SlideShare a Scribd company logo
Tömgiöëng
Thûác ùn töm
Hïå thöëng an toaân sinh hoåc
Quaãnlyáaonuöi
CPF-Turbo Program
Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp,
nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi
töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam.
Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá...
Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái
“CPF-Turbo Program”
CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM
ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai
ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn
Fulfill the Success
For Sustainable Business
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
dungNöåi Söë 169 thaáng 1/2014NÙM THÛÁ 15
APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủysản khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương
16
Các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm phát triển NTTS,
xem đó là xu hướng chủ đạo để giảm áp lực khai thác nguồn lợi tự nhiên.
Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức lớn, trong đó có các vấn đề về phòng vệ thương mại.
Nha Trang Seafoods tự tin hơn từ các vụ kiện
phòng vệ thương mại
Các đại sứ và thương vụ có vai trò quan trọng trong mở thị trường, xúc tiến
thương mại và làm cầu nối cho DN.
Đại sứ và tham tán thương mại với nhiệm vụ tìm kiếm
và mở rộng thị trường
12
Tuy thành công lớn với giá trị xuất khẩu năm 2013 vượt 3 tỷ USD, nhưng
ngành tôm vẫn phải giải quyết nhiếu vấn đề mới duy trì được sự tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm 2014: Cơ hội và thách thức
08
28
26 Tổchứclại ngànhbộtcá
Chỉ có sắp xếp lại một cách hiệu quả hoạt động sản xuất bột cá trong nước mới
có thể ổn định được giá thành thức ăn nuôi thủy sản.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014
90
Khó tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh,
mà cần đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động.
Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi và biện pháp khống
chế - Từ khoa học hàn lâm đến thực tiễn sản xuất
52
Chỉ có giá trị XK tôm tăng trưởng rất cao, còn hầu hết các mặt hàng
truyền thống khác đều trì trệ, có mặt hàng còn giảm mạnh.
Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực 2013:
Những diễn biến khác thường
Ngoài vai trò nhà sản xuất cá ngừ số một, gần đây Inđônêxia còn
nổi lên thành nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.
Inđônêxia: Nhà sản xuất, xuất khẩu tôm
và cá ngừ hàng đầu thế giới57
Công nghệ cao áp giúp giảm chi phí nhân công, tăng năng suất chế biến,
giữ hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng, kéo dài tuổi thọ sản phẩm,...
Công nghệ cao áp nâng cao năng suất chế biến
và chất lượng thủy sản
Giữa biển khơi, những bạn tàu dịch vụ hậu cần và ngư dân luôn đồng
hành, sẻ chia cho nhau từng phần nước ngọt, hay niềm vui khi trúng cá.
Bạn đồng hành giữa biển46
3
74
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP
Lên tiếng và Hành động
Nhưng việc nuôi trồng – sản xuất – kinh doanh vẫn
phải duy trì, cũng như báo và chí cứ đến kỳ là phải
xuất bản. Trở ngại luôn chồng chất, nhưng “ví phỏng
đường đời bằng phẳng hết – anh hùng hào kiệt có hơn ai”.
Một lựa chọn cho cả DN và báo giới là “bưng mắt bắt
chim”, vin vào cái quy luật muôn sự trên đời đều dao
động hình sin, có hưng thịnh thì phải có suy vong, hết
mưa rồi sẽ nắng… để cầm chừng trong cả lời nói và
việc làm, chờ cho giai đoạn khó khăn qua đi!
Một lựa chọn khác là đồng thuận lên tiếng và bắt
tay hành động quyết liệt để cùng nhau rút ngắn quá
trình tháo gỡ khó khăn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân,
trước hết cần phải không tránh né đề cập đến những
yếu kém nội tại của chính các DN thủy sản, nhất là
phương thức làm ăn chạy theo mối lợi trước mắt,
cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp đó là đoàn kết đấu
tranh vì lợi ích chính đáng của cả cộng đồng DN và
nông ngư dân.
Thật dễ để buông xuôi, khi có những vấn đề, những
bức xúc tồn tại dai dẳng cả năm ròng, thậm chí nhiều
năm vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Nhưng sự
thật thì không thể lảng tránh. Nhà văn Trung Quốc Lỗ
Tấn từng viết: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường,
người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Phải chăng nên
coi việc mạnh dạn “lên tiếng” như đặt những viên đá
đầu tiên cho hành động thiết thực xây chặng đường
mới của chính mình, góp phần vươn dài những đại lộ
thênh thang của tương lai đất nước!
Năm Quý Tỵ sắp khép lại, với hiện trạng phổ biến
thường được ví von hình ảnh như con rắn thu mình
im ắng trong búi cỏ chờ thời vận. Xuân Giáp Ngọ đã
cận kề giục giã như thiên lý mã mong được giũ khóa,
cởi then để sải vó tung hoành.
Mong lắm thay…! n
Ban Biên tập
Thương mại Thủy sản
T
rên đường công tác cuối năm, mấy anh em
báo chí chúng tôi ghé thăm ông bạn cũ ở Tiền
Giang. Tay bắt mặt mừng, ông bạn nhất quyết
kéo cả đội về nhà riêng để “kiếm con rùa con rắn lai rai
hàn huyên”. “Nhà” là cả trang trại ngót sáu chục hecta
ao cá tra giống. “Bệnh nghề nghiệp” khiến chúng tôi
vừa trầm trồ vừa nhất loạt lôi máy ảnh ra. Chợt thấy
nụ cười ông bạn kém tươi: “Mấy ông chụp chơi thôi
nghe, chớ đưa hình lên báo, mà tốt nhất là đừng viết lách
gì cả”.
Trong đời làm báo, dường như ai cũng từng nghe
qua câu ấy; mấy năm gần đây phải nghe nhiều hơn,
còn trong năm 2013 vừa kết thúc thì gần như đó là lời
dặn thường trực dành cho báo giới mỗi lần tiếp cận
DN nói chung và DN thủy sản nói riêng. Cũng không
có gì khó hiểu, khi mà bức tranh kinh tế trong nước
cũng như toàn cầu đã và đang có nhiều gam màu
xám. Riêng cá tra, từng được gọi là con cá kỳ diệu,
đã làm nên kỳ tích trong chuỗi những thành tựu của
XK thủy sản Việt Nam, những năm gần đây lại liên
tục rớt giá thê thảm. Trong công văn kiến nghị gửi
những người đứng đầu Chính phủ về các giải pháp
tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cá tra, VASEP đã nhận
định: “DN và người nuôi cá tra đã và đang phải trải
qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều DN đứng trước
nguy cơ phá sản, nhiều người nuôi phải treo ao hay
chuyển nghề”.
Thói quen “tốt phô ra, xấu đậy lại” và tâm lý “nằm im
chờ thời” âu cũng là lẽ thường mỗi khi tình hình diễn
biến theo chiều hướng không thuận lợi. Đó là chưa
kể, trong nhiều trường hợp cụ thể đã có những người,
những DN phải trả giá vì “lên tiếng”, vì không muốn
chịu cảnh “bảo sao nghe vậy”. Tại cuộc họp của một
số “đại gia” trong ngành chế biến và XK thủy sản mới
đây, lãnh đạo một DN lớn đã tuyên bố sẽ “không phát
biểu”. Lý do vì lần trước chỉ “trót kêu ca ít nhiều” trong
một cuộc họp tương tự về những bất hợp lý tồn tại kéo
dài trong cách hành xử của cơ quan công quyền, thì lập
tức “những cái vách có tai” đã truyền đi những thông
điệp khiến sau đó DN này bị “xử lý đến nơi đến chốn”.
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20144
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 5
Hoạt động chính năm 2013
Theo báo cáo của Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, tổng
số hội viên của VASEP năm 2013 là 280, tăng 7 DN hội viên
so với năm 2012, bao gồm 3 hội viên chính thức và 4 hội
viên liên kết.
Về công tác hội viên, VASEP đã tổ chức nhiều hoạt động
đa dạng và chuyên sâu, phục vụ, hỗ trợ khắc phục kịp thời
những vướng mắc của hội viên. Đã tổ chức nhiều cuộc
họp chuyên đề theo ngành hàng (ngành hàng tôm, cá tra,
CLB hàng nội địa, CLB cá ngừ, CLB ghẹ…); tiếp tục tuyên
truyền, phổ biến sâu rộng đến hội viên và kịp thời lấy ý
kiến phản hồi từ phía hội viên đối với các chính sách mới
của Nhà nước một cách nhanh nhất.
Ngày 03/01/2014 tại TP Hồ Chí
Minh, Ban Chấp hành Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội
nghị Lần thứ 12, Nhiệm kỳ IV,
đánh giá hoạt động năm 2013
và bàn kế hoạch công tác Hiệp
hội năm 2014.
Hội nghị Ban Chấp hành VASEP
Lần thứ 12 Nhiệm kỳ IV
Hội nghị BCH lần thứ 12 nhiệm kỳ IV
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20146
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đề mới) cho tổng cộng 1.046 lượt
cán bộ các DN tham gia.
Để gìn giữ uy tín cốt lõi của
VASEP, bảo đảm nguyên tắc phi
lợi nhuận cho hoạt động Hiệp
hội, Ban Chấp hành đã dành thời
gian thảo luận đề xuất của Phó
Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, về
việc Hiệp hội dành ưu tiên cao
cho các hoạt động phục vụ hội
viên (không thu phí, không kinh
doanh) của Văn phòng Hiệp
hội, tách bạch rõ với các hoạt
động dịch vụ có thu, do các tổ
chức mang tính kinh doanh, do
Hiệp hội thành lập (như Công
ty VASEP và Trung tâm VASEP.
Pro) thực hiện. Ban Chấp hành
giao Tổng Thư ký xây dựng đề
án tách các tổ chức kinh doanh
dịch vụ ra khỏi Văn phòng Hiệp
hội, chấm dứt tình trạng các Phó
Tổng Thư ký kiêm nhiệm chức
vụ lãnh đạo các tổ chức kinh
doanh, dịch vụ.
Ban Chấp hành cũng đã thảo
luận và giao cho Chủ tịch tiếp tục
làm rõ một số thông tin có liên
quan đến quan hệ về tổ chức của
VASEP với một hiệp hội khác.
Trọng tâm hoạt động
năm 2014
Tại kỳ họp này, Ban Chấp
hành đã nhất trí tổ chức Đại hội
Toàn thể Bất thường thay cho
Hội nghị Thường niên vào tháng
6/2014, nhằm thông qua các nội
dung sửa đổi Điều lệ Hiệp hội
theo hướng siết chặt đội ngũ và
tinh thần kỷ luật hội viên; kiện
toàn tổ chức và nhân sự lãnh
đạo; xây dựng lại Quy chế hoạt
động của Ban Chấp hành và Văn
phòng Hiệp hội; chú trọng xây
tế, các hiệp hội DN nước ngoài;
duy trì chặt chẽ mối quan hệ
với các đối tác; cử cán bộ tham
gia nhiều hoạt động và hội nghị
quốc tế, như tham gia đoàn khảo
sát của Bộ NN&PTNT tại Hàn
Quốc (4/2013), dự Diễn đàn Quốc
tế Thực Phẩm & Môi trường
Nhật Bản (9/2013), Đại hội Cá
ngừ lần thứ XV tại Philippin
(8/2013), Hội nghị “Asian Trade
Standars Compliance” tại Nhật
Bản (8/2103),…
Về các mặt hoạt động dịch
vụ cho hội viên, VASEP cũng đã
đề xuất với Cục XTTM Bộ Công
Thương 7 chương trình XTTM
với tổng kinh phí 11,19 tỷ VNĐ,
gồm 6 hội chợ và 1 chương trình
tuyên truyền quảng bá. Kết quả
được phê duyệt 3 chương trình
Hội chợ Thủy sản (Boston, Châu
Âu ESE, Trung Quốc) với tổng
kinh phí 5,7 tỷ đồng.
Về thông tin, các tạp chí
Thương mại Thủy sản, Vietfish
International, các bản tin tuần đã
được phát hành kịp thời tới mọi
DN hội viên, các cơ quan Nhà
nước, cơ quan đại diện thương
mại Việt Nam ở nước ngoài và
đông đảo bạn đọc trong và ngoài
nước. Bản tin ngày bằng tiếng
Việt và tiếng Anh được gửi bằng
email đến các DN hội viên. Số
liệu thống kê thương mại thủy
sản được khai thác, cập nhật
thường xuyên, liên tục, phục vụ
cho công tác chỉ đạo, điều hành
và phục vụ thông tin nhanh, tin
cậy và chính xác.
Bộ phận đào tạo của Hiệp
hội cũng đã tổ chức tổng cộng
35 lượt khóa đào tạo và hội thảo
với 27 chủ đề (trong đó có 13 chủ
VASEP tiếp tục thực hiện vai
trò đại diện bảo vệ lợi ích chính
đáng cho hội viên thông qua việc
tích cực, chủ động phản ánh,
kiến nghị sửa đổi những bất cập
trong nội dung Thông tư thay thế
Thông tư 55 của Bộ NN-PTNT;
tích cực tham gia hoạt động vận
động hành lang trong các vụ kiện
cá tra, tôm tại Hoa Kỳ; phối hợp
chặt chẽ với các bộ, ngành trong
vụ kiện chống trợ cấp tôm; làm
cầu nối cho các DN tiếp nhận các
nguồn tài trợ, chuyển giao công
nghệ tiên tiến từ nước ngoài (Dự
án VIDATEC, Dự án CBI…).
Về công tác vận động chính
sách (VĐCS), trong năm 2013,
Hiệp hội đã có tổng cộng 270
công văn góp ý dự thảo, các đề
xuất và kiến nghị đối với các chủ
trương, chính sách, về kế hoạch
hoạt động XTTM,… gửi Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, các
bộ NN&PTNT, Tài chính, Công
Thương, Tài nguyên Môi trường,
Giao thông Vận tải, Tư Pháp,
Ngân hàng Nhà nước và Hội
đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục
hành chính của Chính phủ.
Tuy nhiên, dù có những kết
quả tích cực, hiệu quả của VĐCS
còn hạn chế, do thiếu sự tham
gia tích cực, thường xuyên của
cộng đồng DN hội viên. Ý kiến
phản ánh thường chỉ tập trung
ở khoảng 20-25 DN hội viên,
chưa tạo thành tiếng nói chung
thể hiện sự đồng thuận của cộng
đồng, làm giảm đi sức nặng của
các kiến nghị.
Trong công tác quan hệ quốc
tế, năm qua VASEP đã tổ chức
hơn 20 cuộc gặp gỡ các đoàn
khách đại diện các tổ chức quốc
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 7
gia hàng đầu, các nhà NK, phân
phối thủy sản khắp thế giới, tạo
nên một sự kiện quốc tế nổi bật
trong ngành thủy sản năm 2014.
Theo dự kiến của đơn vị tổ chức,
hội nghị sẽ thu hút khoảng 400
khách quốc tế đến Việt Nam.
Nhằm khôi phục thị trường,
đưa cá tra vượt qua giai đoạn
khó khăn hiện nay, VASEP sẽ
tiếp tục thực hiện các giải pháp
đã kiến nghị với Chính phủ; tổ
chức xây dựng thương hiệu chất
lượng cao cho cá tra Việt Nam tại
thị trường EU, xây dựng Trung
tâm Phân phối Thủy sản tại cảng
Zeebrugge, đồng thời cũng hối
hợp với các đối tác quốc tế tiếp
tục triển khai hoặc xây dựng mới
một số đề án hỗ trợ cho các DN
thủy sản, bao gồm:
• Dự án “Xây dựng trang trại
nuôi cá tra trình diễn công nghệ
tiên tiến bền vững tại Việt Nam”
(VIDATEC) thực hiện tại Đại
học Cần Thơ, theo Quyết định
số 1545/QĐ-BNN-HTQT ngày
04/7/2013 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT.
• Dự án “Xây dựng chuỗi cung
ứng cá tra bền vững” (SUPA) do
Trung tâm Sản xuất Sạch Việt
Nam (VN CPC) chủ trì với sự
hợp tác của VASEP và Quỹ Quốc
tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF Việt
Nam và Áo).
• Chương trình hợp tác về
quản lý ATTP cho các DN thủy
sản tại Đà Nẵng (JICA).
• Xây dựng và đề xuất đề
án Đổi mới sáng tạo (với sự hỗ
trợ của Dự án Đổi mới Sáng tạo
– IPP), đề án hỗ trợ DN quản
lý rủi ro và phòng chống tham
nhũng (với sự hỗ trợ của tổ chức
Towards Transparency), ...
Ban Chấp hành cũng đã nhất
tríthôngquaviệckếtnạphộiviên
mới, gồm 8 DN hội viên chính
thức và 4 DN hội viên liên kết và
việc phát hành phụ san Thủy sản
Đông Nam Á (Asean Seafood) - ấn
phẩm mới do Tạp chí Thương
mại Thủy sản thực hiện. n
Trần Duy
dựng và tổ chức hoạt động các
Câu lạc bộ, chú trọng đến DN
miền Bắc và Trung.
Năm 2014, VASEP sẽ vận
hành hiệu quả mạng lưới thông
tin hoạt động VĐCS, gồm các
cán bộ nòng cốt do DN hội viên
chỉ định, nâng cao hiệu quả
VĐCS cho các cụm lĩnh vực quan
trọng đối với DN thủy sản hiện
nay, như cải cách thủ tục hành
chính, thuế, phí, lệ phí, hải quan,
ATTP và kiểm dịch thủy sản...
Hiệp hội sẽ tăng cường tham gia
các hoạt động của Hội đồng Tư
vấn Cải cách Thủ tục hành chính,
tham gia và phối hợp với các tổ
chức khác để tạo thêm sức mạnh
và tiếng nói có trọng lượng hơn
trong hoạt động VĐCS.
Về hợp tác quốc tế, VASEP
sẽ phối hợp với Liên minh Nuôi
trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA)
và Bộ NN & PTNT tổ chức Hội
nghị Dự báo Toàn cầu cho Giới
lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản
(GOAL) đầu tháng 10/2014. Hội
nghị sẽ quy tụ những chuyên
Lãnh đạo Ban Chấp hành thảo luận nội dung sửa đổi Điều lệ, 6/2013
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20148
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
nhấn mạnh: “Bộ Ngoại giao sẽ phối
hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương
và các bộ, ngành liên quan kiện toàn
bộ máy cơ quan đại diện tại nước
ngoài, đảm bảo các cơ quan này phát
huy tốt nhất vai trò là tai mắt của
đất nước trong hội nhập quốc tế”.
Cơ quan đại diện
với nhiệm vụ tìm kiếm và
phát triển thị trường mới
Phát biểu tại Hội nghị Tham
tán Thương mại 2013, Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam đánh giá:
“Các thương vụ có vai trò quan
trọng trong mở thị trường, xúc tiến
thương mại và làm cầu nối cho các
DN. Những việc này còn có thể làm
tốt và làm tốt hơn.
Các cán bộ thương vụ, các cơ
quan đại diện phải là các nhà tư vấn
chính sách cho Chính phủ, trước hết
cho Bộ Công Thương về sự cần thiết
phải đổi mới tư duy, đổi mới cách
suy nghĩ. Mặc dù không có tiền lệ,
không sao chép của các nước, nhưng
ít nhất cán bộ của ta phải nghiên
cứu từ góc nhìn của người vừa hiểu
sâu tình hình trong nước, đồng thời
lại đứng chân trên thị trường nước
ngoài để có thể đưa ra những tư vấn
phù hợp.
Các cán bộ đại diện gồm tham
Tấn Dũng, Phó Thủ tướng kiêm
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam và các bộ trưởng, thứ
trưởng các bộ ngành tham gia.
Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh nêu rõ: “Tích cực triển khai
chủ trương kinh tế đối ngoại của
Đảng và Chính phủ, nâng cao hiệu
quả hội nhập quốc tế và kinh tế đối
ngoại, thiết thực phục vụ cho tái cơ
cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng
trưởng theo hướng bền vững, mở
rộng thụ trường nước ngoài cho
XK, thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài vào Việt Nam”. Ông
C
ác hội nghị tập trung
đánh giá về những thành
tựu đã đạt được trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế và đặt ra yêu cầu triển khai
những biện pháp nâng cao hiệu
quả công tác kinh tế đối ngoại,
trong đó nhấn mạnh vai trò và
nhiệm vụ của các đại sứ và tham
tán thương mại trong nhiệm vụ
thúc đẩy kinh tế đối ngoại và thu
hút đầu tư cũng như tìm kiếm
và phát triển thị trường. Trong
từng hội nghị đều có sự tham gia
và chỉ đạo của nhiều lãnh đạo
cao cấp như Thủ tướng Nguyễn
Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Công Thương đã tổ chức một
số hội nghị và hoạt động với chủ đề “Hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại”. Đáng
chú ý có hai hoạt động chính là Hội nghị Ngoại giao Lần thứ 28 và Hội nghị Tham tán
Thương mại 2013.
Đại sứ và Tham tán thương mại
với nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP-Nhật Bắc
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 9
vấn đề quan trong khác là các
DN luôn phải đảm bảo sự ổn
định về chất lượng và khả năng
cung cấp hàng hóa của mình.
Nắm bắt cơ hội
và thu hút đầu tư
Đại sứ Việt Nam tại thị trường
lớn Nhật Bản, ông Đoàn Xuân
Hưng, cho biết Việt Nam đang
có cơ hội và đang trên đà thuận
lợi thúc đẩy kinh tế đối ngoại với
Nhật Bản: “Chỉ trong vòng hai năm
2012-2013, tổng vốn đầu tư trực
tiếp của Nhật đăng ký vào Việt Nam
đạt hơn 11 tỷ USD, trong khi cả 25
năm vừa qua mới được 33 tỷ USD.
Về thương mại cũng rất tốt, đến
nay đã đạt khoảng 25 tỷ USD, năm
2012 đạt 25 tỷ USD. Hy vọng sau
ký kết Hiệp định xuyên Thái Bình
Dương và hoàn tất cộng đồng kinh
tế ASEAN, cơ hội thương mại giữa
hai nước sẽ tăng lên rất nhiều”.
chúng ta thấy một nỗi đau không
chỉ về mặt kinh tế mà nghĩ sâu xa về
hình ảnh đất nước, tự mình không
vượt qua được mình, tự mình làm
hại sản phẩm của mình mà đứng
đằng sau đó còn là cả nhiều triệu
người nông dân”.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu
rõ các tham tán công sứ, tham tán
thương mại phụ trách các thương
vụ và chi nhánh thương vụ Việt
Nam tại nước ngoài cần luôn
quan tâm và phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan, DN trong nước
để khai phá và mở đường tiếp
cận vào thị trường mới, nhằm
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
của Bộ Công Thương trong năm
2014, góp phần vào việc thực
hiện thành công các mục tiêu
trong kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của Chính phủ, trong đó
mục tiêu tăng trưởng XK là một
nhiệm vụ trọng yếu.
Trao đổi tại hội nghị, các
tham tán thương mại đều cho
rằng việc xúc tiến thương mại
chỉ đạt hiệu quả cao khi các DN
chủ động và tích cực cung cấp
thông tin đầy đủ và kịp thời để
quảng bá giới thiệu, đồng thời
cũng cần nghiên cứu kỹ thông
tin về thị trường muốn hợp tác
và tích cực tham gia các hội chợ
và triển lãm thương mại. Một
tán và đại sứ, trước hết là những
nhà kinh tế, những nhà chính trị và
nhà ngoại giao đồng thời cũng phải
là những nhà khoa học khi tư vấn
chính sách cho Chính phủ, Bộ”.
Phó Thủ tướng cũng chia sẻ
những trăn trở về những vấn đề
còn chưa được giải quyết trong
năm. Ông nói: “Chúng ta có quyền
tự hào về những cái được nhưng
cũng phải nhìn nhận nghiêm túc
trong 133,5 tỷ USD ước XK, tăng
khoảng 15,6% so với năm 2912, thì
có bao nhiêu trong đó thực tế là do
các DN tự xúc tiến XK, ví dụ như
Samsung, Intel….
Có bao nhiêu thứ lẽ ra phải làm
