SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai hình thức sản xuất rõ rêt là:
sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Trước khi sản xuất hàng hóa xuất hiện, nền kinh tế vận hành theo cơ chế sản xuất tự
cung tự cấp. Sản xuất tự cấp tự túc là sản xuất ra sản phẩm để thỏa mãn chính nhu cầu của
người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Nó có thể diễn ra trong 1 gia đình, 1 thị tộc hay
thậm chí là cả 1 nền kinh tế.
Sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên
thị trường.
Sản xuất hàng hóa ra đời trong hai điều kiện lịch sử:
Thứ nhất là do sự phân công lao động trong xã hội. Sự phân công lao động trong xã
hội là sự phân chia lao động vào các ngành và mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một số
loại sản phẩm nhất định. Phân công lao động xã hội là tất yếu khách quan. Đây là kết quả
của sự phát triển lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi người
thừa sản phẩm do mình sản xuất ra nhưng lại thiếu sản phẩm khác. Vì vậy, sự trao đổi hàng
hóa là điều kiện tất yêu và có lợi đối với mỗi người sản xuất. Đây là điều kiện cần cho sự
ra đời của sản xuất hàng hóa.
Điều kiện thứ hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Điều này làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, họ làm ra sản phẩm dựa trên tư
liệu của chính họ và có quyền chi phối những sản phẩm đó. Sự tách biệt này xuất hiện là
do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với
nhau. Tuy nhiên, sự phân công lao động trong xã hội lại làm họ phụ thuộc vào nhau. Sản
xuất hàng hóa ra đời chính là để giải quyết mâu thuẫn này. Muốn có sản phẩm khác thì
những người sản xuất phải mua bán hàng hóa với nhau. Đây chính là điều kiện đủ cho sự
ra đời của sản xuất hàng hóa.
Ví dụ về điều kiện thứ 2 dẫn tới sự ra đời của sx hàng hóa: Việt Nam trước năm 86
là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất
ntn, sản xuất cho ai ⇒ tự cung tự cấp, k có trao đổi mua bán. Nước ta đã biến sở hữu tư
nhân thành sở hữu tập thể (vi phạm quy luật quan hệ sx và ll sản xuất), cụ thể là:
 Sở hữu tư bản tư nhân: biến thành sở hữu nhà nước
 Sở hữu cá nhân: biến thành sở hữu tập thể
⇒ K còn sở hữu tư nhân nữa mà là kế hoạch hóa tập trung
Trong thực tế, mô hình này có lợi cho VN trong thời điểm chiến tranh. Với mô hình này
năng suất lao động k ngừng tăng lên, ng lđ hăng say làm việc ⇒ cố gắng hết mình cho cv.
Tài sản nằm trong tay nhà nước, nhà nước sẽ tận dụng tài nguyên nguồn tài nguyên này để
phục vụ cho chiến tranh.
Nếu trước chiến tranh, con ng có động lực cống hiến cho gia đình, cho chiến tranh thì sau
chiến tranh, con ng lại nghĩ về mình nhiều hơn. Chính vì thế, mô hình này lại không còn
đạt được hiệu quả như mong muốn. Người lao động trở nên chây lười sản xuất, có hiện
tượng bất mãn với chế độ ⇒ năng suất lđ sụt giảm
⇒ Trong lòng nền kinh tế Việt Nam, ta đã tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa ra đời bằng
cách tách quyền sử dụng ra khỏi quyền sở hữu: tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thì
vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước đã trao quyền sử dụng cho
giám đốc doanh nghiệp ⇒ các doanh nghiệp tự chủ trong sx kinh doanh, phân phối sản
phẩm.
Hay nói cách khác, ở Việt Nam, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản
xuất là do sự da dạng hóa các hình thức sở hữu, tách quyền sở dụng ra khỏi quyền sở hữu
đối với sản phẩm của nhà nước, thừa nhận sở hữu tư nhân. Theo đó, nhà nước nắm quyền
sở hữu còn trao quyền sử dụng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp được độc lập sản xuất
và phân phối hàng hóa, hình thành sự trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thuận mua vừa
bán.
=>Nếu thiếu đk 1, ⇒ sản xuất tự cung tự cấp. Nếu thiếu đk 2 ⇒ giống nền kt kế hoạch hóa
Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa xuất hiện từ thời kì tan rã của chế độ
nguyên thủy, tồn tại và phát triển tiếp tục ở các phương thức sản xuất tiếp theo. Sản xuất
hàng hóa phát triển nhất ở chế độ tư bản chủ nghĩa và tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ
nghĩa xã hội vì dưới chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau và sự
phân công lao động xã hội ngày càng phát triển.
Như vậy, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đồng thời có hai điều kiện trên, nếu thiếu
một trong hai thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái
hàng hóa.
Sx tự cấp tự túc và sxhh => 2 điều kiện=>thứ nhất, kết quả của ptr llsx=>1 nsx thừa
sp của mình nhưng thiếu sp khác => trao đổi là tất yếu=> đk cần
Đk2=> nsx độc lập, sx và chi phối sp =>do tư hữu tlsx => vẫn phụ thuộc => điều
kiện đủ
VN=>đa dạng hóa hình thức sở hữu, tách sd và sở hữu đối với sp nhà nước, thừa
nhân sở hữu tư nhân => doanh nghiệp độc lập => thuận mua vừa bán
Sxhh xh đầu tiên cxnt tan rã => ptr qua các ptsx => ptr nhất ở tbcn => tồn tại ở
cnxh vì có sự đa dạng sở hữu và phân công lđ ptr
Kết luận: phải có 2 điều kiện => thiếu thì không có sxhh, sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hóa
Câu 2: Phân tíchhai thuộc tínhcủa hàng hóa, lượng giátrị hàng hóa và các nhân
tố ảnh hưởng
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán. Từ khái niệm này, ta có thể thấy ba điểm chính: Hàng hóa
nhất thiết phải là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, sản phẩm đó được tạo ra
nhưng phải có ích và phải được tiêu dùng, sử dụng thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau sẽ có bản chất sản xuất hàng hóa khác nhau, song hàng hóa nào cũng đều có 2 thuộc
tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ, giá trị sử dụng của cơm để ăn, áo để mặc, xe để đi,… Chính công dụng của vật phẩm
làm cho nó có giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nên nó là
một phạm trù vĩnh viễn. VD: nước là chất lỏng không màu, không mùi nên được dung
nhiều trong sinh hoạt. Hàng hóa càng có nhiều thuộc tính khác nhau thì càng có nhiều giá
trị sử dụng khác nhau. Khi khoa học công nghệ phát triển, người ta ngày càng phát hiện ra
nhiều thuộc tính, lợi ích của vật chất để tạo ra càng nhiều sản phẩm, nhiều giá trị sử dụng.
Ví dụ, than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt nhưng hiện nay được sử dụng trong
một số công nghiệp hóa chất./ nhờ tính chất dễ mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng mà từ một thỏi
vàng có thể tạo ra 1 dây chuyền vàng
Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng nó, nó là nội
dung của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. Đã là hàng hóa thì
phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng
hóa, ví dụ như ánh sáng, không khí,… Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng
của nó phải được đem ra trao đổi, mua bán, nghĩa là phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế
hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Thuộc tính thứ hai của hàng hóa là thuộc tính giá trị. Muốn hiểu được thuộc tính này,
trước hết ta phải hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ
trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.
Ví dụ: 1m vải = 3 đấu thóc
Khi hàng hóa được đem ra trao đổi, chúng phải có một cơ sở chung với nhau. Cái
chung ấy không phải là giá trị sử dụng vì mỗi hàng hóa có công dụng, giá trị sử dụng khác
nhau. Điểm chung nhất giữa các hàng hóa chính là chúng đều là sản phẩm của lao động.
Thực chất trao đổi hàng hóa cho nhau chính là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng
hóa đó. Ở ví dụ trên, giả sử một người thợ dệt mất 2 tiếng để tạo ra 1m vải, một người nông
dân sản xuất 3 đấu thóc hết 2 giờ. Trao đổi 1m vải lấy 3 đấu thóc chẳng qua là trao đổi 2
giờ lao động sản xuất vải lấy 2 giờ lao động sản xuất thóc.
Vì thế, cơ sở cho hai hàng hóa khác nhau được đem ra trao đổi chính là hao phí lao
động xã hội sản xuất ra hai hàng hóa đó. Lao động xã hội mà người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa chính là giá trị hàng hóa. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa chính là
hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa. Hao phí lao động xã hội bao gồm hao
phí lao động sống của người lao động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm (thể lực, trí lực, thời
gian) và hao phí lao động trong quá khứ để sản xuất ra tư liệu sản xuất.
Giá trị hàng hóa phải phản ánh hao phí lao động trung bình trong ngành. Hao phí lao
động càng nhiều thì giá trị hàng hóa càng cao, giá trị trao đổi càng cao và ngược lại. Khi
khoa học – công nghệ phát triển, ngày càng có nhiều sản phẩm và giá trị hàng hóa có xu
hướng giảm vì hao phí lao động xã hội giảm.
Như vậy, giá trị hàng hóa quyết định giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là biểu hiện của
giá trị hàng hóa. Bất cứ hàng hóa nào cũng có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, Giữa
chúng vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn với nhau.
Khái niệm hàng hóa => 3 điểm
2 dạng vật thể, phi vật thể => giá trị sử dụng, giá trị
Giá trị sử dụng => do công dụng => thuộc tính quyết định, phạm trù vĩnh
viễn => nhiều thuộc tính => vật chất của của cải => KHCN => không phải hàng
hóa => phải được trao đổi, mua bán => giá trị trao đổi
Giá trị trao đổi => tỉ lệ giữa gtsd => vd => điểm chung giữa hh => phân
tích ví dụ => giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa => hpld xh cần thiết => gồm hplđ sống và hplđ quá khứ =>
phản ánhhplđ trungbình trongngành => hplđ cao, gthhcao => KHCN pháttriển,
hplđ giảm
Kết luận : gthh quyết định gttđ, hh nào cũng có 2 thuộc tính vừa thống nhất
vừa mâu thuẫn
Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động xã hội để tạo ra sản phẩm, do thời
gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường do rất nhiều
người sản xuất ra, mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là khác nhau
nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa cũng khác nhau. Tuy nhiên, lượng
giá trị hàng hóa không do hao phí lao động cá biệt xác định mà phải phản ánh hao phí lao
động xã hội trong ngành nên lượng giá trị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết (thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện
trình độ, cường độ,.. trung bình của xã hội)
Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp có vô số người tham gia sản xuất một sản phẩn,
giả sử có 3 người sản xuất A,B,C ứng với điều kiện sản xuất, hao phí lao động cá biệt và
sản lượng tạo ra như sau:
Người sản
xuất
ĐKSX HPLĐ cb/dvsp Q (triệu)
A Tốt 2h 100
B Trung bình 3h 700
C Xấu 4h 200
Dựa vào bảng trên, hao phí thời gian trung bình xã hội sẽ là :
(200+2100+800)/(100+700+200)~3,1h
Như vậy, lượng giá trị hàng hóa chịu chi phối bởi hao phí lao động cá biệt của nhóm
cung ứng đại bộ phận sản phẩm ra thị trường và do hao phí lao động cá biệt của nhóm có
điều kiện sản xuất trung bình quyết định.
