SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam




                               Lời mở đầu

      Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của
các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học
công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước
có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển
một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú,
đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam không nằm
ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam ngày càng phát triển, không
chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc
gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh
cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có
thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ
hoạt động sản xuất kinh doạnh..
      Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên trong phạm vi đề
án môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống hơn khái quát
tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt
Nam trong thời gian qua và những đánh giá một cách có khoa học những báo
cáo nghiên cứu mới nhất về tình hình đầu tư ra nước ngoài cuả Vịêt Nam.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

   Chương I: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
                                (ĐTTTRNN)


      1 Khái niệm ĐT nước ngoài, ĐTTTRNN
      Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế,
trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành
hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế.
      Ngoài ra còn có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : “Đầu tư nước ngoài là sự di
chuyển vốn từ nước của chủ đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây
dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”.
      Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn
từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để
mua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động
có tính chất kinh tế xã hội”.
      Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là việc
các doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm, hoặc dịch vụ và thu được lợi nhuận cao hơn so với trong nước.
2 Sự cần thiết của hoạt động ĐTTTRNN
A Tính tất yếu của ĐTTTRNN của các nước đang phát trển
      -Các quốc gia đang phát triển xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trong
những năm gần đây tình hình KT-XH đã được cải thiện rõ rệt do đó xu hướng
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tất yếu. Như chúng ta đã biết đầu tư ra nước
ngoài cần có rất nhiều điều kiện, từ phía bản thân doanh nghiệp như vấn đề tài
chính có đủ mạnh để đầu tư ra không, công nghệ , thiết bị , trình độ chuyên
môn, quản lý, taynghề của người lao đôngh có đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

kinh doanh tại một thị trường mới không, cũng như giá thành, chất lượng sản
phẩm có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng hay không, có đủ sức cạnh
tranh với những sản phẩm tuơng tự và những sản hẩm có tính chất thay thế
hay không… Rồi cơ chế chính sách của Nhà nước có khuyến khích, hỗ trợ
hoạt động đầu tư ra nước ngoài hay không nước nhận đầu tư có tạo điều kiện
cho hoật động đầu tư của doanh nghiệp hay không? Như vậy với điều kiện
như trước đât, các nước đang phát riển không thể đảm bảo được những điều
kiện cần thiết đó vì Như chúng ta đã biết, các nước này có nền kinh tế nghèo
nàn, lạc hậu, tích luỹ nội bộ thấp, vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển
không có, nên không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các nước đang phát riển đã có nhiều sự chuyển biến đáng
kể, kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, do đó những điều kiện cho
việc triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước ngoài đã có, và do đó đầu tư
ra nước ngoài là xu hướng tất yếu mà các nước đang phát triển đang hướng
tới.
        - Sự phát triển của các quốc gia không đồng đều. Mỗi quốc gia có lợi
thế riêng, điểm mạnh riêng mang tính đặc trưng kể cả các quốc gia phát triển
hay các quốc gia đang phát triển khác.
        Mặc dầu không có được những lợi thế về vốn, công nghệ, khoa học kỹ
thuật như các nước phát triển, tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn có
những lợi thế riêng, điểm mạnh riêng, mang tính đặc trưng cần được khai
thác. Bên cạnh đó, gần đây các quốc gia đang phát triển đã có những điều
kiện cần thiết để học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư, từ đó
thực hiện đầu tư sang các nước kém phát triển hơn, đồng thời cũng có đủ điều
kiện để khai thác thế mạnh của mình ở các quốc gia khác, thậm chí là cả ở
quốc phát triển hàng đầu thế giới. Trên nền tảng những thế mạnh sẵn có của
mình, có thể nói thế mạnh cơ bản mà các quốc gia phát triển có là vốn đầu tư
lớn, cũng như trình độ KHCN hiện đại, phát triển ở mức cao, còn điểm mạnh
mà các quốc gia đang phát triển có thể phát huy ở các quốc gia phát triển là
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

môi trường kinh doanh của các nước này rộng lớn, khiến cho nhiều lĩnh vực
đầu tư còn bị bỏ ngỏ, hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực đầu tư đối với
họ còn tương đối cao so với các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia này
trực tiếp thực hiện chúng.
B Lợi ích của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát
triển
         - Giúp các DN san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh.Khi thực hiện
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơ
hội mới để sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ
sản phẩm, từ đó nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
         -Giúp các DN vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận
đầu tư do đó tiếp cận với thị trường 1 cách ngắn nhất. và mở rộng được thị
trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hoặc dịch vụ. Như chúng ta đã biết, các
chính sách xuất-nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài. Thông thường để bảo vệ thị trường sản xuất trong nước,
nhà nước sẽ hạn chế nhập khẩu để hang trong nước giảm phải cạnh tranh với
hàng nước ngoài. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay thì hàng rào bảo
hộ thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ, sẽ có sự bình đẳng cạnh tranh giữa
hàng ngoại nhập và hàng trong nước. Nhưng các nước ngày càng sử dụng
nhiều biện pháp tinh vi hơn để đối phó với sự xâm nhập của hàng ngoại nhập
bằng các biện pháp như: đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng ngoại nhập như
kích thước sản phẩm , khối lượng sản phẩm .. phải đạt bao nhiêu, sản phẩm
có ảnh hưởng đến môi trường hay không, ngoài ra còn đặt ra các điều luật quy
định có lợi cho hàng hoá trong nước như thuế chống bán phá giá…. Do đó
con đường xuất khẩu hàng hoá của các nước khác sẽ ngày càng khó khăn.
Trong điều kiện đó thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là gải pháp
tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ vượt qua được hàng rào bảo
hộ của nước đó, tiếp cận thị trường một cách trực tiếp, mà còn được hưởng
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

những điều kiện ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư giành
cho các nhà đầu tư. Nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần, và tăng doanh thu, do đó
có được lợi nhuận cao hơn.
3 Các hình thức ĐTTTRNN của các DN các nước đang phát triển
   - Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
   Đây là hình thức mà 2 hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau trên cơ
sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí
kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước sở tại,
trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.
   Hình thức này mang những đặc điểm như: Không thành lập pháp nhân
mới, hoạt động dựa trên văn bản kí kết giữa các bên, khi hết thời hạn hiệu lực
thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.
   Ở Vịêt Nam hình thức này chiếm khoảng 6,7% số dự án và 10,3 % số vốn
nước ngoài đầu tư vào trong thời gian qua. Hình thức này thường áp dụng
trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ bưu chính viễn thông...
   - Doanh nghiệp liên doanh.
   Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do 1 hoặc nhiều
chủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở
hợp đồng hợp tác liên doanh.
   Hình thức này mang những đặc điểm như: Thành lập doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân mới. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi
nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Tuỳ theo qui định của
mỗi nước mà mức góp có thể là góp vốn tối đa, hoặc là vốn tối thiểu vào vốn
pháp định của chủ đầu tư nước ngoài.Quy định tối đa nhằm bảo vệ chủ quyền
quốc gia, dân tộc và do nước sở tại không ở trong tình trạng thiếu vốn, còn
quy định tối thiểu nhằm mục đích thu hút càng nhiều vốn càng tốt. Theo quy
định của Vịêt Nam, mức vốn góp tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài là 30%
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Ở Vịêt Nam hình thức liên doanh
chiếm 49,1% số dự án và 66,1% số vốn đầu tư vào trong thời gian qua.
   - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
   Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập.
      Hình thức này mang những đặc điểm như: Chủ đầu tư nước ngoài có
quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở
tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước
ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân của
nước nhận đầu tư. Ở Vịêt Nam loại hình doanh nghiệp này chiếm 45,2% số
dự án và 23,65 số vốn đầu tư vào trong thời gian qua.
   - Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)
   Là văn bản kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại
với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng
trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển
giao không bồi hoàn hoặc bồi hoàn với một giá tượng trưng công trình đó cho
nước sở tại. Chính phủ nước sở tại cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác
công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.
   Ngoài ra còn có hợp đồng BT.
      Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước
ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong
nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại
tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn
đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
      Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên để tận dụng
được vốn đầu tư từ nước ngoài thì Vịêt Nam áp dụng cùng một lúc nhiều hình
thức đầu tư khác nhau. Với Vịêt Nam cần khuyến khích hình thức liên doanh
vì loại hình này đem lại chho Vịêt Nam kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

lý tiên tiến đồng thời cho phép chúng ta tham gia điều hành doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cũng vẫn khuyến khích loại hình BOT, để nhằm nâng cao cơ sở
hạ tầng của Vịêt Nam.
4 Các loại hình DN thực hiện ĐTTTRNN chủ yếu
      - Các tập đoàn lớn, các TNCs của các nước đang phát triển.
      Các TNCs này tuy hầu hết mới thành lập nhưng với khả năng về vốn
lớn, trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, có lực lượng lao động có
trình độ cao, mạng lưới sản xuất và kinh doanh trải rộng trên địa bàn nhiều
quốc gia nên hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng với các TNCs của các
nước phát triển trong đầu tư tại nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Các TNCs này
có thể thực hiện đầu tư vào những dự án lớn những lĩnh vực đầu tư đòi hỏi
nhiều thời gian đầu tư và thu hồi vốn lâu dài, những lĩnh vực có rủi ro cao
nhưng lại mang đến lợi nhuận lớn, những lĩnh vực có sự cạnh tranh quyết liệt
của các TNCs khác. Đặc biệt là trong những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng,
khai thác dầu khí, điện, nước, tài chính, ngân hàng, vật liệu mới…Địa bàn đầu
tư của các TNCs này rất rộng lớn, bao gồm những lĩnh vực khác nhau trong
thị trường các nước đang phát triển và cả trong thị trường các nước phát triển.
Hình thức đầu tư cũng rất phong phú có thể bao gồm cả hình thức đầu tư xây
dựng mới, đầu tư mở rộng, nâng cấp các doanh nghiệp có sẵn ở nước ngoài.
Có thể dưới hình thức mua lại các doanh nghiệp, có thể dưới hình thức sát
nhập các TNCs khác hay các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, hoặc đầu tư
dưới hình thức cho thuê tài chính các tài sản, thiết bị công nghệ, hoặc mở chi
nhánh hay mở văn phòng đại diện ở nước ngoài… Do mạng lưới rất rộng lớn,
mục tiêu đầu tư của các TNCs này có thể chú trọng vào khai thác thế mạnh
của các quốc gia nhận đầu tư về nguồn nguyên vật liệu, về lao động rẻ, thị
trường tiêu thụ rộng lớn, hay vị trí địa lý và ảnh hưởng của các quốc gia đó
với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

      -Doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước đang phát triển.
      Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này với đặc tính là có vốn đầu tư nhỏ,
khả năng thích ứng cao với biến động của môi trường, có thể tiến hành thử
nghiệm và áp dụng một cách nhanh chóng các tiến bộ của KHCN mới, và đặc
biệt là có thể sản xuất những mặt hàng độc đáo, những sản phẩm truyền
thống, đáp ứng những đơn đặt hàng mang tính chất nhóm nhỏ nên loại hình
doanh nghiệp này cũng có những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài, thậm chí
vào thị trường các nước đã phát triển.
      Loại hình doanh nghiệp này mang nhiều những uu điểm của đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài đó là tìm được mặt hàng độc đáo, những lĩnh vực mà nhà
đầu tư các nước và các TNCs không chú ý tới bởi số lượng tiêu thụ không
lớn, khó sản xuất hàng loạt, hay những lĩnh vực đòi hỏi những bí quyết kinh
doanh và công nghệ đặc biệt.
      Trong điều kiện xu thế tiêu dùng và đặt hàng đơn lẻ sản phẩm và ý thức
tiêu dùng gắn với môi trường và bảo vệ môi trường ở các nước công nghiệp
phát triển ngày càng tăng cao thì vị thế và vai trò của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong đầu tư ra nước ngoài cũng được mở rộng, không chỉ ở các nước
đang phát triển và chậm phát triển mà còn thực hiện ở các nước đã phát triển.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất các
bán thành phẩm, linh kiện, phụ kiện cung cấp cho các TNCs mà còn là những
đơn vị kinh doanh những mặt hàng độc lập, độc đáo, đáp ứng những nhu cầu
khác nhau của thị trường tiêu dùng thế giới và có khả năng mang lại lợi nhuận
trong đầu tư lớn hơn nhiều so với hiệu quả đầu tư của các TNCs lớn.
5 Những điều kiện cần thiết để các DN tiến hành hoạt động ĐTTTRNN
A Về phía doanh nghiệp
   Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư đều mong
muốn thu được một kết quả kinh doanh tốt nhất, cũng như vậy khi tham gia
vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải xét xem
hoạt động đầu tư của mình có thể mang lại hiệu quả hay không, có thể tồn tại
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh mới hay không, có thể
khai thác được những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách có lợi
nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất hay không. Như vậy, nhà đầu tư sẽ
xem xét xem doanh nghiệp có đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết sau hay
không:
   - Trước hết các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh :
   Như chúng ta đã biết, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là 1 quá
trình di chuyển vốn từ nước đầu tư tới nước nhận đầu tư. Vốn đầu tư bao gồm
các nguồn lực tài chính và nguồn lực hiện vật để sử dụng trong quá trình sản
xuất kinh doanh, xây dựng thêm nhà máy mới, duy trì và mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh.. Vốn là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kì một
hoạt động đầu tư nào. Do đó muốn cạnh tranh trên thị trường thì các doanh
nghiệp phải đủ mạnh, nghĩa là phải có một nguồn vốn dồi dào, có đủ năng lực
thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận.
   - Các doanh nghiệp cần có KHCN có thể cạnh tranh trên thị trường nước
nhận đầu tư hoặc có bí quyết riêng trong sản xuất sản phẩm.
   Cạnh tranh là 1 tất yếu trên thị trường, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện chủ yếu ở hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hiện
tại cũng như trong tương lai, các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra có khả
năng cạnh tranh cao, được người tiêu dùng chấp nhận và bảo đảm được thị
trường tiêu thụ, doanh nghiệp được tổ chức hợp lý, năng động, áp dụng công
nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn cao,
có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cho việc đầu tư theo chiều rộng và
chiều sâu. Để có thể thắng được đối thủ cạnh trạnh thì việc áp dụng nhiều
phương pháp quản lý mới nhằm rút gọn bộ máy, tái cấu trúc quá trình kinh
doanh, giảm chi phí,.. nâng cao hiệu quả hoạt động là cần thiết để xoá bỏ
những bất lợi. Tuy nhiên những cải thiện đó chỉ giúp cho các doanh nghiệp
tồn tại trong cạnh tranh mà chưa đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn
có thể đánh bại được đối thủ trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tạo ra
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

