SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Download to read offline
SEMINAR
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: Chọn một công ty đa quốc gia, trình bày tác động của yếu tố
chính trị - luật pháp đến công ty đó
MỤC LỤC
I.Khái niệm
1. Công ty đa quốc gia là gì?
2. Chính trị là gì?
3. Luật pháp là gì?
I.Công ty đa quốc gia Huawei
1. Khái quát về Huawei
2. Tác động của chính trị đến Huawei
2.1. Tiêu cực
2.2. Tích cực
1. Tác động của luật pháp
3.1 Tiêu cực
3.2 Tích cực
Bài Làm:
Phần 1. Khái niệm (Tâm)
1. Công ty đa quốc gia là gì?
-Công ty đa quốc gia(MNC) là các công ty sản xuất hoặc cung cấp dịch
vụ tại ít nhất hai quốc gia hoạt động kinh doanh trong thị trường kinh
doanh.
- Các công ty đa quốc gia thường sử dụng nhà máy hoặc văn phòng
thuộc hai khu vực khác nhau đồng thời có chung trụ sở họ điều phối
toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty
- Một công ty nếu muốn được gọi là công ty đa quốc gia nếu như
doanh thu >25% tổng toàn bộ các hoạt động thương mại ở nước
ngoài.
2. Chính trị là gì?
Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ
giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của
nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà
nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước; sự xác định hình thức
tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.
3. Luật pháp là gì?
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình
Phần 2.Công ty đa quốc gia Huawei
1. Khái quát
Huawei là một tập đoàn đa quốc gia có tên gọi tiếng trung là Huawei có nghĩa đen là
"Trung Quốc thành tích", đây là công ty về thiết bị mạng và viễn thông. Trụ sở chính
của Huawei được đặt tại Thâm Quyến, Quảng Đông,Trung Quốc và được thành lập năm
1987.
Huawei là doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của
Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
Thành công của tập đoàn Huawei là một nhân tố lớn trong việc chuyển đổi thành phố
Thâm Quyến (Trung Quốc) từ một làng chài thành một trung tâm công nghệ tầm cỡ
quốc tế.
Theo dữ liệu của IDC quý I/2019, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế
giới với 19% thị phần (sau Samsung và trên Apple). Thị trường lớn nhất của Huawei
là Trung Quốc, sau đó tới châu Âu. Tại Trung Quốc, Huawei là công ty smartphone
lớn duy nhất duy trì đà đi lên, trong khi Vivo, Oppo, Xiaomi và Apple đều tăng trưởng
âm.
Nhưng ngay sau đó Mỹ giáng đòn trừng phạt đối với Huawei. Giới phân tích nhận định
các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào công ty này sẽ là đòn giáng mạnh không chỉ
đối với thành phố Thâm Quyến mà còn cả nền kinh tế Trung Quốc.
2. Tác động của chính trị đến Huawei (Phương)
2.1. Tác động tích cực
Huawei, một công ty công nghệ của Trung Quốc, nó nắm bắt đủ ba yếu tố để làm
lên sự thống trị đó là thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Về thiên thời, Huawei gặp cơ
hội thuận lợi để thành lập nhờ các ưu đãi lớn về chính sách đặc khu kinh tế ở
Thâm Quyến. Tiếp theo, về địa lợi, Huawei được khởi dựng ở Trung Quốc nên ít
bị các công ty tư bản khác cạnh tranh và mặt khác còn được Chính phủ hậu thuẫn
về sáng chế. Về nhân hoà, Nhậm Chính Phi quản lý và dẫn dắt Huawei từ bên
trong đến bên ngoài đảm bảo sự hài hoà, cố kết. Những điều ấy tạo lên một công
ty công nghệ Huawei khổng lồ và mạnh mẽ chuyên cung cấp nhu cầu về thiết bị
viễn thông và điện thoại thông minh cho thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2018, đối
đầu Mỹ - Trung bắt đầu nổ ra và công ty công nghệ Huawei đã trở thành tâm
điểm chính trị giữa hai cường quốc trên thế giới.
HUAWEI (P1) – QUÂN CỜ CHÍNH TRỊ ĐẦY THAM VỌNG
Trong kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc coi công nghệ thông tin - viễn
thông thế hệ mới là ưu tiên hàng đầu để giúp nước này có thể hiện thực hóa mục
tiêu trở thành siêu cường công nghệ số 1 thế giới. TQ ưu tiên phát triển 7 doanh
nghiệp viễn thông tư nhân và nhà nước khổng lồ trong đó có Huawei => Tạo cơ hội
cho Huawei phát triển.
(M. Huệ) Có lẽ ai cũng đã biết về cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung
Quốc trong suốt thời gian qua và cũng hiểu khá rõ về câu chuyện Mỹ cấm cửa
Huawei như thế nào. Thế nhưng thực sự Mỹ đã làm gì với Huawei và Huawei
bây giờ còn sống hay đã chết. Có lẽ qua phần thuyết trình của mình sẽ giải
đáp cho các bạn về câu hỏi đó.
2.2. Tác động tiêu cực: (Minh huệ)
• Hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ: Washington tin rằng Huawei
là một sáng tạo của chính phủ Trung Quốc và thành công của nó dựa trên mối
quan hệ chặt chẽ của Nhậm Chính Phi với các đơn vị tình báo trong Quân đội Giải
phóng Nhân dân Trung Hoa.Do đó Mỹ lo ngại rằng sự thay đổi trong cán cân quyền
lực giữa Trung Quốc và Mỹ đang đe dọa an ninh quốc gia của họ.
• Kiểm soát chặt hơn về công nghệ, bởi TQ đang phải lệ thuộc vào các microchip
tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China 2025
Kế hoạch “Made in China 2025” được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch
