SlideShare a Scribd company logo
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
ĐỀ CƯƠNG KÌ II VẬT LÝ 7
Câu 1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô,
khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?
Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị
nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra .
Câu 2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời
gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí?
Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát
mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần
nó.
Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó
chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.
Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi
bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị
cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải.
Câu 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng
len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong
buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.
Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm
điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện
trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không
khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ
Câu 5: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.
Câu 6: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào?
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương.
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 1 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
Câu 7: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Cách 1:
- Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích
dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của
hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
+ Cách 2:
- Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân ,tập trung hầu như toàn bộ khối lượng của nguyên tử
mang điện tích dương .
- Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ
nguyên tử và mang điện tích âm .
- Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân
nguyên tử đó . Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện .
- Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật
khác .
- Vật nhận thêm Electron trở thành vật nhiễm điện Âm ; Vật mất bớt Electron trở thành vật
nhiễm điện dương .
Câu 8: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương?
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
Câu 9: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực,cực dương kí hiệu (+) và cực âm (-).
- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của
nguồn điện bằng dây điện.
Câu 10: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 11: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín?
- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch
điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
- Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 2 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
của nguồn điện.
- Dòng điện được cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều
- Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều
Câu 12: Dòng điện có những tác dụng nào?
- Có 5 tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá
học, tác dụng sinh lý
+Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mỗi vật dẫn thông thường,đều làm cho vật dẫn nóng
lên.Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
+Tác dụng phát sáng:Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn,bút thử điện và đèn điốt phát quang
mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
+Tác dụng từ:
-Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
-Mỗi nam châm đều có 2 cực từ, tại đó các vật bằng sắt hoặc bằng thép bị hút mạnh nhất
-Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.Nam châm
điện có tác dụng từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
-Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
+Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung
dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với
cực âm.
+Tác dụng sinh lý:
-Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật.
-Dòng điện có thể gây ra tính mạng cho con người.Phải thận trọng hết sức khi dùng điện,nhất là
mạng điện ở gia đình.Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích
hợp để chữa một số bệnh.
Câu 13: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo?
- Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.
- Kí hiệu cường độ dòng điện là: I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A)
Ngoài ra còn đơn vị nhỏ hơn là miliampe(mA)
- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt dương ampe kế nối về phía cực dương
nguồn điện.
- Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn cường độ dòng điện cần đo
Lưu ý: 1 A = 1000 mA. 1 mA = 0.001 A.
Câu 14: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì?
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế kí hiệu là: U.
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 3 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V ).
Ngoài ra còn đơn vị là milivôn (mV) hay kilôvôn (KV).
- Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế.
- Mắc vôn kế song song với mạch điện sao cho chốt dương vôn kế mắc về phía cực dương của
nguồn điện .
- Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo lớn hơn hiệu điện thế cần đo .
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc
vào mạch.
Lưu ý: 1 kV = 1000 V; 1V = 0,001kV
1 V = 1000 mV; 1mV = 0,001V
Câu 15: a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì ?
b/ Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
a/ - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng
đèn đó.
- Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ
dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn
b/ Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động
bình thường.
Câu 16: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP.
- Trong mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch:
I = I1 = I2
- Trong mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa 2 đầu
mỗi đèn. U13 = U12+U23
Câu 17: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc SONG SONG.
Trả lời:
- Trong mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện
mạch rẽ:
I = I1 + I2
- Trong mạch song song, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là bằng nhau và bằng hiệu điện
thế giữa hai điểm nối chung: U = U1 = U2
Câu 18: Nêu tác dụng của cầu chì
Trả lời: -Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi
đoản mạch.
Câu 19: Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 4 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
Trả lời:
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rỏ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt
điện ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu
Câu 20: Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
Trả lời: Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua làm cho cơ co giật rất mạnh, không thể duổi
tay khỏi dây điện khi chạm phải.
Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người , tương ứng với hiệu điện thế 40V
trở lên đặt vào cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
Câu 21: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các giấy vụn nhỏ?
Trả lời: Trước khi cọ xát trong mổi vật đều có điện tích dương và điện tích âm . Các điện tích
dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử , các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển động xung
quanh hạt nhân.
Câu 22: Ở xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là điamô tạo ra dòng điên để thắp sáng đèn.
Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn?
Trả lời: Để nguồn điện này hoạt thắp sáng đèn cần ấn vào cái lẫy để núm xoay của nó tì sát vào
xe đạp quay(đạp ) cho bánh xe đạp quay. Đồng thời giây nối từ Điamô tới đèn không có chổ hở.
Câu 23: Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (điamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy
có một dây dẩn nối từ điamô tới bóng đèn.
a/ Vì sao đèn vẩn sáng khi điamô hoạt động?
b/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ điamô tới đèn trước của xe đạp?
Trả lời:
a/ Dây thứ hai chính là khung xe đạp(thường bằng sắt) nối cực thứ hai của điamô (vỏ của
điamô) với đầu thứ hai của đèn.
b/ Chú ý điamô có cực dương và cực âm thay đổi luân phiên(nguồn điện xoay chiều)
Khung xe Điamô Dây nối
Câu 24: Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng làm vật liệu dẩn điện, ba vật liệu thường dùng làm
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 5 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