được lợi thế cạnh tranh cho mình và luôn thay đổi để tạo ra thị trường chứ
không chỉ tìm cách nâng cao thị phần, vượt qua những bất lợi. Bấtkỳ một
doanh nghiệp nào cũng đều có khả năng cạnh tranh, chỉ khác nhau là ở mức
độ mạnh hay yếu. Theo quy luật tất yếu của thị trường thì doanh nghiệp nào
có khả năng cạnh tranh mạnh hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng không
những ở thị trường trong nước mà cả ở ngoài nước. Năng lực cạnh tranh
mạnh mẽ bảo đảm cho doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng ở nơi mà
doanh nghiệp tiến hành đầu tư sản xuất. Như vậy khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp chính là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư ở
bất cứ đâu. Đối với các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển, với
xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, thiếu trình độ tổ chức quản lý, công nghệ chưa
cao,… thì cần có một chiến lược cạnh tranh hợp lý, tạo ra nội lực từ trong
chính doanh nghiệp, như vậy mới có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước
ngoài.
   Đối với các nước đang phát triển như Vịêt Nam, trình độ KHCN không
cao nên khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách trực tiếp thì
việc sản xuất các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm sử dụng bí quyết riêng
trong sản xuất là một giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Như vậy do
đặc điểm riêng có đó mà sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao và dễ được chấp
nhận trên thị trường bởi vì đó là những sản phẩm mang đậm nét truyền thống
của dân tộc, lạ và độc đáo.
   - Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực đủ năng lực quản lý, sản xuất kinh
doanh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh.
   Trong bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư cũng đều mong muốn
có một kết quả kinh doanh tốt nhất. Và để có thể hoạt động đầu tư có hiệu quả
thì nhân tố con người luôn đựoc đánh giá rất quan trọng. Điều đó được thể
hiện ở các yếu tố như trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý, …Trong
tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay thì hoạt động đầu tư nước ngoài cũng từng
bước đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trường luôn nhiều biến động. Vì vậy
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trình
độ năng lực sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tư đúng như
mục tiêu đề ra. Đặc bịêt điều quan trọng nhất trong đội ngũ lao động của
doanh nghiệp là những nhà quản lý và điều hành phải có trình độ hiểu biết,
trước hết là ở lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, biết khai thác triệt để mọi
nguồn lực trong doanh nghiệp và tận dụng mọi cơ hội đầu tư…Bên cạnh đó
đội ngũ công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp cũng phải có trình độ kỹ
thuật cao, tác phong làm việc công nghiệp… các thành viên trong doanh
nghiệp phải biết đoàn kết đưa doanh nghiệp trở thành một lực lượng vững
mạnh trên thị trường. Mặt khác do sự khác biệt về ngôn ngữ, khác biệt về văn
hoá, tập quán, luật pháp mà các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài phải
nhận thức được sâu sắc về nhiều mặt, tính độc lập cao. Và kỹ năng xử lý các
tình huống, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Trước khi
đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trình độ của công
nhân viên rồi mới tiến hành hoạt động đưa họ ra nước ngoài, làm sao để họ có
thể thích ứng được với môi trường làm việc mới. Có như vậy thì hoạt động
sản xuất kinh doanh mới có thể thành công, đem lại hiệu quả.
B Về nhà nước
         - Tăng cường hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Nhà nước bằng các biện pháp như ban hành các quy chế khuyến khích, hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước
ngoài.
         - Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới về mọi mặt để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài
một cách thuận lợi hơn bằng việc ký kết các hiệp ước, các thoả thuận , cam
kết về hợp tác kinh tế giữa các nước. Như Hiệp định đầu tư song phương giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ ..
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

          Chương II Thực trạng ĐTTTRNN của các DN VN


1 Những cơ hội và thách thức đối với DN VN trong hoạt động ĐTTTRNN
   - Việc gia nhập WTO
   Ngày 7/11/2006 vừa qua, Vịêt Nam chính thức trở thành thành chính thức
thứ 150 của tổ chức WTO qua 11 năm và hơn 200 cuộc đàm phán. Dù lâu
nhất, nhiều nhất trong các đàm phán giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế,
nhưng chúng ta vẫn kiên trì cho mục đích gia nhập tổ chức thương mại này.
Bởi đây thực sự là sân chơi lớn mang tính toàn cầu. Sau khi gia nhập, Việt
Nam sẽ tăng vị thế của mình trên trường quốc tế; có điều kiện chủ động tham
gia chính sách thương mại toàn cầu; đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh
hệ thống luật pháp minh bạch, phù hợp xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư
trong nước và ngoài nước...
   Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Muốn đạt được điều này, kim ngạch xuất khẩu của
chúng ta phải đạt 100 tỷ USD mỗi năm và kim ngạch nhập khẩu cũng tương
đương. Hiện nay, xuất khẩu của chúng ta tăng tương đối nhanh, nhưng kim
ngạch mới đạt 32,5 tỷ USD và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đang bị phân biệt
đối xử. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàn
cầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽ
không bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng những
ưu đãi dành cho thành viên WTO. Như vậy cơ hội đầu tư ra nước ngoài sẽ
được mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
   - Kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ
   Hiệp định thương mại song phương Vịêt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực vào
ngày 10/12/2001, đã bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Vịêt
Nam và Hoà Kỳ. Hiệp định đã mở ra thị trường Hoa Kỳ khổng lồ cho các nhà
xuất khẩu Vịêt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Các
cam kết toàn diện trong hiệp định sẽ không những thức đẩy thươg mại 2 chiều
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

giữa 2 nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Vịêt
Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước khác.
      Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, 1 số nhà đầu tư như công ty
bánh kẹo Kinh Đô đã đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên tỷ trọng vốn
đầu tư thực hiện của Vịêt Nam tại Hoa Kỳ chỉ chiếm gần 1% tổng đầu tư thực
hiện ra nước ngoài của Vịêt Nam, và vốn đăng ký chỉ chiếm 3% trong tổng số
vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam. Như vậy thực tế cho thấy
việc đầu tư vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn rất ít, chưa đáng
kể.
         Trong khi, đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 trong những cách để thâm nhập vào
thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể tận dụng thêm cơ hội
đầu tư tại nước này. Con số thống kê cho thấy dường như các doanh nghiệp
Vịêt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội đầu tư mà mới chỉ tận dụng cơ hội
xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn và
việc thực hiện đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Vịêt Nam tạo thế đứng
vững chắc trên thị trường này. Kinh nghiệm của các nước khác đã chỉ rõ điều
này. Như hãng Honda của Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy lớn
ở Hoa Kỳ để không chỉ xuất khẩu xe hơi sang Hoa Kỳ mà còn coi đây là 1
trung tâm sản xuất của mình phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ và các nước
khác. 1 ví dụ khác mà các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể học hỏi , đó là
trường hợp hãng Haier của trung Quốc. Hãng này đã coi đầu tư vào Hoa Kỳ là
1 cách làm có hiệu quả để củng cố vị thế của hãng tại Hoa Kỳ và là cách để
tránh các vụ kiện bán phá giá. Do đó các doanh nghiệp Vịêt Nam cần tìm hiểu
kỹ hơn cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ theo cam kết của hiệp định.
A Những cơ hội:
      Doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
      Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó đã mở ra cho các
doanh nghiệp Vịêt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu
tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Điểm đến của
đầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mở
rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới .
   - Các doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.
   Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ
trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thị
truơng các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi
nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanh
hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớn
mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.
      Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các
sản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người
tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt
như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển
thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng
xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh
nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát
triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước.
      - Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất
của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình.
      Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất
nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ
bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia
khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời cùng với
quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong
thực tiễn.
   - Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị
trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu
công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh
nghiệp.
   -    Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về
luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công
bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.
B Những thách thức.
   Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có
rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các
doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
    Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường
nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có số
lượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ,
năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giành
nguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt
Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh
thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được
môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước
đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên,
tự đứng bằng hai chân của mình...
        Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng
lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có
năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp
trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền
đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống
pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển
quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ
được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi
chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện
đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự
quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng -
liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển.
         Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ
phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống
không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho
chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt
qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự
đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự
năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút
đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu
tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra.
         Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèo
đi mà chỉ là tạo cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượt
qua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng
của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết
chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để
phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn
gặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.
   - Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Vịêt Nam còn yếu
   Theo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố,
tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổng
lượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của 1
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

doanh nghiệp đạt 23,73 tỷ đồng, như vậy quy mô là rất nhỏ. Tiềm lực tài
chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Vịêt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấp
hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ các
quốc gia khác. Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xây
dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn. Đa phần các dự án triển khai ở
nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án
ngắn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được
triển khai do phía Vịêt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện.
   - Các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước
      ngoài .
   Vịêt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong
vòng 2, 3 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nước
khuyến khích cho hoạt động này. Trong khi đó một số nước trong khu vực
như Singapore, Thailand, Malaysia lại khuyến khích các doanh nghiệp nước
mình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Vì vậy doanh
nghiệp các quốc gia đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc
tế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực. Việc thiếu kinh nghiệm trong
triển khai dự án ở nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư Vịêt Nam lúng túng
và gặp nhiều khó khăn.
   - Năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thấp
khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao.
   Ngoài tiềm lực tài chính yếu, doanh nghiệp Vịêt Nam còn bộc lộ một số
hạn chế như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệ
thống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu có
danh tiếng… nhũng tồn tại này.khiến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp Vịêt Nam xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá không
cao. Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp là nguyên nhân chính
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

khiến năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế Vịêt Nam thấp. Theo công
bố của diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranhh của cả nền kinh tế Vịêt
Nam đứng ở thứ hạng thấp và thiếu ổn định, năm 2000 là thứ 53/59, năm
2001 là 62/75, năm 2002 là 65/80. Năng lực cạnh tranh thấp khiến cho hiệu
quả kinh doanh cuả doanh nghiệp Vịêt Nam cả trong và ngoài nước chưa cao.
2 Cơ chế chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Vịêt Nam
      Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, thì các quốc gia đều phải
quan tâm đến hoạt động đầu tư. Tuy nhiên với các nước đang phát triển trong
đó có Vịêt Nam thì vấn đề quan tâm là làm sao có thể thu hút được nhiều vốn
đầu tư nước ngoài nhất và ít quan tâm hỗ trợ đến vốn đầu tư ra. Trong khi đó
thực tiễn chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì thị
trường sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, cơ hội kinh doanh càng tăng
và làm động lực cho nền kinh tế trong nước phát triển. Do đó ở Vịêt Nam, tư
duy về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng thay đổi theo hướng ngày
càng hợp lý hơn, đánh giá đúng mức hơn tầm quan trọng của hoạt động đầu tư
ra nước ngoài, điều đó được thể hiện qua đường lối chính sách và các biện
pháp hỗ trợ từ phía nhà nước.
      Trước hết là ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bao gồm các chính sách như: chính sách tài
chính- tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối… các chính
sách này liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư, nếu các nhà đầu tư
nhận thấy rằng đầu tư trong nước mang lại nhiều hiệu quả hơn so với đầu tư
ra nước ngoài thì các nhà đầu tư sẽ không thực hiện hoạt động đầu tư ra nước
ngoài nữa, mà thay vào đó sẽ tập trung đầu tư trong nước, khả năng xuất khẩu
, khả năng nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách tài chính - tiền tệ từ thắt chặt sang
nới lỏng hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các
doanh nghiệp. Khi chuyển chính sách thắt chặt tiền tệ- nới lỏng tài chính sang
chính sách nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính sẽ làm cho mức lãi suất thực tế
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

giảm, do đó làm cho đầu tư trong nước trở nên khó khăn hơn và do đó sẽ
khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác sự thay đổi chính sách tài chính
-tiền tệ có ảnh hưởng đến lạm phát, qua đó tác động làm giảm đầu tư ra nước
ngoài. Khi lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, như vậy
cùng 1 đồng tiền ở trong nước sẽ mua được ít dịch vụ hơn ở nước ngoài và do
đó đầu tư ra nước ngoài sẽ hạn chế và ngược lại.
3 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt
Nam thời gian qua

 A Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2005
                                                        Đơn vị: triệu USD
                                                                     Tỷ trọng
                     Số DA    VĐT     Số DA   Số Vốn      Tổng
       Stt   Năm                                                    VĐTRNN/
                     ĐTRNN    RNN      FDI     FDI        VĐT
                                                                    TVĐT(%)
             TỔNG
                        154   621.8    6106   43209.8     43831.6       1.419
               SỐ
         1    1989        1     0.6      67     525.5       526.1       0.114
         2    1990        3     0.0     107     735.0       735.0       0.000
         3    1991        3     4.0     152    1291.5      1295.5       0.309
         4    1992        4     5.4     196    2208.5      2213.9       0.244
         5    1993        5     0.7     274    3037.4      3038.1       0.023
         6    1994        3     1.3     372    4188.4      4189.7       0.031
         7    1998        2     1.9     285    5099.0      5100.9       0.037
         8    1999       10    12.3     327    2565.4      2577.7       0.477
         9    2000       15     6.9     391    2838.9      2845.8       0.242
        10    2001       13     7.7     555    3142.8      3150.5       0.244
        11    2002       15   172.8     808    2998.8      3171.6       5.448
        12    2003       26    28.2     791    3191.2      3219.4       0.876
        13    2004       17    11.6     811    4547.6      4559.2       0.254
        14    2005       37   368.5     970    6839.8      7208.3       5.112
                                        (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


