SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
30 trang về fx trading - sưu tầm từ forexngo
Đây là loạt bài do bác forexngo - chưa từng gặp tác giả, cũng không biết có phải
nguồn từ chính tác giả không, nhưng vì thấy loạt bài này viết bổ ích cho các
trader đang tham gia những thị trường khắc nghiệt như vàng, FX nên tôi mạn
phép copy làm tài liệu cho các trader Việt có đam mê về PTKT.
Cám ơn bác kiemkhach sưu tầm và post lại.
-----------------------o0o-------------------------
Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc
sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.
Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi
nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi
có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống
thật TUYỆT VỜI.
Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng
hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ
1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và
tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông
qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là
12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.
Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng
mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và
nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này
kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700
trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.
Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học
online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ
cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER
CHUYÊN NGHIỆP.
Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất
bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay
để bỏ vào fx đã hơn 250K.
Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được
nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền
tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm
2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối
năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.
Kết cục do đâu? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.
Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú
vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu
nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?........Và sau đó
tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại
sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam
thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết
là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ
VỐN.
Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là
quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và
biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình
đó hoàn toàn liên quan tới „SỰ TRÃI NGHIỆM‟ và từ đó mới có thể nói
tới hai từ ‟TÂM LÝ‟ trong trading.
Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp
tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn
cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).
Đặc điểm bản thân và kiểu trade: Nhận biết đặc điểm bản thân của bạn
Thành phần trader trong Forex rất đa dạng: nam, nữ, mập, ốm, đẹp, xấu,
nhanh nhẹn, chậm chạp, chuyên nghiệp, nghiệp dư …và nhiều hơn nữa.
Mỗi trader đều có đặc điểm bản thân riêng, kế hoạch làm việc, sở thích mạo
hiểm, nổ lực và khả năng tài chính của riêng mình.
Một số trader có thể có vài điểm chung nào đó, nhưng phần lớn đều khác
nhau. Điều quan trọng là mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất vô nhị. Và tùy
thuộc vào cá tính, sở thích cá nhân, và hoàn cảnh của bạn, cách bạn trade sẽ
là một yếu tố dẫn dắt bạn tới thành công.
Để nhận ra bạn nên trade như thế nào, bạn phải tự khám phá đặc điểm bản
thân của bạn trong giao dịch. Đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch sẽ
quyết định kiểu trade và phương pháp trade phù hợp cho bạn.
Việc trade không giống như một cái áo, nó không có một kích cỡ phù hợp với
nhiều người cũng như không có một kế hoạch phù hợp cho mọi trader.
Bạn hãy tự thực hiện việc đánh giá cá tính, cách hành xử, sự tự tin và cảm xúc
của bạn. Bạn có tính kỷ luật không? Bạn là người không thích mạo hiểm hay
là người thích mạo hiểm cao? Bạn là người do dự hay phóng khoáng? Bạn là
người kiên nhẫn hay bốc đồng? Bạn thích chơi nhảy bungee hay đi tham quan
viện bảo tàng?…
Một cách tuyệt vời để giúp bạn tự đánh giá bản thân là lập nhật ký giao dịch.
Nó sẽ giúp bạn phân tích quá trình suy nghĩ của bạn sau khi giao dịch và xác
định ưu điểm và khuyết điểm của bạn trong giao dịch. Hiểu được đặc điểm
bản thân của mình là một chuyện, nhưng hiểu được đặc điểm bản thân của
bạn trong giao dịch lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhật ký giao dịch cho
phép bạn xem lại các giao dịch thắng và thua của bạn để từ đó rút ra được
nguyên nhân tại sao bạn thắng hoặc thua.
Bây giờ, trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích các kiểu giao dịch, hãy xem
qua sơ lược một số trader, xem kiểu giao dịch của họ và ảnh hưởng cuộc sống
của họ.
Các kiểu giao dịch
Pete : “Position Trader”
Peter là một người đàn ông bận rộn với vợ, 8 con, 4 con , 3 con mèo, 02 con
chuột và một con rồng komodo. Thực khó để nuôi sống một gia đình lớn như
vậy, nhưng cũng may mắn vì Pete là một bác sỹ thành đạt.
Pete không thích ngồi trước máy tính cả ngày. Ông ấy thích đọc về kinh tế thế
giới và có một danh sách các quốc gia mà ông ấy theo dõi các thông tin kinh
tế. Pete thích “position trade”. Ông ấy chỉ trade vài giao dịch trong một năm.
Thường là vào cuối năm ông ấy có thể đếm các giao dịch của mình trên một
bàn tay.
Để thực hiện giao dịch, ông ấy sử dụng phân tích cơ bản. Nghĩa là ông ấy bỏ
ra một hoặc 2 giờ mỗi tuần để xem các báo cáo kinh tế (như GDP, việc làm,
CPI…). Sau đó ông ấy đưa ra quyết định cách giao dịch, nhưng không thực
hiện tự động với các tín hiệu. Các giao dịch của Pete là long-term vì vậy lợi
nhuận là rất lớn – nhưng cũng vì vậy mà stop loss cũng lớn. Mức stop loss của
ông ấy thường trong khoảng từ 100-500pips trong khi đó lợi nhuận trong
khoảng từ 500 – 1,000pips hoặc hơn nữa. Giao dịch của ông ấy có tỷ lệ
reward/risk lớn, điều này cho phép ông ta giảm tối thiểu khi thua, nhưng
trúng số khi ông ấy quyết định đúng.
Pete thực sự thích làm một “position trader” bởi vì nó cho phép ông ấy có một
cuộc sống với công việc hiện tại và trách nhiệm với gia đình, Pete hầu như
không có thời gian để làm “day trader”. Kiểu giao dịch của ông ấy không cần
thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng và cho phép ông ấy chờ đợi một xu
hướng dài hạn. Như một position trader, ông ấy vẫn có thể chu đáo với công
việc và gia đình.
Sam : Swing Trader
Sam là một chàng trai độc thân có một quán cà phê nhỏ tại một góc phố, đó là
nơi anh ta làm việc. Anh ta cũng là một trader và có thể theo dõi thị trường 1
hoặc 2 giờ mỗi ngày.
Sam thích thực hiện giao dịch trong khung thời gian ngắn hơn Pete – một
position trader. Anh ta cố gắng tiên đoán giao động ngắn hạn của một cặp tiền
và sẵn sàng giữ giao dịch trong vài ngày tùy thuộc vào biến động của giá. Một
vài giao dịch của Sam có thể từ vài ngày đến cả tuần.
Sam dành ra một giờ mỗi ngày hoặc buổi tối để theo dõi thị trường. Nửa giờ
đầu dùng cho việc đọc các thông tin kinh tế trong ngày và xem 24 giờ tới sẽ có
các tin tức gì. Dựa trên thông tin tổng thể, anh ta quyết định cặp tiền sẽ xem
xét biến động. Bởi vì anh ta chỉ theo dõi hai hoặc ba cặp tiền cho nên anh ta
không mất nhiều thời gin để đọc các tin tức trong ngày.
Sau khi Sam đọc xong các báo cáo và tin tức kinh tế, anh ấy xác định thị
trường sẽ biến động hay đứng yên trong vài ngày tới hoặc thậm chí vài tuần
tới. Anh ấy mở đồ thị lên và sử dụng phân tích kỹ thuật để tìm các điểm mở
và đóng giao dịch tốt nhất. Các công cụ Sam sử dụng để tìm các mức kháng
cự và hỗ trợ bao gồm : các mức thoái lui Fibonacci, các kênh (chanels), các
đường xu hướng, đường trung bình … Sau đó Sam đặt các order kèm với stop
loss và profit target, vì vậy việc mở và đóng giao dịch sẽ hoàn toàn tự động.
Sam đã khá thành công. Anh ấy có mức thua lỗ từ 50 – 100 pips, trong khi
mức thu lời trong khoảng từ 100 – 500 pips.
Sam thường kiểm tra các giao dịch của mình một hoặc hai lần mỗi ngày chỉ để
đảm bảo không có sự kiện bất thường nào ảnh hưởng đến các giao dịch của
anh ấy, thời gian còn lại trong ngày Sam dùng cho những công việc khác như
quản lý quán cà phê, hoặc lướt internet để đọc các sách về kinh tế ...
Diona: “Day Trader”
Diona là một người rất nóng vội và cô ấy luôn luôn cảm thấy “cần phải làm
việc gì đó”. Kiểu giao dịch của Diona là những giao dịch mở và đóng trong
ngày. Vài ngày, cô ấy có thể chỉ giao dịch một lần. Nhưng đa số các ngày khác,
cô ấy thường giao dịch vài lần trước khi thị trường đóng cửa. Diona đóng tất
cả các giao dịch khi thị trường đóng cửa (5 pm. EST) hoặc khi một phiên giao
dịch nào đó đóng cửa chẳng hạn như phiên giao dịch của Châu Âu hoặc Châu
Á. Như một “day trader”, Diona cảm thấy cần phải có mặt suốt thời gian thị
trường mở cửa bởi vì cô ấy sợ bỏ mất một cơ hội giao dịch tốt. Cô ấy không
muốn mạo hiểm và sợ mất nhiều tiền trong mỗi giao dịch vì thế cô ấy sử dụng
mức stop loss ít.
Diona đã mất vài năm để phát triển một chiến thuật riêng để kiếm tiền từ thị
trường Forex. Tài khoản của Diona đủ lớn để cô ấy có thể nghỉ việc và theo
dõi thị trường cả ngày như hiện nay. Mặc dù Diona nắm rõ mọi tin tức trong
ngày, nhưng cô ấy chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Cô ấy
thường sử dụng các công cụ kỹ thuật dạng “oscillator” như MACD, RSI,
Stochastic và đường trung bình, các công cụ này cho tín hiệu mở và đóng giao
dịch và Diona chỉ trade theo tín hiệu.
Hầu như mỗi ngày Diona kiếm được từ 10 – 50 pips hoặc hơn nữa trong khi
mức thua lỗ tối đa chỉ khoảng từ 10 – 20 pips, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cũng
“scalp” theo thị trường. “Scalping” là một phương pháp giao dịch với lượng
lớn và chỉ thu lợi vài pips (thường 5 – 10 pips). Phần lớn các giao dịch scalp
của Diona chỉ kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giây!
Phương pháp “day trading” và “scalping” cho phép Diona thực hiện từ một
đến vài giao dịch một ngày và đáp ứng nhu cầu “cần phải làm việc gì đó”. Sự
tin tưởng vào hệ thống của mình (system) cho phép Diona kiên định với kế
hoạch và các nguyên tắc giao dịch của mình.Cô ấy không phải quyết định nên
hay không nên mở giao dịch vì đồ thị đã làm việc này cho cô ấy! Tuy nhiên,
Diona biết rằng hệ thống giao dịch của mình không hoàn hảo. Diona thua hơn
một nửa số giao dịch nhưng mức thu lợi trung bình gần gấp đôi mức thua lỗ.
Vì thế xét về lâu dài Diona vẫn thu lợi từ thị trường Forex. Bây giờ cô ấy có
thể làm việc tại nhà, tự mình làm chỉ và có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào.
Bạn thuộc kiểu trader nào?
Vậy thì bạn thuộc kiểu trader nào?
Câu hỏi đầu tiên là “Bạn phải bỏ bao nhiêu thời gian để giao dịch và một giao
dịch của bạn có thể kéo dài bao lâu?
Chúng ta có thể xác định các kiểu giao dịch khác nhau bằng khung thời gian.
Hãy xem qua các kiểu giao dịch dưới đây và xem cái nào phù hợp với bạn :
Scalping – Scalper là một trader ngắn hạn, thường mở và đóng giao
dịch chỉ trong vài giây. Phần lớn các forex broker ngăn cản kiểu giao
dịch này. Kiểu giao dịch này cũng rất mạo hiểm do sử dụng lượng giao
dịch lớn để kiểm lợi nhuận từ vài pips. Không dành cho những người
yếu tim hoặc ít tiền.
Day traders – là những trader mở và đóng giao dịch trong cùng một
phiên giao dịch (trading session).
Swing traders – là những trader có thể giữ giao dịch trong vài ngày.
Position trading – là những trader dài hạn, họ có thể giữ một giao dịch
từ vài tuần đến vài tháng.
Câu hỏi kế tiếp “Bạn phân tích thị trường và quyết định giao dịch dựa vào cái
gì?
Technical (phân tích kỹ thuật) – sử dụng đồ thị và các công cụ kỹ thuật
để phân tích biến động giá trước đó của cặp tiền để tiên đoán biến động
giá trong tương lai
Fundamental (phân tích cơ bản)– theo dõi và phân tích các báo cáo kinh
tế và các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, việc làm hoặc các thông tin chính
trị có thể ảnh hưởng đến kinh tế và đồng tiền của một quốc gia.
Và câu hỏi cuối cùng “Bạn là một “system trader”, hay “discretionary
trader”?”
System Trader – một system trader thực hiện mở và đóng giao dịch khi
có tín hiệu từ hệ thống giao dịch của mình bao gồm các công cụ kỹ
thuật. VD: nếu công cụ Stochastic cho thấy cặp tiền đang oversold thì
system trader sẽ tự động mở giao dịch “buy”.
Discretionary trader – kiểu giao dịch này thường là các trader sử dụng
cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật có thể cho
một tín hiệu mở giao dịch tốt, nhưng phân tích cơ bản lại cho thấy một
tương lai khác cho cặp tiền đó.
Tóm tắt
Thành công trong giao dịch forex là một việc khó khăn, mất thời gian và đôi
khi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Những người mới học làm trader cần phải
xác định đúng đắn ngay từ khi bắt đầu. Người mới bắt đầu nên khởi đầu với
số tiền nhỏ và luôn đánh giá các giao dịch thắng lợi cũng như thua lỗ của
mình.
Như tôi đã nói từ đầu, việc giao dịch không giống như mua một cái áo. Không
có một kích cỡ vừa cho mọi người. Trước khi bạn có thể thành công trong
giao dịch, bạn phải mất nhiều thời gian thực tập, học được các ưu điểm cũng
như khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình cũng như tích
lũy vốn, kinh nghiệm.
Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi và xem lại nhật ký giao dịch của bạn để
xem bạn phù hợp với những tình huống nào. Sau đó bạn có thể quyết định
kiểu giao dịch phù hợp cho bạn.
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? -
Phần 1
Thật ra có rất nhiều sự khác biệt giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới,
nhưng sự khác biệt chủ yếu là những Traders chuyên nghiệp luôn xem xét xác
định & kiểm soát rủi ro cho từng lệnh vào ra thị trường, trong khi những
Traders mới luôn nghĩ đến việc họ sẽ mong đợi kiếm được bao nhiêu tiền cho
mỗi lệnh vào ra thị trường của mình. Thực tế này có lẽ các Traders chúng ta
ai cũng biết & nghe nói, nhưng tại sao lúc nào khi vào ra lệnh đều khó mà
thực hiện được điều này? Bởi vì nghe nói và biết thì hoàn toàn khác với ứng
dụng thật sự, đó chính là lý do tại sao trong khi những Traders chuyên nghiệp
đang KINH DOANH có lãi, thì những Traders mới lại đang ĐÁNH BÀI
NGÀY CÀNG THUA. Nếu những Traders mới thay đổi được thói quen,
không còn chỉ có nghĩ là cái này tôi nghe nói rồi, cái này tôi biết rồi, mà
chuyển hóa những suy nghĩ này thành nhận thức thật sự ăn sâu vào máu khi
thực hiện giao dịch, thì mọi chuyện tôi tin chắc là sẽ khác.
Cách đây không lâu, có dịp ngồi nói chuyện với một anh bạn trẻ, theo được
biết là anh ta cũng đã chơi chứng khoán và mong muốn bắt đầu nhảy qua
chơi FX. Anh ta cho biết anh sẽ gom tiền mở một tài khoản khoảng 5k và mục
tiêu trước mắt của anh ta là mỗi ngày anh ta giao dịch 30 lot?! Tôi nghe mà
thật sự giựt mình! Rõ ràng anh ta chỉ nghĩ tới khả năng kiếm lời chứ chưa
lường trước được rủi ro. Mặc dù tôi & nhóm bạn có hết lời khuyên và mổ sẽ
những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tôi tin là anh chưa thể cảm nhận thực sự về
vấn đề rủi ro đang rình rập trước mắt đó.
Nói vậy để thấy mức độ thu hút của thị trường này có sức hấp dẫn lòng tham
