SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
1 
SAIGON XƯA : HỌC THƯ VIỆN, CÀ PHÊ, MUA SÁCH NGOẠI NGỮ Đúng là học sinh đời trước ham học và chịu học. Học sinh lớp 12 nào cũng mua cho bằng được hai nhóm sách Toán : G.Hemery và Reunion de professeurs, vật lý thì có : George Eve và Reunion de professeurs… Các vị giải cho hết các bài toán trong các quyển sách này xong, mới chịu đi thi Tú Tài 2. Mà thi toàn quốc phía Nam chỉ đậu tối đa là 2000 người ở cả ba nhóm A (Vạn vật), B (Tóan) và C (Triết). Lên Đại học các vị lùng sục đem sách vở vào học ở hầu hết các thư viện trong thành phố. Nào là thư viện sinh viên số 4 Duy Tân, thư viện quốc gia số 34 Gia Long, thư viện hội Việt Mỹ ở Mạc Đỉnh Chi, thư viện Mission culturelle francaise ở Gia Long và Đồn Đất… Tác giả đã đều có đem sách đến học tại các thư viện này. 
Hội Việt Mỹ lúc xưa ở số 55 đường Mạc Đỉnh Chi, phía bên phải là các lớp dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Ngay bên trái và lên lầu là thư viện hội Việt Mỹ.Tại thư viện hội Việt Mỹ, có anh NV Du làm quản thủ thư viên, ảnh và mình rất thân thiết nhau, nên khi ảnh thấy mình ngồi lâu học bài nhiều quá, sợ mình mệt bèn cho vô phòng nghe nhạc ở góc phải thư viện, mở máy lạnh và chạy nhạc Chopin mà ảnh đã biết mình rất thích cho nghe, một mình một phòng, mát mẻ, khỏe khoắn. Về sau ảnh có nhờ mình làm bỏ đở đầu (godfather) cho con trai ảnh (vì cả hai cùng là công giáo) và cuối cùng thì anh chị và cả gia đình cũng đã ra đi và đã đến nơi đến chốn. 
Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt trận Tổ Quốc thành phố. 
Thư viện thứ hai mà mình đem sách tới học nhiều nhất là thư viện quốc gia (hay thư viện Gia Long, vì ở trên đường Gia Long, và vì lúc đó chưa xây dựng thư viện Quốc gia mới ở đường Lê Thánh Tôn). 
Lịch sử của thư viện này như sau : Năm 1902, thư viện được lập ra và được gọi là Thư viện Nam kỳ Soái phủ (hay Thư viện Sài Gòn) trực thuộc Tòa Thượng thư (Direction de l’Intérieur) đặt ở tầng một của Tòa Thư ký Chính phủ (số 27 đường Lagrandière nay là đường Lý Tự Trọng). Năm 1946, Thư viện Nam kỳ Soái phủ
2 
được dời sang số 34 đường Gia Long và được Pháp trao lại cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần, về sau là Thư viện Quốc gia. Thư Viện Quốc Gia gồm khoảng 70.000 cuốn sách và 620 nhan đề tạp chí. 
Ở thư viện Gia Long này, người đọc không cần đăng ký hay lập thẻ gì cả, chỉ khi nào muốn mượn sách về nhà thì nhờ anh Hai thư ký kiếm dùm sách, ảnh phải bắc thang leo lên cao ngang tầm các kệ sách rồi mới lấy được sách trao cho bạn. Bạn chỉ cần gởi lại thẻ sinh viên mà thôi. 
Nơi đây người mình gặp thường xuyên nhất là thi sĩ Bùi Giáng, ông đã viết rất nhiều tập thơ rồi. Có hôm mình thử xem các quyển sách dịch của ông ấy như là Hamlet hay Le Cid, thấy ông dịch rất phóng khoáng và rất siêu thoát, đến nổi mình không sao thưởng thức được. 
Trong thư viện muốn tìm sách văn chương nào cũng có, mặc sức mà coi, hết ngày này sang ngày khác. Ở đây mình đã đọc được nhiều quyển sách giá trị như L’être et le néant, La Nausée của Jean Paul Sartre, L’étranger của Albert Camus và các tiểu thuyết như Bonjour Tristesse, Dans un mois dans un an của Francoise Sagan… 
Khi học mệt, muốn giải trí, giải khát, thì tụi này rủ rê cùng nhau đi bộ qua một đoạn đường ngắn trên đường Tự Do là tới quán Pagoge ngay, ở góc đường Lê Thánh Tôn - Tự Do.
3 
Quán café La Pagode, là nơi hò hẹn của giới văn nghệ sĩ. Ở đó, ngày ngày ta bắt gặp những nhà văn Mai Thảo, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Thái Thủy, và những nhạc sĩ Hoài Bắc, Cung Tiến… Một nhân vật đặc biệt cần được nhắc đến là thi sĩ Đinh Hùng của “Đường vào tình sử “. 
Ở La Pagode, chỉ cần gọi một ly cà phê là ta có thể ngồi nhâm nhi trên các ghế salon từ sáng đến chiều mà không ai thèm để ý và làm phiền đến mình (nếu ta không có việc gì làm ngoài chuyện ngồi tán phét và ngắm nhìn thiên hạ dạo phố). 
Quán cà phê La Pagode đặc biệt không có cửa, không có kính, không có màn, nên nếu ngồi ở những bàn gần đường, hay ở những bàn còn kê dài dài ở ngoài hè phố, ta có thể thoáng cảm nhận phất phơ các tà áo đi ngang qua, hay thoáng ngửi mùi nước hoa sang trọng Chanel Number 5 hay mùi nước hoa quyến rũ Tabou từ những người đẹp. Tuy được gọi là nhà hàng, nhưng hình như La Pagode không có món ăn nào, hoặc “thực khách” chỉ là những “ẩm khách”, chỉ biết gọi một ly cà phê hay một chai bia 33, bia Larue con cọp, rồi thơ thới hân hoan mà nhìn đời, mà ngắm người. 
