SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI              CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Số:          /QĐ-CĐSP                    Yên Bái, ngày 28 tháng 02 năm 2012
                                 QUYẾT ĐỊNH
                     Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012


        HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN BÁI
      Căn cứ Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo theo Thông tư số
14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
       Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
        Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm 2009
của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định về quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử
dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh
Yên Bái;
       Theo đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính,
                                      QUYẾT ĐỊNH:
     Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ
Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2012.
      Điều 2. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm
2012 được áp dụng đối với mọi hoạt động tài chính của Trường trong phạm vi năm
2012. Mọi quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
      Điều 3. Các ông (bà) Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính; Trưởng các
đơn vị; Trưởng các tổ chức đoàn thể trong Trường chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
       Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
       Nơi nhận:                                            HIỆU TRƯỞNG
       - Sở Tài chính (báo cáo);
       - Sở GDĐT (báo cáo);
       - Kho bạc NN (KSC);
       - Như Điều 3 (thực hiện);
       - Lưu VT; TCHC.

                                                                                              1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


             DỰ THẢO QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2012
 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSP ngày 28 tháng 02 năm 2012
            của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái)

                              Chương I
                         NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
      Điều 1. Phạm vi áp dụng
      - Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái là căn cứ có
tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Trường
đảm bảo về mặt tài chính theo cơ chế được ban hành kèm theo Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT/TT-
BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính.
      - Mọi đơn vị, tổ chức, đoàn thể và cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên
đang công tác, học tập tại Trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
      Điều 2. Cơ sở pháp lý
      Qui chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái được xây
dựng dựa trên Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Thủ tướng
Chính phủ, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc kiểm soát chi qua kho bạc Nhà nước.
      Điều 3. Mục đích
      1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ
trưởng đơn vị.
      2. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức (CBVC) trong đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
      3. Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực
hiện kiểm soát của kho bạc Nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và
các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.
      4. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
      5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
       6. Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi,
tăng thu nhập cho người lao động.

                                                                                2
Điều 4. Nguyên tắc
       1. Trên cơ sở thu, chi tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và trên
nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy, vận dụng điều chỉnh, bổ sung một
số chế độ, định mức chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của Trường.
      2. Chi tiêu tài chính gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường,
nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử
dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao
động.
      3. Đảm bảo dân chủ, công khai và dựa trên cơ sở năng suất, hiệu quả lao
động của từng cá nhân. CBVC có trách nhiệm hoàn thành định mức lao động
theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường.
      4. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác thi đua khen thưởng
và các hoạt động khác nhằm động viên, khích lệ CBVC phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
     5. Tăng thu nhập thêm hàng tháng cho CBVC từ tiết kiệm chi phí các
nguồn thu được thực hiện theo mức thu hàng năm.
      6. Các định mức, chế độ không quy định trong quy chế này sẽ áp dụng theo
quy định hiện hành của Nhà nước và các cấp có thẩm quyền.
                            Chương II
                 NỘI DUNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
                                      Mục 1
      NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP
      Điều 5. Nội dung các khoản thu
      - Kinh phí ngân sách cấp.
      - Thu học phí.
      - Thu lệ phí.
      - Các khoản thu hợp pháp khác.
      Điều 6. Qui định định mức các khoản chi
      1. Các khoản chi cho người lao động
      a) Tiền lương, tiền công
      - Lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương thực hiện theo quy định hiện
hành của Nhà nước.



                                                                                  3
- Tiền lương của lao động hợp đồng trả theo hợp đồng thỏa thuận dựa trên
tính chất công việc, trình độ đào tạo và chi nộp BHXH theo qui định (nếu có).
       - Tiền công của lao động hợp đồng trả theo hợp đồng thoả thuận dựa trên
tính chất công việc nhưng không vượt quá 2.000.0000đ/người/tháng.
      b) Phụ cấp chức vụ
      - Thực hiện theo thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ
phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.
       - Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp chức vụ từ ba tháng
trở lên thì không được hưởng phụ cấp chức vụ.
      c) Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục và y tế:
      - Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục
      + Thực hiện theo thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-
BTC ngày 23/01/2006 của liên bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày
06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
      + Phụ cấp ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước bằng 40% mức
lương hiện hưởng (và 45% đối với giảng viên dạy các môn khoa học Mác-Lênin)
cộng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Áp dụng đối
với cán bộ, giảng viên đã chuyển xếp vào các ngạch viên chức thuộc bảng lương
ngành giáo dục và đào tạo (mã ngạch: 15...).
      + Phạm vi và đối tượng áp dụng:
      i) Cán bộ, giảng viên đang công tác tại các khoa, phòng (kể cả cán bộ
giảng viên hợp đồng trong chỉ tiêu NSNN hoặc trong thời gian tập sự) trực tiếp
tham gia giảng dạy.
      ii) Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng phòng, các
phó trưởng phòng); giảng viên công tác ở các phòng thuộc biên chế của Trường
có tham gia giảng dạy.
      +) Những đối tượng không được hưởng phụ cấp ưu đãi (thực hiện sau khi
có quyết định của Hiệu trưởng):
      i) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền
lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
       ii) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy
liên tục trên 3 tháng.

                                                                              4
iii) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
    iv) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Điều lệ
BHXH hiện hành.
      v) Trong thời gian bị đình chỉ giảng dạy hoặc trong thời gian bị kỷ luật từ
cảnh cáo trở lên.
      - Phụ cấp ưu đãi ngành y tế
      Thực hiện theo thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT/BYT-BNV-BTC ngày
23/01/2006.
      d) Phụ cấp trách nhiệm
      - Thực hiện theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05-01-2005 của Bộ
Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán
bộ, công chức, viên chức.
     - Phụ cấp trách nhiệm công viêc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và
không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
      - Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01
tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
      - Hệ số phụ cấp trách nhiệm cho một số công việc:
      + Thủ quỹ: hệ số 0,1
      + Kế toán trưởng: hệ số 0,1.
      + Bảo vệ: hệ số 0,1.
      - Công tác Đoàn TNCSHCM và Hội sinh viên (thực hiện theo Quyết định
số 61/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24-3-2005):
      + Bí thư Đoàn trường: hệ số 0,45
      + Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên: hệ số 0,35
       Trường hợp đang giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ
cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng thì được hưởng phụ cấp cao nhất.
    + Phụ cấp trách nhiệm đối với viên chức được cơ quan phân công hướng
dẫn thử việc: 30% mức lương tối thiểu trong thời gia hưóng dẫn thử việc.
      e) Phụ cấp khác
       - Phụ cấp giờ giảng giảng viên Giáo dục quốc phòng: 1% mức lương tối
thiểu/ tiết giảng.




                                                                                      5
-Phụ cấp giờ giảng thực hành của giảng viên Giáo dục thể chất: 0,5 kg gạo/
tiết thực hành.
      g) Chi làm thêm giờ
      - Thanh toán thêm giờ hành chính
      + Khoán theo công việc, mức chi 70.000đ/ngày/người.
      + Chi làm việc theo yêu cầu của Hiệu trưởng:
      i) Chi làm việc đột xuất vào ngày nghỉ: 70.000đ/ngày/người.
      ii) Chi trực cơ quan vào các ngày lễ, tết, bão lụt: 100.000đ/ngày/người.
      iii) Chi trực đêm thường xuyên hỗ trợ 30.000đ /đêm/người.
      iv) Chi hỗ trợ tiền bấm chuông cho tổ bảo vệ: 300.000đ/ tháng.
      v) Chi hỗ trợ mở cửa, đóng cửa lớp học: 200.000/tháng.
      - Thanh toán dạy thừa giờ:
      + Mức chi trả giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn cho giảng viên giảng dạy ở
hệ giáo dục chính quy được tính theo qui định của Trường, cụ thể như sau: Tiền
lương 1 giờ dạy = (tổng tiền lương 12 tháng trong năm tài chính : số giờ chuẩn
trong năm) x (46 : 52)/2.
      + Mức sàn không dưới 30.000đ/tiết, mức trần không quá 60.000đ/tiết.
       + Trong đó số giờ chuẩn trong năm là số giờ thực tế giảng dạy được quy
đổi thành giờ chuẩn. Tiền dạy thêm giờ chỉ thanh toán theo đơn vị nhóm bộ môn vào
học kỳ I và cuối năm học.
       + Đối với các giảng viên công tác tại các phòng, ban, trung tâm ; nếu số giờ dạy
nhiều hơn số giờ trung bình của các giảng viên khác cùng công tác trong các phòng,
ban, trung tâm sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng theo mức sàn quy định ở trên. Số giờ
vượt theo Quyết định 64 về Quy định chế độ làm việc của giảng viên sẽ được thanh
toán thừa giờ theo quy định trên.
      h) Học bổng khuyến khích học tập và trợ cấp xã hội
      - Trợ cấp xã hội: Thực hiện theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày
14/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 194/2001/QĐ-TTg ngày
21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
      - Học bổng khuyến khích học tập: thực hiện theo Quyết định số
44/2007/QĐ -BGD ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường



                                                                                     6
chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên
nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
      +Học bổng loại giỏi: 200.000đ/ người/tháng.
      + Học bổng loại khá: 180.000đ/người/tháng.
      i) Chi tiền thưởng
      - Thưởng cho cán bộ, viên chức: Thực hiện theo Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ: Đối với cá nhân đạt danh hiệu
“Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 mức lương tối thiểu chung.
      - Thưởng cho sinh viên:
       + Sinh viên đạt các giải của phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao, hội thi nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn khác được thưởng theo định mức
sau:

                     Mức thưởng        Mức thưởng cho các    Mức thưởng cho các
   Thành tích         cấp tỉnh và       hoạt động trong      hoạt động trong khoa
                     tương đương            Trường

       Giải nhất       150.000đ            150.000đ                  100.000đ
Tập    Giải nhì        120.000đ            120.000đ                  80.000đ
thể    Giải ba         100.000đ            100.000đ                  60.000đ

       Giải nhất       100.000đ            100.000đ                  80.000đ
Cá   Giải nhì          80.000đ              80.000đ                  60.000đ
nhân Giải ba            60.000              60.000đ                  40.000đ
       Giải KK                              40.000đ

      + Thủ tục thanh toán: Có quyết định của Hiệu trưởng và danh sách kèm theo.
      + Khen thưởng học tập, cuối kỳ cuối năm, cuối khoá:
      i) Đối với tập thể sinh viên:
      * Tập thể lớp sinh viên tiên tiến, mức thưởng: 200.000/lớp.
      * Tập thể lớp sinh viên xuất sắc, mức thưởng: 300.000/lớp.
      ii) Đối với cá nhân sinh viên:
      * Sinh viên xuất sắc, mức thưởng: 150.000/SV.
      * Sinh viên giỏi, mức thưởng: 100.000/SV.


                                                                                   7
* Sinh viên khá, mức thưởng: 50.000/SV.
        k) Chế độ phép của CBVC
       Thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20-10-2011 của Bộ
Tài chính, quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ
công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và
đơn vị sự nghiệp công lập . Trường hợp được thanh toán tiền tàu xe phải đủ các
thủ tục sau:
      - Danh sách đăng ký nghỉ phép năm (nơi đăng kí nghỉ phải đúng trong hồ
sơ cán bộ công chức).
        - Giấy nghỉ phép có xác nhận và đóng dấu của địa phương nơi đến nghỉ
phép.
      - Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với công chức, viên chức gồm
các khoản sau:
        +Tiền phương tiện đi lại (chỉ được thanh toán theo giá vé thông dụng thực
tế), tiền phụ cấp đi đường: 100.000đ/ngày.
      + Tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm nhưng chưa
nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm: 50.000đ/ngày.
        m) Các khoản đóng góp
     Các khoản đóng góp thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của
Nhà nước, cụ thể:
     - BHXH, BHYT, BHTN : Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng
6 năm 2006; các thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy
chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
     + Đối với cán bộ, giảng viên công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài
Trường trích nộp BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ 60% số kinh phí cá nhân phải
trả.
     - Trích nộp đoàn phí và kinh phí công đoàn thực hiện theo Thông tri số 58/
TTr-TLĐ ngày 10-5-2004 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
      + Mức đóng đoàn phí công đoàn bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ (bao
gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy
định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.
      + Kinh phí công đoàn: Đơn vị trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền
lương theo ngạch bậc và phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.


                                                                               8
2. Chi quản lý hành chính
      a) Chi thanh toán dịch vụ công cộng
      - Chi tiền điện, tiền nước:
     + Khu vực văn phòng, giảng đường: Thanh toán tiền điện, nước phục vụ
bộ máy văn phòng và lớp học căn cứ vào hoá đơn thực tế.
      + Khu vực ký túc xá:
       i) Đối với điện sinh hoạt của sinh viên nếu vượt quá 30kw/1 phòng/tháng,
thì sinh viên ở phòng đó phải trả số tiền điện vượt trội theo giá quy định của Nhà
nước.
      ii) Đối với nước sinh hoạt của sinh viên: Nhà KTX C hàng tháng căn cứ
vào chỉ số công tơ thu tiền nước theo giá quy định của Nhà nước; Nhà KTX A,B
thu khoán theo mức: 5.000đ/tháng/SV.
      - Sử dụng xe ô tô cơ quan:
      + Đối tượng dùng xe: xe ô tô cơ quan để phục vụ công tác của Ban Giám
hiệu và phục vụ các đoàn công tác của Trường.
       + Thẩm quyển giải quyết sử dụng xe ô tô do Hiệu trưởng phân công nhiệm
vụ đi công tác và được Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính bố trí xe.
       + Thanh toán tiền xăng xe ô tô cơ quan căn cứ vào số km xe lưu thông,
định mức xăng được tính theo QĐ 900/QĐ-UBND ngày 26/06/2009: xe Toyota:
18 lít/100km ( ĐMTHNL chuẩn: 16.4 lít/100 km; đại tu 3 lần: 16.4 x 9% =
1.47lít); xe Mazda:15 lít/100km ĐMTHNL chuẩn: 12.9lít/100 km; đại tu 4 lần:
12.9 x 12% = 1.55lít). Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính căn cứ vào số km để
thực hiện lệnh điều xe, căn cứ vào lệnh điều xe lái xe ra cây xăng lấy xăng thực
hiện chuyến đi công tác, Đến cuối tháng kế toán ra cây xăng đối chiếu sau đó
chuyển tiền.
      + Thay dầu xe ô tô theo định kỳ 4.000km/1 lần.
      - Tiền vệ sinh môi trường: Thanh toán theo hoá đơn thực tế.
      b) Chế độ vật tư văn phòng và văn phòng phẩm
      - Các nội dung khoán:
       + Khoán học phẩm 100.000/người/năm đối với giảng viên tham gia giảng
dạy(sổ sách, giáo án, bút mực).
       + Khoán văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng đối với các khoa, tổ trực
thuộc: 100.000/người/năm.



