SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
Những Nhận Xét, Tiếp Thu và Cảm Nghĩ
            về OpenStack Summit 2012 San Diego CA (USA)
                                  Nguyễn Hoàng (ghi)


Đây là những ghi chú (với một cấu trúc thô sơ bao gồm nhiều ý nghĩ rời) về OpenStack
Summit 2012 [Summit]. Để các thông tin và ý nghĩ không phai nhạt hay biến mất, tôi ghi
vội xuống đây một số nhận xét, tiếp thu và cảm nghĩ riêng về Summit, qua dạng các gạch
đầu dòng.

      (Tất cả thông tin, tư liệu liên quan đến Summit xin xem qua các nguồn do
      OpenStack Foundation cung cấp. Tôi cũng xin phép viết chen một số thuật ngữ
      tiếng Anh cho tiện.)

•     Vị trí tham dự của tôi:

      Theo đề nghị và thu xếp của N. T. Trung, tôi tháp tùng anh Đ. H. Khánh và Trung
      tham dự Summit. Trước đó, tôi đã có một số quan tâm về OpenStack [OpStk]; tôi
      đã đọc qua các nét lớn về lịch sử, mục tiêu và kiến trúc của OpStk, vừa đủ để có
      một hiểu biết nền và tồng quan. Do đó, tôi tham dự Summit với hiểu biết thật giới
      hạn về các chi tiết, kể cả chi tiết riêng của các tiểu hệ thống lớn nằm trong cấu trúc
      toàn thể của OpStk, trong đó bao gồm cả một bộ từ vựng và các acronyms khá
      phong phú riêng cho OpStk. Bên cạnh, còn có những thuật ngữ hiện lưu hành
      trong giới làm phát triển PMNM mà tôi chỉ quen thuộc một số (tương đối ở mức ý
      niệm). Nói rõ vị thế của mình, tôi muốn xác định các thuận lợi và các giới hạn bản
      thân trong việc theo dõi và tiếp thu các vấn đề được quan tâm và trình bày trong
      Summit.

             Thí dụ: Chỉ cần duyệt qua vài trang web của OpenStack.org người đọc đã
             phải làm quen với: những tên gọi khác nhau của các phiên bản OpStk
             (Essex, Folsom,...), rồi tên gọi của các cấu phần chính của hệ thống này, các
             biến đổi của các cấu phần này sau đó lại có thể mang thêm vài tên gọi
             khác... Ngay cả các tầng, lớp thành phần của kiến trúc hệ thống cũng mang
             những danh xưng tuy có vẻ “phổ quát” nhưng thực sự cũng cần phải làm
             quen trong nội dung riêng biệt của OpStk, ví như: Compute, OpenStack
             Shared Services, Dashboard,...

      Cùng đi với anh Khánh và Trung, tôi cho phép mình khoanh vùng quan tâm, với
      mong muốn các bạn cùng đi sẽ tập trung vào các lĩnh vực không thuộc vào chuyên
      môn của tôi. Sự phân công này, trong thực tế, cũng không phải là dứt khoát, nhiều
      lần cả ba anh em đều tụ vào cùng một session vì có thể đó là quan tâm chung, mà
      cũng có thể vì những session khác còn quá “xa lạ”, quá “chuyên môn”, “chưa cần
      biết đến”,... với cả ba. Và điều dưới đây nữa...

                                            1
Tham dự OpStk Summit lần đầu cũng có những giới hạn tất yếu của nó. Dòng tư
    duy và phát triển (ở nhiều cung bậc trong tổ chức OpStk cũng như kiến trúc của
    OpnStk) thật phong phú và đòi hỏi nhiều tri thức liên hệ hơn những gì tôi có thể tự
    trang bị hoặc chạy đuổi cho kịp chỉ trong đôi ba ngày.

    Sau hết, may mắn được Trung cung cấp những thông tin cập nhật về sự quan tâm
    đến a) PMNM và b) Tính toán đám mây ở VN, tôi tham dự Summit với một số
    động lực cụ thể và thực dụng hơn chỉ là một người tham dự vì tò mò, quan tâm
    hoặc để tìm học chung chung. (Cũng cần nói thêm: OpStk nhằm chủ yếu vào
    Private Cloud, một loại hình có lẽ phù hợp cho một số giải pháp mà VN đang tìm
    kiếm, tuy nhiên, trong nội dung đang bàn ở đây, yếu tố này không quan trọng lắm
    nên tôi không bàn thêm ở đây.)

•   Cảm tưởng ban đầu:

    Ngay cả vị trí và địa điểm chọn làm Summit cũng cho thấy sức mạnh (cả về tài
    trợ) của Summit. Các phương tiện hội nghị (nói chung) tương đối cao cấp, tiện
    nghi và tổ chức điều hành thông suốt và chuyên nghiêp. Chỉ lo đón tiếp, lo ăn
    (sáng và trưa) chu tất cho 1.500 người (quá dự tính đến hơn trăm người thì phải)
    đã là một thách thức.

    Sự có mặt (làm rõ ngay trong khu tiền sảnh của Summit) của các đại gia IT và các
    tên tuổi quen thuộc trong giới IT và PMNM mặc nhiên làm rõ vị trí (và vị thế) của
    OpStk trong 1) giới công nghiệp IT, và 2) trong cộng đồng PMNM, không những
    ở Mỹ mà còn là thế giới. Sự có mặt của các công ty nhỏ, làm tư vấn, thiết kế, cài
    đặt và cung cấp các sản phẩm “phụ” (nhưng quan trọng với người dùng thực tế)
    cũng cho thấy tiềm năng kinh doanh chung quanh OpStk. Với một người đã từng
    quan tâm và tham dự (ở một mức độ) vào phong trào PMNM trước đây, ngay cả
    về hình thức, tôi nhận rõ những bước tiến rất xa của PMNM. Đồng thời, nó cho
    thấy một bước tiến tất yếu về mặt khẳng đinh về nguyên tắc cho OpStk (nhìn từ
    góc độ PMNM lần tính toán đám mây) mà cộng đồng công nghệ thông tin sẽ/đang
    nhằm tới: Chung và Mở.

    Không thể không nói tới những con người tham dự Summit. Phần đông họ trẻ,
    năng nổ, linh hoạt và tận tình với công việc họ đang làm. Điều này phản ánh qua
    các bài trình bày, các trao đổi, và ngay cả trong các cuộc trò chuyện bên ngoài
    phòng họp. Đàng sau các biểu hiện bên ngoài ấy, còn phải nói đến vốn liêng tri
    thức họ mang theo. Không chỉ là những hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực sinh
    hoạt của mình. Nhiều người (rất tiếc, đây chỉ là một ước đoán chủ quan của người
    quan sát từ bên ngoài) trong họ đã quen thuộc, thành thạo trong cộng đồng
    PMNM. Dù có tham dự vào sinh hoạt của cộng đồng OpStk qua sự cắt đặt của
    công ty gốc của mình, sự tương tác và hợp tác của họ luôn nổi bật tinh thần của
    một cộng đồng mở. Đây, theo tôi, không phải là một điều có thể đạt được trong
    một sớm một chiều. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi một môi trường thật sự lành mạnh

                                         2
để phát huy.

