SlideShare a Scribd company logo
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Theo Điều 51 Hiến pháp 2013, “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Doanh nghiệp nhà nước là một lực
lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của doanh
nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực
phát triển đối với nền kinh tế còn hạn chế (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả
doanh nghiệp nhà nước). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
do Pháp luật về quản lý hoạt động nói chung và quản lý vốn nói riêng của doanh
nghiệp nhà nước còn hạn chế, kém hiệu quả, tạo kẻ hở để phát sinh tiêu cực. Một số
tập đoàn, tổng công ty đã thành lập các công ty con và đầu tư vào những lĩnh vực
ngoài nhiệm vụ chính được giao nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ làm phân tán
nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; tổ chức thực
hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước tuy
đã rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều lúng túng và quản lý kém hiệu quả... Do đó, nhà
nước cần cải thiện pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước để hạn chế
tình trạng này đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.
Chính vì những thực tế như trên mà tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” để làm tiểu
luận kết thúc học phần môn Pháp luật kinh tế, thương mại: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phần cơ sở lý luận, tác giả tiến hành nghiên cứu để xác định các cơ
sở lý luận về doanh nghiệp nhà nước, về vốn của doanh nghiệp nhà nước và tính tất
yếu của việc quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
Phần tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý
vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trên bốn khía cạnh: Chủ thể quản lý
vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn
nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về quản lý vốn của
doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, tác giả đã phân tích đánh giá nguyên nhân
dẫn đến hiệu quả hoặc hạn chế hiệu quả và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu pháp luật về quản lý vốn của các doanh
nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
3
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước
1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo
quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực từ ngày
01/07/2015) thì doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ.
Khoản 2, Điều 2, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ban hành ngày 05/12/2014 cũng nói
rõ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ bao gồm doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là
công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước,
công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con; doanh nghiệp nhà nước độc lập
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Có nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp nhà nước, mỗi tiêu chí sẽ phân
loại doanh nghiệp nhà nước thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Căn cứ vào mục đích hoạt động thì doanh nghiệp nhà nước cũng bao gồm
hai loại là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước
hoạt động công ích. Việc phân loại theo tiêu chí này giúp doanh nghiệp tập trung
vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước sẽ có cơ chế quản lý và có chính
sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
Căn cứ vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp: Theo Luật Doanh
nghiệp 2014 (Điều 89, Điều 78), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
4
Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có thể tổ chức và quản lý theo một trong hai mô
hình đó là: 1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
hoặc; 2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Căn cứ vào phân cấp quản lý thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại
đó là tập đoàn kinh tế nhà nước và SCIC do Chính phủ quản lý; loại thứ hai là
doanh nghiệp nhà nước phân cấp cho Bộ và Ủy ban nhân cấp tỉnh quản lý.
1.1.3 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Ngoài các đặc điểm như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước có
các đặc điểm riêng biệt sau:
Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập. Việc
thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập trong những
ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế với những đòi hỏi thực tiễn
của nền kinh tế thời điểm đó và chủ trương của Đảng và nhà nước về ngành nghề
lĩnh vực đó.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên thuộc sở hữu Nhà
nước, tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.
doanh nghiệp nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên
chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp
mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà
nước giao vốn cho doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo
mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Đây là một đặc điểm khác biệt so với các
doanh nghiệp nói chung. Nếu đa phần các doanh nghiệp thành lập với mục đích
thuần túy là kinh doanh để kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp nhà nước có khi được
thành lập nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ công ích, phục vụ lợi ích công
5
cộng, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước để trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Có thể thấy rằng
hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã
hội do nhà nước giao. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước nào thực hiện
hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả,
doanh nghiệp nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công ích thì doanh
nghiệp nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu
kinh tế xã hội.
Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Nhà nước quy định mô hình cơ
cấu tổ chức, thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp…
1.2 Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước
1.2.1 Khái niệm vốn của doanh nghiệp nhà nước
Theo Điều 3 Nghị định 71/2013/NĐ-CP ban hành ngày 11/07/2013 về đầu
tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 71) thì “Vốn nhà nước
tại doanh nghiệp” là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung
của nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh
doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư phát triển
tại doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ
nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia
được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp; các tài sản khác
theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
6
năm 2014. Theo đó, vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà
nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát
triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà
nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Bên cạnh khái niệm “vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”, trong Nghị định
71 về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (khoản 2, Điều 3) cũng đề
cập đến các khái niệm “vốn chủ sở hữu doanh nghiệp”. Vốn này được hình thành từ
các nguồn như vừa nêu trên cộng với lợi nhuận chưa phân phối và chênh lệch tỷ giá
được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
Ngoài ra còn có “vốn của doanh nghiệp” là vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động; “vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh
nghiệp khác” là vốn doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết (khoản
3, 4, 5 Điều 3, Nghị định 71/2013/NĐ-CP).
Tuy vậy, vẫn còn có sự không thống nhất về cách hiểu khái niệm vốn nhà
nước. Tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nguồn vốn này bao gồm cả vốn của
các doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác. Cách hiểu này dẫn đến việc
xem các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty này cũng chịu sự điều chỉnh
trực tiếp của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. Do đó, trong việc xác định vốn
nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước cần phải có cách hiểu thống nhất để tránh
tình trạng không xác định được cách thức quản lý vốn và làm thất thoát vốn nhà
nước.
1.2.2 Tính tất yếu của việc quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước phải quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước vì:
7
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nhưng nhà nước
giao cho một số cá nhân, đơn vị sử dụng. Như vậy có sự tách biệt giữa người sở hữu
vốn và người sử dụng vốn, hai đối tượng này có thể có mục tiêu không phù hợp
nhau. Do đó người sử dụng vốn có thể sử dụng vào những động cơ cá nhân, những
động cơ có thể làm cho những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước hành động
không nhất quán với các mục tiêu của doanh nghiệp. Khi những người này không
nắm quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp và cũng không thể tăng thêm sự giàu có
cho bản thân bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì chẳng có gì
kích thích họ phải nhìn xa khi quyết định phương án sản xuất kinh doanh. Vì thế đòi
hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo vốn và tài sản của nhà
nước không bị xâm phạm trong quá trình kinh doanh cũng như doanh nghiệp hoạt
động theo đúng mục tiêu nhà nước đề ra.
Thứ hai, nhà nước quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước
cũng là thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình. Thông qua công tác quản lý
vốn, nhà nước mới có những thông tin chính xác để đánh giá đúng chất lượng kinh
doanh ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở các thông tin đánh giá này, nhà
nước có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại các doanh nghiệp, vốn và lao động, hoàn thiện
các khâu quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh doanh và thực hiện các mục tiêu xã hội.
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, phần lợi
nhuận sau thuế thuộc về nhà nước. Nhà nước sử dụng lợi nhuận đó để duy trì và tái
sản xuất mở rộng doanh nghiệp hoặc đáp ứng một lợi ích nào đó của nhà nước. Do
đó, để lợi nhuận sau thuế được tối đa hoá, nhà nước phải quản lý phần vốn đầu tư
của mình để nó được sử dụng một cách có hiệu quả, trên cở sở đó tăng lợi ích nhà
nước.
8
Tóm lại, việc nhà nước quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là
một đòi hỏi khách quan để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu trong việc bảo toàn vốn và
tài sản cũng như để thực hiện vai trò quản lý của mình.
2. Thực trạng pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam
2.1 Chủ thể quản lý
Các cơ quan quản lý nhà nước và người đại diện chủ sở hữu được phân
công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà
nước
Theo Điều 3, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước
thành doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước
là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.
Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp
nhà nước do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Theo quy định của pháp luật,
Chính phủ, với vai trò quản lý cao nhất về vốn trong doanh nghiệp nhà nước được
quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật
và điều lệ của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà Nhà nước đã góp vào doanh
nghiệp (Điều 20 Nghị định 99/2012/NĐ-CP).
Việc thực hiện quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước phải
được Chính phủ thực hiện đúng nguyên tắc là thực hiện quyền chủ sở hữu với vai
trò là người đầu tư vốn; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; tách biệt chức năng
thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; tách
biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh
9
nghiệp; tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện thống nhất và tập
trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn (Điều 168, Luật Doanh nghiệp
2005).
Mỗi doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc
thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu. Các tổ chức được phân công, phân cấp bao gồm Thủ
tướng Chính phủ (hoặc một tổ chức chuyên trách được chính phủ phân công), Bộ và
UBND cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân
công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà
nước được chuyển đổi từ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty
nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn, quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập.
Bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là
UBND cấp tỉnh) được phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối
với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi từ công ty nhà nước trực tiếp phục vụ quốc
phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ công ích.
Bên cạnh đó, Bộ, UBND cấp tỉnh cũng có quyền ra quyết định thành lập
công ty thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện chuyển đổi được trước ngày
01 tháng 7 năm 2010 đối với công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước, công ty nhà
nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty nhà nước độc lập; công ty
nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường và lâm trường quốc doanh.
Theo Điều 3, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP cũng quy định về chuyển đổi
công ty nhà nước thành doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý doanh nghiệp
nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ của tập
đoàn kinh tế nhà nước là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi, tổ chức lại
10
từ công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của
tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty
nhà nước thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty con, đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc của công ty mẹ; doanh nghiệp nhà nước do công ty mẹ thành lập mới.
Riêng đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thì Tổng công ty là
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập do các
Bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trừ các công ty mà quyền sở hữu xác định
theo thẩm quyền của Chính phủ, Bộ và UBND.
Ngoài chủ sở hữu, các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, chủ thể quản
lý vốn còn có người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước (sau
đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp). Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, thì
người đại diện chủ sở hữu trực tiếp là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền,
trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Người đại diện chủ
sở hữu trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và
quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước cơ quan đại
diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, báo cáo kịp thời cơ
quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả
năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai
phạm khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản
của doanh nghiệp.
2.2 Nội dung quản lý
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại
doanh nghiệp được quy định tại Điều 8, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 bao gồm việc ban hành và tổ
11
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tại
doanh nghiệp; xây dựng chiến lược đầu tư.
2.2.1 Quản lý trong việc đầu tư vốn
Về việc đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp mới
Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
tại doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà
nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ, việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp ở
những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã
hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực
phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư
lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế
khác không đầu tư.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp,
Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh,
doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc
hội quyết định chủ trương đầu tư; Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và
doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Cơ quan đại diện
chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc
các trường hợp quy định trên.
Về việc đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ
Đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước khi thành lập mới được xác
định trong phương án thành lập công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức
vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty
hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế.
12
Chủ sở hữu chỉ đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt
động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh
doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Về thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp
đang hoạt động được quy định như sau: Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ
sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập; Cơ quan đại
diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do
mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật Quản lý,
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; trường hợp
đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ
sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính
phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, nếu doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có nhu cầu tăng vốn
điều lệ thì chủ sở hữu căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và
nguồn bổ sung vốn điều lệ, phê duyệt tăng vốn điều lệ cho công ty; đối với công ty
độc lập trực thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công
ty mẹ trong Tập đoàn, Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
con, chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản
của Bộ Tài chính. Khi công ty muốn điều chỉnh vốn điều lệ (tăng hoặc giảm), huy
động vốn hay đầu tư vốn ra ngoài thì phải tuân thủ theo cơ chế tài chính của doanh
nghiệp nhà nước(Thông tư 10/2013/TT-BTC).
2.2.2 Quản lý trong quá trình sử dụng vốn
Vốn và tài sản của nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước tiến hành hoạt
động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
13
hội. Nhà nước không giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mà chỉ giao quyền quản
lý tài sản cho doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp nhà nước chỉ có quyền
quản lý tài sản mà không có quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền quản lý tài sản của
doanh nghiệp nhà nước là quyền của doanh nghiệp nhà nước trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của nhà nước giao cho trong phạm vi luật định phù hợp
với mục đích hoạt động và nhiệm vụ thiết kế của doanh nghiệp.
Tùy theo chức năng nhiệm vụ của công ty mà công ty có những quyền nhất
định đối với tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh
doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền
quản lý của doanh nghiệp, trừ những thiết bị nhà xưởng quan trọng theo quy định
của Chính phủ phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Doanh nghiệp
nhà nước hoạt động công ích thì chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng, cho
thuê, cầm cố, thế chấp tài sản khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Như vậy, quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích bị
hạn chế hơn so với quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động
kinh doanh, bởi vì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải năng động nhanh chóng nếu
không sẽ mất cơ hội kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh
doanh được nhà nước giao cho quyền định đoạt tài sản rộng rãi hơn để đáp ứng yêu
cầu của hoạt động kinh doanh.
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo
toàn và phát triển vốn nhà nước giao, bao gồm cả vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác
(nếu có). Để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong
việc sử dụng vốn nhà nước, nhà nước đã tiến hành giao vốn cho doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát
triển số vốn được giao.
14
Doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ sử dụng vốn và các nguồn lực khác do
nhà nước giao vào đúng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Doanh
nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có nghĩa vụ sử dụng vốn và các nguồn lực
khác do nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ đặc
biệt do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thì có nghĩa vụ
sử dụng vốn và các nguồn lực do nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc
dịch vụ công ích cho các đối tượng theo khung giá hoặc chi phí do Chính phủ quy
định.
2.3 Hình thức quản lý
Cho đến nay, quản lý vốn nhà nước đã trải qua nhiều hình thức. Trước khi
có Luật Doanh nghiệp 1995, hình thức quản lý là “Bộ chủ quản, cơ quan hành chính
chủ quản”. Giai đoạn 1995 – 2000 khi lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước
thì quản lý theo hình thức “song trùng”, đại diện của Bộ quản lý ngành và Bộ Tài
chính. Giai đoạn 2000 – 2003, sau khi giải thể Tổng cục quản lý vốn và tài sản của
nhà nước tại các doanh nghiệp, thì quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hình thức
“phân tán có giới hạn” đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ, UBND cấp tỉnh quyết
định thành lập. Giai đoạn từ 2004 đến nay, khi có Luật Doanh nghiệp 2005, thì
quản lý vốn nước theo hình thức “phân tán” đại diện chủ sở hữu đối với tập đoàn
kinh tế, tổng công ty (Trần Tiến Cường, 2013). Nhìn chung, chúng ta khái quát hai
hình thức cơ bản sau:
- Quản lý theo hình thức phân tán: Theo hình thức phân tán, Chính phủ
là đại diện chủ sở hữu đối với vốn đầu tư tại các doanh nghiệp. Các cá nhân hay tổ
chức như Thủ tướng, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên hay
Chủ tịch công ty nhà nước, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) sẽ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ quản lý vốn theo sự phân cấp, ủy quyền
của Chính phủ. Đây còn được gọi là hình thức quản lý theo “cơ chế chủ quản”.
15
- Quản lý theo hình thức tập trung: Đây là hình thức quản lý theo hình
thức giao trách nhiệm đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về một cơ
quan của Chính phủ. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà
nước nắm giữ hoặc tham gia nắm giữ các vị trí trong các cơ quan quản lý doanh
nghiệp và quyết định hoặc tham gia quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.
2.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát
Về cơ bản, nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà
nước; cách thức và tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng bảo toàn, phát triển vốn
nhà nước; cơ chế phối hợp, kiểm tra và đánh giá đối với cơ quan đại diện chủ sở
hữu nhà nước; các chủ trương, biện pháp sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện theo quy định của
pháp luật.
Đối với chủ sở hữu (Chính phủ, Bộ ngành, UBND cấp tỉnh), theo quy định
tại Điều 31, Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển
đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức
quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
thì Chủ sở hữu Nhà nước quản lý, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của công
ty; tình hình đầu tư, nợ và khả năng thanh toán nợ của công ty; kết quả hoạt động tài
chính, hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; tổng quỹ tiền
lương thực hiện của công ty; tốc độ tăng tiền lương bình quân so với tốc độ tăng
năng suất lao động của công ty; tăng hoặc chuyển nhượng một phần vốn điều lệ
công ty.
Đối với công ty thì công ty phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản
thông qua việc công ty phải xây dựng Quy chế quản lý để xác định rõ trách nhiệm
của từng khâu trong công tác quản lý; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính
16
xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở
hữu; thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý và sử dụng tài sản. Cụ thể, công ty
