SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, của riêng tôi. Các kết luận,
số liệu được sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ này là trung thực, đảm bảo độ tin cậy.
Nội dung nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ chưa từng được đăng tải, công bố tại
bất kì đâu.
Tác giả Luận văn Thạc sỹ
i
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................ii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................. iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ....................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN ............................................................................................... 7
1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự
Việt Nam 2015, CISG và PICC............................................................................ 8
1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản ............................................................................................................ 8
1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC .......................................................... 13
1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG.............. 15
1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân
sự Việt Nam 2015 ................................................................................................ 17
1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG ................................... 17
1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC ................................... 18
1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015
21
1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản............................ 22
CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC.28
2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao
kết hợp đồng........................................................................................................ 28
2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về
sự thay đổi hoàn cảnh......................................................................................... 29
2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn
toàn khác.............................................................................................................. 30
2.4. Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.............................................. 31
ii
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.5. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn
chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.............................................. 33
CHƯƠNG III –QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG
HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 .................................. 40
3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng ..... 40
3.1.1. Luật không đặt ra nghĩa vụ phải đàm phán ............................................. 42
3.1.2. Chủ thể trong đàm phán .......................................................................... 42
3.1.3. Nghĩa vụ chứng minh .............................................................................. 45
3.1.4. Khái niệm “thời hạn hợp lý” ................................................................... 46
3.2. Quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng ........................ 47
3.2.1. Thẩm quyền của Tòa án bị bó hẹp .......................................................... 48
3.2.2. Việc xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” ...................................... 49
3.3. Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá
trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết................... 50
3.4. Đánh giá thực trạng..................................................................................... 52
3.4.1. Những điểm tích cực ............................................................................... 52
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................... 53
3.4.3. Nguyên nhân............................................................................................ 54
CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TẠI
VIỆT NAM.............................................................................................................. 56
4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng
khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................................................... 56
4.2. Các giải pháp................................................................................................ 56
4.2.1. Giải pháp giải thích Điều 420 BLDS 2015 ............................................. 57
4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420.............................. 63
4.2.3. Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong
hợp đồng............................................................................................................ 66
4.3. Kiến nghị....................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 73
PHỤ LỤC................................................................................................................ 79
iii
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban Nhân dân
BLDS Bộ luật Dân sự
ULIS Luật thống nhất về bán hàng hóa quốc
tế
CISG Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
PICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp
đồng thương mại quốc tế
PECL Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng
UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật
thương mại quốc tế
UNIDROIT Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế
ICC Phòng Thương mại Quốc tế
Hardship Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
GS. Giáo sư
iv
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
PGS. Phó Giáo sư
TS. Tiến sĩ
NXB. Nhà xuất bản
v. với
v
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Đề tài của Luận văn Thạc sỹ có tên là “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc
UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”.
Luận văn gồm 04 chương. Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn
cảnh thay đổi cơ bản”. Chương I gồm ba phần. Phần 1.1 sẽ nêu Sự ra đời của điều
khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015, CISG và PICC (bao
gồm quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, sự ra đời của Hardship theo PICC và sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản
theo Công ước CISG). Phần 1.2 giới thiệu khái niệm hoàn cảnh thay đởi cơ bản theo
CISG, PICC và BLDS Việt Nam 2015. Phần 1.3 sẽ so sánh điểm giống và khác
nhau giữa trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Chương II của Luận văn Thạc sỹ “Điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản theo BLDS Việt Nam và so sánh với CISG và PICC”, người viết trước hết sẽ
phân tích các điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo 05 điều kiện: (1) Sự
thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
(2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh; (3) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì
hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác; (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp
đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (5) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của
hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích (ứng
với từng mục). Người viết so sánh từng điều kiện để xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ
bản theo BLDS Việt Nam 2015 với những điều kiện theo PICC và CISG. Sau đó,
người viết dẫn các ví dụ minh họa để phân tích các điều kiện này.
Ở chương III “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay
đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”, người viết sẽ
nêu các quyền và nghĩa vụ về đàm phán lại hợp đồng, quyền yêu cầu Tòa án chấm
vi
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
dứt hay sửa đổi hợp đồng và nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng và phân tích
những bất cập trong những quy định này.
Chương IV – chương cuối cùng của Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp, đề xuất về
giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản tại Việt Nam”, người viết sẽ đề xuất giải pháp giải thích một số thuật ngữ trong
điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (phần 4.1). Phần 4.2 sẽ nêu đề xuất bổ sung
cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420. Phần 4.3 sẽ là những đề xuất của người viết về
việc soạn thảo điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng. Cuối cùng,
người viết sẽ nêu những kiến nghị để phù hợp với thực trạng hiện nay của nước ta.
vii
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài
Tiến trình phát triển của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi
cơ bản: Từ Bộ luật Dân sự đầu tiên sau khi Việt Nam được hoà bình, thống nhất là
Bộ luật Dân sự 1995. Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự
1995 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và có nhiều quy định không còn phù hợp với
thực tế xã hội luôn không ngừng phát triển, nên Bộ luật Dân sự 1995 đã được thay
thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Cũng 10 năm sau sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005,
Quốc hội Việt Nam luôn không ngừng xây dựng những dự thảo luật sửa đổi, bổ
sung cho Bộ luật Dân sự nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay
thế bằng những quy định có tính hợp lý và khả thi hơn. Bộ luật Dân sự 2015 hiện
hành đã ra đời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu
hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay
và bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam nói
riêng, các quan hệ dân sự và kinh tế ngày một trở nên phức tạp và mở rộng và được
thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
và xã hội như: là sự cụ thể hoá ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi giao kết,
đồng thời thể hiện được phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp
đồng, là cơ sở để các chủ thể giải quyết các tranh chấp khi phát sinh,…
Trong quá trình giao kết hợp đồng, các chủ thể đều mong muốn hợp đồng có khả
năng được thực hiện, bảo đảm được tính pháp lý đồng thời là cơ sở để xử lý các mâu
thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ
quan mà việc thực hiện hợp đồng trở thành một nghĩa vụ không thể thực hiện được
hoặc thực hiện không trọn vẹn hoặc thực hiện không đúng như mong muốn giao kết
ban đầu của các bên. Vậy, những lý do khiến các bên không hoàn thành nghĩa vụ là gì,
các bên có thể dự liệu trước được những nguyên nhân này bằng cách ghi nhận trong
hợp đồng hay không, trong trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ do
1
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
những nguyên nhân khách quan, và các cơ quan có thẩm quyền có thể can thiệp vào
việc thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra những sự kiện không lường trước này được hay
không?
Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm
2007,1
và trở thành thành viên của CISG năm 2015,2
cũng như luôn tích cực tham
khảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để hoàn thiện
pháp luật hợp đồng của nước mình. Thuật ngữ “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất
hiện trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT; trong khi đó, Công ước quốc tế CISG không
quy định cụ thể về “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, nhưng một số học giả vẫn cho rằng
có tồn tại khái niệm này trong Công ước CISG. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá
mới mẻ trong pháp luật Việt Nam (lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự
2015). Do vậy, khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn tương đối mơ hồ và
thiếu tính cụ thể trong pháp luật Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG
và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Đây là vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong việc thực hiện hợp đồng trong tình hình
hiện nay.
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu
a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến Hoàn cảnh thay
đổi cơ bản. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để đánh
giá thế nào là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng khi xảy ra sự kiện này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods
(CISG)” của Markus Petsche, được đăng trên Tạp chí Vindobona Law Journal,
1
Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
2
Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này.
2
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
“Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship
Exemption, Jurisprudence”, của Daniel Girsberger và Paulius Zapolskis, hay “Force
majeure and hardship: Application in international trade practice with specific
regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial
Contracts” của Joern Rimke,...
Những công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu rất giá trị để người viết
nắm được những quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong CISG và PICC. Đồng
thời, những phân tích của các học giả trong những công trình nghiên cứu kể trên
cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để so sánh với những quy định trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2015.
b) Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong mối liên hệ so sánh “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Bộ luật Dân sự
Việt Nam với các Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDRIOIT, hiện ở Việt Nam,
có rất nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, hay tại các hội nghị như Hội
thảo Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của PGS. TS. Đỗ
Văn Đại, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần
Thị Giang Thu, được đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86/2016, hay “Điều
khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước
ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lê Minh Hùng được đăng trên Tạp chí
nghiên cứu lập pháp số 6/2009,…
Những công trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu rất quý giá, là một trong
những căn cứ giúp người viết có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc
nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu so sánh các quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trên cơ
sở so sánh, đối chiếu các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và
đưa ra những đề xuất trong việc giải thích và áp dụng những điều khoản này. Đây là
Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu so sánh cả ba văn bản này.
3
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Các hoạt động thương mại nói chung thường được quy định cụ thể trong luật
chuyên ngành. Ví dụ ở Anh có Đạo luật Bán hàng hóa (Sale of Goods Act), ở Pháp
có Luật Thương mại (French Commercial Code), Luật Hợp đồng (Contract Law),…
Còn ở Việt Nam, Luật Thương mại là luật chuyên ngành điều chỉnh những hoạt
động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi; hoặc các hoạt động
mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp
đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động
kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.3
Tuy nhiên, vấn đề “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” lại không được quy định
trong Luật Thương mại của Việt Nam nhưng lần đầu được quy định ở trong Bộ luật
Dân sự 2015. Do vậy, “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” là thuật ngữ hết sức mới mẻ và
thu hút sự quan tâm của không chỉ những nhà luật gia mà còn số đông những
chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và có hoạt động liên quan trong lĩnh vực này. Đề
tài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những lý luận về việc thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và đề xuất một số giải pháp để giải thích và áp
dụng điều khoản này cho các luật sư, doanh nghiệp cũng như đối với Tòa án, Trọng
tài tại Việt Nam. Thành công của đề tài này sẽ làm phong phú kho tàng lý luận về
Bộ luật Dân sự ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nguyên cứu của đề tài tập trung vào việc liệu có tồn tại điều khoản
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong Công ước CISG; các quy định về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ nguyên tắc
UNIDROIT và Công ước CISG. Từ đó, xem xét các quy định Hoàn cảnh thay đổi
cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 có phù hợp với các công ước quốc tế và
nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế hay không và còn tồn tại bất cập, hạn
chế hay không.
3
Luật Thương mại Việt Nam, ngày 14/06/2005, Điều 1.
4
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
4- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật về thực hiện
hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản..
Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được giới hạn bởi các quy định của Công
ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Các
vụ việc tranh chấp liên quan đến cách giải thích và áp dụng Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản sẽ bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới.
5- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn Thạc sỹ được thực hiện với sự áp dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê,
so sánh luật học, phân loại và hệ thống hóa,…
Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp các quy định trong Công ước, Bộ nguyên tắc, Bộ luật. Đồng thời, việc
phân tích cũng được lồng ghép các ví dụ và liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện
hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam và trên thế giới để đưa ra
những giải pháp phù hợp trong thời gian tới.
Phương pháp so sánh luật học được sử dụng khi so sánh các quy định của pháp
luật Việt Nam với Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT và so sánh các quy
