SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
ĐỀ 01
Câu 1: Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) tính toán như thế nào?
A. Khấu hao được trừ ra khỏi tổng thu nhập của công dân một quốc gia
B. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập tạo ra của một quốc gia
C. Khấu hao được cộng vào tổng thu nhập tạo ra của một quốc gia
D. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập của công dân một quốc gia
Câu 2: Thành phần đầu tư trong GDP đo lường chi tiêu vào
A. Tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Trong suốt thời kỳ suy thoái, đầu tư giảm
một khoản tương đối lớn
B. Tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Trong suốt thời kỳ suy thoái, đầu tư giảm
một khoản tương đối nhỏ
C. Xây dựng nhà ở, cơ sở và thiết bị kinh doanh, và những thay đổi tồn kho. Trong suốt
thời kỳ suy thoái đầu tư giảm một khoản tương đối nhỏ
D. Xây dựng nhà ở, cơ sở và thiết bị kinh doanh, và những thay đổi tồn kho. Trong suốt
thời kỳ suy thoái đầu tư giảm một khoản tương đối lớn
Câu 3: Thu nhập khả dụng là thu nhập mà
A. Hộ gia đình còn lại sau khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chi1nhp hủ
B. Hộ gia đình và các doanh nghiệp còn lại sau khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài
thuế cho chính phủ
C. Các doanh nghiệp còn lại sua khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chính
phủ
D. Hộ gia đình và các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn lại sau khi nộp thuế và
các khoản chi trả ngoài thuế cho chính phủ
Câu 4: Chỉ số giảm phát GDP phản ánh
A. Mức sản lượng thực năm hiện hành so với mức sản lượng thực năm gốc
B. Mức sản lượng thực năm gốc so với mức sản lượng thực năm hiện hành
C. Mức giá năm hiện hành so với mức giá năm gốc
D. Mức giá năm gốc so với mức giá năm hiện hành
Câu 5: GDP được định nghĩa là
A. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do các công dân của
một quốc gia sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu trong một khoản thời gian nhất định
B. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia
trong một khoảng thời gian nhất định
C. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ do các công dân của một quốc gia
sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu trong một khoản thời gian nhất định
D. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
Câu 6: Khi các nhà kinh tế đề cập đến các hạng mục vô hình, họ sẽ đề cập đến những
thứ như
A. Hàng hóa bất hợp pháp và giá trị của các mặt hàng đó được loại ra khoải GDP
B. Hàng hóa bất hợp pháp và giá trị của các hàng hóa đó được bao gồm trong GDP
C. Tạo kiểu tóc và chăm sóc nha khoa, giá trị của các hạng mục đó được loại ra khỏi GDP
D. Tạo kiểu tóc và chăm sóc nha khoa, giá trị của các hạng mục đó được bao gồm trong
GDP
Câu 7: Các nghiên cứu quốc tế về mối liên hệ giữa GDP đầu người và đo lường chất
lượng cuộc sống như là tuổi thọ và tỷ lệ biết đọc cho thấy rằng GDP đầu người càng cao
thì có mối liên quan với:
A. Tương đồng nhau về mặt tuổi thọ và tỷ lệ dân số biết đọc ít hơn
B. Tuổi thọ dài hơn và tỷ lệ dân số biết đọc cao hơn
C. Tương đồng nhau về mặt tuổi thọ và tỷ lệ dân số biết đọc cao hơn
D. Tuổi thọ dài hơn và tỷ lệ dân số biết đọc ít hơn
Câu 8: Khẳng định nào sau đây về GDP là đúng?
A. GDP thường được xem là thước đo tốt về phúc lợi kinh tế của xã hội
B. Tiền liên tục chảy từ hộ gia đình đến các công ty sau đó quay trở lại hộ gia đình và
GDP đo lường dòng tiền này
C. Các câu trên đều đúng
D. GDP đồng thời đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi
tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
Câu 9: Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là nhằm
A. Đưa ra các chính sách khắc phục những thất bại thị trường
B. Không có câu nào trên đây đúng
C. Giải thích những thay đổi kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến giá của các hàng hóa cụ
thể
D. Giải thích những thay đổi tác động đến các doanh nghiệp và hộ gia đình dưới góc độ
tổng thể
Câu 10: Yếu tố nào sau đây có thể không nằm trong giá trị của GDP?
A. Việc dọn dẹp nhà cửa của bà nội trợ
B. Giá trị tiền thuê nhà
C. Giá trị sản xuất được tạo bởi người nước ngoài ở trong nước
D. Dịch vụ tư vấn của luật sư
Câu 11: Trong sơ đồ luân chuyển hàng hóa và dịch vụ
A. Hàng hóa và dịch vụ được di chuyển từ hội gia đình sang doanh nghiệp
B. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ được di chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình
C. Các yếu tố sản xuất di chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình
D. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất được chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình
Câu 12: Điều nào sau đây là một ví dụ về khấu hao
A. Giá chứng khoán sụt giảm
B. Máy tính trở nên lỗi thời
C. Việc nghỉ hưu của một số nhân viên
D. Tất cả những điều trên
Câu 13: Sơn đến ăn uống tại nhà hàng của người Việt mở ở Pháp. Như vậy thì
A. GDP của Việt Nam sẽ tăng còn GNP của Việt Nam không bị ảnh hưởng
B. GDP của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhưng GNP của Việt Nam sẽ tăng
C. GNP của VIệt Nam không bị ảnh hưởng còn GDP của Pháp thì tăng
D. GNP của Việt Nam tăng còn GDP của Pháp không bị ảnh hưởng
Câu 14: Thí dụ nào sau đây trong chi tiêu hộ gia đình được xếp vào hạng mục chi đầu
tư chứ không phải chi tiêu dùng?
A. Chi phí về nhà ở mới
B. Chi hàng hóa lâu bền như ô tô và tủ lạnh
C. Tất cả các câu trên đều đúng
D. Chi trên sản phẩm vô hình như chăm sóc y tế
Câu 15: Không giống như thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân
A. Bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản
đóng góp bảo hiểm xã hội, không bao gồm các khoản thanh toán lãi vay và chuyển
nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ
B. Không bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và
các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán lãi suất và chuyển nhượng
hộ gia đình nhận từ chính phủ
C. Bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản
đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán lãi vay và chuyển nhượng hộ gia đình
nhận từ chính phủ
D. Không bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và
các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội; bao gồm các khoản thanh toán lãi suất và chuyển
nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ
Câu 16: Đồng nhất thức chỉ ra tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu là
A. Y=C+I+G+NX
B. GDP=Y
C. Y=DI+T+NX
D. GDP=GNP-NX
Câu 17: GDP thực
A. Là giá trị tính theo đô la hiện hành của tất cả hàng hóa được sản xuất bởi công dân của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định
B. Được sử dụng chủ yếu để đo lường những thay đổi trong dài hạn hơn là ngắn hạn
C. Tất cả các câu trên đều đúng
D. Đo lường hoạt động kinh tế và thu nhập
Câu 18: Khi giá tương đối của một hàng hóa giảm, người tiêu dùng phản ứng bằng cách
mua
A. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế ít hơn
B. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn
C. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn
D. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế ít hơn
Câu 19: Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa
A. Có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền
B. Là một vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng mà đôi khi được
gọi là thiên vị (sai lệch) thay thế
C. Không thể hiện được vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng
D. Không được cục thống kê tính đến vì lý do về mặt chính sách
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng
A. Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo tỷ lệ lạm phát nhưng
phần trăm thay đổi của chỉ số giảm phát GDP không phải là thước đo tỷ lệ lạm phát
B. So với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP là thước đo lạm phát phổ biến
hơn
C. CPI có thể được dùng để so sánh chỉ số về giá ở các thời điểm khác nhau
D. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh lượng hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng mua tốt hơn
chỉ số CPI
Câu 21: Một trong những hạn chế được thừa nhận rộng rãi trong việc sử dụng chỉ số giá
tiêu dùng CPI như là một thước đo về chi phí sinh hoạt là chỉ số CPI
A. Chỉ tính đến chi tiêu của người tiêu dùng về thực phẩm, quần áo và năng lượng
B. Không tính đến một thực tế là người tiêu dùng chi tiêu nhiều cho một số mặt hàng
trong khi một số khác thì rất ít
C. Không tính sự ra đời của hàng hóa mới
D. Không tính chi tiêu của người tiêu dùng về nhà ở
Câu 22: Một sự khác biệt quan trọng giữa chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng
là
A. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi
nhà sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa , dịch vụ được mua bởi
người tiêu dùng
B. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng nhà
sản xuất và người tiêu dùng mua, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả các hàng
hóa, dịch vụ cuối cùng người tiêu dùng mua
C. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất trong nước, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ người tiêu
dùng mua
D. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất bởi công dân của một quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa,
dịch vụ cuối cùng người tiêu dùng mua
Câu 23: Đồng nhất thức chỉ ra tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu là
A. GDP=Y
B. Y=C+I+G+NX
C. GDP=GNP-NX
D. Y=DI+T+NX
Câu 24: Nếuchất lượng của một hàng bị suy giảm trong giá của nó vẫn giữ nguyên, thì
giá trị của đồng tiền (đô la)
A. Giảm và chi phí sinh hoạt giảm
B. Tăng và chi phí sinh hoạt tăng
C. Giảm và chi phí sinh hoạt tăng
D. Tăng và chi phí sinh hoạt giảm
Câu 25: Sự gia tăng giá bán bánh mì sản xuất trong nước sẽ được phản ánh
A. Trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng không phải trong chỉ số giảm phát GDP
B. Không phải trong chỉ số giảm phát GDP cũng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng
C. Trong cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng
D. Trong chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng
Câu 26: Trọng số của các loại hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng tính CPI được xác định
như thế nào?
A. Từng loại hàng hóa và dịch vụ được tính trọng số dựa vào giá bán của chúng
B. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính trọng số ngang nhau
C. Một cuộc điều tra được tiến hành để xác định xem từng loại hàng hóa và dịch vụ mà
người tiêu dùng điển hình mua
D. Tỷ trọng bằng với tỷ lệ chi tiêu cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ chi cho tổng chi tiêu
trong tài khoản GDP
Câu 27: Lương của Ruth vào năm 1931 là 80.000$. Chỉ số giá CPI vào năm 1931 là 15,2
và chỉ số giá CPI vào năm 2001 là 177. Lương của Ruth ở năm 1931 là tương đương với
bao nhiêu ở năm 2001:
A. $93.000.
B. $930.000.
C. $1.930.000.
D. $9.300.000.
Câu 28: Câu nào là phát biểu chính xác về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát danh nghĩa
và tỷ lệ lạm phát thực?
A. Lạm phát thực là bằng lạm phát danh nghĩa nhân với tỷ lệ lạm phát
B. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa trừ với tỷ lệ lạm phát
C. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa chi cho tỷ lệ lạm phát
D. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cộng với tỷ lệ lạm phát
Câu 29: Jake cho Elwood mượn 5000$ trong vòng 1 năm với lãi suất danh nghĩa là 10%.
Sau khi Elwood hoàn trả nợ đầy đủ thì Jake than phiền rằng với số tiền mà Elwood trả
cho anh ta thì anh ta mua được sốhàng hóa ít hơn 4% so với trước khi cho Elwood mượn
5000$. Từ đó ta có thể kết rằng tỷ lệ lạm phát của năm đó
A. 14 phần trăm
B. 8 phần trăm
C. 6 phần trăm
D. 2,5 phần trăm
Câu 30: Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, hộ gia đình sẽ
A. Thấy rằng mức sống không bị ảnh hưởng.
B. Có thể chi tiêu tiền ít hơn để duy trì cùng tiêu chuẩn sống như cũ
C. Phải chi tiêu nhiều hơn đô la để duy trì cùng một tiêu chuẩn sống như cũ
D. Có thể bù đắp những tác động của giá cả gia tăng bằng cách tiết kiệm hơn.
Câu 31: Sự gia tăng giá của các sản phẩm sữa sản xuất trong nước sẽ được phản ánh
trong
A. Không phải chỉ số giảm phát GDP cũng không phải là chỉ số giá tiêu dùng.
B. Chỉ số giá tiêu dùng, nhưng không phải trong số giảm phát GDP.
C. Chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng.
D. Cả hai chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng.
Câu 32: Giỏ hàng hoá được dùng để tính toán chỉ số giá tiêu dùng thay đổi:
A. Hàng năm trong khi rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP thỉnh thoảng thay đổi.
B. Thỉnh thoảng trong khi rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP thay đổi hàng năm.
C. Hàng năm, cũng như các rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP.
D. Thỉnh thoảng, cũng như các rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP.
Câu 33: Nếuchất lượng của một hàng hóa bị suy giảm trong khi giá của nó vẫn giữ
nguyên thì giá trị của đồng tiền
A. Giảm và chi phí sinh hoạt giảm
B. Tăng và chi phí sinh hoạt tăng
C. Tăng và chi phí sinh hoạt giảm
D. Giảm và chi phí sinh hoạt tăng
Câu 34: GDP thực
A. Tất cả các câu trên đều đúng
B. Đo lường hoạt động kinh tế và thu nhập
C. Được sử dụng chủ yếu để đo lường những thay đổi trong dài hạn hơn là ngắn hạn
D. Là giá trị bằng đồng đô la hiện hành của tất cả hàng hóa được sản xuất bởi công dân
của một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định
Câu 35: Sự gia tăng giá bánh mì sản xuất trong nước sẽ được phản ánh
A. Trong chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng
B. Trong cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng
C. Trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng không phải trong chỉ số giảm phát GDP
D. Không phải trong chỉ số giảm phát GDP cũng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng
Câu 36: Sự thay đổi nào sau đây của chỉ số giá là gây nên lạm phát cao nhất: 80 lên 100,
100 lên 120 hay 150 lên 170?
A. 100 lên 120
B. Tất cả những thay đổi trên đều gây ra tỷ lê lạm phát như nhau
C. 80 lên 100
D. 150 lên 170
Câu 37: Khi chất lượng của một hàng hóa giảm trong khi giá của nó không đổi thì sức
mua của đồng tiền
A. Giảm, do đó CPI không phản ánh hết sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu sự thay
đổi về mặt chất lượng không được tính đến
B. Giảm, do đó, chỉ số CPI đã phản ánh quá mức sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu
sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến
C. Tăng lên, do đó chỉ số CPI không phản ánh hết sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu
sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến
D. Tăng lên, do đó, chỉ số CPI đã phản ánh quá mức sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt
nếu sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến
Câu 38: Chỉ số giá đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các
doanh nghiệp được gọi là
A. Chỉ số giá công nghiệp
B. Hệ số giảm phát GDP
C. Chỉ số giá sản xuất
D. Chỉ số giá chính (chỉ số giá cơ bản)
Câu 39: Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) cho các năm tiếp theo năm cơ sở đo lường
sự thay đổi trong
A. GDP thực so với năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi
trong GDP danh nghĩa
B. GDP danh nghĩa so năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay
đổi trong giá cả
C. GDP thực so năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi
trong giá cả
D. GDP danh nghĩa so với năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự
thay đổi trong GDP thực
Câu 40: Tỷ lệ lạm phát được tính
A. Bằng cách cộng dồn sự tăng giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
B. Bằng cách xác định sự thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước
C. Bằng cách tính trung bình đơn giản của sự tăng giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ
D. Bằng cách xác định tỷ lệ gia tăng của chỉ số giá so với kỳ trước
Câu 41: Giả sử giá của các sản phẩm sữa đã tăng tương đối ít so với giá nói chung trong
vài năm quTrong tình huống này , vấn đề nào sau đây nảy sinh trong việc xây dựng chỉ
số CPI là thích hợp nhất?
A. Sự giới thiệu hàng hóa mới
B. Sự thiên vị thay thế
C. Sự thay đổi chất lượng không đo lường được
D. Sự thiên vị thu nhập
Câu 42: Tỷ lệ lạm phát được định nghĩa là
A. Phân trăm thay đổi về mức giá so với kỳ trước đo
B. Mức giá kỳ này trừ đi mức giá kỳ trước đó
C. Mức giá trong một nền kinh tế
D. Sự thay đổi về mức giá từ kỳ này đến kỳ tiếp theo
Câu 43: Thanh toán chuyển nhượng được thực hiện bởi
A. Chính phủ nhưng không phải để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hiện tại
B. Các doanh nghiệp nhưng không phải để đổi lấy trang thiết bị
C. Người nước ngoài nhưng không phải để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ nội địa
D. Người tiêu dùng nhưng không phải để đổi lấy sản phẩm hữu hình
Câu 44: Giá trị sản lượng nội địa của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bao gồm
A. Chỉ có các hộ gia đình và chính phủ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
B. Chỉ có các hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
C. Các khoản chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ do bất cứ ai mua chúng
D. Chỉ có các hộ gia đình chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ
Câu 45: Điều nào sau đây đúng?
A. GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực
B. GDP danh nghĩa luôn nhỏ hơn GDP thực
C. GDP danh nghĩa bằng GDP thực trong năm cơ sở
D. GDP danh nghĩa bằng GDP thực trong tất cả các năm trừ năm cơ sở
Câu 46: Nếutổng chi tiêu tăng lên từ năm này sang năm tiếp theo thì
A. Nền kinh tế đang sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn
B. Hàng hóa dịch vụ đang được bán với giá cao hơn
C. Hoặc nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn hoặc hàng
hóa và dịch vụ phải được bán với giá cao hơn hoặc cả hai
D. Việc làm hoặc năng suất phải tăng lên
Câu 47: Một hàng hóa được sản xuất bởi một công ty trong năm 2010, được đưa vào
hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 và được bán cho hộ gia đình 2011. Vậy thì:
A. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010,
bị trừ ra khởi hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và được cộng vào hạng
mục chi đầu tư của GDP năm 2011
B. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010,
tính vào hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được bao gồm trong
hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011
C. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010,
được tính vào hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và bị trừ ra khỏi hạng
mục chi đầu tư của GDP năm 2011
D. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010,
bị trừ ra khởi hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được cộng
vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011
Câu 48: Nền kinh tế thị trường dựa vào điều kiện nào dưới đây để phân bổ các nguồn
lực khan hiếm?
A. Lãi suất thực
B. Giá cả tương đối
C. Chính phủ
D. Người tiêu dùng
Câu 49: Giả sử rằng trong suốt mười năm qua năng suất ở Oceania tăng nhanh hơn
năng suất ở Freedonia và dân số của hai quốc gia không thay đổi. điều nào sau đây đúng
A. Mức sống ở Oceania cao hơn ở Freedonia
B. Tất cả những điều trên là chính xác
C. GDP thực đầu người ở Oceania tăng nhanh hơn ở Freedonia
D. GDP thực đầu người ở Oceania cao hơn ở Freedonia
Câu 50: Lập luận nào sau đây là chính xác?
A. Năng suất có thể được đo lường bởi tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người
B. Mức GDP thực bình quân đầu người là thước đo tốt cho sự thịnh vượng kinh tế và tốc
độ tăng trưởng GDP thực là thước đo tốt cho sự tiến bộ kinh tế
C. Mặc dù mức GDP thực bình quân đầu người thay đổi đáng kể giữa nước này so với
nước khác, tốc độ tăng của GDP thực bình quân đầu người thì tương tự nhau giữa các
quốc gia
D. Năng suất không có liên quan chặt chẽ tới các chính sách của chính phủ
Câu 51: Trong một quy trình sản xuất cụ thể, nếu lượng các nhập lượng đầu vào được
sử dụng gấp đôi thì sản lượng cũng gấp đôi. Điều này có nghĩa là:
A. Không có mô tả nào về hàm sản xuất có liên quan có thể được viết ra thành công thức
toán học
B. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính giới hạn đối với tăng trưởng
C. Quy trình sản xuất này không thể được nâng cấp bởi tiến bộ công nghệ
D. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô
Câu 52: Giả sử một quốc gia ban hành những quy định hạn chế mới về số giờ mà người
ta có thể làm việNếunhững quy định hạn chế này làm giảm tổng số giờ làm việc của nền
kinh tế nhưng tất cả các yếu tố khác xác định sản lượng vẫn giữ không đổi thì
A. Cả năng suất và sản lượng cùng tăng
B. Năng sất tăng và sản lượng giảm
C. Cả năng suất và sản lượng đều giảm
D. Năng suất giảm và sản lượng tăng
Câu 53: Giả sử GDP thực ở nước A tăng nhanh hơn ở nước B năm vừa rồi
A. Cả hai câu trên đều đúng
B. Năng suất của nước A phải ăng trưởng nhanh hơn năn suất của nước B
C. Nước A phải có mức sống cao hơn nước B
D. Không có câu nào đúng
Câu 54: Trong một quy trình sản xuất cụ thể, nếu lượng các nhập lượng đầu vào được
sử dụng gấp đôi thì sản lượng đầu ra cũng tăng tăng gấp đôi. Điều này có nghĩa là
A. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính giới hạn đối với tăng trưởng
B. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô
C. Quy trình sản xuất này không thể được nâng cấp bởi công nghệ
D. Không có mô tả nào về hàm sản xuất có liên quan có thể được viết ra thành công thức
toán học
Câu 55: Việc tích lũy vốn
A. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại
B. Yêu cầu xã hội hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại
C. Giảm tỷ lệ tiết kiệm
D. Không liên quan đến sự đánh đổi
Câu 56: Tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, nếu tồn tại hiệu suất sinh lợi giảm dần thì
chuyện gì sẽ xảy ra với năng suất nếu cả vốn và lao động cùng tăng lên?
A. Năng suất sẽ đương nhiên là giảm
B. Năng suất sẽ đương nhiên là không đổi
C. Năng suất sẽ đương nhiên là tăng
D. Không có điều nào bên trên nhất thiết là đúng
Câu 57: Một sự gia tăng vốn sẽ làm tăng GDP thực bình quân đầu người
A. Nhiều hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân
đầu người sẽ như nhau bất kể nguồn tăng thêm vốn là từ nội địa hay từ đầu tư nước
ngoài
B. Ít hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân đầu
người sẽ như nhau nếu nguồn vốn tăng thêm bất kể là từ nội địa hay từ đầu tư nước
ngoài
C. Nhiều hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân
đầu người sẽ lớn hơn nếu nguồn tăng thêm vốn là từ nội địa hơn là từ đầu tư nước
ngoài
D. Ít hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GP thực bình quân đầu
người sẽ lớn hơn nếu nguồn vốn tăng thêm là từ nội địa hơn là từ đầu tư nước ngoài
Câu 58: Những mô tả nào sau đây lần lượt là vốn nhân lực và vốn vật chất?
A. Đối với một lò gạch: những viên gạch và công cụ làm gạch
B. Đối với một văn phòng dược: tòa nhà và kiến thức của các dược sĩ về thuốc men
C. Đối với một nhà hàng: kiến thức làm thức ăn của bếp trưởng và các thiết bị trong nhà
bếp
D. Đối với một trạm xăng: những cần bơm xăng và đồng hồ tính tiền
Câu 59: Thuật ngữ nào sau đây có thể được đo bởi mức GDP thực bình quân đầu người?
A. Năng suất và mức sống
B. Năng suất nhưng không phải mức sống
C. Mức sống nhưng không phải năng suất
D. Không phải năng suất cũng không phải mức sống
Câu 60: Thiết bị và nhà xưởng dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ được gọi là
A. Vốn vật chất
B. Hàm sản xuất
C. Công nghệ
D. Vốn nhân lực
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 02
Câu 1: Ứng với một năm cho trước, năng suất ở một quốc gia cụ thể trùng khớp nhất
với
A. Mức GDP thực của quốc gia đó trong năm đó
B. Tốc độ tăng của GDP thực của quốc gia đó trong năm đó
C. Tốc độ tăng của GDP thực chia cho số giờ làm việc của quốc gia đó trong năm đó
D. Mức GDP thực chia cho số giờ làm việc của quốc gia trong năm đó
Câu 2: Nếutồn tại sinh lợi giảm dần của vốn thì
A. Các ý tưởng cũ không hữu ít bằng các ý tưởng
B. Tăng trữ lượng vốn cuối cùng cũng làm giảm sản lượng
C. Tăng trữ lượng vốn sẽ làm tăng sản lượng với số lượng nhỏ hơn dần dần
D. Vốn sẽ sản xuất ra ít hàng hóa hơn khi nó trở nên cũ đi
Câu 3: Các yếu tố khác là giữ nguyên, tăng trưởng dân số cao hơn
A. Làm giảm lượng vốn vật chất trên mỗi lao động và có một số bằng chứng cho rằng
nó làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ
B. Làm tăng lượng vốn vật chất trên mỗi lao động nhưng có một số bằng chứng cho
rằng nó làm giảm tốc độ của tiến bộ công nghệ
C. Làm giảm lượng vốn vật chất trên mỗi lao động nhưng có một số bằng chứng cho
rằng
nó làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ
D. Làm tăng lượng vốn vật chất trên mỗi lao động và có một số bằng chứng cho rằng nó
làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ
Câu 4: Một sự gia tăng trong thặng dự ngân sách của một quốc gia sẽ làm
A. Không câu nào trên đây đúng
B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải và làm tăng chi đầu tư
C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm giảm chi đầu tư
D. Đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải và làm giảm chi đầu tư
Câu 5: Giống như một phương án bán cổ phiếu nhằm tạo vốn, thay vào đó, một doanh
nghiệp lớn có thể tạo vốn bằng cách
A. Mua trái phiếu
B. Đầu tư vào vốn vật chất
C. Sử dụng tài chính cổ phần
D. Bán trái phiếu
Câu 6: Tất cả hay một phần lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể được trả cho cổ đông
của doanh nghiệp đó dưới hình thức
A. Thanh toán lãi
B. Thu nhập giữa lại
C. Cổ tức
D. Tài khoản vốn
Câu 7: Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là nhằm
A. Giữ lãi suất thấp
B. Kết nối tiết kiệm của một người với đầu tư của người khác
C. Cung cấp tư vấn đến những người tiết kiệm và những nhà đầu tư
D. Kết nối chi tiêu tiêu dùng của một người với chi tiêu đầu tư của một người khác
Câu 8: Việc tích lũy vốn
A. Không liên quan đến sự đánh đổi
B. Giảm tỷ lệ tiết kiệm
C. Yêu cầu xã hội hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại
D. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại
Câu 9: Các quỹ chỉ số
A. Thường có suất sinh lợi thấp hơn và chi phí thấp hơn so với các quỹ tương hỗ có
quản lý
B. Thường có suất sinh lợi cao hơn và chi phí thấp hơn so với các quỹ tương hỗ có quản
lý
C. Thường có suất sinh lợi cao hơn và chi phí cao hơn so với các quỹ tương hỗ có quản
lý
