra các “ tiêu chuẩn định
mức” cho từng phần tử của các QTSX.
1.4.3.1. Lập bảng ghi lại kết quả chỉnh lý số liệu của các lần quan sát:
Lần
quan sát
(i =
1,2,3,…n)
Sản
phẩm
thu được
(Pi)
Hao phí lao động
hoặc
thời gian tương ứng
(Ti), giây
Sản phẩm làm
được quy cho 1
người hoặc 1 máy
trong 1 giờ (Si)
Ghi chú
(1) (2) (3) (4) Các giá trị Si
cho ta biết sơ
lược về năng
suất của đối
tượng trong
từng lần quan
trắc
1.4.3.2. Tính hao phí lao động hoặc hao phí thời gian sử dụng máy tính cho một
đơn vị sản phẩm phần tử sau n lần quan trắc
16
CHƯƠNG 2: LÂP ĐỊNH MỨC HAO PHÍ MÁY THI
CÔNG
2.1. Chỉnh lí số liệuquan sát
2.1.1.Lần quan sát I
1)Công tác đào xúc đất.
-Có số liệu quan sát được như sau:
5 6 7 6 5 4 7 6 8 7 9 5 6 7 8 9 5 6 4 8.
-Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
4 4 4 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 8 8 8 9 9
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
9
4
= 2.5 > 𝐾ôđ = 2 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân
phương.
- Tính etn :
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒 𝑡𝑛 =±
100
132
√21∗878−1322
20
=±5.39%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.39% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=132
2)Nâng quay gầu có tải
Tổng
dãy số 4 4 4 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 8 8 8 9 9 132
(ai)² 16 16 16 25 25 25 25 36 36 36 36 36 49 49 49 49 64 64 64 81 81 878
Hao phíthời giam qua tường chu kì
17
-Ta có số liệu quan sát được như sau:
5 5 4 5 5 6 3 5 3 7 3 6 4 5 6 6 3 4 5 3 6
-Sắp sếp theo thứ tự:
-Tính 𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
-𝐾ôđ =
7
3
= 2.33 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒 𝑡𝑛 =±
100
99
√21∗497−992
20
=±5.69%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.69% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
Kết luận:
-Số con số dùng được Pi= 21
-Hao phí thời gian tương ứng Ti=99
3)Đổ đất lên ô tô
-Có số liệu quan sát được như sau:
7 5 6 5 7 5 4 4 5 5 4 3 3 5 4 4 3 3 4 5 7
-Sắp sếp số liệu quan sát được:
- Tính
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
7
3
= 2.33 > 𝐾ôđ = 2
Tổng
dãy số 3 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 99
(ai)² 9 9 9 9 9 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 36 36 36 36 36 49 497
Hao phíthời giam qua tường chu kì
Tổng
dãy số 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 6 7 7 7 98
(ai)² 9 9 9 9 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 36 49 49 49 490
Hao phíthời giam qua tường chu kì
18
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒 𝑡𝑛 =±
100
98
√21∗490−982
20
=±5.69%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.97% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
Kết luận:
-Số con số dùng được Pi= 21
-Hao phí thời gian tương ứng Ti=98
4)Nâng quay gầu không tải
-Có số liệu quan sát được như sau:
4 5 4 5 5 4 5 4 4 5 5 4 5 5 4 5 5 5 4 5 5
-Sắp sếp số liệu theo thứ tự:
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
5
4
= 1.25
Ta có Kôđ nhỏ hơn độ tan mạn cho phép .Vậy mọi con số trong dãy số đều dùng được.
-Số con số của dãy là Pi= 21
-Tổng hao phí lao động Ti= 97
2.1.2. Lần quan sát 2
1)Đào xúc đất
-Ta có số liệu quan sát được như sau:
8 7 9 11 8 6 7 8 7 7 6 5 11 7 6 5 7 6 5 10 6
- Sắp sếp số liệu theo thứ tự:
Tổng
dãy số 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 97
(ai)² 16 16 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 453
Hao phíthời giam qua tường chu kì
19
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
11
5
= 2.2 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
152
√
21∗1164−(152)²
20
= ±5.38%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.38% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=152
2)Nâng quay gầu có tải.
-Có số liệu quan sát được như sau:
7 8 10 7 6 8 10 7 8 7 9 7 8 7 7 8 12 9 13 12
-Sắp sếp số liệu theo thứ tự:
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
13
6
= 2.16 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
Tổng
dãy số 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9 10 11 11 152
(ai)² 25 25 25 36 36 36 36 36 49 49 49 49 49 49 64 64 64 81 100 121 121 1164
Hao phíthời giam qua tường chu kì
Tổng
dãy số 6 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 10 10 12 12 13 176
(ai)² 36 36 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 64 64 81 81 100 100 144 144 169 1554
Hao phíthời giam qua tường chu kì
20
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
176
√
21∗1554−(176)²
20
= ±5.17%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.17% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=176
3)Đổ đất lên ô tô:
-Có số liệu quan sát được nhu sau:
7 8 8 7 9 9 7 8 9 9 7 8 8 7 9 7 7 9 7 9 7
-Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn:
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
9
7
= 1.28 < 𝐾ôđ < 1.3 => Tất cả con số trong dãy số đều dùng được
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=166
4)Nâng quay gầu không tải.
-Có số liệu quan sát được như sau:
8 8 6 7 10 8 7 7 7 8 10 9 10 9 11 8 9 9 10 12.
-Sắp sếp số liệu theo thứ tự tăng dần:
7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 10 10 10 10 11 12
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
Tổng
dãy số 7 7 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 9 9 166
(ai)² 49 49 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 64 64 81 81 81 81 81 81 81 1328
Hao phí thời giam qua tường chu kì
21
-Kôđ=
12
7
= 1.71
-Vì 1.3 < Kôđ=1.71< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn.
-Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
+ Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 12 có một con số.
+ Tính atb1:
atb1=
6+7∗4+8∗6+9∗4+10∗4+11
21−1
= 8.45
Amax= 8.45 + 0.8 *( 11-6)=12.45
Ta thấy Amax= 12.45 > amax = 12 thì việc bỏ đi amax= 12 là sai.
-Kiểm tra giới hạn dưới:
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
+Giả sử bỏ đi amin= 6 có 1 số
atb2=
7∗4+8∗6+9∗4+10∗4+11+12
21−1
= 8.75
Amin= 8.75 - 0.8 (12-7)= 4.75
Ta có Amin=4.75< amin=6
Vậy bỏ đi amin= 6 là sai
Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=173
2.1.3. Lần quan sát 3
1)Đào xúc đất
-Có số liệu quan sát được như sau:
9 7 8 6.5 9 8.5 7 6 6 7 8 9 9 8.5 6 7.5 7.5 8 6 6 7
-Sắp sếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn:
6 6 6 6 6 6.5 7 7 7 7 7.5 7.5 8 8 8 8.5 8.5 9 9 9 9
- Tính Kôđ
22
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
9
6
= 1.75 < 𝐾ôđ = 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn.
-Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
+ Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 9 có 4 số.
+ Tính atb1:
atb1=
6𝑥4+6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3+8.5𝑥2
21−4
= 6.73
Amax= 6.73 + 0.8 *( 8.5-6)=8.73
Ta thấy Amax= 8.73< amax = 9thì việc bỏ đi amax= 9 là đúng
+Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 8.5 có 2 số.
+ Tính atb1:
atb1=
6𝑥4+6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3
17−2
= 6.73
Amax= 6.73 + 0.9*( 8-6)=8.33
Ta thấy Amax= 8.73>amax = 8thì việc bỏ đi amax= 8.5 là sai
-Kiểm tra giới hạn dưới:
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
+Giả sử bỏ đi amin= 6 có 5 số
atb2=
6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3+8.5𝑥2
17−5
= 6.03
Amin= 6.03 - 0.9 (8.5-6.5)= 4.23
Ta có Amin=4.23< amin=6
Vậy bỏ đi amin= 6 là sai
Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép.
-Kết luận:
+ số con số dùng được : P= 17
+ Hao phí thời gian tương ứng: T= 120.5
2)Nâng quay gầu có tải
-Có số liệu quan sát như sau:
23
5 5 8 6 6 7 8 6 8 9 10 11 12 13 12 8 5 11 12 13 9
-Sắp sếp theo thứ tự từ bé đến lớn:
- Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
13
5
= 2.6 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
184
√
21∗1762−(184)²
20
= ±6.8%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=6.8% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=184
3)Đổ đất lên ô tô.
-Có số liệu quan sát được như sau:
7 5 4 5 5 4 5 6 4 5 6 4 5 4 4 5 4 5 4 6 4
-Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn:
4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7
- Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
7
4
= 1.75
Tổng
dãy số 5 5 5 6 6 6 7 8 8 8 8 9 9 10 11 11 12 12 12 13 13 184
(ai)² 25 25 25 36 36 36 49 64 64 64 64 81 81 100 121 121 144 144 144 169 169 1762
Hao phí thời giam qua tường chu kì
24
Vì 1.3 < Kôđ=1.71< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn.
-Kiểm tra giới hạn trên:
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
+ Giả sử bỏ đi amax= 7 có một số
atb1=
9∗4+8∗5+6∗3
21−1
= 4.7
Amax= 4.7 + 0.8 *( 6-4)= 6.3
Amax= 6.3 < amax= 7 nên việc bỏ đi amax= 7 là đúng dãy số còn 20 số
+ Giả sử bỏ đi amax= 6 có ba số.
atb1=
9∗4+8∗5
20−3
= 4.47
Amax= 4.47 + 0.8* ( 5-4)= 5.27
Amax= 5.27 < amax= 6 nên việc bỏ đi amax= 6 là đúng dãy số còn 17 số
+ Giả sử bỏ đi amax=5 có 8 số:
Atb1=
9∗4
17−8
= 4
Amax= 4 + 0.8* ( 4-4)= 4
Amax= 4 < amax= 5 nên việc bỏ đi amax= 5 là đúng dãy số còn 9 số
Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là
𝟏𝟐
𝟐𝟏
x100% =57% > 30% tổng các con số trong
dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu, thêm số 8 vào dãy số
ta có dãy mới như sau:
4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 8.5
- Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
8.5
4
= 2.1 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
tổng
dãy số 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 8,5 109,5
(ai)^2 16 16 16 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 25 36 36 36 49 72,25 573,25
Hao phí thời gian qua từng chu kì
25
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
109.5
√
22∗573.25−(109.5))²
21
= ±4.95%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=4.95% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 22
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=109.5
4)Nâng quay gầu không tải.
-Có số liệu quan sát được như sau:
5 6 6 5 6 5 5 6 6 5 6 6 5 5 6 5 6 5 5 6 6
-Sắp sếp dãy số theo thứ tự tăng dần:
5 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
6
5
= 1.2 < 𝐾ôđ = 1.3 Độ tản mạn của dãy số là cho phép.
Kết luận:Vậy mọi con số trong dãy số đều dùng được
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=116
2.1. 4. Lần quan sát số 4
1)Đào xúc đất:
-Có số liệu quan sát được nhu sau:
7 8 6 7 7 6 7 8 7 6 7 6 6 9 6 7 6 7 6 5
-Sắp sếp theo thứ tự tăng dần:
5 6 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9
- Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
9
5
= 1.8
26
Vì 1.3 < Kôđ=1.8< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn.
-Kiểm tra giới hạn trên
+ Giả sử bỏ đi amax= 9 có một số
atb1=
5+6∗8+7∗8+8∗3
21−1
= 6.65
Amax= 6.65 + 0.8 *( 8-5)= 9.05
Amax= 9.05 > amax= 9 nên việc bỏ đi amax= 9 là sai.
-Kiểm tra giới hạn dưới:
+ Giả sử bỏ đi amin= 5 có 1 số
atb2=
6∗8+7∗8+8∗3+9
21−1
= 6.85
Amin= 6.85 - 0.8 (9-6)= 3.85
Ta có Amin=3.85< amin=5
Vậy bỏ đi amin= 6 là sai
Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép.
Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=142
2)Nâng quay gầu có tải:
-Có số liệu quan sát được như sau:
6 6 7.5 6 7.5 7.5 6 7.5 6 7.5 6 7.5 6 7.5 7.5 6 7.5 7.5 6 6 6
-Sắp sếp dãy số theo thứ tự tăng dần
6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5
7.5
-Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
7.5
6
= 1.25 < 𝐾ôđ = 1.3 Độ tản mạn của dãy số là cho phép.
Kết Luận:Vậy các con số trong dãy số đều dùng được
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti= 141
3)Đổ đất lên ô tô.
27
-Có số liệu quan sát được như sau:
6 4 6 7 8 7 6 7 4 9 7 8 6 4 8 6 7 7 6 5 7
-Sắp sếp các số liệu:
- Tính Kôđ
𝐾ôđ =
𝑎 𝑚𝑎𝑥
𝑎 𝑚𝑖𝑛
𝐾ôđ =
9
4
= 2.25 > 𝐾ôđ = 2
 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương.
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
∑ 𝑎 𝑖
𝑛
𝑖=1
√
𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛
𝑖=1
𝑛
𝑖=1
𝑛−1
𝑒𝑡𝑛 = ±
100
135
√
21∗905−(135)²
20
= ±4.6%
-So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=4.6% < [e]=7%
nên các con số trong dãy số đều dùng được.
-Kết luận:
+Số con số dùng được Pi= 21
+Hao phí thời gian tương ứng Ti=135
4)Nâng quay gầu không tải:
- Ta có số liệu quan sát như sau:
4; 5; 3; 4; 5; 5; 4; 4; 3; 4; 3; 5; 4; 5; 4; 4; 4; 3; 6; 4; 5;
- Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
3; 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6;
- Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
6
3
= 2 ; mà 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương
pháp số giới hạn
- Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
Tổng
dãy số 4 4 4 5 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9 135
(ai)² 16 16 16 25 36 36 36 36 36 36 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 81 905
Hao phíthời giam qua tường chu kì
28
- Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 1 số)
atb1 =
3𝑥4+4𝑥10+5𝑥6
21−1
= 4,1
Amax = 4,1 + 0,8*(5 – 3) = 5,7
Tra hệ số K ứng với số 20 số : K = 0,8
Amax = 5,7 < amax = 6 nên lọai giá trị amax = 6 ra khỏi dãy số.
Đến lượt a’max = 5 bị nghi ngờ.
Giả sử bỏ đi giá trị a’max = 5 (6 số)
a’tb1 =
3𝑥4+4𝑥10
20−6
= 3,71
A’max = 3,71 + 0,9*(4 – 3) = 4,61
K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số)
Ta có A’max =4,61 < a’max =5 nên loại giá trị a’max =5 ra khỏi dãy số. Dãy số còn lại là
14 số
Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là
𝟕
𝟐𝟏
x100% =33% > 30% tổng các con số trong
dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu.
Tiến hành bổ sung 5,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số.
3; 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5,5; 6;
Tính Kôđ =
6
3
= 2 , ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 rơi vào trường hợp 2: Độ tản mạn của dãy số
tương đối lớn, phải chỉnh lí theo phương pháp số giới hạn.
- Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
- Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 1số)
atb1 =
3𝑥4+4𝑥10+5𝑥6+5,5
22−1
= 4,17
Amax = 4,17 + 0,8*(5,5 – 3) = 6,17
Tra hệ số K ứng với số 21 số : K = 0,8
Amax = 6,17 > amax = 6 nên việc giả sử lọai giá trị amax = 5 là sai; giữ lại amax= 6. Dãy
số còn lại là 21 số.
* Kiểm tra giới hạn dưới (Amin):
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
- Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 3 (có 4 con số).
29
- Tính atb2 =
4x10+5x6+5,5+6
22−4
= 4,53
K=0,8( tra bảng ứng với 18 số)
Amin =4,53 – 0,8*(6 – 4) = 2,93
Thấy Amin = 2,93 < amin = 3 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3 là sai. Giá trị amin =3
được giữ lại trong dãy số. Dãy số còn lại 22 số
-Kết luận :
+ Số con số dùng được Pi = 22
+ Hao phí thời gian Ti = 93,5s.
2.1.5. Lần quan sát số 5
1)Quá trình đào xúc đất
Ta có số liệu quan sát được như sau:
5; 6; 4; 5; 6; 6; 5; 5; 4; 5; 4; 6; 5; 6; 5; 5; 5; 4; 7; 5; 6;
Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn.
4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7;
- Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
7
4
= 1,75 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo
phương pháp số giới hạn
*Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
- Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 1 số)
atb1 =
4𝑥4+5𝑥10+6𝑥6
21−1
= 5,1
Amax = 5,1 + 0,8*(6 – 4) = 6,7
Tra hệ số K ứng với số 20 số : K = 0,8
Amax = 6,7 < amax = 7 nên loại bỏ giá trị amax = 7 ra khỏi dãy số.
Đến lượt a’max = 6 bị nghi ngờ.
Giả sử bỏ đi giá trị a’max = 6 (6 số)
a’tb1 =
4𝑥4+5𝑥10
20−6
= 4,71
A’max = 4,71 + 0,9*(5 – 4) = 5,61
K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số)
30
Ta có A’max =5,61 < a’max =6 nên loại giá trị a’max =6 ra khỏi dãy số. Dãy số còn lại là
14 số
Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là
𝟕
𝟐𝟏
x100% =33% > 30% tổng các con số trong
dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu.
Tiến hành bổ sung 3,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số.
3,5; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7;
- Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
7
3,5
= 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo
phương pháp số giới hạn
- Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
- Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 1 số)
atb1 =
3,5+4𝑥4+5𝑥10+6𝑥6
22−1
= 5,02
Amax = 5,02 + 0,8*(6 – 3,5) = 7,02
Tra hệ số K ứng với số 21 số : K = 0,8
Amax = 7,02 ≥ amax = 7 nên giữ lại giá trị amax = 7 trong dãy số.
* Kiểm tra giới hạn dưới (Amin):
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
- Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin =3,5 (có 1 con số).
- Tính atb2 =
4x4+5x10+6x6+7
22−1
= 5,19
K=0,8( tra bảng ứng với 21 số)
Amin =5,19 – 0,8*(7 – 4) = 2,79
Thấy Amin = 2,79 < amin = 3,5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3,5 là sai. Dãy số còn
lại 22 số.
-Kết luận:
+ Số con số dùng được Pi = 22
+ Hao phí thời gian Ti = 112,5s.
2)Nâng quay gầu có tải
Ta có số liệu quan sát như sau:
7; 6; 7; 6; 6; 7; 7; 6; 6; 6; 7; 6; 7; 7; 6; 6; 7; 7; 7; 6; 6;
31
Chỉnh lý dãy số trên:
Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn:
6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7;
- Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
7
6
= 1,17 ; ta có Kôđ ≤ 1,3=>rơi vào trường hợp 1,độ tản mạn của dãy số là
cho phép.
-Kết luận:
+ Số con số dùng được Pi = 21
+ Hao phí thời gian Ti = 136s.
3)Đổ đất lên ôtô
-Ta có tài liệu quan sát được như sau:
4 4 5 5 5 6 6 6 7 5 4 6 7 6 7 6 7 4 4 5 5
-Sắp sếp dãy số theo chiều tăng dần:
4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7
-Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
7
4
= 1,75 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo
phương pháp số giới hạn
-Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
+Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 có 3 số
atb1 =
4𝑥5+5𝑥6+6𝑥7
21−4
= 5,41
Amax = 5,41 + 0,8*(6 – 4) = 7.01
Tra hệ số K ứng với số 17 số : K = 0,8
Amax = 7.1 > amax = 7 nên loại bỏ giá trị amax = 7 ra khỏi dãy số là sai
- Kiểm tra giới hạn dưới (Amin)
- Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
- - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 4 (có 5 con số).
- - Tính atb2 =
5x6+6x7+7x3
21−5
= 5.81
- K=0,8( tra bảng ứng với 16 số)
- Amin =5.81 – 0,8*(7-5) = 4.21
32
- Thấy Amin = 4.21> amin = 4 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 6 là đúng. Dãy số còn lại
16 số.
- Đến lượt a’min = 5 bị nghi ngờ.
- Giả sử bỏ đi giá trị a’min = 5 (6 số)
- a’tb2 =
6𝑥7+7𝑥3
16−6
= 6.3
- A’min = 6.3 − 0,9*(7-6) = 5.4
- K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số)
- Thấy A’min = 5.4 >a’min = 5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị a’min=5 là đúng.
- Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là
𝟏𝟏
𝟐𝟏
x100% =52.3% > 30% tổng các con số
trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu.
- Tiến hành bổ sung 3,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số:
3.5 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7
-Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
7
3,5
= 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo
phương pháp số giới hạn
-Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
-Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 3 số)
atb1 =
3,5+4𝑥5+5𝑥6+6𝑥7
22−3
= 5,02
Amax = 5,02 + 0,8*(6 – 3,5) = 7,02
Tra hệ số K ứng với 19 số : K = 0,8
Amax = 7,02 ≥ amax = 7 nên giữ lại giá trị amax = 7 trong dãy số.
* Kiểm tra giới hạn dưới (Amin):
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
- Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin =3,5 (có 1 con số).
- Tính atb2 =
4x5+5x6+6x7+7x3
22−1
= 5.38
K=0,8( tra bảng ứng với 21 số)
Amin =5,39 – 0,8*(7 – 4) = 2,99
33
Thấy Amin = 2,99 < amin = 3,5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3,5 là sai. Dãy số còn
lại 22 số.
-Kết luận:
+ Số con số dùng được Pi = 22
+ Hao phí thời gian Ti = 116,5
4) Nâng quay gầu không tải
Thu được dãy số gồm 21 số sau:
6; 5; 6; 5; 6; 4; 5; 6; 5; 5; 4; 3; 3; 5; 4; 3; 6; 4; 4; 6; 4;
Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn
3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6;
- Tính hệ số ổn định Kôđ
Kôđ =
6
3
= 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo
phương pháp số giới hạn
- Kiểm tra giới hạn trên( Amax)
Amax = atb1 + K*(a’max – amin)
- Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 6 số)
atb1 =
3𝑥3+4𝑥6+5𝑥6
21−6
= 4,2
Amax = 4,2 + 0,9*(5 – 3) = 6
Tra hệ số K ứng với số 15 số : K = 0,9
Amax = 6,0 ≥ amax = 6 nên giữ lại giá trị amax = 6 trong dãy số.
* Kiểm tra giới hạn dưới (Amin):
Amin = atb2 – K*(amax – a’min)
- Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 3 (có 3 con số).
- Tính atb2 =
4x6+5x6+6x6
21−3
= 5
K=0,8( tra bảng ứng với 18 số)
Amin =5 – 0,8*(6 – 4) = 3,4
Thấy Amin = 3,4 > amin = 3 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3 là đúng. Dãy số còn lại
18 số.
Đến lượt a’min = 4 bị nghi ngờ.
Giả sử bỏ đi giá trị a’min = 4 (6 số)
34
a’tb2 =
5𝑥6+6𝑥6
18−6
= 5,5
A’min = 5,5 − 0,9*(6 – 5) = 4,6
K = 0,9( tra bảng ứng với 12 số)
Thấy A’min = 4,6 > a’min = 4 nên việc giả sử bỏ đi giá trị a’min=4 là đúng. Dãy số còn
lại là 12 số.
Nhận xét : Số con số bị loại là 9 số tức là
𝟗
𝟐𝟏
x100% =42,9% > 30% tổng các con số
trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu.
Tiến hành bổ sung 7 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số.
3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7;
- Tính Kôđ =
7
3
= 2,33> 2 => Rơi vào trường hợp 3 : Độ tản mạn lớn, xử lý theo
phương pháp “ Độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm”
Tính độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm theo công thức:
etn (%) = ±
100
∑ ai
n
i=1
√n ∑ (ai)2 –(∑ ai)n
i=1
2n
i=1
n−1
Bảng: Tính etn
Ta có: etn = ±
100
106
√
22x538−1062
22−1
= ±5,04%
- So sánh etn với [e]
Tra bảng 3.3 giáo trình lập định mức xây dựng, quá trình khai thác đất bằng máy xúc
có ≤ 5 phần tử chu kỳ thì [e] = ± 7%.
Vậy │etn │=│ ±5,04% │< │[e] │=│ ± 7%│ nên các con số trong dãy đều dùng
được.
- Kết luận:
+ Số con số dùng được Pi = 22.
+ Hao phí thời gian Ti = 106s.
tổng
dãy số 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 7 106
(ai)^2 9 9 9 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 36 36 36 36 36 36 49 538
Hao phí thời gian qua từng chu kì
35
TỔNG HỢP SỐ LIỆU SAU CHỈNH LÝ
STT Tên công tác
Lần quan sát
1
Lần quan
sát 2
Lần quan
sát 3
Lần quan
sát 4
Lần quan
sát 5
P1 T1 P2 T2 P3 T3 P4 T4 P5 T5
1 Đào xúc đất 21 132 21 152 17 120.5 21 142 22 112.5
2 Nâng quay gầu có tải 21 99 21 176 21 184 21 141 21 136
3 Đổ đất lên ô tô 21 98 21 166 22 109.5 21 135 22 116.5
4
Nâng quay gầu không
tải
21 97 21 173 21 116 22 93,5 22 106
2.1.6.Chỉnh lý cho nhiều lần quan sát.
Công thức tính :T̅ck =

