SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
ĐA NIỆU
Võ Thành Liêm
1. Tình huống lâm sàng ví dụ
1.1. Tình huống 1
1.1.1. Thông tin
Bệnh nhân nữ, 47 tuổi đến khám phòng khám bác sĩ gia đình vì đi tiểu nhiều lần kéo
dài từ hơn 7 tháng. Cụ thể, bệnh nhân than buồn tiểu sau khoảng mỗi 1-1,5h, lượng nước
tiểu nhiều, trắng trong, không có cảm giác đau hay khó chịu khi tiểu, tiểu nhiều xuất hiện
rải đều trong ngày nên làm cho bệnh nhân sợ không dám đi xa hoặc đến những nơi không
có nhà vệ sinh. Bệnh nhân cũng than có tiểu đêm 3-4 lần/đêm và đôi khi gây mất ngủ.
Bệnh nhân đã đi khám tại nhiều nơi và đều được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Tuy
vậy, theo như bệnh nhân thì các toa thuốc điều trị đều không giúp giảm tình trạng tiểu nhiều
này. Về tiền căn hiện chưa ghi nhận bệnh lý nội ngoại khoa phối hợp. Kinh nguyệt không
đều đã kéo dài từ khoảng 1 năm nay. BN vẫn còn độc thân, sống cùng với ba mẹ. Công
việc chính là bán tạp hóa tại nhà.
Theo lời dặn của lần khám trước, bệnh nhân có mang lưu lại nước tiểu 24h (khoảng
2450 ml nước) và mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy. Kết quả phân tích tích nước tiểu
24h ghi nhận tỷ trọng nước tiểu 1.015, pH=5, độ thẩm thấu nước tiểu là 220 mOsmol/L,
không có bạch cầu, không có hồng cầu, Nitrite âm tính, các thông số khác âm tính. Riêng
mẫu nước tiểu ngay sau khi thức có màu vàng trong. Kết quả sinh hóa máu ghi nhận
Na=136 mmol/L, Cl=98 mmol/L, K=3,7 mmol/L. Các kết quả về công thức máu chưa ghi
nhận bất thường.
Khám thấy tổng trạng trung bình, da niêm hồng, sinh hiệu trong giới hạn bình thường.
Khám các hệ cơ quan chưa ghi nhận bất thường.
1.1.2. Câu hỏi gợi ý tình huống:
 Với thông tin này có thể gợi ý chứng tiểu nhiều do nguyên nhân gì ?
 Việc xử trí trong tình huống này bao gồm những gì?
1.1.3. Tóm tắt - phân tích tình huống
Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, đến khám vì đa niệu với lượng nước tiểu nhiều (khoảng 2450
ml/24h) từ nhiều tháng qua, không dấu kích thích bàng quang. Nước tiểu đầu giấc sáng có
dấu cô đặc nước tiểu. Các rối loạn phối hợp bao gồm mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Kết
quả xét nghiệm nước tiểu và sinh hóa chưa ghi nhận bất thường.
Trường hợp này có nước tiểu nhược trương nên được xếp vào nhóm đa niệu nhược
trương. Do nước tiểu đầu giấc sáng có màu vàng trong, gợi ý khả năng cô đặc nước tiểu
của thận vẫn được bảo tồn. Tổng phân tích nước tiểu 24h có tỷ trọng nước tiểu 1.015 nằm
trong khoảng giới hạn thấp không gợi ý tình trạng lợi niệu thẩm thấu. Xét nghiệm sinh hóa
máu không thấy có Na máu nằm ở ngưỡng giá trị thấp. Cả 3 thông tin vừa rồi đều gợi ý
tình trạng quá tải dịch do uống nhiều (chứng uống nhiều) hơn là bệnh lý nội tiết tố (của thể
đái tháo nhạt tại thận và trung ương). Ngoài ra, đặc điểm rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh
nguyệt cũng hướng đến khả năng chẩn đoán này.
Việc điều trị tập trung vào tư vấn – giải thích thói quen uống nước nhiều gây ra đa
niệu. Bệnh nhân cũng cần được khẳng định không có bệnh lý thận phối hợp, từ đó giúp
tăng tuân thủ điều trị
2. Danh mục chuyên đề
ĐA NIỆU ........................................................................................................................1
1. Tình huống lâm sàng ví dụ ...................................................................................1
1.1. Tình huống 1..................................................................................................1
1.2. Tình huống 2..............................................Error! Bookmark not defined.
2. Danh mục chuyên đề.............................................................................................2
3. Các câu hỏi liên quan............................................................................................2
3.1. Định nghĩa......................................................................................................2
3.2. Nguyên nhân ..................................................................................................3
3.3. Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán ...................................................................4
3.4. Bệnh sử gia đình và chẩn đoán .....................................................................5
3.5. Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu ...........................................5
3.6. Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán.................................................................6
3.7. Nghiệm pháp kiêng nước ..............................................................................6
3.8. Đa niệu thẩm thấu..........................................................................................7
3.9. Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu ...........................8
3.10. Nồng độ thẩm thấu ........................................................................................8
3.11. Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu...............................................................9
4. Tham khảo .............................................................................................................9
3. Các câu hỏi liên quan
3.1. Định nghĩa
Đa niệu được định nghĩa là tình trạng có lượng nước tiểu vượt quá 3 lít/ ngày đối với
người trưởng thành hoặc nhiều hơn 2 lít/m2 diện tích cơ thể nếu sử dụng đối trẻ em. Triệu
chứng này cần được phân biệt trong lâm sàng với các triệu chứng tiểu nhiều (đi tiểu nhiều
lần trong ngày thường liên quan đến tình trạng bệnh lý của hệ niệu như nhiễm trùng tiểu,
sỏi đường tiểu, u bướu đường tiểu) hoặc triệu chứng tiểu đêm (đi tiểu nhiều lần ban đêm).
Đặc biệt với than phiền tiểu đêm là không tương đương với tiểu nhiều độc lập; tiểu đêm
đối với người bệnh là tình trạng đi tiểu nhiều lần ban đêm chứ không nhất thiết phải là tình
trạng tăng sản xuất số lượng nước tiểu vào ban đêm.
3.2. Nguyên nhân
Hình 3.1: tiếp cận chẩn đoán trường hợp đa niệu
Trong bối cảnh chăm sóc ngoại trú, việc tiếp cận nhanh đầu tiên là cần tách bạch
nhanh chóng 2 nhóm nguyên nhân là đa niệu ưu trương (đa niệu thẩm thấu với nồng độ
osmol của nước tiểu >250 mosmol/L) và đa niệu nhược trương (đa niệu không thẩm thấu
với nồng độ osmol của nước tiểu >250 mosmol/L). Cơ chế bệnh sinh của đa niệu ưu trương
là do nồng độ thẩm thấu cao trong nước tiểu đã kéo nước ra khỏi thận, làm tăng lượng nước
tiểu tại thận gây đa niệu. Bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm này là bệnh đái tháo đường
kiểm soát kém (cả type I và type II). Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể có như sử
dụng các thuốc lợi tiểu thẩm thấu như Mannitol, Glucose, Dextran, thuốc cản quang, đa
niệu do tăng urê máu sau suy thận cấp …
Sau khi đã loại trừ được đa niệu thẩm thấu, nhóm bệnh còn lại là đa niệu không thẩm
thấu, trong đó chúng ta có thể phân các nguyên nhân làm 3 nhóm nguyên nhân lớn: chứng
uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) thường gặp chủ yếu ở trẻ vị thành niên và
người trưởng thành, đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) và đái tháo nhạt
do thận (nephrogenic diabetes insipidus)
Chứng uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) hay còn được gọi là chứng uống
nhiều do nguyên nhân tâm thần) có điểm đặc trưng là gia tăng lượng nước sử dụng trong
ngày. Chứng này thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, hoặc những bệnh nhân ít nhiều
có những triệu chứng – bệnh lý về tâm thần, trong đó bao gồm những bệnh nhân có sử
dụng thuốc phenothiazine (thuốc trị tâm thần phân liệt) do thuốc có tác dụng phụ gây khô
miệng có thể gây uống nước nhiều. Chứng uống nhiều nguyên phát cũng có thể có nguồn
gốc là bệnh thực thể như trong bệnh lý tổn thương vùng hạ đồi, ảnh hưởng đến nhân điều
hòa cảm giác khát và gây uống nhiều (như trong tình huống bệnh sarcoidosis có thể có
thẩm nhuận và gây thương tổn tại vùng hạ đồi tuyến yên1
).
Đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) hay còn gọi là bệnh đái tháo
nhạt do nguyên nhân thần kinh được xem có cơ chế chủ yếu do sự giảm tiết hormone kháng
lợi niệu (ADH antidiuretic hormone). Nguyên nhân trong phần lớn các trường hợp thường
là vô căn (có thể do cơ chế bệnh tự miễn, cơ thể tạo ra tự kháng thể và tấn công vào mô tế
bào tiết ADH). Bên cạnh đó, một số tình huống có thể gây bệnh này như chấn thương, phẫu
thuật vùng tuyến yên, thiếu máu não, nhồi máu não vùng tuyến yên, u bướu vùng tuyến
yên. Có tác giả báo cáo các tình huống lâm sàng của đái tháo nhạt trung ương có tính chất
gia đình2
.
Đái tháo nhạt do nguyên nhân thận: đặc trưng của nhóm bệnh lý này là nồng độ ADH
trong máu là bình thường, trong khi đó thì mức độ đáp ứng của thận đối với hormon này
thì giảm, đưa đến tình trạng là giảm lượng nước được tái hấp thu tại thận. Trong thực tế
lâm sàng, cơ chế giảm nhậy cảm của thận với ADH gây đa niệu là rất thường gặp, và
