SlideShare a Scribd company logo
vi
MỤC LỤC
Trang tựa TRANG
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................i
Lời cam đoan ..............................................................................................................ii
Cảm tạ ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv
Mục lục .....................................................................................................................vii
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................x
Danh sách các hình ....................................................................................................xi
Danh sách các bảng ..................................................................................................xv
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài. ................................................................................1
1.2 Pin quang điện (PV). ......................................................................................2
1.3 Hệ pin mặt trời làm việc độc lập. ...................................................................5
1.3.1 Thành phần lưu giữ năng lượng. ....................................................................6
1.3.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ PV. ............................................................6
1.4 Các nghiên cứu khoa học có liên quan. .......................................................10
1.5 Nhược điểm của các nghiên cứu khoa học. .................................................11
1.6 Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................12
1.7 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................12
1.8 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12
1.9 Giá trị thực tiễn của đề tài ............................................................................13
Chƣơng 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14
2.1 Pin mặt trời, cấu tạo và nguyên lý hoạt động................................................14
2.1.1 Cấu tạo ..........................................................................................................14
2.1.2 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................14
vii
2.1.3 Đặc tính làm việc của pin mặt trời................................................................17
2.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập ........20
2.2.1 Bộ biến đổi DC/DC.......................................................................................20
2.2.1.1 Các loại bộ biến đổi DC/DC .........................................................................21
2.2.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC.....................................................................26
2.2.2 Bộ biến đổi DC/AC.......................................................................................27
2.3 Phương pháp dò tìm điểm công suất cực đại MPPT.....................................28
2.3.1 Giới thiệu chung............................................................................................28
2.3.2 Nguyên lý cân bằng tải..................................................................................30
2.3.3 Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT ................31
2.3.3.1 Thuật toán nhiễu loạn và quan sát P&O .......................................................32
2.3.3.2 Thuật toán P&O trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần ..................33
2.3.4 Phương pháp điều khiển MPPT. ...................................................................34
2.3.4.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp. ................................................................34
2.3.4.2 Phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra...........................................35
2.3.5 Giới hạn của MPPT.......................................................................................37
2.4 Bộ lưu giữ năng lượng ..................................................................................37
2.4.1 Các loại ắc quy..............................................................................................38
2.4.1.1 Ắc quy chì – axit ...........................................................................................38
2.4.1.2 Ắc quy kiềm ..................................................................................................39
2.4.2 Các đặc tính của ắc quy.................................................................................39
2.4.2.1 Dung lượng (ký hiệu là C) ...........................................................................39
2.4.2.2 Điện áp ngưỡng thấp nhất.............................................................................39
2.4.2.3 Điện áp hở mạch ...........................................................................................40
2.4.3 Chếđộ làm việc của ắc quy (xét ắc quy chì - axit)........................................40
2.4.3.1 Nạp ắc quy ....................................................................................................40
2.4.3.2 Ắc quy phóng ................................................................................................40
2.4.4 Các chế độ của bộ nguồn nạp ắc quy............................................................41
2.4.4.1 Nạp với dòng không đổi................................................................................41
viii
2.4.4.2 Nạp với áp không đổi....................................................................................41
2.4.4.3 Nạp nổi..........................................................................................................42
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP 43
DÕ TÌM ĐIỂM CÔNG SUẤT CỰA ĐẠI (MPPT)
3.1 Điểm công suất cực đại.................................................................................43
3.2. Giải thuật P&O (Perturb & Observe)............................................................45
3.2.1 Lưu đồ giải thuật P&O..................................................................................47
3.2.2 Mô phỏng giải thuật P&O bằng Matlab........................................................47
3.2.3 Nhược điểm của giải thuật P&O...................................................................48
3.3 Giải thuật P&O cải tiến.................................................................................50
3.3.1 Lưu đồ giải thuật P&O cải tiến .....................................................................52
3.3.2 Mô phỏng giải thuật P&O cải tiến bằng Matlab...........................................53
3.4 Phương pháp điều khiển điện áp hở mạch ....................................................54
3.4.1 Lưu đồ giải thuật điều khiển điện áp hở mạch..............................................55
3.4.2 Mô phỏng giải thuật điều khiển điện áp hở mạch.........................................56
3.5 Phương pháp tăng tổng dẫn...........................................................................58
3.5.1 Lưu đồ giải thuật tăng tổng dẫn ....................................................................59
3.5.2 Mô phỏng giải thuật tăng tổng dẫn ...............................................................61
3.6 Nhận xét chung .............................................................................................62
3.6.1 Ưu điểm.........................................................................................................62
3.6.2 Khuyết điểm..................................................................................................62
3.6.2.1 Đối với giải thuật P&O cải tiến.....................................................................62
3.6.2.2 Đối với thuật toán điều khiển điện áp hở mạch ............................................63
3.6.2.3 Đối với thuật toán tăng tổng dẫn...................................................................63
Chƣơng 4. BỘ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƢỢNG 64
TỪ DC – DC, DC – AC KẾT HỢP MPPT
4.1 Bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC kết hợp MPPT ...............................64
ix
4.1.1 Buck_Boost Converter (Bộ tăng, giảm áp DC) ............................................64
4.1.2 Kết nối MPPT (Xác định điểm làm việc cựa đại).........................................66
4.1.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của MPPT.....................................................................68
4.1.2.2 Mô phỏng MPPT và kết quả .........................................................................71
4.2 Bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – AC........................................................72
4.2.1 Lý thuyết về phương pháp điều rộng xung PWM ........................................72
4.2.2 Bộ nghịch lưu áp một pha.............................................................................74
4.2.2.1 Bộ nghịch lưu áp một pha dạng cầu..............................................................75
4.2.2.2 Mô phỏng bộ nghịch lưu áp một pha.................................................................78
4.2.3 Bộ nghịch lưu áp ba pha...............................................................................79
4.2.3.1 Phân tích điện áp bộ nghịch lưu áp ba pha........................................................80
4.2.4 Mô phỏng theo phương pháp P&O ..................................................................82
4.2.5 Mô phỏng theo phương pháp tăng tổng dẫn......................................................83
4.2.6 Mô phỏng theo phương pháp tỷ lệ điện áp hở mạch..........................................85
4.2.7 Nhận xét chung ..............................................................................................86
Chƣơng 5. KẾT LUẬN 88
5.1 Kết luận .........................................................................................................88
5.2 Hướng phát triển của đề tài...........................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90
PHỤ LỤC ................................................................................................................92
x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GP : ( Global Peaks) đỉnh công suất lớn nhất trong các đỉnh công suất.
Local Peaks : Những đỉnh công suất nhưng không phải là lớn nhất.
MPP : ( Maximum Power Point ) điểm làm việc mà tại đó công suất thu
được cực đại.
MPPT : ( Maximum Power Point Tracking ) dò tìm điểm làm việc có công
suất cực đại
P&O : ( Perturb & Observe ) thuật toán quan sát và nhiễu loạn để đạt đến
điểm cực đại.
PV : (photovoltaic) pin quang điện, biến quang năng thành điện năng.
xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 1.1: Sơ đồ tương đương của pin mặt trời 2
Hình 1.2: Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời 2
Hình 1.3: Mắc nối tiếp hoặc song song các pin mặt trời tạo thành tấm hay 3
kết nối các tấm pin lại tạo thành dãy để đạt công suất cao hơn.
Hình 1.4: Khi mắc nối tiếp các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ 4
thống sẽ bằng dòng ngắn mạch của một tấm, áp hở mạch của hệ thống
bằng tổng áp hở mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống.
Hình 1.5: Khi mắc song song các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của 4
hệ thống sẽ bằng tổng dòng ngắn mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong
hệ thống, áp hở mạch của hệ thống bằng áp hở mạch của một tấm.
Hình 1.6: Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập 5
Hình 1.7: Bộ điều khiển MPPT trong hệ thống pin mặt trời 7
Hình 1.8: Đường cong đặc tính I – V và P - V hệ thống pin mặt trời 8
Hình 1.9: Những đường cong đặc tính I – V và đặc tính tải khi cường 9
độ bức xạ thay đổi
Hình 1.10: (a)mô hình dãy bị bóng che.(b) đặc tính I – V.(c) đặc tính P – V 9
Hình 1.11: Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che 10
Hình 2.1: Cấu tạo của pin mặt trời 13
Hình 2.2: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời 13
Hình 2.3: Hệ thống 2 mức năng lượng trong đó E1 < E2 14
Hình 2.4: Các vùng năng lượng 14
Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin mặt trời 16
Hình 2.6: Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời 17
Hình 2.7: Sơ đồ tương đương của pin mặt trời 17
Hình 2.8: Đường cong đặc trưng V - I của pin mặt trời 18
phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt trời.
xii
Hình 2.9: Đường cong đặc tính V - I của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiệt 19
độ của pin
Hình 2.10: Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời 19
Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck 21
Hình 2.12: Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck 21
Hình 2.13: Sơ đồ nguyên lý mạch Boost 23
Hình 2.14: Dạng sóng dòng điện của mạch Boost 23
Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck – Boost 24
Hình 2.16: Mạch vòng điều khiển điện áp 25
Hình 2.17: Mạch vòng dòng điện phản hồi 26
Hình 2.18: Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu và hình cầu 26
Hình 2.19: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Full-bridge 27
Hình 2.20: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Half-bridge 27
Hình 2.21: Ví dụ tấm pin mặt trời được mắc trực tiếp với một tải thuần trở 28
có thể thay đổi giá trị điện trở được
Hình 2.22: Đường đặc tính làm việc của pin và của tải thuần trở có giá trị 28
điện trở thay đổi được
Hình 2.23: Tổng trở vào Rin được điều chỉnh bằng D 30
Hình 2.24: Đường đặc tính làm việc I – V của pin khi cường độ bức xạ 30
thay đổi ở cùng một mức nhiệt độ
Hình 2.25: Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng 31
một mức cường độ bức xạ
Hình 2.26: Thuật toán dò tìm điểm làm việc công suất lớn nhất P&O 31
Hình 2.27: Đường cong P – V trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần 32
Hình 2.28: Sơ đồ khối của phương pháp điều khiển trực tiếp MPPT 33
Hình 2.29: Mối quan hệ giữa tổng trở vào của mạch Boost và 34
hệ số làm việc D
Hình 2.30: Lưu đồ thuật toán P&O dùng trong phương pháp điều khiển 35
đo trực tiếp tín hiệu ra
xiii
Hình 3.1: Các trường hợp hở mạch (a), ngắn mạch (b), và kết nối tải (c) 44
Hình 3.2: Đồ thị V-A và công suất 44
Hình 3.3: Đồ thị xác định MPP 45
Hình 3.4: Đặc tính công suất phụ thuộc vào điện áp đầu ra 46
Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật P&O 47
Hình 3.6: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O 48
Hình 3.7: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi 48
Hình 3.8: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ thay đổi 49
Hình 3.9: Hệ Pin PV phát năng lượng về lưới điện 49
Hình 3.10: Khi chiếu độ thay đổi điểm công suất cực đại 50
sẽ sai theo giải thuật P&O
Hình 3.11: Cấu tạo một Cell PV 51
Hình 3.12: Đặc tuyến I-P của PV khi chiếu độ thay đổi 53
Hình 3.13: Lưu đồ giải thuật P&O cải tiến 53
Hình 3.14: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O cải tiến 54
Hình 3.15: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi 55
Hình 3.16: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ thay đổi 55
Hình 3.17: Lưu đồ tỷ lệ điện áp mở mạch 57
Hình 3.18: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật điều khiển điện áp hở mạch 58
Hình 3.19: Kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển điện áp hở mạch 59
chiếu độ không đổi
Hình 3.20: Kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển điện áp hở mạch 59
chiếu độ không đổi
Hình 3.21: Đặc tuyến đường cong công suất PV 59
Hình 3.22: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật tăng tổng dẫn 61
Hình 3.23: Kết quả mô phỏng thuật toán tăng tổng dẫn chiếu độ không đổi 61
Hình 3.24: Kết quả mô phỏng thuật toán tăng tổng dẫn chiếu độ thay đổi 62
Hình 3.25: Sự giao động của điểm MPP với phương pháp P&O cải tiến 63
xiv
Hình 4.1: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một module khi 64
cường độ bức xạ thay đổi từ 400W/m2 đến 1000W/m2
Hình 4.2: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một module khi 64
nhiệt độ thay đổi từ 0 đến 75o
C
Hình 4.3: Sự thay đổi cường độ bức xạ theo thời gian trong ngày 65
(số liệu ghi nhận chỉ có tính tương đối)
Hình 4.4: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi cường độ bức xạ 67
thay đổi từ 200 W/m2 đến 1000W/m2
Hình 4.5: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 68
hai tập hợp con trong nhóm1
Hình 4.6: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 68
hai tập hợp con trong nhóm 2
Hình 4.7: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 69
một tập hợp con trong nhóm 3
Hình 4.8: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của mỗi tập 69
hợp nối tiếp trong mỗi nhóm từ 1 đến 3
Hình 4.9: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của mỗi nhóm 70
từ 1 đến 3
Hình 4.10: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một dãy PV 71
Hình 4.11: Những đường cong đặc tính P – V, tập hợp nối tiếp, nhóm, dãy 73
trong hình 4.8, hình 4.9, hình 4.10,
Hình 4.12: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O dưới điều kiện dãy 75
PV bị bóng che một phần
Hình 4.13: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 75
của hai tập hợp con trong nhóm 1.
Hình 4.14: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 78
của hai tập hợp con trong nhóm 2.
Hình 4.15: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 80
của hai tập hợp con trong nhóm 3.
xv
Hình 4.16: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 81
của hai tập hợp con trong nhóm 4.
Hình 4.17: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 81
của một tập hợp con trong nhóm 5.
Hình 4.18: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp P&O 82
Hình 4.19: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 83
Hình 4.20: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 83
Hình 4.21: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp tổng dẫn 84
Hình 4.22: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 84
Hình 4.23: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 85
Hình 4.24: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp điện áp hở mạch 86
Hình 4.25: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 86
Hình 4.26: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 87
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên1
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tính cần thiết của đề tài.
Nguồn năng lượng đóng vai trò quyết định nền văn minh của nhân loại. Các
nguồn năng lượng hóa thạch (dầu lửa, than đá) hiện nay đang được sử dụng phổ
biến nhưng lại gây ô nhiễm môi trường và sẽ cạn kiệt trong một tương lai gần.
Nguồn năng lượng nguyên tử thì không an toàn. Trong khi đó mặt trời cung cấp một
nguồn năng lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như không sản
sinh ra chất thải hủy hoại môi trường. Tuy nhiên năng lượng mặt trời vẫn còn đang
trong thời kỳ đầu của những ứng dụng vì nó đòi hỏi những đầu tư rất lớn cho thiết
bị nhưng lại chỉ chuyển hóa được một lượng rất nhỏ năng lượng từ mặt trời sang
dạng hữu ích. Hơn nữa, năng lượng mặt trời lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không
đủ ổn định để những thiết bị điện và điện tử có thể sử dụng một cách an toàn và
hiệu quả. Tận dụng tốt nguồn năng lượng này, phần lớn sẽ giải quyết được bài toán
năng lượng của nhân loại.
Để sản xuất điện mặt trời người ta thường sử dụng 2 công nghệ: nhiệt mặt
trời và pin quang điện :
- Nhiệt mặt trời: năng lượng mặt trời được hội tụ nhờ hệ thống gương hội tụ
để tập trung ánh sáng mặt trời tạo thành nguồn nhiệt có nhiệt độ cao làm bốc hơi
nước, hơi nước sinh ra làm quay tuabin để sản xuất ra điện năng
- Pin quang điện: được chế tạo từ các chất bán dẫn. Điện năng được sinh ra
khi có ánh sáng mặt trời chiếu đến. Các tế bào quang điện có khả năng thể hiện
chức năng này bằng cách nhận năng lượng mặt trời tách electron ra khỏi tinh thể
bán dẫn tạo thành dòng điện. Như vậy các tế bào quang điện dùng mặt trời là nguồn
nhiên liệu.
Ở đây ta tập trung vào lĩnh vực thứ nhất , tức biến đổi trực tiếp quang năng
thành điện năng. Tuy nhiên nó có công suất không lớn và giá thành còn quá đắt. Do
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên2
đó để nâng cao công suất và giảm chi phí, thì ta phải đi nghiên cứu các phương
pháp sao cho công suất của nguồn năng lượng mặt trời thu được là lớn nhất, từ đó
thiết kế và điều khiển tối ưu các bộ thu năng lượng mặt trời.
Đề tài này cho ta cái nhìn tổng quan về hệ năng lượng mặt trời với các
phương pháp để thu được công suất cực đại trong hệ năng lượng mặt trời và bộ
chuyển đổi năng lượng DC – DC, DC – AC.
1.2 Pin quang điện (PV).
Pin quang điện sử dụng chất bán dẫn để biến đổi quang năng thành điện
năng. Kỹ thuật tạo pin PV rất giống với kỹ thuật tạo ra các linh kiện bán dẫn như
transistor, diode … Pin quang điện là thiết bị ứng dụng hiệu ứng quang điện trong
bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện bên trong) để tạo ra dòng điện một
chiều từ ánh sáng mặt trời. Nguyên liệu dùng làm pin PV cũng giống như các linh
kiện bán dẫn khác thông thường là tinh thể silicon thuộc nhóm IV.
Hình 1.1 Sơ đồ tương đương của pin mặt trời
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên3
Hình 1.2 Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời
- Tấm pin (12-V module) gồm có 36 tế bào đôi khi chỉ là 33 tế bào.
- Tấm pin (24-V module) gồm có 72 tế bào là sự ghép song song 2 khối 12-V
module.
- Một bảng gồm nhiều khối kết hợp lại với nhau. Ghép sao cho phát ra dòng và
áp đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng.
Qua những tấm pin mặt trời, năng lượng mặt trời được chuyển hoá thành
điện năng. Mỗi tấm pin mặt trời cung cấp một lượng nhỏ năng lượng, nhưng nhiều
tấm pin được đặt trải dài trên một diện tích lớn tạo nên nguồn năng lượng lớn hơn
đủ để các thiết bị điện sử dụng. Mỗi tấm pin mặt trời có công suất khác nhau như:
30Wp, 40Wp, 45Wp, 50Wp, 75Wp, 100Wp, 125Wp, 150Wp. Điện áp của các tấm
pin thường là 12VDC. Công suất và điện áp của hệ thống tuỳ thuộc vào cách ghép
nối các tấm pin lại với nhau. Nhiều tấm pin mặt trời có thể ghép nối tiếp hoặc song
song với nhau để tạo thành một dàn pin mặt trời (array). Để đạt được hiệu năng tốt
nhất, những tấm pin phải luôn được phơi nắng và hướng trực tiếp đến mặt trời.
Hiệu suất thu được điện năng từ pin mặt trời ở các vùng miền vào các giờ
trong ngày là khác nhau, do bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất không đồng đều
nhau. Hiệu suất của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Chất liệu bán dẫn làm pin.
- Vị trí đặt các tấm panel mặt trời
- Thời tiết khí hậu, mùa trong năm.
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên4
- Thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều
Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời nên thiết kế sản xuất đã đảm
bảo được các thay đổi của khí hậu, thời tiết, mưa bão, sự ăn mòn của nước biển, sự
oxi hoá… Tuổi thọ của mỗi tấm pin khoảng 25 đến 30 năm.
Hình 1.3 Mắc nối tiếp hoặc song song các pin mặt trời tạo thành tấm hay kết
nối các tấm pin lại tạo thành dãy để đạt công suất cao hơn.
Giả sử các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hết
nhau, các thông số dòng ngắn mạch ISC, điện áp hở mạch VOC bằng nhau. Giả sử
cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau. Khi đó
- Ghép nối tiếp các tấm module lại sẽ cho điện áp ra lớn hơn.
Hình 1.4 Khi mắc nối tiếp các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ thống
sẽ bằng dòng ngắn mạch của một tấm, áp hở mạch của hệ thống bằng tổng áp hở
mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống.
- Ghép song song các tấm module lại sẽ cho dòng điện ra lớn.
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên5
Hình1.5 Khi mắc song song các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ
thống sẽ bằng tổng dòng ngắn mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống, áp
hở mạch của hệ thống bằng áp hở mạch của một tấm.
1.3 Hệ pin mặt trời làm việc độc lập.
Hệ pin mặt trời (hệ PV – photovoltaic system) nhìn chung được chia thành 2 loại
cơ bản:
- Hệ PV làm việc độc lập
- Hệ PV làm việc với lưới
- Hệ PV độc lập thường được sử dụng ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi mà lưới
điện không kéo đến được.
- Còn trong hệ PV làm việc với lưới, mạng lưới pin mặt trời được mắc với lưới điện
qua bộ biến đổi mà không cần bộ dự trữ năng lượng. Trong hệ này, bộ biến đổi
DC/AC làm việc với lưới phải đồng bộ với lưới điện về tần số và điện áp.
Trong đề tài này chỉ nghiên cứu về hệ PV làm việc độc lập
Hình 1.6 Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên6
Hệ PV làm việc độc lập gồm có 2 thành phần chính là:
- Thành phần lưu giữ năng lượng.
- Các bộ biến đổi bán dẫn.
1.3.1 Thành phần lưu giữ năng lượng.
Hệ quang điện làm việc độc lập cần phải có khâu lưu giữ điện năng để có thể
phục vụ cho tải trong những thời gian thiếu nắng, ánh sáng yếu hay vào ban đêm.
Có nhiều phương pháp lưu trữ năng lượng trong hệ PV. Phổ biến nhất vẫn là sử
dụng ắc quy để lưu trữ năng lượng. Ắc quy cần phải có một bộ điều khiển nạp để
bảo vệ và đảm bảo cho tuổi thọ của ắc quy.
1.3.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ PV.
Các bộ bán dẫn trong hệ PV gồm có bộ biến đổi 1 chiều DC - DC và bộ biến
đổi DC - AC.
 Bộ DC - DC được dùng để xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất của
pin và làm ổn định nguồn điện một chiều lấy từ pin mặt trời để cung cấp cho
tải và ắc quy. Bộ biến đổi DC - DC còn có tác dụng điều khiển chế độ nạp và
phóng để bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho ắc quy. Có nhiều loại bộ biến đổi
DC - DC được sử dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại là: Bộ tăng áp
Boost, Bộ giảm áp Buck và Bộ hỗn hợp tăng giảm Boost – Buck. Cả 3 loại
DC - DC trên đều sử dụng nguyên tắc đóng mở khóa điện tử theo một chu kỳ
được tính toán sẵn để đạt được mục đích sử dụng. Tùy theo mục đích và nhu
cầu mà bộ DC - DC được lựa chọn cho thích hợp.
Khóa điện tử trong mạch DC - DC được điều khiển đóng cắt từng chu kỳ.
Mạch điều khiển khóa điện tử này được kết hợp với thuật toán xác định điểm làm
việc tối ưu (MPPT – Maximum Power Point Tracking) để đảm bảo cho hệ quang
điện được làm việc hiệu quả nhất.
 Bộ DC - AC có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn 1 chiều sang xoay chiều (110
hoặc 220 VAC, tần số 50Hz hoặc 60 Hz) để phục vụ cho các thiết bị xoay
chiều. Có nhiều kiểu bộ biến đổi DC - AC, chúng có thể làm việc cả hai chế
độ là từ một chiều sang xoay chiều và cả chế độ từ xoay chiều sang một
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên7
chiều. Nhìn chung, bộ biến đổi DC - AC trong hệ PV độc lập có thể làm việc
ở mức điện áp một chiều là 12, 24, 48, 96, 120, 240 VDC tuỳ từng hệ.
Bộ biến đổi dùng trong hệ PV độc lập có những đặc điểm sau:
- Điện áp ra hình Sin.
- Điện áp và tần số nằm trong giới hạn cho phép.
- Bám sát được sự thay đổi của điện áp vào.
- Điều chỉnh điện áp ra.
- Hiệu quả cao đối với tải nhẹ.
- Ít tạo ra sóng hài để tránh làm hư hại đến các thiết bị điện khác như tivi,
tránh gây tổn hao công suất, làm nóng thiết bị.
- Có thể chịu quá tải trong một thời gian ngắn trong trường hợp dòng khởi
động lớn như của máy bơm…
- Có bảo vệ quá áp, bảo vệ tần số, bảo vệ ngắn mạch….
- Dung lượng đặc tính.
- Tổn hao không tải thấp.
Các linh kiện bán dẫn được sử dụng trong bộ biến đổi này là các MOSFET,
IGBT. MOSFET được sử dụng với trường hợp công suất lên tới 5KVA và điện áp
là 96 VDC. Chúng có ưu điểm là tổn hao công suất ít ở tần số cao. Do có điện áp
rơi là 2 VDC. Còn IGBT thường chỉ được sử dụng trong những hệ có điện áp trên
96 VDC.
Hệ PV độc lập thường sử dụng bộ biến đổi nguồn điện áp 1 pha hoặc 3 pha.
Bộ biến đổi DC - AC thường sử dụng là :
Bộ biến đổi có dạng sóng giả Sin, nó là sự lựa chọn rất kinh tế và đặc biệt
phù hợp với hệ quang điện.
Bộ biến đổi có dạng sóng ra hình Sin giống như dạng sóng của điện lưới nên
tương thích và đáp ứng với hầu hết các loại tải. Bộ biến đổi dạng sóng sin có giá
thành lớn hơn bộ biến đổi dạng gần sin, nhưng chất lượng điện áp của bộ biến đổi
loại này là một ưu điểm lớn.
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên8
Phương pháp điều khiển PWM được sử dụng để giúp bộ biến đổi tạo được
đầu ra có dạng Sin.
 Phương pháp điều khiển MPPT
MPPT (Maximum Power Point Tracker) là phương pháp dò tìm điểm làm
việc có công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển
chu kỳ đóng mở khoá điện tử dùng trong bộ DC - DC. Phương pháp MPPT được sử
dụng rất phổ biến trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập và đang dần được áp
dụng trong hệ quang điện làm việc với lưới.
MPPT bản chất là thiết bị điện tử công suất ghép nối nguồn điện PV với tải
để khuyếch đại nguồn công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời khi điều kiện làm việc
thay đổi, và từ đó có thể nâng cao được hiệu suất làm việc của hệ. MPPT được ghép
nối với bộ biến đổi DC - DC và một bộ điều khiển.
Hình 1.7 Bộ điều khiển MPPT trong hệ thống pin mặt trời
Bộ điều khiển MPPT có thể là bộ điều khiển tương tự truyền thống. Tuy
nhiên, việc sử dụng bộ điều khiển số đang ngày càng thịnh hành vì nó có nhiều ưu
điểm hơn bộ điều khiển tương tự. Thứ nhất là, bộ điều khiển số có thể lập trình
được vì vậy khả năng thực hiện các thuật toán cao cấp sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác bộ
điều khiển số không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nhiệt độ và thời gian vì bộ này
hoạt động rời rạc, bên ngoài các thành phần tuyến tính. Vì vậy, bộ điều khiển số có
trạng thái ổn định lâu hơn. Không chỉ có vậy, bộ điều khiển MPPT số không phụ
thuộc vào dung sai của các bộ phận khác vì nó thực hiện thuật toán ở phần mềm,
nơi mà các thông số có thể được giữ ổn định hoặc thay đổi được. Bộ điều khiển loại
này cho phép giảm số lượng thành phần vì nó chỉ dùng một chíp đơn để làm nhiều
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên9
nhiệm vụ khác nhau. Nhiều bộ điều khiển số được trang bị thêm bộ biến đổi A/D
nhiều lần và nguồn tạo xung PWM, vì vậy nó có thể điều khiển được nhiều thiết bị
chỉ với một bộ điều khiển đơn lẻ.
 Thuật toán điều khiển MPPT
Pin quang điện photovoltaic (PV) là một chất bán dẫn có mối nối p-n, pin
quang điện PV có thể xem là trường hợp ngược lại của diode quang. Diode
quang nhận năng lượng điện sinh ra ánh sáng, pin PV nhận năng lượng ánh sáng
sinh ra điện.
PV có đặc tính phi tuyến như hình vẽ sau
Hình 1.8 Đường cong đặc tính I – V và P - V hệ thống pin mặt trời
Trên hình vẽ ta thấy đặc tính PV có một điểm mà ở đó công suất thu được là
cực đại, đó cũng chính là mục tiêu của hệ thống MPPT.
Mặt trời thay đổi cường độ chiếu sáng liên tục, do đó các điểm MPP cũng
thay đổi, giả sử tải là một điện trở, ta có đường đặc tính làm việc sau:
Hình 1.9 Những đường cong đặc tính I – V và đặc tính tải khi cường độ bức
xạ thay đổi
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên10
Để tải hoạt động ở chế độ maximum công suất PV, ta cần sử dụng bộ
converter DC – DC linh kiện đóng cắt có thể là BJT, MOSFET, IGBT … để thay
đổi điện áp và dòng điện đầu ra sao cho đặc tính tải làm việc ngay điểm có công
suất lớn nhất.
Vậy dòng điện, điện áp ngõ ra như thế nào để đạt được công suất cực đại của
PV, điều khiển khoá dòng cắt ra sao ? Để đạt được đáp án này ta cần phải có thuật
toán cho hệ MPPT.
Nhưng khi hệ PV bị bóng che một phần (như bị cây cối, các tòa nhà, đám
mây che v.v..), lúc này cường độ bức xạ, nhiệt độ trên các vị trí của dãy PV là
khác nhau, do đó các đường đặc tính I – V và P – V cũng sẽ thay đổi và có dạng
như hình 1.10.
Hình 1.10. (a)mô hình dãy bị bóng che.(b) đặc tính I – V.(c) đặc tính P – V
Hình 1.10 (c), có đến 3 đỉnh công suất, đỉnh GP (đỉnh có công suất lớn nhất)
và 2 đỉnh local (đỉnh công suất nhưng không phải là lớn nhất). Nhiệm vụ thuật toán
là tìm ra điểm GP, nhưng thuật toán thông thường có thể không tìm ra chính xác
điểm này, do đó cần có một thuật toán kết hợp để tìm ra điểm GP trong điều kiện
dãy PV bị bóng che một phần
1.4 Các nghiên cứu khoa học có liên quan.
 Comparison of photovoltaic array maximum power point tracking
techniques, 2006, Trishan Esram, Patrik L.Chapman.
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên11
 Maximum Power Point Tracking Scheme for PV Systems Operating Under
Partially Shaded Conditions
Các bài báo khoa học này đề cập đến nhiều thuật toán như: P&O, Incremental
conductance, P&O Under Partially Shaded Conditions, … Tuy nhiên chúng ta chỉ
giới hạn xem xét thuật toán P&O và P&O Under Partially Shaded Conditions.
1.5 Nhược điểm của các nghiên cứu khoa học.
 Nhược điểm của nghiên cứu P&O.
Thuật toán P&O sẽ không đáp ứng được nếu môi trường thay đổi quá nhanh,
hoặc cường độ chiếu sáng không đều trên dãy PV.
Hình 1.11. Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che
Trong điều kiện môi trường không thay đổi ( cường độ bức xạ đồng nhất):
đường cong P1 không đổi, điểm hoạt động của dãy PV dưới giải thuật P&O sẽ dao
động xung quanh điểm cực đại A.
Khi dãy PV bị bóng che một phần (ví dụ có đám mây bay qua), đường cong P1
trở thành P2 ( do cường độ bức xạ không đồng nhất), thuật toán P&O sẽ hoạt động
chưa chính xác: điểm hoạt động sẽ bị lệch từ A sang A’, và thuật toán P&O sẽ dò ra
điểm cực đại là điểm B, nhưng điểm B chưa phải là điểm có công suất lớn nhất
(điểm có công suất lớn nhất là điểm C).
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên12
 Nhược điểm của nghiên cứu P&O Under Partially Shaded Conditions.
Nhược điểm của phương pháp này là mạch điều khiển phức tạp. Tuy nhiên
ngày nay với sự xuất hiện của nhiều phần mềm hay các bộ vi xử lý thì nhược điểm
này có thể khắc phục phần nào.
1.6 Nhiệm vụ của luận văn :
Luận văn “ Khảo sát các thuật toán MPPT ( dò tìm điểm công suất cực đại) và bộ
chuyển đổi DC –DC, DC – AC ” có nội dung chủ yếu:
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về hệ năng lượng mặt trời.
- Nghiên cứu tổng quan các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC và DC – AC.
- Nghiên cứu và mô phỏng thuật toán P&O.
- Nghiên cứu tổng quan các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC và DC – AC.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn.
1.7 Phạm vi nghiên cứu:
- Chỉ nghiên cứu về hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập.
- Trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập chỉ tập trung nghiên cứu thuật toán
dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT).
- Nghiên cứu và mô phỏng thuật toán P&O.
- Nghiên cứu các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC, DC – AC kết hợp với MPPT.
1.8 Phương pháp nghiên cứu :
 Thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.
 Xây dựng mô hình mô phỏng các thuật toán.
 Phân tích, đánh giá những kết quả nhận được và các kiến nghị.
Chương 1 Tổng quan
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên13
1.9 Giá trị thực tiễn của đề tài :
Từ xu hướng nghiên cứu về năng lượng tái tạo nhằm góp phần tiết kiệm năng
lượng, cũng như giảm tải cho nguồn điện lưới quốc gia một phần năng lượng. Nhưng chi
phí cho một hệ thống pin mặt trời hiện nay còn quá cao, vậy ta phải tận dụng được công
suất tối đa có thể, trong mọi điều kiện thay đổi của môi trường. Chính vì những lý do trên,
đề tài: “Khảo sát thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) và bộ chuyển đổi DC –
DC, DC – AC ” được hình thành.
Với kết quả nhận được có thể:
 Hiểu rõ và ứng dụng thành công hơn việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
dựa vào các thuật toán MPPT và các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC, DC - AC.
 Có thêm một hướng nhìn mới về việc phát triển nguồn năng lượng trong tương lai.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 14 Lý Công Nguyên
Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Pin quang điện, cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
Pin quang điện (PV) còn gọi là pin mặt trời là thiết bị ứng dụng hiệu ứng
quang điện trong bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện bên trong) để tạo ra
dòng điện một chiều từ ánh sáng mặt trời. Loại pin mặt trời thông dụng nhất hiện
nay là loại sử dụng Silic tinh thể. Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn điện rất
kém vì các điện tử bị giam giữ bởi liên kết mạng, không có điện tử tự do. Khi bị ánh
sáng hay nhiệt độ kích thích, các điện tử bị bứt ra khỏi liên kết, hay là các điện tử
tích điện âm nhảy từ vùng hoá trị lên vùng dẫn và để lại một lỗ trống tích điện
dương trong vùng hoá trị. Lúc này chất bán dẫn mới dẫn điện.
2.1.1 Cấu tạo
Cấu tạo của pin mặt trời là một lớp tiếp xúc bán dẫn p-n có khả năng biến đổi trực
tiếp năng lượng bức xạ mặt trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện bên trong.
Hình 2.1 Cấu tạo của pin mặt trời.
2.1.2 nguyên lý hoạt động
Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 15 Lý Công Nguyên
Hình 2.3 Hệ thống 2 mức năng lượng trong đó E1 < E2.
Bình thường điện tử chiếm mức năng lượng thấp hơn E1 .Khi chiếu sáng hệ thống,
lượng tử ánh sáng (photon) mang năng lượng hv (h là hằng số Plank và v là tần số
ánh sáng) bị điện tử hấp thụ và chuyển lên mức E2.
Phương trình cân bằng năng lượng:
hv = E1-E2
Trong các vật rắn ,do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vành ngoài ,
nên các năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng con rất sát nhau và tạo
thành vùng năng lượng. Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy khi ở trạng
thái cân bằng gọi là vùng hoá trị mà bên trên của nó có năng lượng EV. Vùng năng
lượng phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là vùng dẫn,
bên dưới của vùng có năng lượng là EC, cách ly giữa vùng hóa trị và vùng dẫn đó
gọi là một vùng cấm có độ rộng năng lượng là Eg, trong đó không có mức năng
lượng cho phép nào của điện tử.
Khi ánh sáng chiếu đến vật rắn có vùng năng lượng nói trên, photon có năng lượng
hv tới hệ thống , bị điện tử của vùng hoá trị hấp thụ và nó có thể chuyển lên vùng
dẫn để trở thành điện tử tự do e-
,lúc này vùng hoá trị sẽ có một lỗ trống có thể di
chuyển như “hạt“ mang điện tích dương nguyên tố (kí hiệu h+
). Lỗ trống này có thể
di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện.
Hình 2.4 Các vùng năng lượng.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 16 Lý Công Nguyên
Phương trình hiệu ứng lượng tử:
eV+hv→ e-
+ h+
Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng của photon và chuyển từ vùng hoá
trị lên vùng dẫn, tạo ra căp điện tử – lỗ trống là:
hv > Eg = EC - EV
Suy ra bước sóng tới hạn λC của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e-
- h+
là:
λC = hc/( EC – EV)
Vậy khi chiếu sáng vào vật rắn, điện tử ở vùng hoá trị hấp thụ năng lượng photon
hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử – lỗ trống e-
- h+
, tức là tạo ra
một điện thế.
Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang điện bên trong.
Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời chính là hiện tượng quang điện xảy ra trên lớp
tiếp xúc p-n.
Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
Photon truyền xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của
photon thấp hơn, nó đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn.
Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng
lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn.
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong
màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được kết
dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được
kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán
dẫn. Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là lỗ trống. Lỗ trống này tạo
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 17 Lý Công Nguyên
điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào lỗ trống,
và điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy
lỗ trống di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn.
Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng luợng đủ để kích thích electron lớp
ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của mặt trời thường tương đương 6000°K, vì
thế nên phần lớn năng lượng mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết
năng lượng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng nhiệt nhiều hơn là năng lượng
điện sử dụng được.
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
2.1.3 Đặc tính làm việc của pin mặt trời
- Điện áp hở mạch VOC là hiệu điện thế được đo khi mạch ngoài của pin mặt trời
hở. Khi đó dòng mạch ngoài I = 0 .
- Dòng ngắn mạch ISC là dòng điện trong mạch của pin mặt trời khi làm ngắn mạch
ngoài(chập các cực ra của pin). Lúc đó hiệu điện thế mạch ngoài của pin bằng V = 0
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 18 Lý Công Nguyên
Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua hai thông số là điện áp hở
mạch lớn nhất VOC lúc dòng ra bằng 0 và Dòng điện ngắn mạch ISC khi điện áp ra
bằng 0. Công suất của pin được tính theo công thức:
P = U.I (2-1)
Tại điểm làm việc U = VOC ; I = 0 và U = 0 ; I = ISC , Công suất làm việc của
pin cũng có giá trị bằng 0.
Hình 2.6 Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời
Hình 2.7 Sơ đồ tương đương của pin mặt trời
Từ sơ đồ tương đương, ta có phương trình đặc trưng sáng von – ampe của
pin như sau:
+
-I
DI
shI
shR
sR I
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 19 Lý Công Nguyên
hs
skT
)IRsv.(q
01sc
R
)IRV(
1eIII












