SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
------ 
BÁO CÁO 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 
ĐỀ TÀI 
THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG TẠI BƯU 
ĐIỆN TỈNH QUẢNG NGÃI 
SVTH: DƯƠNG QUANG PHÚ 
LỚP: 08CDTH1A 
GVHD: TH.S HUỲNH ĐỨC THUẬN 
ĐÀ NẴNG, THÁNG 7/2011
LỜI MỞ ĐẦU 
Tin học và viễn thông là hai thành phần cốt lõi của công nghệ thông tin. 
Mạng máy tính không còn là thuật ngữ xa lạ mà đang trở thành một đối tượng 
nghiên cứu và ứng dụng cả nhiều phạm vi hoạt động khác nhau. Hiện nay, do 
phát triển của xã hội việc kết nối các mạng máy tính đã trở thành nhu cầu cho 
người sử dụng. Những sản phẩm về mạng đặc biệt là mạng cục bộ cho máy tính 
ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường tin học. Một số cơ sở đã lắp đặt các 
mạng cục bộ để ứng dụng trong hoạt động trao đổi và xử lý thông tin của mình. 
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin ở nước ta cũng và đang diễn ra sôi 
động nhiều dự án phát triển công nghệ thông tin đã được triển khai theo các giải 
pháp tổng thể và đang trở thành đối tượng nghiên cứu ứng dụng của nhiều 
người và của mọi ngành nghề khác nhau. Trong đó, mạng cục bộ (LAN) là phổ 
biến nhất và tính tập trung, thống nhất dễ quản lý… đồng thời phản ánh nhu cầu 
thực tế của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp cần kết nối các hệ thống đơn 
lẻ thành mạng nội bộ để tạo khả năng trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên và 
nhiều tiện ích khác.
LỜI CAM ĐOAN 
Trong quá trình thực hiện đồ án thiết kế hệ thống mạng, ngoài những tài liệu hướng 
dẫn, những tài liệu tìm kiếm trên mạng, em xin cam đoan không sao chép, mua hoặc 
nhờ người khác làm. Nếu không đúng sự thật em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của 
Khoa Công nghệ thông tin. 
SINH VIÊN THỰC HIỆN 
Dương Quang Phú
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết con xin cám ơn ba mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt để con 
học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. 
Em xin cám ơn thầy cô Trường Đại Học Đông Á đã truyền đạt những kiến thức 
quý báu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh 
Đức Thuận, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện 
đồ án này. 
Qua đây, em cũng chân thành cảm ơn các anh trong tổ Tin học và Ban lãnh đạo 
Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập 
tại cơ quan.
MỤC LỤC 
Chương 1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG.....................................................................................2 
1.1. Giới thiệu về công ty doanh nghiệp.................................................................................2 
1.1.1. Thông tin doanh nghiệp............................................................................................2 
1.1.2. Quá trình thực tập......................................................................................................2 
1.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự...............................................................................................3 
1.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng.......................................................................................4 
1.2.1. Thông tin về hệ thống mạng hiện tại.........................................................................4 
1.2.2. Nguồn nhân lực.........................................................................................................4 
1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng nội bộ..............................................................................4 
1.3. Nhu cầu hệ thống mạng...................................................................................................4 
1.3.1. Nhu cầu của doanh nghiệp về hệ thống mạng..........................................................4 
1.3.2. Năng lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp...........................................................5 
1.3.3. Đánh giá tính khả thi.................................................................................................5 
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................6 
2.1. Mạng Internet...................................................................................................................6 
2.1.1. Mục đích sử dụng......................................................................................................6 
2.1.2. Dịch vụ phổ biến.......................................................................................................6 
2.1.2.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet..........................................................................6 
2.1.2.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP)..................................................................................6 
2.1.2.3. Dịch vụ World Wide Web.................................................................................6 
2.1.2.4. Dịch vụ thư điện tử (E-Mail).............................................................................7 
2.1.3. Thực trạng sử dụng Internet của doanh nghiệp.........................................................7 
2.2. Mạng LAN.......................................................................................................................7 
2.2.1. Mô hình OSI..............................................................................................................7 
2.2.1.1. Tầng vật lý (physical).......................................................................................8 
2.2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (data link).........................................................................8 
2.2.1.3. Tầng mạng (Network)........................................................................................8 
2.2.1.4. Tầng giao vận (Transport)..................................................................................9 
2.2.1.5. Tầng phiên (Session).........................................................................................9 
2.2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation)...........................................................................9 
2.2.1.7. Tầng ứng dụng (Application)............................................................................9 
2.2.2. Giao thức TCP/IP và địa chỉ IP.................................................................................9 
2.2.2.1. Giao thức TCP/IP...............................................................................................9 
2.2.2.2. Địa chỉ IP.........................................................................................................11 
2.2.3. Kiến trúc mạng........................................................................................................12 
2.2.3.1. Mạng hình sao (Star Topology).......................................................................13 
2.2.3.2. Mạng dạng tuyến (Bus Topology)..................................................................14 
2.2.3.3. Mạng dạng vòng (Ring Topology)..................................................................14 
2.2.3.4. Mạng dạng kết hợp..........................................................................................15 
2.2.4. Mô hình mạng.........................................................................................................15 
2.2.4.1. Mô hình mạng trạm-chủ (Client-Server).........................................................15 
2.2.4.2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer- to -peer).....................................................16 
2.2.4.3. Mô hình lai (Hybrid)........................................................................................16 
2.2.5. Giao thức truy nhập đường truyền..........................................................................16 
2.2.5.1. Giao thức CSMA/CD.......................................................................................16 
2.2.5.2. Giao thức truyền thẻ bài (Token passing)........................................................17 
2.2.5.3. Giao thức FDDI................................................................................................17 
2.2.6. Các chuẩn kết nối....................................................................................................18 
2.2.6.1. Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE)...............................................18 
2.2.6.2. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT)..................18
2.3. Các thiết bị mạng...........................................................................................................19 
2.3.1. Bộ lặp tín hiệu (Repeater).......................................................................................19 
2.3.2. Bộ tập trung (Hub).................................................................................................20 
2.3.3. Cầu nối (Bridge)......................................................................................................20 
2.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch).......................................................................................22 
2.3.5. Bộ định tuyến (Router)...........................................................................................22 
2.3.6. Gateway..................................................................................................................23 
2.4. Các dịch vụ mạng...........................................................................................................23 
2.4.1. Dịch vụ AD (Active Directory)..............................................................................23 
2.4.2. Dịch vụ DNS (Domain Name System)...................................................................24 
2.4.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol).......................................25 
2.4.4. Dịch vụ VPN (Vitual Private Network)..................................................................26 
Chương 3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT .......................................................................................27 
3.1. Thiết kế sơ đồ mạng.......................................................................................................27 
3.1.1. Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp...................................................................................27 
3.1.2. Sơ đồ luận lý...........................................................................................................28 
3.1.3. Sơ đồ vật lý.............................................................................................................28 
3.1.3.1. Sơ đồ vật lý tầng trệt........................................................................................28 
3.1.3.2. Sơ đồ vật lý tầng một.......................................................................................29 
3.1.3.3. Sơ đồ vật lý tầng hai........................................................................................29 
3.1.3.4. Sơ đồ vật lý tầng ba..........................................................................................30 
3.1.4. Danh mục đầu tư.....................................................................................................30 
3.2. Triển khai lắp đặt hệ thống mạng...................................................................................31 
3.2.1. Kết nối thiết bị.........................................................................................................31 
3.2.2. Cài đặt hệ điều hành................................................................................................32 
3.2.2.1. Windows Server 2003......................................................................................32 
3.2.2.2. Windows XP Professtional..............................................................................35 
3.2.3. Cài đặt dịch vụ quản trị...........................................................................................37 
3.2.3.1. Dịch vụ DNS....................................................................................................37 
3.2.3.2. Dịch vụ Active Directory.................................................................................41 
3.2.3.3. Dịch vụ DHCP.................................................................................................44 
3.2.3.4. Cài đặt và cấu hình server dự phòng................................................................47 
3.2.3.5. Cấu hình VPN Client to Site...........................................................................49 
3.2.4. Chính sách quản trị.................................................................................................51 
3.2.4.1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ..................................................................................51 
3.2.4.2. Backup and Restore dữ liệu.............................................................................52 
3.2.4.3. Tạo ổ đĩa mạng.................................................................................................52
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
Đam mê trong lĩnh vực hệ thống mạng vì vậy mong muốn thiết kế, xây dựng 
một hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp. 
Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cần có một hệ thống mạng hiện đại hơn, trên 
cơ sở nâng cấp hệ thống mạng hiện tại để đáp ứng yêu cầu của công việc. 
2. Mục đích ý nghĩa đề tài 
Mục đích: Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi cần lắp đặt một hệ thống mạng để quản lý 
nhân viên, truy cập Internet, chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ và quản lý 
các đơn vị trực thuộc truy cập vào nội bộ của doanh nghiệp. 
Ý nghĩa: Tạo thuận lợi trong việc trao đổi giữa các nhân viên, chia sẻ dữ liệu, 
cập nhật thông tin nhanh chóng. 
3. Phương pháp thực hiện đề tài 
- Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu của doanh nghiệp 
- Tìm hiểu lý thuyết 
- Thiết kế và thi công mạng bằng phần mềm giả lập mạng ảo 
- Triển khai và đánh giá mô hình mạng 
4. Kết quả dự kiến 
` - Báo cáo quá trình thực hiện 
- Sản phẩm demo 
- Đánh giá hiệu năng mạng.
2 
Chương 1.KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 
1.1.Giới thiệu về công ty doanh nghiệp 
1.1.1. Thông tin doanh nghiệp 
Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn 
bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Doanh nghiệp chuyên kinh doanh về 
các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện 
trong nước và quốc tế. Dịch vụ PTN (phát trong ngày và thoả thuận). Chuyển 
phát nhanh EMS trong nước và quốc tế. Dịch vụ phát hành báo chí. Nhận và 
phát thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, chuyển tiền nhanh và chuyển tiền quốc 
tế. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện (kỳ hạn, gửi góp, tài khoản tiết kiệm cá nhân). 
Dịch vụ điện hoa (chúc mừng, sinh nhật, cưới hỏi, chia buồn). Bán tem cước 
phí, tem chơi, bì thư và thu đổi phiếu trả lời quốc tế và bảo hiểm bưu điện. Điện 
báo, Telex, Fax trong nước và quốc tế. Bán điện thoại thẻ Cardphone, các loại 
Sim và thẻ trả trước Mobi, Vina, thẻ 1717, thẻ Internet. Điện thoại truyền thống 
và gọi VoiP 171 trong nước và quốc tế. Điện thoại Colect call (thu tiền người 
được gọi). Nhận hợp đồng lắp đặt, dịch chuyển máy theo yêu cầu của quý 
khách. Nhận hợp đồng phát triển thuê bao Internet. 
VNPT Quảng Ngãi đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh bằng hệ 
thống dịch vụ khách hàng, tiếp thị, bán hàng từ cơ sở. Với phương châm "nhanh 
chóng, kịp thời, chất lượng, hiệu quả", công tác chăm sóc khách hàng được xây 
dựng thành quy trình, thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm, điều chỉnh, sửa 
đổi để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 
1.1.2. Quá trình thực tập 
Quá trình thực tập của sinh viên bắt đầu từ ngày 4/4/2011 đến ngày 
4/7/2011, trong quá trình thực tập tốt nghiệp chấp hành đúng nội quy của bưu 
điện, đi đúng số buổi quy định, tham gia một số công việc khi bưu điện yêu cầu.
3 
1.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự 
Giám đốc 
Khối văn phòng Khối sản xuất 
Phòng Nghiệp Vụ Phòng TC - HC 
Phòng Tài chính- 
Phó Giám đốc 
Bưu điện huyện 
Bình Sơn 
Bưu điện huyện 
Sơn Tịnh 
Bưu điện huyện 
Tư Nghĩa 
Bưu điện huyện 
Ba Tơ 
Bưu điện huyện 
Minh Long 
Bưu điện huyện 
Sơn Tây 
Bưu điện huyện 
TP Quảng Ngãi 
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức 
Phòng Kế hoạch- 
Kinh doanh-Đầu tư 
Kế toán 
Bưu điện huyện 
Mộ Đức 
Bưu điện huyện 
Đức Phổ 
Bưu điện huyện 
Sơn Hà 
Bưu điện huyện 
Nghĩa Hành 
Bưu điện huyện 
Trà Bồng 
Bưu điện huyện 
Tây Trà 
Sơ đồ tổ chức nhân sự bưu điện tỉnh Quảng Ngãi gồm 1 Giám đốc chỉ đạo 
chung tất cả các lĩnh vực trong bưu điện, 1 phó giám đốc quản lý một số công 
việc trong bưu điện và thừa lệnh giám đốc khi giám đốc đi vắng. Hoạt động của 
bưu điện chia làm 2 khối: khối sản xuất và khối văn phòng. 
- Khối sản xuất gồm các đơn vị trực thuộc: Bưu điện huyện Sơn Tịnh, 
Bình Sơn, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Trà Bồng, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tơ 
Nghĩa, Sơn Hà, Đức Phổ, Mộ Đức và Thành phố Quảng Ngãi. 
- Khối văn phòng gồm các phòng ban tại trung tâm bưu điện tỉnh: phòng 
Nghiệp vụ Bưu điện, Tổ chức-Hành chính, Kế hoạch-Kinh doanh-Đầu tư và Tài 
chính-Kế toán.
4 
1.2.Khảo sát và đánh giá hiện trạng 
1.2.1. Thông tin về hệ thống mạng hiện tại 
Tại văn phòng Bưu điện tỉnh và các đơn vị trực thuộc được kết nối mạng 
LAN theo mô hình mạng Workgroup, dữ liệu được tập trung tại trung tâm bưu 
điện tỉnh, các đơn vị trực thuộc và bưu điện tỉnh kết nối với nhau bằng đường 
truyền viễn thông riêng (Leased line). 
. Hệ thống mạng tại văn phòng và các đơn vị trực thuộc được xây dựng tập 
trung trong 1 toà nhà nên hệ thống cáp truyền dẫn sử dụng bao gồm các cáp 
đồng tiêu chuẩn UTP. Công nghệ mạng cục bộ với tốc độ 10/100 Mbps chạy 
trên cáp mạng RJ45. 
Hệ thống mạng bao gồm 1 tường lửa cứng, 49 máy tính trong đó có 4 
Server, 4 Switch được nối với Router ADSL, các Switch được tập trung tại Tổ 
tin học của bưu điện tỉnh. 
1.2.2. Nguồn nhân lực 
Trình độ và kiến thức CNTT của CBCNV: Đây là một trong những khó 
khăn của doanh nghiệp trong công tác triển khai các hệ thống ứng dụng của 
doanh nghiệp. Do trình độ kiến thức về CNTT mặt bằng chung của đa số 
CBCNV Bưu điện Quảng Ngãi còn thấp nên gặp khó khăn trong việc triển khai 
các ứng dụng. 
Trình độ chuyên mô của đội ngũ chuyên trách: Tổ tin hoc trực thuộc phòng 
nghiệp vụ Bưu điện có 6 người vận hành hệ thống của toàn bưu điện tỉnh. Chủ 
yếu khắc phục sự cố trên hệ thống, lực lượng mỏng, chưa đủ khả năng phát 
triển các ứng dụng phục vụ tin học hóa trong sản xuất do hạn chế về trình độ 
chuyên môn cũng như về kiến thức nghiệp vụ của ngành. 
1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng nội bộ 
Doanh nghiệp đang sử dụng mô hinh Workgroup nên ở phòng ban nào thì 
dữ liệu được phân tán trên các máy của phòng ban đó và các máy tự quản lý tài 
nguyên cục bộ của mình. Chỉ cần đăng nhập vào hệ thống mạng là có thể sử 
dụng tất cả các tài nguyên trên mạng, tính bảo mật của dữ liệu không cao. 
Các máy tình trong bưu điện thường xuyên gặp các vần đề về virus làm hư 
hỏng hệ điều hành, chậm hệ thống mạng, Tổ tin học phải cài lại từng máy rất 
mất thời gian làm ảnh hưởng đến công việc của bưu điện. 
1.3.Nhu cầu hệ thống mạng 
1.3.1. Nhu cầu của doanh nghiệp về hệ thống mạng 
Xây dựng hệ thống mạng LAN có băng thông rộng đủ để khai thác hiệu 
quả các hệ thống phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp như hệ thống phần 
mềm PayPost, hệ thống phần mềm ePost, hệ thống phần mềm kế toán... 
Hệ thống mạng với các Switch được phân tán đến các phòng ban trong nội 
bộ văn phòng bưu điện. Thiết kế này cho phép các switch truy cập cung cấp 
được đủ số cổng cho các thiết bị máy tính của các phòng ban thoả mãn điều 
kiện dây cáp từ mỗi máy tính tới switch không vượt quá 100m, đây là giới hạn 
độ dài vật lý sử dụng cáp mạng xoắn UTP CAT5 hoặc CAT5 trong mạng LAN.
5 
Tuy việc kết nối mạng theo mô hình ngang hàng có những ưu điểm cho 
bưu điện như đơn giản, dễ cài đặt, chi phí đầu tư thấp nhưng cũng có những 
khuyết điểm như: khó khăn trong việc quản lý các các tài khoản người dùng, tất 
cả người dùng trên mạng có vai trò là như nhau, độ bảo mật của dữ liệu kém, 
virus dễ xâm nhập và lây lan nhanh chỉ cần 1 máy nhiễm virus thì có thể lây lan 
ra cả hệ thống mạng. Mô hinh này không còn phù hợp với doanh nghiệp, khó 
đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, cần phải xây dựng một mô mình quản 
lý mạng phù hợp hơn đáp ứng được các yêu cầu: dễ dàng quản trị hệ thống, 
kiểm soát việc truy cập của người dùng trên mạng, quản lý các tài nguyên trên 
mạng, dữ liệu được bảo mật cao hơn, tạo ra tài khoản người dùng với mức độ 
quyền khác nhau. Giải pháp đặt ra là xây dựng mô hình mạng tập trung Domain 
để có thể đáp ứng dược tất cả yêu cầu trên. 
.Khi đã triển khai hệ thống mạng theo Domain thì yêu cầu các user được 
phân quyền phù hợp với công việc của mình, phòng ban nào thì sử dụng phần 
mềm của phòng ban đó. Xây dựng File Server để chia sẻ dữ liệu, Web server 
được publish ra Internet, giám sát truy cập, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân 
viên ở bên ngoài có nhu cầu kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của doanh 
nghiệp thông qua Internet. 
Dữ liệu của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Không thể để dữ liệu mất 
hết khi có sự cố xảy ra. Vì vậy cần có chính sách sao lưu và phục hồi dữ liệu 
hợp lý. 
Cần xây dựng 1 Server dự phòng để hai Server cùng làm việc hỗ trợ nhau 
khi có sự cố xảy ra. 
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể làm việc mà không cần trực 
tiếp vào công ty (remote access) bằng đường truyền Internet. 
Mạng cần đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống trước các truy nhập trái 
phép từ mạng bên ngoài. 
1.3.2. Năng lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp 
Để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng của dịch vụ nên cần thiết 
phải triển khai về một hệ thống mạng toàn diện hơn. Doanh nghiệp có khả năng 
đáp ứng những yêu cầu trên. 
1.3.3. Đánh giá tính khả thi 
Với cách triển khai như trên mô hình, doanh nghiệp sẽ có một hệ thống 
mạng được thiết kế theo TOPO hình sao với các chức năng như sau : 
- Có một hệ thống dữ liệu dùng chung có tính bảo mật cao, phân quyền 
truy cập và đáng tin cậy. 
- Có File Server phục vụ chia sẻ dữ liệu của bưu điện. 
- Có sự phân chia quyền hạn giữa các nhân viên, đáp ứng nhu cầu làm việc 
giữa các nhân viên trong công ty. 
- Có một hệ thống mạng hỗ trợ cho các nhân viên làm việc từ xa thông qua 
mạng.
6 
Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1.Mạng Internet 
2.1.1. Mục đích sử dụng 
Internet là một liên mạng máy tính giao tiếp dưới cùng một bộ giao thức 
TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Giao thức này cho 
phép mọi máy tính trên mạng giao tiếp với nhau một cách thống nhất giống như 
một ngôn ngữ quốc tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp với nhau hàng ngày. 
Số lượng máy tính kết nối mạng và số lượng người truy cập vào mạng Internet 
trên toàn thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ những năm 90 trở 
đi. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một 
trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò 
chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ 
thương mại và chuyển ngân, tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối 
lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. 
2.1.2. Dịch vụ phổ biến 
2.1.2.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet 
Telnet cho phép người sử dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một 
thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể 
làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn 
hình của hệ thống. Kết nối Telnet là một kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu 
với các thông tin điều khiển. 
2.1.2.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP) 
Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép 
chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất 
cả các dạng tệp, trên thưc tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp 
văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy 
phục vụ FTP, có thể qui định quyền truy nhập của người sử dụng với từng thư 
mục lưu trữ dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có 
khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu. 
2.1.2.3. Dịch vụ World Wide Web 
World Wide Web (WWW hay Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng 
đơn giản và có hiệu quả nhất trên Internet. Trình duyệt Web có thể cho phép 
truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên. Tài liệu WWW được viết bằng ngôn ngữ 
HTML (HyperText Markup Language) hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu 
văn bản. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng thêm một số lệnh định 
dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP, Gopher server, 
WAIS server và Web server. Web Server là máy phục vụ Web, đáp ứng các 
yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web Server trao đổi các tài liệu HTML 
bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức 
truyền siêu văn bản. 
Trình duyệt Web (Web client) là chương trình để xem các tài liệu Web. 
Trình duyệt Web gửi các URL đến máy phục vụ Web sau đó nhận trang Web 
từ máy phục vụ Web dịch và hiển thị chúng. Khi giao tiếp với một FTP server
7 
thì trình duyệt Web hoạt động như một FTP client và dùng giao thức FTP. 
Trình duyệt Web có thể thực hiện các công việc khác như ghi trang Web vào 
đĩa, gửi Email, tìm kiếm xâu ký tự trên trang Web, hiển thị tệp HTML nguồn 
của trang Web, v.v… Hiện nay có hai trình duyệt Web được sử dụng nhiều 
nhất là Internet Explorer ngoài ra còn một số trình duyệt khác như Opera, 
Mozila, Netscape … 
2.1.2.4. Dịch vụ thư điện tử (E-Mail) 
Dịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng 
nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng 
rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và 
phổ biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, 
tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương 
mại, chứng từ … tất cả đều được trao đổi qua thư điện tử. 
Một hệ thống điện thư được chia làm hai phần, MUA (Mail User Agent) 
và MTA (Message Transfer Agent). MUA thực chất là một chương trình làm 
nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, 
soạn thảo thông điệp, lưu các thông điệp và gửi thông điệp. Nhiệm vụ của 
MTA là định tuyến thông điệp và xử lý các thông điệp đến từ hệ thống của 
người dùng sao cho các thông điệp đó đến được đúng hệ thống đích. 
2.1.3. Thực trạng sử dụng Internet của doanh nghiệp 
Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp về các dịch vụ thông tin, viễn 
thông nên việc sử dụng internet là cần thiết, các phòng ban điều sử dụng 
internet để quản lý trao đổi thông tin trong nội bộ và các cơ sở trực thuộc. 
2.2.Mạng LAN 
2.2.1. Mô hình OSI 
Khi thiết kế các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. 
Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy 
nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau,... Sự không 
tương thích đó làm cho người sử dụng các mạng khác nhau không thể trao đổi 
thông tin với nhau được. Sự thúc bách của khách hàng khiến cho các nhà sản 
xuất và những nhà nghiên cứu, thông qua tổ chức chuẩn hoá quốc tế và quốc 
gia để tìm ra một giải pháp chung dẫn đến sự hội tụ của các sản phẩm mạng. 
Trên cơ sở đó những nhà thiết kế và các nghiên cứu lấy đó làm khung chuẩn 
cho sản phẩm của mình. 
1977 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for 
Standardization - ISO) đưa ra một tiêu chuẩn về mạng. 
1984 ISO đưa ra mô hình 7 tầng gọi là mô hình tham chiếu cho việc nối 
kết các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection - OSI 
Reference Model) gọi tắt là mô hình OSI. Mô hình này được dùng làm cơ sở để 
nối kết các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. Do đó mọi hệ 
thống tuân theo mô hình tham chiếu OSI đều có thể truyền thông tin với nhau.
8 
Application 
Presentation 
Section 
Transport 
Network 
Data Link 
Physical 
Application 
Presentation 
Section 
Transport 
Network 
Data Link 
Physical 
Hình 2.1 Mô hình tham chiếu OSI 
2.2.1.1. Tầng vật lý (physical) 
Tầng vật lý liên quan đến truyền dòng các bit giữa các máy với nhau 
bằng đường truyền vật lý. Tầng này liên kết các giao diện hàm cơ, quang và 
điện với cáp. Ngoài ra nó cũng chuyển tải những tín hiệu truyền dữ liệu do 
các tầng ở trên tạo ra. Việc thiết kế phải bảo đảm nếu bên phát gửi bít 1 thì 
bên thu cũng phải nhận bít 1 chứ không phải bít 0. Tầng này phải quy định rõ 
mức điện áp biểu diễn dữ liệu 1 và 0 là bao nhiêu vôn trong vòng bao nhiêu 
giây, chiều truyền tin là 1 hay 2 chiều, cách thức kết nối và huỷ bỏ kết nối, 
định nghĩa cách kết nối cáp với card mạng: bộ nối có bao nhiêu chân, chức 
năng của mỗi chân 
2.2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (data link) 
Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin 
cậy: gửi các khối dữ liệu với cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát 
luồng dữ liệu cần thiết 
Các bước tầng liên kết dữ liệu thực hiện: 
- Chia nhỏ thành các khối dữ liệu frame (vài trăm bytes), ghi thêm vào 
đầu và cuối của các frame những nhóm bít đặc biệt để làm ranh giới giữa 
các frame. 
- Trên các đường truyền vật lý luôn có lỗi nên tầng này phải giải quyết 
vấn đề sửa lỗi (do bản tin bị hỏng, mất và truyền lại). 
- Giữ cho sự đồng bộ tốc độ giữa bên phát và bên thu 
2.2.1.3. Tầng mạng (Network) 
Lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ 
vật lý, kiểm soát và điều khiển đường truyền:Định rõ các bó tin được truyền 
đi theo con đường nào từ nguồn tới đích. Các con đường đó có thể là cố định 
đối với những mạng ít thay đổi, cũng có thể là động nghĩa là các con đường 
chỉ được xác định trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện. Các con đường đó có 
thể thay đổi tuỳ theo trạng thái tải tức thời. Quản lý lưu lượng trên mạng: 
chuyển đổi gói, định tuyến, kiểm soát sự tắc nghẽn dữ liệu.
9 
2.2.1.4. Tầng giao vận (Transport) 
Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu nút (end - to - end). Thực 
hiện kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu từ máy đến máy. Đảm bảo gói tin 
truyền không phạm lỗi, theo đúng trình từ, không bị mất mát hay sao chép. 
Thực hiện việc ghép kênh, đóng gói thông điệp, chia thông điệp dài thành 
nhiều gói tin và gộp các gói nhỏ thành một bộ 
Tầng này tạo ra một kết nối cho mỗi yêu cầu của tầng trên nó. Khi có 
nhiều yêu cầu từ tầng trên với thông lượng cao thì nó có thể tạo ra nhiều kết 
nối và cùng một lúc có thể gửi đi nhiều bó tin trên đường truyền. 
2.2.1.5. Tầng phiên (Session) 
Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người 
sử dụng trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ 
hoá các phiên truyền thông giữa họ với nhau. 
Quản lý thẻ bài đối với những nghi thức: hai bên kết nối để truyền thông 
tin không đồng thời thực hiện một số thao tác. Để giải quyết vấn đề này tầng 
phiên cung cấp 1 thẻ bài, thẻ bài có thể được trao đổi và chỉ bên nào giữ thẻ 
bài mới có thể thực hiện một số thao tác quan trọng 
Vấn đề đồng bộ: khi cần truyền đi những tập tin dài tầng này chèn thêm 
các điểm kiểm tra (check point) vào luồng dữ liệu. Nếu phát hiện thấy lỗi thì 
chỉ có dữ liệu sau điểm kiểm tra cuối cùng mới phải truyền lại 
2.2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation) 
Quyết định dạng thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mạng. Người ta 
có thể gọi đây là bộ dịch mạng. ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ 
liệu từ dạng thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà 
ứng dụng nào cũng có thể nhận biết. ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng 
thức trung gian thành dạng thức thích hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận. 
Tầng trình diễn chịu trách nhiệm chuyển đổi giao thức, biên dịch dữ liệu, 
mã hoá dữ liệu, thay đổi hay chuyển đổi ký tự và mở rộng lệnh đồ hoạ. nén dữ 
liệu nhằm làm giảm bớt số bít cần truyền. Ở tầng này có bộ đổi hướng hoạt 
đông để đổi hướng các hoạt động nhập/xuất để gửi đến các tài nguyên trên 
mấy phục vụ 
2.2.1.7. Tầng ứng dụng (Application) 
Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào 
môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán. Tầng này 
đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng nhằm 
truy nhập các dịch vụ mạng. Nó biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp các 
ứng dụng người dùng, chẳng hạn như phần mềm chuyển tin, truy nhập cơ sở 
dữ liệu và email. Xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát lỗi và phục hồi lỗi. 
2.2.2. Giao thức TCP/IP và địa chỉ IP 
2.2.2.1. Giao thức TCP/IP 
TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng 
nhất với nhau. Ngày nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục 
bộ cũng như trên mạng Internet toàn cầu.
10 
TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng 
như sau: 
- Tầng liên kết mạng (Network Access Layer). 
- Tầng Internet (Internet Layer). 
- Tầng giao vận (Host- to Host Transport Layer). 
- Tầng ứng dụng (Application Layer). 
Applications 
TCP/UDP 
IP 
Network Interface 
And 
Hardware 
Hình 2.2 mô hình TCP/IP 
Applications 
Transport 
Internetwork 
Network Interface 
And 
Hardware 
ICMP 
ARP/RARP 
· Tầng liên kết: 
Tầng liên kết (còn được gọi là tầng liên kết dữ liệu hay là tầng giao tiếp 
mạng) là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP , bao gồm các thiết bị mạng 
và chương trình cung cấp các thông tin cần thiết có thể hoạt động, truy nhập 
đường truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó. 
· Tầng Internet: 
Tầng Internet (còn gọi là tầng mạng) xử lý quá trình gói tin trên mạng. Các 
giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet 
Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Messages Protocol). 
· Tầng giao vận: 
Tầng giao vận phụ trách luồng dữ liệu giữa hai trạm thực hiện các ứng dụng 
của tầng mạng. Tầng này có hai giao thức chính:TCP (Transmission 
Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). 
TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai trạm, nó sử dụng các cơ 
chế như chia nhỏ các gói tin của tầng trên thành các gói tin có kích thước 
thích hợp cho tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian 
time- out để đảm bảo bên nhận biết được các gói tin đã gửi đi. Do tầng này 
đảm bảo tính tin cậy, tầng trên sẽ không cần quan tâm đến nữa.
11 
UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng ứng dụng . Nó chỉ gửi các 
gói dữ liệu từ trạm này đến trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến được 
tới đích. Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên. 
· Tầng ứng dụng: 
Tầng ứng dụng là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến trình 
và các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Có rất nhiều 
ứng dụng được cung cấp trong tầng này mà phổ biến là: Telnet: sử dụng 
trong việc truy cập mạng từ xa, FTP (File Transfer Protocol): dịch vụ truyền 
tệp, Email: dịch vụ thư tín điện tử, www (World Wide Web). 
2.2.2.2. Địa chỉ IP 
Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất 
của bộ giao thức TCP/IP. Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp 
khả năng kết nối của mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. 
Địa chỉ IP có độ dài 32 bits và được tách thành 4 vùng, mỗi vùng 1 byte 
thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và cách nhau bởi dấu chấm (.). 
VD: 203.162.7.92. 
Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp A, B, C, D, E, trong đó 3 lớp địa chỉ 
A, B, C được dùng cấp phát. 
Lớp A (0) cho phép định danh tới 126 mạng với tối đa 16 triệu trạm trên mỗi 
mạng. 
Lớp B (10): cho phép đinh danh tới 16384 mạng với tối đa 65534 trạm trên 
mỗi mạng.
12 
7- bits 24- bits 
Class A 0 netid hostid 
Class B 
Class C 
Class D 
14- bits 16- bits 
1 0 netid hostid 
21- bits 8- bits 
1 1 0 netid 
hostid 
28- bits 
1 1 1 0 Multicast group ID 
27- bits 
Class E 1 1 1 1 0 Reserved for future use 
Hình 2.3 phân lớp địa chỉ IPv4 
Lớp C (110) : cho phép định danh tới 2 triệu mạng với tối đa 254 trạm trên mỗi 
mạng. 
Lớp D (1110) dung để gửi gói tin IP đến một nhóm các trạm trên mạng (còn gọi là 
lớp địa chỉ multicast). 
Lớp E (11110) dùng để dự phòng. 
Lớp Khoảng địa chỉ 
A 0.0.0.0 – 127.255.255.255 
B 128.0.0.0 – 191.255.255.255 
C 192.0.0.0 – 223.255.255.255 
D 224.0.0.0 – 239.255.255.255 
E 240.0.0.0 – 247.255.255.255 
Bảng 2.1 giới hạn địa chỉ ở các lớp 
2.2.3. Kiến trúc mạng 
Kiến trúc mạng (Network Topology) là kiến trúc hình học thể hiện cách bố 
trí các đường cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh... 
Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một 
cấu trúc mạng định trước. Điển hình và sử dụng nhiều nhất là cấu trúc: dạng 
sao, dạng tuyến tính, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.
13 
2.2.3.1. Mạng hình sao (Star Topology) 
Mạng sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút, các nút này là 
các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối 
trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng . 
Hình 2.4 Mạng hình sao 
Mạng dạng sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung bằng 
cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với bộ tập trung không cần 
thông qua trục Bus, nên tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. 
Mô hình kết nối dạng sao này đã trở lên hết sức phổ biến, với việc sử 
dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc sao có thể được mở rộng 
bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do đó dễ dàng trong việc quản lý và 
vận hành. 
Ưu điểm: 
- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở 
một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường. 
- Cấu trúc mạng đơn giản và các giải thuật toán ổn định. 
- Mạng có thể dễ dạng mở rộng hoặc thu hẹp. 
- Dễ dàng kiểm soát nỗi, khắc phục sự cố. Đặc biệt do sử dụng kêt nối điểm - 
điểm nên tận dụng được tối đa tốc độ của đường truyền vật lý. 
Nhược điểm: 
- Khả năng mở rộng của toàn mạng, phục thuộc vào khả năng của trung tâm. 
- Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. 
- Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các út thông tin đến trung 
tâm. 
- Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong 
vòng 100m với công nghệ hiện tại).
14 
2.2.3.2. Mạng dạng tuyến (Bus Topology) 
Thực hiện theo cách bố trí ngang hàng, các máy tính và các thiết bị khác. 
Các nút đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để 
chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính 
này. Ở hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là Terminator. Các tín 
hiệu và dữ liệu khi truyền đi đều mang theo địa chỉ nơi đến. 
Hình 2.5 mạng dạng tuyến 
Terminator 
Ưu điểm: 
- Loại cấu trúc mạng này dùng dây cáp ít nhất. 
- Lắp đặt đơn giản và giá thành rẻ. 
Nhược điểm: 
- Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn. 
- Khi có sự cố hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, lỗi trên đường dây 
cũng làm cho toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Cấu trúc này ngày nay ít được sử 
dụng. 
2.2.3.3. Mạng dạng vòng (Ring Topology) 
Mạng dạng này bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế 
làm thành một vòng tròn khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một vòng nào đó. 
Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi, dữ 
liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. 
Ưu điểm: 
- Mạng dạng vòng có thuận lợi có thể mở rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết 
ít hơn so với hai kiểu trên. 
- Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập. 
Nhược điểm: Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn 
bộ hệ thống cũng bị ngừng.
15 
Hình 2.6 mạng dạng vòng 
2.2.3.4. Mạng dạng kết hợp 
Là mạng kết hợp dạng sao và tuyến (Star/Bus Topology): Cấu hình mạng dạng 
này có bộ phận tách tín hiệu (Spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp 
mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. Ưu điểm của cấu 
hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng 
dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc 
bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất kỳ toà nhà nào. Kết hợp cấu hình sao 
và vòng (Start/Ring Topology). Cấu hình dạng kết hợp Start/Ring Topology, có một 
thẻ bài liên lạc được chuyển vòng quanh một cái bộ tập trung. 
Hình 2.7 mạng dang star-bus 
2.2.4. Mô hình mạng 
2.2.4.1. Mô hình mạng trạm-chủ (Client-Server) 
Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và 
tài nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với phiên bản Windows NT trở đi các 
máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được 
quản lý bởi một số máy chủ đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có 
một master domain controller được gọi là PDC (Primary Domain Controller) 
và một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp 
sự cố.
16 
Hình 2.8 mô hình Client-Server 
2.2.4.2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer- to -peer) 
Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên 
không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường 
được tổ chức thành các nhóm làm việc workgroup. Mô hình này không có quá 
trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng thì có thể sử dụng tất 
cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã 
chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy 
nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ 
Hình 2.9 mô hình mạng peer-to-peer 
2.2.4.3. Mô hình lai (Hybrid) 
Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer, độ an toàn 
và bảo mật cao gần bằng Client-Server. Phần lớn các mạng máy tính trên thực 
tế thuộc mô hình này. 
2.2.5. Giao thức truy nhập đường truyền 
2.2.5.1. Giao thức CSMA/CD 
Giao thức này thường dùng cho mạng cú cấu trúc hình tuyến, các máy 
trạm cùng chia sẻ một kờnh truyền chung, cỏc trạm đều cú cơ hội thâm nhập 
đường truyền như nhau (Multiple Access). Tuy nhiờn tại một thời điểm thì chỉ 
có một trạm được truyền dữ liệu mà thụi. Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm
17 
phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (Carrier 
Sense). 
Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung 
đột dữ liệu sẽ xảy ra, cỏc trạm tham gia phải phátt hiện được sự xung đột và 
thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Detection), đồng thời 
các trạm phải ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu 
nhiên nào đó rồi mới tiếp tục truyền. 
Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc 
xung đột cú thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin 
của hệ thống. 
2.2.5.2. Giao thức truyền thẻ bài (Token passing) 
Giao thức này được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ 
thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền tức là 
quyền được truyền dữ liệu đi. Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có 
kích thước và nội dung (gồm các thông tin điều khiển) được quy định riêng 
cho mỗi giao thức. Trong đường cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong 
mạng. 
Phần dữ liệu của thẻ bài có một bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó 
(bận hoặc rỗi). Trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển 
tới các trạm theo một trật tự đã định trước. Đối với cấu hình mạng dạng xoay 
vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của các 
trạm xung quanh vòng. 
Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ 
bài rỗi. Khi đó trạm sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu 
có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ 
bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung dữ 
liệu này, sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng 
nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình 
(theo vòng) đã được nhận đúng, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền thẻ bài đi. 
Vì thẻ bài chạy vòng quang trong mạng kín và chỉ có một thẻ nên việc 
đụng độ dữ liệu không thể xảy ra, do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng 
không thay đổi. Trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn 
đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ 
bài lưu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài bận lưu chuyển không dừng trên vòng. 
Ưu điểm của giao thức là vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông 
lớn. Giao thức truyền thẻ bài tuân thủ đúng sự phân chia của môi trường 
mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm. 
2.2.5.3. Giao thức FDDI 
FDDI là kỹ thuật dùng trong các mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc 
độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang, nó sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài 
trong cơ chế vòng kép. Lưu thông trên mạng FDDI bao gồm 2 luồng giống 
nhau theo hai hướng ngược nhau.
18 
FDDI thường được sử dụng với mạng trục trên đó những mạng LAN 
công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu 
cao và dải thông lớn cũng có thể sử dụng FDDI. 
2.2.6. Các chuẩn kết nối 
2.2.6.1. Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE) 
Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802. 
Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 
phiên bản bǎng tần cơ bản và bǎng tần mở rộng. 
Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự phương thức truyền thẻ bài trên 
mạng hình tuyến (Token Bus) 
IEEE 802.5 liên quan đến truyền thẻ bài trên mạng dạng vòng (Token 
Ring). 
Theo chuẩn 802 thì tầng liên kết dữ liệu chia thành 2 mức con: mức con 
điều khiển logic LLC (Logical Link Control Sublayer) và mức con điều khiển 
xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ 
vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC 
chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC 
không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy 
mà linh hoạt hơn trong khai thác. Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương 
với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25 của CCITT. 
Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả 
nǎng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD 
được đưa ra từ nǎm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo 
chuẩn này các mức được ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối. 
Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát 
tín hiệu thǎm dò token qua các trạm và đường truyền bus. 
Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu 
thǎm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thǎm dò token thì tiếp nhận 
token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các khung tín hiệu. Các 
khung có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập 
mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi 
trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy 
định. 
2.2.6.2. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT) 
Đây là những khuyến nghị về tiêu chuẩn hóa hoạt động và mẫu mã 
modem ( truyền qua mạng điện thoại) 
Một số chuẩn: V22, V28, V35... 
X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI. 
Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA. 
Các tiêu chuẩn EIA dành cho giao diện nối tiếp giữa modem và máy 
tính.
19 
− RS-232 
− RS-449 
− RS-422 
2.3.Các thiết bị mạng 
2.3.1. Bộ lặp tín hiệu (Repeater) 
Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết 
mạng, nó được hoạt động trong tầng vật lý của mô hình OSI. Khi Repeater nhận 
được một tín hiệu từ một phía của mạng thì nó sẽ phát tiếp vào phía kia của 
mạng. 
Hình 2.10 Repeater 
Repeater không có xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo, nhiễu, 
khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao (vì đã được phát với khoảng cách xa) và khôi 
phục lại tín hiệu ban đầu. Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều dài 
của mạng. 
Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và 
Repeater điện quang. 
− Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín 
hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng 
Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng 
cách của mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng 
cách tối đa do độ trễ của tín hiệu. Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục 
50 thì khoảng cách tối đa là 2.8 km, khoảng cách đó không thể kéo thêm 
cho dù sử dụng thêm Repeater. 
− Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp 
điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát 
trên cáp quang và ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm 
tăng thêm chiều dài của mạng. 
Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó 
chỉ được dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (như hai mạng 
Ethernet hay hai mạng Token ring) và không thể nối hai mạng có giao thức
20 
truyền thông khác nhau. Thêm nữa Repeater không làm thay đổi khối lượng 
chuyển vận trên mạng nên việc sử dụng không tính toán nó trên mạng lớn sẽ 
hạn chế hiệu năng của mạng. Khi lưa chọn sử dụng Repeater cần chú ý lựa chọn 
loại có tốc độ chuyển vận phù hợp với tốc độ của mạng. 
2.3.2. Bộ tập trung (Hub) 
Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, được coi là 1 
repeater có nhiều cổng, hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI, đây là điểm 
kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối 
thông qua Hub. Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm 
của nó người ta liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao. 
Hình 2.11 Hub 
Một hub thông thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy 
tính và các thiết bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 
10BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới hub, 
nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của. Các hub thông minh có thể định 
dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ 
trung tâm quản lý hub. 
Hub có 3 loại: 
- Hub bị động (Passive Hub) : Hub bị động không chứa các linh kiện điện 
tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy nhất là tổ hợp 
các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng. 
- Hub chủ động (Active Hub) : Hub chủ động có các linh kiện điện tử có 
thể khuyếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng. 
Quá trình xử lý tín hiệu được gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên 
tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. 
- Hub thông minh ( Smart Hub): có chức năng tương tự như active hub 
nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi rất hữu ích trong 
trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng. 
2.3.3. Cầu nối (Bridge) 
Là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau 
nó có thể được dùng với các mạng có giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động ở 
tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó 
nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô 
hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có truyền đi hay không.
21 
Hình 2.12 Bridge 
Bridge là thiết bị liên kết mạng được dùng để giảm bớt các miền đụng độ 
lớn, tăng băng thông cho một host nhờ chia mạng thành những segment nhỏ 
hơn và giảm số lượng tải phải chuyển qua giữa các segment. 
Bridge có khuynh hướng làm việc tôt nhất với những nôi tải thấp. Khi tải 
giữa các segment trở nên nặng nề, các bridge có thể trở nên thắt cổ chai và 
truyền thông sẽ chậm lại. Với gói tin quảng bá thì bridge luôn luôn phải chuyển 
chúng và nếu có quá nhiều cuộc quảng bá diễn ra trên mạng sẽ gây ra các time 
out, làm chậm tải và mạng hoạt động kém chất lượng. 
Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ truyền đi những gói mà 
nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng 
với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo. Để thực hiện được điều 
này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết 
nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận được bằng 
cách đọc địa chỉ của nơI gửi và nhận và dựa trên địa chỉ phía nhận được gói tin 
nó quyết định gửi gói tin hay không gửi và bổ sung bảng địa chỉ. 
A B C D E F 
Bridge 
Hình 2.13 hoạt động của cầu nối 
Sử dụng Bridge trong các trường hợp sau: 
- Mở rộng mạng hiện nay khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau 
khi xử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu 
tốt hơn bộ tiếp sức. 
- Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng 
Bridge khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, 
các gói tin trong nội bộ từng phần mạng sẽ không được cho phép qua 
phần mạng khác
22 
Một số Bridge được chế tạo thành một bộ riêng biệt, chỉ cần có dây và bật. 
Các Bridge khác chế tạo như card dùng cắm vào máy tính, khi đó trên máy sẽ 
sử dụng phần mềm Bridge. Việc kết hợp phần mềm với phần cứng cho phép 
uyển chuyển hơn trong hoạt động của Bridge. 
2.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch) 
Bộ chuyển mạch là sự tiến hoá của cầu, nhưng có nhiều cổng và dùng các 
mạch tích hợp nhanh để giảm độ trễ của việc chuyển khung dữ liệu. Switch 
giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning-Tree. 
Switch cũng hoạt động ở tầng data link và trong suốt với các giao thức ở tầng 
trên. 
Hình 2.14 Switch 
Chức năng chính cua switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các 
thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loại đường truyền xương sống (backbone) 
nội tại tốc độ cao. Switch có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ toàn bộ 
Ethernet LAN hoặc Token Ring. Bộ chuyển mạch kết nối một số LAN riêng 
biệt và cung cấp khả năng lọc gói dữ liệu giữa chúng. Các switch là loại thiết bị 
mạng mới, nhiều người cho rằng, nó sẽ trở nên phổ biến nhất vì nó là bước đầu 
tiên trên con đường chuyển sang chế độ truyền không đồng bộ 
2.3.5. Bộ định tuyến (Router) 
Router là một thiết bị hoạt động ở tầng mạng của mô hinh OSI, nó có thể 
tìm được đường đI tốt nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi 
thuộc mạng đầu đến trạm nhậnthuộc mạng cuối. Router có thể được sử dụng 
trong việc nối nhiều mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều 
đường khác nhau đẻ tới đích. 
Hình 2.15 router 
Khác với Bridge hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên Bridge phải xử lý 
mọi gói tin trên đường truyền thì Router có địa chỉ riêng biệt và nó chỉ tiếp 
nhận và xử lý các gói tin gửi đến mà thôi. Khi một trạm muốn gửi gói tin qua
23 
Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói tin đó 
phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì Router 
mới xử lý và gửi tiếp. 
Để ngăn chặn việc mất mát dữ liệu Router còn nhận biết được đường đi 
nào có thể chuyển vận và ngưng chuyển vận khi đường bị tắc. 
Các lý do sử dụng Router: 
- Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin 
muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số 
lượng gói tin qua nó. Và thường được sử dụng trong khi nối các 
mạng thông qua cá đường day thuê bao đắt tiền do nó không truyêng 
dữ liệu lên đường truyền. 
- Router có thể xác định được đường đi an toàn và tố nhất trong mạng 
nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn. 
2.3.6. Gateway 
Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của 
bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, 
DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại 
giao thức này sang loại khác. 
Hình 2.16 Gateway 
Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác 
nhau có thể dễ dàng liên lạc được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các 
giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện 
tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa… 
2.4.Các dịch vụ mạng 
2.4.1. Dịch vụ AD (Active Directory) 
Active Directory là một dịch vụ thư mục (directory service) đã được đăng 
ký bản quyền bởi Microsoft, nó là một phần không thể thiếu trong kiến trúc 
Windows. Giống như các dịch vụ thư mục khác, chẳng hạn như Novell 
Directory Services (NDS), Active Directory là một hệ thống chuẩn và tập trung, 
dùng để tự động hóa việc quản lý mạng dữ liệu người dùng, bảo mật và các 
nguồn tài nguyên được phân phối, cho phép tương tác với các thư mục khác. 
Thêm vào đó, Active Directory được thiết kế đặc biệt cho các môi trường kết 
nối mạng được phân bổ theo một kiểu nào đó.
24 
Active Directory có thể được coi là một điểm phát triển mới so với 
Windows 2000 Server và được nâng cao và hoàn thiện tốt hơn trong Windows 
Server 2003, trở thành một phần quan trọng của hệ điều hành. Windows Server 
2003 Active Directory cung cấp một tham chiếu, được gọi là directory service, 
đến tất cả các đối tượng trong một mạng gồm có user, groups, computer, 
printer, policy và permission. 
Mục đích của Active Directory: 
- Lưu trữ một danh sách tập trung có tên tài khoản người dùng, mật 
khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính 
- Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực hoặc Server quản lý 
đăng nhập, Server này còn được gọi là Domain Controller (máy điều 
khiển vùng) 
- Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục giúp các máy 
tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài khoản nào đó trên các 
máy khác trong vùng 
- Cho phép tạo ra các tài khoản người dùng với những mức độ quyền 
khác nhau. 
- Cho phép chia nhỏ một miền thành các miền con hay các đơn vị tổ 
chức (OU). au đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên 
quản lý từng bộ nhỏ. 
Active Directory có một cơ chế quản trị tập trung trên toàn bộ mạng. Nó 
cũng cung cấp khả năng dự phòng và tự động chuyển đổi dự phòng khi hai hoặc 
nhiều domain controller được triển khai trong một domain. Active Directory sẽ 
tự động quản lý sự truyền thông giữa các domain controller để bảo đảm mạng 
được duy trì. Người dùng có thể truy cập vào tất cả tài nguyên trên mạng thông 
qua cơ chế đăng nhập một lần. Tất cả các tài nguyên trong mạng được bảo vệ 
bởi một cơ chế bảo mật khá mạnh, cơ chế bảo mật này có thể kiểm tra nhận 
dạng người dùng và quyền hạn của mỗi truy cập đối với tài nguyên. Active 
Directory cho phép tăng cấp, hạ cấp các domain controller và các máy chủ 
thành viên một cách dễ dàng. Các hệ thống có thể được quản lý và được bảo vệ 
thông qua các chính sách nhóm Group Policies. Đây là một mô hình tổ chức có 
thứ bậc linh hoạt, cho phép quản lý dễ dàng và ủy nhiệm trách nhiệm quản trị. 
Mặc dù vậy quan trọng nhất vẫn là Active Directory có khả năng quản lý hàng 
triệu đối tượng bên trong một miền. 
2.4.2. Dịch vụ DNS (Domain Name System) 
Hiện nay các máy tính nối mạng toàn cầu liên lạc với nhau, tìm đường trên 
mạng và nhân diện nhau bằng địa chỉ IP. Về phía người sử dụng để có thể sử 
dụng được các dịch vụ trên mạng cần phải nhớ được địa chỉ của các máy chủ 
cung cấp dịch vụ này. Do người sử dụng phải nhớ được địa chỉ IP với dạng chữ 
số dài như vậy là rất khó khăn vì thế cần có nhu cầu một địa chỉ thân thiện, 
mang tính gợi mở và dễ nhớ hơn cho người sử dụng đi kèm. Từ yêu cầu đó đã 
hình thành hệ thống tên miền. Do vậy đến năm 1984 Paul Mockpetris thuộc 
viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống quản lý tên 
miền mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name 
Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và 
các tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ IP cụ 
thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền
25 
sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Hệ thống DNS ra đời 
nhằm mục đích giúp người dùng sử dụng một tên dễ nhớ và mang tính gợi mở 
và đồng thời nó giúp cho hệ thống Internet dễ dàng sử dụng để liên lạc và phát 
triển. 
Hệ thống DNS là hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp 
hình cây do đó việc quản lý sẽ dễ dàng hơn và cũng rất thuận tiên cho việc 
chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. 
Cơ sở dữ liệu của hệ thống DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và 
phân cấp hình cây. Với Root server là đỉnh của cây và sau đó các miền 
(domain) được phân nhánh dần xuống dưới và phân quyền quản lý. Khi một 
máy khách (client) truy vấn một tên miền nó sẽ đi lần lượt từ root phân cấp 
xuống dưới để đến DNS quản lý domain cần truy vấn. Tổ chức quản lý hệ 
thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names 
and Numbers (ICANN).Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên 
miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền ở mức cao nhất gọi là 
Top-Level-Domain. 
Cấu trúc của dữ liệu được phân cấp hình cây root quản lý toàn bộ sơ đồ và 
phân quyền quản lý xuống dưới và tiếp đó các tên miền lại được chuyển xuống 
cấp thấp hơn xuống dưới. Hệ thống tên miền (DNS) cho phép phân chia tên 
miền để quản lý và nó chia hệ thống tên miền thành zone và trong zone quản lý 
tên miền được phân chia đó. Các Zone chứa thông tin vê miền cấp thấp hơn, có 
khả năng chia thành các zone cấp thấp hơn và phân quyền cho các DNS server 
khác quản lý. 
2.4.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 
DHCP là một giao thức được các thiết bị trong mạng máy tính sử dụng để 
lấy các tham số cần thiết cho việc hoạt động trong một mạng sử dụng giao thức 
IP. Giao thức này giảm khối lượng công việc quản trị hệ thống, nó cho phép bổ 
sung thiết bị vào mạng mà không cần hoặc chỉ cần rất ít công cấu hình bằng tay. 
Giao thức DHCP tự động hóa thao tác gán IP, subnet masks, gateway mặc 
định và các tham số IP khác. Khi 1 máy khách đã được cấu hình DHCP kết nối 
vào 1 mạng, client sẽ gởi các truy vấn broadcast ra toàn mạng để truy vấn các 
thông tin cần thiết về máy chủ DHCP. Máy chủ DHCP quản lý bảng các địa chỉ 
IP và thông tin về các thông số cấu hình của máy khách như gateway mặc định, 
domain name,...Sau khi nhận được yêu cầu từ máy khách, máy chủ DHCP sẽ 
gán cho máy khách 1 địa chỉ IP cùng các thông số cấu hình IP cần thiết. 
Giao thức DHCP cung cấp 3 chế độ thiết lập địa chỉ IP:dynamic, 
automatic, manual. Thông dụng nhất là chế độ động (dynamic mode), trong đó 
máy khách chỉ được sử dụng địa chỉ IP được cấp trong 1 khoảng thời gian nhất 
định. Sau khoảng thời gian đó, máy khách sẽ yêu cầu cấp địa chỉ mới trứớc khi 
kết nối bị ngắt quãng. Hai chế độ còn lại là chế độ tự động (automatic) và bằng 
tay (manual). Trong chế độ tự động, địa chỉ sẽ được gán thường xuyên cho 
máy. Còn trong chế độ bằng tay, địa chỉ sẽ được lựa chọn bởi máy khách, sau 
đó máy khách sẽ gởi thông điệp đến máy chủ thông báo địa chỉ đã được thiết 
lập.
26 
2.4.4. Dịch vụ VPN (Vitual Private Network) 
VPN hay còn gọi là mạng riêng ảo, cho phép bạn mở rộng phạm vi mạng 
nội bộ bằng cách sử dụng lợi thế của internet. Kỹ thuật VPN cho phép một máy 
tính kết nối với một Host nằm xa hàng ngàn dặm với mạng LAN và làm cho nó 
trở thành một node hay một PC nữa trong mạng LAN. Một đặc điểm nữa của 
VPN là sự kết nối giữa clients và mạng ảo của bạn khá an toàn như chính bạn 
đang ngồi trong cùng một mạng LAN. 
VPN truy cập từ xa (Remote Access): cung cấp các truy cập từ xa đến một 
Intranet dựa trên cấu trúc hạ tầng chia sẻ Access VPN, đây là kết nối user to 
LAN dành cho nhân viên muốn kết nối từ xa đến mạng cục bộ công ty bằng 
dial-up. 
VPN điểm nối điểm (Site to Site): đây là cách kết nối nhiều văn phòng trụ 
sở xa nhau thông qua các thiết bị chuyên dụng và một đường truyền được mã 
hoá ở qui mô lớn hoạt động trên nền Internet 
Khi client kết nối được với VPN server, thực tế nó vẫn đang kết nối với 
internet. Tuy nhiên, sau khi thiết lập được kết nối VPN với VPN server, thì 
client hay máy trạm sẽ tự động tìm kiếm một địa chỉ IP mà địa chỉ IP này phải 
cùng subnet với mạng ảo mà nó kết nối tới, sự kết nối này sẽ tạo ra một 
interface ảo hay là một card mạng ảo. Card mạng ảo này sẽ thiết lập một 
gateway mặc định.
27 
Chương 3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT 
3.1.Thiết kế sơ đồ mạng 
3.1.1. Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp 
Hình 3.1 sơ đồ bưu điện
28 
3.1.2. Sơ đồ luận lý 
Hình 3.2 sơ đồ luận lý 
3.1.3. Sơ đồ vật lý 
3.1.3.1. Sơ đồ vật lý tầng trệt 
Hình 3.3 vật lý tầng trệt
29 
3.1.3.2. Sơ đồ vật lý tầng một 
Hình 3.4 vật lý tầng một 
3.1.3.3. Sơ đồ vật lý tầng hai 
Hình 3.5 vật lý tầng hai
30 
3.1.3.4. Sơ đồ vật lý tầng ba 
Hình 3.6 vật lý tầng ba 
3.1.4. Danh mục đầu tư 
Số 
lượn 
g 
Tên thiết bị 
Giá thành 
(VNĐ) 
Server Dell PowerEdge R210 Server 
4 
- 1 x Intel® Nehalem Lynnfied Quad Core X3430 
2.40Ghz 8MB L3 (Support Intel® Xeon® 3400 
Sequence-4 Processor Cores) 
- 2GB (2x1GB) DDR3 1333 240-Pin DDR3 ECC 
RDIMMs/UDIMMs (PC3 10666) 
- 1 x DELL 250-GB 7.2k SATA 3.0-Gb/s Enterprise 
- PERC S100 Levels RAID 0,1,5,10 - Software 
RAID on SATA chipset 
- One Broadcom 5716 Dual-port Gigabit Ethernet 
(2port) 
- DVD-ROM 8X SAMSUNG 
- Power supply 250Watts 
- MONITOR: LG Studioworks 17’’ 
18.062.000
31 
Client DELL optiplex GX320 
46 
- Intel Pentium Dual Core E2200 
- Maxtor 80.0GB (7200rpm) SATA 133; 2MB cache 
- RAM: DDR2 1GB bus 800 
- Mainboard: ATI Radeon X 1100 128MB VGA & 
Sound & NIC onboard 
- MOUSE: Mitsumi Scroll Mouse PS/2 
- KEYBOARD: Mitsumi Key board PS/2 & Serial 
- Power supply 250Watts 
- MONITOR: LG Studioworks 17’’ 
5.100.000 
Thiết bị mạng 
1 srrRouter ADSL Draytek Vigor2700 1.340.000 
3 hộp Cáp mạng Dintek CAT.5E UTP 1.200.000 
2 D-D-Link Access Point DWL-2000AP 1.647.000 
2 Intel 82541PI Gigabit Controller, 10/100/1000 Mbps 639.000 
200 Dintek RJ- 45 Conector 370.000 
1 Kìm bấm dây mạng RJ 45 130.000 
1 Linksys Switch 10/100 Mbps–24 Port 5.250.000 
9 Linksys Switch 10/100 Mbps–8 Port 690.000 
Máy in Samsung ML 2580N , in network 3.700.000 
Máy in Samsung LM 1666 1.700.000 
Fillwall FortiGate 300A 125.5000.000 
Bảng 1.3 dự toán thiết bị 
3.2.Triển khai lắp đặt hệ thống mạng 
3.2.1. Kết nối thiết bị 
Các thiết bị mạng được kết nối tập trung tại Tổ tin học, hệ thống mạng được kết 
nối bằng cáp UTP CAT5, dây mạng được thiết kế đi sát chân tường, các Switch 
được phân tán đến các tầng từ đó nối đến các máy tính ở các phòng ban.
32 
3.2.2. Cài đặt hệ điều hành 
3.2.2.1. Windows Server 2003 
Thiết lập chế độ boot CD-ROM là đầu tiên, sau đó đưa đĩa cài đặt 
Windows server 2003 vào 
Nhấn Enter 
Hình 3.7 cài đặt mới hệ điều hành
33 
Hình 3.8 định dạng phân vùng hệ thống 
Hình 3.9 Quá trình copy file 
Hình 3.10 Nhập thông tin về doanh nghiệp
34 
Hình 3.11 Nhập Product Key 
Hình 3.12 tên máy tính và mật khẩu của Admin 
Hình 3.13 chọn hình thức kết nối mạng
35 
3.2.2.2. Windows XP Professtional 
Thiết lập chế độ boot CDROM là đầu tiên, sau đó đưa đĩa cài đặt 
Windows XP vào 
Hình 3.14 quá trình cài đặt bắt đầu 
Hình 3.15 định dạng phân vùng hệ thống 
Hình 3.16 quá trình copy file diễn ra
36 
Hình 3.17 nhập thông tin về doanh nghiệp 
Hình 3.18 nhập số Product Key 
Hình 3.19 chọn hình thức kết nối mạng
37 
3.2.3. Cài đặt dịch vụ quản trị 
Trước khi cài đặt các dịch vụ ta cấu hình cho địa chỉ IP tĩnh cho máy chủ 
như sau: 
- IP: 192.168.1.254 
- Subnet mask: 255.255.255.0 
- Default Gateway: 192.168.1.1 
- DNS Server: 192.168.1.254 
3.2.3.1. Dịch vụ DNS 
Vào Start - Control Panel – Add or Remove Program – Add/Remove 
Windows Conponents – Networking Services – Details – DNS 
Hình 3.20 Chọn Domain Name System (DNS) 
Hình 3.21 Quá trình cài đặt diễn ra – Nhấn Finish để hoàn thành 
Cấu hình DNS: 
Vào Start – Programs – Administrative Tools – DNS 
Right click Forward Lookup Zones – New Zone
38 
Hình 3.22 tạo zone thuận 
Chọn Primary zone 
Hình 3.23 tạo zone chính 
Hình 3.24 đặt tên cho zone 
Chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates
39 
Hình 3.25 chọn chế độ Update 
Right click lên reverse lookup zones – new zone để tạo zone nghịch 
Hình 3.26 tạo zone nghịch 
Hình 3.27 nhập Network ID cho zone nghịch 
Nhấn Finish để hoàn thành
40 
Hình 3.28 tạo xong zone thuận 
Right click lên tên của zone thuận – new host (A) 
Hình 3.29 tạo một host nới 
Nhập tên và địa chỉ ip, click chọn Create associated pointer (PTR) record 
để tự động tạo pointer trong zone nghịch.. 
Hình 3.30 tạo host mới trong zone
41 
Right click lên quangngai.vnpost.vn – property. Chọn Name Servers Tab 
– Chọn Edit – Nhập tên đầy đủ vào FQDN – Resolve sẽ xuất hiện địa chỉ IP 
của host. 
Hình 3.31 nhập tên đầy đủ của dns 
3.2.3.2. Dịch vụ Active Directory 
Vào Start -> run-> dcpromo 
Hình 3.32 nâng cấp lên Active Directory
42 
Hình 3.33 màn hình nâng cấp lên Active Directory 
Hình 3.34 Chọn Domain controller for a new domain domain 
Hình 3.35 chọn Domain in a new forest
43 
Hình 3.36 nhập tên cho Domain 
Hình 3.37 chọn nơi lưu trữ database cho AD 
Hình 3.38 đặt mật khẩu phục hồi cho AD
44 
3.2.3.3. Dịch vụ DHCP 
Vào Start - Control Panel – Add or Remove Program – Add/Remove 
Windows Conponents – Networking Services – Details – DHCP 
Hình 3.39 cài đặt DHCP 
Hình 3.40 quá trình cài đặt diễn ra. Nhấn finish để hoàn thành 
Cấu hình DHCP 
Vào Start – Programs – Administrative Tools – DHCP
45 
Hình 3.41 Right click chọn new scope 
Hình 3.42 nhập tên Scope 
Hình 3.43 nhập dãy địa chỉ IP mà DHCP cấp phát
46 
Hình 3.41 loại trừ dãy IP không cấp phát 
Hình 3.42 địa chỉ Default gateway 
Hình 3.43 địa chỉ IP của DNS
47 
3.2.3.4. Cài đặt và cấu hình server dự phòng 
Server dự phòng 
IP: 192.168.1.253 
Subnet mask: 255.255.255.0 
Default Gateway: 192.168.1.1 
DNS Server: 192.168.1.253 
Các bước thực hiện: 
- Join Server dự phòng vào Server chính 
Hình 3.44 Join Server dự phòng vào domain quangngai.vnpost.vn 
- Nâng cấp lên Domain Controller cho Server dự phòng 
Vào Start – Run – DCPROMO 
Hình 3.45 thêm vào 1 domain đã tồn tại
48 
Hình 3.46 nhập vào user và pass trong domain 
- Cài đặt và cấu hình DNS 
Tương tự như phần cài đặt và cấu hình cho Server chính nhưng khác 
DNS Server này là 192.168.1.253 
- Đồng bộ 2 Server 
Vào Active Directory Sites and Services của Server chính, chọn 
Default-First-Site-Name, chọn Servers ta sẽ thấy 2 Server 
Hình 3.47 hai Servers trong AD Sites and Services 
Vào từng Server Right click lên NTDS Settings chọn Property, Sau đó 
đánh dấu chọn vào ô Global Catalog
49 
Hình 3.48 NTDS Setting 
- Alternate DNS của Server chính về Server dự phòng và ngược lại. 
3.2.3.5. Cấu hình VPN Client to Site 
Để các bưu điện trực thuộc kết nối về trung tâm bưu điện tỉnh, các nhân 
viên ở xa muốn truy cập vào mạng nội bộ để lấy dữ liệu và dễ mở rộng sau này 
chúng ta có nhiều giải pháp nhưng giải pháp tối ưu nhất là sử dụng công nghệ 
VPN. 
VPN Server 
Mở Routing and Remote Access – Right click lên Server – Configure and 
Enable routing and remote access 
Hình 3.49 cấu hình vpn 
Right click lên Server – Property – IP Tab- Static Address Pool – New
50 
Hình 3.50 cấp phát dãy địa chỉ cho Client khi kết nối VPN 
Tạo user – Property – Dial-in Tab- Allow access 
Hình 3.51 tạo user kết nối VPN 
Đăng nhập vào user đã tạo. Vào Network Connections – Create a new connection – 
connect to the network at my workplace
51 
Hình 3.52 chọn hình thức kết nối 
Hình 3.53 nhập địa chỉ IP hoặc name server 
Hình 3.54 kết nối thành công 
3.2.4. Chính sách quản trị 
3.2.4.1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ 
Phần mềm adminpak là phần mềm được tính hợp trong Windows Server 
2003, nó có thể giúp cho người uan trị không cần ngồi làm việc tại Server mà 
vẫn có thể uản trị được hệ thống. 
Đầu tiên cần chọn máy trạm chúng ta muốn cài đặt phần mềm. Sau đó bỏ 
đĩa vào, phần mềm nằm trong thư mục I386 của đĩa Win.
52 
Hình 3.55 Quá trình cài đăt AdminPak 
Sau khi cài đặt hoàn thành trong Administrative tools có một số công cụ cơ bản. 
Hình 3.56 Công cụ Aminpak 
3.2.4.2. Backup and Restore dữ liệu 
3.2.4.3. Tạo ổ đĩa mạng 
Ta tiến hành tạo ổ đĩa mạng với thư mục Data 
- Tạo file automap.bat lưu vào thư mục “Script” với nội dung: 
“ net use H: BuudienData “ 
- Tiến hành sharing 2 thư với quyền Full Control là “Data” và “Script” 
- Tạo 1 OU “Buudien” gồm các user “phu”, ”hung” 
- Right click vào OU này chọn Property - Group Policy Tab - New đặt tên 
“auto map drive” - Edit - User Configuration - Windows Settings – Scripts 
(Logon, logout) – Logon – Add.
53 
Hình 3.55 tạo Script trong Group Policy của OU 
- Vào Run – gpupdate /force để cập nhập chính sách hệ thống. 
- Logon và user “hung”, ”phu” thấy ổ đĩa mạng đã được map 
Hình 3.56 map ổ đĩa mạng 
ĐÁNH GIÁ - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
1) Ưu điểm 
- Quản lý tập trung tại một địa điểm, đảm bảo các điều kiện về môi trường 
tối ưu cho thiết bị hoạt động. 
- Tạo thuận lợi trong việc chia sẻ dữ liệu và chứng thực người dùng. 
- Việc sử dụng đường truyền Internet thay cho kết nối bằng đường viễn 
thông riêng tạo ra được nhiều thuận lợi hơn trong việc cập nhật thông tin và 
giảm được chi phí đầu tư. 
2) Khuyết điểm 
- Chi phí cho mô hình mạng cao. 
- Quản lý mạng phức tạp. 
- Mạng có thể bị chậm vì số lượng người truy cập lớn. 
3) Khắc phục, định hướng phát triển 
- Với nhu cầu kết nối Internet hiện nay, nếu trong hệ thống mạng của 
chúng ta chỉ có 1 đường truyền ADSL thì tốc độ truy cập internet có thể bị
54 
chậm do đường truyền bị quá tải, hoặc tại 1 thời điểm không thể truy cập 
internet vì đường truyền đang bị mất tin hiệu. 
- Xây dựng thêm ISA Server 2006 để tăng khả năng bảo mật cho hệ thống. 
- Hiện tại hệ thống mạng chưa có Mail Server, sắp tới doanh nghiệp sẽ 
triển khai hệ thống mail nội bộ để dễ dàng trao đổi thông tin. 
- Tạo thêm kết nối VPN Site-to-Site để tạo kết nối giữa các đơn vị trực 
thuộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Internetworking Design Basics, Copyright Cisco Press 2003 
- Th.S Ngô Bá Hùng, Giáo trình mạng máy tính, Đại học Cần Thơ 
- Mạng căn bản, NXB Thống kê 
- Nguyễn Thanh Cường, Mạng máy tính và hệ thống bảo mật, NXB Thống kê 
PHỤ LỤC 
1) Cách thức bấm dây 
Trong 1 dây cable đạt chuẩn quy định bao gồm 8 sợi dây đồng trong đó 
mỗi 2 sợi xuắn vào nhau thành từng cặp quy định: nâu/trắng nâu; cam/trắng 
cam; xanh lá - trắng xanh lá; xanh dương - trắng xanh dương và 1 sợi dây kẽm. 
Sợi dây cáp này sẽ được nối với 1 đầu RJ45, nhiệm vụ là phải bấm 8 sợi 
dây đồng nói trên voà các điểm tiếp xúc bằng đồng đầu RJ45 này. 
Hiện có 2 chuẩn bấm là T568A và T568B do intel quy định. 
Để bấm 1 cable mạng cần: 
+Dây cable. 
+Kìm bấm. 
+Đầu RJ45 
Sau đây là 2 chuẩn nói trên: 
Có hai cách 
nối dây dựa trên 
hai chuẩn trên: 
T568B 
1. Trắng cam 
2. Cam 
3. Trắng xanh lá 
4. Xanh dương 
5. Trắng xanh dương 
6. Xanh lá 
7. Trắng nâu 
8. Nâu 
T568A 
1. Trắng xanh lá 
2. Xanh lá 
3. Trắng cam 
4. Xanh dương 
5. Trắng xanh dương 
6. Cam 
7. Trắng nâu 
8. Nâu
55 
+ Nếu muốn bấm cable mạng để nối 2 thiết bị cùng chủng loại với 
nhau như PC/PC; switch (hub)/switch (hub) thì các bạn sử dụng kỹ thuật 
bấm chéo 1 đầu T568A, 1 đầu T568B. 
+ Nếu nối 2 thíêt bị khác chủng loại với nhau như: PC/switch (hub) thì ta 
sử dụng kỹ thuật bấm cable thẳng cả 2 đầu T568A hoặc cả 2 đầu T568B. 
2) Chi phí thiết bị 
Thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ) 
Máy Server 4 18.062.000 72.248.000 
Máy Client 46 5.100.000 234.600.000 
Router ADSL 1 1.340.000 1.340.000 
Firewall fortigate 300A 1 125.5000.000 125.500.000 
Dây Cable mạng 3 hộp 1.200.000 3.600.000 
Đầu nối RJ-45 1 hộp 370.000 370.000 
Kìm bấm mạng 1 130.000 130.000 
Switch 24 ports 1 5.250.000 5.250.000 
Swtich 8 ports 9 690.000 6.210.000 
Printer laser Network 9 3.700.000 33.300.000 
Printer laser 7 1.700.000 11.900.000 
Access Point 2 1.647.000 3.294.000 
Tổng cộng 497.742.000