thường là ở thể nhẹ. Bệnh có thể là hậu quả của bất kỳ bệnh lý tại thận hoặc đơn giản chỉ
là giảm chức năng thận do tuổi tác, làm ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thu nước. Thông
thường, các tổn thương không nặng nề đến mức có thể gây triệu chứng đa niệu rõ (xem
thêm bài đái tháo nhạt tại thận để rõ các nguyên nhân).
3.3. Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán
Trong phần lớn các trường hợp, bệnh sử và hỏi bệnh kỹ cho phép chúng ta gợi ý
nguyên nhân của đa niệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên biệt sẽ có vai trò trong
trường hợp bệnh sử chưa rõ ràng hoặc trong đối với những bệnh hiếm gặp.
Liên quan đến thời điểm khởi bệnh, đây là một yếu tố gợi ý quan trọng. Đối với đa
niệu do nguyên nhân tại thận của bệnh lý di truyền, bệnh cảnh thường có biểu hiện nặng
nề với dấu mất nước, tăng natri máu, và quan trọng là xuất hiện rất sớm ở những tuần tuổi
đầu tiên của trẻ. Đối với bệnh lý di truyền tính trạng lặng, triệu chứng đa niệu có thể có
yếu tố gia đình, xuất hiện trễ trong những năm đầu tiên của cuộc đời do thận vẫn đảm bảo
được ít nhiều khả năng cô đặc nước tiểu.
Đối với người trưởng thành, bệnh cảnh diễn tiến từ từ thường gặp đối với bệnh đái
tháo nhạt tại thận, diễn tiến đột ngột gợi ý nghĩ đến bệnh đáo tháo nhạt trung ương. Còn
đối với tình huống đái tháo nhạt do chứng uống nhiều, người bệnh thường không cảm thấy
khó chịu, không than phiền vì đa niệu; do vậy, bệnh cảnh thường gặp trong ngoại trú là
bệnh nhân đến khám vì các vấn đề liên quan đến tâm lý – tâm thần như biếng ăn, suy
nhược, mất ngủ. Cá biệt, có trường hợp được người thân đưa đi khám bệnh tầm soát vì lo
sợ bị bệnh đái tháo đường.
Tiểu đêm (tiểu nhiều lần vào ban đêm) có thể là dấu hiệu báo động sớm nhất của
bệnh đái tháo nhạt vì bệnh nhân có thể dễ dàng ghi nhận tình trạng tiểu nhiều lần trong
đêm gây mất ngủ. Chính triệu chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
buộc bệnh nhân đi khám bệnh chứ không phải tình trạng tiểu nhiều. Một trong những lý do
là vì số lượng nước tiểu tăng trong đa niệu rất khó đánh giá trong thực tế. Bệnh nhân cũng
có thể lý giải đa niệu là do uống nhiều nước, trong khi đó việc uống nước nhiều có thể vừa
là nguyên nhân vừa là hậu quả của triệu chứng đa niệu. Trong thực hành ngoại trú, bản
thân triệu chứng tiểu đêm không giúp nhiều trong chẩn đoán nguyên nhân của đái tháo
nhạt. (xem thêm bài tiếp cận chẩn đoán triệu chứng tiểu đêm để có thêm thông tin).
Để gợi ý chẩn đoán, triệu chứng tiểu đêm cần được phân tích với các triệu chứng
khác. Cụ thể, nếu tiểu đêm kèm đa niệu chủ yếu ban đêm trên bệnh nhân nam >50 tuổi có
thể gợi ý bệnh lý tiền liệt tuyến. Tiểu đêm nhiều lần với đặc trưng bệnh nhân buồn tiểu khi
đang thức có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hơn là các bệnh
lý tại thận. Ngược lại than phiền đang ngủ ngon giấc buộc phải thức giấc để đi tiểu với
lượng nước tiểu nhiều lại là dấu hiệu gợi ý của tình trạng ứ nước trong cơ thể và cần phải
thải ra ngoài, gặp trong các tình huống bệnh lý phù trung tâm (bệnh tim, gan, thận...), suy
tĩnh mạch chi dưới, mang thai các tháng cuối, thói quen uống nước trước khi ngủ. Nếu
bệnh nhân có triệu chứng phù chi dưới hoặc phù vùng xương cụt (biểu hiện của phù kín
đáo trung ương) thì càng củng cố giả thuyết của đa niệu do phù. Khi đêm đến, bệnh nhân
đi ngủ, chính tư thế nằm giúp dẫn lưu máu về tim và thận tốt hơn, đưa đến tạo nước tiểu
nhiều hơn và gây đa niệu.
Tiểu đêm với nước tiểu đầu giấc sáng có vẻ đậm đặc (nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu
gợi ý nước tiểu đậm đặc, chức năng cô đặc nước tiểu của thận còn tốt. Tuy nhiên dấu hiệu
này không đúng trong tất cả các trường hợp) có thể gợi ý nguyên nhân đa niệu là do chứng
uống nhiều. Lý do ban đêm BN không uống nước (vì bận ngủ…!!), nước tiểu đậm đặc thể
hiện thận vẫn có thể cô đặc nước tiểu được, do vậy có thể loại trừ 2 bệnh cảnh đái tháo nhạt
trung ương và tại thận. Để khẳng định, chúng ta chỉ cần đo nồng độ thẩm thấu của nước
tiểu đầu giấc sáng. Nếu nồng độ thẩm thấu cao (thông thường nhịn ăn và uống qua đêm thì
độ thẩm thấu nước tiểu nằm trong khoảng >850mosmol/L).
Triệu chứng khát nước, uống nước nhiều thường không giúp nhiều trong chẩn đoán
vì tất cả các thể bệnh đều có triệu chứng này. Trên lâm sàng, rất khó phân biệt phân biệt
uống nước nhiều là nguyên nhân của tiểu nhiều hoặc chính việc tiểu nhiều làm mất nước
nên bệnh nhân khát nhiều và uống nhiều. Để phân biệt, xét nghiệm nồng độ thẩm thấu của
máu và nước tiểu sẽ giúp định hướng chẩn đoán (xem ở phía dưới).
3.4. Bệnh sử gia đình và chẩn đoán
Cả với bệnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận đều có những thể bệnh mang tính
chất gia đình. Đối với trường hợp có nhiều người cùng có biểu hiện đa niệu, thông thường
chỉ ở mức độ giới hạn, nguyên nhân bệnh do đột biến nhiễm sắc thể thể lặng di truyền giữa
các thành viên trong gia đình3
. Do vậy, việc phát hiện tính chất gia đình của triệu chứng đa
niệu ngoài việc giúp gợi ý nguyên nhân bệnh, ngoài ra còn giúp tầm soát phát hiện các
trường hợp có bệnh nhưng không triệu chứng. Điểm cần thiết là tư vấn phù hợp, gởi khám
chuyên khoa để khảo sát chuyên sâu phù hợp.
Cơ chế của các thể bệnh này có liên quan đến hoặc là khiếm khuyết giảm sản xuất
hormone kháng lợi niệu ADH hoặc là giảm đáp ứng của thận với kích thích của ADH. Tùy
theo mức độ khiếm khuyết mà lâm sàng sẽ có biểu hiện ở mức độ đa niệu khác nhau.
3.5. Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu
Trong 3 nhóm nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt (nhược trương): chứng uống
nhiều, đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt tại thận đều có biểu hiện bằng triệu chứng
đa niệu và nồng độ thẩm thấu nước tiểu thấp.
Đối với chứng uống nhiều thì đa niệu là đáp ứng với tình trạng lượng nước uống vào
nhiều. Ngược lại, đối với bệnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận, đa niệu là biểu hiện
không tương ứng với lượng nước uống vào. Trên cơ sở nhận định đó, chúng ta có thể xét
nghiệm nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu để phân biệt 3 nhóm nguyên nhân này.
Nồng độ thẩm thấu của máu có giá trị 280-296 mosmol/L máu. Chúng ta có thể ước
lượng nồng độ thẩm thấu máu thông qua công thức
Áp lực thẩm thấu máu = Natri (mmol/L) x 2 + urê máu (mmol/L) + đường máu
(mmol/L)
Trong lâm sàng, nồng độ Natri máu được thực hiện dễ hơn nên chúng ta có thể dựa
vào nồng độ Natri máu để gián tiếp đánh giá nồng độ thẩm thấu máu. Giá trị bình thường
của Natri máu là 138-142 mmol/L. Vậy có 3 tình huống khi đánh giá nồng độ Natri máu
và áp lực thẩm thấu nước tiểu:
 Nồng độ Natri máu giảm (<137 mmol/L) và nồng độ thẩm thấu nước tiểu
thấp (thấp hơn ½ nồng độ thẩm thấu của máu): nghĩ nhiều đến nguyên nhân
quá tải nước, có thể do chứng uống nhiều.
 Nồng độ Natri máu tăng (>142 mmol/L) có thể nghĩ đến tình trạng mất nước
không hợp lý trong bệnh cảnh đa niệu. Và nếu nồng độ thẩm thấu của nước
tiểu thấp thì bệnh đái tháo nhạt là chẩn đoán hàng đầu (có thể nguyên nhân
trung ương hoặc tại thận).
 Nếu nồng độ Natri máu bình thường và độ thẩm thấu của nước tiểu >600
mosmol/L thì có thể loại trừ bệnh lý đái tháo nhạt.
3.6. Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán
Việc định lượng nước tiểu 24h giúp xác định tình trạng đa niệu. Tuy vậy, giá trị chẩn
đoán của thông tin từ lượng nước tiểu 24h còn rất hạn chế, nó không cho phép xác định
được nguyên nhân đái tháo nhạt. Bên cạnh đó, việc lưu trữ và xác định thể tích cũng không
đơn giản. Đôi khi bệnh nhân quên không lưu nước tiểu lại (đi trực tiếp vào bồn vệ sinh)
hoặc do bất tiện khi cần đi ra ngoài, đi làm… không thể lưu nước tiểu.
Để khắc phục hạn chế đó, chúng ta có thể yêu cầu lưu nước tiểu 8h hoặc lưu nước
tiểu qua đêm. Tuy vậy, việc đánh giá của chỉ số nước tiểu này cũng không giống với đánh
giá nước tiểu 24h do việc tiết hormone ADH và thói quen ăn uống thay đổi tùy theo thời
điểm trong ngày làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
3.7. Nghiệm pháp kiêng nước
Mặc dù nồng độ Natri máu và độ thẩm thấu nước cho phép gợi ý nhanh nhóm nguyên
nhân, việc chẩn đoán vẫn phải dựa trên kết quả của nghiệm pháp kiêng nước. Đây là kỹ
thuật chuyên sâu, chỉ được thực hiện với bệnh nhân được theo dõi tốt và có sự tuân thủ -
hợp tác tốt. Do vậy, nghiệm pháp này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân là người trưởng
thành và đang nhập viện điều trị nội trú.
Nghiệm pháp được thực hiện bằng việc cho kiêng nước, đánh giá lượng nước tiểu
mỗi giờ, đồng thời xét nghiệm đo nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu mỗi 2 giờ. Theo
khuyến cáo thì bệnh nhân cần ngưng uống nước 2-3h trước khi đến phòng khám hoặc trước
khi bắt đầu nghiệm pháp kiêng nước.
Nghiệm pháp kiêng nước ở người trưởng thành được kéo dài đến khi nào một trong
các tiêu chí sau thỏa4
:
 Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu đạt đến mức bình thường (>600
