SlideShare a Scribd company logo
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ HẰNG
MÃ SINH VIÊN : 1101169
GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA
THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
(MEDICATION RECONCILIATION)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHAN THỊ HẰNG
Mã sinh viên : 1101169
GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA
THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT
(MEDICATION RECONCILIATION)
Người hướng dẫn
1. TS. Hoàng Thị Minh Hiền
2. ThS. Trịnh Trung Hiếu
Nơi thực hiện
1.Bệnh viện Hữu Nghị
2.Bộ môn Dược lâm sàng
HÀ NỘI, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn
đến TS. Hoàng Thị Minh Hiền trưởng khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị và ThS.
Trịnh Trung Hiếu giảng viên bộ môn Dược lâm sàng là những người thầy trực tiếp
hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa
luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thảo, giảng viên bộ môn Dược
lâm sàng vì sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cô như một người hướng dẫn trong
suốt thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Diệu Huyền, ThS. Nguyễn Thị
Thu Hương, dược sĩ bệnh viện Hữu Nghị và DS. Phạm Thu Hà, dược sĩ bệnh viện
Nhi Trung ương vì những ý kiến đóng góp hết sức quý báu và sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại
học Dược Hà Nội vì sự dạy dỗ và những góp ý, giải đáp kịp thời của thầy cô đã
giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể Khoa Dược, đặc biệt là phòng cấp
phát thuốc ngoại trú bệnh viện Hữu Nghị đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất lớn
cùng tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy
cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội vì những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô đã
dạy trong suốt năm năm đại học đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, bạn bè, đặc
biệt là những người bạn cùng phòng và em trai tôi đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên
tôi trong những thời điểm khó khăn nhất.
Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Phan Thị Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc .............3
1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) .............................3
1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc.............4
1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc....................................................4
1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc...........................................5
1.2. Quy trình điều soát thuốc.....................................................................................7
1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc...........................................7
1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú ......................................................8
1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú.................................................10
1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc.................11
1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng....................................................................11
1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác..........................................................11
1.3.3. Vai trò của bệnh nhân ..............................................................................12
1.4. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục ......................12
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng
bệnh nhân ngoại trú ...........................................................................................13
1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị....................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................19
2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của
bác sĩ19
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................19
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................19
2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................19
2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất ..................................20
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................20
2.3. Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu........................................20
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21
2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu .........................................................................21
2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu......................................................................21
2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu......................................................................22
2.5. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................26
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...................26
3.2. Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất.........27
3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng
loại khác biệt ..................................................................................................27
3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc ......................28
3.3.3. Lí do của những sự khác biệt......................................................................30
3.3. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới.....................................................................32
3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo
phân loại.........................................................................................................32
3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích ...................................................................33
3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được...........................................................36
3.4. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu.................................................37
3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân ...............................................................................38
3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú.........................................................................38
3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú............................................................................39
3.4.4. Đơn cũ ......................................................................................................39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................40
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.........................................................................40
4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của
bác sĩ...............................................................................................................40
4.1.2. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới. ..........................................................44
4.1.3. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động điều soát. ...........................45
4.2. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu....................................................................47
4.2.1. Ưu điểm của nghiên cứu ..........................................................................47
4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASHP Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacist)
BHYT Bảo hiểm y tế
BPMH Tiền sử dùng thuốc có thể khai thác được một cách đầy đủ nhất (Best
Possible Medication History)
ĐTĐ 2 Đái tháo đường typ 2
IHI Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare
Improvement)
IOM Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine)
NC Nghiên cứu
NICE Trung tâm quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Institute for
Health and Care Excellence )
RLLPM Rối loạn lipid máu
SKB Sự khác biệt
TBBS Thông báo bác sĩ
TCLC Tiêu chuẩn lựa chọn
TCLT Tiêu chuẩn loại trừ
THA Tăng huyết áp
WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối
tượng bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................14
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..........26
Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................27
Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo từng loại khác biệt ...........................................28
Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại........................................................29
Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc ...................................................29
Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ ......30
Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................32
Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới.......................................................33
Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích....................................................................33
Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích.......................................34
Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích......................35
Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích..............................................................37
Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu......................................37
Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu ......38
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
An toàn trong sử dụng thuốc là một trong những nội dung đang được sự quan
tâm lớn của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Viện Y học Mỹ (The
Institute of Medicine – IOM) đã đưa ra một báo cáo rằng mỗi năm trên thế giới có
khoảng 1,5 triệu biến cố gây hại có thể phòng tránh được xảy ra. Trong đó một
lượng lớn các sai sót có ý nghĩa xảy ra trong quá trình bệnh nhân chuyển đổi việc
điều trị như bệnh nhân vào viện, chuyển viện, chuyển khoa phòng điều trị, bệnh
nhân ra viện, thay đổi nơi điều trị hoặc bác sĩ điều trị [31].
Hoạt động điều soát thuốc (medication reconciliation) có thể làm giảm đáng
kể các sai sót do thuốc. Đây là quá trình thu thập, xác nhận thông tin về những
thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng và so sánh nó với chỉ định của bác sĩ khi bệnh
nhân đến khám, nhập viện, chuyển viện hay xuất viện. Từ đó tìm ra những sự khác
biệt (discrepancy), đưa ra lý do của những sự khác biệt này đồng thời giải quyết
những sự khác biệt chưa hợp lý nhằm mục đích đảm bảo và duy trì tính liên tục
trong việc chăm sóc bệnh nhân [8].
Trên thế giới hoạt động điều soát thuốc đã được tiến hành ở nhiều nước. Một
số nước còn coi đây là vấn đề thuộc chính sách thuốc quốc gia như Anh, Mỹ,
Australia, Canada. Đối với nhân viên y tế ở các quốc gia này, điều soát thuốc là một
phần trách nhiệm và công việc của họ, là một hoạt động thường xuyên, liên tục và
có ý nghĩa nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân bất cứ khi
nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị.
Tại Việt Nam hiện nay hoạt động điều soát thuốc còn là một khái niệm khá
mới mẻ và chưa được bệnh viện nào triển khai. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện như
bệnh viện Hữu Nghị, khi mà vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân
đang được bệnh viện đặc biệt quan tâm và với những lợi ích mà hoạt động điều soát
thuốc mang lại thì việc triển khai hoạt động này là rất có ý nghĩa.
Tại bệnh viện Hữu Nghị, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là cán bộ nhà nước đã
nghỉ hưu, do đó mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh mạn tính như tăng huyết áp
(THA), đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu (RLLPM). Đặc biệt trong những
2
năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện để thăm khám vì các
bệnh lý này đang ngày càng gia tăng. Đây là những đối tượng bệnh nhân phải dùng
thuốc thường xuyên, chế độ dùng thuốc tại nhà thường phức tạp và không được sự
giám sát của nhân viên y tế nên các vấn đề trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân
và việc kê đơn của bác sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra.
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích bước
đầu thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện
Hữu Nghị. Là một nghiên cứu bước đầu, chúng tôi chọn thực hiện trên nhóm đối
tượng bệnh nhân mắc một trong các bệnh lý THA, ĐTĐ và RLLPM. Đề tài “ Ghi
nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều
soát (Medication Reconciliation)” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau:
1. Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và
đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc.
2. Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất
của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc.
3. Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các
nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát
thuốc.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc
1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation)
Khái niệm điều soát thuốc được xuất hiện lần đầu tiên và trở thành một mục
tiêu quốc gia về an toàn người bệnh tại Mỹ (National Patient Safety Goal - NPSG)
do tổ chức Joint Commission, một tổ chức uy tín với hơn 20.000 chương trình chăm
sóc sức khỏe kể từ khi thành lập khởi xướng vào năm 2005 [5]. Kể từ khi xuất hiện,
điều soát thuốc là một chủ đề thường hay được nhắc đến trong hoạt động chăm sóc
dược ở các nước phát triển. Do vậy có rất nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra định
nghĩa cho hoạt động này.
Năm 2005, Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare
Improvement - IHI) đưa ra định nghĩa: “Điều soát thuốc là một quá trình nhằm thu
thập thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng một cách đầy đủ nhất bao
gồm tên thuốc, liều dùng, tần suất dùng và đường dùng. Sau đó so sánh chúng với
đơn thuốc hiện tại mà bệnh nhân được chỉ định để phát hiện ra những sự khác biệt,
dẫn chứng cho những thay đổi trong việc dùng thuốc của bệnh nhân. Cuối cùng là
đưa ra những chỉ định hợp lý nhất để thực hiện trên bệnh nhân” [18].
Năm 2007, Hiệp hội Dược sĩ Mỹ (American Society of Health System
Pharmacists - ASHP) cũng đưa ra một định nghĩa: “Điều soát thuốc là sự đánh giá
toàn diện về chế độ dùng thuốc của bệnh nhân bất cứ khi nào có sự thay đổi trong
liệu trình điều trị nhằm tránh các sai sót liên quan đến thuốc như quên thuốc, lặp
thuốc, sai liều, tương tác thuốc cũng như vấn đề tuân thủ và dung nạp của bệnh
nhân. Quá trình này bao gồm việc so sánh chế độ dùng thuốc hiện tại và trước đó
của bệnh nhân và diễn ra mỗi khi có sự thay đổi trong liệu trình điều trị khi mà một
thuốc mới được chỉ định, một chỉ định hiện có được điều chỉnh hoặc nếu bệnh nhân
tự dùng thêm những thuốc không kê đơn” [4].
Năm 2011, với mục tiêu duy trì và trao đổi thông tin hiệu quả về thuốc với
bệnh nhân của tổ chức Joint Commission, điều soát thuốc được định nghĩa là hoạt
4
động bao gồm việc liệt kê một cách chi tiết, đúng và đầy đủ về những thuốc bệnh
nhân đang dùng và chính xác là họ dùng chúng như thế nào, đồng thời đảm bảo sự
phù hợp giữa các thuốc mà bệnh nhân đang dùng và những thuốc mà bệnh nhân
được chỉ định [7].
Như vậy, qua các năm định nghĩa điều soát thuốc không có nhiều thay đổi.
Một cách tổng quát, điều soát thuốc có thể được hiểu như trong một định nghĩa
được đưa ra bởi WHO trong dự án “The High 5s” (2007) về năm mục tiêu an toàn
trong chăm sóc bệnh nhân: “Điều soát thuốc là một quy trình khi mà các nhân viên
y tế kết hợp cùng với bệnh nhân để đảm bảo sự chuyển giao thông tin về thuốc
chính xác và đầy đủ mỗi khi có sự chuyển đổi trong việc chăm sóc bệnh nhân” [27].
Hiện chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính thức cho khái niệm “Medication
Reconciliation” nên nhóm nghiên cứu tạm đề xuất thuật ngữ “Điều soát thuốc” sử
dụng trong khóa luận này.
1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc
Theo hướng dẫn của Hiệp hội dược sĩ Mỹ (ASHP), điều soát thuốc nên được
tiến hành bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị, bệnh nhân
thay đổi về nơi điều trị hoặc thay đổi giữa các lần điều trị, đồng thời khi có những
chỉ định mới được thực hiện trên bệnh nhân [5].
Những đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc là: bệnh nhân nhập
viện từ khoa cấp cứu hoặc nhập viện thông thường, bệnh nhân được chuyển đến từ
một bệnh viện khác hoặc một khoa điều trị khác, bệnh nhân ra viện trở về với chăm
sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế, tại nhà) và đối tượng bệnh nhân ngoại trú [28].
Đây là những đối tượng mà tiền sử dùng thuốc trước đó của họ thường có những sự
khác biệt so với chỉ định của bác sĩ. Điều soát thuốc càng cần đặc biệt chú ý trên
những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc tại nhà phức tạp và liệu trình điều trị kéo dài
như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi, bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tính.
1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc
5
Từ mục tiêu đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân, hoạt động
điều soát thuốc được tiến hành với các mục đích: đảm bảo dùng thuốc đúng bệnh
nhân, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian từ đó làm giảm nguy cơ sai sót do thuốc
xảy ra khi chăm sóc bệnh nhân được chuyển đến từ một đơn vị chăm sóc khác.
Ngoài ra, điều soát thuốc cung cấp dịch vụ chăm sóc quản lí thuốc (medicines
management care) cho mỗi bệnh nhân, giảm sự chồng chéo trong liệu trình dùng
thuốc của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân và giúp tận dụng tốt
nhất kỹ năng và thời gian của nhân viên y tế [18].
Năm 2012, ASHP đã đưa ra một hướng dẫn mới trong đó đề cập đến mối quan
hệ của hoạt động điều soát thuốc trong tổng thể các hoạt động nhằm quản lí liệu
trình điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân (medication therapy management). Theo đó
điều soát thuốc là một bước quan trọng nằm trong một chuỗi các hoạt động đa
ngành được thực hiện nhằm giảm thiểu các sai sót liên quan đến thuốc, đảm bảo
việc sử dụng thuốc an toàn trên bệnh nhân và khuyến khích các nhân viên y tế thuộc
các lĩnh vực khác nhau cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau cùng
tham gia vào việc duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [25].
1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc
1.1.4.1. Lợi ích đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe
Hoạt động điều soát thuốc ra đời giúp làm giảm nguy cơ sai sót thuốc và tác
dụng phụ của thuốc. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Schnipper và
cộng sự tại Mỹ năm 2009, tiến hành trên đối tượng bệnh nhân nhập viện cho thấy
hoạt động điều soát thuốc làm giảm số lượng các phản ứng bất lợi của thuốc trên
một bệnh nhân từ 1,44 ở nhóm chứng xuống 1,05 ở nhóm được cung cấp hoạt động
điều soát thuốc (ARR=0,87, CI 95% = 0,52 - 0,99) [24].
Bên cạnh đó, điều soát thuốc giúp cải thiện sự trao đổi thông tin giữa các nhân
viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, làm giảm sự lãng phí như lãng phí thời
gian, nguồn lực, chi phí của thuốc hay sự trùng lặp thuốc không cần thiết. Ngoài ra,
6
hoạt động điều soát thuốc cũng giúp chuẩn hóa việc chăm sóc bệnh nhân trong
trường hợp bệnh nhân có sự chuyển đổi trong liệu trình điều trị [19].
Điều soát thuốc, nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ giúp đạt được hiệu quả
điều trị nhanh hơn và làm giảm tỉ lệ tái nhập viện. Một nghiên cứu của Karnon
(2009) về chi phí - hiệu quả của hoạt động điều soát thuốc cho thấy hoạt động điều
soát với sự tham gia của dược sĩ tốn chi phí trung bình là 2987£ (1565£ - 5229£)
/1000 đơn. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả thu được tính theo số điểm
QALY bị mất đi do tác dụng phụ của thuốc trung bình là 0,8 QALYs (0,2 - 2,2)
/1000 đơn và hiệu quả thu được vượt trội hơn so với chi phí bỏ ra [11].
1.1.4.2. Lợi ích đối với bệnh nhân
Bệnh nhân được dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng dạng bào chế, đúng thời
gian, do đó làm giảm các nguy cơ sai sót do thuốc, làm tăng sự tin tưởng của bệnh
nhân với nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc y tế, làm giảm sự chậm trễ trong việc
tiếp nhận thông tin thuốc của bệnh nhân. Thông qua việc trao đổi với nhân viên y tế
về việc sử dụng thuốc của bản thân, bệnh nhân sẽ có nhiều hiểu biết hơn về các
thuốc mà mình đang dùng, tăng khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, bằng việc
làm giảm các sai sót do thuốc, hoạt động điều soát thuốc làm giảm khả năng tái
nhập viện, giảm số ngày nằm viện do việc điều trị đúng thuốc được bắt đầu sớm
[19]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Kilcup và cộng sự tiến hành
năm 2009 tại một bệnh viện ở Washington của Mỹ cho thấy hoạt động điều soát của
dược sĩ làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ tái nhập viện sau 7 và 14 ngày. Tỉ lệ tái nhập viện
sau 7 ngày giảm từ 4,0% ở nhóm chứng là nhóm nhận được dịch vụ chăm sóc thông
thường xuống 0,8% ở nhóm can thiệp là nhóm nhận được dịch vụ điều soát thuốc
(p=0,01). Tỉ lệ tái nhập viện sau 14 ngày giảm từ 9,0% ở nhóm chứng xuống còn
5,0% ở nhóm can thiệp (p=0,04) [13].
7
1.1.4.3. Lợi ích đối với người kê đơn
Điều soát thuốc cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, cập nhật, đáng tin
cậy về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc kê
đơn, giúp cho quá trình kê đơn hợp lí và thời gian điều trị nhanh hơn [19].
Một nghiên cứu của Pherson và cộng sự được công bố vào năm 2014 về hoạt
động điều soát thuốc của dược sĩ trên 50 bệnh nhân ra viện từ một trung tâm chăm
sóc sức khỏe cho thấy trung bình có hai sự khác biệt trên một bệnh nhân được tìm
thấy và giải quyết bởi người kê đơn [20].
1.1.4.4. Lợi ích đối với dược sĩ
Với vai trò là các chuyên gia về thuốc, hoạt động điều soát thuốc mang lại cho
dược sĩ các kiến thức, kỹ năng trong việc thu thập thông tin trên bệnh nhân, tăng
cường khả năng giao tiếp giữa họ với bệnh nhân và với các nhân viên y tế khác.
Qua việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc bệnh nhân, điều soát thuốc cũng giúp
nâng cao vai trò của dược sĩ trong thực hành chăm sóc dược và đảm bảo an toàn
trong sử dụng thuốc đối với bệnh nhân [19].
1.2.Quy trình điều soát thuốc
1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc
Năm 2008, dựa trên một hướng dẫn của NICE, một quy trình điều soát đã
được đưa ra bởi Trung tâm về hoạt động kê đơn quốc gia (National Prescribing
Centre). Quy trình này có thể chia làm ba bước cơ bản gọi là quy trình “3Cs”. Cụ
thể các bước như sau [19]:
Bước 1: Thu thập – Collecting
Bước này bao gồm việc thu thập và xác nhận một cách đầy đủ nhất về những
thuốc mà bệnh nhân đang dùng (Best Possible Medication History - BPMH).
Ở bước này, nhân viên y tế tiến hành phỏng vấn bệnh nhân sử dụng bộ câu hỏi
phỏng vấn đã được xây dựng sẵn. Các thông tin thu thập được sẽ được điền vào
phiếu thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồm thông tin về tất cả các
8
thuốc mà bệnh nhân đang dùng tại nhà, cả những thuốc kê đơn, không kê đơn, thực
phẩm chức năng và thảo dược.
Ngoài ra các nguồn thông tin khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình
thu thập thông tin trên bệnh nhân bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện, hệ
thống lưu trữ thông tin của các nhà thuốc và các bác sĩ gia đình, đơn thuốc, vỏ hộp
thuốc hoặc chế phẩm thuốc mà bệnh nhân mang tới thu thập được trong quá trình
phỏng vấn.
Bước 2 : Kiểm tra – Checking
Những thông tin thu thập được về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sẽ được
so sánh với đơn thuốc gần nhất mà bệnh nhân được chỉ định, sau đó phát hiện
những sự khác biệt giữa hai danh sách thuốc và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ lí
do của sự khác biệt, trao đổi với người kê đơn để giải quyết những sự khác biệt do
vô tình có nguy cơ gây hại để đảm bảo tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân.
Bước 3 : Giao tiếp/Truyền đạt – Communicating
Đây là bước cuối cùng của quy trình. Trong bước này bất kỳ một sự thay đổi
thuốc nào của bệnh nhân cũng cần được làm rõ, sẵn sàng cho việc truyền đạt tới
bệnh nhân hoặc người tiếp theo chịu trách nhiệm về việc chăm sóc bệnh nhân.
1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú
Ban đầu, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành trên bệnh nhân nội trú.
Năm 2007, trong dự án “The High 5s”, WHO đã xây dựng, thử nghiệm, điều chỉnh
và đưa vào thực hiện quy trình điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú
[28]. Quy trình này được cụ thể hóa cho 3 thời điểm: khi bệnh nhân nhập viện, khi
bệnh nhân chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, khi bệnh nhân ra viện.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân vào viện (mô hình tiến cứu và hồi cứu)
Có 2 loại hình điều soát thuốc chủ yếu khi bệnh nhân vào viện là mô hình tiến cứu
và mô hình hồi cứu.
Mô hình tiến cứu là mô hình ở đó thông tin về những thuốc mà bệnh nhân sử
dụng trước khi vào viện sẽ được thu thập trước khi kê đơn mới. Sau đó người kê
9
đơn sẽ căn cứ vào tiền sử dùng thuốc đã thu thập được và tình trạng bệnh nhân cũng
như các yếu tố khác như tính sẵn có của thuốc hoặc các hướng dẫn, các chính sách
kê đơn của bệnh viện để quyết định thêm, bỏ, thay đổi liều, tần suất, đường dùng
hoặc thay thuốc. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ cho bệnh nhân khi nằm viện.
