SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Quốc Ca bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp -
Câu chuyện bản quyền trên môi trường số
Mới đây trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 ngày
06/12, sự kiện Quốc ca Việt Nam bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp trên kênh Youtube Next
Sports đã khiến dư luận vô cùng bức xúc và gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, sự kiện trên còn
đặt ra góc nhìn pháp lý về câu chuyện bản quyền trên môi trường số. Vì vậy, thông qua bài viết
này, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ phân tích và cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến sự
kiện Quốc ca bị ngắt tiếng vừa qua để quý độc giả có thể theo dõi.
Hình ảnh thông báo Quốc ca bị ngắt tiếng được cắt từ video trận đấu Việt Nam - Lào
Vì sao Quốc ca bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp trận bóng đá
của đội tuyển Việt Nam?
Tối ngày 06/12, Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 2 – 0 trước Đội tuyển Lào trong giải
AFF Suzuki Cup 2020. Tuy nhiên, ngoài bóng đá, còn có một câu chuyện khác gây dậy sóng
trong cộng đồng người Việt Nam. Đó là sự kiện hơn 1 triệu khán giả theo dõi trực tiếp trên kênh
YouTube Next Sports bất ngờ không nghe được lời hát Quốc ca trong phần hát mở đầu trận đấu,
với lý do “bản quyền”.
Theo đó, trên màn hình trận đấu hiện dòng thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi
buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình
thường, mong quý vị khán giả thông cảm”. Khi sự việc xảy ra, nhiều người cho rằng do công ty
BH Media đã “đánh bản quyền” ca khúc. Đây là công ty từng tuyên bố sở hữu bản quyền bản ghi
âm “Tiến quân ca” trên Youtube.
Tuy nhiên, ngay sau đó BHMedia đã lên tiếng, khẳng định vụ việc. Theo công ty, tắt tiếng Quốc
ca gây ồn ào tối 06/12 không hề liên quan tới mình. Ngoài ra, cũng không hề có bên nào “đánh
bản quyền” bài hát “Tiến quân ca”.
Theo đơn vị tiếp sóng, nguyên nhân của vụ việc này là do chính công ty tự ngắt tiếng. Next
Sports giải thích là vì e ngại sự việc tương tự trận đấu giữa Việt Nam và Arab Saudi tối 16/11.
Việc tắt tiếng là để phòng, tránh việc bản Quốc ca được phát trong trận đấu sẽ bị “đánh bản
quyền” trên Youtube, khiến kênh bị mất doanh thu.
Khi nào bị đánh "gậy bản quyền" trên nền tảng số?
Trước khi làm rõ câu chuyện bản quyền trong sự việc trên cần phải phân biệt hai khái niệm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với mỗi tác phẩm.
Quyền tác giả
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, với ca
khúc “Tiến quân ca”, quyền tác giả sẽ thuộc về cố nhạc sĩ Văn Cao. Sau khi cố nhạc sĩ mất vào
năm 1995, những người thừa kế của ông sẽ có quyền đối với tác phẩm này. Tuy nhiên, gia đình
cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng cả phần nhạc và phần lời ca khúc “Tiến quân ca” cho nhân dân
và Tổ quốc Việt Nam.
Vì vậy, ca khúc “Tiến quân ca” hiện nay thuộc sở hữu của toàn bộ người dân Việt Nam. Bất kỳ
ai cũng có quyền tài sản đối với tác phẩm này, trong đó gồm cả quyền làm tác phẩm phái sinh.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là đơn vị được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý, có
trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Những ai muốn làm các sản phẩm âm nhạc
liên quan đến bài hát “Tiến quân ca” nhằm mục đích kinh doanh đều phải xin phép cơ quan giữ
quyền tác giả tác phẩm.
Quyền liên quan đến quyền tác giả
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Quyền
liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân với
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hóa. Như vậy, có thể hiểu vấn đề bản quyền ở đây là quyền liên quan mà đối tượng là
bản ghi chứ không phải là quyền tác giả.
Theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Nhà sản xuất bản ghi âm,
ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền mà pháp luật
quy định. Ngoài ra, chủ thể trên còn được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của
mình được phân phối đến công chúng.
Như vậy, đơn vị sản xuất giữ bản quyền bản ghi âm ca khúc “Tiến quân ca” là chủ thể duy nhất