mosmol/L), cho thấy rằng cơ thể đã tiết ra ADH đủ và thận đã đáp ứng tốt
với kích thích của ADH. Bệnh nhân có đái tháo nhạt bán phần thường không
có nước tiểu đạt được đến nồng độ thẩm thấu đó.
 Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu ổn định không tăng qua 2-3 mẫu thử nước
tiểu liên tiếp và nồng độ thẩm thấu của máu tăng liên tục.
 Nồng độ thẩm thấu của máu vượt 295-300 mosmol/L hoặc nồng độ Natri
máu >145 meq/L.
Với 2 tình huống cuối, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng desmopressin (10 mcg phun
qua mũi hoặc 4mcg tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch). Nồng độ thẩm thấu của máu và
nước tiểu được đánh giá mỗi 30 phút trong 2h. Điểm quan trọng cần lưu ý là cần phải loại
trừ nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, sẽ gây pha loãng nước tiểu, ảnh hưởng đến kết quả
đánh giá.
Đối với bệnh nhân là trẻ em – trẻ sơ sinh, việc kiêng nước không thể thực hiện được
(trong trường hợp nghi ngờ khiếm khuyết gen gây đái tháo nhạt do thận với biểu hiện nồng
độ thẩm thấu của máu tăng và của nước tiểu giảm <200mosmol/L), nghiệm pháp truyền
desmopressin (dạng ADH ngoại sinh) vào mạch máu hoặc tiêm dưới da cho phép có kết
luận tương tự với nghiệm pháp kiêng nước. Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu được đo tại
nhiều thời điểm khác nhau trước trong và sau khi truyền thuốc. Nếu nồng độ thẩm thấu của
nước tiểu không tăng hơn 100 mosmol/L so với trước khi truyền thuốc thì có thể chẩn đoán
bệnh đái tháo nhạt do thận và cần có chỉ định làm phân tích gen3
.
3.8. Đa niệu thẩm thấu
Như đã trình bày ở mục đầu tiên, đa niệu thẩm thấu có bệnh cảnh đặc thù và cần được
loại trừ đầu tiên. Cơ chế bệnh sinh của nhóm này là do có tình trạng tăng áp lực thẩm thấu
của nước tiểu do tăng nồng độ những chất tan trong nước, hiện diện trong nước tiểu do
thận không hấp thu, đưa đến kéo nước ra khỏi thận và gây tình trạng đa niệu.
Các nguyên nhân chính của bệnh cảnh đa niệu thẩm thấu là:
3.8.1. Đa niệu do đường niệu
Là đặc trưng của bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, và cũng là nguyên
nhân của phần lớn trường hợp bệnh đái tháo nhạt do thẩm thấu trong bối cảnh ngoại trú.
Đối với bệnh đái tháo đường type 1 lệ thuộc hoàn toàn insulin, nồng độ đường trong
máu tăng cao vượt quá ngưỡng hấp thu của thận. Hậu quả là đường sẽ xuất hiện trong nước
tiểu gây tăng nồng độ thẩm thấu của nước tiểu và gây đa niệu. Bệnh nhân sẽ có tăng cả áp
lực thẩm thấu của máu (do tăng glucose máu, do mất nước) và của nước tiểu, gây cảm giác
khát và uống nước nhiều. Đây chính là cơ chể giải thích bệnh cảnh điển hình của đái tháo
đường type I là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều.
Đối với đái tháo đường type II, chỉ ở trường hợp đường huyết chưa được kiểm soát
tốt mới có biểu hiện đa niệu. Cơ chế cũng tương tự như đái tháo đường type I.
Lưu ý, với trường hợp bệnh nhân có đái tháo nhạt trung ương nhưng được cho truyền
dịch với lượng lớn dextrose thì cũng có thể gây tình trạng đa niệu với đường trong nước
tiểu4
.
3.8.2. Đa niệu do tăng ure
Bản thân urê là một chất gây tăng độ thẩm thấu, đồng thời là chất được thận đào thải
qua nước tiểu. Do vậy, sẽ có triệu chứng đa niệu nếu có tăng urê máu, gặp trong các tình
huống sau:
 Giai đoạn hồi phục sau bệnh tăng urê máu (bệnh suy thận cấp, bệnh cầu
thận cấp)
 Thoái dưỡng mô và đạm (gặp trong chấn thương), làm tăng sản xuất urê
máu
 Tăng sử dụng đạm (qua ăn uống hoặc qua truyền thuốc) làm tăng sản xuất
urê máu.
3.8.3. Đa niệu do thải muối
Truyền dịch lượng nhiều (Normal saline) hoặc ở giai đoạn hồi phục sau thuyên tắc
đường niệu hoàn toàn (sỏi niệu quản 2 bên, sỏi bàng quang, bướu tiền liệt tuyến…) có thể
gây tình trạng đa niệu thải muối. Bệnh cảnh này có thể phân biệt với đái tháo nhạt thông
qua bệnh sử chi tiết. Trong trường hợp khó, xét nghiệm nước tiểu có nồng độ thẩm thấu
>300 mosmol/L giúp loại trừ đái tháo nhạt. Một điểm lưu ý là tổng lượng chất hòa tan và
thải ra trong nước tiểu trong 24h nằm trong khoảng giới hạn sinh lý từ 600 mosmol đối với
chế độ dinh dưỡng bình thường. Thông qua đó, chúng ta có thể gợi ý chẩn đoán đa niệu do
thải muối.
3.9. Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu
Lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h. Thuận tiện nhất là yêu cầu bệnh nhân tiểu vào một
chai nước (chai nhựa) bắt đầu từ 7h sáng ngày hôm trước cho đến 7h ngày đi khám bệnh.
Không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn khi tiến hành đo độ thẩm thấu.
Trong trường hợp để loại trừ chứng uống nhiều do tâm thần, có thể yêu cầu bệnh
nhân giới hạn và ghi chú cụ thể lượng nước uống trong ngày trước khi đến khám bệnh.
Ngoài ra, cần yêu cầu bệnh nhân liệt kê các thuốc đã dùng trong ngày, chú ý các
thuốc gây lợi tiểu.
3.10. Nồng độ thẩm thấu
Độ thẩm thấu là số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong 1 kg hoặc một lít
dịch cơ thể. Dịch này có thể là máu hoặc nước tiểu. Đối với trường hợp nước tiểu, chỉ số
này phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận.
Bình thường, nồng độ thẩm thấu có thể thay đổi từ 50 mosmol/L (tiểu nhạt) đến 1200
mosmol/L (tiểu đặc). Nồng độ thẩm thấu nước tiểu có thể tăng cao sau một đêm nhịn đói,
sau khi nhịn nước.
3.11. Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu.
Hormon chống bài niệu (ADH), còn được biết như là vasopressin, được sản xuất tại
vùng hạ đồi mà cụ thể là thùy sau của tuyến yên. ADH được phóng thích khi có áp lực
thẩm thấu của máu tăng (tình trạng máu bị cô đặc và mất nước tương đối trong lòng mạch).
ADH sẽ có tác dụng làm tăng tái hấp thu dịch ở ống lượn xa và ống góp của cầu thận, gây
hiệu quả tái hấp thu nước và cô đặc nước tiểu. Giá trị bình thường của ADH máu là từ 1-
13,3 ng/L
Xét nghiệm đo nồng độ ADH được chỉ định trong trường hợp nghiệm pháp kiêng
nước không cung cấp đủ bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân hoặc thể bệnh (3 nhóm
nguyên nhân).Kết quả diễn giải của xét nghiệm đo nồng độ ADH cần phải được phân tích
trên song hành với nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu. Có 2 tình huống sau:
 Nếu nồng độ của ADH máu có gia tăng khi có sự tăng áp lực thẩm thấu máu
tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương.
 Nếu áp lực thẩm thấu của nước tiểu có tăng cùng với nồng độ ADH máu
tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt tại thận.
Tuy nhiên, nồng độ ADH máu có thể bị sai lệch trong các tính huống sau5
:
 Các bộ xét nghiệm hiện nay (loại dùng cho cả nước tiểu và máu) có độ nhậy
thấp, nhất là đối với mức nồng độ ADH dưới 3ng/L.
 ADH không bền vững trong mẫu máu ngay khi được lưu trữ tốt, do vậy gửi
bệnh phẩm đi xa có thể ảnh hưởng đến kết quả đo đạt.
 ADH có thể bị thay đổi trên BN có stress thực thể - tâm thần, đang được thở
thông khí áp lực dương, sử dụng ống thủy tin để lấy bệnh phẩm.
 Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng: là tăng ADH như
Paracetamol, thuốc gây mê, barbiturat6
,-carbamazepin6
, chlorothiazide7
,
chlorpropamide8
, cydophosphamid, estrogen, lithium, morphin, nicotin,
oxytocin, vincristin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và kháng
viêm NSAID9
; làm giảm ADH như rượu, phenytoin10
.
4. Tham khảo
1. Rose BD, Post TW (2001). Clinical physiology of acid-base and electrolyte
disorders. 5th ed. New York: McGraw-Hill p.
2. Christensen J. H., Rittig S. Familial neurohypophyseal diabetes insipidus--an
update. Seminars in nephrology. [2006];26:209-23.
3. Fujiwara T. M., Bichet D. G. Molecular biology of hereditary diabetes insipidus.
J Am Soc Nephrol. [2005];16:2836-46.
4. Site Web: Diagnosis of polyuria and diabetes insipidus. Uptodate, 2015. (Accessed
2015, at
5. Szinnai G., Morgenthaler N. G., Berneis K., et al. Changes in plasma copeptin,
the c-terminal portion of arginine vasopressin during water deprivation and excess in
healthy subjects. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. [2007];92:3973-
8.
6. Sakuma K., Kano Y., Fukuhara M., et al. Syndrome of inappropriate secretion
of antidiuretic hormone associated with limbic encephalitis in a patient with drug-
induced hypersensitivity syndrome. Clinical and experimental dermatology.
[2008];33:287-90.
7. Sinke A. P., Kortenoeven M. L., de Groot T., et al. Hydrochlorothiazide
attenuates lithium-induced nephrogenic diabetes insipidus independently of the
sodium-chloride cotransporter. American journal of physiology Renal physiology.
[2014];306:F525-33.
8. Ravat H. K., Joshi V. R. Chlorpropamide induced syndrome of inappropriate
secretion of antidiuretic hormone. The Journal of the Association of Physicians of India.
[1991];39:645-6.
9. Chan T. Y. Drug-induced syndrome of inappropriate antidiuretic hormone
secretion. Causes, diagnosis and management. Drugs Aging. [1997];11:27-44.
10. Kinzie B. J. Management of the syndrome of inappropriate secretion of
antidiuretic hormone. Clinical pharmacy. [1987];6:625-33.

