SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Mộ công giáo đá, mẫu mộ công giáo đá đẹp, chế tác các loại mẫu mộ công giáo đá, mộ đá công
giáo CHẤT LƯỢNG, THẨM MỸ tại Đá mỹ nghệ Anh Quân
Công giáo đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ phong kiến. Cho tới thời điểm hiện tại thì số
lượng người theo Công giáo đang ngày càng tăng cao. Nhu cầu về đồ dùng, thiết kế kiến trúc nhà
ở, công trình công cộng, nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng tăng theo.
LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN
Chính vì lý do đó trong những năm gần đây, Đá mỹ nghệ Anh Quân đã tư vấn, thi công, lắp đặt
Mộ công giáo bằng đá cho rất nhiều khách hàng. Bài viết dưới đây nghệ nhân trẻ Anh Quân xin
chia sẻ tới Quý khách hàng rõ hơn
 Mộ đá công giáo là gì ?
 Các mẫu của mộ công giáo hiện nay
 Mộ đá công giáo có điểm gì khác biệt ?
 Các loại đá chế tác Mộ công giáo?
 Giá mộ đá công giáo như thế nào?
Mộ đá công giáo là gì ?
Mộ công giáo là MỘ (RIP) chuyên dùng để làm nơi an nghỉ của những người đã mất theo đạo
Thiên Chúa Giáo. Mộ công giáo bằng đá thường được xây dựng hợp với phong thủy để người
mất có thể an nghỉ nơi thiên đàng, bền vững mãi theo thời gian và cũng là để con cháu được
hưởng phúc đức sau này.
Đặc điểm mộ đá công giáo
Nhìn chung, các mẫu mộ công giáo khá đơn giản, giản dị về hình dạng cũng như hoa văn. Mẫu
mộ công giáo bằng đá không có nhiều phong cách như mộ đá Phật giáo mà phổ biến là hình hộp
chữ nhật, nhỏ, dài, giật cấp, hoa văn đơn giản, mang phong cách của Italia. Tuy nhiên, ở Đá mỹ
nghệ Anh Quân, chúng tôi có thể sản xuất, chế tác một số Mẫu mộ công giáo bằng đá mang
phong cách hiện đại Châu Âu, là những phiến đá to phẳng, hình khối chữ nhật nguyên khối, giật
cấp, được đánh bóng, mài nhẵn lộ ra những vân đá tự nhiên, không hoa văn rất bề thế, đẹp và dễ
dàng vệ sinh, lau dọn.
[caption id="attachment_8786" align="aligncenter" width="720"]
Mẫu mộ đá nguyên khối công giáo đẹp[/caption][caption id="attachment_8787"
align="aligncenter" width="960"]
Mau mo da Granite DEP 2019. Với kiểu mẫu mộ đá xanh rêu nguyên khối này, bia mộ đá hoàn
toàn có thể chế tác thành cây thánh giá tạo nên một Mẫu mộ đá công giáo đẹp, điển hình và
mang đậm nét phong cách Châu Âu hiện đại. Quý khách hãy liên hệ ngay với Đá mỹ nghệ Anh
Quân để được tư vấn, báo giá, chế tác Mộ công giáo bằng đá xanh rêu nguyên khối.[/caption]
Nếu như ở các mộ đá Phật giáo, Nho giáo, chúng ta sẽ bắt gặp những hoa văn chạm khắc rồng
phượng, hoa cúc, hoa sen, tứ linh, tứ quý,... Thì ở mộ đá công giáo thay vào đó là chạm các hoa
văn phổ biến như: sách kinh thánh, chùm nho, chữ thập, dây nho, thiên thần...
ý nghĩa hoa văn lăng mộ công giáo
Yếu tố tạo nên nét độc đáo, khác biệt giữa mộ đá công giáo với các mộ đá khác là trên mộ luôn
luôn có cây thánh giá hình chữ thập biểu tượng của Công giáo. Đây chính là hình ảnh thể hiện
được đức tin đối với chúa của những giáo dân.
[caption id="attachment_2702" align="aligncenter" width="800"]
Mot goc nhin cua Mo da cong giao dep[/caption]
1. Cây thánh giá của Mộ đá
Đây là biểu tượng đại diện cho đạo thiên chúa, là điểm nhận biết rõ nhất của lăng mộ công giáo
với những lăng mộ khác. Cây thánh giá là hình ảnh tôn giáo sâu sắc với những người theo đạo
thiên chúa giáo và đặc trưng không thể thiếu của lăng mộ đá công giáo. Cây thánh giá của Đá mỹ
nghệ Anh Quân được chế tác rất đẹp, cân đối, từ đá xanh rêu nguyên khối, có độ dày tầm 7cm,
cây thánh giá thường được đặt trên mái của mộ công giáo đá hoặc nằm trên mặt đá của mộ.
[caption id="attachment_2698" align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo đá đẹp thuộc dòng sản phẩm mộ đá đẹp của Mộ đá cao cấp Anh
Quân[/caption][caption id="attachment_2699" align="aligncenter" width="800"]
Mo da cong giao - mau lang mo da Cong giao. Đây là một trong những Khu Mộ đá công giáo
điển hình của hai vợ chồng giáo dân ở Nam Định do người con trai cả đứng lên xây dựng cho Bố
Mẹ mình.[/caption]
Cây thánh giá trên Mộ đá là biểu tượng cho tình yêu vô biên của chúa Giê-su với nhân loại, là
biểu tượng cho tình yêu thương, lòng bao dung và sự tha thứ. Đó là biểu tượng vô cùng thiêng
liêng đối với những người theo đạo thiên chúa. Là niềm hãnh diện vì đem lại sự bình yên và ơn
cứu rỗi cho muôn loài. Thế nên nó là sự khác biệt lớn nhất giữa Mộ đá phật giáo và mộ công
giáo đá.
[caption id="attachment_2695" align="aligncenter" width="800"]
Mau mo cong giao da[/caption]
2. Hoa văn thiên thần của ngôi mộ đá
Thiên có nghĩa là trời, còn thần có nghĩa là những điều thần kì, linh thiêng. Thiên thần là những
điều thần kì, linh thiêng đến từ trời mong muốn được mang lại. Trong đạo giáo, thiên thần là
những tạo vật vô hình do Thiên Chúa tạo ra để phục vụ cho các công việc của Thiên Chúa.
[caption id="attachment_2696" align="aligncenter" width="800"]
Mau mo da cong giao dep[/caption]
Thiên thần chính là những sứ giả mà Thiên chúa phái xuống trần gian ban phát những điều tốt
lành. Hình ảnh thiên thần có cánh và có những ánh hào quang. Thiên thần là đại diện cho những
điều tốt đẹp, bình an, phép màu, cứu rỗi con người khỏi sự khổ sở và buồn phiền…
LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
[caption id="attachment_3139" align="aligncenter" width="800"]
Khu lang mo - toan canh khu lang mo cong giao[/caption]
Lăng mộ đá được chạm những bức tượng thiên thần thể hiện mong muốn của con người khi về
với Chúa sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và bình an.
[caption id="attachment_3426" align="aligncenter" width="600"]
Mộ đá hoa cương, mộ đá hoa cương công giáo ĐẸP do đá mỹ nghệ Anh Quân chế tác.[/caption]
3. Hoa văn cây nho trên Mộ công giáo đá
Cây nho là biểu tượng của sự sung túc và hào phóng của Chúa. Trong kinh thánh, cây nho như
hình ảnh để chỉ người dân theo đạo Thiên Chúa đã chọn những mối liên hệ yêu thương, khăng
khít.
[caption id="attachment_3501" align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá ĐẸP mộ đá công giáo Đẹp nhất năm 2019[/caption][caption id="attachment_3491"
align="aligncenter" width="800"]
Làm mộ đá công giáo, lăng mộ đá công giáo đẹp tại Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption]
Cây nho chính là một hình ảnh đẹp và linh thiêng. Nó đã được sử dụng để tạc lên những
ngôi lăng mộ đá công giáo mang đậm nét ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN - Ninh Vân, Hoa Lư,
Ninh Bình.
4. Quyển kinh thánh trên Mộ công giáo bằng đá khối
Hình ảnh quyển kinh thánh là một hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với những ai theo đạo thiên
chúa giáo. Dựa vào kinh thánh, Thiên Chúa nói lên những điều Ngài muốn truyền đạt tới con
dân. Sự bao dung với tất cả sinh linh và truyền dạy cho con người những điều tốt đẹp.
[caption id="attachment_3497" align="aligncenter" width="800"]
Mo da cong giao - Lang mo da DEP[/caption][caption id="attachment_3500"
align="aligncenter" width="800"]
Mo da Dao thien chua DEP[/caption]
Quyển kinh thánh trên những lăng mộ đá như lời nhắc nhở, như lời khẳng định và lời hứa sẽ luôn
tin tưởng vào Thiên Chúa.
Các loại mộ đá công giáo
Tương tự như mộ đá Phật giáo, mộ đá Công giáo cũng được chia ra làm nhiều kiểu dáng gồm có:
 Mộ đá công giáo không mái (mộ đá công giáo đơn giản)
 Mộ đá công giáo 1 mái
 Mộ đá công giáo 2 mái
 Mộ đá công giáo 3 mái
 Mộ đá đôi công giáo
 Mộ công giáo bằng đá được chế tác từ đá nguyên khối, phẳng, theo phong cách hiện đại
Châu Âu
[caption id="attachment_3767" align="aligncenter" width="600"]
Mo da cong giao DEP tai Tp Nam Dinh - Thi cong thang 6 nam 2017[/caption]
Ngoài ra còn một số hạng mục khác cũng được thiết kế riêng cho người theo đạo Thiên Chúa
như: lăng mộ đá công giáo, lăng thờ đá công giáo, lư hương đá công giáo, bình phong đá công
giáo, bát hương đá công giáo….
[caption id="attachment_3765" align="aligncenter" width="600"]
Lang mo da Cong giao DEP 2017[/caption]
Các loại Đá làm mộ công giáo đá
Chất liệu chính để tạo nên một ngôi mộ đá công giáo của Đá mỹ nghệ Anh Quân bao gồm:
 Đá xanh tự nhiên: Đây là loại đá phổ biến nhất trong kiến trúc tâm linh âm trạch nói
chung và ở đạo Thiên Chúa nói riêng. Ưu điểm của loại đá này là độ cứng cao, màu sắc
hài hòa, độ bền gần như vĩnh cửu, giá thành hợp lý
 Đá xanh rêu: là loại đá cao cấp, được khai thác bằng thủ công, không bằng mìn giống
như đá xanh tự nhiên. Nên đá xanh rêu là loại đá bền chắc, không dễ bị om, nứt nẻ, đá có
độ già đá cao, được ví như gỗ Lim. Giá mộ chế tác bằng đá xanh rêu thường đắt hơn so
với đá xanh tự nhiên.
 Đá trắng: Loại đá này cũng được dùng rất nhiều trong kiến trúc âm trạch và đạo Thiên
Chúa. Ưu điểm của loại đá này là màu sắc tinh tế, đẹp, sang trọng, hoa văn chạm khắc
đẹp. Nhưng bù lại loại đá này có độ bền, độ cứng không cao bằng đá xanh và giá thành
cao hơn đá xanh
 Đá granite: Hay còn gọi là đá hoa cương. Mộ đá công giáo loại đá này thường có màu
sắc chủ yếu là màu xám tối, đôi khi là màu đen. Mộ đá chế tác từ đá hoa cương cứng,
bền, đẹp. Mộ đá làm từ đá granite sẽ được xây và ốp đá nên không thể nguyên khối, do
đó độ bền sẽ không cao bằng 2 loại trên.
Một số mẫu mộ đá công giáo đẹp
[caption id="attachment_5875" align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo đá phổ biến hiện nay[/caption][caption id="attachment_5863" align="aligncenter"
width="800"]
Mộ công giáo đá vàng ĐẸP mang đậm nét Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption
id="attachment_5845" align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo đá nhiều tầng, được ví như một tháp công giáo[/caption][caption
id="attachment_5827" align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo mang đậm nét Italia cổ đại của Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption
id="attachment_5839" align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá công giáo đẹp[/caption][caption id="attachment_5881" align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá công giáo đơn giản được Đá mỹ nghệ Anh Quân thi công lắp đặt năm 2000. Đến nay trải
qua 19 năm ngôi mộ đá vẫn còn vững chắc, bề thế.[/caption][caption id="attachment_5884"
align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá đôi công giáo đẹp của nghệ nhân trẻ Anh Quân chế tác với giá thành rất hợp
lý.[/caption][caption id="attachment_5878" align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo đá nhỏ, giật cấp[/caption][caption id="attachment_5836" align="aligncenter"
width="800"]
Mộ công giáo đá mang hình dáng nhà thờ công giáo đẹp[/caption][caption
id="attachment_5851" align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá công giáo chế tác bằng đá xanh của đá mỹ nghệ Anh Quân. Giá của đôi mộ đá công giáo
này cũng rất hợp lý, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thêm chi
tiết.[/caption][caption id="attachment_5833" align="aligncenter" width="800"]
Mộ đá công giáo, Mẫu mộ đá công giáo Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5797"
align="aligncenter" width="800"]
Mộ công giáo đẹp tại Nam ĐỊnh[/caption][caption id="attachment_5812" align="aligncenter"
width="800"]
Khu lăng mộ đá công giáo tại Hải Dương[/caption][caption id="attachment_5788"
align="aligncenter" width="800"]
Mẫu Mộ đá Công giáo tại | của Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5785"
align="aligncenter" width="800"]
Lăng mộ đá công giáo đẹp tại Nam Định[/caption]
[caption id="attachment_2257" align="aligncenter" width="600"]
Mộ đá công giáo đẹp, mẫu mộ đá công giáo đá 3 mái tại Ninh Bình. Đây là mộ đá công giáo khá
phổ biến, được người dùng lựa chọn khá nhiều[/caption][caption id="attachment_2258"
align="aligncenter" width="600"]
Đây là mộ công giáo được bình chọn là mẫu mộ đá công giáo đẹp 2016. Mộ đá công giáo rất bề
thế, vững chắc, được lựa chọn nguyên liệu khá chi tiết.[/caption]
Mọi chi tiết khách hàng xin liên hệ
Mộ đá công giáo cao cấp Anh Quân
Điện thoại: 0915.895.699
Email: anhquanstone@gmail.com
Website: https://modacaocap.com
Quý khách tham khảo thêm các Mẫu mộ đá của chúng tôi:
Lăng mộ đá tại Ý Yên Nam Định
Lăng mộ đẹp nhà anh Trung tại Hà Nội
Mộ đá tựa ngai đẹp của nghệ nhân trẻ Anh Quân
Tìm hiểu thêm về:
Lịch sử của Thiên chúa giáo ở Việt Nam
Đạo Công giáo là tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2010), có số lượng tín đồ
lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật giáo). Bài viết này xin được khái quát một số nét cơ bản về
đạo Công giáo ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau:
1- Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 - 1884
Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là In-nê-khu đến làng
Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định
ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai
đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất
nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan
hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan
chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước.
Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào
châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực châu Á,
trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo sĩ In-nê-khu là các giáo sĩ thuộc dòng Đa
Minh như: linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550; linh mục Luis
de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588... và thời gian này công
cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò.
Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên
như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thánh
Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo
(thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh
dạy giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung
Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ,
tìm hiểu phong tục dân tộc Việt.
Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ
cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách
phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền
giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ
Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ
điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày... bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai
Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp. Các sự kiện trên
đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với
Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai
thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông
Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte
cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam
Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận
nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm 1679 (sau 20 năm
thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và
Đông Đàng Ngoài.
Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc)
đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên
hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 –
1945); cũng là người mang lại nhiều "cơ hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài
tại Việt Nam. Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2:
Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre
và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot Thể cai quản. Đến năm 1846, giáo phận
Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord và giáo phận
Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Gauthier cai quản. Năm 1848, giáo phận Đông Đàng
Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); tiếp theo
là một loạt các giáo phận mới được chia tách.
Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề
lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong trị nước yên dân.
Nên trong qúa trình truyền giáo nhất là thời Nhà Nguyễn đạo Công giáo cũng bị cấm gay gắt,
nhất là thời vua Minh Mạng, Tự Đức. Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa
triều đình Nhà Nguyễn với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh
miền đông Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo. Đến hoà
ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định.
Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưng đạo Công giáo đã tìm được chỗ đứng ở
Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ truyền giáo tiếp theo.
[caption id="attachment_9853" align="aligncenter" width="800"]
Mo da Cong giao - Da Hoa Cuong - Da Granite DEP[/caption]
2- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1884 - 1954
Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho
hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam. Việc truyền giáo không còn phụ thuộc bởi các quốc
gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican.
Toà Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu... được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng
nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam
như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa
hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà
Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục
Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo
hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo; năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19
Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết
lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ... ở Việt Nam. Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt
Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Đến năm
1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân.
Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp
phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lợi
dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo
dân di cư. Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000
chủng sinh miền Bắc vào Nam. Vì vậy thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không
còn người
3- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1954 - 1975
Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền:
Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, giáo dân 60%, có những địa phận như: Thái Bình,
Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng có số người Công giáo di cư đông. Các sinh hoạt tôn
giáo trong giai đoạn này lắng xuống do thiếu người hướng dẫn việc đạo. Hoạt động chủ yếu là
giữ đạo.