định của Bộ luật Dân sự Việt Nam qua các năm, so sánh Dự thảo với Bộ luật hiện hành,
cũng như so sánh các quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT qua các ấn bản.
Phương pháp nghiên cứu tình huống cũng được vận dụng khi người viết đưa ra
những ví dụ để nhận định trường hợp nào được coi là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
trường hợp nào không.
Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được áp dụng xuyên suốt luận văn, kết
hợp phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua một số
5
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
án lệ cụ thể. Từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải
quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương IV của luận văn này.
6- Kết quả dự kiến của Luận văn
Dự kiến Luận văn sẽ đi sâu phân tích và làm rõ được sự kiện Hoàn cảnh thay
đổi cơ bản và những hệ quả pháp lý của sự kiện này. Thông qua Luận văn, những đề
xuất góp ý về cách diễn giải vấn đề pháp lý cũng hi vọng sẽ được đón nhận bởi
không chỉ các Luật sư, chuyên gia, Doanh nghiệp, mà còn được sử dụng bởi Tòa án,
Trọng tài.
7- Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tóm tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh
mục kí hiệu - chữ viết tắt, nội dung của bài Luận văn gồm 04 chương:
Chương I – Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Chương II – Điều kiện xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự
Việt Nam và so sánh với CISG và PICC
Chương III – Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp hoàn cảnh thay
đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015
Chương IV – Giải pháp giải thích và áp dụng quy định về thực hiện Hợp đồng
khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam
6
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH
THAY ĐỔI CƠ BẢN
Khi thực hiện hợp đồng, thực tiễn nảy sinh rất nhiều sự kiện bất ngờ, khiến
hợp đồng khó có thể thực hiện được như ban đầu. Việc xuất hiện những sự kiện
không lường trước được khiến chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, gây thiệt hại rõ
rệt cho một bên nếu như hai bên vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận ban
đầu. Bởi vậy, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên trong hợp đồng trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ, và chia sẻ hợp lý rủi ro cũng như quyền và lợi ích của các
bên trong hợp đồng, điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời.
Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh việc tồn tại một quy định về hoàn cảnh
thay đổi cơ bản là rất quan trọng. Trong vụ Fibrosa Spolka Akcyjna v Fairbairn
Lawson Combe Barbour Ltd.,4
một công ty Anh, đã sản xuất một số máy móc cho công
ty Ba Lan và trong hợp đồng có điều khoản giao hàng CIF tại Gdynia, Ba Lan.5
Tổng
số tiền theo hợp đồng là £4,800, trong đó thực tế Công ty Ba Lan mới chỉ trả £1,000.
Chiến tranh giữa Đức và Ba Lan nổ ra vào năm 1939, cùng thời điểm Anh tuyên chiến
với Đức. Cảng Gdynia bị xâm chiếm khiến Công ty Anh không gửi hàng tới như thỏa
thuận. Nghị viện quyết định rằng Công ty Anh đã vi phạm hợp đồng và phải hoàn
£1,000. Thời điểm ấy, chưa có những quy định về hoàn cảnh thay đổi khiến Công ty
Fibrosa không có quyền hưởng những bồi thường về chi phí mà họ đã phải chịu khi sản
xuất máy móc theo một phần hợp đồng. Các học giả sau này nhận định rằng: một quy
định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể làm tăng tính công bằng của
4
Vụ Fibrosa SA v Fairbairn Lawson Combe Barbour Ltd. [1943] AC 32;
http://www.bailii.org/uk/cases/UKHL/1942/4.html (truy cập ngày 20/11/2019)
5CIF (Cost-Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu, Các quy tắc của ICC về sử dụng
các điều kiện Thương mại quốc tế và nội địa – INCOTERMS 2010, có hiệu lực ngày 01/01/2011. - Đây là
điều kiện khá phổ biến trong xuất nhập khẩu. Người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá
trình vậy chuyển bằng tàu biển. Chẳng hạn như lô hàng Chuối của bạn khi đi trên biển gặp các rủi ro như bão,
cướp biểm hoặc con chuột nó cắn đứt dây điện máy lạnh làm lô hàng hư hỏng thì lúc này bảo hiểm sẽ chịu
trách nhiệm tức nhiên bạn có trách nhiệm liên đới và người mua không chịu trách nhiệm gì cả. Người bán (
shipper) có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110%.
7
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
luật và bảo vệ các bên bị chịu thiệt hại. Điều khoản ấy cũng sẽ mang lại những lợi
ích kinh tế nhất định.6
1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân
sự Việt Nam 2015, CISG và PICC
1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh
thay đổi cơ bản
Từ năm 1995 tới nay, Việt Nam đã trải qua hai lần sửa đổi BLDS đó là BLDS
20057
và Bộ luật hiện hành đang có hiệu lực là BLDS 2015.8
BLDS năm 2015 được
kỳ vọng sẽ tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền
dân sự của người dân.
Quá trình xây dựng dự án BLDS 2015 được thực hiện qua các bước soạn thảo,
lấy ý kiến, thảo luận và thông qua. Cụ thể, có rất nhiều điểm mới được đưa vào
BLDS 2015 như: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, quyền xác định lại giới
tính, quy định về tài sản và quyền sở hữu, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản,…
Bảng thống kê lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản được trình bày dưới đây:
Bảng 01: Lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn
cảnh thay đổi cơ bản
Lý do sẽ không sử dụng Tỷ lệ phần trăm (%)
Sẽ không có trường hợp Hoàn cảnh thay đổi diễn ra 19,23%
Pháp luật Việt Nam chưa công nhận 88,46%
6
Angelika Awasthi & Gaurangi Kapoor (2018), “UNIDROIT Principles: Commercial Hardship in India context”,
Indian Journal of Law & International Affairs, Số II(2), 47-63, tr. 56.
7
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, ngày 14/06/2005.
8
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, ngày 24/11/2015.
8
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Đã có điều khoản Bất khả kháng 84,61%
Có những biện pháp khắc phụ như bảo hiểm, trái phiếu,
100%
đảm bảo, đàm phán,…
(Thực hiện 12/2013 – 03/2014)9
Dựa vào Bảng thống kê ở trên, có thể thấy, bên cạnh yếu tố Việt Nam chưa
đưa điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào nội luật, Doanh nghiệp và những
người trực tiếp soạn thảo hợp đồng chưa nắm được bản chất của sự kiện Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản này, cũng như chưa phân biệt được điều khoản hoàn cảnh thay đổi
cơ bản và bất khả kháng. Do vậy, điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản rất mới mẻ
đối với pháp luật Việt Nam. Ngay khi thuật ngữ hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời
trong Dự thảo BLDS đã nhận được rất nhiều thảo luận từ các cán bộ, học giả, luật
gia và người dân.
Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu về về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vấn đề này qua
thảo luận có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất không tán thành việc bổ sung Điều
419 về việc Tòa án được quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Loại ý kiến thứ hai, tuy tán thành với cơ chế điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay
đổi cơ bản, nhưng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh thay đổi, các
trường hợp thay đổi và chủ thể được thay đổi hợp đồng.
Vì vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nội dung này và chỉnh lý chặt
chẽ theo hướng: “Làm rõ các điều kiện xác định hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ
bản; khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên
kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; trong trường hợp các bên không
thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các
bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được
quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp
9
Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển (2015), tlđd., tr. 57.
9
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với việc thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”,
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nêu.
Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho hay:
“Cách xử lý lại như lần này, tôi cho là hợp lý. Vì trước hết trong dự thảo điều này
có quy định hoàn cảnh thay đổi đặc biệt là trong trường hợp nào. Ở đây có quy
định ra năm trường hợp đặc biệt. Tôi cho rằng rất phù hợp rất chặt chẽ. Tránh sự
tùy tiện, cái gì cũng cho là đặc biệt để yêu cầu sửa đổi hợp đồng thì không đúng”.
Cũng tại phiên thảo luận, các Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Đại biểu
Huỳnh Thành (Gia Lai)... cũng đồng thuận với phương án này.10
Bên cạnh những ý kiến của các đại biểu nhân dân, các học giả, chuyên gia cũng
để lại những bình luận đáng chú ý:
Cần bổ sung điều khoản về việc áp dụng Hardship như là ngoại lệ của
nguyên tắc Pacta sunt servanda
BLDS Việt Nam năm 2005 mới chỉ điều chỉnh một trường hợp ngoại lệ của
nguyên tắc tôn trọng cam kết hay hiệu lực bắt buộc của hợp đồng (pacta sunt
servanda) là sự kiện bất khả kháng (force majeure) chứ chưa điều chỉnh ngoại lệ
thứ hai của nguyên tắc này được luật hợp đồng thế giới thừa nhận rộng rãi là
hardship. Dưới góc độ luật hợp đồng quốc tế, hardship và force majeure là hai khái
niệm được xây dựng nhằm phân chia rủi ro trong hợp đồng và được thiết kế như các
quy tắc để giải quyết các xung đột về lợi ích khi có hoàn cảnh thay đổi hoặc xảy ra
các tình huống không thể lường trước được làm thay đổi hoàn toàn cục diện của hợp
đồng.11
Đây là hai ngoại lệ của nguyên tắc nền tảng - pacta sunt servanda nhằm
giới hạn bớt tính chất nghiêm ngặt của nguyên tắc pacta sunt servanda.12
10 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=346916s (truy cập ngày 19/10/2019).
11
Nguyễn Anh Thư, (2014), “Đề xuất sửa đổi, bổ sung qui định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong Bộ
luật dân sự Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Số 30(3), 61-72, tr. 64.
12 Joern Rimke (2001), “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with
specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts”, Pace
Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Kluwer, 197-243,
http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/rimke.html (truy cập ngày 04/08/2019).
10
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Theo các chuyên gia, việc bổ sung một điều khoản về việc áp dụng Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản là ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda vào điều khoản về
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là rất cần thiết. Tuy nhiên, ý
kiến này cuối cùng đã không được ban soạn thảo chấp nhận và không được đưa vào
BLDS 2015.
Phù hợp với thông lệ quốc tế
Theo TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, khái niệm điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi bắt nguồn từ
thực tiễn thương mại quốc tế, cho phép các bên gặp khó khăn được yêu cầu bên kia
đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh nhưng chưa tới mức không thể
thực hiện được như trường hợp bất khả kháng. Ở cấp độ quốc tế, có hai bộ nguyên
tắc về hợp đồng rất nổi tiếng và có ảnh hưởng nhiều trên thế giới. Đó là Bộ Nguyên
tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc châu Âu về hợp
đồng (PECL). Cả hai bộ nguyên tắc này đều có quy định cho phép điều chỉnh lại
hợp đồng và việc quy định về thay đổi hoàn cảnh tương ứng với xu hướng hiện đại
đề xuất trao cho Tòa án (Trọng tài) quyền điều tiết để giảm bớt những hà khắc của
tự do hợp đồng và của hiệu lực ràng buộc của hợp đồng.
Theo các chuyên gia, hiện có nhiều nước đã công nhận điều khoản của những
bộ nguyên tắc này và đưa vào luật thực định để điều chỉnh hợp đồng trong trường
hợp hoàn cảnh thay đổi nhằm mục đích phân chia hợp lý rủi ro và tái lập lại sự cân
bằng của hợp đồng. Đơn cử như BLDS Italy năm 1942 là bộ luật đầu tiên chấp nhận
thuyết “Thay đổi hoàn cảnh”, hay Tòa án Công lý tối cao Colombia cũng chấp nhận
khả năng thay đổi hợp đồng khi trong quá trình thực hiện có một số sự kiện đặc biệt
không lường trước được hay không thể lường trước được xuất hiện. Bên cạnh đó,
nhiều nước cũng đang có xu hướng luật hóa cơ chế này. Chẳng hạn, Dự thảo sửa đổi
BLDS được Pháp công bố năm 2012 và 2013 liên quan đến hợp đồng, đã thấy có
quy định về điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bảo đảm tự do thỏa thuận
11
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Một trong những băn khoăn lớn nhất của các chuyên gia khi đưa quy định này
vào dự thảo là quy định này cho phép Tòa án can thiệp nhằm chấm dứt hoặc điều
chỉnh hợp đồng khi các bên không đạt được thỏa thuận. Do vậy, điều khoản đó có
thể không phù hợp với bản chất của hợp đồng là tự do ý chí, tự do thỏa thuận và
không khả thi trên thực tiễn.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, quy định không làm ảnh hưởng đến
nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên, do Điều 443 của Dự thảo luật (sau
này trở thành Điều 420 BLDS 2015) có những quy định rất chặt chẽ về căn cứ, điều
kiện, trình tự (các bước) của việc điều chỉnh hợp đồng.13
Theo khoản 1 Điều 443, Dự
luật cho phép bên có nghĩa vụ do hoàn cảnh thay đổi mà việc tiếp tục hợp đồng quá bất
công, có quyền đề nghị với bên kia điều chỉnh lại hợp đồng. Quy định này vẫn tôn
trọng tự do thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng thể hiện ở chỗ nếu không có đề
nghị của bên bị thiệt hại thì dù có thay đổi hoàn cảnh, hợp đồng đã ký vẫn tiếp tục thực
hiện. Mặt khác, luật cũng quy định, trước khi đề nghị Tòa án can thiệp, bên đề nghị
điều chỉnh hợp đồng phải chứng minh hai bên đã có một thời gian hợp lý thực hiện hợp
đồng nhưng không có kết quả hoặc không được bên kia đáp ứng. Việc đưa quy định
này vào không làm mất đi tính chất tự do thỏa thuận vì chỉ khi các bên không điều
chỉnh hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý thì tòa án mới có quyền can thiệp để
chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng theo cách công bằng nhất.
Mặt khác, việc điều chỉnh lại hợp đồng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thiện
chí, theo hướng các bên không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp
13
Dự thảo BLDS 2015:
“Điều 443 - Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
1. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng
thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng.
2. Hoàn cảnh thay đổi dẫn tới điều chỉnh hợp đồng được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản
sự cân bằng giữa lợi ích của các bên và bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Hoàn cảnh thay đổi sau khi hợp đồng đã được giao kết;
b) Việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Rủi ro phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu.
3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án có thể:
a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết định;
b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh
một cách công bằng và bình đẳng.
Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không
thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại.”
12
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, việc bổ sung quy định này vào dự thảo luật là
cần thiết, hợp lý và hợp pháp.14
Cuối cùng, sau các thảo luận được đưa ra, Điều 420 về Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản được đưa vào trong BLDS 2015 bao gồm các điều kiện để xác lập Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản,15
các quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.16
1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC
Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là
UNIDROIT, (Insitute International pour l`Unification des Droits Privé), một tổ
chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, đã tập
trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có
thể thiết lập một hệ thống hài hòa các quy phạm có thể được sử dụng trên toàn thế
giới, tại mọi quốc gia mặc dù quốc gia đó có truyền thống pháp lý và điều kiện kinh
tế, chính trị như thế nào.
Năm 1994, UNIDROIT đã cho ra đời “Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại
Quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial
Contracts) – đây là phiên bản đầu tiên của Bộ nguyên tắc này. PICC 2010 đã bổ
sung thêm các điều khoản mới so với ấn bản PICC 2004 nhằm phù hợp với thực
tiễn phát triển của các hợp đồng điện tử và giải quyết các vấn đề mới và quan trọng
đối với cộng đồng pháp lý và kinh tế quốc tế.17
14Quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi – Dự thảo Bộ luật dân sự (Sửa đổi),
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=346916 (truy cập ngày 07/10/2019).
15
BLDS Việt Nam, (2015), Khoản 1, Điều 420.
16
BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Khoản 2, 3, 4, Điều 420.
17
Trong Luận văn này, người viết sử dụng International Institute for the Unification of Private Law Unidroit
– (eds) (2016) “Unidroit Principles of International Commercial Contracts”, (bản Tiếng Anh) và “Bộ nguyên
tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế”, (2014), NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội, dịch giả: TS.
Nguyễn Minh Hằng (trưởng nhóm) - (bản Tiếng Việt).
13
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Trải qua ba lần sửa đổi (năm 2004, năm 2010 và năm 2016), tương tự ấn bản
PICC 2010, ấn bản PICC 2016 bao gồm 211 điều,18
được bố cục thành 11 chương,
đề cập đến hầu hết các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp
đồng, nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không
thực hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường
thiệt hại... cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng
như thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao
nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng. So với ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 chỉ
có 06 điều khoản bị sửa đổi.19
Cùng với Công ước CISG, PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều
nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. Bộ nguyên tắc này đã được dịch và
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển.
