SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Câu 1: Huyết áp là gì? Nói huyết áp 120/80 nghĩa là gì?
Trả lời
a.Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương
đương mmHg / cm2
- Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do
tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm.
Huyết áp là 120/80 là cách nói tắt được hiểu:
+ Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co)
+ Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn)
Đó là người có huyết áp bình thường.
Câu 2: Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh “Tế bào
vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể sống
hoàn chỉnh”?
Trả lời
-Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể:
+ Cơ thể là tập hợp các hệ cơ quan, hệ cơ quan tập hợp các cơ quan,
các cơ quan tập hợp các mô, mô tập hợp nhiều tế bào giông nhau cùng
thực hiên một chức năng.
+ Mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo giông nhau gồm : Màng, chất
tế bào và nhân.
-Tế bào là cơ thể sống hoàn chỉnh :Tế bào có sinh trưởng và phát
triển, có trao đổi chất với môi trường trong cơ thể, có sinh sản (Chấm
điểm tối đa nếu có phân tích)
Câu 3: Giải thích tại sao ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu
lại không có nhân?
Trả lời
Ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân vì: chức
năng vận chuyển ôxi và cacbonic nên mất nhân để nhẹ, giảm tiêu tốn
năng lượng khi vận chuyển.
Câu 4: Nêu những đặc điểm của bộ xương người tiến hóa hơn bộ
xương thú (thỏ) để phù hợp với tư thế đứng thẳng?
Trả lời
- Xương cột sống cong bốn chỗ  trọng tâm theo phương thẳng đứng
–
Xương đùi (chi dưới) lớn và khoẻ hơn xương tay ( chi trên) –
Xương bàn chân lớn, xương gót phát triển về phía sau
Câu 5: Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn
của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào?
Trả lời
- Vòng tuần hoàn nhỏ: chuyển máu chứa nhiều cacbondioxit vào tẫm
thất phải-> Khi tâm thất phải đầy máu van ba lá đóng lại-> tâm thất
phải co lại-> đưa máu chứa cacbondioxit vào động mạch phối-> đưa
đến phổi để máu tiếp nhận được oxi-> từ phổi tĩnh mạch phổi đưa máu
chứ nhiều oxi vào tâm nhĩ trái.
-Vòng tuần hoàn lớn: Khi tâm thất trái đầy máu giàu oxi van hai lá
đống lại-> tâm thất trái co đấy máu đến động mạch chủ-> đến các cơ
quan trong cơ thể rồi quay lại tâm nhĩ phải.
* Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao do:
- Đặc tính của hệ tuần hoàn là làm việc liên tục suốt đời mà không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người:
+ Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa
hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng
+ Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của
tim khi tăng và giảm nhịp tim
+ Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn
dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch
+ Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ cực mạnh có hiệu quả, khả
năng gây đông máu. Trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu
giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca2+ khi mạch vỡ thay
đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ
tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt
Câu 6: Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ
-Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạnh, đẩy máu
để nuôi dưỡng các mô trong các tế bào.Huyết áp là áp lực do sự co
bóp của tim và sức càn của thành động mạch.
-Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn, càng xa tim áp lực
cành nhỏ thì huyết áp nhỏ.Vì năng lượng tâm thất co đẩy máu đi càng
giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép lên thành mạch máu giảm dần.
Câu 7 có hai người có huyết áp là 80/120 và 150/180 em hiểu đó là
như thế nào?
120mmHg là huyết áp tối đa còn 80mmHg là huyết áp tối thiểu.Người
có chỉ số này là huyết áp bình thường.150mmHg là huyết áp tối thiểu,
180mmHg là huyết áp tối đa.Người có chỉ số này là huyết áp cao.
Câu 8: Đồng hóa, dị hóa là gì sự đồng hóa và dị hóa ở các lứa tuổi
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất
phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng
-Dị hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp thành các sản phầm
giản và giải phóng năng lượng
-Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở người khác nhau về giới tính, tuổi tác
+Thông thường tỉ lệ đồng hóa của trẻ em cao hơn so với dị hóa ở tuổi
này trẻ ẹm được phát triển toàn diện nên đồng hóa > dị hóa
+Ở tuổi trưởng thành đây là giai đoạn ổn định cơ thể tầm độ tuổi này
giai đoạn đồng hóa và dị hóa sẽ như nhau để cơ thể sống ổn định đồng
hóa = dị hóa
+Ở tuổi già giai đoạn này cơ thể để yếu đi không phát triển thêm gì
nữa đồng thời tỉ lệ đồng hóa sẽ thấp hơn só với dị hóa đồng hóa < dị
hóa.
Câu 9: vì sao khi mắc bệnh về gan thì giảm khả năng tiêu hóa?
Gan có vai trò sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa chất béo.Khi gan có
vấn đề, dịch mật được tiết ra quá ít khiến cho chất béo trong cơ thể
không được tiêu hóa hết, sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn.
Câu 10: Vì sao người cao huyết áp không nên ăn mặn ?
Khi lượng natri trong máu cao,thận không thể phát huy tối đa khả
năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch.Hậu quả
là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây
tăng thể tích máu.Vì thế, ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch
và làm huyết áp tăng cao.
Câu 11: giải thích câu “ăn phải nhai nói phãi nghĩ”?
-Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu
hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao
-nói phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh
thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói
có dộ chính xác cao
Câu 12 : giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời ?
Bởi vì khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ được mẹ chu cấp hoàn toàn từ
dinh dưỡng, oxy… Tiếng khóc đầu đời là dấu hiệu làm cho hệ tiểu
tuần hoàn trong cơ thể bé chấm dứt, bắt đầu hoạt động hệ đại tuần
hoàn, những lỗ thông ở tim sẽ đóng kín lại, phổi sẽ nở ra để hít thở
không khí cho tốt.
Câu 13 : nêu bản chất về sự hô hấp ngoài và hô hấp trong ?
Hô hấp ngoài: là thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng cách hít
vào thở ra ( thông khí ở phổi ) đem O2 khuếch tán từ máu vào phế
nang và CO2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
Hô hấp trong : là thực hiện trao đổi khí trong môi trường trong giữa
các tế bào với nhau, O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch
tán từ tế bào vào máu
Câu 14 : Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên 1 con ếch,1
bạn học sinh đã vô tình làm đứt 1 số rễ tủy ,bằng cách nào mà em có
thể phát hiện được rễ nào còn,rễ nào đứt?vì sao?
-Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% )
+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó
bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.
+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên
còn lại bị đứt.
+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.
* Giải thích:-Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung
ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi)
-Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về
trung ương thần kinh.
-Tại sao nói dây thần tủy là dây pha
.-Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các
cơ quan
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy
sống
.-Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy → vây
thần kinh tủy là dây pha.
Câu 15 :nêu cấu tạo và chức năng sinh lý của máu ?
Máu gồm hai phần chính: Các tế bào máu và huyết tương. Trong tế
bào máu bao gồm: Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết
sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Nhiệm vụ của hồng cầu là vận
chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic
(CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải.
Câu 16: Vì sao máu từ các tĩnh mạch của vùng dưới cơ thể có thể
đi ngược chiều trọng lực để lên tim ?
− Có sức co bóp của cơ giúp tạo ra áp lực giúp máu chảy lên
− Các van đóng làm máu không chảy ngược
− Ngoài ra, trong quá trình hít vào cũng tạo ra áp lực dồn máu
về
Câu 17: vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn ?
Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy
đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của
thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất
lỏng không được lọc và gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các
mạch máu dẫn đến thận.
Câu 18: phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật
Tế bào thực vật Tế bào động vật
Có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất
Không có thành xenlulozo bao quanh màng
sinh chất
Có lục lạp Không có lục lạp
Chất dự trữ là tinh bột, dầu Chất dự trữ là glicogen, mỡ
Thường không có trung thể Có trung thể
Không bào lớn Không bào nhỏ hoặc không có
Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế
bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra
Trong môi trường nhược trương, thể tích của
tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra
Câu 19 : khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng như thế nào ?
Viêm cầu thận sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc nước tiểu
và chất thải trong cơ thể. Hơn nữa, bệnh còn làm ức chế vai trò điều
hòa huyết áp của thận. Khi mắc viêm cầu thận, người bệnh sẽ chịu sự
ảnh hưởng từ bệnh, liên quan đến quá trình lọc chất thải của gồm:
Tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu.
Câu 20: “ giữ vệ sinh tai mũi họng góp phần bảo vệ cầu thận ?”
vì các bộ phận của cơ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, các vi khuẩn
gây viêm các cơ quan tai, mũi họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận
làm 1 số cầu thận bị hư hại về cấu trúc vì vậy giữ vệ sinh tai mũi họng
là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc
Câu 21: xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào?
Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong
xương.
Xương có 2 tính chất: đàn hồi và rắn chắc
Thành phần hóa học của xương:
-Chất hữu cơ(chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi
-Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính rắn chắc
Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương là:
-Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch
HCl 10% sau 10-15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm
và có thể uốn cong dễ dàng→Xương chứa chất hữu cơ.
Câu 22: vì sao máu chảy trong mạch không bị đông ?
Máu chạy trong mạch không đông do: - Tiểu cầu vận chuyển
trong mạch va vào thành mạch -> không vỡ nhờ thành mạch
trơn -> không giải phóng enzim để tạo ra tơ máu. - Trên thành
mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra.
- trong máu còn có huyết tương giúp máu trong mạch luôn duy
trì ở trạng thái lỏng
Câu 23: Cơ quan phân tích thị giác gồm mấy bộ phận? tại sao
ảnh của vật trên điểm vàng là nhìn rõ nhất ?
-Cơ quan phân tích bao gồm 3 bộ phận: Cơ quan thụ cảm,
Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm), Bộ phận phân tích ở
trung ương (vùng thần kinh ở đại não).
- Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng
+ điểm vàng có chức năng tiếp nhận nguồn ánh sáng mạnh và
hình ảnh
+ mỗi tế bào nón lại liên kết được với một tế bào thần kinh thị
giác
+ nhiều tế bào que mới liên kết được với một tế bào thần kinh
thị giác
Câu 24: vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn mà máu lại chảy
liên tục?
Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục
trong hệ mạch vì:
Khi dòng máu chảy từ động mạch chủ ⇒ động mạch nhỏ ⇒ mao
mạch ⇒ tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở
động mạch chủ và giảm dần, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự
chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch
khi tim hoạt động theo nhịp.
Câu 25: Nêu vai trò của phản xạ trong đời sống? Nêu mối quan hệ