nước Tập Cận Bình đề ra vào tháng 5-2015 .Kế hoạch “Made in China 2025”
đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Trung Quốc đạt 70% mức “tự cung tự cấp” trong
các ngành công nghiệp công nghệ cao; đến năm 2049, sẽ “thống trị” thị trường
toàn cầu. Là mối đe dọa đối với Mỹ. Do đó Mỹ đã tìm cách để kìm hãm sự phát
triển của TQ, điều đó tác động trực tiếp đến Huawei
• Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh
kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này nhiều công ty Mỹ dừng hợp tác với Huawei
• Washington thúc giục các đồng minh không sử dựng thiết bị của Huawei trong
mạng 5G, và có nhiều quốc gia như Australia và New Zealand đưa ra quyết
định cấm sử dụng thiết bị của Huawei.
a. Tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở
Canada vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối
với Iran. Bà bị cáo buộc lừa dối ngân hàng HSBC và gian lận chuyển tiền, cố
gắng che giấu hành vi vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ thông qua công ty
Hong Kong Skycom, được cho là chi nhánh của Huawei.Thời điểm bà Mạnh
Vãn Chu bị bắt giữ trùng với thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán thương mại
giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến một số nhà quan sát cho rằng động cơ vụ bắt
giữ có thể xuất phát từ mục đích chính trị.
Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu - là một trong những “cú giáng” mạnh nhất của giới chức
Mỹ đối với Huawei. Tập đoàn này đã phải tạm ngừng phần lớn việc cung cấp trang
thiết bị viễn thông cho các hãng vận tải của Mỹ. Các quan chức Mỹ nhiều lần cáo buộc
chính phủ Trung Quốc đã sử dụng sản phẩm của Huawei để phục vụ cho hoạt động
do thám. Tuy nhiên Huawei đã từ chối cáo buộc này.
Trường hợp của bà Mạnh Vãn Chu có thể là “phát súng mở đầu” cho thấy Mỹ sẽ thực
hiện thêm nhiều hành động chống lại Huawei và các quan chức cấp cao của tập đoàn
này. Công ty công nghệ ZTE – đối thủ cạnh tranh của Huawei là một minh chứng điển
hình. Hoạt động của ZTE đã bị tê liệt trong nhiều tháng sau khi Bộ Thương mại Mỹ
ngăn chặn công ty này mua những phụ kiện quan trọng từ các công ty của Mỹ. Lệnh
cấm tương tự với Huawei nếu được thực thi thậm chí còn gây ra ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn, bởi sản phẩm của Huawei được sử dụng rộng rãi hơn nhiều trên thị trường
so với ZTE. Đặc biệt nếu vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu khiến các quốc gia lớn ở Châu
Âu quay lưng lại với Huawei thì điều đó sẽ tác động lâu dài tới sự tăng trưởng và tầm
ảnh hưởng của tập đoàn này.
B, Vào tháng 5/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Huawei vào danh
sách đen về thương mại, cấm tập đoàn này làm ăn với các công ty Mỹ nếu
không có sự phê chuẩn của chính quyền Washington. Đến 15/9/2020,
Washington tiếp tục đưa ra một lệnh cấm, cắt đứt nguồn cung chip cho
Huawei. Lệnh cấm được xem là cú đánh mạnh vào ngành kinh doanh
điện thoại thông minh cốt lõi của Huawei, vốn dựa nhiều vào những
con chip tiên tiến được tạo ra nhờ công nghệ Mỹ.Với Huawei, quy
định này có một ý nghĩa duy nhất: TSMC (Đài Loan), Samsung (Hàn
Quốc), Sony (Nhật Bản) hay bất kỳ một nhà sản xuất chip nào khác đều
sẽ phải xin phép nước Mỹ nếu muốn bán chip cho Huawei. Nói cách
khác, theo quy định này, các nhà sản xuất chip phải xin giấy phép của
chính quyền Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei. Đối với Huawei, cũng
phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhận hoặc sử dụng các
thiết kế bán dẫn liên quan đến các công nghệ và phần mềm của Mỹ.
➢ Thông báo này, Ngay lập tức khiến cho Huawei và các nhà cung ứng phải chạy
đua với thời gian. Huawei vội vã nhập về tất cả số chip có thể trước hạn định
15/9, bao gồm cả những con chip vừa xuất xưởng, chưa qua kiểm thử chất
lượng. Nhà sản xuất smartphone số 1 Trung Quốc (và thế giới) bỗng dưng phải
đối mặt với một nguy cơ khủng khiếp: không có chip, Huawei sẽ không có thứ
gì để sản xuất, không còn sản phẩm nào để bán cả.
Hisilicon công ty con chuyên thiết kế chip của Huawei bị xóa sổ ngay khi lệnh
cấm được thực thi. Huawei mất luôn khả năng tự sản xuất chip
➢ Điều đó đã khiến cho TQ phải chột dạ khi đấm nhau với thằng Mỹ quá
đẫm máu. Thế nên bây giờ TQ phải phụ thuộc vào Mỹ mới có thể sản
xuất được điện thoại
➢ Ấy vậy mà chỉ 3 ngày sau, AMD, nhà sản xuất chip PC lớn thứ hai thế
giới - và cũng là một công ty Mỹ, đã lên tiếng thông báo được cấp phép
"kinh doanh" với Huawei. Tiếp sau đó chỉ vài ngày, đến lượt Intel khẳng
định sẽ nhận được giấy phép tương tự. Như thế, chỉ trong 1 tuần lễ sau
khi tung ra đòn kết liễu, nước Mỹ đã ném về phía Huawei tới 2 cái phao
cứu mạng. Mỹ không dồn Huawei vào chân tường vì dồn Huawei vào
chân tường thì Mỹ cũng chả được lợi lộc gì. Mà tự nhiên TQ lại cùn lên
cấm luôn Apple tại đất nước tỷ dân này thì có phải Mỹ sẽ thiệt không.
➢ Một lần nữa, đây vẫn là kịch bản đẹp nhất mà ông Trump đang thực sự
hướng đến: nước Mỹ vẫn giữ được quyền kiểm soát lên các thiết bị