nắm giữ những quyền theo quy định trên với bản ghi do mình sản xuất và đơn vị này có thể ủy
quyền cho một đơn vị khác quản lý và khai thác bản ghi đó.
Do đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng bản ghi âm vì mục đích thương mại hoặc lợi ích khác
đều phải có sự cho phép của đơn vị sản xuất, trừ một số trường hợp sử dụng không phải xin
phép, không phải trả tiền quy định tại Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
Khi nào thì bị đánh “gậy bản quyền”?
Với mỗi trận bóng, việc lựa chọn bản ghi âm Quốc ca thuộc thẩm quyền của Ban tổ chức. Và
việc sử dụng này không thuộc các trường hợp không phải xin phép theo quy định tại Điều 32 nói
trên. Do đó, nếu như Ban tổ chức lựa chọn bản ghi của một đơn vị có đăng ký bản quyền trên
YouTube mà không xin phép, sau đó các đơn vị khác đăng phát sóng trận đấu bóng có phát ca
khúc này thì sẽ có khả năng bị “đánh gậy bản quyền” trên nền tảng này.
Theo quy định trên, cần xem xét về bản quyền bản ghi “Tiến quân ca” phát tại lễ chào cờ của
trận bóng. Nếu là bản ghi của một đơn vị khác đang sở hữu bản quyền và đơn vị đó yêu cầu được
bảo vệ bản quyền. Khi đó, YouTube sẽ tự động tiến hành gỡ video trực tiếp bởi lý do vi phạm
bản quyền. Trong trường hợp sử dụng bản ghi âm chính thức của ca khúc “Tiến quân ca” được
công bố trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thì họ có thể sử dụng miễn phí, không cần phải
xin phép.
Ngắt tiếng Quốc ca trong lễ chào cờ, đơn vị tiếp sóng có vi
phạm?
Bản Quốc ca Ban tổ chức sân sử dụng trong trận đấu có vi phạm bản quyền?
Sau khi xảy ra sự việc trên, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên tiếng. Ông cho
biết, bản Quốc ca mà đơn vị sử dụng là bản Quốc ca chuẩn. Đơn vị đã xin phép lấy nguồn từ
Cổng Thông tin Chính phủ để cung cấp cho Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFF). Thông thường ở
các giải đấu có đội tuyển Việt Nam tham gia, Ban tổ chức sẽ lấy bản Quốc ca chuẩn mà VFF đã
cung cấp.
Theo quy định pháp luật, các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng bản ghi Quốc ca chính thức trên
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Đây là bản ghi Quốc ca chuẩn mà các tổ chức, cá nhân có thể
sử dụng miễn phí.
Vì vậy, việc VFF cung cấp bản ghi âm chính thức của Quốc ca Việt Nam cho AFF và ban tổ
chức trận đấu sử dụng chính bản ghi âm Quốc ca này là không vi phạm pháp luật về Sở hữu trí
tuệ và sẽ không bị “đánh gậy bản quyền”.
Tự ngắt tiếng Quốc ca trong lễ chào cờ, đơn vị tiếp sóng có vi phạm?
Theo như trình bày của đơn vị tiếp sóng, trong trận đấu bóng Việt Nam - Lào vừa qua, không hề
có bên nào “đánh bản quyền” ca khúc “Tiến quân ca”. Sự việc xảy ra là do đơn vị tiếp sóng tự
tắt tiếng phần “Tiến quân ca”. Mục đích là để phòng xa, sợ bản ghi âm Quốc ca trên Youtube dễ
bị vi phạm bản quyền.
Đây là hành động được cho là rút kinh nghiệm từ sự kiện “ dính bản quyền” của FPT vừa qua.
Trước đó, trong trận Việt Nam - Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16/11 tại Việt Nam, kênh Youtube của
FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã bị gián đoạn. Sau đó “đứt sóng” bởi bị báo
cáo vi phạm bản quyền bản ghi âm Quốc ca Việt Nam. Điều này khiến cho FPT không thể kiếm
được tiền.
Lý do là trận đấu đã dùng bản ghi “Tiến quân ca” do hãng đĩa nước ngoài sản xuất. Cụ thể là bản
ghi bản quyền của Hãng đĩa Marco Polo. Sự vô tư sử dụng bản ghi “Tiến quân ca” của hãng đĩa
nước ngoài mà không xin phép của ban tổ chức sân đã khiến các kênh Youtube ở Việt Nam tiếp
sóng bị mất doanh thu.
Trường hợp đơn vị tiếp sóng không biết bản ghi Quốc ca được phát là bản Quốc ca chuẩn
hay không
Trong trường hợp này, việc đơn vị tiếp sóng chủ động ngắt phần tiếng là tránh vướng vào câu
chuyện bản quyền phức tạp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, cũng không thể xem là vi
phạm pháp luật và không bị xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền.
Việc vi phạm bản quyền trên nền tảng Youtube là hành vi bị cấm và bị xử phạt rất nặng. Bản
quyền là một hình thức của luật sở hữu trí tuệ. Nó giúp bảo vệ các tác phẩm nguyên gốc có
quyền tác giả. Có vai trò quan trọng trong việc xác định ai có thể sử dụng bản nhạc, đồng thời
