SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO 
QUẢN TRỊ MẠNG & 
AN NINH MẠNG QUỐC TẾ 
ATHENA 
BÁO CÁO THỰC TẬP 
Đề tài: 
Nghiên cứu các cơ chế routing của 
Cisco mô phỏng trên nền GNS3 
GVHD: Thầy Võ Đỗ Thắng 
SVTH: Ngô Triệu Huấn 
TPHCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
LỜI CAM KẾT 
Tôi xin cam kết những nội dung trong báo cáo này là do tôi thực hiện dưới sự 
hướng dẫn trực tiếp của thầy Võ Đỗ Thắng. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế 
đào tạo, hay gian lận, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
TP.HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 
Sinh viên thực tập 
Ngô Triệu Huấn 
2 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
DANH SÁCH LINK BÁO CÁO: 
Clip giới thiệu bản thân: 
https://www.youtube.com/watch?v=kVPlWcEJOVU&list=UUVObjqw- 
0FYHaYVOJPAvqNw 
Clip những thuận lợi khó khăn: 
https://www.youtube.com/watch?v=8zbzksf86VE&feature=youtu.be 
Cài đặt GNS3 
https://www.youtube.com/watch?v=f_U9EvmcOas&index=1&list=UUVObjqw- 
0FYHaYVOJPAvqNw 
Cấu hình Static Route 
https://www.youtube.com/watch?v=8DWw0xh8u9I&feature=youtu.be 
Cấu Hình RIPv2 
https://www.youtube.com/watch?v=eOOARqyLB0o&feature=youtu.be 
Cấu hình OSPF 
https://www.youtube.com/watch?v=iaBJLZBrVR0&feature=youtu.be 
Cấu hình EIGRP 
https://www.youtube.com/watch?v=Nd0INcirlRQ&feature=youtu.be 
Nghiên cứu Filter Route 
https://www.youtube.com/watch?v=-LizY5tjGoQ&feature=youtu.be 
Nghiên cứu VPN và VPS 
https://www.youtube.com/watch?v=yKSPdkQGWqs&feature=youtu.be 
http://www.slideshare.net/ngotrieuhuan/vps-39017897 
3 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ATHENA 
Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế ATHENA được 
thành lập từ năm 2004, là một tổ chức qui tụ nhiều trí thức trẻ Việt Nam đầy năng động, 
nhiệt huyết và kinh nghiệm trong lãnh vực CNTT, với tâm huyết góp phần vào công cuộc 
thúc đẩy tiến trình đưa công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển 
nước nhà. 
Lĩnh vực hoạt động chính: 
Trung tâm ATHENA đã và đang tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên sâu quản trị 
mạng, an ninh mạng, thương mại điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế của các hãng nổi tiếng 
như Microsoft, Cisco, Oracle, Linux LPI, CEH, ... Song song đó, trung tâm ATHENA còn 
có những chương trình đào tạo cao cấp dành riêng theo đơn đặt hàng của các đơn vị như 
Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức 
tài chính. 
Sau gần 10 năm hoạt động,nhiều học viên tốt nghiệp trung tâm ATHENA đã là 
chuyên gia đảm nhận công tác quản lý hệ thống mạng, an ninh mạng cho nhiều bộ ngành 
như Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Quốc Phòng , Bộ Công An, Sở Thông Tin Truyề n 
Thông các tỉnh, bưu điện các tỉnh,.,... 
Ngoài chương trình đào tạo, Trung tâm ATHENA còn có nhiều chương trình hợp 
tác và trao đổi công nghệ với nhiều đại học lớn như đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí 
Minh, Học Viện An Ninh Nhân Dân (Thủ Đức), Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, Hiệp 
hội an toàn thông tin (VNISA), Viện Kỹ Thuật Quân Sự ,...... 
Đội ngũ giảng viên: 
Tất cả các giảng viên trung tâm ATHENA có đều tốt nghiệp từ các trường đại học 
hàng đầu trong nước ... Tất cả giảng viên ATHENA đều phải có các chứng chỉ quốc tế 
như MCSA, MCSE, CCNA, CCNP, Security+, CEH, có bằng sư phạm Quốc tế (Microsoft 
Certified Trainer). Đây là các chứng chỉ chuyên môn bắt buộc để đủ điều kiện tham gia 
giảng dạy tại trung tâm ATHENA. 
Bên cạnh đó,Các giảng viên ATHENA thường đi tu nghiệp và cập nhật kiến thức 
công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Mỹ , Pháp, Hà Lan, Singapore,... và truyền đạt 
các công nghệ mới này trong các chương trình đào tạo tại trung tâm ATHENA 
Cơ sở vật chất: 
Thiết bị đầy đủ và hiện đại 
Chương trình cập nhật liên tục, học viên tiếp cận với những công nghệ mới nhất. 
Phòng máy rộng rãi, thoáng mát. 
Dịch vụ hỗ trợ: 
Đảm bảo việc làm cho học viên tốt nghiệp khoá dài hạn. 
Giới thiệu việc làm cho mọi học viên 
Thực tập có lương cho học viên khá giỏi 
Ngoài giờ học chính thức, học viên được thực hành thêm miễn phí. 
Hỗ trợ kỹ thuật không thời hạn trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến máy tính, 
mạng máy tính, bảo mật mạng. 
Hỗ trợ thi Chứng chỉ Quốc tế. 
4 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
LỜI CẢM ƠN 
Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên 
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM và khoa 
Điện tử Viễn thông đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. 
Đợt thực tập này đã cho em có được nhiều kinh nghiệm quý báo để giúp em hoàn 
thiện kiến thức và kĩ năng làm việc trong một môi trường thực tế. 
Em cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và trang bị cho em 
những kiến thức cần thiết để em có thể hoàn thành kì thực tập này. 
Trong quá trình thực hiện đề tài dù em đã cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập với tất 
cả nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên 
không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự thông 
cảm, chia sẻ tận tình để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn. 
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. 
Tp. HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 
Sinh viên thực tập 
Ngô Triệu Huấn 
5 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
LỜI CẢM ƠN 
Trung tâm ATHENA 
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Thầy và các anh chị 
nhân viên trung tâm ATHENA đã tạo điều kiện cho em thực tập tốt. Và em cũng xin chân 
thành cám ơn Thầy Võ Đỗ Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt 
khóa thực tập. 
Trong quá trình thực tập, em đã cố gắng hoàn thành tốt nhất những gì có thể, nhưng 
nhận thấy kinh nghiệm và kiến thức còn rất nhiều hạn chế nên còn nhiều sai sót. Em rất 
mong nhận được ý kiến của thầy để em có thể hoàn thành đợt thực tập tốt hơn. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
TPHCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 
Sinh viên thực tập 
Ngô Triệu Huấn 
6 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Hình chụp Giảng viên hướng dẫn (Thầy Võ Đỗ Thắng) với sinh viên thực tập (Ngô Triệu Huấn) 
7 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM ATHENA 
Tp.HCM, ngày ….. tháng …...năm 2014 
Giảng viên hướng dẫn 
8 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
NHẬN XÉT CỦA KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG 
Tp.HCM, ngày ….. tháng ...... năm 20….. 
Trưởng khoa 
9 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 12 
BÀI 1: CÀI ĐẶT GNS3 ........................................................................................................ 13 
1. Giới thiệ u GNS3 ............................................................................................................. 13 
1.1 GNS3 ........................................................................................................................ 13 
1.2 Dynamips ................................................................................................................ 13 
1.3 Dynagen ................................................................................................................... 13 
2. Cách download và cài đặt phần mềm .......................................................................... 14 
2.1 Cách download GNS3............................................................................................ 14 
2.2 Cài đặt GNS3 ......................................................................................................... 15 
Bài 2: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN TĨNH STATIC ROUTE ................... 25 
1. Tổng quan định tuyến tĩnh ............................................................................................ 25 
1.1 Giới thiệu định tuyến tĩnh ...................................................................................... 25 
1.2 Phân loại định tuyế n tĩnh ....................................................................................... 25 
1.3 Hoạt động của định tuyến ...................................................................................... 26 
1.4 Cấu hình định tuyế n tĩnh........................................................................................ 26 
2. Mô phỏng cơ chế định tuyế n tĩnh trên GNS3 ............................................................. 27 
BÀI 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG RIPv2 .................................... 28 
1. Tổng quan cơ chế định tuyế n động : Dynamic route................................................. 28 
1.1 Giới thiệu giao thức định tuyến động................................................................... 28 
1.2 Phân loại định tuyế n động ..................................................................................... 28 
1.3 Cơ chế định tuyế n RIP ........................................................................................... 30 
2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến RIPv2 trên GNS3.......................................................... 33 
BÀI 4: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG OSPF ..................................... 35 
1.Tổng quan về OSPF ........................................................................................................ 35 
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 35 
1.2 Các đặc điểm c hính c ủa OSPF .............................................................................. 35 
1.3.Cơ chế hoạt động OSPF......................................................................................... 36 
1.4.Cấu hình định tuyến OSPF .................................................................................... 36 
2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến OSPF trên GNS3 .......................................................... 38 
BÀI 5: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG EIGRP ................................... 40 
1.Giao thức định tuyến EIGRP ......................................................................................... 40 
10 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
1.1 giới thiệu .................................................................................................................. 40 
1.2 Đặc điểm .................................................................................................................. 40 
1.3.Cấu hình EIGRP ..................................................................................................... 41 
1.4.Cấu hình xác thực MD5 ......................................................................................... 43 
2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến EIGRP trên GNS3 ........................................................ 44 
BÀI 6: NGHIÊN CỨU FILTER ROUTE ........................................................................... 46 
1.Access Control List (ACL) ............................................................................................ 46 
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 46 
1.2.Cách làm việc của ACL ......................................................................................... 47 
1.3.Phân loại ACL......................................................................................................... 47 
2. Mô phỏng ACL trên GNS3 ........................................................................................... 50 
BÀI 7: MẠNG RIÊNG ẢO (VIRTUAL PRIVATE NETWORK).................................. 52 
1.Tổng quan mạng riêng ảo (VPN) .................................................................................. 52 
1.1 Giới thiệu vpn.......................................................................................................... 52 
1.2 Chức năng c ủa VPN ............................................................................................... 53 
1.3 Ưu điểm của VPN................................................................................................... 53 
1.4 Phân loại VPN......................................................................................................... 54 
2.Mô phỏng VPN client-to-site trên GNS3 ..................................................................... 57 
BÀI 8: VPS SERVER INTERNET...................................................................................... 61 
1.Các khái niệm cơ bản...................................................................................................... 61 
1.1. VPS (Virtual Private Server)................................................................................ 61 
1.2. Máy chủ (Server) ................................................................................................... 62 
1.3. Domain Name System (DNS) .............................................................................. 63 
1.4. File Transfer Protocol (FTP) ................................................................................ 66 
1.5. File server ............................................................................................................... 67 
1.6. Web Server ............................................................................................................. 67 
2.Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS ............................................................ 68 
2.1 Cài đặt FTP Server ................................................................................................. 69 
2.2 Cài đặt File Server .................................................................................................. 75 
2.3 Cài đặt Web server và DNS server ....................................................................... 79 
KẾT LUẬN và Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 84 
11 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
MỞ ĐẦU 
Sự phát triển của Internet cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng về quy mô và công 
nghệ nhiều loại mạng LAN, WAN… Và đặc biệt là lưu lượng thông tin trên mạng tăng 
đáng kể. Chính điều đó đã làm cho vấn đề chia sẻ thông tin trên mạng hay là vấn đề định 
tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức 
định tuyến sao cho phù hợp với chi phí, tài nguyên của tổ chức là đặc biệt quan trọng. 
Internet phát triển càng mạnh, lượng người truy nhập càng tăng yêu cầu định tuyến 
càng phải tin cậy, tốc độ chuyển mạch nhanh và không gây ra lặp trên mạng. Hơn nữa khi 
nhiều tổ chức tham gia vào mạng thì nhiều giao thức được đưa vào sử dụng dẫn đến sự 
phức tạp về định tuyến cũng gia tăng, và số lượng các giao thức để phục vụ cho việc định 
tuyến cũng có rất nhiều. Việc hiểu biết và thiết kế các mạng thông tin cỡ lớn có sử dụng 
các thiết bị định tuyến đang trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong thực tế. Nó đòi 
hỏi người thiết kế mạng phải có sự hiểu biết sâu về giao thức sẽ sử dụng cho việc thiết kế 
mạng cũng như các loại giao thức định tuyến khác. 
Cisco là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, ngoài ra 
Cisco còn đưa ra các chứng chỉ và mở các trung tâm đào tạo nhân lực về mạng máy tính 
cũng như phát triển các chuẩn giao thức định tuyến. Đề tài “Nghiên cứu cơ chế routing 
của Cisco mô phỏng trên nền GNS3” nhằm tìm hiểu một cách chi tiết hơn về các đặc điểm, 
tính năng và phương thức hoạt động của giao thức định tuyến và ứng dụng định tuyến được 
mô phỏng trên phần mềm giả lập GNS3. 
12 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 1: CÀI ĐẶT GNS3 
1. Giới thi ệu GNS3 
1.1. GNS3 
GNS3 là một trình giả lập mạng có giao diện đồ hoạ (graphical network simulator) 
cho phép bạn dễ dàng thiết kế các mô hình mạng và sau đó chạy giả lập trên chúng. Tại 
thời điểm hiện tại GNS3 hỗ trợ các IOS của Router, ATM/Frame Relay/Ethernet switch và 
hub. Bạn thậm chí có thể mở rộng mạng của mình bằng cách kết nối nó vào mạng ảo này. 
Để làm được điều này, GNS3 đã dựa trên Dynamips và một phần của Dynagen, nó được 
phát triển bằng Python và thông thông qua PyQt và phần giao diện đồ hoạ thì sử dụng thư 
viện Qt, rất nổi tiếng về tính hữu dụng của nó trong dự án KDE. GNS3 cũng sử dụng kỹ 
thuật SVG(Scalable Vector Graphics) để cung cấp các biểu tượng chất lượng cao cho việc 
thiết kế mô hình mạng của bạn. 
1.2. Dynamips 
- Là chương trình dùng để giả lập Cisco router do Cristophe Fillot viết ra, tương 
tự như chương trình giả lập VMWare, tuy nhiên Dynamips sử dụng IOS thực của Cisco để 
giả lập router. 
- Theo lời của tác giả thì Dynamips được viết ra với mục đích sau: 
+ Giúp mọi người làm quen với thiết bị của Cisco . 
+ Kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong Cisco IOS . 
+ Test các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế. 
1.3. Dynagen 
- Là chương trình được viết riêng để hổ trợ cho việc cấu hình Dynamips được dễ 
thông qua việc: 
13 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
+ Tạo ra những file cấu hình đơn giản hơn rất nhiều so mới việc sử dụng chương 
trình Dynamips một cách độc lập. 
+ Cung cấp một CLI thuận tiện cho việc quản lý những router ảo với các lệnh như : 
list, telnet, start, stop … 
2. Cách download và cài đặt phần mềm 
2.1.Cách download GNS3 
Ta có thể download tại : http://www.gns3.net/download 
[1]. Với người dùng Windows: 
Người mới sử dụng GNS3 được đề nghị cài đặt gói GNS3 all-in-one , bao gồm 
Dynamips, Winpcap, Qemu/Pemu, Putty, VPCS và Wireshark giúp bạn không cần phải cài 
Python, PyQt và Qt. Nó cũng cung cấp tính năng Explorer “tích hợp” nên bạn có thể 
double-click lên tập tin network để chạy chúng. Nó cung cấp mọi thứ bạn cần để có thể 
chạy được GNS3 trên máy cá nhân hay máy ở xa. 
[2]. Với người dung Linux: 
14 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Người dùng Linux cần download Dynamips và giải nén vào một chỗ thích hợp. Cài 
đặt những gói phụ thuộc của GNS3 và sau đó chạy GNS3. Người dùng cũng có thể thử 
phiên bản dành cho Linux, giúp không cần phải cài Python, PyQt và Qt. GNS3 cũng có thể 
được sử dụng để thử nghiệm các tính năng của Cisco IOS, Juniper 
JunOS hoặc kiểm tra cấu hình mà đã được triển khai trên router thật. Nhờ tích hợp 
với VirtualBox mà ngày nay ngay cả những kỹ sư hệ thống và quản trị viên có thể tận dụng 
lợi thế của GNS3 để làm những thí nghiệm và học tập trên Redhat (RHCE, RHCT), 
Microsoft (MSCE, MSCA), Novell (CLP) và nhiều chứng nhận nhà cung cấp khác. 
2.2.Cài đặt GNS3 
Đây là hướng dẫn cài đặt bộ GNS3 all-in-one, các phiên bản khác cài đặt tương tự. 
Đầu tiên ta kích vào GNS3-0.5-win32-all-in-one.exe, chọn Next 
Chọn I agree để chấp nhận 
15 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Nhấn Next 
Chọn phần mềm hỗ trợ cài đặt cùng GNS3 bằng cách tích vào các ô cần thiết 
16 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn vị trí để lưu ở đây là ổ C 
Sau đó hiện ra bảng cảnh báo chọn ok để tiếp tục 
17 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Đợi đến khi chạy Nhấn Finish kết thúc cài đặt 
Chỉnh sửa sau cài đặt, ta kiểm tra Dynamips của GNS3 sau khi đã cài đặt xong. Tìm 
đường dẫn đến thư mục Dynamips trong ổ lưu GNS3 đã cài đặt ở phần trên (Trong mục 
working directory) và bấm vào Test để Kiểm tra xem đã hoạt động đúng chưa. 
18 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Cuối cùng thì hiện như bảng sau là thành công. 
 Cài đặt IOS cho thiết bị 
Vào edit chọn như hình sau: 
19 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn đường dẫn đến chỗ lưu file IOS 
20 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn Save, ta đã lưu được IOS của thiết bị. 
Kích chuột vào router C2691 giữ và kéo thả vào ô bên cạnh. Lúc này bạn sẽ thấy ở 
tab Topology Summary router (Ro) sẽ báo mầu đỏ nghĩa là router đang chế độ Turn off. 
21 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Idle PC 
Ta chọn Start của Router 0 
Sau đó kiểm tra CPU, ta thấy CPU đang ở trạng thái rất cao 
22 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Ta nhấp phải vào Router và chọn Idle PC. Chờ một lúc sẽ hiện ra bảng, ta chọn hàng 
có dấu * là tối ưu nhất. 
Lúc này kiểm tra lại CPU, ta thấy tốc độ đã giảm hẳn xuống 
23 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
24 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 2: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN TĨNH 
STATIC ROUTE 
1.Tổng quan định tuyến tĩnh 
Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển đổi dữ liệu tới mạng đích. Tất 
cả router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu để chuyển gói theo 
đúng hướng đến đích cuối cùng. Định tuyến gồm hai kỹ thuật chính : định tuyến động và 
định tuyến tĩnh. 
1.1Giới thi ệu định tuyến tĩnh 
Định tuyến tĩnh là kỹ thuật mà người quản trị phải tự khai báo các đường mạng 
(route) trên các router. Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản trị 
mạng phải xoá hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router. Đối với hệ thống mạng 
lớn thì công việc bảo trì mạng định tuyến cho router như trên tốn rất nhiều thời gian. Còn 
đối với hệ thống mạng nhỏ, ít có thay đổi thì công việc này đỡ mất công hơn. Chính vì định 
tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị mạng phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router 
nên nó không có được tính linh hoạt như định tuyến động. Trong những hệ thống mạng 
lớn, định tuyến tĩnh thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một 
số mục đích đặc biệt. 
1.2.Phân loại định tuyến tĩnh 
Định tuyến tĩnh có 4 loại chính : 
- Standard static route 
- Default static route 
- Summary static route 
- Floating static route 
25 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Trong đó, Standard static route là dạng cấu hình thông dụng nhất của định tuyến 
tĩnh. 
1.3 Hoạt động của định tuyến tĩnh 
Hoạt động của định tuyến tĩnh chia làm 3 bước như sau : 
- Người quản trị mạng tự cấu hình các đường cố định cho router. 
- Router cài các đường trên vào bảng định tuyến. 
- Gói dữ liệu được truyền theo các đường cố định này. 
1.4 Cấu hình định tuyến tĩnh 
Cú pháp câu lệnh cấu hình : 
Router(config)#ip route <destination-network> <subnet-mask> <address | 
interface> 
Trong đó : 
- Destination-network: địa chỉ mạng cần tới đích. 
- Subnet-mask: subnet-mask của destination-network 
- Address: địa chỉ IP của cổng trên router hàng xóm mà gói tin sẽ đi vào. 
- Interface: cổng của router mà gói tin sẽ đi ra. 
26 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
2.Mô phỏng cơ chế định tuyến tĩnh trên GNS3 
Cho mô hình như bên dưới 
Yêu cầu thực hiện trên GNS3 (quay video) : 
- Cấu hình ip các interface và máy ảo như hình 
- Cấu hình định tuyến tĩnh trên các router R1 và R2 
Trên R1 : 
R1(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 f0/0 
R1(config)#ip route 192.168.3.0 255.255.255.0 f0/0 
Trên R2 : 
R2(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 f0/0 
27 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG 
RIPv2 
1.Tổng quan cơ chế định tuyến động : Dynamic route 
1.1 Giới thi ệu giao thức định tuyến động 
Giao thức định tuyến động khác với giao thức định tuyến tĩnh cả về chức năng và 
nhiệm vụ. Trong giao thức này, Các router sẽ trao đổi các thông tin định tuyến với nhau. 
Từ các thông tin nhận được, router sẽ thực hiện tính toán và xây dựng bảng định tuyến gồm 
các đường đi tối ưu nhất đến mọi điểm trong hệ thống mạng. 
1.2.Phân loại định tuyến động 
Định tuyến động gồm hai loại chính : 
- Vectơ khoảng cách. 
- Trạng thái đường liên kết. 
[3]. Định tuyến theo vectơ khoảng cách 
Định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện truyền bản sao của bảng định tuyến từ 
router này sang router khác theo định kỳ .Việc cập nhật định kỳ giữa các router giúp trao 
đổi thông tin khi cấu trúc mạng thay đổi .Thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách 
còn được gọi là thuật toán Bellman-Ford. 
Mỗi router nhận được bảng định tuyến của những router láng giềng kết nối trực tiếp 
với nó .Ví dụ router B nhận được thông tin từ router A .Sau đó router B sẽ cộng thêm 
khoảng cách từ router B đến router (ví dụ như tăng số hop lên) vào các thông tin định tuyến 
nhận được từ A.Khi đó router B sẽ có bảng định tuyến mới và truyền bảng định tuyến này 
cho router láng giềng khác là router C. Quá trình này xảy ra tương tự cho tất cả các router 