Trung Quốc, các công ty Mỹ vẫn kiếm được doanh thu từ chính các
thiết bị này.
Ảnh hưởng của chính sách cấm vận đối với Huawei
• Việc triển khai 5G bị ảnh hưởng: Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông
hàng đầu thế giới, đang nhận thầu xây dựng hệ thống mạng 5G cho nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, không ít máy móc và linh kiện trong đó công ty không
sản xuất được, phải nhập khẩu từ bên ngoài, bao gồm các đối tác Mỹ.Theo
Bloomberg, Huawei đã dự trữ đủ chip và thành phần linh kiện quan trọng
khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất ba tháng. Tuy
vậy, nếu không tìm ra giải pháp thay thế trong thời gian này, tiến độ xây dựng
mạng 5G có thể bị chậm đi đáng kể.
3. Tác động của luật pháp đến Huawei. (Nhung)
3.1 Tích cực
Nhậm Chính Phi người sáng lập Huawei là cựu kỹ sư không quân hàm của quân giải phóng
nhân dân TQ. => được chính phủ TQ hậu thuẫn.
Ngày 31/5/2019
• Trung Quốc thông báo đã chính thức thực thi cơ chế giúp nước này hạn
chế “các thực thể không đáng tin cậy của nước ngoài”, một động thái mà
giới phân tích cho là đòn trả đũa của Bắc Kinh trước các biện pháp trừng
phạt của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc như Tập đoàn viễn thông
Huawei.
Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc không đề cập tới bất kỳ thực thể nước
ngoài cụ thể nào, song nêu lên những yếu tố có thể khiến nước này áp đặt các
biện pháp trừng phạt, trong đó có phạt hay hạn chế các hoạt động kinh doanh
và đầu tư tại Trung Quốc, cũng như hạn chế nhân sự hay đưa thiết bị vào nước
này.
• Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc buộc
phải chia sẻ công nghệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ trong mọi hoạt động
mang tính chính trị cao với Chính phủ Trung Quốc. Việc doanh nghiệp nước
ngoài không tuân theo luật chia sẻ công nghệ của Trung Quốc sẽ buộc phải rút
khỏi “thị trường tỷ dân” như Google năm 2010. Do vậy, theo luật quốc tế thì
Chính phủ Trung Quốc có thể toàn quyền sở hữu những tài sản trí tuệ công
nghệ không phải bỏ tiền mua như một lợi thế cho sự phát triển công nghệ của
mình. Không những đẩy nhanh phát triển công nghệ mới do được thừa hưởng
những lợi thế nền tảng công nghệ được chia sẻ có sẵn, chính quyền Trung
Quốc còn tiếp tục ủy nhiệm công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Trong
việc ủy nhiệm công nghệ này phải kể đến công ty được ưu ái và nắm nhiều lợi
thế trong phát triển công nghệ 5G, đó là Huawei.
Chính Huawei đang được thừa hưởng những lợi thế không chi phí từ những công
nghệ có sẵn ở Trung Quốc nên tiết kiệm được thời gian và giá thành sản phẩm..
3.2 Tiêu cực
A, Các luật khác của Trung Quốc buộc các công ty như Huawei và ZTE hợp
tác với các cơ quan an ninh của Trung Quốc yêu cầu các công ty tuân thủ các
biện pháp nội địa hóa dữ liệu của Trung Quốc. Cho phép ĐCSTQ truy cập dữ
liệu nước ngoài, ngay cả khi họ kinh doanh ở nước ngoài, tạo ra lỗ hổng bảo
mật cho nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng các nhà cung cấp thiết bị và
dịch vụ của Trung Quốc.
B, Google cấm Android đối với điện thoại của Huawei
• Như các bạn đã biết: Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc (2019)
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tập đoàn Huawei
Ngày 22/2/2019 trên trang Android Help, đại diện của Google đã lên tiếng về tình
trạng giữa Google và Huawei. Theo nội dung của thông báo này, Google sẽ ngừng
cung cấp dịch vụ cho thiết bị Huawei sản xuất từ ngày 16/5/2019 trở đi, những mẫu
điện thoại trước đó vẫn được hỗ trợ bình thường.
Quyết định này của Google nhằm tuân thủ theo lệnh cấm từ chính phủ Mỹ năm
2019, cấm các công ty ở Mỹ làm việc với Huawei, với lý do hãng công nghệ Trung
Quốc bị chính quyền Trump nghi ngờ cung cấp thông tin liên quan đến an ninh quốc
gia cho chính phủ Trung Quốc.
Hành động của Google được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc
lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro
với an ninh quốc gia.
• Ảnh hưởngcủa việc Google cấm Android đối với điện thoại Huawei
Việc Google ra thông báo dừng cấp phép sử dụng hệ điều hành Android cho Tập
đoàn Viễn thông Huawei hôm 19-5 được cho là đòn giáng mạnh lên tham vọng trở
thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới của đại gia công nghệ
Trung Quốc này.
Huawei tuyên bố sẵn sàng chia tay hệ điều hành Android của Google
Huawei đã ra mắt Harmony OS vào năm 2019 sau khi Mỹ đưa công ty này vào
“danh sách đen” và không được tiếp cận với hệ điều hành Android của Google.
Ngoài Apple, hầu hết các hãng điện thoại trên thị trường hiện nay đều sử dụng
Android từ Google. Do đó, việc thuyết phục các đối tác sử dụng Harmony OS là điều
không dễ dàng. Android đang thống trị thị trường điện thoại thông minh. Ước tính cứ
10 smartphone được bán ra, đã có đến 8 mẫu máy chạy Android.
Huawei, đang chạy đua để cắt giảm sự phụ thuộc vào công nghệ do Mỹ sản xuất.
Nỗ lực này càng trở nên cấp thiết hơn kể từ khi Washington ra thêm lệnh cấm
