SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin
Giảng viên: TS. Nguyễn Khánh Vân
Họ và tên: Nguyễn Hoàng
MSSV: 31221021856
Lớp – Khóa: HT002 – K48
Phòng học: B2-601
Buổi học: chiều thứ 7
LHP: 23D1POL51002408
--------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 ---------------
ĐỀ BÀI
1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh
tế.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các
quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM
1.Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lơi ích kinh
tế.
1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế
Để tồn tại và phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng như
tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là
lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của
con người, lợi ích vật chất vẫn đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân,
tổ chức cũng như xã hội.
Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế
của con người.
Ví dụ: Khi một thương nhân tham gia hoạt động buôn bán trong nền kinh tế thị trường,
lợi ích kinh tế là lợi nhuận họ thu được sau khi buôn bán, kinh doanh.
1.2 Vai trò của lợi ích kinh tế.
Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế-
xã hội.
Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết để thỏa mãn các nhu cầu vật chất,
nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân. Trong nền kinh tế
thị trường, phương thức và mức độ phụ thuộc thỏa mãn nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức
thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tốt.
Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện
lợi ích kinh tế của các giai cấp tầng lớp xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm
cho sự ổn định và phát triển xã hội vừa là biểu hiện sự phát triển
Lấy một ví dụ khi sinh viên ra trường và bắt đầu gia nhập thị trường lao động, điều
giúp bạn làm việc tích cực là lợi ích kinh tế cụ thể hóa bằng thu nhập mà bạn quy đổi được
sau khi làm việc. Mức thu nhập càng cao thì mức độ thõa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần
càng tốt. Đó là động lực mạnh mẽ để người lao động làm việc.Khi theo đuổi một lợi ích chính
đáng thì người lao động sẽ tích cực nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao
của thị trường. Điều đó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp nền
kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống xã hội.
Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Mọi vận động của lịch sử đều xoay quanh vấn đề lợi ích và được ưu tiên là lợi ích kinh
tế. Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong quan hệ sản
xuất xã hội nên để thực hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau thực
hiện quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa
các giai cấp trong lịch sử - động lực quan trọng của xã hội tiến bộ.
Khi lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho việc hình thành và thực
hiện các lợi ích khác. Giả sử nếu chúng ta muốn mua một món đồ yêu thích để đạt được các
lợi ích tinh thần thì cần phải có chi phí. Muốn có được chi phí thì phải từ lợi ích kinh tế. Tuy
nhiên chỉ khi có sự đồng thuận giữa các lợi ích kinh tế thì lại ích kinh tế mới thực hiện được
vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi lợi ích kinh tế không chính đáng sẽ trở thành trở
ngại cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà Nước ta coi lợi ích kinh tế là động lực của các
hoạt động kinh tế. Phải tôn trọng lợi ích kinh tế cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo
động lực cho sự phát triển đất nước.
1.3 Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế.
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm
mục tiêu xác lập các loại lợi ích kinh tế trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong một giai đoạn phát triển của xã hội nhất định.
Lấy ví dụ về quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ thể kinh tế là doanh nghiệp và chủ thể
kinh tế Nhà Nước. Ta thấy rằng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ gắn liền với lợi ích kinh
tế của Nhà Nước. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ là hạt nhân cấu thành lơi ích kinh tế
của cả nước. Mối quan hệ này được thể chế hóa thông qua quản lý của nhà nước, Pháp Luật,
hệ thống thuế hay các chính sách phát triển của Chính Phủ. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp
có tác dụng tăng cường ngân sách nhà nước. Lợi ích kinh tế Nhà Nước khi đã được đảm bảo
sẽ tạo ra môi trường phát triển ổn định cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Năm 2022, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 4110 USD/người, trong khi đó ở
Trung Quốc là 15147,12 USD/người, ở Mỹ là 75197 USD/người. Ta thấy được sự chênh lệch
trong GDP bình quân đầu người đã phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi quốc
gia. Do đó ta suy ra được lợi ích kinh tế sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Vì thế, phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia.
Ví dụ về cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, bắt đầu khoảng 1760 đến khoảng 1840
tại nước Anh với đặc trưng là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và
cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng
Địa vị của các chủ thể kinh tế trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí,
vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã
hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là
sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các
quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Trong một doanh nghiệp có nhiều chủ thể cùng tham gia, có người là giám đốc, có
người là công nhân làm thuê. Do sự khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất nên địa vị
của các chủ thể kinh tế trong doanh nghiệp là khác nhau. Từ đó kéo theo mức thu nhập, tức
lợi ích kinh tế, của các chủ thể là khác nhau
Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước.
Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương
quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Từ đó, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật
chất cũng thay đổi, tức lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế cũng
thay đổi.
Ví dụ về chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng của Nhà nước.
Ta thấy mức lương tối thiểu ở các vùng là khác nhau. Khi Nhà nước quy định mức lương tối
thiểu theo 4 vùng là khác nhau, điều đó có nghĩa rằng chính sách phân phối thu nhập của Nhà
nước đã làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập giữa các chủ thể kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến lợi ích các chủ thể
kinh tế. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có thể tăng lợi ích thương mại và đầu tư
quốc tế nhờ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của một bộ phận doanh
nghiệp trong nước có thể bị ảnh hưởng vì phải cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài.
Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia hoạt
động tại nhiều tổ chức quôc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của
quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu
vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước
được nânglên.
Tuy hội nhập kinh tế giúp đất nước phát triển nhanh hơn nhưng chúng ta phải đối mặt
với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm nền kinh tế xã hội bị ảnh hưởng tiêu
cực.
2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài
hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua.
2.1 Khái niệm hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế
Hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của
các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn, xung đột lợi ích kinh tế được hạn chế, tránh được va
chạm, xung đột. Mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng
và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn
các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội.
2.2 Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hóa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