D. Thường có suất sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các quỹ tương hỗ có quản
lý
Câu 10: Nguồn lực tự nhiên
A. Bao gồm đất đai, sông ngòi và trữ lượng quặng mỏ
B. Là các nhập lượng đầu vào được cung cấp bởi tự nhiên
C. Tồn tại dưới 2 dạng: có thể tái sinh và không thể tái sinh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 11: Nếu tiết kiệm quốc gia trong một nền kinh tế đóng lớn hơn zero, kết quả nào
sau đây phải đúng?
A. Hoặc là tiết kiệm chính phủ hay tiết kiệm tư nhân phải lớn hơn zero
B. Y-C-G lớn hơn 0
C. Tất cả các câu trên đều đúng
D. Đầu tư là số dương
Câu 12: Một quỹ tương hỗ
A. Cho phép người dân với số lượng tiền nhỏ có thể đa dạng hóa việc nắm giữ tài sản
của họ
B. Là một định chế tài chính đứng ở giữa những người tiết kiệm và những người đi vay
C. Tất cả các mô tả trên đều chính xác
D. Là một trung gian tài chính
Câu 13: Nếulượng cầu vốn vay vượt lượng cung vốn vay
A. Có hiện thượng thặng dự và lãi suất ở mức thấp hơn mức lãi suất cân bằng
B. Có hiện thượng thiếu hụt và lãi suất ở mức cao hơn mức lãi suất cân bằng
C. Có hiện thượng thiếu hụt và lãi suất ở mức thấp hơn mức lãi suất cân bằng
D. Có hiện thượng thặng dư và lãi suất ở mức cao hơn mức lãi suất cân bằng
Câu 14: Nếumột doanh nghiệp muốn vay , nó có thể
A. Cầu trái phiếu bằng cách mua chúng
B. Cầu trái phiếu bằng cách bán chúng
C. Cung trái phiếu bằng cách bán chúng
D. Cung trái phiếu bằng cách mua chúng
Câu 15: Một sự gia tăng thặng dự ngân sách của một quốc gia sẽ làm
A. Đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải và làm giảm chi đầu tư
B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải và làm tăng chi đầu tư
C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm giảm chi đầu tư
D. Không câu nào trên đây đúng
Câu 16: Độ dốc của đường cầu vốn vay thể hiện
A. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và tiết kiệm
B. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và đầu tư
C. Mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực và tiết kiệm
D. Mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực và đầu tư
Câu 17: Lợi thế thứ hai của các quỹ tương hỗ được cho là
A. Các quỹ tương hỗ cung cấp cho những người dân thường tiếp cận các kỹ năng của
những nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp
B. Các quỹ tương hỗ giúp những người dân thường có thể tiếp cận với các khoản vay để
đầu tư
C. Các quỹ tương hỗ thường hoạt động tốt hơn các chỉ số thị trường chứng khoán
D. Một nhà đầu tư có thể tránh các khoản phí và lệ phí đầu tư
Câu 18: Trái phiếu là một
A. Trung gian tài chính
B. Chứng chỉ nợ
C. Chứng chỉ sở hữu một phần của doanh nghiệp
D. Không có mô tả nào bên trên là chính xác
Câu 19: Mô tả nào sao đây là chính xác?
A. Những người cho vay bán trái phiếu và những người đi vay mua chúng
B. Những trái phiếu dài hạn thường được trả lãi suất thấp hơn các trái phiếu ngắn hạn
bởi vì trái phiếu dài hạn rủi ro hơn
C. Không có câu nào đúng cả
D. Thuật ngữ "junk bonds" (trái phiếu xếp hạng tín nhiệm thấp) nhằm nói đến những
trái phiếu có thể được bán lại nhiều lần
Câu 20: Hãy xem xét 3 quốc gia giả định. ở nước Mainland, lượng tiết kiệm là 4.000 đôla,
và tiêu dùng là 8.000 đôla; ở nước Upland, lượng tiết kiệm là 2.000 đôla và tiêu dùng là
15.000 đôla; và ở nước Lowland, lượng tiết kiệm là 6.000 đôla và tiêu dùng là 11.000 đô
lTỷ lệ tiết kiệm:
A. Ở Mainland cao hơn ở Lowland và ở Lowland cao hơn ở Upland
B. Ở Lowland cao hơn ở Upland và bằng nhau giữa Upland và Mainland
C. Ở mainland cao hơn ở Upland và bằng nhau giữa Mainland và Lowland
D. Ở Lowland cao hơn ở Mainland và ở Mainland cao hơn ở Upland
Câu 21: Trong các trường hợp sau đây, đâu là ví dụ về nguồn lực tự nhiên có thể tái
sinh?
A. Kiến thức được tạo ra của các nhà khoa học
B. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
C. Gỗ xẻ
D. Dịch vụ lao động của các thợ mộc
Câu 22: Nếulãi suất thị trường hiện hành đối với vốn vay dưới mức cân bằng, sau đó có
một
A. Thặng dư vốn vay và lãi suất sẽ giảm.
B. Thặng dư vốn vay và lãi suất sẽ tăng lên.
C. Thiếu vốn vay và lãi suất sẽ tăng lên.
D. Thiếu vốn vay và lãi suất sẽ giảm.
Câu 23: Henry mua một trái phiếu phát hành bởi Ralston Purina, trong đó Ralston
Purina sử dụng các quỹ để mua máy móc thiết bị mới cho một trong những nhà máy của
mình.
A. Henry đang đầu tư; Ralston Purina là tiết kiệm.
B. Henry được tiết kiệm; Ralston Purina đang đầu tư.
C. Henry và Ralston Purina đều tiết kiệm.
D. Henry và Ralston Purina đều đầu tư.
Câu 24: Người mà mua cổ phiếu phát hành mới của công ty cổ phần Rockwodd thì được
gọi là
A. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và trở thành chủ nợ của Rockwood
B. Tài trợ bằng vốn vay và trở thành chủ nợ của Rockwood
C. Tài trợ bằng vốn vay và trở thành một phần chủ sở hữu của Rockwood
D. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và trở thành một phần chủ sở hữu của Rockwood
Câu 25: Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường cho vốn vay nếu chính phủ đã giảm thuế trên
thu nhập lãi?
A. Sẽ có một giảm lượng vốn vay
B. Sự thay đổi trong vốn vay mượn sẽ là mơ hồ.
C. Sẽ không có sự thay đổi về số lượng vốn vay.
D. Sẽ có sự gia tăng về số lượng vốn vay .
Câu 26: Tiết kiệm quốc gia
A. Bằng tiết kiệm tư nhân trừ đi tiết kiệm chính phủ
B. Luôn luôn lớn hơn đầu tư đối với nền kinh tế đóng
C. Là tổng thu nhập còn lại trong một nền kinh tế sau khi thanh toán cho tiêu dùng
D. Là tổng thu nhập còn lại trong một nền kinh tế sau khi thanh toán cho tiêu dùng và
mua sắm của chính phủ
Câu 27: Một công ty sản xuất linh kiện vi tính đang xem xét mua thêm một số thiết bị
mới mà công ty kỳ vọng sẽ tăng được lợi nhuận trong tương lai. Nếu lãi suất tăng, hiện
giá của các khoản thu nhập tương lai này
A. Giảm. Công ty này ít khả năng mua thêm thiết bị
B. Tăng. Công ty này nhiều khả năng mua thêm thiết bị
C. Tăng. Công ty này ít khả năng mua thêm thiết bị
D. Giảm. Công ty này nhiều khả năng mua thêm thiết bị
Câu 28: Công ty mỹ phẩm You Look Marvelous! Đang xem xét việc xây dựng một nhà
máy sản xuất dầu gội mới. Các chuyên gi kế toán và ban giám đốc nhóm họp và quyết
định rằng xây dựng nhà máy không phải là một ý tưởng tốt. Nếulãi suất giảm sau cuộc
họp này
A. Hiện giá của nhà máy tăng. Ít khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy
B. Hiện giá của công ty giảm. ít khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy
C. Hiện giá của công ty giảm. Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy
D. Hiện giá của nhà máy tăng. Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy.
Câu 29: Bạn có ba lựa chọn. Bạn có thể có số dư trong một tài khoản hiện đang có mức
lãi 5% trong 20 năm, số dư trong tài khoản mà hiện đang có mức lãi 10% trong 10 năm
hay một số dư trong một tài khoản đang có mức lãi 20% trong 5 năm. Mỗi tài khoản có
cùng số dư ban đầu. Bây giờ tài khoản nào có số dư thấp nhất?
A. Lựa chọn thứ hai
B. Cả ba đều có cùng số dư
C. Lựa chọn thứ ba
D. Lựa chọn thứ nhất
Câu 30: Tính không thích rủi ro giúp giải thích điều chúng ta quan sát thấy trong kinh
tế học, bao gồm:
A. Tất cả các câu trên đều đúng
B. Sự đánh đổi suất sinh lợi và rủi ro
C. Câu châm ngôn: “không đặt tất cả các trứng vào cùng một giỏ”
D. Bảo hiểm
Câu 31: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì
A. Số cổ phiếu bán ra lớn hơn số cổ phiếu mà người ta muốn mua
B. Tất cả các điều kiện trên đều đúng
C. Giá cổ phiếu không bao giờ theo bước ngẫu nhiên
D. Thị trường chứng khoán hiệu quả về thông tin
Câu 32: Một hàm sản xuất có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô, sản lượng đầu ra
có thể tăng gấp đôi nếu
A. Một mình yếu tố lao động tăng gấp đôi
B. Không có câu nào đúng
C. Tất cả các nhập lượng tăng lên gấp đôi
D. Tất cả các nhập lượng tăng lên gấp đôi trừ lao động
Câu 33: Cách nào sau đây là chính xác để tính giá trị tương lai của X đô la mà nó nhận
mức lãi r (%) trong N năm?
A. X(1+r)^N
B. X(1+r/N)^N
C. X(1+r.N)
D. X(1+r.N)^N
Câu 34: Một người không thích rủi ro
A. Hai câu trên chính xác
B. Không có câu nào đúng
C. Hẳn sẽ không chơi một trò chơi, nơi cô có cơ hội 75 phần trăm chiến thắng $ 1 và
một cơ hội 25 phần trăm mất $ 1.
D. Hẳn sẽ không chơi một trò chơi, nơi cô có cơ hội 50 phần trăm chiến thắng $ 1 và 50
phần trăm mất $ 1.
Câu 35: Tiffany biết rằng những người trong gia đình thường chết trẻ, và vì vậy cô mua
bảo hiểm nhân thọ. Mark biết rằng mình là một người lái xe thiếu thận trọng và do đó,
anh ta mua bảo hiểm ô tô
A. Cả hai đều là những ví dụ về lựa chọn bất lợi.
B. Cả hai đều là những ví dụ về rủi ro đạo đức.
C. Ví dụ đầu tiên cho thấy rủi ro đạo đức, và lần thứ hai minh họa lựa chọn bất lợi. D.
Ví dụ đầu tiên cho thấy lựa chọn bất lợi, và lần thứ hai minh họa rủi ro đạo đức.
Câu 36: Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, một tin tức tốt về một công ty sẽ
A. Tăng giá của cổ phiếu đó
B. Không có hiệu lực trên giá cổ phiếu của nó.
C. Thay đổi giá của các cổ phiếu trong một hướng ngẫu nhiên.
D. Giảm giá của cổ phiếu đó
Câu 37: Nếu giá cổ phiếu theo bước ngẫu nhiên, nó có nghĩa là, dựa trên thông tin công
khai, những thay đổi trong giá cổ phiếu
A. Là ngẫu nhiên và không bao giờ phản ánh nguyên tắc cơ bản như thanh toán cổ tức,
nhu cầu đối với sản phẩm của công ty, và như thế.
B. Có thể được liên tục dự đoán của phân tích cơ bản.
C. Là không hợp lý.
D. Là không thể luôn dự đoán.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh
tế đang đi vào thời kỳ bùng nổ bởi vì người ta sẽ có thể mua được cổ phiếu với ít tiền
hơn
B. Kỳ vọng về chu kỳ kinh tế không có tác động đến giá cổ phiếu
C. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh
tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là các doanh nghiệp
đã có lợi nhuận thấp trong quá khứ
D. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh
tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là người ta đang kỳ
vọng lợi nhuận doanh nghiệp thấp
Câu 39: Cổ tức
A. Là suất sinh lợi của quỹ tương hỗ
B. Là chêch lệch giữa giá và hiện giá của cổ phần nắm giữ
C. Là số tiền thanh toán mà các công ty chia cho cổ đông
D. Là suất sinh lợi trên trữ lượng vốn của công ty
Câu 40: Các nhà kinh tế học bất đồng đồng đối với việc liệu có hay không
A. Giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh khản ăng sinh lợi kỳ vọng của công ty đó
B. Các công cụ cơ bản tài chính phản ánh các ý tưởng có căn cứ
C. Có bất kỳ mối quan hệ nào giữa sự biến động của thị trường chứng khoán và sự biến
động của nền kinh tế trên bình diện tổng thể rộng lớn hơn
D. Giá cả cổ phiếu phản ánh các ước tính hợp lý về giá trị thực của công ty
Câu 41: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì
A. Các quỹ chỉ số sẽ đánh bại các nhà quản lý và thường xảy ra như vậy
B. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và thường xảy ra như vậy
C. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số nhưng không thường xảy ra như vậy
D. Quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý nhưng không thường xảy ra như vậy
Câu 42: Đâu là nguồn tạo ra rủi ro thị trường?
A. GDP thực thay đổi theo thời gian và doanh số bán và lợi nhuận thay đổi cùng với
GDP thực
B. Việc nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty gánh chịu rủi ro sinh lợi trung bình giảm
C. Nếu các cổ đông không hài lòng với cách điều hành công ty của CEO, giá cổ phiếu
của công ty đó có thể giảm trên thị trường chứng khoán
D. Khi một nhà sản xuất giấy có doanh số bán đang suy giảm, rất nhiều khả năng các
nhà sản xuất giấy khác sẽ bị giảm như vậy
Câu 43: Mô tả nào sau đây về nhập lượng sản xuất là chính xác?
A. Vốn vật chất là một yếu tố phi sản xuất
B. Không có sự phân biệt giữa vốn vốn nhân lực và kiến thức công nghệ
C. Vốn nhân lực là một yếu tố phi sản xuất
D. Một khu rừng là một ví dụ về nguồn lực tự nhiên, nó cũng là một ví dụ về tài nguyên
có thể tái sinh
Câu 44: Khái niệm hiện giá giúp giải thích tại sao
A. Không có giải thích nào bên trên là đúng; khái niệm hiện giá là một khái niệm mà
không giúp giải thích đầu tư hay lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng
B. Đầu tư giảm khi lãi suất tăng và nó cũng giúp giải thích tại sao lượng cầu vốn vay
giảm khi lãi suất tăng
C. Đầu tư giảm khi lãi suất tăng nhưng nó không giúp giải thích tại sao lượng cần vốn
vay giảm khi lãi suất
D. Lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng nhưng nó không giúp giải thích tại sao đầu
tư giảm khi lãi suất tăng
Câu 45: Khi số lượng cổ phiếu trong một danh mục đầu tư tăng lên
A. Cả rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù và rủi ro thị trường giảm
B. Rủi ro thị trường giảm; rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù thì không
C. Rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù và rủi ro thị trường đều không giảm
D. Rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù giảm; rủi ro thị trường thì không
Câu 46: Nếumột cổ phiếu hay một trái phiếu rủi ro
A. Người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng như một phần của danh mục
đầu tư đa dạng
B. Người không thích rủi ro sẽ không nắm giữ chúng
C. Cả A và B đều đúng
D. Người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng nếu sinh lợi kỳ vọng đủ cao
Câu 47: Hàm hữu dùng của người ngại rủi ro có
A. Độ dốc dương và dốc hơn là sự giàu có tăng lên.
B. Dốc âm và được phẳng hơn là sự giàu có tăng lên.
C. Dốc âm nhưng được dốc hơn là sự giàu có tăng lên.
D. Độ dốc dương nhưng được phẳng hơn là sự giàu có tăng lên.
Câu 48: Khi bạn thuê một video, bạn có thể bảo quản không kỹ như khi nó là của bạn.
đây là ví dụ của
A. Rủi ro đạo đức.
B. Lựa chọn bất lợi.
C. Tự phục vụ, ghi sai lệch.
D. Nguy cơ tổng hợp.
Câu 49: Những yếu tố khác không đổi, khi một doanh nghiệp bán ra cổ phiếu mới
A. Cung cổ phiếu tăng và giá giảm
B. Cung cổ phiếu giảm và giá tăng
C. Cầu cổ phiếu giảm và giá giảm
D. Cầu cổ phiếu tăng và giá tăng
Câu 50: Một số người cho rằng giá cổ phiếu dao động theo bước ngẫu nhiên. Điều đó có
nghĩa là gì?
A. Giá cổ phiếu không được xác định bởi cơ sở thị trường nhu cung và cầu
B. Sự thay đổi giá cổ phiếu không thể được dự đoán từ các thông tin sẵn có
C. Giá cổ phiếu ngày hôm nay thì cũng giống như những gì diễn ra ở ngày trước đó
D. Giá cả cổ phiếu của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành công nghiệp
ít cho thấy hoặc không cho thấy xu hướng thay đổi cùng với nhau
Câu 51: Một chỉ số cổ phiếu là
A. Một con số trung bình của một nhóm nhiều giá cổ phiếu
B. Một thước đo về rủi ro liên quan đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
C. Con số trung bình của một nhóm nhiều suất sinh lợi cổ phiếu
D. Một báo cáo trên một tờ báo hay phương tiện truyền thông khác nhau về giá cổ phiếu
và thu lợi của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó
Câu 52: Sau khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cổ phiếu đó
A. Có thể được bán lại chỉ nếu doanh nghiệp đó muốn mua lại cổ phiếu đó
B. Có thể được bán lại thông qua trao đổi, việc bán lại sẽ tăng nguồn vốn bổ sung cho
doanh nghiệp đó
C. Không có mô tả nào bên trên là đúng
D. Không thể được bán lại
Câu 53: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì
A. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và thưởng xảy ra như vậy
B. Quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý nhưng không thường xảy ra như vậy
C. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và không thưởng xảy ra như vậy
D. Các quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý và thường xảy ra như vậy
Câu 54: Nếuchúng ta muốn biết phúc lợi vật chất bình quân của một người thay đổi như
thế nào theo thời gian ở một quốc gia cụ thể chúng ta nên nhìn vào
A. Mức GDP thực
B. Tốc độ tăng trưởng của GDP danh nghĩa
C. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân đầu người
D. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực
Câu 55: Nếumột người thất nghiệp từ bỏ việc tìm kiếm việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp
A. Không bị ảnh hưởng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
B. Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều không bị ảnh hưởng
C. Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
D. Giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
Câu 56: Một số người khai báo là thất nghiệp nhưng thực ra họ đang làm việc trong nền
kinh tế ngầm. Nếunhững người này được tính như làm việc thì
A. Cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều thấp hơn
B. Cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều cao hơn
C. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng cao hơn
D. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
Câu 57: Điều nào sau đây không giúp giảm thất nghiệp cọ xát
A. Tất cả những điều trên đều giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cọ xát
B. Những chương trình đào tạo cộng đồng
C. Những tổ chức giới thiệu việc làm của chính phủ
D. Bảo hiểm thất nghiệp
Câu 58: Lý thuyết tiền lương hiệu quả giải thích tại sao
A. Cách trả lương công nhân hiệu quả nhất là trả lương theo kỹ năng của họ
B. Các công ty trả lương bằng với mức cân bằng thị trường là hiệu quả nhất
C. Thiết lập mức lương tại mức cân bằng thị trường có thể làm gia tăng thất nghiệp
D. Các công ty có thể đạt được lợi ích tốt nhất khi trả mức lương cao hơn mức cân bằng
thị trường
Câu 59: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính như sau:
A. (Người có việc làm/dân số trưởng thanh )*100
B. (Lực lượng lao động/dân số trưởng thành)*100
C. (Dân số trưởng thành/lực lượng lao động )*100
D. (Người có việc làm/lực lượng lao động )*100
Câu 60: Các tổ chức đoàn thể góp phần vào
A. Thất nghiệp cơ cấu nhưng không bao gồm thất nghiệp cọ xát
B. Thất nghiệp cọ xát nhưng không bao gồm thất nghiệp cơ cấu
C. Cả thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu
D. Không bao gồm cả thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu
ĐỀ 03
Câu 1: Khi công đoàn làm tăng mức lương cao hơn mức cân bằng
A. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều tăng
B. Lượng cung lao động giảm nhưng thất nghiệp tăng
C. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều giảm
D. Lượng cung lao động tăng nhưng thất nghiệp giảm
Câu 2: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân tồn tại của thất nghiệp cơ cấu?
A. Công đoàn
B. Luật lương tối thiểu
C. Tìm kiếm việc làm
D. Lương hiệu quả
Câu 3: Luật lương tối thiểu có thể giữ mức lương
A. Dưới mức cân bằng và gây thặng dư lao động
B. Trên mức cân bằng và gây thiếu hụt lao động
C. Dưới mức cân bằng và gây thiếu hụt lao động
D. Trên mức cân bằng và gây thặng dư lao động
Câu 4: Luật mức lương tối thiểu và công đoàn là tương tự nhau nhưng lại khác với lương
hiệu quả. Trong đó luật lương tối thiểu và công đoàn
A. Gây ra tình trạng thấp nghiệp nhưng lương hiệu quả thì không
B. Gây ra hiện tượng lượng cung lao động vượt lượng cầu lao động nhưng lương hiệu
quả thì không
C. Làm cho mức lương vượt mức lương cân bằng
D. Ngăn cản các công ty hạ thấp tiền lương khi có sự hiện diện của thặng dư lao động
Câu 5: Ở một số quốc gia, việc xác lập quyền sở hữu tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
Các cuộc cải cách nhằm giảm các chi phí này rất có khả năng
A. Không có tác động đến GDP thực cũng như không tác động đến năng suất
B. Tăng GDP thực và năng suất
C. Tăng năng suất nhưng không tăng GDP thực
D. Tăng GDP thực nhưng không tăng năng suất
Câu 6: Những người thất nghiệp do tiền lương được thiết lập trên mức cân bằng cung
cầu lao động thì tốt nhất nên được phân loại là:
A. Thất nghiệp cơ cấu
B. Lao động nản lòng
C. Thất nghiệp chu kỳ
D. Thất nghiệp cọ xát
Câu 7: Giả định rằng tiền lương hiệu quả trở nên phổ biến trong nền kinh tế. Các nhà
kinh tế dự đoán rằng điều này sẽ làm
A. Giảm lượng cầu lao động và tăng lượng cung lao động, do đó làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên
B. Tăng lượng cầu lao động và giảm lượng cung lao động, do đó làm tăng tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên
C. Giảm lượng cầu lao động và tăng lượng cung lao động, do đó làm tăng tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên
D. Tăng lượng cầu lao động và giảm lượng cung lao động, do đó làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên
Câu 8: Điều nào sau đây không phải là một sự giải thích cho sự tồn tại của tình trạng
thất nghiệp trong dài hạn?
A. Công đoàn
B. Người lao động phải mất thời gian để tìm kiếm những công việc phù hợp nhất đối
với họ
C. Những quy định về mức lương tối thiểu
D. Chu kỳ kinh doanh
Câu 9: Anna vừa học xong trung học và bắt đầu tìm kiếm một công việc, nhưng vẫn chưa
tìm thấy việc làm. Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp
A. Tăng lên, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng.
B. Tăng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
C. Không bị ảnh hưởng, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng
D. Tăng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm
Câu 10: Các nhà kinh tế đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ
A. Không ảnh hưởng đến các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp.
B. Giảm các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp.
C. Có ảnh hưởng đến một không chắc chắn về những nỗ lực tìm kiếm việc làm của
những người thất nghiệp.
D. Làm tăng các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp.
âu 11: Mức lương tối thiểu tạo ra thất nghiệp trên thị trường dẫn đến
A. Thặng dư lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cơ cấu
B. Thặng dư lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cọ xát
C. Thiếu hụt lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cơ cấu
D. Thiếu hụt lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cọ xát
Câu 12: Đâu là phát biểu tốt nhất về hiểu biết của các nhà kinh tế về mối liên hệ giữa tài
nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế?
A. Một đất nước không có hoặc có rất ít tài nguyên thiên nhiên trong nước được xem
như là quốc gia nghèo
B. Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên có hầu như không có vai trò trong việc giải
thích sự khác biệt về mức sống.
C. Một số nước có thể giàu được chủ yếu là do nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
quốc gia mà không có tài nguyên thiên nhiên thì không hẳn là quốc gia nghèo nhưng
quốc gia đó không bao giờ có được mức sống cao.
D. tài nguyên thiên nhiên trong nước dồi dào có thể giúp làm cho một quốc gia giàu có,
nhưng ngay cả các nước có ít tài nguyên thiên nhiên có thể có mức sống cao.
Câu 13: Cung tiền tăng khi Fed
A. Bán trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng nhỏ, lượng tăng cung tiền càng lớn
B. Mua trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng nhỏ, lượng tăng cung tiền càng lớn
C. Mua trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng lớn, lượng tăng cung tiền càng lớn
D. Bán trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng lớn, lượng tăng cung tiền càng lớn
Câu 14: Dân chúng có thể muốn nắm giữ tiền nhiều hơn nếu lãi suất
A. Giảm, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền giảm
B. Tăng, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền giảm
C. Giảm, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng
D. Tăng, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng
Câu 15: Khoản nào sau đây có cả trong M1 và M2?
A. Tất cả đều đúng
B. Tiền gửi không kỳ hạn
C. Tiền mặt
D. Tiền gửi có thể viết séc khác
Câu 16: Tiền giấy
A. Là trung gian trao đổi chính trong nền kinh tế hàng-đổi-hàng
B. Có giá trị chỉ là do quy định của chính phủ
C. Có giá trị thực chất cao
D. Có giá trị vì nó thường được chấp nhập trong trao đổi, thương mại
Câu 17: Khi có hiện tượng đổ xô đi rút tiền, người gửi tiền quyết định nắm giữ nhiều
tiền mặt hơn so với tiền gửi và ngân hàng quyết định tăng mức dự trữ nhiều hơn mức
cần thiết
A. Quyết định của người gửi tiền làm tăng cung tiền, quyết định của ngân hàng làm
giảm cung tiền.
B. Cả 2 quyết định này đều làm cho cung tiền tăng
C. Cả 2 quyết định này đều làm cho cung tiền giảm
D. Quyết định của người gửi tiền làm giảm cung tiền. Quyết định của ngân hàng làm
giảm tăng tiền.
Câu 18: Dân chúng phần lớn nắm giữ tiền vì tiền
A. Có chức năng dự trữ giá trị
B. Được xem là đơn vị tính toán
C. có thể được dùng trực tiếp để mua hàng hóa và dịch vụ
D. Bảo đảm thu nhập danh nghĩa
Câu 19: Giả sử các ngân hàng quyết định tăng khoản dự trữ nhiều hơn cần thiết. Các
yếu tố khác không đổi, hành động này sẽ làm cho
A. Cung tiền tăng. Ngân hàng trung ương có thể bán trái phiếu kho bạc để làm giảm tác
động của vấn đề này
B. Cung tiền tăng. Ngân hàng trung ương có thể mua trái phiếu kho bạc để làm giảm tác
động của vấn đề này
C. Cung tiền giảm. Ngân hàng trung ương có thể mua trái phiếu kho bạc để làm giảm
tác động của vấn đề này
D. Cung tiền giảm. Ngân hàng trung ương có thể bán trái phiếu kho bạc để làm giảm tác
động của vấn đề này
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là hợp lý?
A. Không có phát biểu nào chính xác
B. Lượng tiền trong nền kinh tế không phụ thuộc vào hành vi của người gửi tiền
C. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền một cách chính xác
D. Lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của các ngân
hàng
âu 21: Khi Fed mua trái phiếu của chính phủ, dự trữ trong hệ thống ngân hàng
A. Tăng, vì vậy cung tiền giảm
B. Tăng, vì vậy cung tiền tăng
C. Giảm, vì vậy cung tiền giảm
D. Giảm, vì vậy cung tiền tăng
Câu 22: Công cụ chính sách tiền tệ nào sau đây ngân hàng trung ương sử dụng thường
xuyên nhất?
A. Đấu giá các khoản vay có kỳ hạn
B. Nghiệp vụ thị trường mở
C. Thay đổi dự trữ bắt buộc
D. Thay đổi lãi suất chiết khấu
Câu 23: Lãi suất chiết khấu
A. Là lãi suất mà các ngân hàng cho các ngân hàng khác vay qua đêm
B. Là lãi suất mà các ngân hàng nhận được từ khoản dự trữ ký gửi cho ngân hàng trung
ương
C. Là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay
D. Bằng 1 chia cho hiệu số của 1 và tỷ lệ dự trữ
Câu 24: Tính thanh khoản đề cập đến
A. Sự dễ dàng trong việc chuyển đổi một tài sản thành trung tâm trao đổi
B. Sự đo lường độ bền của một hàng hóa
C. Đồng tiền được xoay bao nhiêu vòng trong một năm cho trước
D. Sự đo lường giá trị thực chất của tiền hàng hóa
Câu 25: Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán trên thị trường mở bằng cách
A. Cho các ngân hàng thành viên vay tiền, do đó làm giảm cung tiền
B. Vay tiền tiền từ các ngân hàng thành viên, do đó làm tăng cung tiền
C. Mua trái phiếu kho bạc, do đó, làm giảm cung tiền
D. Mua trái phiếu kho bạc, do đó, làm tăng cung tiền