More Related Content

What's hot

Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOTĐề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpLe Trung Hieu
 
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hocLuan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Duc Nguyen
 
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
laonap166
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
jackjohn45
 
Lập sơ đồ thiết kế mạng
Lập sơ đồ thiết kế mạngLập sơ đồ thiết kế mạng
Lập sơ đồ thiết kế mạng
namtran471
 
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAYThiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transport
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transportThiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transport
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transportHate To Love
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
Lại Thanh Tú
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
ThíckThọ Thì ThêThảm
 
3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộKun Din
 
Bao cao da lap trinh manh
Bao cao da lap trinh manhBao cao da lap trinh manh
Bao cao da lap trinh manh
Bồ Công Anh
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
Ngo Gia HAi
 
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
laonap166
 
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmỨng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
hieu anh
 
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG  TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNGTƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG  TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
laonap166
 
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracerTieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Duc Nguyen
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internetluan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOTĐề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
Đề tài: Triển khai DHCP Server trên mô hình mạng ba lớp, HOT
 
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệpBáo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
Báo cáo t hiết kế mạng doanh nghiệp
 
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hocLuan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
Luan van xay_dung_he_thong_mang_lan_cho_truong_dai_hoc
 
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
 
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạngBáo cáo phân tích thiết kế mạng
Báo cáo phân tích thiết kế mạng
 
Lập sơ đồ thiết kế mạng
Lập sơ đồ thiết kế mạngLập sơ đồ thiết kế mạng
Lập sơ đồ thiết kế mạng
 
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAYThiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
Thiết kế mạng cảm biến không dây cho giám sát sức khỏe, HAY
 
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transport
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transportThiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transport
Thiết kế hệ thống mạng nội bộ cho cty vn transport
 
Xây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LANXây Dựng Mạng LAN
Xây Dựng Mạng LAN
 
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
Thiết kế mạng LAN cho công ty 2 tầng
 
3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ3.1. thiết kế mạng cục bộ
3.1. thiết kế mạng cục bộ
 
Bao cao da lap trinh manh
Bao cao da lap trinh manhBao cao da lap trinh manh
Bao cao da lap trinh manh
 
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266[123doc]   dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
[123doc] dieu-khien-thiet-bi-qua-module-wifi-esp8266
 
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
Xây dựng hệ thống mạng cho Công Ty Cổ Phần Trường Tân trên nền tảng server 2008
 
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩmỨng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
Ứng dụng xử lý ảnh trong hệ thống phân loại sản phẩm
 
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG  TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNGTƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG  TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
TƯ VẤN HẠ TẦNG MẠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
 
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracerTieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
Tieu Luan - Mang may tinh voi Packet tracer
 
Thiết kế mạng
Thiết kế mạngThiết kế mạng
Thiết kế mạng
 
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát và điều khiển thiết bị trong nhà, HAY
 
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internetluan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
luan van thac si giam sat nhiet do am va dieu khien thiet bi dien qua internet
 

Similar to Thiết kế hệ thống mạng tại bưu điện tỉnh quảng ngãi

Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
sunflower_micro
 
Do an full copy
Do an full   copyDo an full   copy
Do an full copyFC Loveit
 
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
nguyenthanhhuy9c
 
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệmXây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệmVcoi Vit
 
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.docLuận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
tcoco3199
 
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOTĐề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learningBáo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
nataliej4
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghịĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bao cao ck update final
Bao cao ck update finalBao cao ck update final
Bao cao ck update finalDuy Nguyen
 
Day hoc truc tuyen tren mang internet
Day hoc truc tuyen tren mang internetDay hoc truc tuyen tren mang internet
Day hoc truc tuyen tren mang internetVcoi Vit
 
Dao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netDao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netViet Nam
 
Dao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netDao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netDuy Vọng
 
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.docỨng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCartBáo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCarthoainhan1501
 
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.docLuận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
tcoco3199
 

Similar to Thiết kế hệ thống mạng tại bưu điện tỉnh quảng ngãi (20)

Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
 
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tapbao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
bao_cao_athena_cuoi_ki_thuc_tap
 
Do an full copy
Do an full   copyDo an full   copy
Do an full copy
 
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
Đề tài: Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào ...
 