thời gian qua.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
của các chủ thể kinh tế.
Trước tiên nhà nước phải giữ vững ổn định về chính trị. Muốn có thể tạo lập được môi
trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu thì phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
của nền kinh tế ( bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không…)
. Xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ
thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước, đưa ra các chính sách phù
hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Chính sách mở đường cho người lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi người đưa
vốn vào sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất trên quy
mô toàn xã hội. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, cho phép thí điểm
thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân. kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền
kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh.
Nhiều chính sách để bảo vệ lợi ích hợp pháp và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động
tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế đã được ban hành như: luật Đầu tư, chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp, chính sách quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chính
sách phát triển hạ tầng,…
Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội.
Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường,
sự phân hóa về mức thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp dân cư mang tính tất yếu.
Điều đó có nghĩa là các lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó
khăn, hạn chế và khác nhau khiến cho nguy cơ căng thẳng, xung đột giữa các tầng lớp dân cư
hoàn toàn có thể xảy ra. Lịch sử phát triển của các nước đi trước đã chứng minh điều đó. Vì
thế nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm
hài hòa các lợi ích kinh tế. Phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thể,
các cá nhân là khách quan. Và phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng bằng cách
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao thu nhập
cho các chủ thể kinh tế.
Hạn chế gia tăng giãn cách về thu nhập không phải bằng hạn chế gia tăng thu nhập của
người giàu, mà vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi để họ giàu hơn vì điều đó phù hợp với lợi ích
xã hội. Điều quan trọng là tạo điều kiện để người nghèo, người thu nhập thấp gia tăng nhanh
thu nhập của họ.
Chính sách thuế thu nhập cá nhân hướng đến việc thu thuế các đối tượng có thu nhập
cao, phần thuế sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, một phần được phân phối lại cho
các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm,…
Chính sách thuế thu nhập cá nhân chính là một giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư với nhau.
Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển
xã hội.
Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp
lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Vì thế nhà nước phải tích cực,
chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập.
Nhà nước phải là bộ máy liêm chính, hiệu lực chăm lo đời sống vật chất cho mọi người
dân. Thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước. Nhờ
đó, người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách
nhiệm của mình. Đồng thời, các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước được giám
sát, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng…. Cần có các chính sách
khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp đỡ họ bằng mọi biện pháp.
Để lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người sử
dụng lao động cần phải được trang bị, tư vấn, điều tiết hợp lý từ nhà nước để có nhận thức và
hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập. Trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các
hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng… tồn
tại khá phổ biến. Nhà nước cần phải chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài
hòa các lợi ích kinh tế...
Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn
đến xung đột, dưới những hình thức cụ thể là mít tinh, biểu tình, bãi công, phá công xưởng,..
Sự xung đột giữa các chủ thể sẽ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của nhiều bên, đặc biệt là lợi
ích của đất nước.
Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu
thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các
lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, nhanh chóng chấm dứt xung đột,
có sự nhân nhượng giữa các bên tham gia và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Ngăn ngừa
là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể dẫn đến xung đột (đình
công, bãi công…). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của
các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.
3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích
nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững, bảo vệ
môi trường và giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người. Đồng thời, cần tăng cường
quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này để đảm bảo động lực kinh tế.Tăng
cường quan hệ hợp tác giữa các bên để đạt được lợi ích chung. Các bên này có thể bao gồm
chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng.
Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn và cuộc trao đổi để tạo ra sự đồng thuận giữa các
bên và tăng cường nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc hài hòa lợi ích cá
nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
Tạo ra các chương trình đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của công chúng
về tầm quan trọng của việc hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội. Đặc biệt,
cần phải giáo dục cho các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và đóng góp của họ cho sự
phát triển bền vững của đất nước.
Thúc đẩy các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ có tính bền vững, giúp giảm
thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như
nghèo đói, giáo dục và y tế.
Xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp để
động viên các cá nhân và tổ chức tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của
thị trường và đồng thời đảm bảo lợi ích xã hội.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đóng góp của các hoạt động kinh doanh cho sự
phát triển bền vững của đất nước.
Tạo ra các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên
cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường và
đồng thời đảm bảo lợi ích xã hội.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2023)
- Giáo trình KTCT Mác – Lênin Bộ GD-ĐT 2021
- Bộ Tài chính Việt Nam. (2021, tháng 8). Tăng cường cơ chế kiểm soát nợ nhằm đảm bảo an toàn tài chính.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM187081
- Tổng Cục Thống Kê. (2022). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022. Truy cập từ
https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
- Thư viện pháp luật Việt Nam. (2022). Quy định về tiền lương tối thiểu áp dụng từ năm 2023. Truy cập từ
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/quy-dinh-ve-tien-luong-toi-thieu-ap-dung-tu-
nam-2023-2416.html
- Bộ Tài Chính. (2020). Chính sách mới về tiền lương trong bối cảnh kinh tế phát triển. Truy cập từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM114640
- Nguyễn, V. D. (2018). Giải quyết hai hoá quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [Giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay]. Lý luận chính trị, (1), 57-62. Truy cập từ
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-giai-quyet-hai-hoa-quan-he-giua-
loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-truong-o-viet-nam-hien-nay.html
- Glory Education. (2021). Quan hệ lợi ích kinh tế trong kinh tế thị trường như thế nào?. Truy cập từ
https://giasuglory.edu.vn/ly-luan-chinh-tri/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/quan-he-loi-ich-kinh-te-trong-kinh-
te-thi-truong-nhu-the-nao-101.html