Mô hình hồi cứu là mô hình mà ở đó tiền sử dùng thuốc được thu thập sau khi
bệnh nhân đã có đơn thuốc vào viện. Sau khi thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân, dược sĩ sẽ so sánh tiền sử này với đơn vào viện. Những sự khác biệt được
phát hiện ra, sau đó được trao đổi và giải quyết bởi người kê đơn. Hoạt động điều
soát theo mô hình này nên được diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập
viện.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân được chuyển giữa các khoa điều trị hoặc chuyển
viện.
Hoạt động điều soát ở bước này bao gồm việc đánh giá và liệt kê những thuốc
mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng
tại khoa phòng được chuyển đến. Từ đó giúp cho người kê đơn đưa ra quyết định về
những chỉ định mới sau khi bệnh nhân được chuyển đến như thêm thuốc, bỏ thuốc
hay thay đổi những thuốc được sử dụng trước đó.
Điều soát thuốc khi bệnh nhân ra viện
Khi bệnh nhân ra viện, hoạt động điều soát được tiến hành trên những thuốc
mà bệnh nhân đang dùng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử
dụng trong khi nhập viện với những thuốc mà bệnh nhân được sử dụng sau khi ra
viện để đảm bảo những thay đổi trong đơn ra viện là có chủ đích. Những sự khác
biệt sẽ được giải quyết trước khi bệnh nhân ra viện nhằm tránh các sai sót như lặp
thuốc, quên thuốc, sử dụng thuốc không cần thiết và từ đó đưa ra được kế hoạch
dùng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân sau khi ra viện.
Duy trì tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện.
Ở bước này, những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sau khi ra viện sẽ được so
sánh với đơn thuốc mà bệnh nhân được chỉ định khi ra viện, đơn thuốc của bác sĩ
10
gia đình, đơn thuốc tại nhà thuốc… Những sự khác biệt sẽ được xác định và giải
quyết và sau đó một danh sách thuốc đầy đủ và hợp lí mà bệnh nhân cần dùng sẽ
được xây dựng và truyền đạt lại cho bệnh nhân.
1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú
Điều soát thuốc ban đầu chỉ được tiến hành chủ yếu trên những đối tượng
bệnh nhân nội trú vì có rất nhiều những vấn đề liên quan đến thuốc trong quá trình
bệnh nhân nằm viện. Tuy nhiên khi điều soát thuốc đã trở thành một mục tiêu trong
việc đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân thì các chuyên gia nhận ra hoạt
động này không nên chỉ bị giới hạn trên đối tượng bệnh nhân nội trú mà cần mở
rộng trên cả đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Quy trình điều soát thuốc trên bệnh
nhân ngoại trú có một số khác biệt so với bệnh nhân nội trú, có thể tham khảo quy
trình sau đây được Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (IHI) đề xuất [30]:
Đầu tiên, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi đến khám cần phải
được thu thập. Các thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược,
thực phẩm chức năng với liều, tần suất, đường dùng, lí do dùng thuốc. Đồng thời
cần phải xác nhận liệu bệnh nhân có đang sử dụng thuốc giống như đã được kê đơn
hoặc hướng dẫn hay không.
Sau khi kết thúc quá trình thăm khám, dựa trên những gì diễn ra trong quá
trình thăm khám, người điều soát phát hiện xem có sự khác biệt nào xảy ra, có thuốc
nào mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám được dừng, thay đổi, hoặc cần
sự tư vấn thêm của bác sĩ, và có những thuốc nào mới được chỉ định sau khi thăm
khám hay không. Những sự khác biệt này cần phải được làm rõ bởi người kê đơn.
Sau đó lí do của những sự khác biệt sẽ được ghi chú và bệnh nhân cần phải được
hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc trong đơn mới.
Mỗi lần bệnh nhân đến thăm khám, những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng
cần phải được xác nhận để phát hiện những sự thêm thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc
về liều, tần suất, đường dùng, thay thuốc so với chỉ định ban đầu hay so với những
gì bệnh nhân được hướng dẫn.
11
1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc
1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng
Dược sĩ lâm sàng với những kiến thức chuyên sâu về thuốc chiếm một vai trò
quan trọng khi tham gia vào quá trình thu thập, xác nhận thông tin về việc dùng
thuốc của bệnh nhân và quá trình điều soát thuốc. Trong trường hợp nhân lực dược
không đủ để đáp ứng thì dược sĩ có vai trò hướng dẫn, đào tạo những nhân viên y tế
khác như bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu thực hiện nhiệm vụ này [28].
Năm 2010, Kripalani và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại một khoa ngoại
trú ở một bệnh viện phía Đông Nam Nigeria nhằm so sánh những thông tin về tiền
sử dùng thuốc của bệnh nhân do dược sĩ thu thập so với bác sĩ dựa trên các tiêu chí
được đặt ra như số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn thu thập được,
số trường hợp có phản ứng dị ứng, phản ứng phụ hay số trường hợp không tuân thủ
ghi nhận được. Kết quả cho thấy sự tham gia của dược sĩ làm gia tăng đáng kể mức
độ cụ thể cũng như tính chính xác của thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh
nhân. Cụ thể, hoạt động điều soát này làm phát hiện được thêm 31,1% số trường
hợp sử dụng thuốc kê đơn, tăng 88,5% số trường hợp có phản ứng phụ của thuốc
ghi nhận được (p<0,0001) [14].
Năm 2016, Mekonnen và cộng sự đã tiến hành một phân tích gộp (meta-
analysis) trên 17 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của
hoạt động điều soát có sự tham gia và can thiệp của dược sĩ. Kết quả cho thấy, hoạt
động điều soát bởi dược sĩ làm giảm có ý nghĩa thống kê 19% tỉ lệ tái nhập viện,
28% tỉ lệ bệnh nhân phải cấp cứu và giảm 67% tỉ lệ bệnh nhân phải tái khám do các
vấn đề liên quan đến thuốc ở nhóm nhận được can thiệp của dược sĩ so với nhóm
điều trị thông thường [16].
1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác
Ngoài dược sĩ, hoạt động điều soát thuốc cần sự tham gia của bác sĩ, y tá, điều
dưỡng là những người chịu trách nhiệm trong việc kê đơn, cấp phát và sử dụng
thuốc trên bệnh nhân [5]. Ngoài ra hoạt động này còn cần có sự kết nối giữa các
12
nhân viên y tế thuốc hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau như bệnh viện, nhà
thuốc, những phòng khám cộng đồng và các bác sĩ gia đình [28].
1.3.3. Vai trò của bệnh nhân
Bệnh nhân là người cung cấp những thông tin quan trọng và cập nhật nhất về
các thuốc mà họ đang dùng và cách họ dùng chúng như thế nào. Sự đồng thuận
tham gia của bệnh nhân tạo điều kiện cho hoạt động điều soát diễn ra một cách
thuận lợi và hiệu quả. Bệnh nhân có thể cung cấp những thông tin về thuốc mà họ
sử dụng trước khi nhập viện hoặc trước mỗi lần thăm khám cũng như thông báo cho
nhân viên y tế về những vấn đề mà họ gặp phải khi sử dụng thuốc [28].
1.4.Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục
Với rất nhiều những thách thức trong việc thực hiện, các rào cản của hoạt
động điều soát có thể liên quan đến các yếu tố như: hệ thống, con người, tổ chức,
nguồn lực. Do chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện hoạt động này nên ở
đây chúng tôi trình bày các rào cản cũng như cách khắc phục nó dựa trên đặc điểm
ở các nước phát triển, từ đó hy vọng rút ra những bài học khi áp dụng vào điều kiện
nghiên cứu của Việt Nam.
Rào cản đầu tiên liên quan đến quy mô của hoạt động điều soát, trong đó cần
sự tham gia của nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe như các bệnh viện, nhà thuốc,
các trung tâm thăm khám, trung tâm lọc máu, các dược sĩ và bác sĩ gia đình. Chính
vì quy mô liên quan rộng, hoạt động điều soát cần có một hệ thống trao đổi thông
tin một cách nhanh chóng, chính xác giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Điều này
có thể là một trở ngại cho các nước đang phát triển [19].
Thứ hai, điều soát thuốc là một hoạt động đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự
phối hợp của những người tham gia vào hoạt động này như bác sĩ, dược sĩ, điều
dưỡng. Tất cả những nhân viên y tế tham gia vào quá trình điều soát thuốc cần được
đào tạo về kiến thức và kỹ năng để đảm bảo hiệu quả của quá trình này. Ở các cơ sở
chăm sóc sức khỏe ban đầu tại những nước đang phát triển một phần của nhiệm vụ
điều soát thuốc thường được giao cho một người không có chuyên môn như những
13
người tiếp đón bệnh nhân, những người có thể không đủ kiến thức và khả năng để
thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả. Đối với trường hợp này, các nguồn
thông tin để hỗ trợ như đơn thuốc bệnh nhân sử dụng đã được xem xét bởi người kê
đơn, dược sĩ, bác sĩ gia đình được bệnh nhân mang tới cơ sở y tế là rất cần thiết
[19].
Cuối cùng, hoạt động điều soát thuốc ban đầu có thể gây tốn thời gian và
nguồn lực nên đây cũng là một trong những rào cản đối với hoạt động này. Trong
nhiều trường hợp khi nguồn lực không sẵn có, hoạt động này nên được tập trung
vào những đối tượng bệnh nhân đặc biệt, ví dụ những bệnh nhân trên 65 tuổi, những
người phải dùng nhiều thuốc hoặc những bệnh nhân có chế độ liều phức tạp. Ngoài
ra, tất cả những người có năng lực và sẵn có tại cơ sở nên tham gia vào hoạt động
điều soát thuốc. Việc giới hạn trách nhiệm cho một nhóm chuyên môn nào đó có thể
gây khó khăn cho một số cơ sở y tế trong việc sắp xếp thời gian và nguồn lực để
thực hiện hoạt động này [19].
1.5.Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối
tượng bệnh nhân ngoại trú
Một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới áp dụng quy trình điều soát
trên bệnh nhân ngoại trú. Dưới đây là bảng tóm tắt năm thực hiện, địa điểm tiến
hành nghiên cứu, các nguồn thông tin được sử dụng, quy trình và kết quả của bốn
nghiên cứu với hoạt động điều soát có sự tham gia của dược sĩ hoặc sinh viên dược.
14
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú
STT Năm Nơi thực hiện Đối tượng
Nguồn
thông tin
Quy trình Kết quả
1
[23]
2015
Trung tâm ung
thư Đại học
Michigan,
Detroit,
Michigan, Mỹ
Bệnh nhân
ngoại trú
mắc các
bệnh lý về
máu và
ung thư
(n=510)
+ Phỏng vấn
bệnh nhân.
+ Bệnh án
điện tử.
- Sinh viên dược sử dụng tiền sử dùng thuốc
gần nhất của bệnh nhân trên bệnh án điện tử
làm cơ sở ban đầu của quá trình điều soát.
- Bệnh nhân được hỏi về chế độ dùng thuốc
tại nhà bao gồm những thuốc kê đơn và
không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức
năng, tìm ra những sự khác biệt so với thông
tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân được
lưu trong bệnh án điện tử.
- Sau đó những thuốc mà bệnh nhân đang
dùng sẽ được tra tương tác với những hóa trị
liệu mà bệnh nhân được điều trị tại trung tâm
để phát hiện ra những tương tác có ý nghĩa
và những vấn đề liên quan đến thuốc có thể
xảy ra, đồng thời thông tin về tiền sử dùng
Trong các bệnh nhân tham
gia nghiên cứu có 88% bệnh
nhân có ít nhất một sự khác
biệt, trong đó có 55,7% có ít
nhất một sự thay đổi thuốc,
61,5% có ít nhất một sự
thêm thuốc, 62,1% có ít nhất
một sự ngừng thuốc. Ngoài
ra, trong 510 bệnh nhân có
11,4% bệnh nhân gặp các
vấn đề về thuốc.
15
thuốc của bệnh nhân cũng sẽ được cập nhật
vào bệnh án điện tử.
- Những sự khác biệt và những vấn đề liên
quan đến thuốc mà bệnh nhân có thể gặp
phải sẽ được trao đổi lại với bác sĩ để có
những can thiệp phù hợp.
2
[7] 2012
Trung tâm
khám chữa
bệnh ngoại trú
tại Auburn,
Alabama, Mỹ
Bệnh nhân
ngoại trú
(n=213)
+ Phỏng vấn
bệnh nhân.
+ Cơ sở dữ
liệu điện tử.
+ Liên lạc
với nhà
thuốc.
+ Vỏ hộp,
đơn thuốc
mà bệnh
nhân mang
tới.
- Sinh viên dược tiến hành khai thác tiền sử
dùng thuốc của bệnh nhân trong khi chờ để
gặp bác sĩ.
- Những sự khác biệt giữa những thuốc bệnh
nhân đang dùng và chỉ định được lưu trữ
trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện sẽ được
điền vào phiếu điều soát.
- Phiếu điều soát sẽ được đưa đến cho bác sĩ
để thông báo cho bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi
hay khác biệt nào giữa danh sách thuốc trong
cơ sở dữ liệu của bệnh viện so với chế độ
thuốc thực dùng của bệnh nhân.
Trong các bệnh nhân tham
gia nghiên cứu có 555 sự
khác biệt được tìm thấy liên
quan đến những thuốc bệnh
nhân đã ngừng sử dụng,
thuốc không kê đơn và thảo
dược mà bệnh nhân sử dụng
chưa được lưu trong bệnh án
điện tử, những thuốc được
sử dụng khác với chỉ định
của bác sĩ .
Trung bình có 2,6 sự khác
16
biệt được tìm thấy thông qua
phỏng vấn bệnh nhân.
3
[17]
2009
Phòng khám ở
St. Paul,
Minneapolis,
Minnesota,
Mỹ
Bệnh nhân
trên 18 tuổi
và có ít
nhất 10
thuốc được
lưu trong
hồ sơ y tế
điện tử
(n=327)
+ Phỏng vấn
bênh nhân
+ Hồ sơ y tế
điện tử
+ Liên lạc
với nhà
thuốc
- Dược sĩ lâm sàng sẽ gặp bệnh nhân trước
khi gặp bác sĩ, xem xét những thuốc mà bệnh
nhân đang dùng và cập nhật lại thông tin về
tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân vào hồ sơ
y tế điện tử. Danh sách thuốc cuối cùng sau
khi đã được cập nhật sẽ phản ánh những gì
mà bệnh nhân thực sự đang dùng.
- Dược sĩ lâm sàng sẽ thông báo những thuốc
bị bỏ sót, những thay đổi quan trọng trong
việc dùng thuốc của bệnh nhân hay khuyến
cáo điều trị cho người kê đơn nếu cần thiết.
Số lượng khác biệt là 2164
sự khác biệt.
Trung bình có 6,6 sự khác
biệt trên một bệnh nhân.
Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều
nhất là bệnh nhân không còn
sử dụng những thuốc được
lưu trong hồ sơ y tế điện tử
(54,1%), hơn một nửa trong
số đó (51,1%) là có ý nghĩa
lâm sàng.
4
[26]
2009
Trung tâm
khám bệnh
ngoại trú tại
Pittsburgh,
Pennsylvania,
Bệnh nhân
ngoại trú
(n=219)
+ Phỏng vấn
bệnh nhân.
+ Cơ sở dữ
liệu điện tử.
+ Liên lạc
- Các dược sĩ lâm sàng và sinh viên dược
phỏng vấn bệnh nhân để thu thập thông tin
về tên, liều, mục đích sử dụng của những
thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
- Những thông tin về các thuốc mà bệnh
- Trong 1005 lượt thuốc
được lưu trữ trong cơ sở dữ
liệu, có 47,9% có sự khác
biệt. Những sự khác biệt
được tìm thấy trên
17
Mỹ với nhà
thuốc.
+ Liên lạc
với các bác
sĩ tại phòng
khám nơi
bệnh nhân
đến khám.
+Vỏ hộp,
đơn thuốc
mà bệnh
nhân mang
tới.
nhân đang dùng sẽ được so sánh với danh
sách thuốc của bệnh nhân được lưu trữ trong
cơ sở dữ liệu điện tử. Những sự khác biệt sẽ
được phát hiện và phân loại và tìm hiểu lý
do.
- Sau mỗi cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn
sẽ trao đổi lại với bác sĩ về những sự khác
biệt cùng những vấn đề liên quan đến thuốc
phát hiện được thông qua quá trình phỏng
vấn.
74% bệnh nhân tham gia
nghiên cứu với 32 % bệnh
nhân có ít nhất hai sự khác
biệt.
- Sự khác biệt chiếm tỷ lệ
nhiều nhất là những thuốc
bệnh nhân sử dụng không
được lưu trong cơ sở dữ liệu
điện tử.
18
1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị
Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y Tế. Đối
tượng khám chữa bệnh chủ yếu là các cán bộ nhà nước về hưu, do đó các bệnh nhân
ở đây chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh mạn tính.
Đối với quy trình của hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú, sau khi khám
bệnh, bác sỹ kê đơn cho người bệnh. Đơn thuốc sau khi được xác nhận bảo hiểm y
tế và thanh toán chi phí sẽ chuyển đến khoa Dược. Dược sỹ kiểm soát, chấp nhận
đơn trên máy và cấp thuốc cho người bệnh. Sau đó thuốc sẽ tự trừ trên kho dược.
Tất cả các bệnh nhân ngoại trú tại đây đều có bảo hiểm y tế.
Về số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tại bệnh viện, theo nghiên cứu của
Hoàng Thị Minh Hiền (2012) cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010 số lượt bệnh
nhân ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị có xu hướng ngày càng gia tăng. Số lượt
bệnh nhân đến khám năm 2010 là 213.401 người, tăng lên tới 126,7% so với năm
2004 [2]. Năm 2014 số lượng đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện là 164.096 đơn và
con số này đã tăng lên 171.127 đơn vào năm 2015 với khoảng từ 400 đến 900 đơn
thuốc mỗi ngày.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc
trên bệnh nhân, nhất là trên bệnh nhân ngoại trú đang được bệnh viện đặc biệt quan
tâm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động về dược lâm sàng trong đó có hoạt
động điều soát thuốc phát triển, đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đảm bảo an toàn
trong chăm sóc bệnh nhân trong những năm tới.
19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất
của bác sĩ
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và
đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn (TCLC)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân điều trị ngoại trú
tại bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian nghiên cứu từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 có
chẩn đoán trong đơn mới thuộc một trong những bệnh tăng huyết áp, đái tháo
đường, rối loạn lipid máu. Đồng thời những bệnh nhân này phải được điều trị bằng
thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị, đồng ý và có khả năng trả lời phỏng vấn.
Tiêu chuẩn loại trừ (TCLT)
Nghiên cứu này không lựa chọn những bệnh nhân mới được điều trị lần đầu
tại bệnh viện, bệnh nhân đã bỏ điều trị tại bệnh viện một thời gian dài trên 6 tháng.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng thiết kế mô tả tiến cứu cắt ngang thông qua phỏng
vấn bệnh nhân kết hợp sử dụng bệnh án điện tử để tiến hành thu thập thông tin và
điều soát. Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu thuận tiện.
2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Số sự khác biệt trên một bệnh nhân.
+ Tỉ lệ các loại khác biệt: thêm thuốc, bỏ thuốc, thay thuốc, thay đổi liều, sử dụng
thuốc không thường xuyên.
+ Tần suất phân bố các lý do của những sự khác biệt theo phân loại: thêm thuốc, bỏ
thuốc, thay thuốc, thay đổi liều, sử dụng thuốc không thường xuyên.
20
2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn mới và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua
hoạt động điều soát.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong những bệnh nhân tham gia phỏng vấn ở trên chọn ra những bệnh nhân thỏa
mãn điều kiện có đến khám, lấy thuốc vào tháng 02/2016.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng thiết kế mô tả tiến cứu cắt ngang thông qua phỏng
vấn bệnh nhân kết hợp thu thập thông tin trên bệnh án điện tử để tiến hành điều
soát. Chúng tôi tiến hành sàng lọc đơn thuốc cũ gần nhất của các bệnh nhân tham
gia phỏng vấn, chọn ra những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn.
2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Số sự khác biệt trên một bệnh nhân.
+ Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại: bỏ thuốc, thêm thuốc, thay
thuốc, thay đổi liều.
+ Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích và chưa thể giải thích.
+ Tần suất phân bố các lí do của sự khác biệt có thể giải thích.
+ Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích được theo nhóm thuốc.
2.3.Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các nguồn
thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu để thu thập thông tin trên 155
bệnh nhân tham gia phỏng vấn.
21
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định các nguồn thông tin được sử
dụng và mô tả tính sẵn có, độ hữu dụng cũng như những thuận lợi và khó khăn khi
sử dụng những nguồn thông tin này trong hoạt động điều soát thuốc.
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
+ Tỉ lệ bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn.
+ Tỉ lệ bệnh nhân có mang theo vỏ, hộp hoặc thuốc thành phẩm.
+ Tỉ lệ bệnh nhân được liên lạc qua điện thoại.
+ Tỉ lệ bệnh nhân được khai thác thông tin từ bệnh án điện tử ngoại trú.
+ Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm hóa sinh máu trước khi được kê đơn mới.
+ Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được xét nghiệm đường huyết, HbA1c, bệnh
nhân rối loạn lipid máu được xét nghiệm lipid máu và bệnh nhân tăng huyết áp
được đo huyết áp trước khi được kê đơn mới.
+ Tỉ lệ bệnh nhân được khai thác thông tin từ sổ khám bệnh ngoại trú.
+ Tỉ lệ bệnh nhân mà nghiên cứu thu thập được đơn cũ trong quá trình phỏng vấn.
2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành 5 ngày thử nghiệm trước đó trên 43 bệnh nhân để
xem xét cách thức khám bệnh và lĩnh thuốc của bệnh nhân ngoại trú đồng thời xem
xét tính hợp lí của quy trình nghiên cứu và bộ câu hỏi phỏng vấn. Toàn bộ quy trình
nghiên cứu (NC) được khái quát hóa trong sơ đồ sau:
2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
22
Có mặt tại phòng cấp phát thuốc BHYT và tiến hành lựa chọn bệnh nhân
Không
Có
Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, tiến hành thu thập thông tin trên bệnh nhân (Phụ lục 1)
Thu thập thông tin từ bệnh án điện tử và điền vào phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 2)
Điều soát chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân với
đơn cũ gần nhất của bác sĩ và điền vào phiếu điều soát (Phụ lục 3)
Không
Có
Điều soát đơn thuốc mới và đơn cũ gần nhất của bác sĩ và điền vào phiếu điều soát
(Phụ lục 3)
2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thu thập thông tin
Nhóm nghiên cứu có mặt tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế từ ngày
04/03/2016 đến ngày 24/03/2016, lựa chọn những bệnh nhân tham gia nghiên cứu
thông qua việc xem xét chẩn đoán trong đơn thuốc và khả năng giao tiếp của bệnh
nhân và xin ý kiến bệnh nhân tham gia phỏng vấn. Sau khi được sự đồng ý của bệnh
nhân, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bệnh nhân, sử dụng bộ câu hỏi phỏng
vấn (phụ lục 1) để thu thập thông tin.
Loại khỏi
mẫu NC
BN thỏa mãn TCLC, TCLT?
Loại khỏi
mẫu NC
Bệnh nhân có
đơn thuốc tháng 2/2016?
23
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiến hành thu thập thêm các thông tin cần
thiết của những bệnh nhân được phỏng vấn từ bệnh án điện tử ngoại trú của bệnh
viện Hữu Nghị và điền vào phiếu thu thập thông tin từ bệnh án điện tử (phụ lục 2).
Nếu thông tin chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi sẽ tiến hành liên lạc lại với
bệnh nhân qua điện thoại để xác minh. Chi tiết về các thông tin được thu thập được
trình bày trong phụ lục 4.
Bước 2: Điều soát thuốc
+ Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn thuốc cũ gần nhất
của bác sĩ.
Từ những thông tin thu thập được về các thuốc bệnh nhân đang sử dụng trước
khi đến khám và đơn thuốc cũ gần nhất của bác sĩ, chúng tôi tìm ra những sự khác
biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân so với đơn của bác sĩ, sau đó chúng
tôi ghi nhận những lí do dẫn đến sự khác biệt.
Mỗi một sự khác biệt được định nghĩa là một sự khác nhau giữa chế độ dùng
thuốc hiện tại của bệnh nhân và đơn gần nhất của bác sĩ về tên hoạt chất và liều
dùng trong một ngày. Chúng tôi loại trừ những sự khác biệt liên quan đến các thuốc
được chỉ định với mục đích hỗ trợ điều trị bao gồm các loại vitamin, glucosamin,
piracetam, vinpocetin, acetyl leucin. Những sự khác biệt này được chúng tôi phân
loại như sau:
- Không sử dụng thuốc: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ
không được bệnh nhân sử dụng hoặc bệnh nhân có sử dụng một thời gian nhưng sau
đó không sử dụng nữa. Bệnh nhân không dùng thuốc nào khác với cùng mục đích
điều trị để thay thế thuốc đó.
- Thay đổi liều: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ được bệnh
nhân dùng đều đặn nhưng thay đổi liều dùng ít nhất một ngày so với y lệnh của bác
sĩ.
24
- Dùng thuốc không thường xuyên: được xác định khi một thuốc trong đơn của
bác sĩ bệnh nhân dùng không đều, có những ngày xen kẽ bệnh nhân không dùng
thuốc.
- Thay thuốc: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ được bệnh
nhân thay thế bằng một thuốc có hoạt chất khác. Mục đích thay thế này được xác
minh trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân.
- Thêm thuốc: được xác định khi một thuốc có hoạt chất khác với thuốc trong
đơn được bệnh nhân sử dụng và không nhằm mục đích thay thế thuốc nào khác
trong đơn. Mục đích này được xác minh trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân.
Kết quả của quá trình điều soát sẽ được điền vào phiếu điều soát (phụ lục 3).
+ Điều soát giữa đơn gần nhất và đơn mới của bác sĩ
Chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân đến khám đúng định kỳ trong các bệnh
nhân được đưa vào nghiên cứu để tiến hành điều soát đơn cũ đơn mới, vì thời gian
diễn ra nghiên cứu là tháng 03/2016 nên chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân có
đến khám vào tháng 02/2016.
Từ những thông tin thu thập được trong đơn mới, chúng tôi tiến hành điều soát
để tìm ra những sự khác biệt so với đơn cũ, ghi nhận lí do của những sự khác biệt.
Mỗi một sự khác biệt được định nghĩa là một sự khác nhau giữa thuốc trong
đơn mới so với đơn cũ về tên hoạt chất, liều dùng trong một ngày. Chúng tôi loại
trừ những sự khác biệt liên quan đến các thuốc được chỉ định với mục đích hỗ trợ
điều trị bao gồm các loại vitamin, glucosamin, piracetam, vinpocetin, acetyl leucin.
Những sự khác biệt này sẽ được phân loại như sau:
- Thêm thuốc: thêm một hoạt chất mới không có trong đơn cũ.
- Bỏ thuốc: bỏ một hoạt chất trong đơn cũ.
- Thay đổi liều: giữ nguyên hoạt chất trong đơn cũ nhưng thay đổi liều dùng
trong một ngày.
- Thay thuốc: bỏ đi một hoạt chất trong đơn cũ đồng thời thêm vào một hoạt
chất mới với cùng một chỉ định.
25
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu lí do của những sự khác biệt qua
phỏng vấn bệnh nhân, hồi cứu hệ thống bệnh án điện tử cũng như xem xét thông tin
trong sổ y bạ .Dựa trên hệ thống phân loại của tổ chức Y tế thế giới và điều kiện
tiến hành nghiên cứu [28], chúng tôi tiến hành phân loại những sự khác biệt này như
sau:
Sự khác biệt có thể giải thích: là những sự khác biệt có thể lí giải được dựa trên
chẩn đoán, thăm khám lâm sàng, các thông số cận lâm sàng, tính sẵn có của thuốc
hoặc thông tin thu thập được từ bệnh nhân.
Sự khác biệt chưa thể giải thích: được xác định khi không có một thông tin nào thu
thập được có thể lí giải cho những sự khác biệt này và những sự khác biệt này
