SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------
ĐOÀN THÙY DƢƠNG
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------
ĐOÀN THÙY DƢƠNG
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK:
MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI
(Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60 31 03 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trƣờng
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Sinh viên và mạng xã
hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội”(Khảo sát tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đã được
hoàn thành. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đào Thanh
Trường, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ và truyền
đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa
học của mình.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản
thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi được rút kinh nghiệm trong
những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên
Đoàn Thùy Dương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................3
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên ......................................3
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội...........................................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội .............................................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội.................10
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................13
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài ...........................................................................13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................14
4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................14
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................14
5.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................14
5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................14
5.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................15
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................15
6.1. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................15
6.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................15
8. Khung lý thuyết ...............................................................................................19
9. Tính mới của đề tài..........................................................................................20
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................21
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................21
1.1. Các khái niệm ...............................................................................................21
1.1.1. Khái niệm mạng xã hội............................................................................21
1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook ...........................................................26
1.1.3. Khái niệm “Sinh viên”.............................................................................32
1.1.4. Khái niệm “Vốn xã hội” ..........................................................................32
1.1.5. Khái niệm “Lối sống”..............................................................................35
1.1.6. Khái niệm “Quan hệ xã hội”....................................................................35
1.1.7. Khái niệm “Tiến triển” ............................................................................36
1.2. Lý thuyết áp dụng.........................................................................................36
1.2.1. Lý thuyết vốn xã hội................................................................................36
1.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội......................................................................39
1.2.3. Lý thuyết về tương tác xã hội ..................................................................43
1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu.....................................................................48
1.3.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ......................................48
1.3.2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông............................................49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ...............................................................................50
2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay ..........50
2.1.1. Thời gian, tần suất sử dụng Facebook của sinh viên...............................51
2.1.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên Facebook của sinh viên........................58
2.1.3. Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên .........................................62
2.2. Mục đích, nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ........................65
2.2.1. Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên..............................................65
2.2.2. Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên .......................................69
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SỰ
TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ..................................................71
3.1. Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội
của sinh viên.........................................................................................................71
3.1.1. Facebook là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy quá trình tương tác
xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin
đa chiều, phong phú cho sinh viên.....................................................................71
3.1.2. Facebook giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội cả trên
mạng và thực tế..................................................................................................75
3.1.3. Facebook góp phần củng cố và xây dựng nên một cộng đồng ảo với
đông đảo những “cư dân mạng” thường xuyên tương tác với nhau..................82
3.1.4. Mạng lưới xã hội ảo và khả năng tạo ra vốn xã hội thực ........................84
3.1.5. Đánh giá về tác động tích cực của Facebook đối với sinh viên ..............91
3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với quá trình tiến triển vốn xã
hội của sinh viên...................................................................................................92
3.2.1. Tương tác trong thế giới ảo ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình,
khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế của sinh viên.................................92
3.2.2. Những thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen
không tốt ............................................................................................................93
3.2.3. Lãng phí thời gian, gây nên những tương tác dạng cạnh tranh ...............94
3.2.4. Thay đổi cách thức giao tiếp với những người xung quanh....................95
3.2.5. Đánh giá về tác động tiêu cực của Facebook đối với sinh viên ..............98
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu.............................................................................17
Bảng 2.1: Tương quan giữa trường học với hành động đầu tiên khi vào Internet ......54
Bảng 2.3: Tương quan giữa trường học với tần suất truy cập Facbook trong
1 ngày ......................................................................................................56
Bảng 2.2: Những mục thông tin bản thân được sinh viên điền chính xác trên
Facebook...................................................................................................59
Bảng 2.3: Quan niệm của sinh viên về việc kết bạn trên Facebook ..........................62
Bảng 2.4: Tương quan giữa trường học với số lượng bạn bè trên Facebook ............64
Bảng 2.5: Tương quan giữa trường học với mục đích tìm kiếm thông tin phục
vụ học tập .................................................................................................67
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và việc sử dụng Facebook để kết bạn với
người mới ................................................................................................67
Bảng 2.7: Tương quan giữa yếu tố năm học và mục đích sử dụng Facebook...........68
Bảng 3.1: Tương quan giữa năm học với mức độ ảnh hưởng của các thông tin
trên Facebook ..........................................................................................72
Bảng 3.2: Mức độ tin tưởng của sinh viên với các thông tin trên Facebook.............73
Bảng 3.3: Mức độ chia sẻ các thông tin khi nói chuyện với những người bạn
không quen trên Facebook........................................................................80
Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................81
Bảng 3.5: Tương quan giữa trường học với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................82
Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính với việc tìm được nơi ở qua các mối quan
hệ trên Facebook.......................................................................................86
Bảng 3.8: Tương quan giữa trường học với vai trò của mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................87
Bảng 3.9: Tương quan giữa học lực với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................88
Bảng 3.10: Tương quan giữa nơi ở với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................89
Bảng 3.11: Tương quan giữa giới tính với cách thức trao đổi của sinh viên sau
khi dùng Facebook ..................................................................................96
Bảng 3.12: Tương quan giữa trường học với cách thức trao đổi của sinh viên
sau khi dùng Facebook ............................................................................97
Bảng 3.13: Mức độ gặp gỡ trực tiếp ngoài thực tế sau khi sử dụng Facebook .........97
Biểu 3.8: Đánh giá về mặt tiêu cực khi sử dụng Facebook ......................................98
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Thống kê lượng người dùng Facebook. .......................................................28
Biểu 2.1: Số người sử dụng mạng xã hội Facebook ................................................50
Biểu 2.2: Thời gian sử dụng Facebook ....................................................................51
Biểu 2.3: Tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook của
sinh viên .................................................................................................52
Biểu 2.4: Một số số liệu thao khảo về thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời
trên Internet của người dùng Internet việt Nam ......................................53
Biểu 2.5: Hành động đầu tiên khi vào Internet ........................................................54
Biểu 2.6: Tần suất sinh viên truy cập vào Facebook trong một ngày ......................55
Biểu 2.7: Tương quan giữa nơi ở hiện tại của sinh viên với tần suất truy cập
vào Facebook trong một ngày ................................................................56
Biểu 2.8: Tương quan giữa năm học của sinh viên với tần suất truy cập vào
Facebook trong một ngày .......................................................................57
Biểu 2.9: Thời điểm vào Facebook của sinh viên ....................................................57
Biểu 2.10: Tương quan giữa trường học với thời điểm vào Facebook ....................58
Biểu 2.11 : Tương quan giữa giới tính với mục thông tin giới tính trên Facebook ......60
Biểu 2.12: Thành phần bạn bè trong danh sách của sinh viên .................................63
Biểu 2.13: Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên ........................................64
Biểu 2.14: Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên ............................................65
Biểu 2.15: Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ......................................69
Biểu 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên .........72
Biểu 3.2: Sự tham gia của sinh viên vào các hội, nhóm trên Facebook ..................75
Biểu 3.3: Nguyên nhân sinh viên tham gia vào các hội, nhóm trên Facebook ........76
Biểu 3.4: Tương quan giữa giới tính với mức độ chủ động nói chuyện với
những người không quen trên Facebook của sinh viên ..........................79
Biểu 3.5: Sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng
Facebook .................................................................................................80
Biểu 3.6: Đánh giá về mặt tích cực khi sử dụng Facebook .....................................91
Biểu 3.7: Lựa chọn của sinh viên về cách thức trao đổi sau khi dùng Facebook ....95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống của con người. Trong đó, có thể kể đến sự ảnh hưởng của internet trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Internet đã và đang kết nối
mọi người trên thế giới với nhau, nó phá vỡ mọi khoảng cách về biên giới, không
gian, thời gian, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp xã hội. Từ
khi có internet thì cũng xuất hiện các loại hình tìm kiếm thông tin, giải trí, kết nối
xã hội, trong đó không thể thiếu được các mạng xã hội đang được rất nhiều người
sử dụng như: Google+, Facebook, Yahoo, Skye, Myspace… Mạng xã hội ở đây
được hiểu là một loại hình dịch vụ trên internet mới phát triển trong kỷ nguyên số,
ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối
các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian, đồng thời nó được tạo nên thông qua các
tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng mạng.
Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh
viên. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói
chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri
thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái
mới. Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công
dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ
về giá trị của các quan hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó.
Facebook là một mạng xã hội lớn được rất nhiều người sử dụng trên thế giới.
Mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến những lối sống, quan hệ xã hội của con
người. Những ảnh hưởng đó có tính chất pha trộn, mang tính hai mặt (cả mặt tích
cực và tiêu cực). Đặc biệt, việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới bạn bè trên
Facebook sẽ giúp cho người sử dụng tạo lập và duy trì một lượng “vốn xã hội” của
mình. Vốn xã hội từ Facebook có thể là cơ sở tạo ra những loại hình vốn xã hội
khác như vốn tài chính, vốn con người nhằm giúp cá nhân đạt được mục đích nhất
định mà cá nhân đó mong muốn. Có thể nói, trong những năm gần đây mạng xã hội
2
Facebook đã trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện nhu cầu giao tiếp
xã hội và giải trí. Nó tạo ra cho mỗi người một cộng đồng xã hội bao gồm những
người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi trường xã hội trên
Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm…hoặc ngay cả các
yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào Facebook để trao đổi. Nhìn chung,
Facebook dần trở thành một công cụ xã hội không thể thiếu đối với nhiều người,
đặc biệt là giới trẻ, nhóm sinh viên. Song bất kỳ một vấn đề, hiện tượng xã hội nào
xuất hiện đều mang trong nó hai mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề đặt ra là chủ thể
sử dụng công cụ Facebook này như thế nào thì tác động ngược trở lại của nó đối với
con người, xã hội sẽ như vậy. Bởi vậy, nghiên cứu mạng xã hội Facebook trở thành
một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường với những đặc
thù riêng như: Sinh viên được đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, văn
hóa (lịch sử, văn học, báo chí, xã hội học, công tác xã hội, đông phương học…).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường chuyên đào tạo, nghiên cứu về
công nghệ thông tin, công nghệ điện tử là hai khách thể nghiên cứu được lựa chọn
để nghiên cứu trong đề tài. Mỗi một môi trường sẽ tạo nên những đặc thù riêng,
điều đó sẽ ảnh hưởng tới các tri thức, hiểu biết, phương pháp tiếp cận các vấn đề
của sinh viên ở từng trường là khác nhau, trong đó có phương pháp tiếp cận, mục
đích sử dụng Facebook cũng là khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn sinh
viên của hai trường trên là cơ sở để có sự so sánh giữa sinh viên của hai khối trường
có đặc thù khác nhau (giữa khối xã hội và khối kỹ thuật) đồng thời xem xét sự ảnh
hưởng của mạng xã hội Facebook đến sinh viên của mỗi trường có những vấn đề
nào đặt ra.
Với những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học
với đề tài Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển
vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện
trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay. Những tác động của
nó đối với mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay. Từ đó có cái nhìn khái
quát nhất về vấn đề trong một khía cạnh tiếp cận mới, đánh giá và đưa ra được xu
3
hướng sử dụng mạng xã hội Facebook của một bộ phận sinh viên trong một vài năm
tiếp theo.
Đề tài là sự kết hợp giữa các kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học
khoa học và công nghệ. Vì vậy các nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài này
dựa trên những tài liệu về lối sống của thanh niên, ảnh hưởng của Internet đến sinh
viên và đặc biệt là những đề tài liên quan đến mạng xã hội, đánh giá vấn đề dưới
góc độ xã hội học khoa học công nghệ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Là một hiện tượng xã hội, một trào lưu xã hội nảy sinh trong hơn thập kỷ qua
không chỉ ở cấp độ lãnh thổ mà là trên toàn thế giới, mạng xã hội Facebook đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Sự phát triển
này đã đánh dấu mạnh mẽ những biến đổi xã hội, sự mở rộng không biên giới các
mối quan hệ và sự tự do của con người trong một khía cạnh xã hội nhất định. Mạng
xã hội Facebook đã đáp ứng một nhu cầu lớn của con người trong đời sống xã hội
hiện đại. Nghiên cứu về mạng xã hội, mạng lưới xã hội là một vấn đề đã được nghiên
cứu xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi một thời điểm, mạng lưới xã hội của
con người lại có những biến đổi khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
có sự tác động mạng mẽ của yếu tố khoa học công nghệ. Để làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu và phân tích, tác giả xin được đi vào phân tích tổng quan nhất những
nghiên cứu xã hội cả ở trong nước và ngoài nước các vấn đề liên quan đến mạng lưới
xã hội, khoa học công nghệ trong mối quan hệ mật thiết với sự biến đổi mạng lưới xã
hội…từ đó có thể thấy được những biến đổi trong nghiên cứu, trong hành vi, lối sống
của con người, đặc biệt là nhóm sinh viên trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ,
sử dụng khoa học và công nghệ như một công cụ gắn kết và mở rộng mạng lưới xã
hội của cá nhân, phục vụ một phần nào đó nhu cầu của họ. Hay nói cách khác, đây là
phần trả lời cho câu hỏi, thế giới nghiên cứu những gì, Việt Nam nghiên cứu những
gì liên quan đến mối quan hệ giữa con người và khoa học công nghệ (mạng
Facebook), với tư cách như một công cụ để phát triển vốn xã hội của con người.
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” của Bùi
Hoài Sơn đã đi vào làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và việc
4
sử dụng Internet; lý thuyết về vốn xã hội và việc sử dụng Internet; quan điểm về sự
khác biệt trong sử dụng Internet và lý thuyết về sự bắt chước. Nghiên cứu đã chỉ ra
những thay đổi văn hóa và xã hội do việc sử dụng Internet mang lại như sự hình thành
thế giới ảo, những giá trị xã hội mới hoặc các loại tội phạm mới ra đời như môi giới
mại dâm, lừa đảo trên mạng, phá hủy dữ liệu, ăn cắp thông tin…Cuối cùng nghiên cứu
đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực khi sử dụng Internet.
Đề tài “Tác động của Internet đến lối sống của sinh viên” của Nguyễn Quý
Thanh đã phân tích như sau: Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới, có
tác động đa chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định
hướng giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Qua Internet làm cho lối sống của
sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang
tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet - Sinh viên -
Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới vớí các nội
dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những
quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thông về “Một số vấn đề về lối sống Internet
và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt
Nam” cho thấy những ảnh hưởng của Internet đến thời gian sử dụng Internet và
phân tích lối sống di động xã hội Internet.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu về thực trạng nghiện
internet của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hải Quân và Liên Chiểu - Thành
phố Đà Nẵng” của Bùi Thị Huệ (Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã chỉ ra một số
tác động tiêu cực của Internet đến giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy thời
gian mà giới trẻ dành cho Internet càng nhiều sẽ gây nên tâm lý lo lắng cho phụ
huynh càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng
quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ
như: mạng Internet dễ dần tới sự say mệ, lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe,
học tập và có những cách cư xử lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện Internet”. Đây là
những tác động tiêu cực mà con người phải đối mặt khi có sự xuất hiện của một
phương tiện truyền thông mới, đồng thời cho thấy một khía cạnh về lối sống của
tầng lớp thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại.
5
Nghiên cứu có tên “Tác động của Truyền thông đại chúng đến lối sống của
sinh viên hiện nay” của Đinh Quang Hùng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân cho
thấy vai trò của truyền thông đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các
thông tin của phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào trí thức sinh viên
hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo hai
chiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vì và
tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thông tin, mạng lưới quan hệ xã
hội được mở rộng). Đây cũng là một thực tế xã hội phải đối mặt trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Hay nói cách khác, nó là một mặt khác của
quá trình biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian qua.
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh niên trong thời đại
đa truyền thông” của Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo (Viện Nghiên cứu và Phát
triển Thanh niên TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những vấn đề nảy sinh của mạng xã
hội trong thời đại hiện nay. Và nghiên cứu cũng đưa ra mặt tích cực khi sử dụng
mạng xã hội như: đó là nơi gắn kết cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ với những người có
hoàn cảnh khó khăn. Mặt tiêu cực như: lợi dụng sự phát tán thông tin của mạng xã
hội nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để đưa các clip, hình ảnh sex, những thông
tin có nội dung lệch lạc. Bên cạnh đó có nhiều thanh thiếu niên nghiên game online,
game sex… làm giảm thể lực và tinh thần của thanh thiếu niên.
Tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas Fredman cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kết nối mọi người với nhau thông qua các
phương tiện thông tin (đặc biệt là Internet) và tạo ra một thế giới phẳng, không có
sự cản trở về mặt địa lý, không gian, thời gian hay nói cách khác nó giúp con người
có những mối quan hệ trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội vượt qua khả năng
của con người về vấn đề đại lý, không gian, trình độ xã hội. Hay nói cách khác
Tác phẩm “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã
hội” của David Kirkpatrick ghi lại thành một câu chuyện chân thực vè cội nguồn,
sự ra đời và quá trình hình thành của Facebook, những khó khăn và những thành
công của nó. Yếu tố đưa đến sự phát triển của mạng xã hội này không phải ở chỗ
đơn thuần chỉ là yếu tố thương mại trực diện mà chính là sự chia sẻ, truyền nhiệt từ
6
tất cả những con người có chung mối quan tâm, niềm đam mê để tạo ra hiệu ứng
tích cực trong cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp.
Qua những đề tài, nghiên cứu, các bài viết trên đều nêu lên những ảnh hưởng
của Internet đối với đời sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên để phân tích kỹ hơn
về một chiều cạnh đối với một nhóm đối tượng cụ thể và nội dung cụ thể như phân
tích việc sử dụng mạng xã hội (Facebook) đến vốn xã hội của sinh viên, đặc biệt là
mạng lưới quan hệ xã hội của họ (nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông) thì vẫn chưa có nghiên
cứu nào đề cập và triển khai.
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội
Khái niệm về vốn xã hội nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khoa học xã hội. Có thể chia các bài viết ra thành hai khuynh hướng:
Một là những nghiên cứu thiên về hướng tổng kết giúp cho sự tìm hiểu về mặt lý
thuyết một cách vững chắc và hai là các nghiên cứu áp dụng lý thuyết vốn xã hội
vào nghiên cứu thực tiễn của mình.
