SlideShare a Scribd company logo
1 of 178
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG



                                LỜI NÓI ĐẦU
       Được sự đồng ý giữa Viện xây dựng công trình biển-Đại học Xây dựng và Xí
nghiệp Xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình biển-Xí nghiệp Liên doanh Vietsov
Petro, em được nhận vào làm đồ án tốt nghiệp tại Phòng Kỹ thuật sản xuất thuộc Xí
nghiệp Xây lắp-Xí nghiệp Liên Doanh VietsovPetro.
Với sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn :
      GVHDC: TPKT. Ks Trần Xuân Hoàng
      GVHDP:            Ks Lê Quân
      Và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, Kỹ sư trong Phòng kỹ thuật nói riêng
và trong Xí nghiệp Xây lắp nói chung trong hơn 4 tháng qua đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để em hoàn thành tốt nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp của mình.
       Đề tài tốt nghiệp của em là ‘ Quy trình công nghệ tổ chức thi công KCĐ dàn
RUBY-B’ đề tài này mang tính thực tế rất cao. Thực tế khi thi công một KCĐ thì có
rất nhiều phương pháp và quy trình thi công khác nhau, nhưng trong tất cả các biện
pháp, quy trình đó chúng ta phải tìm ra một quy trình thi công mang lại hiệu quả về
kinh tế và kỹ thuật cao nhất, quy trình thi công KCĐ dàn khoan RUBY-B này cũng là
một trong những phương án thi công hợp lý mang lại hiệu quả cao về kinh tế và kỹ
thuật.
       Bản thân em cũng đã hết sức cố gắng làm việc nghiêm túc với tinh thần tìm
hiểu và sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên với khả năng còn hạn
chế, kinh nghiệm thi công thực tế chưa có, thời gian ngắn, khối lượng công việc thì
lớn do vậy chắc chắn đề tài này còn có những thiếu sót nhất định.
      Em rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để em có
thêm những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công việc sau này của bản thân.
       Cũng qua đây cho phép em gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
Trường đại học Xây dựng cùng toàn thể các thầy cô giáo ở Viện Xây dựng công trình
biển, những người đã trực tiếp dạy dỗ em và giúp đỡ em trong năm năm qua.
     Đặc biệt cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy trực tiếp hướng dẫn
em hoàn thành đồ án này:
      TPKT: Ks Trần Xuân Hoàng
             Ks Lê Quân

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                       Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


Cùng toàn thể các cán bộ kỹ sư trong phòng kỹ thuật sản xuất thuộc Xí nghiệp xây
lắp-Xí nghiệp Liên doanh VietsovPetro.
                                           Vũng tàu; Ngày 03 tháng 02 Năm 2005
                                                             Sinh viên thực hiện




                                                                 Đồng văn nhường




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường              MS:12296-45                       Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                                    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                                                      MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................6
  CHƯƠNG I:      TỔNG QUAN NGHÀNH DẦU KHÍ ............................................. 6
    I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ. ............. 6
    II. NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ THẾ GIỚI........................................... 6
    III.NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM ........................................ 8
  CHƯƠNG II:      TỔNG QUAN NGHÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN.. 9
    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CÔNG TRÌNH
    BIỂN THẾ GIỚI: ...................................................................................................... 9
    II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN Ở VIỆT NAM : .............. 11
  CHƯƠNGIII:      GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH BIỂN
  VIETSOVPETRO ....................................................................................................... 12
    I. CƠ CẤU TỔ CHỨC: .......................................................................................... 12
    II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP: ................................................... 15
    III. MẶT BẰNG BÃI LẮP RÁP : ......................................................................... 15
    IV. THIẾT BỊ THI CÔNG: .................................................................................... 16
    V. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BÃI LẮP RÁP .............................. 20
PHẦN I .............................................................................................. 25
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBY-B VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN THI CÔNG ................................................................................. 25
  CHƯƠNGI: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBYB ....................................... 25
    I. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GIÀN RUBY-B ...................................................... 25
    II. SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG
    TRÌNH: .................................................................................................................... 33
  CHƯƠNGII: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN
  PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ......................................................................................... 40
    I. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BỜ ..................................................... 40
    II. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG HẠ THUỶ .................................................. 43
    III. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BIỂN .............................................. 47




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                                    MS:12296-45                                           Trang 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


PHẦN II ............................................................................................. 49
CÁC QUY TRÌNH THI CÔNG CHÂN ĐẾ DÀN RUBYB ................. 49
  CHƯƠNGI: QUY TRÌNH THI CÔNG TRÊN BỜ .................................................. 49
   I. QUY HOẶCH MẶT BẰNG THI CÔNG TRÊN BÃI LẮP RÁP: .................. 49
   II. QUY TRÌNH CHẾ TẠO LẮP DỰNG: ............................................................ 49
  CHƯƠNGII: QUY TRÌNH THI CÔNG HẠ THUỶ VÀ VẬN CHUYỂN KCĐ... 77
   I. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VẬT TƯ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN HẠ THUỶ ...... 77
   II. QUY TRÌNH HẠ THUỶ KCĐ XUỐNG XÀ LAN BẰNG XE TRAILER: . 79
   III. VẬN CHUYỂN CÔNG TRÌNH ĐẾN VỊ TRÍ XD: ...................................... 83
  CHƯƠNGIII: QUY TRÌNH THI CÔNG TRÊN BIỂN............................................ 84
   I.THI CÔNG NEO GIỮ VÀ ĐÁNH CHÌM KCĐ:............................................... 84
   II. QUY TRÌNH ĐÓNG CỌC, CỐ ĐỊNH KCĐ................................................... 87
  CHƯƠNGIV: CÁC QUY TRÌNH ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH RUBYB ...... 93
   I. QUY TRÌNH VỀ CẮT ỐNG:............................................................................. 93
   II. QUY TRÌNH KIỂM TRA KÍCH THƯỚC : .................................................... 95
   IV. QUY TRÌNH SƠN PHỦ: ............................................................................... 110
   V. QUY TRÌNH VỀ KIỂM TRA SƠN VÀ CHỐNG ĂN MÒN: ..................... 112
   VI. QUY TRÌNH VỀ AN TOÀN: ....................................................................... 114
PHẦNIII: ......................................................................................... 116
CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG .......................................................... 116
  CHƯƠNGI: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG TRÊN BỜ.......................................... 116
   I. TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG GỐI ĐỠ VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU
   LỰC CỦA GỐI ĐỠ: ............................................................................................. 116
   II. KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA NỀN ĐẤT .............................. 118
   III. TÍNH TOÁN CHỌN CÁP, CẨU QUAY LẬT PANEL .............................. 119
   IV. TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỨNG SUẤT VÀ ĐỘ VÕNG CÁC THANH KHI
   QUAY LẬT PANEL ............................................................................................ 128
   V. KIỂM TRA HỆ THỐNG THANH CHỐNG KHI QUAY LẬT PANEL .... 130
   VI. KIỂM TRA BỀN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐÂM THỦNG CHO CÁC THANH
   CHỐNG (THANH TÓ) ........................................................................................ 134
   VII. TÍNH TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA DẦM HỘP
   (BOX-BEAM) ....................................................................................................... 140
   VIII. TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN CỌC TRÊN BÃI LẮP RÁP VÀ LÊN
   TRƯỜNG SA ........................................................................................................ 144
Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                                MS:12296-45                                       Trang 4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                                       ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


  CHƯƠNGII: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG HẠ THUỶ ....................................... 148
   I.TÍNH TOÁN KIỂM TRA TRAILER: .............................................................. 148
  CHƯƠNGIII: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG TRÊN BIỂN ................................... 150
   I. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TĨNH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN ..... 150
   II. BÀI TOÁN CHỌN CÁP, MÓC CẨU VỤC VỤ THI CÔNG ĐÁNH CHÌM:
    ................................................................................................................................ 153
   III. BÀI TOÁN CHỌN CẨU, CÁP VÀ TÍNH BỀN KHI ĐÓNG CỌC........... 160
   IV. BÀI TOÁN KIỂM TRA ỨNG SUẤT TĨNH KHI ĐÓNG CỌC ................ 161
   V. KIỂM TRA ỨNG SUẤT ĐỘNG KHI ĐÓNG CỌC..................................... 167
PHẦN IV: ......................................................................................... 167
CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ KHÁI TOÁN CÔNG
TRÌNH ............................................................................................. 167
  CHƯƠNGI: CÔNG TÁC TỔ CHỨC NHÂN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG .. 167
   I. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG: ................ 167
   II. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG TRÊN BỜ: ......................................... 169
   III. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG TRÊN BIỂN: .................................... 171
   IV. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH: ........................................................ 172
  CHƯƠNGII: KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH............................................................ 172
   I. CÁC CƠ SỞ VÀ NGYÊN TẮC ĐỂ LẬP KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH: ... 172
   II. CHI PHÍ CÔNG TRÌNH .................................................................................. 174
PHẦN V ........................................................................................... 176
PHỤ LỤC......................................................................................... 176
  CHƯƠNGI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 176
  CHƯƠNGII: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .................................................................... 177
  CHƯƠNG III: DANH MỤC BẢN VẼ .................................................................... 177




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                                      MS:12296-45                                              Trang 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                                   MỞ ĐẦU
                CHƯƠNG I:       TỔNG QUAN NGHÀNH DẦU KHÍ
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ.
       Dầu khí là nguồn nguyên liệu năng lượng rất cần thiết cho đời sống con người
mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng một cách đa dạng trong mọi lĩnh vực xã hội.
Đến nay vẫn chưa có một nguồn nguyên liệu mới nào thay thế hoàn toàn và hữu hiệu
tính năng đa dạng của dầu mỏ và khí đốt.
       Hiện nay trong nền kinh tế thế giới dầu khí đóng vai trò hàng đầu vì nó mang
tính quyết định các chính sách đối ngoại, đối nội của các cường quốc trên thế giới.
Dầu khí đem lại nguồn ngoại tệ nhiều nhất cho các nước xuất khẩu dầu thô, đồng thời
nó là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế của các nước chậm phát triển nhưng có tiềm năng
dồi dào về dầu mỏ.
       Nếu như than đóng vai trò trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thì
dầu khí đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Hiện
nay toàn nhân loại đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các nhà
khoa học và kinh tế cho rằng dầu mỏ và khí thiên nhiên tiếp tục đóng vai trò quan
trọng cho đến khi mà giá thành của các nguồn năng lượng mới được thay thế có thể
ngang bằng hoặc thấp hơn giá dầu khí và với khối lượng đủ để đáp ứng cho nhu cầu
thực tế của một xã hội phát triển.
       Trong thế kỷ XX các dạng năng lượng sử dụng chủ yếu là than đá và dầu khí
chiếm 90% năng lượng thế giới. Trong đó dầu khí chiếm 63%. Như vậy với những
đóng góp quan trọng của nghành dầu khí trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia
và nghành năng lượng thế giới, thì nghành công nghiệp dầu khí đã và đang ngày càng
trở thành một nghành công nghiệp cực kỳ quan trong đối với mỗi quốc gia và toàn
thế giới khi mà ở thế kỷ XXI này con người vẫn chưa tìm được nguồn năng lượng
tương xứng nào để thay thế.
II. NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ THẾ GIỚI
      Nghành công nghiệp dầu khí thế giới bắt đầu hình thành và phát triển từ những
thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, đi đầu trong nghành công nghiệp dầu khí thế giới
vẫn là các cường quốc công nghiệp trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Nga,
NaUy...Những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của các nghành khoa học kỹ
thuật kéo theo đó là nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên rất nhiều, vì vậy nghành
công nghiệp dầu khí cũng ngày càng phải phát triển mạnh mẽ nâng cao sản lượng

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                       Trang 6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


khai thác và tìm kiếm thêm những dòng dầu mới nâng cao trữ lượng để có thể đáp
ứng kịp thời cơn khát năng lượng của các nghành công nghiệp khác. Thực tế là trong
thời gian vừa qua thì giá dầu thế giới tăng rất nhanh từ 30USD/thùng (năm2000) lên
54 USD/thùng năm 2004.
       Với trữ lượng dầu khí hiện nay không ngừng tăng lên do sự phát triển mạnh mẽ
về công nghệ khoan thăm dò dầu khí của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên với tốc
độ khai thác mạnh mẽ như hiện nay thì người ta dự báo trong 40 năm nữa thì lượng
dầu thế giới sẽ cạn kiệt, trữ lượng dầu thế giới hiện nay còn khoảng 140 tỷ tấn dầu,
135 nghìn tỷ m3 khí và trữ lượng này phân bố không đều ở các khu vực khác nhau
trên thế giới cụ thể như sau:
        Khu vực Trung Đông 50%
        Khu vực Bắc và Nam Mỹ 25%
        Khu vực Châu Âu 13%
        Khu vực Châu Phi 6.5%
        Khu vực Châu á 5.5%
Sản lượng khai thác dầu khí của toàn thế giới là 3260 triệu tấn/năm và phân bố thành
8 khu vực như sau:
        Bắc Mỹ chiếm 15.3%
        Trung Mỹ chiếm 4.5%
        Châu Mỹ La Tinh chiếm 3.1%
        Tây Âu chiếm 9.08%
        Đông Âu và Liên Xô cũ chiếm 11%
        Châu Phi chiếm 10.4%
        Trung Đông chiếm 30%
        Viễn Đông chiếm 11%
        Như vậy thấy rằng trên thế giới thì Trung Đông và Bắc Mỹ là những khu vực
có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới, trong đó có Mỹ với sản lượng khai
thác là 389 triệu tấn dầu mỗi năm chiếm 11.9% sản lượng dầu thế giới. Tuy nhiên
trong nhưng năm gần đây với sự phát triển mạnh của công nghệ thăm dò và tìm kiếm
thì tất cả các nước đang ngày càng tiến ra ngoài khơi thềm lục địa để tìm kiếm dầu
mỏ. Điển hình là các quốc gia NaUy, Brazil, Mỹ.. đã ra tới độ sâu trên 500m.
Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                       Trang 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


III.NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM
III.1. Các giai đoạn phát triển
Các mốc thời gian:
        Năm 1961: Thành lập đoàn địa chất 36 thuộc tổng cục địa chất Việt Nam có
          nhiệm vụ tìm kiếm và thăm dầu khí.
        Năm 1975 Thành lập tổng cục dầu khí việt Nam.
        1977 Thành lập công ty Petro Viet Nam trực thuộc tổng cục dầu khí Việt
          Nam (tiền thân của tổng công ty dầu khí Việt Nam).
        Năm 1990 thì thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
III.2. Quá trình tìm kiếm khai thác và thăm dò dầu khí ở Việt Nam
        Năm 1973-1974 phát hiện dầu khí tại Tiền Hải-Thái Bình dựa trên các hoạt
          động của đoàn địa chất 36, trong thời gian này chính quyền Sài Gòn cũ ký
          hợp đồng với nước ngoài và phát hiện ra dầu ở mỏ Bạch Hổ.
        Năm 1981 chính thức thành lập liên doanh dầu khí Vietsovpetro khai thác
          mỏ Bạch Hổ, vừa tiến hành khai thác vừa tiến hành mở rộng đánh giá chất
          lượng
        Năm 1988 với chính sách mở cửa ra đời, luật đầu tư nước ngoài và luật dầu
          khí tạo điều kiện cho các hoạt động dầu khí triển khai rầm rộ trên toàn lục
          địa
        Hiện nay thềm lục địa Việt Nam đã thăm dò 25% thềm lục địa với độ sâu
          nước<150m nước và đã hình thành được 4 cụm khai thác dầu khí quan
          trọng sau:
Cụm 1: ở phía bắc thuộc trũng Hà Nội có mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình đã khai thác
gần 20 năm phục vụ cho nghành công nghiệp địa phương.
Cụm 2: Thuộc bể Cửu Long gồm 4 mỏ dầu đang khai thác Bạch Hổ-Rồng-Dạng
Đông-RuBy là cụm quan trọng nhất hiện nay, cung cấp hơn 96% sản lượng dầu trong
cả nước, ngoài ra còn có những phát hiện mới quan trọng như: mỏ Sư Tử Đen.
Cụm 3: thuộc mỏ Nam Côn Sơn xa bờ 110m có mỏ dầu Đại Hùng, chủ yếu là mỏ khí
Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi..Hiện nay đã khai thác khí ở mỏ
Lan Tây.
Cụm 4: thuộc khu vực thềm lục địa ở phía tây nam Vịnh Thái Lan có các mỏ dầu

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                        Trang 8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


đang khai thác là: Bunga-Kekua, Bunga-Orkia, Cái Nước. Ngoài ra còn có mỏ Phú
Khánh.
III.3. Sản lượng dầu khí khai thác
      Sản lượng dầu khí khai thác qua các năm được thể hiện dưới bảng sau:


                       BẢNGI.1: SẢN LƯỢNG DẦU KHÍ
                   Năm           Dầu(Triệu tấn)     Khí(Triệu tấn)
                 1986-1989            2.5                 0
                   1990               2.7                 0
                   1991               3.91                0
                   1992               5.5                 0
                   1993               6.3                 0
                   1994               7.07                0
                   1995               7.65              0.19
                   1996               8.8                0.3
                   1997              10.12              0.54
                   1998               12.6                1
                   1999               14.6               1.3
                   2000                16                1.6

      Như vậy sản lượng dầu và khí qua mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Trong hai
năm qua chúng ta đang tiến hành khai thác dự án khí Nam Côn Sơn và tiến hành xây
kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm của dầu khí như Dung Quất,
Nghi Sơn…
III.4. Hướng phát triển của nghành dầu khí Việt Nam
          Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí đặc biệt là các
          vùng nước sâu nhằm sớm xác định tiềm năng dầu khí của đất nước, nhằm
          làm cơ sở hoạch định cho nghành dầu khí.
          Tích cực gia tăng sản lượng dầu khí
          Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí, nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho
          sự phát triển các nghành kinh tế khác của đất nước
          Phát triển các dịch vụ dầu khí.
    CHƯƠNG II:      TỔNG QUAN NGHÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                      Trang 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


THẾ GIỚI:
       Để có thể khai thác được dầu khí trong lòng đất và dưới đáy biển phục vụ cho
nhu cầu của con người phải đòi hỏi quy sử dụng nghệ và kỹ thuật cao. Dầu khí trên
đất liền trữ lượng có hạn không đủ đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho các nghành
công nghiệp, vì vậy con người cần phải tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở
ngoài khơi các thềm lục địa. Do vậy xây dựng công trình biển phục vụ thăm dò, khai
thác, chế biến dầu khí hình thành và phát triển.
Năm 1940 công trình biển đầu tiên được xây dựng tại vịnh Mexico, với độ sâu nước
khoảng 26 m phục vụ cho việc khoan thăm dò và khai thác dầu khí.
      Năm 1960 công trình biển được thiết kế, xây dựng và lắp đặt tại những khu
vực nước có độ sâu khoảng 50m
      Đến nay các công trình biển được xây trên thế giới chủ yếu là các công trình
biển bằng thép trong đó 80% trong số 6000 công trình xây dựng tập trung tại vùng
Biển Bắc và Vịnh Mexixo đây là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất.
       Hiện nay dàn khoan biển cố định bằng thép xây dựng với độ sâu nước lớn nhất
là dàn Bullwincle ở Vịnh Mexixo với độ sâu nước là 492m, nặng 56000 (Tấn).
       Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển
nhiều dạng công trình biển được xây dựng và đưa vào khai thác ngoài công trình biển
cố định như: công trình biển mềm, công trình biển tự nâng (Jackup), công trình biển
một điểm neo... Tính năng của từng loại công trình này phù hợp với từng điều kiện cụ
thể để đạt được yêu cầu sử dụng cao nhất.
      Bên cạnh công trình biển thép truyền thống, còn có công trình biển trọng lực
bằng bê tông cốt thép, kiểu công trình biển kết hợp bê tông cốt thép và thép đang
được ứng dụng phổ biến với các ưu điểm nổi bật so với công trình biển thép. Kiểu
công trình này phát triển từ năm 1973 và cho đến nay trên thế giới có khoảng 30 giàn
bê tông trọng lực với kết cấu chủ yếu là dạng Condeep một số công trình tiêu biểu ở
dạng này là:
      Draugen là công trình bê tông cột trụ đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở độ
sâu 252 m, đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Na Uy và Mỹ khởi công đầu năm
1991và đưa vào sử dụng tháng 7 năm 1993
      Troll là công trình biển trọng lực bằng bê tông đạt độ sâu lớn nhất thế giới, với
độ sâu nước là 303m, tổng chiều cao công trình là 370m, khởi công xây dựng tháng
7 năm 1990 và đưa vào sử dụng tháng 5 năm 1995.