không được trao đổi lại với bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân.
Kết quả của quá trình điều soát được điền vào phiếu điều soát (phụ lục 3).
+ Xử trí khi phát hiện những sự khác biệt
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ điều soát đến giai đoạn phát hiện những sự khác
biệt và không có giai đoạn can thiệp trao đổi lại với bác sĩ.
Tuy nhiên, trong quá trình điều soát, khi phát hiện thấy những sự khác biệt hay
những vấn đề liên quan đến thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sự an toàn của
bệnh nhân, chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn thêm cho bệnh nhân cũng như khuyên
bệnh nhân quay trở lại phòng khám để tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
2.5. Phương pháp xử lí số liệu
Dữ liệu từ “Phiếu điều soát” được nhập vào Microsoft Excel Office 2013 và
sau đó được xử lí với Microsoft Excel Office 2013 và phần mềm Stata 13. Kết quả
được xử lí bằng phương pháp thống kê mô tả. Các biến liên tục được mô tả theo giá
trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu tuân theo phân phối chuẩn. Nếu không tuân theo
phân phối chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị sẽ được sử dụng để mô tả các biến.
Các biến phân hạng được mô tả theo tỉ lệ phần trăm.
26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Trong thời gian từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 chúng tôi tiến hành phỏng vấn
155 bệnh nhân sau khi lĩnh thuốc tại nơi cấp phát thuốc bảo hiểm y tế. Bảng 3.1 mô
tả đặc điểm nhân khẩu học của 155 bệnh nhân trong nghiên cứu.
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Số bệnh nhân (%) (n=155)
Giới Nam 120 (77,4)
Nữ 35 (22,6)
Tuổi (năm) 72,5 ± 6,1*
Cân nặng (kg) 59,3±9,5*
Chiều cao (cm) 160 (155-165)**
BMI (kg/m2
) 22,8 ± 3,5*
Chẩn đoán trong
đơn mới
Tăng huyết áp 139 (89,7)
Đái tháo đường typ 2 113 (72,9)
Rối loạn lipid máu 106 (68,4)
Bệnh lí thần kinh 56 (36,1)
Bệnh lý tim mạch 55 (35,5)
Bệnh cơ xương khớp 35 (22,6)
Các bệnh lí khác 33 (21,3)
Tổng số lượt bệnh 537 ***
Bệnh nhân gặp phản ứng dị ứng 2 (1,3)
Bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn 13 (8,4)
* Trung bình và độ lệch chuẩn
** Trung vị và khoảng tứ phân vị
*** Số lượt bệnh
27
Trong 155 bệnh nhân tham gia nghiên cứu chiếm đa số là bệnh nhân cao tuổi
với độ tuổi trung bình trên 70 tuổi. Giới tính của các bệnh nhân trong nghiên cứu
phân bố không đều với số bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 77,4%. Tỷ lệ các bệnh nhân
mắc bệnh lí tăng huyết áp là 89,7%, đái tháo đường typ 2 là 72,9% và rối loạn lipid
máu là 68,4%.
Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được hai trường
hợp (1,3%) bệnh nhân gặp phản ứng dị ứng và 13 trường hợp (8,4%) gặp tác dụng
không mong muốn của thuốc trong đơn cũ gần nhất của bác sĩ.
3.2.Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất
3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng
loại khác biệt
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 155 bệnh nhân được phỏng vấn có 87 bệnh
nhân (56,1%) không ghi nhận thấy sự khác biệt và 68 bệnh nhân (43,9%) có ít nhất
một sự khác biệt trong việc dùng thuốc so với chỉ định trong đơn cũ gần nhất của
bác sĩ. Tổng số sự khác biệt ghi nhận được là 149.
Trong 68 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt tần suất phân bố số lượng sự
khác biệt trên một bệnh nhân được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân
Số lượng sự khác biệt
trên một bệnh nhân
Số bệnh nhân (%)
(n=68)
1 30 (44,1)
2 19 (27,9)
3 7 (10,3)
4 6 (8,8)
5 5 (7,3)
11 1 (1,5)
28
Bảng 3.2 cho thấy số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân dao động từ 1 đến
11, trong đó đa số bệnh nhân có 1 hoặc 2 sự khác biệt chiếm tỉ lệ 72%. Tần suất
phân bố số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt được thể hiện trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt
Loại khác biệt
Số bệnh nhân (%)
(n=155)
Thay đổi liều 31 (20,0)
Thêm thuốc 28 (18,1)
Sử dụng thuốc không
thường xuyên
16 (10,3)
Không sử dụng thuốc 11 (7,1)
Thay thuốc 7 (4,5)
Trong số các bệnh nhân có sự khác biệt trong việc dùng thuốc, chiếm tỉ lệ
nhiều nhất là các bệnh nhân có sự thay đổi liều (20,0%), sau đó là các bệnh nhân có
sự thêm thuốc (18,1%) và các bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên
(10,3%).
3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc
Trong 149 sự khác biệt ghi nhận được, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là thêm thuốc
(34,9%), theo sau là thay đổi liều (28,2%) và sử dụng thuốc không thường xuyên
(22,1%). Trong đó chỉ có 45 sự khác biệt được bệnh nhân thông báo với bác sĩ
(TBBS) chiếm tỉ lệ 30,2%.
Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại được thể hiện trong
bảng 3.4.
29
Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại
Loại khác biệt
Số lượng SKB (%)
(n=149)
Số lượng SKB có TBBS (%)
(n=149)
Thêm thuốc 52 (34,9) 25 (16,8)
Thay đổi liều 42 (28,2) 8 (5,4)
Sử dụng thuốc không
thường xuyên
33 (22,1) 8 (5,4)
Không sử dụng thuốc 12 (8,0) 0 (0,0)
Thay thuốc 10 (6,7) 4 (2,7)
Tổng 149 (100,0) 45 (30,2)
Thông tin về các thuốc bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác
sĩ được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc
Mã
ATC
Nhóm ATC
Số lượt thuốc (%)
(n=149)
C08C Thuốc chẹn kênh calci tác động chủ yếu lên mạch 31 (20,8)
A10B Thuốc hạ glucose máu đường uống. 22 (14,8)
C09C Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2 dạng đơn chất 21 (14,1)
C10A Thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn chất 18 (12,1)
B01A Thuốc chống đông máu 15 (10,1)
C07A Thuốc chẹn beta 11 (7.4)
A02B Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược
dạ dày thực quản
4 (2,7)
C01E Thuốc điều trị tim mạch khác 4 (2,7)
C02A Kháng androgen tác động trung tâm 4 (2,7)
30
A10A Insulin và các chất tương tự 3 (2,0)
G04C Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến 3 (2,0)
C01D Thuốc giãn mạch 3 (2,0)
Các nhóm khác 10 (6,7)
Tổng 149 (100,0)
Trong số các thuốc mà bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác
sĩ, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm thuốc chẹn kênh calci tác động chủ yếu lên mạch
(20,8%), theo sau là thuốc hạ glucose máu đường uống (14,8%) và thuốc chẹn thụ
thể angiotensin 2 dạng đơn chất (14,1%). Chi tiết về tần suất phân bố các thuốc mà
bệnh nhân không sử dụng, thay đổi liều, sử dụng không thường xuyên, thay thuốc,
thêm thuốc được thể hiện trong phụ lục 5.
3.3.3. Lí do của những sự khác biệt
Phân tích sâu hơn về lí do dẫn đến những sự khác biệt không sử dụng thuốc,
thay đổi liều, sử dụng không thường xuyên, thay thuốc, chúng tôi ghi nhận được các
lí do sau.
Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ
Lí do
Số lượng SKB
(%)
Số khác biệt
có TBBS (%)
Không sử dụng thuốc (n=12)
Bệnh nhân ngại đến khám và ngừng việc dùng
thuốc
7 (58,3) 0 (0,0)
Bệnh nhân thấy việc sử dụng thuốc là
không cần thiết
2 (16,7) 0 (0,0)
Bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ của thuốc 2 (16,7) 0 (0,0)
Bệnh nhân ngại dùng nhiều thuốc 1 (8,3) 0 (0,0)
31
Tổng 12 (100,0) 0 (0,0)
Thay đổi liều (n=42)
Bệnh nhân tự chỉnh liều theo tình trạng cơ thể 37 (88,1) 7 (16,7)
Bệnh nhân khó khăn trong sử dụng dạng bào
chế dẫn đến việc sai liều
2 (4,8) 1 (2,4)
Bệnh nhân ngại dùng nhiều thuốc 2 (4,8) 0 (0,0)
Bệnh nhân tự giảm liều và phối hợp với thuốc
khác
1 (2,4) 0 (0,0)
Tổng 42 (100,0) 8 (19,0)
Sử dụng thuốc không thường xuyên (n=33)
Bệnh nhân quên thuốc 19 (57,6) 3 (9,1)
Bệnh nhân khi có bất thường mới sử dụng
thuốc
13 (39,4) 4 (12,1)
Bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ của thuốc 1 (3,0) 1 (3,0)
Tổng 33 (100,0) 8 (24,2)
Thay thuốc (n=10)
Dùng thuốc thấy không hiệu quả 6 (60,0) 4 (40,0)
Bệnh nhân hết thuốc, ngại đến khám và tự
thay bằng thuốc khác
3 (30,0) 0 (0,0)
Gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc 1 (10,0) 0 (0,0)
Tổng 10 (100,0) 4 (40,0)
Thêm thuốc (n=52)
Bệnh nhân tự ý dùng vì thấy cần thiết 14 (26,9) 4 (7,7)
Bệnh nhân sử dụng theo đơn thuốc khác 38 (73,1) 21 (55,2)
Tổng 52 (100,0) 25 (48,1)
32
Trong số các lí do mà bệnh nhân không sử dụng thuốc, lí do chủ yếu là bệnh
nhân ngại đến khám và lấy thuốc định kì (58,3%) do đó bệnh nhân ngừng luôn việc
dùng thuốc.
Đối với việc thay đổi liều, lí do chiếm tỉ lệ nhiều nhất là bệnh nhân tự chỉnh
liều theo tình trạng cơ thể (88,1%).
Trong số các lí do bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên chiếm tỉ lệ
nhiều nhất là quên thuốc (57,6%), theo sau là lí do khi có bất thường mới sử dụng
thuốc (39,4%).
Trong số các lí do của việc thay thuốc chiếm tỉ lệ nhiều nhất là lí do dùng
thuốc thấy không hiệu quả với 6 trường hợp.
Đối với trường hợp bệnh nhân thêm thuốc, chủ yếu bệnh nhân dùng theo đơn
thuốc khác (73,1%) hoặc bệnh nhân tự ý dùng (26,9%).
3.3.Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới
3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo
phân loại
Trong 155 bệnh nhân tham gia phỏng vấn có 106 bệnh nhân thỏa mãn điều
kiện để điều soát đơn cũ, đơn mới (68,4%). Trong đó có 14 bệnh nhân không có sự
khác biệt (13,2%) và 92 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt trong đơn (86,8%).
Tổng số lượng sự khác biệt là 208.
Trong 92 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt. Tần suất phân bố số lượng sự
khác biệt trên một bệnh nhân được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân
SL sự khác biệt Số bệnh nhân (%) (n=92)
1 32 (34,8)
2 28 (30,4)
3 19 (20,6)
4 - 6 13 (14,1)
33
Bảng 3.7 cho thấy số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân dao động từ 1 đến
6, trong đó chiếm đa số là 1 đến 3 sự khác biệt trên một bệnh nhân (85,8%).
Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại được thể hiện trong
bảng 3.8.
Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới
Loại khác biệt Số lượng SKB (%) (n=208)
Thay thuốc 85 (40,9)
Bỏ thuốc 58 (27,9)
Thêm thuốc 50 (24,0)
Thay đổi liều 15 (7,2)
Tổng 208 (100,0)
Trong những sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới chiếm tỉ lệ lớn nhất là
những sự khác biệt liên quan đến thay thuốc (40,9%) và bỏ thuốc (27,9%).
3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích
Trong số 208 sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới có 193 sự khác biệt có thể
giải thích chiếm tỉ lệ 92,8%.
Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích theo các trường hợp
được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích
Sự khác biệt Số lượng (%) (n=193)
Thay thuốc 81 (42,0)
Bỏ thuốc 53 (27,5)
Thêm thuốc 47 (24,4)
Thay đổi liều 12 (6,2)
Tổng 193 (100,0)
34
Đối với những sự khác biệt có thể giải thích, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là thay
thuốc (42,0%) theo sau là bỏ thuốc (27,5%).
Các lí do có thể phiên giải cho những sự khác biệt có thể giải thích được thể
hiện trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích
Lí do Số lượng sự khác biệt (%)
Thay thuốc (n=81)
Không có thuốc tại thời điểm nghiên cứu 73 (90,1)
Hiệu quả điều trị không được cải thiện 6 (7,4)
Gặp phản ứng phụ của thuốc 1 (1,2)
Chức năng thận suy giảm 1 (1,2)
Tổng 81 (100,0)
Bỏ thuốc (n=53)
Bỏ chẩn đoán trên bệnh nhân 30 (56,6)
Triệu chứng bệnh thuyên giảm qua thăm
khám lâm sàng
11 (20,8)
Nguyện vọng của bệnh nhân 5 (9,4)
Không có thuốc tại thời điểm nghiên cứu 2 (9,4)
Bệnh nhân gặp phản ứng phụ 2 (3,8)
Bác sĩ bỏ thuốc do vô tình 2 (3,8)
Đơn cũ có sự trùng lặp thuốc cùng nhóm
tác dụng dược lí
1 (1,9)
Tổng 53 (100,0)
Thêm thuốc (n=47)
Thêm chẩn đoán 34 (72,3)
35
Hiệu quả điều trị không được cải thiện 8 (17,0)
Bệnh nhân có thêm triệu chứng mới
(không được ghi trong chẩn đoán) qua
thăm khám lâm sàng
5 (10,6)
Tổng 47 (100,0)
Thay đổi liều (n=12)
Điều chỉnh dựa trên các thông số cận lâm
sàng
11 (91,7)
Nguyện vọng của bệnh nhân 1 (8,3)
Tổng 12 (100,0)
Đối với những sự khác biệt có thể giải thích, lí do chiếm tỉ lệ nhiều nhất với
trường hợp thay thuốc là do tính sẵn có của thuốc tại bệnh viện. Tại thời điểm
nghiên cứu một số hoạt chất đã bị hết dẫn đến phải thay bằng hoạt chất khác. Đối
với trường hợp bỏ thuốc và thêm thuốc, lí do chủ yếu là thêm và bỏ chẩn đoán bệnh.
Các trường hợp thay đổi liều chủ yếu là thay đổi dựa trên các thông số cận lâm
sàng. Trong số những sự khác biệt này có 2 trường hợp là do bác sĩ vô tình quên
thuốc.
Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích được phân loại theo
mã ATC được thể hiện trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích
Nhóm Tên nhóm
Số lượt chỉ định (%)
(n=193)
C10A
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn
chất
52 (26,9)
C07A Thuốc chẹn beta 30 (15,5)
A10B Thuốc hạ glucose máu đường uống 18 (9,3)
36
N05B Chống lo âu 13 (6,7)
C09A Thuốc ức chế men chuyển dạng đơn chất 10 (5,2)
M04A Thuốc điều trị gút 11 (5,7)
C08C Thuốc chẹn kênh calci tác động lên mạch 8 (4,1)
A02B
Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng và trào
ngược dạ dày thực quản
7 (3,6)
C01D Thuốc giãn mạch 5 (2,6)
N02B Thuốc giảm đau hạ sốt khác 4 (2,1)
J01C Kháng sinh beta lactam, nhóm penicillin 4 (2,1)
Các nhóm khác 31 (16,1)
Tổng 193 (100,0)
Bảng 3.11 cho thấy trong 193 lượt thuốc liên quan đến sự khác biệt có thể giải
thích, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn chất
(26,9%), theo sau là các thuốc chẹn beta (15,5%) và thuốc hạ glucose máu đường
uống (9,3%).
3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được
Trong 208 sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới có 15 sự khác biệt chúng tôi
chưa giải thích được chiếm tỉ lệ 7,2%. Qua những thông tin mà chúng tôi thu thập
được không phát hiện thấy lí do việc thay đổi thuốc của bác sĩ. Các trường hợp này
đều chưa được xác nhận lại với bác sĩ để làm rõ nguyên nhân. Tần suất phân bố
những sự khác biệt chưa giải thích được theo các trường hợp được thể hiện trong
bảng 3.12.
37
Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích
Sự khác biệt Số lượng sự khác biệt (%) (n=15)
Bỏ thuốc 5 (33,3)
Thay thuốc 4 (26,7)
Thêm thuốc 3 (20,0)
Thay đổi liều 3 (20,0)
Tổng 15 (100,0)
Trong 15 sự khác biệt chưa thể giải thích được chiếm tỉ lệ nhiều nhất là sự
khác biệt liên quan đến việc bỏ thuốc (33,3%), sau đó là thay thuốc (26,7%). Chi
tiết thông tin về các trường hợp thay đổi thuốc chưa thể giải thích được trình bày
trong phụ lục 6.
3.4.Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ những nguồn thông
tin cơ bản và sẵn có sau.
Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu
Nguồn thông
tin
Chỉ tiêu
Số bệnh
nhân (%)
Phỏng vấn bệnh
nhân (n = 186)
Số bệnh nhân đồng ý phỏng vấn 155 (83,3)
Thời gian phỏng vấn trung bình (phút) 8,0 ± 2,5
Bệnh án điện tử
ngoại trú (n = 155)
Số bệnh nhân được khai thác thông tin từ bệnh
án điện tử ngoại trú
155
(100,0)
Sổ khám bệnh
ngoại trú (n = 155)
Số bệnh nhân có thông tin trong sổ y bạ
155
(100,0)
Đơn cũ (n = 155)
Số bệnh nhân thu thập được đơn cũ trong quá
trình phỏng vấn
95 (61,3)
38
3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân
Trong thời gian từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 chúng tôi tiến hành xin phỏng vấn
186 bệnh nhân, trong đó đa số bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn (83,3%). Thời
gian phỏng vấn trung bình là khoảng 8 phút trên một bệnh nhân.
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn chúng tôi ghi nhận được 3,9% trường
hợp bệnh nhân mang vỏ thuốc, thuốc thành phẩm. Sau khi phỏng vấn có 7,1% bệnh
nhân được liên lạc qua điện thoại để xác minh lại thông tin.
3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được khai thác thông tin từ bệnh án
điện tử. Các thông tin khai thác từ bệnh án điện tử bao gồm đơn thuốc cũ và đơn
thuốc mới, các xét nghiệm cận lâm sàng. Tất cả đơn thuốc đều có thông tin về chẩn
đoán, các thuốc bệnh nhân được chỉ định bao gồm tên hoạt chất, tên biệt dược, hàm
lượng thuốc, liều, số lần dùng, đường dùng, số lượng thuốc được kê trong một
tháng.
Ngoài ra, từ bệnh án điện tử nghiên cứu cũng ghi nhận được 64 bệnh nhân
(41,3%) có được làm xét nghiệm hóa sinh máu trước khi được kê đơn thuốc mới. Số
lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu được thể hiện trong
bảng 3.14.
Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu
Bệnh Chỉ tiêu Số bệnh nhân (%)
ĐTĐ (n=113)
Số bệnh nhân có xét nghiệm glucose máu 63 (55,7)
Số bệnh nhân có xét nghiệm glucose máu
và HbA1c
35 (31,0)
RLLP (n=106) Số bệnh nhân có xét nghiệm lipid máu 64 (60,4)
Trong 113 bệnh nhân có chẩn đoán đái tháo đường typ 2 có 55,7% bệnh nhân
có xét nghiệm glucose máu trước khi được kê đơn mới, 31% bệnh nhân xét nghiệm
39
cả glucose máu và HbA1c. Trong 106 bệnh nhân có chẩn đoán rối loạn lipid máu có
60,4% bệnh nhân được xét nghiệm lipid máu trước khi kê đơn mới.
3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú
Trong 155 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, 100% bệnh nhân có thông tin trong
sổ y bạ. Từ thông tin trong sổ y bạ nghiên cứu cũng ghi nhận được 97 bệnh nhân
trong tổng số 139 bệnh nhân tăng huyết áp (69,8%) có được đo huyết áp trước khi
được kê đơn mới.
3.4.4. Đơn cũ
Trong 155 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu có 95 bệnh nhân (61,3%) chúng tôi
thu thập được đơn cũ và sử dụng làm cơ sở ban đầu cho quá trình thu thập thông tin
về các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám.
40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của
bác sĩ
4.1.1.1. Về những sự khác biệt ghi nhận được
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 43,9% bệnh nhân có ít nhất một sự
khác biệt trong việc dùng thuốc so với chỉ định của bác sĩ. Kết quả này tương đối
gần với kết quả trong nghiên cứu của Harold J. Manley và cộng sự (2003) tại một
trung tâm lọc máu với 60% bệnh nhân trong số 63 bệnh nhân ngoại trú tại đây tìm
thấy ít nhất một sự khác biệt giữa chế độ thuốc mà bệnh nhân thực dùng so với chỉ
định lưu trữ trong hồ sơ y tế [15]. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu
của Stewart và Lynch (2009) tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu trên 219
bệnh nhân ngoại trú đến khám tại đây với 74% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu
có ít nhất một sự khác biệt. Lí do có thể là trong nghiên cứu của Stewart và Lynch,
các nhân viên y tế được tham gia một khóa huấn luyện về điều soát thuốc trong khi
nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ là nghiên cứu bước đầu nên chưa thể triển khai
hoạt động này một cách bài bản [26]. Điều này cho thấy việc đào tạo kiến thức và
kỹ năng cho nhân viên y tế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều soát thuốc.
Do đó để có thể áp dụng và triển khai hoạt động này một cách có hiệu quả thì việc
nắm rõ về quy trình cũng như lợi ích của hoạt động điều soát thuốc chiếm một vai
trò rất quan trọng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất phân bố sự khác biệt trên một bệnh
nhân là từ 0 đến 11 trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là từ 0 đến 2 sự khác biệt. Kết
quả này khác với kết quả trong nghiên cứu của Anna S. Milone (2009) tại một trung
tâm y tế ở St. Paul, Minneapolis trên 327 bệnh nhân ngoại trú với số khác biệt dao
động từ 0 đến 26. Sự khác nhau này có thể là do trong nghiên cứu của Milone lựa
chọn những bệnh nhân với ít nhất 10 thuốc được chỉ định trong đơn cũ nên số lượng
khác biệt có thể dao động nhiều hơn, còn trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng
41
thuốc trong đơn chỉ dao động từ 4 đến 10 thuốc. Như vậy, hoạt động điều soát thuốc
nên chú ý vào những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc phức tạp với nhiều thuốc, vì
đây là những đối tượng có nguy cơ dẫn đến những sự khác biệt trong việc dùng
thuốc so với chỉ định của bác sĩ [17].
Trong số những sự khác biệt mà chúng tôi ghi nhận được chiếm tỉ lệ nhiều
nhất là thêm thuốc, theo sau là thay đổi liều, sử dụng thuốc không thường xuyên.
Xu hướng này giống với nghiên cứu của Michael E. Ernst (2001) tại một trung tâm
thăm khám ngoại trú bang Iowa, Mỹ với thêm thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất (58,8%),
sau đó là thay đổi liều (29,6%) [10]. Còn trong một nghiên cứu của Miranda R.
Andrus (2010) trên 213 bệnh nhân ngoại trú, thứ tự này là không sử dụng thuốc,
thêm thuốc kê đơn và sử dụng khác với hướng dẫn trong đơn [6].
4.1.1.2. Về lí do dẫn đến những sự khác biệt
Phân tích các lí do dẫn đến những sự khác biệt, chúng tôi ghi nhận được các lí
do sau.
Không sử dụng thuốc
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lí do bệnh nhân không sử dụng thuốc chủ
yếu là vì bệnh nhân không đến khám lấy thuốc (58,3%). Nghiên cứu ghi nhận được
có khoảng 30% bệnh nhân tham gia nghiên cứu không đến khám đúng định kỳ.
Điều này có thể do nhiều yếu tố như lịch sinh hoạt của người bệnh, nơi ở của người
bệnh quá xa cơ sở y tế. Ngoài ra cũng có thể do tâm lí chủ quan của người bệnh vì
các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu thường không có
triệu chứng rõ ràng mà tiến triển một cách âm thầm.
Ngoài ra một số lí do khác mà chũng tôi ghi nhận được là bệnh nhân thấy sử
dụng thuốc không hiệu quả, việc sử dụng thuốc là không cần thiết, bệnh nhân lo
ngại tác dụng phụ của thuốc hay ngại dùng nhiều thuốc. Trong một nghiên cứu của
Khan M.U và cộng sự (2014) trên 200 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy lí do chính
dẫn đến việc bỏ thuốc của bệnh nhân là lo ngại tác dụng phụ của thuốc (25,7%),
42
ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra một số lí do khác như bệnh nhân ngại dùng
nhiều thuốc, do bận rộn hay do cảm thấy bất tiện khi dùng thuốc [12].
Như vậy, việc thiếu sự trao đổi thường xuyên và sự tư vấn của nhân viên y tế
về tác dụng, hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ của thuốc cũng là một nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến ý định bỏ thuốc của bệnh nhân.
Thay đổi liều
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được đối với sự thay đổi liều, chủ yếu
bệnh nhân tự chỉnh liều theo đáp ứng của cơ thể như dựa trên chỉ số huyết áp,
đường huyết, nhịp tim. Bệnh nhân thường chỉnh liều dùng trong một ngày bằng
cách thay đổi số viên, số lần sử dụng trong ngày hoặc bẻ nửa viên ra để uống. Trong
đó chỉ có 7 trong số 37 trường hợp bệnh nhân có thông báo với bác sĩ về việc hiệu
chỉnh liều này.
Đa số các bệnh nhân chỉnh liều thuốc mà không thông báo bác sĩ cho rằng họ
đã quen bệnh và quen thuốc nên việc tham khảo ý kiến bác sĩ là không cần thiết.
Tuy nhiên, theo một kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hà cho thấy có 68,9% bệnh
nhân thiếu kiến thức về bệnh tăng huyết áp và kiến thức về theo dõi điều trị [1].
Điều này một lần nữa cho thấy tâm lí chủ quan và sự thiếu hiệu quả trong giao tiếp
giữa bệnh nhân và bác sĩ có thể ảnh hưởng đến việc theo dõi hiệu quả điều trị và
dung nạp của bệnh nhân.
Sử dụng thuốc không thường xuyên
Về việc sử dụng thuốc không thường xuyên, đa số bệnh nhân là do quên thuốc
(57,6%). Điều này là do chế độ dùng thuốc tại nhà của bệnh nhân phức tạp với
nhiều thuốc, liều dùng và thời điểm dùng khác nhau. Mặt khác bệnh nhân lớn tuổi
thường sa sút trí nhớ và dẫn đến việc quên thuốc. Nghiên cứu của Trần Thiện Thanh
(2014) trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy có 54,12% bệnh nhân trong nghiên
cứu này có hiện tượng quên thuốc [3].
Một lí do khác dẫn đến việc bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên mà
chúng tôi ghi nhận được trong nghiên cứu này là bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi
43
nào cảm thấy có bất thường như khi huyết áp cao, đường huyết cao, nhịp tim nhanh.
Điều này có thể do đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, trong quá trình
điều trị kết quả đạt được thường không rõ ràng như các bệnh khác. Một số bệnh
nhân cảm thấy quá trình điều trị dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên khi
việc điều trị đã ổn định thì họ thường tự ý thay đổi việc dùng thuốc.
Thay thuốc
Về việc thay thuốc, đa số bệnh nhân thấy việc sử dụng thuốc là không hiệu quả
và đổi sang các loại thuốc với hoạt chất khác mà họ tin tưởng hơn. Tuy nhiên trong
số các bệnh nhân có sự thay thuốc chỉ có 4 trong tổng số 10 bệnh nhân có thông báo
với bác sĩ. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như gặp tương tác
thuốc, không đảm bảo hiệu quả điều trị, ngộ độc thuốc.
Thêm thuốc
Nghiên cứu ghi nhận khoảng 2/3 bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng. Về
các thuốc bệnh nhân sử dụng ngoài đơn chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các thuốc chống
đông máu và nhóm thuốc chẹn beta. Bệnh nhân đa số là sử dụng thuốc theo đơn
khác như đơn lúc bệnh nhân ra viện, đơn của bác sĩ hoặc bệnh viện khác… Đặc biệt
trong số những thuốc bệnh nhân dùng ngoài đơn có chưa tới 50% bệnh nhân thông
báo với bác sĩ về việc dùng thêm những thuốc này.
Điều này có thể ảnh hưởng đến liệu trình điều trị của bệnh nhân. Việc bác sĩ
kê đơn không biết về những thuốc bệnh nhân đang dùng sẽ làm gia tăng nguy cơ lặp
thuốc, tương tác thuốc khi chỉ định đơn mới. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
được chỉ có khoảng 36% số trường hợp bệnh nhân đến khám được bác sĩ khai thác
thông tin về những thuốc bệnh nhân đang dùng ngoài đơn. Điều này cho thấy vấn
đề này còn chưa được quan tâm đúng mức trong khi những thông tin này có thể
khai thác được chỉ bằng một vài biện pháp đơn giản như nhắc nhở bệnh nhân mang
theo đơn, vỏ hộp hay liệt kê sẵn những thuốc bệnh nhân đang dùng ở nhà trước khi
đến khám.
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY
Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trúKhảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAYBáo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐCTHÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Thit Tau
 
