SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, Năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN MINH ĐỨC
HÀ NỘI, Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học là TS. Trần Minh Đức. Các số liệu, ví
dụ trong luận văn đều đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP...............................................................................6
1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .........6
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp .....7
1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp......................................11
1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.......19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp........................................................................................................................20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................25
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ......25
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
tại thành phố Đà Nẵng...............................................................................................31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................53
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................................53
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................54
3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................56
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
ASEAN Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
CERs Chứng chỉ giảm phát thaie (Certified emission reduction)
DN Doanh nghiệp
FTA Free trade agreement – Hiệp định thương mại tự do
NLĐ Người Lao động
NSNN Ngân sách Nhà nước
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp 37
2.2. Tỷ lệ % số thu thuế TNDN/GDP 38
2.3.
Kết quả thu thuế TNDN trên tổng nguồn thu trên địa bàn Đà
Nẵng
39
2.4. Số tiền miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 40
2.5. Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế tại Đà Nẵng 42
2.6. Tình hình vi phạm nộp thuế doanh nghiệp tại Đà Nẵng 47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện chính sách mở cửa và chủ
động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình
đẳng và cùng có lợi để tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh
vực với các nước kể cả trong lĩnh vực xây dựng pháp luật.
Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý
thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên
ba nền tảng cơ bản. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp, số 32/2013/QH13 áp dụng từ 01/01/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13 áp dụng 01/01/2015 cùng
nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay quy định về căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với luật cũ phần nào dung
hòa lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp nộp thuế. Tuy nhiên, những quy định về
căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thực sự hoàn toàn khắc phục được
những hạn chế trước khi sửa đổi luật cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Xây
dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý
nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng
Nam Trung Bộ. “Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Đà Nẵng năm 2016
là 1.046.200 người. Số liệu thống kê giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, tốc độ tăng
trưởng GRDP Đà Nẵng đều từ 8-9%”. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người của Thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân
chung của cả nước. Là một thành phố năng động, chính quyền Đà Nẵng luôn tạo
môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Chính quyền và người dân Đà
Nẵng luôn thấy rõ vai trò của phát triển kinh tế, phát triển kinh doanh. Do đó,
2
những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tại Đà Nẵng thành lập mới nhiều, trung
bình 1000 doanh nghiệp đăng ký mới trên một năm, đóng góp một nguồn ngân sách
rất lớn cho thành phố Đà Nẵng, đăc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng trên thực tiễn
còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Thực tế
đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những quyết định xử phạt, quyết định truy thu thuế, quyết định nộp thuế có liên quan
đến căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế... mà một trong những nguyên nhân của
tình trạng này là do bất cập trong việc áp dụng và thi hành những căn cứ tính thuế.
Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm tìm ra
nguyên nhân và hướng giải quyết cho thực trạng trên, chính là lí do tôi chọn đề tài:
“Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp là có tính cấp thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến nội dung đề tài đã có một số công trình nghiên cứ như sau:
- Báo cáo “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ
Tài Chính ban hành;
- Công trình nghiên cứu của ban kinh tế Chính Phủ “Kinh nghiệm cải cách
chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới” (2013);
- Lý Vân Phi (2011), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại
cục thuế thành phố Đà Nẵng” , Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng;
- Lương Thị Minh Kiều (2015). Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng”, Đại Học Đà Nẵng;
- Nguyễn Thị Thoảng (2016), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập trên địa
bàn Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh”, Đại Học Thương Mại Hà Nội
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chi tiết, chuyên sâu vào một bộ phận cốt lõi
của luật thuế - căn cứ tính thuế TNDN. Đặc biệt, là chuyên sâu ở mức độ công trình
3
nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành luật kinh tế, để phân tích những vấn
đề lý luận và đánh giá toàn diện thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứu tính thuế
TNDN tại thành Phố Đà Nẵng. Đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn. Do đó, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định hiện hành của pháp luật Việt
Nam về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở luật thuế thu nhập doanh
nghiệp 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2013.
Phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật
hiện hành về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực tiễn tại Đà Nẵng.
Thông qua việc phân tích đánh giá đó, tác giả đề xuất những biện pháp và
định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp nhằm góp phần xây dựng những quy mới có hiệu quả áp dụng và mang
tính bền vững hơn cũng như nâng cao vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp tại
thành phố Đà Nẵng và cả nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN. Luận văn
trình bày các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN trên góc độ các quy
định luật pháp, chính sách và ứng dụng vào quản lý thuế.
- Luận văn tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn
Đà Nẵng.
- Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
căn cứ tính thuế TNDN hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về căn cứu tính thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật
về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam và quá trình áp dụng thực
tiễn tại thành phố Đà Nẵng.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được
phân tích ở nhiều mức độ, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một
bản luận văn không thể phân tích hết các vấn đề đó, nên như mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu đã trình bày ở trên thì luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu sự thể
hiện căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong các quy định của
pháp luật thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Luận văn giới hạn không gian nghiên
cứu là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về
căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng thực tiễn tại Thành phố Đà
Nẵng. Các số liệu từ năm 2013 đến 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-
Lenin. Trong đó các vấn đề lý luận và thực tiễn về căn cứu tính thế được phân tích
trên quan điểm biện chứng tác động qua lại giữa quy định pháp luật và vận dụng
trong thực tiễn tại Thành Phố Đà Nẵng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực hiện luận văn người viết đã sử dụng các phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra tác giả đã thu thập được các tài liệu thực tế
liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp ở Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng nhằm phân tích đánh giá
một số điều luật cụ thể; Phương pháp thống kê các số liệu về thuế TNDN trên địa
bàn Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nêu và phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của pháp luật
thuế TNDN hiện hành. Đồng thời luận văn nêu và phân tích những ưu điểm, bất cập
của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu sâu về căn cứ tính
thuế TNDN chứ không phân tích tất cả các vấn đề về thuế TNDN nói chung dưới góc
5
độ pháp luật. Những vấn đề đó có ý nghĩa hoàn thiện cơ sở lý luận về căn cứ thuế thu
nhập doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sự bền vững của ngân sách nhà nước.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn một mặt đã đánh giá được những ưu điểm, tiến bộ mà pháp luật về
căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đạt được kể từ khi Luật thuế TNDN số
32/QH13/2013 ra đời cho đến nay, một mặt chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại
trong quy định pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN. Những ví dụ điển hình của luận
văn hết sức cụ thể, sát thực, cập nhật và phản ánh rõ bất cập của pháp luật về căn cứ
tính thuế TNDN đã chỉ ra tại Thành Phố Đà Nẵng trong chương 2. Xuất phát từ những
thực trạng đó, luận văn đã đưa ra hướng hoàn thiện cũng như một số biện pháp cụ thể
để hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả luận văn có
thể được sử dụng trong việc ban hành và áp dụng căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp được tốt hơn. Ngoài ra, những vấn đề nghiên cứu của luận văn có thể được
tham khảo để biên soạn giáo trình về thuế, mà cụ thể là phần pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 2. Thực trạng pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
Thuế TNDN là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại
và phát triển của Nhà nước, nhất là trong nền kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN
“Thuế TNDN là loại thuế trực thu và khoản thu từ loại thuế này chiếm một tỷ
trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Điều này được thể hiện bởi phạm vi áp dụng của
thuế TNDN là tương đối rộng, bao quát các nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi
địa bàn. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về
thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN” [1].
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong
cạnh tranh góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
“Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế suất, tạo ra những điều kiện ưu đãi về thuế
thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sản xuất để
nhằm nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, Nhà nước có thể
tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục
tiêu đặt ra nếu trong thời kỳ phát triển quá mức nền kinh tế có nguy cơ dẫn đến sự
mất cân đối. Như vậy, trong cùng một hành lang pháp lý như nhau, các doanh
nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng như nhau, cùng bán trên thị trường như nhau
nếu cơ sở sản xuất càng hạ thấp giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận
7
thì càng phát triển mạnh và ngược lại thì các doanh nghiệp sẽ càng dễ dẫn đến tình
trạng phá sản” [3].
Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành quan trọng nhất, giữ
vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các
ngành nghề thông qua chính sách thuế TNDN. Nhà nước không chỉ khuyến khích
đầu tư bằng việc đưa ra một mức thuế suất hợp lý mà còn sử dụng biện pháp miễn,
giảm thuế TNDN như một biện pháp khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề, các
lĩnh vực, các vùng mà nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo
cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành hợp lý.Như vậy, thuế TNDN là một trong những
công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu vùng, ngành kinh tế hợp lý [4].
Thứ ba, Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thề hiện chính sách công
bằng xã hội
Trong chính sách thuế TNDN, Nhà nước đã thiết kế đối tượng điều tiết khác
nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Từ đó, kích thích các doanh
nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách
chính đáng. Một trong những vai trò của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo
sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện sự bình đẳng, công
bằng về chiều ngang và chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào
kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào nếu có thu nhập tính thuế thì phải nộp thuế
TNDN. Về chiều dọc, các doanh nghiệp với cùng một ngành nghề kinh doanh
không phân biệt quy mô kinh doanh nếu phát sinh thu nhập tính thuế thì đều phải
nộp thuế TNDN.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Để đưa ra cách hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trước hết cần
làm rõ một số khái niệm sau:
Khái niệm thu nhập và thuế thu nhập:
8
Trên thực tế thu nhập của một cá nhân, tổ chức thường được nhận biết qua các
đặc điểm sau:
Thứ nhất: “Thu nhập luôn gắn liền với một chủ thể nhất định trong nền kinh
tế, xã hội thể hiện tính sở hữu của thu nhập. Thông thường việc xác định thu nhập
của chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức
giá trị là hình thức thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn
khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác” [21].
Thứ hai: “Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia ra các thu nhập
nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá
nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động
và các thu nhập khác” [25].
“Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào các thu nhập thực
tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập
cá nhân” [25].
Khái niệm thu nhập doanh nghiệp:
“Xét về khía cạnh pháp lý, không phải toàn bộ thu nhập phải tính thuế mà thu
nhập tính thuế là thu nhập thực tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã
trừ đi các chi phí. Như vậy, có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà
các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc từ các hành vi hợp pháp khác” [4].
Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu
nhập của các doanh nghiệp” [26]. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN và thực
hiện phân phối thu nhập.
Như vậy, có thể hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“Căn cứ tính thuế là những yếu tố được sử dụng làm cơ sở xác định số thuế
phải nộp cho từng đối tượng tính thuế riêng biệt. Căn cứ tính thuế TNDN bao gồm
thu nhập tính thuế và thuế suất” [9].
9
Căn cứ tính thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì = thu nhập
tính thuế trong kì X thuế suất (%)
Trong đó: Thu nhập tính thuế trong kì = Doanh thu tính thuế thu nhập - Chi
phí hợp lí + thu nhập tính thuế khác
Thu nhập tính thuế trong kì: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh
nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập
khác
Doanh thu tính thuế thu nhập là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền
cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá. Cách xác định doanh thu được quy định cụ thể tùy
theo tính chất và phương thức giao dịch của từng loại hàng hóa, dịch vụ được giao
dịch
Ví dụ: đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh bá ra là toàn bộ số tiền
bán hàng, cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh
doanh được hưởng; đối với kinh doanh hàng hóa là toàn bộ số tiền thu về gia công;
đối với hoạt động cho thuê tài sản là toàn bộ só tiền thu về theo từng kì dựa vào hợp
đồng cho thê; đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong
từng kì thuế.
Các khoản chi phí hợp lý được quy định rõ ràng trong luật. Đó là các khoản
chi phí tất yếu của doanh nghiệp dùng để đầu tư, để trả lương, trả công cho người
lao động, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định trong kì, chi phí mua nguyên vật liệu; chi phí
tiền lương, tiền công; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; chi trả tiền vay, trích
các khoản dự phòng, giảm giá; trợ cấp thôi việc; chi quảng cáo, tiếp thị; các khoản
thuế, phí, lệ phí phải đóng, tiền thuê đất… Đồng thời, Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp cũng quy định rõ các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập tính
thuế để loại bỏ chi phí không hợp lí hoặc tránh gian lận trong kê khai, tính thuế, nộp
thuế của các doanh nghiệp. Các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý bao