      Qua bảng số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam trong những năm qua, chúng ta thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số dự án đầu tư và qui mô vốn
đầu tư. Năm 2005 số dự án đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong những
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

nămqua là 37 dự án, và cũng chiếm nhiều số vốn đăng ký nhất là 368.5 triệu
USD, tiếp đến là năm 2003, có 26 dự án được cấp giấy phép đầu tư ở nước
ngoài, với số vốn là 28.2 triệu USD, năm 2004 với 17 dự án, với số vốn đầu
tư đăng kí là 11.6 triệu USD . Như vậy, trong mấy năm gần đây tình hình đầu
tư ra nước ngoài ngày càng gia tăng cả về số lượng dự án lẫn qui mô vốn đầu
tư cho dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút được nhiều vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài, số dự án đầu tư và số vốn đầu tư FDI gia tăng
theo từng năm Cụ thể là năm1989 mới chỉ có 67 dự án FDI vào Việt Nam với
số vốn là 525.5 triệu USD, nhưng đến năm sau ( năm 1990) Việt Nam đã thu
hút được 107 dự án với số vốn đầu tư là 735 triệu USD, và đến năm 1999 số
dự án FDI vào Việt Nam là 327 dự án vói số vốn đăng ký là 2565.4 triệu
USD. Như vậy sau 10 năm, số dự án FDI vào Việt Nam đã tăng gấp 5 lần và
quy mô vốn tăng gần 5 lần. Cho ta thấy sự gia tăng mạnh mẽ của dòng đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và hiệu quả từ các chính sách thu hút
vốn mà Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm vừa qua, từ đó mà Việt
Nam ngày càng trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư trên thế giới.Tuy
nhiên, qua đó ta cũng thấy được tương quan giữa dòng vốn đầu tư ra của các
nhà đầu tư Việt Nam so với dòng FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam có sự chênh lệch rất lớn.
Năm 1989, trong tổng số 526.1 triệu USD vốn đầu tư ra và vào Việt Nam, thì
vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 0.6 triệu USD, chiếm 0.144% trong
tổng số vốn đầu tư ra và vào Việt Nam. Năm 1999, vốn đầu tư ra nước ngoài
chiếm 0.477% tổng vốn đầu tư.Và gần đây, năm 2005, vốn đầu tư ra nước
ngoài chiếm 5.122% tổng số vốn đầu tư. Qua đó ta thấy vốn đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam là quá nhỏ so với số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Điều này có thể giải thích là do hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở Việt
Nam còn quá mới, kinh nghiệm hoạt động đầu tư quốc tế hầu như còn ít, tiềm
lực kinh tế, khoa học công nghệ , trình độ quản lý... của các doanh nghiệp
Việt Nam còn yếu, kém nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa thực sự hấp
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

dẫn các nhà đầu tư Việt Nam vì nguy cơ rủi ro rất cao. Trong khi đó nhà nước
cũng chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực đầu tư mới mẻ này, nên chưa có các
cơ chế, chính sách hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam
một cách hợp lý, kịp thời, đầy đủ. Chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế. Tuy nhiên thông
qua tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài so với tổng số vốn đầu tư qua các năm,
ta thấy rõ xu hướng gia tăng của tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài, từ 0,114%
năm 1989; đến năm 1999 là 0,477%; đến năm 2005 là 5,112%. Qua đó cho
thấy xu hướng đầu tư ra nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh., môi trường
đầu tư quốc tế ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam.
B Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế (*)
                                                                       Đơn vị: Triệu USD
                                            Số                                       VĐTRN
                                    Số DA          VĐT
 Stt            Ngành                       DA              VĐT FDI     Tổng VĐT     N/TVĐT
                                   ĐTRNN           RNN
                                            FDI                                        (%)
       TỔNG SỐ                      154     7279    621.8    66244.4       66866.2    0.9
       Nông nghiệp và lâm
  1                                  6      489    60.3      3202.7      3263.0       1.8
       nghiệp
  2    Thủy sản                      3      149     8.2      481.9        490.1       1.7
       Công nghiệp khai thác
  3                                  12      95    168.9     3336.2      3505.1       4.8
       mỏ
  4    Công nghiệp chế biến          57     4699   68.0     33191.8      33259.8      0.2
       Sản xuất và phân phối
  5                                  1       23    273.1     1928.1      2201.2       12.4
       điện, khí đốt và nước
  6    Xây dựng                      4      141     7.1      5173.3      5180.4       0.1
       Thương nghiệp; Sửa
       chữa xe có động cơ, mô
  7                                  19      82     8.7      370.9        379.6       2.3
       tô, xe máy, đồ dùng cá
       nhân và gia đình
  8    Khách sạn và nhà hàng         7      233     2.6      5154.1      5156.7       0.1
       Vận tải; kho bãi và thông
  9                                  10     218     3.4      4663.5      4666.9       0.1
       tin liên lạc
       Các hoạt động liên quan
 10    đến kinh doanh tài sản và     34      59    21.3      798.4        819.7       2.6
       dịch vụ tư vấn
 11    Hoạt động khác                1      1091    0.2      7943.6      7943.8       0.0

(*) Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn số 2338/BKH-ĐTNN ngày 06/04/2006
  Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước
                         Tỷ trọng VĐTRNN của từng ngành
                                                              Đơn vị : Triệu USD
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

                                                           Tỷ trọng
                                            Số DA
      Stt              Ngành                        VĐTRNN VĐT từng
                                            ĐTRNN
                                                           ngành(%)
            TỔNG SỐ                          154     621.8
      1     Nông nghiệp và lâm nghiệp          6      60.3     9.6977
      2     Thủy sản                           3       8.2     1.3188
      3     Công nghiệp khai thác mỏ          12     168.9    27.1631
      4     Công nghiệp chế biến             57       68        10.9360
            Sản xuất và phân phối điện,
      5                                       1      273.1      43.9209
            khí đốt và nước
      6     Xây dựng                          4       7.1       1.1418
            Thương nghiệp; Sửa chữa xe
      7     có động cơ, mô tô, xe máy, đồ    19       8.7       1.3992
            dùng cá nhân và gia đình
      8     Khách sạn và nhà hàng             7       2.6       0.4181
            Vận tải; kho bãi và thông tin
      9                                      10       3.4       0.5468
            liên lạc
            Các hoạt động liên quan đến
      10    kinh doanh tài sản và dịch vụ    34       21.3      3.4255
            tư vấn
      11    Hoạt động khác                    1       0.2       0.0322


      Như vậy, lĩnh vực các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài nhiều nhất là công nghiệp chế biến với 57 dự án, tiếp đến là các hoạt
động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn với 34 dự án, thương
nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
với 19 dự án. Các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng như: thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng
gia dụng, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ. Trong đó đáng lưu ý là các dự án
sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chỉ với 1 dự án đã chiếm tới
273.1 triệu USD số vốn đầu tư đăng kí, chiếm 1 tỷ trọng rất lớn 43.9209%
trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra công nghiệp khai thác mỏ
chỉ với 12 dự án cũng đã chiếm tới 168.9 triệu USD số vốn đầu tư đăng ký,
chiếm tỷ trọng khá lớn 27.1631% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Còn vốn
đầu tư đăng kí của các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến chỉ đạt 68
triệu USD, chỉ chiếm 1 tỷ trọng khá khiêm tốn 10.936% tổng vốn đầu tư ra
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

nước ngoài. Nguyên nhân là do tính chất của từng ngành nghề, ngành sản xuất
và phân phối điện, khí đốt và ngành công nghiệp khai thác mỏ là những ngành
công nghiệp nặng, cần nhiều máy móc công nghệ cao, hiện đại, với sự đầu tư
nhiều vốn. Còn công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng
nhiều lao động là chủ yếu, nên không cần phải đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực
ngành nghề này..
         Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản với 9 dự án, chiếm một tỷ
lệ khá khiêm tốn trong tổng số 154 dự án. Trong đó tập trung chủ yếu là
nông-lâm nghiệp với 6 dự án. Trong khi đó thuỷ sản chỉ chiếm 3 dự án. Tuy
nhiên quy mô vốn đăng ký đầu tư vào các dự án nông-lâm nghiệp khá lớn,
chiếm 60.3 triệu USD, chiếm tỷ trọnglà 9.6977% tổng số vốn đầu tư ra nước
ngoài.
         Dich vụ cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Tuy nhiên, với số dự án là 34 mà tổng số vốn đầu tư chỉ đạt 21.3
triệu USD, chiếm 3.4255% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy quy
mô trung bình của mỗi dự án là khá nhỏ. Đặc biệt số dự án lại chủ yếu tập
trung trong ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn...
         Như vậy qua số liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Vịêt Nam tính đến thời điểm 06/04/2006 trên đã cho thấy các
doanh nghiệp Vịêt Nam đã đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài.




C Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu

                                                              Đơn vị: Triệu USD
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Stt Nước              Số    Số  Số DA FDI        VĐT      Tổng số   Tỷ trọng
                      DA    VĐT của từng         FDI      VĐT       VĐTRNN
                      ĐTR   RNN nước vào                            /TVĐT
                                VN
      TỔNG SỐ         154 621.8    4072.0       93757.4   94379.2       0.659
1     Cam-pu-chia     9   15.1        4           4.0       19.1        79.06
        Cộng hòa
2                      2     1.1        8        43.9      45.0         2.44
          Séc
3      CHLB Đức        4     4.8       88        488.4     493.2        0.97
4      Hàn Quốc        2     1.1      1185      65145.4   65146.5       0.00
        Đặc khu
       hành chính
5                      4     1.5       520      4707.3    4708.8        0.03
       Hồng Công
          (TQ)
6        Hoa Kỳ       16     7.4       319      2304.8    2312.2        0.32
7     In-đô-nê-xi-a    2     9.4       21        286.0     295.4        3.18
8         I-rắc        1    100.0       2         27.1     127.1        78.68
9          Lào        50    367.0       6         16.1     383.1        95.81
        Liên bang
10                    13    38.3       90       1840.0    1878.3        2.04
           Nga
11     Ma-lai-xi-a     3    17.7       214      1772.2    1789.9        0.99
12      Nhật Bản       5     2.1       684      6907.2    6909.3        0.03
13     Trung Quốc      1     1.9       431       841.0     842.9        0.23
14      U-crai-na      5     4.3        10        30.4      34.7        12.39
15     Sin-ga-pore    12     4.6       484      9327.6    9332.2        0.05


                                    (Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)




            Tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư

                                                    Đơn vị: triệu USD
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

                                                          Tỷ trọng
                                        Số DA    Số
           Stt           Nước                             VĐTRNN
                                        ĐTRNN   VĐT     từng nước(%)
                       TỔNG SỐ           154    621.8
            1         Cam-pu-chia         9      15.1          2.428
            2        Cộng hòa Séc         2       1.1          0.177
            3          CHLB Đức           4       4.8          0.772
            4           Hàn Quốc          2       1.1          0.177
                   Đặc khu hành chính
            5                             4      1.5        0.241
                    Hồng Công (TQ)
            6            Hoa Kỳ          16       7.4          1.190
            7         In-đô-nê-xi-a       2       9.4          1.512
            8             I-rắc           1      100          16.082
            9              Lào           50      367          59.022
           10        Liên bang Nga       13      38.3          6.160
           11          Ma-lai-xi-a        3      17.7          2.847
           12           Nhật Bản          5       2.1          0.338
           13          Trung Quốc         1       1.9          0.306
           14           U-crai-na         5       4.3          0.692
           15          Sin-ga-pore       12       4.6          0.740


      Trong số những nước và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư tới ngày
06/04/2006 thì Lào là thị trường thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam
nhất với 50 dự án, tiếp đến là Hoa Kỳ với 16 dự án, Liên bang Nga 13 dự án,
Singapore 12 dự án, Campuchia với 9 dự án. Tuy nhiên nếu tính về tổng vốn
đầu tư thì Lào cũng lại đứng đầu với 367 triệu USD, sau đó là Irac với 100
triệu USD, Liên bang Nga 38.3 triệu USD. Trong bối cảnh nền kinh tế nước
ta hiện nay thì 100 triệu USD đầu tư cho một dự án ở nước ngoài như dự án
dầu khí ở Irac là một con số không nhỏ, chiếm 16.082% tổng số vốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam mặc dù dự án dầu khí trên vẫn chưa
được triển khai.
      Bên cạnh đó số vốn đầu tư vào Lào chiếm tới 59.022% tổng số vốn đầu
tư cảu Việt Nam ra nước ngoài cho thấy Lào là một điểm đầu tư hấp dẫn của
các nhà đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây là 2 quốc
gia có đường biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và
Lào không chỉ có sự gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa thị trường
Lào lại là một thị trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Nam. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xâm
nhập vào thị trường Lào thông qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại
chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt
Nam sang Lào cũng tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là: nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ. Trong đó khoảng 1 nửa số dự án là thuộc lĩnh vực công
nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,
chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh…Ngoài ra còn có các dự án
thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, giáo dục.. Lào hứa hẹn là một thị
trường lớn nhất của các doanh nghiệp Vịêt Nam không chỉ ở hiện tai mà cả
trong tương lai. Hiện nay có nhiều dự án lớn đầu tư trực tiếp vào Lào đang
trong quá trình thẩm định. Trong đó dự án đang thẩm định lớn nhất có vốn
đầu tư lớn hơn toàn bộ những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ trước
đến nay, bao gồm các dự án đang được thẩm định là nhà máy thuỷ điện
Xekaman 3 tại Lào có vốn đầu tư là 273 triệu USD, dự án trồng 10.000 ha cao
su cũng tại Lào có vốn đầu tư là 25 triệu USD.
      Tiếp đến là Liên bang Nga, nước đứng thứ 3 về số dự án và về số vốn
đầu tư. Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị
với Vịêt Nam từ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp
vận động không chỉ từ Nga vào Vịêt Nam mà còn theo chiều ngược lại. Tính
đến cuối năm 2005 đã có 13 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Vịêt
Nam vào thị trường Nga với tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt tới 38.3 triệu
USD. Đối với doanh nghiệp Vịêt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi
mới, tuy có không ít rủi ro nhưng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường,
củng cố thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp
tại nước sở tại, nhất là với những thị trường mà việc thanh toán còn gặp nhiều
khó khăn như thị trường Nga. Hơn nữa khi đầu tư vào Nga các doanh nghiệp
Vịêt Nam còn có thêm lợi thế là cộng đồng người Việt tập trung sinh sống,
học tập làm việc tại Nga khá đông. Hiện nay cơ chế thành lập công ty ở Nga
khá dễ dàng và đã có hơn 300 công ty của người Việt Nam được thành lập và
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

làm ăn theo qui định của luật pháp Nga. Việc đầu tư vào thị truờng Lào và
Nga cho thấy một hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp Vịêt Nam.
      Mặc dầu vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ chỉ đạt 7.4 triệu USD, chiếm xấp xỉ 1.19% tổng vốn đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam nhưng nếu xét về số lượng dự án thì
Hoa Kỳ lại chiếm vị trí thứ 2 với 16 dự án. Kết quả này cho thấy Vịêt Nam
không chỉ nhận vốn từ những nước có nền kinh tế phát triển mà hoàn toàn có
khả năng đầu tư vào những thị trường các nước phát triển với mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận, và sử dụng đồng vốn bỏ ra của mình một cách có hiệu quả
nhất. Thực tế hiện nay, ngoài Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Vịêt Nam còn đầu tư
vào nhiều nước phát triển khác như:Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Úc,
Singapore…
* Những kết quả đạt được
      - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Vịêt Nam sử
dụng, quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước.
      Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và
có hiệu quả các nguồn lực là một tất yếu đối với chính phủ và các doanh
nghiệp trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp
Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài thì với mục tiêu là khai thác một cách có hiệu
quả các nguồn lực của nước ngoài thì nhờ đó mà các nguồn lực trong nước
được quản lý một cách có hiệu quả hơn.
   - Góp phần tăng thu ngân sách
   Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Vịêt
Nam sẽ có nhiều cơ hội để sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả hơn, có nhiều cơ
hội phát triển hơn, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất các nguồn lực của
nước ngoài , do vậy sẽ làm tăng doanh thu, đồng thời với việc giảm chi phí,
do đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên , và đóng góp vào ngân sách
nhà nước tăng lên.
   - Giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