Miền Nam: cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi động, số giáo dân
tăng nhanh. Một số giáo phận mới được thành lập như: Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm
1957).
Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Công giáo Việt Nam, đó là ngày 24/11/1960,
Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm
cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế
và thành phố Hồ Chí Minh. Các Giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh
dấu vị thế mới của đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Và
các giáo phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960 Giáo hội
Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận
thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh; với 23 Giám mục,
1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng sinh.
Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội Công giáo Việt
Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo dân ra nước ngoài. Tại miền Nam chỉ
còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà) 2.000 linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và
Nam được thống nhất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo.
16 Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân
4. Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay
Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo hội Công giáo hai
miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một đất nước độc lập, hoà bình. Đồng bào
Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai
cuộc chiến tranh.
Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt
Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ
hạnh phúc của đồng bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội
chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất
nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn 6
triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 3.500 linh mục, hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn
100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3
giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội có 10 giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng
Hoá, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh; giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận: Huế,
Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Ban Mê Thuột; giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh
gồm 10 giáo phận: thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên,
Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa. Đứng đầu 03 giáo tỉnh là 03 Tổng giám mục và
đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội
đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân,
được thành lập năm 1980, trụ sở tại Toà Giám mục Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, thành phố Hà
Nội. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục Việt Nam 3 năm đại hội 1 lần và hàng năm có hội nghị
thường niên. Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội lần thứ XI. Giúp
việc cho Hội đồng Giám mục có 17 Uỷ ban Giám mục đặc trách các vấn đề của Giáo hội.
Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp nguồn giáo sĩ chủ
yếu cho Giáo hội. Sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh, mỗi giáo tỉnh có 2 Đại chủng
viện. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại chủng viện Vinh - Thanh đào tạo linh mục cho
10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đại chủng viện Huế và Đại chủng viện Sao Biển Nha
Trang đào tạo linh mục cho 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Đại chủng viện Sao Biển - Nha
Trang và Đại chủng viện Thánh Giuse thành phố Hồ Chí Minh đào tạo linh mục cho 10 giáo
phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ
một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển
trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong
đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam.
Việc cử hành tang lễ Kitô giáo mang lại niềm hy vọng và an ủi cho người còn sống. Khi loan báo
Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho niềm hy vọng phục sinh Kitô giáo, các nghi
thức tang lễ cũng nhắc cho tất cả những người tham dự nhớ đến lòng thương xót và sự phán xét
của Thiên Chúa, đồng thời đáp ứng nhu cầu của con người luôn hướng về Thiên Chúa những khi
gặp khủng hoảng.
HƯỚNG DẪN TANG LỄ CÔNG GIÁO
CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN CẦN PHẢI LÀM KHI CÓ NGƯỜI QUA ĐỜI
- Liên lạc Nhà Quàn (Funeral Home) để di chuyển xác, tắm rửa và tẩm liệm
- Chọn Quan Tài (Áo Quan), gói dịch vụ mai táng.
- Chọn Nghĩa Trang, Mộ Huyệt, Bia Đá (nếu an táng – chôn)
- Sắp xếp Chương Trình Viếng Xác, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ An Táng.
- Thông Báo cho họ hàng thân quyến, bà con bạn hữu, xóm làng quen biết,
- Thông Báo cho Ông Tổng Thư Ký HĐGX, hay Ông Chủ Tịch Cộng Đoàn.
- Phóng Di Ảnh lớn của Người Quá Cố.
- Thực hiện sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và Thánh Lễ,
- Đặt các Vòng Hoa tưởng nhớ.
- In Tiểu Sử Người Quá Cố
- Sổ Ghi Nhớ cho Khách Viếng Thăm
- Chụp hình, quay phim
- Giấy Chứng Thực Qua Đời (Clergy Record hoặc Certificate of Death)
- Đăng Cáo Phó, Cảm Tạ.(nhà quàn thực hiện).
- Chuẩn bị đồ tang (nhà quàn chuẩn bị).
Nghi thức An táng Công giáo
Người Kitô hữu cử hành các nghi thức tang lễ để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng ban sự
sống. Chúng ta cầu nguyện cho người quá cố, và nâng đỡ tang quyến.
Đối với tang lễ của tín hữu Công giáo, mẫu mực chính là cuộc hành trình Phục sinh của Chúa
Giêsu Kitô từ cái chết đến phục sinh. Đó là lý do khuyến khích chúng ta cử hành tang lễ với ba
giai đoạn: Canh thức, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng.
Canh thức cầu nguyện cho người quá cố
Canh thức cầu nguyện thường là thời gian gia đình, bạn hữu và mọi người trong cộng đoàn giáo
xứ họp nhau cầu nguyện và nâng đỡ trong niềm tưởng nhớ người thân yêu mới qua đời. Nghi
thức Canh thức có thể được cử hành tại nhà người quá cố, nhà quàn, hoặc tại nhà thờ.
Thánh lễ An táng
Thánh lễ An táng là phần phụng vụ chính của tang lễ Kitô giáo. Thánh lễ An táng, do linh mục
chủ sự, diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, thường vào ngày an táng. Phụng vụ Thánh Thể, đối với người
Công giáo, là một phần của Thánh lễ.
Phụng vụ An táng
Ngoài Thánh lễ
Cử hành Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ khi không thể cử hành Thánh lễ hoặc không thích
hợp cho việc cử hành Thánh lễ. Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ thường được cử hành tại nhà
thờ giáo xứ, tư gia người quá cố hoặc nhà nguyện nghĩa trang. Ý kiến mục vụ của văn phòng
giáo xứ là chính yếu trong việc ấn định nơi nào thích hợp.
Nghi thức Phó dâng
Nghi thức Phó dâng là hành động phụng vụ cuối cùng của cộng đoàn tín hữu trong việc chăm sóc
thi hài thành viên của mình đã qua đời. Nghi thức được linh mục, phó tế hoặc giáo dân cử hành
tại phần mộ, lăng hoặc nhà nguyện nghĩa trang.
Tang lễ Công giáo
Mọi người Công giáo, nếu không bị khai trừ vì lý do đặc biệt theo quy định của Giáo luật, lúc
qua đời đều được an táng theo nghi thức của Giáo hội.
Trước hết nên gọi điện thoại đến giáo xứ để xin sắp xếp lịch trình. Lịch trình sẽ được thực hiện
qua giáo xứ, gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng. Chỉ các biểu
tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành Phụng vụ An táng.
Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại
sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ (Nghi thức An táng Công giáo #38 và #132).
Nhằm cổ võ và tỏ lòng quý trọng đối với các mối liên hệ gia đình, những người không Công giáo
trong các gia đình Công giáo cũng được mai táng trong nghĩa trang Công giáo.
Giáo hội khuyên nên mai táng các tín hữu Công giáo tại nghĩa trang Công giáo. Việc mai táng tại
nghĩa trang Công giáo đã được làm phép là dấu chỉ của lời hứa khi chịu phép Rửa tội, đồng thời,
dù đã qua đời, vẫn làm chứng cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô.
Trẻ em chết trước khi được Rửa tội, hoặc chết ngay lúc chào đời hoặc bị sẩy thai, cũng được cử
hành Nghi thức An táng Công giáo nếu cha mẹ trước đó đã muốn con mình được rửa tội.
Có thể cử hành Nghi thức An táng Công giáo cho người qua đời vì tự tử.
Chia sẻ Tưởng niệm
Nghi thức Tang lễ dành cơ hội cho việc chia sẻ tưởng niệm về người quá cố. Những người đọc
bài Chia sẻ cần đọc bản Tài liệu này để ấn định khi nào có thể đọc bài Tưởng niệm. Bài chia sẻ
nên ngắn gọn, được viết sẵn và đưa cho vị chủ sự xem trước. Tại Thánh lễ An táng, không nên
nhiều hơn hai người chia sẻ.
Nội dung tưởng niệm nên hướng vào đức tin và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô của người
thân yêu mới qua đời.
Chọn Bài đọc
Các Thừa tác viên Mục vụ an táng của giáo xứ có sẵn nguồn các bài đọc giúp các gia đình có thể
chọn các đoạn Kinh Thánh Công giáo thích hợp. Bài Tin Mừng do vị Chủ sự chọn. Những người
được chọn đọc cần cảm thấy thoải mái khi đọc trước cộng đoàn.
Thánh ca
Các Thừa tác viên Mục vụ an táng có thể giúp tang gia chọn các bài thánh ca dùng trong tang lễ.
Thánh ca trong nghi thức an táng là ‘lời cầu nguyện được hát lên’, nên những bài hát đời (hát
trực tiếp hoặc được thu âm) không thích hợp trong phụng vụ tang lễ và không được sử dụng.
Nếu được, nên có người đệm đàn, ca viên, và kể cả ca đoàn để giúp cộng đoàn tham gia một
cách trọn vẹn vào các bài thánh ca, đáp ca, các lời tung hô trong các Nghi thức tang lễ.
Việc chọn nhạc cho tang lễ người Công giáo phải đáp ứng những yêu cầu đối với nhạc dùng
trong phụng vụ, đặc biệt những yêu cầu được nêu ra trong sách Nghi thức An táng Công giáo
cũng như trong các văn kiện của Hội đồng Giám mục.
Âm nhạc có ưu thế vượt trội so với những cách thể hiện khác được các tín hữu diễn tả khi tham
dự các nghi lễ phụng vụ. Vì vậy không sử dụng nhạc thu âm trong cử hành phụng vụ để thay thế
cho cộng đoàn, ca đoàn, người đệm đàn phong cầm, ca viên hoặc các nhạc công.Yêu cầu hát
những bài được người quá cố “ưa thích” thường dẫn đến việc trình diễn loại nhạc không phù
hợp, không đáp ứng những đòi hỏi của phụng vụ. Không bao giờ được dùng những bài dân ca,
nhạc tình cảm các sắc dân, hoặc các bài hát thời thượng Broadway để thay thế thánh nhạc dùng
trong Phụng vụ An táng.
Hỏa táng
Rất nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ có thi hài người quá
cố trước khi hỏa táng.
Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước Phụng vụ An táng, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ
An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt.
Phải thể hiện sự tôn kính đối với tro cốt giống như đối với thi hài, và tro cốt cần được mộ táng
hoặc huyệt táng, dù trên đất liền hoặc ngoài biển. Việc rải tro cốt trên đất hoặc ngoài biển hoặc
lưu giữ bất cứ phần tro cốt nào trong hộp riêng để kỷ niệm không phải là cách an táng đáng kính
đã được Giáo hội hướng dẫn. Nên biết rằng việc đưa tro cốt an táng ngoài biển khác với việc rải
tro. Cần phải đặt tro cốt vào chiếc quách thích hợp và xứng đáng, đủ nặng để đến được nơi an
nghỉ cuối cùng, có thể chìm vào lòng biển được.
CỤ THỂ CÁC NGHI THỨC CẦU NGUYỆN (KINH CẦU)
TRONG LỄ TANG CÔNG GIÁO
1. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN Ở NHÀ QUÀN HAY TƯ GIA (dành cho người lớn)
Phần Khai Mạc (Hướng dẫn viên có đôi lời chào hỏi và mời mọi người đứng dậy, bắt đầu bằng
dấu thánh giá).
HDV: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Nguyện xin ở sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta và Ðức Giêsu Kitô ở cùng anh
chị em.
Cđ: Và ở cùng cha (thầy, ông, bà, anh, chị).
HDV: Ðể bắt đầu nghi thức phụng vụ cầu nguyện cho ông/bà T. xin mời mọi người cùng hát bài
(Cầu Xin Chúa Thánh Thần hoặc Thánh Thần Xin Ngự Ðến).
(Sau khi chấm dứt bài hát)
HDV: Anh chị em thân mến, chúng ta tin rằng mọi tương quan bằng hữu và tình cảm trong đời
sống đã liên kết chúng ta nên một, và các tương quan ấy không bị hủy diệt bởi sự chết.
Chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa luôn nhớ đến các việc lành mà chúng ta đã thực hiển để tha
thứ những lỗi lầm của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đưa linh hồn T. lên
cùng Chúa.
(Giữ im lặng trong giây lát)
HDV: Lạy Thiên Chúa, cái chết của người anh/chị em của chúng con đây, là ông/bà T., đã nhắc
nhở chúng con về thân phận con người và sự ngắn ngủi của cuộc sống này. Nhưng, với những ai
tin tưởng ở tình yêu Thiên Chúa, sự chết không phải là chấm dứt, và nó cũng không tiêu hủy các
mối dây liên kết mà Thiên Chúa đã tôi luyện trong đời sống chúng con.
Vì được chia sẻ cùng một đức tin với các thánh tông đồ và niềm hy vọng của con cái Thiên
Chúa, xin Chúa đem lại ánh sáng phục sinh của Ðức Kitô vào thời gian thử thách và đau khổ khi
chúng con cầu nguyện cho ông/bà T. và những người thân yêu của họ. Chúng con cầu xin nhờ
Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con.
Cđ: Amen.
Phụng Vụ Lời Chúa
(Chọn các bài đọc cho phù hợp với hoàn cảnh. Mọi người ngồi để nghe các bài đọc)
Bài Ðọc 1 Thánh Vịnh Ðáp Ca
Phúc Âm Bài Giảng
(nếu có linh mục hoặc phó tế)
Kinh Cầu
HDV: Chúng ta hãy quay về Ðức Kitô với niềm tin tưởng trong quyền lực thập giá và phục sinh
của Người để dâng lời cầu nguyện.
Người Xướng: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài là gương mẫu muôn đời của chúng con. Xin
Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Lạy Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng đã đến để tiêu diệt tội lỗi và sự chết. Xin Chúa thương
xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng đã giải thoát chúng con khỏi sợ hãi cái chết. Xin Chúa
thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Lạy Chúa Kitô, Ðấng Chăn Chiên nhân hậu, Người đem linh hồn chúng con tới chỗ nghỉ
ngơi, xin ban bình an muôn đời cho ông/bà T. Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
X: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Người an ủi những ai đang than khóc và sầu khổ. Xin Người chúc
lành cho gia đình ông/bà T. và thân bằng quyến thuộc cũng như bạn hữu đang quy tụ nơi đây.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con.
Kinh Lạy Cha
HDV: Các anh chị em thân mến. Ngôi nhà thật chúng ta là ở thiên đàng. Bởi đó, chúng ta hãy
dâng lời cầu khẩn lên Cha trên trời, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta.
Cđ: Lạy Cha chúng con ở trên trời?
Lời Nguyện Kết
HDV: Lạy Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Ðộ chúng con, Ngài đã sẵn sàng hy sinh chịu chết, để mọi
người được cứu chuộc và được đi từ sự chết đến sự sống. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa an
ủi các tôi tớ Chúa trong sự sầu khổ và xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào vòng tay thương xót của
Ngài. Chỉ có một mình Ngài là Ðấng Thánh, và chính Ngài là sự thương xót; Qua cái chết Ngài
đã mở cánh cửa sự sống cho những ai tin vào Ngài. Xin Chúa hãy tha thứ những lỗi lầm của
ông/bà T., và xin ban cho ông/bà T. một nơi hạnh phúc, ngập tràn ánh sáng và bình an trong
vương quốc vinh hiển của Chúa cho tới muôn đời.
Cđ: Amen.
(Bạn hữu có thể ngỏ đôi lời cùng tang quyến).
Chấm Dứt Nghi Thức
HDV: Phúc cho những ai được chết trong Chúa; xin cho họ được nghỉ yên khỏi sự lao nhọc, vì
những công việc tốt lành họ làm sẽ có giá trị trước mặt Chúa.
(vẽ dấu thánh giá trên trán người chết và đọc)
Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho linh hồn T.
Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên linh hồn ấy.
HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời.
Cđ: Amen
HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã qua đời, nhờ lòng thương xót
Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời.
Cđ: Amen Ban phép lành (Nếu là linh mục hoặc phó tế)
HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị
em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta.
Cđ: Amen.
HDV: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con, và Thánh Thần, ban phép lành cho anh chị em.
Cđ: Amen.
Có thể chấm dứt nghi thức phụng vụ bằng một bài hát hoặc thinh lặng cầu nguyện
Trao Khăn Tang
Nếu có phát tang, thêm phần cầu nguyện sau đây trước khi ban phép lành kết thúc.
HDV: Giải khăn tang này biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái, cháu chắt, báo đền ơn nghĩa
sinh thành và dưỡng dục của Cha/Mẹ, Ông/Bà, Bác, Chú/Cô, Dì/Dượng ... và của mỗi người
thân quyến bầy tỏ lòng kính mến, tiếc thương đối với người thân yêu đã lìa trần. Ước mong sao,
mỗi người, khi nhận lãnh tấm khăn trắng này, luôn tưởng nhớ đến người thân yêu đã qua đời,
bằng những việc hy sinh, hãm mình, bằng lời cầu nguyện để xin Chúa tha thứ cho linh hồn T., và
mau được hưởng phần thưởng Nước Trời.
(gia đình, con cháu, họ hàng lên nhận khăn tang)
Chuỗi Mai Khôi
Lần chuỗi là một hình thức đạo đức mà Giáo Hội không buộc phải theo một hình thức nhất định
nào. Mục đích khi lần chuỗi là suy niệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Do đó, thay vì các ngắm mùa
vui, mùa thương và mùa mừng như thường lệ, chúng ta có thể thay thế bằng các đoạn Kinh
Thánh.
Sau mỗi một đoạn Phúc Âm, nên giữ thinh lặng để suy niệm.
Chuỗi Mai Khôi Kinh Thánh
2. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI DI CHUYỂN LINH CỮU VÀO NHÀ THỜ
HOẶC RA NGHĨA TRANG
Mở Ðầu
HDV: Anh chị em thân mến trong Ðức Giêsu Kitô, nhân danh Chúa Giêsu và Giáo Hội của
Người mà chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cho ông/bà T., xin Thiên Chúa đưa ông/bà T.
đến nơi an nghỉ muôn đời.
Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của người thân yêu, nhưng lời Thiên Chúa hứa ban sự sống đời
đời đã đem cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta hãy an ủi nhau bằng những lời sau đây:
Ðọc Sách Thánh Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Colossê (3:3-4)
Thật vậy, anh chị em đã chết, và sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Ðức Ki-tô
nơi Thiên Chúa. Khi Ðức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh chị em sẽ được xuất
hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.
Hoặc Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Rôma (6:8-9)
Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Ki-tô, chúng ta tin rằng chúng ta sẽ cùng sống với Người.
Chúng ta biết rằng, một khi Ðức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa,
cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người.
Kinh Cầu
HDV: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã đến để phục sinh kẻ chết và an ủi chúng ta với tình
yêu của Người. Chúng ta hãy chúc tụng ngợi khen Ðức Giêsu Kitô.
Phụ Tá: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng Tạo Thành trái đất mà nay thân xác ông/bà T. sẽ trở về
với lòng đất; trong bí tích rửa tội, Ngài đã kêu gọi ông/bà đến sự sống vĩnh cửu để chúc tụng
ngợi khen Chúa Cha đến muôn đời.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài nâng đỡ người công chính và bao bọc họ với
vinh quang Nước Trời. Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
PT: Lạy Ðức Kitô chịu đóng đinh, Ngài đã che chở linh hồn ông/bà T. với quyền năng thập giá
của Ngài, và trong ngày tái giáng lâm, Ngài sẽ tỏ lòng thương xót đối với mọi tín hữu đã ly trần.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
PT: Lúc phán xét kẻ sống và kẻ chết, khi nghe tiếng Chúa, mồ mả sẽ mở tung và những người
công chính -- đang ngủ yên trong bình an của Chúa -- sẽ chỗi dậy và ca tụng vinh quang Chúa.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, mọi chúc tụng ngợi khen đều quy về Chúa, Ngài nắm cái chết trong tay
và mọi sự sống sẽ tùy thuộc vào chỉ một mình Ngài.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.
Kinh Lạy Cha
HDV: Với đức tin và đức cậy, chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Cha với những lời
mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ:
Lạy Cha chúng con...
Phần Kết
HDV: Lạy Chúa, ông/bà T. nay đã từ giã nơi cư ngụ trần gian và để lại những người thân yêu
đang khóc thương ông/bà. Khi chúng con đang đau buồn trước sự ra đi này, xin cho chúng con
luôn nhớ đến ông/bà T. và sống với niềm hy vọng vào vương quốc vĩnh cửu là nơi Chúa sẽ quy
tụ chúng con lại với nhau. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Ð: Amen.
Trước Khi Di Chuyển Linh Cữu
HDV: Thiên Chúa gìn giữ chúng ta lúc đến cũng như lúc đi. Xin Thiên Chúa ở với chúng ta
trong chuyến đi cuối cùng với người anh chị em của chúng ta.
(Trong khi di chuyển linh cửu đến nhà thờ hoặc nghĩa trang, có thể hát Thánh Vịnh)
3. NGHI THỨC AN TÁNG (phần chi tiết xin xem trong sách của Hội Ðồng Giám Mục
Việt Nam)
Lời Nguyện Giáo Dân
Mẫu A.
Lm: Anh chị em thân mến, Ðức Giêsu Kitô đã sống lại từ kẻ chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha
để cầu bầu cho Giáo Hội của Người. Với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe những ai
tín thác vào Ðức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lời cầu nguyện:
1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được lãnh nhận ánh sáng của Ðức Kitô. Giờ đây, xin Chúa
xua tan bóng tối và dẫn ông/bà vượt qua nước của sự chết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Người anh chị em của chúng ta là ông/bà T. đã được nuôi dưỡng ở bàn tiệc của Ðấng Cứu
Thế. Xin Chúa đưa ông/bà vào tham dự bàn tiệc trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. (Nếu người chết là tu sĩ) Anh chị em của chúng ta là T. đã trọn cuộc đời theo Chúa Giêsu
trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Xin Chúa hãy coi T. như một trong những người
thánh thiện đang hỉ hoan trong cung điện trên trời.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. (Nếu người chết là giám mục hay linh mục) Người anh em của chúng ta là T. đã được chia sẻ
chức vụ tư tế của Chúa Giêsu trong việc dẫn dắt Dân Chúa cầu nguyện và thờ phượng. Xin Chúa
đưa T. hiện diện trước mặt Chúa là nơi T. sẽ được một chỗ trong phụng vụ nước trời.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. (Nếu người chết là phó tế) Người anh em chúng ta là T. đã phục vụ dân Chúa với tư cách của
một phó tế trong Giáo Hội. Xin Chúa chuẩn bị cho T. một chỗ trong vương quốc mà tên của T.
sẽ được Chúa công bố.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Nhiều thân bằng quyến thuộc và bằng hữu đã ra đi trước chúng ta và đang chờ đợi phần
thưởng nước trời. Xin Chúa ban cho họ một mái nhà vĩnh viễn với Con Chúa.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
7. Nhiều người bị chết vì võ lực, chiến tranh và đói khát. Xin Chúa xót thương những ai bị đau
khổ một cách bất công vì những tội lỗi xúc phạm đến tình yêu của Chúa, và xin đưa tất cả vào
vương quốc bình an muôn đời.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
8. Những người tín thác vào Ðức Kitô hiện đang ngủ yên trong Chúa. Xin Chúa ban bình an, sự
nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho tất cả những ai có đức tin mà chỉ có mình Chúa biết.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
9. Những người thân yêu của T. đang cần sự nguôi ngoai an ủi. Xin Chúa hãy xoa dịu sự đau
thương của họ và xua tan những u uẩn, nghi ngờ vì buồn chán.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
10. Chúng ta đang quy tụ nơi đây trong đức tin và đức cậy để cầu nguyện cho anh chị em chúng
ta là ông/bà T. Xin Chúa kiên cường niềm hy vọng của chúng ta để chúng ta có thể sống xứng
đáng khi chờ đợi Ðức Kitô tái giáng lâm.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Lm: Lạy Thiên Chúa, Ðấng ban phát bình an và chữa lành các linh hồn, xin lắng nghe lời cầu
khẩn của Ðấng Cứu Thế, là Ðức Giêsu Kitô, và của dân Người, mà sự sống của họ đã được trả
bằng máu của Con Chiên. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm của tất cả những ai đang yên giấc
trong Ðức Kitô, và xin ban cho họ một chỗ trong nước trời.
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mẫu B.
Lm: Thiên Chúa là Cha toàn năng, Người đã đưa Ðức Kitô chỗi dậy từ cõi chết; với sự tin tưởng
chúng ta hãy cầu xin Người gìn giữ tất cả những ai thuộc về Người, dù còn sống hay đã chết.
1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được hứa ban sự sống đời đời, xin cho ông/bà T. được đón
nhận vào cộng đồng các thánh.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Vì ông/bà T. đã được ăn Mình Thánh Ðức Kitô, là bánh hằng sống, xin cho ông/bà được sống
lại vào ngày sau hết.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. (Nếu là phó tế) Vì người anh em của chúng ta là T. đã công bố Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô
và phục vụ người nghèo xin cho T. được đón nhận vào cung thánh ở thiên đàng.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. (Nếu là giám mục hay linh mục) Vì người anh em của chúng ta là T. đã phục vụ Giáo Hội với
tư cách một linh mục, xin cho T. được một chỗ trong phụng vụ nước trời.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Xin cho thân nhân và bạn hữu của người quá cố và cho tất cả những ai đã giúp đỡ chúng ta
được Chúa đền đáp vì những công việc tốt lành của họ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
6. Xin cho những ai đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại sẽ được chiêm ngưỡng Chúa cách
nhãn tiền.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
7. Xin cho gia đình và bạn hữu của ông/bà T. được an ủi trong sự buồn sầu của Ðức Kitô, là
Người đã thương khóc cái chết của Lagiarô.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
8. Xin cho tất cả chúng ta đang quy tụ thờ phượng trong cùng một niềm tin sẽ được tái xum họp
trong vương quốc Thiên Chúa.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Lm: Lạy Thiên Chúa là nơi nương náu và là sức mạnh của chúng con, Ngài đã nghe tiếng khóc
than của dân Ngài; xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện cho anh chị em chúng con, là ông/bà
T. vừa mới qua đời. Xin thanh tẩy tội lỗi của họ và xin ban cho họ sự no đủ của ơn cứu độ.
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
4. NGHI THỨC HẠ HUYỆT
HDV: Người thân yêu của chúng ta là ông/bà T. đã đến nơi an nghỉ trong sự bình an của Ðức
Kitô. Giờ đây xin Thiên Chúa đón nhận ông/bà vào bàn tiệc của con cái Thiên Chúa trên thiên
đàng. Với niềm tin và niềm hy vọng trong sự sống vĩnh cửu, chúng ta hãy nâng đỡ ông/bà trong
lời cầu nguyện.
Chúng ta cũng dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho cả chúng ta nữa. Ðể ngày nào đó chúng ta sẽ
được tái hợp với người thân yêu của chúng ta, và cùng nhau chúng ta sẽ được gặp Ðức Kitô--là
sự sống của chúng ta--mà Ngài sẽ xuất hiện trong vinh quang.
Trong Sách Thánh, chúng ta đọc (chọn một):
A. Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc
phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa."
(Mt 25:34).
B. Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai,
nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Gioan 6:39).
C. Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giê-su
Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. (Phil. 3:20).
D. Xin Ðức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ
cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh chị em ân sủng và bình an.
Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở
thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người
vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men! (Kh. 1:5-6).
Làm Phép Huyệt
HDV: Lạy Ðức Giêsu Kitô, nhờ Chúa ở ba ngày trong mộ, Chúa đã thánh hóa các ngôi mộ của
những ai tin vào Chúa, và đã biến ngôi mộ trở thành dấu chỉ hy vọng vào lời hứa phục sinh, dù
ngôi mộ đang cầm giữ thân xác chúng con. Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên trong bình an cho
tới khi Chúa đánh thức ông/bà dậy trong vinh quang, vì Chúa là sự phục sinh và là sự sống.
Sau đó ông/bà sẽ được thấy Chúa nhãn tiền và được thấy ánh sáng trong sự sáng của Chúa Và
nhận biết sự huy hoàng của Thiên Chúa, vì Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Ð: Amen.
Hạ Huyệt
Vì Chúa đã gọi ông/bà T. ra khỏi thế gian về với Chúa, chúng ta gửi gấm thi thể ông/bà T. vào
lòng đất vì chúng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhưng Ðức Giêsu Kitô sẽ thay đổi thân xác
hay chết của chúng ta trở nên giống thân xác của Ngài trong vinh quang, vì Ngài đã sống lại, là
trưởng tử của kẻ chết.
Chúng ta hãy phó thác người thân yêu của chúng ta cho Thiên Chúa, để Người ấp ủ trong bình
an, và cho thân xác ấy chỗi dậy trong ngày sau hết.
Lời Nguyện Giáo Dân
(sau khi hạ huyệt)
Mẫu A.
HDV: Chúng ta hãy cầu xin Ðức Kitô, là Ðấng đã nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta,
dù có chết, cũng sẽ được sống, và bất cứ ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ chết."
1. Lạy Chúa, Chúa đã an ủi bà Mácta và Maria khi họ buồn sầu; xin Chúa hãy gần chúng con, là
những người đang thương tiếc ông/bà T., và xin Chúa lau khô mọi giọt lệ của những kẻ khóc
than.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Chúa đã nhỏ lệ khi đứng trước mộ Lagiarô, người bạn của Ngài; xin Chúa an ủi chúng con
đang trong sự buồn sầu.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Chúa đã làm cho kẻ chết sống lại; xin cho người thân yêu của chúng con được sự sống đời đời.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Chúa đã hứa nước trời cho kẻ trộm biết ăn năn sám hối; xin Chúa đưa ông/bà T. vào hưởng
niềm vui nước trời.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
5. Xin Chúa an ủi chúng con đang buồn sầu vì cái chết của người thân yêu; xin cho đức tin của
chúng con trở nên nguồn an ủi và sự sống đời đời là nguồn hy vọng của chúng con.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Mẫu B.
HDV: Anh chị em thân mến, với một lòng sùng kính chúng ta hãy dâng lên Chúa lời khẩn
nguyện của chúng ta, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự thương xót. Lạy Chúa khoan nhân, xin hãy
tha thứ tội lỗi cho những ai đã chết trong Ðức Kitô.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
1. Xin Chúa hãy nhớ đến các việc lành mà chúng con đã làm.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
2. Xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào sự sống đời đời.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
3. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những thân nhân đang thương khóc. Xin Chúa an ủi họ khi sầu
muộn.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
4. Xin Chúa gia tăng đức tin và kiên cường niềm hy vọng của họ.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta đang trên
đường lữ thứ. Xin cho chúng ta luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa. Chúng con cầu xin Chúa.
Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
Kinh Lạy Cha
HDV: Với sự khát khao ngày ngự trị của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu nguyện:
Lạy Cha chúng con...
Lời Nguyện Kết
HDV: Lạy Thiên Chúa toàn năng, qua cái chết của Con Chúa trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự
chết; qua việc Ðức Kitô nằm trong mộ Chúa đã thánh hóa các phần mộ của những ai tin vào
Ngài; và qua sự sống lại của Ðức Kitô Chúa đã phục hồi sự sống vĩnh cửu cho chúng con. Lạy
Thiên Chúa của kẻ sống cũng như kẻ chết, xin nhận lời chúng con cầu khẩn cho những ai đã chết
trong Ðức Kitô và đã được mai táng với Người trong niềm hy vọng sống lại. Vì khi còn sống họ
đã trung thành với danh thánh Ngài, xin cho họ được ca tụng Ngài cho đến muôn đời trong niềm
vui thiên đàng.
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Ð: Amen.
Cầu Nguyện Cho Người Tham Dự
HDV: Mọi người hãy cúi đầu và cầu xin Chúa chúc lành. (sau giây phút thinh lặng) Lạy Thiên
Chúa giầu lòng thương xót, Chúa biết thế nào là buồn sầu khổ não, Chúa luôn lắng nghe lời cầu
xin của kẻ khiêm nhường. Xin hãy lắng nghe con dân Chúa đang khẩn thiết nài xin Chúa và xin
kiên cường niềm hy vọng của họ trong sự nhân từ vô cùng của Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Ð: Amen. HDV: Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho ông/bà T.
Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên họ.
HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời.
Cđ: Amen
HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã ly trần, nhờ lòng thương xót
Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời.
Cđ: Amen
Ban phép lành
A. Nếulà linh mục hoặc phó tế
HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị
em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta.
Cđ: Amen.
HDV: Xin Thiên Chúa Toàn Năng là Cha, và Con, và Chúa Thánh Thần ban phép lành cho anh
chị em.
Ð: Amen.
B. Nếulà giáo dân
HDV: Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa và bình an của Chúa Giêsu Kitô chúc lành và an ủi
chúng ta và lau khô mọi giọt lệ của chúng ta nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.
Ð: Amen.
HDV: Hãy ra đi trong bình an của Ðức Kitô.
Ð: Tạ ơn Chúa.
Có thể hát thánh ca kết thúc.
Mọi người có thể ném đất hoặc ném bông hoa để tượng trưng cho việc chôn xác kẻ chết.
5. NGHI THỨC HỎA TÁNG
Mở đầu
HDV: Anh chị em thân mến, Chúng ta đến đây để cử hành nghi thức hoả táng T... Việc hỏa táng
nhắc chúng ta nhớ đến thân phận mỏng dòn của con người. Thiên Chúa dựng nên con người từ
tro bụi, rồi lại cho con người trở về bụi tro, đợi mai sau thân xác sẽ được tái tạo trong trời mới,
đất mới.
(giữ thinh lặng trong giây phút)
Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban lửa cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh
ra, đã tạo điều kiện tốt cho cuộc sống hàng ngày, và khi chúng con qua đời, lửa còn làm cho thân
xác này nên giống của lễ toàn thiêu xưa.
Xin Cha chúc lành và thánh hóa ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh
(chị) em của chúng con là T...
Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.
Cđ: Amen.
Lời Nguyện Giáo Dân
HDV: Anh chị em thân mến, Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái (12:29) đã cho chúng ta biết:
"Thiên Chúa là một ngọn lửa thiêu. Người đã cho ông Môsê được gặp Người qua bụi gai rực lửa.
Người cũng hiện diện giữa dân Người qua cột lửa về ban đêm trong sa mạc. Chính Thiên Chúa
Cha đã cho Ðức Giêsu Kitô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa
Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn chúng ta. Người cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống
cho Người như lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong việc cử hành nghi thức hỏa táng
hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa Cha những lời nguyện xin tha thiết, và đầy tin tưởng sau
đây:
1. Lạy Cha, Con một Cha là Ðức Giêsu Kitô đã đem lửa xuống trần gian, và Người không ao ước
gì hơn là thấy lửa ấy bừng cháy lên. Xin cho ánh sáng Tin Mừng được thắp lên trong toàn Giáo
Hội và trên khắp hoàn cầu.
Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài T..., xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng
luôn nung nấu tâm hồn chúng con.
Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho T... được làm người và được làm con cái Cha.
Chúng con tạ ơn Cha vì muôn ơn lành Cha đã ban cho T... trong suốt cuộc đời, và bây giờ Cha
lại gọi T... về với Cha. Xin Cha thương đón linh hồn T... cùng với những việc lành cũng như mọi
sự yếu đuối của T... trong cuộc sống làm người.
Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Cũng như thân xác của T... sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi
người chúng con cũng biết quên mình, biết hy sinh trong cuộc sống phục vụ anh chị em.
Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho thân nhân của T... nhận được mọi ơn lành của Cha, và được mọi người quý mến thiết
tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn họ.
Chúng con cầu xin Chúa.
Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Kinh Lạy Cha
HDV: Và giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu Kitô
đã dạy chúng ta.
Tất cả đọc Kinh Lạy Cha, trong khi linh mục HDV: rẩy nước thánh và xông hương.
Lời Nguyện Kết
HDV: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, giờ đây chúng con phó dâng linh hồn T... cho
tình thương của Cha, và chúng con hỏa táng T... như của lễ toàn thiêu dâng lên Cha.
Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp
với Chúa Giêsu trên thập giá thành của lễ đẹp lòng Cha.
Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện được như hương trầm toả bay
trước thánh nhan Cha, để cầu cho T..., và mọi người đã chết trong ân tình Cha, được vào hưởng
vinh quang Cha muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
Cđ: Amen.
HDV. Lạy Cha, xin cho linh hồn T... được nghỉ yên muôn đời.
Cđ. Và cho ánh sáng ngàn đời chiếu soi trên linh hồn ấy.
Qúy khách tham khảo thêm: Bài viết về Lăng mộ đá công giáo