của phản xạ không điều kiện và có điều kiện ?
-Phản xạ giúp cơ thể phản ứng để trả lời lại kích thích của môi trường
thông quan hệ thần kinh.
-Giúp cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi
-Là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở
người.
+ Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện.
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích
không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước
kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn).
Câu 24 : nêu ý nghĩa của sự đóng mở môn vị ở tá tràng ?
Thức ăn biến đổi ở dạ dày diễn ra liên tục mà ở ruột non diễn ra từ từ
nhờ vào cơ chế đóng mở của môn vị, Môn vị đóng lại khi pH giảm:
- Dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy
xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá
tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi thức ăn được
trung hòa bởi các dịch tiêu hóa đổ xuống ruột non, pH ở tá tràng trở về
ổn định. Môn vị lại mở ra để cho một đợt thức ăn nữa được đưa xuống
- Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt.
Câu 25: Tại sao chất dinh dưỡng chủ yếu được hấp thụ ở ruột
non, ít hấp thụ ở dạ dày?
Dạ dày chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa cơ học, do đó có thành dày,
lớp cơ khỏe để nhào trộn và nghiền nhỏ thức ăn
- Ruột non chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học, hấp thụ chất
dinh dưỡng, do đó thành mỏng hơn, niêm mạc ruột có nhiều nên gấp,
trên đó có nhiều lông ruột có vô số lông cực nhỏ làm tăng diện tích
tiếp xúc thức ăn lên đến 400-500 m2, trong lòng ruột có hệ thống mao
mạch và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện hấp thụ nhanh chóng, mạng
ruột là màng thẩm thấu co chọn lọc chỉ cho vào các chất cần thiết, phù
hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả
Câu 26 : một người bị tai nạn giao thông bị liệt nửa người bên
phải . theo em người đó bị tổn thương vị trí nào của bộ não ? Vì
sao.
Một người bị bị liệt ở bên phải sẽ tổn thương ở bán cầu não trái
Vì: Hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành tủy
hoặc tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt
các phần cơ thể bên phía đối diện.
Câu 27: phân biệt giữa hô hấp thường và hô hấp sâu ?
Câu 28: sự to ra của xương là do đâu ? tại sao người trưởng thành
không cao được nữa?
Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở
ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi
trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên
xương không còn dài thêm, người không cao thêm nữa.
Câu 29: tại sao tế bào hồng cầu không có nhân mà tế bào bạch
cầu lại có nhân ?
Tế bào hồng cầu người không có nhân để: Phù hợp chức năng vận
chuyển khí.Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.Giảm dùng ôxi
ở mức thấp nhấtKhông thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêinTế bào
bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ có
nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .Tổng hợp chất kháng độc,
chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn
Câu 30: chất dinh dưỡng được hấp thụ từ dạ dày và ruột chuyển
về nuôi các bộ phận tay phải phải đi qua những cơ quan nào ?
Câu 31: có mấy loại miễn dịch nhân tạo ?
Có hai loại: miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động
Miễn dịch chủ động: Là việc tiêm vào cơ thể các vi khuẩn đã được
làm yếu hoặc đã chết để tạo ra kháng thể dự trữ chống lại sự xâm nhập
của vi khuẩn gây bệnh khi cần thiết
Là việc tiêm chủng để phòng bệnh
Miễn dịch thụ động : Là miễn dịch tạo thành sau vài giờ khi tiêm
thuốc và chỉ có tác dụng trong vài tuần
Là việc tiêm huyết thanh vào cơ thể để chữa bệnh
Câu 32: tại sao người làm việc ở trong môi trường nhiều CO2 lại
bị ngộ độc ?
- sự kết hợp của nhiễm sắc tố ( hemoglobin) với oxi và cacsbon tạo ra
hemoglobinoxi và cacbonhemoglobin sự kết hợp của oxi với hb là sự
kết hợp lỏng lẻo nên dễ đưa oxi cho các tế bào, sự kết hợp của CO với
Hb là sự kết hợp chặt chẽ nên sự giải phóng CO ra khỏi cơ thể bị
chậm lại, làm cho cơ thể mất tác dụng vận chuyển Oxi và thải CO2.
Do đó gây ngộ độc cơ thể: làm cơ thể không hấp thụ đủ oxi làm hoa
mắt, ù tai, ngất xỉu không thể thoát lượng CO2 ra khỏi cơ thể -> gây
ngộ độc
Câu 33 : tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?
Chất béo, mỡ động vật khi nạp vào cơ thể sẽ được bài tiết ở gan. Nếu
như lượng chất béo lớn sẽ khiến gan bị quá tải, không thể bài tiết được
nữa. Điều này dẫn đến tình trạng mỡ thừa tích tụ lâu ngày trên gan và
khiến gan bị nhiễm mỡ. Vì vậy để giảm gánh nặng cho gan,
bạn nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
Câu 34: Có ý kiến cho rằng "Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hóa ở
ruột non " . Hãy nhận xét ý kiến trên ?
Trong hệ tiêu hóa thức ăn chủ yếu biến đổi ở khoang miệng, dạ dày,
ruột non. Ở khoang miệng và dạ dày biến đổi thức ăn về mặt cơ học là
chủ yếu, chỉ 1 phần tinh bột chín được biến đổi thành đường mantozo
trong khoang miệng. Còn ở dạ dày thức ăn có bản chất protêin được
phân cắt thành các chuỗi protein ngắn. Ruột non chứa nhiều enzim
tiêu hóa do tuyến tụy, tuyến ruột và dịch mật đổ vào. Các chất trong
thức ăn sẽ được enzim ở đây biến đổi thành các chất đơn giản dễ dàng
hâp thụ qua thành ruột để đi vào máu.
Câu 35 : Tại sao người ta lại tiếp máu qua đường tĩnh mạch mà
không phải bằng đường động mạch? Vận tốc máu trong loại mạch
nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của
việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó?
*Người ta tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch vì:
+ Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên
trong khó tìm.
+Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành
đông mạch dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu
+Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ
huyết áp thấp nên khi truyền máu và rút kim ra dễ dàng
-Vận tốc máu trong động mạch là nhanh nhất để đưa máu và chất dinh
dưỡng kịp thời cho cơ thể
-Máu chảy chậm nhất trong tĩnh mạch tăng quá trình trao đổi chất
Câu 36: sự thay đổi của huyết áp trong hệ mạch ?
- Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ -> giảm dần ở động mạch nhỏ ->
giảm xuống mao mạch -> giảm xuống ở tĩnh mạch nhỏ -> yếu dần ở
tính mạch chủ ( gần như triệt tiêu )
- Ý nghĩa : huyết áp trong hệ mạch đã tạo lên sự chênh lệch về huyết
áp -> gây lên sự vẫn chuyển máu trong hệ mạch
Câu 37 : vận tốc của máu thay đôi trong hệ mạch ?
Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở
động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và
chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về
các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ.
Câu 38 : Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn
chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
* Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn chuyển qua tĩnh
mạch về tim là do:
- Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch
- Sức hút của lồng ngực khi hít vào
- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
- Van 1 chiều (ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực)
Câu 39 : tại sao tĩnh mạch có van mà động mạch không có van ?
-Tĩnh mạch có van vì : huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu
hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn cho máu không rơi
xuống phái dưới.Chỉ cho máu theo một chiều về tim.
-Động mạch do huyết áp cao -> vận tốc máu nhanh, nên không cần
van
Câu 40: ở người ,trong chu kì tim khi tâm thất co thì lượng máu ở
hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong trường
hợp nào?
- Mọi chu kì tuần hoàn đều phải trải qua hai vòng tuần hoàn (
vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ). Trong đó lượng máu
hai vòng tuần hoàn là ngang nhau, do vậy trong điều kiện bình
thường thì tổng đi của hai tâm là bằng nhau.
- khi một trong hai van ( van hai lá và van ba lá ) bị hở, khi bệnh
nhân suy tim ( suy tâm thất trái) thì lượng máu hai van không
bằng nhau
Câu 41 : bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng số mao
mạch chảy qua? Vì sao ?
- Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu
di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với
nước mô.
- Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau
nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao
mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuy
Câu 42 : Hãy nêu nguyên nhân mắc bệnh máu trắng ?
- Bệnh máu trắng ( Bệnh bạch cầu) xảy ra khi các tế bào máu chưa
biệt hóa (non) phát triển và phân chia liên tục, khiến cho số lượng
bạch cầu bất thường trong máu rất nhiều. Các tế bào máu khỏe mạnh
sẽ chết sau một thời gian và các tế bào mới được sản xuất trong tủy
xương sẽ thay thế vào.
Câu 43 : hãy giải thích số lượng hồng cầu tăng hay giảm ở các
trường hợp sau ? vì sao ?
- từ gia đoạn sơ sinh cho đến tuổi dậy thì
- cuối kỳ kinh nguyệt phụ nữ
- ở người cao tuổi
* giai đoạn sơ sinh lượng hồng cầu cao đến tuổi dậy thì. Vì tất cả tủy
xương đều có khả năng tạo hồng cầu và nh cầu trao đổi O2 bình quân
trên mỗi kg thể trọng lượng, nên cần tạo nhiều hồng cầu để đảm nhận
tốt nhu cầu trao đổi khí. Cơ thể càng lớn, tỉ lệ này càng giảm. Lúc dậy
thì, sự sinh trưởng phát triển mạnh nên nhu cầu năng lượng oxi tăng
và lượng hồng cầu tăng theo.
* cuối kỳ kinh nguyệt phụ nữ lượng hồng cầu giảm do hậu quả của sự
xuất huyết trong chu kì kinh nên lượng hồng cầu giảm
* ở người cao tuổi: tủy xương dài đã phân hóa mỡ vàng, chỉ còn các
tủy xương xốp có khả năng tạo hồng cầu
Câu 42 : tại sao khi tiêm thuốc người ta thường tiêm vào tĩnh
mạch ?
Tại sao một vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi
đấu thường lên vùng núi cao tập luyện ngay trước ngày thi đấu ?
* tiêm tĩnh mạch vì
+ động mạch có áp lực mạnh khi rút kim tiêm thường gây phụt máu
+ động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy
+ động mạch đưa máu đến các cơ quan
+ tĩnh mạch có lòng rộng nên dễ luồn kim tiêm
+ tĩnh mạch nằm cạn nên dễ thấy
+ tĩnh mạch đưa máu về tim
* Tập luyện trên vùng núi cao vì:
Vùng núi cao có nồng độ oxi loãng hơn vùng đồng bằng nên khi
luyện tập ở vùng núi cao thì hồng cầu tăng số lượng, tim tăng cường
vận đọng, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, sức bền tốt
Câu 43: giữa hai biện pháp : “ tăng thể tích co tim và tăng nhịp
tim, biện pháp nào có lợi cho tim mạch hơn ? vì sao ?
-Nếu tăng nhịp tim thì thời gian của chu kì tim ngắn lại→thời gian
nghỉ ngơi của tim giảm xuống, tim sẽ chóng mệt hơn.
-Nếu tăng thể tích co tim thì mỗi lần co sẽ tống được một lượng máu
lớn hơn vào trong hệ mạch→sẽ làm giảm nhịp co tim, tim có thời gian
nghỉ ngơi dài hơn để phục hồi sức làm việc.
Câu 44 : Có ý kiến cho rằng: "Đã lao động tay chân thì không cần
phải tập thể dục". Về mặt vệ sinh hệ tuần hoàn thì ý kiến đó đúng
hay sai?
Khi lao động chân tay thì cơ thể phải ở một tư thế không thoải mái
như: đứng, ngồi, khom… thường có ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
Gây khó khăn cho sự lưu thông máu, sự phân phối làm việc ở các
nhóm mạch không đều, những mạch máu ở cơ quan làm việc sẽ phải
làm việc nhiều
Tập thể dục sẽ làm cho tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều hoạt động,
giúp máu lưu thông dễ dàng khắp nơi, giúp các mạch máu làm việc
kéo dài có thời gian nghỉ ngơi
→ Ý kiến đó là sai
Câu 45 : vì sao ở trẻ nhỏ nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn người
lớn ?
ở trẻ nhỏ nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn người lớn là vì: trẻ nhỏ có
động mạch rộng hơn tĩnh mạch. Còn người lớn động mạch thì nhỏ hơn
tĩnh mạch, lòng tĩnh tĩnh mạch rộng hơn lòng động mạch => vì thể ở
trẻ sơ sinh cho đến trẻ dưới 12 tuổi thường có nhịp tim và nhịp mạch
nhanh hơn người lớn
Câu 46 : phân tích câu nói “ thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ”
- Ý muốn nói muốn ăn thịt mỡ mà không muốn nhanh ngán và ăn
ngon không sợ béo thì hãy lấu với hành và dưa chua vì trong hành có