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sảnĐề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
HA VO THI
 
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đDanh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ LàmTrọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc MônĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành CôngLiệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
nataliej4
 
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
Luanvantot.com 0934.573.149
 

What's hot (20)

Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc Hằng Ngọc
 
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
Mẫu hồ sơ tổng thể cho kho GSP (Dự thảo 11.07.2018)
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trúKhảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAYBáo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
Báo cáo thực tập tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức, HAY
 
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐCTHÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
 
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốcKiểm nghiệm một số loại thuốc
Kiểm nghiệm một số loại thuốc
 
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sảnĐề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
Đề tài: Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản
 
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
Đề tài: Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh vi...
 
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
LVTS_Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc_TS.DS. Huỳnh Hiề...
 
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đDanh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
Danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoaĐề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Đề tài: Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ LàmTrọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Dược, 9 Điểm Dễ Làm
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc GiangBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện Đa Khoa Bắc Giang
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc MônĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
 
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành CôngLiệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
Liệt Kê Các Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Bệnh Viện Dễ Bảo Vệ Thành Công
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
 
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
Báo cáo thực tập trường cao đẳng y dược sài gòn
 

Similar to Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY

Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
nataliej4
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máuTác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩnĐặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
ssuser499fca
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY (20)

Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đayTác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
Tác dụng của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đay
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
đáNh giá tác dụng điều trị của bài thuốc ngân kiều thang trên bệnh nhân mày đ...
 