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                         Trang 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


      Hibernia do công ty Doris thiết kế là giàn chống băng đầu tiên trên thế giới
được xây dựng ở thềm lục địa Canada với trọng lượng trên 4 triệu tấn công trình
được khởi công năm 1991 và đưa vào sử dụng năm 1996.
II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN Ở VIỆT NAM:
       Việt Nam với hơn 3000 Km bờ biển với tổng diện tích gấp 4 lần đất liền mở ra
tiềm năng to lớn trong công cuộc thăm dò và khai thác tài nguyên biển. Đặc biệt là
trong lĩnh vực dầu khí, một trong những ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Song
song với việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển là sự phát triển của ngành xây dựng
công trình biển. Nhưng thực tế ngành xây dựng công trình biển ở Việt Nam còn là
một ngành non trẻ. Cho đến nay, các công trình biển xây dựng ở thềm lục địa Việt
Nam chủ yếu là ngành công trình biển bằng thép với số lượng còn hạn chế với mục
đích để khoan thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt và dịch vụ quốc phòng. Công
trình biển ở Việt Nam được xây dựng chính thức vào năm 1982 ở mỏ Bạch Hổ, tất cả
các công trình biển ở Việt Nam đều được xây dựng ở độ sâu 50 m nước và chủ yếu là
các dàn thăm dò và dàn công nghệ
      Cho đến nay XN LD Vietsovpetro đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 30
công trình dầu khí các loại tại các mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng, mỏ RuBy…phần lớn được
xây dựng theo công nghệ của Liên Xô cũ (Nga). Tuy nhiên trong mấy năm gần đây
nghành công trình biển của Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, đội ngũ
cán bộ kỹ thuật và kỹ sư, công nhân đều có trình độ cao, công nghệ thi công hiện đại,
sự hỗ trợ đặc biệt của các phần mềm tính toán vì vậy mà chúng ta đã bắt đầu tiến
hành thi công những công trình với quy mô lớn như công trình đường ống dẫn khí
PM3 Cà Mau, các dàn công nghệ MSP.. Đồng thời chúng ta cũng tham gia xây dựng
các công trình biển cho nước ngoài theo công nghệ thi công hiện đại.
      Những công trình biển đã được xây dựng và đưa vào sử dụng tại Việt Nam.
        10 dàn khoan cố định loại lớn MSP: Dùng để khoan khai thác và sơ chế dầu
           thô.
        3 dàn công nghệ trung tâm CTP.
        10 dàn khoan loại nhẹ dạng BK: Dùng để khoan, khai thác và vận chuyển sản
           phẩm dầu khí sang dàn công nghệ trung tâm.
        1 dàn ép vỉa (PPD) dùng để khai thác thứ cấp.
        1 dàn ống đứng FT.


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                       Trang 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                   ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


         1 dàn nén khí nhỏ (MSK) và một dàn nén khí lớn.
         21 công trình DK phục vụ cho quốc phòng.
         Các dàn BK của JVPC (Janpan Viet Nam Petro Company) như: N1, E1, S1,
           NULQ, NCWI, CLPP, C1.
         Các dàn BK của công ty Petronas như: RUBY-A, RUBY-B thuộc mỏ RuBy,
           WHP-A thuộc bể Cửu Long, dàn BP thuộc mỏ Lan Tay Lan Đỏ
         Hệ thống đường ống nội bộ mỏ và hệ thống dẫn khí vào bờ, hệ thống đường
           ống mỏ Rạng Đông-Bạch Hổ.
         3 trạm rót dầu không bến (UBN1, 2, 3).
         Dự kiến trong thời gian tới sẽ xây thêm trạm rót dầu không bến UBN4 và các
           dàn nhẹ BK10, BK11.
            Ngoài ra còn có một số công trình khác như: Dàn người ở, dàn ống
            đứng...
   CHƯƠNGIII:        GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH BIỂN
                                VIETSOVPETRO
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
     Tình hình nhân sự của Xí nghiệp Xây Lắp các công trình biển trong những
năm gần đây là:
  Tình hình nhân sự trong Xí nghiệp trong vài năm gần đây:
            BẢNGI.2: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP
                   Chia theo trình độ                                       Tổng số LĐ
  Năm     Trên Đại Học   Đại học    Công nhân    Tổng số VN   Tổng số Nga     của XN
  1990         1            68          408         477           98           575
  1991         0            68          408         476           90           566
  1992         0            68          408         476           90           566
  1993         0            81          392         473           65           538
  1994         0            80          388         468           61           529
  1995         0            78          380         458           55           513
  1996         0            86          380         466           46           512
  1997         1           103          390         494           40           534
  1998         1           115          399         515           37           552
  1999         1           118          399         518           30           548

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                     MS:12296-45                        Trang 12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


  2000        1         126       393        520           24          544
  2001        1         124       389        513           23          536
  2002        1         125       389        514           22          536
  2003        1         125       390        515           23          538
  2004        1         125       390        520           23          543

Sơ đồ tổ chức nhân sự của Xí nghiệp Xây Lắp khảo sát sửa chữ các công trình biển-
Xí nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro như sau:




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường               MS:12296-45                      Trang 13
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                                 Giám đốc XN


                                  Chánh kỹ sư




                  PGĐ phụ                           PGĐ phụ trách
               trách thi công                          vật tư




   Phòng QA                                                    PX.Đường
                                P.Kế hoạch
                                                               ống ngầm

  P. Kỹ thuật                   Ban kiểm tra
                                                               PX. Cơ cẩu
                                 chất lượng

   P. Vật tư
                                  PX.Bờ
                                                                   PX. Hiệu
                                                                    chỉnh
   P. Kế toán
                                 PX. Biển

                                                                   P. Cán bộ
                                 Bộ máy trực
                                thuộc lãnh đạo




    Thư ký tạp       Phòng hành        Chánh năng       Phòng an         Kỹ sư cán
     II. vụ            chính             lượng            toàn              bộ




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                   MS:12296-45                        Trang 14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


  II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP:
      Xí nghiệp Xây Lắp các công trình biển-thuộc Xí nghiệp Liên doanh dầu khí
Vietsopetro-thuộc Tổng công ty dầu khí việt Nam.
      Xí nghiệp xây lắp công trình biển được thành lập năm 1982. Trong hơn hai
mươi năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong nghành
công trình biển Việt Nam.
           Nhiều công trình quan trọng của nghành dầu khí đã được Xí nghiệp xây dựng
như:
      Các công trình thuộc mỏ Rạng Đông, Mỏ Bạch Hỏ, Mỏ Ru By, Mỏ
Rồng...phục vụ khai thác dầu khí.
      Xây dựng các hệ thống đường ống ngầm phục vụ cho việc vận chuyển dầu và
khí vào đất liền như: Tuyến đường ống thuộc mỏ Bạch Hổ, tuyến ống PM3 cà mau...
III. MẶT BẰNG BÃI LẮP RÁP :
      Xí nghiệp Liên Doanh VietsovPetro có tổng diện tích bờ cảng và diện tích khu
chế tạo là 210000 m2, trong đó diện tích khu vực chế tạo và diện tích khu nhà xưởng
là 164500 m2. Trên khu vực bãi lắp ráp có hai đường trượt, đó là đường trượt số 0
đường trượt đơn nằm ở phía Đông Nam, Đường trượt số 01 đường trượt kép nằm ở
phía Tây Nam của mép cảng, các thông số về hai đường trượt trên như sau:
      Đường trượt số 0 có tổng chiều dài là 216 m, rộng 16 m, đường trượt đường
làm bằng thép tấm có bề rộng 1 m, chiều dày thép tấm là 50 mm.
      Đường trượt số 01 có tổng chiều dài 183 m, rộng 16 m & 20m, đường trượt
làm bằng thép tấm bề rộng 1m, chiều dày thép tấm là 50 mm.
       Cường độ chịu tải của đường trượt là 100 (T/m2 ), tổng tải trọng mà đường
trượt có thể chịu được là 5000 (T).
      Chiều dài bờ cảng là 750m, áp lực đất nền trên khu vực bãi lắp ráp là 60
       2
(T/m ), khu vực từ mép cảng dài 19 m có nền là bê tông cốt và áp lực nền ở đó là 100
(T/m2).
      Với hệ thống hai đường trượt trên thì tổng khối lượng hạ thuỷ hàng năm có thể
cho phép hạ thuỷ là 15000 (T/năm).
           Độ sâu nước tại mép cảng là 5 m.
           Mực nước thay đổi tại mép cảng giao động từ 45 (m).

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                    MS:12296-45                    Trang 15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


      Độ sâu nước ở khu vực neo tàu là 10 (m).
      Trên bãi lắp ráp còn có các trạm điện có thể cung cấp điện năng cho hơn 60
đơn vị hàn (Công suất tiêu thụ gần 500 KVA), ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng
gồm 6 cột đèn cao áp và các hệ thống cung cấp nước ngọt, hệ thống thoát nước, hệ
thống phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là hệ thống các nhà xưởng chế tạo trực tiếp các
cấu kiện như:
        Các xưởng chế tạo sẵn số 01, 3.1, 2, 3.2 & 04, kích thước khu làm việc của các
xưởng này là (36mx156mx9.5m) với diện tích là 11232 m2 , với 3 cần trục dài 18m,
có tải trọng nâng khoảng 20(T), để phục vụ cho công tác nâng ống đưa ống vào giá
cắt, trong xưởng này được bố trí hệ thống các máy cắt ống tự động sau đây:
        CNC Profiling pipe-cutting VERNON Model 0342, USA.
        CNC Plate Cutting Machine OXYTOME30, France.
        Pipe Profiling Cutting HGG-RBPC 1200, Netherlands.
        Pipe Cutting Machine 1300 HL, Japan.
     Xưởng đường ống số 11 diện tích khu vực chế tạo các cấu kiện là
24mx72mx9.5m, với hai cần trục dài 22.5m, tải trọng nâng là 20T.
      Xưởng sơn phủ và thử áp lực số 04 diện tích khu vực làm việc là
18mx60mx9.5m, được trang bị các thiết bị thử áp lực tự động, các thiết bị sơn phủ
chống ăn mòn.
      Ngoài ra trên bãi lắp ráp còn được bố trí các trạm hàn di động để phục vụ cho
công tác hàn ngoài công trường.
IV. THIẾT BỊ THI CÔNG:
IV.1. Các loại máy móc và thiết bị phục vụ thi công trên bờ
            BẢNG I.3: CÁC LOẠI MÁY MÓC PHỤC VỤ THI CÔNG
    Mô tả        Loai thiết bị     Nước      Tải trọng     Chiều dài    Số lượng
                                    SX       nâng lơn       cần(m)
                                              nhất(T)
    Cẩu     Cẩu DEMAG CC600         Đức        140            54            8
   DEMA     Cẩu DEMAG CC2000        Đức        300            72            1
     G      Cẩu DEMAG CC2000        Đức        300            60            1
            Cẩu DEMAG CC2000        Đức        300            36            2
            Cẩu DEMAG CC4000        Đức        400            42            1
     Các         TADANO             Nhật        70            8             3

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                        Trang 16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                   ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


   loại cẩu        COLE                UK             70           8                2
     khác         K/C4561              Nga            40           8                5
                   Mobil               Nga            16                            9


               BẢNGI.3: CÁC LOẠI MÁY MÓC PHỤC VỤ THI CÔNG
     Mô tả             Tên thiết bị và các thông số kỹ thuật           Nước Sản        Số
                                                                         Xuất        lượng
                               Forklift, capacity 2.5 T                  Nhật           5
   Các thiết                    Forklift, capacity 5 T                   Nhật          10
    bị Vận                     Forklift, capacity 10 T                   Nhật           1
   Chuyển         Trailer for pipe, capacity 20T with 18m length         Nga            3
                    Platform with tractor K710, capacity 60T             Nga            3
                    Platform with tractor K710, capacity 40T             Nga            2
                  Trailer Nicolas, max payload per support 220T          Pháp           4
                           Lincoln LT7 Tractors(SAW)                      Mỹ            5
                    Lincoln NA3 / NA4 / NA5 Tractors(SAW)                 Mỹ            8
                             Lincoln DC400 Recifiers                      Mỹ            8
                             Lincoln DC600 Recifiers                      Mỹ           25
                             Lincoln N9 Wire Feeders                      Mỹ           15
                            Lincoln LN23 Wire Feeders                     Mỹ            8
                            Lincoln LN25 Wire Feeders                     Mỹ            3
                              Kemppi Master 3500DC                      Hà Lan         30
   Máy hàn                    Kemppi PS 5000 /FU11                      Hà Lan         20
                              Kemppi Tig 2500 /FU11                     Hà Lan         10
                                     BDM 1001                            Nga           22
                                   Lincol Tig 255                         Mỹ           10
                                 ESAB LCF 1200                         Thuỵ Sỹ          5
                                 ESAB LCF 2400                         Thuỵ Sỹ          2
                                   ESAB A2-A6                          Thuỵ Sỹ          2
                                  Inverter-V300 I                         Mỹ           30
                               Delta Weld 402/ I22A                       Mỹ            5
                           Dyna Auto XC 500/CM 2302                      Nhật           4
                                 Kakusai 250 kVA                         Nhật           2
    PWHT                Cooperheat 48 kVA With recorder                   UK            5
                           12 channel recorder Kokusai                   Nhật           4
                     CNC profiling pipe-cutting Vernon-0342               Mỹ            1
   Máy cắt        CNC Plate-cutting Machine OXYTOME 30E                  Pháp           1
                     Pipe Profiling Cutting HGG-RBPC 1200                Alen           1
                                    Mathey 3SA                            Mỹ           12



Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                     MS:12296-45                             Trang 17
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                   ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


   Máy vắt                    Pipe Beveling Machine                        Mỹ          5
    ống
                              Gamma source 660B                            Mỹ          6
                                     DSK 8S                                Mỹ          3
                          UT set, Krauthramer USK 7S                      Đức          3
      Máy                UT set, Krauthramer USK 7D                       Đức          1
   Kiểm tra               UT set, Krauthramer USN 52                      Đức          2
     không               UT set, Parameter EPOCH III                       Mỹ          2
    phá huỷ      Automatic Utrasonic Testing System Rotoscan              Ailen        1
                             Electromagnet yoke Y6                        Nhật        10
                                    USN 521                               Nhật         1
                                     USN 25                               Nhật         1
                         Permanent magnet yoke YM5                        Nhật         2
                     Total Station TC 500 (with software)               Thuỵ Điển      1
                       Theodolite Dalta 010; T180-Leica                   Đức          2
                           Theodolite Sokkia set 3 CII                    Nhật         1
                                 TCA 2003-Leica                         Thuỵ Điển      1
   Máy kiểm                      TCR 702-Leica                          Thuỵ Điển      3
    tra kích                         TC 703                             Thuỵ Điển      1
     thước                           TC 303                             Thuỵ Điển      2
                             Automatic Level-Leica                      Thuỵ Điển     20
                                   Laser Plane                             Mỹ          2
             Super L universal tensile testing machine 120.000 lbs-        Mỹ          1
                                 TINUS OLSEN
               Impact tester for metal, Model 84- TINUS OLSEN              Mỹ          1
              Automatic emission spectrometer(32 channel)-LECO             Mỹ          1
                    Hardness testing machine-ESEWAY CV                     UK          1
    Máy đo     Portable hardness tester- Micodur II Germany and            UK          3
   cường độ                      Equotip Unit D
   và thành     Microscope with video camera and monitor 14”,             Đức          1
   phần hóa                    HM500 AM/W-AD
       học                 Hydraulic Mounting press                     Nam Mỹ         1
                       Special grinding machine _ LECO                    Mỹ           1
             Multicool baths for charpy testing, capacity rack15 pcs.     Mỹ           1
                                and down to-400C
   Máy ghi             Recorder MT 71-2M1 250 kG/cm2                    Châu âu        2
     áp lực              Recorder HC 2000SP 3000 Psi                    Châu âu        2
                          Recorder HC 2000SP 500Psi                     Châu âu        2
                        Recorder HC 2000SP 10000 Psi                    Châu âu        2
                         Recorder HC 2000SP 5000 Psi                    Châu âu        2


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                     MS:12296-45                             Trang 18
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