xác định cách kiếm tiền từ nhạc của mình trên và ngoài YouTube. Nếu vi phạm bản quyền,
YouTube có thể gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn. Hơn nữa, người dùng cá nhân/tổ
chức bị “đánh gậy bản quyền” có thể bị gỡ bỏ cả kênh YouTube.
Tuy nhiên, Quốc ca là một bài hát mang ý nghĩa lịch sử của quốc gia. Quốc ca đã đồng hành với
dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dài. Từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến
thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việc tắt tiếng trong khoảnh khắc thiêng
liêng đã gây nhiều bức xúc và phẫn nộ trong lòng người dân Việt Nam. Họ cho rằng đây là hành
vi “sỉ nhục”, “tổn thương lòng tự hào dân tộc”,... Điều này đã khiến danh tiếng và uy tín của đơn
vị tiếp sóng ảnh hưởng ít nhiều.
Trường hợp đơn vị tiếp sóng buộc phải biết bản ghi Quốc ca được phát là bản Quốc ca
chuẩn
Trường hợp còn lại là khi Ban tổ chức có thông báo rõ bản ghi Quốc ca đó không vi phạm bản
quyền nhưng đơn vị tiếp sóng vẫn cố tình ngắt tiếng. Hiện tại, hành vi này hiện nay vẫn chưa có
chế tài xử lý cụ thể nào. Trong trường hợp cơ quan chức năng nghi ngờ việc ngắt tiếng Quốc ca
có dấu hiệu liên quan đến xúc phạm tới Quốc ca, với mục đích động cơ chính trị, thì có thể bị xử
lý hình sự theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về “Tội xúc
phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”.
Quốc ca mang giá trị thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam
Hài hòa giữa việc tôn trọng bản quyền phái sinh và ý thức
dân tộc
Vấn đề bản quyền âm nhạc trong môi trường số và ý thức dân tộc
Trong thời buổi công nghệ số, bản quyền âm nhạc ngày càng chặt chẽ. Do đó tất cả các bên liên
quan đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Việc vi phạm bản quyền âm nhạc trên môi trường
số được biểu hiện, nhận diện dưới nhiều hình thức.
Từ sự việc này, có thể thấy ca khúc “Tiến quân ca” không chỉ được các đơn vị sản xuất âm nhạc
trong nước khai thác mà có cả các đơn vị nước ngoài khai thác. Việc sử dụng bản ghi thuộc bản
quyền của đơn vị nào và sử dụng ra sao để tránh những sự cố như trên là điều cần làm rõ, nhất là
khi tiếp sóng các trận đấu trên nền tảng đa quốc gia như Youtube.
Đối với mỗi người dân Việt Nam thì ca khúc “Tiến quân ca” có ý nghĩa rất lớn. Việc không
được nghe ca khúc quen thuộc, tôn nghiêm được vang lên tại lễ chào cờ một trận bóng đá là khó
có thể chấp nhận được. Vì vậy, các cơ quan liên quan có thẩm quyền cần phải có phương pháp
hữu hiệu, hài hòa giữa việc tôn trọng bản quyền phái sinh của Quốc ca và ý thức dân tộc để tránh
những tranh cãi, khiếu nại về vấn đề bản quyền như sự việc không đáng có vừa qua.
Đề xuất, giải pháp
Chúng ta cần có một bản nhạc chuẩn “cấp quốc gia”, được sử dụng rộng rãi để đảm bảo mọi
người dân được hưởng thụ những giá trị di sản quốc gia. Hiện tại, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch là đơn vị được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý theo quy định pháp luật về quyền
tác giả và các quyền liên quan về bản quyền, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc
“Tiến quân ca”.
Do đó, nhiều đề xuất, cho rằng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên yêu cầu một đơn vị nghệ
thuật nào đó biểu diễn, ghi âm một bản Quốc ca. Sau đó đăng tải lên các phương tiện thông tin
đại chúng với thông báo rõ ràng. Mục đích là để bản ghi âm này được sử dụng rộng rãi, dùng
chung cho mọi sự kiện. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng bản ghi âm này mà không cần xin phép và
trả tiền.
Trên đây là các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề Quốc ca bị ngắt tiếng trên sóng truyền
hình - Câu chuyện bản quyền trên môi trường số của Chuyên tư vấn Luật. Nếu độc giả có bất
kỳ ý kiến đóng góp nào cho bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87
để cùng nhau trao đổi, đánh giá và phân tích những vấn đề bất cập trong quy định pháp luật và
cùng nhau xây dựng hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn.
Chuyên Tư Vấn Luật xin chân thành cảm ơn và tri ân quý độc giả đã quan tâm bài viết và
website chuyentuvanluat.com của chúng tôi.