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết ápTác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
Tác dụng của nhĩ hoàn châm với amlodipin trong điều trị tăng huyết áp
 
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAYLuận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
Luận án: Điều trị viêm khớp dạng thấp thể viên nang cứng, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
Đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao Hoàng Kinh và tác dụ...
 
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
Đề tài: Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số...
 
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh việnXét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
Xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại bệnh viện
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn của cao lỏng Đ...
 
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máuTác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
Tác dụng không mong muốn của cao lỏng ở bệnh nhân rối loạn lipid máu
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
 
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAYLuận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
Luận văn: Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, HAY
 
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 thángĐề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
Đề tài: Biến cố bất lợi trong điều trị lao đa kháng với phát đồ 9 tháng
 
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩnĐặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
 
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Đề tài: Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc, HAY

  • 1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ HẰNG MÃ SINH VIÊN : 1101169 GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT (MEDICATION RECONCILIATION) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ HẰNG Mã sinh viên : 1101169 GHI NHẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC THÔNG QUA THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG ĐIỀU SOÁT (MEDICATION RECONCILIATION) Người hướng dẫn 1. TS. Hoàng Thị Minh Hiền 2. ThS. Trịnh Trung Hiếu Nơi thực hiện 1.Bệnh viện Hữu Nghị 2.Bộ môn Dược lâm sàng HÀ NỘI, NĂM 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Hoàng Thị Minh Hiền trưởng khoa Dược bệnh viện Hữu Nghị và ThS. Trịnh Trung Hiếu giảng viên bộ môn Dược lâm sàng là những người thầy trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thảo, giảng viên bộ môn Dược lâm sàng vì sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của cô như một người hướng dẫn trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Thị Diệu Huyền, ThS. Nguyễn Thị Thu Hương, dược sĩ bệnh viện Hữu Nghị và DS. Phạm Thu Hà, dược sĩ bệnh viện Nhi Trung ương vì những ý kiến đóng góp hết sức quý báu và sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội vì sự dạy dỗ và những góp ý, giải đáp kịp thời của thầy cô đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể Khoa Dược, đặc biệt là phòng cấp phát thuốc ngoại trú bệnh viện Hữu Nghị đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất lớn cùng tôi thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội vì những kiến thức và kỹ năng mà thầy cô đã dạy trong suốt năm năm đại học đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều. Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bố mẹ, bạn bè, đặc biệt là những người bạn cùng phòng và em trai tôi đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên tôi trong những thời điểm khó khăn nhất. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Phan Thị Hằng
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................3 1.1. Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc .............3 1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) .............................3 1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc.............4 1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc....................................................4 1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc...........................................5 1.2. Quy trình điều soát thuốc.....................................................................................7 1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc...........................................7 1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú ......................................................8 1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú.................................................10 1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc.................11 1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng....................................................................11 1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác..........................................................11 1.3.3. Vai trò của bệnh nhân ..............................................................................12 1.4. Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục ......................12 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú ...........................................................................................13 1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị....................................................................18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................19
  • 5. 2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ19 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................19 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................19 2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................19 2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất ..................................20 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................20 2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................20 2.3. Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu........................................20 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................20 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21 2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................................21 2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu .........................................................................21 2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu......................................................................21 2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu......................................................................22 2.5. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................26 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ...................26 3.2. Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất.........27
  • 6. 3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt ..................................................................................................27 3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc ......................28 3.3.3. Lí do của những sự khác biệt......................................................................30 3.3. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới.....................................................................32 3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo phân loại.........................................................................................................32 3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích ...................................................................33 3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được...........................................................36 3.4. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu.................................................37 3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân ...............................................................................38 3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú.........................................................................38 3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú............................................................................39 3.4.4. Đơn cũ ......................................................................................................39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................40 4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu.........................................................................40 4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ...............................................................................................................40 4.1.2. Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới. ..........................................................44 4.1.3. Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động điều soát. ...........................45 4.2. Ưu và nhược điểm của nghiên cứu....................................................................47 4.2.1. Ưu điểm của nghiên cứu ..........................................................................47 4.2.2. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASHP Hiệp hội dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacist) BHYT Bảo hiểm y tế BPMH Tiền sử dùng thuốc có thể khai thác được một cách đầy đủ nhất (Best Possible Medication History) ĐTĐ 2 Đái tháo đường typ 2 IHI Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare Improvement) IOM Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine) NC Nghiên cứu NICE Trung tâm quốc gia về chăm sóc sức khỏe (National Institute for Health and Care Excellence ) RLLPM Rối loạn lipid máu SKB Sự khác biệt TBBS Thông báo bác sĩ TCLC Tiêu chuẩn lựa chọn TCLT Tiêu chuẩn loại trừ THA Tăng huyết áp WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú ........................................................................................14 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu ..........26 Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................27 Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo từng loại khác biệt ...........................................28 Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại........................................................29 Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc ...................................................29 Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ ......30 Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân ...............................................32 Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới.......................................................33 Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích....................................................................33 Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích.......................................34 Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích......................35 Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích..............................................................37 Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu......................................37 Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu ......38
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn trong sử dụng thuốc là một trong những nội dung đang được sự quan tâm lớn của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Viện Y học Mỹ (The Institute of Medicine – IOM) đã đưa ra một báo cáo rằng mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu biến cố gây hại có thể phòng tránh được xảy ra. Trong đó một lượng lớn các sai sót có ý nghĩa xảy ra trong quá trình bệnh nhân chuyển đổi việc điều trị như bệnh nhân vào viện, chuyển viện, chuyển khoa phòng điều trị, bệnh nhân ra viện, thay đổi nơi điều trị hoặc bác sĩ điều trị [31]. Hoạt động điều soát thuốc (medication reconciliation) có thể làm giảm đáng kể các sai sót do thuốc. Đây là quá trình thu thập, xác nhận thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng và so sánh nó với chỉ định của bác sĩ khi bệnh nhân đến khám, nhập viện, chuyển viện hay xuất viện. Từ đó tìm ra những sự khác biệt (discrepancy), đưa ra lý do của những sự khác biệt này đồng thời giải quyết những sự khác biệt chưa hợp lý nhằm mục đích đảm bảo và duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [8]. Trên thế giới hoạt động điều soát thuốc đã được tiến hành ở nhiều nước. Một số nước còn coi đây là vấn đề thuộc chính sách thuốc quốc gia như Anh, Mỹ, Australia, Canada. Đối với nhân viên y tế ở các quốc gia này, điều soát thuốc là một phần trách nhiệm và công việc của họ, là một hoạt động thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị. Tại Việt Nam hiện nay hoạt động điều soát thuốc còn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa được bệnh viện nào triển khai. Tuy nhiên, ở một số bệnh viện như bệnh viện Hữu Nghị, khi mà vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân đang được bệnh viện đặc biệt quan tâm và với những lợi ích mà hoạt động điều soát thuốc mang lại thì việc triển khai hoạt động này là rất có ý nghĩa. Tại bệnh viện Hữu Nghị, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, do đó mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh mạn tính như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipid máu (RLLPM). Đặc biệt trong những
  • 11. 2 năm gần đây, số lượng bệnh nhân ngoại trú đến bệnh viện để thăm khám vì các bệnh lý này đang ngày càng gia tăng. Đây là những đối tượng bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên, chế độ dùng thuốc tại nhà thường phức tạp và không được sự giám sát của nhân viên y tế nên các vấn đề trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân và việc kê đơn của bác sĩ là hoàn toàn có thể xảy ra. Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục đích bước đầu thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị. Là một nghiên cứu bước đầu, chúng tôi chọn thực hiện trên nhóm đối tượng bệnh nhân mắc một trong các bệnh lý THA, ĐTĐ và RLLPM. Đề tài “ Ghi nhận một số vấn đề liên quan đến thuốc thông qua thử nghiệm hoạt động điều soát (Medication Reconciliation)” được thực hiện với 3 mục tiêu chính sau: 1. Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc. 2. Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát thuốc. 3. Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc.
  • 12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1.Khái niệm, đối tượng, mục đích, lợi ích của hoạt động điều soát thuốc 1.1.1. Khái niệm điều soát thuốc (medication reconciliation) Khái niệm điều soát thuốc được xuất hiện lần đầu tiên và trở thành một mục tiêu quốc gia về an toàn người bệnh tại Mỹ (National Patient Safety Goal - NPSG) do tổ chức Joint Commission, một tổ chức uy tín với hơn 20.000 chương trình chăm sóc sức khỏe kể từ khi thành lập khởi xướng vào năm 2005 [5]. Kể từ khi xuất hiện, điều soát thuốc là một chủ đề thường hay được nhắc đến trong hoạt động chăm sóc dược ở các nước phát triển. Do vậy có rất nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra định nghĩa cho hoạt động này. Năm 2005, Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (The Institute for Healthcare Improvement - IHI) đưa ra định nghĩa: “Điều soát thuốc là một quá trình nhằm thu thập thông tin về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng một cách đầy đủ nhất bao gồm tên thuốc, liều dùng, tần suất dùng và đường dùng. Sau đó so sánh chúng với đơn thuốc hiện tại mà bệnh nhân được chỉ định để phát hiện ra những sự khác biệt, dẫn chứng cho những thay đổi trong việc dùng thuốc của bệnh nhân. Cuối cùng là đưa ra những chỉ định hợp lý nhất để thực hiện trên bệnh nhân” [18]. Năm 2007, Hiệp hội Dược sĩ Mỹ (American Society of Health System Pharmacists - ASHP) cũng đưa ra một định nghĩa: “Điều soát thuốc là sự đánh giá toàn diện về chế độ dùng thuốc của bệnh nhân bất cứ khi nào có sự thay đổi trong liệu trình điều trị nhằm tránh các sai sót liên quan đến thuốc như quên thuốc, lặp thuốc, sai liều, tương tác thuốc cũng như vấn đề tuân thủ và dung nạp của bệnh nhân. Quá trình này bao gồm việc so sánh chế độ dùng thuốc hiện tại và trước đó của bệnh nhân và diễn ra mỗi khi có sự thay đổi trong liệu trình điều trị khi mà một thuốc mới được chỉ định, một chỉ định hiện có được điều chỉnh hoặc nếu bệnh nhân tự dùng thêm những thuốc không kê đơn” [4]. Năm 2011, với mục tiêu duy trì và trao đổi thông tin hiệu quả về thuốc với bệnh nhân của tổ chức Joint Commission, điều soát thuốc được định nghĩa là hoạt
  • 13. 4 động bao gồm việc liệt kê một cách chi tiết, đúng và đầy đủ về những thuốc bệnh nhân đang dùng và chính xác là họ dùng chúng như thế nào, đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa các thuốc mà bệnh nhân đang dùng và những thuốc mà bệnh nhân được chỉ định [7]. Như vậy, qua các năm định nghĩa điều soát thuốc không có nhiều thay đổi. Một cách tổng quát, điều soát thuốc có thể được hiểu như trong một định nghĩa được đưa ra bởi WHO trong dự án “The High 5s” (2007) về năm mục tiêu an toàn trong chăm sóc bệnh nhân: “Điều soát thuốc là một quy trình khi mà các nhân viên y tế kết hợp cùng với bệnh nhân để đảm bảo sự chuyển giao thông tin về thuốc chính xác và đầy đủ mỗi khi có sự chuyển đổi trong việc chăm sóc bệnh nhân” [27]. Hiện chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính thức cho khái niệm “Medication Reconciliation” nên nhóm nghiên cứu tạm đề xuất thuật ngữ “Điều soát thuốc” sử dụng trong khóa luận này. 1.1.2. Thời điểm và đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc Theo hướng dẫn của Hiệp hội dược sĩ Mỹ (ASHP), điều soát thuốc nên được tiến hành bất cứ khi nào bệnh nhân có sự chuyển đổi trong việc điều trị, bệnh nhân thay đổi về nơi điều trị hoặc thay đổi giữa các lần điều trị, đồng thời khi có những chỉ định mới được thực hiện trên bệnh nhân [5]. Những đối tượng bệnh nhân cần tiến hành điều soát thuốc là: bệnh nhân nhập viện từ khoa cấp cứu hoặc nhập viện thông thường, bệnh nhân được chuyển đến từ một bệnh viện khác hoặc một khoa điều trị khác, bệnh nhân ra viện trở về với chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế, tại nhà) và đối tượng bệnh nhân ngoại trú [28]. Đây là những đối tượng mà tiền sử dùng thuốc trước đó của họ thường có những sự khác biệt so với chỉ định của bác sĩ. Điều soát thuốc càng cần đặc biệt chú ý trên những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc tại nhà phức tạp và liệu trình điều trị kéo dài như bệnh nhân ngoại trú cao tuổi, bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tính. 1.1.3. Mục đích của hoạt động điều soát thuốc