Trước đó, Hardship lần đầu được đề cập trong ấn bản PICC 1994. Ấn bản PICC
1994 đã dành hẳn một mục để phân tích về Hardship.20
Điều này cho thấy tầm quan
trọng của điều khoản này trong cách đánh giá của các nhà soạn thảo luật. Các ấn
bản PICC sau này cũng đều dành hẳn một mục trong chương để quy định về điều
khoản Hardship. Điểm khác biệt giữa các ấn bản chủ yếu là phần diễn giải để phù
hợp với tiến trình phát triển của luật và thực tiễn đời sống phát triển của hợp đồng.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ này, người viết sẽ chỉ phân tích
chủ yếu dựa trên ấn bản PICC 2016 - ấn bản đang hiện hành.
Trên tinh thần về hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, các điều khoản của hợp
đồng vẫn phải được tôn trọng.
“Điều 6.2.1. Tuân thủ hợp đồng
18
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 1994 gồm 120 điều; năm 2004 gồm 185
điều; năm 2010 gồm 211 điều.
19
06 điều khoản bị sửa đổi là: Lời nói đầu, Điều 1.11, Điều 2.1.14, Điều 5.1.7, Điều 5.1.8 và Điều 7.3.7.
20
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Mục 2, Chương 6 (bao gồm Điều
6.2.1, Điều 6.2.2 và Điều 6.2.3).
14
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực
hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về hardship.”
Tuy nhiên, nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng không phải là một nguyên
tắc tuyệt đối; khi xảy ra những hoàn cảnh làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các
nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ làm phát sinh trường hợp ngoại lệ (sau đây sẽ gọi là
“Hardship”). Thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bản tiếng Pháp vì đã được chấp
nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã được thừa nhận trong phần mở
đầu của nhiều Hợp đồng quốc tế dưới tên gọi “Điều khoản Hardship”.21
1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG
Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International
Sale of Goods), (sau đây gọi là Công ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của
Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng
tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.22
CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.23
Công ước Viên 1980 đã thống nhất hóa và
khắc phục được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế
giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong
thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.24
Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta diễn ra khá nhộn nhịp,
trong đó, các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số hợp đồng nói chung.25
Tính đến hết năm 2015, các thị trường xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam hầu hết đều là thành viên của Công ước CISG.26
Bên cạnh đó, lợi ích
điển hình đối với doanh nghiệp Việt Nam là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong đàm
21
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế, (2014), tlđd., tr. 262.
22
TS. Nguyễn Minh Hằng; TS. Đinh Thị Mỹ Loan, (2013), Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế, http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/912-de-xuat-viet-nam-gia-nhap-
cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, (truy cập ngày 09/10/2019).
23
khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Công ước CISG, Điều 99.
24 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/1214-thuan-loi-hon-trong-mua-ban-quoc-te-viet-nam-huong-den-
gia-nhap-cisg, (truy cập ngày 09/10/2019).
25 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019).
26
Như trên.
15
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
phán hợp đồng (trước đó, quá trình đàm phán để lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng đã mất khoảng 2 tiếng, chi tiết về thực hiện hợp đồng cũng như từng điều
khoản trong hợp đồng cũng khiến Doanh nghiệp mất nhiều thời gian do chưa có
điều khoản thống nhất để tham khảo,…).27
Khi Việt Nam trở thành thành viên của
Công ước CISG thì Công ước này sẽ được áp dụng tự động trong trường hợp hai
bên doanh nghiệp đối tác đến từ các nước thành viên của Công ước CISG. 28
Do
vậy, việc Công ước CISG có hiệu lực được đánh giá là đem đến nhiều lợi ích cho
các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc kinh
doanh với bạn hàng quốc tế.29
Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 và Công ước CISG chính
thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Việc gia nhập Công ước CISG
đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa
phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, đồng thời, cũng
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và
tạo cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an
toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.30
Có rất nhiều học giả cho rằng Công ước Quốc tế CISG có đề cập tới Hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, cụ thể tại Điều 79 của Công ước Quốc tế CISG;31
một số khác lại
27 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-
hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019).
28
Như trên.
29
Như trên.
30 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8401-viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-thu-84-cua-cisg,
(truy cập ngày 09/10/2019).
31 Rolf Kofod, (2011), “Hardship in International Sales CISG and the UNIDROIT Principles
3.1.2.”, NXB. Đại học Copenhagen, Copenhagen, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/kofod.html,
(truy cập ngày 08/09/2019), “Bằng cách tránh tham chiếu đến điều khoản Hoàn cảnh thay đổi (Hardship),
hay bất kỳ khái niệm tương tự nào khác như Bất khả kháng, không thể thực hiện được, hay wegfall der
Geschäftsgrundlage, thuật ngữ “trở ngại” (impediment) được sử dụng để tóm gọn những nguyên tắc trên đây
vào một điều khoản bằng một từ ngữ khá linh hoạt.
16
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
phủ nhận điều này.32
Sở dĩ có những ý kiến trái chiều như vậy là bởi Điều 79 được
xem rất “mơ hồ”, “thiếu chính xác” và “chứa đựng những từ ngữ lỏng lẻo”.33
Không tập trung đưa ra kết luận rằng liệu Điều 79 Công ước CISG có “bao
hàm” (covers) điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không, trong Luận văn
này, người viết muốn tiếp cận điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được diễn giải
và áp dụng thế nào theo Điều 79. Giả thuyết rằng, Điều 79 Công ước CISG có bao
hàm cả điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khoản 1, Điều 79 của Công ước
CISG có quy định như sau:
“1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa
vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở
ngại (an impediment) nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể
chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng
hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”34
1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2015
1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG
Thuật ngữ “trở ngại” trong Điều 79 được nhiều học giả đánh giá rằng mơ hồ và
thiếu chính xác,35
số khác lại chỉ ra một số "mâu thuẫn và mơ hồ" trong việc sử dụng
32
Markus Petsche, (2005), “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)”,
Vindobona Law Journal, Số 19, tr. 147, 148;
John Honnold (1989), Documentary History of the Uniform Law for International Sales, NXB. Kluwer Law and
Taxation Publishers, Deventer, tr. 252, “Theo một số nhà bình luận pháp lý, việc loại trừ (rectius: loại bỏ) Hoàn
cảnh thay đổi (Hardship) trong phạm vi Điều 79 đã xuất hiện từ lịch sử soạn thảo điều khoản này.”
Lovro Klepac, (2017), Luận văn thạc sỹ, “The availability of a Hardship Defense under the UN Convention on
Contracts for the International Sale of Goods (CISG)”, Trường Đại học Centeral European University, tr.
19., “Một lý do nữa để kết luận rằng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Hardship) bị loại trừ khỏi Công
ước CISG, đó là ngay trong từ ngữ của Điều 79 Công ước CISG quy định rằng, "bên bị bất lợi không mong
đợi một cách hợp lý để tránh hoặc khắc phục hậu quả của sự kiện đó". Điều này là phù hợp với những tình
huống Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”;
33
Albert H. Kritzer (1994), “International Contract Manual - Guide to Practical Applications of the United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Detailed Analysis 623, tr. 642.
34Bản dịch của VIAC, http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van-
kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019).
35
B. Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N. Convention on Contracts for the
International Sale of Goods”, International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods, Số 5(02), tr. 5-4 (Có thể tìm đọc tại Nina M. Galston & Hans Smit, (ed), NXB.
17
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
thuật ngữ này.36
Bởi vậy các học giả trên thế giới rất cố gắng để định nghĩa thuật
ngữ này và những định nghĩa này cũng rất đa dạng.
Vậy điều gì cấu thành nên “trở ngại”? Bất kì việc gì khiến việc thực hiện nghĩa
vụ không thể thực hiện một cách khách quan sẽ được coi là “trở ngại”.37
“Trở ngại”
theo Điều 79 có thể được hiểu là trở ngại vật lý, chẳng hạn như sự kiện chiến tranh,
nội chiến, các hành động khủng bố, hoặc cấm vận thương mại, kinh tế, hay các thảm
hoạ tự nhiên, khó khăn gây ra bởi sự gia tăng chi phí để thực hiện hợp đồng.38
Rất
khó để có thể đưa ra một danh sách đầy đủ các sự kiện được coi là “trở ngại”,39
do
đó, việc đánh giá này phải được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, tình
trạng chiến tranh không thể được coi là “trở ngại” nếu các bên đều thoả thuận rằng
việc thực hiện nghĩa vụ ngay cả trong chiến tranh là hoàn toàn có thể.
Từ những phân tích ở trên về định nghĩa thuật ngữ “trở ngại”, có thể coi định
nghĩa Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tương tự như “trở ngại” trong Công ước CISG.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những đặc điểm như: là trở ngại không thể thấy trước
được cũng như nằm ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, xảy ra sau khi ký kết hợp
đồng và hậu quả rất nặng nề.40
1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC
Theo PICC, “hardship” được xác lập khi có “Các sự kiện khách quan xảy ra làm
thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc chi phí thực hiện nghĩa
vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống…” và thỏa mãn các điều
kiện như (1) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết
hợp đồng; (2) Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện đó khi
Parker School of Foreign and Comparative Law, Đại học Columbia, Columbia,
http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/nicholas1.html, (truy cập ngày 07/08/2019)
36 D. Tallon (1987), “Commentary to Article 79”, Commentary on the International Sales Law. The
1980 Vienna Sales Convention, http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/tallon-bb79.html.
37
Gomard & Rechnagel (1990), International Kjabelov, tr. 222.
38
Jenni Miettinen (2015), Luận văn Thạc sỹ, “Interpreting CISG Article 79 (1): Economic impediment and the
reasonability requirement” - Đại học University of Lapland, tr. 2.
39Niklas Lindström (2006), “Changed Circumstances and Hardship in the International Sale of Goods”, Nordic Journal of
Commercial Law, Số 2006(1), https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/lindstrom.html (truy cập ngày 08/09/2019).
40
Lukas Rusch (2019), “Force Majure and Hardship under the CISG”, Hội thảo 13th
Annual Generations in
Arbitration Conference, ngày 31 Tháng Ba năm 2019, Hồng Kông, tr. 14
18
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
giao kết hợp đồng; (3) Các sự kiện đó nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và
(4) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu”.41
Việc xác định chính xác "thay đổi cơ bản sự cân bằng các nghĩa vụ hợp đồng"
(được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hoặc thuật ngữ số khác) dường như là một công
việc hết sức khó khăn trong các văn bản pháp lý.42
. Từ “thay đổi cơ bản” sẽ được
xem xét tùy trường hợp cụ thể.43
Trong vụ tranh chấp Spanish advertising agency,44
giữa công ty quảng cáo
của Tây Ban Nha (Nguyên đơn) với Công ty vận tải thành phố Valencia (Bị đơn):
Nguyên đơn và Bị đơn ký kết một hợp đồng thỏa thuận về việc khai thác quảng cáo
trên xe bus (xe bus thuộc sở hữu của Bị đơn), tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế dẫn
đến nguồn đầu tư cho lĩnh vực marketing trên các phương tiện vận tải sụt giảm,
Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn giảm 70% giá thuê hàng tháng do sự giảm sút không
lường trước được trong đầu tư tiếp thị trong lĩnh vực vận tải. Tòa án cấp sơ thẩm đã
điều chỉnh tiền thuê ở mức 80% doanh thu thuần hàng tháng của Nguyên đơn. Các
bên kháng cáo.
Tòa án cấp phúc thẩm tiếp nhận vụ việc, tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh
tế xảy ra ở Tây Ban Nha năm 2008, bao gồm cả ngành quảng cáo, có thể dẫn đến
một sự thay đổi đáng kể về hoàn cảnh clusula rebus sic stantibus.
Có thể thấy trong vụ việc trên, Tòa án phúc thẩm cũng không đưa ra tiêu chí để
xem xét Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên mức giảm 70% giá thuê hàng tháng. Ấn
bản của PICC năm 1994 có đưa ra diễn giải “sự thay đổi đến 50% hoặc hơn về giá hay
giá trị của nghĩa vụ thì sẽ được coi là một sự thay đổi cơ bản”.45
Tuy nhiên đến ấn bản
năm 2004 và 2010, phần diễn giải đã không giữ lại con số “50%”. BLDS một số quốc
gia như Pháp, Đức, Italia,.. cũng chỉ đưa ra quy định về thiệt hại một cách
41
PICC, (2016), tlđd., Điều 6.2.2.
42
Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis, (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium
under Hardship Exemption”, Jurisprudence, Số 19(1), 121–141, tr. 125.
43
PICC, (2016), tlđd., Comment, tr. 213.
44 Vụ Spanish advertising agency, [2014], The Tribunal Supremo,
http://www.unilex.info/case.cfm?id=1949, (truy cập ngày 24/11/2019).
45
Vụ Spanish advertising agency, [2014], tlđd..
19
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
chung chung và không đặt ra một mức độ cụ thể.46
Trong các vụ việc được xét xử tại
trọng tài thương mại quốc tế, chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng 13%, 30%, 44% hoặc 25-
50% vẫn được cho là không đủ để đủ cấu thành Hardship.47
Không một phán quyết
trọng tài nào mà trọng tài viên so sánh mức "chi phí thực hiện nghĩa vụ" đã tăng 50%
hoặc ít hơn với những gì đã được thỏa thuận trong hợp đồng.48
Như vậy, có thể thấy,
các nhà lập pháp đều có chung quan điểm là không nên quy định một lượng cụ thể về
mức độ thiệt hại để đảm bảo tính khái quát và linh hoạt của quy định.49
Các sự kiện khách quan xảy ra liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính ở các
quốc gia khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Indonesia
đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1998-1999, dẫn đến sự giảm sút của nền kinh tế
nước này khoảng 15%, mất năm triệu việc làm, mất 80% giá trị của đồng rupiah và tỷ
lệ lạm phát vượt quá 75%. Tuy nhiên, trong vụ việc Himpurna California Energy Ltd.
v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara, cả Trọng tài và các học giả cho rằng
cuộc khủng hoảng này không đủ nghiêm trọng để đánh giá là Hardship.50
Tương tự,
cuộc khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2002 dẫn đến sự sụt giảm GDP của nước
này là 10,9%, tỷ lệ lạm phát là 25,9% và sự mất giá của đồng peso là 2/3 giá trị so với
đồng đô la Mỹ. Trong Vụ việc này, Tòa Trọng tài của ICSID cho rằng: “Hội đồng
Trọng tài tin rằng cuộc khủng hoảng ở Argentina là nghiêm trọng nhưng không dẫn đến
sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế và xã hội. Khi so sánh cuộc khủng hoảng ở Argentina
với các cuộc khủng hoảng cùng thời điểm khác ảnh hưởng đến các quốc gia ở các khu
vực khác nhau trên thế giới, có thể lưu ý rằng những cuộc khủng hoảng
46
PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật
Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, Số 86/2016.
47
Brunner, C., (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract Principles. Exemption for
NonPerformance in International Arbitration, NXB. Kluwer Law International, Alphen aan den Rijin, tr. 427.
48
Zaccaria, E. C. (2005), The Effects of Changed Circumstances in International Commercial Trade, International
Trade & Business Law Review, Số 9, tr. 169; Brunner, C. (2009), tlđd., tr. 428−431; Houtte van,
H. (1995), The UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts and International Commercial
Arbitration: Their Reciprocal Relevance in: The UNIDROIT Principles for International Commercial
Contracts: A New Lex Mercatoria?, ICC Publication, Số 490(1), tr. 190.
49
PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.
50
Vụ Himpurna California Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara (Phán quyết chung thẩm)
[1999], Yearbook Commercial Arbitration. 2000, XXV: 13−108. Vụ này có thể tìm trong Fucci, F. R. (2006),
Hardship and Changed Circumstances as Grounds for Adjustment or Non-Performance of Contracts. Practical
Considerations in International Infrastructure Investment and Finance, American Bar Association, Section of
International Law.
20
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
khác đã không dẫn đến việc không thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng hoặc hiệp ước
quốc tế. Các bên đều đã tái đàm phán, cố gắng thực hiện và việc tạm hoãn thực hiện
nghĩa vụ, nhưng bản chất của các nghĩa vụ quốc tế vẫn được giữ nguyên.”51
Tóm lại, theo quy định trong PICC, hardship là một hoàn cảnh trong đó xảy ra
các sự kiện “làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng”, và phải
đáp ứng các điều kiện bổ sung để có thể xác định hardship. Những điều kiện này sẽ
được phân tích ở Chương II dưới đây.
1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam
2015
Điều 420 BLDS Việt Nam 2015 không đưa ra khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ
bản một cách rõ ràng. Nhưng tại Khoản 1, Điều 420 có nêu những điều kiện xác lập
hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được người viết phân tích trong Chương II dưới đây.
Từ đó, người viết đề xuất khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản nên được hiểu
như sau:
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà
các bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng,
cản trợ việc thực hiện hợp đồng của một bên và đáp ứng những điều kiện như: là
sự kiện khách quan xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết, các bên không thể
lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh khi giao kết hợp đồng, nếu như các
bên biết trước về sự thay dổi thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao
kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà
không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một
bên, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn,
giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
51
Vụ Gaz de Bordeaux (CMS Gas Transmission Company v. The Argentine Republic), Số. ARB/01/8 (Phán
quyết) [2005] ICSID, đoạn 355.
21
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Lý thuyết về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (lý thuyết hardship) có những điểm
tương đồng nhất định với khái niệm Bất khả kháng đã tồn tại rất lâu trong pháp luật
hợp đồng của Việt Nam. Vì vậy, để hiểu rõ hơn bản chất của Hardship, người viết
sẽ tiến hành so sánh giữa Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force
majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”.
Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Công ước CISG, PICC và trong
BLDS Việt Nam 2015 lần lượt như sau:
“Điều 79 – Công ước CISG
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa
vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở
ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách
hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được
hay khắc phục các hậu quả của nó.”52
“Điều 7.1.7: Trường hợp bất khả kháng - PICC
1) Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên
mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi
tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét
được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua
được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.”53
“Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời
hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự - BLDS 2015
52Bản dịch của VIAC, http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van-
kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019).
53
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, tlđd., Điều 7.1.7.
22
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể
lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp
cần thiết và khả năng cho phép.”54
Từ những định nghĩa trên, có thể thấy Bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi
ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, nằm ngoài ý
muốn và sự dự đoán của các bên, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn
đến việc không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ
của mình như trong hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai)
như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, đóng băng55
… Việc coi các hiện tượng
thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp
và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những
hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi
chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là
sự kiện bất khả kháng lại rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.
Như vậy, sự kiện bất khả kháng và sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản có
những đặc điểm sau đây: Đều là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp
đồng; xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng; các bên trong hợp đồng
không thể dự đoán, tính đến trước được.
Bên cạnh đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể là những sự kiện gây ra bởi sự
tăng giá đến 30% giá trị ban đầu của hàng hóa,56
không có khả năng giao hàng vì tình
54
BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Điều 156.
55 Vụ United States (Raw Materials Inc. v. Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004] U.S. Federal District
Court, Northern District of Illinois, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040706u1.html (truy cập ngày
02/12/2019), “Việc cảng bị đóng băng đã cản trở Forberich thực hiện nghĩa vụ của mình”, “Forberich đã đưa ra
bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó
khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ bị đóng băng từ cuối Tháng Một), thậm chí làm cho
máy phá băng ngừng hoạt động. RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là có thể dự đoán được, song lại không đưa
ra được một bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác. Thêm vào đó, tòa cho rằng việc dẫn chiếu đến một
án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở thượng nguồn sông Mississippi là thuyết phục
(Vụ Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., [1981] La.Ct.App).”
56Vụ Nuova Fucinati S.p.A. v. Fondmetal International A.B. [1993], Tribunale Civile [District Court]
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/930114i3.html, (truy cập ngày 02/12/2019).
23
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
trạng ngừng sản xuất khẩn cấp,57
và những khó khăn tài chính của bên nhà cung cấp
cho người bán.58
Tuy nhiên, Hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn được đặt trong các sự so
sánh như: sự thay đổi hoàn cảnh đe dọa con người hoặc tài sản, phá sản hoặc vấn đề tài
chính của bên cung cấp sản phẩm cho bên bán, chi phí cơ hội, lợi nhuận và việc không
đạt được mục đích.59
Trong bình luận của UNIDROIT Principles of International
Commercial Contracts” (Comment), sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn thường
được chấp nhận đối với những hợp đồng dài hạn, mặc dù điều này không loại trừ khả
năng hoàn cảnh thay đổi cơ bản xuất hiện với các loại hợp đồng khác.60
Thực tiễn có thể đồng thời tồn tại hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả
kháng và hai sự kiện này cũng có thể gây nhầm lẫn. Trong trường hợp này, bên bị ảnh
hưởng bởi các sự kiện đó phải quyết định viện dẫn lý do nào.61
Nếu bên đó viện dẫn sự
kiện Bất khả kháng thì nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa vụ của mình.62
Còn
nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán lại các điều khoản
của hợp đồng để hợp đồng tiếp tục tồn tại với các điều khoản được sửa đổi.63
Tóm lại, có thể so sánh hai sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ
bản dưới các góc độ như sau:
Bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
(Force Majeure) (Hardship)
Theo Sự kiện bất khả kháng là sự Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có
Định BLDS kiện xảy ra một cách khách đủ các điều kiện sau đây:
nghĩa Việt quan không thể lường trước a) Sự thay đổi hoàn cảnh do
Nam được và không thể khắc nguyên nhân khách quan xảy ra
phục được mặc dù đã áp sau khi giao kết hợp đồng;
57 CLOUT Case No. 140 [1995], ICA Arbitral Tribunal, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950316r1.html, (truy
cập ngày 02/12/2019).
58
Vụ Schiedsgericht der Handelskammer, [1996], tlđd.
59
Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium
under Hardship Exemption,” Jurisprudence, Số 19(1): 121–141, tr. 130.
60
Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 267.
61
Như trên.
62
Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 270.
63
Như trên.
24
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
dụng mọi biện pháp cần thiết b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng,
và khả năng cho phép. các bên không thể lường trước
được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức
nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc
được giao kết nhưng với nội dung
hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
mà không có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm
trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng cho phép, phù hợp
với tính chất của hợp đồng mà
không thể ngăn chặn, giảm thiểu
mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Một bên không chịu trách Một bên không chịu trách nhiệm
nhiệm về việc không thực về việc không thực hiện bất kỳ một
hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng
Theo đó của họ nếu chứng minh minh được rằng việc không thực
hiện ấy là do một trở ngại nằm
Công được rằng việc không thực
ngoài sự kiểm soát của bên đó và
ước hiện ấy là do một trở ngại
người ta không thể chờ đợi một
CISG nằm ngoài sự kiểm soát của
cách hợp lý rằng họ phải tính tới
bên đó và người ta không thể
chờ đợi một cách hợp lý rằng trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng
họ phải tính tới trở ngại đó hoặc là tránh được hay khắc phục
vào lúc ký kết hợp đồng các hậu quả của nó
25
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
hoặc là tránh được hay khắc
phục các hậu quả của nó
Hoàn cảnh hardship được xác lập
Bên có nghĩa vụ được miễn khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi
trừ hậu quả do việc không cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa
thực hiện của bên mình, nếu vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực
chứng minh được rằng việc hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá
không thực hiện là do một trị của nghĩa vụ đối trừ giảm
trở ngại vượt khỏi tầm kiểm xuống, và:
Theo
soát của mình, và không thể a) các sự kiện này xảy ra hoặc
mong chờ một cách hợp lý ở được bên bị thiệt hại biết đến sau
PICC
mình xem xét được những khi giao kết hợp đồng;
trở ngại này vào thời điểm b) bên bị bất lợi đã không thể tính
ký kết hợp đồng, dự đoán một cách hợp lý đến các sự kiện đó
hay vượt qua được trở ngại khi giao kết hợp đồng;
hoặc dự đoán được hay vượt c) các sự kiện này nằm ngoài sự
qua được hậu quả của trở kiểm soát của bên bị bất lợi; và
ngại đó d) rủi ro về các sự kiện này không
được bên bị bất lợi gánh chịu.
Lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động Việc tăng giá so với giá trị ban đầu
đất, sóng thần, đóng băng, của hàng hóa, không có khả năng
Ví dụ
chiến tranh, bạo loạn, đảo giao hàng vì tình trạng ngừng sản
chính, đình công, cấm vận, xuất khẩn cấp, những khó khăn tài
thay đổi chính sách của chính của bên nhà cung cấp cho
chính phủ,… người bán,…
- Là những sự kiện khách
- Là những sự kiện khách quan xảy
ra sau khi ký hợp đồng;
Đặc điểm quan xảy ra sau khi ký hợp
- Xảy ra không do lỗi của các bên
đồng;
trong hợp đồng;
26
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
- Xảy ra không do lỗi của các - Các bên trong hợp đồng không
bên trong hợp đồng; thể dự đoán, tính đến trước được;
- Các bên trong hợp đồng - Các bên vẫn có thể tiếp tục thực
không thể dự đoán, tính đến hiện hợp đồng tuy nhiên việc tiếp
trước được; tục thực hiện hợp đồng sẽ gây
- Các bên không thể khắc nhiều khó khăn và tốn kém chi phí.
phục được và không thể thực
hiện được hợp đồng nữa.
Nếu viện dẫn sự kiện bất khả Nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh
Mục đích viện kháng thì nhằm lý giải việc thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán
dẫn không thực hiện nghĩa vụ lại các điều khoản của hợp đồng để
của mình. hợp đồng tiếp tục tồn tại với các
điều khoản được sửa đổi.
TIỂU KẾT
Chương I đã giới thiệu khái quát sự ra đời của quy định về hoàn cảnh thay đổi
cơ bản (Hardship) trong BLDS Việt Nam 2015, Công ước CISG và PICC. Qua
những phân tích trên đây, có thể thấy được tính cần thiết của việc tồn tại quy định
điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong luật. Đối với Việt Nam nói riêng, việc
bổ sung quy định về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một bước tiến trong
BLDS Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế cũng như xu hướng
phát triển của xã hội, góp phần bảo đảm và duy trì lợi ích của các bên trong quan hệ
hợp đồng. Chương I đồng thời cũng nêu được khái niệm của hoàn cảnh thay đổi cơ
bản theo Công ước CISG và PICC. Từ những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi
cơ bản, những điểm giống và khác nhau với trường hợp bất khả kháng.
Các điều kiện để xác lập điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được phân
tích trong Chương II. Người viết sẽ phân tích những điều kiện trong BLDS Việt
Nam sau đó so sánh với những điều kiện về Hardship trong PICC và CISG.
27
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC
Trong Chương II này, người viết sẽ phân tích những điều kiện xác lập Hoàn
cảnh thay đổi cơ bản dựa trên các quy định trong BLDS Việt Nam năm 2015. Người
viết cũng sẽ so sánh các điều kiện này với Công ước CISG và PICC.
Để tránh sự lạm dụng, gây thiệt hại cho một bên trong hợp đồng, các điều kiện
áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã được đưa vào trong luật. Theo
đó, một hoàn cảnh được xem là “thay đổi cơ bản” theo BLDS Việt Nam 2015 phải
thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi
giao kết hợp đồng
“Điều 420…
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết
hợp đồng;”
Nguyên nhân dẫn đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của các bên trong hợp đồng. Những nguyên nhân khách quan có thể được
viện dẫn như bão, lũ lụt, đình công, quyết định của cơ quan có thẩm quyền,…
Còn trong PICC,
“Điều 6.2.2. Định nghĩa
a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết
hợp đồng;”
Nếu bên bị thiệt hại đã biết các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng thì sẽ phải
tính tới các sự kiện đó. Trong trường hợp như vậy, điều khoản hardship sẽ không
thể được viện dẫn.
Điểm khác biệt giữa BLDS Việt Nam và PICC chính là quy định trong PICC
về sự kiện “được bên bị thiệt hại biết đến”. PICC nhấn mạnh vào việc nhận thức
“biết đến” của bên bị thiệt hại trong trường hợp này.
28
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được
về sự thay đổi hoàn cảnh
“Điều 420…
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự
thay đổi hoàn cảnh;”
BLDS của một số quốc gia trên thế giới cũng đã ghi nhận quy định tương tự về
vấn đề này, như trong BLDS Pháp: “….xảy ra một sự thay đổi về hoàn cảnh không
thể tính trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng….”,64
hay trong quy định của
BLDS Đức: “…các bên nếu lường trước được sự thay đổi đó thì đã không ký hợp
đồng hoặc đã kí hợp đồng với một nội dung khác…”.65
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 420 BLDS Việt Nam 2015, hoàn cảnh
thay đổi cơ bản xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết và các bên “không thể
lường trước về sự thay đổi” này, tức là “sự thay đổi của hoàn cảnh” nằm ngoài ý chí
của các bên;
Việc “lường trước được về sự thay đổi của hoàn cảnh” cũng phải dựa trên thực
tế vụ việc, đồng thời cần phân định rõ “sự thay đổi hoàn cảnh” thuộc trường hợp có
thể lường trước được nhưng do bên bị bất lợi cố tình hoặc vô tình không nhận thức
được (do năng lực dự đoán yếu kém), hay do bản chất sự thay đổi hoàn cảnh đó là
không lường trước được.66
Việc quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề này sẽ có
tác dụng ràng buộc các bên phải có ý thức nghiên cứu cẩn thận, kĩ càng hơn trước
khi quyết định ký kết hợp đồng, từ đó làm cho môi trường giao dịch ổn định hơn và
giảm thiểu các tranh chấp không đáng có.67
Quy định về điều kiện thứ hai này của BLDS Việt Nam 2015 được ghi nhận ở
hầu hết các quốc gia,68
đồng thời có điểm tương đồng với quy định trong Công ước
64
BLDS Pháp sửa đổi, bổ sung sau đợt cải cách các quy định về pháp luật hợp đồng (theo Điều 2 sắc lệnh 2016
– 131 ngày 10/02/2016), Điều 1195 dưới tên gọi “sự thay đổi của hoàn cảnh” (changement de circonstances).
65
BLDS Đức (BGB), Điều 313 BGB dưới tên gọi “sự xáo trộn cơ sở của hợp đồng” (Störung der
Geschäftsgrundlage).
66
PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd.
67
Như trên.
68
Đàm Thị Diễm Hạnh và ThS. Lê Thị Kim Oanh (2010), “Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc
độ so sánh pháp luật Dân sự Việt Nam và Pháp – một số đề xuất, kiến nghị”, Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm
29
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
CISG “người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại
đó vào lúc ký kết hợp đồng”,69
và PICC về việc bên bị bất lợi đã không thể tính đến
sự kiện đó một cách hợp lý.
“Điều 6.2.2. Định nghĩa
b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao
kết hợp đồng;”
Ví dụ về điều kiện Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự
kiện đó khi giao kết hợp đồng đã được dẫn ra như sau: A cung cấp dầu thô ở quốc
gia X cho B với một mức giá cố định trong vòng 05 năm, và nhận thức về căng
thẳng chính trị trong khu vực. Hai năm sau khi ký kết hợp đồng, chiến tranh đã xảy
ra khiến khủng hoảng năng lượng thế giới và giá dầu tăng đột biến. A trong trường
hợp này không được viện dẫn Hoàn cảnh thay đổi vì giá dầu thô tăng như vậy
không phải là không thể lường trước được.70
Đôi khi sự thay đổi hoàn cảnh là dần dần, nhưng kết quả cuối cùng của quá
trình thay đổi dần dần có thể tạo thành một trường hợp Hardship.71
Nếu sự thay đổi
đó bắt đầu trước khi hợp đồng được ký kết, Hardship sẽ không phát sinh, trừ khi tốc
độ thay đổi tăng lên đáng kể trong suốt thời hạn của hợp đồng.72
2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn
khác
“Điều 420
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã
không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;”
Khoản này chỉ ra trường hợp sự thay đổi của hoàn cảnh làm cho các bên khó khăn
trong việc thực hiện hợp đồng theo những điều khoản đã cam kết. Điều kiện này
Dân sự và hợp đồng: Kinh nghiệm của Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ngày 27 tháng Sáu năm 2019, Trường
Đại học Luật, Đại học Huế và Hội Hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam, Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
69
Công ước CISG, tlđd., Điều 79(1).
70
PICC, (2016), tlđd., Illustration, tr. 215.
71
Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 265.
72
Như trên.
30
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