    Thiết bị            Master Test Gauge 314 3000 Psi         Châu âu        2
     đo và             Master Test Gauge 314 5000 Psi          Châu âu        2
    kiểm tra          Master Test Gauge 314 10000 Psi          Châu âu        2
   theo thiêu                Press Gauge 5 kG/cm2              Châu âu        1
     chuẩn                Press Gauge 140000 kG/cm2            Châu âu        1
   Cân Khối      Rig Lifting & Weighing System with Capacity    Anh           1
    lượng                     400Tons x 12 Jacks
     Kích                 50 Tons Interkeithing Winch            Anh          2

 IV.2. Các thiết bị máy móc phục vụ hạ thuỷ, vận chuyển đánh chìm KCĐ:
      Tàu cẩu Trường Sa
        Chiều dài      139.1m
        Chiều rộng     54.32m
        Mớn nước       4m
        Góc xoay cẩu 360 0
        Khả năng nâng 2 x 300 T, 26- 39 m
                              1 x 150 T, 29- 68 m
                              1 x 20 T
Tàu cẩu Hoàng Sa
        Chiều dài      136.00m
        Chiều rộng     48.10m
        Mớn nước       4.8m
        Góc xoay cẩu 360 0
        Khả năng nâng 2 x 600 T, 21- 39 m
                    1 x 300 T, 24- 50 m
                    1 x 30 T, 71.50 m
Tàu rải ống Côn Sơn
        Chiều dài:          110.3m
        Chiều rộng :        30.45m
        Mớn nước:           3.74m
        Khả năng nâng: 1 x 540 T, 26- 35 m
Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                    MS:12296-45                     Trang 19
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                              1 x 100 T
                              1 x 22.7 T
           Khả năng thả ống 700m/ ngày
      Ngoài ra XN còn sử dụng một số tàu dịch vụ của XN vận tải biển:
       Tàu kéo: Phú Quý, Tàu Sông Dinh, Tàu Sao Mai (3 chiếc), Lam Sơn, Kỳ
         Vân
       Tàu phục vụ công tác lặn như tàu Bến Dinh 01, tàu Hải Sơn, kèm theo các
         thiết bị thi công.
Thiết bị búa đóng cọc
           MRBS 1800 , lực đóng 175000KG , 4 chiếc
       MRBS 3000, lực đóng 283500KG , 3 chiếc
Phao nổi (Ponton)
       Số lượng: 2 (cái)
       Kích thước BxLxH: 12x40x4.5 (m)
       Mớn nước ban đầu: T0 =1.24 (m)
       Sức trở :800(T)
       Thiết bị định tâm cọc: các loại cọc khác nhau cần thiết bị định tâm khác
          nhau.
           Các loại thiết bị kẹp cọc:
V. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BÃI LẮP RÁP
  Bãi lắp ráp của XNLD VIETSOVPETRO nằm ở vị trí bên trái sông Dinh trên khu
vực bờ biển phía Tây Bắc thành phố Vũng Tàu.
V.1. Gió
       Đặc tính của khu vực này là nằm trong vùng gió mùa hoạt động mạnh. Khí
hậu thời tiết mưa nhiều về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô ráo về mùa đông
(từ tháng 10 đến tháng 4).
      Trong mùa mưa gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc).
 Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, do có sự tương tác qua lại giữa hai luồng gió
chính, gây ra gió theo nhiều hướng khác nhau (xảy ra vào các tháng 4, 5, 9 và 10).

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                      MS:12296-45                  Trang 20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


 Trong thời gian này việc thi công gặp nhiều khó khăn.
         Vận tốc gió trung bình 4.1 (m/s).
         Vận tốc gió lớn nhất đạt tới 30 (m/s).


                                    BẢNG I.4: VẬN TỐC GIÓ (M/S).
                                                            các tháng
            I        II         III        IV       V      VI     VII      VIII    IX       X       XI      XII
   TB      4,7      5,9         5,3        4,2     2,8     3,6     4,1     4,3     3,6     3,4      3,7     4,1
   LN      18       18          18         18      20      26      30      23      22      20       18      30

      Bảng vận tốc gió trên đây được thiết lập khi đo ở độ cao 10 m.
      Từ bảng vận tốc gió ở độ cao 10 m, để xác định vận tốc gió ở độ cao khác, ta
dựa vào bảng hệ số thay đổi vận tốc gió theo chiều cao sau đây:
          BẢNG I.5: BẢNG HỆ SỐ THAY ĐỔI VẬN TỐC GIÓ (M/S).
                                                     Chiều cao so với mặt đất
                         10                 20             40             60             100          200
      hệ số              1                 1,25           1,55           1,75            2,1          2,6

V.2. Độ ẩm không khí
       Độ ẩm trung bình của không khí là 28.4 Mb, độ ẩm trung bình lớn nhất trong
một tháng là 30.2 Mb (tháng 6) và nhỏ nhất là 24.6 Mb (tháng 1). Độ ẩm tương đối
lớn nhất của không khí là 100% xuất hiện vào tất cả các tháng của năm. Độ ẩm tương
đối trung bình của năm là 85%. Độ ẩm tương đối trung bình nhỏ nhất là 21%. Các
thông số về độ ẩm không khí được thể hiện trong bảng dưới đây:
               BẢNG I.6: ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI CỦA KHÔNG KHÍ (%).
                                                            Các tháng
               I   II         III     IV      V      VI     VII VIII          IX   X           XI   XII     năm
    TB        81   81         83      80      83     87     88     88         89   87          80   83       85
    NN        36   21         32      45      43     51     53     55         50   41          38   38       21

V.3. Bức xạ mặt trời
                         BẢNG I.7: BỨC XẠ MẶT TRỜI (CAL/CM2).
                 Các tháng                                          Giá trị
                                            Lớn nhất             Trung bình              Nhỏ nhất
                     I                       588,9                 374,7                  271,2


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                                    MS:12296-45                                 Trang 21
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                    II           514,4          411,8         352,1
                   III           536,9           455          403,4
                   IV            520,7          441,6         399,8
                   V             486,5          380,2         285,5
                   VI            463,2          377,5         325,5
                  VII            444,2          379,1          297
                  VIII           440,3          375,8         323,4
                   IX            392,4          347,1         314,4
                   X             426,3          344,5         303,2
                   XI            397,6          331,1         284,3
                  XII            395,3          334,6         279,2
                  năm            588,9          378,9         271,2

V.4. Nhiệt độ không khí.
      Nhiệt độ không khí trung bình là 26oC, nhiệt độ lớn nhất của không khí là
36.2oC nhỏ nhất là 16.8 oC.
                         BẢNG I.8: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ (OC)
      Các tháng                                  Giá trị
                            Lớn nhất           Trung bình        Nhỏ nhất
           I                  24,4                32,2             16,8
          II                  23,2                34,1             18,4
         III                  26,1                34,2             16,8
         IV                   27,6                35,8             19,7
         V                    27,9                36,2             18,7
         VI                   26,8                34,5             17,5
        VII                   26,4                33,5             17,5
        VIII                  26,2                33,1             19,3
         IX                   26,2                34,1             19,2
         X                    26,0                34,1             18,7
         XI                   25,8                33,3             17,2
        XII                   29,4                32,5             17,0
        Năm                   26,0                36,2             16,8

 V.5. Áp suất khí quyển.
      Trong khu vực thành phố Vũng Tàu, các số liệu ghi nhận được cho thấy các
cơn bão ở vào giai đoạn phát triển trung bình và yếu. Thống kê số lượng những ngày
có mưa, những ngày có giông và những ngày có sương mù thể hiện ở bảng sau:



Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                    MS:12296-45                  Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                       BẢNG I.9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.
      Các tháng                     Số lượng lớn nhất những ngày
                        Có mưa                Có giông             Có sương mù
           I               1                      -                     23
          II               -                      -                     23
         III               2                      -                     26
         IV                4                      5                     19
         V                11                     25                      1
         VI               16                     13                      4
        VII               16                     18                      3
        VIII              18                     14                      2
         IX               12                     10                     11
         X                12                      9                     16
         XI                7                      4                     15
        XII                2                      1                      6
        năm               81                     78                     84

V.6. Một số chỉ số về khí tượng thủy văn.
      Mực nước biển:
       Mực nước biển cao nhất: +173 cm
       Mực nước biển thấp nhất: -329 cm.
       Mực nước biển trung bình: -13 cm.
      Dòng chảy:
       Vận tốc dòng chảy lớn nhất là 1.3 (m/s).
       Hướng dòng chảy: chủ yếu theo hai hướng Đông Bắc và Tây Nam.
      Sóng và gió:
       Với vận tốc 20 (m/s), chiều cao sóng không vượt quá 0.5 m.
       Với vận tốc gió 30 (m/s), chiều cao sóng không vượt quá 0.7 m.
      Nhiệt độ nước không dưới 27oC.
     Thành phần hóa học của nước không khác biệt mấy so với nước ngoài đại
dương.
      Môi trường nước có chỉ số ô nhiễm ở mức độ cao.



Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường               MS:12296-45                          Trang 23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN             ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


VI. Khả năng thi công của Xí Nghiệp:
      Chế tạo và xây lắp dàn khoan biển bao gồm các dàn:
       MSP (Drilling & Production Platform)
       CPP (Centre Processing Platform)
       BK
       MSF
      Chế tạo và xây lắp hệ thống đường ống ngầm
      Xây lắp các trạm neo, bể nổi chứa dầu
      Khảo sát phục vụ cấp chứng chỉ bảo hiểm công trình biển và phục vụ công tác
sửa chữa công trình biển
      Sửa chữa các công trình dầu khí
      Xây dựng các công trình quốc phòng ngoài khơi thềm lục địa.




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường               MS:12296-45                      Trang 24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                                     PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBY-B VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG
                   ÁN THI CÔNG
              CHƯƠNGI:         GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBYB
I. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH DÀN RUBY-B
      Dàn khoan RUBY-B là loại dàn nhẹ dạng BK không có tháp khoan, công tác
khoan sẽ do tàu khoan tự nâng thực hiện.
      Dàn khoan RUBY-B là dàn nằm trong trong khu vực mỏ RUBY là một dự án
trong kế hoạch phát triển mỏ RUBY, do vậy được trang bị đầy đủ các thiết bị công
nghệ để phục vụ cho công tác khoan và khai thác dầu khí trong cụm mỏ RUBY trong
tương lai.
      Vị trí của dàn RUBY-B: 44617400E
                                        0
                               1150193 N
      Độ sâu nước tại vị trí xây dựng công trình là 50m.
      Dàn RUBY-B được thiết kế dưới dạng kết cấu dạng tháp không gian bằng thép
với một mặt thẳng đứng, được cấu tạo từ các loại thép ống có đường kính khác nhau.
      Hệ thống đường ống của dàn RUBY-B gồm có 4 tuyến ống sau:
       Tuyến ống 250 NS FWS được dẫn từ dàn RUBY-A tới
       Tuyến ống 150 NS dẫn Gaslift sẽ được sử dụng trong tương lai
       Tuyến ống 250 NS, 250 NS là các tuyến ống dẫn khí sẽ được sử dụng trong
         tương lai
      Dàn RUBY-B được thiết kế với 12 đầu giếng khoan.
      Cấu tạo dàn RUBY-B (xét theo kết cấu ) có 2 phần sau:
      Thượng tầng gồm có 4 sàn chính.
       SUMP DECK cao độ (+)12.5m.
       CELLAR DECK cao độ (+)16.4m.
       MEZZANINE DECK cao độ (+)20.15m.
       MAIN DECK cao độ (+) 24.05m.
      Ngoài ra trên thượng tầng còn có một cần đuốc dài 50m và một cần cẩu.
Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                     Trang 25
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


      Khung nối là kết cấu dạng khung không gian, nó bao gồm cả hệ thống cầu
thang và nan can bộ từ sàn cặp tàu lên các sàn chính phía trên của thượng tầng, đây là
phần kết cấu hết sức quan trọng của dàn RUBY-B.
       Kết cấu KCĐ dàn RUBY-B là dạng kết cấu hình tháp không gian dạng 4 ống
chính, nó có một mặt phẳng thẳng đứng và 3 mặt còn lại có độ nghiêng kép, độ
nghiêng của các mặt (Panel) này khác nhau, hai mặt ở phía tây nam thì có độ nghiêng
là 1:10, hai mặt ở phía tây bắc thì độ nghiêng là 1:8.
      Khối chân đế được chia ra làm 3 khoang với 4 mặt ngang, cao độ mỗi mặt
ngang như sau:
        Mặt ngang D1 ở cao độ (+)4.572m
        Mặt ngang D2 ở cao độ (-)12.000m
        Mặt ngang D3 ở cao độ (-)-30.000m
        Mặt ngang D4 ở cao độ (-)50.000m
       Khối chân đế liên kết với đất nền thông qua hệ thống móng cọc, gồm 4 cọc
chính được luồn vào trong 4 ống chính, nó được đóng xuống đất với độ sâu chôn cọc
là (-)131.000m với tổng chiều dài của mỗi cọc 139.453m, đường kích của mỗi cọc là
1524x65mm, tổng khối lượng cọc khoảng 1133.09(T), ngoài ra KCĐ còn có các bộ
phận phụ như giá cặp tàu với khối lượng khoảng 40(T), Giá đỡ bảo vệ ống đứng với
khối lượng khoảng 15(T), và các ống dẫn hướng, ống caison…
      Tổng khối lượng của chân đế là G=882(T)
      Cấu tạo chi tiết từng bộ phận của KCĐ như sau:




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                        Trang 26
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN            ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




                                                                       vï
 vï
 ng                                                                    ng
                                                                       th
 th
                                                                       ay
 ay
                                                                       ®æ
 ®æ
                                                                       i
 i
                                                                       m
 m
                                                                       ôc
 ôc
                                                                       n­
 n­
                                                                       íc
 íc




                                                                 ®é n gh iªng
        ® é ngh iªn g




       ®é n ghiªng
        thËt                                                     ®é n gh iªng
                                                                   th Ët




                CẤU TẠO CHI TIẾT HAI PANEL HƯỚNG TÂY NAM-ĐÔNG NAM




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                MS:12296-45                    Trang 27
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                                      ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




                                                                     vï ng mùc n ­íc tha y ® æi
  vïn g m ùc n­í c thay ®æ i




                                                                                                    ®é
                                                                                                  ngh iªng
                                 ®é
                               nghiªn g
                                                                                                  ®é nghiªng
                                                                                                    thËt
                               ®é nghiªng
                                 thËt




                                          CẤU TẠO CHI TIẾT HAI PANEL HƯỚNG TÂY BẮC- ĐÔNG BẮC




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                                          MS:12296-45                                     Trang 28
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




               CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D4 (-)50.000




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường              MS:12296-45                   Trang 29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




               CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D3 (-)30.000




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường              MS:12296-45                   Trang 30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




               CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D2 (-)12.000




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường              MS:12296-45                   Trang 31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN           ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




                CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D1 (+)4.572




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường              MS:12296-45                   Trang 32
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


   II. SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG
   TRÌNH:
       Trong điều kiện mỏ RUBY chưa có đầy đủ các số liệu về địa chất, khí tượng
hải văn, do vậy ta có thể lấy các số liệu về địa chất khí tượng hải văn theo điều kiện
mỏ Bạch Hổ làm số liệu phục phụ tính toán cho công trình RUBY-B tại mỏ RUBY
với hệ số liệu chỉnh phù hợp với điều kiện địa chất khí tượng hải văn ở mỏ RUBY (số
liệu địa chất khí tượng hải văn ở đây chỉ mang tính chất tham khảo.
II.1. Điều kiện địa chất công trình khu vực mỏ
      Theo các khảo sát gần đây của XNLDDK VIETSOVPETRO, điều kiện địa
chất công trình khu vực mỏ gồm các loại đất sau:
        Cát ướt.
        Á sét dẻo.
        Sét dẻo mềm.
        Sét dẻo cứng.
      Đặc tính của các loại đất này được thể hiện trong bảng sau:
                   BẢNG II.1: TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT.
        Stt        Loại đất       A                 C          E      q       G
                                Mpa      g/cm3      d.e    Độ   Mpa    Mpa     Mpa
        1          Cát ướt      0,013     1,96     0,068   39   15,9
        2         á sét dẻo      0,05     2,00     0,62    34   22,2   0,68    0,00
        3       Sét dẻo mềm     0,034     2,71     0,683   13   13,4   0,69    0,02
        4       Sét dẻo cứng     0,37     2,72     0,778   20   13,1   0,32    0,45

Trong đó:
              A: là hệ số xốp của đất.
              : là hệ số trọng lượng riêng của đất.
              C: là lực dính.
              E: là modul biến dạng của đất.
              : là góc ma sát trong.
              q: là sức kháng của đất.
              G: độ dẻo của đất.