n
i i
i
T
P
n
1
Trong đó :
Pi: là số chu kỳ quan sát của lần quan sát thứ i
Ti: là tổng hao phí thời gian sử dụng máy
T̅1 =
5
21
132
+
21
152
+
17
120.5
+
21
142
+
22
112.5
= 6,41 giây
T̅2 =
5
21
99
+
21
176
+
21
184
+
21
141
+
21
136
= 7.14 giây
T̅3 =
5
21
98
+
21
166
+
22
109,5
+
21
135
+
22
116.5
= 4.25 giây
T̅4 =
5
21
97
+
21
173
+
22
116
+
22
93.5
+
22
106
= 5.26 giây
T̅ck=T̅1 + T̅2 + T̅3 + T̅4 = 6,41 + 7,14 + 4,25 + 5,26= 23.06 giây.
2.1.7.Chỉnh lýsố liệucho phương pháp CANLV
36
Thực hiện 4 lần CANLV (n = 4) để thu số liệu về thời gian máy ngừng việc vì lí do
công nghệ (ti) như sau: t1 = 10.5% ; t2 = 12%; t3 = 13%; t4 = 12.5%.
Tính giá trị trung bình: t̅ =
10.5+12+13+12,5
4
= 12%
Lập bảng để tính phương sai thực nghiệm S = 𝜎2
=
∑ (ti−t̅)2n
i=1
n−1
ti 10,5 12 13 12,5
Tổng
ti - t̅ -1,5 0 1 0,5
(ti - t̅)2 2,25 0 1 0,25 3,5
Ta có: S = 𝜎2
=
3,5
4−1
= 1,166
Vậy điểm thực nghiệm (ký hiệu là điểm A) có tọa độ(4; 1,166).
Biểu diễn điểm A(4; 1,166) lên mặt phẳng tọa độ có các đường đồ thị ta thấy rằng
điểm A nằm bên phải đường đồ thị ứng với  = 3%,có nghĩa là sai số của kết quả thực
nghiệm nhỏ hơn sai số cho phép.
Rút ra kết luận: Số lần CANLV đã thực hiện (4 lần) là đủ và thời gian nghỉ giải lao
12% với sai số 1% : (12 ±1)%
2.1.8.Thiết kế định mức
a. Xác định năng suất giờ tính toán của máy
NSgtt = n x V (m3/giờ máy)
Trong đó:
NSgtt : Năng suất giờ tính toán của máy (m3/giờ máy)
n : số chu kì máy thực hiện trung bình trong 1 giờ
n=
3600
Tck
=
3600
23.06
= 156.12 chu kỳ
V : năng suất lý thuyết của 1 chu kì làm việc; dung tích gầu V= 0,5 m3
Vậy năng suất giờ tính toán của máy là:
NSgtt = 156.12 x 0,5 = 78.06 (m3/giờ máy)
b. Xác định năng suất giờ kỹ thuật của máy
NSgkt = NSgtt x K1 x K2 … (m3/giờ máy)
Trong đó:
NSgkt : Năng suất giờ kỹ thuật của máy (m3/giờ máy)
37
NSgtt : Năng suất giờ tính toán của máy (m3/giờ máy)
K1, K2, … : Các hệ số kể đến các điều kiện kỹ thuật trong thi công như độ đầy gầu, độ
tơi của đất..
Độ đầy gầu = 0,98
NSgkt = 78.06 x 0,98= 76.5 (m3/giờ máy)
c. Xác định năng suất định mức của máy
NSđm = NSgkt x Kt (m3/giờ máy)
Trong đó:
NSđm : Năng suất định mức của máy (m3/giờ máy)
NSgkt : Năng suất giờ kỹ thuật của máy (m3/giờ máy)
Kt : Hệ số sử dụng thời gian của máy
Kt =
100−(𝑡đb+tngqđ)
100
Trong đó:
Kt : Hệ số sử dụng thời gian của máy kể đến các yếu tố về quản lý, điều kiện thi công
tđb : Thời gian đặc biệt, gồm:
Thời gian máy chạy không tải cho phép trong ca làm việc = 4% ca làm việc.
tngqđ : thời gian nghỉ quy định, gồm:
Thời gian máy ngừng để bảo dưỡng trong ca = 18 phút = 18/(8*60) =3.75% ca làm
việc.
Thời gian máy ngừng để thợ lái nghỉ giải lao = 6.5% ca làm việc.
Thời gian máy ngừng việc vì lí do công nghệ =12 % ca làm việc.
Kt =
100−(4+3.75+6.5+12)
100
= 0,7375
Vậy năng suất định mức của máy:
NSđm = NSgkt x Kt = 76.5 x 0,7375 = 56.41(m3/giờ máy)
d. Xác định định mức sử dụng máy
ĐMsdm =
1
NSđm
=
1
56.41
=0,0177 (giờ máy/ m3)
38