Bên kia đường, nhìn chênh chếch về phía trái là một công viên, không thấy bóng dáng những “homeless” hay những cặp tình nhân ôm nhau mùi mẫn, không có “lá đổ, không chờ mong em chín đỏ trái sầu”. Cũng ở bên kia đường, hơi xa về phía tay phải là Café Terrasse của Hotel Continental, nơi đó là chỗ đóng đô của mấy ông tây bà đầm, và của giới truyền thông ký giả ngoại quốc trú ngụ tại hotel Continental. Sáng sáng, họ ngồi đó để ăn “petit déjeuner”, đọc báo, viết bài, săn lùng tin tức. 
Ở quán Pagode, tụi này khi thì đem theo sách truyện để đọc, khi thì chỉ uống một tách café cho tỉnh trí rồi về thư viện để học tiếp. 
La Pagode về sau phải nhường lại cho Saigon Tourist để làm phòng giao dịch khi đi du lích.
4 
Từ Pagode chỉ đánh bộ vài căn nhà là đến tiệm sách ngoại quốc nổi tiếng, đó là Nhà sách Albert Portail (sau đổi lại là Xuân Thu). Nhà sách có hai cửa vào, một từ đường Tự Do, một từ hông passage Eden. Đây là một nhà sách có đầy đủ sách báo, từ báo Le Figaro, Equipe đến Paris Match, Le Monde, Cinémonde, Ciné Revue, từ Time, Newsweek, Reader’s Digest đến Washington Post, Times of London, Daily Telegraph; từ những sách về văn học nghệ thuật, đến những cuốn sách truyện trinh thám mới ra lò. Tại nhà sách này vào năm 1956, do sự giới thiệu của Nhạc viện Quốc Gia, lần đầu tiên tôi đặt mua hai quyển sách là HARMONIE của Dubois và Solfèze. Đến năm học Physique generale thì tôi lại đã đến đây để đặt mua quyển Physique generale của Bruhat. Đến khi mình viết sách Tin học thì thường lui tới đây để mua các sách Tin học mới của Anh Mỹ và thu tiền sách mình đã bán cho Fahasa. 
Thật ra 35 quyển sách Tin học mình biên soạn và dịch từ các sách Tin học mới của Anh Mỹ, gồm có 3 nguồn : Một là từ các quyển sách tặng bởi anh Trần Vĩnh Phú, học trò cũ của mình ở trường Phan Thanh Giản Cần Thơ, năm 1972 anh được đi Mỹ du học và đã lấy bằng Tiến sĩ PhD của Mỹ, đến năm 1989 anh về Saigon mở nhiều công ty bán máy vi tính, và đã tình cờ gặp lại mình tại phòng trưng bày của trường Đại học Kinh Tế, anh đã trao tặng cho mình nhiều sách Tin học mới nhất của Mỹ. Do đó mình đã viết được trên 5 quyển Tin học đầu tiên ở VN, đó là các quyển Microsoft Windows 3.0-1992, Xerox Ventura Publisher Professional, Norton Utilities 7.0 (chữa lỗi đĩa và tập tin, tái bản 10 lần), CD ROM và mạch âm thanh (tái bản chỉ sau một tháng phát hành, tái bản 5 lần), The Cruncher (Hãy học cùng chương trình với học sinh Mỹ- SAT). Nguồn cung cấp sách Tin học thứ hai là từ các anh em và bạn bè bên Mỹ (Bs Lý Quốc Bằng, Kim Loan, Christine Hạnh, Từ Nghiêm Tứ). Nguồn cung cấp sách Tin học thứ ba chính là nhà sách Xuân Thu này (như Microsoft Windows 95 & Office 97 Professional của Tim Duffy – Addison Wesley, Microsoft Office 97 Professional - Quick Reference của Robert Mullen - Que….).
5 
Đặc biệt có một lần Nhà sách Xuân Thu trực thuộc tổng công ty Phát hành sách FAHASA, có liên kết với nhà xuất bản Mac Millan của Anh, phát hành một đợt sách liên kết mới, Bà Tổng Giám đốc FAHASA Đỗ Thị Phấn có mời mình tới dự, có nữ văn sĩ kiêm giáo viên Anh ngữ trường Lê Hồng Phong là cô Lý Lan làm MC và thông dịch. Mình lại gặp Ông Dương Văn Đầy là học trò trường Phan Thanh Giản cũ của mình, đã từng làm chủ tịch Ủy Ban nhân dân quận I, và lúc đó là tổng giám đốc của Saigon Tourist. Mình mới nói với Bà Phấn mời anh Đầy lên phát biểu cho vui. Như vậy Xuân Thu gắn kết với mình khá lâu và đã qua biết bao nhiêu là thăng trầm của cuộc đời. 
Bên hông nhà sách Xuân Thu là passage Eden, ăn thông từ đường Tự Do sang đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ. Trong đó chiếm một diện tích lớn là rạp ciné Eden, rạp hát mà tôi rất ấn tượng, vì mọi người đều phải đứng sắp hàng theo thứ tự để mua vé, kể cả tôi, dĩ nhiên, và kể cả Ông Tổng trưởng bộ Kinh tế VNCH. Mãi tới năm 2005 khi đi qua Mỹ tôi lại mới được “get line” một cách văn minh và không bị ai chèn ép chen lấn, như xưa kia vậy. 
Trên đây là tất cả những gì trong quá khứ. Đó là việc HỌC THƯ VIỆN, CÀ PHÊ VÀ MUA SÁCH NGOẠI NGỮ thuở Saigon xa xưa, trên con đường Tự Do, nhằm gởi tới các bạn tương lân và hoài cổ. Thật ra thì mình cũng tốn khá nhiều công sức để tìm và nhớ lại các đồ cổ này đó các bạn ạ. 
VÕ HIẾU NGHĨA 
13/9/2014 
Mời xem thêm : 
http://vohieunghia.com 
http://vhnghia40.blogspot.com/ 
http://daihocsphamsaigon196x.yolasite.com/ 
http://www.facebook.com/vo.h.nghia 
http://www.ptgdtdusa.com/vanhoc.html