Về hướng nghiên cứu các lý thuyết chính về vốn xã hội, đầu tiên là các bài
viết được dịch từ những nghiên cứu của thế giới về vốn xã hội. Một số bài viết được
dịch sang đó là: “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương
lai” (Francis Fukuyama), bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa vốn xã hội và thiết
chế kinh tế, trong đó tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: Vốn
xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội trong thị trường dân chủ, tự do? Làm
thế nào để tăng cường vốn xã hội… Bài viết đã gợi ra những vấn đề quan trọng về
mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị,
kinh tế của vốn xã hội đối với sự phát triển của xã hội dân sự.
Một bài viết khác được dịch đó là bài viết “Vốn xã hội: Nguồn gốc và những
sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại” của Alejandro Portes, tác giả đưa ra quan
điểm của những người đi trước, so sánh chúng với nhau, sau đó qua phân tích vài
nghiên cứu gần đây ông đưa ra những nhận xét sắc sảo và chỉ ra sự vận dụng lý
thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu này.
Trong bài viết có tên “Vốn xã hội và kinh tế” của tác giả Trần Hữu Dũng
(Trần Hữu Dũng, 2003 đã lược duyệt và đánh giá một số quan niệm khác nhau về
7
vốn xã hội. Tác giả đề cập đến các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James
Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần
phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác.
Trong một bài viết khác với tên gọi: “Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu
Dũng, 2006), tác giả này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh
tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế. Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, Trần
Hữu Dũng nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức
đầu tư. Ông cũng cho biết vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và
tốc độ tích lũy vốn con người.
Những bài viết mang tính tổng hợp lý thuyết, đầu tiên có thể nhắc tới đó là
tác giả Trần Hữu Dũng với những bài viết tổng kết các lý thuyết vốn xã hội của
nhiều tác giả trên thế giới. Trong bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã
hội và văn hóa” (Trần Hữu Dũng, 2004) được đăng trên tạp chí Tia sáng 11/2004,
bằng lập luận chặt chẽ của mình, Trần Hữu Dũng đã chứng minh sự phát triển bền
vững không thể chỉ là phát triển về kinh tế mà thiếu đi thành tố xã hội và văn hóa.
Từ đây, nhà nghiên cứu đưa ra một số quan điểm thế nào là một phát triển xã hội
bền vững? Một phát triển văn hóa bền vững? Do đây là bài tập viết đề cập, đan xen
quan điểm về những ba khái niệm: phát triển bền vững, vốn xã hội và vốn văn hóa
nhằm mục đích chỉ ra mối liên hệ giữa hai yếu tố sau tới phát triển bền vững; Bởi
vậy việc phân tích lý thuyết vốn xã hội mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra lý thuyết đại
diện của Coleman và Fukuyama, những người mà trong các tác phẩm của họ có đề
cập tới so sánh vốn xã hội, vốn tài chính/vật thể và vốn con người. Tuy vậy, trong
mức độ nào đó, chúng ta cũng có thể coi bài viết trên đây là một sự suy tưởng rộng
hơn của tác giả về chức năng của xã hội.
Tác giả Trần Hữu Quang với bài viết “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”
(Trần Hữu Quang, 2006). Trong bài viết này Trần Hữu Quang bàn về quan điểm
vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó
nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết
giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội”. Theo quan điểm
của Trần Hữu Quang thì cần bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực,
sự cố kết, và hợp tác. Ông lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn
hóa - xã hội và các định chế xã hội.
8
Bài viết “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của Lê Minh Tiến (2006), Đại
học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội,
trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo
lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Bài viết cung cấp những thông tin về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau
trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội.
Trong hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội này, chúng ta có thể thấy các
bài viết sử dụng khá linh hoạt những phương pháp điều tra thực nghiệm. Đó có thể
là phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như bài viết “Quan hệ xã hội và
nguồn vốn xã hội ở Việt Nam” của nhóm tác giả Russell J.Dalton, Phạm Minh
Hạc, Phạm Thành Nghị, Thụy Như Ngọc (2002), đề cập đến các mô hình quan hệ
xã hội và nguốn vốn xã hội ở Việt Nam dựa trên phân tích kết quả điều tra giá trị
thế giới (WVS) ở Việt Nam năm 2001. Số liệu được so sánh giữa các nước như Việt
Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipn để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố
dân số, xã hội và sự tham gia vào các mạng lưới xã hội giữa các nước.
Trong bài viết Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng
đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một lãng Bắc Trung bộ (Nguyễn Tuấn Anh, Fleur
Thomése, 2007: 3 - 7), tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu định tính và định lượng,
bài viết đã chỉ ra được sự khai thác hiệu quả vốn xã hội (với biểu hiện cụ thể là tinh
thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng) để
nhận chung ruộng đất cùng nhau khi dồn điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của
nhau sau dồn điền đổi thửa. Đồng tác giả TS. Nguyễn Tuấn Anh có một bài viết
“Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện
nay” (bài viết trong khuôn khổ đề tài “Vốn xã hội và vai trò của nó trong việc thích
ứng và phát triển kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới”). Dường
như những phát triển ở nông thôn, nơi mà sự cố kết cộng đồng còn diễn ra chặt chẽ,
là đề tài nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong bài
viết “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát
triển” đã chỉ ra sự biến đổi của mạng lưới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn trong
khoảng nửa cuối thế kỷ XX và một số vấn đề đặt ra những kiến nghị có cơ sở khoa
học cho các chính sách xã hội tại nông thôn.
9
Bàn về vốn xã hội còn có thêm các tác giả khác như Lê Ngọc Hùng, Hoàng Bá
Thịnh. Lê Ngọc Hùng (2008) giới thiệu khái quát lí thuyết về vốn xã hội từ tiếp cận
kinh tế để bàn sâu về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam. Hoàng Bá Thịnh tập
trung phân tích quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và nhấn mạnh đến chức
năng của vốn xã hội. Đồng thời, tác giả này cũng bàn sâu về những phí tổn để duy trì
vốn xã hội và mạng lưới xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Khi thực hiện các điều tra xã
hội học về vốn xã hội, tác giả Lê Ngọc Hùng khá chú trọng tới việc áp dụng các
phương pháp phân tích mạng lưới xã hội, phân tích “biến số” (variable analysis) được
dùng trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác. Trong bài viết “Vốn xã hội,
vốn con người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam” (Lê Ngọc Hùng, 2008: 45 - 54), tác
giả sau khi đưa ra một số khái niệm lý thuyết chính, đưa ra phần viết “Một số phát hiện
về vốn xã hội, vốn người và mạng xã hội lưới xã hội ở Việt Nam”, là tổng hợp của các
nghiên cứu về mạng lưới xã hội của người lao động, của doanh nghiệp; vai trò của các
loại vốn trong xóa đói giảm nghèo cũng như vai trò của nó trong việc tìm kiếm việc
làm của sinh viên. Lấy ví dụ về phương pháp phân tích của tác giả này trong phần viết
về tìm kiếm việc làm của sinh viên - xuất phát từ nghiên cứu “Lý thuyết và phương
pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên” (2003).
Phần viết tập trung vào: Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý thuyết mạng lưới xã hội;
Thứ hai, vận dụng phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội để xem xét trường hợp tìm
kiếm việc làm của sinh viên. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra rằng: Mạng lưới xã hội có
vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Về mặt lý thuyết có thể nêu
khái quát ba kiểu mạng lưới xã hội (1) Kiểu truyền thống: cá nhân chủ yếu dựa vào các
quan hệ gia đình để tìm kiếm việc làm, (2) Kiểu hiện đại: Cá nhân chủ yếu dựa vào mối
quan hệ chức năng giữa các cơ quan, tổ chức và các thiết chế của thị trường lao động
để tìm kiếm việc làm, và (3) Kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Mặc
dù kiểu hỗn hợp là phổ biến ngày nay nhưng cùng với sự phát triển của thị trường lao
động xã hội với các yếu tố mang tính dịch vụ chuyên nghiệp và chuyên môn hóa ngày
càng cao, kiểu mạng lưới hiện đại sẽ chiếm ưu thế trong đời sống xã hội cụ thể và ở
đây là trong tìm kiếm việc làm.
Đặng Nguyên Anh (1998) cũng ứng dụng quan điểm mạng lưới xã hội và
vốn xã hội để xem xét vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư. Nghiên
10
cứu đã sử dụng số liệu của cuộc khảo sát “Di cư và sức khỏe” của Viện xã hội học,
với 1864 cá nhân thuộc 4 trung tâm đô thị lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột.
Tác giả đã lần lượt tìm hiểu vai trò của mạng lưới xã hội đến quyết định di chuyển
và lựa chọn nơi chuyển đến, quá trình thích ứng cuộc sống ở thành thị cũng như thu
nhập và tiền chuyển về của người di cư.
2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội
Internet có liên quan tới cả sự tăng và giảm trong nguồn vốn xã hội. Nie
(2001: 420 - 435) cho rằng việc sử dụng internet lấy mất của chúng ta những
khoảng thời gian giao tiếp mặt đối mặt với nhau và điều này làm giảm lượng vốn xã
hội của một cá nhân. Hay nói cách khác, sử dụng internet làm cho con người sử
dụng ngày càng nhiêu loại hình giao tiếp gián tiếp, làm hạn chế một số hành vi của
con người mà chỉ khi giao tiếp trực tiếp mới có thể nhận ra. Tuy nhiên, cũng có
những nhà nghiên cứu không đồng quan điểm trên chẳng hạn: một vài nghiên cứu
còn chứng minh rằng những tương tác trực tuyến còn làm tăng thêm hoặc thay đổi
những mối quan hệ, tương tác giữa các cá nhân và chính điều này khiến cho việc
trực tuyến càng hữu ích hơn chứ không phải mất thời gian (Wellman, Haase, Witte
& Hampton, 2001: 436). Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều cách tiếp cận, góc
độ nhìn nhận vấn đề khác nhau cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Song dù tiếp cận
theo hướng nào thì internet vẫn được coi là một công cụ xã hội được nhiều người sử
dụng trong mọi hoạt động xã hội. Tác động làm tăng hay giảm nguồn vốn xã hội
của internet nguyên nhân một phần là do mục đích và hành vi sử dụng của con
người gây ra.
Gần đây, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Internet đã
hình thành những liên kết yếu trong mạng lưới xã hội, thuộc loại vốn xã hội “vươn
ra ngoài” (bringing social capital). Các mối quan hệ qua mạng được duy trì bởi các
công nghệ, ví dụ như thông qua các nhóm mail, thư viện ảnh, khả năng tìm kiếm…
(Resnick, 2001: 247 - 274). Điều này cho thấy khả năng sẽ có những dạng thức mới
của vốn xã hội các kiểu quan hệ xã hội mới được xây dựng trên nền tảng các trang
web mạng xã hội. Phương thức hoạt động của các trang web mạng xã hội này
dường như cũng rất khuyến khích người tham gia tạo các mối liên kết bắc cầu với
nhau, cho phép người sử dụng tạo ra và duy trì một mạng lưới xã hội ngày càng
11
rộng lớn của mình, và từ đây họ có thể có được những nguồn vốn xã hội dồi dào
tiềm năng (Donath và Boyd 2004: 71; Resnick, 2001: 247 - 272). Donath và Boyd
(2004: 71) đặt ra giả thuyết rằng các trang mạng xã hội có khả năng hình thành và
làm gia tăng một cách mạnh mẽ các mối liên kết yếu giữa các cá nhân bởi cách
thức, kỹ thuật duy trì thích hợp, vừa dễ dàng lại vừa tiết kiệm chi phí. Song những
hình thức liên kết xã hội dựa vào công nghệ như vậy cũng góp phần khiến cho các
mối quan hệ giữa con người với nhau ngảy càng trở nên lỏng lẻo, song cũng tạo
điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ mới, mở rộng vốn con người, vốn xã
hội trong mọi hoạt động sống.
Trong bài viết của Putnam (2000), kiểu vốn xã hội “co cụm” (bonding social
capital) phản ánh những nút thắt chặt - mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân
thiết. Những người này có vị trí quan trọng mang đến sự ủng hộ trên về mặt tinh
thần, tình cảm hay giúp cá nhân tiếp cận tới được tới những nguồn lực đặc biệt, khó
kiếm. Kiểu vốn xã hội này cho thấy những mối quan hệ thân thiết, thắt chặt không
chỉ ở phương diện quan hệ tình cảm mà còn là các mối quan hệ thắt chặt ở phương
diện lợi ích giữa con người với con người trong xã hội. Williams (2006) chỉ ra rằng
không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng được một cách rõ ràng ảnh
hưởng của Internet đến nguồn vốn xã hội co cụm mặc dù cũng có một số nghiên
cứu đặt ra câu hỏi: Liệu internet đến làm cho nguồn vốn xã hội thân thiết tăng lên
hay bị giảm đi? (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Rõ ràng là internet làm đơn
giản hóa cách thức liên lạc, vì thế nó cung cấp một cách thức mới thay thế cách thức
cũ, để kết nối mọi người với nhau, giúp họ chia sẻ những lợi ích, mục tiêu (Ellison,
Heino & Gibbs, 2006; Horrigan, 2002; Park & Floyd, 1996). Những cách thức liên
kết mới này có thể đưa đến kết quả là làm tăng thêm vốn xã hội. Một báo cáo điều
tra về internet của tổ chức Pew năm 2006 đã cho biết người có sử dụng internet có
khả năng có một mạng lưới xã hội với nhiều nút thắt chặt (close ties) hơn những
người không truy cập mạng và những người dùng internet cũng có khả năng nhận
được nhiều sự giúp đỡ từ các thành viên chủ chốt trong hệ thống mạng lưới xã hội
này hơn những người không truy cập (Boase, Horrigan, Wellman & Rainie, 2006).
Nhìn chung, những báo cáo trước đây nghiên cứu về internet thường xem xét đối
với những hoạt động mà sự liên hệ trên mạng và trực tiếp giữa các cá nhân thường
12
tương đối tách biệt (như chơi game trực tuyến, tham gia diễn đàn, đọc báo mạng…)
chứ không có sự liên hệ chặt chẽ như các mối quan hệ ngoài đời thực và trực tuyến
như trên các trang mạng xã hội mà Facebook là một ví dụ.
Các công cụ mạng xã hội trực tuyến dường như là phương tiện đặc biệt thiết
thực hữu ích cho những cá nhân nào gặp phải khó khăn trong việc tạo ra và duy trì
các mối nối (quan hệ) từ chặt chẽ đến lỏng lẻo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
internet có ý nghĩa tích cực cho những người mà họ ít có thỏa mãn tâm lý từ việc có
ít mối nối với bạn bè, hàng xóm (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Kiểu giao
tiếp gián tiếp thông qua công cụ máy tính có thể làm giảm sự cản trở trong tương
tác và khuyến khích việc bộc lộ bản thân (Bargh, McKenna & Fitzsimons, 2002);
Từ đó, những công cụ máy tính này có thể tạo ra khả năng kết nối và tương tác mà
nếu thiếu chúng, có thể các cá nhân sẽ không có được.
Mạng xã hội thay đổi theo thời gian tùy theo việc các mối liên hệ bị bỏ quên
hay mới được hình thành, nó sẽ tạo ra những mối nối bị loại bỏ và những mối nối
được thêm vào, những mối quan hệ lỏng lẻo hay chặt chẽ. Hay nói cách khác, mạng
xã hội của con người luôn biến đổi tùy vào sự thay đổi của xã hội và chủ thể của
mạng xã hội đó. Càng ở những nút thắc lớn gần với chủ thể trung tâm của mạng
lưới xã hội thì mối quan hệ với chủ thể càng mật thiết và có ảnh hưởng đến các nút
thắt trong mạng lưới ở cấp độ thấp hơn. Đặc biệt, những sự thay đổi quan trọng
trong mạng lưới xã hội của một người sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ các
mối thắt trong mạng lưới xã hội lớn của họ, từ đó nó có thể ảnh hưởng đến vốn xã
hội của người đó. Putnam (2000) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho
sự suy giảm vốn xã hội là việc các cá nhân/ gia đình di cư để tìm việc; nhưng những
người khác thì tìm hiểu vai trò của Internet đối với sự thay đổi vốn xã hội này.
Đề tài khoa học có tên “Facebook và sinh viên: Một phân tích xã hội học
về vốn xã hội” của Đặng Hoàng Lan (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường
ĐHKHXH&NV) đã mô tả việc sử dụng Facebook và ảnh hưởng của Facebook tới
vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Tìm hiểu khả năng phát triển vốn xã hội của
Facebook. Tìm hiểu khả năng của những hoạt động phát triển vốn xã hội của
Facebook tác động đến sự tự tin, thỏa mãn với cuộc sống ở trường đại học của
sinh viên.
13
Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài đã cho thấy
những nghiên cứu lý luận và áp dụng lý thuyết “vốn xã hội” vào phân tích một số
vấn đề của đời sống xã hội. Nghiên cứu “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một
phân tích về sự tiến triển vốn xã hội” đã dựa trên những nghiên cứu trước đây về
vốn xã hội, về lối sống của thanh niên, về mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội
để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu là sự phối hợp của
nhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đó là sự kết hợp giữa nghiên cứu lối
sống, nghiên cứu lý thuyết mạng lưới xã hội, mạng xã hội, vốn xã hội với sự ảnh
hưởng của một công cụ mạng xã hội nằm trong hệ thống các công cụ truyền thông
internet đang được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả sẽ
phân tích sâu hơn những tác động của Facebook tới vốn xã hội của sinh viên 2
trường đại học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông), tìm hiểu những tác động dương tính, âm tính của mạng xã hội
Facebook với tư cách như một công cụ phát triển vốn xã hội của sinh viên.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng
những kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học khoa học và công nghệ; giúp
bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là xã hội học khoa
học và công nghệ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những kiến thức của lý
thuyết vốn xã hội, mạng lưới xã hội, tương tác xã hội để lý giải vấn đề nghiên cứu
về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến vốn xã hội của sinh
viên hiện nay.
Như vậy, việc vận dụng lý thuyết, phương pháp của xã hội học vào đề tài này
đã giúp cho nghiên cứu có hướng tiếp cận phù hợp với nội dung mà vấn đề đặt ra.
Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ, chứng minh thêm cho các lý thuyết phát triển, biến
đổi xã hội như: lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết về vốn xã hội, mạng lưới xã
hội. Từ đó, góp phần củng cố và làm đa dạng thêm cho hệ thống ứng dụng các lý
thuyết xã hộivào nghiên cứu xã hội và giải quyết vấn đề. Đóng góp và bổ sung vào
hệ thống các nghiên cứu mới về vấn đề xã hội, không làm mất đi tính mới, và sự
biến đổi xã hội thông qua một vấn đề nghiên cứu được lặp đi, lặp lại.
