SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
1
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
Giáo án 2
Luật bóng rổ 5x5 FIBA
Gồm 8 chương với 50 điều luật:
– Chương 1: Trận đấu
– Chương 2: Sân và thiết bị
– Chương 3: Đội bóng
– Chương 4: Quy định thi đấu
– Chương 5: Phạm luật
– Chương 6: Những lỗi vi phạm
– Chương 7: Những điều khoản chung
– Chương 8: Trọng tài, Nhân viên bàn thư ký, Giám sát trách nhiệm và quyền hạn
Trên đây là luật thi đấu bóng rổ 5×5 cơ bản mà chúng ta cần biết khi tìm hiểu về
môn bóng rổ.
1. Quy định về trận đấu
Một trận thi đấu bóng rổ có bao nhiêu người?
Một trận thi đấu bóng rổ gồm 2 đội, mỗi đội phải có 5 cầu thủ. Mục đích của mỗi
đội bóng là ném bóng vào rổ đối phương và ngăn không cho đối phương ném vào rổ đội
bóng mình. Trận thi đấu được điều khiển bởi trọng tài, nhân viên bàn thư ký và một giám
sát.
Đội thắng: Khi thời gian kết thúc, đội bóng có số điểm cao hơn là đội chiến thắng.
2. Quy định về thời gian thi đấu
2.1. Thời gian thi đấu
Một trận đấu bóng rổ gồm có 4 hiệp và mỗi hiệp diễn ra trong 10 phút.
Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4, các hiệp phụ là 2 phút, thời
gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút.
Nếu tỉ số điểm hòa nhau khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp 4, trận đấu sẽ được
tiếp tục bằng 1 hoặc nhiều hiệp phụ 5 phút để có kết quả thắng thua.
2.2. Thời gian hội ý
Trong một trận thi đấu bóng rổ, trong 3 hiệp đầu và mỗi hiệp phụ mỗi đội được hội
ý một lần cho mỗi hiệp, hiệp thứ 4 mỗi đội được hội ý 2 lần.
Thời gian của mỗi lần hội ý là 60 giây.
Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút
2
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
3. Quy định về bắt đầu và kết thúc trận đấu
Hiệp đấu bắt đầu khi một cầu thủ nhảy lên tranh bóng và chạm bóng đúng luật.
Tất cả các hiệp đấu khác bắt đầu khi một cầu thủ thi đấu trên sân chạm bóng đúng
luật sau quả ném biên
Thời gian thi đấu của mỗi hiệp đấu chính, hiệp phụ hay trận đấu sẽ kết thúc khi
đồng hồ thi đấu phát âm thanh thông báo kết thúc hiệp đấu.
4. Quy định về sân thi đấu
Luật bóng rổ 5×5 quy định sân thi đấu bóng rổ phải là bề mặt phẳng, không có
chướng ngại vật và có chiều rộng 15m, chiều dài 28m tính từ mép các đường biên. Khu
vực tự do có hành lang 2m.
Sân sau của mỗi đội bóng bao gồm rổ, mắt trước bảng rổ, phần sau được giới hạn
bởi các đường cuối sân phía sau rổ.
Tất cả các đường kẻ trên sân phải là màu trắng, chiều rộng là 5cm
Sân thi đấu được giới hạn bởi hai đường biên ngang và hai đường biên dọc. Sân
phải có đường giữa sân, vòng tròn giữa sân và hai nửa vòng tròn ném phạt.
5. Quy định về đội bóng
5.1. Thành phần đội bóng
3
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
Mỗi đội bóng gồm 12 cầu thủ được quyền thi đấu, một HLV trưởng và một HLV
phó
Tối đa mỗi đội có 5 người đi theo được ngồi ở băng ghế của đội bao gồm trưởng
đoàn, bác sỹ, phiên dịch,..
Trên sân thi đấu sẽ có 5 cầu thủ của mỗi đội và có thể thay người
5.2. Trang phục thi đấu
– Áo thun 3 lỗ, phía trước và phía sau lưng phải cùng một màu.
– Áo của mỗi cầu thủ phải được in rõ ràng ở cả sau lưng và trước ngực.
– Số áo sau lưng cao ít nhất 20 cm, số áo trước ngực cao ít nhất 10 cm, chiều rộng
của số áo không nhỏ hơn 2 cm.
– Sử dụng số áo từ số 4 đến số 15.
6. Những điều luật khi thi đấu bóng rổ
6.1. Luật nhảy tranh bóng
Khi trọng tài tung bóng giữa cầu thủ của hai bên gọi là nhảy tranh bóng.
* Những trường hợp nhảy tranh bóng
– Vào đầu mỗi một hiệp đấu, trọng tài cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân.
– Hai bên cùng giữ bóng, khi có một hoặc nhiều đấu thủ của cả hai đội có một hoặc
hai bàn tay giữ chặt bóng mà không có đấu thủ nào giành được.
– Khi cả hai bên cùng phạm lỗi.
– Khi hai trọng tài đưa ra quyết định không đồng nhất.
– Khi bóng sống bị kẹt tại bảng rổ.
* Quy định về nhảy tranh bóng
– Trong khi nhảy tranh bóng hai đấu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong
nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một chân gần tâm của đường thẳng ở giữa vòng
tròn.
– Trọng tài đứng giữa hai đấu thủ tranh bóng tung bóng lên theo đường thẳng đứng
và cao hơn độ cao mà hai đấu thủ có thể nhảy tới.
– Bóng được chạm bởi một hoặc nhiều bàn tay của một hoặc hai người nhảy tranh
bóng sau khi bóng lên tới điểm cao nhất.
* Những trường hợp nhảy tranh bóng phạm luật
4
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Khi bóng chưa lên tới điểm cao nhất đã có một trong hai đấu thủ nhảy tranh bóng
chạm tay, hoặc ra khỏi vị trí tranh bóng khi bóng chưa ra khỏi vòng tranh bóng.
– Chạm bóng qua hai lần
* Nhảy lên bắt bóng hoặc đấm bóng.
– Có hành động thô bạo hoặc động tác cản trở đến động tác tranh bóng của đối
phương: dẫm lên chân đối phương, đẩy người người …
– Khi nhảy tranh bóng dẫm vạch.
Những trường hợp này trọng tài sẽ trao bóng cho đối phương phát bóng biên gần
với vị trí phạm luật.
6.2. Luật bóng ra biên và luật phát bóng biên
– Đấu thủ giữ bóng ở ngoài vạch biên, dẫm vào đường biên.
– Bóng chạm vào đấu thủ đã ra biên hoặc chạm bất cứ người vật trên đường biên,
giá đỡ bảng, mặt sau của bóng.
– Bóng ra ngoài biên khi có đấu thủ cuối cùng chạm bóng.
* Xử phạt
Cho đối phương phát bóng bên ở gần nơi phạm luật, không phát bóng biên ở ngay
sau bảng rổ.
* Những trường hợp phát bóng biên phạm luật:
– VĐV phát bóng biên dẫm vạch biên.
– VĐV phát bóng biên trực tiếp vào rổ.
– VĐV phát bóng biên quá 5 giây chưa đưa được bóng vào trong sân.
Những trường hợp này trọng tài cho đối phương phát bóng biên tại vị trí gần đó.
6.3. Luật bóng được tính điểm và giá trị của điểm
Đội bóng ghi được điểm khi ném bóng vào rổ đối phương từ phía trên và ở trong
rổ. Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong rổ và nằm dưới rổ.
Đội tấn công ném bóng vào rổ đối phương sẽ được tính điểm như sau:
+ Mỗi một quả phạt được tính 1 điểm.
+ Bóng vào rổ ở trong vòng tròn 6,25 m được tính 2 điểm.
+ Bóng vào rổ ở ngoài vòng tròn 6,25 m được tính 3 điểm.
5
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Nếu một đấu thủ vô tình ném bóng vào rổ của mình, điểm sẽ được tính cho đội
trưởng của đối phương.
– Nếu cố tình ném bóng vào rổ của mình là sẽ bị phạm luật.
6.4. Luật phòng thủ
Khi bóng ở trong rổ, các đấu thủ phòng thủ không được chạm rổ hoặc chạm bóng.
Khi ném rổ đấu thủ phòng thủ hoặc tấn công, không được chạm bóng khi bóng ở
trên và trên đường bay xuống hoặc ngang vòng rổ.
Khi bóng được ném và chạm vòng rổ thì các đấu thủ đội phòng thủ không được
chạm bảng hoặc chạm rổ.
6.5. Luật can thiệp vào bóng
– Khi ném rổ đấu thủ tấn công hoặc phòng thủ không được chạm bóng khi bóng
trên đường bay xuống và ở trên hoặc ngang vòng rổ.
– Khi bóng ở trong rổ, đấu thủ phòng thủ không được chạm bóng hoặc chạm rổ.
– Trong ném rổ khi bóng chạm vòng rổ thì đấu thủ phòng thủ hoặc tấn công không
chạm rổ hoặc chạm bảng.
* Xử phạt
• Nếu người tấn công vi phạm bóng sẽ không được tính điểm. Cho đối phương phát
bóng biên dọc nơi đường ném phạt kéo dài.
6
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
• Nếu người phòng thủ vi phạm đội đối phương được tính 2 hoặc 3 điểm tùy theo vị
trí khi bóng được ném rổ. Cho đội bị tính điểm được phát bóng biên ngay như là bóng vào
rổ.