More Related Content

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng

More from Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng (20)

Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứThủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Thủ tục tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
 
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
Nhung noi dung nao bat buoc phai co trong dieu le doanh nghiep 2020
 
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đấtVai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
Vai trò của luật sư khi tham gia giao dịch nhà đất
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
Phân biệt tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh và giải thể doanh nghiệp theo Luật D...
 
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
Trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội trong phát triển sản phẩm y tế phòng chốn...
 
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luậtChính sách điều chuyển lao động đúng luật
Chính sách điều chuyển lao động đúng luật
 
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng choThỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
Thỏa thuận về điều kiện tặng cho tài sản trong hợp đồng tặng cho
 
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
Từ sự cố của tay vợt Djokovic - Bàn về quyền con người trong mùa dịch Covid-19
 
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiBiện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp bảo đảm khi thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt NamThủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
Thủ tục doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phá sản tại Việt Nam
 
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao độngĐiều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
Điều khoản thu nhập từ hiệu suất trong hợp đồng lao động
 
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạchCách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
Cách tính án phí trong vụ án dân sự vừa có giá ngạch vừa không có giá ngạch
 
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoàiỦy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài
 
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệpThủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
Thủ tục định giá tài sản khi góp vốn vào doanh nghiệp
 
Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờiThủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thủ tục khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
 
Có được khấu trừ thu nhập vào khoản thiệt hại do người lao động gây ra?
Có được khấu trừ thu nhập vào khoản thiệt hại do người lao động gây ra?Có được khấu trừ thu nhập vào khoản thiệt hại do người lao động gây ra?
Có được khấu trừ thu nhập vào khoản thiệt hại do người lao động gây ra?
 
Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác đị...
Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác đị...Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác đị...
Trách nhiệm bồi thường khi gây ra sự cố mất điện trong kinh doanh được xác đị...
 
Việc xác định giá để xác định thiệt hại trong vụ án hình sự được thực hiện nh...
Việc xác định giá để xác định thiệt hại trong vụ án hình sự được thực hiện nh...Việc xác định giá để xác định thiệt hại trong vụ án hình sự được thực hiện nh...
Việc xác định giá để xác định thiệt hại trong vụ án hình sự được thực hiện nh...
 
Xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồng
Xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồngXác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồng
Xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi soạn thảo hợp đồng
 

Quốc Ca bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp - Câu chuyện bản quyền trên môi trường số

