SlideShare a Scribd company logo
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: Bàn về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
Họ và tên sinh viên:
Mã SV:
Lớp: Kế toán Khóa:29A
Giảng viên hướng dẫn:Ths. Nguyễn Phương Thảo
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đẩy đủ
KH Khách hàng
DN Doanh nghiệp
GTGT Gía trị gia tăng
DT Doanh thu
TK Tài khoản
DTT Doanh thu thuần
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
XK Xuất khẩu
BVMT Bảo vệ môi trường
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 5
CHƯƠNG I....................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................................. 6
1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh thương mại...........................................6
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại............................................6
1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ bán hàng ................................................................7
1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng ........................8
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng .....................................................8
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng............................................................9
1.1.3.3. Các phương thức bán...........................................................................9
1.2 Nguyên tắc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại....................13
1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho ..........................................................13
1.2.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa........................................17
1.2.3Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu .................................................19
1.2.4Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán .............................20
1.3 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng......................................................21
1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán bán hàng ...........................21
1.3.1.1Hệ thống chứng từ kế toán ...................................................................21
1.3.1.2Hệ thống sổ sách kế toán .....................................................................22
4
1.3.2Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng ....................................................24
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. .......................................................28
1.4. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...............................................28
1.4.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên.....................................................................................28
1.4.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ .....................................................................................................36
1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan........................................................36
Nguyên tắc nền tảng ghi nhận doanh thu.....................................................38
CHƯƠNG 2.................................................................................................... 41
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................ 41
2.1. Chế độ kế toán bán hàng hiện hành tại Việt Nam .....................................41
2.2. So sánh với chế độ kế toán quốc tế (IFRS) ...............................................44
CHƯƠNG 3.................................................................................................... 46
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................ 46
KẾT LUẬN..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49
5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, gắn liền với sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kèm theo đó là sự phát triển của tất cả các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Sự phát triển mang tính tập trung và chuyên môn hóa đẩy mạnh sức sản xuát của
từng cá nhân, doanh nghiệp. Nhu cầu trao đổi giao thương hàng hóa giữa các lĩnh vực
ngày càng tăng chính là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương
mại cũng như xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và dịch vụ nhằm mang lại lợi nhuận,
tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội.
Kế toán bán hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong toàn bộ hệ
thống vận động phát triển của nền kinh tế vĩ mô cũng như sự phát triển của từng cá nhân
hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức…
Phạm vi đồ án đi nghiên cứu và cùng bàn đến những vấn đề sau của Kế toán bán
hàng
Chương 1: Những vấn đề cơ bản
Chương 2: Chế độ kế toán Việt Nam về kế toán bán hàng
Chương 3: Đánh giá và đề xuất
6
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh thương mại
1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế xã hội.
Chủ thể của các hoạt động thương mại này có thể là cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được
thành lập theo đúng quy định của pháp luật
Hoạt động kinh doanh thương mại phải xuất hiện hành vi buôn bán hay nói cách
khác mục đích của việc mua hàng là để bán cho người khác mà không phải là để mình
tiêu dùng, mua ở thời điểm này để bán vào thời điểm khác, mua ở địa điểm này nhưng để
bán ở địa điểm khác là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau:
+ Về hoạt động: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ
(thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm
kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại.
+ Về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại rất đa dạng, có thể là hữu hình vật
thể như các loại vật tư phụ kiện, máy thiết bị... hoặc cũng có thể là là một loại hình phi vật
thể như dịch vụ: ví dụ: Dịch vụ taxi, dịch vụ quảng cáo...
+ Về phương thức bán hàng và lưu chuyển hàng hoá: Có 2 hình thức bán hàng và lưu
chuyển hàng hóa chính là bán buôn và bán lẻ. Bán hàng, mua hàng trực tiếp hoặc bán
7
hàng mua hàng theo hợp đồng hai bên thống nhất về phương thức giao hàng, địa điểm, chi
phí giao hàng...
+ Về tổ chức kinh doanh: Có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn,
bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại...
+ Về sự vận động của hàng hoá: Sự vận động của mỗi loiaj hàng hoá là khác nhau , tuỳ
thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập khẩu,
hàng phi vật thể, hàng hữu hình...). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng
hoá cũng khác nhau.
1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ bán hàng
+ Đối với xã hội: Bán hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái
sản xuất cho xã hội. Nếu hàng hóa được tiêu dùng nhiều hơn tức là hàng hoá được chấp
nhận, trao đổi nhiều hơn trên thị trường, do đó khi mà nhu cầu mới phát sinh cần phải có
hàng hoá mới đáp ứng cho nên điều tất yếu là quá trình tái sản xuất cũng như mở rộng sản
xuất được diễn ra liên tục.
+ Đối với thị trường hàng hoá: bán hàng thực hiện quá trình trao đổi giá trị. Người có giá
trị sử dụng (người sản xuất) thực hiện trao đổi giá trị sử dụng hàng hoá với người có giá
trị về mặt tiền tệ (người mua)
+ Đối với doanh nghiệp thương mại: Với chức năng là trung gian nối liền giữa sản xuất và
tiêu dùng nên doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hàng hoá cho
người tiêu dùng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, quá trình lưu
chuyển hàng hoá được diễn ra như sau: Mua vào- Dự trữ - Bán ra, trong đó bán hàng hoá
là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến khâu trước đó. Bán hàng quyết
định xem việc đầu tư và dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp có hiệu quả về mặt chủng loại
hoặc số lượng hay không.... Vậy bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp
thương mại cần hướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành công hay thất
bại của doanh nghiệp. Do đó thực hiện tốt khâu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thương
mại: (1) Thu hồi vốn nhanh, quay vòng tốt để tiếp tục hoạt động kinh doanh. (2) Đẩy
8
mạnh tốc độ chu chuyển vốn lưu động → quản lý vốn tốt giảm việc huy động vốn từ bên
ngoài (lãi xuất cao). (3) Thực hiện tốt quá trình chu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp
thương mại, điều hoà lượng hàng hoá mua vào, dữ trữ bán ra hợp lý. (3) Xác định được
kết quả kinh doanh để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo được tốt hơn.
(4) Hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước cũng như thực hiện
nghĩa vụ thanh toán với các bên liên quan như: ngân hàng, chủ nợ,...
1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng
1.1.3.1 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng
Yêu cầu quản lý có chức năng và vai trò quyết định trên tất cả mọi hoạt động kinh
tế, xã hội. Ở hoạt động bán hàng, vấn đề quản lý được đặt ra với bộ phận kế toán bán
hàng là rất cần thiết.
Kế toán bán hàng cần hạch toán chi tiết tình hình biến động của từng mặt hàng tiêu
thụ, cần quản lý từng khách hàng về số lượng mua như thanh toán công nợ, quản lý doanh
thu của từng khách hàng qua đó biết được từng mặt hàng nào tiêu thụ nhanh hay chậm, từ
đó có những biện pháp quản lý xúc tiến hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Ngoài ra,
nghiệp vụ bán hàng có nhiều phương thức bán hàng khác nhau do đó hiệu quả kinh doanh
của từng phương thức cũng khác nhau do số lượng, giá cả hàng hoá và phương thức thanh
toán... của từng phương thức bán hàng.
Vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là phải ghi chép, đối chiếu , so sánh chính xác để
xác định được phương thức bán hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Do bán hàng
là quá trình chuyển hoá tài sản của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền
tệ, cho nên quản lý nghiệp vụ bán hàng phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng. Tiền liên
quan đến tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ và thu hồi công nợ của khách
hàng.. điều này yêu cầu kế toán cũng như thủ quỹ phải quản lý theo từng khách hàng,
từng khoản nợ tiếp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng liên quan đến quá trình
bán ra, dự trữ hàng hoá , các khoản giảm trừ, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán..
9
Để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh phải có thông tin về tình hình hàng hoá bán ra,
trả lại để có kế hoạch kinh doanh ở kỳ tiếp theo một cách kịp thời. Thêm vào đó kế toán
phải thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng và thực hiện các chính
sách có liên quan đến hoạt động đó: giá cả, chi phí bán hàng, quảng cáo tiếp thị... đồng
thời phải tính toán và đưa ra kế hoạch về hoạt động đó một cách hợp lý.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng
Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn cần các thông tin, số liệu chi tiết, cụ thể
về hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp thương mại thì cần phải có
số liệu thống kê về hoạt động bàn hàng là đầu ra của mình. Từ những thông tin này có thể
biết mức độ tiêu thụ, phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý, luân chuyển
hàng hoá để từ đó có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng
phát triển. Do đó, kế toán nghiệp vụ bán hàng cung cấp các số liệu liên quan đến tình hình
tiêu thụ hàng hoá có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ tình hình bán hàng của doanh nghiệp
trong kỳ. Ngoài kế toán tổng hợp trên từng tài khoản, kế toán bán hàng cần phải theo dõi,
ghi chép về số lượng, kết cấu loại hàng bán, ghi chép doanh thu bán hàng, thuế GTGT
đầu ra của từng nhóm, mặt hàng theo từng đơn vị trực thuộc.
+ Tính toán giá mua thực tế của từng mặt hàng đã tiêu thụ, nhằm xác định kết quả bán
hàng.
+ Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng: đối với hàng hoá bán
chịu cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách hàng nợ,
thời hạn và tình hình trả nợ.
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục
vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.3. Các phương thức bán
Bán hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái hàng hoá sang
hình thái tiền tệ. Đây chính là giai đoạn cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất trong
10
toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp thương
mại có thể bán hàng theo các phương thức và hình thức khác nhau sau:
Bán buôn
Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị. tổ chức kinh tế khác nhằm mục
đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn
nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng vì vậy giá trị sử dụng của
hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán với số lượng lớn.
Ưu điểm của phương thức này thời gian thu hồi vốn nhanh, có điều kiện để đẩy
nhanh vòng quay của vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là chi phí lớn, tăng nguy cơ ứ đọng, dư
thừa hàng hoá.
Có hai hình thức bán buôn chủ yếu:
Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng bán phải
được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp, trong phương thức này có hai hình thức.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết,
bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận hàng xong, người
nhận hàng ký nhận vào hoá đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ.
+ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất
kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển đến kho của
bên mua hợc địa điểm quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán nhưng vẫn thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp cho nên hàng chưa được xác định là tiêu thụ và chưa ký
nhận doanh thu. Hàng hoá chỉ được xác định là tiêu thụ khi nhận được giấy báo của bên
mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán hoặc giấy báo có của ngân hàng bên mua
đã thanh toán tiền hàng. Chi phí bán hàng do hai bên thoả thuận, nếu doanh nghiệp
thương mại chịu ghi vào chi phí bán hàng, nếu bên mua chịu thì phải thu tiền của bên
mua.
11
Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau
khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua.
Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức sau:
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức
giao tay ba): doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của
bên mua tại kho người bán. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên
mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng được xác nhận là tiêu thụ.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Hàng hoá doanh nghiệp mua
của nhà cung cấp không chuyển về nhập kho mà gửi đi bán thẳng. Hàng được gửi đi vẫn
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nhận được thông báo chấp nhận thanh
toán của khách hàng thì quyền sở hữu về hàng hoá mới được chuyển giao cho khách
hàng, hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.
Bán lẻ
Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh
tế. Hàng hoá bán lẻ đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và
giá trị sử dụng của hàng đã được thực hiện. Khối lượng khách hàng lớn, khối lượng hàng
bán nhỏ, hàng hoá phong phú về mẫu mã, chủng loại và thường xuyên biến động theo nhu
cầu thị trường.
Ưu điểm: Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do vậy có
thể nắm bắt nhanh nhạy đối với sự thay đổi của nhu cầu, sự thay đổi của thị hiếu tiêu
dùng, từ đó có những biện pháp, phương án thích hợp.
Nhược điểm: Khối lượng hàng hoá bán ra chậm, thu hồi vốn chậm.
Phương thức bán hàng trả góp:
Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì hàng hoá được coi là tiêu
thụ. Người mua phải thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần số tiền, số tiền
còn lại được trả hàng tháng và phải chịu một lãi suất nhất định. Thông thường giá bán trả
góp thường lớn hơn giá bán theo phương thức thông thường.
12
Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi:
Đối với hàng hoá nhận đại lý thì đây không phải là hàng hoá của doanh nghiệp,
nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Khi nhận hàng hoá đại lý, ký
gửi, kế toán ghi đơn tài khoản 003 và phải mở sổ (thẻ) chi tiết để ghi chép phản ánh cụ thể
theo từng mặt hàng. Đơn vị nhận được một khoản hoa hồng theo tỉ lệ khi bán được hàng.
