SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
I . T HỰ C T R ẠNG V ẤN ĐỀ DÂN T Ộ C Ở NƯ Ớ C T A



1. Một số khái niệm về thuật ngữ dân tộc

Trên thế giới hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng các thuật ngữ:

Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc,
sắc tộc, tộc ngƣời, dân tộc thiểu số, dân tộc ít ngƣời... Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ
đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới
và sự xáo trộn của mỗi nƣớc qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; nhƣ nƣớc Mỹ,
trƣớc kia là nơi sinh sống của các bộ lạc ngƣời Anh Điêng, bị ngƣời Châu Âu xân
nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã
thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nƣớc Mỹ, ngƣời da trắng
chiếm hơn 80%, còn các nhóm ngƣời khác đã sinh sống ở đây từ trƣớc, họ gọi là
dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da
hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít ngƣời hoặc
cộng đồng ngƣời này, cộng đồng ngƣời kia là ám chỉ ngƣời có nguồn gốc từ nhiều
nƣớc đến nhƣng số lƣợng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nƣớc đó; dân tộc thiểu
số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và
ngƣời Hán. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có
nội dung chính trị của nó.

Ở nƣớc ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc Việt Nam
hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng
sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn
gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia -
dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nƣớc ta đã đƣợc sử dụng ngay từ khi Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng đƣợc thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nƣớc ta
đều là những cƣ dân, là chủ nhân của đất nƣớc Việt Nam, cũng không công nhận
có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc ngƣời.

Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, vậy
nên hiểu thống nhất là:
- Dân tộc đa số là dân tộc có số ngƣời đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nƣớc
chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phƣơng nào đó.

- Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển,
càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số ngƣời
ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn ngƣời Hoa không có
quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều.

2. Thành phần dân tộc và tộc danh

- Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về
dân tộc mà mỗi nƣớc có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nƣớc mình,
vì thế đại bộ phận các nƣớc về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp.
Theo một số tƣ liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nƣớc thì 1/3 số nƣớc này tƣơng
đối đồng nhất về dân tộc, nhƣng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số
nƣớc đó nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen..., 1/2 số nƣớc dân tộc đa số (chủ
thể) chƣa chiếm đến 70% số dân nƣớc đó, 1/4 số nƣớc là khoảng 50%, cá biệt có
dân tộc là thiểu số của nƣớc này nhƣng lại là đa số của nƣớc kia; hoặc là đa số của
nƣớc này cũng là đa số của nƣớc kia nhƣ ngƣời da trắng ở Anh với ngƣời da trắng
ở Úc và một số nƣớc khác.

Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn:

+ Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần trong
cộng đồng ngƣời thể hiện bằng một tên gọi chung.

+ Ngôn ngữ.

+ Văn hoá.

Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học,
sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân tộc của Chính
phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu tiên công bố
danh mục dân tộc ở nƣớc ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo đó, đến thời
điểm 1979 nƣớc ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời điểm đó là có cơ
sở khoa học và pháp lý. Tuy nhiên về thành phần dân tộc hiện nay, cũng còn ý kiến
cho rằng qui định nhƣ ttrên có rộng quá không? Hay xếp một số nhóm (tộc ngƣời)
vào một dân tộc có đúng không? Hoặc có ý kiến đề nghị công nhận thêm dân tộc...
do đó chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khoa học và phù hợp với
nguyện vọng của đồng bào dân tộc.
- Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành phần dân
tộc thì tên gọi của các dân tộc đƣợc xác định một cách rõ ràng. Đồng bào các dân
tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã đƣợc gọi theo đúng tên gọi của chính dân tộc
mình. Khác với trƣớc đây, dƣới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã dùng những tên
gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc nhƣ: Thổ (Tày), Mán (Dao), Mèo (Mông), Mọi
(chỉ chung một số dân tộc ở miền núi)... tuy nhiên về tên dân tộc trong thời kỳ ban
hành trƣớc đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo giọng nói nên khi đọc
có dân tộc đã có ngƣời đọc sai một ly đi một dặm nhƣ HMông đáng lẽ phát âm
gần giống nhƣ từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi là "Hơ Mông" là sai hoàn
toàn.

3. Về dân số:

- Các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay có gần 11 triệu ngƣời, chiếm khoảng
14% dân số chung của cả nƣớc:

+ Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mƣờng, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu
ngƣời.

+ Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 ttriệu ngƣời.

+ Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, H'rê,
Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn ngƣời.

+ Mƣời bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dƣới 10 vạn ngƣời

+ Mƣời bốn dân tộc có từ 1 ngàn đến dƣới 10 ngàn ngƣời.

+ Năm dân tộc có từ 194 đến dƣới 1.000 ngƣời.

Theo số liệu điều tra năm 1989 cho biết: có 6 dân tộc giảm số dân, chủ yếu là do
khi tiến hành điều tra dân số chƣa chú ý đến vấn đề dân tộc nên thiếu chính xác,
thực chất không có dân tộc nào bị suy giảm về dân số. Dân tộc Ơ Đu, công bố có
31 ngƣời, nhƣng Hội đồng dân tộc của Quốc hội tiến hành một đợt giám sát tỉ mỉ
kiểm tra lại toàn bộ theo phƣơng pháp của điều tra dân số, kết quả đến thời điểm
tháng 3/1993 là 194 ngƣời.

- Số dân của dân tộc thiểu só ở nƣớc ta nêu trên cho thấy không phải là ít về
lƣợng, do đó khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội đã không dùng khái niệm dân tộc
ít ngƣời vì dân số của một số dân tộc không phải là ít so với dân số nhiều nƣớc trên
thế giới. Thực vậy, năm 1990 thế giới có 205 nƣớc thì 145 nƣớc có số dân dƣới 9
triệu ngƣời. Nhƣ nƣớc Áo có 7 triệu, Đan Mạch có 5 triệu, Na Uy 4 triệu, Phần
Lan 5 triệu, Thuỵ Điển 8 triệu v.v..., thì số dân của dân tộc thiểu số nƣớc ta đã
nhiều hơn số dân của mỗi nƣớc này. Hơn 70 nƣớc có dân số dƣới 1 triệu nhƣ Ô-
Man, Ghi-Nê Bít-sao, Guy-A-Na... vậy là chỉ riêng dân tộc Tày và dân tộc thiểu số
có số dân đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số cũng đã có số dân lớn hơn số dân của
mỗi nƣớc đó, dân tộc Mông có số dân trung bình cũng đã lớn hơn dân số của
những nƣớc nhƣ: Lúc-Xăm-Bua, Cộng Hoà Síp, Ghi-nê xích đạo, Ma rốc...

- Thành phần dân tộc và số dân của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhƣ trên cho
thấy chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt
quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

4. Về xã hội

- Do lịch sử để lại của đất nƣớc ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với điều
kiện tự nhiên và địa bàn cƣ trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu
số so với dân tộc đa số còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều:

+ Có dân tộc, có vùng đã định canh định cƣ nhƣ Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Khơme,
Chăm... nhƣng có dân tộc còn mang nặng tính chất du canh du cƣ nhƣ Mông, Dao,
Cơ Ho, Ba Na, M'Nông... đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội còn ở thời kỳ du
canh, du cƣ nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào thiên nhiên là
chính, với một xã hội đã phát triển cao hơn, với trình độ sản xuất là thâm canh và
có cuộc sống định cƣ.

+ Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, bên cạnh một số trung tâm văn
hóa có tính chất tiêu biểu nhƣ Tày, Nùng ở Đông Bắc, Thái ở Tây Bắc, Gia Rai, Ê
Đê, Ba NA... ở Tây Nguyên, Khơ Me ở Nam Bộ, Chăm ở Duyên Hải Trung Bộ...
Nhƣng nói chung sự phát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân tộc đa
số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là số
đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa... còn rất nhiều khó
khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên cũng có dân tộc đã phát triển tƣơng
đối nhƣ Khơ Me, Hoa, Chăm......

Xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc đó là vấn đề
cốt lõi để giải quyết chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc, muốn vậy:

- Phải có chính sách đối với từng vùng, từng dân tộc nhƣ chủ trƣơng chính sách
định canh định cƣ đối với đồng bào còn du canh du cƣ. Chƣơng trình hỗ trợ dân
tộc đặc biệt khó khăn cho những dân tộc còn ở trình độ rất thấp và chƣơng trình
135 cho vùng đặc biệt khó khăn...
- Phải có chƣơng trình, giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp cho
đồng bào phát triển (đầu tƣ kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội)

- Có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp với từng dân tộc và trong từng giai đoạn
cụ thể, nhƣ mở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, các trƣờng dự bị đại học và
chế độ cử tuyển vào trƣờng đại học ....

5. Về địa bàn cư trú:

- Các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta cƣ trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả
nƣớc, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị.

- Cƣ trú trên toàn tuyến biên giới và vùng cao.

- Cƣ trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng
biệt.

Đặc điểm cƣ trú đó, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và
an ninh quốc phòng của nƣớc ta:

+ Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài nguyên
khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa bàn đó vừa
là mái nhà, là môi trƣờng cho cả nƣớc, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế của đất nƣớc mà tiềm năng phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi
rất lớn.

+ Về an ninh quốc phòng, địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý nghĩa
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng nhƣ khi có chiến tranh.

+ Cơ cấu dân số ở miền núi đang và sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất nƣớc,
nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Nhiều tỉnh nhƣ Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, Hà
Giang, Cao Bằng chiếm trên 90%. Trong khi đó cơ cấu dân cƣ các tỉnh Tây
Nguyên đã thay đổi ngƣợc lại, nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc vẫn còn nguyên vẹn.

+ Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của cộng
đồng dân cƣ, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhƣng cũng
dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải đƣợc luôn
luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cƣ ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện,
tỉnh và trên phạm vi cả nƣớc.
+ Một nƣớc có nhiều dân tộc nhƣ nƣớc ta, truyền thống đoàn kết là chủ yếu, nhƣng
cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thƣờng lợi dụng vấn đề dân tộc để phục
vụ âm mƣu, thủ đoạn của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân
tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản động và phần tử
xấu có thể lợi dụng đƣợc.



  II . CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C CỦA Đ ẢNG VÀ NHÀ NƯ Ớ C T A



Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và trên cơ sở tình hình, đặc điểm dân tộc
ở nƣớc ta, Đảng cộng sản Đông Dƣơng đã đề ra chính sách dân tộc ngay từ cƣơng
lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ đó về sau, chính sách dân tộc của Đảng tiếp tục hoàn
thiện và đƣợc thể chế vào Hiến pháp, Luật cơ bản của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: "Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ
giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong
tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nƣớc thực hiện chính
sách phát triển về mọi mặt, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào dân tộc thiểu số"(1).

"Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là
chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta"(2). Nội dung chính sách dân tộc đã
đƣợc vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng điều kiện lịch sử của mỗi giai đoạn
cách mạng:

1. Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời của Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa

     - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), trong cƣơng lĩnh đầu tiên của
Đảng đã đề cập vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc “... Độc lập dân tộc, ngƣời
cày có ruộng”... phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc.

- Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3/1935), Nghị quyết về công tác dân tộc gồm 3
vấn đề: sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội của dân chúng lao động các dân tộc.
- Bác Hồ về nƣớc năm (1941), xây dựng vùng căn cứ, chỉ đạo cả nƣớc tiến hành
cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Pắc Bó đến Tân Trào, từ khởi nghĩa Bắc
Sơn đến Ba Tơ lịch sử... đều là ở vùng dân tộc và miền núi.

- Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại khu rừng Trần
Hƣng Đạo huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, trong 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân đầu tiên đó có 30 ngƣời là dân tộc thiểu số chiếm 88% (19
ngƣời là Tày, 9 ngƣời Nùng, 1 ngƣời Mông, 1 ngƣời Dao). Những chiến sỹ giải
phóng quân là ngƣời dân tộc thiểu số đó đã đƣợc Bác Hồ, Đảng và quân đội rèn
luyện trở thành những tƣớng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam nhƣ: Hoàng
Đình Giong, Đàm Quang Trung, Lê Quảng Ba, Vũ Lập... và những cán bộ của
Đảng nhƣ: Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của
Đảng ta.

- Nhờ những chủ trƣơng, đƣờng lối, giải pháp đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đã nhanh chóng tập hợp đƣợc các dân tộc trong nƣớc ta thành một khối
thống nhất tạo ra sức mạnh to lớn đƣa đến cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, ra
đời Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nƣớc Công - Nông đầu tiên ở
Đông Nam Á đại diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có các dân tộc
thiểu số.

- Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi
rõ “... các dân tộc thiểu số đƣợc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ...” đó là sự bảo
đảm pháp lý đầy đủ để đồng bào tin tƣởng và đi theo chế độ xã hội mới.

2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp:

- Đất nƣớc vừa giành đƣợc độc lập, thì thực dân Pháp quay lại xâm lƣợc nƣớc ta
một lần nữa. Hƣởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19-
12-1946), nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nƣớc bƣớc vào giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tƣ
lệnh chọn vùng Sơn Dƣơng, Định Hóa (là vùng dân tộc thiểu số và miền núi) làm
“Thủ Đô” của kháng chiến chống Pháp. Ở những nơi khác, cũng hình thành các
vùng căn cứ lớn, nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa
phƣơng, từng khu vực là nơi đặt các xƣởng quân giới, kho tàng phục vụ cho kháng
chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng dân tộc hay đƣợc nhắc đến nhƣ chiến
khu Việt Bắc, chiến khu Đ miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận,
chiến khu Mộc Hạ ở Sơn La...

Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta, chúng đã bị nhân dân các
dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm
gƣơng ngƣời dân tộc thiểu số dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết nhƣ: Bế Văn
Đàn, La Văn Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộc Gia
Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)...

- Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số ghi
rõ: “... đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tƣơng trợ để giúp nhau tiến
bộ về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng
ta có Chính sách dân tộc một cách toàn diện. Chính sách đó đã đi vào quần chúng
các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức ngƣời, sức của góp phần vào
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù
thì khiếp đảm, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam
thống nhất Tổ quốc.

Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 15 khóa II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra
rằng phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết
hợp chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùng miền núi là
vùng chiến lƣợc quan trọng, các dân tộc thiểu số là lực lƣợng to lớn của cách
mạng.

Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc kéo dài 21 năm (1954-1975),
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc khẳng định là một bộ phận khăng
khít của chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng
miền Nam thống nhất đất nƣớc.

- Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa
sản xuất, vừa chiến đấu”, “Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm
lƣợc... xây dựng miền Bắc trở thành hậu phƣơng lớn, góp phần chi viện cho tiền
tuyến lớn miền Nam.

- Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của Miền, của Khu, của
Tỉnh ủy... đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi để hoạt động, các dân tộc
thiểu số đã sát cánh với ngƣời Kinh, cống hiến sức lực, xƣơng máu, của cải để góp
phần làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận đánh Buôn Ma
Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nƣớc.

- Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã đƣợc tổ chức thực hiện thành công
xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả
năng cách mạng của mình, hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức
ngƣời, sức của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nƣớc. Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con suối, mỗi buôn làng đều
đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào về những chiến công và về những con
ngƣời... mà tiêu biểu là hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị
anh hùng lực lƣợng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là ngƣời các dân
tộc thiểu số.

Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào những trang sử hào
hùng của dân tộc, của đất nƣớc Việt Nam ta, chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau.

4. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc bƣớc
vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IV đề ra chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nƣớc là... “giải quyết
đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lƣợc của
cách mạng Việt Nam... nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay là ra sức tăng
cƣờng khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nƣớc, phát
huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chính sách dân tộc của Đảng là thực
hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần
thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc
thiểu số với dân tộc đa số, đƣa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân
tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra vấn đề đổi mới việc
thực hiện chính sách dân tộc, đƣợc cụ thể hóa tại Nghị quyết 22/NQTW ngày
27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội
đồng Bộ trƣởng đề ra những chủ trƣơng chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã
hội miền núi.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên chính sách dân tộc thời
kỳ 1996 - 2000... “ Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lƣợc lớn. Thực hiện bình đẳng,
đoàn kết tƣơng trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công gnhiệp hóa hiện
đại hóa đất nƣớc. Xây dựng Luật Dân tộc. Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện
pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho đƣợc 3 mục tiêu chủ yếu: xóa đƣợc đói,
giảm đƣợc nghèo, ổn định và cải thiện đƣợc đời sống, sức khỏe của đồng bào dân
tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa đƣợc mù chữ, nâng cao dân trí, tôn
trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng đƣợc cơ sở
chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch
và vững mạnh”...(1)

Nhƣ trên đã dẫn, từ cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và
ngày nay xây dựng đất nƣớc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc là nhất quán dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “
Bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc”. Vậy chúng ta quán triệt tƣ tƣởng
chỉ đạo này của Đảng nhƣ thế nào?

- Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Bình
đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho
khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Bình đẳng về chính trị là sự bình
đẳng về quyền làm chủ đất nƣớc. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, trƣớc hết và
cụ thể là quyền tham chính của các dân tộc.

Bình đẳng về kinh tế, là sự phát triển về kinh tế đồng đều giữa các dân tộc và các
vùng, có thể lấy mục tiêu về bình quân thu nhập tính theo đầu ngƣời làm chuẩn,
hay nói cách khác, đó là mục tiêu là thƣớc đo để phấn đáu cho sự bình đẳng về
kinh tế. Bình đẳng về kinh tế là nội dung rất quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định
cho sự bình đẳng về mọi mặt.

Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa trong một nền văn
hóa đa dân tộc, không những không làm mất đi bản sắc dân tộc, mà trái lại bản sắc
văn hóa của các dân tộc còn đƣợc giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có
quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc đƣợc hƣởng thụ văn
hóa, dân trí của các dân tộc đều đƣợc nâng cao.

- Đoàn kết: Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của
dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết, nhƣ Bác Hồ nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Kết quả của sự nghiệp cách
mạng ở nƣớc ta đã chứng minh rất rõ điều đó.

- Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nƣớc có nhiều dân tộc, để tồn tại và
phát triển cần có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Dân tộc nào cũng có nhu
cầu cần đƣợc giúp đỡ và ngƣợc lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ.
Giúp đỡ từ hai phía, các dân tộc thiếu số giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc thiểu số
giúp đỡ dân tộc đa số và ngƣợc lại, giúp đỡ là hai chiều; ví dụ: ngƣời đa số chủ yếu
là ở đồng bằng làm ra đƣợc nhiều lƣơng thực, nhƣng cần có môi trƣờng, cần có
rừng và bờ cõi của đất nƣớc đƣợc yên ổn, do có ngƣời bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần
lớn là các dân tộc thiểu số; giúp đỡ nhau bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua
việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều phối của Nhà nƣớc.



                  III . ĐÁNH GI Á VI Ệ C TH Ự C HI Ệ N
                 CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C C ỦA ĐẢNG



Quá trình thực hiện nhất quán chính sách dân tộc của Đảng, đã phát huy đƣợc sức
mạnh to lớn của đồng bào, góp phần vào thành tựu trong công cuộc đấu tranh
giành lại nền độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nƣớc, nhất là
trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới từ Đại hội VI, VII, và VIII tiếp theo
là các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng và Bộ Chính trị, cụ thể là Nghị
quyết số 22 ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày
13/3/1990 về một số chủ trƣơng chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII đã khẳng định và cụ thể hóa chính sách dân
tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vùng dân tộc miền núi đã có
những bƣớc phát triển đáng kể, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm sau đều tăng hơn
năm trƣớc; đời sống đồng bào các dân tộc từng bƣớc đƣợc cải thiện, bộ mặt nông
thôn vùng dân tộc và miền núi đã có những biến đổi tiến bộ, an ninh chính trị đƣợc
giữ vững, đoàn kết dân tộc đƣợc tăng cƣờng.
A. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC
NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNG SAU ĐÂY:


1. Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từ chỗ đều bị áp bức bóc
lột dƣới sự đô hộ của thực dân đế quốc Pháp, Mỹ..., giữa các dân tộc với nhau có
sự mặc cảm, miệt thị, bởi âm mƣu chia để trị của thực dân phong kiến, đã trở thành
những thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đoàn kết, bình đẳng, giúp
nhau cùng làm chủ đất nƣớc, quyền làm chủ và quyền bình đẳng dân tộc ngày càng
đƣợc tôn trọng trên thực tế. Đại biểu đại diện của các dân tộc trong Quốc hội, Hội
đồng nhân dân địa phƣơng là cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc, ngày càng phát huy
vai trò tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội. Khối đại đoàn kết dân
tộc ngày càng đƣợc tăng cƣờng, tình hình chính trị ổn định, an ninh trật tự, an toàn
xã hội đƣợc giữ vững. Quá trình thử thách và phát triển trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ cứu nƣớc và chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ
xây dựng đất nƣớc đã chứng minh sức mạnh đoàn kết các dân tộc.

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đƣợc xây
dựng ngày càng nhiều ở vùng dân tộc và miền núi là điều kiện vật chất rất quan
trọng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc và sự phát triển đồng đều giữa các
vùng:

- Diện tích khai hoang tạo ra ruộng nƣớc, ruộng bậc thang, ruộng cạn, chuyển dần
từ du canh, du cƣ sang xây dựng đồng ruộng theo hƣớng thâm canh, định canh,
đƣợc thể hiện rõ từ miền phía Bắc cho tới Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và
miền Đông Nam Bộ.

- Hệ thống thủy lợi đƣợc phát triển mạnh. Diện tích phần lớn từ chỗ phải nhờ vào
nƣớc trời, hoặc những công trình nhỏ, tạm; nay đã hình thành mạng lƣới tƣới tiêu
bằng công trình xây dựng kiên cố nhƣ: Việt Bắc 70-80%, Tây Bắc 60%, Tây
Nguyên 90% diện tích ruộng có công trình thủy lợi tƣới.

- Mạng lƣới giao thông đã phát triển khá, tất cả các huyện miền núi đều đã có
đƣờng ô tô đi tới. 100% số xã của các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và
các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn đã có đƣờng ô tô đi đến các trung tâm xã vào
mùa khô, nhiều xã ở Tây Nguyên đã có đƣờng ô tô đến thôn bản; các vùng khác
cũng đạt tới 80 đến 90% số xã. Rất nhiều vùng xa, hẻo lánh, nhiều ngƣời không hề
nghĩ đến hoặc không dám ƣớc mơ đến, nay cũng đã có đƣờng ô tô tới. Thành tựu
này có ý nghĩa rất lớn lao đến sự phát triển của các dân tộc, rút bớt khoảng cách
chênh lệch giữa các dân tộc với nhau và giữa miền núi với miền xuôi. Nếu lấy thời
gian đi lại làm thƣớc đo khoảng cách thì ngày xƣa đi từ Hà Nội đến Lai Châu là
hơn 1 tháng, ngày nay chỉ còn là 1 ngày. Đồng Văn, Mèo Vạc chỉ nghe tên đã hình
dung đó là một xứ sở rất cao và xa xôi, phải đi hàng tháng trời thì nay khoảng cách
cũng chỉ là 1, 2 ngày mà thôi.

- Mạng lƣới thông tin, liên lạc phát triển rất nhanh nhƣ viễn thông, đƣờng dây điện
thoại, đàm thoại dễ dàng đến tất cả các tỉnh và các huyện miền núi và dân tộc, trừ
một số huyện mới tách. Nhiều xã của các tỉnh Tây Nguyên và miền núi của miền
Trung cũng đã có điện thoại, tất cả các xã của tỉnh Sơn La đã có điện thoại, Sơn la
đã tiến kịp miền xuôi về lĩnh vực này, không lâu nữa hầu hết các xã đều có điện
thoại, thành tựu này sẽ là một kỳ tích xóa đi một khó khăn lớn nhất của mỉền núi
và vùng dân tộc thiểu số về thông tin liên lạc và chứng minh rằng miền núi tiến kịp
miền xuôi, các dân tộc tiến lên có sự phát triển ngang nhau là điều hoàn toàn có thể
thực hiện đƣợc.

- Mạng lƣới điện cũng đã phát triển, nhiều vùng của mọi miền đất nƣớc đã nối vào
mạng lƣới điện quốc gia, những nơi xa và rất xa nhƣ Sín Mần, Đồng Văn (Hà
Giang), Phong Thổ (Lai Châu) cũng đã có điện lƣới quốc gia và nhiều địa phƣơng
còn phát triển thủy điện nhỏ rất mạnh nhƣ huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã
có hàng nghìn thủy điện nhỏ loại 1-3 kw. Với sự phát triển đó, nhân dân các dân
tộc tin tƣởng, điện khí hóa đối với vùng dân tộc thiểu số không phải là không thực
hiện đƣợc.

3. Đã từng bƣớc hình thành một số vùng sản xuất phát triển tƣơng đối tập trung và
theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Nhƣ cà phê, cao su, chè ở các tỉnh Tây Nguyên;
chè, hồi, quế, cây ăn quả... ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Một số vùng từ chỗ phá
rừng làm rẫy đã chuyển sang bảo vệ, tu bổ rừng và trồng rừng có kết quả.

4. Đã vận động định canh, định cƣ, tƣơng đối ổn định đƣợc 2 triệu trong số 3 triệu
ngƣời còn du canh du cƣ. Trong đó 30% số hộ đã có đời sống tƣơng đối ổn định,
thu nhập vào loại khá, không còn thiếu đói, có nhà cửa khang trang, mua đƣợc
radio, ti vi, xe máy, thậm chí một số hộ cũng mua đƣợc ô tô vận tải và nhiều loại
máy cơ giới làm đất xay sát, tƣới tiêu... Một số điểm nổi trội nhƣ đồng bào ở xã
Chƣ Pơn (Đăk Lăk) cho biết đã xóa đƣợc: đói, khổ, uống nƣớc suối, chày giã gạo,
mù chữ...; xã Tâm Châu, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng có 1.395 hộ thì loại giầu
chiếm trên 20% thu nhập trên 500 triệu đồng/năm/hộ về trồng cà phê, có thêm cà
phê, cả xã có 30 xe ô tô tải 306 máy kéo, 120 máy điện thoại, 717 xe gắn máy,
bình quân 1,5 hộ có một ti vi, số hộ nghèo chỉ còn khoảng 5%, chúng tỏ vùng dân
tộc vẫn có khả năng phát triển và giàu có. Vấn đề này đã xóa đi quan niệm cho
rằng dân tộc là đồng nghĩa với nghèo khổ và lạc hậu.

5. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao dân trí trong các dân
tộc thiểu số, có bƣớc phát triển rất dài so với trƣớc. Vùng thấp phát triển khá hơn.

- Học sinh phổ thông chiếm từ 15 đến 20% so với dân số, khắp các xã trong tất cả
các vùng dân tộc thiểu số đều đã có trƣờng phổ thông cơ sở. Đã hình thành hệ
thống trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong tất cả các tỉnh, huyện miền núi và
vùng dân tộc thiểu số. Ba trƣờng dự bị đại học ở ba miền Bắc Trung Nam đào tạo
cán bộ cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao và dân tộc ít
ngƣời. Phần lớn đồng bào Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Chăm, Khơme đã đƣợc phổ
cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Hầu hết các dân tộc đều có ngƣời tốt nghiệp
trung học và đại học. Đã có chữ viết của một số dân tộc và tiếng phổ thông là ngôn
ngữ quốc gia đã ngày càng phát triển trong các dân tộc. Ngày nay đi tới đâu cũng
đã có ngƣời biết chữ và tiếng phổ thông.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các dân tộc đƣợc khuyến khích phát triển
và hòa hợp trong một nền văn hóa đa dân tộc, đồng thời mỗi dân tộc vẫn bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp và bản sắc dân tộc riêng của mình. Hệ
thống truyền thanh, truyền hình đã phát triển đến hầu hết các huyện của vùng dân
tộc thiểu số, thông tin về những chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đến với đồng bào các dân tộc ở tất cả mọi miền, kể cả nơi xa và hẻo lánh của
đất nƣớc. Thành tựu đó đã phá vỡ sự cách biệt trƣớc đây, có nơi gần nhƣ biệt lập
với xã hội bên ngoài ở miền núi xa xôi, với các hoạt động của đất nƣớc.

- Mạng lƣới y tế, phòng bệnh và chữa bệnh đã phát triển rộng khắp đến huyện và
cơ sở, khống chế đƣợc các bệnh xã hội không để phát triển thành ổ dịch, đặc biệt là
bệnh sốt rét, trƣớc đây đã gây biết bao đau khổ cho đồng bào các dân tộc, ngày nay
đã hạn chế đến mức thấp nhất, không để xảy ra dịch. Bệnh phong là một bệnh mà
đồng bào rất sợ hãi, có nơi số ngƣời mắc bệnh này chiếm đến 40% dân số, ngày
nay đã không còn đáng sợ nữa.

6. Tổ chức Đảng, các Đoàn thể và chính quyền ở miền núi và vùng dân tộc thiểu
số, đã đƣợc xây dựng và củng cố. Tổ chức Đảng, Đoàn thể và chính quyền vững
mạnh so với trƣớc đều do những cán bộ của địa phƣơng và dân tộc đảm đƣơng,
hầu hết các dân tộc đều đã có Đảng viên và cán bộ. Tƣ tƣởng dân tộc lớn và dân
tộc hẹp hòi, tuy còn phải tiếp tục giáo dục, nhƣng đã đƣợc giải quyết, không có cơ
sở phát triển. Các dân tộc đều có ngƣời tham gia lực lƣợng vũ trang bao gồm cả bộ
đội, công an và dân quân tự vệ. Hàng ngũ cán bộ sỹ quan của lực lƣợng vũ trang
nhân dân từ hạ sỹ quan cho đến cấp tƣớng, trong đó đều là ngƣời dân tộc thiểu số.

7. Đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc một đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số làm
nòng cốt và lãnh đạo trong phong trào cách mạng của quần chúng. Đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ... là những cán bộ đƣợc đào tạo, bồi
dƣỡng và rèn luyện trong phong trào cách mạng giành độc lập tự do, có lòng yêu
nƣơc, chí căm thù giặc, đầy nghị lực và kiên cƣờng đã góp sức vào thắng lợi của sự
nghiệp giải phòng dân tộc và thống nhất đất nƣớc. Cán bộ ngƣời dân tộc đƣợc đào
tạo có hệ thống, có kiến thức ngày một nhiều hơn, hình thành đội ngũ cán bộ bao
gồm 126 ngƣời có trình độ trên đại học, 11.470 ngƣời có trình độ đại học và cao
đẳng, 72.642 ngƣời có trình độ trung học. Trong số 450 đại biểu Quốc hội khoá X
có 78 đại biểu là ngƣời dân tộc thiểu số và hơn 70% đại biểu ấy có trình độ đại
học. Đội ngũ cán bộ này đang đảm nhiệm các cƣơng vị lãnh đạo, quản lý, chuyên
môn nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Đặc biệt đội ngũ
lãnh đạo ngƣời dân tộc thiểu số có bƣớc trƣởng thành rõ rệt nhƣ Uỷ viên Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII có 15 đồng chí là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm
8,82%, 19 đồng chí là Bí thƣ, Phó Bí thƣ tỉnh uỷ chiếm 11,87%. Kết quả về công
tác cán bộ nêu trên là một thắng lợi rất to lớn về chính sách dân tộc của Đảng ta.



    B. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC



Bên cạnh những thắng lợi nêu trên, cũng còn những tồn tại nhƣ sau:

1. Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến sản
xuất ở một số nơi tăng chậm. Do đó tuy đã có sự tiến bộ nhƣ trên nhƣng bình quân
về lƣơng thực và thu nhập vẫn còn rất thấp, đời sống chậm đƣợc cải thiện, đặc biệt
có nơi chƣa có gì thay đổi so với trƣớc. Ví dụ nhƣ Cao Bằng, bình quân lƣơng thực
đầu ngƣời năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg hoặc Yên Bái nếu năm 1997
là 253,4kg thì năm 1998 là 240,2kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng có tình trạng giảm
nhƣ vậy.

- Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Ví dụ: Theo kết
quả giám sát của Hội đồng Dân tộc đầu năm 1999 cho thấy:

Tính theo vùng:
Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay là 18,98% trong
khi tỷ lệ đó ở khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ còn 7,22%, tức là khoảng cách
giữa hai vùng đã chênh lệch với nhau hơn 2,6 lần. Hoặc nhƣ tỉnh Đăk Lăk, năm
1998, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tại khu vực I (theo phân khu vực miền
núi của Uỷ ban dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu nhập bình quân tại khu vực III
chỉ đƣợc 1.430.000đ/ngƣời. Chênh nhau tới 3,78 lần

Tính theo dân tộc

Theo tài liệu điều tra phân loại giầu, nghèo ở một số điểm cho những chỉ số nhƣ
sau:



       Tỉnh         Dân tộc   Điểm khảo sát         Mức độ giầu nghèo
                                              Khá và Trung bình Nghèo
                                               giàu
     Lai Châu        Kinh     Xã khu vực I    44,4%     51,21%       4,5%

                     Si La    Xã khu vực        0        6,25%      93,75%
                                  III
     Hà Giang        Dao      Xã khu vực I    14,1%      46,9%       39,0%

                    Mông      Xã khu vực        0        39,20%     51,66%
                                  III
      Ninh          Chăm      Xã khu vực I    4,53%      39,35%     56,12%
      Thuận
                    Raglai    Xã khu vực      1,4 khá    20,70%     77,90%
                                  III
      ĐăkLắk         Ê đê     Xã khu vực I    52,53%     32,32%     15,15%

                    MNông      Xã khu vực 7,30% khá      25,60%     67,10%
                                    III
     Hƣng yên        Kinh     Xã trung bình 53%,11%      32,39%     14,50%



- Thực hiện cơ chế thị trƣờng, đối với miền núi và vùng cao nảy sinh khó khăn mới
nhƣ không có thị trƣờng hoặc không cạnh tranh nổi trong điều kiện giao thông còn
nhiều khó khăn, nhiều nơi làm ra sản phẩm, nhƣng lại không có ngƣời mua. Do đó
khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa. Chẳng hạn lấy thu nhập làm
chuẩn, thu nhập chung của cả nƣớc bình quân hơn 200 USD đầu ngƣời/năm thì
miền núi và vùng dân tộc thiểu số nhƣ Hà Giang là 80 USD (1995), đến năm 2000
phấn đấu thu nhập gấp đôi, số này sẽ là 400 và 160 nhƣ vậy về tỷ lệ thì nhƣ nhau
nhƣng khoảng cách 160/400 lại rộng hơn so với 80/200.

2. Bộ phận đồng bào còn sống du canh, du cƣ là bộ phận dân cƣ nghèo khổ nhất,
còn hơn 1 triệu ngƣời và xu hƣớng du cƣ lại tiếp tục tăng lên. Mấy năm gần đây rộ
lên làn sóng chuyển cƣ từ phía Bắc vào phía Nam, không theo kế hoạch chúng ta
gọi là di cƣ tự do đã gây không ít khó khăn cho địa phƣơng nơi dân đi cũng nhƣ
địa phƣơng nơi dân đến.

Tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá, mấy năm qua rừng tự nhiên bị suy giảm về
diện tích là 143.714 ha, bình quân mỗi năm thiệt hại hơn 23.952ha, nhiều địa
phƣơng cho rằng số rừng bị phá chắc chắn còn cao hơn số này tới 4 lần. Số rừng
trồng mới không bù đƣợc số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, diện tích đƣợc che phủ bình quân cả nƣớc chỉ còn 28,2%, có
nơi còn thấp nhƣ Cao Bằng 12%...

3. Chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ của đồng
bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so với đồng bằng.

- Phát triển giáo dục phổ thông ở vùng cao còn rất khó khăn. Học sinh lớn tuổi bỏ
học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít hoc sinh; tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù
chữ và không biết tiếng phổ thông đến 80-90%.

- Mức hƣởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn rất thấp, một số tệ
nạn xã hội nhƣ nghiện hút, cúng bái, mê tín, theo "Vàng chứ" còn tồn tại và có nơi
tăng lên.

- Cơ sở y tế xã còn yếu, có nơi không có ngƣời làm việc hoặc có cán bộ y tế nhƣng
không có thuốc. Bệnh sốt rét vẫn còn là mối đe doạ đến tính mạng của đồng bào,
bệnh bƣớu cổ còn phổ biến ở nhiều vùng. Số bệnh nhân phong và lao còn lớn, nhất
là ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt có xóm, làng 40% ngƣời mắc bệnh này. Đại bộ
phận vùng dân tộc thiểu số thiếu nƣớc sạch, đặc biệt một số vùng thiếu cả nguồn
nƣớc vì đã không còn nguồn sinh thuỷ là rừng nhƣ Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà
Giang), Lục Khu, Hà Quảng (Cao Bằng)...

4. Việc đào tạo bồi dƣỡng sử dụng cán bộ dân tộc và chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ công tác ở vùng dân tộc còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
- Trừ một số tỉnh có đội ngũ cán bộ dân tộc tƣơng đối đồng đều về cơ cấu lãnh đạo,
chuyên môn và quản lý kinh tế - xã hội, còn nói chung nhiều tỉnh miền núi mới chỉ
có cán bộ lãnh đạo là ngƣời dân tộc, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý phần lớn
là từ nơi khác đến.

- Giáo viên và cán bộ y tế phần lớn là ở xuôi lên, ví dụ nhƣ huyện Tủa Chùa trên
80% dân số là ngƣời Mông nhƣng mới có 4 giáo viên là ngƣời Mông trong tổng số
hơn 300 giáo viên của huyện.

- Một số địa phƣơng do cơ cấu dân số thay đổi nên việc sử dụng cán bộ dân tộc đã
không đƣợc chú ý nhƣ trƣớc, dẫn đến sự băn khoăn của đồng bào đó là điều thực tế
đã diễn ra ở một số nơi.

- Tỷ lệ cán bộ đƣợc đào tạo có trình độ đại học và trên đại học không những đã quá
thấp mà sự chênh lệch còn quá lớn nhƣ Tày là 1,8%, Nùng 0,7%, Thái 0,3%,
Mƣờng 0,7%, Dao 0,1%, Mông 0,06%... (so với dân số). Việc thực hiện một số
chính sách còn bị lệch lạc và tiêu cực nhƣ cử tuyển, dân tộc nội trú và thi cử, nếu
những tiêu cực không đƣợc khắc phục thì tác dụng sẽ ngƣợc lại với mục đích tốt
đẹp của những chủ trƣơng chính sách đó.

5. Do những tồn tại trên, nên mặc cảm giữa các dân tộc chƣa đƣợc xoá bỏ triệt để,
từng nơi, từng lúc việc đoàn kết dân tộc lại phát sinh vấn đề mới, nếu không xử lý
tốt dễ làm phức tạp vấn đề. Cơ cấu dân số ở miền núi đã và sẽ còn thay đổi nhƣ ở
Tây Nguyên trƣớc năm 1975, cƣ dân dân tộc thiểu số là chủ yếu thì ngay nay đã
trở thành số ít, từ đó phản ánh vào sự cấu tạo trong bộ máy nhà nƣớc nhƣ có nhiều
địa phƣơng đại biểu HĐND trƣớc đây hầu hết là ngƣời dân tộc thiểu số, nay chỉ
còn một vài ngƣời; cơ cấu cán bộ chủ chốt ở xã, huyện cũng có thay đổi tƣơng tự,
một vài nơi chƣa nhận thức đƣợc vấn đề cốt lõi của chính sách dân tộc là tuy cơ
cấu dân số có thay đổi nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Đó là
những vấn đề lớn, cần có sự quan tâm thích đáng trong chính sách dân tộc vì nó
không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà nó còn có ý nghĩa quốc tế.

6. Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý
là:

- Tình hình di biến động dân cƣ tƣơng đối lớn, hàng chục vạn ngƣời thuộc nhiều
dân tộc di cƣ từ vùng cao xuống vùng thấp, từ phía Đông sang phía Tây, từ phía
Bắc vào phía Nam. Dòng di cƣ này vẫn còn đang tiếp diễn. Việc di dân có nhiều
nguyên nhân, nhƣng nguyên nhân chủ yếu là vùng cao thiếu đất sản xuất và đất đai
đã bạc màu, đời sống khó khăn, cần phải đi đến chỗ có điều kiện sinh sống tốt hơn.
- Tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các địa phƣơng, phần
lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo luật tục chứ không theo luật pháp. Số
đồng bào du canh, du cƣ không có đất đai ổn định để sản xuất, đồng bào Khơme
Nam Bộ có đến 6% số hộ không có đất sản xuất (gọi là trắng tay) do nghèo đói đã
cầm cố, sang nhƣợng hết.

- Một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc nhƣ "Vàng Chứ"
phát sinh ở một số vùng của đồng bào Mông và một số dân tộc khác, nếu không
ngăn chặn sẽ có thể phá vỡ sự bền vững của văn hoá Mông.

- Một số tệ nạn xã hội nhƣ, nghiện hút, uống nhiều rƣợu, cờ bạc... vẫn còn tồn tại
và một số nơi có chiều hƣớng tăng lên. Diện tích trồng thuốc phiện tuy đã bị đẩy
lùi đáng kể, từ 20.000 ha xuống còn khoảng 200 ha (1998), nhƣng vấn đề này
không đơn giản, nếu chủ quan sẽ rất có thể phát triển trở lại rất nhanh.



   I V. Q UAN ĐI ỂM, M ỤC T IÊ U NHI Ệ M V Ụ VÀ GI ẢI PH ÁP
   T HỰ C HI Ệ N CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C T RO NG TH ỜI K Ỳ
             CÔ NG NGHI Ệ P H O Á, HI Ệ N Đ ẠI H O Á



1. Quan điểm:

- Quán triệt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc; phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế để nâng mức sống của các dân tộc, có
sự phát triển ngang nhau là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng
lợi chính sách dân tộc của Đảng và nhà nƣớc, bảo đảm cho đất nƣớc ổn định và
phát triển.

- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc coi đây là
một bộ phận hữu cơ trong chiến lƣợc phát triển của nền kinh tế quốc dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung
của cả nƣớc, trƣớc hết là bản thân đảng bộ, chính quyền, nhân dân miền núi và dân
tộc thiểu số phải vƣơn lên tự lực, tự cƣờng, chống tƣ tƣởng tự ty, ỷ lại.

- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng,
gắn tăng trƣởng kinh tế với việc giải quyết những nhu cầu bức xúc về mặt xã hội ở
miền núi và vùng dân tộc.
2. Mục tiêu:

a. Mục tiêu chiến lƣợc (mục tiêu lâu dài):

Về mục tiêu chiến lƣợc cần phải quán triệt và bám sát theo cƣơng lĩnh xây dựng
đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội do Đại hội lần thứ VII của
Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là:

- "Các dân tộc trong nƣớc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ"(1) trong đó cốt lõi của vấn đề là phấn đấu cho sự bình đẳng thực sự giữa các
dân tộc. Muốn vậy cần phát huy nội lực của mỗi dân tộc, nhà nƣớc tạo mọi điều
kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đƣờng văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết
với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngƣỡng của các
dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc trên cơ
sở ngày càng hoà nhập, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc.

b. Mục tiêu cụ thể (trƣớc mắt)

- Ổn định và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện một bƣớc đời sống nhân dân
các dân tộc. Xoá đƣợc nạn đói, giảm số hộ nghèo xuống dƣới mức 30%. Giảm bớt
khoảng cách chênh lệch nghèo đói giữa các vùng và các dân tộc. Thu hẹp khoảng
cách về thu nhập bình quân giữa các dân tộc và các vùng và sự chênh lệch về trình
độ phát triển kinh tế - văn hoá nói chung.

- Về bảo vệ sức khoẻ, thực hiện đƣợc 100% số xã có trạm y tế, có đủ cán bộ và đủ
thuốc chữa bệnh. Khống chế bệnh sốt rét không để xảy ra dịch, chống bƣớu cổ,
loại bỏ tình trạng thiếu i ốt vào năm 2000. Tất cả các bệnh nhân phong đƣợc phát
hiện và chữa trị. Cơ bản có đủ nƣớc uống và nƣớc sạch cho nhân dân.

- Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, nâng cao thêm một bƣớc
trình độ văn hoá và đời sống tinh thần, bảo tồn và phát triển văn hoá, văn nghệ tốt
đep, thanh toán nạn mù chữ, đƣa thông tin bằng sóng phát thanh và truyền hình đến
hầu hết các vùng của đất nƣớc, góp phần vào nâng cao dân trí của đồng bào các
dân tộc.

- Cơ bản hoàn thành công tác định canh định cƣ.
- Xây dựng đƣợc cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên các dân tộc ở các
vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu cán bộ dân tộc,
trƣớc hết là đối với cấp cơ sở và huyện.

- Trên cơ sở đó, củng cố và tăng thêm lòng tin của các dân tộc đối với chính sách
của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc đƣợc tăng cƣờng. Giữ vững, ổn định chính trị, an
ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

3. Nhiệm vụ và những giải pháp lớn

a. Về nhiệm vụ

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần cụ thể hoá chiến lƣợc phát triển kinh tế -
xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Công nghiệp.

Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, sắp xếp lại và đầu tƣ
chiều sâu các cơ sở hiện có, phát triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những
vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống. Xây dựng các
cơ sở vật liệu xây dựng, đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác khoáng sản.

Hoàn thành đúng tiến độ các công trình thuỷ điện đang xây dựng và chuẩn bị các
công trình mới ở Sơn La, Sông Gâm, Tây Nguyên... Phát triển công nghiệp miền
núi phải bám sát theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sản xuất
có thiết bị tiên tiến, không lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh
đƣợc với cơ chế thị trƣờng hiệnnay.

Nông - Lâm nghiệp:

- Giải quyết lƣơng thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, không phải sản xuất
lƣơng thực tự túc hoặc với bất cứ giá nào. Vùng có điều kiện vẫn tiếp tục mở rộng
diện tích, tạo ra đất đai ổn định để làm lƣơng thực không du canh du cƣ. Thâm
canh, tăng năng xuất bằng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thuỷ lợi, đồng thời
giao lƣu với các vùng, bảo đảm an toàn lƣơng thực.

- Rừng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sinh thái, môi trƣờng, trƣớc mắt cần
thực hiện nghiêm chỉnh chủ trƣơng đóng cửa rừng, đồng thời khoanh nuôi, trồng
mới để đến năm 2010 đƣa độ che phủ lên trên 43%, hình thành một hệ thống rừng
phòng hộ, rừng đặc dùng, rừng sản xuất... đảm bảo an ninh môi trƣờng cho đất
nƣớc và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc đóng cửa rừng chỉ là một biện pháp
hành chính, có tính chất tình thế, phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng
có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân
sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để ngƣời dân sống trên vùng này làm giàu
bằng phát triển rừng.

- Về phát triển cây công nghiệp dài ngày đƣa diện tích từ 179 nghìn ha năm 1994
lên gấp đôi vào năm 2000 và những năm sau.

- Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.

- Gắn phát triển nông - lâm nghiệp với công tác định canh định cƣ, tiếp tục đầu tƣ
theo dự án sớm hoàn thành công tác định canh định cƣ trong cả nƣớc.

Kết cấu hạn tầng và dịch vụ:

- Về giao thông, đầu tƣ nâng cấp các đƣờng quốc lộ, tuyến đƣờng đến các huyện xã
vùng cao. Đến năm 2005 hầu hết các xã đều có đƣờng ô tô đến trung tâm. Xây
dựng đƣờng Trƣờng Sơn (Xa lộ Bắc - Nam) sẽ có ý nghĩa làm thay đổi vùng kinh
tế - xã hội Tây Nguyên.

- Về năng lƣợng, năm 2000 - 2005, 100% số huyện lỵ có điện, từ 80 - 90% số xã
có điện (điện lƣới quốc gia và thuỷ điện) và 100% số xã có điện vào trƣớc năm
2010.

- Về thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, tu sửa và kiên cố hoá các
công trình hiện có, bảo đảm trƣớc tiên cho các vùng sản xuất lƣơng thực và cây
công nghiệp tập trung, cung cấp nƣớc cho công nghiệp và đô thị. Thực hiện
chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn để đảm bảo đến năm 2005 có 80% số dân đƣợc
dùng nƣớc sạch.

- Xây dựng và phát triển đô thị, thị trấn nhất là vùng sâu, vùng xa cần nhanh chóng
phát triển những trung tâm cụm xã để thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất hàng hoá phát
triển. Phá thế tự cấp, tự túc, hình thành các điểm thƣơng mại cấp vùng, thị xã,
huyện và cụm xã. Chuyển dịch cơ cấu dân cƣ hiện nay chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, có một số dân tộc chỉ làm nông nghiệp tự cấp tự túc chuyển dần sang sản
xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ và cung cấp hàng hoá trong
vùng. Phấn đấu xuất khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 20-30%.
- Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử của
các vùng trong nƣớc để phát triển du lịch, đồng thời phải có biện pháp để ngăn
chặn những tiêu cực do du lịch gây ra và giữ vững đƣợc bản sắc dân tộc trong hội
nhập quốc tế.

- Thực hiện chƣơng trình phát thanh, truyền hình, chƣơng trình phát triển thông tin
liên lạc đến năm 2000-2005 sẽ phủ sóng phát thanh và truyền hình hầu hết các
vùng miền núi và dân tộc thiểu số, trên 90% số xã có trạm điện thoại và nhà bƣu
điện văn hoá xã.

- Phát triển mạnh mạng lƣới y tế xã,thôn... bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, có đủ
thầy thuốc, có cơ sở dƣợc, bảo đảm cung cấp các loại thuốc thông thƣờng, có
phƣơng tiện khám và chữa các loại bệnh thông thƣờng cho nhân dân, kể cả những
xã vùng sâu, vùng xa.

- Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho những ngƣời trong độ tuổi, mở rộng
các hình thức giáo dục. Củng cố hoàn thiện hệ thống trƣờng dân tộc nội trú, bán trú
từ xã lên đến trƣờng dự bị đại học ở Trung ƣơng. Có cơ chế chính sách sao cho
ngƣời nghèo cũng đi thi đại học đƣợc, việc cử tuyển vào trƣờng dân tộc nội trú và
đại học, cao đẳng phải đúng đối tƣợng theo quy định của chính sách dân tộc và
Luật Giáo dục.

b. Những giải pháp chủ yếu:

1. Về địa bàn

Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, cần chỉ đạo và đầu tƣ có trọng
tâm trọng điểm. Miền núi, bao gồm các tỉnh miền núi, tỉnh có miền núi và vùng
dân tộc (ở đồng bằng) có số dân khoảng 22.600.000 ngƣời. Hiện nay phân thành ba
khu vực theo trình độ phát triển để chỉ đạo và có giải pháp thích hợp đối với từng
khu vực (1).

Khu vực I:

Gồm các trung tâm đô thị, thị trấn và khu vực công nghiệp, hiện nay có số dân trên
6,4 triệu ngƣời chiếm khoảng 28% dân số của toàn 3 khu vực. Cơ chế đầu tƣ chủ
yếu ở vùng này là huy động nguồn lực từ trong cộng đồng và vốn vay, tạo nên thị
trƣờng trong vùng và làm đầu mối giao lƣu kinh tế, văn hoá với các vùng khác
trong cả nƣớc; phát triển với nhịp độ cao hơn mức bình quân cả nƣớc để thúc đẩy
sự phát triển của vùng và kích thích, lôi cuốn các vùng khác phát triển theo.
Khu vực II:

Gồm các xã còn khó khăn, chƣa phát triển bằng khu vực I là vùng tiếp giáp giữa
khu vực I với khu vực III là những vùng sâu, vùng xa, vùng cao; vùng này có số
dân trên 9,6 triệu ngƣời chiếm 43% dân số của toàn 3 khu vực. GDP bình quân đầu
ngƣời ở khu vực này năm 1994 bằng 70% mức trung bình của cả nƣớc. Mật độ
đƣờng giao thông còn rất thấp, mới có 0,18km/km2

Cơ chế đầu tƣ đối với khu vực này là có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc về xây
dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn từ cộng đồng và vốn tín dụng.

Xóa đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo xuống dƣới mức 15% vào năm 2000 và thực hiện
100% định canh, định cƣ.