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                    MS:12296-45                          Trang 33
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


II.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên và khí tượng thủy văn vùng mỏ
       Vùng mỏ nằm trong vùng gió mùa hoạt động mạnh. Chế độ gió được đặc trưng
bởi gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè.
      Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, mang tính chất
mạnh và ổn định. Trong mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 9, gió phơn (gió chướng) Tây
Nam hoạt động mạnh và ổn định. Vận tốc gió trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc mạnh
hơn so với tốc độ gió trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, lượng mưa nhiều và nhiệt độ
tăng.
      Sóng ở khu vực này phụ thuộc vào vận tốc gió. Sóng gây ra do gió mùa Đông
Bắc lớn hơn so với sóng gây ra do gió mùa Tây Nam.
      Vào thời kỳ hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô), dòng chảy thường biến
động, thay đổi cả về vận tốc lẫn độ lớn.
a. Gió:
      Đặc trưng cơ bản của gió là vận tốc, vận tốc gió được thể hiện trong bảng II.2.
       Gió chủ yếu thổi theo 6 hướng: Đông - Đông Bắc, Đông – Bắc, Bắc-Đông Bắc
(vào mùa đông) và Nam – Tây Nam, Tây – Nam, Tây – Tây Nam (vào mùa hè). Vận
tốc gió theo 6 hướng được thể hiện trong bảng II.3.
      Trên cơ sở những số liệu quan sát được có thể đưa ra đặc tính gió mùa như sau:
       Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 3), gió mạnh theo hướng Đông Bắc, tốc độ
gió lớn nhất là 30 m/s, tốc độ trung bình là 11 m/s. Gió thường gặp có vận tốc 11 – 15
m/s, chiếm khoảng 53%.
      Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9) gió theo hướng Tây Nam, tốc độ gió lớn nhất
là 20 m/s, tốc độ gió trung bình là 8 m/s. Ít gặp gió có tốc độ 15 m/s.
       Trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, đặc trưng của gió là không ổn định
(biến động cả về hướng và vận tốc). Giá trị lớn nhất của vận tốc gió là 20m/s, giá trị
trung bình là 6 m/s, gió có vận tốc 5 m/s thường gặp chiếm khoảng 60%. Vận tốc gió
trong năm được thể hiện ở bảng sau:
                          BẢNG II.2: VẬN TỐC GIÓ (M/S).
                 Các tháng                      Giá trị
                                   Trung bình             Lớn nhất
                     I                12,5                  32
                     II                9,5                 24,8


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                        Trang 34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


                    III                 8,1                      28
                    IV                  6,1                     21,2
                    V                   5,3                     24,1
                    VI                  8,8                     24,1
                   VII                  8,2                      24
                   VIII                 9,4                     33,8
                    IX                  6,7                     20,8
                    X                   7,2                     21,8
                    XI                 10,9                     28,2
                   XII                 13,6                      28
                   Năm                  8,9                     33,8



            BẢNG II.3: VẬN TỐC THEO 6 HƯỚNG CHỦ YẾU (M/S).
     Đại lượng                                  Gió mùa
                            Đông Bắc                               Tây Nam
                    Đ-ĐB      Đ-B         B-ĐB           N-TN        T-N      T-TN
    Vận tốc gió     31,8      37,4         33,7          22,4        32,9     28,1



b. Sóng:
       Các số liệu về sóng có liên quan chặt chẽ đến sự hoạt động của gió mùa. Trong
trời kỳ có gió mùa Đông Bắc, chiều cao sóng có thể lên tới 7m, lớn hơn so với thời
kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động (6m).
       Trong mùa Đông, sóng có giá trị lớn nhất xuất hiện nhiều lần, nhất là sóng có
chiều cao từ 5 – 6 m. Trong mùa hè, tương ứng là sóng có chiều cao từ 3 – 4 m. Điều
kiện thuận lợi để thi công trên biển là thời kỳ gió mùa Tây Nam.
      Chiều cao sóng lớn nhất tương ứng với 6 hướng chủ yếu được thể hiện trong
bảng sau:
    BẢNG II.4: CHIỀU CAO SÓNG LỚN NHẤT VỚI 6 HƯỚNG CHỦ YẾU.
    Đại lượng                                  Gió mùa
                            Đông bắc                               Tây nam
                  Đ-ĐB        ĐB         B-ĐB        N-TN            TN       T-TN
    Chiều cao       5          7           4          3,5             6        4,5
    sóng (m)

      Chiều cao sóng lớn nhất trong các tháng được thể hiện trong bảng dưới đây:



Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                  MS:12296-45                           Trang 35
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                       ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG




       BẢNG II.5: CHIỀU CAO SÓNG LỚN NHẤT TRONG CÁC THÁNG.
                                                  Các tháng
            I       II     III   IV     V     VI VII VIII         IX      X    XI   XII      năm
   Chiều    6      4,5      5    3,5    3     3,5  3      4       3,5     4    6    6,25     6,25
    cao
   sóng
    (m)

      Số lượng ngày tương ứng với các chiều cao sóng khác nhau trong các tháng
được thể hiện trong bảng II.6.
       Khi thực hiện công tác thi công trên biển cần có số liệu về “khoảng thời gian
thời tiết thuận lợi”.
      “Khoảng thời gian thời tiết thuận lợi” là thời gian (tính theo đơn vị ngày đêm)
mà chiều cao sóng và vận tốc gió không vượt quá giá trị cho phép.
Số liệu về “khoảng thời gian thời tiết thuận lợi” được thể hiện trong bảngII.9.
      BẢNG II.6: SỐ LƯỢNG NGÀY TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHIỀU CAO
                         SÓNG KHÁC NHAU.
     Các                          Số lượng ngày ứng với chiều cao sóng (m).
    tháng
             <1          <1,25   <1,5        <2      <3     <4           <5      <6          <7
      I       1           1,5    3,5         9,5     21    28,5         29,5     31          31
     II     5,5            8     11,5       16,5    24,5    28           28      28          28
     III    15,5           17     20        24,5     28     30           31      31          31
     IV     17,5         20,5    23,5       26,5    29,5   29,5         29,5    29,5        29,5
     V      21,5         24,5     28        29,5    30,5   30,5         30,5    30,5        30,5
     VI     9,5          13,5     19        26,5    29,5   29,5         29,5    29,5        29,5
    VII     9,5          12,5    18,5        26     30,5   30,5         30,5    30,5        30,5
    VIII    7,5            11     16         24     29,5   30,5         30,5    30,5        30,5
     IX      13          14,5    18,5        25     29,5   29,5         29,5    29,5        29,5
     X      12,5           16    20,5        25     29,5   29,5         29,5    29,5        29,5
     XI     3,5            5      8          14      22     27           29      30          30
    XII       2            3     5,5        11,5     22    28,5         29,5    30,5         31
    Năm     17,5          147    192        256,5   327    55,5         60,5    365,5      365,5

      Chiều cao sóng cho phép để tàu cẩu của liên doanh VSP hoạt động được là
1.25 m .Căn cứ theo bảng II.6 các tháng thuận lợi để cho tàu cẩu có thể hoạt động
được là : Tháng 3,4,5,6,9,10.

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                          MS:12296-45                              Trang 36
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                      ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


c. Dòng chảy:
        Vận tốc dòng chảy trên mặt lớn nhất là 2.38 m/s.
        Vận tốc dòng chảy trên mặt nhỏ nhất là 0.69m/s.
        Vận tốc dòng chảy dưới đáy lớn nhất là 1.06m/s.
        Vận tốc dòng chảy dưới đáy nhỏ nhất là 0.28m/s.
       Vận tốc dòng chảy có giá trị lớn nhất theo hai hướng Tây Bắc và Đông Nam và
có giá trị nhỏ nhất theo 2 hướng Tây Bắc và Nam.
    BẢNG II.7 :VẬN TỐC DÒNG CHẢY THEO CÁC HƯỚNG TƯƠNG ỨNG
                         VỚI CÁC ĐỘ SÂU.
    Vận tốc dòng chảy                                      Mùa
          (m/s)                        Đông Bắc                           Tây Nam
                              b           đb         đ            n          tn         t
        Trên mặt             0,84        2,38        2           0,72       2,28      2,07
        Dưới đáy             0,33        1,06       0,93         0,29       1,03      0,96

      Vận tốc dòng chảy trong trong cả 2 mùa (mùa khô và mùa mưa thường biến
động thay đổi cả về hướng và độ lớn.
      Dựa trên các số liệu phân tích thống kê ,vận tốc dòng chảy mặt lớn nhất trong
các tháng được xác định trong bảngII.8.
             BẢNG II.8: VẬN TỐC DÒNG CHẢY MẶT TRONG THÁNG.
  Đại lượng                                        Các tháng
                I     II   III   IV    V     VI    VII VIII      IX     X     XI    XII   Năm
   Vận tốc     1,2   1,2   1,9   1,9   1,4   1,8   1,75 1,9      1,8    1,8   1,6   1,4    1,9
    (m/s)

      Vận tốc dòng chảy mặt lớn nhất là vào các tháng 3, 4, 8 theo hai hướng Đông
Bắc và Tây Nam. Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất là vào các tháng 1, 2 theo các hướng
Bắc, Tây Bắc, Nam và Đông Nam.
      Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công (đặc biệt là việc tổ chức thi
công trên biển) là khoảng thời gian thuận lợi, nhân lực và hệ số thời tiết xấu.
      Hệ số thời tiết xấu là hệ số kể đến ảnh hưởng của vận tốc gió và chiều cao sóng
đối với hoạt động của cẩu.
      Trong thời gian thi công phải chú ý đến các yêu cầu về đảm bảo an toàn thi
công (chiều cao sóng và vận tốc gió phải phù hợp với tính chất của công tác thi công
và đặc tính kỹ thuật của phương tiện, thiết bị thi công).
Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                        MS:12296-45                            Trang 37
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


       Thời gian làm việc của tàu tính bằng đơn vị ngày đêm (trong trường hợp vận
tốc gió và chiều cao sóng không vượt quá giới hạn cho phép).
      Giá trị của hệ số thời tiết xấu được xác định bằng tương quan giữa số lượng
ngày làm việc theo kế hoạch với số lượng ngày hoạt động thực tế.
BẢNG II.9: KHOẢNG THỜI GIAN THUẬN LỢI, SỐ LƯỢNG NGÀY LÀM
          VIỆC, HỆ SỐ THỜI TIẾT XẤU ĐỐI VỚI TÀU CẨU.
   Các                                         Đặc trưng
  tháng                        Khoảng thời gian thời tiết thuận lợi (ngày)
                       Tàu cẩu Trường Sa                        Tàu cẩu Hoàng Sa
            NN         TB    LN       Số       Hệ      NN      TB      LN     Số   Hệ số
                                    ngày       số                           ngày    thời
                                     làm      thời                           làm     tiết
                                     việc     tiết                          việc    xấu
                                              xấu
    I       0,25       0,9    5       1,5      1,5     0,25    0,9       5   1,5    1,5
   II       0,25       1,6    7       8,5      3,3     0,25    1,6       7   8,5    3,3
   III      0,25        5     21      17       1,8     0,25    5,2      21    17    1,8
   IV       0,25       6,1    36    21,5       1,4     0,25    6,1      36  21,5    1,4
   V        0,25       5,1    38    24,5       1,3     0,25    5,1      38    24    1,3
   VI       0,25       1,8    14    13,5       2,2     0,25    1,6      14  12,5    2,4
  VII       0,25       1,9    16    12,5       2,5     0,25    1,9      16    12    2,6
  VIII      0,25       2,2    24      11       2,8     0,25      2      24  10,5     3
   IX       0,25       2,9    14    14,5       2,1     0,25    2,9      14  14,5    2,1
   X        0,25        2     14    15,5        2      0,25      2      14  15,5     2
   XI       0,25       0,9    5       4,5      6,7     0,25    0,9       5   4,5    6,7
  XII       0,25       0,6    2        1        1      0,25    0,5       2     1     1
  Năm                               145,5      2,5                           143    2,6

       Với công tác lặn, có thể sử dụng bảng II.9 để tính số ngày làm việc và hệ số
thời tiết xấu, kết quả tính toán được thể hiện trong bảng II.10.
  BẢNG II.10: SỐ NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỆ SỐ THỜI TIẾT XẤU TÍNH CHO
                            TÀU LẶN.
  Đại                                            Các tháng
 lượng      I     II     III    IV    V    VI    VII VIII      IX    X      XI     XII      năm
Số ngày     0    7,5     11    13,5   15    9     11     8     12    16     5,5     0       108,5
 Hệ số      0    3,7     2,8    2,2   2    3,3   2,8    3,9    2,5   1,9    5,4     0        3,4
thời tiết
  xấu


Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                      MS:12296-45                             Trang 38
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN                ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


       Việc sử dụng tàu lặn Hải Sơn khi thực hiện công tác lặn sẽ bị hạn chế trong
trường hợp dòng chảy chảy theo các hướng Đông, Đông Bắc, Tây và Tây Nam vượt
qua đặc tính kỹ thuật của công tác lặn (0,6 m/s). Gió cho phép thực hiện công tác lặn
là 7,9 m/s.
d. Mực nước biển:
       Yếu tố chính gây nên dao động mực nước biển là thuỷ triều, gió và thời gian
(mùa, năm). Thực tế cho thấy yếu tố ảnh hưởng chính đến mực nước biển là thuỷ
triều. Mức độ cao nhất của thuỷ triều lên tới 2,65 m (triều lên cao nhất so với mực
nước biển là 1,62m và triều xuống thấp nhất so với mực nước biển là 1,62m). Dao
động lớn nhất của thuỷ triều với xác suất lặp lại 1 lần trong 100 năm là 2,8m.
Số liệu về dao động thuỷ triều trong hệ mũi lái là 2,612 m, được sử dụng khi tính toán
thi công ngoài biển.
e. Các chỉ số khác về khí tượng hải văn:
                                              o
        Nhiệt độ không khí cao nhất là: 35,5 C.
        Nhiệt độ không khí thấp nhất là: 21o C.
        Nhiệt độ nước biển cao nhất là:
                                        + Trên mặt: 30,3o C.
                                        + Dưới đáy: 24,1o C.
        Nhiệt độ nước biển thấp nhất:
                                                      o
                                        + Trên mặt: 29 C.
                                                            o
                                        + Dưới đáy: 21,71 C.
        Độ mặn nước biển trên mặt là:
                                        + Cao nhất: 33,8%.
                                        + Thấp nhất: 29,9%.
        Độ mặn nước biển dưới đáy là:
                                        + Cao nhất: 34,5%.
                                        + Thấp nhất: 33,3%.




Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                   MS:12296-45                      Trang 39
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


     CHƯƠNGII: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN
                        PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
I. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BỜ
I.1. Phương án thi công chế tạo nút
      Thi công KCĐ bằng phương pháp chế tạo nút là phương pháp chế tạo sẵn các
nút của KCĐ trong nhà máy và công xưởng, sau khi chế tạo xong các nút của KCĐ
trong công xưởng người ta tiến hành vận chuyển các nút ra ngoài công trường bằng
các xe nâng hoặc cẩu lọai nhỏ.
      Các nút này được đặt lên trên hệ thống các gối đỡ đã được thiết kế và lắp sẵn
ngoài công trường.
      Sau khi đã cố định các nút trên hệ thống các gối đỡ người ta tiến hành chế tạo
các thanh còn lại của các nút theo đúng chiều dài thiết kế, tiến hành lắp các thanh vào
các nút theo bản vẽ thiết kế và tiến hành hàn cố định các thanh vào các nút, khi hàn
người ta phải kiểm soát chất lượng các mối hàn và kiểm soát được hệ thống kích
thước của các kết cấu theo đúng bản vẽ thiết kế.
      Tiến hành lắp ráp các kết cấu phụ còn lại của khối chân đế như các hệ thống
sàn chống lún, các ống dẫn hướng…
     Biện pháp thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp chế tạo nút có các ưu,
nhược điểm sau đây:
a. Ưu điểm :
      Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể chế tạo toàn bộ các nút của
KCĐ trong nhà xưởng vì vậy ta có thể kiểm soát được chất lượng các mối hàn, hơn
nữa kết cấu được chia nhỏ do vậy có thể sử dụng các thiết bị nâng, các loại cẩu nhỏ
để phục vụ cho quá trình thi công KCĐ, nó cũng rất thuận tiện cho việc kiểm soát hệ
thống kích thước của các cấu kiện theo thiết kế.
b. Nhược điểm:
      Tuy vậy nhưng phương pháp này có rất nhiều nhược điểm, đó là:
      Do lắp ráp bằng phương pháp chế tạo nút nên số lượng các mối hàn tăng lên rất
nhiều, các khối lượng công việc thực hiện ngoài công trường nhiều, do vậy mà các
chi phí về kiểm tra, kiểm soát mối hàn cũng rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và
nhân lực, khối lượng các công việc thi công trên cao và trong không gian cũng rất lớn
vì vậy mà cần nhiều hệ thống giàn giáo và công tác an toàn phải được đảm bảo hơn,

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                         Trang 40
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN              ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


làm tăng chi phí công trình và thời gian thi công cũng kéo dài, việc kiểm soát kích
thước cũng khó khăn hơn.
      Nói chung là phương pháp này có rất nhiều nhược điểm đặc biệt là khó đẩy
nhanh tiến độ và hiệu quả kinh tế thấp do vậy hiện nay khi mà các thiết bị thi công đã
được trang bị hiện đại thì người ta không thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp
này nữa, và công trình KCĐ dàn khoan RUBY-B cũng không thi công theo phương
pháp này.
 I.2. Phương án thi công úp mái
      Thi công KCĐ bằng phương pháp úp mái là phương pháp chế tạo sẵn hai Panel
dưới đất, một Panel được chế tạo ngay trên đường trượt, Panel còn lại thì được chế
tạo ngay vị trí bên cạnh đường trượt, sau khi thi công xong Panel trên đường trượt,
người ta tiến hành lắp dựng các thanh xiên không gian của hai Panel bên.
      Sau khi lắp đặt xong các thanh không gian của hai Panel bên thì tiến hành lắp
đặt các mặt ngang (các mặt D).
      Sau cùng là dùng cẩu cẩu nhấc Panel còn lại (được chế tao ở dưới đất bên cạnh
đường trượt) lên và úp nó xuống rồi tiến hành hàn cố định Panel đó với các thanh
ngang, thanh xiên và các mặt ngang.
       Tiếp theo người ta sẽ tiến hành lắp đặt các kết cấu phụ của KCĐ như sàn chống
lún, các anốt hy sinh, các ống dẫn hướng…
      Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp úp mái này có những ưu nhược điểm
như sau:
a. Ưu điểm :
      Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp này thì chúng ta tận dụng và tiết
kiệm diện tích chế tạo, tận dụng tối đa không gian thi công khi mà diện tích bãi lắp
ráp hạn chế.
b. Nhược điểm:
       Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp này có rất nhiều hạn chế, đó là phải
thi công nhiều cấu kiện ở trên cao, đặc biệt là phải hàn các thanh không gian của hai
Panel bên ở trên cao, và hàn nối Panel trên cùng cũng phải thực hiện ở trên cao, do đó
chất lượng các mối hàn khó kiểm soát được, hệ thống giàn giáo cũng nhiều, mức độ
an toàn khi làm việc trên cao cũng khó kiểm soát hơn, mặt khác khi cẩu lắp các thanh
không gian và cẩu lắp Panel trên cùng phải dùng các loại cẩu cỡ lớn như

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                 MS:12296-45                        Trang 41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN               ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG


DEMAGCC2000 và DEMAGCC4000, thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công
chậm, gây tốn kém về nhân công và hiệu quả kinh tế không cao.
      Nói chung thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp này cũng không mạng lại
hiệu quả kinh tế và người ta chỉ áp dụng biện pháp thi công này khi mà diện tích thi
công của bãi lắp ráp bị hạn chế và đối với nhưng KCĐ dạng nhỏ, và KCĐ dàn khoan
RUBY-B cũng không thi công theo phương pháp này.
I.3. Phương án thi công quay lật PANEL
      Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp quay lật Panel là thi công chế tạo
trước hai Panel A & Panel B ở trên hệ thống gối đỡ đã được thiết kế sẵn.
      Sau khi chế tạo xong hai Panel A & Panel B thì tiến hành quay lật Panel A đưa
Panel A về vị trí thẳng đứng rồi tiến hành lắp dựng các mặt ngang. Sau khi lắp dựng
xong các mặt ngang thì tiến hành quay lật Panel B và tiến hành hàn liên kết Panel B.
      Cuối cùng người ta tiến hành lắp dựng các thanh không gian của Panel1 &
Panel 2, sau khi lắp ráp xong các thanh không gian thì tiến hành lắp ráp các bộ phận
phụ khác của KCĐ như sàn chống lún, các anốt, các ống dẫn hướng…
        Thi công KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có các ưu nhược điểm sau
đây:
a. Ưu điểm:
        Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có rất nhiều các ưu
điểm.
       Tất cả các cấu kiện của KCĐ đựơc chế tạo dưới thấp, do vậy ta có thể sử dụng
các trạm hàn tự động ngoài công trường để hàn, các công tác cắt ống và chế tạo ống
hoàn toàn được chế tạo tại công trường và có thể tiến hành chế tạo nhiều cấu kiện
cùng một lúc, ví dụ như trong khi tổ hợp hai Panel A thì ta có thể tiến hành chế tạo
các mặt D và chế tạo các thanh không gian cho Panel 1 & Panel 2…, do vậy ta có thể
đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời có thể tận dụng tối đa các thiết bị máy móc và
nhân lực sẵn có một cách hiệu quả nhất.
      Hệ thống dàn giáo phục vụ thi công cũng hạn chế công tác kiểm tra kích thước
và kiểm tra chất lượng các mối hàn được kiểm soát rất tốt.
      Phương pháp thi công này có thể áp dụng được với tất cả các loại công trình
lớn nhỏ khác nhau.
        Phương pháp thi công này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB
SVTH: Đồng Văn Nhường                  MS:12296-45                     Trang 42
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here
Download here

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy May, HOT
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Luận án: Nghiên cứu công nghệ khai thác cát lòng sông ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu công nghệ khai thác cát lòng sông ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu công nghệ khai thác cát lòng sông ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu công nghệ khai thác cát lòng sông ở Việt Nam
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ một số loài sâu hại câ...
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần nội thất 1...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDVLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiếtDự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất nước tinh khiết
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà ĐôngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật phường yết kiêu, Hà Đông
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôiĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi
 
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
Thuyết minh Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và chất thải công...
 