được nhưng Việt Nam chúng ta đã
làm không tốt. Ví dụ như cá tra, gần
như chỉ có Việt Nam làm, nhưng
tại sao lại để gặp khó? Và lúa gạo
nữa! Hiện nay, Bộ Công Thương
và Chính phủ đang phải vật lộn
để làm quy hoạch các đầu mối XK
trong nước. Liên kết giữa các tỉnh
như thế nào? Liên kết giữa các nhà
khoa học như thế nào? Có liên kết
với các thị trường nước ngoài hay
không? Ở đây (cá tra và lúa gạo)
Năm 2013 giá trị kim ngạch XK của cả nước ước đạt 132,3 tỷ
USD, tăng 15,4% so với 2012, xuất siêu đạt hơn 800 triệu USD.
Hiện nay, Việt Nam có 55 thương vụ, 7 chi nhánh thương vụ và 1
trung tâm xúc tiến thương mại với 122 tham tán thương mại, tham
tán công sứ vv.. hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công
nghiệp ở nước ngoài.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu
tại hội nghị (ảnh Internet)
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn
Xuân Hưng phát biểu tại Hội nghị ngoại
giao thương mại 2013
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201410
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Tham tán công sứ tại Nhật
Bản Nguyễn Trung Dũng cho
biết, các cơ quan chức năng của
Nhật đang xem xét nâng mức
dư lượng ethoxyquin trong tôm
NK từ Việt Nam từ 0,01ppm
lên 0,2ppm. Đây là kết quả đấu
tranh bền bỉ có sự phối hợp chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý chức
năng và cơ quan đại diện Việt
Nam ở Nhật Bản cùng các DN
Việt Nam. Hiện chưa có quyết
định cuối cùng, vì vậy Việt Nam
cần tiếp tục theo dõi và thúc đẩy.
Ông Dũng cho rằng các cơ quan
tiếp cận với chúng ta từ đầu.”
Về nâng cao giá trị thương
mại, ông cho rằng chúng ta phải
đổimớivàquyếtliệtđổimớicông
nghệ, trong đó áp dụng công
nghệ cao trong nông nghiệp là
vấn đề cần thiết nhất ở giai đoạn
này. Về tận dụng nguồn ODA
(Hỗ trợ Phát triển Chính thức)
từ EU, ông cho biết trong khi các
nước khác đang giảm ODA với
Việt Nam, thì riêng Liên minh
châu Âu lại tiếp tục tăng ODA
cho Việt Nam trong giai đoạn
2014-2020. Hiện nay EU sẵn
sàng cân nhắc và xem xét tăng
đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy
ta phải chuẩn bị để tận dụng đầu
tư ở những mục tiêu mà ta mong
muốn. Ông cũng kiến nghị rằng
hiện nay nhiều địa phương đang
đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nên
đã xuất hiện sự cạnh tranh trong
khi nguồn lực phía bạn có hạn.
Vì thế, chính phủ cần có một cơ
chế tổng thể để có thể phân bổ
hợp lý cho các đối tác và lựa chọn
tỉnh để ưu tiên.
Phối hợp đấu tranh với
những rào cản thương mại
Ông Nguyễn Hải Tịnh - Tham
tán thương mại tại Hà Lan phát
biểu:“Giúp phát hiện và cảnh báo
các rào cản thương mại và các biện
pháp hạn chế NK mà nước ngoài
đang và có thể áp dụng đối với hàng
NK, trong đó có hàng của Việt Nam.
Đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý
kịp thời hoặc đưa ra kiến nghị cần
thiết để tháo rỡ rào cản. Tham gia
đàm phán với nước sở tại để tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt
Nam thâm nhập thị trường. Điều
tra tư cách pháp nhân các đối tác và
hỗ trợ giải quyết tranh chấp, giúp
các đoàn trong nước sang đàm phán
và nghiên cứu thị trường”.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng
cũng lưu ý rằng người Nhật Bản
rất tôn trọng lòng tin, Việt Nam
cũng cần có sự tin cậy vì vậy nếu
các địa phương, các tổ chức đã
có cam kết, có thể cam ít nhưng
phải tích cực và quyết liệt thực
hiện bằng được. Đại sứ và các
cán bộ đại diện sẽ rất mất uy tín
nếu địa phương nào để xảy ra
tình trạng thất hứa.
Hiện nay Việt Nam đang có
cơ hội rất lớn trong hợp tác nông
nghiệp với Nhật Bản. Họ sẵn
sàng hợp tác toàn diện trong vấn
đề nông nghiệp. Nếu Việt Nam
làm nên những thay đổi lớn
trong nông nghiệp thì đất nước
sẽ có sự ổn định và an ninh chính
trị vững bền hơn, tạo điều kiện
cho công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước mạnh mẽ. Đại sứ đề
nghị tổ chức một hội nghị ngoại
giao thương mại chung nhằm
thúc đẩy kinh tế đối ngoại khu
vực, trước mắt là cụm Đông Bắc
Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan và Hồng
Kông, đây là cụm có ý nghĩa rất
cụ thể về kinh tế đối ngoại đối
với Việt Nam.
Trên địa bàn thị trường Liên
minh châu Âu (EU), đại sứ Phạm
SanhChâuđềnghịphảicónhững
đột phá mới. Ông nói: “Việc cấp
thiết hiện nay là Việt Nam phải kết
thúc đàm phán và ký kết FTA với EU
trong năm 2014. Đây là cơ hội cuối
cùng đối với chúng ta, nếu không
ta phải đợi đến năm 2018. Năm sau
(2014) vào tháng 11, Chính phủ EU
sẽ thay đổi và không có sự tái nhiệm
nữa. “Dấu ấn” Việt Nam sẽ không
còn và bộ máy chính quyền mới sẽ
Ông Phạm Sanh Châu,
đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU
Tham tán thương mại tại Hà Lan
Nguyễn Hải Tịnh
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 11
sĩ quốc hội Mỹ, nêu rõ Chương
trình giám sát cá da trơn thực chất
là hàng rào bảo hộ trá hình của
Mỹ, không có luận cứ khoa học,
vi phạm các quy định của WTO
về tự do thương mại, khẳng định
Việt Nam có thể sẽ áp dụng biện
pháp trả đũa đối với hàng nông
sản XK của Mỹ vào Việt Nam,
nếu phía Mỹ vẫn khăng khăng
đưa vào thực hiện Chương trình
giám sát cá da trơn.
Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn
Quốc Cường đã viết bài trên một
số báo lớn của Mỹ để kêu gọi dư
luận Mỹ, Đại sứ quán và thương
vụ cung cấp thông tin cho các
phóng viên của Mỹ viết tin, bài
bình luận có lợi cho ta trên các
báo Mỹ, vận động các đại sứ của
các nước có chung quyền lợi XK
da trơn vào Mỹ như Thái Lan,
Inđônêxia viết thư gửi chính phủ
và quốc hội Mỹ.
“Mỹ là thị trường NK lớn nhất
mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của
Việt Nam; ngành thủy sản Việt Nam
hiện nay đang nuôi sống hàng triệu
lao động từ đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến đến XK, do vậy ý nghĩa xã
hội, ý nghĩa an ninh chính trị của
hai mặt hàng tôm, cá đối với chúng
ta là không hề nhỏ. Chúng tôi cho
rằng nhiệm vụ trọng tâm của cơ
quan đại diện và thương vụ là phải
bảo vệ quyền lợi chính đáng cả trước
mắt và lâu dài, bảo vệ DN, góp phần
tăng nhanh XK”- ông Đào Trần
Nhân khẳng định. n
Thái Phương tổng hợp
bangnuôitrồngthủysảnlớncủaMỹ,
các nhóm lợi ích đã vận động Chính
phủ Mỹ đưa Chương trình giám sát
cá da trơn vào Dự luật Nông trại và
chuyển việc giám sát cá da trơn đang
do Cục quản lý Thực Phẩm và Dược
phẩm Mỹ (FDA) quản lý về cho Bộ
Nông nghiệp Mỹ. Bộ Nông nghiệp
Mỹ đã đưa ngay tiêu chuẩn mới gọi
là “Tiêu chuẩn tương đồng” áp dụng
cho tất cả các khâu từ nuôi trồng đến
chế biến và XK cá da trơn trong đó
có cá tra và basa của Việt Nam XK
sang Mỹ. Tiêu chuẩn này thực chất
là hàng rào kỹ thuật để ngăn cản các
nước XK cá da trơn vào Mỹ. [...].”
Tại nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao
với các quan chức các bộ ngành
của Mỹ như Bộ Ngoại giao, Bộ
Thương mại và Đại diện Thương
mại, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đã nhiều lần trực tiếp nêu ý
kiến phản đối của Chính phủ Việt
Nam đối với Chương trình giám
sát cá da trơn của Mỹ. Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh và
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy
Hoàng cũng đã gửi công hàm cho
hàng loạt các quan chức cao cấp ở
các bộ, ngành của Mỹ và các nghị
quản lý Việt Nam và các DN cần
phải tiếp tục có các biện pháp
quản lý tốt chất lượng sản phẩm
XK - biện pháp căn bản để đấu
tranh có hiệu quả.
Đứng chân trên địa bàn thị
trường rộng lớn và sôi động nhất
là Mỹ, ông Đào Trần Nhân - tham
tán Công sứ tại Hoa Kỳ - đã có sự
chia sẻ rất toàn diện và cụ thể tại
Hội nghị Ngoại giao 28 về tiềm
năng và thách thức của thị trường,
trongđóvấnđềtranhchấpthương
mại. Mỹ là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam nhưng cũng có
nhiều tranh chấp lớn. Mỹ sử dụng
rất tích cực nhiều công cụ làm rào
cản thương mại, trong đó có rào
cản kỹ thuật về vệ sinh ATTP, bao
bì, nhãn mác; các biện pháp phòng
vệbằngthuếquannhưthuếchống
bán phá giá, chống trợ cấp để gây
cản trở đối với NK các mặt hàng
của Việt Nam, nhất là con tôm và
cá tra.
Ông Đào Trần Nhân nêu thí
dụ cụ thể: “Ví dụ như Chương trình
giám sát cá da trơn trong Dự luật
Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) của
Mỹ. Để bảo hộ người nuôi cá tại các
Ông Nguyễn Trung Dũng,
Tham tán Công sứ tại Nhật Bản
Ông Đào Trần Nhân,
Tham tán công sứ Việt Nam tại Mỹ
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201412
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
trong lĩnh vực thủy sản và các
sản phẩm phục vụ cho ngành.
Châu Á-Thái Bình Dương
là khu vực có ngành NTTS
lớn, phát triển mạnh mẽ nhất
thế giới. Năm 2010, sản lượng
NTTS của cả khu vực đạt 53,1
triệu tấn, chiếm 89% tổng sản
lượng và 80% tổng giá trị thủy
sản nuôi trồng thế giới. Trong
giai đoạn 2000-2012, sản lượng
NTTS đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 6,5%/năm, cao hơn
nhiều so với các khu vực khác
cáo chuyên đề của các diễn giả
quốc tế và Việt Nam. Lịch trình
hội nghị diễn ra dày đặc, lôi cuốn
rấtđôngthínhgiảđếntừcácviện,
trường thuộc ngành thủy sản,
các công ty tư nhân, các tổ chức
NTTS, các nhà máy sản xuất thức
ăn, thuốc thú y thủy sản, v.v…
Bên cạnh các hội nghị chuyên đề,
trong khuôn khổ APA13 còn có
Triển lãm Thương mại Thủy sản
Quốc tế với sự tham gia của 173
DN trong khu vực, giới thiệu các
kết quả nghiên cứu và thành tựu
APA13 với chủ đề
“Định vị hướng tới lợi nhuận”
Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa
lớn đối với ngành NTTS thế giới,
khu vực và Việt Nam, do Phân
ban Châu Á - Thái Bình Dương
của Hội Nuôi trồng Thủy sản
Thế giới (WAS-APC) phối hợp
với Bộ NN&PTNT và VASEP tổ
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 10-13/12/2013.
Sự kiện này thu hút gần 2.500
đại biểu trong nước và nước
ngoài tham dự với hơn 300 báo
Nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng từ các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như Nuôi
và quản lý môi trường nuôi; Công nghệ sản xuất giống; Di truyền chọn giống; Phòng
trị bệnh cho các đối tượng nuôi; Thức ăn nuôi thủy sản; Xúc tiến thương mại thủy sản;
và đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu ngành nuôi thủy sản Việt Nam đã được trình bày và thảo
luận tại Hội nghị Nuôi trồng Thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương 2013 (APA13).
APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng
thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Khai mạc APA13
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 13
trên thế giới. Năm 2011, khu
vực châu Á-Thái Bình Dương
đã có 11 nước lọt vào danh sách
16 nước có sản lượng TS lớn
nhất thế giới, gồm Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia,
Bangladesh, Thái Lan, Mianma,
Philippin, Nhật Bản, Đài Loan
và Hàn Quốc.
Với lợi thế sản lượng lớn và
do tập quán tiêu dùng, người
dân khu vực châu Á–Thái Bình
Dương tiêu thụ thủy sản nhiều
hơn các khu vực khác, mức tiêu
thụ bình quân hiện đạt khoảng
29kg/người.năm, tương đương
tổng tiêu thụ 116 triệu tấn thủy
sản/năm cho cả khu vực. Ước
tính đến năm 2020, nhu cầu
này sẽ tăng thêm 16-20 triệu
tấn/năm và đến năm 2030 tăng
thêm 25 triệu tấn/năm. Ngày
nay, nhiều nguồn lợi thủy sản
trên thế giới đã bị khai thác tới
hạn, nhiều khu vực đã lâm vào
tình trạng cạn kiệt. Vì vậy, để
đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng, NTTS trở thành xu hướng
chủ đạo, nhằm giảm áp lực và
thay thế một phần sản lượng
khai thác. Do vậy, NTTS được
nhiều nước trong khu vực rất
quan tâm phát triển.
Trong những năm gần đây
ngành NTTS khu vực đã gặt
hái nhiều thành công và có lợi
nhuận, nhưng, theo phát biểu
trong phiên khai mạc chung của
Chủ tịch Lukas Manomaitis của
WAS-APC, ngành NTTS châu Á
vẫn phải đương đầu với nhiều
thách thức do mới làm ra sản
lượng lớn mà chưa tạo ra được
giá trị cao hơn. Chúng ta chưa
đạt được hoặc chưa định hướng
nhằm vào lợi nhuận tối ưu từ
chuỗi giá trị sản xuất của ngành.
Vì vậy, bên cạnh mở rộng diện
tích và sản lượng, phải chú trọng
thúc đẩy lợi nhuận tối ưu.
Trước mắt và trong tương lai
không xa, ngành NTTS khu vực
phải đối phó với những thách
thức chính, như sự thiếu kiểm
soát và quản lý vệ sinh thú y
thủy sản và sức khỏe vật nuôi,
tác động từ các hiệp định tự do
thương mại sắp ký kết; áp lực
khách quan gia tăng (người tiêu
dùng ngày càng có nhiều thông
tin về sản phẩm và những vấn đề
trong việc cấp chứng nhận), ... vì
vậy ngành có thể phải gánh chịu
tình trạng “tăng trưởng không
hiệu quả” .
Với những vấn đề nêu trên,
APA13 được tổ chức nhằm mục
đích tạo điều kiện cho mọi thành
phần tham gia ngành NTTS nói
riêng và lĩnh vực thủy sản nói
chung nhận diện những vấn
đề căn bản của NTTS khu vực,
những bất cập gay cấn và nóng
bỏng mà ngành đang phải đối
phó, cũng như yêu cầu liên kết
và phối hợp đưa ra các giải pháp
phù hợp đối với những trở ngại
trong NTTS của khu vực.
APA13 với ngành NTTS
Việt Nam
APA13 được coi là một sự
kiện đặc biệt đối với ngành thủy
sản Việt Nam. Nhân dịp hội nghị
này, chúng ta có cơ hội cập nhật
những tiến bộ mới trong nghiên
cứu khoa học và công nghệ cũng
như những kết quả ứng dụng
vào thực tế NTTS. Đồng thời, đây
cũng là dịp để cộng đồng NTTS
thế giới chứng kiến sự phát triển
nhanh chóng của ngành NTTS
Việt Nam.
Trong phiên khai mạc Hội
nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Cao
Đức Phát cho biết, năm 2012 tổng
sản lượng NTTS của Việt Nam
đạt 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2%
tổng sản lượng thủy sản, tăng
7,2% so với năm 2011 và 287,4%
so với 10 năm trước, trong đó
hai loài nuôi chính là tôm đạt
488.000 tấn và cá tra 1,2 triệu tấn.
Việt Nam là nước có sản lượng
NTTS lớn thứ 3 trong khu vực và
là một trong 10 nước đứng đầu
thế giới về XK thủy sản. Chiến
lược phát triển thủy sản đến
năm 2020 và Quy hoạch Tổng thể
Phát triển Thủy sản Việt Nam đã
xác định ưu tiên phát triển NTTS
theo hướng công nghiệp, hiện
đại, nâng cao chất lượng và bền
S n lư ng th y s n c a 16 nư c s n xu t chính trên th gi i năm 2011, t n
TT Nư c S n lư ng TT Nư c S n lư ng
1 Trung Qu c 52.033.400 9 Thái Lan 2.517.133
2 n Đ 9.251.951 10 Ai C p 1.963.569
3 Inđônêxia 6.314.654 11 Philippin 1.718.506
4 Vi t Nam 5.405.925 12 Êcuađo 1.429.185
5 Na Uy 5.235.806 13 Brazin 1.286.517
6 Chilê 5.001.773 14 Mianma 1.070.860
7 Bangladesh 3.364.328 15 Đài Loan 1.059.376
8 Nh t B n 2.958.775 16 Hàn Qu c 1.037.916
Ghi chú: Nh ng nư c in nghiêng n m trong khu v c châu Á-Thái Bình Dương
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201414
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
đã được đề xuất để khắc phục
những bất cập đang tồn tại.
Chủ đề nóng: Phát hiện
và phòng chống dịch bệnh
trên tôm
Trong 300 chuyên đề trình
bày tại APA13, các báo cáo xung
quanh hội chứng tôm chết sớm
(EMS) là nóng bỏng nhất, thu hút
nhiều thành phần thính giả, gồm
cả các chủ DN, nhà khoa học, chủ
cơ sở nuôi… Các học giả quốc tế
đã trình bày về diễn biến dịch
bệnh và biện pháp kiểm soát ở
các nước trong khu vực và ở một
số nước Mỹ Latinh.
Nhiều nhà khoa học trong
ngành TS của Việt Nam đã tham
gia báo cáo công trình nghiên
cứu, trong đó nổi bật là TS Trần
Hữu Lộc. Anh là nhà khoa học
trẻ,đồngtácgiảvớitiếnsĩDonald
Lightner, Đại học Arizona, trong
công trình nghiên cứu đầu tiên
phát hiện tác nhân gây EMS.
Góp phần giúp nông dân khắc
phục và phòng chống EMS trên
tôm, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện
nghiên cứu NTTS II cũng trình
bầy“Kếtquảsơbộthửnghiệmnhằm
kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp
trên tôm nuôi tại ĐBSCL”. Báo cáo
kết luận, các yếu tố môi trường
là nguy cao làm bùng phát dịch
hoại tử gan tụy cấp, cụ thể độ pH
cao (>8.0), nhiệt độ trên 350C,
độ mặn trên 35ppt, ôxy hòa tan
dưới 3ppm, Redox dưới 100 mv,
nồng độ hydro sulfure, nitric và
COD cao ….
TS Hảo đã đưa ra những
khuyến nghị rất thiết thực cho
người nuôi trong phòng chống
bệnh cho tôm. Trong đó, một số
điều kiện cơ bản nhất cần chuẩn
bị trước khi bắt đầu thả tôm
giống cho vụ nuôi mới bao gồm:
có ao lắng xử lý nước; cạo lớp
đất đáy ao 10-15cm sau đó phơi
đáy ao it nhất 2-3 tuần; cấp nước
và xử lý nước theo yêu cầu diệt
khuẩn và virus; bón khoáng chất
và dinh dưỡng phát triển hệ vi
sinh vật tự dưỡng (3 ngày/lần);
kích thích phát triển tảo khuê và
tảo lục, đồng thời khống chế sự
phát triển của tảo lam; duy trì độ
kiềm trên 100ppm, khoáng đa
lượng và vi lượng 1ppm.
Ông đề nghị người nuôi lựa
chọn mua tôm giống từ các cơ
sở có uy tín về chất lượng, kiểm
tra tình trạng sức khỏe của tôm
vững, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm phù hợp với các tiêu
chuẩn quốc tế.
Phó Tổng Cục trưởng Thủy
sản Phạm Anh Tuấn, trong báo
cáo về ngành NTTS nước ta, đã
nêu lên những thời cơ và thách
thức trong quá trình hướng tới
phát triển bền vững. Mục tiêu tới
năm 2020 của NTTS Việt Nam
là đảm bảo an ninh lương thực,
tăng cường XK để thu ngoại tệ,
đạt tổng sản lượng thủy sản 4,5
triệu tấn với giá trị XK 5,5 triệu
USD và tạo việc làm cho 2,5
triệu lao động. Ông cũng nêu lên
những thách thức lớn của ngành
như tình trạng dịch bệnh còn phổ
biến, chi phí sản xuất cao, hạn chế
về nguồn lực tài chính và lợi ích
giữa các thành phần trong chuỗi
giá trị sản xuất chưa hài hòa;
trong khi đó yêu cầu thị trường
ngày càng cao về tiêu chuẩn chất
lượng và chứng nhận thủy sản;
chịu tác động mạnh nhất của
biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo
cáo của Phó Tổng cục trưởng
cũng bao quát nhiều nội dung về
tái cơ cấu ngành NTTS Việt Nam
trong tình hình mới tiến tới phát
triển bền vững. Nhiều giải pháp
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu trong phiên khai mạc TS Donald Lightner thảo luận trong buổi báo cáo
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 15
bằng thử sốc formol, đánh giá
ngoại hình về màu sắc, độ đồng
đều, hành vi bơi lội, tỷ lệ cơ/ruột
đốt bụng, không phát sáng trong
quá trình ương... xét nghiệm
các mầm bệnh cần thiết và chú
ý mật độ thả phải phù hợp với
sức chứa của ao. Ngoài ra, cần
chú trọng cung cấp đủ ôxy cho
ao nuôi; quản lý chặt chẽ môi
trường ao nuôi, đặc biệt trong
tháng nuôi đầu tiên. Quản lý
chặt chẽ việc cho ăn, đảm bảo
cho tôm ăn đủ, nhằm giảm chi
phí, hạn chế tảo nở hoa làm bùng
phát dịch bệnh và biến động độ
pH và ôxy. Thường xuyên kiểm
tra sức khỏe tôm để xử lý thích
hợp và kịp thời khi có sự cố.
Tiếp thị thủy sản quốc tế
và bất cập trong xuất khẩu
cá tra
Một số báo cáo về chủ đề
thươngmạivàtiếpthịthủysảnđã
được trình bày tại APA13, trong
đó báo cáo về xây dựng, tiếp thị
và khai thác giá trị thương hiệu
sản phẩm do TS David Hughes,
ĐạihọcImperialCollegeLondon,
trình bày rất sinh động. Ông cho
rằng, thương hiệu có thể mang
lại lợi nhuận lớn, nhưng đồng
thời nó cũng phải gánh vác trách
nhiệm nặng nề trước người tiêu
dùng. Ngày nay, các thương hiệu
bán lẻ của những sản phẩm chế
biến GTGT, tiện lợi cho người
tiêu dùng có xu hướng phổ biến
và tăng nhanh. Chủ nhân của
những thương hiệu mạnh chính
là người biết cách lấy thủy sản
làm nguyên liệu để tăng thêm
đáng kể nhất giá trị thương mại.
Các sản phẩm thủy sản chế biến
GTGT luôn tạo nên mối thiện
cảm ở người tiêu dùng mạnh
hơn so với các sản phẩm thô. Với
cá tra Việt Nam, ông gợi ý cụ thể:
Liệu có thể thay tên buôn bán
trên thị trường quốc tế Pangasius
của cá tra bằng một số tên khác
cho thân thiện hơn với người
tiêu dùng được không?
Liên quan đến vấn đề thương
mại cá tra, bài trình bày của PGS.
TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ
tịch VASEP đã cho thấy sự phát
triển nhanh chóng của ngành sản
xuất cá tra Việt Nam và tầm quan
trọng của con cá này về mặt kinh
tế và xã hội. Tuy nhiên, ông cũng
thẳng thắn nêu lên những bất
cập lớn ngành này đang phải đối
mặt, đó là: XK sang thị trường
EU đã sụt giảm mạnh trong vài
năm gần đây; một khối lượng
lớn cá tra do các tổ chức thương
mại XK do vậy không có sự minh
bạch về chất lượng và giá cả; một
khối lượng lớn sản phẩm đang bị
đầu cơ tích trữ tại châu Âu; lợi
nhuận thu được của các nhà XK
giảm xuống mức thấp; uy tín sản
phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực; và