More Related Content

More from Vo Hieu Nghia

More from Vo Hieu Nghia (20)

Phuong's birthday VHN
  Phuong's birthday VHN  Phuong's birthday VHN
Phuong's birthday VHN
 
Huu Duyen VHN
Huu Duyen VHNHuu Duyen VHN
Huu Duyen VHN
 
Đặt tên con VHN
Đặt tên con VHNĐặt tên con VHN
Đặt tên con VHN
 
Phương nam vhn
Phương nam vhnPhương nam vhn
Phương nam vhn
 
1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN1967 Dung Nghia Phượng VHN
1967 Dung Nghia Phượng VHN
 
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
1968 Dung Nghia Phượng Tú VHN
 
Đông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHNĐông tây gặp nhau VHN
Đông tây gặp nhau VHN
 
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 Chuyện một đoạn kết có hậu VHN Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
Chuyện một đoạn kết có hậu VHN
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 
Từ đất đá khô cằn VHN
 Từ đất đá khô cằn VHN Từ đất đá khô cằn VHN
Từ đất đá khô cằn VHN
 
Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015Hamlet vhn 2015
Hamlet vhn 2015
 
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHNHiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
Hiệp hội và Cộng đồng ASEAN * VHN
 
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 Vài chi tiết nhớ về TPP VHN Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
Vài chi tiết nhớ về TPP VHN
 
Nobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhnNobel hóa 2015 vhn
Nobel hóa 2015 vhn
 
Tuong's birthday VHN
  Tuong's birthday VHN  Tuong's birthday VHN
Tuong's birthday VHN
 
Cá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHNCá vượt vũ môn VHN
Cá vượt vũ môn VHN
 
What if VHN
 What if VHN What if VHN
What if VHN
 
Tình cảm của người á châu VHN
 Tình cảm của người á châu VHN Tình cảm của người á châu VHN
Tình cảm của người á châu VHN
 
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 Vườn quốc gia cát tiên VHN Vườn quốc gia cát tiên VHN
Vườn quốc gia cát tiên VHN
 