1 lượng axit tạo môi trường thủy phân các chất béo có trong thịt mỡ
khi đó lượng chất béo trong thịt mỡ giảm đi không gây cảm giác ngán
ăn sẽ ngon hơn
Câu 47 : tại sao không nên hô hấp bằng miệng ?
Vì khi ta hô hấp bằng miệng,việc thở bằng miệng không tốt cho hệ hô
hấp bởi miệng là cơ quan của hệ tiêu hóa, không có những chức năng
như mũi,nếu không phải trong những trường hợp bắt buộc thì chúng ta
không nên thở bằng miệng bởi vì không khí và bụi bặm có thể trực
tiếp đi vào phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Thở bằng
miệng có thể dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp. Điều này liên
quan đến huyết áp cao và suy tim. Khi thở miệng não cho rằng cơ thể
chúng ta đang mất carbon dioxyde quá nhanh nên đáp ứng ức chế
trung tâm hô hấp , giảm chức năng phổi.
Câu 48 : Vì sao gọi là hệ thần kinh vận động? Hệ thần kinh sinh
dưỡng?
-Gọi là hệ thần kinh vận động vì hệ thần kinh này điều khiển và điều
hoà các cử động của cơ vân và xương, tạo ra sự chuyển động của cơ
thể. Đây là những hoạt động có ý thức
-Gọi là hệ thần kinh sinh dưỡng vì hệ thần kinh này điều khiển và điều
hoà các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đây là
những hoạt động không có ý thức
Câu 49 : có người nói cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản
xạ vận động là đúng hay sai vì sao ?
Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động vì :
- đường thân kinh của cung phản xạ vận động là một đường thẳng từ trung ương
thần kinh đến cơ quan đáp ứng
- đường đi của cung phản xạ sinh dưỡng phải truyển giao ở hạch thần kinh sinh
dưỡng
Câu 50 : Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn
bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên
ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích
kết quả đó? Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi
sau bên trái. Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi
sau bên phải.
- Hiện tượng:
+ Thí nghiệm 1: Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai
chi trước.
+ Thí nghiệm 2: Không chi nào co.
- Giải thích:
+ Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ
quan phản ứng (cơ chi).
+ Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần
kinh.
Câu 51 : hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim amilaza
trong nước bọt khi nhỏ một vài giọt dung dịch iốt 1% vào bốn ống nghiệm
A,B,C,D đặt ở nhiệt độ điều kiện 37 độ C
Các ông nghiệm Hiện tượng ( màu sắc
)
Giải thích
Ống A
( 2ml nước lã + 2ml
tinh bột )
Không có hiện tượng
gì ( màu xanh)
Trong nước lã không
có enzim amilaza biến
đổi tinh bột thành
đường mantozo
Ông B
( 2ml tinh bột + 2ml
nước bọt)
Tinh bột bị biến đổi
thành đường mantozo
( không có màu xanh)
Trong nước bọt có
enzim amilaza biến
đổi tinh bột thành
đường mantozo
ống C
( 2ml tinh bột + 2ml
nước bọt đã sôi )
Không có hiện tượng
( có màu xanh)
Vì nước bọt đã bị đun
sối nên nồng độ
enzim amilaza có
trong nước bọt thấp
nên không thể biến
đổi tinh bột thành
đường mantozo
ống D
( 2ml tinh bột + 2ml
nước bọt + vài giọt
dung dịch HCl 2%)
Không có hiện tượng
( có màu xanh)
Do HCl làm cho độ
pH thấp nên enzim
Amilaza không hoạt
động để biên đổi tinh
bột thành đường
mantozo
Câu 51 : tại sao động vật càng nhỏ thì tim đập càng nhanh?
Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi.
- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể
với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt
nhiều, đòi hỏi ôxi và dinh dưỡng từ máu -> tim đập nhanh
Câu 52 : Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi
như thế nào ? Giải thích ?
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng.Do đó,
hô hấp ở tế bào tăng, tế bào cần nhiều oxi và thải ra khí cacbonic.Vì
vậy, nồng độ khí CO2 trong máu tăng đã kích thích hô hấp ở thành
tủy. Điều kiện làm tăng nhịp hô hấp
Câu 53 : một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự
tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào ?
Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột
non có thể diễn ra như sau: Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ
qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ
thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ
thấp.
Câu 54 : phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện ?
Câu 55 : Vì sao cơ thể người vẫn hô hấp bình thường ngay cả khi
ko để ý hay đang ngủ?
-Khi ngủ hay bất kì hoạt động sinh lý nào cũng cần hô hấp(hít
thở)
-Ngủ cũng không phải ngoại lệ-Khi ngủ con người vẫn hít
khí O2 và thở ra CO2
-Lượng oxi mà con người hít vào giúp lưu thông máu và mang các
chất ra khắp tế bào cơ thể,giúp cơ thể hoạt động bình thường,giấc
ngủ sâu,ngon lành.
Câu 56 : có ý kiến cho rằng : " Máu trong tĩnh mạch trên gan có
màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã , CO2 và có rất ít chất dinh
dưỡng " . Bằng sự hiểu biết của mình , hãy nhận xét ý kiến trên ?
- Ý kiến trên có phần đúng, có phần sai, giải thích:
- Đúng ở chỗ "Máu có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã và CO2 vì
máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí và chất
dinh dưỡng với các cơ quan (dạ dày, ruột, lách, gan,...) sẽ
nhận CO2 (trở thành máu đỏ thẫm) và các chất bã theo tĩnh mạch trên
gen đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim
- Sai ở chỗ "rất ít chất dinh dưỡng" vì máu trong tĩnh mạch trên gan
tuy là máu đỏ thẫm vì có nhiều CO2 và chứa nhiều chất bã nhưng
cũng đồng thời có rất nhiều chất dinh dưỡng vừa mới được hấp thu từ
ruột non
Câu 57 : Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín
thường gây ra hiện tượng ngạt thở?
- Đun bếp than trong phòng kín xảy ra hiện tượng:
+ Hàm lượng khí O2 giảm; hàm lượng co, C02 tăng
+ Hb kết hợp dễ dàng có tạo thành cacboxihêmôglôbin qua phản ứng:
Hb + CO → HbCO
⇒ HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tích, do đó máu thiếu
Hb tự do chuyên chở O2 ⇒ cơ thể thiếu O2 nên có cảm giác ngạt thở.
Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong
Câu 58 : Dạ dày có những chức năng quan trọng như vậy, khi cắt
toàn bộ dạ dày thì câu hỏi đặt ra là cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn như
thế nào?
-Như đã nói ở trên, dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa. Thức ăn
được đưa từ miệng xuống thực quản rồi xuống dạ dày. Tại đây, dạ dày
sẽ chứa thức ăn, nghiền nhỏ theo cơ chế cơ học sau đó tiết dịch vị trộn
đều và tiêu hóa thức ăn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu một phần
tại dạ dày trước khi đẩy xuống ruột non tiếp tục hấp thu.
-Khi cơ thể không còn dạ dày thì thực quản sẽ được nối trực tiếp
xuống tá tràng và ruột non. Công việc của dạ dày lúc này tá tràng và
ruột non sẽ đảm nhiệm. Chất dinh dưỡng từ thức ăn tại đây vừa được
tiêu hóa với sự giúp đỡ của các enzyme tiêu hóa, vừa được hấp thu
hầu như hoàn toàn. Cuối cùng các chất không cần thiết bị đẩy xuống
ruột già, hấp thu 1 phần nhỏ các chất còn lại tại ruột già rồi đẩy chất
thải ra ngoài
-Như vậy cơ thể không có dạ dày vẫn sẽ tiêu hóa được thức ăn, tuy
nhiên sẽ có những lưu ý nhất định với những trường hợp này.
Câu 59 : So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ ?
- Vòng phản xạ: là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường
phản hồi
- Sự khác nhau ( phân biệt) giữa cung phản xạ và vòng phản xạ:
Đặc điểm Cung phản xạ Vòng phản xạ
phân biệt
Khái niệm -là con đường mà xung thần kinh
truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung
ương thần kinh đến cơ quan phản
ứng.
-là luồng thần kinh
bao gồm cung phản
xạ và đường phản hồi
con đường
đi
-Ngắn hơn -Dài
Số lượng
nơron tham
gia
-Ít -Nhiều
Độ chính
xác
-Ít chính xác -Chính xác hơn
Mức độ -Đơn giản -Phức tạp hơn
Thời gian
thực hiện
-Nhanh hơn -Lâu hơn
Câu 60 : b) Dưới đây là đoạn thông tin được trích lược từ một bài
báo điện tử
“Vì cô vợ Lydia nói muốn ly dị, do quá sốc nên anh Nikolai (một
cư dân của thành phố Saratov, Nga) đột ngột lên cơn đau tim và
phải đi cấp cứu. Khi bác sĩ kiểm tra điện tâm đồ,họ ngạc nhiên
phát hiện, tim của bệnh nhân Nikolai đã ngừng đập, trong khi
máu vẫn tiếp tục được đưa tới tim và các bộ phận khác nên anh
vẫn sống. Ngay sau khi đọc kết quả xét nghiệm của bác sĩ, Nikolai
hoàn toàn bất ngờ, thậm chí anh còn không tin và yêu cầu làm đi
làm lại các xét nghiệm liên tiếp. Kết quả vẫn là một, quả tim của
anh đã ngừng đập.Từ khi biết chính xác trái tim của mình đã
không còn đập, Nikolai tập làm quen dần với cuộc sống của
“người không tim”... Điều đáng nói ở đây, mặc dù không còn tim
mà vẫn sống khỏe mạnh trong khi Nikolai không hề tìm đến bất
kỳ một sự trợ giúp, hỗ trợ nào từ các biện pháp y khoa...”
-Những yếu tố tham gia duy trì sự tuần hoàn máu trong hệ mạch của
Nikolai
khi tim của anh đã ngừng đập:
+ Sự co dãn của các động mạch đã tạo ra một lực đủ lớn để đẩy máu
đi.
+ Sức đẩy do sự co bóp của các bắp cơ quanh thành mạch.
+ Sức hút của lồng ngực khi hít vào.
+ Sự hỗ trợ của các van trong các tĩnh mạch từ phần dưới cơ thể về
tim.
- Những lời khuyên đối với anh Nikolai:
+ Cần có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và tránh rơi vào những trạng
thái hồi hộp hay sợ hãi hoặc tức giận...
+ Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, các chất kích thích có hại cho hệ
mạch.
+ Lao động và luyện tập thể dục thể thao vừa sức, kết hợp với những
bài tập xoa
bóp ngoài da để giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt.
+ Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe...
Câu 61: c) Hoạt động hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng
được thực hiện theo những con
đường nào? Vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất cần phải
được tiến hành theo những con đường đó?
- Hoạt động hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng được thực hiện theo 2
con đường là:con đường máu và con đường bạch huyết
- Sự hấp thụ và vận chuyển các chất cần phải được tiến hành theo 2 con đường
trên là do:
+ Con đường máu giúp hấp thụ và vận chuyển các đường đơn, các axit amin, các
viatmin tan trong nước, các muối khoáng, nước và khoảng 30% lipit
+ Con đường bạch huyết hấp thụ và vận chuyển các vitamin tan trong dầu và
khoảng 70% lipit.
+ Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh
dưỡng và giải độc cho cơ thể.
+ Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu
đi nuôi cơ thể.
Câu 62 : Nêu chức năng chính của tủy sống, trụ não, não trung gian, tiểu não và đại não ?
Nêu những điểm khác biệt về cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trong
hệ thần kinh sinh dưỡng ?
- Tủy sống: Là các căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
- Trụ não: Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan.
- Não trung gian: Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa
thân nhiệt.
- Tiểu não: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
- Đại não: Là trung tâm của các phản xạ có điều kiện, của ý thức và tư duy trừu
tượng.
Câu 63: phân biệt hai hiện tượng đông máu và ngưng máu ?
*Đông máu:
- KN: Là quá trình máu chảy ra khỏi cơ thể thì đông lại.
- NN: trình bày theo cơ chế đông máu : Do trong tiểu cầu khi vỡ ra giải phóng 1 loại enzim
biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu ôm giữa các tế bào máu tạo khối máu
đông bịt kín vết thương.
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ cơ thể tránh bị mất máu.
+ Chế tạo các chất làm máu chóng đông, chậm đông trong y học và trong cuộc sống.
*Ngưng máu:
-KN: Là quá trình máu trong mạch của người nhận máu khi tiếp nhận máu người khác bị
ngưng kết hồng cầu nên tắc mạch.
-NN: Khi trong máu người cho có Hồng cầu chứa Kháng nguyên A và B gặp huyết tương
của người nhận có kháng thể tương ứng là a và b gây hiện tượng kết dính hồng cầu trong
máu người nhận làm máu trong mạch bị tắc không chảy được.
- Hậu quả, ý nghĩa:
+ Gây tử vong ở người nhận máu khi xảy ra tai biến.
+ Tìm ra 4 nhóm máu, sơ đồ truyền máu, nguyên tắc cho nhận máu.
tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023

