SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ MAI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ THỊ MAI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CAO THU HẰNG
HÀ NỘI, 2021
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, An Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Nam bộ có đồng bào
Chăm sinh sống, cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, văn hóa
của An Giang luôn mang nhiều dấu ấn đậm nét và phong phú sắc màu độc đáo của
các dân tộc cộng cư trên địa bàn. Phát triển văn hóa thì không thể nào bỏ qua việc
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Vì đó là thành tố không thể thiếu, là
một bộ phận trong hệ thống của văn hóa, là một phần quan trọng làm nên nét độc
đáo và bản sắc riêng của văn hóa tộc người.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban
Nhân dân tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến vấn đề bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa Chăm. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa của các cấp, các
ngành được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, văn
hóa truyền thống của dân tộc được phát huy. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật
ngày càng phong phú hơn. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết
quả cụ thể, thiết thực. Nhiều di sản văn hóa vật thể trong tỉnh được bảo tồn, tôn tạo.
Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có nhiều tiến bộ trong thực thi công vụ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tỉnh An Giang qua 05 năm thực hiện Nghị quyết
số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, bên cạnh những kết quả
đáng ghi nhận thì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm còn của
tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số di sản văn hóa của dân tộc Chăm, do
không thực hiện bảo tồn đúng, đã có nguy cơ bị mai một; văn hóa, ẩm thực của dân
tộc có nguy cơ bị lai căng. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Chăm ở cấp
xã còn nghèo nàn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa phủ đều, chưa
phát huy hiệu quả. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt
động văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng đều, hiệu quả sử dụng chưa cao. Công tác
đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa cấp tỉnh, huyện còn hạn chế.
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, phát triển du lịch được xem là ngành kinh
tế mũi nhọn của tỉnh. Việc nghiên cứu khai thác tài nguyên bản địa, đặc biệt là di
sản văn hóa dân tộc luôn chứa đựng những tiềm năng khả thi để hình thành nên
những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.
Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang” làm luận văn Thạc sỹ
chuyên ngành Chính sách công với mong muốn mang chút ý nghĩa đóng góp cho việc
bảo tồn và phát huy những vốn quý của văn hóa dân tộc, gìn giữ và phát triển di sản
văn hóa dân tộc Chăm của tỉnh nhà như một trong những tài nguyên quý giá, hấp dẫn,
cốt lõi trong phát triển du lịch, góp phần xây dựng con người văn hóa An Giang và phát
triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong các đề tài nghiên cứu về văn hóa của tỉnh, chưa có nội dung nghiên cứu
rõ ràng, cụ thể về chính sách văn hóa như một thực thể của chính sách công. Và
cũng chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về việc thực hiện chính sách bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc Chăm tại An Giang được quan tâm
nhiều vào chủ đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian Chăm để phát triển du
lịch. Như đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm
trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”, với mục tiêu nhằm xác định các giá trị văn
hóa của người Chăm tại An Giang; đồng thời xác định các yếu tố văn hóa có thể
khai thác để phục vụ du lịch nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
của người Chăm nói riêng và phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang nói chung.
Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm
(An Giang)” do TS. Phú Văn Hẳn chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
đơn vị chủ trì đã hoàn thành, chuyển giao và giới thiệu 5 bộ giáo trình dạy tiếng
Chăm từ tập 1 - tập 5 và tập hướng dẫn sử dụng bộ giáo trình, nhóm tác giả đã tổ
chức buổi tập huấn phương pháp giảng dạy bộ giáo trình tiếng Chăm cho các cán bộ
phụ trách công tác giáo dục dân tộc và các giáo viên dạy tiếng Chăm thuộc huyện
An Phú, huyện Châu Phú và thị xã Tân Châu. Triển khai thực hiện ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ
tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang)”. Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở
vừa phát triển sinh kế vừa bảo vệ văn hóa bản địa, vừa phù hợp với quan điểm của
Đảng trong nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa theo Nghị quyết 05 khóa
VII, Nghị quyết trung ương IX khóa XI và chủ trương phát triển ngành du lịch là
ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang
lần thứ X, nhằm phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm An Giang và gắn với
phát triển du lịch [44, tr. 20].