More Related Content

Similar to Tìm hiểu về Công giáo, Nghi thức tang lễ Công giáo (tang lễ Kito) và Mẫu Lăng mộ đá Công giáo đẹp

Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nay
Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nayMẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nay
Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nayduongva vn
 
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bình
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh BìnhÝ nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bình
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bìnhduongva vn
 
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trung
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang TrungLăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trung
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trungduongva vn
 
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020duongva vn
 
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP duongva vn
 
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020duongva vn
 
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bìnhduongva vn
 
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayMẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayduongva vn
 
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đá
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đáGiới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đá
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đáduongva vn
 
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Ban
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ BanLăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Ban
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Bandaninhbinh
 
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bình
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh BìnhMẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bình
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bìnhduongva vn
 
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...duongva vn
 
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020duongva vn
 
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptx
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptxMộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptx
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptxĐá Thiên Sơn
 

Similar to Tìm hiểu về Công giáo, Nghi thức tang lễ Công giáo (tang lễ Kito) và Mẫu Lăng mộ đá Công giáo đẹp (14)

Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nay
Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nayMẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nay
Mẫu Mộ đá Ninh Bình, Giá Mộ đá ĐẸP tại Ninh Bình hiện nay
 
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bình
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh BìnhÝ nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bình
Ý nghĩa của Cuốn thư đá phong thủy - Cuốn thư đá tại Ninh Bình
 
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trung
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang TrungLăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trung
Lăng mộ đá, Lăng mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Quang Trung
 
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020
Mẫu Lăng mộ đá ĐẸP, Mẫu Mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân năm 2020
 
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP
Báo giá Lăng mộ đá, Báo giá Mộ đá ĐẸP
 
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020
Tổng hợp Lăng mộ đá đẹp, Mộ đá ĐẸP Đá mỹ nghệ Thịnh Hưng 2020
 
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình
64 Mẫu Mộ đá, Mộ đá đẹp Quang Trung Ninh Bình
 
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nayMẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
Mẫu Thiết kế Lăng Mộ Đá và một số công trình Lăng Mộ Đá đẹp hiện nay
 
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đá
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đáGiới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đá
Giới thiệu về Khu lăng mộ đá, Mộ đá ĐẸP và cách chọn đất đặt Mộ đá
 
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Ban
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ BanLăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Ban
Lăng mộ đá – Mẫu lăng mộ xây đẹp – Kích thước xây lăng mộ đẹp Lỗ Ban
 
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bình
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh BìnhMẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bình
Mẫu mộ đá ĐẸP - Đá mỹ nghệ Anh Quân Ninh Bình
 
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...
Lễ cải cát, sang cát, bốc mộ - Mẫu Mộ đá ĐẸP Trung Kiên - Lăng mộ đá ĐẸP - Đá...
 
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
Đá mỹ nghệ Phúc An, Lăng Mộ đá đẹp, Cột đá đẹp, Lan can đá cao cấp 2020
 
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptx
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptxMộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptx
Mộ Tháp Đá - Đá Thiên Sơn.pptx
 

More from duongva vn

Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfBể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfduongva vn
 
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxBỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxduongva vn
 
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?duongva vn
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?duongva vn
 
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, ChùaTổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùaduongva vn
 
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?duongva vn
 
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc AnTổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc Anduongva vn
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...duongva vn
 
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...duongva vn
 
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...duongva vn
 
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...duongva vn
 
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020duongva vn
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc AnXây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc Anduongva vn
 
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPLAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPduongva vn
 
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...duongva vn
 
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...duongva vn
 
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...duongva vn
 
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020duongva vn
 
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?duongva vn
 
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...duongva vn
 

More from duongva vn (20)

Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdfBể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
Bể Bạt Nuôi Cá Koi - Mẫu Bể Bạt Nuôi Cá Lắp Ghép.pdf
 
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docxBỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
BỂ BƠI MINI - BỂ BƠI TRẺ EM - PHAO BƠI MINI.docx
 
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
Lăng mộ đá - Chuẩn bị trước khi an táng, phong thủy huyệt mộ?
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
 
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, ChùaTổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
Tổng hợp các Mẫu Cột đá Nhà thờ tổ, Từ đường, Đình, Chùa
 
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
Chuẩn bị tang lễ - Nghi thức tang lễ cần chuẩn bị gì?
 
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc AnTổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
Tổng hợp 20 Mẫu Lăng thờ đá, Xây dựng Lăng thờ đá - Đá mỹ nghệ Phúc An
 
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
Lời phật dạy, sự tái sinh trong quan niệm của Phật - Xây lăng mộ phật giáo An...
 
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
Mệnh Thổ, Xây dựng Lăng Mộ Đá, Mộ đá cao cấp cho người mệnh thổ như thế nào h...
 
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
Ý nghĩa phong thủy của Lăng mộ đá và mộ đá phong thủy các gia đình nên chú ý ...
 
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
Ý nghĩa tâm linh của Cổng đá và các mẫu Cổng đá đẹp cho khu lăng mộ đá và nhà...
 
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
Cột đá, Xây dựng Cột đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Đình, Chùa đẹp 2020
 
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc AnXây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
Xây dựng Lăng Mộ Đá Đẹp chưa đến 200 triệu đồng của Đá mỹ nghệ Phúc An
 
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸPLAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
LAN CAN ĐÁ ĐẸP, MẪU LAN CAN ĐÁ cho LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
 
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
Lăng mộ đá ĐẸP Trung Kiên 2020 - Các nghi lễ thờ cúng ở Chùa, Đình, Miếu thờ,...
 
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...
Cột đá, Cột đá ĐẸP Nhà thờ họ, Cuốn thư đá, Cuốn thư đá Nhà thờ họ Đá mỹ nghệ...
 
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...
Cách lựa chọn đất hợp phong thủy, chọn vị trí đặt mộ, bốc mộ, cải táng, sang ...
 
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020
Mẫu Mộ đá Bạt Băm, Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân năm 2020
 
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?
Chế tác Lăng mộ đá đẹp thủ công so với Lăng mộ đá đẹp bằng máy CNC như thế nào?
 
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...
Tiêu chuẩn Quốc gia về Mộ, Bia Mộ, Kích thước Mộ phần và Lăng mộ đá ĐẸP Trung...
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Tìm hiểu về Công giáo, Nghi thức tang lễ Công giáo (tang lễ Kito) và Mẫu Lăng mộ đá Công giáo đẹp