gồm: các khoản thu không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản
tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính.
10
Thuế suất: theo điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ
sung năm 2013 thì mức thuế suất được áp dụng là 25%. Bên cạnh đó nhà nước
cũng quy định một số thuế suất ưu đãi đối với một số loại hình doanh nghiệp hoặc
một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được quy định tại điều 13 Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013
Từ phân tích trên, có thể thấy căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có các
đặc điểm sau:
Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý
cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Căn cứ tính thuế TNDN
còn có một số đặc điểm riêng, cụ thể là:
Thứ nhất: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu. Nên căn cứ tính thuế của loại
thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng tính
thuế, tức là đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế TNDN là một”.
Thứ hai: “Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu
nhập tính thuế (hay là lợi nhuận) của các doanh nghiệp”.
Thứ ba: “Tính thuế nhu nhập doanh nghiệp chỉ tính vào phần thu nhập còn
lại sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó (còn gọi là thu nhập
tính thuế)”.
Thứ tư: “Tính thuế TNDN áp dụng mức thuế suất thống nhất. Về nguyên tắc,
thuế có tính chất lũy tiến. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể mà một số nước
trong đó có Việt Nam áp dụng mức thuế suất thống nhất” [27].
1.2.2. Vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh
nghiệp: Xuất phát từ ý nghĩa của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc điều
chỉnh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cũng như
hiệu quả của nó mang lại cho ngân sách quốc gia cho thấy việc hoàn thiện căn cứ
tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo chính sách thuế doanh nghiệp của quốc gia
11
trong mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội phù hợp với bối cảnh thế giới thì
không thể không tính đến việc hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ hai, giúp cán bộ thuế quản lý được khoản thu thuế doanh nghiệp: Căn
cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cán bộ thuế, Thanh tra thuế trên cơ sở
phân tích và quản lý rủi ro, gồm: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến rủi ro
từ các nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong
khuôn khổ phân loại doanh nghiệp nộp thuế, các sắc thuế chính, các nghĩa vụ thuế
chính; quản lý các rủi ro chính thông qua việc xây dựng và thực thi kế hoạch nâng
cao sự tuân thủ…
Thứ ba, giúp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Căn cứ tính thuế hỗ trợ cơ chế
giải quyết tranh chấp đơn giản, minh bạch và toàn diện, trong đó phải giải thích
công khai, rõ ràng về quyền của doanh nghiệp nộp thuế và cách thức pháp lý để
xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế; giám sát các nguyên nhân cơ bản gây
ra tranh chấp và biện pháp khắc phục; khẩn trương thực hiện hoàn lại số thuế nộp
thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho doanh nghiệp nộp thuế...
Thứ tư, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cơ quan thuế thống kê,
đánh giá hiệu quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp là cơ sở tính toán các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu, là
cơ sở để thống kê nguồn thu, đánh giá các cấu phần chính trong nguồn thu thuế thu
nhập doanh nghiệp.
1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.1. Thu nhập tính thuế
Để bao quát những khoản thu nhập mới phát sinh, Khoản 2 Điều 7 Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013, thu nhập chịu thuế là: "Thu nhập chịu
thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh
doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam" [25].
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
12
Thu nhập
=
Doanh
-
Chi phí
+
Các khoản
chịu thuế thu được trừ thu nhập khác
Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh
doanh được Luật thuế TNDN hiện hành quy định như sau:
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán) được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng
trừ giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ chi phí liên quan đến việc chuyển
nhượng;
- “Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng
quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền
góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Mặt khác, cũng tại khoản này quy định
khoản "hoàn nhập dự phòng" là thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế, tuy
nhiên xét về bản chất kinh tế thì dự phòng là một khoản được tính trước vào chi phí
được trừ khi xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, mang tính
phòng ngừa rủi ro, nếu thực tế không phát sinh rủi ro thì khoản dự phòng đã trích
lập được điều chỉnh giảm chi phí thì mới là phù hợp”(122/2011/NĐ-CP). Trong quá
trình thực thi Luật, nội dung này đã được Chính phủ căn cứ theo thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số
124/2008/NĐ-CP, theo đó, bổ sung các khoản thu nhập nêu trên vào diện thu nhập
chịu thuế và quy định khoản "hoàn nhập dự phòng" doanh nghiệp được tính giảm
trừ chi phí không tính vào thu nhập chịu thuế khác để phản ánh đúng bản chất hoạt
động kinh tế của hoạt động trích lập dự phòng.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng “giá
bán trừ giá mua của chứng khoán được chuyển nhượng, trừ các chi phí liên quan
đến việc chuyển nhượng chứng khoán [26].
- Đối với thu nhập từ bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được
xác định bằng “tổng số tiền thu được trừ giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu
trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền
13
sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao” [26] và các khoản chi được trừ khác;
- Đối với thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng “doanh thu cho
thuê trừ các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài
sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có)” [26] và các chi phí khác được trừ
liên quan đến việc cho thuê tài sản;
- Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng “số tiền
thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ
sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý” [26] và các khoản chi phí được
trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
1.3.2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
Doanh thu theo quy định của Luật thuế TNDN là “toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được
hưởng.” [27].
Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định như sau: “Doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả
trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu
được tiền hay chưa thu được tiền”.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ tự dùng. Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình
quản lý và việc tính thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả (vì
cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hóa tương tự trên thị trường
thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế của
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp), Luật thuế TNDN đã căn cứ vào chi
phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hóa tiêu dùng nội bộ.: Doanh thu để tính
thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này về
nguyên tắc cũng phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại
hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hóa
dùng để trao đổi biếu tặng). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số
trường hợp được quy định cụ thể như sau:
14
- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán
hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ
được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương
đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ;
- Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao
gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hóa;
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp
đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước;
- Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,
doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
- Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi
gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế;
- Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành
khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
- Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
- Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về
phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi
thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%), phí nhận tái
bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm
trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản
hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
1.3.3. Thu nhập được miễn, giảm thuế
Căn cứ vào tính chất của những khoản thu nhập miễn thuế có thể thấy pháp
luật Việt Nam hiện hành đã căn cứ vào những cơ sở sau để xây dựng quy định về
thu nhập miễn thuế. Khi xây dựng quy định về thu nhập được miễn thuế đối với
thuế TNDN pháp luật quốc gia phải cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được
15
nguyên tắc công bằng, vừa phù hợp với định hướng phát triển một số lĩnh vực nhất
định trong những thời kỳ phát triển của đất nước, khuyến khích sự phát triển của
các doanh nghiệp trong nền kinh tế…:
- Thứ nhất, “miễn thuế vì lý do xã hội như: các khoản tài trợ nhận được để sử
dụng cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục, văn hóa…
- Thứ hai, “miễn thuế vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động, một lĩnh
vực cụ thể nào đó như: thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng khoa học và phát triển
công nghệ; thu nhập của doanh nghiệp ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tại địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng
chỉ giảm phát thải (CERs) vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
[26]…
- Thứ ba, “miễn thuế có thể vì lý do quản lý như: các khoản thu nhập từ thực
hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô” [26]…
- Thứ tư, “miễn thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả thuận
quốc tế đã ký kết giữa các nước” [26]…
* Các khoản thu nhập được miễn thuế theo luật thuế TNDN 2013
Theo Điều 4 Luật thuế TNDN quy định 07 khoản thu nhập miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã
hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động
đánh bắt hải sản. Theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành thì các khoản thu
nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo
Luật HTX và thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông
nghiệp đang là thu nhập được miễn thuế và HTX dịch vụ nông nghiệp thuộc diện
hưởng thuế suất ưu đãi 20%.
- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở
địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;Thu nhập từ sản xuất muối của HTX; thu
nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
16
nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; Thu nhâ p̣từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm
và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghê ̣mới lần đầu tiên áp
dung̣taị Viêṭ Nam.
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người
nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình
quân trong năm của doanh nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số,
người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế
được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết
tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội trong tổng số
học viên.
1.3.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
“Thuế suất là mức phải thu được xác định theo tỷ lệ phần trăm của đối tượng
tính thuế. Nó là một bộ phận quan trọng quyết định số thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp và thường được coi là linh hồn của mỗi sắc thuế. Mức thuế suất cao hay
thấp thể hiện chính sách động viên phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ quản
lý của mỗi quốc gia được thể hiện thông qua mức thuế suất được quy định ở mỗi
thời kỳ khác nhau” [25].
Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 10 Luật Thuế TNDN. Cụ thể
như sau:
- Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ các trường hợp về hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu
khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí,
17
điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế
suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Tài nguyên quý hiếm khác quy định tại khoản này bao gồm:
bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
Để thực hiện chiến lược cải cách thuế, đồng thời phù hợp với xu thế cải cách
thuế của các nước, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Luật
thuế TNDN theo hướng: giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22%;
riêng đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có
tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ
và vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%. Số lao động và doanh thu làm căn cứ
xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu
bình quân của 02 năm trước liền kề. Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư
và chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hoá các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải
cách thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm
áp dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ
thông ngay trong Luật, cụ thể: kể từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất phổ thông là
20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%.
Việc điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi 20% xuống 17% kể từ 01/01/2016 vừa
đảm bảo sự tương quan giữa mức thuế suất phổ thông 20% với mức thuế suất ưu đãi
10% và vẫn đảm bảo sự hấp dẫn của mức thuế suất ưu đãi 10% so với mức thuế
suất ưu đãi 17%.
Mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 22% và việc áp dụng thuế suất 20%
đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút
đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia: 25%) và
cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm
áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp
thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh
doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.
18
- Việc đề xuất tiêu chí doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất
20% được dựa trên:
+ Về tiêu chí lao động để xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa xác
định theo mức bình quân giữa các ngành của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP;
+ Về tiêu chí doanh thu: dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu theo dõi, cập nhật hết
năm 2009 của ngành thuế (63 Cục thuế và 75 Chi cục thuế lớn).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp
thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại
điểm 2, điểm 3 khoản này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại khoản
6 và khoản 7 Điều 1 của Luật này.
Về ưu đãi thuế
Luật thuế TNDN hiện hành (Điều 13, Điều 14) quy định ưu đãi thuế (bao gồm
ưu đãi thuế có thời hạn thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4, giảm 9 và thuế suất
20% trong 10 năm, miễn 2, giảm 4 áp dụng cho doanh nghiệp thành lập mới từ dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế và thuế suất ưu đãi 10% hoặc 20% đối
với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi) đối
với một số lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư và quy định cụ thể lĩnh vực ưu
đãi và địa bàn ưu đãi.
Theo hướng nêu trên, Chính phủ trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung ưu đãi
thuế cụ thể như sau:
- Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4
năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án đầu
tư thuộc lĩnh vực: công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản
xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển
công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; dự án sản xuất có quy mô và phạm vi ảnh
hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:
- Về bổ sung ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghệ cao để thực hiện được
Luật công nghệ cao.
Luật thuế TNDN (Điều 13, Điều 14) quy định doanh nghiệp thành lập mới từ
19
dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, tại khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn
thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 dự thảo Luật.
- Về bổ sung ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: sản xuất vật liệu
mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển công nghệ sinh
học; bảo vệ môi trường.
Theo Luật thuế TNDN hiện hành thì các lĩnh vực nêu trên (trừ hoạt động xã
hội hoá trong lĩnh vực môi trường đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%) không
thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế.
Theo pháp luật về đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP) thì các lĩnh vực này
