SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Download to read offline
Cẩm nang kế toán 2023 1
Cẩm nang kế toán 2023 2
LỜI
MỞ
ĐẦU
Tại Việt Nam, các quy định về thuế hiện hành cũng như cơ chế quản lý thuế
đề cao hoạt động tự kê khai, tự nộp của người nộp thuế. Hằng năm, nhằm
mục đích hạn chế các hành vi vi phạm, chống thất thoát về thuế, Cơ quan
thuế luôn có các kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra các nội dung về
thuế tại các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nói chung hay người làm
kế toán doanh nghiệp nói riêng cần nâng cao tính tuân thủ, đảm bảo hoàn
thành các nghĩa vụ về thuế theo quy định pháp luật.
Để hiểu rõ hơn quá trình thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp và các vấn
đề mà phòng kế toán cần lưu ý, FSI - Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi
số hàng đầu Việt Nam - xin gửi tới quý độc giả nội dung tham khảo “Cẩm
nang tổng hợp chi tiết các quy định mới nhất và kinh nghiệm làm
việc trực tiếp với thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế” cùng gợi ý về
giải pháp số hóa tài liệu tổng thể giúp hỗ trợ hiệu quả công việc của đội
ngũ kế toán viên trong kỷ nguyên số.
Trân trọng.
Cẩm nang kế toán 2023 3
01. Phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế
02. Kiểm tra thuế
2.1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
2.2. Kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan thuế
03. Thanh tra thuế
04. Những lưu ý trong quá trình chuẩn bị
cho thanh tra - kiểm tra thuế
4.1. Những lưu ý quan trọng nhất
4.2. Triển khai số hóa tài liệu kế toán
04
05
05
08
10
12
12
14
MỤC LỤC
Cẩm nang kế toán 2023 4
Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của Cơ quan thuế nhằm
đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, đồng thời đánh
giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế (Điều 109, Luật Quản lý thuế năm 2019).
Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp
luật của người nộp thuế, thu thập hồ sơ để xác minh các hành vi vi phạm về thuế nếu có,
thông thường được thực hiện qua các chuyên đề thanh tra.
Các trường hợp thanh tra thuế có thể bao gồm:
• Khi có dấu hiệu vi phạm về thuế;
• Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;
• Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế;
• Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác
có thẩm quyền (Điều 113, Luật Quản lý thuế năm 2019).
01.
PHÂN BIỆT THANH TRA VÀ KIỂM TRA THUẾ
Thanh tra và kiểm tra thuế
có khá nhiều điểm tương
đồng về công tác chuẩn bị,
hai hoạt động này cũng đan
xen và hỗ trợ nhau, tuy nhiên
thanh tra và kiểm tra có thể
khác nhau ở một số nội dung
như: thời gian thanh tra dài
hơn kiểm tra, hồ sơ thanh tra
nhiều và cụ thể hơn kiểm tra,
phạm vi thanh tra rộng hơn
và thường bao gồm nhiều
sắc thuế, trong khi kiểm tra
thường hẹp hơn và tùy vào
mức độ rủi ro mà Cơ quan
thuế yêu cầu kiểm tra.
Thực tế
Cẩm nang kế toán 2023 5
Căn cứ theo quy định tại Điều 109-112, Luật Quản lý thuế và Quyết định số 746/QĐ-TCT ban
hành bởi Tổng cục thuế ngày 20/4/2015 về kiểm tra thuế
2.1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Cách cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm
Việc lập kế hoạch kiểm tra thường theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng
dụng phần mềm quản lý rủi ro, đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương để cơ
quan thuế xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.
Các doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra thường được lựa
chọn như sau (Quyết định số 746/QĐ-TCT năm 2015):
Lựa chọn trên phần mềm ứng dụng TPR: Phần lớn số lượng doanh nghiệp (khoảng >80%)
thuộc danh sách người nộp thuế sắp xếp theo mức độ rủi ro trên ứng dụng TPR;
Lựa chọn doanh nghiệp từ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương: (khoảng dưới 20%) số
lượng các doanh nghiệp có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế
phải nộp qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương.
02.
KIỂM TRA THUẾ
Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau
hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải
quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước,
cơ quan khác có thẩm quyền;
Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực
mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra
đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường
hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực
hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
01.
02.
03.
04.
05.
06.
Các đối tượng thuộc trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (Quy định tại khoản 1
Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019)
“
Cẩm nang kế toán 2023 6
Quy trình kiểm tra tại trụ sở người
nộp thuế
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người
nộp thuế phải được tiến hành chậm
nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày
ban hành Quyết định kiểm tra thuế.
Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách
nhiệm công bố quyết định kiểm tra
thuế và giải thích nội dung kiểm tra
theo quyết định.
Sau khi công bố quyết định kiểm tra,
Đoàn kiểm tra thuế và người nộp
thuế phải có biên bản xác định thời
gian và nội dung công bố quyết định
kiểm tra theo Biên bản công bố quyết
định kiểm tra Mẫu số 05/KTTT ban
hành kèm Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực
hiện phần công việc theo sự phân công
của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách
nhiệm về phần công việc được giao. Kết
thúc phần việc được giao, thành viên
đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác định
số liệu kiểm tra với đại diện người nộp
thuế (Mẫu số 07/QTKT ban hành kèm
Quyết định 746/QĐ-TCT 2015).
Đoàn kiểm tra được quyền kiểm tra tài