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
Nghiên cứu và triển khai hệ thống Private Cloud cho các ứng dụng đào tạo và t...
 
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
Đồ án tốt nghiệp Điện tử công nghiệp_ Phát triển hệ thống IoT cho nông nghiệp...
 
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệmXây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm
Xây dựng hệ thống hỗ trợ thi trắc nghiệm
 
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.docLuận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
Luận Văn Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Công Văn.doc
 
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOTĐề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
Đề tài: Chương trình trợ giúp đăng ký và quản lý tour du lịch, HOT
 
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learningBáo cáo đồ án cơ sở đề tài  xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
Báo cáo đồ án cơ sở đề tài xây dựng ứng dụng chat tự động với deep learning
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp hội nghị, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghịĐề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
Đề tài: Xây dựng ứng dụng hỗ trợ giao tiếp trực tuyến hội nghị
 
Bao cao ck update final
Bao cao ck update finalBao cao ck update final
Bao cao ck update final
 
Báo cáo athena
Báo cáo  athenaBáo cáo  athena
Báo cáo athena
 
Day hoc truc tuyen tren mang internet
Day hoc truc tuyen tren mang internetDay hoc truc tuyen tren mang internet
Day hoc truc tuyen tren mang internet
 
Dao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netDao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_net
 
Dao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_netDao tao tu_xa_net
Dao tao tu_xa_net
 
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.docỨng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet xây dựng website rau sạch Túy Loan.doc
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCartBáo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Bán đồ dân dụng trức tuyến bằng OpenCart
 
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.docLuận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
Luận Văn Xây Dựng Chƣơng Trình Quản Lý Và Kế Toán Kho Hàng.doc
 

More from Hate To Love

Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683
Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683
Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683Hate To Love
 
Chuong 15 lan-internet
Chuong 15 lan-internetChuong 15 lan-internet
Chuong 15 lan-internetHate To Love
 
Chuong 14 pq-magic
Chuong 14 pq-magicChuong 14 pq-magic
Chuong 14 pq-magicHate To Love
 
Chuong 12 setup-win-xp
Chuong 12 setup-win-xpChuong 12 setup-win-xp
Chuong 12 setup-win-xpHate To Love
 
Chuong 11 setup-win98
Chuong 11 setup-win98Chuong 11 setup-win98
Chuong 11 setup-win98Hate To Love
 
Chuong 10 laprap-mt
Chuong 10 laprap-mtChuong 10 laprap-mt
Chuong 10 laprap-mtHate To Love
 
Chuong 8 key-mouse
Chuong 8 key-mouseChuong 8 key-mouse
Chuong 8 key-mouseHate To Love
 
Chuong 3 mainboard
Chuong 3 mainboardChuong 3 mainboard
Chuong 3 mainboardHate To Love
 
Chuong 2 case-power
Chuong 2 case-powerChuong 2 case-power
Chuong 2 case-powerHate To Love
 
Khai niem ve mang lan
Khai niem ve mang lanKhai niem ve mang lan
Khai niem ve mang lanHate To Love
 
Cac buoc thiet lap mang lan
Cac buoc thiet lap mang lanCac buoc thiet lap mang lan
Cac buoc thiet lap mang lanHate To Love
 
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)Hate To Love
 

More from Hate To Love (20)

Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683
Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683
Anhcd khoi a1_d_2014_giao_duc_9683
 
Chuong 16 suachua
Chuong 16 suachuaChuong 16 suachua
Chuong 16 suachua
 
Chuong 15 lan-internet
Chuong 15 lan-internetChuong 15 lan-internet
Chuong 15 lan-internet
 
Chuong 14 pq-magic
Chuong 14 pq-magicChuong 14 pq-magic
Chuong 14 pq-magic
 
Chuong 13 ghost
Chuong 13 ghostChuong 13 ghost
Chuong 13 ghost
 
Chuong 12 setup-win-xp
Chuong 12 setup-win-xpChuong 12 setup-win-xp
Chuong 12 setup-win-xp
 
Chuong 11 setup-win98
Chuong 11 setup-win98Chuong 11 setup-win98
Chuong 11 setup-win98
 
Chuong 10 laprap-mt
Chuong 10 laprap-mtChuong 10 laprap-mt
Chuong 10 laprap-mt
 
Chuong 9 cards
Chuong 9 cardsChuong 9 cards
Chuong 9 cards
 
Chuong 8 key-mouse
Chuong 8 key-mouseChuong 8 key-mouse
Chuong 8 key-mouse
 
Chuong 7 cd-rom
Chuong 7 cd-romChuong 7 cd-rom
Chuong 7 cd-rom
 
Chuong 6 hdd
Chuong 6 hddChuong 6 hdd
Chuong 6 hdd
 
Chuong 5 ram
Chuong 5 ramChuong 5 ram
Chuong 5 ram
 
Chuong 4 cpu
Chuong 4 cpuChuong 4 cpu
Chuong 4 cpu
 
Chuong 3 mainboard
Chuong 3 mainboardChuong 3 mainboard
Chuong 3 mainboard
 
Chuong 2 case-power
Chuong 2 case-powerChuong 2 case-power
Chuong 2 case-power
 
Chuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquanChuong 1 tongquan
Chuong 1 tongquan
 
Khai niem ve mang lan
Khai niem ve mang lanKhai niem ve mang lan
Khai niem ve mang lan
 
Cac buoc thiet lap mang lan
Cac buoc thiet lap mang lanCac buoc thiet lap mang lan
Cac buoc thiet lap mang lan
 
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)
Cac buoc thiet lap mang lan(tiep)
 