(2-2)
Trong đó:
Isc là dòng quang điện (dòng ngắn mạch khi không có Rs và Rsh) (A/m2
)
I01 là dòng bão hòa (A/m2
)
q là điện tích của điện tử (C) = 1,6.10-19
k là hệ số Boltzman = 1,38.10-23
(J/k)
T là nhiệt độ (K)
I, V, Rs, Rsh lần lượt là dòng điện ra, điện áp ra, điện trở nối tiếp và song
song của pin trong mạch tương đương ở hình 2.7.
* Nhận xét:
- Dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu sáng. Nên đường
đặc tính V – I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào cường độ bức xạ chiếu
sáng. Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc V = VMPP
có công suất lớn nhất thể hiện trên hình vẽ sau. Điểm làm việc có công suất
lớn nhất được thể hiện là điểm chấm đen to trên hình vẽ. (đỉnh của đường
cong đặc tính).
Hình 2.8 Đường cong đặc trưng V - I của pin mặt trời
phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt trời.
Điện áp hở mạch Voc phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính V - I của
pin mặt trời cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của pin.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 20 Lý Công Nguyên
Hình 2.9 Đường cong đặc tính V - I của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiệt độ của pin
- Để toàn bộ hệ PV có thể hoạt động được một cách hiệu quả thì đường đặc
tính của tải cũng phải phù hợp với điểm MPP.
Hình 2.10 Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời
Trên hình vẽ 2.10 đường OA và OB là những đường đặc tính tải. Nếu tải có
đường đặc tính là OA được mắc trực tiếp với dãy pin mặt trời, thì khi đó pin làm
việc ở điểm A1 và phát công suất P1. Công suất lớn nhất do phơi nắng thu được là
P2 (tải có đường đặc tính là OC, pin làm việc ở điểm C1). Để có thể thu được công
suất P2, cần có một bộ điều chỉnh công suất để liên kết giữa dãy pin mặt trời và tải.
2.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập .
2.2.1 Bộ biến đổi DC/DC.
Bộ biến đổi DC/DC được sử dụng rộng rãi trong nguồn điện 1 chiều với mục
đích chuyển đổi nguồn một chiều không ổn định thành nguồn điện một chiều có thể
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 21 Lý Công Nguyên
điều khiển được. Trong hệ thống pin mặt trời, bộ biến đổi DC/DC được kết hợp
chặt chẽ với MPPT. MPPT sử dụng bộ biến đổi DC/DC để điều chỉnh nguồn điện
áp vào lấy từ nguồn pin mặt trời, chuyển đổi và cung cấp điện áp lớn nhất phù hợp
với tải. Nhìn chung bộ biến đổi DC/DC thường bao gồm các phần tử cơ bản là một
khoá điện tử, một cuộn cảm để giữ năng lượng, và một điôt dẫn dòng.
Các bộ biến đổi DC/DC thường được chia làm 2 loại có cách ly và loại
không cách ly. Loại cách ly sử dụng máy biến áp cách ly về điện tần số cao kích
thước nhỏ để cách ly nguồn điện một chiều đầu vào với nguồn một chiều ra và tăng
hay giảm áp bằng cách điều chỉnh hệ số biến áp. Loại này thường được sử dụng cho
các nguồn cấp một chiều sử dụng khoá điện tử. Phổ biến nhất vẫn là mạch dạng cầu,
nửa cầu. Trong nhiều thiết bị quang điện, hệ thống làm việc với lưới thường dùng
loại có cách ly về điện vì nhiều lý do an toàn. Loại DC/DC không cách ly không sử
dụng máy biến áp cách ly. Chúng luôn được dùng trong các bộ điều khiển động cơ
một chiều. Các loại bộ biến đổi DC/DC thường dùng trong hệ PV gồm:
- Bộ giảm áp (buck)
- Bộ tăng áp (boost)
- Bộ đảo dấu điện áp (buck – boost).
Việc chọn lựa loại DC/DC nào để sử dụng trong hệ PV còn tuỳ thuộc vào
yêu cầu của ắc quy và tải đối với điện áp ra của dãy panel mặt trời.
Bộ giảm áp buck có thể định được điểm làm việc có công suất tối ưu mỗi khi
điện áp vào vượt quá điện áp ra của bộ biến đổi, trường hợp này ít thực hiện được
khi cường độ bức xạ của ánh sáng xuống thấp.
Bộ tăng áp boost có thể định điểm làm việc tối ưu ngay cả với cường độ ánh
sáng yếu. Hệ thống làm việc với lưới dùng bộ Boost để tăng điện áp ra cấp cho tải
trước khi đưa vào bộ biến đổi DC/AC.
Bộ Buck – boost vừa có thể tăng, vừa có thể giảm áp.
2.2.1.1 Các loại bộ biến đổi DC/DC
 Mạch Buck.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 22 Lý Công Nguyên
Khóa K trong mạch là những khóa điện tử BJT, MOSFET, hay IGBT. Mạch
Buck có chức năng giảm điện áp đầu vào xuống thành điện áp nạp ắc quy. Khóa
transitor được đóng mở với tần số cao. Hệ số làm việc D của khóa được xác định
theo công thức sau:
t¾cdãngon
on
f.T
T
T
D  (2-3)
Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck
Hình 2.12 Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck
Trong thời gian mở, khóa K thông cho dòng đi qua, điện áp một chiều được
nạp vào tụ C2 và cấp năng lượng cho tải qua cuộn kháng L. Trong thời gian đóng,
khóa K đóng lại không cho dòng qua nữa, năng lượng 1 chiều từ đầu vào bằng 0.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 23 Lý Công Nguyên
Tuy nhiên tải vẫn được cung cấp đầy đủ điện nhờ năng lượng lưu trên cuộn kháng
và tụ điện do Điốt khép kín mạch. Như vậy cuộn kháng và tụ điện có tác dụng lưu
giữ năng lượng trong thời gian ngắn để duy trì mạch khi khóa K đóng.
Phân tích mạch dựa trên sự cân bằng năng lượng qua chu kỳ đóng cắt của
khóa: Năng lượng cấp cho tải trong toàn bộ chu kỳ bằng năng lượng thu từ nguồn
trong thời gian khóa mở, và năng lượng cấp cho tải trong suốt thời gian K khóa
bằng năng lượng lấy từ cuộn kháng và tụ điện trong thời gian K khóa.
Hay cũng có thể phân tích dựa trên phương pháp sau:
Ở điều kiện xác lập, sự cân bằng năng lượng trên cuộn kháng trong thời gian
khóa đóng mở được duy trì.
Do:
dt
dI
.Lv L
L  (2-4)
nên khi K mở (Ton):
onoutinL T).VV(L.I  (2-5)
khi K khóa (Toff):
offoutL T.VL.I  (2-6)
Nếu cuộn kháng đủ lớn, thì dòng điện cảm ứng biến thiên ít, giá trị cực đại
của dòng điện được tính như sau:
L2
1
omaxL III  (2-7)
Trong đó: Io là dòng tải = Vout/Rtải = giá trị trung bình của dòng điện cảm
ứng.
Từ các công thức trên suy ra:
Vout = Vin.D (2-8)
Công thức (2 – 8) cho thấy điện áp ra có thể điều khiển được bằng cách điều
khiển hệ số làm việc D thông qua một mạch vòng hồi tiếp lấy giá trị dòng điện nạp
ắc quy làm chuẩn. Hệ số làm việc được điều khiển bằng cách phương pháp điều
chỉnh độ rộng xung thời gian mở Ton. Do đó, bộ biến đổi này còn được biết đến như
là bộ điều chế xung PWM.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 24 Lý Công Nguyên
Trong 3 loại bộ biến đổi DC/DC trên, bộ Buck được sử dụng nhiều trong hệ
thống pin mặt trời nhất vì nhiều ưu điểm phù hợp với các đặc điểm của hệ pin mặt
trời.
 Mạch Boost
Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý mạch Boost
Hình 2.14 Dạng sóng dòng điện của mạch Boost
Giống như bộ Buck, hoạt động của bộ Boost được thực hiện qua cuộn kháng
L. Khóa K đóng mở theo chu kỳ. Khi K mở cho dòng qua (Ton) cuộn kháng tích
năng lượng, khi K đóng (Toff) cuộn kháng giải phóng năng lượng qua điôt tới tải.
dt
dI
.LVV L
01  (2-9)
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 25 Lý Công Nguyên
Mạch này tăng điện áp võng khi phóng của ắc quy lên để đáp ứng điện áp ra.
Khi khóa K mở, cuộn cảm được nối với nguồn 1 chiều. Khóa K đóng, dòng điện
cảm ứng chạy vào tải qua Điốt. Với hệ số làm việc D của khóa K, điện áp ra được
tính theo:
D1
V
V in
out