More Related Content

What's hot

Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNINNGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNINTín Nguyễn-Trương
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhKỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhquan tran
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10jackjohn45
 
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc NinhĐề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc NinhVăn Mạnh Nguyễn
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnMegabook
 
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhVũ Ngọc Hưng
 
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vatBai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vatnhocdibui
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Phuong phap nckh
Phuong phap nckhPhuong phap nckh
Phuong phap nckhUSSH
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcPe Tii
 
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp ánDami Doan
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100ghost243
 

What's hot (20)

Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNINNGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trìnhKỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
Kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong thuyết trình
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc NinhĐề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh
Đề thi chọn HSG môn sinh học (CÓ ĐÁP ÁN) trường THPT Ngô Gia Tự - Bắc Ninh
 
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vnĐáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
Đáp Án Siêu Chi Tiết Môn Sinh Học THPT Quốc Gia 2016 - Megabook.vn
 
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...
TỔNG HỢP 311 CÂU HỎI SINH LÝ ĐỘNG VẬT LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH H...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnhXây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
Xây dựng Đảng CSVN trong sạch vững mạnh
 
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vatBai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
Bai giang th_sinh_ly_dong_thuc_vat
 
Giáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cươngGiáo trình tâm lý học đại cương
Giáo trình tâm lý học đại cương
 
Phuong phap nckh
Phuong phap nckhPhuong phap nckh
Phuong phap nckh
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa học
 
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án
1000 câu trắc nghiệm hóa sinh có đáp án
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
 

Similar to tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023

Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiết
Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiếtTuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiết
Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiếtTài liệu sinh học
 
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiet
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tietTuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiet
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiethieu anh
 
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chất
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chấtCâu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chất
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chấtThoonLPhng
 
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)VuKirikou
 
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....Minh Trường
 
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngực
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngựcTuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngực
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngựcCuong Nguyen
 
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docSINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docHongBiThi1
 
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔIĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔISoM
 
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng nataliej4
 
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNG
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNGCÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNG
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNGSoM
 
Suy thai cấp
Suy thai cấpSuy thai cấp
Suy thai cấpLcPhmHunh
 

Similar to tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023 (20)

Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiết
Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiếtTuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiết
Tuyển tập 40 đề thi HSG Sinh học 8 kèm đáp án chi tiết
 
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiet
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tietTuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiet
Tuyen tap 40 de on thi hoc sinh gioi mon sinh hoc 8 co dap an chi tiet
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)Hệ bài tiết (p1)
Hệ bài tiết (p1)
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
He tuan hoan p3
He tuan hoan p3He tuan hoan p3
He tuan hoan p3
 
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chất
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chấtCâu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chất
Câu hỏi ôn tập môn giáo dục thể chất
 
He tuan hoan p2
He tuan hoan p2He tuan hoan p2
He tuan hoan p2
 
He tuan hoan p2
He tuan hoan p2He tuan hoan p2
He tuan hoan p2
 
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
Sinh học cơ thể động vật (Sinh học đại cương)
 
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....
ATTENTION: This database can NOT be used with previous versions (1.0, 2.0, 2....
 