More Related Content

Similar to Nguyễn Hoàng-23D1POL51002408.docx

Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Thích Hô Hấp
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốihuyentrangnh3
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docx
LXunHo1
 
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].docTIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
ntzthanh
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
NuioKila
 
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docxCơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
Pham Ngoc Quang
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Bùi Quang Xuân
 
de an mon hoc (52).Doc
de an mon hoc  (52).Docde an mon hoc  (52).Doc
de an mon hoc (52).DocLuanvan84
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Trần Đức Anh
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Nguyễn Hoàng-23D1POL51002408.docx (20)

Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
ĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docxĐỀ-20 (1).docx
ĐỀ-20 (1).docx
 
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].docTIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
TIỂU LUẬN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ [Xuất Sắc Nhất].doc
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docxCơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân.docx
 
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
Luận Văn Đổi Mới Cơ Chế Chính Sách Nhằm Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Tư Nh...
 
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
Luận Văn Vị Trí Kinh Tế Của Chính Phủ Ở Nước Cộng Hoà Xhcn Việt Nam Trong Gia...
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
de an mon hoc (52).Doc
de an mon hoc  (52).Docde an mon hoc  (52).Doc
de an mon hoc (52).Doc
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Kinh Tế Của Nhà Nước Trong Nền Kinh Tế Thị Trường...
 