Khu vực III:

Là khu vực khó khăn nhất, có số dân trên 6,5 triệu ngƣời, chiếm 29% dân số của
toàn 3 khu vực, đây là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết cấu hạ tầng chƣa có
gì đáng kể, điều kiện sống và dịch vụ cực kỳ khó khăn, đất nông nghiệp thiếu, phần
lớn sản xuất nông nghiệp độc canh cây lƣơng thực trên nƣơng rẫy, chƣa có điều
kiện tiến lên sản xuất hàng hóa; GDP bình quân đầu ngƣời năm 1994 chỉ bằng 31%
mức trung bình trong cả nƣớc, mật độ giao thông chỉ có 0,09km/km2, còn 464 xã
chƣa có đƣờng đến trung tâm xã.

Để cho nhân dân các xã dân tộc ở khu vực này thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc và miền
núi, ngày 31-7-1998 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg
phê duyệt chƣơng trình kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu vùng xa nhằm “ Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các
dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để
đƣa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nƣớc; góp phần đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, an ninh quốc phòng” [1].

Chƣơng trình 135 đƣợc thực hiện theo 2 giai đoạn với mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

a. Giai đoạn 1998-2000:

- Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm đƣợc 4-5% hộ nghèo.
Bƣớc đầu cung cấp cho đồng bào có nƣớc sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong
độ tuổi đến trƣờng; kiểm soát đƣợc một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đƣờng
dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào đƣợc hƣởng thụ văn
hóa thông tin.

b. Giai đoạn từ 2001-2005

- Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biêt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005.

- Bảo đảm cho đồng bào có đủ nƣớc sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ
tuổi đến trƣờng; đại bộ phận đồng bào đƣợc bồi dƣỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản
xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội chủ động vận dụng vào sản xuất và đời
sống; kiểm soát đƣợc phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đƣờng nhựa
đến tất cả các huyện, nâng cấp đƣờng đến trung tâm xã, có đƣờng ôtô đến tất cả
các xã và có đƣờng dân sinh tốt hơn đến các thôn bản, thúc đẩy phát triển thị
trƣờng hàng hóa ở vùng này.

Chƣơng trình 135 phải bao gồm toàn bộ các chƣơng trình đang thực hiện ở khu
vực III nhƣ định canh định cƣ, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó
khăn; không phân tán thành nhiều chƣơng trình nhƣ hiện nay, vì có sự chồng chéo,
lãng phí, nhiều cửa và dễ thất thoát. Phấn đấu đến hết thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa sẽ xóa bỏ nghèo đói, xóa bỏ du canh du cƣ, xóa bỏ đặc biệt khó khăn,
xóa bỏ một bƣớc quan trọng về khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các dân
tộc.

2. Thực hiện tích cực chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo:

Mục tiêu của chƣơng trình này là xóa đói, nghèo, xóa đƣợc du canh, du cƣ, góp
phần triệt tiêu tình trạng đặc biệt khó khăn. Đối tƣợng của chƣơng trình là diện đói
nghèo của cả ba khu vực, nhƣng tập trung chủ yếu ở khu vực III.

3. Về chính sách đầu tƣ:

Vốn ngân sách Nhà nƣớc sẽ đầu tƣ tập trung chủ yếu vào xây dựng giao thông,
điện, thủy lợi, nƣớc sạch, trạm y tế, bệnh viện, trƣờng học, chợ, tùy tính chất mức
độ quy mô của công trình mà có sự đóng góp của nhân dân theo phƣơng châm Nhà
nƣớc và nhân dân cùng làm.

- Vốn tín dụng tập trung hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, xóa đói, giảm nghèo.
Vay vốn với lãi xuất thấp. Riêng đối tƣợng nghèo đói cho vay phải có một cơ chế
chính sách đặc biệt, nên cho vay không có lãi, nếu do ngân hàng cho vay thì phần
lãi xuất do ngân sách nhà nƣớc đảm nhiệm, hoặc có thể có một quỹ tín dụng giao
thẳng cho ban chủ nhiệm chƣơng trình quản lý cho vay theo nguyên tắc bảo toàn
vốn. Bỏ thể chấp mà bằng nguyên tắc tự nguyện và tín chấp, tín chấp là cơ quan
đoàn thể quần chúng hoặc giám đốc dự án đứng ra vay cho dân để tổ chức thực
hiện theo các chƣơng trình dự án.

- Về đầu tƣ cho bảo vệ và phát triển rừng, tập trung đầu tƣ chủ yếu cho khoanh
nuôi, chỉ cần khoanh nuôi, không phát, không đốt trong thời gian 5-10 năm sẽ
thành rừng, đầu tƣ cho khoanh nuôi bằng đầu tƣ cho trồng mới và chăm sóc rừng
trồng, rừng tự nhiên giao cho đại bộ phận cho hộ gia đình quản lý đƣợc hƣởng toàn
bộ khối lƣợng tăng trƣởng của rừng so với thời điểm đƣợc giao. Có nhƣ vậy mới
gắn liền lợi ích của rừng với ngƣời làm rừng và nhân dân làm nghề rừng cũng có
điều kiện làm giàu bằng nghề rừng. Nếu muốn đƣợc rừng mà không có chính sách
cho ngƣời, thì ngƣời sẽ không chịu bó tay, rừng sẽ bị phá hoặc ngƣời sẽ chạy đi
nơi khác. Đi đôi với chính sách đầu tƣ đó, hạn chế dân số tự nhiên và cơ học đến
vùng này để không tăng thêm áp lực về lƣơng thực và chất đốt.

4. Về chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ.

Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì cán bộ là
quyết định, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra là rất đúng đắn. Vấn
đề cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ do
Đại hội đảng đề ra.

- Có quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số từ cơ sở cho đến
trung ƣơng, nghĩa là đề ra đƣợc nhu cần từng loại cán bộ trong từng thời kỳ theo
mục tiêu, chiến lƣợc cán bộ chung của cả nƣớc và của các dân tộc đƣợc đào tạo sử
dụng tƣơng ứng với tỷ lệ dân số của dân tộc đó.

- Trên cơ sở quy hoạch đó, củng cố, phát triển hệ thống trƣờng dân tộc nội trú, bán
trú xã lên đến Trung ƣơng làm nhiệm vụ bồi dƣỡng con em ngƣời dân tộc có đủ
trình độ kiến thức để thi vào đại học. Cấp xã đào tạo trình độ cấp I, huyện cấp II,
tỉnh cấp III và trƣờng dự bị đại học ở Trung ƣơng, bồi dƣỡng nâng cao trình độ để
thi vào đại học. Hệ thống trƣờng này phải đƣợc tiế tục củng cố hoàn thiện thêm cơ
sở vật chất và chính sách chỉ đạo tuyển sinh chặt chẽ, theo dân tộc và địa bàn cụ
thể, tránh tình trạng có dân tộc cán bộ đã nhiều, nhƣng học sinh, sinh viên vẫn
chiếm đa số là không hợp lý. Chủ trƣơng cử tuyển vào đại học và cao đẳng chỉ là
giải pháp tình thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có hiệu quả để tiến tới bỏ
hệ cử tuyển hiện nay, học sinh học lên các cấp đều phải thi, có đạt trình độ thì mới
cho lên. Có vậy mới đào tạo đƣợc nhân tài, nhà nƣớc có chế độ, chính sách, tạo
điều kiện để học sinh học giỏi thi đỗ chứ không phải châm chƣớc hoặc cho thêm
điềm để học lên cấp cao.

- Có chính sách thu hút và hƣởng thụ thích đáng theo nguyên tắc phân phối theo
lao động về tiền lƣơng cho cán bộ công tác ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
Chúng ta ra sức bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ là ngƣời xuất thân ở vùng này, đồng
thời cũng rất cần thiết có cán bộ từ nơi khác đến phục vụ lâu dài đồng bào các dân
tộc. Do đó cần có hệ số lƣơng theo nhƣ phân chia 3 khu vực hiện nay, có thể là
công tác ở khu vực I hệ số lƣơng bằng 1,1 lần, khu vực II là 1,5 khu vực III là 2 lần
nghĩa là lên công tác ở khu vực III thì lƣơng gấp đôi so với mức lƣơng chung.
Ngoài ra chúng ta cũng nên nghiên cứu từng bƣớc và đến lúc nào đó sẽ có sự điều
chuyển cán bộ giữa các vùng và các dân tộc. Cán bộ ngƣời miền núi, ngƣời dân tộc
thiểu số có thể xuống công tác ở đồng bằng và ven biển, trong kháng chiến chống
Pháp, Mỹ chúg ta đã làm nhƣ vậy. Cán bộ chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, sỹ quan đến
cấp tƣớng, tƣ lệnh sƣ đoàn, quân khu chỉ huy các mặt trận chẳng phải đã có ngƣời
dân tộc thiểu số đó sao, hoặc thời Pháp cũng có những ngƣời là dân tộc thiểu số
xuống làm quan ở đồng bằng. Nếu nhƣ thực hiện từng bƣớc cho đến khi xoá bỏ sự
ngăn cách về cơ cấu dân tộc thì chính là lúc chúng ta đã thực hiện đƣợc sự bình
đẳng, đoàn kết dân tộc một cách thực sự theo đúng nghĩa của nó.

5. Thực hiện chính sách mở cửa:

Hội nhập với thế giới bên ngoài thì việc thực hiện chính sách dân tộc, có nhiều
phức tạp, sự biến đổi của các nƣớc láng giềng và trên thế giới không thể không ảnh
hƣởng, tác độc đến các dân tộc nƣớc ta và ngƣợc lại, trong khi đó nguy cơ về diễn
biến hòa bình, các thế lực phản động bên ngoài luôn luôn tìm kẽ hở để kích động
dân tộc hòng gây mất ổn định. Nhƣng không phải vì vậy mà ta đóng cửa và không
cho nƣớc ngoài vào đầu tƣ, phát triển lên miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Xuất
phát từ quan điểm đƣờng lối chính sách dân tộc và qua thử thách trong các thời kỳ
cách mạng, chứng tỏ nhân dân các dân tộc ta bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng tin
tƣởng, trung thành và đi theo đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của Bác
Hồ đề ra.

Vì vậy nên có sự quan hệ về công tác dân tộc trong khu vực và thế giới , nhƣ liên
Hợp quốc có diễn đàn chống phân biệt đối xử, bảo vệ lợi ích của các dân tộc thiểu
số, tổ chức và diễn đàn này và nhiều tổ chức khoa học trên thế giới hoàn toàn
không có gì mâu thuẫn với chính sách dân tộc của ta, qua các diễn đàn đó chúng ta
nói lên đƣợc chính sách dân tộc rất ƣu việt của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên do
lợi ích và mƣu đồ của mỗi tổ chức và thế lực phản động họ dùng vấn đề này để
chống phá ta thì chúng ta phải có đối sách thích hợp để không mất cảnh giác.
6. Xây dựng Luật Dân tộc:

Nƣớc ta là một nƣớc có nhiều dân tộc. Theo đƣờng lối đổi mới của Đảng về xây
dựng nhà nƣớc pháp quyền. Do đó trong giai đoạn này cần thiết phải thể chế những
tƣ tƣởng quan điểm chính sách dân tộc của Đảng thành luật pháp của Nhà nƣớc,
làm cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các dân
tộc trong tình hình mới. Nội dung của Luật sẽ quy định những vấn đề có tính
nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng, quyền và nghĩa vụ của các dân tộc (về
thành phần dân tộc, quyền tham gia quản lý nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội,
giữ gìn bản sắc văn hóa) và quản lý nhà nƣớc vê dân tộc.

- Tiếp tục hoàn thiện và thể chế hóa đƣờng lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà
nƣớc vào các dự án Luật mà Quốc hội đã và sẽ thông qua.

7. Đổi mới về công tác dân tộc và miền núi.

Quốc hội có Hội đồng dân tộc của Quốc hội, thực hiện chức năng xây dựng luật,
giám sát và tăng cƣờng hiệu lực của giám sát đối với các ngành các cấp từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng, về việc thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà
nƣớcvề dân tộc và miền núi, để cơ quan này thực sự giữ đƣợc vị trí quan trọng của
nó cần có chế tài để mọi tổ chức và cá nhân thực hiện những kiến nghị chính đáng
của cơ quan Quốc hội về lĩnh vực dân tộc, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực
của các thành viên Hội đồng dân tộc để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân và Quốc
hội giao cho nhƣ luật định.

- Uỷ ban dân tộc và miền núi của Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý
nhà nƣớc về dân tộc và trực tiếp quản lý một số chƣơng trình dự án. Cơ quan dân
tộc của Chính phủ cần tập chung chủ yếu vào việc xây dựng chính sách và giúp
Chính phủ kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách dân tộc.

- Các ngành ở Trung ƣơng căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, có chủ
trƣơng, biện pháp chỉ đạo quản lý toàn ngành về việc thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nƣớc. Những ngành có liên quan nhiều đến vấn đề dân tộc có thể
tổ chức ra một vụ nhƣ Bộ Văn hóa có Vụ dân tộc v.v...

- Tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các địa phƣơng nên phân ra làm hai loại:
đối với tỉnh đƣợc công nhận là miền núi, đại bộ phận dân cƣ là dân tộc và tỉnh
đồng bằng có vùng dân tộc thiểu số từ 10 ngàn ngƣời trở lên thì có Ban dân tộc;
loại tỉnh có cả đồng bằng và miền núi, có cả dân tộc thiểu số thì có Ban dân tộc và
miền núi.
- Tổ chức quản lý chỉ đạo các chƣơng trình cụ thể xuyên suốt từ Trung ƣơng xuống
đến cơ sở. Quản lý và đầu tƣ theo dự án, theo địa chỉ trên cơ sở cơ chế chính sách
đầu tƣ thống nhất và cụ thể, chống kiểu ban ơn, xin, cho. Chống tham nhũng, thất
thoát, nhiều thủ tục phiền hà... Cơ quan ở Trung ƣơng chủ yếu là quản lý chính
sách, mục tiêu đối tƣợng, còn quyết định cụ thể làm gì, ở đâu, các gì trƣớc, cái gì
sau là do địa phƣơng quyết định. Có cơ chế cụ thể thực hiện phƣơng châm “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả các chƣơng trình dự án đó phải công
bố công khai cho nhân dân biết để nhân dân làm có thu nhập ngay từ lúc xây dựng
công trình và nhân dân kiểm tra, giám sát.

8. Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nƣớc để thực hiện thắng lợi, chính sách
dân tộc

Dƣới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, các cơ quan của nhà nƣớc cần phối hợp chặt
chẽ với các Ban của Đảng ở Trung ƣơng và địa phƣơng để làm tốt công tác dân tộc
là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc và lâu dài của nƣớc ta.

More Related Content

Similar to Dantocc for merge

Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.docTiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.docTiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Dantocc for merge (20)

Bài mẫu tiểu luận về dân tộc, HAY
Bài mẫu tiểu luận về dân tộc, HAYBài mẫu tiểu luận về dân tộc, HAY
Bài mẫu tiểu luận về dân tộc, HAY
 
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.docTiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
Tiểu luận về chính sách dân tộc ở nước ta.doc
 
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.docTiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
Tiểu luận về dân tộc ở nước ta, 9 điểm mới nhất.doc
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
 
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc ngườiSo sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
So sánh quốc gia dân tộc với dân tộc tộc người
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
Tiểu luận vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa mác lenin t...
 
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
Luận văn: Ngữ âm tiếng Ta Ôi ở huyện A Lưới, Huế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo...
 