•   Vẫn đi từ yêu cầu tư duy và phương thức mới để đáp ứng thực tại ứng dụng
CNTT đặt ra cho ngành

     Lắng nghe những người đứng mũi chịu sào cho OpenStack Foundation, trong số
     cũng là những người tạo ra giải pháp OpStk (“the solution”), cũng như dựa vào
     lịch sử hình thành OpStk (qua khách hàng NASA) tôi thấy rõ, OpStk là một nỗ lực
     rất lớn, qui mô và bài bản nhằm tìm cách đạp ứng lại nhu cầu tính toán hiện nay và
     trong một vài thập niên sắp tới của cộng đồng người dùng đa dạng và phong phú.
     Ở đây, còn có sự vận dụng của trí tuệ chuyên ngành (từ kiến trúc hệ thống, công
     nghệ cho đến các giải pháp “kim loại” (metal) – tức máy móc thiết bị) để mọi
     người góp phần làm ra một giải pháp tích hợp cho nhu cầu tính toán “của 25 năm
     sắp đến”.

     Là một tổ chức mang tính độc lập đối với một nhà buôn/cung cấp sản phẩm
     (legacy lẫn tương lai), OpStk có được cái ưu thế dám (và có thể) bứt phá, vượt ra
     ngoài các khung sườn sẵn có (do không chế của “các dòng sản phẩm”) khi cần
     thiết để đi đến những giải pháp gọn, sạch và minh bạch để làm thành các reference
     architectures và các reference implementation khả dĩ đặt nền tảng chung và vững
     chắc cho những phát triển cụ thể cho từng (nhóm) yêu cầu cụ thể (của các nhóm
     đối tượng khách hàng vertical).

     Design for flexible adaptations đòi hỏi những khả năng cao về thiết kế hệ thống,
     về kỹ nghệ phần mềm (software engineering) đã đành, nó còn thuận lợi hơn nếu có
     được sự tham dự hiệu quả của nhiều nhóm nhu cầu, kinh nghiệm và tri thức
     chuyên ngành. Một cộng đồng mở (và tự thân nó là phi lợi nhuận) sẽ là môi
     trường thuận lợi hơn cả. Cộng đồng OpStk có tiềm năng tạo được một môi trường
     hợp tác như vậy, với vốn liếng tri thức cần thiết cho một công việc như vậy. Qua
     các diễn giả và các trao đổi chuyên đề, tôi có thể nói, sự tin tưởng của tôi về năng
     lực và quyết tâm của các thành viên trong cộng đồng phát triển OpStk được củng
     cố rất nhiều.

•    Một nền tảng mở, hiện đại nhằm vào bề rộng ứng dụng và bề xa vào tương lai

     Từ các thành quả đã đạt được và công bố, chia sẻ cho đến cung cách hợp tác, bàn
     bạc các thiết kế hoàn thiện hay làm mới những gì đang và sẽ làm cho OpStk,
     người tham dự có thể nhận xét thấy, đánh giá và kiểm nghiệm được tinh thần mở
     của cộng đồng phát triển và áp dụng OpStk. Về mặt giám quản, mô thức thiết lập
     Foundation cũng là một đúc kết kinh nghiệm rất lớn về việc duy trì và bảo vệ tính
     mở của một thiết kế lớn và đa dạng như OpStk.

     Những nhà thiết kế OpStk tất nhiên sẽ vận dung, và đôi khi tận dụng, thành quả
     (nhiều mặt) của toàn ngành vào các đóng góp của họ cho OpStk. Nhưng có lẽ là
     quan trọng hơn đối với chủ trương giải quyết bài toán cho hôm nay và tương lai,

                                           3
những tư duy hiện đại về hệ thống, những cách nhìn lại toàn cục mô hình xử lí cổ
điển và ngay cả về tính toán đám mây (thực ra còn rất non trẻ) cho đến nay đã
được đưa ra, đánh giá và chấp nhận để làm nền tảng kiến trúc cho OpStk. Với
kinh nghiệm thực tiễn của mình, những người làm thiết kế có thể loại trừ những gì
“không được” (doesn't work) và động não để tìm ra những phương án giải quyết
hoặc thay thế để đưa vào OpStk.

Một lần nữa, môi trường mở, với vốn liếng trí tuệ và kinh nghiêm phong phú, là
một tiền đề tốt để OpStk có cơ hội là nơi tiếp thu những sáng kiến, những giải
pháp tốt hơn để làm một reference architecture. Chỉ điều này thôi, đã là một đóng
góp không nhỏ cho ngành. Thêm vào đó, nếu ta nhìn lại danh sách tất cả những
doanh nghiệp và cơ quan hội viên của OpenStack Foundation (bao gồm mọi thứ
quan tâm và khu vực kinh doanh từ hạ tầng “kim loại” cho đến các khu vực ứng
dụng, và một vòng đai các phương tiện hỗ trợ hệ thống và người dùng) ta cũng sẽ
thấy cái reference architecture này rồi sẽ phải đủ sức tạo ra một nền tảng kiến trúc
(với các phương tiện tích hợp – như các giao diện và các API chẳng hạn) để giúp
giải quyết một bề mặt dàn trải rất nhiều loại nhu cầu xử lí CNTT. Cung cách và
phương pháp cải tiến và phong phú hóa những giao diện và API – để cho nhiều
công ty có thể vừa góp phần đóng góp giải pháp vừa chọn thị phần chuyên biệt
(niche market) cho mình – hiển hiện rất rõ ở Summit.

      Chú ý: những ai nhìn OpStk như một sản phẩm, hay một kiến trúc hoàn
      chỉnh đến mức có được kiến trúc thực hiện (implementation architecture)
      có thể sẽ đâm ra thất vọng, hay nghi ngờ. Nhưng, theo tôi nghĩ, sai là ở
      cách nhìn (áp đặt) đó đối với OpStk.

Và như đã nói, tri thức tập thể về hướng đi tương lai của mọi ngành liên hệ (qua tất
cả cáp lớp của toàn bộ kiến trúc đa tầng của hệ thống CNTT) sẽ giúp OpStk chuẩn
bị vai trò trọng yếu trong môi trường CNTT không chỉ cho hôm nay mà còn cho
những năm sắp đến. [Việc nhiều người trong cộng đồng OpStk gọi “OpenStack là
hệ điều hành của tính toán đám mây” cho thấy kì vọng của họ vào vị trí cột trụ
của OpStk trong mô thức tính toán tương lai.] Và cũng trong tinh thần đó, dựa vào
nhận thức là dù với những người giàu viễn kiến nhất, dự báo về tương lai cũng sẽ
có các giới hạn của nó. Việc vận dụng các phương pháp thiết kế mềm dẻo sẵn sàng
đáp ứng (một cách thuận lợi nhất có thể được) với những đổi thay (change) về tầm
cỡ (scale), về các công nghệ tham dự (contributing technologies) chí đến các nhận
thức và quan niệm mới về thiết kế cũng được quan tâm và thường xuyên bàn bạc,
kiểm kê và tiếp thu vào hệ thống.

Hệ quả của điều vừa nói thể hiện rất rõ, khi ngay trong Summit này nếu có những
nhóm còn đang cố gắng hoàn thiện hay đưa vào ứng dụng chính các artifacts đang
có, thì đã có các nhóm khác đang ở những “pha” khác nhau trong qui trình phát
triển những cấu phần hệ thống mới, hoặc để làm cho những gì hiện có tốt hơn hoặc
là thay thế chúng.


                                      4
•   Con đường đầy thử thách, nhiều đòi hỏi và gian khổ

    Bất cứ ở đâu trong hội nghị, chính thức qua các bài nói, bài giảng hay bên lề với
    hầu như với bất cứ ai ta có thể bàn về một điều gì đó nghiêm túc, điều phát biểu
    khá phổ biến nhận được là sự thử thách và các đòi hỏi thật nghiêm khắc của nỗ lực
    có tên là OpStk. (Tất nhiên, các câu chiêu hàng của salespeople lại là chuyện
    khác.)

