SlideShare a Scribd company logo
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
1
NHẬT BẢN TRONG QUAN HỆ VỚI
CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á
THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
2
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt cho tới nay, hơn một thập niên đã trôi
qua. Thế giới với nhiều thay đổi lớn mà điển hình là một trật tự mới đang được
hình thành thay thế cho trật tự hai cực trước đây. Với trật tự mới này, các nước
vừa đấu tranh để tồn tại vừa hợp tác với nhau. Do đó, để có được một vị trí vững
chắc trên trường quốc tế, mỗi quốc gia đều có một phương hướng, đường lối
chính sách riêng của mình. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt như vậy, bằng cách
điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước, Nhật Bản cũng là một trong nhiều
nước đang từng bước tìm kiếm vị trí phù hợp với tiềm năng kinh tế của mình.
Như chúng ta đã biết, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản
là nước bại trận và phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh.
Dưới sự áp đặt của Mỹ, Nhật Bản đã trở thành một nước phi quân sự trong sự
ràng buộc của điều 9 bản Hiến pháp hoà bình 1946. Và cũng trong thời gian này,
Nhật Bản đã lựa chọn theo đuổi một chính sách ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ,
tập trung phát triển kinh tế để khôi phục lại vị trí của mình.
Khi thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm xây dựng cho mình
một đồng minh chống chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương,
Mỹ đã biến Nhật trở thành một căn cứ quân sự và một đồng minh chiến lược của
mình. Ngược lại, nhờ có Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật, Nhật Bản có điều kiện để
phát triển kinh tế và kết quả là Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy vậy, trên chính trường thế giới, Nhật
Bản vẫn không có ảnh hưởng lớn, chỉ được coi như là "một bộ phận của Mỹ"
với tư thế tuy là "người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính
trị".
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới cũng như khu vực đã
có nhiều thay đổi, tạo cơ hội cho Nhật Bản có thể vươn lên trở thành một trong
nhiều cực hình thành nên trật tự thế giới mới. Nhật Bản vẫn coi mối quan hệ với
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
3
Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của mình nhưng tỏ ra độc lập hơn,
đồng thời tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á với mục đích muốn
trở thành một cường quốc trên thế giới thì trước hết phải trở thành một cường
quốc ở khu vực.
Với vị trí nằm ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã và đang điều chỉnh
chính sách của mình trong quan hệ với các nước láng giềng thuộc khu vực. Tuy
nhiên, Nhật Bản gặp không ít khó khăn bởi tại khu vực này vẫn còn dấu ấn của
thời kỳ chiến tranh lạnh mà đến tận thời điểm ngày nay vẫn chưa giải quyết đư-
ợc như tình trạng chia cắt Nam Bắc Triều Tiên, các vấn đề về tranh chấp lãnh
thổ giữa Nhật Bản với Nga. Bên cạnh đó, một Trung Quốc đang lớn mạnh về cả
kinh tế, chính trị và quân sự thực sự trở thành một mối lo ngại, một thách thức
đối với vai trò nước lớn của Nhật Bản.
Vậy Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình đối với các nước trong
khu vực Đông Bắc Á như thế nào trong bối cảnh như thế? Quan hệ giữa Nhật
Bản và các nước đó đã thay đổi như thế nào so với thời kỳ chiến tranh lạnh và
trong thế kỷ XXI những mối quan hệ đó sẽ phát triển theo xu hướng thế nào?
Với một sự hứng thú khi tìm hiểu về quan hệ quốc tế giữa các nước, về đường
lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, bằng kiến thức có được trong bốn
năm học tập tại chuyên ngành Nhật Bản khoa Đông Phương học, tôi đã quyết
định viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Nhật Bản trong quan hệ với các nư-
ớc khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh".
Bài khoá luận gồm có ba chương:
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông
Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nội dung của chương này là đánh giá lại
một vài nét về tình hình Nhật Bản cũng như quan hệ của Nhật Bản với các nước
ở khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho tới khi chiến tranh
lạnh kết thúc.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
4
Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á
thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Chương này đề cập tới sự thay đổi trong đường lối
đối ngoại của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á kể từ khi chiến tranh lạnh kết
thúc dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực.
Chương 3: Triển vọng trong quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực
Đông Bắc Á trong thế kỷ XXI.
Bằng những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh, bài khoá luận này nhằm đưa ra cho người đọc một cái nhìn
khái quát nhất về quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á (bao
gồm Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Mông Cổ) để có thể thấy
được Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình như thế nào trong bối cảnh
mới với mục tiêu trở thành một cực tạo nên trật tự thế giới mới và là nước đóng
vai trò dẫn đầu trong khu vực.
Các tài liệu tham khảo sử dụng trong bài khoá luận này chủ yếu đều là
những bài viết đăng ở các tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á, Tin tham khảo đặc biệt... từ năm 1995 cho đến năm 2002,
và một số sách của các tác giả như TS. Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Thanh
Hiền, TS. Ngô Xuân Bình…
Trong quá trình thực hiện bài khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
chỉ bảo tận tình của PGS. Nguyễn Quốc Hùng, chủ nhiệm bộ môn Nhật Bản,
khoa Đông Phương học cũng như rất nhiều thầy cô giáo ở Trung tâm nghiên cứu
Nhật Bản và Đông Bắc Á. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Hùng và các
thầy cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Với sự hiểu biết và khả năng phân tích, đánh giá còn hạn chế, bài khóa
luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được nhiều đóng góp, ý kiến
chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
5
Xin chân thành cảm ơn.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
6
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc
Á
trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989)
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận, phải chịu
những thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất (3 triệu người chết, bị thương
và mất tích; 2.250.000 nhà cửa, 34% máy móc và trang thiết bị công nghiệp bị
phá huỷ...). [6,24]. Do bị bại trận và đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản phải chịu
sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh từ tháng 9/1945 cho đến tháng 4/1952.
Đây là lần đầu tiên quân đội nước ngoài đến chiếm đóng Nhật Bản, nhưng chính
quyền chiếm đóng không trực tiếp thống trị mà thực thi chính sách cai trị gián
tiếp qua bộ máy chính quyền Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản vẫn có những
quyền lực cần thiết để thực hiện những chính sách quan trọng do quân đội chiếm
đóng đề ra.
Những năm cuối thập kỷ 40, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được
phục hồi. Cũng trong khoảng thời gian này, sự lớn mạnh của Liên Xô, của
phong trào cách mạng thế giới và ở châu Á với sự ra đời của nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa là những trở ngại lớn đối với tham vọng làm bá chủ toàn
cầu của Mỹ. Trong tình thế đó, Mỹ chủ trương nhanh chóng biến Nhật Bản
thành bức tường ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Á.
Với chiến lược này, từ năm 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực và các
nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Nhật. Để giúp Nhật giảm bớt khó khăn về tài
chính, Mỹ vừa tăng cường viện trợ tái thiết cho Nhật, vừa hỗ trợ Nhật Bản giữ
vững tỷ giá hối đoái giữa đồng yên và đồng đôla Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để
Nhật Bản tham gia tích cực vào hệ thống kinh tế tài chính của thế giới tư bản
chủ nghĩa. Nhờ đó, đến năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được mức sản
xuất trước chiến tranh và bước vào thời kỳ tăng trưởng.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
7
Với sự bảo trợ của Mỹ và với nỗ lực thuyết phục các nước trong phe đồng
minh, Hiệp ước hoà bình San Francisco được ký kết vào tháng 9/1951 với những
nội dung cơ bản sau:
- Trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản chủ trương hoà bình với
hầu hết các nước sau chiến tranh, trừ Liên Xô (cũ) và Trung Quốc.
- Cũng trong dịp này, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được ký kết. Hiệp ước
qui định Nhật Bản thoả thuận cho Mỹ được quyền thiết lập những căn cứ quân
sự trên lãnh thổ Nhật Bản nhằm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Theo Hiệp ước
này, Nhật Bản cung cấp khoảng 130 cơ sở và căn cứ trên toàn lãnh thổ cho Mỹ.
Sau khi Hiệp ước được ký kết, đến tháng 4/1952, việc chiếm đóng Nhật
Bản của quân đội Mỹ đã chính thức chấm dứt. Và đây cũng là mốc quan trọng
đánh dấu việc Nhật Bản tiến hành các quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế.
Cũng từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng “thần kỳ” về kinh tế,
ổn định về chính trị - xã hội kéo dài đến năm 1973.
Mặc dù đã giành được sự kiểm soát về ngoại giao nhưng ở giai đoạn này
không thể nói Nhật Bản đã hoàn toàn độc lập trong chính sách đối ngoại của
mình. Nhật Bản vẫn theo đuổi chính sách tiếp tục phát triển quan hệ với Mỹ trên
cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Lúc đầu Hiệp ước này chỉ có giá trị trong 10
năm, nhưng đến ngày 19/1/1960, một Hiệp ước bổ sung và thay thế Hiệp ước cũ
đã được ký kết. Không dừng lại đó, đến năm 1970, hai bên lại ký kết kéo dài
vĩnh viễn Hiệp ước này.
Từ năm 1952 đến đầu những năm 70 là giai đoạn phục hồi, phát triển kinh
tế mạnh mẽ của Nhật Bản. Cũng từ đây, Nhật Bản muốn hướng tới một chính
sách đối ngoại đa dạng hơn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, cho đến khi
chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã đề ra những đường lối, kế hoạch cụ thể
với ba lĩnh vực chủ yếu được nhấn mạnh trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản ở thời kỳ này là kinh tế, quân sự và ngoại giao với các khu vực và các quốc
gia.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
8
Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách ngoai giao về kinh tế với
các khu vực trên thế giới với phương châm tìm cách xâm nhập, mở rộng thị
trường. Đặc biệt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản tìm cách
nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác vì đây là khu vực có nền kinh tế phát triển
năng động mà tiêu biểu là các nước và lãnh thổ có nền công nghiệp mới NIEs.
Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước châu Á- Thái Bình Dương ngày càng
trở nên gần gũi và phát triển theo thời gian bởi mối quan hệ này không chỉ dựa
trên các yếu tố kinh tế, chính trị, địa lý, mà còn cả trong lĩnh vực văn hoá và lịch
sử.
Về quân sự, theo Hiến pháp hoà bình, Nhật Bản cố gắng xây dựng một lực
lượng phòng vệ có hiệu quả, không đe doạ tới an ninh của các nước khác. Ngay
từ năm 1986, Nhật Bản đã kiên quyết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân: “không
tàng trữ vũ khí hạt nhân, không sản xuất vũ khí hạt nhân, không cho phép đưa
vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản”. Nhật Bản theo đuổi một chính sách đối ngoại
tích cực nhằm củng cố hoà bình và an ninh thế giới, thông qua vai trò ngoại giao
để tăng cường môi trường an ninh của mình. Nhật Bản luôn duy trì liên minh
vững chắc và tin cậy với Mỹ trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật để tăng
cường khả năng phòng vệ vì hoà bình, an ninh của Nhật Bản và của cả khu vực
châu Á - Thái Bình Dương.
Về chính sách ngoại giao với các khu vực và các quốc gia, trong quan hệ
với các nước châu Á, Nhật Bản luôn theo đuổi lập trường củng cố mối quan hệ
với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ngay trong thập niên 70, Nhật Bản đã cố
gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc thông qua một loạt hiệp ước về kinh
tế như hiệp ước về vận tải biển và hàng không năm 1974, hiệp ước về thương
mại và đánh cá năm 1975 và đến tháng 8/1978, Nhật Bản ký hiệp ước hoà bình
và hữu nghị với Trung Quốc. Có thể nói một trang mới đã mở ra trong quan hệ
Trung - Nhật.
Nhật Bản coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với Hàn Quốc vốn có từ lâu và
tìm cách hạn chế mâu thuẫn từ những vấn đề của lịch sử. Với Cộng hoà dân chủ
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
9
nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản tiến tới bình thường hoá quan hệ trong hiện tại
và tương lai. Trong những thập niên 80 - 90, vấn đề này luôn là mục tiêu hướng
tới của các chính phủ Nhật Bản. Các cuộc thăm viếng của những người đứng
đầu chính phủ Nhật Bản ở vùng này là biểu hiện rõ rệt nhất của chủ trương đó.
Nhật Bản cũng chú trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước
Đông Nam Á, đặc biệt với ASEAN.
Với các nước phương Tây, Nhật Bản luôn thắt chặt quan hệ với Mỹ thông
qua những thoả thuận an ninh và chủ trương “mâu thuẫn kinh tế không làm tổn
hại đến sức mạnh quan hệ hai nước”. Thực tế là trong những năm 80 và đầu
những năm 90 đã xảy ra những bất đồng về kinh tế, thậm chí là “những cuộc
chiến tranh thương mại” đã bùng nổ giữa Mỹ và Nhật Bản nhưng hai nước vẫn
hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết những vấn đề tồn tại. Mối quan hệ này
tiếp tục được phát triển trên cơ sở hợp tác hai bên trong các vấn đề chiến lược
tương lai.
Với các nước Tây Âu, Nhật Bản thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự cân
bằng quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản - Tây Âu - Mỹ để duy trì và tăng cường sức
mạnh của Nhật Bản. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ Nhật Bản với Tây
Âu mà chủ yếu với Cộng đồng Châu Âu (EC) trước đây và Liên minh Châu Âu
(EU) ngày nay.
Nhìn chung, có thể nói nội dung cơ bản xuyên suốt trong chính sách đối
ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc là dựa
trên nguyên tắc mềm dẻo, chấp nhận sự an phận về vị thế an ninh, chính trị,
ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ để tập trung tất cả cho việc phục hồi và phát triển
nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
10
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến
tranh lạnh
Năm 1952, Nhật Bản bước ra khỏi thời kỳ bị chiếm đóng song các hoạt
động ngoại giao của Nhật bản trên vũ đài quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Hiệp ước
an ninh Mỹ - Nhật chỉ là một biểu hiện của sự phụ thuộc đa dạng và chặt chẽ
vào Mỹ. Thời điểm này Nhật không tham gia bất kỳ tổ chức quốc tế nào, Nhật
không ký Hiệp ước hoà bình và không có quan hệ ngoại giao với cả Liên Xô và
Trung Quốc. Nhật tách rời khỏi các nước châu Á láng giềng của mình khi việc
sửa chữa những lỗi lầm thời kỳ chiến tranh với họ vẫn chưa được thực hiện.
Quan hệ phụ thuộc vào Mỹ là đặc điểm nổi bật nhất trong hoạt động đối ngoại
của Nhật Bản trong suốt thời kỳ này.
Sau cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 và nhất là sau khi bùng
nổ chiến tranh Triều Tiên năm 1950, chính sách của Mỹ đã nhanh chóng mang
tính chất chống cộng. Mỹ đã thúc giục Nhật Bản ký Hiệp ước San Francisco mà
không có sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
Trong những năm 50, chính sách đối ngoại của Nhật với châu Á theo
đúng chiến lược của Mỹ là phong toả phe xã hội chủ nghĩa. Nhật không quan hệ
với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà
dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính sách phong toả của Mỹ đã cản trở sự phát
triển các quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Trung Quốc, song Nhật Bản được
hưởng những nguồn lợi đáng kể từ chính sách của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở Triều
Tiên và Đông Dương mà Nhật Bản đã thu được lợi nhuận rất lớn. Tháng giêng
năm 1960, Thủ tướng Nhật Bản đã ký Hiệp định an ninh sửa đổi với Mỹ. Việc
gia hạn Hiệp ước an ninh với Mỹ cho phép Nhật Bản duy trì sự bảo hộ của Mỹ
trong điều kiện thuận lợi để bảo vệ chính quyền của mình.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
11
Quan hệ đồng minh trung thành của Nhật với Mỹ bắt đầu có những vết
rạn nứt, điển hình là "cú sốc Nixon" lần thứ nhất. Năm 1971, Henry Kissinger bí
mật sang Bắc Kinh trong khi Mỹ vẫn còn yêu cầu Nhật Bản ủng hộ quyết định
của mình từ năm 1961 về vấn đề cản trở Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc
(LHQ). Đến khi Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972 thì
Nhật Bản chỉ được biết tin này trước đó vài tiếng. Sự kiện hoà giải Trung - Mỹ
làm cho người Nhật nghĩ rằng tình hình chiến tranh lạnh của khu vực châu Á sẽ
thay đổi một cách căn bản và vấn đề hàng đầu đối với Nhật Bản lúc này là làm
thế nào kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của khu vực do sự kiện đó
đang và sẽ gây ra. Với mục đích đổi mới chính sách châu Á, chính phủ Nhật Bản
bắt đầu một số hoạt động ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa châu Á. Và
ngay sau đó, vào tháng 9/1972, Thủ tướng Tanaka tới Bắc Kinh và hai chính phủ
Trung - Nhật đã có Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai
nước.
Từ đó, Nhật Bản coi châu Á có tầm quan trọng hơn trong chính sách đối
ngoại của mình. Tư tưởng chủ đạo đằng sau những chính sách mới về châu Á
này là Nhật Bản cần đóng góp vào việc tạo lập một thế cân bằng mới và làm
tăng thêm sự ổn định ở châu Á. Ngoài ra, Nhật cũng muốn bảo đảm và mở rộng
những thành quả kinh tế ở khu vực cho nên muốn Đông Á và Đông Nam Á càng
ổn định càng tốt. Những sự kiện xảy ra từ cuối năm 1978 đến năm 1979 (Việt
Nam đưa quân vào Campuchia, xung đột biên giới Việt - Trung, Liên Xô đưa
quân vào Apganixtan...) làm cho quan hệ Nhật - Việt trở nên lạnh nhạt, quan hệ
Nhật - Xô bị đông cứng còn quan hệ Nhật - Trung thì được cải thiện. Cho đến
tháng 8/1978, Nhật đã ký được Hiệp ước hoà bình với Trung Quốc.
Từ giữa thập kỷ 60, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản không ngừng được
khẳng định. Nhật Bản đã trở thành bạn hàng số một ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, nơi mà trước đây vị trí này thuộc về các nước phương Tây như Mỹ
ở Nam Triều Tiên và Đài Loan, hay Anh ở Ôxtrâylia. Xuất khẩu của Nhật Bản
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
12
vào Đông Nam Á tăng từ 1,8 tỷ đôla (1964) lên 4,9 tỷ (1970) và mang lại cho
Nhật Bản khoản lợi nhuận 2 triệu đôla vào năm đó. [23,79]
Chính phủ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nhất là trường hợp thiết lập quan
hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Mặc dù Mỹ khuyến khích hai nước sớm ký kết
hiệp định bình thường hoá quan hệ ngoại giao nhưng các cuộc đàm phán giữa
hai bên từ năm 1951 không đem lại kết quả gì. Giữa hai nước còn có nhiều vấn
đề tồn tại trong đó có vấn đề lãnh hải, vấn đề bồi thường tài sản, vấn đề địa vị
pháp lý của người Triều Tiên đang sống trên đất Nhật. Năm 1961, Hàn Quốc
xảy ra cuộc đảo chính do quân đội tổ chức. Chính quyền Lý Sung Man giữ chính
sách thù Nhật trước đây đã được thay thế bằng chính quyền mới do Park Chung
Hee đứng đầu. Chính quyền mới này muốn bình thường hoá quan hệ với Nhật
Bản để đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Mặc dù nhiều người dân hai nước phản đối
những thoả thuận của hai chính phủ, một số hiệp định giữa hai quốc gia vẫn
được ký kết vào tháng 6/1965 và trao đổi công hàm vào tháng 12/1965. Như
vậy, sau 14 năm gián đoạn Nhật Bản và Hàn Quốc mới bình thường hoá quan hệ
với nhau.
Với Liên Xô là nước không ký Hiệp ước San Francisco nên Nhật Bản
không có quan hệ ngoại giao và không ký Hiệp ước hoà bình. Cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai đã để lại cho hai nước những vấn đề lịch sử chưa giải quyết
được. Bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kurin mà Liên Xô chiếm đóng chỉ cách
Hokkaido vài kilômét. Song do tác động của bối cảnh quốc tế ở châu Á từ giữa
thập kỷ 50 (kết thúc chiến tranh Triều Tiên, chấm dứt chiến tranh ở Đông
Dương với hiệp nghị ở Giơnevơ...) cũng như do nhu cầu phát triển kinh tế của
mỗi nước, ngày 16/10/1956 Liên Xô và Nhật Bản đã cho ra Tuyên bố chung và
từ đó quan hệ kinh tế - thương mại Nhật - Xô đã phát triển theo hướng đi lên cho
đến giữa thập kỷ 70.
Từ giữa những năm 60 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong những
nước tư bản phát triển và trở thành cường quốc về kinh tế. Do kinh tế phát triển,
Nhật Bản đã bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế,
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
13
đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1961, chính phủ Nhật Bản
thành lập Quỹ hợp tác kinh tế đối ngoại để quản lý ODA về viện trợ kỹ thuật và
viện trợ không hoàn lại. Năm 1964, Nhật Bản tham gia Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế OECD. Tháng 12/1965, Ngân hàng phát triển châu Á được thành
lập và Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất của Ngân hàng này.
Thập kỷ 70 với nhiều biến cố đã đánh dấu sự đổi hướng quan trọng trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận thức được tính dễ bị tổn
thương của mình. Cú sốc dầu mỏ chỉ ra mối nguy hiểm của sự phụ thuộc kinh tế
của Nhật đối với môi trường quốc tế. Tình thế như vậy buộc Nhật Bản phải điều
chỉnh 3 vấn đề đối ngoại lớn của mình sao cho tự chủ hơn. Đó là quan hệ với hai
nước cộng sản láng giềng lớn, lập trường đối với Trung Đông trong việc giải
quyết những mâu thuẫn liên quan đến cung ứng năng lượng cho Nhật Bản và vị
thế của Nhật Bản ở khu vực Châu Á là nơi luôn bị đe doạ bằng sự bất ổn định
song cũng được đánh dấu bằng việc xuất hiện các nền kinh tế mới phát triển.
Phong cách ngoại giao mới của Nhật Bản thời gian này là thực hiện một chính
sách ngoại giao đa phương.
Dù khôn khéo và tỏ ra tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại song Nhật
Bản vẫn phải hoạt động thống nhất với phương Tây. Trong quan hệ kinh tế với
Mỹ, do Nhật Bản xuất siêu nên mâu thuẫn với Mỹ là không tránh khỏi. Cú sốc
Nixơn thứ hai là bằng chứng khi Nhật Bản phải chấp nhận sự định giá lại đồng
yên (8/1971), chấp nhận ký hiệp định hạn chế các sản phẩm dệt tăng hàng năm
vào thị trường Mỹ và chịu thiệt thòi trong việc Mỹ đánh thuế phụ thu 10% đối
với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Dù có những mâu thuẫn thì quan hệ song phương
Nhật - Mỹ vẫn rất sôi động.
Cuối thập kỷ 70, nhiều sự kiện bất ổn về an ninh diễn ra liên tục ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương khiến cho Nhật Bản phải đưa ra những thay đổi
trong chính sách đối ngoại. Thời kỳ này Nhật Bản đã áp dụng đường lối quay lại
phương Tây, tự xếp mình vào thế giới phương Tây.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
14
Khi Hiệp ước hoà bình Nhật - Trung được ký kết năm 1978, Liên Xô đã
thể hiện phản ứng của mình bằng cách cho quân đội đóng trên đảo Iturup. Sự
căng thẳng giữa Nhật Bản và Liên Xô còn tăng thêm nữa khi Nhật Bản cũng tổ
chức cuộc tập trận lớn từ sau chiến tranh của lực lượng phòng vệ tại Hokkaido
và một phần đảo Honshu bên cạnh để đối phó với "mối đe doạ Liên Xô". Thời
gian này quan hệ hai nước bị đông cứng. Cho đến năm 1986, Bộ trưởng ngoại
giao hai nước không hề gặp nhau.
Sang thập kỷ 80, quan hệ chính trị của Nhật Bản với Trung Quốc cũng
xấu đi. Năm 1982 vụ sách giáo khoa Nhật Bản đã gây ra sự phản kháng của
Trung Quốc chống "chủ nghĩa quân phiệt phục sinh". Năm 1985 chuyến viếng
thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nakasone lại gây nên làn sóng chống Nhật
làm cho Nakasone phải huỷ bỏ dự định đi thăm Trung Quốc lần thứ hai (năm
1984 Nakasone đã sang thăm Bắc Kinh). Về vấn đề sách giáo khoa, sự căng
thẳng lên tới mức nhiều nhà chức trách Nhật Bản đã lên tiếng chống lại sự phê
phán của Trung Quốc. Tình hình khó khăn trên làm cho Nhật Bản khẳng định lại
quan hệ đoàn kết của mình với phương Tây bằng mọi biện pháp. Nhật Bản đã
chú trọng đến quân sự, tham gia diễn tập với hạm đội 7 và với hải quân Úc từ
năm 1982. Thủ tướng Suzuki tuyên bố liên minh và viện trợ tài chính cho các
nước bị ảnh hưởng "mối đe doạ Liên Xô" nhiều nhất như Pakistan và Thổ Nhĩ
Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở William Burg năm 1983, Nhật Bản đã khẳng
định lại sự nhất trí của mình với các nước phương Tây trong vấn đề an ninh.
Từ giữa thập kỷ 80 trở đi, tình hình quốc tế ngày càng có những thay đổi
sâu sắc. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế trong các nước xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là Liên Xô và Đông Âu đã dẫn tới khủng hoảng về chính trị và xã hội ở các
nước này. Đầu thập kỷ 90, từ sự kiện bức tường Berlin bị sụp đổ cho đến khi
Liên Xô tan rã chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Cục diện thế giới hoàn toàn đổi
khác khi chiến tranh lạnh kết thúc. Cơ chế hai cực không còn cơ sở để tồn tại
song một cơ chế thế giới mới cũng chưa được thành lập đầy đủ. Sau chiến tranh
lạnh, ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước đồng minh bị yếu đi. Từ chỗ hoàn
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
15
toàn phụ thuộc vào Mỹ để đối phó lại với nguy cơ đe doạ của Liên Xô, đến thời
điểm này các nước đồng minh của Mỹ cho thấy sự lệ thuộc kiểu đó đã không thể
hoàn toàn chấp nhận được. Họ muốn khẳng định sự độc lập trong việc thực hiện
chủ quyền của mình. Nhật Bản cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của xu
thế chung đó.
Tóm lại, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã thi hành một
chính sách ngoại giao thân Mỹ. Tất cả mối quan hệ của Nhật Bản với các nước
đều dựa trên thái độ của Mỹ. Cho đến thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc thì hầu
như Nhật Bản đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
Đông Bắc Á. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó vẫn tồn tại những khó khăn, trở
ngại như vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga, vấn đề bồi thường chiến tranh cho
Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và những thái độ nghi ngờ lẫn nhau giữa các
nước vẫn còn tồn tại. Đó cũng chính là những nội dung mà các bên vẫn đang nỗ
lực tiếp tục thương lượng cùng nhau giải quyết nhằm hướng tới mục tiêu cải
thiện ngoại giao, thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng phát triển trong tình hình mới.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
16
Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á
thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 2001)
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh
1.1 Bối cảnh quốc tế
1.1.1 Xu thế tiến tới đa cực hoá
Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực
đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Môi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi sâu
sắc và rộng khắp, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở mọi phương diện.
Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới mới với xu thế nổi
trội là đa cực, đa trung tâm. Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất
với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự, chính trị và khoa học - kỹ thuật. Hơn
nữa, thập kỷ đầu của thời kỳ sau chiến tranh lạnh lại chứng kiến một thời kỳ
kinh tế phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Khoảng cách giữa Mỹ và các
đối thủ đặc biệt là Nhật Bản và EU càng được mở rộng vì sự chênh lệch lớn
trong tốc độ phát triển kinh tế. Từ năm 1990 đến 1998, kinh tế Mỹ tăng tới 27%,
gần như gấp đôi so với EU 15% và Nhật Bản 9%. [5,21]. Mỹ có khả năng duy trì
được vị trí siêu cường của mình trong nhiều thập kỷ tới. Mỹ còn nắm giữ vai trò
chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như IMF, WTO,
WB… Mỹ cũng là nước lãnh đạo khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương
(NATO) và qua đó duy trì sự lệ thuộc của các nước Tây Âu vào Mỹ về măt
chính trị và quân sự.
Tuy nhiên, dù là siêu cường duy nhất với sức mạnh tổng hợp vượt trội,
Mỹ không thể chi phối toàn bộ công việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh còn lại và khả năng phục hồi của Nga,
tính độc lập ngày càng cao của Nhật Bản và EU cũng như sự lớn mạnh của Ấn
Độ và đặc biệt là sự hình thành những tập hợp lực lượng chống lại xu thế đơn
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
17
cực của Mỹ, làm cho Mỹ không dễ dàng thực hiện được tham vọng của mình.
Điều này càng rõ hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà một trật tự
khu vực đa cực đang hình thành rõ nét.
Tuy nhiên, trật tự thế giới đang hình thành là một trật tự đa cực không
đồng đều trong đó cực Mỹ là áp đảo, không chỉ ở khía cạnh so sánh lực lượng
mà còn về phạm vi địa lý. Trong khi vai trò an ninh chính trị của Trung Quốc và
Nhật chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, của Nga và Tây Âu ở Châu Âu thì
Mỹ có mặt và đóng vai trò chủ yếu trên cả hai chính trường quan trọng nhất của
thế giới là châu Âu và châu Á.
Là một bộ phận quan trọng của thế giới, châu Á- Thái Bình Dương cũng
nằm trong dòng chảy chung và không thể không chịu ảnh hưởng của những xu
thế quốc tế chủ đạo. Những xu thế này có tác động sâu sắc tới cục diện quan hệ
quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và đặc biệt là quan hệ giữa các
nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Tuy còn nhiều điều chưa
chắc chắn trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng có thể thấy rằng hoà bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các nước ở khu vực
này.
Bên cạnh đó, xu thế đa cực hoá vừa là kết quả, vừa là tác nhân của sự
cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự đấu tranh giữa chủ
trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế giới
đa cực trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng
cho mình là một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và còn ẩn chứa nhiều bất trắc.
Vì vậy, hai mặt hợp tác và đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và thể hiện với
những thăng trầm trong quan hệ của các nước ở khu vực trong nhiều thập kỷ tới.
1.1.2. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước trên thế giới, lớn cũng như
nhỏ, đều mong muốn duy trì một môi trường quốc tế hoà bình và tăng cường
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
18
hợp tác quốc tế để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế trở
thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của mọi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế
ngày càng chiếm ưu thế so với chạy đua vũ trang. Sức mạnh kinh tế đã và đang
trở thành nhân tố quyết định của sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế
không thể thay thế vai trò của sức mạnh quân sự trong việc đảm bảo an ninh
quốc gia, khu vực và quốc tế. Cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu
hoá và khu vực hoá và phụ thuộc lẫn nhau đang phát triển mạnh mẽ, những cuộc
xung đột khu vực, cục bộ về các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ diễn ra liên
tiếp cho thấy sức mạnh quân sự vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sức
mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
Hầu hết các khối và các nước đều cần có môi trường bên trong và bên
ngoài ổn định, hoà bình để tập trung phát triển kinh tế. Đây là một đặc điểm có
tính chất chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế. Với mục tiêu trọng tâm là xây
dựng tiềm lực kinh tế nên các nước đều cố gắng tránh các xung đột đối kháng và
tìm cách giải quyết bằng đối thoại, đàm phán hoà bình khi có mâu thuẫn nảy
sinh.
Sự trỗi dậy của nhiều nước đang phát triển cho thấy có hiện tượng chênh
lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội và chính trị giữa các nước và các khu
vực khác nhau trong bối cảnh vừa phải phụ thuộc, hợp tác cùng nhau phát triển
vừa cạnh tranh quyết liệt. Từng nước, kể cả những nước lớn nhất, đều đứng
trước những cơ hội và thách thức vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù với
mỗi quốc gia để lựa chọn và giải quyết. Chính sự phát triển không đồng đều đã
dẫn tới sự mất cân bằng và phân bố quyền lực mới.
1.1.3. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa
Sự chuyển đổi công nghệ từ những năm 1970 và cuộc cách mạng tin học
đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình toàn cầu hoá. Một mạng lưới toàn cầu về mậu
dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ và kỹ thuật dần dần được hình thành. Tỷ lệ tăng
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
19
trưởng mậu dịch thế giới đã vượt quá tỷ lệ tăng trưởng sản xuất của thế giới.
Mặt khác, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm, thúc đẩy
nhanh hơn tiến trình toàn cầu hoá. Và nó mang lại cơ hội cũng như hàm chứa
những thách thức to lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á là minh chứng sống động về
sức tàn phá của các lực lượng tài chính xuyên quốc gia đối với các nền kinh tế
đang phát triển chưa chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với những thách thức của
toàn cầu hoá.
Song hành với xu thế toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Ở châu Âu, viễn
cảnh toàn châu Âu nằm trong một thực thể khu vực EU không còn là viễn cảnh
xa vời. Quá trình mở rộng được tiến hành đồng thời với quá trình tăng cường
hoà nhập, đặc biệt là hoà nhập kinh tế. Đồng tiền chung châu Âu Euro ra đời vào
tháng 1/1999 và chính thức đi vào sử dụng từ tháng 1/2002 đã đẩy tiến trình khu
vực hoá ở châu Âu lên một tầm cao mới. Ở châu Á- Thái Bình Dương, tiến trình
tự do hoá thương mại của APEC đang tiếp tục tiến triển. Liên kết tiểu khu vực
cũng được thúc đẩy. Tiến trình AFTA của ASEAN, NAFTA của Bắc Mỹ, CER
giữa Ôxtrâylia và Niu Dilân là những ví dụ điển hình về xu thế liên kết khu vực.
Toàn cầu hoá và khu vực hoá không phải là hai xu thế đối nghịch nhau.
Khu vực hoá có thể được coi là một bước đệm, ở mức độ nào đó là sự tập hợp
lực lượng giữa các nền kinh tế khu vực để đối phó với những thách thức, cạnh
tranh ở tầm toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá là một nhân tố rất quan
trọng tác động đến chiều hướng chính sách của các nước và động thái phát triển
của toàn thế giới. Thực chất của quá trình này là sự gia tăng các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá vượt qua biên giới quốc gia nhưng diễn ra
không đồng đều về cường độ và phạm vi địa lý giữa mỗi nước cũng như mỗi
khu vực. Quá trình này diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, một mặt do
những tiền đề, điều kiện thuận lợi như thành quả của cuộc cách mạng công nghệ
tin học đã cho phép các quan hệ quốc tế đặc biệt là các quan hệ kinh tế quốc tế
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
20
được thực hiện một cách nhanh chóng. Mặt khác, toàn cầu hoá và khu vực hoá
còn là một tất yếu khách quan do nhu cầu tăng cường quan hệ giữa các quốc gia
nhằm khai thác lợi thế so sánh của nhau. Tiến trình này đem đến kết quả là bản
đồ thế giới dần dần thay đổi theo hướng đa trung tâm, nhiều cường quốc cùng
tồn tại cạnh nhau. Đồng thời, nhiều nhóm nước đang phát triển cũng liên minh
lại, hình thành các hình thức hợp tác tiểu khu vực. Vì vậy, ngoài các liên minh
khu vực lớn như EU, NAFTA, APEC còn có hàng chục liên minh tiểu khu vực
khác như ASEAN, FTA, Thị trường chung châu Mỹ và Cộng đồng Nam Phi...
1.2. Bối cảnh khu vực
1.2.1. Nhật Bản
Bước vào thập kỷ 90, cũng là lúc nền kinh tế “bong bóng” ở Nhật Bản sụp
đổ, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài. Từ năm 1991 đến
nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nhiều năm chỉ đạt dưới 1%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế thực tế đã giảm từ 2,9% năm 1991 xuống còn 0,4% năm
1992 và 4 năm liền từ 1992- 1995 mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 0,6%. [10,
371].
Bên cạnh đó, sự tăng giá của đồng yên là một khó khăn lớn cho nền kinh
tế Nhật, là nền kinh tế ngoại thương rất nhạy cảm với mọi biến động trên thị
trường quốc tế, đặc biệt là thị trường tài chính. Trong 3 năm từ 1993- 1995 đồng
yên tăng giá liên tục (1993: 111,8 yên/USD, 1994: 94,83 yên/USD, 1995: 83,9
yên/USD). [11, 28 - 29]. Do đó, hàng xuất khẩu của Nhật Bản tính theo đôla trở
nên quá đắt và làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời gây
cản trở cho các ngành công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng yên tăng giá
cũng làm tổn hại đến lòng tin của các nhà đầu tư vào kinh doanh. Tình trạng phá
sản và đổ vỡ kinh doanh diễn ra rất nhiều, nhất là các công ty vừa và nhỏ, đặc
biệt là các công ty có tỷ lệ xuất khẩu cao thì ảnh hưởng càng rõ rệt (năm 1994
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
21
tổng số doanh nghiệp phá sản là 14.201 vụ với tổng giá trị là 6.171,5 tỷ yên).
[11, 29].
Sự tăng giá liên tục của đồng yên so với đồng đôla Mỹ cũng gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế của các nước trên thế giới, trước hết là các nước ở khu
vực châu Á, láng giềng của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhật Bản là
một trong những nước cho vay lớn nhất trên thế giới, đồng yên tăng giá liên tục
cũng có nghĩa là các nước sẽ phải chi nhiều tiền hơn để trả lãi số tiền vay của
Nhật, hoặc để mua cùng một lượng hàng hoá Nhật Bản mặc dù giá hàng hoá đó
tính bằng đồng yên như cũ.
Một hậu quả to lớn nữa của sự sụp đổ nền kinh tế “bong bóng” và đồng
yên tăng giá là tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng thấy ở Nhật Bản từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1995 là khoảng 3,1%, đến tháng 10
năm 1997 đã lên tới mức 3,5%, tháng 3 năm 1998 lên tới mức kỷ lục là 3,9%.
[11, 30]. So với các quốc gia công nghiệp khác thì đây là một tỷ lệ nhỏ nhưng
với Nhật Bản là một đất nước vốn tự hào có chế độ làm việc suốt đời cho nhân
công thì đây thực sự là một cú sốc mạnh, một sự tồi tệ nhất từ hơn 30 năm qua.
Một vấn đề cũng rất nghiêm trọng trong xã hội Nhật Bản là tình trạng dân
số ngày càng già đi một cách nhanh chóng. Trước chiến tranh, tuổi thọ trung
bình của người dân là 50 nhưng đến năm 1970 con số này đã nâng lên khá cao là
69,3 với nam và 74,7 đối với nữ, các số liệu tương ứng của năm 1980 là 73,4 và
78,8, năm 1992 là 76,1 và 82,2, năm 1994 là 76,6 và 83. Với mức tuổi thọ trung
bình hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới. Cùng
với sự kéo dài tuổi thọ trong dân cư, số lượng và tỷ lệ người già trong tổng dân
số cũng tăng lên mạnh mẽ. Tỷ lệ phần trăm số dân có độ tuổi dưới 14 đã giảm
còn khoảng 20% trong đó tỷ lệ phần trăm những người thuộc nhóm già hơn
đang tăng lên nhanh chóng (năm 1950 số người 65 tuổi trở lên là 4,95% dân số,
năm 1980 là 9,05% và năm 1995 là 14,5%). [11, 39 - 40].
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
22
Xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản đã và đang làm thay đổi cơ cấu và
chất lượng lao động. Tỷ lệ người già trong lực lượng lao động tăng dần theo
từng năm. Hơn nữa, do tỷ lệ sinh giảm đã làm cho tốc độ bổ sung lao động trẻ
cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân cũng giảm theo. Dân số ít đi và già
hơn có nghĩa là hoạt động kinh doanh thu hẹp lại, lực lượng lao động ít hơn, giá
cả sức lao động tăng cao, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất, số tiền tiết
kiệm và số tiền dành cho đầu tư cũng co lại nhường chỗ cho các khoản chi phí
cho phúc lợi xã hội, hưu trí và chăm sóc người già. Dân số và lực lượng lao
động già đi cũng khiến cho chế độ làm việc suốt đời và tăng lương theo thâm
niên của các công ty Nhật Bản phải thay đổi.
Bước vào những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản bị khủng hoảng và suy
thoái kéo dài, bên cạnh đó chế độ chính trị cũng bị chao đảo và rối loạn với sự ra
đời, tách nhập nhiều đảng phái mới tranh giành quyền lãnh đạo. Ngày 18/7/1993
là mốc đánh dấu lần đầu tiên sau 38 năm, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã mất vai