Lượng hplđ tạo ra sp, tính bằng tglđ => do tglđ cá biệt khác nhau => tglđ xh cần
thiết
Ví dụ => chi phối bởi hplđ cb của nhóm cung ứng nhiều sp, hplđ cb của nhóm đksx
trung bình
Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động và mức độ phức
tạp của lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất ra sản phẩm của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Khi năng suất lao động càng tăng, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm
càng giảm, vì thế mà sản lượng càng tăng và giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. Vì vậy mà
người sản xuất luôn tìm biện pháp tăng năng suất lao động để hao phí lao động cá biệt thấp
hơn hao phí lao động xã hội nhằm thu càng nhiều lợi nhuận. Một số biện pháp tăng năng
suất lao động như:
- Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, máy móc, thiết
bị, công nghệ
- Nâng cao trình độ người lao động, đào tạo lao động hoặc trả lương cao để
thuê lao động trình độ cao
- Nâng cao trình độ quản lí, tổ chức, sắp xếp, hợp lí hóa các khâu của quá trình
sản xuất
- Khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên
Cùng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng cần phân biệt năng suất lao động và cường
độ lao động. Cường độ lao động chỉ mức hao phí lao động trên một dơn vị thời gian, thể
hiện mức độ khẩn trương, nặng nhọn hay căng thẳng của lao động. Khi tăng cường độ lao
động, trong một đơn vị thời gian thì hao phí lao động và sản phẩm tạo ra tăng tương ứng
nhưng hao phí lao động xét trên một đơn vị sản phẩm là không đổi. Vì việc tăng cường độ
lao động không làm thay đổi chất của quá trình sản xuất, cách thức lao động không đổi,
hao phí lao động không đổi mà chỉ là kéo dài thời gian lao động.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là mức độ phức tạp của lao
động. Lao động được chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản
đơn là những loại lao động mà người lao động chỉ cần có điềukiện bình thường, không cần
đào tạo mà vẫn có thể làm được. Lao động phức tạp là lao động mà người lao động phải
có trình độ, được đào tạo chuyên môn mới thực hiện được. Ví dụ, người rửa bát không cần
yêu cầu trình độ, độ tuổi, … vẫn có thể làm được nên là lao động sản đơn còn thợ mộc cần
có kĩ năng, trình độ chuyên môn mới có thể đóng bàn, ghế, điêu khắc,… nên là lao động
phức tạp. Vì thế, trong một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
lao động giản đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự cộng bằng, trong quá trình trao đổi, người ta
quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị hàng
hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình.
NSLĐ => tăng làm gthh giảm => lợi nhuận => biện pháp tăng nslđ
Cđlđ => tăng không làm tăng gthh => kéo dài tglđ
Mức độ phức tạp => kn=> vd=> quy đổi
Kết luận: lượng gthh đo bằng tglđ xh cần thiết, giản đơn trung bình.
Câu 4: Nội dung và tác động của quy luật giá trị
Theo nội dung của quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao
phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất khác nhau sẽ có hao phí lao động cá
biệt khác nhau, nhưng giá trị hàng hóa không được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt
của từng người sản xuất mà phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn
bán được hàng hóa, bù đắp chi phí và có lãi thì người sản xuất phải điềuchỉnh làm sao cho
hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp vớ mức chi phí xã hội chấp nhận được. Ví dụ:
Nếu khi dự toán thấy hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội ⇒ không
nên đầu tư
Lưu thông hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là
trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá (giá cả bằng giá trị).
Phản chứng: Xét trường hợp diễn ra trao đổi không ngang giá (giá cả cao hơn giá trị
hoặc giá cả < giá trị) - khi lợi thể thuộc về 1 phía (cung > cầu => lợi thế thuộc về người
mua => giá cả < giá trị, ngược lại cung < cầu => lợi thế thuộc về người bán => giá cả > giá
trị), mặt khác trong nền kinh tế hàng hóa, cung luôn có xu hướng cân bằng với cầu => giá
cả có xu hướng ngang bằng với giá trị.
 Nguyên tắc trao đổi phố biến trong nên kinh tế hàng hóa là trao đổi ngang giá.
Vì trên thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán và vô số người mua. Ai cũng
muốn có lợi cho bản thân. Bán giá cao hơn giá trị => ko có người mua, ngược lại muốn
mua với giá thấp hơn giá trị => ko cóngười bán. Có trao đổi ngang giá mới đảm bảo nguyên
tắc thuận mua vừa bán trong thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán, vô số người
mua.
Khi có sự mất cân đối giữa giá cả và giá trị sẽ dẫn đến trao đổi không ngang giá. Nhưng
đây chỉ là hiện tượng tạm thời vì giá cả luôn có xu hướng quay về giá trị.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá
trị là cơ sở của hàng hóa, nên giá cả trước hết phụ thuộc vào giá trị, Hàng hóa nào có giá
trị càng cao thì giá càng cao.
Trong kinh tế hàng hóa, ngoài giá trị thì giá trị còn bị các nhân tố ngoại sinh như cạnh
tranh, cung cầu, giá trị đồng tiền,… chi phối. Sự tác động của những nhân tố này làm cho
giá cả trên thị trường tách rời với giá trị hàng hóa nhưng vận động lên xuống xung quanh
trục giá trị hàng hóa, đây cũng chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua
sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Sx và thhh=> sx: không theo hplđ cb, lthh: ngang giá=> quy luật thể hiện thông qua
giá cả hh, giá trị cao => giả cả cao
Nhân tố ah đến giá cả => vđ của giá cả quanh giá trị là cơ chế hoạt động của quy
luật
Trên thị trường, quy luật giá trị có 3 tác động chính:
Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đối với sản xuất hàng hóa, quy
luật giá trị giúp phân bổ lại nguồn lực vào các ngành khác nhau một cách hợp lí để thiết
lập một cân đối kinh tế nhất định (cân bằng về giá và cân bằng cung cầu). Giả sử nền kinh
tế đang có sự mất cân đối: một ngành có quá nhiều người sản xuất, được đầu tư nhiều làm
cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, từ đó lợi nhuận người sản xuất thu được
thấp; một ngành thì được đầu tư ít hơn làm cho cung ít hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị, từ
đó thu được lợi nhuận cao. Điều này dẫn đến việc cắt giảm sản xuất, di chuyển nguồn lực
từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. => thiết lập 1 sự cân đối. Người
thực hiện công việc điều tiết này là chính phủ
Đối với lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị sẽ dẫn tới sự di chuyển hàng hóa từ nơi
giá thấp đến nơi giá cao để cân bằng giá cả giữa các khu vực và cân bằng cung cầu. Ví dụ,
thành phố 1 có cung lớn hơn cầu nên giá p1 thấp hơn giá trị, thành phố 2 có cung nhỏ hơn
cầu nên giá p2 cao hơn giá trị. Sẽ có người vận chuyển hàng hóa từ thành phố 1 sang thành
phố 2 để hưởng sự chênh lệch giá => làm giá p1 tăng, giá p2 giảm đến khi p1 và p2 bằng
nhau.
Thứ hai là kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Mỗi người sản xuất tự quyết định
mức độ hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa xác định bới hao phí lao
động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có điều kiện sản xuất tốt hơn sẽ có hao phí lao
động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và có nhiều lợi nhuận hơn. Để thu
được nhiều lãi và tránh thua lỗ, người sản xuất phải liên tục cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng
suất lao động, hiểu quả sản xuất để hạ thấp hao phí lao động cá biệt, tối thiểu là bằng hao
phí lao động xã hội cần thiết. Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất luôn xảy ra và mang
tính xã hội, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba là bình chọn tự nhiên những người sản xuất. Quá trình cạnh tranh theo đuổi
giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện sản xuất tốt hơn, năng suất lao
động cao hơn, hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ giàu
lên nhanh chóng. Ngược lại, những người có hao phí lao động cá biệt cao sẽ thua lỗ, phá
sản và nghèo khó. Như vậy, quy luật giá trị sẽ chọn lọc và giữ lại những người sản xuất có
năng suất lao động cao, hao phí lao động cá biệt thấp và đào thải người sản xuất có năng
suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt cao.
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt là chi phối sự lựa chọn tự nhiên,
loại bỏ các nhân tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác là phân
hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội.
3 tác động => điều tiết sx, lt: sx (phân bổ nguồn lực vào các ngành hợp lí, cân đối
kinh tế - cb giá, cung cầu: giả sử mất cân đối), lt (di chuyển hh – cân bằng giá, cung cầu):
ví dụ ) => kích thích llsx (tăng nslđ => tính xã hội) => bình chọn tự nhiên những nsx (giữ
hplđ thấp, loại hplđ cao)
Ý nghĩa => chi phối sự lựa chọn tự nhiên, loại bỏ yếu tố kém, kích thích tích cực =>
phân hóa giàu nghèo
Câu 5: Sự chuyển hóa tiền thành tư bản: công thức chung của tư bản và mâu
thuẫn của công thức chung, điều kiện ra đời và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao
động.
Tư bản là tiền vận động theo công thức T – H – T’, T’ là tiền thu về lớn hơn tiền ứng
ra T ban đầu.
Có T’ – T = delta T là giá trị thặng dư hay giá trị tăng thêm
Xét trong lưu thông,
- Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ
tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm
trong tay mỗi bên là không đổi. Hay nói cách khác, trao đổi ngang giá, (ngang nhau
về giá trị, giá trị của trc và sau trao đổi k thay đổi) thì T’=T nên không tạo ra delta
T.
- Trao đổi không ngang giá chỉ là tạm thời và không phổ biến:
+ Trường hợp giá cả lớn hơn giá trị (lợi thuộc về người sản xuất), người bán giá đắt
hơn nhưng vẫn không tạo ra delta T vì người bán cũng là người mua trong một hoạt
động mua bán hàng hóa khác. (thời kỳ bao cấp). Ví dụ, có một nhà tư bản có hành vi
bán hàng hóa cao hơn giá trị 10%. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán
cao lên là 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế
không có 1 nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là
người mua đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy đến lượt anh
ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản
khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10%
nhà tư bản mua được khi là người bán, sẽ mất đi khi anh ta là người mua. Hành vi bán
hàng hóa cao hơn giá trị không mang lại giá trị thặng dư.