Câu 26: Nếu ngân hàng trung ương ở một quốc gia hạ dự trữ bắt buộc, khi đó số nhân
tiền tệ của một quốc gia đó sẽ
A. Tăng lên
B. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra
C. Không đổi
D. Giảm xuống
Câu 27: Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu dự trữ bắt buộc tăng, tỷ lệ dự trữ sẽ
A. Giảm, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng
B. Giảm, số nhân tiền giảm và cung tiền tăng
C. Tăng, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng
D. Tăng, số nhân tiền giảm và cung tiền giảm
Câu 28: Các biến số kinh tế mà giá trị được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ gọi là
A. Biến thực
B. Biến danh nghĩa
C. Biến nhị phân
D. Biến cổ điển
Câu 29: Các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng vòng quay tiền được hiểu là
A. Các giao dịch bằng tiền giảm xuống do đó mức giá tăng lên
B. Các giao dịch bằng tiền giảm xuống do đó mức giá giảm xuống
C. Các giao dịch bằng tiền gia tăng do đó mức giá giảm xuống
D. Các giao dịch bằng tiền gia tăng do đó mức giá tăng lên
Câu 30: Thuyết số lượng tiền
A. Lập luận rằng lạm phát là do quá ít tiền trong nền kinh tế
B. Tất cả các câu trên đều đúng
C. Có thể giải thích cả lạm phát trung bình và siêu lạm phát
D. Là sự bổ sung gần đây cho học thuyết kinh tế
Câu 31: Nếulạm phát thấp hơn so với những gì đã được dự kiến thì:
A. Chủ nợ nhận được mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán
B. Con nợ trả mức lãi suất thực cao hơn mức mà họ dự đoán
C. Chủ nợ trả mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán
D. Con nợ nhận được mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán
Câu 32: Ý tưởng cho rằng lạm phát tự bản thân nó làm giảm sức mua của người dân
được gọi là
A. Chi phí mòn giày
B. Nhận thức sai lầm về lạm phát
C. Chi phí thực đơn
D. Thuế lạm phát
Câu 33: Theo tính trung lập của tiền và hiệu ứng Fisher, sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng
cung tiền cuối cùng làm tăng
A. Không làm thay đổi lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
B. Lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
C. Lạm phát, lãi suất thực nhưng không thay đổi lãi suất danh nghĩa
D. Lạm phát, lãi suất danh nghĩa nhưng không thay đổi lãi suất thực
Câu 34: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, trong dài hạn
A. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số thực là tỷ lệ thất nghiệp
B. Những yếu tố tác động đến thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tăng cung tiền
C. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số danh nghĩa chứ không tác động đến biến số
thực
D. Tăng cung tiền tác động đến cả biến số danh nghĩa và biến số thực
Câu 35: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, trong dài hạn
A. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số thực là tỷ lệ thất nghiệp
B. Những yếu tố tác động đến thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tăng cung tiền
C. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số danh nghĩa chứ không tác động đến biến số
thực
D. Tăng cung tiền tác động đến cả biến số danh nghĩa và biến số thực
Câu 36: Nếungân hàng trung ương tăng cung tiền thì
A. Lãi suất tăng, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán giảm
B. Lãi suất giảm, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán giảm
C. Lãi suất giảm, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán tăng
D. Lãi suất tăng, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán tăng
Câu 37: Khi cung tiền và mức giá trong các quốc gia đã trải qua siêu lạm phát được thể
hiện trên đồ thị theo thời gian, chúng ta thấy rằng
A. Mức giá tăng với tỷ lệ nhanh hơn mức tăng cung tiền
B. Mức giá tăng cùng tỷ lệ với mức tăng cung tiền
C. Mức giá tăng với tỷ lệ chậm hơn mức tăng cung tiền
D. Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền không có liên quan
Câu 38: Sự phân đôi cổ điển liên quan đến sự tách biệt giữa
A. Sự thay đổi của tiền tệ và sự thay đổi của chi tiêu chính phủ
B. Các biến số có thay đổi và các biến số không thay đổi theo chu kỳ kinh tế
T r a n g 35 | 111
C. Các quyết định của công chúng và các quyết định của chính phủ
D. Các biến số danh nghĩa và các biến số thực
Câu 39: Khi giá cả giảm, các nhà kinh tế học gọi đó là
A. Không lạm phát.
B. Lạm phát đảo ngược
C. Sự thu hẹp
D. Sự giảm phát
Câu 40: NếuP biểu thị giá của hàng hóa và dịch được đo bằng tiền thì,
A. Tất cả các câu trên đều đúng
B. P có thể được xem như là “mức giá chung”
C. 1/P đại diện cho giá trị của tiền được đo lường bằng hàng hóa và dịch
D. Sự gia tăng trong giá trị của tiền có liên quan đến việc giảm mức giá
Câu 41: Khi mức giá tăng, giá trị của tiền
A. Tăng, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền nhiều hơn
B. Tăng, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền ít hơn
C. Giảm, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền ít hơn
D. Giảm, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền nhiều hơn
Câu 42: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung,
cân bằng dài hạn đạt được khi lượng cầu tiền và lượng cung tiền cân bằng do sự điều
chỉnh
A. Mức giá.
B. Cung tiền.
C. Tỷ lệ lãi suất danh nghĩa.
D. Tỷ lệ lãi suất thực.
Câu 43: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung,
sự gia tăng trong cung tiền tạo ra sự dư thừa
A. Cung tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài nhiều hơn
B. Cung tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài ít hơn
T r a n g 36 | 111
C. Cầu tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài ít hơn
D. Cầu tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài nhiều hơn
Câu 44: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung,
mức giá gia tăng nếu
A. Cầu tiền dịch chuyển sang phải và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang phải
B. Cầu tiền dịch chuyển sang trái và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang trái
C. Cầu tiền dịch chuyển sang phải và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang trái
D. Cầu tiền dịch chuyển sang trái và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang phải
Câu 45: Theo phân đôi cổ điển, khi cung tiền tăng gấp đôi, cái gì cũng tăng gấp đôi?
A. Tiền lương danh nghĩa
B. Mức giá
C. GDP danh nghĩa
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 46: Giả sử rằng tính trung lập của tiền tệ và hiệu ứng Fisher được duy trì và tỷ lệ
tăng trưởng cung tiền là bằng nhau trong một khoảng thời gian dài. Tất cả các yếu tố
khác không đổi, tốc độ tăng trưởng cung tiền cao hơn sẽ liên quan đến
A. Lãi suất danh nghĩa cao hơn, nhưng lạm phát không cao hơn
B. Cả lạm phát cao hơn và lãi suất danh nghĩa cao hơn
C. Cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều không cao hơn
D. Tỷ lệ lạm phát cao hơn nhưng lãi suất danh nghĩa thì không cao hơn
Câu 47: Trong một hệ thống ngân hàng có tỷ lệ dự trữ 100%, nếu như người dân quyết
định giảm lượng tiền mặt trong tay bằng cách tăng lượng tiền gửi có thể sử dụng khi
cần, khi đó:
A. M1 có thể tăng hoặc giảm
B. M1 sẽ không đổi
C. M1 sẽ giảm
D. M1 sẽ tăng
Câu 48: Chi phí mòn giày phát sinh khi tỷ lệ lạm phát cao hơn khiến người dân
T r a n g 37 | 111
A. Nắm giữ ít tiền
B. Nắm giữ nhiều tiền
C. Dành ít thời gian để tìm kiếm giá rẻ
D. Dành nhiều thời gian để tìm kiếm giá rẻ
Câu 49: Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nguyên tắc trung lập của tiền là
A. Không liên quan đến cả ngắn hàng và dài hạn
B. Chủ yếu liên quan đến dài hạn
C. Chủ yếu liên quan đến ngắn hàn
D. Liên quan đến cả ngắn hạn và dài hạn
Câu 50: Điều nào sau đây là một ví dụ về chi phí thực đơn?
A. Quyết định giá mới
B. In danh sách giá mới
C. Giới thiệu giá mới
D. Tất cả câu trên là ví dụ của chi phí thực đơn
Câu 51: Theo sự phân đôi cổ điển, điều nào dưới đây bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền
tệ?
A. Tiền lương thực
B. Lãi suất thực
C. Tất cả các câu trên đều đúng
D. Tiền lương danh nghĩa
Câu 52: Theo thời gian cả GDP thực và mức giá đang có xu hướng đi lên. Xu hướng
nào
mà sự phân đôi cổ điển có thể giải thích bởi xu hướng đi lên của cung tiền?
A. Xu hướng tăng của mức giá nhưng không phải xu hướng đi lên của GDP thực
B. Xu hướng tăng GDP thực nhưng không phải xu hướng đi lên của mức giá
C. Không phải xu hướng tăng GDP thực và không phải xu hướng đi lên của mức giá
D. Cả xu hướng tăng GDP thực và xu hướng đi lên của mức giá
Câu 53: Theo phân đôi cổ điển, khi cung tiền tăng gấp đôi thì cái gì cũng tăng gấp đôi?
T r a n g 38 | 111
A. GDP danh nghĩa
B. Tất cả các câu trên đều đúng
C. Tiền lương danh nghĩa
D. Mức giá
Câu 54: Người ta nói: "tiền là một bức màn che" có nghĩa là
A. Nhân tố chính của các biến động kinh tế trong ngắn hạn không phải là các biến số
thực mà là những thay đổi của lượng cung tiền
B. Trong dài hạn, tiền không có vai trò quan trọng trong việc xác định biến số danh
nghĩa hay biến số thực
C. Trong khi các biến số danh nghĩa là yếu tố trước tiên chúng ta có thể quan sát
được từ nền kinh tế nhưng yếu tố quan trọng là các biến số thực và các nhân tố xác
định chúng
D. Tiền là phương tiện trung gian trao đổi chính của hầu hết các nền kinh tế
Câu 55: Định chế nào sau đây là ngân hàng trung ương
A. Fed- cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (the Federal Reserve system)
B. BOE – ngân hàng trung ương Anh (the Bank of England)
C. Tất cả đều đúng
D. BOJ-Ngân hàng trung ương Nhật Bản (the Bank of Japan)
Câu 56: Khi một tỷ lệ dự trữ tăng, số nhân tiền
A. Giảm
B. Không đổi
C. Có thể tăng/giảm/không đổi
D. Tăng
Câu 57: Để tăng cung tiền ngân hàng trung ương có thể
A. Tăng dự trữ bắt buộc
B. Không có phát biểu nào đúng
C. Giảm lãi suất chiếu khấu
D. Bán trái phiếu chính phủ
T r a n g 39 | 111
Câu 58: Phát biểu nào sau đây hợp lý?
A. Lượng tiền trong nền kinh tế không phụ thuộc vào hành vi của người gửi tiền
B. Không có phát biểu nào chính xác
C. Lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của các ngân hàng
D. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền một cách chính xác
Câu 59: Nếu như người dân quyết định giữ tiền mặt nhiều hơn tiền gửi thì cung tiền
sẽ
A. Giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách
mua trái phiếu kho bạc
B. Giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách
bán trái phiếu kho bạc
C. Tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách bán
trái phiếu kho bạc
D. Tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách
mua trái phiếu kho bạc
Câu 60: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là e là số ngoại tệ đổi lấy một đô la, giá hàng
trong nước là P, và giá hàng nước ngoài P*, thì tỷ giá hối đoái thực được xác định là:
A. e(P/P*)
B. e+P*/P
C. e-P/P*
D. e(P*/P)
Câu 61: Tỷ giá hối đoái thực của Mỹ lên giá sẽ làm cho người tiêu dùng Mỹ mua được
A. Nhiều hàng hóa trong nước hơn và nhiều hàng hóa nước ngoài hơn
B. Ít hàng hóa trong nước hơn và ít hàng hóa nước ngoài hơn
C. Nhiều hàng hóa trong nước hơn và ít hàng hóa nước ngoài hơn
D. Ít hàng hóa trong nước hơn và nhiều hàng hóa nước ngoài hơn
T r a n g 40 | 111
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
---
Đề 04
Câu 1: Lý thuyết ngang bằng sức mua không phải lúc nào cũng đúng bởi vì
A. Nhiều hàng hóa không dễ dàng được vận chuyển
B. Giá cả khác nhau giữa các quốc gia
C. Cả 2 câu a và b đều đúng
D. Những hàng hóa giống nhau được sản xuất ở các quốc gia khác nhau có thể thay thế
không hoàn hảo cho nhau
Câu 2: Nếu một quốc gia có dòng vốn ra ròng âm thì giá trị xuất khẩu ròng của quốc
gia đó là
A. Âm và quốc gia đó có tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa
B. Âm và quốc gia đó có tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa
C. Dương và quốc gia đó có tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa
D. Dương và quốc gia đó có tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa
Câu 3: Một công ty Trung Quốc xuất khẩu đồ chơi trẻ em cho chuỗi các cửa hàng bán
lẻ ở Mỹ. Giả định các yếu tố khác là như nhau, doanh thu bán hàng này sẽ làm
A. Tăng xuất khẩu ròng của Mỹ và giảm xuất khẩu ròng của Trung Quốc
B. Giảm xuất khẩu ròng của cả Trung Quốc và Mỹ
C. Giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và tăng xuất khẩu ròng của Trung Quốc
D. Tăng xuất khẩu ròng của cả Trung Quốc và Mỹ
Câu 4: Một quốc gia có Y lớn hơn C+I+G thì
A. S lớn hơn I và quốc gia có thặng dư thương mại
B. S lớn hơn I và quốc gia có thâm hụt thương mại
C. S nhỏ hơn I và quốc gia có thặng dư thương mại
D. S nhỏ hơn I và quốc gia có thâm hụt thương mại
Câu 5: Yếu tố nào sau đây được kết luận sẽ bằng 1 theo thuyết ngang bằng sức mua?
A. Tỷ giá hối đối thực chứ không phải tỷ giá hối đoái doanh nghĩa
T r a n g 41 | 111
B. Không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng không phải tỷ giá hối đoái thực
C. Cả tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
D. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chứ không phải tỷ giá hối đoái thực
Câu 6: Phương trình nào sau đây luôn đúng với nền kinh tế mở?
A. I=Y-C
B. I=S
C. I=S+NX
D. I=S-NCO
Câu 7: Xuất khẩu ròng đo lường chêch lệch ở một quốc gia giữa
A. Thu nhập và chi tiêu
B. Khoản bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài và khoản mua hàng hóa và dịch vụ
của nước ngoài
C. Khoản bán tài sản trong nước ra nước ngoài và khoản mua tài sản nước ngoài
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một nền kinh tế mở?
A. Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng
B. Một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì có dòng vốn ra ròng dương
C. Một quốc gia có thể có thâm hụt thương mại, thặng dự thương mại hoặc cán
cân thương mại cân bằng
D. Xuất khẩu ròng phải bằng dòng vốn ra ròng
Câu 9: Khi một quốc gia trải qua hiện tượng tháo chạy vốn thì đồng tiền của quốc gia
này sẽ
A. Lên giá và xuất khẩu ròng giảm
B. Lên giá và xuất khẩu ròng tăng
C. Giảm giá và xuất khẩu ròng tăng
D. Giảm giá và xuất khẩu ròng giảm
Câu 10: Một quốc gia nhập khẩu 3 tỷ đô giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở
nước ngoài và xuất khẩu 2 tỷ đô la giá trị hàng nội địa ra nước ngoài. Quốc gia này có
T r a n g 42 | 111
A. Giá trị xuất khẩu là 3 tỷ đô và thâm hụt thương mại là 1 tỷ đô
B. Giá trị xuất khẩu là 2 tỷ đô và thâm hụt thương mại là 1 tỷ đô
C. Giá trị xuất khẩu là 3 tỷ đô và thặng dư thương mại là 1 tỷ đô
D. Giá trị xuất khẩu là 2 tỷ đô và thặng dư thương mại là 1 tỷ đô
Câu 11: Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nguồn cung vốn vay đến từ
A. Tiết kiệm quốc gia
B. Xuất khẩu ròng
C. Tổng tiết kiệm quốc gia và dòng vốn ra ròng
D. Tổng đầu tư trong nước và dòng vốn ra ròng
Câu 12: Trong tình huống nào sau đây thì tiết kiệm quốc gia bắt buộc ( chắc chắn )
phải tăng?
A. Đầu tư nội địa tăng và dòng vốn ra ròng giảm
B. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng giảm
C. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng tăng
D. Đầu tư nội địa giảm và dòng vốn ra ròng tăng
Câu 13: Tại mức lãi suất thực cân bằng trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế
mở, lượng vốn vay cân bằng bằng với
A. Dòng vốn ra ròng
B. Nguồn cung ngoại tệ
C. Đầu tư nội địa
D. Tiết kiệm quốc gia
Câu 14: Giả định các yếu tố khác không đổi, tại Mỹ, mức giá chung giảm sẽ làm lãi
suất
A. Tăng, đồng đô la giảm giá và xuất khẩu ròng giảm
B. Giảm, đồng đô la giảm giá và xuất khẩu ròng tăng
C. Giảm, đồng đô la lên giá và xuất khẩu ròng giảm
D. Tăng, đồng đô la lên giá và xuất khẩu ròng tăng
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một nền kinh tế mở?
T r a n g 43 | 111
A. Một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì có dòng vốn ra ròng dương
B. Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng
C. Một quốc gia có thể có thâm hụt thương mại, thặng dư thương mại hoặc cán
cân thương mại cân bằng
D. Xuất khẩu ròng phải bằng dòng vốn ra ròng
Câu 16: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, khi ngân hàng trung ương của một nước
giảm cung tiền thì một đơn vị tiền tệ của nước này
A. Gia tăng giá trị cả về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà
đồng tiền nước đó có thể mua
B. Mất đi giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng gia tăng giá trị về số lượng ngoại
tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua
C. Mất đi giá trị cả về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà đồng
tiền nước đó có thể mua
D. Gia tăng giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng mất đi giá trị về số lượng ngoại
tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua
Câu 17: Tại Mỹ, lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư
A. Tăng và đồng đô la lên giá
B. Giảm và đồng đô la lên giá
C. Giảm và đồnng đô la giảm giá
D. Tăng và đồng đô la giảm giá
Câu 18: Nếumột chính phủ tăng thâm hụt ngân sách, thì lãi suất
A. và đầu tư trong nước giảm.
B. sụt giảm và đầu tư trong nước tăng cao.
C. và đầu tư trong nước tăng.
D. tăng và đầu tư trong nước giảm.
Câu 19: Câu phát biểu nào đúng trong nền kinh tế mở ?
A. S = I + NCO
B. S = NX + NCO
T r a n g 44 | 111
C. S = I
D. S = NCO
Câu 20: Trong mô hình kinh tế vĩ mô mở, yếu tố chính quyết định dòng vốn đầu tư
ròng là
A. Tỷ giá hối đoái thực.
B. Lãi suất thực tế.
C. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
D. Lãi suất danh nghĩa.
Câu 21: Nếumột chính phủ tăng thâm hụt ngân sách thì lãi suất trong nước
A. Và xuất khẩu ròng sẽ tăng
B. Tăng và xuất khẩu ròng sẽ giảm
C. Giảm và xuất khẩu ròng sẽ tăng
D. Và xuất khẩu ròng sẽ giảm
Câu 22: Nếu Hoa Kỳ áp đặt mức thuế suất cao hơn đối với nhập khẩu thép. Mức thuế
suất cao hơn này rất có thể làm
A. Giảm lượng thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ làm giảm lượng xuất khẩu
của Hoa Kỳ ở các mặt hàng khác bằng một lượng tương đương.
B. Giảm lượng thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ
ở các mặt hàng khác bằng một lượng tương đương.
C. Giảm lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, điều này sẽ làm cho xuất khẩu ròng của
Mỹ tăng lên.
D. Giảm lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, điều này sẽ làm cho cung USD ròng trên
thị trường ngoại hối tăng.
Câu 23: Một sự gia tăng thặng dư ngân sách
A. Làm giảm xuất khẩu ròng và làm tăng đầu tư nội địa
B. Làm tăng xuất khẩu ròng và làm giảm đầu tư nội địa
C. Làm giảm xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa
D. Làm tăng xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa
T r a n g 45 | 111
Câu 24: Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm tỷ giá hối đoái thực trong nước
A. Lên giá, điều này sẽ làm giảm cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước
B. Giảm giá, điều này sẽ làm tăng cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước
C. Giảm giá, điều này sẽ làm giảm cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước
D. Lên giá, điều này sẽ làm tăng cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước
Câu 25: Nếuthâm hụt ngân sách tăng lên thì
A. Một sự gia tăng của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng tăng
B. Một sự sụt giảm của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng giảm
C. Một sự sụt giảm của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng tăng
D. Một sự gia tăng của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng giảm
Câu 26: Một sự gia tăng thâm hụt ngân sách làm cho lãi suất trong nước
A. Và dòng vốn ra ròng tăng
B. Giảm và dòng vốn ra ròng tăng
C. Và dòng vốn ra ròng giảm
D. Tăng và dòng vốn ra ròng giảm
Câu 27: Giả định các yếu tố khác như nhau, nếu tỷ giá hối đoái thay đổi từ 30 bath
Thái trên một đô la xuống 25 bahth Thái trên một đô la thì đồng đô la
A. Lên giá và vì vậy nó mua được nhiều hàng Thái hơn
B. Giảm giá và vì vậy nó mua được nhiều hàng Thái hơn
C. Lên giá và vì vậy nó mua được ít hàng Thái hơn
D. Giảm giá và vì vậy nó mua được ít hàng Thái hơn
Câu 28: Trong một nền kinh tế mở
A. Dòng vốn ra ròng = giá trị nhập khẩu
B. Dòng vốn ra ròng = giá trị xuất khẩu
C. Không có câu nào trên đây đúng
D. Dòng vốn ra ròng = xuất khẩu ròng
Câu 29: Nếumột quốc gia có vốn ra ròng âm thì
T r a n g 46 | 111
A. Quốc gia khác đang mua ròng tài sản từ quốc gia này. Khoản này làm tăng thêm cầu
của quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước
B. Quốc gia này đang mua ròng tài sản từ nước ngoài. Khoản này tăng thêm cầu của
quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước.
C. Quốc gia này đang mua ròng tài sản từ nước ngoài. Khoản này giảm cầu của quốc
gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước.
D. Quốc gia khác đang mua ròng tài sản từ quốc gia này. Khoản này làm giảm cầu của
quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước
Câu 30: Một sự gia tăng thặng dư ngân sách
A. Làm tăng xuất khẩu ròng và làm giảm đầu tư nội địa
B. Làm giảm xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa
C. Làm giảm xuất khẩu ròng và làm tăng đầu tư nội địa
D. Làm tăng xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa
Câu 31: Mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở bao gồm:
A. Không có thị trường vốn vay lẫn thị trường ngoại hối
B. Chỉ có thị trường ngoại hối
C. Cả thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối
D. Chỉ có thị trường vốn vay
Câu 32: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, nếu hai quốc gia có mức giá cả như
nhau bởi vì giá cả giống nhau ở tất cả hàng hóa và dịch vụ thì yếu tố nào sau đây sẽ
bằng 1?
A. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chứ không phải tỷ giá hối đoái thực B. Cả tỷ
giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa
C. Tỷ giá hối đoái thực chứ không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa
D. Không phải tỷ giá hối đoái thực cũng không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Câu 33: Nếuthâm hụt thương mại xảy ra thì:
A. Tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa và Y < C+I+G
B. Tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa và Y > C+I+G
C. Tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa và Y < C+I+G
T r a n g 47 | 111
D. Tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa và Y > C+I+G
Câu 34: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng
A. Lãi suất danh nghĩa của một nước chia cho lãi suất danh nghĩa của một nước khác
B. Tỷ lệ giữa lãi suất của nước ngoài chia cho lãi suất trong nước
C. Tỷ giá hối đoái thực trừ đi tỷ lệ lạm phát
D. Tỷ lệ mà một người có thể trao đổi đồng tiền của một nước này vói đồng tiền
một nước khác
Câu 35: Giả định các yếu tố khác là như nhau, một quốc gia có thể thay đổi từ trạng
thái thặng dư sang thâm hụt thương mại nếu như:
A. Tiết kiệm tăng hoặc đầu tư nội địa giảm
B. Tiết kiệm tăng hoặc đầu tư nội địa tăng
C. Tiết kiệm giảm hoặc đầu tư nội địa giảm
D. Tiết kiệm giảm hoặc đầu tư nội địa tăng
Câu 36: Trong tình huống nào sau đây thì tiết kiệm quốc gia phải tăng?
A. Đầu tư nội địa tăng và dòng vốn ra ròng giảm
B. Đầu tư nội địa giảm và dòng vốn ra ròng tăng
C. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng tăng
D. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng giảm
Câu 37: Đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải khi chính phủ
A. Gia tăng những ưu đãi cho trợ cấp thất nghiệp
B. Gia tăng tiền lương chính phủ
C. Không có câu nào trên đây là đúng
D. Tăng thuế vào các khoản chi đầu tư
Câu 38: Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu mức giá chung giảm thì người
dân Mỹ
A. Tăng mua trái phiếu nước ngoài, do đó đồng đô la lên giá
B. Tăng mua trái phiếu nước ngoài, do đó đồng đô la giảm giá
C. Tăng mua trái phiếu trong nước, do đó đồng đô la giảm giá
T r a n g 48 | 111
D. Tăng mua trái phiếu trong nước, do đó đồng đô la lên giá
Câu 39: Khi mức giá chung tăng.
A. Người ta sẽ muốn mua nhiều trái phiếu hơn, do đó lãi suất tăng
B. Người ta sẽ muốn mua nhiều trái phiếu hơn, do đó lãi suất giảm
C. Người ta sẽ muốn mua ít trái phiếu hơn, do đó lãi suất giảm
D. Người ta sẽ muốn mua ít trái phiếu hơn, do đó lãi suất tăng
Câu 40: Tại Mỹ, lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư
A. Giảm và đồng đô la lên giá
B. Tăng và đồng đo la lên giá
C. Giảm và đồng đô la giảm giá
D. Tăng và đồng đô la giảm giá
Câu 41: Khi đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, dọc theo đường tổng cung ngắn
hạn
A. Thất nghiệp tăng và giá giảm
B. Thất nghiệp và giá giảm
C. Thất nghiệp và giá tăng
D. Thất nghiệp giảm và giá tăng
Câu 42: Theo thời gian cả GDP thực và mức giá có xu hướng đi lên. Xu hướng nào mà
sự phân đôi cổ điển có thể giải thích bởi xu hướng đi lên của cung tiền?
A. Xu hướng tăng GDP thực nhưng không phải xu hướng đi lên của mức giá
B. Cả xu hướng tăng GDP thực và xu hướng đi lên của mức giá
C. Xu hướng tăng của mức giá nhưng không phải xu hướng đi lên của GDP thực
D. Không phải xu hướng tăng GDP thực và không phải xu hướng đi lên của mức giá
Câu 43: Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền
kinh tế đang đi vào thời kỳ bùng nổ bởi vì người ta sẽ có thể mua được cổ phiếu với
ít tiền hơn
T r a n g 49 | 111
B. Kỳ vọng về chu kỳ kinh tế không có tác động đến giá cổ phiếu.
C. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền
kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa
là các doanh nghiệp đã có lợi nhuận thấp trong quá khứ
D. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền
kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là người ta
đang kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp thấp
Câu 44: Khi suy thoái bắt đầu, sản lượng
A. Và thất nghiệp đều tăng
B. Tăng và thất nghiệp giảm
C. Giảm và thất nghiệp tăng
D. Và thất nghiệp đều giảm
Câu 45: Đồ thị đường tổng cung và tổng cầu
A. Giá trị sản lượng ở trục hoành. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP danh nghĩa
B. Giá trị sản lượng ở trục tung . Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP thực
C. Giá trị sản lượng ở trục hoành. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP thực
D. Giá trị sản lượng ở trục tung. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP danh nghĩa
Câu 46: Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng chính sách tài khóa
A. Chủ yếu tác động đến tổng cầu
B. Chủ yếu tác động đến tổng cung
C. Chỉ tác động đến tổng cung chứ không tác động đến tổng cầu
D. Chỉ tác động đến tổng cầu chứ không tác động đến tổng cung
Câu 47: Theo lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản, biến số nào thay đổi để làm cân
bằng cung tiền và cầu tiền?
A. Cung tiền
B. Lãi suất
C. Mức giá
D. Sản lượng
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx
ktvm (1).docx