Huawei mua chip từ các nhà cung cấp chính của họ.
Phần 3: Mở rộng (My)
1. Huawei bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
• Huawei đang thực hiện Tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh
hàng đầu thế giới thì tự dưng bị cuốn vào cuộc giao tranh không tiếng súng này.
Theo các nhà phân tích,công ty này được xem như "quân bài đàm phán" trong
cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
• Đối với Mỹ Huawei chính là “con bài” mà ông Trump sử dụng để gây sức ép
lên chính quyền Bắc Kinh.
• Đối với TQ: Huawei như một quân cờ được Trung Quốc vun đắp đầy đủ với
mục tiêu là sở hữu trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hơn nữa, xu hướng
toàn cầu hóa – xuyên quốc gia đã tạo ra một “thế giới phẳng” không biên giới,
và Trung Quốc đang tận dụng từ chính đối thủ của mình để phát triển công
nghệ ngay trên lãnh thổ của Mỹ. Vì để thiết kế được một con chip trong thiết bị
của Huawei thì công nghệ, vật tư Mỹ vẫn không thể thiếu trong chu trình sản
xuất.
2. Tại sao Mỹ lại chỉ nhắm vào Huawei mà không phải là
Xiaomi hay Oppo?
Việc Huawei bị Google rút giấy phép sử dụng Android gây sốt trên khắp
các mặt báo trong vài ngày qua chỉ là một trong số rất nhiều những tin xấu
mà gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã và đang phải đón nhận. Trên
khắp các mặt trận, Huawei đều bị "tổng tấn công": Giám đốc tài chính
Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada; bị Mỹ cáo buộc gián điệp, cấm mua bán
linh kiện, thiết bị viễn thông của Mỹ; bị nhiều nước phương Tây tẩy chay
khỏi cuộc đua công nghệ mạng không dây 5G,... Vậy tại sao Mỹ chỉ chăm
chăm nhắm vào Huawei mà không phải Xiaomi hay các hãng điện thoại
khác của TQ?
Vì :
Hoàn toàn dễ hiểu khi Mỹ muốn “đánh” vào Huawei và coi đây là át chủ bài, là
đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Bởi Huawei là “con
cưng” trong kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc.
Huawei là "bộ mặt" của công nghệ Trung Quốc, Khiến Huawei sụp đổ, Mỹ sẽ
đánh thẳng vào lòng tự tôn của chính phủ Trung Quốc, đồng thời khẳng định
vị thế cường quốc số một của mình.
Vì tầm quan trong to lớn của công nghệ 5G: Huawei - một công ty công nghệ
phát triển viễn thông lớn nhất thế giới và đang cắm rễ trên đất Mỹ. Hơn nữa,
bản thân công ty lại là kẻ nắm giữ thế hệ mạng 5G mà thế giới đang mong đợi.
Do đó, ông Trump bắt buộc phải hành động thẳng tay với công ty này để kìm
hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Như vậy, bản thân Huawei đã trở thành tâm
điểm được đặt lên bàn cân giữa lợi ích kinh tế và chính trị, giữa doanh nghiệp
Mỹ và giới chính trị Mỹ.
• Huawei là tập đoàn chuyên về công nghệ thông tin, công nghệ cao, phần mềm,
điện thoại di động và chíp điện tử lớn nhất TQ. Xiaomi hay Oppo cũng được
phổ biến ở TQ nhưng không lớn mạnh bằng Huawei. Do đó Mỹ nhắm trực tiếp
vào thằng anh lớn Huawei mà không nhắm vào Xiaomi hay Oppo.
3. Huawei tự tạo ra hệ điều hành của riêng mình khi bị Google
cấm. Vậy tại sao không tự sản xuất chip khi bị Mỹ cấm?
Trước đó, HiSilicon là công ty con chuyên thiết kế chip của Huawei. HiSilicon thiết
kế chip Kirin cho smartphone Huawei, tạo ra những lợi thế dành riêng trên lĩnh vực
ảnh chụp nói riêng và xử lý AI nói chung. Những con chip của HiSilicon thiết kế sẽ
được TSMC hoặc SMIC sản xuất trước khi đưa vào smartphone Huawei. Nhưng khi
Huawei chỉ còn quyền mua chip AMD/Intel (và có thể là Qualcomm), HiSilicon
sẽ trở nên vô nghĩa. Những con chip SoC, thành phần cốt lõi nhất của
smartphone Huawei hay bất kỳ thiết bị nào khác, sẽ do các công ty Mỹ cung
cấp và kiểm soát toàn bộ.
=> Kirin và HiSilicon mất quyền tiếp cận với các đối tác gia công, Huawei
cũng mất luôn khả năng tự thiết kế chip.
• Huawei không tự sản xuất chip khi bị Mỹ cấm Vì: Công nghệ Mỹ có mặt
khắp nơi trong ngành bán dẫn
Bán dẫn là ngành mang tính quốc tế. Kể cả khi đầu tư số tiền lớn để tăng
trưởng kỹ thuật bán dẫn, thì anh vẫn phải sử dụng hàng loạt thứ khác trong
chuỗi cung ứng. Do đó, Mỹ vẫn đang nắm giữ phần quan trọng nhất ở chuỗi
cung ứng bán dẫn trong tương lai gần", nhà phân tích Geoff Blaber
• Những công nghệ căn bản nhất của sản xuất chip vẫn phụ thuộc nhiều vào
Mỹ.
• Các phần mềm phát triển chip thông dụng nhất hiện nay đều thuộc về công ty
Mỹ. Cadence và Synopsys (Mỹ) hai công ty dẫn đầu về sản xuất chip hiện
đại.
• Thiết kế chỉ là một quá trình trong sản xuất chip. Sau khi một thiết kế được
chốt, nó sẽ phải được chuyển cho các công ty gia công, thường được gọi là
fab, để sản xuất. Đây là một quá trình cực kỳ phức tạp, từ khâu tinh luyện
silicon, sản xuất ra các tấm bán dẫn hình tròn (wafer), in thiết kế chip lên tấm
bán dẫn (quá trình quang khắc), sau đó làm sạch bề mặt, thay đổi tính chất
dẫn điện, cuối cùng là cắt tấm bán dẫn ra thành các con chip thực thụ.
Quá trình này cũng không tránh khỏi ảnh hưởng mạnh từ các công ty Mỹ.
 Nói cách khác, cho đến ngày nay, chưa một công ty nào có thể tự sản xuất
chip mà không dùng đến công nghệ Mỹ.