+ Tương tự như vậy, khi giá cả nhỏ hơn giá trị (lợi thuộc về người mua), việc mua rẻ
cũng không tạo ra delta T vì người mua cũng là người bán trong hoạt động mua bán
khác. (thời kỳ bao cấp)
+ Một trường hợp có tạo ra delta T là việc mua rẻ, bán đắt. Tuy nhiên việc này chỉ lí
giải trên phạm vi một nhóm người mà không phải phạm vi toàn xã hội vì cái người này
được lợi chính là phần thiệt hại của đối tác. Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng
giá trị không đổi và trao đổi không ngang giá cũng không tạo ra delta T. Điều này có
nghĩa là trong lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư trên toàn bộ xã hội. Ví dụ, một
người khi mua, mua rẻ được 5 đồng và khi bán, bán đắt được 5 đồng. 10 đồng giá trị
thặng dư mà người đó thu được cũng chỉ là số tiền mà người đó lường gạt người khác.
Nếu xét chung cả xã hội, giá trị thặng dư mà hắn thu được cũng chính là cái mà người
khác mất đi => tổng giá trị hàng hóa trong xã hội k tang lên => giai cấp tư sản k thể
làm giàu.
Xét ngoài lưu thông,
- Tiền ngoài lưu thông (tiềncất trữ) không thể tự gia tăng giá trị, thậm chí có thể giám
nếu xảy ra lạm phát.
- Hàng ngoài lưu thông có hàng cất trữ và hàng tiêu dùng. Hàng cất trữ, tồn kho
thường có giá trị bị giảm theo thời gian (ngoại lệ: đầu cơ tích trữ hàng hóa tạo tình
trạng khan hàng -tuy nhiên đây chỉ là tình trạng nhất thời). Hàng tiêu dùng bao gồm
tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Trong sản xuất, tư liệu sau khi sản xuất được di
chuyển vào sản phẩm -> không làm tăng thêm giá trị. Trong tiêu dùng, tư liệu được
sở hữu cá nhân và tiêu dùng hết thì giá trị cũng giảm dần và hết => k làm tăng giá
trị (Ví dụ: khi uống nước). Do đó, ngoài lưu thông hàng hóa cũng không xuất hiện
giá trị thặng dư.
Như vậy, giá trị thặng dư delta T không được sinh ra trong lưu thông hay ngoài lưu
thông, nhưng thực tế đa số người đầu tư lại thu được giá trị thặng dư. Mẫu thuẫn này chứng
tỏ tư bản phải được tạo ra hoặc trong lưu thông hoặc ngoài lưu thông. =>Mấu chốt vấn đề
nằm ở hàng hóa ⇒ nhà đầu tư phải mua đc thứ hàng hóa đặc biệt, mua về k bán ngay, một
thứ hàng hóa khi tiêu dùng nó đc tăng thêm giá trị. Đó chính là hàng hóa sức lao động –
chìa khóa để lí giải mâu thuẫn chung của tư bản.
Tư bản => CTC=> trong lưu thông: ngang giá, không ngang giá => ngoài lưu
thông: tiền cất trữ, hàng :cất trữ, tiêu dùng => Kết luận
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của người lao động được sử dụng để sản
xuất, tạo ra sản phẩm. Hàng hóa sức lao động chỉ được ra đời khi có hai điềukiện: thứ nhất,
người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có thể bán
sức lao động của mình như một loại hàng hóa. Thứ hai, người lao động phải bị tước đoạt
toàn bộ tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trở thành vô sản, phải bán sức lao động để tồn
tại. => sức lao động xuất hiện trong thời kì tư bản chủ nghĩa
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị của hàng hóa sức lao động và giá trị
sử dụng hàng hóa sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động chính là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sức
lao động, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt nhất định để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần.
Giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động. Giá
trị hàng hóa sức lao động được cấu thành bởi: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân
người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động và phí tổn
đào tạo người lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính tinh thần và tính lịch sử.
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức
lao động (quá trình lao động). Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào
đó, đồng thời tạo ra giá trị mới (v+m) lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động
(v). Phần lớn hơn đó (m) chính là giá trị thặng dư bị tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử
dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư.
Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Hàng hóa sức lao
động là hoàng hóa duy nhất khi tiêu dùng có thể gia tăng thêm giá trị, là nguồn gốc tạo ra
giá trị thặng dư.
Thực chất hàng hóa sức lao động sinh ra trong sản xuất nhưng phải qua lưu thông
hàng hóa mới về đc túi của nhà sản xuất
Kn SLĐ=> 2 điều kiện => 2 giá trị
Giá trị hh SLĐ: hplđ xh cần thiết để sx SLĐ = gtri TLSH cần thiết cho NLĐ => cấu
thành: TLSH bản thân, gia đình, phí tổn đào tạo NLĐ
Giá trị sử dụng hh SLD => thể hiện trong tiêu dùng => sx hàng hóa, tạo ra gtri mới
lớn hơn gtri bản thân => GTTD=> nguồn gốc sra GTTD.
Câu 6: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư, giá trị thặng dư siêu ngạch
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Đó là sự
kết hợp của 3 quá trình: sản xuất giá trị sử dụng, sản xuất giá trị và sản xuất giá trị thặng
dư (mực đích tuyệt đối hóa của chủ nghĩa tư bản)
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất của nhà tư bản và sức
lao động làm thuê, có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà
tư bản, giống như những yếu tố sản xuất khác của nhà tư bản được sử dụng sao cho hiệu
quả nhất; hai là sản phẩm người lao động tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không
phải của người làm động.
Giả định nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư là trao đổi ngang giá và điều
kiện sản xuất thuộc mức trung bình trong xã hội.
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một
nhà tư bản làm ví dụ. Giả định để sản xuất ra 10kg sợi cần có 20kg bông và giá của 20kg
là 10$. Để chuyển số bông đó thành sợi, một người công nhân cần làm việc trong 6 giờ và
hao mòn máy móc, thiết bị là 2$; giá trị sức lao động trong một ngày là 3$. Như vậy mỗi
giờ người lao động tạo ra một lượng giá trị là 0,5$.
Nếu công nhân lao động trong 6 giờ thì:
Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới
- Tiền mua bông: 10$
- Hao mòn máy móc:
2$
- Tiền mua SLĐ trong
1 ngày: 3$
Tổng: 15$
- Giá trị bông được chuyển vào sợi:
10$
- Giá trị của hao mòn máy móc được
chuyển vào sợi: 2$
- Giá trị mới do lao động của công
nhân tạo ra: 3$
Tổng: 15
Nếu nhà tư bản thuê lao động làm trong 6h thì không tạo ra delta T.
Nếu công nhân lao động trong 12 giờ thì:
Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới
- Tiền mua bông: 20$
- Hao mòn máy móc:
4$
- Tiền mua SLĐ trong
1 ngày: 3$
Tổng: 27$
- Giá trị bông được chuyển vào sợi:
20$
- Giá trị của hao mòn máy móc được
chuyển vào sợi: 4$
- Giá trị mới do lao động của công
nhân tạo ra: 6$
Tổng: 30$
Nếu tư bản thuê lao động làm trong 12h thì tạo ra 1 lượng delta T = 3$, đây chính là
giá trị thặng dư mà tư bản thu được.
Giá trị thặng dư chính là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt,
là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. Cho nên, C.Mác viết: “Bí
quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số
lượng lao động không công nhất định của người khác”
Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có 3 kết luận:
Thứ nhất, giá trị sản phẩm có hai phần: giá trị cũ (c=24$) là phần giá trị của tư liệu
sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… được bảo tồn chuyển sang sản phẩm và
giá trị mới (v+m=6$) là giá trị cho sức lao động tạo ra. Giá trị sản phẩm bằng tổng giá trị
cũ và giá trị mới.
Thứ hai, ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: phần thứ nhất là thời
gian lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị đúng bằng giá trị sức lao động (v)
của mình – thời gian lao động cần thiết và lao động trong thời gian đó được gọi là lao động
cần thiếu. Phần thứ hai là thời gian lao động mà người lao động tạo ra giá trị thặng dư (m)
được gọi là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian đó là lao động thặng dư.
Vậy, quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất được kéo dài quá thời gian lao
động cần thiết.
Cuối cùng, sau nghiên cứu quá trình này, ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung
của tư bản đã được giải quyết. Trong lưu thông, nhà tư bản mua được một loại hàng hóa
đặc biệt là sức lao động. Sau đó nhà tư bản đem hàng hóa đặc biệt vào sản xuất, tức là
ngoài lưu thông, để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó mà tiền của nhà tư
bản chuyển thành tư bản.
Sx tbcn gồm 3 quá trình, kết hợp 2 yếu tố (2 điều kiện)=> giả định nghiên cứu 2 yếu
tố=> ví dụ quá trình sx sợi => kết luận gttd: 1 phần gtri mới dôi ra ngoài giá trị slđ do
nlđ tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt
3 kết luận => gttd=gt cũ + gt mới => ngày lao động 2 phần: cần thiết, thặng dư =>
mâu thuẫn được giải quyết: ntb mua được hh slđ trong lưu thông -> đem vào sx, ngoài lưu
thông -> gttd
Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư bằng
cách kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết trong khi năng suất lao
động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Do thời gian lao
động tăng lên nhưng thời gian lao động tất yếu không đổi nên thời gian lao động thặng dư
tăng lên, tỷ suất giá trị thặng dư (m’=m/v.100%) càng cao, giá trị thặng dư tuyết đối càng
nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, việc kéo dài thời gian lao động vấp phải những giới hạn
nhất định như giới hạn về mặt thể chất và tinh thần của công nhân. Mặt khác, nó còn bị
giới hạn do những phong trào đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm và ngày lao động tự
nhiên chỉ là 24 giờ. Vì vậy, giai cấp tư sản không thể kéo dài ngày lao động một cách vô
hạn. Thay vào đó, nhà tư bản tăng cường độ lao động, tăng mức độ khẩn trương (ví dụ:
thuê người đốc thúc), thực chất đây cũng là việc kéo dài thời gian lao động.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời
gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, nhờ đó mà thời gian lao
động thặng dư tăng lên trong điều kiện độ dài ngày lao động như cũ. Muốn rút ngắn thời
gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức lao động, nghĩa là phải giảm giá trị tư liệu
sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của người lao động. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng
cách tăng năng suất lao động trong các quá trình tạo ra tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu
dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản
xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đó.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là
phương pháp chủ yếu thì đến giai đoạn tiếp theo, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật thì sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Hai phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao tình
độ bóc lộc công nhân làm thuê. Dưới chủ nghĩa tư bản, máy móc không phải để làm giảm
cường độ lao động của công nhân mà trái lại để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự
động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên nhưng dưới hình thức căng thẳng
của trí lực mà không phải thể lực.