More Related Content

What's hot

C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdQuang Nguyễn
 
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Phước Nguyễn
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhJayTor RapPer
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Studenthiendoanht
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động tháiHọc Huỳnh Bá
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939quoctuongdoan740119
 
Đề Cương ôn thi xây dựng đường
Đề Cương ôn thi xây dựng đườngĐề Cương ôn thi xây dựng đường
Đề Cương ôn thi xây dựng đườngTruong Chinh Do
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụngDUY TRUONG
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpTung Ken
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtthaithanhthuong
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpTung Nguyen Xuan
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTPHCM
 
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfGiáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfMan_Ebook
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
Bai giang cau tao kien truc
Bai giang  cau tao kien trucBai giang  cau tao kien truc
Bai giang cau tao kien trucViet Nam
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide sharemaichipbong
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1Thanh Hoa
 

What's hot (20)

bai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong kebai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong ke
 
C1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqdC1 ktxd trong nen ktqd
C1 ktxd trong nen ktqd
 
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
Báo cáo thực tập vật liệu xây dựng
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Student
 
Số tương đối động thái
Số tương đối động tháiSố tương đối động thái
Số tương đối động thái
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
Đề Cương ôn thi xây dựng đường
Đề Cương ôn thi xây dựng đườngĐề Cương ôn thi xây dựng đường
Đề Cương ôn thi xây dựng đường
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụng
 
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệpHướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
Hướng dẫn thiết kế cống trong đồ án tốt nghiệp
 
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luậtVí dụ cấu thành vi phạm pháp luật
Ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật
 
Phap luat dai cuong
Phap luat dai cuongPhap luat dai cuong
Phap luat dai cuong
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
 
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNHTỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdfGiáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
Giáo trình Vật liệu xây dựng.pdf
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
Bai giang cau tao kien truc
Bai giang  cau tao kien trucBai giang  cau tao kien truc
Bai giang cau tao kien truc
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
 

Similar to đồ áN định mức chnh thuc (1)

2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd
2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd
2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xdta_la_ta_157
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...HiNg166
 
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựngQuyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựngHuytraining
 
Bai doc khoi luong-ks chi phi
Bai doc khoi luong-ks chi phiBai doc khoi luong-ks chi phi
Bai doc khoi luong-ks chi phinguyenngocnamtl
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
02 huong dan thiet ke cau
02  huong dan thiet ke cau02  huong dan thiet ke cau
02 huong dan thiet ke caucutytotet cuty
 
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Xuan du Pham
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Nguyễn Công Huy
 
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...vietquangqng
 
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...Thanhlan Nguyễn
 

Similar to đồ áN định mức chnh thuc (1) (20)

Chuyen de 4
Chuyen de 4Chuyen de 4
Chuyen de 4
 
2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd
2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd
2008 tt bxd 12 ve chi phi khao sat xd
 
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...Bài giảng kế  hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản   th s...
Bài giảng kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản th s...
 
Bai giang du toan
Bai giang du toanBai giang du toan
Bai giang du toan
 
Bai 02
Bai 02Bai 02
Bai 02
 
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựngQuyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
 
1172 qd bxd1373984361
1172 qd bxd13739843611172 qd bxd1373984361
1172 qd bxd1373984361
 
Bóc KL
Bóc KLBóc KL
Bóc KL
 
Dự toán là gì?
Dự toán là gì?Dự toán là gì?
Dự toán là gì?
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 
Bai doc khoi luong-ks chi phi
Bai doc khoi luong-ks chi phiBai doc khoi luong-ks chi phi
Bai doc khoi luong-ks chi phi
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
 
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầngThiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
Thiết kế tổ chức thi công cho công trình nhà công nghiệp một tầng
 
02 huong dan thiet ke cau
02  huong dan thiet ke cau02  huong dan thiet ke cau
02 huong dan thiet ke cau
 
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
Chương 3 ( quan ly thi cong nuoc may dan dung)
 
Lv (9)
Lv (9)Lv (9)
Lv (9)
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng và...
 
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
 
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
Bao cao thuc_tap_de_tai_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_san_pham_xa...
 

đồ áN định mức chnh thuc (1)