 (2-10)
Với phương pháp này cũng có thể điều chỉnh Ton trong chế độ dẫn liên tục để
điều chỉnh điện áp vào V1 ở điểm công suất cực đại theo điện áp của tải Vo.
 Mạch Buck – Boost: Bộ điều khiển phóng ắc quy
Hình 2.15 Sơ đồ nguyên lý mạch Buck – Boost
Từ công thức (2-10): Do D < 1 nên điện áp ra luôn lớn hơn điện áp vào. Vì
vậy mạch Boost chỉ có thể tăng áp trong khi mạch Buck đã trình bày ở trên thì chỉ
có thể giảm điện áp vào. Kết hợp cả hai mạch này với nhau tạo thành mạch Buck –
Boost vừa có thể tăng và giảm điện áp vào.
Khi khóa đóng, điện áp vào đặt lên điện cảm, làm dòng điện trong điện cảm
tăng dần theo thời gian. Khi khóa ngắt, điện cảm có khuynh hướng duy trì dòng
điện qua nó sẽ tạo điện áp cảm ứng đủ để Điôt phân cực thuận. Tùy vào tỷ lệ giữa
thời gian đóng khóa và mở khóa mà giá trị điện áp ra có thể nhỏ hơn, bằng hay lớn
hơn giá trị điện áp vào. Trong mọi trường hợp thì dấu của điện áp ra là ngược với
dấu của điện áp vào, do đó dòng điện đi qua điện cảm sẽ giảm dần theo thời gian.
Ta có công thức:
D1
DV
V in
out

 (2-11)
Công thức (2-11) cho thấy điện áp ra có thể lớn hơn hay nhỏ hơn điện áp vào
tùy thuộc vào hệ số làm việc D.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 26 Lý Công Nguyên
Khi D = 0.5 thì Vin = Vout
Khi D < 0.5 thì Vin > Vout
Khi D > 0.5 thì Vin < Vout
* Nhận xét:
Như vậy nguyên tắc điều khiển điện áp ra của các bộ biến đổi trên đều bằng
cách điều chỉnh tần số đóng mở khóa K. Việc sử dụng bộ biến đổi nào trong hệ là
tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.
Để điều khiển tần số đóng mở của khóa K để hệ đạt được điểm làm việc tối
ưu nhất, ta phải dùng đến thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất
(MPPT) sẽ được trình bày chi tiết ở chương tiếp sau.
2.2.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC
Các cách thường dùng để điều khiển bộ DC/DC là:
 Mạch vòng điện áp phản hồi.
Bộ điều khiển Rv là bộ PI . Điện áp ra ở đầu cực của pin được sử dụng như
một biến điều khiển cho hệ. Nó duy trì điểm làm việc của cả hệ sát với điểm làm
việc có công suất lớn nhất bằng cách điều chỉnh điện áp của pin phù hợp với điện áp
theo yêu cầu.
Phương pháp này cũng có những nhược điểm sau:
- Bỏ qua hiệu suất của bức xạ và nhiệt độ của dãy pin mặt trời.
- Không được áp dụng rộng rãi cho hệ thống lưu giữ điện năng.
Hình 2.16 Mạch vòng điều khiển điện áp
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 27 Lý Công Nguyên
 Phương pháp điều khiển phản hồi công suất.
Có thể điều khiển công suất tối ưu bằng cách cho đạo hàm dP/dV = 0 trong
điều khiển phản hồi công suất. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là đo và
khuếch đại công suất của tải.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần quan tâm đến đặc tính làm việc
của pin. Tuy nhiên, phương pháp này khuếch đại công suất của tải chứ không phải
là công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời.
 Phương pháp mạch vòng dòng điện phản hồi
Hình 2.17 Mạch vòng dòng điện phản hồi
Ri trong mạch điều khiển là bộ PI.
Phương pháp này chỉ áp dụng với những thuật toán MPPT cho đại lượng
điều khiển là dòng điện.
2.2.2 Bộ biến đổi DC/AC.
Hệ PV độc lập thường sử dụng các bộ biến đổi loại nguồn áp 1 pha.
Hình 2.18 Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu và hình cầu
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 28 Lý Công Nguyên
Khóa điện tử S1 và S2 được điều khiển chu kỳ đóng cắt theo một luật nhất
định để tạo ra điện áp xoay chiều. Điện áp rơi trên mỗi tụ là Vdc/2. Lf và Cf có
nhiệm vụ lọc bỏ các thành phần sóng hài bậc cao tại đầu ra của bộ biến đổi và tạo
điện áp xoay chiều có tần số mong muốn. Các loại bộ biến đổi này có thể ngăn chặn
thành phần dòng điện sóng hài và điều chỉnh hệ số công suất để nâng cao chất
lượng điện
Ưu điểm:. Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu có số khóa điện tử ít hơn
1 nửa so với bộ biến đổi DC/AC 1 pha hình cầu nên có cấu trúc đơn giản và rẻ hơn.
Cấu trúc biến đổi DC-AC dùng biến áp thông thường có nhược điểm, do
sử dụng biến áp thông thường nên kích thước thường lớn, tổn hao trên biến áp
khá lớn, và hiện tại giá thành biến áp cũng không nhỏ.
Hình 2.19. Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Full-bridge
Hình 2.20. Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Half-bridge
2.3 Phương pháp dò tìm điểm công suất cực đại MPPT
2.3.1 Giới thiệu chung
Khi một tấm PV được mắc trực tiếp vào một tải, điểm làm việc của tấm PV
đó sẽ là giao điểm giữa đường đặc tính làm việc I – V và đường đặc tính I – V của
tải. Giả sử nếu tải là thuần trở thì đường đặc tính tải là một đường thẳng tắp với độ
dốc là 1/Rtải.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 29 Lý Công Nguyên
Hình 2.21. Ví dụ tấm pin mặt trời được mắc trực tiếp với một tải thuần trở
có thể thay đổi giá trị điện trở được.
Hình 2.22. Đường đặc tính làm việc của pin và của tải thuần trở có giá trị điện trở
thay đổi được
Nói cách khác, trở kháng của tải bám theo điều kiện làm việc của pin. Nói
chung, điểm làm việc hiếm khi ở đúng tại vị trí có công suất lớn nhất, vì vậy nó sẽ
không sinh ra công suất lớn nhất. Mạng nguồn pin mặt trời thường bị quá tải khi
phải bù cho một lượng công suất thấp vào thời gian ánh sáng yếu kéo dài như trong
mùa đông. Sự không thích ứng giữa tải và các tấm pin mặt trời thường làm cho
nguồn pin mặt trời bị quá tải và gây ra tổn hao trong toàn hệ thống. Để giải quyết
vấn đề này, phương pháp MPPT được sử dụng để duy trì điểm làm việc của nguồn
điện pin tại đúng điểm có công suất lớn nhất MPP. Phương pháp MPPT có thể xác
định chính xác đến 97% điểm MPP.
Chương này đề cập đến đặc tính làm việc I – V của mođun pin mặt trời và
tải, sự tương thích của cả tải và pin, phương pháp điều khiển MPPT; việc áp dụng
thuật toán MPPT để điều khiển bộ biến đổi DC/DC trong hệ thống và giới hạn của
phương pháp MPPT.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 30 Lý Công Nguyên
2.3.2 Nguyên lý cân bằng tải
Như đã nói ở trên, khi PV được mắc trực tiếp với một tải, điểm làm việc của
PV sẽ do đặc tính tải xác định. Điện trở tải được xác định như sau:
o
o
tai
I
V
R  (2 – 12)
Trong đó: Vo là điện áp ra, Io là dòng điện ra.
Tải lớn nhất của PV được xác định như sau:
MPP
MPP
opt
I
V
R  (2 - 13)
Trong đó: VMPP và IMPP là điện áp và dòng điện cực đại. Khi giá trị của tải
lớn nhất khớp với giá trị Ropt thì công suất truyền từ PV đến tải sẽ là công suất lớn
nhất. Tuy nhiên, điều này thường độc lập và hiếm khi khớp với thực tế. Mục đích
của MPPT là phối hợp trở kháng của tải với trở kháng lớn nhất của PV.
Dưới đây là ví dụ của việc dung hợp tải sử dụng mạch Boost. Từ công thức
(2 – 10):
oin V).D1(V  (2-14)
Ta giả sử rằng đây là bộ biến đổi lý tưởng, công suất trung bình do nguồn
cung cấp phải bằng với công suất trung bình tải hấp thụ được.
Pin = Pout (2 – 15)
Khi đó:
in
o
o
in
V
V
I
I
 (2 – 16)
Từ 2 công thức (2 – 14) và (2 – 16) ta có:
oin I.
D1
1
I