trò lãnh đạo độc tôn trên sân khấu chính trị Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản, dưới sự
lãnh đạo của LDP trong gần 4 thập kỷ, đã đạt được những tiến bộ thần kỳ nhưng
đã đến lúc hệ thống này bộc lộ những khuyết điểm lớn dẫn đến bê bối chính trị
lan tràn, tham nhũng tài chính liên tục, không còn thích hợp với Nhật Bản trong
thời kỳ sau chiến tranh lạnh nữa.
Sự thất bại của LDP bắt đầu cho sự cầm quyền của một liên minh 7 đảng
nhưng không đảng nào nắm quyền chủ đạo trong chính phủ, rồi chuyển sang
chính phủ đa đảng thiểu số, tiếp đó là chính phủ liên hiệp ba đảng trong đó một
đảng nắm vai trò chi phối, rồi lại quay trở về với chính phủ độc đảng với vai trò
độc tôn do Hashimoto làm Thủ tướng. Đây là chính phủ trụ được thời gian dài
nhất kể từ sự kiện tháng 7/1993. Cho đến tháng 7/1998 tại cuộc bầu cử thượng
viện, LDP đã thất bại nặng nề khiến Thủ tướng Hashimoto phải từ chức nhưng
đảng này vẫn chiếm đa số ghế tại hạ viện nên vẫn giữ được quyền thành lập nội
các mới đứng đầu là Thủ tướng Keizo Obuchi. Mặc dù LDP đã trở lại nắm
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
23
quyền nhưng nền chính trị Nhật Bản sau chiến tranh lạnh chứa đựng nhiều yếu
tố không ổn định, các nhân tố trong nước và quốc tế mới luôn tác động đến
chính trị Nhật Bản nên vai trò cầm quyền của LDP vẫn bấp bênh, vị trí độc tôn
luôn bị thách thức. Chính vì vậy, LDP lại phải liên minh với Đảng Tự do (LP)
và một chính phủ liên hiệp với đảng này đã được hình thành vào đầu năm 1999,
mặc dù liên minh này vẫn còn nhiều mâu thuẫn.
Nền chính trị Nhật Bản hiện nay vẫn chưa ổn định và đang trong quá trình
chuyển tiếp nhưng nhìn chung, từ sau sự kiện năm 1993, các chính phủ kế tiếp
nhau và các chính đảng dù bảo thủ hay cấp tiến đều đứng trước một yêu cầu cấp
thiết là phải tiến hành cải cách chính trị. Tuy việc thực hiện đã diễn ra với các
biện pháp, phương hướng và mức độ khác nhau nhưng mục tiêu chính của cải
cách chính trị bao gồm cải cách chế độ bầu cử và cải cách hành chính. Cải cách
hành chính nhằm phá vỡ hệ thống kết cấu tay ba của giới chính trị gia, giới quan
chức và giới doanh nghiệp và tăng cường công khai dân chủ trong chính quyền
cũng như "phi tập trung hoá" quyền lực. Nhằm phá bỏ khả năng một đảng hoặc
song đảng liên tục nắm quyền lãnh đạo, Quốc hội đã thông qua 4 dự luật vào
tháng 3/1994 gồm có luật bầu cử các quan chức nhà nước, luật kiểm soát quỹ
chính trị, luật thành lập Hội đồng giám sát phân chia đại diện cho khu vực bầu
cử và luật tài trợ cho các chính đảng. Mặc dù nhiều cuộc cải cách đã được thực
hiện nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nền chính trị của Nhật Bản sẽ phát triển
theo xu hướng các chính đảng lớn sẽ thay nhau cầm quyền và có nhiều khả năng
hình thành chế độ song đảng thay nhau cầm quyền như ở nhiều nước phương
Tây.
1.2.2. Trung Quốc
Do tầm vóc, vị trí chiến lược, tiềm năng chính trị, quân sự và kinh tế,
Trung Quốc càng tỏ rõ là một cường quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực
châu Á- Thái Bình Dương. Chính sách mở cửa về kinh tế của Trung Quốc thực
hiện từ năm 1979 đã tạo nên sự chuyển biến lớn lao. Nền kinh tế Trung Quốc
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
24
liên tục tăng trưởng với tốc độ 8- 9% đã làm GDP của Trung Quốc tăng lên gấp
ba lần chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ và cuối năm 2001 đạt gần 1.200 tỷ
USD. Theo nhiều dự đoán, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách mở cửa, nền
kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 5% mỗi năm trong vòng
hàng chục năm tới. [5, 31].
Là một cường quốc với dân số lên tới 1,3 tỷ người, Trung Quốc đang trên
đường phát triển thành một siêu cường về kinh tế và quân sự. Ảnh hưởng ngày
càng tăng của Trung Quốc ở khu vực làm cho các nước lớn khác như Mỹ, Nhật
Bản, Nga, Ấn Độ lo ngại. Hơn nữa, do Trung Quốc liên quan mật thiết đến hầu
hết các thách thức an ninh ở khu vực như Đài Loan, tranh chấp ở Biển Đông,
vấn đề Triều Tiên, nên cách thức mà Trung Quốc giải quyết những vấn đề này
như thế nào có tác động vô cùng to lớn đến cục diện an ninh ở khu vực.
Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1996 một lần nữa cho thấy
tính chất bất ổn định và tiềm ẩn xung đột ở nơi vốn được coi là một điểm nóng
tiềm tàng ở khu vực. Cuộc tập trận và bắn tên lửa ở eo biển Đài Loan hồi tháng
3/1996 đã đẩy Mỹ và Trung Quốc tới gần một cuộc đụng độ hơn bao giờ hết. Và
ít ai tranh cãi thực tế Đài Loan là vấn đề phức tạp nhất, có tiềm năng gây xung
đột nhất trong quan hệ Mỹ - Trung. Nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, điển hình là
cuộc tranh cãi giữa phái bảo thủ Cộng hoà thân Đài Loan và phái trung dung tôn
trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc, làm cho quan hệ Mỹ - Trung vốn không
ổn định càng trở nên khó dự đoán. Xu hướng độc lập và tìm kiếm một vị thế
quốc tế của Đài Loan, chủ nghĩa dân tộc và quyết tâm thu hồi lãnh thổ của
Trung Quốc cùng với "sự mập mờ chiến lược" của Mỹ làm cho eo biển Đài Loan
trở thành một trong những khu vực tiềm tàng xung đột nhất ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh xảy ra ở eo biển Đài Loan, an ninh khu vực
sẽ bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự đụng độ khó tránh khỏi giữa Mỹ, siêu cường
duy nhất còn lại, và Trung Quốc, siêu cường trong tương lai của thế kỷ XXI.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
25
Một điểm nóng tiềm tàng khác ở khu vực là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
ở biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN. Biển Đông là
khu vực có những tuyến đường biển mà 25% số tàu biển của thế giới đi qua, bao
gồm cả tuyến đường huyết mạch cung cấp dầu mỏ cho các nền kinh tế của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Khoảng 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản đi
qua khu vực này. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế của các đảo tranh chấp ở biển
Đông ngày càng thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực. Mặc dù chưa có
cơ sở vững chắc, một số những dự tính về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên
nhiên ở khu vực này càng làm cho tranh chấp chủ quyền ở đây nghiêm trọng
hơn. Theo một số báo cáo của Trung Quốc năm 1989, dự trữ dầu có thể lên tới
hàng tỷ thùng. Tuy nhiên, những con số dự đoán về lượng dự trữ dầu mỏ ở biển
Đông là rất khác nhau. Dầu mỏ sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng, dù không
phải là quan trọng nhất, trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và cho thấy
tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông trong các tính toán chiến lược và
kinh tế của các bên tranh chấp chủ quyền.
1.2.3. Nga
Mặc dù trong tình trạng bất ổn về cả kinh tế lẫn chính trị, Nga vẫn là một
trong những cường quốc chủ chốt ở châu Á- Thái Bình Dương.
Thứ nhất, do được thừa hưởng từ Liên Xô trước đây phần lớn sức mạnh
quân sự và hạt nhân, Nga vẫn là cường quốc quân sự số hai trên thế giới với kho
vũ khí chiến lược đã cắt giảm đáng kể nhưng vẫn còn đủ sức để tiêu diệt 10 lần
nước Mỹ. Nước Nga còn có tiềm năng to lớn về khoa học, công nghệ cũng như
tài nguyên thiên nhiên, kể cả những tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược
như dầu mỏ, khí đốt.
Thứ hai, Nga là một cường quốc Âu - Á và từ giữa thập kỷ 1990, đặc biệt
gần đây dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã điều chỉnh chính sách đối ngoại
theo hướng cân bằng Âu - Á, có những bước đi chủ động, tích cực tham dự vào
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
26
các vấn đề khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ở mức độ nào đó đã phần nào
khôi phục ảnh hưởng của mình ở khu vực này.
Thứ ba, các nước trong khu vực cũng có lợi ích trong việc lôi kéo Nga
tham gia và có vai trò trong các vấn đề khu vực. Trung Quốc có lợi ích trong
việc thúc đẩy quan hệ với Nga nhằm đối trọng trong quan hệ với Mỹ và Nhật
Bản, Nga cũng có vai trò quan trọng ở bán đảo Triều Tiên. Sự nồng ấm trong
quan hệ Nga - Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên gần đây với chuyến thăm
Bình Nhưỡng của Putin tháng 2 năm 2001 và chuyến thăm Nga của lãnh tụ
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tháng 8 năm 2001 cũng cho thấy ảnh
hưởng của Nga ở khu vực này.
Với sự sụp đổ của Liên Xô, mối đe doạ quân sự lâu nay từ phía Bắc đã
giảm đi đáng kể nếu không muốn nói là hoàn toàn được gạt bỏ, trong khi việc
bình thường hoá quan hệ song phương giữa hai nước sẽ tiếp tục còn hy vọng nếu
có một giải pháp về vấn đề lãnh thổ phía Bắc. Vấn đề này, ngược lại, dường như
không có khả năng giải quyết được trong điều kiện thiếu sự ổn định chính trị ở
Nga với một tương lai có thể nhìn thấy trước được. Do đó, cả hai nước sẽ cần
phải nhận thức tới một sự chung sống trong kiên nhẫn với các mối quan hệ
không chắc chắn trong nhiều năm tới nữa.
1.2.4. Bán đảo Triều Tiên
Trong khi tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều thập kỷ nằm
ở châu Âu thì chính ở châu Á đã xảy ra hai cuộc chiến tranh nóng là cuộc chiến
tranh Triều Tiên (1950- 1953) và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà tàn
dư của một trong hai cuộc chiến đó giờ đây vẫn tồn tại.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950 và sự can thiệp của Mỹ
đánh dấu sự mở đầu của cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á. Tuy nhiên, đã hơn một
thập kỷ trôi qua kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, tương phản với sự thống
nhất nước Đức sau khi bức tường Béclin sụp đổ năm 1989, bán đảo Triều Tiên
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
27
vẫn trong tình trạng chia cắt. Mặc dù có một số dấu hiệu hoà giải giữa hai miền,
đặc biệt kể từ cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều tháng 6/2000, vấn đề thống nhất
Triều Tiên vẫn là một trong những điểm nóng hay một thách thức tiềm tàng đối
với hoà bình và ổn định ở châu Á.
Tình hình bán đảo Triều Tiên và đặc biệt những lo ngại về việc Cộng hoà
dân chủ nhân dân Triều Tiên phát triển về vũ khí hạt nhân được đánh giá là một
mối nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường an ninh ở Đông Bắc Á. Tháng 5/1993,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa ở vùng biển
Nhật Bản, đặt một nửa miền Tây Nhật Bản vào tầm bắn. Những sự kiện này là
khởi đầu cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên 1994. Mỹ thậm chí đe doạ
thông qua LHQ tiến hành cấm vận kinh tế nếu Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều
Tiên không cho phép thanh tra quốc tế đến thanh sát một số cơ sở hạt nhân ở
nước này.
Sau một loạt các cuộc đàm phán, tháng 10/1994, Mỹ và Cộng hoà dân
chủ nhân dân Triều Tiên đã ký Hiệp định khung, theo đó Cộng hoà dân chủ
nhân dân Triều Tiên đồng ý ngưng sản xuất Plutonium ở Yongbyon, và để đổi
lại, giữa năm 1995 hiệp định bốn bên, hai miền Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản,
được ký kết trong đó ba nước kia cam kết cung cấp lò phản ứng nước nhẹ cho
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Với hiệp định này, vấn đề hạt nhân
Triều Tiên đã tạm thời lắng xuống nhưng không phải là đã hoàn toàn được giải
quyết.
Những nghi kỵ đối với các kế hoạch ngầm của Cộng hoà dân chủ nhân
dân Triều Tiên xung quanh việc phát triển tên lửa hạt nhân vẫn tiếp tục tồn tại.
Sự kiện Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên bắn thử tên lửa Teapodong hồi
cuối tháng 8/1998 lại làm dấy lên những mối lo ngại về an ninh khu vực. Và Mỹ
đã sử dụng khả năng Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có thể chế tạo
thành công tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đe doạ an ninh lãnh thổ
nước Mỹ trong khoảng 5- 10 năm nữa làm cơ sở biện minh cho kế hoạch triển
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
28
khai phòng thủ tên lửa. Cho đến nay, đàm phán giữa Mỹ và Cộng hoà dân chủ
nhân dân Triều Tiên về vấn đề tên lửa vẫn chưa đưa đến một bước đột phá nào.
Cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều tháng 6/2000 đã mở ra những hy vọng
to lớn về triển vọng hoà giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên,
sự phức tạp của những vấn đề còn chưa giải quyết làm cho bất kỳ dự đoán nào
về một kịch bản Triều Tiên thống nhất trong tương lai ngắn hạn cũng trở nên
không có cơ sở. Và cho đến khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, có lẽ phải chờ ít
nhất trong một vài thập kỷ nữa, bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục là một điểm
nóng tiềm tàng, có khả năng đe doạ an ninh khu vực.
Đối đầu quân sự vẫn tiếp tục ở hai miền. Có đến 37.000 quân Mỹ vẫn còn
đóng ở Hàn Quốc, và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục tập trung
cao độ vào việc xây dựng lực lượng quân sự. Ngân sách quân sự của nước này
đã lên tới 25% GDP là tỷ lệ lớn nhất trên thế giới. Như vậy, sự có mặt quân đội
Mỹ trên bán đảo Triều Tiên là một trong những nguồn gốc gây căng thẳng và
làm cho bán đảo Triều Tiên tiếp tục là một điểm nóng ở khu vực.
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh
lạnh.
2.1. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
Thực tế cho thấy, trong suốt nhiều thập niên trước khi chiến tranh lạnh
chấm dứt, người ta khó mà tìm được các yếu tố độc lập trong chính sách đối
ngoại của Nhật Bản bởi sự chi phối của Mỹ quá lớn. Nhật Bản luôn coi mối
quan hệ của Nhật với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình và
cho tới khi chiến tranh lạnh chấm dứt gần một thập niên, điều này vẫn được duy
trì.
Tuy nhiên, càng ngày Nhật Bản càng tỏ ra độc lập hơn và chủ động hơn
trong các quan hệ quốc tế. Đây là một biểu hiện mới trong chính sách đối ngoại
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
29
của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh và là dấu hiệu cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ
trong chính sách đối ngoại đã giảm xuống. Có thể thấy một số điểm quan trọng
trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cho tới những
năm cuối thế kỷ XX như sau:
Về cơ bản, chính sách tăng cường quan hệ với Mỹ được hỗ trợ bằng Hiệp
ước an ninh Mỹ - Nhật. Mặc dù trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ Nhật -
Mỹ xuất hiện nhiều xung đột, bất đồng kinh tế gay gắt song Nhật Bản vẫn chủ
trương hợp tác chặt chẽ với Mỹ để giải quyết các mâu thuẫn đó, không để vấn đề
kinh tế làm giảm sút quan hệ Nhật - Mỹ.
Cùng với việc duy trì quan hệ với các nước đối tác truyền thống trước đây
như EU, các nước tư bản phát triển trong nhóm G7, trong OECD, Nhật Bản ngày
nay đặc biệt chú ý mối quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thời
kỳ sau chiến tranh lạnh, trước sự phát triển năng động của các nước ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương những năm gần đây, Nhật Bản đã điều chỉnh chính
sách đối ngoại theo hướng mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước
trong khu vực này. Đối với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản tiếp tục thực hiện
học thuyết Fukuda. Đối với những nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản chủ
trương tăng cường quan hệ hợp tác; đối với Liên Bang Nga, Nhật Bản sẽ phối
hợp cùng với Nga giải quyết những bất đồng chung quanh vấn đề quần đảo
Kurin, tiến đến ký Hiệp ước hoà bình giữa hai nước.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ tập trung chủ yếu vào xây
dựng các mối quan hệ với phương Tây còn sau chiến tranh lạnh, người ta thấy
xuất hiện xu hướng Nhật Bản tìm cách mở rộng quan hệ quốc tế của họ ra toàn
thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo thời cơ để Nhật Bản mở rộng các quan hệ
song phương với nhiều nước Đông Âu, Đông Dương và các nước khác. Đặc
trưng của các quan hệ song phương giữa Nhật và các đối tác mới này là "hợp tác
trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và hai bên cùng có lợi". Trong các mối quan hệ này,
Nhật Bản và các đối tác sẵn sàng chấp nhận những khác biệt để mở rộng các
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
30
quan hệ song phương, đặc biệt là các quan hệ kinh tế và hợp tác văn hoá, khoa
học kỹ thuật.
Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao kinh tế. Bên cạnh đó,
sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của
mình trong đời sống chính trị thế giới tương xứng với sức mạnh kinh tế, tài
chính, khoa học và công nghệ của nước Nhật. Các hoạt động đối ngoại như
thông qua đạo luật PKO cho phép Nhật đưa lực lượng vũ trang tham gia đội
quân gìn giữ hoà bình của LHQ, đặt mục tiêu chính sách đối ngoại là bảo vệ lợi
ích quốc gia thay vì bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước đây, đấu tranh đòi cải tổ
LHQ theo hướng mở rộng nhóm nước thường trực Hội đồng bảo an để Nhật
được tham gia vào cơ cấu quyền lực này. Rõ ràng với những chính sách này,
Nhật Bản đang tranh thủ mọi cơ hội nhằm nâng cao vai trò chính trị của mình
trên trường quốc tế.
2.2. Quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
2.2.1. Nhật Bản trong quan hệ với người khổng lồ Trung Quốc
Người ta có nhận xét rằng sự bổ sung cho nhau về mặt thương mại là
chiếc neo kết giữ các quan hệ Nhật - Trung thời hậu chiến tranh lạnh. Vào giữa
thập kỷ 90, Trung Quốc đã là bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản trong quan hệ
mậu dịch và ngược lại Nhật là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc. Nhìn vào con
số mậu dịch song phương Nhật - Trung trong giai đoạn này cho thấy có một sự
gia tăng nhanh chóng. Trong hai năm 1992 và 1993, con số này tăng 54%, từ 25
tỷ USD giá trị tuyệt đối năm 1992 lên 39 tỷ USD năm 1993 và năm 1994 đã là
50 tỷ USD. [11,226].
Những năm đầu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, kim ngạch mậu dịch hai
chiều Nhật - Trung nhìn chung được cân bằng trở lại. Nếu nhìn vào cơ cấu mậu
dịch ta thấy bộc lộ những lợi thế so sánh từ mỗi phía. Ví dụ, trong năm 1992,
55,3% tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc là máy
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
31
móc và thiết bị, còn lại là xuất khẩu các mặt hàng sắt thép, các sản phẩm hoá
chất, ô tô và tơ sợi. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đã tăng từ năm 1991 với
tốc độ từ 100 đến 200% năm. Trái lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật chủ
yếu là hàng may mặc chiếm tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo đó là
hàng thực phẩm, các sản phẩm chế tạo của ngành công nghiệp nhẹ và các sản
phẩm năng lượng khác...
Do vậy, có thể thấy quan hệ kinh tế Nhật - Trung là một sợi dây kéo buộc
tổng thể các mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, đây
cũng được coi là nhân tố tích cực đóng góp cho sự ổn định và phát triển khu
vực. Sự bổ sung cho nhau về kinh tế và tính gần gũi về địa lý giữa Nhật Bản và
Trung Quốc sẽ là những cơ sở cho việc tiếp tục ý muốn mở rộng hợp tác giữa
hai bên. Người Trung Quốc xem các luồng mậu dịch, đầu tư và công nghệ của
Nhật Bản như là một yếu tố quan trọng trong chương trình hiện đại hoá của họ
trong khi Nhật Bản nhìn thấy những cơ hội mang tính thương mại rất lớn từ
Trung Quốc và xem đây là một phương tiện hữu ích để gây ảnh hưởng tạo sự ổn
định và định hướng những thay đổi ở người Trung Quốc.
Thông qua việc xác định trạng thái mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung
Quốc thời hậu chiến tranh lạnh, các vấn đề chính trị luôn có một sức nặng trong
cân bằng quan hệ giữa hai nước. Giải quyết các chương trình nghị sự mang tính
chính trị giữa Bắc Kinh và Tokyo thực sự bị ba vấn đề dường như có tính
nguyên tắc chi phối. Đó là việc giải quyết các di sản để lại của cuộc xâm lược
Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai do Nhật Bản gây ra, vấn
đề Đài Loan và vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trên một phương diện rộng
hơn, chắc chắn các vấn đề an ninh và quân sự vẫn và sẽ tiếp tục là các vấn đề có
liên quan tới khía cạnh chính trị và ngoại giao trong các chương trình tiếp xúc
giữa hai nước.
Kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản với Trung Quốc (1894-