lợi ích của người nuôi và nhà chế
biến chưa hài hòa.
Để khắc phục sự sa sút của cá
tra trên thị trường EU, theo ông
Dũng, Việt Nam cần thực hiện
đồng thời một số chương trình,
với sự hỗ trợ, phối hợp của các
tổ chức quốc tế và trong nước,
đồng thời có sự tham gia quản lý
giám sát của nhà nước.
Hội nghị APA13 thật sự là sự
kiện lớn đóng góp tích cực cho sự
phát triển NTTS của Việt Nam và
khu vực. n
Thái Phương
TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày báo cáo TS Nguyễn Văn Hảo trả lời tại buổi trình bày báo cáo
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201416
quyết định quan trọng và có nhiều
ý nghĩa từ thị trường Mỹ. Đó là
kết quả đợt xem xét hành chính
thuế chống bán phá giá (CBPG)
lần thứ 7 (POR7), theo đó, toàn bộ
33 DN Việt Nam đều được công
nhận không bán phá giá tôm vào
thị trường Mỹ và nhận mức thuế
CBPG là 0%. Ủy ban Thương mại
Quốc tế Mỹ (ITC) phủ quyết quyết
định áp thuế chống trợ cấp 4,52%
của Bộ Thương mại Mỹ (DOC)
đối với tôm Việt Nam và 6 nước
khác trong vụ kiện chống trợ cấp
do ngành tôm nội địa Mỹ khởi
xướng vào cuối tháng 12/2012.
Ngay sau quyết định của ITC, NK
tôm vào Mỹ tăng “chóng mặt”.
Tháng 10/2013, NK tôm Việt Nam
vào thị trường này tăng 104% so
với cùng kỳ năm trước. Đây được
xem là thành công và thắng lợi lớn
nhất đối với ngành tôm nói riêng
và ngành thủy sản Việt Nam nói
chung trong năm 2013.
Cơ hội lớn trong năm 2014
Năm 2013 vừa qua cũng
đánh dấu sự phục hồi nhanh
chóng của thị trường EU và Nhật
Bản, hai thị trường XK tôm quan
trọng của Việt Nam. Một mặt,
do kinh tế khu vực Eurozone từ
nửa cuối năm 2013 đã phần nào
thoát khỏi tình trạng suy thoái
nghiêm trọng. Mặt khác nỗ lực
năm 2012. XK tôm tăng mạnh
không chỉ bù đắp cho sự sụt
giảm XK những mặt hàng thủy
sản khác, mà còn giúp XK thủy
sản nói chung vượt mục tiêu 6,5
tỷ USD đã đề ra.
Trong năm 2013 công tác quản
lý môi trường và dịch bệnh trên
tôm nuôi được thực hiện tốt, đã
kiểm soát được bệnh hoại tử gan
tụy cấp. Tính đến nay, cả nước có
khoảng 68.099 ha diện tích tôm
nuôi bị bệnh (bằng 84,7% so với
cùng kỳ và chiếm khoảng 10,4 %
diện tích nuôi tôm). Trong đó,
diện tích nuôi tôm bị bệnh hoại
tử gan tụy là 6.842,2 ha, giảm
mạnh so với cùng kỳ năm 2011
và 2012 (chỉ bằng 24,4% so với
cùng kỳ 2012, chiếm 1,0% diện
tích nuôi tôm nói chung).
Vào tháng 9/2013, ngành tôm
Việt Nam cùng lúc nhận được 2
Thắng lợi trong năm 2013
Theo Tổng Cục Thủy sản
(TCTS), năm 2013 đánh dấu sự
phục hồi sản xuất của ngành
nuôi tôm nước lợ, được mùa,
được cả giá và kiểm soát tốt dịch
bệnh, xác định được hướng phát
triển rõ ràng, là mở rộng nuôi
và XK tôm chân trắng. Từ tháng
8/2013, XK tôm chân trắng với
giá trị 180-190 triệu USD/tháng,
đã vượt tôm tôm sú, tăng gấp 3
lần so với cùng thời điểm năm
ngoái và chiếm 54-56% tổng giá
trị XK tôm.
Theo Hiệp hội Chế biến và
Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), giá trị XK tôm Việt
Nam đạt trên 2,8 tỷ USD trong
11 tháng đầu năm, tăng 37% so
với cùng kỳ năm trước. Ước tính
tổng giá trị XK tôm năm 2013 đạt
trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD. Đây là thành công bất ngờ
đối với ngành tôm nói riêng và với ngành thủy sản Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu tôm 2014:
Cơ hội và Thách thức
Vinh danh 12 DN xuất khẩu tôm tiêu biểu 2013
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 17
từ phía cơ quan quản lý Nhà
nước và cộng đồng DN chế biến
và XK tôm Việt Nam trong kiểm
soát dư lượng ethoxyquin đã có
tác động tích cực đến phía Nhật
Bản. Nước này đã xem xét nới
lỏng mức kiểm tra dư lượng hóa
chất này so với mức hiện nay.
Bên cạnh đó, năm 2013, nguồn
cung tôm từ Thái Lan giảm
mạnh do ảnh hưởng của EMS,
trong khi tiêu thụ tôm trên thị
trường Trung Quốc tăng, khiến
giá tôm trên thị trường thế giới
tăng mạnh. Việt Nam, Inđônêxia
và Ấn Độ trở thành nguồn cung
tôm thay thế nhờ sản lượng tôm
của cả các nước này đều tăng.
Những yếu tố trên đã, đang và sẽ
hậu thuẫn cho XK tôm Việt Nam
trong thời gian tới.
Mặt khác, thống kê Hải quan
cho thấy, 11 tháng đầu năm 2013,
tỷ trọng tôm chân trắng XK
sang các thị trường Nhật Bản,
Mỹ và EU đều tăng, tương ứng
từ 44,2%, 69,7% và 52,5%. Theo
xu hướng đó, năm 2014, hoạt
động nuôi tôm chân trắng sẽ gia
tăng mạnh mẽ tại Việt Nam, sự
tham gia của các hộ nuôi nhỏ lẻ
sẽ nhiều hơn. Dự báo, sản lượng
tôm chân trắng năm 2014 tại Việt
Nam sẽ tăng khoảng 20%, đạt
khoảng 300.000 tấn
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó
Tổng Cục trưởng Thủy sản dự
báo, tôm Việt Nam vẫn có cơ
hội XK với giá tốt trong nửa đầu
năm nay. Ông khẳng định: “Vừa
qua, khi tham quan ngành tôm Ấn
Độ, tôi nhận thấy mùa vụ tôm ở
nước này trễ hơn ở Việt Nam 1 - 1,5
tháng. Trong khi đó, tuy nuôi tôm
ở Trung Quốc, Thái Lan… sẽ phục
hồi sau EMS, nhưng chưa thể được
như trước đây, mà phải mất ít nhất
2 năm nữa. Do đó, trong 6 tháng
đầu năm 2014, giá tôm XK của Việt
Nam vẫn còn cao, nếu có giảm thì
mức giảm cũng chưa đáng kể”.
Thách thức không nhỏ
Theo thống kê Hải quan, XK
tôm sang Trung Quốc 11 tháng
đầu năm 2013 tăng mạnh, đạt
349 triệu USD, tăng 53%. Tuy
vậy, tỷ trọng tôm nguyên liệu
(tươi/đông lạnh/ướp lạnh) lại
chiếm tới 94%, XK tôm chế biến
chỉ chiếm 6%. Trong khi đó, DN
Việt Nam không “đủ sức” cạnh
tranh với giá thu mua tôm của
thương lái gom hàng xuất đi
Trung Quốc.
Theo ông Trần Văn Lĩnh,
thương lái mua tôm xuất sang
Trung Quốc không cần quan
tâm đến kháng sinh, điều kiện
về chất lượng rất dễ mà giá mua
lại cao, nên nhiều người nuôi đã
chủ quan, lạm dụng kháng sinh
bừa bãi trong nuôi tôm. Điều này
nguy hiểm ở chỗ, nếu không có
các biện pháp phòng chống, xử
lý sớm, khi sản xuất tôm của các
nước khác phục hồi, thị trường
NK có đủ nguồn cung sẽ quay
lại siết chặt kiểm tra chất lượng,
mà trước hết là kháng sinh và tạp
chất, lượng tôm kém chất lượng
trên sẽ không thể tiêu thụ được.
Mặt khác, hậu quả từ việc
cạnh tranh không nổi với thương
lái nước ngoài trong thu mua tôm
nguyên liệu cũng buộc các DN
phải gia tăng NK tôm từ nước
ngoài, như Ấn Độ và Ecuador.
Tuy nhiên, một nghịch lý hiện
nay là các DN đang phải chịu
mức thuế NK cao (10%) và theo
văn bản dự thảo mới đây của Bộ
Tài chính thì thuế NK các loài
tôm phục vụ XK chính (tôm sú và
tôm chân trắng) sẽ tăng thêm 2%
vào năm 2014, nhằm bảo hộ và
khuyến khích nuôi trong nước.
Đây sẽ là thách thức lớn đối với
các DN tôm Việt Nam.
Ngoàira,tìnhtrạngbơmchích
tạp chất (agar) vào tôm nguyên
liệu đang tiếp tục là mối lo lắng
lớn của các DN chế biến XK tôm.
Ông Võ Quang Huy, Chủ tịch
Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc
Trăng), cho biết, hiện nay việc
bơm tạp chất không còn lén lút
nữa mà công khai thực hiện với
nhà xưởng cùng hàng trăm công
nhân làm việc.
Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập
đoàn Thủy sản Minh Phú, nhận
định, tình trạng bơm tạp chất
vào tôm đã tới mức báo động
đỏ. Vì nhiều thị trường như Hàn
Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ… đã
phản ứng với các DN Việt Nam
về vấn đề này.
Để chuẩn bị tốt cho sự phát
triển năm 2014, sản xuất tôm rất
cần sự quan tâm kiểm soát chất
lượng chặt chẽ (kháng sinh, tạp
chất, dịch bệnh...), kiểm soát
nguồn nguyên liệu và tạo điều
kiện hỗ trợ cho DN sản xuất chế
biến (vốn , thuế XNK, rào cản
thương mại...).
Với những thuận lợi và cơ hội
lớn trong năm 2014, mốc giá trị XK
3,5 tỷ USD như kỳ vọng của các
DN sẽ không phải là xa vời mà là
mục tiêu hoàn toàn khả thi. n
Trần Duy
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201418
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
4. Việt Nam bước đầu khắc phục
dịch bệnh EMS trên tôm
Đầu tháng 5/2013, nhóm nghiên cứu của GS Donald
Lightner (Đại học Arizona, Hoa Kỳ) đã xác định tác nhân
gây EMS là một dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tập
trung tìm kiếm giải pháp đối với dịch bệnh này. Năm 2013
Việt Nam đã khắc phục được phần nào dịch bệnh trên nhiều
diện tích nuôi, góp phần phục hổi sản lượng tôm nguyên liệu
phục vụ chế biến XK. n
10 20131. Xuất khẩu thủy sản đạt kết quả cao trong năm 2013
Trong vô vàn khó khăn, XK thủy sản vẫn tiếp tục tăng
trưởng. Giá trị XK thủy sản 11 tháng đầu năm của cả nước
đạt trên 6,3 tỷ USD, ước tính cả năm đạt 6,8 tỷ USD, tăng gần
12% so với năm 2012. Việt Nam đã XK sang 156 thị trường,
trong đó 10 thị trường hàng đầu chiếm 85% tổng giá trị XK
thủy sản Việt Nam. n
2. XK tôm đạt kỷ lục, tôm chân trắng vượt tôm sú
XK tôm của Việt Nam đã xác lập kỷ lục mới trong năm
2013. Tính đến hết tháng 11/2013, tổng giá trị XK tôm của cả
nước đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm
2012. Dự đoán cả năm 2013, XK tôm có thể đạt trên 3 tỷ USD,
tăng 36% so với 2012. XK tôm tăng mạnh nhờ tôm chân trắng.
11 tháng đầu năm, giá trị XK tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD,
tăng 106,6% so với cùng kỳ 2012, trong khi giá trị XK tôm sú
là 1,22 tỷ USD, tăng 5,7%. Đây là lần đầu tiên giá trị XK tôm
chân trắng vượt qua tôm sú. n
3. Tôm Việt Nam thắng 2 vụ kiện của Mỹ
Ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận
Việt Nam không bán phá giá tôm trong đợt xem xét hành
chính lần thứ 7 (POR7). Toàn bộ 33 DN XK tôm vào Mỹ đều
được hưởng mức thuế chống bán phá giá (CBPG) bằng 0%.
Tiếp đó, ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ
(ITC) bác bỏ cáo buộc về trợ cấp đối với tôm NK, trong đó có
tôm Việt Nam, gây tổn hại về vật chất đối với ngành tôm nội
địa Mỹ, chấm dứt vụ kiện chống trợ cấp lên tôm Việt Nam. n
sự kiện của thương mại thủy sản
V i ệ t N a m năm
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 19
8. Cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế CBPG
một cách vô lý tại POR9
Ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định sơ bộ đợt
xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012
đặt các mức thuế CBPG cao một cách vô lý cho philê cá tra đông lạnh Việt
Nam: 2 DN bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg; các DN bị
đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg. Lý do là Inđônêxia được chọn làm quốc
gia thay thế Bănglađét để tính giá cá tra của Việt Nam. n
10. Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản
Ngày 22/11/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) Cao Đức Phát đã ký ban hành Quyết định số 2760/QĐ-
BNN-TCTS (QĐ 2760) về “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng
cao GTGT và phát triển bền vững” phát triển ngành đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030, với định hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. n
5. Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55
Sau 2 năm VASEP kiên trì kiến nghị và đối thoại, Bộ NN&PTNT đã
ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013, thay thế
Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 về kiểm tra, chứng
nhận chất lượng ATTP thủy sản XK. Tuy nhiên nội dung Thông tư 48
còn nhiều điểm bất cập, cần phải có những nỗ lực vận động tiếp tục để
sửa đổi. n
6. VASEP tròn 15 năm phát triển
Ngày 12/6/2013 Hội nghị Toàn thể và Lễ kỷ niệm 15 năm (12/6/1998
- 12/6/2013) thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP). Từ chưa đầy 70 hội viên, đến nay VASEP đã có 273 hội
viên, XK mở rộng đến 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị XK thủy sản
năm 2011 đã lần đầu tiên vượt qua mốc 6 tỷ USD. VASEP đã được tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba và nhiều hình thức
khen thưởng khác. n
7. Hội nghị NTTS Châu Á – Thái Bình Dương (APA-2013)
Hội nghị APA-2013 được tổ chức từ ngày 10-13/12/2013 tại Tp Hồ
Chí Minh, do Bộ NN-PTNT Việt Nam và Phân ban Châu Á-Thái Bình
Dương thuộc Hiệp hội Nuôi trồng Thuỷ sản Thế giới (WAS-APC) đồng
chủ trì. APA13 là cơ hội tốt để Việt Nam học hỏi cũng như chia sẻ kinh
nghiệm NTTS với các nước trong khu vực và thế giới. n
9. Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm phân phối
cá tra tại châu Âu
Ngày 10/11/2013, tại trụ sở VASEP, Bà Hilde Crevits, Bộ trưởng Bộ
Giao thông Công chính vùng Flanders, Vương quốc Bỉ đã chứng kiến Lễ
ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) giữa cảng Zeebrugge với đại diện VASEP
về việc hợp tác thiết lập trung tâm phân phối và sàn đấu giá thủy sản tại
châu Âu. n
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201420
SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN
hút các nguồn lực đầu tư trong
và ngoài nước. Tuy nhiên, kết
quả đạt được còn rất hạn chế.
Theo thống kê của Phòng Hội
nhập và Đầu tư, Vụ hợp tác Quốc
tế, Bộ NN&PTNT, tính đến hết
tháng 11/2013 cả nước có 15.600
dự án FDI với hơn 229 tỷ USD
đăng ký, nhưng lĩnh vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chỉ giữ
vị trí hết sức khiêm tốn trong số
đó, với 501 dự án còn hiệu lực
(chiếm 3,2% số dự án), tổng vốn
đăng ký hơn 3,35 tỷ USD (chiếm
1,45% tổng vốn đăng ký) và đang
có mức tăng trưởng âm (8% năm
2001 còn 5,2% năm 2007 và chỉ
còn hơn 1% năm 2011).
Riêng trong lĩnh vực thủy
sản, cả nước hiện có hơn 70 dự
án FDI với số vốn đăng ký trên
310 triệu USD, tập trung vào các
ngành nuôi, chế biến, sản xuất
thức ăn và giống thủy sản. Hiện
chỉ có DN của 18 quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
vào lĩnh vực thủy sản tại nước
ta. Các dự án này hoạt động theo
mục tiêu, nhu cầu riêng lẻ của
từng DN, không có sự liên kết
với các thành phần khác trong
chuỗi cung ứng và sản xuất.
Nói về các dự án FDI trong
thủy sản, bà Đinh Thị Thanh
Huyền, Phó trưởng phòng Hội
riêngcũngnhưcảnướcnóichung
trong thời gian qua vẫn chưa đạt
kết quả như mong muốn. Sự
tăng trưởng của ngành thủy sản
còn nhiều biểu hiện thiếu bền
vững, như số tàu thuyền đánh cá
nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, hệ thống cơ
khí tàu thuyền, dịch vụ hậu cần
nghề cá thiếu và yếu; NTTS tiềm
ẩn nhiều rủi ro; giá cả các mặt
hàng thủy sản luôn biến động
theo chiều hướng bất lợi và khó
lường,... Các địa phương không
phát huy được hết thế mạnh của
mình do thiếu nguồn lực đầu tư.
Để tạo điều kiện phát triển ổn
định, bền vững, ngành thủy sản
đã có nhiều cố gắng kêu gọi, thu
Hạn chế cả về qui mô
lẫn chất lượng
Các tỉnh ĐBSCL đóng góp
phần rất quan trọng trong sản
xuất và XK thủy sản của Việt
Nam. Sản lượng nuôi trồng, khai
thác thủy sản của toàn vùng liên
tục tăng qua các năm. Riêng lĩnh
vực NTTS, ĐBSCL chiếm tới 65%
tổng sản lượng của cả nước, tạo
nên nhiều công ăn việc làm, góp
phần xóa đói giảm nghèo, ổn
định đời sống kinh tế - xã hội cho
các tỉnh trong vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, việc
phát huy thế mạnh và tiềm năng
ngành thủy sản vùng ĐBSCL nói
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế cả về qui
mô lẫn chất lượng. Một trong những giải pháp tích cực để thu hút nguồn vốn này là
tăng cường tính liên kết vùng.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực thủy sản
Quang cảnh Hội thảo
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 21
nhập và Đầu tư nhận xét: “Nhìn
chung, kết quả thu được trong công
tác thu hút dự án FDI vào lĩnh vực
thủy sản vẫn rất khiêm tốn, chưa
tương xứng với tiềm năng, nhất là
đối với khu vực ĐBSCL. Nguyên
nhân chính là do các địa phương
còn lúng túng trong xây dựng chiến
lược quy hoạch thu hút, xúc tiến và
quản lý đầu tư nước ngoài mang
tầm quốc gia. Vì thế, các dự án FDI
trong lĩnh vực thủy sản hạn chế cả
về qui mô lẫn chất lượng đầu tư.
Các dự án này vẫn dừng lại ở quy
mô nhỏ, bình quân chỉ hơn 4,4 triệu
USD cho mỗi dự án”.
Do đặc thù của ngành thủy
sản là lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn
nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận
không cao trong khi đòi hỏi vốn
đầu tư khá lớn, thời gian sinh
lời chậm, cùng với đó là cơ sở
hạ tầng còn nhiều yếu kém, đã
khiến các nhà đầu tư nước ngoài
chưa thật sự mặn mà trong lĩnh
vực thủy sản ở nước ta.
Tăng cường liên kết vùng
tạo nguồn lực thu hút
vốn đầu tư
Mặc dù còn nhiều hạn chế
nhưng các dự án FDI trong lĩnh
vực thủy sản cũng đã góp phần
gia tăng giá trị XK, tạo thêm
nguồn thu cho ngân sách, đẩy
mạnh thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây
trồng, đa dạng hóa sản phẩm,
tiếp thu ứng dụng công nghệ
mới vào sản xuất, nâng cao giá
trị gia tăng và tính cạnh tranh
của hàng thủy sản Việt Nam.
Bản thân ngành thủy sản cũng có
nhiều tiềm năng thu hút từ các
nguồn vốn đầu tư ngoài ngân
sách Nhà nước.
Ngay từ năm 2012, Bộ
NN&PTNT đã phối hợp với Bộ
KH&ĐT và các tỉnh vùng ĐBSCL
nghiên cứu chủ trương phát triển
cụm công nghiệp thủy sản theo
mô hình liên kết vùng để tạo
điểm nhấn kêu gọi đầu tư phát
triển thủy sản theo chiều sâu gắn
với công nghiệp phụ trợ. Trong
đó, trọng tâm là xây dựng và phát
triển Trung tâm Thủy sản tại Cần
Thơ gắn với vùng NTTS ĐBSCL
và Trung tâm Nghề cá lớn Kiên
Giang gắn với ngư trường khai
thác Tây Nam Bộ. Với các điều
kiện thông thoáng và chính sách
kêu gọi vốn đầu tư thống nhất,
hai trung tâm này sẽ làm đầu tàu
liên kết và hỗ trợ các trung tâm
vệ tinh, tỉnh thành lân cận, thúc
đẩy ngành thủy sản toàn vùng
phát triển bền vững và ổn định.
Trên cơ sở kết quả thực hiện
chủ trương trên, ngày 20/12/2013
Bộ NN&PTNT đã phối hợp với
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và
UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức
hội thảo “Xúc tiến đầu tư và thúc
đẩy phát triển ngành thủy hải sản
các tỉnh ĐBSCL” nhằm giới thiệu,
đánh giá tiềm năng, lợi thế và
cơ chế chính sách phát triển
thủy sản ở ĐBSCL, đồng thời
giới thiệu danh mục các dự án
kêu gọi đầu tư trong nuôi trồng,
khai thác, chế biến thủy sản; xây
dựng cơ sở hậu cần dịch vụ; đào
tạo nguồn nhân lực và phát triển
thương mại thủy sản. Một trong
những kết luận quan trọng rút ra
từ hội thảo này, là sự tái khẳng
định “tăng cường liên kết vùng
chính là động lực quan trọng thúc
đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực thủy sản.”
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ
trưởng Bộ NN&PTNT Phạm
Thanh Nam nhấn mạnh: “Liên
kết vùng sẽ là một trong những
nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy phát triển ngành thủy sản cũng
như quyết định hiệu quả kêu gọi vốn
đầu tư vào lĩnh vực này. Chúng ta
cần xác định rõ vai trò, thế mạnh và
các mối liên kết giữa các địa phương
đối với 2 trung tâm thủy sản vùng
và các điều kiện, cơ sở, dự án cần
đầu tư. Từ đó sẽ đề xuất các chính
sách cụ thể và tiến hành kêu gọi đầu
tư cho vùng thông qua danh mục
dự án cụ thể; nghiên cứu những
điểm mấu chốt của chính sách thu
hút đầu tư. Các chính sách đề xuất
cần sát với thực tế để thu hút đầu tư
hiệu quả.”
Ngoài ra, để xúc tiến kêu
gọi đầu tư đạt hiệu quả, các địa
phương cần căn cứ chiến lược
phát triển nghề cá Việt Nam đến
năm 2020 để xây dựng những
dự án kêu gọi đầu tư FDI có hàm
lượng công nghệ cao và mang
tính bền vững, đồng thời hoàn
thiện các chính sách ưu đãi, thu
hút đầu tư nước ngoài. Cần tăng
cường tìm hiểu xu thế đầu tư
quốc tế và nhu cầu của các nhà
đầu tư, kết hợp xúc tiến thương
mại với thúc đẩy thu hút nguồn
vốn ODA. Đặc biệt, cần tập trung
nghiên cứu đa dạng hóa phương
thức đầu tư, trong đó “Đối tác
công tư” (PPP) là mô hình đầu tư
mới đầy triển vọng, đang được
thúc đẩy thực hiện trong lĩnh
vực nông nghiệp. n
Đỗ Văn Thông
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014
TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ
22
Sản xuất kinh doanh thủy sản 2013
Tình hình chung
Trong khi kinh tế Mỹ có những dấu hiệu khả
quan, thì sự hồi phục của các nền kinh tế châu Âu
vẫn rất mong manh, nguy cơ khủng hoảng vẫn
hiện hữu, sức mua của người dân suy giảm, và từ
đó hạn chế hoạt động NK. Ở trong nước, nhiều
khó khăn, bất cập vẫn kéo dài, như tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều điều kiện và
thủ tục khiến DN khó tiếp cận tín dụng, nhất là các
nguồn vốn ưu đãi; sức mua yếu; nhiều DN phải
thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, ...
Ngoài bối cảnh chung, sản xuất, kinh doanh
thủy sản còn gặp nhiều tác động tiêu cực, từ những
cơn siêu bão, thời tiết nóng lạnh bất thường; sản