                                                                                    9
- Các nội dung không khoán:
      + Thay thế hộp mực máy in các đơn vị.
      + Đối với các phòng, trung tâm: Đầu tháng các đơn vị lập dự trù văn phòng
của tháng trình BGH duyệt, Phòng TCHC có trách nhiệm mua theo dự trù có hoá
đơn và phiếu nhập, xuất văn phòng kèm theo.
      - Vật tư phục vụ công tác vệ sinh, môi trường: chi theo thực tế.
      - Văn phòng phẩm dùng chung, hoặc phục vụ tuyển sinh, thi cử… mua
theo dự toán, có hoá đơn và phiếu nhập, xuất văn phòng kèm theo.
      - Thủ tục photocopy:
      + Photo các chương trình, giáo trình... phải có kế hoạch dự trù trước và
phải được BGH phê duyệt, nhập thư viện và quản lý cho theo qui định.
      + Các khoa, phòng, tổ chuyên môn photo văn bản, tài liệu... phục vụ công
tác phải được Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng HC- TC ký duyệt.
      c) Chi sử dụng điện thoại, fax, internet:
      - Thanh toán tiền điện thoại các máy ở cơ quan theo mức khoán sau:

     STT                   Phòng                     Số máy        Mức trần/tháng

       1     Hiệu trưởng                            3572.568             300.000

       2     Phó hiệu trưởng                        3851.879             200.000

       3     Phó hiệu trưởng                        3851.730             200.000

       4     Phòng Thường trực                      3852.218             200.000

       5     Phòng kế toán                          3890.269             150.000

       6     Phòng Tổ chức                          3855.052             150.000

       7     Phòng Đào tạo, KHCN và QHQT            3854.710             200.000

       8     Phòng Khảo thí và ĐBCL                 3859.661             200.000

       9     Phòng CTHSSV                           3859.660             100.000

      10     Trung tâm TTTVTN                       3851.890             100.000

      11     Ban quản lý KTX                        3852.084             100.000


                                                                                   10
12     Phòng Bảo vệ                              3851.915            100.000

       - Hỗ trợ điện thoại Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng 300.000đ/tháng; Phó Hiệu
trưởng 200.000đ/tháng.
      - Tiền tem thư, phong bì, fax, internet được thanh toán theo thực tế sau khi
lãnh đạo duyệt.
      - Quy định mua báo chí trong trường: Bộ phận Thư viện lập kế hoạch đặt
báo cho Trường và các đơn vị theo từng quý, chuyển bộ phận kế toán sau đó trình
Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện.
      d) Chế độ công tác phí
      - Thanh toán tiền vé tàu xe, vé máy bay đi, về từ cơ quan đến nơi công tác:
      + Cước phí vận tải được thanh toán theo vé đi thông dụng thực tế.
      + Thanh toán tiền taxi: chỉ thanh toán trong trường hợp đi công tác theo
đoàn nhưng phải có hoá đơn.
       + Trường hợp đi công tác từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác cách 15 km
trở lên không có phương tiện giao thông, hoặc đi bằng phương tiện cá nhân thanh
toán tiền khoán tự túc phương tiện theo giá cước vận tải thông thường:
1.000đ/km.
       + Trường hợp cán bộ, giảng viên đi công tác bằng phương tiện máy bay
thì phải do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
       + Căn cứ để thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện đi công tác: Giấy đi
đường của người đi công tác có xác nhân của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của
khách sạn, nhà khách); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Hiệu trưởng
duyệt.
      - Phụ cấp lưu trú
      + Điều kiện để thanh toán phụ cấp lưu trú là khoảng cách từ cơ quan đến
nơi công tác có độ dài từ 20 km trở lên. Thanh toán mức 100.000đ/ người nếu đi
công tác về trong ngày, nghỉ qua đêm thanh toán mức 120.000đ/ngày/người.
      + Chứng từ làm căn cứ để thanh toán phụ cấp lưu trú: Văn bản hoặc kế
hoạch công tác đã được Hiệu trưởng duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường của
người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn,
nhà khách)
      - Thanh toán tiền thuê phòng ngủ tại nơi công tác:
      + Thanh toán tiền thuê phòng ngủ theo phương thức khoán như sau:


                                                                                      11
i) Mức 250.000đ/ngày/người nếu ngủ tại các quận thuộc thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Cần Thơ, thành
phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc cấp tỉnh.
      ii) Mức 200.000đ/ngày/người nếu ngủ tại huyện thuộc thành phố trực
thuộc Trung ương, thị xã thành phố còn lại trực thuộc tỉnh.
      iii)Mức 150.000đ/ngày/người nếu ngủ tại các vùng còn lại.
      iiii) Trường hợp đi công tác tại các huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái mức
150.000đ/ ngày/người.
      Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ ngủ là văn bản hoặc
kế hoạch công tác Hiệu trưởng duyệt số ngày đi công tác; giấy đi đường có ký
duyệt đóng dấu của Hiệu trưởng và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của
cơ quan đến công tác.
       + Thanh toán tiền thuê phòng ngủ theo phương thức giá thuê phòng thực
tế (áp dụng đối với trường hợp mức thuê khoán không đủ để thuê chỗ ngủ):
      i) Trường hợp đi công tác ngoài tỉnh Yên Bái: Mức tối đa 500.000đ/ngày/
phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người
hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng mức tối đa
400.000đ/ngày/phòng.
      ii) Trường hợp đi công tác tại các huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái: mức tối
đa 300.000đ/ngày/phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn
công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê
phòng tối đa 200.000đ/ngày/phòng.
      Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ ngủ là văn bản hoặc
kế hoạch công tác Hiệu trưởng duyệt số ngày đi công tác; giấy đi đường có ký
duyệt đóng dấu của Hiệu trưởng và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của
cơ quan đến công tác và hoá đơn hợp pháp .
      Trường hợp do nhu cầu công tác cần thay đổi định mức do Hiệu trưởng
quyết định.
      + Thời hạn thanh toán: tối đa 10 ngày sau khi đi công tác về.
      - Khoán công tác phí cho công tác giao dịch với các cơ quan: Kế toán, tổ
chức, văn thư: 200.000 đồng/người/tháng.
      e) Chế độ đào tạo và bồi dưỡng
       - Đối với giảng viên đi học dài hạn trong nước được hỗ trợ tiền trọ, tiền tàu
xe, tiền tài liệu học tập, tiền học phí, cụ thể:
      + Tiền trọ 400.000đ /người/tháng (số thời gian hỗ trợ theo giấy báo nhập học).

                                                                                       12
+ Tiền tầu xe: mỗi kỳ học thanh toán 1 lần (lượt đi, về) theo giá vé thực tế
nhà nước quy định.
      + Tiền tài liệu, ôn tập, học phí: tuỳ theo khả năng kinh phí của Trường,
Hiệu trưởng xem xét quyết định mức hỗ trợ.
        - Đối với giảng viên đi học dài hạn ở nước ngoài không hỗ trợ các mục
trên.
        - Đối với đào tạo liên kết: thanh toán theo hợp đồng.
        g) Chi thuê mướn
      Căn cứ vào thực tế công việc, đơn vị thuê mướn lập dự toán, hợp đồng,
nghiệm thu và thanh lý hợp đồng hoặc giao khoán công việc tuỳ theo tính chất và
qui mô hoạt động của từng nội dung công việc có phê duyệt của Hiệu trưởng.
        h) Chi thuê giảng viên, báo các viên trong nước
      - Trong trường hợp cần mời giảng dạy, có thể hợp đồng với giáo viên
ngoài trường. Định mức chi trả theo thỏa thuận nhưng tối đa 40.000đ/tiết (cử
nhân), 50.000đ/tiết (thạc sỹ), 55.000đ/tiết (tiến sỹ).
        i) Chi đoàn ra, chi đoàn vào
        Nội dung này chi theo thực tế với điều kiện phải có chỉ đạo của cấp trên.
        k) Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
      - Đối với chi phí sửa chữa nhỏ, thường xuyên khi có phát sinh trưởng đơn
vị báo cho Phòng Tổ chức - Hành chính xin sửa chữa theo số chi thực tế.
      - Đối với sửa chữa lớn TSCĐ, sửa chữa xe ô tô, chỉ được sửa chữa định kỳ
trên cơ sở biên bản kiểm tra hiện trạng của tài sản, định mức kỹ thuật quy định
như bảo dưỡng, trung tu, đại tu. Trường hợp đột xuất phải được Hiệu trưởng
đồng ý và phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành.
        3. Chi hoạt động nghiệp vụ
       a) Chi phí về vật tư, sách, tài liệu phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ: Đơn vị
có nhu cầu cần lập kế hoạch cụ thể trong kế hoạch kinh phí đầu năm có phê duyệt
của Hiệu trưởng, gửi bộ phận kế toán. Căn cứ vào kế hoạch đầu năm các đơn vị
tiến hành việc mua sắm vật tư, sách, tài liệu phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy
định hiện hành.
       b) Chi mua, in ấn phô tô tài liệu phục vụ công tác chuyên môn: Chi theo
thực tế phát sinh.
        c) Chi mua trang phục chuyên môn:



                                                                                    13
- Đối với giảng viên Giáo dục thể chất:
      + Quần áo dệt kim (hàng nội): 02 bộ/1 năm, mức khoán tối đa không quá
350.000đ bộ.
     + Áo thể thao ngắn tay (hàng nội): 02 chiếc/1 năm, mức khoán tối đa
không quá 100.000đ/chiếc.
      + Giầy ba ta (hàng nội): 02 đôi/năm, mức khoán tối đa không quá
100.000đ/đôi.
      - Đối với giảng viên dạy thực hành học phần Giáo dục quốc phòng: mỗi
năm mua 01 bộ trang phục, mức khoán tối đa không quá 700.000đ (bao gồm
quần dài, áo dài, dây lưng, mũ, giầy da).
     - Đối với trang phục bảo vệ, bảo hộ lao động: căn cứ vào tình hình thực tế
Phòng TCHC xây dựng kế hoạch mua sắm trình Hiệu trưởng phê duyệt.
      d) Chi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (thực hành)
       - Đối với giáo viên hướng dẫn tại các trường Trung học cơ sở, trường Tiểu
học, trường Mầm non
      + Chi tiền báo cáo thực hành: 30.000 báo cáo.
      + Chi cho Ban chỉ đạo: 30.000đ/ngày/người (tuần 02 ngày).
    + Chi cho giáo viên hướng dẫn của trường sở tại đối với trường Tiểu học,
THCS: 20.000đ/tiết/người; đối với trường mầm non: 20.000đ/buổi/người.
      - Đối với cán bộ, giảng viên của Trường
      + Tiền liên hệ thực hành: 40.000đ/trường x 2 lượt.
      + Tiền bồi dưỡng Ban chỉ đạo: 3 tiết/tuần x 20.000đ/tiết x số tuần/người.
      + Tiền phục vụ: 30.000đ/buổi.
      + Chi cho giảng viên hướng dẫn của Trường                thanh toán mức
30.000đ/buổi/người.
      e) Chi thực tập sư phạm tập trung
      - Đối với các trường thực hành
      + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn công tác chủ nhiệm: 3 tiết/tuần x
20.000đ/tiết.
      + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn công tác đoàn đội: 1 tiết/tuần x
10.000đ/tiết.




                                                                                   14
+ Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu: số tiết x hệ số 1,5 x 20.000đ (tính
theo đoàn thực tập).
      + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thi giảng, tập giảng: số tiết x
20.000đ/tiết.
        + Chi bồi dưỡng giáo viên đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật: 0.5
tiết/tuần/20.000/tiết/ x số nhóm.
      + Chi bồi dưỡng giáo viên chấm báo cáo thu hoạch: 1.5 tiết/tuần x 20.000đ
x số nhóm.
      + Chi bồi dưỡng ban chỉ đạo trường phổ thông: 6 tiết/tuần/20.000đ x 02
người; trường mầm non: 5 tiết/tuần/20.000đ x 02 người.
      + Chi báo cáo tại trường phổ thông: 04 báo cáo x 30.000đ/ báo cáo.
      - Đối với cán bộ, giảng viên của Trường
      + Tiền liên hệ thực tập: 40.000đ/trường x 2 lượt.
      + Tiền bồi dưỡng Ban chỉ đạo: 3 tiết/tuần x 20.000đ/tiết x số tuần/người.
      + Tiền phục vụ: 30.000đ/buổi.
      + Chi hỗ trợ cho giáo viên là trưởng đoàn TTSP: 50.000/tuần.
      + Chi tiền chấm đề tài sinh viên : 5.000đ/đề tài.
      g) Chế độ thực hành, thực tập các lớp ngoài sư phạm
      Chi theo kế hoạch phê duyệt của Hiệu trưởng.
      h) Hỗ trợ học viên,sinh viên đi nghiên cứu thực tế
       - Hiệu trưởng quyết định mức khoán chi cho sinh viên đi nghiên cứu thực
tế 10.000đ/ngày/sinh viên.
      i) Chế độ hội nghị, hội thảo, hội giảng
      - Hội nghị tổng kết, sơ kết, triển khai nhiệm vụ năm học, hội nghị CBVC:
      + Chi bồi dưỡng báo cáo viên: 100.000đ/báo cáo.
      + Chi tiền nước uống :          5.000đ/ngày/người.
      + Chi tiền phục vụ:             30.000đ/ngày/người.
      + Chi hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức: 50.000đ/ngày/người. Trường
hợp tổ chức vào ngày nghỉ mức chi: 100.000đ/ngày/người.
      - Hội thảo, kiểm tra chuyên môn, hội giảng, thanh tra giáo dục, tập huấn cấp
trường, cấp cụm trường


                                                                                   15
+ Hội thảo, hội giảng cấp trường và tương đương:
      i) Ban Tổ chức Hội thảo: tính theo ngày làm việc 50.000đ/ngày/người.
      ii) Đại biểu dự hội thảo (chỉ thanh toán ngoài giờ hành chính): 50.000đ
ngày/người.
      iii) Chi báo cáo hội thảo mức chi: 100.000đ/báo cáo.
      iv) Giảng viên hội giảng:          50.000đ/tiết
      v) Sinh viên hội giảng:            30.000đ/tiết
      vi) Ban giám khảo:                 25.000đ/tiết.
      vii) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu theo thực tế.
      viii) Chi phục vụ: 30.000đ/ngày/người.
      ix) Chi khánh tiết: mức 150.000đ/lần.
      x) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 100.000đ - 150.000đ.
      xi) Chi nước uống: mức 5.000đ/ngày/người (Hiệu trưởng quyết định).
      + Tập huấn cán bộ, giảng viên cấp trường
      i) Ban Tổ chức tập huấn: tính theo ngày làm việc 50.000đ/ngày/người.
      ii) Chi tiền giảng viên, báo cáo viên: 50.000đ/tiết
      iii) Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 25.000đ/ ngày/người (chỉ thanh toán ngoài
giờ hành chính).
      iv) Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ/người.
      v) Tiền mua, in ấn tài liệu: 30.000đ/người.
      vi) Chi phục vụ: 30.000đ/ngày/người.
      vii) Chi khánh tiết: mức 150.000đ/lần.
      viii) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 100.000đ - 150.000đ.
      ix) Chi nước uống: mức 5.000đ/ngày/người.
      + Thanh tra giáo dục: Tính theo ngày làm việc thực tế: mức chi
50.000đ/ngày/người.
      - Hội nghị, hội thảo, hội giảng, ngoại khoá cấp khoa, phòng, trung tâm
      + Hội nghị, hội thảo, ngoại khoá
      i) Ban Tổ chức hội thảo (tính theo ngày làm việc), mức chi
50.000đ/ngày/người.