Các phương thức thanh toán
Công tác bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có thể được tiến hành theo
nhiều phương thức, hình thức khác nhau nhưng việc bán hàng nhất thiết phải gắn với việc
thanh toán với người mua. Việc thanh toán với người mua được tiến hành theo các
phương thức chủ yếu sau:
+ Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc phương thức hàng đổi hàng:Việc giao hàng và
thành toán tiền hàng được thực hiện ở cùng một thời điểm và giao hàng ngay tại doanh
nghiệp, do vậy việc bán hàng được hoàn tất ngay khi giao hàng và nhận tiền.
+ Thanh toán chậm: Hình thức này có đặc trưng cơ bản là từ khi giao hàng tới lúc thanh
toán hàng có một khoản thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào hai bên mua, bán).
+ Thanh toán qua ngân hàng: có hai hình thức: (1) Thanh toán bằng phương thức chuyển
khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua đã chấp nhận thanh toán, việc bán hàng
được xem là đã được thực hiện, doanh nghiệp chỉ cần theo dõi việc thanh toán với người
mua. (2) Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người
mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua do khối
lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp với hợp đồng về số lượng hoặc chất
lượng và quy cách: hàng hoá được chuyển đến cho người mua nhưng chưa thể xem là bán
hàng, doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chấp nhận hay không chấp nhận để xử lý trong
thời hạn quy định đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Các phần hành kế toán ảnh hưởng đến kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương
mại
13
Theo như nội dung đã được trình bày và phân tích, bán hàng là khâu trung gian kết
nối sản xuất và tiêu thụ, vì vậy quá trình thực hiện kế toán bán hàng chịu tác động của
nhiều phần hành kế toán khác nhau cũng như nhiều chủ thể kế toán tham gia khác nhau.
Một cách tổng quát, kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại chịu tác động của
các phần hành kế toán như sau:
Một là kế toán hàng tồn kho, doanh nghiệp thương mại thực hiên mua hàng hóa từ
đơn vị sản xuất và lưu trữ trong doanh nghiệp mình dưới hình thái hàng tồn kho.
Hai là kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa: Trong doanh nghiệp thương mại, hàng
tồn kho chủ yếu là hàng hóa, được theo dõi và hạch toán trên tài khoản 156.
Ba là kế toán doanh thu. Quá trình bán hàng tạo ra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu
và giá vốn hàng bán, vì vậy, nghiên cứu quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương
mại cần tập trung nghiên cứu hai phần hành kế toán quan trọng này
Cuối cùng là kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
1.2 Nguyên tắc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho
Nhóm tài khoản hàng tồn kho ( bao gồm tài khoản hàng hóa ) được dùng để phản
ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh
nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc
được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp
(nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để
bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
+ Hàng mua đang đi trên đường;
+ Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
+ Sản phẩm dở dang;
+ Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
14
+ Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác
xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh
nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán
“Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho,
xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi
nhận chi phí.
Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật
tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế
GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập
khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ
tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận
riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua
được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ
tùng thay thế.
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận
và phù hợp với bản chất của giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại,
quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc: (1) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến
mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản
phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng. (2) Trường
hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng
khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví
dụ như mua 5 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu
15
được để tính doanh thu cho cả số lượng hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được
tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong
các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp
dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào nên chỉ áp dụng cho các
doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
+ Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của
từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ
và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có
thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể
của mỗi doanh nghiệp.
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp
dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì
được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho
được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của
hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần
cuối kỳ còn tồn kho.
Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ
trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền
ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước).
Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị
hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì
phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ
16
sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi
phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được
được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của chúng.
Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo
từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn
phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với
sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai
phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương
pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại
doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa
và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong
niên độ kế toán.
Các phương pháp kế toán hàng tồn kho.
+ Phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương
pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn
vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường
xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình
biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có
thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Xem them tai website: http://eunsung.com.vn
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán
căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa
trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo
17
công thức:
Trị giá hàng
xuất kho
trong kỳ
= Trị giá hàng
tồn kho đầu kỳ
+ Tổng trị giá hàng
nhập kho trong kỳ
- Trị giá hàng
tồn kho cuối
kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập
kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị
của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài
khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng
loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư
xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ
hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng
độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng
công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
1.2.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng
hoá bất động sản. Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục
đích để bán (bán buôn và bán lẻ). Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa
dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử
dụng thì vẫn phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”. Trong giao dịch xuất nhập - khẩu
ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy
thác (bên nhận giữ hộ).
Những trường hợp sau đây không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”: (1)
Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các đơn vị khác; (2) Hàng hóa mua về dùng cho
hoạt động sản xuất (ghi vào các tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc tài khoản 153
18
“Công cụ, dụng cụ”,...).
Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo
nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Giá gốc hàng hóa
mua vào, bao gồm: (1) Giá mua; (2) Chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản
hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,...); (3) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không
được khấu trừ).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần
phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để bổ sung giá trị gia tăng hoặc khả
năng tiêu thụ của hàng hóa thì giá trị hàng mua bao gồm cả chi phí gia công, sơ chế.
Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương
pháp sau:
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước;
+ Phương pháp thực tế đích danh;
+ Phương pháp bình quân gia quyền;
Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)
có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp Giá bán
lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn
kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự
mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác
định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm
hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán
ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình
quân riêng.
Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và
hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tuỳ
thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất
19
quán.
Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay
thế (đề phòng hỏng hóc), kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa,
phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản
phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế.
Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng
hóa
1.2.3Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
Doanh thu là những khoản lợi ích kinh tế thu được làm gia tăng vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp ngoại trừ phần bổ sung thêm vốn góp của các cổ đông. Doanh thu được
ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, khi doanh nghiệp đã chắc chắn thu được các
lợi ích kinh tế. Giá trị của các khoản doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các
khoản được quyền nhận, không phân biệt giao dịch đó đã thu tiền hay sẽ thu được tiền
trong tương lai.
Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu phải được ghi nhận đồng thời theo
nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên tắc phù hợp có
thể bị xung đột với nguyên tắc thận trọng, thì kế toán viên phải căn cứ vào bản chất của
nghiệp vụ xảy ra và các Chuẩn mực kế toán liên quan để phản ánh giao dịch một cách
trung thực hợp lý. Một số trường hợp cụ thể, đó là, trong một hợp đồng kinh tế, nhiều
khoản doanh thu thành phần có thể được xác định riêng biệt, kế toán phải nhận biết các
giao dịch để thực hiện áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu sao cho phù hợp với quy
định của Chuẩn mực kế toán doanh thu. Khi nhìn nhận ở góc độ này, doanh thu được ghi
nhận phải phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được
thực hiện phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Đối với các giao dịch làm
phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và kéo dài trong tương lai, doanh
thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ, từng giai đoạn của nghĩa vụ
và ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
20
Doanh thu chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm
thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai ( trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và nghiệp
vụ kinh tế đó chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế. Việc phân loại này không phụ
thuộc vào việc dòng tiền đã phát sinh hay chưa.
Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ:
+ Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường) phải nộp lại cho ngân sách nhà nước.
+ Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng trong trường hợp bán hàng đại lý.
+ Các khoản thu phụ và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng.
+ Các trường hợp khác.
Để thuận lợi cho công tác kế toán, một số khoản thuế gián thu phải nộp mà không
thể tách riêng ra được tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, có thể được phép ghi nhận doanh
thu trên sổ sách kế toán bao gồm cả khoản thuế gián thu đó và thực hiện xác định và loại
bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp trên tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị kinh tế phụ thuộc
trong nội bộ doanh nghiện, tùy theo đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh của từng đơn
vị, doanh thu có thể được ghi nhận tại các đơn vị mà có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm,
hàng hóa giữa các khâu trong luân chuyển. Khoản doanh thu này không phụ thuộc vào
chứng từ kèm theo như xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ. Khi lập báo cáo tài chính hợp
nhất, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đều phải được
loại trừ.
Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản
phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải thực hiện kết chuyển doanh thu
để xác định kết quả kinh doanh
1.2.4Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất
động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp)
bán trong kỳ.
21
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở
số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ
hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải
trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng
tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa
chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không
từ bỏ thực hiện hợp đồng.
Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ
tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá
vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có).
Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính
vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì
được ghi giảm giá vốn hàng bán.
Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của
Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán
thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN
để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
1.3 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng
1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán bán hàng
1.3.1.1Hệ thống chứng từ kế toán
Những chứng từ chủ yếu thường được sử dụng :
+ Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng đã kí kết về bán hàng và cung cấp dịch
vụ. Đây là những yêu cầu của khách hàng hoặc những thỏa thuận giữa hai bên về chủng
loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng, các văn
bản này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý ràng buộc cả hai bên.
22
+ Chứng từ tiêu thụ: Là loại chứng từ độc lập vào lúc giao hàng, chỉ số mẫu mã
của hàng hóa, số lượng giao và các số liệu khác, được dùng như một cách thanh toán của
người mua.
+ Phiếu tiêu thụ: Là loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông
tin liên quan đến khách hàng đặt mua.
+ Hóa đơn GTGT là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, chất lượng, đơn
giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua.
+ Hóa đơn bán hàng: Là chứng từ của đơn vị bán xác nhận mẫu mã, số lượng, chất
lượng, đơn giá và số tiền bán hàng cho người mua. Hóa đơn bán hàng là căn cứ để người
bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển
hàng đi đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ.
+ Bảng thanh toán đại lý: Là chứng từ phản ánh tình hình thanh toán hàng tại đại lý
( ký gửi ) giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng. Là chứng từ để đơn vị có hàng và
đơn vị nhận đại lý ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.