  • 1. Quốc Ca bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp - Câu chuyện bản quyền trên môi trường số Mới đây trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020 ngày 06/12, sự kiện Quốc ca Việt Nam bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp trên kênh Youtube Next Sports đã khiến dư luận vô cùng bức xúc và gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó, sự kiện trên còn đặt ra góc nhìn pháp lý về câu chuyện bản quyền trên môi trường số. Vì vậy, thông qua bài viết này, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ phân tích và cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến sự kiện Quốc ca bị ngắt tiếng vừa qua để quý độc giả có thể theo dõi. Hình ảnh thông báo Quốc ca bị ngắt tiếng được cắt từ video trận đấu Việt Nam - Lào Vì sao Quốc ca bị ngắt tiếng trên sóng trực tiếp trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam? Tối ngày 06/12, Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 2 – 0 trước Đội tuyển Lào trong giải AFF Suzuki Cup 2020. Tuy nhiên, ngoài bóng đá, còn có một câu chuyện khác gây dậy sóng trong cộng đồng người Việt Nam. Đó là sự kiện hơn 1 triệu khán giả theo dõi trực tiếp trên kênh YouTube Next Sports bất ngờ không nghe được lời hát Quốc ca trong phần hát mở đầu trận đấu, với lý do “bản quyền”. Theo đó, trên màn hình trận đấu hiện dòng thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”. Khi sự việc xảy ra, nhiều người cho rằng do công ty BH Media đã “đánh bản quyền” ca khúc. Đây là công ty từng tuyên bố sở hữu bản quyền bản ghi âm “Tiến quân ca” trên Youtube.
  • 2. Tuy nhiên, ngay sau đó BHMedia đã lên tiếng, khẳng định vụ việc. Theo công ty, tắt tiếng Quốc ca gây ồn ào tối 06/12 không hề liên quan tới mình. Ngoài ra, cũng không hề có bên nào “đánh bản quyền” bài hát “Tiến quân ca”. Theo đơn vị tiếp sóng, nguyên nhân của vụ việc này là do chính công ty tự ngắt tiếng. Next Sports giải thích là vì e ngại sự việc tương tự trận đấu giữa Việt Nam và Arab Saudi tối 16/11. Việc tắt tiếng là để phòng, tránh việc bản Quốc ca được phát trong trận đấu sẽ bị “đánh bản quyền” trên Youtube, khiến kênh bị mất doanh thu. Khi nào bị đánh "gậy bản quyền" trên nền tảng số? Trước khi làm rõ câu chuyện bản quyền trong sự việc trên cần phải phân biệt hai khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả đối với mỗi tác phẩm. Quyền tác giả Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, với ca khúc “Tiến quân ca”, quyền tác giả sẽ thuộc về cố nhạc sĩ Văn Cao. Sau khi cố nhạc sĩ mất vào năm 1995, những người thừa kế của ông sẽ có quyền đối với tác phẩm này. Tuy nhiên, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng cả phần nhạc và phần lời ca khúc “Tiến quân ca” cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, ca khúc “Tiến quân ca” hiện nay thuộc sở hữu của toàn bộ người dân Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có quyền tài sản đối với tác phẩm này, trong đó gồm cả quyền làm tác phẩm phái sinh. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là đơn vị được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này. Những ai muốn làm các sản phẩm âm nhạc liên quan đến bài hát “Tiến quân ca” nhằm mục đích kinh doanh đều phải xin phép cơ quan giữ quyền tác giả tác phẩm. Quyền liên quan đến quyền tác giả Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Như vậy, có thể hiểu vấn đề bản quyền ở đây là quyền liên quan mà đối tượng là bản ghi chứ không phải là quyền tác giả. Theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền mà pháp luật quy định. Ngoài ra, chủ thể trên còn được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng. Như vậy, đơn vị sản xuất giữ bản quyền bản ghi âm ca khúc “Tiến quân ca” là chủ thể duy nhất nắm giữ những quyền theo quy định trên với bản ghi do mình sản xuất và đơn vị này có thể ủy quyền cho một đơn vị khác quản lý và khai thác bản ghi đó. Do đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng bản ghi âm vì mục đích thương mại hoặc lợi ích khác đều phải có sự cho phép của đơn vị sản xuất, trừ một số trường hợp sử dụng không phải xin phép, không phải trả tiền quy định tại Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009.