   Khi mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn nhiều, đồng thời cũng mở ra những cơ
hội kinh doanh mới, và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển không chỉ ở
hiện tại mà cả trong tương lai.
   - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Vịêt Nam tránh
được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư.
   Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì các hàng rào bảo hộ thương mại
dần được dỡ bỏ. Do đó các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản
thương mại ngày càng phức tạp hơn, như rào cản kỹ thuật, rào cản về môi
trường. Do đó việc xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia ngày càng khó khăn
hơn. Và để có thể vượt qua được hàng rào bảo hộ đó là thực hiện đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài. Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ góp phần đáng kể
trong việc giảm những chi phí vận chuyển, và nhiều những chi phí cho khác..
   - Thay đổi cơ cấu SXKD của doanh nghiệp
   Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn
cả vô hình lẫn hữu hình, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
doanh nghiệp Vịêt Nam đã và đang giúp các máy móc thiết bị đó hạn chế sự
hao mòn. Khi trang thiết bị của doanh nghiệp Vịêt Nam ở trong nước đã trở
nên lỗi thời, và đã giảm được sức cạnh trạnh so với các doanh nghiệp trong
nước thì việc chuyển giao các công nghệ đó ra nước ngoài sẽ giúp cho các
doanh nghiệp đó nâng cao được sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước
sở tại. Như vậy đầu tư ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi công
nghệ, đồng thời kéo dài được chu kỳ sống của công nghệ.
   Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các doanh
nghiệp kéo dài được đời sống của sản phẩm. Khi 1 sản phẩm đã trở nên bão
hoà trong nước, và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm mới có tính
thay thế, thì giải pháp đầu tư ra nước ngoài trở nên tối ưu, và sẽ kéo dài được
chu kỳ sống của sản phẩm.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

      - Giúp mở rộng giao lưu KT-XH, học hỏi đựợc những kinh nghiệm của
các nước phát triển
      Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Vịêt Nam
tiếp cận với cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị khoa
học đồng thời có công nghệ sản xuất hiện đại, do đó khi đầu tư vào những
nước này thì Vịêt Nam sẽ có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với khoa
học tiên tiến trên thế giới, từ đó có thể áp dụng vào sản xuất và làm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
      Ngoài ra hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không chỉ có tác
dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có tác động tích cực về mặt xã hội.
Đó là làm cho dân trí phát triển, có điều kiện tiếp thu và vận dụng những tinh
hoa văn hoá của nhân loại, nền văn minh thế giới, giúp bạn bè thế giới hiểu
thêm về con người Vịêt Nam với nhiều những phẩm chất tốt đẹp như: cần cù,
chịu khó... , mặt khác còn giúp Vịêt Nam mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh
tế xã hội với bạn bè thế giới, cùng với bạn bè thế giới xây dựng 1 xã hội văn
minh, hiện đại , hoà bình.
* Những hạn chế gặp phải :
      - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thu được kết quả kinh
doanh cao. Hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều là
những dự án mới được thực hiện, chưa bước vào giai đoạn sản xuất kinh
doanh nên kết quả kinh doanh hầu như chưa có, hoặc nếu có cũng đang còn ở
trong giai đoạn đầu nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và công suất
khai thác dự án chưa cao nên đang còn trong tình trạng thua lỗ.
      - Tỷ lệ VĐT thực hiện trên tổng số vốn đăng ký rất thấp. Tính đến hết
tháng 8 năm 2005 tỷ lệ này vẫn chưa đạt được 10% trong khi đó các dự án
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đạt tỷ lệ 55%.
      - Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu
tư ra nước ngoài còn ít. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghệp
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh
trên thị trường thế giới
      - Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, mới
chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò, khai thác dầu
khí, sản xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ.
      - Đối tác mà Việt Nam thực hiện đầu tư còn chưa rộng rãi, mới chỉ tập
trung ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh, Nhật, Singapo, Lào,
Campuchia…Hoạt động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức
khiêm tốn so với việc các nước đó đầu tư trực tiếp sang Việt Nam.
      - Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài.
Các dự án liên doanh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Hình thức BC của các
nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào trong nước.
      - Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn
chậm, chưa rõ ràng.
* Nguyên nhân:
      - Đây là một lĩnh vực còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, nên
tư duy nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa được hình thành
một cách đầy đủ, chính xác.
      Trước đây Vịêt Nam chỉ là nước nhận đầu tư trực tiếp của các nước
khác cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng đầu tư của doanh
nghiệp Vịêt Nam ra nước ngoài. Thông thường lĩnh vực nào còn mới thì còn
ít người quan tâm và nhiều người lo sợ bởi vì chúng tiềm ẩn những rủi ro mà
họ không thể lường tới. Đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến nhận thức của các doanh nghiệp, cái gì quá mới mẻ đều khiến người ta
nghi ngại, lo sợ và rụt rè khi tiếp cận, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp
Vịêt Nam chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ chỉ ở mức độ
dè chừng, bởi vì ai cũng lo sợ những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực còn quá
mới mẻ này đối với họ. Hơn nữa do tư duy nhận thức của một bộ phận cán bộ
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

có trách nhiệm và các nhà đầu tư là cho rằng Vịêt Nam là một nước đang
thiếu vốn nên cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài do đó mà không
có khả năng và không cần thiết để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh
đó lĩnh vực này còn quá mới mẻ, trên thực tế nếu chỉ xuất hiện cũng rất ít cho
nên chưa được các bộ ngành quan tâm xem xét điều chỉnh và tạo điều kiện.
Do đó nên các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận lĩnh vực
mới mẻ này.
   - Chưa có sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía nhà nước nhằm khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, các cơ chế chính sách còn thiếu,
nhiều bất cập.
   Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, nhìn chung thực trạng cơ chế chính sách của
chúng ta còn nhiều điều bất cập, chưa đồng bộ, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới
hoát động đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó các
văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn
nhiều hạn chế, các cấp các ngành chưa có những chủ trương, biện pháp có
hiệu quả nhằm khắc phục những khó khăn, không thay thế, sửa đổi, bổ sung
kịp thời làm chậm trễ tiến độ thực hiện các hoạt động đầu tư. Mặt khác chưa
đề ra được những biện pháp có tính khả thi, kịp thời, có tác động mạnh mẽ
nhằm khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực dồi dào, việc đổi
mới cơ chế, chính sách còn chậm chạp, chưa đầy đủ, chưa thay đổi kịp thời,
chưa đi sâu, bám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài do đó không phát huy
được tính hiệu quả.như: nghị định số 22 của chính phủ về đầu tư ra nước
ngoài vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định như quy trình cấp giấy phép
đầu tư ra nước ngoài, quản lý ngoại hối, tuyển dụng lao động…hoặc mở văn
phòng dự án tại nước thứ 3 để điều hành dự án hay mở chi nhánh sản xuất và
thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài chưa được quy định.
      - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn hạn chế trên
tất cá các mặt: tài chính, quản lý, sản xuất kinh doanh.. Vịêt Nam là một nước
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế nghèo nàn, kém phát triển, công nghệ
lạc hậu.. do đó quá trình tích tụ vốn cho nền kinh tế hầu như không có. Trong
khi đó vốn là nhân tố đầu tiên và có tính quyết định nhất đến bất kì một hoạt
động đầu tư phát triển nào, do đó khi đầu tư ra nước ngoài, chúng ta rất thiếu
vốn để có thể tiến hành hoạt động đầu tư, nên để huy động vốn cho đầu tư thì
doanh nghiệp thường áp dụng một số biện pháp như phát hành cổ phiếu, trái
phiếu công ty hoặc là huy động vốn ở những tổ chức tín dụng.
   - Nền kinh tế VN còn phát triển ở trình độ thấp.
   Vịêt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, lại đang tiến hành
quá trình CNH-HĐH đất nước, các ngành, các thành phần kinh tế đang trong
quá trình phát triển và hoàn thiện nên sẽ không tránh khỏi những khuyết
điểm. Việt Nam đi lên từ một nước có xuất phát điểm thấp, mức sống tính
theo bình quân đầu người thấp, mức độ tích luỹ nội bộ nền kinh tế thấp, trong
sản xuất thì vốn it, công nghệ lạc hậu, nguồn lao động tuy đông nhưng trình
độ tay nghề, kỹ thuật chưa cao, trình độ quản lý điều hành còn kém, do đó
năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất còn chưa cao, trong khi đó vốn đầu
tư cho cơ sở hạ tầng còn thiếu nên việc hỗ trợ của nhà nước cho các doanh
nghiệp còn rất hạn chế. Do đó khi đầu tư ra nước ngoài thì Vịêt Nam đứng
trước rất nhiều khó khăn và hiệu quả sản xuất thấp là điều khó có thể tránh
khỏi.




  Chương III Xu hướng và giải pháp thúc đẩy DN VN ĐTTTRNN
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

1 Xu hướng
      Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ
trong thời gian gần đây và trở thành xu hướng tất yếu của các nước. Tham gia
vào hoạt động đầu tư quốc tế không chỉ là các nước phát triển có tiềm lực tài
chính mạnh mà có cả các nước đang phát triển với những lợi thế riêng có của
mình. Việt Nam đang tiến sâu, tiến rộng vào quá trình hội nhập kinh tế thế
giới, đối với hoạt động đàu tư quốc tế , hiện nay nước ta vận chủ yếu đứng
trên giác độ là nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm gàn đây,
cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như sự hỗ trợ
ngày càng có hiệu quả hơn từ phía Nhà nước, Việt Nam đã đưa vốn, tài sản ra
nước ngoài để đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Là một nước mới tham
gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
chưa thu được nhiều kết quả cao, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp đã
làm ăn có hiệu quả và được đánh giá là thành công trong hoạt động đầu tư ở
nước ngoài.
      Vì vậy, trong những năm tới, hứa hẹn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao và mở
rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Đó là một xu thế tất yếu trong điều kiện hội
nhập kinh tế như hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà cả những nước trên
thế giới.
2 Giải pháp
   - Thay đổi tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
   Nhà nước cần phải coi hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một
hoat động kinh tế đối ngoại quan trọng không kém gì hoạt động thu hút đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài , vì cả lý thuyết và thực tiễn đều chứng minh rằng 1
nước có dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả
năng và cơ hội để mở rộng thị trường và tăng thêm các cơ hội kinh doanh, tạo
ra lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vịêt Nam có những mặt hàng và
làng nghề truyền thống hoàn toàn có thể đáp ứng được những khoảng trống
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

hoặc những thị trường ngách ở khắp nơi trên thế giới.Trước bối cảnh Vịêt
Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực và những tác
động tích cực của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại trong thời
gian qua thiết nghĩ cần nhanh chóng thay đổi từ khống chế và cho phép sang
khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài.
   - Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng
cường khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài .
   Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định và các thông tư mới
hướng dẫn luật đầu tư mới. Nghị định 22/1999 của chính phủ đã bộc lộ nhiều
hạn chế và không tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước
ta hiện nay vì thế các vấn đề trong nghị định mới nên sửa đổi theo hướng:
   + Đơn giản hoá thủ tục đăng ký và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư ra nước
ngoài, tiến tới xoá bỏ hình thức cấp giấy phép chuyển sang đăng ký đầu tư.
   + Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh
nghiệp Vịêt Nam xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (
hiện tại là 30 ngày ).
   + Xây dựng danh mục dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư
ra nước ngoài với các hình thức ưu đãi phù hợp đặc biệt là chính sách ưu đãi
về thuế, tín dụng, ngoại hối.
   + Mở rộng các lĩnh vực đựoc phép đầu tư ra nước ngoài để các doanh
nghiệp rộng quyền lưạ chọn. Cho phép đầu tư vào các lĩnh vực bảo hiểm,
ngân hàng, y tế, giáo dục…nếu doanh nghiệp có luận chứng kinh tế kỹ thuật
tốt và bảo đảm khả năng sinh lời của dự án .
   Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của các
doanh nghiệp ở nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, điều chỉnh
hoạt động kinh tế mới này, đồng thời quy định rõ chế độ và nội dung báo cáo
đối với các doanh nghiệp Vịêt Nam ở nước ngoài để thực hiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

   - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp Vịêt
Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
   + Về mặt tổ chức, thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận việc quản
lý hoạt động đầu tư của Vịêt Nam ở nước ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ
nghiên cứu, đề xuất những văn bản, quy định pháp lý liên quan đến hoạt động
đầu tư ra nước ngoài, đồng thời cũng là đầu mối giải quyết những vướng mắc
mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước
ngoài.
   Thành lập hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam
để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Vịêt Nam giải quyết các
vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam nhằm
tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bảo đảm lợi
ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro
khác mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp dịch vụ đó
được.
   + Về mặt cơ chế chính sách cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư
trên tầm vĩ mô trước hết là ở các lĩnh vực mà Vịêt Nam có lợi thế so
sánh.Tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có
nguyện vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp
xúc giữa Chính phủ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trực tiếp ở nước
ngoài, với Chính phủ tại nước sở tại để giải quyết các bất cập trong quá trình
đầu tư ra nước ngoài, hoặc là cung cấp các thông tin cần thiết như quan hệ
cung cầu hàng hoá, triển vọng phát triển của thị trường nước ngoài, môi
trường đầu tư của nước sở tại, thông tin về đối tác đầu tư và các cơ hội đầu tư
mới. Tổ chức các hội chợ triển lãm quảng cáo, tham quan thị trường, làm
trung gian cho các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Vịêt Nam với các đối
tác tiềm năng. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bảo lãnh
tín dụng, dịch vụ hỗ trợ tư pháp và hướng dẫn các thủ tục đăng ký đầu tư ở
từng thị trường nước ngoài. Chính phủ giao cho các đại sứ quán, lãnh sự quán
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

và phòng thương vụ Vịêt Nam ở nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp
Vịêt Nam đang tiến hành đầu tư trưc tiếp ở nước ngoài. Xem đó là một nhiệm
vụ bắt buộc đối với các cơ quan này.
   Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp thực
hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
   Thành lập Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các
vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Việt nam nhằm tài
trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đảm bảo lợi ích và
bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác
mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp các dịch vụ đó
được.
   -Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài
   Theo đó,Vịêt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa biên
nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các doanh nghiệp và tạo cơ chế pháp lý ổn
định để giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh khi thực hiện đầu tư ra nước
ngoài. Trước hết, Vịêt Nam cần tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên
quan đến đầu tư nước ngoài như công ước Washington năm 1965, các công
ước của WTO…ngoài ra Vịêt Nam còn cần quan tâm đến hiệp định đầu tư
khu vực bởi mục đích của hiệp định là thúc đẩy dòng lưu chuyển vốn giữa các
nước tham gia ký kết và tăng cường thu hút vốn quốc tế từ các nước thứ 3 vào
khu vực.
   Bên cạnh đó, Vịêt Nam cần tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định đầu
tư song phương. Vì các hiệp định đầu tư song phương có tốc độ phát triển
nhanh và ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các hiệp định đầu tư song phương sẽ tạo cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp
Vịêt Nam khi đầu tư sang các nước đã ký kết và nâng cao khả năng tạo lợi
nhuận của các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở nước ngoài
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

      Vịêt Nam cần tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp định tránh
đánh thuế 2 lần và nâng cao hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, đồng thời khuyến khích
dòng luân chuyển vốn quốc tế. Hầu hết các nước hiện nay đều ký kết hiệp
định tránh đánh thuế 2 lần với các hình thức đa biên hoặc song phương. Với
Vịêt Nam, sau hơn 10 năm kiên trì và tích cực đàm phán, đã ký được 43 hiệp
định với hầu hết các đối tác đầu tư lớn và quan trọng trên thế giới, tạo điều
kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam



                                 Kết luận


      Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, đầu tư quốc tế trỏ thành
một hoạt động thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp
đầu tư cũng như cho nước tiếp nhận đầu tư . không chỉ còn là đặc quyền của
những nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học
kỹ thuật tiên tiến hiện đại, trình độ quản lý cao, mà đã có sự tham gia của các
nước đang phát triển với tư cách là nước đầu tư. Và Vịêt Nam không nằm
ngoài xu thế chung đó khi các doanh nghiệp Vịêt Nam đã và đang xúc tiến
các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
      Qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Vịêt Nam vừa qua, những doanh nghiệp đã đi đầu, đón đầu thử thách ít nhiều
đã gặt hái được thành công. Bên cạnh đó cũng phải đối mặt với rất nhiều
những khó khăn, thử thách do hạn chế về vốn, hạn chế về kinh nghiệm sản
xuất kinh doanh ở nước ngoài, hạn chế về những hiểu biết về quy chế chính
sách của nhà nươc sở tại, ngoài ra cung phải kể đến những tồn tại, những khó
khăn do cơ chế, chính sách của nhà nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều bất
cập, thiếu sót và nhất là chưa có được sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía nhà nước
dành cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tuy nhiên
trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì ngày càng nhiều những cơ hội thuận
lợi, những sự hỗ trợ có hiệu quả hơn từ phía nhà nước khi đã nhận thức được
vai trờ của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, do đó hứa
hẹn sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.