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngực
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngựcTuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngực
Tuần hoàn vành - sinh lý bệnh đau thắt ngực
 
Sinh lí tuần hoàn.pptx
Sinh lí tuần hoàn.pptxSinh lí tuần hoàn.pptx
Sinh lí tuần hoàn.pptx
 
Hach dau-mat-co
Hach dau-mat-coHach dau-mat-co
Hach dau-mat-co
 
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.docSINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
SINH LÝ CÁC DỊCH CỦA CƠ THỂ ád3asfsdf.doc
 
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔIĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 1-5 TUỔI
 
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng
Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên Mức Độ Nặng
 
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNG
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNGCÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNG
CÁC BIẾN CHỨNG KHI GÃY XƯƠNG
 
Suy thai cấp
Suy thai cấpSuy thai cấp
Suy thai cấp
 
Giaide1
Giaide1Giaide1
Giaide1
 

tài liệu ôn thi hsg sinh 8 năm 2022-2023

  • 1. Câu 1: Huyết áp là gì? Nói huyết áp 120/80 nghĩa là gì? Trả lời a.Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương mmHg / cm2 - Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm. Huyết áp là 120/80 là cách nói tắt được hiểu: + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn) Đó là người có huyết áp bình thường. Câu 2: Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh “Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể, vừa là một cơ thể sống hoàn chỉnh”? Trả lời -Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể: + Cơ thể là tập hợp các hệ cơ quan, hệ cơ quan tập hợp các cơ quan, các cơ quan tập hợp các mô, mô tập hợp nhiều tế bào giông nhau cùng thực hiên một chức năng. + Mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo giông nhau gồm : Màng, chất tế bào và nhân. -Tế bào là cơ thể sống hoàn chỉnh :Tế bào có sinh trưởng và phát triển, có trao đổi chất với môi trường trong cơ thể, có sinh sản (Chấm điểm tối đa nếu có phân tích) Câu 3: Giải thích tại sao ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân? Trả lời Ở thời kì trưởng thành tế bào hồng cầu lại không có nhân vì: chức năng vận chuyển ôxi và cacbonic nên mất nhân để nhẹ, giảm tiêu tốn năng lượng khi vận chuyển. Câu 4: Nêu những đặc điểm của bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương thú (thỏ) để phù hợp với tư thế đứng thẳng? Trả lời - Xương cột sống cong bốn chỗ  trọng tâm theo phương thẳng đứng – Xương đùi (chi dưới) lớn và khoẻ hơn xương tay ( chi trên) – Xương bàn chân lớn, xương gót phát triển về phía sau
  • 2. Câu 5: Nêu tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người? Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh như thế nào? Trả lời - Vòng tuần hoàn nhỏ: chuyển máu chứa nhiều cacbondioxit vào tẫm thất phải-> Khi tâm thất phải đầy máu van ba lá đóng lại-> tâm thất phải co lại-> đưa máu chứa cacbondioxit vào động mạch phối-> đưa đến phổi để máu tiếp nhận được oxi-> từ phổi tĩnh mạch phổi đưa máu chứ nhiều oxi vào tâm nhĩ trái. -Vòng tuần hoàn lớn: Khi tâm thất trái đầy máu giàu oxi van hai lá đống lại-> tâm thất trái co đấy máu đến động mạch chủ-> đến các cơ quan trong cơ thể rồi quay lại tâm nhĩ phải. * Hệ tuần hoàn có tính tự điều chỉnh cao do: - Đặc tính của hệ tuần hoàn là làm việc liên tục suốt đời mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan hay khách quan của con người: + Pha giãn chung bằng pha làm việc là 0,4 giây, sự nhịp nhàng giữa hai pha co giãn làm cho tim hoạt động nhịp nhàng + Trên thành tim có hạch tự động đảm bảo sự điều hòa hoạt động của tim khi tăng và giảm nhịp tim + Hệ tuần hoàn có đội quân bảo vệ cực mạnh tạo ra hệ thống miễn dịch đó là các loại bạch cầu hàng rào bảo vệ, làm cho máu trong sạch + Mao mạch dễ vỡ do đó là cơ chế tự vệ cực mạnh có hiệu quả, khả năng gây đông máu. Trong máu có hồng cầu và huyết tương, tiểu cầu giải phóng ra enzim và protein hòa tan với ion Ca2+ khi mạch vỡ thay đổi áp suất tạo ra tơ máu gây nên đông máu, nhờ có cơ chế này mà hệ tuần hoàn luôn là một dòng trong suốt Câu 6: Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng nhỏ -Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành động mạnh, đẩy máu để nuôi dưỡng các mô trong các tế bào.Huyết áp là áp lực do sự co bóp của tim và sức càn của thành động mạch. -Càng gần tim áp lực càng lớn thì huyết áp lớn, càng xa tim áp lực cành nhỏ thì huyết áp nhỏ.Vì năng lượng tâm thất co đẩy máu đi càng giảm trong hệ mạch, dẫn đến sức ép lên thành mạch máu giảm dần. Câu 7 có hai người có huyết áp là 80/120 và 150/180 em hiểu đó là như thế nào? 120mmHg là huyết áp tối đa còn 80mmHg là huyết áp tối thiểu.Người có chỉ số này là huyết áp bình thường.150mmHg là huyết áp tối thiểu, 180mmHg là huyết áp tối đa.Người có chỉ số này là huyết áp cao.
  • 3. Câu 8: Đồng hóa, dị hóa là gì sự đồng hóa và dị hóa ở các lứa tuổi - Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng -Dị hóa là quá trình tổng hợp các chất phức tạp thành các sản phầm giản và giải phóng năng lượng -Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa ở người khác nhau về giới tính, tuổi tác +Thông thường tỉ lệ đồng hóa của trẻ em cao hơn so với dị hóa ở tuổi này trẻ ẹm được phát triển toàn diện nên đồng hóa > dị hóa +Ở tuổi trưởng thành đây là giai đoạn ổn định cơ thể tầm độ tuổi này giai đoạn đồng hóa và dị hóa sẽ như nhau để cơ thể sống ổn định đồng hóa = dị hóa +Ở tuổi già giai đoạn này cơ thể để yếu đi không phát triển thêm gì nữa đồng thời tỉ lệ đồng hóa sẽ thấp hơn só với dị hóa đồng hóa < dị hóa. Câu 9: vì sao khi mắc bệnh về gan thì giảm khả năng tiêu hóa? Gan có vai trò sản xuất ra dịch mật để tiêu hóa chất béo.Khi gan có vấn đề, dịch mật được tiết ra quá ít khiến cho chất béo trong cơ thể không được tiêu hóa hết, sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn. Câu 10: Vì sao người cao huyết áp không nên ăn mặn ? Khi lượng natri trong máu cao,thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch.Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu.Vì thế, ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và làm huyết áp tăng cao. Câu 11: giải thích câu “ăn phải nhai nói phãi nghĩ”? -Ăn phải nhai để thức ăn được nghiền nhỏ nhào trộn ngấm dịch tiêu hóa giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng đạt hiệu quả cao -nói phải nghĩ là một phản xạ để lời nói đúng giá trị từng hoàn cảnh thì phải cân nhắc tức là chuyển phản xạ thành nhiều phản xạ để lời nói có dộ chính xác cao Câu 12 : giải thích cơ sở sinh lý của tiếng khóc chào đời ?
  • 4. Bởi vì khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ được mẹ chu cấp hoàn toàn từ dinh dưỡng, oxy… Tiếng khóc đầu đời là dấu hiệu làm cho hệ tiểu tuần hoàn trong cơ thể bé chấm dứt, bắt đầu hoạt động hệ đại tuần hoàn, những lỗ thông ở tim sẽ đóng kín lại, phổi sẽ nở ra để hít thở không khí cho tốt. Câu 13 : nêu bản chất về sự hô hấp ngoài và hô hấp trong ? Hô hấp ngoài: là thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng cách hít vào thở ra ( thông khí ở phổi ) đem O2 khuếch tán từ máu vào phế nang và CO2 khuếch tán từ phế nang vào máu. Hô hấp trong : là thực hiện trao đổi khí trong môi trường trong giữa các tế bào với nhau, O2 khuếch tán từ máu vào tế bào và CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu Câu 14 : Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên 1 con ếch,1 bạn học sinh đã vô tình làm đứt 1 số rễ tủy ,bằng cách nào mà em có thể phát hiện được rễ nào còn,rễ nào đứt?vì sao? -Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dd HCl 3% ) + Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn. + Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt. + Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt. * Giải thích:-Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi qua cơ quan phản ứng (cơ chi) -Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan về trung ương thần kinh. -Tại sao nói dây thần tủy là dây pha .-Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau + Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới các cơ quan + Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy sống .-Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy → vây thần kinh tủy là dây pha. Câu 15 :nêu cấu tạo và chức năng sinh lý của máu ? Máu gồm hai phần chính: Các tế bào máu và huyết tương. Trong tế bào máu bao gồm: Hồng cầu: Chiếm số lượng nhiều nhất, chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ). Nhiệm vụ của hồng cầu là vận