More Related Content

More from MinhHuL2

Tập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfTập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfMinhHuL2
 
Quản trị dự án
Quản trị dự ánQuản trị dự án
Quản trị dự ánMinhHuL2
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi roMinhHuL2
 
Nghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxNghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxMinhHuL2
 
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfCHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfCHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfMinhHuL2
 
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfCHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfMinhHuL2
 
Ra quyết định trong kinh doanh
Ra quyết định trong kinh doanhRa quyết định trong kinh doanh
Ra quyết định trong kinh doanhMinhHuL2
 
Ra quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanhRa quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanhMinhHuL2
 
Ra quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanhRa quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanhMinhHuL2
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
Quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tếQuản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tếMinhHuL2
 
Tài chính doanh nghiệp có đáp án
Tài chính doanh nghiệp có đáp ánTài chính doanh nghiệp có đáp án
Tài chính doanh nghiệp có đáp ánMinhHuL2
 
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...MinhHuL2
 

More from MinhHuL2 (18)

Tin 2
Tin 2Tin 2
Tin 2
 
Tập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdfTập ôn TDTCDA.pdf
Tập ôn TDTCDA.pdf
 
Quản trị dự án
Quản trị dự ánQuản trị dự án
Quản trị dự án
 
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi roQuản trị rủi ro
Quản trị rủi ro
 
Nghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptxNghề giám đốc.pptx
Nghề giám đốc.pptx
 
TLKD.pptx
TLKD.pptxTLKD.pptx
TLKD.pptx
 
Q
QQ
Q
 
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdfCHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
CHƯƠNG 6- THUẾ TNCN.pdf
 
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdfCHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
CHƯƠNG 5- THUẾ TNDN.pdf
 
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdfCHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
CHƯƠNG 4- THUẾ XNK.pdf
 
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdfCHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
CHƯƠNG 3- THUẾ TTĐB.pdf
 
Ra quyết định trong kinh doanh
Ra quyết định trong kinh doanhRa quyết định trong kinh doanh
Ra quyết định trong kinh doanh
 
Ra quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanhRa quyết-định-trong-kinh-doanh
Ra quyết-định-trong-kinh-doanh
 
Ra quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanhRa quyết định kinh doanh
Ra quyết định kinh doanh
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Quản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tếQuản trị kinh doanh quốc tế
Quản trị kinh doanh quốc tế
 
Tài chính doanh nghiệp có đáp án
Tài chính doanh nghiệp có đáp ánTài chính doanh nghiệp có đáp án
Tài chính doanh nghiệp có đáp án
 
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...
Điểm tương đồng và khác biệt của luật đầu tư kinh doanh và luật đầu tư công 2...
 

Recently uploaded

Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 

Recently uploaded (15)

Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 

QTKDQT.pdf

  • 1. SEMINAR QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài: Chọn một công ty đa quốc gia, trình bày tác động của yếu tố chính trị - luật pháp đến công ty đó MỤC LỤC I.Khái niệm 1. Công ty đa quốc gia là gì? 2. Chính trị là gì? 3. Luật pháp là gì? I.Công ty đa quốc gia Huawei 1. Khái quát về Huawei 2. Tác động của chính trị đến Huawei 2.1. Tiêu cực 2.2. Tích cực 1. Tác động của luật pháp 3.1 Tiêu cực 3.2 Tích cực Bài Làm: Phần 1. Khái niệm (Tâm) 1. Công ty đa quốc gia là gì? -Công ty đa quốc gia(MNC) là các công ty sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ tại ít nhất hai quốc gia hoạt động kinh doanh trong thị trường kinh doanh. - Các công ty đa quốc gia thường sử dụng nhà máy hoặc văn phòng thuộc hai khu vực khác nhau đồng thời có chung trụ sở họ điều phối toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty - Một công ty nếu muốn được gọi là công ty đa quốc gia nếu như doanh thu >25% tổng toàn bộ các hoạt động thương mại ở nước ngoài.
  • 2. 2. Chính trị là gì? Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. 3. Luật pháp là gì? Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình Phần 2.Công ty đa quốc gia Huawei 1. Khái quát Huawei là một tập đoàn đa quốc gia có tên gọi tiếng trung là Huawei có nghĩa đen là "Trung Quốc thành tích", đây là công ty về thiết bị mạng và viễn thông. Trụ sở chính của Huawei được đặt tại Thâm Quyến, Quảng Đông,Trung Quốc và được thành lập năm 1987. Huawei là doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Thành công của tập đoàn Huawei là một nhân tố lớn trong việc chuyển đổi thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) từ một làng chài thành một trung tâm công nghệ tầm cỡ quốc tế. Theo dữ liệu của IDC quý I/2019, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới với 19% thị phần (sau Samsung và trên Apple). Thị trường lớn nhất của Huawei là Trung Quốc, sau đó tới châu Âu. Tại Trung Quốc, Huawei là công ty smartphone lớn duy nhất duy trì đà đi lên, trong khi Vivo, Oppo, Xiaomi và Apple đều tăng trưởng âm. Nhưng ngay sau đó Mỹ giáng đòn trừng phạt đối với Huawei. Giới phân tích nhận định các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào công ty này sẽ là đòn giáng mạnh không chỉ đối với thành phố Thâm Quyến mà còn cả nền kinh tế Trung Quốc. 2. Tác động của chính trị đến Huawei (Phương) 2.1. Tác động tích cực Huawei, một công ty công nghệ của Trung Quốc, nó nắm bắt đủ ba yếu tố để làm lên sự thống trị đó là thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Về thiên thời, Huawei gặp cơ hội thuận lợi để thành lập nhờ các ưu đãi lớn về chính sách đặc khu kinh tế ở Thâm Quyến. Tiếp theo, về địa lợi, Huawei được khởi dựng ở Trung Quốc nên ít bị các công ty tư bản khác cạnh tranh và mặt khác còn được Chính phủ hậu thuẫn về sáng chế. Về nhân hoà, Nhậm Chính Phi quản lý và dẫn dắt Huawei từ bên trong đến bên ngoài đảm bảo sự hài hoà, cố kết. Những điều ấy tạo lên một công
  • 3. ty công nghệ Huawei khổng lồ và mạnh mẽ chuyên cung cấp nhu cầu về thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh cho thế giới. Tuy nhiên, vào năm 2018, đối đầu Mỹ - Trung bắt đầu nổ ra và công ty công nghệ Huawei đã trở thành tâm điểm chính trị giữa hai cường quốc trên thế giới. HUAWEI (P1) – QUÂN CỜ CHÍNH TRỊ ĐẦY THAM VỌNG Trong kế hoạch “Made in China 2025”, Trung Quốc coi công nghệ thông tin - viễn thông thế hệ mới là ưu tiên hàng đầu để giúp nước này có thể hiện thực hóa mục tiêu trở thành siêu cường công nghệ số 1 thế giới. TQ ưu tiên phát triển 7 doanh nghiệp viễn thông tư nhân và nhà nước khổng lồ trong đó có Huawei => Tạo cơ hội cho Huawei phát triển. (M. Huệ) Có lẽ ai cũng đã biết về cuộc chiến thương mại của Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời gian qua và cũng hiểu khá rõ về câu chuyện Mỹ cấm cửa Huawei như thế nào. Thế nhưng thực sự Mỹ đã làm gì với Huawei và Huawei bây giờ còn sống hay đã chết. Có lẽ qua phần thuyết trình của mình sẽ giải đáp cho các bạn về câu hỏi đó. 2.2. Tác động tiêu cực: (Minh huệ) • Hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ: Washington tin rằng Huawei là một sáng tạo của chính phủ Trung Quốc và thành công của nó dựa trên mối quan hệ chặt chẽ của Nhậm Chính Phi với các đơn vị tình báo trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.Do đó Mỹ lo ngại rằng sự thay đổi trong cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ đang đe dọa an ninh quốc gia của họ. • Kiểm soát chặt hơn về công nghệ, bởi TQ đang phải lệ thuộc vào các microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China 2025 Kế hoạch “Made in China 2025” được Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề ra vào tháng 5-2015 .Kế hoạch “Made in China 2025” đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Trung Quốc đạt 70% mức “tự cung tự cấp” trong các ngành công nghiệp công nghệ cao; đến năm 2049, sẽ “thống trị” thị trường toàn cầu. Là mối đe dọa đối với Mỹ. Do đó Mỹ đã tìm cách để kìm hãm sự phát triển của TQ, điều đó tác động trực tiếp đến Huawei • Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này nhiều công ty Mỹ dừng hợp tác với Huawei • Washington thúc giục các đồng minh không sử dựng thiết bị của Huawei trong mạng 5G, và có nhiều quốc gia như Australia và New Zealand đưa ra quyết định cấm sử dụng thiết bị của Huawei. a. Tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Bà bị cáo buộc lừa dối ngân hàng HSBC và gian lận chuyển tiền, cố gắng che giấu hành vi vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ thông qua công ty Hong Kong Skycom, được cho là chi nhánh của Huawei.Thời điểm bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ trùng với thời điểm diễn ra các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khiến một số nhà quan sát cho rằng động cơ vụ bắt giữ có thể xuất phát từ mục đích chính trị.