  • 1. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT XÂY DỰNG 1.1. Hệ thống định mức xây dựng. Hệ thống định mức chịu sự tác động trực tiếp và sự khống chế bao trùm về mặt kỹ thuật và công nghệ của hệ thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam. Mặt khác, nó cũng chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của Luật lao động và chính sách về lao động – tiền lương của Nhà nước 1.1.1. Định mức dự toán xây dựng. Để xem liệu có “Hệ thống định mức dự toán xây dựng cấp quốc tế” không, ta xét khái niệm định mức dự toán xây dựng, là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật (và công nghệ biểu hiện hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết cho 1 đơn vị tính của công tác khảo sát – thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị hoặc 1 đơn vị tính của kết cấu xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, công nghệ thực hiện, điều kiện thi công và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ. Như vậy không thể có hệ thống định mức dự toán xây dựng cấp quốc tế. Do đó, hệ thống định mức xây dựng nói chung có 2 cấp: cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp. Từ năm 2004 trở về trước còn có định mức dự toán chuyên ngành do 1 số bộ ban hành. Từ năm 2005, Bộ xây dựng đã thống nhất các loại định mức dự toán để thẩm định và ban hành. Từ thời điểm này, các loại định mức dự toán mới thực sự trở thành một hệ thống đúng nghĩa a. Định mức dự toán xây dựng cấp quốc gia hiện hành.  Định mức vật tư xây dựng cơ bản (Ban hành kèm theo Quyết định 22/2001/QĐ- BXD ngày 4/8/2001). Kết cấu tập định mức vật tư xây dựng cơ bản bao gồm: - Phần I: Định mức sử dụng vật tư (định mức sử dụng vật liệu cấu thành 1 ĐVT sản phẩm) - Phần II: Định mức hao hụt vật liệu qua các khâu (trong thi công, khâu gia công, trong vận chuyển – bảo quản). - Phần phụ lục: Trọng lượng đơn vị vật liệu.  Định mức dự toán – Phần xây dựng (ban hành kèm theo Quyết định 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005). Kết cấu tập định mức dự toán – Phần xây dựng bao gồm: STT Chương Mã hiệu Nhóm các công tác xây dựng
  • 2. 2 1 Chương I AA Các công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng 2 Chương II AB Công tác đào, đắp đất, đá, cát 3 Chương II AC Công tác đóng cọc, ép cọc, nhổ cọc, khoan tạo lỗ cọc nhồi 4 Chương IV AD Công tác làm đường 5 Chương V AE Công tác xây gạch đá 6 Chương VI AF Công tác bê tông tại chỗ 7 Chương VII AG Công tác sản xuất và lắp dựng cấu kiện bêtông đúc sẵn 8 Chương VIII AH Sản xuất, lắp dựng cấu kiện gỗ 9 Chương IX AI Sản xuất, lắp dựng cấu kiện sắt thép 10 Chương X AK Công tác làm mái, làm trần và các công tác hoàn thiện khác 11 Chương XI AL Các công tác khác  Định mức dự toán - phần lắp đặt (kèm theo Quyết định 33/2005, QĐ-BXD ngày 04/10/2005) 1 Chương 1 BA Lắp đặt hệ thống điện trong công trình 2 Chương 2 BB Lắp đặt các loại ống trong công trình 3 Chương 3 BC Bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị 4 Chương 4 BD Khai thác nước ngầm  Định mức dự toán – Phần khảo sát xây dựng (kèm theo Quyết định 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005) 1 Chương I CA Công tác đào đất đá bằng thủ công 2 Chương II CB Công tác khoan tay 3 Chương III CC Công tác khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu ở trên cạn 4 Chương IV CD Khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu dưới nước 5 Chương V CE Khoan xuồng xoắn có lấy mẫu ở trên cạn 6 Chương VI CF Khoan xuồng xoắn có lấy mẫu ở dưới nước 7 Chương VII CG Khoan đường kính lớn 8 Chương VIII CH Đặt ống quan trắc mực nước ngầm trong hố khoan
  • 3. 3 9 Chương IX CK Công tác đo lưới khống chế mặt băng 10 Chương X CL Công tác đo khống chế độ cao 11 Chương XI CM Công tác đo vẽ bản đồ chi tiết trên cạn 12 Chương XII CN Công tác đo vẽ bản đồ chi tiết dưới nước 13 Chương XIII CO Công tác đo vẽ mặt cắt địa hình 14 Chương XIV CP Công tác thí nghiệm trong phòng 15 Chương XV CQ Công tác thí nghiệm ngoài trời 16 Chương XVI CR Công tác thăm dò địa vật lý 17 Chương XVII CS Công tác đo vẽ bản đồ địa chất công trình  Định mức dự toán – duy trì hệ tống thoát nước đô thị (ban hành kèm theo quyết định 37/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005) Phần I: Thuyết minh và quy định áp dụng Phần II: Định mức dự toán 1 Chương I TN1 Nạo vét bùn bằng thủ công 2 Chương II TN2 Nạo vét bùn bằng cơ giới 3 Chương III TN3 Vận chuyển bùn bằng cơ giới 4 Chương IV TN4 Công tác kiểm tra hệ thống thoát nước b. Tổ chức thực hiện và quản lý hệ thống định mức dự toán xây dựng Trên thực tế việc phân cấp cần lập và quản lý các loại định mức dự toán xây dựng và định mức xây dựng cấp cơ sở được thực hiện như sau: Các loại định mức dự toán (phần xây dựng; phần lắp đặt thiết bị; phần công tác khảo sát xây dựng) được cơ quan có chức năng của các Bộ lập, trình Bộ xây dựng thẩm định và ban hành thống nhất trong cả nước. Chấm dứt tình trạng một vài Bộ có chức năng và thẩm quyền lập và ban hành một số định mức dự toán chuyên sâu của ngành mình. Để giảm nhẹ cồng kềnh cho bộ máy Nhà nước và tăng cường tính sát thực cũng như chất lượng nói chung của các loại định mức dự toán (vì huy động được trí tuệ và lao động cảu nhiều tầng lớp xã hội) thì hiều nước trên thế giới cho phép các công ty tư vấn phi chính phủ đủ năng lực thực hiện chức năng lập các định mức dự toán và công bố để áp dụng. Dĩ nhiên các công ty tư vấn này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm của mình và hành nghề theo đúng các quy định của pháp luật
  • 4. 4 Chỉ biên chế trong bộ máy Nhà nước một tổ chức gọn nhẹ để theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các công ty tư vấn và đôi khi (được Chính phủ ủy quyền) đặt hàng với các công ty tư vấn. c. Vai trò và tác dụng của định mức dự toán xây dựng. - Định mức dự toán xây dựng là cơ sở định lượng để lập ra các bộ Đơn giá xây dựng cơ bản của từng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và Đơn giá công trình. - Nó xác định số lượng hao phí từng nguồn lực (vật liệu, nhân công, máy thi công) để áp giá tính ra giá trị xây dựng, lắp đặt thiết bị; giá trị khảo sát xây dựng để lập dự toán xây dựng công trình và tổng dự toán cho một dự án xây dựng (gồm nhiều công trình xây dựng). - Định mức dự toán xây dựng làm căn cứ để tính chênh lệch vật liệu (CLVL) theo quy định hiện hành của Việt Nam. - Định mức dự toán xây dựng làm cơ sở để chuẩn bị và cân đối vật tư kỹ thuật cho việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng: loại vật liệu nào, bao nhiêu mua được ở trong nước, loại nào phải nhập khẩu… - Định mức dự toán xây dựng là căn cứ để thẩm tra, thẩm định về mặt số lượng hao phí các nguồn lực để đảm bảo chất lượng công trình theo thiết kế và góp phần chống tham nhũng, lãng phí. 1.1.2. Hệ thống định mức xây dựng cấp cơ sở. -Định mức xây dựng là một khái niệm chung để chỉ các loại định mức cho các hoạt động xây dựng, như định mức cho công tác khảo sát xây dựng; định mức cho công tác xây dựng; định mức cho công tác lắp đặt thiết bị. Ở mục này chỉ nhằm vào định mức xây dựng cấp cơ sở tức là cấp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xây dựng nêu trên. -Định mức xây dựng cấp cơ sở do các doanh nghiệp tự lập ra và quản lý sử dụng theo các chỉ dẫn của Nhà nước về phương pháp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người lao động về các định mức xây dựng của mình. Định mức xây dựng cấp cơ sở có thể chia làm 2 loại:  Định mức xây dựng cho các công việc hoặc kết cấu được thực hiện trong công xưởng.  Định mức xây dựng cho các công việc hoặc kết cấu thi công tại công trường.
  • 5. 5 a. Một vài khái niệm. Định mức xây dựng cấp doanh nghiệp là loại định mức kỹ thuật, tức là định mức được lập ra trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ của doanh ngiệp mình, tức là trên cơ sở trình độ tay nghề trang thiết bị và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của chính doanh nghiệp. Như vậy thì đối với cùng một công việc, mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng định mức khác nhau sao cho bảo đảm chất lượng công việc, đúng hạn định và có tính cạnh tranh. Những tên gọi khác của định mức xây dựng cấp doanh nghiệp: - Định mức xây dựng cấp doanh nghiệp còn được gọi là Định mức chi tiết, thuật ngữ “chi tiết” ở đây muốn diễn đạt một phậm vi công việc nhỏ được chiết ra từ một phạm vi công việc lớn hơn của định mức dự toán (điều này có liên quan đến hệ số chuyển đổi hao phí lao động (Kcđđ) từ định mức xây dựng chi tiết sang định mức dự toán) - Định mức sản xuất (hay định mức thi công) được gọi là định mức sản xuất vì nó dùng để tổ chức và điều hành sản xuất ở tổ, đội thi công xây dựng. b. Tác dụng của định mức sản xuất xây dựng (hay định mức thi công) - Đối với tổ, đội xây dựng:  Dùng để bố trí nhân lực, thanh toán tiền công.  Cấp phát vật liệu cho thi công.  Tính chi phí sử dụng máy thi công (theo số ca của từng máy cụ thể)  Đối với cán bộ điều hành: dùng định mức sản xuất để bố trí, điều động nhân lực chuẩn bị vật liệu; lập và quản lý tiến độ trên công trường. - Đối với cán bộ làm công việc đấu thầu trong doanh nghiệp: Định mức sản xuất là cơ sở để lập giá dự thầu cho từng gói thầu. - Định mức sản xuất, định mức chi tiết hay định mức thi công là cơ sở về kỹ thuật – công nghệ và thực tế để lập ra định mức dự toán xây dựng. 1.2. Phương pháp lập định mức kỹ thuật xây dựng. 1.2.1. Phương pháp phân tích – tính toán thuần túy. Phương pháp này chỉ hoàn toàn (thuần túy) dựa vào các tài liệu gốc lưu trữ được để nghiên cứu, phâ tích rồi tính ra định mức. Thực hiện phương pháp này theo 3 bước: - Bước 1: Nghiên cứu, phân tích tài liệu gốc như: thiết kế bản vẽ thi công, phương án kỹ thuật và tổ chức thi công; các tài liệu về sử dụng máy; quy cách và chất