More Related Content

What's hot

Trac nghiem phan tich full
Trac nghiem phan tich fullTrac nghiem phan tich full
Trac nghiem phan tich fullvietnam99slide
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vnVân Võ
 
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp ánMyLan2014
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGDigiword Ha Noi
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếAnh Hà
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalĐinh Thị Vân
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Ce Nguyễn
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Gia Đình Ken
 
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookbooming
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookboomingCâu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookbooming
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookboomingbookbooming
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrienLuận Teddi
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệlehaiau
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Tú Titi
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDDung Nguyen
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptCan Tho University
 

What's hot (20)

Chương 1
Chương 1Chương 1
Chương 1
 
Trac nghiem phan tich full
Trac nghiem phan tich fullTrac nghiem phan tich full
Trac nghiem phan tich full
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
80 cau trac_nghiem_nguyen_ly_ke_toan_www.ou.zest.vn
 
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
 
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNGKINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ - Chương 5 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI THƯƠNG
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
Chương 3
Chương 3Chương 3
Chương 3
 
ôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.finalôN tập kinh te pt.final
ôN tập kinh te pt.final
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
Trắc nghiệm tài chính tiền tệ 1 2013
 
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)Bai giang kinh te vĩ mo (2)
Bai giang kinh te vĩ mo (2)
 
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookbooming
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookboomingCâu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookbooming
Câu hỏi chính sách thương mại quốc tế NT - bookbooming
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3Trac nghiem tctt chuong 3
Trac nghiem tctt chuong 3
 
Chuơng 2
Chuơng 2Chuơng 2
Chuơng 2
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
 
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.pptKinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
Kinh tế vi mô_Chuong 4 pdf.ppt
 

Similar to ktvm (1).docx

De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDép Tổ Ong
 
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tế
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tếCau hỏi trac nghiệm của em kinh tế
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tếBreastfeedingBaby
 
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)nataliej4
 
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdfssuser378d95
 
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01bích trần
 
ChươNg 3 Va Ba Po
ChươNg 3 Va Ba PoChươNg 3 Va Ba Po
ChươNg 3 Va Ba Poguest800532
 
KTVM thầy Hà.docx
KTVM thầy Hà.docxKTVM thầy Hà.docx
KTVM thầy Hà.docxssuserf27d9a
 
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Shu Trym
 
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ mô
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ môđáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ mô
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ môtongthihue2004gl
 
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620thoavth1
 
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdf
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdfchuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdf
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdfbamboohieu2005
 
Basic Econ Ch2 (Cont)
Basic Econ Ch2 (Cont)Basic Econ Ch2 (Cont)
Basic Econ Ch2 (Cont)Chuong Nguyen
 