– Nếu đấu thủ của cả 2 đội vi phạm cùng lúc, bóng không được tính điểm trận đấu
tiếp tục bằng nhảy tranh bóng.
6.6. Luật ném phạt
– Đấu thủ gây lỗi cho người nào, người đó sẽ thực hiện ném một hoặc nhiều quả
phạt, không được thay thế người ném phạt. Nếu đấu thủ đó bị thương và phải rời khỏi sân
thi đấu thủ vào thay thế được ném phạt, nếu không có người thay thế thì đội trưởng sẽ chỉ
định người ném phạt.
– Khi có lỗi kỹ thuật đội trưởng của đội được ném phạt sẽ chỉ định người ném phạt.
* Những quy định về ném phạt
– Đứng sau đường ném phạt và ở giữa trong vòng tròn.
– Có thể dùng mọi kỹ thuật ném rổ nhưng bóng không được chạm mặt sân, bóng
vào rổ từ phía trên hoặc bóng chạm vòng rổ.
– Bóng dời khỏi tay trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài trao bóng cho
người ném phạt.
– Những đấu thủ trong vị trí ném phạt: Có tối đa 5 cầu thủ (3 phòng thủ và 2 người
tấn công) có thể đứng ồ những vị trí ném phạt. Vị trí đầu tiên trên mỗi vạch của khu vực
giới hạn là của đối phương của người ném phạt. Các đấu thủ đứng xen kẽ trên những vị
trí, các đấu thủ chỉ được đứng trong vị trí mà họ được quyền đứng,
* Những trường hợp phạm luật
– Khi trọng tài trao bóng cho đối thủ ném phạt và quá 5 giây bóng chưa dời tay
người ném.
– Bóng không chạm vào vành rổ hoặc rổ.
– Thực hiện làm giả lần ném phạt.
+ Chân dẫm lên đường ném phạt, dẫm lên phía trước đường ném phạt trước khi
bóng chạm vòng rổ hoặc vào rổ.
+ Các đấu thủ khác chân dẫm vạch khu cấm hoặc xâm phạm khu cấm khi bóng
chưa dời tay người ném.
* Xử phạt:
7
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Nếu người ném phạt và đồng đội của anh ta vi phạm thì bóng không được tính
điểm và đối phương được phát bóng biên ở đường ném phạt kéo dài trừ khi có một hoặc
nhiều quả phạt khác được thực hiện.
– Nêu phòng thủ vi phạm thì bóng vào rổ được tính điểm còn không vào rổ được
ném phạt lại.
6.7. Luật thay người
– Một đội có thể thay đổi đấu thủ khi có cơ hội thay người.
– Một cơ hội thay người bắt đầu khi: bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại và khi
trọng tài làm xong thủ tục báo lỗi cho ban thư ký. Bóng vào rổ trong 2 phút cuối của hiệp
thứ 4 hoặc bất kỳ hiệp phụ nào mà đội bị bóng vào rổ có yêu cầu thay người.
– Không được phép thay người khi: Sau một lần vi phạm đội không được quyền
phát bóng biên, giữa hoặc sau những quả ném phạt của một lần xử phạt cho đến khi bóng
chết lần nữa và đồng hồ thi đấu đã chạy.
Ngoại trừ:
+ Đội phát bóng biên có thay người.
+ Một trong hai đội phạm lỗi.
+ Trọng tài dừng trận đấu.
7. Các trường hợp phạm luật khi thi đấu bóng rổ
7.1. Luật dẫn bóng
a. Định nghĩa:
VĐV khi đã không chế được bóng, sau đó tiếp tục làm động tác đập, hất lăn bóng
đi sau đó bắt bóng lại, lúc này chỉ được phép chuyền bóng hoặc ném rổ. Nếu tiếp tục dẫn
bóng thì phạm luật hai lần dẫn bóng.
* Những trường hợp phạm luật:
– Khi đang dẫn bóng bình thường mà hất bóng liên tục trên không.
– Khi dẫn bóng dùng cả hai tay tiếp xúc bóng một lúc.
– Khi dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi lại tiếp tục dẫn.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biên ồ vị trí gần xảy ra phạm luật, không được phát
bóng biên ở ngay sau bảng rổ.
8
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
* Những trường hợp không phạm luật:
– Khi dẫn bóng tay không tiếp xúc với bóng thì số bước chạy không quy định.
– Khi ném rổ Hên tục hoặc bắt bóng không chắc.
7.2. Luật chạy bước
a. Định nghĩa:
– Chạy bước là di chuyển trái luật trong bất kỳ hướng nào của một hoặc cả hai bàn
chân vượt quá những giới hạn đã được nói đến trong điều luật này khi cầm bóng sống trên
sân.
– Một chân trụ được xác định khi một đấu thủ cầm bóng sống trên sân, bước 1 hoặc
nhiều bước về bất cứ hướng nào với cùng một chân trong lúc chân kia được giữ ở điểm
tiếp xúc với mặt sân gọi là chân trụ.
* Hình thành chân trụ:
– Một đấu thủ bắt bóng khi cả hai bàn chân chạm mặt sân thì có thể sử dụng một
trong hai bàn chân làm chân trụ, Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở
thành chân trụ.
– Một đấu thủ bắt bóng trong khi di chuyển hoặc dẫn bóng có thể dừng lại và hình
thành chân trụ: Nếu bàn chân chạm mặt sân thì bàn chân đó là chân trụ trước khi chân còn
lại chạm mặt sân.
– Nếu đấu thủ nhảy nên bắt bóng trên không rơi xuống mặt sân: Nếu rơi xuống
bằng hai chân cùng một lúc thì có thể lấy chân nào làm trụ cũng được, nếu rơi xuống mặt
sân bằng một chân sau đó chân kia chạm mặt sân, như vậy bàn chân chạm mặt sân đầu
tiên là chân trụ.
* Di chuyển với bóng:
– Trong một lần chuyển bóng hoặc một lần ném rổ, bàn chân trụ có thể nhấc lên,
trước khi chân trụ chạm mặt sân thì bóng phải rời khỏi tay. Nếu chân trụ chạm lại mặt sân
mà bóng chưa rời tay thì phạm luật chạy bước.
– Khi bắt đầu dẫn bóng, bàn chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi
tay, nếu chân trụ nhấc lên trước khi bóng rời tay thì phạm luật chạy bước.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biến gần nơi xảy ra phạm luật, không được phát biên
ngay sau bảng rổ.
9
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
7.3. Luật 3 giây
а. Định nghĩa:
Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân và đồng hồ thi đấu đang chạy
không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây. Nếu vi phạm thì
phạm luật 3 giây.
Những trường hợp không phạm luật 3 giây:
– Tuân thủ ở trong khu vực giới hạn chưa đến 3 giây được phép dẫn bóng ném rổ.
– Bóng ở trên không sau khi ném rổ.
– Bóng bật bảng trở lại.
– Bóng chết.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên
ngay sau bảng rổ.
7.4. Đấu thủ bị kèm sát (luật 5 giây)
a. Định nghĩa:
– Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát khi một đối phương có vị trí
phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 m.
– Trong vòng 5 giây đấu thủ bị kèm sát phải dẫn chuyền hoặc ném rổ nếu vi phạm
sẽ phạm luật.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên
ngay sau bảng rổ.
7.5. Luật 8 giây
a. Định nghĩa:
Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên phần sân
sau của anh ta, trong vòng 8 giây đội của anh ta phải đưa bóng sang phần sân trước. Nếu
trái lệ sẽ phạm luật 8 giây.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên
ngay sau bảng rổ.
10
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
7.6. Luật 24 giây
a. Định nghĩa:
Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân thì
trong vòng 24 giây đó phải ném rổ. Nếu trái lệ sẽ phạm luật 24 giây.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát, bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên
ngay sau bảng rổ.
7.7. Luật bóng trở lại sân sau
a. Định nghĩa:
Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân
sau của đội anh ta. Nếu trái lệ sẽ phạm luật bóng trở lại sân sau.
b. Xử lý của trọng tài:
Cho đối phương phát bóng biên dọc ở giữa sân.
Trên đây là một số luật bóng rổ cơ bản mà chúng ta cần biết, nhưng trong thực tế
vẫn còn nhiều quy định khác trong thi đấu tốt.
8. Các trường hợp phạm lỗi cá nhân
Là sự vi phạm những điều luật liên quan đến va chạm cá nhân với đối phương hoặc
liên quan đến đạo đức tác phong phản tinh thần thể thao.
8.1. Lỗi va chạm
a. Định nghĩa:
Là lỗi của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật đối với đối phương kể cả
có bóng hoặc không có bóng, bóng sống hay bóng chết. Ví dụ như: Chặn người, đẩy, nắm
giữ, đánh tay …
b. Xử lý của trọng tài:
Trong mọi trường hợp một lỗi cá nhân sẽ tính cho người phạm lỗi và:
– Nếu phạm lỗi vào đấu thủ không có động tác ném rổ :
+ Trận đấu được tiếp tục bằng phát bóng biên của đội không phạm lỗi ở gần nơi
xảy ra phạm lỗi.
+ Nếu xử phạt lỗi đồng đội thì (lỗi đồng đội- xử phạt) được áp dụng.