    Tôi không dám đội cho mình cái mũ người làm thiết kế hay phát triển ở đây. Dĩ
    nhiên. Tôi chỉ mới nhìn mình ở vị thế người học, hiểu và đưa vào áp dụng những
    thành quả của OpStk mà đã rất nhiều lần nhận được cái thông điệp về sự đòi hỏi và
    thử thách về tri thức và tay nghề.

    Thực ra, nếu nhìn vào các ý niệm về kiến trúc của OpStk, chúng ta có thể nhận ra
    chỉ nguyên các ý niệm thật cơ bản về cloud computing đã đòi hỏi một trình độ
    nhận thức khá căn cơ về các mô hình xử lí CNTT hiện đại. Chúng ta không thể
    dừng lại ở hiểu biết tổng quan, những ý niệm thật cơ bản mà có thể đi đến một
    hiểu biết và đánh giá nghiêm túc về một mô hình kiến trúc như của OpStk. Còn
    nếu như để thật sự có thể hiểu biết cho đủ để làm một cuộc đánh giá nghiêm túc về
    OpStk thì đòi hỏi kia lại càng cao hơn.

    Để hội tụ các ý niệm về thiết kế cần thiết cho một kiến trúc như OpStk, ngay cả
    cộng đồng OpStk đã phải quần tụ bao nhiêu là chuyên gia của rất nhiều loại tay
    nghề trong ngành. Chỉ các đại gia CNTT thế giới không thôi đã cung cấp cho cộng
    đồng những nhân viên hoặc cựu nhân viên tay nghề cao cho cộng đồng. Có lẽ chỉ
    cần điểm danh lại những người đóng góp cho các dự án của OpStk là ta có thể có
    được một cái nhìn tổng quan về các khu vực tri thức lõi của ngành CNTT, ít ra là
    về các ngành hệ thống, xử lí thông tin, dữ liệu, truyền thông, an ninh, quản trị, điều
    hành,... Và cho đến hôm nay, tự thân cộng đồng OpStk lẫn các công ty đang xây
    dựng các giải pháp chung quanh và bên trên các reference implementation đều
    đăng bảng cầu hiền.

           Xin mở ngoặc ở đây, trong những ngày tham dự Summit, tôi càng nhận rõ
           hơn về bề rộng của các đề tài, và tính chất cụ thể, rất nhiều khi đi sâu vào
           các khía cạnh kỹ thuật chi tiết của từng bộ phận của hệ thống, với các ý
           niệm, phương pháp, phương thức vận hành đòi hỏi người tham dự phải
           được chuẩn bị thật chu đáo (và hầu như được chuyên biệt hóa mới có thể
           đạt được yêu cầu này). Bản thân tôi, trong một số buổi (session) kỹ thuật,
           đã phải cố gắng tự gạn lọc thông tin, và chấp nhận mức “hiểu” tương đối
           hẹp của mình, do giới hạn bản thân còn thiếu chuẩn bị. Điều này cũng cho
           thấy, nếu muốn chuyển giao toàn bộ tri thức về OpStk cho VN, phía đầu
           nhận cũng cần phải chuẩn bị một lực lượng khá đông thì mới có được hiệu
           quả. Và để có một lực lượng như thế, cho một ngày nào đó, việc chuẩn bị
           phải làm từ bây giờ. Ít ra, bắt đầu với một cái lõi đủ sức nắm bắt những vấn
           đề cơ bản của kiến trúc và các cấu phần chủ yếu của hệ thống.

                                          5
Với hiện trạng phát triển của OpStk (và dung lượng tri thức hàm chứa trong hệ
    thống ấy) những người muốn khai thác các lợi thế và tiềm năng của OpStk không
    thể đứng ở vai trò “người dùng đầu cuối” mà mong đợi thành công. Cộng đồng
    OpStk chưa cung ứng được một giải pháp/sản phẩm/phương tiện ở tầm mức ấy.
    Dùng (ở mọi hình thức) các artifacts của OpStk ở thời điểm này về thực chất là
    một cuộc tham dự, một cuộc dấn thân và là một rèn luyện. Nếu phải nói cho vui, ở
    thời điểm này, OpStk không dành cho những người “yếu bóng vía”, càng không
    dành cho “những ai đang chờ sung rụng”.

    Tôi nghĩ, tôi cần ghi xuống cảm nghĩ ở trên, vì thật sự với kinh nghiệm hành nghề
    của riêng tôi, trong đó tôi đã may mắn được tiếp cận, có khi đã phải thử lửa với
    những công nghệ mới, cái tầm cỡ bao trùm (về bề rộng) và mức độ phức tạp, tinh
    vi (về bề sâu, xuyên suốt nhiểu tầng – layers – của kiến trúc hệ thống) bảng liệt kê
    tay nghề cần có để có thể nắm bắt và vận dụng những gì cộng đồng OpStk đưa ra
    cũng sẽ bao trùm và tinh vi.

          Chỉ xin ghi thêm một thí dụ nhỏ: Tôi đã may mắn được dự một buổi nói
          chuyện (trong rất nhiều sessions của Summit) về các đòi hỏi ở một người
          muốn đóng góp (contributor) vào các công việc phát triển phần mềm cho dự
          án PMNM như OpStk. Vâng, người đóng góp chứ không phải xin xỏ, nhờ
          vả gì ai. Tôi được nghe các yêu cầu về tay nghề, về các nguyên tắc và kỹ
          thuật công nghệ phần mềm, rồi lại còn các “đức tính” của một cộng tác viên
          trong cộng đồng. Những bản lĩnh để ngăn ngừa, xử lí và “chịu đòn” trước
          những khó khăn, va chạm giữa con người. Tất nhiên, một người thành công
          trong môi trường ấy sẽ trưởng thành và “thu về” cho mình không ít. Tối
          thiểu là một thứ bản lĩnh văn hóa về hợp tác, về chất lượng công việc và, có
          lẽ hơn cả, là được học từ những người tài giỏi khác.

    Dù sao, cũng phải nhận, buổi tiệc hoành tráng OpStk nhất định không phải là một
    tiệc mời miễn phí (hay thô sơ hơn, it is not a free lunch)

•   Nếu chúng ta không sợ vai trò đồng hành với những người đi khai phá

    Tôi đã nói một ít về khó khăn và thử thách. Tôi muốn nói về tin kém vui trước.
    Tin vui sẽ đến sau, sau khi chúng đã còn đủ quyết tâm và hào hứng để ngồi lại,

    Ngành CNTT tiếp thu rất nhiều tri thức (ở đỉnh cao) của nhiều ngành khác. Trong
    đó, khoa học hệ thống là một. Vì lẽ đó (nhờ đó, thì đúng hơn), ngay cả trong độ
    phức tạp, chúng ta vẫn có thể vận dụng các ý niệm và phương pháp về hệ thống để
    có được những con đường đi phù hợp và (tương đối) an toàn. Việc đến với OpStk
    cũng không khác.