                  Danh mục tài liệu tham khảo:
Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam



1) Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
Tác giả: TS Trần Hồng Minh
2) Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chủ biên: Đinh Trọng Thịnh
3) Tài liệu tham khảo về luật đầu tư và luật doanh nghiệp
Tháng 10/2005
4) Tạp chí Kinh tế và Dự báo
số 4/2006
số 5/2006
số 9/2006
5) Website: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
6) Website: Tổng cục thống kê
Da 48

More Related Content

What's hot

Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiHương Nguyễn
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docNguyễn Công Huy
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
investment1
investment1investment1
investment1npdung
 
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_426 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4nhi Nguyen
 
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namThực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namCường Sol
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...jackjohn45
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDITÓc Đỏ XuÂn
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIHương Nguyễn
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpNông Dân Khoảng
 

What's hot (17)

Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdiBài thảo luận ktcc về thu hút fdi
Bài thảo luận ktcc về thu hút fdi
 
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
Tiểu luận FDI và vai trò của FDI trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam_Nhận là...
 
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà NộiTăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Hà Nội
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (44).doc
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
investment1
investment1investment1
investment1
 
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQTQTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
QTKDQT C1 Nhap Mon QTKDQT
 
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_426 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
26 cau hi_on_tp_kinh_doanh_quc_t_i_4
 
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt namThực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 
Cau hoi dau tu
Cau hoi dau tuCau hoi dau tu
Cau hoi dau tu
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
 
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDIĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
 
DA137.doc
DA137.docDA137.doc
DA137.doc
 
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDIKtcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
Ktcc thứ 6 ca 3 - Đầu tư FDI
 
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệpThuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
Thuyet trình FDI môn quản trị doanh nghiệp
 

Similar to Da 48

de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-Thuyet Dam
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...luanvantrust
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxĐầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxNguynNgcBchTrm3
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Cheguevara Nguyen
 

Similar to Da 48 (20)

de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
de tai-dau-tu-truc-tiep-cua-vn-ra-nuoc-ngoai-loan-
 
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiểu luận thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
 
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
Tác động của đại dịch covid- 19 đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam th...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
Tiểu luận Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam giai đoạn ...
 
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
Chuyên Đề Thực Tập Kinh Doanh Xuất Khẩu Của Doanh Nghiệp.
 
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt NamTiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
Tiểu luận thu hút FDI tác động phát triển kinh tế Việt Nam
 
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.docBáo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
Báo cáo thực tập Ngành Tài chính quốc tế Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.doc
 
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdiđầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
đầU tư trực tiếp nước ngoài fdi
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docxĐầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
Đầu tư quốc tế - Ôn tập.docx
 
Giai phap
Giai phapGiai phap
Giai phap
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
Bitpkinhtut 120923072040-phpapp01
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.docx
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
Đề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hayĐề tài  hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại  rất hay
Đề tài hoạt động kinh doanh nhập khẩu công ty thương mại rất hay
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩuKhái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm, vai trò, Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
 