– Nếu phạm lỗi vào cầu thủ có động tác ném rổ thì :
11
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
+ Bóng vào rổ được tính điểm và được ném thêm 1 quả phạt đền.
+ Nếu bóng không vào rổ thì được ném 2, 3 quả phạt đền, tùy theo vị trí ném rổ
trước khi bị phạm lỗi.
8.2. Lỗi phản tinh thần thể thao
a. Định nghĩa:
– Là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định của trọng tài đấu thủ đó đã cố ý
phạm lỗi đối với đối phương.
– Một đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao thì sẽ bị trục xuất.
b. Xử lý của trọng tài:
– Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi.
– Cho đội không phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát
bóng biên, số quả ném phạt được tính như sau :
+ Nếu lỗi phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ thì cho ném hai quả phạt
đền.
+ Nếu lỗi phạm vào đầu thì có động tác ném rổ, bóng vào rổ được tính điểm và ném
thêm một quả phạt.
12
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
+ Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ bóng không vào rổ thì tùy theo vị
trí ném rổ mà cho ném 2, 3 quả phạt đền.
8.3. Lỗi hai bên
a. Định nghĩa:
Là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm.
b. Xử lý của trọng tài:
* Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi, không có ném phạt.
– Trận đấu được tiếp tục :
+ Nếu bóng vào rổ cùng thời điểm xảy ra lỗi, bóng được tính điểm. Đối phương
được phát bóng biên ở đường cuối sân.
+ Cho đội đang kiểm soát bóng hoặc đội được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi
hai bên được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi.
+ Nếu không có đội nào kiểm soát bóng cũng không được quyền phát bóng biên
khi xảy ra lỗi hai bên thì cho hai đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi
phạm lỗi.
8.4. Lỗi trục xuất
a. Định nghĩa:
Bất cứ đấu thủ chính thức, đấu thủ dự bị, HLV có hành động phản tinh thần thể
thao một cách trắng trợn thì đều bị trục xuất.
b. Xử lý của trọng tài:
– Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi.
– Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. số
quả ném phạt được tính như phạt lỗi phản tinh thần thể thao.
8.5. Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức
а. Định nghĩa:
Khi một đấu thủ chính thức không quan tâm đến những lời nhắc nhở của trọng tài,
hoặc sử dụng những thủ đoạn: Thiếu tôn trọng với ban trọng tài, dùng lời nói hành động
xúc phạm, kích động khán giả, chọc ghẹo đối phương, trì hoãn trận đấu, thay đổi số áo mà
không báo cho thư ký và trọng tài, treo người trên vòng rổ để thể hiện sức mạnh.
b. Xử lý của trọng tài:
13
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Ghi một lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi.
* Cho đối phương ném một quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc.
8.6. Đấu thủ phạm 5 lỗi
– Một đấu thủ phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông báo và
phải rời khỏi trận đấu ngay trong vòng 30 giây.
– Đấu thủ phạm 5 lỗi trước đó và phạm thêm một lỗi nữa, lỗi này sẽ tính cho HLV.
9. Lỗi đồng đội
– Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi bao gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi
kỹ thuật của đấu thủ chính thức của đội đó trong một hiệp đấu.
– Tất cả các lỗi đồng đội đã phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào sẽ
được tính là một phần của hiệp thứ 4.
* Xử phạt:
– Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi) thì tất cả các lỗi cá nhân của đấu
thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng biên (kể cả lỗi khi
không có động tác ném rổ).
– Nếu một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc đội được quyền
phát bóng biên phạm lỗi, như vậy sẽ không cho ném 2 quả phạt.
14
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
Phương pháp trọng tài trong thi đấu Bóng rổ
Phương pháp trọng tài bóng rổ gồm:
Công tác chuẩn bị của trọng tài
Thành phần trọng tài
Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài
Những điểm cần thiết của trọng tài điều khiển trận đấu
Sự phân công và phối hợp của hai trọng tài điều khiển trận đấu
Các dấu hiệu của trọng tài
Công tác trọng tài là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ TDTT,
nó góp phần đáng kể vào việc nâng cao kỹ chiến thuật và có tác dụng sư phạm rất tốt đối
với cầu thủ và khán giả. Do đó trọng tài phải là người có đạo đức tốt, nắm vững chuyên
môn, có cách làm việc, phải công bằng vô tư, có tinh thần trách nhiệm cao trước phong
trào quần chúng và các cầu thủ.
1. Công tác chuẩn bị của trọng tài
Trọng tài phải có mặt ở sân trước giờ khai mạc trận đấu từ 20-30 phút để làm công
tác chuẩn bị và kiểm tra trước khi tiến hành trận đấu.
Những công tác của trọng tài trước khi vào trận đấu gồm:
– Kiểm tra các thiết bị sân bãi phục vụ cho trận đấu.
– Kiểm tra các biên bản và bảng báo điểm.
– Kiểm tra thẻ cầu thủ, quần áo thi đấu.
2. Thành phần trọng tài
Trong một trận thi đấu bóng rổ bao gồm các trọng tài:
– Hai trọng tài điều khiển trận đấu trên sân.
– Các nhân viên ban thư ký gồm: một thư ký, một trợ lý thư ký, một người theo dõi
giờ đấu, một người theo dõi đồng hồ 24 giây.
Do yêu cầu của FIBA cũng như là một tổ chức khu vực hoặc liên đoàn quốc gia, có
thể áp dụng hệ thống 3 trọng tài, gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài phụ để điều khiển
trận đấu.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài
15
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
3.1. Trọng tài điều khiển trận đấu
Trọng tài điều khiển trận đấu trên sân có nhiệm vụ điều khiển trận đấu từ đầu tới
khi kết thúc và chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra trong quá trình thi đấu.
– Kiểm tra và chấp thuận mọi thiết bị được sử dụng trong trận đấu.
– Không cho phép bât cứ một đấu thủ nào mang đồ vật có thể gây nguy hiểm cho
các đâu thủ khác.
– Điểu khiển cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu mỗi hiệp của
trận đấu và hiệp phụ.
– Chỉ định đồng hồ thi đấu chính, đồng hồ 24 giây, đồng hồ điều khiển thời gian
nghỉ và cũng như chấp thuận các nhân viên của ban thư ký.
– Có quyền dừng trận đấu khi điều kiện cho phép.
– Có quyền quyết định cho một đội bỏ cuộc nếu đội đó từ chối thi đâu sau khi được
giải thích để dàn xếp một điều gì đó hoặc bằng hành động của họ nhằm ngăn cản trận đấu
được tiếp tục.
– Kiểm tra cẩn thận tờ ghi điểm khi kết thúc hiệp 2 hoặc hiệp 4 hoặc bất kỳ hiệp
phụ nào, hay bất cứ lúc nào thấy cần thiết sẽ kiểm tra tờ ghi điểm, chấp thuận số điểm và
thời gian còn lại của trận đấu.
– Quyết định khi có những ý kiến bất đồng giữa các trọng tài.
– Trọng tài điều khiển trận đấu không được thay đổi các quy định và những điều lệ
mà ban tổ chức và ban trọng tài đã thống nhất.
3.2. Thư ký ghi biên bản
– Ghi tên, số áo, kiểm tra lại thẻ các cầu thủ thi đấu. Nếu có hiện tượng trái với luật
phải báo cáo ngay cho trọng tài chính điều khiển trận đấu biết.
– Đọc danh sách giới thiệu tên số áo, cấp bậc của các cầu thủ tham gia thi đấu.
– Ghi số lần ném vào rổ, thay người, số lần bị phạm lỗi của từng cầu thủ, số lần xin
tạm dừng và cộng điểm.
– Khi cầu thủ phạm lỗi, thư ký phải báo số lỗi nếu có đấu thủ phạm lỗi lần thứ 5
phải báo ngay cho trọng tài điều khiển trên sân biết.
– Khi lỗi đồng đội vượt quá trên 4 lỗi/1 hiệp phải báo cho trọng tài biết.
3.3. Trọng tài theo dõi giờ
16
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Ghi thời gian trận đấu, 3 phút trước khi bắt đầu trận đấu hoặc trước mỗi hiệp phải
báo cáo cho trọng tài điều khiển biết, 2 phút trước trận đấu phải báo cho thư ký ghi biên
bản biết.
– Khi bắt đầu mỗi hiệp đấu phải để bóng chạm tay cầu thủ trên sân mới bắt đầu
bấm đồng hồ tính giờ.
– Khi cuộc đấu tạm dừng, trọng tài có đồng hồ dừng chạy và lại cho đồng hồ tiếp
tục chạy khi có lệnh tiếp tục cuộc đấu. Nếu cuộc đấu tiếp tục bằng quả ném biên thì bấm
cho đồng hồ chạy tiếp từ lúc bóng chạm vào một cầu thủ trong sân, nếu bằng quả ném
phạt thì bấm cho đồng hồ chạy tiếp tục chạy khi thấy quả ném phạt không vào rổ.
– Người ghi giờ phải bấm dừng đồng hồ trong các trường hợp sau: phạm lỗi, nhảy
tranh bóng, thay người, hội ý, trọng tài ra lệnh dừng đồng hồ, bóng ra biên phải quá xa, tất
cả những quả vào rổ ở 2 phút cuối cùng hiệp 2 và 4 hoặc hiệp phụ, hết mỗi hiệp.