+ Bản quyết toán thanh lý hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ: Là chứng từ minh
chứng cho việc chấm dứt một hoạt động giao dịch thương mại.
+ Thẻ quầy hàng: Là chứng từ theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình
nhập và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm bắt được tình
hình nhập, xuất, tồn quầy. Là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán
hàng hằng ngày.
+ Các hợp đồng, khế ước tín dụng: Là các văn bản về chính sách tín dụng thương
mại của công ty với khách hàng như chính sách bán hàng, phương thức bán hàng.
1.3.1.2Hệ thống sổ sách kế toán
23
Kết hợp các chứng từ, doanh nghiệp sử dụng một hệ thống sổ sách kế toán để phục
vụ cho việc hạch toán. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng sổ nhật ký chung trong hạch
toán bán hàng thì theo quy định về chế độ sổ sách kế toán của Bộ tài chính ban hành,
doanh nghiệp sẽ thực hiện các sổ kế toán sau đây:
+ Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nhiệm vụ kinh tế
tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan
hệ đối ứng tài khoản tiền. Các con số tổng hợp hàng ngày ghi vào sổ này được đối chiếu
với hóa đơn bán hàng. Cuối tháng, các số tổng hợp chi tiết của những sổ này sẽ được ghi
vào sổ cái tài khoản.
+ Sổ nhật ký thu tiền: Là sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của
đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho các nghiệp vụ thu tiền mặt từ hoạt động kinh
doanh, doanh thu tiền mặt và tất cả các khoản thu khác bằng tiền thu tiền qua ngân hàng,
cho từng loại tiền hoặc cho từng nơi thu tiền.
+ Sổ nhật ký mua hàng: Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ
mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của đơn vị như: Nguyên vật liệu, công cụ, hàng
hóa. Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả
tiền sau.
+ Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản
kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở hoặc một số trang liên tiếp
trên sổ cái để ghi chép trong một niên độ kế toán.
+ Các sổ và thẻ kế toán chi tiết sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng và
theo hình thức sổ nhật ký chung.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các
đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ
tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp
ứng được.
24
1.3.2Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156 - Hàng hóa
Bên Nợ:
+ Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không
được hoàn lại);
+ Chi phí thu mua hàng hóa;
+ Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công);
+ Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;
+ Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;
+ Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
+ Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư.
Bên Có:
+ Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc;
thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh;
+ Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;
+ Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;
+ Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;
+ Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;
+ Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;
+ Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ);
+ Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động
25
sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.
Số dư bên Nợ:
+ Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho;
+ Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho.
Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động
của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào);
+ Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát
sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua
hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế
cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).
Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan
trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho,
thuê bến bãi,... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến
kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình
thu mua hàng hóa.
+ Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hoá bất động sản gồm:
Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong
kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho
khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Bên Nợ:
+ Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT).
26
+ Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển.
+ Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển.
+ Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển.
+ Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Bên Có:
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
+ Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
+ Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
+ Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
+ Tài khoản 5118 - Doanh thu khác
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
27
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản
xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm
cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên
giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng
tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá
BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;
+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
Bên Có:
+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”;
+ Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết
quả hoạt động kinh doanh;
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa
số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;
28
+ Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã
bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
+ Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu
thụ.
+ Các khoản thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất
bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Bên Nợ:
+ Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm
nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
+ Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;
+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
+ Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
1.4. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.4.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên.
Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và
29
các chứng từ có liên quan:
+ Khi mua hàng hóa, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) (chi tiết hàng hóa mua vào và hàng hóa sử dụng như hàng
thay thế đề phòng hư hỏng)
Nợ TK 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế (giá trị hợp lý)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán).
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì trị giá hàng hóa mua vào bao
gồm cả thuế GTGT.
+ Khi nhập khẩu hàng hóa:
Khi nhập khẩu hàng hóa, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập
khẩu không được khấu trừ)
Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312).
Trường hợp mua hàng hóa có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì
phần giá trị hàng mua tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị hàng mua bằng ngoại tệ chưa trả được ghi
30
nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua hàng.
Trường hợp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ kế toán, hàng
hóa chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
Sang kỳ kế toán sau, khi hàng mua đang đi đường về nhập kho, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561)
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.
Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được (kể
cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua
phải thanh toán) sau khi mua hàng thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của
hàng hóa để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên
số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331,....
Có TK 156 - Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho)
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu đã tiêu thụ trong kỳ)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
Giá trị của hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng
kinh tế phải trả lại cho người bán, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có TK 156 - Hàng hóa (1561)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
31
Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,...
Khi mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải
thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước.
+ Khi mua hàng hoá bất động sản về để bán, kế toán phản ánh giá mua và các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa BĐS, ghi:
Nợ TK 1567 - Hàng hoá bất động sản (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, 331,...
Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có
quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán:
Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (TK 1567) (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ((2147) - Số hao mòn lũy kế)
32
Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán,
ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 152, 334, 331,...
Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết
chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hóa bất động sản, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1567)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Trị giá hàng hóa xuất bán được xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa (1561).
Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:
Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Nếu không tách ngay được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế.
Định kỳ kế toán xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(tổng giá thanh toán)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
+ Trường hợp thuê ngoài gia công, chế biến hàng hóa:
33
Khi xuất kho hàng hóa đưa đi gia công, chế biến, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 156 - Hàng hóa (1561).
Chi phí gia công, chế biến hàng hóa, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,...
Khi gia công xong nhập lại kho hàng hóa, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561)
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
+ Khi xuất kho hàng hóa gửi cho khách hàng hoặc xuất kho cho các đại lý, doanh nghiệp
nhận hàng ký gửi,..., ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 156 - Hàng hóa (1561).
+ Khi xuất kho hàng hóa cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp
để bán:
Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá
vốn, kế toán ghi nhận giá vốn hàng hóa xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa.
Đồng thời kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
34
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận doanh thu,
giá vốn, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa luân chuyển giữa các khâu trong nội bộ doanh
nghiệp là khoản phải thu nội bộ, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 156 - Hàng hóa
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
+ Khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ các TK 641, 642, 241, 211
Có TK 156 - Hàng hóa.
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo
pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền,
không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận
giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Có TK 156 - Hàng hóa (giá vốn).
Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được
nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm,
hàng hóa (ví dụ như mua 6 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ
số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được
tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá
vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
35
Có TK 156 - Hàng hóa.
Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho
cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
Nếu hàng hóa biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen
thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông
thường, ghi:
Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân
viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 156 - Hàng hóa.
Ghi nhận doanh thu của hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi,
ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp là nhà phân phối hoạt động thương mại được nhận hàng
hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua
hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối
- Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo
cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản
trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng
nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.
36
- Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến
mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại
không phải trả lại, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)
Có TK 711 - Thu nhập khác.
1.4.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
+ Đầu kỳ, kế toán căn cứ giá trị hàng hoá đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển trị giá
hàng hóa tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng
Có TK 156 - Hàng hóa.
+ Cuối kỳ kế toán:
- Tiến hành kiểm kê xác định số lượng và giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Căn cứ vào
tổng trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 156 - Hàng hóa
Có TK 611 - Mua hàng.
+ Căn cứ vào kết quả xác định tổng trị giá hàng hóa đã xuất bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 611 - Mua hàng.
1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) - Hàng tồn kho là quy định và hướng
dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán
hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể
thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính.
37
Hàng tồn kho đề cập trong chuẩn mực này gồm:
- Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng
gửi đi bán.
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
- Sản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa làm thủ
tục nhập kho.
- NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho và đã mua đang đi trên đường.
- Chi phí dịch vụ dở dang
Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện
được. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu
quả.
Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí
có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và
giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí
mua.
Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, theo chuẩn mực gồm 4 phương pháp:
phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp
nhập trước, xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước.
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực
hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) – Doanh thu
38
Trong IAS 18, doanh thu được định nghĩa là " dòng tiền đầu vào mà doanh nghiệp
thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh (dòng tiền dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở
hữu hoặc ảnh hưởng đến sự thay đổi trong cơ cấu vốn chủ sở hữu)
Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
+ Doanh thu là những khoản không bao gồm chi phí bán hàng. Ví dụ, nếu bán hàng hóa
với giá 1000 USD, chi phí bán hàng là 100 USD. Khi đó doanh thu được ghi nhận là
1000 USD chứ không phải 900 USD ($1000-$100).
+ Doanh thu được ghi nhận trên giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, thực hiện
bởi doanh nghiệp. Những tài sản, máy móc thiết bị được bán thanh lý khi hết hạn sử
dụng thì không được ghi nhận là một khoản doanh thu. Trong trường hợp này, ta ghi
nhận khoản chênh lệch do việc thanh lý tài sản như một khoản lỗ/ lãi và giá trị này được
kết chuyển vào chi phí/doanh thu hoạt động (khi có đầy đủ chứng từ, ta sẽ ghi nhận
khoản này trên một hạng mục riêng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) .
+ Các khoản thuế đầu ra về bản chất là khoản thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước nên
doanh nghiệp không được phép ghi nhận là doanh thu. Ví dụ, nếu hàng hóa được bán
với giá 1100 USD (đã bao gồm thuế đầu ra 10%), khi đó ta có doanh thu là 1000 USD
chứ không phải là 1100 USD.
+ Trong trường hợp bán hàng dưới hình thức đại lý, doanh thu là khoản hoa hồng thu