    Tôi có thể nghĩ đến một vài phương cách để đến với OpStk:


                                          6
•       Đặt OpStk trong một chiến lược dài hạn, nghiêm túc với một mức độ hiểu biết và
quyết tâm cần thiết. Để làm được điều này, đầu tư ban đầu là thật sự tìm hiểu về OpStk ở
những cấp độ cần thiết khác nhau (sẽ phải đào sâu thêm, nếu muốn làm). Không thể
nóng vội với OpStk.
•       Rõ ràng về mục tiêu và mong muốn cụ thể cho từng giai đoạn. Sẽ hiệu quả và
thực tế hơn nếu các mục tiêu và mong muốn này song hành với các chặng đường phát
triển của OpStk. Và nên hoạch định để đi sau OpStk một hay hai bước (nói theo ngôn
ngữ PMNM: chỉ cài đặt “stable version” )
•       Bắt đầu nhỏ và giữ cho đơn giản ở mức có thể được (nguyên tắc KISS). Phương
cách này không những nâng cao khả năng thành công mà nó còn giúp cho việc chọn lựa
loại trừ những loại “vấn đề”, những “phức tạp” mà nhu cầu thực của mình sẽ không cần
đến.
•       Kết hợp sít sao với chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, để thà biết ít, biết
chậm nhưng lực lượng CNTT cơ hữu của mình làm chủ được những gì mình “đem về”
dùng. Một hệ thống như OpStk sẽ không bao giờ thiếu sai sót, lầm lỗi, lỗ hổng. Cộng
đồng OpStk không dừng lại để hoàn chỉnh ở mức “off the shelf products” mà nhiều người
trong chúng ta quen thuộc. Đó không phải là thuộc tính (là sức mạnh) của cộng đồng
OpStk.
•       Chọn đối tác là các OpStk vendor(s) phù hợp, trông cậy vào họ ở những giúp đỡ,
phương tiện,... phù hợp. Điều này chỉ có nghĩa khi ta đã giải quyết được các điều bên
trên.
•       Luôn luôn tương tác với cộng đồng OpStk để được giúp đỡ, để đóng góp ngược lại
bằng những kinh nghiệm thực tiễn, những báo lỗi, phàn nàn, những đề nghị cải tiến, …


•      Tạm kết

       Hiển nhiên là tôi đã ghi lại những suy nghĩ này như một người thiên vị OpStk. Tôi
       còn là một người rất thiên vị PMNM. Tuy vậy, ở vai trò một người nhiều năm
       hành nghề tư vấn, quan tâm về sự thành bại do những gì mình đề nghị, cung cấp
       vẫn là quan tâm hàng đầu đối với tôi. Với OpStk cũng không khác hơn.

       Trong tinh thần đó, tôi vẫn trông cậy vào sự quyết tâm tìm hiểu, đánh giá, chọn lựa
       của người “khách hàng”, dựa trên những nhu cầu, khả năng riêng và mọi thứ ràng
       buộc có thể có của chính khách hàng. Người tư vấn chỉ có quyền gợi ý, cung cấp
       lí lẽ và nếu cần phương pháp luận liên hệ cho việc chọn lựa.

       Đã nói thế, tôi vẫn muốn khẳng định đôi điều thu hoạch được để làm phần tạm kết
       ở đây:

•      Mô hình tính toán đám mây sẽ tồn tại và sẽ chiếm vai trò quan trọng. Các thuộc
tính, một số yếu tính về kiến trúc của mô hình có thể sẽ phải thay đổi, sẽ trưởng thành
(mature) hơn. Và OpStk là một nỗ lực để thực hiện mô hình đó, đồng thời hi vọng nó sẽ
là strawman thường trực cho các nỗ lực hoàn thiện ấy;

                                             7
•      Khi chúng ta tìm hiểu, học và (ngay cả) áp dụng OpStk chúng ta sẽ phải cố gắng
hết sức nắm lấy (làm chủ) các tri thức, nhất là các tri thức mang tính ý niệm, kiến trúc và
các mức độ trừu tượng hóa của các phương án thực hiện giải pháp. Có như vậy, nếu phải
đi từ OpStk sang một mô hình nào đó, nếu có, khả dĩ thay thế hay cạnh tranh với OpStk
trong tương lai, chúng ta cũng sẽ không phí hoài những đầu tư của chúng ta (và sự dịch
chuyển môi trường hay giải pháp sẽ thuận lợi hơn). Ở đây, thay đổi không phải là sự cố,
nó là thuộc tính tất yếu của tiến bộ và phát triển. Và,
•      Rốt cục lại, nếu thông qua các nỗ lực liên quan đến OpStk chúng ta gầy dựng được
một cộng đồng PMNM có năng lực và uy tín cho VN thì đó là một thu hoạch lớn (mà bản
thân tôi vẫn hằng ao ước được nhìn thấy). Và sẽ là một vinh hạnh chung nếu từ đó ta
đóng góp lại cho phòng trào PMNM toàn cầu.

      Rất mong.




                                            8

More Related Content

Similar to Ghi nhận về OpenStack - Nguyễn Hoàng

SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mởSFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
Le Cuong
 
OpenStack Introduction
OpenStack IntroductionOpenStack Introduction
OpenStack Introduction
Le Cuong
 
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvtBaigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
Aricent Bug
 
Ky thuat-lap-trinh 13754342619
Ky thuat-lap-trinh 13754342619Ky thuat-lap-trinh 13754342619
Ky thuat-lap-trinh 13754342619
Ky Nguyen Ad
 

Similar to Ghi nhận về OpenStack - Nguyễn Hoàng (20)

SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mởSFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
SFD2013 OpenStack Điện toán đám mây nguồn mở
 
OpenStack Introduction
OpenStack IntroductionOpenStack Introduction
OpenStack Introduction
 
Một Số Khung Kiến Trúc Và Phương Pháp Luận Hỗ Trợ Xây Dựng Kiến Trúc Doanh Ng...
Một Số Khung Kiến Trúc Và Phương Pháp Luận Hỗ Trợ Xây Dựng Kiến Trúc Doanh Ng...Một Số Khung Kiến Trúc Và Phương Pháp Luận Hỗ Trợ Xây Dựng Kiến Trúc Doanh Ng...
Một Số Khung Kiến Trúc Và Phương Pháp Luận Hỗ Trợ Xây Dựng Kiến Trúc Doanh Ng...
 
Htpmnm2017_VietOpenStack_ungdungopenstack_v4
Htpmnm2017_VietOpenStack_ungdungopenstack_v4Htpmnm2017_VietOpenStack_ungdungopenstack_v4
Htpmnm2017_VietOpenStack_ungdungopenstack_v4
 
Ddd quickly-vietnamese
Ddd quickly-vietnameseDdd quickly-vietnamese
Ddd quickly-vietnamese
 
CS4S Số 1(8) 2016
CS4S Số 1(8) 2016CS4S Số 1(8) 2016
CS4S Số 1(8) 2016
 
[OSS Upstream Training] 2 viet openstack_upsteam_training_info
[OSS Upstream Training] 2 viet openstack_upsteam_training_info[OSS Upstream Training] 2 viet openstack_upsteam_training_info
[OSS Upstream Training] 2 viet openstack_upsteam_training_info
 
Oer basics-oct.2015
Oer basics-oct.2015Oer basics-oct.2015
Oer basics-oct.2015
 
Md
MdMd
Md
 
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvtBaigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
Baigiangkythuatlaptrinh hvbcvt
 
Ky thuat-lap-trinh 13754342619
Ky thuat-lap-trinh 13754342619Ky thuat-lap-trinh 13754342619
Ky thuat-lap-trinh 13754342619
 
Oer basics-jan.2016
Oer basics-jan.2016Oer basics-jan.2016
Oer basics-jan.2016
 
Mr Tho WORKSHOP - UNIQUE PROGRAM DESIGN OF FACTORY & WHAREHOUSE.pptx
Mr Tho WORKSHOP - UNIQUE PROGRAM DESIGN OF FACTORY & WHAREHOUSE.pptxMr Tho WORKSHOP - UNIQUE PROGRAM DESIGN OF FACTORY & WHAREHOUSE.pptx
Mr Tho WORKSHOP - UNIQUE PROGRAM DESIGN OF FACTORY & WHAREHOUSE.pptx
 