hiện đang thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực tế vẫn cần thiết phải
khuyến khích đầu tư để hướng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
Có nhiều tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống luật thuế
thu nhập doanh nghiệp nói chung và căn cứ tính thuế thu nhập nói riêng, trong đó
có bốn tiêu chí cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ
thuật pháp lý của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ nhất, tính toàn diện
Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống
luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính toàn diện của căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp thể hiện ở hai cấp độ:
- Ở cấp độ chung: Đòi hỏi căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải có đủ
các yếu tố cấu thành theo cơ cấu nội dung lôgíc về việc tính thuế và thể hiện thống
nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
- Ở cấp độ cụ thể: Đòi hỏi yếu tố cấu thành việc tính thuế phải có đủ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề đó.
20
Thứ hai, Tính đồng bộ
Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp thể hiện sự thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ
thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải chú ý xem giữa
các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không? Sau
khi xem xét tiêu chuẩn một (tính toàn diện) cần phải dựa theo tiêu chuẩn hai để đi
sâu phân loại, đặt các bộ phận của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp trong mối liên hệ qua lại để phân tích, đối chiếu, xác định rõ mức độ
thống nhất (đồng bộ) trên cơ sở đó tiếp tục xác định tính chất và trình độ của một hệ
thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thứ ba, Tính phù hợp
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống luật thuế thu nhập doanh
nghiệp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật về căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã
hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ
thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện nhiều mặt.
Thứ tư, một hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao
Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan
trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là:
- Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng
trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
- Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của
pháp luật.
- Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc,
chính xác và một nghĩa.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp
21
Thứ nhất, nội dung các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp
Việc thực thi các quy định của pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp trước tiên bị ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố nội tại, đó là nội dung của chính
các quy định đó. Nếu các quy định của pháp luật có nội dung chặt chẽ, phù hợp với
thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thì đương nhiên tính ứng dụng của
chúng cũng cao. Ngược lại nếu các quy định lỏng lẻo, không ổn định thì sẽ tạo ra sự
không thống nhất, thiếu chính xác khi thực thi. Hoặc nếu quy định không còn phù
hợp với thực tiễn thì sẽ gây ra sự trì trệ, thậm chí không thể thực thi được do không
thiết thực.
Thứ hai, Đội ngũ cán bộ thuế
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu
nhập doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ thuế – chủ thể trực tiếp thực thi. Đây cũng là
một yếu tố tiên quyết bởi nếu người thực thi pháp luật còn không làm tốt nhiệm vụ
của mình thì làm sao có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật chấp
hành tốt.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc thực thi pháp
luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói
chung, những năm qua các cơ quan thuế không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ
trong ngành. Tuy nhiên do đâu mà đội ngũ cán bộ thuế hiện nay vẫn bị cho là không
cân xứng với yêu cầu thực tế? Phần lớn cán bộ của ngành thuế tuy có nhận thức về
đường lối chính sách của Đảng, về tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh nhưng
khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa số họ tỏ ra lúng túng, trì trệ, số còn lại thì
biến chất, tha hóa, chạy theo những cám dỗ, vụ lợi của đồng tiền. Tất cả gây ảnh
hưởng không tốt đến việc thực thi pháp luật thuế. Các quy định của pháp luật thuế
nếu không vô tình thì cũng cố ý bị áp dụng sai, thiếu chính xác, tạo điều kiện cho
các hành vi gian lận. ví dụ như việc xác định trị giá thuế, nếu không tính toán thông
thạo, không cập nhật chính xác các cơ sở dữ liệu về giá thì đã vô tình tạo điều kiện
cho chủ hàng thực hiện hành vi gian lận.
22
Một tình trạng khác đó là sự thiếu thốn của đội ngũ cán bộ thuế. Thiếu những
người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu kiến thức về
kinh tế, thị trường và thiếu các kiến thức phổ thông khác như tin học, ngoại ngữ,
đặc biệt thiếu tinh thần tận tâm, có trách nhiệm với công việc. Nếu những tình trạng
trên của đội ngũ cán bộ thuế không được cải thiện và khác phục thì không thể đảm
bảo cho việc thực thi tốt pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp
Khi nói về việc thực thi bất kỳ một đạo luật nào trong cuộc sống không thể
không nói tới ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội
do đạo luật đó điều chỉnh. Cụ thể đối với các quy định của luật nhập khẩu, một
trong số những chủ thể tham gia vào phải kể đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên ý
thức pháp luật của những chủ thể này lại đặc biệt yếu kém. Mỗi khi cơ quan nhà
nước có chính sách mới về xuất nhập khẩu là ngay lập tức các chủ thể đó cũng
nghiên cứu tìm ra phương pháp đối phó với chính sách mới đó. Thời gian gần đây,
các doanh nghiệp thường lợi dụng những bất cập sơ hở của các chính sách ưu đãi,
cơ chế quản lý để vi phạm, ví dụ như việc lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm
tra thực tế hàng hóa, khai sai tên, mã hàng, chủng loại, số lượng hay lợi dụng loại
hình tạm nhập, tái xuất… Do đó để thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp tốt thì phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật căn cứ tính thuế
thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ
không dễ dàng vì hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ xuất nhập
khẩu hàng hóa đều “tham lam” mong muốn lợi ích tối đa cho bản thân mà không
nghĩ tới lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ tư, tình hình kinh tế, chính trị trong nước
Thực tiễn trong nước hay nói cụ thể hơn là tình hình kinh tế, chính trị trong
nước mỗi thời kỳ cũng sẽ có những tác động khác nhau vào nội dung của pháp luật
cũng như việc thực thi chúng. Trước những diễn biến của tình hình kinh tế trong
nước, nhà nước sẽ đưa ra những chính sách để điều chỉnh mà một trong những công
cụ để thực hiện các chính sách điều chỉnh đó là căn cứ tính thuế thu nhập doanh
23
nghiệp. Ví dụ: pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ bảo
hộ nền sản xuất trong nước do đó nếu sau khi nắm bắt diễn biến của thị trường, xem
xét khả năng cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại mà nhà nước nhận thấy trong
một ngành cụ thể, hàng nội bị lép vế so với hàng ngoại thì khi đó luật căn cứ tính
thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh, thông thường theo hướng tăng thuế
suất, đồng nghĩa với việc làm giảm sức cạnh tranh ít nhất là về giá của mặt hàng
ngoại nhập đó. Nhưng trong điều kiện hiện nay tự do hóa thương mại ngày càng trở
thành xu hướng tất yếu thì nhà nước cũng như pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp không thể tiếp tục chính sách bảo hộ đó được.
Mặt khác không thể hoàn toàn chỉ nhìn vào kinh tế để điều chỉnh luật nhập
khẩu được mà còn phải nhìn nhận tới các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Ở nhiều
nước, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một công cụ thực hiện các ý đồ
chính trị, ví dụ như việc áp đặt thuế suất cao cho hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ
nước mà nước nhập khẩu muốn trả đũa hoặc những mức căn cứ tính thuế thu nhập
doanh nghiệp ưu tiên cho các nước đồng minh, thân cận, trong cùng khu vực hoặc
cùng tham gia và một hiệp định hợp tác nào đó.
Thứ năm, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Năm 1998, Việt Nam bắt đầu có những thay đổi lớn lao và quan trọng trong
chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thực hiện cam kết giảm thuế
theo quy định của AFTA. Sau đó năm 2001 Việt Nam cũng có những ưu đãi trong
chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng hóa của Hoa kỳ và
gần đây nhất là những thay đối nhằm thực hiện các cam két cắt giảm thuế quan khi
gia nhập WTO. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành
viên từ ngày 15/1/2007. Trước khi gia nhập, Việt nam đã tiến hành cải cách hệ
thống pháp luật trong đó có Luật thuế xuất nhập khẩu. Sau khi gia nhập Việt Nam
lại tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng phù hợp với các
cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan
24
và thương mại (GATT), trong đó có ba nguyên tắc quan trọng: Chỉ được phép bảo
hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho phép hạn chế định lượng trừ
những trường hợp đặc biệt; thuế quan phải giảm dẫn và bị rằng buộc không tăng trở
lại; nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm cả đối xử tối huệ quốc và đối xử
quốc gia. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng phải đi theo hướng phù hợp với các nguyên tắc đó.
Tiểu kết Chương 1
Trong nội dung Chương 1 tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận
cơ bản về thuế TNDN và trình bày thực trạng pháp luật về thuế TNDN hiện nay.
Thông qua phân tích, tìm hiểu đánh giá về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
TNDN để thấy được thuế TNDN không những là một trong những nguồn thu quan
trọng của NSNN mà còn là công cụ quan trọng nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế của
Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của bất kì quốc gia nào. Qua
việc trình bày, phân tích các nội dung về đối tượng nộp thuế, phương pháp tính
thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp xác định thu nhập chịu thuế, xác định các
khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế...
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
2.1.1. Khái quát pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại Việt Nam, cùng với công cuộc cải cách thuế bước 1 vào năm 1990, Luật
thuế lợi tức đã được ban hành. Luật thuế TNDN lần đầu tiên được Quốc hội Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Đây là loại thuế có vai trò quan
trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, đánh trên thu nhập của các doanh
nghiệp kinh doanh, dù đó là doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế
Nhà nước hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Loại thuế này có một phạm vi
đánh thuế rộng. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới được Quốc hội khóa XIII
thông qua ngày 03/06/2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, bao gồm 4 chương,
20 Điều. Đến nay, nó là văn bản hiện hành cùng với Luật số 32/2013/QH13 áp dụng
từ 01/01/2014 và đến nay là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
của Quốc hội, số 71/2014/QH13 áp dụng 01/01/2015 điều chỉnh các quan hệ pháp
luật trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật thuế TNDN được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế xã
hội nước ta gặp nhiều khó khăn:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã làm cho tốc độ phát
triển kinh tế chậm lại trong thời gian đầu áp dụng thuế TNDN năm 2008. Nước
ta thuộc nước đang phát triển nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách tiết kiệm
trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về kinh tế
xã hội còn nhiều yếu kém, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và còn nhiều vấn
đề cần giải quyết.
26
Thứ hai, trình độ thanh toán của nền kinh tế Việt Nam nói chung còn lạc hậu.
Phương thức thanh toán thông qua ngân hàng vẫn chưa được xem là phương
thức thông dụng và có hiệu quả đối với đa số người dân Việt Nam. Ngoài ra việc
trốn thuế, vi phạm các nghĩa vụ về thuế vẫn còn phổ biến do trình độ nhận thức về
thuế của người dân và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người dân chưa cao.
Thêm vào đó là người dân có có thói quen tiêu dùng hoặc mua bán trao đổi hàng
hóa không dùng hóa đơn chứng từ.
Thứ ba, sự thắt chặt tín dụng, lãi suất ngân hàng quá cao cộng với sự chênh
lệch tỷ giá là một trong những khó khăn trong việc huy động vốn, duy trì nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thứ tư, về môi trường pháp luật của nước ta tuy đã được quan tâm và ngày
càng hoàn thiện nhưng hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, thiếu những
chế tài theo luật định. Điều này tạo nên nhiều kẻ hở mà khi phát hiện lại không có
chế tài pháp lý để ngăn chặn. Ngoài ra, tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành
cùng với sự thay đổi liên tục của các văn bản khiến cả doanh nghiệp và cán bộ thuế
đều khó thực hiện trong quá trình áp dụng chính sách thuế mới.
Luật thuế TNDN hiện hành đã hạ mức thuế suất thuế TNDN phổ thông từ
25% xuống 20%, đồng thời nâng mức khống chế đối với các khoản chi quảng cáo,
tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới được trừ của doanh nghiệp mới thành lập từ
10% lên 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập. Việc giảm thuế suất thuế
TNDN có tác động khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng
tích lũy, trên cơ sở đó có thêm nguồn lực để tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng. Mức thuế suất 20% được đánh giá là có tính cạnh tranh trong khu vực
và thế giới tại thời điểm năm 2009 (Phi-líp-pin 30%, Thái Lan 30%, In-đô-nê-xi-a
28%, Malaysia 25%). Theo thống kê mức thuế suất trung bình của các nước trên thế
giới là 27%. Một số nước trong ASEAN như Malaysia áp dụng mức thuế suất thuế
TNDN 27%, Philippin là 35% và Thái Lan là 30%. Ngoài ra để tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi gặp tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, có
điều kiện tài trợ giúp đỡ cho các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, Luật thuế TNDN
27
hiện hành đã bổ sung quy định các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các
trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN. Bổ sung các khoản chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả
thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật được
tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
2.1.2. Nguyên tắc xây dựng căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, nguyên tắc công bằng
Khi xây dựng căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cũng như các
quy định của pháp luật thuế nói chung luôn phải hướng đến tính đúng đắn và đảm
bảo công bằng. Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc đánh thuế
dựa trên năng lực tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Pháp luật về căn cứ tính thuế
cụ thể hóa nguyên tắc này trong việc xác định các loại thu nhập chịu thuế, thu nhập
miễn thuế, thuế suất, ưu đãi thuế…
Thứ hai, nguyên tắc minh bạch
“Trong việc xây dựng căn cứ tính thuế thì nguyên tắc minh bạch thể hiện ở
việc đảm bảo các quy định được xây dựng như chủ thể nộp thuế, các khoản chi phí
được trừ, khoản chi không được trừ, thu nhập miễn thuế, các hình thức ưu đãi thuế,
đặc biệt là các quy định về miễn, giảm thuế vì nó có liên quan trực tiếp đến quyền
lợi của doanh nghiệp nộp thuế… phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu, nhất là tạo
điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh
nghiệp cũng như quá trình thu thuế và quản lý nói chung của cơ quan thuế” [11].
Thứ ba, nguyên tắc xác định thu nhập chịu thuế
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có phát sinh rất nhiều
loại thu nhập. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập phát sinh đều là đối tượng
điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp mà là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi
những chi phí hợp lý, các khoản thu nhập miễn thuế. Vì vậy, về nguyên tắc tất cả
các khoản thu nhập phát sinh dù là các khoản tiền hay vật chất mà doanh nghiệp có
được từ hoạt động, kinh doanh, dịch vụ cũng như các hành vi hợp pháp khác đều có
thể được xếp vào thu nhập chịu thuế và khoản thu nhập ròng sau khi đã trừ đi những
28
khoản được pháp luật quy định không phải chịu thuế.
2.1.3. Những quy định cụ thể về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Xuất phát từ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra
trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 cùng với thực tiễn phát triển nền kinh tế
nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tính đến những xu hướng phát triển kinh tế thế giới
mới sẽ tác động đến nguồn thu NSNN. Cụ thể: Đến năm 2015 cơ cấu thu nội địa đạt
70% và 80% tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ huy
động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP; trong đó thu từ thuế, phí và lệ phí
khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí bình quân hàng năm 16-
18% /năm.
Về chính sách thuế và chiến lược cải cách hệ thống thuế, Việt Nam đã phê chuẩn
chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn từ 2011-2020 để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
thị trường đồng thời tăng cường các nguồn thu, tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Theo Quyết định 732/2011/QĐ-TTg
ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cải cách hệ thống thuế
giai đoạn 2011-2020, doanh thu thuế dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2015 và 80% vào
năm 2020. Đến năm 2015 NSNN sẽ tương đương 23-24% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP). Đến năm 2015, "Việt Nam dự kiến sẽ được xếp hạng trong số 5 quốc gia đứng
đầu trong khu vực Đông Nam Á với các thủ tục thuế thuận tiện, và đến năm 2020 Việt
Nam là một trong số 4 quốc gia đứng đầu với hơn 90% các doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ thuế điện tử"
- Về thuế suất: Luật thuế TNDN hiện hành áp dụng thống nhất một mức thuế suất
phổ thông 20%, áp dụng thống nhất mức ưu đãi thuế đối với tất cả các loại hình doanh
nghiệp không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Luật thuế TNDN quy định các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế TNDN phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Về ưu đãi thuế TNDN: Luật quy định việc bảo lưu các cam kết của Chính
phủ về ưu đãi đối với doanh nghiệp được thành lập trước ngày Luật có hiệu lực thi
hành: được tiếp tục hưởng các ưu đãi theo pháp luật hiện hành tại thời điểm phát
29
sinh cho thời gian còn lại hoặc chọn hưởng ưu đãi theo Luật mới cho thời gian còn
lại nếu vẫn tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế.
Luật thuế TNDN hiện hành đã sửa đổi theo hướng đơn giản hoá chính sách ưu
đãi thuế TNDN, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực; tiếp tục khuyến khích và
thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng đầu tư vào các ngành nghề mũi nhọn như
công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực
giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường và đầu tư vào địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đảm bảo cho sự
phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùng, miền, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong
nền kinh tế chung của đất nước, cụ thể:
+ Giữ 2 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20% trong thời hạn tương ứng 15 năm,
10 năm, bỏ mức thuế suất ưu đãi 15% trong 12 năm và bỏ việc áp dụng ưu đãi đối
với doanh nghiệp mới thành lập trong khu công nghiệp và một số ngành thuộc danh
mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
+ Thu hẹp diện áp dụng mức ưu đãi cao nhất (chỉ áp dụng đối với các doanh
nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn gồm: đầu
tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ,
đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ
sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; các lĩnh vực
đang được khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá là giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá -
nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn. Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế suất 10% trong 30
năm (trừ trường hợp xã hội hoá áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án).
+ Bổ sung ưu đãi thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với Hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân.
+ Bổ sung quy định về trích tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế hàng năm
để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích
30
doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị.
+ Bổ sung quy định không áp dụng ưu đãi thuế đối với: Các khoản thu nhập
khác; Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên
quý hiếm khác; Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định
của pháp luật và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản.
+ Bổ sung quy định về thời điểm hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với doanh
nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh
thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư nhằm
khắc phục việc lợi dụng chính sách ưu đãi để trục lợi và định hướng cho các nhà
đầu tư xác định phương án chắc chắn.
- Về xác định đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDN: Đã sửa đổi chính sách
theo hướng chuyển hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo đúng bản chất,
thu nhập của đối tượng nộp thuế.
- Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước:
Điều 7 nghị định 124/2008/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật thuế TNDN quy định: "Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số
chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế".
- Khoản 2 Điều 16 Luật hiện hành quy định “2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt
động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗ vào thu nhập tính thuế của
hoạt động này”. Doanh nghiệp là liên doanh của nhiều doanh nghiệp khác, khi có
quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia
liên doanh. Doanh nghiệp tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở
liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế nhưng đảm bảo
nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ của doanh nghiệp liên doanh.
Riêng hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng
sản có đặc thù là thu nhập này có liên quan đến chủ quyền hoặc tài nguyên quốc gia
nên cần phải hạch toán riêng để kê khai, nộp thuế, không được bù trừ lãi, lỗ với các
31
khoản thu nhập khác và thu nhập từ sản xuất kinh doanh.Để phản ánh đúng bản chất
kinh tế của các khoản thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù
hợp với thực tiễn, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 Luật
thuế TNDN theo hướng bổ sung quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng dự
án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm
dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế như thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản; doanh nghiệp được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt
động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư
(trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản với nhau;
trường hợp sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất trong nội dung của Luật thuế TNDN, trình
Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Luật thuế TNDN về việc chuyển lỗ,
theo đó trường hợp doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản,
chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự
án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định trên
nếu còn lỗ thì số lỗ được chuyển lỗ theo quy định chung.Quy định này cho phép khắc
phục được bất cập khi thị trường bất động sản đi xuống như đã nêu trên, trường hợp
thị trường khởi sắc, doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động này thì vẫn thực
hiện hạch toán riêng để kê khai nộp thuế và chỉ được bù trừ lãi lỗ trong phạm vi các
loại thu nhập này với nhau trong kỳ tính thuế.
- Về nơi nộp thuế TNDN: Nhằm xử lý hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa
các địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đầu tư sản xuất, phân bổ
hợp lý nguồn lực cho địa phương phát triển, phục vụ trở lại cho hoạt động đầu tư và
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường hiệu quả quản lý
của cơ quan thuế, Luật thuế TNDN hiện hành đã bổ sung quy định nơi nộp thuế, cụ
thể doanh nghiệp phải nộp một phần tiền thuế TNDN tại địa phương nơi cơ sở đầu
tư sản xuất.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
32
nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng
có liên quan đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đặc điểm tự nhiên:
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng
Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km
về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời
cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường
sinh thái của thành phố.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền
Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi
năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm
và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng
vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4,
trung bình 23-40 mm/tháng.
Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng:
- Công nghiệp: Chính thức tháng 12/2016, chỉ số phát triển sản xuất công
nghiệp (IIP) thành phố tăng 10,25% so với cùng kỳ năm trước.
33
* Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 10,92% so với năm 2015
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Nông nghiệp:
* Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân năm 2016-
2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 2.872 ha, ngô 129 ha, khoai lang
177 ha, rau, đậu 416 ha, mía 98,5 ha, cây hoa 47 ha. So với cùng kỳ năm trước diện
tích gieo trồng lúa giảm 1,63%; ngô giảm 15,85%; khoai lang tăng 1,14%; rau đậu
tăng 7,72%; mía giảm 12,05%; cây hoa giảm 2,11%. Đến nay bà con nông dân vẫn
tiếp tục gieo trồng ở một số loại cây hàng năm trên. Cơ cấu giống lúa chủ yếu là NX
30, Xi23, HT1, OM6976 và một số giống khác như: BC 15, BT7, ĐT34,....
* Chăn nuôi: Ước tính đến 15/1/2017, trên toàn địa bàn đã kiểm soát hơn
39.181 con heo; 2.093 trâu, bò và 86.134 gia cầm. Công tác tiêm phòng vacxin
phòng bệnh cho vật nuôi trên địa bàn được chú trọng, đã kiếm soát được 12.170 con
trâu bò, 10.982 con gia cầm.
- Lâm nghiệp Tại thời điểm đầu năm không phát sinh diện tích rừng trồng mới
tập trung (Do đã trồng trong tháng 11, 12 năm 2016); Sản lượng khai thác gỗ rừng
trồng ước đạt 1.670 m3, bằng 96,88%; Sản lượng củi khai thác ước đạt 5.590 Ster,
bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2016.
- Thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản 01/2017 ước đạt 2.754 tấn, tăng
8,44% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó sản lượng khai thác đạt 2.685 tấn, tăng
8,8% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay, ngư dân đang tranh thủ khai thác các loại
cá lớn trong những ngày đầu năm.
- Thương mại:
+ Lưu chuyển hàng hoá* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng
1/2017 đạt 5.324,9 tỷ đồng, bằng 96,24% so tháng trước và bằng 99,2% so với cùng
kỳ năm trước. Theo ngành kinh doanh, nhóm thương nghiệp bằng 95,25%; Nhóm
khách sạn, nhà hàng tăng 23,03%; du lịch tăng 41,03% so cùng kỳ (do lượng khách
Việt Nam du lịch nước ngoài năm nay tăng cao hơn nhiều so tháng 01/2016); dịch
vụ bằng 92,38% so với cùng kỳ năm 2016.
34
- Hoạt động khách sạn nhà hàng, du lịch, lữ hành Ngành ăn uống: Ước tháng
1/2017 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 659,1 tỷ đồng, tăng 2,61% so với tháng
trước và tăng 21,53% so với cùng kỳ năm 2016.
Ngành lữ hành và khách sạn: Doanh thu ngành lữ hành và khách sạn ước
tháng 1/2017 đạt 356 tỷ đồng, giảm 1,44% so với tháng trước và tăng 29,8% so với
cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách phục vụ đầu tháng 1 năm 2017 là 262 nghìn
lượt, tăng 1,32% so với tháng trước và tăng 7,58% so với cùng kỳ năm 2016.
- Vận tải, bưu chính Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách, dịch
vụ vận tải tháng 1 năm 2017 ước đạt 586,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm
2016; và tăng 6,98% so với tháng trước.
Theo thành phần kinh tế, tháng 1/2017 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước
đạt 109,6 tỷ đồng, bằng 87,45% so với tháng trước và bằng 99,97% so với cùng kỳ
năm 2016; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 476,3 tỷ đồng, tăng
12,778% so với tháng trước và tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận
tải cá thể ước đạt 31,1 tỷ đồng, tăng 22,68% so với tháng trước và tăng 0,23% so
với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN Cục thuế Đà Nẵng nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền địa phương đặc
biệt là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Bởi thuế luôn là vấn đề hết sức nhạy
cảm, luôn là mặt trận nóng bỏng, là lĩnh vực quan trọng nhất của nền tài chính quốc
gia nên việc thực hiện cũng không đơn giản. Bên cạnh sự nổ lực của các cán bộ
ngành thuế phải kể đến sự đồng hành định hướng thực hiện của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng
Việc thực hiện Luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng còn vướng nhiều khó
khăn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khi hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức: giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãi suất ngân
hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất ra không tiêu
35
thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm … Thành phố Đà Nẵng cũng đã có
nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về công nghệ, nguồn nhân lực,
nguồn vốn vay, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường được triển khai thực hiện kịp thời… nhưng
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
Bên cạnh những khó khăn nội tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phần lớn tập trung ở Đà Nẵng nên hoạt động chuyển giá để giảm nghĩa vụ về thuế
TNDN là khá lớn (các công ty thường xuyên khai lỗ chiếm khoảng 80% số lượng
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn) gây thất thu cho NSNN.
Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp nằm rải rác tại các quận khiến đối tượng nộp
thuế tại các chi cục thuế các quận ngày càng gia tăng, trong khi tại các Chi cục thuế
của các huyện ngoại thành thì thưa thớt tạo nên sự chênh lệch về tỷ lệ nộp thuế
TNDN giữa các quận huyện, gây khó khăn trong việc thực hiện tuyên truyền các
chính sách về thuế TNDN. Bên cạnh đó cơ sở vật chất yếu kém cùng với chế độ hậu
kiểm là kẻ hở cho các doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp thuế, kéo dài thời gian nộp
thuế, gây thất thu cho NSNN. Các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng không ngừng
gia tăng cả về số lượng và quy mô kèm theo trình độ trốn thuế sửa chữa hóa đơn,
chứng từ ngày càng tinh vi khi số lượng cán bộ thuế có hạn, trình độ kinh nghiệm
quản lý còn non trẻ là một trong những khó khăn và cũng là nguyên nhân dẫn đến
tiêu cực trong trong quá trình áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng.
Để đảm bảo ổn định số thu ngân sách cho Nhà nước mà vẫn tạo điều kiện tối đa cho
sự phát triển của các doanh nghiệp thì những khó khăn này thực sự là thách thức đối
với cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp hài hòa
của Nhà nước trong hoạch định chính sách thuế TNDN, cơ quan thuế trong các biện
pháp tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế thất thu NSNN và ý thức
chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp nộp thuế.
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
36
2.2.2.1. Về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp của cả nước:
Với các quy định về chính sách thuế TNDN nêu trên trong thời gian qua đã
góp phần thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính,
tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm
bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, thể hiện như sau:
- Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động (tính đến 31/12
hàng năm) qua mỗi năm đều tăng lên: năm 2008 là 286.401 doanh nghiệp; năm
2009 là 348.421 doanh nghiệp; năm 2010 là 423.073 doanh nghiệp; năm 2011 là
440.763 doanh nghiệp, năm 2012 là 461.134 doanh nghiệp.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng, năm 2009, vốn đầu tư
thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10%
so với năm 2009; năm 2011 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD; năm 2012 vốn đầu
tư thực hiện dự kiến 11 tỷ USD.
Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Từ năm 2013 đến năm 2017,
mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi
kinh tế thế giới và có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất thuế TNDN từ
25% xuống còn 20% nhưng số thu từ thuế TNDN vẫn đảm bảo tăng trưởng qua các
năm, góp phần bảo đảm số thu cho NSNN, giữ vững khả năng tự lực của NSNN,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
37
Bảng 2.1. Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng thu
nội địa
Tổng thu
nội địa trừ
dầu thô
Tổng số
thuế TNDN
Số thuế
TNDN trừ
dầu thô
Thuế
TNDN
trừ dầu
thô/Tổng
thu NS
trừ dầu
thô
Tốc độ
tăng số
thu thuế
TNDN
so với
năm
2008
(%)
2013 322.953,849 233.350,878 103.627,576 56.988,539 24,4
2014 331.655,272 270.734,301 89.188,320 52.190,835 19,3 86,1*
2015 434.526,137 365.347,468 119.900,982 82.297,405 22,5 115,7**
2016 541.083,403 430.878,179 156.376,663 97.025,264 22,5 150,9**
2017 605.475,733 464.915,253 170.523,002 107.462,319 23,1 164,6**
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAYĐề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpLuận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
Luận văn: Pháp luật về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOTĐề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
 