sản, vật tư, hàng hóa, xem xét chứng từ kế
toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính,
các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội
dung của Quyết định kiểm tra thuế.
Lưu ý: Đối với những thông tin, tài liệu, số
liệu người nộp thuế đã nộp cho cơ quan
thuế theo quy định hiện hành như: Tài
liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai nộp thuế,
báo cáo sử dụng hóa đơn… thì đoàn kiểm
tra không yêu cầu người nộp thuế cung
cấp mà khai thác, tra cứu tại cơ quan
thuế để phục vụ cho việc kiểm tra.
Cẩm nang kế toán 2023 7
• Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết
định kiểm tra thuế;
• Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không
liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
• Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu
giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
• Bảo lưu ýkiến trong biên bản kiểm tra thuế;
• Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật;
• Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong
quá trình kiểm tra thuế.
• Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của
cơ quan quản lý thuế;
• Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các
thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra
thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác, trung thực của thông tin,
tài liệu đã cung cấp;
• Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc
kiểm tra;
• Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm
tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả
kiểm tra thuế.
QUYỀN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
DOANH NGHIỆP
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
DOANH NGHIỆP
– Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên trong đoàn kiểm tra không được yêu cầu người
nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra; thông tin
tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm
việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định
kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm
tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế.
– Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
– Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Cẩm nang kế toán 2023 8
2.2. Kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế
Mục đích
Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ thuế của
người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ
thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ
sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ
trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất
kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế.
Đối tượng
Cơ quan thuế sẽ thực hiện phân loại hồ sơ thành 3 mức độ: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi
ro cao và đề xuất kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế với hồ sơ có rủi ro cao.
Quá trình kiểm tra, xử lý
• Cơ quan thuế thực hiện kiểm
tra, đối chiếu, so sánh, phân tích
hồ sơ thuế mà có nội dung khai
không chính xác, khai thiếu hoặc
có những nội dung cần làm rõ
liên quan đến số thuế phải nộp,
số tiền thuế được miễn, số tiền
thuế được giảm, số tiền thuế
được hoàn, số tiền thuế còn được
khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ
quan thuế ban hành thông báo
(lần 1) theo mẫu số 01/KTT về
việc yêu cầu người nộp thuế giải
trình, bổ sung thông tin tài liệu.
• Trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ ngày cơ quan thuế
ban hành thông báo về việc giải
trình hoặc bổ sung thông tin,
tài liệu, người nộp thuế phải giải
trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Việc giải trình, bổ sung thông
tin, tài liệu có thể được thực hiện
trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc
bằng văn bản (bản giấy hoặc
bằng phương thức điện tử).
• Trường hợp người nộp thuế giải
trình trực tiếp tại cơ quan thuế
thì cơ quan thuế lập Biên bản
làm việc theo mẫu số 02/KTT.
Cẩm nang kế toán 2023 9
Xử lý kết quả kiểm tra
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và
bổ sung thông tin, tài liệu (lần 1 hoặc lần
2) mà chứng minh số tiền thuế đã khai là
đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ
giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng
hồ sơ thuế.
• cơ quan thuế mà người nộp thuế không
giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc
không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải
trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không
chứng minh được số thuế đã khai là đúng
thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp
nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp
không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp,
cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra
tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để
xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo
nguyên tắc quản lý rủi ro.
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và
bổ sung thông tin, tài liệu nhưng chưa đủ
căn cứ chứng minh nội dung khai thuế là
chính xác hoặc có những nội dung cần làm
rõ thêm thì cơ quan thuế ban hành thông
báo (lần 2) theo mẫu số 03/KTT về việc người
nộp thuế có thể tiếp tục giải trình, cung cấp
thêm tài liệu hoặc tự giác khai bổ sung hồ
sơ khai thuế và người nộp thuế tự chịu trách
nhiệm đối với nội dung khai bổ sung.
Thời hạn giải trình, cung cấp thêm tài liệu
hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế là 10
ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban
hành thông báo. Cơ quan thuế thông báo
người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin,
tài liệu không quá 02 lần đối với mỗi cuộc
kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
Trường hợp người nộp thuế đã giải trình
hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà
cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi
phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế
lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo
quy định.
Cẩm nang kế toán 2023 10
Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế
Biên bản thanh tra Sau thời gian thanh tra tại mục 2, cơ quan
thuế tiến hành trao đổi nội bộ các vấn đề với
doanh nghiệp trước khi lên biên bản thanh
tra. Doanh nghiệp được phép giải trình, cung
cấp hồ sơ bổ sung khi cơ quan thuế đưa ra
các vấn đề. Từ đó đồng ý hoặc không đồng ý
sơ bộ các vấn đề trên biên bản thanh tra
Nội dung trên biên bản thanh tra bao gồm
nội dung các vấn đề cũng như chi tiết ảnh
hưởng về thừa hoặc thiếu thuế tương ứng
cũng như các khoản phạt vi phạm hành
chính liên quan.
Sau khi nhận được biên bản,
doanh nghiệp đưa ra ý kiến
về nội dung trên biên bản và
ký trên biên bản trong vòng
5 ngày làm việc.
Nội dung về thanh tra thuế (Điều 113 – Điều 120, Luật quản lý thuế và Quyết định số 1404/
QĐ-TCT ngày 28/7/2015 quy định về thanh tra thuế
03.
THANH TRA THUẾ
Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế
Quyết định thanh tra
thuế có các nội dung
chính gồm:
• Căn cứ pháp lý để
thanh tra thuế
• Đối tượng, nội
dung, phạm vi, nhiệm
vụ thanh tra thuế
• Thời hạn tiến hành
thanh tra thuế
• Trưởng đoàn thanh
tra thuế và các
thành viên của đoàn
thanh tra thuế
• Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày
ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi
cho đối tượng thanh tra
• Quyết định thanh tra thuế phải được công
bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết
định thanh tra thuế
• Thông thường, người nộp
thuế nhận quyết định, đọc
và đồng ý với kế hoạch
thanh tra. Một số trường
hợp doanh nghiệp khó khăn
trong việc sắp xếp, chuẩn bị
thanh tra có thể gửi đề nghị
gia hạn thanh tra thuế (nếu
có bằng văn bản).
• Trường hợp không có gia
hạn, người nộp thuế thực
hiện ký trên quyết định và
đồng ý với Cơ quan thuế về
thời gian thanh tra cụ thể.
Cẩm nang kế toán 2023 11
Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế
Thời gian thanh tra
tại doanh nghiệp
Điểm 1.2, Mục II, Quyết định số 1404/QĐ-TCT
ngày 28/07/2015 về thời gian thanh tra thuế
như sau:
• Thanh tra của Tổng cục thuế: không quá 45
ngày làm việc
• Thanh tra của Cục thuế: không quá 30 ngày
làm việc
Lưu ý: thời gian làm việc trên không yêu cầu
phải liên tục. Trong thực tế, mỗi cuộc thanh
tra có thể kéo dài từ 2 tháng đến 5 tháng.
Theo kinh nghiệm, thời gian thanh tra của
một doanh nghiệp có quy mô từ trung bình
tới lớn có thể như sau:
• Tuần số 1, số 2: Xuống doanh nghiệp một
hoặc 2 buổi để trao đổi về đặc điểm hoạt
động từ đó gửi ra yêu cầu hồ sơ cần cung cấp
• Tuần số 2, số 3 có thể không xuống làm việc,
thay vào đó yêu cầu doanh nghiệp gửi hồ sơ,
sổ sách bản mềm. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra
tình trạng hồ sơ và gửi biểu mẫu thông tin
cần cung cấp.
Cóthểhiểurằng,ngoàicáctàiliệumàCôngty
đã cung cấp, Cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh
nghiệp điền các thông tin theo mẫu biểu Cơ
quan thuế gửi.
*Không phải tất cả các đoàn đều yêu cầu
điền biểu mẫu, tùy từng đoàn tuy nhiên
trong thực tế thì đa số các Cơ quan thuế đều
đưa mẫu yêu cầu này cho doanh nghiệp.
• Các tuần sau đó, Cơ quan thuế sẽ xuống
doanh nghiệp làm việc tùy vào tình hình
cung cấp tài liệu và vấn đề mà doanh nghiệp
cần giải trình.
• Trong quá trình làm việc, Cơ quan thuế có
thể yêu cầu cung cấp tài liệu (qua trao đổi
hoặc bằng văn bản)
Doanh nghiệp có trách
nhiệm cung cấp các hồ sơ,
giải trình liên quan đến các
vấn đề mà Cơ quan thuế
yêu cầu
Giải trình có thể được tiến
hành qua một trong các hình
thức sau: trao đổi qua cuộc
họp, giải trình qua email,
giải trình bằng văn bản…
Doanh nghiệp có quyền từ
chối cung cấp các thông tin
không liên quan, không hỗ
trợ cho mục đích thanh tra
Doanh nghiệp có thể xin gia
hạn thanh tra trong quá
trình thanh tra.
Lưu ý: thời gian thanh tra
tại doanh nghiệp và trao
đổi cũng như cung cấp hồ
sơ với Cơ quan thuế là thời
gian quan trọng, quyết định
hiệu suất, kết quả của cuộc
thanh tra. Theo đó, doanh
nghiệp nên cân nhắc, lưu ý
trong việc sắp xếp công việc
nội bộ cũng như nhân sự hỗ
trợ, phối hợp với đoàn thanh
tra phù hợp để cuộc thanh
được hiệu quả.
Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế
Kết luận thanh tra Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được
báo cáo kết quả thanh tra thuế (trừ một số
trường hợp đặc biệt), người ra quyết định
thanh tra thuế phải có văn bản kết luận
thanh tra thuế.
Doanh nghiệp có thể lựa
chọn:
• Đồng ý với kết luận thanh
tra (gồm tiền thuế, tiền phạt)
• Trường hợp không đồng ý,
doanh nghiệp có thể thực
hiện qua hình thức khiếu nại
tới các Cơ quan có thẩm
quyền cao hơn.
Cẩm nang kế toán 2023 12
4.1. Những lưu ý quan trọng nhất
Trong quá trình làm việc, phòng kế toán của doanh nghiệp cần hiểu và làm đúng theo các
quy định của Pháp luật kế toán và pháp luật thuế. Để tránh những sai sót trong quá trình
hoàn thiện các hồ sơ và báo cáo, doanh nghiệp cần tiến hành rà soát và chuẩn bị cho cuộc
thanh/kiểm tra.
04.
NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ
CHO THANH TRA - KIỂM TRA THUẾ
Nội dung các công việc cụ thể
thường bao gồm:
Rà soát và điều chỉnh: Rà soát toàn
diện các rủi ro về thuế, cân nhắc bổ
sung các tờ khai và thực hiện điều
chỉnh (nếu cần thiết). Lưu ý: việc điều
chỉnh phải thực hiện theo quy định
theo Khoản 1, Điều 47, Luật Quản lý
thuế và các quy định khác có liên quan.
Trao đổi: Chủ động trao đổi với cơ quan
thuế về nội dung, thời gian thanh tra/
kiểm tra cũng như danh sách các tài
liệu cần cung cấp;
Chuẩn bị: Chuẩn bị các tài liệu cần
cung cấp và đề nghị cơ quan thuế gia
hạn thời gian chuẩn bị (nếu cần);