Khi hết giờ nghỉ hoặc tạm dừng trọng tài theo đòi giờ báo cho trọng tài điều khiển
trên sân và thư ký ghi biên bản biết.
– Trọng tài theo dõi giờ phải luôn đặt đồng hồ trên bàn để thư ký ghi biên bản biết.
– Trọng tài theo dõi giờ thường dùng đồng hồ bấm kiểm tra giờ trong các trường
hợp:
Tấn công một lần 24 giây.
Hội ý 1 lần 60 giây.
4. Những điểm cần thiết của trọng tài điều khiển trận đấu
Trọng tài điều khiển trận đấu phải nắm chắc ba điểm:
– Nắm trọng điểm: Phải nghiên cứu luật và các hình thức vi phạm luật chủ yếu,
những vị trí và tình huống thường xảy ra phạm luật.
– Nắm thời cơ thổi phạt. Muốn vậy trọng tài phải phán đoán chính xác, nổi hiệu còi
cùng lúc khi xảy ra phạm luật.
– Nắm được động tác: Trọng tài phải biết rõ các động tác kỹ thuật, sự thay đổi của
kỹ thuật động tác, phải phân tích được những đặc điểm nào của động tác là hợp lý, không
hợp lý, tránh thổi phạt sai.
Những điểm cần thiết khi điều khiển trận đấu :
– Khi cho phép cầu thủ vào thay thế, trọng tài nào không cầm bóng sẽ làm động tác
cho phép thay người.
17
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Khi còi của hai trọng tài cùng thổi phạt thì bóng ở khu vực của người nào, trọng
tài đó tuyên bố lỗi trước, nếu trọng tài kia thấy lỗi nhẹ có thể cải chính tuyên bố cho hợp
lý hơn, phải xử lý theo lỗi của trọng tài bắt nặng hơn.
– Tiếng còi của trọng tài phải rõ, mạnh, kịp thời không gắt và không dài. nếu 2 còi
sân gần cùng nhau thi đấu thì còi phải có âm thanh khác nhau.
– Khi trọng tài thổi lỗi tiếng còi thổi mạnh hơn, không thổi 2 tiếng, sau đó trọng tài
nào thổi thì chạy lại đến trước bàn thư ký ra ký hiệu số áo, loại lỗi và xử lý.
– Khi tranh bóng, ném phạt, phát bóng biên, bóng vào rổ, trọng tài dùng còi và
dùng ký hiệu để diễn đạt.
– Trọng tài phải bắt đúng lỗi, xử phạt đúng mức độ phạm lỗi, không nên quan niệm
rằng cần bắt nhẹ để trận đấu sinh động hoặc thổi phạt những tình buông không đáng phạt
làm giảm hào hứng của trận đấu.
– Khi phát bóng biên trọng tài phía bên sân có bóng ra biên trao bóng cho cầu thủ,
sau đó phải chú ý tới động tác của họ và những cầu thủ xung quanh còn trọng tài kia chú ý
tới hoạt động của các cầu thủ trên sân.
– Khi hai bên tranh cướp bóng dưới rổ, trọng tài đứng ở biên ngay dưới rổ cần chú
ý tới động tác chân và khu phạt 3 giây, còn trọng tài kia đứng ở biên dọc chú ý động tác ở
trên không và ngoại vi của cầu thủ.
– Khi cho ném phạt lỗi kỹ thuật nếu trọng tài chính trao bóng cho cầu thủ ném phạt
trọng tài phụ đứng ở vạch giữa sân để chuẩn bị cho phát bóng biên.
– Sau khi có lỗi va chạm xảy ra thì 2 trọng tài phải đổi chỗ cho nhau.
– Khi cần giải thích cho VĐV về luật hoặc bị phạt, trọng tài chính chịu trách nhiệm
giải thích, nếu thấy cần thiết trọng tài phụ có thể bổ sung.
5. Sự phân công và phối hợp của hai trọng tài điều khiển trận đấu
5.1. Phân công
Trong thi đấu, sự phân công và hợp tác và làm việc của 2 trọng tài là rất quan trọng.
Vì vậy giữa 2 trọng tài phải thống nhất về tư tưởng, cách phối hợp làm việc, ngoài ra cần
quan sát toàn diện dựa vào tinh thần của luật để xét. Phân công họp tác cần có nguyên tắc,
song không phân giới hạn tức là không chia khu vực thổi, cần tránh tư tưởng không tín
nhiệm nhau, tự ái sợ mất uy tín của mình và máy móc trong khi phân công.
Sự phân công của trọng tài có 2 cách:
18
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
– Dùng đường chéo của sân chia sân làm 2 khu vực A,B (hình 143). Loại chia khu
vực này hiện ít dùng vì phạm vi quan sát của trọng tài quá rộng.
– Dùng hình chéo của 2 khu vực chính để chia sân (hình 144). Cách phân công này
hiện nay sử dụng nhiều vi phạm vi quan sát của trọng tài thu hẹp lại đồng thời trọng tài có
thể quan sát khu góc sân rõ ràng hơn tránh được nhiều sai sót.
5.2. Đường di chuyển của trọng tài
Di chuyển của trọng tài trên sân rất quan trọng, di chuyển không đúng sẽ trở ngại
tới động tác của đấu thủ trong sân đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sự làm việc của bản
thân trọng tài. Đường di chuyển của trọng tài phải dựa vào sự di chuyển của bóng và khu
19
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
vực phân công mà quyết định, trọng tài có thể chạy trong sân hoặc ngoài sân (hình 145)
sao để luôn luôn chiếm được vị trí, góc độ quan sát có lợi nhất ở khu vực của mình và toàn
sân. Thường một trọng tài đứng trước bóng 3 m còn một người đứng chếch phía sau.
5.3. Cách chọn vị trí của 2 trọng tài
a. Vị trí di chuyển của trọng tài khi tranh bóng giữa sân (hình 146)
Khi cho tranh bóng ở vòng giữa sân trọng tài tung bóng đứng cách hai cầu thủ
tranh bóng khoảng lm để tung bóng được thẳng đứng và không ảnh hưởng đến động tác
nhảy tranh bóng của cầu thủ. Sau khi bóng rời khỏi tay, trọng tài lùi nhanh ra biên dọc và
căn cứ vào động tác nhảy tranh bóng của đôi bên trong tài quyết định đường di chuyển của
mình. Còn trọng tài kia đứng ngoài biên dọc sân, chếch về một bên để quan sát 8 cầu thủ
còn lại.
20
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
b. Vị trí của trọng tài khi tranh bóng ở khu vực phạt (hình 147)
Trước khi cho nhảy tranh bóng, hai trọng tài đổi vị trí cho nhau. Khi tung bóng ở
khu phạt trọng tài phụ trách sân mình đứng ở biên ngang, còn trọng tài kia khi tung bóng
lùi về biên dọc để quan sát hành động của các đấu thủ trên sân.
c. Vị trí và di chuyển của trọng tài khi cho ném phạt (hình 148)
Trước khi ném phạt 2 trọng tài đổi vị trí cho nhau, khi ném phạt 1 trọng tài đứng
chếch về phía sau bên trái của cầu thủ được ném phạt và gần biên dọc để kiểm tra động tác
của cầu thủ ném phạt và khi bóng chạm vành rổ thì lập tức lùi về biên dọc quan sát. Còn
một trọng tài đứng ở giữa bảng rổ và góc sân ồ biên ngang quan sát các đấu thủ chuẩn bị
vào cướp bóng dưới rổ.
21
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
d. vị trí và di chuyển của trọng tài khi phát bóng biên (hình 149)
Khi trao bóng cho cầu thủ phát bóng biên trọng tài không nên đứng ở sân đội bị tấn
công để ảnh hưởng động tác tiến lên sau khi phát bóng, còn trọng tài kia chuyển xuống
dưới để quan sát.
6. Các dấu hiệu của trọng tài
Những dấu hiệu tay được minh họa dưới đây chỉ là những dấu hiệu của trọng tài.
Trọng tài phải sử dụng những dấu hiệu này trong tất cả các trận đấu bóng rổ. Điều quan
trọng là những nhân viên ban thư ký cũng hiểu được những dấu hiệu này.
22
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
23
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
24
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
d. Thủ tục báo lỗi (gồm 3 bước)
Bước 1: Báo số áo đấu thủ
25
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
Bước 2: Báo loại lỗi vi phạm
26
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
Bước 3: xử phạt
27
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
E. Thủ tục cho ném phạt (gồm 2 bước)
Bước 1: Trong khu giới hạn.
Bước 2: Ngoài khu vực giới hạn.