con người như thế nào, và sự ảo tưởng về viễn cảnh làm giàu nhanh chóng của
đa số các trader mới, kể cả một số trader vài năm kinh nghiệm. Đối với anh
bạn trẻ đó, tôi có lời khuyên rất chân tình là khi nhảy vào thị trường này, thì
điều trước tiên nên học là bài học quản lý tiền, vì nếu không quản lý tiền được
thì cho dù tôi có nói trước cho anh ta giá sẽ đi hướng nào trong thời gian xắp
tới, tôi đảm bảo anh ta cũng không thắng nổi nếu không có phương pháp
quản lý tiền hiệu quả. Đồng thời nếu có phương pháp quản lý tiền tốt, tính kỷ
luật và nguyên tắc luôn duy trì, tôi nói với anh ta số tiền 5k đó trong 2 năm có
thể sẽ là hơn 100k! Mặc dù là tôi nói đùa với anh ta, nhưng đó là hoàn toàn sự
thật.
Trước đây, thỉnh thoảng tôi có việc qua Campuchia công tác, ngoài giờ làm
việc không có việc gì làm, thế là tôi ghé Casino Phnom Penh chơi giải trí.
Casino bên đó thật sự là đẹp so với các Casino Mộc bài, và cảm giác khi vào
đó không biết ngày và đêm, có lẽ do họ cố tình thiết kế như vậy để các con bạc
khác máu không còn biết đến khái niệm thời gian? ban đầu tôi đổi 500 USD
ra các đồng tiền nhựa mà thường gọi là phỉnh, khi cầm các phỉnh trong tay
với đủ loại mệnh giá, tôi bắt đầu kiếm bàn còn trống để đặt phỉnh đánh bài.
10 phút đầu tiên, tôi còn biết giá trị của những phỉnh đang cầm trong tay là
tiền, nhưng chừng 30 phút sau "khái niệm tiền" đã không còn và hầu như
không nghĩ tới, cứ thế đặt giá trị ngày càng lớn hơn, thua lại tiếp tục lấy tiền
mặt đổi ra tiền NHỰA chơi tiếp, nhưng tôi nghĩ nếu thật sự các sòng bài chỉ
sử dụng tiền mặt thật sự đặt cược trực tiếp, thì đố mà tôi dám cầm tờ 20USD,
50USD hay thậm chí 100USD để đặt cược cho ván bài của mình.
Trở lại vấn đề trong trading cũng vậy, chúng ta kiếm tiền hay thua lỗ đều
thông qua mỗi lần chúng ta đặt lệnh, do không trực tiếp cầm tiền trên tay, nên
có lẽ khái niệm về tiền không còn quan trọng hay nói đúng hơn là chúng ta
quên là những lệnh đó đều là tiền thật 100%, do đó mới có trường hợp đặt
lệnh vô tội vạ, đặt lệnh tùy hứng, đặt lệnh vì tôi cho là thế này, tôi cho là thế
kia....
Tôi giả sự có một người bạn mời bạn hợp tác làm ăn, sau khi trình bày
phương án, bạn cảm thấy tính khả thi & khả năng thành công không cao, bạn
lập tức từ chối. Hoặc khi bạn thấy dự án có tính khả thi cao, bạn sẽ quyết định
thực hiện và bắt đầu suy nghĩ, tính toán chi tiết xem mình sẽ góp vốn với số
tiền cụ thể bao nhiêu? nếu thua lỗ thì sao, số tiền đó có ảnh hưởng gì đến cuộc
sống gia đình mình không? và mức độ chấp nhận rủi ro trong phi vụ làm ăn
này như thế nào?......nói chung bạn tính toán đủ điều, mất rất nhiều thời gian
để ra quyết định đầu tư.
Trong khi giao dịch trên thị trường Fx đầy rủi ro này, đa số các Traders mới
thường không suy nghĩ kỹ lượng và cẩn thận cho mỗi lệnh giao dịch của mình,
không tính toán mức độ rủi ro mình sẽ chấp nhận để đạt được kỳ vọng lợi
nhuận nào đó, do đó sẵn có tiền trong tay khoản, và có phần mềm giao dịch
sẵn trong tay, nên cứ thế mà ra vào lệnh tùy tiện, khi giá đi ngược hướng thì
tiếc, không chịu cắt lỗ, cứ thế đã lỗ ngày càng thêm lỗ....thì chẳng khác nào
đang đánh bạc bên Casino?!
Thật ra có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường FX, như là
trên thị trường có bao nhiêu Traders, thì có bấy nhiêu cách giao dịch. Có
nhiều Traders có hệ thống giao dịch rất tốt nhưng vẫn thua lỗ, trong khi
những Traders có khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường FX thì hiểu
rất rõ về mức độ rủi ro và tầm quan trọng trong việc nhận ra rủi ro, trước khi
xác định mức lợi nhuận cho từng lệnh giao dịch của mình.
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 2
Có một chuyện rất thực tế như thế này, chỉ mới xảy ra cách đây không lâu.
Thông thường trên những diễn đàn công cộng xuất hiện rất nhiều"chuyên
gia" để post chiến lược cho mọi người tham khảo, nhất là những newbies,
những người post chiến lược hàng ngày phải công tâm mà nói họ rất nhiệt
huyết( Ở đây tôi không đề cập hay bàn đến đến vấn đề đánh bóng tên tuổi hay
chiến lược đó đúng hay sai - vì cơ bản là không ai có thể ra chiến lược đúng
100% bất kể chuyên gia nào trên thế giới đi nữa) và là công việc rất đáng quý,
những chiến lược họ đưa ra cũng là một trong số những nguồn để các traders
tham khảo!
Trong khi đó tôi có biết một anh bạn trẻ, anh này tuy trẻ nhưng cũng có thể
nói cũng kinh nghiệm xương máu về thị trường này rất nhiều, tính tình thì
cương trực, thẳng thắng và kể cả sự bốc đồng của tuổi trẻ. Anh ta thường hỏi
tôi và muốn tôi đưa chiến lược hàng ngày để anh ta giao dịch. Đối với tôi mà
nói, đưa chiến lược mỗi ngày cho anh ta là chuyện hết sức đơn giản, nhưng
sau những chiến lược đó là gi?
Tôi có cháu trai 8 tuổi, trước đây cháu thường hay ngồi cùng tôi mỗi khi tôi
giao dịch hay phân tích biểu đồ, cháu cũng thường hỏi và tôi có giải thích,
nhưng thật sự không ngờ là thời gian trôi qua vậy mà bây giờ mới 8 tuổi cháu
có thể nói hay tự ra chiến lược nên mua tại đâu, chốt lỗ tại đâu, hay mỗi khi
tôi có dịp ra ngoài là tôi thường điện thoại về hỏi cháu xem giá hiện tại như
thế nào, khung 4H, 1H đang như thế nào, cháu hoàn toàn có thể trả lời cho tôi
theo những gì cháu hiểu và tôi cũng có thể hình dung được giá lúc đó theo lời
mô tả của cháu).
Trở lại vấn đề anh bạn trẻ đó, tôi nói khi nào muốn tôi ra chiến lược thì bắt
buộc phải theo đúng kỷ luật và phương pháp quản lý tiền, thì lúc đó tôi mới
đưa chiến lược cụ thể. Vì rỏ ràng là một khi những chiến lược đưa ra, chắc
chắn là sẽ có chiến lược sai, không thể tránh khỏi...nhưng sợ do thói quen thấy
chiến lược đúng thường xuyên mà vô tình ngày hôm đó ra chiến lược sai,
trong khi đã hình thành thói quen, nhầm ngay lúc đó anh ta vào lệnh full tài
khoản, thì....
Chính vì vậy, tôi nói anh ta mở thêm một tài khoản nhỏ thôi chừng 1k và chỉ
cần áp dụng phương pháp quản lý tiền đúng như tôi hướng dẫn, rồi có thể
chọn lựa bất cứ chiến lược nào có trên diễn đàn mà vào lệnh thử nghiệm
phương pháp quản lý tiền. Nhưng chỉ được một vài ngày là tuân thủ kỷ luật
về quản lý tiền, sau đó anh ta có nói là anh ta sẽ thử tuân thủ stoploss của
người ra chiến lược mà không thử phương pháp quản lý tiền như ban đầu
xem sao? và y như rằng ngày đó anh ta cháy tài khoản! Lý do? lại rơi vào vấn
đề tâm lý!
Hôm đó anh ta theo một chiến lược bán vàng, cũng sử dụng stoploss hẳn
hoi....nhưng có điều đánh khối lượng lớn hơn mức dự kiến ban đầu, đến khi
giá đi hơi ngược hướng thi nhận được thông báo thay đổi dời stoploss, lúc này
tâm lý của anh ta bắt đầu hơi dao động, tuy nhiên anh ta cũng dời stoploss
theo. Đến khi giá đi gần hit stoploss của đợt dời vừa rồi, anh ta lại chao đảo
trong suy nghĩ...và bắt đầu sợ hit stoploss giá sẽ đi xuống, anh ta lại tự tiếp tục
dời lên mức cao hơn chút...giá lại tiếp tục rượt đuổi stoploss của anh ta, sau
cùng anh ta bỏ hẵn stoploss không sử dụng, không đầy vài giờ sau....cháy tài
khoản thử nghiệm"quản lý tiền" hơn 1.1k trong tic tac.
Nói như vậy để thấy vấn đề stoploss quan trọng như thế nào. Stoploss ảnh
hưởng rất nhiều đến tâm lý trong giao dịch, một khi anh đã không tin điểm
stoploss của mình một lần, có nghĩa là anh nghi ngờ phân tích vừa rồi của
mình, thì chắc chắn tâm lý anh sẽ bị dao động...và sau cùng bỏ luôn stoploss.
Theo tôi được kể, những nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng lớn trên thế
giới(không bàn đến đa dạng trương mục đầu tư của Ngân hàng), trong cũng
có FX. Các tiêu chí đánh giá các trader của ngân hàng, trong đó có tiêu chí
đánh giá điểm đặt stoploss của trader đó. Thường các trader của ngân hàng
được ấn định cho mức chốt lỗ, chốt lời riêng theo từng trader và kế hoạch
quản lý vốn(ở đây không bàn tới), nhưng nếu trader nào đặt stoploss mà tại
đó giá khớp lệnh chốt lỗ xong quay xuống, hay những trader nào đặt chốt lỗ
quá cao không phù hợp...thì cũng bị xét điểm kém cho tiêu chí đó.
Mặt khác, những Traders mới & non kinh nghiện thì luôn nghĩ tới số tiền
mình phải kiếm được cho mỗi lệnh vào thị trường, và như vậy thường dẫn tới
việc vào lệnh một cách hấp tấp, vội vã thiếu suy tính do sợ mất cơ hội kiếm
tiền, dù là khả năng đạt lợi nhuận rất thấp. Không phải là không có việc các
Traders mới vẫn có khả năng kiếm lời với tỷ lệ đạt trên 70% số lần vào lệnh,
nhưng thực tế như chúng ta thấy, kết quả vẫn thua lỗ liên tục, thậm chí cháy
tài khoản, phải vay mượn, hay bán bớt tài sản để nộp tiền vào tài khoản.
Những Traders có khả năng kiếm lợi nhuận từ thị trường này, có thể chỉ có
50% lệnh thắng trong thị trường, nhưng kết quả sau cùng họ vẫn có lợi
nhuận, vẫn sống khỏe với nghề này mà không bị hao tổn công sức, tinh thần,
thời gian, tiền bạc...như những Traders thua lỗ trong thị trường này.
Mục tiêu quản lý tiền một cách thành công trong giao dịch là mục tiêu và yếu
tố then chốt, quan trọng nhất để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường, đồng
thời cũng là yếu tố chủ chốt của những Traders thành công trong thị trường
này, ai cũng có trong người. Các kiểu quản lý tiền của họ có thể khác nhau,
nhưng tất cả đều có chung phương pháp đã được kiểm chứng dựa vào chính
kinh nghiệm của từng Trader.
Đó chính là vũ khí và nghệ thuật đạt tới mức độ ổn định trong người mỗi
Trader thành công này, do đó tôi nghĩ các Trader mới chúng ta nên nghiêm
túc học hỏi, trau dồi và nhận thức tầm quan trọng kinh nghiệm của các
Trader dày dạn kinh nghiệm này. Không phải chỉ vài ba chỉ số trong PTKT là
có thể vỗ ngực xưng tên, ta đây cao thủ, ta đây Pro...!?
Chính vì tầm quan trọng của nó, tôi muốn các bạn có cái nhìn nghiêm túc
hơn, và chiều sâu hơn với nghề này, đồng thời tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về
cách quản lý tiền & quản lý vốn một cách cụ thể. Nếu biết kết hợp quản lý
tiền, và trau dồi TÂM LÝ trong giao dịch, tôi tin chắc các bạn sẽ thành công.
Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 3
Lòng tham
Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại lòng tham được thể hiện qua nhiều
góc độ khác nhau, mức độ khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, long tham
thể hiện ở chỗ chúng ta luôn muốn phần thắng về mình hay lợi ích về minh
trong giao tiếp, nhưng do có tri thức nên chúng ta biết khắc chế lòng tham
đúng mức, phù hợp với từng tình huống khác nhau.
Trong kinh doanh, lòng tham chúng ta thể hiện ở chỗ muốn chi phí hoạt động
kinh doanh thấp nhất, nhưng lợi nhuận phải đạt ở mức cao nhất. Tuy nhiên
do tri thức và sự hiểu biết, chúng ta thường chấp nhận thực tế, không đặt mục
tiêu lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp chất lượng về mặt dịch vụ hay sản phẩm
mà chúng ta cung cấp, để bỏ ra mức chi phí đầu tư không xứng tầm hay
không đủ để đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
Trong trading, lòng tham được thể hiện bằng cách chúng ta chỉ nhắm tới lợi
nhuận đạt được cho từng lệnh giao dịch, mà không chấp nhận mức rủi ro hay
chi phí giao dịch chúng ta phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận như mong muốn.
Do vậy, một khi chúng ta vào lệnh sai hướng, thay vì nhận thấy vấn đề, chúng
ta nên thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt, chờ cơ hội mới, nhưng do lòng
tham…đa số trader chúng ta không muốn mất chi phí đầu tư đó thể hiện qua
lệnh cắt lỗ, mà chỉ duy ý chí mong muốn thị trường sẽ quay đầu… và đạt
được lợi nhuận như kỳ vọng ban đầu!?
Kết quả là thua lỗ ngày càng lỗ, xảy ra tình trạng cháy tài khoản và kẹp lệnh!
Nỗi sợ hãi
Nỗi sợ hãi lại là một góc độ khác trong mỗi chúng ta, đó là vấn đề tất cả chúng
ta thường đối mặt và cố gắng vượt qua trong những thời điểm và tình huống
nhất định. Giống như long tham, nỗi sợ hãi thường không bộc lộ ra bên ngoài,
mặc dù sự thật là mỗi chúng ta đều trải qua. Nỗi sợ hãi chung phổ biến
thường là sợ người khác nghĩ mình không biết, và sợ mình không làm được
hay…sợ bị mất tiền, thua lỗ.
Đó hoàn toàn là lý do chính đáng…nhưng hoàn toàn khác biệt và trở thành
vấn đề lớn khi xuất hiện trong trading.
Trước đây tôi có nói chuyện với một trader, anh ta bắt đầu chơi trong thị
trường FX này khoảng hơn 1 năm. Khi nói chuyện với tôi anh ta tỏ ra biết rất
nhiều, nào là chỉ số này như thế nào, chỉ số kia ra sao.. và cho tôi xem cả tài
khoản đang giao dịch thật của anh ta. Quả thật trong 5 lệnh của anh ta, thì có
đến 3 lệnh đang lời khoảng chừng hơn $30/lệnh, trong khi 2 lệnh lỗ kia, một
lệnh lỗ khoảng $120 và một lệnh lỗ $340. Tôi có hỏi tại sao anh ta không cắt lỗ
mà lại để lỗ nhiều vậy? anh ta cho biết không sao, thế nào giá nó cũng xuống
lại và lúc đó chốt lời giống như lệnh này!?(một trong 3 lệnh lời anh ta chỉ cho
tôi).
Rõ ràng tôi thấy anh ta muốn thể hiện mình là người biết nhiều và có kinh
nghiệm trong giao dịch thị trường này, nhưng có điều anh ta không hiểu được
tính chất của thị trường, đồng thời anh ta không nhất quán và sợ lỗ khi giao
dịch, anh ta sẵn sàng nuôi lệnh lỗ băng mọi giá vớ niềm tin và hy vọng cao độ
giá sẽ quay về theo đúng suy nghĩ của anh ta.
Mặc dù khi đặt lệnh, mà lệnh đó bị cắt lỗ hay thua lỗ là một mất mát, nhưng
thực tế là trên thế giới hàng ngày có hàng tá người thua lỗ, kể cả những lệnh
giao dịch của các Ngân hàng lớn, nhưng họ vẫn chấp nhận và xem đó là chi
phí kinh doanh cho kỳ vọng đầu tư của họ. Nếu đầu tư thua lỗ, dư án phông
khả thi…họ rút khỏi thị trường rất sớm.
Đôi lúc sai hướng trong giao dịch là chuyện không thể tránh, nhưng vấn đề là
chúng ta phải biết và can đảm chấp nhận sự thua lỗ đó. Hãy thực hiện chuẩn
xác và kỷ luật theo đúng kế hoạch giao dịch của bạn! Các bạn hãy tin đi, giao
dịch hoàn toàn không khó! Mà chẳng qua là đấu tranh tâm lý giữa lòng tham
và nỗi sợ hãi mỗi khi vào lệnh.
Sự thật là một khi đã vào lệnh, bạn không thể duy ý chí bảo thị trường sẽ chạy
theo hướng của bạn mong đợi, bạn sẽ không thể kiểm soát thị trường. Thật
đáng tiếc là đa số trader chúng ta đều kỳ vọng và mong đợi thị trường quay
đầu lại khi sai hướng mà không chịu thoát từ lúc đầu. Lúc đó bặt đầu sợ hãi,
lo lắng, rối tung lên…dẫn tới việc lại tiếp tục ra những quyết định vội vàng,
thiếu cân nhắc, và ngày càng dính chặt và phụ thuộc vào lệnh ban đầu, không
lối thoát.
Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm xem giao dịch là thú vui, đồng
thời cũng là nghề, họ chấp nhận có rủi ro để đạt được kỳ vọng. Họ không ảo
tưởng, duy ý chí và tất nhiên họ không bao giờ để mất đi niềm vui trong giao
dịch khi bỏ tiền bạc và công sức nuôi những lệnh lỗ thảm hại.
Đôi khi vào lệnh sai hướng và bị cắt lỗ là điều không tránh khỏi. nếu tôi nói
với bạn là tôi vào lệnh chưa bao giờ bị cắt lỗ, bạn tin không? Đương nhiên làm
sao bạn tin được!
Do đó lòng tham và nỗi sợ thường có nguồn gốc từ cái tôi của bản thân, bạn
cần phải biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong trading. Bạn sợ
thua lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều đó.
Bạn sẽ vượt qua như thế nào?
7 sai lầm chết người trong đầu tư
Hầu hết các nhà đầu tư đều phải lãnh hậu quả do đặt niềm tin sai lầm vào con
đường dẫn đến những thương vụ thành công.Có 7 sai lầm thường gặp nhất và
chúng được gọi là “sai lầm chết người” trong lĩnh vực đầu tư. Trên con đường
thành công của các nhà đầu tư bậc thầy như Warren Buffett và George Soros
không bao giờ xuất hiện những sai lầm này. Nếu muốn loại bỏ nó, trước tiên
chúng ta cần xét xem chúng sai ở điểm nào.