phải xác định được tài sản cố định của công ty (bao gồm tài sản cố định hữu hình và
vô hình); xác định việc khấu hao tài sản cố định; quy định về cho thuê, thế chấp,
cầm cố tài sản; quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu
tư tài chính; quản lý hàng hóa tồn kho; quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả;
kiểm kê tài sản và xử lý tổn thất về tài sản cũng như đánh giá lại tài sản (Thông tư
số 184/2012/TT-BTC).
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc giám sát tại
doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
Quốc hội
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát hoạt động đầu tư,
quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định, của pháp luật về
hoạt động giám sát của Quốc hội. Xem xét báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc
hội cuối năm về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
của năm trước.Giữa hai kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ giải trình, trả
lời chất vấn những vấn đề về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh
nghiệp.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Định kỳ hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực
trạng kinh doanh vốn sở hữu nhà nước, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn
đầu tư và tài sản sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (Điều 168, Luật Doanh nghiệp
2005). Chính phủ Quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
pháp luật; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao; quản
17
lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Thủ tướng sẽ quy định quy chế hoạt động
của Kiểm soát viên công ty (Điều 7, 8 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP).
Bộ quản lý ngành
Đối với Bộ quản lý ngành thì phải thực hiện giám sát, kiểm tra thường
xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và
phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển
dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá đối với Chủ
tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám
đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành tập đoàn
kinh tế nhà nước (Điều 9, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP).
Việc phân trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho Bộ quản lý ngành được quy
định cụ thể từ Điều 10 đến Điều 14 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012
của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ
của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo
Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được
giao, về tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu. Bộ Tài chính cũng phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp
tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản
lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước trong phạm vi toàn quốc. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh
18
thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực
hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm.
Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện giám
sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại
tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội phối hợp với Bộ quản lý ngành,
UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo
quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty.
UBND cấp tỉnh
Theo điểm l, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 99 thì UBND thực hiện giám sát,
kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng,
bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế
độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Đánh giá việc thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó
Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công
ty.
Ngoài ra, theo Khoản 4, Điều 29 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP hàng năm,
các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát
việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật. Việc giám sát này ngoài mục đích kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của công
ty thì nhà nước còn có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty.
Doanh nghiệp nhà nước
Đối với doanh nghiệp nhà nước, phải có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và
các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, công bố công
19
khai báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách các
khoản thu và phí, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh. Cuối kỳ kế toán (quý,
năm), doanh nghiệp phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo
thống kê theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này (Điều 41, Nghị
định 71/2013/NĐ-CP).
Giám sát nội bộ của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giám sát nội bộ về hiệu quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; về thực
hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại
diện phần vốn của doanh nghiệp; về đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được
chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; về
chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp;
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện kịp thời các biện pháp
ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo kết quả
giám sát nội bộ; thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám
sát, kiểm tra, thanh tra.
Như vậy, nhìn chung, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và
các văn bản pháp lý liên quan đã khái quát được bức tranh toàn cảnh về doanh
nghiệp nhà nước do nhà nước làm chủ cũng như vấn đề quản lý vốn trong các
doanh nghiệp nhà nước do nhà nước làm chủ. Quản lý vốn tại doanh nghiệp nhà
nước được nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Loại hình doanh nghiệp
nhà nước này vừa đáp ứng mục đích kinh doanh vừa đáp ứng việc thực hiện nhiệm
vụ công ích. Do đó, bên cạnh các điều kiện như ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem
xét thành lập công ty, vốn điều lệ quy định, hồ sơ hợp lệ và được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt thì còn điều kiện cơ bản là việc thành lập doanh nghiệp nhà nước
20
(cũng như việc cấp vốn đầu tư) và hoạt động của công ty đó phải phù hợp với quy
hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.
3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý vốn của
các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam
3.1 Chủ thể quản lý vốn
Nhà nước hiện nay đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và
chức năng đại điện chủ sở hữu. Việc thực hiện đồng thời hai chức nói trên không
phải là cách quản lý chuyên nghiệp vì thực tiễn minh chứng là nhà nước chủ yếu tập
trung vào chức năng quản lý hành chính nhà nước mà không đặt nặng phương thức
quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không phân định rạch ròi hai chức năng chủ
sở hữu và chức năng quản lý có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành
phần kinh tế hay loại hình sở hữu doanh nghiệp trong quản lý nhà nước, tạo nguy cơ
không bình đẳng trong hoạt động giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình
doanh nghiệp khác. Thực tiễn khảo sát cho thấy việc các Bộ quản lý ngành và
UBND cấp tỉnh lấy ý kiến tham mưu các Sở ngành về quản lý doanh nghiệp dẫn
đến việc các cơ quan hành chính không trực tiếp tham gia kinh doanh lại quyết định
các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện
chức năng quản lý doanh nghiệp nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu có thể
dẫn đến hai thái cực: 1) quản lý chồng chéo, trùng lắp và, 2) quản lý không chặt
hoặc không thực hiện quản lý do đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý.
Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là khó xác định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân
khi có tiêu cực xảy ra. Một vấn đề quan trọng cũng cần thiết phải đề cập là các
doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan
quản lý khác nhau. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chỉ kiểm tra, giám sát theo thẩm
21
quyền và yêu cầu của chức năng quản lý riêng mà không một cơ quan nào kiểm tra,
giám sát toàn diện, đầy đủ nhằm thực hiện hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu
được giao. Ngoài ra, cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp
(cả doanh nghiệp quy mô vài tỷ đồng đến doanh nghiệp vài nghìn tỷ đồng) cũng dẫn
đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh
nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ
và hoạt động kinh doanh.
Các giải pháp đề xuất liên quan đến chủ thể quản lý vốn:
Đối với chủ sở hữu
- Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý doanh nghiệp nhà nước
theo hướng tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng
quản lý nhà nước;
- Nghiên cứu hình thức cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng cung cấp
sản phẩm với doanh nghiệp sau khi giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp để tạo cho
người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp có quyền chủ động cao trong
việc thực thi các nhiệm vụ được giao, như quyền quản trị các nguồn lực tài chính và
nhân sự;
- Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn thành đạt tỷ lệ hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước trên vốn chủ sở hữu và tăng cường trách nhiệm của người đại
diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
- Xây dựng cơ chế đãi ngộ đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại
các doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và sử dụng
vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu
22
- Ủy ban Nhân dân TP.HCM nên thành lập một cơ quan chuyên trách để
thực hiện vai trò chủ thể vốn, tách bạch với vai trò quản lý nhà nước của UBND và
các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND;
- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, xác định tiền lương, phụ cấp
và các quyền lợi khác đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp
nhà nước để đảm bảo cho những nhân sự có khả năng vận hành nguồn vốn nhà
nước có hiệu quả.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo; tăng
cường giám sát hoạt động, giám sát tài chính và đổi mới đội ngũ lãnh đạo quản lý
doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước; khắc
phục sự tuỳ tiện trong việc cử người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại các doanh
nghiệp bằng mối quan hệ hợp đồng; xác định quyền và nghĩa vụ cần phải thông qua
ý kiến của chủ sở hữu trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếu hoặc quyết định ở công
ty, ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý.
Đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Doanh nghiệp nhà nước
Bổ nhiệm Hội đồng thành viên phải là người lãnh đạo không chỉ có tài mà
phải có tâm, phải biết cân bằng lợi ích, hoạt động một cách liêm chính và thực hiện
đúng vai trò người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, để tránh làm thất
thoát vốn, tài sản của Nhà nước;
- Áp dụng cơ chế Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ
nhiệm, việc tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc theo hợp đồng để cho
Hội đồng thành viên quyết định tránh tình trạng lưỡng đầu, gây khó khăn cho việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
23
- Xây dựng và thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người đại diện
quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và làm rõ trách nhiệm
của từng chủ thể;
- Giao quyền cho doanh nghiệp lớn hơn nhưng phải kết hợp với cơ chế
giám sát khách quan, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể thực hiện quyền
của chủ sở hữu nhà nước hiệu quả.
3.2 Nội dung quản lý vốn
Khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước chưa
hoàn chỉnh. Các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến
doanh nghiệp nhà nước chưa được luật hóa kể từ thời điểm luật doanh nghiệp nhà
nước năm 2003 hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có phạm vi
điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình tổ chức của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, nhưng chưa giải