được khi bán được sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: một đại lý vé máy bay bán vé cho khách
hàng với giá 1500 USD cộng với một khoản hoa hồng là 100 USD, do đó khách hàng trả
tiền 1600 USD. Sau đó, đại lý này phải trả 1500 USD cho hãng hàng không để họ cung
cấp dịch vụ. Đại lý bây giờ ghi nhận doanh thu 100 USD.
Nguyên tắc nền tảng ghi nhận doanh thu
Nguyên tăc ghi nhận doanh thu theo IAS 18 được trình bày dưới 3 tiêu chí:
Thứ nhất là tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu được ghi nhận khi tất cả các điều kiện
sau đều thỏa mãn :
+ Người bán đã chuyển giao rủi ro và các quyền sở hữu hàng hoá cho người mua.
39
+ Bên bán không còn quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa sau khi đã chuyển giao cho
người mua.
+ Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Người bán có thể thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
+ Các chi phí phát sinh phát sinh được xác định một cách đáng tin cậy.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số điểm như sau:
+ Một số điều kiện ( đặc biệt là điều kiện 1 và 2 ) cần được giải thích rõ ràng và được
đảm bảo cho việc ghi nhận doanh thu.
+ Các điều kiện trên có thể sẽ được thỏa mãn cùng một lúc tại một thời điểm cụ thể và
khi đó, doanh thu sẽ được ghi nhận. Cách ghi nhận này có phần trái ngược với cách ghi
nhận doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ.
Thứ hai là cung cấp dịch vụ. Như được trình bày ở trên, ghi nhận doanh thu từ việc
cung cấp dịch vụ được thực hiện dưới một hình thái khác. IAS 18 khẳng định “đó là cách
mà các kết quả của một giao dịch/ hợp đồng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có thể
được ước tính một cách đáng tin cậy , doanh thu cần phải được ghi nhận theo tiến độ hoàn
thành của giao dịch/ hợp đồng vào cuối kỳ báo cáo “. Nói cách khác, doanh thu được ghi
nhận theo các giai đoạn hoàn thiện, chứ không phải được ghi nhận cùng một lúc giống
như trường hợp ghi nhận doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hoá . IAS 18 cũng bổ sung rằng
kết quả của một giao dịch, hợp đồng dịch vụ có thể được xác định khi tất cả các điều kiện
sau đây được thỏa mãn:
+ Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy.
+ Người bán có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch này.
+ Mức độ hoàn thành của giao dịch tại cuối kỳ báo cáo được xác định một cách đáng tin
cậy.
+ Các chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch được xác định
một cách đáng tin cậy.
IAS 18 không quy định bắt buộc phải thực hiện một phương pháp xác định duy
nhất, do đó doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để xác định giai đoạn
40
hoàn thành một giao dịch/ hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, IAS 18 cũng đề xuất
một số phương pháp như sau:
+ Khảo sát công việc thực hiện .
+ Mức độ dịch vụ đã thực hiện được = Số lượng dịch vụ đã thực hiện/ Tổng số dịch vụ
cần thực hiện x 100%
+ Tỷ lệ chi phí phát sinh = Số chi phí phát sinh/ Tổng số chi phí ước tính cho việc thực
hiện dịch vụ x 100%
Trong trường hợp số liệu về kết quả của việc cung cấp dịch vụ không thể ước tính
được (ví dụ như khi giao dịch, hợp đồng cung cấp dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu),
khi đó doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trong phạm vi các chi phí phát sinh do bên bán
và giả định các chi phí này sẽ được thu hồi từ người mua.
41
CHƯƠNG 2
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1. Chế độ kế toán bán hàng hiện hành tại Việt Nam
Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp, thông tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư số 244/2009/TT-BTC. Theo đó, Thông tư hướng dẫn
kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
Một số điểm mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan ảnh
hưởng đến công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại:
Một là về nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kế toán bán hàng, chế độ kế toán mới đã
phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi, tôn trọng bản chất hơn hình thức, tức là tôn
trọng bản chất của nghiệp vụ kinh tế hơn hình thức thể hiện. Chế độ kế toán hiện hành có
sự linh hoạt và mở, cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm
của Việt Nam.
Hai là thực hiện bỏ các tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
531 - Hàng bán bị trả lại
532 - Giảm giá hàng bán
Thay đổi tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531,
532 trước đây)
Bổ sung tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản. Trong đó tài khoản 2294 - Dự
phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Việc thay đổi này giúp công việc kế toán bán hàng trở nên đơn giản và hiệu quả,
loại bỏ và sát nhập những tài khoản trung gian không cần thiết, bản chất của giao dịch
42
kinh tế được thể hiện rõ ràng hơn, giúp đơn giản hóa công tác kế toán bán hàng, từ đó tiết
kiệm được chi phí kế toán.
Ba là về việc kế toán doanh thu bán hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
+ Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng kèm khuyến mại, quảng cáo có
điều kiện: Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ
nhận được những lợi ích đó khi phải đi kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản
phẩm ( mua hai tặng một ) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho
cả hai loại hàng ( bao gồm cả hàng khuyến mại), giá trị hàng khuyến mại được tính vào
giá vốn hàng bán
+ Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả
góp: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả
tiền ngay chưa có thuế, định khoản:
Nợ TK 131
Có TK 511, 333, 3387
Định kì ghi nhận doanh thu tiền lãi
Nợ TK 3387
Có TK 515 (Lãi trả chậm, trả góp)
+ Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng thu tiền kèm theo điều khoản
chiết khấu thanh toán: Bút toán ghi nhận doanh thu khi doanh nghiệp bán hàng
Nợ TK 131
Có TK 511, 3331
Khi khách hàng thanh toán tiền, khoản chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng
do thanh toán trước hạn phải được thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, thực
hiện định khoản
Nợ TK 635
Có TK 131, 111, 112
+ Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống: giao
dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống
phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện như sau: (1) Người mua sẽ được tích điểm thưởng
43
khi mua sản phẩm cho đến khi đủ một lượng nhất định để đổi lấy một lợi ích nào đó như
sản phẩm, chiết khấu hoặc giảm giá. (2) Người bán phải xác định được một giá trị hợp lý
của hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn phí hoặc số chiết khấu, giảm giá cho người
mua khi họ đạt được các điều kiện của chương trình. (3) Chương trình phải có giới hạn cụ
thể về thời gian cho việc tích lũy điểm thưởng. (4) Sau khi nhận được sản phẩm miễn phí
hoặc khoản chiết khấu, giảm giá, người mua bị trừ số điểm tích lũy theo quy định của
chương trình. (5) Việc cung cấp sản phẩm, chiết khấu hay giảm giá ( phần thưởng ) có thể
do chính người bán cung cấp hoặc bên thứ ba theo quy định của chương trình.
Phương pháp kế toán:
Khi bán sản phẩm trong chương trình, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng
số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện ( phần giá trị hợp lý của hàng hóa,
dịch vụ sẽ được cung cấp miễn phí, chiết khấu hoặc giảm giá).
Nợ TK 112,131
Có TK 511, 3387, 333
Khi hết thời hạn của chương trình, khách hàng không tích lũy đủ điểm thưởng thì
người bán không có nghĩa vụ phải thanh toán các ưu đãi cho người mua. Kế toán kết
chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Nợ TK 3387 ( Doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 511
Ngược lại, khi khách hàng đáp ứng được các yêu cầu để nhận thưởng, khoản doanh
thu chưa thực hiện được xử lý như sau.
Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp những ưu đãi, khoản doanh thu chưa
thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ
Nợ TK 3387 ( Doanh thu chưa thực hiện)
Có TK 511
Trường hợp bên thứ ba là người cung ứng các ưu đãi cho người mua thì kế toán
thực hiện ghi sổ như sau: (1) Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ
ba, phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho
bên thứ ba đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ
44
Nợ TK 3387
Có TK 511 ( Phần chênh lệch )
Có TK 111, 112
(2) Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba ( mua đứt ), toàn
bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ đươc ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 3387
Có TK 511
Nợ TK 632
Có TK 112,331
2.2. So sánh với chế độ kế toán quốc tế (IFRS)
Việc áp dụng IFRS sẽ tiếp tục mở rộng ra nhiều quốc gia trong những năm tới, bao
gồm các nước tại châu Á và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Tại Việt Nam, IFRS đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp niêm
yết, đối tượng đầu tiên dự kiến áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ
Tài chính đến năm 2020.
Từ năm 2014, việc ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh
nghiệp thay thế Quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư
202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất đã đưa chế độ kế toán và
lập báo cáo tài chính của Việt Nam tiến lại gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS
và IFRS.
Tuy nhiên, IFRS là những nguyên tắc chung, có tính chất khuyến cáo cho các quốc
gia, không gắn trực tiếp với quốc gia nào. Vì vậy, khi triển khai áp dụng chuẩn mực này
tại Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình
thức điển luật, trong khi hầu hết các nước phát triển lại áp dụng luật chung.
Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành
các quy định pháp lý, trong đó có các quy định về chuẩn mực kế toán. Cụ thể, hệ thống
chính sách và chuẩn mực kế toán của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề
45
cao sự tuân thủ các quy định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét
đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu
tố chủ quan và các xét đoán.
Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước khác
và vẫn đang quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Các hoạt động kinh tế còn
đơn giản so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như Anh, Mỹ, EU; Thị
trường tài chính chưa phát triển mạnh, chủ yếu hoạt động trong phạm vi quốc gia và chưa
liên thông với thị trường vốn trên thế giới; Thị trường vốn hoạt động đang trong giai đoạn
hình thành chưa sẵn sàng cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy; Một
số DN không muốn áp dụng IFRS do ngại công khai về tình hình tài chính của mình;
Nguồn nhân lực nhìn chung còn hạn chế, yêu cầu kỹ thuật của IFRS khá phức tạp, một số
xét đoán mang tính chủ quan, đòi hỏi trình độ và đạo đức nghề nghiệp của người làm kế
toán…
46
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Từ phương diện lý thuyết cho đến thực tế khi nghiên cứu kế toán bán hàng trong
doanh nghiệp thương mại, đặc biệt trong thời gian gần đây khi hàng loạt các văn bản pháp
lý được ban hành mới, sửa đổi bổ sung, cho ta thấy nhiều mặt khó khăn hạn chế trong
việc thực hành và áp dụng chế độ kế toán mới. Vận dụng chế dộ kế toán mới ( Thông tư
200/2014/TT-BTC ) đặc ra thách thức cho doanh nghiệp là phải thay đổi, nhưng cũng mở
ra cơ hội cho công tác kế toán của doanh nghiệp trong việc vận dụng linh hoạt những quy
định của thông tư. Sau đây là một số đề xuất của tôi nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng:
Một là tổ chức các bộ phận có liên quan đến các phần hành kế toán bán hàng cũng
như phần hành kế toán liên quan để phân tích từng tài khoản cũ - mới và thực hiện chuyển
sổ chính xác. Thay đổi số hiệu tài khoản, dẫn đến những thay đổi về việc ghi nhận các
giao dịch và hạch toán. Khi chuyển đổi sang tài khoản mới kế toán phải phân tích tài
khoản cũ thật rõ ràng để chuyển đổi cho phù hợp không gây sự xáo trộn tài khoản.
Với doanh nghiệp có các chủng loại hàng hóa phong phú thì câu hỏi đặt ra là mở
sổ chi tiết như thế nào để kiểm kê nhanh, hiệu quả và cần phải ghi chép sổ sách giấy tờ gì
khi nhận hàng cho hợp lý, cuối tháng dễ kiểm tra, đối chiếu; Đồng thời nên mở những tài
khoản nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là trong trường hợp thực hiện kế toán doanh thu bán hàng theo Thông tư 200,
đặc biệt là khi thực hiện kế toán các ưu đãi từ chương trình dành cho khách hàng truyền
thống, ví dụ như chiết khâu thương mại hoặc giảm giá hàng bán. Nếu trong trường hợp
chưa xác định được lượng ưu đãi ( chưa hết chương trình) thì doanh thu được ghi nhận
theo giá chưa trừ chiết khấu ( doanh thu gộp ). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu
khách hàng đủ điều kiện nhận chiết khấu hay giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng
khoản ưu đãi ấy để định kỳ điểu chỉnh giảm doanh thu gộp. Do vậy, để đảm bảo tính nhất
47
quán, bút toán ghi nhận doanh thu ở trên được ghi nhận theo doanh thu gộp. Tuy nhiên,
đồng thời để đảm bảo cả nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức, nguyên tắc phù hợp
và nguyên tắc giá trị hợp lý trong ghi nhận doanh thu bán hàng, cuối tháng kế toán cần
tiến hành tổng hợp toàn bộ doanh thu gộp bán hàng phát sinh từ chương trình dành cho
khách hàng truyền thống vẫn còn trong thời hạn quy định của chương trình và trên cơ sở
đó ước tính khoản chiết khấu, giảm giá cho các khách hàng có khả năng nhận được tương
ứng với doanh thu đã ghi nhận trong tháng. Điều này cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả
công tác kế toán, khi đã đơn giản hóa và giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán.
Ba là đối với doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng kèm khuyến mại,
quảng cáo có điều kiện. Thông tư 200/2014/TT-BTC đã đưa ra nguyên tắc ghi nhận đối
với trường hợp này nhưng không có hướng dẫn chi tiết cụ thể dẫn đến sự không rõ ràng,
không có tính phổ quát, và nó chỉ áp dụng được khi sản phẩm khuyến mại chính là sản
phẩm đó. Trên thực tế, việc bán hàng kèm khuyến mại rất đa dạng khi mà sản phẩm
khuyến mại thường được mua từ các đơn vị khác để làm quà. Trong trường hợp này, ta có
thể áp dụng tương tự như QĐ15/2006/QĐ-BTC khi cho phần giá trị khuyến mại vào chi
phí bán hàng và chỉ ghi nhận số hàng bán chính thức ở bút toán doanh thu.
Bút toán doanh thu bán hàng trong trường hợp sản phẩm khuyến mại chính là sản
phẩm của công ty:
Nợ TK 111, 112, 131
Nợ TK 5211
Có TK 5112 ( kể cả khuyến mại), 333
http://eunsung.com.vn/hieu-ro-ve-hoa-chat-giat-la/
48
KẾT LUẬN
Việc vận dụng các chế độ kế toán mới là tất yếu và cần thiết, góp phần hoàn thiện
khung pháp lý về kế toán tại Việt Nam, phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế
ngày càng sâu rộng của quốc gia. Tuy còn gặp phải một số bất cập, vướng mắc, nhưng
những điểm mới trong thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan như bỏ một
số tài khoản, thay đổi tên một số tài khoản, thay đổi bổ sung các nguyên tấc kế toán là cơ
sở cho việc hoàn thiện kế toán doanh thu trong doanh nghiệp; đáp ứng được quá trình
thay đổi nhanh chóng trong sự đa dạng của các loại hình kinh doanh, cũng như sự phức
tạp hơn trong việc xác định các khoản chi phí tương ứng với doanh thu. Kế toán bán
hàng, vì thế, sẽ phải càng được hoàn thiện, chi tiết, chính xác và tôn trọng các chuẩn mực
và quy tắc kế toán nhằm tương xứng với một môi trường kinh doanh đang mở rộng và
hiện đại hóa, khi mà các doanh nghiệp đang đa dạng các hình thức bán hàng và lưu
thông sản phẩm của chính mình.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này chưa
có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô
giáo để đề án của em được tốt hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ
Nguyễn Phương Thảo đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. NXB Kinh tế quốc dân.-2012.
2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14): Doanh thu và thu nhập khác.
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02): Hàng tồn kho
4. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 và 11 (IAS 18 và IAS 11)
5. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02): Hàng tồn kho
6. Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế
toán doanh nghiệp.
7. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán và các văn bản, tạp chí liên quan.
https://vi-vn.facebook.com/eunsunghoachatgiatlavesinhcongnghiep/