Da 48

  • 1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doạnh.. Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên trong phạm vi đề án môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống hơn khái quát tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam trong thời gian qua và những đánh giá một cách có khoa học những báo cáo nghiên cứu mới nhất về tình hình đầu tư ra nước ngoài cuả Vịêt Nam.
  • 2. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương I: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN) 1 Khái niệm ĐT nước ngoài, ĐTTTRNN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Ngoài ra còn có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của chủ đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là việc các doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoặc dịch vụ và thu được lợi nhuận cao hơn so với trong nước. 2 Sự cần thiết của hoạt động ĐTTTRNN A Tính tất yếu của ĐTTTRNN của các nước đang phát trển -Các quốc gia đang phát triển xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình KT-XH đã được cải thiện rõ rệt do đó xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tất yếu. Như chúng ta đã biết đầu tư ra nước ngoài cần có rất nhiều điều kiện, từ phía bản thân doanh nghiệp như vấn đề tài chính có đủ mạnh để đầu tư ra không, công nghệ , thiết bị , trình độ chuyên môn, quản lý, taynghề của người lao đôngh có đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất
  • 3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại một thị trường mới không, cũng như giá thành, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng hay không, có đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm tuơng tự và những sản hẩm có tính chất thay thế hay không… Rồi cơ chế chính sách của Nhà nước có khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đầu tư ra nước ngoài hay không nước nhận đầu tư có tạo điều kiện cho hoật động đầu tư của doanh nghiệp hay không? Như vậy với điều kiện như trước đât, các nước đang phát riển không thể đảm bảo được những điều kiện cần thiết đó vì Như chúng ta đã biết, các nước này có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, tích luỹ nội bộ thấp, vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển không có, nên không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nước đang phát riển đã có nhiều sự chuyển biến đáng kể, kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, do đó những điều kiện cho việc triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước ngoài đã có, và do đó đầu tư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu mà các nước đang phát triển đang hướng tới. - Sự phát triển của các quốc gia không đồng đều. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng, điểm mạnh riêng mang tính đặc trưng kể cả các quốc gia phát triển hay các quốc gia đang phát triển khác. Mặc dầu không có được những lợi thế về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật như các nước phát triển, tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn có những lợi thế riêng, điểm mạnh riêng, mang tính đặc trưng cần được khai thác. Bên cạnh đó, gần đây các quốc gia đang phát triển đã có những điều kiện cần thiết để học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư, từ đó thực hiện đầu tư sang các nước kém phát triển hơn, đồng thời cũng có đủ điều kiện để khai thác thế mạnh của mình ở các quốc gia khác, thậm chí là cả ở quốc phát triển hàng đầu thế giới. Trên nền tảng những thế mạnh sẵn có của mình, có thể nói thế mạnh cơ bản mà các quốc gia phát triển có là vốn đầu tư lớn, cũng như trình độ KHCN hiện đại, phát triển ở mức cao, còn điểm mạnh mà các quốc gia đang phát triển có thể phát huy ở các quốc gia phát triển là
  • 4. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam môi trường kinh doanh của các nước này rộng lớn, khiến cho nhiều lĩnh vực đầu tư còn bị bỏ ngỏ, hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực đầu tư đối với họ còn tương đối cao so với các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia này trực tiếp thực hiện chúng. B Lợi ích của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển - Giúp các DN san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh.Khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới để sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. -Giúp các DN vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư do đó tiếp cận với thị trường 1 cách ngắn nhất. và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hoặc dịch vụ. Như chúng ta đã biết, các chính sách xuất-nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thông thường để bảo vệ thị trường sản xuất trong nước, nhà nước sẽ hạn chế nhập khẩu để hang trong nước giảm phải cạnh tranh với hàng nước ngoài. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay thì hàng rào bảo hộ thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ, sẽ có sự bình đẳng cạnh tranh giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước. Nhưng các nước ngày càng sử dụng nhiều biện pháp tinh vi hơn để đối phó với sự xâm nhập của hàng ngoại nhập bằng các biện pháp như: đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng ngoại nhập như kích thước sản phẩm , khối lượng sản phẩm .. phải đạt bao nhiêu, sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, ngoài ra còn đặt ra các điều luật quy định có lợi cho hàng hoá trong nước như thuế chống bán phá giá…. Do đó con đường xuất khẩu hàng hoá của các nước khác sẽ ngày càng khó khăn. Trong điều kiện đó thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là gải pháp tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ vượt qua được hàng rào bảo hộ của nước đó, tiếp cận thị trường một cách trực tiếp, mà còn được hưởng
  • 5. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam những điều kiện ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư giành cho các nhà đầu tư. Nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần, và tăng doanh thu, do đó có được lợi nhuận cao hơn. 3 Các hình thức ĐTTTRNN của các DN các nước đang phát triển - Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức mà 2 hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kí kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước sở tại, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Hình thức này mang những đặc điểm như: Không thành lập pháp nhân mới, hoạt động dựa trên văn bản kí kết giữa các bên, khi hết thời hạn hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý. Ở Vịêt Nam hình thức này chiếm khoảng 6,7% số dự án và 10,3 % số vốn nước ngoài đầu tư vào trong thời gian qua. Hình thức này thường áp dụng trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ bưu chính viễn thông... - Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do 1 hoặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh. Hình thức này mang những đặc điểm như: Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Tuỳ theo qui định của mỗi nước mà mức góp có thể là góp vốn tối đa, hoặc là vốn tối thiểu vào vốn pháp định của chủ đầu tư nước ngoài.Quy định tối đa nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc và do nước sở tại không ở trong tình trạng thiếu vốn, còn quy định tối thiểu nhằm mục đích thu hút càng nhiều vốn càng tốt. Theo quy định của Vịêt Nam, mức vốn góp tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài là 30%
  • 6. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Ở Vịêt Nam hình thức liên doanh chiếm 49,1% số dự án và 66,1% số vốn đầu tư vào trong thời gian qua. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập. Hình thức này mang những đặc điểm như: Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân của nước nhận đầu tư. Ở Vịêt Nam loại hình doanh nghiệp này chiếm 45,2% số dự án và 23,65 số vốn đầu tư vào trong thời gian qua. - Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) Là văn bản kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc bồi hoàn với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi. Ngoài ra còn có hợp đồng BT. Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên để tận dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài thì Vịêt Nam áp dụng cùng một lúc nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Với Vịêt Nam cần khuyến khích hình thức liên doanh vì loại hình này đem lại chho Vịêt Nam kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản
  • 7. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam lý tiên tiến đồng thời cho phép chúng ta tham gia điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng vẫn khuyến khích loại hình BOT, để nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng của Vịêt Nam. 4 Các loại hình DN thực hiện ĐTTTRNN chủ yếu - Các tập đoàn lớn, các TNCs của các nước đang phát triển. Các TNCs này tuy hầu hết mới thành lập nhưng với khả năng về vốn lớn, trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, có lực lượng lao động có trình độ cao, mạng lưới sản xuất và kinh doanh trải rộng trên địa bàn nhiều quốc gia nên hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng với các TNCs của các nước phát triển trong đầu tư tại nước ngoài trên nhiều lĩnh vực. Các TNCs này có thể thực hiện đầu tư vào những dự án lớn những lĩnh vực đầu tư đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư và thu hồi vốn lâu dài, những lĩnh vực có rủi ro cao nhưng lại mang đến lợi nhuận lớn, những lĩnh vực có sự cạnh tranh quyết liệt của các TNCs khác. Đặc biệt là trong những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác dầu khí, điện, nước, tài chính, ngân hàng, vật liệu mới…Địa bàn đầu tư của các TNCs này rất rộng lớn, bao gồm những lĩnh vực khác nhau trong thị trường các nước đang phát triển và cả trong thị trường các nước phát triển. Hình thức đầu tư cũng rất phong phú có thể bao gồm cả hình thức đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng, nâng cấp các doanh nghiệp có sẵn ở nước ngoài. Có thể dưới hình thức mua lại các doanh nghiệp, có thể dưới hình thức sát nhập các TNCs khác hay các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, hoặc đầu tư dưới hình thức cho thuê tài chính các tài sản, thiết bị công nghệ, hoặc mở chi nhánh hay mở văn phòng đại diện ở nước ngoài… Do mạng lưới rất rộng lớn, mục tiêu đầu tư của các TNCs này có thể chú trọng vào khai thác thế mạnh của các quốc gia nhận đầu tư về nguồn nguyên vật liệu, về lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, hay vị trí địa lý và ảnh hưởng của các quốc gia đó với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.
  • 8. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam -Doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này với đặc tính là có vốn đầu tư nhỏ, khả năng thích ứng cao với biến động của môi trường, có thể tiến hành thử nghiệm và áp dụng một cách nhanh chóng các tiến bộ của KHCN mới, và đặc biệt là có thể sản xuất những mặt hàng độc đáo, những sản phẩm truyền thống, đáp ứng những đơn đặt hàng mang tính chất nhóm nhỏ nên loại hình doanh nghiệp này cũng có những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài, thậm chí vào thị trường các nước đã phát triển. Loại hình doanh nghiệp này mang nhiều những uu điểm của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đó là tìm được mặt hàng độc đáo, những lĩnh vực mà nhà đầu tư các nước và các TNCs không chú ý tới bởi số lượng tiêu thụ không lớn, khó sản xuất hàng loạt, hay những lĩnh vực đòi hỏi những bí quyết kinh doanh và công nghệ đặc biệt. Trong điều kiện xu thế tiêu dùng và đặt hàng đơn lẻ sản phẩm và ý thức tiêu dùng gắn với môi trường và bảo vệ môi trường ở các nước công nghiệp phát triển ngày càng tăng cao thì vị thế và vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đầu tư ra nước ngoài cũng được mở rộng, không chỉ ở các nước đang phát triển và chậm phát triển mà còn thực hiện ở các nước đã phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất các bán thành phẩm, linh kiện, phụ kiện cung cấp cho các TNCs mà còn là những đơn vị kinh doanh những mặt hàng độc lập, độc đáo, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường tiêu dùng thế giới và có khả năng mang lại lợi nhuận trong đầu tư lớn hơn nhiều so với hiệu quả đầu tư của các TNCs lớn. 5 Những điều kiện cần thiết để các DN tiến hành hoạt động ĐTTTRNN A Về phía doanh nghiệp Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư đều mong muốn thu được một kết quả kinh doanh tốt nhất, cũng như vậy khi tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải xét xem hoạt động đầu tư của mình có thể mang lại hiệu quả hay không, có thể tồn tại
  • 9. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh mới hay không, có thể khai thác được những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách có lợi nhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất hay không. Như vậy, nhà đầu tư sẽ xem xét xem doanh nghiệp có đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết sau hay không: - Trước hết các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh : Như chúng ta đã biết, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là 1 quá trình di chuyển vốn từ nước đầu tư tới nước nhận đầu tư. Vốn đầu tư bao gồm các nguồn lực tài chính và nguồn lực hiện vật để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng thêm nhà máy mới, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.. Vốn là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kì một hoạt động đầu tư nào. Do đó muốn cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp phải đủ mạnh, nghĩa là phải có một nguồn vốn dồi dào, có đủ năng lực thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận. - Các doanh nghiệp cần có KHCN có thể cạnh tranh trên thị trường nước nhận đầu tư hoặc có bí quyết riêng trong sản xuất sản phẩm. Cạnh tranh là 1 tất yếu trên thị trường, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện chủ yếu ở hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hiện tại cũng như trong tương lai, các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra có khả năng cạnh tranh cao, được người tiêu dùng chấp nhận và bảo đảm được thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp được tổ chức hợp lý, năng động, áp dụng công nghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cho việc đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu. Để có thể thắng được đối thủ cạnh trạnh thì việc áp dụng nhiều phương pháp quản lý mới nhằm rút gọn bộ máy, tái cấu trúc quá trình kinh doanh, giảm chi phí,.. nâng cao hiệu quả hoạt động là cần thiết để xoá bỏ những bất lợi. Tuy nhiên những cải thiện đó chỉ giúp cho các doanh nghiệp tồn tại trong cạnh tranh mà chưa đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh. Muốn có thể đánh bại được đối thủ trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tạo ra
  • 10. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được lợi thế cạnh tranh cho mình và luôn thay đổi để tạo ra thị trường chứ không chỉ tìm cách nâng cao thị phần, vượt qua những bất lợi. Bấtkỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có khả năng cạnh tranh, chỉ khác nhau là ở mức độ mạnh hay yếu. Theo quy luật tất yếu của thị trường thì doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh mạnh hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng không những ở thị trường trong nước mà cả ở ngoài nước. Năng lực cạnh tranh mạnh mẽ bảo đảm cho doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng ở nơi mà doanh nghiệp tiến hành đầu tư sản xuất. Như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chính là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư ở bất cứ đâu. Đối với các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển, với xuất phát điểm thấp, thiếu vốn, thiếu trình độ tổ chức quản lý, công nghệ chưa cao,… thì cần có một chiến lược cạnh tranh hợp lý, tạo ra nội lực từ trong chính doanh nghiệp, như vậy mới có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển như Vịêt Nam, trình độ KHCN không cao nên khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách trực tiếp thì việc sản xuất các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm sử dụng bí quyết riêng trong sản xuất là một giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Như vậy do đặc điểm riêng có đó mà sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao và dễ được chấp nhận trên thị trường bởi vì đó là những sản phẩm mang đậm nét truyền thống của dân tộc, lạ và độc đáo. - Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực đủ năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh. Trong bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư cũng đều mong muốn có một kết quả kinh doanh tốt nhất. Và để có thể hoạt động đầu tư có hiệu quả thì nhân tố con người luôn đựoc đánh giá rất quan trọng. Điều đó được thể hiện ở các yếu tố như trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý, …Trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay thì hoạt động đầu tư nước ngoài cũng từng bước đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trường luôn nhiều biến động. Vì vậy
  • 11. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trình độ năng lực sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tư đúng như mục tiêu đề ra. Đặc bịêt điều quan trọng nhất trong đội ngũ lao động của doanh nghiệp là những nhà quản lý và điều hành phải có trình độ hiểu biết, trước hết là ở lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, biết khai thác triệt để mọi nguồn lực trong doanh nghiệp và tận dụng mọi cơ hội đầu tư…Bên cạnh đó đội ngũ công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp cũng phải có trình độ kỹ thuật cao, tác phong làm việc công nghiệp… các thành viên trong doanh nghiệp phải biết đoàn kết đưa doanh nghiệp trở thành một lực lượng vững mạnh trên thị trường. Mặt khác do sự khác biệt về ngôn ngữ, khác biệt về văn hoá, tập quán, luật pháp mà các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài phải nhận thức được sâu sắc về nhiều mặt, tính độc lập cao. Và kỹ năng xử lý các tình huống, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Trước khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trình độ của công nhân viên rồi mới tiến hành hoạt động đưa họ ra nước ngoài, làm sao để họ có thể thích ứng được với môi trường làm việc mới. Có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới có thể thành công, đem lại hiệu quả. B Về nhà nước - Tăng cường hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhà nước bằng các biện pháp như ban hành các quy chế khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài. - Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới về mọi mặt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoài một cách thuận lợi hơn bằng việc ký kết các hiệp ước, các thoả thuận , cam kết về hợp tác kinh tế giữa các nước. Như Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ..
  • 12. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Chương II Thực trạng ĐTTTRNN của các DN VN 1 Những cơ hội và thách thức đối với DN VN trong hoạt động ĐTTTRNN - Việc gia nhập WTO Ngày 7/11/2006 vừa qua, Vịêt Nam chính thức trở thành thành chính thức thứ 150 của tổ chức WTO qua 11 năm và hơn 200 cuộc đàm phán. Dù lâu nhất, nhiều nhất trong các đàm phán giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, nhưng chúng ta vẫn kiên trì cho mục đích gia nhập tổ chức thương mại này. Bởi đây thực sự là sân chơi lớn mang tính toàn cầu. Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ tăng vị thế của mình trên trường quốc tế; có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu; đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống luật pháp minh bạch, phù hợp xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước... Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn đạt được điều này, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta phải đạt 100 tỷ USD mỗi năm và kim ngạch nhập khẩu cũng tương đương. Hiện nay, xuất khẩu của chúng ta tăng tương đối nhanh, nhưng kim ngạch mới đạt 32,5 tỷ USD và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đang bị phân biệt đối xử. Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàn cầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽ không bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng những ưu đãi dành cho thành viên WTO. Như vậy cơ hội đầu tư ra nước ngoài sẽ được mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp Việt Nam. - Kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ Hiệp định thương mại song phương Vịêt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực vào ngày 10/12/2001, đã bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Vịêt Nam và Hoà Kỳ. Hiệp định đã mở ra thị trường Hoa Kỳ khổng lồ cho các nhà xuất khẩu Vịêt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Các cam kết toàn diện trong hiệp định sẽ không những thức đẩy thươg mại 2 chiều