Quà VHN
 Quà VHN Quà VHN
Quà VHN
 

Thư viện gia long - La Pagode - Xuân Thu SAIGON VHN

  • 1. 1 SAIGON XƯA : HỌC THƯ VIỆN, CÀ PHÊ, MUA SÁCH NGOẠI NGỮ Đúng là học sinh đời trước ham học và chịu học. Học sinh lớp 12 nào cũng mua cho bằng được hai nhóm sách Toán : G.Hemery và Reunion de professeurs, vật lý thì có : George Eve và Reunion de professeurs… Các vị giải cho hết các bài toán trong các quyển sách này xong, mới chịu đi thi Tú Tài 2. Mà thi toàn quốc phía Nam chỉ đậu tối đa là 2000 người ở cả ba nhóm A (Vạn vật), B (Tóan) và C (Triết). Lên Đại học các vị lùng sục đem sách vở vào học ở hầu hết các thư viện trong thành phố. Nào là thư viện sinh viên số 4 Duy Tân, thư viện quốc gia số 34 Gia Long, thư viện hội Việt Mỹ ở Mạc Đỉnh Chi, thư viện Mission culturelle francaise ở Gia Long và Đồn Đất… Tác giả đã đều có đem sách đến học tại các thư viện này. Hội Việt Mỹ lúc xưa ở số 55 đường Mạc Đỉnh Chi, phía bên phải là các lớp dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Ngay bên trái và lên lầu là thư viện hội Việt Mỹ.Tại thư viện hội Việt Mỹ, có anh NV Du làm quản thủ thư viên, ảnh và mình rất thân thiết nhau, nên khi ảnh thấy mình ngồi lâu học bài nhiều quá, sợ mình mệt bèn cho vô phòng nghe nhạc ở góc phải thư viện, mở máy lạnh và chạy nhạc Chopin mà ảnh đã biết mình rất thích cho nghe, một mình một phòng, mát mẻ, khỏe khoắn. Về sau ảnh có nhờ mình làm bỏ đở đầu (godfather) cho con trai ảnh (vì cả hai cùng là công giáo) và cuối cùng thì anh chị và cả gia đình cũng đã ra đi và đã đến nơi đến chốn. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt trận Tổ Quốc thành phố. Thư viện thứ hai mà mình đem sách tới học nhiều nhất là thư viện quốc gia (hay thư viện Gia Long, vì ở trên đường Gia Long, và vì lúc đó chưa xây dựng thư viện Quốc gia mới ở đường Lê Thánh Tôn). Lịch sử của thư viện này như sau : Năm 1902, thư viện được lập ra và được gọi là Thư viện Nam kỳ Soái phủ (hay Thư viện Sài Gòn) trực thuộc Tòa Thượng thư (Direction de l’Intérieur) đặt ở tầng một của Tòa Thư ký Chính phủ (số 27 đường Lagrandière nay là đường Lý Tự Trọng). Năm 1946, Thư viện Nam kỳ Soái phủ
  • 2. 2 được dời sang số 34 đường Gia Long và được Pháp trao lại cho Chính phủ Lâm thời Việt Nam, đến năm 1949 được đổi tên là Thư viện Nam phần, về sau là Thư viện Quốc gia. Thư Viện Quốc Gia gồm khoảng 70.000 cuốn sách và 620 nhan đề tạp chí. Ở thư viện Gia Long này, người đọc không cần đăng ký hay lập thẻ gì cả, chỉ khi nào muốn mượn sách về nhà thì nhờ anh Hai thư ký kiếm dùm sách, ảnh phải bắc thang leo lên cao ngang tầm các kệ sách rồi mới lấy được sách trao cho bạn. Bạn chỉ cần gởi lại thẻ sinh viên mà thôi. Nơi đây người mình gặp thường xuyên nhất là thi sĩ Bùi Giáng, ông đã viết rất nhiều tập thơ rồi. Có hôm mình thử xem các quyển sách dịch của ông ấy như là Hamlet hay Le Cid, thấy ông dịch rất phóng khoáng và rất siêu thoát, đến nổi mình không sao thưởng thức được. Trong thư viện muốn tìm sách văn chương nào cũng có, mặc sức mà coi, hết ngày này sang ngày khác. Ở đây mình đã đọc được nhiều quyển sách giá trị như L’être et le néant, La Nausée của Jean Paul Sartre, L’étranger của Albert Camus và các tiểu thuyết như Bonjour Tristesse, Dans un mois dans un an của Francoise Sagan… Khi học mệt, muốn giải trí, giải khát, thì tụi này rủ rê cùng nhau đi bộ qua một đoạn đường ngắn trên đường Tự Do là tới quán Pagoge ngay, ở góc đường Lê Thánh Tôn - Tự Do.