  • 3. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Khi nào thì bị đánh “gậy bản quyền”? Với mỗi trận bóng, việc lựa chọn bản ghi âm Quốc ca thuộc thẩm quyền của Ban tổ chức. Và việc sử dụng này không thuộc các trường hợp không phải xin phép theo quy định tại Điều 32 nói trên. Do đó, nếu như Ban tổ chức lựa chọn bản ghi của một đơn vị có đăng ký bản quyền trên YouTube mà không xin phép, sau đó các đơn vị khác đăng phát sóng trận đấu bóng có phát ca khúc này thì sẽ có khả năng bị “đánh gậy bản quyền” trên nền tảng này. Theo quy định trên, cần xem xét về bản quyền bản ghi “Tiến quân ca” phát tại lễ chào cờ của trận bóng. Nếu là bản ghi của một đơn vị khác đang sở hữu bản quyền và đơn vị đó yêu cầu được bảo vệ bản quyền. Khi đó, YouTube sẽ tự động tiến hành gỡ video trực tiếp bởi lý do vi phạm bản quyền. Trong trường hợp sử dụng bản ghi âm chính thức của ca khúc “Tiến quân ca” được công bố trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thì họ có thể sử dụng miễn phí, không cần phải xin phép. Ngắt tiếng Quốc ca trong lễ chào cờ, đơn vị tiếp sóng có vi phạm? Bản Quốc ca Ban tổ chức sân sử dụng trong trận đấu có vi phạm bản quyền? Sau khi xảy ra sự việc trên, đại diện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã lên tiếng. Ông cho biết, bản Quốc ca mà đơn vị sử dụng là bản Quốc ca chuẩn. Đơn vị đã xin phép lấy nguồn từ Cổng Thông tin Chính phủ để cung cấp cho Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFF). Thông thường ở các giải đấu có đội tuyển Việt Nam tham gia, Ban tổ chức sẽ lấy bản Quốc ca chuẩn mà VFF đã cung cấp.
  • 4. Theo quy định pháp luật, các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng bản ghi Quốc ca chính thức trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Đây là bản ghi Quốc ca chuẩn mà các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng miễn phí. Vì vậy, việc VFF cung cấp bản ghi âm chính thức của Quốc ca Việt Nam cho AFF và ban tổ chức trận đấu sử dụng chính bản ghi âm Quốc ca này là không vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ và sẽ không bị “đánh gậy bản quyền”. Tự ngắt tiếng Quốc ca trong lễ chào cờ, đơn vị tiếp sóng có vi phạm? Theo như trình bày của đơn vị tiếp sóng, trong trận đấu bóng Việt Nam - Lào vừa qua, không hề có bên nào “đánh bản quyền” ca khúc “Tiến quân ca”. Sự việc xảy ra là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng phần “Tiến quân ca”. Mục đích là để phòng xa, sợ bản ghi âm Quốc ca trên Youtube dễ bị vi phạm bản quyền. Đây là hành động được cho là rút kinh nghiệm từ sự kiện “ dính bản quyền” của FPT vừa qua. Trước đó, trong trận Việt Nam - Ả Rập Xê Út diễn ra tối 16/11 tại Việt Nam, kênh Youtube của FPT (đơn vị có bản quyền tiếp sóng trận đấu này) đã bị gián đoạn. Sau đó “đứt sóng” bởi bị báo cáo vi phạm bản quyền bản ghi âm Quốc ca Việt Nam. Điều này khiến cho FPT không thể kiếm được tiền. Lý do là trận đấu đã dùng bản ghi “Tiến quân ca” do hãng đĩa nước ngoài sản xuất. Cụ thể là bản ghi bản quyền của Hãng đĩa Marco Polo. Sự vô tư sử dụng bản ghi “Tiến quân ca” của hãng đĩa nước ngoài mà không xin phép của ban tổ chức sân đã khiến các kênh Youtube ở Việt Nam tiếp sóng bị mất doanh thu. Trường hợp đơn vị tiếp sóng không biết bản ghi Quốc ca được phát là bản Quốc ca chuẩn hay không Trong trường hợp này, việc đơn vị tiếp sóng chủ động ngắt phần tiếng là tránh vướng vào câu chuyện bản quyền phức tạp để bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, cũng không thể xem là vi phạm pháp luật và không bị xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền. Việc vi phạm bản quyền trên nền tảng Youtube là hành vi bị cấm và bị xử phạt rất nặng. Bản quyền là một hình thức của luật sở hữu trí tuệ. Nó giúp bảo vệ các tác phẩm nguyên gốc có quyền tác giả. Có vai trò quan trọng trong việc xác định ai có thể sử dụng bản nhạc, đồng thời xác định cách kiếm tiền