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAYLuận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
Luận văn: Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế, HAY
 
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAYĐề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
Đề tài: Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, HAY
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020
 
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon TumLuận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
Luận văn: Quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luậtLuận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
Luận văn: Ưu đãi đầu tư đối với đầu tư nước ngoài theo pháp luật
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 

Similar to Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanhLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
sividocz
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
luanvantrust
 
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật BảnPháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
sividocz
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
jackjohn45
 
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoàiƯu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
NguynHng193306
 
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanhLuận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
Luận văn: Pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với Hộ kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Chi Cục Thuế Quận ...
 
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
Luận Văn Quản lý Nhà nước về thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện...
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Thanh Khê, Thành phố...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tỉnh thái bình sdt/ ZALO 0934...
 
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAYLuận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
Luận văn: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tỉnh Thái Bình, HAY
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công...
 
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có giao dịch li...
 
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật BảnPháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản
 
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
Luận Văn Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vận tả...
 
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệpLuận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
Luận văn: Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
ưU đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ...
 
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoàiƯu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư trực tiếp trước ngoài
 
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
13-phan-thi-yen-lkt-pdf.pdfwwwwwwwwwwwwwww
 
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Thuế Môn Bài Tại Chi Cục Thuế Thanh Khê Thành Phố Đà Nẵng.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOA CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, Năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HOA CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI, Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học là TS. Trần Minh Đức. Các số liệu, ví dụ trong luận văn đều đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã hội. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP...............................................................................6 1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .........6 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp .....7 1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp......................................11 1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.......19 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp........................................................................................................................20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......................................................................................................25 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ......25 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng...............................................................................................31 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...............................................................53 3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................................53 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................54 3.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng ....................................................................56 KẾT LUẬN..............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ ASEAN Association of Southeast Asian Nation - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CERs Chứng chỉ giảm phát thaie (Certified emission reduction) DN Doanh nghiệp FTA Free trade agreement – Hiệp định thương mại tự do NLĐ Người Lao động NSNN Ngân sách Nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại thế giới
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp 37 2.2. Tỷ lệ % số thu thuế TNDN/GDP 38 2.3. Kết quả thu thuế TNDN trên tổng nguồn thu trên địa bàn Đà Nẵng 39 2.4. Số tiền miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 40 2.5. Số lượng doanh nghiệp kê khai thuế tại Đà Nẵng 42 2.6. Tình hình vi phạm nộp thuế doanh nghiệp tại Đà Nẵng 47
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện chính sách mở cửa và chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi để tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước kể cả trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, số 32/2013/QH13 áp dụng từ 01/01/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13 áp dụng 01/01/2015 cùng nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đã chứng tỏ được những ưu thế vượt trội so với luật cũ phần nào dung hòa lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp nộp thuế. Tuy nhiên, những quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thực sự hoàn toàn khắc phục được những hạn chế trước khi sửa đổi luật cũng như đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ. “Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Đà Nẵng năm 2016 là 1.046.200 người. Số liệu thống kê giai đoạn 2012 - 2017 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GRDP Đà Nẵng đều từ 8-9%”. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của Thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn bình quân chung của cả nước. Là một thành phố năng động, chính quyền Đà Nẵng luôn tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển. Chính quyền và người dân Đà Nẵng luôn thấy rõ vai trò của phát triển kinh tế, phát triển kinh doanh. Do đó,
  • 8. 2 những năm gần đây số lượng doanh nghiệp tại Đà Nẵng thành lập mới nhiều, trung bình 1000 doanh nghiệp đăng ký mới trên một năm, đóng góp một nguồn ngân sách rất lớn cho thành phố Đà Nẵng, đăc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quy định về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng trên thực tiễn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Thực tế đã xuất hiện tình trạng doanh nghiệp khiếu nại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quyết định xử phạt, quyết định truy thu thuế, quyết định nộp thuế có liên quan đến căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế... mà một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do bất cập trong việc áp dụng và thi hành những căn cứ tính thuế. Với mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết cho thực trạng trên, chính là lí do tôi chọn đề tài: “Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp là có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Liên quan đến nội dung đề tài đã có một số công trình nghiên cứ như sau: - Báo cáo “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020” do Bộ Tài Chính ban hành; - Công trình nghiên cứu của ban kinh tế Chính Phủ “Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới” (2013); - Lý Vân Phi (2011), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế thành phố Đà Nẵng” , Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng; - Lương Thị Minh Kiều (2015). Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”, Đại Học Đà Nẵng; - Nguyễn Thị Thoảng (2016), luận văn thạc sĩ “Quản lý thuế thu nhập trên địa bàn Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh”, Đại Học Thương Mại Hà Nội Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chi tiết, chuyên sâu vào một bộ phận cốt lõi của luật thuế - căn cứ tính thuế TNDN. Đặc biệt, là chuyên sâu ở mức độ công trình
  • 9. 3 nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành luật kinh tế, để phân tích những vấn đề lý luận và đánh giá toàn diện thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứu tính thuế TNDN tại thành Phố Đà Nẵng. Đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó, đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2013. Phân tích thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế của quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực tiễn tại Đà Nẵng. Thông qua việc phân tích đánh giá đó, tác giả đề xuất những biện pháp và định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm góp phần xây dựng những quy mới có hiệu quả áp dụng và mang tính bền vững hơn cũng như nâng cao vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng và cả nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN. Luận văn trình bày các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN trên góc độ các quy định luật pháp, chính sách và ứng dụng vào quản lý thuế. - Luận văn tìm hiểu về thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng. - Luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứu tính thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam và quá trình áp dụng thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng.
  • 10. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có thể được phân tích ở nhiều mức độ, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một bản luận văn không thể phân tích hết các vấn đề đó, nên như mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên thì luận văn chủ yếu tập trung vào nghiên cứu sự thể hiện căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong các quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Luận văn giới hạn không gian nghiên cứu là những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và áp dụng thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng. Các số liệu từ năm 2013 đến 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lenin. Trong đó các vấn đề lý luận và thực tiễn về căn cứu tính thế được phân tích trên quan điểm biện chứng tác động qua lại giữa quy định pháp luật và vận dụng trong thực tiễn tại Thành Phố Đà Nẵng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình thực hiện luận văn người viết đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra tác giả đã thu thập được các tài liệu thực tế liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ở Đà Nẵng. - Phương pháp phân tích, diễn giải được sử dụng nhằm phân tích đánh giá một số điều luật cụ thể; Phương pháp thống kê các số liệu về thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nêu và phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Đồng thời luận văn nêu và phân tích những ưu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Đề tài chỉ đi vào nghiên cứu sâu về căn cứ tính thuế TNDN chứ không phân tích tất cả các vấn đề về thuế TNDN nói chung dưới góc
  • 11. 5 độ pháp luật. Những vấn đề đó có ý nghĩa hoàn thiện cơ sở lý luận về căn cứ thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sự bền vững của ngân sách nhà nước. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn một mặt đã đánh giá được những ưu điểm, tiến bộ mà pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đạt được kể từ khi Luật thuế TNDN số 32/QH13/2013 ra đời cho đến nay, một mặt chỉ ra những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quy định pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN. Những ví dụ điển hình của luận văn hết sức cụ thể, sát thực, cập nhật và phản ánh rõ bất cập của pháp luật về căn cứ tính thuế TNDN đã chỉ ra tại Thành Phố Đà Nẵng trong chương 2. Xuất phát từ những thực trạng đó, luận văn đã đưa ra hướng hoàn thiện cũng như một số biện pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả luận văn có thể được sử dụng trong việc ban hành và áp dụng căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được tốt hơn. Ngoài ra, những vấn đề nghiên cứu của luận văn có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình về thuế, mà cụ thể là phần pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2. Thực trạng pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
  • 12. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. Sự cần thiết của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Thuế TNDN là một trong những sắc thuế đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, nhất là trong nền kinh tế thị trường, cụ thể như sau: Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN “Thuế TNDN là loại thuế trực thu và khoản thu từ loại thuế này chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Điều này được thể hiện bởi phạm vi áp dụng của thuế TNDN là tương đối rộng, bao quát các nguồn thu từ các đối tượng nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN” [1]. Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. “Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế suất, tạo ra những điều kiện ưu đãi về thuế thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sản xuất để nhằm nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, Nhà nước có thể tăng thuế, thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra nếu trong thời kỳ phát triển quá mức nền kinh tế có nguy cơ dẫn đến sự mất cân đối. Như vậy, trong cùng một hành lang pháp lý như nhau, các doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng như nhau, cùng bán trên thị trường như nhau nếu cơ sở sản xuất càng hạ thấp giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận
  • 13. 7 thì càng phát triển mạnh và ngược lại thì các doanh nghiệp sẽ càng dễ dẫn đến tình trạng phá sản” [3]. Nhà nước có thể thúc đẩy sự phát triển của các ngành quan trọng nhất, giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế hoặc san bằng tốc độ tăng trưởng giữa các ngành nghề thông qua chính sách thuế TNDN. Nhà nước không chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc đưa ra một mức thuế suất hợp lý mà còn sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế TNDN như một biện pháp khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề, các lĩnh vực, các vùng mà nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành hợp lý.Như vậy, thuế TNDN là một trong những công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu vùng, ngành kinh tế hợp lý [4]. Thứ ba, Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thề hiện chính sách công bằng xã hội Trong chính sách thuế TNDN, Nhà nước đã thiết kế đối tượng điều tiết khác nhau với các mức thuế suất và chế độ ưu đãi khác nhau. Từ đó, kích thích các doanh nghiệp đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để có thu nhập cao một cách chính đáng. Một trong những vai trò của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện sự bình đẳng, công bằng về chiều ngang và chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào nếu có thu nhập tính thuế thì phải nộp thuế TNDN. Về chiều dọc, các doanh nghiệp với cùng một ngành nghề kinh doanh không phân biệt quy mô kinh doanh nếu phát sinh thu nhập tính thuế thì đều phải nộp thuế TNDN. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Để đưa ra cách hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trước hết cần làm rõ một số khái niệm sau: Khái niệm thu nhập và thuế thu nhập:
  • 14. 8 Trên thực tế thu nhập của một cá nhân, tổ chức thường được nhận biết qua các đặc điểm sau: Thứ nhất: “Thu nhập luôn gắn liền với một chủ thể nhất định trong nền kinh tế, xã hội thể hiện tính sở hữu của thu nhập. Thông thường việc xác định thu nhập của chủ thể khác nhau trong một thời gian nhất định được biểu hiện dưới hình thức giá trị là hình thức thông qua đó có thể biết được tổng số thu nhập từ các nguồn khác nhau của một cá nhân hay một pháp nhân khác” [21]. Thứ hai: “Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau người ta chia ra các thu nhập nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, thu nhập thường xuyên, thu nhập không thường xuyên, thu nhập từ lao động và các thu nhập khác” [25]. “Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào các thu nhập thực tế của các tổ chức và cá nhân. Thuế thu nhập gồm có thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân” [25]. Khái niệm thu nhập doanh nghiệp: “Xét về khía cạnh pháp lý, không phải toàn bộ thu nhập phải tính thuế mà thu nhập tính thuế là thu nhập thực tế phát sinh, tức là thu nhập nhận được sau khi đã trừ đi các chi phí. Như vậy, có thể hiểu thu nhập là các khoản tiền hoặc vật chất mà các thể nhân hoặc pháp nhân nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc từ các hành vi hợp pháp khác” [4]. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập của các doanh nghiệp” [26]. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN và thực hiện phân phối thu nhập. Như vậy, có thể hiểu về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: “Căn cứ tính thuế là những yếu tố được sử dụng làm cơ sở xác định số thuế phải nộp cho từng đối tượng tính thuế riêng biệt. Căn cứ tính thuế TNDN bao gồm thu nhập tính thuế và thuế suất” [9].
  • 15. 9 Căn cứ tính thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì = thu nhập tính thuế trong kì X thuế suất (%) Trong đó: Thu nhập tính thuế trong kì = Doanh thu tính thuế thu nhập - Chi phí hợp lí + thu nhập tính thuế khác Thu nhập tính thuế trong kì: là đối tượng điều tiết của thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu nhập khác Doanh thu tính thuế thu nhập là toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá. Cách xác định doanh thu được quy định cụ thể tùy theo tính chất và phương thức giao dịch của từng loại hàng hóa, dịch vụ được giao dịch Ví dụ: đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh bá ra là toàn bộ số tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất, kinh doanh được hưởng; đối với kinh doanh hàng hóa là toàn bộ số tiền thu về gia công; đối với hoạt động cho thuê tài sản là toàn bộ só tiền thu về theo từng kì dựa vào hợp đồng cho thê; đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay phải thu phát sinh trong từng kì thuế. Các khoản chi phí hợp lý được quy định rõ ràng trong luật. Đó là các khoản chi phí tất yếu của doanh nghiệp dùng để đầu tư, để trả lương, trả công cho người lao động, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định trong kì, chi phí mua nguyên vật liệu; chi phí tiền lương, tiền công; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; chi trả tiền vay, trích các khoản dự phòng, giảm giá; trợ cấp thôi việc; chi quảng cáo, tiếp thị; các khoản thuế, phí, lệ phí phải đóng, tiền thuê đất… Đồng thời, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định rõ các khoản chi phí không được trừ khi tính thu nhập tính thuế để loại bỏ chi phí không hợp lí hoặc tránh gian lận trong kê khai, tính thuế, nộp thuế của các doanh nghiệp. Các loại chi phí không được tính vào chi phí hợp lý bao gồm: các khoản thu không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp; các khoản tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm hành chính.
  • 16. 10 Thuế suất: theo điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013 thì mức thuế suất được áp dụng là 25%. Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một số thuế suất ưu đãi đối với một số loại hình doanh nghiệp hoặc một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được quy định tại điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2013 Từ phân tích trên, có thể thấy căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp có các đặc điểm sau: Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao, là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Căn cứ tính thuế TNDN còn có một số đặc điểm riêng, cụ thể là: Thứ nhất: “Thuế TNDN là loại thuế trực thu. Nên căn cứ tính thuế của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế, tức là đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế TNDN là một”. Thứ hai: “Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào thu nhập tính thuế (hay là lợi nhuận) của các doanh nghiệp”. Thứ ba: “Tính thuế nhu nhập doanh nghiệp chỉ tính vào phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi chi phí liên quan để tạo ra thu nhập đó (còn gọi là thu nhập tính thuế)”. Thứ tư: “Tính thuế TNDN áp dụng mức thuế suất thống nhất. Về nguyên tắc, thuế có tính chất lũy tiến. Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể mà một số nước trong đó có Việt Nam áp dụng mức thuế suất thống nhất” [27]. 1.2.2. Vai trò của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Thứ nhất, góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp: Xuất phát từ ý nghĩa của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp trong việc điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước với chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế cũng như hiệu quả của nó mang lại cho ngân sách quốc gia cho thấy việc hoàn thiện căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và cần thiết. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo chính sách thuế doanh nghiệp của quốc gia
  • 17. 11 trong mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế xã hội phù hợp với bối cảnh thế giới thì không thể không tính đến việc hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ hai, giúp cán bộ thuế quản lý được khoản thu thuế doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cán bộ thuế, Thanh tra thuế trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro, gồm: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến rủi ro từ các nguồn bên trong và bên ngoài; xác định, đánh giá, xếp hạng rủi ro trong khuôn khổ phân loại doanh nghiệp nộp thuế, các sắc thuế chính, các nghĩa vụ thuế chính; quản lý các rủi ro chính thông qua việc xây dựng và thực thi kế hoạch nâng cao sự tuân thủ… Thứ ba, giúp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuế: Căn cứ tính thuế hỗ trợ cơ chế giải quyết tranh chấp đơn giản, minh bạch và toàn diện, trong đó phải giải thích công khai, rõ ràng về quyền của doanh nghiệp nộp thuế và cách thức pháp lý để xem xét lại các quyết định của cơ quan thuế; giám sát các nguyên nhân cơ bản gây ra tranh chấp và biện pháp khắc phục; khẩn trương thực hiện hoàn lại số thuế nộp thừa nếu kết quả giải quyết tranh chấp là có lợi cho doanh nghiệp nộp thuế... Thứ tư, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp cơ quan thuế thống kê, đánh giá hiệu quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là cơ sở tính toán các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải thu, là cơ sở để thống kê nguồn thu, đánh giá các cấu phần chính trong nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.3. Nội dung của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.1. Thu nhập tính thuế Để bao quát những khoản thu nhập mới phát sinh, Khoản 2 Điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung 2013, thu nhập chịu thuế là: "Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam" [25]. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:
  • 18. 12 Thu nhập = Doanh - Chi phí + Các khoản chịu thuế thu được trừ thu nhập khác Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số hoạt động sản xuất, kinh doanh được Luật thuế TNDN hiện hành quy định như sau: - Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán) được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng trừ giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng; - “Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, quyền tham gia dự án đầu tư. Mặt khác, cũng tại khoản này quy định khoản "hoàn nhập dự phòng" là thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế, tuy nhiên xét về bản chất kinh tế thì dự phòng là một khoản được tính trước vào chi phí được trừ khi xác định lãi/lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, mang tính phòng ngừa rủi ro, nếu thực tế không phát sinh rủi ro thì khoản dự phòng đã trích lập được điều chỉnh giảm chi phí thì mới là phù hợp”(122/2011/NĐ-CP). Trong quá trình thực thi Luật, nội dung này đã được Chính phủ căn cứ theo thẩm quyền sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, theo đó, bổ sung các khoản thu nhập nêu trên vào diện thu nhập chịu thuế và quy định khoản "hoàn nhập dự phòng" doanh nghiệp được tính giảm trừ chi phí không tính vào thu nhập chịu thuế khác để phản ánh đúng bản chất hoạt động kinh tế của hoạt động trích lập dự phòng. - Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng “giá bán trừ giá mua của chứng khoán được chuyển nhượng, trừ các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán [26]. - Đối với thu nhập từ bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng “tổng số tiền thu được trừ giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền
  • 19. 13 sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao” [26] và các khoản chi được trừ khác; - Đối với thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng “doanh thu cho thuê trừ các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có)” [26] và các chi phí khác được trừ liên quan đến việc cho thuê tài sản; - Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) bằng “số tiền thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản trừ giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý” [26] và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản; 1.3.2. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế Doanh thu theo quy định của Luật thuế TNDN là “toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng.” [27]. Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định như sau: “Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”. - Đối với hàng hóa, dịch vụ tự dùng. Tuy nhiên để đơn giản cho quá trình quản lý và việc tính thu nhập chịu thuế mà không làm ảnh hưởng đến kết quả (vì cho dù tính theo chi phí hay tính theo giá bán của hàng hóa tương tự trên thị trường thì giá đó cũng đều được tính vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp), Luật thuế TNDN đã căn cứ vào chi phí sản xuất để tính doanh thu của hàng hóa tiêu dùng nội bộ.: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp này về nguyên tắc cũng phải căn cứ vào giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm tính thuế (như trường hợp hàng hóa dùng để trao đổi biếu tặng). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
  • 20. 14 - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm; - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ; - Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa; - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước; - Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế; - Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế; - Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế; - Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng; - Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%), phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; 1.3.3. Thu nhập được miễn, giảm thuế Căn cứ vào tính chất của những khoản thu nhập miễn thuế có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện hành đã căn cứ vào những cơ sở sau để xây dựng quy định về thu nhập miễn thuế. Khi xây dựng quy định về thu nhập được miễn thuế đối với thuế TNDN pháp luật quốc gia phải cân nhắc kỹ lưỡng để vừa đảm bảo được
  • 21. 15 nguyên tắc công bằng, vừa phù hợp với định hướng phát triển một số lĩnh vực nhất định trong những thời kỳ phát triển của đất nước, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế…: - Thứ nhất, “miễn thuế vì lý do xã hội như: các khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, giáo dục, văn hóa… - Thứ hai, “miễn thuế vì lý do muốn khuyến khích một hoạt động, một lĩnh vực cụ thể nào đó như: thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập của doanh nghiệp ở lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” [26]… - Thứ ba, “miễn thuế có thể vì lý do quản lý như: các khoản thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô” [26]… - Thứ tư, “miễn thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả thuận quốc tế đã ký kết giữa các nước” [26]… * Các khoản thu nhập được miễn thuế theo luật thuế TNDN 2013 Theo Điều 4 Luật thuế TNDN quy định 07 khoản thu nhập miễn thuế bao gồm: - Thu nhập từ hoạt động sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản. Theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành thì các khoản thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật HTX và thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp đang là thu nhập được miễn thuế và HTX dịch vụ nông nghiệp thuộc diện hưởng thuế suất ưu đãi 20%. - Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của doanh nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;Thu nhập từ sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm
  • 22. 16 nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; - Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhâ p̣từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghê ̣mới lần đầu tiên áp dung̣taị Viêṭ Nam. - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. - Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội trong tổng số học viên. 1.3.4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp “Thuế suất là mức phải thu được xác định theo tỷ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Nó là một bộ phận quan trọng quyết định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và thường được coi là linh hồn của mỗi sắc thuế. Mức thuế suất cao hay thấp thể hiện chính sách động viên phù hợp với khả năng đóng góp và trình độ quản lý của mỗi quốc gia được thể hiện thông qua mức thuế suất được quy định ở mỗi thời kỳ khác nhau” [25]. Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 10 Luật Thuế TNDN. Cụ thể như sau: - Thuế suất thuế TNDN là 25%, trừ các trường hợp về hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam. - Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí,
  • 23. 17 điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ, Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tài nguyên quý hiếm khác quy định tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm. Để thực hiện chiến lược cải cách thuế, đồng thời phù hợp với xu thế cải cách thuế của các nước, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Luật thuế TNDN theo hướng: giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22%; riêng đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng (sau đây gọi là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa) thì mức thuế suất giảm xuống còn 20%. Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình quân của 02 năm trước liền kề. Đồng thời, để tăng cường khả năng thu hút đầu tư và chính sách rõ ràng, tiến tới đơn giản hoá các mức ưu đãi thuế theo Chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 mà không ảnh hưởng quá lớn đến cân đối ngân sách của năm áp dụng, Chính phủ trình Quốc hội cho bổ sung quy định lộ trình giảm thuế suất phổ thông ngay trong Luật, cụ thể: kể từ ngày 01/01/2016 mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%. Việc điều chỉnh mức thuế suất ưu đãi 20% xuống 17% kể từ 01/01/2016 vừa đảm bảo sự tương quan giữa mức thuế suất phổ thông 20% với mức thuế suất ưu đãi 10% và vẫn đảm bảo sự hấp dẫn của mức thuế suất ưu đãi 10% so với mức thuế suất ưu đãi 17%. Mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 22% và việc áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư so với các nước trong khu vực (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia: 25%) và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất thấp hơn so với các trường hợp thông thường sẽ có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao được năng lực cạnh tranh.