quyết được các vấn đề đặc thù cho doanh nghiệp nhà nước như việc quản lý, sử
dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại
diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ chế giám sát, công
khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực vào tháng 07/2015) nhìn chung đã
quy định về Ban kiểm soát (Điều 102) và thông báo thông tin định kỳ (Điều 108).
Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung và đang chờ Chính phủ có quy
định hướng dẫn.
Chính vì những bất cập trên, để tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của doanh
nghiệp nhà nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tính đặc thù
trong thực tiễn hoạt động và tăng cường quản lý, giám sát đối với doanh nghiệp nhà
nước, trong năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Luật số
24
69/2014/QH13 đã khắc phục được rất nhiều những hạn chế trong khuôn khổ pháp lý
về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại trước đây. Tuy
nhiên, để hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước, Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để Luật nhanh
chóng đi vào đời sống thực tiễn.
Giải pháp đề xuất liên quan đến nội dung quản lý vốn
- Rà soát và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn của doanh nghiệp
nhà nước nói chung và Doanh nghiệp nhà nước nói riêng;
- Chính phủ cần sớm ban hành các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu
tư vốn nhà nước một cách rõ ràng để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để bổ sung
vốn điều lệ;
- Cần xác định rõ hơn những ngành nghề, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước
theo từng hình thức đầu tư cụ thể;
- Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, đồng thời nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp;
- Chính phủ cần sớm ban hành các quy định về vấn đề cơ chế nâng cao
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng là người quản lý doanh
nghiệp;
- Hoàn thiện khung pháp lý về việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư
vào doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để việc quản lý, đầu tư vốn
nhà nước vào doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn;
- Nhà nước cần phân định rõ hơn mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phi lợi
nhuận của doanh nghiệp hay tách riêng thành từng nhóm doanh nghiệp để có cơ chế
quản lý, sử dụng vốn cho phù hợp, tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và
nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên được quyền chủ động về tổ chức
sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn tài chính để thực hiện hợp đồng
25
hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng cần quan tâm đến
việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cho phù hợp với xu hướng
hiện đại.
3.3 Hình thức quản lý vốn
Hiện nay, hình thức đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là hình
thức quản lý phân tán: Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu nhà nước, Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện một số quyền, trách nhiệm
của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành
lập hoặc được giao quản lý, Chính phủ giao Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
Công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp. Mô hình này bộc lộ những bất cập sau đây:
Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh không
tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, cơ chế chủ quản như hiện nay đã biến các doanh nghiệp nhà nước
thành "cánh tay nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp
tỉnh. Từ đó, yêu cầu về công khai, minh bạch không được thực thi nghiêm túc.
Để khắc phục những bất cập của mô hình đại diện chủ sở hữu hiện nay,
Chính phủ đã giao trách nhiệm đại diện chủ sở hữu về một cơ quan (Tổng Công ty
Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)). Tuy nhiên việc đầu tư vốn nhà nước
vào tổ chức kinh tế thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) thực tế chưa được triển khai đầy đủ. Cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở
mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài nghìn tỷ đồng đến doanh
nghiệp có quy mô vài chục tỷ đồng) dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề
xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, dẫn đến sự chậm trễ và ảnh hưởng
đến thời cơ kinh doanh. Việc xử lý chậm trễ, sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động
26
kém hiệu quả, có tồn tại về tài chính; việc chậm cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đều làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các
doanh nghiệp nhà nước.
Giải pháp đề xuất liên quan đến hình thức quản lý vốn
Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực
hiện chức năng chủ sở hữu với các đối tượng và phạm vi phù hợp, giải phóng các
Bộ quản lý nhà nước khỏi chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà
nước (SCIC) để thực hiện chức năng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước sau cổ phần hóa và tái cơ cấu, trong đó cần chú ý:
- Áp dụng cơ chế kinh doanh, tách các chức năng quản lý, nhất là chức
năng quản lý quỹ thuộc ngân sách nhà nước ra khỏi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh vốn nhà nước;
- Khi thoái vốn, SCIC cần phải xác định rõ phần lãi từ vốn nhà nước khi
thoái vốn, phần nào chuyển về ngân sách nhà nước (chủ sở hữu), phần nào để lại
SCIC như là phần tăng vốn chủ sở hữu cho SCIC;
- Tăng quyền tự chủ cho SCIC, tăng quyền cho người đại diện của SCIC
và đồng thời phát huy vai trò của người đại diện trên thực tế nhằm tăng cường sự
chủ động quản lý doanh nghiệp nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp;
- SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh vốn, ký hợp
đồng với doanh nghiệp để cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng.
Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi và vốn gốc theo hợp đồng;
- SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng cấp vốn đầu tư theo
phương án, dự án đã được phê duyệt;
27
Đối với Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả
nước và khu vực, tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước, nên giao UBND Thành
phố trực tiếp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh
nghiệp trên địa bàn.
3.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát
Quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát vốn cần thiết phải được quy định một
cách chuẩn mực, nhất là các tiêu chí kiểm tra phải rõ ràng, thực tế. Có thể thấy rằng
phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
còn mang tính định tính chứ chưa định lượng. Ngoài ra, việc giám sát các vấn đề
liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng chưa được chuyên nghiệp
và thường xuyên.
Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng
với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp dẫn đến hạn
chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các
hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp nhà nước cũng có phần chưa đồng bộ, việc
quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ
pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của doanh nghiệp nhà
nước chưa cao, chưa chú trọng và quan tâm.
Nhìn một cách tổng quát, qua khảo sát được thực hiện thì thấy rằng vấn đề
quản lý doanh nghiệp nhà nước, vấn đề đầu tư, quản lý, kiểm tra, giám sát vốn cần
phải được nhận thức và thay đổi một cách tổng thể bởi lẽ hầu hết các nhà quản lý
lẫn doanh nghiệp đều không hài lòng với tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, để thay đổi
thì cần phải xác định rõ nguyên nhân nhằm có hướng xử lý cho phù hợp.
Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát
Đối với chủ thể giám sát
28
- Quốc hội và Chính phủ cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình
trong việc giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp;
- Xem xét để bổ sung vào Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám
sát của Quốc hội các nội dung liên quan đến vai trò, cơ chế và hiệu quả giám sát của
Quốc hội đối với doanh nghiệp nhà nước.
Đối với cơ chế giám sát
- Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn hợp lý, rõ ràng và minh bạch;
- Xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy,
cập nhật rõ ràng, minh bạch và thiết lập một đầu mối chuyên trách độc lập với cơ
quan đại diện quyền chủ sở hữu để thu thập thông tin và đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước;
- Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp giám sát, đánh giá của chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải đảm bảo các
nội dung đánh giá cần thiết, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công
ty, bao gồm các chỉ tiêu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả sản
xuất kinh doanh, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn...;
- Xác định cụ thể vai trò và mục tiêu của từng loại hình doanh nghiệp nhà
nước để xây dựng cơ chế giám sát phù hợp.
Đối với đội ngũ giám sát
- Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở
hữu doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện
doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp cần có giám sát nội bộ và bộ phận tài chính với chức năng
giám sát thường xuyên để bảo đảm thông tin tài chính và vốn doanh nghiệp luôn
được cập nhật một cách chính xác nhất.
Đối với việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài
29
- Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và
xử lý những hành vi vi phạm;
- Ngoài đánh giá về mặt tài chính, cần xem xét giá thêm về hoạt động kinh
doanh và đánh giá về tổ chức và cán bộ của Doanh nghiệp nhà nước.
30
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển
mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Doanh
nghiệp nhà nước ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp
trên thương trường còn phải đóng vai trò chủ đạo về an sinh xã hội và lợi ích cộng
đồng, chủ đạo về khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, chủ đạo về chính trị và an ninh
quốc phòng.
Tiểu luận “Pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt
Nam” đã đánh giá pháp luật quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước theo bốn
nhóm vấn đề: Chủ thể quản lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn và
cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước.
Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước
nói chung và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà
nước, tác giả đã đề xuất bốn (04) nhóm giải pháp cụ thể liên quan đến chủ thể quản
lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn, và cơ chế kiểm tra, giám sát
nhà nước về vốn của doanh nghiệp nhà nước. Để đạt được hiệu quả, các nhóm giải
pháp phải này cần được thực hiện đồng bộ và đặt trong bối cảnh phát triển tổng thể
về tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước.
31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp 2013
2. Luật Doanh nghiệp 2005
3. Luật Doanh nghiệp 2014
4. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp 2014
5. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ Về chuyển đổi
công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ
chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu
6. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công,
phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Điều 9
7. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ.
32
Contents
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 3
1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước
3
1.2 Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 5
2. Thực trạng pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại
Việt Nam 8
2.1 Chủ thể quản lý 8
2.2 Nội dung quản lý 10
2.3 Hình thức quản lý 14
2.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát 15
3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý vốn của
các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 20
3.1 Chủ thể quản lý vốn 20
3.2 Nội dung quản lý vốn 23
3.3 Hình thức quản lý vốn 25
3.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát 27
KẾT LUẬN 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
33