Oer and-er-in-he-vn-nov-2016
Oer and-er-in-he-vn-nov-2016Oer and-er-in-he-vn-nov-2016
Oer and-er-in-he-vn-nov-2016
 
Oer and-er-in-he-vn-dec-2016
Oer and-er-in-he-vn-dec-2016Oer and-er-in-he-vn-dec-2016
Oer and-er-in-he-vn-dec-2016
 
Oer and-er-in-he-vn
Oer and-er-in-he-vnOer and-er-in-he-vn
Oer and-er-in-he-vn
 
Chude03_nhom11
Chude03_nhom11Chude03_nhom11
Chude03_nhom11
 
Chude03 nhom11
Chude03 nhom11Chude03 nhom11
Chude03 nhom11
 
(Tltk)tai lieu FOSS Viện thông tin phát triển Châu Á
(Tltk)tai lieu FOSS   Viện thông tin phát triển Châu Á(Tltk)tai lieu FOSS   Viện thông tin phát triển Châu Á
(Tltk)tai lieu FOSS Viện thông tin phát triển Châu Á
 
Oer basics-sep.2016
Oer basics-sep.2016Oer basics-sep.2016
Oer basics-sep.2016
 

More from Vu Hung Nguyen

Basic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum FrameworkBasic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum Framework
Vu Hung Nguyen
 
Anti patterns in it project management
Anti patterns in it project managementAnti patterns in it project management
Anti patterns in it project management
Vu Hung Nguyen
 

More from Vu Hung Nguyen (20)

Co ban horenso - Tai lieu training noi bo
Co ban horenso - Tai lieu training noi boCo ban horenso - Tai lieu training noi bo
Co ban horenso - Tai lieu training noi bo
 
Funix techtalk: Tự học hiệu quả thời 4.0
Funix techtalk: Tự học hiệu quả thời 4.0Funix techtalk: Tự học hiệu quả thời 4.0
Funix techtalk: Tự học hiệu quả thời 4.0
 
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
Học cờ cùng con - Nguyễn Vỹ Kỳ Anh [U8]
 
Japanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineersJapanese for it bridge engineers
Japanese for it bridge engineers
 
Basic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management TerminologiesBasic IT Project Management Terminologies
Basic IT Project Management Terminologies
 
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
2018 Học cờ cùng con - Nguyễn Vũ Kỳ Anh [U7]
 
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
Làm việc hiệu quả với sếp Nhật (2017)
 
Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)Problem Solving Skills (for IT Engineers)
Problem Solving Skills (for IT Engineers)
 
Using Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-xUsing Shader in cocos2d-x
Using Shader in cocos2d-x
 
Pham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK FrameworkPham Anh Tu - TK Framework
Pham Anh Tu - TK Framework
 
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS NewtonMy idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
My idol: Magnus Carlsen vs. Ky Anh 2G1 NGS Newton
 
Basic advanced scrum framework
Basic advanced scrum frameworkBasic advanced scrum framework
Basic advanced scrum framework
 
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinhFPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
FPT Univ. Talkshow IT khong chi la lap trinh
 
Basic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum FrameworkBasic & Advanced Scrum Framework
Basic & Advanced Scrum Framework
 
Agile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: RecapAgile Vietnam Conference 2016: Recap
Agile Vietnam Conference 2016: Recap
 
IT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking GuidelinesIT Public Speaking Guidelines
IT Public Speaking Guidelines
 
Kanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng caoKanban: Cơ bản và Nâng cao
Kanban: Cơ bản và Nâng cao
 
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
Học cờ vua cùng con Nguyễn Vũ Kỳ Anh (U6)
 
Fuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning SkillsFuji Technology Workshop: Learning Skills
Fuji Technology Workshop: Learning Skills
 
Anti patterns in it project management
Anti patterns in it project managementAnti patterns in it project management
Anti patterns in it project management
 