từ nhạc của mình trên và ngoài YouTube. Nếu vi phạm bản quyền, YouTube có thể gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn. Hơn nữa, người dùng cá nhân/tổ chức bị “đánh gậy bản quyền” có thể bị gỡ bỏ cả kênh YouTube. Tuy nhiên, Quốc ca là một bài hát mang ý nghĩa lịch sử của quốc gia. Quốc ca đã đồng hành với dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dài. Từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việc tắt tiếng trong khoảnh khắc thiêng liêng đã gây nhiều bức xúc và phẫn nộ trong lòng người dân Việt Nam. Họ cho rằng đây là hành vi “sỉ nhục”, “tổn thương lòng tự hào dân tộc”,... Điều này đã khiến danh tiếng và uy tín của đơn vị tiếp sóng ảnh hưởng ít nhiều. Trường hợp đơn vị tiếp sóng buộc phải biết bản ghi Quốc ca được phát là bản Quốc ca chuẩn Trường hợp còn lại là khi Ban tổ chức có thông báo rõ bản ghi Quốc ca đó không vi phạm bản quyền nhưng đơn vị tiếp sóng vẫn cố tình ngắt tiếng. Hiện tại, hành vi này hiện nay vẫn chưa có
  • 5. chế tài xử lý cụ thể nào. Trong trường hợp cơ quan chức năng nghi ngờ việc ngắt tiếng Quốc ca có dấu hiệu liên quan đến xúc phạm tới Quốc ca, với mục đích động cơ chính trị, thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 351 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về “Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca”. Quốc ca mang giá trị thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam Hài hòa giữa việc tôn trọng bản quyền phái sinh và ý thức dân tộc Vấn đề bản quyền âm nhạc trong môi trường số và ý thức dân tộc Trong thời buổi công nghệ số, bản quyền âm nhạc ngày càng chặt chẽ. Do đó tất cả các bên liên quan đều cần phải nâng cao ý thức bản quyền. Việc vi phạm bản quyền âm nhạc trên môi trường số được biểu hiện, nhận diện dưới nhiều hình thức. Từ sự việc này, có thể thấy ca khúc “Tiến quân ca” không chỉ được các đơn vị sản xuất âm nhạc trong nước khai thác mà có cả các đơn vị nước ngoài khai thác. Việc sử dụng bản ghi thuộc bản quyền của đơn vị nào và sử dụng ra sao để tránh những sự cố như trên là điều cần làm rõ, nhất là khi tiếp sóng các trận đấu trên nền tảng đa quốc gia như Youtube. Đối với mỗi người dân Việt Nam thì ca khúc “Tiến quân ca” có ý nghĩa rất lớn. Việc không được nghe ca khúc quen thuộc, tôn nghiêm được vang lên tại lễ chào cờ một trận bóng đá là khó có thể chấp nhận được. Vì vậy, các cơ quan liên quan có thẩm quyền cần phải có phương pháp hữu hiệu, hài hòa giữa việc tôn trọng bản quyền phái sinh của Quốc ca và ý thức dân tộc để tránh những tranh cãi, khiếu nại về vấn đề bản quyền như sự việc không đáng có vừa qua. Đề xuất, giải pháp
  • 6. Chúng ta cần có một bản nhạc chuẩn “cấp quốc gia”, được sử dụng rộng rãi để đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ những giá trị di sản quốc gia. Hiện tại, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch là đơn vị được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền, có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc “Tiến quân ca”. Do đó, nhiều đề xuất, cho rằng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên yêu cầu một đơn vị nghệ thuật nào đó biểu diễn, ghi âm một bản Quốc ca. Sau đó đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng với thông báo rõ ràng. Mục đích là để bản ghi âm này được sử dụng rộng rãi, dùng chung cho mọi sự kiện. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng bản ghi âm này mà không cần xin phép và trả tiền. Trên đây là các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề Quốc ca bị ngắt tiếng trên sóng truyền hình - Câu chuyện bản quyền trên môi trường số của Chuyên tư vấn Luật. Nếu độc giả có bất kỳ ý kiến đóng góp nào cho bài viết, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để cùng nhau trao đổi, đánh giá và phân tích những vấn đề bất cập trong quy định pháp luật và cùng nhau xây dựng hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn. Chuyên Tư Vấn Luật xin chân thành cảm ơn và tri ân quý độc giả đã quan tâm bài viết và website chuyentuvanluat.com của chúng tôi.