More Related Content

Similar to Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...OnTimeVitThu
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...OnTimeVitThu
 

Similar to Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (20)

Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docxĐề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Tại Tòa Án Nhân Dân.docx
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trìnhLuận văn: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi công xây dựng công trình
 
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao độngPháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về hợp đồng cho thuê bắc cầu ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.docLuận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
Luận Văn Pháp Lý Về Hợp Đồng Nhập Khẩu Than Mới Nhất.doc
 
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Việt Nam Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.docx
 
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYLuận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động
 
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT KINH TẾ: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC...
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊPHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
 
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương laiĐề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
Đề tài: Pháp luật về cho vay thế chấp bằng nhà ở trong tương lai
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổiĐồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnĐồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thôngĐồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thônglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbixlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
 
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổiĐồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
Đồ án Tìm hiểu hoạt động các hệ thống năng lượng tái tạo và sơ đồ biến đổi
 
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điệnĐồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
Đồ án Tìm hiểu các loại nguồn điện sử dụng trong xe ô tô điện
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
Đồ án Tìm hiểu các bộ nạp điện tích hợp nối lưới sử dụng cho ô tô điện 2024
 
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thôngĐồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
Đồ án Tìm hiểu các bộ biến đổi công suất sử dụng trong ngành giao thông
 
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
Đồ án Phương pháp đo thử để đánh giá và xác định sự cố trong mạng truy nhập q...
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
 
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNETĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
ĐỒ ÁN NHẬN DẠNG VÂN TAY TẠI PHÒNG XUẤT NHẬP CẢNH, GỬI DỮ LIỆU QUA INTERNET
 
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi đượcĐồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
Đồ án Nguồn ổn áp tuyến tính biến đổi được
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng mạch khuếch đại công suất dùng cho trạ...
 