  • 1. Mộ công giáo đá, mẫu mộ công giáo đá đẹp, chế tác các loại mẫu mộ công giáo đá, mộ đá công giáo CHẤT LƯỢNG, THẨM MỸ tại Đá mỹ nghệ Anh Quân Công giáo đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kỳ phong kiến. Cho tới thời điểm hiện tại thì số lượng người theo Công giáo đang ngày càng tăng cao. Nhu cầu về đồ dùng, thiết kế kiến trúc nhà ở, công trình công cộng, nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng tăng theo. LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP ANH QUÂN Chính vì lý do đó trong những năm gần đây, Đá mỹ nghệ Anh Quân đã tư vấn, thi công, lắp đặt Mộ công giáo bằng đá cho rất nhiều khách hàng. Bài viết dưới đây nghệ nhân trẻ Anh Quân xin chia sẻ tới Quý khách hàng rõ hơn  Mộ đá công giáo là gì ?  Các mẫu của mộ công giáo hiện nay  Mộ đá công giáo có điểm gì khác biệt ?  Các loại đá chế tác Mộ công giáo?  Giá mộ đá công giáo như thế nào? Mộ đá công giáo là gì ? Mộ công giáo là MỘ (RIP) chuyên dùng để làm nơi an nghỉ của những người đã mất theo đạo Thiên Chúa Giáo. Mộ công giáo bằng đá thường được xây dựng hợp với phong thủy để người mất có thể an nghỉ nơi thiên đàng, bền vững mãi theo thời gian và cũng là để con cháu được hưởng phúc đức sau này. Đặc điểm mộ đá công giáo Nhìn chung, các mẫu mộ công giáo khá đơn giản, giản dị về hình dạng cũng như hoa văn. Mẫu mộ công giáo bằng đá không có nhiều phong cách như mộ đá Phật giáo mà phổ biến là hình hộp chữ nhật, nhỏ, dài, giật cấp, hoa văn đơn giản, mang phong cách của Italia. Tuy nhiên, ở Đá mỹ nghệ Anh Quân, chúng tôi có thể sản xuất, chế tác một số Mẫu mộ công giáo bằng đá mang phong cách hiện đại Châu Âu, là những phiến đá to phẳng, hình khối chữ nhật nguyên khối, giật cấp, được đánh bóng, mài nhẵn lộ ra những vân đá tự nhiên, không hoa văn rất bề thế, đẹp và dễ dàng vệ sinh, lau dọn.
  • 2. [caption id="attachment_8786" align="aligncenter" width="720"] Mẫu mộ đá nguyên khối công giáo đẹp[/caption][caption id="attachment_8787" align="aligncenter" width="960"]
  • 3. Mau mo da Granite DEP 2019. Với kiểu mẫu mộ đá xanh rêu nguyên khối này, bia mộ đá hoàn toàn có thể chế tác thành cây thánh giá tạo nên một Mẫu mộ đá công giáo đẹp, điển hình và mang đậm nét phong cách Châu Âu hiện đại. Quý khách hãy liên hệ ngay với Đá mỹ nghệ Anh Quân để được tư vấn, báo giá, chế tác Mộ công giáo bằng đá xanh rêu nguyên khối.[/caption]
  • 4. Nếu như ở các mộ đá Phật giáo, Nho giáo, chúng ta sẽ bắt gặp những hoa văn chạm khắc rồng phượng, hoa cúc, hoa sen, tứ linh, tứ quý,... Thì ở mộ đá công giáo thay vào đó là chạm các hoa văn phổ biến như: sách kinh thánh, chùm nho, chữ thập, dây nho, thiên thần... ý nghĩa hoa văn lăng mộ công giáo Yếu tố tạo nên nét độc đáo, khác biệt giữa mộ đá công giáo với các mộ đá khác là trên mộ luôn luôn có cây thánh giá hình chữ thập biểu tượng của Công giáo. Đây chính là hình ảnh thể hiện được đức tin đối với chúa của những giáo dân. [caption id="attachment_2702" align="aligncenter" width="800"] Mot goc nhin cua Mo da cong giao dep[/caption] 1. Cây thánh giá của Mộ đá Đây là biểu tượng đại diện cho đạo thiên chúa, là điểm nhận biết rõ nhất của lăng mộ công giáo với những lăng mộ khác. Cây thánh giá là hình ảnh tôn giáo sâu sắc với những người theo đạo thiên chúa giáo và đặc trưng không thể thiếu của lăng mộ đá công giáo. Cây thánh giá của Đá mỹ
  • 5. nghệ Anh Quân được chế tác rất đẹp, cân đối, từ đá xanh rêu nguyên khối, có độ dày tầm 7cm, cây thánh giá thường được đặt trên mái của mộ công giáo đá hoặc nằm trên mặt đá của mộ. [caption id="attachment_2698" align="aligncenter" width="800"] Mộ công giáo đá đẹp thuộc dòng sản phẩm mộ đá đẹp của Mộ đá cao cấp Anh Quân[/caption][caption id="attachment_2699" align="aligncenter" width="800"]
  • 6. Mo da cong giao - mau lang mo da Cong giao. Đây là một trong những Khu Mộ đá công giáo điển hình của hai vợ chồng giáo dân ở Nam Định do người con trai cả đứng lên xây dựng cho Bố Mẹ mình.[/caption] Cây thánh giá trên Mộ đá là biểu tượng cho tình yêu vô biên của chúa Giê-su với nhân loại, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng bao dung và sự tha thứ. Đó là biểu tượng vô cùng thiêng liêng đối với những người theo đạo thiên chúa. Là niềm hãnh diện vì đem lại sự bình yên và ơn cứu rỗi cho muôn loài. Thế nên nó là sự khác biệt lớn nhất giữa Mộ đá phật giáo và mộ công giáo đá.
  • 7. [caption id="attachment_2695" align="aligncenter" width="800"] Mau mo cong giao da[/caption] 2. Hoa văn thiên thần của ngôi mộ đá Thiên có nghĩa là trời, còn thần có nghĩa là những điều thần kì, linh thiêng. Thiên thần là những điều thần kì, linh thiêng đến từ trời mong muốn được mang lại. Trong đạo giáo, thiên thần là những tạo vật vô hình do Thiên Chúa tạo ra để phục vụ cho các công việc của Thiên Chúa.
  • 8. [caption id="attachment_2696" align="aligncenter" width="800"] Mau mo da cong giao dep[/caption] Thiên thần chính là những sứ giả mà Thiên chúa phái xuống trần gian ban phát những điều tốt lành. Hình ảnh thiên thần có cánh và có những ánh hào quang. Thiên thần là đại diện cho những điều tốt đẹp, bình an, phép màu, cứu rỗi con người khỏi sự khổ sở và buồn phiền… LĂNG MỘ ĐÁ ĐẸP
  • 9. [caption id="attachment_3139" align="aligncenter" width="800"] Khu lang mo - toan canh khu lang mo cong giao[/caption] Lăng mộ đá được chạm những bức tượng thiên thần thể hiện mong muốn của con người khi về với Chúa sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và bình an.
  • 10. [caption id="attachment_3426" align="aligncenter" width="600"] Mộ đá hoa cương, mộ đá hoa cương công giáo ĐẸP do đá mỹ nghệ Anh Quân chế tác.[/caption] 3. Hoa văn cây nho trên Mộ công giáo đá Cây nho là biểu tượng của sự sung túc và hào phóng của Chúa. Trong kinh thánh, cây nho như hình ảnh để chỉ người dân theo đạo Thiên Chúa đã chọn những mối liên hệ yêu thương, khăng khít.
  • 11. [caption id="attachment_3501" align="aligncenter" width="800"] Mộ đá ĐẸP mộ đá công giáo Đẹp nhất năm 2019[/caption][caption id="attachment_3491" align="aligncenter" width="800"]
  • 12. Làm mộ đá công giáo, lăng mộ đá công giáo đẹp tại Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption] Cây nho chính là một hình ảnh đẹp và linh thiêng. Nó đã được sử dụng để tạc lên những ngôi lăng mộ đá công giáo mang đậm nét ĐÁ MỸ NGHỆ ANH QUÂN - Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình. 4. Quyển kinh thánh trên Mộ công giáo bằng đá khối Hình ảnh quyển kinh thánh là một hình ảnh vô cùng quen thuộc đối với những ai theo đạo thiên chúa giáo. Dựa vào kinh thánh, Thiên Chúa nói lên những điều Ngài muốn truyền đạt tới con dân. Sự bao dung với tất cả sinh linh và truyền dạy cho con người những điều tốt đẹp.
  • 13. [caption id="attachment_3497" align="aligncenter" width="800"] Mo da cong giao - Lang mo da DEP[/caption][caption id="attachment_3500" align="aligncenter" width="800"]
  • 14. Mo da Dao thien chua DEP[/caption] Quyển kinh thánh trên những lăng mộ đá như lời nhắc nhở, như lời khẳng định và lời hứa sẽ luôn tin tưởng vào Thiên Chúa. Các loại mộ đá công giáo Tương tự như mộ đá Phật giáo, mộ đá Công giáo cũng được chia ra làm nhiều kiểu dáng gồm có:  Mộ đá công giáo không mái (mộ đá công giáo đơn giản)  Mộ đá công giáo 1 mái  Mộ đá công giáo 2 mái  Mộ đá công giáo 3 mái
  • 15.  Mộ đá đôi công giáo  Mộ công giáo bằng đá được chế tác từ đá nguyên khối, phẳng, theo phong cách hiện đại Châu Âu [caption id="attachment_3767" align="aligncenter" width="600"] Mo da cong giao DEP tai Tp Nam Dinh - Thi cong thang 6 nam 2017[/caption] Ngoài ra còn một số hạng mục khác cũng được thiết kế riêng cho người theo đạo Thiên Chúa như: lăng mộ đá công giáo, lăng thờ đá công giáo, lư hương đá công giáo, bình phong đá công giáo, bát hương đá công giáo….
  • 16. [caption id="attachment_3765" align="aligncenter" width="600"] Lang mo da Cong giao DEP 2017[/caption] Các loại Đá làm mộ công giáo đá Chất liệu chính để tạo nên một ngôi mộ đá công giáo của Đá mỹ nghệ Anh Quân bao gồm:  Đá xanh tự nhiên: Đây là loại đá phổ biến nhất trong kiến trúc tâm linh âm trạch nói chung và ở đạo Thiên Chúa nói riêng. Ưu điểm của loại đá này là độ cứng cao, màu sắc hài hòa, độ bền gần như vĩnh cửu, giá thành hợp lý  Đá xanh rêu: là loại đá cao cấp, được khai thác bằng thủ công, không bằng mìn giống như đá xanh tự nhiên. Nên đá xanh rêu là loại đá bền chắc, không dễ bị om, nứt nẻ, đá có độ già đá cao, được ví như gỗ Lim. Giá mộ chế tác bằng đá xanh rêu thường đắt hơn so với đá xanh tự nhiên.  Đá trắng: Loại đá này cũng được dùng rất nhiều trong kiến trúc âm trạch và đạo Thiên Chúa. Ưu điểm của loại đá này là màu sắc tinh tế, đẹp, sang trọng, hoa văn chạm khắc đẹp. Nhưng bù lại loại đá này có độ bền, độ cứng không cao bằng đá xanh và giá thành cao hơn đá xanh  Đá granite: Hay còn gọi là đá hoa cương. Mộ đá công giáo loại đá này thường có màu sắc chủ yếu là màu xám tối, đôi khi là màu đen. Mộ đá chế tác từ đá hoa cương cứng, bền, đẹp. Mộ đá làm từ đá granite sẽ được xây và ốp đá nên không thể nguyên khối, do đó độ bền sẽ không cao bằng 2 loại trên.
  • 17. Một số mẫu mộ đá công giáo đẹp [caption id="attachment_5875" align="aligncenter" width="800"] Mộ công giáo đá phổ biến hiện nay[/caption][caption id="attachment_5863" align="aligncenter" width="800"]
  • 18. Mộ công giáo đá vàng ĐẸP mang đậm nét Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5845" align="aligncenter" width="800"]
  • 19. Mộ công giáo đá nhiều tầng, được ví như một tháp công giáo[/caption][caption id="attachment_5827" align="aligncenter" width="800"]
  • 20. Mộ công giáo mang đậm nét Italia cổ đại của Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5839" align="aligncenter" width="800"]
  • 21. Mộ đá công giáo đẹp[/caption][caption id="attachment_5881" align="aligncenter" width="800"]
  • 22. Mộ đá công giáo đơn giản được Đá mỹ nghệ Anh Quân thi công lắp đặt năm 2000. Đến nay trải qua 19 năm ngôi mộ đá vẫn còn vững chắc, bề thế.[/caption][caption id="attachment_5884" align="aligncenter" width="800"]
  • 23. Mộ đá đôi công giáo đẹp của nghệ nhân trẻ Anh Quân chế tác với giá thành rất hợp lý.[/caption][caption id="attachment_5878" align="aligncenter" width="800"]
  • 24. Mộ công giáo đá nhỏ, giật cấp[/caption][caption id="attachment_5836" align="aligncenter" width="800"]
  • 25. Mộ công giáo đá mang hình dáng nhà thờ công giáo đẹp[/caption][caption id="attachment_5851" align="aligncenter" width="800"]
  • 26. Mộ đá công giáo chế tác bằng đá xanh của đá mỹ nghệ Anh Quân. Giá của đôi mộ đá công giáo này cũng rất hợp lý, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được biết thêm chi tiết.[/caption][caption id="attachment_5833" align="aligncenter" width="800"]
  • 27. Mộ đá công giáo, Mẫu mộ đá công giáo Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5797" align="aligncenter" width="800"]
  • 28. Mộ công giáo đẹp tại Nam ĐỊnh[/caption][caption id="attachment_5812" align="aligncenter" width="800"]
  • 29. Khu lăng mộ đá công giáo tại Hải Dương[/caption][caption id="attachment_5788" align="aligncenter" width="800"]
  • 30. Mẫu Mộ đá Công giáo tại | của Đá mỹ nghệ Anh Quân[/caption][caption id="attachment_5785" align="aligncenter" width="800"]
  • 31. Lăng mộ đá công giáo đẹp tại Nam Định[/caption]
  • 32. [caption id="attachment_2257" align="aligncenter" width="600"] Mộ đá công giáo đẹp, mẫu mộ đá công giáo đá 3 mái tại Ninh Bình. Đây là mộ đá công giáo khá phổ biến, được người dùng lựa chọn khá nhiều[/caption][caption id="attachment_2258" align="aligncenter" width="600"]
  • 33. Đây là mộ công giáo được bình chọn là mẫu mộ đá công giáo đẹp 2016. Mộ đá công giáo rất bề thế, vững chắc, được lựa chọn nguyên liệu khá chi tiết.[/caption] Mọi chi tiết khách hàng xin liên hệ Mộ đá công giáo cao cấp Anh Quân Điện thoại: 0915.895.699 Email: anhquanstone@gmail.com Website: https://modacaocap.com Quý khách tham khảo thêm các Mẫu mộ đá của chúng tôi: Lăng mộ đá tại Ý Yên Nam Định Lăng mộ đẹp nhà anh Trung tại Hà Nội Mộ đá tựa ngai đẹp của nghệ nhân trẻ Anh Quân Tìm hiểu thêm về:
  • 34. Lịch sử của Thiên chúa giáo ở Việt Nam Đạo Công giáo là tôn giáo có mặt ở Việt Nam gần 5 thế kỷ (1533 - 2010), có số lượng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật giáo). Bài viết này xin được khái quát một số nét cơ bản về đạo Công giáo ở Việt Nam theo 4 giai đoạn sau: 1- Đạo Công giáo thời kỳ từ năm 1533 - 1884 Đạo Công giáo truyền vào Việt Nam năm 1533, do giáo sĩ Tây dương tên là In-nê-khu đến làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chấn và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định ngày nay). Đạo Công giáo vào Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị lâm vào giai đoạn khủng hoảng, nội chiến kéo dài giữa Nhà Trịnh – Nhà Mạc, Nhà Trịnh – Nhà Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Về kinh tế, đời sống nhân dân khó khăn, quan hệ giữa các vua, chúa Việt Nam và các nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan chủ yếu là trao đổi hương liệu quý và mua vũ khí phục vụ cuộc chiến tranh trong nước. Trong giai đoạn này, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đang phát động công cuộc truyền giáo vào châu Á và không ngừng gửi các thừa sai theo đoàn tàu buôn đến các nước ở khu vực châu Á, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Sau giáo sĩ In-nê-khu là các giáo sĩ thuộc dòng Đa Minh như: linh mục Gaspar Da Santa Cruz vào truyền giáo tại Hà Tiên năm 1550; linh mục Luis de Fonseca và linh mục Grégeire de la Motte tại Quảng Nam năm 1588... và thời gian này công cuộc truyền giáo mới ở mức thử nghiệm, thăm dò. Việc truyền giáo vào Việt Nam thực sự thu được kết quả từ năm 1615 với các thừa sai dòng Tên như: Francesco Buzomi đến Cửa Hàn, Quảng Nam; Alexandre de Rhodes đến Cửa Bạng, Thánh Hoá (1627). Tại những nơi đến, các thừa sai đã lập Hội Thầy giảng để trợ giúp việc truyền giáo (thành viên của Hội là người Việt), phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh để soạn thảo kinh dạy giáo dân. Nhờ những kinh nghiệm thích nghi văn hóa của các thừa sai truyền giáo tại Trung Hoa, Nhật Bản, khi đến Việt Nam truyền giáo các thừa sai đã quan tâm đến việc học ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục dân tộc Việt. Việc truyền giáo giai đoạn này được thuận lợi hơn khi: Bộ Truyền giáo được thiết lập (1622), Bộ cung cấp các phương tiện truyền giáo như mở các nhà in đa ngữ, hỗ trợ tài chính, gửi các sách phụng vụ và giáo lý, mở chủng viện Urbano năm 1627 để đào tạo chủng sinh các miền truyền giáo, lập ra chức Đại diện Tông Toà cho các giám mục hoạt động tại các miền truyền giáo; chữ Quốc ngữ ra đời gắn với vai trò của linh mục Alexandre de Rhodes khi ông xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ - La (1651) tại Roma, phép giảng tám ngày... bằng chữ Quốc ngữ; Hội Thừa sai Paris được thành lập (1664) và sự bành trướng về thương mại của tư bản Pháp. Các sự kiện trên đã tạo điều kiện cho việc truyền giáo ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Kết quả truyền giáo được đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/9/1659 Giáo hoàng Alexander VII với Tự sắc “Super Cathedram Principis” thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận đầu tiên và giao cho hai thừa sai thuộc Hội truyền giáo Paris làm đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam gồm cả phần đất Chân Lạp, Chiêm Thành do Giám mục Lambert de la Motte cai quản và giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Giám mục Francois Pallu coi sóc (vì nhiều lý do Giám mục Pallu không nhận nhiệm sở, Giám mục Lambert kiêm luôn Giám quản Đàng Ngoài). Đến năm 1679 (sau 20 năm thiết lập hai giáo phận đầu tiên) giáo phận Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài và Đông Đàng Ngoài.