  • 3. 3 Quán café La Pagode, là nơi hò hẹn của giới văn nghệ sĩ. Ở đó, ngày ngày ta bắt gặp những nhà văn Mai Thảo, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Thái Thủy, và những nhạc sĩ Hoài Bắc, Cung Tiến… Một nhân vật đặc biệt cần được nhắc đến là thi sĩ Đinh Hùng của “Đường vào tình sử “. Ở La Pagode, chỉ cần gọi một ly cà phê là ta có thể ngồi nhâm nhi trên các ghế salon từ sáng đến chiều mà không ai thèm để ý và làm phiền đến mình (nếu ta không có việc gì làm ngoài chuyện ngồi tán phét và ngắm nhìn thiên hạ dạo phố). Quán cà phê La Pagode đặc biệt không có cửa, không có kính, không có màn, nên nếu ngồi ở những bàn gần đường, hay ở những bàn còn kê dài dài ở ngoài hè phố, ta có thể thoáng cảm nhận phất phơ các tà áo đi ngang qua, hay thoáng ngửi mùi nước hoa sang trọng Chanel Number 5 hay mùi nước hoa quyến rũ Tabou từ những người đẹp. Tuy được gọi là nhà hàng, nhưng hình như La Pagode không có món ăn nào, hoặc “thực khách” chỉ là những “ẩm khách”, chỉ biết gọi một ly cà phê hay một chai bia 33, bia Larue con cọp, rồi thơ thới hân hoan mà nhìn đời, mà ngắm người. Bên kia đường, nhìn chênh chếch về phía trái là một công viên, không thấy bóng dáng những “homeless” hay những cặp tình nhân ôm nhau mùi mẫn, không có “lá đổ, không chờ mong em chín đỏ trái sầu”. Cũng ở bên kia đường, hơi xa về phía tay phải là Café Terrasse của Hotel Continental, nơi đó là chỗ đóng đô của mấy ông tây bà đầm, và của giới truyền thông ký giả ngoại quốc trú ngụ tại hotel Continental. Sáng sáng, họ ngồi đó để ăn “petit déjeuner”, đọc báo, viết bài, săn lùng tin tức. Ở quán Pagode, tụi này khi thì đem theo sách truyện để đọc, khi thì chỉ uống một tách café cho tỉnh trí rồi về thư viện để học tiếp. La Pagode về sau phải nhường lại cho Saigon Tourist để làm phòng giao dịch khi đi du lích.
  • 4. 4 Từ Pagode chỉ đánh bộ vài căn nhà là đến tiệm sách ngoại quốc nổi tiếng, đó là Nhà sách Albert Portail (sau đổi lại là Xuân Thu). Nhà sách có hai cửa vào, một từ đường Tự Do, một từ hông passage Eden. Đây là một nhà sách có đầy đủ sách báo, từ báo Le Figaro, Equipe đến Paris Match, Le Monde, Cinémonde, Ciné Revue, từ Time, Newsweek, Reader’s Digest đến Washington Post, Times of London, Daily Telegraph; từ những sách về văn học nghệ thuật, đến những cuốn sách truyện trinh thám mới ra lò. Tại nhà sách này vào năm 1956, do sự giới thiệu của Nhạc viện Quốc Gia, lần đầu tiên tôi đặt mua hai quyển sách là HARMONIE của Dubois và Solfèze. Đến năm học Physique generale thì tôi lại đã đến đây để