Nguyễn Hoàng-23D1POL51002408.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---o0o--- KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Kinh Tế Chính Trị Mác- Lênin Giảng viên: TS. Nguyễn Khánh Vân Họ và tên: Nguyễn Hoàng MSSV: 31221021856 Lớp – Khóa: HT002 – K48 Phòng học: B2-601 Buổi học: chiều thứ 7 LHP: 23D1POL51002408 --------------- NĂM THỰC HIỆN: NĂM 2023 ---------------
  • 2. ĐỀ BÀI 1. Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế. 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua. 3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM 1.Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lơi ích kinh tế. 1.1 Khái niệm lợi ích kinh tế Để tồn tại và phát triển, con người cần được thỏa mãn các nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Lợi ích thu được khi con người được thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người, lợi ích vật chất vẫn đóng vai trò quyết định thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân, tổ chức cũng như xã hội. Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người. Ví dụ: Khi một thương nhân tham gia hoạt động buôn bán trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế là lợi nhuận họ thu được sau khi buôn bán, kinh doanh. 1.2 Vai trò của lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế- xã hội. Con người tiến hành các hoạt động kinh tế trước hết để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, nâng cao phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất của bản thân. Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ phụ thuộc thỏa mãn nhu cầu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập của mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai cấp tầng lớp xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội vừa là biểu hiện sự phát triển Lấy một ví dụ khi sinh viên ra trường và bắt đầu gia nhập thị trường lao động, điều giúp bạn làm việc tích cực là lợi ích kinh tế cụ thể hóa bằng thu nhập mà bạn quy đổi được sau khi làm việc. Mức thu nhập càng cao thì mức độ thõa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần càng tốt. Đó là động lực mạnh mẽ để người lao động làm việc.Khi theo đuổi một lợi ích chính đáng thì người lao động sẽ tích cực nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của thị trường. Điều đó sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống xã hội. Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác. Mọi vận động của lịch sử đều xoay quanh vấn đề lợi ích và được ưu tiên là lợi ích kinh tế. Mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất còn phụ thuộc địa vị của con người trong quan hệ sản xuất xã hội nên để thực hiện lợi ích mình các chủ thể kinh tế phải đấu tranh với nhau thực hiện quyền làm chủ với tư liệu sản xuất. Đó là cội nguồn sâu xa của các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong lịch sử - động lực quan trọng của xã hội tiến bộ. Khi lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho việc hình thành và thực hiện các lợi ích khác. Giả sử nếu chúng ta muốn mua một món đồ yêu thích để đạt được các
  • 3. lợi ích tinh thần thì cần phải có chi phí. Muốn có được chi phí thì phải từ lợi ích kinh tế. Tuy nhiên chỉ khi có sự đồng thuận giữa các lợi ích kinh tế thì lại ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi lợi ích kinh tế không chính đáng sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà Nước ta coi lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế. Phải tôn trọng lợi ích kinh tế cá nhân chính đáng. Điều này góp phần tạo động lực cho sự phát triển đất nước. 1.3 Khái niệm quan hệ lợi ích kinh tế. Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các loại lợi ích kinh tế trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong một giai đoạn phát triển của xã hội nhất định. Lấy ví dụ về quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ thể kinh tế là doanh nghiệp và chủ thể kinh tế Nhà Nước. Ta thấy rằng lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ gắn liền với lợi ích kinh tế của Nhà Nước. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp sẽ là hạt nhân cấu thành lơi ích kinh tế của cả nước. Mối quan hệ này được thể chế hóa thông qua quản lý của nhà nước, Pháp Luật, hệ thống thuế hay các chính sách phát triển của Chính Phủ. Lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có tác dụng tăng cường ngân sách nhà nước. Lợi ích kinh tế Nhà Nước khi đã được đảm bảo sẽ tạo ra môi trường phát triển ổn định cho doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Năm 2022, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 4110 USD/người, trong khi đó ở Trung Quốc là 15147,12 USD/người, ở Mỹ là 75197 USD/người. Ta thấy được sự chênh lệch trong GDP bình quân đầu người đã phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi quốc gia. Do đó ta suy ra được lợi ích kinh tế sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế, phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Ví dụ về cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất, bắt đầu khoảng 1760 đến khoảng 1840 tại nước Anh với đặc trưng là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng Địa vị của các chủ thể kinh tế trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường. Trong một doanh nghiệp có nhiều chủ thể cùng tham gia, có người là giám đốc, có người là công nhân làm thuê. Do sự khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất nên địa vị của các chủ thể kinh tế trong doanh nghiệp là khác nhau. Từ đó kéo theo mức thu nhập, tức lợi ích kinh tế, của các chủ thể là khác nhau Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước. Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập của các chủ thể kinh tế. Từ đó, phương thức và mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất cũng thay đổi, tức lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế cũng thay đổi. Ví dụ về chính sách tiền lương tối thiểu theo vùng của Nhà nước.
  • 4. Ta thấy mức lương tối thiểu ở các vùng là khác nhau. Khi Nhà nước quy định mức lương tối thiểu theo 4 vùng là khác nhau, điều đó có nghĩa rằng chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước đã làm thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập giữa các chủ thể kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến lợi ích các chủ thể kinh tế. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có thể tăng lợi ích thương mại và đầu tư quốc tế nhờ xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của một bộ phận doanh nghiệp trong nước có thể bị ảnh hưởng vì phải cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài. Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia hoạt động tại nhiều tổ chức quôc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của quan hệ kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nânglên. Tuy hội nhập kinh tế giúp đất nước phát triển nhanh hơn nhưng chúng ta phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm nền kinh tế xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực. 2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua. 2.1 Khái niệm hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế Hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế là sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó mặt mâu thuẫn, xung đột lợi ích kinh tế được hạn chế, tránh được va chạm, xung đột. Mặt thống nhất được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, góp phần thực hiện tốt hơn các lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích xã hội. 2.2 Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hóa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế. Trước tiên nhà nước phải giữ vững ổn định về chính trị. Muốn có thể tạo lập được môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu thì phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế ( bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không…) . Xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước, đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
  • 5. Chính sách mở đường cho người lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn, cho phép thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân. kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh. Nhiều chính sách để bảo vệ lợi ích hợp pháp và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế đã được ban hành như: luật Đầu tư, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách quyền sở hữu trí tuệ, chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chính sách phát triển hạ tầng,… Điều hòa lợi ích giữa cá nhân- doanh nghiệp- xã hội. Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về mức thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp dân cư mang tính tất yếu. Điều đó có nghĩa là các lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế và khác nhau khiến cho nguy cơ căng thẳng, xung đột giữa các tầng lớp dân cư hoàn toàn có thể xảy ra. Lịch sử phát triển của các nước đi trước đã chứng minh điều đó. Vì thế nhà nước cần có các chính sách, trước hết là chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. Phải thừa nhận sự chênh lệch về mức thu nhập giữa các tập thể, các cá nhân là khách quan. Và phải ngăn chặn sự chênh lệch thu nhập quá đáng bằng cách phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế. Hạn chế gia tăng giãn cách về thu nhập không phải bằng hạn chế gia tăng thu nhập của người giàu, mà vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi để họ giàu hơn vì điều đó phù hợp với lợi ích xã hội. Điều quan trọng là tạo điều kiện để người nghèo, người thu nhập thấp gia tăng nhanh thu nhập của họ. Chính sách thuế thu nhập cá nhân hướng đến việc thu thuế các đối tượng có thu nhập cao, phần thuế sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước. Từ đó, một phần được phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp thông qua các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ trợ cấp, bảo hiểm,… Chính sách thuế thu nhập cá nhân chính là một giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư với nhau. Kiểm soát, ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển xã hội. Lợi ích kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Vì thế nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. Nhà nước phải là bộ máy liêm chính, hiệu lực chăm lo đời sống vật chất cho mọi người dân. Thực hiện công khai, minh bạch mọi cơ chế, chính sách và quy định của nhà nước. Nhờ đó, người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức nhà nước hiểu rõ được quyền lợi, trách nhiệm của mình. Đồng thời, các cơ quan công quyền, cán bộ, công chức nhà nước được giám sát, tránh được tình trạng lạm quyền, thiếu trách nhiệm, tham nhũng…. Cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp đỡ họ bằng mọi biện pháp. Để lợi ích kinh tế thật sự là động lực của các hoạt động kinh tế, người lao động và người sử dụng lao động cần phải được trang bị, tư vấn, điều tiết hợp lý từ nhà nước để có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối thu nhập. Trong cơ chế thị trường, thu nhập từ các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái; lừa đảo; tham nhũng… tồn tại khá phổ biến. Nhà nước cần phải chống các hình thức thu nhập bất hợp pháp, bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế... Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
  • 6. Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến xung đột, dưới những hình thức cụ thể là mít tinh, biểu tình, bãi công, phá công xưởng,.. Sự xung đột giữa các chủ thể sẽ làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của nhiều bên, đặc biệt là lợi ích của đất nước. Các cơ quan chức năng của nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia của các bên liên quan, nhanh chóng chấm dứt xung đột, có sự nhân nhượng giữa các bên tham gia và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. Ngăn ngừa là chính nhưng khi mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể dẫn đến xung đột (đình công, bãi công…). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước. 3. Bạn hãy đề xuất những biện pháp xử lý hài hòa mối quan hệ: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội ở Việt Nam hiện nay. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững, bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người. Đồng thời, cần tăng cường quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này để đảm bảo động lực kinh tế.Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên để đạt được lợi ích chung. Các bên này có thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn và cuộc trao đổi để tạo ra sự đồng thuận giữa các bên và tăng cường nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội. Tạo ra các chương trình đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội. Đặc biệt, cần phải giáo dục cho các doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội và đóng góp của họ cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thúc đẩy các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ có tính bền vững, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như nghèo đói, giáo dục và y tế. Xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp để động viên các cá nhân và tổ chức tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường và đồng thời đảm bảo lợi ích xã hội. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đóng góp của các hoạt động kinh doanh cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tạo ra các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đồng thời đảm bảo lợi ích xã hội. Tài liệu tham khảo - Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2023) - Giáo trình KTCT Mác – Lênin Bộ GD-ĐT 2021 - Bộ Tài chính Việt Nam. (2021, tháng 8). Tăng cường cơ chế kiểm soát nợ nhằm đảm bảo an toàn tài chính. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM187081 - Tổng Cục Thống Kê. (2022). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/bai-top/2022/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/
  • 7. - Thư viện pháp luật Việt Nam. (2022). Quy định về tiền lương tối thiểu áp dụng từ năm 2023. Truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/quy-dinh-ve-tien-luong-toi-thieu-ap-dung-tu- nam-2023-2416.html - Bộ Tài Chính. (2020). Chính sách mới về tiền lương trong bối cảnh kinh tế phát triển. Truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM114640 - Nguyễn, V. D. (2018). Giải quyết hai hoá quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [Giải quyết hài hoà quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay]. Lý luận chính trị, (1), 57-62. Truy cập từ http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/3081-giai-quyet-hai-hoa-quan-he-giua- loi-ich-ca-nhan-va-loi-ich-xa-hoi-trong-dieu-kien-kinh-te-thi-truong-o-viet-nam-hien-nay.html - Glory Education. (2021). Quan hệ lợi ích kinh tế trong kinh tế thị trường như thế nào?. Truy cập từ https://giasuglory.edu.vn/ly-luan-chinh-tri/kinh-te-chinh-tri-mac-lenin/quan-he-loi-ich-kinh-te-trong-kinh- te-thi-truong-nhu-the-nao-101.html