Thảo luận: Thảo luận với các bộ phận
liên quan, phân công các thành viên
chịu trách nhiệm;
Hỗ trợ: Cân nhắc hỗ trợ từ các Công ty
tư vấn để có kết quả tư vấn/ rà soát toàn
diện các rủi ro về thuế.
Cẩm nang kế toán 2023 13
Các tài liệu mà doanh nghiệp có thể được yêu cầu trong quá trình thanh tra, kiểm tra bao gồm:
• Các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký
đầu tư, các quyết định miễn, giảm thuế (nếu có),….
• Các hồ sơ nội bộ khác như: Hồ sơ góp vốn, Kế hoạch kinh doanh, Chi tiết mô tả sản phẩm
kinh doanh cũng như chu trình kinh doanh,…
• Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, chi tiết tính thuế, các khoản điều chỉnh
thuế TNDN ví dụ: danh sách chi phí doanh nghiệp tự loại,…
• Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bảng lương, hồ sơ lương liên quan như: hợp
đồng, thỏa ước, quy chế tài chính,…
• Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê
• Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài, bảng tính thuế chi tiết, các hợp đồng với nhà thầu nước
ngoài có liên quan, chi tiết thanh toán ra nước ngoài
• Đối chiếu doanh thu thuế TNDN, giá trị gia tăng
• Báo cáo tài chính hàng tháng/hàng quý/hàng năm
• Sổ sách kế toán hàng năm theo quy định, ví dụ sổ nhật ký chung, sổ nhật ký bán hàng, sổ
nhật ký mua hàng…
• Hóa đơn mua vào được xếp chung phiếu chi/giấy báo ngân hàng, phiếu nhập kho, đề nghị
thanh toán, hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
Lưu ý: hồ sơ được yêu cầu sẽ tùy thuộc
vào đặc thù ngành nghề mà doanh
nghiệp hoạt động, điển hình như
• Doanh nghiệp có các khoản đầu tư
vào công ty con, công ty liên kết có thể
được yêu cầu cung cấp thông tin chi
tiết lãi/lỗ từ khoản đầu tư.
• Doanh nghiệp có các khoản đi vay/
cho vay có thể được yêu cầu cung cấp
chi tiết hợp đồng vay/bảng tính lãi vay.
• Doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch
tỷ giá có thể được yêu cầu cung cấp chi
tiết đánh giá chênh lệch tỷ giá.
• Doanh nghiệp có giá trị tài sản cố
định lớn có thể được yêu cầu giải trình
chi tiết hồ sơ cấu thành nguyên giá
TSCĐ…
Như vậy, có thể thấy rằng nếu doanh
nghiệp nắm bắt và hiểu rõ quy trình
thanh tra, kiểm tra thuế có thể giúp cho
doanh nghiệp chủ động hơn trong quá
trình làm việc, cung cấp thông tin cũng
như giải trình đúng với Cơ quan thuế.
Cẩm nang kế toán 2023 14
4.2. Triển khai số hóa tài liệu kế toán
Với khối lượng công việc và tài liệu đồ sộ cần chuẩn bị cho mỗi đợt kiểm tra, thanh tra thuế
của doanh nghiệp, phòng kế toán nếu vẫn tiếp tục “trung thành” với cách làm thủ công, phụ
thuộc hoàn toàn vào các chứng từ giấy, sẽ khó lòng đạt được hiệu quả cao trong công việc,
chưa kể tới rủi ro xảy ra lỗi sai gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp.
Do đó, hơn bao giờ hết, số hóa tài liệu chính là lời giải giúp giảm tải áp lực công việc trong
“mùa thuế”, đồng thời góp phần thúc đẩy hiệu suất của phòng kế toán tức thì. Thông qua
dịch vụ số hóa tài liệu chuyên biệt dành cho phòng kế toán, các hóa đơn, hợp đồng, chứng
từ kế toán đều được chuyển đổi nhanh chóng, chính xác, sang dạng điện tử, tiện lợi cho công
tác lưu trữ, truy xuất, tìm kiếm cũng như chia sẻ tài liệu khi cần.
Bên cạnh đó, việc triển khai số hóa tài liệu kế toán còn giúp doanh nghiệp xây dựng kho lưu
trữ dữ liệu số tập trung và bảo mật cao cho toàn bộ chứng từ, thông tin kế toán quan trọng,
qua đó, tiết kiệm chi phí, thời gian, và nhân sự, đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng thất
lạc và hao mòn của tài liệu trong quá trình sử dụng.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp công nghệ cao, số hóa, chuyển đổi số cho
hơn 5500 khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, FSI là đơn vị
sở hữu năng lực triển khai số hóa tài liệu tổng thể Top 1 thị trường, bao gồm trọn gói từ dịch
vụ chỉnh lý - scan tài liệu - tới nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên biệt dành cho phòng
kế toán.
Cẩm nang kế toán 2023 15
Nhờ quy trình triển khai chuyên nghiệp, cùng đội ngũ 100 chuyên gia, 3500 nhân sự số hóa
bài bản, giàu kinh nghiệm, FSI đã và đang đảm nhận thành công nhiều dự án số hóa chứng
từ, tài liệu kế toán với quy mô hàng trăm nghìn trang, đáp ứng các yêu cầu phức tạp về tính
bảo mật và đặc thù riêng của doanh nghiệp.
Các tài liệu sau số hóa được đảm bảo tính chính xác 99,99% với khả năng tích hợp dễ dàng
vào các cơ sở dữ liệu sẵn có hoặc các phần mềm kế toán hiện hành của doanh nghiệp. Qua
đó, nhanh chóng đem lại giá trị kinh tế cho công ty và cải thiện hiệu suất thực tiễn cho
phòng kế toán.
Đặc biệt, các dự án số hóa tài liệu kế toán từ FSI đều được ứng dụng các công nghệ tiên
tiến và tự động hóa cao như OCR, ICR, OMR (giúp tự động nhận diện và trích xuất thông
tin) giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 50% chi phí - nhân sự và 80% thời gian của quá trình
triển khai.
Không chỉ xuất sắc trong công tác số hóa tài liệu, nhờ sở hữu hệ sinh thái giải pháp chuyển
đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm, FSI đồng hành, cung cấp các phần mềm, dịch
vụ thiết thực phục vụ công tác chuyển đổi số phòng kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói
chung xuyên suốt từ giai đoạn khởi động số hóa, tạo lập dữ liệu điện tử tới hậu số hóa, khai
phá dữ liệu của tổ chức.
FSI hy vọng với tài liệu tổng hợp các nội dung quan trọng về kiểm tra, thanh tra thuế của
doanh nghiệp, cùng gợi ý thực tiễn về giải pháp số hóa tài liệu kế toán, quý độc giả và đội ngũ
của mình đã có thêm nhiều hiểu biết thiết thực để vững vàng vượt qua “mùa thuế” và tiếp tục
xây dựng, hoàn thiện một phòng kế toán hiệu suất cao trong tương lai.
Liên hệ FSI để nhận tư vấn và báo giá triển khai
giải pháp số hóa chuyên biệt cho phòng kế toán ngay hôm nay
Cẩm nang kế toán 2023 16