láng giềng khác. 
28 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Hoạt động cập nhật bảng định tuyến giữa các router làng giềng được thực hiện theo 
chu kỳ. Ví dụ : cứ 30 giây RIP thực hiện một lần cập nhật Khi cập nhật, mỗi router sẽ toàn 
bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng. Trong bảng định tuyến có thông tin về đường 
đi tới từng mạng đích : tổng chi phí cho đường đi (cost), địa chỉ của router kế tiếp. 
Do quá trình cập nhật bảng định tuyến của các router theo lần lượt từng router một, 
nên quá trình hội tụ mạng có thể sẽ chậm trong hệ thống mạng phức tạp. 
[4]. Định tuyến theo trạng thái đường liên kết 
Thuật toán định tuyến theo trạng thái đường liên kết là thuật toán Dijkstras hay còn 
gọi là thuật toán SPF (Shortest Path First tìm đường ngắn nhất).Thuật toán định tuyến theo 
trạng thái đường liên kết thực hiện việc xây dựng và bảo trì một cơ sở dữ liệu đầy đủ về 
cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng. 
Định tuyến theo trạng thái đường liên kết sử dụng những công cụ sau: 
- Thông điệp thông báo trạng thái đường liên kết (LSA-Link-state Advertisement): 
LSA là một gói dữ liệu nhỏ mang thông tin định tuyến được truyền đi giữa các 
router. 
- Cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng : được xây dựng từ thông tin thu thập được từ 
các LSA . 
- Thuật toán SPF :dựa trên cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng ,thuật toán SPF sẽ tính 
toán để tìm đường ngắn nhất . 
- Bảng định tuyến :chứa danh sách các đường đi đã được chọn lựa . 
Quá trình thu thập thông tin mạng để thực hiện định tuyến theo trạng thái đường liên 
kết : Mỗi router bắt đầu trao đổi LSA với tất cả các router khác, trong đó LSA mang cơ sở 
dữ liệu dựa trên thông tin của các LSA. 
29 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Mỗi router tiến hành xây dựng lại cấu trúc mạng theo dạng hình cây với bản thân nó 
là gốc, vẽ ra các đường đi tới các mọi điểm trên hệ thống mạng. Sau đó, mỗi router sử dụng 
thuật toán SPF để chọn đường đi ngắn nhất tới đích. 
Router sử dụng định tuyến theo trạng thái đường liên kết sẽ phải cần nhiều bộ nhớ 
hơn và hoạt động xử lý nhiều hơn là sử dụng định tuyến theo vectơ khoảng cách. Router 
phải có đủ bộ nhớ để lưu cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng ,bảng định tuyến. Khi khởi động 
việc định tuyến, tất cả các router phải gửi gói LSA cho tất cả các router khác, khi đó băng 
thông đường truyền sẽ bị chiếm dụng làm cho băng thông dành cho đường truyền dữ liệu 
của người dùng bị giảm xuống. Nhưng sau khi các router đã thu thập đủ thông tin để xây 
dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng thì băng thông đường truyền không bị chiếm dụng 
nữa .Chỉ khi nào cấu trúc mạng thay đổi thì router mới phát gói LSA để cập nhật và những 
gói LSA này chiếm một phần băng thông rộng rất nhỏ. 
[5]. Một số giao thức định tuyến động 
RIP ( RIPv1 và RIPv2), IGRP, EIGRP, OSPF, … 
1.3.Cơ chế định tuyến RIP 
 Giới thi ệu RIP (Routing Information Protocol) 
RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đăn gửi toàn bộ 
routing table ra tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử 
dụng metric là hop count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới remote networkwork. Thuật 
toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford. 
30 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Hoạt động của RIP 
 RIPv1 (Routing Information Protocol version 1) 
Tất cả các bản tin của RIP đều được đóng gói vào UDP segment với cả hai trường 
Source and Destination Port là 520. RIP định nghĩa ra hai loại bản tin Requestmessages 
and Response messages. Request message: được sử dụng để gửi một yêu cầu tới router 
neighbor để gửi update.Response message: mang thông tin update. 
RIP gửi broadcast bản tin Request ra tất cả các active interface. Sau đó lắng nghe hay 
đợi Response message từ router khác. Còn các router neighbor nhận được các Request 
message rồi gửi Response message chứa toàn bộ routing table. 
Xử lý thông tin update của router 
Sau khi xây dựng xong routing table lúc khởi động, khi router nhận được thông tin 
update về route tới một mạng nào đó. Nếu route tới mạng đó đã tồn tại trong routing table, 
route đang tồn tại sẽ bị thay thế bởi route mới nếu route mới có hop count nhỏ hơn. Nó sẽ 
lờ đi nếu route mới có hop count lớn hơn. Nếu hết thời gian Holddown time thì bất kể route 
mới có giá trị như thế nào thì nó vẫn được lưu vào routing table. 
31 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 RIPv2 
RIPv2 cung cấp định tuyến cố định, truyền thông tin cố định và truyền thông tin 
subnetwork mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này cũng được gọi là Classless 
Routing. Với các giao thức định tuyến Classless, các mạng con khác nhau trong cùng một 
mạng có thể có các subnetwork mask khác nhau, điều này được gọi là thao tác subnetwork 
mask có chiều dài thay đổi VLSM (Variable-Length Subnetwork Masking). RIPv2 được 
phát triển từ RIPv1 nên vẫn giữ các đặc điểm như RIPv1: 
- Là một giao thức theo Distance Vector, sử dụng số lượng hop làm thông số định 
tuyến. 
- Sử dụng thời gian holddown để chống loop với thời gian mặc định là 180 giây. 
- Sử dụng cơ chế split horizon để chống loop. 
- Số hop tối đa là 16. 
Tuy nhiên, với phiên bản RIPv2 thì RIP đã trở thành giao thức định tuyến không 
theo lớp địa chỉ. 
RIPv2 có hỗ trợ việc xác minh thông tin định tuyến. Chúng ta có thể cấu hình cho 
RIPv2 gửi và nhận thông tin xác minh trên cổng giao tiếp của router bằng mã hóa MD5 
hay không mã hóa. RIPv2 gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast 224.0.0.9. 
 Câu l ệnh cấu hình RIPv2 
Router(config)#router rip 
Router(config-router)#version 2 
Router(config-router)#networkwork networkwork-number 
32 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Trong đó : networkwork-number là các đường mạng kết nối trực tiếp với router. 
 Một số câu l ệnh cấu hình khác 
 Tắt chức năng cập nhật định tuyến của các interface 
Router(config-router)#passive interface-interface_number 
 Tắt chức tăng tự động sum các đường mạng 
Router(config-router)#no autosumary 
2.Mô phỏng cơ chế định tuyến RIPv2 trên GNS3 
Yêu cầu thực hiện trên GNS3 (quay video) : 
- Cầu hình ip các interface và máy ảo như hình 
- Cấu hình đinh tuyến RIPv2 trên các router R1, R2 
33 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Cấu hình RIPv2 trên R1 : 
R1(config)#router rip 
R1(config-router)#version 2 
R1(config-router)#networkwork 192.168.1.0 
R1(config-router)#networkwork 10.0.0.0 
R1(config-router)#no auto-summary 
 Cấu hình RIPv2 trên R2 : 
R2(config)#router rip 
R2(config-router)#version 2 
R2(config-router)#networkwork 10.0.0.0 
R2(config-router)#networkwork 192.168.2.0 
R2(config-router)#networkwork 192.168.3.0 
R2(config-router)#no auto-summary 
34 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 4: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG 
OSPF 
1.Tổng quan về OSPF 
1.1Giới thi ệu 
OSPF (Open Shortest Path First) là giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên 
kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. 
So với RIP, OSPF là giao thức định tuyến nội vì IGP tốt hơn: RIP chỉ giới hạn trong 
15 hop, hội tụ chậm và đôi khi chọn đường có tốc độ chậm (do thuạt toán tìm đường đi của 
RIP không tính toán dựa trên băng thông của đường truyền như OSPF). OSPF đã khắc 
phục được điểm này của RIP, nó có khả năng mở rộng, phù hợp với các hệ thống mạng 
phức tạp có tốc độ với khả năng hội tụ nhanh. 
Trong mạng OSPF, người ta phân thành nhiều vùng. Các vùng này được kết nối vào 
cùng vùng phân phối là vùng 0 (vùng xương sống). Việc này giúp cho người quản trị dễ 
dàng kiểm soát hệ thống mạng, cập nhật bảng định tuyến. 
1.2Các đặc đi ểm chính của OSPF 
- Là giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. 
- Được định nghĩa trong RFC 2328. 
35 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- Sử dụng thuật toán tìm đường SPF. 
- Chỉ cập nhật khi cấu trúc mạng có sự thay đổi. 
1.3.Cơ chế hoạt động OSPF 
Mỗi router OSPF sẽ thu thập và quảng bá các đường liên kết mà nó nhận được từ 
các router hàng xóm đơn vùng hoặc đa vùng. Sau đó mỗi router sẽ sử dụng thuật toán SPF 
để tính toán các “cost” (chi phí đường đi) và lựa chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích 
bằng các đường có cost nhỏ nhất. 
Trong một mạng, các router OSPF sẽ bầu chọn một router đại diện DR (Designated 
Router) và 1 router dự phòng BDR (Backup Designal Router) để : 
- Làm điểm tập trung thông tin định tuyến. 
- Tránh hiện tượng loop, bão broacast trong mạng. 
1.4.Cấu hình định tuyến OSPF 
OSPF sử dụng khái niệm vùng khi xây dựng bảng định tuyến, mỗi router đều có một 
cơ sở dữ liệu đầu đủ về các trạng thái đường liên kết trong một vùng. Địa chỉ vùng trong 
mạng OSPF được đánh số từ 0 đến 65535. Nếu OSPF đơn vùng thì đó là vùng 0. Trong 
mạng OSPF đa vùng, tất cả các vùng đều phải kết nối vào vùng 0 (vùng xương sống). 
Khai báo địa chỉ đường mạng trong OSPF sẽ sử dụng wildcard-mask chứ không phải 
là subnetwork-mask. Wildcard-mask sẽ xác định chuỗi địa chỉ host nằm trong mạng mà ta 
cần khai báo. 
 Cách tính wildcard-mask 
Để tính wildcard-mask ta lấy 255 trừ đi lần lượt các octec trong subnetwork-mask. 
Ví dụ : Cho địa chỉ đường mạng có subnetwork-mask là 255.255.255.0 
36 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Wildcast-mask là : ( 255-255).(255-255).(255-255).(255-0) hay 0.0.0.255 
 Câu l ệnh cấu hình OSPF 
Router(config)#router ospf process-id 
Router(config-router)#networkwork networkwork-address wildcard-mask area 
area-id 
- Trong đó : 
+ process-id : chỉ số xác định tiến trình định tuyến trên router OSPF ( phải giống 
nhau giữa các router trong 1 mạng ) 
+ networkwork-address : địa chỉ của đường mạng kết nối trực tiếp với router đang 
cấu hình 
+ wildcard-mask : xác định chuỗi địa chỉ host nằm trong mạng khai báo. 
+ area-id : xác định quy ước vùng của router trong mạng 
 Một số câu l ệnh cấu hình khác 
- Cấu hình địa chỉ loopback : 
Router (config)#interface loopback-number 
Router (config-if)#ip address ip-address subnetwork-mask 
Để đảm bảo cho OSPF hoạt động ổn định chúng ta cần phải có một cổng luôn luôn 
tồn tại cho tiến trình OSPF. Chính vì vậy cần cấu hình một cổng loopback là một cổng luận 
lý chứ không phải cổng vật lý. Nếu có một cổng loopback được cấu hình thì OSPF sẽ sử 
dụng địa chỉ của cổng loopback làm router ID mà không quan tâm đến giá trị của địa chỉ 
này. 
37 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- Thay đổi giá trị ưu tiên OSPF trên interface 
Router(config-if)#ip ospf priority number 
- Chặn cập nhật thông tin định tuyến từ các interface 
Router(config-router)#passive interface-number 
- Quảng bá đường Default statis route 
Router(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 [interface|next-hop address] 
Router(config-router)#default-information originate 
2.Mô phỏng cơ chế định tuyến OSPF trên GNS3 
 Yêu cầu thực hi ện trên GNS3 (quay video) : 
- Cầu hình ip các interface và máy ảo như hình 
38 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- Cấu hình đinh tuyến OSPF trên các router R1, R2, R3 và R4 (cho process-id là 
1, area-id là 0) 
 Cấu hình OSPF trên R1, R2, R3 và R4 
- Cấu hình OSPF trên R1 : 
R1(config)#router ospf 1 
R1(config-router)# networkwork 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0 
R1(config-router)#networkwork 172.16.1.0 0.0.0.255 area 0 
R1(config-router)#networkwork 172.16.4.0 0.0.0.255 area 0 
- Cấu hình OSPF trên R2 : 
R2(config)#router ospf 1 
R2(config-router)# networkwork 192.168.2.0 0.0.0.255 area 0 
R2(config-router)#networkwork 172.16.1.0 0.0.0.255 area 0 
R2(config-router)#networkwork 172.16.2.0 0.0.0.255 area 0 
- Cấu hình OSPF trên R3 : 
R3(config)#router ospf 1 
R3(config-router)#networkwork 192.168.3.0 0.0.0.255 area 0 
R3(config-router)#networkwork 172.16.2.0 0.0.0.255 area 0 
R3(config-router)#networkwork 172.16.3.0 0.0.0.255 area 0 
- Cấu hình OSPF trên R4 
R4(config)#router ospf 1 
R4(config-router)#networkwork 192.168.4.0 0.0.0.255 area 0 
R4(config-router)#networkwork 172.16.3.0 0.0.0.255 area 0 
R4(config-router)#networkwork 172.16.4.0 0.0.0.255 area 0 
39 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 5: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG 
EIGRP 
1.Giao thức định tuyến EIGRP 
1.1Giới thi ệu 
EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một giao thức định tuyến 
độc quyền của Cisco phát triển từ Interior Gateway Routing Protocol (IGRP). 
EIGRP hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ và hỗ trợ VLSM. So với 
IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn và chống vòng lặp 
(loop) tốt hơn. 
Trong giao thức định tuyến này, Cisco đã kế thừa các ưu điểm của hai giao thức của 
định tuyến động là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và giao thức định tuyến 
theo trạng thái đường liên kết. Vì vậy, EIGRP được xem là giao thức lai. Tuy nhiên, cấu 
hình EIGRP lại đơn giản hơn cấu hình OSPF. 
EIGRP là một sự lựa chọn lý tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức dựa trên các 
router của Cisco. 
1.2.Đặc đi ểm 
Về bản chất, EIGRP hoạt động khác với IGRP. Về bản chất EIGRP là một giao thức 
định tuyến theo vectơ khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo trì thông tin láng 
giềng và thông tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo 
trạng thái đường liên kết. 
So với các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thông thường, EIGRP có 
các ưu điểm sau : 
- Tốc độ hội tụ nhanh. 
40 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- Sử dụng băng thông hiệu quả, do EIGRP chỉ gửi thông tin cập nhật một phần chứ 
không gửi toàn bộ bảng định tuyến. Nhờ vậy nó chỉ tốn một lượng băng thông 
tối thiểu. 
- Hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask) và CIDR (Classless Interdomain 
Routing). 
- Hỗ trợ nhiều giao thức mạng. 
- Không phụ thuộc vào giao thức định tuyến. 
- Không cập nhật theo chu kỳ mà chỉ cập nhật khi cần thiết. Các router EIGRP 
giữ liên lạc với nhau bằng các gói tin hello rất nhỏ. 
1.3.Cấu hình EIGRP 
Sử dụng lệnh sau để khởi động cấu hình EIGRP và xác định hệ số tự quản : 
Router(config)#router eigrp autonomous-system-number 
Trong đó, autonomous-system-number là hệ số tự quản của giao thức EIGRP. Các 
router trong cùng một mạng thì thông số này phải giống nhau. 
Tiếp tục, khai báo các đường mạng của router mà chúng ta đang cấu hình thuộc về 
hệ tự quản EIGRP : 
Router(config-router)#network network-number 
Trong đó, network-number là địa chỉ đường mạng kết nối trực tiếp với router ta đang 
cấu hình. Router EIGRP sẽ thực hiển quảng bá các đường mạng này cho các router khác 
trong cùng mạng. 
Trong thực tế, khi cấu hình EIGRP trên các cổng seria thì ta cần đặt băng thông cho 
cổng này. Nếu chúng ta không thay đổi bằng thông của cổng, EIGRP sẽ sử dụng băng 
41 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
thông mặc định của cổng thay vì băng thông thực sự. Nếu đường kết nối thực sự chậm hơn, 
router có thể không hội tụ được, thông tin định tuyến cập nhật có thể bị mất hoặc là kết quả 
chọn đường không tối ưu. Để đặt băng thông cho một cổng serial trên router, chúng ta dùng 
câu lệnh sau : 
Router(config-if)#bandwidth kilobits 
Giá trị băng thông này sẽ được sử dụng để tính toán metric cho tiến trình định tuyến. 
Cisco còn khuyến cáo nên thêm câu lệnh sau trong cấu hình EIGRP : 
Router(config-if)#eigrp log-neighbor-changes 
Câu lệnh này sẽ làm cho router xuất ra các câu thông báo mỗi khi có sự thay đổi của 
các router láng giềng thân mật giúp chúng ta theo dõi sự ổn định của hệ thống định tuyến 
và phát hiện được sự cố nếu có. 
Ngoài ra, ta có nếu các đường mạng kết nối với router có thể tổng hợp được 
(summary-address), ta có thể quảng bá đường mạng tổng hợp đó trong đường serial kết nối 
với router hàng xóm bằng lệnh : 
Router(config-if)#ip summary-address eigrp autonomous-system-number ip-summary- 
address administrative-distance 
Thông thường, thông số độ tin cậy của EIGRP (administrative-distance) là 5. Tuy 
nhiên ta có thể thay đổi thông số này trong khoảng 1 – 255. Khi chúng ta muốn tổng hợp 
bằng tay, thì ta nên tắt chế độ tự động tổng hợp của EIGRP bằng lệnh : 
Router(config-router)#no auto-summary 
Một số lệnh cấu hình khác : 
- Chặn interface cập nhật thông tin định tuyến: 
42 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Router(config-router)#passive interface-number 
- Quảng bá đường Defaul route : 
Router(config)#0.0.0.0 0.0.0.0 [interface|next-hop address] 
Router(config)#router eigrp autonomous-system-number 
Router(config-router)#redistribute static {…} 
Các câu lệnh kiểm tra : 
Show ip route 
Show ip eigrp neighbors 
… 
1.4.Cấu hình xác thực MD5 
EIGRP chỉ hỗ trợ một kiểu xác thực duy nhất là MD5. Với kiểu xác thực này, các 
password xác thực sẽ không được gửi đi mà thay vào đó là các bản hash được gửi đi. Các 
router sẽ xác thực lẫn nhau dựa trên bản hash này. Ta có thủ tục cấu hình xác thực trên 
EIGRP sẽ gồm các bước như sau: 
Trên các router sẽ khai báo một key – chain dùng cho xác thực. Key – chain là một 
tập hợp các key được sử dụng để xác thực. Câu lệnh : 
R(config)#key chain tên của key-chain 
R(config-keychain)# 
R(config-keychain)#key key-id 
R(config-keychain-key)#key-string password 
43 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
R(config-if)#ip authentication mode eigrp AS md5 
R(config-if)#ip authentication key-chain eigrp AS tên-key-chain 
2.Mô phỏng cơ chế định tuyến EIGRP trên GNS3 
Cho mô hình như bên dưới 
- Cấu hình ip trên các interface và máy ảo như hình. 
- Cấu hình đinh tuyến EIGRP cơ bản trên các router R1, R2, R3 và R4 sao cho các 
PC ping được với nhau 
 Cấu hình EIGRP trên R1, R2, R3 và R4 
44 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- Cấu hình trên R1 
R1(config)#router eigrp 1 
R1(config-router)#network 192.168.1.0 
R1(config-router)#network 172.16.1.0 0.0.0.255 
R1(config-router)#network 172.16.4.0 0.0.0.255 
R1(config-router)#no auto-summary 
- Cấu hình trên R2 
R2(config)#router eigrp 1 
R2(config-router)#network 192.168.2.0 
R2(config-router)#network 172.16.1.0 0.0.0.255 
R2(config-router)#network 172.16.2.0 0.0.0.255 
R2(config-router)#no auto-summary 
- Cấu hình trên R3 
R3(config)#router eigrp 1 
R3(config-router)#network 192.168.3.0 
R3(config-router)#network 172.16.2.0 0.0.0.255 
R3(config-router)#network 172.16.3.0 0.0.0.255 
R3(config-router)#no auto-summary 
- Cấu hình trên R4 
R4(config)#router eigrp 1 
R4(config-router)#network 192.168.4.0 
R4(config-router)#network 172.16.3.0 0.0.0.255 
R4(config-router)#network 172.16.4.0 0.0.0.255 
R4(config-router)#no auto-summary 
45 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 6: NGHIÊN CỨU FILTER ROUTE 
Filter route là một cơ chế theo đó bạn có thể lọc các tuyến đường dựa trên các tiêu chí 
khác nhau. 
Một số loại Filter route: 
 Access List 
 Distribute List 
 Filter List 
 Prefix List 
 Route Map 
1.Access Control List (ACL) 
1.1.Giới thi ệu 
ACLs là một danh sách các câu lệnh điều kiện được áp dụng cho lưu lượng đi qua 
một cổng interface của router. Danh sách này cho phép router biết loại gói tin nào được 
chấp nhận (Permit) hay loại gói tin bị từ chối (Deny) dựa trên các điều kiện cụ thể do người 
quản trị quy định. 
Sự chấp nhận hay từ chối dữ liệu dựa vào nhiều yếu tố như : đại chỉ IP nguồn, địa 
chỉ IP đích, giao thức sử dụng, số port,… 
ACL được dùng để quản lý lưu lượng mạng, bảo vệ và phân quyền truy cập ra hoặc 
vào hệ thống mạng. 
46 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
1.2.Cách làm vi ệc của ACL 
Mỗi ACLs là một danh sách các câu lệnh xác định việc chấp nhận hay từ chối gói 
dữ liệu theo chiều vào (in) hay chiều ra (out) trên cổng interface của router. Router sẽ lần 
lượt kiểm tra các câu lệnh này theo thứ tự từ trên xuống của ACLs. Do đó, thứ tự khai báo 
của ACL rất quan trọng. 
Nếu có một điều kiện đúng thì router sẽ thực hiện câu lệnh đó và không kiểm tra các 
điều kiện còn lại nữa. Nếu không có điều kiện nào khớp thì lệnh “deny all” sẽ được thực 
hiện, lệnh này sẽ loại bỏ tất cả. Vì vậy, trong Access-list cần có ít nhất một câu lệnh permit. 
1.3.Phân loại ACL 
Access-list gồm 2 loại chính : Standard ACL và Extended ACL. 
47 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Standard ACL 
Standard ACL là dạng ACL đơn giản, nó chỉ kiểm tra thông tin của địa chỉ IP của 
nguồn và đích của gói tin. 
Cách cấu hình Standard ACL: 
Router(config)#access-list access-list-number {deny | permit} source [source-wildcard] 
- Trong đó : 
+ access-list-number : đánh dấu ACL, số này trong khoảng 1-99 hoặc 1300-1999. 
+ deny | permit : hành động được áp dụng cho câu lệnh. 
+ source : dãy IP có thể là địa chỉ mạng, địa chỉ host. 
+ [source-wildcard] : dùng để xác định dãy ip của source được xét. 
 Extended ACL 
Extended ACL là một dạng ACL nâng cao, kiểm tra gói tin đi vào hoặc ra dựa trên 
nhiều thông tin như : 
- Địa chỉ nguồn 
- Địa chỉ đích 
- Giao thức sử dụng (tcp, udp, ip, …) 
- Cổng port nguồn 
- Cổng port đích 
48 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
… 
Cách cấu hình Extended ACL : 
Router(config)# access-list access-list-number {deny | permit} protocol ip-source 
[source-wildcard] ip-destination [destination-wildcard] [ep | lt | gt] [destination-port] 
- Trong đó : 
+ access-list-number : đánh dấu ACL, số này trong khoảng 100-199 hoặc 2000- 
2699. 
+ deny | permit : hành động được áp dụng cho câu lệnh. 
+ protocol : giao thức được sử dụng (tcp, udp, ip, …). 
+ ip-source (destination): địa chỉ IP nguồn (đích), có thể là đường mạng, host, … 
+ source (destination)-wildcard : xác định dãy ip của nguồn (đích) được xét. 
+ ep | lt | gt : các phương pháp so sánh với destination-port phía sau, eq là so sánh 
bằng, lt là so sánh nhỏ hơn, gt là so sánh lớn hơn. 
destination-port : cổng đích sử dụng để kiểm tra, giá trị trong khoảng 0-65535. 
 Các lệnh ki ểm tra ACL 
Show running-config 
Show access-list access-list-number 
…. 
49 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
2.Mô phỏng ACL trên GNS3 
Cho mô hình mạng như bên dưới : 
 Yêu cầu thực hi ện trên GNS3 (quay video) : 
- Cấu hình ip trên các interface và máy ảo như hình. 
- Dùng Standard Access List cấu hình cấm PC1 (192.168.1.2) vào mạng 
172.16.1.0 tại cổng f0/0 của R2 
- Dùng Extended Access List tạo Access List tại R1 cấm R2 truy cập vào R1 dưới 
giao thức TCP bằng dịch vụ Telnet 
 Cấu hình ACL trên R1 và R2: 
50 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Cấu hình trên R2 (Standard Access List) 
R2(config)# access-list 1 deny host 192.168.1.2 
R2(config)# access-list 1 permit any 
R2(config)# interface f0/0 
R2(config-if)# ip access-group 1 in 
 Cấu hình trên R1 (Extended Access List) 
R1(config)# line vty 0 4 
R1(config-line)# password telnet 
R1(config-line)# login 
R1(config-line)# exit 
R1(config)# access-list 101 deny TCP host 10.0.0.2 host 10.0.0.1 eq telnet 
R1(config)# access-list 101 deny TCP any any 
R1(config)# interface f0/0 
R1(config-if)# ip access-group 101 in 
51 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 7: MẠNG RIÊNG ẢO 
(VIRTUAL PRIVATE NETWORK) 
1.Tổng quan mạng riêng ảo (VPN) 
1.1Giới thi ệu VPN 
Mạng riêng ảo VPN(Virtual Private Network) là một mạng riêng rẽ sử dụng một 
mạng chung (thường là Internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều 
người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường 
Leased Line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn qua đường Internet từ mạng riêng 
của công ty tới các site của các nhân viên từ xa. 
Một ứng dụng điển hình của VPN là cung cấp một kênh an toàn từ đầu mạng giúp 
cho những văn phòng chi nhánh / văn phòng ở xa hoặc những người làm việc từ xa có thể 
dùng Internet truy cập tài nguyên công ty một cách bảo mật và thoải mái như đang sử dụng 
máy tính cục bộ trong mạng công ty. 
Về căn bản, mỗi VPN (Virtual Private Network) là một mạng riêng rẽ sử dụng một 
mạng chung (thường là Internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều 
người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường 
Leased Line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn qua đường Internet từ mạng riêng 
của công ty tới các site của các nhân viên từ xa. 
Những thiết bị ở đầu mạng hỗ trợ cho mạng riêng ảo là switch, router và firewall. 