More Related Content

Featured

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by HubspotMarius Sescu
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTExpeed Software
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsPixeldarts
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthThinkNow
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfmarketingartwork
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 

Featured (20)

2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot2024 State of Marketing Report – by Hubspot
2024 State of Marketing Report – by Hubspot
 
Everything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPTEverything You Need To Know About ChatGPT
Everything You Need To Know About ChatGPT
 
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 

GA_2_Luat_pp_trong_tai.docx

  • 1. 1 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT Giáo án 2 Luật bóng rổ 5x5 FIBA Gồm 8 chương với 50 điều luật: – Chương 1: Trận đấu – Chương 2: Sân và thiết bị – Chương 3: Đội bóng – Chương 4: Quy định thi đấu – Chương 5: Phạm luật – Chương 6: Những lỗi vi phạm – Chương 7: Những điều khoản chung – Chương 8: Trọng tài, Nhân viên bàn thư ký, Giám sát trách nhiệm và quyền hạn Trên đây là luật thi đấu bóng rổ 5×5 cơ bản mà chúng ta cần biết khi tìm hiểu về môn bóng rổ. 1. Quy định về trận đấu Một trận thi đấu bóng rổ có bao nhiêu người? Một trận thi đấu bóng rổ gồm 2 đội, mỗi đội phải có 5 cầu thủ. Mục đích của mỗi đội bóng là ném bóng vào rổ đối phương và ngăn không cho đối phương ném vào rổ đội bóng mình. Trận thi đấu được điều khiển bởi trọng tài, nhân viên bàn thư ký và một giám sát. Đội thắng: Khi thời gian kết thúc, đội bóng có số điểm cao hơn là đội chiến thắng. 2. Quy định về thời gian thi đấu 2.1. Thời gian thi đấu Một trận đấu bóng rổ gồm có 4 hiệp và mỗi hiệp diễn ra trong 10 phút. Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2, hiệp 3 và hiệp 4, các hiệp phụ là 2 phút, thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 15 phút. Nếu tỉ số điểm hòa nhau khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp 4, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng 1 hoặc nhiều hiệp phụ 5 phút để có kết quả thắng thua. 2.2. Thời gian hội ý Trong một trận thi đấu bóng rổ, trong 3 hiệp đầu và mỗi hiệp phụ mỗi đội được hội ý một lần cho mỗi hiệp, hiệp thứ 4 mỗi đội được hội ý 2 lần. Thời gian của mỗi lần hội ý là 60 giây. Thời gian chuẩn bị trước khi trận đấu bắt đầu là 20 phút
  • 2. 2 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT 3. Quy định về bắt đầu và kết thúc trận đấu Hiệp đấu bắt đầu khi một cầu thủ nhảy lên tranh bóng và chạm bóng đúng luật. Tất cả các hiệp đấu khác bắt đầu khi một cầu thủ thi đấu trên sân chạm bóng đúng luật sau quả ném biên Thời gian thi đấu của mỗi hiệp đấu chính, hiệp phụ hay trận đấu sẽ kết thúc khi đồng hồ thi đấu phát âm thanh thông báo kết thúc hiệp đấu. 4. Quy định về sân thi đấu Luật bóng rổ 5×5 quy định sân thi đấu bóng rổ phải là bề mặt phẳng, không có chướng ngại vật và có chiều rộng 15m, chiều dài 28m tính từ mép các đường biên. Khu vực tự do có hành lang 2m. Sân sau của mỗi đội bóng bao gồm rổ, mắt trước bảng rổ, phần sau được giới hạn bởi các đường cuối sân phía sau rổ. Tất cả các đường kẻ trên sân phải là màu trắng, chiều rộng là 5cm Sân thi đấu được giới hạn bởi hai đường biên ngang và hai đường biên dọc. Sân phải có đường giữa sân, vòng tròn giữa sân và hai nửa vòng tròn ném phạt. 5. Quy định về đội bóng 5.1. Thành phần đội bóng
  • 3. 3 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT Mỗi đội bóng gồm 12 cầu thủ được quyền thi đấu, một HLV trưởng và một HLV phó Tối đa mỗi đội có 5 người đi theo được ngồi ở băng ghế của đội bao gồm trưởng đoàn, bác sỹ, phiên dịch,.. Trên sân thi đấu sẽ có 5 cầu thủ của mỗi đội và có thể thay người 5.2. Trang phục thi đấu – Áo thun 3 lỗ, phía trước và phía sau lưng phải cùng một màu. – Áo của mỗi cầu thủ phải được in rõ ràng ở cả sau lưng và trước ngực. – Số áo sau lưng cao ít nhất 20 cm, số áo trước ngực cao ít nhất 10 cm, chiều rộng của số áo không nhỏ hơn 2 cm. – Sử dụng số áo từ số 4 đến số 15. 6. Những điều luật khi thi đấu bóng rổ 6.1. Luật nhảy tranh bóng Khi trọng tài tung bóng giữa cầu thủ của hai bên gọi là nhảy tranh bóng. * Những trường hợp nhảy tranh bóng – Vào đầu mỗi một hiệp đấu, trọng tài cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân. – Hai bên cùng giữ bóng, khi có một hoặc nhiều đấu thủ của cả hai đội có một hoặc hai bàn tay giữ chặt bóng mà không có đấu thủ nào giành được. – Khi cả hai bên cùng phạm lỗi. – Khi hai trọng tài đưa ra quyết định không đồng nhất. – Khi bóng sống bị kẹt tại bảng rổ. * Quy định về nhảy tranh bóng – Trong khi nhảy tranh bóng hai đấu thủ nhảy tranh bóng sẽ đứng cả hai chân trong nửa vòng tròn gần rổ của đội mình với một chân gần tâm của đường thẳng ở giữa vòng tròn. – Trọng tài đứng giữa hai đấu thủ tranh bóng tung bóng lên theo đường thẳng đứng và cao hơn độ cao mà hai đấu thủ có thể nhảy tới. – Bóng được chạm bởi một hoặc nhiều bàn tay của một hoặc hai người nhảy tranh bóng sau khi bóng lên tới điểm cao nhất. * Những trường hợp nhảy tranh bóng phạm luật
  • 4. 4 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Khi bóng chưa lên tới điểm cao nhất đã có một trong hai đấu thủ nhảy tranh bóng chạm tay, hoặc ra khỏi vị trí tranh bóng khi bóng chưa ra khỏi vòng tranh bóng. – Chạm bóng qua hai lần * Nhảy lên bắt bóng hoặc đấm bóng. – Có hành động thô bạo hoặc động tác cản trở đến động tác tranh bóng của đối phương: dẫm lên chân đối phương, đẩy người người … – Khi nhảy tranh bóng dẫm vạch. Những trường hợp này trọng tài sẽ trao bóng cho đối phương phát bóng biên gần với vị trí phạm luật. 6.2. Luật bóng ra biên và luật phát bóng biên – Đấu thủ giữ bóng ở ngoài vạch biên, dẫm vào đường biên. – Bóng chạm vào đấu thủ đã ra biên hoặc chạm bất cứ người vật trên đường biên, giá đỡ bảng, mặt sau của bóng. – Bóng ra ngoài biên khi có đấu thủ cuối cùng chạm bóng. * Xử phạt Cho đối phương phát bóng bên ở gần nơi phạm luật, không phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ. * Những trường hợp phát bóng biên phạm luật: – VĐV phát bóng biên dẫm vạch biên. – VĐV phát bóng biên trực tiếp vào rổ. – VĐV phát bóng biên quá 5 giây chưa đưa được bóng vào trong sân. Những trường hợp này trọng tài cho đối phương phát bóng biên tại vị trí gần đó. 6.3. Luật bóng được tính điểm và giá trị của điểm Đội bóng ghi được điểm khi ném bóng vào rổ đối phương từ phía trên và ở trong rổ. Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong rổ và nằm dưới rổ. Đội tấn công ném bóng vào rổ đối phương sẽ được tính điểm như sau: + Mỗi một quả phạt được tính 1 điểm. + Bóng vào rổ ở trong vòng tròn 6,25 m được tính 2 điểm. + Bóng vào rổ ở ngoài vòng tròn 6,25 m được tính 3 điểm.
  • 5. 5 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Nếu một đấu thủ vô tình ném bóng vào rổ của mình, điểm sẽ được tính cho đội trưởng của đối phương. – Nếu cố tình ném bóng vào rổ của mình là sẽ bị phạm luật. 6.4. Luật phòng thủ Khi bóng ở trong rổ, các đấu thủ phòng thủ không được chạm rổ hoặc chạm bóng. Khi ném rổ đấu thủ phòng thủ hoặc tấn công, không được chạm bóng khi bóng ở trên và trên đường bay xuống hoặc ngang vòng rổ. Khi bóng được ném và chạm vòng rổ thì các đấu thủ đội phòng thủ không được chạm bảng hoặc chạm rổ. 6.5. Luật can thiệp vào bóng – Khi ném rổ đấu thủ tấn công hoặc phòng thủ không được chạm bóng khi bóng trên đường bay xuống và ở trên hoặc ngang vòng rổ. – Khi bóng ở trong rổ, đấu thủ phòng thủ không được chạm bóng hoặc chạm rổ. – Trong ném rổ khi bóng chạm vòng rổ thì đấu thủ phòng thủ hoặc tấn công không chạm rổ hoặc chạm bảng. * Xử phạt • Nếu người tấn công vi phạm bóng sẽ không được tính điểm. Cho đối phương phát bóng biên dọc nơi đường ném phạt kéo dài.