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựaĐồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
Đồ án Nghiên cứu, thiết kế máy in 3D chất liệu nhựa
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán t...
 
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
Đồ án Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn é...
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
 
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
Đồ án Nghiên cứu và triển khai giải pháp nâng cao tính sẵn sàng cho hệ thống ...
 
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
Đồ án Nghiên cứu và thực hiện mạch mã hóa RDS (Radio Data System)
 
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
Đồ án Nghiên cứu thiết bị bay không người lái, chế tạo mô hình có điều khiển ...
 
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
Đồ án Nghiên cứu tổng quan hệ thống cung cấp điện của Công ty chế tạo và sản ...
 
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
Đồ án Nghiên cứu tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng ...
 

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, của riêng tôi. Các kết luận, số liệu được sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ này là trung thực, đảm bảo độ tin cậy. Nội dung nghiên cứu của Luận văn Thạc sỹ chưa từng được đăng tải, công bố tại bất kì đâu. Tác giả Luận văn Thạc sỹ i
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................................ii DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................. iv TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ....................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN ............................................................................................... 7 1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC............................................................................ 8 1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản ............................................................................................................ 8 1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC .......................................................... 13 1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG.............. 15 1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 ................................................................................................ 17 1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG ................................... 17 1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC ................................... 18 1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 21 1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản............................ 22 CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC.28 2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng........................................................................................................ 28 2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh......................................................................................... 29 2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác.............................................................................................................. 30 2.4. Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.............................................. 31 ii
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.5. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.............................................. 33 CHƯƠNG III –QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG TRƯỜNG HỢP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 .................................. 40 3.1. Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của các bên trong hợp đồng ..... 40 3.1.1. Luật không đặt ra nghĩa vụ phải đàm phán ............................................. 42 3.1.2. Chủ thể trong đàm phán .......................................................................... 42 3.1.3. Nghĩa vụ chứng minh .............................................................................. 45 3.1.4. Khái niệm “thời hạn hợp lý” ................................................................... 46 3.2. Quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng ........................ 47 3.2.1. Thẩm quyền của Tòa án bị bó hẹp .......................................................... 48 3.2.2. Việc xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” ...................................... 49 3.3. Nghĩa vụ của các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết................... 50 3.4. Đánh giá thực trạng..................................................................................... 52 3.4.1. Những điểm tích cực ............................................................................... 52 3.4.2. Hạn chế.................................................................................................... 53 3.4.3. Nguyên nhân............................................................................................ 54 CHƯƠNG IV- GIẢI PHÁP VỀ GIẢI THÍCH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM.............................................................................................................. 56 4.1- Định hướng nhằm giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản........................................................................... 56 4.2. Các giải pháp................................................................................................ 56 4.2.1. Giải pháp giải thích Điều 420 BLDS 2015 ............................................. 57 4.2.2. Đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420.............................. 63 4.2.3. Đề xuất về việc soạn thảo điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng............................................................................................................ 66 4.3. Kiến nghị....................................................................................................... 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 73 PHỤ LỤC................................................................................................................ 79 iii
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân BLDS Bộ luật Dân sự ULIS Luật thống nhất về bán hàng hóa quốc tế CISG Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế PICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế PECL Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế UNIDROIT Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ICC Phòng Thương mại Quốc tế Hardship Hoàn cảnh thay đổi cơ bản GS. Giáo sư iv
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net PGS. Phó Giáo sư TS. Tiến sĩ NXB. Nhà xuất bản v. với v
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài của Luận văn Thạc sỹ có tên là “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Luận văn gồm 04 chương. Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Chương I gồm ba phần. Phần 1.1 sẽ nêu Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015, CISG và PICC (bao gồm quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự ra đời của Hardship theo PICC và sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG). Phần 1.2 giới thiệu khái niệm hoàn cảnh thay đởi cơ bản theo CISG, PICC và BLDS Việt Nam 2015. Phần 1.3 sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Chương II của Luận văn Thạc sỹ “Điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam và so sánh với CISG và PICC”, người viết trước hết sẽ phân tích các điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo 05 điều kiện: (1) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (3) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (5) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích (ứng với từng mục). Người viết so sánh từng điều kiện để xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015 với những điều kiện theo PICC và CISG. Sau đó, người viết dẫn các ví dụ minh họa để phân tích các điều kiện này. Ở chương III “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”, người viết sẽ nêu các quyền và nghĩa vụ về đàm phán lại hợp đồng, quyền yêu cầu Tòa án chấm vi
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net dứt hay sửa đổi hợp đồng và nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng và phân tích những bất cập trong những quy định này. Chương IV – chương cuối cùng của Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp, đề xuất về giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam”, người viết sẽ đề xuất giải pháp giải thích một số thuật ngữ trong điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (phần 4.1). Phần 4.2 sẽ nêu đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420. Phần 4.3 sẽ là những đề xuất của người viết về việc soạn thảo điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng. Cuối cùng, người viết sẽ nêu những kiến nghị để phù hợp với thực trạng hiện nay của nước ta. vii
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net PHẦN MỞ ĐẦU 1, Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của Bộ luật Dân sự Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi cơ bản: Từ Bộ luật Dân sự đầu tiên sau khi Việt Nam được hoà bình, thống nhất là Bộ luật Dân sự 1995. Sau gần 10 năm đi vào đời sống thực tiễn, Bộ luật Dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tế xã hội luôn không ngừng phát triển, nên Bộ luật Dân sự 1995 đã được thay thế bằng Bộ luật Dân sự 2005. Cũng 10 năm sau sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005, Quốc hội Việt Nam luôn không ngừng xây dựng những dự thảo luật sửa đổi, bổ sung cho Bộ luật Dân sự nhằm loại bỏ những quy định còn bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định có tính hợp lý và khả thi hơn. Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đã ra đời phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển không ngừng như hiện nay và bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam nói riêng, các quan hệ dân sự và kinh tế ngày một trở nên phức tạp và mở rộng và được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Hợp đồng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội như: là sự cụ thể hoá ý chí, nguyện vọng của các chủ thể khi giao kết, đồng thời thể hiện được phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng, là cơ sở để các chủ thể giải quyết các tranh chấp khi phát sinh,… Trong quá trình giao kết hợp đồng, các chủ thể đều mong muốn hợp đồng có khả năng được thực hiện, bảo đảm được tính pháp lý đồng thời là cơ sở để xử lý các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có). Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà việc thực hiện hợp đồng trở thành một nghĩa vụ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không trọn vẹn hoặc thực hiện không đúng như mong muốn giao kết ban đầu của các bên. Vậy, những lý do khiến các bên không hoàn thành nghĩa vụ là gì, các bên có thể dự liệu trước được những nguyên nhân này bằng cách ghi nhận trong hợp đồng hay không, trong trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ do 1
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net những nguyên nhân khách quan, và các cơ quan có thẩm quyền có thể can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ khi xảy ra những sự kiện không lường trước này được hay không? Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007,1 và trở thành thành viên của CISG năm 2015,2 cũng như luôn tích cực tham khảo Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình. Thuật ngữ “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” đã xuất hiện trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT; trong khi đó, Công ước quốc tế CISG không quy định cụ thể về “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, nhưng một số học giả vẫn cho rằng có tồn tại khái niệm này trong Công ước CISG. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá mới mẻ trong pháp luật Việt Nam (lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015). Do vậy, khái niệm “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” vẫn còn tương đối mơ hồ và thiếu tính cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề tài “Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế”. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong việc thực hiện hợp đồng trong tình hình hiện nay. 2- Tổng quan tình hình nghiên cứu a) Tình hình nghiên cứu nước ngoài Có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào phân tích các điều kiện để đánh giá thế nào là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)” của Markus Petsche, được đăng trên Tạp chí Vindobona Law Journal, 1 Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 2 Ngày 18/12/2015, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. 2
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption, Jurisprudence”, của Daniel Girsberger và Paulius Zapolskis, hay “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” của Joern Rimke,... Những công trình nghiên cứu kể trên là nguồn tài liệu rất giá trị để người viết nắm được những quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong CISG và PICC. Đồng thời, những phân tích của các học giả trong những công trình nghiên cứu kể trên cũng là tài liệu tham khảo có ý nghĩa để so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. b) Tình hình nghiên cứu trong nước Trong mối liên hệ so sánh “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của Bộ luật Dân sự Việt Nam với các Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDRIOIT, hiện ở Việt Nam, có rất nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, hay tại các hội nghị như Hội thảo Chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, được đăng trên Tạp chí kinh tế đối ngoại số 86/2016, hay “Điều khoản điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong pháp luật nước ngoài và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Lê Minh Hùng được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 6/2009,… Những công trình khoa học kể trên là nguồn tài liệu rất quý giá, là một trong những căn cứ giúp người viết có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh các quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và đưa ra những đề xuất trong việc giải thích và áp dụng những điều khoản này. Đây là Luận văn Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu so sánh cả ba văn bản này. 3
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Các hoạt động thương mại nói chung thường được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành. Ví dụ ở Anh có Đạo luật Bán hàng hóa (Sale of Goods Act), ở Pháp có Luật Thương mại (French Commercial Code), Luật Hợp đồng (Contract Law),… Còn ở Việt Nam, Luật Thương mại là luật chuyên ngành điều chỉnh những hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi; hoặc các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.3 Tuy nhiên, vấn đề “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” lại không được quy định trong Luật Thương mại của Việt Nam nhưng lần đầu được quy định ở trong Bộ luật Dân sự 2015. Do vậy, “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” là thuật ngữ hết sức mới mẻ và thu hút sự quan tâm của không chỉ những nhà luật gia mà còn số đông những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và có hoạt động liên quan trong lĩnh vực này. Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những lý luận về việc thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và đề xuất một số giải pháp để giải thích và áp dụng điều khoản này cho các luật sư, doanh nghiệp cũng như đối với Tòa án, Trọng tài tại Việt Nam. Thành công của đề tài này sẽ làm phong phú kho tàng lý luận về Bộ luật Dân sự ở Việt Nam. Nhiệm vụ nguyên cứu của đề tài tập trung vào việc liệu có tồn tại điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong Công ước CISG; các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước CISG. Từ đó, xem xét các quy định Hoàn cảnh thay đổi cơ bản của Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 có phù hợp với các công ước quốc tế và nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế hay không và còn tồn tại bất cập, hạn chế hay không. 3 Luật Thương mại Việt Nam, ngày 14/06/2005, Điều 1. 4
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 4- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.. Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ được giới hạn bởi các quy định của Công ước CISG, Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Các vụ việc tranh chấp liên quan đến cách giải thích và áp dụng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới. 5- Phương pháp nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ được thực hiện với sự áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh luật học, phân loại và hệ thống hóa,… Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp các quy định trong Công ước, Bộ nguyên tắc, Bộ luật. Đồng thời, việc phân tích cũng được lồng ghép các ví dụ và liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam và trên thế giới để đưa ra những giải pháp phù hợp trong thời gian tới. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng khi so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT và so sánh các quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam qua các năm, so sánh Dự thảo với Bộ luật hiện hành, cũng như so sánh các quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT qua các ấn bản. Phương pháp nghiên cứu tình huống cũng được vận dụng khi người viết đưa ra những ví dụ để nhận định trường hợp nào được coi là Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, trường hợp nào không. Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn được áp dụng xuyên suốt luận văn, kết hợp phân tích lý luận cũng như quy định hiện hành về sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, kết hợp với việc phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua một số 5
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net án lệ cụ thể. Từ đó đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật cũng như để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả tại Chương IV của luận văn này. 6- Kết quả dự kiến của Luận văn Dự kiến Luận văn sẽ đi sâu phân tích và làm rõ được sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những hệ quả pháp lý của sự kiện này. Thông qua Luận văn, những đề xuất góp ý về cách diễn giải vấn đề pháp lý cũng hi vọng sẽ được đón nhận bởi không chỉ các Luật sư, chuyên gia, Doanh nghiệp, mà còn được sử dụng bởi Tòa án, Trọng tài. 7- Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tóm tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục kí hiệu - chữ viết tắt, nội dung của bài Luận văn gồm 04 chương: Chương I – Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản Chương II – Điều kiện xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam và so sánh với CISG và PICC Chương III – Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 Chương IV – Giải pháp giải thích và áp dụng quy định về thực hiện Hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam 6
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN Khi thực hiện hợp đồng, thực tiễn nảy sinh rất nhiều sự kiện bất ngờ, khiến hợp đồng khó có thể thực hiện được như ban đầu. Việc xuất hiện những sự kiện không lường trước được khiến chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, gây thiệt hại rõ rệt cho một bên nếu như hai bên vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận ban đầu. Bởi vậy, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên trong hợp đồng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, và chia sẻ hợp lý rủi ro cũng như quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng, điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời. Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh việc tồn tại một quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản là rất quan trọng. Trong vụ Fibrosa Spolka Akcyjna v Fairbairn Lawson Combe Barbour Ltd.,4 một công ty Anh, đã sản xuất một số máy móc cho công ty Ba Lan và trong hợp đồng có điều khoản giao hàng CIF tại Gdynia, Ba Lan.5 Tổng số tiền theo hợp đồng là £4,800, trong đó thực tế Công ty Ba Lan mới chỉ trả £1,000. Chiến tranh giữa Đức và Ba Lan nổ ra vào năm 1939, cùng thời điểm Anh tuyên chiến với Đức. Cảng Gdynia bị xâm chiếm khiến Công ty Anh không gửi hàng tới như thỏa thuận. Nghị viện quyết định rằng Công ty Anh đã vi phạm hợp đồng và phải hoàn £1,000. Thời điểm ấy, chưa có những quy định về hoàn cảnh thay đổi khiến Công ty Fibrosa không có quyền hưởng những bồi thường về chi phí mà họ đã phải chịu khi sản xuất máy móc theo một phần hợp đồng. Các học giả sau này nhận định rằng: một quy định về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể làm tăng tính công bằng của 4 Vụ Fibrosa SA v Fairbairn Lawson Combe Barbour Ltd. [1943] AC 32; http://www.bailii.org/uk/cases/UKHL/1942/4.html (truy cập ngày 20/11/2019) 5CIF (Cost-Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu, Các quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện Thương mại quốc tế và nội địa – INCOTERMS 2010, có hiệu lực ngày 01/01/2011. - Đây là điều kiện khá phổ biến trong xuất nhập khẩu. Người bán phải chịu thêm phí bảo hiểm cho lô hàng trong quá trình vậy chuyển bằng tàu biển. Chẳng hạn như lô hàng Chuối của bạn khi đi trên biển gặp các rủi ro như bão, cướp biểm hoặc con chuột nó cắn đứt dây điện máy lạnh làm lô hàng hư hỏng thì lúc này bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm tức nhiên bạn có trách nhiệm liên đới và người mua không chịu trách nhiệm gì cả. Người bán ( shipper) có thể mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110%. 7
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net luật và bảo vệ các bên bị chịu thiệt hại. Điều khoản ấy cũng sẽ mang lại những lợi ích kinh tế nhất định.6 1.1. Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và PICC 1.1.1. Quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Từ năm 1995 tới nay, Việt Nam đã trải qua hai lần sửa đổi BLDS đó là BLDS 20057 và Bộ luật hiện hành đang có hiệu lực là BLDS 2015.8 BLDS năm 2015 được kỳ vọng sẽ tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân. Quá trình xây dựng dự án BLDS 2015 được thực hiện qua các bước soạn thảo, lấy ý kiến, thảo luận và thông qua. Cụ thể, có rất nhiều điểm mới được đưa vào BLDS 2015 như: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự, quyền xác định lại giới tính, quy định về tài sản và quyền sở hữu, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản,… Bảng thống kê lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được trình bày dưới đây: Bảng 01: Lý do Doanh nghiệp sẽ không sử dụng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Lý do sẽ không sử dụng Tỷ lệ phần trăm (%) Sẽ không có trường hợp Hoàn cảnh thay đổi diễn ra 19,23% Pháp luật Việt Nam chưa công nhận 88,46% 6 Angelika Awasthi & Gaurangi Kapoor (2018), “UNIDROIT Principles: Commercial Hardship in India context”, Indian Journal of Law & International Affairs, Số II(2), 47-63, tr. 56. 7 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005, ngày 14/06/2005. 8 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, ngày 24/11/2015. 8