More Related Content

Similar to DANIEU .pdf

01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007Hùng Lê
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiHùng Lê
 
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-200701 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007Chu Hung
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
Ngoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm SàngNgoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm SàngLuong Manh
 
Chăm sóc bn viêm tụy cấp
Chăm sóc bn viêm tụy cấpChăm sóc bn viêm tụy cấp
Chăm sóc bn viêm tụy cấpebookedu
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPSoM
 
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docx
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docxcach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docx
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docxĐái dầm Đức Thịnh
 
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ emcThnhBoNiu
 
Tiep can roi loan di tieu
Tiep can roi loan di tieuTiep can roi loan di tieu
Tiep can roi loan di tieuVân Thanh
 
di-tieu-bi-buot.docx
di-tieu-bi-buot.docxdi-tieu-bi-buot.docx
di-tieu-bi-buot.docx3T Pharma
 
Bệnh học viêm thận cấp
Bệnh học viêm thận cấpBệnh học viêm thận cấp
Bệnh học viêm thận cấpThanh Phong
 
XƠ GAN
XƠ GANXƠ GAN
XƠ GANSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 

Similar to DANIEU .pdf (20)

01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007
 
01 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-200701 can bang nuoc dien giai-2007
01 can bang nuoc dien giai-2007
 
Cân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giảiCân bằng nước-điện giải
Cân bằng nước-điện giải
 
di tieu dem bao nhieu lan la binh thuong.docx
di tieu dem bao nhieu lan la binh thuong.docxdi tieu dem bao nhieu lan la binh thuong.docx
di tieu dem bao nhieu lan la binh thuong.docx
 