 (2 – 17)
Suy ra:
tai
2
o
o2
in
in
in R.)D1(
I
V
.)D1(
I
V
R  (2 – 18)
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 31 Lý Công Nguyên
Hình 2.23. Tổng trở vào Rin được điều chỉnh bằng D
Từ hình vẽ 2.23 trở kháng do PV tạo ra là trở kháng vào Rin cho bộ biến đổi.
Bằng cách điều chỉnh tỉ lệ làm việc D, giá trị của Rin được điều chỉnh giá trị phù
hợp với Ropt. Vì vậy, trở kháng của tải không cần phải quan tâm nhiều miễn là tỉ lệ
làm việc của khoá điện tử trong bộ biến đổi được điều chỉnh đúng quy tắc hợp lý.
2.3.3 Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT
Như đã nói ở trên, điểm làm việc có công suất lớn nhất MPP định trên đường
đặc tính I – V luôn thay đổi dưới điều kiện nhiệt độ và cường độ bức xạ thay đổi.
Chẳng hạn, hình vẽ 2.24 thể hiện đường đặc tính làm việc I –V ở những mức cường
độ bức xạ khác nhau tăng dần ở cùng một giá trị nhiệt độ (25o
C) và hình 2.25 thể
hiện các đường đặc tính làm việc ở cùng một mức cường độ bức xạ nhưng với nhiệt
độ tăng dần.
Hình 2.24. Đường đặc tính làm việc I – V của pin khi cường độ bức xạ thay đổi ở
cùng một mức nhiệt độ
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 32 Lý Công Nguyên
Hình 2.25. Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng một mức
cường độ bức xạ
Từ hai hình vẽ này, ta nhận thấy có sự dịch chuyển điện áp quan sát được ở
vị trí của điểm MPP. Vì vậy điểm MPP cần phải dùng thuật toán để xác định. Thuật
toán này là trung tâm của bộ điều khiển MPPT.
2.3.3.1 Thuật toán nhiễu loạn và quan sát P&O
Hình 2.26. Thuật toán dò tìm điểm làm việc công suất lớn nhất P&O.
Đây là một thuật toán đơn giản và được sử dụng thông dụng nhất nhờ sự đơn
giản trong thuật toán và việc thực hiện dễ dàng. Thuật toán này xem xét sự tăng,
giảm điện áp theo chu kỳ để tìm được điểm làm việc có công suất lớn nhất. Nếu sự
biến thiên của điện áp làm công suất tăng lên thì sự biến thiên tiếp theo sẽ giữ
nguyên chiều hướng tăng hoặc giảm. Ngược lại, nếu sự biến thiên làm công suất
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 33 Lý Công Nguyên
giảm xuống thì sự biến thiên tiếp theo sẽ có chiều hướng thay đổi ngược lại. Khi
điểm làm việc có công suất lớn nhất được xác định trên đường cong đặc tính thì sự
biến thiên điện áp sẽ dao động xung quanh (điểm MPP) điểm làm việc có công suất
lớn nhất đó.
Sự dao động điện áp làm tổn hao công suất trong hệ quang điện, đặc biệt
những khi điều kiện thời tiết thay đổi chậm hay ổn định. Vấn đề này có thể giải
quyết bằng cách điều chỉnh logic trong thuật toán P&O là sẽ so sánh các tham số
trong hai chu kỳ trước. Một cách khác để giải quyết việc hao hụt công suất quanh
điểm MPP là giảm bước tính biến thiên xuống, nhưng khi điều kiện thời tiết thay
đổi, thuật toán này sẽ trở nên chậm chạp hơn trong việc bám theo điểm MPP và
công suất sẽ bị hao hụt nhiều hơn.
Như vậy, nhược điểm chính của thuật toán này là không tìm được chính xác
điểm làm việc có công suất lớn nhất khi điều kiện thời tiết thay đổi.
Đặc điểm của thuật toán là có cấu trúc đơn giản nhất nhất và dễ thực hiện
nhất, trong trạng thái ổn định điểm làm việc sẽ dao động xung quanh điểm MPP,
gây hao hụt một phần năng lượng. Thuật toán này không phù hợp với điều kiện thời
tiết thay đổi thường xuyên và đột ngột.
2.3.3.2 Thuật toán P&O trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần
Hình 2.27. Đường cong P – V trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần
Đây là một thuật toán được kết hợp với thuật toán P&O trong trường hợp điều kiện
dãy PV có cường độ bức xạ không đồng nhất(dãy PV bị bóng che một phần bởi các
đám mây, tòa nhà v.v.. ). Lúc này, những đường cong V – I và P – V của dãy quang
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 34 Lý Công Nguyên
điện trong điều kiện một phần bị bóng che được đặc trưng bởi nhiều bước và đỉnh .
Nhiệm vụ thuật toán là để theo dõi công suất đỉnh GP (global peak: đỉnh công suất
lớn nhất trong các đỉnh công suất) trong điều kiện một phần bị bóng che.
Việc xây dựng thuật toán, trước hết là dựa trên một thuật ngữ đặc biệt để mô tả và
giúp đơn giản hóa một dãy PV lớn bị bóng che phức tạp và sau đó nghiên cứu các
đặc tính PV, những quan sát trạng thái của các đỉnh global và local (là các đỉnh
công suất nhưng không phải là lớn nhất) của dãy PV bị bóng che. Chi tiết sẽ được
trình bày rõ ràng trong chương 3.
2.3.4 Phương pháp điều khiển MPPT.
Như đã trình bày ở trên, thuật toán MPPT sẽ ra lệnh cho bộ điều khiển
MPPT phải làm gì để điều chỉnh điện áp làm việc. Sau đó nhiệm vụ của bộ điều
khiển MPPT là điều chỉnh tăng giảm điện áp làm việc và duy trì ổn định mức điện
áp làm việc của hệ nguồn pin mặt trời. Có 2 phương pháp phổ biến điều khiển
MPPT.
2.3.4.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp.
Hình 2.28. Sơ đồ khối của phương pháp điều khiển trực tiếp MPPT.
Phương pháp điều khiển này đơn giản hơn và chỉ sử dụng một mạch vòng
điều khiển, và nó thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hệ số làm việc trong thuật toán
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 35 Lý Công Nguyên
MPPT. Việc điều chỉnh hệ số làm việc hoàn toàn dựa trên nguyên lý cân bằng tải đã
trình bày ở mục 2.3.2
Tổng trở của PV được coi là tổng trở vào bộ biến đổi. Nhắc lại công thức (2 – 18)
tai
2
o
o2
in
in
in R.)D1(
I
V
.)D1(
I
V
R 
Trong đó: D là hệ số làm việc của bộ biến đổi Boost.
Hình vẽ 2.29. cho thấy việc tăng D sẽ làm giảm tổng trở vào Rin, từ đó điện
áp làm việc PV sẽ dịch sang bên trái (giảm đi). Tương tự khi giảm D sẽ làm tăng
Rin khi đó điện áp làm việc sẽ dịch sang phải (tăng lên). Thuật toán MPPT (P&O,
INC, và các thuật toán khác …) sẽ quyết định việc dịch chuyển điện áp như thế nào.
Hình 2.29. Mối quan hệ giữa tổng trở vào của mạch Boost và hệ số làm việc D
2.3.4.2 Phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra.
Phương pháp này là phương pháp được cải tiến từ phương pháp điều khiển
trực tiếp ở trên và có ưu điểm là chỉ cần hai cảm biến đo điện áp và dòng điện ra
khỏi bộ biến đổi. Phương pháp điều khiển bằng PI và phương pháp điều khiển trực
tiếp đo tín hiệu vào bộ biến đổi, có ưu điểm là cho phép điều khiển chính xác điểm
làm việc của pin mặt trời. Nhưng những cảm biến vào thường cần phải có những
cảm biến khác đo tín hiệu ra để tránh trường hợp quá điện áp hay quá dòng điện của
tải. Như vậy hai phương pháp trên sẽ fải cần đến 4 cảm biến để hoạt động được tốt
nhất nên chi phí lắp đặt sẽ cao.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 36 Lý Công Nguyên
Phương pháp điều khiển đo trực tiếp này đo sự thay đổi công suất của PV ở
đầu ra của bộ biến đổi và coi hệ số làm việc D như một biến điều khiển.
Hình 2.30 Lưu đồ thuật toán P&O dùng trong phương pháp điều khiển đo trực tiếp
tín hiệu ra
Để có thể coi D là một biến điều khiển thì thuật toán P&O phải được cải tiến
một chút nhưng về cơ bản vẫn là không đổi. Thuật toán P&O mới này điều chỉnh D
và đo công suất ra của bộ biến đổi. Nếu công suất ra của bộ biến đổi DC/DC tăng
lên, hệ số làm việc D cũng sẽ tăng lên theo, và ngược lại nếu công suất ra giảm đi
thì D cũng sẽ giảm theo. Khi công suất ra của bộ biến đổi đạt đến giá trị cực đại thì
lúc này PV đang làm việc ở điểm MPP.
Phương pháp này chỉ dễ dàng thực hiện mô phỏng với một bộ biến đổi lý
tưởng còn trong thực tế với bộ biến đổi không phải lý tưởng thì không thể đảm bảo
rằng liệu giá trị cực đại của công suất ra khỏi bộ biến đổi có tương ứng với
điểmMPP hay không. Một nhược điểm khác là phương pháp này chỉ có thể thực
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 37 Lý Công Nguyên
hiện với các tham số của thuật toán P&O và hoàn toàn không áp dụng cho thuật
toán INC.
2.3.5 Giới hạn của MPPT.
Giới hạn chính của MPPT là không tác động gì đến tín hiệu ra trong khi xác
định điểm làm việc có công suất lớn nhất. Nó không thể cùng một lúc tác động lên
tín hiệu vào và tín hiệu ra. Vì vậy, nếu hệ thống cần điện áp ra ổn định thì phải sử
dụng đến ắc quy để duy trì điện áp ổn định.
Một nhược điểm khác của MPPT nữa là: việc xác định điểm làm việc có
công suất tối ưu sẽ dừng lại nếu như tải không thể tiêu thụ hết lượng công suất sinh
ra. Đối với hệ PV làm việc độc lập có tải bị giới hạn bởi dòng và áp lớn nhất thì
phương pháp MPPT sẽ dịch chuyển điểm làm việc ra khỏi điểm MPP và gây tổn
hao công suất. Với hệ này, việc xác định chính xác dung lượng của tải là rất quan
trọng để có thể tận dụng được hết dung lượng của các pin mặt trời. Ngược lại, hệ
PV làm việc với lưới luôn xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất vì nếu thừa
công suất hệ thống có thể bơm vào lưới điện để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, hiệu suất của bộ biến đổi DC/DC thực tế dùng trong MPPT
không bao giờ đạt được 100%. Hiệu suất tăng lên từ phương pháp MPPT là rất lớn
nhưng hệ thống pin mặt trời cũng cần phải tính đến tổn hao công suất do bộ biến đổi
DC/DC gây ra. Cũng phải cân nhắc giữa hiệu suất và giá thành. Việc phân tích tính
kinh tế giữa hệ thống pin mặt trời với các hệ thống cung cấp điện khác cũng như
việc tìm ra các cách thức khác để nâng cao hiệu suất cho hệ thống pin mặt trời
(chẳng hạn như dùng máy theo dõi mặt trời) cũng là việc làm cần thiết.
2.4 Bộ lưu giữ năng lượng
Hệ quang điện làm việc độc lập cần phải có khâu lưu giữ điện năng để có thể
phục vụ cho tải trong những thời gian thiếu nắng, ánh sáng yếu hay vào ban đêm.
Có nhiều phương pháp lưu trữ năng lượng trong hệ PV. Phổ biến nhất vẫn là sử
dụng ắc quy để lưu trữ năng lượng. ắc quy là thiết bị điện hoá, tồn trữ dưới dạng
hoá năng và khi có phụ tải sử dụng đấu nối vào, hoá năng được giải phóng dưới
dạng điện năng. Bộ ăc quy giúp lưu giữ điện năng chưa sử dụng và sẽ cung cấp cho
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 38 Lý Công Nguyên
bộ biến đổi DC/AC trong trường hợp khí hậu xấu, trời nhiều mây, mưa không cung
cấp đủ ánh sáng. Bộ ắc quy cũng đồng thời trực tiếp cung cấp điện một chiều cho
các thiết bị sử dụng điện một chiều.
Cấu tạo của ắc quy gồm hai điện cực khác nhau đặt trong dung dịch điện
phân, có màng ngăn cách. Do điện thế của mỗi điện cực đối với dung dịch khác
nhau nên giữa hai điện cực có hiệu điện thế, nếu nối với mạch ngoài có thể sinh ra
dòng điện.
Có hai loại ắc quy thông dụng là ắc quy chì - axit và ắc quy kiềm.
2.4.1 Các loại ắc quy.
2.4.1.1 Ắc quy chì - axit
Ắc quy chì - axit có cấu tạo điện cực dương là điôxit chì PbO2, điện cực âm
là chì xốp Pb, dung dịch dùng là axit sulfuric H2SO4. Khi nối cực ắc quy với mạch
tải dung dịch sẽ biến đổi thành sulfat chì PbSO4.
Trong quá trình làm việc của ắc quy, có nhiều phản ứng hoá học xảy ra.
Trong quá trình nạp, sunfat chì ở cực dương biến đổi thành chì điôxit. Còn khi ắc
quy phóng hết điện, các chất tích cực trên điện cực dương PbO2 và trên điện cực âm
Pb biến thành PbSO4, Còn axit sunfuric H2SO4 biến hết thành nước.. Trong một ắc
quy được nạp đến đầy dung lượng, thông thường dung dịch chứa khoảng 36% tỉ
trọng axit, hay là 25% thể tích, còn lại là nước.
Tỷ lệ giữa mật độ axit trong dung dịch so với mật độ nước gọi là tỷ trọng đặc
trưng, là một trong những thông số quan trọng của ắc quy, xác định điểm nhiệt độ
hoá rắn của dung dịch khi ắc quy phóng hết. Điểm nhiệt độ hoá rắn của dung dịch
lại xác định khả năng làm việc của ắc quy tại các môi trường nhiệt độ khác nhau. ở
môi trường nhiệt độ càng thấp càng yêu cầu tỷ trọng đặc trưng của ắc quy phải cao.
Tỷ trọng đặc trưng khi ắc quy nạp đầy thường trong phạm vi 1,250 đến 1,280 ở
nhiệt độ 27oC, nghĩa là mật độ dung dịch lớn hơn nước sạch 1,25 đến 1,28 lần. Khi
ắc quy phóng hết điện, tỷ trọng đặc trưng sẽ giảm dần về 1. Điện áp định mức của
một ngăn ắc quy chì là khoảng 2,1 V.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 39 Lý Công Nguyên
Loại ắc quy này có tuổi thọ cao, dung lượng lớn. ắc quy chì - axit được sử
dụng phổ biến trong hệ quang điện làm việc độc lập vì nó có giá thành hợp lý, tính
tiện dụng và khả năng lưu giữ điện năng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày.
2.4.1.2 Ắc quy kiềm
Ví dụ loại nikel – cadmium, sử dụng dung dịch là KOH, điện cực dương là
hyđroxit nikel và cực âm là cadmium Cd. Khi phóng điện hyđroxit nikel chuyển
thành Ni(OH)2 và cadmium thành Cd(OH)2. Mật độ chất điện ly không thay đổi, vì
vậy điểm hoá rắn rất thấp. Tuy nhiên loại ắc quy này có giá thành cao hơn loại ắc
quy chì - axit.
Điện áp định mức của một ngăn ắc quy kiềm là 1,2 V. Điện áp trên các ngăn
ắc quy kiềm được giữ ổn định cho đến khi ngăn phóng điện gần hết, khi đó điện áp
trên ngăn sẽ giảm đột ngột. ắc quy nikel – cadmium có thể chấp nhận dòng nạp lớn
có giá trị bằng dung lượng của ắc quy và có thể được nạp tiếp tục lâu dài với dòng
nạp có giá trị đến 1/15 giá trị dung lượng của ắc quy.
2.4.2 Các đặc tính của ắc quy
2.4.2.1 Dung lượng (ký hiệu là C)
Thường được đo bằng Ampe – giờ (Ah), xác định năng lượng điện mà ắc quy
phóng ra với một giá trị dòng điện nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Khoảng thời gian thường dùng để xác định dung lượng là 5 giờ, 10 giờ và 20 giờ.
Tương ứng có ký hiệu dung lượng là C5, C10, C20. Giá trị dòng điện đo được khi
xác định dung lượng thường bằng 10% hoặc 20%C
Ví dụ: ắc quy có dung lượng C = 100Ah sẽ cung cấp cho tải 10A trong 10 h
hoặc 20A trong 5h
2.4.2.2 Điện áp ngưỡng thấp nhất
Là giá trị điện áp thấp nhất cho phép trong quá trình vận hành ắc quy, xác
định dung lượng bằng không (ắc quy đã phóng hết điện) tại giá trị dòng phóng nào
đó. Nếu dòng phóng lớn hơn thì điện áp ắc quy sẽ giảm đến mức thấp hơn. Đây là
giá trị do nhà sản xuất cung cấp.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 40 Lý Công Nguyên
2.4.2.3 Điện áp hở mạch
Điện áp giữa hai cực của ắc quy khi không trong quá trình phóng cũng như
quá trình nạp. Điện áp hở mạch của ắc quy chì - axit phụ thuộc vào nhiệt độ, tỷ
trọng đặc trưng, thường có giá trị khoảng 2,1 V. Do tỷ trọng của ắc quy phụ thuộc
vào dung lượng mà ắc quy đang có. Khi ắc quy phóng điện, dung lượng giảm đi nên
điện áp khi hở mạch ắc quy cũng giảm theo.
2.4.3 Chế độ làm việc của ắc quy (xét ắc quy chì - axit)
2.4.3.1 Nạp ắc quy
Có nhiều chế độ nạp ắc quy khác nhau:
 Chế độ nạp bình thường có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, với dòng nạp nào,
miễn là không làm cho điện áp ắc quy vượt quá mức điện áp sinh hơi. Chế độ
nạp bình thường đem lại 80 đến 90% dung lượng ắc quy.
 Chế độ nạp hoàn thiện bắt đầu khi ắc quy đã nạp gần đầy, phần lớn các chất
tích cực trong ắc quy đã trở về dạng ban đầu của nó. Khi đó sẽ cần phải tăng
giá trị điện áp nạp và dòng điện sẽ suy giảm dần về đến không.
 Chế độ nạp cân bằng được sử dụng theo chu kỳ, sau vài tuần đến 2 tháng,
với mục đích là làm cho các ngăn ắc quy có độ đồng đều. Chế độ này yêu
cầu điện áp nạp cao hơn so với nạp hoàn thiện và dòng điện nạp phải được
giữ ổn định, trong vài giờ. Thông thường, sau khi ắc quy phóng kiệt cũng cần
đến chế độ nạp này.
2.4.3.2 Ắc quy phóng
 Độ sâu phóng điện: thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm năng lượng điện đã cấp cho
tải bên ngoài so với dung lượng ắc quy. Độ sâu phóng điện, với một giá trị
dòng phóng nào đó, bị hạn chế bởi điện áp ngưỡng thấp nhất, thường chỉ cho
phép đến 15 – 25% dung lượng ắc quy.
 Mức độ tự phóng điện: Khi ắc quy ở chế độ hở mạch dung lượng ắc quy
bị suy giảm chậm do dòng rò phía cực hoặc do cấu tạo của bản thân trong
ắc quy. Mức độ tự phóng của ắc quy tăng theo nhiệt độ, có thể đạt đến 10
đến 15%.
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 41 Lý Công Nguyên
2.4.4 Các chế độ của bộ nguồn nạp ắc quy
Gồm 3 chế độ sau đây: nạp với dòng không đổi, nạp với áp không đổi và nạp
nổi. Lựa chọn chế độ nạp nào cho ắc quy còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của
ắc quy (hoạt động thường xuyên theo chu kỳ hay chỉ hoạt động theo nhu cầu), tính
kinh tế, thời gian nạp lai, giữ gìn tuổi thọ của ắc quy. Mục đích của các phương
pháp nạp ắc quy chủ yếu là điều kiển dòng điện nạp ở cuối quá trình nạp ắc quy.
2.4.4.1 Nạp với dòng không đổi
Đây là chế độ nạp bình thường của ắc quy, sẽ đưa dung lượng của ắc quy lên
80 đến 90% dung lượng đầy. Với ắc quy chì - axit dòng nạp thường lấy là C/10.
Chế độ này được duy trì nếu điện áp ắc quy ở trong khoảng 1,8V<Ub<2,1V.
Chế độ nạp với dòng không đổi này cũng được áp dụng trong chế độ nạp cân
bằng, khi điện áp trên ngăn nhỏ hơn 1,8 – 1,9V. Chế độ nạp cân bằng thực hiện với
dòng lớn hơn, thường là C/5. Sau chế độ nạp cân bằng thường chuyển sang chế độ
nạp bình thường với dòng C/10. Khi điện áp ắc quy đạt đến 2,1 V thì chuyển sang
chế độ nạp với điện áp không đổi.
Chế độ nạp với dòng không đổi này phù hợp với những trường hợp dung
lượng phóng của chu kỳ phóng trước đó có thể biết được. Thời gian nạp và dung
lượng nạp có thể dễ dàng tính toán được. Tuy nhiên để duy trì được dòng điện
nạp chính xác và ổn định thì cần phải có một mạch nạp có giá thành cao. Việc
điều khiển điện áp nạp hay giới hạn thời gian nạp là cần thiết để tránh trường
hợp nạp quá.
2.4.4.2 Nạp với áp không đổi
Khi điện áp ắc quy đạt đến giá trị định mức 2,1 V chuyển sang chế độ nạp
với áp không đổi, là quá trình nạp hoàn thiện nhằm đưa dung lượng của ắc quy đến
100%. Điện áp nạp giữ ổn định ở mức cao, từ 2,4 đến 2,45V. Trong quá trình này
dòng nạp sẽ giảm về đến 0. Khi dòng nạp rất gần 0 chuyển sang chế độ nạp nổi.
Tuỳ thuộc vào từng loại ắc quy sử dụng mà có thể áp dụng chế độ nạp này
một cách liên tục hay gián đoạn. Chế độ nạp nổi liên tục có thể được áp dụng đối
với trường hợp cần nguồn dự trữ để hoạt động khi nguồn xoay chiều có thể bị gián
Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết
Luận văn thạc sĩ 42 Lý Công Nguyên
đoạn. Chế độ nạp theo chu kỳ không liên tục có thể áp dụng đối với các thiết bị di
động đòi hỏi chế độ nạp không liên tục thích hợp.
Cả hai phương pháp nạp trên đều tạo cho điện áp ổn định và giới hạn dòng
nạp ban đầu của ắc quy. Đặc điểm này là cần thiết để xác định giá trị điện áp nạp
dựa trên các đặc tính nạp và nhiệt độ. Việc xác định điện áp nạp không chính xác có
thể gây ra sự cố nạp quá hoặc nạp thiếu. Hai phương pháp này đều có thể sử dụng
cho cả thiết bị dự phòng và thiết bị làm việc theo chu kỳ.
2.4.4.3 Nạp nổi
Đây thực chất là không nạp gì mà giữ điện áp ổn định ở mức 2,25 – 2,3 V,
thấp hơn so với chế độ nạp với điện áp không đổi. Trong chế độ này ắc quy đã nạp
no và không có tải, dòng vào ắc quy bằng 0. Điện áp của bộ nguồn chỉ có tác dụng
bù lại phần nào dòng dò của ắc quy nếu chế độ không tải này tồn tại lâu dài.
Khi ắc quy mang tải, nếu cuối giai đoạn này ắc quy phóng gần hết, chỉ còn 5
đến 10% dung lượng, thể hiện ở điện áp trên ngăn xuống dưới mức 1,8 – 1,95 V, phải
ngắt tải ra khỏi ắc quy và sau đó thực hiện nạp cân bằng với dòng lớn bằng C/5.
Đối với ắc quy kiềm, quá trình xảy ra cũng tương tự, nhưng với các mốc điện
áp và dòng điện tương ứng khác nhau:
- Nạp với dòng không đổi, chế độ bình thường, Ib = C/5, khi 0,8V < Ub < 1,2V.
- Nạp với áp không đổi, chế độ hoàn thiện, Ub = 1,5 – 1,6V .
- Nạp nổi, không tải, Ub = 1,4 – 1,5V.
- Nạp cân bằng, dòng không đổi, Ib = C/2 – C/1,5.
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên43
Chương 3
THUẬT TOÁN DÒ TÌM
ĐIỂM CÔNG SUẤT CỰA ĐẠI (MPPT)
Đặc tính của pin quang điện (PV) là một nguồn phi tuyến, theo đặc
tuyến công suất của chúng khi phụ tải thay đổi công suất thu được cũng thay
đổi theo, thông thường không phải là công suất cực đại. Do đó để tăng hiệu
suất chúng ta cần phải hoạt động ở các điểm làm việc gần điểm cực đại, giải
pháp của vấn đề này là sử dụng bộ MPPT (maximum power point tracking)
Đối với MPPT có rất nhiều giải thuật khác nhau, mỗi giải thuật có ưu điểm
và khuyết điểm riêng. Giải thuật P&O là giải thuật tương đối cơ bản, đơn giản dễ áp
dụng và được sử dụng khá rộng rãi.
3.1 Điểm công suất cực đại
Xét một khối đơn PV mà bạn muốn kết nối tải. Giả sử tải phải là động cơ
DC lái 1 máy bơm hay là 1 bộ ắcquy. Trước khi kết nối tải thì dưới tác động
của mặt trời chúng ta sẽ sản xuất được 1 điện áp gọi là điện áp hở mạch (Voc),
nhưng không có dòng chảy qua nó. Trong trường hợp cuối đường dây bị ngắn
mạch ta thu được dòng ngắn mạch (Isc), ở đây điện áp bằng 0. Trong cả hai
trường hợp chúng ta đều không phát được công suất, khi tải được nối vào với
sự kết hợp của điện áp và dòng điện ta thu được công suất. Để tính toán bao
nhiêu công suất phát ra chúng ta hãy xét đến đặc tính V-A cũng như đặc tính tải.
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên44
Hình 3.1 Các trường hợp hở mạch (a), ngắn mạch (b), và kết nối tải (c)
Trong hình dưới chúng ta có thể thu được công suất được tạo ra khi kết hợp
của điện áp hở mạch và dòng ngắn mạch để phát lên tải. Tại điểm kết thúc đồ
thị I hay V thì công suất thu được bằng 0 khi một trong hai đại lượng dòng hay áp
bằng 0. Tại điểm cong của đồ thị ta có công suất cực đại gọi là điểm
công suất max (MPP: the maximum power point). Dòng và áp tại điểm MPP thỉnh
thoảng được ký hiệu là Im và Vm trong các trường hợp chung hay được ký hiệu là
IR và VR (dòng định mức và điện áp định mức) trong trường hợp điều kiện lý tưởng.
Hình 3.2 Đồ thị V-A và công suất
Chúng ta có thể hình dung được vùng năng lượng lớn nhất là hình chữ nhật lớn
nhất có thể có nằm vừa khít dưới đặc tuyến V-A. Nó được biểu diễn trong hình
dưới. Đại lượng được dùng để diễn tả nó gọi là hệ số lấp đầy (FF: fill factor).
Hệ số lấp đầy là tỉ lệ của công suất cực đại PR = VR. IR và tích số VOC.ISC.
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên45
FF = ( VR.IR)/( VOC.ISC) (3.1)
Hình 3.3 Đồ thị xác định MPP
Đặc tuyến V-A thay đổi theo độ chiếu nắng và nhiệt độ của tế bào quang điện,
một điều kiện kiểm tra chuẩn (STC) được thiết lập để có một sự so sánh hợp lý
giữa các khối PV với nhau. Các điều kiện kiểm tra này bao gồm: sự chiếu sáng của
1kW/m2 (1 sun) với quang phổ mặt trời được thêm vào, tương ứng mật độ
khối không khí 1.5 (AM 1.5). Nhiệt độ tiêu chuẩn là 250C
. Nhà sản xuất luôn
cung cấp cho chúng ta những dữ liệu cần thực hiện dưới các chế độ làm việc.
Đó là các thông số cần thiết để các khối làm việc đạt công suất định mức, điều
này giúp chúng ta thận trọng với công suất DC trong điều kiện kiểm tra chuẩn.
Sau đó chúng ta có thể điều chỉnh công suất định mức và nhiệt độ sao cho đạt
hiệu quả tốt nhất.
3.2 Giải thuật toán P&O (Perturb & Observe):
Giải thuật P&O là giải thuật cơ bản, đơn giản và được áp dụng tương đối rộng rãi
đối với hệ MPPT (điều khiển tại vị trí thu được công suất cực đại). P&O còn gọi là
phương pháp “leo đồi”, nội dung là điều khiển tăng hoặc giảm điện áp sao cho công
suất thu được là cực đại.
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên46
Hình 3.4 Đặc tính công suất phụ thuộc vào điện áp đầu ra
Bảng 3.1 Giải thuật P&O
Thuyết minh giải thuật :
- Nếu tăng điện áp, công suất thu được tăng thì ta phải tiếp tục tăng điện áp
- Nếu tăng điện áp, công suất thu được giảm thì ta phải giảm điện áp
- Nếu giảm điện áp,công suất thu được tăng thì ta phải tiếp tục giảm điện áp
- Nếu giảm điện áp, công suất thu được giảm thì ta phải tăng điện áp
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên47
3.2.1 Lưu đồ giải thuật P&O
Hình 3.5 Lưu đồ giải thuật P&O
3.2.2 Mô phỏng giải thuật P&O bằng Matlab :
Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT)
Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên48
0 20 40 60 80 100
0
50
100
150
200
250
300
350
400
X: 67.14
Y: 339.2
P&O MPPT
Voltage (V)
Power(W)
Hình 3.6 Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O
Kết quả:
+ Khi chiêu độ không đổi: 1000
Hình 3.7 Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi
+ Khi chiêu độ thay đổi: 200 400 600 800 1000
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại
Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại

More Related Content

What's hot

mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
vanquanglong
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdfĐánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Man_Ebook
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
jackjohn45
 
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdfỨng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Man_Ebook
 
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán PidThi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Man_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
ssuser499fca
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc) Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
nataliej4
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAYLuận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Man_Ebook
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đĐiều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Daren Harvey
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Xuân Thủy Nguyễn
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
huong nguyen
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Madyson Christiansen
 

What's hot (20)

mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống cân định lượng và đóng bao tự động, HOT
 
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdfĐánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
Đánh giá ổn định điện áp lưới điện trong hệ thống điện.pdf
 
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầngđồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
đồ áN cung cấp điện thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà 7 tầng
 
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdfỨng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
Ứng dụng phần mềm ETAP trong công nghệ lưới điện thông minh.pdf
 
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán PidThi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
 
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
Xây dựng hệ truyền động điện động cơ một chiều sử dụng bộ điều khiển pid​
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện.
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng PLC, HOT
 
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc) Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
Ứng Dụng PLC Điều Khiển Và Ổn Định Lò Nhiệt (Kèm Bản Vẽ, Datasheet, Plc)
 
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lậpThiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
 
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAYLuận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
Luận văn: Cấu trúc điều khiển bộ biến đổi DC hai chiều, HAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
Nghiên cứu xây dựng mô hình đo và điều khiển nhiệt độ theo thuật toán pid với...
 
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOTĐề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
Đề tài: Mạch vòng tốc độ theo hai tiêu chuẩn module tối ưu, HOT
 
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đĐiều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
 
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
Đồ án Điều khiển và giám sát dây chuyền chiết rót sử dụng PLC s7 - 1200
 
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinetLập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
Lập trình PLC S7 1200 tiếng Việt-Chuong 6 profinet
 
mạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệpmạng truyền thông công nghiệp
mạng truyền thông công nghiệp
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
 

Similar to Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại

Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt NamNghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
nataliej4
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
KhoTi1
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Man_Ebook
 
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAYĐề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
Dương Ni
 
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Cao Toa
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
tuongnm
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
nataliej4
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesianUoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesianThu Thủy Trần
 
Co hoc
Co hocCo hoc
Co hoc
vudat11111
 
Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Trần Thiên Đại
 
Li thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dongLi thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dongengineertrongbk
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryherehoatuongvi_hn
 
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
hearme limited company
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
Ho Ngoc Thuan
 

Similar to Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại (20)

Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt NamNghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số ĐLH tới độ bền trục các đăng xe tải ...
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
 
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAYĐề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
Đề tài: Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy cơ khí Duyên Hải, HAY
 
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
 
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
 
Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010Bai giang he thong nhung 2010
Bai giang he thong nhung 2010
 
Bài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tếBài giảng Toán kinh tế
Bài giảng Toán kinh tế
 
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
Biện pháp đẩy mạnh chăm sóc khách hàng tại Bưu điện Trung tâm 1 – Bưu điện th...
 