Similar to ktvm (1).docx (20)

ctrl-f (1).docx
ctrl-f (1).docxctrl-f (1).docx
ctrl-f (1).docx
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
đáP án ktvm
đáP án ktvmđáP án ktvm
đáP án ktvm
 
đáP án-ktvm
đáP án-ktvmđáP án-ktvm
đáP án-ktvm
 
đáP án-ktvmm
đáP án-ktvmmđáP án-ktvmm
đáP án-ktvmm
 
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
 
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tế
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tếCau hỏi trac nghiệm của em kinh tế
Cau hỏi trac nghiệm của em kinh tế
 
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
đề Thi trắc nghiệm kinh tế vĩ mô (có đáp án)
 
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf
290-cau-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-co-dap-an.pdf
 
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01
Tracnghiem290 150316205727-conversion-gate01
 
ChươNg 3 Va Ba Po
ChươNg 3 Va Ba PoChươNg 3 Va Ba Po
ChươNg 3 Va Ba Po
 
Midterm exam
Midterm examMidterm exam
Midterm exam
 
Bi kiep ktvm
Bi kiep ktvmBi kiep ktvm
Bi kiep ktvm
 
Bi kiep ktvm phan 2
Bi kiep ktvm phan 2Bi kiep ktvm phan 2
Bi kiep ktvm phan 2
 
KTVM thầy Hà.docx
KTVM thầy Hà.docxKTVM thầy Hà.docx
KTVM thầy Hà.docx
 
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
Semina kinh tế vĩ mô chủ đề 3
 
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ mô
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ môđáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ mô
đáp án 240 câu môn kinh tế học kinh tế vĩ mô
 
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620
De thi-trac-nghiem-kinh-te-vi-mo-240-cau-co-dap-an-160229024620
 
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdf
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdfchuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdf
chuong 1 kinh te vi mooooooooooooooooooooooo.pdf
 
Basic Econ Ch2 (Cont)
Basic Econ Ch2 (Cont)Basic Econ Ch2 (Cont)
Basic Econ Ch2 (Cont)
 