  • 24. 18 - Việc đề xuất tiêu chí doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% được dựa trên: + Về tiêu chí lao động để xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa xác định theo mức bình quân giữa các ngành của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; + Về tiêu chí doanh thu: dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu theo dõi, cập nhật hết năm 2009 của ngành thuế (63 Cục thuế và 75 Chi cục thuế lớn). Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại điểm 2, điểm 3 khoản này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 1 của Luật này. Về ưu đãi thuế Luật thuế TNDN hiện hành (Điều 13, Điều 14) quy định ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi thuế có thời hạn thuế suất 10% trong 15 năm, miễn 4, giảm 9 và thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 2, giảm 4 áp dụng cho doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế và thuế suất ưu đãi 10% hoặc 20% đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi) đối với một số lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu tư và quy định cụ thể lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi. Theo hướng nêu trên, Chính phủ trình Quốc hội về sửa đổi, bổ sung ưu đãi thuế cụ thể như sau: - Bổ sung vào diện áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; dự án sản xuất có quy mô và phạm vi ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Cụ thể như sau: - Về bổ sung ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghệ cao để thực hiện được Luật công nghệ cao. Luật thuế TNDN (Điều 13, Điều 14) quy định doanh nghiệp thành lập mới từ
  • 25. 19 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tại khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Nội dung sửa đổi, bổ sung tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 dự thảo Luật. - Về bổ sung ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới không sử dụng nhiên liệu hoá thạch; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường. Theo Luật thuế TNDN hiện hành thì các lĩnh vực nêu trên (trừ hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%) không thuộc lĩnh vực ưu đãi thuế. Theo pháp luật về đầu tư (Nghị định 108/2006/NĐ-CP) thì các lĩnh vực này hiện đang thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực tế vẫn cần thiết phải khuyến khích đầu tư để hướng tới phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 1.4. Các yêu cầu đối với pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Có nhiều tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và căn cứ tính thuế thu nhập nói riêng, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ nhất, tính toàn diện Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tính toàn diện của căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện ở hai cấp độ: - Ở cấp độ chung: Đòi hỏi căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố cấu thành theo cơ cấu nội dung lôgíc về việc tính thuế và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. - Ở cấp độ cụ thể: Đòi hỏi yếu tố cấu thành việc tính thuế phải có đủ các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề đó.
  • 26. 20 Thứ hai, Tính đồng bộ Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện sự thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không? Sau khi xem xét tiêu chuẩn một (tính toàn diện) cần phải dựa theo tiêu chuẩn hai để đi sâu phân loại, đặt các bộ phận của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong mối liên hệ qua lại để phân tích, đối chiếu, xác định rõ mức độ thống nhất (đồng bộ) trên cơ sở đó tiếp tục xác định tính chất và trình độ của một hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ ba, Tính phù hợp Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống luật thuế thu nhập doanh nghiệp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện nhiều mặt. Thứ tư, một hệ thống pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là: - Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. - Trình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật. - Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 27. 21 Thứ nhất, nội dung các quy định của pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Việc thực thi các quy định của pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trước tiên bị ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố nội tại, đó là nội dung của chính các quy định đó. Nếu các quy định của pháp luật có nội dung chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thì đương nhiên tính ứng dụng của chúng cũng cao. Ngược lại nếu các quy định lỏng lẻo, không ổn định thì sẽ tạo ra sự không thống nhất, thiếu chính xác khi thực thi. Hoặc nếu quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì sẽ gây ra sự trì trệ, thậm chí không thể thực thi được do không thiết thực. Thứ hai, Đội ngũ cán bộ thuế Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là đội ngũ cán bộ thuế – chủ thể trực tiếp thực thi. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết bởi nếu người thực thi pháp luật còn không làm tốt nhiệm vụ của mình thì làm sao có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật chấp hành tốt. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung, những năm qua các cơ quan thuế không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong ngành. Tuy nhiên do đâu mà đội ngũ cán bộ thuế hiện nay vẫn bị cho là không cân xứng với yêu cầu thực tế? Phần lớn cán bộ của ngành thuế tuy có nhận thức về đường lối chính sách của Đảng, về tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa số họ tỏ ra lúng túng, trì trệ, số còn lại thì biến chất, tha hóa, chạy theo những cám dỗ, vụ lợi của đồng tiền. Tất cả gây ảnh hưởng không tốt đến việc thực thi pháp luật thuế. Các quy định của pháp luật thuế nếu không vô tình thì cũng cố ý bị áp dụng sai, thiếu chính xác, tạo điều kiện cho các hành vi gian lận. ví dụ như việc xác định trị giá thuế, nếu không tính toán thông thạo, không cập nhật chính xác các cơ sở dữ liệu về giá thì đã vô tình tạo điều kiện cho chủ hàng thực hiện hành vi gian lận.
  • 28. 22 Một tình trạng khác đó là sự thiếu thốn của đội ngũ cán bộ thuế. Thiếu những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kỹ năng quản lý, thiếu kiến thức về kinh tế, thị trường và thiếu các kiến thức phổ thông khác như tin học, ngoại ngữ, đặc biệt thiếu tinh thần tận tâm, có trách nhiệm với công việc. Nếu những tình trạng trên của đội ngũ cán bộ thuế không được cải thiện và khác phục thì không thể đảm bảo cho việc thực thi tốt pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp Khi nói về việc thực thi bất kỳ một đạo luật nào trong cuộc sống không thể không nói tới ý thức pháp luật của người dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội do đạo luật đó điều chỉnh. Cụ thể đối với các quy định của luật nhập khẩu, một trong số những chủ thể tham gia vào phải kể đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên ý thức pháp luật của những chủ thể này lại đặc biệt yếu kém. Mỗi khi cơ quan nhà nước có chính sách mới về xuất nhập khẩu là ngay lập tức các chủ thể đó cũng nghiên cứu tìm ra phương pháp đối phó với chính sách mới đó. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp thường lợi dụng những bất cập sơ hở của các chính sách ưu đãi, cơ chế quản lý để vi phạm, ví dụ như việc lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, khai sai tên, mã hàng, chủng loại, số lượng hay lợi dụng loại hình tạm nhập, tái xuất… Do đó để thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tốt thì phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là một nhiệm vụ không dễ dàng vì hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đều “tham lam” mong muốn lợi ích tối đa cho bản thân mà không nghĩ tới lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng. Thứ tư, tình hình kinh tế, chính trị trong nước Thực tiễn trong nước hay nói cụ thể hơn là tình hình kinh tế, chính trị trong nước mỗi thời kỳ cũng sẽ có những tác động khác nhau vào nội dung của pháp luật cũng như việc thực thi chúng. Trước những diễn biến của tình hình kinh tế trong nước, nhà nước sẽ đưa ra những chính sách để điều chỉnh mà một trong những công cụ để thực hiện các chính sách điều chỉnh đó là căn cứ tính thuế thu nhập doanh
  • 29. 23 nghiệp. Ví dụ: pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là một công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước do đó nếu sau khi nắm bắt diễn biến của thị trường, xem xét khả năng cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại mà nhà nước nhận thấy trong một ngành cụ thể, hàng nội bị lép vế so với hàng ngoại thì khi đó luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh, thông thường theo hướng tăng thuế suất, đồng nghĩa với việc làm giảm sức cạnh tranh ít nhất là về giá của mặt hàng ngoại nhập đó. Nhưng trong điều kiện hiện nay tự do hóa thương mại ngày càng trở thành xu hướng tất yếu thì nhà nước cũng như pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp không thể tiếp tục chính sách bảo hộ đó được. Mặt khác không thể hoàn toàn chỉ nhìn vào kinh tế để điều chỉnh luật nhập khẩu được mà còn phải nhìn nhận tới các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Ở nhiều nước, căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một công cụ thực hiện các ý đồ chính trị, ví dụ như việc áp đặt thuế suất cao cho hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ nước mà nước nhập khẩu muốn trả đũa hoặc những mức căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp ưu tiên cho các nước đồng minh, thân cận, trong cùng khu vực hoặc cùng tham gia và một hiệp định hợp tác nào đó. Thứ năm, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Năm 1998, Việt Nam bắt đầu có những thay đổi lớn lao và quan trọng trong chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thực hiện cam kết giảm thuế theo quy định của AFTA. Sau đó năm 2001 Việt Nam cũng có những ưu đãi trong chính sách căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng hóa của Hoa kỳ và gần đây nhất là những thay đối nhằm thực hiện các cam két cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất nhiều từ xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO từ ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên từ ngày 15/1/2007. Trước khi gia nhập, Việt nam đã tiến hành cải cách hệ thống pháp luật trong đó có Luật thuế xuất nhập khẩu. Sau khi gia nhập Việt Nam lại tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan
  • 30. 24 và thương mại (GATT), trong đó có ba nguyên tắc quan trọng: Chỉ được phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, không cho phép hạn chế định lượng trừ những trường hợp đặc biệt; thuế quan phải giảm dẫn và bị rằng buộc không tăng trở lại; nguyên tắc không phân biệt đối xử bao gồm cả đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Như vậy việc thực thi pháp luật căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải đi theo hướng phù hợp với các nguyên tắc đó. Tiểu kết Chương 1 Trong nội dung Chương 1 tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thuế TNDN và trình bày thực trạng pháp luật về thuế TNDN hiện nay. Thông qua phân tích, tìm hiểu đánh giá về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN để thấy được thuế TNDN không những là một trong những nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là công cụ quan trọng nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của bất kì quốc gia nào. Qua việc trình bày, phân tích các nội dung về đối tượng nộp thuế, phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp xác định thu nhập chịu thuế, xác định các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế...
  • 31. 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.1. Khái quát pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Tại Việt Nam, cùng với công cuộc cải cách thuế bước 1 vào năm 1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành. Luật thuế TNDN lần đầu tiên được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Đây là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, đánh trên thu nhập của các doanh nghiệp kinh doanh, dù đó là doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế Nhà nước hay các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Loại thuế này có một phạm vi đánh thuế rộng. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 03/06/2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, bao gồm 4 chương, 20 Điều. Đến nay, nó là văn bản hiện hành cùng với Luật số 32/2013/QH13 áp dụng từ 01/01/2014 và đến nay là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế của Quốc hội, số 71/2014/QH13 áp dụng 01/01/2015 điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế TNDN được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn: Thứ nhất, khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế chậm lại trong thời gian đầu áp dụng thuế TNDN năm 2008. Nước ta thuộc nước đang phát triển nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, tình hình xã hội còn nhiều tiêu cực và còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
  • 32. 26 Thứ hai, trình độ thanh toán của nền kinh tế Việt Nam nói chung còn lạc hậu. Phương thức thanh toán thông qua ngân hàng vẫn chưa được xem là phương thức thông dụng và có hiệu quả đối với đa số người dân Việt Nam. Ngoài ra việc trốn thuế, vi phạm các nghĩa vụ về thuế vẫn còn phổ biến do trình độ nhận thức về thuế của người dân và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người dân chưa cao. Thêm vào đó là người dân có có thói quen tiêu dùng hoặc mua bán trao đổi hàng hóa không dùng hóa đơn chứng từ. Thứ ba, sự thắt chặt tín dụng, lãi suất ngân hàng quá cao cộng với sự chênh lệch tỷ giá là một trong những khó khăn trong việc huy động vốn, duy trì nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ tư, về môi trường pháp luật của nước ta tuy đã được quan tâm và ngày càng hoàn thiện nhưng hệ thống văn bản pháp luật vẫn còn chồng chéo, thiếu những chế tài theo luật định. Điều này tạo nên nhiều kẻ hở mà khi phát hiện lại không có chế tài pháp lý để ngăn chặn. Ngoài ra, tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành cùng với sự thay đổi liên tục của các văn bản khiến cả doanh nghiệp và cán bộ thuế đều khó thực hiện trong quá trình áp dụng chính sách thuế mới. Luật thuế TNDN hiện hành đã hạ mức thuế suất thuế TNDN phổ thông từ 25% xuống 20%, đồng thời nâng mức khống chế đối với các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới được trừ của doanh nghiệp mới thành lập từ 10% lên 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được thành lập. Việc giảm thuế suất thuế TNDN có tác động khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, trên cơ sở đó có thêm nguồn lực để tăng đầu tư vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Mức thuế suất 20% được đánh giá là có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới tại thời điểm năm 2009 (Phi-líp-pin 30%, Thái Lan 30%, In-đô-nê-xi-a 28%, Malaysia 25%). Theo thống kê mức thuế suất trung bình của các nước trên thế giới là 27%. Một số nước trong ASEAN như Malaysia áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 27%, Philippin là 35% và Thái Lan là 30%. Ngoài ra để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khi gặp tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, có điều kiện tài trợ giúp đỡ cho các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, Luật thuế TNDN
  • 33. 27 hiện hành đã bổ sung quy định các khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Bổ sung các khoản chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Thứ nhất, nguyên tắc công bằng Khi xây dựng căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng cũng như các quy định của pháp luật thuế nói chung luôn phải hướng đến tính đúng đắn và đảm bảo công bằng. Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc đánh thuế dựa trên năng lực tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Pháp luật về căn cứ tính thuế cụ thể hóa nguyên tắc này trong việc xác định các loại thu nhập chịu thuế, thu nhập miễn thuế, thuế suất, ưu đãi thuế… Thứ hai, nguyên tắc minh bạch “Trong việc xây dựng căn cứ tính thuế thì nguyên tắc minh bạch thể hiện ở việc đảm bảo các quy định được xây dựng như chủ thể nộp thuế, các khoản chi phí được trừ, khoản chi không được trừ, thu nhập miễn thuế, các hình thức ưu đãi thuế, đặc biệt là các quy định về miễn, giảm thuế vì nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp nộp thuế… phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu, nhất là tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp cũng như quá trình thu thuế và quản lý nói chung của cơ quan thuế” [11]. Thứ ba, nguyên tắc xác định thu nhập chịu thuế Trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có phát sinh rất nhiều loại thu nhập. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu nhập phát sinh đều là đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp mà là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi những chi phí hợp lý, các khoản thu nhập miễn thuế. Vì vậy, về nguyên tắc tất cả các khoản thu nhập phát sinh dù là các khoản tiền hay vật chất mà doanh nghiệp có được từ hoạt động, kinh doanh, dịch vụ cũng như các hành vi hợp pháp khác đều có thể được xếp vào thu nhập chịu thuế và khoản thu nhập ròng sau khi đã trừ đi những