                                                                               16
ii) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 80.000đ - 100.000đ/lần.
      iii) Chi báo cáo hội thảo, hội nghị: Mức chi 40.000đ – 80.000đ/báo cáo.
      iv) Chi phục vụ: 30.000 đ/ngày/người.
       v) Chi tiền văn phòng phẩm: Hiệu trưởng quyết định tuỳ theo hội nghị, hội
thảo, ngoại khoá.
      vi) Chi nước uống: 3.000đ/ngày/người.
      + Hội giảng cấp khoa: mức chi 12.000đ/sinh viên.
      - Bồi dưỡng báo cáo viên trong sinh hoạt chính trị:
      + Chi báo cáo: 100.000đ - 200.000đ/báo cáo (ghi rõ nội dung báo cáo).
      + Chi bồi dưỡng phóng viên: 100.000đ - 150.000đ/ngày/người.
      4. Thi tốt nghiệp
      - Ra đề thi: mức chi 200.000đ/1 bộ đề (2 đề và đáp án).
      - Coi thi: mức chi 50.000đ/buổi
      - Chấm thi: mức chi 5.000đ/bài thi
      - Giao nhận bài thi: 50.000/học phần.
      - Làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC: mức chi 1000đ/bài
      - Xét và công nhận tốt nghiệp, hoàn tất hồ sơ trước và sau khi thi: mức chi
50.000đ/ngày/người.
      - Phục vụ thi: mức chi 30.000đ/ngày/người.
      5. Thi tuyển sinh
      a) Phần chung
      - Hội đồng tuyển sinh: 50.000đ/ngày/người.
     - Xử lý số liệu trên máy tính (nhập hồ sơ, xử lý, đánh số báo danh, phân
phòng thi, dồn túi, đánh phách, nhập điểm, thống kê ....): 2.500đ/hồ sơ.
    - Dồn túi, làm phách, nhập điểm: 100.000đ/ngày/người.
    - Làm giấy báo thi, báo điểm, giấy báo nhập học…: từ 30.000đ đến 50.000đ/
ngày/người.
    - Phục vụ thi tuyển sinh: mức chi 30.000đ/ngày/người.
     - Bồi dưỡng đối với công an, quân cảnh: mức chi 100.000đ/người/ngày và đêm
(đối với người bảo vệ đề); 50.000đ/ngày/người (đối với các trường hợp khác).



                                                                                17
b) Ra đề, coi thi, chấm thi
       - Ra đề thi: 300.000đ/bộ đề (đối với những môn Trường tự ra đề); thanh
toán theo hợp đồng đối với những môn phải mua đề.
      - Phản biện: 150.000đ/bộ đề.
      - Coi thi: 40.000đ - 70.000đ/buổi/người.
      - Coi và chấm thi năng khiếu: 100.000đ/ngày/người.
      - Chấm thi: 6.000đ/bài - 7.000đ/bài (đối với những môn Trường chấm);
thanh toán theo hợp đồng với những môn phải thuê chấm.
      6. Chi khai giảng, tổng kết năm học:
      - Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên dự khai giảng, tổng kết, mức chi:
100.000đ/người.
      - Khánh tiết, trang trí, nước uống chi như hội thảo, hội giảng.
      7. Chi tổ chức các hoạt động TDTT, văn nghệ, sinh hoạt chính trị xã hội và
một số hoạt động chuyên môn cho sinh viên:
      a) Đối với cấp Trường trở lên:
      - Công tác luyện tập
      + Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên: 30.000đ/ngày/người (không quá
10 ngày/đợt).
      + Hướng dẫn tập luyện và chỉ đạo thi đấu cho sinh viên: 30.000
đồng/ngày/người (không quá 10 ngày/đợt).
      + Đối với sinh viên luyện tập: 10.000đ/ngày/SV (không quá 10 ngày/đợt).
      - Tham gia thi đấu, biểu diễn:
      + Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên: 50.000đồng/ngày/người.
      + Đối với sinh viên: 30.000đ/ngày/SV.
      + Hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên trong những ngày thi đấu, biểu diễn:
60.000đồng/ngày/người (chỉ thanh toán trong trường hợp tổ chức thi đấu, biểu
diễn ngoài tỉnh)
       + Tham gia thi đấu, biểu diễn,… cấp toàn quốc: theo quy định của Ban tổ
chức hội thi. Căn cứ kế hoạch của Ban tổ chức hội thi, Hiệu trưởng phê duyệt chi
theo thực tế.
      b) Đối với cấp khoa:
      - Công tác luyện tập:


                                                                             18
+ Giảng viên hướng dẫn sinh viên luyện tập: 20.0000đ/ngày/người (không
quá 05 ngày/đợt).
     + Đối với sinh viên luyện tập: 10.000đ/ngày/SV (không quá 05 ngày/đợt).
      - Tham gia hội thi: Hỗ trợ các lớp tham gia hội thi: 100.000đ/lớp.
     8. Nghiên cứu khoa học
     a) Thẩm định đề cương: 30.000đ/đề cương.
     b) Nghiệm thu đề tài: 100.000đ/đề tài.
     c) Tổ chức HNKH cấp Trường:
     - Khánh tiết: 150.000đ.
     - Báo cáo viên: 50.000đ/báo cáo.
     - Chi đối tượng phục vụ khác: 30.000đ/ ngày.
     d) Khen thưởng:
     - Đề tài NCKH xếp loại xuất sắc của giảng viên: 300.000đ.
     - Đề tài NCKH xếp loại A của sinh viên: 200.000đ.
     - Đề tài NCKH xếp loại B của sinh viên: 100.000đ.
     9. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
     - Giáo viên hướng dẫn rèn luyện NVSP cho sinh viên: 50.000đ/tiết.
     - Thi nghiệp vụ sư phạm:
     + Chi bồi dưỡng Ban chỉ đạo, Ban giám khảo, thư ký: 50.000đ/ngày/người.
     + Chi phục vụ, khánh tiết: mức chi như hội thảo, hội giảng.
     10. Chi xây dựng đề cương môn học cho các ngành học
     - Biên soạn mới đề cương môn học: 15 tiết đề cương thanh toán 50.000đ
     - Chỉnh sửa đề cương: 30 tiết đề cương thanh toán 50.000đ
     - Thẩm định chương trình và duyệt: 50.000đ/chương trình.
      11. Chi hội thao quốc phòng, huấn luyện dân quân tự vệ, tuần sinh hoạt
công dân - HSSV, tập huấn đoàn đội.
     - Huấn luyện dân quân tự vệ:
     + Bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ tập luyện: 20.000đ/ngày/người.
     + Hỗ trợ giảng viên tham gia huấn luyện: 35.000đ/tiết.
     - Chi hội thao quốc phòng:

                                                                             19
+ Chi bồi dưỡng ban chỉ đạo, trọng tài, thư ký: 50.000đ/ngày/người.
      + Bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu: 20.000/ngày/người.
      - Chi hỗ trợ cán bộ, giảng viên tham gia tuần sinh hoạt công dân - HSSV:
      + Chi bồi dưỡng báo cáo viên: 35.000đ/tiết.
      + Chi hỗ trợ phục vụ: 30.000đ/ngày.
      - Chi hỗ trợ giảng viên tổ chức tập huấn đoàn đội: 35.000đ/tiết.
      12. Chế độ chi các hoạt động phục vụ Lưu học sinh Lào học tại trường :
      - Chi cho công tác quản lý, chỉ đạo, hồ sơ, đào tạo: 50.000/tháng.
      - Chi phục vụ vệ sinh, hộ chiếu, quản lý KTX: 30.000/tháng.
      - Chi hỗ trợ chuyên môn, hoạt động TDTT, văn nghệ và các hoạt động
khác Hiệu trưởng quyết định mức chi.
      13. Quy định mua sách thư viện
      Trung tâm TTTVTN thẩm định kế hoạch của các đơn vị trình BGH duyệt
trước khi mua sách.
      14. Mua sắm tài sản cố định
      - Thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể: nếu mua tài sản kinh phí từ
các nguồn khác trên 10.000.000đ thì phải thực hiện thẩm định giá mới thực hiện
việc mua sắm theo qui định. Kinh phí mua TSCĐ lấy từ nguồn ngân sách phải
thực hiện thẩm định giá tài sản trước khi mua.
      Điều 7. Một số chi khác
      1. Chi tiếp khách
      Thực hiện theo công văn số 20/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm
2010 về chế độ chi tiêu đón khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo
quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái.
      a) Tiếp khách nước ngoài
      - Tiêu chuẩn ăn tối đa 200.000đ/người/lần.
      - Tặng phẩm: 300.000đ/người.
      b) Tiếp khách trong nước
      - Nước uống: 10.000đ/người/ngày.
      - Mức chi 150.000đ/người/lần đối với khách bộ, tỉnh uỷ, HĐND, UBND,
đoàn đại biểu QH; lãnh đạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể.


                                                                                  20
- Mức chi 120.000đ/ người/lần đối với khách là lãnh đạo sở, ban ngành,
đoàn thể các tỉnh, thành phố trực thuộc truong ương; cán bộ chuyên viên các cơ
quan trung ương;lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh.
      - Mức chi 100.000đ/người/lần đối với các đối tượng khác.
       Mức chi mời cơm quy định trên được áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên
lái xe, nhân viên phục vụ đi cùng đoàn và các đại biểu của Trường tham gia tiếp
khách. Trường hợp trong cùng một đoàn khách có nhiều đối tượng khác nhau, thì
được áp dụng mức chi đối tượng khách cao nhất.
      2. Chi tết cho sinh viên dân tộc H'mông và lưu học sinh Lào: Mức chi
70.000đ/SV/lần.
      3. Chi mua chè uống: Mức chi: 400.000đ – 500.000đ/tháng.
     4. Chi hỗ trợ khác: Căn cứ vào tình hình thực tế Hiệu trưởng quyết định
mức hỗ trợ.
                              Mục 2
           THU, CHI HỌC PHÍ CÁC LỚP ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
                          (Ngoài sư phạm)
      Điều 8. Các khoản thu, chi học phí các lớp đào tạo chính quy
      1. Qui định thu học phí
      Thực hiện theo Quyết định số 32/2011/QD-UBND, ngày 08 tháng 11 năm
2011của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Năm học 2012 – 2013. Mức thu
200.000đ/tháng/sinh viên, thu 10 tháng/năm.
      2. Qui định chi học phí
      - Chi trả tiền vượt giờ chuẩn cho giảng viên theo mục 1.6.2. Điều 6.
      - Chi thực hiện cải cách tiền lương: 40% tổng số thu học phí trong năm.
       - Chi trả tiền phục vụ giảng dạy, các hoạt động chuyên môn, tăng cường cơ
sở vật chất.
                                      Mục 3
        NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
      Điều 9. Các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ
      1. Thu, chi công tác nội trú ký túc xá; vệ sinh lớp học; lao động hè:
      a) Các khoản thu:
      - Thu tiền nhà ở KTX:


                                                                                21
+ Đối với sinh viên đào tạo: 40.000đ/SV/tháng (cán bộ lớp lập danh sách
sinh viên ở nội trú từng phòng có xác nhận của Phòng Công tác HSSV chuyển
cho bộ phận kế toán). Sinh viên ở dưới 7 ngày/tháng không thu; sinh viên ở từ 8
ngày đến 20 ngày/tháng thu 1/2 tháng; sinh viên ở từ 21 ngày trở lên thu cả
tháng.
       + Tiền trọ nhà khách sinh viên (nếu có): 300.000đ/phòng/tháng (không tính
tiền điện, tiền nước).
      - Thu tiền vệ sinh lớp học: 2.000đ/SV/tháng (nộp theo đơn vị lớp, có xác
nhận của GVCN).
     - Thu tiền lao động hè: 2.000đ/SV/ngày (chỉ thu đối với những SV không
tham gia nghĩa vụ lao động; mỗi hè sinh viên khối 1 và khối 2 có nghĩa vụ lao
động 24 ngày; các lớp lập danh sách có xác nhận của Phòng Công tác HSSV
chuyển cho bộ phận kế toán).
      b) Các khoản chi:
      - Chi tiền quản lý, chỉ đạo theo dõi, đôn đốc thu tiền cho các đơn vị liên
quan: 10% tổng số thu.
      - Chi trả tiền công nhân viên hợp đồng; chi mua công cụ, dụng cụ; chi sửa
chữa tài sản.
      - Chi thuê mướn lao động, quản lý, phân công lao động hè.
      - Số chênh lệch còn lại trích nộp các quỹ.
      2. Thu, chi dịch vụ trông xe:
      - Thu tiền dịch vụ trông xe theo mức khoán 5.000.000đ/năm.
      - Chi tiền dịch vụ trông xe: nộp quỹ phúc lợi của Trường.
      3. Thu, chi tiền thi lại, học tích lũy:
      a) Thu:
      - Thi lại học phần, mức thu 30.000đ/SV/học phần.
      - Thi lại tốt nghiệp, mức thu 50.000đ/SV/học phần.
      - Học tích lũy: 10.000đ/tiết.
       Phòng Đào tạo, KH-CN, QHQT; Phòng Khảo thí và ĐBCL lập danh sách, thu
tiền và nộp quỹ Trường.
      b) Chi:
      - Chi trả tiền giảng dạy. Mức chi 30.000đ/tiết.