vật cách điện?
Trả lời: + Ba vật liệu thường dùng làm vật liệu dẩn điện: Đồng, sắt, nhôm…
+ Ba vật liệu thường dùng làm vật cách điện: Nhựa, thủy tinh, sứ…
Câu 25: Quan sát dưới các gầm các ôtô chở xăng bao giờ củng thấy có một giây xích sắt. Một
đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chưa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường.
Hãy cho biết dây xích này được sữ dụng như thế để làm gì? Tại sao?
Trả lời: Dùng dây xích sắt để tránh xãy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với
không khí, làm nhiểm điện những phần khác của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh
Câu 26: Người ta sữ dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ?
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao?
Trả lời:
a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000. (Nhiệt độ của nước đang sôi)
b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do
tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng
chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn.
Câu 27: Trong mạch điện có sơ đồ sau, ampe kế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết:
a. Số chỉ của ampe kế A2. + - K
b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2.
Đ1 Đ2
Trả lời:
a/ Số chỉ của ampe kế A2 là: 0,35A
b/ Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 là: I1 = 0,35A.
Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 là: I2 = 0,35A
Câu 28: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau:
a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,4V; U23= 2,5V. + - K
Hãy tính U13.
b. Biết U13= 11,2V; U12= 5,8V. Hãy tính U23.
c. Biết U23= 11,5V; U13= 23,2V. Hãy tính U12.
1 2 3
Giải:
a/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên U13 = U12 + U23 = 2,4V + 2,5V = 4,9V
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 6 -
A1
1 A2
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
b/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên:
U13 = U12 + U23 => U23 = U13 - U12 = 11,2V – 5,8V = 5,4V
c/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên:
U13 = U12 + U23 => U12 = U13 – U23 = 23,2V – 11,5V = 11,7V
Câu 29: Cho mạch điện có sơ đồ sau. Hỏi phải đóng, ngắt các công tắc như thế nào để:
K + -
a. Chỉ có đèn Đ1 sáng.
b. Chỉ có đèn Đ2 sáng. K1 Đ1
c. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng.
K2 Đ2
Trả lời:
a/ K và K1 đóng, K2 mở.
b/ K và K2 đóng, K1 mở
c/ K , K1 , K2 đều đóng.
Câu 30: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia
đình đều có ghi 220V, Hỏi:
a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao
nhiêu?
b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện
thế của mạng điện này là 220V.
Trả lời:
a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là
220`V.
b. Các dụng cụ này được mắc song song ở mạng điện gia đình.
Câu 31: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc
khô bằng lược nhựa, thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm điện âm.
a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa
sang tóc hay ngược lại ?
b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ?
Trả lời:
a, Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa
( lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron.)
b, V ì những sợi tóc đó chúng nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau.
Câu 32. Em hãy tóm tắt quá trình mạ vàng cho một cái đồng hồ? Việc mạ vàng này dựa vào tác
dụng nào của dòng điện ?
Trả lời: Muốn mạ vàng cho một cái đồng hồ ta nối cực dương của nguồn điện với một thỏi kim
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 7 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
loại vàng, cựa âm của nguồn điện với cái đồng hồ. Nhúng cả hai vào trong dung dịch muối vàng
sun phát. Sau một thời gian thì chiếc đồng hồ được mạ một lớp vàng.
- Quá trình mạ vàng dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện.
Câu 33. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt hai đầu bóng đèn vào HĐT U1 = 3V thì dòng
điện qua đèn có cường độ I1, khi đặt đèn vào HĐT U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có
cường độ là I2.
a. So sánh I1 và I2 ? Giải thích ?
b. Phải mắc đèn vào HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ?
Trả lời:
a/ Do U1 < U2 nên I1 < I2 .Vì đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng
đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn và ngược lại.
b/ Phải mắc đèn vào hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường. Vì mổi dụng cụ điện sẽ hoạt
động bình thường khi được sữ dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
Câu 34: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở
trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi
đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người
ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút
các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch
hơn.
Câu 35: Giải thích hiện tượng dông sét:
Trả lời:
Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các
đám mây giông tích điện. Khi đó, giỡa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau hoặc giữa
các đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do
nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm.
- Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét.
Câu 36:Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn
mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn ? Hãy giải thích.
Trả lời : Khi bóng đèn sáng ,nhiệt độ tại dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài ngàn độ (khoãng
25000C) .Với nhiệt độ này ,một số kim loại có thể bị nóng chảy (Vì chúng có nhiệt độ nóng
chảy thấp),Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C)nên với nhiệt độ vào khoảng 25000C
thì vôfram vẫn không bị nóng chảy
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 8 -
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
Nhiệt độ nóng chảy của thép là 13000C ,của đồng là 10830C ...Nên không thể dùng chúng làm
dây tóc bóng đèn được.
Câu 37: Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không
sáng .Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hiện tượng trên ?
Trả lời: Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng trên là:
+Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt
+Dây nối có thể bị đứt ngầm bên trong
+Các đầu nối có thể vặn chưa chặt với hai cực của pin,với hai chốt nối của đèn
+Pin đã quá cũ nên hết điện
Câu 38: Có hai bóng đèn giống hệt nhau, trên mỗi bóng đèn có ghi 110V. Cần phải mắc hai
bóng đèn này song song hay nối tiếp với nhau vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để
các đèn đều sáng bình thường?
Trả lời:
Vì hiệu điện thế định mức của mỗi đèn
là 110V, nhỏ hơn hiệu điện thế của
nguồn là 220V, nên nếu mắc hai bóng
đèn song song thì cả hai đèn sẽ bị hỏng. Mặt khác, khi mắc hai đèn nối tiếp với nhau thì hiệu
điện thế sử dụng của mỗi đèn là: §.
Khi đó hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng nên hai đèn
đều sáng bình thường.
Câu 39: Có hai bóng đèn, trên mỗi bóng có ghi 220V. Cần phải mắc hai bóng đèn đó nối tiếp
hay song song vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để cả hai bóng đèn đều sáng bình
thường? Vì sao?
Trà lời
Vì hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là 220V, để cả hai bóng đèn sáng bình thường thì hiệu
điện thế sử dụng của mỗi bóng đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng. Mặt khác hiệu điện
thế định mức của mỗi bóng đèn lại bằng hiệu điện thế của mạng điện gia đình là 220V. Vì vậy,
nếu mắc song song thì hiệu điện thế của mỗi bóng đèn sẽ là 220V, đúng bằng hiệu điện thế định
mức của các đèn nên cả hai đèn đều sáng bình thường.
Câu 40: Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn giống hệt nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì
chúng đều sáng bình thường. Xác định hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn.
Trả lời
Vì hai bóng đèn giống hệt nhau và lại được mắc nối tiếp với nhau, nên hiệu điện thế giữa hai
đầu mỗi đèn đều bằng nhau. Gọi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn các đèn U1 và U2, hiệu điện thế
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 9 -
220
110( )
2
V=
Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương
của nguồn điện là U.
Ta có:
§.
Như vậy hiệu điện thế sử dụng
của mỗi đèn là 6V. Mặt khác các
đèn đều sáng bình thường nên hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn bằng hiệu điện thế sử dụng của
chúng. Vậy hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn là 6V.
Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 10 -
1 2
12
6( )
2 2
U
U U V= = = =