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
 
Thực trạng quy trình đánh giá thực hiện công việc khối văn phòng tại Sacomrea...
Thực trạng quy trình đánh giá thực hiện công việc khối văn phòng tại Sacomrea...Thực trạng quy trình đánh giá thực hiện công việc khối văn phòng tại Sacomrea...
Thực trạng quy trình đánh giá thực hiện công việc khối văn phòng tại Sacomrea...
 
Đề tài: Ổn định của công trình có xét đến yếu tố ngẫu nhiên, HOT
Đề tài: Ổn định của công trình có xét đến yếu tố ngẫu nhiên, HOTĐề tài: Ổn định của công trình có xét đến yếu tố ngẫu nhiên, HOT
Đề tài: Ổn định của công trình có xét đến yếu tố ngẫu nhiên, HOT
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Bán Hàng Tại Công Ty Thiên Nam Hòa.docx
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình tổ hợp nhà ở cao tầng k...
 
du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356du an truong lien cap 0918755356
du an truong lien cap 0918755356
 

Similar to Download here

Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in
robinking277
 
Bao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiepBao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiep
OFFSHORE VN
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Young Boss
 
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư ĐenThiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
OFFSHORE VN
 

Similar to Download here (20)

Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in  Thuyet minh ban in
Thuyet minh ban in
 
Bao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiepBao cao thuc tap tot ngiep
Bao cao thuc tap tot ngiep
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung tâm Viễn thông quận H...
 
Đề tài: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
Đề tài: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAYĐề tài: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
Đề tài: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAYLuận văn tốt nghiệp: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Trung tâm viễn thông quận Hải An, HAY
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trường Tiểu học Đoàn kết Đ...
 
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAYLuận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
Luận văn: Trường Tiểu Học Đoàn Kết Đồng Hới Quảng Bình, HAY
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
 
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng cầu đường Thiết kế cầu qua Sông Lèn – thành phố Th...
 
Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm A6 –B6 thuộc huyện Văn Yên, HOT
Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm A6 –B6 thuộc huyện Văn Yên, HOTThiết kế tuyến đường qua 2 điểm A6 –B6 thuộc huyện Văn Yên, HOT
Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm A6 –B6 thuộc huyện Văn Yên, HOT
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
 
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư ĐenThiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
Thiết kế chi tiết khối chân đế và thượng tầng giàn Hải Sư Đen
 
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sảnDự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
Dự án kho lạnh bảo quản và dây chuyền chế biến nông sản
 
Download
DownloadDownload
Download
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
Luận án: Nghiên cứu thiết kế hệ thống thông báo ổn định theo thời gian thực c...
 