  • 13. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giữa 2 nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Vịêt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước khác. Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, 1 số nhà đầu tư như công ty bánh kẹo Kinh Đô đã đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư thực hiện của Vịêt Nam tại Hoa Kỳ chỉ chiếm gần 1% tổng đầu tư thực hiện ra nước ngoài của Vịêt Nam, và vốn đăng ký chỉ chiếm 3% trong tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam. Như vậy thực tế cho thấy việc đầu tư vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn rất ít, chưa đáng kể. Trong khi, đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 trong những cách để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể tận dụng thêm cơ hội đầu tư tại nước này. Con số thống kê cho thấy dường như các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội đầu tư mà mới chỉ tận dụng cơ hội xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn và việc thực hiện đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Vịêt Nam tạo thế đứng vững chắc trên thị trường này. Kinh nghiệm của các nước khác đã chỉ rõ điều này. Như hãng Honda của Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy lớn ở Hoa Kỳ để không chỉ xuất khẩu xe hơi sang Hoa Kỳ mà còn coi đây là 1 trung tâm sản xuất của mình phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ và các nước khác. 1 ví dụ khác mà các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể học hỏi , đó là trường hợp hãng Haier của trung Quốc. Hãng này đã coi đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 cách làm có hiệu quả để củng cố vị thế của hãng tại Hoa Kỳ và là cách để tránh các vụ kiện bán phá giá. Do đó các doanh nghiệp Vịêt Nam cần tìm hiểu kỹ hơn cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ theo cam kết của hiệp định. A Những cơ hội: Doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội lựa chọn địa chỉ đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến
  • 14. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó đã mở ra cho các doanh nghiệp Vịêt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao. Điểm đến của đầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới . - Các doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộ trình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thị truơng các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn. Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triển thường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nâng xâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự phát triển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước. - Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình. Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển. Đồng thời cùng với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp. Những
  • 15. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trong thực tiễn. - Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước. B Những thách thức. Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước. Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có số lượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giành nguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Những doanh nghiệp nào trước đây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên, tự đứng bằng hai chân của mình... Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùng lương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động có năng lực về làm việc cho mình. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiền đãi sĩ”, để giữ lao động. Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý.
  • 16. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyển quyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệ được ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển. Thực tế đã cho thấy, khi chúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiện đã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sự quản lý của hiệp hội. Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng - liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển. Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽ phát triển. Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sống không có thử thách thì không còn là cuộc sống. Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức. Có tận dụng được cơ hội, có vượt qua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sự đổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sự năng động của từng doanh nghiệp. Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hút đầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầu tư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra. Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèo đi mà chỉ là tạo cơ hội. Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượt qua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới. Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Vịêt Nam còn yếu Theo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố, tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổng lượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của 1
  • 17. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp đạt 23,73 tỷ đồng, như vậy quy mô là rất nhỏ. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác. Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn. Đa phần các dự án triển khai ở nước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự án ngắn. Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không được triển khai do phía Vịêt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện. - Các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài . Vịêt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trong vòng 2, 3 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nước khuyến khích cho hoạt động này. Trong khi đó một số nước trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia lại khuyến khích các doanh nghiệp nước mình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Vì vậy doanh nghiệp các quốc gia đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực. Việc thiếu kinh nghiệm trong triển khai dự án ở nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư Vịêt Nam lúng túng và gặp nhiều khó khăn. - Năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thấp khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao. Ngoài tiềm lực tài chính yếu, doanh nghiệp Vịêt Nam còn bộc lộ một số hạn chế như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệ thống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu có danh tiếng… nhũng tồn tại này.khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá không cao. Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp là nguyên nhân chính
  • 18. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khiến năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế Vịêt Nam thấp. Theo công bố của diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranhh của cả nền kinh tế Vịêt Nam đứng ở thứ hạng thấp và thiếu ổn định, năm 2000 là thứ 53/59, năm 2001 là 62/75, năm 2002 là 65/80. Năng lực cạnh tranh thấp khiến cho hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp Vịêt Nam cả trong và ngoài nước chưa cao. 2 Cơ chế chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Vịêt Nam Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, thì các quốc gia đều phải quan tâm đến hoạt động đầu tư. Tuy nhiên với các nước đang phát triển trong đó có Vịêt Nam thì vấn đề quan tâm là làm sao có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất và ít quan tâm hỗ trợ đến vốn đầu tư ra. Trong khi đó thực tiễn chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì thị trường sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, cơ hội kinh doanh càng tăng và làm động lực cho nền kinh tế trong nước phát triển. Do đó ở Vịêt Nam, tư duy về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, đánh giá đúng mức hơn tầm quan trọng của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, điều đó được thể hiện qua đường lối chính sách và các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà nước. Trước hết là ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Bao gồm các chính sách như: chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối… các chính sách này liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư, nếu các nhà đầu tư nhận thấy rằng đầu tư trong nước mang lại nhiều hiệu quả hơn so với đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư sẽ không thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nữa, mà thay vào đó sẽ tập trung đầu tư trong nước, khả năng xuất khẩu , khả năng nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách tài chính - tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp. Khi chuyển chính sách thắt chặt tiền tệ- nới lỏng tài chính sang chính sách nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính sẽ làm cho mức lãi suất thực tế
  • 19. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giảm, do đó làm cho đầu tư trong nước trở nên khó khăn hơn và do đó sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác sự thay đổi chính sách tài chính -tiền tệ có ảnh hưởng đến lạm phát, qua đó tác động làm giảm đầu tư ra nước ngoài. Khi lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, như vậy cùng 1 đồng tiền ở trong nước sẽ mua được ít dịch vụ hơn ở nước ngoài và do đó đầu tư ra nước ngoài sẽ hạn chế và ngược lại. 3 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua A Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2005 Đơn vị: triệu USD Tỷ trọng Số DA VĐT Số DA Số Vốn Tổng Stt Năm VĐTRNN/ ĐTRNN RNN FDI FDI VĐT TVĐT(%) TỔNG 154 621.8 6106 43209.8 43831.6 1.419 SỐ 1 1989 1 0.6 67 525.5 526.1 0.114 2 1990 3 0.0 107 735.0 735.0 0.000 3 1991 3 4.0 152 1291.5 1295.5 0.309 4 1992 4 5.4 196 2208.5 2213.9 0.244 5 1993 5 0.7 274 3037.4 3038.1 0.023 6 1994 3 1.3 372 4188.4 4189.7 0.031 7 1998 2 1.9 285 5099.0 5100.9 0.037 8 1999 10 12.3 327 2565.4 2577.7 0.477 9 2000 15 6.9 391 2838.9 2845.8 0.242 10 2001 13 7.7 555 3142.8 3150.5 0.244 11 2002 15 172.8 808 2998.8 3171.6 5.448 12 2003 26 28.2 791 3191.2 3219.4 0.876 13 2004 17 11.6 811 4547.6 4559.2 0.254 14 2005 37 368.5 970 6839.8 7208.3 5.112 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Qua bảng số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số dự án đầu tư và qui mô vốn đầu tư. Năm 2005 số dự án đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong những
  • 20. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nămqua là 37 dự án, và cũng chiếm nhiều số vốn đăng ký nhất là 368.5 triệu USD, tiếp đến là năm 2003, có 26 dự án được cấp giấy phép đầu tư ở nước ngoài, với số vốn là 28.2 triệu USD, năm 2004 với 17 dự án, với số vốn đầu tư đăng kí là 11.6 triệu USD . Như vậy, trong mấy năm gần đây tình hình đầu tư ra nước ngoài ngày càng gia tăng cả về số lượng dự án lẫn qui mô vốn đầu tư cho dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, số dự án đầu tư và số vốn đầu tư FDI gia tăng theo từng năm Cụ thể là năm1989 mới chỉ có 67 dự án FDI vào Việt Nam với số vốn là 525.5 triệu USD, nhưng đến năm sau ( năm 1990) Việt Nam đã thu hút được 107 dự án với số vốn đầu tư là 735 triệu USD, và đến năm 1999 số dự án FDI vào Việt Nam là 327 dự án vói số vốn đăng ký là 2565.4 triệu USD. Như vậy sau 10 năm, số dự án FDI vào Việt Nam đã tăng gấp 5 lần và quy mô vốn tăng gần 5 lần. Cho ta thấy sự gia tăng mạnh mẽ của dòng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và hiệu quả từ các chính sách thu hút vốn mà Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm vừa qua, từ đó mà Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư trên thế giới.Tuy nhiên, qua đó ta cũng thấy được tương quan giữa dòng vốn đầu tư ra của các nhà đầu tư Việt Nam so với dòng FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Năm 1989, trong tổng số 526.1 triệu USD vốn đầu tư ra và vào Việt Nam, thì vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 0.6 triệu USD, chiếm 0.144% trong tổng số vốn đầu tư ra và vào Việt Nam. Năm 1999, vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm 0.477% tổng vốn đầu tư.Và gần đây, năm 2005, vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm 5.122% tổng số vốn đầu tư. Qua đó ta thấy vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là quá nhỏ so với số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Điều này có thể giải thích là do hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam còn quá mới, kinh nghiệm hoạt động đầu tư quốc tế hầu như còn ít, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ , trình độ quản lý... của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, kém nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa thực sự hấp
  • 21. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn các nhà đầu tư Việt Nam vì nguy cơ rủi ro rất cao. Trong khi đó nhà nước cũng chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực đầu tư mới mẻ này, nên chưa có các cơ chế, chính sách hướng dẫn, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam một cách hợp lý, kịp thời, đầy đủ. Chưa thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế. Tuy nhiên thông qua tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài so với tổng số vốn đầu tư qua các năm, ta thấy rõ xu hướng gia tăng của tỷ trọng vốn đầu tư ra nước ngoài, từ 0,114% năm 1989; đến năm 1999 là 0,477%; đến năm 2005 là 5,112%. Qua đó cho thấy xu hướng đầu tư ra nước ngoài ngày càng được đẩy mạnh., môi trường đầu tư quốc tế ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Việt Nam. B Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế (*) Đơn vị: Triệu USD Số VĐTRN Số DA VĐT Stt Ngành DA VĐT FDI Tổng VĐT N/TVĐT ĐTRNN RNN FDI (%) TỔNG SỐ 154 7279 621.8 66244.4 66866.2 0.9 Nông nghiệp và lâm 1 6 489 60.3 3202.7 3263.0 1.8 nghiệp 2 Thủy sản 3 149 8.2 481.9 490.1 1.7 Công nghiệp khai thác 3 12 95 168.9 3336.2 3505.1 4.8 mỏ 4 Công nghiệp chế biến 57 4699 68.0 33191.8 33259.8 0.2 Sản xuất và phân phối 5 1 23 273.1 1928.1 2201.2 12.4 điện, khí đốt và nước 6 Xây dựng 4 141 7.1 5173.3 5180.4 0.1 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô 7 19 82 8.7 370.9 379.6 2.3 tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 8 Khách sạn và nhà hàng 7 233 2.6 5154.1 5156.7 0.1 Vận tải; kho bãi và thông 9 10 218 3.4 4663.5 4666.9 0.1 tin liên lạc Các hoạt động liên quan 10 đến kinh doanh tài sản và 34 59 21.3 798.4 819.7 2.6 dịch vụ tư vấn 11 Hoạt động khác 1 1091 0.2 7943.6 7943.8 0.0 (*) Số liệu đã được chỉnh lý theo Công văn số 2338/BKH-ĐTNN ngày 06/04/2006 Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước Tỷ trọng VĐTRNN của từng ngành Đơn vị : Triệu USD
  • 22. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Tỷ trọng Số DA Stt Ngành VĐTRNN VĐT từng ĐTRNN ngành(%) TỔNG SỐ 154 621.8 1 Nông nghiệp và lâm nghiệp 6 60.3 9.6977 2 Thủy sản 3 8.2 1.3188 3 Công nghiệp khai thác mỏ 12 168.9 27.1631 4 Công nghiệp chế biến 57 68 10.9360 Sản xuất và phân phối điện, 5 1 273.1 43.9209 khí đốt và nước 6 Xây dựng 4 7.1 1.1418 Thương nghiệp; Sửa chữa xe 7 có động cơ, mô tô, xe máy, đồ 19 8.7 1.3992 dùng cá nhân và gia đình 8 Khách sạn và nhà hàng 7 2.6 0.4181 Vận tải; kho bãi và thông tin 9 10 3.4 0.5468 liên lạc Các hoạt động liên quan đến 10 kinh doanh tài sản và dịch vụ 34 21.3 3.4255 tư vấn 11 Hoạt động khác 1 0.2 0.0322 Như vậy, lĩnh vực các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều nhất là công nghiệp chế biến với 57 dự án, tiếp đến là các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn với 34 dự án, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình với 19 dự án. Các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng như: thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ. Trong đó đáng lưu ý là các dự án sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, chỉ với 1 dự án đã chiếm tới 273.1 triệu USD số vốn đầu tư đăng kí, chiếm 1 tỷ trọng rất lớn 43.9209% trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra công nghiệp khai thác mỏ chỉ với 12 dự án cũng đã chiếm tới 168.9 triệu USD số vốn đầu tư đăng ký, chiếm tỷ trọng khá lớn 27.1631% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Còn vốn đầu tư đăng kí của các dự án thuộc ngành công nghiệp chế biến chỉ đạt 68 triệu USD, chỉ chiếm 1 tỷ trọng khá khiêm tốn 10.936% tổng vốn đầu tư ra
  • 23. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nước ngoài. Nguyên nhân là do tính chất của từng ngành nghề, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và ngành công nghiệp khai thác mỏ là những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều máy móc công nghệ cao, hiện đại, với sự đầu tư nhiều vốn. Còn công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động là chủ yếu, nên không cần phải đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực ngành nghề này.. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thuỷ sản với 9 dự án, chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số 154 dự án. Trong đó tập trung chủ yếu là nông-lâm nghiệp với 6 dự án. Trong khi đó thuỷ sản chỉ chiếm 3 dự án. Tuy nhiên quy mô vốn đăng ký đầu tư vào các dự án nông-lâm nghiệp khá lớn, chiếm 60.3 triệu USD, chiếm tỷ trọnglà 9.6977% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Dich vụ cũng là ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, với số dự án là 34 mà tổng số vốn đầu tư chỉ đạt 21.3 triệu USD, chiếm 3.4255% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài. Như vậy quy mô trung bình của mỗi dự án là khá nhỏ. Đặc biệt số dự án lại chủ yếu tập trung trong ngành kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn... Như vậy qua số liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam tính đến thời điểm 06/04/2006 trên đã cho thấy các doanh nghiệp Vịêt Nam đã đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. C Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu Đơn vị: Triệu USD
  • 24. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Stt Nước Số Số Số DA FDI VĐT Tổng số Tỷ trọng DA VĐT của từng FDI VĐT VĐTRNN ĐTR RNN nước vào /TVĐT VN TỔNG SỐ 154 621.8 4072.0 93757.4 94379.2 0.659 1 Cam-pu-chia 9 15.1 4 4.0 19.1 79.06 Cộng hòa 2 2 1.1 8 43.9 45.0 2.44 Séc 3 CHLB Đức 4 4.8 88 488.4 493.2 0.97 4 Hàn Quốc 2 1.1 1185 65145.4 65146.5 0.00 Đặc khu hành chính 5 4 1.5 520 4707.3 4708.8 0.03 Hồng Công (TQ) 6 Hoa Kỳ 16 7.4 319 2304.8 2312.2 0.32 7 In-đô-nê-xi-a 2 9.4 21 286.0 295.4 3.18 8 I-rắc 1 100.0 2 27.1 127.1 78.68 9 Lào 50 367.0 6 16.1 383.1 95.81 Liên bang 10 13 38.3 90 1840.0 1878.3 2.04 Nga 11 Ma-lai-xi-a 3 17.7 214 1772.2 1789.9 0.99 12 Nhật Bản 5 2.1 684 6907.2 6909.3 0.03 13 Trung Quốc 1 1.9 431 841.0 842.9 0.23 14 U-crai-na 5 4.3 10 30.4 34.7 12.39 15 Sin-ga-pore 12 4.6 484 9327.6 9332.2 0.05 (Nguồn: Cục ĐTNN- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư Đơn vị: triệu USD
  • 25. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Tỷ trọng Số DA Số Stt Nước VĐTRNN ĐTRNN VĐT từng nước(%) TỔNG SỐ 154 621.8 1 Cam-pu-chia 9 15.1 2.428 2 Cộng hòa Séc 2 1.1 0.177 3 CHLB Đức 4 4.8 0.772 4 Hàn Quốc 2 1.1 0.177 Đặc khu hành chính 5 4 1.5 0.241 Hồng Công (TQ) 6 Hoa Kỳ 16 7.4 1.190 7 In-đô-nê-xi-a 2 9.4 1.512 8 I-rắc 1 100 16.082 9 Lào 50 367 59.022 10 Liên bang Nga 13 38.3 6.160 11 Ma-lai-xi-a 3 17.7 2.847 12 Nhật Bản 5 2.1 0.338 13 Trung Quốc 1 1.9 0.306 14 U-crai-na 5 4.3 0.692 15 Sin-ga-pore 12 4.6 0.740 Trong số những nước và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư tới ngày 06/04/2006 thì Lào là thị trường thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất với 50 dự án, tiếp đến là Hoa Kỳ với 16 dự án, Liên bang Nga 13 dự án, Singapore 12 dự án, Campuchia với 9 dự án. Tuy nhiên nếu tính về tổng vốn đầu tư thì Lào cũng lại đứng đầu với 367 triệu USD, sau đó là Irac với 100 triệu USD, Liên bang Nga 38.3 triệu USD. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay thì 100 triệu USD đầu tư cho một dự án ở nước ngoài như dự án dầu khí ở Irac là một con số không nhỏ, chiếm 16.082% tổng số vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam mặc dù dự án dầu khí trên vẫn chưa được triển khai. Bên cạnh đó số vốn đầu tư vào Lào chiếm tới 59.022% tổng số vốn đầu tư cảu Việt Nam ra nước ngoài cho thấy Lào là một điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi vì đây là 2 quốc gia có đường biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời, Việt Nam và Lào không chỉ có sự gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa thị trường Lào lại là một thị trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt
  • 26. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Nam. Những yếu tố đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xâm nhập vào thị trường Lào thông qua con đường đầu tư trực tiếp để xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam sang Lào cũng tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó khoảng 1 nửa số dự án là thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh…Ngoài ra còn có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, giáo dục.. Lào hứa hẹn là một thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp Vịêt Nam không chỉ ở hiện tai mà cả trong tương lai. Hiện nay có nhiều dự án lớn đầu tư trực tiếp vào Lào đang trong quá trình thẩm định. Trong đó dự án đang thẩm định lớn nhất có vốn đầu tư lớn hơn toàn bộ những dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ trước đến nay, bao gồm các dự án đang được thẩm định là nhà máy thuỷ điện Xekaman 3 tại Lào có vốn đầu tư là 273 triệu USD, dự án trồng 10.000 ha cao su cũng tại Lào có vốn đầu tư là 25 triệu USD. Tiếp đến là Liên bang Nga, nước đứng thứ 3 về số dự án và về số vốn đầu tư. Nga là một đất nước rộng lớn, sớm có mối quan hệ kinh tế hữu nghị với Vịêt Nam từ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư trực tiếp vận động không chỉ từ Nga vào Vịêt Nam mà còn theo chiều ngược lại. Tính đến cuối năm 2005 đã có 13 dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị trường Nga với tổng số vốn đầu tư đăng kí đạt tới 38.3 triệu USD. Đối với doanh nghiệp Vịêt Nam, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đi mới, tuy có không ít rủi ro nhưng sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, củng cố thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp tại nước sở tại, nhất là với những thị trường mà việc thanh toán còn gặp nhiều khó khăn như thị trường Nga. Hơn nữa khi đầu tư vào Nga các doanh nghiệp Vịêt Nam còn có thêm lợi thế là cộng đồng người Việt tập trung sinh sống, học tập làm việc tại Nga khá đông. Hiện nay cơ chế thành lập công ty ở Nga khá dễ dàng và đã có hơn 300 công ty của người Việt Nam được thành lập và