More Related Content

What's hot

Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Thanh Hoa
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
Bee Bee
 
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiepQuan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
Luật Sư Nguyễn Liên
 
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Hung Nguyen
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
hieu anh
 
Luat
LuatLuat
Luat
huuson182
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
Luật Sư Nguyễn Liên
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)quynhtrangpy
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiepsindarkness
 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
agile tuan
 
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệpĐề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viênCat Tuong
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
nataliej4
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (19)

Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361
 
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh ngh...
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
 
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiepQuan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
Quan ly-nha-nuoc-su-dung-von-dau-tu-vao-san-xuat-kinh-doanh-tai-doanh-nghiep
 
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
Luat quan ly von nha nuoc dau tu vao doanh nghiep 2014
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Luat
LuatLuat
Luat
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Thương mại Thái Hưng, 9đ
 
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
Luat doanh-nghiep-nha-nuoc-2003
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
DA136.doc
DA136.docDA136.doc
DA136.doc
 
Luật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệpLuật doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp
 
Luat doanh nghiep
Luat doanh nghiepLuat doanh nghiep
Luat doanh nghiep
 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
 
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệpĐề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
 
31574 l60 qh
31574 l60 qh31574 l60 qh
31574 l60 qh
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
 
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
Báo Cáo Nghiên Cứu Chính Thức Hóa Hộ Kinh Doanh Ở Việt Nam Thực Trạng Và Khuy...
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 

Similar to Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước

Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luậtLuận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOTLuận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docxCơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Cat Love
 
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vcoi Vit
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
sividocz
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
Share Tài Liệu Đại Học
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần iTài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần i
https://www.facebook.com/garmentspace
 
decuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.docdecuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.doc
NguyenNgocTraAn
 
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docxCơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước (20)

Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luậtLuận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
 
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOTLuận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
Luận văn: Giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty, HOT
 
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
Bài mẫu Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệ...
 
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt...
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docxCơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.docx
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
 
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nh...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành...
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ...
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệpTài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
Tài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần ITài chính doanh nghiệp học phần I
Tài chính doanh nghiệp học phần I
 
Tài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần iTài chính doanh nghiệp học phần i
Tài chính doanh nghiệp học phần i
 
decuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.docdecuong Luat doanh nghiep.doc
decuong Luat doanh nghiep.doc
 
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docxCơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
Cơ sở khoa học về phân tích tài chính trong công ty cổ phần.docx
 

Quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu Theo Điều 51 Hiến pháp 2013, “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế còn hạn chế (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Pháp luật về quản lý hoạt động nói chung và quản lý vốn nói riêng của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, kém hiệu quả, tạo kẻ hở để phát sinh tiêu cực. Một số tập đoàn, tổng công ty đã thành lập các công ty con và đầu tư vào những lĩnh vực ngoài nhiệm vụ chính được giao nhưng kiểm soát thiếu chặt chẽ làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước tuy đã rõ hơn nhưng vẫn còn nhiều lúng túng và quản lý kém hiệu quả... Do đó, nhà nước cần cải thiện pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước để hạn chế tình trạng này đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chính vì những thực tế như trên mà tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” để làm tiểu luận kết thúc học phần môn Pháp luật kinh tế, thương mại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
  • 2. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trong phần cơ sở lý luận, tác giả tiến hành nghiên cứu để xác định các cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhà nước, về vốn của doanh nghiệp nhà nước và tính tất yếu của việc quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Phần tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trên bốn khía cạnh: Chủ thể quản lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, tác giả đã phân tích đánh giá nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoặc hạn chế hiệu quả và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp.
  • 3. 3 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2015) thì doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Khoản 2, Điều 2, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ban hành ngày 05/12/2014 cũng nói rõ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con; doanh nghiệp nhà nước độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước Có nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp nhà nước, mỗi tiêu chí sẽ phân loại doanh nghiệp nhà nước thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Căn cứ vào mục đích hoạt động thì doanh nghiệp nhà nước cũng bao gồm hai loại là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Việc phân loại theo tiêu chí này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của mình. Nhà nước sẽ có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp. Căn cứ vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp: Theo Luật Doanh nghiệp 2014 (Điều 89, Điều 78), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
  • 4. 4 Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có thể tổ chức và quản lý theo một trong hai mô hình đó là: 1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên hoặc; 2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Căn cứ vào phân cấp quản lý thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại đó là tập đoàn kinh tế nhà nước và SCIC do Chính phủ quản lý; loại thứ hai là doanh nghiệp nhà nước phân cấp cho Bộ và Ủy ban nhân cấp tỉnh quản lý. 1.1.3 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhà nước Ngoài các đặc điểm như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm riêng biệt sau: Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập trong những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế với những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm đó và chủ trương của Đảng và nhà nước về ngành nghề lĩnh vực đó. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn nên thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước. doanh nghiệp nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Đây là một đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp nói chung. Nếu đa phần các doanh nghiệp thành lập với mục đích thuần túy là kinh doanh để kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp nhà nước có khi được thành lập nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ công ích, phục vụ lợi ích công
  • 5. 5 cộng, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Có thể thấy rằng hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công ích thì doanh nghiệp nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức, thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp… 1.2 Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 1.2.1 Khái niệm vốn của doanh nghiệp nhà nước Theo Điều 3 Nghị định 71/2013/NĐ-CP ban hành ngày 11/07/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là Nghị định 71) thì “Vốn nhà nước tại doanh nghiệp” là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước, các quỹ tập trung của nhà nước khi thành lập doanh nghiệp và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp; Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng được quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
  • 6. 6 năm 2014. Theo đó, vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Bên cạnh khái niệm “vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”, trong Nghị định 71 về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (khoản 2, Điều 3) cũng đề cập đến các khái niệm “vốn chủ sở hữu doanh nghiệp”. Vốn này được hình thành từ các nguồn như vừa nêu trên cộng với lợi nhuận chưa phân phối và chênh lệch tỷ giá được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có “vốn của doanh nghiệp” là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động; “vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác” là vốn doanh nghiệp đầu tư vào công ty con, công ty liên kết (khoản 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định 71/2013/NĐ-CP). Tuy vậy, vẫn còn có sự không thống nhất về cách hiểu khái niệm vốn nhà nước. Tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nguồn vốn này bao gồm cả vốn của các doanh nghiệp này đầu tư vào doanh nghiệp khác. Cách hiểu này dẫn đến việc xem các công ty con của các tập đoàn, tổng công ty này cũng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. Do đó, trong việc xác định vốn nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước cần phải có cách hiểu thống nhất để tránh tình trạng không xác định được cách thức quản lý vốn và làm thất thoát vốn nhà nước. 1.2.2 Tính tất yếu của việc quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước Nhà nước phải quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước vì:
  • 7. 7 Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nhưng nhà nước giao cho một số cá nhân, đơn vị sử dụng. Như vậy có sự tách biệt giữa người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, hai đối tượng này có thể có mục tiêu không phù hợp nhau. Do đó người sử dụng vốn có thể sử dụng vào những động cơ cá nhân, những động cơ có thể làm cho những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước hành động không nhất quán với các mục tiêu của doanh nghiệp. Khi những người này không nắm quyền sở hữu vốn của doanh nghiệp và cũng không thể tăng thêm sự giàu có cho bản thân bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì chẳng có gì kích thích họ phải nhìn xa khi quyết định phương án sản xuất kinh doanh. Vì thế đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhằm đảm bảo vốn và tài sản của nhà nước không bị xâm phạm trong quá trình kinh doanh cũng như doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu nhà nước đề ra. Thứ hai, nhà nước quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cũng là thực hiện vai trò quản lý nhà nước của mình. Thông qua công tác quản lý vốn, nhà nước mới có những thông tin chính xác để đánh giá đúng chất lượng kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở các thông tin đánh giá này, nhà nước có kế hoạch sắp xếp, bố trí lại các doanh nghiệp, vốn và lao động, hoàn thiện các khâu quản lý nhằm đạt hiệu quả kinh doanh và thực hiện các mục tiêu xã hội. Thứ ba, đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, phần lợi nhuận sau thuế thuộc về nhà nước. Nhà nước sử dụng lợi nhuận đó để duy trì và tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp hoặc đáp ứng một lợi ích nào đó của nhà nước. Do đó, để lợi nhuận sau thuế được tối đa hoá, nhà nước phải quản lý phần vốn đầu tư của mình để nó được sử dụng một cách có hiệu quả, trên cở sở đó tăng lợi ích nhà nước.
  • 8. 8 Tóm lại, việc nhà nước quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu trong việc bảo toàn vốn và tài sản cũng như để thực hiện vai trò quản lý của mình. 2. Thực trạng pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 2.1 Chủ thể quản lý Các cơ quan quản lý nhà nước và người đại diện chủ sở hữu được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước Theo Điều 3, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Theo quy định của pháp luật, Chính phủ, với vai trò quản lý cao nhất về vốn trong doanh nghiệp nhà nước được quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà Nhà nước đã góp vào doanh nghiệp (Điều 20 Nghị định 99/2012/NĐ-CP). Việc thực hiện quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước phải được Chính phủ thực hiện đúng nguyên tắc là thực hiện quyền chủ sở hữu với vai trò là người đầu tư vốn; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; tách biệt chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; tách biệt thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh
  • 9. 9 nghiệp; tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện thống nhất và tập trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn (Điều 168, Luật Doanh nghiệp 2005). Mỗi doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ công ty nhà nước hoặc thành lập mới chỉ do một tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu. Các tổ chức được phân công, phân cấp bao gồm Thủ tướng Chính phủ (hoặc một tổ chức chuyên trách được chính phủ phân công), Bộ và UBND cấp tỉnh. Thủ tướng Chính phủ hoặc một tổ chức chuyên trách được Chính phủ phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi từ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước quy mô lớn, quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) được phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi từ công ty nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ công ích. Bên cạnh đó, Bộ, UBND cấp tỉnh cũng có quyền ra quyết định thành lập công ty thuộc diện cổ phần hóa nhưng chưa thực hiện chuyển đổi được trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 đối với công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty nhà nước độc lập; công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường và lâm trường quốc doanh. Theo Điều 3, Nghị định số 25/2010/NĐ-CP cũng quy định về chuyển đổi công ty nhà nước thành doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi, tổ chức lại
  • 10. 10 từ công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty con, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ; doanh nghiệp nhà nước do công ty mẹ thành lập mới. Riêng đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thì Tổng công ty là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi từ công ty nhà nước độc lập do các Bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trừ các công ty mà quyền sở hữu xác định theo thẩm quyền của Chính phủ, Bộ và UBND. Ngoài chủ sở hữu, các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, chủ thể quản lý vốn còn có người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp). Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, thì người đại diện chủ sở hữu trực tiếp là cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác; chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của doanh nghiệp. 2.2 Nội dung quản lý Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 8, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 bao gồm việc ban hành và tổ
  • 11. 11 chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp; xây dựng chiến lược đầu tư. 2.2.1 Quản lý trong việc đầu tư vốn Về việc đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp mới Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập mới doanh nghiệp ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn sau: Cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định trên. Về việc đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ Đối với vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước khi thành lập mới được xác định trong phương án thành lập công ty được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn điều lệ được xác định bằng 30% tổng mức vốn đầu tư để đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường theo quy mô, công suất thiết kế.
  • 12. 12 Chủ sở hữu chỉ đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện ngành, nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh nhưng vốn điều lệ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. Về thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động được quy định như sau: Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập; Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Như vậy, nếu doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có nhu cầu tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và nguồn bổ sung vốn điều lệ, phê duyệt tăng vốn điều lệ cho công ty; đối với công ty độc lập trực thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công ty mẹ trong Tập đoàn, Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, chủ sở hữu phê duyệt vốn điều lệ sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Khi công ty muốn điều chỉnh vốn điều lệ (tăng hoặc giảm), huy động vốn hay đầu tư vốn ra ngoài thì phải tuân thủ theo cơ chế tài chính của doanh nghiệp nhà nước(Thông tư 10/2013/TT-BTC). 2.2.2 Quản lý trong quá trình sử dụng vốn Vốn và tài sản của nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước tiến hành hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