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp PhướcĐồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
Đồ án môn học thiết kế trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước
 
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesianUoc luong kenh truyen fast  fading dua vao bem va giai thuat bayesian
Uoc luong kenh truyen fast fading dua vao bem va giai thuat bayesian
 
Co hoc
Co hocCo hoc
Co hoc
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++
 
Li thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dongLi thuyet dieu khien tu dong
Li thuyet dieu khien tu dong
 
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
37407162 phan-tich-hop-chat-bang-quang-pho-vina ebookchemistryhere
 
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
Hướng dẫn sử dụng hearme - v1.8.6
 
C++ 2011 april_draft
C++ 2011 april_draftC++ 2011 april_draft
C++ 2011 april_draft
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
 
La0008
La0008La0008
La0008
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Hệ năng lượng mặt trời và phương pháp để thu công suất cực đại

  • 1. vi MỤC LỤC Trang tựa TRANG Quyết định giao đề tài Lý lịch cá nhân ............................................................................................................i Lời cam đoan ..............................................................................................................ii Cảm tạ ...................................................................................................................... iii Tóm tắt .......................................................................................................................iv Mục lục .....................................................................................................................vii Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................x Danh sách các hình ....................................................................................................xi Danh sách các bảng ..................................................................................................xv Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1 1.1 Tính cần thiết của đề tài. ................................................................................1 1.2 Pin quang điện (PV). ......................................................................................2 1.3 Hệ pin mặt trời làm việc độc lập. ...................................................................5 1.3.1 Thành phần lưu giữ năng lượng. ....................................................................6 1.3.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ PV. ............................................................6 1.4 Các nghiên cứu khoa học có liên quan. .......................................................10 1.5 Nhược điểm của các nghiên cứu khoa học. .................................................11 1.6 Nhiệm vụ của luận văn .................................................................................12 1.7 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................12 1.8 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12 1.9 Giá trị thực tiễn của đề tài ............................................................................13 Chƣơng 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 14 2.1 Pin mặt trời, cấu tạo và nguyên lý hoạt động................................................14 2.1.1 Cấu tạo ..........................................................................................................14 2.1.2 Nguyên lý hoạt động.....................................................................................14
  • 2. vii 2.1.3 Đặc tính làm việc của pin mặt trời................................................................17 2.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập ........20 2.2.1 Bộ biến đổi DC/DC.......................................................................................20 2.2.1.1 Các loại bộ biến đổi DC/DC .........................................................................21 2.2.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC.....................................................................26 2.2.2 Bộ biến đổi DC/AC.......................................................................................27 2.3 Phương pháp dò tìm điểm công suất cực đại MPPT.....................................28 2.3.1 Giới thiệu chung............................................................................................28 2.3.2 Nguyên lý cân bằng tải..................................................................................30 2.3.3 Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT ................31 2.3.3.1 Thuật toán nhiễu loạn và quan sát P&O .......................................................32 2.3.3.2 Thuật toán P&O trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần ..................33 2.3.4 Phương pháp điều khiển MPPT. ...................................................................34 2.3.4.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp. ................................................................34 2.3.4.2 Phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra...........................................35 2.3.5 Giới hạn của MPPT.......................................................................................37 2.4 Bộ lưu giữ năng lượng ..................................................................................37 2.4.1 Các loại ắc quy..............................................................................................38 2.4.1.1 Ắc quy chì – axit ...........................................................................................38 2.4.1.2 Ắc quy kiềm ..................................................................................................39 2.4.2 Các đặc tính của ắc quy.................................................................................39 2.4.2.1 Dung lượng (ký hiệu là C) ...........................................................................39 2.4.2.2 Điện áp ngưỡng thấp nhất.............................................................................39 2.4.2.3 Điện áp hở mạch ...........................................................................................40 2.4.3 Chếđộ làm việc của ắc quy (xét ắc quy chì - axit)........................................40 2.4.3.1 Nạp ắc quy ....................................................................................................40 2.4.3.2 Ắc quy phóng ................................................................................................40 2.4.4 Các chế độ của bộ nguồn nạp ắc quy............................................................41 2.4.4.1 Nạp với dòng không đổi................................................................................41
  • 3. viii 2.4.4.2 Nạp với áp không đổi....................................................................................41 2.4.4.3 Nạp nổi..........................................................................................................42 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP 43 DÕ TÌM ĐIỂM CÔNG SUẤT CỰA ĐẠI (MPPT) 3.1 Điểm công suất cực đại.................................................................................43 3.2. Giải thuật P&O (Perturb & Observe)............................................................45 3.2.1 Lưu đồ giải thuật P&O..................................................................................47 3.2.2 Mô phỏng giải thuật P&O bằng Matlab........................................................47 3.2.3 Nhược điểm của giải thuật P&O...................................................................48 3.3 Giải thuật P&O cải tiến.................................................................................50 3.3.1 Lưu đồ giải thuật P&O cải tiến .....................................................................52 3.3.2 Mô phỏng giải thuật P&O cải tiến bằng Matlab...........................................53 3.4 Phương pháp điều khiển điện áp hở mạch ....................................................54 3.4.1 Lưu đồ giải thuật điều khiển điện áp hở mạch..............................................55 3.4.2 Mô phỏng giải thuật điều khiển điện áp hở mạch.........................................56 3.5 Phương pháp tăng tổng dẫn...........................................................................58 3.5.1 Lưu đồ giải thuật tăng tổng dẫn ....................................................................59 3.5.2 Mô phỏng giải thuật tăng tổng dẫn ...............................................................61 3.6 Nhận xét chung .............................................................................................62 3.6.1 Ưu điểm.........................................................................................................62 3.6.2 Khuyết điểm..................................................................................................62 3.6.2.1 Đối với giải thuật P&O cải tiến.....................................................................62 3.6.2.2 Đối với thuật toán điều khiển điện áp hở mạch ............................................63 3.6.2.3 Đối với thuật toán tăng tổng dẫn...................................................................63 Chƣơng 4. BỘ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƢỢNG 64 TỪ DC – DC, DC – AC KẾT HỢP MPPT 4.1 Bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC kết hợp MPPT ...............................64
  • 4. ix 4.1.1 Buck_Boost Converter (Bộ tăng, giảm áp DC) ............................................64 4.1.2 Kết nối MPPT (Xác định điểm làm việc cựa đại).........................................66 4.1.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của MPPT.....................................................................68 4.1.2.2 Mô phỏng MPPT và kết quả .........................................................................71 4.2 Bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – AC........................................................72 4.2.1 Lý thuyết về phương pháp điều rộng xung PWM ........................................72 4.2.2 Bộ nghịch lưu áp một pha.............................................................................74 4.2.2.1 Bộ nghịch lưu áp một pha dạng cầu..............................................................75 4.2.2.2 Mô phỏng bộ nghịch lưu áp một pha.................................................................78 4.2.3 Bộ nghịch lưu áp ba pha...............................................................................79 4.2.3.1 Phân tích điện áp bộ nghịch lưu áp ba pha........................................................80 4.2.4 Mô phỏng theo phương pháp P&O ..................................................................82 4.2.5 Mô phỏng theo phương pháp tăng tổng dẫn......................................................83 4.2.6 Mô phỏng theo phương pháp tỷ lệ điện áp hở mạch..........................................85 4.2.7 Nhận xét chung ..............................................................................................86 Chƣơng 5. KẾT LUẬN 88 5.1 Kết luận .........................................................................................................88 5.2 Hướng phát triển của đề tài...........................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90 PHỤ LỤC ................................................................................................................92
  • 5. x DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT GP : ( Global Peaks) đỉnh công suất lớn nhất trong các đỉnh công suất. Local Peaks : Những đỉnh công suất nhưng không phải là lớn nhất. MPP : ( Maximum Power Point ) điểm làm việc mà tại đó công suất thu được cực đại. MPPT : ( Maximum Power Point Tracking ) dò tìm điểm làm việc có công suất cực đại P&O : ( Perturb & Observe ) thuật toán quan sát và nhiễu loạn để đạt đến điểm cực đại. PV : (photovoltaic) pin quang điện, biến quang năng thành điện năng.
  • 6. xi DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1: Sơ đồ tương đương của pin mặt trời 2 Hình 1.2: Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời 2 Hình 1.3: Mắc nối tiếp hoặc song song các pin mặt trời tạo thành tấm hay 3 kết nối các tấm pin lại tạo thành dãy để đạt công suất cao hơn. Hình 1.4: Khi mắc nối tiếp các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ 4 thống sẽ bằng dòng ngắn mạch của một tấm, áp hở mạch của hệ thống bằng tổng áp hở mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống. Hình 1.5: Khi mắc song song các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của 4 hệ thống sẽ bằng tổng dòng ngắn mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống, áp hở mạch của hệ thống bằng áp hở mạch của một tấm. Hình 1.6: Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập 5 Hình 1.7: Bộ điều khiển MPPT trong hệ thống pin mặt trời 7 Hình 1.8: Đường cong đặc tính I – V và P - V hệ thống pin mặt trời 8 Hình 1.9: Những đường cong đặc tính I – V và đặc tính tải khi cường 9 độ bức xạ thay đổi Hình 1.10: (a)mô hình dãy bị bóng che.(b) đặc tính I – V.(c) đặc tính P – V 9 Hình 1.11: Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che 10 Hình 2.1: Cấu tạo của pin mặt trời 13 Hình 2.2: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời 13 Hình 2.3: Hệ thống 2 mức năng lượng trong đó E1 < E2 14 Hình 2.4: Các vùng năng lượng 14 Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin mặt trời 16 Hình 2.6: Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời 17 Hình 2.7: Sơ đồ tương đương của pin mặt trời 17 Hình 2.8: Đường cong đặc trưng V - I của pin mặt trời 18 phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt trời.
  • 7. xii Hình 2.9: Đường cong đặc tính V - I của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiệt 19 độ của pin Hình 2.10: Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời 19 Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck 21 Hình 2.12: Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck 21 Hình 2.13: Sơ đồ nguyên lý mạch Boost 23 Hình 2.14: Dạng sóng dòng điện của mạch Boost 23 Hình 2.15: Sơ đồ nguyên lý mạch Buck – Boost 24 Hình 2.16: Mạch vòng điều khiển điện áp 25 Hình 2.17: Mạch vòng dòng điện phản hồi 26 Hình 2.18: Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu và hình cầu 26 Hình 2.19: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Full-bridge 27 Hình 2.20: Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Half-bridge 27 Hình 2.21: Ví dụ tấm pin mặt trời được mắc trực tiếp với một tải thuần trở 28 có thể thay đổi giá trị điện trở được Hình 2.22: Đường đặc tính làm việc của pin và của tải thuần trở có giá trị 28 điện trở thay đổi được Hình 2.23: Tổng trở vào Rin được điều chỉnh bằng D 30 Hình 2.24: Đường đặc tính làm việc I – V của pin khi cường độ bức xạ 30 thay đổi ở cùng một mức nhiệt độ Hình 2.25: Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng 31 một mức cường độ bức xạ Hình 2.26: Thuật toán dò tìm điểm làm việc công suất lớn nhất P&O 31 Hình 2.27: Đường cong P – V trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần 32 Hình 2.28: Sơ đồ khối của phương pháp điều khiển trực tiếp MPPT 33 Hình 2.29: Mối quan hệ giữa tổng trở vào của mạch Boost và 34 hệ số làm việc D Hình 2.30: Lưu đồ thuật toán P&O dùng trong phương pháp điều khiển 35 đo trực tiếp tín hiệu ra
  • 8. xiii Hình 3.1: Các trường hợp hở mạch (a), ngắn mạch (b), và kết nối tải (c) 44 Hình 3.2: Đồ thị V-A và công suất 44 Hình 3.3: Đồ thị xác định MPP 45 Hình 3.4: Đặc tính công suất phụ thuộc vào điện áp đầu ra 46 Hình 3.5: Lưu đồ giải thuật P&O 47 Hình 3.6: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O 48 Hình 3.7: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi 48 Hình 3.8: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ thay đổi 49 Hình 3.9: Hệ Pin PV phát năng lượng về lưới điện 49 Hình 3.10: Khi chiếu độ thay đổi điểm công suất cực đại 50 sẽ sai theo giải thuật P&O Hình 3.11: Cấu tạo một Cell PV 51 Hình 3.12: Đặc tuyến I-P của PV khi chiếu độ thay đổi 53 Hình 3.13: Lưu đồ giải thuật P&O cải tiến 53 Hình 3.14: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O cải tiến 54 Hình 3.15: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi 55 Hình 3.16: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ thay đổi 55 Hình 3.17: Lưu đồ tỷ lệ điện áp mở mạch 57 Hình 3.18: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật điều khiển điện áp hở mạch 58 Hình 3.19: Kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển điện áp hở mạch 59 chiếu độ không đổi Hình 3.20: Kết quả mô phỏng thuật toán điều khiển điện áp hở mạch 59 chiếu độ không đổi Hình 3.21: Đặc tuyến đường cong công suất PV 59 Hình 3.22: Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật tăng tổng dẫn 61 Hình 3.23: Kết quả mô phỏng thuật toán tăng tổng dẫn chiếu độ không đổi 61 Hình 3.24: Kết quả mô phỏng thuật toán tăng tổng dẫn chiếu độ thay đổi 62 Hình 3.25: Sự giao động của điểm MPP với phương pháp P&O cải tiến 63
  • 9. xiv Hình 4.1: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một module khi 64 cường độ bức xạ thay đổi từ 400W/m2 đến 1000W/m2 Hình 4.2: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một module khi 64 nhiệt độ thay đổi từ 0 đến 75o C Hình 4.3: Sự thay đổi cường độ bức xạ theo thời gian trong ngày 65 (số liệu ghi nhận chỉ có tính tương đối) Hình 4.4: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi cường độ bức xạ 67 thay đổi từ 200 W/m2 đến 1000W/m2 Hình 4.5: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 68 hai tập hợp con trong nhóm1 Hình 4.6: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 68 hai tập hợp con trong nhóm 2 Hình 4.7: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của 69 một tập hợp con trong nhóm 3 Hình 4.8: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của mỗi tập 69 hợp nối tiếp trong mỗi nhóm từ 1 đến 3 Hình 4.9: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của mỗi nhóm 70 từ 1 đến 3 Hình 4.10: Những đường cong đặc tính I – V và P – V của một dãy PV 71 Hình 4.11: Những đường cong đặc tính P – V, tập hợp nối tiếp, nhóm, dãy 73 trong hình 4.8, hình 4.9, hình 4.10, Hình 4.12: Kết quả mô phỏng thuật toán P&O dưới điều kiện dãy 75 PV bị bóng che một phần Hình 4.13: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 75 của hai tập hợp con trong nhóm 1. Hình 4.14: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 78 của hai tập hợp con trong nhóm 2. Hình 4.15: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 80 của hai tập hợp con trong nhóm 3.
  • 10. xv Hình 4.16: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 81 của hai tập hợp con trong nhóm 4. Hình 4.17: Những đường cong đặc tính I – V và P – V 81 của một tập hợp con trong nhóm 5. Hình 4.18: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp P&O 82 Hình 4.19: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 83 Hình 4.20: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 83 Hình 4.21: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp tổng dẫn 84 Hình 4.22: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 84 Hình 4.23: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 85 Hình 4.24: Mô phỏng bằng Matlab simulink theo phương pháp điện áp hở mạch 86 Hình 4.25: Điện áp nghịch lưu 0aU và dòng điện pha ai 86 Hình 4.26: Dòng điện sau khi qua bộ lọc 87