1895), Nhật Bản đã dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Nhật tại vùng Mãn
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
32
Châu Lý và chiếm hòn đảo Đài Loan. Những ký ức đau buồn trong thời gian
Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc (1937 - 1945) khiến cho thế hệ những người
chứng kiến quá khứ cũng như các thế hệ tiếp nối ngày nay ở Trung Quốc phải
đặt một dấu chấm hỏi về người Nhật Bản. Theo cách nhìn của họ, Nhật Bản
chưa bao giờ có một thái độ xin lỗi đầy đủ. Từ quan điểm đó, Trung Quốc vẫn tố
cáo Nhật Bản trong các cuộc tiếp xúc và cố đưa ra các vấn đề đó lên các chương
trình nghị sự về tính thiếu hối hận trong các hành động tội ác của Nhật Bản
trước đây ở Trung Quốc và nỗi lo ngại về khả năng tiềm tàng hồi phục của chủ
nghĩa quân phiệt Nhật. Trước thái độ như vậy, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc
đã thổi phồng các sự kiện lịch sử. Năm 1994, Bộ trưởng tư pháp Nhật Bản đã
tuyên bố vụ thảm sát ở Nam Kinh chưa bao giờ có trong lịch sử, đó là sự bịa đặt
của Trung Quốc và lập tức gây ra một sự phản ứng gay gắt từ phía chính phủ
Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, những cuộc tranh cãi trên khía cạnh ngoại
giao năm 1983 trong việc sửa đổi lại nội dung sách giáo khoa lịch sử của Nhật
Bản khi nói tới sự xâm chiếm Trung Quốc do quân đội của Nhật Bản tiến hành
hay như chuyến đi thăm đền Yasakuni của cựu Thủ tướng Nhật Bản Nakasone
đã gây ra hàng loạt vụ phản đối ở Trung Quốc. Trong các năm 1992, 1993, các
vấn đề tranh cãi nêu trên luôn là một sức ép đưa ra từ phía Trung Quốc trong
quan hệ Nhật - Trung. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải có các hành động
thiết thực để giải quyết các vấn đề của quá khứ, yêu cầu bồi thường chiến tranh.
Trước những yêu cầu gay gắt từ phía Trung Quốc, ở cấp cao nhất là Nhật
Hoàng và tiếp đó là một số nhà chính trị trong nội các Nhật Bản cũng chỉ bày tỏ
thái độ coi đó là một sự đáng tiếc trong quá khứ mà thôi. Có lẽ người đi xa nhất
trong hành động này là cựu Thủ tướng Hosokawa. Trong cuộc đi thăm Trung
Quốc vào tháng 3/1994, ông đã dùng từ "cuộc chiến tranh xâm lược" để thừa
nhận những hành động trong quá khứ của quân đội Nhật trên đất Trung Quốc
nhưng không có hành động cụ thể nào để giải quyết các yêu cầu đó.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
33
Mặc dù Nhật Bản thừa nhận như vậy nhưng người Trung Quốc vẫn tỏ ra
nghi ngờ và tức giận. Những cảm giác đó luôn xuất hiện trong các cuộc tiếp xúc
tay đôi và Trung Quốc dùng nó như một phần để gây áp lực và chi phối mối
quan hệ Trung - Nhật. Bất cứ khi nào người Nhật tỏ thái độ muốn cải thiện với
Trung Quốc thì lại vấp phải những trở ngại trên. Tình hình này khiến nhiều
người dự đoán khó có thể đạt được một sự hiểu biết lẫn nhau trừ khi những đòi
hỏi của Trung Quốc được cả hai bên giải quyết ổn thoả.
Vấn đề Đài Loan cũng là một khía cạnh gai góc và nhạy cảm trong các
quan hệ Nhật - Trung. Vào năm 1972, Nhật Bản đã đình hoãn các quan hệ ngoại
giao với Đài Bắc để quay lại có các quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh.
Cũng giống như các nước khác, có được quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc
Kinh thì đồng nghĩa với việc phải thừa nhận chính sách một Trung Hoa do Bắc
Kinh đề ra. Trên thực tế, Nhật Bản vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao không
chính thức với Đài Bắc và đồng thời thừa hưởng mối quan hệ thương mại thuận
lợi. Quan hệ với Đài Loan được Nhật Bản xử lý một cách khéo léo, không để có
những va chạm nhỏ nào trong duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh trong suốt
quãng thời gian từ năm 1972 đến 1994.
Vấn đề rắc rối xảy ra khi Ban tổ chức thế vận hội Châu Á lần thứ 12 gửi
giấy mời Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy dự buổi lễ khai mạc vào tháng
9/1994. Trung Quốc coi đó là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "một
Trung Hoa" của Nhật Bản. Trung Quốc đã ép buộc Nhật Bản phải huỷ bỏ lời
mời đó. Đáp trở lại, Nhật Bản không muốn mối quan hệ Nhật - Trung có thể bị
tổn hại nhưng cũng thể hiện lập trường cứng rắn của mình với Trung Quốc bằng
việc mời vị Phó Tổng thống thay thế cho Tổng thống Lý Đăng Huy tham dự
buổi khai mạc. Kết quả là vị Phó tổng thống này là một quan chức cao cấp nhất
của Đài Bắc tới thăm Tokyo kể từ năm 1972.
Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng chỉ trích gay gắt và phản đối việc Nhật
Bản mời các quan chức Đài Loan tham dự hội nghị APEC họp tại Osaka. Lúc đó
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
34
cựu Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto với tư cách là Bộ trưởng Bộ công thương
Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc chính thức với người đồng chức, Bộ trưởng Bộ
ngoại thương Đài Loan, Chiang Pingkun. Cuộc gặp gỡ này đã phá vỡ 22 năm
đông lạnh trong quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản ở các cuộc tiếp xúc cấp
quan chức nội các. Mặc dù Nhật Bản đi theo chính sách "một Trung Hoa" của
Bắc Kinh song các cuộc tiếp xúc này vẫn diễn ra một cách thầm lặng và chú
trọng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Hành động phản ứng trước cuộc
khủng hoảng thế vận hội Châu Á đã ủng hộ cho niềm tin và chiến thuật mới của
Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề với Bắc Kinh. Thái độ có phần cứng
rắn hơn của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan cũng sẽ được mở rộng ra phạm vi
nhiều vấn đề khác. Lĩnh vực mà Nhật Bản có thể quan tâm nhất là chương trình
hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên thực tế một vài năm trở lại đây, chính sách Trung Hoa của
Nhật Bản cũng có những thay đổi khá rõ. Từ sự tương đối cứng rắn chuyển qua
thái độ khá mềm dẻo với Bắc Kinh, đặc biệt là trong các giải quyết có liên quan
tới vấn đề lãnh thổ, chủ quyền nói chung. Sự thay đổi này có liên quan tới việc
Nhật Bản muốn tìm kiếm một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần
nhiều sự hậu thuẫn cho ý muốn có được chiếc ghế thường trực trong Hội đồng
bảo an LHQ cũng như các ý tưởng tham gia các hoạt động quân sự gìn giữ hoà
bình của LHQ. Do đó, tìm kiếm thêm sự hậu thuẫn của Trung Quốc như là một
bước thay đổi trong chính sách Trung Hoa của Tokyo. Điều này làm gia tăng sự
tin tưởng của Tokyo vào một Trung Hoa lớn mạnh và sẽ được coi là một yếu tố
góp phần ổn định vào khu vực, nhưng cũng tồn tại mối hoài nghi vào một tương
lai xa hơn khi nước Trung Hoa lớn mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự. Vì vậy, việc
xác định lại vị thế nước Nhật hiện nay trong cộng đồng quốc tế là điều quan
trọng hơn cả và luôn được coi là một đối trọng song hành với quá trình hình
thành một đại Trung Hoa.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
35
Vấn đề nhân quyền chưa bao giờ có vị trí quan trọng trong chính sách
Trung Hoa của Nhật Bản. Trên thực tế, Nhật Bản cũng bày tỏ với Bắc Kinh và
các chính phủ khác trên thế giới thái độ của mình về vấn đề quyền con người nói
chung. Trong quan hệ với Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 90, theo cách
nhìn từ các nước phương Tây, Nhật Bản thường im lặng hoặc chưa bao giờ có
một thái độ cân xứng trong việc đưa vấn đề quyền con người ở Trung Quốc vào
chương trình nghị sự trong tiếp xúc tay đôi. Nhật Bản luôn khéo léo né tránh,
không để phức tạp hoá vấn đề, ảnh hưởng tới các mục tiêu khác của mình. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây Nhật Bản buộc phải đi theo các chuẩn mực
nhân quyền kiểu phương Tây để kết gắn với các điều kiện trong hoạt động trợ
giúp phát triển ODA. Điều đó cũng gây không ít ảnh hưởng trong quan hệ của
Nhật Bản không chỉ với Trung Quốc mà cả các nước láng giềng Châu Á khác.
Song trên thực tế, đó chỉ là một hình thức che đậy cho một nội dung khác.
Ví dụ năm 1993, tại hội nghị thế giới về quyền con người, Nhật Bản lại một lần
nữa bày tỏ quan niệm riêng của mình về vấn đề trên. Nhật Bản coi vấn đề quyền
con người là các giá trị tổng thể nhưng nó có tính chất tương đối trong từng điều
kiện của mỗi quốc gia, đặc biệt theo các giá trị văn hoá khác nhau. Quan niệm
này được nhiều nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc cho là một bước cải thiện
hơn nữa quan hệ với Nhật Bản. Cụ thể hơn vào tháng 4/1994, trong cuộc viếng
thăm chính thức Bắc Kinh của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa, ông cũng cho
thấy quan niệm của Nhật Bản rằng định nghĩa vấn đề nhân quyền của một quốc
gia này không thể áp dụng cho một quốc gia khác được. Có lẽ đây là một nguyên
tắc trong quan hệ Nhật - Trung đã tương đối có được tiếng nói chung, dù rằng
không thành các văn bản chính thức giữa hai bên. Do đó, một khi vấn đề có độ
nhạy cảm chính trị cao và khó giải quyết thì nó luôn được người ta hướng vào
một sự né tránh. Phải chăng đó là một nghệ thuật của ngoại giao Nhật Bản khi
xét thấy nó ít ảnh hưởng tới các lợi ích kinh tế và chính trị của mình.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
36
Nhiều người đặt câu hỏi chiến tranh lạnh kết thúc thì phải chăng khía cạnh
an ninh sẽ có ít vai trò trong xác định trạng thái các quan hệ ngoại giao tay đôi.
Thế giới hai cực đã chuyển sang một thế giới đa cực và phụ thuộc lẫn nhau.
Song mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc gần một thập kỷ vậy mà cả người
Trung Quốc lẫn Nhật Bản vẫn đang cố gắng xem xét lại vấn đề an ninh của
mình. Sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau đã buộc cả hai gắn mình với các
chương trình hiện đại hoá lực lượng quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ
trong mọi lúc. Vấn đề ở chỗ theo cách nhìn từ mỗi bên, phía này là mối đe doạ
tiềm tàng tới an ninh quốc gia của bên kia. Đó là cách nhìn được cho là đơn giản
nhất khi nó chưa được phân tích trong bối cảnh có các tham vọng to lớn về
chính trị và kinh tế của bản thân Nhật Bản hay Trung Quốc. Điều đó có thể được
chứng minh từ những năm cuối của chiến tranh lạnh.
Trong thời gian 1988- 1989, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên
tục tăng ở mức hai con số trong tổng GNP. Điều đó đã làm tăng mối lo ngại
thậm chí còn có những cảnh báo của các chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc
và các quan chức của Nhật Bản về tính nguy hiểm của hiện tượng trên. Tới năm
1994, Nhật Bản trực tiếp bày tỏ mối lo ngại về hành động của Trung Quốc trên
các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật và ở nước ngoài. Mối lo ngại của
Nhật Bản về một Trung Quốc có lực lượng quân sự hiện đại với khả năng triển
khai nhanh thì không hẳn nhìn vào hiện tại mà là những nguy cơ trong tương lai,
nếu không nói đó là một kiểu chạy đua vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc
thì ít ra cũng tồn tại một sự đối lập giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân
đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Về lượng, quân đội nhân dân Trung Quốc
có một quân số khá lớn. Ngược lại, lực lượng phòng vệ Nhật Bản lại đi vào tăng
cường chất lượng với số quân khiêm tốn. Các khuynh hướng phát triển của lực
lượng quân giải phóng Trung Quốc cả về chất và lượng đều làm tăng mối hoài
nghi và lo ngại cho Nhật Bản.
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
37
Trung Quốc hiện tại đang theo đuổi một chương trình hiện đại hoá quân
đội một cách toàn diện với mục tiêu xây dựng một lực lượng có thể triển khai
nhanh ở bất cứ nơi nào trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ
đầu của thế kỷ XXI. Mong muốn này không dễ thực hiện với thực lực kinh tế
của Trung Quốc hiện nay nhưng giữa tham vọng và các điều kiện thực tiễn
không phải là không có cách thu hẹp khoảng cách. Từ cuối những năm 1980,
Trung Quốc đã chấp nhận sử dụng học thuyết bảo vệ ngoại vi và ngăn chặn từ
xa. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang tăng cường khả năng tác chiến của các
lực lượng hải quân và không quân, cụ thể là việc bố trí các hạm đội tàu ngầm
chiến lược chạy bằng năng lượng nguyên tử ở vùng eo biển Đài Loan cũng như
viêc mua các máy bay tiêm kích tầm xa... Gần đây nhất, năm 1997 Trung Quốc
lại phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân và luôn phớt lờ những dư luận
quốc tế về việc thử, phát triển và buôn bán vũ khí hạt nhân của mình. Bản thân
Trung Quốc hiện đã trở thành một cường quốc về hạt nhân ở châu Á. Do vậy,
mối lo ngại ngày một tăng ở Nhật Bản về chương trình hiện đại hoá quốc phòng
và các tham vọng của Trung Quốc ở châu Á là một sự thật. Cách suy nghĩ của
người Nhật cho rằng tiềm năng kinh tế của Trung Quốc chưa phải là một điều
đáng lo ngại với Nhật Bản trong hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ những lo ngại luôn tồn tại trong ý thức người Nhật Bản, việc
xem xét lại các nhu cầu về an ninh quốc gia của Nhật Bản cũng có nhiều ý kiến
khác nhau. Một số người theo trường phái ôn hoà muốn nước Nhật kiên trì theo
đuổi các mục tiêu của Hiến pháp hoà bình 1946, nghĩa là Nhật Bản phải tránh xa
các ý tưởng quân sự hoá trở lại. Nhưng các ý kiến của những người dân tộc chủ
nghĩa và bảo thủ thì luôn xem người láng giềng Trung Hoa là mối lo ngại về khả
năng gây bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á.
Để cố gắng tạo dựng môt sự hiểu biết lẫn nhau, các quan chức Nhật Bản
một mặt đã không chỉ xây dựng cho mình một lá chắn an ninh cần thiết thông
qua các cam kết hợp tác an ninh với Mỹ cũng như việc tự hiện đại hoá lực lượng
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
38
quân đội phòng vệ của mình. Nhưng ở khía cạnh này dễ gây ra các phản ứng
mạnh mẽ trong dân chúng Nhật Bản và đôi khi dễ được hiểu là một sự chạy đua
vũ trang kiểu mới thời hậu chiến tranh lạnh. Mặt khác, Nhật Bản trực tiếp và
công khai bày tỏ mối lo ngại của mình với Bắc Kinh về các vấn đề an ninh của
hai bên. Điều này có thể được chứng minh qua cuộc viếng thăm Trung Quốc từ
hồi tháng 4/1994 của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa. Ông đã giải thích với ban
lãnh đạo Bắc Kinh mối lo ngại của Nhật Bản và các nước châu Á khác về
chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc và cố gắng gây áp lực với
Trung Quốc về tính nhất quán trong các vấn đề an ninh có liên quan.
Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng xoa dịu các hoài
nghi đang tăng lên ở Nhật Bản và cộng đồng quốc tế bằng các cam kết không có
cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", nhưng Nhật Bản vẫn tỏ ra chưa an tâm
trước những gì Bắc Kinh tuyên bố. Nhật Bản tiếp tục dùng một chiến thuật khác
cố gắng kéo buộc Trung Quốc vào các cuộc đối thoại an ninh song phương và
đa phương. Cuối cùng Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm tới các đề nghị của Nhật
Bản nhưng vẫn từ chối đưa vấn đề chương trình hiện đại hoá quân đội của mình
lên các bàn thảo luận, coi đó là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên sau một số trở ngại ban
đầu, cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng có một số cuộc thảo luận ở các cấp
chuyên gia dân sự và quân sự bắt đầu từ năm 1994 nhằm để nâng cao sự hiểu
biết lẫn nhau về các vấn đề quan tâm. Những tiến bộ đạt được không phải là
nhiều bởi vì Nhật Bản muốn lôi kéo Trung Quốc vào diễn đàn đa phương như
ARF (diễn đàn khu vực ASEAN) nhưng Trung Quốc từ chối bất kỳ một hành
động nào đưa vấn đề hiện đại hoá quân đội của mình lên bàn thảo luận.
Tiếp theo là một loạt hành động có liên quan tới các tranh chấp chủ quyền
giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở vùng Viễn Đông cũng làm cho các
nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cảm thấy khó khăn trong đối sách với
Bắc Kinh. Ngược lại, từ quan điểm của người Trung Quốc, việc Nhật Bản tiếp
tục theo đuổi chiếc ô an ninh của Mỹ bằng việc làm mới lại các nội dung của
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
39
bản Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ vào năm 1997 đã làm tăng mối hoài nghi của
người Trung Quốc về khả năng phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Do vậy,
những quan điểm đôi khi không trùng khớp với nhau xung quanh các vấn đề an
ninh từ góc độ quan niệm nhận thức tới các hành động thực tiễn giữa Nhật Bản
và Trung Quốc càng làm xói mòn sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Song những
nỗ lực làm giảm thiểu hố ngăn cách đó vẫn tiếp tục là một mục tiêu của cả Nhật
Bản và Trung Quốc trong hiện tại và vài ba thập kỷ tới vì các lợi ích kinh tế thực
dụng của mỗi bên hơn là các ý định phiêu lưu quân sự.
2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ đối đầu căng thẳng Xô - Mỹ
cũng chấm dứt. Cục diện thế giới có nhiều thay đổi lớn đã tác động tới chính
sách đối ngoại của từng quốc gia. Vì vậy, quan hệ vốn chẳng mấy hoà thuận
giữa Nhật và Liên Xô (nay là Nga) đã được cải thiện dần dần, có nhiều bước
phát triển mới trong thời gian gần đây.
Tháng 4/1991, trong chuyến đi thăm lần đầu tiên trong lịch sử của người
đứng đầu Ban lãnh đạo Liên Xô đến Nhật Bản của Tổng bí thư Liên Xô đương
thời Goocbachov, hai bên đã ký Tuyên bố Tokyo theo sáng kiến của Nga. Tuyên
bố đã khẳng định tình trạng "các quốc gia thù địch trước đây" được nói đến
trong Hiến chương LHQ nay không còn ý nghĩa. Điều này có giá trị đặc biệt đối
với sự phát triển quan hệ láng giềng bình thường Nhật - Nga vì Nhật Bản là
nước đã có chiến tranh với Nga ở khu vực tới hai lần. Tuyên bố này cũng chỉ rõ
tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã được chính thức chấm dứt
khi hai nước ký Sắc lệnh chung tháng 10/1956.
Cùng với việc công nhận Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô, Nhật Bản hy
vọng những cải cách dân chủ ở Nga có thể sẽ giúp cho vấn đề các lãnh thổ được
giải quyết nhanh hơn. Ngày 27/1/1992, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản
Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà
40
Watanabe đã sang thăm Nga và đưa ra một ý tưởng mới là nếu Nga đồng ý công
nhận chủ quyền "tiềm năng" của Nhật Bản với bốn hòn đảo thì Nhật Bản sẽ có
giải pháp linh hoạt về thời hạn trao trả các hòn đảo đó. Nhật Bản rất trông đợi
chuyến đi thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Eltsin dự định vào tháng 9/1992.
Nhật Bản hy vọng lần này Nga sẽ đồng ý trao trả cho Nhật không chỉ đảo
Shikotan và Habomai mà bằng cách nào đó còn xác định cả việc trao trả các đảo
Kunashir và Iturup. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Nhật Bản lại không từ bỏ đường
lối "chính trị gắn chặt với kinh tế" và cho rằng hợp tác kinh tế quy mô lớn với
Nga rất có thể kéo theo thành công trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ.
Còn ở Nga, cuối tháng 4/1992, Bộ ngoại giao đưa ra tuyên bố nhấn mạnh
quan điểm cho rằng "chủ quyền tiềm năng" của Nhật là không chấp nhận được.
Bốn ngày trước ngày 9/9 là ngày diễn ra phiên họp của Hội đồng an ninh Liên
bang Nga, phía Nga đưa ra tuyên bố hoãn chuyến đi thăm Nhật của Tổng thống
Nga Eltsin. Sau sự kiện này, Nhật Bản đã xuất hiện các dấu hiệu sẵn sàng thể
hiện sự mềm dẻo nhất định của mình. Một trong những nhân tố tác động đến sự
thay đổi đó của Nhật Bản là do lập trường của Tổng thống Mỹ B. Clinton trong
nhóm G7 rất kiên quyết và tích cực ủng hộ cải cách của Nga, ủng hộ viêc cải
thiện quan hệ Nhật - Nga. Tháng 7/1993 đã diễn ra phiên họp của nhóm G7 tại
Tokyo và tại phiên họp này Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố sẽ giúp Nga
khoảng 4 tỷ đôla. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có sự thay đổi đối với học
thuyết "không tách rời chính trị và kinh tế" của Nhật Bản.
Nhìn chung, từ năm 1993 Nhật Bản đã thực hiện viện trợ nhân đạo cho
Nga song những khoản viện trợ lớn chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp.
Nga đã nhận số lượng hàng lương thực, thực phẩm trị giá 17,5 triệu đôla được
gửi cho các thành phố ở vùng Viễn Đông. [11, 386].
Tháng 10/1993, tổng thống Nga Eltsin đã sang thăm Nhật Bản và Tuyên
bố Tokyo đã được ký kết nhân dịp này. Cả hai bên đều hiểu rằng cần phải vượt
qua các trở ngại do quá khứ để lại để tiến hành thương lượng nghiêm túc vấn đề
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh

More Related Content

What's hot

Bai tap dich 1 va 2
Bai tap dich 1 va 2Bai tap dich 1 va 2
Bai tap dich 1 va 2Sa Nhsa
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
nataliej4
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật BảnThời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLe
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLeLỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLe
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLevinhbinh2010
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
TranLy59
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
tranbinhkb
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạiNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

What's hot (20)

Bai tap dich 1 va 2
Bai tap dich 1 va 2Bai tap dich 1 va 2
Bai tap dich 1 va 2
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
 
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
Chuyên đề số tác động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực...
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật BảnThời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
 
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
Báo Cáo Thực Tập Vấn Đề Vi Phạm Đạo Đức Báo Chí Của Nhà Báo Trên Báo Mạng Điệ...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLe
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLeLỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLe
LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ-Will Durant-NguyenHienLe
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mobile banking của ...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mạiNhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam, 9 ĐIỂM
 

Similar to Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc ÁChính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAYLuận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Mikayla Reilly
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013adminseo
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docNguyễn Công Huy
 
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật BảnCẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
HTriNcNgoi
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAYLuận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Hoa Phượng
 
doc..docx
doc..docxdoc..docx
doc..docx
QuynhAnh344446
 

Similar to Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh (20)

Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
 
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
 
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc ÁChính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
 
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAYLuận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
Luận án: Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản, HAY
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Phần Lịch sử thế giới (Mới nhất, đầy đủ)
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (1).doc
 
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật BảnCẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cẩm nang đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
 
Giao an lich su 11
Giao an lich su 11Giao an lich su 11
Giao an lich su 11
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAYLuận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
 
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
Tài liệu ôn thi tn thpt lịch sử 2014
 
doc..docx
doc..docxdoc..docx
doc..docx
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh

  • 1. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 1 NHẬT BẢN TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
  • 2. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 2 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt cho tới nay, hơn một thập niên đã trôi qua. Thế giới với nhiều thay đổi lớn mà điển hình là một trật tự mới đang được hình thành thay thế cho trật tự hai cực trước đây. Với trật tự mới này, các nước vừa đấu tranh để tồn tại vừa hợp tác với nhau. Do đó, để có được một vị trí vững chắc trên trường quốc tế, mỗi quốc gia đều có một phương hướng, đường lối chính sách riêng của mình. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt như vậy, bằng cách điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước, Nhật Bản cũng là một trong nhiều nước đang từng bước tìm kiếm vị trí phù hợp với tiềm năng kinh tế của mình. Như chúng ta đã biết, khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh. Dưới sự áp đặt của Mỹ, Nhật Bản đã trở thành một nước phi quân sự trong sự ràng buộc của điều 9 bản Hiến pháp hoà bình 1946. Và cũng trong thời gian này, Nhật Bản đã lựa chọn theo đuổi một chính sách ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ, tập trung phát triển kinh tế để khôi phục lại vị trí của mình. Khi thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm xây dựng cho mình một đồng minh chống chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ đã biến Nhật trở thành một căn cứ quân sự và một đồng minh chiến lược của mình. Ngược lại, nhờ có Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật, Nhật Bản có điều kiện để phát triển kinh tế và kết quả là Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy vậy, trên chính trường thế giới, Nhật Bản vẫn không có ảnh hưởng lớn, chỉ được coi như là "một bộ phận của Mỹ" với tư thế tuy là "người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị". Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới cũng như khu vực đã có nhiều thay đổi, tạo cơ hội cho Nhật Bản có thể vươn lên trở thành một trong nhiều cực hình thành nên trật tự thế giới mới. Nhật Bản vẫn coi mối quan hệ với
  • 3. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 3 Mỹ là nền tảng trong chính sách đối ngoại của mình nhưng tỏ ra độc lập hơn, đồng thời tích cực tăng cường quan hệ với các nước châu Á với mục đích muốn trở thành một cường quốc trên thế giới thì trước hết phải trở thành một cường quốc ở khu vực. Với vị trí nằm ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản đã và đang điều chỉnh chính sách của mình trong quan hệ với các nước láng giềng thuộc khu vực. Tuy nhiên, Nhật Bản gặp không ít khó khăn bởi tại khu vực này vẫn còn dấu ấn của thời kỳ chiến tranh lạnh mà đến tận thời điểm ngày nay vẫn chưa giải quyết đư- ợc như tình trạng chia cắt Nam Bắc Triều Tiên, các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Nga. Bên cạnh đó, một Trung Quốc đang lớn mạnh về cả kinh tế, chính trị và quân sự thực sự trở thành một mối lo ngại, một thách thức đối với vai trò nước lớn của Nhật Bản. Vậy Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình đối với các nước trong khu vực Đông Bắc Á như thế nào trong bối cảnh như thế? Quan hệ giữa Nhật Bản và các nước đó đã thay đổi như thế nào so với thời kỳ chiến tranh lạnh và trong thế kỷ XXI những mối quan hệ đó sẽ phát triển theo xu hướng thế nào? Với một sự hứng thú khi tìm hiểu về quan hệ quốc tế giữa các nước, về đường lối chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, bằng kiến thức có được trong bốn năm học tập tại chuyên ngành Nhật Bản khoa Đông Phương học, tôi đã quyết định viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài: "Nhật Bản trong quan hệ với các nư- ớc khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh". Bài khoá luận gồm có ba chương: Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nội dung của chương này là đánh giá lại một vài nét về tình hình Nhật Bản cũng như quan hệ của Nhật Bản với các nước ở khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho tới khi chiến tranh lạnh kết thúc.
  • 4. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 4 Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Chương này đề cập tới sự thay đổi trong đường lối đối ngoại của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc dưới tác động của bối cảnh thế giới và khu vực. Chương 3: Triển vọng trong quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á trong thế kỷ XXI. Bằng những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, bài khoá luận này nhằm đưa ra cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về quan hệ của Nhật Bản với các nước khu vực Đông Bắc Á (bao gồm Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Mông Cổ) để có thể thấy được Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách của mình như thế nào trong bối cảnh mới với mục tiêu trở thành một cực tạo nên trật tự thế giới mới và là nước đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực. Các tài liệu tham khảo sử dụng trong bài khoá luận này chủ yếu đều là những bài viết đăng ở các tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Tin tham khảo đặc biệt... từ năm 1995 cho đến năm 2002, và một số sách của các tác giả như TS. Nguyễn Duy Dũng, TS. Nguyễn Thanh Hiền, TS. Ngô Xuân Bình… Trong quá trình thực hiện bài khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS. Nguyễn Quốc Hùng, chủ nhiệm bộ môn Nhật Bản, khoa Đông Phương học cũng như rất nhiều thầy cô giáo ở Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Hùng và các thầy cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn của mình. Với sự hiểu biết và khả năng phân tích, đánh giá còn hạn chế, bài khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sẽ nhận được nhiều đóng góp, ý kiến chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
  • 5. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 5 Xin chân thành cảm ơn.
  • 6. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 6 Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989) 1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận, phải chịu những thiệt hại to lớn về người và của cải vật chất (3 triệu người chết, bị thương và mất tích; 2.250.000 nhà cửa, 34% máy móc và trang thiết bị công nghiệp bị phá huỷ...). [6,24]. Do bị bại trận và đầu hàng vô điều kiện, Nhật Bản phải chịu sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh từ tháng 9/1945 cho đến tháng 4/1952. Đây là lần đầu tiên quân đội nước ngoài đến chiếm đóng Nhật Bản, nhưng chính quyền chiếm đóng không trực tiếp thống trị mà thực thi chính sách cai trị gián tiếp qua bộ máy chính quyền Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản vẫn có những quyền lực cần thiết để thực hiện những chính sách quan trọng do quân đội chiếm đóng đề ra. Những năm cuối thập kỷ 40, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi. Cũng trong khoảng thời gian này, sự lớn mạnh của Liên Xô, của phong trào cách mạng thế giới và ở châu Á với sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là những trở ngại lớn đối với tham vọng làm bá chủ toàn cầu của Mỹ. Trong tình thế đó, Mỹ chủ trương nhanh chóng biến Nhật Bản thành bức tường ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở châu Á. Với chiến lược này, từ năm 1946, Mỹ bắt đầu viện trợ lương thực và các nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Nhật. Để giúp Nhật giảm bớt khó khăn về tài chính, Mỹ vừa tăng cường viện trợ tái thiết cho Nhật, vừa hỗ trợ Nhật Bản giữ vững tỷ giá hối đoái giữa đồng yên và đồng đôla Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để Nhật Bản tham gia tích cực vào hệ thống kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, đến năm 1951, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được mức sản xuất trước chiến tranh và bước vào thời kỳ tăng trưởng.
  • 7. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 7 Với sự bảo trợ của Mỹ và với nỗ lực thuyết phục các nước trong phe đồng minh, Hiệp ước hoà bình San Francisco được ký kết vào tháng 9/1951 với những nội dung cơ bản sau: - Trong chính sách đối ngoại của mình, Nhật Bản chủ trương hoà bình với hầu hết các nước sau chiến tranh, trừ Liên Xô (cũ) và Trung Quốc. - Cũng trong dịp này, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được ký kết. Hiệp ước qui định Nhật Bản thoả thuận cho Mỹ được quyền thiết lập những căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản nhằm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản. Theo Hiệp ước này, Nhật Bản cung cấp khoảng 130 cơ sở và căn cứ trên toàn lãnh thổ cho Mỹ. Sau khi Hiệp ước được ký kết, đến tháng 4/1952, việc chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Mỹ đã chính thức chấm dứt. Và đây cũng là mốc quan trọng đánh dấu việc Nhật Bản tiến hành các quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế. Cũng từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng “thần kỳ” về kinh tế, ổn định về chính trị - xã hội kéo dài đến năm 1973. Mặc dù đã giành được sự kiểm soát về ngoại giao nhưng ở giai đoạn này không thể nói Nhật Bản đã hoàn toàn độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Nhật Bản vẫn theo đuổi chính sách tiếp tục phát triển quan hệ với Mỹ trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Lúc đầu Hiệp ước này chỉ có giá trị trong 10 năm, nhưng đến ngày 19/1/1960, một Hiệp ước bổ sung và thay thế Hiệp ước cũ đã được ký kết. Không dừng lại đó, đến năm 1970, hai bên lại ký kết kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước này. Từ năm 1952 đến đầu những năm 70 là giai đoạn phục hồi, phát triển kinh tế mạnh mẽ của Nhật Bản. Cũng từ đây, Nhật Bản muốn hướng tới một chính sách đối ngoại đa dạng hơn và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Vì vậy, cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã đề ra những đường lối, kế hoạch cụ thể với ba lĩnh vực chủ yếu được nhấn mạnh trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở thời kỳ này là kinh tế, quân sự và ngoại giao với các khu vực và các quốc gia.
  • 8. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 8 Về kinh tế, Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách ngoai giao về kinh tế với các khu vực trên thế giới với phương châm tìm cách xâm nhập, mở rộng thị trường. Đặc biệt với các nước châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản tìm cách nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác vì đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động mà tiêu biểu là các nước và lãnh thổ có nền công nghiệp mới NIEs. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước châu Á- Thái Bình Dương ngày càng trở nên gần gũi và phát triển theo thời gian bởi mối quan hệ này không chỉ dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị, địa lý, mà còn cả trong lĩnh vực văn hoá và lịch sử. Về quân sự, theo Hiến pháp hoà bình, Nhật Bản cố gắng xây dựng một lực lượng phòng vệ có hiệu quả, không đe doạ tới an ninh của các nước khác. Ngay từ năm 1986, Nhật Bản đã kiên quyết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân: “không tàng trữ vũ khí hạt nhân, không sản xuất vũ khí hạt nhân, không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản”. Nhật Bản theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hoà bình và an ninh thế giới, thông qua vai trò ngoại giao để tăng cường môi trường an ninh của mình. Nhật Bản luôn duy trì liên minh vững chắc và tin cậy với Mỹ trên cơ sở Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật để tăng cường khả năng phòng vệ vì hoà bình, an ninh của Nhật Bản và của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Về chính sách ngoại giao với các khu vực và các quốc gia, trong quan hệ với các nước châu Á, Nhật Bản luôn theo đuổi lập trường củng cố mối quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ngay trong thập niên 70, Nhật Bản đã cố gắng tăng cường quan hệ với Trung Quốc thông qua một loạt hiệp ước về kinh tế như hiệp ước về vận tải biển và hàng không năm 1974, hiệp ước về thương mại và đánh cá năm 1975 và đến tháng 8/1978, Nhật Bản ký hiệp ước hoà bình và hữu nghị với Trung Quốc. Có thể nói một trang mới đã mở ra trong quan hệ Trung - Nhật. Nhật Bản coi trọng mối liên hệ chặt chẽ với Hàn Quốc vốn có từ lâu và tìm cách hạn chế mâu thuẫn từ những vấn đề của lịch sử. Với Cộng hoà dân chủ
  • 9. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 9 nhân dân Triều Tiên, Nhật Bản tiến tới bình thường hoá quan hệ trong hiện tại và tương lai. Trong những thập niên 80 - 90, vấn đề này luôn là mục tiêu hướng tới của các chính phủ Nhật Bản. Các cuộc thăm viếng của những người đứng đầu chính phủ Nhật Bản ở vùng này là biểu hiện rõ rệt nhất của chủ trương đó. Nhật Bản cũng chú trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với ASEAN. Với các nước phương Tây, Nhật Bản luôn thắt chặt quan hệ với Mỹ thông qua những thoả thuận an ninh và chủ trương “mâu thuẫn kinh tế không làm tổn hại đến sức mạnh quan hệ hai nước”. Thực tế là trong những năm 80 và đầu những năm 90 đã xảy ra những bất đồng về kinh tế, thậm chí là “những cuộc chiến tranh thương mại” đã bùng nổ giữa Mỹ và Nhật Bản nhưng hai nước vẫn hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết những vấn đề tồn tại. Mối quan hệ này tiếp tục được phát triển trên cơ sở hợp tác hai bên trong các vấn đề chiến lược tương lai. Với các nước Tây Âu, Nhật Bản thực hiện nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản - Tây Âu - Mỹ để duy trì và tăng cường sức mạnh của Nhật Bản. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ Nhật Bản với Tây Âu mà chủ yếu với Cộng đồng Châu Âu (EC) trước đây và Liên minh Châu Âu (EU) ngày nay. Nhìn chung, có thể nói nội dung cơ bản xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1945 cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc là dựa trên nguyên tắc mềm dẻo, chấp nhận sự an phận về vị thế an ninh, chính trị, ngoại giao phụ thuộc vào Mỹ để tập trung tất cả cho việc phục hồi và phát triển nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • 10. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 10 2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh Năm 1952, Nhật Bản bước ra khỏi thời kỳ bị chiếm đóng song các hoạt động ngoại giao của Nhật bản trên vũ đài quốc tế vẫn còn rất hạn chế. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật chỉ là một biểu hiện của sự phụ thuộc đa dạng và chặt chẽ vào Mỹ. Thời điểm này Nhật không tham gia bất kỳ tổ chức quốc tế nào, Nhật không ký Hiệp ước hoà bình và không có quan hệ ngoại giao với cả Liên Xô và Trung Quốc. Nhật tách rời khỏi các nước châu Á láng giềng của mình khi việc sửa chữa những lỗi lầm thời kỳ chiến tranh với họ vẫn chưa được thực hiện. Quan hệ phụ thuộc vào Mỹ là đặc điểm nổi bật nhất trong hoạt động đối ngoại của Nhật Bản trong suốt thời kỳ này. Sau cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949 và nhất là sau khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên năm 1950, chính sách của Mỹ đã nhanh chóng mang tính chất chống cộng. Mỹ đã thúc giục Nhật Bản ký Hiệp ước San Francisco mà không có sự tham gia của Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong những năm 50, chính sách đối ngoại của Nhật với châu Á theo đúng chiến lược của Mỹ là phong toả phe xã hội chủ nghĩa. Nhật không quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính sách phong toả của Mỹ đã cản trở sự phát triển các quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Trung Quốc, song Nhật Bản được hưởng những nguồn lợi đáng kể từ chính sách của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Đông Dương mà Nhật Bản đã thu được lợi nhuận rất lớn. Tháng giêng năm 1960, Thủ tướng Nhật Bản đã ký Hiệp định an ninh sửa đổi với Mỹ. Việc gia hạn Hiệp ước an ninh với Mỹ cho phép Nhật Bản duy trì sự bảo hộ của Mỹ trong điều kiện thuận lợi để bảo vệ chính quyền của mình.
  • 11. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 11 Quan hệ đồng minh trung thành của Nhật với Mỹ bắt đầu có những vết rạn nứt, điển hình là "cú sốc Nixon" lần thứ nhất. Năm 1971, Henry Kissinger bí mật sang Bắc Kinh trong khi Mỹ vẫn còn yêu cầu Nhật Bản ủng hộ quyết định của mình từ năm 1961 về vấn đề cản trở Trung Quốc gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Đến khi Tổng thống Mỹ Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972 thì Nhật Bản chỉ được biết tin này trước đó vài tiếng. Sự kiện hoà giải Trung - Mỹ làm cho người Nhật nghĩ rằng tình hình chiến tranh lạnh của khu vực châu Á sẽ thay đổi một cách căn bản và vấn đề hàng đầu đối với Nhật Bản lúc này là làm thế nào kịp thời ứng phó với những diễn biến mới của khu vực do sự kiện đó đang và sẽ gây ra. Với mục đích đổi mới chính sách châu Á, chính phủ Nhật Bản bắt đầu một số hoạt động ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa châu Á. Và ngay sau đó, vào tháng 9/1972, Thủ tướng Tanaka tới Bắc Kinh và hai chính phủ Trung - Nhật đã có Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Từ đó, Nhật Bản coi châu Á có tầm quan trọng hơn trong chính sách đối ngoại của mình. Tư tưởng chủ đạo đằng sau những chính sách mới về châu Á này là Nhật Bản cần đóng góp vào việc tạo lập một thế cân bằng mới và làm tăng thêm sự ổn định ở châu Á. Ngoài ra, Nhật cũng muốn bảo đảm và mở rộng những thành quả kinh tế ở khu vực cho nên muốn Đông Á và Đông Nam Á càng ổn định càng tốt. Những sự kiện xảy ra từ cuối năm 1978 đến năm 1979 (Việt Nam đưa quân vào Campuchia, xung đột biên giới Việt - Trung, Liên Xô đưa quân vào Apganixtan...) làm cho quan hệ Nhật - Việt trở nên lạnh nhạt, quan hệ Nhật - Xô bị đông cứng còn quan hệ Nhật - Trung thì được cải thiện. Cho đến tháng 8/1978, Nhật đã ký được Hiệp ước hoà bình với Trung Quốc. Từ giữa thập kỷ 60, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản không ngừng được khẳng định. Nhật Bản đã trở thành bạn hàng số một ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà trước đây vị trí này thuộc về các nước phương Tây như Mỹ ở Nam Triều Tiên và Đài Loan, hay Anh ở Ôxtrâylia. Xuất khẩu của Nhật Bản
  • 12. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 12 vào Đông Nam Á tăng từ 1,8 tỷ đôla (1964) lên 4,9 tỷ (1970) và mang lại cho Nhật Bản khoản lợi nhuận 2 triệu đôla vào năm đó. [23,79] Chính phủ Nhật Bản gặp nhiều khó khăn nhất là trường hợp thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Mặc dù Mỹ khuyến khích hai nước sớm ký kết hiệp định bình thường hoá quan hệ ngoại giao nhưng các cuộc đàm phán giữa hai bên từ năm 1951 không đem lại kết quả gì. Giữa hai nước còn có nhiều vấn đề tồn tại trong đó có vấn đề lãnh hải, vấn đề bồi thường tài sản, vấn đề địa vị pháp lý của người Triều Tiên đang sống trên đất Nhật. Năm 1961, Hàn Quốc xảy ra cuộc đảo chính do quân đội tổ chức. Chính quyền Lý Sung Man giữ chính sách thù Nhật trước đây đã được thay thế bằng chính quyền mới do Park Chung Hee đứng đầu. Chính quyền mới này muốn bình thường hoá quan hệ với Nhật Bản để đẩy mạnh quan hệ kinh tế. Mặc dù nhiều người dân hai nước phản đối những thoả thuận của hai chính phủ, một số hiệp định giữa hai quốc gia vẫn được ký kết vào tháng 6/1965 và trao đổi công hàm vào tháng 12/1965. Như vậy, sau 14 năm gián đoạn Nhật Bản và Hàn Quốc mới bình thường hoá quan hệ với nhau. Với Liên Xô là nước không ký Hiệp ước San Francisco nên Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao và không ký Hiệp ước hoà bình. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho hai nước những vấn đề lịch sử chưa giải quyết được. Bốn hòn đảo thuộc quần đảo Kurin mà Liên Xô chiếm đóng chỉ cách Hokkaido vài kilômét. Song do tác động của bối cảnh quốc tế ở châu Á từ giữa thập kỷ 50 (kết thúc chiến tranh Triều Tiên, chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với hiệp nghị ở Giơnevơ...) cũng như do nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi nước, ngày 16/10/1956 Liên Xô và Nhật Bản đã cho ra Tuyên bố chung và từ đó quan hệ kinh tế - thương mại Nhật - Xô đã phát triển theo hướng đi lên cho đến giữa thập kỷ 70. Từ giữa những năm 60 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong những nước tư bản phát triển và trở thành cường quốc về kinh tế. Do kinh tế phát triển, Nhật Bản đã bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế,
  • 13. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 13 đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 1961, chính phủ Nhật Bản thành lập Quỹ hợp tác kinh tế đối ngoại để quản lý ODA về viện trợ kỹ thuật và viện trợ không hoàn lại. Năm 1964, Nhật Bản tham gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Tháng 12/1965, Ngân hàng phát triển châu Á được thành lập và Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất của Ngân hàng này. Thập kỷ 70 với nhiều biến cố đã đánh dấu sự đổi hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhận thức được tính dễ bị tổn thương của mình. Cú sốc dầu mỏ chỉ ra mối nguy hiểm của sự phụ thuộc kinh tế của Nhật đối với môi trường quốc tế. Tình thế như vậy buộc Nhật Bản phải điều chỉnh 3 vấn đề đối ngoại lớn của mình sao cho tự chủ hơn. Đó là quan hệ với hai nước cộng sản láng giềng lớn, lập trường đối với Trung Đông trong việc giải quyết những mâu thuẫn liên quan đến cung ứng năng lượng cho Nhật Bản và vị thế của Nhật Bản ở khu vực Châu Á là nơi luôn bị đe doạ bằng sự bất ổn định song cũng được đánh dấu bằng việc xuất hiện các nền kinh tế mới phát triển. Phong cách ngoại giao mới của Nhật Bản thời gian này là thực hiện một chính sách ngoại giao đa phương. Dù khôn khéo và tỏ ra tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại song Nhật Bản vẫn phải hoạt động thống nhất với phương Tây. Trong quan hệ kinh tế với Mỹ, do Nhật Bản xuất siêu nên mâu thuẫn với Mỹ là không tránh khỏi. Cú sốc Nixơn thứ hai là bằng chứng khi Nhật Bản phải chấp nhận sự định giá lại đồng yên (8/1971), chấp nhận ký hiệp định hạn chế các sản phẩm dệt tăng hàng năm vào thị trường Mỹ và chịu thiệt thòi trong việc Mỹ đánh thuế phụ thu 10% đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Dù có những mâu thuẫn thì quan hệ song phương Nhật - Mỹ vẫn rất sôi động. Cuối thập kỷ 70, nhiều sự kiện bất ổn về an ninh diễn ra liên tục ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương khiến cho Nhật Bản phải đưa ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại. Thời kỳ này Nhật Bản đã áp dụng đường lối quay lại phương Tây, tự xếp mình vào thế giới phương Tây.
  • 14. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 14 Khi Hiệp ước hoà bình Nhật - Trung được ký kết năm 1978, Liên Xô đã thể hiện phản ứng của mình bằng cách cho quân đội đóng trên đảo Iturup. Sự căng thẳng giữa Nhật Bản và Liên Xô còn tăng thêm nữa khi Nhật Bản cũng tổ chức cuộc tập trận lớn từ sau chiến tranh của lực lượng phòng vệ tại Hokkaido và một phần đảo Honshu bên cạnh để đối phó với "mối đe doạ Liên Xô". Thời gian này quan hệ hai nước bị đông cứng. Cho đến năm 1986, Bộ trưởng ngoại giao hai nước không hề gặp nhau. Sang thập kỷ 80, quan hệ chính trị của Nhật Bản với Trung Quốc cũng xấu đi. Năm 1982 vụ sách giáo khoa Nhật Bản đã gây ra sự phản kháng của Trung Quốc chống "chủ nghĩa quân phiệt phục sinh". Năm 1985 chuyến viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nakasone lại gây nên làn sóng chống Nhật làm cho Nakasone phải huỷ bỏ dự định đi thăm Trung Quốc lần thứ hai (năm 1984 Nakasone đã sang thăm Bắc Kinh). Về vấn đề sách giáo khoa, sự căng thẳng lên tới mức nhiều nhà chức trách Nhật Bản đã lên tiếng chống lại sự phê phán của Trung Quốc. Tình hình khó khăn trên làm cho Nhật Bản khẳng định lại quan hệ đoàn kết của mình với phương Tây bằng mọi biện pháp. Nhật Bản đã chú trọng đến quân sự, tham gia diễn tập với hạm đội 7 và với hải quân Úc từ năm 1982. Thủ tướng Suzuki tuyên bố liên minh và viện trợ tài chính cho các nước bị ảnh hưởng "mối đe doạ Liên Xô" nhiều nhất như Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở William Burg năm 1983, Nhật Bản đã khẳng định lại sự nhất trí của mình với các nước phương Tây trong vấn đề an ninh. Từ giữa thập kỷ 80 trở đi, tình hình quốc tế ngày càng có những thay đổi sâu sắc. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế trong các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô và Đông Âu đã dẫn tới khủng hoảng về chính trị và xã hội ở các nước này. Đầu thập kỷ 90, từ sự kiện bức tường Berlin bị sụp đổ cho đến khi Liên Xô tan rã chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Cục diện thế giới hoàn toàn đổi khác khi chiến tranh lạnh kết thúc. Cơ chế hai cực không còn cơ sở để tồn tại song một cơ chế thế giới mới cũng chưa được thành lập đầy đủ. Sau chiến tranh lạnh, ảnh hưởng của Mỹ đối với các nước đồng minh bị yếu đi. Từ chỗ hoàn
  • 15. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 15 toàn phụ thuộc vào Mỹ để đối phó lại với nguy cơ đe doạ của Liên Xô, đến thời điểm này các nước đồng minh của Mỹ cho thấy sự lệ thuộc kiểu đó đã không thể hoàn toàn chấp nhận được. Họ muốn khẳng định sự độc lập trong việc thực hiện chủ quyền của mình. Nhật Bản cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của xu thế chung đó. Tóm lại, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã thi hành một chính sách ngoại giao thân Mỹ. Tất cả mối quan hệ của Nhật Bản với các nước đều dựa trên thái độ của Mỹ. Cho đến thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc thì hầu như Nhật Bản đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực Đông Bắc Á. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đó vẫn tồn tại những khó khăn, trở ngại như vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Nga, vấn đề bồi thường chiến tranh cho Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên và những thái độ nghi ngờ lẫn nhau giữa các nước vẫn còn tồn tại. Đó cũng chính là những nội dung mà các bên vẫn đang nỗ lực tiếp tục thương lượng cùng nhau giải quyết nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện ngoại giao, thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng phát triển trong tình hình mới.