Bên cạnh các nghiên cứu về người Chăm tại An Giang, nhiều nghiên cứu về
người Chăm sinh sống tại các vùng, miền khác nhau đã đượcnhiều tác giả thực hiện,
tiêu biểu là nghiên cứu về người Chăm ở miền Trung. Công trình “Văn hóa phi vật
thể người Chăm Ninh Thuận của nhóm tác giả Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh,
Nguyễn Thị Thu đã khái quát cơ sở lý luận về văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh
Thuận, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa Chăm, thực tiễn công tác bảo
tồn văn hóa Chăm và miêu tả cụ thể các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của
người Chăm ở Ninh Thuận, nhằm mục đích tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật
thể, đánh giá mức độ tồn tại của chúng trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận,
cũng là một biện pháp nỗ lực để bảo tồn văn hóa Chăm. Tương tự, cuốn “Văn hóa
Chăm H’Roi” của Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận cũng là một tư liệu quý về
văn hóa Chăm ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần bảo tồn di sản vật thể và
phi vật thể người Chăm H’Roi ở miền Trung. Tùy bút “Những cuộc đi và cái nhà”
của nhà nghiên cứu Inrasara kể những câu chuyện trong hành trình cuộc đời, cũng là
một tác phẩm thú vị để hiểu thêm về văn hóa người Chăm.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây tương đối bao quát các khía cạnh văn hóa
dân gian của tộc người Chăm tại Việt Nam nói chung và tại An Giang nói riêng.
Tuy nhiên, nghiên cứu về người Chăm tại tỉnh An Giang thì chưa đề cập sâu đến
việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc
này trên địa bàn tỉnh.
Nhiều đề tài luận văn về nghiên cứu chính sách văn hóa, về bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh, địa phương khác. Chưa có
nghiên cứu về chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên phạm vi tỉnh An
Giang. Sơ lược các công trình như: Luận văn thạc sĩ Chính sách công của tác giả
Nguyễn Thị Hoàng Nguyên với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” (2018), của tác giả Trần
Quỳnh Mai với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn
hóa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” (2020), tác giả Nguyễn Thanh Cường với đề tài
“Chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2016), tác giả Dương
Trung Việt với “Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi” (2016). Đây là những tài liệu nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách
công để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa của dân tộc; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm, đề tài đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả
thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa
bàn tỉnh An Giang hiện nay, nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn về
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa phù hợp với điều kiện của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc.
Thứ hai, đánh giá thực trạng kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm tỉnh An Giang.
Thứ ba, đề xuất quan điểm,mục tiêu, một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
caothực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm trên địa
bàn tỉnh An Giang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm
trên địa bàn tỉnh An Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu, khảo sát số liệu, kết quả tình hình thực hiện
chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh
An Giang từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của khoa học nghiên cứu về chính sách công;
quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về văn hóa, bảo tồn, phát
huy giá trị di sản văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu: tác giả đã thu thập thông tin từ
nhiều nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật, sách, báo, ấn
phẩm nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu của địa phương và thực tiễn hoạt
động của bản thân… có các nội dung liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội để thống kê, tổng hợp, phân
tích,…số liệu và dữ liệu, đối chiếu, so sánh, đưa ra những luận điểm, kết luận.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận chính sách công, làm rõ hơn
một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bản tỉnh An Giang, trên cơ sở đó, đề tài có ý
nghĩa khuyễn nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở An Giang hiện nay.
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về
những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa dân tộc Chăm và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm
3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa
bàn tỉnh An Giang.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài và tầm quan trọng của việc
thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
1.1.1. Khái niệm chính sách công
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công. Có thể kế
đến một số định nghĩa tiêu biểu sau:
Chính sách công theo Thomas Dye: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà
nước lựa chọn làm hoặc không làm” [14, tr. 8]; B. Guy Peter định nghĩa: "...chính
sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp đến cuộc sống của mọi công dân" [14, tr. 5]; theo Charle L. Cochran and Eloise
F. Malone thì : “Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các
chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội” [14, tr. 8];
Ở nước ta, cũng có nhiều quan niệm rất khác nhau về chính sách công. Có thể
kể ra đây một số định nghĩa đáng chú ý sau:
Tác giả Nguyễn Hữu Hải quan niệm rằng: “Chính sách công là kết quả ý chí
chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan
với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn
đề công trong xã hội” [25, tr. 51]
Viện Chính trị học cho rằng: “...chính sách công là chương trình hành động
hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [55, tr. 235], một
tập thể các tác giả khác lại cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp những quyết
định liên quan với nhau do nhà nước ban hành,bao gồm các mục tiêu và giải pháp
để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển” [20, tr. 10]
Tác giả Lê Chi Mai phân tích về khái niệm chính sách công ở Việt Nam, có
chủ thể ban hành là Nhà nước, CSC là kết quả của các quyết định chính phủ nhằm
duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội, trong đó là các
vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch
ra từ trước. Vì vậy mà ở Việt Nam, chúng ta thường đề cập đến cụm từ “chính sách
của Đảng và Nhà nước” [14, tr9-11].