Cong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet namCong dong cac dan toc Viet nam
Cong dong cac dan toc Viet nam
 
Triet Mác.pdf
Triet Mác.pdfTriet Mác.pdf
Triet Mác.pdf
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai ChâuLuận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
Luận văn: Tang ma của người Cống ở huyện Mường Tè, Lai Châu
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
Sự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữSự phát triển của ngôn ngữ
Sự phát triển của ngôn ngữ
 
Môn xã hội học
Môn xã hội họcMôn xã hội học
Môn xã hội học
 
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAYBÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
 
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn LaLuận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
Luận văn: Hôn nhân và gia đình của người Khơ mú ở Sơn La
 

Dantocc for merge

  • 1. I . T HỰ C T R ẠNG V ẤN ĐỀ DÂN T Ộ C Ở NƯ Ớ C T A 1. Một số khái niệm về thuật ngữ dân tộc Trên thế giới hiện nay ngƣời ta thƣờng dùng các thuật ngữ: Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc ngƣời, dân tộc thiểu số, dân tộc ít ngƣời... Sự tồn tịa nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nƣớc qua các thời kỳ biến thiên lịch sử; nhƣ nƣớc Mỹ, trƣớc kia là nơi sinh sống của các bộ lạc ngƣời Anh Điêng, bị ngƣời Châu Âu xân nhập vào thế kỷ XV, XVI, đến ngày 14/7/1776, 13 bang thuộc địa của Anh đã thống nhất lại thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Do đó ở nƣớc Mỹ, ngƣời da trắng chiếm hơn 80%, còn các nhóm ngƣời khác đã sinh sống ở đây từ trƣớc, họ gọi là dân bản địa (thổ dân, dân bản xứ); Bộ tộc là thuật ngữ, chỉ sự phân biệt màu da hoặc sắc thái văn hoá hoặc để chỉ dân tộc thiểu số nói chung; Dân tộc ít ngƣời hoặc cộng đồng ngƣời này, cộng đồng ngƣời kia là ám chỉ ngƣời có nguồn gốc từ nhiều nƣớc đến nhƣng số lƣợng ít hơn so với dân tộc chủ thể của nƣớc đó; dân tộc thiểu số là thuật ngữ mà Trung Quốc sử dụng trong mối quan hệ giữa dân tộc thiểu số và ngƣời Hán. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó. Ở nƣớc ta dùng thuật ngữ dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số. Dân tộc Việt Nam hoặc cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc dùng để chỉ tất cả các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc. Khái niệm này đồng nghĩa với quốc gia đa dân tộc hay còn gọi là quốc gia - dân tộc. Thuật ngữ dân tộc ở nƣớc ta đã đƣợc sử dụng ngay từ khi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc thành lập (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Chúng ta không thừa nhận có dân bản xứ, thổ dân, vì tất cả các dân tộc của nƣớc ta đều là những cƣ dân, là chủ nhân của đất nƣớc Việt Nam, cũng không công nhận có bộ tộc, bộ lạc hoặc tộc ngƣời. Hiện nay chúng ta đang sử dụng thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, vậy nên hiểu thống nhất là:
  • 2. - Dân tộc đa số là dân tộc có số ngƣời đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức là dân tộc Kinh (Việt), dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nƣớc chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phƣơng nào đó. - Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số ngƣời ít hơn so với dân tộc đa số. Trong đó kể cả dân tộc Hoa, còn ngƣời Hoa không có quốc tịch Việt Nam là Hoa Kiều. 2. Thành phần dân tộc và tộc danh - Về thành phần dân tộc: Trên thế giới, do thành tựu nghiên cứu và nhận thức về dân tộc mà mỗi nƣớc có sự công nhận danh mục thành phần dân tộc ở nƣớc mình, vì thế đại bộ phận các nƣớc về cơ cấu dân tộc, quan hệ dân tộc cũng rất phức tạp. Theo một số tƣ liệu năm 1996 cho biết: trong 166 nƣớc thì 1/3 số nƣớc này tƣơng đối đồng nhất về dân tộc, nhƣng dân tộc đông nhất cũng chỉ chiếm trên 90% dân số nƣớc đó nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên, Ixraen, Ailen..., 1/2 số nƣớc dân tộc đa số (chủ thể) chƣa chiếm đến 70% số dân nƣớc đó, 1/4 số nƣớc là khoảng 50%, cá biệt có dân tộc là thiểu số của nƣớc này nhƣng lại là đa số của nƣớc kia; hoặc là đa số của nƣớc này cũng là đa số của nƣớc kia nhƣ ngƣời da trắng ở Anh với ngƣời da trắng ở Úc và một số nƣớc khác. Ở Việt Nam, việc xác định thành phần dân tộc căn cứ theo 3 tiêu chuẩn: + Ý thức tự giác dân tộc, tức là ý thức về sự thống nhất của các thành phần trong cộng đồng ngƣời thể hiện bằng một tên gọi chung. + Ngôn ngữ. + Văn hoá. Theo kết quả nghiên cứu rất công phu và trong nhiều năm của các nhà khoa học, sau khi đã có sự thống nhất giữa Uỷ ban khoa học xã hội Uỷ ban dân tộc của Chính phủ, năm 1979, Chính phủ đã uỷ nhiệm Tổng cục thống kê lần đầu tiên công bố danh mục dân tộc ở nƣớc ta để phục vụ tổng điều tra dân số. Theo đó, đến thời điểm 1979 nƣớc ta có 54 dân tộc. Việc xác định 54 dân tộc ở thời điểm đó là có cơ sở khoa học và pháp lý. Tuy nhiên về thành phần dân tộc hiện nay, cũng còn ý kiến cho rằng qui định nhƣ ttrên có rộng quá không? Hay xếp một số nhóm (tộc ngƣời) vào một dân tộc có đúng không? Hoặc có ý kiến đề nghị công nhận thêm dân tộc... do đó chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khoa học và phù hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc.
  • 3. - Về tộc danh: Là tên gọi của dân tộc. Sau khi công bố danh mục thành phần dân tộc thì tên gọi của các dân tộc đƣợc xác định một cách rõ ràng. Đồng bào các dân tộc rất phấn khởi và tự hào từ nay đã đƣợc gọi theo đúng tên gọi của chính dân tộc mình. Khác với trƣớc đây, dƣới thời Pháp thuộc bọn thống trị đã dùng những tên gọi khinh miệt chia rẽ các dân tộc nhƣ: Thổ (Tày), Mán (Dao), Mèo (Mông), Mọi (chỉ chung một số dân tộc ở miền núi)... tuy nhiên về tên dân tộc trong thời kỳ ban hành trƣớc đây không ghi bằng tiếng phổ thông mà ghi theo giọng nói nên khi đọc có dân tộc đã có ngƣời đọc sai một ly đi một dặm nhƣ HMông đáng lẽ phát âm gần giống nhƣ từ Mông của tiến g Việt, lại đọc chệnh đi là "Hơ Mông" là sai hoàn toàn. 3. Về dân số: - Các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta hiện nay có gần 11 triệu ngƣời, chiếm khoảng 14% dân số chung của cả nƣớc: + Năm dân tộc là Tày, Thái, Khơme, Mƣờng, Hoa, mỗi dân tộc có hơn 1 triệu ngƣời. + Ba dân tộc là Nùng, Mông, Dao có số dân từ trên 50 vạn đến 1 ttriệu ngƣời. + Chín dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Sán Chay, Chăm, Xơ Đăng, Sán Dìu, H'rê, Cơ Ho có số dân từ 10 vạn đến 50 vạn ngƣời. + Mƣời bảy dân tộc có từ 1 vạn đến dƣới 10 vạn ngƣời + Mƣời bốn dân tộc có từ 1 ngàn đến dƣới 10 ngàn ngƣời. + Năm dân tộc có từ 194 đến dƣới 1.000 ngƣời. Theo số liệu điều tra năm 1989 cho biết: có 6 dân tộc giảm số dân, chủ yếu là do khi tiến hành điều tra dân số chƣa chú ý đến vấn đề dân tộc nên thiếu chính xác, thực chất không có dân tộc nào bị suy giảm về dân số. Dân tộc Ơ Đu, công bố có 31 ngƣời, nhƣng Hội đồng dân tộc của Quốc hội tiến hành một đợt giám sát tỉ mỉ kiểm tra lại toàn bộ theo phƣơng pháp của điều tra dân số, kết quả đến thời điểm tháng 3/1993 là 194 ngƣời. - Số dân của dân tộc thiểu só ở nƣớc ta nêu trên cho thấy không phải là ít về lƣợng, do đó khi thông qua Hiến pháp, Quốc hội đã không dùng khái niệm dân tộc ít ngƣời vì dân số của một số dân tộc không phải là ít so với dân số nhiều nƣớc trên thế giới. Thực vậy, năm 1990 thế giới có 205 nƣớc thì 145 nƣớc có số dân dƣới 9
  • 4. triệu ngƣời. Nhƣ nƣớc Áo có 7 triệu, Đan Mạch có 5 triệu, Na Uy 4 triệu, Phần Lan 5 triệu, Thuỵ Điển 8 triệu v.v..., thì số dân của dân tộc thiểu số nƣớc ta đã nhiều hơn số dân của mỗi nƣớc này. Hơn 70 nƣớc có dân số dƣới 1 triệu nhƣ Ô- Man, Ghi-Nê Bít-sao, Guy-A-Na... vậy là chỉ riêng dân tộc Tày và dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong 53 dân tộc thiểu số cũng đã có số dân lớn hơn số dân của mỗi nƣớc đó, dân tộc Mông có số dân trung bình cũng đã lớn hơn dân số của những nƣớc nhƣ: Lúc-Xăm-Bua, Cộng Hoà Síp, Ghi-nê xích đạo, Ma rốc... - Thành phần dân tộc và số dân của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhƣ trên cho thấy chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc ở nƣớc ta có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 4. Về xã hội - Do lịch sử để lại của đất nƣớc ta và sự phát triển của mỗi dân tộc, cộng với điều kiện tự nhiên và địa bàn cƣ trú, nói chung trình độ phát triển của các dân tộc thiểu số so với dân tộc đa số còn thấp, giữa các dân tộc, phát triển cũng không đồng đều: + Có dân tộc, có vùng đã định canh định cƣ nhƣ Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Khơme, Chăm... nhƣng có dân tộc còn mang nặng tính chất du canh du cƣ nhƣ Mông, Dao, Cơ Ho, Ba Na, M'Nông... đó là khoảng cách lớn giữa một xã hội còn ở thời kỳ du canh, du cƣ nay đây mai đó, dựa vào thiên nhiên và lệ thuộc vào thiên nhiên là chính, với một xã hội đã phát triển cao hơn, với trình độ sản xuất là thâm canh và có cuộc sống định cƣ. + Đời sống vật chất và tinh thần giữa các dân tộc, bên cạnh một số trung tâm văn hóa có tính chất tiêu biểu nhƣ Tày, Nùng ở Đông Bắc, Thái ở Tây Bắc, Gia Rai, Ê Đê, Ba NA... ở Tây Nguyên, Khơ Me ở Nam Bộ, Chăm ở Duyên Hải Trung Bộ... Nhƣng nói chung sự phát triển của các dân tộc thiểu số còn thấp so với dân tộc đa số, giữa các dân tộc và các vùng cũng có sự chênh lệch với nhau, đặc biệt là số đồng bào dân tộc ở vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa... còn rất nhiều khó khăn và kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên cũng có dân tộc đã phát triển tƣơng đối nhƣ Khơ Me, Hoa, Chăm...... Xoá bỏ khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc đó là vấn đề cốt lõi để giải quyết chính sách bình đẳng, đoàn kết dân tộc, muốn vậy: - Phải có chính sách đối với từng vùng, từng dân tộc nhƣ chủ trƣơng chính sách định canh định cƣ đối với đồng bào còn du canh du cƣ. Chƣơng trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cho những dân tộc còn ở trình độ rất thấp và chƣơng trình 135 cho vùng đặc biệt khó khăn...
  • 5. - Phải có chƣơng trình, giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp cho đồng bào phát triển (đầu tƣ kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội) - Có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp với từng dân tộc và trong từng giai đoạn cụ thể, nhƣ mở các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, các trƣờng dự bị đại học và chế độ cử tuyển vào trƣờng đại học .... 5. Về địa bàn cư trú: - Các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta cƣ trú chủ yếu ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nƣớc, một số sinh sống ở đồng bằng, hải đảo và đô thị. - Cƣ trú trên toàn tuyến biên giới và vùng cao. - Cƣ trú phân tán và xen kẽ với nhau, không hình thành một vùng lãnh thổ riêng biệt. Đặc điểm cƣ trú đó, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của nƣớc ta: + Về phát triển kinh tế, tiềm năng đất đai và rừng chủ yếu là ở miền núi, tài nguyên khoáng sản, nguồn thuỷ năng phần lớn cũng tập trung ở vùng này. Địa bàn đó vừa là mái nhà, là môi trƣờng cho cả nƣớc, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc mà tiềm năng phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi rất lớn. + Về an ninh quốc phòng, địa bàn cƣ trú của các dân tộc thiểu số có vị trí, ý nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong thời bình cũng nhƣ khi có chiến tranh. + Cơ cấu dân số ở miền núi đang và sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất nƣớc, nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Nhiều tỉnh nhƣ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, Hà Giang, Cao Bằng chiếm trên 90%. Trong khi đó cơ cấu dân cƣ các tỉnh Tây Nguyên đã thay đổi ngƣợc lại, nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc vẫn còn nguyên vẹn. + Các dân tộc sống xen kẽ là phổ biến, yếu tố này nói lên sự hoà hợp của cộng đồng dân cƣ, mặt tốt là tạo điều kiện học hỏi, giúp nhau cùng tiến bộ, nhƣng cũng dễ va trạm dẫn đến mất đoàn kết. Do đó vấn đề đoàn kết dân tộc phải đƣợc luôn luôn chú ý ngay từ cộng đồng dân cƣ ở cơ sở: làng, xóm, ấp, bản đến xã, huyện, tỉnh và trên phạm vi cả nƣớc.
  • 6. + Một nƣớc có nhiều dân tộc nhƣ nƣớc ta, truyền thống đoàn kết là chủ yếu, nhƣng cũng còn những mặc cảm, bọn phản động thƣờng lợi dụng vấn đề dân tộc để phục vụ âm mƣu, thủ đoạn của chúng. Do đó cần phải cảnh giác cao, có chính sách dân tộc đúng và thực hiện nghiêm túc, không để kẽ hở cho bọn phản động và phần tử xấu có thể lợi dụng đƣợc. II . CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C CỦA Đ ẢNG VÀ NHÀ NƯ Ớ C T A Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta xuất phát từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và trên cơ sở tình hình, đặc điểm dân tộc ở nƣớc ta, Đảng cộng sản Đông Dƣơng đã đề ra chính sách dân tộc ngay từ cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ đó về sau, chính sách dân tộc của Đảng tiếp tục hoàn thiện và đƣợc thể chế vào Hiến pháp, Luật cơ bản của Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: "Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nƣớc thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số"(1). "Bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta"(2). Nội dung chính sách dân tộc đã đƣợc vận dụng sáng tạo, thích hợp với từng điều kiện lịch sử của mỗi giai đoạn cách mạng: 1. Thời kỳ thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), trong cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng đã đề cập vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc “... Độc lập dân tộc, ngƣời cày có ruộng”... phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc. - Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3/1935), Nghị quyết về công tác dân tộc gồm 3 vấn đề: sinh hoạt kinh tế, chính trị và xã hội của dân chúng lao động các dân tộc.
  • 7. - Bác Hồ về nƣớc năm (1941), xây dựng vùng căn cứ, chỉ đạo cả nƣớc tiến hành cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Từ Pắc Bó đến Tân Trào, từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến Ba Tơ lịch sử... đều là ở vùng dân tộc và miền núi. - Ngày 22-12-1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại khu rừng Trần Hƣng Đạo huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, trong 34 chiến sỹ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên đó có 30 ngƣời là dân tộc thiểu số chiếm 88% (19 ngƣời là Tày, 9 ngƣời Nùng, 1 ngƣời Mông, 1 ngƣời Dao). Những chiến sỹ giải phóng quân là ngƣời dân tộc thiểu số đó đã đƣợc Bác Hồ, Đảng và quân đội rèn luyện trở thành những tƣớng lĩnh của quân đội nhân dân Việt Nam nhƣ: Hoàng Đình Giong, Đàm Quang Trung, Lê Quảng Ba, Vũ Lập... và những cán bộ của Đảng nhƣ: Hoàng Văn Thụ dân tộc Tày là nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Đảng ta. - Nhờ những chủ trƣơng, đƣờng lối, giải pháp đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nhanh chóng tập hợp đƣợc các dân tộc trong nƣớc ta thành một khối thống nhất tạo ra sức mạnh to lớn đƣa đến cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi, ra đời Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nƣớc Công - Nông đầu tiên ở Đông Nam Á đại diện cho lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, trong đó có các dân tộc thiểu số. - Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 đã ghi rõ “... các dân tộc thiểu số đƣợc bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ...” đó là sự bảo đảm pháp lý đầy đủ để đồng bào tin tƣởng và đi theo chế độ xã hội mới. 2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp: - Đất nƣớc vừa giành đƣợc độc lập, thì thực dân Pháp quay lại xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa. Hƣởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch (19- 12-1946), nhân dân các dân tộc thiểu số đã cùng đồng bào cả nƣớc bƣớc vào giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời kỳ này Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tƣ lệnh chọn vùng Sơn Dƣơng, Định Hóa (là vùng dân tộc thiểu số và miền núi) làm “Thủ Đô” của kháng chiến chống Pháp. Ở những nơi khác, cũng hình thành các vùng căn cứ lớn, nhỏ là nơi đặt cơ quan lãnh đạo kháng chiến trực tiếp ở từng địa phƣơng, từng khu vực là nơi đặt các xƣởng quân giới, kho tàng phục vụ cho kháng chiến, nhiều chiến khu nổi tiếng nằm ở vùng dân tộc hay đƣợc nhắc đến nhƣ chiến khu Việt Bắc, chiến khu Đ miền Đông Nam Bộ, chiến khu Bác Ái Ninh Thuận, chiến khu Mộc Hạ ở Sơn La... Ngay từ đầu, khi thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta, chúng đã bị nhân dân các dân tộc tham gia chống trả quyết liệt ở mọi nơi, từ Bắc chí Nam, biết bao tấm