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Đã có điều khoản Bất khả kháng 84,61% Có những biện pháp khắc phụ như bảo hiểm, trái phiếu, 100% đảm bảo, đàm phán,… (Thực hiện 12/2013 – 03/2014)9 Dựa vào Bảng thống kê ở trên, có thể thấy, bên cạnh yếu tố Việt Nam chưa đưa điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào nội luật, Doanh nghiệp và những người trực tiếp soạn thảo hợp đồng chưa nắm được bản chất của sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản này, cũng như chưa phân biệt được điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng. Do vậy, điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản rất mới mẻ đối với pháp luật Việt Nam. Ngay khi thuật ngữ hoàn cảnh thay đổi cơ bản ra đời trong Dự thảo BLDS đã nhận được rất nhiều thảo luận từ các cán bộ, học giả, luật gia và người dân. Trong Báo cáo giải trình, tiếp thu về về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, vấn đề này qua thảo luận có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất không tán thành việc bổ sung Điều 419 về việc Tòa án được quyền điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Loại ý kiến thứ hai, tuy tán thành với cơ chế điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưng đề nghị cần quy định cụ thể hơn về hoàn cảnh thay đổi, các trường hợp thay đổi và chủ thể được thay đổi hợp đồng. Vì vậy, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ nội dung này và chỉnh lý chặt chẽ theo hướng: “Làm rõ các điều kiện xác định hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản; khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý; trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp 9 Trần Minh Tâm & Nguyễn Minh Hiển (2015), tlđd., tr. 57. 9
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với việc thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nêu. Cho ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho hay: “Cách xử lý lại như lần này, tôi cho là hợp lý. Vì trước hết trong dự thảo điều này có quy định hoàn cảnh thay đổi đặc biệt là trong trường hợp nào. Ở đây có quy định ra năm trường hợp đặc biệt. Tôi cho rằng rất phù hợp rất chặt chẽ. Tránh sự tùy tiện, cái gì cũng cho là đặc biệt để yêu cầu sửa đổi hợp đồng thì không đúng”. Cũng tại phiên thảo luận, các Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), Đại biểu Huỳnh Thành (Gia Lai)... cũng đồng thuận với phương án này.10 Bên cạnh những ý kiến của các đại biểu nhân dân, các học giả, chuyên gia cũng để lại những bình luận đáng chú ý: Cần bổ sung điều khoản về việc áp dụng Hardship như là ngoại lệ của nguyên tắc Pacta sunt servanda BLDS Việt Nam năm 2005 mới chỉ điều chỉnh một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tôn trọng cam kết hay hiệu lực bắt buộc của hợp đồng (pacta sunt servanda) là sự kiện bất khả kháng (force majeure) chứ chưa điều chỉnh ngoại lệ thứ hai của nguyên tắc này được luật hợp đồng thế giới thừa nhận rộng rãi là hardship. Dưới góc độ luật hợp đồng quốc tế, hardship và force majeure là hai khái niệm được xây dựng nhằm phân chia rủi ro trong hợp đồng và được thiết kế như các quy tắc để giải quyết các xung đột về lợi ích khi có hoàn cảnh thay đổi hoặc xảy ra các tình huống không thể lường trước được làm thay đổi hoàn toàn cục diện của hợp đồng.11 Đây là hai ngoại lệ của nguyên tắc nền tảng - pacta sunt servanda nhằm giới hạn bớt tính chất nghiêm ngặt của nguyên tắc pacta sunt servanda.12 10 http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=346916s (truy cập ngày 19/10/2019). 11 Nguyễn Anh Thư, (2014), “Đề xuất sửa đổi, bổ sung qui định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Số 30(3), 61-72, tr. 64. 12 Joern Rimke (2001), “Force majeure and hardship: Application in international trade practice with specific regard to the CISG and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts”, Pace Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Kluwer, 197-243, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/rimke.html (truy cập ngày 04/08/2019). 10
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Theo các chuyên gia, việc bổ sung một điều khoản về việc áp dụng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là ngoại lệ của nguyên tắc pacta sunt servanda vào điều khoản về Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là rất cần thiết. Tuy nhiên, ý kiến này cuối cùng đã không được ban soạn thảo chấp nhận và không được đưa vào BLDS 2015. Phù hợp với thông lệ quốc tế Theo TS. Đỗ Văn Đại – Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi bắt nguồn từ thực tiễn thương mại quốc tế, cho phép các bên gặp khó khăn được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh nhưng chưa tới mức không thể thực hiện được như trường hợp bất khả kháng. Ở cấp độ quốc tế, có hai bộ nguyên tắc về hợp đồng rất nổi tiếng và có ảnh hưởng nhiều trên thế giới. Đó là Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và Bộ Nguyên tắc châu Âu về hợp đồng (PECL). Cả hai bộ nguyên tắc này đều có quy định cho phép điều chỉnh lại hợp đồng và việc quy định về thay đổi hoàn cảnh tương ứng với xu hướng hiện đại đề xuất trao cho Tòa án (Trọng tài) quyền điều tiết để giảm bớt những hà khắc của tự do hợp đồng và của hiệu lực ràng buộc của hợp đồng. Theo các chuyên gia, hiện có nhiều nước đã công nhận điều khoản của những bộ nguyên tắc này và đưa vào luật thực định để điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi nhằm mục đích phân chia hợp lý rủi ro và tái lập lại sự cân bằng của hợp đồng. Đơn cử như BLDS Italy năm 1942 là bộ luật đầu tiên chấp nhận thuyết “Thay đổi hoàn cảnh”, hay Tòa án Công lý tối cao Colombia cũng chấp nhận khả năng thay đổi hợp đồng khi trong quá trình thực hiện có một số sự kiện đặc biệt không lường trước được hay không thể lường trước được xuất hiện. Bên cạnh đó, nhiều nước cũng đang có xu hướng luật hóa cơ chế này. Chẳng hạn, Dự thảo sửa đổi BLDS được Pháp công bố năm 2012 và 2013 liên quan đến hợp đồng, đã thấy có quy định về điều chỉnh lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Bảo đảm tự do thỏa thuận 11
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Một trong những băn khoăn lớn nhất của các chuyên gia khi đưa quy định này vào dự thảo là quy định này cho phép Tòa án can thiệp nhằm chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng khi các bên không đạt được thỏa thuận. Do vậy, điều khoản đó có thể không phù hợp với bản chất của hợp đồng là tự do ý chí, tự do thỏa thuận và không khả thi trên thực tiễn. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cho rằng, quy định không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng của các bên, do Điều 443 của Dự thảo luật (sau này trở thành Điều 420 BLDS 2015) có những quy định rất chặt chẽ về căn cứ, điều kiện, trình tự (các bước) của việc điều chỉnh hợp đồng.13 Theo khoản 1 Điều 443, Dự luật cho phép bên có nghĩa vụ do hoàn cảnh thay đổi mà việc tiếp tục hợp đồng quá bất công, có quyền đề nghị với bên kia điều chỉnh lại hợp đồng. Quy định này vẫn tôn trọng tự do thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng thể hiện ở chỗ nếu không có đề nghị của bên bị thiệt hại thì dù có thay đổi hoàn cảnh, hợp đồng đã ký vẫn tiếp tục thực hiện. Mặt khác, luật cũng quy định, trước khi đề nghị Tòa án can thiệp, bên đề nghị điều chỉnh hợp đồng phải chứng minh hai bên đã có một thời gian hợp lý thực hiện hợp đồng nhưng không có kết quả hoặc không được bên kia đáp ứng. Việc đưa quy định này vào không làm mất đi tính chất tự do thỏa thuận vì chỉ khi các bên không điều chỉnh hợp đồng trong một khoảng thời gian hợp lý thì tòa án mới có quyền can thiệp để chấm dứt hoặc điều chỉnh hợp đồng theo cách công bằng nhất. Mặt khác, việc điều chỉnh lại hợp đồng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thiện chí, theo hướng các bên không chỉ quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp 13 Dự thảo BLDS 2015: “Điều 443 - Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi 1. Trường hợp hoàn cảnh thay đổi dẫn đến quyền, lợi ích của một trong các bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cho phép các bên điều chỉnh hợp đồng. 2. Hoàn cảnh thay đổi dẫn tới điều chỉnh hợp đồng được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa lợi ích của các bên và bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Hoàn cảnh thay đổi sau khi hợp đồng đã được giao kết; b) Việc hoàn cảnh thay đổi là không thể lường trước được một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng; c) Rủi ro phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh không phải là rủi ro mà bên bị ảnh hưởng đáng phải gánh chịu. 3. Trường hợp các bên không đạt được thoả thuận trong một khoảng thời gian hợp lý thì toà án có thể: a) Chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo những điều khoản do toà án quyết định; b) Điều chỉnh hợp đồng để phân chia cho các bên các thiệt hại và lợi ích phát sinh từ việc thay đổi hoàn cảnh một cách công bằng và bình đẳng. Tuỳ theo từng trường hợp, toà án có thể buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại.” 12
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, việc bổ sung quy định này vào dự thảo luật là cần thiết, hợp lý và hợp pháp.14 Cuối cùng, sau các thảo luận được đưa ra, Điều 420 về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được đưa vào trong BLDS 2015 bao gồm các điều kiện để xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản,15 các quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra sự kiện Hoàn cảnh thay đổi cơ bản.16 1.1.2. Sự ra đời của Hardship theo PICC Đã từ lâu, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT, (Insitute International pour l`Unification des Droits Privé), một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, đặt trụ sở tại Roma, Italia, đã tập trung nghiên cứu tìm kiếm các quy định chung để điều chỉnh hợp đồng sao cho có thể thiết lập một hệ thống hài hòa các quy phạm có thể được sử dụng trên toàn thế giới, tại mọi quốc gia mặc dù quốc gia đó có truyền thống pháp lý và điều kiện kinh tế, chính trị như thế nào. Năm 1994, UNIDROIT đã cho ra đời “Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế”, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts) – đây là phiên bản đầu tiên của Bộ nguyên tắc này. PICC 2010 đã bổ sung thêm các điều khoản mới so với ấn bản PICC 2004 nhằm phù hợp với thực tiễn phát triển của các hợp đồng điện tử và giải quyết các vấn đề mới và quan trọng đối với cộng đồng pháp lý và kinh tế quốc tế.17 14Quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi – Dự thảo Bộ luật dân sự (Sửa đổi), http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=346916 (truy cập ngày 07/10/2019). 15 BLDS Việt Nam, (2015), Khoản 1, Điều 420. 16 BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Khoản 2, 3, 4, Điều 420. 17 Trong Luận văn này, người viết sử dụng International Institute for the Unification of Private Law Unidroit – (eds) (2016) “Unidroit Principles of International Commercial Contracts”, (bản Tiếng Anh) và “Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế”, (2014), NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội, dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (trưởng nhóm) - (bản Tiếng Việt). 13
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Trải qua ba lần sửa đổi (năm 2004, năm 2010 và năm 2016), tương tự ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 bao gồm 211 điều,18 được bố cục thành 11 chương, đề cập đến hầu hết các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp đồng, nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không thực hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại... cũng như các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng như thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng. So với ấn bản PICC 2010, ấn bản PICC 2016 chỉ có 06 điều khoản bị sửa đổi.19 Cùng với Công ước CISG, PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. Bộ nguyên tắc này đã được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển. Trước đó, Hardship lần đầu được đề cập trong ấn bản PICC 1994. Ấn bản PICC 1994 đã dành hẳn một mục để phân tích về Hardship.20 Điều này cho thấy tầm quan trọng của điều khoản này trong cách đánh giá của các nhà soạn thảo luật. Các ấn bản PICC sau này cũng đều dành hẳn một mục trong chương để quy định về điều khoản Hardship. Điểm khác biệt giữa các ấn bản chủ yếu là phần diễn giải để phù hợp với tiến trình phát triển của luật và thực tiễn đời sống phát triển của hợp đồng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ này, người viết sẽ chỉ phân tích chủ yếu dựa trên ấn bản PICC 2016 - ấn bản đang hiện hành. Trên tinh thần về hiệu lực bắt buộc của hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng vẫn phải được tôn trọng. “Điều 6.2.1. Tuân thủ hợp đồng 18 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 1994 gồm 120 điều; năm 2004 gồm 185 điều; năm 2010 gồm 211 điều. 19 06 điều khoản bị sửa đổi là: Lời nói đầu, Điều 1.11, Điều 2.1.14, Điều 5.1.7, Điều 5.1.8 và Điều 7.3.7. 20 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC), Mục 2, Chương 6 (bao gồm Điều 6.2.1, Điều 6.2.2 và Điều 6.2.3). 14
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình, ngay cả khi chi phí thực hiện nghĩa vụ đó tăng lên, với điều kiện tuân thủ các quy định dưới đây về hardship.” Tuy nhiên, nguyên tắc hiệu lực bắt buộc của hợp đồng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối; khi xảy ra những hoàn cảnh làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ làm phát sinh trường hợp ngoại lệ (sau đây sẽ gọi là “Hardship”). Thuật ngữ “hardship” được sử dụng trong bản tiếng Pháp vì đã được chấp nhận rộng rãi trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã được thừa nhận trong phần mở đầu của nhiều Hợp đồng quốc tế dưới tên gọi “Điều khoản Hardship”.21 1.1.3. Sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG - Convention on Contracts for the International Sale of Goods), (sau đây gọi là Công ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.22 CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.23 Công ước Viên 1980 đã thống nhất hóa và khắc phục được nhiều mâu thuẫn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các xung đột pháp luật trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.24 Tại Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta diễn ra khá nhộn nhịp, trong đó, các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hợp đồng nói chung.25 Tính đến hết năm 2015, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hầu hết đều là thành viên của Công ước CISG.26 Bên cạnh đó, lợi ích điển hình đối với doanh nghiệp Việt Nam là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong đàm 21 Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế, (2014), tlđd., tr. 262. 22 TS. Nguyễn Minh Hằng; TS. Đinh Thị Mỹ Loan, (2013), Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/912-de-xuat-viet-nam-gia-nhap- cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te, (truy cập ngày 09/10/2019). 23 khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Công ước CISG, Điều 99. 24 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/1214-thuan-loi-hon-trong-mua-ban-quoc-te-viet-nam-huong-den- gia-nhap-cisg, (truy cập ngày 09/10/2019). 25 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban- hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019). 26 Như trên. 15
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net phán hợp đồng (trước đó, quá trình đàm phán để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đã mất khoảng 2 tiếng, chi tiết về thực hiện hợp đồng cũng như từng điều khoản trong hợp đồng cũng khiến Doanh nghiệp mất nhiều thời gian do chưa có điều khoản thống nhất để tham khảo,…).27 Khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước CISG thì Công ước này sẽ được áp dụng tự động trong trường hợp hai bên doanh nghiệp đối tác đến từ các nước thành viên của Công ước CISG. 28 Do vậy, việc Công ước CISG có hiệu lực được đánh giá là đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc kinh doanh với bạn hàng quốc tế.29 Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 và Công ước CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017. Việc gia nhập Công ước CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, đồng thời, cũng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và tạo cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.30 Có rất nhiều học giả cho rằng Công ước Quốc tế CISG có đề cập tới Hoàn cảnh thay đổi cơ bản, cụ thể tại Điều 79 của Công ước Quốc tế CISG;31 một số khác lại 27 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban- hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, (truy cập ngày 09/10/2019). 28 Như trên. 29 Như trên. 30 http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8401-viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh-vien-thu-84-cua-cisg, (truy cập ngày 09/10/2019). 31 Rolf Kofod, (2011), “Hardship in International Sales CISG and the UNIDROIT Principles 3.1.2.”, NXB. Đại học Copenhagen, Copenhagen, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/kofod.html, (truy cập ngày 08/09/2019), “Bằng cách tránh tham chiếu đến điều khoản Hoàn cảnh thay đổi (Hardship), hay bất kỳ khái niệm tương tự nào khác như Bất khả kháng, không thể thực hiện được, hay wegfall der Geschäftsgrundlage, thuật ngữ “trở ngại” (impediment) được sử dụng để tóm gọn những nguyên tắc trên đây vào một điều khoản bằng một từ ngữ khá linh hoạt. 16
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net phủ nhận điều này.32 Sở dĩ có những ý kiến trái chiều như vậy là bởi Điều 79 được xem rất “mơ hồ”, “thiếu chính xác” và “chứa đựng những từ ngữ lỏng lẻo”.33 Không tập trung đưa ra kết luận rằng liệu Điều 79 Công ước CISG có “bao hàm” (covers) điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không, trong Luận văn này, người viết muốn tiếp cận điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản được diễn giải và áp dụng thế nào theo Điều 79. Giả thuyết rằng, Điều 79 Công ước CISG có bao hàm cả điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khoản 1, Điều 79 của Công ước CISG có quy định như sau: “1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại (an impediment) nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”34 1.2. Khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG, PICC và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 1.2.1. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo CISG Thuật ngữ “trở ngại” trong Điều 79 được nhiều học giả đánh giá rằng mơ hồ và thiếu chính xác,35 số khác lại chỉ ra một số "mâu thuẫn và mơ hồ" trong việc sử dụng 32 Markus Petsche, (2005), “Hardship under the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG)”, Vindobona Law Journal, Số 19, tr. 147, 148; John Honnold (1989), Documentary History of the Uniform Law for International Sales, NXB. Kluwer Law and Taxation Publishers, Deventer, tr. 252, “Theo một số nhà bình luận pháp lý, việc loại trừ (rectius: loại bỏ) Hoàn cảnh thay đổi (Hardship) trong phạm vi Điều 79 đã xuất hiện từ lịch sử soạn thảo điều khoản này.” Lovro Klepac, (2017), Luận văn thạc sỹ, “The availability of a Hardship Defense under the UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)”, Trường Đại học Centeral European University, tr. 19., “Một lý do nữa để kết luận rằng điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Hardship) bị loại trừ khỏi Công ước CISG, đó là ngay trong từ ngữ của Điều 79 Công ước CISG quy định rằng, "bên bị bất lợi không mong đợi một cách hợp lý để tránh hoặc khắc phục hậu quả của sự kiện đó". Điều này là phù hợp với những tình huống Hoàn cảnh thay đổi cơ bản”; 33 Albert H. Kritzer (1994), “International Contract Manual - Guide to Practical Applications of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Detailed Analysis 623, tr. 642. 34Bản dịch của VIAC, http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van- kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019). 35 B. Nicholas (1984), “Impracticability and Impossibility in the U.N. Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, Số 5(02), tr. 5-4 (Có thể tìm đọc tại Nina M. Galston & Hans Smit, (ed), NXB. 17
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net thuật ngữ này.36 Bởi vậy các học giả trên thế giới rất cố gắng để định nghĩa thuật ngữ này và những định nghĩa này cũng rất đa dạng. Vậy điều gì cấu thành nên “trở ngại”? Bất kì việc gì khiến việc thực hiện nghĩa vụ không thể thực hiện một cách khách quan sẽ được coi là “trở ngại”.37 “Trở ngại” theo Điều 79 có thể được hiểu là trở ngại vật lý, chẳng hạn như sự kiện chiến tranh, nội chiến, các hành động khủng bố, hoặc cấm vận thương mại, kinh tế, hay các thảm hoạ tự nhiên, khó khăn gây ra bởi sự gia tăng chi phí để thực hiện hợp đồng.38 Rất khó để có thể đưa ra một danh sách đầy đủ các sự kiện được coi là “trở ngại”,39 do đó, việc đánh giá này phải được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, tình trạng chiến tranh không thể được coi là “trở ngại” nếu các bên đều thoả thuận rằng việc thực hiện nghĩa vụ ngay cả trong chiến tranh là hoàn toàn có thể. Từ những phân tích ở trên về định nghĩa thuật ngữ “trở ngại”, có thể coi định nghĩa Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tương tự như “trở ngại” trong Công ước CISG. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những đặc điểm như: là trở ngại không thể thấy trước được cũng như nằm ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, xảy ra sau khi ký kết hợp đồng và hậu quả rất nặng nề.40 1.2.2. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo PICC Theo PICC, “hardship” được xác lập khi có “Các sự kiện khách quan xảy ra làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống…” và thỏa mãn các điều kiện như (1) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng; (2) Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện đó khi Parker School of Foreign and Comparative Law, Đại học Columbia, Columbia, http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/nicholas1.html, (truy cập ngày 07/08/2019) 36 D. Tallon (1987), “Commentary to Article 79”, Commentary on the International Sales Law. The 1980 Vienna Sales Convention, http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/tallon-bb79.html. 37 Gomard & Rechnagel (1990), International Kjabelov, tr. 222. 38 Jenni Miettinen (2015), Luận văn Thạc sỹ, “Interpreting CISG Article 79 (1): Economic impediment and the reasonability requirement” - Đại học University of Lapland, tr. 2. 39Niklas Lindström (2006), “Changed Circumstances and Hardship in the International Sale of Goods”, Nordic Journal of Commercial Law, Số 2006(1), https://cisgw3.law.pace.edu/cisg/biblio/lindstrom.html (truy cập ngày 08/09/2019). 40 Lukas Rusch (2019), “Force Majure and Hardship under the CISG”, Hội thảo 13th Annual Generations in Arbitration Conference, ngày 31 Tháng Ba năm 2019, Hồng Kông, tr. 14 18