  • 13. 13 hội. Nhà nước không giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mà chỉ giao quyền quản lý tài sản cho doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp nhà nước chỉ có quyền quản lý tài sản mà không có quyền sở hữu đối với tài sản. Quyền quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước là quyền của doanh nghiệp nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của nhà nước giao cho trong phạm vi luật định phù hợp với mục đích hoạt động và nhiệm vụ thiết kế của doanh nghiệp. Tùy theo chức năng nhiệm vụ của công ty mà công ty có những quyền nhất định đối với tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh có quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, trừ những thiết bị nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thì chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Như vậy, quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích bị hạn chế hơn so với quyền định đoạt tài sản của doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, bởi vì hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải năng động nhanh chóng nếu không sẽ mất cơ hội kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh được nhà nước giao cho quyền định đoạt tài sản rộng rãi hơn để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao, bao gồm cả vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác (nếu có). Để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong việc sử dụng vốn nhà nước, nhà nước đã tiến hành giao vốn cho doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn được giao.
  • 14. 14 Doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ sử dụng vốn và các nguồn lực khác do nhà nước giao vào đúng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có nghĩa vụ sử dụng vốn và các nguồn lực khác do nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ đặc biệt do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích thì có nghĩa vụ sử dụng vốn và các nguồn lực do nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ công ích cho các đối tượng theo khung giá hoặc chi phí do Chính phủ quy định. 2.3 Hình thức quản lý Cho đến nay, quản lý vốn nhà nước đã trải qua nhiều hình thức. Trước khi có Luật Doanh nghiệp 1995, hình thức quản lý là “Bộ chủ quản, cơ quan hành chính chủ quản”. Giai đoạn 1995 – 2000 khi lập Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước thì quản lý theo hình thức “song trùng”, đại diện của Bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính. Giai đoạn 2000 – 2003, sau khi giải thể Tổng cục quản lý vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp, thì quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hình thức “phân tán có giới hạn” đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập. Giai đoạn từ 2004 đến nay, khi có Luật Doanh nghiệp 2005, thì quản lý vốn nước theo hình thức “phân tán” đại diện chủ sở hữu đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty (Trần Tiến Cường, 2013). Nhìn chung, chúng ta khái quát hai hình thức cơ bản sau: - Quản lý theo hình thức phân tán: Theo hình thức phân tán, Chính phủ là đại diện chủ sở hữu đối với vốn đầu tư tại các doanh nghiệp. Các cá nhân hay tổ chức như Thủ tướng, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty nhà nước, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ quản lý vốn theo sự phân cấp, ủy quyền của Chính phủ. Đây còn được gọi là hình thức quản lý theo “cơ chế chủ quản”.
  • 15. 15 - Quản lý theo hình thức tập trung: Đây là hình thức quản lý theo hình thức giao trách nhiệm đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về một cơ quan của Chính phủ. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà nước nắm giữ hoặc tham gia nắm giữ các vị trí trong các cơ quan quản lý doanh nghiệp và quyết định hoặc tham gia quyết định các vấn đề của doanh nghiệp. 2.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát Về cơ bản, nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước; cách thức và tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng bảo toàn, phát triển vốn nhà nước; cơ chế phối hợp, kiểm tra và đánh giá đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; các chủ trương, biện pháp sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với chủ sở hữu (Chính phủ, Bộ ngành, UBND cấp tỉnh), theo quy định tại Điều 31, Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì Chủ sở hữu Nhà nước quản lý, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn của công ty; tình hình đầu tư, nợ và khả năng thanh toán nợ của công ty; kết quả hoạt động tài chính, hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước; tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty; tốc độ tăng tiền lương bình quân so với tốc độ tăng năng suất lao động của công ty; tăng hoặc chuyển nhượng một phần vốn điều lệ công ty. Đối với công ty thì công ty phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản thông qua việc công ty phải xây dựng Quy chế quản lý để xác định rõ trách nhiệm của từng khâu trong công tác quản lý; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính
  • 16. 16 xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu; thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý và sử dụng tài sản. Cụ thể, công ty phải xác định được tài sản cố định của công ty (bao gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình); xác định việc khấu hao tài sản cố định; quy định về cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; quy định về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính; quản lý hàng hóa tồn kho; quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả; kiểm kê tài sản và xử lý tổn thất về tài sản cũng như đánh giá lại tài sản (Thông tư số 184/2012/TT-BTC). Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc giám sát tại doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau: Quốc hội Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định, của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội. Xem xét báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm về tình hình đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước.Giữa hai kỳ họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ giải trình, trả lời chất vấn những vấn đề về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Định kỳ hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn sở hữu nhà nước, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn đầu tư và tài sản sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (Điều 168, Luật Doanh nghiệp 2005). Chính phủ Quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao; quản
  • 17. 17 lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn. Thủ tướng sẽ quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty (Điều 7, 8 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP). Bộ quản lý ngành Đối với Bộ quản lý ngành thì phải thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước (Điều 9, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP). Việc phân trách nhiệm kiểm tra, giám sát cho Bộ quản lý ngành được quy định cụ thể từ Điều 10 đến Điều 14 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Xem xét cụ thể báo cáo tài chính của tập đoàn kinh tế nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Bộ Tài chính cũng phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh
  • 18. 18 thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước. Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội phối hợp với Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hằng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. UBND cấp tỉnh Theo điểm l, Khoản 1, Điều 9 Nghị định 99 thì UBND thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công ty. Ngoài ra, theo Khoản 4, Điều 29 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP hàng năm, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Việc giám sát này ngoài mục đích kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn của công ty thì nhà nước còn có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của công ty. Doanh nghiệp nhà nước Đối với doanh nghiệp nhà nước, phải có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, công bố công
  • 19. 19 khai báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách các khoản thu và phí, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh. Cuối kỳ kế toán (quý, năm), doanh nghiệp phải lập, trình bày và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này (Điều 41, Nghị định 71/2013/NĐ-CP). Giám sát nội bộ của doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giám sát nội bộ về hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; về thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp; về đầu tư, thu hồi vốn, thu lợi nhuận, cổ tức được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; về chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại doanh nghiệp theo kết quả giám sát nội bộ; thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra. Như vậy, nhìn chung, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp lý liên quan đã khái quát được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp nhà nước do nhà nước làm chủ cũng như vấn đề quản lý vốn trong các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước làm chủ. Quản lý vốn tại doanh nghiệp nhà nước được nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Loại hình doanh nghiệp nhà nước này vừa đáp ứng mục đích kinh doanh vừa đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ công ích. Do đó, bên cạnh các điều kiện như ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty, vốn điều lệ quy định, hồ sơ hợp lệ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì còn điều kiện cơ bản là việc thành lập doanh nghiệp nhà nước
  • 20. 20 (cũng như việc cấp vốn đầu tư) và hoạt động của công ty đó phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế. 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 3.1 Chủ thể quản lý vốn Nhà nước hiện nay đồng thời thực hiện hai chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại điện chủ sở hữu. Việc thực hiện đồng thời hai chức nói trên không phải là cách quản lý chuyên nghiệp vì thực tiễn minh chứng là nhà nước chủ yếu tập trung vào chức năng quản lý hành chính nhà nước mà không đặt nặng phương thức quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, việc không phân định rạch ròi hai chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế hay loại hình sở hữu doanh nghiệp trong quản lý nhà nước, tạo nguy cơ không bình đẳng trong hoạt động giữa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Thực tiễn khảo sát cho thấy việc các Bộ quản lý ngành và UBND cấp tỉnh lấy ý kiến tham mưu các Sở ngành về quản lý doanh nghiệp dẫn đến việc các cơ quan hành chính không trực tiếp tham gia kinh doanh lại quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu có thể dẫn đến hai thái cực: 1) quản lý chồng chéo, trùng lắp và, 2) quản lý không chặt hoặc không thực hiện quản lý do đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là khó xác định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân khi có tiêu cực xảy ra. Một vấn đề quan trọng cũng cần thiết phải đề cập là các doanh nghiệp nhà nước phải báo cáo, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chỉ kiểm tra, giám sát theo thẩm
  • 21. 21 quyền và yêu cầu của chức năng quản lý riêng mà không một cơ quan nào kiểm tra, giám sát toàn diện, đầy đủ nhằm thực hiện hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu được giao. Ngoài ra, cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài tỷ đồng đến doanh nghiệp vài nghìn tỷ đồng) cũng dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ và hoạt động kinh doanh. Các giải pháp đề xuất liên quan đến chủ thể quản lý vốn: Đối với chủ sở hữu - Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước; - Nghiên cứu hình thức cơ quan quản lý nhà nước ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với doanh nghiệp sau khi giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp để tạo cho người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp có quyền chủ động cao trong việc thực thi các nhiệm vụ được giao, như quyền quản trị các nguồn lực tài chính và nhân sự; - Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn thành đạt tỷ lệ hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trên vốn chủ sở hữu và tăng cường trách nhiệm của người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại doanh nghiệp; - Xây dựng cơ chế đãi ngộ đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại các doanh nghiệp dựa trên quy mô vốn doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu
  • 22. 22 - Ủy ban Nhân dân TP.HCM nên thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện vai trò chủ thể vốn, tách bạch với vai trò quản lý nhà nước của UBND và các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND; - Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cụ thể, xác định tiền lương, phụ cấp và các quyền lợi khác đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo cho những nhân sự có khả năng vận hành nguồn vốn nhà nước có hiệu quả. - Tăng cường công tác xây dựng Đảng, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo; tăng cường giám sát hoạt động, giám sát tài chính và đổi mới đội ngũ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước; khắc phục sự tuỳ tiện trong việc cử người đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại các doanh nghiệp bằng mối quan hệ hợp đồng; xác định quyền và nghĩa vụ cần phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếu hoặc quyết định ở công ty, ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý. Đối với người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Doanh nghiệp nhà nước Bổ nhiệm Hội đồng thành viên phải là người lãnh đạo không chỉ có tài mà phải có tâm, phải biết cân bằng lợi ích, hoạt động một cách liêm chính và thực hiện đúng vai trò người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp, để tránh làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước; - Áp dụng cơ chế Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm, việc tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc thuê Tổng Giám đốc theo hợp đồng để cho Hội đồng thành viên quyết định tránh tình trạng lưỡng đầu, gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
  • 23. 23 - Xây dựng và thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người đại diện quyền sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp một cách hiệu quả và làm rõ trách nhiệm của từng chủ thể; - Giao quyền cho doanh nghiệp lớn hơn nhưng phải kết hợp với cơ chế giám sát khách quan, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, chủ thể thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước hiệu quả. 3.2 Nội dung quản lý vốn Khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn chỉnh. Các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến doanh nghiệp nhà nước chưa được luật hóa kể từ thời điểm luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2005 có phạm vi điều chỉnh tập trung vào việc thành lập, mô hình tổ chức của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề đặc thù cho doanh nghiệp nhà nước như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 (có hiệu lực vào tháng 07/2015) nhìn chung đã quy định về Ban kiểm soát (Điều 102) và thông báo thông tin định kỳ (Điều 108). Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung và đang chờ Chính phủ có quy định hướng dẫn. Chính vì những bất cập trên, để tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tính đặc thù trong thực tiễn hoạt động và tăng cường quản lý, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Luật số
  • 24. 24 69/2014/QH13 đã khắc phục được rất nhiều những hạn chế trong khuôn khổ pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại trước đây. Tuy nhiên, để hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để Luật nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn. Giải pháp đề xuất liên quan đến nội dung quản lý vốn - Rà soát và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước nói chung và Doanh nghiệp nhà nước nói riêng; - Chính phủ cần sớm ban hành các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đầu tư vốn nhà nước một cách rõ ràng để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để bổ sung vốn điều lệ; - Cần xác định rõ hơn những ngành nghề, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước theo từng hình thức đầu tư cụ thể; - Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; - Chính phủ cần sớm ban hành các quy định về vấn đề cơ chế nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng là người quản lý doanh nghiệp; - Hoàn thiện khung pháp lý về việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để việc quản lý, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn; - Nhà nước cần phân định rõ hơn mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu phi lợi nhuận của doanh nghiệp hay tách riêng thành từng nhóm doanh nghiệp để có cơ chế quản lý, sử dụng vốn cho phù hợp, tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên được quyền chủ động về tổ chức sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn tài chính để thực hiện hợp đồng
  • 25. 25 hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cho phù hợp với xu hướng hiện đại. 3.3 Hình thức quản lý vốn Hiện nay, hình thức đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là hình thức quản lý phân tán: Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước, Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, Chính phủ giao Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Mô hình này bộc lộ những bất cập sau đây: Thứ nhất, cơ chế cơ quan chủ quản là các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh không tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu. Thứ hai, cơ chế chủ quản như hiện nay đã biến các doanh nghiệp nhà nước thành "cánh tay nối dài" của các cơ quan hành chính gồm các Bộ và UBND cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu về công khai, minh bạch không được thực thi nghiêm túc. Để khắc phục những bất cập của mô hình đại diện chủ sở hữu hiện nay, Chính phủ đã giao trách nhiệm đại diện chủ sở hữu về một cơ quan (Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)). Tuy nhiên việc đầu tư vốn nhà nước vào tổ chức kinh tế thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực tế chưa được triển khai đầy đủ. Cơ chế quản lý áp dụng đồng nhất ở mọi quy mô doanh nghiệp (cả doanh nghiệp quy mô vài nghìn tỷ đồng đến doanh nghiệp có quy mô vài chục tỷ đồng) dẫn đến sự quá tải trong việc xem xét các đề xuất, các vấn đề xin ý kiến của doanh nghiệp, dẫn đến sự chậm trễ và ảnh hưởng đến thời cơ kinh doanh. Việc xử lý chậm trễ, sắp xếp các doanh nghiệp hoạt động
  • 26. 26 kém hiệu quả, có tồn tại về tài chính; việc chậm cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đều làm giảm hiệu quả trong quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp đề xuất liên quan đến hình thức quản lý vốn Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện chức năng chủ sở hữu với các đối tượng và phạm vi phù hợp, giải phóng các Bộ quản lý nhà nước khỏi chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để thực hiện chức năng quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa và tái cơ cấu, trong đó cần chú ý: - Áp dụng cơ chế kinh doanh, tách các chức năng quản lý, nhất là chức năng quản lý quỹ thuộc ngân sách nhà nước ra khỏi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; - Khi thoái vốn, SCIC cần phải xác định rõ phần lãi từ vốn nhà nước khi thoái vốn, phần nào chuyển về ngân sách nhà nước (chủ sở hữu), phần nào để lại SCIC như là phần tăng vốn chủ sở hữu cho SCIC; - Tăng quyền tự chủ cho SCIC, tăng quyền cho người đại diện của SCIC và đồng thời phát huy vai trò của người đại diện trên thực tế nhằm tăng cường sự chủ động quản lý doanh nghiệp nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; - SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh vốn, ký hợp đồng với doanh nghiệp để cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lãi và vốn gốc theo hợp đồng; - SCIC đại diện cho nhà nước thực hiện chức năng cấp vốn đầu tư theo phương án, dự án đã được phê duyệt;
  • 27. 27 Đối với Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước và khu vực, tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước, nên giao UBND Thành phố trực tiếp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trên địa bàn. 3.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát Quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát vốn cần thiết phải được quy định một cách chuẩn mực, nhất là các tiêu chí kiểm tra phải rõ ràng, thực tế. Có thể thấy rằng phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn mang tính định tính chứ chưa định lượng. Ngoài ra, việc giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng chưa được chuyên nghiệp và thường xuyên. Cơ chế giám sát của Quốc hội và các chủ thể liên quan khác đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định rõ ràng, đầy đủ, tương xứng với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp dẫn đến hạn chế về tính minh bạch và công khai của hoạt động này. Ngoài ra, chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp nhà nước cũng có phần chưa đồng bộ, việc quản lý giám sát của đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa nghiêm nên tính tuân thủ pháp luật về chế độ tài chính, công khai thông tin, báo cáo của doanh nghiệp nhà nước chưa cao, chưa chú trọng và quan tâm. Nhìn một cách tổng quát, qua khảo sát được thực hiện thì thấy rằng vấn đề quản lý doanh nghiệp nhà nước, vấn đề đầu tư, quản lý, kiểm tra, giám sát vốn cần phải được nhận thức và thay đổi một cách tổng thể bởi lẽ hầu hết các nhà quản lý lẫn doanh nghiệp đều không hài lòng với tình trạng hiện tại. Tuy nhiên, để thay đổi thì cần phải xác định rõ nguyên nhân nhằm có hướng xử lý cho phù hợp. Giải pháp liên quan đến cơ chế kiểm tra, giám sát Đối với chủ thể giám sát
  • 28. 28 - Quốc hội và Chính phủ cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giám sát thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp; - Xem xét để bổ sung vào Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội các nội dung liên quan đến vai trò, cơ chế và hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với doanh nghiệp nhà nước. Đối với cơ chế giám sát - Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý vốn hợp lý, rõ ràng và minh bạch; - Xây dựng, thiết lập hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, cập nhật rõ ràng, minh bạch và thiết lập một đầu mối chuyên trách độc lập với cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu để thu thập thông tin và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; - Xây dựng hệ thống tiêu chí và phương pháp giám sát, đánh giá của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống tiêu chí đánh giá phải đảm bảo các nội dung đánh giá cần thiết, phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty, bao gồm các chỉ tiêu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn...; - Xác định cụ thể vai trò và mục tiêu của từng loại hình doanh nghiệp nhà nước để xây dựng cơ chế giám sát phù hợp. Đối với đội ngũ giám sát - Cần xây dựng đội ngũ giám sát chuyên trách, bao gồm đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp; - Doanh nghiệp cần có giám sát nội bộ và bộ phận tài chính với chức năng giám sát thường xuyên để bảo đảm thông tin tài chính và vốn doanh nghiệp luôn được cập nhật một cách chính xác nhất. Đối với việc xây dựng và áp dụng biện pháp chế tài
  • 29. 29 - Cần xây dựng các biện pháp chế tài phù hợp và đủ mạnh để giáo dục và xử lý những hành vi vi phạm; - Ngoài đánh giá về mặt tài chính, cần xem xét giá thêm về hoạt động kinh doanh và đánh giá về tổ chức và cán bộ của Doanh nghiệp nhà nước.
  • 30. 30 KẾT LUẬN Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nhà nước ngoài việc nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế doanh nghiệp trên thương trường còn phải đóng vai trò chủ đạo về an sinh xã hội và lợi ích cộng đồng, chủ đạo về khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, chủ đạo về chính trị và an ninh quốc phòng. Tiểu luận “Pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” đã đánh giá pháp luật quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước theo bốn nhóm vấn đề: Chủ thể quản lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn và cơ chế kiểm tra, giám sát vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Với mong muốn góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước nói chung và nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước, tác giả đã đề xuất bốn (04) nhóm giải pháp cụ thể liên quan đến chủ thể quản lý vốn, nội dung quản lý vốn, hình thức quản lý vốn, và cơ chế kiểm tra, giám sát nhà nước về vốn của doanh nghiệp nhà nước. Để đạt được hiệu quả, các nhóm giải pháp phải này cần được thực hiện đồng bộ và đặt trong bối cảnh phát triển tổng thể về tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của đất nước.
  • 31. 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp 2013 2. Luật Doanh nghiệp 2005 3. Luật Doanh nghiệp 2014 4. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 5. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ Về chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 6. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Điều 9 7. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • 32. 32 Contents MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 3 1.1 Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước 3 1.2 Quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước 5 2. Thực trạng pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 8 2.1 Chủ thể quản lý 8 2.2 Nội dung quản lý 10 2.3 Hình thức quản lý 14 2.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát 15 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam 20 3.1 Chủ thể quản lý vốn 20 3.2 Nội dung quản lý vốn 23 3.3 Hình thức quản lý vốn 25 3.4 Cơ chế kiểm tra, giám sát 27 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
  • 33. 33