gttd tuyệt đối – kéo dài ngày lđ quá tglđ cần thiết khi tglđ ct không đổi, nslđ không
đổi => tỉ suất gttd tăng, gttd tăng => hạn chế: thể lực, trí lực nlđ; phong trào; ngày lđ tự
nhiên 24h=>tăng cđlđ:kéo dài tglđ
gttd tương đối – rút ngắn tglđtất yếu => tăngnslđ, tăng tglđ thặngdư => muốn vậy:
giảm gt slđ = giảm gt tlsh trong pvi tiêu dùng của nlđ => tăng nslđ trong sx tlsh hay tăng
nslđ xs tlsx để sx ra tlsh
gđ đầu tbcn => tuyệt đối, gđ sau pt khcn => tương đối, khcn= tăng cđlđ => 2pp
dùng để bóc lộ slđ => ngày nay, tự động hóa sx làm cđlđ tăng trí lực thay vì thể lực
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời nhưng xét
toàn bộ xã hội thì giá trị siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá
trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của mọi nhà tư bản và là động lực mạnh nhất để kích
thích nhà tư bản phát triển khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động cá biệt . K.Mark
gọi đây là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì cả hai đều làm tăng năng suất lao
động (mặc dù một cái là tăng nắng suất lao động cá biệt, một cái là tăng năng suất lao động
xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể
hiện ở việc giá trị thặng dư tương đối do toàn xã hội thu được. Giá trị thặng dư siêu ngạch
chỉ do một số nhà tư bản có kĩ thuật tiên tiến thu dược. Giá trị thặng dư siêu ngạch không
chỉ thể hiện mối quan hệ bóc lột giữa tư bản và công nhân làm thuê mà còn thể hiện sự
cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
Như vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch vừa có tính tạm thời vừa có tính phổ biến, là
động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào
sản xuất, … để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hóa.
Khái niệm: tăng nslđ cb, giảm gthhcb=> tạm thời, phổ biến=> khát vọng của toàn
bộ ntb=> cải tiến kĩ thuật,… => biến tướng của gttd tương đối: nslđ cá biệt, chỉ do những
ntb có kĩ thuật tiên tiến thu được => phản ánh bản chất tư bản – công nhân, sự cạnh tranh
giữa các ntb => kết luận: tính chất, động lực tăng nslđ
Câu 7: Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giácả sản xuất: lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận, cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài
như là kết quả của tài kinh doanh của nhà tư bản và vốn đầu tư của nhà tư bản mang lại.
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí sản xuất
Hay: p = (c+v+m) – (c+v)=m
Lợi nhuận là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư nhưng nó phản ánh sai
lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm người ta
hiểu lầm rằng lợi nhuận không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra.
Nguyên nhân là vì: thứ nhất, lợi nhuận p được sinh ra bởi bộ phận v nay được thay
thế bằng k=c+v khiến cho p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Thứ
hai, nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là
có thể thu được lợi nhuận, điều này làm cho lợi nhuận đôi khi khác với giá trị thặng dư.
Nếu nhà tư bản bán giá cả bằng giá trị thì p=m, nếu giá cả lớn hơn giá trị thì p>m và nếu
giá cả nhỏ hơn giá trị thì p<m. Tuy nhiên, xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời
gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, tức là tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư.
Sự không nhất trí giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư càng che giấu bản chất bóc lột của chủ
nghĩa tư bản.
Hình thức biểu hiện gttd => bị hiểu do tài năng, vốn kinh doanh=> công thức=>
nguyên nhân: p sinh ra do v nhưng bị thay bằng k=v+c => con đẻ của tư bản ứng trước
Sự chênh lệch p và m do giá cả # giá trị => che giấu bản chất bóc lột
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư
bản ứng trước: p=m/(c+v).100% , phản ánh hiệu quả của việc đầu tư tư bản (mức sinh lời
của việc đầu tư)
Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng của một số nhân tố:
Thứ nhất là tỷ suất giá trị thặng dư: do lợi nhuận p chính là hình thức biểu hiện của
giá trị thặng dư m nên khi tỷ suất giá trị thặng dư m’ càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận p’ càng
lớn.
Thứ hai là cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v: Trong điều kiện giá trị thặng dư không đối,
nếu câu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm.
Thứ ba là tốc độ chu chuyển của tư bản: nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn
thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều, giá trị
thặng dư theo đó tăng lên làm tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo.
Thứ tư là tiết kiệm tư bản bất biến: trong điều kiện sản xuất giá trị thặng dư và tư bản
khả biến v không đổi, thì tư bản bất biến c càng nhỏ thì tư tỷ suất lợi nhuận càng lớn. c
giảm dẫn tới c+v giảm, theo đó p’=m/(c+v).100% tăng lên.
Phần trăm giữa gttd và tư bản ứng trước=> hiệu quả việc đầu tư tư bản=> nhân tố
ảnh hưởng: tỷ suất gttd, cấu tạo hữu cơ, tốc độ chu chuyển tb, tiết kiệm tư bản bất biến.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất cùng một
loại hàng hóa để giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để
thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kĩ thuật, nâng cao
năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa sản xuất ra thấp hơn giá trị hàng
hóa. Kết quả của quá trình đối với cá nhân nhà sản xuất là thu được nhiều lợi nhuận hơn,
giá trị thặng dư siêu ngạch tăng. Đối với xã hội, hình thành nên giá trị thị trường (giá trị xã
hội) của từng loại hàng hóa: điều kiện sản xuất trung bình trong ngành tăng do kĩ thuật sản
xuất phảt triển, làm giá trị hàng hóa thị trường giảm.
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất thuộc các
ngành khác nhau nhằm tìm nơi có đầu tư có lợi nhất (nơi có tỷ suất lợi nhuận cao nhất).
Cùng một lượng tư bản đầu tư nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản khác nhau làm tỷ suất
lợi nhuận khác nhau. Các nhà sản xuất di chuyển tư bản (tư liệu sản xuất, sức lao động)
của mình từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp đến ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Sản phẩm
của ngành có tỷ suất lợi nhuận cao trở nên nhiều hơn, giá cả giảm xuống và tỷ suất lợi
nhuận cũng giảm xuống. Sự tự do di chuyển này làm thay đổi là tỷ suất lợi nhuận cá biệt
vốn có của các ngành và chỉ tạm dừng khi tỷ suất lợi nhuận ở các ngành xấp xỉ bằng nhau.
Từ đó tỷ suất lợi nhuận bình quân xuất hiện.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân p’ là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư
và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nên sản xuất tư bản chủ nghĩa (công
thức)
Lợi nhuận bình quân p ngang là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản khác nhau,
đầu tư những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào.
Cạnh tranh nội bộ => đạt thuận lợi sx, tiêu thụ hh thu được lnsn=> biện pháp: thúc
đẩy kh – kt phát triển, tăng nslđ, giản hplđ cb=> tăng gttd sn => cá nhân: thu được nhiều
gttd sn => xh: hình thành giá trị thị trường (giá trị xh):nslđ xh tăng, giá trị hh giảm
Cạnh tranh giữa các ngành => tìm nơi đầu tư có lợi nhất: p’ lớn hơn=> ngành khác
nhau, tư bản như nhau, cấu tạo hữu cơ khác nhau=>p’ khácnhau=> biệnpháp:di chuyển
tư bản từ nơi p’ thấp sang nơi p’ cao => p’ giữa các ngành xấp xỉ nhau => tỷ suất lợi
nhuận bình quân => tỷ lệ % tổng m/tổng k => lợi nhuận bình quân: số lợi nhuận thu được
bằng nhau trong các ngành khác nhau dù cấu tạo hữu cơ khác nhau
Câu 8: Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận thương nghiệp, cho ví dụ minh họa
Tư bản thương nghiệp là tư bản chuyên môn hóa trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa,
kiếm lời thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương
nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu
thông hàng hóa của tư bản công nghiệp
Ptn= giá bán – giá mua
Trong thời kì phong kiến, lợi nhuận tư bản được coi là do mua rẻ, bán đắt từ lừa đảo,
cân đo đong đếm giả dối, lợi dụng người sản xuất mà có,
Trong thời kì tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp thu được có nguồn
gốc từ một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản
công nghiệp nhượng lại vì tư bản thương nghiệp đã đảm nhập khâu bán hàng (khâu mua tư
liệu sản xuất) cho tư bản sản xuất.
Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư bằng cách bán hàng hóa cho
tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị hàng hóa, sau đó tư bản thương nghiệp bán
cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.
Như vậy, nguồn tốc lợi nhuận tư bản thương nghiệp thu được là một phần lợi nhuận
do tư bản công nghiệp nhượng lại. Và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp chính là giá
trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất.
Ví dụ minh họa: một tư bản công nghiệp ứng ra 1000 tư bản để sản xuất hàng hóa,
cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư m’=125%.
Khi đó, k=800c+200v
Giá trị thặng dư tư bản công nghiệp thu được là m=200.125%=250, tỷ suất lợi công
nghiệp là p=250/1000*100%=25%
Giá trị hàng hóa sẽ là 1000+250=1250.
Giá bán hàng hóa của tư bản công nghiệp là 1250 và thu được lợi nhuận là 250.
Tuy nghiên, khi có tư bản thương nghiệp ứng ra 250 tư bản và tư bản công nghiệp
bán hàng cho tư bản thương nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận công nghiệp = tỷ suất lợi nhuận
thương nghiệp = tỷ suất lợi nhuận bình quân = 250/(1000+250).100%=20%.
Lúc này, giá tư bản công nghiệp bán cho tư bản thương nghiệp là
1000+20%.1000=1200 và lợi nhuận công nghiệp là 200
Giá tư bản thương nghiệp bán cho người dùng là giá trị hàng hóa, tức là 1250 và lợi
nhuận thương nghiệp là 1250-1200=50.
Tư bảnchuyên môn hóatronglthh, kiếm lời thôngquatrao đổi, mua bán.=> p tn=giá
bán – giá mua=> phong kiến: nguồn gốc từ mua rẻ bán đắt, đo đạc giả dối=> tncb: 1
phần gttd mà tnsx nhượng cho vì tbtn bán hàng(mua tlsx) thay cho tbsx=>tncn bán hh với
giá thấp hơn gthh cho tbtn
Nguồn gốc: 1 phần gttd được tncn nhượng lại
Bản chất: gttd do người lđ tạo ra trong qtsx
Ví dụ: tbcn:1000 tư bản, c/v=4/1, m’=125% => m=250, p=25%, gthh=1250
Tbtn: 250 tư bản => p’=20% => giá tncb bán = 1200,pcn=200, giá tbtn bán=1250,
ptn=50
Câu 10: Ưu nhược điểm của sản xuất hàng hóa
Câu 12: Ptich đặc trưng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
 SXTBCN là sản xuất hàng hóa quy mô lớn, là sự kết hợp 3 quá trình: sx giá trị sử dụng,
giá trị, giá trị thặng dư
 SXTBCN là sự kết hợp giữa TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản và sức lao động làm thuê
của công nhân, trong đó, sản phẩm thuộc sở hữu của nhà tư bản.