  • 14. 5 Từ mục tiêu đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành với các mục đích: đảm bảo dùng thuốc đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian từ đó làm giảm nguy cơ sai sót do thuốc xảy ra khi chăm sóc bệnh nhân được chuyển đến từ một đơn vị chăm sóc khác. Ngoài ra, điều soát thuốc cung cấp dịch vụ chăm sóc quản lí thuốc (medicines management care) cho mỗi bệnh nhân, giảm sự chồng chéo trong liệu trình dùng thuốc của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả điều trị trên bệnh nhân và giúp tận dụng tốt nhất kỹ năng và thời gian của nhân viên y tế [18]. Năm 2012, ASHP đã đưa ra một hướng dẫn mới trong đó đề cập đến mối quan hệ của hoạt động điều soát thuốc trong tổng thể các hoạt động nhằm quản lí liệu trình điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân (medication therapy management). Theo đó điều soát thuốc là một bước quan trọng nằm trong một chuỗi các hoạt động đa ngành được thực hiện nhằm giảm thiểu các sai sót liên quan đến thuốc, đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn trên bệnh nhân và khuyến khích các nhân viên y tế thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng như các hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau cùng tham gia vào việc duy trì tính liên tục trong việc chăm sóc bệnh nhân [25]. 1.1.4. Lợi ích thu được từ hoạt động điều soát thuốc 1.1.4.1. Lợi ích đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoạt động điều soát thuốc ra đời giúp làm giảm nguy cơ sai sót thuốc và tác dụng phụ của thuốc. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Schnipper và cộng sự tại Mỹ năm 2009, tiến hành trên đối tượng bệnh nhân nhập viện cho thấy hoạt động điều soát thuốc làm giảm số lượng các phản ứng bất lợi của thuốc trên một bệnh nhân từ 1,44 ở nhóm chứng xuống 1,05 ở nhóm được cung cấp hoạt động điều soát thuốc (ARR=0,87, CI 95% = 0,52 - 0,99) [24]. Bên cạnh đó, điều soát thuốc giúp cải thiện sự trao đổi thông tin giữa các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, làm giảm sự lãng phí như lãng phí thời gian, nguồn lực, chi phí của thuốc hay sự trùng lặp thuốc không cần thiết. Ngoài ra,
  • 15. 6 hoạt động điều soát thuốc cũng giúp chuẩn hóa việc chăm sóc bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân có sự chuyển đổi trong liệu trình điều trị [19]. Điều soát thuốc, nếu được thực hiện một cách hợp lí sẽ giúp đạt được hiệu quả điều trị nhanh hơn và làm giảm tỉ lệ tái nhập viện. Một nghiên cứu của Karnon (2009) về chi phí - hiệu quả của hoạt động điều soát thuốc cho thấy hoạt động điều soát với sự tham gia của dược sĩ tốn chi phí trung bình là 2987£ (1565£ - 5229£) /1000 đơn. Cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng hiệu quả thu được tính theo số điểm QALY bị mất đi do tác dụng phụ của thuốc trung bình là 0,8 QALYs (0,2 - 2,2) /1000 đơn và hiệu quả thu được vượt trội hơn so với chi phí bỏ ra [11]. 1.1.4.2. Lợi ích đối với bệnh nhân Bệnh nhân được dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng dạng bào chế, đúng thời gian, do đó làm giảm các nguy cơ sai sót do thuốc, làm tăng sự tin tưởng của bệnh nhân với nhân viên y tế và hệ thống chăm sóc y tế, làm giảm sự chậm trễ trong việc tiếp nhận thông tin thuốc của bệnh nhân. Thông qua việc trao đổi với nhân viên y tế về việc sử dụng thuốc của bản thân, bệnh nhân sẽ có nhiều hiểu biết hơn về các thuốc mà mình đang dùng, tăng khả năng tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, bằng việc làm giảm các sai sót do thuốc, hoạt động điều soát thuốc làm giảm khả năng tái nhập viện, giảm số ngày nằm viện do việc điều trị đúng thuốc được bắt đầu sớm [19]. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng của Kilcup và cộng sự tiến hành năm 2009 tại một bệnh viện ở Washington của Mỹ cho thấy hoạt động điều soát của dược sĩ làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ tái nhập viện sau 7 và 14 ngày. Tỉ lệ tái nhập viện sau 7 ngày giảm từ 4,0% ở nhóm chứng là nhóm nhận được dịch vụ chăm sóc thông thường xuống 0,8% ở nhóm can thiệp là nhóm nhận được dịch vụ điều soát thuốc (p=0,01). Tỉ lệ tái nhập viện sau 14 ngày giảm từ 9,0% ở nhóm chứng xuống còn 5,0% ở nhóm can thiệp (p=0,04) [13].
  • 16. 7 1.1.4.3. Lợi ích đối với người kê đơn Điều soát thuốc cung cấp những thông tin cần thiết, đầy đủ, cập nhật, đáng tin cậy về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, từ đó giúp bác sĩ tự tin hơn trong việc kê đơn, giúp cho quá trình kê đơn hợp lí và thời gian điều trị nhanh hơn [19]. Một nghiên cứu của Pherson và cộng sự được công bố vào năm 2014 về hoạt động điều soát thuốc của dược sĩ trên 50 bệnh nhân ra viện từ một trung tâm chăm sóc sức khỏe cho thấy trung bình có hai sự khác biệt trên một bệnh nhân được tìm thấy và giải quyết bởi người kê đơn [20]. 1.1.4.4. Lợi ích đối với dược sĩ Với vai trò là các chuyên gia về thuốc, hoạt động điều soát thuốc mang lại cho dược sĩ các kiến thức, kỹ năng trong việc thu thập thông tin trên bệnh nhân, tăng cường khả năng giao tiếp giữa họ với bệnh nhân và với các nhân viên y tế khác. Qua việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc bệnh nhân, điều soát thuốc cũng giúp nâng cao vai trò của dược sĩ trong thực hành chăm sóc dược và đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc đối với bệnh nhân [19]. 1.2.Quy trình điều soát thuốc 1.2.1. Các bước tiến hành hoạt động điều soát thuốc Năm 2008, dựa trên một hướng dẫn của NICE, một quy trình điều soát đã được đưa ra bởi Trung tâm về hoạt động kê đơn quốc gia (National Prescribing Centre). Quy trình này có thể chia làm ba bước cơ bản gọi là quy trình “3Cs”. Cụ thể các bước như sau [19]: Bước 1: Thu thập – Collecting Bước này bao gồm việc thu thập và xác nhận một cách đầy đủ nhất về những thuốc mà bệnh nhân đang dùng (Best Possible Medication History - BPMH). Ở bước này, nhân viên y tế tiến hành phỏng vấn bệnh nhân sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng sẵn. Các thông tin thu thập được sẽ được điền vào phiếu thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, bao gồm thông tin về tất cả các
  • 17. 8 thuốc mà bệnh nhân đang dùng tại nhà, cả những thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược. Ngoài ra các nguồn thông tin khác có thể được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình thu thập thông tin trên bệnh nhân bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện, hệ thống lưu trữ thông tin của các nhà thuốc và các bác sĩ gia đình, đơn thuốc, vỏ hộp thuốc hoặc chế phẩm thuốc mà bệnh nhân mang tới thu thập được trong quá trình phỏng vấn. Bước 2 : Kiểm tra – Checking Những thông tin thu thập được về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân sẽ được so sánh với đơn thuốc gần nhất mà bệnh nhân được chỉ định, sau đó phát hiện những sự khác biệt giữa hai danh sách thuốc và đưa ra những dẫn chứng để làm rõ lí do của sự khác biệt, trao đổi với người kê đơn để giải quyết những sự khác biệt do vô tình có nguy cơ gây hại để đảm bảo tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân. Bước 3 : Giao tiếp/Truyền đạt – Communicating Đây là bước cuối cùng của quy trình. Trong bước này bất kỳ một sự thay đổi thuốc nào của bệnh nhân cũng cần được làm rõ, sẵn sàng cho việc truyền đạt tới bệnh nhân hoặc người tiếp theo chịu trách nhiệm về việc chăm sóc bệnh nhân. 1.2.2. Điều soát thuốc trên bệnh nhân nội trú Ban đầu, hoạt động điều soát thuốc được tiến hành trên bệnh nhân nội trú. Năm 2007, trong dự án “The High 5s”, WHO đã xây dựng, thử nghiệm, điều chỉnh và đưa vào thực hiện quy trình điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân nội trú [28]. Quy trình này được cụ thể hóa cho 3 thời điểm: khi bệnh nhân nhập viện, khi bệnh nhân chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, khi bệnh nhân ra viện. Điều soát thuốc khi bệnh nhân vào viện (mô hình tiến cứu và hồi cứu) Có 2 loại hình điều soát thuốc chủ yếu khi bệnh nhân vào viện là mô hình tiến cứu và mô hình hồi cứu. Mô hình tiến cứu là mô hình ở đó thông tin về những thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện sẽ được thu thập trước khi kê đơn mới. Sau đó người kê
  • 18. 9 đơn sẽ căn cứ vào tiền sử dùng thuốc đã thu thập được và tình trạng bệnh nhân cũng như các yếu tố khác như tính sẵn có của thuốc hoặc các hướng dẫn, các chính sách kê đơn của bệnh viện để quyết định thêm, bỏ, thay đổi liều, tần suất, đường dùng hoặc thay thuốc. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ cho bệnh nhân khi nằm viện. Mô hình hồi cứu là mô hình mà ở đó tiền sử dùng thuốc được thu thập sau khi bệnh nhân đã có đơn thuốc vào viện. Sau khi thu thập tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân, dược sĩ sẽ so sánh tiền sử này với đơn vào viện. Những sự khác biệt được phát hiện ra, sau đó được trao đổi và giải quyết bởi người kê đơn. Hoạt động điều soát theo mô hình này nên được diễn ra trong vòng 24 giờ sau khi bệnh nhân nhập viện. Điều soát thuốc khi bệnh nhân được chuyển giữa các khoa điều trị hoặc chuyển viện. Hoạt động điều soát ở bước này bao gồm việc đánh giá và liệt kê những thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng tại khoa phòng được chuyển đến. Từ đó giúp cho người kê đơn đưa ra quyết định về những chỉ định mới sau khi bệnh nhân được chuyển đến như thêm thuốc, bỏ thuốc hay thay đổi những thuốc được sử dụng trước đó. Điều soát thuốc khi bệnh nhân ra viện Khi bệnh nhân ra viện, hoạt động điều soát được tiến hành trên những thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi vào viện (BPMH), những thuốc bệnh nhân sử dụng trong khi nhập viện với những thuốc mà bệnh nhân được sử dụng sau khi ra viện để đảm bảo những thay đổi trong đơn ra viện là có chủ đích. Những sự khác biệt sẽ được giải quyết trước khi bệnh nhân ra viện nhằm tránh các sai sót như lặp thuốc, quên thuốc, sử dụng thuốc không cần thiết và từ đó đưa ra được kế hoạch dùng thuốc hợp lí nhất cho bệnh nhân sau khi ra viện. Duy trì tính liên tục của việc chăm sóc bệnh nhân sau khi ra viện. Ở bước này, những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sau khi ra viện sẽ được so sánh với đơn thuốc mà bệnh nhân được chỉ định khi ra viện, đơn thuốc của bác sĩ
  • 19. 10 gia đình, đơn thuốc tại nhà thuốc… Những sự khác biệt sẽ được xác định và giải quyết và sau đó một danh sách thuốc đầy đủ và hợp lí mà bệnh nhân cần dùng sẽ được xây dựng và truyền đạt lại cho bệnh nhân. 1.2.3. Điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú Điều soát thuốc ban đầu chỉ được tiến hành chủ yếu trên những đối tượng bệnh nhân nội trú vì có rất nhiều những vấn đề liên quan đến thuốc trong quá trình bệnh nhân nằm viện. Tuy nhiên khi điều soát thuốc đã trở thành một mục tiêu trong việc đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân thì các chuyên gia nhận ra hoạt động này không nên chỉ bị giới hạn trên đối tượng bệnh nhân nội trú mà cần mở rộng trên cả đối tượng bệnh nhân ngoại trú. Quy trình điều soát thuốc trên bệnh nhân ngoại trú có một số khác biệt so với bệnh nhân nội trú, có thể tham khảo quy trình sau đây được Viện chăm sóc và cải thiện sức khỏe (IHI) đề xuất [30]: Đầu tiên, các thuốc mà bệnh nhân đang dùng trước khi đến khám cần phải được thu thập. Các thuốc này bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng với liều, tần suất, đường dùng, lí do dùng thuốc. Đồng thời cần phải xác nhận liệu bệnh nhân có đang sử dụng thuốc giống như đã được kê đơn hoặc hướng dẫn hay không. Sau khi kết thúc quá trình thăm khám, dựa trên những gì diễn ra trong quá trình thăm khám, người điều soát phát hiện xem có sự khác biệt nào xảy ra, có thuốc nào mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám được dừng, thay đổi, hoặc cần sự tư vấn thêm của bác sĩ, và có những thuốc nào mới được chỉ định sau khi thăm khám hay không. Những sự khác biệt này cần phải được làm rõ bởi người kê đơn. Sau đó lí do của những sự khác biệt sẽ được ghi chú và bệnh nhân cần phải được hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc trong đơn mới. Mỗi lần bệnh nhân đến thăm khám, những thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng cần phải được xác nhận để phát hiện những sự thêm thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc về liều, tần suất, đường dùng, thay thuốc so với chỉ định ban đầu hay so với những gì bệnh nhân được hướng dẫn.
  • 20. 11 1.3. Vai trò của các thành phần tham gia vào hoạt động điều soát thuốc 1.3.1. Vai trò của dược sĩ lâm sàng Dược sĩ lâm sàng với những kiến thức chuyên sâu về thuốc chiếm một vai trò quan trọng khi tham gia vào quá trình thu thập, xác nhận thông tin về việc dùng thuốc của bệnh nhân và quá trình điều soát thuốc. Trong trường hợp nhân lực dược không đủ để đáp ứng thì dược sĩ có vai trò hướng dẫn, đào tạo những nhân viên y tế khác như bác sĩ, y tá, các nhà trị liệu thực hiện nhiệm vụ này [28]. Năm 2010, Kripalani và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tại một khoa ngoại trú ở một bệnh viện phía Đông Nam Nigeria nhằm so sánh những thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân do dược sĩ thu thập so với bác sĩ dựa trên các tiêu chí được đặt ra như số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, không kê đơn thu thập được, số trường hợp có phản ứng dị ứng, phản ứng phụ hay số trường hợp không tuân thủ ghi nhận được. Kết quả cho thấy sự tham gia của dược sĩ làm gia tăng đáng kể mức độ cụ thể cũng như tính chính xác của thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Cụ thể, hoạt động điều soát này làm phát hiện được thêm 31,1% số trường hợp sử dụng thuốc kê đơn, tăng 88,5% số trường hợp có phản ứng phụ của thuốc ghi nhận được (p<0,0001) [14]. Năm 2016, Mekonnen và cộng sự đã tiến hành một phân tích gộp (meta- analysis) trên 17 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động điều soát có sự tham gia và can thiệp của dược sĩ. Kết quả cho thấy, hoạt động điều soát bởi dược sĩ làm giảm có ý nghĩa thống kê 19% tỉ lệ tái nhập viện, 28% tỉ lệ bệnh nhân phải cấp cứu và giảm 67% tỉ lệ bệnh nhân phải tái khám do các vấn đề liên quan đến thuốc ở nhóm nhận được can thiệp của dược sĩ so với nhóm điều trị thông thường [16]. 1.3.2. Vai trò của các nhân viên y tế khác Ngoài dược sĩ, hoạt động điều soát thuốc cần sự tham gia của bác sĩ, y tá, điều dưỡng là những người chịu trách nhiệm trong việc kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc trên bệnh nhân [5]. Ngoài ra hoạt động này còn cần có sự kết nối giữa các
  • 21. 12 nhân viên y tế thuốc hệ thống chăm sóc sức khỏe khác nhau như bệnh viện, nhà thuốc, những phòng khám cộng đồng và các bác sĩ gia đình [28]. 1.3.3. Vai trò của bệnh nhân Bệnh nhân là người cung cấp những thông tin quan trọng và cập nhật nhất về các thuốc mà họ đang dùng và cách họ dùng chúng như thế nào. Sự đồng thuận tham gia của bệnh nhân tạo điều kiện cho hoạt động điều soát diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Bệnh nhân có thể cung cấp những thông tin về thuốc mà họ sử dụng trước khi nhập viện hoặc trước mỗi lần thăm khám cũng như thông báo cho nhân viên y tế về những vấn đề mà họ gặp phải khi sử dụng thuốc [28]. 1.4.Các rào cản trong hoạt động điều soát thuốc và cách khắc phục Với rất nhiều những thách thức trong việc thực hiện, các rào cản của hoạt động điều soát có thể liên quan đến các yếu tố như: hệ thống, con người, tổ chức, nguồn lực. Do chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam thực hiện hoạt động này nên ở đây chúng tôi trình bày các rào cản cũng như cách khắc phục nó dựa trên đặc điểm ở các nước phát triển, từ đó hy vọng rút ra những bài học khi áp dụng vào điều kiện nghiên cứu của Việt Nam. Rào cản đầu tiên liên quan đến quy mô của hoạt động điều soát, trong đó cần sự tham gia của nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe như các bệnh viện, nhà thuốc, các trung tâm thăm khám, trung tâm lọc máu, các dược sĩ và bác sĩ gia đình. Chính vì quy mô liên quan rộng, hoạt động điều soát cần có một hệ thống trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, chính xác giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể là một trở ngại cho các nước đang phát triển [19]. Thứ hai, điều soát thuốc là một hoạt động đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự phối hợp của những người tham gia vào hoạt động này như bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng. Tất cả những nhân viên y tế tham gia vào quá trình điều soát thuốc cần được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để đảm bảo hiệu quả của quá trình này. Ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại những nước đang phát triển một phần của nhiệm vụ điều soát thuốc thường được giao cho một người không có chuyên môn như những
  • 22. 13 người tiếp đón bệnh nhân, những người có thể không đủ kiến thức và khả năng để thực hiện quá trình này một cách có hiệu quả. Đối với trường hợp này, các nguồn thông tin để hỗ trợ như đơn thuốc bệnh nhân sử dụng đã được xem xét bởi người kê đơn, dược sĩ, bác sĩ gia đình được bệnh nhân mang tới cơ sở y tế là rất cần thiết [19]. Cuối cùng, hoạt động điều soát thuốc ban đầu có thể gây tốn thời gian và nguồn lực nên đây cũng là một trong những rào cản đối với hoạt động này. Trong nhiều trường hợp khi nguồn lực không sẵn có, hoạt động này nên được tập trung vào những đối tượng bệnh nhân đặc biệt, ví dụ những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người phải dùng nhiều thuốc hoặc những bệnh nhân có chế độ liều phức tạp. Ngoài ra, tất cả những người có năng lực và sẵn có tại cơ sở nên tham gia vào hoạt động điều soát thuốc. Việc giới hạn trách nhiệm cho một nhóm chuyên môn nào đó có thể gây khó khăn cho một số cơ sở y tế trong việc sắp xếp thời gian và nguồn lực để thực hiện hoạt động này [19]. 1.5.Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú Một số nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới áp dụng quy trình điều soát trên bệnh nhân ngoại trú. Dưới đây là bảng tóm tắt năm thực hiện, địa điểm tiến hành nghiên cứu, các nguồn thông tin được sử dụng, quy trình và kết quả của bốn nghiên cứu với hoạt động điều soát có sự tham gia của dược sĩ hoặc sinh viên dược.
  • 23. 14 Bảng 1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoạt động điều soát thuốc trên đối tượng bệnh nhân ngoại trú STT Năm Nơi thực hiện Đối tượng Nguồn thông tin Quy trình Kết quả 1 [23] 2015 Trung tâm ung thư Đại học Michigan, Detroit, Michigan, Mỹ Bệnh nhân ngoại trú mắc các bệnh lý về máu và ung thư (n=510) + Phỏng vấn bệnh nhân. + Bệnh án điện tử. - Sinh viên dược sử dụng tiền sử dùng thuốc gần nhất của bệnh nhân trên bệnh án điện tử làm cơ sở ban đầu của quá trình điều soát. - Bệnh nhân được hỏi về chế độ dùng thuốc tại nhà bao gồm những thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược, thực phẩm chức năng, tìm ra những sự khác biệt so với thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân được lưu trong bệnh án điện tử. - Sau đó những thuốc mà bệnh nhân đang dùng sẽ được tra tương tác với những hóa trị liệu mà bệnh nhân được điều trị tại trung tâm để phát hiện ra những tương tác có ý nghĩa và những vấn đề liên quan đến thuốc có thể xảy ra, đồng thời thông tin về tiền sử dùng Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 88% bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt, trong đó có 55,7% có ít nhất một sự thay đổi thuốc, 61,5% có ít nhất một sự thêm thuốc, 62,1% có ít nhất một sự ngừng thuốc. Ngoài ra, trong 510 bệnh nhân có 11,4% bệnh nhân gặp các vấn đề về thuốc.
  • 24. 15 thuốc của bệnh nhân cũng sẽ được cập nhật vào bệnh án điện tử. - Những sự khác biệt và những vấn đề liên quan đến thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải sẽ được trao đổi lại với bác sĩ để có những can thiệp phù hợp. 2 [7] 2012 Trung tâm khám chữa bệnh ngoại trú tại Auburn, Alabama, Mỹ Bệnh nhân ngoại trú (n=213) + Phỏng vấn bệnh nhân. + Cơ sở dữ liệu điện tử. + Liên lạc với nhà thuốc. + Vỏ hộp, đơn thuốc mà bệnh nhân mang tới. - Sinh viên dược tiến hành khai thác tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân trong khi chờ để gặp bác sĩ. - Những sự khác biệt giữa những thuốc bệnh nhân đang dùng và chỉ định được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện sẽ được điền vào phiếu điều soát. - Phiếu điều soát sẽ được đưa đến cho bác sĩ để thông báo cho bác sĩ về bất kỳ sự thay đổi hay khác biệt nào giữa danh sách thuốc trong cơ sở dữ liệu của bệnh viện so với chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân. Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 555 sự khác biệt được tìm thấy liên quan đến những thuốc bệnh nhân đã ngừng sử dụng, thuốc không kê đơn và thảo dược mà bệnh nhân sử dụng chưa được lưu trong bệnh án điện tử, những thuốc được sử dụng khác với chỉ định của bác sĩ . Trung bình có 2,6 sự khác