Ghi nhận về OpenStack - Nguyễn Hoàng

  • 1. Những Nhận Xét, Tiếp Thu và Cảm Nghĩ về OpenStack Summit 2012 San Diego CA (USA) Nguyễn Hoàng (ghi) Đây là những ghi chú (với một cấu trúc thô sơ bao gồm nhiều ý nghĩ rời) về OpenStack Summit 2012 [Summit]. Để các thông tin và ý nghĩ không phai nhạt hay biến mất, tôi ghi vội xuống đây một số nhận xét, tiếp thu và cảm nghĩ riêng về Summit, qua dạng các gạch đầu dòng. (Tất cả thông tin, tư liệu liên quan đến Summit xin xem qua các nguồn do OpenStack Foundation cung cấp. Tôi cũng xin phép viết chen một số thuật ngữ tiếng Anh cho tiện.) • Vị trí tham dự của tôi: Theo đề nghị và thu xếp của N. T. Trung, tôi tháp tùng anh Đ. H. Khánh và Trung tham dự Summit. Trước đó, tôi đã có một số quan tâm về OpenStack [OpStk]; tôi đã đọc qua các nét lớn về lịch sử, mục tiêu và kiến trúc của OpStk, vừa đủ để có một hiểu biết nền và tồng quan. Do đó, tôi tham dự Summit với hiểu biết thật giới hạn về các chi tiết, kể cả chi tiết riêng của các tiểu hệ thống lớn nằm trong cấu trúc toàn thể của OpStk, trong đó bao gồm cả một bộ từ vựng và các acronyms khá phong phú riêng cho OpStk. Bên cạnh, còn có những thuật ngữ hiện lưu hành trong giới làm phát triển PMNM mà tôi chỉ quen thuộc một số (tương đối ở mức ý niệm). Nói rõ vị thế của mình, tôi muốn xác định các thuận lợi và các giới hạn bản thân trong việc theo dõi và tiếp thu các vấn đề được quan tâm và trình bày trong Summit. Thí dụ: Chỉ cần duyệt qua vài trang web của OpenStack.org người đọc đã phải làm quen với: những tên gọi khác nhau của các phiên bản OpStk (Essex, Folsom,...), rồi tên gọi của các cấu phần chính của hệ thống này, các biến đổi của các cấu phần này sau đó lại có thể mang thêm vài tên gọi khác... Ngay cả các tầng, lớp thành phần của kiến trúc hệ thống cũng mang những danh xưng tuy có vẻ “phổ quát” nhưng thực sự cũng cần phải làm quen trong nội dung riêng biệt của OpStk, ví như: Compute, OpenStack Shared Services, Dashboard,... Cùng đi với anh Khánh và Trung, tôi cho phép mình khoanh vùng quan tâm, với mong muốn các bạn cùng đi sẽ tập trung vào các lĩnh vực không thuộc vào chuyên môn của tôi. Sự phân công này, trong thực tế, cũng không phải là dứt khoát, nhiều lần cả ba anh em đều tụ vào cùng một session vì có thể đó là quan tâm chung, mà cũng có thể vì những session khác còn quá “xa lạ”, quá “chuyên môn”, “chưa cần biết đến”,... với cả ba. Và điều dưới đây nữa... 1
  • 2. Tham dự OpStk Summit lần đầu cũng có những giới hạn tất yếu của nó. Dòng tư duy và phát triển (ở nhiều cung bậc trong tổ chức OpStk cũng như kiến trúc của OpnStk) thật phong phú và đòi hỏi nhiều tri thức liên hệ hơn những gì tôi có thể tự trang bị hoặc chạy đuổi cho kịp chỉ trong đôi ba ngày. Sau hết, may mắn được Trung cung cấp những thông tin cập nhật về sự quan tâm đến a) PMNM và b) Tính toán đám mây ở VN, tôi tham dự Summit với một số động lực cụ thể và thực dụng hơn chỉ là một người tham dự vì tò mò, quan tâm hoặc để tìm học chung chung. (Cũng cần nói thêm: OpStk nhằm chủ yếu vào Private Cloud, một loại hình có lẽ phù hợp cho một số giải pháp mà VN đang tìm kiếm, tuy nhiên, trong nội dung đang bàn ở đây, yếu tố này không quan trọng lắm nên tôi không bàn thêm ở đây.) • Cảm tưởng ban đầu: Ngay cả vị trí và địa điểm chọn làm Summit cũng cho thấy sức mạnh (cả về tài trợ) của Summit. Các phương tiện hội nghị (nói chung) tương đối cao cấp, tiện nghi và tổ chức điều hành thông suốt và chuyên nghiêp. Chỉ lo đón tiếp, lo ăn (sáng và trưa) chu tất cho 1.500 người (quá dự tính đến hơn trăm người thì phải) đã là một thách thức. Sự có mặt (làm rõ ngay trong khu tiền sảnh của Summit) của các đại gia IT và các tên tuổi quen thuộc trong giới IT và PMNM mặc nhiên làm rõ vị trí (và vị thế) của OpStk trong 1) giới công nghiệp IT, và 2) trong cộng đồng PMNM, không những ở Mỹ mà còn là thế giới. Sự có mặt của các công ty nhỏ, làm tư vấn, thiết kế, cài đặt và cung cấp các sản phẩm “phụ” (nhưng quan trọng với người dùng thực tế) cũng cho thấy tiềm năng kinh doanh chung quanh OpStk. Với một người đã từng quan tâm và tham dự (ở một mức độ) vào phong trào PMNM trước đây, ngay cả về hình thức, tôi nhận rõ những bước tiến rất xa của PMNM. Đồng thời, nó cho thấy một bước tiến tất yếu về mặt khẳng đinh về nguyên tắc cho OpStk (nhìn từ góc độ PMNM lần tính toán đám mây) mà cộng đồng công nghệ thông tin sẽ/đang nhằm tới: Chung và Mở. Không thể không nói tới những con người tham dự Summit. Phần đông họ trẻ, năng nổ, linh hoạt và tận tình với công việc họ đang làm. Điều này phản ánh qua các bài trình bày, các trao đổi, và ngay cả trong các cuộc trò chuyện bên ngoài phòng họp. Đàng sau các biểu hiện bên ngoài ấy, còn phải nói đến vốn liêng tri thức họ mang theo. Không chỉ là những hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực sinh hoạt của mình. Nhiều người (rất tiếc, đây chỉ là một ước đoán chủ quan của người quan sát từ bên ngoài) trong họ đã quen thuộc, thành thạo trong cộng đồng PMNM. Dù có tham dự vào sinh hoạt của cộng đồng OpStk qua sự cắt đặt của công ty gốc của mình, sự tương tác và hợp tác của họ luôn nổi bật tinh thần của một cộng đồng mở. Đây, theo tôi, không phải là một điều có thể đạt được trong một sớm một chiều. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi một môi trường thật sự lành mạnh 2
  • 3. để phát huy. • Vẫn đi từ yêu cầu tư duy và phương thức mới để đáp ứng thực tại ứng dụng CNTT đặt ra cho ngành Lắng nghe những người đứng mũi chịu sào cho OpenStack Foundation, trong số cũng là những người tạo ra giải pháp OpStk (“the solution”), cũng như dựa vào lịch sử hình thành OpStk (qua khách hàng NASA) tôi thấy rõ, OpStk là một nỗ lực rất lớn, qui mô và bài bản nhằm tìm cách đạp ứng lại nhu cầu tính toán hiện nay và trong một vài thập niên sắp tới của cộng đồng người dùng đa dạng và phong phú. Ở đây, còn có sự vận dụng của trí tuệ chuyên ngành (từ kiến trúc hệ thống, công nghệ cho đến các giải pháp “kim loại” (metal) – tức máy móc thiết bị) để mọi người góp phần làm ra một giải pháp tích hợp cho nhu cầu tính toán “của 25 năm sắp đến”. Là một tổ chức mang tính độc lập đối với một nhà buôn/cung cấp sản phẩm (legacy lẫn tương lai), OpStk có được cái ưu thế dám (và có thể) bứt phá, vượt ra ngoài các khung sườn sẵn có (do không chế của “các dòng sản phẩm”) khi cần thiết để đi đến những giải pháp gọn, sạch và minh bạch để làm thành các reference architectures và các reference implementation khả dĩ đặt nền tảng chung và vững chắc cho những phát triển cụ thể cho từng (nhóm) yêu cầu cụ thể (của các nhóm đối tượng khách hàng vertical). Design for flexible adaptations đòi hỏi những khả năng cao về thiết