phẩm sụt giá; nguyên liệu thiếu triền miên, lại bị
thương lái nước ngoài cạnh tranh thu mua khiến giá
nguyên liệu tăng cao, sản xuất không có lãi, nhiều
DN chỉ sản xuất cầm chừng; cho đến năng lực quản
lý yếu của các cơ quan chức năng hay những trở
ngại, phiền hà do chính bộ máy ấy gây ra.
Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh thủy sản năm
2013 cũng có nhiều mặt tích cực. Trước hết là sự
cải thiện đáng kể năng lực và tổ chức của đội tàu
khai thác thủy sản, tạo điều kiện để sản lượng
tiếp tục tăng. Trong nuôi tôm, đã bước đầu xác
định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục
họi chứng chết sớm EMS, giúp đạt vụ thu hoạch
thắng lợi, trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn cung
tôm trên thị trường thế giới, nhờ đó người nuôi
tôm thu lợi lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh
2010 ước đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so
với năm 2012; trong đó riêng thuỷ sản đạt 176,5
nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%. GDP năm 2013 của
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ
tăng 2,67% so với năm 2012, xấp xỉ mức tăng của
năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm trong
tổng mức tăng GDP chung 5,42% của cả nước.
Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước đạt 6
triệu tấn, tăng 3,2% so với năm trước. Tổng sản
lượng cá đạt 4,4 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm
trước; tôm 700.000 tấn, tăng 11,7%. Tổng giá trị
XK thủy sản cả nước ước đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng
11% so với thực hiện năm 2012. n
Tuy gặp nhiều trở ngại như thời tiết biến động xấu
gây cản trở hoạt động khai thác trên biển, đặc biệt là
sự xuất hiện của những “siêu” bão; cộng thêm giá
sản phẩm bấp bênh, giá xăng dầu và vặt tư đầu vào
tiếp tục tăng, … nhưng nhờ việc phổ biến tổ chức sản
xuất theo tổ đội, cải thiện phương tiện liên lạc và hoạt
động của đội tàu xa bờ nên kết quả khai thác biển
vẫn tốt.
Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 12/2013 ước
đạt 170.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012,
đưa sản lượng khai thác cả năm 2013 lên 2,7 triệu
tấn, trong đó khai thác biển 2,5 triệu tấn, tăng 3,5%
so với năm trước. Riêng sản lượng khai thác cá ngừ
đại dương năm 2013 giảm mạnh so với năm trước, do
ảnh hưởng chi phí chuyến biển cao trong khi giá bán
sản phẩm xuống thấp nên nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản
lượng khai thác cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định
đạt 8.361 tấn, bằng 84% so với năm trước; tỉnh Phú
Yên đạt 4.529 tấn, giảm 25,8%.n
Khai thác thủy sản
Diện tích NTTS ước 1,05 triệu ha, giảm 0,2% so với
năm 2012; diện tích nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm
chân trắng) 666.000 ha, tăng 1,6% so với năm 2012;
diện tích nuôi cá tra tập trung 5.200 ha, giảm 17,5%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 12 ước đạt
280.000 tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản
cả năm 2013 lên 3,3 triệu tấn; trong đó sản lượng của
riêng hai loài tôm sú và tôm chân trắng xấp xỉ 550.000
tấn, tăng 13% so với năm 2012; sản lượng thu hoạch
cá tra từ các vùng nuôi tập trung ước 1,17 triệu tấn,
giảm 6%.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong khi
diện tích nuôi tôm sú ước 600.000 ha, giảm 2,2%, và
sản lượng gần 270.000 tấn, giảm 11,3% so với năm
2012; thì diện tích nuôi và sản lượng tôm chân trắng
đều tăng gấp đôi, tương ứng bằng 66.000 ha (+57,9%)
và 280.000 tấn (+50,5%). n
Nuôi trồng thủy sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 23
Niềm vui chưa trọn vẹn
Giá trị XK thủy sản tháng 12 ước 550 triệu
USD. Tính chung cả năm 2013, giá trị XK thủy
sản ước đạt trên dưới 6,8 tỷ USD, tăng 11% so với
năm 2012. Trong tổng giá trị XK của cả nước năm
2013, thủy sản đóng góp 5,1%, thấp hơn chút ít
so với 5,3% năm 2012. Tuy nhiên, tăng trưởng XK
thủy sản đã bù đắp phần nào cho sự sụt giảm
giá trị XK của một số mặt hàng khác như gạo
(-18,7%), cà phê (-26,6%), cao su (-11,7%), trong
khối nông-lâm-thủy sản.
Gây quan ngại lớn nhất trong bức tranh chế
biến - XK thủy sản hiện nay là sự bất cân đối
trong giá trị XK của các mặt hàng chính và sự giảm
sút mạnh lợi nhuận của DN.
Mặt hàng tôm đóng góp hầu như toàn bộ mức
tăng trưởng XK thủy sản, trong khi các nhóm mặt
hàng chủ lực khác không tăng, thậm chí nhóm hàng
hải sản, trong đó có cá ngừ, giảm rõ rệt.
Báo cáo tài chính của các DN chế biến XK cũng
cho thấy lợi nhuận giảm mạnh. Ngay cả các DN XK
tôm, tuy có doanh số tăng ấn tượng, nhưng tỷ suất
lợi nhuận ở mức rất thấp hoặc hầu như không có lãi.
Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
DN trong thời gian tới. n
Hoàng Thanh tổng hợp
Xuất khẩu thuỷ sản
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014
THUÃY SAÃN 5 CHÊU
WCPFC đã cho phép Philipin tiếp tục khai thác cá
ngừ tại ngư trường thuộc vùng biển ngoài khơi số 1
(HSP1) thêm 3 năm nữa. Quyết định này được đưa
ra trong phiên họp lần thứ 10 của WCPFC, tổ chức
tại Ôxtrâylia từ 02 – 06/12/2013. Philippin là quốc gia
duy nhất được phép khai thác tại khu vực giàu cá
ngừ tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương này. n
Undercurrentnews
Bộ Hàng hải và Nghề cá Inđônêxia và Bộ Nông
nghiệp Hà Lan đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá
nhằm tạo điều kiện tiếp cận hàng thủy sản an toàn và
có chất lượng cao tại thị trường Inđônêxia. Nội dung
hợp tác gồm 3 phần chính: giảm tổn thất sau khai
thác thủy sản bằng phương pháp câu tay; phát triển
sản phẩm thủy sản nuôi bền vững theo tiêu chuẩn
Thực hành Nuôi Tốt (GAP); đẩy mạnh hệ thống phân
phối và tiếp thị thủy sản. n
TheFishSite
24
WCPFC cắt giảm sản lượng
khai thác cá ngừ vây xanh
chưa trưởng thành
Hàn Quốc tăng cường NK
tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy
Philipin sẽ tiếp tục khai thác
tại khu vực HSP1 thêm 3 năm
Inđônêxia và Hà Lan hợp tác
phát triển nghề cá bền vững
Ủy ban
Nghề cá Trung
Tây Thái
Bình Dương
(WCPFC) đã
quyết định cắt
giảm 15% sản
lượng khai
thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành tại khu
vực Tây Thái Bình Dương trong năm 2014 nhằm
bảo vệ nguồn lợi đang bị giảm tới mức thấp kỷ lục
của loài cá này. Quyết định này được áp dụng đối
với cá ngừ vây xanh nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm tuổi.
Dự kiến, giới hạn sản lượng khai thác cá ngừ vây
xanh sẽ còn được tăng thêm vào năm 2015. n
Seafoodnews
Tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy ngày càng được
ưa chuộng tại Hàn Quốc do người dân nước này lo
ngại các mặt hàng thủy sản bị nhiễm phóng xạ từ vụ
rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Khối
lượng NK tôm hùm (bao gồm tôm hùm Mỹ) vào Hàn
Quốc đã đạt 600.000 tấn chỉ trong 1 thời gian ngắn.
Tương tự, cá hồi Na Uy cũng có kết quả kinh doanh
khả quan. Cá hồi trở thành mặt hàng thủy sản được
tiêu thụ nhiều nhất ở Hàn Quốc. n
Seafoodnews
Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã cho ra mắt
thư viện nghiên cứu khoa học thủy sản trực tuyến
có tên Science Series tại địa chỉ www.msc.org/
science-series. Thư viện giới thiệu những kết quả
nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thủy sản, môi
trường biển, hệ sinh thái và các chủ đề quan trọng
khác. Đây cũng là nơi các thành phần quan tâm
tới hoạt động khai thác bền vững có thể truy cập
miễn phí. Có thể tra cứu MSC Science Series. n
MSC
Đan Mạch đang có kế hoạch áp dụng dự án
TXNG điện tử trên tất cả các chuỗi cung ứng thủy
sản từ ngày 1/3/2014. Trong 3 năm, dự án SIF
(TXNG thủy sản) đã cập nhật dữ liệu của 100.000
tấn thủy sản đã bán tại Đan Mạch vào cơ sở dữ
liệu của nó. Chín chợ đấu giá và các nhà chế biến
và kinh doanh của nước này đang sử dụng hệ
thống điện tử trực tuyến này. Dự kiến, hơn 4.000
nhà bán lẻ sẽ tham gia vào hệ thống này từ ngày
1/02/2014. n
Undercurrentnews
Công ty công nghệ Radaqua của Ôxtrâylia đã
khởi công xây dựng một trại nuôi cá biển quy mô
lớn tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trại nuôi này
sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn, công suất 5.000
tấn cá biển một năm, dự kiến sẽ mang lại một cuộc
cách mạng trong ngành nuôi thủy sản tại đây. Đối
tượng nuôi là cá mú và cá hồi. Thương vụ này trị
giá 300 triệu AUD (267 triệu USD), toàn bộ sản
lượng để phục vụ nhu cầu nội địa ở Phúc Kiến. n
Undercurrentnews
Hằng Vân dịch
Đan Mạch áp dụng TXNG thủy sản
điện tử toàn quốc
Ôxtrâylia sẽ xây dựng trại nuôi
cá hồi, cá mú tại Trung Quốc
MSC ra mắt thư viện thủy sản
trực tuyến
Côlômbia: Công ty Aquabest
đạt chứng nhận ASC cho cá rô phi
Công ty Aquabest Seafood của Côlômbia
đã đạt Chứng nhận ASC cho trại nuôi cá rô phi
Piscicola Botero S.A đặt tại Neiva. Sau khi có
chứng nhận BAP, trại nuôi của Aquabest đã
tiếp tục được tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ
Institute of Maketcology chứng nhận đáp ứng
các tiêu chí hoạt động bền vững ASC. Aquabest
sản xuất và cung cấp cá rô phi tươi cho thị
trường Mỹ. n
Seafoodnews
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 25
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201426
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
lớn tại Kiên Giang - bức xúc.
Việt Nam là một trong những
quốc gia có thế mạnh về kinh tế
biển, NTTS nước ngọt, lợ, mặn
đều rất phát triển. Đây là tiền đề
quan trọng để phát triển công
nghiệp chế biến bột cá trong
nước, kể cả bột cá biển lẫn bột
cá nước ngọt. Theo đánh giá của
ông Tâm, bột cá biển Việt Nam
có chất lượng, độ đạm rất cao, có
khi đạt đến 65-67 độ đạm, điều
mà bột cá của các nước trong
khu vực như Thái Lan không
bao giờ có được. Cũng theo ông
Tâm, sản lượng bột cá biển hiện
nay của cả nước giao động trong
khoảng 800.000 đến 1 triệu tấn/
năm. Riêng tại Kiên Giang, với
10 nhà máy sản xuất hiện có, sản
lượng bột cá hằng năm không
dưới 100.000 tấn.
Đại diện cho một trong
những đơn vị sản xuất bột cá
qui mô lớn của tỉnh Kiên Giang,
ông Tâm cho rằng, nguồn cung
bột cá trong nước hoàn toàn có
thể đáp ứng nhu cầu của các nhà
máy chế biến thức ăn chăn nuôi
và thức ăn thủy sản cả về lượng
lẫn về chất. Nhưng hiện nay hầu
hết các DN chế biến thức ăn đều
NK bột cá, nguyên nhân chủ yếu
là do đa số các công ty này đều là
công ty con, có đơn vị chủ quản,
công ty mẹ ở nước ngoài. Ông
là phần lớn bột cá đều có nguồn
gốc NK, còn ngành sản xuất bột
cá trong nước có đủ tiềm năng
để thỏa mãn nhu cầu đó lại đang
bị bỏ ngỏ.
“Các DN sản xuất thức ăn kêu
là nguồn cung bột cá không đủ cho
sản xuất, nên họ NK vô tội vạ, làm
mất đi nguồn ngoại tệ lớn của đất
nước, trong khi nguồn bột cá trong
nước dư thừa không tiêu thụ hết,
DN bột cá trong nước phải tự bươn
chải tìm đầu ra vô cùng khó khăn.
Đây là một nghịch lý khó có nơi nào
trên thế giới thấy như ở nước ta” -
ông Châu Minh Tâm, Giám đốc
Công ty TNHH Minh Tâm - một
trong những DN sản xuất bột cá
Buông lỏng quản lý
sản xuất và tiêu thụ
Thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong tổng chi phí sản xuất NTTS;
đối với nuôi cá tra, tỷ lệ này có
thể lên trên 70%. Giá thành các
loại thức ăn thủy sản tăng nhanh
và liên tục, một phần nguyên
nhân là do nguyên liệu đầu vào
cho sản xuất thức ăn thủy sản
chủ yếu phải NK và phụ thuộc
vào thị trường nước ngoài, rất
khó kiểm soát về chất lượng và
không thể điều tiết giá.
Bột cá là thành phần chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong giá thành
sản xuất thức ăn nuôi thủy sản.
Tuy nhiên, nghịch lý hiện nay
Bột cá là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất
thức ăn chăn nuôi. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất bột cá trong nước được tổ chức,
sắp xếp lại một cách hiệu quả thì giá thành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản mới
có thể đi vào ổn định.
Tổ chức lại ngành bột cá
Ông Châu Minh Tâm, GĐ công ty TNHH Minh Tâm
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 27
không loại trừ khả năng “chuyển
giá” của các DN chế biến thức ăn
có vốn đầu tư nước ngoài đang
hoạt động tại Việt Nam.
“Họ cũng họp đồng thu mua với
các DN bột cá trong nước khi có nhu
cầu bột cá có chất lượng, độ đạm
cao, nhưng lượng tiệu thụ rất nhỏ,
còn phần lớn là NK, nên các DN
sản xuất bột cá trong nước gặp rất
nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Ngoài ra, việc NK bột cá không phải
chịu thuế trong khi đối với các DN
sản xuất trong nước lại phải chịu
thuế suất 5%. Đây là nghịch lý lớn,
khiến cho DN trong nước mất lợi
thế cạnh tranh ngay trên sân nhà”
- ông Tâm cho biết.
Cần có tổ chức
Trước thực trạng khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ bột cá
của các DN trong nước cũng như
tình hình giá cả các loại thức
ăn thủy sản tăng cao, gây nhiều
bức xúc cho người chăn nuôi
nói chung cũng như người nuôi
thủy sản nói riêng, việc tổ chức,
sắp xếp lại hoạt động sản xuất,
tiêu thụ bột cá trong nước là vô
cùng cần thiết và cấp bách.
“Trước tiên các DN sản xuất bột
cá trong nước cần phải tập hợp lại
với nhau thành một tổ chức, phải
thống kê chính xác số lượng nhà
máy, sản lương bao nhiêu ở từng
địa phương và cả nước từ đó có kế
hoạch điều tiết sản xuất, đảm bảo
cung cầu trong nước ổn định, giảm
bớt phụ thuộc vào nước ngoài, định
hướng thị trường cho sản xuất, góp
phần ổn định giá cả thị trường bột
cá cũng như giá cả thành phẩm thức
ăn chăn nuôi” - ông Tâm đề nghị.
Rõ ràng, từ việc xác định sản
lượng bột cá trong nước, tổ chức
này sẽ tham mưu cho cơ quan
quản lý Nhà nước có cách chính
sánh điều chỉnh hạn chế lượng
bột cá NK, quản lý tốt hơn giá
thức ăn chăn nuôi trong nước,
đồng thời sẽ kiến nghị kịp thời
điều chỉnh các các bất cập về
chính sách, góp phần tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc cho DN,
tăng cường tiếng nói của cộng
đồng DN sản xuất bột cá đối với
cơ quan quản lý Nhà nước.
Sản xuất bột cá là một trong
những ngành công nghiệp đòi
hỏi vốn đầu tư lớn và có yêu cầu
về trình độ lỹ thuật rất cao, đặc
biệt là ở khâu xử lý nước thải.
Việc ra đời một tổ chức cầu nối sẽ
giúp cho các DN sản xuất bột cá
trong nước thuận lợi hơn trong
việc hỗ trợ lẫn nhau về vốn, kỹ
thuật, góp phần đảm bảo ngành
phát triển bền vững, lâu dài.
Ngoài ra, với những thế mạnh
về kinh tế biển cũng như sự phát
triểnmạnhcủangànhNTTSnước
ngọt, nhất là cá tra, bên cạnh bột
cá biển, bột cá nước ngọt cũng có
một tỷ lệ rất lớn. Nhưng sử dụng
hai loại bột cá này sao cho hiệu
quả kinh tế cao và đảm bảo an
toàn sinh học cho vật nuôi vẫn là
vấn đề bỏ ngỏ. Vì thế, cần có một
tổ chức điều phối, phối hợp với
cơ quản quản lý Nhà nước để có
hướng quản lý và hướng dẫn cho
DN thực hiện.
Đã từ lâu, nông dân luôn
than phiền giá thức ăn chăn nuôi
luôn tăng và mất kiếm soát mà
một trong những nguyên nhân
là do chúng ta không kiểm soát
và xử lý được cái gốc của vấn đề
là khâu sản xuất, tiêu thụ và NK
bột cá. Chỉ khi nào chấn chỉnh
được cái gốc này người chăn
nuôi mới có thể phần nào “ăn
ngon ngủ yên”, không phải nơm
nớp lo sợ thức ăn chăn nuôi lại
tăng giá. n
Đỗ Văn Thông
Thế mạnh về khai thác thủy sản là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp bột cá
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201428
DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN
Tròn 10 năm theo đuổi
vụ kiện ở thị trường Mỹ
Công ty Cổ phần Nha Trang
Seafoods - F17 là một DN có bề
dày kinh nghiệm hơn 30 năm
trong lĩnh vực XK thủy sản,
trong đó, các sản phẩm tôm hiện
là mặt hàng chủ lực chiếm trên
90% tổng khối lượng và giá trị
XK hàng năm của công ty. Năm
2009, với sản lượng XK hơn 8.000
tấn, Nha Trang Seafoods là DN
số 1 của Việt Nam XK sản phẩm
tôm chân trắng vào thị trường
Mỹ. Năm 2011, công ty đạt mức
tăng trưởng cao nhất với tổng
doanh số trên 100 triệu USD.
Hiện nay, Nha Trang Seafoods
F17 nằm trong số 05 DN lớn
nhất Việt Nam chế biến và XK
mặt hàng này, với thị trường XK
chính là Mỹ (chiếm tỷ trọng trên
60%), Hàn Quốc (20%), EU và
các thị trường khác (20%).
Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho thương mại thủy sản Việt
Nam phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Ngoài những vấn
đề liên quan đến đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, ATTP, truy xuất
nguồn gốc, sản xuất thân thiện với môi trường,… còn là những vấn đề về phòng vệ
thương mại và tranh chấp trên thương trường.
Nha Trang Seafoods:
Tự tin hơn từ các vụ kiện phòng vệ thương mại
Ông Huỳnh Long Quân
- Phó TGĐ Nha Trang Seafoods
Tôm thẻ chân trắng là mặt hàng chủ lực của Nha Trang Seafoods
Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 29
Cách đây đúng 10 năm, ngày
31/12/2003, Liên minh Tôm miền
Nam nước Mỹ (SSA) đã chính
thức nộp đơn khởi kiện chống
bán phá giá (CBPG) tôm lên Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy
ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(US-ITC) đối với các DN XK tôm
vào thị trường Mỹ của 6 nước
(Braxin, Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ). Đây
cũng chính là lần đầu tiên con
tôm XK của Việt Nam phải đối
mặt với vụ kiện CBPG.
Cùng chung hoàn cảnh với 32
DN tôm Việt Nam tham gia vụ
kiện lần đầu tiên ấy, Nha Trang
Seafood cũng rất hoang mang và
lo lắng, bởi chưa biết vụ kiện sẽ
tiến hành ra sao, điều tra như thế
nào và kết cục sẽ đi đến đâu…
Tuy nhiên, trải qua 10 năm theo
đuổi, các DN tôm Việt Nam nói
chung và Nha Trang Seafood
nói riêng đều đã khá am hiểu
và tự tin trong điều tra từ phía
Mỹ, nhất là từ kỳ xem xét hành
chính lần thứ 4 (POR4) đến nay,
khi Nha Trang Seafood luôn là bị
đơn bắt buộc.
Thật đặc biệt, cũng đúng 10
năm sau lần đầu tiên đối mặt
với vụ kiện CBPG, các DN tôm
Việt Nam lại phải đối mặt với
thử thách mới khi vào ngày
17/01/2013, DOC lại chính thức
khởi xướng điều tra chống trợ
cấp (CVD) đối với sản phẩm tôm
NK từ Việt Nam, Trung Quốc,
Ecuado, Ấn Độ, Inđônesia,
Malaysia và Thái Lan.
Lần này, Nha Trang Seafoods
cùng với Công ty Minh Quý (Tập
đoàn thủy sản Minh Phú) tiếp tục
là 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam.
Thắng lợi lớn và đẩy mạnh
xuất khẩu
Theo ông Trương Đình Hòe,
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến
& Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), do bị khởi kiện sau mặt
hàng cá tra, nên các DN tôm Việt
Nam đã có các bước chuẩn bị tốt
hơn và có cách thức tiếp cận vụ
kiện hợp lý hơn. Xét về mặt kết
quả, việc chống kiện CBPG tôm
tại Mỹ được xem là thành công
hơn so với vụ kiện cá tra.
Thực tế đúng như vậy. Ngày
10/9/2013,DOCđãphảichínhthức
công bố tất cả lô hàng tôm Việt
Nam XK vào Mỹ trong đợt xem
xét hành chính lần 7 (POR7), giai
đoạn 1/2/2011- 31/1/2012, của 2 bị
đơn bắt buộc là Tập đoàn thủy hải
sản Minh Phú (Minh Phu Seafood
Corp) và Nha Trang Seafoods đều
có mức thuế CBPG bằng 0%. Theo
đó, mức thuế CBPG của 30 bị đơn
tự nguyện còn lại cũng là 0%. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử xem
xét thuế CBPG đối với mặt hàng
tôm Việt Nam, DOC đã công nhận
các DN Việt Nam không bán phá
giá vào thị trường này.
Bên cạnh đó, quyết định cuối
cùng của ITC về việc dỡ bỏ thuế
chống trợ cấp do DOC cáo buộc
trước đó đối với Việt Nam cũng đã
được đưa ra vào ngày 20/9/2013.
Với quyết định này, 33 DN Việt
Nam tham gia vụ kiện cũng đều
được hưởng mức thuế 0%.
Với thành công lớn của 2 vụ
kiện từ thị trường Mỹ, tôm Việt
Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ
vào thị trường này, với tổng giá
trị XK trong 11 tháng đầu năm
2013 đạt 748,571 triệu USD, tăng
75% so với cùng kỳ năm 2012,
góp phần đưa XK thủy sản Việt
Nam chạm mốc 6,8 tỷ USD trong
năm 2013.
Ông Huỳnh Long Quân, Phó
TGĐ Nha Trang Seafood F17 cho
biết, sau khi thông tin về 2 vụ kiện
trên được công bố, giá nguyên
liệu tôm trong nước đã gia tăng
một cách nhanh chóng, mang lại
niềm vui cho người nuôi, đồng
thời Nha Trang Seafood cũng đã
tận dụng được cơ hội, tạo động
lực đẩy mạnh XK vào thị trường
Mỹ, khiến cho đến nay thậm chí
tồn kho cũng không còn.
Chế biến tôm xuất khẩu tại Nha Trang Seafoods F17
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