ktvm (1).docx

  • 1. ĐỀ 01 Câu 1: Sản phẩm quốc gia ròng (NNP) tính toán như thế nào? A. Khấu hao được trừ ra khỏi tổng thu nhập của công dân một quốc gia B. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập tạo ra của một quốc gia C. Khấu hao được cộng vào tổng thu nhập tạo ra của một quốc gia D. Tiết kiệm được cộng vào tổng thu nhập của công dân một quốc gia Câu 2: Thành phần đầu tư trong GDP đo lường chi tiêu vào A. Tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Trong suốt thời kỳ suy thoái, đầu tư giảm một khoản tương đối lớn B. Tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Trong suốt thời kỳ suy thoái, đầu tư giảm một khoản tương đối nhỏ C. Xây dựng nhà ở, cơ sở và thiết bị kinh doanh, và những thay đổi tồn kho. Trong suốt thời kỳ suy thoái đầu tư giảm một khoản tương đối nhỏ D. Xây dựng nhà ở, cơ sở và thiết bị kinh doanh, và những thay đổi tồn kho. Trong suốt thời kỳ suy thoái đầu tư giảm một khoản tương đối lớn Câu 3: Thu nhập khả dụng là thu nhập mà A. Hộ gia đình còn lại sau khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chi1nhp hủ B. Hộ gia đình và các doanh nghiệp còn lại sau khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chính phủ C. Các doanh nghiệp còn lại sua khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chính phủ D. Hộ gia đình và các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn lại sau khi nộp thuế và các khoản chi trả ngoài thuế cho chính phủ Câu 4: Chỉ số giảm phát GDP phản ánh A. Mức sản lượng thực năm hiện hành so với mức sản lượng thực năm gốc B. Mức sản lượng thực năm gốc so với mức sản lượng thực năm hiện hành C. Mức giá năm hiện hành so với mức giá năm gốc D. Mức giá năm gốc so với mức giá năm hiện hành Câu 5: GDP được định nghĩa là
  • 2. A. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do các công dân của một quốc gia sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu trong một khoản thời gian nhất định B. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định C. Giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ do các công dân của một quốc gia sản xuất, bất kể họ sinh sống ở đâu trong một khoản thời gian nhất định D. Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định Câu 6: Khi các nhà kinh tế đề cập đến các hạng mục vô hình, họ sẽ đề cập đến những thứ như A. Hàng hóa bất hợp pháp và giá trị của các mặt hàng đó được loại ra khoải GDP B. Hàng hóa bất hợp pháp và giá trị của các hàng hóa đó được bao gồm trong GDP C. Tạo kiểu tóc và chăm sóc nha khoa, giá trị của các hạng mục đó được loại ra khỏi GDP D. Tạo kiểu tóc và chăm sóc nha khoa, giá trị của các hạng mục đó được bao gồm trong GDP Câu 7: Các nghiên cứu quốc tế về mối liên hệ giữa GDP đầu người và đo lường chất lượng cuộc sống như là tuổi thọ và tỷ lệ biết đọc cho thấy rằng GDP đầu người càng cao thì có mối liên quan với: A. Tương đồng nhau về mặt tuổi thọ và tỷ lệ dân số biết đọc ít hơn B. Tuổi thọ dài hơn và tỷ lệ dân số biết đọc cao hơn C. Tương đồng nhau về mặt tuổi thọ và tỷ lệ dân số biết đọc cao hơn D. Tuổi thọ dài hơn và tỷ lệ dân số biết đọc ít hơn Câu 8: Khẳng định nào sau đây về GDP là đúng? A. GDP thường được xem là thước đo tốt về phúc lợi kinh tế của xã hội B. Tiền liên tục chảy từ hộ gia đình đến các công ty sau đó quay trở lại hộ gia đình và GDP đo lường dòng tiền này C. Các câu trên đều đúng D. GDP đồng thời đo lường tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Câu 9: Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô là nhằm
  • 3. A. Đưa ra các chính sách khắc phục những thất bại thị trường B. Không có câu nào trên đây đúng C. Giải thích những thay đổi kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến giá của các hàng hóa cụ thể D. Giải thích những thay đổi tác động đến các doanh nghiệp và hộ gia đình dưới góc độ tổng thể Câu 10: Yếu tố nào sau đây có thể không nằm trong giá trị của GDP? A. Việc dọn dẹp nhà cửa của bà nội trợ B. Giá trị tiền thuê nhà C. Giá trị sản xuất được tạo bởi người nước ngoài ở trong nước D. Dịch vụ tư vấn của luật sư Câu 11: Trong sơ đồ luân chuyển hàng hóa và dịch vụ A. Hàng hóa và dịch vụ được di chuyển từ hội gia đình sang doanh nghiệp B. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ được di chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình C. Các yếu tố sản xuất di chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình D. Thu nhập từ các yếu tố sản xuất được chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia đình Câu 12: Điều nào sau đây là một ví dụ về khấu hao A. Giá chứng khoán sụt giảm B. Máy tính trở nên lỗi thời C. Việc nghỉ hưu của một số nhân viên D. Tất cả những điều trên Câu 13: Sơn đến ăn uống tại nhà hàng của người Việt mở ở Pháp. Như vậy thì A. GDP của Việt Nam sẽ tăng còn GNP của Việt Nam không bị ảnh hưởng B. GDP của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhưng GNP của Việt Nam sẽ tăng C. GNP của VIệt Nam không bị ảnh hưởng còn GDP của Pháp thì tăng D. GNP của Việt Nam tăng còn GDP của Pháp không bị ảnh hưởng Câu 14: Thí dụ nào sau đây trong chi tiêu hộ gia đình được xếp vào hạng mục chi đầu tư chứ không phải chi tiêu dùng? A. Chi phí về nhà ở mới
  • 4. B. Chi hàng hóa lâu bền như ô tô và tủ lạnh C. Tất cả các câu trên đều đúng D. Chi trên sản phẩm vô hình như chăm sóc y tế Câu 15: Không giống như thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân A. Bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, không bao gồm các khoản thanh toán lãi vay và chuyển nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ B. Không bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán lãi suất và chuyển nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ C. Bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán lãi vay và chuyển nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ D. Không bao gồm lợi nhuận không chia, thuế gián thu, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội; bao gồm các khoản thanh toán lãi suất và chuyển nhượng hộ gia đình nhận từ chính phủ Câu 16: Đồng nhất thức chỉ ra tổng thu nhập bằng với tổng chi tiêu là A. Y=C+I+G+NX B. GDP=Y C. Y=DI+T+NX D. GDP=GNP-NX Câu 17: GDP thực A. Là giá trị tính theo đô la hiện hành của tất cả hàng hóa được sản xuất bởi công dân của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định B. Được sử dụng chủ yếu để đo lường những thay đổi trong dài hạn hơn là ngắn hạn C. Tất cả các câu trên đều đúng D. Đo lường hoạt động kinh tế và thu nhập Câu 18: Khi giá tương đối của một hàng hóa giảm, người tiêu dùng phản ứng bằng cách mua A. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế ít hơn
  • 5. B. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn C. Hàng hóa đó ít hơn và hàng hóa thay thế nhiều hơn D. Hàng hóa đó nhiều hơn và hàng hóa thay thế ít hơn Câu 19: Sự thay đổi về chất lượng hàng hóa A. Có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của đồng tiền B. Là một vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng mà đôi khi được gọi là thiên vị (sai lệch) thay thế C. Không thể hiện được vấn đề nảy sinh trong việc xây dựng các chỉ số giá tiêu dùng D. Không được cục thống kê tính đến vì lý do về mặt chính sách Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng A. Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo tỷ lệ lạm phát nhưng phần trăm thay đổi của chỉ số giảm phát GDP không phải là thước đo tỷ lệ lạm phát B. So với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP là thước đo lạm phát phổ biến hơn C. CPI có thể được dùng để so sánh chỉ số về giá ở các thời điểm khác nhau D. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh lượng hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng mua tốt hơn chỉ số CPI Câu 21: Một trong những hạn chế được thừa nhận rộng rãi trong việc sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI như là một thước đo về chi phí sinh hoạt là chỉ số CPI A. Chỉ tính đến chi tiêu của người tiêu dùng về thực phẩm, quần áo và năng lượng B. Không tính đến một thực tế là người tiêu dùng chi tiêu nhiều cho một số mặt hàng trong khi một số khác thì rất ít C. Không tính sự ra đời của hàng hóa mới D. Không tính chi tiêu của người tiêu dùng về nhà ở Câu 22: Một sự khác biệt quan trọng giữa chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng là A. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi nhà sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa , dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng
  • 6. B. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng nhà sản xuất và người tiêu dùng mua, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng người tiêu dùng mua C. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong nước, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ người tiêu dùng mua D. Chỉ số giảm phát GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bởi công dân của một quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá cả hàng hóa, dịch vụ cuối cùng người tiêu dùng mua Câu 23: Đồng nhất thức chỉ ra tổng thu nhập bằng tổng chi tiêu là A. GDP=Y B. Y=C+I+G+NX C. GDP=GNP-NX D. Y=DI+T+NX Câu 24: Nếuchất lượng của một hàng bị suy giảm trong giá của nó vẫn giữ nguyên, thì giá trị của đồng tiền (đô la) A. Giảm và chi phí sinh hoạt giảm B. Tăng và chi phí sinh hoạt tăng C. Giảm và chi phí sinh hoạt tăng D. Tăng và chi phí sinh hoạt giảm Câu 25: Sự gia tăng giá bán bánh mì sản xuất trong nước sẽ được phản ánh A. Trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng không phải trong chỉ số giảm phát GDP B. Không phải trong chỉ số giảm phát GDP cũng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng C. Trong cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng D. Trong chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng Câu 26: Trọng số của các loại hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng tính CPI được xác định như thế nào? A. Từng loại hàng hóa và dịch vụ được tính trọng số dựa vào giá bán của chúng B. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính trọng số ngang nhau
  • 7. C. Một cuộc điều tra được tiến hành để xác định xem từng loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua D. Tỷ trọng bằng với tỷ lệ chi tiêu cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ chi cho tổng chi tiêu trong tài khoản GDP Câu 27: Lương của Ruth vào năm 1931 là 80.000$. Chỉ số giá CPI vào năm 1931 là 15,2 và chỉ số giá CPI vào năm 2001 là 177. Lương của Ruth ở năm 1931 là tương đương với bao nhiêu ở năm 2001: A. $93.000. B. $930.000. C. $1.930.000. D. $9.300.000. Câu 28: Câu nào là phát biểu chính xác về mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát thực? A. Lạm phát thực là bằng lạm phát danh nghĩa nhân với tỷ lệ lạm phát B. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa trừ với tỷ lệ lạm phát C. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa chi cho tỷ lệ lạm phát D. Tỷ lệ lãi suất thực bằng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cộng với tỷ lệ lạm phát Câu 29: Jake cho Elwood mượn 5000$ trong vòng 1 năm với lãi suất danh nghĩa là 10%. Sau khi Elwood hoàn trả nợ đầy đủ thì Jake than phiền rằng với số tiền mà Elwood trả cho anh ta thì anh ta mua được sốhàng hóa ít hơn 4% so với trước khi cho Elwood mượn 5000$. Từ đó ta có thể kết rằng tỷ lệ lạm phát của năm đó A. 14 phần trăm B. 8 phần trăm C. 6 phần trăm D. 2,5 phần trăm Câu 30: Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, hộ gia đình sẽ A. Thấy rằng mức sống không bị ảnh hưởng. B. Có thể chi tiêu tiền ít hơn để duy trì cùng tiêu chuẩn sống như cũ C. Phải chi tiêu nhiều hơn đô la để duy trì cùng một tiêu chuẩn sống như cũ D. Có thể bù đắp những tác động của giá cả gia tăng bằng cách tiết kiệm hơn.
  • 8. Câu 31: Sự gia tăng giá của các sản phẩm sữa sản xuất trong nước sẽ được phản ánh trong A. Không phải chỉ số giảm phát GDP cũng không phải là chỉ số giá tiêu dùng. B. Chỉ số giá tiêu dùng, nhưng không phải trong số giảm phát GDP. C. Chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng. D. Cả hai chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng. Câu 32: Giỏ hàng hoá được dùng để tính toán chỉ số giá tiêu dùng thay đổi: A. Hàng năm trong khi rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP thỉnh thoảng thay đổi. B. Thỉnh thoảng trong khi rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP thay đổi hàng năm. C. Hàng năm, cũng như các rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP. D. Thỉnh thoảng, cũng như các rổ hàng hóa để tính chỉ số giảm phát GDP. Câu 33: Nếuchất lượng của một hàng hóa bị suy giảm trong khi giá của nó vẫn giữ nguyên thì giá trị của đồng tiền A. Giảm và chi phí sinh hoạt giảm B. Tăng và chi phí sinh hoạt tăng C. Tăng và chi phí sinh hoạt giảm D. Giảm và chi phí sinh hoạt tăng Câu 34: GDP thực A. Tất cả các câu trên đều đúng B. Đo lường hoạt động kinh tế và thu nhập C. Được sử dụng chủ yếu để đo lường những thay đổi trong dài hạn hơn là ngắn hạn D. Là giá trị bằng đồng đô la hiện hành của tất cả hàng hóa được sản xuất bởi công dân của một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định Câu 35: Sự gia tăng giá bánh mì sản xuất trong nước sẽ được phản ánh A. Trong chỉ số giảm phát GDP nhưng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng B. Trong cả chỉ số giảm phát GDP và chỉ số giá tiêu dùng C. Trong chỉ số giá tiêu dùng nhưng không phải trong chỉ số giảm phát GDP D. Không phải trong chỉ số giảm phát GDP cũng không phải trong chỉ số giá tiêu dùng Câu 36: Sự thay đổi nào sau đây của chỉ số giá là gây nên lạm phát cao nhất: 80 lên 100, 100 lên 120 hay 150 lên 170?
  • 9. A. 100 lên 120 B. Tất cả những thay đổi trên đều gây ra tỷ lê lạm phát như nhau C. 80 lên 100 D. 150 lên 170 Câu 37: Khi chất lượng của một hàng hóa giảm trong khi giá của nó không đổi thì sức mua của đồng tiền A. Giảm, do đó CPI không phản ánh hết sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến B. Giảm, do đó, chỉ số CPI đã phản ánh quá mức sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến C. Tăng lên, do đó chỉ số CPI không phản ánh hết sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến D. Tăng lên, do đó, chỉ số CPI đã phản ánh quá mức sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt nếu sự thay đổi về mặt chất lượng không được tính đến Câu 38: Chỉ số giá đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các doanh nghiệp được gọi là A. Chỉ số giá công nghiệp B. Hệ số giảm phát GDP C. Chỉ số giá sản xuất D. Chỉ số giá chính (chỉ số giá cơ bản) Câu 39: Chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) cho các năm tiếp theo năm cơ sở đo lường sự thay đổi trong A. GDP thực so với năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi trong GDP danh nghĩa B. GDP danh nghĩa so năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi trong giá cả C. GDP thực so năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi trong giá cả D. GDP danh nghĩa so với năm cơ sở mà thay đổi này không thể là nguyên nhân của sự thay đổi trong GDP thực Câu 40: Tỷ lệ lạm phát được tính
  • 10. A. Bằng cách cộng dồn sự tăng giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ B. Bằng cách xác định sự thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước C. Bằng cách tính trung bình đơn giản của sự tăng giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ D. Bằng cách xác định tỷ lệ gia tăng của chỉ số giá so với kỳ trước Câu 41: Giả sử giá của các sản phẩm sữa đã tăng tương đối ít so với giá nói chung trong vài năm quTrong tình huống này , vấn đề nào sau đây nảy sinh trong việc xây dựng chỉ số CPI là thích hợp nhất? A. Sự giới thiệu hàng hóa mới B. Sự thiên vị thay thế C. Sự thay đổi chất lượng không đo lường được D. Sự thiên vị thu nhập Câu 42: Tỷ lệ lạm phát được định nghĩa là A. Phân trăm thay đổi về mức giá so với kỳ trước đo B. Mức giá kỳ này trừ đi mức giá kỳ trước đó C. Mức giá trong một nền kinh tế D. Sự thay đổi về mức giá từ kỳ này đến kỳ tiếp theo Câu 43: Thanh toán chuyển nhượng được thực hiện bởi A. Chính phủ nhưng không phải để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hiện tại B. Các doanh nghiệp nhưng không phải để đổi lấy trang thiết bị C. Người nước ngoài nhưng không phải để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ nội địa D. Người tiêu dùng nhưng không phải để đổi lấy sản phẩm hữu hình Câu 44: Giá trị sản lượng nội địa của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng bao gồm A. Chỉ có các hộ gia đình và chính phủ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ B. Chỉ có các hộ gia đình và doanh nghiệp chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ C. Các khoản chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ do bất cứ ai mua chúng D. Chỉ có các hộ gia đình chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ Câu 45: Điều nào sau đây đúng? A. GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực B. GDP danh nghĩa luôn nhỏ hơn GDP thực C. GDP danh nghĩa bằng GDP thực trong năm cơ sở
  • 11. D. GDP danh nghĩa bằng GDP thực trong tất cả các năm trừ năm cơ sở Câu 46: Nếutổng chi tiêu tăng lên từ năm này sang năm tiếp theo thì A. Nền kinh tế đang sản xuất một lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn B. Hàng hóa dịch vụ đang được bán với giá cao hơn C. Hoặc nền kinh tế đang sản xuất một sản lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn hoặc hàng hóa và dịch vụ phải được bán với giá cao hơn hoặc cả hai D. Việc làm hoặc năng suất phải tăng lên Câu 47: Một hàng hóa được sản xuất bởi một công ty trong năm 2010, được đưa vào hàng tồn kho của công ty trong năm 2010 và được bán cho hộ gia đình 2011. Vậy thì: A. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, bị trừ ra khởi hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011 B. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, tính vào hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được bao gồm trong hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011 C. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, được tính vào hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và bị trừ ra khỏi hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011 D. Giá trị của hàng hóa này phải được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2010, bị trừ ra khởi hạng mục chi tiêu tiêu dùng của GDP năm 2011 và không được cộng vào hạng mục chi đầu tư của GDP năm 2011 Câu 48: Nền kinh tế thị trường dựa vào điều kiện nào dưới đây để phân bổ các nguồn lực khan hiếm? A. Lãi suất thực B. Giá cả tương đối C. Chính phủ D. Người tiêu dùng Câu 49: Giả sử rằng trong suốt mười năm qua năng suất ở Oceania tăng nhanh hơn năng suất ở Freedonia và dân số của hai quốc gia không thay đổi. điều nào sau đây đúng A. Mức sống ở Oceania cao hơn ở Freedonia
  • 12. B. Tất cả những điều trên là chính xác C. GDP thực đầu người ở Oceania tăng nhanh hơn ở Freedonia D. GDP thực đầu người ở Oceania cao hơn ở Freedonia Câu 50: Lập luận nào sau đây là chính xác? A. Năng suất có thể được đo lường bởi tốc độ tăng GDP thực bình quân đầu người B. Mức GDP thực bình quân đầu người là thước đo tốt cho sự thịnh vượng kinh tế và tốc độ tăng trưởng GDP thực là thước đo tốt cho sự tiến bộ kinh tế C. Mặc dù mức GDP thực bình quân đầu người thay đổi đáng kể giữa nước này so với nước khác, tốc độ tăng của GDP thực bình quân đầu người thì tương tự nhau giữa các quốc gia D. Năng suất không có liên quan chặt chẽ tới các chính sách của chính phủ Câu 51: Trong một quy trình sản xuất cụ thể, nếu lượng các nhập lượng đầu vào được sử dụng gấp đôi thì sản lượng cũng gấp đôi. Điều này có nghĩa là: A. Không có mô tả nào về hàm sản xuất có liên quan có thể được viết ra thành công thức toán học B. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính giới hạn đối với tăng trưởng C. Quy trình sản xuất này không thể được nâng cấp bởi tiến bộ công nghệ D. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô Câu 52: Giả sử một quốc gia ban hành những quy định hạn chế mới về số giờ mà người ta có thể làm việNếunhững quy định hạn chế này làm giảm tổng số giờ làm việc của nền kinh tế nhưng tất cả các yếu tố khác xác định sản lượng vẫn giữ không đổi thì A. Cả năng suất và sản lượng cùng tăng B. Năng sất tăng và sản lượng giảm C. Cả năng suất và sản lượng đều giảm D. Năng suất giảm và sản lượng tăng Câu 53: Giả sử GDP thực ở nước A tăng nhanh hơn ở nước B năm vừa rồi A. Cả hai câu trên đều đúng B. Năng suất của nước A phải ăng trưởng nhanh hơn năn suất của nước B C. Nước A phải có mức sống cao hơn nước B D. Không có câu nào đúng
  • 13. Câu 54: Trong một quy trình sản xuất cụ thể, nếu lượng các nhập lượng đầu vào được sử dụng gấp đôi thì sản lượng đầu ra cũng tăng tăng gấp đôi. Điều này có nghĩa là A. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính giới hạn đối với tăng trưởng B. Hàm sản xuất liên quan có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô C. Quy trình sản xuất này không thể được nâng cấp bởi công nghệ D. Không có mô tả nào về hàm sản xuất có liên quan có thể được viết ra thành công thức toán học Câu 55: Việc tích lũy vốn A. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại B. Yêu cầu xã hội hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại C. Giảm tỷ lệ tiết kiệm D. Không liên quan đến sự đánh đổi Câu 56: Tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, nếu tồn tại hiệu suất sinh lợi giảm dần thì chuyện gì sẽ xảy ra với năng suất nếu cả vốn và lao động cùng tăng lên? A. Năng suất sẽ đương nhiên là giảm B. Năng suất sẽ đương nhiên là không đổi C. Năng suất sẽ đương nhiên là tăng D. Không có điều nào bên trên nhất thiết là đúng Câu 57: Một sự gia tăng vốn sẽ làm tăng GDP thực bình quân đầu người A. Nhiều hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân đầu người sẽ như nhau bất kể nguồn tăng thêm vốn là từ nội địa hay từ đầu tư nước ngoài B. Ít hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân đầu người sẽ như nhau nếu nguồn vốn tăng thêm bất kể là từ nội địa hay từ đầu tư nước ngoài C. Nhiều hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GDP thực bình quân đầu người sẽ lớn hơn nếu nguồn tăng thêm vốn là từ nội địa hơn là từ đầu tư nước ngoài D. Ít hơn ở một nước nghèo so với một nước giàu. Sự gia tăng GP thực bình quân đầu người sẽ lớn hơn nếu nguồn vốn tăng thêm là từ nội địa hơn là từ đầu tư nước ngoài
  • 14. Câu 58: Những mô tả nào sau đây lần lượt là vốn nhân lực và vốn vật chất? A. Đối với một lò gạch: những viên gạch và công cụ làm gạch B. Đối với một văn phòng dược: tòa nhà và kiến thức của các dược sĩ về thuốc men C. Đối với một nhà hàng: kiến thức làm thức ăn của bếp trưởng và các thiết bị trong nhà bếp D. Đối với một trạm xăng: những cần bơm xăng và đồng hồ tính tiền Câu 59: Thuật ngữ nào sau đây có thể được đo bởi mức GDP thực bình quân đầu người? A. Năng suất và mức sống B. Năng suất nhưng không phải mức sống C. Mức sống nhưng không phải năng suất D. Không phải năng suất cũng không phải mức sống Câu 60: Thiết bị và nhà xưởng dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ được gọi là A. Vốn vật chất B. Hàm sản xuất C. Công nghệ D. Vốn nhân lực --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ 02 Câu 1: Ứng với một năm cho trước, năng suất ở một quốc gia cụ thể trùng khớp nhất với A. Mức GDP thực của quốc gia đó trong năm đó B. Tốc độ tăng của GDP thực của quốc gia đó trong năm đó C. Tốc độ tăng của GDP thực chia cho số giờ làm việc của quốc gia đó trong năm đó D. Mức GDP thực chia cho số giờ làm việc của quốc gia trong năm đó Câu 2: Nếutồn tại sinh lợi giảm dần của vốn thì A. Các ý tưởng cũ không hữu ít bằng các ý tưởng B. Tăng trữ lượng vốn cuối cùng cũng làm giảm sản lượng C. Tăng trữ lượng vốn sẽ làm tăng sản lượng với số lượng nhỏ hơn dần dần D. Vốn sẽ sản xuất ra ít hàng hóa hơn khi nó trở nên cũ đi
  • 15. Câu 3: Các yếu tố khác là giữ nguyên, tăng trưởng dân số cao hơn A. Làm giảm lượng vốn vật chất trên mỗi lao động và có một số bằng chứng cho rằng nó làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ B. Làm tăng lượng vốn vật chất trên mỗi lao động nhưng có một số bằng chứng cho rằng nó làm giảm tốc độ của tiến bộ công nghệ C. Làm giảm lượng vốn vật chất trên mỗi lao động nhưng có một số bằng chứng cho rằng nó làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ D. Làm tăng lượng vốn vật chất trên mỗi lao động và có một số bằng chứng cho rằng nó làm tăng tốc độ của tiến bộ công nghệ Câu 4: Một sự gia tăng trong thặng dự ngân sách của một quốc gia sẽ làm A. Không câu nào trên đây đúng B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải và làm tăng chi đầu tư C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm giảm chi đầu tư D. Đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải và làm giảm chi đầu tư Câu 5: Giống như một phương án bán cổ phiếu nhằm tạo vốn, thay vào đó, một doanh nghiệp lớn có thể tạo vốn bằng cách A. Mua trái phiếu B. Đầu tư vào vốn vật chất C. Sử dụng tài chính cổ phần D. Bán trái phiếu Câu 6: Tất cả hay một phần lợi nhuận của một doanh nghiệp có thể được trả cho cổ đông của doanh nghiệp đó dưới hình thức A. Thanh toán lãi B. Thu nhập giữa lại C. Cổ tức D. Tài khoản vốn Câu 7: Chức năng cơ bản của một hệ thống tài chính là nhằm A. Giữ lãi suất thấp B. Kết nối tiết kiệm của một người với đầu tư của người khác C. Cung cấp tư vấn đến những người tiết kiệm và những nhà đầu tư
  • 16. D. Kết nối chi tiêu tiêu dùng của một người với chi tiêu đầu tư của một người khác Câu 8: Việc tích lũy vốn A. Không liên quan đến sự đánh đổi B. Giảm tỷ lệ tiết kiệm C. Yêu cầu xã hội hy sinh hàng hóa tiêu dùng trong hiện tại D. Cho phép xã hội tiêu dùng nhiều hơn trong hiện tại Câu 9: Các quỹ chỉ số A. Thường có suất sinh lợi thấp hơn và chi phí thấp hơn so với các quỹ tương hỗ có quản lý B. Thường có suất sinh lợi cao hơn và chi phí thấp hơn so với các quỹ tương hỗ có quản lý C. Thường có suất sinh lợi cao hơn và chi phí cao hơn so với các quỹ tương hỗ có quản lý D. Thường có suất sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các quỹ tương hỗ có quản lý Câu 10: Nguồn lực tự nhiên A. Bao gồm đất đai, sông ngòi và trữ lượng quặng mỏ B. Là các nhập lượng đầu vào được cung cấp bởi tự nhiên C. Tồn tại dưới 2 dạng: có thể tái sinh và không thể tái sinh D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 11: Nếu tiết kiệm quốc gia trong một nền kinh tế đóng lớn hơn zero, kết quả nào sau đây phải đúng? A. Hoặc là tiết kiệm chính phủ hay tiết kiệm tư nhân phải lớn hơn zero B. Y-C-G lớn hơn 0 C. Tất cả các câu trên đều đúng D. Đầu tư là số dương Câu 12: Một quỹ tương hỗ A. Cho phép người dân với số lượng tiền nhỏ có thể đa dạng hóa việc nắm giữ tài sản của họ