kế hệ thống, về kỹ nghệ phần mềm (software engineering) đã đành, nó còn thuận lợi hơn nếu có được sự tham dự hiệu quả của nhiều nhóm nhu cầu, kinh nghiệm và tri thức chuyên ngành. Một cộng đồng mở (và tự thân nó là phi lợi nhuận) sẽ là môi trường thuận lợi hơn cả. Cộng đồng OpStk có tiềm năng tạo được một môi trường hợp tác như vậy, với vốn liếng tri thức cần thiết cho một công việc như vậy. Qua các diễn giả và các trao đổi chuyên đề, tôi có thể nói, sự tin tưởng của tôi về năng lực và quyết tâm của các thành viên trong cộng đồng phát triển OpStk được củng cố rất nhiều. • Một nền tảng mở, hiện đại nhằm vào bề rộng ứng dụng và bề xa vào tương lai Từ các thành quả đã đạt được và công bố, chia sẻ cho đến cung cách hợp tác, bàn bạc các thiết kế hoàn thiện hay làm mới những gì đang và sẽ làm cho OpStk, người tham dự có thể nhận xét thấy, đánh giá và kiểm nghiệm được tinh thần mở của cộng đồng phát triển và áp dụng OpStk. Về mặt giám quản, mô thức thiết lập Foundation cũng là một đúc kết kinh nghiệm rất lớn về việc duy trì và bảo vệ tính mở của một thiết kế lớn và đa dạng như OpStk. Những nhà thiết kế OpStk tất nhiên sẽ vận dung, và đôi khi tận dụng, thành quả (nhiều mặt) của toàn ngành vào các đóng góp của họ cho OpStk. Nhưng có lẽ là quan trọng hơn đối với chủ trương giải quyết bài toán cho hôm nay và tương lai, 3
  • 4. những tư duy hiện đại về hệ thống, những cách nhìn lại toàn cục mô hình xử lí cổ điển và ngay cả về tính toán đám mây (thực ra còn rất non trẻ) cho đến nay đã được đưa ra, đánh giá và chấp nhận để làm nền tảng kiến trúc cho OpStk. Với kinh nghiệm thực tiễn của mình, những người làm thiết kế có thể loại trừ những gì “không được” (doesn't work) và động não để tìm ra những phương án giải quyết hoặc thay thế để đưa vào OpStk. Một lần nữa, môi trường mở, với vốn liếng trí tuệ và kinh nghiêm phong phú, là một tiền đề tốt để OpStk có cơ hội là nơi tiếp thu những sáng kiến, những giải pháp tốt hơn để làm một reference architecture. Chỉ điều này thôi, đã là một đóng góp không nhỏ cho ngành. Thêm vào đó, nếu ta nhìn lại danh sách tất cả những doanh nghiệp và cơ quan hội viên của OpenStack Foundation (bao gồm mọi thứ quan tâm và khu vực kinh doanh từ hạ tầng “kim loại” cho đến các khu vực ứng dụng, và một vòng đai các phương tiện hỗ trợ hệ thống và người dùng) ta cũng sẽ thấy cái reference architecture này rồi sẽ phải đủ sức tạo ra một nền tảng kiến trúc (với các phương tiện tích hợp – như các giao diện và các API chẳng hạn) để giúp giải quyết một bề mặt dàn trải rất nhiều loại nhu cầu xử lí CNTT. Cung cách và phương pháp cải tiến và phong phú hóa những giao diện và API – để cho nhiều công ty có thể vừa góp phần đóng góp giải pháp vừa chọn thị phần chuyên biệt (niche market) cho mình – hiển hiện rất rõ ở Summit. Chú ý: những ai nhìn OpStk như một sản phẩm, hay một kiến trúc hoàn chỉnh đến mức có được kiến trúc thực hiện (implementation architecture) có thể sẽ đâm ra thất vọng, hay nghi ngờ. Nhưng, theo tôi nghĩ, sai là ở cách nhìn (áp đặt) đó đối với OpStk. Và như đã nói, tri thức tập thể về hướng đi tương lai của mọi ngành liên hệ (qua tất cả cáp lớp của toàn bộ kiến trúc đa tầng của hệ thống CNTT) sẽ giúp OpStk chuẩn bị vai trò trọng yếu trong môi trường CNTT không chỉ cho hôm nay mà còn cho những năm sắp đến. [Việc nhiều người trong cộng đồng OpStk gọi “OpenStack là hệ điều hành của tính toán đám mây” cho thấy kì vọng của họ vào vị trí cột trụ của OpStk trong mô thức tính toán tương lai.] Và cũng trong tinh thần đó, dựa vào nhận thức là dù với những người giàu viễn kiến nhất, dự báo về tương lai cũng sẽ có các giới hạn của nó. Việc vận dụng các phương pháp thiết kế mềm dẻo sẵn sàng đáp ứng (một cách thuận lợi nhất có thể được) với những đổi thay (change) về tầm cỡ (scale), về các công nghệ tham dự (contributing technologies) chí đến các nhận thức và quan niệm mới về thiết kế cũng được quan tâm và thường xuyên bàn bạc, kiểm kê và tiếp thu vào hệ thống. Hệ quả của điều vừa nói thể hiện rất rõ, khi ngay trong Summit này nếu có những nhóm còn đang cố gắng hoàn thiện hay đưa vào ứng dụng chính các artifacts đang có, thì đã có các nhóm khác đang ở những “pha” khác nhau trong qui trình phát triển những cấu phần hệ thống mới, hoặc để làm cho những gì hiện có tốt hơn hoặc là thay thế chúng. 4
  • 5. Con đường đầy thử thách, nhiều đòi hỏi và gian khổ Bất cứ ở đâu trong hội nghị, chính thức qua các bài nói, bài giảng hay bên lề với hầu như với bất cứ ai ta có thể bàn về một điều gì đó nghiêm túc, điều phát biểu khá phổ biến nhận được là sự thử thách và các đòi hỏi thật nghiêm khắc của nỗ lực có tên là OpStk. (Tất nhiên, các câu chiêu hàng của salespeople lại là chuyện khác.) Tôi không dám đội cho mình cái mũ người làm thiết kế hay phát triển ở đây. Dĩ nhiên. Tôi chỉ mới nhìn mình ở vị thế người học, hiểu và đưa vào áp dụng những thành quả của OpStk mà đã rất nhiều lần nhận được cái thông điệp về sự đòi hỏi và thử thách về tri thức và tay nghề. Thực ra, nếu nhìn vào các ý niệm về kiến trúc của OpStk, chúng ta có thể nhận ra chỉ nguyên các ý niệm thật cơ bản về cloud computing đã đòi hỏi một trình độ nhận thức khá căn cơ về các mô hình xử lí CNTT hiện đại. Chúng ta không thể dừng lại ở hiểu biết tổng quan, những ý niệm thật cơ bản mà có thể đi đến một hiểu biết và đánh giá nghiêm túc về một mô hình kiến trúc như của OpStk. Còn nếu như để thật sự có thể hiểu biết cho đủ để làm một cuộc đánh giá nghiêm túc về OpStk thì đòi hỏi kia lại càng cao hơn. Để hội tụ các ý niệm về thiết kế cần thiết cho một kiến trúc như OpStk, ngay cả cộng đồng OpStk đã phải quần tụ bao nhiêu là chuyên gia của rất nhiều loại tay nghề trong ngành. Chỉ các đại gia CNTT thế giới không thôi đã cung cấp cho cộng đồng những nhân viên hoặc cựu nhân viên tay nghề cao cho cộng đồng. Có lẽ chỉ cần điểm danh lại những người đóng góp cho các dự án của OpStk là ta có thể có được một cái nhìn tổng quan về các khu vực tri thức lõi của ngành CNTT, ít ra là về các ngành hệ thống, xử lí thông tin, dữ liệu, truyền thông, an ninh, quản trị, điều hành,... Và cho đến hôm nay, tự thân cộng đồng OpStk lẫn các công ty đang xây dựng các giải pháp chung quanh và bên trên các reference implementation đều đăng bảng cầu hiền. Xin mở ngoặc ở đây, trong những ngày tham dự Summit, tôi càng nhận rõ hơn về bề rộng của các đề tài, và tính chất cụ thể, rất nhiều khi đi sâu vào các khía cạnh kỹ thuật chi tiết của từng bộ phận của hệ thống, với các ý niệm, phương pháp, phương thức vận hành đòi hỏi người tham dự phải được chuẩn bị thật chu đáo (và hầu như được chuyên biệt hóa mới có thể đạt được yêu cầu này). Bản thân tôi, trong một số buổi (session) kỹ thuật, đã phải cố gắng tự gạn lọc thông tin, và chấp nhận mức “hiểu” tương đối hẹp của mình, do giới hạn bản thân còn thiếu chuẩn bị. Điều này cũng cho thấy, nếu muốn chuyển giao toàn bộ tri thức về OpStk cho VN, phía đầu nhận cũng cần phải chuẩn bị một lực lượng khá đông thì mới có được hiệu quả. Và để có một lực lượng như thế, cho một ngày nào đó, việc chuẩn bị phải làm từ bây giờ. Ít ra, bắt đầu với một cái lõi đủ sức nắm bắt những vấn đề cơ bản của kiến trúc và các cấu phần chủ yếu của hệ thống. 5