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-200701 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
01 can-bang-nuoc-va-dien-giai-2007
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
Ngoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm SàngNgoại Khoa Lâm Sàng
Ngoại Khoa Lâm Sàng
 
Chăm sóc bn viêm tụy cấp
Chăm sóc bn viêm tụy cấpChăm sóc bn viêm tụy cấp
Chăm sóc bn viêm tụy cấp
 
Non oi 2015
Non oi 2015Non oi 2015
Non oi 2015
 
Benh bang quang than kinh.docx
Benh bang quang than kinh.docxBenh bang quang than kinh.docx
Benh bang quang than kinh.docx
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
 
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docx
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docxcach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docx
cach khac phuc di tieu nhieu lan trong ngay.docx
 
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em
1001 nguyên nhân và thuốc trị đái dầm cho trẻ em
 
Tieu gap la gi.docx
Tieu gap la gi.docxTieu gap la gi.docx
Tieu gap la gi.docx
 
Tiep can roi loan di tieu
Tiep can roi loan di tieuTiep can roi loan di tieu
Tiep can roi loan di tieu
 
di-tieu-bi-buot.docx
di-tieu-bi-buot.docxdi-tieu-bi-buot.docx
di-tieu-bi-buot.docx
 
Bệnh học viêm thận cấp
Bệnh học viêm thận cấpBệnh học viêm thận cấp
Bệnh học viêm thận cấp
 
XƠ GAN
XƠ GANXƠ GAN
XƠ GAN
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
Tieu khong tu chu o nguoi gia la benh gi.docx
Tieu khong tu chu o nguoi gia la benh gi.docxTieu khong tu chu o nguoi gia la benh gi.docx
Tieu khong tu chu o nguoi gia la benh gi.docx
 

Recently uploaded

Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻSGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
SGK Hội chứng tắc ruột Y4.pdf rất hay nha các bạn trẻ
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 