đặt mua quyển Physique generale của Bruhat. Đến khi mình viết sách Tin học thì thường lui tới đây để mua các sách Tin học mới của Anh Mỹ và thu tiền sách mình đã bán cho Fahasa. Thật ra 35 quyển sách Tin học mình biên soạn và dịch từ các sách Tin học mới của Anh Mỹ, gồm có 3 nguồn : Một là từ các quyển sách tặng bởi anh Trần Vĩnh Phú, học trò cũ của mình ở trường Phan Thanh Giản Cần Thơ, năm 1972 anh được đi Mỹ du học và đã lấy bằng Tiến sĩ PhD của Mỹ, đến năm 1989 anh về Saigon mở nhiều công ty bán máy vi tính, và đã tình cờ gặp lại mình tại phòng trưng bày của trường Đại học Kinh Tế, anh đã trao tặng cho mình nhiều sách Tin học mới nhất của Mỹ. Do đó mình đã viết được trên 5 quyển Tin học đầu tiên ở VN, đó là các quyển Microsoft Windows 3.0-1992, Xerox Ventura Publisher Professional, Norton Utilities 7.0 (chữa lỗi đĩa và tập tin, tái bản 10 lần), CD ROM và mạch âm thanh (tái bản chỉ sau một tháng phát hành, tái bản 5 lần), The Cruncher (Hãy học cùng chương trình với học sinh Mỹ- SAT). Nguồn cung cấp sách Tin học thứ hai là từ các anh em và bạn bè bên Mỹ (Bs Lý Quốc Bằng, Kim Loan, Christine Hạnh, Từ Nghiêm Tứ). Nguồn cung cấp sách Tin học thứ ba chính là nhà sách Xuân Thu này (như Microsoft Windows 95 & Office 97 Professional của Tim Duffy – Addison Wesley, Microsoft Office 97 Professional - Quick Reference của Robert Mullen - Que….).
  • 5. 5 Đặc biệt có một lần Nhà sách Xuân Thu trực thuộc tổng công ty Phát hành sách FAHASA, có liên kết với nhà xuất bản Mac Millan của Anh, phát hành một đợt sách liên kết mới, Bà Tổng Giám đốc FAHASA Đỗ Thị Phấn có mời mình tới dự, có nữ văn sĩ kiêm giáo viên Anh ngữ trường Lê Hồng Phong là cô Lý Lan làm MC và thông dịch. Mình lại gặp Ông Dương Văn Đầy là học trò trường Phan Thanh Giản cũ của mình, đã từng làm chủ tịch Ủy Ban nhân dân quận I, và lúc đó là tổng giám đốc của Saigon Tourist. Mình mới nói với Bà Phấn mời anh Đầy lên phát biểu cho vui. Như vậy Xuân Thu gắn kết với mình khá lâu và đã qua biết bao nhiêu là thăng trầm của cuộc đời. Bên hông nhà sách Xuân Thu là passage Eden, ăn thông từ đường Tự Do sang đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ. Trong đó chiếm một diện tích lớn là rạp ciné Eden, rạp hát mà tôi rất ấn tượng, vì mọi người đều phải đứng sắp hàng theo thứ tự để mua vé, kể cả tôi, dĩ nhiên, và kể cả Ông Tổng trưởng bộ Kinh tế VNCH. Mãi tới năm 2005 khi đi qua Mỹ tôi lại mới được “get line” một cách văn minh và không bị ai chèn ép chen lấn, như xưa kia vậy. Trên đây là tất cả những gì trong quá khứ. Đó là việc HỌC THƯ VIỆN, CÀ PHÊ VÀ MUA SÁCH NGOẠI NGỮ thuở Saigon xa xưa, trên con đường Tự Do, nhằm gởi tới các bạn tương lân và hoài cổ. Thật ra thì mình cũng tốn khá nhiều công sức để tìm và nhớ lại các đồ cổ này đó các bạn ạ. VÕ HIẾU NGHĨA 13/9/2014 Mời xem thêm : http://vohieunghia.com http://vhnghia40.blogspot.com/ http://daihocsphamsaigon196x.yolasite.com/ http://www.facebook.com/vo.h.nghia http://www.ptgdtdusa.com/vanhoc.html