More Related Content

Similar to Cẩm nang kế toán 2023- Giải đáp chi tiết về Kiểm tra thanh tra thuế.pdf

4. Luat quan ly thue.12.10 CCT
4. Luat quan ly thue.12.10 CCT4. Luat quan ly thue.12.10 CCT
4. Luat quan ly thue.12.10 CCTPham Ngoc Quang
 
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)toanci
 
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltBai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltNgoc Tran
 
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế 07.2010
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế   07.2010TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế   07.2010
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế 07.2010Pham Ngoc Quang
 
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue - 07.2010
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue -  07.2010TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue -  07.2010
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue - 07.2010Pham Ngoc Quang
 
10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thueNgoc Tran
 
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)nguyenanvuong2007
 
Thong tu 28-2011-tt-btc
Thong tu 28-2011-tt-btc Thong tu 28-2011-tt-btc
Thong tu 28-2011-tt-btc Thien Huong
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)Pham Ngoc Quang
 
Luat quan ly_thue
Luat quan ly_thue Luat quan ly_thue
Luat quan ly_thue Thien Huong
 
luat-quan-ly-thue-2019.doc
luat-quan-ly-thue-2019.docluat-quan-ly-thue-2019.doc
luat-quan-ly-thue-2019.docHngH929373
 
156 2013 tt-btc_214560
156 2013 tt-btc_214560156 2013 tt-btc_214560
156 2013 tt-btc_214560Hồng Ngọc
 
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGT
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGTHướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGT
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGTĐoàn Nguyễn
 
100 cau hoi phap luat ve thue
100 cau hoi phap luat ve thue100 cau hoi phap luat ve thue
100 cau hoi phap luat ve thueHung Nguyen
 
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mới
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mớiThông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mới
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mớiVIETNAM TAX AGENCY SERVICES
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)Pham Ngoc Quang
 
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
LUẬT QUẢN LÝ THUẾLUẬT QUẢN LÝ THUẾ
LUẬT QUẢN LÝ THUẾHồng Ngọc
 

Similar to Cẩm nang kế toán 2023- Giải đáp chi tiết về Kiểm tra thanh tra thuế.pdf (20)

4. Luat quan ly thue.12.10 CCT
4. Luat quan ly thue.12.10 CCT4. Luat quan ly thue.12.10 CCT
4. Luat quan ly thue.12.10 CCT
 
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)
Luat quan ly thue (Vietnamese Tax Management Law)
 
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qltBai 11 nhung van de chung ve qlt
Bai 11 nhung van de chung ve qlt
 
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế 07.2010
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế   07.2010TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế   07.2010
TANET.Thông tư 28 và đại lý thuế 07.2010
 
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue - 07.2010
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue -  07.2010TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue -  07.2010
TANET - Nhung van de chung ve quan ly thue - 07.2010
 
10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue10.tt 28 va dai ly thue
10.tt 28 va dai ly thue
 
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)
Thanh tra và kiểm tra về thuế (file trình chiếu)
 
Tt 66.2013.tt btc
Tt 66.2013.tt btcTt 66.2013.tt btc
Tt 66.2013.tt btc
 
Thong tu 28-2011-tt-btc
Thong tu 28-2011-tt-btc Thong tu 28-2011-tt-btc
Thong tu 28-2011-tt-btc
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 1 (Mới 2017)
 
Luat quan ly_thue
Luat quan ly_thue Luat quan ly_thue
Luat quan ly_thue
 
luat-quan-ly-thue-2019.doc
luat-quan-ly-thue-2019.docluat-quan-ly-thue-2019.doc
luat-quan-ly-thue-2019.doc
 
156 2013 tt-btc_214560
156 2013 tt-btc_214560156 2013 tt-btc_214560
156 2013 tt-btc_214560
 
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGT
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGTHướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGT
Hướng dẫn kê khai thuế, thuế GTGT
 
100 cau hoi phap luat ve thue
100 cau hoi phap luat ve thue100 cau hoi phap luat ve thue
100 cau hoi phap luat ve thue
 
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mới
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mớiThông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mới
Thông tư 156/2013/TT-BTC: Luật quản lý thuế mới
 
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng LiêmLuận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
 
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
TANET - Luật Quản lý Thuế - Phần 2 (Mới 2017)
 
ND7 xử lý VP luật thuế.pptx
ND7 xử lý VP luật thuế.pptxND7 xử lý VP luật thuế.pptx
ND7 xử lý VP luật thuế.pptx
 
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
LUẬT QUẢN LÝ THUẾLUẬT QUẢN LÝ THUẾ
LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
 