14
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài phân tích và chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã
hội (facebook) đến vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Qua đó đưa ra những kết
luận, khuyến nghị hướng tới mục tiêu cao nhất là quản lý việc sử dụng Facebook
sao cho hiệu quả.
Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng,
phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh
nghiệm trong nghiên cứu xã hội học.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài phân tích về sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên qua việc sử dụng
Facebook. Qua đó đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của Facebook đến sự thay
đổi về vốn xã hội của nhóm sinh viên và đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao tác
động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong việc sử dụng Facebook.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, là hệ thống hóa các hệ thống lý luận, về quá trình phát triển vốn
xã hội của sinh viên trong sự tác động của khoa học và công nghệ (việc sử dụng
Facebook với tư cách là bằng chứng cho sự phân tích này).
- Thứ hai, là việc sử dụng Facebook có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống
của sinh viên. Đặc biệt là đến vốn xã hội của nhóm đối tượng này.
- Thứ ba, là đánh giá hiện trạng sử dụng Facebook của sinh viên, những cơ
hội và thách thức của một loại hình mạng xã hội mới đối với đời sống và việc xây
dựng các mối quan hệ xã hội của sinh viên.
- Thứ tư, là đánh giá tác động của mạng xã hội Facebook đến sự hình thành,
tiến triển vốn xã hội của sinh viên. Đồng thời thấy được những tác động tích cực và
tiêu cực của Facebook đến sinh viên.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook.
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên hệ Đại học chính quy là những người sử dụng mạng xã hội Facebook.
- Giảng viên là những người sử dụng mạng xã hội Facebook.
15
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 09/3/2013 đến ngày 10/5/2014.
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học
viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông.
- Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu các tác động (dương
tính, âm tính, ngoại biên) của việc sử dụng Facebook đến vốn xã hội (các mạng lưới
quan hệ xã hội hữu hình, quan hệ xã hội vô hình, quan hệ xã hội ảo) của sinh viên.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào?
- Việc sử dụng facebook ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển vốn xã hội
của sinh viên?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh
viên: thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông
tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên; giúp cho việc trao đổi,
nắm bắt thông tin được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giúp mở rộng
mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên.
- Tác động tiêu cực của Facebook: giảm khả năng giao tiếp thực, dễ bị ảnh
hưởng bởi những dư luận trên mạng, giảm khả năng xử lý tình huống, khó chia sẻ
các vấn đề của mình trong thực tế; ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả
năng hoàn thiện bản thân trong thực tế; nhiều thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó
bởi nhiều thói quen không tốt; gây Lãng phí thời gian.
- Sinh viên nữ thường sử dụng các mối quan hệ trên Facebook để học tập,
tìm kiếm nơi ở, mua sắm nhiều hơn sinh viên nam.
- Sinh viên thuộc khối khoa học xã hội sử dụng các mối quan hệ xã hội trên
Facebook để phục vụ việc học tập, tìm kiếm nhà ở, kết bạn mới tốt hơn sinh viên
Khối kỹ thuật.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên các sách báo, tạp chí,
các đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tác động của internet và cách
16
thức, mục đích khi sử dụng Internet. Thông qua việc tìm hiểu tác động của Internet để
đi vào nghiên cứu sâu hơn một nội dung khi sử dụng Internet, đó là sử dụng mạng xã
hội. Các tài liệu sẽ cung cấp cho nghiên cứu những cách tiếp cận, các số liệu có liên
quan… để giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở thông tin và hoàn thành.
7.2. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát có sự tham gia tức là quan sát
hành vi sử dụng mạng xã hội (Facebook) của sinh viên trong đời sống, quan sát và
tham gia trực tiếp vào mạng xã hội Facebook để hiểu được những nội dung, cách
thức chia sẻ thông tin, và tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng, các thông tin được
đưa lên mạng xã hội (Facebook), đồng thời biết được cách mạng xã hội này tìm
kiếm, giới thiệu bạn bè như thế nào. Hay nói cách khác, đề tài sử dụng cả phương
pháp quan sát tham dự và không tham dự vào để nghiên cứu và phân tích vấn đề.
7.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu được dùng trong
nghiên cứu này, đây là phương pháp định lượng. Nghiên cứu đưa ra bảng hỏi với
các phương án cho người trả lời để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đề tài.
Tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm 36 câu hỏi và các câu thu
thập thông tin từ người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được
tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội SPSS 16.0. Các
kết quả đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích. Trong nghiên cứu này,
tôi phát ra 350 bảng hỏi (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 175 bảng
hỏi; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 175 bảng hỏi) và thu về được 310
bảng hỏi hợp lệ.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là
cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho người
nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ
dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu. Thu thập thông tin qua
việc hỏi sinh viên đang đi học tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
17
310 phiếu hợp lệ có cơ cấu theo các biến số như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu
STT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ %
1. Trường học
ĐH KHXH&NV 157 50,6
HV CNBCVT 153 49,4
2. Giới tính
Nam 137 44,2
Nữ 173 55,8
3. Khóa học
Năm 1 78 25,2
Năm 2 77 24,8
Năm 3 80 25,8
Năm 4 và 5 75 24,2
4.
Tình trạng
hôn nhân
Chưa kết hôn 301 97,1
Đã kết hôn 9 2,9
5. Nơi xuất thân
Nông thôn 193 62,3
Đô thị 117 37,7
6. Học lực
Trung bình 51 16,5
Khá 230 74,2
Giỏi 29 9,4
7. Thu nhập
Dưới 1 triệu 30 9,7
Từ 1 triệu - < 2 triệu 150 48,4
Từ 2 triệu - < 3 triệu 101 32,6
Từ 3 triệu trở lên 29 9,4
8. Nơi ở hiện tại
Ký túc xá 47 15,2
Nhà trọ 192 61,9
Ở nhà mình/ họ hàng 71 22,9
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu để biết được cách thức sinh viên sử dụng mạng xã hội
(Facebook) qua thông tin họ chia sẻ và hiểu được những mối quan hệ xã hội của họ
trên Facebook. Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của
người trả lời về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến họ, đến mạng lưới quan
hệ xã hội họ đang có. Nghiên cứu phỏng vấn 10 trường hợp trong đó có 4 nữ và 6
18
nam: 4 sinh viên (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) thuộc trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, 4 sinh viên thuộc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông
Việt (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) và 2 giảng viên (1 giảng viên nam thuộc
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 1 giảng viên nam thuộc Học viện
Công nghệ Bưu Chính Viễn thông). 8 sinh viên được phỏng vấn đều có sự khác biệt
về quê quán, năm học, giới tính, trường học. Qua đó giúp cho việc tìm hiểu sự khác
biệt giữa năm học, giới tính, quê quán, trường học trong hành vi sử dụng Facebook.
Nội dung phỏng vấn sâu tìm hiểu mức độ sử dụng Facebook của sinh viên, các hoạt
động của họ trên Facebook; quan điểm, đánh giá của họ từ khi sử dụng Facebook.
19
8. Khung lý thuyết
Tác động
âm tính
Tác động
dương tính
Tác động
ngoại biên
Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Đặc điểm nhân
khẩu của sinh
viên:
- Độ tuổi
- Giới tính
- Tình trạng
hôn nhân
- Thu nhập
- Năm học
- Trường học
- Học lực
- Nơi ở
Sử dụng
mạng xã hội
Facebook
Vốn xã hội của
sinh viên
20
Ghi chú:
- Biến độc lập: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, năm học,
trường học, học lực, nơi ở.
- Biến phụ thuộc: Vốn xã hội của sinh viên (trong đó có yếu tố mạng lưới
quan hệ xã hội, niềm tin).
- Biến can thiệp: điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.
9. Tính mới của đề tài
Từ những phân tích và định hướng nghiên cứu ở trên, đề tài hướng đến
nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của xã hội học khoa học và
công nghệ, xã hội học lối sống để đánh giá những biến đổi và phát triển của vốn xã
hội ở một nhóm xã hội nhất định là sinh viên.
Đề tài đi vào phân tích thực trạng và đánh giá những tác động theo cả hai
chiều dương tính và âm tích để thấy được những một cách nhìn tổng quan nhất về
sự tiến triển của vốn xã hội của sinh viên hiện nay, từ đó chỉ ra một khía cạnh khác
về lối sống của sinh viên, khác hẳn với những lý giải trước đó về sự thay đổi lối
sống của nhóm này.
Một điểm mới khác mà đề tài mang đến là: đã có rất nhiều những nghiên cứu
liên quan đến các phương tiện truyền thông đặc biệt là internet, cũng có nhiều
nghiên cứu về vốn xã hội, vốn con người, mạng lưới xã hội song hầu hết các nghiên
cứu đều chỉ ra những ảnh hưởng, những vấn đề tổng quan, chung cho một xã hội
hay một nhóm xã hội nhất định mà thiếu đi sự tiếp cận vi mô, đi vào nghiên cứu và
phân tích chi tiết một khía cạnh nhỏ trong cả một hệ thống tiếp cận. Song đề tài này
đã đáp ứng được phần nào đó yêu cầu này: với một góc độ nghiên cứu nhỏ là vốn
xã hội của sinh viên song được qui chuẩn và khống chế trong những tác động của
yếu tố mạng xã hội Facebook, sẽ làm cho đề tài trở nên sâu sắc, chi tiết và rõ ràng
hơn về vấn đề nghiên cứu. Đóng góp vào hệ thống nghiên cứu vấn đề những nghiên
cứu chi tiết, vi mô lý giải rõ hơn vấn đề khi ở cấp độ vĩ mô thường mờ nhạt và
mang tính chung chung, đồng thời thay thế dần và tiếp cận phương pháp nghiên cứu
vấn đề ở cấp độ vi mô nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và khả thi hơn thông
qua hệ thống lý thuyết và những kinh nghiệm của các nghiên cứu vĩ mô mang lại.
21
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội, theo nghĩa rộng chỉ những tập hợp người cùng sống trong
những cộng đồng khác nhau, có liên kết, tương tác với nhau để thực hiện những
chức năng nhất định. Theo nghĩa hẹp, chỉ một loại hình dịch vụ trên Internet mới
phát triển trong kỷ nguyên số, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin.
Khái niệm mạng xã hội được tác giả đề cập đến trong khóa luận này được
hiểu theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là một thành tựu của công nghệ thông tin tác động
đến con người trong các mối quan hệ xã hội. Và ở đây, các thuật ngữ như mạng xã
hội, social network hay social network site đều được hiểu theo cùng một ý nghĩa.
Mạng xã hội (social network) là khái niệm phổ biến trong thời đại Internet và
được người dùng nhắc đến như một trong những dịch vụ thông dụng nhất hiện nay
trong thế giới ảo. Vậy mạng xã hội là gì?
Theo từ điển mở Wikipedia, “Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo,
(tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên
Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và
thời gian” . Theo đó, có thể hiểu mạng xã hội là một loại hình dịch vụ thực hiện
chức năng kết nối cộng đồng. Các đối tượng tham gia mạng xã hội là những người
có cùng sở thích và phạm vi tác động của dịch vụ này là rộng lớn, không giới hạn.
Khoản 14, Điều 3, Chương I NĐ 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet định nghĩa: “Dịch vụ mạng
xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả
năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường
Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat)
và các hình thức tương tự khác”.
Một số định nghĩa khác nhận định: “Social Network site hay mạng xã hội là
mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác
của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội
cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn
22
truyền tải thông tin trong đó” (nguồn: http://seo.iclick.vn/mang-xahoi/tu-van/mang-
xa-hoi-la-gi/). Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò của chủ thể tham gia mạng lưới xã
hội như là nhân tố quyết định sự lan tỏa của mạng xã hội. Ở đó, cộng đồng tham gia
tương tác với nhau, tạo thành các mắt xích của một mạng lưới rộng lớn. Đồng thời,
định nghĩa này cũng đề cập đến hoạt động truyền tải thông tin trong cộng đồng cũng
như chức năng tương tác thông tin của người dùng khi sử dụng mạng xã hội.
Như vậy có thể thấy, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về mạng xã hội. Tuy
nhiên trong đề tài này, mạng xã hội được cho là một dịch vụ phát triển trên nền
Internet đưa lại nhiều ứng dụng phổ biến cho người dùng với những đặc trưng cơ
bản như tính lan tỏa, tính tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên. Trong đó, các
thành viên được kết nối với nhau trên một phạm vi rộng lớn, ở một môi trường
không giới hạn. Trong môi trường đó diễn ra các tương tác đa dạng của các thành
viên, đặc biệt trong hoạt động truyền tải thông tin.
* Một số đặc điểm, tính năng của mạng xã hội
Như đã đề cập ở trên, tuy mới ra đời cách đây gần 20 năm nhưng đến nay
mạng xã hội đã trở nên phổ biến với mức độ bao phủ gần như toàn cầu. Vậy do đâu
mà loại hình truyền thông này có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Ở đó có những đặc
điểm, tính năng nào mà có thể làm say mê hàng tỷ người trên thế giới như thế? Tuy
mạng xã hội có rất nhiều tính năng nhưng có ba tính năng nổi bật là:
Trước tiên, cần phải đề cập đến khả năng kết nối mạnh mẽ của mạng xã hội.
Có thể nói mạng xã hội là môi trường mở dành cho tất cả mọi người. Không
phân biệt tuổi tác, ngành nghề, giới tính, khu vực, bất kế bạn là ai bạn cũng có thể
gia nhập cộng đồng mạng xã hội chỉ với một vài thao tác đơn giản. Ở đó mọi người
có thể chia sẻ hình ảnh, cảm xúc, những vấn đề hay trong cuộc sống. Mạng xã hội
kết nối những con người xa lạ ở khắp nơi trên thế giới với điều kiện đơn giản: Bạn
chỉ cần có tài khoản trên một trang mạng xã hội nào đó. Bạn cũng không cần gặp
mặt hay biết quá nhiều về những người bạn xa lạ miễn là bạn có cùng sở thích hay
một điểm tương đồng nào đó. Chưa bao giờ con người có thể kết bạn dễ dàng như
bây giờ. Chưa bao giờ cộng đồng lại trở nên gói gọn và xích lại gần nhau như trên
trang mạng xã hội hiện có. Có thể nói hiện nay mạng xã hội là cầu nối liên kết con
người một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
23
Thứ hai: Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khống lồ
Với sự phổ biến và những tính năng chia sẻ mạnh mẽ, mạng xã hội là công
cụ đắc lực để truyền tải và lưu trữ thông tin. Với hàng tỷ thành viên, lượng thông tin
được chia sẻ trên mạng xã hội mỗi ngày là cực kỳ lớn. Ở một số quốc gia, lượng
người theo dõi thông tin trên các trang báo điện tử đã giảm đáng kể bởi họ đã
chuyển hướng sang thu nhận thông tin trên mạng xã hội với lượng thông tin được
cập nhật liên tục, rất đa dạng.
Nhờ khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổ lồ như vậy của mạng
xã hội, người dùng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, bao quát được
toàn cảnh bằng cách ghé thăm một vài trang Facebook hay các link chia sẻ.
Thứ ba: Tính tương tác mạnh mẽ
Tính tương tác mạnh mẽ là một trong những tính năng nổi bật thu hút lượng
lớn người tham gia của các mạng xã hội và tạo nên sự khác biệt của mạng xã hội
với những loại hình truyền thông khác. Mạng xã hội khác biệt với cộng đồng web
(diễn đàn, web chia sẻ nội dung) ở tính kết nối các thành viên. Các diễn đàn, các
web là nơi cung cấp thông tin đơn thuần, tuy có thu hút các thành viên tham gia
nhưng sự tham gia, tương tác còn hạn chế. Ở đó, các thành viên chỉ dừng lại ở mức
bình luận, đăng ý kiến và khó có thể tùy biến. Tuy nhiên với mạng xã hội, sự tương
tác của các thành viên được tạo dựng một cách tối đa. Sự giao tiếp giữa các thành
viên của mạng xã hội diễn ra nhiều chiều. Tại đó, các thành viên tạo profile (trang
tự thuật thông tin cá nhân) và có thể thường xuyên thay đổi. Những người bạn cũ có
thể gặp nhau (trên mạng) để trò chuyện và theo dõi tình trạng của nhau thậm chí cập
nhật trạng thái để hiểu được tâm lý đối phương. Người dùng có thể ghé thăm các
trang khác gửi lời mời kết bạn và có thể trở thành bạn của bất cứ nhân vật nổi tiếng
nào có tài khoản Facebook hoặc dễ dàng tham gia vào một diễn đàn hay một hội
nhóm nào đó và cùng bình luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề quan tâm. Ngoài ra
người dùng cũng có thể tương tác với chính mình khi xem lại bản thân qua hệ thống
thông tin trên trang cá nhân (chẳng hạn như ứng dụng Timeline của Facebook).
Gia nhập cộng đồng mạng xã hội là cơ hội để mỗi thành viên tự thể hiện
mình, kết bạn, giao lưu với khối lượng bạn bè khổng lồ. Trong Profile cá nhân
người dùng có thể tùy chỉnh các thông tin, tự “đánh bóng” bản thân để thu hút bạn
24
bè, thúc đẩy tương tác. Các thông tin đó mang tính tùy biến cao, có thể thay đổi
hoàn toàn do ý muốn chủ quan của chủ tài khoản.
Nhờ những tương tác mạnh mẽ như vậy nên các mạng xã hội có khả năng
mở rộng thành viên cao hơn bất kỳ loại hình mạng nào khác. Việc các thành viên
tham gia, kêu gọi bạn bè tham gia như hiệu ứng Domino, dễ dàng tạo thành hiệu
ứng rộng lớn. Một khi tham gia mạng xã hội, xây dựng các mối quan hệ (không
hoàn toàn là ảo) các thành viên rất khó thay đổi hoặc từ bỏ bởi họ đã tự tạo dựng
nên một cộng đồng riêng tuy trên mạng nhưng có đầy đủ các mối quan hệ và ít
nhiều ảnh hưởng đến đời thực. Đây cũng chính là lý do các trang mạng xã hội thu
hút và giữ chân thành viên.