Sai lầm thứ nhất: Tin rằng việc dự đoán động thái kế tiếp của thị trường chắc
chắn sẽ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Thực tế là các nhà đầu tư, kể cả những người thành công nhất, cũng không hề
giỏi hơn bạn trong việc dự đoán thị trường.
Chắc hẳn bạn còn nhớ thời điểm một tháng trước vụ sụp đổ thị trường chứng
khoán New York vào tháng 10 năm 1987, ảnh của George Soros đã xuất hiện
trên bìa tạp chí Fortune với thông điệp sau: “Việc các loại cổ phiếu của Mỹ
liên tục tăng giá và vượt ra khỏi những ước tính cơ bản về giá trị không có
nghĩa là sau đó chúng phải tụt dốc nhanh chóng. Thị trường được định giá
quá cao không có nghĩa là không bền vững. Nếu muốn biết cổ phiếu của Mỹ
có thể được định giá cao đến mức nào, bạn hãy nhìn vào nước Nhật”.
Trong khi vẫn đang nói về tình hình tăng giá các loại chứng khoán của Mỹ,
ông lại linh cảm về một sự sụp đổ sắp xảy ra… ở Nhật. Sau đó, vào ngày
14/10/1987, ông còn nhắc lại quan điểm này trên tờ Financial Times.
Chỉ một tuần sau thôi, Quỹ Quantum của Soros bị thiệt hại hơn 350 triệu đôla
khi thị trường chứng khoán của Mỹ (chứ không phải của Nhật) sụp đổ. Lợi
nhuận cả năm đã lặng lẽ ra đi chỉ trong vài ngày. Qua sự việc này, Soros đã
thừa nhận: “Thành công về tài chính của tôi đối lập hoàn toàn với khả năng
của tôi trong việc dự đoán tình hình”.
Còn Buffett thì sao? Ông hoàn toàn không quan tâm đến việc thị trường sẽ đi
về đâu và cũng chẳng có chút hứng thú nào với các dự báo. Đối với ông thì
việc “dự báo trước có thể tiết lộ nhiều điều về người dự báo, chứ không cho
biết gì về tương lai sắp tới”.
Các nhà đầu tư thành công không bao giờ quyết định bỏ vốn nếu chỉ dựa vào
những thông tin dự báo về các động thái kế tiếp của thị trường. Trên thực tế,
Buffett và Soros là những người đầu tiên khẳng định rằng nếu họ phụ thuộc
vào các dự báo về thị trường, thì chắc chắn là họ đã phá sản từ lâu rồi.
Không ít người cho rằng việc dự báo chẳng qua chỉ là trò kiếm cơm của mấy
tờ báo về đầu tư nhằm tiếp thị cho các quỹ tương hỗ, và chúng không thể
mang đến thành công cho các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 2: Đặt trọn niềm tin vào các “chuyên gia tư vấn” do tuân theo suy
nghĩ: “Nếu tôi không thể dự đoán được thị trường thì sẽ có người làm được
điều đó, và tôi chỉ cần tìm cho ra người này”.
Thực tế là nếu thật sự bạn có thể dự đoán tương lai, liệu bạn có leo lên nóc
nhà và hét toáng lên cho mọi người biết về khả năng kỳ diệu đó không? Hay
bạn sẽ giữ kín thông tin đó để rồi mở một dịch vụ môi giới nhằm kiếm được
một số tiền kếch xù từ những gì mình biết được?
Khi đưa ra dự đoán về “một vụ sụp đổ sắp xảy ra trên thị trường chứng
khoán”, Elaine Garzarelli cũng chỉ là một trong số hàng ngàn chuyên gia xử
lý số liệu ở New York . Điều đáng nói là dự báo này được đưa ra vào ngày 12
tháng 10 năm 1987, chỉ một tuần trước “Ngày thứ hai đen tối” - ngày mà chỉ
số của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York giảm hơn 22%.
Thế là chỉ trong phút chốc, Elaine Garzarelli trở thành một nhân vật nổi tiếng
và được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ
trong vài năm, bà đã có được một gia tài lớn nhờ tiếng tăm của mình.
Phải chăng Elaine Garzarelli đã làm giàu bằng cách thực hiện các thương vụ
đầu tư theo đúng như những gì bà đã khuyên người khác? Không phải đâu.
Sau sự kiện kể trên, bà trở thành một trong những chuyên gia tư vấn có mức
lương cao nhất nước Mỹ (ước đoán khoảng 1.5 đến 2 triệu đôla một năm).
Tiền cứ thế đổ về Quỹ tương hỗ mà bà là một trong những người tham gia
đồng sáng lập và chưa đầy một năm, tổng số tiền đã lên đến con số 700 triệu
đôla. Mức quản lý phí 3%, tức 21 triệu đôla mỗi năm, sau khi chia lại cho anh
em nhà Shearson Lehman – những người đồng sáng lập và các cộng sự, cũng
giúp bà thu về một khoản tiền không nhỏ. Ngoài ra, năm 1996, bà còn phát
hành một bản tin đầu tư và ngay lập tức có hơn 82.000 người đăng ký đặt
mua dài hạn.
Vậy là những lợi ích kinh doanh từ địa vị của một chuyên gia tư vấn đã giúp
chính Elaine Garzarelli cũng như anh em nhà Shearson làm giàu, chứ không
hề giúp gì nhiều cho những người làm theo lời khuyên của bà.
Đến năm 1994, các cổ đông đã bỏ phiếu đồng ý giải thể Quỹ tương hỗ của bà
với lý do hiệu quả hoạt động của quỹ thấp đến mức không thể chấp nhận
được. Doanh thu trung bình trong suốt thời gian quỹ hoạt động chỉ đạt 4,7%
mỗi năm, so với con số 5,8% của S&P 500.
17 năm sau khi lọt vào tâm điểm chú ý của giới đầu tư, Elaine Garzarelli vẫn
duy trì được sự nổi tiếng của mình, thậm chí ngay cả khi quỹ tương hỗ của bà
đã ngừng hoạt động, bản tin của bà không còn ăn khách nữa và những dự
đoán của bà đã không còn giá trị.
Chẳng hạn vào ngày 21/7/1996, khi chỉ số Dow Jones đang ở mức 5.452, bà lại
tiên đoán nó có thể nhanh chóng tăng lên đến 6400. Vậy mà chỉ hai ngày sau,
bà lại tuyên bố những lời hoàn toàn trái ngược: “Thị trường chứng khoán có
thể rớt giá xuống từ 15% đến 25%”.
Đó chỉ là 2 trong số 14 lời dự đoán công khai của bà từ năm 1987 đến năm
1996 được các tờ Wall Street Journal, Business Week và The New York Times
ghi chép lại. Trong số 14 dự đoán đó, chỉ có 5 dự đoán là chính xác mà thôi.
5/14 - tỷ lệ thành công của Elaine Garzarelli là 36%. Nếu thế thì bạn cũng có
thể làm tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn chỉ bằng cách tung một đồng xu.
Ít ra thì trong trường hợp đó, tỷ lệ thành công của bạn sẽ là 50%. Và Elaine
Garzarelli chỉ là một trong số hàng loạt những chuyên gia phân tích thị
trường tại Wall Street - đến rồi lại đi. Bạn còn nhớ Joe Granville không? Vào
đầu thập niên 1980, ông từng là người rất được báo giới yêu mến. Chỉ sau khi
chỉ số Dow Jones ở vào khoảng 800 điểm năm 1982, và ông khuyên mọi người
nên bán bớt cổ phiếu đi, thiện cảm đó mới thay đổi.
Năm 1982 là năm đánh dấu sự khởi sắc và tăng giá đều đặn của thị trường
chứng khoán kéo dài suốt nhiều năm ở thập niên 1980. Tuy nhiên, Granville
vẫn tiếp tục khuyến cáo mọi người hãy nhanh chóng bán bớt cổ phiếu. Đến
khi chỉ số tăng lên đến 1.200, Granville phải rút lui để nhường chỗ cho Robert
Prechter – người đã tiên đoán chính xác đà đi lên của thị trường trong thời kỳ
này.
Thế nhưng sau vụ sụp đổ năm 1987, thị trường đã chững lại và các chuyên gia
lại dự đoán rằng chỉ số Dow Jones sẽ ở vào khoảng 400 điểm vào đầu thập
niên 1990.
Sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử vào thập niên 1990 đã làm xuất
hiện hàng loạt “nhà tiên tri” trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã không còn được nhắc đến sau khi NASDAQ
– sàn giao dịch chứng khoán của các công ty thương mại điện tử – bắt đầu tụt
dốc vào tháng 3/2000.
Nếu thật sự ai đó có thể dự đoán chính xác và nhất quán về thị trường, thì có
lẽ anh ta (hoặc cô ta) đã thoát khỏi sự săn đuổi gắt gao của giới truyền thông
trên thế giới. Một nhà hiền triết đã rất đúng khi nói: “Rất khó dự đoán, đặc
biệt là khi điều dự đoán đó liên quan đến tương lai”.
Những chuyên gia tư vấn trên các phương tiện truyền thông kiếm tiền thông
qua các buổi nói chuyện về những vụ đầu tư, bán lời khuyên của họ, hay nhờ
vào phí dịch vụ quản lý tiền bạc cho khách hàng. Nhưng như John Train đã
đặt vấn đề trong cuốn sách The Midas Touch (Cái chạm tay hóa vàng) thì
“người khám phá ra cách biến chì thành vàng chưa chắc có thể nói cho bạn bí
quyết để làm ra được 100 đôla mỗi năm”.
Đó chính là lý do tại sao Buffett, Soros và những nhà đầu tư bậc thầy khác
biết biến các vụ đầu tư thành tiền bạc, nhưng hiếm khi họ nói về những việc
mình đang làm hoặc về những điều họ đang suy nghĩ về thị trường. Thậm chí,
họ còn rất hiếm khi nói cho các nhà đầu tư của mình biết về những dự định và
hành động của họ đối với số tiền của các nhà đầu tư đó.
Sai lầm thứ 3: Tin rằng “thông tin nội gián” sẽ đem lại nhiều cơ hội thành
công nhất.
Thực tế là: Cho đến nay, Warren Buffett được xem là nhà đầu tư giàu nhất
thế giới. Các bí quyết đầu tư của ông thường được công bố trong các bản báo
cáo hàng năm của công ty. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận và tìm
hiểu những bản báo cáo đó để tự giải đáp thắc mắc về thành công của ông.
George Soros từng được mệnh danh là “Người phá sập ngân hàng Anh” khi
ông giành được chiến thắng trong vụ đầu tư trị giá 10 tỷ đôla vào đồng bảng
Anh.
Thật ra không phải chỉ có mình ông biết điều đó, và ông cũng không phải là
người duy nhất thu lãi lớn trong vụ đầu tư này. Bất cứ nhà đầu tư nào biết
xem xét và phân tích vấn đề đều sẽ nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ đồng
bảng Anh sắp mất giá. Hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn doanh
nhân khác cũng có thể kiếm được món tiền lớn như thế khi đồng bảng Anh
thật sự mất giá so với đồng đôla. Thế nhưng chỉ có Soros biết nắm bắt cơ hội
này và biến cơ hội đó thành 2 tỷ đôla lợi nhuận.
Dựa vào danh tiếng và uy tín sẵn có mà hiện nay cả Buffet và Soros đều dễ
dàng tiếp cận với những người có địa vị cao trong giới tài chính, kinh doanh
và cả các nhân vật quan trọng trong xã hội. Tuy vậy, khi mới bước chân vào
lĩnh vực đầu tư, họ chỉ là những người bình thường và không nhận được sự
bất kỳ sự đón tiếp đặc biệt nào. Mặt khác, tiền lãi đầu tư của cả Buffett và
Soros vào thời điểm khi họ còn chưa được nhiều người biết đến lại cao hơn
hiện nay. Vì thế, việc trông chờ vào nguồn thông tin nội gián dưới bất cứ hình
thức nào đều không giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư.
Buffett cũng nói: “Với một triệu đôla và đầy đủ những thông tin nội gián cần
thiết, bạn có thể trở nên khánh kiệt chỉ trong vòng một năm”.
Sai lầm thứ tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thực tế là: Có thể nói rằng khối tài sản khổng lồ mà Warren Buffett đang sở
hữu hiện nay bắt nguồn từ việc xác định một vài công ty có tiềm năng, rồi chỉ
tập trung đầu tư vào những công ty ấy mà thôi.
Theo George Soros, điều quan trọng không phải là việc bạn hiểu đúng hay sai
về thị trường, mà chính là số tiền bạn có được khi thực hiện suôn sẻ một
thương vụ, và số tiền bạn mất đi khi tính toán sai. Nguồn gốc thành công của
Soros cũng giống như Buffett, nghĩa là lợi nhuận thu được từ những vụ đầu tư
sinh lời sẽ bù đắp số tiền bị thất thoát trong các vụ đầu tư khác.
Trong khi đó, sự đa dạng hóa lại là một hành động trái ngược hoàn toàn, bởi
vì việc có nhiều cổ phần nhỏ, cho dù tỷ lệ lãi suất lớn, thì tổng số vốn của bạn
cũng chỉ có thể thay đổi rất ít.
Tất cả những nhà đầu tư thành công lớn đều sẽ bảo với bạn rằng đa dạng hóa
danh mục đầu tư là trò chơi dành cho những kẻ tầm thường và nhút nhát.
Nhưng chắc chắn đây lại không phải là thông điệp mà bạn có thể nghe được
từ các chuyên gia tư vấn tài chính của bạn.
Sai lầm thứ năm: Tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi
nhuận.
Thực tế là: Giống như các doanh nhân vừa khởi nghiệp, những nhà đầu tư
thành công thường có tâm lý e ngại rủi ro, vì thế họ luôn cố gắng làm đủ mọi
cách để hạn chế rủi ro và giảm thiểu thất thoát.
Tại một hội thảo về vấn đề quản lý được tổ chức cách đây vài năm, các học giả
luân phiên nhau lên trình bày công trình nghiên cứu của mình về “cá tính của
những người đang khởi nghiệp”. Những bài phát biểu chứa đựng khá nhiều
quan điểm bất đồng với nhau, chỉ ngoại trừ một điều: những người đang khởi
nghiệp thường chấp nhận rủi ro, và trên thực tế, đa số họ đều ưa thích mạo
hiểm.
Cuối buổi hội thảo, một doanh nhân ở hàng ghế khán giả đứng dậy và nói
rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình vừa nghe được. Anh nói,
là một người mới khởi nghiệp, anh luôn tìm cách tránh xa mọi rủi ro. Anh
cũng có quen biết nhiều doanh nhân thành công khác và bảo rằng thật là khó
mà tìm được những người thận trọng hơn họ.
Những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người chống lại các
quyết định mang tính rủi ro, và các nhà đầu tư thành công cũng vậy. Biết
phòng tránh rủi ro là điều kiện cần thiết để tích lũy và nhân thêm của cải.
Lĩnh vực đầu tư không có chỗ cho ý tưởng hoang đường này của các học giả.
Thực tế đã chứng minh rằng nếu bạn chấp nhận rủi ro lớn, thì nhiều khả
năng bạn cũng đang tạo ra nguy cơ nhận lãnh những tổn thất khổng lồ.
Cũng giống như các doanh nhân lúc khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành
công hiểu rất rõ rằng mất tiền bao giờ cũng dễ hơn việc kiếm được tiền. Đó là
lý do tại sao họ lại chú trọng việc phòng tránh rủi ro hơn là săn đuổi lợi
nhuận.
Sai lầm thứ 6: Đặt trọn niềm tin vào “Hệ thống đánh giá”, nghĩa là cho rằng
phải dựa vào một số phương pháp để phân tích chi tiết hay sơ bộ các dữ liệu
để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.
Thực tế đây là một hệ quả tất yếu của việc tin vào “các chuyên gia tư vấn”.
Nếu nhà đầu tư có thể thực hành theo hệ thống phân tích của chuyên gia tư
vấn, thì chắc hẳn anh ta sẽ thu được nhiều tiền như chuyên gia này đã nói.
Căn nguyên của việc đặt niềm tin vào “chuyên gia tư vấn” và “hệ thống phân
tích” đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư luôn mong muốn có một điều gì đó
chắc chắn.
Warren Buffett từng trả lời câu hỏi liên quan đến một trong những cuốn sách
viết về ông như sau: “Các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào hệ thống phân tích
bởi vì họ đang đi tìm một công thức để thành công”. Họ hy vọng khi tìm ra
công thức đúng, khi đó tất cả những gì họ cần làm chỉ là cài đặt nó vào máy
tính và theo dõi số tiền sinh sôi nảy nở từ các vụ đầu tư.
Sai lầm thứ 7: Tin rằng bạn hoàn toàn biết rõ tương lai sẽ ra sao, và chắc
chắn rằng thị trường sẽ phải tiến triển đúng như bạn dự đoán.
Thực tế đây là một đặc điểm thường gặp ở những người ham mê đầu tư. Năm
1929, hầu như mọi người đều đồng ý với tuyên bố của Irving Fisher rằng “các
cổ phiếu đã đạt đến trạng thái bình ổn cao một cách lâu dài”, vậy mà chỉ một
vài tuần sau họ đã phải chứng kiến cảnh hỗn loạn khi thị trường chứng khoán
sụp đổ. Khi giá vàng tăng vọt vào thập niên 1970, người ta đã dễ dàng tin rằng
tình trạng lạm phát phi mã là điều không thể tránh khỏi. Còn khi giá trị của
Yahoo, Amazon.com, eBay, và hàng trăm website khác tăng lên gần như mỗi
ngày, thì thật khó để tranh cãi với câu thần chú mà Wall Street đưa ra vào
thập niên 1990: “Lợi nhuận (trong việc đầu tư vào các công ty thương mại
điện tử) không còn là vấn đề chính yếu nữa”.
Đây là một biến thể từ “sai lầm chết người” thứ nhất trong hoạt động đầu tư,
vốn cho rằng bạn phải có khả năng dự đoán tương lai, song những ảnh hưởng
của nó còn mạnh mẽ và đôi lúc bi thảm hơn nhiều.
Một khi nhà đầu tư tin rằng muốn có lợi nhuận thì phải có khả năng dự đoán
tương lai, anh ta sẽ cố tìm kiếm các phương pháp để có thể dự đoán “đúng”.
Nhà đầu tư nào bị rơi vào “sai lầm chết người” thứ bảy trong đầu tư sẽ nghĩ
rằng anh ta gần như nắm chắc được tương lai và đã biết trước tương lai sẽ
mang lại cho anh ta những gì. Vì vậy, cuối cùng khi nỗi đam mê (hay niềm tin
thiếu căn cứ?) không còn nữa, anh ta sẽ phải chứng kiến phần lớn vốn liếng
của mình tan thành mây khói, và thậm chí anh ta còn có thể mất luôn cả nhà
cửa lẫn tài sản của mình.
Trong bảy “sai lầm chết người” này, thì việc thâm nhập thị trường với một
niềm tin võ đoán là điều nguy hiểm nhất đối với số vốn của bạn.
(Trích cuốn "Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett
và George Soros" do Công ty First Newsphát hành)
tổng hợp và sưu tầm.