TS. Lê Văn Hòa trong công trình “Quản lý thực thi Chính sách công theo kết
quả” đã khái quát quan niệm về chính sách công cùng những đặc điểm rút ra như
sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà
nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.” [21, tr. 7]
Theo đó, học giả đã rút ra 07 đặc điểm cơ bản về chính sách công: Thứ nhất,
CSC bắt nguồn từ các quyết định do Nhà nước ban hành và nội dung của chính sách
được thể hiện trong các văn bản, quyết định của Nhà nước. Thứ hai, CSC bao gồm
một tập hợp các quyết định được ban hành qua một giai đoạn và kéo dài sang cả
giai đoạn thực thi chính sách. CSC luôn không được thể hiện rõ ràng trong một
quyết định đơn lẻ, mà có xu hướng được xác định dưới dạng một chuỗi các quyết
định gắn liền với nhau. Thứ ba, CSC hướng tới giải quyết vấn đề công và tác động
đến lợi ích của một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội. Thứ tư, CSC bao gồm hai
bộ phận cấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách. Thứ năm, mục tiêu của CSC
là tạo ra những thay đổi và nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước
hoặc địa phương. Thứ sáu, các CSC luôn thay đổi theo thời gian, bởi những quyết
định sau đó có thể có những điều chỉnh so với các quyết định trước đó, hoặc do có
những thay đổi trong định hướng chính sách ban đầu; hoặc là kinh nghiệm về thực
thi chính sách công được phản hồi vào quá trình ra quyết định; và do định nghĩa về
các vấn đề CSC cũng thay đổi qua thời gian. Cuối cùng, về cơ bản CSC được xem
là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước và của cả xã hội [21, tr.8]
Các định nghĩa trên cho thấy cách quan niệm của các học giả về chính sách
công có một số điểm lưu ý sau:
Thứ nhất, với tư cách chính sách của nhà nước, chính sách công chỉ xuất hiện
trong thời kỳ xã hội loài người đã có nhà nước.

More Related Content

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAYBài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty apple, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty apple, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về acecook, HAY
Bài mẫu tiểu luận về acecook, HAYBài mẫu tiểu luận về acecook, HAY
Bài mẫu tiểu luận về acecook, HAY
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
Tiểu luận Quản trị chiến lược tại nhà hàng của McDonald, HAY
Tiểu luận Quản trị chiến lược tại nhà hàng của McDonald, HAYTiểu luận Quản trị chiến lược tại nhà hàng của McDonald, HAY
Tiểu luận Quản trị chiến lược tại nhà hàng của McDonald, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAYBài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
 

Luận văn: Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ MAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CAO THU HẰNG HÀ NỘI, 2021
  • 3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Có thể nói, An Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Nam bộ có đồng bào Chăm sinh sống, cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, văn hóa của An Giang luôn mang nhiều dấu ấn đậm nét và phong phú sắc màu độc đáo của các dân tộc cộng cư trên địa bàn. Phát triển văn hóa thì không thể nào bỏ qua việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Vì đó là thành tố không thể thiếu, là một bộ phận trong hệ thống của văn hóa, là một phần quan trọng làm nên nét độc đáo và bản sắc riêng của văn hóa tộc người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã đề ra nhiều chính sách liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chăm. Nhờ đó, nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú hơn. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực. Nhiều di sản văn hóa vật thể trong tỉnh được bảo tồn, tôn tạo. Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có nhiều tiến bộ trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, theo đánh giá của tỉnh An Giang qua 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm còn của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Một số di sản văn hóa của dân tộc Chăm, do không thực hiện bảo tồn đúng, đã có nguy cơ bị mai một; văn hóa, ẩm thực của dân tộc có nguy cơ bị lai căng. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Chăm ở cấp xã còn nghèo nàn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa chưa phủ đều, chưa phát huy hiệu quả. Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng đều, hiệu quả sử dụng chưa cao. Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa cấp tỉnh, huyện còn hạn chế. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, phát triển du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc nghiên cứu khai thác tài nguyên bản địa, đặc biệt là di
  • 4. sản văn hóa dân tộc luôn chứa đựng những tiềm năng khả thi để hình thành nên những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Vì vậy, học viên chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công với mong muốn mang chút ý nghĩa đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy những vốn quý của văn hóa dân tộc, gìn giữ và phát triển di sản văn hóa dân tộc Chăm của tỉnh nhà như một trong những tài nguyên quý giá, hấp dẫn, cốt lõi trong phát triển du lịch, góp phần xây dựng con người văn hóa An Giang và phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong các đề tài nghiên cứu về văn hóa của tỉnh, chưa có nội dung nghiên cứu rõ ràng, cụ thể về chính sách văn hóa như một thực thể của chính sách công. Và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. Các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân tộc Chăm tại An Giang được quan tâm nhiều vào chủ đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian Chăm để phát triển du lịch. Như đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm trong phát triển du lịch tỉnh An Giang”, với mục tiêu nhằm xác định các giá trị văn hóa của người Chăm tại An Giang; đồng thời xác định các yếu tố văn hóa có thể khai thác để phục vụ du lịch nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang nói chung. Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang)” do TS. Phú Văn Hẳn chủ nhiệm, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đơn vị chủ trì đã hoàn thành, chuyển giao và giới thiệu 5 bộ giáo trình dạy tiếng Chăm từ tập 1 - tập 5 và tập hướng dẫn sử dụng bộ giáo trình, nhóm tác giả đã tổ chức buổi tập huấn phương pháp giảng dạy bộ giáo trình tiếng Chăm cho các cán bộ phụ trách công tác giáo dục dân tộc và các giáo viên dạy tiếng Chăm thuộc huyện An Phú, huyện Châu Phú và thị xã Tân Châu. Triển khai thực hiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu và biên soạn bộ tài liệu dạy và học tiếng Chăm (An Giang)”. Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở
  • 5. vừa phát triển sinh kế vừa bảo vệ văn hóa bản địa, vừa phù hợp với quan điểm của Đảng trong nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa theo Nghị quyết 05 khóa VII, Nghị quyết trung ương IX khóa XI và chủ trương phát triển ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhằm phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm An Giang và gắn với phát triển du lịch [44, tr. 20]. Bên cạnh các nghiên cứu về người Chăm tại An Giang, nhiều nghiên cứu về người Chăm sinh sống tại các vùng, miền khác nhau đã đượcnhiều tác giả thực hiện, tiêu biểu là nghiên cứu về người Chăm ở miền Trung. Công trình “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận của nhóm tác giả Phan Văn Dốp, Phan Quốc Anh, Nguyễn Thị Thu đã khái quát cơ sở lý luận về văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa Chăm, thực tiễn công tác bảo tồn văn hóa Chăm và miêu tả cụ thể các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của người Chăm ở Ninh Thuận, nhằm mục đích tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể, đánh giá mức độ tồn tại của chúng trong cộng đồng người Chăm Ninh Thuận, cũng là một biện pháp nỗ lực để bảo tồn văn hóa Chăm. Tương tự, cuốn “Văn hóa Chăm H’Roi” của Trung tâm Văn hóa Chăm Ninh Thuận cũng là một tư liệu quý về văn hóa Chăm ở các vùng miền của Việt Nam, góp phần bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể người Chăm H’Roi ở miền Trung. Tùy bút “Những cuộc đi và cái nhà” của nhà nghiên cứu Inrasara kể những câu chuyện trong hành trình cuộc đời, cũng là một tác phẩm thú vị để hiểu thêm về văn hóa người Chăm. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đây tương đối bao quát các khía cạnh văn hóa dân gian của tộc người Chăm tại Việt Nam nói chung và tại An Giang nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu về người Chăm tại tỉnh An Giang thì chưa đề cập sâu đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc này trên địa bàn tỉnh. Nhiều đề tài luận văn về nghiên cứu chính sách văn hóa, về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh, địa phương khác. Chưa có nghiên cứu về chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên phạm vi tỉnh An Giang. Sơ lược các công trình như: Luận văn thạc sĩ Chính sách công của tác giả
  • 6. Nguyễn Thị Hoàng Nguyên với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Xơ Đăng, tỉnh Quảng Nam” (2018), của tác giả Trần Quỳnh Mai với đề tài “Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Tam Kỳ” (2020), tác giả Nguyễn Thanh Cường với đề tài “Chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” (2016), tác giả Dương Trung Việt với “Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (2016). Đây là những tài liệu nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách công để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm, đề tài đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay, nhằm góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa phù hợp với điều kiện của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Thứ hai, đánh giá thực trạng kết quả tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm tỉnh An Giang. Thứ ba, đề xuất quan điểm,mục tiêu, một số giải pháp cơ bản nhằm nâng caothực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
  • 7. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu, khảo sát số liệu, kết quả tình hình thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của khoa học nghiên cứu về chính sách công; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp cơ bản như sau: - Phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu: tác giả đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn tài liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật, sách, báo, ấn phẩm nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu của địa phương và thực tiễn hoạt động của bản thân… có các nội dung liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội để thống kê, tổng hợp, phân tích,…số liệu và dữ liệu, đối chiếu, so sánh, đưa ra những luận điểm, kết luận. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận chính sách công, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nhằm đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bản tỉnh An Giang, trên cơ sở đó, đề tài có ý nghĩa khuyễn nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở An Giang hiện nay. Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Chăm và những ai quan tâm đến vấn đề này.