* Các loại mạng xã hội phổ biến và một số mạng xã hội tiêu biểu
Theo nhiều nhận định, dựa vào tiêu chí đối tượng là trung tâm, hiện nay các
mạng xã hội được chia thành 3 nhóm chính là nhóm lấy cá nhân làm trung tâm (Ego
centric); lấy mối quan hệ làm trung tâm (relationship centric); và nhóm lấy nội dung
làm trung tâm (content centric).
Lấy cá nhân làm trung tâm (Ego centric)
Các mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm thường tập trung vào các ứng
dụng hỗ trợ cá nhân thể hiện bản thân một cách tối đa, trong đó người sử dụng có
quyền can thiệp vào cấu trúc và giao diện của trang cá nhân. Có thể kể đến một số
đại diện như: MySpace, VietSpase, Mash của Yahoo, Yahoo!360.
MySpace là đại diện tiêu biểu cho các mạng xã hội thuộc nhóm Ego centric.
Ra mắt vào tháng 8 năm 2003 MySpace đã từng là mạng xã hội giữ ngôi vị số 1
trong danh sách các mạng xã hội lớn trên thế giới. Các tính năng của MySpace cho
phép người dùng tùy biến giao diện trang cá nhân. Trang mạng này cũng cung cấp
nhiều tính năng phong phú như Myspace TV, Myspace Music... giúp cá nhân trải
nghiệm các loại hình giải trí đa dạng; khả năng tạo playlist cho các bài hát của
người dùng; đặc biệt khả năng tích hợp tốt với các mạng xã hội khác như Twitter,
Facebook giúp các thành viên mở rộng tối đa quyền tương tác của mình.
Lấy mối quan hệ làm trung tâm (relationship centric)
Đặc điểm chung của các mạng xã hội loại này là xây dựng những ứng dụng
thu hút thành viên tương tác với nhau, tạo dựng quan hệ, liên kết với nhau. Nó giúp
25
cho các cá nhân biết người có quan hệ với mình đang làm gì và ngược lại ở đó việc
thể hiện bản thân nhằm mục đích tạo lập nhiều mối quan hệ. Đặc điểm của loại
mạng này là các mối quan hệ càng chặt càng tốt, các tính năng của mạng cũng phải
hỗ trợ cho nhu cầu quan hệ này.
Đại diện tiêu biểu cho loại mạng xã hội này là hai mạng xã hội phổ biến nhất
hiện nay: Facebook và Twitter.
Twitter là mạng xã hội mini cho phép người dùng chia sẻ thông tin bằng
nhiều hình thức thông qua web hay qua SMS trên các thiết bị di động cầm tay.
Twitter rất đơn giản và dễ sử dụng, được sử dụng phổ biến ở.... Mới đây, Twitter đã
thay đổi hoàn toàn giao diện và bổ sung một số tính năng như hỗ trợ chia sẻ video,
ảnh trực tiếp trong tin nhắn của người dùng. Với các tính năng như: Dễ dàng cập
nhật và chia sẻ thông tin; khả năng kết nối rất mạnh; thành viên được quyền tự do
follow người mình thích trừ khi bị chặn; tin nhắn sẽ được gửi tới tất cả mọi người;
không cần login để đọc cập nhật mới; có thể dùng phần mềm đọc RSS thay thế mà
khả năng tương tác, tạo dựng quan hệ trên Twitter vô cùng mạnh mẽ.
Lấy nội dung làm trung tâm (content centric)
Điểm nhấn của nhóm mạng xã hội này là lấy sản phẩm nội dung tạo ra cho
cộng đồng mạng làm trung tâm. Sản phẩm được thể hiện theo một dạng đa phương
tiện nào đó như bài viết, ảnh, audio/video… Ở Việt Nam dạng này có các mạng như
Tamtay, Chacha, Mp3, Zing, LiveSpace, phần MyPage của Yahoo!360...
Ngoài ra còn nhiều loại khác là sự tổng hợp của các đặc trưng trên cũng như
các mạng chuyên biệt cho từng nội dung, đối tượng, công nghệ. Những nhóm này
có sự tổng hợp nội dung, không tách bạch rõ ràng các đặc trưng cụ thể và tùy mục
đích, thời điểm lại được xếp vào các nhóm khác nhau. Chẳng hạn các mạng xã hội
được xây dựng để phục vụ các cá nhân tạo dựng hình ảnh (cá nhân làm trung tâm),
xây dựng nhiều mối quan hệ đa dạng nhưng khi họ tham gia vào các hội nhóm với
phần nội dung thông tin được chú trọng thì lại thiên về nội dung làm trung tâm. Do
đó, sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối nhằm nâng cao nhận thức về
mạng xã hội. Điều quan trọng cần lưu tâm chính là những lợi ích cũng như hiệu quả
của việc sử dụng mạng xã hội đến người dùng không chỉ trong thế giới ảo mà còn
trong đời thực.
26
Như đã đề cập ở trên, trong nhóm mạng xã hội lấy mối quan hệ làm trung
tâm Facebook là một đại diện tiêu biểu. Hiện nay, Facebook đang là mạng xã hội có
sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người dùng Internet trên toàn cầu. Do đó, việc
tìm hiểu đặc trưng cũng như các yếu tố làm nên sức hút của mạng xã hội này có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn mà tiết 1. 2 dưới đây sẽ làm rõ.
1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook
Facebook là khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người dùng Internet trên
khắp thế giới. Đây là mạng xã hội ra đời ngày 4/2/2004 do Mark Zuckerberg sáng
lập với chức năng chính là kết nối bạn bè và chia sẻ thông tin. Facebook có những
đặc điểm nổi bật như:
- Khả năng kết nối phong phú.
- Nhiều tính năng hấp dẫn: Kết bạn, tìm bạn, tạo Groups, Fanpage.
- Khả năng chia sẻ hình ảnh/ video dễ dàng.
- Nhiều ứng dụng, games đa dạng.
* Lịch sử ra đời, phát triển Facebook
Facebook mở đầu là phiên bản Hot or Not của đại học Harvard với tên gọi
Facemash. Ngày 28/10/2003 Mark Zuckerberg ra mắt website Facesmash.com.
Ít ngày sau website đã phải đóng cửa do sự phản đối của các sinh viên trong
trường bởi Mark đã đánh cắp dữ liệu trong database của trường Harvard.
Ngày 13/9/2003 ý tưởng “the face book” tính năng mới nhất của
houseSYSTEM- một hệ thống giúp định vị nhanh chóng thông tin của các sinh viên
lần đầu tiên được Greespan phát đi rộng rãi tới các sinh viên thông qua email.
HouseSYSTEM là một dịch vụ trên web thu hút trên 7000 sinh viên Harvard trong
đó có Mark Zuckerberg. Sau đó 2 tháng, theo lời mời của hai anh em sáng lập
Greespan, Mark bắt đầu làm việc tại HarvardConnection.com. Tuy nhiên sự hợp tác
này không mang lại kết quả như mong muốn bởi trong thời gian hợp tác Mark
Zuckerberg đã âm thầm tạo dựng một trang mạng mới của riêng mình dẫn đến vụ
kiện cáo đánh cắp ý tưởng sau này với những người thành lập
HarvardConnection.com.
Ngày 11/1/2004 Mark đăng ký tên miền thefacebook.com và đến 4/2/2004
một website tương tự Friendster ra đời tại phòng trọ của Zuckerberg. Sau đó
27
Eduardo Saverin (kinh doanh), Dustin Moscovitz (lập trình viên), Andrew
McCollum (đồ họa) và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng Zuckerberg để
quảng bá website. Trong vòng 24 giờ đã có 1200 sinh viên đăng ký và trong vòng 1
tháng đầu tiên đã có 1 nửa sinh viên Harvard tham gia dịch vụ này.
Vào tháng 3/2004 Facebook mở rộng sang Standford, Columbia và Yale.
Ngay sau đó mở rộng ra tất cả các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ. Đến tháng
6/2004 website thu hút khoảng 30 trường với hơn 15 000 sinh viên đăng ký. Cũng
trong tháng đó, Facebook nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Peter Thiel (500
000USD) đổi lại 10,2% cổ phần Facebook.
Mặc dù vào tháng 9/2004 những người sáng lập HarvardConnection đệ đơn
kiện Facebook vì tội ăn cắp ý tưởng nhưng Facebook vẫn chứng tỏ sức hút của mình
khi đến thời điểm 30/12/2004 đã có 1 triệu thành viên tạo profile trên Facebook.
Facebook tiếp tục phát triển mạnh mẽ bằng việc mở rộng thêm ở các trường
đại học thuộc Úc, New Zealand và nhận thêm nhiều khoản đầu tư. Facebook cũng
mở rộng hệ thống với sự tham gia của các nhân viên làm việc tại Apple,
Microsoft… Cuối năm 2005 hệ thống Facebook bao gồm hơn 2000 trường cao đẳng
và 25 000 trường cấp 3 ở Mỹ, Anh, Mexico, Canada, Úc,…
Ngày 26/9/2006 Facebook chào đón tất cả thành viên trên 13 tuổi và sở
hữu 1 email hợp lệ. Đây là cú hích quyết định sự gia tăng thành viên mạnh mẽ
của Facebook. Cuối năm 2007 Facebook đã có khoảng 100.000 trang kinh doanh
đồng thời tiếp tục nhận thêm hàng trăm triệu USD từ các chủ thể đầu tư, trong đó
có Microsoft.
Tháng 6/2008 ConnectU, mạng xã hội thành lập năm 2004, đã cáo buộc
Mark Zuckerberg ăn cắp ý tưởng và sử dụng mã nguồn, công nghệ của mình để xây
dựng Facebook. Vấn đề đã được đưa ra toà nhưng vụ kiện đã không được giải quyết
và Facebook vẫn tiếp tục phát triển với những cải tiến, nâng cấp không ngừng.
Tháng 5/2009 Facebook lần đầu tiên vượt qua Myspace về lưu lượng truy cập tại
Mỹ. Sau đó một thời gian ngắn Facebook mua lại FriendFeed. Tháng 9/2009 là thời
điểm Facebook bắt đầu thu được những khoản lời đầu tiên cùng với việc tiếp tục
thực hiện nhiều thương vụ mua bán và không ngừng phát triển. Tháng 6/2010 giá trị
của Facebook được định giá khoảng 11,5 tỷ USD.
28
Nhờ nhận thêm đầu tư, tháng 1/2011 giá trị của Facebook được nâng lên 50
tỷ USD. Facebook cũng không ngừng mở rộng hợp tác để phát triển các ứng dụng.
Tháng 4/2012 mua lại Instalgram với giá 1 tỷ USD. Tháng 5/2012 phát hành hơn
420 triệu cổ phiếu (IPO) đem về cho Facebook hơn 16 triệu USD và nâng giá trị của
Facebook lên 104 tỷ USD. Tháng 10/2012 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong
tiến trình đi lên của Facebook khi mạng xã hội này đạt ngưỡng 1 tỷ người dùng
(nguồn: Theo Pandora, 10 năm hình thành và phát triển của Facebook,
http://techdaily.vn/khoi-nghiep/lich-su-10-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-
facebook/) chứng tỏ năng lực, sức hút mạnh mẽ của mạng xã hội phổ biến nhất thế
giới. Trên đà phát triển, năm 2013 Facebook tiếp tục phát triển ứng dụng, thu hút
người dùng thông qua phát triển thêm ứng dụng Graph search tính năng tìm kiếm
nội dung với mức độ cá nhân hóa cao. Hiện nay, Facebook đang là mạng xã hội phổ
biến nhất thế giới với hơn 1 tỷ người dùng trên thế giới.
Biểu 1: Thống kê lƣợng ngƣời dùng Facebook (đơn vị: triệu ngƣời).
(Nguồn: [22; tr. 31])
*Một số đặc điểm, tính năng nổi bật của Facebook
(1) Đơn giản, dễ sử dụng
Đối với người dùng Internet, việc đăng ký và tham gia Facebook không phải
là một trở ngại lớn bởi sự tiện dụng và đơn giản của nó. Chỉ cần có một tài khoản
mail đang sử dụng và một vài thao tác bạn sẽ nhanh chóng tạo lập được một tài khoản
Facebook. Mọi hướng dẫn trên trang Facebook của bạn đã được Việt hóa nên không
khó để bạn trải nghiệm những tính năng được khởi tạo. Sau khi đã có tài khoản cá
29
nhân người dùng có thể tùy ý sử dụng các tính năng như kết bạn, đăng ảnh, chia sẻ tin
tức nổi bật... và tự hoàn thiện thêm cho homepage (trang cá nhân) của mình.
(2) Khả năng kết nối phong phú.
Được minh chứng bằng tần suất xuất hiện mọi nơi của Facebook. Các trang
báo mạng hầu hết đều có mục chia sẻ trên Facebook giúp người dùng chia sẻ ngay
thông tin vừa đọc cho bạn bè. Không chỉ xuất hiện trong thế giới ảo mà trong các
cuộc nói chuyện bạn bè các đề tài được nói đến có thể là sự tiếp nối những bình
luận trên Facebook. Bây giờ Facebook đã trở thành một trong những công cụ liên
lạc chính của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Ở đó có đầy đủ thông tin của đối tác
mà việc tìm hiểu thuận tiện, đơn giản hơn việc trao đổi số điện thoại rất nhiều.
Người dùng có thể gửi lời mời kết bạn tới bất kỳ tài khoản Facebook nào và dễ
dàng có thêm một người bạn chỉ với một cú nhấp chuột đồng ý. Với Facebook,
khoảng cách tuổi tác, nghề nghiệp hay mức độ quen biết không còn là vấn đề quá
lớn. Bố mẹ có thể “kết bạn” với con cái, thầy cô có thể “kết bạn” với học sinh, nhân
viên “kết bạn” với sếp...Ngoài ra người dùng còn có thể tham gia các hội, nhóm
(Group) cùng sở thích hay có một điểm tương đồng nào đó. Hiện nay có rất nhiều
hội, nhóm trên Facebook cho bạn lựa chọn như: câu lạc bộ tiếng anh, quà tặng cuộc
sống, các hội đồng hương, nhóm lớp cũ.....hỗ trợ các thành viên tìm được tiếng nói
chung tại các cộng đồng của họ. Với Facebook việc kết bạn, trao đổi thông tin trở
nên giản tiện và thuận lợi hơn rất nhiều.
(3)Nhiều tính năng hấp dẫn như: Kết bạn, tìm bạn, tạo Groups, Fanpage,
trả lời bình luận.
Để thu hút người dùng, Facebook tung ra nhiều tính năng phổ cập nhằm giúp
người dùng có thêm nhiều trải nghiệm khác nhau. Các tính năng như kết bạn, tìm
bạn, tạo Groups, fanpage, trả lời bình luận là những điểm hấp dẫn người dùng. Kết
bạn là tính năng đầu tiên của Facebook và là một trong những tính năng tiên quyết
góp phần quảng bá, phổ biến mạng xã hội này. Một người gia nhập Facebook ngay
lập tức có xu hướng tìm bạn bè cũ để nối lại liên lạc, mời bạn bè cùng tham gia các
Group của mình. Nhờ tính năng tìm bạn mà nhiều người dùng đã nối lại liên lạc với
bạn bè thất lạc nhiều năm một cách đơn giản và nhanh chóng cũng như dễ dàng kết
thêm nhiều bạn mới. Chính vì vậy, khi có thêm một người dùng Facebook thì sẽ kéo
30
theo sự tăng lên đáng kể về lượng thành viên. Thêm vào đó, tính năng tạo Groups
hay Fanpage giúp người dùng tập hợp những người cùng chung sở thích hay chia sẻ
thông tin, tình cảm với nhau hoặc với một đối tượng khác (thần tượng âm nhạc, một
người đáng kính...). Trên diễn đàn này họ có thể cập nhật thông tin khá đầy đủ,
thường xuyên mà không mất quá nhiều công sức. Họ có thể bày tỏ quan điểm, thái
độ, nhận định thoải mái hơn so với gặp mặt trực tiếp. Tính năng “trả lời” các bình
luận (comment) trên một chủ đề nào đó là tính năng mới nhất vừa được người đứng
đầu Facebook công bố đầu tháng 5 năm 2013. Thay vì như trước đây để trả lời
những nội dung bình luận, người dùng phải đăng một đoạn bình luận mới ngay bên
dưới bình luận mới nhất, điều này sẽ gây khó khăn trong việc cùng thảo luận về một
chủ đề nào đó trên Facebook nếu chủ đề đó có quá nhiều người tham gia bình luận.
Giờ đây, với tính năng trả lời bình luận, người dùng có thể trả lời một bình luận
khác ngay bên dưới đoạn nội dung bình luận mà người dùng muốn trả lời. Điều này
sẽ giúp các cuộc thảo luận dễ theo dõi hơn và biết rõ được ai đang bàn luận về vấn
đề gì. Điều này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc tương tác và giao tiếp với từng cá
nhân và tạo nên những cuộc hội thoại có liên quan, kết nối với nhau.
Có thể thấy mạng xã hội này giúp người dùng thiết lập các mối quan hệ, thể
hiện bản thân và dễ dàng chia sẻ cảm xúc, ý kiến cá nhân từ đó xác lập nên một
mạng lưới trao đổi thông tin đa dạng.
(4) Khả năng chia sẻ hình ảnh, video dễ dàng
Không chỉ chia sẻ thông tin, cảm xúc, Facebook còn hỗ trợ chia sẻ hình ảnh,
video một cách dễ dàng. Mỗi ngày hàng nghìn bức ảnh được chia sẻ trên Facebook
khiến người dùng có cái nhìn sinh động nhất về cuộc sống của bạn bè và xã hội.
Người dùng có thể upload hình ảnh theo từng album (chủ đề) hoặc upload thông
thường. Thậm chí, Facebook còn cho phép chụp ảnh từ webcam của mình. Ngoài ra
Facebook còn hỗ trợ upload những hình ảnh từ di động lên album trên Facebook để
chia sẻ hay tải các hình ảnh đẹp về máy. Nhằm thiết lập sự riêng tư, người dùng có
thể tùy chọn để cho phép album được xem bởi những ai (bởi tất cả mọi người, bởi
những ai là bạn bè, hay bạn bè của bạn bè…).