Những thiết bị này có thể được quản trị bởi công ty hoặc các nhà cung cấp dịch vụ như 
ISP. 
52 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Hình 
1 Mô hình mạng VPN 
1.2Chức năng của VPN 
VPN cung cấp ba chức năng chính : 
- Sự tin cậy : các thông tin trên VPN được mã hóa trước khi truyền, nên thông tin 
được bảo mật cao. 
- Tính toàn vẹn dữ liệu : người nhận có thể kiểm tra dữ liệu đã được truyền qua 
mạng Internet mà không có sự thay đổi nào. 
- Xác thực nguồn gốc : người nhận có thể xác thực nguồn gốc của gói dữ liệu, đảm 
bảo và công nhận nguồn thông tin. 
1.3Ưu đi ểm của VPN 
VPN có nhiều ưu điểm hơn so với mạng lesed-line truyền thống : 
- VPN làm giảm chi phí hơn so với mạng cục bộ . Tổng giá thành của việc sở hữu 
một mạng VPN sẽ được thu nhỏ, do chỉ phải trả ít hơn cho việc thuê băng thông 
đường truyền, các thiết bị mạng đường trục, và hoạt động của hệ thống. Giá thành 
cho việc kết nối LAN-to-LAN giảm từ 20-30% so với việc sử dụng đường 
Leased-line truyền thống. Còn đối với việc truy cập từ xa thì giảm tới từ 60-80%. 
- VPN tạo ra tính mềm dẻo cho khả năng quản lý Internet . Các VPN đã kết thừa 
phát huy hơn nữa tính mềm dẻo và khả năng mở rộng kiến trúc mạng hơn là các 
53 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
mạng WAN truyền thống. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng 
và hiệu quả kinh tế cho việc mở rộng hay huỷ bỏ kết nối của các trụ sở ở xa, các 
người sử dụng di động…, và mở rộng các đối tác kinh doanh khi có nhu cầu. 
- VPN làm đơn giản hoá cho việc quản lý các công việc so với việc sở hữu và vận 
hành một mạng cục bộ. Các doanh nghiệp có thể cho phép sử dụng một vài hay 
tất cả các dịch vụ của mạng WAN, giúp các doanh nghiệp có thể tập chung vào 
các đối tượng kinh doanh chính, thay vì quản lý một mạng WAN hay mạng quay 
số từ xa. 
- VPN cung cấp các kiểu mạng đường hầm và làm giả thiểu các công việc quản 
lý. Một Backbone IP sẽ loại bỏ các PVC (Permanent Virtual Circ uit) cố định 
tương ứng với các giao thức kết nối như là Frame Relay và ATM. Điều này tạo 
ra một kiểu mạng lưới hoàn chỉnh trong khi giảm được độ phức tạp và giá thành. 
1.4 Phân loại VPN 
VPN đã phát triển và phân chia thành 2 phân loại phổ biến : 
- VPN truy cập từ xa (Remote-Access) 
- VPN điểm nối điểm (site-to-site) 
 VPN truy cập từ xa (Remote-Access) 
Remote Access VPNs cho phép truy cập bất cứ lúc nào bằng Remote, mobile, và 
các thiết bị truyền thông của nhân viên các chi nhánh kết nối đến tài nguyên mạng của tổ 
chức. Ðặc biệt là những người dùng thường xuyên di chuyển hoặc các chi nhánh văn phòng 
nhỏ mà không có kết nối thường xuyên đến mạng Intranet hợp tác. 
Các truy cập VPN thường yêu cầu một vài kiểu phần mềm client chạy trên máy tính 
của người sử dụng. Kiểu VPN này thường được gọi là VPN truy cập từ xa. 
54 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Mô hình mạng VPN truy cập từ xa 
Một số thành phần chính : 
- Remote Access Server (RAS) : được đặt tại trung tâm có nhiệm vụ xác nhận và 
chứng nhận các yêu cầu gửi tới. 
- Quay số kết nối đến trung tâm, điều này sẽ làm giảm chi phí cho một số yêu cầu 
ở khá xa so với trung tâm. 
- Hỗ trợ cho những người có nhiệm vụ cấu hình, bảo trì và quản lý RAS và hỗ trợ 
truy cập từ xa bởi người dùng. 
Bằng việc triển khai Remote Access VPNs, những người dùng từ xa hoặc các chi 
nhánh văn phòng chỉ cần cài đặt một kết nối cục bộ đến nhà cung cấp dịch vụ ISP hoặc 
ISP’s POP và kết nối đến tài nguyên thông qua Internet. 
 VPN đi ểm nối đi ểm (site-to-site) 
Với dạng VPN này, lưu thông mạng được đóng thành kênh hoặc giữa các CE hoặc 
giữa các PE (gọi là CE-based hoặc PE-based VPN). Các giao thức thường dùng để tạo kênh 
VPN dạng này chủ yếu gồm: 
55 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- IPsec (IP Security): gồm một bộ giao thức thiết kế để bảo vệ lưu thông IP luân 
chuyển qua mạng chung giữa các thiết bị gateways hoặc các trạm IP. Kênh IPsec 
thường được dùng để tạo site-to-site VPN giữa các CE. 
- GRE (Generic Routing Encapsulation): GRE có thể sử dụng để xây dựng kênh 
và truyền tải các lưu lượng theo nhiều giao thức khác nhau giữa các thiết bị CE 
trong mạng VPN. GRE gần như không có tính bảo mật, do đó các kênh GRE 
thường được bảo vệ bằng IPsec khi yêu cầu an ninh cao. 
- AToM (Any Transport over MPLS): cho phép truyền tải các lưu thông sử dụng 
các giao thức điểm-điểm (Point-to-Point) như Frame Relay, ATM, Ethernet, 
Ethernet VLAN (802.1Q), HDLC (High-Level Data Link Control), và PPP trên 
nền mạng MPLS. Bộ giao thức này ban đầu được phác thảo bởi Luca Martini 
của Cisco Systems và một số tác giả khác để đóng góp cho nhóm PWE3 (Pseudo 
Wire Emulation Edge-to-Edge) của IETF, do đó còn thường được gọi là bộ giao 
thức Martini Draft. Ban đầu chúng gồm hai phần: Martini-TRANS định nghĩa 
phương thức truyền tải sử dụng giao thức LDP (Label Distribution Protocol) và 
Martini-ENCAPS định nghĩa phương thức đóng gói các giao thức lớp 2 trước 
khi truyền tải. Hiện nay, đa phần các định nghĩa đã được chuẩn hóa thành Internet 
RFC. 
- L2TPv3 (Layer 2 Tunneling Protocol version 3): cho phép truyền tải các giao 
thức điểm-điểm như Frame Relay, ATM, Ethernet, Ethernet VLAN, HDLC, và 
PPP trên nền mạng IP hoặc các mạng trục khác. 
- Q-in-Q (IEEE 802.1Q tunneling): cho phép nhà cung cấp dịch vụ đóng kênh 
truyền tải lưu thông Ethernet của khách hàng có đính thẻ 802.1Q qua nền mạng 
chung. Lưu thông 802.1Q của khách hàng được đóng kênh qua nền mạng của 
nhà cung cấp bằng cách đính thêm một thẻ 802.1Q khác trước gói tin - do đó gọi 
là Q-in-Q. 
56 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
- MPLS LSPs (MPLS Label Switched Paths): một tuyến LSP là tuyến đi qua các 
LSR (Label Switch Routers) trong mạng MPLS. Các gói tin được chuyển mạch dựa trên 
nhãn được đính vào đầu gói. Các tuyến LSP có thể được ký hiệu với TDP (Tag Distribution 
Protocol), LDP (Label Distribution Protocol), hoặc RSVP (Resource Reservation 
Protocol). 
 Các thành phần cần thi ết tạo kết nối VPN 
- User Authentication: cung cấp cơ chế chứng thực người dùng, chỉ cho phép người 
dùng hợp lệ kết nối và truy cập hệ thống VPN. 
- Address Management: cung cấp địa chỉ IP hợp lệ cho người dùng sau khi gia nhập 
hệ thống VPN để có thể truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ. 
- Data Encryption: cung cấp giải pháp mã hoá dữ liệu trong quá trình truyền nhằm 
bảo đảm tính riêng tư và toàn vẹn dữ liệu. 
- Key Management: cung cấp giải pháp quản lý các khoá dùng cho quá trình mã hoá 
và giải mã dữ liệu. 
2.Mô phỏng VPN client-to-site trên GNS3 (VPN) 
Cho mô hình như bên dưới : 
57 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Cấu hình VPN cho phép 2 LAN ở router R2 và router R3 liên lạc được với nhau. 
 Cấu hinh VPN client to site 
Router R2 và R3 đã được cấu hình default route. 
Các bước cấu hình (tương tự trên R2 và R3) 
Bước 1: Tạo internet key exchange (IKE) key policy 
R2 (config)#crypto isakmp policy 9 
R2 (config-isakmp)#hash md5 
R2 (config-isakmp)#authentication pre-share 
Bước 2: Tạo share key để sử dụng cho kết nối VPN 
R2 (config)#crypto isakmp key 0 VPNKEY address 115.114.113.2 
R3 (config)# crypto isakmp key 0 VPNKEY address 113.114.115.1 
58 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bước 3: Quy định lifetime 
R2 (config)#crypto ipsec security-association lifetime seconds 86400 
Bước 4: Cấu hình ACL dãy IP có thể VPN 
R2 (config)# access-list 100 permit ip 192.168.1.0 0.0.0.255 
192.168.2.0 0.0.0.255 
R3(config)# access-list 100 permit ip 192.168.2.0 0.0.0.255 
192.168.1.0 0.0.0.255 
Bước 5: Cấu hình tranform-set Ipsec 
R2 (config)# crypto ipsec transform-set SETNAME esp-3des esp-md5- 
hmac 
Bước 6: Tạo crypto-map cho các transform, setname 
R2(config)# crypto map MAPNAME 10 ipsec-isakmp 
R2(config-crypto-map)# set peer 115.114.113.2 
R2(config-crypto-map)# set transform-set SETNAME 
R2 (config-crypto-map)#match address 100 
R3 (config)# crypto map MAPNAME 10 ipsec-isakmp 
R3 (config-crypto-map)# set peer 113.114.115.1 
R3 (config-crypto-map)#set transform-set SETNAME 
R3 (config-crypto-map)#match address 100 
59 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bước 7: Gán vào interface 
R2(config)#interface s0/0 
R2 (config-if)# crypto map MAPNAME 
R3 (config)#interface s0/0 
R3 (config-if)#crypto map MAPNAME 
 Các l ệnh ki ểm tra VPN 
show crypto isakmp sa 
show crypto map 
show crypto ipsec sa 
… 
60 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Bài 8: VPS SERVER INTERNET 
1.Các khái ni ệm cơ bản 
1.1. VPS (Virtual Private Server) 
Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ 
vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng 
trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do 
vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần. 
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn 
quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% 
khả năng bị tấn công hack local. 
Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài 
nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến 
các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài 
khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng. 
VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, 
nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người 
sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật... 
 Đặc đi ểm về thông số VPS 
Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung 
lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng. 
Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng. 
Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng 
khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt 
Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao... 
61 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên 
mà không phải khởi động lại hệ thống. 
Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút. 
1.2. Máy chủ (Server) 
Máy chủ là một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của 
mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng 
để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin 
trên máy chủ. 
Máy chủ 
Máy chủ là một máy tính được nối mạng, thường có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao 
và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy 
trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ 
cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu 
trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được 
sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường 
62 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên 
internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó. 
Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực hiện nhiệm 
vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, trên các hệ điều hành 
đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng một lúc. Một máy chủ trong 
trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn 
vẹn. 
Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để 
phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng 
trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập. 
1.3. Domain Name System (DNS) 
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải 
tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập 
tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. 
 Chức năng của DNS 
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource 
Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở 
một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần 
phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ 
IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. 
Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử 
dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó 
nhớ). 
 Nguyên tắc làm việc của DNS 
63 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các 
máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một 
trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải 
là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức 
(nhà cung cấp dịch vụ) nào khác. 
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên 
miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS 
(National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các 
tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên 
Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ. 
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân 
giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm 
phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài 
miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải 
những cái tên bên trong miền nó quản lý. 
DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những 
yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô 
của từng DNS. 
 Cách sử dụng DNS 
Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó 
người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa 
cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường 
hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy 
của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS 
server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các 
dấu chấm. 
64 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
 Cấu trúc gói tin DNS 
ID QR Opcode AA TC RD RA Z Rcode 
QDcount ANcount NScount Arcount 
- ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương 
trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. 
Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau. 
- QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được 
thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp. 
- Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết 
lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn. 
- AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến 
một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn. 
- TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích 
thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không. 
- RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy 
vấn một cách đệ qui. 
- RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không 
. 
- Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0. 
- Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau : 
+ 0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn. 
65 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
+ 1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn. 
+ 2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được. 
+ 3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy. 
+ 4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này . 
+ 5: Server từ chồi thực thi truy vấn. 
- QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề. 
- ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời. 
- NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm quyền 
của gói tin. 
- ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin. 
1.4. File Transfer Protocol (FTP) 
FTP (File Transfer Protocol) là một dịch vụ cho phép ta truyền tải file giữa hai máy 
tính ở xa dùng giao thức TCP/IP. FTP cũng là một ứng dụng theo mô hình client-server, 
nghĩa là máy làm FTP Server sẽ quản lý các kết nối và cung cấp dịch vụ tập tin cho các 
máy trạm. 
Tóm lại FTP Server thường là một máy tính phục vụ cho việc quảng bá các tập tin 
cho người dùng hoặc là một nơi cho phép người dùng chia sẻ tập tin với những người dùng 
khác trên Internet. Máy trạm muốn kết nối vào FTP Server thì phải được Server cấp cho 
một account có đầy đủ các thông tin như: địa chỉ máy Server (tên hoặc địa chỉ IP), username 
và password. Phần lớn các FTP Server cho phép các máy trạm kết nối vào mình thông qua 
account anonymous (account anonymous thường được truy cập với password rỗng). Các 
66 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
máy trạm có thể sử dụng các lệnh ftp đã tích hợp sẵn trong hệ điều hành hoặc phần mềm 
chuyên dụng khác để tương tác với máy FTP Server. 
Mô hình hoạt động của FTP Server 
1.5. File server 
Trong lĩnh vực tin học, máy chủ tập tin (File-server) là một máy tính trong mạng có 
mục đích chính là cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính được chia sẻ (như 
tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở dữ liệu, vv...) mà có thể 
được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Thuật ngữ máy chủ nêu bật 
vai trò của máy trong sơ đồ Client-server, nơi mà các khách hàng là các máy trạm sử dụng 
kho lưu trữ. Một máy chủ tập tin thường không thực hiện bất kỳ tính toán, và không chạy 
bất kỳ chương trình nào thay mặt cho khách hàng (client). Nó được thiết kế chủ yếu để cho 
phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm. 
File server thường thấy trong các trường học và các văn phòng và hiếm khi gặp ở 
các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng mạng LAN để kết nối 
máy tính khách của họ. 
1.6. Web Server 
Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ 
Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. 
67 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Web Server 
Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên 
mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft 
dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java System Web Server của SUN 
dành cho *.jsp... 
Máy Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ 
thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những 
thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia). 
Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường 
Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến 
trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác. Tất cả các Web Server đều có một 
địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. 
Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển 
việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web 
và truyền tải chúng đến người dùng. 
2.Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS 
Chuẩn bị : 1 VPS chạy Windown Server 2003 
68 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
2.1 Cài đặt FTP Server 
Chọn Start → Control Panel → Add or Remove Programs 
Click Add or Remove Programs 
Một hộp thoại mở ra, ta chọn Add/Remove Windows Components 
69 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn Add/Remove Windows Components 
Nhấp chọn Application, chọn Details. 
Chọn Internet Information Services (IIS) 
Click Details → Click Files Transfer Protocol (FTP) Services 
70 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Click Files Transfer Protocol (FTP) Service 
Sau đó, ta Click OK để quá trình cài đặt FTP Service tiến hành 
Quá trình cài đặt FTP Service 
Tiếp tục là quá trình ta cài đặt đường dẫn thư mục sử dụng cho FTP Service. Click 
Start → Administrator Tools →Internet Information Services (IIS) Manager 
71 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn IIS để cài đặt FTP Service 
Hộp thoại IIS mở ra, ta Click phải chuột vào FTP Sites, chọn New → FTP Site 
Tạo FTP Site mới 
Hộp thoại cài đặt hiện ra, ta chọn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Tại Description, 
ta điền mô tả cho FTP Site, sau đó chọn Next. 
72 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Điền ghi chú cho FTP Site 
Điền địa chỉ IP của FTP Server 
Ta đánh địa chỉ của FTP Server vào ô IP address, chọn Next. Hộp thoại kế tiếp, ta 
chọn thư mục chia sẻ file cho các máy Client, sau đó ta chọn Next. 
73 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của máy Server 
Quy định quyền của máy khách khi truy cập 
Sau đó ta chọn Next và Finish để kết thúc quá trình cài đặt. 
74 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn Finish để hoàn tất cài đặt FTP Service 
2.2 Cài đặt File Server 
Để cài đặt File Service, ta chọn Manager Your Server từ thanh Start. 
Chọn Manager Your Server 
Hộp thoại Manager Your Server xuất hiện, ta chọn Add or remove a role 
75 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn Add or remove a role 
Chọn Next để tiếp tục cài đặt 
Nhấp chọn File server, nhấn Next. 
76 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn File server từ bảng chọn Server role 
Bảng lựa chọn điều khiển đối với máy khách (giới hạn ghi dữ liệu trên thư mục, 
cảnh báo,…) 
Chọn Next, hộp thoại lựa chọn thư mục chia sẻ của server cho máy khách. 
77 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Lựa chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của server 
Nhấn Next, tại dòng Share name ta đặt tên định danh cho thư mục chia sẻ, dòng 
Share path chứa đường dẫn chia sẻ file của server, các máy khách sẽ sử dụng địa chỉ này 
để truy cập File server. Cài đặt xong ta chọn Next. 
Đặt địa chỉ cho File server 
78 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Cài đặt quyền đọc, ghi của các user khi sử dụng File server 
2.3 Cài đặt Web server và DNS server 
Để cài đặt Web server, chọn WorldWide Web Service trong mục IIS của bảng chọn 
Add/Remove Windows Components, sau đó nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. 
Chọn WorldWide Web Service 
79 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Sau quá trình cài đặt, ta tiếp tục mở cửa sổ Internet Information Services (IIS) 
Manager, Click phải vào Web Site chọn New → Web Site để tạo trang chủ của Web server. 
Chọn New → Web Site để tạo trang chủ 
Tiếp tục, ta điền thông tin ghi chú của Web Site tại ô Description, địa chỉ IP của 
Web server tại cửa sổ IP Address and Port Setting và chọn thư mục chứa file code của trang 
chủ tại cửa sổ Browse For Folder. 
80 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Điền ghi chú cho Web Site 
Đặt địa chỉ IP và port cho Web Site 
Chọn thư mục chứ file code của trang chủ 
81 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Sau đó ta chọn Next để tiếp tục cài đặt. Sau khi trình cài đặt chạy xong, ta click phải 
Web Server (tên ta đánh trong ô Description), chọn Properties để cài đặt trang chủ của 
trang Web. Chọn thẻ Documents, Click Add và đánh tên file code của trang chủ (chứa 
trong thư mục Web Server đã chọn ở bước trên), sau đó Click Move Up để di chuyển trang 
lên đầu và chọn OK để hoàn tất. 
Thêm file code của trang chủ 
Đến đây, ta đã hoàn tất cài đặt 1 trang Web, với địa chỉ truy cập là IP của Web 
Server. Để truy cập Web Site bằng 1 tên định danh, ta cần cài đặt thêm DNS cho Web 
Server. Từ bảng cài đặt của Windows Components, ta click Details của Networking 
Services, sau đó click chọn Domain Name System (DNS) và Next để cài đặt dịch vụ này. 
82 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
Chọn Domain Name System để cài đặt DNS 
Trong quá trình cài đặt sẽ hỏi Browse đến nới chứa file cài đặt DNS → chọn đường 
dẫn thư mục “Cai dat DNS” đã tạo sẵn. Như vậy ta đã cài xong DNS cho web server. 
Sau khi cài đặt xong, ta cần khởi động lại IIS để DNS hoạt động. 
83 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 
KẾT LUẬN 
Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa chỉ từ mạng 
nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung gian; thiết bị phần cứng 
chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi 
dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau 
trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của router, 
trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả. 
Vấn đề hoàn thiện và mở rộng một liên mạng phụ thuộc rất lớn vào việc cải thiện và 
phát huy các bộ định tuyến. Để đạt được tốc độ định tuyến nhanh, cần có một bộ xử lý tốc 
độ cao và dung lượng bộ nhớ lớn, điều đó đồng nghĩa với giá thành cao. Các mạch tích hợp 
ứng dụng đặc biệt ASIC cùng với các công nghệ bộ nhớ đã được triển khai nhằm cải thiện 
hiệu năng của các bộ định tuyến. Bên cạnh sự phát triển cấu trúc phần cứng thì việc tối ưu 
các giao thức định tuyến là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn bùng nổ Internet hiện nay. 
Thông qua đề tài “Nghiên Cứu Cơ Chế Routing của CISCO, Mô Phỏng Trên Nền 
GNS3” hy vọng đã cung cấp những kiến thức cơ bản về vấn đề định tuyến, một số giao 
thức định tuyến tĩnh và định tuyến động đang được sử dụng hiện nay. Đồng thời cung cấp 
cho các bạn một phương pháp dùng để giả lập các giao thức định tuyến trước khi tiến hành 
cấu hình thực tế. 
Tài liệu tham khảo 
www.athena.edu.vn 
84 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Cuối Khóa trung tam Athena
Báo Cáo Cuối Khóa trung tam AthenaBáo Cáo Cuối Khóa trung tam Athena
Báo Cáo Cuối Khóa trung tam AthenaKhôi Nguyễn
 