Thiết kế hệ thống mạng tại bưu điện tỉnh quảng ngãi

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ------ BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HỆ THỐNG MẠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH QUẢNG NGÃI SVTH: DƯƠNG QUANG PHÚ LỚP: 08CDTH1A GVHD: TH.S HUỲNH ĐỨC THUẬN ĐÀ NẴNG, THÁNG 7/2011
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Tin học và viễn thông là hai thành phần cốt lõi của công nghệ thông tin. Mạng máy tính không còn là thuật ngữ xa lạ mà đang trở thành một đối tượng nghiên cứu và ứng dụng cả nhiều phạm vi hoạt động khác nhau. Hiện nay, do phát triển của xã hội việc kết nối các mạng máy tính đã trở thành nhu cầu cho người sử dụng. Những sản phẩm về mạng đặc biệt là mạng cục bộ cho máy tính ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường tin học. Một số cơ sở đã lắp đặt các mạng cục bộ để ứng dụng trong hoạt động trao đổi và xử lý thông tin của mình. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin ở nước ta cũng và đang diễn ra sôi động nhiều dự án phát triển công nghệ thông tin đã được triển khai theo các giải pháp tổng thể và đang trở thành đối tượng nghiên cứu ứng dụng của nhiều người và của mọi ngành nghề khác nhau. Trong đó, mạng cục bộ (LAN) là phổ biến nhất và tính tập trung, thống nhất dễ quản lý… đồng thời phản ánh nhu cầu thực tế của các cơ quan, trường học, doanh nghiệp cần kết nối các hệ thống đơn lẻ thành mạng nội bộ để tạo khả năng trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên và nhiều tiện ích khác.
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện đồ án thiết kế hệ thống mạng, ngoài những tài liệu hướng dẫn, những tài liệu tìm kiếm trên mạng, em xin cam đoan không sao chép, mua hoặc nhờ người khác làm. Nếu không đúng sự thật em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Khoa Công nghệ thông tin. SINH VIÊN THỰC HIỆN Dương Quang Phú
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước hết con xin cám ơn ba mẹ đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt để con học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin cám ơn thầy cô Trường Đại Học Đông Á đã truyền đạt những kiến thức quý báu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh Đức Thuận, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này. Qua đây, em cũng chân thành cảm ơn các anh trong tổ Tin học và Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
  • 5. MỤC LỤC Chương 1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG.....................................................................................2 1.1. Giới thiệu về công ty doanh nghiệp.................................................................................2 1.1.1. Thông tin doanh nghiệp............................................................................................2 1.1.2. Quá trình thực tập......................................................................................................2 1.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự...............................................................................................3 1.2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng.......................................................................................4 1.2.1. Thông tin về hệ thống mạng hiện tại.........................................................................4 1.2.2. Nguồn nhân lực.........................................................................................................4 1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng nội bộ..............................................................................4 1.3. Nhu cầu hệ thống mạng...................................................................................................4 1.3.1. Nhu cầu của doanh nghiệp về hệ thống mạng..........................................................4 1.3.2. Năng lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp...........................................................5 1.3.3. Đánh giá tính khả thi.................................................................................................5 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................6 2.1. Mạng Internet...................................................................................................................6 2.1.1. Mục đích sử dụng......................................................................................................6 2.1.2. Dịch vụ phổ biến.......................................................................................................6 2.1.2.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet..........................................................................6 2.1.2.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP)..................................................................................6 2.1.2.3. Dịch vụ World Wide Web.................................................................................6 2.1.2.4. Dịch vụ thư điện tử (E-Mail).............................................................................7 2.1.3. Thực trạng sử dụng Internet của doanh nghiệp.........................................................7 2.2. Mạng LAN.......................................................................................................................7 2.2.1. Mô hình OSI..............................................................................................................7 2.2.1.1. Tầng vật lý (physical).......................................................................................8 2.2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (data link).........................................................................8 2.2.1.3. Tầng mạng (Network)........................................................................................8 2.2.1.4. Tầng giao vận (Transport)..................................................................................9 2.2.1.5. Tầng phiên (Session).........................................................................................9 2.2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation)...........................................................................9 2.2.1.7. Tầng ứng dụng (Application)............................................................................9 2.2.2. Giao thức TCP/IP và địa chỉ IP.................................................................................9 2.2.2.1. Giao thức TCP/IP...............................................................................................9 2.2.2.2. Địa chỉ IP.........................................................................................................11 2.2.3. Kiến trúc mạng........................................................................................................12 2.2.3.1. Mạng hình sao (Star Topology).......................................................................13 2.2.3.2. Mạng dạng tuyến (Bus Topology)..................................................................14 2.2.3.3. Mạng dạng vòng (Ring Topology)..................................................................14 2.2.3.4. Mạng dạng kết hợp..........................................................................................15 2.2.4. Mô hình mạng.........................................................................................................15 2.2.4.1. Mô hình mạng trạm-chủ (Client-Server).........................................................15 2.2.4.2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer- to -peer).....................................................16 2.2.4.3. Mô hình lai (Hybrid)........................................................................................16 2.2.5. Giao thức truy nhập đường truyền..........................................................................16 2.2.5.1. Giao thức CSMA/CD.......................................................................................16 2.2.5.2. Giao thức truyền thẻ bài (Token passing)........................................................17 2.2.5.3. Giao thức FDDI................................................................................................17 2.2.6. Các chuẩn kết nối....................................................................................................18 2.2.6.1. Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE)...............................................18 2.2.6.2. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT)..................18
  • 6. 2.3. Các thiết bị mạng...........................................................................................................19 2.3.1. Bộ lặp tín hiệu (Repeater).......................................................................................19 2.3.2. Bộ tập trung (Hub).................................................................................................20 2.3.3. Cầu nối (Bridge)......................................................................................................20 2.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch).......................................................................................22 2.3.5. Bộ định tuyến (Router)...........................................................................................22 2.3.6. Gateway..................................................................................................................23 2.4. Các dịch vụ mạng...........................................................................................................23 2.4.1. Dịch vụ AD (Active Directory)..............................................................................23 2.4.2. Dịch vụ DNS (Domain Name System)...................................................................24 2.4.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol).......................................25 2.4.4. Dịch vụ VPN (Vitual Private Network)..................................................................26 Chương 3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT .......................................................................................27 3.1. Thiết kế sơ đồ mạng.......................................................................................................27 3.1.1. Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp...................................................................................27 3.1.2. Sơ đồ luận lý...........................................................................................................28 3.1.3. Sơ đồ vật lý.............................................................................................................28 3.1.3.1. Sơ đồ vật lý tầng trệt........................................................................................28 3.1.3.2. Sơ đồ vật lý tầng một.......................................................................................29 3.1.3.3. Sơ đồ vật lý tầng hai........................................................................................29 3.1.3.4. Sơ đồ vật lý tầng ba..........................................................................................30 3.1.4. Danh mục đầu tư.....................................................................................................30 3.2. Triển khai lắp đặt hệ thống mạng...................................................................................31 3.2.1. Kết nối thiết bị.........................................................................................................31 3.2.2. Cài đặt hệ điều hành................................................................................................32 3.2.2.1. Windows Server 2003......................................................................................32 3.2.2.2. Windows XP Professtional..............................................................................35 3.2.3. Cài đặt dịch vụ quản trị...........................................................................................37 3.2.3.1. Dịch vụ DNS....................................................................................................37 3.2.3.2. Dịch vụ Active Directory.................................................................................41 3.2.3.3. Dịch vụ DHCP.................................................................................................44 3.2.3.4. Cài đặt và cấu hình server dự phòng................................................................47 3.2.3.5. Cấu hình VPN Client to Site...........................................................................49 3.2.4. Chính sách quản trị.................................................................................................51 3.2.4.1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ..................................................................................51 3.2.4.2. Backup and Restore dữ liệu.............................................................................52 3.2.4.3. Tạo ổ đĩa mạng.................................................................................................52
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đam mê trong lĩnh vực hệ thống mạng vì vậy mong muốn thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng nội bộ cho doanh nghiệp. Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cần có một hệ thống mạng hiện đại hơn, trên cơ sở nâng cấp hệ thống mạng hiện tại để đáp ứng yêu cầu của công việc. 2. Mục đích ý nghĩa đề tài Mục đích: Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi cần lắp đặt một hệ thống mạng để quản lý nhân viên, truy cập Internet, chia sẻ máy in, chia sẻ dữ liệu trong nội bộ và quản lý các đơn vị trực thuộc truy cập vào nội bộ của doanh nghiệp. Ý nghĩa: Tạo thuận lợi trong việc trao đổi giữa các nhân viên, chia sẻ dữ liệu, cập nhật thông tin nhanh chóng. 3. Phương pháp thực hiện đề tài - Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu của doanh nghiệp - Tìm hiểu lý thuyết - Thiết kế và thi công mạng bằng phần mềm giả lập mạng ảo - Triển khai và đánh giá mô hình mạng 4. Kết quả dự kiến ` - Báo cáo quá trình thực hiện - Sản phẩm demo - Đánh giá hiệu năng mạng.
  • 8. 2 Chương 1.KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 1.1.Giới thiệu về công ty doanh nghiệp 1.1.1. Thông tin doanh nghiệp Bưu điện tỉnh Quảng Ngãi là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Doanh nghiệp chuyên kinh doanh về các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế. Dịch vụ PTN (phát trong ngày và thoả thuận). Chuyển phát nhanh EMS trong nước và quốc tế. Dịch vụ phát hành báo chí. Nhận và phát thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, chuyển tiền nhanh và chuyển tiền quốc tế. Dịch vụ tiết kiệm bưu điện (kỳ hạn, gửi góp, tài khoản tiết kiệm cá nhân). Dịch vụ điện hoa (chúc mừng, sinh nhật, cưới hỏi, chia buồn). Bán tem cước phí, tem chơi, bì thư và thu đổi phiếu trả lời quốc tế và bảo hiểm bưu điện. Điện báo, Telex, Fax trong nước và quốc tế. Bán điện thoại thẻ Cardphone, các loại Sim và thẻ trả trước Mobi, Vina, thẻ 1717, thẻ Internet. Điện thoại truyền thống và gọi VoiP 171 trong nước và quốc tế. Điện thoại Colect call (thu tiền người được gọi). Nhận hợp đồng lắp đặt, dịch chuyển máy theo yêu cầu của quý khách. Nhận hợp đồng phát triển thuê bao Internet. VNPT Quảng Ngãi đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh bằng hệ thống dịch vụ khách hàng, tiếp thị, bán hàng từ cơ sở. Với phương châm "nhanh chóng, kịp thời, chất lượng, hiệu quả", công tác chăm sóc khách hàng được xây dựng thành quy trình, thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm, điều chỉnh, sửa đổi để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 1.1.2. Quá trình thực tập Quá trình thực tập của sinh viên bắt đầu từ ngày 4/4/2011 đến ngày 4/7/2011, trong quá trình thực tập tốt nghiệp chấp hành đúng nội quy của bưu điện, đi đúng số buổi quy định, tham gia một số công việc khi bưu điện yêu cầu.
  • 9. 3 1.1.3. Sơ đồ tổ chức nhân sự Giám đốc Khối văn phòng Khối sản xuất Phòng Nghiệp Vụ Phòng TC - HC Phòng Tài chính- Phó Giám đốc Bưu điện huyện Bình Sơn Bưu điện huyện Sơn Tịnh Bưu điện huyện Tư Nghĩa Bưu điện huyện Ba Tơ Bưu điện huyện Minh Long Bưu điện huyện Sơn Tây Bưu điện huyện TP Quảng Ngãi Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Phòng Kế hoạch- Kinh doanh-Đầu tư Kế toán Bưu điện huyện Mộ Đức Bưu điện huyện Đức Phổ Bưu điện huyện Sơn Hà Bưu điện huyện Nghĩa Hành Bưu điện huyện Trà Bồng Bưu điện huyện Tây Trà Sơ đồ tổ chức nhân sự bưu điện tỉnh Quảng Ngãi gồm 1 Giám đốc chỉ đạo chung tất cả các lĩnh vực trong bưu điện, 1 phó giám đốc quản lý một số công việc trong bưu điện và thừa lệnh giám đốc khi giám đốc đi vắng. Hoạt động của bưu điện chia làm 2 khối: khối sản xuất và khối văn phòng. - Khối sản xuất gồm các đơn vị trực thuộc: Bưu điện huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Trà Bồng, Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tơ Nghĩa, Sơn Hà, Đức Phổ, Mộ Đức và Thành phố Quảng Ngãi. - Khối văn phòng gồm các phòng ban tại trung tâm bưu điện tỉnh: phòng Nghiệp vụ Bưu điện, Tổ chức-Hành chính, Kế hoạch-Kinh doanh-Đầu tư và Tài chính-Kế toán.
  • 10. 4 1.2.Khảo sát và đánh giá hiện trạng 1.2.1. Thông tin về hệ thống mạng hiện tại Tại văn phòng Bưu điện tỉnh và các đơn vị trực thuộc được kết nối mạng LAN theo mô hình mạng Workgroup, dữ liệu được tập trung tại trung tâm bưu điện tỉnh, các đơn vị trực thuộc và bưu điện tỉnh kết nối với nhau bằng đường truyền viễn thông riêng (Leased line). . Hệ thống mạng tại văn phòng và các đơn vị trực thuộc được xây dựng tập trung trong 1 toà nhà nên hệ thống cáp truyền dẫn sử dụng bao gồm các cáp đồng tiêu chuẩn UTP. Công nghệ mạng cục bộ với tốc độ 10/100 Mbps chạy trên cáp mạng RJ45. Hệ thống mạng bao gồm 1 tường lửa cứng, 49 máy tính trong đó có 4 Server, 4 Switch được nối với Router ADSL, các Switch được tập trung tại Tổ tin học của bưu điện tỉnh. 1.2.2. Nguồn nhân lực Trình độ và kiến thức CNTT của CBCNV: Đây là một trong những khó khăn của doanh nghiệp trong công tác triển khai các hệ thống ứng dụng của doanh nghiệp. Do trình độ kiến thức về CNTT mặt bằng chung của đa số CBCNV Bưu điện Quảng Ngãi còn thấp nên gặp khó khăn trong việc triển khai các ứng dụng. Trình độ chuyên mô của đội ngũ chuyên trách: Tổ tin hoc trực thuộc phòng nghiệp vụ Bưu điện có 6 người vận hành hệ thống của toàn bưu điện tỉnh. Chủ yếu khắc phục sự cố trên hệ thống, lực lượng mỏng, chưa đủ khả năng phát triển các ứng dụng phục vụ tin học hóa trong sản xuất do hạn chế về trình độ chuyên môn cũng như về kiến thức nghiệp vụ của ngành. 1.2.3. Thực trạng sử dụng mạng nội bộ Doanh nghiệp đang sử dụng mô hinh Workgroup nên ở phòng ban nào thì dữ liệu được phân tán trên các máy của phòng ban đó và các máy tự quản lý tài nguyên cục bộ của mình. Chỉ cần đăng nhập vào hệ thống mạng là có thể sử dụng tất cả các tài nguyên trên mạng, tính bảo mật của dữ liệu không cao. Các máy tình trong bưu điện thường xuyên gặp các vần đề về virus làm hư hỏng hệ điều hành, chậm hệ thống mạng, Tổ tin học phải cài lại từng máy rất mất thời gian làm ảnh hưởng đến công việc của bưu điện. 1.3.Nhu cầu hệ thống mạng 1.3.1. Nhu cầu của doanh nghiệp về hệ thống mạng Xây dựng hệ thống mạng LAN có băng thông rộng đủ để khai thác hiệu quả các hệ thống phần mềm ứng dụng của doanh nghiệp như hệ thống phần mềm PayPost, hệ thống phần mềm ePost, hệ thống phần mềm kế toán... Hệ thống mạng với các Switch được phân tán đến các phòng ban trong nội bộ văn phòng bưu điện. Thiết kế này cho phép các switch truy cập cung cấp được đủ số cổng cho các thiết bị máy tính của các phòng ban thoả mãn điều kiện dây cáp từ mỗi máy tính tới switch không vượt quá 100m, đây là giới hạn độ dài vật lý sử dụng cáp mạng xoắn UTP CAT5 hoặc CAT5 trong mạng LAN.
  • 11. 5 Tuy việc kết nối mạng theo mô hình ngang hàng có những ưu điểm cho bưu điện như đơn giản, dễ cài đặt, chi phí đầu tư thấp nhưng cũng có những khuyết điểm như: khó khăn trong việc quản lý các các tài khoản người dùng, tất cả người dùng trên mạng có vai trò là như nhau, độ bảo mật của dữ liệu kém, virus dễ xâm nhập và lây lan nhanh chỉ cần 1 máy nhiễm virus thì có thể lây lan ra cả hệ thống mạng. Mô hinh này không còn phù hợp với doanh nghiệp, khó đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, cần phải xây dựng một mô mình quản lý mạng phù hợp hơn đáp ứng được các yêu cầu: dễ dàng quản trị hệ thống, kiểm soát việc truy cập của người dùng trên mạng, quản lý các tài nguyên trên mạng, dữ liệu được bảo mật cao hơn, tạo ra tài khoản người dùng với mức độ quyền khác nhau. Giải pháp đặt ra là xây dựng mô hình mạng tập trung Domain để có thể đáp ứng dược tất cả yêu cầu trên. .Khi đã triển khai hệ thống mạng theo Domain thì yêu cầu các user được phân quyền phù hợp với công việc của mình, phòng ban nào thì sử dụng phần mềm của phòng ban đó. Xây dựng File Server để chia sẻ dữ liệu, Web server được publish ra Internet, giám sát truy cập, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân viên ở bên ngoài có nhu cầu kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp thông qua Internet. Dữ liệu của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Không thể để dữ liệu mất hết khi có sự cố xảy ra. Vì vậy cần có chính sách sao lưu và phục hồi dữ liệu hợp lý. Cần xây dựng 1 Server dự phòng để hai Server cùng làm việc hỗ trợ nhau khi có sự cố xảy ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể làm việc mà không cần trực tiếp vào công ty (remote access) bằng đường truyền Internet. Mạng cần đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống trước các truy nhập trái phép từ mạng bên ngoài. 1.3.2. Năng lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng của dịch vụ nên cần thiết phải triển khai về một hệ thống mạng toàn diện hơn. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những yêu cầu trên. 1.3.3. Đánh giá tính khả thi Với cách triển khai như trên mô hình, doanh nghiệp sẽ có một hệ thống mạng được thiết kế theo TOPO hình sao với các chức năng như sau : - Có một hệ thống dữ liệu dùng chung có tính bảo mật cao, phân quyền truy cập và đáng tin cậy. - Có File Server phục vụ chia sẻ dữ liệu của bưu điện. - Có sự phân chia quyền hạn giữa các nhân viên, đáp ứng nhu cầu làm việc giữa các nhân viên trong công ty. - Có một hệ thống mạng hỗ trợ cho các nhân viên làm việc từ xa thông qua mạng.
  • 12. 6 Chương 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.Mạng Internet 2.1.1. Mục đích sử dụng Internet là một liên mạng máy tính giao tiếp dưới cùng một bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Giao thức này cho phép mọi máy tính trên mạng giao tiếp với nhau một cách thống nhất giống như một ngôn ngữ quốc tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp với nhau hàng ngày. Số lượng máy tính kết nối mạng và số lượng người truy cập vào mạng Internet trên toàn thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ những năm 90 trở đi. Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ. 2.1.2. Dịch vụ phổ biến 2.1.2.1. Dịch vụ truy nhập từ xa Telnet Telnet cho phép người sử dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. Kết nối Telnet là một kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu với các thông tin điều khiển. 2.1.2.2. Dịch vụ truyền tệp (FTP) Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thưc tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể qui định quyền truy nhập của người sử dụng với từng thư mục lưu trữ dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu. 2.1.2.3. Dịch vụ World Wide Web World Wide Web (WWW hay Web) là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả nhất trên Internet. Trình duyệt Web có thể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên. Tài liệu WWW được viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Siêu văn bản là văn bản bình thường cộng thêm một số lệnh định dạng. HTML có nhiều cách liên kết với các tài nguyên FTP, Gopher server, WAIS server và Web server. Web Server là máy phục vụ Web, đáp ứng các yêu cầu về truy nhập tài liệu HTML. Web Server trao đổi các tài liệu HTML bằng giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) hay còn gọi là giao thức truyền siêu văn bản. Trình duyệt Web (Web client) là chương trình để xem các tài liệu Web. Trình duyệt Web gửi các URL đến máy phục vụ Web sau đó nhận trang Web từ máy phục vụ Web dịch và hiển thị chúng. Khi giao tiếp với một FTP server