  • 4. Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu - là một trong những “cú giáng” mạnh nhất của giới chức Mỹ đối với Huawei. Tập đoàn này đã phải tạm ngừng phần lớn việc cung cấp trang thiết bị viễn thông cho các hãng vận tải của Mỹ. Các quan chức Mỹ nhiều lần cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã sử dụng sản phẩm của Huawei để phục vụ cho hoạt động do thám. Tuy nhiên Huawei đã từ chối cáo buộc này. Trường hợp của bà Mạnh Vãn Chu có thể là “phát súng mở đầu” cho thấy Mỹ sẽ thực hiện thêm nhiều hành động chống lại Huawei và các quan chức cấp cao của tập đoàn này. Công ty công nghệ ZTE – đối thủ cạnh tranh của Huawei là một minh chứng điển hình. Hoạt động của ZTE đã bị tê liệt trong nhiều tháng sau khi Bộ Thương mại Mỹ ngăn chặn công ty này mua những phụ kiện quan trọng từ các công ty của Mỹ. Lệnh cấm tương tự với Huawei nếu được thực thi thậm chí còn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, bởi sản phẩm của Huawei được sử dụng rộng rãi hơn nhiều trên thị trường so với ZTE. Đặc biệt nếu vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu khiến các quốc gia lớn ở Châu Âu quay lưng lại với Huawei thì điều đó sẽ tác động lâu dài tới sự tăng trưởng và tầm ảnh hưởng của tập đoàn này. B, Vào tháng 5/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Huawei vào danh sách đen về thương mại, cấm tập đoàn này làm ăn với các công ty Mỹ nếu không có sự phê chuẩn của chính quyền Washington. Đến 15/9/2020, Washington tiếp tục đưa ra một lệnh cấm, cắt đứt nguồn cung chip cho Huawei. Lệnh cấm được xem là cú đánh mạnh vào ngành kinh doanh điện thoại thông minh cốt lõi của Huawei, vốn dựa nhiều vào những con chip tiên tiến được tạo ra nhờ công nghệ Mỹ.Với Huawei, quy định này có một ý nghĩa duy nhất: TSMC (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Sony (Nhật Bản) hay bất kỳ một nhà sản xuất chip nào khác đều sẽ phải xin phép nước Mỹ nếu muốn bán chip cho Huawei. Nói cách khác, theo quy định này, các nhà sản xuất chip phải xin giấy phép của chính quyền Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei. Đối với Huawei, cũng phải xin phép Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn nhận hoặc sử dụng các thiết kế bán dẫn liên quan đến các công nghệ và phần mềm của Mỹ. ➢ Thông báo này, Ngay lập tức khiến cho Huawei và các nhà cung ứng phải chạy đua với thời gian. Huawei vội vã nhập về tất cả số chip có thể trước hạn định 15/9, bao gồm cả những con chip vừa xuất xưởng, chưa qua kiểm thử chất lượng. Nhà sản xuất smartphone số 1 Trung Quốc (và thế giới) bỗng dưng phải đối mặt với một nguy cơ khủng khiếp: không có chip, Huawei sẽ không có thứ gì để sản xuất, không còn sản phẩm nào để bán cả. Hisilicon công ty con chuyên thiết kế chip của Huawei bị xóa sổ ngay khi lệnh cấm được thực thi. Huawei mất luôn khả năng tự sản xuất chip ➢ Điều đó đã khiến cho TQ phải chột dạ khi đấm nhau với thằng Mỹ quá đẫm máu. Thế nên bây giờ TQ phải phụ thuộc vào Mỹ mới có thể sản xuất được điện thoại ➢ Ấy vậy mà chỉ 3 ngày sau, AMD, nhà sản xuất chip PC lớn thứ hai thế giới - và cũng là một công ty Mỹ, đã lên tiếng thông báo được cấp phép "kinh doanh" với Huawei. Tiếp sau đó chỉ vài ngày, đến lượt Intel khẳng định sẽ nhận được giấy phép tương tự. Như thế, chỉ trong 1 tuần lễ sau
  • 5. khi tung ra đòn kết liễu, nước Mỹ đã ném về phía Huawei tới 2 cái phao cứu mạng. Mỹ không dồn Huawei vào chân tường vì dồn Huawei vào chân tường thì Mỹ cũng chả được lợi lộc gì. Mà tự nhiên TQ lại cùn lên cấm luôn Apple tại đất nước tỷ dân này thì có phải Mỹ sẽ thiệt không. ➢ Một lần nữa, đây vẫn là kịch bản đẹp nhất mà ông Trump đang thực sự hướng đến: nước Mỹ vẫn giữ được quyền kiểm soát lên các thiết bị Trung Quốc, các công ty Mỹ vẫn kiếm được doanh thu từ chính các thiết bị này. Ảnh hưởng của chính sách cấm vận đối với Huawei • Việc triển khai 5G bị ảnh hưởng: Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, đang nhận thầu xây dựng hệ thống mạng 5G cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không ít máy móc và linh kiện trong đó công ty không sản xuất được, phải nhập khẩu từ bên ngoài, bao gồm các đối tác Mỹ.Theo Bloomberg, Huawei đã dự trữ đủ chip và thành phần linh kiện quan trọng khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình trong ít nhất ba tháng. Tuy vậy, nếu không tìm ra giải pháp thay thế trong thời gian này, tiến độ xây dựng mạng 5G có thể bị chậm đi đáng kể. 3. Tác động của luật pháp đến Huawei. (Nhung) 3.1 Tích cực Nhậm Chính Phi người sáng lập Huawei là cựu kỹ sư không quân hàm của quân giải phóng nhân dân TQ. => được chính phủ TQ hậu thuẫn. Ngày 31/5/2019 • Trung Quốc thông báo đã chính thức thực thi cơ chế giúp nước này hạn chế “các thực thể không đáng tin cậy của nước ngoài”, một động thái mà giới phân tích cho là đòn trả đũa của Bắc Kinh trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc như Tập đoàn viễn thông Huawei. Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc không đề cập tới bất kỳ thực thể nước ngoài cụ thể nào, song nêu lên những yếu tố có thể khiến nước này áp đặt các biện pháp trừng phạt, trong đó có phạt hay hạn chế các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Trung Quốc, cũng như hạn chế nhân sự hay đưa thiết bị vào nước này. • Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc buộc phải chia sẻ công nghệ và chịu sự kiểm soát chặt chẽ trong mọi hoạt động mang tính chính trị cao với Chính phủ Trung Quốc. Việc doanh nghiệp nước ngoài không tuân theo luật chia sẻ công nghệ của Trung Quốc sẽ buộc phải rút khỏi “thị trường tỷ dân” như Google năm 2010. Do vậy, theo luật quốc tế thì
  • 6. Chính phủ Trung Quốc có thể toàn quyền sở hữu những tài sản trí tuệ công nghệ không phải bỏ tiền mua như một lợi thế cho sự phát triển công nghệ của mình. Không những đẩy nhanh phát triển công nghệ mới do được thừa hưởng những lợi thế nền tảng công nghệ được chia sẻ có sẵn, chính quyền Trung Quốc còn tiếp tục ủy nhiệm công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Trong việc ủy nhiệm công nghệ này phải kể đến công ty được ưu ái và nắm nhiều lợi thế trong phát triển công nghệ 5G, đó là Huawei. Chính Huawei đang được thừa hưởng những lợi thế không chi phí từ những công nghệ có sẵn ở Trung Quốc nên tiết kiệm được thời gian và giá thành sản phẩm.. 3.2 Tiêu cực A, Các luật khác của Trung Quốc buộc các công ty như Huawei và ZTE hợp tác với các cơ quan an ninh của Trung Quốc yêu cầu các công ty tuân thủ các biện pháp nội địa hóa dữ liệu của Trung Quốc. Cho phép ĐCSTQ truy cập dữ liệu nước ngoài, ngay cả khi họ kinh doanh ở nước ngoài, tạo ra lỗ hổng bảo mật cho nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ của Trung Quốc. B, Google cấm Android đối với điện thoại của Huawei • Như các bạn đã biết: Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ - Trung Quốc (2019) ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tập đoàn Huawei Ngày 22/2/2019 trên trang Android Help, đại diện của Google đã lên tiếng về tình trạng giữa Google và Huawei. Theo nội dung của thông báo này, Google sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho thiết bị Huawei sản xuất từ ngày 16/5/2019 trở đi, những mẫu điện thoại trước đó vẫn được hỗ trợ bình thường. Quyết định này của Google nhằm tuân thủ theo lệnh cấm từ chính phủ Mỹ năm 2019, cấm các công ty ở Mỹ làm việc với Huawei, với lý do hãng công nghệ Trung Quốc bị chính quyền Trump nghi ngờ cung cấp thông tin liên quan đến an ninh quốc gia cho chính phủ Trung Quốc. Hành động của Google được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia. • Ảnh hưởngcủa việc Google cấm Android đối với điện thoại Huawei Việc Google ra thông báo dừng cấp phép sử dụng hệ điều hành Android cho Tập đoàn Viễn thông Huawei hôm 19-5 được cho là đòn giáng mạnh lên tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới của đại gia công nghệ Trung Quốc này.