Marketing research
Marketing researchMarketing research
Marketing researchViệt Huy
 
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstep
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstepCẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstep
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstepDương Hoàng Nhơn
 
Trieu van phubaocao
Trieu van phubaocaoTrieu van phubaocao
Trieu van phubaocaohoainhan1501
 
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXD
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXDGiói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXD
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXDNguyễn Thế Anh Giaxaydung.vn
 
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014Seavar Neuvell
 
E leaning dttx
E leaning dttxE leaning dttx
E leaning dttxViet Nam
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8nataliej4
 
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữE learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữBình Nguyễn Duy
 
Chude01 tu nghiencuu_nhom07
Chude01 tu nghiencuu_nhom07Chude01 tu nghiencuu_nhom07
Chude01 tu nghiencuu_nhom07Nguyen Linh Tam
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUĐại học Văn Hiến
 

What's hot (19)

Bao caothuctap nguyenthanhlam
Bao caothuctap nguyenthanhlamBao caothuctap nguyenthanhlam
Bao caothuctap nguyenthanhlam
 
Báo Cáo Cuối Khóa trung tam Athena
Báo Cáo Cuối Khóa trung tam AthenaBáo Cáo Cuối Khóa trung tam Athena
Báo Cáo Cuối Khóa trung tam Athena
 
Marketing research
Marketing researchMarketing research
Marketing research
 
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstep
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstepCẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstep
Cẩm nang hướng dẫn làm bài thi vstep
 
Trieu van phubaocao
Trieu van phubaocaoTrieu van phubaocao
Trieu van phubaocao
 
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXD
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXDGiói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXD
Giói thiệu khóa học đo bóc khối lượng lập dự toán GXD
 
Lecture04
Lecture04Lecture04
Lecture04
 
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014
Báo cáo cuối kỳ ATHENA 31/07/2014
 
Loi Cam On
Loi Cam OnLoi Cam On
Loi Cam On
 
E leaning dttx
E leaning dttxE leaning dttx
E leaning dttx
 
17.4.2015 vstep report
17.4.2015 vstep report17.4.2015 vstep report
17.4.2015 vstep report
 
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
Đề tài: Ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online THPT Đoàn...
 