Cẩm nang kế toán 2023- Giải đáp chi tiết về Kiểm tra thanh tra thuế.pdf

  • 1. Cẩm nang kế toán 2023 1
  • 2. Cẩm nang kế toán 2023 2 LỜI MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, các quy định về thuế hiện hành cũng như cơ chế quản lý thuế đề cao hoạt động tự kê khai, tự nộp của người nộp thuế. Hằng năm, nhằm mục đích hạn chế các hành vi vi phạm, chống thất thoát về thuế, Cơ quan thuế luôn có các kế hoạch và thực hiện thanh tra, kiểm tra các nội dung về thuế tại các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nói chung hay người làm kế toán doanh nghiệp nói riêng cần nâng cao tính tuân thủ, đảm bảo hoàn thành các nghĩa vụ về thuế theo quy định pháp luật. Để hiểu rõ hơn quá trình thanh tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp và các vấn đề mà phòng kế toán cần lưu ý, FSI - Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam - xin gửi tới quý độc giả nội dung tham khảo “Cẩm nang tổng hợp chi tiết các quy định mới nhất và kinh nghiệm làm việc trực tiếp với thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế” cùng gợi ý về giải pháp số hóa tài liệu tổng thể giúp hỗ trợ hiệu quả công việc của đội ngũ kế toán viên trong kỷ nguyên số. Trân trọng.
  • 3. Cẩm nang kế toán 2023 3 01. Phân biệt thanh tra và kiểm tra thuế 02. Kiểm tra thuế 2.1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế 2.2. Kiểm tra tại trụ sở của Cơ quan thuế 03. Thanh tra thuế 04. Những lưu ý trong quá trình chuẩn bị cho thanh tra - kiểm tra thuế 4.1. Những lưu ý quan trọng nhất 4.2. Triển khai số hóa tài liệu kế toán 04 05 05 08 10 12 12 14 MỤC LỤC
  • 4. Cẩm nang kế toán 2023 4 Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của Cơ quan thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, đồng thời đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế (Điều 109, Luật Quản lý thuế năm 2019). Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, thu thập hồ sơ để xác minh các hành vi vi phạm về thuế nếu có, thông thường được thực hiện qua các chuyên đề thanh tra. Các trường hợp thanh tra thuế có thể bao gồm: • Khi có dấu hiệu vi phạm về thuế; • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng; • Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế; • Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền (Điều 113, Luật Quản lý thuế năm 2019). 01. PHÂN BIỆT THANH TRA VÀ KIỂM TRA THUẾ Thanh tra và kiểm tra thuế có khá nhiều điểm tương đồng về công tác chuẩn bị, hai hoạt động này cũng đan xen và hỗ trợ nhau, tuy nhiên thanh tra và kiểm tra có thể khác nhau ở một số nội dung như: thời gian thanh tra dài hơn kiểm tra, hồ sơ thanh tra nhiều và cụ thể hơn kiểm tra, phạm vi thanh tra rộng hơn và thường bao gồm nhiều sắc thuế, trong khi kiểm tra thường hẹp hơn và tùy vào mức độ rủi ro mà Cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra. Thực tế
  • 5. Cẩm nang kế toán 2023 5 Căn cứ theo quy định tại Điều 109-112, Luật Quản lý thuế và Quyết định số 746/QĐ-TCT ban hành bởi Tổng cục thuế ngày 20/4/2015 về kiểm tra thuế 2.1. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Cách cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm Việc lập kế hoạch kiểm tra thường theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro, đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương để cơ quan thuế xác định các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Các doanh nghiệp được đưa vào kế hoạch kiểm tra, chuyên đề kiểm tra thường được lựa chọn như sau (Quyết định số 746/QĐ-TCT năm 2015): Lựa chọn trên phần mềm ứng dụng TPR: Phần lớn số lượng doanh nghiệp (khoảng >80%) thuộc danh sách người nộp thuế sắp xếp theo mức độ rủi ro trên ứng dụng TPR; Lựa chọn doanh nghiệp từ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương: (khoảng dưới 20%) số lượng các doanh nghiệp có rủi ro cao, có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, khai sai số thuế phải nộp qua thực tiễn quản lý thuế tại địa phương. 02. KIỂM TRA THUẾ Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước; Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề; Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền; Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật. 01. 02. 03. 04. 05. 06. Các đối tượng thuộc trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (Quy định tại khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019) “
  • 6. Cẩm nang kế toán 2023 6 Quy trình kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế. Trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung kiểm tra theo quyết định. Sau khi công bố quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra thuế và người nộp thuế phải có biên bản xác định thời gian và nội dung công bố quyết định kiểm tra theo Biên bản công bố quyết định kiểm tra Mẫu số 05/KTTT ban hành kèm Thông tư 156/2013/TT-BTC. Các thành viên đoàn kiểm tra phải thực hiện phần công việc theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về phần công việc được giao. Kết thúc phần việc được giao, thành viên đoàn kiểm tra phải lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với đại diện người nộp thuế (Mẫu số 07/QTKT ban hành kèm Quyết định 746/QĐ-TCT 2015). Đoàn kiểm tra được quyền kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hóa, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế. Lưu ý: Đối với những thông tin, tài liệu, số liệu người nộp thuế đã nộp cho cơ quan thuế theo quy định hiện hành như: Tài liệu, hồ sơ về đăng ký, kê khai nộp thuế, báo cáo sử dụng hóa đơn… thì đoàn kiểm tra không yêu cầu người nộp thuế cung cấp mà khai thác, tra cứu tại cơ quan thuế để phục vụ cho việc kiểm tra.
  • 7. Cẩm nang kế toán 2023 7 • Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế; • Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; • Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế; • Bảo lưu ýkiến trong biên bản kiểm tra thuế; • Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế. • Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế; • Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; • Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra; • Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế. QUYỀN CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ DOANH NGHIỆP NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ DOANH NGHIỆP – Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên trong đoàn kiểm tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra; thông tin tài liệu thuộc bí mật của Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. – Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. – Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra; – Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