  • 8. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Chăm trên địa bàn tỉnh An Giang.
  • 9. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 1.1.1. Khái niệm chính sách công Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách công. Có thể kế đến một số định nghĩa tiêu biểu sau: Chính sách công theo Thomas Dye: “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [14, tr. 8]; B. Guy Peter định nghĩa: "...chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân" [14, tr. 5]; theo Charle L. Cochran and Eloise F. Malone thì : “Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội” [14, tr. 8]; Ở nước ta, cũng có nhiều quan niệm rất khác nhau về chính sách công. Có thể kể ra đây một số định nghĩa đáng chú ý sau: Tác giả Nguyễn Hữu Hải quan niệm rằng: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [25, tr. 51] Viện Chính trị học cho rằng: “...chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [55, tr. 235], một tập thể các tác giả khác lại cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp những quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành,bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển” [20, tr. 10] Tác giả Lê Chi Mai phân tích về khái niệm chính sách công ở Việt Nam, có chủ thể ban hành là Nhà nước, CSC là kết quả của các quyết định chính phủ nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề của xã hội, trong đó là các
  • 10. vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch ra từ trước. Vì vậy mà ở Việt Nam, chúng ta thường đề cập đến cụm từ “chính sách của Đảng và Nhà nước” [14, tr9-11]. TS. Lê Văn Hòa trong công trình “Quản lý thực thi Chính sách công theo kết quả” đã khái quát quan niệm về chính sách công cùng những đặc điểm rút ra như sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do Nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.” [21, tr. 7] Theo đó, học giả đã rút ra 07 đặc điểm cơ bản về chính sách công: Thứ nhất, CSC bắt nguồn từ các quyết định do Nhà nước ban hành và nội dung của chính sách được thể hiện trong các văn bản, quyết định của Nhà nước. Thứ hai, CSC bao gồm một tập hợp các quyết định được ban hành qua một giai đoạn và kéo dài sang cả giai đoạn thực thi chính sách. CSC luôn không được thể hiện rõ ràng trong một quyết định đơn lẻ, mà có xu hướng được xác định dưới dạng một chuỗi các quyết định gắn liền với nhau. Thứ ba, CSC hướng tới giải quyết vấn đề công và tác động đến lợi ích của một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội. Thứ tư, CSC bao gồm hai bộ phận cấu thành là mục tiêu và giải pháp chính sách. Thứ năm, mục tiêu của CSC là tạo ra những thay đổi và nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước hoặc địa phương. Thứ sáu, các CSC luôn thay đổi theo thời gian, bởi những quyết định sau đó có thể có những điều chỉnh so với các quyết định trước đó, hoặc do có những thay đổi trong định hướng chính sách ban đầu; hoặc là kinh nghiệm về thực thi chính sách công được phản hồi vào quá trình ra quyết định; và do định nghĩa về các vấn đề CSC cũng thay đổi qua thời gian. Cuối cùng, về cơ bản CSC được xem là đầu ra của quá trình quản lý nhà nước, là sản phẩm trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và của cả xã hội [21, tr.8] Các định nghĩa trên cho thấy cách quan niệm của các học giả về chính sách công có một số điểm lưu ý sau: Thứ nhất, với tư cách chính sách của nhà nước, chính sách công chỉ xuất hiện trong thời kỳ xã hội loài người đã có nhà nước.