  • 6. 6 lượng vật liệu,… Các biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường (thường thể hiện ở tổng tiến độ và tổng mặt bằng thi công). Bước này nhằm lựa chọn công nghệ sản xuất hợp lý phù hợp với quá trình sản xuất đang cần lập định mức. - Bước 2: Thiết kế thành phần cơ cấu của quá trình sản xuất, tức là chia quá trình sản xuất thành các phần tử có các hình thức sản phẩm tương ứng và quy định các điều kiện tiêu chuẩn: chỗ làm việc; loại công cụ, thiết bị; quy cách và chất lượng của đối tượng lao động; chất lượng của sản phẩm yêu cầu; thành phần tổ thợ; trình tự công nghệ;… - Bước 3: Tính các trị số định mức và trình bày thành tài liệu để sử dụng. Cần nhấn mạnh rằng mỗi loại định mức có hình thức trình bày khác nhau. Đối với định mức kỹ thuật (định mức sản xuất) thì:  Định mức lao động được trình bày dạng: ĐMlđ (tính bằng giờ công, làm tròn đến 2 số lẻ) ĐGNC (tính bằng tiền, làm tròn đến 2 số lẻ); có thể hiểu ĐGNC là định mức tiền công.  Định mức thời gian sử dụng máy có dạng: ĐMthg (tính bằng giờ máy, làm tròn đến 2 số lẻ) ĐGSDM (tính bằng tiền, làm tròn đến 2 số lẻ); ĐGSDM có thể hiểu là định mức chi phí sử dụng máy.  Định mức hao phí vật liệu toàn phần tính cho 1 đơn vị sản phẩm: ĐMVL gồm: - ĐMCT tính theo số lượng vật liệu/ĐVSP xây dựng - ĐMhh tính theo % so với ĐMCT 1.2.2. Lập định mức kỹ thuật bằng phương pháp quan sát thực tế tại hiện trường xây lắp. Nội dung và trình tự của phương pháp này gồm 5 nội dung chính như sau: - Công tác chuẩn bị: Thành lập tổ, nhóm nghiên cứu; chuẩn bị dụng cụ, thiết bị chuyên môn; bồi dưỡng nhiệm vụ. - Quan sát thu thập số liệu:  Trước khi bắt tay vào việc quan sát lấy số liệu phải xác định trước cần phải thực hiện bao nhiêu quan trắc và thời gian dự kiến là bao nhiêu.  Chọn đối tượng quan sát; chia quá trình sản xuất thành các phần tử.
  • 7. 7  Lựa chọn phương pháp thu lượm thông tin thích hợp (có các phương pháp thường dùng là: phương pháp chụp ảnh – CA; phương pháp bấm giờ - BG; phương pháp chụp ảnh ngày làm việc – CANLV; phương pháp quan sát đa thời điểm – QSĐTĐ; phương pháp mô phỏng) - Xử lý thông tin thu được qua các lần quan trắc. - Tính định mức và trình bày thành tài liệu để áp dụng. - Áp dụng thử, sửa đổi bổ sung, ban hành định mức trong phạm vi được phép Lập định mức kỹ thuật bằng phương pháp quan sát thực tế sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần sau. 1.2.3. Phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê. - Phương pháp chuyên gia: Lập định mức theo phương pháp chuyên gia là dựa hẳn vào kinh nghiệm của chuyên gia để định ra định mức mới. Chuyên gia nói ở đây là những người có thể có học vấn cao và chuyên môn giỏi về một vài lĩnh vực nào đấy, chuyên gia cũng có thể chỉ là thợ lâu năm, lành nghề về một chuyên môn nhất định. Do đó chất lượng của định mức kỹ thuật được lập ra theo định mức này phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của chuyên gia. Chỉ nên áp dụng phương pháp này để định mức kỹ thuật cho những công việc, những hạng mục công việc, những hạng mục xây dựng mà ta chưa từng làm hoặc mới có ở Việt Nam. Mặt khác những kinh nghiệm được cho là tốt ở thời kỳ trước thì hiện tại có thể đã lỗi thời. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này thường được dùng phối hợp với chuyên gia. Lúc đầu áp dụng các định mức kỹ thuật theo phương pháp chuyên gia để tổ chức, quản lý sản xuất và lập kế hoạch tiến độ. Trong quá trình thực hiện, người ta thống kê hao phí các nguồn lực, thời gian và sản phẩm đạt được rồi rút ra các chỉ tiêu, các hệ số điều chỉnh, bổ sung các định mức đã dùng. Cứ làm như thế, từng bước hoàn thiện được các định mức kỹ thuật của chuyên gia. - Sự phối hợp: Người ta thường dùng kết hợp phương phương pháp thống kê với phương pháp chuyên gia (phương pháp kinh nghiệm) gọi chung là “phương pháp thống kê – kinh nghiệm”. Nhận xét: Không nên dùng phương pháp “thống kê – kinh nghiệm” một cách rộng rãi mà chỉ nên áp dụng đối với các công việc còn mới mẻ ở Việt Nam. Bởi vì ngoài
  • 8. 8 những nhược điểm của phương pháp kinh nghiệm đã nói ở trên, bản thân các số liệu thống kê nhiều khi còn chứa đựng những thông tin giả hoặc thiếu trung thực vì những lý do khác nhau. 1.2.3. Phương pháp hỗn hợp. Phương pháp hỗn hợp là cách sử dụng phối hợp một vài phương lập định mức với nhau nhằm hạn chế những điểm yếu của phương pháp này và phát huy mặt mạnh của phương pháp kia, chẳng hạn như phương pháp “thống kê – kinh nghiệm” đã nói ở trên. Thường dùng cách kết sau: - Phối hợp giữa phương pháp phân tích – tính toán (gọi ngắn gọn là phương pháp tính) với phương pháp quan sát thực tế tại hiện trường (gọi tắt là phương pháp quan sát) để lập định mức vật liệu (ĐMVL). Trong đó:  Phương pháp tính để xác định ĐMCT  Phương pháp quan sát để xác định ĐMhh - Phối hợp 3 phương pháp để lập ĐMVL như xác định định mức cấp phối cho 1m3 bêtông tươi:  Dùng phương pháp thí nghiệm để xác định tính chất cơ lý của vật liệu  Dùng phương pháp tính để xác định tỷ lệ cấp phối các thành phần tạo thành 1m3 bêtông tươi  Dùng phương pháp quan sát để xác định định mức hao hụt khâu thi công. Tóm lại, công thức phối hợp này được miêu tả là: Phương pháp thí nghiệm + phương pháp tính cấp phối + phương pháp quan sát thực tế ĐMVL = ĐMCT + ĐMhh - Cách phối hợp các phương pháp thu lượm thông tin:  Phương pháp thu số liệu chính xác đến từng phần tử, từng chi tiết  Phương pháp thu số liệu chính xác theo yêu cầu bao trùm trong thời gian sản xuất và đại diện cho nghề nghiệp hoặc loại sản phẩm xây dựng. 1.3. Phương pháp quan sát thu thập số liệu. Tên các phương pháp quan sát thu số liệu quan trắc và phạm vi sử dụng phù hợp. Có những cách phân loại các phương pháp quan trắc và sắp xếp theo những tiêu chí khác nhau: Thứ nhất theo tên gọi hay cách thức ghi chép (chụp ảnh, bấm giờ…); Thứ hai: theo mục đích, yêu cầu của việc lấy số liệu. Ở mục này, các phương pháp quan trắc được sắp xếp theo cách thứ hai.
  • 9. 9 Xuất phát từ mục đích yêu cầu của việc thu thập thông tin để lập định mức mới cần hai loại thông tin có mục đích, yêu cầu khác nhau. Cụ thể là: Nhóm A gồm các thông tin yêu cầu sát thực và chính xác đến từng chi tiết sản phẩm, đến từng thao tác để xác định thời gian tác nghiệp (Ttn), thời gian thực hiện các thao tác của máy xây dựng hoặc xác định số lượng vật liệu cấu thành sản phẩm. Các tiêu chuẩn định mức loại này yêu cầu thể hiện bằng số tuyệt đối với độ chính xác cao. Nhóm B gồm các thông tin mà tính chính xác và sát thực của nó không yêu cầu theo sát từng chi tiết, từng sản phẩm mà đòi hỏi tính đại diện cho từng loại sản phẩm, cho từng nghề trong suốt thời gian ca làm việc và suốt cả thời gian xây dựng công trình. Thông tin loại này cũng phải phản ánh được điều kiện tự nhiên (địa hình, thời tiết) của địa phương đặt công trình xây dựng. a. Để thu thập các thông tin thuộc nhóm A, thường dùng các phương pháp quan sát như sau: - Phương pháp chụp ảnh:  Chụp ảnh đồ thị (CAĐT)  Chụp ảnh ghi số (CAS)  Chụp ảnh dùng đồ thị kết hợp ghi số (CAKH) - Phương pháp bấm giờ :  Bấm giờ liên tục (BGLT)  Bấm giờ chọn lọc (BGCL) b. Các phương pháp quan sát thường dùng để thu lượm thông tin thuộc nhóm B - Phương pháp chụp ảnh ngày làm việc (ca làm việc) (CANLV – CACLV) - Phương pháp quan sát đa thời điểm (QSĐTĐ) - Phương pháp mô phỏng. 1.4. Chỉnh lý số liệuquan sát. 1.4.1. Chỉnh lý sơ bộ. Quá trình chỉnh lý sơ bộ gồm các công việc sau đây : - Hoàn chỉnh các thông tin trên phiếu đặc tính, như bố trí chỗ làm việc; các thông tin về cá nhân: tuổi đời, nghề nghiệp, thâm niên; các thông tin về thời tiết,… Việc bổ sung chỉnh sửa được làm ngay trên phiếu đặc tính. - Hoàn thiện các số liệu về số lượng sản phẩm phần tử đã thu được; loại bỏ những số liệu thu được chỉ sản xuất thực hiện không đúng quy trình, quy phạm kỹ
  • 10. 10 thuật hoặc máy móc thiết bị không đạt tiêu chuẩn quy định. Việc chỉnh lý sơ bộ này được làm ngay trên các tờ phiếu quan sát (phiếu chụp ảnh, bấm giờ)/ 1.4.2. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát 1.4.2.1. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát bằng phương pháp chụp ảnh đồ thị, chụp ảnh kết hợp đối với quá trình sản xuất không chu kỳ. Người ta dùng một cặp biểu bảng, mỗi cặp biểu bảng dùng để chỉnh lý số liệu cho một lần quan sát, bảng thứ nhất gọi là phiếu chỉnh lý trung gian (phiếu CLTG), bảng thứ hai gọi là phiếu chỉnh lý chính thức (phiếu CLCT). 1.4.2.1.1. Cấu tạo của phiếu CLTG và cách ghi  Bảng 1 : Phiếu CLTG (dùng cho từng lần quan sát) Tên quá trình sản xuất Lần quan sát STT Tên phần tử Hao phí lao động qua từng giờ trong ca (người.phút) Tổng cộng (người.phút)Giờ thứ 1 Giờ thứ 2 Giờ thứ 3 Giờ thứ 4 ……………. Giờ thứ n Tổng cộng  Yêu cầu việc chuyển số liệu từ các phiếu chụp ảnh sang phiếu CLTG : - Số liệu của phần tử nào diễn ra vào giờ thứ mấy trong ca thì phải ghi đúng cho phần ấy, đúng vào giờ thực hiện nó ghi ở phiếu chụp ảnh. 1.4.2.1.2. Cấu tạo của phiếu CLCT và cách ghi  Bảng 2 : Phiếu CLCT (dùng cho từng lần quan sát) Tên quá trình sản xuất Lần quan sát TT Tên phần tử Hao phí lao động ĐVT sản phẩm phần tử Số lượng sản phẩm phần tử Ghi chú Người.phút % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
  • 11. 11  Yêu cầu việc chuyển số liệu từ phiếu CLTG và phiếu chụp ảnh (CAĐT, CAKH) sang phiếu CLCT. - Thông tin ghi vào cột (1) và (2) lấy ở tài liệu chuẩn bị quan sát : chia quá trình sản xuất thành các phần tử trước khi bắt tay vào việc quan trắc. - Các số liệu ghi ở cột (3) được chuyển từ cột tổng cộng của phiếu CLTG - Số liệu ghi ở cột (4) là kết quả tính toán của người xử lý số liệu (hao phí lao động của từng phần tử được tính ra phần trăm (%) so với hao phí lao động thực tế. - Số liệu ở cột (5) và (6) được lấy trực tiếp ( và y nguyên ) từ các phiếu chụp ảnh của từng lần quan sát. 1.4.2.2. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan sát bằng phương pháp chụp ảnh đối với các quá trình sản xuất chu kỳ. Quá trình sản xuất chu kỳ có thể chia làm 2 dạng : - Dạng thứ nhất : Quá trình sản xuất gồm tất cả các phần tử chu kỳ. - Dạng thứ hai : Quá trình sản xuất chỉ gồm vài ba phần tử chu kỳ, các phần tử còn lại là không chu kỳ. Đối tượng chỉnh lý số liệu ở đây là số liệu thu được bằng chụp ảnh đối với quá trình sản xuất chu kỳ « dạng thứ hai » vừa nêu. Đây là một trường hợp trung gian : quá trình sản xuất vừa có các phần tử không chu kỳ vừa có các phần tử chu kỳ. Do đó cách chỉnh lý số liệu như sau : + Đối với các phần tử không chu kỳ : dùng cặp biểu bảng CLTG và CLCT để chỉnh lý. + Đối với các phần tử chu kỳ : cần phải chuyển các số liệu thu được bằng phương pháp chụp ảnh thành dãy số ngẫu nhiên. Mỗi lần quan trắc, mỗi phần tử chu kỳ có một dãy số tương ứng. 1.4.2.3. Chỉnh lý số liệu cho từng lần quan trắc bằng phương pháp bấm giờ chọn lọc. Nội dung chỉnh lý số liệu cho trường hợp này thực chất là chỉnh lý các dãy số ngẫu nhiên. Đối tượng được chỉnh lý ở đây là các dãy số ngẫu nhiên được hình thành bằng nhiều cách với những mục đích khác nhau : - Dãy số bấm giờ trong công tác định mức. - Dãy số của các quá trình tự nhiên : mưa, lũ… - Dãy số của các quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc các tiêu chí về chỉ tiêu phát triển con người (HDI).