  • 8. Cẩm nang kế toán 2023 8 2.2. Kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế Mục đích Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế. Đối tượng Cơ quan thuế sẽ thực hiện phân loại hồ sơ thành 3 mức độ: Rủi ro thấp, rủi ro trung bình, rủi ro cao và đề xuất kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế với hồ sơ có rủi ro cao. Quá trình kiểm tra, xử lý • Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế mà có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) theo mẫu số 01/KTT về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu. • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo về việc giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, người nộp thuế phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu. Việc giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu có thể được thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản (bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử). • Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì cơ quan thuế lập Biên bản làm việc theo mẫu số 02/KTT.
  • 9. Cẩm nang kế toán 2023 9 Xử lý kết quả kiểm tra Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu (lần 1 hoặc lần 2) mà chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế. • cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh nội dung khai thuế là chính xác hoặc có những nội dung cần làm rõ thêm thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 2) theo mẫu số 03/KTT về việc người nộp thuế có thể tiếp tục giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc tự giác khai bổ sung hồ sơ khai thuế và người nộp thuế tự chịu trách nhiệm đối với nội dung khai bổ sung. Thời hạn giải trình, cung cấp thêm tài liệu hoặc khai bổ sung hồ sơ khai thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo. Cơ quan thuế thông báo người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 lần đối với mỗi cuộc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.
  • 10. Cẩm nang kế toán 2023 10 Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế Biên bản thanh tra Sau thời gian thanh tra tại mục 2, cơ quan thuế tiến hành trao đổi nội bộ các vấn đề với doanh nghiệp trước khi lên biên bản thanh tra. Doanh nghiệp được phép giải trình, cung cấp hồ sơ bổ sung khi cơ quan thuế đưa ra các vấn đề. Từ đó đồng ý hoặc không đồng ý sơ bộ các vấn đề trên biên bản thanh tra Nội dung trên biên bản thanh tra bao gồm nội dung các vấn đề cũng như chi tiết ảnh hưởng về thừa hoặc thiếu thuế tương ứng cũng như các khoản phạt vi phạm hành chính liên quan. Sau khi nhận được biên bản, doanh nghiệp đưa ra ý kiến về nội dung trên biên bản và ký trên biên bản trong vòng 5 ngày làm việc. Nội dung về thanh tra thuế (Điều 113 – Điều 120, Luật quản lý thuế và Quyết định số 1404/ QĐ-TCT ngày 28/7/2015 quy định về thanh tra thuế 03. THANH TRA THUẾ Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế Quyết định thanh tra thuế có các nội dung chính gồm: • Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế • Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế • Thời hạn tiến hành thanh tra thuế • Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế • Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra • Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế • Thông thường, người nộp thuế nhận quyết định, đọc và đồng ý với kế hoạch thanh tra. Một số trường hợp doanh nghiệp khó khăn trong việc sắp xếp, chuẩn bị thanh tra có thể gửi đề nghị gia hạn thanh tra thuế (nếu có bằng văn bản). • Trường hợp không có gia hạn, người nộp thuế thực hiện ký trên quyết định và đồng ý với Cơ quan thuế về thời gian thanh tra cụ thể.
  • 11. Cẩm nang kế toán 2023 11 Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế Thời gian thanh tra tại doanh nghiệp Điểm 1.2, Mục II, Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 về thời gian thanh tra thuế như sau: • Thanh tra của Tổng cục thuế: không quá 45 ngày làm việc • Thanh tra của Cục thuế: không quá 30 ngày làm việc Lưu ý: thời gian làm việc trên không yêu cầu phải liên tục. Trong thực tế, mỗi cuộc thanh tra có thể kéo dài từ 2 tháng đến 5 tháng. Theo kinh nghiệm, thời gian thanh tra của một doanh nghiệp có quy mô từ trung bình tới lớn có thể như sau: • Tuần số 1, số 2: Xuống doanh nghiệp một hoặc 2 buổi để trao đổi về đặc điểm hoạt động từ đó gửi ra yêu cầu hồ sơ cần cung cấp • Tuần số 2, số 3 có thể không xuống làm việc, thay vào đó yêu cầu doanh nghiệp gửi hồ sơ, sổ sách bản mềm. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra tình trạng hồ sơ và gửi biểu mẫu thông tin cần cung cấp. Cóthểhiểurằng,ngoàicáctàiliệumàCôngty đã cung cấp, Cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp điền các thông tin theo mẫu biểu Cơ quan thuế gửi. *Không phải tất cả các đoàn đều yêu cầu điền biểu mẫu, tùy từng đoàn tuy nhiên trong thực tế thì đa số các Cơ quan thuế đều đưa mẫu yêu cầu này cho doanh nghiệp. • Các tuần sau đó, Cơ quan thuế sẽ xuống doanh nghiệp làm việc tùy vào tình hình cung cấp tài liệu và vấn đề mà doanh nghiệp cần giải trình. • Trong quá trình làm việc, Cơ quan thuế có thể yêu cầu cung cấp tài liệu (qua trao đổi hoặc bằng văn bản) Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ, giải trình liên quan đến các vấn đề mà Cơ quan thuế yêu cầu Giải trình có thể được tiến hành qua một trong các hình thức sau: trao đổi qua cuộc họp, giải trình qua email, giải trình bằng văn bản… Doanh nghiệp có quyền từ chối cung cấp các thông tin không liên quan, không hỗ trợ cho mục đích thanh tra Doanh nghiệp có thể xin gia hạn thanh tra trong quá trình thanh tra. Lưu ý: thời gian thanh tra tại doanh nghiệp và trao đổi cũng như cung cấp hồ sơ với Cơ quan thuế là thời gian quan trọng, quyết định hiệu suất, kết quả của cuộc thanh tra. Theo đó, doanh nghiệp nên cân nhắc, lưu ý trong việc sắp xếp công việc nội bộ cũng như nhân sự hỗ trợ, phối hợp với đoàn thanh tra phù hợp để cuộc thanh được hiệu quả. Nội dung Cơ quan thuế Người nộp thuế Kết luận thanh tra Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế (trừ một số trường hợp đặc biệt), người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Doanh nghiệp có thể lựa chọn: • Đồng ý với kết luận thanh tra (gồm tiền thuế, tiền phạt) • Trường hợp không đồng ý, doanh nghiệp có thể thực hiện qua hình thức khiếu nại tới các Cơ quan có thẩm quyền cao hơn.