More Related Content

What's hot

Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán nataliej4
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chonyenthanhlll
 
Hoang linh kiem soat tam ly
Hoang linh kiem soat tam lyHoang linh kiem soat tam ly
Hoang linh kiem soat tam lyLinh Nguyen
 
Giao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongGiao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongHoangMaii
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoánSEOLENTOP1
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánlananhhng
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcNam Nguyễn
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)nthuphuongktqd
 
Quyền Chọn
Quyền ChọnQuyền Chọn
Quyền ChọnBuu Dang
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanTominhhuong83
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánNguyễn Nam
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanMeo Den Milu
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Phuong Dung
 
Cuốn 2 phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287
Cuốn 2   phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287Cuốn 2   phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287
Cuốn 2 phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287jackjohn45
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánThanh Hoa
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-tuyetsp12
 
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 STOCKTRENDY
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoanguest3c41775
 

What's hot (20)

Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
Bài Thuyết Trình Công Ty Chứng Khoán
 
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
Bai 2   cau truc thi truong quyen chonBai 2   cau truc thi truong quyen chon
Bai 2 cau truc thi truong quyen chon
 
Hoang linh kiem soat tam ly
Hoang linh kiem soat tam lyHoang linh kiem soat tam ly
Hoang linh kiem soat tam ly
 
Option
OptionOption
Option
 
Giao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huongGiao dich theo xu huong
Giao dich theo xu huong
 
bai tap lon ttck
bai tap lon ttckbai tap lon ttck
bai tap lon ttck
 
Chứng khoán
Chứng khoánChứng khoán
Chứng khoán
 
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánTìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
 
Thị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otcThị trường phi tập trung otc
Thị trường phi tập trung otc
 
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
Ban luan ve ban khong (short selling) tai vietnam (nguyen thu phuong)
 
Quyền Chọn
Quyền ChọnQuyền Chọn
Quyền Chọn
 
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoanbai-giang-thi-truong-chung-khoan
bai-giang-thi-truong-chung-khoan
 
Slide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoánSlide thị trường chứng khoán
Slide thị trường chứng khoán
 
Thitruongchungkhoan
ThitruongchungkhoanThitruongchungkhoan
Thitruongchungkhoan
 
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
Các tiêu cực trên thị trường chứng khoán
 
Cuốn 2 phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287
Cuốn 2   phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287Cuốn 2   phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287
Cuốn 2 phương pháp vào lệnh - mô hình giá 6121287
 
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoánCác nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
Các nhân tố ảnh hưởng tới giá chứng khoán
 
Slide bg ttck-
Slide  bg ttck-Slide  bg ttck-
Slide bg ttck-
 
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0 TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
TAI LIEU VỀ PHƯƠNG PHÁP BVE 1.0
 