  • 27. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn theo qui định của luật pháp Nga. Việc đầu tư vào thị truờng Lào và Nga cho thấy một hướng đi đúng đắn của các doanh nghiệp Vịêt Nam. Mặc dầu vốn đầu tư đăng ký của các doanh nghiệp Vịêt Nam vào thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 7.4 triệu USD, chiếm xấp xỉ 1.19% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Vịêt Nam nhưng nếu xét về số lượng dự án thì Hoa Kỳ lại chiếm vị trí thứ 2 với 16 dự án. Kết quả này cho thấy Vịêt Nam không chỉ nhận vốn từ những nước có nền kinh tế phát triển mà hoàn toàn có khả năng đầu tư vào những thị trường các nước phát triển với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, và sử dụng đồng vốn bỏ ra của mình một cách có hiệu quả nhất. Thực tế hiện nay, ngoài Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Vịêt Nam còn đầu tư vào nhiều nước phát triển khác như:Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Úc, Singapore… * Những kết quả đạt được - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Vịêt Nam sử dụng, quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước. Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực là một tất yếu đối với chính phủ và các doanh nghiệp trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài thì với mục tiêu là khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài thì nhờ đó mà các nguồn lực trong nước được quản lý một cách có hiệu quả hơn. - Góp phần tăng thu ngân sách Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Vịêt Nam sẽ có nhiều cơ hội để sử dụng vốn 1 cách có hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất các nguồn lực của nước ngoài , do vậy sẽ làm tăng doanh thu, đồng thời với việc giảm chi phí, do đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên , và đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng lên. - Giúp các DN mở rộng thị trường tiêu thụ.
  • 28. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Khi mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn nhiều, đồng thời cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới, và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. - Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Vịêt Nam tránh được hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì các hàng rào bảo hộ thương mại dần được dỡ bỏ. Do đó các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản thương mại ngày càng phức tạp hơn, như rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường. Do đó việc xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia ngày càng khó khăn hơn. Và để có thể vượt qua được hàng rào bảo hộ đó là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những chi phí vận chuyển, và nhiều những chi phí cho khác.. - Thay đổi cơ cấu SXKD của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn cả vô hình lẫn hữu hình, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam đã và đang giúp các máy móc thiết bị đó hạn chế sự hao mòn. Khi trang thiết bị của doanh nghiệp Vịêt Nam ở trong nước đã trở nên lỗi thời, và đã giảm được sức cạnh trạnh so với các doanh nghiệp trong nước thì việc chuyển giao các công nghệ đó ra nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó nâng cao được sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước sở tại. Như vậy đầu tư ra nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ, đồng thời kéo dài được chu kỳ sống của công nghệ. Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các doanh nghiệp kéo dài được đời sống của sản phẩm. Khi 1 sản phẩm đã trở nên bão hoà trong nước, và chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm mới có tính thay thế, thì giải pháp đầu tư ra nước ngoài trở nên tối ưu, và sẽ kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm.
  • 29. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam - Giúp mở rộng giao lưu KT-XH, học hỏi đựợc những kinh nghiệm của các nước phát triển Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Vịêt Nam tiếp cận với cơ chế về quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý thiết bị khoa học đồng thời có công nghệ sản xuất hiện đại, do đó khi đầu tư vào những nước này thì Vịêt Nam sẽ có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới, từ đó có thể áp dụng vào sản xuất và làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không chỉ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có tác động tích cực về mặt xã hội. Đó là làm cho dân trí phát triển, có điều kiện tiếp thu và vận dụng những tinh hoa văn hoá của nhân loại, nền văn minh thế giới, giúp bạn bè thế giới hiểu thêm về con người Vịêt Nam với nhiều những phẩm chất tốt đẹp như: cần cù, chịu khó... , mặt khác còn giúp Vịêt Nam mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế xã hội với bạn bè thế giới, cùng với bạn bè thế giới xây dựng 1 xã hội văn minh, hiện đại , hoà bình. * Những hạn chế gặp phải : - Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thu được kết quả kinh doanh cao. Hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều là những dự án mới được thực hiện, chưa bước vào giai đoạn sản xuất kinh doanh nên kết quả kinh doanh hầu như chưa có, hoặc nếu có cũng đang còn ở trong giai đoạn đầu nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và công suất khai thác dự án chưa cao nên đang còn trong tình trạng thua lỗ. - Tỷ lệ VĐT thực hiện trên tổng số vốn đăng ký rất thấp. Tính đến hết tháng 8 năm 2005 tỷ lệ này vẫn chưa đạt được 10% trong khi đó các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam đạt tỷ lệ 55%. - Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài còn ít. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghệp
  • 30. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh trên thị trường thế giới - Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam vẫn còn hạn hẹp, mới chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp, xây dựng, thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ. - Đối tác mà Việt Nam thực hiện đầu tư còn chưa rộng rãi, mới chỉ tập trung ở một số nước như Mỹ, Nga, Anh, Nhật, Singapo, Lào, Campuchia…Hoạt động đầu tư sang các nước phát triển khác còn hết sức khiêm tốn so với việc các nước đó đầu tư trực tiếp sang Việt Nam. - Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài. Các dự án liên doanh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn hơn. Hình thức BC của các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài chiếm tỷ trọng cao hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước. - Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chậm, chưa rõ ràng. * Nguyên nhân: - Đây là một lĩnh vực còn rất mới với các doanh nghiệp Việt Nam, nên tư duy nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa được hình thành một cách đầy đủ, chính xác. Trước đây Vịêt Nam chỉ là nước nhận đầu tư trực tiếp của các nước khác cho đến những năm gần đây mới xuất hiện xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Vịêt Nam ra nước ngoài. Thông thường lĩnh vực nào còn mới thì còn ít người quan tâm và nhiều người lo sợ bởi vì chúng tiềm ẩn những rủi ro mà họ không thể lường tới. Đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của các doanh nghiệp, cái gì quá mới mẻ đều khiến người ta nghi ngại, lo sợ và rụt rè khi tiếp cận, từ đó dẫn đến việc các doanh nghiệp Vịêt Nam chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực này, nếu có thì chỉ chỉ ở mức độ dè chừng, bởi vì ai cũng lo sợ những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực còn quá mới mẻ này đối với họ. Hơn nữa do tư duy nhận thức của một bộ phận cán bộ
  • 31. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có trách nhiệm và các nhà đầu tư là cho rằng Vịêt Nam là một nước đang thiếu vốn nên cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài do đó mà không có khả năng và không cần thiết để thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó lĩnh vực này còn quá mới mẻ, trên thực tế nếu chỉ xuất hiện cũng rất ít cho nên chưa được các bộ ngành quan tâm xem xét điều chỉnh và tạo điều kiện. Do đó nên các doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận lĩnh vực mới mẻ này. - Chưa có sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía nhà nước nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, các cơ chế chính sách còn thiếu, nhiều bất cập. Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhìn chung thực trạng cơ chế chính sách của chúng ta còn nhiều điều bất cập, chưa đồng bộ, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới hoát động đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, các cấp các ngành chưa có những chủ trương, biện pháp có hiệu quả nhằm khắc phục những khó khăn, không thay thế, sửa đổi, bổ sung kịp thời làm chậm trễ tiến độ thực hiện các hoạt động đầu tư. Mặt khác chưa đề ra được những biện pháp có tính khả thi, kịp thời, có tác động mạnh mẽ nhằm khai thác một cách có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực dồi dào, việc đổi mới cơ chế, chính sách còn chậm chạp, chưa đầy đủ, chưa thay đổi kịp thời, chưa đi sâu, bám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài do đó không phát huy được tính hiệu quả.như: nghị định số 22 của chính phủ về đầu tư ra nước ngoài vẫn còn một số vấn đề chưa được quy định như quy trình cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài, quản lý ngoại hối, tuyển dụng lao động…hoặc mở văn phòng dự án tại nước thứ 3 để điều hành dự án hay mở chi nhánh sản xuất và thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài chưa được quy định. - Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn hạn chế trên tất cá các mặt: tài chính, quản lý, sản xuất kinh doanh.. Vịêt Nam là một nước
  • 32. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế nghèo nàn, kém phát triển, công nghệ lạc hậu.. do đó quá trình tích tụ vốn cho nền kinh tế hầu như không có. Trong khi đó vốn là nhân tố đầu tiên và có tính quyết định nhất đến bất kì một hoạt động đầu tư phát triển nào, do đó khi đầu tư ra nước ngoài, chúng ta rất thiếu vốn để có thể tiến hành hoạt động đầu tư, nên để huy động vốn cho đầu tư thì doanh nghiệp thường áp dụng một số biện pháp như phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hoặc là huy động vốn ở những tổ chức tín dụng. - Nền kinh tế VN còn phát triển ở trình độ thấp. Vịêt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, lại đang tiến hành quá trình CNH-HĐH đất nước, các ngành, các thành phần kinh tế đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm. Việt Nam đi lên từ một nước có xuất phát điểm thấp, mức sống tính theo bình quân đầu người thấp, mức độ tích luỹ nội bộ nền kinh tế thấp, trong sản xuất thì vốn it, công nghệ lạc hậu, nguồn lao động tuy đông nhưng trình độ tay nghề, kỹ thuật chưa cao, trình độ quản lý điều hành còn kém, do đó năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất còn chưa cao, trong khi đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn thiếu nên việc hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Do đó khi đầu tư ra nước ngoài thì Vịêt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn và hiệu quả sản xuất thấp là điều khó có thể tránh khỏi. Chương III Xu hướng và giải pháp thúc đẩy DN VN ĐTTTRNN
  • 33. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 1 Xu hướng Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây và trở thành xu hướng tất yếu của các nước. Tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế không chỉ là các nước phát triển có tiềm lực tài chính mạnh mà có cả các nước đang phát triển với những lợi thế riêng có của mình. Việt Nam đang tiến sâu, tiến rộng vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đối với hoạt động đàu tư quốc tế , hiện nay nước ta vận chủ yếu đứng trên giác độ là nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm gàn đây, cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, cũng như sự hỗ trợ ngày càng có hiệu quả hơn từ phía Nhà nước, Việt Nam đã đưa vốn, tài sản ra nước ngoài để đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh. Là một nước mới tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thu được nhiều kết quả cao, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp đã làm ăn có hiệu quả và được đánh giá là thành công trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Vì vậy, trong những năm tới, hứa hẹn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao và mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm. Đó là một xu thế tất yếu trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay, không chỉ riêng Việt Nam mà cả những nước trên thế giới. 2 Giải pháp - Thay đổi tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nhà nước cần phải coi hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoat động kinh tế đối ngoại quan trọng không kém gì hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài , vì cả lý thuyết và thực tiễn đều chứng minh rằng 1 nước có dòng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài càng mạnh thì càng có nhiều khả năng và cơ hội để mở rộng thị trường và tăng thêm các cơ hội kinh doanh, tạo ra lực hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vịêt Nam có những mặt hàng và làng nghề truyền thống hoàn toàn có thể đáp ứng được những khoảng trống
  • 34. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam hoặc những thị trường ngách ở khắp nơi trên thế giới.Trước bối cảnh Vịêt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực và những tác động tích cực của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại trong thời gian qua thiết nghĩ cần nhanh chóng thay đổi từ khống chế và cho phép sang khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư ra nước ngoài. - Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp Vịêt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . Chính phủ cần nhanh chóng ban hành nghị định và các thông tư mới hướng dẫn luật đầu tư mới. Nghị định 22/1999 của chính phủ đã bộc lộ nhiều hạn chế và không tương thích với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiện nay vì thế các vấn đề trong nghị định mới nên sửa đổi theo hướng: + Đơn giản hoá thủ tục đăng ký và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư ra nước ngoài, tiến tới xoá bỏ hình thức cấp giấy phép chuyển sang đăng ký đầu tư. + Rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Vịêt Nam xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ( hiện tại là 30 ngày ). + Xây dựng danh mục dự án đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài với các hình thức ưu đãi phù hợp đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, ngoại hối. + Mở rộng các lĩnh vực đựoc phép đầu tư ra nước ngoài để các doanh nghiệp rộng quyền lưạ chọn. Cho phép đầu tư vào các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, y tế, giáo dục…nếu doanh nghiệp có luận chứng kinh tế kỹ thuật tốt và bảo đảm khả năng sinh lời của dự án . Chính phủ cần yêu cầu các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ngoài nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, điều chỉnh hoạt động kinh tế mới này, đồng thời quy định rõ chế độ và nội dung báo cáo đối với các doanh nghiệp Vịêt Nam ở nước ngoài để thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam.
  • 35. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp Vịêt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. + Về mặt tổ chức, thành lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận việc quản lý hoạt động đầu tư của Vịêt Nam ở nước ngoài. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những văn bản, quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đồng thời cũng là đầu mối giải quyết những vướng mắc mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Thành lập hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Vịêt Nam giải quyết các vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam nhằm tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bảo đảm lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp dịch vụ đó được. + Về mặt cơ chế chính sách cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trên tầm vĩ mô trước hết là ở các lĩnh vực mà Vịêt Nam có lợi thế so sánh.Tăng cường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nguyện vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Chính phủ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, với Chính phủ tại nước sở tại để giải quyết các bất cập trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, hoặc là cung cấp các thông tin cần thiết như quan hệ cung cầu hàng hoá, triển vọng phát triển của thị trường nước ngoài, môi trường đầu tư của nước sở tại, thông tin về đối tác đầu tư và các cơ hội đầu tư mới. Tổ chức các hội chợ triển lãm quảng cáo, tham quan thị trường, làm trung gian cho các cuộc tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Vịêt Nam với các đối tác tiềm năng. Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bảo lãnh tín dụng, dịch vụ hỗ trợ tư pháp và hướng dẫn các thủ tục đăng ký đầu tư ở từng thị trường nước ngoài. Chính phủ giao cho các đại sứ quán, lãnh sự quán
  • 36. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và phòng thương vụ Vịêt Nam ở nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Vịêt Nam đang tiến hành đầu tư trưc tiếp ở nước ngoài. Xem đó là một nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan này. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thành lập Hiệp hội đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các vướng mắc. Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài của Việt nam nhằm tài trợ tài chính cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đảm bảo lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thông thường không thể cung cấp các dịch vụ đó được. -Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo đó,Vịêt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa biên nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các doanh nghiệp và tạo cơ chế pháp lý ổn định để giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Trước hết, Vịêt Nam cần tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài như công ước Washington năm 1965, các công ước của WTO…ngoài ra Vịêt Nam còn cần quan tâm đến hiệp định đầu tư khu vực bởi mục đích của hiệp định là thúc đẩy dòng lưu chuyển vốn giữa các nước tham gia ký kết và tăng cường thu hút vốn quốc tế từ các nước thứ 3 vào khu vực. Bên cạnh đó, Vịêt Nam cần tăng cường đàm phán ký kết các hiệp định đầu tư song phương. Vì các hiệp định đầu tư song phương có tốc độ phát triển nhanh và ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các hiệp định đầu tư song phương sẽ tạo cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp Vịêt Nam khi đầu tư sang các nước đã ký kết và nâng cao khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở nước ngoài
  • 37. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Vịêt Nam cần tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và nâng cao hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, đồng thời khuyến khích dòng luân chuyển vốn quốc tế. Hầu hết các nước hiện nay đều ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các hình thức đa biên hoặc song phương. Với Vịêt Nam, sau hơn 10 năm kiên trì và tích cực đàm phán, đã ký được 43 hiệp định với hầu hết các đối tác đầu tư lớn và quan trọng trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
  • 38. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Kết luận Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, đầu tư quốc tế trỏ thành một hoạt động thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như cho nước tiếp nhận đầu tư . không chỉ còn là đặc quyền của những nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, trình độ quản lý cao, mà đã có sự tham gia của các nước đang phát triển với tư cách là nước đầu tư. Và Vịêt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó khi các doanh nghiệp Vịêt Nam đã và đang xúc tiến các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam vừa qua, những doanh nghiệp đã đi đầu, đón đầu thử thách ít nhiều đã gặt hái được thành công. Bên cạnh đó cũng phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách do hạn chế về vốn, hạn chế về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh ở nước ngoài, hạn chế về những hiểu biết về quy chế chính sách của nhà nươc sở tại, ngoài ra cung phải kể đến những tồn tại, những khó khăn do cơ chế, chính sách của nhà nước ta vẫn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thiếu sót và nhất là chưa có được sự hỗ trợ có hiệu quả từ phía nhà nước dành cho các doanh nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tuy nhiên trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì ngày càng nhiều những cơ hội thuận lợi, những sự hỗ trợ có hiệu quả hơn từ phía nhà nước khi đã nhận thức được vai trờ của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp, do đó hứa hẹn sự mở rộng đầu tư ra nước ngoài sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Danh mục tài liệu tham khảo:
  • 39. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam 1) Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ Tác giả: TS Trần Hồng Minh 2) Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chủ biên: Đinh Trọng Thịnh 3) Tài liệu tham khảo về luật đầu tư và luật doanh nghiệp Tháng 10/2005 4) Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 4/2006 số 5/2006 số 9/2006 5) Website: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6) Website: Tổng cục thống kê