(5) Nhiều ứng dụng, games đa dạng
Với những người thường xuyên dùng Internet, các Games trên Facebook là
sự lựa chọn khá tốt. Ở đó có hàng trăm trò chơi miễn phí để lựa chọn với những
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf
SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf

More Related Content

What's hot

báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
Min Enter
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PRBài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Ngọc Hưng
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà NộiLuận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
luanvantrust
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Trong Hoang
 

What's hot (20)

báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
 
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PRBài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...Tiểu luận môn quản trị rủi ro   đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
Tiểu luận môn quản trị rủi ro đề tài rủi ro nguồn nhân lực công ty sm enter...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
Quản trị quan hệ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại chi nhánh viettel ...
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại HọcTổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
Tổng Hợp 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Giáo Dục, Từ Các Trường Đại Học
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt, HAY
 
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
Marketing dịch vụ - Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Young T...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
 
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà NộiLuận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
Luận văn: Hành vi gây hấn của học sinh trường THCS tại Hà Nội
 
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên kinh tế tại kí túc xá 43-45 Nguyễn Chí T...
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
 

Similar to SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf

Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
OnTimeVitThu
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAYLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

Similar to SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf (20)

Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sinh Viên Và Mạng Xã Hội Facebook Một Phân Tích Về Sự Ti...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
LV Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
Luận văn: Sử dụng viên chức và người lao động tại Cơ sở Sơn Tây Trường Đại họ...
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐHLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh trường Dự bị ĐH
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đội Ngũ Công Tác Thống Kê Trê...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
Luận văn: Ảnh hưởng của xung đột giữa vai trò công việc và vai trò gia đình đ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ  CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ CẢNH QUAN SƯ PHẠM...
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAYLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
NuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
NuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
NuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
NuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
NuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
NuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
NuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
NuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (12)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK - MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- ĐOÀN THÙY DƢƠNG SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK: MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------- ĐOÀN THÙY DƢƠNG SINH VIÊN VÀ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK: MỘT PHÂN TÍCH VỀ SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 60 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thanh Trƣờng Hà Nội - 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc, luận văn “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội”(Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đã được hoàn thành. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Đào Thanh Trường, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã dạy dỗ và truyền đạt những tri thức quý báu trong suốt những năm qua, để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học của mình. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô giáo khoa Xã hội học để tôi được rút kinh nghiệm trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Đoàn Thùy Dương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................3 2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên ......................................3 2.2. Các tài liệu về mạng xã hội...........................................................................5 2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội .............................................................6 2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội.................10 3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................13 3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài ...........................................................................13 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................14 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................14 4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................14 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................14 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................14 5.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................14 5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................14 5.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................15 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................15 6.1. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................15 6.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................15 7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................15 8. Khung lý thuyết ...............................................................................................19 9. Tính mới của đề tài..........................................................................................20 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................21 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................21 1.1. Các khái niệm ...............................................................................................21 1.1.1. Khái niệm mạng xã hội............................................................................21 1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook ...........................................................26 1.1.3. Khái niệm “Sinh viên”.............................................................................32 1.1.4. Khái niệm “Vốn xã hội” ..........................................................................32
  • 5. 1.1.5. Khái niệm “Lối sống”..............................................................................35 1.1.6. Khái niệm “Quan hệ xã hội”....................................................................35 1.1.7. Khái niệm “Tiến triển” ............................................................................36 1.2. Lý thuyết áp dụng.........................................................................................36 1.2.1. Lý thuyết vốn xã hội................................................................................36 1.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội......................................................................39 1.2.3. Lý thuyết về tương tác xã hội ..................................................................43 1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu.....................................................................48 1.3.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ......................................48 1.3.2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông............................................49 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ...............................................................................50 2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay ..........50 2.1.1. Thời gian, tần suất sử dụng Facebook của sinh viên...............................51 2.1.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên Facebook của sinh viên........................58 2.1.3. Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên .........................................62 2.2. Mục đích, nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ........................65 2.2.1. Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên..............................................65 2.2.2. Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên .......................................69 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SỰ TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ..................................................71 3.1. Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh viên.........................................................................................................71 3.1.1. Facebook là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên.....................................................................71 3.1.2. Facebook giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội cả trên mạng và thực tế..................................................................................................75 3.1.3. Facebook góp phần củng cố và xây dựng nên một cộng đồng ảo với đông đảo những “cư dân mạng” thường xuyên tương tác với nhau..................82 3.1.4. Mạng lưới xã hội ảo và khả năng tạo ra vốn xã hội thực ........................84
  • 6. 3.1.5. Đánh giá về tác động tích cực của Facebook đối với sinh viên ..............91 3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh viên...................................................................................................92 3.2.1. Tương tác trong thế giới ảo ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế của sinh viên.................................92 3.2.2. Những thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen không tốt ............................................................................................................93 3.2.3. Lãng phí thời gian, gây nên những tương tác dạng cạnh tranh ...............94 3.2.4. Thay đổi cách thức giao tiếp với những người xung quanh....................95 3.2.5. Đánh giá về tác động tiêu cực của Facebook đối với sinh viên ..............98 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu.............................................................................17 Bảng 2.1: Tương quan giữa trường học với hành động đầu tiên khi vào Internet ......54 Bảng 2.3: Tương quan giữa trường học với tần suất truy cập Facbook trong 1 ngày ......................................................................................................56 Bảng 2.2: Những mục thông tin bản thân được sinh viên điền chính xác trên Facebook...................................................................................................59 Bảng 2.3: Quan niệm của sinh viên về việc kết bạn trên Facebook ..........................62 Bảng 2.4: Tương quan giữa trường học với số lượng bạn bè trên Facebook ............64 Bảng 2.5: Tương quan giữa trường học với mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ học tập .................................................................................................67 Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và việc sử dụng Facebook để kết bạn với người mới ................................................................................................67 Bảng 2.7: Tương quan giữa yếu tố năm học và mục đích sử dụng Facebook...........68 Bảng 3.1: Tương quan giữa năm học với mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook ..........................................................................................72 Bảng 3.2: Mức độ tin tưởng của sinh viên với các thông tin trên Facebook.............73 Bảng 3.3: Mức độ chia sẻ các thông tin khi nói chuyện với những người bạn không quen trên Facebook........................................................................80 Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................81 Bảng 3.5: Tương quan giữa trường học với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................82 Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính với việc tìm được nơi ở qua các mối quan hệ trên Facebook.......................................................................................86 Bảng 3.8: Tương quan giữa trường học với vai trò của mối quan hệ xã hội trên Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................87 Bảng 3.9: Tương quan giữa học lực với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................88 Bảng 3.10: Tương quan giữa nơi ở với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................89 Bảng 3.11: Tương quan giữa giới tính với cách thức trao đổi của sinh viên sau khi dùng Facebook ..................................................................................96 Bảng 3.12: Tương quan giữa trường học với cách thức trao đổi của sinh viên sau khi dùng Facebook ............................................................................97 Bảng 3.13: Mức độ gặp gỡ trực tiếp ngoài thực tế sau khi sử dụng Facebook .........97 Biểu 3.8: Đánh giá về mặt tiêu cực khi sử dụng Facebook ......................................98
  • 8. DANH MỤC BIỂU Biểu 1: Thống kê lượng người dùng Facebook. .......................................................28 Biểu 2.1: Số người sử dụng mạng xã hội Facebook ................................................50 Biểu 2.2: Thời gian sử dụng Facebook ....................................................................51 Biểu 2.3: Tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook của sinh viên .................................................................................................52 Biểu 2.4: Một số số liệu thao khảo về thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời trên Internet của người dùng Internet việt Nam ......................................53 Biểu 2.5: Hành động đầu tiên khi vào Internet ........................................................54 Biểu 2.6: Tần suất sinh viên truy cập vào Facebook trong một ngày ......................55 Biểu 2.7: Tương quan giữa nơi ở hiện tại của sinh viên với tần suất truy cập vào Facebook trong một ngày ................................................................56 Biểu 2.8: Tương quan giữa năm học của sinh viên với tần suất truy cập vào Facebook trong một ngày .......................................................................57 Biểu 2.9: Thời điểm vào Facebook của sinh viên ....................................................57 Biểu 2.10: Tương quan giữa trường học với thời điểm vào Facebook ....................58 Biểu 2.11 : Tương quan giữa giới tính với mục thông tin giới tính trên Facebook ......60 Biểu 2.12: Thành phần bạn bè trong danh sách của sinh viên .................................63 Biểu 2.13: Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên ........................................64 Biểu 2.14: Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên ............................................65 Biểu 2.15: Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ......................................69 Biểu 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên .........72 Biểu 3.2: Sự tham gia của sinh viên vào các hội, nhóm trên Facebook ..................75 Biểu 3.3: Nguyên nhân sinh viên tham gia vào các hội, nhóm trên Facebook ........76 Biểu 3.4: Tương quan giữa giới tính với mức độ chủ động nói chuyện với những người không quen trên Facebook của sinh viên ..........................79 Biểu 3.5: Sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng Facebook .................................................................................................80 Biểu 3.6: Đánh giá về mặt tích cực khi sử dụng Facebook .....................................91 Biểu 3.7: Lựa chọn của sinh viên về cách thức trao đổi sau khi dùng Facebook ....95
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Trong đó, có thể kể đến sự ảnh hưởng của internet trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Internet đã và đang kết nối mọi người trên thế giới với nhau, nó phá vỡ mọi khoảng cách về biên giới, không gian, thời gian, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp xã hội. Từ khi có internet thì cũng xuất hiện các loại hình tìm kiếm thông tin, giải trí, kết nối xã hội, trong đó không thể thiếu được các mạng xã hội đang được rất nhiều người sử dụng như: Google+, Facebook, Yahoo, Skye, Myspace… Mạng xã hội ở đây được hiểu là một loại hình dịch vụ trên internet mới phát triển trong kỷ nguyên số, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian, đồng thời nó được tạo nên thông qua các tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng mạng. Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh viên. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri thức, có tính năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái mới. Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ về giá trị của các quan hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó. Facebook là một mạng xã hội lớn được rất nhiều người sử dụng trên thế giới. Mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến những lối sống, quan hệ xã hội của con người. Những ảnh hưởng đó có tính chất pha trộn, mang tính hai mặt (cả mặt tích cực và tiêu cực). Đặc biệt, việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới bạn bè trên Facebook sẽ giúp cho người sử dụng tạo lập và duy trì một lượng “vốn xã hội” của mình. Vốn xã hội từ Facebook có thể là cơ sở tạo ra những loại hình vốn xã hội khác như vốn tài chính, vốn con người nhằm giúp cá nhân đạt được mục đích nhất định mà cá nhân đó mong muốn. Có thể nói, trong những năm gần đây mạng xã hội
  • 10. 2 Facebook đã trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện nhu cầu giao tiếp xã hội và giải trí. Nó tạo ra cho mỗi người một cộng đồng xã hội bao gồm những người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi trường xã hội trên Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm…hoặc ngay cả các yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào Facebook để trao đổi. Nhìn chung, Facebook dần trở thành một công cụ xã hội không thể thiếu đối với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, nhóm sinh viên. Song bất kỳ một vấn đề, hiện tượng xã hội nào xuất hiện đều mang trong nó hai mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề đặt ra là chủ thể sử dụng công cụ Facebook này như thế nào thì tác động ngược trở lại của nó đối với con người, xã hội sẽ như vậy. Bởi vậy, nghiên cứu mạng xã hội Facebook trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường với những đặc thù riêng như: Sinh viên được đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, văn hóa (lịch sử, văn học, báo chí, xã hội học, công tác xã hội, đông phương học…). Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường chuyên đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin, công nghệ điện tử là hai khách thể nghiên cứu được lựa chọn để nghiên cứu trong đề tài. Mỗi một môi trường sẽ tạo nên những đặc thù riêng, điều đó sẽ ảnh hưởng tới các tri thức, hiểu biết, phương pháp tiếp cận các vấn đề của sinh viên ở từng trường là khác nhau, trong đó có phương pháp tiếp cận, mục đích sử dụng Facebook cũng là khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn sinh viên của hai trường trên là cơ sở để có sự so sánh giữa sinh viên của hai khối trường có đặc thù khác nhau (giữa khối xã hội và khối kỹ thuật) đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến sinh viên của mỗi trường có những vấn đề nào đặt ra. Với những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học với đề tài Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay. Những tác động của nó đối với mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay. Từ đó có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề trong một khía cạnh tiếp cận mới, đánh giá và đưa ra được xu
  • 11. 3 hướng sử dụng mạng xã hội Facebook của một bộ phận sinh viên trong một vài năm tiếp theo. Đề tài là sự kết hợp giữa các kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học khoa học và công nghệ. Vì vậy các nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài này dựa trên những tài liệu về lối sống của thanh niên, ảnh hưởng của Internet đến sinh viên và đặc biệt là những đề tài liên quan đến mạng xã hội, đánh giá vấn đề dưới góc độ xã hội học khoa học công nghệ. 2. Tổng quan nghiên cứu Là một hiện tượng xã hội, một trào lưu xã hội nảy sinh trong hơn thập kỷ qua không chỉ ở cấp độ lãnh thổ mà là trên toàn thế giới, mạng xã hội Facebook đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Sự phát triển này đã đánh dấu mạnh mẽ những biến đổi xã hội, sự mở rộng không biên giới các mối quan hệ và sự tự do của con người trong một khía cạnh xã hội nhất định. Mạng xã hội Facebook đã đáp ứng một nhu cầu lớn của con người trong đời sống xã hội hiện đại. Nghiên cứu về mạng xã hội, mạng lưới xã hội là một vấn đề đã được nghiên cứu xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi một thời điểm, mạng lưới xã hội của con người lại có những biến đổi khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự tác động mạng mẽ của yếu tố khoa học công nghệ. Để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu và phân tích, tác giả xin được đi vào phân tích tổng quan nhất những nghiên cứu xã hội cả ở trong nước và ngoài nước các vấn đề liên quan đến mạng lưới xã hội, khoa học công nghệ trong mối quan hệ mật thiết với sự biến đổi mạng lưới xã hội…từ đó có thể thấy được những biến đổi trong nghiên cứu, trong hành vi, lối sống của con người, đặc biệt là nhóm sinh viên trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ, sử dụng khoa học và công nghệ như một công cụ gắn kết và mở rộng mạng lưới xã hội của cá nhân, phục vụ một phần nào đó nhu cầu của họ. Hay nói cách khác, đây là phần trả lời cho câu hỏi, thế giới nghiên cứu những gì, Việt Nam nghiên cứu những gì liên quan đến mối quan hệ giữa con người và khoa học công nghệ (mạng Facebook), với tư cách như một công cụ để phát triển vốn xã hội của con người. 2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên Nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” của Bùi Hoài Sơn đã đi vào làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và việc
  • 12. 4 sử dụng Internet; lý thuyết về vốn xã hội và việc sử dụng Internet; quan điểm về sự khác biệt trong sử dụng Internet và lý thuyết về sự bắt chước. Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi văn hóa và xã hội do việc sử dụng Internet mang lại như sự hình thành thế giới ảo, những giá trị xã hội mới hoặc các loại tội phạm mới ra đời như môi giới mại dâm, lừa đảo trên mạng, phá hủy dữ liệu, ăn cắp thông tin…Cuối cùng nghiên cứu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực khi sử dụng Internet. Đề tài “Tác động của Internet đến lối sống của sinh viên” của Nguyễn Quý Thanh đã phân tích như sau: Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới, có tác động đa chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định hướng giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Qua Internet làm cho lối sống của sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet - Sinh viên - Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới vớí các nội dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thông về “Một số vấn đề về lối sống Internet và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt Nam” cho thấy những ảnh hưởng của Internet đến thời gian sử dụng Internet và phân tích lối sống di động xã hội Internet. Đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu về thực trạng nghiện internet của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hải Quân và Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng” của Bùi Thị Huệ (Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã chỉ ra một số tác động tiêu cực của Internet đến giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy thời gian mà giới trẻ dành cho Internet càng nhiều sẽ gây nên tâm lý lo lắng cho phụ huynh càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ như: mạng Internet dễ dần tới sự say mệ, lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và có những cách cư xử lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện Internet”. Đây là những tác động tiêu cực mà con người phải đối mặt khi có sự xuất hiện của một phương tiện truyền thông mới, đồng thời cho thấy một khía cạnh về lối sống của tầng lớp thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại.