  • 6. 6 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT • Nếu người phòng thủ vi phạm đội đối phương được tính 2 hoặc 3 điểm tùy theo vị trí khi bóng được ném rổ. Cho đội bị tính điểm được phát bóng biên ngay như là bóng vào rổ. – Nếu đấu thủ của cả 2 đội vi phạm cùng lúc, bóng không được tính điểm trận đấu tiếp tục bằng nhảy tranh bóng. 6.6. Luật ném phạt – Đấu thủ gây lỗi cho người nào, người đó sẽ thực hiện ném một hoặc nhiều quả phạt, không được thay thế người ném phạt. Nếu đấu thủ đó bị thương và phải rời khỏi sân thi đấu thủ vào thay thế được ném phạt, nếu không có người thay thế thì đội trưởng sẽ chỉ định người ném phạt. – Khi có lỗi kỹ thuật đội trưởng của đội được ném phạt sẽ chỉ định người ném phạt. * Những quy định về ném phạt – Đứng sau đường ném phạt và ở giữa trong vòng tròn. – Có thể dùng mọi kỹ thuật ném rổ nhưng bóng không được chạm mặt sân, bóng vào rổ từ phía trên hoặc bóng chạm vòng rổ. – Bóng dời khỏi tay trong vòng 5 giây kể từ thời điểm trọng tài trao bóng cho người ném phạt. – Những đấu thủ trong vị trí ném phạt: Có tối đa 5 cầu thủ (3 phòng thủ và 2 người tấn công) có thể đứng ồ những vị trí ném phạt. Vị trí đầu tiên trên mỗi vạch của khu vực giới hạn là của đối phương của người ném phạt. Các đấu thủ đứng xen kẽ trên những vị trí, các đấu thủ chỉ được đứng trong vị trí mà họ được quyền đứng, * Những trường hợp phạm luật – Khi trọng tài trao bóng cho đối thủ ném phạt và quá 5 giây bóng chưa dời tay người ném. – Bóng không chạm vào vành rổ hoặc rổ. – Thực hiện làm giả lần ném phạt. + Chân dẫm lên đường ném phạt, dẫm lên phía trước đường ném phạt trước khi bóng chạm vòng rổ hoặc vào rổ. + Các đấu thủ khác chân dẫm vạch khu cấm hoặc xâm phạm khu cấm khi bóng chưa dời tay người ném. * Xử phạt:
  • 7. 7 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Nếu người ném phạt và đồng đội của anh ta vi phạm thì bóng không được tính điểm và đối phương được phát bóng biên ở đường ném phạt kéo dài trừ khi có một hoặc nhiều quả phạt khác được thực hiện. – Nêu phòng thủ vi phạm thì bóng vào rổ được tính điểm còn không vào rổ được ném phạt lại. 6.7. Luật thay người – Một đội có thể thay đổi đấu thủ khi có cơ hội thay người. – Một cơ hội thay người bắt đầu khi: bóng chết, đồng hồ thi đấu dừng lại và khi trọng tài làm xong thủ tục báo lỗi cho ban thư ký. Bóng vào rổ trong 2 phút cuối của hiệp thứ 4 hoặc bất kỳ hiệp phụ nào mà đội bị bóng vào rổ có yêu cầu thay người. – Không được phép thay người khi: Sau một lần vi phạm đội không được quyền phát bóng biên, giữa hoặc sau những quả ném phạt của một lần xử phạt cho đến khi bóng chết lần nữa và đồng hồ thi đấu đã chạy. Ngoại trừ: + Đội phát bóng biên có thay người. + Một trong hai đội phạm lỗi. + Trọng tài dừng trận đấu. 7. Các trường hợp phạm luật khi thi đấu bóng rổ 7.1. Luật dẫn bóng a. Định nghĩa: VĐV khi đã không chế được bóng, sau đó tiếp tục làm động tác đập, hất lăn bóng đi sau đó bắt bóng lại, lúc này chỉ được phép chuyền bóng hoặc ném rổ. Nếu tiếp tục dẫn bóng thì phạm luật hai lần dẫn bóng. * Những trường hợp phạm luật: – Khi đang dẫn bóng bình thường mà hất bóng liên tục trên không. – Khi dẫn bóng dùng cả hai tay tiếp xúc bóng một lúc. – Khi dẫn bóng mà ngửa tay đón bóng rồi lại tiếp tục dẫn. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biên ồ vị trí gần xảy ra phạm luật, không được phát bóng biên ở ngay sau bảng rổ.
  • 8. 8 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT * Những trường hợp không phạm luật: – Khi dẫn bóng tay không tiếp xúc với bóng thì số bước chạy không quy định. – Khi ném rổ Hên tục hoặc bắt bóng không chắc. 7.2. Luật chạy bước a. Định nghĩa: – Chạy bước là di chuyển trái luật trong bất kỳ hướng nào của một hoặc cả hai bàn chân vượt quá những giới hạn đã được nói đến trong điều luật này khi cầm bóng sống trên sân. – Một chân trụ được xác định khi một đấu thủ cầm bóng sống trên sân, bước 1 hoặc nhiều bước về bất cứ hướng nào với cùng một chân trong lúc chân kia được giữ ở điểm tiếp xúc với mặt sân gọi là chân trụ. * Hình thành chân trụ: – Một đấu thủ bắt bóng khi cả hai bàn chân chạm mặt sân thì có thể sử dụng một trong hai bàn chân làm chân trụ, Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ. – Một đấu thủ bắt bóng trong khi di chuyển hoặc dẫn bóng có thể dừng lại và hình thành chân trụ: Nếu bàn chân chạm mặt sân thì bàn chân đó là chân trụ trước khi chân còn lại chạm mặt sân. – Nếu đấu thủ nhảy nên bắt bóng trên không rơi xuống mặt sân: Nếu rơi xuống bằng hai chân cùng một lúc thì có thể lấy chân nào làm trụ cũng được, nếu rơi xuống mặt sân bằng một chân sau đó chân kia chạm mặt sân, như vậy bàn chân chạm mặt sân đầu tiên là chân trụ. * Di chuyển với bóng: – Trong một lần chuyển bóng hoặc một lần ném rổ, bàn chân trụ có thể nhấc lên, trước khi chân trụ chạm mặt sân thì bóng phải rời khỏi tay. Nếu chân trụ chạm lại mặt sân mà bóng chưa rời tay thì phạm luật chạy bước. – Khi bắt đầu dẫn bóng, bàn chân trụ không được nhấc lên trước khi bóng rời khỏi tay, nếu chân trụ nhấc lên trước khi bóng rời tay thì phạm luật chạy bước. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biến gần nơi xảy ra phạm luật, không được phát biên ngay sau bảng rổ.
  • 9. 9 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT 7.3. Luật 3 giây а. Định nghĩa: Một đấu thủ của đội kiểm soát bóng sống trên sân và đồng hồ thi đấu đang chạy không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây. Nếu vi phạm thì phạm luật 3 giây. Những trường hợp không phạm luật 3 giây: – Tuân thủ ở trong khu vực giới hạn chưa đến 3 giây được phép dẫn bóng ném rổ. – Bóng ở trên không sau khi ném rổ. – Bóng bật bảng trở lại. – Bóng chết. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ. 7.4. Đấu thủ bị kèm sát (luật 5 giây) a. Định nghĩa: – Một đấu thủ đang cầm bóng sống trên sân bị kèm sát khi một đối phương có vị trí phòng thủ tích cực với khoảng cách không hơn 1 m. – Trong vòng 5 giây đấu thủ bị kèm sát phải dẫn chuyền hoặc ném rổ nếu vi phạm sẽ phạm luật. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ. 7.5. Luật 8 giây a. Định nghĩa: Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên phần sân sau của anh ta, trong vòng 8 giây đội của anh ta phải đưa bóng sang phần sân trước. Nếu trái lệ sẽ phạm luật 8 giây. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ.
  • 10. 10 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT 7.6. Luật 24 giây a. Định nghĩa: Bất cứ khi nào một đấu thủ giành được quyền kiểm soát bóng sống ở trên sân thì trong vòng 24 giây đó phải ném rổ. Nếu trái lệ sẽ phạm luật 24 giây. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát, bóng biên ở gần nơi xảy ra phạm luật, không phát bóng biên ngay sau bảng rổ. 7.7. Luật bóng trở lại sân sau a. Định nghĩa: Một đấu thủ kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau của đội anh ta. Nếu trái lệ sẽ phạm luật bóng trở lại sân sau. b. Xử lý của trọng tài: Cho đối phương phát bóng biên dọc ở giữa sân. Trên đây là một số luật bóng rổ cơ bản mà chúng ta cần biết, nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều quy định khác trong thi đấu tốt. 8. Các trường hợp phạm lỗi cá nhân Là sự vi phạm những điều luật liên quan đến va chạm cá nhân với đối phương hoặc liên quan đến đạo đức tác phong phản tinh thần thể thao. 8.1. Lỗi va chạm a. Định nghĩa: Là lỗi của một đấu thủ có liên quan đến va chạm trái luật đối với đối phương kể cả có bóng hoặc không có bóng, bóng sống hay bóng chết. Ví dụ như: Chặn người, đẩy, nắm giữ, đánh tay … b. Xử lý của trọng tài: Trong mọi trường hợp một lỗi cá nhân sẽ tính cho người phạm lỗi và: – Nếu phạm lỗi vào đấu thủ không có động tác ném rổ : + Trận đấu được tiếp tục bằng phát bóng biên của đội không phạm lỗi ở gần nơi xảy ra phạm lỗi. + Nếu xử phạt lỗi đồng đội thì (lỗi đồng đội- xử phạt) được áp dụng. – Nếu phạm lỗi vào cầu thủ có động tác ném rổ thì :
  • 11. 11 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT + Bóng vào rổ được tính điểm và được ném thêm 1 quả phạt đền. + Nếu bóng không vào rổ thì được ném 2, 3 quả phạt đền, tùy theo vị trí ném rổ trước khi bị phạm lỗi. 8.2. Lỗi phản tinh thần thể thao a. Định nghĩa: – Là lỗi cá nhân của một đấu thủ mà theo nhận định của trọng tài đấu thủ đó đã cố ý phạm lỗi đối với đối phương. – Một đấu thủ tái phạm lỗi phản tinh thần thể thao thì sẽ bị trục xuất. b. Xử lý của trọng tài: – Ghi một lỗi phản tinh thần thể thao cho người phạm lỗi. – Cho đội không phạm lỗi được ném một hoặc nhiều quả phạt và sau đó được phát bóng biên, số quả ném phạt được tính như sau : + Nếu lỗi phạm vào đấu thủ không có động tác ném rổ thì cho ném hai quả phạt đền. + Nếu lỗi phạm vào đầu thì có động tác ném rổ, bóng vào rổ được tính điểm và ném thêm một quả phạt.