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung KhoanTim Hieu Thi Truong Chung Khoan
Tim Hieu Thi Truong Chung Khoan
 

Viewers also liked (9)

Intro golmart
Intro golmartIntro golmart
Intro golmart
 
Albert einstein quotes
Albert einstein quotesAlbert einstein quotes
Albert einstein quotes
 
Ai cung phai hoc lam nguoi
Ai cung phai hoc lam nguoiAi cung phai hoc lam nguoi
Ai cung phai hoc lam nguoi
 
Tiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobsTiểu sử steve jobs
Tiểu sử steve jobs
 
Echip 281
Echip 281Echip 281
Echip 281
 
Gimc services
Gimc services Gimc services
Gimc services
 
Mujer
MujerMujer
Mujer
 
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trìnhKỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình
 
Cau chuyen nha quan ly carot va nghe thuat khen thuong
Cau chuyen nha quan ly carot va nghe thuat khen thuongCau chuyen nha quan ly carot va nghe thuat khen thuong
Cau chuyen nha quan ly carot va nghe thuat khen thuong
 

Similar to 30 trang về fx trading

Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdf
Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdfMo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdf
Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdftrucleduy1
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietYugi Mina Susu
 
Luật Lệ Sống Còn Trong Trading
Luật Lệ Sống Còn Trong TradingLuật Lệ Sống Còn Trong Trading
Luật Lệ Sống Còn Trong TradingTran Dan
 
Hướng Dẫn Forex Cho Người Mới
Hướng Dẫn Forex Cho Người MớiHướng Dẫn Forex Cho Người Mới
Hướng Dẫn Forex Cho Người Mớirandytran19
 
IronFX | Tìm hiểu về Forex
IronFX | Tìm hiểu về ForexIronFX | Tìm hiểu về Forex
IronFX | Tìm hiểu về ForexThắng IronFX
 
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầu
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầuTổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầu
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầuTuLe517186
 
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...www.KinhdoanhForex.Net
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfBchTrn57
 
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoan
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoanFomo la gi hieu ung fomo trong chung khoan
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoanRedBag Việt Nam
 
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁNHa Nguyen
 
dao cua warren buffett
 dao cua warren buffett dao cua warren buffett
dao cua warren buffettTrong Vu
 
Triệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 nămTriệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 nămkhosachdientu2015
 
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánNguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to 30 trang về fx trading (20)

Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdf
Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdfMo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdf
Mo_Hinh_Gia_123_TraderViet.pdf
 
Trading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng vietTrading in the zone tieng viet
Trading in the zone tieng viet
 
Intro forex-trading-vn
Intro forex-trading-vnIntro forex-trading-vn
Intro forex-trading-vn
 
Luật Lệ Sống Còn Trong Trading
Luật Lệ Sống Còn Trong TradingLuật Lệ Sống Còn Trong Trading
Luật Lệ Sống Còn Trong Trading
 
Hướng Dẫn Forex Cho Người Mới
Hướng Dẫn Forex Cho Người MớiHướng Dẫn Forex Cho Người Mới
Hướng Dẫn Forex Cho Người Mới
 
Forex 101 điều cần biết
Forex 101 điều cần biếtForex 101 điều cần biết
Forex 101 điều cần biết
 
IronFX | Tìm hiểu về Forex
IronFX | Tìm hiểu về ForexIronFX | Tìm hiểu về Forex
IronFX | Tìm hiểu về Forex
 
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầu
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầuTổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầu
Tổng hợp kiến thức về CRYPTO cho người mới bắt đầu
 
SellingOut.pdf
SellingOut.pdfSellingOut.pdf
SellingOut.pdf
 
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...
Kiến thức cơ bản về thị trường Forex - Cách thức kinh doanh tiền tệ trên sàn ...
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
 
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoan
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoanFomo la gi hieu ung fomo trong chung khoan
Fomo la gi hieu ung fomo trong chung khoan
 
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
100 SAI LẦM THƯỜNG GẶP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
 
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docxTiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
Tiểu Luận Vừa Môi Giới Vừa Tự Doanh Công Ty Chứng Khoán.docx
 
dao cua warren buffett
 dao cua warren buffett dao cua warren buffett
dao cua warren buffett
 
Triệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 nămTriệu phú trong vòng 3 năm
Triệu phú trong vòng 3 năm
 
Giai phap dot_pha_doc_thu
Giai phap dot_pha_doc_thuGiai phap dot_pha_doc_thu
Giai phap dot_pha_doc_thu
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoánGiáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
Giáo trình ngiệp vụ kinh doanh chứng khoán
 