More Related Content

Similar to Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
Lap Dinh
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
Lap Dinh
 
167
167167
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
banh cang
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
banh cang
 
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
banh cang
 
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dnLong ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
vuondaoxanh
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
luanvantrust
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Khánh Goby
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Khánh Goby
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Khánh Goby
 
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
Lap Dinh
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
Thùy Linh
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
Lap Dinh
 
134
134134
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
phuongtrantrong2
 

Similar to Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản (20)

ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
 
167
167167
167
 
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Aug 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
112634 5772
112634 5772112634 5772
112634 5772
 
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Oct 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dnLong ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
Long ghep noi dung ve ldte trong hoat dong cua dn
 
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
Hoàn thiện giải pháp marketing- mix nhằm phát triển thị trường nước khoáng củ...
 
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-nămThiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
Thiết kế phân_xưởng_sản_xuất_nước_mắm_ngắn_ngày_năng_suất_500000_lít-năm
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
Do an mon_hoc_cua_tui_nukw5_20130529104846_9115
 
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - KHUNG CHÍNH SÁCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thuỷ Sản Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
 
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
Thúc đẩy xuất khẩu hàng lâm sản chế biến của công ty tnhh xuất nhập khẩu chế ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦY SẢN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN.docx
 
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢNICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
ICAFIS - CÁC CHỨNG NHẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN
 
134
134134
134
 
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.pptTONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
TONG QUAN PHATRONG THUY SAN VIET NAM.ppt
 

Seafood Trade Magazine - Jan 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản

  • 1.
  • 2.
  • 3. Tömgiöëng Thûác ùn töm Hïå thöëng an toaân sinh hoåc Quaãnlyáaonuöi CPF-Turbo Program Chuáng töi tûå haâo àaä goáp phêìn mang laåi sûå thaânh cöng cho baâ con nuöi töm. Vúái àöåi nguä nhên viïn chuyïn nghiïåp, nhiïåt tònh, coá kinh nghiïåm, sùén saâng àöìng haânh cuâng vúái têët caã baâ con, vò sûå phaát triïín bïìn vûäng cuãa ngaânh nuöi töm cöng nghiïåp taåi Viïåt Nam. Àïí nuöi töm thaânh cöng, chuáng ta coá... Haäy cuâng traãi nghiïåm thaânh cöng vúái “CPF-Turbo Program” CÖNG TY CÖÍ PHÊÌN CHÙN NUÖI C.P. VIÏÅT NAM ÀC: KCN Baâu Xeáo, xaä Söng Trêìu, huyïån Traãng Bom, tónh Àöìng Nai ÀT: (0613) 921502 - 09 Fax: (0613) 921512 - 14 Website: www.cp.com.vn Fulfill the Success For Sustainable Business
  • 4. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN dungNöåi Söë 169 thaáng 1/2014NÙM THÛÁ 15 APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủysản khu vực Châu Á-Thái Bình Dương 16 Các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương rất quan tâm phát triển NTTS, xem đó là xu hướng chủ đạo để giảm áp lực khai thác nguồn lợi tự nhiên. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn, trong đó có các vấn đề về phòng vệ thương mại. Nha Trang Seafoods tự tin hơn từ các vụ kiện phòng vệ thương mại Các đại sứ và thương vụ có vai trò quan trọng trong mở thị trường, xúc tiến thương mại và làm cầu nối cho DN. Đại sứ và tham tán thương mại với nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường 12 Tuy thành công lớn với giá trị xuất khẩu năm 2013 vượt 3 tỷ USD, nhưng ngành tôm vẫn phải giải quyết nhiếu vấn đề mới duy trì được sự tăng trưởng. Xuất khẩu tôm 2014: Cơ hội và thách thức 08 28 26 Tổchứclại ngànhbộtcá Chỉ có sắp xếp lại một cách hiệu quả hoạt động sản xuất bột cá trong nước mới có thể ổn định được giá thành thức ăn nuôi thủy sản.
  • 5. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 90 Khó tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh, mà cần đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động. Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi và biện pháp khống chế - Từ khoa học hàn lâm đến thực tiễn sản xuất 52 Chỉ có giá trị XK tôm tăng trưởng rất cao, còn hầu hết các mặt hàng truyền thống khác đều trì trệ, có mặt hàng còn giảm mạnh. Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực 2013: Những diễn biến khác thường Ngoài vai trò nhà sản xuất cá ngừ số một, gần đây Inđônêxia còn nổi lên thành nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Inđônêxia: Nhà sản xuất, xuất khẩu tôm và cá ngừ hàng đầu thế giới57 Công nghệ cao áp giúp giảm chi phí nhân công, tăng năng suất chế biến, giữ hương vị tự nhiên và chất dinh dưỡng, kéo dài tuổi thọ sản phẩm,... Công nghệ cao áp nâng cao năng suất chế biến và chất lượng thủy sản Giữa biển khơi, những bạn tàu dịch vụ hậu cần và ngư dân luôn đồng hành, sẻ chia cho nhau từng phần nước ngọt, hay niềm vui khi trúng cá. Bạn đồng hành giữa biển46 3 74
  • 6. SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅNTHÛ BAN BIÏN TÊÅP Lên tiếng và Hành động Nhưng việc nuôi trồng – sản xuất – kinh doanh vẫn phải duy trì, cũng như báo và chí cứ đến kỳ là phải xuất bản. Trở ngại luôn chồng chất, nhưng “ví phỏng đường đời bằng phẳng hết – anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Một lựa chọn cho cả DN và báo giới là “bưng mắt bắt chim”, vin vào cái quy luật muôn sự trên đời đều dao động hình sin, có hưng thịnh thì phải có suy vong, hết mưa rồi sẽ nắng… để cầm chừng trong cả lời nói và việc làm, chờ cho giai đoạn khó khăn qua đi! Một lựa chọn khác là đồng thuận lên tiếng và bắt tay hành động quyết liệt để cùng nhau rút ngắn quá trình tháo gỡ khó khăn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trước hết cần phải không tránh né đề cập đến những yếu kém nội tại của chính các DN thủy sản, nhất là phương thức làm ăn chạy theo mối lợi trước mắt, cạnh tranh không lành mạnh. Tiếp đó là đoàn kết đấu tranh vì lợi ích chính đáng của cả cộng đồng DN và nông ngư dân. Thật dễ để buông xuôi, khi có những vấn đề, những bức xúc tồn tại dai dẳng cả năm ròng, thậm chí nhiều năm vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Nhưng sự thật thì không thể lảng tránh. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn từng viết: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Phải chăng nên coi việc mạnh dạn “lên tiếng” như đặt những viên đá đầu tiên cho hành động thiết thực xây chặng đường mới của chính mình, góp phần vươn dài những đại lộ thênh thang của tương lai đất nước! Năm Quý Tỵ sắp khép lại, với hiện trạng phổ biến thường được ví von hình ảnh như con rắn thu mình im ắng trong búi cỏ chờ thời vận. Xuân Giáp Ngọ đã cận kề giục giã như thiên lý mã mong được giũ khóa, cởi then để sải vó tung hoành. Mong lắm thay…! n Ban Biên tập Thương mại Thủy sản T rên đường công tác cuối năm, mấy anh em báo chí chúng tôi ghé thăm ông bạn cũ ở Tiền Giang. Tay bắt mặt mừng, ông bạn nhất quyết kéo cả đội về nhà riêng để “kiếm con rùa con rắn lai rai hàn huyên”. “Nhà” là cả trang trại ngót sáu chục hecta ao cá tra giống. “Bệnh nghề nghiệp” khiến chúng tôi vừa trầm trồ vừa nhất loạt lôi máy ảnh ra. Chợt thấy nụ cười ông bạn kém tươi: “Mấy ông chụp chơi thôi nghe, chớ đưa hình lên báo, mà tốt nhất là đừng viết lách gì cả”. Trong đời làm báo, dường như ai cũng từng nghe qua câu ấy; mấy năm gần đây phải nghe nhiều hơn, còn trong năm 2013 vừa kết thúc thì gần như đó là lời dặn thường trực dành cho báo giới mỗi lần tiếp cận DN nói chung và DN thủy sản nói riêng. Cũng không có gì khó hiểu, khi mà bức tranh kinh tế trong nước cũng như toàn cầu đã và đang có nhiều gam màu xám. Riêng cá tra, từng được gọi là con cá kỳ diệu, đã làm nên kỳ tích trong chuỗi những thành tựu của XK thủy sản Việt Nam, những năm gần đây lại liên tục rớt giá thê thảm. Trong công văn kiến nghị gửi những người đứng đầu Chính phủ về các giải pháp tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ cá tra, VASEP đã nhận định: “DN và người nuôi cá tra đã và đang phải trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản, nhiều người nuôi phải treo ao hay chuyển nghề”. Thói quen “tốt phô ra, xấu đậy lại” và tâm lý “nằm im chờ thời” âu cũng là lẽ thường mỗi khi tình hình diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi. Đó là chưa kể, trong nhiều trường hợp cụ thể đã có những người, những DN phải trả giá vì “lên tiếng”, vì không muốn chịu cảnh “bảo sao nghe vậy”. Tại cuộc họp của một số “đại gia” trong ngành chế biến và XK thủy sản mới đây, lãnh đạo một DN lớn đã tuyên bố sẽ “không phát biểu”. Lý do vì lần trước chỉ “trót kêu ca ít nhiều” trong một cuộc họp tương tự về những bất hợp lý tồn tại kéo dài trong cách hành xử của cơ quan công quyền, thì lập tức “những cái vách có tai” đã truyền đi những thông điệp khiến sau đó DN này bị “xử lý đến nơi đến chốn”. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20144
  • 7. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 5 Hoạt động chính năm 2013 Theo báo cáo của Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, tổng số hội viên của VASEP năm 2013 là 280, tăng 7 DN hội viên so với năm 2012, bao gồm 3 hội viên chính thức và 4 hội viên liên kết. Về công tác hội viên, VASEP đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và chuyên sâu, phục vụ, hỗ trợ khắc phục kịp thời những vướng mắc của hội viên. Đã tổ chức nhiều cuộc họp chuyên đề theo ngành hàng (ngành hàng tôm, cá tra, CLB hàng nội địa, CLB cá ngừ, CLB ghẹ…); tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến hội viên và kịp thời lấy ý kiến phản hồi từ phía hội viên đối với các chính sách mới của Nhà nước một cách nhanh nhất. Ngày 03/01/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị Lần thứ 12, Nhiệm kỳ IV, đánh giá hoạt động năm 2013 và bàn kế hoạch công tác Hiệp hội năm 2014. Hội nghị Ban Chấp hành VASEP Lần thứ 12 Nhiệm kỳ IV Hội nghị BCH lần thứ 12 nhiệm kỳ IV
  • 8. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20146 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đề mới) cho tổng cộng 1.046 lượt cán bộ các DN tham gia. Để gìn giữ uy tín cốt lõi của VASEP, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận cho hoạt động Hiệp hội, Ban Chấp hành đã dành thời gian thảo luận đề xuất của Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng, về việc Hiệp hội dành ưu tiên cao cho các hoạt động phục vụ hội viên (không thu phí, không kinh doanh) của Văn phòng Hiệp hội, tách bạch rõ với các hoạt động dịch vụ có thu, do các tổ chức mang tính kinh doanh, do Hiệp hội thành lập (như Công ty VASEP và Trung tâm VASEP. Pro) thực hiện. Ban Chấp hành giao Tổng Thư ký xây dựng đề án tách các tổ chức kinh doanh dịch vụ ra khỏi Văn phòng Hiệp hội, chấm dứt tình trạng các Phó Tổng Thư ký kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo các tổ chức kinh doanh, dịch vụ. Ban Chấp hành cũng đã thảo luận và giao cho Chủ tịch tiếp tục làm rõ một số thông tin có liên quan đến quan hệ về tổ chức của VASEP với một hiệp hội khác. Trọng tâm hoạt động năm 2014 Tại kỳ họp này, Ban Chấp hành đã nhất trí tổ chức Đại hội Toàn thể Bất thường thay cho Hội nghị Thường niên vào tháng 6/2014, nhằm thông qua các nội dung sửa đổi Điều lệ Hiệp hội theo hướng siết chặt đội ngũ và tinh thần kỷ luật hội viên; kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo; xây dựng lại Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành và Văn phòng Hiệp hội; chú trọng xây tế, các hiệp hội DN nước ngoài; duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các đối tác; cử cán bộ tham gia nhiều hoạt động và hội nghị quốc tế, như tham gia đoàn khảo sát của Bộ NN&PTNT tại Hàn Quốc (4/2013), dự Diễn đàn Quốc tế Thực Phẩm & Môi trường Nhật Bản (9/2013), Đại hội Cá ngừ lần thứ XV tại Philippin (8/2013), Hội nghị “Asian Trade Standars Compliance” tại Nhật Bản (8/2103),… Về các mặt hoạt động dịch vụ cho hội viên, VASEP cũng đã đề xuất với Cục XTTM Bộ Công Thương 7 chương trình XTTM với tổng kinh phí 11,19 tỷ VNĐ, gồm 6 hội chợ và 1 chương trình tuyên truyền quảng bá. Kết quả được phê duyệt 3 chương trình Hội chợ Thủy sản (Boston, Châu Âu ESE, Trung Quốc) với tổng kinh phí 5,7 tỷ đồng. Về thông tin, các tạp chí Thương mại Thủy sản, Vietfish International, các bản tin tuần đã được phát hành kịp thời tới mọi DN hội viên, các cơ quan Nhà nước, cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Bản tin ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh được gửi bằng email đến các DN hội viên. Số liệu thống kê thương mại thủy sản được khai thác, cập nhật thường xuyên, liên tục, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành và phục vụ thông tin nhanh, tin cậy và chính xác. Bộ phận đào tạo của Hiệp hội cũng đã tổ chức tổng cộng 35 lượt khóa đào tạo và hội thảo với 27 chủ đề (trong đó có 13 chủ VASEP tiếp tục thực hiện vai trò đại diện bảo vệ lợi ích chính đáng cho hội viên thông qua việc tích cực, chủ động phản ánh, kiến nghị sửa đổi những bất cập trong nội dung Thông tư thay thế Thông tư 55 của Bộ NN-PTNT; tích cực tham gia hoạt động vận động hành lang trong các vụ kiện cá tra, tôm tại Hoa Kỳ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong vụ kiện chống trợ cấp tôm; làm cầu nối cho các DN tiếp nhận các nguồn tài trợ, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài (Dự án VIDATEC, Dự án CBI…). Về công tác vận động chính sách (VĐCS), trong năm 2013, Hiệp hội đã có tổng cộng 270 công văn góp ý dự thảo, các đề xuất và kiến nghị đối với các chủ trương, chính sách, về kế hoạch hoạt động XTTM,… gửi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các bộ NN&PTNT, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải, Tư Pháp, Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Chính phủ. Tuy nhiên, dù có những kết quả tích cực, hiệu quả của VĐCS còn hạn chế, do thiếu sự tham gia tích cực, thường xuyên của cộng đồng DN hội viên. Ý kiến phản ánh thường chỉ tập trung ở khoảng 20-25 DN hội viên, chưa tạo thành tiếng nói chung thể hiện sự đồng thuận của cộng đồng, làm giảm đi sức nặng của các kiến nghị. Trong công tác quan hệ quốc tế, năm qua VASEP đã tổ chức hơn 20 cuộc gặp gỡ các đoàn khách đại diện các tổ chức quốc
  • 9. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 7 gia hàng đầu, các nhà NK, phân phối thủy sản khắp thế giới, tạo nên một sự kiện quốc tế nổi bật trong ngành thủy sản năm 2014. Theo dự kiến của đơn vị tổ chức, hội nghị sẽ thu hút khoảng 400 khách quốc tế đến Việt Nam. Nhằm khôi phục thị trường, đưa cá tra vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, VASEP sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị với Chính phủ; tổ chức xây dựng thương hiệu chất lượng cao cho cá tra Việt Nam tại thị trường EU, xây dựng Trung tâm Phân phối Thủy sản tại cảng Zeebrugge, đồng thời cũng hối hợp với các đối tác quốc tế tiếp tục triển khai hoặc xây dựng mới một số đề án hỗ trợ cho các DN thủy sản, bao gồm: • Dự án “Xây dựng trang trại nuôi cá tra trình diễn công nghệ tiên tiến bền vững tại Việt Nam” (VIDATEC) thực hiện tại Đại học Cần Thơ, theo Quyết định số 1545/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/7/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. • Dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững” (SUPA) do Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VN CPC) chủ trì với sự hợp tác của VASEP và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF Việt Nam và Áo). • Chương trình hợp tác về quản lý ATTP cho các DN thủy sản tại Đà Nẵng (JICA). • Xây dựng và đề xuất đề án Đổi mới sáng tạo (với sự hỗ trợ của Dự án Đổi mới Sáng tạo – IPP), đề án hỗ trợ DN quản lý rủi ro và phòng chống tham nhũng (với sự hỗ trợ của tổ chức Towards Transparency), ... Ban Chấp hành cũng đã nhất tríthôngquaviệckếtnạphộiviên mới, gồm 8 DN hội viên chính thức và 4 DN hội viên liên kết và việc phát hành phụ san Thủy sản Đông Nam Á (Asean Seafood) - ấn phẩm mới do Tạp chí Thương mại Thủy sản thực hiện. n Trần Duy dựng và tổ chức hoạt động các Câu lạc bộ, chú trọng đến DN miền Bắc và Trung. Năm 2014, VASEP sẽ vận hành hiệu quả mạng lưới thông tin hoạt động VĐCS, gồm các cán bộ nòng cốt do DN hội viên chỉ định, nâng cao hiệu quả VĐCS cho các cụm lĩnh vực quan trọng đối với DN thủy sản hiện nay, như cải cách thủ tục hành chính, thuế, phí, lệ phí, hải quan, ATTP và kiểm dịch thủy sản... Hiệp hội sẽ tăng cường tham gia các hoạt động của Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính, tham gia và phối hợp với các tổ chức khác để tạo thêm sức mạnh và tiếng nói có trọng lượng hơn trong hoạt động VĐCS. Về hợp tác quốc tế, VASEP sẽ phối hợp với Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) và Bộ NN & PTNT tổ chức Hội nghị Dự báo Toàn cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng Thủy sản (GOAL) đầu tháng 10/2014. Hội nghị sẽ quy tụ những chuyên Lãnh đạo Ban Chấp hành thảo luận nội dung sửa đổi Điều lệ, 6/2013
  • 10. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/20148 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN nhấn mạnh: “Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan kiện toàn bộ máy cơ quan đại diện tại nước ngoài, đảm bảo các cơ quan này phát huy tốt nhất vai trò là tai mắt của đất nước trong hội nhập quốc tế”. Cơ quan đại diện với nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường mới Phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2013, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: “Các thương vụ có vai trò quan trọng trong mở thị trường, xúc tiến thương mại và làm cầu nối cho các DN. Những việc này còn có thể làm tốt và làm tốt hơn. Các cán bộ thương vụ, các cơ quan đại diện phải là các nhà tư vấn chính sách cho Chính phủ, trước hết cho Bộ Công Thương về sự cần thiết phải đổi mới tư duy, đổi mới cách suy nghĩ. Mặc dù không có tiền lệ, không sao chép của các nước, nhưng ít nhất cán bộ của ta phải nghiên cứu từ góc nhìn của người vừa hiểu sâu tình hình trong nước, đồng thời lại đứng chân trên thị trường nước ngoài để có thể đưa ra những tư vấn phù hợp. Các cán bộ đại diện gồm tham Tấn Dũng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các bộ trưởng, thứ trưởng các bộ ngành tham gia. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ: “Tích cực triển khai chủ trương kinh tế đối ngoại của Đảng và Chính phủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại, thiết thực phục vụ cho tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, mở rộng thụ trường nước ngoài cho XK, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam”. Ông C ác hội nghị tập trung đánh giá về những thành tựu đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặt ra yêu cầu triển khai những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kinh tế đối ngoại, trong đó nhấn mạnh vai trò và nhiệm vụ của các đại sứ và tham tán thương mại trong nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư cũng như tìm kiếm và phát triển thị trường. Trong từng hội nghị đều có sự tham gia và chỉ đạo của nhiều lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng Nguyễn Cuối tháng 12 vừa qua, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Bộ Công Thương đã tổ chức một số hội nghị và hoạt động với chủ đề “Hội nhập quốc tế và kinh tế đối ngoại”. Đáng chú ý có hai hoạt động chính là Hội nghị Ngoại giao Lần thứ 28 và Hội nghị Tham tán Thương mại 2013. Đại sứ và Tham tán thương mại với nhiệm vụ tìm kiếm và mở rộng thị trường Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh VGP-Nhật Bắc
  • 11. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 9 vấn đề quan trong khác là các DN luôn phải đảm bảo sự ổn định về chất lượng và khả năng cung cấp hàng hóa của mình. Nắm bắt cơ hội và thu hút đầu tư Đại sứ Việt Nam tại thị trường lớn Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưng, cho biết Việt Nam đang có cơ hội và đang trên đà thuận lợi thúc đẩy kinh tế đối ngoại với Nhật Bản: “Chỉ trong vòng hai năm 2012-2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD, trong khi cả 25 năm vừa qua mới được 33 tỷ USD. Về thương mại cũng rất tốt, đến nay đã đạt khoảng 25 tỷ USD, năm 2012 đạt 25 tỷ USD. Hy vọng sau ký kết Hiệp định xuyên Thái Bình Dương và hoàn tất cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên rất nhiều”. chúng ta thấy một nỗi đau không chỉ về mặt kinh tế mà nghĩ sâu xa về hình ảnh đất nước, tự mình không vượt qua được mình, tự mình làm hại sản phẩm của mình mà đứng đằng sau đó còn là cả nhiều triệu người nông dân”. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ các tham tán công sứ, tham tán thương mại phụ trách các thương vụ và chi nhánh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần luôn quan tâm và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, DN trong nước để khai phá và mở đường tiếp cận vào thị trường mới, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của Bộ Công Thương trong năm 2014, góp phần vào việc thực hiện thành công các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, trong đó mục tiêu tăng trưởng XK là một nhiệm vụ trọng yếu. Trao đổi tại hội nghị, các tham tán thương mại đều cho rằng việc xúc tiến thương mại chỉ đạt hiệu quả cao khi các DN chủ động và tích cực cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời để quảng bá giới thiệu, đồng thời cũng cần nghiên cứu kỹ thông tin về thị trường muốn hợp tác và tích cực tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại. Một tán và đại sứ, trước hết là những nhà kinh tế, những nhà chính trị và nhà ngoại giao đồng thời cũng phải là những nhà khoa học khi tư vấn chính sách cho Chính phủ, Bộ”. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ những trăn trở về những vấn đề còn chưa được giải quyết trong năm. Ông nói: “Chúng ta có quyền tự hào về những cái được nhưng cũng phải nhìn nhận nghiêm túc trong 133,5 tỷ USD ước XK, tăng khoảng 15,6% so với năm 2912, thì có bao nhiêu trong đó thực tế là do các DN tự xúc tiến XK, ví dụ như Samsung, Intel…. Có bao nhiêu thứ lẽ ra phải làm được nhưng Việt Nam chúng ta đã làm không tốt. Ví dụ như cá tra, gần như chỉ có Việt Nam làm, nhưng tại sao lại để gặp khó? Và lúa gạo nữa! Hiện nay, Bộ Công Thương và Chính phủ đang phải vật lộn để làm quy hoạch các đầu mối XK trong nước. Liên kết giữa các tỉnh như thế nào? Liên kết giữa các nhà khoa học như thế nào? Có liên kết với các thị trường nước ngoài hay không? Ở đây (cá tra và lúa gạo) Năm 2013 giá trị kim ngạch XK của cả nước ước đạt 132,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với 2012, xuất siêu đạt hơn 800 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam có 55 thương vụ, 7 chi nhánh thương vụ và 1 trung tâm xúc tiến thương mại với 122 tham tán thương mại, tham tán công sứ vv.. hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp ở nước ngoài. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị (ảnh Internet) Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng phát biểu tại Hội nghị ngoại giao thương mại 2013
  • 12. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201410 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Tham tán công sứ tại Nhật Bản Nguyễn Trung Dũng cho biết, các cơ quan chức năng của Nhật đang xem xét nâng mức dư lượng ethoxyquin trong tôm NK từ Việt Nam từ 0,01ppm lên 0,2ppm. Đây là kết quả đấu tranh bền bỉ có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chức năng và cơ quan đại diện Việt Nam ở Nhật Bản cùng các DN Việt Nam. Hiện chưa có quyết định cuối cùng, vì vậy Việt Nam cần tiếp tục theo dõi và thúc đẩy. Ông Dũng cho rằng các cơ quan tiếp cận với chúng ta từ đầu.” Về nâng cao giá trị thương mại, ông cho rằng chúng ta phải đổimớivàquyếtliệtđổimớicông nghệ, trong đó áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là vấn đề cần thiết nhất ở giai đoạn này. Về tận dụng nguồn ODA (Hỗ trợ Phát triển Chính thức) từ EU, ông cho biết trong khi các nước khác đang giảm ODA với Việt Nam, thì riêng Liên minh châu Âu lại tiếp tục tăng ODA cho Việt Nam trong giai đoạn 2014-2020. Hiện nay EU sẵn sàng cân nhắc và xem xét tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy ta phải chuẩn bị để tận dụng đầu tư ở những mục tiêu mà ta mong muốn. Ông cũng kiến nghị rằng hiện nay nhiều địa phương đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nên đã xuất hiện sự cạnh tranh trong khi nguồn lực phía bạn có hạn. Vì thế, chính phủ cần có một cơ chế tổng thể để có thể phân bổ hợp lý cho các đối tác và lựa chọn tỉnh để ưu tiên. Phối hợp đấu tranh với những rào cản thương mại Ông Nguyễn Hải Tịnh - Tham tán thương mại tại Hà Lan phát biểu:“Giúp phát hiện và cảnh báo các rào cản thương mại và các biện pháp hạn chế NK mà nước ngoài đang và có thể áp dụng đối với hàng NK, trong đó có hàng của Việt Nam. Đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý kịp thời hoặc đưa ra kiến nghị cần thiết để tháo rỡ rào cản. Tham gia đàm phán với nước sở tại để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường. Điều tra tư cách pháp nhân các đối tác và hỗ trợ giải quyết tranh chấp, giúp các đoàn trong nước sang đàm phán và nghiên cứu thị trường”. Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng lưu ý rằng người Nhật Bản rất tôn trọng lòng tin, Việt Nam cũng cần có sự tin cậy vì vậy nếu các địa phương, các tổ chức đã có cam kết, có thể cam ít nhưng phải tích cực và quyết liệt thực hiện bằng được. Đại sứ và các cán bộ đại diện sẽ rất mất uy tín nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng thất hứa. Hiện nay Việt Nam đang có cơ hội rất lớn trong hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản. Họ sẵn sàng hợp tác toàn diện trong vấn đề nông nghiệp. Nếu Việt Nam làm nên những thay đổi lớn trong nông nghiệp thì đất nước sẽ có sự ổn định và an ninh chính trị vững bền hơn, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ. Đại sứ đề nghị tổ chức một hội nghị ngoại giao thương mại chung nhằm thúc đẩy kinh tế đối ngoại khu vực, trước mắt là cụm Đông Bắc Á, gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông, đây là cụm có ý nghĩa rất cụ thể về kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam. Trên địa bàn thị trường Liên minh châu Âu (EU), đại sứ Phạm SanhChâuđềnghịphảicónhững đột phá mới. Ông nói: “Việc cấp thiết hiện nay là Việt Nam phải kết thúc đàm phán và ký kết FTA với EU trong năm 2014. Đây là cơ hội cuối cùng đối với chúng ta, nếu không ta phải đợi đến năm 2018. Năm sau (2014) vào tháng 11, Chính phủ EU sẽ thay đổi và không có sự tái nhiệm nữa. “Dấu ấn” Việt Nam sẽ không còn và bộ máy chính quyền mới sẽ Ông Phạm Sanh Châu, đại sứ Việt Nam tại Bỉ và EU Tham tán thương mại tại Hà Lan Nguyễn Hải Tịnh
  • 13. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 11 sĩ quốc hội Mỹ, nêu rõ Chương trình giám sát cá da trơn thực chất là hàng rào bảo hộ trá hình của Mỹ, không có luận cứ khoa học, vi phạm các quy định của WTO về tự do thương mại, khẳng định Việt Nam có thể sẽ áp dụng biện pháp trả đũa đối với hàng nông sản XK của Mỹ vào Việt Nam, nếu phía Mỹ vẫn khăng khăng đưa vào thực hiện Chương trình giám sát cá da trơn. Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã viết bài trên một số báo lớn của Mỹ để kêu gọi dư luận Mỹ, Đại sứ quán và thương vụ cung cấp thông tin cho các phóng viên của Mỹ viết tin, bài bình luận có lợi cho ta trên các báo Mỹ, vận động các đại sứ của các nước có chung quyền lợi XK da trơn vào Mỹ như Thái Lan, Inđônêxia viết thư gửi chính phủ và quốc hội Mỹ. “Mỹ là thị trường NK lớn nhất mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam; ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đang nuôi sống hàng triệu lao động từ đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đến XK, do vậy ý nghĩa xã hội, ý nghĩa an ninh chính trị của hai mặt hàng tôm, cá đối với chúng ta là không hề nhỏ. Chúng tôi cho rằng nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan đại diện và thương vụ là phải bảo vệ quyền lợi chính đáng cả trước mắt và lâu dài, bảo vệ DN, góp phần tăng nhanh XK”- ông Đào Trần Nhân khẳng định. n Thái Phương tổng hợp bangnuôitrồngthủysảnlớncủaMỹ, các nhóm lợi ích đã vận động Chính phủ Mỹ đưa Chương trình giám sát cá da trơn vào Dự luật Nông trại và chuyển việc giám sát cá da trơn đang do Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quản lý về cho Bộ Nông nghiệp Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ngay tiêu chuẩn mới gọi là “Tiêu chuẩn tương đồng” áp dụng cho tất cả các khâu từ nuôi trồng đến chế biến và XK cá da trơn trong đó có cá tra và basa của Việt Nam XK sang Mỹ. Tiêu chuẩn này thực chất là hàng rào kỹ thuật để ngăn cản các nước XK cá da trơn vào Mỹ. [...].” Tại nhiều cuộc tiếp xúc cấp cao với các quan chức các bộ ngành của Mỹ như Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại và Đại diện Thương mại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần trực tiếp nêu ý kiến phản đối của Chính phủ Việt Nam đối với Chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã gửi công hàm cho hàng loạt các quan chức cao cấp ở các bộ, ngành của Mỹ và các nghị quản lý Việt Nam và các DN cần phải tiếp tục có các biện pháp quản lý tốt chất lượng sản phẩm XK - biện pháp căn bản để đấu tranh có hiệu quả. Đứng chân trên địa bàn thị trường rộng lớn và sôi động nhất là Mỹ, ông Đào Trần Nhân - tham tán Công sứ tại Hoa Kỳ - đã có sự chia sẻ rất toàn diện và cụ thể tại Hội nghị Ngoại giao 28 về tiềm năng và thách thức của thị trường, trongđóvấnđềtranhchấpthương mại. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng có nhiều tranh chấp lớn. Mỹ sử dụng rất tích cực nhiều công cụ làm rào cản thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật về vệ sinh ATTP, bao bì, nhãn mác; các biện pháp phòng vệbằngthuếquannhưthuếchống bán phá giá, chống trợ cấp để gây cản trở đối với NK các mặt hàng của Việt Nam, nhất là con tôm và cá tra. Ông Đào Trần Nhân nêu thí dụ cụ thể: “Ví dụ như Chương trình giám sát cá da trơn trong Dự luật Nông trại 2008 (Farm Bill 2008) của Mỹ. Để bảo hộ người nuôi cá tại các Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Công sứ tại Nhật Bản Ông Đào Trần Nhân, Tham tán công sứ Việt Nam tại Mỹ