                                                                             22
- Chi công tác tổ chức thi: tùy theo kinh phí thu được, Hiệu trưởng quyết
định mức chi.
      4. Quy định thu, chi học phí các lớp đào tạo liên thông theo hình thức vừa
làm vừa học
      a) Thu học phí: Căn cứ Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng
11 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc quy định mức thu học phí
hàng năm đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2011- 2012 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Mức thu
của Trường là 250.000đ/HV/tháng (tính theo số tháng thực học của từng chuyên
ngành đào tạo).
      b) Quy định chi học phí
      - Tiền giảng dạy, tiền vé xe đi giảng dạy tại huyện:
       + Tất cả giảng viên đi giảng dạy, coi thi tại các huyện được thanh toán tiền
vé tàu xe theo mức khoán sau:

      STT                       Nơi đến                       Số tiền/lượt

        1         Mù Cang Chải                                  100.000

        2         Trạm Tấu                                       80.000

        3         Văn Chấn                                       50.000

        4         Nghĩa Lộ                                       60.000

        5         Lục Yên                                        60.000

        6         Văn Yên                                        50.000

      + Tiền giảng dạy: 35.000đ/tiết.
      Căn cứ để thanh toán tiền vé tàu xe và tiền giảng dạy là phiếu báo giảng
có xác nhận của Phòng Đào tạo, KHCN, QHQT; xác nhận của cơ sở liên kết đào
tạo. Căn cứ vào quy mô lớp học, giảng dạy 1 tiết lý thuyết được quy đổi thành
giờ chuẩn như Hướng dẫn thực hiện Quyết định 64 về Quy định chế độ làm việc
của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái.
      - Thi học phần:
      + Tiền ra đề thi học phần: 25.000đ/bộ đề.
      + Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 60.000đ/ngày/người (riêng CBCT tại địa


                                                                                23
phương mức chi 60.000đ/buổi/người)
      + Chấm thi học phần: 4.000đ/bài.
      + Giao nhận bài thi; làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC:
      i) Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi: 100.000đ/lớp;
      ii) Lớp có 61 học viên - 75 học viên mức chi: 120.000đ/lớp.
      iii) Lớp có trên 75 học viên mức chi: 150.000đ/lớp.
      - Thi tốt nghiệp:
      + Ra đề thi tốt nghiệp: 100.000đ/bộ đề.
     + Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 70.000đ/ngày/người (riêng CBCT tại địa
phương mức chi 70.000đ/buổi/người)
      + Chấm thi tốt nghiệp: 6.000đ/bài.
      i) Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi: 120.000đ/lớp;
      ii) Lớp có 61 học viên - 75 học viên mức chi: 140.000đ/lớp.
      iii) Lớp có trên 75 học viên mức chi: 170.000đ/lớp.
       - Chi công tác mở lớp, xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo các lớp đào
tạo trình độ cao đẳng: Mức chi: 10% theo giá trị từng hợp đồng, căn cứ công việc
thực tế, Hiệu trưởng quyết định mức chi như sau:
      + Trưởng (phó) Phòng CTHSSV; Trưởng Khoa QLGD; Giám đốc Trung
tâm; Phó phòng TCHC; Phó các khoa, phó phòng KT, ĐBCL tổ trực thuộc: hệ số
0,5.
      + Trưởng phòng KT, ĐBCL ; Trưởng các khoa, tổ trực thuộc: hệ số 1
      + Trưởng phòng TCHC; Phó phòng ĐT, KH-CN, QHTQ: hệ số 2.
      + Trưởng phòng ĐT, KHCN, QHTQ; Kế toán trưởng: hệ số 2,5.
      + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3.
      + Hiệu trưởng: hệ số 4.
      - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo: Tối đa 2% theo giá trị từng
hợp đồng. Đối tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao.
     - Các lớp đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học để lại địa
phương chi cho công tác quản lý của đơn vị: 10% theo giá trị từng hợp đồng.
       - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường và nộp
thuế trước khi trích lập các quỹ.


                                                                              24
5. Đào tạo liên kết với các trường, trung tâm trong tỉnh:
      - Thu: Theo hợp đồng đào tạo.
      - Chi: như Điều 9.
      6. Liên kết đào tạo với các trường đại học
      a) Thu học phí: Theo hợp đồng đào tạo.
      b) Chi:
      - Chuyển trả kinh phí cho đơn vị liên kết theo hợp đồng.
      - Chi cho công tác mở lớp, xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo: 20% số
kinh phí mà trường Đại học để lại đơn vị theo từng hợp đồng, hệ số chi:
      + Trưởng phòng TCHC; Phó phòng ĐT, KHCN, QHQT: hệ số 1,5.
      + Trưởng phòng ĐT, KH-CN, QHTQ; Kế toán trưởng: hệ số 2,5.
      + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3.
      + Hiệu trưởng: hệ số 4.
      - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo :Tối đa 5% số để lại đơn vị.
Đối tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao.
      - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường để chi
tăng cường cơ sở vật chất và nộp thuế trước khi trích lập các quỹ.
      7. Đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
      a) Qui định thu:
       - Căn cứ vào nội dung, chương trình, thời gian của từng loại hình đào tạo
và chi phí hợp lý nhằm đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đào tạo, Trường và
các cơ sở đào tạo thoả thuận mức thu học phí đối với người học theo hợp đồng
với điều kiện không vượt quá mức thu cao nhất theo qui định của Nhà nước.
       - Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để lại chi cho công tác
quản lý của đơn vị : 10% theo giá trị từng hợp đồng.
      b) Qui định chi:
      - Tiền giảng dạy: 35.000đ/tiết.
      - Tiền ra đề thi học phần: 25.000đ/bộ đề.
      - Tiền ra đề thi tốt nghiệp: 100.000đ/bộ đề.
      - Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 60.000đ/ngày/người.
      - Chấm thi học phần: 4.000đ/bài.


                                                                               25
- Chấm thi tốt nghiệp: 6.000đ/bài.
      +Giao nhận bài thi; làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC:
      Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi :100.000đ/lớp;
      Lớp có 61 học viên – 75 học viên mức chi: 120.000đ/lớp.
      Lớp có trên 75 học viên mức chi : 150.000đ/lớp.
      - Chi công tác quản lý chỉ đạo các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn: 10%
theo giá trị từng hợp đồng. Hệ số chi:
     + Phó phòng ĐT, KHCN, QHQT; Trưởng (phó) Phòng Khảo thí và ĐBCL;
Phó đơn vị được giao phụ trách mở lớp: hệ số 1,5.
    + Trưởng phòng ĐT, KH-CN, QHTQ; Kế toán trưởng; Trưởng phòng
TCHC; Trưởng đơn vị được giao phụ trách mở lớp: hệ số 2,5.
      + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3.
      + Hiệu trưởng: hệ số 4.
      - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo : 3% số để lại đơn vị. Đối
tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao.
      - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường để chi
tăng cường cơ sở vật chất và nộp thuế trước khi trích lập các quỹ.
      8. Chi hỗ trợ tiền lương cán bộ, nhân viên: Mức chi bằng 20% hệ số lương
hàng tháng.
                          Mục 5
      SỬ DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG NĂM
      Điều 10. Thu nhập tăng thêm
      1. Xác định quỹ tiền lương của đơn vị
 Quỹ    Lương tối   HSL cơ bản (gồm cả     Số lao
 tiền     thiểu      phụ cấp thâm niên      động
lương = chung do x vượt khung + phụ cấp x biên chế x                    12 tháng
đơn vị  nhà nước    chức vụ) bình quân     và hợp
        quy định        của đơn vị         đồng
       - Thu nhập tăng thêm bình quân của đơn vị tối đa không vượt quá 2 lần
tiền lương cấp bậc, chức vụ của đơn vị trong năm.
      2. Phương án trả thu nhập tăng thêm
      - Toàn bộ kinh phí sau khi đã đảm bảo các hoạt động giảng dạy và học tập
trên tinh thần tiết kiệm thì thu nhập tăng thêm được tính để chi trả hàng tháng cho

                                                                                26
CBVC.
      - Thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị bao gồm: lao động
biên chế và lao động hợp đồng. Phương án trả thu nhập tăng thêm theo nguyên
tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết
kiệm chi thì được hưởng lương cao, phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên
lương cấp bậc, chức vụ và vượt khung (nếu có) trên cơ sở bình xét xếp loại (A, B,
C, D) .
      - Thu nhập tăng lương thêm hàng tháng của CBVC được tính theo công thức:
      Tiền lương tăng thêm cá nhân = Lương tối thiểu người/tháng do nhà nước
quy định x Hệ số lương cơ bản (gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung + phụ cấp
chức vụ)
      - Tiền lương tăng thêm của cá nhân trong công thức trên được nhân với tỷ
lệ % cân đối quỹ lương tăng thêm. Tỷ lệ này do Hiệu trưởng quyết định.
       - Hệ số thu nhập thêm của cá nhân được tính như sau: (không vượt quá 2
lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm theo quy định)
      Hệ số thu nhập tăng thêm của CBVC

STT            Nội dung             Loại A      Loại B     Loại C      Loại D

       Cán bộ, GV trong biên
  1                                   1.0         0.9        0.8         0.7
       chế, HĐ từ 01 năm trở lên

       Cán bộ, GV trong biên
  2                                   0.6         0.5        0.4         0.3
       chế, HĐ dưới 01 năm

       - Kết quả xếp loại CBVC hàng năm do Hội đồng Thi đua, Khen thưởng
trình Hiệu trưởng phê duyệt và quyết định.
      - Căn cứ vào quỹ lương hàng năm, hệ số thu nhập có thể thay đổi cùng tỷ
lệ tương ứng để chi trả.
      - Ngoài thu nhập tăng thêm, căn cứ vào khả năng tài chính của Trường
hàng tháng tạm trích chi hỗ trợ mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong
biên chế, hợp đồng trong biên chế, hợp đồng tạm tuyển từ 1 năm trở lên hỗ trợ từ
50.000đ - 400.000đ/người/tháng.
      Điều 11. Quy định trích lập các quỹ
       Hằng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, nếu phần thu lớn hơn
chi thì được trích lập các quỹ:
      1. Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25% số chênh lệch

                                                                                 27
thu lớn hơn chi để lập quỹ.
      2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Mức trích tối đa quỹ khen thưởng và phúc
lợi không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân
trong năm.
        Điều 12. Quy định sử dụng các quỹ cơ quan
        1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
      - Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi
nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo,
huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị.
        2. Qũy khen thưởng, phúc lợi
        a) Chi quỹ khen thưởng
      - Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân là cán bộ,
giảng viên, nhân viên có kết quả công tác và thành tích đóng góp cho hoạt động
chính trị của Trường.
      - Việc khen thưởng được phân theo kết quả các mặt công tác, kèm theo
danh sách và mức chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân sau khi Hiệu
trưởng thống nhất với Công đoàn Trường.
     - Để khuyến khích cán bộ, giảng viên, nhân viên tích cực trong công tác thi
đua, hoàn thành tốt kế hoạch, ngoài tiền thưởng theo quy định của Nhà nước,
Trường chi hỗ trợ thêm như sau:
        + Chiến sĩ thi đua cấp bộ, tỉnh:                         500.000 đồng.
        + Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, GV dạy giỏi cấp tỉnh:      300.000 đồng.
        + Giáo viên dạy giỏi cấp trường:                         200.000 đồng.
        + Lao động tiên tiến:                                    100.000 đồng.
       - Cán bộ, giảng viên sau khi hoàn thành khoá học tiến sỹ: 3.000.000đ; thạc
sỹ: 1.500.000đ.
        - Tham gia thi đấu các phong trào TDTT, văn nghệ của ngành, tỉnh đạt
giải:
        + Giải nhất, mức thưởng: 200.000đ
        + Giải nhì, mức thưởng: 150.000đ.
        + Giải ba, mức thưởng: 100.000đ
        - Đạt giải xuất sắc trong các hội thi, hội diễn...cấp cụm trường, toàn quốc

                                                                                 28
mức thưởng không quá 250.000đ/người và không quá 350.000đ/tập thể.
      - Khen thưởng cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong biên chế và hợp
đồng theo Nghị định 68 đạt thành tích trong năm theo các mức sau:
      + Loại A: 500.000đ/người.
      + Loại B: 250.000đ/người.
      + Loại C: 100.000đ/người.
      - Trường hợp đặc biệt Hiệu trưởng quyết định mức khen thưởng.
      b) Chi Quỹ phúc lợi
      - Chi hỗ trợ các ngày lễ, tết:
      + Tết dương lịch, khai giảng, 20/11, 30/4 và 1/5, tất niên và gặp mặt đầu
xuân: 200.000đ/người.
      + Giỗ tổ Hùng vương, Quốc khánh 2/9: 100.000đ/người.
      + Tết Nguyên đán: 500.000đ – 700.000đ/người.
      - Các chi khác:
      + Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Chi tổ chức các
hoạt động cho nữ CBVC, mức chi không quá 100.000đ/người.
      + Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12: Chi tổ chức các
hoạt động cho cựu chiến binh, mức chi không quá 100.000đ/người.
      + CBVC nghỉ hưu, chuyển công tác: Chi hỗ trợ 1.000.000đ/người.
      + Chi quà tết âm lịch cho cán bộ về hưu: Từ 300.000đ/người-
500.000đ/người (từ trưởng đơn vị trở lên).
      + Chi tiền Hội nghị CNVC: 100.000đ/người.
      + Chi việc hiếu, thăm hỏi, ốm đau: 200.000đ/lần.
      + Chi ngày 1/6 cho các cháu thiếu niên nhi đồng: 50.000đ/cháu (từ 15 tuổi
trở xuống).
      + Chi tết trung thu cho cán bộ, giảng viên: 100.000đ/người.
      Mức chi hỗ trợ cho CBVC tuỳ thuộc vào nguồn thu hàng năm và có sự
điều chỉnh phù hợp thực tế nguồn quỹ cơ quan.