30 trang về fx trading

  • 1. 30 trang về fx trading - sưu tầm từ forexngo Đây là loạt bài do bác forexngo - chưa từng gặp tác giả, cũng không biết có phải nguồn từ chính tác giả không, nhưng vì thấy loạt bài này viết bổ ích cho các trader đang tham gia những thị trường khắc nghiệt như vàng, FX nên tôi mạn phép copy làm tài liệu cho các trader Việt có đam mê về PTKT. Cám ơn bác kiemkhach sưu tầm và post lại. -----------------------o0o------------------------- Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng. Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI. Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền. Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000. Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP. Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K. Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được
  • 2. nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009. Kết cục do đâu? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn. Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?........Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN. Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới „SỰ TRÃI NGHIỆM‟ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ‟TÂM LÝ‟ trong trading. Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu). Đặc điểm bản thân và kiểu trade: Nhận biết đặc điểm bản thân của bạn Thành phần trader trong Forex rất đa dạng: nam, nữ, mập, ốm, đẹp, xấu, nhanh nhẹn, chậm chạp, chuyên nghiệp, nghiệp dư …và nhiều hơn nữa. Mỗi trader đều có đặc điểm bản thân riêng, kế hoạch làm việc, sở thích mạo hiểm, nổ lực và khả năng tài chính của riêng mình. Một số trader có thể có vài điểm chung nào đó, nhưng phần lớn đều khác nhau. Điều quan trọng là mỗi chúng ta là một cá thể độc nhất vô nhị. Và tùy thuộc vào cá tính, sở thích cá nhân, và hoàn cảnh của bạn, cách bạn trade sẽ là một yếu tố dẫn dắt bạn tới thành công. Để nhận ra bạn nên trade như thế nào, bạn phải tự khám phá đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch. Đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch sẽ
  • 3. quyết định kiểu trade và phương pháp trade phù hợp cho bạn. Việc trade không giống như một cái áo, nó không có một kích cỡ phù hợp với nhiều người cũng như không có một kế hoạch phù hợp cho mọi trader. Bạn hãy tự thực hiện việc đánh giá cá tính, cách hành xử, sự tự tin và cảm xúc của bạn. Bạn có tính kỷ luật không? Bạn là người không thích mạo hiểm hay là người thích mạo hiểm cao? Bạn là người do dự hay phóng khoáng? Bạn là người kiên nhẫn hay bốc đồng? Bạn thích chơi nhảy bungee hay đi tham quan viện bảo tàng?… Một cách tuyệt vời để giúp bạn tự đánh giá bản thân là lập nhật ký giao dịch. Nó sẽ giúp bạn phân tích quá trình suy nghĩ của bạn sau khi giao dịch và xác định ưu điểm và khuyết điểm của bạn trong giao dịch. Hiểu được đặc điểm bản thân của mình là một chuyện, nhưng hiểu được đặc điểm bản thân của bạn trong giao dịch lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nhật ký giao dịch cho phép bạn xem lại các giao dịch thắng và thua của bạn để từ đó rút ra được nguyên nhân tại sao bạn thắng hoặc thua. Bây giờ, trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích các kiểu giao dịch, hãy xem qua sơ lược một số trader, xem kiểu giao dịch của họ và ảnh hưởng cuộc sống của họ. Các kiểu giao dịch Pete : “Position Trader” Peter là một người đàn ông bận rộn với vợ, 8 con, 4 con , 3 con mèo, 02 con chuột và một con rồng komodo. Thực khó để nuôi sống một gia đình lớn như vậy, nhưng cũng may mắn vì Pete là một bác sỹ thành đạt. Pete không thích ngồi trước máy tính cả ngày. Ông ấy thích đọc về kinh tế thế giới và có một danh sách các quốc gia mà ông ấy theo dõi các thông tin kinh tế. Pete thích “position trade”. Ông ấy chỉ trade vài giao dịch trong một năm. Thường là vào cuối năm ông ấy có thể đếm các giao dịch của mình trên một bàn tay. Để thực hiện giao dịch, ông ấy sử dụng phân tích cơ bản. Nghĩa là ông ấy bỏ ra một hoặc 2 giờ mỗi tuần để xem các báo cáo kinh tế (như GDP, việc làm, CPI…). Sau đó ông ấy đưa ra quyết định cách giao dịch, nhưng không thực hiện tự động với các tín hiệu. Các giao dịch của Pete là long-term vì vậy lợi nhuận là rất lớn – nhưng cũng vì vậy mà stop loss cũng lớn. Mức stop loss của ông ấy thường trong khoảng từ 100-500pips trong khi đó lợi nhuận trong
  • 4. khoảng từ 500 – 1,000pips hoặc hơn nữa. Giao dịch của ông ấy có tỷ lệ reward/risk lớn, điều này cho phép ông ta giảm tối thiểu khi thua, nhưng trúng số khi ông ấy quyết định đúng. Pete thực sự thích làm một “position trader” bởi vì nó cho phép ông ấy có một cuộc sống với công việc hiện tại và trách nhiệm với gia đình, Pete hầu như không có thời gian để làm “day trader”. Kiểu giao dịch của ông ấy không cần thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng và cho phép ông ấy chờ đợi một xu hướng dài hạn. Như một position trader, ông ấy vẫn có thể chu đáo với công việc và gia đình. Sam : Swing Trader Sam là một chàng trai độc thân có một quán cà phê nhỏ tại một góc phố, đó là nơi anh ta làm việc. Anh ta cũng là một trader và có thể theo dõi thị trường 1 hoặc 2 giờ mỗi ngày. Sam thích thực hiện giao dịch trong khung thời gian ngắn hơn Pete – một position trader. Anh ta cố gắng tiên đoán giao động ngắn hạn của một cặp tiền và sẵn sàng giữ giao dịch trong vài ngày tùy thuộc vào biến động của giá. Một vài giao dịch của Sam có thể từ vài ngày đến cả tuần. Sam dành ra một giờ mỗi ngày hoặc buổi tối để theo dõi thị trường. Nửa giờ đầu dùng cho việc đọc các thông tin kinh tế trong ngày và xem 24 giờ tới sẽ có các tin tức gì. Dựa trên thông tin tổng thể, anh ta quyết định cặp tiền sẽ xem xét biến động. Bởi vì anh ta chỉ theo dõi hai hoặc ba cặp tiền cho nên anh ta không mất nhiều thời gin để đọc các tin tức trong ngày. Sau khi Sam đọc xong các báo cáo và tin tức kinh tế, anh ấy xác định thị trường sẽ biến động hay đứng yên trong vài ngày tới hoặc thậm chí vài tuần tới. Anh ấy mở đồ thị lên và sử dụng phân tích kỹ thuật để tìm các điểm mở và đóng giao dịch tốt nhất. Các công cụ Sam sử dụng để tìm các mức kháng cự và hỗ trợ bao gồm : các mức thoái lui Fibonacci, các kênh (chanels), các đường xu hướng, đường trung bình … Sau đó Sam đặt các order kèm với stop loss và profit target, vì vậy việc mở và đóng giao dịch sẽ hoàn toàn tự động. Sam đã khá thành công. Anh ấy có mức thua lỗ từ 50 – 100 pips, trong khi mức thu lời trong khoảng từ 100 – 500 pips. Sam thường kiểm tra các giao dịch của mình một hoặc hai lần mỗi ngày chỉ để đảm bảo không có sự kiện bất thường nào ảnh hưởng đến các giao dịch của anh ấy, thời gian còn lại trong ngày Sam dùng cho những công việc khác như quản lý quán cà phê, hoặc lướt internet để đọc các sách về kinh tế ... Diona: “Day Trader” Diona là một người rất nóng vội và cô ấy luôn luôn cảm thấy “cần phải làm việc gì đó”. Kiểu giao dịch của Diona là những giao dịch mở và đóng trong
  • 5. ngày. Vài ngày, cô ấy có thể chỉ giao dịch một lần. Nhưng đa số các ngày khác, cô ấy thường giao dịch vài lần trước khi thị trường đóng cửa. Diona đóng tất cả các giao dịch khi thị trường đóng cửa (5 pm. EST) hoặc khi một phiên giao dịch nào đó đóng cửa chẳng hạn như phiên giao dịch của Châu Âu hoặc Châu Á. Như một “day trader”, Diona cảm thấy cần phải có mặt suốt thời gian thị trường mở cửa bởi vì cô ấy sợ bỏ mất một cơ hội giao dịch tốt. Cô ấy không muốn mạo hiểm và sợ mất nhiều tiền trong mỗi giao dịch vì thế cô ấy sử dụng mức stop loss ít. Diona đã mất vài năm để phát triển một chiến thuật riêng để kiếm tiền từ thị trường Forex. Tài khoản của Diona đủ lớn để cô ấy có thể nghỉ việc và theo dõi thị trường cả ngày như hiện nay. Mặc dù Diona nắm rõ mọi tin tức trong ngày, nhưng cô ấy chủ yếu dựa vào phân tích kỹ thuật khi giao dịch. Cô ấy thường sử dụng các công cụ kỹ thuật dạng “oscillator” như MACD, RSI, Stochastic và đường trung bình, các công cụ này cho tín hiệu mở và đóng giao dịch và Diona chỉ trade theo tín hiệu. Hầu như mỗi ngày Diona kiếm được từ 10 – 50 pips hoặc hơn nữa trong khi mức thua lỗ tối đa chỉ khoảng từ 10 – 20 pips, nhưng thỉnh thoảng cô ấy cũng “scalp” theo thị trường. “Scalping” là một phương pháp giao dịch với lượng lớn và chỉ thu lợi vài pips (thường 5 – 10 pips). Phần lớn các giao dịch scalp của Diona chỉ kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giây! Phương pháp “day trading” và “scalping” cho phép Diona thực hiện từ một đến vài giao dịch một ngày và đáp ứng nhu cầu “cần phải làm việc gì đó”. Sự tin tưởng vào hệ thống của mình (system) cho phép Diona kiên định với kế hoạch và các nguyên tắc giao dịch của mình.Cô ấy không phải quyết định nên hay không nên mở giao dịch vì đồ thị đã làm việc này cho cô ấy! Tuy nhiên, Diona biết rằng hệ thống giao dịch của mình không hoàn hảo. Diona thua hơn một nửa số giao dịch nhưng mức thu lợi trung bình gần gấp đôi mức thua lỗ. Vì thế xét về lâu dài Diona vẫn thu lợi từ thị trường Forex. Bây giờ cô ấy có thể làm việc tại nhà, tự mình làm chỉ và có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào. Bạn thuộc kiểu trader nào? Vậy thì bạn thuộc kiểu trader nào? Câu hỏi đầu tiên là “Bạn phải bỏ bao nhiêu thời gian để giao dịch và một giao dịch của bạn có thể kéo dài bao lâu? Chúng ta có thể xác định các kiểu giao dịch khác nhau bằng khung thời gian.
  • 6. Hãy xem qua các kiểu giao dịch dưới đây và xem cái nào phù hợp với bạn : Scalping – Scalper là một trader ngắn hạn, thường mở và đóng giao dịch chỉ trong vài giây. Phần lớn các forex broker ngăn cản kiểu giao dịch này. Kiểu giao dịch này cũng rất mạo hiểm do sử dụng lượng giao dịch lớn để kiểm lợi nhuận từ vài pips. Không dành cho những người yếu tim hoặc ít tiền. Day traders – là những trader mở và đóng giao dịch trong cùng một phiên giao dịch (trading session). Swing traders – là những trader có thể giữ giao dịch trong vài ngày. Position trading – là những trader dài hạn, họ có thể giữ một giao dịch từ vài tuần đến vài tháng. Câu hỏi kế tiếp “Bạn phân tích thị trường và quyết định giao dịch dựa vào cái gì? Technical (phân tích kỹ thuật) – sử dụng đồ thị và các công cụ kỹ thuật để phân tích biến động giá trước đó của cặp tiền để tiên đoán biến động giá trong tương lai Fundamental (phân tích cơ bản)– theo dõi và phân tích các báo cáo kinh tế và các chỉ số kinh tế như GDP, CPI, việc làm hoặc các thông tin chính trị có thể ảnh hưởng đến kinh tế và đồng tiền của một quốc gia. Và câu hỏi cuối cùng “Bạn là một “system trader”, hay “discretionary trader”?” System Trader – một system trader thực hiện mở và đóng giao dịch khi có tín hiệu từ hệ thống giao dịch của mình bao gồm các công cụ kỹ thuật. VD: nếu công cụ Stochastic cho thấy cặp tiền đang oversold thì system trader sẽ tự động mở giao dịch “buy”. Discretionary trader – kiểu giao dịch này thường là các trader sử dụng cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kỹ thuật có thể cho một tín hiệu mở giao dịch tốt, nhưng phân tích cơ bản lại cho thấy một tương lai khác cho cặp tiền đó.
  • 7. Tóm tắt Thành công trong giao dịch forex là một việc khó khăn, mất thời gian và đôi khi cả máu, mồ hôi và nước mắt. Những người mới học làm trader cần phải xác định đúng đắn ngay từ khi bắt đầu. Người mới bắt đầu nên khởi đầu với số tiền nhỏ và luôn đánh giá các giao dịch thắng lợi cũng như thua lỗ của mình. Như tôi đã nói từ đầu, việc giao dịch không giống như mua một cái áo. Không có một kích cỡ vừa cho mọi người. Trước khi bạn có thể thành công trong giao dịch, bạn phải mất nhiều thời gian thực tập, học được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bạn, và lập kế hoạch làm việc cho mình cũng như tích lũy vốn, kinh nghiệm. Hãy dành thời gian trả lời các câu hỏi và xem lại nhật ký giao dịch của bạn để xem bạn phù hợp với những tình huống nào. Sau đó bạn có thể quyết định kiểu giao dịch phù hợp cho bạn. Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 1 Thật ra có rất nhiều sự khác biệt giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới, nhưng sự khác biệt chủ yếu là những Traders chuyên nghiệp luôn xem xét xác định & kiểm soát rủi ro cho từng lệnh vào ra thị trường, trong khi những Traders mới luôn nghĩ đến việc họ sẽ mong đợi kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi lệnh vào ra thị trường của mình. Thực tế này có lẽ các Traders chúng ta ai cũng biết & nghe nói, nhưng tại sao lúc nào khi vào ra lệnh đều khó mà thực hiện được điều này? Bởi vì nghe nói và biết thì hoàn toàn khác với ứng dụng thật sự, đó chính là lý do tại sao trong khi những Traders chuyên nghiệp đang KINH DOANH có lãi, thì những Traders mới lại đang ĐÁNH BÀI NGÀY CÀNG THUA. Nếu những Traders mới thay đổi được thói quen, không còn chỉ có nghĩ là cái này tôi nghe nói rồi, cái này tôi biết rồi, mà chuyển hóa những suy nghĩ này thành nhận thức thật sự ăn sâu vào máu khi
  • 8. thực hiện giao dịch, thì mọi chuyện tôi tin chắc là sẽ khác. Cách đây không lâu, có dịp ngồi nói chuyện với một anh bạn trẻ, theo được biết là anh ta cũng đã chơi chứng khoán và mong muốn bắt đầu nhảy qua chơi FX. Anh ta cho biết anh sẽ gom tiền mở một tài khoản khoảng 5k và mục tiêu trước mắt của anh ta là mỗi ngày anh ta giao dịch 30 lot?! Tôi nghe mà thật sự giựt mình! Rõ ràng anh ta chỉ nghĩ tới khả năng kiếm lời chứ chưa lường trước được rủi ro. Mặc dù tôi & nhóm bạn có hết lời khuyên và mổ sẽ những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tôi tin là anh chưa thể cảm nhận thực sự về vấn đề rủi ro đang rình rập trước mắt đó. Nói vậy để thấy mức độ thu hút của thị trường này có sức hấp dẫn lòng tham con người như thế nào, và sự ảo tưởng về viễn cảnh làm giàu nhanh chóng của đa số các trader mới, kể cả một số trader vài năm kinh nghiệm. Đối với anh bạn trẻ đó, tôi có lời khuyên rất chân tình là khi nhảy vào thị trường này, thì điều trước tiên nên học là bài học quản lý tiền, vì nếu không quản lý tiền được thì cho dù tôi có nói trước cho anh ta giá sẽ đi hướng nào trong thời gian xắp tới, tôi đảm bảo anh ta cũng không thắng nổi nếu không có phương pháp quản lý tiền hiệu quả. Đồng thời nếu có phương pháp quản lý tiền tốt, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn duy trì, tôi nói với anh ta số tiền 5k đó trong 2 năm có thể sẽ là hơn 100k! Mặc dù là tôi nói đùa với anh ta, nhưng đó là hoàn toàn sự thật. Trước đây, thỉnh thoảng tôi có việc qua Campuchia công tác, ngoài giờ làm việc không có việc gì làm, thế là tôi ghé Casino Phnom Penh chơi giải trí. Casino bên đó thật sự là đẹp so với các Casino Mộc bài, và cảm giác khi vào đó không biết ngày và đêm, có lẽ do họ cố tình thiết kế như vậy để các con bạc khác máu không còn biết đến khái niệm thời gian? ban đầu tôi đổi 500 USD ra các đồng tiền nhựa mà thường gọi là phỉnh, khi cầm các phỉnh trong tay với đủ loại mệnh giá, tôi bắt đầu kiếm bàn còn trống để đặt phỉnh đánh bài. 10 phút đầu tiên, tôi còn biết giá trị của những phỉnh đang cầm trong tay là tiền, nhưng chừng 30 phút sau "khái niệm tiền" đã không còn và hầu như không nghĩ tới, cứ thế đặt giá trị ngày càng lớn hơn, thua lại tiếp tục lấy tiền mặt đổi ra tiền NHỰA chơi tiếp, nhưng tôi nghĩ nếu thật sự các sòng bài chỉ sử dụng tiền mặt thật sự đặt cược trực tiếp, thì đố mà tôi dám cầm tờ 20USD, 50USD hay thậm chí 100USD để đặt cược cho ván bài của mình.