  • 12. 12 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT + Nếu lỗi phạm vào đấu thủ có động tác ném rổ bóng không vào rổ thì tùy theo vị trí ném rổ mà cho ném 2, 3 quả phạt đền. 8.3. Lỗi hai bên a. Định nghĩa: Là trường hợp hai đấu thủ phạm lỗi va chạm nhau gần như cùng một thời điểm. b. Xử lý của trọng tài: * Tính một lỗi cá nhân cho mỗi đấu thủ phạm lỗi, không có ném phạt. – Trận đấu được tiếp tục : + Nếu bóng vào rổ cùng thời điểm xảy ra lỗi, bóng được tính điểm. Đối phương được phát bóng biên ở đường cuối sân. + Cho đội đang kiểm soát bóng hoặc đội được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên được phát bóng biên gần nơi phạm lỗi. + Nếu không có đội nào kiểm soát bóng cũng không được quyền phát bóng biên khi xảy ra lỗi hai bên thì cho hai đấu thủ phạm lỗi nhảy tranh bóng ở vòng tròn gần nơi phạm lỗi. 8.4. Lỗi trục xuất a. Định nghĩa: Bất cứ đấu thủ chính thức, đấu thủ dự bị, HLV có hành động phản tinh thần thể thao một cách trắng trợn thì đều bị trục xuất. b. Xử lý của trọng tài: – Ghi một lỗi trục xuất cho người phạm lỗi. – Đội không phạm lỗi được ném phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. số quả ném phạt được tính như phạt lỗi phản tinh thần thể thao. 8.5. Lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức а. Định nghĩa: Khi một đấu thủ chính thức không quan tâm đến những lời nhắc nhở của trọng tài, hoặc sử dụng những thủ đoạn: Thiếu tôn trọng với ban trọng tài, dùng lời nói hành động xúc phạm, kích động khán giả, chọc ghẹo đối phương, trì hoãn trận đấu, thay đổi số áo mà không báo cho thư ký và trọng tài, treo người trên vòng rổ để thể hiện sức mạnh. b. Xử lý của trọng tài:
  • 13. 13 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Ghi một lỗi kỹ thuật cho đấu thủ phạm lỗi. * Cho đối phương ném một quả phạt và phát bóng biên ở giữa đường biên dọc. 8.6. Đấu thủ phạm 5 lỗi – Một đấu thủ phạm 5 lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật sẽ được thông báo và phải rời khỏi trận đấu ngay trong vòng 30 giây. – Đấu thủ phạm 5 lỗi trước đó và phạm thêm một lỗi nữa, lỗi này sẽ tính cho HLV. 9. Lỗi đồng đội – Một đội bị xử phạt lỗi đồng đội khi đã phạm 4 lỗi bao gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kỹ thuật của đấu thủ chính thức của đội đó trong một hiệp đấu. – Tất cả các lỗi đồng đội đã phạm trong thời gian nghỉ của bất kỳ hiệp phụ nào sẽ được tính là một phần của hiệp thứ 4. * Xử phạt: – Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội (quá 4 lỗi) thì tất cả các lỗi cá nhân của đấu thủ chính thức sẽ được cho ném 2 quả phạt, thay vì cho phát bóng biên (kể cả lỗi khi không có động tác ném rổ). – Nếu một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống trên sân hoặc đội được quyền phát bóng biên phạm lỗi, như vậy sẽ không cho ném 2 quả phạt.
  • 14. 14 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT Phương pháp trọng tài trong thi đấu Bóng rổ Phương pháp trọng tài bóng rổ gồm: Công tác chuẩn bị của trọng tài Thành phần trọng tài Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài Những điểm cần thiết của trọng tài điều khiển trận đấu Sự phân công và phối hợp của hai trọng tài điều khiển trận đấu Các dấu hiệu của trọng tài Công tác trọng tài là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ TDTT, nó góp phần đáng kể vào việc nâng cao kỹ chiến thuật và có tác dụng sư phạm rất tốt đối với cầu thủ và khán giả. Do đó trọng tài phải là người có đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn, có cách làm việc, phải công bằng vô tư, có tinh thần trách nhiệm cao trước phong trào quần chúng và các cầu thủ. 1. Công tác chuẩn bị của trọng tài Trọng tài phải có mặt ở sân trước giờ khai mạc trận đấu từ 20-30 phút để làm công tác chuẩn bị và kiểm tra trước khi tiến hành trận đấu. Những công tác của trọng tài trước khi vào trận đấu gồm: – Kiểm tra các thiết bị sân bãi phục vụ cho trận đấu. – Kiểm tra các biên bản và bảng báo điểm. – Kiểm tra thẻ cầu thủ, quần áo thi đấu. 2. Thành phần trọng tài Trong một trận thi đấu bóng rổ bao gồm các trọng tài: – Hai trọng tài điều khiển trận đấu trên sân. – Các nhân viên ban thư ký gồm: một thư ký, một trợ lý thư ký, một người theo dõi giờ đấu, một người theo dõi đồng hồ 24 giây. Do yêu cầu của FIBA cũng như là một tổ chức khu vực hoặc liên đoàn quốc gia, có thể áp dụng hệ thống 3 trọng tài, gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài phụ để điều khiển trận đấu. 3. Quyền hạn và trách nhiệm của trọng tài
  • 15. 15 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT 3.1. Trọng tài điều khiển trận đấu Trọng tài điều khiển trận đấu trên sân có nhiệm vụ điều khiển trận đấu từ đầu tới khi kết thúc và chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra trong quá trình thi đấu. – Kiểm tra và chấp thuận mọi thiết bị được sử dụng trong trận đấu. – Không cho phép bât cứ một đấu thủ nào mang đồ vật có thể gây nguy hiểm cho các đâu thủ khác. – Điểu khiển cho nhảy tranh bóng ở vòng tròn giữa sân để bắt đầu mỗi hiệp của trận đấu và hiệp phụ. – Chỉ định đồng hồ thi đấu chính, đồng hồ 24 giây, đồng hồ điều khiển thời gian nghỉ và cũng như chấp thuận các nhân viên của ban thư ký. – Có quyền dừng trận đấu khi điều kiện cho phép. – Có quyền quyết định cho một đội bỏ cuộc nếu đội đó từ chối thi đâu sau khi được giải thích để dàn xếp một điều gì đó hoặc bằng hành động của họ nhằm ngăn cản trận đấu được tiếp tục. – Kiểm tra cẩn thận tờ ghi điểm khi kết thúc hiệp 2 hoặc hiệp 4 hoặc bất kỳ hiệp phụ nào, hay bất cứ lúc nào thấy cần thiết sẽ kiểm tra tờ ghi điểm, chấp thuận số điểm và thời gian còn lại của trận đấu. – Quyết định khi có những ý kiến bất đồng giữa các trọng tài. – Trọng tài điều khiển trận đấu không được thay đổi các quy định và những điều lệ mà ban tổ chức và ban trọng tài đã thống nhất. 3.2. Thư ký ghi biên bản – Ghi tên, số áo, kiểm tra lại thẻ các cầu thủ thi đấu. Nếu có hiện tượng trái với luật phải báo cáo ngay cho trọng tài chính điều khiển trận đấu biết. – Đọc danh sách giới thiệu tên số áo, cấp bậc của các cầu thủ tham gia thi đấu. – Ghi số lần ném vào rổ, thay người, số lần bị phạm lỗi của từng cầu thủ, số lần xin tạm dừng và cộng điểm. – Khi cầu thủ phạm lỗi, thư ký phải báo số lỗi nếu có đấu thủ phạm lỗi lần thứ 5 phải báo ngay cho trọng tài điều khiển trên sân biết. – Khi lỗi đồng đội vượt quá trên 4 lỗi/1 hiệp phải báo cho trọng tài biết. 3.3. Trọng tài theo dõi giờ
  • 16. 16 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Ghi thời gian trận đấu, 3 phút trước khi bắt đầu trận đấu hoặc trước mỗi hiệp phải báo cáo cho trọng tài điều khiển biết, 2 phút trước trận đấu phải báo cho thư ký ghi biên bản biết. – Khi bắt đầu mỗi hiệp đấu phải để bóng chạm tay cầu thủ trên sân mới bắt đầu bấm đồng hồ tính giờ. – Khi cuộc đấu tạm dừng, trọng tài có đồng hồ dừng chạy và lại cho đồng hồ tiếp tục chạy khi có lệnh tiếp tục cuộc đấu. Nếu cuộc đấu tiếp tục bằng quả ném biên thì bấm cho đồng hồ chạy tiếp từ lúc bóng chạm vào một cầu thủ trong sân, nếu bằng quả ném phạt thì bấm cho đồng hồ chạy tiếp tục chạy khi thấy quả ném phạt không vào rổ. – Người ghi giờ phải bấm dừng đồng hồ trong các trường hợp sau: phạm lỗi, nhảy tranh bóng, thay người, hội ý, trọng tài ra lệnh dừng đồng hồ, bóng ra biên phải quá xa, tất cả những quả vào rổ ở 2 phút cuối cùng hiệp 2 và 4 hoặc hiệp phụ, hết mỗi hiệp. Khi hết giờ nghỉ hoặc tạm dừng trọng tài theo đòi giờ báo cho trọng tài điều khiển trên sân và thư ký ghi biên bản biết. – Trọng tài theo dõi giờ phải luôn đặt đồng hồ trên bàn để thư ký ghi biên bản biết. – Trọng tài theo dõi giờ thường dùng đồng hồ bấm kiểm tra giờ trong các trường hợp: Tấn công một lần 24 giây. Hội ý 1 lần 60 giây. 4. Những điểm cần thiết của trọng tài điều khiển trận đấu Trọng tài điều khiển trận đấu phải nắm chắc ba điểm: – Nắm trọng điểm: Phải nghiên cứu luật và các hình thức vi phạm luật chủ yếu, những vị trí và tình huống thường xảy ra phạm luật. – Nắm thời cơ thổi phạt. Muốn vậy trọng tài phải phán đoán chính xác, nổi hiệu còi cùng lúc khi xảy ra phạm luật. – Nắm được động tác: Trọng tài phải biết rõ các động tác kỹ thuật, sự thay đổi của kỹ thuật động tác, phải phân tích được những đặc điểm nào của động tác là hợp lý, không hợp lý, tránh thổi phạt sai. Những điểm cần thiết khi điều khiển trận đấu : – Khi cho phép cầu thủ vào thay thế, trọng tài nào không cầm bóng sẽ làm động tác cho phép thay người.