  • 5. chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các mô và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô trở về phổi để đào thải. Câu 16: Vì sao máu từ các tĩnh mạch của vùng dưới cơ thể có thể đi ngược chiều trọng lực để lên tim ? − Có sức co bóp của cơ giúp tạo ra áp lực giúp máu chảy lên − Các van đóng làm máu không chảy ngược − Ngoài ra, trong quá trình hít vào cũng tạo ra áp lực dồn máu về Câu 17: vì sao người huyết áp cao không nên ăn mặn ? Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc và gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu dẫn đến thận. Câu 18: phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật Tế bào thực vật Tế bào động vật Có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất Không có thành xenlulozo bao quanh màng sinh chất Có lục lạp Không có lục lạp Chất dự trữ là tinh bột, dầu Chất dự trữ là glicogen, mỡ Thường không có trung thể Có trung thể Không bào lớn Không bào nhỏ hoặc không có Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng nhưng tế bào không bị vỡ ra Trong môi trường nhược trương, thể tích của tế bào tăng, tế bào có thể bị vỡ ra Câu 19 : khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào ? Viêm cầu thận sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc nước tiểu và chất thải trong cơ thể. Hơn nữa, bệnh còn làm ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận. Khi mắc viêm cầu thận, người bệnh sẽ chịu sự ảnh hưởng từ bệnh, liên quan đến quá trình lọc chất thải của gồm: Tích tụ chất thải hoặc chất độc trong máu. Câu 20: “ giữ vệ sinh tai mũi họng góp phần bảo vệ cầu thận ?”
  • 6. vì các bộ phận của cơ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, các vi khuẩn gây viêm các cơ quan tai, mũi họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận làm 1 số cầu thận bị hư hại về cấu trúc vì vậy giữ vệ sinh tai mũi họng là góp phần bảo vệ cầu thận khỏi bị hư hại về cấu trúc Câu 21: xương có tính chất và thành phần hóa học như thế nào? Nêu thí nghiệm để chứng minh thành phần hóa học có trong xương. Xương có 2 tính chất: đàn hồi và rắn chắc Thành phần hóa học của xương: -Chất hữu cơ(chất cốt giao) đảm bảo cho xương có tính đàn hồi -Chất vô cơ chủ yếu là các muối canxi làm cho xương có tính rắn chắc Thí nghiệm chứng minh thành phần hóa học của xương là: -Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch HCl 10% sau 10-15 phút lấy ra thấy phần còn lại của xương rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng→Xương chứa chất hữu cơ. Câu 22: vì sao máu chảy trong mạch không bị đông ? Máu chạy trong mạch không đông do: - Tiểu cầu vận chuyển trong mạch va vào thành mạch -> không vỡ nhờ thành mạch trơn -> không giải phóng enzim để tạo ra tơ máu. - Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra. - trong máu còn có huyết tương giúp máu trong mạch luôn duy trì ở trạng thái lỏng Câu 23: Cơ quan phân tích thị giác gồm mấy bộ phận? tại sao ảnh của vật trên điểm vàng là nhìn rõ nhất ? -Cơ quan phân tích bao gồm 3 bộ phận: Cơ quan thụ cảm, Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm), Bộ phận phân tích ở trung ương (vùng thần kinh ở đại não). - Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng + điểm vàng có chức năng tiếp nhận nguồn ánh sáng mạnh và hình ảnh + mỗi tế bào nón lại liên kết được với một tế bào thần kinh thị giác
  • 7. + nhiều tế bào que mới liên kết được với một tế bào thần kinh thị giác Câu 24: vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn mà máu lại chảy liên tục? Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch vì: Khi dòng máu chảy từ động mạch chủ ⇒ động mạch nhỏ ⇒ mao mạch ⇒ tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp. Câu 25: Nêu vai trò của phản xạ trong đời sống? Nêu mối quan hệ của phản xạ không điều kiện và có điều kiện ? -Phản xạ giúp cơ thể phản ứng để trả lời lại kích thích của môi trường thông quan hệ thần kinh. -Giúp cơ thể thích nghi với những điều kiện sống luôn thay đổi -Là cơ sở để hình thành thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa ở người. + Phản xạ không điều kiện là cơ sở thành lập phản xạ có điều kiện. + Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn). Câu 24 : nêu ý nghĩa của sự đóng mở môn vị ở tá tràng ? Thức ăn biến đổi ở dạ dày diễn ra liên tục mà ở ruột non diễn ra từ từ nhờ vào cơ chế đóng mở của môn vị, Môn vị đóng lại khi pH giảm: - Dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi thức ăn được trung hòa bởi các dịch tiêu hóa đổ xuống ruột non, pH ở tá tràng trở về ổn định. Môn vị lại mở ra để cho một đợt thức ăn nữa được đưa xuống - Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt. Câu 25: Tại sao chất dinh dưỡng chủ yếu được hấp thụ ở ruột non, ít hấp thụ ở dạ dày? Dạ dày chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa cơ học, do đó có thành dày, lớp cơ khỏe để nhào trộn và nghiền nhỏ thức ăn
  • 8. - Ruột non chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa hóa học, hấp thụ chất dinh dưỡng, do đó thành mỏng hơn, niêm mạc ruột có nhiều nên gấp, trên đó có nhiều lông ruột có vô số lông cực nhỏ làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn lên đến 400-500 m2, trong lòng ruột có hệ thống mao mạch và bạch huyết dày đặc tạo điều kiện hấp thụ nhanh chóng, mạng ruột là màng thẩm thấu co chọn lọc chỉ cho vào các chất cần thiết, phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả Câu 26 : một người bị tai nạn giao thông bị liệt nửa người bên phải . theo em người đó bị tổn thương vị trí nào của bộ não ? Vì sao. Một người bị bị liệt ở bên phải sẽ tổn thương ở bán cầu não trái Vì: Hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần cơ thể bên phía đối diện. Câu 27: phân biệt giữa hô hấp thường và hô hấp sâu ? Câu 28: sự to ra của xương là do đâu ? tại sao người trưởng thành không cao được nữa? Xương dài ra là nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hoá xương nên xương không còn dài thêm, người không cao thêm nữa.
  • 9. Câu 29: tại sao tế bào hồng cầu không có nhân mà tế bào bạch cầu lại có nhân ? Tế bào hồng cầu người không có nhân để: Phù hợp chức năng vận chuyển khí.Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin.Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhấtKhông thưc hiện chức năng tổng hợp prôtêinTế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể: Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể .Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn Câu 30: chất dinh dưỡng được hấp thụ từ dạ dày và ruột chuyển về nuôi các bộ phận tay phải phải đi qua những cơ quan nào ? Câu 31: có mấy loại miễn dịch nhân tạo ? Có hai loại: miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động Miễn dịch chủ động: Là việc tiêm vào cơ thể các vi khuẩn đã được làm yếu hoặc đã chết để tạo ra kháng thể dự trữ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khi cần thiết Là việc tiêm chủng để phòng bệnh Miễn dịch thụ động : Là miễn dịch tạo thành sau vài giờ khi tiêm thuốc và chỉ có tác dụng trong vài tuần Là việc tiêm huyết thanh vào cơ thể để chữa bệnh Câu 32: tại sao người làm việc ở trong môi trường nhiều CO2 lại bị ngộ độc ? - sự kết hợp của nhiễm sắc tố ( hemoglobin) với oxi và cacsbon tạo ra hemoglobinoxi và cacbonhemoglobin sự kết hợp của oxi với hb là sự kết hợp lỏng lẻo nên dễ đưa oxi cho các tế bào, sự kết hợp của CO với Hb là sự kết hợp chặt chẽ nên sự giải phóng CO ra khỏi cơ thể bị chậm lại, làm cho cơ thể mất tác dụng vận chuyển Oxi và thải CO2. Do đó gây ngộ độc cơ thể: làm cơ thể không hấp thụ đủ oxi làm hoa mắt, ù tai, ngất xỉu không thể thoát lượng CO2 ra khỏi cơ thể -> gây ngộ độc Câu 33 : tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật?
  • 10. Chất béo, mỡ động vật khi nạp vào cơ thể sẽ được bài tiết ở gan. Nếu như lượng chất béo lớn sẽ khiến gan bị quá tải, không thể bài tiết được nữa. Điều này dẫn đến tình trạng mỡ thừa tích tụ lâu ngày trên gan và khiến gan bị nhiễm mỡ. Vì vậy để giảm gánh nặng cho gan, bạn nên sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật. Câu 34: Có ý kiến cho rằng "Thức ăn chỉ thực sự được tiêu hóa ở ruột non " . Hãy nhận xét ý kiến trên ? Trong hệ tiêu hóa thức ăn chủ yếu biến đổi ở khoang miệng, dạ dày, ruột non. Ở khoang miệng và dạ dày biến đổi thức ăn về mặt cơ học là chủ yếu, chỉ 1 phần tinh bột chín được biến đổi thành đường mantozo trong khoang miệng. Còn ở dạ dày thức ăn có bản chất protêin được phân cắt thành các chuỗi protein ngắn. Ruột non chứa nhiều enzim tiêu hóa do tuyến tụy, tuyến ruột và dịch mật đổ vào. Các chất trong thức ăn sẽ được enzim ở đây biến đổi thành các chất đơn giản dễ dàng hâp thụ qua thành ruột để đi vào máu. Câu 35 : Tại sao người ta lại tiếp máu qua đường tĩnh mạch mà không phải bằng đường động mạch? Vận tốc máu trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất? Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó? *Người ta tiếp máu bằng con đường tĩnh mạch vì: + Tĩnh mạch nằm ở bên ngoài dễ tìm, còn động mạch nằm ở sâu bên trong khó tìm. +Thành tĩnh mạch mỏng hơn nên dễ lấy ven khi tiếp máu còn thành đông mạch dày hơn khó lấy ven khi tiếp máu +Áp lực ở động mạch lớn, huyết áp cao còn áp lực ở tĩnh mạch nhỏ huyết áp thấp nên khi truyền máu và rút kim ra dễ dàng -Vận tốc máu trong động mạch là nhanh nhất để đưa máu và chất dinh dưỡng kịp thời cho cơ thể -Máu chảy chậm nhất trong tĩnh mạch tăng quá trình trao đổi chất Câu 36: sự thay đổi của huyết áp trong hệ mạch ? - Huyết áp lớn nhất ở động mạch chủ -> giảm dần ở động mạch nhỏ -> giảm xuống mao mạch -> giảm xuống ở tĩnh mạch nhỏ -> yếu dần ở tính mạch chủ ( gần như triệt tiêu ) - Ý nghĩa : huyết áp trong hệ mạch đã tạo lên sự chênh lệch về huyết áp -> gây lên sự vẫn chuyển máu trong hệ mạch