  • 11. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên1 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tính cần thiết của đề tài. Nguồn năng lượng đóng vai trò quyết định nền văn minh của nhân loại. Các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu lửa, than đá) hiện nay đang được sử dụng phổ biến nhưng lại gây ô nhiễm môi trường và sẽ cạn kiệt trong một tương lai gần. Nguồn năng lượng nguyên tử thì không an toàn. Trong khi đó mặt trời cung cấp một nguồn năng lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như không sản sinh ra chất thải hủy hoại môi trường. Tuy nhiên năng lượng mặt trời vẫn còn đang trong thời kỳ đầu của những ứng dụng vì nó đòi hỏi những đầu tư rất lớn cho thiết bị nhưng lại chỉ chuyển hóa được một lượng rất nhỏ năng lượng từ mặt trời sang dạng hữu ích. Hơn nữa, năng lượng mặt trời lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không đủ ổn định để những thiết bị điện và điện tử có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả. Tận dụng tốt nguồn năng lượng này, phần lớn sẽ giải quyết được bài toán năng lượng của nhân loại. Để sản xuất điện mặt trời người ta thường sử dụng 2 công nghệ: nhiệt mặt trời và pin quang điện : - Nhiệt mặt trời: năng lượng mặt trời được hội tụ nhờ hệ thống gương hội tụ để tập trung ánh sáng mặt trời tạo thành nguồn nhiệt có nhiệt độ cao làm bốc hơi nước, hơi nước sinh ra làm quay tuabin để sản xuất ra điện năng - Pin quang điện: được chế tạo từ các chất bán dẫn. Điện năng được sinh ra khi có ánh sáng mặt trời chiếu đến. Các tế bào quang điện có khả năng thể hiện chức năng này bằng cách nhận năng lượng mặt trời tách electron ra khỏi tinh thể bán dẫn tạo thành dòng điện. Như vậy các tế bào quang điện dùng mặt trời là nguồn nhiên liệu. Ở đây ta tập trung vào lĩnh vực thứ nhất , tức biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Tuy nhiên nó có công suất không lớn và giá thành còn quá đắt. Do
  • 12. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên2 đó để nâng cao công suất và giảm chi phí, thì ta phải đi nghiên cứu các phương pháp sao cho công suất của nguồn năng lượng mặt trời thu được là lớn nhất, từ đó thiết kế và điều khiển tối ưu các bộ thu năng lượng mặt trời. Đề tài này cho ta cái nhìn tổng quan về hệ năng lượng mặt trời với các phương pháp để thu được công suất cực đại trong hệ năng lượng mặt trời và bộ chuyển đổi năng lượng DC – DC, DC – AC. 1.2 Pin quang điện (PV). Pin quang điện sử dụng chất bán dẫn để biến đổi quang năng thành điện năng. Kỹ thuật tạo pin PV rất giống với kỹ thuật tạo ra các linh kiện bán dẫn như transistor, diode … Pin quang điện là thiết bị ứng dụng hiệu ứng quang điện trong bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện bên trong) để tạo ra dòng điện một chiều từ ánh sáng mặt trời. Nguyên liệu dùng làm pin PV cũng giống như các linh kiện bán dẫn khác thông thường là tinh thể silicon thuộc nhóm IV. Hình 1.1 Sơ đồ tương đương của pin mặt trời
  • 13. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên3 Hình 1.2 Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời - Tấm pin (12-V module) gồm có 36 tế bào đôi khi chỉ là 33 tế bào. - Tấm pin (24-V module) gồm có 72 tế bào là sự ghép song song 2 khối 12-V module. - Một bảng gồm nhiều khối kết hợp lại với nhau. Ghép sao cho phát ra dòng và áp đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng. Qua những tấm pin mặt trời, năng lượng mặt trời được chuyển hoá thành điện năng. Mỗi tấm pin mặt trời cung cấp một lượng nhỏ năng lượng, nhưng nhiều tấm pin được đặt trải dài trên một diện tích lớn tạo nên nguồn năng lượng lớn hơn đủ để các thiết bị điện sử dụng. Mỗi tấm pin mặt trời có công suất khác nhau như: 30Wp, 40Wp, 45Wp, 50Wp, 75Wp, 100Wp, 125Wp, 150Wp. Điện áp của các tấm pin thường là 12VDC. Công suất và điện áp của hệ thống tuỳ thuộc vào cách ghép nối các tấm pin lại với nhau. Nhiều tấm pin mặt trời có thể ghép nối tiếp hoặc song song với nhau để tạo thành một dàn pin mặt trời (array). Để đạt được hiệu năng tốt nhất, những tấm pin phải luôn được phơi nắng và hướng trực tiếp đến mặt trời. Hiệu suất thu được điện năng từ pin mặt trời ở các vùng miền vào các giờ trong ngày là khác nhau, do bức xạ mặt trời trên bề mặt trái đất không đồng đều nhau. Hiệu suất của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Chất liệu bán dẫn làm pin. - Vị trí đặt các tấm panel mặt trời - Thời tiết khí hậu, mùa trong năm.
  • 14. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên4 - Thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều Các tấm pin mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời nên thiết kế sản xuất đã đảm bảo được các thay đổi của khí hậu, thời tiết, mưa bão, sự ăn mòn của nước biển, sự oxi hoá… Tuổi thọ của mỗi tấm pin khoảng 25 đến 30 năm. Hình 1.3 Mắc nối tiếp hoặc song song các pin mặt trời tạo thành tấm hay kết nối các tấm pin lại tạo thành dãy để đạt công suất cao hơn. Giả sử các module đều giống hệt nhau, có đường đặc tính V-A giống hết nhau, các thông số dòng ngắn mạch ISC, điện áp hở mạch VOC bằng nhau. Giả sử cường độ chiếu sáng trên các tấm là đồng đều nhau. Khi đó - Ghép nối tiếp các tấm module lại sẽ cho điện áp ra lớn hơn. Hình 1.4 Khi mắc nối tiếp các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ thống sẽ bằng dòng ngắn mạch của một tấm, áp hở mạch của hệ thống bằng tổng áp hở mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống. - Ghép song song các tấm module lại sẽ cho dòng điện ra lớn.
  • 15. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên5 Hình1.5 Khi mắc song song các tấm pin mặt trời, dòng ngắn mạch của hệ thống sẽ bằng tổng dòng ngắn mạch của tất cả tấm pin mặt trời trong hệ thống, áp hở mạch của hệ thống bằng áp hở mạch của một tấm. 1.3 Hệ pin mặt trời làm việc độc lập. Hệ pin mặt trời (hệ PV – photovoltaic system) nhìn chung được chia thành 2 loại cơ bản: - Hệ PV làm việc độc lập - Hệ PV làm việc với lưới - Hệ PV độc lập thường được sử dụng ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi mà lưới điện không kéo đến được. - Còn trong hệ PV làm việc với lưới, mạng lưới pin mặt trời được mắc với lưới điện qua bộ biến đổi mà không cần bộ dự trữ năng lượng. Trong hệ này, bộ biến đổi DC/AC làm việc với lưới phải đồng bộ với lưới điện về tần số và điện áp. Trong đề tài này chỉ nghiên cứu về hệ PV làm việc độc lập Hình 1.6 Sơ đồ khối hệ quang điện làm việc độc lập
  • 16. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên6 Hệ PV làm việc độc lập gồm có 2 thành phần chính là: - Thành phần lưu giữ năng lượng. - Các bộ biến đổi bán dẫn. 1.3.1 Thành phần lưu giữ năng lượng. Hệ quang điện làm việc độc lập cần phải có khâu lưu giữ điện năng để có thể phục vụ cho tải trong những thời gian thiếu nắng, ánh sáng yếu hay vào ban đêm. Có nhiều phương pháp lưu trữ năng lượng trong hệ PV. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng ắc quy để lưu trữ năng lượng. Ắc quy cần phải có một bộ điều khiển nạp để bảo vệ và đảm bảo cho tuổi thọ của ắc quy. 1.3.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ PV. Các bộ bán dẫn trong hệ PV gồm có bộ biến đổi 1 chiều DC - DC và bộ biến đổi DC - AC.  Bộ DC - DC được dùng để xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất của pin và làm ổn định nguồn điện một chiều lấy từ pin mặt trời để cung cấp cho tải và ắc quy. Bộ biến đổi DC - DC còn có tác dụng điều khiển chế độ nạp và phóng để bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho ắc quy. Có nhiều loại bộ biến đổi DC - DC được sử dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 loại là: Bộ tăng áp Boost, Bộ giảm áp Buck và Bộ hỗn hợp tăng giảm Boost – Buck. Cả 3 loại DC - DC trên đều sử dụng nguyên tắc đóng mở khóa điện tử theo một chu kỳ được tính toán sẵn để đạt được mục đích sử dụng. Tùy theo mục đích và nhu cầu mà bộ DC - DC được lựa chọn cho thích hợp. Khóa điện tử trong mạch DC - DC được điều khiển đóng cắt từng chu kỳ. Mạch điều khiển khóa điện tử này được kết hợp với thuật toán xác định điểm làm việc tối ưu (MPPT – Maximum Power Point Tracking) để đảm bảo cho hệ quang điện được làm việc hiệu quả nhất.  Bộ DC - AC có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn 1 chiều sang xoay chiều (110 hoặc 220 VAC, tần số 50Hz hoặc 60 Hz) để phục vụ cho các thiết bị xoay chiều. Có nhiều kiểu bộ biến đổi DC - AC, chúng có thể làm việc cả hai chế độ là từ một chiều sang xoay chiều và cả chế độ từ xoay chiều sang một
  • 17. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên7 chiều. Nhìn chung, bộ biến đổi DC - AC trong hệ PV độc lập có thể làm việc ở mức điện áp một chiều là 12, 24, 48, 96, 120, 240 VDC tuỳ từng hệ. Bộ biến đổi dùng trong hệ PV độc lập có những đặc điểm sau: - Điện áp ra hình Sin. - Điện áp và tần số nằm trong giới hạn cho phép. - Bám sát được sự thay đổi của điện áp vào. - Điều chỉnh điện áp ra. - Hiệu quả cao đối với tải nhẹ. - Ít tạo ra sóng hài để tránh làm hư hại đến các thiết bị điện khác như tivi, tránh gây tổn hao công suất, làm nóng thiết bị. - Có thể chịu quá tải trong một thời gian ngắn trong trường hợp dòng khởi động lớn như của máy bơm… - Có bảo vệ quá áp, bảo vệ tần số, bảo vệ ngắn mạch…. - Dung lượng đặc tính. - Tổn hao không tải thấp. Các linh kiện bán dẫn được sử dụng trong bộ biến đổi này là các MOSFET, IGBT. MOSFET được sử dụng với trường hợp công suất lên tới 5KVA và điện áp là 96 VDC. Chúng có ưu điểm là tổn hao công suất ít ở tần số cao. Do có điện áp rơi là 2 VDC. Còn IGBT thường chỉ được sử dụng trong những hệ có điện áp trên 96 VDC. Hệ PV độc lập thường sử dụng bộ biến đổi nguồn điện áp 1 pha hoặc 3 pha. Bộ biến đổi DC - AC thường sử dụng là : Bộ biến đổi có dạng sóng giả Sin, nó là sự lựa chọn rất kinh tế và đặc biệt phù hợp với hệ quang điện. Bộ biến đổi có dạng sóng ra hình Sin giống như dạng sóng của điện lưới nên tương thích và đáp ứng với hầu hết các loại tải. Bộ biến đổi dạng sóng sin có giá thành lớn hơn bộ biến đổi dạng gần sin, nhưng chất lượng điện áp của bộ biến đổi loại này là một ưu điểm lớn.
  • 18. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên8 Phương pháp điều khiển PWM được sử dụng để giúp bộ biến đổi tạo được đầu ra có dạng Sin.  Phương pháp điều khiển MPPT MPPT (Maximum Power Point Tracker) là phương pháp dò tìm điểm làm việc có công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện pin mặt trời qua việc điều khiển chu kỳ đóng mở khoá điện tử dùng trong bộ DC - DC. Phương pháp MPPT được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập và đang dần được áp dụng trong hệ quang điện làm việc với lưới. MPPT bản chất là thiết bị điện tử công suất ghép nối nguồn điện PV với tải để khuyếch đại nguồn công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời khi điều kiện làm việc thay đổi, và từ đó có thể nâng cao được hiệu suất làm việc của hệ. MPPT được ghép nối với bộ biến đổi DC - DC và một bộ điều khiển. Hình 1.7 Bộ điều khiển MPPT trong hệ thống pin mặt trời Bộ điều khiển MPPT có thể là bộ điều khiển tương tự truyền thống. Tuy nhiên, việc sử dụng bộ điều khiển số đang ngày càng thịnh hành vì nó có nhiều ưu điểm hơn bộ điều khiển tương tự. Thứ nhất là, bộ điều khiển số có thể lập trình được vì vậy khả năng thực hiện các thuật toán cao cấp sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác bộ điều khiển số không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nhiệt độ và thời gian vì bộ này hoạt động rời rạc, bên ngoài các thành phần tuyến tính. Vì vậy, bộ điều khiển số có trạng thái ổn định lâu hơn. Không chỉ có vậy, bộ điều khiển MPPT số không phụ thuộc vào dung sai của các bộ phận khác vì nó thực hiện thuật toán ở phần mềm, nơi mà các thông số có thể được giữ ổn định hoặc thay đổi được. Bộ điều khiển loại này cho phép giảm số lượng thành phần vì nó chỉ dùng một chíp đơn để làm nhiều
  • 19. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên9 nhiệm vụ khác nhau. Nhiều bộ điều khiển số được trang bị thêm bộ biến đổi A/D nhiều lần và nguồn tạo xung PWM, vì vậy nó có thể điều khiển được nhiều thiết bị chỉ với một bộ điều khiển đơn lẻ.  Thuật toán điều khiển MPPT Pin quang điện photovoltaic (PV) là một chất bán dẫn có mối nối p-n, pin quang điện PV có thể xem là trường hợp ngược lại của diode quang. Diode quang nhận năng lượng điện sinh ra ánh sáng, pin PV nhận năng lượng ánh sáng sinh ra điện. PV có đặc tính phi tuyến như hình vẽ sau Hình 1.8 Đường cong đặc tính I – V và P - V hệ thống pin mặt trời Trên hình vẽ ta thấy đặc tính PV có một điểm mà ở đó công suất thu được là cực đại, đó cũng chính là mục tiêu của hệ thống MPPT. Mặt trời thay đổi cường độ chiếu sáng liên tục, do đó các điểm MPP cũng thay đổi, giả sử tải là một điện trở, ta có đường đặc tính làm việc sau: Hình 1.9 Những đường cong đặc tính I – V và đặc tính tải khi cường độ bức xạ thay đổi
  • 20. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên10 Để tải hoạt động ở chế độ maximum công suất PV, ta cần sử dụng bộ converter DC – DC linh kiện đóng cắt có thể là BJT, MOSFET, IGBT … để thay đổi điện áp và dòng điện đầu ra sao cho đặc tính tải làm việc ngay điểm có công suất lớn nhất. Vậy dòng điện, điện áp ngõ ra như thế nào để đạt được công suất cực đại của PV, điều khiển khoá dòng cắt ra sao ? Để đạt được đáp án này ta cần phải có thuật toán cho hệ MPPT. Nhưng khi hệ PV bị bóng che một phần (như bị cây cối, các tòa nhà, đám mây che v.v..), lúc này cường độ bức xạ, nhiệt độ trên các vị trí của dãy PV là khác nhau, do đó các đường đặc tính I – V và P – V cũng sẽ thay đổi và có dạng như hình 1.10. Hình 1.10. (a)mô hình dãy bị bóng che.(b) đặc tính I – V.(c) đặc tính P – V Hình 1.10 (c), có đến 3 đỉnh công suất, đỉnh GP (đỉnh có công suất lớn nhất) và 2 đỉnh local (đỉnh công suất nhưng không phải là lớn nhất). Nhiệm vụ thuật toán là tìm ra điểm GP, nhưng thuật toán thông thường có thể không tìm ra chính xác điểm này, do đó cần có một thuật toán kết hợp để tìm ra điểm GP trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần 1.4 Các nghiên cứu khoa học có liên quan.  Comparison of photovoltaic array maximum power point tracking techniques, 2006, Trishan Esram, Patrik L.Chapman.
  • 21. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên11  Maximum Power Point Tracking Scheme for PV Systems Operating Under Partially Shaded Conditions Các bài báo khoa học này đề cập đến nhiều thuật toán như: P&O, Incremental conductance, P&O Under Partially Shaded Conditions, … Tuy nhiên chúng ta chỉ giới hạn xem xét thuật toán P&O và P&O Under Partially Shaded Conditions. 1.5 Nhược điểm của các nghiên cứu khoa học.  Nhược điểm của nghiên cứu P&O. Thuật toán P&O sẽ không đáp ứng được nếu môi trường thay đổi quá nhanh, hoặc cường độ chiếu sáng không đều trên dãy PV. Hình 1.11. Đường cong đặc tính P – V thay đổi khi dãy PV bị bóng che Trong điều kiện môi trường không thay đổi ( cường độ bức xạ đồng nhất): đường cong P1 không đổi, điểm hoạt động của dãy PV dưới giải thuật P&O sẽ dao động xung quanh điểm cực đại A. Khi dãy PV bị bóng che một phần (ví dụ có đám mây bay qua), đường cong P1 trở thành P2 ( do cường độ bức xạ không đồng nhất), thuật toán P&O sẽ hoạt động chưa chính xác: điểm hoạt động sẽ bị lệch từ A sang A’, và thuật toán P&O sẽ dò ra điểm cực đại là điểm B, nhưng điểm B chưa phải là điểm có công suất lớn nhất (điểm có công suất lớn nhất là điểm C).
  • 22. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên12  Nhược điểm của nghiên cứu P&O Under Partially Shaded Conditions. Nhược điểm của phương pháp này là mạch điều khiển phức tạp. Tuy nhiên ngày nay với sự xuất hiện của nhiều phần mềm hay các bộ vi xử lý thì nhược điểm này có thể khắc phục phần nào. 1.6 Nhiệm vụ của luận văn : Luận văn “ Khảo sát các thuật toán MPPT ( dò tìm điểm công suất cực đại) và bộ chuyển đổi DC –DC, DC – AC ” có nội dung chủ yếu: - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết về hệ năng lượng mặt trời. - Nghiên cứu tổng quan các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC và DC – AC. - Nghiên cứu và mô phỏng thuật toán P&O. - Nghiên cứu tổng quan các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC và DC – AC. - Kết quả nghiên cứu của luận văn. 1.7 Phạm vi nghiên cứu: - Chỉ nghiên cứu về hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập. - Trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập chỉ tập trung nghiên cứu thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT). - Nghiên cứu và mô phỏng thuật toán P&O. - Nghiên cứu các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC, DC – AC kết hợp với MPPT. 1.8 Phương pháp nghiên cứu :  Thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.  Xây dựng mô hình mô phỏng các thuật toán.  Phân tích, đánh giá những kết quả nhận được và các kiến nghị.
  • 23. Chương 1 Tổng quan Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên13 1.9 Giá trị thực tiễn của đề tài : Từ xu hướng nghiên cứu về năng lượng tái tạo nhằm góp phần tiết kiệm năng lượng, cũng như giảm tải cho nguồn điện lưới quốc gia một phần năng lượng. Nhưng chi phí cho một hệ thống pin mặt trời hiện nay còn quá cao, vậy ta phải tận dụng được công suất tối đa có thể, trong mọi điều kiện thay đổi của môi trường. Chính vì những lý do trên, đề tài: “Khảo sát thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) và bộ chuyển đổi DC – DC, DC – AC ” được hình thành. Với kết quả nhận được có thể:  Hiểu rõ và ứng dụng thành công hơn việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời dựa vào các thuật toán MPPT và các bộ chuyển đổi năng lượng từ DC – DC, DC - AC.  Có thêm một hướng nhìn mới về việc phát triển nguồn năng lượng trong tương lai.
  • 24. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 14 Lý Công Nguyên Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Pin quang điện, cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Pin quang điện (PV) còn gọi là pin mặt trời là thiết bị ứng dụng hiệu ứng quang điện trong bán dẫn (thường gọi là hiệu ứng quang điện bên trong) để tạo ra dòng điện một chiều từ ánh sáng mặt trời. Loại pin mặt trời thông dụng nhất hiện nay là loại sử dụng Silic tinh thể. Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn điện rất kém vì các điện tử bị giam giữ bởi liên kết mạng, không có điện tử tự do. Khi bị ánh sáng hay nhiệt độ kích thích, các điện tử bị bứt ra khỏi liên kết, hay là các điện tử tích điện âm nhảy từ vùng hoá trị lên vùng dẫn và để lại một lỗ trống tích điện dương trong vùng hoá trị. Lúc này chất bán dẫn mới dẫn điện. 2.1.1 Cấu tạo Cấu tạo của pin mặt trời là một lớp tiếp xúc bán dẫn p-n có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng bức xạ mặt trời thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện bên trong. Hình 2.1 Cấu tạo của pin mặt trời. 2.1.2 nguyên lý hoạt động Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời.
  • 25. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 15 Lý Công Nguyên Hình 2.3 Hệ thống 2 mức năng lượng trong đó E1 < E2. Bình thường điện tử chiếm mức năng lượng thấp hơn E1 .Khi chiếu sáng hệ thống, lượng tử ánh sáng (photon) mang năng lượng hv (h là hằng số Plank và v là tần số ánh sáng) bị điện tử hấp thụ và chuyển lên mức E2. Phương trình cân bằng năng lượng: hv = E1-E2 Trong các vật rắn ,do tương tác rất mạnh của mạng tinh thể lên điện tử vành ngoài , nên các năng lượng của nó bị tách ra nhiều mức năng lượng con rất sát nhau và tạo thành vùng năng lượng. Vùng năng lượng thấp bị các điện tử chiếm đầy khi ở trạng thái cân bằng gọi là vùng hoá trị mà bên trên của nó có năng lượng EV. Vùng năng lượng phía trên tiếp đó hoàn toàn trống hoặc chỉ bị chiếm một phần gọi là vùng dẫn, bên dưới của vùng có năng lượng là EC, cách ly giữa vùng hóa trị và vùng dẫn đó gọi là một vùng cấm có độ rộng năng lượng là Eg, trong đó không có mức năng lượng cho phép nào của điện tử. Khi ánh sáng chiếu đến vật rắn có vùng năng lượng nói trên, photon có năng lượng hv tới hệ thống , bị điện tử của vùng hoá trị hấp thụ và nó có thể chuyển lên vùng dẫn để trở thành điện tử tự do e- ,lúc này vùng hoá trị sẽ có một lỗ trống có thể di chuyển như “hạt“ mang điện tích dương nguyên tố (kí hiệu h+ ). Lỗ trống này có thể di chuyển và tham gia vào quá trình dẫn điện. Hình 2.4 Các vùng năng lượng.