  • 13. 7 thì trình duyệt Web hoạt động như một FTP client và dùng giao thức FTP. Trình duyệt Web có thể thực hiện các công việc khác như ghi trang Web vào đĩa, gửi Email, tìm kiếm xâu ký tự trên trang Web, hiển thị tệp HTML nguồn của trang Web, v.v… Hiện nay có hai trình duyệt Web được sử dụng nhiều nhất là Internet Explorer ngoài ra còn một số trình duyệt khác như Opera, Mozila, Netscape … 2.1.2.4. Dịch vụ thư điện tử (E-Mail) Dịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phổ biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ … tất cả đều được trao đổi qua thư điện tử. Một hệ thống điện thư được chia làm hai phần, MUA (Mail User Agent) và MTA (Message Transfer Agent). MUA thực chất là một chương trình làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, soạn thảo thông điệp, lưu các thông điệp và gửi thông điệp. Nhiệm vụ của MTA là định tuyến thông điệp và xử lý các thông điệp đến từ hệ thống của người dùng sao cho các thông điệp đó đến được đúng hệ thống đích. 2.1.3. Thực trạng sử dụng Internet của doanh nghiệp Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp về các dịch vụ thông tin, viễn thông nên việc sử dụng internet là cần thiết, các phòng ban điều sử dụng internet để quản lý trao đổi thông tin trong nội bộ và các cơ sở trực thuộc. 2.2.Mạng LAN 2.2.1. Mô hình OSI Khi thiết kế các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau,... Sự không tương thích đó làm cho người sử dụng các mạng khác nhau không thể trao đổi thông tin với nhau được. Sự thúc bách của khách hàng khiến cho các nhà sản xuất và những nhà nghiên cứu, thông qua tổ chức chuẩn hoá quốc tế và quốc gia để tìm ra một giải pháp chung dẫn đến sự hội tụ của các sản phẩm mạng. Trên cơ sở đó những nhà thiết kế và các nghiên cứu lấy đó làm khung chuẩn cho sản phẩm của mình. 1977 Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization - ISO) đưa ra một tiêu chuẩn về mạng. 1984 ISO đưa ra mô hình 7 tầng gọi là mô hình tham chiếu cho việc nối kết các hệ thống mở (Reference Model for Open Systems Interconnection - OSI Reference Model) gọi tắt là mô hình OSI. Mô hình này được dùng làm cơ sở để nối kết các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. Do đó mọi hệ thống tuân theo mô hình tham chiếu OSI đều có thể truyền thông tin với nhau.
  • 14. 8 Application Presentation Section Transport Network Data Link Physical Application Presentation Section Transport Network Data Link Physical Hình 2.1 Mô hình tham chiếu OSI 2.2.1.1. Tầng vật lý (physical) Tầng vật lý liên quan đến truyền dòng các bit giữa các máy với nhau bằng đường truyền vật lý. Tầng này liên kết các giao diện hàm cơ, quang và điện với cáp. Ngoài ra nó cũng chuyển tải những tín hiệu truyền dữ liệu do các tầng ở trên tạo ra. Việc thiết kế phải bảo đảm nếu bên phát gửi bít 1 thì bên thu cũng phải nhận bít 1 chứ không phải bít 0. Tầng này phải quy định rõ mức điện áp biểu diễn dữ liệu 1 và 0 là bao nhiêu vôn trong vòng bao nhiêu giây, chiều truyền tin là 1 hay 2 chiều, cách thức kết nối và huỷ bỏ kết nối, định nghĩa cách kết nối cáp với card mạng: bộ nối có bao nhiêu chân, chức năng của mỗi chân 2.2.1.2. Tầng liên kết dữ liệu (data link) Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo tin cậy: gửi các khối dữ liệu với cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu cần thiết Các bước tầng liên kết dữ liệu thực hiện: - Chia nhỏ thành các khối dữ liệu frame (vài trăm bytes), ghi thêm vào đầu và cuối của các frame những nhóm bít đặc biệt để làm ranh giới giữa các frame. - Trên các đường truyền vật lý luôn có lỗi nên tầng này phải giải quyết vấn đề sửa lỗi (do bản tin bị hỏng, mất và truyền lại). - Giữ cho sự đồng bộ tốc độ giữa bên phát và bên thu 2.2.1.3. Tầng mạng (Network) Lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ vật lý, kiểm soát và điều khiển đường truyền:Định rõ các bó tin được truyền đi theo con đường nào từ nguồn tới đích. Các con đường đó có thể là cố định đối với những mạng ít thay đổi, cũng có thể là động nghĩa là các con đường chỉ được xác định trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện. Các con đường đó có thể thay đổi tuỳ theo trạng thái tải tức thời. Quản lý lưu lượng trên mạng: chuyển đổi gói, định tuyến, kiểm soát sự tắc nghẽn dữ liệu.
  • 15. 9 2.2.1.4. Tầng giao vận (Transport) Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu nút (end - to - end). Thực hiện kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu từ máy đến máy. Đảm bảo gói tin truyền không phạm lỗi, theo đúng trình từ, không bị mất mát hay sao chép. Thực hiện việc ghép kênh, đóng gói thông điệp, chia thông điệp dài thành nhiều gói tin và gộp các gói nhỏ thành một bộ Tầng này tạo ra một kết nối cho mỗi yêu cầu của tầng trên nó. Khi có nhiều yêu cầu từ tầng trên với thông lượng cao thì nó có thể tạo ra nhiều kết nối và cùng một lúc có thể gửi đi nhiều bó tin trên đường truyền. 2.2.1.5. Tầng phiên (Session) Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, huỷ bỏ và đồng bộ hoá các phiên truyền thông giữa họ với nhau. Quản lý thẻ bài đối với những nghi thức: hai bên kết nối để truyền thông tin không đồng thời thực hiện một số thao tác. Để giải quyết vấn đề này tầng phiên cung cấp 1 thẻ bài, thẻ bài có thể được trao đổi và chỉ bên nào giữ thẻ bài mới có thể thực hiện một số thao tác quan trọng Vấn đề đồng bộ: khi cần truyền đi những tập tin dài tầng này chèn thêm các điểm kiểm tra (check point) vào luồng dữ liệu. Nếu phát hiện thấy lỗi thì chỉ có dữ liệu sau điểm kiểm tra cuối cùng mới phải truyền lại 2.2.1.6. Tầng trình diễn (Presentation) Quyết định dạng thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính mạng. Người ta có thể gọi đây là bộ dịch mạng. ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ liệu từ dạng thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có thể nhận biết. ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng thức trung gian thành dạng thức thích hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận. Tầng trình diễn chịu trách nhiệm chuyển đổi giao thức, biên dịch dữ liệu, mã hoá dữ liệu, thay đổi hay chuyển đổi ký tự và mở rộng lệnh đồ hoạ. nén dữ liệu nhằm làm giảm bớt số bít cần truyền. Ở tầng này có bộ đổi hướng hoạt đông để đổi hướng các hoạt động nhập/xuất để gửi đến các tài nguyên trên mấy phục vụ 2.2.1.7. Tầng ứng dụng (Application) Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường OSI, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán. Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Nó biểu diễn những dịch vụ hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng người dùng, chẳng hạn như phần mềm chuyển tin, truy nhập cơ sở dữ liệu và email. Xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát lỗi và phục hồi lỗi. 2.2.2. Giao thức TCP/IP và địa chỉ IP 2.2.2.1. Giao thức TCP/IP TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng nhất với nhau. Ngày nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ cũng như trên mạng Internet toàn cầu.
  • 16. 10 TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng như sau: - Tầng liên kết mạng (Network Access Layer). - Tầng Internet (Internet Layer). - Tầng giao vận (Host- to Host Transport Layer). - Tầng ứng dụng (Application Layer). Applications TCP/UDP IP Network Interface And Hardware Hình 2.2 mô hình TCP/IP Applications Transport Internetwork Network Interface And Hardware ICMP ARP/RARP · Tầng liên kết: Tầng liên kết (còn được gọi là tầng liên kết dữ liệu hay là tầng giao tiếp mạng) là tầng thấp nhất trong mô hình TCP/IP , bao gồm các thiết bị mạng và chương trình cung cấp các thông tin cần thiết có thể hoạt động, truy nhập đường truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó. · Tầng Internet: Tầng Internet (còn gọi là tầng mạng) xử lý quá trình gói tin trên mạng. Các giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Messages Protocol). · Tầng giao vận: Tầng giao vận phụ trách luồng dữ liệu giữa hai trạm thực hiện các ứng dụng của tầng mạng. Tầng này có hai giao thức chính:TCP (Transmission Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai trạm, nó sử dụng các cơ chế như chia nhỏ các gói tin của tầng trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho tầng mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế thời gian time- out để đảm bảo bên nhận biết được các gói tin đã gửi đi. Do tầng này đảm bảo tính tin cậy, tầng trên sẽ không cần quan tâm đến nữa.
  • 17. 11 UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho tầng ứng dụng . Nó chỉ gửi các gói dữ liệu từ trạm này đến trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến được tới đích. Các cơ chế đảm bảo độ tin cậy cần được thực hiện bởi tầng trên. · Tầng ứng dụng: Tầng ứng dụng là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP bao gồm các tiến trình và các ứng dụng cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Có rất nhiều ứng dụng được cung cấp trong tầng này mà phổ biến là: Telnet: sử dụng trong việc truy cập mạng từ xa, FTP (File Transfer Protocol): dịch vụ truyền tệp, Email: dịch vụ thư tín điện tử, www (World Wide Web). 2.2.2.2. Địa chỉ IP Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất của bộ giao thức TCP/IP. Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng kết nối của mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu. Địa chỉ IP có độ dài 32 bits và được tách thành 4 vùng, mỗi vùng 1 byte thường được biểu diễn dưới dạng thập phân và cách nhau bởi dấu chấm (.). VD: 203.162.7.92. Địa chỉ IPv4 được chia thành 5 lớp A, B, C, D, E, trong đó 3 lớp địa chỉ A, B, C được dùng cấp phát. Lớp A (0) cho phép định danh tới 126 mạng với tối đa 16 triệu trạm trên mỗi mạng. Lớp B (10): cho phép đinh danh tới 16384 mạng với tối đa 65534 trạm trên mỗi mạng.
  • 18. 12 7- bits 24- bits Class A 0 netid hostid Class B Class C Class D 14- bits 16- bits 1 0 netid hostid 21- bits 8- bits 1 1 0 netid hostid 28- bits 1 1 1 0 Multicast group ID 27- bits Class E 1 1 1 1 0 Reserved for future use Hình 2.3 phân lớp địa chỉ IPv4 Lớp C (110) : cho phép định danh tới 2 triệu mạng với tối đa 254 trạm trên mỗi mạng. Lớp D (1110) dung để gửi gói tin IP đến một nhóm các trạm trên mạng (còn gọi là lớp địa chỉ multicast). Lớp E (11110) dùng để dự phòng. Lớp Khoảng địa chỉ A 0.0.0.0 – 127.255.255.255 B 128.0.0.0 – 191.255.255.255 C 192.0.0.0 – 223.255.255.255 D 224.0.0.0 – 239.255.255.255 E 240.0.0.0 – 247.255.255.255 Bảng 2.1 giới hạn địa chỉ ở các lớp 2.2.3. Kiến trúc mạng Kiến trúc mạng (Network Topology) là kiến trúc hình học thể hiện cách bố trí các đường cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh... Hầu hết các mạng LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng định trước. Điển hình và sử dụng nhiều nhất là cấu trúc: dạng sao, dạng tuyến tính, dạng vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.
  • 19. 13 2.2.3.1. Mạng hình sao (Star Topology) Mạng sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút, các nút này là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng . Hình 2.4 Mạng hình sao Mạng dạng sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung bằng cáp, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với bộ tập trung không cần thông qua trục Bus, nên tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng. Mô hình kết nối dạng sao này đã trở lên hết sức phổ biến, với việc sử dụng các bộ tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc sao có thể được mở rộng bằng cách tổ chức nhiều mức phân cấp, do đó dễ dàng trong việc quản lý và vận hành. Ưu điểm: - Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường. - Cấu trúc mạng đơn giản và các giải thuật toán ổn định. - Mạng có thể dễ dạng mở rộng hoặc thu hẹp. - Dễ dàng kiểm soát nỗi, khắc phục sự cố. Đặc biệt do sử dụng kêt nối điểm - điểm nên tận dụng được tối đa tốc độ của đường truyền vật lý. Nhược điểm: - Khả năng mở rộng của toàn mạng, phục thuộc vào khả năng của trung tâm. - Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. - Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các út thông tin đến trung tâm. - Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m với công nghệ hiện tại).
  • 20. 14 2.2.3.2. Mạng dạng tuyến (Bus Topology) Thực hiện theo cách bố trí ngang hàng, các máy tính và các thiết bị khác. Các nút đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này. Ở hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là Terminator. Các tín hiệu và dữ liệu khi truyền đi đều mang theo địa chỉ nơi đến. Hình 2.5 mạng dạng tuyến Terminator Ưu điểm: - Loại cấu trúc mạng này dùng dây cáp ít nhất. - Lắp đặt đơn giản và giá thành rẻ. Nhược điểm: - Sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn. - Khi có sự cố hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, lỗi trên đường dây cũng làm cho toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Cấu trúc này ngày nay ít được sử dụng. 2.2.3.3. Mạng dạng vòng (Ring Topology) Mạng dạng này bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng tròn khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một vòng nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi, dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. Ưu điểm: - Mạng dạng vòng có thuận lợi có thể mở rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. - Mỗi trạm có thể đạt được tốc độ tối đa khi truy nhập. Nhược điểm: Đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
  • 21. 15 Hình 2.6 mạng dạng vòng 2.2.3.4. Mạng dạng kết hợp Là mạng kết hợp dạng sao và tuyến (Star/Bus Topology): Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (Spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology. Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology. Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây tương thích dễ dàng đối với bất kỳ toà nhà nào. Kết hợp cấu hình sao và vòng (Start/Ring Topology). Cấu hình dạng kết hợp Start/Ring Topology, có một thẻ bài liên lạc được chuyển vòng quanh một cái bộ tập trung. Hình 2.7 mạng dang star-bus 2.2.4. Mô hình mạng 2.2.4.1. Mô hình mạng trạm-chủ (Client-Server) Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên mạng từ các máy chủ. Đối với phiên bản Windows NT trở đi các máy được tổ chức thành các miền (domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một số máy chủ đặc biệt gọi là domain controller. Trên domain có một master domain controller được gọi là PDC (Primary Domain Controller) và một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng trường hợp PDC gặp sự cố.
  • 22. 16 Hình 2.8 mô hình Client-Server 2.2.4.2. Mô hình mạng ngang hàng (Peer- to -peer) Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm làm việc workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng nhập vào mạng thì có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ Hình 2.9 mô hình mạng peer-to-peer 2.2.4.3. Mô hình lai (Hybrid) Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer, độ an toàn và bảo mật cao gần bằng Client-Server. Phần lớn các mạng máy tính trên thực tế thuộc mô hình này. 2.2.5. Giao thức truy nhập đường truyền 2.2.5.1. Giao thức CSMA/CD Giao thức này thường dùng cho mạng cú cấu trúc hình tuyến, các máy trạm cùng chia sẻ một kờnh truyền chung, cỏc trạm đều cú cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau (Multiple Access). Tuy nhiờn tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu mà thụi. Trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm
  • 23. 17 phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn rằng đường truyền rỗi (Carrier Sense). Trong trường hợp hai trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu sẽ xảy ra, cỏc trạm tham gia phải phátt hiện được sự xung đột và thông báo tới các trạm khác gây ra xung đột (Collision Detection), đồng thời các trạm phải ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới tiếp tục truyền. Khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột cú thể xẩy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống. 2.2.5.2. Giao thức truyền thẻ bài (Token passing) Giao thức này được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài (token) để cấp phát quyền truy nhập đường truyền tức là quyền được truyền dữ liệu đi. Thẻ bài ở đây là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung (gồm các thông tin điều khiển) được quy định riêng cho mỗi giao thức. Trong đường cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng. Phần dữ liệu của thẻ bài có một bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hoặc rỗi). Trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển tới các trạm theo một trật tự đã định trước. Đối với cấu hình mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền thẻ bài tương đương với trật tự vật lý của các trạm xung quanh vòng. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được một thẻ bài rỗi. Khi đó trạm sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài thành bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhận vào thẻ bài và truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài lúc này trở thành khung mang dữ liệu. Trạm đích sau khi nhận khung dữ liệu này, sẽ copy dữ liệu vào bộ đệm rồi tiếp tục truyền khung theo vòng nhưng thêm một thông tin xác nhận. Trạm nguồn nhận lại khung của mình (theo vòng) đã được nhận đúng, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền thẻ bài đi. Vì thẻ bài chạy vòng quang trong mạng kín và chỉ có một thẻ nên việc đụng độ dữ liệu không thể xảy ra, do vậy hiệu suất truyền dữ liệu của mạng không thay đổi. Trong các giao thức này cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống. Một là việc mất thẻ bài làm cho trên vòng không còn thẻ bài lưu chuyển nữa. Hai là một thẻ bài bận lưu chuyển không dừng trên vòng. Ưu điểm của giao thức là vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông lớn. Giao thức truyền thẻ bài tuân thủ đúng sự phân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm. 2.2.5.3. Giao thức FDDI FDDI là kỹ thuật dùng trong các mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang, nó sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép. Lưu thông trên mạng FDDI bao gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau.
  • 24. 18 FDDI thường được sử dụng với mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào. Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao và dải thông lớn cũng có thể sử dụng FDDI. 2.2.6. Các chuẩn kết nối 2.2.6.1. Chuẩn Viện công nghệ điện và điện tử (IEEE) Tiêu chuẩn IEEE LAN được phát triển dựa vào uỷ ban IEEE 802. Tiêu chuẩn IEEE 802.3 liên quan tới mạng CSMA/CD bao gồm cả 2 phiên bản bǎng tần cơ bản và bǎng tần mở rộng. Tiêu chuẩn IEEE 802.4 liên quan tới sự phương thức truyền thẻ bài trên mạng hình tuyến (Token Bus) IEEE 802.5 liên quan đến truyền thẻ bài trên mạng dạng vòng (Token Ring). Theo chuẩn 802 thì tầng liên kết dữ liệu chia thành 2 mức con: mức con điều khiển logic LLC (Logical Link Control Sublayer) và mức con điều khiển xâm nhập mạng MAC (Media Access Control Sublayer). Mức con LLC giữ vai trò tổ chức dữ liệu, tổ chức thông tin để truyền và nhận. Mức con MAC chỉ làm nhiệm vụ điều khiển việc xâm nhập mạng. Thủ tục mức con LLC không bị ảnh hưởng khi sử dụng các đường truyền dẫn khác nhau, nhờ vậy mà linh hoạt hơn trong khai thác. Chuẩn 802.2 ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO hoặc X.25 của CCITT. Chuẩn 802.3 xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả nǎng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD được đưa ra từ nǎm 1993 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả mạng. Theo chuẩn này các mức được ghép nối với nhau thông qua các bộ ghép nối. Chuẩn 802.4 thực chất là phương pháp thâm nhập mạng theo kiểu phát tín hiệu thǎm dò token qua các trạm và đường truyền bus. Chuẩn 802.5 dùng cho mạng dạng xoay vòng và trên cơ sở dùng tín hiệu thǎm dò token. Mỗi trạm khi nhận được tín hiệu thǎm dò token thì tiếp nhận token và bắt đầu quá trình truyền thông tin dưới dạng các khung tín hiệu. Các khung có cấu trúc tương tự như của chuẩn 802.4. Phương pháp xâm nhập mạng này quy định nhiều mức ưu tiên khác nhau cho toàn mạng và cho mỗi trạm, việc quy định này vừa cho người thiết kế vừa do người sử dụng tự quy định. 2.2.6.2. Chuẩn uỷ ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT) Đây là những khuyến nghị về tiêu chuẩn hóa hoạt động và mẫu mã modem ( truyền qua mạng điện thoại) Một số chuẩn: V22, V28, V35... X series bao gồm các tiêu chuẩn OSI. Chuẩn cáp và chuẩn giao tiếp EIA. Các tiêu chuẩn EIA dành cho giao diện nối tiếp giữa modem và máy tính.
  • 25. 19 − RS-232 − RS-449 − RS-422 2.3.Các thiết bị mạng 2.3.1. Bộ lặp tín hiệu (Repeater) Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết mạng, nó được hoạt động trong tầng vật lý của mô hình OSI. Khi Repeater nhận được một tín hiệu từ một phía của mạng thì nó sẽ phát tiếp vào phía kia của mạng. Hình 2.10 Repeater Repeater không có xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo, nhiễu, khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao (vì đã được phát với khoảng cách xa) và khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều dài của mạng. Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và Repeater điện quang. − Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng cách của mạng, nhưng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do độ trễ của tín hiệu. Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục 50 thì khoảng cách tối đa là 2.8 km, khoảng cách đó không thể kéo thêm cho dù sử dụng thêm Repeater. − Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát trên cáp quang và ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm tăng thêm chiều dài của mạng. Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó chỉ được dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (như hai mạng Ethernet hay hai mạng Token ring) và không thể nối hai mạng có giao thức
  • 26. 20 truyền thông khác nhau. Thêm nữa Repeater không làm thay đổi khối lượng chuyển vận trên mạng nên việc sử dụng không tính toán nó trên mạng lớn sẽ hạn chế hiệu năng của mạng. Khi lưa chọn sử dụng Repeater cần chú ý lựa chọn loại có tốc độ chuyển vận phù hợp với tốc độ của mạng. 2.3.2. Bộ tập trung (Hub) Hub là một trong những yếu tố quan trọng nhất của LAN, được coi là 1 repeater có nhiều cổng, hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI, đây là điểm kết nối dây trung tâm của mạng, tất cả các trạm trên mạng LAN được kết nối thông qua Hub. Hub thường được dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó người ta liên kết với các máy tính dưới dạng hình sao. Hình 2.11 Hub Một hub thông thường có nhiều cổng nối với người sử dụng để gắn máy tính và các thiết bị ngoại vi. Mỗi cổng hỗ trợ một bộ kết nối dùng cặp dây xoắn 10BASET từ mỗi trạm của mạng. Khi tín hiệu được truyền từ một trạm tới hub, nó được lặp lại trên khắp các cổng khác của. Các hub thông minh có thể định dạng, kiểm tra, cho phép hoặc không cho phép bởi người điều hành mạng từ trung tâm quản lý hub. Hub có 3 loại: - Hub bị động (Passive Hub) : Hub bị động không chứa các linh kiện điện tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng. - Hub chủ động (Active Hub) : Hub chủ động có các linh kiện điện tử có thể khuyếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của mạng. Quá trình xử lý tín hiệu được gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín hiệu trở nên tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết bị có thể tăng lên. - Hub thông minh ( Smart Hub): có chức năng tương tự như active hub nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi rất hữu ích trong trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng. 2.3.3. Cầu nối (Bridge) Là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau nó có thể được dùng với các mạng có giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có truyền đi hay không.