  • 17. B. Là một định chế tài chính đứng ở giữa những người tiết kiệm và những người đi vay C. Tất cả các mô tả trên đều chính xác D. Là một trung gian tài chính Câu 13: Nếulượng cầu vốn vay vượt lượng cung vốn vay A. Có hiện thượng thặng dự và lãi suất ở mức thấp hơn mức lãi suất cân bằng B. Có hiện thượng thiếu hụt và lãi suất ở mức cao hơn mức lãi suất cân bằng C. Có hiện thượng thiếu hụt và lãi suất ở mức thấp hơn mức lãi suất cân bằng D. Có hiện thượng thặng dư và lãi suất ở mức cao hơn mức lãi suất cân bằng Câu 14: Nếumột doanh nghiệp muốn vay , nó có thể A. Cầu trái phiếu bằng cách mua chúng B. Cầu trái phiếu bằng cách bán chúng C. Cung trái phiếu bằng cách bán chúng D. Cung trái phiếu bằng cách mua chúng Câu 15: Một sự gia tăng thặng dự ngân sách của một quốc gia sẽ làm A. Đường cầu vốn vay dịch chuyển sang phải và làm giảm chi đầu tư B. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang phải và làm tăng chi đầu tư C. Đường cung vốn vay dịch chuyển sang trái và làm giảm chi đầu tư D. Không câu nào trên đây đúng Câu 16: Độ dốc của đường cầu vốn vay thể hiện A. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và tiết kiệm B. Mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất thực và đầu tư C. Mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực và tiết kiệm D. Mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất thực và đầu tư Câu 17: Lợi thế thứ hai của các quỹ tương hỗ được cho là A. Các quỹ tương hỗ cung cấp cho những người dân thường tiếp cận các kỹ năng của những nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp B. Các quỹ tương hỗ giúp những người dân thường có thể tiếp cận với các khoản vay để đầu tư C. Các quỹ tương hỗ thường hoạt động tốt hơn các chỉ số thị trường chứng khoán D. Một nhà đầu tư có thể tránh các khoản phí và lệ phí đầu tư
  • 18. Câu 18: Trái phiếu là một A. Trung gian tài chính B. Chứng chỉ nợ C. Chứng chỉ sở hữu một phần của doanh nghiệp D. Không có mô tả nào bên trên là chính xác Câu 19: Mô tả nào sao đây là chính xác? A. Những người cho vay bán trái phiếu và những người đi vay mua chúng B. Những trái phiếu dài hạn thường được trả lãi suất thấp hơn các trái phiếu ngắn hạn bởi vì trái phiếu dài hạn rủi ro hơn C. Không có câu nào đúng cả D. Thuật ngữ "junk bonds" (trái phiếu xếp hạng tín nhiệm thấp) nhằm nói đến những trái phiếu có thể được bán lại nhiều lần Câu 20: Hãy xem xét 3 quốc gia giả định. ở nước Mainland, lượng tiết kiệm là 4.000 đôla, và tiêu dùng là 8.000 đôla; ở nước Upland, lượng tiết kiệm là 2.000 đôla và tiêu dùng là 15.000 đôla; và ở nước Lowland, lượng tiết kiệm là 6.000 đôla và tiêu dùng là 11.000 đô lTỷ lệ tiết kiệm: A. Ở Mainland cao hơn ở Lowland và ở Lowland cao hơn ở Upland B. Ở Lowland cao hơn ở Upland và bằng nhau giữa Upland và Mainland C. Ở mainland cao hơn ở Upland và bằng nhau giữa Mainland và Lowland D. Ở Lowland cao hơn ở Mainland và ở Mainland cao hơn ở Upland Câu 21: Trong các trường hợp sau đây, đâu là ví dụ về nguồn lực tự nhiên có thể tái sinh? A. Kiến thức được tạo ra của các nhà khoa học B. Tất cả các trường hợp trên đều đúng C. Gỗ xẻ D. Dịch vụ lao động của các thợ mộc Câu 22: Nếulãi suất thị trường hiện hành đối với vốn vay dưới mức cân bằng, sau đó có một A. Thặng dư vốn vay và lãi suất sẽ giảm. B. Thặng dư vốn vay và lãi suất sẽ tăng lên. C. Thiếu vốn vay và lãi suất sẽ tăng lên.
  • 19. D. Thiếu vốn vay và lãi suất sẽ giảm. Câu 23: Henry mua một trái phiếu phát hành bởi Ralston Purina, trong đó Ralston Purina sử dụng các quỹ để mua máy móc thiết bị mới cho một trong những nhà máy của mình. A. Henry đang đầu tư; Ralston Purina là tiết kiệm. B. Henry được tiết kiệm; Ralston Purina đang đầu tư. C. Henry và Ralston Purina đều tiết kiệm. D. Henry và Ralston Purina đều đầu tư. Câu 24: Người mà mua cổ phiếu phát hành mới của công ty cổ phần Rockwodd thì được gọi là A. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và trở thành chủ nợ của Rockwood B. Tài trợ bằng vốn vay và trở thành chủ nợ của Rockwood C. Tài trợ bằng vốn vay và trở thành một phần chủ sở hữu của Rockwood D. Tài trợ bằng vốn chủ sở hữu và trở thành một phần chủ sở hữu của Rockwood Câu 25: Điều gì sẽ xảy ra trên thị trường cho vốn vay nếu chính phủ đã giảm thuế trên thu nhập lãi? A. Sẽ có một giảm lượng vốn vay B. Sự thay đổi trong vốn vay mượn sẽ là mơ hồ. C. Sẽ không có sự thay đổi về số lượng vốn vay. D. Sẽ có sự gia tăng về số lượng vốn vay . Câu 26: Tiết kiệm quốc gia A. Bằng tiết kiệm tư nhân trừ đi tiết kiệm chính phủ B. Luôn luôn lớn hơn đầu tư đối với nền kinh tế đóng C. Là tổng thu nhập còn lại trong một nền kinh tế sau khi thanh toán cho tiêu dùng D. Là tổng thu nhập còn lại trong một nền kinh tế sau khi thanh toán cho tiêu dùng và mua sắm của chính phủ Câu 27: Một công ty sản xuất linh kiện vi tính đang xem xét mua thêm một số thiết bị mới mà công ty kỳ vọng sẽ tăng được lợi nhuận trong tương lai. Nếu lãi suất tăng, hiện giá của các khoản thu nhập tương lai này A. Giảm. Công ty này ít khả năng mua thêm thiết bị
  • 20. B. Tăng. Công ty này nhiều khả năng mua thêm thiết bị C. Tăng. Công ty này ít khả năng mua thêm thiết bị D. Giảm. Công ty này nhiều khả năng mua thêm thiết bị Câu 28: Công ty mỹ phẩm You Look Marvelous! Đang xem xét việc xây dựng một nhà máy sản xuất dầu gội mới. Các chuyên gi kế toán và ban giám đốc nhóm họp và quyết định rằng xây dựng nhà máy không phải là một ý tưởng tốt. Nếulãi suất giảm sau cuộc họp này A. Hiện giá của nhà máy tăng. Ít khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy B. Hiện giá của công ty giảm. ít khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy C. Hiện giá của công ty giảm. Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy D. Hiện giá của nhà máy tăng. Nhiều khả năng công ty sẽ xây dựng nhà máy. Câu 29: Bạn có ba lựa chọn. Bạn có thể có số dư trong một tài khoản hiện đang có mức lãi 5% trong 20 năm, số dư trong tài khoản mà hiện đang có mức lãi 10% trong 10 năm hay một số dư trong một tài khoản đang có mức lãi 20% trong 5 năm. Mỗi tài khoản có cùng số dư ban đầu. Bây giờ tài khoản nào có số dư thấp nhất? A. Lựa chọn thứ hai B. Cả ba đều có cùng số dư C. Lựa chọn thứ ba D. Lựa chọn thứ nhất Câu 30: Tính không thích rủi ro giúp giải thích điều chúng ta quan sát thấy trong kinh tế học, bao gồm: A. Tất cả các câu trên đều đúng B. Sự đánh đổi suất sinh lợi và rủi ro C. Câu châm ngôn: “không đặt tất cả các trứng vào cùng một giỏ” D. Bảo hiểm Câu 31: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì A. Số cổ phiếu bán ra lớn hơn số cổ phiếu mà người ta muốn mua B. Tất cả các điều kiện trên đều đúng C. Giá cổ phiếu không bao giờ theo bước ngẫu nhiên D. Thị trường chứng khoán hiệu quả về thông tin
  • 21. Câu 32: Một hàm sản xuất có đặc tính sinh lợi không đổi theo quy mô, sản lượng đầu ra có thể tăng gấp đôi nếu A. Một mình yếu tố lao động tăng gấp đôi B. Không có câu nào đúng C. Tất cả các nhập lượng tăng lên gấp đôi D. Tất cả các nhập lượng tăng lên gấp đôi trừ lao động Câu 33: Cách nào sau đây là chính xác để tính giá trị tương lai của X đô la mà nó nhận mức lãi r (%) trong N năm? A. X(1+r)^N B. X(1+r/N)^N C. X(1+r.N) D. X(1+r.N)^N Câu 34: Một người không thích rủi ro A. Hai câu trên chính xác B. Không có câu nào đúng C. Hẳn sẽ không chơi một trò chơi, nơi cô có cơ hội 75 phần trăm chiến thắng $ 1 và một cơ hội 25 phần trăm mất $ 1. D. Hẳn sẽ không chơi một trò chơi, nơi cô có cơ hội 50 phần trăm chiến thắng $ 1 và 50 phần trăm mất $ 1. Câu 35: Tiffany biết rằng những người trong gia đình thường chết trẻ, và vì vậy cô mua bảo hiểm nhân thọ. Mark biết rằng mình là một người lái xe thiếu thận trọng và do đó, anh ta mua bảo hiểm ô tô A. Cả hai đều là những ví dụ về lựa chọn bất lợi. B. Cả hai đều là những ví dụ về rủi ro đạo đức. C. Ví dụ đầu tiên cho thấy rủi ro đạo đức, và lần thứ hai minh họa lựa chọn bất lợi. D. Ví dụ đầu tiên cho thấy lựa chọn bất lợi, và lần thứ hai minh họa rủi ro đạo đức. Câu 36: Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, một tin tức tốt về một công ty sẽ A. Tăng giá của cổ phiếu đó B. Không có hiệu lực trên giá cổ phiếu của nó. C. Thay đổi giá của các cổ phiếu trong một hướng ngẫu nhiên.
  • 22. D. Giảm giá của cổ phiếu đó Câu 37: Nếu giá cổ phiếu theo bước ngẫu nhiên, nó có nghĩa là, dựa trên thông tin công khai, những thay đổi trong giá cổ phiếu A. Là ngẫu nhiên và không bao giờ phản ánh nguyên tắc cơ bản như thanh toán cổ tức, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty, và như thế. B. Có thể được liên tục dự đoán của phân tích cơ bản. C. Là không hợp lý. D. Là không thể luôn dự đoán. Câu 38: Phát biểu nào sau đây là chính xác? A. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ bùng nổ bởi vì người ta sẽ có thể mua được cổ phiếu với ít tiền hơn B. Kỳ vọng về chu kỳ kinh tế không có tác động đến giá cổ phiếu C. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là các doanh nghiệp đã có lợi nhuận thấp trong quá khứ D. Một xu hướng giảm chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là người ta đang kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp thấp Câu 39: Cổ tức A. Là suất sinh lợi của quỹ tương hỗ B. Là chêch lệch giữa giá và hiện giá của cổ phần nắm giữ C. Là số tiền thanh toán mà các công ty chia cho cổ đông D. Là suất sinh lợi trên trữ lượng vốn của công ty Câu 40: Các nhà kinh tế học bất đồng đồng đối với việc liệu có hay không A. Giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh khản ăng sinh lợi kỳ vọng của công ty đó B. Các công cụ cơ bản tài chính phản ánh các ý tưởng có căn cứ C. Có bất kỳ mối quan hệ nào giữa sự biến động của thị trường chứng khoán và sự biến động của nền kinh tế trên bình diện tổng thể rộng lớn hơn D. Giá cả cổ phiếu phản ánh các ước tính hợp lý về giá trị thực của công ty
  • 23. Câu 41: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì A. Các quỹ chỉ số sẽ đánh bại các nhà quản lý và thường xảy ra như vậy B. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và thường xảy ra như vậy C. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số nhưng không thường xảy ra như vậy D. Quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý nhưng không thường xảy ra như vậy Câu 42: Đâu là nguồn tạo ra rủi ro thị trường? A. GDP thực thay đổi theo thời gian và doanh số bán và lợi nhuận thay đổi cùng với GDP thực B. Việc nắm giữ cổ phiếu của nhiều công ty gánh chịu rủi ro sinh lợi trung bình giảm C. Nếu các cổ đông không hài lòng với cách điều hành công ty của CEO, giá cổ phiếu của công ty đó có thể giảm trên thị trường chứng khoán D. Khi một nhà sản xuất giấy có doanh số bán đang suy giảm, rất nhiều khả năng các nhà sản xuất giấy khác sẽ bị giảm như vậy Câu 43: Mô tả nào sau đây về nhập lượng sản xuất là chính xác? A. Vốn vật chất là một yếu tố phi sản xuất B. Không có sự phân biệt giữa vốn vốn nhân lực và kiến thức công nghệ C. Vốn nhân lực là một yếu tố phi sản xuất D. Một khu rừng là một ví dụ về nguồn lực tự nhiên, nó cũng là một ví dụ về tài nguyên có thể tái sinh Câu 44: Khái niệm hiện giá giúp giải thích tại sao A. Không có giải thích nào bên trên là đúng; khái niệm hiện giá là một khái niệm mà không giúp giải thích đầu tư hay lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng B. Đầu tư giảm khi lãi suất tăng và nó cũng giúp giải thích tại sao lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng C. Đầu tư giảm khi lãi suất tăng nhưng nó không giúp giải thích tại sao lượng cần vốn vay giảm khi lãi suất D. Lượng cầu vốn vay giảm khi lãi suất tăng nhưng nó không giúp giải thích tại sao đầu tư giảm khi lãi suất tăng Câu 45: Khi số lượng cổ phiếu trong một danh mục đầu tư tăng lên A. Cả rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù và rủi ro thị trường giảm
  • 24. B. Rủi ro thị trường giảm; rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù thì không C. Rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù và rủi ro thị trường đều không giảm D. Rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù giảm; rủi ro thị trường thì không Câu 46: Nếumột cổ phiếu hay một trái phiếu rủi ro A. Người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng như một phần của danh mục đầu tư đa dạng B. Người không thích rủi ro sẽ không nắm giữ chúng C. Cả A và B đều đúng D. Người không thích rủi ro có thể sẵn lòng nắm giữ chúng nếu sinh lợi kỳ vọng đủ cao Câu 47: Hàm hữu dùng của người ngại rủi ro có A. Độ dốc dương và dốc hơn là sự giàu có tăng lên. B. Dốc âm và được phẳng hơn là sự giàu có tăng lên. C. Dốc âm nhưng được dốc hơn là sự giàu có tăng lên. D. Độ dốc dương nhưng được phẳng hơn là sự giàu có tăng lên. Câu 48: Khi bạn thuê một video, bạn có thể bảo quản không kỹ như khi nó là của bạn. đây là ví dụ của A. Rủi ro đạo đức. B. Lựa chọn bất lợi. C. Tự phục vụ, ghi sai lệch. D. Nguy cơ tổng hợp. Câu 49: Những yếu tố khác không đổi, khi một doanh nghiệp bán ra cổ phiếu mới A. Cung cổ phiếu tăng và giá giảm B. Cung cổ phiếu giảm và giá tăng C. Cầu cổ phiếu giảm và giá giảm D. Cầu cổ phiếu tăng và giá tăng Câu 50: Một số người cho rằng giá cổ phiếu dao động theo bước ngẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là gì? A. Giá cổ phiếu không được xác định bởi cơ sở thị trường nhu cung và cầu B. Sự thay đổi giá cổ phiếu không thể được dự đoán từ các thông tin sẵn có C. Giá cổ phiếu ngày hôm nay thì cũng giống như những gì diễn ra ở ngày trước đó
  • 25. D. Giá cả cổ phiếu của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành công nghiệp ít cho thấy hoặc không cho thấy xu hướng thay đổi cùng với nhau Câu 51: Một chỉ số cổ phiếu là A. Một con số trung bình của một nhóm nhiều giá cổ phiếu B. Một thước đo về rủi ro liên quan đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp C. Con số trung bình của một nhóm nhiều suất sinh lợi cổ phiếu D. Một báo cáo trên một tờ báo hay phương tiện truyền thông khác nhau về giá cổ phiếu và thu lợi của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó Câu 52: Sau khi một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, cổ phiếu đó A. Có thể được bán lại chỉ nếu doanh nghiệp đó muốn mua lại cổ phiếu đó B. Có thể được bán lại thông qua trao đổi, việc bán lại sẽ tăng nguồn vốn bổ sung cho doanh nghiệp đó C. Không có mô tả nào bên trên là đúng D. Không thể được bán lại Câu 53: Nếugiả thuyết thị trường hiệu quả là đúng thì A. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và thưởng xảy ra như vậy B. Quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý nhưng không thường xảy ra như vậy C. Các quỹ tương hỗ sẽ đánh bại các quỹ chỉ số và không thưởng xảy ra như vậy D. Các quỹ chỉ số sẽ đánh bại các quỹ quản lý và thường xảy ra như vậy Câu 54: Nếuchúng ta muốn biết phúc lợi vật chất bình quân của một người thay đổi như thế nào theo thời gian ở một quốc gia cụ thể chúng ta nên nhìn vào A. Mức GDP thực B. Tốc độ tăng trưởng của GDP danh nghĩa C. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực bình quân đầu người D. Tốc độ tăng trưởng của GDP thực Câu 55: Nếumột người thất nghiệp từ bỏ việc tìm kiếm việc làm thì tỷ lệ thất nghiệp A. Không bị ảnh hưởng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm B. Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều không bị ảnh hưởng C. Và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm D. Giảm và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng
  • 26. Câu 56: Một số người khai báo là thất nghiệp nhưng thực ra họ đang làm việc trong nền kinh tế ngầm. Nếunhững người này được tính như làm việc thì A. Cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều thấp hơn B. Cả tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đều cao hơn C. Tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng cao hơn D. Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng Câu 57: Điều nào sau đây không giúp giảm thất nghiệp cọ xát A. Tất cả những điều trên đều giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp cọ xát B. Những chương trình đào tạo cộng đồng C. Những tổ chức giới thiệu việc làm của chính phủ D. Bảo hiểm thất nghiệp Câu 58: Lý thuyết tiền lương hiệu quả giải thích tại sao A. Cách trả lương công nhân hiệu quả nhất là trả lương theo kỹ năng của họ B. Các công ty trả lương bằng với mức cân bằng thị trường là hiệu quả nhất C. Thiết lập mức lương tại mức cân bằng thị trường có thể làm gia tăng thất nghiệp D. Các công ty có thể đạt được lợi ích tốt nhất khi trả mức lương cao hơn mức cân bằng thị trường Câu 59: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được tính như sau: A. (Người có việc làm/dân số trưởng thanh )*100 B. (Lực lượng lao động/dân số trưởng thành)*100 C. (Dân số trưởng thành/lực lượng lao động )*100 D. (Người có việc làm/lực lượng lao động )*100 Câu 60: Các tổ chức đoàn thể góp phần vào A. Thất nghiệp cơ cấu nhưng không bao gồm thất nghiệp cọ xát B. Thất nghiệp cọ xát nhưng không bao gồm thất nghiệp cơ cấu C. Cả thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu D. Không bao gồm cả thất nghiệp cọ xát và thất nghiệp cơ cấu
  • 27. ĐỀ 03 Câu 1: Khi công đoàn làm tăng mức lương cao hơn mức cân bằng A. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều tăng B. Lượng cung lao động giảm nhưng thất nghiệp tăng C. Cả lượng cung lao động và thất nghiệp đều giảm D. Lượng cung lao động tăng nhưng thất nghiệp giảm Câu 2: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân tồn tại của thất nghiệp cơ cấu? A. Công đoàn B. Luật lương tối thiểu C. Tìm kiếm việc làm D. Lương hiệu quả Câu 3: Luật lương tối thiểu có thể giữ mức lương A. Dưới mức cân bằng và gây thặng dư lao động B. Trên mức cân bằng và gây thiếu hụt lao động C. Dưới mức cân bằng và gây thiếu hụt lao động D. Trên mức cân bằng và gây thặng dư lao động Câu 4: Luật mức lương tối thiểu và công đoàn là tương tự nhau nhưng lại khác với lương hiệu quả. Trong đó luật lương tối thiểu và công đoàn A. Gây ra tình trạng thấp nghiệp nhưng lương hiệu quả thì không B. Gây ra hiện tượng lượng cung lao động vượt lượng cầu lao động nhưng lương hiệu quả thì không C. Làm cho mức lương vượt mức lương cân bằng D. Ngăn cản các công ty hạ thấp tiền lương khi có sự hiện diện của thặng dư lao động Câu 5: Ở một số quốc gia, việc xác lập quyền sở hữu tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Các cuộc cải cách nhằm giảm các chi phí này rất có khả năng A. Không có tác động đến GDP thực cũng như không tác động đến năng suất B. Tăng GDP thực và năng suất C. Tăng năng suất nhưng không tăng GDP thực D. Tăng GDP thực nhưng không tăng năng suất
  • 28. Câu 6: Những người thất nghiệp do tiền lương được thiết lập trên mức cân bằng cung cầu lao động thì tốt nhất nên được phân loại là: A. Thất nghiệp cơ cấu B. Lao động nản lòng C. Thất nghiệp chu kỳ D. Thất nghiệp cọ xát Câu 7: Giả định rằng tiền lương hiệu quả trở nên phổ biến trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế dự đoán rằng điều này sẽ làm A. Giảm lượng cầu lao động và tăng lượng cung lao động, do đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên B. Tăng lượng cầu lao động và giảm lượng cung lao động, do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên C. Giảm lượng cầu lao động và tăng lượng cung lao động, do đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên D. Tăng lượng cầu lao động và giảm lượng cung lao động, do đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Câu 8: Điều nào sau đây không phải là một sự giải thích cho sự tồn tại của tình trạng thất nghiệp trong dài hạn? A. Công đoàn B. Người lao động phải mất thời gian để tìm kiếm những công việc phù hợp nhất đối với họ C. Những quy định về mức lương tối thiểu D. Chu kỳ kinh doanh Câu 9: Anna vừa học xong trung học và bắt đầu tìm kiếm một công việc, nhưng vẫn chưa tìm thấy việc làm. Kết quả là, tỷ lệ thất nghiệp A. Tăng lên, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động không bị ảnh hưởng. B. Tăng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng C. Không bị ảnh hưởng, và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng D. Tăng và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm Câu 10: Các nhà kinh tế đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ
  • 29. A. Không ảnh hưởng đến các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp. B. Giảm các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp. C. Có ảnh hưởng đến một không chắc chắn về những nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp. D. Làm tăng các nỗ lực tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp. âu 11: Mức lương tối thiểu tạo ra thất nghiệp trên thị trường dẫn đến A. Thặng dư lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cơ cấu B. Thặng dư lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cọ xát C. Thiếu hụt lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cơ cấu D. Thiếu hụt lao động. Thất nghiệp loại này được gọi là thất nghiệp cọ xát Câu 12: Đâu là phát biểu tốt nhất về hiểu biết của các nhà kinh tế về mối liên hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế? A. Một đất nước không có hoặc có rất ít tài nguyên thiên nhiên trong nước được xem như là quốc gia nghèo B. Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên có hầu như không có vai trò trong việc giải thích sự khác biệt về mức sống. C. Một số nước có thể giàu được chủ yếu là do nguồn tài nguyên thiên nhiên và các quốc gia mà không có tài nguyên thiên nhiên thì không hẳn là quốc gia nghèo nhưng quốc gia đó không bao giờ có được mức sống cao. D. tài nguyên thiên nhiên trong nước dồi dào có thể giúp làm cho một quốc gia giàu có, nhưng ngay cả các nước có ít tài nguyên thiên nhiên có thể có mức sống cao. Câu 13: Cung tiền tăng khi Fed A. Bán trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng nhỏ, lượng tăng cung tiền càng lớn B. Mua trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng nhỏ, lượng tăng cung tiền càng lớn C. Mua trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng lớn, lượng tăng cung tiền càng lớn D. Bán trái phiếu. Tỷ lệ dữ trự càng lớn, lượng tăng cung tiền càng lớn Câu 14: Dân chúng có thể muốn nắm giữ tiền nhiều hơn nếu lãi suất A. Giảm, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền giảm B. Tăng, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền giảm C. Giảm, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng
  • 30. D. Tăng, làm cho chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng Câu 15: Khoản nào sau đây có cả trong M1 và M2? A. Tất cả đều đúng B. Tiền gửi không kỳ hạn C. Tiền mặt D. Tiền gửi có thể viết séc khác Câu 16: Tiền giấy A. Là trung gian trao đổi chính trong nền kinh tế hàng-đổi-hàng B. Có giá trị chỉ là do quy định của chính phủ C. Có giá trị thực chất cao D. Có giá trị vì nó thường được chấp nhập trong trao đổi, thương mại Câu 17: Khi có hiện tượng đổ xô đi rút tiền, người gửi tiền quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn so với tiền gửi và ngân hàng quyết định tăng mức dự trữ nhiều hơn mức cần thiết A. Quyết định của người gửi tiền làm tăng cung tiền, quyết định của ngân hàng làm giảm cung tiền. B. Cả 2 quyết định này đều làm cho cung tiền tăng C. Cả 2 quyết định này đều làm cho cung tiền giảm D. Quyết định của người gửi tiền làm giảm cung tiền. Quyết định của ngân hàng làm giảm tăng tiền. Câu 18: Dân chúng phần lớn nắm giữ tiền vì tiền A. Có chức năng dự trữ giá trị B. Được xem là đơn vị tính toán C. có thể được dùng trực tiếp để mua hàng hóa và dịch vụ D. Bảo đảm thu nhập danh nghĩa Câu 19: Giả sử các ngân hàng quyết định tăng khoản dự trữ nhiều hơn cần thiết. Các yếu tố khác không đổi, hành động này sẽ làm cho A. Cung tiền tăng. Ngân hàng trung ương có thể bán trái phiếu kho bạc để làm giảm tác động của vấn đề này
  • 31. B. Cung tiền tăng. Ngân hàng trung ương có thể mua trái phiếu kho bạc để làm giảm tác động của vấn đề này C. Cung tiền giảm. Ngân hàng trung ương có thể mua trái phiếu kho bạc để làm giảm tác động của vấn đề này D. Cung tiền giảm. Ngân hàng trung ương có thể bán trái phiếu kho bạc để làm giảm tác động của vấn đề này Câu 20: Phát biểu nào sau đây là hợp lý? A. Không có phát biểu nào chính xác B. Lượng tiền trong nền kinh tế không phụ thuộc vào hành vi của người gửi tiền C. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền một cách chính xác D. Lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của các ngân hàng âu 21: Khi Fed mua trái phiếu của chính phủ, dự trữ trong hệ thống ngân hàng A. Tăng, vì vậy cung tiền giảm B. Tăng, vì vậy cung tiền tăng C. Giảm, vì vậy cung tiền giảm D. Giảm, vì vậy cung tiền tăng Câu 22: Công cụ chính sách tiền tệ nào sau đây ngân hàng trung ương sử dụng thường xuyên nhất? A. Đấu giá các khoản vay có kỳ hạn B. Nghiệp vụ thị trường mở C. Thay đổi dự trữ bắt buộc D. Thay đổi lãi suất chiết khấu Câu 23: Lãi suất chiết khấu A. Là lãi suất mà các ngân hàng cho các ngân hàng khác vay qua đêm B. Là lãi suất mà các ngân hàng nhận được từ khoản dự trữ ký gửi cho ngân hàng trung ương C. Là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay D. Bằng 1 chia cho hiệu số của 1 và tỷ lệ dự trữ Câu 24: Tính thanh khoản đề cập đến