Thi cong 2
Thi cong 2Thi cong 2
Thi cong 2
 

Download here

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG LỜI NÓI ĐẦU Được sự đồng ý giữa Viện xây dựng công trình biển-Đại học Xây dựng và Xí nghiệp Xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình biển-Xí nghiệp Liên doanh Vietsov Petro, em được nhận vào làm đồ án tốt nghiệp tại Phòng Kỹ thuật sản xuất thuộc Xí nghiệp Xây lắp-Xí nghiệp Liên Doanh VietsovPetro. Với sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn : GVHDC: TPKT. Ks Trần Xuân Hoàng GVHDP: Ks Lê Quân Và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, Kỹ sư trong Phòng kỹ thuật nói riêng và trong Xí nghiệp Xây lắp nói chung trong hơn 4 tháng qua đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt nhiệm vụ thiết kế đồ án tốt nghiệp của mình. Đề tài tốt nghiệp của em là ‘ Quy trình công nghệ tổ chức thi công KCĐ dàn RUBY-B’ đề tài này mang tính thực tế rất cao. Thực tế khi thi công một KCĐ thì có rất nhiều phương pháp và quy trình thi công khác nhau, nhưng trong tất cả các biện pháp, quy trình đó chúng ta phải tìm ra một quy trình thi công mang lại hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật cao nhất, quy trình thi công KCĐ dàn khoan RUBY-B này cũng là một trong những phương án thi công hợp lý mang lại hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật. Bản thân em cũng đã hết sức cố gắng làm việc nghiêm túc với tinh thần tìm hiểu và sáng tạo, phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm thi công thực tế chưa có, thời gian ngắn, khối lượng công việc thì lớn do vậy chắc chắn đề tài này còn có những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để em có thêm những kinh nghiệm bổ ích phục vụ cho công việc sau này của bản thân. Cũng qua đây cho phép em gửi lời biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô Trường đại học Xây dựng cùng toàn thể các thầy cô giáo ở Viện Xây dựng công trình biển, những người đã trực tiếp dạy dỗ em và giúp đỡ em trong năm năm qua. Đặc biệt cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đồ án này: TPKT: Ks Trần Xuân Hoàng Ks Lê Quân Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 1
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Cùng toàn thể các cán bộ kỹ sư trong phòng kỹ thuật sản xuất thuộc Xí nghiệp xây lắp-Xí nghiệp Liên doanh VietsovPetro. Vũng tàu; Ngày 03 tháng 02 Năm 2005 Sinh viên thực hiện Đồng văn nhường Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 2
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHÀNH DẦU KHÍ ............................................. 6 I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ. ............. 6 II. NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ THẾ GIỚI........................................... 6 III.NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM ........................................ 8 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN.. 9 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN THẾ GIỚI: ...................................................................................................... 9 II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN Ở VIỆT NAM : .............. 11 CHƯƠNGIII: GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH BIỂN VIETSOVPETRO ....................................................................................................... 12 I. CƠ CẤU TỔ CHỨC: .......................................................................................... 12 II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP: ................................................... 15 III. MẶT BẰNG BÃI LẮP RÁP : ......................................................................... 15 IV. THIẾT BỊ THI CÔNG: .................................................................................... 16 V. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BÃI LẮP RÁP .............................. 20 PHẦN I .............................................................................................. 25 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBY-B VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ................................................................................. 25 CHƯƠNGI: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBYB ....................................... 25 I. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH GIÀN RUBY-B ...................................................... 25 II. SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: .................................................................................................................... 33 CHƯƠNGII: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG ......................................................................................... 40 I. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BỜ ..................................................... 40 II. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG HẠ THUỶ .................................................. 43 III. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BIỂN .............................................. 47 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 3
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG PHẦN II ............................................................................................. 49 CÁC QUY TRÌNH THI CÔNG CHÂN ĐẾ DÀN RUBYB ................. 49 CHƯƠNGI: QUY TRÌNH THI CÔNG TRÊN BỜ .................................................. 49 I. QUY HOẶCH MẶT BẰNG THI CÔNG TRÊN BÃI LẮP RÁP: .................. 49 II. QUY TRÌNH CHẾ TẠO LẮP DỰNG: ............................................................ 49 CHƯƠNGII: QUY TRÌNH THI CÔNG HẠ THUỶ VÀ VẬN CHUYỂN KCĐ... 77 I. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ VẬT TƯ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN HẠ THUỶ ...... 77 II. QUY TRÌNH HẠ THUỶ KCĐ XUỐNG XÀ LAN BẰNG XE TRAILER: . 79 III. VẬN CHUYỂN CÔNG TRÌNH ĐẾN VỊ TRÍ XD: ...................................... 83 CHƯƠNGIII: QUY TRÌNH THI CÔNG TRÊN BIỂN............................................ 84 I.THI CÔNG NEO GIỮ VÀ ĐÁNH CHÌM KCĐ:............................................... 84 II. QUY TRÌNH ĐÓNG CỌC, CỐ ĐỊNH KCĐ................................................... 87 CHƯƠNGIV: CÁC QUY TRÌNH ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH RUBYB ...... 93 I. QUY TRÌNH VỀ CẮT ỐNG:............................................................................. 93 II. QUY TRÌNH KIỂM TRA KÍCH THƯỚC : .................................................... 95 IV. QUY TRÌNH SƠN PHỦ: ............................................................................... 110 V. QUY TRÌNH VỀ KIỂM TRA SƠN VÀ CHỐNG ĂN MÒN: ..................... 112 VI. QUY TRÌNH VỀ AN TOÀN: ....................................................................... 114 PHẦNIII: ......................................................................................... 116 CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG .......................................................... 116 CHƯƠNGI: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG TRÊN BỜ.......................................... 116 I. TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG GỐI ĐỠ VÀ KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA GỐI ĐỠ: ............................................................................................. 116 II. KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA NỀN ĐẤT .............................. 118 III. TÍNH TOÁN CHỌN CÁP, CẨU QUAY LẬT PANEL .............................. 119 IV. TÍNH TOÁN KIỂM TRA ỨNG SUẤT VÀ ĐỘ VÕNG CÁC THANH KHI QUAY LẬT PANEL ............................................................................................ 128 V. KIỂM TRA HỆ THỐNG THANH CHỐNG KHI QUAY LẬT PANEL .... 130 VI. KIỂM TRA BỀN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐÂM THỦNG CHO CÁC THANH CHỐNG (THANH TÓ) ........................................................................................ 134 VII. TÍNH TOÁN KIỂM TRA KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA DẦM HỘP (BOX-BEAM) ....................................................................................................... 140 VIII. TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN CỌC TRÊN BÃI LẮP RÁP VÀ LÊN TRƯỜNG SA ........................................................................................................ 144 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 4
  • 5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CHƯƠNGII: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG HẠ THUỶ ....................................... 148 I.TÍNH TOÁN KIỂM TRA TRAILER: .............................................................. 148 CHƯƠNGIII: CÁC BÀI TOÁN THI CÔNG TRÊN BIỂN ................................... 150 I. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TĨNH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN ..... 150 II. BÀI TOÁN CHỌN CÁP, MÓC CẨU VỤC VỤ THI CÔNG ĐÁNH CHÌM: ................................................................................................................................ 153 III. BÀI TOÁN CHỌN CẨU, CÁP VÀ TÍNH BỀN KHI ĐÓNG CỌC........... 160 IV. BÀI TOÁN KIỂM TRA ỨNG SUẤT TĨNH KHI ĐÓNG CỌC ................ 161 V. KIỂM TRA ỨNG SUẤT ĐỘNG KHI ĐÓNG CỌC..................................... 167 PHẦN IV: ......................................................................................... 167 CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI CÔNG VÀ KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH ............................................................................................. 167 CHƯƠNGI: CÔNG TÁC TỔ CHỨC NHÂN LỰC VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG .. 167 I. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG: ................ 167 II. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG TRÊN BỜ: ......................................... 169 III. TỔ CHỨC NHÂN LỰC THI CÔNG TRÊN BIỂN: .................................... 171 IV. TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH: ........................................................ 172 CHƯƠNGII: KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH............................................................ 172 I. CÁC CƠ SỞ VÀ NGYÊN TẮC ĐỂ LẬP KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH: ... 172 II. CHI PHÍ CÔNG TRÌNH .................................................................................. 174 PHẦN V ........................................................................................... 176 PHỤ LỤC......................................................................................... 176 CHƯƠNGI: TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 176 CHƯƠNGII: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN .................................................................... 177 CHƯƠNG III: DANH MỤC BẢN VẼ .................................................................... 177 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 5
  • 6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHÀNH DẦU KHÍ I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ. Dầu khí là nguồn nguyên liệu năng lượng rất cần thiết cho đời sống con người mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng một cách đa dạng trong mọi lĩnh vực xã hội. Đến nay vẫn chưa có một nguồn nguyên liệu mới nào thay thế hoàn toàn và hữu hiệu tính năng đa dạng của dầu mỏ và khí đốt. Hiện nay trong nền kinh tế thế giới dầu khí đóng vai trò hàng đầu vì nó mang tính quyết định các chính sách đối ngoại, đối nội của các cường quốc trên thế giới. Dầu khí đem lại nguồn ngoại tệ nhiều nhất cho các nước xuất khẩu dầu thô, đồng thời nó là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế của các nước chậm phát triển nhưng có tiềm năng dồi dào về dầu mỏ. Nếu như than đóng vai trò trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thì dầu khí đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Hiện nay toàn nhân loại đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các nhà khoa học và kinh tế cho rằng dầu mỏ và khí thiên nhiên tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho đến khi mà giá thành của các nguồn năng lượng mới được thay thế có thể ngang bằng hoặc thấp hơn giá dầu khí và với khối lượng đủ để đáp ứng cho nhu cầu thực tế của một xã hội phát triển. Trong thế kỷ XX các dạng năng lượng sử dụng chủ yếu là than đá và dầu khí chiếm 90% năng lượng thế giới. Trong đó dầu khí chiếm 63%. Như vậy với những đóng góp quan trọng của nghành dầu khí trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia và nghành năng lượng thế giới, thì nghành công nghiệp dầu khí đã và đang ngày càng trở thành một nghành công nghiệp cực kỳ quan trong đối với mỗi quốc gia và toàn thế giới khi mà ở thế kỷ XXI này con người vẫn chưa tìm được nguồn năng lượng tương xứng nào để thay thế. II. NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ THẾ GIỚI Nghành công nghiệp dầu khí thế giới bắt đầu hình thành và phát triển từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, đi đầu trong nghành công nghiệp dầu khí thế giới vẫn là các cường quốc công nghiệp trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, NaUy...Những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ của các nghành khoa học kỹ thuật kéo theo đó là nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên rất nhiều, vì vậy nghành công nghiệp dầu khí cũng ngày càng phải phát triển mạnh mẽ nâng cao sản lượng Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 6
  • 7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG khai thác và tìm kiếm thêm những dòng dầu mới nâng cao trữ lượng để có thể đáp ứng kịp thời cơn khát năng lượng của các nghành công nghiệp khác. Thực tế là trong thời gian vừa qua thì giá dầu thế giới tăng rất nhanh từ 30USD/thùng (năm2000) lên 54 USD/thùng năm 2004. Với trữ lượng dầu khí hiện nay không ngừng tăng lên do sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ khoan thăm dò dầu khí của các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên với tốc độ khai thác mạnh mẽ như hiện nay thì người ta dự báo trong 40 năm nữa thì lượng dầu thế giới sẽ cạn kiệt, trữ lượng dầu thế giới hiện nay còn khoảng 140 tỷ tấn dầu, 135 nghìn tỷ m3 khí và trữ lượng này phân bố không đều ở các khu vực khác nhau trên thế giới cụ thể như sau: Khu vực Trung Đông 50% Khu vực Bắc và Nam Mỹ 25% Khu vực Châu Âu 13% Khu vực Châu Phi 6.5% Khu vực Châu á 5.5% Sản lượng khai thác dầu khí của toàn thế giới là 3260 triệu tấn/năm và phân bố thành 8 khu vực như sau: Bắc Mỹ chiếm 15.3% Trung Mỹ chiếm 4.5% Châu Mỹ La Tinh chiếm 3.1% Tây Âu chiếm 9.08% Đông Âu và Liên Xô cũ chiếm 11% Châu Phi chiếm 10.4% Trung Đông chiếm 30% Viễn Đông chiếm 11% Như vậy thấy rằng trên thế giới thì Trung Đông và Bắc Mỹ là những khu vực có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới, trong đó có Mỹ với sản lượng khai thác là 389 triệu tấn dầu mỗi năm chiếm 11.9% sản lượng dầu thế giới. Tuy nhiên trong nhưng năm gần đây với sự phát triển mạnh của công nghệ thăm dò và tìm kiếm thì tất cả các nước đang ngày càng tiến ra ngoài khơi thềm lục địa để tìm kiếm dầu mỏ. Điển hình là các quốc gia NaUy, Brazil, Mỹ.. đã ra tới độ sâu trên 500m. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 7
  • 8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG III.NGHÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM III.1. Các giai đoạn phát triển Các mốc thời gian: Năm 1961: Thành lập đoàn địa chất 36 thuộc tổng cục địa chất Việt Nam có nhiệm vụ tìm kiếm và thăm dầu khí. Năm 1975 Thành lập tổng cục dầu khí việt Nam. 1977 Thành lập công ty Petro Viet Nam trực thuộc tổng cục dầu khí Việt Nam (tiền thân của tổng công ty dầu khí Việt Nam). Năm 1990 thì thành lập Tổng công ty dầu khí Việt Nam. III.2. Quá trình tìm kiếm khai thác và thăm dò dầu khí ở Việt Nam Năm 1973-1974 phát hiện dầu khí tại Tiền Hải-Thái Bình dựa trên các hoạt động của đoàn địa chất 36, trong thời gian này chính quyền Sài Gòn cũ ký hợp đồng với nước ngoài và phát hiện ra dầu ở mỏ Bạch Hổ. Năm 1981 chính thức thành lập liên doanh dầu khí Vietsovpetro khai thác mỏ Bạch Hổ, vừa tiến hành khai thác vừa tiến hành mở rộng đánh giá chất lượng Năm 1988 với chính sách mở cửa ra đời, luật đầu tư nước ngoài và luật dầu khí tạo điều kiện cho các hoạt động dầu khí triển khai rầm rộ trên toàn lục địa Hiện nay thềm lục địa Việt Nam đã thăm dò 25% thềm lục địa với độ sâu nước<150m nước và đã hình thành được 4 cụm khai thác dầu khí quan trọng sau: Cụm 1: ở phía bắc thuộc trũng Hà Nội có mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình đã khai thác gần 20 năm phục vụ cho nghành công nghiệp địa phương. Cụm 2: Thuộc bể Cửu Long gồm 4 mỏ dầu đang khai thác Bạch Hổ-Rồng-Dạng Đông-RuBy là cụm quan trọng nhất hiện nay, cung cấp hơn 96% sản lượng dầu trong cả nước, ngoài ra còn có những phát hiện mới quan trọng như: mỏ Sư Tử Đen. Cụm 3: thuộc mỏ Nam Côn Sơn xa bờ 110m có mỏ dầu Đại Hùng, chủ yếu là mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi..Hiện nay đã khai thác khí ở mỏ Lan Tây. Cụm 4: thuộc khu vực thềm lục địa ở phía tây nam Vịnh Thái Lan có các mỏ dầu Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 8
  • 9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG đang khai thác là: Bunga-Kekua, Bunga-Orkia, Cái Nước. Ngoài ra còn có mỏ Phú Khánh. III.3. Sản lượng dầu khí khai thác Sản lượng dầu khí khai thác qua các năm được thể hiện dưới bảng sau: BẢNGI.1: SẢN LƯỢNG DẦU KHÍ Năm Dầu(Triệu tấn) Khí(Triệu tấn) 1986-1989 2.5 0 1990 2.7 0 1991 3.91 0 1992 5.5 0 1993 6.3 0 1994 7.07 0 1995 7.65 0.19 1996 8.8 0.3 1997 10.12 0.54 1998 12.6 1 1999 14.6 1.3 2000 16 1.6 Như vậy sản lượng dầu và khí qua mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Trong hai năm qua chúng ta đang tiến hành khai thác dự án khí Nam Côn Sơn và tiến hành xây kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến các sản phẩm của dầu khí như Dung Quất, Nghi Sơn… III.4. Hướng phát triển của nghành dầu khí Việt Nam Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí đặc biệt là các vùng nước sâu nhằm sớm xác định tiềm năng dầu khí của đất nước, nhằm làm cơ sở hoạch định cho nghành dầu khí. Tích cực gia tăng sản lượng dầu khí Đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí, nhằm từng bước đảm bảo nhiên liệu cho sự phát triển các nghành kinh tế khác của đất nước Phát triển các dịch vụ dầu khí. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 9
  • 10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG THẾ GIỚI: Để có thể khai thác được dầu khí trong lòng đất và dưới đáy biển phục vụ cho nhu cầu của con người phải đòi hỏi quy sử dụng nghệ và kỹ thuật cao. Dầu khí trên đất liền trữ lượng có hạn không đủ đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho các nghành công nghiệp, vì vậy con người cần phải tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi các thềm lục địa. Do vậy xây dựng công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí hình thành và phát triển. Năm 1940 công trình biển đầu tiên được xây dựng tại vịnh Mexico, với độ sâu nước khoảng 26 m phục vụ cho việc khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Năm 1960 công trình biển được thiết kế, xây dựng và lắp đặt tại những khu vực nước có độ sâu khoảng 50m Đến nay các công trình biển được xây trên thế giới chủ yếu là các công trình biển bằng thép trong đó 80% trong số 6000 công trình xây dựng tập trung tại vùng Biển Bắc và Vịnh Mexixo đây là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất. Hiện nay dàn khoan biển cố định bằng thép xây dựng với độ sâu nước lớn nhất là dàn Bullwincle ở Vịnh Mexixo với độ sâu nước là 492m, nặng 56000 (Tấn). Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển nhiều dạng công trình biển được xây dựng và đưa vào khai thác ngoài công trình biển cố định như: công trình biển mềm, công trình biển tự nâng (Jackup), công trình biển một điểm neo... Tính năng của từng loại công trình này phù hợp với từng điều kiện cụ thể để đạt được yêu cầu sử dụng cao nhất. Bên cạnh công trình biển thép truyền thống, còn có công trình biển trọng lực bằng bê tông cốt thép, kiểu công trình biển kết hợp bê tông cốt thép và thép đang được ứng dụng phổ biến với các ưu điểm nổi bật so với công trình biển thép. Kiểu công trình này phát triển từ năm 1973 và cho đến nay trên thế giới có khoảng 30 giàn bê tông trọng lực với kết cấu chủ yếu là dạng Condeep một số công trình tiêu biểu ở dạng này là: Draugen là công trình bê tông cột trụ đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở độ sâu 252 m, đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa Na Uy và Mỹ khởi công đầu năm 1991và đưa vào sử dụng tháng 7 năm 1993 Troll là công trình biển trọng lực bằng bê tông đạt độ sâu lớn nhất thế giới, với độ sâu nước là 303m, tổng chiều cao công trình là 370m, khởi công xây dựng tháng 7 năm 1990 và đưa vào sử dụng tháng 5 năm 1995. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 10