  • 35. Cuối thế kỷ XVIII, với vai trò của Giám mục Pigneau de Béhaine (tên Việt Nam là Bá Đa Lộc) đại diện Tông toà Đàng Trong (1771 – 1799), người đã giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long mở đầu cho một triều đại mới của Việt Nam – triều đại Nhà Nguyễn (1802 – 1945); cũng là người mang lại nhiều "cơ hội" cho việc truyền giáo của các thừa sai nước ngoài tại Việt Nam. Đến năm 1844 Giáo hoàng Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) gồm 6 tỉnh Nam Kỳ và Cao Miên do Giám mục Lefèbvre và Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Giám mục Quénot Thể cai quản. Đến năm 1846, giáo phận Tây Đàng Ngoài được chia làm 2: Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) do Giám mục Retord và giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) do Giám mục Gauthier cai quản. Năm 1848, giáo phận Đông Đàng Ngoài lại chia thành Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) và Trung Đàng Ngoài (Bùi Chu); tiếp theo là một loạt các giáo phận mới được chia tách. Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam là tôn giáo hoàn toàn xa lạ với tín ngưỡng, phong tục và lề lối phong kiến Việt Nam thời đó, vốn lấy Nho giáo làm tư tưởng chủ đạo trong trị nước yên dân. Nên trong qúa trình truyền giáo nhất là thời Nhà Nguyễn đạo Công giáo cũng bị cấm gay gắt, nhất là thời vua Minh Mạng, Tự Đức. Đến hoà ước Nhâm Tuất (ngày 5/6/1862) được ký kết giữa triều đình Nhà Nguyễn với Pháp và Tây Ban Nha, theo hoà ước triều đình phải nhượng 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp và các thừa sai hai nước được tự do ra vào truyền đạo. Đến hoà ước Giáp Tuất 15/3/1874 thì việc truyền giáo ở Việt Nam tiếp tục được khẳng định. Có thể nói, đây là thời kỳ truyền giáo đầu tiên nhưng đạo Công giáo đã tìm được chỗ đứng ở Việt Nam, đặt nền móng cho các thời kỳ truyền giáo tiếp theo.
  • 37.
  • 38. Mo da Cong giao - Da Hoa Cuong - Da Granite DEP[/caption] 2- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1884 - 1954 Với hoà ước Giáp Thân 6/6/1884, Pháp bắt đầu đô hộ toàn bộ Việt Nam, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động của đạo Công giáo ở Việt Nam. Việc truyền giáo không còn phụ thuộc bởi các quốc gia thuộc địa mà thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Truyền giáo Vatican. Toà Giám mục, nhà thờ, chủng viện, các dòng tu... được xây dựng ở nhiều nơi, số tín hữu tăng nhanh. Giai đoạn này cũng đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội Công giáo Việt Nam như: Ngày 3/12/1924, Toà thánh Vatican đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt Toà Giám mục như ngày nay; năm 1925 Toà thánh Vatican thiết lập Toà Khâm Sứ ở Đông Dương và đặt tại Phú Cam (Huế); năm 1933 Toà thánh tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám mục và đây cũng là Giám mục người Việt Nam đầu tiên của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sau 400 năm truyền giáo; năm 1934 Cộng đồng Đông Dương với 19 Giám mục, 5 Bề trên dòng tu và 21 linh mục cố vấn đã họp tại Hà Nội, bàn về việc tiến tới thiết lập hàng giáo phẩm và đào tạo giáo sĩ... ở Việt Nam. Sau Công đồng Đông Dương, Giáo hội Việt Nam phát triển nhanh vì được định hướng rõ rệt, nhiều giáo phận mới được thành lập. Đến năm 1939 đạo Công giáo ở Việt Nam có 16 giáo phận, 17 Giám mục, 1.544.765 giáo dân. Năm 1954, với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ và rút quân khỏi Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lợi dụng sự kiện này, bọn phản động trong và ngoài nước đã tuyên truyền kích động, cưỡng ép giáo dân di cư. Cuộc di cư có 72% linh mục, 40% giáo dân (650.000 người), 2000 nữ tu hơn 1000 chủng sinh miền Bắc vào Nam. Vì vậy thời điểm này có nhiều tu viện, chủng viện vắng không còn người 3- Đạo Công giáo thời kỳ từ 1954 - 1975 Cuộc di cư năm 1954, đạo Công giáo có sự xáo trộn ở cả hai miền: Miền Bắc: Sau di cư số linh mục còn lại 28%, giáo dân 60%, có những địa phận như: Thái Bình, Bùi Chu, Bắc Ninh, Phát Diệm, Hải Phòng có số người Công giáo di cư đông. Các sinh hoạt tôn giáo trong giai đoạn này lắng xuống do thiếu người hướng dẫn việc đạo. Hoạt động chủ yếu là giữ đạo. Miền Nam: cuộc di cư năm 1954 đã dẫn đến đời sống đạo ở miền Nam sôi động, số giáo dân tăng nhanh. Một số giáo phận mới được thành lập như: Cần Thơ (năm 1955), Nha Trang (năm 1957). Giai đoạn này đánh dấu sự kiện quan trọng của đạo Công giáo Việt Nam, đó là ngày 24/11/1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thiết lập hàng giáo phẩm cho Giáo hội Công giáo Việt Nam; Giáo hội Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các Giám mục trước đây là hiệu toà nay nâng lên chính toà, đánh dấu vị thế mới của đạo Công giáo ở Việt Nam trong hệ thống Giáo hội Công giáo hoàn vũ. Và các giáo phận tiếp tục được thiết lập như Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho. Năm 1960 Giáo hội Công giáo Việt Nam có 20 giáo phận trong đó 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội, 4 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh; với 23 Giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 chủng sinh. Năm 1975, Mỹ rút khỏi Việt Nam, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo hội Công giáo Việt Nam lại có biến động: 100 linh mục, 400 tu sĩ, 50.000 giáo dân ra nước ngoài. Tại miền Nam chỉ
  • 39. còn 25 Giám mục (15 vị tại Toà) 2.000 linh mục, gần 7.500 tu sĩ. Nhưng giáo hội 2 miền Bắc và Nam được thống nhất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển tiếp theo. 16 Mẫu Mộ đá ĐẸP Anh Quân 4. Đạo Công giáo thời kỳ từ 1975 đến nay Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Giáo hội Công giáo hai miền Bắc Nam cũng thống nhất và hoạt động trong một đất nước độc lập, hoà bình. Đồng bào Công giáo cùng nhân dân cả nước bắt tay vào xây dựng đất nước với vô vàn khó khăn sau hai cuộc chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó Giáo hội Công giáo Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn thể Giám mục ở Việt Nam từ ngày 24/4 đến 1/5/1980 tại Thủ đô Hà Nội để thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đại hội đã ra Thư chung 1980 với đường hướng “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Đây là một sự kiện quan trọng, sau nhiều năm truyền giáo, Giáo hội chủ trương xây dựng một Hội thánh Chúa Giêsu Kitô tại Việt Nam gắn bó với dân tộc và đất nước, cùng đồng bào cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, Công giáo là một trong số các tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ với hơn 6 triệu tín đồ, 47 Giám mục, hơn 3.500 linh mục, hơn 3.000 giáo xứ, khoảng 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 15.000 tu sĩ nam, nữ sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh là: giáo tỉnh Hà Nội có 10 giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh; giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Ban Mê Thuột; giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh gồm 10 giáo phận: thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa. Đứng đầu 03 giáo tỉnh là 03 Tổng giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập năm 1980, trụ sở tại Toà Giám mục Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, thành phố Hà Nội. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục Việt Nam 3 năm đại hội 1 lần và hàng năm có hội nghị thường niên. Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội lần thứ XI. Giúp việc cho Hội đồng Giám mục có 17 Uỷ ban Giám mục đặc trách các vấn đề của Giáo hội. Đạo Công giáo hiện có 6 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục, nơi cung cấp nguồn giáo sĩ chủ yếu cho Giáo hội. Sáu Đại chủng viện hoạt động ở 3 giáo tỉnh, mỗi giáo tỉnh có 2 Đại chủng viện. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội và Đại chủng viện Vinh - Thanh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đại chủng viện Huế và Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang đào tạo linh mục cho 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Đại chủng viện Sao Biển - Nha Trang và Đại chủng viện Thánh Giuse thành phố Hồ Chí Minh đào tạo linh mục cho 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành và phát triển đạo Công giáo ở Việt Nam với nhiều thăng trầm, biến động. Từ một tôn giáo ban đầu hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã phát triển trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng trong đời sống văn hóa-xã hội Việt Nam. Việc cử hành tang lễ Kitô giáo mang lại niềm hy vọng và an ủi cho người còn sống. Khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho niềm hy vọng phục sinh Kitô giáo, các nghi thức tang lễ cũng nhắc cho tất cả những người tham dự nhớ đến lòng thương xót và sự phán xét
  • 40. của Thiên Chúa, đồng thời đáp ứng nhu cầu của con người luôn hướng về Thiên Chúa những khi gặp khủng hoảng. HƯỚNG DẪN TANG LỄ CÔNG GIÁO CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN CẦN PHẢI LÀM KHI CÓ NGƯỜI QUA ĐỜI - Liên lạc Nhà Quàn (Funeral Home) để di chuyển xác, tắm rửa và tẩm liệm - Chọn Quan Tài (Áo Quan), gói dịch vụ mai táng. - Chọn Nghĩa Trang, Mộ Huyệt, Bia Đá (nếu an táng – chôn) - Sắp xếp Chương Trình Viếng Xác, Cầu Nguyện, và Thánh Lễ An Táng. - Thông Báo cho họ hàng thân quyến, bà con bạn hữu, xóm làng quen biết, - Thông Báo cho Ông Tổng Thư Ký HĐGX, hay Ông Chủ Tịch Cộng Đoàn. - Phóng Di Ảnh lớn của Người Quá Cố. - Thực hiện sách kinh, sách hát dùng trong giờ cầu nguyện và Thánh Lễ, - Đặt các Vòng Hoa tưởng nhớ. - In Tiểu Sử Người Quá Cố - Sổ Ghi Nhớ cho Khách Viếng Thăm - Chụp hình, quay phim - Giấy Chứng Thực Qua Đời (Clergy Record hoặc Certificate of Death) - Đăng Cáo Phó, Cảm Tạ.(nhà quàn thực hiện). - Chuẩn bị đồ tang (nhà quàn chuẩn bị). Nghi thức An táng Công giáo Người Kitô hữu cử hành các nghi thức tang lễ để thờ phượng và tạ ơn Thiên Chúa, Đấng ban sự sống. Chúng ta cầu nguyện cho người quá cố, và nâng đỡ tang quyến. Đối với tang lễ của tín hữu Công giáo, mẫu mực chính là cuộc hành trình Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô từ cái chết đến phục sinh. Đó là lý do khuyến khích chúng ta cử hành tang lễ với ba giai đoạn: Canh thức, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng. Canh thức cầu nguyện cho người quá cố Canh thức cầu nguyện thường là thời gian gia đình, bạn hữu và mọi người trong cộng đoàn giáo xứ họp nhau cầu nguyện và nâng đỡ trong niềm tưởng nhớ người thân yêu mới qua đời. Nghi thức Canh thức có thể được cử hành tại nhà người quá cố, nhà quàn, hoặc tại nhà thờ. Thánh lễ An táng Thánh lễ An táng là phần phụng vụ chính của tang lễ Kitô giáo. Thánh lễ An táng, do linh mục chủ sự, diễn ra tại nhà thờ giáo xứ, thường vào ngày an táng. Phụng vụ Thánh Thể, đối với người Công giáo, là một phần của Thánh lễ. Phụng vụ An táng Ngoài Thánh lễ
  • 41. Cử hành Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ khi không thể cử hành Thánh lễ hoặc không thích hợp cho việc cử hành Thánh lễ. Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ thường được cử hành tại nhà thờ giáo xứ, tư gia người quá cố hoặc nhà nguyện nghĩa trang. Ý kiến mục vụ của văn phòng giáo xứ là chính yếu trong việc ấn định nơi nào thích hợp. Nghi thức Phó dâng Nghi thức Phó dâng là hành động phụng vụ cuối cùng của cộng đoàn tín hữu trong việc chăm sóc thi hài thành viên của mình đã qua đời. Nghi thức được linh mục, phó tế hoặc giáo dân cử hành tại phần mộ, lăng hoặc nhà nguyện nghĩa trang. Tang lễ Công giáo Mọi người Công giáo, nếu không bị khai trừ vì lý do đặc biệt theo quy định của Giáo luật, lúc qua đời đều được an táng theo nghi thức của Giáo hội. Trước hết nên gọi điện thoại đến giáo xứ để xin sắp xếp lịch trình. Lịch trình sẽ được thực hiện qua giáo xứ, gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An táng và Nghi thức Phó dâng. Chỉ các biểu tượng Kitô giáo mới được đặt trên hoặc kê gần quan tài trong lúc cử hành Phụng vụ An táng. Các quốc kỳ hoặc huy hiệu hội đoàn được cất khỏi quan tài lúc đến cửa nhà thờ và được đặt lại sau khi quan tài đã được đưa ra khỏi nhà thờ (Nghi thức An táng Công giáo #38 và #132). Nhằm cổ võ và tỏ lòng quý trọng đối với các mối liên hệ gia đình, những người không Công giáo trong các gia đình Công giáo cũng được mai táng trong nghĩa trang Công giáo. Giáo hội khuyên nên mai táng các tín hữu Công giáo tại nghĩa trang Công giáo. Việc mai táng tại nghĩa trang Công giáo đã được làm phép là dấu chỉ của lời hứa khi chịu phép Rửa tội, đồng thời, dù đã qua đời, vẫn làm chứng cho niềm tin vào sự phục sinh của Chúa Kitô. Trẻ em chết trước khi được Rửa tội, hoặc chết ngay lúc chào đời hoặc bị sẩy thai, cũng được cử hành Nghi thức An táng Công giáo nếu cha mẹ trước đó đã muốn con mình được rửa tội. Có thể cử hành Nghi thức An táng Công giáo cho người qua đời vì tự tử. Chia sẻ Tưởng niệm Nghi thức Tang lễ dành cơ hội cho việc chia sẻ tưởng niệm về người quá cố. Những người đọc bài Chia sẻ cần đọc bản Tài liệu này để ấn định khi nào có thể đọc bài Tưởng niệm. Bài chia sẻ nên ngắn gọn, được viết sẵn và đưa cho vị chủ sự xem trước. Tại Thánh lễ An táng, không nên nhiều hơn hai người chia sẻ. Nội dung tưởng niệm nên hướng vào đức tin và niềm hy vọng vào Chúa Giêsu Kitô của người thân yêu mới qua đời. Chọn Bài đọc Các Thừa tác viên Mục vụ an táng của giáo xứ có sẵn nguồn các bài đọc giúp các gia đình có thể chọn các đoạn Kinh Thánh Công giáo thích hợp. Bài Tin Mừng do vị Chủ sự chọn. Những người được chọn đọc cần cảm thấy thoải mái khi đọc trước cộng đoàn. Thánh ca