More Related Content

What's hot

Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật líThi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Sáng Bùi Quang
 
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014Bác Sĩ Meomeo
 
Chương i
Chương iChương i
Chương i
truongxuanloi
 
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật LýĐề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
tuituhoc
 
Tong hop kien thuc vat ly 9
Tong hop kien thuc vat ly 9Tong hop kien thuc vat ly 9
Tong hop kien thuc vat ly 9
Bão Sv
 
Bt 11 nc chuong1,2
Bt 11 nc chuong1,2Bt 11 nc chuong1,2
Bt 11 nc chuong1,2
Tram Phan
 
Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253
 Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253 Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253
Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253Bác Sĩ Meomeo
 
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tietPhong Phạm
 
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
Hoàng Thái Việt
 
Ôn tập học kì 2 vật lý 11
Ôn tập học kì 2 vật lý 11Ôn tập học kì 2 vật lý 11
Ôn tập học kì 2 vật lý 11
youngunoistalented1995
 
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc HàĐề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
dungbeobeo
 
Đề thi đại học 2009 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2009 môn Vật LýĐề thi đại học 2009 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2009 môn Vật Lý
tuituhoc
 
Điện xoay chiều trong đề thi đại học
Điện xoay chiều trong đề thi đại họcĐiện xoay chiều trong đề thi đại học
Điện xoay chiều trong đề thi đại học
youngunoistalented1995
 
100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương
Sửa Máy Tính Quảng Ngãi
 
De thi vat ly 9
De thi vat ly 9De thi vat ly 9
De thi vat ly 9
DoKo.VN Channel
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu camCòi Chú
 
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quát
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quátChuyên đề Định luật Ohm tổng quát
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quátLee Ein
 
Đề thi đại học 2015 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2015 môn Vật LýĐề thi đại học 2015 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2015 môn Vật Lý
tuituhoc
 
Chuong 1 2
Chuong 1 2Chuong 1 2
Chuong 1 2
viendongcomputer
 

What's hot (20)

Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật líThi thử lần 3 tháng 4 vật lí
Thi thử lần 3 tháng 4 vật lí
 
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014
[Vnmath.com] ly-chuyen-le-quy-don-quang-tri-lan2-2014
 
Chương i
Chương iChương i
Chương i
 
De thi vat ly a a1 dh2014 m_825
De thi vat ly a a1 dh2014 m_825De thi vat ly a a1 dh2014 m_825
De thi vat ly a a1 dh2014 m_825
 
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật LýĐề thi đại học 2007 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2007 môn Vật Lý
 
Tong hop kien thuc vat ly 9
Tong hop kien thuc vat ly 9Tong hop kien thuc vat ly 9
Tong hop kien thuc vat ly 9
 
Bt 11 nc chuong1,2
Bt 11 nc chuong1,2Bt 11 nc chuong1,2
Bt 11 nc chuong1,2
 
Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253
 Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253 Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253
Thi-th u-d-ai-hoc-ln-cuoi-thpt-trn-hung-dao.thuvienvatly.com.05d3f.40253
 
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet
[Nguoithay.vn] de thi thu 2013 co dap an chi tiet
 
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
TONG HOP LI THUYET VA BAI TAP VAT LY 11 HOC KY 1
 
Ôn tập học kì 2 vật lý 11
Ôn tập học kì 2 vật lý 11Ôn tập học kì 2 vật lý 11
Ôn tập học kì 2 vật lý 11
 
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc HàĐề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
Đề dự đoán số 1 Đỗ Ngọc Hà
 
Đề thi đại học 2009 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2009 môn Vật LýĐề thi đại học 2009 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2009 môn Vật Lý
 
Điện xoay chiều trong đề thi đại học
Điện xoay chiều trong đề thi đại họcĐiện xoay chiều trong đề thi đại học
Điện xoay chiều trong đề thi đại học
 
100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương100 câu điện tích đề cương
100 câu điện tích đề cương
 
De thi vat ly 9
De thi vat ly 9De thi vat ly 9
De thi vat ly 9
 
Hien tuong tu cam
Hien tuong tu camHien tuong tu cam
Hien tuong tu cam
 
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quát
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quátChuyên đề Định luật Ohm tổng quát
Chuyên đề Định luật Ohm tổng quát
 
Đề thi đại học 2015 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2015 môn Vật LýĐề thi đại học 2015 môn Vật Lý
Đề thi đại học 2015 môn Vật Lý
 
Chuong 1 2
Chuong 1 2Chuong 1 2
Chuong 1 2
 

Viewers also liked

Bụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biếtBụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biết
Nguyễn Quốc
 
1500 cau hoi_ve_dien
1500 cau hoi_ve_dien1500 cau hoi_ve_dien
1500 cau hoi_ve_dienwhywhy1
 
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàngCđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
Cảnh
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
Ngọn Lửa Xanh
 
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành GrouponỨng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
Vu Hoang Tam
 
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
Học Tập Long An
 
Chuong 8 vat lieu dan dien
Chuong 8  vat lieu dan dienChuong 8  vat lieu dan dien
Chuong 8 vat lieu dan dien
Đinh Công Thiện Taydo University
 
7a)bui phoi silic nghe nghiep 2
7a)bui phoi silic nghe nghiep 27a)bui phoi silic nghe nghiep 2
7a)bui phoi silic nghe nghiep 2
yhoc
 
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiChuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiPhát Lê
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Kha Tran Van
 
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7Học Tập Long An
 
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp ánTuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Bồi dưỡng Toán lớp 6
 
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
Bồi dưỡng Toán tiểu học
 

Viewers also liked (14)

Bụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biếtBụi một vài điều cần biết
Bụi một vài điều cần biết
 
1500 cau hoi_ve_dien
1500 cau hoi_ve_dien1500 cau hoi_ve_dien
1500 cau hoi_ve_dien
 
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàngCđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
Cđ một số dạng toán 3 điểm thẳng hàng
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành GrouponỨng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
Ứng dụng SMS Marketing cho ngành Groupon
 
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
N tập hki tiếng anh lớp 6 (with key)
 
Chuong 8 vat lieu dan dien
Chuong 8  vat lieu dan dienChuong 8  vat lieu dan dien
Chuong 8 vat lieu dan dien
 
Toán h kii 10
Toán h kii 10Toán h kii 10
Toán h kii 10
 
7a)bui phoi silic nghe nghiep 2
7a)bui phoi silic nghe nghiep 27a)bui phoi silic nghe nghiep 2
7a)bui phoi silic nghe nghiep 2
 
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muốiChuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
Chuyên đề kim loại tác dụng với dung dịch muối
 
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sốngGiải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
Giải thích một số hiện tượng hóa học thường gặp trong cuộc sống
 
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7
Bài tập ôn thi hkii tiếng anh lớp 7
 