  • 13. 5 Nghiên cứu có tên “Tác động của Truyền thông đại chúng đến lối sống của sinh viên hiện nay” của Đinh Quang Hùng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân cho thấy vai trò của truyền thông đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các thông tin của phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào trí thức sinh viên hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo hai chiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vì và tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thông tin, mạng lưới quan hệ xã hội được mở rộng). Đây cũng là một thực tế xã hội phải đối mặt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Hay nói cách khác, nó là một mặt khác của quá trình biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian qua. 2.2. Các tài liệu về mạng xã hội Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh niên trong thời đại đa truyền thông” của Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo (Viện Nghiên cứu và Phát triển Thanh niên TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những vấn đề nảy sinh của mạng xã hội trong thời đại hiện nay. Và nghiên cứu cũng đưa ra mặt tích cực khi sử dụng mạng xã hội như: đó là nơi gắn kết cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Mặt tiêu cực như: lợi dụng sự phát tán thông tin của mạng xã hội nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để đưa các clip, hình ảnh sex, những thông tin có nội dung lệch lạc. Bên cạnh đó có nhiều thanh thiếu niên nghiên game online, game sex… làm giảm thể lực và tinh thần của thanh thiếu niên. Tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas Fredman cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kết nối mọi người với nhau thông qua các phương tiện thông tin (đặc biệt là Internet) và tạo ra một thế giới phẳng, không có sự cản trở về mặt địa lý, không gian, thời gian hay nói cách khác nó giúp con người có những mối quan hệ trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội vượt qua khả năng của con người về vấn đề đại lý, không gian, trình độ xã hội. Hay nói cách khác Tác phẩm “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội” của David Kirkpatrick ghi lại thành một câu chuyện chân thực vè cội nguồn, sự ra đời và quá trình hình thành của Facebook, những khó khăn và những thành công của nó. Yếu tố đưa đến sự phát triển của mạng xã hội này không phải ở chỗ đơn thuần chỉ là yếu tố thương mại trực diện mà chính là sự chia sẻ, truyền nhiệt từ
  • 14. 6 tất cả những con người có chung mối quan tâm, niềm đam mê để tạo ra hiệu ứng tích cực trong cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp. Qua những đề tài, nghiên cứu, các bài viết trên đều nêu lên những ảnh hưởng của Internet đối với đời sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên để phân tích kỹ hơn về một chiều cạnh đối với một nhóm đối tượng cụ thể và nội dung cụ thể như phân tích việc sử dụng mạng xã hội (Facebook) đến vốn xã hội của sinh viên, đặc biệt là mạng lưới quan hệ xã hội của họ (nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông) thì vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập và triển khai. 2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội Khái niệm về vốn xã hội nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Có thể chia các bài viết ra thành hai khuynh hướng: Một là những nghiên cứu thiên về hướng tổng kết giúp cho sự tìm hiểu về mặt lý thuyết một cách vững chắc và hai là các nghiên cứu áp dụng lý thuyết vốn xã hội vào nghiên cứu thực tiễn của mình. Về hướng nghiên cứu các lý thuyết chính về vốn xã hội, đầu tiên là các bài viết được dịch từ những nghiên cứu của thế giới về vốn xã hội. Một số bài viết được dịch sang đó là: “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương lai” (Francis Fukuyama), bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa vốn xã hội và thiết chế kinh tế, trong đó tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: Vốn xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội trong thị trường dân chủ, tự do? Làm thế nào để tăng cường vốn xã hội… Bài viết đã gợi ra những vấn đề quan trọng về mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị, kinh tế của vốn xã hội đối với sự phát triển của xã hội dân sự. Một bài viết khác được dịch đó là bài viết “Vốn xã hội: Nguồn gốc và những sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại” của Alejandro Portes, tác giả đưa ra quan điểm của những người đi trước, so sánh chúng với nhau, sau đó qua phân tích vài nghiên cứu gần đây ông đưa ra những nhận xét sắc sảo và chỉ ra sự vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu này. Trong bài viết có tên “Vốn xã hội và kinh tế” của tác giả Trần Hữu Dũng (Trần Hữu Dũng, 2003 đã lược duyệt và đánh giá một số quan niệm khác nhau về
  • 15. 7 vốn xã hội. Tác giả đề cập đến các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác. Trong một bài viết khác với tên gọi: “Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu Dũng, 2006), tác giả này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế. Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, Trần Hữu Dũng nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tư. Ông cũng cho biết vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy vốn con người. Những bài viết mang tính tổng hợp lý thuyết, đầu tiên có thể nhắc tới đó là tác giả Trần Hữu Dũng với những bài viết tổng kết các lý thuyết vốn xã hội của nhiều tác giả trên thế giới. Trong bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa” (Trần Hữu Dũng, 2004) được đăng trên tạp chí Tia sáng 11/2004, bằng lập luận chặt chẽ của mình, Trần Hữu Dũng đã chứng minh sự phát triển bền vững không thể chỉ là phát triển về kinh tế mà thiếu đi thành tố xã hội và văn hóa. Từ đây, nhà nghiên cứu đưa ra một số quan điểm thế nào là một phát triển xã hội bền vững? Một phát triển văn hóa bền vững? Do đây là bài tập viết đề cập, đan xen quan điểm về những ba khái niệm: phát triển bền vững, vốn xã hội và vốn văn hóa nhằm mục đích chỉ ra mối liên hệ giữa hai yếu tố sau tới phát triển bền vững; Bởi vậy việc phân tích lý thuyết vốn xã hội mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra lý thuyết đại diện của Coleman và Fukuyama, những người mà trong các tác phẩm của họ có đề cập tới so sánh vốn xã hội, vốn tài chính/vật thể và vốn con người. Tuy vậy, trong mức độ nào đó, chúng ta cũng có thể coi bài viết trên đây là một sự suy tưởng rộng hơn của tác giả về chức năng của xã hội. Tác giả Trần Hữu Quang với bài viết “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội” (Trần Hữu Quang, 2006). Trong bài viết này Trần Hữu Quang bàn về quan điểm vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội”. Theo quan điểm của Trần Hữu Quang thì cần bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực, sự cố kết, và hợp tác. Ông lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa - xã hội và các định chế xã hội.
  • 16. 8 Bài viết “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của Lê Minh Tiến (2006), Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội, trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Bài viết cung cấp những thông tin về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội. Trong hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội này, chúng ta có thể thấy các bài viết sử dụng khá linh hoạt những phương pháp điều tra thực nghiệm. Đó có thể là phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như bài viết “Quan hệ xã hội và nguồn vốn xã hội ở Việt Nam” của nhóm tác giả Russell J.Dalton, Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Thụy Như Ngọc (2002), đề cập đến các mô hình quan hệ xã hội và nguốn vốn xã hội ở Việt Nam dựa trên phân tích kết quả điều tra giá trị thế giới (WVS) ở Việt Nam năm 2001. Số liệu được so sánh giữa các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipn để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố dân số, xã hội và sự tham gia vào các mạng lưới xã hội giữa các nước. Trong bài viết Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một lãng Bắc Trung bộ (Nguyễn Tuấn Anh, Fleur Thomése, 2007: 3 - 7), tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, bài viết đã chỉ ra được sự khai thác hiệu quả vốn xã hội (với biểu hiện cụ thể là tinh thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng) để nhận chung ruộng đất cùng nhau khi dồn điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của nhau sau dồn điền đổi thửa. Đồng tác giả TS. Nguyễn Tuấn Anh có một bài viết “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay” (bài viết trong khuôn khổ đề tài “Vốn xã hội và vai trò của nó trong việc thích ứng và phát triển kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới”). Dường như những phát triển ở nông thôn, nơi mà sự cố kết cộng đồng còn diễn ra chặt chẽ, là đề tài nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong bài viết “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát triển” đã chỉ ra sự biến đổi của mạng lưới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XX và một số vấn đề đặt ra những kiến nghị có cơ sở khoa học cho các chính sách xã hội tại nông thôn.
  • 17. 9 Bàn về vốn xã hội còn có thêm các tác giả khác như Lê Ngọc Hùng, Hoàng Bá Thịnh. Lê Ngọc Hùng (2008) giới thiệu khái quát lí thuyết về vốn xã hội từ tiếp cận kinh tế để bàn sâu về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam. Hoàng Bá Thịnh tập trung phân tích quan niệm về vốn xã hội, mạng lưới xã hội và nhấn mạnh đến chức năng của vốn xã hội. Đồng thời, tác giả này cũng bàn sâu về những phí tổn để duy trì vốn xã hội và mạng lưới xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Khi thực hiện các điều tra xã hội học về vốn xã hội, tác giả Lê Ngọc Hùng khá chú trọng tới việc áp dụng các phương pháp phân tích mạng lưới xã hội, phân tích “biến số” (variable analysis) được dùng trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm khác. Trong bài viết “Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội ở Việt Nam” (Lê Ngọc Hùng, 2008: 45 - 54), tác giả sau khi đưa ra một số khái niệm lý thuyết chính, đưa ra phần viết “Một số phát hiện về vốn xã hội, vốn người và mạng xã hội lưới xã hội ở Việt Nam”, là tổng hợp của các nghiên cứu về mạng lưới xã hội của người lao động, của doanh nghiệp; vai trò của các loại vốn trong xóa đói giảm nghèo cũng như vai trò của nó trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên. Lấy ví dụ về phương pháp phân tích của tác giả này trong phần viết về tìm kiếm việc làm của sinh viên - xuất phát từ nghiên cứu “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên” (2003). Phần viết tập trung vào: Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý thuyết mạng lưới xã hội; Thứ hai, vận dụng phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội để xem xét trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên. Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra rằng: Mạng lưới xã hội có vai trò trực tiếp làm cầu nối và hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Về mặt lý thuyết có thể nêu khái quát ba kiểu mạng lưới xã hội (1) Kiểu truyền thống: cá nhân chủ yếu dựa vào các quan hệ gia đình để tìm kiếm việc làm, (2) Kiểu hiện đại: Cá nhân chủ yếu dựa vào mối quan hệ chức năng giữa các cơ quan, tổ chức và các thiết chế của thị trường lao động để tìm kiếm việc làm, và (3) Kiểu hỗn hợp, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Mặc dù kiểu hỗn hợp là phổ biến ngày nay nhưng cùng với sự phát triển của thị trường lao động xã hội với các yếu tố mang tính dịch vụ chuyên nghiệp và chuyên môn hóa ngày càng cao, kiểu mạng lưới hiện đại sẽ chiếm ưu thế trong đời sống xã hội cụ thể và ở đây là trong tìm kiếm việc làm. Đặng Nguyên Anh (1998) cũng ứng dụng quan điểm mạng lưới xã hội và vốn xã hội để xem xét vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư. Nghiên
  • 18. 10 cứu đã sử dụng số liệu của cuộc khảo sát “Di cư và sức khỏe” của Viện xã hội học, với 1864 cá nhân thuộc 4 trung tâm đô thị lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột. Tác giả đã lần lượt tìm hiểu vai trò của mạng lưới xã hội đến quyết định di chuyển và lựa chọn nơi chuyển đến, quá trình thích ứng cuộc sống ở thành thị cũng như thu nhập và tiền chuyển về của người di cư. 2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội Internet có liên quan tới cả sự tăng và giảm trong nguồn vốn xã hội. Nie (2001: 420 - 435) cho rằng việc sử dụng internet lấy mất của chúng ta những khoảng thời gian giao tiếp mặt đối mặt với nhau và điều này làm giảm lượng vốn xã hội của một cá nhân. Hay nói cách khác, sử dụng internet làm cho con người sử dụng ngày càng nhiêu loại hình giao tiếp gián tiếp, làm hạn chế một số hành vi của con người mà chỉ khi giao tiếp trực tiếp mới có thể nhận ra. Tuy nhiên, cũng có những nhà nghiên cứu không đồng quan điểm trên chẳng hạn: một vài nghiên cứu còn chứng minh rằng những tương tác trực tuyến còn làm tăng thêm hoặc thay đổi những mối quan hệ, tương tác giữa các cá nhân và chính điều này khiến cho việc trực tuyến càng hữu ích hơn chứ không phải mất thời gian (Wellman, Haase, Witte & Hampton, 2001: 436). Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều cách tiếp cận, góc độ nhìn nhận vấn đề khác nhau cả theo hướng tích cực và tiêu cực. Song dù tiếp cận theo hướng nào thì internet vẫn được coi là một công cụ xã hội được nhiều người sử dụng trong mọi hoạt động xã hội. Tác động làm tăng hay giảm nguồn vốn xã hội của internet nguyên nhân một phần là do mục đích và hành vi sử dụng của con người gây ra. Gần đây, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Internet đã hình thành những liên kết yếu trong mạng lưới xã hội, thuộc loại vốn xã hội “vươn ra ngoài” (bringing social capital). Các mối quan hệ qua mạng được duy trì bởi các công nghệ, ví dụ như thông qua các nhóm mail, thư viện ảnh, khả năng tìm kiếm… (Resnick, 2001: 247 - 274). Điều này cho thấy khả năng sẽ có những dạng thức mới của vốn xã hội các kiểu quan hệ xã hội mới được xây dựng trên nền tảng các trang web mạng xã hội. Phương thức hoạt động của các trang web mạng xã hội này dường như cũng rất khuyến khích người tham gia tạo các mối liên kết bắc cầu với nhau, cho phép người sử dụng tạo ra và duy trì một mạng lưới xã hội ngày càng
  • 19. 11 rộng lớn của mình, và từ đây họ có thể có được những nguồn vốn xã hội dồi dào tiềm năng (Donath và Boyd 2004: 71; Resnick, 2001: 247 - 272). Donath và Boyd (2004: 71) đặt ra giả thuyết rằng các trang mạng xã hội có khả năng hình thành và làm gia tăng một cách mạnh mẽ các mối liên kết yếu giữa các cá nhân bởi cách thức, kỹ thuật duy trì thích hợp, vừa dễ dàng lại vừa tiết kiệm chi phí. Song những hình thức liên kết xã hội dựa vào công nghệ như vậy cũng góp phần khiến cho các mối quan hệ giữa con người với nhau ngảy càng trở nên lỏng lẻo, song cũng tạo điều kiện cho sự phát triển các mối quan hệ mới, mở rộng vốn con người, vốn xã hội trong mọi hoạt động sống. Trong bài viết của Putnam (2000), kiểu vốn xã hội “co cụm” (bonding social capital) phản ánh những nút thắt chặt - mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân thiết. Những người này có vị trí quan trọng mang đến sự ủng hộ trên về mặt tinh thần, tình cảm hay giúp cá nhân tiếp cận tới được tới những nguồn lực đặc biệt, khó kiếm. Kiểu vốn xã hội này cho thấy những mối quan hệ thân thiết, thắt chặt không chỉ ở phương diện quan hệ tình cảm mà còn là các mối quan hệ thắt chặt ở phương diện lợi ích giữa con người với con người trong xã hội. Williams (2006) chỉ ra rằng không có nhiều nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng được một cách rõ ràng ảnh hưởng của Internet đến nguồn vốn xã hội co cụm mặc dù cũng có một số nghiên cứu đặt ra câu hỏi: Liệu internet đến làm cho nguồn vốn xã hội thân thiết tăng lên hay bị giảm đi? (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Rõ ràng là internet làm đơn giản hóa cách thức liên lạc, vì thế nó cung cấp một cách thức mới thay thế cách thức cũ, để kết nối mọi người với nhau, giúp họ chia sẻ những lợi ích, mục tiêu (Ellison, Heino & Gibbs, 2006; Horrigan, 2002; Park & Floyd, 1996). Những cách thức liên kết mới này có thể đưa đến kết quả là làm tăng thêm vốn xã hội. Một báo cáo điều tra về internet của tổ chức Pew năm 2006 đã cho biết người có sử dụng internet có khả năng có một mạng lưới xã hội với nhiều nút thắt chặt (close ties) hơn những người không truy cập mạng và những người dùng internet cũng có khả năng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các thành viên chủ chốt trong hệ thống mạng lưới xã hội này hơn những người không truy cập (Boase, Horrigan, Wellman & Rainie, 2006). Nhìn chung, những báo cáo trước đây nghiên cứu về internet thường xem xét đối với những hoạt động mà sự liên hệ trên mạng và trực tiếp giữa các cá nhân thường
  • 20. 12 tương đối tách biệt (như chơi game trực tuyến, tham gia diễn đàn, đọc báo mạng…) chứ không có sự liên hệ chặt chẽ như các mối quan hệ ngoài đời thực và trực tuyến như trên các trang mạng xã hội mà Facebook là một ví dụ. Các công cụ mạng xã hội trực tuyến dường như là phương tiện đặc biệt thiết thực hữu ích cho những cá nhân nào gặp phải khó khăn trong việc tạo ra và duy trì các mối nối (quan hệ) từ chặt chẽ đến lỏng lẻo. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng internet có ý nghĩa tích cực cho những người mà họ ít có thỏa mãn tâm lý từ việc có ít mối nối với bạn bè, hàng xóm (Bargh & McKenna, 2004: 537 - 590). Kiểu giao tiếp gián tiếp thông qua công cụ máy tính có thể làm giảm sự cản trở trong tương tác và khuyến khích việc bộc lộ bản thân (Bargh, McKenna & Fitzsimons, 2002); Từ đó, những công cụ máy tính này có thể tạo ra khả năng kết nối và tương tác mà nếu thiếu chúng, có thể các cá nhân sẽ không có được. Mạng xã hội thay đổi theo thời gian tùy theo việc các mối liên hệ bị bỏ quên hay mới được hình thành, nó sẽ tạo ra những mối nối bị loại bỏ và những mối nối được thêm vào, những mối quan hệ lỏng lẻo hay chặt chẽ. Hay nói cách khác, mạng xã hội của con người luôn biến đổi tùy vào sự thay đổi của xã hội và chủ thể của mạng xã hội đó. Càng ở những nút thắc lớn gần với chủ thể trung tâm của mạng lưới xã hội thì mối quan hệ với chủ thể càng mật thiết và có ảnh hưởng đến các nút thắt trong mạng lưới ở cấp độ thấp hơn. Đặc biệt, những sự thay đổi quan trọng trong mạng lưới xã hội của một người sẽ làm ảnh hưởng và thay đổi toàn bộ các mối thắt trong mạng lưới xã hội lớn của họ, từ đó nó có thể ảnh hưởng đến vốn xã hội của người đó. Putnam (2000) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho sự suy giảm vốn xã hội là việc các cá nhân/ gia đình di cư để tìm việc; nhưng những người khác thì tìm hiểu vai trò của Internet đối với sự thay đổi vốn xã hội này. Đề tài khoa học có tên “Facebook và sinh viên: Một phân tích xã hội học về vốn xã hội” của Đặng Hoàng Lan (Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường ĐHKHXH&NV) đã mô tả việc sử dụng Facebook và ảnh hưởng của Facebook tới vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Tìm hiểu khả năng phát triển vốn xã hội của Facebook. Tìm hiểu khả năng của những hoạt động phát triển vốn xã hội của Facebook tác động đến sự tự tin, thỏa mãn với cuộc sống ở trường đại học của sinh viên.
  • 21. 13 Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài đã cho thấy những nghiên cứu lý luận và áp dụng lý thuyết “vốn xã hội” vào phân tích một số vấn đề của đời sống xã hội. Nghiên cứu “Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội” đã dựa trên những nghiên cứu trước đây về vốn xã hội, về lối sống của thanh niên, về mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội để làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu này. Nghiên cứu là sự phối hợp của nhiều góc độ tiếp cận nghiên cứu xã hội học, đó là sự kết hợp giữa nghiên cứu lối sống, nghiên cứu lý thuyết mạng lưới xã hội, mạng xã hội, vốn xã hội với sự ảnh hưởng của một công cụ mạng xã hội nằm trong hệ thống các công cụ truyền thông internet đang được sử dụng nhiều hiện nay. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả sẽ phân tích sâu hơn những tác động của Facebook tới vốn xã hội của sinh viên 2 trường đại học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), tìm hiểu những tác động dương tính, âm tính của mạng xã hội Facebook với tư cách như một công cụ phát triển vốn xã hội của sinh viên. 3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng những kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học khoa học và công nghệ; giúp bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là xã hội học khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những kiến thức của lý thuyết vốn xã hội, mạng lưới xã hội, tương tác xã hội để lý giải vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội facebook đến vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Như vậy, việc vận dụng lý thuyết, phương pháp của xã hội học vào đề tài này đã giúp cho nghiên cứu có hướng tiếp cận phù hợp với nội dung mà vấn đề đặt ra. Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ, chứng minh thêm cho các lý thuyết phát triển, biến đổi xã hội như: lý thuyết tương tác xã hội, lý thuyết về vốn xã hội, mạng lưới xã hội. Từ đó, góp phần củng cố và làm đa dạng thêm cho hệ thống ứng dụng các lý thuyết xã hộivào nghiên cứu xã hội và giải quyết vấn đề. Đóng góp và bổ sung vào hệ thống các nghiên cứu mới về vấn đề xã hội, không làm mất đi tính mới, và sự biến đổi xã hội thông qua một vấn đề nghiên cứu được lặp đi, lặp lại.