. So sánh với tự cung tự cấp
. So sánh với sản xuất hàng hóa giản đơn
Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx

More Related Content

Similar to Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx

CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxBình Thanh
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếthelenhuynh9
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2HaPhngL
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTBinThuPhng
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docNguyễn Công Huy
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfsweetieDL
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y Dượcrip2wOY
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcsdkfh93hd
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcdjfgdsf
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y DượcBI8lwCcDfI
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcdjfgdsf
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y DượciySmYm
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcdshfgsdh
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y DượcnKPFszATU
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcdjfgdsf
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dượcdjfgdsf
 

Similar to Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx (20)

CHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptxCHƯƠNG 2.pptx
CHƯƠNG 2.pptx
 
Bài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triếtBài thuyết trình môn triết
Bài thuyết trình môn triết
 
Chuong iv
Chuong ivChuong iv
Chuong iv
 
Triết 2
Triết 2Triết 2
Triết 2
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Chuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPTChuong II. KTCT.PPT
Chuong II. KTCT.PPT
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (7).doc
 
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdfChương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
Chương 2 Hàng hóa thị trường.pdf
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y Dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y Dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y Dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 
Đại Học Y Dược
Đại Học Y DượcĐại Học Y Dược
Đại Học Y Dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 
đạI học y dược
đạI học y dượcđạI học y dược
đạI học y dược
 

Recently uploaded

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (14)

CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 

Mac-2-Cô-Quế-Anh-Cuối-kỳ.docx

  • 1. Câu 1: Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, có hai hình thức sản xuất rõ rêt là: sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Trước khi sản xuất hàng hóa xuất hiện, nền kinh tế vận hành theo cơ chế sản xuất tự cung tự cấp. Sản xuất tự cấp tự túc là sản xuất ra sản phẩm để thỏa mãn chính nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Nó có thể diễn ra trong 1 gia đình, 1 thị tộc hay thậm chí là cả 1 nền kinh tế. Sản xuất hàng hóa là hình thức tổ chức sản xuất ra sản phẩm để bán, để trao đổi trên thị trường. Sản xuất hàng hóa ra đời trong hai điều kiện lịch sử: Thứ nhất là do sự phân công lao động trong xã hội. Sự phân công lao động trong xã hội là sự phân chia lao động vào các ngành và mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định. Phân công lao động xã hội là tất yếu khách quan. Đây là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi người thừa sản phẩm do mình sản xuất ra nhưng lại thiếu sản phẩm khác. Vì vậy, sự trao đổi hàng hóa là điều kiện tất yêu và có lợi đối với mỗi người sản xuất. Đây là điều kiện cần cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa. Điều kiện thứ hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Điều này làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, họ làm ra sản phẩm dựa trên tư liệu của chính họ và có quyền chi phối những sản phẩm đó. Sự tách biệt này xuất hiện là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau. Tuy nhiên, sự phân công lao động trong xã hội lại làm họ phụ thuộc vào nhau. Sản xuất hàng hóa ra đời chính là để giải quyết mâu thuẫn này. Muốn có sản phẩm khác thì những người sản xuất phải mua bán hàng hóa với nhau. Đây chính là điều kiện đủ cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa. Ví dụ về điều kiện thứ 2 dẫn tới sự ra đời của sx hàng hóa: Việt Nam trước năm 86 là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: nhà nước sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất ntn, sản xuất cho ai ⇒ tự cung tự cấp, k có trao đổi mua bán. Nước ta đã biến sở hữu tư nhân thành sở hữu tập thể (vi phạm quy luật quan hệ sx và ll sản xuất), cụ thể là:  Sở hữu tư bản tư nhân: biến thành sở hữu nhà nước  Sở hữu cá nhân: biến thành sở hữu tập thể ⇒ K còn sở hữu tư nhân nữa mà là kế hoạch hóa tập trung Trong thực tế, mô hình này có lợi cho VN trong thời điểm chiến tranh. Với mô hình này năng suất lao động k ngừng tăng lên, ng lđ hăng say làm việc ⇒ cố gắng hết mình cho cv.
  • 2. Tài sản nằm trong tay nhà nước, nhà nước sẽ tận dụng tài nguyên nguồn tài nguyên này để phục vụ cho chiến tranh. Nếu trước chiến tranh, con ng có động lực cống hiến cho gia đình, cho chiến tranh thì sau chiến tranh, con ng lại nghĩ về mình nhiều hơn. Chính vì thế, mô hình này lại không còn đạt được hiệu quả như mong muốn. Người lao động trở nên chây lười sản xuất, có hiện tượng bất mãn với chế độ ⇒ năng suất lđ sụt giảm ⇒ Trong lòng nền kinh tế Việt Nam, ta đã tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa ra đời bằng cách tách quyền sử dụng ra khỏi quyền sở hữu: tài sản của các doanh nghiệp nhà nước thì vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước đã trao quyền sử dụng cho giám đốc doanh nghiệp ⇒ các doanh nghiệp tự chủ trong sx kinh doanh, phân phối sản phẩm. Hay nói cách khác, ở Việt Nam, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất là do sự da dạng hóa các hình thức sở hữu, tách quyền sở dụng ra khỏi quyền sở hữu đối với sản phẩm của nhà nước, thừa nhận sở hữu tư nhân. Theo đó, nhà nước nắm quyền sở hữu còn trao quyền sử dụng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp được độc lập sản xuất và phân phối hàng hóa, hình thành sự trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. =>Nếu thiếu đk 1, ⇒ sản xuất tự cung tự cấp. Nếu thiếu đk 2 ⇒ giống nền kt kế hoạch hóa Những hình thức đầu tiên của sản xuất hàng hóa xuất hiện từ thời kì tan rã của chế độ nguyên thủy, tồn tại và phát triển tiếp tục ở các phương thức sản xuất tiếp theo. Sản xuất hàng hóa phát triển nhất ở chế độ tư bản chủ nghĩa và tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ nghĩa xã hội vì dưới chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau và sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Như vậy, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đồng thời có hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa. Sx tự cấp tự túc và sxhh => 2 điều kiện=>thứ nhất, kết quả của ptr llsx=>1 nsx thừa sp của mình nhưng thiếu sp khác => trao đổi là tất yếu=> đk cần Đk2=> nsx độc lập, sx và chi phối sp =>do tư hữu tlsx => vẫn phụ thuộc => điều kiện đủ VN=>đa dạng hóa hình thức sở hữu, tách sd và sở hữu đối với sp nhà nước, thừa nhân sở hữu tư nhân => doanh nghiệp độc lập => thuận mua vừa bán Sxhh xh đầu tiên cxnt tan rã => ptr qua các ptsx => ptr nhất ở tbcn => tồn tại ở cnxh vì có sự đa dạng sở hữu và phân công lđ ptr
  • 3. Kết luận: phải có 2 điều kiện => thiếu thì không có sxhh, sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa Câu 2: Phân tíchhai thuộc tínhcủa hàng hóa, lượng giátrị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Từ khái niệm này, ta có thể thấy ba điểm chính: Hàng hóa nhất thiết phải là sản phẩm do lao động của con người tạo ra, sản phẩm đó được tạo ra nhưng phải có ích và phải được tiêu dùng, sử dụng thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có bản chất sản xuất hàng hóa khác nhau, song hàng hóa nào cũng đều có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, giá trị sử dụng của cơm để ăn, áo để mặc, xe để đi,… Chính công dụng của vật phẩm làm cho nó có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nên nó là một phạm trù vĩnh viễn. VD: nước là chất lỏng không màu, không mùi nên được dung nhiều trong sinh hoạt. Hàng hóa càng có nhiều thuộc tính khác nhau thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Khi khoa học công nghệ phát triển, người ta ngày càng phát hiện ra nhiều thuộc tính, lợi ích của vật chất để tạo ra càng nhiều sản phẩm, nhiều giá trị sử dụng. Ví dụ, than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt nhưng hiện nay được sử dụng trong một số công nghiệp hóa chất./ nhờ tính chất dễ mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng mà từ một thỏi vàng có thể tạo ra 1 dây chuyền vàng Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng nó, nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. Đã là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa, ví dụ như ánh sáng, không khí,… Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải được đem ra trao đổi, mua bán, nghĩa là phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Thuộc tính thứ hai của hàng hóa là thuộc tính giá trị. Muốn hiểu được thuộc tính này, trước hết ta phải hiểu giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Ví dụ: 1m vải = 3 đấu thóc Khi hàng hóa được đem ra trao đổi, chúng phải có một cơ sở chung với nhau. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng vì mỗi hàng hóa có công dụng, giá trị sử dụng khác nhau. Điểm chung nhất giữa các hàng hóa chính là chúng đều là sản phẩm của lao động.