  • 11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Hibernia do công ty Doris thiết kế là giàn chống băng đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở thềm lục địa Canada với trọng lượng trên 4 triệu tấn công trình được khởi công năm 1991 và đưa vào sử dụng năm 1996. II. SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TRÌNH BIỂN Ở VIỆT NAM: Việt Nam với hơn 3000 Km bờ biển với tổng diện tích gấp 4 lần đất liền mở ra tiềm năng to lớn trong công cuộc thăm dò và khai thác tài nguyên biển. Đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, một trong những ngành đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Song song với việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển là sự phát triển của ngành xây dựng công trình biển. Nhưng thực tế ngành xây dựng công trình biển ở Việt Nam còn là một ngành non trẻ. Cho đến nay, các công trình biển xây dựng ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu là ngành công trình biển bằng thép với số lượng còn hạn chế với mục đích để khoan thăm dò và khai thác dầu mỏ và khí đốt và dịch vụ quốc phòng. Công trình biển ở Việt Nam được xây dựng chính thức vào năm 1982 ở mỏ Bạch Hổ, tất cả các công trình biển ở Việt Nam đều được xây dựng ở độ sâu 50 m nước và chủ yếu là các dàn thăm dò và dàn công nghệ Cho đến nay XN LD Vietsovpetro đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 30 công trình dầu khí các loại tại các mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng, mỏ RuBy…phần lớn được xây dựng theo công nghệ của Liên Xô cũ (Nga). Tuy nhiên trong mấy năm gần đây nghành công trình biển của Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kỹ sư, công nhân đều có trình độ cao, công nghệ thi công hiện đại, sự hỗ trợ đặc biệt của các phần mềm tính toán vì vậy mà chúng ta đã bắt đầu tiến hành thi công những công trình với quy mô lớn như công trình đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau, các dàn công nghệ MSP.. Đồng thời chúng ta cũng tham gia xây dựng các công trình biển cho nước ngoài theo công nghệ thi công hiện đại. Những công trình biển đã được xây dựng và đưa vào sử dụng tại Việt Nam. 10 dàn khoan cố định loại lớn MSP: Dùng để khoan khai thác và sơ chế dầu thô. 3 dàn công nghệ trung tâm CTP. 10 dàn khoan loại nhẹ dạng BK: Dùng để khoan, khai thác và vận chuyển sản phẩm dầu khí sang dàn công nghệ trung tâm. 1 dàn ép vỉa (PPD) dùng để khai thác thứ cấp. 1 dàn ống đứng FT. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 11
  • 12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG 1 dàn nén khí nhỏ (MSK) và một dàn nén khí lớn. 21 công trình DK phục vụ cho quốc phòng. Các dàn BK của JVPC (Janpan Viet Nam Petro Company) như: N1, E1, S1, NULQ, NCWI, CLPP, C1. Các dàn BK của công ty Petronas như: RUBY-A, RUBY-B thuộc mỏ RuBy, WHP-A thuộc bể Cửu Long, dàn BP thuộc mỏ Lan Tay Lan Đỏ Hệ thống đường ống nội bộ mỏ và hệ thống dẫn khí vào bờ, hệ thống đường ống mỏ Rạng Đông-Bạch Hổ. 3 trạm rót dầu không bến (UBN1, 2, 3). Dự kiến trong thời gian tới sẽ xây thêm trạm rót dầu không bến UBN4 và các dàn nhẹ BK10, BK11. Ngoài ra còn có một số công trình khác như: Dàn người ở, dàn ống đứng... CHƯƠNGIII: GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH BIỂN VIETSOVPETRO I. CƠ CẤU TỔ CHỨC: Tình hình nhân sự của Xí nghiệp Xây Lắp các công trình biển trong những năm gần đây là: Tình hình nhân sự trong Xí nghiệp trong vài năm gần đây: BẢNGI.2: TÌNH HÌNH NHÂN SỰ XÍ NGHIỆP XÂY LẮP Chia theo trình độ Tổng số LĐ Năm Trên Đại Học Đại học Công nhân Tổng số VN Tổng số Nga của XN 1990 1 68 408 477 98 575 1991 0 68 408 476 90 566 1992 0 68 408 476 90 566 1993 0 81 392 473 65 538 1994 0 80 388 468 61 529 1995 0 78 380 458 55 513 1996 0 86 380 466 46 512 1997 1 103 390 494 40 534 1998 1 115 399 515 37 552 1999 1 118 399 518 30 548 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 12
  • 13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG 2000 1 126 393 520 24 544 2001 1 124 389 513 23 536 2002 1 125 389 514 22 536 2003 1 125 390 515 23 538 2004 1 125 390 520 23 543 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Xí nghiệp Xây Lắp khảo sát sửa chữ các công trình biển- Xí nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro như sau: Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 13
  • 14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Giám đốc XN Chánh kỹ sư PGĐ phụ PGĐ phụ trách trách thi công vật tư Phòng QA PX.Đường P.Kế hoạch ống ngầm P. Kỹ thuật Ban kiểm tra PX. Cơ cẩu chất lượng P. Vật tư PX.Bờ PX. Hiệu chỉnh P. Kế toán PX. Biển P. Cán bộ Bộ máy trực thuộc lãnh đạo Thư ký tạp Phòng hành Chánh năng Phòng an Kỹ sư cán II. vụ chính lượng toàn bộ Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 14
  • 15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP: Xí nghiệp Xây Lắp các công trình biển-thuộc Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsopetro-thuộc Tổng công ty dầu khí việt Nam. Xí nghiệp xây lắp công trình biển được thành lập năm 1982. Trong hơn hai mươi năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong nghành công trình biển Việt Nam. Nhiều công trình quan trọng của nghành dầu khí đã được Xí nghiệp xây dựng như: Các công trình thuộc mỏ Rạng Đông, Mỏ Bạch Hỏ, Mỏ Ru By, Mỏ Rồng...phục vụ khai thác dầu khí. Xây dựng các hệ thống đường ống ngầm phục vụ cho việc vận chuyển dầu và khí vào đất liền như: Tuyến đường ống thuộc mỏ Bạch Hổ, tuyến ống PM3 cà mau... III. MẶT BẰNG BÃI LẮP RÁP : Xí nghiệp Liên Doanh VietsovPetro có tổng diện tích bờ cảng và diện tích khu chế tạo là 210000 m2, trong đó diện tích khu vực chế tạo và diện tích khu nhà xưởng là 164500 m2. Trên khu vực bãi lắp ráp có hai đường trượt, đó là đường trượt số 0 đường trượt đơn nằm ở phía Đông Nam, Đường trượt số 01 đường trượt kép nằm ở phía Tây Nam của mép cảng, các thông số về hai đường trượt trên như sau: Đường trượt số 0 có tổng chiều dài là 216 m, rộng 16 m, đường trượt đường làm bằng thép tấm có bề rộng 1 m, chiều dày thép tấm là 50 mm. Đường trượt số 01 có tổng chiều dài 183 m, rộng 16 m & 20m, đường trượt làm bằng thép tấm bề rộng 1m, chiều dày thép tấm là 50 mm. Cường độ chịu tải của đường trượt là 100 (T/m2 ), tổng tải trọng mà đường trượt có thể chịu được là 5000 (T). Chiều dài bờ cảng là 750m, áp lực đất nền trên khu vực bãi lắp ráp là 60 2 (T/m ), khu vực từ mép cảng dài 19 m có nền là bê tông cốt và áp lực nền ở đó là 100 (T/m2). Với hệ thống hai đường trượt trên thì tổng khối lượng hạ thuỷ hàng năm có thể cho phép hạ thuỷ là 15000 (T/năm). Độ sâu nước tại mép cảng là 5 m. Mực nước thay đổi tại mép cảng giao động từ 45 (m). Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 15
  • 16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Độ sâu nước ở khu vực neo tàu là 10 (m). Trên bãi lắp ráp còn có các trạm điện có thể cung cấp điện năng cho hơn 60 đơn vị hàn (Công suất tiêu thụ gần 500 KVA), ngoài ra còn có hệ thống chiếu sáng gồm 6 cột đèn cao áp và các hệ thống cung cấp nước ngọt, hệ thống thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, đặc biệt là hệ thống các nhà xưởng chế tạo trực tiếp các cấu kiện như: Các xưởng chế tạo sẵn số 01, 3.1, 2, 3.2 & 04, kích thước khu làm việc của các xưởng này là (36mx156mx9.5m) với diện tích là 11232 m2 , với 3 cần trục dài 18m, có tải trọng nâng khoảng 20(T), để phục vụ cho công tác nâng ống đưa ống vào giá cắt, trong xưởng này được bố trí hệ thống các máy cắt ống tự động sau đây: CNC Profiling pipe-cutting VERNON Model 0342, USA. CNC Plate Cutting Machine OXYTOME30, France. Pipe Profiling Cutting HGG-RBPC 1200, Netherlands. Pipe Cutting Machine 1300 HL, Japan. Xưởng đường ống số 11 diện tích khu vực chế tạo các cấu kiện là 24mx72mx9.5m, với hai cần trục dài 22.5m, tải trọng nâng là 20T. Xưởng sơn phủ và thử áp lực số 04 diện tích khu vực làm việc là 18mx60mx9.5m, được trang bị các thiết bị thử áp lực tự động, các thiết bị sơn phủ chống ăn mòn. Ngoài ra trên bãi lắp ráp còn được bố trí các trạm hàn di động để phục vụ cho công tác hàn ngoài công trường. IV. THIẾT BỊ THI CÔNG: IV.1. Các loại máy móc và thiết bị phục vụ thi công trên bờ BẢNG I.3: CÁC LOẠI MÁY MÓC PHỤC VỤ THI CÔNG Mô tả Loai thiết bị Nước Tải trọng Chiều dài Số lượng SX nâng lơn cần(m) nhất(T) Cẩu Cẩu DEMAG CC600 Đức 140 54 8 DEMA Cẩu DEMAG CC2000 Đức 300 72 1 G Cẩu DEMAG CC2000 Đức 300 60 1 Cẩu DEMAG CC2000 Đức 300 36 2 Cẩu DEMAG CC4000 Đức 400 42 1 Các TADANO Nhật 70 8 3 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 16
  • 17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG loại cẩu COLE UK 70 8 2 khác K/C4561 Nga 40 8 5 Mobil Nga 16 9 BẢNGI.3: CÁC LOẠI MÁY MÓC PHỤC VỤ THI CÔNG Mô tả Tên thiết bị và các thông số kỹ thuật Nước Sản Số Xuất lượng Forklift, capacity 2.5 T Nhật 5 Các thiết Forklift, capacity 5 T Nhật 10 bị Vận Forklift, capacity 10 T Nhật 1 Chuyển Trailer for pipe, capacity 20T with 18m length Nga 3 Platform with tractor K710, capacity 60T Nga 3 Platform with tractor K710, capacity 40T Nga 2 Trailer Nicolas, max payload per support 220T Pháp 4 Lincoln LT7 Tractors(SAW) Mỹ 5 Lincoln NA3 / NA4 / NA5 Tractors(SAW) Mỹ 8 Lincoln DC400 Recifiers Mỹ 8 Lincoln DC600 Recifiers Mỹ 25 Lincoln N9 Wire Feeders Mỹ 15 Lincoln LN23 Wire Feeders Mỹ 8 Lincoln LN25 Wire Feeders Mỹ 3 Kemppi Master 3500DC Hà Lan 30 Máy hàn Kemppi PS 5000 /FU11 Hà Lan 20 Kemppi Tig 2500 /FU11 Hà Lan 10 BDM 1001 Nga 22 Lincol Tig 255 Mỹ 10 ESAB LCF 1200 Thuỵ Sỹ 5 ESAB LCF 2400 Thuỵ Sỹ 2 ESAB A2-A6 Thuỵ Sỹ 2 Inverter-V300 I Mỹ 30 Delta Weld 402/ I22A Mỹ 5 Dyna Auto XC 500/CM 2302 Nhật 4 Kakusai 250 kVA Nhật 2 PWHT Cooperheat 48 kVA With recorder UK 5 12 channel recorder Kokusai Nhật 4 CNC profiling pipe-cutting Vernon-0342 Mỹ 1 Máy cắt CNC Plate-cutting Machine OXYTOME 30E Pháp 1 Pipe Profiling Cutting HGG-RBPC 1200 Alen 1 Mathey 3SA Mỹ 12 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 17
  • 18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Máy vắt Pipe Beveling Machine Mỹ 5 ống Gamma source 660B Mỹ 6 DSK 8S Mỹ 3 UT set, Krauthramer USK 7S Đức 3 Máy UT set, Krauthramer USK 7D Đức 1 Kiểm tra UT set, Krauthramer USN 52 Đức 2 không UT set, Parameter EPOCH III Mỹ 2 phá huỷ Automatic Utrasonic Testing System Rotoscan Ailen 1 Electromagnet yoke Y6 Nhật 10 USN 521 Nhật 1 USN 25 Nhật 1 Permanent magnet yoke YM5 Nhật 2 Total Station TC 500 (with software) Thuỵ Điển 1 Theodolite Dalta 010; T180-Leica Đức 2 Theodolite Sokkia set 3 CII Nhật 1 TCA 2003-Leica Thuỵ Điển 1 Máy kiểm TCR 702-Leica Thuỵ Điển 3 tra kích TC 703 Thuỵ Điển 1 thước TC 303 Thuỵ Điển 2 Automatic Level-Leica Thuỵ Điển 20 Laser Plane Mỹ 2 Super L universal tensile testing machine 120.000 lbs- Mỹ 1 TINUS OLSEN Impact tester for metal, Model 84- TINUS OLSEN Mỹ 1 Automatic emission spectrometer(32 channel)-LECO Mỹ 1 Hardness testing machine-ESEWAY CV UK 1 Máy đo Portable hardness tester- Micodur II Germany and UK 3 cường độ Equotip Unit D và thành Microscope with video camera and monitor 14”, Đức 1 phần hóa HM500 AM/W-AD học Hydraulic Mounting press Nam Mỹ 1 Special grinding machine _ LECO Mỹ 1 Multicool baths for charpy testing, capacity rack15 pcs. Mỹ 1 and down to-400C Máy ghi Recorder MT 71-2M1 250 kG/cm2 Châu âu 2 áp lực Recorder HC 2000SP 3000 Psi Châu âu 2 Recorder HC 2000SP 500Psi Châu âu 2 Recorder HC 2000SP 10000 Psi Châu âu 2 Recorder HC 2000SP 5000 Psi Châu âu 2 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 18
  • 19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Thiết bị Master Test Gauge 314 3000 Psi Châu âu 2 đo và Master Test Gauge 314 5000 Psi Châu âu 2 kiểm tra Master Test Gauge 314 10000 Psi Châu âu 2 theo thiêu Press Gauge 5 kG/cm2 Châu âu 1 chuẩn Press Gauge 140000 kG/cm2 Châu âu 1 Cân Khối Rig Lifting & Weighing System with Capacity Anh 1 lượng 400Tons x 12 Jacks Kích 50 Tons Interkeithing Winch Anh 2 IV.2. Các thiết bị máy móc phục vụ hạ thuỷ, vận chuyển đánh chìm KCĐ: Tàu cẩu Trường Sa Chiều dài 139.1m Chiều rộng 54.32m Mớn nước 4m Góc xoay cẩu 360 0 Khả năng nâng 2 x 300 T, 26- 39 m 1 x 150 T, 29- 68 m 1 x 20 T Tàu cẩu Hoàng Sa Chiều dài 136.00m Chiều rộng 48.10m Mớn nước 4.8m Góc xoay cẩu 360 0 Khả năng nâng 2 x 600 T, 21- 39 m 1 x 300 T, 24- 50 m 1 x 30 T, 71.50 m Tàu rải ống Côn Sơn Chiều dài: 110.3m Chiều rộng : 30.45m Mớn nước: 3.74m Khả năng nâng: 1 x 540 T, 26- 35 m Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 19
  • 20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG 1 x 100 T 1 x 22.7 T Khả năng thả ống 700m/ ngày Ngoài ra XN còn sử dụng một số tàu dịch vụ của XN vận tải biển: Tàu kéo: Phú Quý, Tàu Sông Dinh, Tàu Sao Mai (3 chiếc), Lam Sơn, Kỳ Vân Tàu phục vụ công tác lặn như tàu Bến Dinh 01, tàu Hải Sơn, kèm theo các thiết bị thi công. Thiết bị búa đóng cọc MRBS 1800 , lực đóng 175000KG , 4 chiếc MRBS 3000, lực đóng 283500KG , 3 chiếc Phao nổi (Ponton) Số lượng: 2 (cái) Kích thước BxLxH: 12x40x4.5 (m) Mớn nước ban đầu: T0 =1.24 (m) Sức trở :800(T) Thiết bị định tâm cọc: các loại cọc khác nhau cần thiết bị định tâm khác nhau. Các loại thiết bị kẹp cọc: V. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BÃI LẮP RÁP Bãi lắp ráp của XNLD VIETSOVPETRO nằm ở vị trí bên trái sông Dinh trên khu vực bờ biển phía Tây Bắc thành phố Vũng Tàu. V.1. Gió Đặc tính của khu vực này là nằm trong vùng gió mùa hoạt động mạnh. Khí hậu thời tiết mưa nhiều về mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô ráo về mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4). Trong mùa mưa gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc). Thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, do có sự tương tác qua lại giữa hai luồng gió chính, gây ra gió theo nhiều hướng khác nhau (xảy ra vào các tháng 4, 5, 9 và 10). Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 20
  • 21. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Trong thời gian này việc thi công gặp nhiều khó khăn. Vận tốc gió trung bình 4.1 (m/s). Vận tốc gió lớn nhất đạt tới 30 (m/s). BẢNG I.4: VẬN TỐC GIÓ (M/S). các tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB 4,7 5,9 5,3 4,2 2,8 3,6 4,1 4,3 3,6 3,4 3,7 4,1 LN 18 18 18 18 20 26 30 23 22 20 18 30 Bảng vận tốc gió trên đây được thiết lập khi đo ở độ cao 10 m. Từ bảng vận tốc gió ở độ cao 10 m, để xác định vận tốc gió ở độ cao khác, ta dựa vào bảng hệ số thay đổi vận tốc gió theo chiều cao sau đây: BẢNG I.5: BẢNG HỆ SỐ THAY ĐỔI VẬN TỐC GIÓ (M/S). Chiều cao so với mặt đất 10 20 40 60 100 200 hệ số 1 1,25 1,55 1,75 2,1 2,6 V.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình của không khí là 28.4 Mb, độ ẩm trung bình lớn nhất trong một tháng là 30.2 Mb (tháng 6) và nhỏ nhất là 24.6 Mb (tháng 1). Độ ẩm tương đối lớn nhất của không khí là 100% xuất hiện vào tất cả các tháng của năm. Độ ẩm tương đối trung bình của năm là 85%. Độ ẩm tương đối trung bình nhỏ nhất là 21%. Các thông số về độ ẩm không khí được thể hiện trong bảng dưới đây: BẢNG I.6: ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI CỦA KHÔNG KHÍ (%). Các tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm TB 81 81 83 80 83 87 88 88 89 87 80 83 85 NN 36 21 32 45 43 51 53 55 50 41 38 38 21 V.3. Bức xạ mặt trời BẢNG I.7: BỨC XẠ MẶT TRỜI (CAL/CM2). Các tháng Giá trị Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất I 588,9 374,7 271,2 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 21
  • 22. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG II 514,4 411,8 352,1 III 536,9 455 403,4 IV 520,7 441,6 399,8 V 486,5 380,2 285,5 VI 463,2 377,5 325,5 VII 444,2 379,1 297 VIII 440,3 375,8 323,4 IX 392,4 347,1 314,4 X 426,3 344,5 303,2 XI 397,6 331,1 284,3 XII 395,3 334,6 279,2 năm 588,9 378,9 271,2 V.4. Nhiệt độ không khí. Nhiệt độ không khí trung bình là 26oC, nhiệt độ lớn nhất của không khí là 36.2oC nhỏ nhất là 16.8 oC. BẢNG I.8: NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ (OC) Các tháng Giá trị Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất I 24,4 32,2 16,8 II 23,2 34,1 18,4 III 26,1 34,2 16,8 IV 27,6 35,8 19,7 V 27,9 36,2 18,7 VI 26,8 34,5 17,5 VII 26,4 33,5 17,5 VIII 26,2 33,1 19,3 IX 26,2 34,1 19,2 X 26,0 34,1 18,7 XI 25,8 33,3 17,2 XII 29,4 32,5 17,0 Năm 26,0 36,2 16,8 V.5. Áp suất khí quyển. Trong khu vực thành phố Vũng Tàu, các số liệu ghi nhận được cho thấy các cơn bão ở vào giai đoạn phát triển trung bình và yếu. Thống kê số lượng những ngày có mưa, những ngày có giông và những ngày có sương mù thể hiện ở bảng sau: Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 22
  • 23. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG BẢNG I.9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN. Các tháng Số lượng lớn nhất những ngày Có mưa Có giông Có sương mù I 1 - 23 II - - 23 III 2 - 26 IV 4 5 19 V 11 25 1 VI 16 13 4 VII 16 18 3 VIII 18 14 2 IX 12 10 11 X 12 9 16 XI 7 4 15 XII 2 1 6 năm 81 78 84 V.6. Một số chỉ số về khí tượng thủy văn. Mực nước biển: Mực nước biển cao nhất: +173 cm Mực nước biển thấp nhất: -329 cm. Mực nước biển trung bình: -13 cm. Dòng chảy: Vận tốc dòng chảy lớn nhất là 1.3 (m/s). Hướng dòng chảy: chủ yếu theo hai hướng Đông Bắc và Tây Nam. Sóng và gió: Với vận tốc 20 (m/s), chiều cao sóng không vượt quá 0.5 m. Với vận tốc gió 30 (m/s), chiều cao sóng không vượt quá 0.7 m. Nhiệt độ nước không dưới 27oC. Thành phần hóa học của nước không khác biệt mấy so với nước ngoài đại dương. Môi trường nước có chỉ số ô nhiễm ở mức độ cao. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 23
  • 24. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG VI. Khả năng thi công của Xí Nghiệp: Chế tạo và xây lắp dàn khoan biển bao gồm các dàn: MSP (Drilling & Production Platform) CPP (Centre Processing Platform) BK MSF Chế tạo và xây lắp hệ thống đường ống ngầm Xây lắp các trạm neo, bể nổi chứa dầu Khảo sát phục vụ cấp chứng chỉ bảo hiểm công trình biển và phục vụ công tác sửa chữa công trình biển Sửa chữa các công trình dầu khí Xây dựng các công trình quốc phòng ngoài khơi thềm lục địa. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 24
  • 25. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBY-B VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHƯƠNGI: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DÀN RUBYB I. KẾT CẤU CÔNG TRÌNH DÀN RUBY-B Dàn khoan RUBY-B là loại dàn nhẹ dạng BK không có tháp khoan, công tác khoan sẽ do tàu khoan tự nâng thực hiện. Dàn khoan RUBY-B là dàn nằm trong trong khu vực mỏ RUBY là một dự án trong kế hoạch phát triển mỏ RUBY, do vậy được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ để phục vụ cho công tác khoan và khai thác dầu khí trong cụm mỏ RUBY trong tương lai. Vị trí của dàn RUBY-B: 44617400E 0 1150193 N Độ sâu nước tại vị trí xây dựng công trình là 50m. Dàn RUBY-B được thiết kế dưới dạng kết cấu dạng tháp không gian bằng thép với một mặt thẳng đứng, được cấu tạo từ các loại thép ống có đường kính khác nhau. Hệ thống đường ống của dàn RUBY-B gồm có 4 tuyến ống sau: Tuyến ống 250 NS FWS được dẫn từ dàn RUBY-A tới Tuyến ống 150 NS dẫn Gaslift sẽ được sử dụng trong tương lai Tuyến ống 250 NS, 250 NS là các tuyến ống dẫn khí sẽ được sử dụng trong tương lai Dàn RUBY-B được thiết kế với 12 đầu giếng khoan. Cấu tạo dàn RUBY-B (xét theo kết cấu ) có 2 phần sau: Thượng tầng gồm có 4 sàn chính. SUMP DECK cao độ (+)12.5m. CELLAR DECK cao độ (+)16.4m. MEZZANINE DECK cao độ (+)20.15m. MAIN DECK cao độ (+) 24.05m. Ngoài ra trên thượng tầng còn có một cần đuốc dài 50m và một cần cẩu. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 25