  • 26. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 16 Lý Công Nguyên Phương trình hiệu ứng lượng tử: eV+hv→ e- + h+ Điều kiện để điện tử có thể hấp thụ năng lượng của photon và chuyển từ vùng hoá trị lên vùng dẫn, tạo ra căp điện tử – lỗ trống là: hv > Eg = EC - EV Suy ra bước sóng tới hạn λC của ánh sáng để có thể tạo ra cặp e- - h+ là: λC = hc/( EC – EV) Vậy khi chiếu sáng vào vật rắn, điện tử ở vùng hoá trị hấp thụ năng lượng photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử – lỗ trống e- - h+ , tức là tạo ra một điện thế. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang điện bên trong. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời chính là hiện tượng quang điện xảy ra trên lớp tiếp xúc p-n. Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra: Photon truyền xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon thấp hơn, nó đủ để đưa các hạt electron lên mức năng lượng cao hơn. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng lượng cao hơn. Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được kết dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn. Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là lỗ trống. Lỗ trống này tạo
  • 27. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 17 Lý Công Nguyên điều kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào lỗ trống, và điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có "lỗ trống". Cứ tiếp tục như vậy lỗ trống di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn. Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng luợng đủ để kích thích electron lớp ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của mặt trời thường tương đương 6000°K, vì thế nên phần lớn năng lượng mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết năng lượng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện sử dụng được. Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của pin mặt trời. 2.1.3 Đặc tính làm việc của pin mặt trời - Điện áp hở mạch VOC là hiệu điện thế được đo khi mạch ngoài của pin mặt trời hở. Khi đó dòng mạch ngoài I = 0 . - Dòng ngắn mạch ISC là dòng điện trong mạch của pin mặt trời khi làm ngắn mạch ngoài(chập các cực ra của pin). Lúc đó hiệu điện thế mạch ngoài của pin bằng V = 0
  • 28. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 18 Lý Công Nguyên Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua hai thông số là điện áp hở mạch lớn nhất VOC lúc dòng ra bằng 0 và Dòng điện ngắn mạch ISC khi điện áp ra bằng 0. Công suất của pin được tính theo công thức: P = U.I (2-1) Tại điểm làm việc U = VOC ; I = 0 và U = 0 ; I = ISC , Công suất làm việc của pin cũng có giá trị bằng 0. Hình 2.6 Đường đặc tính làm việc V – I của pin mặt trời Hình 2.7 Sơ đồ tương đương của pin mặt trời Từ sơ đồ tương đương, ta có phương trình đặc trưng sáng von – ampe của pin như sau: + -I DI shI shR sR I
  • 29. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 19 Lý Công Nguyên hs skT )IRsv.(q 01sc R )IRV( 1eIII             (2-2) Trong đó: Isc là dòng quang điện (dòng ngắn mạch khi không có Rs và Rsh) (A/m2 ) I01 là dòng bão hòa (A/m2 ) q là điện tích của điện tử (C) = 1,6.10-19 k là hệ số Boltzman = 1,38.10-23 (J/k) T là nhiệt độ (K) I, V, Rs, Rsh lần lượt là dòng điện ra, điện áp ra, điện trở nối tiếp và song song của pin trong mạch tương đương ở hình 2.7. * Nhận xét: - Dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu sáng. Nên đường đặc tính V – I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào cường độ bức xạ chiếu sáng. Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc V = VMPP có công suất lớn nhất thể hiện trên hình vẽ sau. Điểm làm việc có công suất lớn nhất được thể hiện là điểm chấm đen to trên hình vẽ. (đỉnh của đường cong đặc tính). Hình 2.8 Đường cong đặc trưng V - I của pin mặt trời phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt trời. Điện áp hở mạch Voc phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính V - I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của pin.
  • 30. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 20 Lý Công Nguyên Hình 2.9 Đường cong đặc tính V - I của pin mặt trời phụ thuộc vào nhiệt độ của pin - Để toàn bộ hệ PV có thể hoạt động được một cách hiệu quả thì đường đặc tính của tải cũng phải phù hợp với điểm MPP. Hình 2.10 Đường đặc tính tải và đặc tính của pin mặt trời Trên hình vẽ 2.10 đường OA và OB là những đường đặc tính tải. Nếu tải có đường đặc tính là OA được mắc trực tiếp với dãy pin mặt trời, thì khi đó pin làm việc ở điểm A1 và phát công suất P1. Công suất lớn nhất do phơi nắng thu được là P2 (tải có đường đặc tính là OC, pin làm việc ở điểm C1). Để có thể thu được công suất P2, cần có một bộ điều chỉnh công suất để liên kết giữa dãy pin mặt trời và tải. 2.2 Các bộ biến đổi bán dẫn trong hệ thống pin mặt trời làm việc độc lập . 2.2.1 Bộ biến đổi DC/DC. Bộ biến đổi DC/DC được sử dụng rộng rãi trong nguồn điện 1 chiều với mục đích chuyển đổi nguồn một chiều không ổn định thành nguồn điện một chiều có thể
  • 31. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 21 Lý Công Nguyên điều khiển được. Trong hệ thống pin mặt trời, bộ biến đổi DC/DC được kết hợp chặt chẽ với MPPT. MPPT sử dụng bộ biến đổi DC/DC để điều chỉnh nguồn điện áp vào lấy từ nguồn pin mặt trời, chuyển đổi và cung cấp điện áp lớn nhất phù hợp với tải. Nhìn chung bộ biến đổi DC/DC thường bao gồm các phần tử cơ bản là một khoá điện tử, một cuộn cảm để giữ năng lượng, và một điôt dẫn dòng. Các bộ biến đổi DC/DC thường được chia làm 2 loại có cách ly và loại không cách ly. Loại cách ly sử dụng máy biến áp cách ly về điện tần số cao kích thước nhỏ để cách ly nguồn điện một chiều đầu vào với nguồn một chiều ra và tăng hay giảm áp bằng cách điều chỉnh hệ số biến áp. Loại này thường được sử dụng cho các nguồn cấp một chiều sử dụng khoá điện tử. Phổ biến nhất vẫn là mạch dạng cầu, nửa cầu. Trong nhiều thiết bị quang điện, hệ thống làm việc với lưới thường dùng loại có cách ly về điện vì nhiều lý do an toàn. Loại DC/DC không cách ly không sử dụng máy biến áp cách ly. Chúng luôn được dùng trong các bộ điều khiển động cơ một chiều. Các loại bộ biến đổi DC/DC thường dùng trong hệ PV gồm: - Bộ giảm áp (buck) - Bộ tăng áp (boost) - Bộ đảo dấu điện áp (buck – boost). Việc chọn lựa loại DC/DC nào để sử dụng trong hệ PV còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của ắc quy và tải đối với điện áp ra của dãy panel mặt trời. Bộ giảm áp buck có thể định được điểm làm việc có công suất tối ưu mỗi khi điện áp vào vượt quá điện áp ra của bộ biến đổi, trường hợp này ít thực hiện được khi cường độ bức xạ của ánh sáng xuống thấp. Bộ tăng áp boost có thể định điểm làm việc tối ưu ngay cả với cường độ ánh sáng yếu. Hệ thống làm việc với lưới dùng bộ Boost để tăng điện áp ra cấp cho tải trước khi đưa vào bộ biến đổi DC/AC. Bộ Buck – boost vừa có thể tăng, vừa có thể giảm áp. 2.2.1.1 Các loại bộ biến đổi DC/DC  Mạch Buck.
  • 32. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 22 Lý Công Nguyên Khóa K trong mạch là những khóa điện tử BJT, MOSFET, hay IGBT. Mạch Buck có chức năng giảm điện áp đầu vào xuống thành điện áp nạp ắc quy. Khóa transitor được đóng mở với tần số cao. Hệ số làm việc D của khóa được xác định theo công thức sau: t¾cdãngon on f.T T T D  (2-3) Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lý bộ giảm áp Buck Hình 2.12 Dạng sóng điện áp và dòng điện của mạch Buck Trong thời gian mở, khóa K thông cho dòng đi qua, điện áp một chiều được nạp vào tụ C2 và cấp năng lượng cho tải qua cuộn kháng L. Trong thời gian đóng, khóa K đóng lại không cho dòng qua nữa, năng lượng 1 chiều từ đầu vào bằng 0.
  • 33. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 23 Lý Công Nguyên Tuy nhiên tải vẫn được cung cấp đầy đủ điện nhờ năng lượng lưu trên cuộn kháng và tụ điện do Điốt khép kín mạch. Như vậy cuộn kháng và tụ điện có tác dụng lưu giữ năng lượng trong thời gian ngắn để duy trì mạch khi khóa K đóng. Phân tích mạch dựa trên sự cân bằng năng lượng qua chu kỳ đóng cắt của khóa: Năng lượng cấp cho tải trong toàn bộ chu kỳ bằng năng lượng thu từ nguồn trong thời gian khóa mở, và năng lượng cấp cho tải trong suốt thời gian K khóa bằng năng lượng lấy từ cuộn kháng và tụ điện trong thời gian K khóa. Hay cũng có thể phân tích dựa trên phương pháp sau: Ở điều kiện xác lập, sự cân bằng năng lượng trên cuộn kháng trong thời gian khóa đóng mở được duy trì. Do: dt dI .Lv L L  (2-4) nên khi K mở (Ton): onoutinL T).VV(L.I  (2-5) khi K khóa (Toff): offoutL T.VL.I  (2-6) Nếu cuộn kháng đủ lớn, thì dòng điện cảm ứng biến thiên ít, giá trị cực đại của dòng điện được tính như sau: L2 1 omaxL III  (2-7) Trong đó: Io là dòng tải = Vout/Rtải = giá trị trung bình của dòng điện cảm ứng. Từ các công thức trên suy ra: Vout = Vin.D (2-8) Công thức (2 – 8) cho thấy điện áp ra có thể điều khiển được bằng cách điều khiển hệ số làm việc D thông qua một mạch vòng hồi tiếp lấy giá trị dòng điện nạp ắc quy làm chuẩn. Hệ số làm việc được điều khiển bằng cách phương pháp điều chỉnh độ rộng xung thời gian mở Ton. Do đó, bộ biến đổi này còn được biết đến như là bộ điều chế xung PWM.
  • 34. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 24 Lý Công Nguyên Trong 3 loại bộ biến đổi DC/DC trên, bộ Buck được sử dụng nhiều trong hệ thống pin mặt trời nhất vì nhiều ưu điểm phù hợp với các đặc điểm của hệ pin mặt trời.  Mạch Boost Hình 2.13 Sơ đồ nguyên lý mạch Boost Hình 2.14 Dạng sóng dòng điện của mạch Boost Giống như bộ Buck, hoạt động của bộ Boost được thực hiện qua cuộn kháng L. Khóa K đóng mở theo chu kỳ. Khi K mở cho dòng qua (Ton) cuộn kháng tích năng lượng, khi K đóng (Toff) cuộn kháng giải phóng năng lượng qua điôt tới tải. dt dI .LVV L 01  (2-9)
  • 35. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 25 Lý Công Nguyên Mạch này tăng điện áp võng khi phóng của ắc quy lên để đáp ứng điện áp ra. Khi khóa K mở, cuộn cảm được nối với nguồn 1 chiều. Khóa K đóng, dòng điện cảm ứng chạy vào tải qua Điốt. Với hệ số làm việc D của khóa K, điện áp ra được tính theo: D1 V V in out   (2-10) Với phương pháp này cũng có thể điều chỉnh Ton trong chế độ dẫn liên tục để điều chỉnh điện áp vào V1 ở điểm công suất cực đại theo điện áp của tải Vo.  Mạch Buck – Boost: Bộ điều khiển phóng ắc quy Hình 2.15 Sơ đồ nguyên lý mạch Buck – Boost Từ công thức (2-10): Do D < 1 nên điện áp ra luôn lớn hơn điện áp vào. Vì vậy mạch Boost chỉ có thể tăng áp trong khi mạch Buck đã trình bày ở trên thì chỉ có thể giảm điện áp vào. Kết hợp cả hai mạch này với nhau tạo thành mạch Buck – Boost vừa có thể tăng và giảm điện áp vào. Khi khóa đóng, điện áp vào đặt lên điện cảm, làm dòng điện trong điện cảm tăng dần theo thời gian. Khi khóa ngắt, điện cảm có khuynh hướng duy trì dòng điện qua nó sẽ tạo điện áp cảm ứng đủ để Điôt phân cực thuận. Tùy vào tỷ lệ giữa thời gian đóng khóa và mở khóa mà giá trị điện áp ra có thể nhỏ hơn, bằng hay lớn hơn giá trị điện áp vào. Trong mọi trường hợp thì dấu của điện áp ra là ngược với dấu của điện áp vào, do đó dòng điện đi qua điện cảm sẽ giảm dần theo thời gian. Ta có công thức: D1 DV V in out   (2-11) Công thức (2-11) cho thấy điện áp ra có thể lớn hơn hay nhỏ hơn điện áp vào tùy thuộc vào hệ số làm việc D.
  • 36. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 26 Lý Công Nguyên Khi D = 0.5 thì Vin = Vout Khi D < 0.5 thì Vin > Vout Khi D > 0.5 thì Vin < Vout * Nhận xét: Như vậy nguyên tắc điều khiển điện áp ra của các bộ biến đổi trên đều bằng cách điều chỉnh tần số đóng mở khóa K. Việc sử dụng bộ biến đổi nào trong hệ là tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng. Để điều khiển tần số đóng mở của khóa K để hệ đạt được điểm làm việc tối ưu nhất, ta phải dùng đến thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất (MPPT) sẽ được trình bày chi tiết ở chương tiếp sau. 2.2.1.2 Điều khiển bộ biến đổi DC/DC Các cách thường dùng để điều khiển bộ DC/DC là:  Mạch vòng điện áp phản hồi. Bộ điều khiển Rv là bộ PI . Điện áp ra ở đầu cực của pin được sử dụng như một biến điều khiển cho hệ. Nó duy trì điểm làm việc của cả hệ sát với điểm làm việc có công suất lớn nhất bằng cách điều chỉnh điện áp của pin phù hợp với điện áp theo yêu cầu. Phương pháp này cũng có những nhược điểm sau: - Bỏ qua hiệu suất của bức xạ và nhiệt độ của dãy pin mặt trời. - Không được áp dụng rộng rãi cho hệ thống lưu giữ điện năng. Hình 2.16 Mạch vòng điều khiển điện áp
  • 37. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 27 Lý Công Nguyên  Phương pháp điều khiển phản hồi công suất. Có thể điều khiển công suất tối ưu bằng cách cho đạo hàm dP/dV = 0 trong điều khiển phản hồi công suất. Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là đo và khuếch đại công suất của tải. Ưu điểm của phương pháp này là không cần quan tâm đến đặc tính làm việc của pin. Tuy nhiên, phương pháp này khuếch đại công suất của tải chứ không phải là công suất ra khỏi nguồn pin mặt trời.  Phương pháp mạch vòng dòng điện phản hồi Hình 2.17 Mạch vòng dòng điện phản hồi Ri trong mạch điều khiển là bộ PI. Phương pháp này chỉ áp dụng với những thuật toán MPPT cho đại lượng điều khiển là dòng điện. 2.2.2 Bộ biến đổi DC/AC. Hệ PV độc lập thường sử dụng các bộ biến đổi loại nguồn áp 1 pha. Hình 2.18 Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu và hình cầu
  • 38. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 28 Lý Công Nguyên Khóa điện tử S1 và S2 được điều khiển chu kỳ đóng cắt theo một luật nhất định để tạo ra điện áp xoay chiều. Điện áp rơi trên mỗi tụ là Vdc/2. Lf và Cf có nhiệm vụ lọc bỏ các thành phần sóng hài bậc cao tại đầu ra của bộ biến đổi và tạo điện áp xoay chiều có tần số mong muốn. Các loại bộ biến đổi này có thể ngăn chặn thành phần dòng điện sóng hài và điều chỉnh hệ số công suất để nâng cao chất lượng điện Ưu điểm:. Bộ biến đổi DC/AC 1 pha dạng nửa cầu có số khóa điện tử ít hơn 1 nửa so với bộ biến đổi DC/AC 1 pha hình cầu nên có cấu trúc đơn giản và rẻ hơn. Cấu trúc biến đổi DC-AC dùng biến áp thông thường có nhược điểm, do sử dụng biến áp thông thường nên kích thước thường lớn, tổn hao trên biến áp khá lớn, và hiện tại giá thành biến áp cũng không nhỏ. Hình 2.19. Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Full-bridge Hình 2.20. Sơ đồ cấu trúc bộ nghịch lưu kiểu Half-bridge 2.3 Phương pháp dò tìm điểm công suất cực đại MPPT 2.3.1 Giới thiệu chung Khi một tấm PV được mắc trực tiếp vào một tải, điểm làm việc của tấm PV đó sẽ là giao điểm giữa đường đặc tính làm việc I – V và đường đặc tính I – V của tải. Giả sử nếu tải là thuần trở thì đường đặc tính tải là một đường thẳng tắp với độ dốc là 1/Rtải.
  • 39. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 29 Lý Công Nguyên Hình 2.21. Ví dụ tấm pin mặt trời được mắc trực tiếp với một tải thuần trở có thể thay đổi giá trị điện trở được. Hình 2.22. Đường đặc tính làm việc của pin và của tải thuần trở có giá trị điện trở thay đổi được Nói cách khác, trở kháng của tải bám theo điều kiện làm việc của pin. Nói chung, điểm làm việc hiếm khi ở đúng tại vị trí có công suất lớn nhất, vì vậy nó sẽ không sinh ra công suất lớn nhất. Mạng nguồn pin mặt trời thường bị quá tải khi phải bù cho một lượng công suất thấp vào thời gian ánh sáng yếu kéo dài như trong mùa đông. Sự không thích ứng giữa tải và các tấm pin mặt trời thường làm cho nguồn pin mặt trời bị quá tải và gây ra tổn hao trong toàn hệ thống. Để giải quyết vấn đề này, phương pháp MPPT được sử dụng để duy trì điểm làm việc của nguồn điện pin tại đúng điểm có công suất lớn nhất MPP. Phương pháp MPPT có thể xác định chính xác đến 97% điểm MPP. Chương này đề cập đến đặc tính làm việc I – V của mođun pin mặt trời và tải, sự tương thích của cả tải và pin, phương pháp điều khiển MPPT; việc áp dụng thuật toán MPPT để điều khiển bộ biến đổi DC/DC trong hệ thống và giới hạn của phương pháp MPPT.
  • 40. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 30 Lý Công Nguyên 2.3.2 Nguyên lý cân bằng tải Như đã nói ở trên, khi PV được mắc trực tiếp với một tải, điểm làm việc của PV sẽ do đặc tính tải xác định. Điện trở tải được xác định như sau: o o tai I V R  (2 – 12) Trong đó: Vo là điện áp ra, Io là dòng điện ra. Tải lớn nhất của PV được xác định như sau: MPP MPP opt I V R  (2 - 13) Trong đó: VMPP và IMPP là điện áp và dòng điện cực đại. Khi giá trị của tải lớn nhất khớp với giá trị Ropt thì công suất truyền từ PV đến tải sẽ là công suất lớn nhất. Tuy nhiên, điều này thường độc lập và hiếm khi khớp với thực tế. Mục đích của MPPT là phối hợp trở kháng của tải với trở kháng lớn nhất của PV. Dưới đây là ví dụ của việc dung hợp tải sử dụng mạch Boost. Từ công thức (2 – 10): oin V).D1(V  (2-14) Ta giả sử rằng đây là bộ biến đổi lý tưởng, công suất trung bình do nguồn cung cấp phải bằng với công suất trung bình tải hấp thụ được. Pin = Pout (2 – 15) Khi đó: in o o in V V I I  (2 – 16) Từ 2 công thức (2 – 14) và (2 – 16) ta có: oin I. D1 1 I   (2 – 17) Suy ra: tai 2 o o2 in in in R.)D1( I V .)D1( I V R  (2 – 18)
  • 41. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 31 Lý Công Nguyên Hình 2.23. Tổng trở vào Rin được điều chỉnh bằng D Từ hình vẽ 2.23 trở kháng do PV tạo ra là trở kháng vào Rin cho bộ biến đổi. Bằng cách điều chỉnh tỉ lệ làm việc D, giá trị của Rin được điều chỉnh giá trị phù hợp với Ropt. Vì vậy, trở kháng của tải không cần phải quan tâm nhiều miễn là tỉ lệ làm việc của khoá điện tử trong bộ biến đổi được điều chỉnh đúng quy tắc hợp lý. 2.3.3 Thuật toán xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất MPPT Như đã nói ở trên, điểm làm việc có công suất lớn nhất MPP định trên đường đặc tính I – V luôn thay đổi dưới điều kiện nhiệt độ và cường độ bức xạ thay đổi. Chẳng hạn, hình vẽ 2.24 thể hiện đường đặc tính làm việc I –V ở những mức cường độ bức xạ khác nhau tăng dần ở cùng một giá trị nhiệt độ (25o C) và hình 2.25 thể hiện các đường đặc tính làm việc ở cùng một mức cường độ bức xạ nhưng với nhiệt độ tăng dần. Hình 2.24. Đường đặc tính làm việc I – V của pin khi cường độ bức xạ thay đổi ở cùng một mức nhiệt độ
  • 42. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 32 Lý Công Nguyên Hình 2.25. Đặc tính làm việc I – V của pin khi nhiệt độ thay đổi ở cùng một mức cường độ bức xạ Từ hai hình vẽ này, ta nhận thấy có sự dịch chuyển điện áp quan sát được ở vị trí của điểm MPP. Vì vậy điểm MPP cần phải dùng thuật toán để xác định. Thuật toán này là trung tâm của bộ điều khiển MPPT. 2.3.3.1 Thuật toán nhiễu loạn và quan sát P&O Hình 2.26. Thuật toán dò tìm điểm làm việc công suất lớn nhất P&O. Đây là một thuật toán đơn giản và được sử dụng thông dụng nhất nhờ sự đơn giản trong thuật toán và việc thực hiện dễ dàng. Thuật toán này xem xét sự tăng, giảm điện áp theo chu kỳ để tìm được điểm làm việc có công suất lớn nhất. Nếu sự biến thiên của điện áp làm công suất tăng lên thì sự biến thiên tiếp theo sẽ giữ nguyên chiều hướng tăng hoặc giảm. Ngược lại, nếu sự biến thiên làm công suất
  • 43. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 33 Lý Công Nguyên giảm xuống thì sự biến thiên tiếp theo sẽ có chiều hướng thay đổi ngược lại. Khi điểm làm việc có công suất lớn nhất được xác định trên đường cong đặc tính thì sự biến thiên điện áp sẽ dao động xung quanh (điểm MPP) điểm làm việc có công suất lớn nhất đó. Sự dao động điện áp làm tổn hao công suất trong hệ quang điện, đặc biệt những khi điều kiện thời tiết thay đổi chậm hay ổn định. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh logic trong thuật toán P&O là sẽ so sánh các tham số trong hai chu kỳ trước. Một cách khác để giải quyết việc hao hụt công suất quanh điểm MPP là giảm bước tính biến thiên xuống, nhưng khi điều kiện thời tiết thay đổi, thuật toán này sẽ trở nên chậm chạp hơn trong việc bám theo điểm MPP và công suất sẽ bị hao hụt nhiều hơn. Như vậy, nhược điểm chính của thuật toán này là không tìm được chính xác điểm làm việc có công suất lớn nhất khi điều kiện thời tiết thay đổi. Đặc điểm của thuật toán là có cấu trúc đơn giản nhất nhất và dễ thực hiện nhất, trong trạng thái ổn định điểm làm việc sẽ dao động xung quanh điểm MPP, gây hao hụt một phần năng lượng. Thuật toán này không phù hợp với điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên và đột ngột. 2.3.3.2 Thuật toán P&O trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần Hình 2.27. Đường cong P – V trong điều kiện dãy PV bị bóng che một phần Đây là một thuật toán được kết hợp với thuật toán P&O trong trường hợp điều kiện dãy PV có cường độ bức xạ không đồng nhất(dãy PV bị bóng che một phần bởi các đám mây, tòa nhà v.v.. ). Lúc này, những đường cong V – I và P – V của dãy quang