  • 4. Thực chất trao đổi hàng hóa cho nhau chính là trao đổi lao động ẩn giấu trong các hàng hóa đó. Ở ví dụ trên, giả sử một người thợ dệt mất 2 tiếng để tạo ra 1m vải, một người nông dân sản xuất 3 đấu thóc hết 2 giờ. Trao đổi 1m vải lấy 3 đấu thóc chẳng qua là trao đổi 2 giờ lao động sản xuất vải lấy 2 giờ lao động sản xuất thóc. Vì thế, cơ sở cho hai hàng hóa khác nhau được đem ra trao đổi chính là hao phí lao động xã hội sản xuất ra hai hàng hóa đó. Lao động xã hội mà người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa chính là giá trị hàng hóa. Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa chính là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa. Hao phí lao động xã hội bao gồm hao phí lao động sống của người lao động sản xuất trực tiếp ra sản phẩm (thể lực, trí lực, thời gian) và hao phí lao động trong quá khứ để sản xuất ra tư liệu sản xuất. Giá trị hàng hóa phải phản ánh hao phí lao động trung bình trong ngành. Hao phí lao động càng nhiều thì giá trị hàng hóa càng cao, giá trị trao đổi càng cao và ngược lại. Khi khoa học – công nghệ phát triển, ngày càng có nhiều sản phẩm và giá trị hàng hóa có xu hướng giảm vì hao phí lao động xã hội giảm. Như vậy, giá trị hàng hóa quyết định giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị hàng hóa. Bất cứ hàng hóa nào cũng có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, Giữa chúng vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn với nhau. Khái niệm hàng hóa => 3 điểm 2 dạng vật thể, phi vật thể => giá trị sử dụng, giá trị Giá trị sử dụng => do công dụng => thuộc tính quyết định, phạm trù vĩnh viễn => nhiều thuộc tính => vật chất của của cải => KHCN => không phải hàng hóa => phải được trao đổi, mua bán => giá trị trao đổi Giá trị trao đổi => tỉ lệ giữa gtsd => vd => điểm chung giữa hh => phân tích ví dụ => giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa => hpld xh cần thiết => gồm hplđ sống và hplđ quá khứ => phản ánhhplđ trungbình trongngành => hplđ cao, gthhcao => KHCN pháttriển, hplđ giảm Kết luận : gthh quyết định gttđ, hh nào cũng có 2 thuộc tính vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động xã hội để tạo ra sản phẩm, do thời gian lao động quyết định. Trong thực tế, một loại hàng hóa đưa ra thị trường do rất nhiều người sản xuất ra, mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là khác nhau nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa cũng khác nhau. Tuy nhiên, lượng giá trị hàng hóa không do hao phí lao động cá biệt xác định mà phải phản ánh hao phí lao động xã hội trong ngành nên lượng giá trị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động
  • 5. xã hội cần thiết (thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện trình độ, cường độ,.. trung bình của xã hội) Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp có vô số người tham gia sản xuất một sản phẩn, giả sử có 3 người sản xuất A,B,C ứng với điều kiện sản xuất, hao phí lao động cá biệt và sản lượng tạo ra như sau: Người sản xuất ĐKSX HPLĐ cb/dvsp Q (triệu) A Tốt 2h 100 B Trung bình 3h 700 C Xấu 4h 200 Dựa vào bảng trên, hao phí thời gian trung bình xã hội sẽ là : (200+2100+800)/(100+700+200)~3,1h Như vậy, lượng giá trị hàng hóa chịu chi phối bởi hao phí lao động cá biệt của nhóm cung ứng đại bộ phận sản phẩm ra thị trường và do hao phí lao động cá biệt của nhóm có điều kiện sản xuất trung bình quyết định. Lượng hplđ tạo ra sp, tính bằng tglđ => do tglđ cá biệt khác nhau => tglđ xh cần thiết Ví dụ => chi phối bởi hplđ cb của nhóm cung ứng nhiều sp, hplđ cb của nhóm đksx trung bình Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa: năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động Năng suất lao động là năng lực sản xuất ra sản phẩm của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Khi năng suất lao động càng tăng, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sản phẩm càng giảm, vì thế mà sản lượng càng tăng và giá trị một đơn vị sản phẩm giảm. Vì vậy mà người sản xuất luôn tìm biện pháp tăng năng suất lao động để hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội nhằm thu càng nhiều lợi nhuận. Một số biện pháp tăng năng suất lao động như: - Ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, máy móc, thiết bị, công nghệ - Nâng cao trình độ người lao động, đào tạo lao động hoặc trả lương cao để thuê lao động trình độ cao - Nâng cao trình độ quản lí, tổ chức, sắp xếp, hợp lí hóa các khâu của quá trình sản xuất
  • 6. - Khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên Cùng tạo ra nhiều sản phẩm hơn nhưng cần phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động. Cường độ lao động chỉ mức hao phí lao động trên một dơn vị thời gian, thể hiện mức độ khẩn trương, nặng nhọn hay căng thẳng của lao động. Khi tăng cường độ lao động, trong một đơn vị thời gian thì hao phí lao động và sản phẩm tạo ra tăng tương ứng nhưng hao phí lao động xét trên một đơn vị sản phẩm là không đổi. Vì việc tăng cường độ lao động không làm thay đổi chất của quá trình sản xuất, cách thức lao động không đổi, hao phí lao động không đổi mà chỉ là kéo dài thời gian lao động. Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là mức độ phức tạp của lao động. Lao động được chia thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là những loại lao động mà người lao động chỉ cần có điềukiện bình thường, không cần đào tạo mà vẫn có thể làm được. Lao động phức tạp là lao động mà người lao động phải có trình độ, được đào tạo chuyên môn mới thực hiện được. Ví dụ, người rửa bát không cần yêu cầu trình độ, độ tuổi, … vẫn có thể làm được nên là lao động sản đơn còn thợ mộc cần có kĩ năng, trình độ chuyên môn mới có thể đóng bàn, ghế, điêu khắc,… nên là lao động phức tạp. Vì thế, trong một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sự cộng bằng, trong quá trình trao đổi, người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. NSLĐ => tăng làm gthh giảm => lợi nhuận => biện pháp tăng nslđ Cđlđ => tăng không làm tăng gthh => kéo dài tglđ Mức độ phức tạp => kn=> vd=> quy đổi Kết luận: lượng gthh đo bằng tglđ xh cần thiết, giản đơn trung bình. Câu 4: Nội dung và tác động của quy luật giá trị Theo nội dung của quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất khác nhau sẽ có hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng giá trị hàng hóa không được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất mà phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp chi phí và có lãi thì người sản xuất phải điềuchỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp vớ mức chi phí xã hội chấp nhận được. Ví dụ: Nếu khi dự toán thấy hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội ⇒ không nên đầu tư
  • 7. Lưu thông hàng hóa cũng phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là trao đổi hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá (giá cả bằng giá trị). Phản chứng: Xét trường hợp diễn ra trao đổi không ngang giá (giá cả cao hơn giá trị hoặc giá cả < giá trị) - khi lợi thể thuộc về 1 phía (cung > cầu => lợi thế thuộc về người mua => giá cả < giá trị, ngược lại cung < cầu => lợi thế thuộc về người bán => giá cả > giá trị), mặt khác trong nền kinh tế hàng hóa, cung luôn có xu hướng cân bằng với cầu => giá cả có xu hướng ngang bằng với giá trị.  Nguyên tắc trao đổi phố biến trong nên kinh tế hàng hóa là trao đổi ngang giá. Vì trên thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán và vô số người mua. Ai cũng muốn có lợi cho bản thân. Bán giá cao hơn giá trị => ko có người mua, ngược lại muốn mua với giá thấp hơn giá trị => ko cóngười bán. Có trao đổi ngang giá mới đảm bảo nguyên tắc thuận mua vừa bán trong thị trường cạnh tranh tự do có vô số người bán, vô số người mua. Khi có sự mất cân đối giữa giá cả và giá trị sẽ dẫn đến trao đổi không ngang giá. Nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời vì giá cả luôn có xu hướng quay về giá trị. Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa. Vì giá trị là cơ sở của hàng hóa, nên giá cả trước hết phụ thuộc vào giá trị, Hàng hóa nào có giá trị càng cao thì giá càng cao. Trong kinh tế hàng hóa, ngoài giá trị thì giá trị còn bị các nhân tố ngoại sinh như cạnh tranh, cung cầu, giá trị đồng tiền,… chi phối. Sự tác động của những nhân tố này làm cho giá cả trên thị trường tách rời với giá trị hàng hóa nhưng vận động lên xuống xung quanh trục giá trị hàng hóa, đây cũng chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng. Sx và thhh=> sx: không theo hplđ cb, lthh: ngang giá=> quy luật thể hiện thông qua giá cả hh, giá trị cao => giả cả cao Nhân tố ah đến giá cả => vđ của giá cả quanh giá trị là cơ chế hoạt động của quy luật Trên thị trường, quy luật giá trị có 3 tác động chính: Thứ nhất là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đối với sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị giúp phân bổ lại nguồn lực vào các ngành khác nhau một cách hợp lí để thiết lập một cân đối kinh tế nhất định (cân bằng về giá và cân bằng cung cầu). Giả sử nền kinh tế đang có sự mất cân đối: một ngành có quá nhiều người sản xuất, được đầu tư nhiều làm cung lớn hơn cầu, giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, từ đó lợi nhuận người sản xuất thu được