Chu de1 nhom2
Chu de1 nhom2Chu de1 nhom2
Chu de1 nhom2
 
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8
Bản thuyết minh bài giảng e learning môn vật lý khối 8
 
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữE learning.trong dạy học ngoại ngữ
E learning.trong dạy học ngoại ngữ
 
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng website môn học bằng CANVÁS, HAY
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng website môn học bằng CANVÁS, HAYĐề tài: Tìm hiểu xây dựng website môn học bằng CANVÁS, HAY
Đề tài: Tìm hiểu xây dựng website môn học bằng CANVÁS, HAY
 
Chude01 tu nghiencuu_nhom07
Chude01 tu nghiencuu_nhom07Chude01 tu nghiencuu_nhom07
Chude01 tu nghiencuu_nhom07
 
Ok
OkOk
Ok
 
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHUHướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
Hướng dẫn đăng nhập mail cho sinh viên VHU
 

Viewers also liked

Definitive book of tennis motions
Definitive book of tennis motionsDefinitive book of tennis motions
Definitive book of tennis motionsKyeong Sun Kim
 
IPSec | Computer Network
IPSec | Computer NetworkIPSec | Computer Network
IPSec | Computer Networkshubham ghimire
 
Nger 2012 summary_report_2013_web
Nger 2012 summary_report_2013_webNger 2012 summary_report_2013_web
Nger 2012 summary_report_2013_webJarchin Raj
 
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mental
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mentalMsc. carlos antequera n. la elocucion mapa mental
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mentalcarlos antequera
 
Marshall islands-statistics act
Marshall islands-statistics actMarshall islands-statistics act
Marshall islands-statistics actJarchin Raj
 
Social attributes in yellow-bellied marmots
Social attributes in yellow-bellied marmotsSocial attributes in yellow-bellied marmots
Social attributes in yellow-bellied marmotstina_wey
 
Writing In Exam | technical Writing
Writing In Exam | technical WritingWriting In Exam | technical Writing
Writing In Exam | technical Writingshubham ghimire
 

Viewers also liked (12)

Appraoch 12plan
Appraoch 12planAppraoch 12plan
Appraoch 12plan
 
Definitive book of tennis motions
Definitive book of tennis motionsDefinitive book of tennis motions
Definitive book of tennis motions
 
Chapter 4
Chapter 4Chapter 4
Chapter 4
 
IPSec | Computer Network
IPSec | Computer NetworkIPSec | Computer Network
IPSec | Computer Network
 
Nger 2012 summary_report_2013_web
Nger 2012 summary_report_2013_webNger 2012 summary_report_2013_web
Nger 2012 summary_report_2013_web
 
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mental
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mentalMsc. carlos antequera n. la elocucion mapa mental
Msc. carlos antequera n. la elocucion mapa mental
 
Marshall islands-statistics act
Marshall islands-statistics actMarshall islands-statistics act
Marshall islands-statistics act
 
Function of ceo
Function of ceoFunction of ceo
Function of ceo
 
Social attributes in yellow-bellied marmots
Social attributes in yellow-bellied marmotsSocial attributes in yellow-bellied marmots
Social attributes in yellow-bellied marmots
 
Writing In Exam | technical Writing
Writing In Exam | technical WritingWriting In Exam | technical Writing
Writing In Exam | technical Writing
 
Wright2000
Wright2000Wright2000
Wright2000
 
Taxonomiadebloom
TaxonomiadebloomTaxonomiadebloom
Taxonomiadebloom
 

Similar to Baocaocuoiki

BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHBÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHtranvananh2407
 
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...Phan Hữu Linh
 
Báo cáo thực tập ATHENA
Báo cáo thực tập ATHENA Báo cáo thực tập ATHENA
Báo cáo thực tập ATHENA Ljck Cljck
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tapLeo Aurico
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậptuankiet123
 
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athena
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athenaBáo cáo thực tập cuoi ki joomla athena
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athenaTuan Huy
 
Bao cao gk
Bao cao gkBao cao gk
Bao cao gkice_eyes
 
Bao cao giua ky
Bao cao giua kyBao cao giua ky
Bao cao giua kyice_eyes
 
Bao cao gk
Bao cao gkBao cao gk
Bao cao gkice_eyes
 
Báo cáo thuc tap athena
Báo cáo thuc tap athenaBáo cáo thuc tap athena
Báo cáo thuc tap athenaTin Hoang Trung
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ - Phạm Tiến Quân
Báo cáo thực tập cuối kỳ   - Phạm Tiến QuânBáo cáo thực tập cuối kỳ   - Phạm Tiến Quân
Báo cáo thực tập cuối kỳ - Phạm Tiến QuânQuân Quạt Mo
 
Báo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìBáo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìHai Te
 
Bao cao thuc tap gk
Bao cao thuc tap gkBao cao thuc tap gk
Bao cao thuc tap gkice_eyes
 
Báo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kìBáo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kìDlinh Truong
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhLoc Tran
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ Nguyễn Minh Chương
Báo cáo thực tập cuối kỳ   Nguyễn Minh ChươngBáo cáo thực tập cuối kỳ   Nguyễn Minh Chương
Báo cáo thực tập cuối kỳ Nguyễn Minh Chươngmasternokizep
 
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chương
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh ChươngBáo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chương
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chươngmasternokizep
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaBáo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaNgoc Son
 

Similar to Baocaocuoiki (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANHBÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP - TRẦN VĂN ANH
 
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...
[Báo cáo Thực tập Athena] Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco, mô phỏng trên ...
 
Báo cáo thực tập ATHENA
Báo cáo thực tập ATHENA Báo cáo thực tập ATHENA
Báo cáo thực tập ATHENA
 
Phan cường
Phan cườngPhan cường
Phan cường
 
Bao cao thuc tap
Bao cao thuc tapBao cao thuc tap
Bao cao thuc tap
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athena
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athenaBáo cáo thực tập cuoi ki joomla athena
Báo cáo thực tập cuoi ki joomla athena
 
Bao cao gk
Bao cao gkBao cao gk
Bao cao gk
 
Bao cao giua ky
Bao cao giua kyBao cao giua ky
Bao cao giua ky
 
Bao cao gk
Bao cao gkBao cao gk
Bao cao gk
 
Báo cáo thuc tap athena
Báo cáo thuc tap athenaBáo cáo thuc tap athena
Báo cáo thuc tap athena
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ - Phạm Tiến Quân
Báo cáo thực tập cuối kỳ   - Phạm Tiến QuânBáo cáo thực tập cuối kỳ   - Phạm Tiến Quân
Báo cáo thực tập cuối kỳ - Phạm Tiến Quân
 
Báo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kìBáo cáo thực tập cuối kì
Báo cáo thực tập cuối kì
 
Bao cao thuc tap gk
Bao cao thuc tap gkBao cao thuc tap gk
Bao cao thuc tap gk
 
Báo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kìBáo cáo cuối kì
Báo cáo cuối kì
 
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minhđạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
đạI học quốc gia thành phố hồ chí minh
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ Nguyễn Minh Chương
Báo cáo thực tập cuối kỳ   Nguyễn Minh ChươngBáo cáo thực tập cuối kỳ   Nguyễn Minh Chương
Báo cáo thực tập cuối kỳ Nguyễn Minh Chương
 
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chương
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh ChươngBáo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chương
Báo Cáo Thực Tập Cuối Kỳ Athena - Nguyễn Minh Chương
 
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệpĐề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
 
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng JoomlaBáo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
Báo Cáo Thực Tập Thiết Kế Wedsite Bằng Joomla
 