  • 26. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Khung nối là kết cấu dạng khung không gian, nó bao gồm cả hệ thống cầu thang và nan can bộ từ sàn cặp tàu lên các sàn chính phía trên của thượng tầng, đây là phần kết cấu hết sức quan trọng của dàn RUBY-B. Kết cấu KCĐ dàn RUBY-B là dạng kết cấu hình tháp không gian dạng 4 ống chính, nó có một mặt phẳng thẳng đứng và 3 mặt còn lại có độ nghiêng kép, độ nghiêng của các mặt (Panel) này khác nhau, hai mặt ở phía tây nam thì có độ nghiêng là 1:10, hai mặt ở phía tây bắc thì độ nghiêng là 1:8. Khối chân đế được chia ra làm 3 khoang với 4 mặt ngang, cao độ mỗi mặt ngang như sau: Mặt ngang D1 ở cao độ (+)4.572m Mặt ngang D2 ở cao độ (-)12.000m Mặt ngang D3 ở cao độ (-)-30.000m Mặt ngang D4 ở cao độ (-)50.000m Khối chân đế liên kết với đất nền thông qua hệ thống móng cọc, gồm 4 cọc chính được luồn vào trong 4 ống chính, nó được đóng xuống đất với độ sâu chôn cọc là (-)131.000m với tổng chiều dài của mỗi cọc 139.453m, đường kích của mỗi cọc là 1524x65mm, tổng khối lượng cọc khoảng 1133.09(T), ngoài ra KCĐ còn có các bộ phận phụ như giá cặp tàu với khối lượng khoảng 40(T), Giá đỡ bảo vệ ống đứng với khối lượng khoảng 15(T), và các ống dẫn hướng, ống caison… Tổng khối lượng của chân đế là G=882(T) Cấu tạo chi tiết từng bộ phận của KCĐ như sau: Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 26
  • 27. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG vï vï ng ng th th ay ay ®æ ®æ i i m m ôc ôc n­ n­ íc íc ®é n gh iªng ® é ngh iªn g ®é n ghiªng thËt ®é n gh iªng th Ët CẤU TẠO CHI TIẾT HAI PANEL HƯỚNG TÂY NAM-ĐÔNG NAM Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 27
  • 28. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG vï ng mùc n ­íc tha y ® æi vïn g m ùc n­í c thay ®æ i ®é ngh iªng ®é nghiªn g ®é nghiªng thËt ®é nghiªng thËt CẤU TẠO CHI TIẾT HAI PANEL HƯỚNG TÂY BẮC- ĐÔNG BẮC Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 28
  • 29. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D4 (-)50.000 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 29
  • 30. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D3 (-)30.000 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 30
  • 31. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D2 (-)12.000 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 31
  • 32. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CẤU TẠO CHI TIẾT MẶT NGANG D1 (+)4.572 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 32
  • 33. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG II. SỐ LIỆU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊA CHẤT KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: Trong điều kiện mỏ RUBY chưa có đầy đủ các số liệu về địa chất, khí tượng hải văn, do vậy ta có thể lấy các số liệu về địa chất khí tượng hải văn theo điều kiện mỏ Bạch Hổ làm số liệu phục phụ tính toán cho công trình RUBY-B tại mỏ RUBY với hệ số liệu chỉnh phù hợp với điều kiện địa chất khí tượng hải văn ở mỏ RUBY (số liệu địa chất khí tượng hải văn ở đây chỉ mang tính chất tham khảo. II.1. Điều kiện địa chất công trình khu vực mỏ Theo các khảo sát gần đây của XNLDDK VIETSOVPETRO, điều kiện địa chất công trình khu vực mỏ gồm các loại đất sau: Cát ướt. Á sét dẻo. Sét dẻo mềm. Sét dẻo cứng. Đặc tính của các loại đất này được thể hiện trong bảng sau: BẢNG II.1: TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI ĐẤT. Stt Loại đất A  C  E q G Mpa g/cm3 d.e Độ Mpa Mpa Mpa 1 Cát ướt 0,013 1,96 0,068 39 15,9 2 á sét dẻo 0,05 2,00 0,62 34 22,2 0,68 0,00 3 Sét dẻo mềm 0,034 2,71 0,683 13 13,4 0,69 0,02 4 Sét dẻo cứng 0,37 2,72 0,778 20 13,1 0,32 0,45 Trong đó: A: là hệ số xốp của đất. : là hệ số trọng lượng riêng của đất. C: là lực dính. E: là modul biến dạng của đất. : là góc ma sát trong. q: là sức kháng của đất. G: độ dẻo của đất. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 33
  • 34. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG II.2. Điều kiện khí hậu tự nhiên và khí tượng thủy văn vùng mỏ Vùng mỏ nằm trong vùng gió mùa hoạt động mạnh. Chế độ gió được đặc trưng bởi gió mùa Đông Bắc vào mùa Đông và gió mùa Tây Nam vào mùa hè. Gió mùa Đông Bắc hoạt động kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3, mang tính chất mạnh và ổn định. Trong mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 9, gió phơn (gió chướng) Tây Nam hoạt động mạnh và ổn định. Vận tốc gió trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc mạnh hơn so với tốc độ gió trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, lượng mưa nhiều và nhiệt độ tăng. Sóng ở khu vực này phụ thuộc vào vận tốc gió. Sóng gây ra do gió mùa Đông Bắc lớn hơn so với sóng gây ra do gió mùa Tây Nam. Vào thời kỳ hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô), dòng chảy thường biến động, thay đổi cả về vận tốc lẫn độ lớn. a. Gió: Đặc trưng cơ bản của gió là vận tốc, vận tốc gió được thể hiện trong bảng II.2. Gió chủ yếu thổi theo 6 hướng: Đông - Đông Bắc, Đông – Bắc, Bắc-Đông Bắc (vào mùa đông) và Nam – Tây Nam, Tây – Nam, Tây – Tây Nam (vào mùa hè). Vận tốc gió theo 6 hướng được thể hiện trong bảng II.3. Trên cơ sở những số liệu quan sát được có thể đưa ra đặc tính gió mùa như sau: Mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 3), gió mạnh theo hướng Đông Bắc, tốc độ gió lớn nhất là 30 m/s, tốc độ trung bình là 11 m/s. Gió thường gặp có vận tốc 11 – 15 m/s, chiếm khoảng 53%. Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9) gió theo hướng Tây Nam, tốc độ gió lớn nhất là 20 m/s, tốc độ gió trung bình là 8 m/s. Ít gặp gió có tốc độ 15 m/s. Trong thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa, đặc trưng của gió là không ổn định (biến động cả về hướng và vận tốc). Giá trị lớn nhất của vận tốc gió là 20m/s, giá trị trung bình là 6 m/s, gió có vận tốc 5 m/s thường gặp chiếm khoảng 60%. Vận tốc gió trong năm được thể hiện ở bảng sau: BẢNG II.2: VẬN TỐC GIÓ (M/S). Các tháng Giá trị Trung bình Lớn nhất I 12,5 32 II 9,5 24,8 Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 34
  • 35. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG III 8,1 28 IV 6,1 21,2 V 5,3 24,1 VI 8,8 24,1 VII 8,2 24 VIII 9,4 33,8 IX 6,7 20,8 X 7,2 21,8 XI 10,9 28,2 XII 13,6 28 Năm 8,9 33,8 BẢNG II.3: VẬN TỐC THEO 6 HƯỚNG CHỦ YẾU (M/S). Đại lượng Gió mùa Đông Bắc Tây Nam Đ-ĐB Đ-B B-ĐB N-TN T-N T-TN Vận tốc gió 31,8 37,4 33,7 22,4 32,9 28,1 b. Sóng: Các số liệu về sóng có liên quan chặt chẽ đến sự hoạt động của gió mùa. Trong trời kỳ có gió mùa Đông Bắc, chiều cao sóng có thể lên tới 7m, lớn hơn so với thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động (6m). Trong mùa Đông, sóng có giá trị lớn nhất xuất hiện nhiều lần, nhất là sóng có chiều cao từ 5 – 6 m. Trong mùa hè, tương ứng là sóng có chiều cao từ 3 – 4 m. Điều kiện thuận lợi để thi công trên biển là thời kỳ gió mùa Tây Nam. Chiều cao sóng lớn nhất tương ứng với 6 hướng chủ yếu được thể hiện trong bảng sau: BẢNG II.4: CHIỀU CAO SÓNG LỚN NHẤT VỚI 6 HƯỚNG CHỦ YẾU. Đại lượng Gió mùa Đông bắc Tây nam Đ-ĐB ĐB B-ĐB N-TN TN T-TN Chiều cao 5 7 4 3,5 6 4,5 sóng (m) Chiều cao sóng lớn nhất trong các tháng được thể hiện trong bảng dưới đây: Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 35
  • 36. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG BẢNG II.5: CHIỀU CAO SÓNG LỚN NHẤT TRONG CÁC THÁNG. Các tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm Chiều 6 4,5 5 3,5 3 3,5 3 4 3,5 4 6 6,25 6,25 cao sóng (m) Số lượng ngày tương ứng với các chiều cao sóng khác nhau trong các tháng được thể hiện trong bảng II.6. Khi thực hiện công tác thi công trên biển cần có số liệu về “khoảng thời gian thời tiết thuận lợi”. “Khoảng thời gian thời tiết thuận lợi” là thời gian (tính theo đơn vị ngày đêm) mà chiều cao sóng và vận tốc gió không vượt quá giá trị cho phép. Số liệu về “khoảng thời gian thời tiết thuận lợi” được thể hiện trong bảngII.9. BẢNG II.6: SỐ LƯỢNG NGÀY TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHIỀU CAO SÓNG KHÁC NHAU. Các Số lượng ngày ứng với chiều cao sóng (m). tháng <1 <1,25 <1,5 <2 <3 <4 <5 <6 <7 I 1 1,5 3,5 9,5 21 28,5 29,5 31 31 II 5,5 8 11,5 16,5 24,5 28 28 28 28 III 15,5 17 20 24,5 28 30 31 31 31 IV 17,5 20,5 23,5 26,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 V 21,5 24,5 28 29,5 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 VI 9,5 13,5 19 26,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 VII 9,5 12,5 18,5 26 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 VIII 7,5 11 16 24 29,5 30,5 30,5 30,5 30,5 IX 13 14,5 18,5 25 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 X 12,5 16 20,5 25 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 XI 3,5 5 8 14 22 27 29 30 30 XII 2 3 5,5 11,5 22 28,5 29,5 30,5 31 Năm 17,5 147 192 256,5 327 55,5 60,5 365,5 365,5 Chiều cao sóng cho phép để tàu cẩu của liên doanh VSP hoạt động được là 1.25 m .Căn cứ theo bảng II.6 các tháng thuận lợi để cho tàu cẩu có thể hoạt động được là : Tháng 3,4,5,6,9,10. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 36
  • 37. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG c. Dòng chảy: Vận tốc dòng chảy trên mặt lớn nhất là 2.38 m/s. Vận tốc dòng chảy trên mặt nhỏ nhất là 0.69m/s. Vận tốc dòng chảy dưới đáy lớn nhất là 1.06m/s. Vận tốc dòng chảy dưới đáy nhỏ nhất là 0.28m/s. Vận tốc dòng chảy có giá trị lớn nhất theo hai hướng Tây Bắc và Đông Nam và có giá trị nhỏ nhất theo 2 hướng Tây Bắc và Nam. BẢNG II.7 :VẬN TỐC DÒNG CHẢY THEO CÁC HƯỚNG TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC ĐỘ SÂU. Vận tốc dòng chảy Mùa (m/s) Đông Bắc Tây Nam b đb đ n tn t Trên mặt 0,84 2,38 2 0,72 2,28 2,07 Dưới đáy 0,33 1,06 0,93 0,29 1,03 0,96 Vận tốc dòng chảy trong trong cả 2 mùa (mùa khô và mùa mưa thường biến động thay đổi cả về hướng và độ lớn. Dựa trên các số liệu phân tích thống kê ,vận tốc dòng chảy mặt lớn nhất trong các tháng được xác định trong bảngII.8. BẢNG II.8: VẬN TỐC DÒNG CHẢY MẶT TRONG THÁNG. Đại lượng Các tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vận tốc 1,2 1,2 1,9 1,9 1,4 1,8 1,75 1,9 1,8 1,8 1,6 1,4 1,9 (m/s) Vận tốc dòng chảy mặt lớn nhất là vào các tháng 3, 4, 8 theo hai hướng Đông Bắc và Tây Nam. Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất là vào các tháng 1, 2 theo các hướng Bắc, Tây Bắc, Nam và Đông Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công (đặc biệt là việc tổ chức thi công trên biển) là khoảng thời gian thuận lợi, nhân lực và hệ số thời tiết xấu. Hệ số thời tiết xấu là hệ số kể đến ảnh hưởng của vận tốc gió và chiều cao sóng đối với hoạt động của cẩu. Trong thời gian thi công phải chú ý đến các yêu cầu về đảm bảo an toàn thi công (chiều cao sóng và vận tốc gió phải phù hợp với tính chất của công tác thi công và đặc tính kỹ thuật của phương tiện, thiết bị thi công). Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 37
  • 38. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Thời gian làm việc của tàu tính bằng đơn vị ngày đêm (trong trường hợp vận tốc gió và chiều cao sóng không vượt quá giới hạn cho phép). Giá trị của hệ số thời tiết xấu được xác định bằng tương quan giữa số lượng ngày làm việc theo kế hoạch với số lượng ngày hoạt động thực tế. BẢNG II.9: KHOẢNG THỜI GIAN THUẬN LỢI, SỐ LƯỢNG NGÀY LÀM VIỆC, HỆ SỐ THỜI TIẾT XẤU ĐỐI VỚI TÀU CẨU. Các Đặc trưng tháng Khoảng thời gian thời tiết thuận lợi (ngày) Tàu cẩu Trường Sa Tàu cẩu Hoàng Sa NN TB LN Số Hệ NN TB LN Số Hệ số ngày số ngày thời làm thời làm tiết việc tiết việc xấu xấu I 0,25 0,9 5 1,5 1,5 0,25 0,9 5 1,5 1,5 II 0,25 1,6 7 8,5 3,3 0,25 1,6 7 8,5 3,3 III 0,25 5 21 17 1,8 0,25 5,2 21 17 1,8 IV 0,25 6,1 36 21,5 1,4 0,25 6,1 36 21,5 1,4 V 0,25 5,1 38 24,5 1,3 0,25 5,1 38 24 1,3 VI 0,25 1,8 14 13,5 2,2 0,25 1,6 14 12,5 2,4 VII 0,25 1,9 16 12,5 2,5 0,25 1,9 16 12 2,6 VIII 0,25 2,2 24 11 2,8 0,25 2 24 10,5 3 IX 0,25 2,9 14 14,5 2,1 0,25 2,9 14 14,5 2,1 X 0,25 2 14 15,5 2 0,25 2 14 15,5 2 XI 0,25 0,9 5 4,5 6,7 0,25 0,9 5 4,5 6,7 XII 0,25 0,6 2 1 1 0,25 0,5 2 1 1 Năm 145,5 2,5 143 2,6 Với công tác lặn, có thể sử dụng bảng II.9 để tính số ngày làm việc và hệ số thời tiết xấu, kết quả tính toán được thể hiện trong bảng II.10. BẢNG II.10: SỐ NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỆ SỐ THỜI TIẾT XẤU TÍNH CHO TÀU LẶN. Đại Các tháng lượng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm Số ngày 0 7,5 11 13,5 15 9 11 8 12 16 5,5 0 108,5 Hệ số 0 3,7 2,8 2,2 2 3,3 2,8 3,9 2,5 1,9 5,4 0 3,4 thời tiết xấu Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 38
  • 39. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG Việc sử dụng tàu lặn Hải Sơn khi thực hiện công tác lặn sẽ bị hạn chế trong trường hợp dòng chảy chảy theo các hướng Đông, Đông Bắc, Tây và Tây Nam vượt qua đặc tính kỹ thuật của công tác lặn (0,6 m/s). Gió cho phép thực hiện công tác lặn là 7,9 m/s. d. Mực nước biển: Yếu tố chính gây nên dao động mực nước biển là thuỷ triều, gió và thời gian (mùa, năm). Thực tế cho thấy yếu tố ảnh hưởng chính đến mực nước biển là thuỷ triều. Mức độ cao nhất của thuỷ triều lên tới 2,65 m (triều lên cao nhất so với mực nước biển là 1,62m và triều xuống thấp nhất so với mực nước biển là 1,62m). Dao động lớn nhất của thuỷ triều với xác suất lặp lại 1 lần trong 100 năm là 2,8m. Số liệu về dao động thuỷ triều trong hệ mũi lái là 2,612 m, được sử dụng khi tính toán thi công ngoài biển. e. Các chỉ số khác về khí tượng hải văn: o Nhiệt độ không khí cao nhất là: 35,5 C. Nhiệt độ không khí thấp nhất là: 21o C. Nhiệt độ nước biển cao nhất là: + Trên mặt: 30,3o C. + Dưới đáy: 24,1o C. Nhiệt độ nước biển thấp nhất: o + Trên mặt: 29 C. o + Dưới đáy: 21,71 C. Độ mặn nước biển trên mặt là: + Cao nhất: 33,8%. + Thấp nhất: 29,9%. Độ mặn nước biển dưới đáy là: + Cao nhất: 34,5%. + Thấp nhất: 33,3%. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 39
  • 40. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG CHƯƠNGII: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG I. CÁC PHƯƠNG ÁN THI CÔNG TRÊN BỜ I.1. Phương án thi công chế tạo nút Thi công KCĐ bằng phương pháp chế tạo nút là phương pháp chế tạo sẵn các nút của KCĐ trong nhà máy và công xưởng, sau khi chế tạo xong các nút của KCĐ trong công xưởng người ta tiến hành vận chuyển các nút ra ngoài công trường bằng các xe nâng hoặc cẩu lọai nhỏ. Các nút này được đặt lên trên hệ thống các gối đỡ đã được thiết kế và lắp sẵn ngoài công trường. Sau khi đã cố định các nút trên hệ thống các gối đỡ người ta tiến hành chế tạo các thanh còn lại của các nút theo đúng chiều dài thiết kế, tiến hành lắp các thanh vào các nút theo bản vẽ thiết kế và tiến hành hàn cố định các thanh vào các nút, khi hàn người ta phải kiểm soát chất lượng các mối hàn và kiểm soát được hệ thống kích thước của các kết cấu theo đúng bản vẽ thiết kế. Tiến hành lắp ráp các kết cấu phụ còn lại của khối chân đế như các hệ thống sàn chống lún, các ống dẫn hướng… Biện pháp thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp chế tạo nút có các ưu, nhược điểm sau đây: a. Ưu điểm : Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể chế tạo toàn bộ các nút của KCĐ trong nhà xưởng vì vậy ta có thể kiểm soát được chất lượng các mối hàn, hơn nữa kết cấu được chia nhỏ do vậy có thể sử dụng các thiết bị nâng, các loại cẩu nhỏ để phục vụ cho quá trình thi công KCĐ, nó cũng rất thuận tiện cho việc kiểm soát hệ thống kích thước của các cấu kiện theo thiết kế. b. Nhược điểm: Tuy vậy nhưng phương pháp này có rất nhiều nhược điểm, đó là: Do lắp ráp bằng phương pháp chế tạo nút nên số lượng các mối hàn tăng lên rất nhiều, các khối lượng công việc thực hiện ngoài công trường nhiều, do vậy mà các chi phí về kiểm tra, kiểm soát mối hàn cũng rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và nhân lực, khối lượng các công việc thi công trên cao và trong không gian cũng rất lớn vì vậy mà cần nhiều hệ thống giàn giáo và công tác an toàn phải được đảm bảo hơn, Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 40
  • 41. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG làm tăng chi phí công trình và thời gian thi công cũng kéo dài, việc kiểm soát kích thước cũng khó khăn hơn. Nói chung là phương pháp này có rất nhiều nhược điểm đặc biệt là khó đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả kinh tế thấp do vậy hiện nay khi mà các thiết bị thi công đã được trang bị hiện đại thì người ta không thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp này nữa, và công trình KCĐ dàn khoan RUBY-B cũng không thi công theo phương pháp này. I.2. Phương án thi công úp mái Thi công KCĐ bằng phương pháp úp mái là phương pháp chế tạo sẵn hai Panel dưới đất, một Panel được chế tạo ngay trên đường trượt, Panel còn lại thì được chế tạo ngay vị trí bên cạnh đường trượt, sau khi thi công xong Panel trên đường trượt, người ta tiến hành lắp dựng các thanh xiên không gian của hai Panel bên. Sau khi lắp đặt xong các thanh không gian của hai Panel bên thì tiến hành lắp đặt các mặt ngang (các mặt D). Sau cùng là dùng cẩu cẩu nhấc Panel còn lại (được chế tao ở dưới đất bên cạnh đường trượt) lên và úp nó xuống rồi tiến hành hàn cố định Panel đó với các thanh ngang, thanh xiên và các mặt ngang. Tiếp theo người ta sẽ tiến hành lắp đặt các kết cấu phụ của KCĐ như sàn chống lún, các anốt hy sinh, các ống dẫn hướng… Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp úp mái này có những ưu nhược điểm như sau: a. Ưu điểm : Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp này thì chúng ta tận dụng và tiết kiệm diện tích chế tạo, tận dụng tối đa không gian thi công khi mà diện tích bãi lắp ráp hạn chế. b. Nhược điểm: Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp này có rất nhiều hạn chế, đó là phải thi công nhiều cấu kiện ở trên cao, đặc biệt là phải hàn các thanh không gian của hai Panel bên ở trên cao, và hàn nối Panel trên cùng cũng phải thực hiện ở trên cao, do đó chất lượng các mối hàn khó kiểm soát được, hệ thống giàn giáo cũng nhiều, mức độ an toàn khi làm việc trên cao cũng khó kiểm soát hơn, mặt khác khi cẩu lắp các thanh không gian và cẩu lắp Panel trên cùng phải dùng các loại cẩu cỡ lớn như Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 41
  • 42. TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG VIỆN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BIỂN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ XÂY DỰNG DEMAGCC2000 và DEMAGCC4000, thời gian thi công kéo dài, tiến độ thi công chậm, gây tốn kém về nhân công và hiệu quả kinh tế không cao. Nói chung thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp này cũng không mạng lại hiệu quả kinh tế và người ta chỉ áp dụng biện pháp thi công này khi mà diện tích thi công của bãi lắp ráp bị hạn chế và đối với nhưng KCĐ dạng nhỏ, và KCĐ dàn khoan RUBY-B cũng không thi công theo phương pháp này. I.3. Phương án thi công quay lật PANEL Thi công chế tạo KCĐ theo phương pháp quay lật Panel là thi công chế tạo trước hai Panel A & Panel B ở trên hệ thống gối đỡ đã được thiết kế sẵn. Sau khi chế tạo xong hai Panel A & Panel B thì tiến hành quay lật Panel A đưa Panel A về vị trí thẳng đứng rồi tiến hành lắp dựng các mặt ngang. Sau khi lắp dựng xong các mặt ngang thì tiến hành quay lật Panel B và tiến hành hàn liên kết Panel B. Cuối cùng người ta tiến hành lắp dựng các thanh không gian của Panel1 & Panel 2, sau khi lắp ráp xong các thanh không gian thì tiến hành lắp ráp các bộ phận phụ khác của KCĐ như sàn chống lún, các anốt, các ống dẫn hướng… Thi công KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có các ưu nhược điểm sau đây: a. Ưu điểm: Thi công chế tạo KCĐ bằng phương pháp quay lật Panel có rất nhiều các ưu điểm. Tất cả các cấu kiện của KCĐ đựơc chế tạo dưới thấp, do vậy ta có thể sử dụng các trạm hàn tự động ngoài công trường để hàn, các công tác cắt ống và chế tạo ống hoàn toàn được chế tạo tại công trường và có thể tiến hành chế tạo nhiều cấu kiện cùng một lúc, ví dụ như trong khi tổ hợp hai Panel A thì ta có thể tiến hành chế tạo các mặt D và chế tạo các thanh không gian cho Panel 1 & Panel 2…, do vậy ta có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời có thể tận dụng tối đa các thiết bị máy móc và nhân lực sẵn có một cách hiệu quả nhất. Hệ thống dàn giáo phục vụ thi công cũng hạn chế công tác kiểm tra kích thước và kiểm tra chất lượng các mối hàn được kiểm soát rất tốt. Phương pháp thi công này có thể áp dụng được với tất cả các loại công trình lớn nhỏ khác nhau. Phương pháp thi công này mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đề tài: Quy trình công nghệ tổ chức thi công chân đế dàn RUBYB SVTH: Đồng Văn Nhường MS:12296-45 Trang 42