  • 42. Các Thừa tác viên Mục vụ an táng có thể giúp tang gia chọn các bài thánh ca dùng trong tang lễ. Thánh ca trong nghi thức an táng là ‘lời cầu nguyện được hát lên’, nên những bài hát đời (hát trực tiếp hoặc được thu âm) không thích hợp trong phụng vụ tang lễ và không được sử dụng. Nếu được, nên có người đệm đàn, ca viên, và kể cả ca đoàn để giúp cộng đoàn tham gia một cách trọn vẹn vào các bài thánh ca, đáp ca, các lời tung hô trong các Nghi thức tang lễ. Việc chọn nhạc cho tang lễ người Công giáo phải đáp ứng những yêu cầu đối với nhạc dùng trong phụng vụ, đặc biệt những yêu cầu được nêu ra trong sách Nghi thức An táng Công giáo cũng như trong các văn kiện của Hội đồng Giám mục. Âm nhạc có ưu thế vượt trội so với những cách thể hiện khác được các tín hữu diễn tả khi tham dự các nghi lễ phụng vụ. Vì vậy không sử dụng nhạc thu âm trong cử hành phụng vụ để thay thế cho cộng đoàn, ca đoàn, người đệm đàn phong cầm, ca viên hoặc các nhạc công.Yêu cầu hát những bài được người quá cố “ưa thích” thường dẫn đến việc trình diễn loại nhạc không phù hợp, không đáp ứng những đòi hỏi của phụng vụ. Không bao giờ được dùng những bài dân ca, nhạc tình cảm các sắc dân, hoặc các bài hát thời thượng Broadway để thay thế thánh nhạc dùng trong Phụng vụ An táng. Hỏa táng Rất nên cử hành Thánh lễ An táng hoặc Phụng vụ An táng ngoài Thánh lễ có thi hài người quá cố trước khi hỏa táng. Nếu việc hỏa táng đã diễn ra trước Phụng vụ An táng, cha sở có thể cho phép cử hành Phụng vụ An táng có tro cốt của người quá cố. Không phủ vải trên quách hoặc bình đựng tro cốt. Phải thể hiện sự tôn kính đối với tro cốt giống như đối với thi hài, và tro cốt cần được mộ táng hoặc huyệt táng, dù trên đất liền hoặc ngoài biển. Việc rải tro cốt trên đất hoặc ngoài biển hoặc lưu giữ bất cứ phần tro cốt nào trong hộp riêng để kỷ niệm không phải là cách an táng đáng kính đã được Giáo hội hướng dẫn. Nên biết rằng việc đưa tro cốt an táng ngoài biển khác với việc rải tro. Cần phải đặt tro cốt vào chiếc quách thích hợp và xứng đáng, đủ nặng để đến được nơi an nghỉ cuối cùng, có thể chìm vào lòng biển được. CỤ THỂ CÁC NGHI THỨC CẦU NGUYỆN (KINH CẦU) TRONG LỄ TANG CÔNG GIÁO 1. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN Ở NHÀ QUÀN HAY TƯ GIA (dành cho người lớn) Phần Khai Mạc (Hướng dẫn viên có đôi lời chào hỏi và mời mọi người đứng dậy, bắt đầu bằng dấu thánh giá). HDV: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen. Nguyện xin ở sủng và bình an của Thiên Chúa, là Cha chúng ta và Ðức Giêsu Kitô ở cùng anh chị em. Cđ: Và ở cùng cha (thầy, ông, bà, anh, chị). HDV: Ðể bắt đầu nghi thức phụng vụ cầu nguyện cho ông/bà T. xin mời mọi người cùng hát bài (Cầu Xin Chúa Thánh Thần hoặc Thánh Thần Xin Ngự Ðến). (Sau khi chấm dứt bài hát) HDV: Anh chị em thân mến, chúng ta tin rằng mọi tương quan bằng hữu và tình cảm trong đời sống đã liên kết chúng ta nên một, và các tương quan ấy không bị hủy diệt bởi sự chết. Chúng ta cũng tin rằng Thiên Chúa luôn nhớ đến các việc lành mà chúng ta đã thực hiển để tha
  • 43. thứ những lỗi lầm của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa đưa linh hồn T. lên cùng Chúa. (Giữ im lặng trong giây lát) HDV: Lạy Thiên Chúa, cái chết của người anh/chị em của chúng con đây, là ông/bà T., đã nhắc nhở chúng con về thân phận con người và sự ngắn ngủi của cuộc sống này. Nhưng, với những ai tin tưởng ở tình yêu Thiên Chúa, sự chết không phải là chấm dứt, và nó cũng không tiêu hủy các mối dây liên kết mà Thiên Chúa đã tôi luyện trong đời sống chúng con. Vì được chia sẻ cùng một đức tin với các thánh tông đồ và niềm hy vọng của con cái Thiên Chúa, xin Chúa đem lại ánh sáng phục sinh của Ðức Kitô vào thời gian thử thách và đau khổ khi chúng con cầu nguyện cho ông/bà T. và những người thân yêu của họ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Cđ: Amen. Phụng Vụ Lời Chúa (Chọn các bài đọc cho phù hợp với hoàn cảnh. Mọi người ngồi để nghe các bài đọc) Bài Ðọc 1 Thánh Vịnh Ðáp Ca Phúc Âm Bài Giảng (nếu có linh mục hoặc phó tế) Kinh Cầu HDV: Chúng ta hãy quay về Ðức Kitô với niềm tin tưởng trong quyền lực thập giá và phục sinh của Người để dâng lời cầu nguyện. Người Xướng: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, Ngài là gương mẫu muôn đời của chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Ðấng đã đến để tiêu diệt tội lỗi và sự chết. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng đã giải thoát chúng con khỏi sợ hãi cái chết. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Kitô, Ðấng Chăn Chiên nhân hậu, Người đem linh hồn chúng con tới chỗ nghỉ ngơi, xin ban bình an muôn đời cho ông/bà T. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. X: Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin Người an ủi những ai đang than khóc và sầu khổ. Xin Người chúc lành cho gia đình ông/bà T. và thân bằng quyến thuộc cũng như bạn hữu đang quy tụ nơi đây. Xin Chúa thương xót chúng con. Cđ: Xin Chúa thương xót chúng con. Kinh Lạy Cha HDV: Các anh chị em thân mến. Ngôi nhà thật chúng ta là ở thiên đàng. Bởi đó, chúng ta hãy dâng lời cầu khẩn lên Cha trên trời, như Chúa Giêsu đã dạy chúng ta. Cđ: Lạy Cha chúng con ở trên trời? Lời Nguyện Kết HDV: Lạy Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Ðộ chúng con, Ngài đã sẵn sàng hy sinh chịu chết, để mọi người được cứu chuộc và được đi từ sự chết đến sự sống. Chúng con khiêm tốn nài xin Chúa an
  • 44. ủi các tôi tớ Chúa trong sự sầu khổ và xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào vòng tay thương xót của Ngài. Chỉ có một mình Ngài là Ðấng Thánh, và chính Ngài là sự thương xót; Qua cái chết Ngài đã mở cánh cửa sự sống cho những ai tin vào Ngài. Xin Chúa hãy tha thứ những lỗi lầm của ông/bà T., và xin ban cho ông/bà T. một nơi hạnh phúc, ngập tràn ánh sáng và bình an trong vương quốc vinh hiển của Chúa cho tới muôn đời. Cđ: Amen. (Bạn hữu có thể ngỏ đôi lời cùng tang quyến). Chấm Dứt Nghi Thức HDV: Phúc cho những ai được chết trong Chúa; xin cho họ được nghỉ yên khỏi sự lao nhọc, vì những công việc tốt lành họ làm sẽ có giá trị trước mặt Chúa. (vẽ dấu thánh giá trên trán người chết và đọc) Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho linh hồn T. Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên linh hồn ấy. HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã qua đời, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen Ban phép lành (Nếu là linh mục hoặc phó tế) HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Cđ: Amen. HDV: Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con, và Thánh Thần, ban phép lành cho anh chị em. Cđ: Amen. Có thể chấm dứt nghi thức phụng vụ bằng một bài hát hoặc thinh lặng cầu nguyện Trao Khăn Tang Nếu có phát tang, thêm phần cầu nguyện sau đây trước khi ban phép lành kết thúc. HDV: Giải khăn tang này biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái, cháu chắt, báo đền ơn nghĩa sinh thành và dưỡng dục của Cha/Mẹ, Ông/Bà, Bác, Chú/Cô, Dì/Dượng ... và của mỗi người thân quyến bầy tỏ lòng kính mến, tiếc thương đối với người thân yêu đã lìa trần. Ước mong sao, mỗi người, khi nhận lãnh tấm khăn trắng này, luôn tưởng nhớ đến người thân yêu đã qua đời, bằng những việc hy sinh, hãm mình, bằng lời cầu nguyện để xin Chúa tha thứ cho linh hồn T., và mau được hưởng phần thưởng Nước Trời. (gia đình, con cháu, họ hàng lên nhận khăn tang) Chuỗi Mai Khôi Lần chuỗi là một hình thức đạo đức mà Giáo Hội không buộc phải theo một hình thức nhất định nào. Mục đích khi lần chuỗi là suy niệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Do đó, thay vì các ngắm mùa vui, mùa thương và mùa mừng như thường lệ, chúng ta có thể thay thế bằng các đoạn Kinh Thánh. Sau mỗi một đoạn Phúc Âm, nên giữ thinh lặng để suy niệm. Chuỗi Mai Khôi Kinh Thánh
  • 45. 2. NGHI THỨC CẦU NGUYỆN TRƯỚC KHI DI CHUYỂN LINH CỮU VÀO NHÀ THỜ HOẶC RA NGHĨA TRANG Mở Ðầu HDV: Anh chị em thân mến trong Ðức Giêsu Kitô, nhân danh Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người mà chúng ta quy tụ nơi đây để cầu nguyện cho ông/bà T., xin Thiên Chúa đưa ông/bà T. đến nơi an nghỉ muôn đời. Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của người thân yêu, nhưng lời Thiên Chúa hứa ban sự sống đời đời đã đem cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta hãy an ủi nhau bằng những lời sau đây: Ðọc Sách Thánh Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Colossê (3:3-4) Thật vậy, anh chị em đã chết, và sự sống mới của anh chị em hiện đang tiềm tàng với Ðức Ki-tô nơi Thiên Chúa. Khi Ðức Ki-tô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh chị em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang. Hoặc Bài trích thư Thánh Phaolô Tông Ðồ gửi tín hữu Rôma (6:8-9) Nếu chúng ta đã cùng chết với Ðức Ki-tô, chúng ta tin rằng chúng ta sẽ cùng sống với Người. Chúng ta biết rằng, một khi Ðức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Kinh Cầu HDV: Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã đến để phục sinh kẻ chết và an ủi chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta hãy chúc tụng ngợi khen Ðức Giêsu Kitô. Phụ Tá: Lạy Ngôi Lời Thiên Chúa, Ðấng Tạo Thành trái đất mà nay thân xác ông/bà T. sẽ trở về với lòng đất; trong bí tích rửa tội, Ngài đã kêu gọi ông/bà đến sự sống vĩnh cửu để chúc tụng ngợi khen Chúa Cha đến muôn đời. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Ngài nâng đỡ người công chính và bao bọc họ với vinh quang Nước Trời. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Kitô chịu đóng đinh, Ngài đã che chở linh hồn ông/bà T. với quyền năng thập giá của Ngài, và trong ngày tái giáng lâm, Ngài sẽ tỏ lòng thương xót đối với mọi tín hữu đã ly trần. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lúc phán xét kẻ sống và kẻ chết, khi nghe tiếng Chúa, mồ mả sẽ mở tung và những người công chính -- đang ngủ yên trong bình an của Chúa -- sẽ chỗi dậy và ca tụng vinh quang Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. PT: Lạy Ðức Giêsu Kitô, mọi chúc tụng ngợi khen đều quy về Chúa, Ngài nắm cái chết trong tay và mọi sự sống sẽ tùy thuộc vào chỉ một mình Ngài. Xin Chúa thương xót chúng con. Ð: Xin Chúa thương xót chúng con. Kinh Lạy Cha HDV: Với đức tin và đức cậy, chúng ta dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Cha với những lời
  • 46. mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ: Lạy Cha chúng con... Phần Kết HDV: Lạy Chúa, ông/bà T. nay đã từ giã nơi cư ngụ trần gian và để lại những người thân yêu đang khóc thương ông/bà. Khi chúng con đang đau buồn trước sự ra đi này, xin cho chúng con luôn nhớ đến ông/bà T. và sống với niềm hy vọng vào vương quốc vĩnh cửu là nơi Chúa sẽ quy tụ chúng con lại với nhau. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen. Trước Khi Di Chuyển Linh Cữu HDV: Thiên Chúa gìn giữ chúng ta lúc đến cũng như lúc đi. Xin Thiên Chúa ở với chúng ta trong chuyến đi cuối cùng với người anh chị em của chúng ta. (Trong khi di chuyển linh cửu đến nhà thờ hoặc nghĩa trang, có thể hát Thánh Vịnh) 3. NGHI THỨC AN TÁNG (phần chi tiết xin xem trong sách của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam) Lời Nguyện Giáo Dân Mẫu A. Lm: Anh chị em thân mến, Ðức Giêsu Kitô đã sống lại từ kẻ chết và đang ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho Giáo Hội của Người. Với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ lắng nghe những ai tín thác vào Ðức Giêsu Kitô, chúng ta dâng lời cầu nguyện: 1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được lãnh nhận ánh sáng của Ðức Kitô. Giờ đây, xin Chúa xua tan bóng tối và dẫn ông/bà vượt qua nước của sự chết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 2. Người anh chị em của chúng ta là ông/bà T. đã được nuôi dưỡng ở bàn tiệc của Ðấng Cứu Thế. Xin Chúa đưa ông/bà vào tham dự bàn tiệc trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 3. (Nếu người chết là tu sĩ) Anh chị em của chúng ta là T. đã trọn cuộc đời theo Chúa Giêsu trong sự khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời. Xin Chúa hãy coi T. như một trong những người thánh thiện đang hỉ hoan trong cung điện trên trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 4. (Nếu người chết là giám mục hay linh mục) Người anh em của chúng ta là T. đã được chia sẻ chức vụ tư tế của Chúa Giêsu trong việc dẫn dắt Dân Chúa cầu nguyện và thờ phượng. Xin Chúa đưa T. hiện diện trước mặt Chúa là nơi T. sẽ được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. (Nếu người chết là phó tế) Người anh em chúng ta là T. đã phục vụ dân Chúa với tư cách của một phó tế trong Giáo Hội. Xin Chúa chuẩn bị cho T. một chỗ trong vương quốc mà tên của T. sẽ được Chúa công bố.