  • 34. 28 khoản được pháp luật quy định không phải chịu thuế. 2.1.3. Những quy định cụ thể về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Xuất phát từ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 cùng với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua đã tính đến những xu hướng phát triển kinh tế thế giới mới sẽ tác động đến nguồn thu NSNN. Cụ thể: Đến năm 2015 cơ cấu thu nội địa đạt 70% và 80% tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2020. Giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nước khoảng 23-24% GDP; trong đó thu từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí bình quân hàng năm 16- 18% /năm. Về chính sách thuế và chiến lược cải cách hệ thống thuế, Việt Nam đã phê chuẩn chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn từ 2011-2020 để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đồng thời tăng cường các nguồn thu, tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Theo Quyết định 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, doanh thu thuế dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2015 NSNN sẽ tương đương 23-24% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đến năm 2015, "Việt Nam dự kiến sẽ được xếp hạng trong số 5 quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á với các thủ tục thuế thuận tiện, và đến năm 2020 Việt Nam là một trong số 4 quốc gia đứng đầu với hơn 90% các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuế điện tử" - Về thuế suất: Luật thuế TNDN hiện hành áp dụng thống nhất một mức thuế suất phổ thông 20%, áp dụng thống nhất mức ưu đãi thuế đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Luật thuế TNDN quy định các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phù hợp với thông lệ quốc tế. - Về ưu đãi thuế TNDN: Luật quy định việc bảo lưu các cam kết của Chính phủ về ưu đãi đối với doanh nghiệp được thành lập trước ngày Luật có hiệu lực thi hành: được tiếp tục hưởng các ưu đãi theo pháp luật hiện hành tại thời điểm phát
  • 35. 29 sinh cho thời gian còn lại hoặc chọn hưởng ưu đãi theo Luật mới cho thời gian còn lại nếu vẫn tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế. Luật thuế TNDN hiện hành đã sửa đổi theo hướng đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế TNDN, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực; tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng đầu tư vào các ngành nghề mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường và đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn đảm bảo cho sự phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùng, miền, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế chung của đất nước, cụ thể: + Giữ 2 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20% trong thời hạn tương ứng 15 năm, 10 năm, bỏ mức thuế suất ưu đãi 15% trong 12 năm và bỏ việc áp dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp mới thành lập trong khu công nghiệp và một số ngành thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. + Thu hẹp diện áp dụng mức ưu đãi cao nhất (chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; các lĩnh vực đang được khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá là giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế suất 10% trong 30 năm (trừ trường hợp xã hội hoá áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án). + Bổ sung ưu đãi thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Quỹ tín dụng nhân dân. + Bổ sung quy định về trích tối đa 10% thu nhập trước khi tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích
  • 36. 30 doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị. + Bổ sung quy định không áp dụng ưu đãi thuế đối với: Các khoản thu nhập khác; Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác; Thu nhập từ kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản. + Bổ sung quy định về thời điểm hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư nhằm khắc phục việc lợi dụng chính sách ưu đãi để trục lợi và định hướng cho các nhà đầu tư xác định phương án chắc chắn. - Về xác định đối tượng thuộc diện nộp thuế TNDN: Đã sửa đổi chính sách theo hướng chuyển hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo đúng bản chất, thu nhập của đối tượng nộp thuế. - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước: Điều 7 nghị định 124/2008/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN quy định: "Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế". - Khoản 2 Điều 16 Luật hiện hành quy định “2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ được chuyển số lỗ vào thu nhập tính thuế của hoạt động này”. Doanh nghiệp là liên doanh của nhiều doanh nghiệp khác, khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia liên doanh. Doanh nghiệp tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế nhưng đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ của doanh nghiệp liên doanh. Riêng hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có đặc thù là thu nhập này có liên quan đến chủ quyền hoặc tài nguyên quốc gia nên cần phải hạch toán riêng để kê khai, nộp thuế, không được bù trừ lãi, lỗ với các
  • 37. 31 khoản thu nhập khác và thu nhập từ sản xuất kinh doanh.Để phản ánh đúng bản chất kinh tế của các khoản thu và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 Luật thuế TNDN theo hướng bổ sung quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế như thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; doanh nghiệp được bù trừ lãi, lỗ của các hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản với nhau; trường hợp sau khi bù trừ mà vẫn bị lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Đồng thời, bảo đảm sự thống nhất trong nội dung của Luật thuế TNDN, trình Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Luật thuế TNDN về việc chuyển lỗ, theo đó trường hợp doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản) sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định trên nếu còn lỗ thì số lỗ được chuyển lỗ theo quy định chung.Quy định này cho phép khắc phục được bất cập khi thị trường bất động sản đi xuống như đã nêu trên, trường hợp thị trường khởi sắc, doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động này thì vẫn thực hiện hạch toán riêng để kê khai nộp thuế và chỉ được bù trừ lãi lỗ trong phạm vi các loại thu nhập này với nhau trong kỳ tính thuế. - Về nơi nộp thuế TNDN: Nhằm xử lý hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa các địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nơi đầu tư sản xuất, phân bổ hợp lý nguồn lực cho địa phương phát triển, phục vụ trở lại cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường hiệu quả quản lý của cơ quan thuế, Luật thuế TNDN hiện hành đã bổ sung quy định nơi nộp thuế, cụ thể doanh nghiệp phải nộp một phần tiền thuế TNDN tại địa phương nơi cơ sở đầu tư sản xuất. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh
  • 38. 32 nghiệp tại thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng có liên quan đến pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Đặc điểm tự nhiên: Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng: - Công nghiệp: Chính thức tháng 12/2016, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố tăng 10,25% so với cùng kỳ năm trước.
  • 39. 33 * Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2016 tăng 10,92% so với năm 2015 Nông, lâm nghiệp và thủy sản - Nông nghiệp: * Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân năm 2016- 2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ước đạt: lúa 2.872 ha, ngô 129 ha, khoai lang 177 ha, rau, đậu 416 ha, mía 98,5 ha, cây hoa 47 ha. So với cùng kỳ năm trước diện tích gieo trồng lúa giảm 1,63%; ngô giảm 15,85%; khoai lang tăng 1,14%; rau đậu tăng 7,72%; mía giảm 12,05%; cây hoa giảm 2,11%. Đến nay bà con nông dân vẫn tiếp tục gieo trồng ở một số loại cây hàng năm trên. Cơ cấu giống lúa chủ yếu là NX 30, Xi23, HT1, OM6976 và một số giống khác như: BC 15, BT7, ĐT34,.... * Chăn nuôi: Ước tính đến 15/1/2017, trên toàn địa bàn đã kiểm soát hơn 39.181 con heo; 2.093 trâu, bò và 86.134 gia cầm. Công tác tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi trên địa bàn được chú trọng, đã kiếm soát được 12.170 con trâu bò, 10.982 con gia cầm. - Lâm nghiệp Tại thời điểm đầu năm không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung (Do đã trồng trong tháng 11, 12 năm 2016); Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 1.670 m3, bằng 96,88%; Sản lượng củi khai thác ước đạt 5.590 Ster, bằng 98,5% so với cùng kỳ năm 2016. - Thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản 01/2017 ước đạt 2.754 tấn, tăng 8,44% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó sản lượng khai thác đạt 2.685 tấn, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2016. Hiện nay, ngư dân đang tranh thủ khai thác các loại cá lớn trong những ngày đầu năm. - Thương mại: + Lưu chuyển hàng hoá* Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước tháng 1/2017 đạt 5.324,9 tỷ đồng, bằng 96,24% so tháng trước và bằng 99,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo ngành kinh doanh, nhóm thương nghiệp bằng 95,25%; Nhóm khách sạn, nhà hàng tăng 23,03%; du lịch tăng 41,03% so cùng kỳ (do lượng khách Việt Nam du lịch nước ngoài năm nay tăng cao hơn nhiều so tháng 01/2016); dịch vụ bằng 92,38% so với cùng kỳ năm 2016.
  • 40. 34 - Hoạt động khách sạn nhà hàng, du lịch, lữ hành Ngành ăn uống: Ước tháng 1/2017 doanh thu ngành ăn uống ước đạt 659,1 tỷ đồng, tăng 2,61% so với tháng trước và tăng 21,53% so với cùng kỳ năm 2016. Ngành lữ hành và khách sạn: Doanh thu ngành lữ hành và khách sạn ước tháng 1/2017 đạt 356 tỷ đồng, giảm 1,44% so với tháng trước và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng lượt khách phục vụ đầu tháng 1 năm 2017 là 262 nghìn lượt, tăng 1,32% so với tháng trước và tăng 7,58% so với cùng kỳ năm 2016. - Vận tải, bưu chính Tổng doanh thu ngành vận tải hàng hóa, hành khách, dịch vụ vận tải tháng 1 năm 2017 ước đạt 586,1 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 2016; và tăng 6,98% so với tháng trước. Theo thành phần kinh tế, tháng 1/2017 doanh thu ngành vận tải nhà nước ước đạt 109,6 tỷ đồng, bằng 87,45% so với tháng trước và bằng 99,97% so với cùng kỳ năm 2016; doanh thu ngành vận tải ngoài nhà nước ước đạt 476,3 tỷ đồng, tăng 12,778% so với tháng trước và tăng 4,57% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu vận tải cá thể ước đạt 31,1 tỷ đồng, tăng 22,68% so với tháng trước và tăng 0,23% so với cùng kỳ năm 2016. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp Trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN Cục thuế Đà Nẵng nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình từ phía các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. Bởi thuế luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm, luôn là mặt trận nóng bỏng, là lĩnh vực quan trọng nhất của nền tài chính quốc gia nên việc thực hiện cũng không đơn giản. Bên cạnh sự nổ lực của các cán bộ ngành thuế phải kể đến sự đồng hành định hướng thực hiện của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Việc thực hiện Luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng còn vướng nhiều khó khăn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: giá cả nguyên, nhiên vật liệu đầu vào tăng cao; lạm phát, lãi suất ngân hàng ở mức cao; sản xuất kinh doanh bị đình trệ; hàng hóa sản xuất ra không tiêu
  • 41. 35 thụ được, lượng hàng tồn kho lớn; sức mua giảm … Thành phố Đà Nẵng cũng đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn vay, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường được triển khai thực hiện kịp thời… nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh Bên cạnh những khó khăn nội tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn tập trung ở Đà Nẵng nên hoạt động chuyển giá để giảm nghĩa vụ về thuế TNDN là khá lớn (các công ty thường xuyên khai lỗ chiếm khoảng 80% số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn) gây thất thu cho NSNN. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp nằm rải rác tại các quận khiến đối tượng nộp thuế tại các chi cục thuế các quận ngày càng gia tăng, trong khi tại các Chi cục thuế của các huyện ngoại thành thì thưa thớt tạo nên sự chênh lệch về tỷ lệ nộp thuế TNDN giữa các quận huyện, gây khó khăn trong việc thực hiện tuyên truyền các chính sách về thuế TNDN. Bên cạnh đó cơ sở vật chất yếu kém cùng với chế độ hậu kiểm là kẻ hở cho các doanh nghiệp chây ỳ, chậm nộp thuế, kéo dài thời gian nộp thuế, gây thất thu cho NSNN. Các doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng không ngừng gia tăng cả về số lượng và quy mô kèm theo trình độ trốn thuế sửa chữa hóa đơn, chứng từ ngày càng tinh vi khi số lượng cán bộ thuế có hạn, trình độ kinh nghiệm quản lý còn non trẻ là một trong những khó khăn và cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong trong quá trình áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Đà Nẵng. Để đảm bảo ổn định số thu ngân sách cho Nhà nước mà vẫn tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của các doanh nghiệp thì những khó khăn này thực sự là thách thức đối với cơ quan thuế và doanh nghiệp nộp thuế đòi hỏi phải có sự phối kết hợp hài hòa của Nhà nước trong hoạch định chính sách thuế TNDN, cơ quan thuế trong các biện pháp tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế thất thu NSNN và ý thức chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp nộp thuế. 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng
  • 42. 36 2.2.2.1. Về thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Đà Nẵng Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp của cả nước: Với các quy định về chính sách thuế TNDN nêu trên trong thời gian qua đã góp phần thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tăng thêm nguồn tài chính, tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, thể hiện như sau: - Số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động (tính đến 31/12 hàng năm) qua mỗi năm đều tăng lên: năm 2008 là 286.401 doanh nghiệp; năm 2009 là 348.421 doanh nghiệp; năm 2010 là 423.073 doanh nghiệp; năm 2011 là 440.763 doanh nghiệp, năm 2012 là 461.134 doanh nghiệp. - Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam không ngừng tăng, năm 2009, vốn đầu tư thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009; năm 2011 vốn đầu tư thực hiện đạt 11 tỷ USD; năm 2012 vốn đầu tư thực hiện dự kiến 11 tỷ USD. Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN. Từ năm 2013 đến năm 2017, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới và có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất thuế TNDN từ 25% xuống còn 20% nhưng số thu từ thuế TNDN vẫn đảm bảo tăng trưởng qua các năm, góp phần bảo đảm số thu cho NSNN, giữ vững khả năng tự lực của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:
  • 43. 37 Bảng 2.1. Tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng thu nội địa Tổng thu nội địa trừ dầu thô Tổng số thuế TNDN Số thuế TNDN trừ dầu thô Thuế TNDN trừ dầu thô/Tổng thu NS trừ dầu thô Tốc độ tăng số thu thuế TNDN so với năm 2008 (%) 2013 322.953,849 233.350,878 103.627,576 56.988,539 24,4 2014 331.655,272 270.734,301 89.188,320 52.190,835 19,3 86,1* 2015 434.526,137 365.347,468 119.900,982 82.297,405 22,5 115,7** 2016 541.083,403 430.878,179 156.376,663 97.025,264 22,5 150,9** 2017 605.475,733 464.915,253 170.523,002 107.462,319 23,1 164,6**