  • 22. 14 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài phân tích và chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội (facebook) đến vốn xã hội của sinh viên hiện nay. Qua đó đưa ra những kết luận, khuyến nghị hướng tới mục tiêu cao nhất là quản lý việc sử dụng Facebook sao cho hiệu quả. Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu xã hội học. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài phân tích về sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên qua việc sử dụng Facebook. Qua đó đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của Facebook đến sự thay đổi về vốn xã hội của nhóm sinh viên và đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong việc sử dụng Facebook. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, là hệ thống hóa các hệ thống lý luận, về quá trình phát triển vốn xã hội của sinh viên trong sự tác động của khoa học và công nghệ (việc sử dụng Facebook với tư cách là bằng chứng cho sự phân tích này). - Thứ hai, là việc sử dụng Facebook có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của sinh viên. Đặc biệt là đến vốn xã hội của nhóm đối tượng này. - Thứ ba, là đánh giá hiện trạng sử dụng Facebook của sinh viên, những cơ hội và thách thức của một loại hình mạng xã hội mới đối với đời sống và việc xây dựng các mối quan hệ xã hội của sinh viên. - Thứ tư, là đánh giá tác động của mạng xã hội Facebook đến sự hình thành, tiến triển vốn xã hội của sinh viên. Đồng thời thấy được những tác động tích cực và tiêu cực của Facebook đến sinh viên. 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Facebook. 5.2. Khách thể nghiên cứu - Sinh viên hệ Đại học chính quy là những người sử dụng mạng xã hội Facebook. - Giảng viên là những người sử dụng mạng xã hội Facebook.
  • 23. 15 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Từ ngày 09/3/2013 đến ngày 10/5/2014. - Phạm vi không gian: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông. - Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu các tác động (dương tính, âm tính, ngoại biên) của việc sử dụng Facebook đến vốn xã hội (các mạng lưới quan hệ xã hội hữu hình, quan hệ xã hội vô hình, quan hệ xã hội ảo) của sinh viên. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 6.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hiện nay, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội Facebook như thế nào? - Việc sử dụng facebook ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến triển vốn xã hội của sinh viên? 6.2. Giả thuyết nghiên cứu - Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội của sinh viên: thúc đẩy quá trình tương tác xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin đa chiều, phong phú cho sinh viên; giúp cho việc trao đổi, nắm bắt thông tin được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời giúp mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên. - Tác động tiêu cực của Facebook: giảm khả năng giao tiếp thực, dễ bị ảnh hưởng bởi những dư luận trên mạng, giảm khả năng xử lý tình huống, khó chia sẻ các vấn đề của mình trong thực tế; ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình, khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế; nhiều thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen không tốt; gây Lãng phí thời gian. - Sinh viên nữ thường sử dụng các mối quan hệ trên Facebook để học tập, tìm kiếm nơi ở, mua sắm nhiều hơn sinh viên nam. - Sinh viên thuộc khối khoa học xã hội sử dụng các mối quan hệ xã hội trên Facebook để phục vụ việc học tập, tìm kiếm nhà ở, kết bạn mới tốt hơn sinh viên Khối kỹ thuật. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trên các sách báo, tạp chí, các đề tài, bài viết đã nghiên cứu có liên quan tới vấn đề tác động của internet và cách
  • 24. 16 thức, mục đích khi sử dụng Internet. Thông qua việc tìm hiểu tác động của Internet để đi vào nghiên cứu sâu hơn một nội dung khi sử dụng Internet, đó là sử dụng mạng xã hội. Các tài liệu sẽ cung cấp cho nghiên cứu những cách tiếp cận, các số liệu có liên quan… để giúp cho nghiên cứu có thêm cơ sở thông tin và hoàn thành. 7.2. Phương pháp quan sát Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát có sự tham gia tức là quan sát hành vi sử dụng mạng xã hội (Facebook) của sinh viên trong đời sống, quan sát và tham gia trực tiếp vào mạng xã hội Facebook để hiểu được những nội dung, cách thức chia sẻ thông tin, và tìm hiểu sâu hơn về những ứng dụng, các thông tin được đưa lên mạng xã hội (Facebook), đồng thời biết được cách mạng xã hội này tìm kiếm, giới thiệu bạn bè như thế nào. Hay nói cách khác, đề tài sử dụng cả phương pháp quan sát tham dự và không tham dự vào để nghiên cứu và phân tích vấn đề. 7.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp chủ yếu được dùng trong nghiên cứu này, đây là phương pháp định lượng. Nghiên cứu đưa ra bảng hỏi với các phương án cho người trả lời để phục vụ cho việc thu thập thông tin cho đề tài. Tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa bao gồm 36 câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời. Những thông tin thu được trong bảng hỏi sẽ được tiến hành xử lý qua phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội SPSS 16.0. Các kết quả đưa ra sẽ làm căn cứ chính để nghiên cứu phân tích. Trong nghiên cứu này, tôi phát ra 350 bảng hỏi (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 175 bảng hỏi; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 175 bảng hỏi) và thu về được 310 bảng hỏi hợp lệ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Đây là cách chọn mẫu phù hợp với dạng nghiên cứu trường hợp, thuận tiện cho người nghiên cứu về mặt thời gian, chi phí và công tác phát bảng hỏi cũng được diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu. Thu thập thông tin qua việc hỏi sinh viên đang đi học tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
  • 25. 17 310 phiếu hợp lệ có cơ cấu theo các biến số như sau: Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu STT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Trường học ĐH KHXH&NV 157 50,6 HV CNBCVT 153 49,4 2. Giới tính Nam 137 44,2 Nữ 173 55,8 3. Khóa học Năm 1 78 25,2 Năm 2 77 24,8 Năm 3 80 25,8 Năm 4 và 5 75 24,2 4. Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 301 97,1 Đã kết hôn 9 2,9 5. Nơi xuất thân Nông thôn 193 62,3 Đô thị 117 37,7 6. Học lực Trung bình 51 16,5 Khá 230 74,2 Giỏi 29 9,4 7. Thu nhập Dưới 1 triệu 30 9,7 Từ 1 triệu - < 2 triệu 150 48,4 Từ 2 triệu - < 3 triệu 101 32,6 Từ 3 triệu trở lên 29 9,4 8. Nơi ở hiện tại Ký túc xá 47 15,2 Nhà trọ 192 61,9 Ở nhà mình/ họ hàng 71 22,9 7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu để biết được cách thức sinh viên sử dụng mạng xã hội (Facebook) qua thông tin họ chia sẻ và hiểu được những mối quan hệ xã hội của họ trên Facebook. Phỏng vấn sâu sẽ cung cấp những ý kiến, đánh giá sâu hơn của người trả lời về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến họ, đến mạng lưới quan hệ xã hội họ đang có. Nghiên cứu phỏng vấn 10 trường hợp trong đó có 4 nữ và 6
  • 26. 18 nam: 4 sinh viên (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 4 sinh viên thuộc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông Việt (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) và 2 giảng viên (1 giảng viên nam thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và 1 giảng viên nam thuộc Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông). 8 sinh viên được phỏng vấn đều có sự khác biệt về quê quán, năm học, giới tính, trường học. Qua đó giúp cho việc tìm hiểu sự khác biệt giữa năm học, giới tính, quê quán, trường học trong hành vi sử dụng Facebook. Nội dung phỏng vấn sâu tìm hiểu mức độ sử dụng Facebook của sinh viên, các hoạt động của họ trên Facebook; quan điểm, đánh giá của họ từ khi sử dụng Facebook.
  • 27. 19 8. Khung lý thuyết Tác động âm tính Tác động dương tính Tác động ngoại biên Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội Đặc điểm nhân khẩu của sinh viên: - Độ tuổi - Giới tính - Tình trạng hôn nhân - Thu nhập - Năm học - Trường học - Học lực - Nơi ở Sử dụng mạng xã hội Facebook Vốn xã hội của sinh viên
  • 28. 20 Ghi chú: - Biến độc lập: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập, năm học, trường học, học lực, nơi ở. - Biến phụ thuộc: Vốn xã hội của sinh viên (trong đó có yếu tố mạng lưới quan hệ xã hội, niềm tin). - Biến can thiệp: điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. 9. Tính mới của đề tài Từ những phân tích và định hướng nghiên cứu ở trên, đề tài hướng đến nghiên cứu và phân tích vấn đề dưới góc độ tiếp cận của xã hội học khoa học và công nghệ, xã hội học lối sống để đánh giá những biến đổi và phát triển của vốn xã hội ở một nhóm xã hội nhất định là sinh viên. Đề tài đi vào phân tích thực trạng và đánh giá những tác động theo cả hai chiều dương tính và âm tích để thấy được những một cách nhìn tổng quan nhất về sự tiến triển của vốn xã hội của sinh viên hiện nay, từ đó chỉ ra một khía cạnh khác về lối sống của sinh viên, khác hẳn với những lý giải trước đó về sự thay đổi lối sống của nhóm này. Một điểm mới khác mà đề tài mang đến là: đã có rất nhiều những nghiên cứu liên quan đến các phương tiện truyền thông đặc biệt là internet, cũng có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội, vốn con người, mạng lưới xã hội song hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra những ảnh hưởng, những vấn đề tổng quan, chung cho một xã hội hay một nhóm xã hội nhất định mà thiếu đi sự tiếp cận vi mô, đi vào nghiên cứu và phân tích chi tiết một khía cạnh nhỏ trong cả một hệ thống tiếp cận. Song đề tài này đã đáp ứng được phần nào đó yêu cầu này: với một góc độ nghiên cứu nhỏ là vốn xã hội của sinh viên song được qui chuẩn và khống chế trong những tác động của yếu tố mạng xã hội Facebook, sẽ làm cho đề tài trở nên sâu sắc, chi tiết và rõ ràng hơn về vấn đề nghiên cứu. Đóng góp vào hệ thống nghiên cứu vấn đề những nghiên cứu chi tiết, vi mô lý giải rõ hơn vấn đề khi ở cấp độ vĩ mô thường mờ nhạt và mang tính chung chung, đồng thời thay thế dần và tiếp cận phương pháp nghiên cứu vấn đề ở cấp độ vi mô nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và khả thi hơn thông qua hệ thống lý thuyết và những kinh nghiệm của các nghiên cứu vĩ mô mang lại.
  • 29. 21 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm mạng xã hội Mạng xã hội, theo nghĩa rộng chỉ những tập hợp người cùng sống trong những cộng đồng khác nhau, có liên kết, tương tác với nhau để thực hiện những chức năng nhất định. Theo nghĩa hẹp, chỉ một loại hình dịch vụ trên Internet mới phát triển trong kỷ nguyên số, ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Khái niệm mạng xã hội được tác giả đề cập đến trong khóa luận này được hiểu theo nghĩa hẹp với ý nghĩa là một thành tựu của công nghệ thông tin tác động đến con người trong các mối quan hệ xã hội. Và ở đây, các thuật ngữ như mạng xã hội, social network hay social network site đều được hiểu theo cùng một ý nghĩa. Mạng xã hội (social network) là khái niệm phổ biến trong thời đại Internet và được người dùng nhắc đến như một trong những dịch vụ thông dụng nhất hiện nay trong thế giới ảo. Vậy mạng xã hội là gì? Theo từ điển mở Wikipedia, “Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian” . Theo đó, có thể hiểu mạng xã hội là một loại hình dịch vụ thực hiện chức năng kết nối cộng đồng. Các đối tượng tham gia mạng xã hội là những người có cùng sở thích và phạm vi tác động của dịch vụ này là rộng lớn, không giới hạn. Khoản 14, Điều 3, Chương I NĐ 97/2008/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet định nghĩa: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”. Một số định nghĩa khác nhận định: “Social Network site hay mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn
  • 30. 22 truyền tải thông tin trong đó” (nguồn: http://seo.iclick.vn/mang-xahoi/tu-van/mang- xa-hoi-la-gi/). Định nghĩa này nhấn mạnh vai trò của chủ thể tham gia mạng lưới xã hội như là nhân tố quyết định sự lan tỏa của mạng xã hội. Ở đó, cộng đồng tham gia tương tác với nhau, tạo thành các mắt xích của một mạng lưới rộng lớn. Đồng thời, định nghĩa này cũng đề cập đến hoạt động truyền tải thông tin trong cộng đồng cũng như chức năng tương tác thông tin của người dùng khi sử dụng mạng xã hội. Như vậy có thể thấy, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về mạng xã hội. Tuy nhiên trong đề tài này, mạng xã hội được cho là một dịch vụ phát triển trên nền Internet đưa lại nhiều ứng dụng phổ biến cho người dùng với những đặc trưng cơ bản như tính lan tỏa, tính tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên. Trong đó, các thành viên được kết nối với nhau trên một phạm vi rộng lớn, ở một môi trường không giới hạn. Trong môi trường đó diễn ra các tương tác đa dạng của các thành viên, đặc biệt trong hoạt động truyền tải thông tin. * Một số đặc điểm, tính năng của mạng xã hội Như đã đề cập ở trên, tuy mới ra đời cách đây gần 20 năm nhưng đến nay mạng xã hội đã trở nên phổ biến với mức độ bao phủ gần như toàn cầu. Vậy do đâu mà loại hình truyền thông này có sức hút mạnh mẽ đến vậy? Ở đó có những đặc điểm, tính năng nào mà có thể làm say mê hàng tỷ người trên thế giới như thế? Tuy mạng xã hội có rất nhiều tính năng nhưng có ba tính năng nổi bật là: Trước tiên, cần phải đề cập đến khả năng kết nối mạnh mẽ của mạng xã hội. Có thể nói mạng xã hội là môi trường mở dành cho tất cả mọi người. Không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, giới tính, khu vực, bất kế bạn là ai bạn cũng có thể gia nhập cộng đồng mạng xã hội chỉ với một vài thao tác đơn giản. Ở đó mọi người có thể chia sẻ hình ảnh, cảm xúc, những vấn đề hay trong cuộc sống. Mạng xã hội kết nối những con người xa lạ ở khắp nơi trên thế giới với điều kiện đơn giản: Bạn chỉ cần có tài khoản trên một trang mạng xã hội nào đó. Bạn cũng không cần gặp mặt hay biết quá nhiều về những người bạn xa lạ miễn là bạn có cùng sở thích hay một điểm tương đồng nào đó. Chưa bao giờ con người có thể kết bạn dễ dàng như bây giờ. Chưa bao giờ cộng đồng lại trở nên gói gọn và xích lại gần nhau như trên trang mạng xã hội hiện có. Có thể nói hiện nay mạng xã hội là cầu nối liên kết con người một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất.