  • 8. gƣơng ngƣời dân tộc thiểu số dũng cảm, tiêu biểu không thể kể hết nhƣ: Bế Văn Đàn, La Văn Cầu (dân tộc Tày), Lò Văn Giá (dân tộc Thái), Siu Bleh (dân tộc Gia Rai), anh hùng Núp (dân tộc Ba Na)... - Tháng 8 năm 1952, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số ghi rõ: “... đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tƣơng trợ để giúp nhau tiến bộ về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa...”, có thể nói, lần dầu tiên Đảng ta có Chính sách dân tộc một cách toàn diện. Chính sách đó đã đi vào quần chúng các dân tộc thiểu số, tạo ra sức mạnh to lớn về sức ngƣời, sức của góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm nức lòng bạn bè năm châu, kẻ thù thì khiếp đảm, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. 3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 15 khóa II về cách mạng miền Nam đã chỉ ra rằng phải kết hợp chặt chẽ giữa ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận), kết hợp chặt chẽ ba vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) và xác định vùng miền núi là vùng chiến lƣợc quan trọng, các dân tộc thiểu số là lực lƣợng to lớn của cách mạng. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc kéo dài 21 năm (1954-1975), chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc khẳng định là một bộ phận khăng khít của chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. - Các dân tộc thiểu số miền Bắc cùng đồng bào miền Bắc đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại và leo thang của Mỹ với khẩu hiệu “Vừa sản xuất, vừa chiến đấu”, “Tay cày, tay súng”, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc... xây dựng miền Bắc trở thành hậu phƣơng lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. - Ở miền Nam trong thời kỳ này, hầu hết những căn cứ của Miền, của Khu, của Tỉnh ủy... đều dựa vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi để hoạt động, các dân tộc thiểu số đã sát cánh với ngƣời Kinh, cống hiến sức lực, xƣơng máu, của cải để góp phần làm nên biết bao chiến thắng và cuối cùng, mở màn bằng trận đánh Buôn Ma Thuột, đi đến chiến dịch Hồ Chí Minh - giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nƣớc. - Chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng đã đƣợc tổ chức thực hiện thành công xuất sắc, các dân tộc thiểu số ở cả hai miền Nam - Bắc đã phát huy cao độ khả
  • 9. năng cách mạng của mình, hy sinh vô hạn, dũng cảm tuyệt vời, đóng góp sức ngƣời, sức của to lớn trong công cuộc chống Mỹ cứu nƣớc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. Mỗi mảnh đất, mỗi ngọn núi, con suối, mỗi buôn làng đều đầy ắp kỳ tích anh hùng, rất đáng tự hào về những chiến công và về những con ngƣời... mà tiêu biểu là hàng trăm dũng sỹ diệt Mỹ, hàng trăm cá nhân và đơn vị anh hùng lực lƣợng vũ trang, hơn 300 bà mẹ Việt Nam anh hùng là ngƣời các dân tộc thiểu số. Thành công của sức mạnh đoàn kết các dân tộc, mãi mãi đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc, của đất nƣớc Việt Nam ta, chói lọi cho muôn đời, thế hệ mai sau. 4. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Từ năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nƣớc là... “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam... nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay là ra sức tăng cƣờng khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nƣớc, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, đƣa miền núi phát triển toàn diện làm cho tất cả các dân tộc tiến bộ, cùng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, cùng làm chủ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI đặt ra vấn đề đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc, đƣợc cụ thể hóa tại Nghị quyết 22/NQTW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng đề ra những chủ trƣơng chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu lên chính sách dân tộc thời kỳ 1996 - 2000... “ Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lƣợc lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết tƣơng trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công gnhiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Xây dựng Luật Dân tộc. Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho đƣợc 3 mục tiêu chủ yếu: xóa đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo, ổn định và cải thiện đƣợc đời sống, sức khỏe của đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa đƣợc mù chữ, nâng cao dân trí, tôn
  • 10. trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng đƣợc cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh”...(1) Nhƣ trên đã dẫn, từ cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng ta, qua các thời kỳ cách mạng và ngày nay xây dựng đất nƣớc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nội dung chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc là nhất quán dựa trên nguyên tắc cơ bản là: “ Bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc”. Vậy chúng ta quán triệt tƣ tƣởng chỉ đạo này của Đảng nhƣ thế nào? - Bình đẳng: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Bình đẳng là nguyên tắc, là động lực to lớn cho khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Bình đẳng về chính trị là sự bình đẳng về quyền làm chủ đất nƣớc. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, trƣớc hết và cụ thể là quyền tham chính của các dân tộc. Bình đẳng về kinh tế, là sự phát triển về kinh tế đồng đều giữa các dân tộc và các vùng, có thể lấy mục tiêu về bình quân thu nhập tính theo đầu ngƣời làm chuẩn, hay nói cách khác, đó là mục tiêu là thƣớc đo để phấn đáu cho sự bình đẳng về kinh tế. Bình đẳng về kinh tế là nội dung rất quan trọng vì nó có ý nghĩa quyết định cho sự bình đẳng về mọi mặt. Bình đẳng về văn hóa là, các dân tộc có sự phát triển hài hòa trong một nền văn hóa đa dân tộc, không những không làm mất đi bản sắc dân tộc, mà trái lại bản sắc văn hóa của các dân tộc còn đƣợc giữ vững và ngày càng phát triển, các dân tộc có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình, các dân tộc đƣợc hƣởng thụ văn hóa, dân trí của các dân tộc đều đƣợc nâng cao. - Đoàn kết: Các dân tộc đều là những thành viên, hợp thành của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết, nhƣ Bác Hồ nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Kết quả của sự nghiệp cách mạng ở nƣớc ta đã chứng minh rất rõ điều đó. - Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Một đất nƣớc có nhiều dân tộc, để tồn tại và phát triển cần có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc. Dân tộc nào cũng có nhu cầu cần đƣợc giúp đỡ và ngƣợc lại dân tộc nào cũng có trách nhiệm phải giúp đỡ. Giúp đỡ từ hai phía, các dân tộc thiếu số giúp đỡ lẫn nhau, các dân tộc thiểu số giúp đỡ dân tộc đa số và ngƣợc lại, giúp đỡ là hai chiều; ví dụ: ngƣời đa số chủ yếu là ở đồng bằng làm ra đƣợc nhiều lƣơng thực, nhƣng cần có môi trƣờng, cần có rừng và bờ cõi của đất nƣớc đƣợc yên ổn, do có ngƣời bảo vệ tại chỗ, thì ở đó phần
  • 11. lớn là các dân tộc thiểu số; giúp đỡ nhau bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua việc làm tròn nghĩa vụ của mình và sự điều phối của Nhà nƣớc. III . ĐÁNH GI Á VI Ệ C TH Ự C HI Ệ N CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C C ỦA ĐẢNG Quá trình thực hiện nhất quán chính sách dân tộc của Đảng, đã phát huy đƣợc sức mạnh to lớn của đồng bào, góp phần vào thành tựu trong công cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc và trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nƣớc, nhất là trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới từ Đại hội VI, VII, và VIII tiếp theo là các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng và Bộ Chính trị, cụ thể là Nghị quyết số 22 ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị và Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 về một số chủ trƣơng chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Năm 1996, Nghị quyết Đại hội VIII đã khẳng định và cụ thể hóa chính sách dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vùng dân tộc miền núi đã có những bƣớc phát triển đáng kể, tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm sau đều tăng hơn năm trƣớc; đời sống đồng bào các dân tộc từng bƣớc đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi đã có những biến đổi tiến bộ, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, đoàn kết dân tộc đƣợc tăng cƣờng.
  • 12. A. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC NHỮNG KẾT QUẢ QUAN TRỌNG SAU ĐÂY: 1. Các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từ chỗ đều bị áp bức bóc lột dƣới sự đô hộ của thực dân đế quốc Pháp, Mỹ..., giữa các dân tộc với nhau có sự mặc cảm, miệt thị, bởi âm mƣu chia để trị của thực dân phong kiến, đã trở thành những thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng làm chủ đất nƣớc, quyền làm chủ và quyền bình đẳng dân tộc ngày càng đƣợc tôn trọng trên thực tế. Đại biểu đại diện của các dân tộc trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phƣơng là cơ quan quyền lực của Nhà nƣớc, ngày càng phát huy vai trò tham gia quản lý Nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng đƣợc tăng cƣờng, tình hình chính trị ổn định, an ninh trật tự, an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Quá trình thử thách và phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nƣớc và chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ xây dựng đất nƣớc đã chứng minh sức mạnh đoàn kết các dân tộc. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đƣợc xây dựng ngày càng nhiều ở vùng dân tộc và miền núi là điều kiện vật chất rất quan trọng đối với việc thực hiện chính sách dân tộc và sự phát triển đồng đều giữa các vùng: - Diện tích khai hoang tạo ra ruộng nƣớc, ruộng bậc thang, ruộng cạn, chuyển dần từ du canh, du cƣ sang xây dựng đồng ruộng theo hƣớng thâm canh, định canh, đƣợc thể hiện rõ từ miền phía Bắc cho tới Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và miền Đông Nam Bộ. - Hệ thống thủy lợi đƣợc phát triển mạnh. Diện tích phần lớn từ chỗ phải nhờ vào nƣớc trời, hoặc những công trình nhỏ, tạm; nay đã hình thành mạng lƣới tƣới tiêu bằng công trình xây dựng kiên cố nhƣ: Việt Bắc 70-80%, Tây Bắc 60%, Tây Nguyên 90% diện tích ruộng có công trình thủy lợi tƣới. - Mạng lƣới giao thông đã phát triển khá, tất cả các huyện miền núi đều đã có đƣờng ô tô đi tới. 100% số xã của các tỉnh Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và các tỉnh Tuyên Quang, Lạng Sơn đã có đƣờng ô tô đi đến các trung tâm xã vào mùa khô, nhiều xã ở Tây Nguyên đã có đƣờng ô tô đến thôn bản; các vùng khác cũng đạt tới 80 đến 90% số xã. Rất nhiều vùng xa, hẻo lánh, nhiều ngƣời không hề nghĩ đến hoặc không dám ƣớc mơ đến, nay cũng đã có đƣờng ô tô tới. Thành tựu này có ý nghĩa rất lớn lao đến sự phát triển của các dân tộc, rút bớt khoảng cách
  • 13. chênh lệch giữa các dân tộc với nhau và giữa miền núi với miền xuôi. Nếu lấy thời gian đi lại làm thƣớc đo khoảng cách thì ngày xƣa đi từ Hà Nội đến Lai Châu là hơn 1 tháng, ngày nay chỉ còn là 1 ngày. Đồng Văn, Mèo Vạc chỉ nghe tên đã hình dung đó là một xứ sở rất cao và xa xôi, phải đi hàng tháng trời thì nay khoảng cách cũng chỉ là 1, 2 ngày mà thôi. - Mạng lƣới thông tin, liên lạc phát triển rất nhanh nhƣ viễn thông, đƣờng dây điện thoại, đàm thoại dễ dàng đến tất cả các tỉnh và các huyện miền núi và dân tộc, trừ một số huyện mới tách. Nhiều xã của các tỉnh Tây Nguyên và miền núi của miền Trung cũng đã có điện thoại, tất cả các xã của tỉnh Sơn La đã có điện thoại, Sơn la đã tiến kịp miền xuôi về lĩnh vực này, không lâu nữa hầu hết các xã đều có điện thoại, thành tựu này sẽ là một kỳ tích xóa đi một khó khăn lớn nhất của mỉền núi và vùng dân tộc thiểu số về thông tin liên lạc và chứng minh rằng miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc tiến lên có sự phát triển ngang nhau là điều hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. - Mạng lƣới điện cũng đã phát triển, nhiều vùng của mọi miền đất nƣớc đã nối vào mạng lƣới điện quốc gia, những nơi xa và rất xa nhƣ Sín Mần, Đồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ (Lai Châu) cũng đã có điện lƣới quốc gia và nhiều địa phƣơng còn phát triển thủy điện nhỏ rất mạnh nhƣ huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã có hàng nghìn thủy điện nhỏ loại 1-3 kw. Với sự phát triển đó, nhân dân các dân tộc tin tƣởng, điện khí hóa đối với vùng dân tộc thiểu số không phải là không thực hiện đƣợc. 3. Đã từng bƣớc hình thành một số vùng sản xuất phát triển tƣơng đối tập trung và theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Nhƣ cà phê, cao su, chè ở các tỉnh Tây Nguyên; chè, hồi, quế, cây ăn quả... ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Một số vùng từ chỗ phá rừng làm rẫy đã chuyển sang bảo vệ, tu bổ rừng và trồng rừng có kết quả. 4. Đã vận động định canh, định cƣ, tƣơng đối ổn định đƣợc 2 triệu trong số 3 triệu ngƣời còn du canh du cƣ. Trong đó 30% số hộ đã có đời sống tƣơng đối ổn định, thu nhập vào loại khá, không còn thiếu đói, có nhà cửa khang trang, mua đƣợc radio, ti vi, xe máy, thậm chí một số hộ cũng mua đƣợc ô tô vận tải và nhiều loại máy cơ giới làm đất xay sát, tƣới tiêu... Một số điểm nổi trội nhƣ đồng bào ở xã Chƣ Pơn (Đăk Lăk) cho biết đã xóa đƣợc: đói, khổ, uống nƣớc suối, chày giã gạo, mù chữ...; xã Tâm Châu, huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng có 1.395 hộ thì loại giầu chiếm trên 20% thu nhập trên 500 triệu đồng/năm/hộ về trồng cà phê, có thêm cà phê, cả xã có 30 xe ô tô tải 306 máy kéo, 120 máy điện thoại, 717 xe gắn máy, bình quân 1,5 hộ có một ti vi, số hộ nghèo chỉ còn khoảng 5%, chúng tỏ vùng dân
  • 14. tộc vẫn có khả năng phát triển và giàu có. Vấn đề này đã xóa đi quan niệm cho rằng dân tộc là đồng nghĩa với nghèo khổ và lạc hậu. 5. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe và nâng cao dân trí trong các dân tộc thiểu số, có bƣớc phát triển rất dài so với trƣớc. Vùng thấp phát triển khá hơn. - Học sinh phổ thông chiếm từ 15 đến 20% so với dân số, khắp các xã trong tất cả các vùng dân tộc thiểu số đều đã có trƣờng phổ thông cơ sở. Đã hình thành hệ thống trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong tất cả các tỉnh, huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Ba trƣờng dự bị đại học ở ba miền Bắc Trung Nam đào tạo cán bộ cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao và dân tộc ít ngƣời. Phần lớn đồng bào Tày, Nùng, Thái, Mƣờng, Chăm, Khơme đã đƣợc phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Hầu hết các dân tộc đều có ngƣời tốt nghiệp trung học và đại học. Đã có chữ viết của một số dân tộc và tiếng phổ thông là ngôn ngữ quốc gia đã ngày càng phát triển trong các dân tộc. Ngày nay đi tới đâu cũng đã có ngƣời biết chữ và tiếng phổ thông. - Các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các dân tộc đƣợc khuyến khích phát triển và hòa hợp trong một nền văn hóa đa dân tộc, đồng thời mỗi dân tộc vẫn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp và bản sắc dân tộc riêng của mình. Hệ thống truyền thanh, truyền hình đã phát triển đến hầu hết các huyện của vùng dân tộc thiểu số, thông tin về những chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với đồng bào các dân tộc ở tất cả mọi miền, kể cả nơi xa và hẻo lánh của đất nƣớc. Thành tựu đó đã phá vỡ sự cách biệt trƣớc đây, có nơi gần nhƣ biệt lập với xã hội bên ngoài ở miền núi xa xôi, với các hoạt động của đất nƣớc. - Mạng lƣới y tế, phòng bệnh và chữa bệnh đã phát triển rộng khắp đến huyện và cơ sở, khống chế đƣợc các bệnh xã hội không để phát triển thành ổ dịch, đặc biệt là bệnh sốt rét, trƣớc đây đã gây biết bao đau khổ cho đồng bào các dân tộc, ngày nay đã hạn chế đến mức thấp nhất, không để xảy ra dịch. Bệnh phong là một bệnh mà đồng bào rất sợ hãi, có nơi số ngƣời mắc bệnh này chiếm đến 40% dân số, ngày nay đã không còn đáng sợ nữa. 6. Tổ chức Đảng, các Đoàn thể và chính quyền ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đã đƣợc xây dựng và củng cố. Tổ chức Đảng, Đoàn thể và chính quyền vững mạnh so với trƣớc đều do những cán bộ của địa phƣơng và dân tộc đảm đƣơng, hầu hết các dân tộc đều đã có Đảng viên và cán bộ. Tƣ tƣởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, tuy còn phải tiếp tục giáo dục, nhƣng đã đƣợc giải quyết, không có cơ sở phát triển. Các dân tộc đều có ngƣời tham gia lực lƣợng vũ trang bao gồm cả bộ