More Related Content

What's hot

Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú TháiĐề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựngĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Yen Bach
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu PetrolimexĐề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanhChương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
VinhLe's Messi
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Quang Phi Chu
 
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAYLuận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến thanĐề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toan
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toanBao cao thuc tap tot nghiep ke toan
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toan
thantaivila
 
1368136
13681361368136
1368136
sasasasaasa
 
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
Công ty cổ phần Hệ thống 1-V
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Nguyen Minh Chung Neu
 
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Thu Trang
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Xuan Le
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú TháiĐề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Phú Thái
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựngĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xây dựng
 
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty dịch vụ thương mại
 
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh hay nhất 2017
 
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
Ke toan ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_2089
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu PetrolimexĐề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
Đề tài: Kế toán bán hàng tại công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex
 
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán kết quả bán hàng ở công ty vật tư thiết bị toàn bộ - Gửi miễn...
 
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanhChương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
Chương 4 5 6 kế toán xac định kết quả kinh doanh
 
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
[Đề tài]Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh hay
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAYLuận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
Luận văn: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty Nhị Sơn, HAY
 
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến thanĐề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
Đề tài: Hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá ở công ty chế biến than
 
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toan
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toanBao cao thuc tap tot nghiep ke toan
Bao cao thuc tap tot nghiep ke toan
 
1368136
13681361368136
1368136
 
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
Một số nghiệp vụ cơ bản trong 1C:Bán lẻ 8
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàngBáo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
 
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
Luan van tot_nghiep_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_ban_hang__8695
 
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
Luận văn tốt nghiệp “ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi n...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương m...
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bóng Đèn - Gửi miễ...
 

Similar to Ke toan ban hang trong kinh doanh may giat cong nghiep, hoa chat giat la

KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY  KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
OnTimeVitThu
 
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhCơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
luanvantrust
 
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanhKhái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công TyChuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
OnTimeVitThu
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuậtĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Học kế toán thực tế
 
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
Dương Hà
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựngKế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
Đức Khôi Phạm
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ  BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ  BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
OnTimeVitThu
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tưĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Ke toan ban hang trong kinh doanh may giat cong nghiep, hoa chat giat la (20)

KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY  KHÓA LUẬN:  KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
KHÓA LUẬN: KẾ TOÁN BÁN NHÓM HÀNG ĐỒ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
 
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhCơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Min...
 
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanhKhái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ của kế toán báng hàng xác định kết quả kinh doanh
 
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công TyChuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
Chuyên Đề Thực Tập Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở CÔNG...
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuậtĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty dịch vụ kỹ thuật
 
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩmKế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
 
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
Cơ sở lý luận về kế toán bán Hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh ...
 
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh  tại ...
Thực trạng về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ...
 
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mạiĐề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
Đề tài: Kế toán thành phẩm tiêu thụ tại công ty dịch vụ thương mại
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
 
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
Đề tài: Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thương mạ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công Ty thương mại, 9đ
 
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựngKế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại công ty sản xuất xây dựng
 
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
1.1luận văn kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng công ty TNHH thương...
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ  BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ  BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN HÀNG TẠI SIÊU THỊ MM MEGA MARKET
 
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tưĐề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
Đề tài: Kế toán và xác định kết quả bán hàng tại Công ty tư vấn đầu tư
 

Recently uploaded

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (7)

BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 

Ke toan ban hang trong kinh doanh may giat cong nghiep, hoa chat giat la

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: Bàn về kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Họ và tên sinh viên: Mã SV: Lớp: Kế toán Khóa:29A Giảng viên hướng dẫn:Ths. Nguyễn Phương Thảo Hà Nội, tháng 11 năm 2018
  • 2. 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đẩy đủ KH Khách hàng DN Doanh nghiệp GTGT Gía trị gia tăng DT Doanh thu TK Tài khoản DTT Doanh thu thuần TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XK Xuất khẩu BVMT Bảo vệ môi trường
  • 3. 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 5 CHƯƠNG I....................................................................................................... 6 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................................. 6 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh thương mại...........................................6 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại............................................6 1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ bán hàng ................................................................7 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng ........................8 1.1.3.1 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng .....................................................8 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng............................................................9 1.1.3.3. Các phương thức bán...........................................................................9 1.2 Nguyên tắc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại....................13 1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho ..........................................................13 1.2.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa........................................17 1.2.3Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu .................................................19 1.2.4Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán .............................20 1.3 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng......................................................21 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán bán hàng ...........................21 1.3.1.1Hệ thống chứng từ kế toán ...................................................................21 1.3.1.2Hệ thống sổ sách kế toán .....................................................................22
  • 4. 4 1.3.2Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng ....................................................24 Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. .......................................................28 1.4. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu ...............................................28 1.4.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.....................................................................................28 1.4.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ .....................................................................................................36 1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan........................................................36 Nguyên tắc nền tảng ghi nhận doanh thu.....................................................38 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 41 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................ 41 2.1. Chế độ kế toán bán hàng hiện hành tại Việt Nam .....................................41 2.2. So sánh với chế độ kế toán quốc tế (IFRS) ...............................................44 CHƯƠNG 3.................................................................................................... 46 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI................................................................ 46 KẾT LUẬN..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49
  • 5. 5 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, kèm theo đó là sự phát triển của tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Sự phát triển mang tính tập trung và chuyên môn hóa đẩy mạnh sức sản xuát của từng cá nhân, doanh nghiệp. Nhu cầu trao đổi giao thương hàng hóa giữa các lĩnh vực ngày càng tăng chính là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt động kinh doanh thương mại cũng như xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và dịch vụ nhằm mang lại lợi nhuận, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Kế toán bán hàng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống vận động phát triển của nền kinh tế vĩ mô cũng như sự phát triển của từng cá nhân hộ kinh doanh, doanh nghiệp, tổ chức… Phạm vi đồ án đi nghiên cứu và cùng bàn đến những vấn đề sau của Kế toán bán hàng Chương 1: Những vấn đề cơ bản Chương 2: Chế độ kế toán Việt Nam về kế toán bán hàng Chương 3: Đánh giá và đề xuất
  • 6. 6 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh thương mại 1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Chủ thể của các hoạt động thương mại này có thể là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo đúng quy định của pháp luật Hoạt động kinh doanh thương mại phải xuất hiện hành vi buôn bán hay nói cách khác mục đích của việc mua hàng là để bán cho người khác mà không phải là để mình tiêu dùng, mua ở thời điểm này để bán vào thời điểm khác, mua ở địa điểm này nhưng để bán ở địa điểm khác là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau: + Về hoạt động: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương mại. + Về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại rất đa dạng, có thể là hữu hình vật thể như các loại vật tư phụ kiện, máy thiết bị... hoặc cũng có thể là là một loại hình phi vật thể như dịch vụ: ví dụ: Dịch vụ taxi, dịch vụ quảng cáo... + Về phương thức bán hàng và lưu chuyển hàng hoá: Có 2 hình thức bán hàng và lưu chuyển hàng hóa chính là bán buôn và bán lẻ. Bán hàng, mua hàng trực tiếp hoặc bán
  • 7. 7 hàng mua hàng theo hợp đồng hai bên thống nhất về phương thức giao hàng, địa điểm, chi phí giao hàng... + Về tổ chức kinh doanh: Có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiến thương mại... + Về sự vận động của hàng hoá: Sự vận động của mỗi loiaj hàng hoá là khác nhau , tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng xuất nhập khẩu, hàng phi vật thể, hàng hữu hình...). Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau. 1.1.2 Vai trò của nghiệp vụ bán hàng + Đối với xã hội: Bán hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái sản xuất cho xã hội. Nếu hàng hóa được tiêu dùng nhiều hơn tức là hàng hoá được chấp nhận, trao đổi nhiều hơn trên thị trường, do đó khi mà nhu cầu mới phát sinh cần phải có hàng hoá mới đáp ứng cho nên điều tất yếu là quá trình tái sản xuất cũng như mở rộng sản xuất được diễn ra liên tục. + Đối với thị trường hàng hoá: bán hàng thực hiện quá trình trao đổi giá trị. Người có giá trị sử dụng (người sản xuất) thực hiện trao đổi giá trị sử dụng hàng hoá với người có giá trị về mặt tiền tệ (người mua) + Đối với doanh nghiệp thương mại: Với chức năng là trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng nên doanh nghiệp thương mại có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùng. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, quá trình lưu chuyển hàng hoá được diễn ra như sau: Mua vào- Dự trữ - Bán ra, trong đó bán hàng hoá là khâu cuối cùng nhưng lại có tính chất quyết định đến khâu trước đó. Bán hàng quyết định xem việc đầu tư và dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp có hiệu quả về mặt chủng loại hoặc số lượng hay không.... Vậy bán hàng là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp thương mại cần hướng tới và rất quan trọng, nó quyết định đến việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó thực hiện tốt khâu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp thương mại: (1) Thu hồi vốn nhanh, quay vòng tốt để tiếp tục hoạt động kinh doanh. (2) Đẩy
  • 8. 8 mạnh tốc độ chu chuyển vốn lưu động → quản lý vốn tốt giảm việc huy động vốn từ bên ngoài (lãi xuất cao). (3) Thực hiện tốt quá trình chu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại, điều hoà lượng hàng hoá mua vào, dữ trữ bán ra hợp lý. (3) Xác định được kết quả kinh doanh để hoạch định kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo được tốt hơn. (4) Hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước cũng như thực hiện nghĩa vụ thanh toán với các bên liên quan như: ngân hàng, chủ nợ,... 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ bán hàng 1.1.3.1 Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng Yêu cầu quản lý có chức năng và vai trò quyết định trên tất cả mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Ở hoạt động bán hàng, vấn đề quản lý được đặt ra với bộ phận kế toán bán hàng là rất cần thiết. Kế toán bán hàng cần hạch toán chi tiết tình hình biến động của từng mặt hàng tiêu thụ, cần quản lý từng khách hàng về số lượng mua như thanh toán công nợ, quản lý doanh thu của từng khách hàng qua đó biết được từng mặt hàng nào tiêu thụ nhanh hay chậm, từ đó có những biện pháp quản lý xúc tiến hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. Ngoài ra, nghiệp vụ bán hàng có nhiều phương thức bán hàng khác nhau do đó hiệu quả kinh doanh của từng phương thức cũng khác nhau do số lượng, giá cả hàng hoá và phương thức thanh toán... của từng phương thức bán hàng. Vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là phải ghi chép, đối chiếu , so sánh chính xác để xác định được phương thức bán hàng hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình. Do bán hàng là quá trình chuyển hoá tài sản của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ, cho nên quản lý nghiệp vụ bán hàng phải quản lý cả hai mặt tiền và hàng. Tiền liên quan đến tình hình thu hồi tiền bán hàng, tình hình công nợ và thu hồi công nợ của khách hàng.. điều này yêu cầu kế toán cũng như thủ quỹ phải quản lý theo từng khách hàng, từng khoản nợ tiếp theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng liên quan đến quá trình bán ra, dự trữ hàng hoá , các khoản giảm trừ, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán..
  • 9. 9 Để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh phải có thông tin về tình hình hàng hoá bán ra, trả lại để có kế hoạch kinh doanh ở kỳ tiếp theo một cách kịp thời. Thêm vào đó kế toán phải thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng và thực hiện các chính sách có liên quan đến hoạt động đó: giá cả, chi phí bán hàng, quảng cáo tiếp thị... đồng thời phải tính toán và đưa ra kế hoạch về hoạt động đó một cách hợp lý. 1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng Các nhà quản trị doanh nghiệp luôn luôn cần các thông tin, số liệu chi tiết, cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp thương mại thì cần phải có số liệu thống kê về hoạt động bàn hàng là đầu ra của mình. Từ những thông tin này có thể biết mức độ tiêu thụ, phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình quản lý, luân chuyển hàng hoá để từ đó có những biện pháp cụ thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Do đó, kế toán nghiệp vụ bán hàng cung cấp các số liệu liên quan đến tình hình tiêu thụ hàng hoá có những đặc điểm cơ bản sau: + Ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác đầy đủ tình hình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài kế toán tổng hợp trên từng tài khoản, kế toán bán hàng cần phải theo dõi, ghi chép về số lượng, kết cấu loại hàng bán, ghi chép doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm, mặt hàng theo từng đơn vị trực thuộc. + Tính toán giá mua thực tế của từng mặt hàng đã tiêu thụ, nhằm xác định kết quả bán hàng. + Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng: đối với hàng hoá bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách hàng nợ, thời hạn và tình hình trả nợ. + Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Các phương thức bán Bán hàng là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Đây chính là giai đoạn cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất trong
  • 10. 10 toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo các phương thức và hình thức khác nhau sau: Bán buôn Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị. tổ chức kinh tế khác nhằm mục đích tiếp tục chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng vì vậy giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng thường được bán với số lượng lớn. Ưu điểm của phương thức này thời gian thu hồi vốn nhanh, có điều kiện để đẩy nhanh vòng quay của vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên phương thức này có nhược điểm là chi phí lớn, tăng nguy cơ ứ đọng, dư thừa hàng hoá. Có hai hình thức bán buôn chủ yếu: Bán buôn qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp, trong phương thức này có hai hình thức. + Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp. Khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký nhận vào hoá đơn bán hàng và hàng đó được xác định là tiêu thụ. + Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển đến kho của bên mua hợc địa điểm quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho nên hàng chưa được xác định là tiêu thụ và chưa ký nhận doanh thu. Hàng hoá chỉ được xác định là tiêu thụ khi nhận được giấy báo của bên mua nhận được hàng và chấp nhận thanh toán hoặc giấy báo có của ngân hàng bên mua đã thanh toán tiền hàng. Chi phí bán hàng do hai bên thoả thuận, nếu doanh nghiệp thương mại chịu ghi vào chi phí bán hàng, nếu bên mua chịu thì phải thu tiền của bên mua.
  • 11. 11 Bán buôn vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức sau: + Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao, nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng được xác nhận là tiêu thụ. + Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Hàng hoá doanh nghiệp mua của nhà cung cấp không chuyển về nhập kho mà gửi đi bán thẳng. Hàng được gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng thì quyền sở hữu về hàng hoá mới được chuyển giao cho khách hàng, hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ. Bán lẻ Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế. Hàng hoá bán lẻ đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng đã được thực hiện. Khối lượng khách hàng lớn, khối lượng hàng bán nhỏ, hàng hoá phong phú về mẫu mã, chủng loại và thường xuyên biến động theo nhu cầu thị trường. Ưu điểm: Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do vậy có thể nắm bắt nhanh nhạy đối với sự thay đổi của nhu cầu, sự thay đổi của thị hiếu tiêu dùng, từ đó có những biện pháp, phương án thích hợp. Nhược điểm: Khối lượng hàng hoá bán ra chậm, thu hồi vốn chậm. Phương thức bán hàng trả góp: Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua thì hàng hoá được coi là tiêu thụ. Người mua phải thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần số tiền, số tiền còn lại được trả hàng tháng và phải chịu một lãi suất nhất định. Thông thường giá bán trả góp thường lớn hơn giá bán theo phương thức thông thường.
  • 12. 12 Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi: Đối với hàng hoá nhận đại lý thì đây không phải là hàng hoá của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Khi nhận hàng hoá đại lý, ký gửi, kế toán ghi đơn tài khoản 003 và phải mở sổ (thẻ) chi tiết để ghi chép phản ánh cụ thể theo từng mặt hàng. Đơn vị nhận được một khoản hoa hồng theo tỉ lệ khi bán được hàng. Các phương thức thanh toán Công tác bán hàng trong doanh nghiệp thương mại có thể được tiến hành theo nhiều phương thức, hình thức khác nhau nhưng việc bán hàng nhất thiết phải gắn với việc thanh toán với người mua. Việc thanh toán với người mua được tiến hành theo các phương thức chủ yếu sau: + Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc phương thức hàng đổi hàng:Việc giao hàng và thành toán tiền hàng được thực hiện ở cùng một thời điểm và giao hàng ngay tại doanh nghiệp, do vậy việc bán hàng được hoàn tất ngay khi giao hàng và nhận tiền. + Thanh toán chậm: Hình thức này có đặc trưng cơ bản là từ khi giao hàng tới lúc thanh toán hàng có một khoản thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào hai bên mua, bán). + Thanh toán qua ngân hàng: có hai hình thức: (1) Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua đã chấp nhận thanh toán, việc bán hàng được xem là đã được thực hiện, doanh nghiệp chỉ cần theo dõi việc thanh toán với người mua. (2) Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua do khối lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp với hợp đồng về số lượng hoặc chất lượng và quy cách: hàng hoá được chuyển đến cho người mua nhưng chưa thể xem là bán hàng, doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chấp nhận hay không chấp nhận để xử lý trong thời hạn quy định đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. Các phần hành kế toán ảnh hưởng đến kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
  • 13. 13 Theo như nội dung đã được trình bày và phân tích, bán hàng là khâu trung gian kết nối sản xuất và tiêu thụ, vì vậy quá trình thực hiện kế toán bán hàng chịu tác động của nhiều phần hành kế toán khác nhau cũng như nhiều chủ thể kế toán tham gia khác nhau. Một cách tổng quát, kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại chịu tác động của các phần hành kế toán như sau: Một là kế toán hàng tồn kho, doanh nghiệp thương mại thực hiên mua hàng hóa từ đơn vị sản xuất và lưu trữ trong doanh nghiệp mình dưới hình thái hàng tồn kho. Hai là kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa: Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hóa, được theo dõi và hạch toán trên tài khoản 156. Ba là kế toán doanh thu. Quá trình bán hàng tạo ra nghiệp vụ ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, vì vậy, nghiên cứu quá trình bán hàng trong doanh nghiệp thương mại cần tập trung nghiên cứu hai phần hành kế toán quan trọng này Cuối cùng là kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán 1.2 Nguyên tắc kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1. Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho Nhóm tài khoản hàng tồn kho ( bao gồm tài khoản hàng hóa ) được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm: + Hàng mua đang đi trên đường; + Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; + Sản phẩm dở dang; + Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
  • 14. 14 + Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất nhập khẩu, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho. Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí. Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá. Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho. Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và phù hợp với bản chất của giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc: (1) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng. (2) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 5 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu
  • 15. 15 được để tính doanh thu cho cả số lượng hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán). Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau: + Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. + Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ
  • 16. 16 sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho. + Phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Xem them tai website: http://eunsung.com.vn + Phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo
  • 17. 17 công thức: Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ...). Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán. Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi. 1.2.2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 156 – Hàng hóa Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ). Trường hợp hàng hóa mua về vừa dùng để bán, vừa dùng để sản xuất, kinh doanh không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”. Trong giao dịch xuất nhập - khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ). Những trường hợp sau đây không phản ánh vào tài khoản 156 “Hàng hóa”: (1) Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các đơn vị khác; (2) Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất (ghi vào các tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc tài khoản 153
  • 18. 18 “Công cụ, dụng cụ”,...). Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hóa trên tài khoản 156 được phản ánh theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Giá gốc hàng hóa mua vào, bao gồm: (1) Giá mua; (2) Chi phí thu mua (vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp, chi phí bảo hiểm,...); (3) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ). Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để bổ sung giá trị gia tăng hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hóa thì giá trị hàng mua bao gồm cả chi phí gia công, sơ chế. Để tính giá trị hàng hóa tồn kho, kế toán có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: + Phương pháp nhập trước - xuất trước; + Phương pháp thực tế đích danh; + Phương pháp bình quân gia quyền; Một số đơn vị có đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự) có thể áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp Giá bán lẻ. Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng. Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được tính cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ và hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu mua hàng hóa tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất
  • 19. 19 quán. Trường hợp mua hàng hóa được nhận kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế (đề phòng hỏng hóc), kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị hàng hóa nhập kho là giá đã trừ giá trị sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế. Kế toán chi tiết hàng hóa phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm hàng hóa 1.2.3Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu Doanh thu là những khoản lợi ích kinh tế thu được làm gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần bổ sung thêm vốn góp của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, khi doanh nghiệp đã chắc chắn thu được các lợi ích kinh tế. Giá trị của các khoản doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt giao dịch đó đã thu tiền hay sẽ thu được tiền trong tương lai. Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên tắc phù hợp có thể bị xung đột với nguyên tắc thận trọng, thì kế toán viên phải căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ xảy ra và các Chuẩn mực kế toán liên quan để phản ánh giao dịch một cách trung thực hợp lý. Một số trường hợp cụ thể, đó là, trong một hợp đồng kinh tế, nhiều khoản doanh thu thành phần có thể được xác định riêng biệt, kế toán phải nhận biết các giao dịch để thực hiện áp dụng các điều kiện ghi nhận doanh thu sao cho phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán doanh thu. Khi nhìn nhận ở góc độ này, doanh thu được ghi nhận phải phù hợp với bản chất hơn là hình thức hoặc tên gọi của giao dịch và phải được thực hiện phân bổ theo nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Đối với các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ của người bán ở thời điểm hiện tại và kéo dài trong tương lai, doanh thu phải được phân bổ theo giá trị hợp lý của từng nghĩa vụ, từng giai đoạn của nghĩa vụ và ghi nhận khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
  • 20. 20 Doanh thu chỉ được coi là chưa thực hiện nếu doanh nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai ( trừ nghĩa vụ bảo hành thông thường) và nghiệp vụ kinh tế đó chưa chắc chắn thu được lợi ích kinh tế. Việc phân loại này không phụ thuộc vào việc dòng tiền đã phát sinh hay chưa. Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba, ví dụ: + Các loại thuế gián thu (thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường) phải nộp lại cho ngân sách nhà nước. + Số tiền người bán hàng đại lý thu hộ bên chủ hàng trong trường hợp bán hàng đại lý. + Các khoản thu phụ và phí thu thêm ngoài giá bán đơn vị không được hưởng. + Các trường hợp khác. Để thuận lợi cho công tác kế toán, một số khoản thuế gián thu phải nộp mà không thể tách riêng ra được tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, có thể được phép ghi nhận doanh thu trên sổ sách kế toán bao gồm cả khoản thuế gián thu đó và thực hiện xác định và loại bỏ toàn bộ số thuế gián thu phải nộp trên tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Khi luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị kinh tế phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiện, tùy theo đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh của từng đơn vị, doanh thu có thể được ghi nhận tại các đơn vị mà có sự gia tăng trong giá trị sản phẩm, hàng hóa giữa các khâu trong luân chuyển. Khoản doanh thu này không phụ thuộc vào chứng từ kèm theo như xuất hóa đơn hay chứng từ nội bộ. Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đều phải được loại trừ. Doanh thu được ghi nhận chỉ bao gồm doanh thu của kỳ báo cáo. Các tài khoản phản ánh doanh thu không có số dư, cuối kỳ kế toán phải thực hiện kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh 1.2.4Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.
  • 21. 21 Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng. Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. Đối với phần giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. 1.3 Chứng từ kế toán và tài khoản sử dụng 1.3.1. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán bán hàng 1.3.1.1Hệ thống chứng từ kế toán Những chứng từ chủ yếu thường được sử dụng : + Đơn đặt hàng của khách hàng, hợp đồng đã kí kết về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là những yêu cầu của khách hàng hoặc những thỏa thuận giữa hai bên về chủng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng, các văn bản này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý ràng buộc cả hai bên.
  • 22. 22 + Chứng từ tiêu thụ: Là loại chứng từ độc lập vào lúc giao hàng, chỉ số mẫu mã của hàng hóa, số lượng giao và các số liệu khác, được dùng như một cách thanh toán của người mua. + Phiếu tiêu thụ: Là loại chứng từ dùng để ghi sổ mẫu mã, số lượng và các thông tin liên quan đến khách hàng đặt mua. + Hóa đơn GTGT là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua. + Hóa đơn bán hàng: Là chứng từ của đơn vị bán xác nhận mẫu mã, số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán hàng cho người mua. Hóa đơn bán hàng là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng đi đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ. + Bảng thanh toán đại lý: Là chứng từ phản ánh tình hình thanh toán hàng tại đại lý ( ký gửi ) giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng. Là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận đại lý ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán. + Bản quyết toán thanh lý hợp đồng bán hàng cung cấp dịch vụ: Là chứng từ minh chứng cho việc chấm dứt một hoạt động giao dịch thương mại. + Thẻ quầy hàng: Là chứng từ theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhập và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn quầy. Là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng hằng ngày. + Các hợp đồng, khế ước tín dụng: Là các văn bản về chính sách tín dụng thương mại của công ty với khách hàng như chính sách bán hàng, phương thức bán hàng. 1.3.1.2Hệ thống sổ sách kế toán
  • 23. 23 Kết hợp các chứng từ, doanh nghiệp sử dụng một hệ thống sổ sách kế toán để phục vụ cho việc hạch toán. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng sổ nhật ký chung trong hạch toán bán hàng thì theo quy định về chế độ sổ sách kế toán của Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp sẽ thực hiện các sổ kế toán sau đây: + Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản tiền. Các con số tổng hợp hàng ngày ghi vào sổ này được đối chiếu với hóa đơn bán hàng. Cuối tháng, các số tổng hợp chi tiết của những sổ này sẽ được ghi vào sổ cái tài khoản. + Sổ nhật ký thu tiền: Là sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho các nghiệp vụ thu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, doanh thu tiền mặt và tất cả các khoản thu khác bằng tiền thu tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền hoặc cho từng nơi thu tiền. + Sổ nhật ký mua hàng: Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của đơn vị như: Nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa. Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau. + Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái để ghi chép trong một niên độ kế toán. + Các sổ và thẻ kế toán chi tiết sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng và theo hình thức sổ nhật ký chung.Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được.
  • 24. 24 1.3.2Kết cấu và nội dung tài khoản sử dụng Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 156 - Hàng hóa Bên Nợ: + Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại); + Chi phí thu mua hàng hóa; + Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công); + Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại; + Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê; + Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ); + Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư. Bên Có: + Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; + Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ; + Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng; + Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng; + Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán; + Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê; + Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ); + Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động
  • 25. 25 sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định. Số dư bên Nợ: + Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho; + Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho. Tài khoản 156 - Hàng hóa, có 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (tính theo trị giá mua vào); + Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi,... chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa. + Tài khoản 1567 - Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hoá bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bên Nợ: + Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT).
  • 26. 26 + Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển. + Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển. + Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển. + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 5111 - Doanh thu bán hàng hoá + Tài khoản 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm + Tài khoản 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ + Tài khoản 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá + Tài khoản 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư + Tài khoản 5118 - Doanh thu khác Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Bên Nợ: - Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
  • 27. 27 + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ; + Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra; + Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành; + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). - Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh: + Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ; + Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư; + Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ; + Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ; + Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ; + Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán. Bên Có: + Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”; + Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh; + Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); + Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho;
  • 28. 28 + Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán (chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh). + Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ. + Các khoản thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Bên Nợ: + Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ. + Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Bên Có: + Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ; + Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước); + Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. 1.4. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.4.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hóa tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và
  • 29. 29 các chứng từ có liên quan: + Khi mua hàng hóa, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) (chi tiết hàng hóa mua vào và hàng hóa sử dụng như hàng thay thế đề phòng hư hỏng) Nợ TK 1534 - Thiết bị, phụ tùng thay thế (giá trị hợp lý) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (thuế GTGT đầu vào) Có các TK 111, 112, 141, 331,... (tổng giá thanh toán). Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì trị giá hàng hóa mua vào bao gồm cả thuế GTGT. + Khi nhập khẩu hàng hóa: Khi nhập khẩu hàng hóa, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa Có TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ) Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường. Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33312). Trường hợp mua hàng hóa có trả trước cho người bán một phần bằng ngoại tệ thì phần giá trị hàng mua tương ứng với số tiền trả trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị hàng mua bằng ngoại tệ chưa trả được ghi
  • 30. 30 nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm mua hàng. Trường hợp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ kế toán, hàng hóa chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,... Sang kỳ kế toán sau, khi hàng mua đang đi đường về nhập kho, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường. Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) sau khi mua hàng thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng hóa để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ: Nợ các TK 111, 112, 331,.... Có TK 156 - Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu đã tiêu thụ trong kỳ) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). Giá trị của hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán, ghi: Nợ các TK 111, 112,... Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 156 - Hàng hóa (1561) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
  • 31. 31 Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331,... Khi mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)} Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán). Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước. + Khi mua hàng hoá bất động sản về để bán, kế toán phản ánh giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa BĐS, ghi: Nợ TK 1567 - Hàng hoá bất động sản (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có các TK 111, 112, 331,... Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp để bán: Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (TK 1567) (giá trị còn lại của BĐS đầu tư) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ((2147) - Số hao mòn lũy kế)
  • 32. 32 Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá). Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có các TK 111, 112, 152, 334, 331,... Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hóa bất động sản, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1567) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. + Trị giá hàng hóa xuất bán được xác định là tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 156 - Hàng hóa (1561). Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng: Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nếu không tách ngay được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ kế toán xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(tổng giá thanh toán) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Trường hợp thuê ngoài gia công, chế biến hàng hóa:
  • 33. 33 Khi xuất kho hàng hóa đưa đi gia công, chế biến, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 156 - Hàng hóa (1561). Chi phí gia công, chế biến hàng hóa, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,... Khi gia công xong nhập lại kho hàng hóa, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. + Khi xuất kho hàng hóa gửi cho khách hàng hoặc xuất kho cho các đại lý, doanh nghiệp nhận hàng ký gửi,..., ghi: Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 156 - Hàng hóa (1561). + Khi xuất kho hàng hóa cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp để bán: Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá vốn hàng hóa xuất bán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 156 - Hàng hóa. Đồng thời kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • 34. 34 Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa luân chuyển giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệp là khoản phải thu nội bộ, ghi: Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ Có TK 156 - Hàng hóa Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ghi: Nợ các TK 641, 642, 241, 211 Có TK 156 - Hàng hóa. + Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại), khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo: Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa...., kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng Có TK 156 - Hàng hóa (giá vốn). Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 6 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán). Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)
  • 35. 35 Có TK 156 - Hàng hóa. Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131… Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có). Nếu hàng hóa biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi: Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 156 - Hàng hóa. Ghi nhận doanh thu của hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có). Trường hợp doanh nghiệp là nhà phân phối hoạt động thương mại được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối - Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền) dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình và thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.