DANIEU .pdf

  • 1. ĐA NIỆU Võ Thành Liêm 1. Tình huống lâm sàng ví dụ 1.1. Tình huống 1 1.1.1. Thông tin Bệnh nhân nữ, 47 tuổi đến khám phòng khám bác sĩ gia đình vì đi tiểu nhiều lần kéo dài từ hơn 7 tháng. Cụ thể, bệnh nhân than buồn tiểu sau khoảng mỗi 1-1,5h, lượng nước tiểu nhiều, trắng trong, không có cảm giác đau hay khó chịu khi tiểu, tiểu nhiều xuất hiện rải đều trong ngày nên làm cho bệnh nhân sợ không dám đi xa hoặc đến những nơi không có nhà vệ sinh. Bệnh nhân cũng than có tiểu đêm 3-4 lần/đêm và đôi khi gây mất ngủ. Bệnh nhân đã đi khám tại nhiều nơi và đều được chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Tuy vậy, theo như bệnh nhân thì các toa thuốc điều trị đều không giúp giảm tình trạng tiểu nhiều này. Về tiền căn hiện chưa ghi nhận bệnh lý nội ngoại khoa phối hợp. Kinh nguyệt không đều đã kéo dài từ khoảng 1 năm nay. BN vẫn còn độc thân, sống cùng với ba mẹ. Công việc chính là bán tạp hóa tại nhà. Theo lời dặn của lần khám trước, bệnh nhân có mang lưu lại nước tiểu 24h (khoảng 2450 ml nước) và mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy. Kết quả phân tích tích nước tiểu 24h ghi nhận tỷ trọng nước tiểu 1.015, pH=5, độ thẩm thấu nước tiểu là 220 mOsmol/L, không có bạch cầu, không có hồng cầu, Nitrite âm tính, các thông số khác âm tính. Riêng mẫu nước tiểu ngay sau khi thức có màu vàng trong. Kết quả sinh hóa máu ghi nhận Na=136 mmol/L, Cl=98 mmol/L, K=3,7 mmol/L. Các kết quả về công thức máu chưa ghi nhận bất thường. Khám thấy tổng trạng trung bình, da niêm hồng, sinh hiệu trong giới hạn bình thường. Khám các hệ cơ quan chưa ghi nhận bất thường. 1.1.2. Câu hỏi gợi ý tình huống:  Với thông tin này có thể gợi ý chứng tiểu nhiều do nguyên nhân gì ?  Việc xử trí trong tình huống này bao gồm những gì? 1.1.3. Tóm tắt - phân tích tình huống Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, đến khám vì đa niệu với lượng nước tiểu nhiều (khoảng 2450 ml/24h) từ nhiều tháng qua, không dấu kích thích bàng quang. Nước tiểu đầu giấc sáng có dấu cô đặc nước tiểu. Các rối loạn phối hợp bao gồm mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Kết quả xét nghiệm nước tiểu và sinh hóa chưa ghi nhận bất thường. Trường hợp này có nước tiểu nhược trương nên được xếp vào nhóm đa niệu nhược trương. Do nước tiểu đầu giấc sáng có màu vàng trong, gợi ý khả năng cô đặc nước tiểu của thận vẫn được bảo tồn. Tổng phân tích nước tiểu 24h có tỷ trọng nước tiểu 1.015 nằm trong khoảng giới hạn thấp không gợi ý tình trạng lợi niệu thẩm thấu. Xét nghiệm sinh hóa máu không thấy có Na máu nằm ở ngưỡng giá trị thấp. Cả 3 thông tin vừa rồi đều gợi ý
  • 2. tình trạng quá tải dịch do uống nhiều (chứng uống nhiều) hơn là bệnh lý nội tiết tố (của thể đái tháo nhạt tại thận và trung ương). Ngoài ra, đặc điểm rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt cũng hướng đến khả năng chẩn đoán này. Việc điều trị tập trung vào tư vấn – giải thích thói quen uống nước nhiều gây ra đa niệu. Bệnh nhân cũng cần được khẳng định không có bệnh lý thận phối hợp, từ đó giúp tăng tuân thủ điều trị 2. Danh mục chuyên đề ĐA NIỆU ........................................................................................................................1 1. Tình huống lâm sàng ví dụ ...................................................................................1 1.1. Tình huống 1..................................................................................................1 1.2. Tình huống 2..............................................Error! Bookmark not defined. 2. Danh mục chuyên đề.............................................................................................2 3. Các câu hỏi liên quan............................................................................................2 3.1. Định nghĩa......................................................................................................2 3.2. Nguyên nhân ..................................................................................................3 3.3. Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán ...................................................................4 3.4. Bệnh sử gia đình và chẩn đoán .....................................................................5 3.5. Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu ...........................................5 3.6. Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán.................................................................6 3.7. Nghiệm pháp kiêng nước ..............................................................................6 3.8. Đa niệu thẩm thấu..........................................................................................7 3.9. Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu ...........................8 3.10. Nồng độ thẩm thấu ........................................................................................8 3.11. Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu...............................................................9 4. Tham khảo .............................................................................................................9 3. Các câu hỏi liên quan 3.1. Định nghĩa Đa niệu được định nghĩa là tình trạng có lượng nước tiểu vượt quá 3 lít/ ngày đối với người trưởng thành hoặc nhiều hơn 2 lít/m2 diện tích cơ thể nếu sử dụng đối trẻ em. Triệu chứng này cần được phân biệt trong lâm sàng với các triệu chứng tiểu nhiều (đi tiểu nhiều lần trong ngày thường liên quan đến tình trạng bệnh lý của hệ niệu như nhiễm trùng tiểu, sỏi đường tiểu, u bướu đường tiểu) hoặc triệu chứng tiểu đêm (đi tiểu nhiều lần ban đêm). Đặc biệt với than phiền tiểu đêm là không tương đương với tiểu nhiều độc lập; tiểu đêm
  • 3. đối với người bệnh là tình trạng đi tiểu nhiều lần ban đêm chứ không nhất thiết phải là tình trạng tăng sản xuất số lượng nước tiểu vào ban đêm. 3.2. Nguyên nhân Hình 3.1: tiếp cận chẩn đoán trường hợp đa niệu Trong bối cảnh chăm sóc ngoại trú, việc tiếp cận nhanh đầu tiên là cần tách bạch nhanh chóng 2 nhóm nguyên nhân là đa niệu ưu trương (đa niệu thẩm thấu với nồng độ osmol của nước tiểu >250 mosmol/L) và đa niệu nhược trương (đa niệu không thẩm thấu với nồng độ osmol của nước tiểu >250 mosmol/L). Cơ chế bệnh sinh của đa niệu ưu trương là do nồng độ thẩm thấu cao trong nước tiểu đã kéo nước ra khỏi thận, làm tăng lượng nước tiểu tại thận gây đa niệu. Bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm này là bệnh đái tháo đường kiểm soát kém (cả type I và type II). Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể có như sử dụng các thuốc lợi tiểu thẩm thấu như Mannitol, Glucose, Dextran, thuốc cản quang, đa niệu do tăng urê máu sau suy thận cấp … Sau khi đã loại trừ được đa niệu thẩm thấu, nhóm bệnh còn lại là đa niệu không thẩm thấu, trong đó chúng ta có thể phân các nguyên nhân làm 3 nhóm nguyên nhân lớn: chứng uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) thường gặp chủ yếu ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) và đái tháo nhạt do thận (nephrogenic diabetes insipidus) Chứng uống nhiều nguyên phát (Primary polydipsia) hay còn được gọi là chứng uống nhiều do nguyên nhân tâm thần) có điểm đặc trưng là gia tăng lượng nước sử dụng trong ngày. Chứng này thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, hoặc những bệnh nhân ít nhiều có những triệu chứng – bệnh lý về tâm thần, trong đó bao gồm những bệnh nhân có sử dụng thuốc phenothiazine (thuốc trị tâm thần phân liệt) do thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng có thể gây uống nước nhiều. Chứng uống nhiều nguyên phát cũng có thể có nguồn gốc là bệnh thực thể như trong bệnh lý tổn thương vùng hạ đồi, ảnh hưởng đến nhân điều hòa cảm giác khát và gây uống nhiều (như trong tình huống bệnh sarcoidosis có thể có thẩm nhuận và gây thương tổn tại vùng hạ đồi tuyến yên1 ).