                                 Chương III
                           ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


                                                                             29
Điều 12. Hiệu lực thi hành
      - Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng trong mọi
hoạt động tài chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2011 và có sự
điều chỉnh hàng năm theo thực tế.
       - Quy chế này đã được thông qua toàn thể CBVC, những quy định trước
đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
      Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong Trường
      Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc khi có sự thay
đổi cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước thì lãnh đạo các bộ
phận trong Trường có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng để xem xét, giải quyết,
điều chỉnh. Những vấn đề chỉnh sửa trong Quy chế được thực hiện công khai,
minh bạch và dân chủ.


  CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN                                  HIỆU TRƯỞNG




      Trương Văn Viện                                     Phạm Xuân Thủy




                                                                             30
31

More Related Content

Similar to Du thao-qc-chitieunoibo

Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...sividocz
 
Tim Hn
Tim HnTim Hn
Tim Hntinhlh
 
48 tt-2011
48 tt-201148 tt-2011
48 tt-2011Dang Tam
 
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCMQuy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCMphantuan nam
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
1. hd bc tong ket c
1. hd bc tong ket c 1. hd bc tong ket c
1. hd bc tong ket c Hang Nguyen
 
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qglephansongmy_caitac
 
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm non
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm nonTt 02 quy chế công nhận trường mầm non
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm nontienthanhqg
 
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty
Mẫu quy chế lương thưởng của công tyMẫu quy chế lương thưởng của công ty
Mẫu quy chế lương thưởng của công tyVit Xinh
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docsividocz
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 - Chinhthuc.pdf
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 -  Chinhthuc.pdfQuy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 -  Chinhthuc.pdf
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 - Chinhthuc.pdfthanhluan21
 

Similar to Du thao-qc-chitieunoibo (20)

Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
Luân Văn Quản Lý Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Chƣ Sê, Tỉnh G...
 
Tim Hn
Tim HnTim Hn
Tim Hn
 
48 tt-2011
48 tt-201148 tt-2011
48 tt-2011
 
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCMQuy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
Quy chế học vụ trường Đại học Công nghiệp Tp. HCM
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Trong Bối Cảnh Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Mới Tại Tr...
 
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
Kiểm Soát Nội Bộ Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Huy...
 
mẫu dự thảo
mẫu dự thảomẫu dự thảo
mẫu dự thảo
 
1. hd bc tong ket c
1. hd bc tong ket c 1. hd bc tong ket c
1. hd bc tong ket c
 
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg
02 2014-tt-bgd quy che cong nhan truong mam non dat chuan qg
 
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
Luân Văn Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại B...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Đà Nẵng...
 
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum.docHoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum.doc
Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum.doc
 
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm non
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm nonTt 02 quy chế công nhận trường mầm non
Tt 02 quy chế công nhận trường mầm non
 
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty
Mẫu quy chế lương thưởng của công tyMẫu quy chế lương thưởng của công ty
Mẫu quy chế lương thưởng của công ty
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.docQuản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.doc
 
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Attapeu, nước C...
 
Quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.docQuản lý thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý thu BHXH trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản Lý Chi Bảo Hiểm Thất Nghiệp Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 - Chinhthuc.pdf
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 -  Chinhthuc.pdfQuy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 -  Chinhthuc.pdf
Quy che dao tao 335 - Dao tao dai hoc 2021 - Chinhthuc.pdf
 