  • 36. 36 - Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hoá (theo giá trị hợp lý) Có TK 711 - Thu nhập khác. 1.4.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ + Đầu kỳ, kế toán căn cứ giá trị hàng hoá đã kết chuyển cuối kỳ trước kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ, ghi: Nợ TK 611 - Mua hàng Có TK 156 - Hàng hóa. + Cuối kỳ kế toán: - Tiến hành kiểm kê xác định số lượng và giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Căn cứ vào tổng trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa Có TK 611 - Mua hàng. + Căn cứ vào kết quả xác định tổng trị giá hàng hóa đã xuất bán, ghi: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 611 - Mua hàng. 1.5 Chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan Chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) - Hàng tồn kho là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí; ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
  • 37. 37 Hàng tồn kho đề cập trong chuẩn mực này gồm: - Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán. - Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán - Sản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho. - NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho và đã mua đang đi trên đường. - Chi phí dịch vụ dở dang Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả. Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua. Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, theo chuẩn mực gồm 4 phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước. Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 (IAS 18) – Doanh thu
  • 38. 38 Trong IAS 18, doanh thu được định nghĩa là " dòng tiền đầu vào mà doanh nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh (dòng tiền dẫn đến sự gia tăng vốn chủ sở hữu hoặc ảnh hưởng đến sự thay đổi trong cơ cấu vốn chủ sở hữu) Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: + Doanh thu là những khoản không bao gồm chi phí bán hàng. Ví dụ, nếu bán hàng hóa với giá 1000 USD, chi phí bán hàng là 100 USD. Khi đó doanh thu được ghi nhận là 1000 USD chứ không phải 900 USD ($1000-$100). + Doanh thu được ghi nhận trên giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, thực hiện bởi doanh nghiệp. Những tài sản, máy móc thiết bị được bán thanh lý khi hết hạn sử dụng thì không được ghi nhận là một khoản doanh thu. Trong trường hợp này, ta ghi nhận khoản chênh lệch do việc thanh lý tài sản như một khoản lỗ/ lãi và giá trị này được kết chuyển vào chi phí/doanh thu hoạt động (khi có đầy đủ chứng từ, ta sẽ ghi nhận khoản này trên một hạng mục riêng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) . + Các khoản thuế đầu ra về bản chất là khoản thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước nên doanh nghiệp không được phép ghi nhận là doanh thu. Ví dụ, nếu hàng hóa được bán với giá 1100 USD (đã bao gồm thuế đầu ra 10%), khi đó ta có doanh thu là 1000 USD chứ không phải là 1100 USD. + Trong trường hợp bán hàng dưới hình thức đại lý, doanh thu là khoản hoa hồng thu được khi bán được sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: một đại lý vé máy bay bán vé cho khách hàng với giá 1500 USD cộng với một khoản hoa hồng là 100 USD, do đó khách hàng trả tiền 1600 USD. Sau đó, đại lý này phải trả 1500 USD cho hãng hàng không để họ cung cấp dịch vụ. Đại lý bây giờ ghi nhận doanh thu 100 USD. Nguyên tắc nền tảng ghi nhận doanh thu Nguyên tăc ghi nhận doanh thu theo IAS 18 được trình bày dưới 3 tiêu chí: Thứ nhất là tiêu thụ hàng hóa. Doanh thu được ghi nhận khi tất cả các điều kiện sau đều thỏa mãn : + Người bán đã chuyển giao rủi ro và các quyền sở hữu hàng hoá cho người mua.
  • 39. 39 + Bên bán không còn quyền kiểm soát và quản lý hàng hóa sau khi đã chuyển giao cho người mua. + Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy. + Người bán có thể thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. + Các chi phí phát sinh phát sinh được xác định một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số điểm như sau: + Một số điều kiện ( đặc biệt là điều kiện 1 và 2 ) cần được giải thích rõ ràng và được đảm bảo cho việc ghi nhận doanh thu. + Các điều kiện trên có thể sẽ được thỏa mãn cùng một lúc tại một thời điểm cụ thể và khi đó, doanh thu sẽ được ghi nhận. Cách ghi nhận này có phần trái ngược với cách ghi nhận doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ. Thứ hai là cung cấp dịch vụ. Như được trình bày ở trên, ghi nhận doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ được thực hiện dưới một hình thái khác. IAS 18 khẳng định “đó là cách mà các kết quả của một giao dịch/ hợp đồng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ có thể được ước tính một cách đáng tin cậy , doanh thu cần phải được ghi nhận theo tiến độ hoàn thành của giao dịch/ hợp đồng vào cuối kỳ báo cáo “. Nói cách khác, doanh thu được ghi nhận theo các giai đoạn hoàn thiện, chứ không phải được ghi nhận cùng một lúc giống như trường hợp ghi nhận doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hoá . IAS 18 cũng bổ sung rằng kết quả của một giao dịch, hợp đồng dịch vụ có thể được xác định khi tất cả các điều kiện sau đây được thỏa mãn: + Doanh thu được xác định một cách đáng tin cậy. + Người bán có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch này. + Mức độ hoàn thành của giao dịch tại cuối kỳ báo cáo được xác định một cách đáng tin cậy. + Các chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy. IAS 18 không quy định bắt buộc phải thực hiện một phương pháp xác định duy nhất, do đó doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để xác định giai đoạn
  • 40. 40 hoàn thành một giao dịch/ hợp đồng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, IAS 18 cũng đề xuất một số phương pháp như sau: + Khảo sát công việc thực hiện . + Mức độ dịch vụ đã thực hiện được = Số lượng dịch vụ đã thực hiện/ Tổng số dịch vụ cần thực hiện x 100% + Tỷ lệ chi phí phát sinh = Số chi phí phát sinh/ Tổng số chi phí ước tính cho việc thực hiện dịch vụ x 100% Trong trường hợp số liệu về kết quả của việc cung cấp dịch vụ không thể ước tính được (ví dụ như khi giao dịch, hợp đồng cung cấp dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu), khi đó doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trong phạm vi các chi phí phát sinh do bên bán và giả định các chi phí này sẽ được thu hồi từ người mua.
  • 41. 41 CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 2.1. Chế độ kế toán bán hàng hiện hành tại Việt Nam Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tư này thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Thông tư số 244/2009/TT-BTC. Theo đó, Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Một số điểm mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan ảnh hưởng đến công tác kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: Một là về nguyên tắc hoàn thiện hệ thống kế toán bán hàng, chế độ kế toán mới đã phù hợp với thực tiễn và mang tính khả thi, tôn trọng bản chất hơn hình thức, tức là tôn trọng bản chất của nghiệp vụ kinh tế hơn hình thức thể hiện. Chế độ kế toán hiện hành có sự linh hoạt và mở, cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Hai là thực hiện bỏ các tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ 531 - Hàng bán bị trả lại 532 - Giảm giá hàng bán Thay đổi tài khoản 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (gộp 3 tài khoản 521, 531, 532 trước đây) Bổ sung tài khoản 229 - Dự phòng tổn thất tài sản. Trong đó tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc thay đổi này giúp công việc kế toán bán hàng trở nên đơn giản và hiệu quả, loại bỏ và sát nhập những tài khoản trung gian không cần thiết, bản chất của giao dịch
  • 42. 42 kinh tế được thể hiện rõ ràng hơn, giúp đơn giản hóa công tác kế toán bán hàng, từ đó tiết kiệm được chi phí kế toán. Ba là về việc kế toán doanh thu bán hàng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC + Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng kèm khuyến mại, quảng cáo có điều kiện: Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ nhận được những lợi ích đó khi phải đi kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm ( mua hai tặng một ) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hai loại hàng ( bao gồm cả hàng khuyến mại), giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán + Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế, định khoản: Nợ TK 131 Có TK 511, 333, 3387 Định kì ghi nhận doanh thu tiền lãi Nợ TK 3387 Có TK 515 (Lãi trả chậm, trả góp) + Doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng thu tiền kèm theo điều khoản chiết khấu thanh toán: Bút toán ghi nhận doanh thu khi doanh nghiệp bán hàng Nợ TK 131 Có TK 511, 3331 Khi khách hàng thanh toán tiền, khoản chiết khấu thanh toán cho người mua được hưởng do thanh toán trước hạn phải được thanh toán theo thỏa thuận khi mua, bán hàng, thực hiện định khoản Nợ TK 635 Có TK 131, 111, 112 + Doanh thu phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống: giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện như sau: (1) Người mua sẽ được tích điểm thưởng
  • 43. 43 khi mua sản phẩm cho đến khi đủ một lượng nhất định để đổi lấy một lợi ích nào đó như sản phẩm, chiết khấu hoặc giảm giá. (2) Người bán phải xác định được một giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn phí hoặc số chiết khấu, giảm giá cho người mua khi họ đạt được các điều kiện của chương trình. (3) Chương trình phải có giới hạn cụ thể về thời gian cho việc tích lũy điểm thưởng. (4) Sau khi nhận được sản phẩm miễn phí hoặc khoản chiết khấu, giảm giá, người mua bị trừ số điểm tích lũy theo quy định của chương trình. (5) Việc cung cấp sản phẩm, chiết khấu hay giảm giá ( phần thưởng ) có thể do chính người bán cung cấp hoặc bên thứ ba theo quy định của chương trình. Phương pháp kế toán: Khi bán sản phẩm trong chương trình, kế toán ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu được trừ đi phần doanh thu chưa thực hiện ( phần giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ được cung cấp miễn phí, chiết khấu hoặc giảm giá). Nợ TK 112,131 Có TK 511, 3387, 333 Khi hết thời hạn của chương trình, khách hàng không tích lũy đủ điểm thưởng thì người bán không có nghĩa vụ phải thanh toán các ưu đãi cho người mua. Kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện thành doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ. Nợ TK 3387 ( Doanh thu chưa thực hiện) Có TK 511 Ngược lại, khi khách hàng đáp ứng được các yêu cầu để nhận thưởng, khoản doanh thu chưa thực hiện được xử lý như sau. Trường hợp người bán trực tiếp cung cấp những ưu đãi, khoản doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển sang ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Nợ TK 3387 ( Doanh thu chưa thực hiện) Có TK 511 Trường hợp bên thứ ba là người cung ứng các ưu đãi cho người mua thì kế toán thực hiện ghi sổ như sau: (1) Trường hợp doanh nghiệp đóng vai trò là đại lý của bên thứ ba, phần chênh lệch giữa khoản doanh thu chưa thực hiện và số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba đó được ghi nhận là doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ
  • 44. 44 Nợ TK 3387 Có TK 511 ( Phần chênh lệch ) Có TK 111, 112 (2) Trường hợp doanh nghiệp không đóng vai trò đại lý của bên thứ ba ( mua đứt ), toàn bộ khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ đươc ghi nhận là doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, số tiền phải thanh toán cho bên thứ ba được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. Nợ TK 3387 Có TK 511 Nợ TK 632 Có TK 112,331 2.2. So sánh với chế độ kế toán quốc tế (IFRS) Việc áp dụng IFRS sẽ tiếp tục mở rộng ra nhiều quốc gia trong những năm tới, bao gồm các nước tại châu Á và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tại Việt Nam, IFRS đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp niêm yết, đối tượng đầu tiên dự kiến áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Từ năm 2014, việc ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất đã đưa chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính của Việt Nam tiến lại gần hơn tới các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Tuy nhiên, IFRS là những nguyên tắc chung, có tính chất khuyến cáo cho các quốc gia, không gắn trực tiếp với quốc gia nào. Vì vậy, khi triển khai áp dụng chuẩn mực này tại Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức điển luật, trong khi hầu hết các nước phát triển lại áp dụng luật chung. Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định pháp lý, trong đó có các quy định về chuẩn mực kế toán. Cụ thể, hệ thống chính sách và chuẩn mực kế toán của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề
  • 45. 45 cao sự tuân thủ các quy định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu tố chủ quan và các xét đoán. Trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước khác và vẫn đang quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Các hoạt động kinh tế còn đơn giản so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như Anh, Mỹ, EU; Thị trường tài chính chưa phát triển mạnh, chủ yếu hoạt động trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới; Thị trường vốn hoạt động đang trong giai đoạn hình thành chưa sẵn sàng cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy; Một số DN không muốn áp dụng IFRS do ngại công khai về tình hình tài chính của mình; Nguồn nhân lực nhìn chung còn hạn chế, yêu cầu kỹ thuật của IFRS khá phức tạp, một số xét đoán mang tính chủ quan, đòi hỏi trình độ và đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán…
  • 46. 46 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Từ phương diện lý thuyết cho đến thực tế khi nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại, đặc biệt trong thời gian gần đây khi hàng loạt các văn bản pháp lý được ban hành mới, sửa đổi bổ sung, cho ta thấy nhiều mặt khó khăn hạn chế trong việc thực hành và áp dụng chế độ kế toán mới. Vận dụng chế dộ kế toán mới ( Thông tư 200/2014/TT-BTC ) đặc ra thách thức cho doanh nghiệp là phải thay đổi, nhưng cũng mở ra cơ hội cho công tác kế toán của doanh nghiệp trong việc vận dụng linh hoạt những quy định của thông tư. Sau đây là một số đề xuất của tôi nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng: Một là tổ chức các bộ phận có liên quan đến các phần hành kế toán bán hàng cũng như phần hành kế toán liên quan để phân tích từng tài khoản cũ - mới và thực hiện chuyển sổ chính xác. Thay đổi số hiệu tài khoản, dẫn đến những thay đổi về việc ghi nhận các giao dịch và hạch toán. Khi chuyển đổi sang tài khoản mới kế toán phải phân tích tài khoản cũ thật rõ ràng để chuyển đổi cho phù hợp không gây sự xáo trộn tài khoản. Với doanh nghiệp có các chủng loại hàng hóa phong phú thì câu hỏi đặt ra là mở sổ chi tiết như thế nào để kiểm kê nhanh, hiệu quả và cần phải ghi chép sổ sách giấy tờ gì khi nhận hàng cho hợp lý, cuối tháng dễ kiểm tra, đối chiếu; Đồng thời nên mở những tài khoản nào cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là trong trường hợp thực hiện kế toán doanh thu bán hàng theo Thông tư 200, đặc biệt là khi thực hiện kế toán các ưu đãi từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống, ví dụ như chiết khâu thương mại hoặc giảm giá hàng bán. Nếu trong trường hợp chưa xác định được lượng ưu đãi ( chưa hết chương trình) thì doanh thu được ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu ( doanh thu gộp ). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện nhận chiết khấu hay giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản ưu đãi ấy để định kỳ điểu chỉnh giảm doanh thu gộp. Do vậy, để đảm bảo tính nhất
  • 47. 47 quán, bút toán ghi nhận doanh thu ở trên được ghi nhận theo doanh thu gộp. Tuy nhiên, đồng thời để đảm bảo cả nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức, nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc giá trị hợp lý trong ghi nhận doanh thu bán hàng, cuối tháng kế toán cần tiến hành tổng hợp toàn bộ doanh thu gộp bán hàng phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống vẫn còn trong thời hạn quy định của chương trình và trên cơ sở đó ước tính khoản chiết khấu, giảm giá cho các khách hàng có khả năng nhận được tương ứng với doanh thu đã ghi nhận trong tháng. Điều này cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác kế toán, khi đã đơn giản hóa và giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán. Ba là đối với doanh thu phát sinh trong trường hợp bán hàng kèm khuyến mại, quảng cáo có điều kiện. Thông tư 200/2014/TT-BTC đã đưa ra nguyên tắc ghi nhận đối với trường hợp này nhưng không có hướng dẫn chi tiết cụ thể dẫn đến sự không rõ ràng, không có tính phổ quát, và nó chỉ áp dụng được khi sản phẩm khuyến mại chính là sản phẩm đó. Trên thực tế, việc bán hàng kèm khuyến mại rất đa dạng khi mà sản phẩm khuyến mại thường được mua từ các đơn vị khác để làm quà. Trong trường hợp này, ta có thể áp dụng tương tự như QĐ15/2006/QĐ-BTC khi cho phần giá trị khuyến mại vào chi phí bán hàng và chỉ ghi nhận số hàng bán chính thức ở bút toán doanh thu. Bút toán doanh thu bán hàng trong trường hợp sản phẩm khuyến mại chính là sản phẩm của công ty: Nợ TK 111, 112, 131 Nợ TK 5211 Có TK 5112 ( kể cả khuyến mại), 333 http://eunsung.com.vn/hieu-ro-ve-hoa-chat-giat-la/
  • 48. 48 KẾT LUẬN Việc vận dụng các chế độ kế toán mới là tất yếu và cần thiết, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về kế toán tại Việt Nam, phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của quốc gia. Tuy còn gặp phải một số bất cập, vướng mắc, nhưng những điểm mới trong thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản liên quan như bỏ một số tài khoản, thay đổi tên một số tài khoản, thay đổi bổ sung các nguyên tấc kế toán là cơ sở cho việc hoàn thiện kế toán doanh thu trong doanh nghiệp; đáp ứng được quá trình thay đổi nhanh chóng trong sự đa dạng của các loại hình kinh doanh, cũng như sự phức tạp hơn trong việc xác định các khoản chi phí tương ứng với doanh thu. Kế toán bán hàng, vì thế, sẽ phải càng được hoàn thiện, chi tiết, chính xác và tôn trọng các chuẩn mực và quy tắc kế toán nhằm tương xứng với một môi trường kinh doanh đang mở rộng và hiện đại hóa, khi mà các doanh nghiệp đang đa dạng các hình thức bán hàng và lưu thông sản phẩm của chính mình. Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề án của em được tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Phương Thảo đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.
  • 49. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. NXB Kinh tế quốc dân.-2012. 2. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS 14): Doanh thu và thu nhập khác. 3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02): Hàng tồn kho 4. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 18 và 11 (IAS 18 và IAS 11) 5. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02): Hàng tồn kho 6. Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 7. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán và các văn bản, tạp chí liên quan. https://vi-vn.facebook.com/eunsunghoachatgiatlavesinhcongnghiep/