  • 16. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 16 Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 2001) 1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh 1.1 Bối cảnh quốc tế 1.1.1 Xu thế tiến tới đa cực hoá Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực đứng đầu là Liên Xô và Mỹ. Môi trường an ninh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ở mọi phương diện. Thế giới đang trong quá trình chuyển tiếp sang trật tự thế giới mới với xu thế nổi trội là đa cực, đa trung tâm. Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự, chính trị và khoa học - kỹ thuật. Hơn nữa, thập kỷ đầu của thời kỳ sau chiến tranh lạnh lại chứng kiến một thời kỳ kinh tế phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Khoảng cách giữa Mỹ và các đối thủ đặc biệt là Nhật Bản và EU càng được mở rộng vì sự chênh lệch lớn trong tốc độ phát triển kinh tế. Từ năm 1990 đến 1998, kinh tế Mỹ tăng tới 27%, gần như gấp đôi so với EU 15% và Nhật Bản 9%. [5,21]. Mỹ có khả năng duy trì được vị trí siêu cường của mình trong nhiều thập kỷ tới. Mỹ còn nắm giữ vai trò chủ đạo trong các thiết chế tài chính, thương mại thế giới như IMF, WTO, WB… Mỹ cũng là nước lãnh đạo khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và qua đó duy trì sự lệ thuộc của các nước Tây Âu vào Mỹ về măt chính trị và quân sự. Tuy nhiên, dù là siêu cường duy nhất với sức mạnh tổng hợp vượt trội, Mỹ không thể chi phối toàn bộ công việc của thế giới và áp đặt ý chí của mình. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh còn lại và khả năng phục hồi của Nga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật Bản và EU cũng như sự lớn mạnh của Ấn Độ và đặc biệt là sự hình thành những tập hợp lực lượng chống lại xu thế đơn
  • 17. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 17 cực của Mỹ, làm cho Mỹ không dễ dàng thực hiện được tham vọng của mình. Điều này càng rõ hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà một trật tự khu vực đa cực đang hình thành rõ nét. Tuy nhiên, trật tự thế giới đang hình thành là một trật tự đa cực không đồng đều trong đó cực Mỹ là áp đảo, không chỉ ở khía cạnh so sánh lực lượng mà còn về phạm vi địa lý. Trong khi vai trò an ninh chính trị của Trung Quốc và Nhật chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, của Nga và Tây Âu ở Châu Âu thì Mỹ có mặt và đóng vai trò chủ yếu trên cả hai chính trường quan trọng nhất của thế giới là châu Âu và châu Á. Là một bộ phận quan trọng của thế giới, châu Á- Thái Bình Dương cũng nằm trong dòng chảy chung và không thể không chịu ảnh hưởng của những xu thế quốc tế chủ đạo. Những xu thế này có tác động sâu sắc tới cục diện quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương và đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ. Tuy còn nhiều điều chưa chắc chắn trong thời kỳ chuyển tiếp nhưng có thể thấy rằng hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các nước ở khu vực này. Bên cạnh đó, xu thế đa cực hoá vừa là kết quả, vừa là tác nhân của sự cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn. Sự đấu tranh giữa chủ trương xây dựng một thế giới đơn cực của Mỹ và sự phấn đấu cho một thế giới đa cực trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ giành được chỗ đứng cho mình là một cuộc ganh đua lâu dài, khó khăn và còn ẩn chứa nhiều bất trắc. Vì vậy, hai mặt hợp tác và đấu tranh sẽ tiếp tục đan xen nhau và thể hiện với những thăng trầm trong quan hệ của các nước ở khu vực trong nhiều thập kỷ tới. 1.1.2. Xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các nước trên thế giới, lớn cũng như nhỏ, đều mong muốn duy trì một môi trường quốc tế hoà bình và tăng cường
  • 18. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 18 hợp tác quốc tế để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của mọi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế ngày càng chiếm ưu thế so với chạy đua vũ trang. Sức mạnh kinh tế đã và đang trở thành nhân tố quyết định của sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế không thể thay thế vai trò của sức mạnh quân sự trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế. Cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá và phụ thuộc lẫn nhau đang phát triển mạnh mẽ, những cuộc xung đột khu vực, cục bộ về các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ diễn ra liên tiếp cho thấy sức mạnh quân sự vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Hầu hết các khối và các nước đều cần có môi trường bên trong và bên ngoài ổn định, hoà bình để tập trung phát triển kinh tế. Đây là một đặc điểm có tính chất chi phối các quan hệ kinh tế quốc tế. Với mục tiêu trọng tâm là xây dựng tiềm lực kinh tế nên các nước đều cố gắng tránh các xung đột đối kháng và tìm cách giải quyết bằng đối thoại, đàm phán hoà bình khi có mâu thuẫn nảy sinh. Sự trỗi dậy của nhiều nước đang phát triển cho thấy có hiện tượng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội và chính trị giữa các nước và các khu vực khác nhau trong bối cảnh vừa phải phụ thuộc, hợp tác cùng nhau phát triển vừa cạnh tranh quyết liệt. Từng nước, kể cả những nước lớn nhất, đều đứng trước những cơ hội và thách thức vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù với mỗi quốc gia để lựa chọn và giải quyết. Chính sự phát triển không đồng đều đã dẫn tới sự mất cân bằng và phân bố quyền lực mới. 1.1.3. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa Sự chuyển đổi công nghệ từ những năm 1970 và cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình toàn cầu hoá. Một mạng lưới toàn cầu về mậu dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ và kỹ thuật dần dần được hình thành. Tỷ lệ tăng
  • 19. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 19 trưởng mậu dịch thế giới đã vượt quá tỷ lệ tăng trưởng sản xuất của thế giới. Mặt khác, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm, thúc đẩy nhanh hơn tiến trình toàn cầu hoá. Và nó mang lại cơ hội cũng như hàm chứa những thách thức to lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á là minh chứng sống động về sức tàn phá của các lực lượng tài chính xuyên quốc gia đối với các nền kinh tế đang phát triển chưa chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với những thách thức của toàn cầu hoá. Song hành với xu thế toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Ở châu Âu, viễn cảnh toàn châu Âu nằm trong một thực thể khu vực EU không còn là viễn cảnh xa vời. Quá trình mở rộng được tiến hành đồng thời với quá trình tăng cường hoà nhập, đặc biệt là hoà nhập kinh tế. Đồng tiền chung châu Âu Euro ra đời vào tháng 1/1999 và chính thức đi vào sử dụng từ tháng 1/2002 đã đẩy tiến trình khu vực hoá ở châu Âu lên một tầm cao mới. Ở châu Á- Thái Bình Dương, tiến trình tự do hoá thương mại của APEC đang tiếp tục tiến triển. Liên kết tiểu khu vực cũng được thúc đẩy. Tiến trình AFTA của ASEAN, NAFTA của Bắc Mỹ, CER giữa Ôxtrâylia và Niu Dilân là những ví dụ điển hình về xu thế liên kết khu vực. Toàn cầu hoá và khu vực hoá không phải là hai xu thế đối nghịch nhau. Khu vực hoá có thể được coi là một bước đệm, ở mức độ nào đó là sự tập hợp lực lượng giữa các nền kinh tế khu vực để đối phó với những thách thức, cạnh tranh ở tầm toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá là một nhân tố rất quan trọng tác động đến chiều hướng chính sách của các nước và động thái phát triển của toàn thế giới. Thực chất của quá trình này là sự gia tăng các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá vượt qua biên giới quốc gia nhưng diễn ra không đồng đều về cường độ và phạm vi địa lý giữa mỗi nước cũng như mỗi khu vực. Quá trình này diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, một mặt do những tiền đề, điều kiện thuận lợi như thành quả của cuộc cách mạng công nghệ tin học đã cho phép các quan hệ quốc tế đặc biệt là các quan hệ kinh tế quốc tế
  • 20. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 20 được thực hiện một cách nhanh chóng. Mặt khác, toàn cầu hoá và khu vực hoá còn là một tất yếu khách quan do nhu cầu tăng cường quan hệ giữa các quốc gia nhằm khai thác lợi thế so sánh của nhau. Tiến trình này đem đến kết quả là bản đồ thế giới dần dần thay đổi theo hướng đa trung tâm, nhiều cường quốc cùng tồn tại cạnh nhau. Đồng thời, nhiều nhóm nước đang phát triển cũng liên minh lại, hình thành các hình thức hợp tác tiểu khu vực. Vì vậy, ngoài các liên minh khu vực lớn như EU, NAFTA, APEC còn có hàng chục liên minh tiểu khu vực khác như ASEAN, FTA, Thị trường chung châu Mỹ và Cộng đồng Nam Phi... 1.2. Bối cảnh khu vực 1.2.1. Nhật Bản Bước vào thập kỷ 90, cũng là lúc nền kinh tế “bong bóng” ở Nhật Bản sụp đổ, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng đình trệ kéo dài. Từ năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nhiều năm chỉ đạt dưới 1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế đã giảm từ 2,9% năm 1991 xuống còn 0,4% năm 1992 và 4 năm liền từ 1992- 1995 mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 0,6%. [10, 371]. Bên cạnh đó, sự tăng giá của đồng yên là một khó khăn lớn cho nền kinh tế Nhật, là nền kinh tế ngoại thương rất nhạy cảm với mọi biến động trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường tài chính. Trong 3 năm từ 1993- 1995 đồng yên tăng giá liên tục (1993: 111,8 yên/USD, 1994: 94,83 yên/USD, 1995: 83,9 yên/USD). [11, 28 - 29]. Do đó, hàng xuất khẩu của Nhật Bản tính theo đôla trở nên quá đắt và làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời gây cản trở cho các ngành công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng yên tăng giá cũng làm tổn hại đến lòng tin của các nhà đầu tư vào kinh doanh. Tình trạng phá sản và đổ vỡ kinh doanh diễn ra rất nhiều, nhất là các công ty vừa và nhỏ, đặc biệt là các công ty có tỷ lệ xuất khẩu cao thì ảnh hưởng càng rõ rệt (năm 1994
  • 21. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 21 tổng số doanh nghiệp phá sản là 14.201 vụ với tổng giá trị là 6.171,5 tỷ yên). [11, 29]. Sự tăng giá liên tục của đồng yên so với đồng đôla Mỹ cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước trên thế giới, trước hết là các nước ở khu vực châu Á, láng giềng của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhật Bản là một trong những nước cho vay lớn nhất trên thế giới, đồng yên tăng giá liên tục cũng có nghĩa là các nước sẽ phải chi nhiều tiền hơn để trả lãi số tiền vay của Nhật, hoặc để mua cùng một lượng hàng hoá Nhật Bản mặc dù giá hàng hoá đó tính bằng đồng yên như cũ. Một hậu quả to lớn nữa của sự sụp đổ nền kinh tế “bong bóng” và đồng yên tăng giá là tỷ lệ thất nghiệp cao chưa từng thấy ở Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tỷ lệ thất nghiệp năm 1995 là khoảng 3,1%, đến tháng 10 năm 1997 đã lên tới mức 3,5%, tháng 3 năm 1998 lên tới mức kỷ lục là 3,9%. [11, 30]. So với các quốc gia công nghiệp khác thì đây là một tỷ lệ nhỏ nhưng với Nhật Bản là một đất nước vốn tự hào có chế độ làm việc suốt đời cho nhân công thì đây thực sự là một cú sốc mạnh, một sự tồi tệ nhất từ hơn 30 năm qua. Một vấn đề cũng rất nghiêm trọng trong xã hội Nhật Bản là tình trạng dân số ngày càng già đi một cách nhanh chóng. Trước chiến tranh, tuổi thọ trung bình của người dân là 50 nhưng đến năm 1970 con số này đã nâng lên khá cao là 69,3 với nam và 74,7 đối với nữ, các số liệu tương ứng của năm 1980 là 73,4 và 78,8, năm 1992 là 76,1 và 82,2, năm 1994 là 76,6 và 83. Với mức tuổi thọ trung bình hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có chỉ số tuổi thọ cao nhất thế giới. Cùng với sự kéo dài tuổi thọ trong dân cư, số lượng và tỷ lệ người già trong tổng dân số cũng tăng lên mạnh mẽ. Tỷ lệ phần trăm số dân có độ tuổi dưới 14 đã giảm còn khoảng 20% trong đó tỷ lệ phần trăm những người thuộc nhóm già hơn đang tăng lên nhanh chóng (năm 1950 số người 65 tuổi trở lên là 4,95% dân số, năm 1980 là 9,05% và năm 1995 là 14,5%). [11, 39 - 40].
  • 22. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 22 Xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản đã và đang làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động. Tỷ lệ người già trong lực lượng lao động tăng dần theo từng năm. Hơn nữa, do tỷ lệ sinh giảm đã làm cho tốc độ bổ sung lao động trẻ cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân cũng giảm theo. Dân số ít đi và già hơn có nghĩa là hoạt động kinh doanh thu hẹp lại, lực lượng lao động ít hơn, giá cả sức lao động tăng cao, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất, số tiền tiết kiệm và số tiền dành cho đầu tư cũng co lại nhường chỗ cho các khoản chi phí cho phúc lợi xã hội, hưu trí và chăm sóc người già. Dân số và lực lượng lao động già đi cũng khiến cho chế độ làm việc suốt đời và tăng lương theo thâm niên của các công ty Nhật Bản phải thay đổi. Bước vào những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản bị khủng hoảng và suy thoái kéo dài, bên cạnh đó chế độ chính trị cũng bị chao đảo và rối loạn với sự ra đời, tách nhập nhiều đảng phái mới tranh giành quyền lãnh đạo. Ngày 18/7/1993 là mốc đánh dấu lần đầu tiên sau 38 năm, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã mất vai trò lãnh đạo độc tôn trên sân khấu chính trị Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản, dưới sự lãnh đạo của LDP trong gần 4 thập kỷ, đã đạt được những tiến bộ thần kỳ nhưng đã đến lúc hệ thống này bộc lộ những khuyết điểm lớn dẫn đến bê bối chính trị lan tràn, tham nhũng tài chính liên tục, không còn thích hợp với Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh nữa. Sự thất bại của LDP bắt đầu cho sự cầm quyền của một liên minh 7 đảng nhưng không đảng nào nắm quyền chủ đạo trong chính phủ, rồi chuyển sang chính phủ đa đảng thiểu số, tiếp đó là chính phủ liên hiệp ba đảng trong đó một đảng nắm vai trò chi phối, rồi lại quay trở về với chính phủ độc đảng với vai trò độc tôn do Hashimoto làm Thủ tướng. Đây là chính phủ trụ được thời gian dài nhất kể từ sự kiện tháng 7/1993. Cho đến tháng 7/1998 tại cuộc bầu cử thượng viện, LDP đã thất bại nặng nề khiến Thủ tướng Hashimoto phải từ chức nhưng đảng này vẫn chiếm đa số ghế tại hạ viện nên vẫn giữ được quyền thành lập nội các mới đứng đầu là Thủ tướng Keizo Obuchi. Mặc dù LDP đã trở lại nắm
  • 23. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 23 quyền nhưng nền chính trị Nhật Bản sau chiến tranh lạnh chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định, các nhân tố trong nước và quốc tế mới luôn tác động đến chính trị Nhật Bản nên vai trò cầm quyền của LDP vẫn bấp bênh, vị trí độc tôn luôn bị thách thức. Chính vì vậy, LDP lại phải liên minh với Đảng Tự do (LP) và một chính phủ liên hiệp với đảng này đã được hình thành vào đầu năm 1999, mặc dù liên minh này vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Nền chính trị Nhật Bản hiện nay vẫn chưa ổn định và đang trong quá trình chuyển tiếp nhưng nhìn chung, từ sau sự kiện năm 1993, các chính phủ kế tiếp nhau và các chính đảng dù bảo thủ hay cấp tiến đều đứng trước một yêu cầu cấp thiết là phải tiến hành cải cách chính trị. Tuy việc thực hiện đã diễn ra với các biện pháp, phương hướng và mức độ khác nhau nhưng mục tiêu chính của cải cách chính trị bao gồm cải cách chế độ bầu cử và cải cách hành chính. Cải cách hành chính nhằm phá vỡ hệ thống kết cấu tay ba của giới chính trị gia, giới quan chức và giới doanh nghiệp và tăng cường công khai dân chủ trong chính quyền cũng như "phi tập trung hoá" quyền lực. Nhằm phá bỏ khả năng một đảng hoặc song đảng liên tục nắm quyền lãnh đạo, Quốc hội đã thông qua 4 dự luật vào tháng 3/1994 gồm có luật bầu cử các quan chức nhà nước, luật kiểm soát quỹ chính trị, luật thành lập Hội đồng giám sát phân chia đại diện cho khu vực bầu cử và luật tài trợ cho các chính đảng. Mặc dù nhiều cuộc cải cách đã được thực hiện nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nền chính trị của Nhật Bản sẽ phát triển theo xu hướng các chính đảng lớn sẽ thay nhau cầm quyền và có nhiều khả năng hình thành chế độ song đảng thay nhau cầm quyền như ở nhiều nước phương Tây. 1.2.2. Trung Quốc Do tầm vóc, vị trí chiến lược, tiềm năng chính trị, quân sự và kinh tế, Trung Quốc càng tỏ rõ là một cường quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Chính sách mở cửa về kinh tế của Trung Quốc thực hiện từ năm 1979 đã tạo nên sự chuyển biến lớn lao. Nền kinh tế Trung Quốc
  • 24. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 24 liên tục tăng trưởng với tốc độ 8- 9% đã làm GDP của Trung Quốc tăng lên gấp ba lần chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ và cuối năm 2001 đạt gần 1.200 tỷ USD. Theo nhiều dự đoán, nếu Trung Quốc tiếp tục chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 5% mỗi năm trong vòng hàng chục năm tới. [5, 31]. Là một cường quốc với dân số lên tới 1,3 tỷ người, Trung Quốc đang trên đường phát triển thành một siêu cường về kinh tế và quân sự. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực làm cho các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ lo ngại. Hơn nữa, do Trung Quốc liên quan mật thiết đến hầu hết các thách thức an ninh ở khu vực như Đài Loan, tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề Triều Tiên, nên cách thức mà Trung Quốc giải quyết những vấn đề này như thế nào có tác động vô cùng to lớn đến cục diện an ninh ở khu vực. Cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan năm 1996 một lần nữa cho thấy tính chất bất ổn định và tiềm ẩn xung đột ở nơi vốn được coi là một điểm nóng tiềm tàng ở khu vực. Cuộc tập trận và bắn tên lửa ở eo biển Đài Loan hồi tháng 3/1996 đã đẩy Mỹ và Trung Quốc tới gần một cuộc đụng độ hơn bao giờ hết. Và ít ai tranh cãi thực tế Đài Loan là vấn đề phức tạp nhất, có tiềm năng gây xung đột nhất trong quan hệ Mỹ - Trung. Nhân tố chính trị nội bộ Mỹ, điển hình là cuộc tranh cãi giữa phái bảo thủ Cộng hoà thân Đài Loan và phái trung dung tôn trọng nguyên tắc một nước Trung Quốc, làm cho quan hệ Mỹ - Trung vốn không ổn định càng trở nên khó dự đoán. Xu hướng độc lập và tìm kiếm một vị thế quốc tế của Đài Loan, chủ nghĩa dân tộc và quyết tâm thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc cùng với "sự mập mờ chiến lược" của Mỹ làm cho eo biển Đài Loan trở thành một trong những khu vực tiềm tàng xung đột nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh xảy ra ở eo biển Đài Loan, an ninh khu vực sẽ bị đe doạ nghiêm trọng bởi sự đụng độ khó tránh khỏi giữa Mỹ, siêu cường duy nhất còn lại, và Trung Quốc, siêu cường trong tương lai của thế kỷ XXI.
  • 25. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 25 Một điểm nóng tiềm tàng khác ở khu vực là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN. Biển Đông là khu vực có những tuyến đường biển mà 25% số tàu biển của thế giới đi qua, bao gồm cả tuyến đường huyết mạch cung cấp dầu mỏ cho các nền kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Khoảng 90% dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản đi qua khu vực này. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế của các đảo tranh chấp ở biển Đông ngày càng thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực. Mặc dù chưa có cơ sở vững chắc, một số những dự tính về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên ở khu vực này càng làm cho tranh chấp chủ quyền ở đây nghiêm trọng hơn. Theo một số báo cáo của Trung Quốc năm 1989, dự trữ dầu có thể lên tới hàng tỷ thùng. Tuy nhiên, những con số dự đoán về lượng dự trữ dầu mỏ ở biển Đông là rất khác nhau. Dầu mỏ sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng, dù không phải là quan trọng nhất, trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông trong các tính toán chiến lược và kinh tế của các bên tranh chấp chủ quyền. 1.2.3. Nga Mặc dù trong tình trạng bất ổn về cả kinh tế lẫn chính trị, Nga vẫn là một trong những cường quốc chủ chốt ở châu Á- Thái Bình Dương. Thứ nhất, do được thừa hưởng từ Liên Xô trước đây phần lớn sức mạnh quân sự và hạt nhân, Nga vẫn là cường quốc quân sự số hai trên thế giới với kho vũ khí chiến lược đã cắt giảm đáng kể nhưng vẫn còn đủ sức để tiêu diệt 10 lần nước Mỹ. Nước Nga còn có tiềm năng to lớn về khoa học, công nghệ cũng như tài nguyên thiên nhiên, kể cả những tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược như dầu mỏ, khí đốt. Thứ hai, Nga là một cường quốc Âu - Á và từ giữa thập kỷ 1990, đặc biệt gần đây dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu - Á, có những bước đi chủ động, tích cực tham dự vào
  • 26. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 26 các vấn đề khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ở mức độ nào đó đã phần nào khôi phục ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Thứ ba, các nước trong khu vực cũng có lợi ích trong việc lôi kéo Nga tham gia và có vai trò trong các vấn đề khu vực. Trung Quốc có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Nga nhằm đối trọng trong quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, Nga cũng có vai trò quan trọng ở bán đảo Triều Tiên. Sự nồng ấm trong quan hệ Nga - Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên gần đây với chuyến thăm Bình Nhưỡng của Putin tháng 2 năm 2001 và chuyến thăm Nga của lãnh tụ Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tháng 8 năm 2001 cũng cho thấy ảnh hưởng của Nga ở khu vực này. Với sự sụp đổ của Liên Xô, mối đe doạ quân sự lâu nay từ phía Bắc đã giảm đi đáng kể nếu không muốn nói là hoàn toàn được gạt bỏ, trong khi việc bình thường hoá quan hệ song phương giữa hai nước sẽ tiếp tục còn hy vọng nếu có một giải pháp về vấn đề lãnh thổ phía Bắc. Vấn đề này, ngược lại, dường như không có khả năng giải quyết được trong điều kiện thiếu sự ổn định chính trị ở Nga với một tương lai có thể nhìn thấy trước được. Do đó, cả hai nước sẽ cần phải nhận thức tới một sự chung sống trong kiên nhẫn với các mối quan hệ không chắc chắn trong nhiều năm tới nữa. 1.2.4. Bán đảo Triều Tiên Trong khi tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều thập kỷ nằm ở châu Âu thì chính ở châu Á đã xảy ra hai cuộc chiến tranh nóng là cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) và cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà tàn dư của một trong hai cuộc chiến đó giờ đây vẫn tồn tại. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đầu những năm 1950 và sự can thiệp của Mỹ đánh dấu sự mở đầu của cuộc chiến tranh lạnh ở châu Á. Tuy nhiên, đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, tương phản với sự thống nhất nước Đức sau khi bức tường Béclin sụp đổ năm 1989, bán đảo Triều Tiên
  • 27. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 27 vẫn trong tình trạng chia cắt. Mặc dù có một số dấu hiệu hoà giải giữa hai miền, đặc biệt kể từ cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều tháng 6/2000, vấn đề thống nhất Triều Tiên vẫn là một trong những điểm nóng hay một thách thức tiềm tàng đối với hoà bình và ổn định ở châu Á. Tình hình bán đảo Triều Tiên và đặc biệt những lo ngại về việc Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên phát triển về vũ khí hạt nhân được đánh giá là một mối nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường an ninh ở Đông Bắc Á. Tháng 5/1993, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa ở vùng biển Nhật Bản, đặt một nửa miền Tây Nhật Bản vào tầm bắn. Những sự kiện này là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên 1994. Mỹ thậm chí đe doạ thông qua LHQ tiến hành cấm vận kinh tế nếu Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên không cho phép thanh tra quốc tế đến thanh sát một số cơ sở hạt nhân ở nước này. Sau một loạt các cuộc đàm phán, tháng 10/1994, Mỹ và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đã ký Hiệp định khung, theo đó Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đồng ý ngưng sản xuất Plutonium ở Yongbyon, và để đổi lại, giữa năm 1995 hiệp định bốn bên, hai miền Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản, được ký kết trong đó ba nước kia cam kết cung cấp lò phản ứng nước nhẹ cho Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Với hiệp định này, vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã tạm thời lắng xuống nhưng không phải là đã hoàn toàn được giải quyết. Những nghi kỵ đối với các kế hoạch ngầm của Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên xung quanh việc phát triển tên lửa hạt nhân vẫn tiếp tục tồn tại. Sự kiện Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên bắn thử tên lửa Teapodong hồi cuối tháng 8/1998 lại làm dấy lên những mối lo ngại về an ninh khu vực. Và Mỹ đã sử dụng khả năng Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có thể chế tạo thành công tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đe doạ an ninh lãnh thổ nước Mỹ trong khoảng 5- 10 năm nữa làm cơ sở biện minh cho kế hoạch triển
  • 28. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 28 khai phòng thủ tên lửa. Cho đến nay, đàm phán giữa Mỹ và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên về vấn đề tên lửa vẫn chưa đưa đến một bước đột phá nào. Cuộc gặp thượng đỉnh Liên Triều tháng 6/2000 đã mở ra những hy vọng to lớn về triển vọng hoà giải và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sự phức tạp của những vấn đề còn chưa giải quyết làm cho bất kỳ dự đoán nào về một kịch bản Triều Tiên thống nhất trong tương lai ngắn hạn cũng trở nên không có cơ sở. Và cho đến khi bán đảo Triều Tiên thống nhất, có lẽ phải chờ ít nhất trong một vài thập kỷ nữa, bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục là một điểm nóng tiềm tàng, có khả năng đe doạ an ninh khu vực. Đối đầu quân sự vẫn tiếp tục ở hai miền. Có đến 37.000 quân Mỹ vẫn còn đóng ở Hàn Quốc, và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên tiếp tục tập trung cao độ vào việc xây dựng lực lượng quân sự. Ngân sách quân sự của nước này đã lên tới 25% GDP là tỷ lệ lớn nhất trên thế giới. Như vậy, sự có mặt quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên là một trong những nguồn gốc gây căng thẳng và làm cho bán đảo Triều Tiên tiếp tục là một điểm nóng ở khu vực. 2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh. 2.1. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh Thực tế cho thấy, trong suốt nhiều thập niên trước khi chiến tranh lạnh chấm dứt, người ta khó mà tìm được các yếu tố độc lập trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản bởi sự chi phối của Mỹ quá lớn. Nhật Bản luôn coi mối quan hệ của Nhật với Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình và cho tới khi chiến tranh lạnh chấm dứt gần một thập niên, điều này vẫn được duy trì. Tuy nhiên, càng ngày Nhật Bản càng tỏ ra độc lập hơn và chủ động hơn trong các quan hệ quốc tế. Đây là một biểu hiện mới trong chính sách đối ngoại