Du thao-qc-chitieunoibo

  • 1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-CĐSP Yên Bái, ngày 28 tháng 02 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2012 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN BÁI Căn cứ Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 05 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Yên Bái; Theo đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2012. Điều 2. Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2012 được áp dụng đối với mọi hoạt động tài chính của Trường trong phạm vi năm 2012. Mọi quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Điều 3. Các ông (bà) Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính; Trưởng các đơn vị; Trưởng các tổ chức đoàn thể trong Trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở Tài chính (báo cáo); - Sở GDĐT (báo cáo); - Kho bạc NN (KSC); - Như Điều 3 (thực hiện); - Lưu VT; TCHC. 1
  • 2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐSP ngày 28 tháng 02 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái) Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng - Quy chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Trường đảm bảo về mặt tài chính theo cơ chế được ban hành kèm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT/TT- BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính. - Mọi đơn vị, tổ chức, đoàn thể và cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên đang công tác, học tập tại Trường thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này. Điều 2. Cơ sở pháp lý Qui chế chi tiêu nội bộ Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái được xây dựng dựa trên Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc kiểm soát chi qua kho bạc Nhà nước. Điều 3. Mục đích 1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị. 2. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức (CBVC) trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Làm căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của kho bạc Nhà nước, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định. 4. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. 5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 6. Tạo sự công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động. 2
  • 3. Điều 4. Nguyên tắc 1. Trên cơ sở thu, chi tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy, vận dụng điều chỉnh, bổ sung một số chế độ, định mức chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của Trường. 2. Chi tiêu tài chính gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Trường, nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động. 3. Đảm bảo dân chủ, công khai và dựa trên cơ sở năng suất, hiệu quả lao động của từng cá nhân. CBVC có trách nhiệm hoàn thành định mức lao động theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường. 4. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác thi đua khen thưởng và các hoạt động khác nhằm động viên, khích lệ CBVC phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. 5. Tăng thu nhập thêm hàng tháng cho CBVC từ tiết kiệm chi phí các nguồn thu được thực hiện theo mức thu hàng năm. 6. Các định mức, chế độ không quy định trong quy chế này sẽ áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước và các cấp có thẩm quyền. Chương II NỘI DUNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ Mục 1 NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP Điều 5. Nội dung các khoản thu - Kinh phí ngân sách cấp. - Thu học phí. - Thu lệ phí. - Các khoản thu hợp pháp khác. Điều 6. Qui định định mức các khoản chi 1. Các khoản chi cho người lao động a) Tiền lương, tiền công - Lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. 3
  • 4. - Tiền lương của lao động hợp đồng trả theo hợp đồng thỏa thuận dựa trên tính chất công việc, trình độ đào tạo và chi nộp BHXH theo qui định (nếu có). - Tiền công của lao động hợp đồng trả theo hợp đồng thoả thuận dựa trên tính chất công việc nhưng không vượt quá 2.000.0000đ/người/tháng. b) Phụ cấp chức vụ - Thực hiện theo thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập. - Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp chức vụ từ ba tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp chức vụ. c) Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục và y tế: - Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục + Thực hiện theo thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV- BTC ngày 23/01/2006 của liên bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. + Phụ cấp ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước bằng 40% mức lương hiện hưởng (và 45% đối với giảng viên dạy các môn khoa học Mác-Lênin) cộng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Áp dụng đối với cán bộ, giảng viên đã chuyển xếp vào các ngạch viên chức thuộc bảng lương ngành giáo dục và đào tạo (mã ngạch: 15...). + Phạm vi và đối tượng áp dụng: i) Cán bộ, giảng viên đang công tác tại các khoa, phòng (kể cả cán bộ giảng viên hợp đồng trong chỉ tiêu NSNN hoặc trong thời gian tập sự) trực tiếp tham gia giảng dạy. ii) Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng phòng, các phó trưởng phòng); giảng viên công tác ở các phòng thuộc biên chế của Trường có tham gia giảng dạy. +) Những đối tượng không được hưởng phụ cấp ưu đãi (thực hiện sau khi có quyết định của Hiệu trưởng): i) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. ii) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng. 4
  • 5. iii) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên. iv) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Điều lệ BHXH hiện hành. v) Trong thời gian bị đình chỉ giảng dạy hoặc trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. - Phụ cấp ưu đãi ngành y tế Thực hiện theo thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT/BYT-BNV-BTC ngày 23/01/2006. d) Phụ cấp trách nhiệm - Thực hiện theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05-01-2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức. - Phụ cấp trách nhiệm công viêc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. - Khi không làm công việc có quy định hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 01 tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc. - Hệ số phụ cấp trách nhiệm cho một số công việc: + Thủ quỹ: hệ số 0,1 + Kế toán trưởng: hệ số 0,1. + Bảo vệ: hệ số 0,1. - Công tác Đoàn TNCSHCM và Hội sinh viên (thực hiện theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24-3-2005): + Bí thư Đoàn trường: hệ số 0,45 + Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên: hệ số 0,35 Trường hợp đang giữ chức vụ có phụ cấp tương đương hoặc cao hơn phụ cấp trưởng phòng, phó trưởng phòng thì được hưởng phụ cấp cao nhất. + Phụ cấp trách nhiệm đối với viên chức được cơ quan phân công hướng dẫn thử việc: 30% mức lương tối thiểu trong thời gia hưóng dẫn thử việc. e) Phụ cấp khác - Phụ cấp giờ giảng giảng viên Giáo dục quốc phòng: 1% mức lương tối thiểu/ tiết giảng. 5
  • 6. -Phụ cấp giờ giảng thực hành của giảng viên Giáo dục thể chất: 0,5 kg gạo/ tiết thực hành. g) Chi làm thêm giờ - Thanh toán thêm giờ hành chính + Khoán theo công việc, mức chi 70.000đ/ngày/người. + Chi làm việc theo yêu cầu của Hiệu trưởng: i) Chi làm việc đột xuất vào ngày nghỉ: 70.000đ/ngày/người. ii) Chi trực cơ quan vào các ngày lễ, tết, bão lụt: 100.000đ/ngày/người. iii) Chi trực đêm thường xuyên hỗ trợ 30.000đ /đêm/người. iv) Chi hỗ trợ tiền bấm chuông cho tổ bảo vệ: 300.000đ/ tháng. v) Chi hỗ trợ mở cửa, đóng cửa lớp học: 200.000/tháng. - Thanh toán dạy thừa giờ: + Mức chi trả giờ dạy vượt định mức giờ chuẩn cho giảng viên giảng dạy ở hệ giáo dục chính quy được tính theo qui định của Trường, cụ thể như sau: Tiền lương 1 giờ dạy = (tổng tiền lương 12 tháng trong năm tài chính : số giờ chuẩn trong năm) x (46 : 52)/2. + Mức sàn không dưới 30.000đ/tiết, mức trần không quá 60.000đ/tiết. + Trong đó số giờ chuẩn trong năm là số giờ thực tế giảng dạy được quy đổi thành giờ chuẩn. Tiền dạy thêm giờ chỉ thanh toán theo đơn vị nhóm bộ môn vào học kỳ I và cuối năm học. + Đối với các giảng viên công tác tại các phòng, ban, trung tâm ; nếu số giờ dạy nhiều hơn số giờ trung bình của các giảng viên khác cùng công tác trong các phòng, ban, trung tâm sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng theo mức sàn quy định ở trên. Số giờ vượt theo Quyết định 64 về Quy định chế độ làm việc của giảng viên sẽ được thanh toán thừa giờ theo quy định trên. h) Học bổng khuyến khích học tập và trợ cấp xã hội - Trợ cấp xã hội: Thực hiện theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. - Học bổng khuyến khích học tập: thực hiện theo Quyết định số 44/2007/QĐ -BGD ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường 6
  • 7. chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. +Học bổng loại giỏi: 200.000đ/ người/tháng. + Học bổng loại khá: 180.000đ/người/tháng. i) Chi tiền thưởng - Thưởng cho cán bộ, viên chức: Thực hiện theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ: Đối với cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 mức lương tối thiểu chung. - Thưởng cho sinh viên: + Sinh viên đạt các giải của phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi nghiệp vụ sư phạm và chuyên môn khác được thưởng theo định mức sau: Mức thưởng Mức thưởng cho các Mức thưởng cho các Thành tích cấp tỉnh và hoạt động trong hoạt động trong khoa tương đương Trường Giải nhất 150.000đ 150.000đ 100.000đ Tập Giải nhì 120.000đ 120.000đ 80.000đ thể Giải ba 100.000đ 100.000đ 60.000đ Giải nhất 100.000đ 100.000đ 80.000đ Cá Giải nhì 80.000đ 80.000đ 60.000đ nhân Giải ba 60.000 60.000đ 40.000đ Giải KK 40.000đ + Thủ tục thanh toán: Có quyết định của Hiệu trưởng và danh sách kèm theo. + Khen thưởng học tập, cuối kỳ cuối năm, cuối khoá: i) Đối với tập thể sinh viên: * Tập thể lớp sinh viên tiên tiến, mức thưởng: 200.000/lớp. * Tập thể lớp sinh viên xuất sắc, mức thưởng: 300.000/lớp. ii) Đối với cá nhân sinh viên: * Sinh viên xuất sắc, mức thưởng: 150.000/SV. * Sinh viên giỏi, mức thưởng: 100.000/SV. 7
  • 8. * Sinh viên khá, mức thưởng: 50.000/SV. k) Chế độ phép của CBVC Thực hiện theo Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20-10-2011 của Bộ Tài chính, quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập . Trường hợp được thanh toán tiền tàu xe phải đủ các thủ tục sau: - Danh sách đăng ký nghỉ phép năm (nơi đăng kí nghỉ phải đúng trong hồ sơ cán bộ công chức). - Giấy nghỉ phép có xác nhận và đóng dấu của địa phương nơi đến nghỉ phép. - Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với công chức, viên chức gồm các khoản sau: +Tiền phương tiện đi lại (chỉ được thanh toán theo giá vé thông dụng thực tế), tiền phụ cấp đi đường: 100.000đ/ngày. + Tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm: 50.000đ/ngày. m) Các khoản đóng góp Các khoản đóng góp thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước, cụ thể: - BHXH, BHYT, BHTN : Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; các thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Đối với cán bộ, giảng viên công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài Trường trích nộp BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ 60% số kinh phí cá nhân phải trả. - Trích nộp đoàn phí và kinh phí công đoàn thực hiện theo Thông tri số 58/ TTr-TLĐ ngày 10-5-2004 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. + Mức đóng đoàn phí công đoàn bằng 1% lương ngạch bậc, chức vụ (bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. + Kinh phí công đoàn: Đơn vị trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch bậc và phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. 8
  • 9. 2. Chi quản lý hành chính a) Chi thanh toán dịch vụ công cộng - Chi tiền điện, tiền nước: + Khu vực văn phòng, giảng đường: Thanh toán tiền điện, nước phục vụ bộ máy văn phòng và lớp học căn cứ vào hoá đơn thực tế. + Khu vực ký túc xá: i) Đối với điện sinh hoạt của sinh viên nếu vượt quá 30kw/1 phòng/tháng, thì sinh viên ở phòng đó phải trả số tiền điện vượt trội theo giá quy định của Nhà nước. ii) Đối với nước sinh hoạt của sinh viên: Nhà KTX C hàng tháng căn cứ vào chỉ số công tơ thu tiền nước theo giá quy định của Nhà nước; Nhà KTX A,B thu khoán theo mức: 5.000đ/tháng/SV. - Sử dụng xe ô tô cơ quan: + Đối tượng dùng xe: xe ô tô cơ quan để phục vụ công tác của Ban Giám hiệu và phục vụ các đoàn công tác của Trường. + Thẩm quyển giải quyết sử dụng xe ô tô do Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ đi công tác và được Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính bố trí xe. + Thanh toán tiền xăng xe ô tô cơ quan căn cứ vào số km xe lưu thông, định mức xăng được tính theo QĐ 900/QĐ-UBND ngày 26/06/2009: xe Toyota: 18 lít/100km ( ĐMTHNL chuẩn: 16.4 lít/100 km; đại tu 3 lần: 16.4 x 9% = 1.47lít); xe Mazda:15 lít/100km ĐMTHNL chuẩn: 12.9lít/100 km; đại tu 4 lần: 12.9 x 12% = 1.55lít). Trưởng Phòng Tổ chức - Hành chính căn cứ vào số km để thực hiện lệnh điều xe, căn cứ vào lệnh điều xe lái xe ra cây xăng lấy xăng thực hiện chuyến đi công tác, Đến cuối tháng kế toán ra cây xăng đối chiếu sau đó chuyển tiền. + Thay dầu xe ô tô theo định kỳ 4.000km/1 lần. - Tiền vệ sinh môi trường: Thanh toán theo hoá đơn thực tế. b) Chế độ vật tư văn phòng và văn phòng phẩm - Các nội dung khoán: + Khoán học phẩm 100.000/người/năm đối với giảng viên tham gia giảng dạy(sổ sách, giáo án, bút mực). + Khoán văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng đối với các khoa, tổ trực thuộc: 100.000/người/năm. 9
  • 10. - Các nội dung không khoán: + Thay thế hộp mực máy in các đơn vị. + Đối với các phòng, trung tâm: Đầu tháng các đơn vị lập dự trù văn phòng của tháng trình BGH duyệt, Phòng TCHC có trách nhiệm mua theo dự trù có hoá đơn và phiếu nhập, xuất văn phòng kèm theo. - Vật tư phục vụ công tác vệ sinh, môi trường: chi theo thực tế. - Văn phòng phẩm dùng chung, hoặc phục vụ tuyển sinh, thi cử… mua theo dự toán, có hoá đơn và phiếu nhập, xuất văn phòng kèm theo. - Thủ tục photocopy: + Photo các chương trình, giáo trình... phải có kế hoạch dự trù trước và phải được BGH phê duyệt, nhập thư viện và quản lý cho theo qui định. + Các khoa, phòng, tổ chuyên môn photo văn bản, tài liệu... phục vụ công tác phải được Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng HC- TC ký duyệt. c) Chi sử dụng điện thoại, fax, internet: - Thanh toán tiền điện thoại các máy ở cơ quan theo mức khoán sau: STT Phòng Số máy Mức trần/tháng 1 Hiệu trưởng 3572.568 300.000 2 Phó hiệu trưởng 3851.879 200.000 3 Phó hiệu trưởng 3851.730 200.000 4 Phòng Thường trực 3852.218 200.000 5 Phòng kế toán 3890.269 150.000 6 Phòng Tổ chức 3855.052 150.000 7 Phòng Đào tạo, KHCN và QHQT 3854.710 200.000 8 Phòng Khảo thí và ĐBCL 3859.661 200.000 9 Phòng CTHSSV 3859.660 100.000 10 Trung tâm TTTVTN 3851.890 100.000 11 Ban quản lý KTX 3852.084 100.000 10