  • 44. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 34 Lý Công Nguyên điện trong điều kiện một phần bị bóng che được đặc trưng bởi nhiều bước và đỉnh . Nhiệm vụ thuật toán là để theo dõi công suất đỉnh GP (global peak: đỉnh công suất lớn nhất trong các đỉnh công suất) trong điều kiện một phần bị bóng che. Việc xây dựng thuật toán, trước hết là dựa trên một thuật ngữ đặc biệt để mô tả và giúp đơn giản hóa một dãy PV lớn bị bóng che phức tạp và sau đó nghiên cứu các đặc tính PV, những quan sát trạng thái của các đỉnh global và local (là các đỉnh công suất nhưng không phải là lớn nhất) của dãy PV bị bóng che. Chi tiết sẽ được trình bày rõ ràng trong chương 3. 2.3.4 Phương pháp điều khiển MPPT. Như đã trình bày ở trên, thuật toán MPPT sẽ ra lệnh cho bộ điều khiển MPPT phải làm gì để điều chỉnh điện áp làm việc. Sau đó nhiệm vụ của bộ điều khiển MPPT là điều chỉnh tăng giảm điện áp làm việc và duy trì ổn định mức điện áp làm việc của hệ nguồn pin mặt trời. Có 2 phương pháp phổ biến điều khiển MPPT. 2.3.4.1 Phương pháp điều khiển trực tiếp. Hình 2.28. Sơ đồ khối của phương pháp điều khiển trực tiếp MPPT. Phương pháp điều khiển này đơn giản hơn và chỉ sử dụng một mạch vòng điều khiển, và nó thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hệ số làm việc trong thuật toán
  • 45. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 35 Lý Công Nguyên MPPT. Việc điều chỉnh hệ số làm việc hoàn toàn dựa trên nguyên lý cân bằng tải đã trình bày ở mục 2.3.2 Tổng trở của PV được coi là tổng trở vào bộ biến đổi. Nhắc lại công thức (2 – 18) tai 2 o o2 in in in R.)D1( I V .)D1( I V R  Trong đó: D là hệ số làm việc của bộ biến đổi Boost. Hình vẽ 2.29. cho thấy việc tăng D sẽ làm giảm tổng trở vào Rin, từ đó điện áp làm việc PV sẽ dịch sang bên trái (giảm đi). Tương tự khi giảm D sẽ làm tăng Rin khi đó điện áp làm việc sẽ dịch sang phải (tăng lên). Thuật toán MPPT (P&O, INC, và các thuật toán khác …) sẽ quyết định việc dịch chuyển điện áp như thế nào. Hình 2.29. Mối quan hệ giữa tổng trở vào của mạch Boost và hệ số làm việc D 2.3.4.2 Phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra. Phương pháp này là phương pháp được cải tiến từ phương pháp điều khiển trực tiếp ở trên và có ưu điểm là chỉ cần hai cảm biến đo điện áp và dòng điện ra khỏi bộ biến đổi. Phương pháp điều khiển bằng PI và phương pháp điều khiển trực tiếp đo tín hiệu vào bộ biến đổi, có ưu điểm là cho phép điều khiển chính xác điểm làm việc của pin mặt trời. Nhưng những cảm biến vào thường cần phải có những cảm biến khác đo tín hiệu ra để tránh trường hợp quá điện áp hay quá dòng điện của tải. Như vậy hai phương pháp trên sẽ fải cần đến 4 cảm biến để hoạt động được tốt nhất nên chi phí lắp đặt sẽ cao.
  • 46. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 36 Lý Công Nguyên Phương pháp điều khiển đo trực tiếp này đo sự thay đổi công suất của PV ở đầu ra của bộ biến đổi và coi hệ số làm việc D như một biến điều khiển. Hình 2.30 Lưu đồ thuật toán P&O dùng trong phương pháp điều khiển đo trực tiếp tín hiệu ra Để có thể coi D là một biến điều khiển thì thuật toán P&O phải được cải tiến một chút nhưng về cơ bản vẫn là không đổi. Thuật toán P&O mới này điều chỉnh D và đo công suất ra của bộ biến đổi. Nếu công suất ra của bộ biến đổi DC/DC tăng lên, hệ số làm việc D cũng sẽ tăng lên theo, và ngược lại nếu công suất ra giảm đi thì D cũng sẽ giảm theo. Khi công suất ra của bộ biến đổi đạt đến giá trị cực đại thì lúc này PV đang làm việc ở điểm MPP. Phương pháp này chỉ dễ dàng thực hiện mô phỏng với một bộ biến đổi lý tưởng còn trong thực tế với bộ biến đổi không phải lý tưởng thì không thể đảm bảo rằng liệu giá trị cực đại của công suất ra khỏi bộ biến đổi có tương ứng với điểmMPP hay không. Một nhược điểm khác là phương pháp này chỉ có thể thực
  • 47. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 37 Lý Công Nguyên hiện với các tham số của thuật toán P&O và hoàn toàn không áp dụng cho thuật toán INC. 2.3.5 Giới hạn của MPPT. Giới hạn chính của MPPT là không tác động gì đến tín hiệu ra trong khi xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất. Nó không thể cùng một lúc tác động lên tín hiệu vào và tín hiệu ra. Vì vậy, nếu hệ thống cần điện áp ra ổn định thì phải sử dụng đến ắc quy để duy trì điện áp ổn định. Một nhược điểm khác của MPPT nữa là: việc xác định điểm làm việc có công suất tối ưu sẽ dừng lại nếu như tải không thể tiêu thụ hết lượng công suất sinh ra. Đối với hệ PV làm việc độc lập có tải bị giới hạn bởi dòng và áp lớn nhất thì phương pháp MPPT sẽ dịch chuyển điểm làm việc ra khỏi điểm MPP và gây tổn hao công suất. Với hệ này, việc xác định chính xác dung lượng của tải là rất quan trọng để có thể tận dụng được hết dung lượng của các pin mặt trời. Ngược lại, hệ PV làm việc với lưới luôn xác định điểm làm việc có công suất lớn nhất vì nếu thừa công suất hệ thống có thể bơm vào lưới điện để tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, hiệu suất của bộ biến đổi DC/DC thực tế dùng trong MPPT không bao giờ đạt được 100%. Hiệu suất tăng lên từ phương pháp MPPT là rất lớn nhưng hệ thống pin mặt trời cũng cần phải tính đến tổn hao công suất do bộ biến đổi DC/DC gây ra. Cũng phải cân nhắc giữa hiệu suất và giá thành. Việc phân tích tính kinh tế giữa hệ thống pin mặt trời với các hệ thống cung cấp điện khác cũng như việc tìm ra các cách thức khác để nâng cao hiệu suất cho hệ thống pin mặt trời (chẳng hạn như dùng máy theo dõi mặt trời) cũng là việc làm cần thiết. 2.4 Bộ lưu giữ năng lượng Hệ quang điện làm việc độc lập cần phải có khâu lưu giữ điện năng để có thể phục vụ cho tải trong những thời gian thiếu nắng, ánh sáng yếu hay vào ban đêm. Có nhiều phương pháp lưu trữ năng lượng trong hệ PV. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng ắc quy để lưu trữ năng lượng. ắc quy là thiết bị điện hoá, tồn trữ dưới dạng hoá năng và khi có phụ tải sử dụng đấu nối vào, hoá năng được giải phóng dưới dạng điện năng. Bộ ăc quy giúp lưu giữ điện năng chưa sử dụng và sẽ cung cấp cho
  • 48. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 38 Lý Công Nguyên bộ biến đổi DC/AC trong trường hợp khí hậu xấu, trời nhiều mây, mưa không cung cấp đủ ánh sáng. Bộ ắc quy cũng đồng thời trực tiếp cung cấp điện một chiều cho các thiết bị sử dụng điện một chiều. Cấu tạo của ắc quy gồm hai điện cực khác nhau đặt trong dung dịch điện phân, có màng ngăn cách. Do điện thế của mỗi điện cực đối với dung dịch khác nhau nên giữa hai điện cực có hiệu điện thế, nếu nối với mạch ngoài có thể sinh ra dòng điện. Có hai loại ắc quy thông dụng là ắc quy chì - axit và ắc quy kiềm. 2.4.1 Các loại ắc quy. 2.4.1.1 Ắc quy chì - axit Ắc quy chì - axit có cấu tạo điện cực dương là điôxit chì PbO2, điện cực âm là chì xốp Pb, dung dịch dùng là axit sulfuric H2SO4. Khi nối cực ắc quy với mạch tải dung dịch sẽ biến đổi thành sulfat chì PbSO4. Trong quá trình làm việc của ắc quy, có nhiều phản ứng hoá học xảy ra. Trong quá trình nạp, sunfat chì ở cực dương biến đổi thành chì điôxit. Còn khi ắc quy phóng hết điện, các chất tích cực trên điện cực dương PbO2 và trên điện cực âm Pb biến thành PbSO4, Còn axit sunfuric H2SO4 biến hết thành nước.. Trong một ắc quy được nạp đến đầy dung lượng, thông thường dung dịch chứa khoảng 36% tỉ trọng axit, hay là 25% thể tích, còn lại là nước. Tỷ lệ giữa mật độ axit trong dung dịch so với mật độ nước gọi là tỷ trọng đặc trưng, là một trong những thông số quan trọng của ắc quy, xác định điểm nhiệt độ hoá rắn của dung dịch khi ắc quy phóng hết. Điểm nhiệt độ hoá rắn của dung dịch lại xác định khả năng làm việc của ắc quy tại các môi trường nhiệt độ khác nhau. ở môi trường nhiệt độ càng thấp càng yêu cầu tỷ trọng đặc trưng của ắc quy phải cao. Tỷ trọng đặc trưng khi ắc quy nạp đầy thường trong phạm vi 1,250 đến 1,280 ở nhiệt độ 27oC, nghĩa là mật độ dung dịch lớn hơn nước sạch 1,25 đến 1,28 lần. Khi ắc quy phóng hết điện, tỷ trọng đặc trưng sẽ giảm dần về 1. Điện áp định mức của một ngăn ắc quy chì là khoảng 2,1 V.
  • 49. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 39 Lý Công Nguyên Loại ắc quy này có tuổi thọ cao, dung lượng lớn. ắc quy chì - axit được sử dụng phổ biến trong hệ quang điện làm việc độc lập vì nó có giá thành hợp lý, tính tiện dụng và khả năng lưu giữ điện năng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày. 2.4.1.2 Ắc quy kiềm Ví dụ loại nikel – cadmium, sử dụng dung dịch là KOH, điện cực dương là hyđroxit nikel và cực âm là cadmium Cd. Khi phóng điện hyđroxit nikel chuyển thành Ni(OH)2 và cadmium thành Cd(OH)2. Mật độ chất điện ly không thay đổi, vì vậy điểm hoá rắn rất thấp. Tuy nhiên loại ắc quy này có giá thành cao hơn loại ắc quy chì - axit. Điện áp định mức của một ngăn ắc quy kiềm là 1,2 V. Điện áp trên các ngăn ắc quy kiềm được giữ ổn định cho đến khi ngăn phóng điện gần hết, khi đó điện áp trên ngăn sẽ giảm đột ngột. ắc quy nikel – cadmium có thể chấp nhận dòng nạp lớn có giá trị bằng dung lượng của ắc quy và có thể được nạp tiếp tục lâu dài với dòng nạp có giá trị đến 1/15 giá trị dung lượng của ắc quy. 2.4.2 Các đặc tính của ắc quy 2.4.2.1 Dung lượng (ký hiệu là C) Thường được đo bằng Ampe – giờ (Ah), xác định năng lượng điện mà ắc quy phóng ra với một giá trị dòng điện nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian thường dùng để xác định dung lượng là 5 giờ, 10 giờ và 20 giờ. Tương ứng có ký hiệu dung lượng là C5, C10, C20. Giá trị dòng điện đo được khi xác định dung lượng thường bằng 10% hoặc 20%C Ví dụ: ắc quy có dung lượng C = 100Ah sẽ cung cấp cho tải 10A trong 10 h hoặc 20A trong 5h 2.4.2.2 Điện áp ngưỡng thấp nhất Là giá trị điện áp thấp nhất cho phép trong quá trình vận hành ắc quy, xác định dung lượng bằng không (ắc quy đã phóng hết điện) tại giá trị dòng phóng nào đó. Nếu dòng phóng lớn hơn thì điện áp ắc quy sẽ giảm đến mức thấp hơn. Đây là giá trị do nhà sản xuất cung cấp.
  • 50. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 40 Lý Công Nguyên 2.4.2.3 Điện áp hở mạch Điện áp giữa hai cực của ắc quy khi không trong quá trình phóng cũng như quá trình nạp. Điện áp hở mạch của ắc quy chì - axit phụ thuộc vào nhiệt độ, tỷ trọng đặc trưng, thường có giá trị khoảng 2,1 V. Do tỷ trọng của ắc quy phụ thuộc vào dung lượng mà ắc quy đang có. Khi ắc quy phóng điện, dung lượng giảm đi nên điện áp khi hở mạch ắc quy cũng giảm theo. 2.4.3 Chế độ làm việc của ắc quy (xét ắc quy chì - axit) 2.4.3.1 Nạp ắc quy Có nhiều chế độ nạp ắc quy khác nhau:  Chế độ nạp bình thường có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, với dòng nạp nào, miễn là không làm cho điện áp ắc quy vượt quá mức điện áp sinh hơi. Chế độ nạp bình thường đem lại 80 đến 90% dung lượng ắc quy.  Chế độ nạp hoàn thiện bắt đầu khi ắc quy đã nạp gần đầy, phần lớn các chất tích cực trong ắc quy đã trở về dạng ban đầu của nó. Khi đó sẽ cần phải tăng giá trị điện áp nạp và dòng điện sẽ suy giảm dần về đến không.  Chế độ nạp cân bằng được sử dụng theo chu kỳ, sau vài tuần đến 2 tháng, với mục đích là làm cho các ngăn ắc quy có độ đồng đều. Chế độ này yêu cầu điện áp nạp cao hơn so với nạp hoàn thiện và dòng điện nạp phải được giữ ổn định, trong vài giờ. Thông thường, sau khi ắc quy phóng kiệt cũng cần đến chế độ nạp này. 2.4.3.2 Ắc quy phóng  Độ sâu phóng điện: thể hiện bởi tỷ lệ phần trăm năng lượng điện đã cấp cho tải bên ngoài so với dung lượng ắc quy. Độ sâu phóng điện, với một giá trị dòng phóng nào đó, bị hạn chế bởi điện áp ngưỡng thấp nhất, thường chỉ cho phép đến 15 – 25% dung lượng ắc quy.  Mức độ tự phóng điện: Khi ắc quy ở chế độ hở mạch dung lượng ắc quy bị suy giảm chậm do dòng rò phía cực hoặc do cấu tạo của bản thân trong ắc quy. Mức độ tự phóng của ắc quy tăng theo nhiệt độ, có thể đạt đến 10 đến 15%.
  • 51. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 41 Lý Công Nguyên 2.4.4 Các chế độ của bộ nguồn nạp ắc quy Gồm 3 chế độ sau đây: nạp với dòng không đổi, nạp với áp không đổi và nạp nổi. Lựa chọn chế độ nạp nào cho ắc quy còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của ắc quy (hoạt động thường xuyên theo chu kỳ hay chỉ hoạt động theo nhu cầu), tính kinh tế, thời gian nạp lai, giữ gìn tuổi thọ của ắc quy. Mục đích của các phương pháp nạp ắc quy chủ yếu là điều kiển dòng điện nạp ở cuối quá trình nạp ắc quy. 2.4.4.1 Nạp với dòng không đổi Đây là chế độ nạp bình thường của ắc quy, sẽ đưa dung lượng của ắc quy lên 80 đến 90% dung lượng đầy. Với ắc quy chì - axit dòng nạp thường lấy là C/10. Chế độ này được duy trì nếu điện áp ắc quy ở trong khoảng 1,8V<Ub<2,1V. Chế độ nạp với dòng không đổi này cũng được áp dụng trong chế độ nạp cân bằng, khi điện áp trên ngăn nhỏ hơn 1,8 – 1,9V. Chế độ nạp cân bằng thực hiện với dòng lớn hơn, thường là C/5. Sau chế độ nạp cân bằng thường chuyển sang chế độ nạp bình thường với dòng C/10. Khi điện áp ắc quy đạt đến 2,1 V thì chuyển sang chế độ nạp với điện áp không đổi. Chế độ nạp với dòng không đổi này phù hợp với những trường hợp dung lượng phóng của chu kỳ phóng trước đó có thể biết được. Thời gian nạp và dung lượng nạp có thể dễ dàng tính toán được. Tuy nhiên để duy trì được dòng điện nạp chính xác và ổn định thì cần phải có một mạch nạp có giá thành cao. Việc điều khiển điện áp nạp hay giới hạn thời gian nạp là cần thiết để tránh trường hợp nạp quá. 2.4.4.2 Nạp với áp không đổi Khi điện áp ắc quy đạt đến giá trị định mức 2,1 V chuyển sang chế độ nạp với áp không đổi, là quá trình nạp hoàn thiện nhằm đưa dung lượng của ắc quy đến 100%. Điện áp nạp giữ ổn định ở mức cao, từ 2,4 đến 2,45V. Trong quá trình này dòng nạp sẽ giảm về đến 0. Khi dòng nạp rất gần 0 chuyển sang chế độ nạp nổi. Tuỳ thuộc vào từng loại ắc quy sử dụng mà có thể áp dụng chế độ nạp này một cách liên tục hay gián đoạn. Chế độ nạp nổi liên tục có thể được áp dụng đối với trường hợp cần nguồn dự trữ để hoạt động khi nguồn xoay chiều có thể bị gián
  • 52. Chương 2 Cơ Sở Lý Thuyết Luận văn thạc sĩ 42 Lý Công Nguyên đoạn. Chế độ nạp theo chu kỳ không liên tục có thể áp dụng đối với các thiết bị di động đòi hỏi chế độ nạp không liên tục thích hợp. Cả hai phương pháp nạp trên đều tạo cho điện áp ổn định và giới hạn dòng nạp ban đầu của ắc quy. Đặc điểm này là cần thiết để xác định giá trị điện áp nạp dựa trên các đặc tính nạp và nhiệt độ. Việc xác định điện áp nạp không chính xác có thể gây ra sự cố nạp quá hoặc nạp thiếu. Hai phương pháp này đều có thể sử dụng cho cả thiết bị dự phòng và thiết bị làm việc theo chu kỳ. 2.4.4.3 Nạp nổi Đây thực chất là không nạp gì mà giữ điện áp ổn định ở mức 2,25 – 2,3 V, thấp hơn so với chế độ nạp với điện áp không đổi. Trong chế độ này ắc quy đã nạp no và không có tải, dòng vào ắc quy bằng 0. Điện áp của bộ nguồn chỉ có tác dụng bù lại phần nào dòng dò của ắc quy nếu chế độ không tải này tồn tại lâu dài. Khi ắc quy mang tải, nếu cuối giai đoạn này ắc quy phóng gần hết, chỉ còn 5 đến 10% dung lượng, thể hiện ở điện áp trên ngăn xuống dưới mức 1,8 – 1,95 V, phải ngắt tải ra khỏi ắc quy và sau đó thực hiện nạp cân bằng với dòng lớn bằng C/5. Đối với ắc quy kiềm, quá trình xảy ra cũng tương tự, nhưng với các mốc điện áp và dòng điện tương ứng khác nhau: - Nạp với dòng không đổi, chế độ bình thường, Ib = C/5, khi 0,8V < Ub < 1,2V. - Nạp với áp không đổi, chế độ hoàn thiện, Ub = 1,5 – 1,6V . - Nạp nổi, không tải, Ub = 1,4 – 1,5V. - Nạp cân bằng, dòng không đổi, Ib = C/2 – C/1,5.
  • 53. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên43 Chương 3 THUẬT TOÁN DÒ TÌM ĐIỂM CÔNG SUẤT CỰA ĐẠI (MPPT) Đặc tính của pin quang điện (PV) là một nguồn phi tuyến, theo đặc tuyến công suất của chúng khi phụ tải thay đổi công suất thu được cũng thay đổi theo, thông thường không phải là công suất cực đại. Do đó để tăng hiệu suất chúng ta cần phải hoạt động ở các điểm làm việc gần điểm cực đại, giải pháp của vấn đề này là sử dụng bộ MPPT (maximum power point tracking) Đối với MPPT có rất nhiều giải thuật khác nhau, mỗi giải thuật có ưu điểm và khuyết điểm riêng. Giải thuật P&O là giải thuật tương đối cơ bản, đơn giản dễ áp dụng và được sử dụng khá rộng rãi. 3.1 Điểm công suất cực đại Xét một khối đơn PV mà bạn muốn kết nối tải. Giả sử tải phải là động cơ DC lái 1 máy bơm hay là 1 bộ ắcquy. Trước khi kết nối tải thì dưới tác động của mặt trời chúng ta sẽ sản xuất được 1 điện áp gọi là điện áp hở mạch (Voc), nhưng không có dòng chảy qua nó. Trong trường hợp cuối đường dây bị ngắn mạch ta thu được dòng ngắn mạch (Isc), ở đây điện áp bằng 0. Trong cả hai trường hợp chúng ta đều không phát được công suất, khi tải được nối vào với sự kết hợp của điện áp và dòng điện ta thu được công suất. Để tính toán bao nhiêu công suất phát ra chúng ta hãy xét đến đặc tính V-A cũng như đặc tính tải.
  • 54. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên44 Hình 3.1 Các trường hợp hở mạch (a), ngắn mạch (b), và kết nối tải (c) Trong hình dưới chúng ta có thể thu được công suất được tạo ra khi kết hợp của điện áp hở mạch và dòng ngắn mạch để phát lên tải. Tại điểm kết thúc đồ thị I hay V thì công suất thu được bằng 0 khi một trong hai đại lượng dòng hay áp bằng 0. Tại điểm cong của đồ thị ta có công suất cực đại gọi là điểm công suất max (MPP: the maximum power point). Dòng và áp tại điểm MPP thỉnh thoảng được ký hiệu là Im và Vm trong các trường hợp chung hay được ký hiệu là IR và VR (dòng định mức và điện áp định mức) trong trường hợp điều kiện lý tưởng. Hình 3.2 Đồ thị V-A và công suất Chúng ta có thể hình dung được vùng năng lượng lớn nhất là hình chữ nhật lớn nhất có thể có nằm vừa khít dưới đặc tuyến V-A. Nó được biểu diễn trong hình dưới. Đại lượng được dùng để diễn tả nó gọi là hệ số lấp đầy (FF: fill factor). Hệ số lấp đầy là tỉ lệ của công suất cực đại PR = VR. IR và tích số VOC.ISC.
  • 55. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên45 FF = ( VR.IR)/( VOC.ISC) (3.1) Hình 3.3 Đồ thị xác định MPP Đặc tuyến V-A thay đổi theo độ chiếu nắng và nhiệt độ của tế bào quang điện, một điều kiện kiểm tra chuẩn (STC) được thiết lập để có một sự so sánh hợp lý giữa các khối PV với nhau. Các điều kiện kiểm tra này bao gồm: sự chiếu sáng của 1kW/m2 (1 sun) với quang phổ mặt trời được thêm vào, tương ứng mật độ khối không khí 1.5 (AM 1.5). Nhiệt độ tiêu chuẩn là 250C . Nhà sản xuất luôn cung cấp cho chúng ta những dữ liệu cần thực hiện dưới các chế độ làm việc. Đó là các thông số cần thiết để các khối làm việc đạt công suất định mức, điều này giúp chúng ta thận trọng với công suất DC trong điều kiện kiểm tra chuẩn. Sau đó chúng ta có thể điều chỉnh công suất định mức và nhiệt độ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. 3.2 Giải thuật toán P&O (Perturb & Observe): Giải thuật P&O là giải thuật cơ bản, đơn giản và được áp dụng tương đối rộng rãi đối với hệ MPPT (điều khiển tại vị trí thu được công suất cực đại). P&O còn gọi là phương pháp “leo đồi”, nội dung là điều khiển tăng hoặc giảm điện áp sao cho công suất thu được là cực đại.
  • 56. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên46 Hình 3.4 Đặc tính công suất phụ thuộc vào điện áp đầu ra Bảng 3.1 Giải thuật P&O Thuyết minh giải thuật : - Nếu tăng điện áp, công suất thu được tăng thì ta phải tiếp tục tăng điện áp - Nếu tăng điện áp, công suất thu được giảm thì ta phải giảm điện áp - Nếu giảm điện áp,công suất thu được tăng thì ta phải tiếp tục giảm điện áp - Nếu giảm điện áp, công suất thu được giảm thì ta phải tăng điện áp
  • 57. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên47 3.2.1 Lưu đồ giải thuật P&O Hình 3.5 Lưu đồ giải thuật P&O 3.2.2 Mô phỏng giải thuật P&O bằng Matlab :
  • 58. Chương 3 Thuật toán dò tìm điểm công suất cực đại (MPPT) Luận văn thạc sĩ Lý Công Nguyên48 0 20 40 60 80 100 0 50 100 150 200 250 300 350 400 X: 67.14 Y: 339.2 P&O MPPT Voltage (V) Power(W) Hình 3.6 Mô phỏng bằng Matlab simulink giải thuật P&O Kết quả: + Khi chiêu độ không đổi: 1000 Hình 3.7 Kết quả mô phỏng thuật toán P&O khi chiếu độ không đổi + Khi chiêu độ thay đổi: 200 400 600 800 1000