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net giao kết hợp đồng; (3) Các sự kiện đó nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và (4) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu”.41 Việc xác định chính xác "thay đổi cơ bản sự cân bằng các nghĩa vụ hợp đồng" (được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm hoặc thuật ngữ số khác) dường như là một công việc hết sức khó khăn trong các văn bản pháp lý.42 . Từ “thay đổi cơ bản” sẽ được xem xét tùy trường hợp cụ thể.43 Trong vụ tranh chấp Spanish advertising agency,44 giữa công ty quảng cáo của Tây Ban Nha (Nguyên đơn) với Công ty vận tải thành phố Valencia (Bị đơn): Nguyên đơn và Bị đơn ký kết một hợp đồng thỏa thuận về việc khai thác quảng cáo trên xe bus (xe bus thuộc sở hữu của Bị đơn), tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế dẫn đến nguồn đầu tư cho lĩnh vực marketing trên các phương tiện vận tải sụt giảm, Nguyên đơn đã yêu cầu Bị đơn giảm 70% giá thuê hàng tháng do sự giảm sút không lường trước được trong đầu tư tiếp thị trong lĩnh vực vận tải. Tòa án cấp sơ thẩm đã điều chỉnh tiền thuê ở mức 80% doanh thu thuần hàng tháng của Nguyên đơn. Các bên kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm tiếp nhận vụ việc, tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Tây Ban Nha năm 2008, bao gồm cả ngành quảng cáo, có thể dẫn đến một sự thay đổi đáng kể về hoàn cảnh clusula rebus sic stantibus. Có thể thấy trong vụ việc trên, Tòa án phúc thẩm cũng không đưa ra tiêu chí để xem xét Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên mức giảm 70% giá thuê hàng tháng. Ấn bản của PICC năm 1994 có đưa ra diễn giải “sự thay đổi đến 50% hoặc hơn về giá hay giá trị của nghĩa vụ thì sẽ được coi là một sự thay đổi cơ bản”.45 Tuy nhiên đến ấn bản năm 2004 và 2010, phần diễn giải đã không giữ lại con số “50%”. BLDS một số quốc gia như Pháp, Đức, Italia,.. cũng chỉ đưa ra quy định về thiệt hại một cách 41 PICC, (2016), tlđd., Điều 6.2.2. 42 Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis, (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption”, Jurisprudence, Số 19(1), 121–141, tr. 125. 43 PICC, (2016), tlđd., Comment, tr. 213. 44 Vụ Spanish advertising agency, [2014], The Tribunal Supremo, http://www.unilex.info/case.cfm?id=1949, (truy cập ngày 24/11/2019). 45 Vụ Spanish advertising agency, [2014], tlđd.. 19
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net chung chung và không đặt ra một mức độ cụ thể.46 Trong các vụ việc được xét xử tại trọng tài thương mại quốc tế, chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng 13%, 30%, 44% hoặc 25- 50% vẫn được cho là không đủ để đủ cấu thành Hardship.47 Không một phán quyết trọng tài nào mà trọng tài viên so sánh mức "chi phí thực hiện nghĩa vụ" đã tăng 50% hoặc ít hơn với những gì đã được thỏa thuận trong hợp đồng.48 Như vậy, có thể thấy, các nhà lập pháp đều có chung quan điểm là không nên quy định một lượng cụ thể về mức độ thiệt hại để đảm bảo tính khái quát và linh hoạt của quy định.49 Các sự kiện khách quan xảy ra liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính ở các quốc gia khác nhau thì cũng khác nhau. Ví dụ, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Indonesia đạt đến đỉnh điểm vào những năm 1998-1999, dẫn đến sự giảm sút của nền kinh tế nước này khoảng 15%, mất năm triệu việc làm, mất 80% giá trị của đồng rupiah và tỷ lệ lạm phát vượt quá 75%. Tuy nhiên, trong vụ việc Himpurna California Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara, cả Trọng tài và các học giả cho rằng cuộc khủng hoảng này không đủ nghiêm trọng để đánh giá là Hardship.50 Tương tự, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Argentina năm 2002 dẫn đến sự sụt giảm GDP của nước này là 10,9%, tỷ lệ lạm phát là 25,9% và sự mất giá của đồng peso là 2/3 giá trị so với đồng đô la Mỹ. Trong Vụ việc này, Tòa Trọng tài của ICSID cho rằng: “Hội đồng Trọng tài tin rằng cuộc khủng hoảng ở Argentina là nghiêm trọng nhưng không dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế và xã hội. Khi so sánh cuộc khủng hoảng ở Argentina với các cuộc khủng hoảng cùng thời điểm khác ảnh hưởng đến các quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới, có thể lưu ý rằng những cuộc khủng hoảng 46 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), “Đề xuất diễn giải và áp dụng Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, Số 86/2016. 47 Brunner, C., (2009), Force Majeure and Hardship under General Contract Principles. Exemption for NonPerformance in International Arbitration, NXB. Kluwer Law International, Alphen aan den Rijin, tr. 427. 48 Zaccaria, E. C. (2005), The Effects of Changed Circumstances in International Commercial Trade, International Trade & Business Law Review, Số 9, tr. 169; Brunner, C. (2009), tlđd., tr. 428−431; Houtte van, H. (1995), The UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts and International Commercial Arbitration: Their Reciprocal Relevance in: The UNIDROIT Principles for International Commercial Contracts: A New Lex Mercatoria?, ICC Publication, Số 490(1), tr. 190. 49 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd. 50 Vụ Himpurna California Energy Ltd. v. PT. (Persero) Perusahaan Listruik Negara (Phán quyết chung thẩm) [1999], Yearbook Commercial Arbitration. 2000, XXV: 13−108. Vụ này có thể tìm trong Fucci, F. R. (2006), Hardship and Changed Circumstances as Grounds for Adjustment or Non-Performance of Contracts. Practical Considerations in International Infrastructure Investment and Finance, American Bar Association, Section of International Law. 20
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net khác đã không dẫn đến việc không thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng hoặc hiệp ước quốc tế. Các bên đều đã tái đàm phán, cố gắng thực hiện và việc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ, nhưng bản chất của các nghĩa vụ quốc tế vẫn được giữ nguyên.”51 Tóm lại, theo quy định trong PICC, hardship là một hoàn cảnh trong đó xảy ra các sự kiện “làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng”, và phải đáp ứng các điều kiện bổ sung để có thể xác định hardship. Những điều kiện này sẽ được phân tích ở Chương II dưới đây. 1.2.3. Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 Điều 420 BLDS Việt Nam 2015 không đưa ra khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản một cách rõ ràng. Nhưng tại Khoản 1, Điều 420 có nêu những điều kiện xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được người viết phân tích trong Chương II dưới đây. Từ đó, người viết đề xuất khái niệm Hoàn cảnh thay đổi cơ bản nên được hiểu như sau: Hoàn cảnh thay đổi cơ bản là những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh mà các bên không thể tính toán đến một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng, cản trợ việc thực hiện hợp đồng của một bên và đáp ứng những điều kiện như: là sự kiện khách quan xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh khi giao kết hợp đồng, nếu như các bên biết trước về sự thay dổi thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.” 51 Vụ Gaz de Bordeaux (CMS Gas Transmission Company v. The Argentine Republic), Số. ARB/01/8 (Phán quyết) [2005] ICSID, đoạn 355. 21
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1.3. So sánh Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản Lý thuyết về Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (lý thuyết hardship) có những điểm tương đồng nhất định với khái niệm Bất khả kháng đã tồn tại rất lâu trong pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Vì vậy, để hiểu rõ hơn bản chất của Hardship, người viết sẽ tiến hành so sánh giữa Bất khả kháng và Hoàn cảnh thay đổi cơ bản. "Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện bất khả kháng được quy định trong Công ước CISG, PICC và trong BLDS Việt Nam 2015 lần lượt như sau: “Điều 79 – Công ước CISG 1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”52 “Điều 7.1.7: Trường hợp bất khả kháng - PICC 1) Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đồng, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó.”53 “Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự - BLDS 2015 52Bản dịch của VIAC, http://www.trungtamwto.vn/upload/files/chu_de_khac/303-cong-uoc-vien/307-van- kien/Cong%20uoc%20vien%201980%20-%20TV.pdf, (truy cập ngày 09/08/2019). 53 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, tlđd., Điều 7.1.7. 22
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”54 Từ những định nghĩa trên, có thể thấy Bất khả kháng là sự kiện xảy ra sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, nằm ngoài ý muốn và sự dự đoán của các bên, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến việc không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần, đóng băng55 … Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới. Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng lại rất đa dạng và nhiều điểm chưa có sự thống nhất. Như vậy, sự kiện bất khả kháng và sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản có những đặc điểm sau đây: Đều là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng; xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng; các bên trong hợp đồng không thể dự đoán, tính đến trước được. Bên cạnh đó, hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể là những sự kiện gây ra bởi sự tăng giá đến 30% giá trị ban đầu của hàng hóa,56 không có khả năng giao hàng vì tình 54 BLDS Việt Nam, (2015), tlđd., Điều 156. 55 Vụ United States (Raw Materials Inc. v. Manfred Forberich GmbH & Co.), [2004] U.S. Federal District Court, Northern District of Illinois, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/040706u1.html (truy cập ngày 02/12/2019), “Việc cảng bị đóng băng đã cản trở Forberich thực hiện nghĩa vụ của mình”, “Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường cảng chỉ bị đóng băng từ cuối Tháng Một), thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động. RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là có thể dự đoán được, song lại không đưa ra được một bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác. Thêm vào đó, tòa cho rằng việc dẫn chiếu đến một án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở thượng nguồn sông Mississippi là thuyết phục (Vụ Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain Co., [1981] La.Ct.App).” 56Vụ Nuova Fucinati S.p.A. v. Fondmetal International A.B. [1993], Tribunale Civile [District Court] http://cisgw3.law.pace.edu/cases/930114i3.html, (truy cập ngày 02/12/2019). 23
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net trạng ngừng sản xuất khẩn cấp,57 và những khó khăn tài chính của bên nhà cung cấp cho người bán.58 Tuy nhiên, Hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn được đặt trong các sự so sánh như: sự thay đổi hoàn cảnh đe dọa con người hoặc tài sản, phá sản hoặc vấn đề tài chính của bên cung cấp sản phẩm cho bên bán, chi phí cơ hội, lợi nhuận và việc không đạt được mục đích.59 Trong bình luận của UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts” (Comment), sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn thường được chấp nhận đối với những hợp đồng dài hạn, mặc dù điều này không loại trừ khả năng hoàn cảnh thay đổi cơ bản xuất hiện với các loại hợp đồng khác.60 Thực tiễn có thể đồng thời tồn tại hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng và hai sự kiện này cũng có thể gây nhầm lẫn. Trong trường hợp này, bên bị ảnh hưởng bởi các sự kiện đó phải quyết định viện dẫn lý do nào.61 Nếu bên đó viện dẫn sự kiện Bất khả kháng thì nhằm lý giải việc không thực hiện nghĩa vụ của mình.62 Còn nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán lại các điều khoản của hợp đồng để hợp đồng tiếp tục tồn tại với các điều khoản được sửa đổi.63 Tóm lại, có thể so sánh hai sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới các góc độ như sau: Bất khả kháng Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Force Majeure) (Hardship) Theo Sự kiện bất khả kháng là sự Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có Định BLDS kiện xảy ra một cách khách đủ các điều kiện sau đây: nghĩa Việt quan không thể lường trước a) Sự thay đổi hoàn cảnh do Nam được và không thể khắc nguyên nhân khách quan xảy ra phục được mặc dù đã áp sau khi giao kết hợp đồng; 57 CLOUT Case No. 140 [1995], ICA Arbitral Tribunal, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950316r1.html, (truy cập ngày 02/12/2019). 58 Vụ Schiedsgericht der Handelskammer, [1996], tlđd. 59 Daniel Girsberger & Paulius Zapolskis (2012), “Fundamental Alteration of the Contractual Equilibrium under Hardship Exemption,” Jurisprudence, Số 19(1): 121–141, tr. 130. 60 Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 267. 61 Như trên. 62 Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 270. 63 Như trên. 24
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net dụng mọi biện pháp cần thiết b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, và khả năng cho phép. các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Một bên không chịu trách Một bên không chịu trách nhiệm nhiệm về việc không thực về việc không thực hiện bất kỳ một hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng Theo đó của họ nếu chứng minh minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm Công được rằng việc không thực ngoài sự kiểm soát của bên đó và ước hiện ấy là do một trở ngại người ta không thể chờ đợi một CISG nằm ngoài sự kiểm soát của cách hợp lý rằng họ phải tính tới bên đó và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng họ phải tính tới trở ngại đó hoặc là tránh được hay khắc phục vào lúc ký kết hợp đồng các hậu quả của nó 25
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó Hoàn cảnh hardship được xác lập Bên có nghĩa vụ được miễn khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi trừ hậu quả do việc không cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa thực hiện của bên mình, nếu vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực chứng minh được rằng việc hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá không thực hiện là do một trị của nghĩa vụ đối trừ giảm trở ngại vượt khỏi tầm kiểm xuống, và: Theo soát của mình, và không thể a) các sự kiện này xảy ra hoặc mong chờ một cách hợp lý ở được bên bị thiệt hại biết đến sau PICC mình xem xét được những khi giao kết hợp đồng; trở ngại này vào thời điểm b) bên bị bất lợi đã không thể tính ký kết hợp đồng, dự đoán một cách hợp lý đến các sự kiện đó hay vượt qua được trở ngại khi giao kết hợp đồng; hoặc dự đoán được hay vượt c) các sự kiện này nằm ngoài sự qua được hậu quả của trở kiểm soát của bên bị bất lợi; và ngại đó d) rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu. Lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động Việc tăng giá so với giá trị ban đầu đất, sóng thần, đóng băng, của hàng hóa, không có khả năng Ví dụ chiến tranh, bạo loạn, đảo giao hàng vì tình trạng ngừng sản chính, đình công, cấm vận, xuất khẩn cấp, những khó khăn tài thay đổi chính sách của chính của bên nhà cung cấp cho chính phủ,… người bán,… - Là những sự kiện khách - Là những sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng; Đặc điểm quan xảy ra sau khi ký hợp - Xảy ra không do lỗi của các bên đồng; trong hợp đồng; 26
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net - Xảy ra không do lỗi của các - Các bên trong hợp đồng không bên trong hợp đồng; thể dự đoán, tính đến trước được; - Các bên trong hợp đồng - Các bên vẫn có thể tiếp tục thực không thể dự đoán, tính đến hiện hợp đồng tuy nhiên việc tiếp trước được; tục thực hiện hợp đồng sẽ gây - Các bên không thể khắc nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. phục được và không thể thực hiện được hợp đồng nữa. Nếu viện dẫn sự kiện bất khả Nếu viện dẫn sự kiện hoàn cảnh Mục đích viện kháng thì nhằm lý giải việc thay đổi cơ bản thì nhằm đàm phán dẫn không thực hiện nghĩa vụ lại các điều khoản của hợp đồng để của mình. hợp đồng tiếp tục tồn tại với các điều khoản được sửa đổi. TIỂU KẾT Chương I đã giới thiệu khái quát sự ra đời của quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Hardship) trong BLDS Việt Nam 2015, Công ước CISG và PICC. Qua những phân tích trên đây, có thể thấy được tính cần thiết của việc tồn tại quy định điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong luật. Đối với Việt Nam nói riêng, việc bổ sung quy định về điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một bước tiến trong BLDS Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế cũng như xu hướng phát triển của xã hội, góp phần bảo đảm và duy trì lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Chương I đồng thời cũng nêu được khái niệm của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG và PICC. Từ những vấn đề lý luận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, những điểm giống và khác nhau với trường hợp bất khả kháng. Các điều kiện để xác lập điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ được phân tích trong Chương II. Người viết sẽ phân tích những điều kiện trong BLDS Việt Nam sau đó so sánh với những điều kiện về Hardship trong PICC và CISG. 27
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net CHƯƠNG II – ĐIỀU KIỆN XÁC LẬP HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VÀ SO SÁNH VỚI CISG VÀ PICC Trong Chương II này, người viết sẽ phân tích những điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản dựa trên các quy định trong BLDS Việt Nam năm 2015. Người viết cũng sẽ so sánh các điều kiện này với Công ước CISG và PICC. Để tránh sự lạm dụng, gây thiệt hại cho một bên trong hợp đồng, các điều kiện áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản đã được đưa vào trong luật. Theo đó, một hoàn cảnh được xem là “thay đổi cơ bản” theo BLDS Việt Nam 2015 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 2.1. Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng “Điều 420… a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;” Nguyên nhân dẫn đến Hoàn cảnh thay đổi cơ bản không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng. Những nguyên nhân khách quan có thể được viện dẫn như bão, lũ lụt, đình công, quyết định của cơ quan có thẩm quyền,… Còn trong PICC, “Điều 6.2.2. Định nghĩa a) các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;” Nếu bên bị thiệt hại đã biết các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng thì sẽ phải tính tới các sự kiện đó. Trong trường hợp như vậy, điều khoản hardship sẽ không thể được viện dẫn. Điểm khác biệt giữa BLDS Việt Nam và PICC chính là quy định trong PICC về sự kiện “được bên bị thiệt hại biết đến”. PICC nhấn mạnh vào việc nhận thức “biết đến” của bên bị thiệt hại trong trường hợp này. 28
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh “Điều 420… b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;” BLDS của một số quốc gia trên thế giới cũng đã ghi nhận quy định tương tự về vấn đề này, như trong BLDS Pháp: “….xảy ra một sự thay đổi về hoàn cảnh không thể tính trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng….”,64 hay trong quy định của BLDS Đức: “…các bên nếu lường trước được sự thay đổi đó thì đã không ký hợp đồng hoặc đã kí hợp đồng với một nội dung khác…”.65 Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 420 BLDS Việt Nam 2015, hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra sau khi hợp đồng đã được giao kết và các bên “không thể lường trước về sự thay đổi” này, tức là “sự thay đổi của hoàn cảnh” nằm ngoài ý chí của các bên; Việc “lường trước được về sự thay đổi của hoàn cảnh” cũng phải dựa trên thực tế vụ việc, đồng thời cần phân định rõ “sự thay đổi hoàn cảnh” thuộc trường hợp có thể lường trước được nhưng do bên bị bất lợi cố tình hoặc vô tình không nhận thức được (do năng lực dự đoán yếu kém), hay do bản chất sự thay đổi hoàn cảnh đó là không lường trước được.66 Việc quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề này sẽ có tác dụng ràng buộc các bên phải có ý thức nghiên cứu cẩn thận, kĩ càng hơn trước khi quyết định ký kết hợp đồng, từ đó làm cho môi trường giao dịch ổn định hơn và giảm thiểu các tranh chấp không đáng có.67 Quy định về điều kiện thứ hai này của BLDS Việt Nam 2015 được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia,68 đồng thời có điểm tương đồng với quy định trong Công ước 64 BLDS Pháp sửa đổi, bổ sung sau đợt cải cách các quy định về pháp luật hợp đồng (theo Điều 2 sắc lệnh 2016 – 131 ngày 10/02/2016), Điều 1195 dưới tên gọi “sự thay đổi của hoàn cảnh” (changement de circonstances). 65 BLDS Đức (BGB), Điều 313 BGB dưới tên gọi “sự xáo trộn cơ sở của hợp đồng” (Störung der Geschäftsgrundlage). 66 PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng và Trần Thị Giang Thu, (2016), tlđd. 67 Như trên. 68 Đàm Thị Diễm Hạnh và ThS. Lê Thị Kim Oanh (2010), “Quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dưới góc độ so sánh pháp luật Dân sự Việt Nam và Pháp – một số đề xuất, kiến nghị”, Hội thảo quốc tế: Trách nhiệm 29
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net CISG “người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng”,69 và PICC về việc bên bị bất lợi đã không thể tính đến sự kiện đó một cách hợp lý. “Điều 6.2.2. Định nghĩa b) bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng;” Ví dụ về điều kiện Bên bị bất lợi đã không tính đến một cách hợp lý các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng đã được dẫn ra như sau: A cung cấp dầu thô ở quốc gia X cho B với một mức giá cố định trong vòng 05 năm, và nhận thức về căng thẳng chính trị trong khu vực. Hai năm sau khi ký kết hợp đồng, chiến tranh đã xảy ra khiến khủng hoảng năng lượng thế giới và giá dầu tăng đột biến. A trong trường hợp này không được viện dẫn Hoàn cảnh thay đổi vì giá dầu thô tăng như vậy không phải là không thể lường trước được.70 Đôi khi sự thay đổi hoàn cảnh là dần dần, nhưng kết quả cuối cùng của quá trình thay đổi dần dần có thể tạo thành một trường hợp Hardship.71 Nếu sự thay đổi đó bắt đầu trước khi hợp đồng được ký kết, Hardship sẽ không phát sinh, trừ khi tốc độ thay đổi tăng lên đáng kể trong suốt thời hạn của hợp đồng.72 2.3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác “Điều 420 c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;” Khoản này chỉ ra trường hợp sự thay đổi của hoàn cảnh làm cho các bên khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng theo những điều khoản đã cam kết. Điều kiện này Dân sự và hợp đồng: Kinh nghiệm của Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ngày 27 tháng Sáu năm 2019, Trường Đại học Luật, Đại học Huế và Hội Hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam, Thừa Thiên Huế, Việt Nam. 69 Công ước CISG, tlđd., Điều 79(1). 70 PICC, (2016), tlđd., Illustration, tr. 215. 71 Dịch giả: TS. Nguyễn Minh Hằng (2014), tlđd., tr. 265. 72 Như trên. 30