  • 4. Đái tháo nhạt trung ương (central diabetes insipidus) hay còn gọi là bệnh đái tháo nhạt do nguyên nhân thần kinh được xem có cơ chế chủ yếu do sự giảm tiết hormone kháng lợi niệu (ADH antidiuretic hormone). Nguyên nhân trong phần lớn các trường hợp thường là vô căn (có thể do cơ chế bệnh tự miễn, cơ thể tạo ra tự kháng thể và tấn công vào mô tế bào tiết ADH). Bên cạnh đó, một số tình huống có thể gây bệnh này như chấn thương, phẫu thuật vùng tuyến yên, thiếu máu não, nhồi máu não vùng tuyến yên, u bướu vùng tuyến yên. Có tác giả báo cáo các tình huống lâm sàng của đái tháo nhạt trung ương có tính chất gia đình2 . Đái tháo nhạt do nguyên nhân thận: đặc trưng của nhóm bệnh lý này là nồng độ ADH trong máu là bình thường, trong khi đó thì mức độ đáp ứng của thận đối với hormon này thì giảm, đưa đến tình trạng là giảm lượng nước được tái hấp thu tại thận. Trong thực tế lâm sàng, cơ chế giảm nhậy cảm của thận với ADH gây đa niệu là rất thường gặp, và thường là ở thể nhẹ. Bệnh có thể là hậu quả của bất kỳ bệnh lý tại thận hoặc đơn giản chỉ là giảm chức năng thận do tuổi tác, làm ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thu nước. Thông thường, các tổn thương không nặng nề đến mức có thể gây triệu chứng đa niệu rõ (xem thêm bài đái tháo nhạt tại thận để rõ các nguyên nhân). 3.3. Đặc điểm bệnh sử và chẩn đoán Trong phần lớn các trường hợp, bệnh sử và hỏi bệnh kỹ cho phép chúng ta gợi ý nguyên nhân của đa niệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng chuyên biệt sẽ có vai trò trong trường hợp bệnh sử chưa rõ ràng hoặc trong đối với những bệnh hiếm gặp. Liên quan đến thời điểm khởi bệnh, đây là một yếu tố gợi ý quan trọng. Đối với đa niệu do nguyên nhân tại thận của bệnh lý di truyền, bệnh cảnh thường có biểu hiện nặng nề với dấu mất nước, tăng natri máu, và quan trọng là xuất hiện rất sớm ở những tuần tuổi đầu tiên của trẻ. Đối với bệnh lý di truyền tính trạng lặng, triệu chứng đa niệu có thể có yếu tố gia đình, xuất hiện trễ trong những năm đầu tiên của cuộc đời do thận vẫn đảm bảo được ít nhiều khả năng cô đặc nước tiểu. Đối với người trưởng thành, bệnh cảnh diễn tiến từ từ thường gặp đối với bệnh đái tháo nhạt tại thận, diễn tiến đột ngột gợi ý nghĩ đến bệnh đáo tháo nhạt trung ương. Còn đối với tình huống đái tháo nhạt do chứng uống nhiều, người bệnh thường không cảm thấy khó chịu, không than phiền vì đa niệu; do vậy, bệnh cảnh thường gặp trong ngoại trú là bệnh nhân đến khám vì các vấn đề liên quan đến tâm lý – tâm thần như biếng ăn, suy nhược, mất ngủ. Cá biệt, có trường hợp được người thân đưa đi khám bệnh tầm soát vì lo sợ bị bệnh đái tháo đường. Tiểu đêm (tiểu nhiều lần vào ban đêm) có thể là dấu hiệu báo động sớm nhất của bệnh đái tháo nhạt vì bệnh nhân có thể dễ dàng ghi nhận tình trạng tiểu nhiều lần trong đêm gây mất ngủ. Chính triệu chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và buộc bệnh nhân đi khám bệnh chứ không phải tình trạng tiểu nhiều. Một trong những lý do là vì số lượng nước tiểu tăng trong đa niệu rất khó đánh giá trong thực tế. Bệnh nhân cũng có thể lý giải đa niệu là do uống nhiều nước, trong khi đó việc uống nước nhiều có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của triệu chứng đa niệu. Trong thực hành ngoại trú, bản thân triệu chứng tiểu đêm không giúp nhiều trong chẩn đoán nguyên nhân của đái tháo nhạt. (xem thêm bài tiếp cận chẩn đoán triệu chứng tiểu đêm để có thêm thông tin).
  • 5. Để gợi ý chẩn đoán, triệu chứng tiểu đêm cần được phân tích với các triệu chứng khác. Cụ thể, nếu tiểu đêm kèm đa niệu chủ yếu ban đêm trên bệnh nhân nam >50 tuổi có thể gợi ý bệnh lý tiền liệt tuyến. Tiểu đêm nhiều lần với đặc trưng bệnh nhân buồn tiểu khi đang thức có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hơn là các bệnh lý tại thận. Ngược lại than phiền đang ngủ ngon giấc buộc phải thức giấc để đi tiểu với lượng nước tiểu nhiều lại là dấu hiệu gợi ý của tình trạng ứ nước trong cơ thể và cần phải thải ra ngoài, gặp trong các tình huống bệnh lý phù trung tâm (bệnh tim, gan, thận...), suy tĩnh mạch chi dưới, mang thai các tháng cuối, thói quen uống nước trước khi ngủ. Nếu bệnh nhân có triệu chứng phù chi dưới hoặc phù vùng xương cụt (biểu hiện của phù kín đáo trung ương) thì càng củng cố giả thuyết của đa niệu do phù. Khi đêm đến, bệnh nhân đi ngủ, chính tư thế nằm giúp dẫn lưu máu về tim và thận tốt hơn, đưa đến tạo nước tiểu nhiều hơn và gây đa niệu. Tiểu đêm với nước tiểu đầu giấc sáng có vẻ đậm đặc (nước tiểu vàng đậm là dấu hiệu gợi ý nước tiểu đậm đặc, chức năng cô đặc nước tiểu của thận còn tốt. Tuy nhiên dấu hiệu này không đúng trong tất cả các trường hợp) có thể gợi ý nguyên nhân đa niệu là do chứng uống nhiều. Lý do ban đêm BN không uống nước (vì bận ngủ…!!), nước tiểu đậm đặc thể hiện thận vẫn có thể cô đặc nước tiểu được, do vậy có thể loại trừ 2 bệnh cảnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận. Để khẳng định, chúng ta chỉ cần đo nồng độ thẩm thấu của nước tiểu đầu giấc sáng. Nếu nồng độ thẩm thấu cao (thông thường nhịn ăn và uống qua đêm thì độ thẩm thấu nước tiểu nằm trong khoảng >850mosmol/L). Triệu chứng khát nước, uống nước nhiều thường không giúp nhiều trong chẩn đoán vì tất cả các thể bệnh đều có triệu chứng này. Trên lâm sàng, rất khó phân biệt phân biệt uống nước nhiều là nguyên nhân của tiểu nhiều hoặc chính việc tiểu nhiều làm mất nước nên bệnh nhân khát nhiều và uống nhiều. Để phân biệt, xét nghiệm nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu sẽ giúp định hướng chẩn đoán (xem ở phía dưới). 3.4. Bệnh sử gia đình và chẩn đoán Cả với bệnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận đều có những thể bệnh mang tính chất gia đình. Đối với trường hợp có nhiều người cùng có biểu hiện đa niệu, thông thường chỉ ở mức độ giới hạn, nguyên nhân bệnh do đột biến nhiễm sắc thể thể lặng di truyền giữa các thành viên trong gia đình3 . Do vậy, việc phát hiện tính chất gia đình của triệu chứng đa niệu ngoài việc giúp gợi ý nguyên nhân bệnh, ngoài ra còn giúp tầm soát phát hiện các trường hợp có bệnh nhưng không triệu chứng. Điểm cần thiết là tư vấn phù hợp, gởi khám chuyên khoa để khảo sát chuyên sâu phù hợp. Cơ chế của các thể bệnh này có liên quan đến hoặc là khiếm khuyết giảm sản xuất hormone kháng lợi niệu ADH hoặc là giảm đáp ứng của thận với kích thích của ADH. Tùy theo mức độ khiếm khuyết mà lâm sàng sẽ có biểu hiện ở mức độ đa niệu khác nhau. 3.5. Đánh giá nồng độ thẩm thấu máu và nước tiểu Trong 3 nhóm nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt (nhược trương): chứng uống nhiều, đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt tại thận đều có biểu hiện bằng triệu chứng đa niệu và nồng độ thẩm thấu nước tiểu thấp. Đối với chứng uống nhiều thì đa niệu là đáp ứng với tình trạng lượng nước uống vào nhiều. Ngược lại, đối với bệnh đái tháo nhạt trung ương và tại thận, đa niệu là biểu hiện
  • 6. không tương ứng với lượng nước uống vào. Trên cơ sở nhận định đó, chúng ta có thể xét nghiệm nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu để phân biệt 3 nhóm nguyên nhân này. Nồng độ thẩm thấu của máu có giá trị 280-296 mosmol/L máu. Chúng ta có thể ước lượng nồng độ thẩm thấu máu thông qua công thức Áp lực thẩm thấu máu = Natri (mmol/L) x 2 + urê máu (mmol/L) + đường máu (mmol/L) Trong lâm sàng, nồng độ Natri máu được thực hiện dễ hơn nên chúng ta có thể dựa vào nồng độ Natri máu để gián tiếp đánh giá nồng độ thẩm thấu máu. Giá trị bình thường của Natri máu là 138-142 mmol/L. Vậy có 3 tình huống khi đánh giá nồng độ Natri máu và áp lực thẩm thấu nước tiểu:  Nồng độ Natri máu giảm (<137 mmol/L) và nồng độ thẩm thấu nước tiểu thấp (thấp hơn ½ nồng độ thẩm thấu của máu): nghĩ nhiều đến nguyên nhân quá tải nước, có thể do chứng uống nhiều.  Nồng độ Natri máu tăng (>142 mmol/L) có thể nghĩ đến tình trạng mất nước không hợp lý trong bệnh cảnh đa niệu. Và nếu nồng độ thẩm thấu của nước tiểu thấp thì bệnh đái tháo nhạt là chẩn đoán hàng đầu (có thể nguyên nhân trung ương hoặc tại thận).  Nếu nồng độ Natri máu bình thường và độ thẩm thấu của nước tiểu >600 mosmol/L thì có thể loại trừ bệnh lý đái tháo nhạt. 3.6. Đo lượng nước tiểu và chẩn đoán Việc định lượng nước tiểu 24h giúp xác định tình trạng đa niệu. Tuy vậy, giá trị chẩn đoán của thông tin từ lượng nước tiểu 24h còn rất hạn chế, nó không cho phép xác định được nguyên nhân đái tháo nhạt. Bên cạnh đó, việc lưu trữ và xác định thể tích cũng không đơn giản. Đôi khi bệnh nhân quên không lưu nước tiểu lại (đi trực tiếp vào bồn vệ sinh) hoặc do bất tiện khi cần đi ra ngoài, đi làm… không thể lưu nước tiểu. Để khắc phục hạn chế đó, chúng ta có thể yêu cầu lưu nước tiểu 8h hoặc lưu nước tiểu qua đêm. Tuy vậy, việc đánh giá của chỉ số nước tiểu này cũng không giống với đánh giá nước tiểu 24h do việc tiết hormone ADH và thói quen ăn uống thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. 3.7. Nghiệm pháp kiêng nước Mặc dù nồng độ Natri máu và độ thẩm thấu nước cho phép gợi ý nhanh nhóm nguyên nhân, việc chẩn đoán vẫn phải dựa trên kết quả của nghiệm pháp kiêng nước. Đây là kỹ thuật chuyên sâu, chỉ được thực hiện với bệnh nhân được theo dõi tốt và có sự tuân thủ - hợp tác tốt. Do vậy, nghiệm pháp này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân là người trưởng thành và đang nhập viện điều trị nội trú. Nghiệm pháp được thực hiện bằng việc cho kiêng nước, đánh giá lượng nước tiểu mỗi giờ, đồng thời xét nghiệm đo nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu mỗi 2 giờ. Theo khuyến cáo thì bệnh nhân cần ngưng uống nước 2-3h trước khi đến phòng khám hoặc trước khi bắt đầu nghiệm pháp kiêng nước.