  • 27. 21 Hình 2.12 Bridge Bridge là thiết bị liên kết mạng được dùng để giảm bớt các miền đụng độ lớn, tăng băng thông cho một host nhờ chia mạng thành những segment nhỏ hơn và giảm số lượng tải phải chuyển qua giữa các segment. Bridge có khuynh hướng làm việc tôt nhất với những nôi tải thấp. Khi tải giữa các segment trở nên nặng nề, các bridge có thể trở nên thắt cổ chai và truyền thông sẽ chậm lại. Với gói tin quảng bá thì bridge luôn luôn phải chuyển chúng và nếu có quá nhiều cuộc quảng bá diễn ra trên mạng sẽ gây ra các time out, làm chậm tải và mạng hoạt động kém chất lượng. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ truyền đi những gói mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo. Để thực hiện được điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng các địa chỉ các trạm được kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét mỗi gói tin nó nhận được bằng cách đọc địa chỉ của nơI gửi và nhận và dựa trên địa chỉ phía nhận được gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không gửi và bổ sung bảng địa chỉ. A B C D E F Bridge Hình 2.13 hoạt động của cầu nối Sử dụng Bridge trong các trường hợp sau: - Mở rộng mạng hiện nay khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau khi xử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu tốt hơn bộ tiếp sức. - Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng Bridge khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, các gói tin trong nội bộ từng phần mạng sẽ không được cho phép qua phần mạng khác
  • 28. 22 Một số Bridge được chế tạo thành một bộ riêng biệt, chỉ cần có dây và bật. Các Bridge khác chế tạo như card dùng cắm vào máy tính, khi đó trên máy sẽ sử dụng phần mềm Bridge. Việc kết hợp phần mềm với phần cứng cho phép uyển chuyển hơn trong hoạt động của Bridge. 2.3.4. Bộ chuyển mạch (Switch) Bộ chuyển mạch là sự tiến hoá của cầu, nhưng có nhiều cổng và dùng các mạch tích hợp nhanh để giảm độ trễ của việc chuyển khung dữ liệu. Switch giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning-Tree. Switch cũng hoạt động ở tầng data link và trong suốt với các giao thức ở tầng trên. Hình 2.14 Switch Chức năng chính cua switch là cùng một lúc duy trì nhiều cầu nối giữa các thiết bị mạng bằng cách dựa vào một loại đường truyền xương sống (backbone) nội tại tốc độ cao. Switch có nhiều cổng, mỗi cổng có thể hỗ trợ toàn bộ Ethernet LAN hoặc Token Ring. Bộ chuyển mạch kết nối một số LAN riêng biệt và cung cấp khả năng lọc gói dữ liệu giữa chúng. Các switch là loại thiết bị mạng mới, nhiều người cho rằng, nó sẽ trở nên phổ biến nhất vì nó là bước đầu tiên trên con đường chuyển sang chế độ truyền không đồng bộ 2.3.5. Bộ định tuyến (Router) Router là một thiết bị hoạt động ở tầng mạng của mô hinh OSI, nó có thể tìm được đường đI tốt nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng đầu đến trạm nhậnthuộc mạng cuối. Router có thể được sử dụng trong việc nối nhiều mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều đường khác nhau đẻ tới đích. Hình 2.15 router Khác với Bridge hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên Bridge phải xử lý mọi gói tin trên đường truyền thì Router có địa chỉ riêng biệt và nó chỉ tiếp nhận và xử lý các gói tin gửi đến mà thôi. Khi một trạm muốn gửi gói tin qua
  • 29. 23 Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì Router mới xử lý và gửi tiếp. Để ngăn chặn việc mất mát dữ liệu Router còn nhận biết được đường đi nào có thể chuyển vận và ngưng chuyển vận khi đường bị tắc. Các lý do sử dụng Router: - Router có các phần mềm lọc ưu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Và thường được sử dụng trong khi nối các mạng thông qua cá đường day thuê bao đắt tiền do nó không truyêng dữ liệu lên đường truyền. - Router có thể xác định được đường đi an toàn và tố nhất trong mạng nên độ an toàn của thông tin được đảm bảo hơn. 2.3.6. Gateway Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: mạng của bạn sử dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet, SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này sang loại khác. Hình 2.16 Gateway Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có thể dễ dàng liên lạc được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa… 2.4.Các dịch vụ mạng 2.4.1. Dịch vụ AD (Active Directory) Active Directory là một dịch vụ thư mục (directory service) đã được đăng ký bản quyền bởi Microsoft, nó là một phần không thể thiếu trong kiến trúc Windows. Giống như các dịch vụ thư mục khác, chẳng hạn như Novell Directory Services (NDS), Active Directory là một hệ thống chuẩn và tập trung, dùng để tự động hóa việc quản lý mạng dữ liệu người dùng, bảo mật và các nguồn tài nguyên được phân phối, cho phép tương tác với các thư mục khác. Thêm vào đó, Active Directory được thiết kế đặc biệt cho các môi trường kết nối mạng được phân bổ theo một kiểu nào đó.
  • 30. 24 Active Directory có thể được coi là một điểm phát triển mới so với Windows 2000 Server và được nâng cao và hoàn thiện tốt hơn trong Windows Server 2003, trở thành một phần quan trọng của hệ điều hành. Windows Server 2003 Active Directory cung cấp một tham chiếu, được gọi là directory service, đến tất cả các đối tượng trong một mạng gồm có user, groups, computer, printer, policy và permission. Mục đích của Active Directory: - Lưu trữ một danh sách tập trung có tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính - Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực hoặc Server quản lý đăng nhập, Server này còn được gọi là Domain Controller (máy điều khiển vùng) - Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài khoản nào đó trên các máy khác trong vùng - Cho phép tạo ra các tài khoản người dùng với những mức độ quyền khác nhau. - Cho phép chia nhỏ một miền thành các miền con hay các đơn vị tổ chức (OU). au đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên quản lý từng bộ nhỏ. Active Directory có một cơ chế quản trị tập trung trên toàn bộ mạng. Nó cũng cung cấp khả năng dự phòng và tự động chuyển đổi dự phòng khi hai hoặc nhiều domain controller được triển khai trong một domain. Active Directory sẽ tự động quản lý sự truyền thông giữa các domain controller để bảo đảm mạng được duy trì. Người dùng có thể truy cập vào tất cả tài nguyên trên mạng thông qua cơ chế đăng nhập một lần. Tất cả các tài nguyên trong mạng được bảo vệ bởi một cơ chế bảo mật khá mạnh, cơ chế bảo mật này có thể kiểm tra nhận dạng người dùng và quyền hạn của mỗi truy cập đối với tài nguyên. Active Directory cho phép tăng cấp, hạ cấp các domain controller và các máy chủ thành viên một cách dễ dàng. Các hệ thống có thể được quản lý và được bảo vệ thông qua các chính sách nhóm Group Policies. Đây là một mô hình tổ chức có thứ bậc linh hoạt, cho phép quản lý dễ dàng và ủy nhiệm trách nhiệm quản trị. Mặc dù vậy quan trọng nhất vẫn là Active Directory có khả năng quản lý hàng triệu đối tượng bên trong một miền. 2.4.2. Dịch vụ DNS (Domain Name System) Hiện nay các máy tính nối mạng toàn cầu liên lạc với nhau, tìm đường trên mạng và nhân diện nhau bằng địa chỉ IP. Về phía người sử dụng để có thể sử dụng được các dịch vụ trên mạng cần phải nhớ được địa chỉ của các máy chủ cung cấp dịch vụ này. Do người sử dụng phải nhớ được địa chỉ IP với dạng chữ số dài như vậy là rất khó khăn vì thế cần có nhu cầu một địa chỉ thân thiện, mang tính gợi mở và dễ nhớ hơn cho người sử dụng đi kèm. Từ yêu cầu đó đã hình thành hệ thống tên miền. Do vậy đến năm 1984 Paul Mockpetris thuộc viện USC’s Information Sciences Institute phát triển một hệ thống quản lý tên miền mới lấy tên là Hệ thống tên miền – Domain Name Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng của nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ IP cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền
  • 31. 25 sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Hệ thống DNS ra đời nhằm mục đích giúp người dùng sử dụng một tên dễ nhớ và mang tính gợi mở và đồng thời nó giúp cho hệ thống Internet dễ dàng sử dụng để liên lạc và phát triển. Hệ thống DNS là hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây do đó việc quản lý sẽ dễ dàng hơn và cũng rất thuận tiên cho việc chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại. Cơ sở dữ liệu của hệ thống DNS là hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp hình cây. Với Root server là đỉnh của cây và sau đó các miền (domain) được phân nhánh dần xuống dưới và phân quyền quản lý. Khi một máy khách (client) truy vấn một tên miền nó sẽ đi lần lượt từ root phân cấp xuống dưới để đến DNS quản lý domain cần truy vấn. Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN).Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền ở mức cao nhất gọi là Top-Level-Domain. Cấu trúc của dữ liệu được phân cấp hình cây root quản lý toàn bộ sơ đồ và phân quyền quản lý xuống dưới và tiếp đó các tên miền lại được chuyển xuống cấp thấp hơn xuống dưới. Hệ thống tên miền (DNS) cho phép phân chia tên miền để quản lý và nó chia hệ thống tên miền thành zone và trong zone quản lý tên miền được phân chia đó. Các Zone chứa thông tin vê miền cấp thấp hơn, có khả năng chia thành các zone cấp thấp hơn và phân quyền cho các DNS server khác quản lý. 2.4.3. Dịch vụ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) DHCP là một giao thức được các thiết bị trong mạng máy tính sử dụng để lấy các tham số cần thiết cho việc hoạt động trong một mạng sử dụng giao thức IP. Giao thức này giảm khối lượng công việc quản trị hệ thống, nó cho phép bổ sung thiết bị vào mạng mà không cần hoặc chỉ cần rất ít công cấu hình bằng tay. Giao thức DHCP tự động hóa thao tác gán IP, subnet masks, gateway mặc định và các tham số IP khác. Khi 1 máy khách đã được cấu hình DHCP kết nối vào 1 mạng, client sẽ gởi các truy vấn broadcast ra toàn mạng để truy vấn các thông tin cần thiết về máy chủ DHCP. Máy chủ DHCP quản lý bảng các địa chỉ IP và thông tin về các thông số cấu hình của máy khách như gateway mặc định, domain name,...Sau khi nhận được yêu cầu từ máy khách, máy chủ DHCP sẽ gán cho máy khách 1 địa chỉ IP cùng các thông số cấu hình IP cần thiết. Giao thức DHCP cung cấp 3 chế độ thiết lập địa chỉ IP:dynamic, automatic, manual. Thông dụng nhất là chế độ động (dynamic mode), trong đó máy khách chỉ được sử dụng địa chỉ IP được cấp trong 1 khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, máy khách sẽ yêu cầu cấp địa chỉ mới trứớc khi kết nối bị ngắt quãng. Hai chế độ còn lại là chế độ tự động (automatic) và bằng tay (manual). Trong chế độ tự động, địa chỉ sẽ được gán thường xuyên cho máy. Còn trong chế độ bằng tay, địa chỉ sẽ được lựa chọn bởi máy khách, sau đó máy khách sẽ gởi thông điệp đến máy chủ thông báo địa chỉ đã được thiết lập.
  • 32. 26 2.4.4. Dịch vụ VPN (Vitual Private Network) VPN hay còn gọi là mạng riêng ảo, cho phép bạn mở rộng phạm vi mạng nội bộ bằng cách sử dụng lợi thế của internet. Kỹ thuật VPN cho phép một máy tính kết nối với một Host nằm xa hàng ngàn dặm với mạng LAN và làm cho nó trở thành một node hay một PC nữa trong mạng LAN. Một đặc điểm nữa của VPN là sự kết nối giữa clients và mạng ảo của bạn khá an toàn như chính bạn đang ngồi trong cùng một mạng LAN. VPN truy cập từ xa (Remote Access): cung cấp các truy cập từ xa đến một Intranet dựa trên cấu trúc hạ tầng chia sẻ Access VPN, đây là kết nối user to LAN dành cho nhân viên muốn kết nối từ xa đến mạng cục bộ công ty bằng dial-up. VPN điểm nối điểm (Site to Site): đây là cách kết nối nhiều văn phòng trụ sở xa nhau thông qua các thiết bị chuyên dụng và một đường truyền được mã hoá ở qui mô lớn hoạt động trên nền Internet Khi client kết nối được với VPN server, thực tế nó vẫn đang kết nối với internet. Tuy nhiên, sau khi thiết lập được kết nối VPN với VPN server, thì client hay máy trạm sẽ tự động tìm kiếm một địa chỉ IP mà địa chỉ IP này phải cùng subnet với mạng ảo mà nó kết nối tới, sự kết nối này sẽ tạo ra một interface ảo hay là một card mạng ảo. Card mạng ảo này sẽ thiết lập một gateway mặc định.
  • 33. 27 Chương 3. TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT 3.1.Thiết kế sơ đồ mạng 3.1.1. Sơ đồ cấu trúc doanh nghiệp Hình 3.1 sơ đồ bưu điện
  • 34. 28 3.1.2. Sơ đồ luận lý Hình 3.2 sơ đồ luận lý 3.1.3. Sơ đồ vật lý 3.1.3.1. Sơ đồ vật lý tầng trệt Hình 3.3 vật lý tầng trệt
  • 35. 29 3.1.3.2. Sơ đồ vật lý tầng một Hình 3.4 vật lý tầng một 3.1.3.3. Sơ đồ vật lý tầng hai Hình 3.5 vật lý tầng hai
  • 36. 30 3.1.3.4. Sơ đồ vật lý tầng ba Hình 3.6 vật lý tầng ba 3.1.4. Danh mục đầu tư Số lượn g Tên thiết bị Giá thành (VNĐ) Server Dell PowerEdge R210 Server 4 - 1 x Intel® Nehalem Lynnfied Quad Core X3430 2.40Ghz 8MB L3 (Support Intel® Xeon® 3400 Sequence-4 Processor Cores) - 2GB (2x1GB) DDR3 1333 240-Pin DDR3 ECC RDIMMs/UDIMMs (PC3 10666) - 1 x DELL 250-GB 7.2k SATA 3.0-Gb/s Enterprise - PERC S100 Levels RAID 0,1,5,10 - Software RAID on SATA chipset - One Broadcom 5716 Dual-port Gigabit Ethernet (2port) - DVD-ROM 8X SAMSUNG - Power supply 250Watts - MONITOR: LG Studioworks 17’’ 18.062.000
  • 37. 31 Client DELL optiplex GX320 46 - Intel Pentium Dual Core E2200 - Maxtor 80.0GB (7200rpm) SATA 133; 2MB cache - RAM: DDR2 1GB bus 800 - Mainboard: ATI Radeon X 1100 128MB VGA & Sound & NIC onboard - MOUSE: Mitsumi Scroll Mouse PS/2 - KEYBOARD: Mitsumi Key board PS/2 & Serial - Power supply 250Watts - MONITOR: LG Studioworks 17’’ 5.100.000 Thiết bị mạng 1 srrRouter ADSL Draytek Vigor2700 1.340.000 3 hộp Cáp mạng Dintek CAT.5E UTP 1.200.000 2 D-D-Link Access Point DWL-2000AP 1.647.000 2 Intel 82541PI Gigabit Controller, 10/100/1000 Mbps 639.000 200 Dintek RJ- 45 Conector 370.000 1 Kìm bấm dây mạng RJ 45 130.000 1 Linksys Switch 10/100 Mbps–24 Port 5.250.000 9 Linksys Switch 10/100 Mbps–8 Port 690.000 Máy in Samsung ML 2580N , in network 3.700.000 Máy in Samsung LM 1666 1.700.000 Fillwall FortiGate 300A 125.5000.000 Bảng 1.3 dự toán thiết bị 3.2.Triển khai lắp đặt hệ thống mạng 3.2.1. Kết nối thiết bị Các thiết bị mạng được kết nối tập trung tại Tổ tin học, hệ thống mạng được kết nối bằng cáp UTP CAT5, dây mạng được thiết kế đi sát chân tường, các Switch được phân tán đến các tầng từ đó nối đến các máy tính ở các phòng ban.
  • 38. 32 3.2.2. Cài đặt hệ điều hành 3.2.2.1. Windows Server 2003 Thiết lập chế độ boot CD-ROM là đầu tiên, sau đó đưa đĩa cài đặt Windows server 2003 vào Nhấn Enter Hình 3.7 cài đặt mới hệ điều hành
  • 39. 33 Hình 3.8 định dạng phân vùng hệ thống Hình 3.9 Quá trình copy file Hình 3.10 Nhập thông tin về doanh nghiệp
  • 40. 34 Hình 3.11 Nhập Product Key Hình 3.12 tên máy tính và mật khẩu của Admin Hình 3.13 chọn hình thức kết nối mạng
  • 41. 35 3.2.2.2. Windows XP Professtional Thiết lập chế độ boot CDROM là đầu tiên, sau đó đưa đĩa cài đặt Windows XP vào Hình 3.14 quá trình cài đặt bắt đầu Hình 3.15 định dạng phân vùng hệ thống Hình 3.16 quá trình copy file diễn ra
  • 42. 36 Hình 3.17 nhập thông tin về doanh nghiệp Hình 3.18 nhập số Product Key Hình 3.19 chọn hình thức kết nối mạng
  • 43. 37 3.2.3. Cài đặt dịch vụ quản trị Trước khi cài đặt các dịch vụ ta cấu hình cho địa chỉ IP tĩnh cho máy chủ như sau: - IP: 192.168.1.254 - Subnet mask: 255.255.255.0 - Default Gateway: 192.168.1.1 - DNS Server: 192.168.1.254 3.2.3.1. Dịch vụ DNS Vào Start - Control Panel – Add or Remove Program – Add/Remove Windows Conponents – Networking Services – Details – DNS Hình 3.20 Chọn Domain Name System (DNS) Hình 3.21 Quá trình cài đặt diễn ra – Nhấn Finish để hoàn thành Cấu hình DNS: Vào Start – Programs – Administrative Tools – DNS Right click Forward Lookup Zones – New Zone
  • 44. 38 Hình 3.22 tạo zone thuận Chọn Primary zone Hình 3.23 tạo zone chính Hình 3.24 đặt tên cho zone Chọn Allow both nonsecure and secure dynamic updates
  • 45. 39 Hình 3.25 chọn chế độ Update Right click lên reverse lookup zones – new zone để tạo zone nghịch Hình 3.26 tạo zone nghịch Hình 3.27 nhập Network ID cho zone nghịch Nhấn Finish để hoàn thành
  • 46. 40 Hình 3.28 tạo xong zone thuận Right click lên tên của zone thuận – new host (A) Hình 3.29 tạo một host nới Nhập tên và địa chỉ ip, click chọn Create associated pointer (PTR) record để tự động tạo pointer trong zone nghịch.. Hình 3.30 tạo host mới trong zone
  • 47. 41 Right click lên quangngai.vnpost.vn – property. Chọn Name Servers Tab – Chọn Edit – Nhập tên đầy đủ vào FQDN – Resolve sẽ xuất hiện địa chỉ IP của host. Hình 3.31 nhập tên đầy đủ của dns 3.2.3.2. Dịch vụ Active Directory Vào Start -> run-> dcpromo Hình 3.32 nâng cấp lên Active Directory
  • 48. 42 Hình 3.33 màn hình nâng cấp lên Active Directory Hình 3.34 Chọn Domain controller for a new domain domain Hình 3.35 chọn Domain in a new forest
  • 49. 43 Hình 3.36 nhập tên cho Domain Hình 3.37 chọn nơi lưu trữ database cho AD Hình 3.38 đặt mật khẩu phục hồi cho AD
  • 50. 44 3.2.3.3. Dịch vụ DHCP Vào Start - Control Panel – Add or Remove Program – Add/Remove Windows Conponents – Networking Services – Details – DHCP Hình 3.39 cài đặt DHCP Hình 3.40 quá trình cài đặt diễn ra. Nhấn finish để hoàn thành Cấu hình DHCP Vào Start – Programs – Administrative Tools – DHCP
  • 51. 45 Hình 3.41 Right click chọn new scope Hình 3.42 nhập tên Scope Hình 3.43 nhập dãy địa chỉ IP mà DHCP cấp phát
  • 52. 46 Hình 3.41 loại trừ dãy IP không cấp phát Hình 3.42 địa chỉ Default gateway Hình 3.43 địa chỉ IP của DNS
  • 53. 47 3.2.3.4. Cài đặt và cấu hình server dự phòng Server dự phòng IP: 192.168.1.253 Subnet mask: 255.255.255.0 Default Gateway: 192.168.1.1 DNS Server: 192.168.1.253 Các bước thực hiện: - Join Server dự phòng vào Server chính Hình 3.44 Join Server dự phòng vào domain quangngai.vnpost.vn - Nâng cấp lên Domain Controller cho Server dự phòng Vào Start – Run – DCPROMO Hình 3.45 thêm vào 1 domain đã tồn tại
  • 54. 48 Hình 3.46 nhập vào user và pass trong domain - Cài đặt và cấu hình DNS Tương tự như phần cài đặt và cấu hình cho Server chính nhưng khác DNS Server này là 192.168.1.253 - Đồng bộ 2 Server Vào Active Directory Sites and Services của Server chính, chọn Default-First-Site-Name, chọn Servers ta sẽ thấy 2 Server Hình 3.47 hai Servers trong AD Sites and Services Vào từng Server Right click lên NTDS Settings chọn Property, Sau đó đánh dấu chọn vào ô Global Catalog
  • 55. 49 Hình 3.48 NTDS Setting - Alternate DNS của Server chính về Server dự phòng và ngược lại. 3.2.3.5. Cấu hình VPN Client to Site Để các bưu điện trực thuộc kết nối về trung tâm bưu điện tỉnh, các nhân viên ở xa muốn truy cập vào mạng nội bộ để lấy dữ liệu và dễ mở rộng sau này chúng ta có nhiều giải pháp nhưng giải pháp tối ưu nhất là sử dụng công nghệ VPN. VPN Server Mở Routing and Remote Access – Right click lên Server – Configure and Enable routing and remote access Hình 3.49 cấu hình vpn Right click lên Server – Property – IP Tab- Static Address Pool – New
  • 56. 50 Hình 3.50 cấp phát dãy địa chỉ cho Client khi kết nối VPN Tạo user – Property – Dial-in Tab- Allow access Hình 3.51 tạo user kết nối VPN Đăng nhập vào user đã tạo. Vào Network Connections – Create a new connection – connect to the network at my workplace
  • 57. 51 Hình 3.52 chọn hình thức kết nối Hình 3.53 nhập địa chỉ IP hoặc name server Hình 3.54 kết nối thành công 3.2.4. Chính sách quản trị 3.2.4.1. Cài đặt phần mềm hỗ trợ Phần mềm adminpak là phần mềm được tính hợp trong Windows Server 2003, nó có thể giúp cho người uan trị không cần ngồi làm việc tại Server mà vẫn có thể uản trị được hệ thống. Đầu tiên cần chọn máy trạm chúng ta muốn cài đặt phần mềm. Sau đó bỏ đĩa vào, phần mềm nằm trong thư mục I386 của đĩa Win.
  • 58. 52 Hình 3.55 Quá trình cài đăt AdminPak Sau khi cài đặt hoàn thành trong Administrative tools có một số công cụ cơ bản. Hình 3.56 Công cụ Aminpak 3.2.4.2. Backup and Restore dữ liệu 3.2.4.3. Tạo ổ đĩa mạng Ta tiến hành tạo ổ đĩa mạng với thư mục Data - Tạo file automap.bat lưu vào thư mục “Script” với nội dung: “ net use H: BuudienData “ - Tiến hành sharing 2 thư với quyền Full Control là “Data” và “Script” - Tạo 1 OU “Buudien” gồm các user “phu”, ”hung” - Right click vào OU này chọn Property - Group Policy Tab - New đặt tên “auto map drive” - Edit - User Configuration - Windows Settings – Scripts (Logon, logout) – Logon – Add.
  • 59. 53 Hình 3.55 tạo Script trong Group Policy của OU - Vào Run – gpupdate /force để cập nhập chính sách hệ thống. - Logon và user “hung”, ”phu” thấy ổ đĩa mạng đã được map Hình 3.56 map ổ đĩa mạng ĐÁNH GIÁ - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1) Ưu điểm - Quản lý tập trung tại một địa điểm, đảm bảo các điều kiện về môi trường tối ưu cho thiết bị hoạt động. - Tạo thuận lợi trong việc chia sẻ dữ liệu và chứng thực người dùng. - Việc sử dụng đường truyền Internet thay cho kết nối bằng đường viễn thông riêng tạo ra được nhiều thuận lợi hơn trong việc cập nhật thông tin và giảm được chi phí đầu tư. 2) Khuyết điểm - Chi phí cho mô hình mạng cao. - Quản lý mạng phức tạp. - Mạng có thể bị chậm vì số lượng người truy cập lớn. 3) Khắc phục, định hướng phát triển - Với nhu cầu kết nối Internet hiện nay, nếu trong hệ thống mạng của chúng ta chỉ có 1 đường truyền ADSL thì tốc độ truy cập internet có thể bị
  • 60. 54 chậm do đường truyền bị quá tải, hoặc tại 1 thời điểm không thể truy cập internet vì đường truyền đang bị mất tin hiệu. - Xây dựng thêm ISA Server 2006 để tăng khả năng bảo mật cho hệ thống. - Hiện tại hệ thống mạng chưa có Mail Server, sắp tới doanh nghiệp sẽ triển khai hệ thống mail nội bộ để dễ dàng trao đổi thông tin. - Tạo thêm kết nối VPN Site-to-Site để tạo kết nối giữa các đơn vị trực thuộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Internetworking Design Basics, Copyright Cisco Press 2003 - Th.S Ngô Bá Hùng, Giáo trình mạng máy tính, Đại học Cần Thơ - Mạng căn bản, NXB Thống kê - Nguyễn Thanh Cường, Mạng máy tính và hệ thống bảo mật, NXB Thống kê PHỤ LỤC 1) Cách thức bấm dây Trong 1 dây cable đạt chuẩn quy định bao gồm 8 sợi dây đồng trong đó mỗi 2 sợi xuắn vào nhau thành từng cặp quy định: nâu/trắng nâu; cam/trắng cam; xanh lá - trắng xanh lá; xanh dương - trắng xanh dương và 1 sợi dây kẽm. Sợi dây cáp này sẽ được nối với 1 đầu RJ45, nhiệm vụ là phải bấm 8 sợi dây đồng nói trên voà các điểm tiếp xúc bằng đồng đầu RJ45 này. Hiện có 2 chuẩn bấm là T568A và T568B do intel quy định. Để bấm 1 cable mạng cần: +Dây cable. +Kìm bấm. +Đầu RJ45 Sau đây là 2 chuẩn nói trên: Có hai cách nối dây dựa trên hai chuẩn trên: T568B 1. Trắng cam 2. Cam 3. Trắng xanh lá 4. Xanh dương 5. Trắng xanh dương 6. Xanh lá 7. Trắng nâu 8. Nâu T568A 1. Trắng xanh lá 2. Xanh lá 3. Trắng cam 4. Xanh dương 5. Trắng xanh dương 6. Cam 7. Trắng nâu 8. Nâu
  • 61. 55 + Nếu muốn bấm cable mạng để nối 2 thiết bị cùng chủng loại với nhau như PC/PC; switch (hub)/switch (hub) thì các bạn sử dụng kỹ thuật bấm chéo 1 đầu T568A, 1 đầu T568B. + Nếu nối 2 thíêt bị khác chủng loại với nhau như: PC/switch (hub) thì ta sử dụng kỹ thuật bấm cable thẳng cả 2 đầu T568A hoặc cả 2 đầu T568B. 2) Chi phí thiết bị Thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ) Máy Server 4 18.062.000 72.248.000 Máy Client 46 5.100.000 234.600.000 Router ADSL 1 1.340.000 1.340.000 Firewall fortigate 300A 1 125.5000.000 125.500.000 Dây Cable mạng 3 hộp 1.200.000 3.600.000 Đầu nối RJ-45 1 hộp 370.000 370.000 Kìm bấm mạng 1 130.000 130.000 Switch 24 ports 1 5.250.000 5.250.000 Swtich 8 ports 9 690.000 6.210.000 Printer laser Network 9 3.700.000 33.300.000 Printer laser 7 1.700.000 11.900.000 Access Point 2 1.647.000 3.294.000 Tổng cộng 497.742.000