  • 11. Câu 37 : vận tốc của máu thay đôi trong hệ mạch ? Vận tốc máu biến thiên trong hệ mạch như sau: vận tốc lớn nhất ở động mạch chủ, rồi giảm dần ở các động mạch nhỏ, tiểu động mạch và chậm nhất ở mao mạch; sau đó lại tăng dần ở các tiểu tĩnh mạch về các tĩnh mạch nhỏ và tĩnh mạch chủ. Câu 38 : Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim? * Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn chuyển qua tĩnh mạch về tim là do: - Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch - Sức hút của lồng ngực khi hít vào - Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra - Van 1 chiều (ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực) Câu 39 : tại sao tĩnh mạch có van mà động mạch không có van ? -Tĩnh mạch có van vì : huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn cho máu không rơi xuống phái dưới.Chỉ cho máu theo một chiều về tim. -Động mạch do huyết áp cao -> vận tốc máu nhanh, nên không cần van Câu 40: ở người ,trong chu kì tim khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong trường hợp nào? - Mọi chu kì tuần hoàn đều phải trải qua hai vòng tuần hoàn ( vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ). Trong đó lượng máu hai vòng tuần hoàn là ngang nhau, do vậy trong điều kiện bình thường thì tổng đi của hai tâm là bằng nhau. - khi một trong hai van ( van hai lá và van ba lá ) bị hở, khi bệnh nhân suy tim ( suy tâm thất trái) thì lượng máu hai van không bằng nhau
  • 12. Câu 41 : bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng số mao mạch chảy qua? Vì sao ? - Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với nước mô. - Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuy Câu 42 : Hãy nêu nguyên nhân mắc bệnh máu trắng ? - Bệnh máu trắng ( Bệnh bạch cầu) xảy ra khi các tế bào máu chưa biệt hóa (non) phát triển và phân chia liên tục, khiến cho số lượng bạch cầu bất thường trong máu rất nhiều. Các tế bào máu khỏe mạnh sẽ chết sau một thời gian và các tế bào mới được sản xuất trong tủy xương sẽ thay thế vào. Câu 43 : hãy giải thích số lượng hồng cầu tăng hay giảm ở các trường hợp sau ? vì sao ? - từ gia đoạn sơ sinh cho đến tuổi dậy thì - cuối kỳ kinh nguyệt phụ nữ - ở người cao tuổi * giai đoạn sơ sinh lượng hồng cầu cao đến tuổi dậy thì. Vì tất cả tủy xương đều có khả năng tạo hồng cầu và nh cầu trao đổi O2 bình quân trên mỗi kg thể trọng lượng, nên cần tạo nhiều hồng cầu để đảm nhận tốt nhu cầu trao đổi khí. Cơ thể càng lớn, tỉ lệ này càng giảm. Lúc dậy thì, sự sinh trưởng phát triển mạnh nên nhu cầu năng lượng oxi tăng và lượng hồng cầu tăng theo. * cuối kỳ kinh nguyệt phụ nữ lượng hồng cầu giảm do hậu quả của sự xuất huyết trong chu kì kinh nên lượng hồng cầu giảm * ở người cao tuổi: tủy xương dài đã phân hóa mỡ vàng, chỉ còn các tủy xương xốp có khả năng tạo hồng cầu Câu 42 : tại sao khi tiêm thuốc người ta thường tiêm vào tĩnh mạch ? Tại sao một vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao tập luyện ngay trước ngày thi đấu ?
  • 13. * tiêm tĩnh mạch vì + động mạch có áp lực mạnh khi rút kim tiêm thường gây phụt máu + động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy + động mạch đưa máu đến các cơ quan + tĩnh mạch có lòng rộng nên dễ luồn kim tiêm + tĩnh mạch nằm cạn nên dễ thấy + tĩnh mạch đưa máu về tim * Tập luyện trên vùng núi cao vì: Vùng núi cao có nồng độ oxi loãng hơn vùng đồng bằng nên khi luyện tập ở vùng núi cao thì hồng cầu tăng số lượng, tim tăng cường vận đọng, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, sức bền tốt Câu 43: giữa hai biện pháp : “ tăng thể tích co tim và tăng nhịp tim, biện pháp nào có lợi cho tim mạch hơn ? vì sao ? -Nếu tăng nhịp tim thì thời gian của chu kì tim ngắn lại→thời gian nghỉ ngơi của tim giảm xuống, tim sẽ chóng mệt hơn. -Nếu tăng thể tích co tim thì mỗi lần co sẽ tống được một lượng máu lớn hơn vào trong hệ mạch→sẽ làm giảm nhịp co tim, tim có thời gian nghỉ ngơi dài hơn để phục hồi sức làm việc. Câu 44 : Có ý kiến cho rằng: "Đã lao động tay chân thì không cần phải tập thể dục". Về mặt vệ sinh hệ tuần hoàn thì ý kiến đó đúng hay sai? Khi lao động chân tay thì cơ thể phải ở một tư thế không thoải mái như: đứng, ngồi, khom… thường có ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch. Gây khó khăn cho sự lưu thông máu, sự phân phối làm việc ở các nhóm mạch không đều, những mạch máu ở cơ quan làm việc sẽ phải làm việc nhiều Tập thể dục sẽ làm cho tất cả các nhóm cơ trên cơ thể đều hoạt động, giúp máu lưu thông dễ dàng khắp nơi, giúp các mạch máu làm việc kéo dài có thời gian nghỉ ngơi → Ý kiến đó là sai Câu 45 : vì sao ở trẻ nhỏ nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn người lớn ? ở trẻ nhỏ nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn người lớn là vì: trẻ nhỏ có động mạch rộng hơn tĩnh mạch. Còn người lớn động mạch thì nhỏ hơn tĩnh mạch, lòng tĩnh tĩnh mạch rộng hơn lòng động mạch => vì thể ở trẻ sơ sinh cho đến trẻ dưới 12 tuổi thường có nhịp tim và nhịp mạch nhanh hơn người lớn Câu 46 : phân tích câu nói “ thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ”
  • 14. - Ý muốn nói muốn ăn thịt mỡ mà không muốn nhanh ngán và ăn ngon không sợ béo thì hãy lấu với hành và dưa chua vì trong hành có 1 lượng axit tạo môi trường thủy phân các chất béo có trong thịt mỡ khi đó lượng chất béo trong thịt mỡ giảm đi không gây cảm giác ngán ăn sẽ ngon hơn Câu 47 : tại sao không nên hô hấp bằng miệng ? Vì khi ta hô hấp bằng miệng,việc thở bằng miệng không tốt cho hệ hô hấp bởi miệng là cơ quan của hệ tiêu hóa, không có những chức năng như mũi,nếu không phải trong những trường hợp bắt buộc thì chúng ta không nên thở bằng miệng bởi vì không khí và bụi bặm có thể trực tiếp đi vào phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Thở bằng miệng có thể dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp. Điều này liên quan đến huyết áp cao và suy tim. Khi thở miệng não cho rằng cơ thể chúng ta đang mất carbon dioxyde quá nhanh nên đáp ứng ức chế trung tâm hô hấp , giảm chức năng phổi. Câu 48 : Vì sao gọi là hệ thần kinh vận động? Hệ thần kinh sinh dưỡng? -Gọi là hệ thần kinh vận động vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hoà các cử động của cơ vân và xương, tạo ra sự chuyển động của cơ thể. Đây là những hoạt động có ý thức -Gọi là hệ thần kinh sinh dưỡng vì hệ thần kinh này điều khiển và điều hoà các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Đây là những hoạt động không có ý thức Câu 49 : có người nói cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động là đúng hay sai vì sao ? Cung phản xạ sinh dưỡng chậm hơn cung phản xạ vận động vì :
  • 15. - đường thân kinh của cung phản xạ vận động là một đường thẳng từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng - đường đi của cung phản xạ sinh dưỡng phải truyển giao ở hạch thần kinh sinh dưỡng Câu 50 : Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó? Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái. Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải. - Hiện tượng: + Thí nghiệm 1: Chi đó không co (chân trái) nhưng co chi sau bên phải và cả hai chi trước. + Thí nghiệm 2: Không chi nào co. - Giải thích: + Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan phản ứng (cơ chi). + Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần kinh. Câu 51 : hoàn thành bảng kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt khi nhỏ một vài giọt dung dịch iốt 1% vào bốn ống nghiệm A,B,C,D đặt ở nhiệt độ điều kiện 37 độ C Các ông nghiệm Hiện tượng ( màu sắc ) Giải thích Ống A ( 2ml nước lã + 2ml tinh bột ) Không có hiện tượng gì ( màu xanh) Trong nước lã không có enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo Ông B ( 2ml tinh bột + 2ml nước bọt) Tinh bột bị biến đổi thành đường mantozo ( không có màu xanh) Trong nước bọt có enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo
  • 16. ống C ( 2ml tinh bột + 2ml nước bọt đã sôi ) Không có hiện tượng ( có màu xanh) Vì nước bọt đã bị đun sối nên nồng độ enzim amilaza có trong nước bọt thấp nên không thể biến đổi tinh bột thành đường mantozo ống D ( 2ml tinh bột + 2ml nước bọt + vài giọt dung dịch HCl 2%) Không có hiện tượng ( có màu xanh) Do HCl làm cho độ pH thấp nên enzim Amilaza không hoạt động để biên đổi tinh bột thành đường mantozo Câu 51 : tại sao động vật càng nhỏ thì tim đập càng nhanh? Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều ô xi. - Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều, đòi hỏi ôxi và dinh dưỡng từ máu -> tim đập nhanh Câu 52 : Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào ? Giải thích ? - Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng. - Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng.Do đó, hô hấp ở tế bào tăng, tế bào cần nhiều oxi và thải ra khí cacbonic.Vì vậy, nồng độ khí CO2 trong máu tăng đã kích thích hô hấp ở thành tủy. Điều kiện làm tăng nhịp hô hấp
  • 17. Câu 53 : một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế nào ? Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau: Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp. Câu 54 : phân biệt phản xạ có điều kiện và không điều kiện ? Câu 55 : Vì sao cơ thể người vẫn hô hấp bình thường ngay cả khi ko để ý hay đang ngủ? -Khi ngủ hay bất kì hoạt động sinh lý nào cũng cần hô hấp(hít thở) -Ngủ cũng không phải ngoại lệ-Khi ngủ con người vẫn hít khí O2 và thở ra CO2 -Lượng oxi mà con người hít vào giúp lưu thông máu và mang các chất ra khắp tế bào cơ thể,giúp cơ thể hoạt động bình thường,giấc ngủ sâu,ngon lành. Câu 56 : có ý kiến cho rằng : " Máu trong tĩnh mạch trên gan có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã , CO2 và có rất ít chất dinh dưỡng " . Bằng sự hiểu biết của mình , hãy nhận xét ý kiến trên ? - Ý kiến trên có phần đúng, có phần sai, giải thích: - Đúng ở chỗ "Máu có màu đỏ thẫm vì chứa nhiều chất bã và CO2 vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí và chất dinh dưỡng với các cơ quan (dạ dày, ruột, lách, gan,...) sẽ nhận CO2 (trở thành máu đỏ thẫm) và các chất bã theo tĩnh mạch trên gen đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim
  • 18. - Sai ở chỗ "rất ít chất dinh dưỡng" vì máu trong tĩnh mạch trên gan tuy là máu đỏ thẫm vì có nhiều CO2 và chứa nhiều chất bã nhưng cũng đồng thời có rất nhiều chất dinh dưỡng vừa mới được hấp thu từ ruột non Câu 57 : Giải thích vì sao khi đun bếp than trong phòng kín thường gây ra hiện tượng ngạt thở? - Đun bếp than trong phòng kín xảy ra hiện tượng: + Hàm lượng khí O2 giảm; hàm lượng co, C02 tăng + Hb kết hợp dễ dàng có tạo thành cacboxihêmôglôbin qua phản ứng: Hb + CO → HbCO ⇒ HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tích, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở O2 ⇒ cơ thể thiếu O2 nên có cảm giác ngạt thở. Nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tử vong Câu 58 : Dạ dày có những chức năng quan trọng như vậy, khi cắt toàn bộ dạ dày thì câu hỏi đặt ra là cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn như thế nào? -Như đã nói ở trên, dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa. Thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản rồi xuống dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ chứa thức ăn, nghiền nhỏ theo cơ chế cơ học sau đó tiết dịch vị trộn đều và tiêu hóa thức ăn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu một phần tại dạ dày trước khi đẩy xuống ruột non tiếp tục hấp thu. -Khi cơ thể không còn dạ dày thì thực quản sẽ được nối trực tiếp xuống tá tràng và ruột non. Công việc của dạ dày lúc này tá tràng và ruột non sẽ đảm nhiệm. Chất dinh dưỡng từ thức ăn tại đây vừa được tiêu hóa với sự giúp đỡ của các enzyme tiêu hóa, vừa được hấp thu hầu như hoàn toàn. Cuối cùng các chất không cần thiết bị đẩy xuống ruột già, hấp thu 1 phần nhỏ các chất còn lại tại ruột già rồi đẩy chất thải ra ngoài -Như vậy cơ thể không có dạ dày vẫn sẽ tiêu hóa được thức ăn, tuy nhiên sẽ có những lưu ý nhất định với những trường hợp này. Câu 59 : So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ ? - Vòng phản xạ: là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi - Sự khác nhau ( phân biệt) giữa cung phản xạ và vòng phản xạ: Đặc điểm Cung phản xạ Vòng phản xạ
  • 19. phân biệt Khái niệm -là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. -là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi con đường đi -Ngắn hơn -Dài Số lượng nơron tham gia -Ít -Nhiều Độ chính xác -Ít chính xác -Chính xác hơn Mức độ -Đơn giản -Phức tạp hơn Thời gian thực hiện -Nhanh hơn -Lâu hơn Câu 60 : b) Dưới đây là đoạn thông tin được trích lược từ một bài báo điện tử “Vì cô vợ Lydia nói muốn ly dị, do quá sốc nên anh Nikolai (một cư dân của thành phố Saratov, Nga) đột ngột lên cơn đau tim và phải đi cấp cứu. Khi bác sĩ kiểm tra điện tâm đồ,họ ngạc nhiên phát hiện, tim của bệnh nhân Nikolai đã ngừng đập, trong khi máu vẫn tiếp tục được đưa tới tim và các bộ phận khác nên anh vẫn sống. Ngay sau khi đọc kết quả xét nghiệm của bác sĩ, Nikolai hoàn toàn bất ngờ, thậm chí anh còn không tin và yêu cầu làm đi làm lại các xét nghiệm liên tiếp. Kết quả vẫn là một, quả tim của anh đã ngừng đập.Từ khi biết chính xác trái tim của mình đã không còn đập, Nikolai tập làm quen dần với cuộc sống của “người không tim”... Điều đáng nói ở đây, mặc dù không còn tim mà vẫn sống khỏe mạnh trong khi Nikolai không hề tìm đến bất kỳ một sự trợ giúp, hỗ trợ nào từ các biện pháp y khoa...” -Những yếu tố tham gia duy trì sự tuần hoàn máu trong hệ mạch của Nikolai khi tim của anh đã ngừng đập: + Sự co dãn của các động mạch đã tạo ra một lực đủ lớn để đẩy máu đi. + Sức đẩy do sự co bóp của các bắp cơ quanh thành mạch.
  • 20. + Sức hút của lồng ngực khi hít vào. + Sự hỗ trợ của các van trong các tĩnh mạch từ phần dưới cơ thể về tim. - Những lời khuyên đối với anh Nikolai: + Cần có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan và tránh rơi vào những trạng thái hồi hộp hay sợ hãi hoặc tức giận... + Hạn chế sử dụng các loại thức ăn, các chất kích thích có hại cho hệ mạch. + Lao động và luyện tập thể dục thể thao vừa sức, kết hợp với những bài tập xoa bóp ngoài da để giúp cho toàn bộ hệ mạch được lưu thông tốt. + Cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe... Câu 61: c) Hoạt động hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng được thực hiện theo những con đường nào? Vì sao sự hấp thụ và vận chuyển các chất cần phải được tiến hành theo những con đường đó? - Hoạt động hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng được thực hiện theo 2 con đường là:con đường máu và con đường bạch huyết - Sự hấp thụ và vận chuyển các chất cần phải được tiến hành theo 2 con đường trên là do: + Con đường máu giúp hấp thụ và vận chuyển các đường đơn, các axit amin, các viatmin tan trong nước, các muối khoáng, nước và khoảng 30% lipit + Con đường bạch huyết hấp thụ và vận chuyển các vitamin tan trong dầu và khoảng 70% lipit. + Giảm bớt gánh nặng cho gan trong vai trò điều tiết, điều hòa các chất dinh dưỡng và giải độc cho cơ thể. + Kịp thời vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim để theo vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể. Câu 62 : Nêu chức năng chính của tủy sống, trụ não, não trung gian, tiểu não và đại não ? Nêu những điểm khác biệt về cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng ? - Tủy sống: Là các căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
  • 21. - Trụ não: Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan. - Não trung gian: Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. - Tiểu não: Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. - Đại não: Là trung tâm của các phản xạ có điều kiện, của ý thức và tư duy trừu tượng. Câu 63: phân biệt hai hiện tượng đông máu và ngưng máu ? *Đông máu: - KN: Là quá trình máu chảy ra khỏi cơ thể thì đông lại. - NN: trình bày theo cơ chế đông máu : Do trong tiểu cầu khi vỡ ra giải phóng 1 loại enzim biến chất sinh tơ máu trong huyết tương thành tơ máu ôm giữa các tế bào máu tạo khối máu đông bịt kín vết thương. - Ý nghĩa: + Bảo vệ cơ thể tránh bị mất máu. + Chế tạo các chất làm máu chóng đông, chậm đông trong y học và trong cuộc sống. *Ngưng máu: -KN: Là quá trình máu trong mạch của người nhận máu khi tiếp nhận máu người khác bị ngưng kết hồng cầu nên tắc mạch. -NN: Khi trong máu người cho có Hồng cầu chứa Kháng nguyên A và B gặp huyết tương của người nhận có kháng thể tương ứng là a và b gây hiện tượng kết dính hồng cầu trong máu người nhận làm máu trong mạch bị tắc không chảy được. - Hậu quả, ý nghĩa: + Gây tử vong ở người nhận máu khi xảy ra tai biến. + Tìm ra 4 nhóm máu, sơ đồ truyền máu, nguyên tắc cho nhận máu.