  • 25. 16 biệt được tìm thấy thông qua phỏng vấn bệnh nhân. 3 [17] 2009 Phòng khám ở St. Paul, Minneapolis, Minnesota, Mỹ Bệnh nhân trên 18 tuổi và có ít nhất 10 thuốc được lưu trong hồ sơ y tế điện tử (n=327) + Phỏng vấn bênh nhân + Hồ sơ y tế điện tử + Liên lạc với nhà thuốc - Dược sĩ lâm sàng sẽ gặp bệnh nhân trước khi gặp bác sĩ, xem xét những thuốc mà bệnh nhân đang dùng và cập nhật lại thông tin về tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân vào hồ sơ y tế điện tử. Danh sách thuốc cuối cùng sau khi đã được cập nhật sẽ phản ánh những gì mà bệnh nhân thực sự đang dùng. - Dược sĩ lâm sàng sẽ thông báo những thuốc bị bỏ sót, những thay đổi quan trọng trong việc dùng thuốc của bệnh nhân hay khuyến cáo điều trị cho người kê đơn nếu cần thiết. Số lượng khác biệt là 2164 sự khác biệt. Trung bình có 6,6 sự khác biệt trên một bệnh nhân. Trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là bệnh nhân không còn sử dụng những thuốc được lưu trong hồ sơ y tế điện tử (54,1%), hơn một nửa trong số đó (51,1%) là có ý nghĩa lâm sàng. 4 [26] 2009 Trung tâm khám bệnh ngoại trú tại Pittsburgh, Pennsylvania, Bệnh nhân ngoại trú (n=219) + Phỏng vấn bệnh nhân. + Cơ sở dữ liệu điện tử. + Liên lạc - Các dược sĩ lâm sàng và sinh viên dược phỏng vấn bệnh nhân để thu thập thông tin về tên, liều, mục đích sử dụng của những thuốc mà bệnh nhân đang dùng. - Những thông tin về các thuốc mà bệnh - Trong 1005 lượt thuốc được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, có 47,9% có sự khác biệt. Những sự khác biệt được tìm thấy trên
  • 26. 17 Mỹ với nhà thuốc. + Liên lạc với các bác sĩ tại phòng khám nơi bệnh nhân đến khám. +Vỏ hộp, đơn thuốc mà bệnh nhân mang tới. nhân đang dùng sẽ được so sánh với danh sách thuốc của bệnh nhân được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu điện tử. Những sự khác biệt sẽ được phát hiện và phân loại và tìm hiểu lý do. - Sau mỗi cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ trao đổi lại với bác sĩ về những sự khác biệt cùng những vấn đề liên quan đến thuốc phát hiện được thông qua quá trình phỏng vấn. 74% bệnh nhân tham gia nghiên cứu với 32 % bệnh nhân có ít nhất hai sự khác biệt. - Sự khác biệt chiếm tỷ lệ nhiều nhất là những thuốc bệnh nhân sử dụng không được lưu trong cơ sở dữ liệu điện tử.
  • 27. 18 1.6. Đặc điểm của bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y Tế. Đối tượng khám chữa bệnh chủ yếu là các cán bộ nhà nước về hưu, do đó các bệnh nhân ở đây chủ yếu là bệnh nhân cao tuổi mắc các bệnh mạn tính. Đối với quy trình của hoạt động khám chữa bệnh ngoại trú, sau khi khám bệnh, bác sỹ kê đơn cho người bệnh. Đơn thuốc sau khi được xác nhận bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí sẽ chuyển đến khoa Dược. Dược sỹ kiểm soát, chấp nhận đơn trên máy và cấp thuốc cho người bệnh. Sau đó thuốc sẽ tự trừ trên kho dược. Tất cả các bệnh nhân ngoại trú tại đây đều có bảo hiểm y tế. Về số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú tại bệnh viện, theo nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền (2012) cho thấy từ năm 2004 đến năm 2010 số lượt bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị có xu hướng ngày càng gia tăng. Số lượt bệnh nhân đến khám năm 2010 là 213.401 người, tăng lên tới 126,7% so với năm 2004 [2]. Năm 2014 số lượng đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện là 164.096 đơn và con số này đã tăng lên 171.127 đơn vào năm 2015 với khoảng từ 400 đến 900 đơn thuốc mỗi ngày. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc trên bệnh nhân, nhất là trên bệnh nhân ngoại trú đang được bệnh viện đặc biệt quan tâm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động về dược lâm sàng trong đó có hoạt động điều soát thuốc phát triển, đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu đảm bảo an toàn trong chăm sóc bệnh nhân trong những năm tới.
  • 28. 19 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu Phát hiện những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn (TCLC) Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân điều trị ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị trong thời gian nghiên cứu từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 có chẩn đoán trong đơn mới thuộc một trong những bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Đồng thời những bệnh nhân này phải được điều trị bằng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị, đồng ý và có khả năng trả lời phỏng vấn. Tiêu chuẩn loại trừ (TCLT) Nghiên cứu này không lựa chọn những bệnh nhân mới được điều trị lần đầu tại bệnh viện, bệnh nhân đã bỏ điều trị tại bệnh viện một thời gian dài trên 6 tháng. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng thiết kế mô tả tiến cứu cắt ngang thông qua phỏng vấn bệnh nhân kết hợp sử dụng bệnh án điện tử để tiến hành thu thập thông tin và điều soát. Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu thuận tiện. 2.1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu + Số sự khác biệt trên một bệnh nhân. + Tỉ lệ các loại khác biệt: thêm thuốc, bỏ thuốc, thay thuốc, thay đổi liều, sử dụng thuốc không thường xuyên. + Tần suất phân bố các lý do của những sự khác biệt theo phân loại: thêm thuốc, bỏ thuốc, thay thuốc, thay đổi liều, sử dụng thuốc không thường xuyên.
  • 29. 20 2.2. Điều soát giữa đơn thuốc mới và đơn thuốc cũ gần nhất 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phát hiện những sự khác biệt giữa đơn mới và đơn cũ gần nhất của bác sĩ thông qua hoạt động điều soát. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu Trong những bệnh nhân tham gia phỏng vấn ở trên chọn ra những bệnh nhân thỏa mãn điều kiện có đến khám, lấy thuốc vào tháng 02/2016. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng thiết kế mô tả tiến cứu cắt ngang thông qua phỏng vấn bệnh nhân kết hợp thu thập thông tin trên bệnh án điện tử để tiến hành điều soát. Chúng tôi tiến hành sàng lọc đơn thuốc cũ gần nhất của các bệnh nhân tham gia phỏng vấn, chọn ra những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn. 2.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu + Số sự khác biệt trên một bệnh nhân. + Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại: bỏ thuốc, thêm thuốc, thay thuốc, thay đổi liều. + Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích và chưa thể giải thích. + Tần suất phân bố các lí do của sự khác biệt có thể giải thích. + Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích được theo nhóm thuốc. 2.3.Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả những thuận lợi và khó khăn của hoạt động thu thập thông tin từ các nguồn thông tin trong nghiên cứu khi tiến hành thử nghiệm hoạt động điều soát thuốc. 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu Các nguồn thông tin được sử dụng trong nghiên cứu để thu thập thông tin trên 155 bệnh nhân tham gia phỏng vấn.
  • 30. 21 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định các nguồn thông tin được sử dụng và mô tả tính sẵn có, độ hữu dụng cũng như những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng những nguồn thông tin này trong hoạt động điều soát thuốc. 2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu + Tỉ lệ bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn. + Tỉ lệ bệnh nhân có mang theo vỏ, hộp hoặc thuốc thành phẩm. + Tỉ lệ bệnh nhân được liên lạc qua điện thoại. + Tỉ lệ bệnh nhân được khai thác thông tin từ bệnh án điện tử ngoại trú. + Tỉ lệ bệnh nhân được xét nghiệm hóa sinh máu trước khi được kê đơn mới. + Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được xét nghiệm đường huyết, HbA1c, bệnh nhân rối loạn lipid máu được xét nghiệm lipid máu và bệnh nhân tăng huyết áp được đo huyết áp trước khi được kê đơn mới. + Tỉ lệ bệnh nhân được khai thác thông tin từ sổ khám bệnh ngoại trú. + Tỉ lệ bệnh nhân mà nghiên cứu thu thập được đơn cũ trong quá trình phỏng vấn. 2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu Nhóm nghiên cứu tiến hành 5 ngày thử nghiệm trước đó trên 43 bệnh nhân để xem xét cách thức khám bệnh và lĩnh thuốc của bệnh nhân ngoại trú đồng thời xem xét tính hợp lí của quy trình nghiên cứu và bộ câu hỏi phỏng vấn. Toàn bộ quy trình nghiên cứu (NC) được khái quát hóa trong sơ đồ sau: 2.4.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
  • 31. 22 Có mặt tại phòng cấp phát thuốc BHYT và tiến hành lựa chọn bệnh nhân Không Có Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn, tiến hành thu thập thông tin trên bệnh nhân (Phụ lục 1) Thu thập thông tin từ bệnh án điện tử và điền vào phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 2) Điều soát chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân với đơn cũ gần nhất của bác sĩ và điền vào phiếu điều soát (Phụ lục 3) Không Có Điều soát đơn thuốc mới và đơn cũ gần nhất của bác sĩ và điền vào phiếu điều soát (Phụ lục 3) 2.4.2. Mô tả quy trình nghiên cứu Bước 1: Thu thập thông tin Nhóm nghiên cứu có mặt tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế từ ngày 04/03/2016 đến ngày 24/03/2016, lựa chọn những bệnh nhân tham gia nghiên cứu thông qua việc xem xét chẩn đoán trong đơn thuốc và khả năng giao tiếp của bệnh nhân và xin ý kiến bệnh nhân tham gia phỏng vấn. Sau khi được sự đồng ý của bệnh nhân, nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bệnh nhân, sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 1) để thu thập thông tin. Loại khỏi mẫu NC BN thỏa mãn TCLC, TCLT? Loại khỏi mẫu NC Bệnh nhân có đơn thuốc tháng 2/2016?
  • 32. 23 Sau mỗi cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiến hành thu thập thêm các thông tin cần thiết của những bệnh nhân được phỏng vấn từ bệnh án điện tử ngoại trú của bệnh viện Hữu Nghị và điền vào phiếu thu thập thông tin từ bệnh án điện tử (phụ lục 2). Nếu thông tin chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ, chúng tôi sẽ tiến hành liên lạc lại với bệnh nhân qua điện thoại để xác minh. Chi tiết về các thông tin được thu thập được trình bày trong phụ lục 4. Bước 2: Điều soát thuốc + Điều soát giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân và đơn thuốc cũ gần nhất của bác sĩ. Từ những thông tin thu thập được về các thuốc bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám và đơn thuốc cũ gần nhất của bác sĩ, chúng tôi tìm ra những sự khác biệt giữa chế độ thuốc thực dùng của bệnh nhân so với đơn của bác sĩ, sau đó chúng tôi ghi nhận những lí do dẫn đến sự khác biệt. Mỗi một sự khác biệt được định nghĩa là một sự khác nhau giữa chế độ dùng thuốc hiện tại của bệnh nhân và đơn gần nhất của bác sĩ về tên hoạt chất và liều dùng trong một ngày. Chúng tôi loại trừ những sự khác biệt liên quan đến các thuốc được chỉ định với mục đích hỗ trợ điều trị bao gồm các loại vitamin, glucosamin, piracetam, vinpocetin, acetyl leucin. Những sự khác biệt này được chúng tôi phân loại như sau: - Không sử dụng thuốc: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ không được bệnh nhân sử dụng hoặc bệnh nhân có sử dụng một thời gian nhưng sau đó không sử dụng nữa. Bệnh nhân không dùng thuốc nào khác với cùng mục đích điều trị để thay thế thuốc đó. - Thay đổi liều: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ được bệnh nhân dùng đều đặn nhưng thay đổi liều dùng ít nhất một ngày so với y lệnh của bác sĩ.
  • 33. 24 - Dùng thuốc không thường xuyên: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ bệnh nhân dùng không đều, có những ngày xen kẽ bệnh nhân không dùng thuốc. - Thay thuốc: được xác định khi một thuốc trong đơn của bác sĩ được bệnh nhân thay thế bằng một thuốc có hoạt chất khác. Mục đích thay thế này được xác minh trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân. - Thêm thuốc: được xác định khi một thuốc có hoạt chất khác với thuốc trong đơn được bệnh nhân sử dụng và không nhằm mục đích thay thế thuốc nào khác trong đơn. Mục đích này được xác minh trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân. Kết quả của quá trình điều soát sẽ được điền vào phiếu điều soát (phụ lục 3). + Điều soát giữa đơn gần nhất và đơn mới của bác sĩ Chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân đến khám đúng định kỳ trong các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu để tiến hành điều soát đơn cũ đơn mới, vì thời gian diễn ra nghiên cứu là tháng 03/2016 nên chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân có đến khám vào tháng 02/2016. Từ những thông tin thu thập được trong đơn mới, chúng tôi tiến hành điều soát để tìm ra những sự khác biệt so với đơn cũ, ghi nhận lí do của những sự khác biệt. Mỗi một sự khác biệt được định nghĩa là một sự khác nhau giữa thuốc trong đơn mới so với đơn cũ về tên hoạt chất, liều dùng trong một ngày. Chúng tôi loại trừ những sự khác biệt liên quan đến các thuốc được chỉ định với mục đích hỗ trợ điều trị bao gồm các loại vitamin, glucosamin, piracetam, vinpocetin, acetyl leucin. Những sự khác biệt này sẽ được phân loại như sau: - Thêm thuốc: thêm một hoạt chất mới không có trong đơn cũ. - Bỏ thuốc: bỏ một hoạt chất trong đơn cũ. - Thay đổi liều: giữ nguyên hoạt chất trong đơn cũ nhưng thay đổi liều dùng trong một ngày. - Thay thuốc: bỏ đi một hoạt chất trong đơn cũ đồng thời thêm vào một hoạt chất mới với cùng một chỉ định.
  • 34. 25 Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu lí do của những sự khác biệt qua phỏng vấn bệnh nhân, hồi cứu hệ thống bệnh án điện tử cũng như xem xét thông tin trong sổ y bạ .Dựa trên hệ thống phân loại của tổ chức Y tế thế giới và điều kiện tiến hành nghiên cứu [28], chúng tôi tiến hành phân loại những sự khác biệt này như sau: Sự khác biệt có thể giải thích: là những sự khác biệt có thể lí giải được dựa trên chẩn đoán, thăm khám lâm sàng, các thông số cận lâm sàng, tính sẵn có của thuốc hoặc thông tin thu thập được từ bệnh nhân. Sự khác biệt chưa thể giải thích: được xác định khi không có một thông tin nào thu thập được có thể lí giải cho những sự khác biệt này và những sự khác biệt này không được trao đổi lại với bác sĩ để tìm rõ nguyên nhân. Kết quả của quá trình điều soát được điền vào phiếu điều soát (phụ lục 3). + Xử trí khi phát hiện những sự khác biệt Nghiên cứu của chúng tôi chỉ điều soát đến giai đoạn phát hiện những sự khác biệt và không có giai đoạn can thiệp trao đổi lại với bác sĩ. Tuy nhiên, trong quá trình điều soát, khi phát hiện thấy những sự khác biệt hay những vấn đề liên quan đến thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sự an toàn của bệnh nhân, chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn thêm cho bệnh nhân cũng như khuyên bệnh nhân quay trở lại phòng khám để tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. 2.5. Phương pháp xử lí số liệu Dữ liệu từ “Phiếu điều soát” được nhập vào Microsoft Excel Office 2013 và sau đó được xử lí với Microsoft Excel Office 2013 và phần mềm Stata 13. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê mô tả. Các biến liên tục được mô tả theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu tuân theo phân phối chuẩn. Nếu không tuân theo phân phối chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân vị sẽ được sử dụng để mô tả các biến. Các biến phân hạng được mô tả theo tỉ lệ phần trăm.
  • 35. 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu Trong thời gian từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 chúng tôi tiến hành phỏng vấn 155 bệnh nhân sau khi lĩnh thuốc tại nơi cấp phát thuốc bảo hiểm y tế. Bảng 3.1 mô tả đặc điểm nhân khẩu học của 155 bệnh nhân trong nghiên cứu. Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm Số bệnh nhân (%) (n=155) Giới Nam 120 (77,4) Nữ 35 (22,6) Tuổi (năm) 72,5 ± 6,1* Cân nặng (kg) 59,3±9,5* Chiều cao (cm) 160 (155-165)** BMI (kg/m2 ) 22,8 ± 3,5* Chẩn đoán trong đơn mới Tăng huyết áp 139 (89,7) Đái tháo đường typ 2 113 (72,9) Rối loạn lipid máu 106 (68,4) Bệnh lí thần kinh 56 (36,1) Bệnh lý tim mạch 55 (35,5) Bệnh cơ xương khớp 35 (22,6) Các bệnh lí khác 33 (21,3) Tổng số lượt bệnh 537 *** Bệnh nhân gặp phản ứng dị ứng 2 (1,3) Bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn 13 (8,4) * Trung bình và độ lệch chuẩn ** Trung vị và khoảng tứ phân vị *** Số lượt bệnh
  • 36. 27 Trong 155 bệnh nhân tham gia nghiên cứu chiếm đa số là bệnh nhân cao tuổi với độ tuổi trung bình trên 70 tuổi. Giới tính của các bệnh nhân trong nghiên cứu phân bố không đều với số bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 77,4%. Tỷ lệ các bệnh nhân mắc bệnh lí tăng huyết áp là 89,7%, đái tháo đường typ 2 là 72,9% và rối loạn lipid máu là 68,4%. Trong các bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được hai trường hợp (1,3%) bệnh nhân gặp phản ứng dị ứng và 13 trường hợp (8,4%) gặp tác dụng không mong muốn của thuốc trong đơn cũ gần nhất của bác sĩ. 3.2.Sự khác biệt giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất 3.2.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 155 bệnh nhân được phỏng vấn có 87 bệnh nhân (56,1%) không ghi nhận thấy sự khác biệt và 68 bệnh nhân (43,9%) có ít nhất một sự khác biệt trong việc dùng thuốc so với chỉ định trong đơn cũ gần nhất của bác sĩ. Tổng số sự khác biệt ghi nhận được là 149. Trong 68 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt tần suất phân bố số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân được thể hiện trong bảng 3.2 Bảng 3.2. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân Số bệnh nhân (%) (n=68) 1 30 (44,1) 2 19 (27,9) 3 7 (10,3) 4 6 (8,8) 5 5 (7,3) 11 1 (1,5)
  • 37. 28 Bảng 3.2 cho thấy số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân dao động từ 1 đến 11, trong đó đa số bệnh nhân có 1 hoặc 2 sự khác biệt chiếm tỉ lệ 72%. Tần suất phân bố số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt được thể hiện trong bảng 3.3 Bảng 3.3. Số lượt bệnh nhân theo từng loại khác biệt Loại khác biệt Số bệnh nhân (%) (n=155) Thay đổi liều 31 (20,0) Thêm thuốc 28 (18,1) Sử dụng thuốc không thường xuyên 16 (10,3) Không sử dụng thuốc 11 (7,1) Thay thuốc 7 (4,5) Trong số các bệnh nhân có sự khác biệt trong việc dùng thuốc, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các bệnh nhân có sự thay đổi liều (20,0%), sau đó là các bệnh nhân có sự thêm thuốc (18,1%) và các bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên (10,3%). 3.2.2. Số lượng sự khác biệt theo phân loại và theo nhóm thuốc Trong 149 sự khác biệt ghi nhận được, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là thêm thuốc (34,9%), theo sau là thay đổi liều (28,2%) và sử dụng thuốc không thường xuyên (22,1%). Trong đó chỉ có 45 sự khác biệt được bệnh nhân thông báo với bác sĩ (TBBS) chiếm tỉ lệ 30,2%. Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại được thể hiện trong bảng 3.4.
  • 38. 29 Bảng 3.4. Số lượng sự khác biệt theo phân loại Loại khác biệt Số lượng SKB (%) (n=149) Số lượng SKB có TBBS (%) (n=149) Thêm thuốc 52 (34,9) 25 (16,8) Thay đổi liều 42 (28,2) 8 (5,4) Sử dụng thuốc không thường xuyên 33 (22,1) 8 (5,4) Không sử dụng thuốc 12 (8,0) 0 (0,0) Thay thuốc 10 (6,7) 4 (2,7) Tổng 149 (100,0) 45 (30,2) Thông tin về các thuốc bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ được thể hiện trong bảng 3.5. Bảng 3.5. Số lượng sự khác biệt theo nhóm thuốc Mã ATC Nhóm ATC Số lượt thuốc (%) (n=149) C08C Thuốc chẹn kênh calci tác động chủ yếu lên mạch 31 (20,8) A10B Thuốc hạ glucose máu đường uống. 22 (14,8) C09C Thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2 dạng đơn chất 21 (14,1) C10A Thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn chất 18 (12,1) B01A Thuốc chống đông máu 15 (10,1) C07A Thuốc chẹn beta 11 (7.4) A02B Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản 4 (2,7) C01E Thuốc điều trị tim mạch khác 4 (2,7) C02A Kháng androgen tác động trung tâm 4 (2,7)