  • 31. 23 Thứ hai: Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khống lồ Với sự phổ biến và những tính năng chia sẻ mạnh mẽ, mạng xã hội là công cụ đắc lực để truyền tải và lưu trữ thông tin. Với hàng tỷ thành viên, lượng thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội mỗi ngày là cực kỳ lớn. Ở một số quốc gia, lượng người theo dõi thông tin trên các trang báo điện tử đã giảm đáng kể bởi họ đã chuyển hướng sang thu nhận thông tin trên mạng xã hội với lượng thông tin được cập nhật liên tục, rất đa dạng. Nhờ khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổ lồ như vậy của mạng xã hội, người dùng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, bao quát được toàn cảnh bằng cách ghé thăm một vài trang Facebook hay các link chia sẻ. Thứ ba: Tính tương tác mạnh mẽ Tính tương tác mạnh mẽ là một trong những tính năng nổi bật thu hút lượng lớn người tham gia của các mạng xã hội và tạo nên sự khác biệt của mạng xã hội với những loại hình truyền thông khác. Mạng xã hội khác biệt với cộng đồng web (diễn đàn, web chia sẻ nội dung) ở tính kết nối các thành viên. Các diễn đàn, các web là nơi cung cấp thông tin đơn thuần, tuy có thu hút các thành viên tham gia nhưng sự tham gia, tương tác còn hạn chế. Ở đó, các thành viên chỉ dừng lại ở mức bình luận, đăng ý kiến và khó có thể tùy biến. Tuy nhiên với mạng xã hội, sự tương tác của các thành viên được tạo dựng một cách tối đa. Sự giao tiếp giữa các thành viên của mạng xã hội diễn ra nhiều chiều. Tại đó, các thành viên tạo profile (trang tự thuật thông tin cá nhân) và có thể thường xuyên thay đổi. Những người bạn cũ có thể gặp nhau (trên mạng) để trò chuyện và theo dõi tình trạng của nhau thậm chí cập nhật trạng thái để hiểu được tâm lý đối phương. Người dùng có thể ghé thăm các trang khác gửi lời mời kết bạn và có thể trở thành bạn của bất cứ nhân vật nổi tiếng nào có tài khoản Facebook hoặc dễ dàng tham gia vào một diễn đàn hay một hội nhóm nào đó và cùng bình luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề quan tâm. Ngoài ra người dùng cũng có thể tương tác với chính mình khi xem lại bản thân qua hệ thống thông tin trên trang cá nhân (chẳng hạn như ứng dụng Timeline của Facebook). Gia nhập cộng đồng mạng xã hội là cơ hội để mỗi thành viên tự thể hiện mình, kết bạn, giao lưu với khối lượng bạn bè khổng lồ. Trong Profile cá nhân người dùng có thể tùy chỉnh các thông tin, tự “đánh bóng” bản thân để thu hút bạn
  • 32. 24 bè, thúc đẩy tương tác. Các thông tin đó mang tính tùy biến cao, có thể thay đổi hoàn toàn do ý muốn chủ quan của chủ tài khoản. Nhờ những tương tác mạnh mẽ như vậy nên các mạng xã hội có khả năng mở rộng thành viên cao hơn bất kỳ loại hình mạng nào khác. Việc các thành viên tham gia, kêu gọi bạn bè tham gia như hiệu ứng Domino, dễ dàng tạo thành hiệu ứng rộng lớn. Một khi tham gia mạng xã hội, xây dựng các mối quan hệ (không hoàn toàn là ảo) các thành viên rất khó thay đổi hoặc từ bỏ bởi họ đã tự tạo dựng nên một cộng đồng riêng tuy trên mạng nhưng có đầy đủ các mối quan hệ và ít nhiều ảnh hưởng đến đời thực. Đây cũng chính là lý do các trang mạng xã hội thu hút và giữ chân thành viên. * Các loại mạng xã hội phổ biến và một số mạng xã hội tiêu biểu Theo nhiều nhận định, dựa vào tiêu chí đối tượng là trung tâm, hiện nay các mạng xã hội được chia thành 3 nhóm chính là nhóm lấy cá nhân làm trung tâm (Ego centric); lấy mối quan hệ làm trung tâm (relationship centric); và nhóm lấy nội dung làm trung tâm (content centric). Lấy cá nhân làm trung tâm (Ego centric) Các mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm thường tập trung vào các ứng dụng hỗ trợ cá nhân thể hiện bản thân một cách tối đa, trong đó người sử dụng có quyền can thiệp vào cấu trúc và giao diện của trang cá nhân. Có thể kể đến một số đại diện như: MySpace, VietSpase, Mash của Yahoo, Yahoo!360. MySpace là đại diện tiêu biểu cho các mạng xã hội thuộc nhóm Ego centric. Ra mắt vào tháng 8 năm 2003 MySpace đã từng là mạng xã hội giữ ngôi vị số 1 trong danh sách các mạng xã hội lớn trên thế giới. Các tính năng của MySpace cho phép người dùng tùy biến giao diện trang cá nhân. Trang mạng này cũng cung cấp nhiều tính năng phong phú như Myspace TV, Myspace Music... giúp cá nhân trải nghiệm các loại hình giải trí đa dạng; khả năng tạo playlist cho các bài hát của người dùng; đặc biệt khả năng tích hợp tốt với các mạng xã hội khác như Twitter, Facebook giúp các thành viên mở rộng tối đa quyền tương tác của mình. Lấy mối quan hệ làm trung tâm (relationship centric) Đặc điểm chung của các mạng xã hội loại này là xây dựng những ứng dụng thu hút thành viên tương tác với nhau, tạo dựng quan hệ, liên kết với nhau. Nó giúp
  • 33. 25 cho các cá nhân biết người có quan hệ với mình đang làm gì và ngược lại ở đó việc thể hiện bản thân nhằm mục đích tạo lập nhiều mối quan hệ. Đặc điểm của loại mạng này là các mối quan hệ càng chặt càng tốt, các tính năng của mạng cũng phải hỗ trợ cho nhu cầu quan hệ này. Đại diện tiêu biểu cho loại mạng xã hội này là hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay: Facebook và Twitter. Twitter là mạng xã hội mini cho phép người dùng chia sẻ thông tin bằng nhiều hình thức thông qua web hay qua SMS trên các thiết bị di động cầm tay. Twitter rất đơn giản và dễ sử dụng, được sử dụng phổ biến ở.... Mới đây, Twitter đã thay đổi hoàn toàn giao diện và bổ sung một số tính năng như hỗ trợ chia sẻ video, ảnh trực tiếp trong tin nhắn của người dùng. Với các tính năng như: Dễ dàng cập nhật và chia sẻ thông tin; khả năng kết nối rất mạnh; thành viên được quyền tự do follow người mình thích trừ khi bị chặn; tin nhắn sẽ được gửi tới tất cả mọi người; không cần login để đọc cập nhật mới; có thể dùng phần mềm đọc RSS thay thế mà khả năng tương tác, tạo dựng quan hệ trên Twitter vô cùng mạnh mẽ. Lấy nội dung làm trung tâm (content centric) Điểm nhấn của nhóm mạng xã hội này là lấy sản phẩm nội dung tạo ra cho cộng đồng mạng làm trung tâm. Sản phẩm được thể hiện theo một dạng đa phương tiện nào đó như bài viết, ảnh, audio/video… Ở Việt Nam dạng này có các mạng như Tamtay, Chacha, Mp3, Zing, LiveSpace, phần MyPage của Yahoo!360... Ngoài ra còn nhiều loại khác là sự tổng hợp của các đặc trưng trên cũng như các mạng chuyên biệt cho từng nội dung, đối tượng, công nghệ. Những nhóm này có sự tổng hợp nội dung, không tách bạch rõ ràng các đặc trưng cụ thể và tùy mục đích, thời điểm lại được xếp vào các nhóm khác nhau. Chẳng hạn các mạng xã hội được xây dựng để phục vụ các cá nhân tạo dựng hình ảnh (cá nhân làm trung tâm), xây dựng nhiều mối quan hệ đa dạng nhưng khi họ tham gia vào các hội nhóm với phần nội dung thông tin được chú trọng thì lại thiên về nội dung làm trung tâm. Do đó, sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối nhằm nâng cao nhận thức về mạng xã hội. Điều quan trọng cần lưu tâm chính là những lợi ích cũng như hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội đến người dùng không chỉ trong thế giới ảo mà còn trong đời thực.
  • 34. 26 Như đã đề cập ở trên, trong nhóm mạng xã hội lấy mối quan hệ làm trung tâm Facebook là một đại diện tiêu biểu. Hiện nay, Facebook đang là mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người dùng Internet trên toàn cầu. Do đó, việc tìm hiểu đặc trưng cũng như các yếu tố làm nên sức hút của mạng xã hội này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn mà tiết 1. 2 dưới đây sẽ làm rõ. 1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook Facebook là khái niệm quen thuộc với tất cả mọi người dùng Internet trên khắp thế giới. Đây là mạng xã hội ra đời ngày 4/2/2004 do Mark Zuckerberg sáng lập với chức năng chính là kết nối bạn bè và chia sẻ thông tin. Facebook có những đặc điểm nổi bật như: - Khả năng kết nối phong phú. - Nhiều tính năng hấp dẫn: Kết bạn, tìm bạn, tạo Groups, Fanpage. - Khả năng chia sẻ hình ảnh/ video dễ dàng. - Nhiều ứng dụng, games đa dạng. * Lịch sử ra đời, phát triển Facebook Facebook mở đầu là phiên bản Hot or Not của đại học Harvard với tên gọi Facemash. Ngày 28/10/2003 Mark Zuckerberg ra mắt website Facesmash.com. Ít ngày sau website đã phải đóng cửa do sự phản đối của các sinh viên trong trường bởi Mark đã đánh cắp dữ liệu trong database của trường Harvard. Ngày 13/9/2003 ý tưởng “the face book” tính năng mới nhất của houseSYSTEM- một hệ thống giúp định vị nhanh chóng thông tin của các sinh viên lần đầu tiên được Greespan phát đi rộng rãi tới các sinh viên thông qua email. HouseSYSTEM là một dịch vụ trên web thu hút trên 7000 sinh viên Harvard trong đó có Mark Zuckerberg. Sau đó 2 tháng, theo lời mời của hai anh em sáng lập Greespan, Mark bắt đầu làm việc tại HarvardConnection.com. Tuy nhiên sự hợp tác này không mang lại kết quả như mong muốn bởi trong thời gian hợp tác Mark Zuckerberg đã âm thầm tạo dựng một trang mạng mới của riêng mình dẫn đến vụ kiện cáo đánh cắp ý tưởng sau này với những người thành lập HarvardConnection.com. Ngày 11/1/2004 Mark đăng ký tên miền thefacebook.com và đến 4/2/2004 một website tương tự Friendster ra đời tại phòng trọ của Zuckerberg. Sau đó
  • 35. 27 Eduardo Saverin (kinh doanh), Dustin Moscovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (đồ họa) và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng Zuckerberg để quảng bá website. Trong vòng 24 giờ đã có 1200 sinh viên đăng ký và trong vòng 1 tháng đầu tiên đã có 1 nửa sinh viên Harvard tham gia dịch vụ này. Vào tháng 3/2004 Facebook mở rộng sang Standford, Columbia và Yale. Ngay sau đó mở rộng ra tất cả các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ. Đến tháng 6/2004 website thu hút khoảng 30 trường với hơn 15 000 sinh viên đăng ký. Cũng trong tháng đó, Facebook nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Peter Thiel (500 000USD) đổi lại 10,2% cổ phần Facebook. Mặc dù vào tháng 9/2004 những người sáng lập HarvardConnection đệ đơn kiện Facebook vì tội ăn cắp ý tưởng nhưng Facebook vẫn chứng tỏ sức hút của mình khi đến thời điểm 30/12/2004 đã có 1 triệu thành viên tạo profile trên Facebook. Facebook tiếp tục phát triển mạnh mẽ bằng việc mở rộng thêm ở các trường đại học thuộc Úc, New Zealand và nhận thêm nhiều khoản đầu tư. Facebook cũng mở rộng hệ thống với sự tham gia của các nhân viên làm việc tại Apple, Microsoft… Cuối năm 2005 hệ thống Facebook bao gồm hơn 2000 trường cao đẳng và 25 000 trường cấp 3 ở Mỹ, Anh, Mexico, Canada, Úc,… Ngày 26/9/2006 Facebook chào đón tất cả thành viên trên 13 tuổi và sở hữu 1 email hợp lệ. Đây là cú hích quyết định sự gia tăng thành viên mạnh mẽ của Facebook. Cuối năm 2007 Facebook đã có khoảng 100.000 trang kinh doanh đồng thời tiếp tục nhận thêm hàng trăm triệu USD từ các chủ thể đầu tư, trong đó có Microsoft. Tháng 6/2008 ConnectU, mạng xã hội thành lập năm 2004, đã cáo buộc Mark Zuckerberg ăn cắp ý tưởng và sử dụng mã nguồn, công nghệ của mình để xây dựng Facebook. Vấn đề đã được đưa ra toà nhưng vụ kiện đã không được giải quyết và Facebook vẫn tiếp tục phát triển với những cải tiến, nâng cấp không ngừng. Tháng 5/2009 Facebook lần đầu tiên vượt qua Myspace về lưu lượng truy cập tại Mỹ. Sau đó một thời gian ngắn Facebook mua lại FriendFeed. Tháng 9/2009 là thời điểm Facebook bắt đầu thu được những khoản lời đầu tiên cùng với việc tiếp tục thực hiện nhiều thương vụ mua bán và không ngừng phát triển. Tháng 6/2010 giá trị của Facebook được định giá khoảng 11,5 tỷ USD.
  • 36. 28 Nhờ nhận thêm đầu tư, tháng 1/2011 giá trị của Facebook được nâng lên 50 tỷ USD. Facebook cũng không ngừng mở rộng hợp tác để phát triển các ứng dụng. Tháng 4/2012 mua lại Instalgram với giá 1 tỷ USD. Tháng 5/2012 phát hành hơn 420 triệu cổ phiếu (IPO) đem về cho Facebook hơn 16 triệu USD và nâng giá trị của Facebook lên 104 tỷ USD. Tháng 10/2012 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình đi lên của Facebook khi mạng xã hội này đạt ngưỡng 1 tỷ người dùng (nguồn: Theo Pandora, 10 năm hình thành và phát triển của Facebook, http://techdaily.vn/khoi-nghiep/lich-su-10-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua- facebook/) chứng tỏ năng lực, sức hút mạnh mẽ của mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Trên đà phát triển, năm 2013 Facebook tiếp tục phát triển ứng dụng, thu hút người dùng thông qua phát triển thêm ứng dụng Graph search tính năng tìm kiếm nội dung với mức độ cá nhân hóa cao. Hiện nay, Facebook đang là mạng xã hội phổ biến nhất thế giới với hơn 1 tỷ người dùng trên thế giới. Biểu 1: Thống kê lƣợng ngƣời dùng Facebook (đơn vị: triệu ngƣời). (Nguồn: [22; tr. 31]) *Một số đặc điểm, tính năng nổi bật của Facebook (1) Đơn giản, dễ sử dụng Đối với người dùng Internet, việc đăng ký và tham gia Facebook không phải là một trở ngại lớn bởi sự tiện dụng và đơn giản của nó. Chỉ cần có một tài khoản mail đang sử dụng và một vài thao tác bạn sẽ nhanh chóng tạo lập được một tài khoản Facebook. Mọi hướng dẫn trên trang Facebook của bạn đã được Việt hóa nên không khó để bạn trải nghiệm những tính năng được khởi tạo. Sau khi đã có tài khoản cá
  • 37. 29 nhân người dùng có thể tùy ý sử dụng các tính năng như kết bạn, đăng ảnh, chia sẻ tin tức nổi bật... và tự hoàn thiện thêm cho homepage (trang cá nhân) của mình. (2) Khả năng kết nối phong phú. Được minh chứng bằng tần suất xuất hiện mọi nơi của Facebook. Các trang báo mạng hầu hết đều có mục chia sẻ trên Facebook giúp người dùng chia sẻ ngay thông tin vừa đọc cho bạn bè. Không chỉ xuất hiện trong thế giới ảo mà trong các cuộc nói chuyện bạn bè các đề tài được nói đến có thể là sự tiếp nối những bình luận trên Facebook. Bây giờ Facebook đã trở thành một trong những công cụ liên lạc chính của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Ở đó có đầy đủ thông tin của đối tác mà việc tìm hiểu thuận tiện, đơn giản hơn việc trao đổi số điện thoại rất nhiều. Người dùng có thể gửi lời mời kết bạn tới bất kỳ tài khoản Facebook nào và dễ dàng có thêm một người bạn chỉ với một cú nhấp chuột đồng ý. Với Facebook, khoảng cách tuổi tác, nghề nghiệp hay mức độ quen biết không còn là vấn đề quá lớn. Bố mẹ có thể “kết bạn” với con cái, thầy cô có thể “kết bạn” với học sinh, nhân viên “kết bạn” với sếp...Ngoài ra người dùng còn có thể tham gia các hội, nhóm (Group) cùng sở thích hay có một điểm tương đồng nào đó. Hiện nay có rất nhiều hội, nhóm trên Facebook cho bạn lựa chọn như: câu lạc bộ tiếng anh, quà tặng cuộc sống, các hội đồng hương, nhóm lớp cũ.....hỗ trợ các thành viên tìm được tiếng nói chung tại các cộng đồng của họ. Với Facebook việc kết bạn, trao đổi thông tin trở nên giản tiện và thuận lợi hơn rất nhiều. (3)Nhiều tính năng hấp dẫn như: Kết bạn, tìm bạn, tạo Groups, Fanpage, trả lời bình luận. Để thu hút người dùng, Facebook tung ra nhiều tính năng phổ cập nhằm giúp người dùng có thêm nhiều trải nghiệm khác nhau. Các tính năng như kết bạn, tìm bạn, tạo Groups, fanpage, trả lời bình luận là những điểm hấp dẫn người dùng. Kết bạn là tính năng đầu tiên của Facebook và là một trong những tính năng tiên quyết góp phần quảng bá, phổ biến mạng xã hội này. Một người gia nhập Facebook ngay lập tức có xu hướng tìm bạn bè cũ để nối lại liên lạc, mời bạn bè cùng tham gia các Group của mình. Nhờ tính năng tìm bạn mà nhiều người dùng đã nối lại liên lạc với bạn bè thất lạc nhiều năm một cách đơn giản và nhanh chóng cũng như dễ dàng kết thêm nhiều bạn mới. Chính vì vậy, khi có thêm một người dùng Facebook thì sẽ kéo
  • 38. 30 theo sự tăng lên đáng kể về lượng thành viên. Thêm vào đó, tính năng tạo Groups hay Fanpage giúp người dùng tập hợp những người cùng chung sở thích hay chia sẻ thông tin, tình cảm với nhau hoặc với một đối tượng khác (thần tượng âm nhạc, một người đáng kính...). Trên diễn đàn này họ có thể cập nhật thông tin khá đầy đủ, thường xuyên mà không mất quá nhiều công sức. Họ có thể bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định thoải mái hơn so với gặp mặt trực tiếp. Tính năng “trả lời” các bình luận (comment) trên một chủ đề nào đó là tính năng mới nhất vừa được người đứng đầu Facebook công bố đầu tháng 5 năm 2013. Thay vì như trước đây để trả lời những nội dung bình luận, người dùng phải đăng một đoạn bình luận mới ngay bên dưới bình luận mới nhất, điều này sẽ gây khó khăn trong việc cùng thảo luận về một chủ đề nào đó trên Facebook nếu chủ đề đó có quá nhiều người tham gia bình luận. Giờ đây, với tính năng trả lời bình luận, người dùng có thể trả lời một bình luận khác ngay bên dưới đoạn nội dung bình luận mà người dùng muốn trả lời. Điều này sẽ giúp các cuộc thảo luận dễ theo dõi hơn và biết rõ được ai đang bàn luận về vấn đề gì. Điều này sẽ giúp dễ dàng hơn trong việc tương tác và giao tiếp với từng cá nhân và tạo nên những cuộc hội thoại có liên quan, kết nối với nhau. Có thể thấy mạng xã hội này giúp người dùng thiết lập các mối quan hệ, thể hiện bản thân và dễ dàng chia sẻ cảm xúc, ý kiến cá nhân từ đó xác lập nên một mạng lưới trao đổi thông tin đa dạng. (4) Khả năng chia sẻ hình ảnh, video dễ dàng Không chỉ chia sẻ thông tin, cảm xúc, Facebook còn hỗ trợ chia sẻ hình ảnh, video một cách dễ dàng. Mỗi ngày hàng nghìn bức ảnh được chia sẻ trên Facebook khiến người dùng có cái nhìn sinh động nhất về cuộc sống của bạn bè và xã hội. Người dùng có thể upload hình ảnh theo từng album (chủ đề) hoặc upload thông thường. Thậm chí, Facebook còn cho phép chụp ảnh từ webcam của mình. Ngoài ra Facebook còn hỗ trợ upload những hình ảnh từ di động lên album trên Facebook để chia sẻ hay tải các hình ảnh đẹp về máy. Nhằm thiết lập sự riêng tư, người dùng có thể tùy chọn để cho phép album được xem bởi những ai (bởi tất cả mọi người, bởi những ai là bạn bè, hay bạn bè của bạn bè…). (5) Nhiều ứng dụng, games đa dạng Với những người thường xuyên dùng Internet, các Games trên Facebook là sự lựa chọn khá tốt. Ở đó có hàng trăm trò chơi miễn phí để lựa chọn với những