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp ánTuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
Tuyển tập 40 để thi HSG môn Tiếng Anh lớp 6 có đáp án
 
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
70 bài toán tiểu học chọn lọc (Có lời giải hướng dẫn chi tiết)
 

Similar to De cuong on tap vat li hkii 3

Chuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCBChuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCB
viendongcomputer
 
Chuong I & II
Chuong I & IIChuong I & II
Chuong I & II
viendongcomputer
 
5. mạch điện 1
5. mạch điện 15. mạch điện 1
5. mạch điện 1
Carot Bapsulo
 
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản - linh kiện điện tử
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản  - linh kiện điện tửGiáo trình tiếng việt điện tử cơ bản  - linh kiện điện tử
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản - linh kiện điện tử
Huytraining
 
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352Quyen Le
 
Mybinth 131218200511-phpapp02
Mybinth 131218200511-phpapp02Mybinth 131218200511-phpapp02
Mybinth 131218200511-phpapp02
Carot Bapsulo
 
Máy biến thế
Máy biến thếMáy biến thế
Máy biến thế
Hajunior9x
 
Giáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdfGiáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdf
Man_Ebook
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf
PhmVitTin3
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
nataliej4
 
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân ThụCơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Man_Ebook
 
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
nataliej4
 
Dien khi nen smc
Dien   khi nen smcDien   khi nen smc
Dien khi nen smc
Duy Tân
 
Bai 1 dien tich dinh luat culong
Bai 1 dien tich dinh luat culongBai 1 dien tich dinh luat culong
Bai 1 dien tich dinh luat culong
Tham Pham
 
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7    lượng tử ánh sángChuyên đề 7    lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sángHuynh ICT
 
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp ánDòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
tuituhoc
 

Similar to De cuong on tap vat li hkii 3 (20)

Chuong 1 2
Chuong 1 2Chuong 1 2
Chuong 1 2
 
Chuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCBChuong 1 2 DTCB
Chuong 1 2 DTCB
 
Chuong I & II
Chuong I & IIChuong I & II
Chuong I & II
 
5. mạch điện 1
5. mạch điện 15. mạch điện 1
5. mạch điện 1
 
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản - linh kiện điện tử
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản  - linh kiện điện tửGiáo trình tiếng việt điện tử cơ bản  - linh kiện điện tử
Giáo trình tiếng việt điện tử cơ bản - linh kiện điện tử
 
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352
Ly11sach.thuvienvatly.com.c582b.34352
 
Mybinth 131218200511-phpapp02
Mybinth 131218200511-phpapp02Mybinth 131218200511-phpapp02
Mybinth 131218200511-phpapp02
 
Máy biến thế
Máy biến thếMáy biến thế
Máy biến thế
 
Giáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdfGiáo trình Máy điện 1.pdf
Giáo trình Máy điện 1.pdf
 
2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf2839858-210304041614 (1).pdf
2839858-210304041614 (1).pdf
 
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba phaĐồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
Đồ án điện tử công suất: Thiết kế bộ chỉnh lưu hình tia ba pha
 
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân ThụCơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
Cơ sở kỹ thuật điện tử số - Đỗ Xuân Thụ
 
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
Thiết Kế Mạch Nghịch Lưu 300W Dùng Sg 3525 Có Thay Đổi Điện Áp Tần Số Ra Trên...
 
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
CHUYÊN ĐỀ VỀ MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU, MẠCH ĐIỆN PHI TUYẾN HỖ CẢM, TỰ CẢM
 
Chuong 7 8
Chuong 7 8Chuong 7 8
Chuong 7 8
 
Dien khi nen smc
Dien   khi nen smcDien   khi nen smc
Dien khi nen smc
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Bai 1 dien tich dinh luat culong
Bai 1 dien tich dinh luat culongBai 1 dien tich dinh luat culong
Bai 1 dien tich dinh luat culong
 
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7    lượng tử ánh sángChuyên đề 7    lượng tử ánh sáng
Chuyên đề 7 lượng tử ánh sáng
 
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp ánDòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
Dòng điện xoay chiều bài tập minh họa có đáp án
 