  • 29. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 29 của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh và là dấu hiệu cho thấy sự lệ thuộc vào Mỹ trong chính sách đối ngoại đã giảm xuống. Có thể thấy một số điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cho tới những năm cuối thế kỷ XX như sau: Về cơ bản, chính sách tăng cường quan hệ với Mỹ được hỗ trợ bằng Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Mặc dù trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ Nhật - Mỹ xuất hiện nhiều xung đột, bất đồng kinh tế gay gắt song Nhật Bản vẫn chủ trương hợp tác chặt chẽ với Mỹ để giải quyết các mâu thuẫn đó, không để vấn đề kinh tế làm giảm sút quan hệ Nhật - Mỹ. Cùng với việc duy trì quan hệ với các nước đối tác truyền thống trước đây như EU, các nước tư bản phát triển trong nhóm G7, trong OECD, Nhật Bản ngày nay đặc biệt chú ý mối quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thời kỳ sau chiến tranh lạnh, trước sự phát triển năng động của các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương những năm gần đây, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực này. Đối với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản tiếp tục thực hiện học thuyết Fukuda. Đối với những nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác; đối với Liên Bang Nga, Nhật Bản sẽ phối hợp cùng với Nga giải quyết những bất đồng chung quanh vấn đề quần đảo Kurin, tiến đến ký Hiệp ước hoà bình giữa hai nước. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản chỉ tập trung chủ yếu vào xây dựng các mối quan hệ với phương Tây còn sau chiến tranh lạnh, người ta thấy xuất hiện xu hướng Nhật Bản tìm cách mở rộng quan hệ quốc tế của họ ra toàn thế giới. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo thời cơ để Nhật Bản mở rộng các quan hệ song phương với nhiều nước Đông Âu, Đông Dương và các nước khác. Đặc trưng của các quan hệ song phương giữa Nhật và các đối tác mới này là "hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau và hai bên cùng có lợi". Trong các mối quan hệ này, Nhật Bản và các đối tác sẵn sàng chấp nhận những khác biệt để mở rộng các
  • 30. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 30 quan hệ song phương, đặc biệt là các quan hệ kinh tế và hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật. Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì chính sách ngoại giao kinh tế. Bên cạnh đó, sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Nhật Bản đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình trong đời sống chính trị thế giới tương xứng với sức mạnh kinh tế, tài chính, khoa học và công nghệ của nước Nhật. Các hoạt động đối ngoại như thông qua đạo luật PKO cho phép Nhật đưa lực lượng vũ trang tham gia đội quân gìn giữ hoà bình của LHQ, đặt mục tiêu chính sách đối ngoại là bảo vệ lợi ích quốc gia thay vì bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước đây, đấu tranh đòi cải tổ LHQ theo hướng mở rộng nhóm nước thường trực Hội đồng bảo an để Nhật được tham gia vào cơ cấu quyền lực này. Rõ ràng với những chính sách này, Nhật Bản đang tranh thủ mọi cơ hội nhằm nâng cao vai trò chính trị của mình trên trường quốc tế. 2.2. Quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh 2.2.1. Nhật Bản trong quan hệ với người khổng lồ Trung Quốc Người ta có nhận xét rằng sự bổ sung cho nhau về mặt thương mại là chiếc neo kết giữ các quan hệ Nhật - Trung thời hậu chiến tranh lạnh. Vào giữa thập kỷ 90, Trung Quốc đã là bạn hàng lớn thứ hai của Nhật Bản trong quan hệ mậu dịch và ngược lại Nhật là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc. Nhìn vào con số mậu dịch song phương Nhật - Trung trong giai đoạn này cho thấy có một sự gia tăng nhanh chóng. Trong hai năm 1992 và 1993, con số này tăng 54%, từ 25 tỷ USD giá trị tuyệt đối năm 1992 lên 39 tỷ USD năm 1993 và năm 1994 đã là 50 tỷ USD. [11,226]. Những năm đầu thời kỳ sau chiến tranh lạnh, kim ngạch mậu dịch hai chiều Nhật - Trung nhìn chung được cân bằng trở lại. Nếu nhìn vào cơ cấu mậu dịch ta thấy bộc lộ những lợi thế so sánh từ mỗi phía. Ví dụ, trong năm 1992, 55,3% tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Nhật sang Trung Quốc là máy
  • 31. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 31 móc và thiết bị, còn lại là xuất khẩu các mặt hàng sắt thép, các sản phẩm hoá chất, ô tô và tơ sợi. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đã tăng từ năm 1991 với tốc độ từ 100 đến 200% năm. Trái lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật chủ yếu là hàng may mặc chiếm tới 50,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo đó là hàng thực phẩm, các sản phẩm chế tạo của ngành công nghiệp nhẹ và các sản phẩm năng lượng khác... Do vậy, có thể thấy quan hệ kinh tế Nhật - Trung là một sợi dây kéo buộc tổng thể các mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời, đây cũng được coi là nhân tố tích cực đóng góp cho sự ổn định và phát triển khu vực. Sự bổ sung cho nhau về kinh tế và tính gần gũi về địa lý giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ là những cơ sở cho việc tiếp tục ý muốn mở rộng hợp tác giữa hai bên. Người Trung Quốc xem các luồng mậu dịch, đầu tư và công nghệ của Nhật Bản như là một yếu tố quan trọng trong chương trình hiện đại hoá của họ trong khi Nhật Bản nhìn thấy những cơ hội mang tính thương mại rất lớn từ Trung Quốc và xem đây là một phương tiện hữu ích để gây ảnh hưởng tạo sự ổn định và định hướng những thay đổi ở người Trung Quốc. Thông qua việc xác định trạng thái mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời hậu chiến tranh lạnh, các vấn đề chính trị luôn có một sức nặng trong cân bằng quan hệ giữa hai nước. Giải quyết các chương trình nghị sự mang tính chính trị giữa Bắc Kinh và Tokyo thực sự bị ba vấn đề dường như có tính nguyên tắc chi phối. Đó là việc giải quyết các di sản để lại của cuộc xâm lược Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai do Nhật Bản gây ra, vấn đề Đài Loan và vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Trên một phương diện rộng hơn, chắc chắn các vấn đề an ninh và quân sự vẫn và sẽ tiếp tục là các vấn đề có liên quan tới khía cạnh chính trị và ngoại giao trong các chương trình tiếp xúc giữa hai nước. Kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản với Trung Quốc (1894- 1895), Nhật Bản đã dựng lên một chính quyền bù nhìn thân Nhật tại vùng Mãn
  • 32. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 32 Châu Lý và chiếm hòn đảo Đài Loan. Những ký ức đau buồn trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc (1937 - 1945) khiến cho thế hệ những người chứng kiến quá khứ cũng như các thế hệ tiếp nối ngày nay ở Trung Quốc phải đặt một dấu chấm hỏi về người Nhật Bản. Theo cách nhìn của họ, Nhật Bản chưa bao giờ có một thái độ xin lỗi đầy đủ. Từ quan điểm đó, Trung Quốc vẫn tố cáo Nhật Bản trong các cuộc tiếp xúc và cố đưa ra các vấn đề đó lên các chương trình nghị sự về tính thiếu hối hận trong các hành động tội ác của Nhật Bản trước đây ở Trung Quốc và nỗi lo ngại về khả năng tiềm tàng hồi phục của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Trước thái độ như vậy, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã thổi phồng các sự kiện lịch sử. Năm 1994, Bộ trưởng tư pháp Nhật Bản đã tuyên bố vụ thảm sát ở Nam Kinh chưa bao giờ có trong lịch sử, đó là sự bịa đặt của Trung Quốc và lập tức gây ra một sự phản ứng gay gắt từ phía chính phủ Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, những cuộc tranh cãi trên khía cạnh ngoại giao năm 1983 trong việc sửa đổi lại nội dung sách giáo khoa lịch sử của Nhật Bản khi nói tới sự xâm chiếm Trung Quốc do quân đội của Nhật Bản tiến hành hay như chuyến đi thăm đền Yasakuni của cựu Thủ tướng Nhật Bản Nakasone đã gây ra hàng loạt vụ phản đối ở Trung Quốc. Trong các năm 1992, 1993, các vấn đề tranh cãi nêu trên luôn là một sức ép đưa ra từ phía Trung Quốc trong quan hệ Nhật - Trung. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải có các hành động thiết thực để giải quyết các vấn đề của quá khứ, yêu cầu bồi thường chiến tranh. Trước những yêu cầu gay gắt từ phía Trung Quốc, ở cấp cao nhất là Nhật Hoàng và tiếp đó là một số nhà chính trị trong nội các Nhật Bản cũng chỉ bày tỏ thái độ coi đó là một sự đáng tiếc trong quá khứ mà thôi. Có lẽ người đi xa nhất trong hành động này là cựu Thủ tướng Hosokawa. Trong cuộc đi thăm Trung Quốc vào tháng 3/1994, ông đã dùng từ "cuộc chiến tranh xâm lược" để thừa nhận những hành động trong quá khứ của quân đội Nhật trên đất Trung Quốc nhưng không có hành động cụ thể nào để giải quyết các yêu cầu đó.
  • 33. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 33 Mặc dù Nhật Bản thừa nhận như vậy nhưng người Trung Quốc vẫn tỏ ra nghi ngờ và tức giận. Những cảm giác đó luôn xuất hiện trong các cuộc tiếp xúc tay đôi và Trung Quốc dùng nó như một phần để gây áp lực và chi phối mối quan hệ Trung - Nhật. Bất cứ khi nào người Nhật tỏ thái độ muốn cải thiện với Trung Quốc thì lại vấp phải những trở ngại trên. Tình hình này khiến nhiều người dự đoán khó có thể đạt được một sự hiểu biết lẫn nhau trừ khi những đòi hỏi của Trung Quốc được cả hai bên giải quyết ổn thoả. Vấn đề Đài Loan cũng là một khía cạnh gai góc và nhạy cảm trong các quan hệ Nhật - Trung. Vào năm 1972, Nhật Bản đã đình hoãn các quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để quay lại có các quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh. Cũng giống như các nước khác, có được quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh thì đồng nghĩa với việc phải thừa nhận chính sách một Trung Hoa do Bắc Kinh đề ra. Trên thực tế, Nhật Bản vẫn duy trì các quan hệ ngoại giao không chính thức với Đài Bắc và đồng thời thừa hưởng mối quan hệ thương mại thuận lợi. Quan hệ với Đài Loan được Nhật Bản xử lý một cách khéo léo, không để có những va chạm nhỏ nào trong duy trì mối quan hệ với Bắc Kinh trong suốt quãng thời gian từ năm 1972 đến 1994. Vấn đề rắc rối xảy ra khi Ban tổ chức thế vận hội Châu Á lần thứ 12 gửi giấy mời Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy dự buổi lễ khai mạc vào tháng 9/1994. Trung Quốc coi đó là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc "một Trung Hoa" của Nhật Bản. Trung Quốc đã ép buộc Nhật Bản phải huỷ bỏ lời mời đó. Đáp trở lại, Nhật Bản không muốn mối quan hệ Nhật - Trung có thể bị tổn hại nhưng cũng thể hiện lập trường cứng rắn của mình với Trung Quốc bằng việc mời vị Phó Tổng thống thay thế cho Tổng thống Lý Đăng Huy tham dự buổi khai mạc. Kết quả là vị Phó tổng thống này là một quan chức cao cấp nhất của Đài Bắc tới thăm Tokyo kể từ năm 1972. Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng chỉ trích gay gắt và phản đối việc Nhật Bản mời các quan chức Đài Loan tham dự hội nghị APEC họp tại Osaka. Lúc đó
  • 34. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 34 cựu Thủ tướng Nhật Bản Hashimoto với tư cách là Bộ trưởng Bộ công thương Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc chính thức với người đồng chức, Bộ trưởng Bộ ngoại thương Đài Loan, Chiang Pingkun. Cuộc gặp gỡ này đã phá vỡ 22 năm đông lạnh trong quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản ở các cuộc tiếp xúc cấp quan chức nội các. Mặc dù Nhật Bản đi theo chính sách "một Trung Hoa" của Bắc Kinh song các cuộc tiếp xúc này vẫn diễn ra một cách thầm lặng và chú trọng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá. Hành động phản ứng trước cuộc khủng hoảng thế vận hội Châu Á đã ủng hộ cho niềm tin và chiến thuật mới của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề với Bắc Kinh. Thái độ có phần cứng rắn hơn của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan cũng sẽ được mở rộng ra phạm vi nhiều vấn đề khác. Lĩnh vực mà Nhật Bản có thể quan tâm nhất là chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế một vài năm trở lại đây, chính sách Trung Hoa của Nhật Bản cũng có những thay đổi khá rõ. Từ sự tương đối cứng rắn chuyển qua thái độ khá mềm dẻo với Bắc Kinh, đặc biệt là trong các giải quyết có liên quan tới vấn đề lãnh thổ, chủ quyền nói chung. Sự thay đổi này có liên quan tới việc Nhật Bản muốn tìm kiếm một vị thế mới trong cộng đồng quốc tế. Nhật Bản cần nhiều sự hậu thuẫn cho ý muốn có được chiếc ghế thường trực trong Hội đồng bảo an LHQ cũng như các ý tưởng tham gia các hoạt động quân sự gìn giữ hoà bình của LHQ. Do đó, tìm kiếm thêm sự hậu thuẫn của Trung Quốc như là một bước thay đổi trong chính sách Trung Hoa của Tokyo. Điều này làm gia tăng sự tin tưởng của Tokyo vào một Trung Hoa lớn mạnh và sẽ được coi là một yếu tố góp phần ổn định vào khu vực, nhưng cũng tồn tại mối hoài nghi vào một tương lai xa hơn khi nước Trung Hoa lớn mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự. Vì vậy, việc xác định lại vị thế nước Nhật hiện nay trong cộng đồng quốc tế là điều quan trọng hơn cả và luôn được coi là một đối trọng song hành với quá trình hình thành một đại Trung Hoa.
  • 35. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 35 Vấn đề nhân quyền chưa bao giờ có vị trí quan trọng trong chính sách Trung Hoa của Nhật Bản. Trên thực tế, Nhật Bản cũng bày tỏ với Bắc Kinh và các chính phủ khác trên thế giới thái độ của mình về vấn đề quyền con người nói chung. Trong quan hệ với Trung Quốc những năm đầu thập kỷ 90, theo cách nhìn từ các nước phương Tây, Nhật Bản thường im lặng hoặc chưa bao giờ có một thái độ cân xứng trong việc đưa vấn đề quyền con người ở Trung Quốc vào chương trình nghị sự trong tiếp xúc tay đôi. Nhật Bản luôn khéo léo né tránh, không để phức tạp hoá vấn đề, ảnh hưởng tới các mục tiêu khác của mình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Nhật Bản buộc phải đi theo các chuẩn mực nhân quyền kiểu phương Tây để kết gắn với các điều kiện trong hoạt động trợ giúp phát triển ODA. Điều đó cũng gây không ít ảnh hưởng trong quan hệ của Nhật Bản không chỉ với Trung Quốc mà cả các nước láng giềng Châu Á khác. Song trên thực tế, đó chỉ là một hình thức che đậy cho một nội dung khác. Ví dụ năm 1993, tại hội nghị thế giới về quyền con người, Nhật Bản lại một lần nữa bày tỏ quan niệm riêng của mình về vấn đề trên. Nhật Bản coi vấn đề quyền con người là các giá trị tổng thể nhưng nó có tính chất tương đối trong từng điều kiện của mỗi quốc gia, đặc biệt theo các giá trị văn hoá khác nhau. Quan niệm này được nhiều nước Châu Á, trong đó có Trung Quốc cho là một bước cải thiện hơn nữa quan hệ với Nhật Bản. Cụ thể hơn vào tháng 4/1994, trong cuộc viếng thăm chính thức Bắc Kinh của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa, ông cũng cho thấy quan niệm của Nhật Bản rằng định nghĩa vấn đề nhân quyền của một quốc gia này không thể áp dụng cho một quốc gia khác được. Có lẽ đây là một nguyên tắc trong quan hệ Nhật - Trung đã tương đối có được tiếng nói chung, dù rằng không thành các văn bản chính thức giữa hai bên. Do đó, một khi vấn đề có độ nhạy cảm chính trị cao và khó giải quyết thì nó luôn được người ta hướng vào một sự né tránh. Phải chăng đó là một nghệ thuật của ngoại giao Nhật Bản khi xét thấy nó ít ảnh hưởng tới các lợi ích kinh tế và chính trị của mình.
  • 36. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 36 Nhiều người đặt câu hỏi chiến tranh lạnh kết thúc thì phải chăng khía cạnh an ninh sẽ có ít vai trò trong xác định trạng thái các quan hệ ngoại giao tay đôi. Thế giới hai cực đã chuyển sang một thế giới đa cực và phụ thuộc lẫn nhau. Song mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc gần một thập kỷ vậy mà cả người Trung Quốc lẫn Nhật Bản vẫn đang cố gắng xem xét lại vấn đề an ninh của mình. Sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau đã buộc cả hai gắn mình với các chương trình hiện đại hoá lực lượng quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ trong mọi lúc. Vấn đề ở chỗ theo cách nhìn từ mỗi bên, phía này là mối đe doạ tiềm tàng tới an ninh quốc gia của bên kia. Đó là cách nhìn được cho là đơn giản nhất khi nó chưa được phân tích trong bối cảnh có các tham vọng to lớn về chính trị và kinh tế của bản thân Nhật Bản hay Trung Quốc. Điều đó có thể được chứng minh từ những năm cuối của chiến tranh lạnh. Trong thời gian 1988- 1989, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng ở mức hai con số trong tổng GNP. Điều đó đã làm tăng mối lo ngại thậm chí còn có những cảnh báo của các chuyên gia nghiên cứu của Trung Quốc và các quan chức của Nhật Bản về tính nguy hiểm của hiện tượng trên. Tới năm 1994, Nhật Bản trực tiếp bày tỏ mối lo ngại về hành động của Trung Quốc trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật và ở nước ngoài. Mối lo ngại của Nhật Bản về một Trung Quốc có lực lượng quân sự hiện đại với khả năng triển khai nhanh thì không hẳn nhìn vào hiện tại mà là những nguy cơ trong tương lai, nếu không nói đó là một kiểu chạy đua vũ trang giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì ít ra cũng tồn tại một sự đối lập giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Về lượng, quân đội nhân dân Trung Quốc có một quân số khá lớn. Ngược lại, lực lượng phòng vệ Nhật Bản lại đi vào tăng cường chất lượng với số quân khiêm tốn. Các khuynh hướng phát triển của lực lượng quân giải phóng Trung Quốc cả về chất và lượng đều làm tăng mối hoài nghi và lo ngại cho Nhật Bản.
  • 37. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 37 Trung Quốc hiện tại đang theo đuổi một chương trình hiện đại hoá quân đội một cách toàn diện với mục tiêu xây dựng một lực lượng có thể triển khai nhanh ở bất cứ nơi nào trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Mong muốn này không dễ thực hiện với thực lực kinh tế của Trung Quốc hiện nay nhưng giữa tham vọng và các điều kiện thực tiễn không phải là không có cách thu hẹp khoảng cách. Từ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã chấp nhận sử dụng học thuyết bảo vệ ngoại vi và ngăn chặn từ xa. Điều đó cho thấy Trung Quốc đang tăng cường khả năng tác chiến của các lực lượng hải quân và không quân, cụ thể là việc bố trí các hạm đội tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng nguyên tử ở vùng eo biển Đài Loan cũng như viêc mua các máy bay tiêm kích tầm xa... Gần đây nhất, năm 1997 Trung Quốc lại phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân và luôn phớt lờ những dư luận quốc tế về việc thử, phát triển và buôn bán vũ khí hạt nhân của mình. Bản thân Trung Quốc hiện đã trở thành một cường quốc về hạt nhân ở châu Á. Do vậy, mối lo ngại ngày một tăng ở Nhật Bản về chương trình hiện đại hoá quốc phòng và các tham vọng của Trung Quốc ở châu Á là một sự thật. Cách suy nghĩ của người Nhật cho rằng tiềm năng kinh tế của Trung Quốc chưa phải là một điều đáng lo ngại với Nhật Bản trong hiện tại và tương lai. Xuất phát từ những lo ngại luôn tồn tại trong ý thức người Nhật Bản, việc xem xét lại các nhu cầu về an ninh quốc gia của Nhật Bản cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người theo trường phái ôn hoà muốn nước Nhật kiên trì theo đuổi các mục tiêu của Hiến pháp hoà bình 1946, nghĩa là Nhật Bản phải tránh xa các ý tưởng quân sự hoá trở lại. Nhưng các ý kiến của những người dân tộc chủ nghĩa và bảo thủ thì luôn xem người láng giềng Trung Hoa là mối lo ngại về khả năng gây bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á. Để cố gắng tạo dựng môt sự hiểu biết lẫn nhau, các quan chức Nhật Bản một mặt đã không chỉ xây dựng cho mình một lá chắn an ninh cần thiết thông qua các cam kết hợp tác an ninh với Mỹ cũng như việc tự hiện đại hoá lực lượng
  • 38. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 38 quân đội phòng vệ của mình. Nhưng ở khía cạnh này dễ gây ra các phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng Nhật Bản và đôi khi dễ được hiểu là một sự chạy đua vũ trang kiểu mới thời hậu chiến tranh lạnh. Mặt khác, Nhật Bản trực tiếp và công khai bày tỏ mối lo ngại của mình với Bắc Kinh về các vấn đề an ninh của hai bên. Điều này có thể được chứng minh qua cuộc viếng thăm Trung Quốc từ hồi tháng 4/1994 của Thủ tướng Nhật Bản Hosokawa. Ông đã giải thích với ban lãnh đạo Bắc Kinh mối lo ngại của Nhật Bản và các nước châu Á khác về chương trình hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc và cố gắng gây áp lực với Trung Quốc về tính nhất quán trong các vấn đề an ninh có liên quan. Về phần mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cố gắng xoa dịu các hoài nghi đang tăng lên ở Nhật Bản và cộng đồng quốc tế bằng các cam kết không có cái gọi là "mối đe doạ từ Trung Quốc", nhưng Nhật Bản vẫn tỏ ra chưa an tâm trước những gì Bắc Kinh tuyên bố. Nhật Bản tiếp tục dùng một chiến thuật khác cố gắng kéo buộc Trung Quốc vào các cuộc đối thoại an ninh song phương và đa phương. Cuối cùng Trung Quốc cũng tỏ ra quan tâm tới các đề nghị của Nhật Bản nhưng vẫn từ chối đưa vấn đề chương trình hiện đại hoá quân đội của mình lên các bàn thảo luận, coi đó là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên sau một số trở ngại ban đầu, cả Trung Quốc và Nhật Bản cũng có một số cuộc thảo luận ở các cấp chuyên gia dân sự và quân sự bắt đầu từ năm 1994 nhằm để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về các vấn đề quan tâm. Những tiến bộ đạt được không phải là nhiều bởi vì Nhật Bản muốn lôi kéo Trung Quốc vào diễn đàn đa phương như ARF (diễn đàn khu vực ASEAN) nhưng Trung Quốc từ chối bất kỳ một hành động nào đưa vấn đề hiện đại hoá quân đội của mình lên bàn thảo luận. Tiếp theo là một loạt hành động có liên quan tới các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở vùng Viễn Đông cũng làm cho các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản cảm thấy khó khăn trong đối sách với Bắc Kinh. Ngược lại, từ quan điểm của người Trung Quốc, việc Nhật Bản tiếp tục theo đuổi chiếc ô an ninh của Mỹ bằng việc làm mới lại các nội dung của
  • 39. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 39 bản Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ vào năm 1997 đã làm tăng mối hoài nghi của người Trung Quốc về khả năng phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Do vậy, những quan điểm đôi khi không trùng khớp với nhau xung quanh các vấn đề an ninh từ góc độ quan niệm nhận thức tới các hành động thực tiễn giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng làm xói mòn sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Song những nỗ lực làm giảm thiểu hố ngăn cách đó vẫn tiếp tục là một mục tiêu của cả Nhật Bản và Trung Quốc trong hiện tại và vài ba thập kỷ tới vì các lợi ích kinh tế thực dụng của mỗi bên hơn là các ý định phiêu lưu quân sự. 2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ đối đầu căng thẳng Xô - Mỹ cũng chấm dứt. Cục diện thế giới có nhiều thay đổi lớn đã tác động tới chính sách đối ngoại của từng quốc gia. Vì vậy, quan hệ vốn chẳng mấy hoà thuận giữa Nhật và Liên Xô (nay là Nga) đã được cải thiện dần dần, có nhiều bước phát triển mới trong thời gian gần đây. Tháng 4/1991, trong chuyến đi thăm lần đầu tiên trong lịch sử của người đứng đầu Ban lãnh đạo Liên Xô đến Nhật Bản của Tổng bí thư Liên Xô đương thời Goocbachov, hai bên đã ký Tuyên bố Tokyo theo sáng kiến của Nga. Tuyên bố đã khẳng định tình trạng "các quốc gia thù địch trước đây" được nói đến trong Hiến chương LHQ nay không còn ý nghĩa. Điều này có giá trị đặc biệt đối với sự phát triển quan hệ láng giềng bình thường Nhật - Nga vì Nhật Bản là nước đã có chiến tranh với Nga ở khu vực tới hai lần. Tuyên bố này cũng chỉ rõ tình trạng chiến tranh giữa Liên Xô và Nhật Bản đã được chính thức chấm dứt khi hai nước ký Sắc lệnh chung tháng 10/1956. Cùng với việc công nhận Nga là quốc gia kế thừa Liên Xô, Nhật Bản hy vọng những cải cách dân chủ ở Nga có thể sẽ giúp cho vấn đề các lãnh thổ được giải quyết nhanh hơn. Ngày 27/1/1992, Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản
  • 40. Khoá luận tốt nghiệp Lại Hồng Hà 40 Watanabe đã sang thăm Nga và đưa ra một ý tưởng mới là nếu Nga đồng ý công nhận chủ quyền "tiềm năng" của Nhật Bản với bốn hòn đảo thì Nhật Bản sẽ có giải pháp linh hoạt về thời hạn trao trả các hòn đảo đó. Nhật Bản rất trông đợi chuyến đi thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Eltsin dự định vào tháng 9/1992. Nhật Bản hy vọng lần này Nga sẽ đồng ý trao trả cho Nhật không chỉ đảo Shikotan và Habomai mà bằng cách nào đó còn xác định cả việc trao trả các đảo Kunashir và Iturup. Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Nhật Bản lại không từ bỏ đường lối "chính trị gắn chặt với kinh tế" và cho rằng hợp tác kinh tế quy mô lớn với Nga rất có thể kéo theo thành công trong việc giải quyết vấn đề lãnh thổ. Còn ở Nga, cuối tháng 4/1992, Bộ ngoại giao đưa ra tuyên bố nhấn mạnh quan điểm cho rằng "chủ quyền tiềm năng" của Nhật là không chấp nhận được. Bốn ngày trước ngày 9/9 là ngày diễn ra phiên họp của Hội đồng an ninh Liên bang Nga, phía Nga đưa ra tuyên bố hoãn chuyến đi thăm Nhật của Tổng thống Nga Eltsin. Sau sự kiện này, Nhật Bản đã xuất hiện các dấu hiệu sẵn sàng thể hiện sự mềm dẻo nhất định của mình. Một trong những nhân tố tác động đến sự thay đổi đó của Nhật Bản là do lập trường của Tổng thống Mỹ B. Clinton trong nhóm G7 rất kiên quyết và tích cực ủng hộ cải cách của Nga, ủng hộ viêc cải thiện quan hệ Nhật - Nga. Tháng 7/1993 đã diễn ra phiên họp của nhóm G7 tại Tokyo và tại phiên họp này Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố sẽ giúp Nga khoảng 4 tỷ đôla. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có sự thay đổi đối với học thuyết "không tách rời chính trị và kinh tế" của Nhật Bản. Nhìn chung, từ năm 1993 Nhật Bản đã thực hiện viện trợ nhân đạo cho Nga song những khoản viện trợ lớn chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông nghiệp. Nga đã nhận số lượng hàng lương thực, thực phẩm trị giá 17,5 triệu đôla được gửi cho các thành phố ở vùng Viễn Đông. [11, 386]. Tháng 10/1993, tổng thống Nga Eltsin đã sang thăm Nhật Bản và Tuyên bố Tokyo đã được ký kết nhân dịp này. Cả hai bên đều hiểu rằng cần phải vượt qua các trở ngại do quá khứ để lại để tiến hành thương lượng nghiêm túc vấn đề