  • 15. đội, công an và dân quân tự vệ. Hàng ngũ cán bộ sỹ quan của lực lƣợng vũ trang nhân dân từ hạ sỹ quan cho đến cấp tƣớng, trong đó đều là ngƣời dân tộc thiểu số. 7. Đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc một đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số làm nòng cốt và lãnh đạo trong phong trào cách mạng của quần chúng. Đội ngũ cán bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ... là những cán bộ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và rèn luyện trong phong trào cách mạng giành độc lập tự do, có lòng yêu nƣơc, chí căm thù giặc, đầy nghị lực và kiên cƣờng đã góp sức vào thắng lợi của sự nghiệp giải phòng dân tộc và thống nhất đất nƣớc. Cán bộ ngƣời dân tộc đƣợc đào tạo có hệ thống, có kiến thức ngày một nhiều hơn, hình thành đội ngũ cán bộ bao gồm 126 ngƣời có trình độ trên đại học, 11.470 ngƣời có trình độ đại học và cao đẳng, 72.642 ngƣời có trình độ trung học. Trong số 450 đại biểu Quốc hội khoá X có 78 đại biểu là ngƣời dân tộc thiểu số và hơn 70% đại biểu ấy có trình độ đại học. Đội ngũ cán bộ này đang đảm nhiệm các cƣơng vị lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo ngƣời dân tộc thiểu số có bƣớc trƣởng thành rõ rệt nhƣ Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII có 15 đồng chí là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm 8,82%, 19 đồng chí là Bí thƣ, Phó Bí thƣ tỉnh uỷ chiếm 11,87%. Kết quả về công tác cán bộ nêu trên là một thắng lợi rất to lớn về chính sách dân tộc của Đảng ta. B. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Bên cạnh những thắng lợi nêu trên, cũng còn những tồn tại nhƣ sau: 1. Dân số tăng nhanh, rừng bị suy giảm, đất đai ngày càng bị bạc màu dẫn đến sản xuất ở một số nơi tăng chậm. Do đó tuy đã có sự tiến bộ nhƣ trên nhƣng bình quân về lƣơng thực và thu nhập vẫn còn rất thấp, đời sống chậm đƣợc cải thiện, đặc biệt có nơi chƣa có gì thay đổi so với trƣớc. Ví dụ nhƣ Cao Bằng, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời năm 1997 là 291,7kg, năm 1998 là 274kg hoặc Yên Bái nếu năm 1997 là 253,4kg thì năm 1998 là 240,2kg. Các tỉnh Tây Nguyên cũng có tình trạng giảm nhƣ vậy. - Sự chênh lệch giữa các dân tộc và các vùng còn khoảng cách lớn. Ví dụ: Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc đầu năm 1999 cho thấy: Tính theo vùng:
  • 16. Tỷ lệ đói nghèo của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện nay là 18,98% trong khi tỷ lệ đó ở khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ còn 7,22%, tức là khoảng cách giữa hai vùng đã chênh lệch với nhau hơn 2,6 lần. Hoặc nhƣ tỉnh Đăk Lăk, năm 1998, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tại khu vực I (theo phân khu vực miền núi của Uỷ ban dân tộc) là 5.410.000đ trong khi thu nhập bình quân tại khu vực III chỉ đƣợc 1.430.000đ/ngƣời. Chênh nhau tới 3,78 lần Tính theo dân tộc Theo tài liệu điều tra phân loại giầu, nghèo ở một số điểm cho những chỉ số nhƣ sau: Tỉnh Dân tộc Điểm khảo sát Mức độ giầu nghèo Khá và Trung bình Nghèo giàu Lai Châu Kinh Xã khu vực I 44,4% 51,21% 4,5% Si La Xã khu vực 0 6,25% 93,75% III Hà Giang Dao Xã khu vực I 14,1% 46,9% 39,0% Mông Xã khu vực 0 39,20% 51,66% III Ninh Chăm Xã khu vực I 4,53% 39,35% 56,12% Thuận Raglai Xã khu vực 1,4 khá 20,70% 77,90% III ĐăkLắk Ê đê Xã khu vực I 52,53% 32,32% 15,15% MNông Xã khu vực 7,30% khá 25,60% 67,10% III Hƣng yên Kinh Xã trung bình 53%,11% 32,39% 14,50% - Thực hiện cơ chế thị trƣờng, đối với miền núi và vùng cao nảy sinh khó khăn mới nhƣ không có thị trƣờng hoặc không cạnh tranh nổi trong điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, nhiều nơi làm ra sản phẩm, nhƣng lại không có ngƣời mua. Do đó khoảng cách có nguy cơ chênh lệch xa hơn nữa. Chẳng hạn lấy thu nhập làm
  • 17. chuẩn, thu nhập chung của cả nƣớc bình quân hơn 200 USD đầu ngƣời/năm thì miền núi và vùng dân tộc thiểu số nhƣ Hà Giang là 80 USD (1995), đến năm 2000 phấn đấu thu nhập gấp đôi, số này sẽ là 400 và 160 nhƣ vậy về tỷ lệ thì nhƣ nhau nhƣng khoảng cách 160/400 lại rộng hơn so với 80/200. 2. Bộ phận đồng bào còn sống du canh, du cƣ là bộ phận dân cƣ nghèo khổ nhất, còn hơn 1 triệu ngƣời và xu hƣớng du cƣ lại tiếp tục tăng lên. Mấy năm gần đây rộ lên làn sóng chuyển cƣ từ phía Bắc vào phía Nam, không theo kế hoạch chúng ta gọi là di cƣ tự do đã gây không ít khó khăn cho địa phƣơng nơi dân đi cũng nhƣ địa phƣơng nơi dân đến. Tài nguyên rừng tiếp tục bị tàn phá, mấy năm qua rừng tự nhiên bị suy giảm về diện tích là 143.714 ha, bình quân mỗi năm thiệt hại hơn 23.952ha, nhiều địa phƣơng cho rằng số rừng bị phá chắc chắn còn cao hơn số này tới 4 lần. Số rừng trồng mới không bù đƣợc số rừng bị tàn phá. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích đƣợc che phủ bình quân cả nƣớc chỉ còn 28,2%, có nơi còn thấp nhƣ Cao Bằng 12%... 3. Chất lƣợng và hiệu quả công tác giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ của đồng bào dân tộc còn rất thấp so với yêu cầu và so với đồng bằng. - Phát triển giáo dục phổ thông ở vùng cao còn rất khó khăn. Học sinh lớn tuổi bỏ học nhiều, lớp 3 và lớp 4 rất ít hoc sinh; tỷ lệ mù chữ cao, có dân tộc, có vùng mù chữ và không biết tiếng phổ thông đến 80-90%. - Mức hƣởng thụ văn hoá của đồng bào ở vùng sâu vùng xa còn rất thấp, một số tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, cúng bái, mê tín, theo "Vàng chứ" còn tồn tại và có nơi tăng lên. - Cơ sở y tế xã còn yếu, có nơi không có ngƣời làm việc hoặc có cán bộ y tế nhƣng không có thuốc. Bệnh sốt rét vẫn còn là mối đe doạ đến tính mạng của đồng bào, bệnh bƣớu cổ còn phổ biến ở nhiều vùng. Số bệnh nhân phong và lao còn lớn, nhất là ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt có xóm, làng 40% ngƣời mắc bệnh này. Đại bộ phận vùng dân tộc thiểu số thiếu nƣớc sạch, đặc biệt một số vùng thiếu cả nguồn nƣớc vì đã không còn nguồn sinh thuỷ là rừng nhƣ Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Lục Khu, Hà Quảng (Cao Bằng)... 4. Việc đào tạo bồi dƣỡng sử dụng cán bộ dân tộc và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc còn nhiều hạn chế và thiếu sót.
  • 18. - Trừ một số tỉnh có đội ngũ cán bộ dân tộc tƣơng đối đồng đều về cơ cấu lãnh đạo, chuyên môn và quản lý kinh tế - xã hội, còn nói chung nhiều tỉnh miền núi mới chỉ có cán bộ lãnh đạo là ngƣời dân tộc, cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý phần lớn là từ nơi khác đến. - Giáo viên và cán bộ y tế phần lớn là ở xuôi lên, ví dụ nhƣ huyện Tủa Chùa trên 80% dân số là ngƣời Mông nhƣng mới có 4 giáo viên là ngƣời Mông trong tổng số hơn 300 giáo viên của huyện. - Một số địa phƣơng do cơ cấu dân số thay đổi nên việc sử dụng cán bộ dân tộc đã không đƣợc chú ý nhƣ trƣớc, dẫn đến sự băn khoăn của đồng bào đó là điều thực tế đã diễn ra ở một số nơi. - Tỷ lệ cán bộ đƣợc đào tạo có trình độ đại học và trên đại học không những đã quá thấp mà sự chênh lệch còn quá lớn nhƣ Tày là 1,8%, Nùng 0,7%, Thái 0,3%, Mƣờng 0,7%, Dao 0,1%, Mông 0,06%... (so với dân số). Việc thực hiện một số chính sách còn bị lệch lạc và tiêu cực nhƣ cử tuyển, dân tộc nội trú và thi cử, nếu những tiêu cực không đƣợc khắc phục thì tác dụng sẽ ngƣợc lại với mục đích tốt đẹp của những chủ trƣơng chính sách đó. 5. Do những tồn tại trên, nên mặc cảm giữa các dân tộc chƣa đƣợc xoá bỏ triệt để, từng nơi, từng lúc việc đoàn kết dân tộc lại phát sinh vấn đề mới, nếu không xử lý tốt dễ làm phức tạp vấn đề. Cơ cấu dân số ở miền núi đã và sẽ còn thay đổi nhƣ ở Tây Nguyên trƣớc năm 1975, cƣ dân dân tộc thiểu số là chủ yếu thì ngay nay đã trở thành số ít, từ đó phản ánh vào sự cấu tạo trong bộ máy nhà nƣớc nhƣ có nhiều địa phƣơng đại biểu HĐND trƣớc đây hầu hết là ngƣời dân tộc thiểu số, nay chỉ còn một vài ngƣời; cơ cấu cán bộ chủ chốt ở xã, huyện cũng có thay đổi tƣơng tự, một vài nơi chƣa nhận thức đƣợc vấn đề cốt lõi của chính sách dân tộc là tuy cơ cấu dân số có thay đổi nhƣng vị trí của vấn đề dân tộc không hề thay đổi. Đó là những vấn đề lớn, cần có sự quan tâm thích đáng trong chính sách dân tộc vì nó không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà nó còn có ý nghĩa quốc tế. 6. Hiện nay, miền núi và vùng dân tộc thiểu số, nổi lên một số vấn đề đáng chú ý là: - Tình hình di biến động dân cƣ tƣơng đối lớn, hàng chục vạn ngƣời thuộc nhiều dân tộc di cƣ từ vùng cao xuống vùng thấp, từ phía Đông sang phía Tây, từ phía Bắc vào phía Nam. Dòng di cƣ này vẫn còn đang tiếp diễn. Việc di dân có nhiều nguyên nhân, nhƣng nguyên nhân chủ yếu là vùng cao thiếu đất sản xuất và đất đai đã bạc màu, đời sống khó khăn, cần phải đi đến chỗ có điều kiện sinh sống tốt hơn.
  • 19. - Tranh chấp ruộng đất, mua bán ruộng đất xảy ra phổ biến ở các địa phƣơng, phần lớn giải quyết về đất đai ở vùng này là theo luật tục chứ không theo luật pháp. Số đồng bào du canh, du cƣ không có đất đai ổn định để sản xuất, đồng bào Khơme Nam Bộ có đến 6% số hộ không có đất sản xuất (gọi là trắng tay) do nghèo đói đã cầm cố, sang nhƣợng hết. - Một vài năm gần đây tà đạo đã phát triển vào một số dân tộc nhƣ "Vàng Chứ" phát sinh ở một số vùng của đồng bào Mông và một số dân tộc khác, nếu không ngăn chặn sẽ có thể phá vỡ sự bền vững của văn hoá Mông. - Một số tệ nạn xã hội nhƣ, nghiện hút, uống nhiều rƣợu, cờ bạc... vẫn còn tồn tại và một số nơi có chiều hƣớng tăng lên. Diện tích trồng thuốc phiện tuy đã bị đẩy lùi đáng kể, từ 20.000 ha xuống còn khoảng 200 ha (1998), nhƣng vấn đề này không đơn giản, nếu chủ quan sẽ rất có thể phát triển trở lại rất nhanh. I V. Q UAN ĐI ỂM, M ỤC T IÊ U NHI Ệ M V Ụ VÀ GI ẢI PH ÁP T HỰ C HI Ệ N CHÍ NH S ÁCH DÂN T Ộ C T RO NG TH ỜI K Ỳ CÔ NG NGHI Ệ P H O Á, HI Ệ N Đ ẠI H O Á 1. Quan điểm: - Quán triệt chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế để nâng mức sống của các dân tộc, có sự phát triển ngang nhau là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và nhà nƣớc, bảo đảm cho đất nƣớc ổn định và phát triển. - Phát triển kinh tế - xã hội miền núi luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc coi đây là một bộ phận hữu cơ trong chiến lƣợc phát triển của nền kinh tế quốc dân. - Phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung của cả nƣớc, trƣớc hết là bản thân đảng bộ, chính quyền, nhân dân miền núi và dân tộc thiểu số phải vƣơn lên tự lực, tự cƣờng, chống tƣ tƣởng tự ty, ỷ lại. - Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng, gắn tăng trƣởng kinh tế với việc giải quyết những nhu cầu bức xúc về mặt xã hội ở miền núi và vùng dân tộc.
  • 20. 2. Mục tiêu: a. Mục tiêu chiến lƣợc (mục tiêu lâu dài): Về mục tiêu chiến lƣợc cần phải quán triệt và bám sát theo cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội do Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra là: - "Các dân tộc trong nƣớc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ"(1) trong đó cốt lõi của vấn đề là phấn đấu cho sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. Muốn vậy cần phát huy nội lực của mỗi dân tộc, nhà nƣớc tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đƣờng văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngƣỡng của các dân tộc, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của mỗi dân tộc trên cơ sở ngày càng hoà nhập, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. b. Mục tiêu cụ thể (trƣớc mắt) - Ổn định và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện một bƣớc đời sống nhân dân các dân tộc. Xoá đƣợc nạn đói, giảm số hộ nghèo xuống dƣới mức 30%. Giảm bớt khoảng cách chênh lệch nghèo đói giữa các vùng và các dân tộc. Thu hẹp khoảng cách về thu nhập bình quân giữa các dân tộc và các vùng và sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - văn hoá nói chung. - Về bảo vệ sức khoẻ, thực hiện đƣợc 100% số xã có trạm y tế, có đủ cán bộ và đủ thuốc chữa bệnh. Khống chế bệnh sốt rét không để xảy ra dịch, chống bƣớu cổ, loại bỏ tình trạng thiếu i ốt vào năm 2000. Tất cả các bệnh nhân phong đƣợc phát hiện và chữa trị. Cơ bản có đủ nƣớc uống và nƣớc sạch cho nhân dân. - Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, nâng cao thêm một bƣớc trình độ văn hoá và đời sống tinh thần, bảo tồn và phát triển văn hoá, văn nghệ tốt đep, thanh toán nạn mù chữ, đƣa thông tin bằng sóng phát thanh và truyền hình đến hầu hết các vùng của đất nƣớc, góp phần vào nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc. - Cơ bản hoàn thành công tác định canh định cƣ.
  • 21. - Xây dựng đƣợc cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu cán bộ dân tộc, trƣớc hết là đối với cấp cơ sở và huyện. - Trên cơ sở đó, củng cố và tăng thêm lòng tin của các dân tộc đối với chính sách của Đảng. Khối đoàn kết dân tộc đƣợc tăng cƣờng. Giữ vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và an toàn xã hội. 3. Nhiệm vụ và những giải pháp lớn a. Về nhiệm vụ Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cần cụ thể hoá chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Công nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, sắp xếp lại và đầu tƣ chiều sâu các cơ sở hiện có, phát triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích các nghề thủ công truyền thống. Xây dựng các cơ sở vật liệu xây dựng, đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác khoáng sản. Hoàn thành đúng tiến độ các công trình thuỷ điện đang xây dựng và chuẩn bị các công trình mới ở Sơn La, Sông Gâm, Tây Nguyên... Phát triển công nghiệp miền núi phải bám sát theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho sản xuất có thiết bị tiên tiến, không lạc hậu, chất lƣợng sản phẩm tốt, giá thành cạnh tranh đƣợc với cơ chế thị trƣờng hiệnnay. Nông - Lâm nghiệp: - Giải quyết lƣơng thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, không phải sản xuất lƣơng thực tự túc hoặc với bất cứ giá nào. Vùng có điều kiện vẫn tiếp tục mở rộng diện tích, tạo ra đất đai ổn định để làm lƣơng thực không du canh du cƣ. Thâm canh, tăng năng xuất bằng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thuỷ lợi, đồng thời giao lƣu với các vùng, bảo đảm an toàn lƣơng thực. - Rừng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sinh thái, môi trƣờng, trƣớc mắt cần thực hiện nghiêm chỉnh chủ trƣơng đóng cửa rừng, đồng thời khoanh nuôi, trồng mới để đến năm 2010 đƣa độ che phủ lên trên 43%, hình thành một hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dùng, rừng sản xuất... đảm bảo an ninh môi trƣờng cho đất nƣớc và bảo tồn tính đa dạng sinh học. Việc đóng cửa rừng chỉ là một biện pháp
  • 22. hành chính, có tính chất tình thế, phải tiếp tục có biện pháp bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân sống dựa vào rừng, có cơ chế chính sách để ngƣời dân sống trên vùng này làm giàu bằng phát triển rừng. - Về phát triển cây công nghiệp dài ngày đƣa diện tích từ 179 nghìn ha năm 1994 lên gấp đôi vào năm 2000 và những năm sau. - Phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. - Gắn phát triển nông - lâm nghiệp với công tác định canh định cƣ, tiếp tục đầu tƣ theo dự án sớm hoàn thành công tác định canh định cƣ trong cả nƣớc. Kết cấu hạn tầng và dịch vụ: - Về giao thông, đầu tƣ nâng cấp các đƣờng quốc lộ, tuyến đƣờng đến các huyện xã vùng cao. Đến năm 2005 hầu hết các xã đều có đƣờng ô tô đến trung tâm. Xây dựng đƣờng Trƣờng Sơn (Xa lộ Bắc - Nam) sẽ có ý nghĩa làm thay đổi vùng kinh tế - xã hội Tây Nguyên. - Về năng lƣợng, năm 2000 - 2005, 100% số huyện lỵ có điện, từ 80 - 90% số xã có điện (điện lƣới quốc gia và thuỷ điện) và 100% số xã có điện vào trƣớc năm 2010. - Về thuỷ lợi, đẩy mạnh xây dựng các công trình mới, tu sửa và kiên cố hoá các công trình hiện có, bảo đảm trƣớc tiên cho các vùng sản xuất lƣơng thực và cây công nghiệp tập trung, cung cấp nƣớc cho công nghiệp và đô thị. Thực hiện chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn để đảm bảo đến năm 2005 có 80% số dân đƣợc dùng nƣớc sạch. - Xây dựng và phát triển đô thị, thị trấn nhất là vùng sâu, vùng xa cần nhanh chóng phát triển những trung tâm cụm xã để thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất hàng hoá phát triển. Phá thế tự cấp, tự túc, hình thành các điểm thƣơng mại cấp vùng, thị xã, huyện và cụm xã. Chuyển dịch cơ cấu dân cƣ hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có một số dân tộc chỉ làm nông nghiệp tự cấp tự túc chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ và cung cấp hàng hoá trong vùng. Phấn đấu xuất khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 20-30%.