De cuong on tap vat li hkii 3

  • 1. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương ĐỀ CƯƠNG KÌ II VẬT LÝ 7 Câu 1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Trả lời: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa cọ xát vào tóc. Cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện . Do đó tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra . Câu 2: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chạm vào không khí? Trả lời: Khi thổi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất. Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? Trả lời: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các bụi vải. Câu 4: Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti. Trả lời: Khi ta cử động cũng như cởi áo, do áo len(dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiểm điện, tương tự như các đám mây dông bị nhiểm điện. Khi đó giữa các phần tử bị nhiểm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lữa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giản nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ Câu 5: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì? - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. - Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện. Câu 6: Có mấy loại điện tích? Các vật tương tác với nhau như thế nào? - Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. - Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 1 -
  • 2. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương Câu 7: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? + Cách 1: - Mọi vật đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Mỗi nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. - Bình thường, tổng điện tích âm của electron có trị số tuyệt đối bằng tổng điện tích dương của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện. + Cách 2: - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân ,tập trung hầu như toàn bộ khối lượng của nguyên tử mang điện tích dương . - Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử và mang điện tích âm . - Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử đó . Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện . - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác ,từ vật này sang vật khác . - Vật nhận thêm Electron trở thành vật nhiễm điện Âm ; Vật mất bớt Electron trở thành vật nhiễm điện dương . Câu 8: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron. Câu 9: Dòng điện là gì? Nguồn điện là gì? Nguồn điện có đặc điểm gì? - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện đều có hai cực,cực dương kí hiệu (+) và cực âm (-). - Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện. Câu 10: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì? - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. - Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 11: Sơ đồ mạch điện, quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín? - Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. - Chiều dòng điện quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 2 -
  • 3. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương của nguồn điện. - Dòng điện được cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều - Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều Câu 12: Dòng điện có những tác dụng nào? - Có 5 tác dụng của dòng điện: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học, tác dụng sinh lý +Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mỗi vật dẫn thông thường,đều làm cho vật dẫn nóng lên.Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng. +Tác dụng phát sáng:Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn,bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. +Tác dụng từ: -Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép. -Mỗi nam châm đều có 2 cực từ, tại đó các vật bằng sắt hoặc bằng thép bị hút mạnh nhất -Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.Nam châm điện có tác dụng từ vì có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép. -Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm. +Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch tạo nên lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm. +Tác dụng sinh lý: -Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và một số động vật. -Dòng điện có thể gây ra tính mạng cho con người.Phải thận trọng hết sức khi dùng điện,nhất là mạng điện ở gia đình.Trong y học người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lý của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh. Câu 13: Cường độ dòng điện cho biết gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo? - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại. - Kí hiệu cường độ dòng điện là: I. - Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe (A) Ngoài ra còn đơn vị nhỏ hơn là miliampe(mA) - Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế. - Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện sao cho chốt dương ampe kế nối về phía cực dương nguồn điện. - Lựa chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn cường độ dòng điện cần đo Lưu ý: 1 A = 1000 mA. 1 mA = 0.001 A. Câu 14: Hiệu điện thế, đơn vị, dụng cụ đo? Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện có ý nghĩa gì? - Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế kí hiệu là: U. Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 3 -