  • 12. Cẩm nang kế toán 2023 12 4.1. Những lưu ý quan trọng nhất Trong quá trình làm việc, phòng kế toán của doanh nghiệp cần hiểu và làm đúng theo các quy định của Pháp luật kế toán và pháp luật thuế. Để tránh những sai sót trong quá trình hoàn thiện các hồ sơ và báo cáo, doanh nghiệp cần tiến hành rà soát và chuẩn bị cho cuộc thanh/kiểm tra. 04. NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO THANH TRA - KIỂM TRA THUẾ Nội dung các công việc cụ thể thường bao gồm: Rà soát và điều chỉnh: Rà soát toàn diện các rủi ro về thuế, cân nhắc bổ sung các tờ khai và thực hiện điều chỉnh (nếu cần thiết). Lưu ý: việc điều chỉnh phải thực hiện theo quy định theo Khoản 1, Điều 47, Luật Quản lý thuế và các quy định khác có liên quan. Trao đổi: Chủ động trao đổi với cơ quan thuế về nội dung, thời gian thanh tra/ kiểm tra cũng như danh sách các tài liệu cần cung cấp; Chuẩn bị: Chuẩn bị các tài liệu cần cung cấp và đề nghị cơ quan thuế gia hạn thời gian chuẩn bị (nếu cần); Thảo luận: Thảo luận với các bộ phận liên quan, phân công các thành viên chịu trách nhiệm; Hỗ trợ: Cân nhắc hỗ trợ từ các Công ty tư vấn để có kết quả tư vấn/ rà soát toàn diện các rủi ro về thuế.
  • 13. Cẩm nang kế toán 2023 13 Các tài liệu mà doanh nghiệp có thể được yêu cầu trong quá trình thanh tra, kiểm tra bao gồm: • Các hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp như: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, các quyết định miễn, giảm thuế (nếu có),…. • Các hồ sơ nội bộ khác như: Hồ sơ góp vốn, Kế hoạch kinh doanh, Chi tiết mô tả sản phẩm kinh doanh cũng như chu trình kinh doanh,… • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, chi tiết tính thuế, các khoản điều chỉnh thuế TNDN ví dụ: danh sách chi phí doanh nghiệp tự loại,… • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân, bảng lương, hồ sơ lương liên quan như: hợp đồng, thỏa ước, quy chế tài chính,… • Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê • Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài, bảng tính thuế chi tiết, các hợp đồng với nhà thầu nước ngoài có liên quan, chi tiết thanh toán ra nước ngoài • Đối chiếu doanh thu thuế TNDN, giá trị gia tăng • Báo cáo tài chính hàng tháng/hàng quý/hàng năm • Sổ sách kế toán hàng năm theo quy định, ví dụ sổ nhật ký chung, sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký mua hàng… • Hóa đơn mua vào được xếp chung phiếu chi/giấy báo ngân hàng, phiếu nhập kho, đề nghị thanh toán, hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có). Lưu ý: hồ sơ được yêu cầu sẽ tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, điển hình như • Doanh nghiệp có các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết có thể được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết lãi/lỗ từ khoản đầu tư. • Doanh nghiệp có các khoản đi vay/ cho vay có thể được yêu cầu cung cấp chi tiết hợp đồng vay/bảng tính lãi vay. • Doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch tỷ giá có thể được yêu cầu cung cấp chi tiết đánh giá chênh lệch tỷ giá. • Doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định lớn có thể được yêu cầu giải trình chi tiết hồ sơ cấu thành nguyên giá TSCĐ… Như vậy, có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ quy trình thanh tra, kiểm tra thuế có thể giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình làm việc, cung cấp thông tin cũng như giải trình đúng với Cơ quan thuế.
  • 14. Cẩm nang kế toán 2023 14 4.2. Triển khai số hóa tài liệu kế toán Với khối lượng công việc và tài liệu đồ sộ cần chuẩn bị cho mỗi đợt kiểm tra, thanh tra thuế của doanh nghiệp, phòng kế toán nếu vẫn tiếp tục “trung thành” với cách làm thủ công, phụ thuộc hoàn toàn vào các chứng từ giấy, sẽ khó lòng đạt được hiệu quả cao trong công việc, chưa kể tới rủi ro xảy ra lỗi sai gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. Do đó, hơn bao giờ hết, số hóa tài liệu chính là lời giải giúp giảm tải áp lực công việc trong “mùa thuế”, đồng thời góp phần thúc đẩy hiệu suất của phòng kế toán tức thì. Thông qua dịch vụ số hóa tài liệu chuyên biệt dành cho phòng kế toán, các hóa đơn, hợp đồng, chứng từ kế toán đều được chuyển đổi nhanh chóng, chính xác, sang dạng điện tử, tiện lợi cho công tác lưu trữ, truy xuất, tìm kiếm cũng như chia sẻ tài liệu khi cần. Bên cạnh đó, việc triển khai số hóa tài liệu kế toán còn giúp doanh nghiệp xây dựng kho lưu trữ dữ liệu số tập trung và bảo mật cao cho toàn bộ chứng từ, thông tin kế toán quan trọng, qua đó, tiết kiệm chi phí, thời gian, và nhân sự, đồng thời giảm thiểu tối đa tình trạng thất lạc và hao mòn của tài liệu trong quá trình sử dụng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp công nghệ cao, số hóa, chuyển đổi số cho hơn 5500 khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, FSI là đơn vị sở hữu năng lực triển khai số hóa tài liệu tổng thể Top 1 thị trường, bao gồm trọn gói từ dịch vụ chỉnh lý - scan tài liệu - tới nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên biệt dành cho phòng kế toán.
  • 15. Cẩm nang kế toán 2023 15 Nhờ quy trình triển khai chuyên nghiệp, cùng đội ngũ 100 chuyên gia, 3500 nhân sự số hóa bài bản, giàu kinh nghiệm, FSI đã và đang đảm nhận thành công nhiều dự án số hóa chứng từ, tài liệu kế toán với quy mô hàng trăm nghìn trang, đáp ứng các yêu cầu phức tạp về tính bảo mật và đặc thù riêng của doanh nghiệp. Các tài liệu sau số hóa được đảm bảo tính chính xác 99,99% với khả năng tích hợp dễ dàng vào các cơ sở dữ liệu sẵn có hoặc các phần mềm kế toán hiện hành của doanh nghiệp. Qua đó, nhanh chóng đem lại giá trị kinh tế cho công ty và cải thiện hiệu suất thực tiễn cho phòng kế toán. Đặc biệt, các dự án số hóa tài liệu kế toán từ FSI đều được ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao như OCR, ICR, OMR (giúp tự động nhận diện và trích xuất thông tin) giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 50% chi phí - nhân sự và 80% thời gian của quá trình triển khai. Không chỉ xuất sắc trong công tác số hóa tài liệu, nhờ sở hữu hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm, FSI đồng hành, cung cấp các phần mềm, dịch vụ thiết thực phục vụ công tác chuyển đổi số phòng kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung xuyên suốt từ giai đoạn khởi động số hóa, tạo lập dữ liệu điện tử tới hậu số hóa, khai phá dữ liệu của tổ chức. FSI hy vọng với tài liệu tổng hợp các nội dung quan trọng về kiểm tra, thanh tra thuế của doanh nghiệp, cùng gợi ý thực tiễn về giải pháp số hóa tài liệu kế toán, quý độc giả và đội ngũ của mình đã có thêm nhiều hiểu biết thiết thực để vững vàng vượt qua “mùa thuế” và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện một phòng kế toán hiệu suất cao trong tương lai. Liên hệ FSI để nhận tư vấn và báo giá triển khai giải pháp số hóa chuyên biệt cho phòng kế toán ngay hôm nay
  • 16. Cẩm nang kế toán 2023 16