  • 11. 12 Phòng Bảo vệ 3851.915 100.000 - Hỗ trợ điện thoại Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng 300.000đ/tháng; Phó Hiệu trưởng 200.000đ/tháng. - Tiền tem thư, phong bì, fax, internet được thanh toán theo thực tế sau khi lãnh đạo duyệt. - Quy định mua báo chí trong trường: Bộ phận Thư viện lập kế hoạch đặt báo cho Trường và các đơn vị theo từng quý, chuyển bộ phận kế toán sau đó trình Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện. d) Chế độ công tác phí - Thanh toán tiền vé tàu xe, vé máy bay đi, về từ cơ quan đến nơi công tác: + Cước phí vận tải được thanh toán theo vé đi thông dụng thực tế. + Thanh toán tiền taxi: chỉ thanh toán trong trường hợp đi công tác theo đoàn nhưng phải có hoá đơn. + Trường hợp đi công tác từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác cách 15 km trở lên không có phương tiện giao thông, hoặc đi bằng phương tiện cá nhân thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện theo giá cước vận tải thông thường: 1.000đ/km. + Trường hợp cán bộ, giảng viên đi công tác bằng phương tiện máy bay thì phải do Hiệu trưởng xem xét quyết định. + Căn cứ để thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện đi công tác: Giấy đi đường của người đi công tác có xác nhân của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Hiệu trưởng duyệt. - Phụ cấp lưu trú + Điều kiện để thanh toán phụ cấp lưu trú là khoảng cách từ cơ quan đến nơi công tác có độ dài từ 20 km trở lên. Thanh toán mức 100.000đ/ người nếu đi công tác về trong ngày, nghỉ qua đêm thanh toán mức 120.000đ/ngày/người. + Chứng từ làm căn cứ để thanh toán phụ cấp lưu trú: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Hiệu trưởng duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách) - Thanh toán tiền thuê phòng ngủ tại nơi công tác: + Thanh toán tiền thuê phòng ngủ theo phương thức khoán như sau: 11
  • 12. i) Mức 250.000đ/ngày/người nếu ngủ tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc cấp tỉnh. ii) Mức 200.000đ/ngày/người nếu ngủ tại huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã thành phố còn lại trực thuộc tỉnh. iii)Mức 150.000đ/ngày/người nếu ngủ tại các vùng còn lại. iiii) Trường hợp đi công tác tại các huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái mức 150.000đ/ ngày/người. Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ ngủ là văn bản hoặc kế hoạch công tác Hiệu trưởng duyệt số ngày đi công tác; giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của Hiệu trưởng và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan đến công tác. + Thanh toán tiền thuê phòng ngủ theo phương thức giá thuê phòng thực tế (áp dụng đối với trường hợp mức thuê khoán không đủ để thuê chỗ ngủ): i) Trường hợp đi công tác ngoài tỉnh Yên Bái: Mức tối đa 500.000đ/ngày/ phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng mức tối đa 400.000đ/ngày/phòng. ii) Trường hợp đi công tác tại các huyện, thị xã trong tỉnh Yên Bái: mức tối đa 300.000đ/ngày/phòng 2 người, trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa 200.000đ/ngày/phòng. Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê chỗ ngủ là văn bản hoặc kế hoạch công tác Hiệu trưởng duyệt số ngày đi công tác; giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của Hiệu trưởng và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan đến công tác và hoá đơn hợp pháp . Trường hợp do nhu cầu công tác cần thay đổi định mức do Hiệu trưởng quyết định. + Thời hạn thanh toán: tối đa 10 ngày sau khi đi công tác về. - Khoán công tác phí cho công tác giao dịch với các cơ quan: Kế toán, tổ chức, văn thư: 200.000 đồng/người/tháng. e) Chế độ đào tạo và bồi dưỡng - Đối với giảng viên đi học dài hạn trong nước được hỗ trợ tiền trọ, tiền tàu xe, tiền tài liệu học tập, tiền học phí, cụ thể: + Tiền trọ 400.000đ /người/tháng (số thời gian hỗ trợ theo giấy báo nhập học). 12
  • 13. + Tiền tầu xe: mỗi kỳ học thanh toán 1 lần (lượt đi, về) theo giá vé thực tế nhà nước quy định. + Tiền tài liệu, ôn tập, học phí: tuỳ theo khả năng kinh phí của Trường, Hiệu trưởng xem xét quyết định mức hỗ trợ. - Đối với giảng viên đi học dài hạn ở nước ngoài không hỗ trợ các mục trên. - Đối với đào tạo liên kết: thanh toán theo hợp đồng. g) Chi thuê mướn Căn cứ vào thực tế công việc, đơn vị thuê mướn lập dự toán, hợp đồng, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng hoặc giao khoán công việc tuỳ theo tính chất và qui mô hoạt động của từng nội dung công việc có phê duyệt của Hiệu trưởng. h) Chi thuê giảng viên, báo các viên trong nước - Trong trường hợp cần mời giảng dạy, có thể hợp đồng với giáo viên ngoài trường. Định mức chi trả theo thỏa thuận nhưng tối đa 40.000đ/tiết (cử nhân), 50.000đ/tiết (thạc sỹ), 55.000đ/tiết (tiến sỹ). i) Chi đoàn ra, chi đoàn vào Nội dung này chi theo thực tế với điều kiện phải có chỉ đạo của cấp trên. k) Chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định - Đối với chi phí sửa chữa nhỏ, thường xuyên khi có phát sinh trưởng đơn vị báo cho Phòng Tổ chức - Hành chính xin sửa chữa theo số chi thực tế. - Đối với sửa chữa lớn TSCĐ, sửa chữa xe ô tô, chỉ được sửa chữa định kỳ trên cơ sở biên bản kiểm tra hiện trạng của tài sản, định mức kỹ thuật quy định như bảo dưỡng, trung tu, đại tu. Trường hợp đột xuất phải được Hiệu trưởng đồng ý và phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành. 3. Chi hoạt động nghiệp vụ a) Chi phí về vật tư, sách, tài liệu phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ: Đơn vị có nhu cầu cần lập kế hoạch cụ thể trong kế hoạch kinh phí đầu năm có phê duyệt của Hiệu trưởng, gửi bộ phận kế toán. Căn cứ vào kế hoạch đầu năm các đơn vị tiến hành việc mua sắm vật tư, sách, tài liệu phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành. b) Chi mua, in ấn phô tô tài liệu phục vụ công tác chuyên môn: Chi theo thực tế phát sinh. c) Chi mua trang phục chuyên môn: 13
  • 14. - Đối với giảng viên Giáo dục thể chất: + Quần áo dệt kim (hàng nội): 02 bộ/1 năm, mức khoán tối đa không quá 350.000đ bộ. + Áo thể thao ngắn tay (hàng nội): 02 chiếc/1 năm, mức khoán tối đa không quá 100.000đ/chiếc. + Giầy ba ta (hàng nội): 02 đôi/năm, mức khoán tối đa không quá 100.000đ/đôi. - Đối với giảng viên dạy thực hành học phần Giáo dục quốc phòng: mỗi năm mua 01 bộ trang phục, mức khoán tối đa không quá 700.000đ (bao gồm quần dài, áo dài, dây lưng, mũ, giầy da). - Đối với trang phục bảo vệ, bảo hộ lao động: căn cứ vào tình hình thực tế Phòng TCHC xây dựng kế hoạch mua sắm trình Hiệu trưởng phê duyệt. d) Chi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (thực hành) - Đối với giáo viên hướng dẫn tại các trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học, trường Mầm non + Chi tiền báo cáo thực hành: 30.000 báo cáo. + Chi cho Ban chỉ đạo: 30.000đ/ngày/người (tuần 02 ngày). + Chi cho giáo viên hướng dẫn của trường sở tại đối với trường Tiểu học, THCS: 20.000đ/tiết/người; đối với trường mầm non: 20.000đ/buổi/người. - Đối với cán bộ, giảng viên của Trường + Tiền liên hệ thực hành: 40.000đ/trường x 2 lượt. + Tiền bồi dưỡng Ban chỉ đạo: 3 tiết/tuần x 20.000đ/tiết x số tuần/người. + Tiền phục vụ: 30.000đ/buổi. + Chi cho giảng viên hướng dẫn của Trường thanh toán mức 30.000đ/buổi/người. e) Chi thực tập sư phạm tập trung - Đối với các trường thực hành + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn công tác chủ nhiệm: 3 tiết/tuần x 20.000đ/tiết. + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn công tác đoàn đội: 1 tiết/tuần x 10.000đ/tiết. 14
  • 15. + Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu: số tiết x hệ số 1,5 x 20.000đ (tính theo đoàn thực tập). + Chi bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn thi giảng, tập giảng: số tiết x 20.000đ/tiết. + Chi bồi dưỡng giáo viên đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật: 0.5 tiết/tuần/20.000/tiết/ x số nhóm. + Chi bồi dưỡng giáo viên chấm báo cáo thu hoạch: 1.5 tiết/tuần x 20.000đ x số nhóm. + Chi bồi dưỡng ban chỉ đạo trường phổ thông: 6 tiết/tuần/20.000đ x 02 người; trường mầm non: 5 tiết/tuần/20.000đ x 02 người. + Chi báo cáo tại trường phổ thông: 04 báo cáo x 30.000đ/ báo cáo. - Đối với cán bộ, giảng viên của Trường + Tiền liên hệ thực tập: 40.000đ/trường x 2 lượt. + Tiền bồi dưỡng Ban chỉ đạo: 3 tiết/tuần x 20.000đ/tiết x số tuần/người. + Tiền phục vụ: 30.000đ/buổi. + Chi hỗ trợ cho giáo viên là trưởng đoàn TTSP: 50.000/tuần. + Chi tiền chấm đề tài sinh viên : 5.000đ/đề tài. g) Chế độ thực hành, thực tập các lớp ngoài sư phạm Chi theo kế hoạch phê duyệt của Hiệu trưởng. h) Hỗ trợ học viên,sinh viên đi nghiên cứu thực tế - Hiệu trưởng quyết định mức khoán chi cho sinh viên đi nghiên cứu thực tế 10.000đ/ngày/sinh viên. i) Chế độ hội nghị, hội thảo, hội giảng - Hội nghị tổng kết, sơ kết, triển khai nhiệm vụ năm học, hội nghị CBVC: + Chi bồi dưỡng báo cáo viên: 100.000đ/báo cáo. + Chi tiền nước uống : 5.000đ/ngày/người. + Chi tiền phục vụ: 30.000đ/ngày/người. + Chi hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức: 50.000đ/ngày/người. Trường hợp tổ chức vào ngày nghỉ mức chi: 100.000đ/ngày/người. - Hội thảo, kiểm tra chuyên môn, hội giảng, thanh tra giáo dục, tập huấn cấp trường, cấp cụm trường 15
  • 16. + Hội thảo, hội giảng cấp trường và tương đương: i) Ban Tổ chức Hội thảo: tính theo ngày làm việc 50.000đ/ngày/người. ii) Đại biểu dự hội thảo (chỉ thanh toán ngoài giờ hành chính): 50.000đ ngày/người. iii) Chi báo cáo hội thảo mức chi: 100.000đ/báo cáo. iv) Giảng viên hội giảng: 50.000đ/tiết v) Sinh viên hội giảng: 30.000đ/tiết vi) Ban giám khảo: 25.000đ/tiết. vii) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu theo thực tế. viii) Chi phục vụ: 30.000đ/ngày/người. ix) Chi khánh tiết: mức 150.000đ/lần. x) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 100.000đ - 150.000đ. xi) Chi nước uống: mức 5.000đ/ngày/người (Hiệu trưởng quyết định). + Tập huấn cán bộ, giảng viên cấp trường i) Ban Tổ chức tập huấn: tính theo ngày làm việc 50.000đ/ngày/người. ii) Chi tiền giảng viên, báo cáo viên: 50.000đ/tiết iii) Hỗ trợ tiền ăn cho học viên: 25.000đ/ ngày/người (chỉ thanh toán ngoài giờ hành chính). iv) Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ/người. v) Tiền mua, in ấn tài liệu: 30.000đ/người. vi) Chi phục vụ: 30.000đ/ngày/người. vii) Chi khánh tiết: mức 150.000đ/lần. viii) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 100.000đ - 150.000đ. ix) Chi nước uống: mức 5.000đ/ngày/người. + Thanh tra giáo dục: Tính theo ngày làm việc thực tế: mức chi 50.000đ/ngày/người. - Hội nghị, hội thảo, hội giảng, ngoại khoá cấp khoa, phòng, trung tâm + Hội nghị, hội thảo, ngoại khoá i) Ban Tổ chức hội thảo (tính theo ngày làm việc), mức chi 50.000đ/ngày/người. 16
  • 17. ii) Trang trí, hoa (chi theo thực tế): 80.000đ - 100.000đ/lần. iii) Chi báo cáo hội thảo, hội nghị: Mức chi 40.000đ – 80.000đ/báo cáo. iv) Chi phục vụ: 30.000 đ/ngày/người. v) Chi tiền văn phòng phẩm: Hiệu trưởng quyết định tuỳ theo hội nghị, hội thảo, ngoại khoá. vi) Chi nước uống: 3.000đ/ngày/người. + Hội giảng cấp khoa: mức chi 12.000đ/sinh viên. - Bồi dưỡng báo cáo viên trong sinh hoạt chính trị: + Chi báo cáo: 100.000đ - 200.000đ/báo cáo (ghi rõ nội dung báo cáo). + Chi bồi dưỡng phóng viên: 100.000đ - 150.000đ/ngày/người. 4. Thi tốt nghiệp - Ra đề thi: mức chi 200.000đ/1 bộ đề (2 đề và đáp án). - Coi thi: mức chi 50.000đ/buổi - Chấm thi: mức chi 5.000đ/bài thi - Giao nhận bài thi: 50.000/học phần. - Làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC: mức chi 1000đ/bài - Xét và công nhận tốt nghiệp, hoàn tất hồ sơ trước và sau khi thi: mức chi 50.000đ/ngày/người. - Phục vụ thi: mức chi 30.000đ/ngày/người. 5. Thi tuyển sinh a) Phần chung - Hội đồng tuyển sinh: 50.000đ/ngày/người. - Xử lý số liệu trên máy tính (nhập hồ sơ, xử lý, đánh số báo danh, phân phòng thi, dồn túi, đánh phách, nhập điểm, thống kê ....): 2.500đ/hồ sơ. - Dồn túi, làm phách, nhập điểm: 100.000đ/ngày/người. - Làm giấy báo thi, báo điểm, giấy báo nhập học…: từ 30.000đ đến 50.000đ/ ngày/người. - Phục vụ thi tuyển sinh: mức chi 30.000đ/ngày/người. - Bồi dưỡng đối với công an, quân cảnh: mức chi 100.000đ/người/ngày và đêm (đối với người bảo vệ đề); 50.000đ/ngày/người (đối với các trường hợp khác). 17
  • 18. b) Ra đề, coi thi, chấm thi - Ra đề thi: 300.000đ/bộ đề (đối với những môn Trường tự ra đề); thanh toán theo hợp đồng đối với những môn phải mua đề. - Phản biện: 150.000đ/bộ đề. - Coi thi: 40.000đ - 70.000đ/buổi/người. - Coi và chấm thi năng khiếu: 100.000đ/ngày/người. - Chấm thi: 6.000đ/bài - 7.000đ/bài (đối với những môn Trường chấm); thanh toán theo hợp đồng với những môn phải thuê chấm. 6. Chi khai giảng, tổng kết năm học: - Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên dự khai giảng, tổng kết, mức chi: 100.000đ/người. - Khánh tiết, trang trí, nước uống chi như hội thảo, hội giảng. 7. Chi tổ chức các hoạt động TDTT, văn nghệ, sinh hoạt chính trị xã hội và một số hoạt động chuyên môn cho sinh viên: a) Đối với cấp Trường trở lên: - Công tác luyện tập + Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên: 30.000đ/ngày/người (không quá 10 ngày/đợt). + Hướng dẫn tập luyện và chỉ đạo thi đấu cho sinh viên: 30.000 đồng/ngày/người (không quá 10 ngày/đợt). + Đối với sinh viên luyện tập: 10.000đ/ngày/SV (không quá 10 ngày/đợt). - Tham gia thi đấu, biểu diễn: + Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên: 50.000đồng/ngày/người. + Đối với sinh viên: 30.000đ/ngày/SV. + Hỗ trợ tiền ăn cho sinh viên trong những ngày thi đấu, biểu diễn: 60.000đồng/ngày/người (chỉ thanh toán trong trường hợp tổ chức thi đấu, biểu diễn ngoài tỉnh) + Tham gia thi đấu, biểu diễn,… cấp toàn quốc: theo quy định của Ban tổ chức hội thi. Căn cứ kế hoạch của Ban tổ chức hội thi, Hiệu trưởng phê duyệt chi theo thực tế. b) Đối với cấp khoa: - Công tác luyện tập: 18
  • 19. + Giảng viên hướng dẫn sinh viên luyện tập: 20.0000đ/ngày/người (không quá 05 ngày/đợt). + Đối với sinh viên luyện tập: 10.000đ/ngày/SV (không quá 05 ngày/đợt). - Tham gia hội thi: Hỗ trợ các lớp tham gia hội thi: 100.000đ/lớp. 8. Nghiên cứu khoa học a) Thẩm định đề cương: 30.000đ/đề cương. b) Nghiệm thu đề tài: 100.000đ/đề tài. c) Tổ chức HNKH cấp Trường: - Khánh tiết: 150.000đ. - Báo cáo viên: 50.000đ/báo cáo. - Chi đối tượng phục vụ khác: 30.000đ/ ngày. d) Khen thưởng: - Đề tài NCKH xếp loại xuất sắc của giảng viên: 300.000đ. - Đề tài NCKH xếp loại A của sinh viên: 200.000đ. - Đề tài NCKH xếp loại B của sinh viên: 100.000đ. 9. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - Giáo viên hướng dẫn rèn luyện NVSP cho sinh viên: 50.000đ/tiết. - Thi nghiệp vụ sư phạm: + Chi bồi dưỡng Ban chỉ đạo, Ban giám khảo, thư ký: 50.000đ/ngày/người. + Chi phục vụ, khánh tiết: mức chi như hội thảo, hội giảng. 10. Chi xây dựng đề cương môn học cho các ngành học - Biên soạn mới đề cương môn học: 15 tiết đề cương thanh toán 50.000đ - Chỉnh sửa đề cương: 30 tiết đề cương thanh toán 50.000đ - Thẩm định chương trình và duyệt: 50.000đ/chương trình. 11. Chi hội thao quốc phòng, huấn luyện dân quân tự vệ, tuần sinh hoạt công dân - HSSV, tập huấn đoàn đội. - Huấn luyện dân quân tự vệ: + Bồi dưỡng cán bộ, chiến sỹ tập luyện: 20.000đ/ngày/người. + Hỗ trợ giảng viên tham gia huấn luyện: 35.000đ/tiết. - Chi hội thao quốc phòng: 19
  • 20. + Chi bồi dưỡng ban chỉ đạo, trọng tài, thư ký: 50.000đ/ngày/người. + Bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu: 20.000/ngày/người. - Chi hỗ trợ cán bộ, giảng viên tham gia tuần sinh hoạt công dân - HSSV: + Chi bồi dưỡng báo cáo viên: 35.000đ/tiết. + Chi hỗ trợ phục vụ: 30.000đ/ngày. - Chi hỗ trợ giảng viên tổ chức tập huấn đoàn đội: 35.000đ/tiết. 12. Chế độ chi các hoạt động phục vụ Lưu học sinh Lào học tại trường : - Chi cho công tác quản lý, chỉ đạo, hồ sơ, đào tạo: 50.000/tháng. - Chi phục vụ vệ sinh, hộ chiếu, quản lý KTX: 30.000/tháng. - Chi hỗ trợ chuyên môn, hoạt động TDTT, văn nghệ và các hoạt động khác Hiệu trưởng quyết định mức chi. 13. Quy định mua sách thư viện Trung tâm TTTVTN thẩm định kế hoạch của các đơn vị trình BGH duyệt trước khi mua sách. 14. Mua sắm tài sản cố định - Thực hiện theo quy định hiện hành, cụ thể: nếu mua tài sản kinh phí từ các nguồn khác trên 10.000.000đ thì phải thực hiện thẩm định giá mới thực hiện việc mua sắm theo qui định. Kinh phí mua TSCĐ lấy từ nguồn ngân sách phải thực hiện thẩm định giá tài sản trước khi mua. Điều 7. Một số chi khác 1. Chi tiếp khách Thực hiện theo công văn số 20/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 06 năm 2010 về chế độ chi tiêu đón khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước của tỉnh Yên Bái. a) Tiếp khách nước ngoài - Tiêu chuẩn ăn tối đa 200.000đ/người/lần. - Tặng phẩm: 300.000đ/người. b) Tiếp khách trong nước - Nước uống: 10.000đ/người/ngày. - Mức chi 150.000đ/người/lần đối với khách bộ, tỉnh uỷ, HĐND, UBND, đoàn đại biểu QH; lãnh đạo của các sở, ban, ngành, đoàn thể. 20