  • 12. 12  Trình tự và nội dung chỉnh lý một dãy số ngẫu nhiên : Bước 1 : Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần Bước 2 : Xác định hệ số ổn định của dãy số : Trong đó : amax, amin : giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số. Có thể xảy ra 3 trường hợp đối với Kôđ :
  • 13. 13 Trường hợp 1 : Kôđ  1,3  Kết luận : Mọi con số trong dãy số đều dùng được a) Trường hợp 2 : 1,3 < Kôđ  2 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn. Phương pháp này yêu cầu bắt buộc phải xác định được giới hạn trên ( Amax) và giới hạn dưới (Amin) của dãy. Nếu chỉ xác định được Amax hoặc Amin tức là tập hợp số đã thu được còn tản mạn trên một nửa trục số nên nếu tính giá trị trung bình của nó thì không đáng tin cậy. Gặp trường hợp này phải quan trắc bổ sung số liệu (thêm vào tập hợp số đã có) và lại tính lại Kôđ đối với dãy số mới.  Kiểm tra giới hạn trên ( Amax) Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số là amax Amax = atb + K x (a’ max – amin) Trong đó: a’ max : giá trị lớn nhất còn lại trong dãy số sau khi đã bỏ (giả sử) amax K: hệ số kể đến số con số trong dãy (không kể các con số đã giả sử loại bỏ) So sánh Amax với giá trị lớn nhất “ giả sử loại bỏ” amax . Có thể xảy ra 2 trường hợp: + Trường hợp 1: Nếu Amax  amax thì giả sử loại bỏ là sai, vẫn giữ lại giá trị đó ở trong dãy số và tiến hành kiểm tra giới hạn dưới. + Trường hợp 2: Nếu Amax < amax thì việc giả sử bỏ đi là đúng, loại bỏ giá trị giả sử bỏ đi ra ngoài dãy số. Tiếp tục giả sử và lặp lại quá trình như trên cho đến khi nào xác định được giá trị Amax của dãy số thì thôi. Nếu đã loại bỏ đến 1/3 số con số của dãy số ban đầu mà vẫn chưa xác định được giá trị Amax thì chứng tỏ số liệu đã thu được chưa đủ để nghiên cứu, phải bổ sung thêm số liệu.  Kiểm tra giới hạn dưới ( Amin) Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là amin Amin = atb - K x (amax – a’ min) Trong đó: a’ min : giá trị lớn nhất còn lại trong dãy số sau khi đã bỏ (giả sử) amin K: hệ số kể đến số con số trong dãy (không kể các con số đã giả sử loại bỏ) So sánh Amin với giá trị nhỏ nhất “ giả sử loại bỏ” amin . Có thể xảy ra 2 trường hợp:
  • 14. 14 + Trường hợp 1: Nếu Amin > amin thì việc giả sử bỏ đi là đúng, loại bỏ giá trị giả sử bỏ đi ra ngoài dãy số. Tiếp tục giả sử và lặp lại quá trình như trên cho đến khi nào xác định được giá trị Amin của dãy số thì thôi. Nếu đã loại bỏ đến 1/3 số con số của dãy số ban đầu mà vẫn chưa xác định được giá trị Amin thì chứng tỏ số liệu đã thu được chưa đủ để nghiên cứu, phải bổ sung thêm số liệu. + Trường hợp 2 : Nếu Amin  amin : thì việc giả sử bỏ đi là sai, giữ lại giá trị đó trong dãy số. b) Trường hợp 2 : Kôđ > 2 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm – etn. Nội dung phương pháp etn như sau : Bước 1 : Tính độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm theo công thức : Trong đó : etn độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm tính theo số tương đối (%). ai : các giá trị quan trắc của một đại lượng ngẫu nhiên, i = 1,2,3,…n. n : số con số của dãy (cũng chính là số lần đã quan trắc). Bước 2 : So sánh etn với độ lệch quân phương tương đối cho phép [e]. Giá trị của [e] cho trong bảng sau : Số phần tử của QTSX chu kỳ  5 >5 [e] ±7% ±10% + Nếu etn  [e] : các con số trong dãy số đều dùng được. Kết luận : - Số con số dùng được Pi = n. - Hao phí thời gian hoặc hao phí lao động tương ứng Ti = Hi + Nếu etn > [e] : phải chỉnh lý dãy số theo chỉ dẫn của các hệ số định hướng là K1 và Kn theo công thức sau : + So sánh K1 và Kn :
  • 15. 15 Nếu K1 < Kn :bỏ đi giá trị bé nhất của dãy số (giá trị a1) Nếu K1  Kn : bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số (giá trị an ) Bước 3: Sau khi bỏ các số có giá trị a1 hoặc an theo kết quả so sánh ở trên, ta được một dãy số mới. Công việc chỉnh lý lại bắt đầu một chu trình mới, bắt đầu bằng tính Kôđ, Kôđ có thể rơi vào một trong ba trường hợp như đã trình bày ở trên. Công việc chỉnh lý dãy số có thể được kết thúc với dãy số xuất phát ban đầu, cũng có thể phải quan trắc để bổ sung thêm số liệu một vài lần khi đã loại bỏ quá 1/3 số con số trong dãy mà vẫn chưa đạt kết quả mong muốn (nhưng vẫn phải giữ dãy số ban đầu làm gốc). 1.4.3. Chỉnh lý số liệu sau nhiều lần quan sát Nhiệm vụ của bước chỉnh lý này là : xác định hao phí lao động hoặc hao phí thời gian sử dụng máy tính cho một đơn vị sản phẩm phần tử sau n lần quan sát. Nội dung của bước này là hệ thống lại các tài liệu đã được chỉnh lý ở từng lần quan sát rối áp dụng công thức “ bình quân dạng điều hòa” để tính ra các “ tiêu chuẩn định mức” cho từng phần tử của các QTSX. 1.4.3.1. Lập bảng ghi lại kết quả chỉnh lý số liệu của các lần quan sát: Lần quan sát (i = 1,2,3,…n) Sản phẩm thu được (Pi) Hao phí lao động hoặc thời gian tương ứng (Ti), giây Sản phẩm làm được quy cho 1 người hoặc 1 máy trong 1 giờ (Si) Ghi chú (1) (2) (3) (4) Các giá trị Si cho ta biết sơ lược về năng suất của đối tượng trong từng lần quan trắc 1.4.3.2. Tính hao phí lao động hoặc hao phí thời gian sử dụng máy tính cho một đơn vị sản phẩm phần tử sau n lần quan trắc
  • 16. 16 CHƯƠNG 2: LÂP ĐỊNH MỨC HAO PHÍ MÁY THI CÔNG 2.1. Chỉnh lí số liệuquan sát 2.1.1.Lần quan sát I 1)Công tác đào xúc đất. -Có số liệu quan sát được như sau: 5 6 7 6 5 4 7 6 8 7 9 5 6 7 8 9 5 6 4 8. -Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn 4 4 4 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 8 8 8 9 9 -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 9 4 = 2.5 > 𝐾ôđ = 2 Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. - Tính etn : 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒 𝑡𝑛 =± 100 132 √21∗878−1322 20 =±5.39% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.39% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=132 2)Nâng quay gầu có tải Tổng dãy số 4 4 4 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 8 8 8 9 9 132 (ai)² 16 16 16 25 25 25 25 36 36 36 36 36 49 49 49 49 64 64 64 81 81 878 Hao phíthời giam qua tường chu kì
  • 17. 17 -Ta có số liệu quan sát được như sau: 5 5 4 5 5 6 3 5 3 7 3 6 4 5 6 6 3 4 5 3 6 -Sắp sếp theo thứ tự: -Tính 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 -𝐾ôđ = 7 3 = 2.33 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒 𝑡𝑛 =± 100 99 √21∗497−992 20 =±5.69% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.69% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. Kết luận: -Số con số dùng được Pi= 21 -Hao phí thời gian tương ứng Ti=99 3)Đổ đất lên ô tô -Có số liệu quan sát được như sau: 7 5 6 5 7 5 4 4 5 5 4 3 3 5 4 4 3 3 4 5 7 -Sắp sếp số liệu quan sát được: - Tính 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 7 3 = 2.33 > 𝐾ôđ = 2 Tổng dãy số 3 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 99 (ai)² 9 9 9 9 9 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 36 36 36 36 36 49 497 Hao phíthời giam qua tường chu kì Tổng dãy số 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 6 7 7 7 98 (ai)² 9 9 9 9 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 36 49 49 49 490 Hao phíthời giam qua tường chu kì
  • 18. 18  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒 𝑡𝑛 =± 100 98 √21∗490−982 20 =±5.69% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.97% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. Kết luận: -Số con số dùng được Pi= 21 -Hao phí thời gian tương ứng Ti=98 4)Nâng quay gầu không tải -Có số liệu quan sát được như sau: 4 5 4 5 5 4 5 4 4 5 5 4 5 5 4 5 5 5 4 5 5 -Sắp sếp số liệu theo thứ tự: 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 5 4 = 1.25 Ta có Kôđ nhỏ hơn độ tan mạn cho phép .Vậy mọi con số trong dãy số đều dùng được. -Số con số của dãy là Pi= 21 -Tổng hao phí lao động Ti= 97 2.1.2. Lần quan sát 2 1)Đào xúc đất -Ta có số liệu quan sát được như sau: 8 7 9 11 8 6 7 8 7 7 6 5 11 7 6 5 7 6 5 10 6 - Sắp sếp số liệu theo thứ tự: Tổng dãy số 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 97 (ai)² 16 16 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 25 453 Hao phíthời giam qua tường chu kì
  • 19. 19 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 11 5 = 2.2 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 152 √ 21∗1164−(152)² 20 = ±5.38% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.38% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=152 2)Nâng quay gầu có tải. -Có số liệu quan sát được như sau: 7 8 10 7 6 8 10 7 8 7 9 7 8 7 7 8 12 9 13 12 -Sắp sếp số liệu theo thứ tự: -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 13 6 = 2.16 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. Tổng dãy số 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9 10 11 11 152 (ai)² 25 25 25 36 36 36 36 36 49 49 49 49 49 49 64 64 64 81 100 121 121 1164 Hao phíthời giam qua tường chu kì Tổng dãy số 6 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 10 10 12 12 13 176 (ai)² 36 36 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 64 64 81 81 100 100 144 144 169 1554 Hao phíthời giam qua tường chu kì
  • 20. 20 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 176 √ 21∗1554−(176)² 20 = ±5.17% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=5.17% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=176 3)Đổ đất lên ô tô: -Có số liệu quan sát được nhu sau: 7 8 8 7 9 9 7 8 9 9 7 8 8 7 9 7 7 9 7 9 7 -Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn: -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 9 7 = 1.28 < 𝐾ôđ < 1.3 => Tất cả con số trong dãy số đều dùng được -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=166 4)Nâng quay gầu không tải. -Có số liệu quan sát được như sau: 8 8 6 7 10 8 7 7 7 8 10 9 10 9 11 8 9 9 10 12. -Sắp sếp số liệu theo thứ tự tăng dần: 7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 10 10 10 10 11 12 -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 Tổng dãy số 7 7 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 9 9 166 (ai)² 49 49 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 64 64 81 81 81 81 81 81 81 1328 Hao phí thời giam qua tường chu kì