  • 8. thấp; một ngành thì được đầu tư ít hơn làm cho cung ít hơn cầu, giá cả cao hơn giá trị, từ đó thu được lợi nhuận cao. Điều này dẫn đến việc cắt giảm sản xuất, di chuyển nguồn lực từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. => thiết lập 1 sự cân đối. Người thực hiện công việc điều tiết này là chính phủ Đối với lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị sẽ dẫn tới sự di chuyển hàng hóa từ nơi giá thấp đến nơi giá cao để cân bằng giá cả giữa các khu vực và cân bằng cung cầu. Ví dụ, thành phố 1 có cung lớn hơn cầu nên giá p1 thấp hơn giá trị, thành phố 2 có cung nhỏ hơn cầu nên giá p2 cao hơn giá trị. Sẽ có người vận chuyển hàng hóa từ thành phố 1 sang thành phố 2 để hưởng sự chênh lệch giá => làm giá p1 tăng, giá p2 giảm đến khi p1 và p2 bằng nhau. Thứ hai là kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Mỗi người sản xuất tự quyết định mức độ hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị hàng hóa xác định bới hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất nào có điều kiện sản xuất tốt hơn sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết và có nhiều lợi nhuận hơn. Để thu được nhiều lãi và tránh thua lỗ, người sản xuất phải liên tục cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiểu quả sản xuất để hạ thấp hao phí lao động cá biệt, tối thiểu là bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất luôn xảy ra và mang tính xã hội, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Thứ ba là bình chọn tự nhiên những người sản xuất. Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là những người có điều kiện sản xuất tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ giàu lên nhanh chóng. Ngược lại, những người có hao phí lao động cá biệt cao sẽ thua lỗ, phá sản và nghèo khó. Như vậy, quy luật giá trị sẽ chọn lọc và giữ lại những người sản xuất có năng suất lao động cao, hao phí lao động cá biệt thấp và đào thải người sản xuất có năng suất lao động thấp, hao phí lao động cá biệt cao. Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa: một mặt là chi phối sự lựa chọn tự nhiên, loại bỏ các nhân tố yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác là phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội. 3 tác động => điều tiết sx, lt: sx (phân bổ nguồn lực vào các ngành hợp lí, cân đối kinh tế - cb giá, cung cầu: giả sử mất cân đối), lt (di chuyển hh – cân bằng giá, cung cầu): ví dụ ) => kích thích llsx (tăng nslđ => tính xã hội) => bình chọn tự nhiên những nsx (giữ hplđ thấp, loại hplđ cao) Ý nghĩa => chi phối sự lựa chọn tự nhiên, loại bỏ yếu tố kém, kích thích tích cực => phân hóa giàu nghèo
  • 9. Câu 5: Sự chuyển hóa tiền thành tư bản: công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung, điều kiện ra đời và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Tư bản là tiền vận động theo công thức T – H – T’, T’ là tiền thu về lớn hơn tiền ứng ra T ban đầu. Có T’ – T = delta T là giá trị thặng dư hay giá trị tăng thêm Xét trong lưu thông, - Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên là không đổi. Hay nói cách khác, trao đổi ngang giá, (ngang nhau về giá trị, giá trị của trc và sau trao đổi k thay đổi) thì T’=T nên không tạo ra delta T. - Trao đổi không ngang giá chỉ là tạm thời và không phổ biến: + Trường hợp giá cả lớn hơn giá trị (lợi thuộc về người sản xuất), người bán giá đắt hơn nhưng vẫn không tạo ra delta T vì người bán cũng là người mua trong một hoạt động mua bán hàng hóa khác. (thời kỳ bao cấp). Ví dụ, có một nhà tư bản có hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị 10%. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên là 110 đồng và do đó thu được 10 đồng giá trị thặng dư. Nhưng trong thực tế không có 1 nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trò là người bán hàng hóa, mà lại không là người mua đi mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy đến lượt anh ta là người mua, anh ta sẽ phải mua hàng hóa cao hơn giá trị 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất cũng muốn bán cao hơn giá trị 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản mua được khi là người bán, sẽ mất đi khi anh ta là người mua. Hành vi bán hàng hóa cao hơn giá trị không mang lại giá trị thặng dư. + Tương tự như vậy, khi giá cả nhỏ hơn giá trị (lợi thuộc về người mua), việc mua rẻ cũng không tạo ra delta T vì người mua cũng là người bán trong hoạt động mua bán khác. (thời kỳ bao cấp) + Một trường hợp có tạo ra delta T là việc mua rẻ, bán đắt. Tuy nhiên việc này chỉ lí giải trên phạm vi một nhóm người mà không phải phạm vi toàn xã hội vì cái người này được lợi chính là phần thiệt hại của đối tác. Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng giá trị không đổi và trao đổi không ngang giá cũng không tạo ra delta T. Điều này có nghĩa là trong lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư trên toàn bộ xã hội. Ví dụ, một người khi mua, mua rẻ được 5 đồng và khi bán, bán đắt được 5 đồng. 10 đồng giá trị thặng dư mà người đó thu được cũng chỉ là số tiền mà người đó lường gạt người khác. Nếu xét chung cả xã hội, giá trị thặng dư mà hắn thu được cũng chính là cái mà người
  • 10. khác mất đi => tổng giá trị hàng hóa trong xã hội k tang lên => giai cấp tư sản k thể làm giàu. Xét ngoài lưu thông, - Tiền ngoài lưu thông (tiềncất trữ) không thể tự gia tăng giá trị, thậm chí có thể giám nếu xảy ra lạm phát. - Hàng ngoài lưu thông có hàng cất trữ và hàng tiêu dùng. Hàng cất trữ, tồn kho thường có giá trị bị giảm theo thời gian (ngoại lệ: đầu cơ tích trữ hàng hóa tạo tình trạng khan hàng -tuy nhiên đây chỉ là tình trạng nhất thời). Hàng tiêu dùng bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Trong sản xuất, tư liệu sau khi sản xuất được di chuyển vào sản phẩm -> không làm tăng thêm giá trị. Trong tiêu dùng, tư liệu được sở hữu cá nhân và tiêu dùng hết thì giá trị cũng giảm dần và hết => k làm tăng giá trị (Ví dụ: khi uống nước). Do đó, ngoài lưu thông hàng hóa cũng không xuất hiện giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị thặng dư delta T không được sinh ra trong lưu thông hay ngoài lưu thông, nhưng thực tế đa số người đầu tư lại thu được giá trị thặng dư. Mẫu thuẫn này chứng tỏ tư bản phải được tạo ra hoặc trong lưu thông hoặc ngoài lưu thông. =>Mấu chốt vấn đề nằm ở hàng hóa ⇒ nhà đầu tư phải mua đc thứ hàng hóa đặc biệt, mua về k bán ngay, một thứ hàng hóa khi tiêu dùng nó đc tăng thêm giá trị. Đó chính là hàng hóa sức lao động – chìa khóa để lí giải mâu thuẫn chung của tư bản. Tư bản => CTC=> trong lưu thông: ngang giá, không ngang giá => ngoài lưu thông: tiền cất trữ, hàng :cất trữ, tiêu dùng => Kết luận Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của người lao động được sử dụng để sản xuất, tạo ra sản phẩm. Hàng hóa sức lao động chỉ được ra đời khi có hai điềukiện: thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và có thể bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa. Thứ hai, người lao động phải bị tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trở thành vô sản, phải bán sức lao động để tồn tại. => sức lao động xuất hiện trong thời kì tư bản chủ nghĩa Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị của hàng hóa sức lao động và giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động chính là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra sức lao động, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt nhất định để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động được cấu thành bởi: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động và phí tổn đào tạo người lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính tinh thần và tính lịch sử.
  • 11. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động (quá trình lao động). Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời tạo ra giá trị mới (v+m) lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (v). Phần lớn hơn đó (m) chính là giá trị thặng dư bị tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Hàng hóa sức lao động là hoàng hóa duy nhất khi tiêu dùng có thể gia tăng thêm giá trị, là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư. Thực chất hàng hóa sức lao động sinh ra trong sản xuất nhưng phải qua lưu thông hàng hóa mới về đc túi của nhà sản xuất Kn SLĐ=> 2 điều kiện => 2 giá trị Giá trị hh SLĐ: hplđ xh cần thiết để sx SLĐ = gtri TLSH cần thiết cho NLĐ => cấu thành: TLSH bản thân, gia đình, phí tổn đào tạo NLĐ Giá trị sử dụng hh SLD => thể hiện trong tiêu dùng => sx hàng hóa, tạo ra gtri mới lớn hơn gtri bản thân => GTTD=> nguồn gốc sra GTTD. Câu 6: Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, giá trị thặng dư siêu ngạch Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Đó là sự kết hợp của 3 quá trình: sản xuất giá trị sử dụng, sản xuất giá trị và sản xuất giá trị thặng dư (mực đích tuyệt đối hóa của chủ nghĩa tư bản) Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất của nhà tư bản và sức lao động làm thuê, có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố sản xuất khác của nhà tư bản được sử dụng sao cho hiệu quả nhất; hai là sản phẩm người lao động tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của người làm động. Giả định nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư là trao đổi ngang giá và điều kiện sản xuất thuộc mức trung bình trong xã hội. Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta lấy việc sản xuất sợi của một nhà tư bản làm ví dụ. Giả định để sản xuất ra 10kg sợi cần có 20kg bông và giá của 20kg là 10$. Để chuyển số bông đó thành sợi, một người công nhân cần làm việc trong 6 giờ và hao mòn máy móc, thiết bị là 2$; giá trị sức lao động trong một ngày là 3$. Như vậy mỗi giờ người lao động tạo ra một lượng giá trị là 0,5$. Nếu công nhân lao động trong 6 giờ thì:
  • 12. Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới - Tiền mua bông: 10$ - Hao mòn máy móc: 2$ - Tiền mua SLĐ trong 1 ngày: 3$ Tổng: 15$ - Giá trị bông được chuyển vào sợi: 10$ - Giá trị của hao mòn máy móc được chuyển vào sợi: 2$ - Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra: 3$ Tổng: 15 Nếu nhà tư bản thuê lao động làm trong 6h thì không tạo ra delta T. Nếu công nhân lao động trong 12 giờ thì: Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới - Tiền mua bông: 20$ - Hao mòn máy móc: 4$ - Tiền mua SLĐ trong 1 ngày: 3$ Tổng: 27$ - Giá trị bông được chuyển vào sợi: 20$ - Giá trị của hao mòn máy móc được chuyển vào sợi: 4$ - Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra: 6$ Tổng: 30$ Nếu tư bản thuê lao động làm trong 12h thì tạo ra 1 lượng delta T = 3$, đây chính là giá trị thặng dư mà tư bản thu được. Giá trị thặng dư chính là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt, là kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. Cho nên, C.Mác viết: “Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác” Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có 3 kết luận: Thứ nhất, giá trị sản phẩm có hai phần: giá trị cũ (c=24$) là phần giá trị của tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… được bảo tồn chuyển sang sản phẩm và giá trị mới (v+m=6$) là giá trị cho sức lao động tạo ra. Giá trị sản phẩm bằng tổng giá trị cũ và giá trị mới. Thứ hai, ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: phần thứ nhất là thời gian lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị đúng bằng giá trị sức lao động (v) của mình – thời gian lao động cần thiết và lao động trong thời gian đó được gọi là lao động cần thiếu. Phần thứ hai là thời gian lao động mà người lao động tạo ra giá trị thặng dư (m) được gọi là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian đó là lao động thặng dư. Vậy, quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình sản xuất được kéo dài quá thời gian lao động cần thiết.