  • 7. Nghiệm pháp kiêng nước ở người trưởng thành được kéo dài đến khi nào một trong các tiêu chí sau thỏa4 :  Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu đạt đến mức bình thường (>600 mosmol/L), cho thấy rằng cơ thể đã tiết ra ADH đủ và thận đã đáp ứng tốt với kích thích của ADH. Bệnh nhân có đái tháo nhạt bán phần thường không có nước tiểu đạt được đến nồng độ thẩm thấu đó.  Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu ổn định không tăng qua 2-3 mẫu thử nước tiểu liên tiếp và nồng độ thẩm thấu của máu tăng liên tục.  Nồng độ thẩm thấu của máu vượt 295-300 mosmol/L hoặc nồng độ Natri máu >145 meq/L. Với 2 tình huống cuối, bệnh nhân sẽ được cho sử dụng desmopressin (10 mcg phun qua mũi hoặc 4mcg tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch). Nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu được đánh giá mỗi 30 phút trong 2h. Điểm quan trọng cần lưu ý là cần phải loại trừ nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, sẽ gây pha loãng nước tiểu, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Đối với bệnh nhân là trẻ em – trẻ sơ sinh, việc kiêng nước không thể thực hiện được (trong trường hợp nghi ngờ khiếm khuyết gen gây đái tháo nhạt do thận với biểu hiện nồng độ thẩm thấu của máu tăng và của nước tiểu giảm <200mosmol/L), nghiệm pháp truyền desmopressin (dạng ADH ngoại sinh) vào mạch máu hoặc tiêm dưới da cho phép có kết luận tương tự với nghiệm pháp kiêng nước. Nồng độ thẩm thấu của nước tiểu được đo tại nhiều thời điểm khác nhau trước trong và sau khi truyền thuốc. Nếu nồng độ thẩm thấu của nước tiểu không tăng hơn 100 mosmol/L so với trước khi truyền thuốc thì có thể chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt do thận và cần có chỉ định làm phân tích gen3 . 3.8. Đa niệu thẩm thấu Như đã trình bày ở mục đầu tiên, đa niệu thẩm thấu có bệnh cảnh đặc thù và cần được loại trừ đầu tiên. Cơ chế bệnh sinh của nhóm này là do có tình trạng tăng áp lực thẩm thấu của nước tiểu do tăng nồng độ những chất tan trong nước, hiện diện trong nước tiểu do thận không hấp thu, đưa đến kéo nước ra khỏi thận và gây tình trạng đa niệu. Các nguyên nhân chính của bệnh cảnh đa niệu thẩm thấu là: 3.8.1. Đa niệu do đường niệu Là đặc trưng của bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt, và cũng là nguyên nhân của phần lớn trường hợp bệnh đái tháo nhạt do thẩm thấu trong bối cảnh ngoại trú. Đối với bệnh đái tháo đường type 1 lệ thuộc hoàn toàn insulin, nồng độ đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng hấp thu của thận. Hậu quả là đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu gây tăng nồng độ thẩm thấu của nước tiểu và gây đa niệu. Bệnh nhân sẽ có tăng cả áp lực thẩm thấu của máu (do tăng glucose máu, do mất nước) và của nước tiểu, gây cảm giác khát và uống nước nhiều. Đây chính là cơ chể giải thích bệnh cảnh điển hình của đái tháo đường type I là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều. Đối với đái tháo đường type II, chỉ ở trường hợp đường huyết chưa được kiểm soát tốt mới có biểu hiện đa niệu. Cơ chế cũng tương tự như đái tháo đường type I.
  • 8. Lưu ý, với trường hợp bệnh nhân có đái tháo nhạt trung ương nhưng được cho truyền dịch với lượng lớn dextrose thì cũng có thể gây tình trạng đa niệu với đường trong nước tiểu4 . 3.8.2. Đa niệu do tăng ure Bản thân urê là một chất gây tăng độ thẩm thấu, đồng thời là chất được thận đào thải qua nước tiểu. Do vậy, sẽ có triệu chứng đa niệu nếu có tăng urê máu, gặp trong các tình huống sau:  Giai đoạn hồi phục sau bệnh tăng urê máu (bệnh suy thận cấp, bệnh cầu thận cấp)  Thoái dưỡng mô và đạm (gặp trong chấn thương), làm tăng sản xuất urê máu  Tăng sử dụng đạm (qua ăn uống hoặc qua truyền thuốc) làm tăng sản xuất urê máu. 3.8.3. Đa niệu do thải muối Truyền dịch lượng nhiều (Normal saline) hoặc ở giai đoạn hồi phục sau thuyên tắc đường niệu hoàn toàn (sỏi niệu quản 2 bên, sỏi bàng quang, bướu tiền liệt tuyến…) có thể gây tình trạng đa niệu thải muối. Bệnh cảnh này có thể phân biệt với đái tháo nhạt thông qua bệnh sử chi tiết. Trong trường hợp khó, xét nghiệm nước tiểu có nồng độ thẩm thấu >300 mosmol/L giúp loại trừ đái tháo nhạt. Một điểm lưu ý là tổng lượng chất hòa tan và thải ra trong nước tiểu trong 24h nằm trong khoảng giới hạn sinh lý từ 600 mosmol đối với chế độ dinh dưỡng bình thường. Thông qua đó, chúng ta có thể gợi ý chẩn đoán đa niệu do thải muối. 3.9. Cách lấy bệnh phẩm để đo nồng độ thẩm thấu nước tiểu Lấy bệnh phẩm nước tiểu 24h. Thuận tiện nhất là yêu cầu bệnh nhân tiểu vào một chai nước (chai nhựa) bắt đầu từ 7h sáng ngày hôm trước cho đến 7h ngày đi khám bệnh. Không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn khi tiến hành đo độ thẩm thấu. Trong trường hợp để loại trừ chứng uống nhiều do tâm thần, có thể yêu cầu bệnh nhân giới hạn và ghi chú cụ thể lượng nước uống trong ngày trước khi đến khám bệnh. Ngoài ra, cần yêu cầu bệnh nhân liệt kê các thuốc đã dùng trong ngày, chú ý các thuốc gây lợi tiểu. 3.10. Nồng độ thẩm thấu Độ thẩm thấu là số lượng các phần tử có hoạt tính thẩm thấu trong 1 kg hoặc một lít dịch cơ thể. Dịch này có thể là máu hoặc nước tiểu. Đối với trường hợp nước tiểu, chỉ số này phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Bình thường, nồng độ thẩm thấu có thể thay đổi từ 50 mosmol/L (tiểu nhạt) đến 1200 mosmol/L (tiểu đặc). Nồng độ thẩm thấu nước tiểu có thể tăng cao sau một đêm nhịn đói, sau khi nhịn nước.
  • 9. 3.11. Xét nghiệm đo nồng độ ADH máu. Hormon chống bài niệu (ADH), còn được biết như là vasopressin, được sản xuất tại vùng hạ đồi mà cụ thể là thùy sau của tuyến yên. ADH được phóng thích khi có áp lực thẩm thấu của máu tăng (tình trạng máu bị cô đặc và mất nước tương đối trong lòng mạch). ADH sẽ có tác dụng làm tăng tái hấp thu dịch ở ống lượn xa và ống góp của cầu thận, gây hiệu quả tái hấp thu nước và cô đặc nước tiểu. Giá trị bình thường của ADH máu là từ 1- 13,3 ng/L Xét nghiệm đo nồng độ ADH được chỉ định trong trường hợp nghiệm pháp kiêng nước không cung cấp đủ bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân hoặc thể bệnh (3 nhóm nguyên nhân).Kết quả diễn giải của xét nghiệm đo nồng độ ADH cần phải được phân tích trên song hành với nồng độ thẩm thấu của máu và nước tiểu. Có 2 tình huống sau:  Nếu nồng độ của ADH máu có gia tăng khi có sự tăng áp lực thẩm thấu máu tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt trung ương.  Nếu áp lực thẩm thấu của nước tiểu có tăng cùng với nồng độ ADH máu tăng thì có thể loại trừ chẩn đoán đái tháo nhạt tại thận. Tuy nhiên, nồng độ ADH máu có thể bị sai lệch trong các tính huống sau5 :  Các bộ xét nghiệm hiện nay (loại dùng cho cả nước tiểu và máu) có độ nhậy thấp, nhất là đối với mức nồng độ ADH dưới 3ng/L.  ADH không bền vững trong mẫu máu ngay khi được lưu trữ tốt, do vậy gửi bệnh phẩm đi xa có thể ảnh hưởng đến kết quả đo đạt.  ADH có thể bị thay đổi trên BN có stress thực thể - tâm thần, đang được thở thông khí áp lực dương, sử dụng ống thủy tin để lấy bệnh phẩm.  Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng: là tăng ADH như Paracetamol, thuốc gây mê, barbiturat6 ,-carbamazepin6 , chlorothiazide7 , chlorpropamide8 , cydophosphamid, estrogen, lithium, morphin, nicotin, oxytocin, vincristin, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và kháng viêm NSAID9 ; làm giảm ADH như rượu, phenytoin10 . 4. Tham khảo 1. Rose BD, Post TW (2001). Clinical physiology of acid-base and electrolyte disorders. 5th ed. New York: McGraw-Hill p. 2. Christensen J. H., Rittig S. Familial neurohypophyseal diabetes insipidus--an update. Seminars in nephrology. [2006];26:209-23. 3. Fujiwara T. M., Bichet D. G. Molecular biology of hereditary diabetes insipidus. J Am Soc Nephrol. [2005];16:2836-46. 4. Site Web: Diagnosis of polyuria and diabetes insipidus. Uptodate, 2015. (Accessed 2015, at 5. Szinnai G., Morgenthaler N. G., Berneis K., et al. Changes in plasma copeptin, the c-terminal portion of arginine vasopressin during water deprivation and excess in
  • 10. healthy subjects. The Journal of clinical endocrinology and metabolism. [2007];92:3973- 8. 6. Sakuma K., Kano Y., Fukuhara M., et al. Syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone associated with limbic encephalitis in a patient with drug- induced hypersensitivity syndrome. Clinical and experimental dermatology. [2008];33:287-90. 7. Sinke A. P., Kortenoeven M. L., de Groot T., et al. Hydrochlorothiazide attenuates lithium-induced nephrogenic diabetes insipidus independently of the sodium-chloride cotransporter. American journal of physiology Renal physiology. [2014];306:F525-33. 8. Ravat H. K., Joshi V. R. Chlorpropamide induced syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone. The Journal of the Association of Physicians of India. [1991];39:645-6. 9. Chan T. Y. Drug-induced syndrome of inappropriate antidiuretic hormone secretion. Causes, diagnosis and management. Drugs Aging. [1997];11:27-44. 10. Kinzie B. J. Management of the syndrome of inappropriate secretion of antidiuretic hormone. Clinical pharmacy. [1987];6:625-33.