  • 21. - Mức chi 120.000đ/ người/lần đối với khách là lãnh đạo sở, ban ngành, đoàn thể các tỉnh, thành phố trực thuộc truong ương; cán bộ chuyên viên các cơ quan trung ương;lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. - Mức chi 100.000đ/người/lần đối với các đối tượng khác. Mức chi mời cơm quy định trên được áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên lái xe, nhân viên phục vụ đi cùng đoàn và các đại biểu của Trường tham gia tiếp khách. Trường hợp trong cùng một đoàn khách có nhiều đối tượng khác nhau, thì được áp dụng mức chi đối tượng khách cao nhất. 2. Chi tết cho sinh viên dân tộc H'mông và lưu học sinh Lào: Mức chi 70.000đ/SV/lần. 3. Chi mua chè uống: Mức chi: 400.000đ – 500.000đ/tháng. 4. Chi hỗ trợ khác: Căn cứ vào tình hình thực tế Hiệu trưởng quyết định mức hỗ trợ. Mục 2 THU, CHI HỌC PHÍ CÁC LỚP ĐÀO TẠO CHÍNH QUY (Ngoài sư phạm) Điều 8. Các khoản thu, chi học phí các lớp đào tạo chính quy 1. Qui định thu học phí Thực hiện theo Quyết định số 32/2011/QD-UBND, ngày 08 tháng 11 năm 2011của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Năm học 2012 – 2013. Mức thu 200.000đ/tháng/sinh viên, thu 10 tháng/năm. 2. Qui định chi học phí - Chi trả tiền vượt giờ chuẩn cho giảng viên theo mục 1.6.2. Điều 6. - Chi thực hiện cải cách tiền lương: 40% tổng số thu học phí trong năm. - Chi trả tiền phục vụ giảng dạy, các hoạt động chuyên môn, tăng cường cơ sở vật chất. Mục 3 NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC CHI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Điều 9. Các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ 1. Thu, chi công tác nội trú ký túc xá; vệ sinh lớp học; lao động hè: a) Các khoản thu: - Thu tiền nhà ở KTX: 21
  • 22. + Đối với sinh viên đào tạo: 40.000đ/SV/tháng (cán bộ lớp lập danh sách sinh viên ở nội trú từng phòng có xác nhận của Phòng Công tác HSSV chuyển cho bộ phận kế toán). Sinh viên ở dưới 7 ngày/tháng không thu; sinh viên ở từ 8 ngày đến 20 ngày/tháng thu 1/2 tháng; sinh viên ở từ 21 ngày trở lên thu cả tháng. + Tiền trọ nhà khách sinh viên (nếu có): 300.000đ/phòng/tháng (không tính tiền điện, tiền nước). - Thu tiền vệ sinh lớp học: 2.000đ/SV/tháng (nộp theo đơn vị lớp, có xác nhận của GVCN). - Thu tiền lao động hè: 2.000đ/SV/ngày (chỉ thu đối với những SV không tham gia nghĩa vụ lao động; mỗi hè sinh viên khối 1 và khối 2 có nghĩa vụ lao động 24 ngày; các lớp lập danh sách có xác nhận của Phòng Công tác HSSV chuyển cho bộ phận kế toán). b) Các khoản chi: - Chi tiền quản lý, chỉ đạo theo dõi, đôn đốc thu tiền cho các đơn vị liên quan: 10% tổng số thu. - Chi trả tiền công nhân viên hợp đồng; chi mua công cụ, dụng cụ; chi sửa chữa tài sản. - Chi thuê mướn lao động, quản lý, phân công lao động hè. - Số chênh lệch còn lại trích nộp các quỹ. 2. Thu, chi dịch vụ trông xe: - Thu tiền dịch vụ trông xe theo mức khoán 5.000.000đ/năm. - Chi tiền dịch vụ trông xe: nộp quỹ phúc lợi của Trường. 3. Thu, chi tiền thi lại, học tích lũy: a) Thu: - Thi lại học phần, mức thu 30.000đ/SV/học phần. - Thi lại tốt nghiệp, mức thu 50.000đ/SV/học phần. - Học tích lũy: 10.000đ/tiết. Phòng Đào tạo, KH-CN, QHQT; Phòng Khảo thí và ĐBCL lập danh sách, thu tiền và nộp quỹ Trường. b) Chi: - Chi trả tiền giảng dạy. Mức chi 30.000đ/tiết. 22
  • 23. - Chi công tác tổ chức thi: tùy theo kinh phí thu được, Hiệu trưởng quyết định mức chi. 4. Quy định thu, chi học phí các lớp đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học a) Thu học phí: Căn cứ Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về việc quy định mức thu học phí hàng năm đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Mức thu của Trường là 250.000đ/HV/tháng (tính theo số tháng thực học của từng chuyên ngành đào tạo). b) Quy định chi học phí - Tiền giảng dạy, tiền vé xe đi giảng dạy tại huyện: + Tất cả giảng viên đi giảng dạy, coi thi tại các huyện được thanh toán tiền vé tàu xe theo mức khoán sau: STT Nơi đến Số tiền/lượt 1 Mù Cang Chải 100.000 2 Trạm Tấu 80.000 3 Văn Chấn 50.000 4 Nghĩa Lộ 60.000 5 Lục Yên 60.000 6 Văn Yên 50.000 + Tiền giảng dạy: 35.000đ/tiết. Căn cứ để thanh toán tiền vé tàu xe và tiền giảng dạy là phiếu báo giảng có xác nhận của Phòng Đào tạo, KHCN, QHQT; xác nhận của cơ sở liên kết đào tạo. Căn cứ vào quy mô lớp học, giảng dạy 1 tiết lý thuyết được quy đổi thành giờ chuẩn như Hướng dẫn thực hiện Quyết định 64 về Quy định chế độ làm việc của giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái. - Thi học phần: + Tiền ra đề thi học phần: 25.000đ/bộ đề. + Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 60.000đ/ngày/người (riêng CBCT tại địa 23
  • 24. phương mức chi 60.000đ/buổi/người) + Chấm thi học phần: 4.000đ/bài. + Giao nhận bài thi; làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC: i) Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi: 100.000đ/lớp; ii) Lớp có 61 học viên - 75 học viên mức chi: 120.000đ/lớp. iii) Lớp có trên 75 học viên mức chi: 150.000đ/lớp. - Thi tốt nghiệp: + Ra đề thi tốt nghiệp: 100.000đ/bộ đề. + Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 70.000đ/ngày/người (riêng CBCT tại địa phương mức chi 70.000đ/buổi/người) + Chấm thi tốt nghiệp: 6.000đ/bài. i) Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi: 120.000đ/lớp; ii) Lớp có 61 học viên - 75 học viên mức chi: 140.000đ/lớp. iii) Lớp có trên 75 học viên mức chi: 170.000đ/lớp. - Chi công tác mở lớp, xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo các lớp đào tạo trình độ cao đẳng: Mức chi: 10% theo giá trị từng hợp đồng, căn cứ công việc thực tế, Hiệu trưởng quyết định mức chi như sau: + Trưởng (phó) Phòng CTHSSV; Trưởng Khoa QLGD; Giám đốc Trung tâm; Phó phòng TCHC; Phó các khoa, phó phòng KT, ĐBCL tổ trực thuộc: hệ số 0,5. + Trưởng phòng KT, ĐBCL ; Trưởng các khoa, tổ trực thuộc: hệ số 1 + Trưởng phòng TCHC; Phó phòng ĐT, KH-CN, QHTQ: hệ số 2. + Trưởng phòng ĐT, KHCN, QHTQ; Kế toán trưởng: hệ số 2,5. + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3. + Hiệu trưởng: hệ số 4. - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo: Tối đa 2% theo giá trị từng hợp đồng. Đối tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao. - Các lớp đào tạo liên thông theo hình thức vừa làm vừa học để lại địa phương chi cho công tác quản lý của đơn vị: 10% theo giá trị từng hợp đồng. - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường và nộp thuế trước khi trích lập các quỹ. 24
  • 25. 5. Đào tạo liên kết với các trường, trung tâm trong tỉnh: - Thu: Theo hợp đồng đào tạo. - Chi: như Điều 9. 6. Liên kết đào tạo với các trường đại học a) Thu học phí: Theo hợp đồng đào tạo. b) Chi: - Chuyển trả kinh phí cho đơn vị liên kết theo hợp đồng. - Chi cho công tác mở lớp, xây dựng kế hoạch, quản lý, chỉ đạo: 20% số kinh phí mà trường Đại học để lại đơn vị theo từng hợp đồng, hệ số chi: + Trưởng phòng TCHC; Phó phòng ĐT, KHCN, QHQT: hệ số 1,5. + Trưởng phòng ĐT, KH-CN, QHTQ; Kế toán trưởng: hệ số 2,5. + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3. + Hiệu trưởng: hệ số 4. - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo :Tối đa 5% số để lại đơn vị. Đối tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao. - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường để chi tăng cường cơ sở vật chất và nộp thuế trước khi trích lập các quỹ. 7. Đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn a) Qui định thu: - Căn cứ vào nội dung, chương trình, thời gian của từng loại hình đào tạo và chi phí hợp lý nhằm đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động đào tạo, Trường và các cơ sở đào tạo thoả thuận mức thu học phí đối với người học theo hợp đồng với điều kiện không vượt quá mức thu cao nhất theo qui định của Nhà nước. - Đối với các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương để lại chi cho công tác quản lý của đơn vị : 10% theo giá trị từng hợp đồng. b) Qui định chi: - Tiền giảng dạy: 35.000đ/tiết. - Tiền ra đề thi học phần: 25.000đ/bộ đề. - Tiền ra đề thi tốt nghiệp: 100.000đ/bộ đề. - Coi thi, chỉ đạo thi, phục vụ thi: 60.000đ/ngày/người. - Chấm thi học phần: 4.000đ/bài. 25
  • 26. - Chấm thi tốt nghiệp: 6.000đ/bài. +Giao nhận bài thi; làm phách, hồi phách, lên điểm, tính điểm TBC: Đối với lớp có 60 học viên trở xuống mức chi :100.000đ/lớp; Lớp có 61 học viên – 75 học viên mức chi: 120.000đ/lớp. Lớp có trên 75 học viên mức chi : 150.000đ/lớp. - Chi công tác quản lý chỉ đạo các lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn: 10% theo giá trị từng hợp đồng. Hệ số chi: + Phó phòng ĐT, KHCN, QHQT; Trưởng (phó) Phòng Khảo thí và ĐBCL; Phó đơn vị được giao phụ trách mở lớp: hệ số 1,5. + Trưởng phòng ĐT, KH-CN, QHTQ; Kế toán trưởng; Trưởng phòng TCHC; Trưởng đơn vị được giao phụ trách mở lớp: hệ số 2,5. + Phó Hiệu trưởng: hệ số 3. + Hiệu trưởng: hệ số 4. - Chi cho công tác chủ nhiệm, phục vụ đào tạo : 3% số để lại đơn vị. Đối tượng chi: do Hiệu trưởng quyết định căn cứ vào nhiệm vụ được giao. - Số tiền còn lại bổ sung vào hoạt động thường xuyên của Trường để chi tăng cường cơ sở vật chất và nộp thuế trước khi trích lập các quỹ. 8. Chi hỗ trợ tiền lương cán bộ, nhân viên: Mức chi bằng 20% hệ số lương hàng tháng. Mục 5 SỬ DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TRONG NĂM Điều 10. Thu nhập tăng thêm 1. Xác định quỹ tiền lương của đơn vị Quỹ Lương tối HSL cơ bản (gồm cả Số lao tiền thiểu phụ cấp thâm niên động lương = chung do x vượt khung + phụ cấp x biên chế x 12 tháng đơn vị nhà nước chức vụ) bình quân và hợp quy định của đơn vị đồng - Thu nhập tăng thêm bình quân của đơn vị tối đa không vượt quá 2 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ của đơn vị trong năm. 2. Phương án trả thu nhập tăng thêm - Toàn bộ kinh phí sau khi đã đảm bảo các hoạt động giảng dạy và học tập trên tinh thần tiết kiệm thì thu nhập tăng thêm được tính để chi trả hàng tháng cho 26
  • 27. CBVC. - Thu nhập tăng thêm cho người lao động của đơn vị bao gồm: lao động biên chế và lao động hợp đồng. Phương án trả thu nhập tăng thêm theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi thì được hưởng lương cao, phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên lương cấp bậc, chức vụ và vượt khung (nếu có) trên cơ sở bình xét xếp loại (A, B, C, D) . - Thu nhập tăng lương thêm hàng tháng của CBVC được tính theo công thức: Tiền lương tăng thêm cá nhân = Lương tối thiểu người/tháng do nhà nước quy định x Hệ số lương cơ bản (gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung + phụ cấp chức vụ) - Tiền lương tăng thêm của cá nhân trong công thức trên được nhân với tỷ lệ % cân đối quỹ lương tăng thêm. Tỷ lệ này do Hiệu trưởng quyết định. - Hệ số thu nhập thêm của cá nhân được tính như sau: (không vượt quá 2 lần tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm theo quy định) Hệ số thu nhập tăng thêm của CBVC STT Nội dung Loại A Loại B Loại C Loại D Cán bộ, GV trong biên 1 1.0 0.9 0.8 0.7 chế, HĐ từ 01 năm trở lên Cán bộ, GV trong biên 2 0.6 0.5 0.4 0.3 chế, HĐ dưới 01 năm - Kết quả xếp loại CBVC hàng năm do Hội đồng Thi đua, Khen thưởng trình Hiệu trưởng phê duyệt và quyết định. - Căn cứ vào quỹ lương hàng năm, hệ số thu nhập có thể thay đổi cùng tỷ lệ tương ứng để chi trả. - Ngoài thu nhập tăng thêm, căn cứ vào khả năng tài chính của Trường hàng tháng tạm trích chi hỗ trợ mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong biên chế, hợp đồng trong biên chế, hợp đồng tạm tuyển từ 1 năm trở lên hỗ trợ từ 50.000đ - 400.000đ/người/tháng. Điều 11. Quy định trích lập các quỹ Hằng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, nếu phần thu lớn hơn chi thì được trích lập các quỹ: 1. Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25% số chênh lệch 27
  • 28. thu lớn hơn chi để lập quỹ. 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Mức trích tối đa quỹ khen thưởng và phúc lợi không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm. Điều 12. Quy định sử dụng các quỹ cơ quan 1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp - Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị. 2. Qũy khen thưởng, phúc lợi a) Chi quỹ khen thưởng - Dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân là cán bộ, giảng viên, nhân viên có kết quả công tác và thành tích đóng góp cho hoạt động chính trị của Trường. - Việc khen thưởng được phân theo kết quả các mặt công tác, kèm theo danh sách và mức chi khen thưởng cho các tập thể và cá nhân sau khi Hiệu trưởng thống nhất với Công đoàn Trường. - Để khuyến khích cán bộ, giảng viên, nhân viên tích cực trong công tác thi đua, hoàn thành tốt kế hoạch, ngoài tiền thưởng theo quy định của Nhà nước, Trường chi hỗ trợ thêm như sau: + Chiến sĩ thi đua cấp bộ, tỉnh: 500.000 đồng. + Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, GV dạy giỏi cấp tỉnh: 300.000 đồng. + Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 200.000 đồng. + Lao động tiên tiến: 100.000 đồng. - Cán bộ, giảng viên sau khi hoàn thành khoá học tiến sỹ: 3.000.000đ; thạc sỹ: 1.500.000đ. - Tham gia thi đấu các phong trào TDTT, văn nghệ của ngành, tỉnh đạt giải: + Giải nhất, mức thưởng: 200.000đ + Giải nhì, mức thưởng: 150.000đ. + Giải ba, mức thưởng: 100.000đ - Đạt giải xuất sắc trong các hội thi, hội diễn...cấp cụm trường, toàn quốc 28
  • 29. mức thưởng không quá 250.000đ/người và không quá 350.000đ/tập thể. - Khen thưởng cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong biên chế và hợp đồng theo Nghị định 68 đạt thành tích trong năm theo các mức sau: + Loại A: 500.000đ/người. + Loại B: 250.000đ/người. + Loại C: 100.000đ/người. - Trường hợp đặc biệt Hiệu trưởng quyết định mức khen thưởng. b) Chi Quỹ phúc lợi - Chi hỗ trợ các ngày lễ, tết: + Tết dương lịch, khai giảng, 20/11, 30/4 và 1/5, tất niên và gặp mặt đầu xuân: 200.000đ/người. + Giỗ tổ Hùng vương, Quốc khánh 2/9: 100.000đ/người. + Tết Nguyên đán: 500.000đ – 700.000đ/người. - Các chi khác: + Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Chi tổ chức các hoạt động cho nữ CBVC, mức chi không quá 100.000đ/người. + Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12: Chi tổ chức các hoạt động cho cựu chiến binh, mức chi không quá 100.000đ/người. + CBVC nghỉ hưu, chuyển công tác: Chi hỗ trợ 1.000.000đ/người. + Chi quà tết âm lịch cho cán bộ về hưu: Từ 300.000đ/người- 500.000đ/người (từ trưởng đơn vị trở lên). + Chi tiền Hội nghị CNVC: 100.000đ/người. + Chi việc hiếu, thăm hỏi, ốm đau: 200.000đ/lần. + Chi ngày 1/6 cho các cháu thiếu niên nhi đồng: 50.000đ/cháu (từ 15 tuổi trở xuống). + Chi tết trung thu cho cán bộ, giảng viên: 100.000đ/người. Mức chi hỗ trợ cho CBVC tuỳ thuộc vào nguồn thu hàng năm và có sự điều chỉnh phù hợp thực tế nguồn quỹ cơ quan. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 29
  • 30. Điều 12. Hiệu lực thi hành - Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng trong mọi hoạt động tài chính của Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái năm 2011 và có sự điều chỉnh hàng năm theo thực tế. - Quy chế này đã được thông qua toàn thể CBVC, những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ. Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong Trường Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc khi có sự thay đổi cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước thì lãnh đạo các bộ phận trong Trường có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng để xem xét, giải quyết, điều chỉnh. Những vấn đề chỉnh sửa trong Quy chế được thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ. CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN HIỆU TRƯỞNG Trương Văn Viện Phạm Xuân Thủy 30
  • 31. 31