  • 13. Cuối cùng, sau nghiên cứu quá trình này, ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Trong lưu thông, nhà tư bản mua được một loại hàng hóa đặc biệt là sức lao động. Sau đó nhà tư bản đem hàng hóa đặc biệt vào sản xuất, tức là ngoài lưu thông, để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó mà tiền của nhà tư bản chuyển thành tư bản. Sx tbcn gồm 3 quá trình, kết hợp 2 yếu tố (2 điều kiện)=> giả định nghiên cứu 2 yếu tố=> ví dụ quá trình sx sợi => kết luận gttd: 1 phần gtri mới dôi ra ngoài giá trị slđ do nlđ tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt 3 kết luận => gttd=gt cũ + gt mới => ngày lao động 2 phần: cần thiết, thặng dư => mâu thuẫn được giải quyết: ntb mua được hh slđ trong lưu thông -> đem vào sx, ngoài lưu thông -> gttd Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Do thời gian lao động tăng lên nhưng thời gian lao động tất yếu không đổi nên thời gian lao động thặng dư tăng lên, tỷ suất giá trị thặng dư (m’=m/v.100%) càng cao, giá trị thặng dư tuyết đối càng nhiều. Tuy nhiên, trong thực tế, việc kéo dài thời gian lao động vấp phải những giới hạn nhất định như giới hạn về mặt thể chất và tinh thần của công nhân. Mặt khác, nó còn bị giới hạn do những phong trào đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm và ngày lao động tự nhiên chỉ là 24 giờ. Vì vậy, giai cấp tư sản không thể kéo dài ngày lao động một cách vô hạn. Thay vào đó, nhà tư bản tăng cường độ lao động, tăng mức độ khẩn trương (ví dụ: thuê người đốc thúc), thực chất đây cũng là việc kéo dài thời gian lao động. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng năng suất lao động xã hội, nhờ đó mà thời gian lao động thặng dư tăng lên trong điều kiện độ dài ngày lao động như cũ. Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức lao động, nghĩa là phải giảm giá trị tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của người lao động. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động trong các quá trình tạo ra tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt đó. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu thì đến giai đoạn tiếp theo, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao tình độ bóc lộc công nhân làm thuê. Dưới chủ nghĩa tư bản, máy móc không phải để làm giảm
  • 14. cường độ lao động của công nhân mà trái lại để tăng cường độ lao động. Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên nhưng dưới hình thức căng thẳng của trí lực mà không phải thể lực. gttd tuyệt đối – kéo dài ngày lđ quá tglđ cần thiết khi tglđ ct không đổi, nslđ không đổi => tỉ suất gttd tăng, gttd tăng => hạn chế: thể lực, trí lực nlđ; phong trào; ngày lđ tự nhiên 24h=>tăng cđlđ:kéo dài tglđ gttd tương đối – rút ngắn tglđtất yếu => tăngnslđ, tăng tglđ thặngdư => muốn vậy: giảm gt slđ = giảm gt tlsh trong pvi tiêu dùng của nlđ => tăng nslđ trong sx tlsh hay tăng nslđ xs tlsx để sx ra tlsh gđ đầu tbcn => tuyệt đối, gđ sau pt khcn => tương đối, khcn= tăng cđlđ => 2pp dùng để bóc lộ slđ => ngày nay, tự động hóa sx làm cđlđ tăng trí lực thay vì thể lực Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời nhưng xét toàn bộ xã hội thì giá trị siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của mọi nhà tư bản và là động lực mạnh nhất để kích thích nhà tư bản phát triển khoa học kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động cá biệt . K.Mark gọi đây là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối vì cả hai đều làm tăng năng suất lao động (mặc dù một cái là tăng nắng suất lao động cá biệt, một cái là tăng năng suất lao động xã hội). Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở việc giá trị thặng dư tương đối do toàn xã hội thu được. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kĩ thuật tiên tiến thu dược. Giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ thể hiện mối quan hệ bóc lột giữa tư bản và công nhân làm thuê mà còn thể hiện sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản. Như vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch vừa có tính tạm thời vừa có tính phổ biến, là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, … để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hóa. Khái niệm: tăng nslđ cb, giảm gthhcb=> tạm thời, phổ biến=> khát vọng của toàn bộ ntb=> cải tiến kĩ thuật,… => biến tướng của gttd tương đối: nslđ cá biệt, chỉ do những ntb có kĩ thuật tiên tiến thu được => phản ánh bản chất tư bản – công nhân, sự cạnh tranh giữa các ntb => kết luận: tính chất, động lực tăng nslđ Câu 7: Lợi nhuận, lợi nhuận bình quân và giácả sản xuất: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
  • 15. Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư nhưng lại biểu hiện ra bên ngoài như là kết quả của tài kinh doanh của nhà tư bản và vốn đầu tư của nhà tư bản mang lại. Lợi nhuận = doanh thu – chi phí sản xuất Hay: p = (c+v+m) – (c+v)=m Lợi nhuận là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư nhưng nó phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm người ta hiểu lầm rằng lợi nhuận không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân là vì: thứ nhất, lợi nhuận p được sinh ra bởi bộ phận v nay được thay thế bằng k=c+v khiến cho p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước. Thứ hai, nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là có thể thu được lợi nhuận, điều này làm cho lợi nhuận đôi khi khác với giá trị thặng dư. Nếu nhà tư bản bán giá cả bằng giá trị thì p=m, nếu giá cả lớn hơn giá trị thì p>m và nếu giá cả nhỏ hơn giá trị thì p<m. Tuy nhiên, xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, tức là tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư. Sự không nhất trí giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư càng che giấu bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Hình thức biểu hiện gttd => bị hiểu do tài năng, vốn kinh doanh=> công thức=> nguyên nhân: p sinh ra do v nhưng bị thay bằng k=v+c => con đẻ của tư bản ứng trước Sự chênh lệch p và m do giá cả # giá trị => che giấu bản chất bóc lột Tỷ suất lợi nhuận là tỷ suất tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước: p=m/(c+v).100% , phản ánh hiệu quả của việc đầu tư tư bản (mức sinh lời của việc đầu tư) Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng của một số nhân tố: Thứ nhất là tỷ suất giá trị thặng dư: do lợi nhuận p chính là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư m nên khi tỷ suất giá trị thặng dư m’ càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận p’ càng lớn. Thứ hai là cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v: Trong điều kiện giá trị thặng dư không đối, nếu câu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm. Thứ ba là tốc độ chu chuyển của tư bản: nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều, giá trị thặng dư theo đó tăng lên làm tỷ suất lợi nhuận cũng tăng theo. Thứ tư là tiết kiệm tư bản bất biến: trong điều kiện sản xuất giá trị thặng dư và tư bản khả biến v không đổi, thì tư bản bất biến c càng nhỏ thì tư tỷ suất lợi nhuận càng lớn. c giảm dẫn tới c+v giảm, theo đó p’=m/(c+v).100% tăng lên.
  • 16. Phần trăm giữa gttd và tư bản ứng trước=> hiệu quả việc đầu tư tư bản=> nhân tố ảnh hưởng: tỷ suất gttd, cấu tạo hữu cơ, tốc độ chu chuyển tb, tiết kiệm tư bản bất biến. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất cùng một loại hàng hóa để giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa sản xuất ra thấp hơn giá trị hàng hóa. Kết quả của quá trình đối với cá nhân nhà sản xuất là thu được nhiều lợi nhuận hơn, giá trị thặng dư siêu ngạch tăng. Đối với xã hội, hình thành nên giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hóa: điều kiện sản xuất trung bình trong ngành tăng do kĩ thuật sản xuất phảt triển, làm giá trị hàng hóa thị trường giảm. Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa những người sản xuất thuộc các ngành khác nhau nhằm tìm nơi có đầu tư có lợi nhất (nơi có tỷ suất lợi nhuận cao nhất). Cùng một lượng tư bản đầu tư nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản khác nhau làm tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Các nhà sản xuất di chuyển tư bản (tư liệu sản xuất, sức lao động) của mình từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp đến ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Sản phẩm của ngành có tỷ suất lợi nhuận cao trở nên nhiều hơn, giá cả giảm xuống và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm xuống. Sự tự do di chuyển này làm thay đổi là tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành và chỉ tạm dừng khi tỷ suất lợi nhuận ở các ngành xấp xỉ bằng nhau. Từ đó tỷ suất lợi nhuận bình quân xuất hiện. Tỷ suất lợi nhuận bình quân p’ là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nên sản xuất tư bản chủ nghĩa (công thức) Lợi nhuận bình quân p ngang là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản khác nhau, đầu tư những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Cạnh tranh nội bộ => đạt thuận lợi sx, tiêu thụ hh thu được lnsn=> biện pháp: thúc đẩy kh – kt phát triển, tăng nslđ, giản hplđ cb=> tăng gttd sn => cá nhân: thu được nhiều gttd sn => xh: hình thành giá trị thị trường (giá trị xh):nslđ xh tăng, giá trị hh giảm Cạnh tranh giữa các ngành => tìm nơi đầu tư có lợi nhất: p’ lớn hơn=> ngành khác nhau, tư bản như nhau, cấu tạo hữu cơ khác nhau=>p’ khácnhau=> biệnpháp:di chuyển tư bản từ nơi p’ thấp sang nơi p’ cao => p’ giữa các ngành xấp xỉ nhau => tỷ suất lợi nhuận bình quân => tỷ lệ % tổng m/tổng k => lợi nhuận bình quân: số lợi nhuận thu được bằng nhau trong các ngành khác nhau dù cấu tạo hữu cơ khác nhau Câu 8: Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận thương nghiệp, cho ví dụ minh họa Tư bản thương nghiệp là tư bản chuyên môn hóa trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, kiếm lời thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương
  • 17. nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp Ptn= giá bán – giá mua Trong thời kì phong kiến, lợi nhuận tư bản được coi là do mua rẻ, bán đắt từ lừa đảo, cân đo đong đếm giả dối, lợi dụng người sản xuất mà có, Trong thời kì tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận của tư bản thương nghiệp thu được có nguồn gốc từ một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại vì tư bản thương nghiệp đã đảm nhập khâu bán hàng (khâu mua tư liệu sản xuất) cho tư bản sản xuất. Tư bản công nghiệp nhượng một phần giá trị thặng dư bằng cách bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị hàng hóa, sau đó tư bản thương nghiệp bán cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó. Như vậy, nguồn tốc lợi nhuận tư bản thương nghiệp thu được là một phần lợi nhuận do tư bản công nghiệp nhượng lại. Và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp chính là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất. Ví dụ minh họa: một tư bản công nghiệp ứng ra 1000 tư bản để sản xuất hàng hóa, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư m’=125%. Khi đó, k=800c+200v Giá trị thặng dư tư bản công nghiệp thu được là m=200.125%=250, tỷ suất lợi công nghiệp là p=250/1000*100%=25% Giá trị hàng hóa sẽ là 1000+250=1250. Giá bán hàng hóa của tư bản công nghiệp là 1250 và thu được lợi nhuận là 250. Tuy nghiên, khi có tư bản thương nghiệp ứng ra 250 tư bản và tư bản công nghiệp bán hàng cho tư bản thương nghiệp thì tỷ suất lợi nhuận công nghiệp = tỷ suất lợi nhuận thương nghiệp = tỷ suất lợi nhuận bình quân = 250/(1000+250).100%=20%. Lúc này, giá tư bản công nghiệp bán cho tư bản thương nghiệp là 1000+20%.1000=1200 và lợi nhuận công nghiệp là 200 Giá tư bản thương nghiệp bán cho người dùng là giá trị hàng hóa, tức là 1250 và lợi nhuận thương nghiệp là 1250-1200=50. Tư bảnchuyên môn hóatronglthh, kiếm lời thôngquatrao đổi, mua bán.=> p tn=giá bán – giá mua=> phong kiến: nguồn gốc từ mua rẻ bán đắt, đo đạc giả dối=> tncb: 1 phần gttd mà tnsx nhượng cho vì tbtn bán hàng(mua tlsx) thay cho tbsx=>tncn bán hh với giá thấp hơn gthh cho tbtn
  • 18. Nguồn gốc: 1 phần gttd được tncn nhượng lại Bản chất: gttd do người lđ tạo ra trong qtsx Ví dụ: tbcn:1000 tư bản, c/v=4/1, m’=125% => m=250, p=25%, gthh=1250 Tbtn: 250 tư bản => p’=20% => giá tncb bán = 1200,pcn=200, giá tbtn bán=1250, ptn=50 Câu 10: Ưu nhược điểm của sản xuất hàng hóa Câu 12: Ptich đặc trưng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa  SXTBCN là sản xuất hàng hóa quy mô lớn, là sự kết hợp 3 quá trình: sx giá trị sử dụng, giá trị, giá trị thặng dư  SXTBCN là sự kết hợp giữa TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản và sức lao động làm thuê của công nhân, trong đó, sản phẩm thuộc sở hữu của nhà tư bản. . So sánh với tự cung tự cấp . So sánh với sản xuất hàng hóa giản đơn