  • 39. 30 A10A Insulin và các chất tương tự 3 (2,0) G04C Thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến 3 (2,0) C01D Thuốc giãn mạch 3 (2,0) Các nhóm khác 10 (6,7) Tổng 149 (100,0) Trong số các thuốc mà bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm thuốc chẹn kênh calci tác động chủ yếu lên mạch (20,8%), theo sau là thuốc hạ glucose máu đường uống (14,8%) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin 2 dạng đơn chất (14,1%). Chi tiết về tần suất phân bố các thuốc mà bệnh nhân không sử dụng, thay đổi liều, sử dụng không thường xuyên, thay thuốc, thêm thuốc được thể hiện trong phụ lục 5. 3.3.3. Lí do của những sự khác biệt Phân tích sâu hơn về lí do dẫn đến những sự khác biệt không sử dụng thuốc, thay đổi liều, sử dụng không thường xuyên, thay thuốc, chúng tôi ghi nhận được các lí do sau. Bảng 3.6. Các lí do bệnh nhân sử dụng khác với chỉ định trong đơn của bác sĩ Lí do Số lượng SKB (%) Số khác biệt có TBBS (%) Không sử dụng thuốc (n=12) Bệnh nhân ngại đến khám và ngừng việc dùng thuốc 7 (58,3) 0 (0,0) Bệnh nhân thấy việc sử dụng thuốc là không cần thiết 2 (16,7) 0 (0,0) Bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ của thuốc 2 (16,7) 0 (0,0) Bệnh nhân ngại dùng nhiều thuốc 1 (8,3) 0 (0,0)
  • 40. 31 Tổng 12 (100,0) 0 (0,0) Thay đổi liều (n=42) Bệnh nhân tự chỉnh liều theo tình trạng cơ thể 37 (88,1) 7 (16,7) Bệnh nhân khó khăn trong sử dụng dạng bào chế dẫn đến việc sai liều 2 (4,8) 1 (2,4) Bệnh nhân ngại dùng nhiều thuốc 2 (4,8) 0 (0,0) Bệnh nhân tự giảm liều và phối hợp với thuốc khác 1 (2,4) 0 (0,0) Tổng 42 (100,0) 8 (19,0) Sử dụng thuốc không thường xuyên (n=33) Bệnh nhân quên thuốc 19 (57,6) 3 (9,1) Bệnh nhân khi có bất thường mới sử dụng thuốc 13 (39,4) 4 (12,1) Bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ của thuốc 1 (3,0) 1 (3,0) Tổng 33 (100,0) 8 (24,2) Thay thuốc (n=10) Dùng thuốc thấy không hiệu quả 6 (60,0) 4 (40,0) Bệnh nhân hết thuốc, ngại đến khám và tự thay bằng thuốc khác 3 (30,0) 0 (0,0) Gặp phản ứng phụ khi dùng thuốc 1 (10,0) 0 (0,0) Tổng 10 (100,0) 4 (40,0) Thêm thuốc (n=52) Bệnh nhân tự ý dùng vì thấy cần thiết 14 (26,9) 4 (7,7) Bệnh nhân sử dụng theo đơn thuốc khác 38 (73,1) 21 (55,2) Tổng 52 (100,0) 25 (48,1)
  • 41. 32 Trong số các lí do mà bệnh nhân không sử dụng thuốc, lí do chủ yếu là bệnh nhân ngại đến khám và lấy thuốc định kì (58,3%) do đó bệnh nhân ngừng luôn việc dùng thuốc. Đối với việc thay đổi liều, lí do chiếm tỉ lệ nhiều nhất là bệnh nhân tự chỉnh liều theo tình trạng cơ thể (88,1%). Trong số các lí do bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên chiếm tỉ lệ nhiều nhất là quên thuốc (57,6%), theo sau là lí do khi có bất thường mới sử dụng thuốc (39,4%). Trong số các lí do của việc thay thuốc chiếm tỉ lệ nhiều nhất là lí do dùng thuốc thấy không hiệu quả với 6 trường hợp. Đối với trường hợp bệnh nhân thêm thuốc, chủ yếu bệnh nhân dùng theo đơn thuốc khác (73,1%) hoặc bệnh nhân tự ý dùng (26,9%). 3.3.Điều soát giữa đơn cũ và đơn mới 3.3.1. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân và số lượng sự khác biệt theo phân loại Trong 155 bệnh nhân tham gia phỏng vấn có 106 bệnh nhân thỏa mãn điều kiện để điều soát đơn cũ, đơn mới (68,4%). Trong đó có 14 bệnh nhân không có sự khác biệt (13,2%) và 92 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt trong đơn (86,8%). Tổng số lượng sự khác biệt là 208. Trong 92 bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt. Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân được thể hiện trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân SL sự khác biệt Số bệnh nhân (%) (n=92) 1 32 (34,8) 2 28 (30,4) 3 19 (20,6) 4 - 6 13 (14,1)
  • 42. 33 Bảng 3.7 cho thấy số lượng sự khác biệt trên một bệnh nhân dao động từ 1 đến 6, trong đó chiếm đa số là 1 đến 3 sự khác biệt trên một bệnh nhân (85,8%). Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt theo phân loại được thể hiện trong bảng 3.8. Bảng 3.8. Sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới Loại khác biệt Số lượng SKB (%) (n=208) Thay thuốc 85 (40,9) Bỏ thuốc 58 (27,9) Thêm thuốc 50 (24,0) Thay đổi liều 15 (7,2) Tổng 208 (100,0) Trong những sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới chiếm tỉ lệ lớn nhất là những sự khác biệt liên quan đến thay thuốc (40,9%) và bỏ thuốc (27,9%). 3.3.2. Sự khác biệt có thể giải thích Trong số 208 sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới có 193 sự khác biệt có thể giải thích chiếm tỉ lệ 92,8%. Tần suất phân bố số lượng sự khác biệt có thể giải thích theo các trường hợp được thể hiện trong bảng 3.9. Bảng 3.9. Sự khác biệt có thể giải thích Sự khác biệt Số lượng (%) (n=193) Thay thuốc 81 (42,0) Bỏ thuốc 53 (27,5) Thêm thuốc 47 (24,4) Thay đổi liều 12 (6,2) Tổng 193 (100,0)
  • 43. 34 Đối với những sự khác biệt có thể giải thích, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là thay thuốc (42,0%) theo sau là bỏ thuốc (27,5%). Các lí do có thể phiên giải cho những sự khác biệt có thể giải thích được thể hiện trong bảng 3.10. Bảng 3.10. Lí do cho những sự khác biệt có thể giải thích Lí do Số lượng sự khác biệt (%) Thay thuốc (n=81) Không có thuốc tại thời điểm nghiên cứu 73 (90,1) Hiệu quả điều trị không được cải thiện 6 (7,4) Gặp phản ứng phụ của thuốc 1 (1,2) Chức năng thận suy giảm 1 (1,2) Tổng 81 (100,0) Bỏ thuốc (n=53) Bỏ chẩn đoán trên bệnh nhân 30 (56,6) Triệu chứng bệnh thuyên giảm qua thăm khám lâm sàng 11 (20,8) Nguyện vọng của bệnh nhân 5 (9,4) Không có thuốc tại thời điểm nghiên cứu 2 (9,4) Bệnh nhân gặp phản ứng phụ 2 (3,8) Bác sĩ bỏ thuốc do vô tình 2 (3,8) Đơn cũ có sự trùng lặp thuốc cùng nhóm tác dụng dược lí 1 (1,9) Tổng 53 (100,0) Thêm thuốc (n=47) Thêm chẩn đoán 34 (72,3)
  • 44. 35 Hiệu quả điều trị không được cải thiện 8 (17,0) Bệnh nhân có thêm triệu chứng mới (không được ghi trong chẩn đoán) qua thăm khám lâm sàng 5 (10,6) Tổng 47 (100,0) Thay đổi liều (n=12) Điều chỉnh dựa trên các thông số cận lâm sàng 11 (91,7) Nguyện vọng của bệnh nhân 1 (8,3) Tổng 12 (100,0) Đối với những sự khác biệt có thể giải thích, lí do chiếm tỉ lệ nhiều nhất với trường hợp thay thuốc là do tính sẵn có của thuốc tại bệnh viện. Tại thời điểm nghiên cứu một số hoạt chất đã bị hết dẫn đến phải thay bằng hoạt chất khác. Đối với trường hợp bỏ thuốc và thêm thuốc, lí do chủ yếu là thêm và bỏ chẩn đoán bệnh. Các trường hợp thay đổi liều chủ yếu là thay đổi dựa trên các thông số cận lâm sàng. Trong số những sự khác biệt này có 2 trường hợp là do bác sĩ vô tình quên thuốc. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích được phân loại theo mã ATC được thể hiện trong bảng 3.11. Bảng 3.11. Các thuốc có liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích Nhóm Tên nhóm Số lượt chỉ định (%) (n=193) C10A Thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn chất 52 (26,9) C07A Thuốc chẹn beta 30 (15,5) A10B Thuốc hạ glucose máu đường uống 18 (9,3)
  • 45. 36 N05B Chống lo âu 13 (6,7) C09A Thuốc ức chế men chuyển dạng đơn chất 10 (5,2) M04A Thuốc điều trị gút 11 (5,7) C08C Thuốc chẹn kênh calci tác động lên mạch 8 (4,1) A02B Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản 7 (3,6) C01D Thuốc giãn mạch 5 (2,6) N02B Thuốc giảm đau hạ sốt khác 4 (2,1) J01C Kháng sinh beta lactam, nhóm penicillin 4 (2,1) Các nhóm khác 31 (16,1) Tổng 193 (100,0) Bảng 3.11 cho thấy trong 193 lượt thuốc liên quan đến sự khác biệt có thể giải thích, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các thuốc điều trị rối loạn lipid máu dạng đơn chất (26,9%), theo sau là các thuốc chẹn beta (15,5%) và thuốc hạ glucose máu đường uống (9,3%). 3.3.3. Sự khác biệt chưa giải thích được Trong 208 sự khác biệt giữa đơn cũ và đơn mới có 15 sự khác biệt chúng tôi chưa giải thích được chiếm tỉ lệ 7,2%. Qua những thông tin mà chúng tôi thu thập được không phát hiện thấy lí do việc thay đổi thuốc của bác sĩ. Các trường hợp này đều chưa được xác nhận lại với bác sĩ để làm rõ nguyên nhân. Tần suất phân bố những sự khác biệt chưa giải thích được theo các trường hợp được thể hiện trong bảng 3.12.
  • 46. 37 Bảng 3.12. Sự khác biệt chưa thể giải thích Sự khác biệt Số lượng sự khác biệt (%) (n=15) Bỏ thuốc 5 (33,3) Thay thuốc 4 (26,7) Thêm thuốc 3 (20,0) Thay đổi liều 3 (20,0) Tổng 15 (100,0) Trong 15 sự khác biệt chưa thể giải thích được chiếm tỉ lệ nhiều nhất là sự khác biệt liên quan đến việc bỏ thuốc (33,3%), sau đó là thay thuốc (26,7%). Chi tiết thông tin về các trường hợp thay đổi thuốc chưa thể giải thích được trình bày trong phụ lục 6. 3.4.Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ những nguồn thông tin cơ bản và sẵn có sau. Bảng 3.13. Các nguồn thông tin sử dụng trong nghiên cứu Nguồn thông tin Chỉ tiêu Số bệnh nhân (%) Phỏng vấn bệnh nhân (n = 186) Số bệnh nhân đồng ý phỏng vấn 155 (83,3) Thời gian phỏng vấn trung bình (phút) 8,0 ± 2,5 Bệnh án điện tử ngoại trú (n = 155) Số bệnh nhân được khai thác thông tin từ bệnh án điện tử ngoại trú 155 (100,0) Sổ khám bệnh ngoại trú (n = 155) Số bệnh nhân có thông tin trong sổ y bạ 155 (100,0) Đơn cũ (n = 155) Số bệnh nhân thu thập được đơn cũ trong quá trình phỏng vấn 95 (61,3)
  • 47. 38 3.4.1. Phỏng vấn bệnh nhân Trong thời gian từ 04/3/2016 đến 24/3/2016 chúng tôi tiến hành xin phỏng vấn 186 bệnh nhân, trong đó đa số bệnh nhân đồng ý tham gia phỏng vấn (83,3%). Thời gian phỏng vấn trung bình là khoảng 8 phút trên một bệnh nhân. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn chúng tôi ghi nhận được 3,9% trường hợp bệnh nhân mang vỏ thuốc, thuốc thành phẩm. Sau khi phỏng vấn có 7,1% bệnh nhân được liên lạc qua điện thoại để xác minh lại thông tin. 3.4.2. Bệnh án điện tử ngoại trú Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được khai thác thông tin từ bệnh án điện tử. Các thông tin khai thác từ bệnh án điện tử bao gồm đơn thuốc cũ và đơn thuốc mới, các xét nghiệm cận lâm sàng. Tất cả đơn thuốc đều có thông tin về chẩn đoán, các thuốc bệnh nhân được chỉ định bao gồm tên hoạt chất, tên biệt dược, hàm lượng thuốc, liều, số lần dùng, đường dùng, số lượng thuốc được kê trong một tháng. Ngoài ra, từ bệnh án điện tử nghiên cứu cũng ghi nhận được 64 bệnh nhân (41,3%) có được làm xét nghiệm hóa sinh máu trước khi được kê đơn thuốc mới. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu được thể hiện trong bảng 3.14. Bảng 3.14. Số lượng bệnh nhân có thông tin về một số thông số hóa sinh máu Bệnh Chỉ tiêu Số bệnh nhân (%) ĐTĐ (n=113) Số bệnh nhân có xét nghiệm glucose máu 63 (55,7) Số bệnh nhân có xét nghiệm glucose máu và HbA1c 35 (31,0) RLLP (n=106) Số bệnh nhân có xét nghiệm lipid máu 64 (60,4) Trong 113 bệnh nhân có chẩn đoán đái tháo đường typ 2 có 55,7% bệnh nhân có xét nghiệm glucose máu trước khi được kê đơn mới, 31% bệnh nhân xét nghiệm
  • 48. 39 cả glucose máu và HbA1c. Trong 106 bệnh nhân có chẩn đoán rối loạn lipid máu có 60,4% bệnh nhân được xét nghiệm lipid máu trước khi kê đơn mới. 3.4.3. Sổ khám bệnh ngoại trú Trong 155 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu, 100% bệnh nhân có thông tin trong sổ y bạ. Từ thông tin trong sổ y bạ nghiên cứu cũng ghi nhận được 97 bệnh nhân trong tổng số 139 bệnh nhân tăng huyết áp (69,8%) có được đo huyết áp trước khi được kê đơn mới. 3.4.4. Đơn cũ Trong 155 bệnh nhân đưa vào nghiên cứu có 95 bệnh nhân (61,3%) chúng tôi thu thập được đơn cũ và sử dụng làm cơ sở ban đầu cho quá trình thu thập thông tin về các thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng trước khi đến khám.
  • 49. 40 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 4.1.1. Điều soát giữa tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân và đơn cũ gần nhất của bác sĩ 4.1.1.1. Về những sự khác biệt ghi nhận được Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 43,9% bệnh nhân có ít nhất một sự khác biệt trong việc dùng thuốc so với chỉ định của bác sĩ. Kết quả này tương đối gần với kết quả trong nghiên cứu của Harold J. Manley và cộng sự (2003) tại một trung tâm lọc máu với 60% bệnh nhân trong số 63 bệnh nhân ngoại trú tại đây tìm thấy ít nhất một sự khác biệt giữa chế độ thuốc mà bệnh nhân thực dùng so với chỉ định lưu trữ trong hồ sơ y tế [15]. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Stewart và Lynch (2009) tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu trên 219 bệnh nhân ngoại trú đến khám tại đây với 74% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có ít nhất một sự khác biệt. Lí do có thể là trong nghiên cứu của Stewart và Lynch, các nhân viên y tế được tham gia một khóa huấn luyện về điều soát thuốc trong khi nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ là nghiên cứu bước đầu nên chưa thể triển khai hoạt động này một cách bài bản [26]. Điều này cho thấy việc đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân viên y tế có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều soát thuốc. Do đó để có thể áp dụng và triển khai hoạt động này một cách có hiệu quả thì việc nắm rõ về quy trình cũng như lợi ích của hoạt động điều soát thuốc chiếm một vai trò rất quan trọng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất phân bố sự khác biệt trên một bệnh nhân là từ 0 đến 11 trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất là từ 0 đến 2 sự khác biệt. Kết quả này khác với kết quả trong nghiên cứu của Anna S. Milone (2009) tại một trung tâm y tế ở St. Paul, Minneapolis trên 327 bệnh nhân ngoại trú với số khác biệt dao động từ 0 đến 26. Sự khác nhau này có thể là do trong nghiên cứu của Milone lựa chọn những bệnh nhân với ít nhất 10 thuốc được chỉ định trong đơn cũ nên số lượng khác biệt có thể dao động nhiều hơn, còn trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng
  • 50. 41 thuốc trong đơn chỉ dao động từ 4 đến 10 thuốc. Như vậy, hoạt động điều soát thuốc nên chú ý vào những bệnh nhân có chế độ dùng thuốc phức tạp với nhiều thuốc, vì đây là những đối tượng có nguy cơ dẫn đến những sự khác biệt trong việc dùng thuốc so với chỉ định của bác sĩ [17]. Trong số những sự khác biệt mà chúng tôi ghi nhận được chiếm tỉ lệ nhiều nhất là thêm thuốc, theo sau là thay đổi liều, sử dụng thuốc không thường xuyên. Xu hướng này giống với nghiên cứu của Michael E. Ernst (2001) tại một trung tâm thăm khám ngoại trú bang Iowa, Mỹ với thêm thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất (58,8%), sau đó là thay đổi liều (29,6%) [10]. Còn trong một nghiên cứu của Miranda R. Andrus (2010) trên 213 bệnh nhân ngoại trú, thứ tự này là không sử dụng thuốc, thêm thuốc kê đơn và sử dụng khác với hướng dẫn trong đơn [6]. 4.1.1.2. Về lí do dẫn đến những sự khác biệt Phân tích các lí do dẫn đến những sự khác biệt, chúng tôi ghi nhận được các lí do sau. Không sử dụng thuốc Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lí do bệnh nhân không sử dụng thuốc chủ yếu là vì bệnh nhân không đến khám lấy thuốc (58,3%). Nghiên cứu ghi nhận được có khoảng 30% bệnh nhân tham gia nghiên cứu không đến khám đúng định kỳ. Điều này có thể do nhiều yếu tố như lịch sinh hoạt của người bệnh, nơi ở của người bệnh quá xa cơ sở y tế. Ngoài ra cũng có thể do tâm lí chủ quan của người bệnh vì các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng rõ ràng mà tiến triển một cách âm thầm. Ngoài ra một số lí do khác mà chũng tôi ghi nhận được là bệnh nhân thấy sử dụng thuốc không hiệu quả, việc sử dụng thuốc là không cần thiết, bệnh nhân lo ngại tác dụng phụ của thuốc hay ngại dùng nhiều thuốc. Trong một nghiên cứu của Khan M.U và cộng sự (2014) trên 200 bệnh nhân tăng huyết áp cho thấy lí do chính dẫn đến việc bỏ thuốc của bệnh nhân là lo ngại tác dụng phụ của thuốc (25,7%),
  • 51. 42 ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra một số lí do khác như bệnh nhân ngại dùng nhiều thuốc, do bận rộn hay do cảm thấy bất tiện khi dùng thuốc [12]. Như vậy, việc thiếu sự trao đổi thường xuyên và sự tư vấn của nhân viên y tế về tác dụng, hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ của thuốc cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến ý định bỏ thuốc của bệnh nhân. Thay đổi liều Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được đối với sự thay đổi liều, chủ yếu bệnh nhân tự chỉnh liều theo đáp ứng của cơ thể như dựa trên chỉ số huyết áp, đường huyết, nhịp tim. Bệnh nhân thường chỉnh liều dùng trong một ngày bằng cách thay đổi số viên, số lần sử dụng trong ngày hoặc bẻ nửa viên ra để uống. Trong đó chỉ có 7 trong số 37 trường hợp bệnh nhân có thông báo với bác sĩ về việc hiệu chỉnh liều này. Đa số các bệnh nhân chỉnh liều thuốc mà không thông báo bác sĩ cho rằng họ đã quen bệnh và quen thuốc nên việc tham khảo ý kiến bác sĩ là không cần thiết. Tuy nhiên, theo một kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hà cho thấy có 68,9% bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh tăng huyết áp và kiến thức về theo dõi điều trị [1]. Điều này một lần nữa cho thấy tâm lí chủ quan và sự thiếu hiệu quả trong giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ có thể ảnh hưởng đến việc theo dõi hiệu quả điều trị và dung nạp của bệnh nhân. Sử dụng thuốc không thường xuyên Về việc sử dụng thuốc không thường xuyên, đa số bệnh nhân là do quên thuốc (57,6%). Điều này là do chế độ dùng thuốc tại nhà của bệnh nhân phức tạp với nhiều thuốc, liều dùng và thời điểm dùng khác nhau. Mặt khác bệnh nhân lớn tuổi thường sa sút trí nhớ và dẫn đến việc quên thuốc. Nghiên cứu của Trần Thiện Thanh (2014) trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy có 54,12% bệnh nhân trong nghiên cứu này có hiện tượng quên thuốc [3]. Một lí do khác dẫn đến việc bệnh nhân sử dụng thuốc không thường xuyên mà chúng tôi ghi nhận được trong nghiên cứu này là bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc khi
  • 52. 43 nào cảm thấy có bất thường như khi huyết áp cao, đường huyết cao, nhịp tim nhanh. Điều này có thể do đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, trong quá trình điều trị kết quả đạt được thường không rõ ràng như các bệnh khác. Một số bệnh nhân cảm thấy quá trình điều trị dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nên khi việc điều trị đã ổn định thì họ thường tự ý thay đổi việc dùng thuốc. Thay thuốc Về việc thay thuốc, đa số bệnh nhân thấy việc sử dụng thuốc là không hiệu quả và đổi sang các loại thuốc với hoạt chất khác mà họ tin tưởng hơn. Tuy nhiên trong số các bệnh nhân có sự thay thuốc chỉ có 4 trong tổng số 10 bệnh nhân có thông báo với bác sĩ. Việc này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như gặp tương tác thuốc, không đảm bảo hiệu quả điều trị, ngộ độc thuốc. Thêm thuốc Nghiên cứu ghi nhận khoảng 2/3 bệnh nhân sử dụng thực phẩm chức năng. Về các thuốc bệnh nhân sử dụng ngoài đơn chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các thuốc chống đông máu và nhóm thuốc chẹn beta. Bệnh nhân đa số là sử dụng thuốc theo đơn khác như đơn lúc bệnh nhân ra viện, đơn của bác sĩ hoặc bệnh viện khác… Đặc biệt trong số những thuốc bệnh nhân dùng ngoài đơn có chưa tới 50% bệnh nhân thông báo với bác sĩ về việc dùng thêm những thuốc này. Điều này có thể ảnh hưởng đến liệu trình điều trị của bệnh nhân. Việc bác sĩ kê đơn không biết về những thuốc bệnh nhân đang dùng sẽ làm gia tăng nguy cơ lặp thuốc, tương tác thuốc khi chỉ định đơn mới. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được chỉ có khoảng 36% số trường hợp bệnh nhân đến khám được bác sĩ khai thác thông tin về những thuốc bệnh nhân đang dùng ngoài đơn. Điều này cho thấy vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức trong khi những thông tin này có thể khai thác được chỉ bằng một vài biện pháp đơn giản như nhắc nhở bệnh nhân mang theo đơn, vỏ hộp hay liệt kê sẵn những thuốc bệnh nhân đang dùng ở nhà trước khi đến khám.