  • 6. Với hiện trạng phát triển của OpStk (và dung lượng tri thức hàm chứa trong hệ thống ấy) những người muốn khai thác các lợi thế và tiềm năng của OpStk không thể đứng ở vai trò “người dùng đầu cuối” mà mong đợi thành công. Cộng đồng OpStk chưa cung ứng được một giải pháp/sản phẩm/phương tiện ở tầm mức ấy. Dùng (ở mọi hình thức) các artifacts của OpStk ở thời điểm này về thực chất là một cuộc tham dự, một cuộc dấn thân và là một rèn luyện. Nếu phải nói cho vui, ở thời điểm này, OpStk không dành cho những người “yếu bóng vía”, càng không dành cho “những ai đang chờ sung rụng”. Tôi nghĩ, tôi cần ghi xuống cảm nghĩ ở trên, vì thật sự với kinh nghiệm hành nghề của riêng tôi, trong đó tôi đã may mắn được tiếp cận, có khi đã phải thử lửa với những công nghệ mới, cái tầm cỡ bao trùm (về bề rộng) và mức độ phức tạp, tinh vi (về bề sâu, xuyên suốt nhiểu tầng – layers – của kiến trúc hệ thống) bảng liệt kê tay nghề cần có để có thể nắm bắt và vận dụng những gì cộng đồng OpStk đưa ra cũng sẽ bao trùm và tinh vi. Chỉ xin ghi thêm một thí dụ nhỏ: Tôi đã may mắn được dự một buổi nói chuyện (trong rất nhiều sessions của Summit) về các đòi hỏi ở một người muốn đóng góp (contributor) vào các công việc phát triển phần mềm cho dự án PMNM như OpStk. Vâng, người đóng góp chứ không phải xin xỏ, nhờ vả gì ai. Tôi được nghe các yêu cầu về tay nghề, về các nguyên tắc và kỹ thuật công nghệ phần mềm, rồi lại còn các “đức tính” của một cộng tác viên trong cộng đồng. Những bản lĩnh để ngăn ngừa, xử lí và “chịu đòn” trước những khó khăn, va chạm giữa con người. Tất nhiên, một người thành công trong môi trường ấy sẽ trưởng thành và “thu về” cho mình không ít. Tối thiểu là một thứ bản lĩnh văn hóa về hợp tác, về chất lượng công việc và, có lẽ hơn cả, là được học từ những người tài giỏi khác. Dù sao, cũng phải nhận, buổi tiệc hoành tráng OpStk nhất định không phải là một tiệc mời miễn phí (hay thô sơ hơn, it is not a free lunch) • Nếu chúng ta không sợ vai trò đồng hành với những người đi khai phá Tôi đã nói một ít về khó khăn và thử thách. Tôi muốn nói về tin kém vui trước. Tin vui sẽ đến sau, sau khi chúng đã còn đủ quyết tâm và hào hứng để ngồi lại, Ngành CNTT tiếp thu rất nhiều tri thức (ở đỉnh cao) của nhiều ngành khác. Trong đó, khoa học hệ thống là một. Vì lẽ đó (nhờ đó, thì đúng hơn), ngay cả trong độ phức tạp, chúng ta vẫn có thể vận dụng các ý niệm và phương pháp về hệ thống để có được những con đường đi phù hợp và (tương đối) an toàn. Việc đến với OpStk cũng không khác. Tôi có thể nghĩ đến một vài phương cách để đến với OpStk: 6
  • 7. Đặt OpStk trong một chiến lược dài hạn, nghiêm túc với một mức độ hiểu biết và quyết tâm cần thiết. Để làm được điều này, đầu tư ban đầu là thật sự tìm hiểu về OpStk ở những cấp độ cần thiết khác nhau (sẽ phải đào sâu thêm, nếu muốn làm). Không thể nóng vội với OpStk. • Rõ ràng về mục tiêu và mong muốn cụ thể cho từng giai đoạn. Sẽ hiệu quả và thực tế hơn nếu các mục tiêu và mong muốn này song hành với các chặng đường phát triển của OpStk. Và nên hoạch định để đi sau OpStk một hay hai bước (nói theo ngôn ngữ PMNM: chỉ cài đặt “stable version” ) • Bắt đầu nhỏ và giữ cho đơn giản ở mức có thể được (nguyên tắc KISS). Phương cách này không những nâng cao khả năng thành công mà nó còn giúp cho việc chọn lựa loại trừ những loại “vấn đề”, những “phức tạp” mà nhu cầu thực của mình sẽ không cần đến. • Kết hợp sít sao với chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, để thà biết ít, biết chậm nhưng lực lượng CNTT cơ hữu của mình làm chủ được những gì mình “đem về” dùng. Một hệ thống như OpStk sẽ không bao giờ thiếu sai sót, lầm lỗi, lỗ hổng. Cộng đồng OpStk không dừng lại để hoàn chỉnh ở mức “off the shelf products” mà nhiều người trong chúng ta quen thuộc. Đó không phải là thuộc tính (là sức mạnh) của cộng đồng OpStk. • Chọn đối tác là các OpStk vendor(s) phù hợp, trông cậy vào họ ở những giúp đỡ, phương tiện,... phù hợp. Điều này chỉ có nghĩa khi ta đã giải quyết được các điều bên trên. • Luôn luôn tương tác với cộng đồng OpStk để được giúp đỡ, để đóng góp ngược lại bằng những kinh nghiệm thực tiễn, những báo lỗi, phàn nàn, những đề nghị cải tiến, … • Tạm kết Hiển nhiên là tôi đã ghi lại những suy nghĩ này như một người thiên vị OpStk. Tôi còn là một người rất thiên vị PMNM. Tuy vậy, ở vai trò một người nhiều năm hành nghề tư vấn, quan tâm về sự thành bại do những gì mình đề nghị, cung cấp vẫn là quan tâm hàng đầu đối với tôi. Với OpStk cũng không khác hơn. Trong tinh thần đó, tôi vẫn trông cậy vào sự quyết tâm tìm hiểu, đánh giá, chọn lựa của người “khách hàng”, dựa trên những nhu cầu, khả năng riêng và mọi thứ ràng buộc có thể có của chính khách hàng. Người tư vấn chỉ có quyền gợi ý, cung cấp lí lẽ và nếu cần phương pháp luận liên hệ cho việc chọn lựa. Đã nói thế, tôi vẫn muốn khẳng định đôi điều thu hoạch được để làm phần tạm kết ở đây: • Mô hình tính toán đám mây sẽ tồn tại và sẽ chiếm vai trò quan trọng. Các thuộc tính, một số yếu tính về kiến trúc của mô hình có thể sẽ phải thay đổi, sẽ trưởng thành (mature) hơn. Và OpStk là một nỗ lực để thực hiện mô hình đó, đồng thời hi vọng nó sẽ là strawman thường trực cho các nỗ lực hoàn thiện ấy; 7
  • 8. Khi chúng ta tìm hiểu, học và (ngay cả) áp dụng OpStk chúng ta sẽ phải cố gắng hết sức nắm lấy (làm chủ) các tri thức, nhất là các tri thức mang tính ý niệm, kiến trúc và các mức độ trừu tượng hóa của các phương án thực hiện giải pháp. Có như vậy, nếu phải đi từ OpStk sang một mô hình nào đó, nếu có, khả dĩ thay thế hay cạnh tranh với OpStk trong tương lai, chúng ta cũng sẽ không phí hoài những đầu tư của chúng ta (và sự dịch chuyển môi trường hay giải pháp sẽ thuận lợi hơn). Ở đây, thay đổi không phải là sự cố, nó là thuộc tính tất yếu của tiến bộ và phát triển. Và, • Rốt cục lại, nếu thông qua các nỗ lực liên quan đến OpStk chúng ta gầy dựng được một cộng đồng PMNM có năng lực và uy tín cho VN thì đó là một thu hoạch lớn (mà bản thân tôi vẫn hằng ao ước được nhìn thấy). Và sẽ là một vinh hạnh chung nếu từ đó ta đóng góp lại cho phòng trào PMNM toàn cầu. Rất mong. 8