  • 14. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201412 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN trong lĩnh vực thủy sản và các sản phẩm phục vụ cho ngành. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có ngành NTTS lớn, phát triển mạnh mẽ nhất thế giới. Năm 2010, sản lượng NTTS của cả khu vực đạt 53,1 triệu tấn, chiếm 89% tổng sản lượng và 80% tổng giá trị thủy sản nuôi trồng thế giới. Trong giai đoạn 2000-2012, sản lượng NTTS đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5%/năm, cao hơn nhiều so với các khu vực khác cáo chuyên đề của các diễn giả quốc tế và Việt Nam. Lịch trình hội nghị diễn ra dày đặc, lôi cuốn rấtđôngthínhgiảđếntừcácviện, trường thuộc ngành thủy sản, các công ty tư nhân, các tổ chức NTTS, các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, v.v… Bên cạnh các hội nghị chuyên đề, trong khuôn khổ APA13 còn có Triển lãm Thương mại Thủy sản Quốc tế với sự tham gia của 173 DN trong khu vực, giới thiệu các kết quả nghiên cứu và thành tựu APA13 với chủ đề “Định vị hướng tới lợi nhuận” Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa lớn đối với ngành NTTS thế giới, khu vực và Việt Nam, do Phân ban Châu Á - Thái Bình Dương của Hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới (WAS-APC) phối hợp với Bộ NN&PTNT và VASEP tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10-13/12/2013. Sự kiện này thu hút gần 2.500 đại biểu trong nước và nước ngoài tham dự với hơn 300 báo Nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng từ các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản như Nuôi và quản lý môi trường nuôi; Công nghệ sản xuất giống; Di truyền chọn giống; Phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi; Thức ăn nuôi thủy sản; Xúc tiến thương mại thủy sản; và đặc biệt là vấn đề tái cơ cấu ngành nuôi thủy sản Việt Nam đã được trình bày và thảo luận tại Hội nghị Nuôi trồng Thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương 2013 (APA13). APA13: Những vấn đề trong nuôi trồng thủy sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Khai mạc APA13
  • 15. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 13 trên thế giới. Năm 2011, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có 11 nước lọt vào danh sách 16 nước có sản lượng TS lớn nhất thế giới, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Bangladesh, Thái Lan, Mianma, Philippin, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Với lợi thế sản lượng lớn và do tập quán tiêu dùng, người dân khu vực châu Á–Thái Bình Dương tiêu thụ thủy sản nhiều hơn các khu vực khác, mức tiêu thụ bình quân hiện đạt khoảng 29kg/người.năm, tương đương tổng tiêu thụ 116 triệu tấn thủy sản/năm cho cả khu vực. Ước tính đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng thêm 16-20 triệu tấn/năm và đến năm 2030 tăng thêm 25 triệu tấn/năm. Ngày nay, nhiều nguồn lợi thủy sản trên thế giới đã bị khai thác tới hạn, nhiều khu vực đã lâm vào tình trạng cạn kiệt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, NTTS trở thành xu hướng chủ đạo, nhằm giảm áp lực và thay thế một phần sản lượng khai thác. Do vậy, NTTS được nhiều nước trong khu vực rất quan tâm phát triển. Trong những năm gần đây ngành NTTS khu vực đã gặt hái nhiều thành công và có lợi nhuận, nhưng, theo phát biểu trong phiên khai mạc chung của Chủ tịch Lukas Manomaitis của WAS-APC, ngành NTTS châu Á vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức do mới làm ra sản lượng lớn mà chưa tạo ra được giá trị cao hơn. Chúng ta chưa đạt được hoặc chưa định hướng nhằm vào lợi nhuận tối ưu từ chuỗi giá trị sản xuất của ngành. Vì vậy, bên cạnh mở rộng diện tích và sản lượng, phải chú trọng thúc đẩy lợi nhuận tối ưu. Trước mắt và trong tương lai không xa, ngành NTTS khu vực phải đối phó với những thách thức chính, như sự thiếu kiểm soát và quản lý vệ sinh thú y thủy sản và sức khỏe vật nuôi, tác động từ các hiệp định tự do thương mại sắp ký kết; áp lực khách quan gia tăng (người tiêu dùng ngày càng có nhiều thông tin về sản phẩm và những vấn đề trong việc cấp chứng nhận), ... vì vậy ngành có thể phải gánh chịu tình trạng “tăng trưởng không hiệu quả” . Với những vấn đề nêu trên, APA13 được tổ chức nhằm mục đích tạo điều kiện cho mọi thành phần tham gia ngành NTTS nói riêng và lĩnh vực thủy sản nói chung nhận diện những vấn đề căn bản của NTTS khu vực, những bất cập gay cấn và nóng bỏng mà ngành đang phải đối phó, cũng như yêu cầu liên kết và phối hợp đưa ra các giải pháp phù hợp đối với những trở ngại trong NTTS của khu vực. APA13 với ngành NTTS Việt Nam APA13 được coi là một sự kiện đặc biệt đối với ngành thủy sản Việt Nam. Nhân dịp hội nghị này, chúng ta có cơ hội cập nhật những tiến bộ mới trong nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như những kết quả ứng dụng vào thực tế NTTS. Đồng thời, đây cũng là dịp để cộng đồng NTTS thế giới chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành NTTS Việt Nam. Trong phiên khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, năm 2012 tổng sản lượng NTTS của Việt Nam đạt 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2% tổng sản lượng thủy sản, tăng 7,2% so với năm 2011 và 287,4% so với 10 năm trước, trong đó hai loài nuôi chính là tôm đạt 488.000 tấn và cá tra 1,2 triệu tấn. Việt Nam là nước có sản lượng NTTS lớn thứ 3 trong khu vực và là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về XK thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch Tổng thể Phát triển Thủy sản Việt Nam đã xác định ưu tiên phát triển NTTS theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng và bền S n lư ng th y s n c a 16 nư c s n xu t chính trên th gi i năm 2011, t n TT Nư c S n lư ng TT Nư c S n lư ng 1 Trung Qu c 52.033.400 9 Thái Lan 2.517.133 2 n Đ 9.251.951 10 Ai C p 1.963.569 3 Inđônêxia 6.314.654 11 Philippin 1.718.506 4 Vi t Nam 5.405.925 12 Êcuađo 1.429.185 5 Na Uy 5.235.806 13 Brazin 1.286.517 6 Chilê 5.001.773 14 Mianma 1.070.860 7 Bangladesh 3.364.328 15 Đài Loan 1.059.376 8 Nh t B n 2.958.775 16 Hàn Qu c 1.037.916 Ghi chú: Nh ng nư c in nghiêng n m trong khu v c châu Á-Thái Bình Dương
  • 16. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201414 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN đã được đề xuất để khắc phục những bất cập đang tồn tại. Chủ đề nóng: Phát hiện và phòng chống dịch bệnh trên tôm Trong 300 chuyên đề trình bày tại APA13, các báo cáo xung quanh hội chứng tôm chết sớm (EMS) là nóng bỏng nhất, thu hút nhiều thành phần thính giả, gồm cả các chủ DN, nhà khoa học, chủ cơ sở nuôi… Các học giả quốc tế đã trình bày về diễn biến dịch bệnh và biện pháp kiểm soát ở các nước trong khu vực và ở một số nước Mỹ Latinh. Nhiều nhà khoa học trong ngành TS của Việt Nam đã tham gia báo cáo công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật là TS Trần Hữu Lộc. Anh là nhà khoa học trẻ,đồngtácgiảvớitiếnsĩDonald Lightner, Đại học Arizona, trong công trình nghiên cứu đầu tiên phát hiện tác nhân gây EMS. Góp phần giúp nông dân khắc phục và phòng chống EMS trên tôm, TS Nguyễn Văn Hảo, Viện nghiên cứu NTTS II cũng trình bầy“Kếtquảsơbộthửnghiệmnhằm kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi tại ĐBSCL”. Báo cáo kết luận, các yếu tố môi trường là nguy cao làm bùng phát dịch hoại tử gan tụy cấp, cụ thể độ pH cao (>8.0), nhiệt độ trên 350C, độ mặn trên 35ppt, ôxy hòa tan dưới 3ppm, Redox dưới 100 mv, nồng độ hydro sulfure, nitric và COD cao …. TS Hảo đã đưa ra những khuyến nghị rất thiết thực cho người nuôi trong phòng chống bệnh cho tôm. Trong đó, một số điều kiện cơ bản nhất cần chuẩn bị trước khi bắt đầu thả tôm giống cho vụ nuôi mới bao gồm: có ao lắng xử lý nước; cạo lớp đất đáy ao 10-15cm sau đó phơi đáy ao it nhất 2-3 tuần; cấp nước và xử lý nước theo yêu cầu diệt khuẩn và virus; bón khoáng chất và dinh dưỡng phát triển hệ vi sinh vật tự dưỡng (3 ngày/lần); kích thích phát triển tảo khuê và tảo lục, đồng thời khống chế sự phát triển của tảo lam; duy trì độ kiềm trên 100ppm, khoáng đa lượng và vi lượng 1ppm. Ông đề nghị người nuôi lựa chọn mua tôm giống từ các cơ sở có uy tín về chất lượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản Phạm Anh Tuấn, trong báo cáo về ngành NTTS nước ta, đã nêu lên những thời cơ và thách thức trong quá trình hướng tới phát triển bền vững. Mục tiêu tới năm 2020 của NTTS Việt Nam là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cường XK để thu ngoại tệ, đạt tổng sản lượng thủy sản 4,5 triệu tấn với giá trị XK 5,5 triệu USD và tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động. Ông cũng nêu lên những thách thức lớn của ngành như tình trạng dịch bệnh còn phổ biến, chi phí sản xuất cao, hạn chế về nguồn lực tài chính và lợi ích giữa các thành phần trong chuỗi giá trị sản xuất chưa hài hòa; trong khi đó yêu cầu thị trường ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận thủy sản; chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Báo cáo của Phó Tổng cục trưởng cũng bao quát nhiều nội dung về tái cơ cấu ngành NTTS Việt Nam trong tình hình mới tiến tới phát triển bền vững. Nhiều giải pháp Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu trong phiên khai mạc TS Donald Lightner thảo luận trong buổi báo cáo
  • 17. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 15 bằng thử sốc formol, đánh giá ngoại hình về màu sắc, độ đồng đều, hành vi bơi lội, tỷ lệ cơ/ruột đốt bụng, không phát sáng trong quá trình ương... xét nghiệm các mầm bệnh cần thiết và chú ý mật độ thả phải phù hợp với sức chứa của ao. Ngoài ra, cần chú trọng cung cấp đủ ôxy cho ao nuôi; quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, đặc biệt trong tháng nuôi đầu tiên. Quản lý chặt chẽ việc cho ăn, đảm bảo cho tôm ăn đủ, nhằm giảm chi phí, hạn chế tảo nở hoa làm bùng phát dịch bệnh và biến động độ pH và ôxy. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm để xử lý thích hợp và kịp thời khi có sự cố. Tiếp thị thủy sản quốc tế và bất cập trong xuất khẩu cá tra Một số báo cáo về chủ đề thươngmạivàtiếpthịthủysảnđã được trình bày tại APA13, trong đó báo cáo về xây dựng, tiếp thị và khai thác giá trị thương hiệu sản phẩm do TS David Hughes, ĐạihọcImperialCollegeLondon, trình bày rất sinh động. Ông cho rằng, thương hiệu có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng đồng thời nó cũng phải gánh vác trách nhiệm nặng nề trước người tiêu dùng. Ngày nay, các thương hiệu bán lẻ của những sản phẩm chế biến GTGT, tiện lợi cho người tiêu dùng có xu hướng phổ biến và tăng nhanh. Chủ nhân của những thương hiệu mạnh chính là người biết cách lấy thủy sản làm nguyên liệu để tăng thêm đáng kể nhất giá trị thương mại. Các sản phẩm thủy sản chế biến GTGT luôn tạo nên mối thiện cảm ở người tiêu dùng mạnh hơn so với các sản phẩm thô. Với cá tra Việt Nam, ông gợi ý cụ thể: Liệu có thể thay tên buôn bán trên thị trường quốc tế Pangasius của cá tra bằng một số tên khác cho thân thiện hơn với người tiêu dùng được không? Liên quan đến vấn đề thương mại cá tra, bài trình bày của PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất cá tra Việt Nam và tầm quan trọng của con cá này về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn nêu lên những bất cập lớn ngành này đang phải đối mặt, đó là: XK sang thị trường EU đã sụt giảm mạnh trong vài năm gần đây; một khối lượng lớn cá tra do các tổ chức thương mại XK do vậy không có sự minh bạch về chất lượng và giá cả; một khối lượng lớn sản phẩm đang bị đầu cơ tích trữ tại châu Âu; lợi nhuận thu được của các nhà XK giảm xuống mức thấp; uy tín sản phẩm bị ảnh hưởng tiêu cực; và lợi ích của người nuôi và nhà chế biến chưa hài hòa. Để khắc phục sự sa sút của cá tra trên thị trường EU, theo ông Dũng, Việt Nam cần thực hiện đồng thời một số chương trình, với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế và trong nước, đồng thời có sự tham gia quản lý giám sát của nhà nước. Hội nghị APA13 thật sự là sự kiện lớn đóng góp tích cực cho sự phát triển NTTS của Việt Nam và khu vực. n Thái Phương TS Nguyễn Hữu Dũng trình bày báo cáo TS Nguyễn Văn Hảo trả lời tại buổi trình bày báo cáo
  • 18. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201416 quyết định quan trọng và có nhiều ý nghĩa từ thị trường Mỹ. Đó là kết quả đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 7 (POR7), theo đó, toàn bộ 33 DN Việt Nam đều được công nhận không bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ và nhận mức thuế CBPG là 0%. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) phủ quyết quyết định áp thuế chống trợ cấp 4,52% của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đối với tôm Việt Nam và 6 nước khác trong vụ kiện chống trợ cấp do ngành tôm nội địa Mỹ khởi xướng vào cuối tháng 12/2012. Ngay sau quyết định của ITC, NK tôm vào Mỹ tăng “chóng mặt”. Tháng 10/2013, NK tôm Việt Nam vào thị trường này tăng 104% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là thành công và thắng lợi lớn nhất đối với ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung trong năm 2013. Cơ hội lớn trong năm 2014 Năm 2013 vừa qua cũng đánh dấu sự phục hồi nhanh chóng của thị trường EU và Nhật Bản, hai thị trường XK tôm quan trọng của Việt Nam. Một mặt, do kinh tế khu vực Eurozone từ nửa cuối năm 2013 đã phần nào thoát khỏi tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Mặt khác nỗ lực năm 2012. XK tôm tăng mạnh không chỉ bù đắp cho sự sụt giảm XK những mặt hàng thủy sản khác, mà còn giúp XK thủy sản nói chung vượt mục tiêu 6,5 tỷ USD đã đề ra. Trong năm 2013 công tác quản lý môi trường và dịch bệnh trên tôm nuôi được thực hiện tốt, đã kiểm soát được bệnh hoại tử gan tụy cấp. Tính đến nay, cả nước có khoảng 68.099 ha diện tích tôm nuôi bị bệnh (bằng 84,7% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 10,4 % diện tích nuôi tôm). Trong đó, diện tích nuôi tôm bị bệnh hoại tử gan tụy là 6.842,2 ha, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2011 và 2012 (chỉ bằng 24,4% so với cùng kỳ 2012, chiếm 1,0% diện tích nuôi tôm nói chung). Vào tháng 9/2013, ngành tôm Việt Nam cùng lúc nhận được 2 Thắng lợi trong năm 2013 Theo Tổng Cục Thủy sản (TCTS), năm 2013 đánh dấu sự phục hồi sản xuất của ngành nuôi tôm nước lợ, được mùa, được cả giá và kiểm soát tốt dịch bệnh, xác định được hướng phát triển rõ ràng, là mở rộng nuôi và XK tôm chân trắng. Từ tháng 8/2013, XK tôm chân trắng với giá trị 180-190 triệu USD/tháng, đã vượt tôm tôm sú, tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái và chiếm 54-56% tổng giá trị XK tôm. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị XK tôm Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng giá trị XK tôm năm 2013 đạt trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN Năm 2013, xuất khẩu tôm Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD. Đây là thành công bất ngờ đối với ngành tôm nói riêng và với ngành thủy sản Việt Nam nói chung. Xuất khẩu tôm 2014: Cơ hội và Thách thức Vinh danh 12 DN xuất khẩu tôm tiêu biểu 2013
  • 19. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 17 từ phía cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng DN chế biến và XK tôm Việt Nam trong kiểm soát dư lượng ethoxyquin đã có tác động tích cực đến phía Nhật Bản. Nước này đã xem xét nới lỏng mức kiểm tra dư lượng hóa chất này so với mức hiện nay. Bên cạnh đó, năm 2013, nguồn cung tôm từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS, trong khi tiêu thụ tôm trên thị trường Trung Quốc tăng, khiến giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh. Việt Nam, Inđônêxia và Ấn Độ trở thành nguồn cung tôm thay thế nhờ sản lượng tôm của cả các nước này đều tăng. Những yếu tố trên đã, đang và sẽ hậu thuẫn cho XK tôm Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác, thống kê Hải quan cho thấy, 11 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng tôm chân trắng XK sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ và EU đều tăng, tương ứng từ 44,2%, 69,7% và 52,5%. Theo xu hướng đó, năm 2014, hoạt động nuôi tôm chân trắng sẽ gia tăng mạnh mẽ tại Việt Nam, sự tham gia của các hộ nuôi nhỏ lẻ sẽ nhiều hơn. Dự báo, sản lượng tôm chân trắng năm 2014 tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 20%, đạt khoảng 300.000 tấn Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Thủy sản dự báo, tôm Việt Nam vẫn có cơ hội XK với giá tốt trong nửa đầu năm nay. Ông khẳng định: “Vừa qua, khi tham quan ngành tôm Ấn Độ, tôi nhận thấy mùa vụ tôm ở nước này trễ hơn ở Việt Nam 1 - 1,5 tháng. Trong khi đó, tuy nuôi tôm ở Trung Quốc, Thái Lan… sẽ phục hồi sau EMS, nhưng chưa thể được như trước đây, mà phải mất ít nhất 2 năm nữa. Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2014, giá tôm XK của Việt Nam vẫn còn cao, nếu có giảm thì mức giảm cũng chưa đáng kể”. Thách thức không nhỏ Theo thống kê Hải quan, XK tôm sang Trung Quốc 11 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh, đạt 349 triệu USD, tăng 53%. Tuy vậy, tỷ trọng tôm nguyên liệu (tươi/đông lạnh/ướp lạnh) lại chiếm tới 94%, XK tôm chế biến chỉ chiếm 6%. Trong khi đó, DN Việt Nam không “đủ sức” cạnh tranh với giá thu mua tôm của thương lái gom hàng xuất đi Trung Quốc. Theo ông Trần Văn Lĩnh, thương lái mua tôm xuất sang Trung Quốc không cần quan tâm đến kháng sinh, điều kiện về chất lượng rất dễ mà giá mua lại cao, nên nhiều người nuôi đã chủ quan, lạm dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu không có các biện pháp phòng chống, xử lý sớm, khi sản xuất tôm của các nước khác phục hồi, thị trường NK có đủ nguồn cung sẽ quay lại siết chặt kiểm tra chất lượng, mà trước hết là kháng sinh và tạp chất, lượng tôm kém chất lượng trên sẽ không thể tiêu thụ được. Mặt khác, hậu quả từ việc cạnh tranh không nổi với thương lái nước ngoài trong thu mua tôm nguyên liệu cũng buộc các DN phải gia tăng NK tôm từ nước ngoài, như Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, một nghịch lý hiện nay là các DN đang phải chịu mức thuế NK cao (10%) và theo văn bản dự thảo mới đây của Bộ Tài chính thì thuế NK các loài tôm phục vụ XK chính (tôm sú và tôm chân trắng) sẽ tăng thêm 2% vào năm 2014, nhằm bảo hộ và khuyến khích nuôi trong nước. Đây sẽ là thách thức lớn đối với các DN tôm Việt Nam. Ngoàira,tìnhtrạngbơmchích tạp chất (agar) vào tôm nguyên liệu đang tiếp tục là mối lo lắng lớn của các DN chế biến XK tôm. Ông Võ Quang Huy, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng), cho biết, hiện nay việc bơm tạp chất không còn lén lút nữa mà công khai thực hiện với nhà xưởng cùng hàng trăm công nhân làm việc. Ông Lê Văn Quang, TGĐ Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nhận định, tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã tới mức báo động đỏ. Vì nhiều thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ… đã phản ứng với các DN Việt Nam về vấn đề này. Để chuẩn bị tốt cho sự phát triển năm 2014, sản xuất tôm rất cần sự quan tâm kiểm soát chất lượng chặt chẽ (kháng sinh, tạp chất, dịch bệnh...), kiểm soát nguồn nguyên liệu và tạo điều kiện hỗ trợ cho DN sản xuất chế biến (vốn , thuế XNK, rào cản thương mại...). Với những thuận lợi và cơ hội lớn trong năm 2014, mốc giá trị XK 3,5 tỷ USD như kỳ vọng của các DN sẽ không phải là xa vời mà là mục tiêu hoàn toàn khả thi. n Trần Duy
  • 20. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201418 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN 4. Việt Nam bước đầu khắc phục dịch bệnh EMS trên tôm Đầu tháng 5/2013, nhóm nghiên cứu của GS Donald Lightner (Đại học Arizona, Hoa Kỳ) đã xác định tác nhân gây EMS là một dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, tập trung tìm kiếm giải pháp đối với dịch bệnh này. Năm 2013 Việt Nam đã khắc phục được phần nào dịch bệnh trên nhiều diện tích nuôi, góp phần phục hổi sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK. n 10 20131. Xuất khẩu thủy sản đạt kết quả cao trong năm 2013 Trong vô vàn khó khăn, XK thủy sản vẫn tiếp tục tăng trưởng. Giá trị XK thủy sản 11 tháng đầu năm của cả nước đạt trên 6,3 tỷ USD, ước tính cả năm đạt 6,8 tỷ USD, tăng gần 12% so với năm 2012. Việt Nam đã XK sang 156 thị trường, trong đó 10 thị trường hàng đầu chiếm 85% tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam. n 2. XK tôm đạt kỷ lục, tôm chân trắng vượt tôm sú XK tôm của Việt Nam đã xác lập kỷ lục mới trong năm 2013. Tính đến hết tháng 11/2013, tổng giá trị XK tôm của cả nước đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2012. Dự đoán cả năm 2013, XK tôm có thể đạt trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với 2012. XK tôm tăng mạnh nhờ tôm chân trắng. 11 tháng đầu năm, giá trị XK tôm chân trắng đạt 1,39 tỷ USD, tăng 106,6% so với cùng kỳ 2012, trong khi giá trị XK tôm sú là 1,22 tỷ USD, tăng 5,7%. Đây là lần đầu tiên giá trị XK tôm chân trắng vượt qua tôm sú. n 3. Tôm Việt Nam thắng 2 vụ kiện của Mỹ Ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công nhận Việt Nam không bán phá giá tôm trong đợt xem xét hành chính lần thứ 7 (POR7). Toàn bộ 33 DN XK tôm vào Mỹ đều được hưởng mức thuế chống bán phá giá (CBPG) bằng 0%. Tiếp đó, ngày 20/9/2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) bác bỏ cáo buộc về trợ cấp đối với tôm NK, trong đó có tôm Việt Nam, gây tổn hại về vật chất đối với ngành tôm nội địa Mỹ, chấm dứt vụ kiện chống trợ cấp lên tôm Việt Nam. n sự kiện của thương mại thủy sản V i ệ t N a m năm
  • 21. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 19 8. Cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế CBPG một cách vô lý tại POR9 Ngày 4/9/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 09 (POR9), giai đoạn từ 1/8/2011 đến 31/7/2012 đặt các mức thuế CBPG cao một cách vô lý cho philê cá tra đông lạnh Việt Nam: 2 DN bị đơn bắt buộc là 0,42 USD/kg và 2,15 USD/kg; các DN bị đơn tự nguyện là 0,99 USD/kg. Lý do là Inđônêxia được chọn làm quốc gia thay thế Bănglađét để tính giá cá tra của Việt Nam. n 10. Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản Ngày 22/11/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đã ký ban hành Quyết định số 2760/QĐ- BNN-TCTS (QĐ 2760) về “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao GTGT và phát triển bền vững” phát triển ngành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với định hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. n 5. Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thay thế Thông tư 55 Sau 2 năm VASEP kiên trì kiến nghị và đối thoại, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013, thay thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 về kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATTP thủy sản XK. Tuy nhiên nội dung Thông tư 48 còn nhiều điểm bất cập, cần phải có những nỗ lực vận động tiếp tục để sửa đổi. n 6. VASEP tròn 15 năm phát triển Ngày 12/6/2013 Hội nghị Toàn thể và Lễ kỷ niệm 15 năm (12/6/1998 - 12/6/2013) thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Từ chưa đầy 70 hội viên, đến nay VASEP đã có 273 hội viên, XK mở rộng đến 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, giá trị XK thủy sản năm 2011 đã lần đầu tiên vượt qua mốc 6 tỷ USD. VASEP đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba và nhiều hình thức khen thưởng khác. n 7. Hội nghị NTTS Châu Á – Thái Bình Dương (APA-2013) Hội nghị APA-2013 được tổ chức từ ngày 10-13/12/2013 tại Tp Hồ Chí Minh, do Bộ NN-PTNT Việt Nam và Phân ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Hiệp hội Nuôi trồng Thuỷ sản Thế giới (WAS-APC) đồng chủ trì. APA13 là cơ hội tốt để Việt Nam học hỏi cũng như chia sẻ kinh nghiệm NTTS với các nước trong khu vực và thế giới. n 9. Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm phân phối cá tra tại châu Âu Ngày 10/11/2013, tại trụ sở VASEP, Bà Hilde Crevits, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính vùng Flanders, Vương quốc Bỉ đã chứng kiến Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) giữa cảng Zeebrugge với đại diện VASEP về việc hợp tác thiết lập trung tâm phân phối và sàn đấu giá thủy sản tại châu Âu. n