  • 32. A. Sự dễ dàng trong việc chuyển đổi một tài sản thành trung tâm trao đổi B. Sự đo lường độ bền của một hàng hóa C. Đồng tiền được xoay bao nhiêu vòng trong một năm cho trước D. Sự đo lường giá trị thực chất của tiền hàng hóa Câu 25: Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán trên thị trường mở bằng cách A. Cho các ngân hàng thành viên vay tiền, do đó làm giảm cung tiền B. Vay tiền tiền từ các ngân hàng thành viên, do đó làm tăng cung tiền C. Mua trái phiếu kho bạc, do đó, làm giảm cung tiền D. Mua trái phiếu kho bạc, do đó, làm tăng cung tiền Câu 26: Nếu ngân hàng trung ương ở một quốc gia hạ dự trữ bắt buộc, khi đó số nhân tiền tệ của một quốc gia đó sẽ A. Tăng lên B. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra C. Không đổi D. Giảm xuống Câu 27: Giả sử các yếu tố khác không đổi, nếu dự trữ bắt buộc tăng, tỷ lệ dự trữ sẽ A. Giảm, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng B. Giảm, số nhân tiền giảm và cung tiền tăng C. Tăng, số nhân tiền tăng và cung tiền tăng D. Tăng, số nhân tiền giảm và cung tiền giảm Câu 28: Các biến số kinh tế mà giá trị được đo lường bằng các đơn vị tiền tệ gọi là A. Biến thực B. Biến danh nghĩa C. Biến nhị phân D. Biến cổ điển Câu 29: Các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng vòng quay tiền được hiểu là A. Các giao dịch bằng tiền giảm xuống do đó mức giá tăng lên B. Các giao dịch bằng tiền giảm xuống do đó mức giá giảm xuống C. Các giao dịch bằng tiền gia tăng do đó mức giá giảm xuống
  • 33. D. Các giao dịch bằng tiền gia tăng do đó mức giá tăng lên Câu 30: Thuyết số lượng tiền A. Lập luận rằng lạm phát là do quá ít tiền trong nền kinh tế B. Tất cả các câu trên đều đúng C. Có thể giải thích cả lạm phát trung bình và siêu lạm phát D. Là sự bổ sung gần đây cho học thuyết kinh tế Câu 31: Nếulạm phát thấp hơn so với những gì đã được dự kiến thì: A. Chủ nợ nhận được mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán B. Con nợ trả mức lãi suất thực cao hơn mức mà họ dự đoán C. Chủ nợ trả mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán D. Con nợ nhận được mức lãi suất thực thấp hơn mức mà họ dự đoán Câu 32: Ý tưởng cho rằng lạm phát tự bản thân nó làm giảm sức mua của người dân được gọi là A. Chi phí mòn giày B. Nhận thức sai lầm về lạm phát C. Chi phí thực đơn D. Thuế lạm phát Câu 33: Theo tính trung lập của tiền và hiệu ứng Fisher, sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng cung tiền cuối cùng làm tăng A. Không làm thay đổi lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực B. Lạm phát, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực C. Lạm phát, lãi suất thực nhưng không thay đổi lãi suất danh nghĩa D. Lạm phát, lãi suất danh nghĩa nhưng không thay đổi lãi suất thực Câu 34: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, trong dài hạn A. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số thực là tỷ lệ thất nghiệp B. Những yếu tố tác động đến thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tăng cung tiền C. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số danh nghĩa chứ không tác động đến biến số thực D. Tăng cung tiền tác động đến cả biến số danh nghĩa và biến số thực
  • 34. Câu 35: Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển, trong dài hạn A. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số thực là tỷ lệ thất nghiệp B. Những yếu tố tác động đến thất nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi tăng cung tiền C. Tăng cung tiền chỉ tác động đến biến số danh nghĩa chứ không tác động đến biến số thực D. Tăng cung tiền tác động đến cả biến số danh nghĩa và biến số thực Câu 36: Nếungân hàng trung ương tăng cung tiền thì A. Lãi suất tăng, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán giảm B. Lãi suất giảm, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán giảm C. Lãi suất giảm, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán tăng D. Lãi suất tăng, có khuynh hướng làm cho giá chứng khoán tăng Câu 37: Khi cung tiền và mức giá trong các quốc gia đã trải qua siêu lạm phát được thể hiện trên đồ thị theo thời gian, chúng ta thấy rằng A. Mức giá tăng với tỷ lệ nhanh hơn mức tăng cung tiền B. Mức giá tăng cùng tỷ lệ với mức tăng cung tiền C. Mức giá tăng với tỷ lệ chậm hơn mức tăng cung tiền D. Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng cung tiền không có liên quan Câu 38: Sự phân đôi cổ điển liên quan đến sự tách biệt giữa A. Sự thay đổi của tiền tệ và sự thay đổi của chi tiêu chính phủ B. Các biến số có thay đổi và các biến số không thay đổi theo chu kỳ kinh tế
  • 35. T r a n g 35 | 111 C. Các quyết định của công chúng và các quyết định của chính phủ D. Các biến số danh nghĩa và các biến số thực Câu 39: Khi giá cả giảm, các nhà kinh tế học gọi đó là A. Không lạm phát. B. Lạm phát đảo ngược C. Sự thu hẹp D. Sự giảm phát Câu 40: NếuP biểu thị giá của hàng hóa và dịch được đo bằng tiền thì, A. Tất cả các câu trên đều đúng B. P có thể được xem như là “mức giá chung” C. 1/P đại diện cho giá trị của tiền được đo lường bằng hàng hóa và dịch D. Sự gia tăng trong giá trị của tiền có liên quan đến việc giảm mức giá Câu 41: Khi mức giá tăng, giá trị của tiền A. Tăng, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền nhiều hơn B. Tăng, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền ít hơn C. Giảm, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền ít hơn D. Giảm, do đó mọi người muốn nắm giữ tiền nhiều hơn Câu 42: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung, cân bằng dài hạn đạt được khi lượng cầu tiền và lượng cung tiền cân bằng do sự điều chỉnh A. Mức giá. B. Cung tiền. C. Tỷ lệ lãi suất danh nghĩa. D. Tỷ lệ lãi suất thực. Câu 43: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung, sự gia tăng trong cung tiền tạo ra sự dư thừa A. Cung tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài nhiều hơn B. Cung tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài ít hơn
  • 36. T r a n g 36 | 111 C. Cầu tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài ít hơn D. Cầu tiền, dẫn đến mọi người tiêu xài nhiều hơn Câu 44: Khi thị trường tiền tệ được vẽ với giá trị của tiền được thể hiện trên trục tung, mức giá gia tăng nếu A. Cầu tiền dịch chuyển sang phải và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang phải B. Cầu tiền dịch chuyển sang trái và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang trái C. Cầu tiền dịch chuyển sang phải và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang trái D. Cầu tiền dịch chuyển sang trái và giảm nếu cung tiền dịch chuyển sang phải Câu 45: Theo phân đôi cổ điển, khi cung tiền tăng gấp đôi, cái gì cũng tăng gấp đôi? A. Tiền lương danh nghĩa B. Mức giá C. GDP danh nghĩa D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 46: Giả sử rằng tính trung lập của tiền tệ và hiệu ứng Fisher được duy trì và tỷ lệ tăng trưởng cung tiền là bằng nhau trong một khoảng thời gian dài. Tất cả các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng cung tiền cao hơn sẽ liên quan đến A. Lãi suất danh nghĩa cao hơn, nhưng lạm phát không cao hơn B. Cả lạm phát cao hơn và lãi suất danh nghĩa cao hơn C. Cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều không cao hơn D. Tỷ lệ lạm phát cao hơn nhưng lãi suất danh nghĩa thì không cao hơn Câu 47: Trong một hệ thống ngân hàng có tỷ lệ dự trữ 100%, nếu như người dân quyết định giảm lượng tiền mặt trong tay bằng cách tăng lượng tiền gửi có thể sử dụng khi cần, khi đó: A. M1 có thể tăng hoặc giảm B. M1 sẽ không đổi C. M1 sẽ giảm D. M1 sẽ tăng Câu 48: Chi phí mòn giày phát sinh khi tỷ lệ lạm phát cao hơn khiến người dân
  • 37. T r a n g 37 | 111 A. Nắm giữ ít tiền B. Nắm giữ nhiều tiền C. Dành ít thời gian để tìm kiếm giá rẻ D. Dành nhiều thời gian để tìm kiếm giá rẻ Câu 49: Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng nguyên tắc trung lập của tiền là A. Không liên quan đến cả ngắn hàng và dài hạn B. Chủ yếu liên quan đến dài hạn C. Chủ yếu liên quan đến ngắn hàn D. Liên quan đến cả ngắn hạn và dài hạn Câu 50: Điều nào sau đây là một ví dụ về chi phí thực đơn? A. Quyết định giá mới B. In danh sách giá mới C. Giới thiệu giá mới D. Tất cả câu trên là ví dụ của chi phí thực đơn Câu 51: Theo sự phân đôi cổ điển, điều nào dưới đây bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiền tệ? A. Tiền lương thực B. Lãi suất thực C. Tất cả các câu trên đều đúng D. Tiền lương danh nghĩa Câu 52: Theo thời gian cả GDP thực và mức giá đang có xu hướng đi lên. Xu hướng nào mà sự phân đôi cổ điển có thể giải thích bởi xu hướng đi lên của cung tiền? A. Xu hướng tăng của mức giá nhưng không phải xu hướng đi lên của GDP thực B. Xu hướng tăng GDP thực nhưng không phải xu hướng đi lên của mức giá C. Không phải xu hướng tăng GDP thực và không phải xu hướng đi lên của mức giá D. Cả xu hướng tăng GDP thực và xu hướng đi lên của mức giá Câu 53: Theo phân đôi cổ điển, khi cung tiền tăng gấp đôi thì cái gì cũng tăng gấp đôi?
  • 38. T r a n g 38 | 111 A. GDP danh nghĩa B. Tất cả các câu trên đều đúng C. Tiền lương danh nghĩa D. Mức giá Câu 54: Người ta nói: "tiền là một bức màn che" có nghĩa là A. Nhân tố chính của các biến động kinh tế trong ngắn hạn không phải là các biến số thực mà là những thay đổi của lượng cung tiền B. Trong dài hạn, tiền không có vai trò quan trọng trong việc xác định biến số danh nghĩa hay biến số thực C. Trong khi các biến số danh nghĩa là yếu tố trước tiên chúng ta có thể quan sát được từ nền kinh tế nhưng yếu tố quan trọng là các biến số thực và các nhân tố xác định chúng D. Tiền là phương tiện trung gian trao đổi chính của hầu hết các nền kinh tế Câu 55: Định chế nào sau đây là ngân hàng trung ương A. Fed- cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (the Federal Reserve system) B. BOE – ngân hàng trung ương Anh (the Bank of England) C. Tất cả đều đúng D. BOJ-Ngân hàng trung ương Nhật Bản (the Bank of Japan) Câu 56: Khi một tỷ lệ dự trữ tăng, số nhân tiền A. Giảm B. Không đổi C. Có thể tăng/giảm/không đổi D. Tăng Câu 57: Để tăng cung tiền ngân hàng trung ương có thể A. Tăng dự trữ bắt buộc B. Không có phát biểu nào đúng C. Giảm lãi suất chiếu khấu D. Bán trái phiếu chính phủ
  • 39. T r a n g 39 | 111 Câu 58: Phát biểu nào sau đây hợp lý? A. Lượng tiền trong nền kinh tế không phụ thuộc vào hành vi của người gửi tiền B. Không có phát biểu nào chính xác C. Lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc một phần vào hành vi của các ngân hàng D. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát cung tiền một cách chính xác Câu 59: Nếu như người dân quyết định giữ tiền mặt nhiều hơn tiền gửi thì cung tiền sẽ A. Giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách mua trái phiếu kho bạc B. Giảm. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách bán trái phiếu kho bạc C. Tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách bán trái phiếu kho bạc D. Tăng. Ngân hàng trung ương có thể làm giảm tác động của vấn đề này bằng cách mua trái phiếu kho bạc Câu 60: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là e là số ngoại tệ đổi lấy một đô la, giá hàng trong nước là P, và giá hàng nước ngoài P*, thì tỷ giá hối đoái thực được xác định là: A. e(P/P*) B. e+P*/P C. e-P/P* D. e(P*/P) Câu 61: Tỷ giá hối đoái thực của Mỹ lên giá sẽ làm cho người tiêu dùng Mỹ mua được A. Nhiều hàng hóa trong nước hơn và nhiều hàng hóa nước ngoài hơn B. Ít hàng hóa trong nước hơn và ít hàng hóa nước ngoài hơn C. Nhiều hàng hóa trong nước hơn và ít hàng hóa nước ngoài hơn D. Ít hàng hóa trong nước hơn và nhiều hàng hóa nước ngoài hơn
  • 40. T r a n g 40 | 111 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ --- Đề 04 Câu 1: Lý thuyết ngang bằng sức mua không phải lúc nào cũng đúng bởi vì A. Nhiều hàng hóa không dễ dàng được vận chuyển B. Giá cả khác nhau giữa các quốc gia C. Cả 2 câu a và b đều đúng D. Những hàng hóa giống nhau được sản xuất ở các quốc gia khác nhau có thể thay thế không hoàn hảo cho nhau Câu 2: Nếu một quốc gia có dòng vốn ra ròng âm thì giá trị xuất khẩu ròng của quốc gia đó là A. Âm và quốc gia đó có tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa B. Âm và quốc gia đó có tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa C. Dương và quốc gia đó có tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa D. Dương và quốc gia đó có tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa Câu 3: Một công ty Trung Quốc xuất khẩu đồ chơi trẻ em cho chuỗi các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ. Giả định các yếu tố khác là như nhau, doanh thu bán hàng này sẽ làm A. Tăng xuất khẩu ròng của Mỹ và giảm xuất khẩu ròng của Trung Quốc B. Giảm xuất khẩu ròng của cả Trung Quốc và Mỹ C. Giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và tăng xuất khẩu ròng của Trung Quốc D. Tăng xuất khẩu ròng của cả Trung Quốc và Mỹ Câu 4: Một quốc gia có Y lớn hơn C+I+G thì A. S lớn hơn I và quốc gia có thặng dư thương mại B. S lớn hơn I và quốc gia có thâm hụt thương mại C. S nhỏ hơn I và quốc gia có thặng dư thương mại D. S nhỏ hơn I và quốc gia có thâm hụt thương mại Câu 5: Yếu tố nào sau đây được kết luận sẽ bằng 1 theo thuyết ngang bằng sức mua? A. Tỷ giá hối đối thực chứ không phải tỷ giá hối đoái doanh nghĩa
  • 41. T r a n g 41 | 111 B. Không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng không phải tỷ giá hối đoái thực C. Cả tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực D. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chứ không phải tỷ giá hối đoái thực Câu 6: Phương trình nào sau đây luôn đúng với nền kinh tế mở? A. I=Y-C B. I=S C. I=S+NX D. I=S-NCO Câu 7: Xuất khẩu ròng đo lường chêch lệch ở một quốc gia giữa A. Thu nhập và chi tiêu B. Khoản bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài và khoản mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài C. Khoản bán tài sản trong nước ra nước ngoài và khoản mua tài sản nước ngoài D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một nền kinh tế mở? A. Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng B. Một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì có dòng vốn ra ròng dương C. Một quốc gia có thể có thâm hụt thương mại, thặng dự thương mại hoặc cán cân thương mại cân bằng D. Xuất khẩu ròng phải bằng dòng vốn ra ròng Câu 9: Khi một quốc gia trải qua hiện tượng tháo chạy vốn thì đồng tiền của quốc gia này sẽ A. Lên giá và xuất khẩu ròng giảm B. Lên giá và xuất khẩu ròng tăng C. Giảm giá và xuất khẩu ròng tăng D. Giảm giá và xuất khẩu ròng giảm Câu 10: Một quốc gia nhập khẩu 3 tỷ đô giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và xuất khẩu 2 tỷ đô la giá trị hàng nội địa ra nước ngoài. Quốc gia này có
  • 42. T r a n g 42 | 111 A. Giá trị xuất khẩu là 3 tỷ đô và thâm hụt thương mại là 1 tỷ đô B. Giá trị xuất khẩu là 2 tỷ đô và thâm hụt thương mại là 1 tỷ đô C. Giá trị xuất khẩu là 3 tỷ đô và thặng dư thương mại là 1 tỷ đô D. Giá trị xuất khẩu là 2 tỷ đô và thặng dư thương mại là 1 tỷ đô Câu 11: Trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, nguồn cung vốn vay đến từ A. Tiết kiệm quốc gia B. Xuất khẩu ròng C. Tổng tiết kiệm quốc gia và dòng vốn ra ròng D. Tổng đầu tư trong nước và dòng vốn ra ròng Câu 12: Trong tình huống nào sau đây thì tiết kiệm quốc gia bắt buộc ( chắc chắn ) phải tăng? A. Đầu tư nội địa tăng và dòng vốn ra ròng giảm B. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng giảm C. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng tăng D. Đầu tư nội địa giảm và dòng vốn ra ròng tăng Câu 13: Tại mức lãi suất thực cân bằng trong mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở, lượng vốn vay cân bằng bằng với A. Dòng vốn ra ròng B. Nguồn cung ngoại tệ C. Đầu tư nội địa D. Tiết kiệm quốc gia Câu 14: Giả định các yếu tố khác không đổi, tại Mỹ, mức giá chung giảm sẽ làm lãi suất A. Tăng, đồng đô la giảm giá và xuất khẩu ròng giảm B. Giảm, đồng đô la giảm giá và xuất khẩu ròng tăng C. Giảm, đồng đô la lên giá và xuất khẩu ròng giảm D. Tăng, đồng đô la lên giá và xuất khẩu ròng tăng Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với một nền kinh tế mở?
  • 43. T r a n g 43 | 111 A. Một quốc gia bị thâm hụt thương mại thì có dòng vốn ra ròng dương B. Tiết kiệm quốc gia bằng đầu tư nội địa cộng với dòng vốn ra ròng C. Một quốc gia có thể có thâm hụt thương mại, thặng dư thương mại hoặc cán cân thương mại cân bằng D. Xuất khẩu ròng phải bằng dòng vốn ra ròng Câu 16: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, khi ngân hàng trung ương của một nước giảm cung tiền thì một đơn vị tiền tệ của nước này A. Gia tăng giá trị cả về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua B. Mất đi giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng gia tăng giá trị về số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua C. Mất đi giá trị cả về lượng hàng hóa và dịch vụ cũng như số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua D. Gia tăng giá trị về lượng hàng hóa và dịch vụ nhưng mất đi giá trị về số lượng ngoại tệ mà đồng tiền nước đó có thể mua Câu 17: Tại Mỹ, lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư A. Tăng và đồng đô la lên giá B. Giảm và đồng đô la lên giá C. Giảm và đồnng đô la giảm giá D. Tăng và đồng đô la giảm giá Câu 18: Nếumột chính phủ tăng thâm hụt ngân sách, thì lãi suất A. và đầu tư trong nước giảm. B. sụt giảm và đầu tư trong nước tăng cao. C. và đầu tư trong nước tăng. D. tăng và đầu tư trong nước giảm. Câu 19: Câu phát biểu nào đúng trong nền kinh tế mở ? A. S = I + NCO B. S = NX + NCO
  • 44. T r a n g 44 | 111 C. S = I D. S = NCO Câu 20: Trong mô hình kinh tế vĩ mô mở, yếu tố chính quyết định dòng vốn đầu tư ròng là A. Tỷ giá hối đoái thực. B. Lãi suất thực tế. C. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa. D. Lãi suất danh nghĩa. Câu 21: Nếumột chính phủ tăng thâm hụt ngân sách thì lãi suất trong nước A. Và xuất khẩu ròng sẽ tăng B. Tăng và xuất khẩu ròng sẽ giảm C. Giảm và xuất khẩu ròng sẽ tăng D. Và xuất khẩu ròng sẽ giảm Câu 22: Nếu Hoa Kỳ áp đặt mức thuế suất cao hơn đối với nhập khẩu thép. Mức thuế suất cao hơn này rất có thể làm A. Giảm lượng thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ làm giảm lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ ở các mặt hàng khác bằng một lượng tương đương. B. Giảm lượng thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ ở các mặt hàng khác bằng một lượng tương đương. C. Giảm lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, điều này sẽ làm cho xuất khẩu ròng của Mỹ tăng lên. D. Giảm lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, điều này sẽ làm cho cung USD ròng trên thị trường ngoại hối tăng. Câu 23: Một sự gia tăng thặng dư ngân sách A. Làm giảm xuất khẩu ròng và làm tăng đầu tư nội địa B. Làm tăng xuất khẩu ròng và làm giảm đầu tư nội địa C. Làm giảm xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa D. Làm tăng xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa
  • 45. T r a n g 45 | 111 Câu 24: Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm tỷ giá hối đoái thực trong nước A. Lên giá, điều này sẽ làm giảm cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước B. Giảm giá, điều này sẽ làm tăng cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước C. Giảm giá, điều này sẽ làm giảm cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước D. Lên giá, điều này sẽ làm tăng cầu của nước ngoài đối với hàng hóa trong nước Câu 25: Nếuthâm hụt ngân sách tăng lên thì A. Một sự gia tăng của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng tăng B. Một sự sụt giảm của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng giảm C. Một sự sụt giảm của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng tăng D. Một sự gia tăng của lãi suất sẽ làm dòng vốn ra ròng giảm Câu 26: Một sự gia tăng thâm hụt ngân sách làm cho lãi suất trong nước A. Và dòng vốn ra ròng tăng B. Giảm và dòng vốn ra ròng tăng C. Và dòng vốn ra ròng giảm D. Tăng và dòng vốn ra ròng giảm Câu 27: Giả định các yếu tố khác như nhau, nếu tỷ giá hối đoái thay đổi từ 30 bath Thái trên một đô la xuống 25 bahth Thái trên một đô la thì đồng đô la A. Lên giá và vì vậy nó mua được nhiều hàng Thái hơn B. Giảm giá và vì vậy nó mua được nhiều hàng Thái hơn C. Lên giá và vì vậy nó mua được ít hàng Thái hơn D. Giảm giá và vì vậy nó mua được ít hàng Thái hơn Câu 28: Trong một nền kinh tế mở A. Dòng vốn ra ròng = giá trị nhập khẩu B. Dòng vốn ra ròng = giá trị xuất khẩu C. Không có câu nào trên đây đúng D. Dòng vốn ra ròng = xuất khẩu ròng Câu 29: Nếumột quốc gia có vốn ra ròng âm thì
  • 46. T r a n g 46 | 111 A. Quốc gia khác đang mua ròng tài sản từ quốc gia này. Khoản này làm tăng thêm cầu của quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước B. Quốc gia này đang mua ròng tài sản từ nước ngoài. Khoản này tăng thêm cầu của quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước. C. Quốc gia này đang mua ròng tài sản từ nước ngoài. Khoản này giảm cầu của quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước. D. Quốc gia khác đang mua ròng tài sản từ quốc gia này. Khoản này làm giảm cầu của quốc gia đối với nguồn vốn vay được tạo ra trong nước Câu 30: Một sự gia tăng thặng dư ngân sách A. Làm tăng xuất khẩu ròng và làm giảm đầu tư nội địa B. Làm giảm xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa C. Làm giảm xuất khẩu ròng và làm tăng đầu tư nội địa D. Làm tăng xuất khẩu ròng và đầu tư nội địa Câu 31: Mô hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở bao gồm: A. Không có thị trường vốn vay lẫn thị trường ngoại hối B. Chỉ có thị trường ngoại hối C. Cả thị trường vốn vay và thị trường ngoại hối D. Chỉ có thị trường vốn vay Câu 32: Theo lý thuyết ngang bằng sức mua, nếu hai quốc gia có mức giá cả như nhau bởi vì giá cả giống nhau ở tất cả hàng hóa và dịch vụ thì yếu tố nào sau đây sẽ bằng 1? A. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa chứ không phải tỷ giá hối đoái thực B. Cả tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa C. Tỷ giá hối đoái thực chứ không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa D. Không phải tỷ giá hối đoái thực cũng không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa Câu 33: Nếuthâm hụt thương mại xảy ra thì: A. Tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa và Y < C+I+G B. Tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nội địa và Y > C+I+G C. Tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa và Y < C+I+G
  • 47. T r a n g 47 | 111 D. Tiết kiệm lớn hơn đầu tư nội địa và Y > C+I+G Câu 34: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng A. Lãi suất danh nghĩa của một nước chia cho lãi suất danh nghĩa của một nước khác B. Tỷ lệ giữa lãi suất của nước ngoài chia cho lãi suất trong nước C. Tỷ giá hối đoái thực trừ đi tỷ lệ lạm phát D. Tỷ lệ mà một người có thể trao đổi đồng tiền của một nước này vói đồng tiền một nước khác Câu 35: Giả định các yếu tố khác là như nhau, một quốc gia có thể thay đổi từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt thương mại nếu như: A. Tiết kiệm tăng hoặc đầu tư nội địa giảm B. Tiết kiệm tăng hoặc đầu tư nội địa tăng C. Tiết kiệm giảm hoặc đầu tư nội địa giảm D. Tiết kiệm giảm hoặc đầu tư nội địa tăng Câu 36: Trong tình huống nào sau đây thì tiết kiệm quốc gia phải tăng? A. Đầu tư nội địa tăng và dòng vốn ra ròng giảm B. Đầu tư nội địa giảm và dòng vốn ra ròng tăng C. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng tăng D. Cả đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng giảm Câu 37: Đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải khi chính phủ A. Gia tăng những ưu đãi cho trợ cấp thất nghiệp B. Gia tăng tiền lương chính phủ C. Không có câu nào trên đây là đúng D. Tăng thuế vào các khoản chi đầu tư Câu 38: Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu mức giá chung giảm thì người dân Mỹ A. Tăng mua trái phiếu nước ngoài, do đó đồng đô la lên giá B. Tăng mua trái phiếu nước ngoài, do đó đồng đô la giảm giá C. Tăng mua trái phiếu trong nước, do đó đồng đô la giảm giá
  • 48. T r a n g 48 | 111 D. Tăng mua trái phiếu trong nước, do đó đồng đô la lên giá Câu 39: Khi mức giá chung tăng. A. Người ta sẽ muốn mua nhiều trái phiếu hơn, do đó lãi suất tăng B. Người ta sẽ muốn mua nhiều trái phiếu hơn, do đó lãi suất giảm C. Người ta sẽ muốn mua ít trái phiếu hơn, do đó lãi suất giảm D. Người ta sẽ muốn mua ít trái phiếu hơn, do đó lãi suất tăng Câu 40: Tại Mỹ, lãi suất tăng sẽ khiến đầu tư A. Giảm và đồng đô la lên giá B. Tăng và đồng đo la lên giá C. Giảm và đồng đô la giảm giá D. Tăng và đồng đô la giảm giá Câu 41: Khi đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, dọc theo đường tổng cung ngắn hạn A. Thất nghiệp tăng và giá giảm B. Thất nghiệp và giá giảm C. Thất nghiệp và giá tăng D. Thất nghiệp giảm và giá tăng Câu 42: Theo thời gian cả GDP thực và mức giá có xu hướng đi lên. Xu hướng nào mà sự phân đôi cổ điển có thể giải thích bởi xu hướng đi lên của cung tiền? A. Xu hướng tăng GDP thực nhưng không phải xu hướng đi lên của mức giá B. Cả xu hướng tăng GDP thực và xu hướng đi lên của mức giá C. Xu hướng tăng của mức giá nhưng không phải xu hướng đi lên của GDP thực D. Không phải xu hướng tăng GDP thực và không phải xu hướng đi lên của mức giá Câu 43: Phát biểu nào sau đây là chính xác? A. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ bùng nổ bởi vì người ta sẽ có thể mua được cổ phiếu với ít tiền hơn
  • 49. T r a n g 49 | 111 B. Kỳ vọng về chu kỳ kinh tế không có tác động đến giá cổ phiếu. C. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là các doanh nghiệp đã có lợi nhuận thấp trong quá khứ D. Một xu hướng giảm giá chung và kéo dài của giá cổ phiếu có thể là tín hiệu một nền kinh tế đang đi vào thời kỳ suy thoái bởi vì giá cổ phiếu thấp có nghĩa là người ta đang kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp thấp Câu 44: Khi suy thoái bắt đầu, sản lượng A. Và thất nghiệp đều tăng B. Tăng và thất nghiệp giảm C. Giảm và thất nghiệp tăng D. Và thất nghiệp đều giảm Câu 45: Đồ thị đường tổng cung và tổng cầu A. Giá trị sản lượng ở trục hoành. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP danh nghĩa B. Giá trị sản lượng ở trục tung . Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP thực C. Giá trị sản lượng ở trục hoành. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP thực D. Giá trị sản lượng ở trục tung. Sản lượng được đo tốt nhất bởi GDP danh nghĩa Câu 46: Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng chính sách tài khóa A. Chủ yếu tác động đến tổng cầu B. Chủ yếu tác động đến tổng cung C. Chỉ tác động đến tổng cung chứ không tác động đến tổng cầu D. Chỉ tác động đến tổng cầu chứ không tác động đến tổng cung Câu 47: Theo lý thuyết về sự ưa chuộng thanh khoản, biến số nào thay đổi để làm cân bằng cung tiền và cầu tiền? A. Cung tiền B. Lãi suất C. Mức giá D. Sản lượng