  • 47. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 6. Nhiều thân bằng quyến thuộc và bằng hữu đã ra đi trước chúng ta và đang chờ đợi phần thưởng nước trời. Xin Chúa ban cho họ một mái nhà vĩnh viễn với Con Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 7. Nhiều người bị chết vì võ lực, chiến tranh và đói khát. Xin Chúa xót thương những ai bị đau khổ một cách bất công vì những tội lỗi xúc phạm đến tình yêu của Chúa, và xin đưa tất cả vào vương quốc bình an muôn đời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 8. Những người tín thác vào Ðức Kitô hiện đang ngủ yên trong Chúa. Xin Chúa ban bình an, sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho tất cả những ai có đức tin mà chỉ có mình Chúa biết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 9. Những người thân yêu của T. đang cần sự nguôi ngoai an ủi. Xin Chúa hãy xoa dịu sự đau thương của họ và xua tan những u uẩn, nghi ngờ vì buồn chán. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 10. Chúng ta đang quy tụ nơi đây trong đức tin và đức cậy để cầu nguyện cho anh chị em chúng ta là ông/bà T. Xin Chúa kiên cường niềm hy vọng của chúng ta để chúng ta có thể sống xứng đáng khi chờ đợi Ðức Kitô tái giáng lâm. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. Lm: Lạy Thiên Chúa, Ðấng ban phát bình an và chữa lành các linh hồn, xin lắng nghe lời cầu khẩn của Ðấng Cứu Thế, là Ðức Giêsu Kitô, và của dân Người, mà sự sống của họ đã được trả bằng máu của Con Chiên. Xin Chúa tha thứ những lỗi lầm của tất cả những ai đang yên giấc trong Ðức Kitô, và xin ban cho họ một chỗ trong nước trời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. Mẫu B. Lm: Thiên Chúa là Cha toàn năng, Người đã đưa Ðức Kitô chỗi dậy từ cõi chết; với sự tin tưởng chúng ta hãy cầu xin Người gìn giữ tất cả những ai thuộc về Người, dù còn sống hay đã chết. 1. Trong bí tích rửa tội, ông/bà T. đã được hứa ban sự sống đời đời, xin cho ông/bà T. được đón nhận vào cộng đồng các thánh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con.
  • 48. 2. Vì ông/bà T. đã được ăn Mình Thánh Ðức Kitô, là bánh hằng sống, xin cho ông/bà được sống lại vào ngày sau hết. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 3. (Nếu là phó tế) Vì người anh em của chúng ta là T. đã công bố Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô và phục vụ người nghèo xin cho T. được đón nhận vào cung thánh ở thiên đàng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 4. (Nếu là giám mục hay linh mục) Vì người anh em của chúng ta là T. đã phục vụ Giáo Hội với tư cách một linh mục, xin cho T. được một chỗ trong phụng vụ nước trời. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Xin cho thân nhân và bạn hữu của người quá cố và cho tất cả những ai đã giúp đỡ chúng ta được Chúa đền đáp vì những công việc tốt lành của họ. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 6. Xin cho những ai đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại sẽ được chiêm ngưỡng Chúa cách nhãn tiền. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 7. Xin cho gia đình và bạn hữu của ông/bà T. được an ủi trong sự buồn sầu của Ðức Kitô, là Người đã thương khóc cái chết của Lagiarô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 8. Xin cho tất cả chúng ta đang quy tụ thờ phượng trong cùng một niềm tin sẽ được tái xum họp trong vương quốc Thiên Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. Lm: Lạy Thiên Chúa là nơi nương náu và là sức mạnh của chúng con, Ngài đã nghe tiếng khóc than của dân Ngài; xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện cho anh chị em chúng con, là ông/bà T. vừa mới qua đời. Xin thanh tẩy tội lỗi của họ và xin ban cho họ sự no đủ của ơn cứu độ. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen. 4. NGHI THỨC HẠ HUYỆT HDV: Người thân yêu của chúng ta là ông/bà T. đã đến nơi an nghỉ trong sự bình an của Ðức Kitô. Giờ đây xin Thiên Chúa đón nhận ông/bà vào bàn tiệc của con cái Thiên Chúa trên thiên đàng. Với niềm tin và niềm hy vọng trong sự sống vĩnh cửu, chúng ta hãy nâng đỡ ông/bà trong lời cầu nguyện.
  • 49. Chúng ta cũng dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho cả chúng ta nữa. Ðể ngày nào đó chúng ta sẽ được tái hợp với người thân yêu của chúng ta, và cùng nhau chúng ta sẽ được gặp Ðức Kitô--là sự sống của chúng ta--mà Ngài sẽ xuất hiện trong vinh quang. Trong Sách Thánh, chúng ta đọc (chọn một): A. Bấy giờ Ðức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa." (Mt 25:34). B. Ý của Ðấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Gioan 6:39). C. Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Ðức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. (Phil. 3:20). D. Xin Ðức Giê-su Ki-tô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết chỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian, ban cho anh chị em ân sủng và bình an. Người đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người: kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. A-men! (Kh. 1:5-6). Làm Phép Huyệt HDV: Lạy Ðức Giêsu Kitô, nhờ Chúa ở ba ngày trong mộ, Chúa đã thánh hóa các ngôi mộ của những ai tin vào Chúa, và đã biến ngôi mộ trở thành dấu chỉ hy vọng vào lời hứa phục sinh, dù ngôi mộ đang cầm giữ thân xác chúng con. Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên trong bình an cho tới khi Chúa đánh thức ông/bà dậy trong vinh quang, vì Chúa là sự phục sinh và là sự sống. Sau đó ông/bà sẽ được thấy Chúa nhãn tiền và được thấy ánh sáng trong sự sáng của Chúa Và nhận biết sự huy hoàng của Thiên Chúa, vì Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời. Ð: Amen. Hạ Huyệt Vì Chúa đã gọi ông/bà T. ra khỏi thế gian về với Chúa, chúng ta gửi gấm thi thể ông/bà T. vào lòng đất vì chúng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhưng Ðức Giêsu Kitô sẽ thay đổi thân xác hay chết của chúng ta trở nên giống thân xác của Ngài trong vinh quang, vì Ngài đã sống lại, là trưởng tử của kẻ chết. Chúng ta hãy phó thác người thân yêu của chúng ta cho Thiên Chúa, để Người ấp ủ trong bình an, và cho thân xác ấy chỗi dậy trong ngày sau hết. Lời Nguyện Giáo Dân (sau khi hạ huyệt) Mẫu A. HDV: Chúng ta hãy cầu xin Ðức Kitô, là Ðấng đã nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống. Ai tin Ta, dù có chết, cũng sẽ được sống, và bất cứ ai sống và tin vào Ta sẽ không bao giờ chết." 1. Lạy Chúa, Chúa đã an ủi bà Mácta và Maria khi họ buồn sầu; xin Chúa hãy gần chúng con, là những người đang thương tiếc ông/bà T., và xin Chúa lau khô mọi giọt lệ của những kẻ khóc than.
  • 50. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 2. Chúa đã nhỏ lệ khi đứng trước mộ Lagiarô, người bạn của Ngài; xin Chúa an ủi chúng con đang trong sự buồn sầu. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 3. Chúa đã làm cho kẻ chết sống lại; xin cho người thân yêu của chúng con được sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 4. Chúa đã hứa nước trời cho kẻ trộm biết ăn năn sám hối; xin Chúa đưa ông/bà T. vào hưởng niềm vui nước trời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Xin Chúa an ủi chúng con đang buồn sầu vì cái chết của người thân yêu; xin cho đức tin của chúng con trở nên nguồn an ủi và sự sống đời đời là nguồn hy vọng của chúng con. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. Mẫu B. HDV: Anh chị em thân mến, với một lòng sùng kính chúng ta hãy dâng lên Chúa lời khẩn nguyện của chúng ta, vì Ngài là nguồn mạch mọi sự thương xót. Lạy Chúa khoan nhân, xin hãy tha thứ tội lỗi cho những ai đã chết trong Ðức Kitô. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 1. Xin Chúa hãy nhớ đến các việc lành mà chúng con đã làm. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 2. Xin Chúa đón nhận ông/bà T. vào sự sống đời đời. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 3. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những thân nhân đang thương khóc. Xin Chúa an ủi họ khi sầu muộn. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 4. Xin Chúa gia tăng đức tin và kiên cường niềm hy vọng của họ. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. 5. Chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta đang trên
  • 51. đường lữ thứ. Xin cho chúng ta luôn trung thành phục vụ Thiên Chúa. Chúng con cầu xin Chúa. Ð: Xin Chúa nhận lời chúng con. Kinh Lạy Cha HDV: Với sự khát khao ngày ngự trị của vương quốc Thiên Chúa, chúng ta cùng cầu nguyện: Lạy Cha chúng con... Lời Nguyện Kết HDV: Lạy Thiên Chúa toàn năng, qua cái chết của Con Chúa trên thập giá, Chúa đã tiêu diệt sự chết; qua việc Ðức Kitô nằm trong mộ Chúa đã thánh hóa các phần mộ của những ai tin vào Ngài; và qua sự sống lại của Ðức Kitô Chúa đã phục hồi sự sống vĩnh cửu cho chúng con. Lạy Thiên Chúa của kẻ sống cũng như kẻ chết, xin nhận lời chúng con cầu khẩn cho những ai đã chết trong Ðức Kitô và đã được mai táng với Người trong niềm hy vọng sống lại. Vì khi còn sống họ đã trung thành với danh thánh Ngài, xin cho họ được ca tụng Ngài cho đến muôn đời trong niềm vui thiên đàng. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen. Cầu Nguyện Cho Người Tham Dự HDV: Mọi người hãy cúi đầu và cầu xin Chúa chúc lành. (sau giây phút thinh lặng) Lạy Thiên Chúa giầu lòng thương xót, Chúa biết thế nào là buồn sầu khổ não, Chúa luôn lắng nghe lời cầu xin của kẻ khiêm nhường. Xin hãy lắng nghe con dân Chúa đang khẩn thiết nài xin Chúa và xin kiên cường niềm hy vọng của họ trong sự nhân từ vô cùng của Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Ð: Amen. HDV: Lạy Chúa, xin ban sự nghỉ yên muôn đời cho ông/bà T. Cđ: Và xin ánh sáng bất diệt chiếu soi trên họ. HDV: Xin cho ông/bà T. được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen HDV: Xin cho linh hồn ông/bà T. , và linh hồn của mọi tín hữu đã ly trần, nhờ lòng thương xót Chúa sẽ được nghỉ yên muôn đời. Cđ: Amen Ban phép lành A. Nếulà linh mục hoặc phó tế HDV: Xin bình an của Thiên Chúa, vượt quá mọi trí hiểu, sẽ gìn giữ tâm hồn và lòng trí anh chị em trong tình yêu và sự nhận biết của Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Cđ: Amen. HDV: Xin Thiên Chúa Toàn Năng là Cha, và Con, và Chúa Thánh Thần ban phép lành cho anh chị em. Ð: Amen. B. Nếulà giáo dân HDV: Nguyện xin tình yêu của Thiên Chúa và bình an của Chúa Giêsu Kitô chúc lành và an ủi chúng ta và lau khô mọi giọt lệ của chúng ta nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần.
  • 52. Ð: Amen. HDV: Hãy ra đi trong bình an của Ðức Kitô. Ð: Tạ ơn Chúa. Có thể hát thánh ca kết thúc. Mọi người có thể ném đất hoặc ném bông hoa để tượng trưng cho việc chôn xác kẻ chết. 5. NGHI THỨC HỎA TÁNG Mở đầu HDV: Anh chị em thân mến, Chúng ta đến đây để cử hành nghi thức hoả táng T... Việc hỏa táng nhắc chúng ta nhớ đến thân phận mỏng dòn của con người. Thiên Chúa dựng nên con người từ tro bụi, rồi lại cho con người trở về bụi tro, đợi mai sau thân xác sẽ được tái tạo trong trời mới, đất mới. (giữ thinh lặng trong giây phút) Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, Cha đã tạo dựng nên lửa và ban lửa cho chúng con. Lửa đã sưởi ấm khi chúng con sinh ra, đã tạo điều kiện tốt cho cuộc sống hàng ngày, và khi chúng con qua đời, lửa còn làm cho thân xác này nên giống của lễ toàn thiêu xưa. Xin Cha chúc lành và thánh hóa ngọn lửa chúng con sắp dùng để hoả táng thân xác người anh (chị) em của chúng con là T... Chúng con cầu xin, nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con. Cđ: Amen. Lời Nguyện Giáo Dân HDV: Anh chị em thân mến, Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái (12:29) đã cho chúng ta biết: "Thiên Chúa là một ngọn lửa thiêu. Người đã cho ông Môsê được gặp Người qua bụi gai rực lửa. Người cũng hiện diện giữa dân Người qua cột lửa về ban đêm trong sa mạc. Chính Thiên Chúa Cha đã cho Ðức Giêsu Kitô đến thanh tẩy chúng ta bằng lửa trong Thánh Thần, và đã ban Chúa Thánh Thần như lửa sưởi ấm linh hồn chúng ta. Người cũng mời gọi chúng ta dâng hiến đời sống cho Người như lễ vật toàn thiêu. Với những xác tín ấy, trong việc cử hành nghi thức hỏa táng hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Chúa Cha những lời nguyện xin tha thiết, và đầy tin tưởng sau đây: 1. Lạy Cha, Con một Cha là Ðức Giêsu Kitô đã đem lửa xuống trần gian, và Người không ao ước gì hơn là thấy lửa ấy bừng cháy lên. Xin cho ánh sáng Tin Mừng được thắp lên trong toàn Giáo Hội và trên khắp hoàn cầu. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. 2. Như ngọn lửa vật chất sắp thiêu đốt thi hài T..., xin cho ngọn lửa mến Chúa yêu người cũng luôn nung nấu tâm hồn chúng con. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. 3. Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho T... được làm người và được làm con cái Cha. Chúng con tạ ơn Cha vì muôn ơn lành Cha đã ban cho T... trong suốt cuộc đời, và bây giờ Cha
  • 53. lại gọi T... về với Cha. Xin Cha thương đón linh hồn T... cùng với những việc lành cũng như mọi sự yếu đuối của T... trong cuộc sống làm người. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. 4. Cũng như thân xác của T... sắp thành những hạt bụi mất hút trong lòng đời, xin Cha cho mỗi người chúng con cũng biết quên mình, biết hy sinh trong cuộc sống phục vụ anh chị em. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. 5. Xin cho thân nhân của T... nhận được mọi ơn lành của Cha, và được mọi người quý mến thiết tha như ngọn lửa an ủi sưởi ấm tâm hồn họ. Chúng con cầu xin Chúa. Ðáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con. Kinh Lạy Cha HDV: Và giờ đây, chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy chúng ta. Tất cả đọc Kinh Lạy Cha, trong khi linh mục HDV: rẩy nước thánh và xông hương. Lời Nguyện Kết HDV: Chúng ta dâng lời cầu nguyện. Lạy Cha, giờ đây chúng con phó dâng linh hồn T... cho tình thương của Cha, và chúng con hỏa táng T... như của lễ toàn thiêu dâng lên Cha. Xin cho lễ hiến dâng này, cùng với tình yêu của gia đình và cộng đoàn chúng con, được kết hiệp với Chúa Giêsu trên thập giá thành của lễ đẹp lòng Cha. Xin cho đời sống chúng con và mọi lời chúng con cầu nguyện được như hương trầm toả bay trước thánh nhan Cha, để cầu cho T..., và mọi người đã chết trong ân tình Cha, được vào hưởng vinh quang Cha muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Cđ: Amen. HDV. Lạy Cha, xin cho linh hồn T... được nghỉ yên muôn đời. Cđ. Và cho ánh sáng ngàn đời chiếu soi trên linh hồn ấy. Qúy khách tham khảo thêm: Bài viết về Lăng mộ đá công giáo