  • 4. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương - Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V ). Ngoài ra còn đơn vị là milivôn (mV) hay kilôvôn (KV). - Dụng cụ đo hiệu điện thế là vôn kế. - Mắc vôn kế song song với mạch điện sao cho chốt dương vôn kế mắc về phía cực dương của nguồn điện . - Lựa chọn vôn kế có giới hạn đo lớn hơn hiệu điện thế cần đo . - Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Lưu ý: 1 kV = 1000 V; 1V = 0,001kV 1 V = 1000 mV; 1mV = 0,001V Câu 15: a/ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cho biết gì ? b/ Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì ? Trả lời: a/ - Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó. - Đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn b/ Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường. Câu 16: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc NỐI TIẾP. - Trong mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I = I1 = I2 - Trong mạch nối tiếp, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi đèn. U13 = U12+U23 Câu 17: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc SONG SONG. Trả lời: - Trong mạch song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2 - Trong mạch song song, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung: U = U1 = U2 Câu 18: Nêu tác dụng của cầu chì Trả lời: -Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch. Câu 19: Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 4 -
  • 5. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương Trả lời: - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn. - Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rỏ cách sử dụng. - Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt điện ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu Câu 20: Nêu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người: Trả lời: Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua làm cho cơ co giật rất mạnh, không thể duổi tay khỏi dây điện khi chạm phải. Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim. Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người , tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt vào cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập. Câu 21: Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các giấy vụn nhỏ? Trả lời: Trước khi cọ xát trong mổi vật đều có điện tích dương và điện tích âm . Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử , các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Câu 22: Ở xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là điamô tạo ra dòng điên để thắp sáng đèn. Hãy cho biết làm thế nào để nguồn điện này hoạt động thắp sáng đèn? Trả lời: Để nguồn điện này hoạt thắp sáng đèn cần ấn vào cái lẫy để núm xoay của nó tì sát vào xe đạp quay(đạp ) cho bánh xe đạp quay. Đồng thời giây nối từ Điamô tới đèn không có chổ hở. Câu 23: Ở nhiều xe đạp có lắp một nguồn điện (điamô) để thắp sáng đèn. Quan sát ta chỉ thấy có một dây dẩn nối từ điamô tới bóng đèn. a/ Vì sao đèn vẩn sáng khi điamô hoạt động? b/ Hãy vẽ sơ đồ mạch điện từ điamô tới đèn trước của xe đạp? Trả lời: a/ Dây thứ hai chính là khung xe đạp(thường bằng sắt) nối cực thứ hai của điamô (vỏ của điamô) với đầu thứ hai của đèn. b/ Chú ý điamô có cực dương và cực âm thay đổi luân phiên(nguồn điện xoay chiều) Khung xe Điamô Dây nối Câu 24: Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng làm vật liệu dẩn điện, ba vật liệu thường dùng làm Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 5 -
  • 6. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương vật cách điện? Trả lời: + Ba vật liệu thường dùng làm vật liệu dẩn điện: Đồng, sắt, nhôm… + Ba vật liệu thường dùng làm vật cách điện: Nhựa, thủy tinh, sứ… Câu 25: Quan sát dưới các gầm các ôtô chở xăng bao giờ củng thấy có một giây xích sắt. Một đầu dây xích này được nối với vỏ thùng chưa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sữ dụng như thế để làm gì? Tại sao? Trả lời: Dùng dây xích sắt để tránh xãy ra cháy, nổ xăng. Vì khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiểm điện những phần khác của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh Câu 26: Người ta sữ dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết: a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là bao nhiêu độ? b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xãy ra? Vì sao? Trả lời: a/ Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là 1000. (Nhiệt độ của nước đang sôi) b/ Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì ấm điện bị cháy, hỏng.Vì khi cạn hết nước, do tác dụng nhiệt của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng(ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hỏa hoạn. Câu 27: Trong mạch điện có sơ đồ sau, ampe kế A1 có số chỉ 0,35A. Hãy cho biết: a. Số chỉ của ampe kế A2. + - K b. Cường độ dòng điện qua các bóng đèn Đ1 và Đ2. Đ1 Đ2 Trả lời: a/ Số chỉ của ampe kế A2 là: 0,35A b/ Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 là: I1 = 0,35A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 là: I2 = 0,35A Câu 28: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ sau: a. Biết các hiệu điện thế U12= 2,4V; U23= 2,5V. + - K Hãy tính U13. b. Biết U13= 11,2V; U12= 5,8V. Hãy tính U23. c. Biết U23= 11,5V; U13= 23,2V. Hãy tính U12. 1 2 3 Giải: a/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên U13 = U12 + U23 = 2,4V + 2,5V = 4,9V Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 6 - A1 1 A2
  • 7. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương b/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên: U13 = U12 + U23 => U23 = U13 - U12 = 11,2V – 5,8V = 5,4V c/ Do hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên: U13 = U12 + U23 => U12 = U13 – U23 = 23,2V – 11,5V = 11,7V Câu 29: Cho mạch điện có sơ đồ sau. Hỏi phải đóng, ngắt các công tắc như thế nào để: K + - a. Chỉ có đèn Đ1 sáng. b. Chỉ có đèn Đ2 sáng. K1 Đ1 c. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều sáng. K2 Đ2 Trả lời: a/ K và K1 đóng, K2 mở. b/ K và K2 đóng, K1 mở c/ K , K1 , K2 đều đóng. Câu 30: Trên hầu hết các bóng đèn, quạt điện và các dụng cụ điện được sử dụng trong các gia đình đều có ghi 220V, Hỏi: a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là bao nhiêu? b. Các dụng cụ này được mắc nối tiếp hay song song ở mạng điện gia đình, biết rằng hiệu điện thế của mạng điện này là 220V. Trả lời: a. Khi các dụng cụ này hoạt động bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ là 220`V. b. Các dụng cụ này được mắc song song ở mạng điện gia đình. Câu 31: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa, thì cả lược và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhiễm điện âm. a) Hỏi sau khi chải, tóc bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc hay ngược lại ? b) Vì sao có những lần sau khi chải tóc thấy có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên ? Trả lời: a, Tóc bị nhiễm điện dương, khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa ( lược nhựa nhận thêm electron, còn tóc mất bớt electron.) b, V ì những sợi tóc đó chúng nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau. Câu 32. Em hãy tóm tắt quá trình mạ vàng cho một cái đồng hồ? Việc mạ vàng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? Trả lời: Muốn mạ vàng cho một cái đồng hồ ta nối cực dương của nguồn điện với một thỏi kim Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 7 -