  • 9. Trở lại vấn đề trong trading cũng vậy, chúng ta kiếm tiền hay thua lỗ đều thông qua mỗi lần chúng ta đặt lệnh, do không trực tiếp cầm tiền trên tay, nên có lẽ khái niệm về tiền không còn quan trọng hay nói đúng hơn là chúng ta quên là những lệnh đó đều là tiền thật 100%, do đó mới có trường hợp đặt lệnh vô tội vạ, đặt lệnh tùy hứng, đặt lệnh vì tôi cho là thế này, tôi cho là thế kia.... Tôi giả sự có một người bạn mời bạn hợp tác làm ăn, sau khi trình bày phương án, bạn cảm thấy tính khả thi & khả năng thành công không cao, bạn lập tức từ chối. Hoặc khi bạn thấy dự án có tính khả thi cao, bạn sẽ quyết định thực hiện và bắt đầu suy nghĩ, tính toán chi tiết xem mình sẽ góp vốn với số tiền cụ thể bao nhiêu? nếu thua lỗ thì sao, số tiền đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình mình không? và mức độ chấp nhận rủi ro trong phi vụ làm ăn này như thế nào?......nói chung bạn tính toán đủ điều, mất rất nhiều thời gian để ra quyết định đầu tư. Trong khi giao dịch trên thị trường Fx đầy rủi ro này, đa số các Traders mới thường không suy nghĩ kỹ lượng và cẩn thận cho mỗi lệnh giao dịch của mình, không tính toán mức độ rủi ro mình sẽ chấp nhận để đạt được kỳ vọng lợi nhuận nào đó, do đó sẵn có tiền trong tay khoản, và có phần mềm giao dịch sẵn trong tay, nên cứ thế mà ra vào lệnh tùy tiện, khi giá đi ngược hướng thì tiếc, không chịu cắt lỗ, cứ thế đã lỗ ngày càng thêm lỗ....thì chẳng khác nào đang đánh bạc bên Casino?! Thật ra có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường FX, như là trên thị trường có bao nhiêu Traders, thì có bấy nhiêu cách giao dịch. Có nhiều Traders có hệ thống giao dịch rất tốt nhưng vẫn thua lỗ, trong khi những Traders có khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường FX thì hiểu rất rõ về mức độ rủi ro và tầm quan trọng trong việc nhận ra rủi ro, trước khi xác định mức lợi nhuận cho từng lệnh giao dịch của mình. Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 2 Có một chuyện rất thực tế như thế này, chỉ mới xảy ra cách đây không lâu. Thông thường trên những diễn đàn công cộng xuất hiện rất nhiều"chuyên gia" để post chiến lược cho mọi người tham khảo, nhất là những newbies,
  • 10. những người post chiến lược hàng ngày phải công tâm mà nói họ rất nhiệt huyết( Ở đây tôi không đề cập hay bàn đến đến vấn đề đánh bóng tên tuổi hay chiến lược đó đúng hay sai - vì cơ bản là không ai có thể ra chiến lược đúng 100% bất kể chuyên gia nào trên thế giới đi nữa) và là công việc rất đáng quý, những chiến lược họ đưa ra cũng là một trong số những nguồn để các traders tham khảo! Trong khi đó tôi có biết một anh bạn trẻ, anh này tuy trẻ nhưng cũng có thể nói cũng kinh nghiệm xương máu về thị trường này rất nhiều, tính tình thì cương trực, thẳng thắng và kể cả sự bốc đồng của tuổi trẻ. Anh ta thường hỏi tôi và muốn tôi đưa chiến lược hàng ngày để anh ta giao dịch. Đối với tôi mà nói, đưa chiến lược mỗi ngày cho anh ta là chuyện hết sức đơn giản, nhưng sau những chiến lược đó là gi? Tôi có cháu trai 8 tuổi, trước đây cháu thường hay ngồi cùng tôi mỗi khi tôi giao dịch hay phân tích biểu đồ, cháu cũng thường hỏi và tôi có giải thích, nhưng thật sự không ngờ là thời gian trôi qua vậy mà bây giờ mới 8 tuổi cháu có thể nói hay tự ra chiến lược nên mua tại đâu, chốt lỗ tại đâu, hay mỗi khi tôi có dịp ra ngoài là tôi thường điện thoại về hỏi cháu xem giá hiện tại như thế nào, khung 4H, 1H đang như thế nào, cháu hoàn toàn có thể trả lời cho tôi theo những gì cháu hiểu và tôi cũng có thể hình dung được giá lúc đó theo lời mô tả của cháu). Trở lại vấn đề anh bạn trẻ đó, tôi nói khi nào muốn tôi ra chiến lược thì bắt buộc phải theo đúng kỷ luật và phương pháp quản lý tiền, thì lúc đó tôi mới đưa chiến lược cụ thể. Vì rỏ ràng là một khi những chiến lược đưa ra, chắc chắn là sẽ có chiến lược sai, không thể tránh khỏi...nhưng sợ do thói quen thấy chiến lược đúng thường xuyên mà vô tình ngày hôm đó ra chiến lược sai, trong khi đã hình thành thói quen, nhầm ngay lúc đó anh ta vào lệnh full tài khoản, thì.... Chính vì vậy, tôi nói anh ta mở thêm một tài khoản nhỏ thôi chừng 1k và chỉ cần áp dụng phương pháp quản lý tiền đúng như tôi hướng dẫn, rồi có thể chọn lựa bất cứ chiến lược nào có trên diễn đàn mà vào lệnh thử nghiệm phương pháp quản lý tiền. Nhưng chỉ được một vài ngày là tuân thủ kỷ luật về quản lý tiền, sau đó anh ta có nói là anh ta sẽ thử tuân thủ stoploss của người ra chiến lược mà không thử phương pháp quản lý tiền như ban đầu xem sao? và y như rằng ngày đó anh ta cháy tài khoản! Lý do? lại rơi vào vấn
  • 11. đề tâm lý! Hôm đó anh ta theo một chiến lược bán vàng, cũng sử dụng stoploss hẳn hoi....nhưng có điều đánh khối lượng lớn hơn mức dự kiến ban đầu, đến khi giá đi hơi ngược hướng thi nhận được thông báo thay đổi dời stoploss, lúc này tâm lý của anh ta bắt đầu hơi dao động, tuy nhiên anh ta cũng dời stoploss theo. Đến khi giá đi gần hit stoploss của đợt dời vừa rồi, anh ta lại chao đảo trong suy nghĩ...và bắt đầu sợ hit stoploss giá sẽ đi xuống, anh ta lại tự tiếp tục dời lên mức cao hơn chút...giá lại tiếp tục rượt đuổi stoploss của anh ta, sau cùng anh ta bỏ hẵn stoploss không sử dụng, không đầy vài giờ sau....cháy tài khoản thử nghiệm"quản lý tiền" hơn 1.1k trong tic tac. Nói như vậy để thấy vấn đề stoploss quan trọng như thế nào. Stoploss ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trong giao dịch, một khi anh đã không tin điểm stoploss của mình một lần, có nghĩa là anh nghi ngờ phân tích vừa rồi của mình, thì chắc chắn tâm lý anh sẽ bị dao động...và sau cùng bỏ luôn stoploss. Theo tôi được kể, những nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng lớn trên thế giới(không bàn đến đa dạng trương mục đầu tư của Ngân hàng), trong cũng có FX. Các tiêu chí đánh giá các trader của ngân hàng, trong đó có tiêu chí đánh giá điểm đặt stoploss của trader đó. Thường các trader của ngân hàng được ấn định cho mức chốt lỗ, chốt lời riêng theo từng trader và kế hoạch quản lý vốn(ở đây không bàn tới), nhưng nếu trader nào đặt stoploss mà tại đó giá khớp lệnh chốt lỗ xong quay xuống, hay những trader nào đặt chốt lỗ quá cao không phù hợp...thì cũng bị xét điểm kém cho tiêu chí đó. Mặt khác, những Traders mới & non kinh nghiện thì luôn nghĩ tới số tiền mình phải kiếm được cho mỗi lệnh vào thị trường, và như vậy thường dẫn tới việc vào lệnh một cách hấp tấp, vội vã thiếu suy tính do sợ mất cơ hội kiếm tiền, dù là khả năng đạt lợi nhuận rất thấp. Không phải là không có việc các Traders mới vẫn có khả năng kiếm lời với tỷ lệ đạt trên 70% số lần vào lệnh, nhưng thực tế như chúng ta thấy, kết quả vẫn thua lỗ liên tục, thậm chí cháy tài khoản, phải vay mượn, hay bán bớt tài sản để nộp tiền vào tài khoản. Những Traders có khả năng kiếm lợi nhuận từ thị trường này, có thể chỉ có 50% lệnh thắng trong thị trường, nhưng kết quả sau cùng họ vẫn có lợi nhuận, vẫn sống khỏe với nghề này mà không bị hao tổn công sức, tinh thần, thời gian, tiền bạc...như những Traders thua lỗ trong thị trường này.
  • 12. Mục tiêu quản lý tiền một cách thành công trong giao dịch là mục tiêu và yếu tố then chốt, quan trọng nhất để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường, đồng thời cũng là yếu tố chủ chốt của những Traders thành công trong thị trường này, ai cũng có trong người. Các kiểu quản lý tiền của họ có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có chung phương pháp đã được kiểm chứng dựa vào chính kinh nghiệm của từng Trader. Đó chính là vũ khí và nghệ thuật đạt tới mức độ ổn định trong người mỗi Trader thành công này, do đó tôi nghĩ các Trader mới chúng ta nên nghiêm túc học hỏi, trau dồi và nhận thức tầm quan trọng kinh nghiệm của các Trader dày dạn kinh nghiệm này. Không phải chỉ vài ba chỉ số trong PTKT là có thể vỗ ngực xưng tên, ta đây cao thủ, ta đây Pro...!? Chính vì tầm quan trọng của nó, tôi muốn các bạn có cái nhìn nghiêm túc hơn, và chiều sâu hơn với nghề này, đồng thời tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách quản lý tiền & quản lý vốn một cách cụ thể. Nếu biết kết hợp quản lý tiền, và trau dồi TÂM LÝ trong giao dịch, tôi tin chắc các bạn sẽ thành công. Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - Phần 3 Lòng tham Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại lòng tham được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, mức độ khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, long tham thể hiện ở chỗ chúng ta luôn muốn phần thắng về mình hay lợi ích về minh trong giao tiếp, nhưng do có tri thức nên chúng ta biết khắc chế lòng tham đúng mức, phù hợp với từng tình huống khác nhau. Trong kinh doanh, lòng tham chúng ta thể hiện ở chỗ muốn chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất, nhưng lợi nhuận phải đạt ở mức cao nhất. Tuy nhiên do tri thức và sự hiểu biết, chúng ta thường chấp nhận thực tế, không đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp chất lượng về mặt dịch vụ hay sản phẩm mà chúng ta cung cấp, để bỏ ra mức chi phí đầu tư không xứng tầm hay không đủ để đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ đó.
  • 13. Trong trading, lòng tham được thể hiện bằng cách chúng ta chỉ nhắm tới lợi nhuận đạt được cho từng lệnh giao dịch, mà không chấp nhận mức rủi ro hay chi phí giao dịch chúng ta phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Do vậy, một khi chúng ta vào lệnh sai hướng, thay vì nhận thấy vấn đề, chúng ta nên thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt, chờ cơ hội mới, nhưng do lòng tham…đa số trader chúng ta không muốn mất chi phí đầu tư đó thể hiện qua lệnh cắt lỗ, mà chỉ duy ý chí mong muốn thị trường sẽ quay đầu… và đạt được lợi nhuận như kỳ vọng ban đầu!? Kết quả là thua lỗ ngày càng lỗ, xảy ra tình trạng cháy tài khoản và kẹp lệnh! Nỗi sợ hãi Nỗi sợ hãi lại là một góc độ khác trong mỗi chúng ta, đó là vấn đề tất cả chúng ta thường đối mặt và cố gắng vượt qua trong những thời điểm và tình huống nhất định. Giống như long tham, nỗi sợ hãi thường không bộc lộ ra bên ngoài, mặc dù sự thật là mỗi chúng ta đều trải qua. Nỗi sợ hãi chung phổ biến thường là sợ người khác nghĩ mình không biết, và sợ mình không làm được hay…sợ bị mất tiền, thua lỗ. Đó hoàn toàn là lý do chính đáng…nhưng hoàn toàn khác biệt và trở thành vấn đề lớn khi xuất hiện trong trading. Trước đây tôi có nói chuyện với một trader, anh ta bắt đầu chơi trong thị trường FX này khoảng hơn 1 năm. Khi nói chuyện với tôi anh ta tỏ ra biết rất nhiều, nào là chỉ số này như thế nào, chỉ số kia ra sao.. và cho tôi xem cả tài khoản đang giao dịch thật của anh ta. Quả thật trong 5 lệnh của anh ta, thì có đến 3 lệnh đang lời khoảng chừng hơn $30/lệnh, trong khi 2 lệnh lỗ kia, một lệnh lỗ khoảng $120 và một lệnh lỗ $340. Tôi có hỏi tại sao anh ta không cắt lỗ mà lại để lỗ nhiều vậy? anh ta cho biết không sao, thế nào giá nó cũng xuống lại và lúc đó chốt lời giống như lệnh này!?(một trong 3 lệnh lời anh ta chỉ cho tôi). Rõ ràng tôi thấy anh ta muốn thể hiện mình là người biết nhiều và có kinh nghiệm trong giao dịch thị trường này, nhưng có điều anh ta không hiểu được
  • 14. tính chất của thị trường, đồng thời anh ta không nhất quán và sợ lỗ khi giao dịch, anh ta sẵn sàng nuôi lệnh lỗ băng mọi giá vớ niềm tin và hy vọng cao độ giá sẽ quay về theo đúng suy nghĩ của anh ta. Mặc dù khi đặt lệnh, mà lệnh đó bị cắt lỗ hay thua lỗ là một mất mát, nhưng thực tế là trên thế giới hàng ngày có hàng tá người thua lỗ, kể cả những lệnh giao dịch của các Ngân hàng lớn, nhưng họ vẫn chấp nhận và xem đó là chi phí kinh doanh cho kỳ vọng đầu tư của họ. Nếu đầu tư thua lỗ, dư án phông khả thi…họ rút khỏi thị trường rất sớm. Đôi lúc sai hướng trong giao dịch là chuyện không thể tránh, nhưng vấn đề là chúng ta phải biết và can đảm chấp nhận sự thua lỗ đó. Hãy thực hiện chuẩn xác và kỷ luật theo đúng kế hoạch giao dịch của bạn! Các bạn hãy tin đi, giao dịch hoàn toàn không khó! Mà chẳng qua là đấu tranh tâm lý giữa lòng tham và nỗi sợ hãi mỗi khi vào lệnh. Sự thật là một khi đã vào lệnh, bạn không thể duy ý chí bảo thị trường sẽ chạy theo hướng của bạn mong đợi, bạn sẽ không thể kiểm soát thị trường. Thật đáng tiếc là đa số trader chúng ta đều kỳ vọng và mong đợi thị trường quay đầu lại khi sai hướng mà không chịu thoát từ lúc đầu. Lúc đó bặt đầu sợ hãi, lo lắng, rối tung lên…dẫn tới việc lại tiếp tục ra những quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc, và ngày càng dính chặt và phụ thuộc vào lệnh ban đầu, không lối thoát. Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm xem giao dịch là thú vui, đồng thời cũng là nghề, họ chấp nhận có rủi ro để đạt được kỳ vọng. Họ không ảo tưởng, duy ý chí và tất nhiên họ không bao giờ để mất đi niềm vui trong giao dịch khi bỏ tiền bạc và công sức nuôi những lệnh lỗ thảm hại. Đôi khi vào lệnh sai hướng và bị cắt lỗ là điều không tránh khỏi. nếu tôi nói với bạn là tôi vào lệnh chưa bao giờ bị cắt lỗ, bạn tin không? Đương nhiên làm sao bạn tin được! Do đó lòng tham và nỗi sợ thường có nguồn gốc từ cái tôi của bản thân, bạn cần phải biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong trading. Bạn sợ thua lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều đó. Bạn sẽ vượt qua như thế nào?