Baocaocuoiki

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TRUNG TÂM ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG & AN NINH MẠNG QUỐC TẾ ATHENA BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: Nghiên cứu các cơ chế routing của Cisco mô phỏng trên nền GNS3 GVHD: Thầy Võ Đỗ Thắng SVTH: Ngô Triệu Huấn TPHCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014
  • 2. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết những nội dung trong báo cáo này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Võ Đỗ Thắng. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian lận, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP.HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Sinh viên thực tập Ngô Triệu Huấn 2 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 3. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng DANH SÁCH LINK BÁO CÁO: Clip giới thiệu bản thân: https://www.youtube.com/watch?v=kVPlWcEJOVU&list=UUVObjqw- 0FYHaYVOJPAvqNw Clip những thuận lợi khó khăn: https://www.youtube.com/watch?v=8zbzksf86VE&feature=youtu.be Cài đặt GNS3 https://www.youtube.com/watch?v=f_U9EvmcOas&index=1&list=UUVObjqw- 0FYHaYVOJPAvqNw Cấu hình Static Route https://www.youtube.com/watch?v=8DWw0xh8u9I&feature=youtu.be Cấu Hình RIPv2 https://www.youtube.com/watch?v=eOOARqyLB0o&feature=youtu.be Cấu hình OSPF https://www.youtube.com/watch?v=iaBJLZBrVR0&feature=youtu.be Cấu hình EIGRP https://www.youtube.com/watch?v=Nd0INcirlRQ&feature=youtu.be Nghiên cứu Filter Route https://www.youtube.com/watch?v=-LizY5tjGoQ&feature=youtu.be Nghiên cứu VPN và VPS https://www.youtube.com/watch?v=yKSPdkQGWqs&feature=youtu.be http://www.slideshare.net/ngotrieuhuan/vps-39017897 3 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 4. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ATHENA Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng & An Ninh Mạng Quốc Tế ATHENA được thành lập từ năm 2004, là một tổ chức qui tụ nhiều trí thức trẻ Việt Nam đầy năng động, nhiệt huyết và kinh nghiệm trong lãnh vực CNTT, với tâm huyết góp phần vào công cuộc thúc đẩy tiến trình đưa công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển nước nhà. Lĩnh vực hoạt động chính: Trung tâm ATHENA đã và đang tập trung chủ yếu vào đào tạo chuyên sâu quản trị mạng, an ninh mạng, thương mại điện tử theo các tiêu chuẩn quốc tế của các hãng nổi tiếng như Microsoft, Cisco, Oracle, Linux LPI, CEH, ... Song song đó, trung tâm ATHENA còn có những chương trình đào tạo cao cấp dành riêng theo đơn đặt hàng của các đơn vị như Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, ngân hàng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính. Sau gần 10 năm hoạt động,nhiều học viên tốt nghiệp trung tâm ATHENA đã là chuyên gia đảm nhận công tác quản lý hệ thống mạng, an ninh mạng cho nhiều bộ ngành như Cục Công Nghệ Thông Tin - Bộ Quốc Phòng , Bộ Công An, Sở Thông Tin Truyề n Thông các tỉnh, bưu điện các tỉnh,.,... Ngoài chương trình đào tạo, Trung tâm ATHENA còn có nhiều chương trình hợp tác và trao đổi công nghệ với nhiều đại học lớn như đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Học Viện An Ninh Nhân Dân (Thủ Đức), Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA), Viện Kỹ Thuật Quân Sự ,...... Đội ngũ giảng viên: Tất cả các giảng viên trung tâm ATHENA có đều tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu trong nước ... Tất cả giảng viên ATHENA đều phải có các chứng chỉ quốc tế như MCSA, MCSE, CCNA, CCNP, Security+, CEH, có bằng sư phạm Quốc tế (Microsoft Certified Trainer). Đây là các chứng chỉ chuyên môn bắt buộc để đủ điều kiện tham gia giảng dạy tại trung tâm ATHENA. Bên cạnh đó,Các giảng viên ATHENA thường đi tu nghiệp và cập nhật kiến thức công nghệ mới từ các nước tiên tiến như Mỹ , Pháp, Hà Lan, Singapore,... và truyền đạt các công nghệ mới này trong các chương trình đào tạo tại trung tâm ATHENA Cơ sở vật chất: Thiết bị đầy đủ và hiện đại Chương trình cập nhật liên tục, học viên tiếp cận với những công nghệ mới nhất. Phòng máy rộng rãi, thoáng mát. Dịch vụ hỗ trợ: Đảm bảo việc làm cho học viên tốt nghiệp khoá dài hạn. Giới thiệu việc làm cho mọi học viên Thực tập có lương cho học viên khá giỏi Ngoài giờ học chính thức, học viên được thực hành thêm miễn phí. Hỗ trợ kỹ thuật không thời hạn trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến máy tính, mạng máy tính, bảo mật mạng. Hỗ trợ thi Chứng chỉ Quốc tế. 4 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 5. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng LỜI CẢM ƠN Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM và khoa Điện tử Viễn thông đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Đợt thực tập này đã cho em có được nhiều kinh nghiệm quý báo để giúp em hoàn thiện kiến thức và kĩ năng làm việc trong một môi trường thực tế. Em cũng xin cảm ơn quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết để em có thể hoàn thành kì thực tập này. Trong quá trình thực hiện đề tài dù em đã cố gắng hoàn thành báo cáo thực tập với tất cả nỗ lực của bản thân nhưng do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ tận tình để em có thể hoàn thành đề tài tốt hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Tp. HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Sinh viên thực tập Ngô Triệu Huấn 5 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 6. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng LỜI CẢM ƠN Trung tâm ATHENA Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với Thầy và các anh chị nhân viên trung tâm ATHENA đã tạo điều kiện cho em thực tập tốt. Và em cũng xin chân thành cám ơn Thầy Võ Đỗ Thắng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập. Trong quá trình thực tập, em đã cố gắng hoàn thành tốt nhất những gì có thể, nhưng nhận thấy kinh nghiệm và kiến thức còn rất nhiều hạn chế nên còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến của thầy để em có thể hoàn thành đợt thực tập tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TPHCM, ngày 15 tháng 09 năm 2014 Sinh viên thực tập Ngô Triệu Huấn 6 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 7. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Hình chụp Giảng viên hướng dẫn (Thầy Võ Đỗ Thắng) với sinh viên thực tập (Ngô Triệu Huấn) 7 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 8. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng NHẬN XÉT CỦA TRUNG TÂM ATHENA Tp.HCM, ngày ….. tháng …...năm 2014 Giảng viên hướng dẫn 8 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 9. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng NHẬN XÉT CỦA KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Tp.HCM, ngày ….. tháng ...... năm 20….. Trưởng khoa 9 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 10. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 12 BÀI 1: CÀI ĐẶT GNS3 ........................................................................................................ 13 1. Giới thiệ u GNS3 ............................................................................................................. 13 1.1 GNS3 ........................................................................................................................ 13 1.2 Dynamips ................................................................................................................ 13 1.3 Dynagen ................................................................................................................... 13 2. Cách download và cài đặt phần mềm .......................................................................... 14 2.1 Cách download GNS3............................................................................................ 14 2.2 Cài đặt GNS3 ......................................................................................................... 15 Bài 2: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN TĨNH STATIC ROUTE ................... 25 1. Tổng quan định tuyến tĩnh ............................................................................................ 25 1.1 Giới thiệu định tuyến tĩnh ...................................................................................... 25 1.2 Phân loại định tuyế n tĩnh ....................................................................................... 25 1.3 Hoạt động của định tuyến ...................................................................................... 26 1.4 Cấu hình định tuyế n tĩnh........................................................................................ 26 2. Mô phỏng cơ chế định tuyế n tĩnh trên GNS3 ............................................................. 27 BÀI 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG RIPv2 .................................... 28 1. Tổng quan cơ chế định tuyế n động : Dynamic route................................................. 28 1.1 Giới thiệu giao thức định tuyến động................................................................... 28 1.2 Phân loại định tuyế n động ..................................................................................... 28 1.3 Cơ chế định tuyế n RIP ........................................................................................... 30 2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến RIPv2 trên GNS3.......................................................... 33 BÀI 4: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG OSPF ..................................... 35 1.Tổng quan về OSPF ........................................................................................................ 35 1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 35 1.2 Các đặc điểm c hính c ủa OSPF .............................................................................. 35 1.3.Cơ chế hoạt động OSPF......................................................................................... 36 1.4.Cấu hình định tuyến OSPF .................................................................................... 36 2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến OSPF trên GNS3 .......................................................... 38 BÀI 5: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG EIGRP ................................... 40 1.Giao thức định tuyến EIGRP ......................................................................................... 40 10 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 11. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 1.1 giới thiệu .................................................................................................................. 40 1.2 Đặc điểm .................................................................................................................. 40 1.3.Cấu hình EIGRP ..................................................................................................... 41 1.4.Cấu hình xác thực MD5 ......................................................................................... 43 2.Mô phỏng cơ c hế định tuyến EIGRP trên GNS3 ........................................................ 44 BÀI 6: NGHIÊN CỨU FILTER ROUTE ........................................................................... 46 1.Access Control List (ACL) ............................................................................................ 46 1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 46 1.2.Cách làm việc của ACL ......................................................................................... 47 1.3.Phân loại ACL......................................................................................................... 47 2. Mô phỏng ACL trên GNS3 ........................................................................................... 50 BÀI 7: MẠNG RIÊNG ẢO (VIRTUAL PRIVATE NETWORK).................................. 52 1.Tổng quan mạng riêng ảo (VPN) .................................................................................. 52 1.1 Giới thiệu vpn.......................................................................................................... 52 1.2 Chức năng c ủa VPN ............................................................................................... 53 1.3 Ưu điểm của VPN................................................................................................... 53 1.4 Phân loại VPN......................................................................................................... 54 2.Mô phỏng VPN client-to-site trên GNS3 ..................................................................... 57 BÀI 8: VPS SERVER INTERNET...................................................................................... 61 1.Các khái niệm cơ bản...................................................................................................... 61 1.1. VPS (Virtual Private Server)................................................................................ 61 1.2. Máy chủ (Server) ................................................................................................... 62 1.3. Domain Name System (DNS) .............................................................................. 63 1.4. File Transfer Protocol (FTP) ................................................................................ 66 1.5. File server ............................................................................................................... 67 1.6. Web Server ............................................................................................................. 67 2.Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS ............................................................ 68 2.1 Cài đặt FTP Server ................................................................................................. 69 2.2 Cài đặt File Server .................................................................................................. 75 2.3 Cài đặt Web server và DNS server ....................................................................... 79 KẾT LUẬN và Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 84 11 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 12. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng MỞ ĐẦU Sự phát triển của Internet cũng đồng nghĩa với việc tăng trưởng về quy mô và công nghệ nhiều loại mạng LAN, WAN… Và đặc biệt là lưu lượng thông tin trên mạng tăng đáng kể. Chính điều đó đã làm cho vấn đề chia sẻ thông tin trên mạng hay là vấn đề định tuyến trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong việc thiết kế mạng và lựa chọn giao thức định tuyến sao cho phù hợp với chi phí, tài nguyên của tổ chức là đặc biệt quan trọng. Internet phát triển càng mạnh, lượng người truy nhập càng tăng yêu cầu định tuyến càng phải tin cậy, tốc độ chuyển mạch nhanh và không gây ra lặp trên mạng. Hơn nữa khi nhiều tổ chức tham gia vào mạng thì nhiều giao thức được đưa vào sử dụng dẫn đến sự phức tạp về định tuyến cũng gia tăng, và số lượng các giao thức để phục vụ cho việc định tuyến cũng có rất nhiều. Việc hiểu biết và thiết kế các mạng thông tin cỡ lớn có sử dụng các thiết bị định tuyến đang trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết trong thực tế. Nó đòi hỏi người thiết kế mạng phải có sự hiểu biết sâu về giao thức sẽ sử dụng cho việc thiết kế mạng cũng như các loại giao thức định tuyến khác. Cisco là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng hàng đầu thế giới, ngoài ra Cisco còn đưa ra các chứng chỉ và mở các trung tâm đào tạo nhân lực về mạng máy tính cũng như phát triển các chuẩn giao thức định tuyến. Đề tài “Nghiên cứu cơ chế routing của Cisco mô phỏng trên nền GNS3” nhằm tìm hiểu một cách chi tiết hơn về các đặc điểm, tính năng và phương thức hoạt động của giao thức định tuyến và ứng dụng định tuyến được mô phỏng trên phần mềm giả lập GNS3. 12 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 13. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 1: CÀI ĐẶT GNS3 1. Giới thi ệu GNS3 1.1. GNS3 GNS3 là một trình giả lập mạng có giao diện đồ hoạ (graphical network simulator) cho phép bạn dễ dàng thiết kế các mô hình mạng và sau đó chạy giả lập trên chúng. Tại thời điểm hiện tại GNS3 hỗ trợ các IOS của Router, ATM/Frame Relay/Ethernet switch và hub. Bạn thậm chí có thể mở rộng mạng của mình bằng cách kết nối nó vào mạng ảo này. Để làm được điều này, GNS3 đã dựa trên Dynamips và một phần của Dynagen, nó được phát triển bằng Python và thông thông qua PyQt và phần giao diện đồ hoạ thì sử dụng thư viện Qt, rất nổi tiếng về tính hữu dụng của nó trong dự án KDE. GNS3 cũng sử dụng kỹ thuật SVG(Scalable Vector Graphics) để cung cấp các biểu tượng chất lượng cao cho việc thiết kế mô hình mạng của bạn. 1.2. Dynamips - Là chương trình dùng để giả lập Cisco router do Cristophe Fillot viết ra, tương tự như chương trình giả lập VMWare, tuy nhiên Dynamips sử dụng IOS thực của Cisco để giả lập router. - Theo lời của tác giả thì Dynamips được viết ra với mục đích sau: + Giúp mọi người làm quen với thiết bị của Cisco . + Kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong Cisco IOS . + Test các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế. 1.3. Dynagen - Là chương trình được viết riêng để hổ trợ cho việc cấu hình Dynamips được dễ thông qua việc: 13 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 14. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng + Tạo ra những file cấu hình đơn giản hơn rất nhiều so mới việc sử dụng chương trình Dynamips một cách độc lập. + Cung cấp một CLI thuận tiện cho việc quản lý những router ảo với các lệnh như : list, telnet, start, stop … 2. Cách download và cài đặt phần mềm 2.1.Cách download GNS3 Ta có thể download tại : http://www.gns3.net/download [1]. Với người dùng Windows: Người mới sử dụng GNS3 được đề nghị cài đặt gói GNS3 all-in-one , bao gồm Dynamips, Winpcap, Qemu/Pemu, Putty, VPCS và Wireshark giúp bạn không cần phải cài Python, PyQt và Qt. Nó cũng cung cấp tính năng Explorer “tích hợp” nên bạn có thể double-click lên tập tin network để chạy chúng. Nó cung cấp mọi thứ bạn cần để có thể chạy được GNS3 trên máy cá nhân hay máy ở xa. [2]. Với người dung Linux: 14 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 15. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Người dùng Linux cần download Dynamips và giải nén vào một chỗ thích hợp. Cài đặt những gói phụ thuộc của GNS3 và sau đó chạy GNS3. Người dùng cũng có thể thử phiên bản dành cho Linux, giúp không cần phải cài Python, PyQt và Qt. GNS3 cũng có thể được sử dụng để thử nghiệm các tính năng của Cisco IOS, Juniper JunOS hoặc kiểm tra cấu hình mà đã được triển khai trên router thật. Nhờ tích hợp với VirtualBox mà ngày nay ngay cả những kỹ sư hệ thống và quản trị viên có thể tận dụng lợi thế của GNS3 để làm những thí nghiệm và học tập trên Redhat (RHCE, RHCT), Microsoft (MSCE, MSCA), Novell (CLP) và nhiều chứng nhận nhà cung cấp khác. 2.2.Cài đặt GNS3 Đây là hướng dẫn cài đặt bộ GNS3 all-in-one, các phiên bản khác cài đặt tương tự. Đầu tiên ta kích vào GNS3-0.5-win32-all-in-one.exe, chọn Next Chọn I agree để chấp nhận 15 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 16. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Nhấn Next Chọn phần mềm hỗ trợ cài đặt cùng GNS3 bằng cách tích vào các ô cần thiết 16 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 17. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn vị trí để lưu ở đây là ổ C Sau đó hiện ra bảng cảnh báo chọn ok để tiếp tục 17 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 18. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Đợi đến khi chạy Nhấn Finish kết thúc cài đặt Chỉnh sửa sau cài đặt, ta kiểm tra Dynamips của GNS3 sau khi đã cài đặt xong. Tìm đường dẫn đến thư mục Dynamips trong ổ lưu GNS3 đã cài đặt ở phần trên (Trong mục working directory) và bấm vào Test để Kiểm tra xem đã hoạt động đúng chưa. 18 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 19. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Cuối cùng thì hiện như bảng sau là thành công.  Cài đặt IOS cho thiết bị Vào edit chọn như hình sau: 19 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 20. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn đường dẫn đến chỗ lưu file IOS 20 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 21. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn Save, ta đã lưu được IOS của thiết bị. Kích chuột vào router C2691 giữ và kéo thả vào ô bên cạnh. Lúc này bạn sẽ thấy ở tab Topology Summary router (Ro) sẽ báo mầu đỏ nghĩa là router đang chế độ Turn off. 21 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 22. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Idle PC Ta chọn Start của Router 0 Sau đó kiểm tra CPU, ta thấy CPU đang ở trạng thái rất cao 22 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 23. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Ta nhấp phải vào Router và chọn Idle PC. Chờ một lúc sẽ hiện ra bảng, ta chọn hàng có dấu * là tối ưu nhất. Lúc này kiểm tra lại CPU, ta thấy tốc độ đã giảm hẳn xuống 23 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 24. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 24 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 25. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 2: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN TĨNH STATIC ROUTE 1.Tổng quan định tuyến tĩnh Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển đổi dữ liệu tới mạng đích. Tất cả router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu để chuyển gói theo đúng hướng đến đích cuối cùng. Định tuyến gồm hai kỹ thuật chính : định tuyến động và định tuyến tĩnh. 1.1Giới thi ệu định tuyến tĩnh Định tuyến tĩnh là kỹ thuật mà người quản trị phải tự khai báo các đường mạng (route) trên các router. Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản trị mạng phải xoá hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router. Đối với hệ thống mạng lớn thì công việc bảo trì mạng định tuyến cho router như trên tốn rất nhiều thời gian. Còn đối với hệ thống mạng nhỏ, ít có thay đổi thì công việc này đỡ mất công hơn. Chính vì định tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị mạng phải cấu hình mọi thông tin về đường đi cho router nên nó không có được tính linh hoạt như định tuyến động. Trong những hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh thường được sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một số mục đích đặc biệt. 1.2.Phân loại định tuyến tĩnh Định tuyến tĩnh có 4 loại chính : - Standard static route - Default static route - Summary static route - Floating static route 25 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 26. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Trong đó, Standard static route là dạng cấu hình thông dụng nhất của định tuyến tĩnh. 1.3 Hoạt động của định tuyến tĩnh Hoạt động của định tuyến tĩnh chia làm 3 bước như sau : - Người quản trị mạng tự cấu hình các đường cố định cho router. - Router cài các đường trên vào bảng định tuyến. - Gói dữ liệu được truyền theo các đường cố định này. 1.4 Cấu hình định tuyến tĩnh Cú pháp câu lệnh cấu hình : Router(config)#ip route <destination-network> <subnet-mask> <address | interface> Trong đó : - Destination-network: địa chỉ mạng cần tới đích. - Subnet-mask: subnet-mask của destination-network - Address: địa chỉ IP của cổng trên router hàng xóm mà gói tin sẽ đi vào. - Interface: cổng của router mà gói tin sẽ đi ra. 26 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 27. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 2.Mô phỏng cơ chế định tuyến tĩnh trên GNS3 Cho mô hình như bên dưới Yêu cầu thực hiện trên GNS3 (quay video) : - Cấu hình ip các interface và máy ảo như hình - Cấu hình định tuyến tĩnh trên các router R1 và R2 Trên R1 : R1(config)#ip route 192.168.2.0 255.255.255.0 f0/0 R1(config)#ip route 192.168.3.0 255.255.255.0 f0/0 Trên R2 : R2(config)#ip route 192.168.1.0 255.255.255.0 f0/0 27 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 28. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 3: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG RIPv2 1.Tổng quan cơ chế định tuyến động : Dynamic route 1.1 Giới thi ệu giao thức định tuyến động Giao thức định tuyến động khác với giao thức định tuyến tĩnh cả về chức năng và nhiệm vụ. Trong giao thức này, Các router sẽ trao đổi các thông tin định tuyến với nhau. Từ các thông tin nhận được, router sẽ thực hiện tính toán và xây dựng bảng định tuyến gồm các đường đi tối ưu nhất đến mọi điểm trong hệ thống mạng. 1.2.Phân loại định tuyến động Định tuyến động gồm hai loại chính : - Vectơ khoảng cách. - Trạng thái đường liên kết. [3]. Định tuyến theo vectơ khoảng cách Định tuyến theo vectơ khoảng cách thực hiện truyền bản sao của bảng định tuyến từ router này sang router khác theo định kỳ .Việc cập nhật định kỳ giữa các router giúp trao đổi thông tin khi cấu trúc mạng thay đổi .Thuật toán định tuyến theo véctơ khoảng cách còn được gọi là thuật toán Bellman-Ford. Mỗi router nhận được bảng định tuyến của những router láng giềng kết nối trực tiếp với nó .Ví dụ router B nhận được thông tin từ router A .Sau đó router B sẽ cộng thêm khoảng cách từ router B đến router (ví dụ như tăng số hop lên) vào các thông tin định tuyến nhận được từ A.Khi đó router B sẽ có bảng định tuyến mới và truyền bảng định tuyến này cho router láng giềng khác là router C. Quá trình này xảy ra tương tự cho tất cả các router láng giềng khác. 28 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 29. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Hoạt động cập nhật bảng định tuyến giữa các router làng giềng được thực hiện theo chu kỳ. Ví dụ : cứ 30 giây RIP thực hiện một lần cập nhật Khi cập nhật, mỗi router sẽ toàn bộ bảng định tuyến cho các router láng giềng. Trong bảng định tuyến có thông tin về đường đi tới từng mạng đích : tổng chi phí cho đường đi (cost), địa chỉ của router kế tiếp. Do quá trình cập nhật bảng định tuyến của các router theo lần lượt từng router một, nên quá trình hội tụ mạng có thể sẽ chậm trong hệ thống mạng phức tạp. [4]. Định tuyến theo trạng thái đường liên kết Thuật toán định tuyến theo trạng thái đường liên kết là thuật toán Dijkstras hay còn gọi là thuật toán SPF (Shortest Path First tìm đường ngắn nhất).Thuật toán định tuyến theo trạng thái đường liên kết thực hiện việc xây dựng và bảo trì một cơ sở dữ liệu đầy đủ về cấu trúc của toàn bộ hệ thống mạng. Định tuyến theo trạng thái đường liên kết sử dụng những công cụ sau: - Thông điệp thông báo trạng thái đường liên kết (LSA-Link-state Advertisement): LSA là một gói dữ liệu nhỏ mang thông tin định tuyến được truyền đi giữa các router. - Cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng : được xây dựng từ thông tin thu thập được từ các LSA . - Thuật toán SPF :dựa trên cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng ,thuật toán SPF sẽ tính toán để tìm đường ngắn nhất . - Bảng định tuyến :chứa danh sách các đường đi đã được chọn lựa . Quá trình thu thập thông tin mạng để thực hiện định tuyến theo trạng thái đường liên kết : Mỗi router bắt đầu trao đổi LSA với tất cả các router khác, trong đó LSA mang cơ sở dữ liệu dựa trên thông tin của các LSA. 29 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 30. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Mỗi router tiến hành xây dựng lại cấu trúc mạng theo dạng hình cây với bản thân nó là gốc, vẽ ra các đường đi tới các mọi điểm trên hệ thống mạng. Sau đó, mỗi router sử dụng thuật toán SPF để chọn đường đi ngắn nhất tới đích. Router sử dụng định tuyến theo trạng thái đường liên kết sẽ phải cần nhiều bộ nhớ hơn và hoạt động xử lý nhiều hơn là sử dụng định tuyến theo vectơ khoảng cách. Router phải có đủ bộ nhớ để lưu cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng ,bảng định tuyến. Khi khởi động việc định tuyến, tất cả các router phải gửi gói LSA cho tất cả các router khác, khi đó băng thông đường truyền sẽ bị chiếm dụng làm cho băng thông dành cho đường truyền dữ liệu của người dùng bị giảm xuống. Nhưng sau khi các router đã thu thập đủ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc mạng thì băng thông đường truyền không bị chiếm dụng nữa .Chỉ khi nào cấu trúc mạng thay đổi thì router mới phát gói LSA để cập nhật và những gói LSA này chiếm một phần băng thông rộng rất nhỏ. [5]. Một số giao thức định tuyến động RIP ( RIPv1 và RIPv2), IGRP, EIGRP, OSPF, … 1.3.Cơ chế định tuyến RIP  Giới thi ệu RIP (Routing Information Protocol) RIP là giao thức định tuyến vector khoảng cách điển hình, là nó đều đăn gửi toàn bộ routing table ra tất cả các active interface đều đặn theo chu kỳ là 30 giây. RIP chỉ sử dụng metric là hop count để tính ra tuyến đường tốt nhất tới remote networkwork. Thuật toán mà RIP sử dụng để xây dựng nên routing table là Bellman-Ford. 30 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 31. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Hoạt động của RIP  RIPv1 (Routing Information Protocol version 1) Tất cả các bản tin của RIP đều được đóng gói vào UDP segment với cả hai trường Source and Destination Port là 520. RIP định nghĩa ra hai loại bản tin Requestmessages and Response messages. Request message: được sử dụng để gửi một yêu cầu tới router neighbor để gửi update.Response message: mang thông tin update. RIP gửi broadcast bản tin Request ra tất cả các active interface. Sau đó lắng nghe hay đợi Response message từ router khác. Còn các router neighbor nhận được các Request message rồi gửi Response message chứa toàn bộ routing table. Xử lý thông tin update của router Sau khi xây dựng xong routing table lúc khởi động, khi router nhận được thông tin update về route tới một mạng nào đó. Nếu route tới mạng đó đã tồn tại trong routing table, route đang tồn tại sẽ bị thay thế bởi route mới nếu route mới có hop count nhỏ hơn. Nó sẽ lờ đi nếu route mới có hop count lớn hơn. Nếu hết thời gian Holddown time thì bất kể route mới có giá trị như thế nào thì nó vẫn được lưu vào routing table. 31 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 32. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  RIPv2 RIPv2 cung cấp định tuyến cố định, truyền thông tin cố định và truyền thông tin subnetwork mask trong các cập nhật định tuyến. Điều này cũng được gọi là Classless Routing. Với các giao thức định tuyến Classless, các mạng con khác nhau trong cùng một mạng có thể có các subnetwork mask khác nhau, điều này được gọi là thao tác subnetwork mask có chiều dài thay đổi VLSM (Variable-Length Subnetwork Masking). RIPv2 được phát triển từ RIPv1 nên vẫn giữ các đặc điểm như RIPv1: - Là một giao thức theo Distance Vector, sử dụng số lượng hop làm thông số định tuyến. - Sử dụng thời gian holddown để chống loop với thời gian mặc định là 180 giây. - Sử dụng cơ chế split horizon để chống loop. - Số hop tối đa là 16. Tuy nhiên, với phiên bản RIPv2 thì RIP đã trở thành giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ. RIPv2 có hỗ trợ việc xác minh thông tin định tuyến. Chúng ta có thể cấu hình cho RIPv2 gửi và nhận thông tin xác minh trên cổng giao tiếp của router bằng mã hóa MD5 hay không mã hóa. RIPv2 gởi thông tin định tuyến theo địa chỉ multicast 224.0.0.9.  Câu l ệnh cấu hình RIPv2 Router(config)#router rip Router(config-router)#version 2 Router(config-router)#networkwork networkwork-number 32 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 33. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Trong đó : networkwork-number là các đường mạng kết nối trực tiếp với router.  Một số câu l ệnh cấu hình khác  Tắt chức năng cập nhật định tuyến của các interface Router(config-router)#passive interface-interface_number  Tắt chức tăng tự động sum các đường mạng Router(config-router)#no autosumary 2.Mô phỏng cơ chế định tuyến RIPv2 trên GNS3 Yêu cầu thực hiện trên GNS3 (quay video) : - Cầu hình ip các interface và máy ảo như hình - Cấu hình đinh tuyến RIPv2 trên các router R1, R2 33 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 34. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Cấu hình RIPv2 trên R1 : R1(config)#router rip R1(config-router)#version 2 R1(config-router)#networkwork 192.168.1.0 R1(config-router)#networkwork 10.0.0.0 R1(config-router)#no auto-summary  Cấu hình RIPv2 trên R2 : R2(config)#router rip R2(config-router)#version 2 R2(config-router)#networkwork 10.0.0.0 R2(config-router)#networkwork 192.168.2.0 R2(config-router)#networkwork 192.168.3.0 R2(config-router)#no auto-summary 34 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 35. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 4: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG OSPF 1.Tổng quan về OSPF 1.1Giới thi ệu OSPF (Open Shortest Path First) là giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết được triển khai dựa trên các chuẩn mở. So với RIP, OSPF là giao thức định tuyến nội vì IGP tốt hơn: RIP chỉ giới hạn trong 15 hop, hội tụ chậm và đôi khi chọn đường có tốc độ chậm (do thuạt toán tìm đường đi của RIP không tính toán dựa trên băng thông của đường truyền như OSPF). OSPF đã khắc phục được điểm này của RIP, nó có khả năng mở rộng, phù hợp với các hệ thống mạng phức tạp có tốc độ với khả năng hội tụ nhanh. Trong mạng OSPF, người ta phân thành nhiều vùng. Các vùng này được kết nối vào cùng vùng phân phối là vùng 0 (vùng xương sống). Việc này giúp cho người quản trị dễ dàng kiểm soát hệ thống mạng, cập nhật bảng định tuyến. 1.2Các đặc đi ểm chính của OSPF - Là giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. - Được định nghĩa trong RFC 2328. 35 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 36. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - Sử dụng thuật toán tìm đường SPF. - Chỉ cập nhật khi cấu trúc mạng có sự thay đổi. 1.3.Cơ chế hoạt động OSPF Mỗi router OSPF sẽ thu thập và quảng bá các đường liên kết mà nó nhận được từ các router hàng xóm đơn vùng hoặc đa vùng. Sau đó mỗi router sẽ sử dụng thuật toán SPF để tính toán các “cost” (chi phí đường đi) và lựa chọn đường đi tốt nhất đến mạng đích bằng các đường có cost nhỏ nhất. Trong một mạng, các router OSPF sẽ bầu chọn một router đại diện DR (Designated Router) và 1 router dự phòng BDR (Backup Designal Router) để : - Làm điểm tập trung thông tin định tuyến. - Tránh hiện tượng loop, bão broacast trong mạng. 1.4.Cấu hình định tuyến OSPF OSPF sử dụng khái niệm vùng khi xây dựng bảng định tuyến, mỗi router đều có một cơ sở dữ liệu đầu đủ về các trạng thái đường liên kết trong một vùng. Địa chỉ vùng trong mạng OSPF được đánh số từ 0 đến 65535. Nếu OSPF đơn vùng thì đó là vùng 0. Trong mạng OSPF đa vùng, tất cả các vùng đều phải kết nối vào vùng 0 (vùng xương sống). Khai báo địa chỉ đường mạng trong OSPF sẽ sử dụng wildcard-mask chứ không phải là subnetwork-mask. Wildcard-mask sẽ xác định chuỗi địa chỉ host nằm trong mạng mà ta cần khai báo.  Cách tính wildcard-mask Để tính wildcard-mask ta lấy 255 trừ đi lần lượt các octec trong subnetwork-mask. Ví dụ : Cho địa chỉ đường mạng có subnetwork-mask là 255.255.255.0 36 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 37. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Wildcast-mask là : ( 255-255).(255-255).(255-255).(255-0) hay 0.0.0.255  Câu l ệnh cấu hình OSPF Router(config)#router ospf process-id Router(config-router)#networkwork networkwork-address wildcard-mask area area-id - Trong đó : + process-id : chỉ số xác định tiến trình định tuyến trên router OSPF ( phải giống nhau giữa các router trong 1 mạng ) + networkwork-address : địa chỉ của đường mạng kết nối trực tiếp với router đang cấu hình + wildcard-mask : xác định chuỗi địa chỉ host nằm trong mạng khai báo. + area-id : xác định quy ước vùng của router trong mạng  Một số câu l ệnh cấu hình khác - Cấu hình địa chỉ loopback : Router (config)#interface loopback-number Router (config-if)#ip address ip-address subnetwork-mask Để đảm bảo cho OSPF hoạt động ổn định chúng ta cần phải có một cổng luôn luôn tồn tại cho tiến trình OSPF. Chính vì vậy cần cấu hình một cổng loopback là một cổng luận lý chứ không phải cổng vật lý. Nếu có một cổng loopback được cấu hình thì OSPF sẽ sử dụng địa chỉ của cổng loopback làm router ID mà không quan tâm đến giá trị của địa chỉ này. 37 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 38. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - Thay đổi giá trị ưu tiên OSPF trên interface Router(config-if)#ip ospf priority number - Chặn cập nhật thông tin định tuyến từ các interface Router(config-router)#passive interface-number - Quảng bá đường Default statis route Router(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 [interface|next-hop address] Router(config-router)#default-information originate 2.Mô phỏng cơ chế định tuyến OSPF trên GNS3  Yêu cầu thực hi ện trên GNS3 (quay video) : - Cầu hình ip các interface và máy ảo như hình 38 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 39. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - Cấu hình đinh tuyến OSPF trên các router R1, R2, R3 và R4 (cho process-id là 1, area-id là 0)  Cấu hình OSPF trên R1, R2, R3 và R4 - Cấu hình OSPF trên R1 : R1(config)#router ospf 1 R1(config-router)# networkwork 192.168.1.0 0.0.0.255 area 0 R1(config-router)#networkwork 172.16.1.0 0.0.0.255 area 0 R1(config-router)#networkwork 172.16.4.0 0.0.0.255 area 0 - Cấu hình OSPF trên R2 : R2(config)#router ospf 1 R2(config-router)# networkwork 192.168.2.0 0.0.0.255 area 0 R2(config-router)#networkwork 172.16.1.0 0.0.0.255 area 0 R2(config-router)#networkwork 172.16.2.0 0.0.0.255 area 0 - Cấu hình OSPF trên R3 : R3(config)#router ospf 1 R3(config-router)#networkwork 192.168.3.0 0.0.0.255 area 0 R3(config-router)#networkwork 172.16.2.0 0.0.0.255 area 0 R3(config-router)#networkwork 172.16.3.0 0.0.0.255 area 0 - Cấu hình OSPF trên R4 R4(config)#router ospf 1 R4(config-router)#networkwork 192.168.4.0 0.0.0.255 area 0 R4(config-router)#networkwork 172.16.3.0 0.0.0.255 area 0 R4(config-router)#networkwork 172.16.4.0 0.0.0.255 area 0 39 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 40. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 5: NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ ĐỊNH TUYẾN ĐỘNG EIGRP 1.Giao thức định tuyến EIGRP 1.1Giới thi ệu EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là một giao thức định tuyến độc quyền của Cisco phát triển từ Interior Gateway Routing Protocol (IGRP). EIGRP hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ và hỗ trợ VLSM. So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, khả năng mở rộng tốt hơn và chống vòng lặp (loop) tốt hơn. Trong giao thức định tuyến này, Cisco đã kế thừa các ưu điểm của hai giao thức của định tuyến động là giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Vì vậy, EIGRP được xem là giao thức lai. Tuy nhiên, cấu hình EIGRP lại đơn giản hơn cấu hình OSPF. EIGRP là một sự lựa chọn lý tưởng cho các mạng lớn, đa giao thức dựa trên các router của Cisco. 1.2.Đặc đi ểm Về bản chất, EIGRP hoạt động khác với IGRP. Về bản chất EIGRP là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo trì thông tin láng giềng và thông tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. So với các giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thông thường, EIGRP có các ưu điểm sau : - Tốc độ hội tụ nhanh. 40 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 41. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - Sử dụng băng thông hiệu quả, do EIGRP chỉ gửi thông tin cập nhật một phần chứ không gửi toàn bộ bảng định tuyến. Nhờ vậy nó chỉ tốn một lượng băng thông tối thiểu. - Hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask) và CIDR (Classless Interdomain Routing). - Hỗ trợ nhiều giao thức mạng. - Không phụ thuộc vào giao thức định tuyến. - Không cập nhật theo chu kỳ mà chỉ cập nhật khi cần thiết. Các router EIGRP giữ liên lạc với nhau bằng các gói tin hello rất nhỏ. 1.3.Cấu hình EIGRP Sử dụng lệnh sau để khởi động cấu hình EIGRP và xác định hệ số tự quản : Router(config)#router eigrp autonomous-system-number Trong đó, autonomous-system-number là hệ số tự quản của giao thức EIGRP. Các router trong cùng một mạng thì thông số này phải giống nhau. Tiếp tục, khai báo các đường mạng của router mà chúng ta đang cấu hình thuộc về hệ tự quản EIGRP : Router(config-router)#network network-number Trong đó, network-number là địa chỉ đường mạng kết nối trực tiếp với router ta đang cấu hình. Router EIGRP sẽ thực hiển quảng bá các đường mạng này cho các router khác trong cùng mạng. Trong thực tế, khi cấu hình EIGRP trên các cổng seria thì ta cần đặt băng thông cho cổng này. Nếu chúng ta không thay đổi bằng thông của cổng, EIGRP sẽ sử dụng băng 41 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 42. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng thông mặc định của cổng thay vì băng thông thực sự. Nếu đường kết nối thực sự chậm hơn, router có thể không hội tụ được, thông tin định tuyến cập nhật có thể bị mất hoặc là kết quả chọn đường không tối ưu. Để đặt băng thông cho một cổng serial trên router, chúng ta dùng câu lệnh sau : Router(config-if)#bandwidth kilobits Giá trị băng thông này sẽ được sử dụng để tính toán metric cho tiến trình định tuyến. Cisco còn khuyến cáo nên thêm câu lệnh sau trong cấu hình EIGRP : Router(config-if)#eigrp log-neighbor-changes Câu lệnh này sẽ làm cho router xuất ra các câu thông báo mỗi khi có sự thay đổi của các router láng giềng thân mật giúp chúng ta theo dõi sự ổn định của hệ thống định tuyến và phát hiện được sự cố nếu có. Ngoài ra, ta có nếu các đường mạng kết nối với router có thể tổng hợp được (summary-address), ta có thể quảng bá đường mạng tổng hợp đó trong đường serial kết nối với router hàng xóm bằng lệnh : Router(config-if)#ip summary-address eigrp autonomous-system-number ip-summary- address administrative-distance Thông thường, thông số độ tin cậy của EIGRP (administrative-distance) là 5. Tuy nhiên ta có thể thay đổi thông số này trong khoảng 1 – 255. Khi chúng ta muốn tổng hợp bằng tay, thì ta nên tắt chế độ tự động tổng hợp của EIGRP bằng lệnh : Router(config-router)#no auto-summary Một số lệnh cấu hình khác : - Chặn interface cập nhật thông tin định tuyến: 42 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 43. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Router(config-router)#passive interface-number - Quảng bá đường Defaul route : Router(config)#0.0.0.0 0.0.0.0 [interface|next-hop address] Router(config)#router eigrp autonomous-system-number Router(config-router)#redistribute static {…} Các câu lệnh kiểm tra : Show ip route Show ip eigrp neighbors … 1.4.Cấu hình xác thực MD5 EIGRP chỉ hỗ trợ một kiểu xác thực duy nhất là MD5. Với kiểu xác thực này, các password xác thực sẽ không được gửi đi mà thay vào đó là các bản hash được gửi đi. Các router sẽ xác thực lẫn nhau dựa trên bản hash này. Ta có thủ tục cấu hình xác thực trên EIGRP sẽ gồm các bước như sau: Trên các router sẽ khai báo một key – chain dùng cho xác thực. Key – chain là một tập hợp các key được sử dụng để xác thực. Câu lệnh : R(config)#key chain tên của key-chain R(config-keychain)# R(config-keychain)#key key-id R(config-keychain-key)#key-string password 43 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 44. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng R(config-if)#ip authentication mode eigrp AS md5 R(config-if)#ip authentication key-chain eigrp AS tên-key-chain 2.Mô phỏng cơ chế định tuyến EIGRP trên GNS3 Cho mô hình như bên dưới - Cấu hình ip trên các interface và máy ảo như hình. - Cấu hình đinh tuyến EIGRP cơ bản trên các router R1, R2, R3 và R4 sao cho các PC ping được với nhau  Cấu hình EIGRP trên R1, R2, R3 và R4 44 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 45. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - Cấu hình trên R1 R1(config)#router eigrp 1 R1(config-router)#network 192.168.1.0 R1(config-router)#network 172.16.1.0 0.0.0.255 R1(config-router)#network 172.16.4.0 0.0.0.255 R1(config-router)#no auto-summary - Cấu hình trên R2 R2(config)#router eigrp 1 R2(config-router)#network 192.168.2.0 R2(config-router)#network 172.16.1.0 0.0.0.255 R2(config-router)#network 172.16.2.0 0.0.0.255 R2(config-router)#no auto-summary - Cấu hình trên R3 R3(config)#router eigrp 1 R3(config-router)#network 192.168.3.0 R3(config-router)#network 172.16.2.0 0.0.0.255 R3(config-router)#network 172.16.3.0 0.0.0.255 R3(config-router)#no auto-summary - Cấu hình trên R4 R4(config)#router eigrp 1 R4(config-router)#network 192.168.4.0 R4(config-router)#network 172.16.3.0 0.0.0.255 R4(config-router)#network 172.16.4.0 0.0.0.255 R4(config-router)#no auto-summary 45 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 46. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 6: NGHIÊN CỨU FILTER ROUTE Filter route là một cơ chế theo đó bạn có thể lọc các tuyến đường dựa trên các tiêu chí khác nhau. Một số loại Filter route:  Access List  Distribute List  Filter List  Prefix List  Route Map 1.Access Control List (ACL) 1.1.Giới thi ệu ACLs là một danh sách các câu lệnh điều kiện được áp dụng cho lưu lượng đi qua một cổng interface của router. Danh sách này cho phép router biết loại gói tin nào được chấp nhận (Permit) hay loại gói tin bị từ chối (Deny) dựa trên các điều kiện cụ thể do người quản trị quy định. Sự chấp nhận hay từ chối dữ liệu dựa vào nhiều yếu tố như : đại chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, giao thức sử dụng, số port,… ACL được dùng để quản lý lưu lượng mạng, bảo vệ và phân quyền truy cập ra hoặc vào hệ thống mạng. 46 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 47. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 1.2.Cách làm vi ệc của ACL Mỗi ACLs là một danh sách các câu lệnh xác định việc chấp nhận hay từ chối gói dữ liệu theo chiều vào (in) hay chiều ra (out) trên cổng interface của router. Router sẽ lần lượt kiểm tra các câu lệnh này theo thứ tự từ trên xuống của ACLs. Do đó, thứ tự khai báo của ACL rất quan trọng. Nếu có một điều kiện đúng thì router sẽ thực hiện câu lệnh đó và không kiểm tra các điều kiện còn lại nữa. Nếu không có điều kiện nào khớp thì lệnh “deny all” sẽ được thực hiện, lệnh này sẽ loại bỏ tất cả. Vì vậy, trong Access-list cần có ít nhất một câu lệnh permit. 1.3.Phân loại ACL Access-list gồm 2 loại chính : Standard ACL và Extended ACL. 47 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 48. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Standard ACL Standard ACL là dạng ACL đơn giản, nó chỉ kiểm tra thông tin của địa chỉ IP của nguồn và đích của gói tin. Cách cấu hình Standard ACL: Router(config)#access-list access-list-number {deny | permit} source [source-wildcard] - Trong đó : + access-list-number : đánh dấu ACL, số này trong khoảng 1-99 hoặc 1300-1999. + deny | permit : hành động được áp dụng cho câu lệnh. + source : dãy IP có thể là địa chỉ mạng, địa chỉ host. + [source-wildcard] : dùng để xác định dãy ip của source được xét.  Extended ACL Extended ACL là một dạng ACL nâng cao, kiểm tra gói tin đi vào hoặc ra dựa trên nhiều thông tin như : - Địa chỉ nguồn - Địa chỉ đích - Giao thức sử dụng (tcp, udp, ip, …) - Cổng port nguồn - Cổng port đích 48 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 49. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng … Cách cấu hình Extended ACL : Router(config)# access-list access-list-number {deny | permit} protocol ip-source [source-wildcard] ip-destination [destination-wildcard] [ep | lt | gt] [destination-port] - Trong đó : + access-list-number : đánh dấu ACL, số này trong khoảng 100-199 hoặc 2000- 2699. + deny | permit : hành động được áp dụng cho câu lệnh. + protocol : giao thức được sử dụng (tcp, udp, ip, …). + ip-source (destination): địa chỉ IP nguồn (đích), có thể là đường mạng, host, … + source (destination)-wildcard : xác định dãy ip của nguồn (đích) được xét. + ep | lt | gt : các phương pháp so sánh với destination-port phía sau, eq là so sánh bằng, lt là so sánh nhỏ hơn, gt là so sánh lớn hơn. destination-port : cổng đích sử dụng để kiểm tra, giá trị trong khoảng 0-65535.  Các lệnh ki ểm tra ACL Show running-config Show access-list access-list-number …. 49 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 50. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 2.Mô phỏng ACL trên GNS3 Cho mô hình mạng như bên dưới :  Yêu cầu thực hi ện trên GNS3 (quay video) : - Cấu hình ip trên các interface và máy ảo như hình. - Dùng Standard Access List cấu hình cấm PC1 (192.168.1.2) vào mạng 172.16.1.0 tại cổng f0/0 của R2 - Dùng Extended Access List tạo Access List tại R1 cấm R2 truy cập vào R1 dưới giao thức TCP bằng dịch vụ Telnet  Cấu hình ACL trên R1 và R2: 50 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 51. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Cấu hình trên R2 (Standard Access List) R2(config)# access-list 1 deny host 192.168.1.2 R2(config)# access-list 1 permit any R2(config)# interface f0/0 R2(config-if)# ip access-group 1 in  Cấu hình trên R1 (Extended Access List) R1(config)# line vty 0 4 R1(config-line)# password telnet R1(config-line)# login R1(config-line)# exit R1(config)# access-list 101 deny TCP host 10.0.0.2 host 10.0.0.1 eq telnet R1(config)# access-list 101 deny TCP any any R1(config)# interface f0/0 R1(config-if)# ip access-group 101 in 51 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 52. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 7: MẠNG RIÊNG ẢO (VIRTUAL PRIVATE NETWORK) 1.Tổng quan mạng riêng ảo (VPN) 1.1Giới thi ệu VPN Mạng riêng ảo VPN(Virtual Private Network) là một mạng riêng rẽ sử dụng một mạng chung (thường là Internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường Leased Line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn qua đường Internet từ mạng riêng của công ty tới các site của các nhân viên từ xa. Một ứng dụng điển hình của VPN là cung cấp một kênh an toàn từ đầu mạng giúp cho những văn phòng chi nhánh / văn phòng ở xa hoặc những người làm việc từ xa có thể dùng Internet truy cập tài nguyên công ty một cách bảo mật và thoải mái như đang sử dụng máy tính cục bộ trong mạng công ty. Về căn bản, mỗi VPN (Virtual Private Network) là một mạng riêng rẽ sử dụng một mạng chung (thường là Internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường Leased Line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn qua đường Internet từ mạng riêng của công ty tới các site của các nhân viên từ xa. Những thiết bị ở đầu mạng hỗ trợ cho mạng riêng ảo là switch, router và firewall. Những thiết bị này có thể được quản trị bởi công ty hoặc các nhà cung cấp dịch vụ như ISP. 52 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 53. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Hình 1 Mô hình mạng VPN 1.2Chức năng của VPN VPN cung cấp ba chức năng chính : - Sự tin cậy : các thông tin trên VPN được mã hóa trước khi truyền, nên thông tin được bảo mật cao. - Tính toàn vẹn dữ liệu : người nhận có thể kiểm tra dữ liệu đã được truyền qua mạng Internet mà không có sự thay đổi nào. - Xác thực nguồn gốc : người nhận có thể xác thực nguồn gốc của gói dữ liệu, đảm bảo và công nhận nguồn thông tin. 1.3Ưu đi ểm của VPN VPN có nhiều ưu điểm hơn so với mạng lesed-line truyền thống : - VPN làm giảm chi phí hơn so với mạng cục bộ . Tổng giá thành của việc sở hữu một mạng VPN sẽ được thu nhỏ, do chỉ phải trả ít hơn cho việc thuê băng thông đường truyền, các thiết bị mạng đường trục, và hoạt động của hệ thống. Giá thành cho việc kết nối LAN-to-LAN giảm từ 20-30% so với việc sử dụng đường Leased-line truyền thống. Còn đối với việc truy cập từ xa thì giảm tới từ 60-80%. - VPN tạo ra tính mềm dẻo cho khả năng quản lý Internet . Các VPN đã kết thừa phát huy hơn nữa tính mềm dẻo và khả năng mở rộng kiến trúc mạng hơn là các 53 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 54. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng mạng WAN truyền thống. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng và hiệu quả kinh tế cho việc mở rộng hay huỷ bỏ kết nối của các trụ sở ở xa, các người sử dụng di động…, và mở rộng các đối tác kinh doanh khi có nhu cầu. - VPN làm đơn giản hoá cho việc quản lý các công việc so với việc sở hữu và vận hành một mạng cục bộ. Các doanh nghiệp có thể cho phép sử dụng một vài hay tất cả các dịch vụ của mạng WAN, giúp các doanh nghiệp có thể tập chung vào các đối tượng kinh doanh chính, thay vì quản lý một mạng WAN hay mạng quay số từ xa. - VPN cung cấp các kiểu mạng đường hầm và làm giả thiểu các công việc quản lý. Một Backbone IP sẽ loại bỏ các PVC (Permanent Virtual Circ uit) cố định tương ứng với các giao thức kết nối như là Frame Relay và ATM. Điều này tạo ra một kiểu mạng lưới hoàn chỉnh trong khi giảm được độ phức tạp và giá thành. 1.4 Phân loại VPN VPN đã phát triển và phân chia thành 2 phân loại phổ biến : - VPN truy cập từ xa (Remote-Access) - VPN điểm nối điểm (site-to-site)  VPN truy cập từ xa (Remote-Access) Remote Access VPNs cho phép truy cập bất cứ lúc nào bằng Remote, mobile, và các thiết bị truyền thông của nhân viên các chi nhánh kết nối đến tài nguyên mạng của tổ chức. Ðặc biệt là những người dùng thường xuyên di chuyển hoặc các chi nhánh văn phòng nhỏ mà không có kết nối thường xuyên đến mạng Intranet hợp tác. Các truy cập VPN thường yêu cầu một vài kiểu phần mềm client chạy trên máy tính của người sử dụng. Kiểu VPN này thường được gọi là VPN truy cập từ xa. 54 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 55. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Mô hình mạng VPN truy cập từ xa Một số thành phần chính : - Remote Access Server (RAS) : được đặt tại trung tâm có nhiệm vụ xác nhận và chứng nhận các yêu cầu gửi tới. - Quay số kết nối đến trung tâm, điều này sẽ làm giảm chi phí cho một số yêu cầu ở khá xa so với trung tâm. - Hỗ trợ cho những người có nhiệm vụ cấu hình, bảo trì và quản lý RAS và hỗ trợ truy cập từ xa bởi người dùng. Bằng việc triển khai Remote Access VPNs, những người dùng từ xa hoặc các chi nhánh văn phòng chỉ cần cài đặt một kết nối cục bộ đến nhà cung cấp dịch vụ ISP hoặc ISP’s POP và kết nối đến tài nguyên thông qua Internet.  VPN đi ểm nối đi ểm (site-to-site) Với dạng VPN này, lưu thông mạng được đóng thành kênh hoặc giữa các CE hoặc giữa các PE (gọi là CE-based hoặc PE-based VPN). Các giao thức thường dùng để tạo kênh VPN dạng này chủ yếu gồm: 55 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 56. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - IPsec (IP Security): gồm một bộ giao thức thiết kế để bảo vệ lưu thông IP luân chuyển qua mạng chung giữa các thiết bị gateways hoặc các trạm IP. Kênh IPsec thường được dùng để tạo site-to-site VPN giữa các CE. - GRE (Generic Routing Encapsulation): GRE có thể sử dụng để xây dựng kênh và truyền tải các lưu lượng theo nhiều giao thức khác nhau giữa các thiết bị CE trong mạng VPN. GRE gần như không có tính bảo mật, do đó các kênh GRE thường được bảo vệ bằng IPsec khi yêu cầu an ninh cao. - AToM (Any Transport over MPLS): cho phép truyền tải các lưu thông sử dụng các giao thức điểm-điểm (Point-to-Point) như Frame Relay, ATM, Ethernet, Ethernet VLAN (802.1Q), HDLC (High-Level Data Link Control), và PPP trên nền mạng MPLS. Bộ giao thức này ban đầu được phác thảo bởi Luca Martini của Cisco Systems và một số tác giả khác để đóng góp cho nhóm PWE3 (Pseudo Wire Emulation Edge-to-Edge) của IETF, do đó còn thường được gọi là bộ giao thức Martini Draft. Ban đầu chúng gồm hai phần: Martini-TRANS định nghĩa phương thức truyền tải sử dụng giao thức LDP (Label Distribution Protocol) và Martini-ENCAPS định nghĩa phương thức đóng gói các giao thức lớp 2 trước khi truyền tải. Hiện nay, đa phần các định nghĩa đã được chuẩn hóa thành Internet RFC. - L2TPv3 (Layer 2 Tunneling Protocol version 3): cho phép truyền tải các giao thức điểm-điểm như Frame Relay, ATM, Ethernet, Ethernet VLAN, HDLC, và PPP trên nền mạng IP hoặc các mạng trục khác. - Q-in-Q (IEEE 802.1Q tunneling): cho phép nhà cung cấp dịch vụ đóng kênh truyền tải lưu thông Ethernet của khách hàng có đính thẻ 802.1Q qua nền mạng chung. Lưu thông 802.1Q của khách hàng được đóng kênh qua nền mạng của nhà cung cấp bằng cách đính thêm một thẻ 802.1Q khác trước gói tin - do đó gọi là Q-in-Q. 56 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 57. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng - MPLS LSPs (MPLS Label Switched Paths): một tuyến LSP là tuyến đi qua các LSR (Label Switch Routers) trong mạng MPLS. Các gói tin được chuyển mạch dựa trên nhãn được đính vào đầu gói. Các tuyến LSP có thể được ký hiệu với TDP (Tag Distribution Protocol), LDP (Label Distribution Protocol), hoặc RSVP (Resource Reservation Protocol).  Các thành phần cần thi ết tạo kết nối VPN - User Authentication: cung cấp cơ chế chứng thực người dùng, chỉ cho phép người dùng hợp lệ kết nối và truy cập hệ thống VPN. - Address Management: cung cấp địa chỉ IP hợp lệ cho người dùng sau khi gia nhập hệ thống VPN để có thể truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ. - Data Encryption: cung cấp giải pháp mã hoá dữ liệu trong quá trình truyền nhằm bảo đảm tính riêng tư và toàn vẹn dữ liệu. - Key Management: cung cấp giải pháp quản lý các khoá dùng cho quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu. 2.Mô phỏng VPN client-to-site trên GNS3 (VPN) Cho mô hình như bên dưới : 57 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 58. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Cấu hình VPN cho phép 2 LAN ở router R2 và router R3 liên lạc được với nhau.  Cấu hinh VPN client to site Router R2 và R3 đã được cấu hình default route. Các bước cấu hình (tương tự trên R2 và R3) Bước 1: Tạo internet key exchange (IKE) key policy R2 (config)#crypto isakmp policy 9 R2 (config-isakmp)#hash md5 R2 (config-isakmp)#authentication pre-share Bước 2: Tạo share key để sử dụng cho kết nối VPN R2 (config)#crypto isakmp key 0 VPNKEY address 115.114.113.2 R3 (config)# crypto isakmp key 0 VPNKEY address 113.114.115.1 58 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 59. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bước 3: Quy định lifetime R2 (config)#crypto ipsec security-association lifetime seconds 86400 Bước 4: Cấu hình ACL dãy IP có thể VPN R2 (config)# access-list 100 permit ip 192.168.1.0 0.0.0.255 192.168.2.0 0.0.0.255 R3(config)# access-list 100 permit ip 192.168.2.0 0.0.0.255 192.168.1.0 0.0.0.255 Bước 5: Cấu hình tranform-set Ipsec R2 (config)# crypto ipsec transform-set SETNAME esp-3des esp-md5- hmac Bước 6: Tạo crypto-map cho các transform, setname R2(config)# crypto map MAPNAME 10 ipsec-isakmp R2(config-crypto-map)# set peer 115.114.113.2 R2(config-crypto-map)# set transform-set SETNAME R2 (config-crypto-map)#match address 100 R3 (config)# crypto map MAPNAME 10 ipsec-isakmp R3 (config-crypto-map)# set peer 113.114.115.1 R3 (config-crypto-map)#set transform-set SETNAME R3 (config-crypto-map)#match address 100 59 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 60. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bước 7: Gán vào interface R2(config)#interface s0/0 R2 (config-if)# crypto map MAPNAME R3 (config)#interface s0/0 R3 (config-if)#crypto map MAPNAME  Các l ệnh ki ểm tra VPN show crypto isakmp sa show crypto map show crypto ipsec sa … 60 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 61. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Bài 8: VPS SERVER INTERNET 1.Các khái ni ệm cơ bản 1.1. VPS (Virtual Private Server) Máy chủ ảo (Virtual Private Server - VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần. Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local. Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng. VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật...  Đặc đi ểm về thông số VPS Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng. Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng. Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao... 61 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 62. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống. Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút. 1.2. Máy chủ (Server) Máy chủ là một máy tính hay một thiết bị trên mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng. Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ. Máy chủ Máy chủ là một máy tính được nối mạng, thường có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Như vậy về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường 62 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 63. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó. Máy chủ thường là những máy chuyên dụng, nghĩa là chúng không thực hiện nhiệm vụ nào khác bên cạnh các nhiệm vụ dịch vụ của chúng. Tuy nhiên, trên các hệ điều hành đa xử lý, một máy tính có thể xử lý vài chương trình cùng một lúc. Một máy chủ trong trường hợp này có thể yêu các chương trình quản lý tài nguyên hơn là một bộ máy tính trọn vẹn. Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập. 1.3. Domain Name System (DNS) DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.  Chức năng của DNS Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL : Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).  Nguyên tắc làm việc của DNS 63 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 64. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác. INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ. DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.  Cách sử dụng DNS Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm. 64 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 65. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng  Cấu trúc gói tin DNS ID QR Opcode AA TC RD RA Z Rcode QDcount ANcount NScount Arcount - ID: Là một trường 16 bits, chứa mã nhận dạng, nó được tạo ra bởi một chương trình để thay cho truy vấn. Gói tin hồi đáp sẽ dựa vào mã nhận dạng này để hồi đáp lại. Chính vì vậy mà truy vấn và hồi đáp có thể phù hợp với nhau. - QR: Là một trường 1 bit. Bít này sẽ được thiết lập là 0 nếu là gói tin truy vấn, được thiết lập là một nếu là gói tin hồi đáp. - Opcode: Là một trường 4 bits, được thiết lập là 0 cho cờ hiệu truy vấn, được thiết lập là 1 cho truy vấn ngược, và được thiết lập là 2 cho tình trạng truy vấn. - AA: Là trường 1 bit, nếu gói tin hồi đáp được thiết lập là 1, sau đó nó sẽ đi đến một server có thẫm quyền giải quyết truy vấn. - TC: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là gói tin có bị cắt khúc ra do kích thước gói tin vượt quá băng thông cho phép hay không. - RD: Là trường 1 bit, trường này sẽ cho biết là truy vấn muốn server tiếp tục truy vấn một cách đệ qui. - RA: Trường 1 bit này sẽ cho biết truy vấn đệ qui có được thực thi trên server không . - Z: Là trường 1 bit. Đây là một trường dự trữ, và được thiết lập là 0. - Rcode: Là trường 4 bits, gói tin hồi đáp sẽ có thể nhận các giá trị sau : + 0: Cho biết là không có lỗi trong quá trình truy vấn. 65 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 66. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng + 1: Cho biết định dạng gói tin bị lỗi, server không hiểu được truy vấn. + 2: Server bị trục trặc, không thực hiện hồi đáp được. + 3: Tên bị lỗi. Chỉ có server có đủ thẩm quyền mới có thể thiết lập giá trị náy. + 4: Không thi hành. Server không thể thực hiện chức năng này . + 5: Server từ chồi thực thi truy vấn. - QDcount: Số lần truy vấn của gói tin trong một vấn đề. - ANcount: Số lượng tài nguyên tham gia trong phần trả lời. - NScount: Chỉ ra số lượng tài nguyên được ghi lại trong các phẩn có thẩm quyền của gói tin. - ARcount: Chỉ ra số lượng tài nguyên ghi lại trong phần thêm vào của gói tin. 1.4. File Transfer Protocol (FTP) FTP (File Transfer Protocol) là một dịch vụ cho phép ta truyền tải file giữa hai máy tính ở xa dùng giao thức TCP/IP. FTP cũng là một ứng dụng theo mô hình client-server, nghĩa là máy làm FTP Server sẽ quản lý các kết nối và cung cấp dịch vụ tập tin cho các máy trạm. Tóm lại FTP Server thường là một máy tính phục vụ cho việc quảng bá các tập tin cho người dùng hoặc là một nơi cho phép người dùng chia sẻ tập tin với những người dùng khác trên Internet. Máy trạm muốn kết nối vào FTP Server thì phải được Server cấp cho một account có đầy đủ các thông tin như: địa chỉ máy Server (tên hoặc địa chỉ IP), username và password. Phần lớn các FTP Server cho phép các máy trạm kết nối vào mình thông qua account anonymous (account anonymous thường được truy cập với password rỗng). Các 66 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 67. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng máy trạm có thể sử dụng các lệnh ftp đã tích hợp sẵn trong hệ điều hành hoặc phần mềm chuyên dụng khác để tương tác với máy FTP Server. Mô hình hoạt động của FTP Server 1.5. File server Trong lĩnh vực tin học, máy chủ tập tin (File-server) là một máy tính trong mạng có mục đích chính là cung cấp một địa điểm để lưu trữ các tập tin máy tính được chia sẻ (như tài liệu, các file âm thanh, hình chụp, phim ảnh, hình ảnh, cơ sở dữ liệu, vv...) mà có thể được truy cập bởi các máy trạm làm việc trong mạng máy tính. Thuật ngữ máy chủ nêu bật vai trò của máy trong sơ đồ Client-server, nơi mà các khách hàng là các máy trạm sử dụng kho lưu trữ. Một máy chủ tập tin thường không thực hiện bất kỳ tính toán, và không chạy bất kỳ chương trình nào thay mặt cho khách hàng (client). Nó được thiết kế chủ yếu để cho phép lưu trữ nhanh chóng và lấy dữ liệu, các tính toán được thực hiện bởi các máy trạm. File server thường thấy trong các trường học và các văn phòng và hiếm khi gặp ở các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng mạng LAN để kết nối máy tính khách của họ. 1.6. Web Server Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. 67 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 68. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Web Server Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx...; Apache dành cho *.php...; Sun Java System Web Server của SUN dành cho *.jsp... Máy Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia). Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác. Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng. 2.Cài đặt các dịch vụ FTP, File, Web trên VPS Chuẩn bị : 1 VPS chạy Windown Server 2003 68 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 69. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng 2.1 Cài đặt FTP Server Chọn Start → Control Panel → Add or Remove Programs Click Add or Remove Programs Một hộp thoại mở ra, ta chọn Add/Remove Windows Components 69 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 70. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn Add/Remove Windows Components Nhấp chọn Application, chọn Details. Chọn Internet Information Services (IIS) Click Details → Click Files Transfer Protocol (FTP) Services 70 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 71. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Click Files Transfer Protocol (FTP) Service Sau đó, ta Click OK để quá trình cài đặt FTP Service tiến hành Quá trình cài đặt FTP Service Tiếp tục là quá trình ta cài đặt đường dẫn thư mục sử dụng cho FTP Service. Click Start → Administrator Tools →Internet Information Services (IIS) Manager 71 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 72. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn IIS để cài đặt FTP Service Hộp thoại IIS mở ra, ta Click phải chuột vào FTP Sites, chọn New → FTP Site Tạo FTP Site mới Hộp thoại cài đặt hiện ra, ta chọn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Tại Description, ta điền mô tả cho FTP Site, sau đó chọn Next. 72 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 73. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Điền ghi chú cho FTP Site Điền địa chỉ IP của FTP Server Ta đánh địa chỉ của FTP Server vào ô IP address, chọn Next. Hộp thoại kế tiếp, ta chọn thư mục chia sẻ file cho các máy Client, sau đó ta chọn Next. 73 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 74. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của máy Server Quy định quyền của máy khách khi truy cập Sau đó ta chọn Next và Finish để kết thúc quá trình cài đặt. 74 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 75. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn Finish để hoàn tất cài đặt FTP Service 2.2 Cài đặt File Server Để cài đặt File Service, ta chọn Manager Your Server từ thanh Start. Chọn Manager Your Server Hộp thoại Manager Your Server xuất hiện, ta chọn Add or remove a role 75 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 76. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn Add or remove a role Chọn Next để tiếp tục cài đặt Nhấp chọn File server, nhấn Next. 76 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 77. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn File server từ bảng chọn Server role Bảng lựa chọn điều khiển đối với máy khách (giới hạn ghi dữ liệu trên thư mục, cảnh báo,…) Chọn Next, hộp thoại lựa chọn thư mục chia sẻ của server cho máy khách. 77 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 78. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Lựa chọn thư mục chia sẻ dữ liệu của server Nhấn Next, tại dòng Share name ta đặt tên định danh cho thư mục chia sẻ, dòng Share path chứa đường dẫn chia sẻ file của server, các máy khách sẽ sử dụng địa chỉ này để truy cập File server. Cài đặt xong ta chọn Next. Đặt địa chỉ cho File server 78 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 79. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Cài đặt quyền đọc, ghi của các user khi sử dụng File server 2.3 Cài đặt Web server và DNS server Để cài đặt Web server, chọn WorldWide Web Service trong mục IIS của bảng chọn Add/Remove Windows Components, sau đó nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt. Chọn WorldWide Web Service 79 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 80. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Sau quá trình cài đặt, ta tiếp tục mở cửa sổ Internet Information Services (IIS) Manager, Click phải vào Web Site chọn New → Web Site để tạo trang chủ của Web server. Chọn New → Web Site để tạo trang chủ Tiếp tục, ta điền thông tin ghi chú của Web Site tại ô Description, địa chỉ IP của Web server tại cửa sổ IP Address and Port Setting và chọn thư mục chứa file code của trang chủ tại cửa sổ Browse For Folder. 80 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 81. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Điền ghi chú cho Web Site Đặt địa chỉ IP và port cho Web Site Chọn thư mục chứ file code của trang chủ 81 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 82. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Sau đó ta chọn Next để tiếp tục cài đặt. Sau khi trình cài đặt chạy xong, ta click phải Web Server (tên ta đánh trong ô Description), chọn Properties để cài đặt trang chủ của trang Web. Chọn thẻ Documents, Click Add và đánh tên file code của trang chủ (chứa trong thư mục Web Server đã chọn ở bước trên), sau đó Click Move Up để di chuyển trang lên đầu và chọn OK để hoàn tất. Thêm file code của trang chủ Đến đây, ta đã hoàn tất cài đặt 1 trang Web, với địa chỉ truy cập là IP của Web Server. Để truy cập Web Site bằng 1 tên định danh, ta cần cài đặt thêm DNS cho Web Server. Từ bảng cài đặt của Windows Components, ta click Details của Networking Services, sau đó click chọn Domain Name System (DNS) và Next để cài đặt dịch vụ này. 82 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 83. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng Chọn Domain Name System để cài đặt DNS Trong quá trình cài đặt sẽ hỏi Browse đến nới chứa file cài đặt DNS → chọn đường dẫn thư mục “Cai dat DNS” đã tạo sẵn. Như vậy ta đã cài xong DNS cho web server. Sau khi cài đặt xong, ta cần khởi động lại IIS để DNS hoạt động. 83 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )
  • 84. SV: Ngô Triệu Huấn GVHD: Võ Đỗ Thắng KẾT LUẬN Routing chỉ ra hướng, sự di chuyển của các gói (dữ liệu) được đánh địa chỉ từ mạng nguồn của chúng, hướng đến đích cuối thông qua các node trung gian; thiết bị phần cứng chuyên dùng được gọi là router (bộ định tuyến). Tiến trình định tuyến thường chỉ hướng đi dựa vào bảng định tuyến, đó là bảng chứa những lộ trình tốt nhất đến các đích khác nhau trên mạng. Vì vậy việc xây dựng bảng định tuyến, được tổ chức trong bộ nhớ của router, trở nên vô cùng quan trọng cho việc định tuyến hiệu quả. Vấn đề hoàn thiện và mở rộng một liên mạng phụ thuộc rất lớn vào việc cải thiện và phát huy các bộ định tuyến. Để đạt được tốc độ định tuyến nhanh, cần có một bộ xử lý tốc độ cao và dung lượng bộ nhớ lớn, điều đó đồng nghĩa với giá thành cao. Các mạch tích hợp ứng dụng đặc biệt ASIC cùng với các công nghệ bộ nhớ đã được triển khai nhằm cải thiện hiệu năng của các bộ định tuyến. Bên cạnh sự phát triển cấu trúc phần cứng thì việc tối ưu các giao thức định tuyến là vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn bùng nổ Internet hiện nay. Thông qua đề tài “Nghiên Cứu Cơ Chế Routing của CISCO, Mô Phỏng Trên Nền GNS3” hy vọng đã cung cấp những kiến thức cơ bản về vấn đề định tuyến, một số giao thức định tuyến tĩnh và định tuyến động đang được sử dụng hiện nay. Đồng thời cung cấp cho các bạn một phương pháp dùng để giả lập các giao thức định tuyến trước khi tiến hành cấu hình thực tế. Tài liệu tham khảo www.athena.edu.vn 84 | P a g e B á o c á o t h ự c t ậ p A T H E N A ( 7 / 7 – 1 5 / 9 )