  • 23. - Bảo tồn và khai thác vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử của các vùng trong nƣớc để phát triển du lịch, đồng thời phải có biện pháp để ngăn chặn những tiêu cực do du lịch gây ra và giữ vững đƣợc bản sắc dân tộc trong hội nhập quốc tế. - Thực hiện chƣơng trình phát thanh, truyền hình, chƣơng trình phát triển thông tin liên lạc đến năm 2000-2005 sẽ phủ sóng phát thanh và truyền hình hầu hết các vùng miền núi và dân tộc thiểu số, trên 90% số xã có trạm điện thoại và nhà bƣu điện văn hoá xã. - Phát triển mạnh mạng lƣới y tế xã,thôn... bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, có đủ thầy thuốc, có cơ sở dƣợc, bảo đảm cung cấp các loại thuốc thông thƣờng, có phƣơng tiện khám và chữa các loại bệnh thông thƣờng cho nhân dân, kể cả những xã vùng sâu, vùng xa. - Phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ cho những ngƣời trong độ tuổi, mở rộng các hình thức giáo dục. Củng cố hoàn thiện hệ thống trƣờng dân tộc nội trú, bán trú từ xã lên đến trƣờng dự bị đại học ở Trung ƣơng. Có cơ chế chính sách sao cho ngƣời nghèo cũng đi thi đại học đƣợc, việc cử tuyển vào trƣờng dân tộc nội trú và đại học, cao đẳng phải đúng đối tƣợng theo quy định của chính sách dân tộc và Luật Giáo dục. b. Những giải pháp chủ yếu: 1. Về địa bàn Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, cần chỉ đạo và đầu tƣ có trọng tâm trọng điểm. Miền núi, bao gồm các tỉnh miền núi, tỉnh có miền núi và vùng dân tộc (ở đồng bằng) có số dân khoảng 22.600.000 ngƣời. Hiện nay phân thành ba khu vực theo trình độ phát triển để chỉ đạo và có giải pháp thích hợp đối với từng khu vực (1). Khu vực I: Gồm các trung tâm đô thị, thị trấn và khu vực công nghiệp, hiện nay có số dân trên 6,4 triệu ngƣời chiếm khoảng 28% dân số của toàn 3 khu vực. Cơ chế đầu tƣ chủ yếu ở vùng này là huy động nguồn lực từ trong cộng đồng và vốn vay, tạo nên thị trƣờng trong vùng và làm đầu mối giao lƣu kinh tế, văn hoá với các vùng khác trong cả nƣớc; phát triển với nhịp độ cao hơn mức bình quân cả nƣớc để thúc đẩy sự phát triển của vùng và kích thích, lôi cuốn các vùng khác phát triển theo.
  • 24. Khu vực II: Gồm các xã còn khó khăn, chƣa phát triển bằng khu vực I là vùng tiếp giáp giữa khu vực I với khu vực III là những vùng sâu, vùng xa, vùng cao; vùng này có số dân trên 9,6 triệu ngƣời chiếm 43% dân số của toàn 3 khu vực. GDP bình quân đầu ngƣời ở khu vực này năm 1994 bằng 70% mức trung bình của cả nƣớc. Mật độ đƣờng giao thông còn rất thấp, mới có 0,18km/km2 Cơ chế đầu tƣ đối với khu vực này là có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc về xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn từ cộng đồng và vốn tín dụng. Xóa đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo xuống dƣới mức 15% vào năm 2000 và thực hiện 100% định canh, định cƣ. Khu vực III: Là khu vực khó khăn nhất, có số dân trên 6,5 triệu ngƣời, chiếm 29% dân số của toàn 3 khu vực, đây là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa kết cấu hạ tầng chƣa có gì đáng kể, điều kiện sống và dịch vụ cực kỳ khó khăn, đất nông nghiệp thiếu, phần lớn sản xuất nông nghiệp độc canh cây lƣơng thực trên nƣơng rẫy, chƣa có điều kiện tiến lên sản xuất hàng hóa; GDP bình quân đầu ngƣời năm 1994 chỉ bằng 31% mức trung bình trong cả nƣớc, mật độ giao thông chỉ có 0,09km/km2, còn 464 xã chƣa có đƣờng đến trung tâm xã. Để cho nhân dân các xã dân tộc ở khu vực này thoát khỏi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban dân tộc và miền núi, ngày 31-7-1998 Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt chƣơng trình kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa nhằm “ Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; tạo điều kiện để đƣa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nƣớc; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng” [1]. Chƣơng trình 135 đƣợc thực hiện theo 2 giai đoạn với mục tiêu cụ thể nhƣ sau: a. Giai đoạn 1998-2000: - Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm đƣợc 4-5% hộ nghèo.
  • 25. Bƣớc đầu cung cấp cho đồng bào có nƣớc sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng; kiểm soát đƣợc một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đƣờng dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã, phần lớn đồng bào đƣợc hƣởng thụ văn hóa thông tin. b. Giai đoạn từ 2001-2005 - Giảm tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biêt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. - Bảo đảm cho đồng bào có đủ nƣớc sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng; đại bộ phận đồng bào đƣợc bồi dƣỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát đƣợc phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đƣờng nhựa đến tất cả các huyện, nâng cấp đƣờng đến trung tâm xã, có đƣờng ôtô đến tất cả các xã và có đƣờng dân sinh tốt hơn đến các thôn bản, thúc đẩy phát triển thị trƣờng hàng hóa ở vùng này. Chƣơng trình 135 phải bao gồm toàn bộ các chƣơng trình đang thực hiện ở khu vực III nhƣ định canh định cƣ, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn; không phân tán thành nhiều chƣơng trình nhƣ hiện nay, vì có sự chồng chéo, lãng phí, nhiều cửa và dễ thất thoát. Phấn đấu đến hết thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ xóa bỏ nghèo đói, xóa bỏ du canh du cƣ, xóa bỏ đặc biệt khó khăn, xóa bỏ một bƣớc quan trọng về khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và các dân tộc. 2. Thực hiện tích cực chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo: Mục tiêu của chƣơng trình này là xóa đói, nghèo, xóa đƣợc du canh, du cƣ, góp phần triệt tiêu tình trạng đặc biệt khó khăn. Đối tƣợng của chƣơng trình là diện đói nghèo của cả ba khu vực, nhƣng tập trung chủ yếu ở khu vực III. 3. Về chính sách đầu tƣ: Vốn ngân sách Nhà nƣớc sẽ đầu tƣ tập trung chủ yếu vào xây dựng giao thông, điện, thủy lợi, nƣớc sạch, trạm y tế, bệnh viện, trƣờng học, chợ, tùy tính chất mức độ quy mô của công trình mà có sự đóng góp của nhân dân theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. - Vốn tín dụng tập trung hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, xóa đói, giảm nghèo. Vay vốn với lãi xuất thấp. Riêng đối tƣợng nghèo đói cho vay phải có một cơ chế chính sách đặc biệt, nên cho vay không có lãi, nếu do ngân hàng cho vay thì phần
  • 26. lãi xuất do ngân sách nhà nƣớc đảm nhiệm, hoặc có thể có một quỹ tín dụng giao thẳng cho ban chủ nhiệm chƣơng trình quản lý cho vay theo nguyên tắc bảo toàn vốn. Bỏ thể chấp mà bằng nguyên tắc tự nguyện và tín chấp, tín chấp là cơ quan đoàn thể quần chúng hoặc giám đốc dự án đứng ra vay cho dân để tổ chức thực hiện theo các chƣơng trình dự án. - Về đầu tƣ cho bảo vệ và phát triển rừng, tập trung đầu tƣ chủ yếu cho khoanh nuôi, chỉ cần khoanh nuôi, không phát, không đốt trong thời gian 5-10 năm sẽ thành rừng, đầu tƣ cho khoanh nuôi bằng đầu tƣ cho trồng mới và chăm sóc rừng trồng, rừng tự nhiên giao cho đại bộ phận cho hộ gia đình quản lý đƣợc hƣởng toàn bộ khối lƣợng tăng trƣởng của rừng so với thời điểm đƣợc giao. Có nhƣ vậy mới gắn liền lợi ích của rừng với ngƣời làm rừng và nhân dân làm nghề rừng cũng có điều kiện làm giàu bằng nghề rừng. Nếu muốn đƣợc rừng mà không có chính sách cho ngƣời, thì ngƣời sẽ không chịu bó tay, rừng sẽ bị phá hoặc ngƣời sẽ chạy đi nơi khác. Đi đôi với chính sách đầu tƣ đó, hạn chế dân số tự nhiên và cơ học đến vùng này để không tăng thêm áp lực về lƣơng thực và chất đốt. 4. Về chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh thì cán bộ là quyết định, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra là rất đúng đắn. Vấn đề cán bộ là khâu then chốt để tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ do Đại hội đảng đề ra. - Có quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số từ cơ sở cho đến trung ƣơng, nghĩa là đề ra đƣợc nhu cần từng loại cán bộ trong từng thời kỳ theo mục tiêu, chiến lƣợc cán bộ chung của cả nƣớc và của các dân tộc đƣợc đào tạo sử dụng tƣơng ứng với tỷ lệ dân số của dân tộc đó. - Trên cơ sở quy hoạch đó, củng cố, phát triển hệ thống trƣờng dân tộc nội trú, bán trú xã lên đến Trung ƣơng làm nhiệm vụ bồi dƣỡng con em ngƣời dân tộc có đủ trình độ kiến thức để thi vào đại học. Cấp xã đào tạo trình độ cấp I, huyện cấp II, tỉnh cấp III và trƣờng dự bị đại học ở Trung ƣơng, bồi dƣỡng nâng cao trình độ để thi vào đại học. Hệ thống trƣờng này phải đƣợc tiế tục củng cố hoàn thiện thêm cơ sở vật chất và chính sách chỉ đạo tuyển sinh chặt chẽ, theo dân tộc và địa bàn cụ thể, tránh tình trạng có dân tộc cán bộ đã nhiều, nhƣng học sinh, sinh viên vẫn chiếm đa số là không hợp lý. Chủ trƣơng cử tuyển vào đại học và cao đẳng chỉ là giải pháp tình thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có hiệu quả để tiến tới bỏ hệ cử tuyển hiện nay, học sinh học lên các cấp đều phải thi, có đạt trình độ thì mới cho lên. Có vậy mới đào tạo đƣợc nhân tài, nhà nƣớc có chế độ, chính sách, tạo
  • 27. điều kiện để học sinh học giỏi thi đỗ chứ không phải châm chƣớc hoặc cho thêm điềm để học lên cấp cao. - Có chính sách thu hút và hƣởng thụ thích đáng theo nguyên tắc phân phối theo lao động về tiền lƣơng cho cán bộ công tác ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Chúng ta ra sức bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ là ngƣời xuất thân ở vùng này, đồng thời cũng rất cần thiết có cán bộ từ nơi khác đến phục vụ lâu dài đồng bào các dân tộc. Do đó cần có hệ số lƣơng theo nhƣ phân chia 3 khu vực hiện nay, có thể là công tác ở khu vực I hệ số lƣơng bằng 1,1 lần, khu vực II là 1,5 khu vực III là 2 lần nghĩa là lên công tác ở khu vực III thì lƣơng gấp đôi so với mức lƣơng chung. Ngoài ra chúng ta cũng nên nghiên cứu từng bƣớc và đến lúc nào đó sẽ có sự điều chuyển cán bộ giữa các vùng và các dân tộc. Cán bộ ngƣời miền núi, ngƣời dân tộc thiểu số có thể xuống công tác ở đồng bằng và ven biển, trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ chúg ta đã làm nhƣ vậy. Cán bộ chiến sĩ nghĩa vụ quân sự, sỹ quan đến cấp tƣớng, tƣ lệnh sƣ đoàn, quân khu chỉ huy các mặt trận chẳng phải đã có ngƣời dân tộc thiểu số đó sao, hoặc thời Pháp cũng có những ngƣời là dân tộc thiểu số xuống làm quan ở đồng bằng. Nếu nhƣ thực hiện từng bƣớc cho đến khi xoá bỏ sự ngăn cách về cơ cấu dân tộc thì chính là lúc chúng ta đã thực hiện đƣợc sự bình đẳng, đoàn kết dân tộc một cách thực sự theo đúng nghĩa của nó. 5. Thực hiện chính sách mở cửa: Hội nhập với thế giới bên ngoài thì việc thực hiện chính sách dân tộc, có nhiều phức tạp, sự biến đổi của các nƣớc láng giềng và trên thế giới không thể không ảnh hƣởng, tác độc đến các dân tộc nƣớc ta và ngƣợc lại, trong khi đó nguy cơ về diễn biến hòa bình, các thế lực phản động bên ngoài luôn luôn tìm kẽ hở để kích động dân tộc hòng gây mất ổn định. Nhƣng không phải vì vậy mà ta đóng cửa và không cho nƣớc ngoài vào đầu tƣ, phát triển lên miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Xuất phát từ quan điểm đƣờng lối chính sách dân tộc và qua thử thách trong các thời kỳ cách mạng, chứng tỏ nhân dân các dân tộc ta bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng tin tƣởng, trung thành và đi theo đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của Bác Hồ đề ra. Vì vậy nên có sự quan hệ về công tác dân tộc trong khu vực và thế giới , nhƣ liên Hợp quốc có diễn đàn chống phân biệt đối xử, bảo vệ lợi ích của các dân tộc thiểu số, tổ chức và diễn đàn này và nhiều tổ chức khoa học trên thế giới hoàn toàn không có gì mâu thuẫn với chính sách dân tộc của ta, qua các diễn đàn đó chúng ta nói lên đƣợc chính sách dân tộc rất ƣu việt của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tuy nhiên do lợi ích và mƣu đồ của mỗi tổ chức và thế lực phản động họ dùng vấn đề này để chống phá ta thì chúng ta phải có đối sách thích hợp để không mất cảnh giác.
  • 28. 6. Xây dựng Luật Dân tộc: Nƣớc ta là một nƣớc có nhiều dân tộc. Theo đƣờng lối đổi mới của Đảng về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Do đó trong giai đoạn này cần thiết phải thể chế những tƣ tƣởng quan điểm chính sách dân tộc của Đảng thành luật pháp của Nhà nƣớc, làm cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các dân tộc trong tình hình mới. Nội dung của Luật sẽ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về chính sách dân tộc của Đảng, quyền và nghĩa vụ của các dân tộc (về thành phần dân tộc, quyền tham gia quản lý nhà nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa) và quản lý nhà nƣớc vê dân tộc. - Tiếp tục hoàn thiện và thể chế hóa đƣờng lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nƣớc vào các dự án Luật mà Quốc hội đã và sẽ thông qua. 7. Đổi mới về công tác dân tộc và miền núi. Quốc hội có Hội đồng dân tộc của Quốc hội, thực hiện chức năng xây dựng luật, giám sát và tăng cƣờng hiệu lực của giám sát đối với các ngành các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, về việc thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớcvề dân tộc và miền núi, để cơ quan này thực sự giữ đƣợc vị trí quan trọng của nó cần có chế tài để mọi tổ chức và cá nhân thực hiện những kiến nghị chính đáng của cơ quan Quốc hội về lĩnh vực dân tộc, đồng thời nâng cao trình độ và năng lực của các thành viên Hội đồng dân tộc để hoàn thành nhiệm vụ mà nhân dân và Quốc hội giao cho nhƣ luật định. - Uỷ ban dân tộc và miền núi của Chính phủ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc về dân tộc và trực tiếp quản lý một số chƣơng trình dự án. Cơ quan dân tộc của Chính phủ cần tập chung chủ yếu vào việc xây dựng chính sách và giúp Chính phủ kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách dân tộc. - Các ngành ở Trung ƣơng căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của mình, có chủ trƣơng, biện pháp chỉ đạo quản lý toàn ngành về việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc. Những ngành có liên quan nhiều đến vấn đề dân tộc có thể tổ chức ra một vụ nhƣ Bộ Văn hóa có Vụ dân tộc v.v... - Tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc ở các địa phƣơng nên phân ra làm hai loại: đối với tỉnh đƣợc công nhận là miền núi, đại bộ phận dân cƣ là dân tộc và tỉnh đồng bằng có vùng dân tộc thiểu số từ 10 ngàn ngƣời trở lên thì có Ban dân tộc; loại tỉnh có cả đồng bằng và miền núi, có cả dân tộc thiểu số thì có Ban dân tộc và miền núi.
  • 29. - Tổ chức quản lý chỉ đạo các chƣơng trình cụ thể xuyên suốt từ Trung ƣơng xuống đến cơ sở. Quản lý và đầu tƣ theo dự án, theo địa chỉ trên cơ sở cơ chế chính sách đầu tƣ thống nhất và cụ thể, chống kiểu ban ơn, xin, cho. Chống tham nhũng, thất thoát, nhiều thủ tục phiền hà... Cơ quan ở Trung ƣơng chủ yếu là quản lý chính sách, mục tiêu đối tƣợng, còn quyết định cụ thể làm gì, ở đâu, các gì trƣớc, cái gì sau là do địa phƣơng quyết định. Có cơ chế cụ thể thực hiện phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tất cả các chƣơng trình dự án đó phải công bố công khai cho nhân dân biết để nhân dân làm có thu nhập ngay từ lúc xây dựng công trình và nhân dân kiểm tra, giám sát. 8. Phối hợp giữa các cơ quan Đảng và nhà nƣớc để thực hiện thắng lợi, chính sách dân tộc Dƣới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và toàn diện của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, các cơ quan của nhà nƣớc cần phối hợp chặt chẽ với các Ban của Đảng ở Trung ƣơng và địa phƣơng để làm tốt công tác dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc và lâu dài của nƣớc ta.