  • 8. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương loại vàng, cựa âm của nguồn điện với cái đồng hồ. Nhúng cả hai vào trong dung dịch muối vàng sun phát. Sau một thời gian thì chiếc đồng hồ được mạ một lớp vàng. - Quá trình mạ vàng dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện. Câu 33. Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt hai đầu bóng đèn vào HĐT U1 = 3V thì dòng điện qua đèn có cường độ I1, khi đặt đèn vào HĐT U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là I2. a. So sánh I1 và I2 ? Giải thích ? b. Phải mắc đèn vào HĐT bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ? Trả lời: a/ Do U1 < U2 nên I1 < I2 .Vì đối với một bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn càng lớn và ngược lại. b/ Phải mắc đèn vào hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường. Vì mổi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sữ dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó. Câu 34: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích? Trả lời: Trong các xưởng dệt vải thường có các bụi vải bay lơ lửng trong không khí. Các hạt bụi đó gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đến các công nhân làm việc. Vì vậy mà người ta treo các tấm kim loại đã nhiễm điện lên cao để hút bụi, do vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ khác. Như vậy, sức khỏe công nhân được đảm bảo, đồng thời xưởng cũng sạch hơn. Câu 35: Giải thích hiện tượng dông sét: Trả lời: Khi những giọt nước nhỏ của luồng không khí bốc lên cao, chúng cọ xát với nhau tạo thành các đám mây giông tích điện. Khi đó, giỡa các đám mây giông tích điện cọ xát với nhau hoặc giữa các đám mây giông vơí mặt đất xuất hiện tia lửa điện, phát ea ánh sáng chói lòa gọi là chớp. Do nhiệt độ cao của các tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa hai đám mây gọi là sấm. - Tiếng nổ kèm theo khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất gọi là sét. Câu 36:Vì sao khi chế tạo bóng đèn, người ta thường chọn vônfram để làm dây tóc bóng đèn mà không chọn các vật liệu bằng kim loại khác như sắt, thép chẳng hạn ? Hãy giải thích. Trả lời : Khi bóng đèn sáng ,nhiệt độ tại dây tóc bóng đèn có thể lên tới vài ngàn độ (khoãng 25000C) .Với nhiệt độ này ,một số kim loại có thể bị nóng chảy (Vì chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp),Vônfram có nhiệt độ nóng chảy cao (33700C)nên với nhiệt độ vào khoảng 25000C thì vôfram vẫn không bị nóng chảy Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 8 -
  • 9. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương Nhiệt độ nóng chảy của thép là 13000C ,của đồng là 10830C ...Nên không thể dùng chúng làm dây tóc bóng đèn được. Câu 37: Một học sinh nối hai cực của một viên pin với một bóng đèn nhỏ thấy đèn không sáng .Theo em những nguyên nhân nào có thể dẫn đến hiện tượng trên ? Trả lời: Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng trên là: +Dây tóc bóng đèn có thể bị đứt +Dây nối có thể bị đứt ngầm bên trong +Các đầu nối có thể vặn chưa chặt với hai cực của pin,với hai chốt nối của đèn +Pin đã quá cũ nên hết điện Câu 38: Có hai bóng đèn giống hệt nhau, trên mỗi bóng đèn có ghi 110V. Cần phải mắc hai bóng đèn này song song hay nối tiếp với nhau vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để các đèn đều sáng bình thường? Trả lời: Vì hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là 110V, nhỏ hơn hiệu điện thế của nguồn là 220V, nên nếu mắc hai bóng đèn song song thì cả hai đèn sẽ bị hỏng. Mặt khác, khi mắc hai đèn nối tiếp với nhau thì hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn là: §. Khi đó hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng nên hai đèn đều sáng bình thường. Câu 39: Có hai bóng đèn, trên mỗi bóng có ghi 220V. Cần phải mắc hai bóng đèn đó nối tiếp hay song song vào mạng điện gia đình có hiệu điện thế 220V để cả hai bóng đèn đều sáng bình thường? Vì sao? Trà lời Vì hiệu điện thế định mức của mỗi đèn là 220V, để cả hai bóng đèn sáng bình thường thì hiệu điện thế sử dụng của mỗi bóng đèn bằng hiệu điện thế định mức của chúng. Mặt khác hiệu điện thế định mức của mỗi bóng đèn lại bằng hiệu điện thế của mạng điện gia đình là 220V. Vì vậy, nếu mắc song song thì hiệu điện thế của mỗi bóng đèn sẽ là 220V, đúng bằng hiệu điện thế định mức của các đèn nên cả hai đèn đều sáng bình thường. Câu 40: Khi mắc nối tiếp hai bóng đèn giống hệt nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V thì chúng đều sáng bình thường. Xác định hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn. Trả lời Vì hai bóng đèn giống hệt nhau và lại được mắc nối tiếp với nhau, nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn đều bằng nhau. Gọi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn các đèn U1 và U2, hiệu điện thế Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 9 - 220 110( ) 2 V=
  • 10. Trần Hưng Đạo Đức – Hưng Đạo Đại Vương của nguồn điện là U. Ta có: §. Như vậy hiệu điện thế sử dụng của mỗi đèn là 6V. Mặt khác các đèn đều sáng bình thường nên hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn bằng hiệu điện thế sử dụng của chúng. Vậy hiệu điện thế ghi trên mỗi đèn là 6V. Lớp 7a5 – Trường THCS Cao Bá Quát - 10 - 1 2 12 6( ) 2 2 U U U V= = = =