  • 15. 7 sai lầm chết người trong đầu tư Hầu hết các nhà đầu tư đều phải lãnh hậu quả do đặt niềm tin sai lầm vào con đường dẫn đến những thương vụ thành công.Có 7 sai lầm thường gặp nhất và chúng được gọi là “sai lầm chết người” trong lĩnh vực đầu tư. Trên con đường thành công của các nhà đầu tư bậc thầy như Warren Buffett và George Soros không bao giờ xuất hiện những sai lầm này. Nếu muốn loại bỏ nó, trước tiên chúng ta cần xét xem chúng sai ở điểm nào. Sai lầm thứ nhất: Tin rằng việc dự đoán động thái kế tiếp của thị trường chắc chắn sẽ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Thực tế là các nhà đầu tư, kể cả những người thành công nhất, cũng không hề giỏi hơn bạn trong việc dự đoán thị trường. Chắc hẳn bạn còn nhớ thời điểm một tháng trước vụ sụp đổ thị trường chứng khoán New York vào tháng 10 năm 1987, ảnh của George Soros đã xuất hiện trên bìa tạp chí Fortune với thông điệp sau: “Việc các loại cổ phiếu của Mỹ liên tục tăng giá và vượt ra khỏi những ước tính cơ bản về giá trị không có nghĩa là sau đó chúng phải tụt dốc nhanh chóng. Thị trường được định giá quá cao không có nghĩa là không bền vững. Nếu muốn biết cổ phiếu của Mỹ có thể được định giá cao đến mức nào, bạn hãy nhìn vào nước Nhật”. Trong khi vẫn đang nói về tình hình tăng giá các loại chứng khoán của Mỹ, ông lại linh cảm về một sự sụp đổ sắp xảy ra… ở Nhật. Sau đó, vào ngày 14/10/1987, ông còn nhắc lại quan điểm này trên tờ Financial Times. Chỉ một tuần sau thôi, Quỹ Quantum của Soros bị thiệt hại hơn 350 triệu đôla khi thị trường chứng khoán của Mỹ (chứ không phải của Nhật) sụp đổ. Lợi nhuận cả năm đã lặng lẽ ra đi chỉ trong vài ngày. Qua sự việc này, Soros đã thừa nhận: “Thành công về tài chính của tôi đối lập hoàn toàn với khả năng của tôi trong việc dự đoán tình hình”. Còn Buffett thì sao? Ông hoàn toàn không quan tâm đến việc thị trường sẽ đi về đâu và cũng chẳng có chút hứng thú nào với các dự báo. Đối với ông thì việc “dự báo trước có thể tiết lộ nhiều điều về người dự báo, chứ không cho biết gì về tương lai sắp tới”. Các nhà đầu tư thành công không bao giờ quyết định bỏ vốn nếu chỉ dựa vào những thông tin dự báo về các động thái kế tiếp của thị trường. Trên thực tế, Buffett và Soros là những người đầu tiên khẳng định rằng nếu họ phụ thuộc vào các dự báo về thị trường, thì chắc chắn là họ đã phá sản từ lâu rồi. Không ít người cho rằng việc dự báo chẳng qua chỉ là trò kiếm cơm của mấy tờ báo về đầu tư nhằm tiếp thị cho các quỹ tương hỗ, và chúng không thể mang đến thành công cho các vụ đầu tư.
  • 16. Sai lầm thứ 2: Đặt trọn niềm tin vào các “chuyên gia tư vấn” do tuân theo suy nghĩ: “Nếu tôi không thể dự đoán được thị trường thì sẽ có người làm được điều đó, và tôi chỉ cần tìm cho ra người này”. Thực tế là nếu thật sự bạn có thể dự đoán tương lai, liệu bạn có leo lên nóc nhà và hét toáng lên cho mọi người biết về khả năng kỳ diệu đó không? Hay bạn sẽ giữ kín thông tin đó để rồi mở một dịch vụ môi giới nhằm kiếm được một số tiền kếch xù từ những gì mình biết được? Khi đưa ra dự đoán về “một vụ sụp đổ sắp xảy ra trên thị trường chứng khoán”, Elaine Garzarelli cũng chỉ là một trong số hàng ngàn chuyên gia xử lý số liệu ở New York . Điều đáng nói là dự báo này được đưa ra vào ngày 12 tháng 10 năm 1987, chỉ một tuần trước “Ngày thứ hai đen tối” - ngày mà chỉ số của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York giảm hơn 22%. Thế là chỉ trong phút chốc, Elaine Garzarelli trở thành một nhân vật nổi tiếng và được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ trong vài năm, bà đã có được một gia tài lớn nhờ tiếng tăm của mình. Phải chăng Elaine Garzarelli đã làm giàu bằng cách thực hiện các thương vụ đầu tư theo đúng như những gì bà đã khuyên người khác? Không phải đâu. Sau sự kiện kể trên, bà trở thành một trong những chuyên gia tư vấn có mức lương cao nhất nước Mỹ (ước đoán khoảng 1.5 đến 2 triệu đôla một năm). Tiền cứ thế đổ về Quỹ tương hỗ mà bà là một trong những người tham gia đồng sáng lập và chưa đầy một năm, tổng số tiền đã lên đến con số 700 triệu đôla. Mức quản lý phí 3%, tức 21 triệu đôla mỗi năm, sau khi chia lại cho anh em nhà Shearson Lehman – những người đồng sáng lập và các cộng sự, cũng giúp bà thu về một khoản tiền không nhỏ. Ngoài ra, năm 1996, bà còn phát hành một bản tin đầu tư và ngay lập tức có hơn 82.000 người đăng ký đặt mua dài hạn. Vậy là những lợi ích kinh doanh từ địa vị của một chuyên gia tư vấn đã giúp chính Elaine Garzarelli cũng như anh em nhà Shearson làm giàu, chứ không hề giúp gì nhiều cho những người làm theo lời khuyên của bà. Đến năm 1994, các cổ đông đã bỏ phiếu đồng ý giải thể Quỹ tương hỗ của bà với lý do hiệu quả hoạt động của quỹ thấp đến mức không thể chấp nhận được. Doanh thu trung bình trong suốt thời gian quỹ hoạt động chỉ đạt 4,7% mỗi năm, so với con số 5,8% của S&P 500. 17 năm sau khi lọt vào tâm điểm chú ý của giới đầu tư, Elaine Garzarelli vẫn duy trì được sự nổi tiếng của mình, thậm chí ngay cả khi quỹ tương hỗ của bà đã ngừng hoạt động, bản tin của bà không còn ăn khách nữa và những dự đoán của bà đã không còn giá trị. Chẳng hạn vào ngày 21/7/1996, khi chỉ số Dow Jones đang ở mức 5.452, bà lại tiên đoán nó có thể nhanh chóng tăng lên đến 6400. Vậy mà chỉ hai ngày sau, bà lại tuyên bố những lời hoàn toàn trái ngược: “Thị trường chứng khoán có
  • 17. thể rớt giá xuống từ 15% đến 25%”. Đó chỉ là 2 trong số 14 lời dự đoán công khai của bà từ năm 1987 đến năm 1996 được các tờ Wall Street Journal, Business Week và The New York Times ghi chép lại. Trong số 14 dự đoán đó, chỉ có 5 dự đoán là chính xác mà thôi. 5/14 - tỷ lệ thành công của Elaine Garzarelli là 36%. Nếu thế thì bạn cũng có thể làm tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn chỉ bằng cách tung một đồng xu. Ít ra thì trong trường hợp đó, tỷ lệ thành công của bạn sẽ là 50%. Và Elaine Garzarelli chỉ là một trong số hàng loạt những chuyên gia phân tích thị trường tại Wall Street - đến rồi lại đi. Bạn còn nhớ Joe Granville không? Vào đầu thập niên 1980, ông từng là người rất được báo giới yêu mến. Chỉ sau khi chỉ số Dow Jones ở vào khoảng 800 điểm năm 1982, và ông khuyên mọi người nên bán bớt cổ phiếu đi, thiện cảm đó mới thay đổi. Năm 1982 là năm đánh dấu sự khởi sắc và tăng giá đều đặn của thị trường chứng khoán kéo dài suốt nhiều năm ở thập niên 1980. Tuy nhiên, Granville vẫn tiếp tục khuyến cáo mọi người hãy nhanh chóng bán bớt cổ phiếu. Đến khi chỉ số tăng lên đến 1.200, Granville phải rút lui để nhường chỗ cho Robert Prechter – người đã tiên đoán chính xác đà đi lên của thị trường trong thời kỳ này. Thế nhưng sau vụ sụp đổ năm 1987, thị trường đã chững lại và các chuyên gia lại dự đoán rằng chỉ số Dow Jones sẽ ở vào khoảng 400 điểm vào đầu thập niên 1990. Sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử vào thập niên 1990 đã làm xuất hiện hàng loạt “nhà tiên tri” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã không còn được nhắc đến sau khi NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán của các công ty thương mại điện tử – bắt đầu tụt dốc vào tháng 3/2000. Nếu thật sự ai đó có thể dự đoán chính xác và nhất quán về thị trường, thì có lẽ anh ta (hoặc cô ta) đã thoát khỏi sự săn đuổi gắt gao của giới truyền thông trên thế giới. Một nhà hiền triết đã rất đúng khi nói: “Rất khó dự đoán, đặc biệt là khi điều dự đoán đó liên quan đến tương lai”. Những chuyên gia tư vấn trên các phương tiện truyền thông kiếm tiền thông qua các buổi nói chuyện về những vụ đầu tư, bán lời khuyên của họ, hay nhờ vào phí dịch vụ quản lý tiền bạc cho khách hàng. Nhưng như John Train đã đặt vấn đề trong cuốn sách The Midas Touch (Cái chạm tay hóa vàng) thì “người khám phá ra cách biến chì thành vàng chưa chắc có thể nói cho bạn bí quyết để làm ra được 100 đôla mỗi năm”. Đó chính là lý do tại sao Buffett, Soros và những nhà đầu tư bậc thầy khác biết biến các vụ đầu tư thành tiền bạc, nhưng hiếm khi họ nói về những việc mình đang làm hoặc về những điều họ đang suy nghĩ về thị trường. Thậm chí, họ còn rất hiếm khi nói cho các nhà đầu tư của mình biết về những dự định và
  • 18. hành động của họ đối với số tiền của các nhà đầu tư đó. Sai lầm thứ 3: Tin rằng “thông tin nội gián” sẽ đem lại nhiều cơ hội thành công nhất. Thực tế là: Cho đến nay, Warren Buffett được xem là nhà đầu tư giàu nhất thế giới. Các bí quyết đầu tư của ông thường được công bố trong các bản báo cáo hàng năm của công ty. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận và tìm hiểu những bản báo cáo đó để tự giải đáp thắc mắc về thành công của ông. George Soros từng được mệnh danh là “Người phá sập ngân hàng Anh” khi ông giành được chiến thắng trong vụ đầu tư trị giá 10 tỷ đôla vào đồng bảng Anh. Thật ra không phải chỉ có mình ông biết điều đó, và ông cũng không phải là người duy nhất thu lãi lớn trong vụ đầu tư này. Bất cứ nhà đầu tư nào biết xem xét và phân tích vấn đề đều sẽ nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ đồng bảng Anh sắp mất giá. Hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn doanh nhân khác cũng có thể kiếm được món tiền lớn như thế khi đồng bảng Anh thật sự mất giá so với đồng đôla. Thế nhưng chỉ có Soros biết nắm bắt cơ hội này và biến cơ hội đó thành 2 tỷ đôla lợi nhuận. Dựa vào danh tiếng và uy tín sẵn có mà hiện nay cả Buffet và Soros đều dễ dàng tiếp cận với những người có địa vị cao trong giới tài chính, kinh doanh và cả các nhân vật quan trọng trong xã hội. Tuy vậy, khi mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư, họ chỉ là những người bình thường và không nhận được sự bất kỳ sự đón tiếp đặc biệt nào. Mặt khác, tiền lãi đầu tư của cả Buffett và Soros vào thời điểm khi họ còn chưa được nhiều người biết đến lại cao hơn hiện nay. Vì thế, việc trông chờ vào nguồn thông tin nội gián dưới bất cứ hình thức nào đều không giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư. Buffett cũng nói: “Với một triệu đôla và đầy đủ những thông tin nội gián cần thiết, bạn có thể trở nên khánh kiệt chỉ trong vòng một năm”. Sai lầm thứ tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Thực tế là: Có thể nói rằng khối tài sản khổng lồ mà Warren Buffett đang sở hữu hiện nay bắt nguồn từ việc xác định một vài công ty có tiềm năng, rồi chỉ tập trung đầu tư vào những công ty ấy mà thôi. Theo George Soros, điều quan trọng không phải là việc bạn hiểu đúng hay sai về thị trường, mà chính là số tiền bạn có được khi thực hiện suôn sẻ một thương vụ, và số tiền bạn mất đi khi tính toán sai. Nguồn gốc thành công của Soros cũng giống như Buffett, nghĩa là lợi nhuận thu được từ những vụ đầu tư sinh lời sẽ bù đắp số tiền bị thất thoát trong các vụ đầu tư khác. Trong khi đó, sự đa dạng hóa lại là một hành động trái ngược hoàn toàn, bởi vì việc có nhiều cổ phần nhỏ, cho dù tỷ lệ lãi suất lớn, thì tổng số vốn của bạn cũng chỉ có thể thay đổi rất ít. Tất cả những nhà đầu tư thành công lớn đều sẽ bảo với bạn rằng đa dạng hóa
  • 19. danh mục đầu tư là trò chơi dành cho những kẻ tầm thường và nhút nhát. Nhưng chắc chắn đây lại không phải là thông điệp mà bạn có thể nghe được từ các chuyên gia tư vấn tài chính của bạn. Sai lầm thứ năm: Tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi nhuận. Thực tế là: Giống như các doanh nhân vừa khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công thường có tâm lý e ngại rủi ro, vì thế họ luôn cố gắng làm đủ mọi cách để hạn chế rủi ro và giảm thiểu thất thoát. Tại một hội thảo về vấn đề quản lý được tổ chức cách đây vài năm, các học giả luân phiên nhau lên trình bày công trình nghiên cứu của mình về “cá tính của những người đang khởi nghiệp”. Những bài phát biểu chứa đựng khá nhiều quan điểm bất đồng với nhau, chỉ ngoại trừ một điều: những người đang khởi nghiệp thường chấp nhận rủi ro, và trên thực tế, đa số họ đều ưa thích mạo hiểm. Cuối buổi hội thảo, một doanh nhân ở hàng ghế khán giả đứng dậy và nói rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình vừa nghe được. Anh nói, là một người mới khởi nghiệp, anh luôn tìm cách tránh xa mọi rủi ro. Anh cũng có quen biết nhiều doanh nhân thành công khác và bảo rằng thật là khó mà tìm được những người thận trọng hơn họ. Những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người chống lại các quyết định mang tính rủi ro, và các nhà đầu tư thành công cũng vậy. Biết phòng tránh rủi ro là điều kiện cần thiết để tích lũy và nhân thêm của cải. Lĩnh vực đầu tư không có chỗ cho ý tưởng hoang đường này của các học giả. Thực tế đã chứng minh rằng nếu bạn chấp nhận rủi ro lớn, thì nhiều khả năng bạn cũng đang tạo ra nguy cơ nhận lãnh những tổn thất khổng lồ. Cũng giống như các doanh nhân lúc khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công hiểu rất rõ rằng mất tiền bao giờ cũng dễ hơn việc kiếm được tiền. Đó là lý do tại sao họ lại chú trọng việc phòng tránh rủi ro hơn là săn đuổi lợi nhuận. Sai lầm thứ 6: Đặt trọn niềm tin vào “Hệ thống đánh giá”, nghĩa là cho rằng phải dựa vào một số phương pháp để phân tích chi tiết hay sơ bộ các dữ liệu để đảm bảo lợi nhuận đầu tư. Thực tế đây là một hệ quả tất yếu của việc tin vào “các chuyên gia tư vấn”. Nếu nhà đầu tư có thể thực hành theo hệ thống phân tích của chuyên gia tư vấn, thì chắc hẳn anh ta sẽ thu được nhiều tiền như chuyên gia này đã nói. Căn nguyên của việc đặt niềm tin vào “chuyên gia tư vấn” và “hệ thống phân tích” đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư luôn mong muốn có một điều gì đó chắc chắn. Warren Buffett từng trả lời câu hỏi liên quan đến một trong những cuốn sách viết về ông như sau: “Các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào hệ thống phân tích
  • 20. bởi vì họ đang đi tìm một công thức để thành công”. Họ hy vọng khi tìm ra công thức đúng, khi đó tất cả những gì họ cần làm chỉ là cài đặt nó vào máy tính và theo dõi số tiền sinh sôi nảy nở từ các vụ đầu tư. Sai lầm thứ 7: Tin rằng bạn hoàn toàn biết rõ tương lai sẽ ra sao, và chắc chắn rằng thị trường sẽ phải tiến triển đúng như bạn dự đoán. Thực tế đây là một đặc điểm thường gặp ở những người ham mê đầu tư. Năm 1929, hầu như mọi người đều đồng ý với tuyên bố của Irving Fisher rằng “các cổ phiếu đã đạt đến trạng thái bình ổn cao một cách lâu dài”, vậy mà chỉ một vài tuần sau họ đã phải chứng kiến cảnh hỗn loạn khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Khi giá vàng tăng vọt vào thập niên 1970, người ta đã dễ dàng tin rằng tình trạng lạm phát phi mã là điều không thể tránh khỏi. Còn khi giá trị của Yahoo, Amazon.com, eBay, và hàng trăm website khác tăng lên gần như mỗi ngày, thì thật khó để tranh cãi với câu thần chú mà Wall Street đưa ra vào thập niên 1990: “Lợi nhuận (trong việc đầu tư vào các công ty thương mại điện tử) không còn là vấn đề chính yếu nữa”. Đây là một biến thể từ “sai lầm chết người” thứ nhất trong hoạt động đầu tư, vốn cho rằng bạn phải có khả năng dự đoán tương lai, song những ảnh hưởng của nó còn mạnh mẽ và đôi lúc bi thảm hơn nhiều. Một khi nhà đầu tư tin rằng muốn có lợi nhuận thì phải có khả năng dự đoán tương lai, anh ta sẽ cố tìm kiếm các phương pháp để có thể dự đoán “đúng”. Nhà đầu tư nào bị rơi vào “sai lầm chết người” thứ bảy trong đầu tư sẽ nghĩ rằng anh ta gần như nắm chắc được tương lai và đã biết trước tương lai sẽ mang lại cho anh ta những gì. Vì vậy, cuối cùng khi nỗi đam mê (hay niềm tin thiếu căn cứ?) không còn nữa, anh ta sẽ phải chứng kiến phần lớn vốn liếng của mình tan thành mây khói, và thậm chí anh ta còn có thể mất luôn cả nhà cửa lẫn tài sản của mình. Trong bảy “sai lầm chết người” này, thì việc thâm nhập thị trường với một niềm tin võ đoán là điều nguy hiểm nhất đối với số vốn của bạn. (Trích cuốn "Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett và George Soros" do Công ty First Newsphát hành) tổng hợp và sưu tầm.