  • 7. Huawei tuyên bố sẵn sàng chia tay hệ điều hành Android của Google Huawei đã ra mắt Harmony OS vào năm 2019 sau khi Mỹ đưa công ty này vào “danh sách đen” và không được tiếp cận với hệ điều hành Android của Google. Ngoài Apple, hầu hết các hãng điện thoại trên thị trường hiện nay đều sử dụng Android từ Google. Do đó, việc thuyết phục các đối tác sử dụng Harmony OS là điều không dễ dàng. Android đang thống trị thị trường điện thoại thông minh. Ước tính cứ 10 smartphone được bán ra, đã có đến 8 mẫu máy chạy Android. Huawei, đang chạy đua để cắt giảm sự phụ thuộc vào công nghệ do Mỹ sản xuất. Nỗ lực này càng trở nên cấp thiết hơn kể từ khi Washington ra thêm lệnh cấm Huawei mua chip từ các nhà cung cấp chính của họ. Phần 3: Mở rộng (My) 1. Huawei bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung • Huawei đang thực hiện Tham vọng trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới thì tự dưng bị cuốn vào cuộc giao tranh không tiếng súng này. Theo các nhà phân tích,công ty này được xem như "quân bài đàm phán" trong cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. • Đối với Mỹ Huawei chính là “con bài” mà ông Trump sử dụng để gây sức ép lên chính quyền Bắc Kinh. • Đối với TQ: Huawei như một quân cờ được Trung Quốc vun đắp đầy đủ với mục tiêu là sở hữu trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hóa – xuyên quốc gia đã tạo ra một “thế giới phẳng” không biên giới, và Trung Quốc đang tận dụng từ chính đối thủ của mình để phát triển công nghệ ngay trên lãnh thổ của Mỹ. Vì để thiết kế được một con chip trong thiết bị của Huawei thì công nghệ, vật tư Mỹ vẫn không thể thiếu trong chu trình sản xuất. 2. Tại sao Mỹ lại chỉ nhắm vào Huawei mà không phải là Xiaomi hay Oppo? Việc Huawei bị Google rút giấy phép sử dụng Android gây sốt trên khắp các mặt báo trong vài ngày qua chỉ là một trong số rất nhiều những tin xấu mà gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã và đang phải đón nhận. Trên khắp các mặt trận, Huawei đều bị "tổng tấn công": Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt tại Canada; bị Mỹ cáo buộc gián điệp, cấm mua bán linh kiện, thiết bị viễn thông của Mỹ; bị nhiều nước phương Tây tẩy chay khỏi cuộc đua công nghệ mạng không dây 5G,... Vậy tại sao Mỹ chỉ chăm chăm nhắm vào Huawei mà không phải Xiaomi hay các hãng điện thoại khác của TQ? Vì :
  • 8. Hoàn toàn dễ hiểu khi Mỹ muốn “đánh” vào Huawei và coi đây là át chủ bài, là đòn bẩy trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Bởi Huawei là “con cưng” trong kế hoạch đầy tham vọng “Made in China 2025” của Trung Quốc. Huawei là "bộ mặt" của công nghệ Trung Quốc, Khiến Huawei sụp đổ, Mỹ sẽ đánh thẳng vào lòng tự tôn của chính phủ Trung Quốc, đồng thời khẳng định vị thế cường quốc số một của mình. Vì tầm quan trong to lớn của công nghệ 5G: Huawei - một công ty công nghệ phát triển viễn thông lớn nhất thế giới và đang cắm rễ trên đất Mỹ. Hơn nữa, bản thân công ty lại là kẻ nắm giữ thế hệ mạng 5G mà thế giới đang mong đợi. Do đó, ông Trump bắt buộc phải hành động thẳng tay với công ty này để kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc. Như vậy, bản thân Huawei đã trở thành tâm điểm được đặt lên bàn cân giữa lợi ích kinh tế và chính trị, giữa doanh nghiệp Mỹ và giới chính trị Mỹ. • Huawei là tập đoàn chuyên về công nghệ thông tin, công nghệ cao, phần mềm, điện thoại di động và chíp điện tử lớn nhất TQ. Xiaomi hay Oppo cũng được phổ biến ở TQ nhưng không lớn mạnh bằng Huawei. Do đó Mỹ nhắm trực tiếp vào thằng anh lớn Huawei mà không nhắm vào Xiaomi hay Oppo. 3. Huawei tự tạo ra hệ điều hành của riêng mình khi bị Google cấm. Vậy tại sao không tự sản xuất chip khi bị Mỹ cấm? Trước đó, HiSilicon là công ty con chuyên thiết kế chip của Huawei. HiSilicon thiết kế chip Kirin cho smartphone Huawei, tạo ra những lợi thế dành riêng trên lĩnh vực ảnh chụp nói riêng và xử lý AI nói chung. Những con chip của HiSilicon thiết kế sẽ được TSMC hoặc SMIC sản xuất trước khi đưa vào smartphone Huawei. Nhưng khi Huawei chỉ còn quyền mua chip AMD/Intel (và có thể là Qualcomm), HiSilicon sẽ trở nên vô nghĩa. Những con chip SoC, thành phần cốt lõi nhất của smartphone Huawei hay bất kỳ thiết bị nào khác, sẽ do các công ty Mỹ cung cấp và kiểm soát toàn bộ. => Kirin và HiSilicon mất quyền tiếp cận với các đối tác gia công, Huawei cũng mất luôn khả năng tự thiết kế chip. • Huawei không tự sản xuất chip khi bị Mỹ cấm Vì: Công nghệ Mỹ có mặt khắp nơi trong ngành bán dẫn Bán dẫn là ngành mang tính quốc tế. Kể cả khi đầu tư số tiền lớn để tăng trưởng kỹ thuật bán dẫn, thì anh vẫn phải sử dụng hàng loạt thứ khác trong chuỗi cung ứng. Do đó, Mỹ vẫn đang nắm giữ phần quan trọng nhất ở chuỗi cung ứng bán dẫn trong tương lai gần", nhà phân tích Geoff Blaber • Những công nghệ căn bản nhất của sản xuất chip vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ. • Các phần mềm phát triển chip thông dụng nhất hiện nay đều thuộc về công ty Mỹ. Cadence và Synopsys (Mỹ) hai công ty dẫn đầu về sản xuất chip hiện đại. • Thiết kế chỉ là một quá trình trong sản xuất chip. Sau khi một thiết kế được chốt, nó sẽ phải được chuyển cho các công ty gia công, thường được gọi là fab, để sản xuất. Đây là một quá trình cực kỳ phức tạp, từ khâu tinh luyện
  • 9. silicon, sản xuất ra các tấm bán dẫn hình tròn (wafer), in thiết kế chip lên tấm bán dẫn (quá trình quang khắc), sau đó làm sạch bề mặt, thay đổi tính chất dẫn điện, cuối cùng là cắt tấm bán dẫn ra thành các con chip thực thụ. Quá trình này cũng không tránh khỏi ảnh hưởng mạnh từ các công ty Mỹ.  Nói cách khác, cho đến ngày nay, chưa một công ty nào có thể tự sản xuất chip mà không dùng đến công nghệ Mỹ.