  • 21. 21 -Kôđ= 12 7 = 1.71 -Vì 1.3 < Kôđ=1.71< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn. -Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) + Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 12 có một con số. + Tính atb1: atb1= 6+7∗4+8∗6+9∗4+10∗4+11 21−1 = 8.45 Amax= 8.45 + 0.8 *( 11-6)=12.45 Ta thấy Amax= 12.45 > amax = 12 thì việc bỏ đi amax= 12 là sai. -Kiểm tra giới hạn dưới: Amin = atb2 – K*(amax – a’min) +Giả sử bỏ đi amin= 6 có 1 số atb2= 7∗4+8∗6+9∗4+10∗4+11+12 21−1 = 8.75 Amin= 8.75 - 0.8 (12-7)= 4.75 Ta có Amin=4.75< amin=6 Vậy bỏ đi amin= 6 là sai Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=173 2.1.3. Lần quan sát 3 1)Đào xúc đất -Có số liệu quan sát được như sau: 9 7 8 6.5 9 8.5 7 6 6 7 8 9 9 8.5 6 7.5 7.5 8 6 6 7 -Sắp sếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 6 6 6 6 6 6.5 7 7 7 7 7.5 7.5 8 8 8 8.5 8.5 9 9 9 9 - Tính Kôđ
  • 22. 22 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 9 6 = 1.75 < 𝐾ôđ = 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn. -Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) + Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 9 có 4 số. + Tính atb1: atb1= 6𝑥4+6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3+8.5𝑥2 21−4 = 6.73 Amax= 6.73 + 0.8 *( 8.5-6)=8.73 Ta thấy Amax= 8.73< amax = 9thì việc bỏ đi amax= 9 là đúng +Giả sử bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số amax= 8.5 có 2 số. + Tính atb1: atb1= 6𝑥4+6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3 17−2 = 6.73 Amax= 6.73 + 0.9*( 8-6)=8.33 Ta thấy Amax= 8.73>amax = 8thì việc bỏ đi amax= 8.5 là sai -Kiểm tra giới hạn dưới: Amin = atb2 – K*(amax – a’min) +Giả sử bỏ đi amin= 6 có 5 số atb2= 6.5+7𝑥4+7.5𝑥2+8𝑥3+8.5𝑥2 17−5 = 6.03 Amin= 6.03 - 0.9 (8.5-6.5)= 4.23 Ta có Amin=4.23< amin=6 Vậy bỏ đi amin= 6 là sai Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép. -Kết luận: + số con số dùng được : P= 17 + Hao phí thời gian tương ứng: T= 120.5 2)Nâng quay gầu có tải -Có số liệu quan sát như sau:
  • 23. 23 5 5 8 6 6 7 8 6 8 9 10 11 12 13 12 8 5 11 12 13 9 -Sắp sếp theo thứ tự từ bé đến lớn: - Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 13 5 = 2.6 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 184 √ 21∗1762−(184)² 20 = ±6.8% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=6.8% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=184 3)Đổ đất lên ô tô. -Có số liệu quan sát được như sau: 7 5 4 5 5 4 5 6 4 5 6 4 5 4 4 5 4 5 4 6 4 -Sắp sếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn: 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 - Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 7 4 = 1.75 Tổng dãy số 5 5 5 6 6 6 7 8 8 8 8 9 9 10 11 11 12 12 12 13 13 184 (ai)² 25 25 25 36 36 36 49 64 64 64 64 81 81 100 121 121 144 144 144 169 169 1762 Hao phí thời giam qua tường chu kì
  • 24. 24 Vì 1.3 < Kôđ=1.71< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn. -Kiểm tra giới hạn trên: Amax = atb1 + K*(a’max – amin) + Giả sử bỏ đi amax= 7 có một số atb1= 9∗4+8∗5+6∗3 21−1 = 4.7 Amax= 4.7 + 0.8 *( 6-4)= 6.3 Amax= 6.3 < amax= 7 nên việc bỏ đi amax= 7 là đúng dãy số còn 20 số + Giả sử bỏ đi amax= 6 có ba số. atb1= 9∗4+8∗5 20−3 = 4.47 Amax= 4.47 + 0.8* ( 5-4)= 5.27 Amax= 5.27 < amax= 6 nên việc bỏ đi amax= 6 là đúng dãy số còn 17 số + Giả sử bỏ đi amax=5 có 8 số: Atb1= 9∗4 17−8 = 4 Amax= 4 + 0.8* ( 4-4)= 4 Amax= 4 < amax= 5 nên việc bỏ đi amax= 5 là đúng dãy số còn 9 số Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là 𝟏𝟐 𝟐𝟏 x100% =57% > 30% tổng các con số trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu, thêm số 8 vào dãy số ta có dãy mới như sau: 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 8.5 - Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 8.5 4 = 2.1 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 tổng dãy số 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 7 8,5 109,5 (ai)^2 16 16 16 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 25 25 36 36 36 49 72,25 573,25 Hao phí thời gian qua từng chu kì
  • 25. 25 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 109.5 √ 22∗573.25−(109.5))² 21 = ±4.95% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=4.95% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 22 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=109.5 4)Nâng quay gầu không tải. -Có số liệu quan sát được như sau: 5 6 6 5 6 5 5 6 6 5 6 6 5 5 6 5 6 5 5 6 6 -Sắp sếp dãy số theo thứ tự tăng dần: 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 6 5 = 1.2 < 𝐾ôđ = 1.3 Độ tản mạn của dãy số là cho phép. Kết luận:Vậy mọi con số trong dãy số đều dùng được +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=116 2.1. 4. Lần quan sát số 4 1)Đào xúc đất: -Có số liệu quan sát được nhu sau: 7 8 6 7 7 6 7 8 7 6 7 6 6 9 6 7 6 7 6 5 -Sắp sếp theo thứ tự tăng dần: 5 6 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9 - Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 9 5 = 1.8
  • 26. 26 Vì 1.3 < Kôđ=1.8< 2 vậy phải chính lý theo phương pháp số giới hạn. -Kiểm tra giới hạn trên + Giả sử bỏ đi amax= 9 có một số atb1= 5+6∗8+7∗8+8∗3 21−1 = 6.65 Amax= 6.65 + 0.8 *( 8-5)= 9.05 Amax= 9.05 > amax= 9 nên việc bỏ đi amax= 9 là sai. -Kiểm tra giới hạn dưới: + Giả sử bỏ đi amin= 5 có 1 số atb2= 6∗8+7∗8+8∗3+9 21−1 = 6.85 Amin= 6.85 - 0.8 (9-6)= 3.85 Ta có Amin=3.85< amin=5 Vậy bỏ đi amin= 6 là sai Dãy số đã chỉnh lý nằm trong giới hanh cho phép. Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=142 2)Nâng quay gầu có tải: -Có số liệu quan sát được như sau: 6 6 7.5 6 7.5 7.5 6 7.5 6 7.5 6 7.5 6 7.5 7.5 6 7.5 7.5 6 6 6 -Sắp sếp dãy số theo thứ tự tăng dần 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 7.5 -Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 7.5 6 = 1.25 < 𝐾ôđ = 1.3 Độ tản mạn của dãy số là cho phép. Kết Luận:Vậy các con số trong dãy số đều dùng được +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti= 141 3)Đổ đất lên ô tô.
  • 27. 27 -Có số liệu quan sát được như sau: 6 4 6 7 8 7 6 7 4 9 7 8 6 4 8 6 7 7 6 5 7 -Sắp sếp các số liệu: - Tính Kôđ 𝐾ôđ = 𝑎 𝑚𝑎𝑥 𝑎 𝑚𝑖𝑛 𝐾ôđ = 9 4 = 2.25 > 𝐾ôđ = 2  Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp độ lệch quân phương. 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 ∑ 𝑎 𝑖 𝑛 𝑖=1 √ 𝑛 ∑ (𝑎)2−(∑ 𝑎)2𝑛 𝑖=1 𝑛 𝑖=1 𝑛−1 𝑒𝑡𝑛 = ± 100 135 √ 21∗905−(135)² 20 = ±4.6% -So sánh etn với [e] Quá trình sản xuất có 4 phần tử [e]=±7% vậy etn=4.6% < [e]=7% nên các con số trong dãy số đều dùng được. -Kết luận: +Số con số dùng được Pi= 21 +Hao phí thời gian tương ứng Ti=135 4)Nâng quay gầu không tải: - Ta có số liệu quan sát như sau: 4; 5; 3; 4; 5; 5; 4; 4; 3; 4; 3; 5; 4; 5; 4; 4; 4; 3; 6; 4; 5; - Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn 3; 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; - Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 6 3 = 2 ; mà 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn - Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) Tổng dãy số 4 4 4 5 6 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 9 135 (ai)² 16 16 16 25 36 36 36 36 36 36 49 49 49 49 49 49 49 64 64 64 81 905 Hao phíthời giam qua tường chu kì
  • 28. 28 - Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 1 số) atb1 = 3𝑥4+4𝑥10+5𝑥6 21−1 = 4,1 Amax = 4,1 + 0,8*(5 – 3) = 5,7 Tra hệ số K ứng với số 20 số : K = 0,8 Amax = 5,7 < amax = 6 nên lọai giá trị amax = 6 ra khỏi dãy số. Đến lượt a’max = 5 bị nghi ngờ. Giả sử bỏ đi giá trị a’max = 5 (6 số) a’tb1 = 3𝑥4+4𝑥10 20−6 = 3,71 A’max = 3,71 + 0,9*(4 – 3) = 4,61 K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số) Ta có A’max =4,61 < a’max =5 nên loại giá trị a’max =5 ra khỏi dãy số. Dãy số còn lại là 14 số Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là 𝟕 𝟐𝟏 x100% =33% > 30% tổng các con số trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu. Tiến hành bổ sung 5,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số. 3; 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5,5; 6; Tính Kôđ = 6 3 = 2 , ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 rơi vào trường hợp 2: Độ tản mạn của dãy số tương đối lớn, phải chỉnh lí theo phương pháp số giới hạn. - Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) - Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 1số) atb1 = 3𝑥4+4𝑥10+5𝑥6+5,5 22−1 = 4,17 Amax = 4,17 + 0,8*(5,5 – 3) = 6,17 Tra hệ số K ứng với số 21 số : K = 0,8 Amax = 6,17 > amax = 6 nên việc giả sử lọai giá trị amax = 5 là sai; giữ lại amax= 6. Dãy số còn lại là 21 số. * Kiểm tra giới hạn dưới (Amin): Amin = atb2 – K*(amax – a’min) - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 3 (có 4 con số).
  • 29. 29 - Tính atb2 = 4x10+5x6+5,5+6 22−4 = 4,53 K=0,8( tra bảng ứng với 18 số) Amin =4,53 – 0,8*(6 – 4) = 2,93 Thấy Amin = 2,93 < amin = 3 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3 là sai. Giá trị amin =3 được giữ lại trong dãy số. Dãy số còn lại 22 số -Kết luận : + Số con số dùng được Pi = 22 + Hao phí thời gian Ti = 93,5s. 2.1.5. Lần quan sát số 5 1)Quá trình đào xúc đất Ta có số liệu quan sát được như sau: 5; 6; 4; 5; 6; 6; 5; 5; 4; 5; 4; 6; 5; 6; 5; 5; 5; 4; 7; 5; 6; Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn. 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7; - Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 7 4 = 1,75 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn *Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) - Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 1 số) atb1 = 4𝑥4+5𝑥10+6𝑥6 21−1 = 5,1 Amax = 5,1 + 0,8*(6 – 4) = 6,7 Tra hệ số K ứng với số 20 số : K = 0,8 Amax = 6,7 < amax = 7 nên loại bỏ giá trị amax = 7 ra khỏi dãy số. Đến lượt a’max = 6 bị nghi ngờ. Giả sử bỏ đi giá trị a’max = 6 (6 số) a’tb1 = 4𝑥4+5𝑥10 20−6 = 4,71 A’max = 4,71 + 0,9*(5 – 4) = 5,61 K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số)