  • 22. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201420 SÛÅ KIÏåN / BÒNH LUÊÅN hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rất hạn chế. Theo thống kê của Phòng Hội nhập và Đầu tư, Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 11/2013 cả nước có 15.600 dự án FDI với hơn 229 tỷ USD đăng ký, nhưng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ giữ vị trí hết sức khiêm tốn trong số đó, với 501 dự án còn hiệu lực (chiếm 3,2% số dự án), tổng vốn đăng ký hơn 3,35 tỷ USD (chiếm 1,45% tổng vốn đăng ký) và đang có mức tăng trưởng âm (8% năm 2001 còn 5,2% năm 2007 và chỉ còn hơn 1% năm 2011). Riêng trong lĩnh vực thủy sản, cả nước hiện có hơn 70 dự án FDI với số vốn đăng ký trên 310 triệu USD, tập trung vào các ngành nuôi, chế biến, sản xuất thức ăn và giống thủy sản. Hiện chỉ có DN của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy sản tại nước ta. Các dự án này hoạt động theo mục tiêu, nhu cầu riêng lẻ của từng DN, không có sự liên kết với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng và sản xuất. Nói về các dự án FDI trong thủy sản, bà Đinh Thị Thanh Huyền, Phó trưởng phòng Hội riêngcũngnhưcảnướcnóichung trong thời gian qua vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Sự tăng trưởng của ngành thủy sản còn nhiều biểu hiện thiếu bền vững, như số tàu thuyền đánh cá nhỏ chiếm tỷ lệ lớn, hệ thống cơ khí tàu thuyền, dịch vụ hậu cần nghề cá thiếu và yếu; NTTS tiềm ẩn nhiều rủi ro; giá cả các mặt hàng thủy sản luôn biến động theo chiều hướng bất lợi và khó lường,... Các địa phương không phát huy được hết thế mạnh của mình do thiếu nguồn lực đầu tư. Để tạo điều kiện phát triển ổn định, bền vững, ngành thủy sản đã có nhiều cố gắng kêu gọi, thu Hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng Các tỉnh ĐBSCL đóng góp phần rất quan trọng trong sản xuất và XK thủy sản của Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản của toàn vùng liên tục tăng qua các năm. Riêng lĩnh vực NTTS, ĐBSCL chiếm tới 65% tổng sản lượng của cả nước, tạo nên nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống kinh tế - xã hội cho các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc phát huy thế mạnh và tiềm năng ngành thủy sản vùng ĐBSCL nói Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực thủy sản còn hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng. Một trong những giải pháp tích cực để thu hút nguồn vốn này là tăng cường tính liên kết vùng. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thủy sản Quang cảnh Hội thảo
  • 23. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 21 nhập và Đầu tư nhận xét: “Nhìn chung, kết quả thu được trong công tác thu hút dự án FDI vào lĩnh vực thủy sản vẫn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, nhất là đối với khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân chính là do các địa phương còn lúng túng trong xây dựng chiến lược quy hoạch thu hút, xúc tiến và quản lý đầu tư nước ngoài mang tầm quốc gia. Vì thế, các dự án FDI trong lĩnh vực thủy sản hạn chế cả về qui mô lẫn chất lượng đầu tư. Các dự án này vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ, bình quân chỉ hơn 4,4 triệu USD cho mỗi dự án”. Do đặc thù của ngành thủy sản là lĩnh vực kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ suất lợi nhuận không cao trong khi đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn, thời gian sinh lời chậm, cùng với đó là cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài chưa thật sự mặn mà trong lĩnh vực thủy sản ở nước ta. Tăng cường liên kết vùng tạo nguồn lực thu hút vốn đầu tư Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng các dự án FDI trong lĩnh vực thủy sản cũng đã góp phần gia tăng giá trị XK, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách, đẩy mạnh thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp thu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam. Bản thân ngành thủy sản cũng có nhiều tiềm năng thu hút từ các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Ngay từ năm 2012, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ KH&ĐT và các tỉnh vùng ĐBSCL nghiên cứu chủ trương phát triển cụm công nghiệp thủy sản theo mô hình liên kết vùng để tạo điểm nhấn kêu gọi đầu tư phát triển thủy sản theo chiều sâu gắn với công nghiệp phụ trợ. Trong đó, trọng tâm là xây dựng và phát triển Trung tâm Thủy sản tại Cần Thơ gắn với vùng NTTS ĐBSCL và Trung tâm Nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường khai thác Tây Nam Bộ. Với các điều kiện thông thoáng và chính sách kêu gọi vốn đầu tư thống nhất, hai trung tâm này sẽ làm đầu tàu liên kết và hỗ trợ các trung tâm vệ tinh, tỉnh thành lân cận, thúc đẩy ngành thủy sản toàn vùng phát triển bền vững và ổn định. Trên cơ sở kết quả thực hiện chủ trương trên, ngày 20/12/2013 Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội thảo “Xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành thủy hải sản các tỉnh ĐBSCL” nhằm giới thiệu, đánh giá tiềm năng, lợi thế và cơ chế chính sách phát triển thủy sản ở ĐBSCL, đồng thời giới thiệu danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; xây dựng cơ sở hậu cần dịch vụ; đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thương mại thủy sản. Một trong những kết luận quan trọng rút ra từ hội thảo này, là sự tái khẳng định “tăng cường liên kết vùng chính là động lực quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thủy sản.” Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phạm Thanh Nam nhấn mạnh: “Liên kết vùng sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển ngành thủy sản cũng như quyết định hiệu quả kêu gọi vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Chúng ta cần xác định rõ vai trò, thế mạnh và các mối liên kết giữa các địa phương đối với 2 trung tâm thủy sản vùng và các điều kiện, cơ sở, dự án cần đầu tư. Từ đó sẽ đề xuất các chính sách cụ thể và tiến hành kêu gọi đầu tư cho vùng thông qua danh mục dự án cụ thể; nghiên cứu những điểm mấu chốt của chính sách thu hút đầu tư. Các chính sách đề xuất cần sát với thực tế để thu hút đầu tư hiệu quả.” Ngoài ra, để xúc tiến kêu gọi đầu tư đạt hiệu quả, các địa phương cần căn cứ chiến lược phát triển nghề cá Việt Nam đến năm 2020 để xây dựng những dự án kêu gọi đầu tư FDI có hàm lượng công nghệ cao và mang tính bền vững, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước ngoài. Cần tăng cường tìm hiểu xu thế đầu tư quốc tế và nhu cầu của các nhà đầu tư, kết hợp xúc tiến thương mại với thúc đẩy thu hút nguồn vốn ODA. Đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu đa dạng hóa phương thức đầu tư, trong đó “Đối tác công tư” (PPP) là mô hình đầu tư mới đầy triển vọng, đang được thúc đẩy thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. n Đỗ Văn Thông
  • 24. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 TIN TÛÁC / THÚÂI SÛÅ 22 Sản xuất kinh doanh thủy sản 2013 Tình hình chung Trong khi kinh tế Mỹ có những dấu hiệu khả quan, thì sự hồi phục của các nền kinh tế châu Âu vẫn rất mong manh, nguy cơ khủng hoảng vẫn hiện hữu, sức mua của người dân suy giảm, và từ đó hạn chế hoạt động NK. Ở trong nước, nhiều khó khăn, bất cập vẫn kéo dài, như tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều điều kiện và thủ tục khiến DN khó tiếp cận tín dụng, nhất là các nguồn vốn ưu đãi; sức mua yếu; nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, ... Ngoài bối cảnh chung, sản xuất, kinh doanh thủy sản còn gặp nhiều tác động tiêu cực, từ những cơn siêu bão, thời tiết nóng lạnh bất thường; sản phẩm sụt giá; nguyên liệu thiếu triền miên, lại bị thương lái nước ngoài cạnh tranh thu mua khiến giá nguyên liệu tăng cao, sản xuất không có lãi, nhiều DN chỉ sản xuất cầm chừng; cho đến năng lực quản lý yếu của các cơ quan chức năng hay những trở ngại, phiền hà do chính bộ máy ấy gây ra. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh thủy sản năm 2013 cũng có nhiều mặt tích cực. Trước hết là sự cải thiện đáng kể năng lực và tổ chức của đội tàu khai thác thủy sản, tạo điều kiện để sản lượng tiếp tục tăng. Trong nuôi tôm, đã bước đầu xác định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục họi chứng chết sớm EMS, giúp đạt vụ thu hoạch thắng lợi, trong hoàn cảnh thiếu hụt nguồn cung tôm trên thị trường thế giới, nhờ đó người nuôi tôm thu lợi lớn. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012; trong đó riêng thuỷ sản đạt 176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%. GDP năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ tăng 2,67% so với năm 2012, xấp xỉ mức tăng của năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm trong tổng mức tăng GDP chung 5,42% của cả nước. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước đạt 6 triệu tấn, tăng 3,2% so với năm trước. Tổng sản lượng cá đạt 4,4 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm trước; tôm 700.000 tấn, tăng 11,7%. Tổng giá trị XK thủy sản cả nước ước đạt trên 6,7 tỷ USD, tăng 11% so với thực hiện năm 2012. n Tuy gặp nhiều trở ngại như thời tiết biến động xấu gây cản trở hoạt động khai thác trên biển, đặc biệt là sự xuất hiện của những “siêu” bão; cộng thêm giá sản phẩm bấp bênh, giá xăng dầu và vặt tư đầu vào tiếp tục tăng, … nhưng nhờ việc phổ biến tổ chức sản xuất theo tổ đội, cải thiện phương tiện liên lạc và hoạt động của đội tàu xa bờ nên kết quả khai thác biển vẫn tốt. Sản lượng thuỷ sản khai thác tháng 12/2013 ước đạt 170.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012, đưa sản lượng khai thác cả năm 2013 lên 2,7 triệu tấn, trong đó khai thác biển 2,5 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm trước. Riêng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm 2013 giảm mạnh so với năm trước, do ảnh hưởng chi phí chuyến biển cao trong khi giá bán sản phẩm xuống thấp nên nhiều tàu bị lỗ vốn. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định đạt 8.361 tấn, bằng 84% so với năm trước; tỉnh Phú Yên đạt 4.529 tấn, giảm 25,8%.n Khai thác thủy sản Diện tích NTTS ước 1,05 triệu ha, giảm 0,2% so với năm 2012; diện tích nuôi tôm nước lợ (tôm sú và tôm chân trắng) 666.000 ha, tăng 1,6% so với năm 2012; diện tích nuôi cá tra tập trung 5.200 ha, giảm 17,5%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 12 ước đạt 280.000 tấn, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2013 lên 3,3 triệu tấn; trong đó sản lượng của riêng hai loài tôm sú và tôm chân trắng xấp xỉ 550.000 tấn, tăng 13% so với năm 2012; sản lượng thu hoạch cá tra từ các vùng nuôi tập trung ước 1,17 triệu tấn, giảm 6%. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong khi diện tích nuôi tôm sú ước 600.000 ha, giảm 2,2%, và sản lượng gần 270.000 tấn, giảm 11,3% so với năm 2012; thì diện tích nuôi và sản lượng tôm chân trắng đều tăng gấp đôi, tương ứng bằng 66.000 ha (+57,9%) và 280.000 tấn (+50,5%). n Nuôi trồng thủy sản
  • 25. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 23 Niềm vui chưa trọn vẹn Giá trị XK thủy sản tháng 12 ước 550 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, giá trị XK thủy sản ước đạt trên dưới 6,8 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2012. Trong tổng giá trị XK của cả nước năm 2013, thủy sản đóng góp 5,1%, thấp hơn chút ít so với 5,3% năm 2012. Tuy nhiên, tăng trưởng XK thủy sản đã bù đắp phần nào cho sự sụt giảm giá trị XK của một số mặt hàng khác như gạo (-18,7%), cà phê (-26,6%), cao su (-11,7%), trong khối nông-lâm-thủy sản. Gây quan ngại lớn nhất trong bức tranh chế biến - XK thủy sản hiện nay là sự bất cân đối trong giá trị XK của các mặt hàng chính và sự giảm sút mạnh lợi nhuận của DN. Mặt hàng tôm đóng góp hầu như toàn bộ mức tăng trưởng XK thủy sản, trong khi các nhóm mặt hàng chủ lực khác không tăng, thậm chí nhóm hàng hải sản, trong đó có cá ngừ, giảm rõ rệt. Báo cáo tài chính của các DN chế biến XK cũng cho thấy lợi nhuận giảm mạnh. Ngay cả các DN XK tôm, tuy có doanh số tăng ấn tượng, nhưng tỷ suất lợi nhuận ở mức rất thấp hoặc hầu như không có lãi. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN trong thời gian tới. n Hoàng Thanh tổng hợp Xuất khẩu thuỷ sản
  • 26. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 THUÃY SAÃN 5 CHÊU WCPFC đã cho phép Philipin tiếp tục khai thác cá ngừ tại ngư trường thuộc vùng biển ngoài khơi số 1 (HSP1) thêm 3 năm nữa. Quyết định này được đưa ra trong phiên họp lần thứ 10 của WCPFC, tổ chức tại Ôxtrâylia từ 02 – 06/12/2013. Philippin là quốc gia duy nhất được phép khai thác tại khu vực giàu cá ngừ tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương này. n Undercurrentnews Bộ Hàng hải và Nghề cá Inđônêxia và Bộ Nông nghiệp Hà Lan đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá nhằm tạo điều kiện tiếp cận hàng thủy sản an toàn và có chất lượng cao tại thị trường Inđônêxia. Nội dung hợp tác gồm 3 phần chính: giảm tổn thất sau khai thác thủy sản bằng phương pháp câu tay; phát triển sản phẩm thủy sản nuôi bền vững theo tiêu chuẩn Thực hành Nuôi Tốt (GAP); đẩy mạnh hệ thống phân phối và tiếp thị thủy sản. n TheFishSite 24 WCPFC cắt giảm sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành Hàn Quốc tăng cường NK tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy Philipin sẽ tiếp tục khai thác tại khu vực HSP1 thêm 3 năm Inđônêxia và Hà Lan hợp tác phát triển nghề cá bền vững Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) đã quyết định cắt giảm 15% sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành tại khu vực Tây Thái Bình Dương trong năm 2014 nhằm bảo vệ nguồn lợi đang bị giảm tới mức thấp kỷ lục của loài cá này. Quyết định này được áp dụng đối với cá ngừ vây xanh nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm tuổi. Dự kiến, giới hạn sản lượng khai thác cá ngừ vây xanh sẽ còn được tăng thêm vào năm 2015. n Seafoodnews Tôm hùm Mỹ và cá hồi Na Uy ngày càng được ưa chuộng tại Hàn Quốc do người dân nước này lo ngại các mặt hàng thủy sản bị nhiễm phóng xạ từ vụ rò rỉ của nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Khối lượng NK tôm hùm (bao gồm tôm hùm Mỹ) vào Hàn Quốc đã đạt 600.000 tấn chỉ trong 1 thời gian ngắn. Tương tự, cá hồi Na Uy cũng có kết quả kinh doanh khả quan. Cá hồi trở thành mặt hàng thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất ở Hàn Quốc. n Seafoodnews
  • 27. Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã cho ra mắt thư viện nghiên cứu khoa học thủy sản trực tuyến có tên Science Series tại địa chỉ www.msc.org/ science-series. Thư viện giới thiệu những kết quả nghiên cứu mới nhất về nguồn lợi thủy sản, môi trường biển, hệ sinh thái và các chủ đề quan trọng khác. Đây cũng là nơi các thành phần quan tâm tới hoạt động khai thác bền vững có thể truy cập miễn phí. Có thể tra cứu MSC Science Series. n MSC Đan Mạch đang có kế hoạch áp dụng dự án TXNG điện tử trên tất cả các chuỗi cung ứng thủy sản từ ngày 1/3/2014. Trong 3 năm, dự án SIF (TXNG thủy sản) đã cập nhật dữ liệu của 100.000 tấn thủy sản đã bán tại Đan Mạch vào cơ sở dữ liệu của nó. Chín chợ đấu giá và các nhà chế biến và kinh doanh của nước này đang sử dụng hệ thống điện tử trực tuyến này. Dự kiến, hơn 4.000 nhà bán lẻ sẽ tham gia vào hệ thống này từ ngày 1/02/2014. n Undercurrentnews Công ty công nghệ Radaqua của Ôxtrâylia đã khởi công xây dựng một trại nuôi cá biển quy mô lớn tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trại nuôi này sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn, công suất 5.000 tấn cá biển một năm, dự kiến sẽ mang lại một cuộc cách mạng trong ngành nuôi thủy sản tại đây. Đối tượng nuôi là cá mú và cá hồi. Thương vụ này trị giá 300 triệu AUD (267 triệu USD), toàn bộ sản lượng để phục vụ nhu cầu nội địa ở Phúc Kiến. n Undercurrentnews Hằng Vân dịch Đan Mạch áp dụng TXNG thủy sản điện tử toàn quốc Ôxtrâylia sẽ xây dựng trại nuôi cá hồi, cá mú tại Trung Quốc MSC ra mắt thư viện thủy sản trực tuyến Côlômbia: Công ty Aquabest đạt chứng nhận ASC cho cá rô phi Công ty Aquabest Seafood của Côlômbia đã đạt Chứng nhận ASC cho trại nuôi cá rô phi Piscicola Botero S.A đặt tại Neiva. Sau khi có chứng nhận BAP, trại nuôi của Aquabest đã tiếp tục được tổ chức chứng nhận của Thụy Sỹ Institute of Maketcology chứng nhận đáp ứng các tiêu chí hoạt động bền vững ASC. Aquabest sản xuất và cung cấp cá rô phi tươi cho thị trường Mỹ. n Seafoodnews Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 25
  • 28. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201426 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN lớn tại Kiên Giang - bức xúc. Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về kinh tế biển, NTTS nước ngọt, lợ, mặn đều rất phát triển. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến bột cá trong nước, kể cả bột cá biển lẫn bột cá nước ngọt. Theo đánh giá của ông Tâm, bột cá biển Việt Nam có chất lượng, độ đạm rất cao, có khi đạt đến 65-67 độ đạm, điều mà bột cá của các nước trong khu vực như Thái Lan không bao giờ có được. Cũng theo ông Tâm, sản lượng bột cá biển hiện nay của cả nước giao động trong khoảng 800.000 đến 1 triệu tấn/ năm. Riêng tại Kiên Giang, với 10 nhà máy sản xuất hiện có, sản lượng bột cá hằng năm không dưới 100.000 tấn. Đại diện cho một trong những đơn vị sản xuất bột cá qui mô lớn của tỉnh Kiên Giang, ông Tâm cho rằng, nguồn cung bột cá trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản cả về lượng lẫn về chất. Nhưng hiện nay hầu hết các DN chế biến thức ăn đều NK bột cá, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các công ty này đều là công ty con, có đơn vị chủ quản, công ty mẹ ở nước ngoài. Ông là phần lớn bột cá đều có nguồn gốc NK, còn ngành sản xuất bột cá trong nước có đủ tiềm năng để thỏa mãn nhu cầu đó lại đang bị bỏ ngỏ. “Các DN sản xuất thức ăn kêu là nguồn cung bột cá không đủ cho sản xuất, nên họ NK vô tội vạ, làm mất đi nguồn ngoại tệ lớn của đất nước, trong khi nguồn bột cá trong nước dư thừa không tiêu thụ hết, DN bột cá trong nước phải tự bươn chải tìm đầu ra vô cùng khó khăn. Đây là một nghịch lý khó có nơi nào trên thế giới thấy như ở nước ta” - ông Châu Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Minh Tâm - một trong những DN sản xuất bột cá Buông lỏng quản lý sản xuất và tiêu thụ Thức ăn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất NTTS; đối với nuôi cá tra, tỷ lệ này có thể lên trên 70%. Giá thành các loại thức ăn thủy sản tăng nhanh và liên tục, một phần nguyên nhân là do nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn thủy sản chủ yếu phải NK và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, rất khó kiểm soát về chất lượng và không thể điều tiết giá. Bột cá là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nghịch lý hiện nay Bột cá là thành phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chỉ khi nào hoạt động sản xuất bột cá trong nước được tổ chức, sắp xếp lại một cách hiệu quả thì giá thành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản mới có thể đi vào ổn định. Tổ chức lại ngành bột cá Ông Châu Minh Tâm, GĐ công ty TNHH Minh Tâm
  • 29. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 27 không loại trừ khả năng “chuyển giá” của các DN chế biến thức ăn có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. “Họ cũng họp đồng thu mua với các DN bột cá trong nước khi có nhu cầu bột cá có chất lượng, độ đạm cao, nhưng lượng tiệu thụ rất nhỏ, còn phần lớn là NK, nên các DN sản xuất bột cá trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngoài ra, việc NK bột cá không phải chịu thuế trong khi đối với các DN sản xuất trong nước lại phải chịu thuế suất 5%. Đây là nghịch lý lớn, khiến cho DN trong nước mất lợi thế cạnh tranh ngay trên sân nhà” - ông Tâm cho biết. Cần có tổ chức Trước thực trạng khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bột cá của các DN trong nước cũng như tình hình giá cả các loại thức ăn thủy sản tăng cao, gây nhiều bức xúc cho người chăn nuôi nói chung cũng như người nuôi thủy sản nói riêng, việc tổ chức, sắp xếp lại hoạt động sản xuất, tiêu thụ bột cá trong nước là vô cùng cần thiết và cấp bách. “Trước tiên các DN sản xuất bột cá trong nước cần phải tập hợp lại với nhau thành một tổ chức, phải thống kê chính xác số lượng nhà máy, sản lương bao nhiêu ở từng địa phương và cả nước từ đó có kế hoạch điều tiết sản xuất, đảm bảo cung cầu trong nước ổn định, giảm bớt phụ thuộc vào nước ngoài, định hướng thị trường cho sản xuất, góp phần ổn định giá cả thị trường bột cá cũng như giá cả thành phẩm thức ăn chăn nuôi” - ông Tâm đề nghị. Rõ ràng, từ việc xác định sản lượng bột cá trong nước, tổ chức này sẽ tham mưu cho cơ quan quản lý Nhà nước có cách chính sánh điều chỉnh hạn chế lượng bột cá NK, quản lý tốt hơn giá thức ăn chăn nuôi trong nước, đồng thời sẽ kiến nghị kịp thời điều chỉnh các các bất cập về chính sách, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, tăng cường tiếng nói của cộng đồng DN sản xuất bột cá đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Sản xuất bột cá là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có yêu cầu về trình độ lỹ thuật rất cao, đặc biệt là ở khâu xử lý nước thải. Việc ra đời một tổ chức cầu nối sẽ giúp cho các DN sản xuất bột cá trong nước thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, góp phần đảm bảo ngành phát triển bền vững, lâu dài. Ngoài ra, với những thế mạnh về kinh tế biển cũng như sự phát triểnmạnhcủangànhNTTSnước ngọt, nhất là cá tra, bên cạnh bột cá biển, bột cá nước ngọt cũng có một tỷ lệ rất lớn. Nhưng sử dụng hai loại bột cá này sao cho hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn sinh học cho vật nuôi vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Vì thế, cần có một tổ chức điều phối, phối hợp với cơ quản quản lý Nhà nước để có hướng quản lý và hướng dẫn cho DN thực hiện. Đã từ lâu, nông dân luôn than phiền giá thức ăn chăn nuôi luôn tăng và mất kiếm soát mà một trong những nguyên nhân là do chúng ta không kiểm soát và xử lý được cái gốc của vấn đề là khâu sản xuất, tiêu thụ và NK bột cá. Chỉ khi nào chấn chỉnh được cái gốc này người chăn nuôi mới có thể phần nào “ăn ngon ngủ yên”, không phải nơm nớp lo sợ thức ăn chăn nuôi lại tăng giá. n Đỗ Văn Thông Thế mạnh về khai thác thủy sản là tiền đề quan trọng để phát triển công nghiệp bột cá
  • 30. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/201428 DOANH NGHIÏåP / DOANH NHÊN Tròn 10 năm theo đuổi vụ kiện ở thị trường Mỹ Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 là một DN có bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực XK thủy sản, trong đó, các sản phẩm tôm hiện là mặt hàng chủ lực chiếm trên 90% tổng khối lượng và giá trị XK hàng năm của công ty. Năm 2009, với sản lượng XK hơn 8.000 tấn, Nha Trang Seafoods là DN số 1 của Việt Nam XK sản phẩm tôm chân trắng vào thị trường Mỹ. Năm 2011, công ty đạt mức tăng trưởng cao nhất với tổng doanh số trên 100 triệu USD. Hiện nay, Nha Trang Seafoods F17 nằm trong số 05 DN lớn nhất Việt Nam chế biến và XK mặt hàng này, với thị trường XK chính là Mỹ (chiếm tỷ trọng trên 60%), Hàn Quốc (20%), EU và các thị trường khác (20%). Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho thương mại thủy sản Việt Nam phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Ngoài những vấn đề liên quan đến đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, ATTP, truy xuất nguồn gốc, sản xuất thân thiện với môi trường,… còn là những vấn đề về phòng vệ thương mại và tranh chấp trên thương trường. Nha Trang Seafoods: Tự tin hơn từ các vụ kiện phòng vệ thương mại Ông Huỳnh Long Quân - Phó TGĐ Nha Trang Seafoods Tôm thẻ chân trắng là mặt hàng chủ lực của Nha Trang Seafoods
  • 31. Thûúng maåi Thuãy saãn / söë 169 / thaáng 1/2014 29 Cách đây đúng 10 năm, ngày 31/12/2003, Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá (CBPG) tôm lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (US-ITC) đối với các DN XK tôm vào thị trường Mỹ của 6 nước (Braxin, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ). Đây cũng chính là lần đầu tiên con tôm XK của Việt Nam phải đối mặt với vụ kiện CBPG. Cùng chung hoàn cảnh với 32 DN tôm Việt Nam tham gia vụ kiện lần đầu tiên ấy, Nha Trang Seafood cũng rất hoang mang và lo lắng, bởi chưa biết vụ kiện sẽ tiến hành ra sao, điều tra như thế nào và kết cục sẽ đi đến đâu… Tuy nhiên, trải qua 10 năm theo đuổi, các DN tôm Việt Nam nói chung và Nha Trang Seafood nói riêng đều đã khá am hiểu và tự tin trong điều tra từ phía Mỹ, nhất là từ kỳ xem xét hành chính lần thứ 4 (POR4) đến nay, khi Nha Trang Seafood luôn là bị đơn bắt buộc. Thật đặc biệt, cũng đúng 10 năm sau lần đầu tiên đối mặt với vụ kiện CBPG, các DN tôm Việt Nam lại phải đối mặt với thử thách mới khi vào ngày 17/01/2013, DOC lại chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm tôm NK từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuado, Ấn Độ, Inđônesia, Malaysia và Thái Lan. Lần này, Nha Trang Seafoods cùng với Công ty Minh Quý (Tập đoàn thủy sản Minh Phú) tiếp tục là 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam. Thắng lợi lớn và đẩy mạnh xuất khẩu Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), do bị khởi kiện sau mặt hàng cá tra, nên các DN tôm Việt Nam đã có các bước chuẩn bị tốt hơn và có cách thức tiếp cận vụ kiện hợp lý hơn. Xét về mặt kết quả, việc chống kiện CBPG tôm tại Mỹ được xem là thành công hơn so với vụ kiện cá tra. Thực tế đúng như vậy. Ngày 10/9/2013,DOCđãphảichínhthức công bố tất cả lô hàng tôm Việt Nam XK vào Mỹ trong đợt xem xét hành chính lần 7 (POR7), giai đoạn 1/2/2011- 31/1/2012, của 2 bị đơn bắt buộc là Tập đoàn thủy hải sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) và Nha Trang Seafoods đều có mức thuế CBPG bằng 0%. Theo đó, mức thuế CBPG của 30 bị đơn tự nguyện còn lại cũng là 0%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xem xét thuế CBPG đối với mặt hàng tôm Việt Nam, DOC đã công nhận các DN Việt Nam không bán phá giá vào thị trường này. Bên cạnh đó, quyết định cuối cùng của ITC về việc dỡ bỏ thuế chống trợ cấp do DOC cáo buộc trước đó đối với Việt Nam cũng đã được đưa ra vào ngày 20/9/2013. Với quyết định này, 33 DN Việt Nam tham gia vụ kiện cũng đều được hưởng mức thuế 0%. Với thành công lớn của 2 vụ kiện từ thị trường Mỹ, tôm Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ vào thị trường này, với tổng giá trị XK trong 11 tháng đầu năm 2013 đạt 748,571 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2012, góp phần đưa XK thủy sản Việt Nam chạm mốc 6,8 tỷ USD trong năm 2013. Ông Huỳnh Long Quân, Phó TGĐ Nha Trang Seafood F17 cho biết, sau khi thông tin về 2 vụ kiện trên được công bố, giá nguyên liệu tôm trong nước đã gia tăng một cách nhanh chóng, mang lại niềm vui cho người nuôi, đồng thời Nha Trang Seafood cũng đã tận dụng được cơ hội, tạo động lực đẩy mạnh XK vào thị trường Mỹ, khiến cho đến nay thậm chí tồn kho cũng không còn. Chế biến tôm xuất khẩu tại Nha Trang Seafoods F17