  • 17. 17 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Khi còi của hai trọng tài cùng thổi phạt thì bóng ở khu vực của người nào, trọng tài đó tuyên bố lỗi trước, nếu trọng tài kia thấy lỗi nhẹ có thể cải chính tuyên bố cho hợp lý hơn, phải xử lý theo lỗi của trọng tài bắt nặng hơn. – Tiếng còi của trọng tài phải rõ, mạnh, kịp thời không gắt và không dài. nếu 2 còi sân gần cùng nhau thi đấu thì còi phải có âm thanh khác nhau. – Khi trọng tài thổi lỗi tiếng còi thổi mạnh hơn, không thổi 2 tiếng, sau đó trọng tài nào thổi thì chạy lại đến trước bàn thư ký ra ký hiệu số áo, loại lỗi và xử lý. – Khi tranh bóng, ném phạt, phát bóng biên, bóng vào rổ, trọng tài dùng còi và dùng ký hiệu để diễn đạt. – Trọng tài phải bắt đúng lỗi, xử phạt đúng mức độ phạm lỗi, không nên quan niệm rằng cần bắt nhẹ để trận đấu sinh động hoặc thổi phạt những tình buông không đáng phạt làm giảm hào hứng của trận đấu. – Khi phát bóng biên trọng tài phía bên sân có bóng ra biên trao bóng cho cầu thủ, sau đó phải chú ý tới động tác của họ và những cầu thủ xung quanh còn trọng tài kia chú ý tới hoạt động của các cầu thủ trên sân. – Khi hai bên tranh cướp bóng dưới rổ, trọng tài đứng ở biên ngay dưới rổ cần chú ý tới động tác chân và khu phạt 3 giây, còn trọng tài kia đứng ở biên dọc chú ý động tác ở trên không và ngoại vi của cầu thủ. – Khi cho ném phạt lỗi kỹ thuật nếu trọng tài chính trao bóng cho cầu thủ ném phạt trọng tài phụ đứng ở vạch giữa sân để chuẩn bị cho phát bóng biên. – Sau khi có lỗi va chạm xảy ra thì 2 trọng tài phải đổi chỗ cho nhau. – Khi cần giải thích cho VĐV về luật hoặc bị phạt, trọng tài chính chịu trách nhiệm giải thích, nếu thấy cần thiết trọng tài phụ có thể bổ sung. 5. Sự phân công và phối hợp của hai trọng tài điều khiển trận đấu 5.1. Phân công Trong thi đấu, sự phân công và hợp tác và làm việc của 2 trọng tài là rất quan trọng. Vì vậy giữa 2 trọng tài phải thống nhất về tư tưởng, cách phối hợp làm việc, ngoài ra cần quan sát toàn diện dựa vào tinh thần của luật để xét. Phân công họp tác cần có nguyên tắc, song không phân giới hạn tức là không chia khu vực thổi, cần tránh tư tưởng không tín nhiệm nhau, tự ái sợ mất uy tín của mình và máy móc trong khi phân công. Sự phân công của trọng tài có 2 cách:
  • 18. 18 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT – Dùng đường chéo của sân chia sân làm 2 khu vực A,B (hình 143). Loại chia khu vực này hiện ít dùng vì phạm vi quan sát của trọng tài quá rộng. – Dùng hình chéo của 2 khu vực chính để chia sân (hình 144). Cách phân công này hiện nay sử dụng nhiều vi phạm vi quan sát của trọng tài thu hẹp lại đồng thời trọng tài có thể quan sát khu góc sân rõ ràng hơn tránh được nhiều sai sót. 5.2. Đường di chuyển của trọng tài Di chuyển của trọng tài trên sân rất quan trọng, di chuyển không đúng sẽ trở ngại tới động tác của đấu thủ trong sân đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới sự làm việc của bản thân trọng tài. Đường di chuyển của trọng tài phải dựa vào sự di chuyển của bóng và khu
  • 19. 19 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT vực phân công mà quyết định, trọng tài có thể chạy trong sân hoặc ngoài sân (hình 145) sao để luôn luôn chiếm được vị trí, góc độ quan sát có lợi nhất ở khu vực của mình và toàn sân. Thường một trọng tài đứng trước bóng 3 m còn một người đứng chếch phía sau. 5.3. Cách chọn vị trí của 2 trọng tài a. Vị trí di chuyển của trọng tài khi tranh bóng giữa sân (hình 146) Khi cho tranh bóng ở vòng giữa sân trọng tài tung bóng đứng cách hai cầu thủ tranh bóng khoảng lm để tung bóng được thẳng đứng và không ảnh hưởng đến động tác nhảy tranh bóng của cầu thủ. Sau khi bóng rời khỏi tay, trọng tài lùi nhanh ra biên dọc và căn cứ vào động tác nhảy tranh bóng của đôi bên trong tài quyết định đường di chuyển của mình. Còn trọng tài kia đứng ngoài biên dọc sân, chếch về một bên để quan sát 8 cầu thủ còn lại.
  • 20. 20 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT b. Vị trí của trọng tài khi tranh bóng ở khu vực phạt (hình 147) Trước khi cho nhảy tranh bóng, hai trọng tài đổi vị trí cho nhau. Khi tung bóng ở khu phạt trọng tài phụ trách sân mình đứng ở biên ngang, còn trọng tài kia khi tung bóng lùi về biên dọc để quan sát hành động của các đấu thủ trên sân. c. Vị trí và di chuyển của trọng tài khi cho ném phạt (hình 148) Trước khi ném phạt 2 trọng tài đổi vị trí cho nhau, khi ném phạt 1 trọng tài đứng chếch về phía sau bên trái của cầu thủ được ném phạt và gần biên dọc để kiểm tra động tác của cầu thủ ném phạt và khi bóng chạm vành rổ thì lập tức lùi về biên dọc quan sát. Còn một trọng tài đứng ở giữa bảng rổ và góc sân ồ biên ngang quan sát các đấu thủ chuẩn bị vào cướp bóng dưới rổ.
  • 21. 21 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT d. vị trí và di chuyển của trọng tài khi phát bóng biên (hình 149) Khi trao bóng cho cầu thủ phát bóng biên trọng tài không nên đứng ở sân đội bị tấn công để ảnh hưởng động tác tiến lên sau khi phát bóng, còn trọng tài kia chuyển xuống dưới để quan sát. 6. Các dấu hiệu của trọng tài Những dấu hiệu tay được minh họa dưới đây chỉ là những dấu hiệu của trọng tài. Trọng tài phải sử dụng những dấu hiệu này trong tất cả các trận đấu bóng rổ. Điều quan trọng là những nhân viên ban thư ký cũng hiểu được những dấu hiệu này.
  • 22. 22 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
  • 23. 23 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT
  • 24. 24 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT d. Thủ tục báo lỗi (gồm 3 bước) Bước 1: Báo số áo đấu thủ
  • 25. 25 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT Bước 2: Báo loại lỗi vi phạm
  • 26. 26 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT Bước 3: xử phạt
  • 27. 27 Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT E. Thủ tục cho ném phạt (gồm 2 bước) Bước 1: Trong khu giới hạn. Bước 2: Ngoài khu vực giới hạn.