  • 30. 30 Ta có A’max =5,61 < a’max =6 nên loại giá trị a’max =6 ra khỏi dãy số. Dãy số còn lại là 14 số Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là 𝟕 𝟐𝟏 x100% =33% > 30% tổng các con số trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu. Tiến hành bổ sung 3,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số. 3,5; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7; - Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 7 3,5 = 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn - Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) - Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 1 số) atb1 = 3,5+4𝑥4+5𝑥10+6𝑥6 22−1 = 5,02 Amax = 5,02 + 0,8*(6 – 3,5) = 7,02 Tra hệ số K ứng với số 21 số : K = 0,8 Amax = 7,02 ≥ amax = 7 nên giữ lại giá trị amax = 7 trong dãy số. * Kiểm tra giới hạn dưới (Amin): Amin = atb2 – K*(amax – a’min) - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin =3,5 (có 1 con số). - Tính atb2 = 4x4+5x10+6x6+7 22−1 = 5,19 K=0,8( tra bảng ứng với 21 số) Amin =5,19 – 0,8*(7 – 4) = 2,79 Thấy Amin = 2,79 < amin = 3,5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3,5 là sai. Dãy số còn lại 22 số. -Kết luận: + Số con số dùng được Pi = 22 + Hao phí thời gian Ti = 112,5s. 2)Nâng quay gầu có tải Ta có số liệu quan sát như sau: 7; 6; 7; 6; 6; 7; 7; 6; 6; 6; 7; 6; 7; 7; 6; 6; 7; 7; 7; 6; 6;
  • 31. 31 Chỉnh lý dãy số trên: Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn: 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; 7; - Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 7 6 = 1,17 ; ta có Kôđ ≤ 1,3=>rơi vào trường hợp 1,độ tản mạn của dãy số là cho phép. -Kết luận: + Số con số dùng được Pi = 21 + Hao phí thời gian Ti = 136s. 3)Đổ đất lên ôtô -Ta có tài liệu quan sát được như sau: 4 4 5 5 5 6 6 6 7 5 4 6 7 6 7 6 7 4 4 5 5 -Sắp sếp dãy số theo chiều tăng dần: 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 -Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 7 4 = 1,75 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn -Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) +Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 có 3 số atb1 = 4𝑥5+5𝑥6+6𝑥7 21−4 = 5,41 Amax = 5,41 + 0,8*(6 – 4) = 7.01 Tra hệ số K ứng với số 17 số : K = 0,8 Amax = 7.1 > amax = 7 nên loại bỏ giá trị amax = 7 ra khỏi dãy số là sai - Kiểm tra giới hạn dưới (Amin) - Amin = atb2 – K*(amax – a’min) - - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 4 (có 5 con số). - - Tính atb2 = 5x6+6x7+7x3 21−5 = 5.81 - K=0,8( tra bảng ứng với 16 số) - Amin =5.81 – 0,8*(7-5) = 4.21
  • 32. 32 - Thấy Amin = 4.21> amin = 4 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 6 là đúng. Dãy số còn lại 16 số. - Đến lượt a’min = 5 bị nghi ngờ. - Giả sử bỏ đi giá trị a’min = 5 (6 số) - a’tb2 = 6𝑥7+7𝑥3 16−6 = 6.3 - A’min = 6.3 − 0,9*(7-6) = 5.4 - K = 0,9( tra bảng ứng với 14 số) - Thấy A’min = 5.4 >a’min = 5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị a’min=5 là đúng. - Nhận xét : Số con số bị loại là 7 số tức là 𝟏𝟏 𝟐𝟏 x100% =52.3% > 30% tổng các con số trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu. - Tiến hành bổ sung 3,5 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số: 3.5 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7 -Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 7 3,5 = 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn -Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) -Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 7 ( 3 số) atb1 = 3,5+4𝑥5+5𝑥6+6𝑥7 22−3 = 5,02 Amax = 5,02 + 0,8*(6 – 3,5) = 7,02 Tra hệ số K ứng với 19 số : K = 0,8 Amax = 7,02 ≥ amax = 7 nên giữ lại giá trị amax = 7 trong dãy số. * Kiểm tra giới hạn dưới (Amin): Amin = atb2 – K*(amax – a’min) - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin =3,5 (có 1 con số). - Tính atb2 = 4x5+5x6+6x7+7x3 22−1 = 5.38 K=0,8( tra bảng ứng với 21 số) Amin =5,39 – 0,8*(7 – 4) = 2,99
  • 33. 33 Thấy Amin = 2,99 < amin = 3,5 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3,5 là sai. Dãy số còn lại 22 số. -Kết luận: + Số con số dùng được Pi = 22 + Hao phí thời gian Ti = 116,5 4) Nâng quay gầu không tải Thu được dãy số gồm 21 số sau: 6; 5; 6; 5; 6; 4; 5; 6; 5; 5; 4; 3; 3; 5; 4; 3; 6; 4; 4; 6; 4; Sắp xếp dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; - Tính hệ số ổn định Kôđ Kôđ = 6 3 = 2 ; ta có 1,3< Kôđ ≤ 2 => Trường hợp 2. Dãy số được chỉnh lý theo phương pháp số giới hạn - Kiểm tra giới hạn trên( Amax) Amax = atb1 + K*(a’max – amin) - Gỉa sử việc bỏ đi giá trị lớn nhất của dãy số: amax = 6 ( 6 số) atb1 = 3𝑥3+4𝑥6+5𝑥6 21−6 = 4,2 Amax = 4,2 + 0,9*(5 – 3) = 6 Tra hệ số K ứng với số 15 số : K = 0,9 Amax = 6,0 ≥ amax = 6 nên giữ lại giá trị amax = 6 trong dãy số. * Kiểm tra giới hạn dưới (Amin): Amin = atb2 – K*(amax – a’min) - Giả sử bỏ đi giá trị nhỏ nhất của dãy số là giá trị amin = 3 (có 3 con số). - Tính atb2 = 4x6+5x6+6x6 21−3 = 5 K=0,8( tra bảng ứng với 18 số) Amin =5 – 0,8*(6 – 4) = 3,4 Thấy Amin = 3,4 > amin = 3 nên việc giả sử bỏ đi giá trị amin = 3 là đúng. Dãy số còn lại 18 số. Đến lượt a’min = 4 bị nghi ngờ. Giả sử bỏ đi giá trị a’min = 4 (6 số)
  • 34. 34 a’tb2 = 5𝑥6+6𝑥6 18−6 = 5,5 A’min = 5,5 − 0,9*(6 – 5) = 4,6 K = 0,9( tra bảng ứng với 12 số) Thấy A’min = 4,6 > a’min = 4 nên việc giả sử bỏ đi giá trị a’min=4 là đúng. Dãy số còn lại là 12 số. Nhận xét : Số con số bị loại là 9 số tức là 𝟗 𝟐𝟏 x100% =42,9% > 30% tổng các con số trong dãy nên ta sẽ tiến hành bổ sung thêm số liệu vào dãy số ban đầu. Tiến hành bổ sung 7 vào dãy số ban đầu ta được dãy số mới gồm 22 số. 3; 3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 5; 5; 5; 5; 5; 5; 6; 6; 6; 6; 6; 6; 7; - Tính Kôđ = 7 3 = 2,33> 2 => Rơi vào trường hợp 3 : Độ tản mạn lớn, xử lý theo phương pháp “ Độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm” Tính độ lệch quân phương tương đối thực nghiệm theo công thức: etn (%) = ± 100 ∑ ai n i=1 √n ∑ (ai)2 –(∑ ai)n i=1 2n i=1 n−1 Bảng: Tính etn Ta có: etn = ± 100 106 √ 22x538−1062 22−1 = ±5,04% - So sánh etn với [e] Tra bảng 3.3 giáo trình lập định mức xây dựng, quá trình khai thác đất bằng máy xúc có ≤ 5 phần tử chu kỳ thì [e] = ± 7%. Vậy │etn │=│ ±5,04% │< │[e] │=│ ± 7%│ nên các con số trong dãy đều dùng được. - Kết luận: + Số con số dùng được Pi = 22. + Hao phí thời gian Ti = 106s. tổng dãy số 3 3 3 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 7 106 (ai)^2 9 9 9 16 16 16 16 16 16 25 25 25 25 25 25 36 36 36 36 36 36 49 538 Hao phí thời gian qua từng chu kì
  • 35. 35 TỔNG HỢP SỐ LIỆU SAU CHỈNH LÝ STT Tên công tác Lần quan sát 1 Lần quan sát 2 Lần quan sát 3 Lần quan sát 4 Lần quan sát 5 P1 T1 P2 T2 P3 T3 P4 T4 P5 T5 1 Đào xúc đất 21 132 21 152 17 120.5 21 142 22 112.5 2 Nâng quay gầu có tải 21 99 21 176 21 184 21 141 21 136 3 Đổ đất lên ô tô 21 98 21 166 22 109.5 21 135 22 116.5 4 Nâng quay gầu không tải 21 97 21 173 21 116 22 93,5 22 106 2.1.6.Chỉnh lý cho nhiều lần quan sát. Công thức tính :T̅ck =  n i i i T P n 1 Trong đó : Pi: là số chu kỳ quan sát của lần quan sát thứ i Ti: là tổng hao phí thời gian sử dụng máy T̅1 = 5 21 132 + 21 152 + 17 120.5 + 21 142 + 22 112.5 = 6,41 giây T̅2 = 5 21 99 + 21 176 + 21 184 + 21 141 + 21 136 = 7.14 giây T̅3 = 5 21 98 + 21 166 + 22 109,5 + 21 135 + 22 116.5 = 4.25 giây T̅4 = 5 21 97 + 21 173 + 22 116 + 22 93.5 + 22 106 = 5.26 giây T̅ck=T̅1 + T̅2 + T̅3 + T̅4 = 6,41 + 7,14 + 4,25 + 5,26= 23.06 giây. 2.1.7.Chỉnh lýsố liệucho phương pháp CANLV
  • 36. 36 Thực hiện 4 lần CANLV (n = 4) để thu số liệu về thời gian máy ngừng việc vì lí do công nghệ (ti) như sau: t1 = 10.5% ; t2 = 12%; t3 = 13%; t4 = 12.5%. Tính giá trị trung bình: t̅ = 10.5+12+13+12,5 4 = 12% Lập bảng để tính phương sai thực nghiệm S = 𝜎2 = ∑ (ti−t̅)2n i=1 n−1 ti 10,5 12 13 12,5 Tổng ti - t̅ -1,5 0 1 0,5 (ti - t̅)2 2,25 0 1 0,25 3,5 Ta có: S = 𝜎2 = 3,5 4−1 = 1,166 Vậy điểm thực nghiệm (ký hiệu là điểm A) có tọa độ(4; 1,166). Biểu diễn điểm A(4; 1,166) lên mặt phẳng tọa độ có các đường đồ thị ta thấy rằng điểm A nằm bên phải đường đồ thị ứng với  = 3%,có nghĩa là sai số của kết quả thực nghiệm nhỏ hơn sai số cho phép. Rút ra kết luận: Số lần CANLV đã thực hiện (4 lần) là đủ và thời gian nghỉ giải lao 12% với sai số 1% : (12 ±1)% 2.1.8.Thiết kế định mức a. Xác định năng suất giờ tính toán của máy NSgtt = n x V (m3/giờ máy) Trong đó: NSgtt : Năng suất giờ tính toán của máy (m3/giờ máy) n : số chu kì máy thực hiện trung bình trong 1 giờ n= 3600 Tck = 3600 23.06 = 156.12 chu kỳ V : năng suất lý thuyết của 1 chu kì làm việc; dung tích gầu V= 0,5 m3 Vậy năng suất giờ tính toán của máy là: NSgtt = 156.12 x 0,5 = 78.06 (m3/giờ máy) b. Xác định năng suất giờ kỹ thuật của máy NSgkt = NSgtt x K1 x K2 … (m3/giờ máy) Trong đó: NSgkt : Năng suất giờ kỹ thuật của máy (m3/giờ máy)
  • 37. 37 NSgtt : Năng suất giờ tính toán của máy (m3/giờ máy) K1, K2, … : Các hệ số kể đến các điều kiện kỹ thuật trong thi công như độ đầy gầu, độ tơi của đất.. Độ đầy gầu = 0,98 NSgkt = 78.06 x 0,98= 76.5 (m3/giờ máy) c. Xác định năng suất định mức của máy NSđm = NSgkt x Kt (m3/giờ máy) Trong đó: NSđm : Năng suất định mức của máy (m3/giờ máy) NSgkt : Năng suất giờ kỹ thuật của máy (m3/giờ máy) Kt : Hệ số sử dụng thời gian của máy Kt = 100−(𝑡đb+tngqđ) 100 Trong đó: Kt : Hệ số sử dụng thời gian của máy kể đến các yếu tố về quản lý, điều kiện thi công tđb : Thời gian đặc biệt, gồm: Thời gian máy chạy không tải cho phép trong ca làm việc = 4% ca làm việc. tngqđ : thời gian nghỉ quy định, gồm: Thời gian máy ngừng để bảo dưỡng trong ca = 18 phút = 18/(8*60) =3.75% ca làm việc. Thời gian máy ngừng để thợ lái nghỉ giải lao = 6.5% ca làm việc. Thời gian máy ngừng việc vì lí do công nghệ =12 % ca làm việc. Kt = 100−(4+3.75+6.5+12) 100 = 0,7375 Vậy năng suất định mức của máy: NSđm = NSgkt x Kt = 76.5 x 0,7375 = 56.41(m3/giờ máy) d. Xác định định mức sử dụng máy ĐMsdm = 1 NSđm = 1 56.41 =0,0177 (giờ máy/ m3)
  • 38. 38