SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Download to read offline
1
CHƯƠNG 2: CHỈ SỐ KINH TẾ
Khi được sử dụng trong bối cảnh chu kỳ kinh doanh, một chỉ số kinh tế là biến số cung
cấp thông tin về tình trạng của nền kinh tế tổng thể. Các chỉ số kinh tế thường được phân
loại theo việc chúng tụt hậu, dẫn đầu hay trùng khớp với những thay đổi trong sự tăng
trưởng của một nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế hàng đầu (Leading economic indicators)
có những bước ngoặt thường đi trước những bước ngoặt của nền kinh tế tổng thể. Chúng
được cho là có giá trị trong việc dự đoán trạng thái tương lai của nền kinh tế, thường là
trong ngắn hạn. Các chỉ số kinh tế trùng hợp (Coincident economic indicators) có
những bước ngoặt thường gần với những chỉ số của nền kinh tế tổng thể. Chúng được
cho là có giá trị xác định tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế tụt hậu
(Lagging economic indicators) có những bước ngoặt diễn ra muộn hơn so với các chỉ
số kinh tế tổng thể. Chúng được cho là có vai trò trong việc xác định tình trạng quá khứ
của nền kinh tế. Như vậy theo trình tự, chúng ta sẽ tìm hiểu về chu kỳ kinh doanh trước,
sau đó là các chỉ số kinh tế.
2.1Chu kỳ kinh tế
Burns và Mitchell (1946) định nghĩa chu kỳ kinh doanh như sau:
Chu kỳ kinh doanh là một dạng biến động được tìm thấy trong tổng thể hoạt động kinh
tế của các quốc gia tổ chức công việc của họ chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh:
một chu kỳ bao gồm sự mở rộng xảy ra cùng một lúc trong nhiều hoạt động kinh tế, tiếp
theo là những cuộc suy thoái, thu hẹp và hồi sinh. Chuỗi sự kiện này là lặp lại nhưng
không tuần hoàn; về độ dài, chu kỳ kinh doanh thay đổi từ hơn một năm đến 10 hoặc 12
năm
Định nghĩa này rất phong phú với những hiểu biết quan trọng. Thứ nhất, chu kỳ kinh
doanh là đặc trưng của các nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp kinh doanh -
do đó, không phải là các xã hội nông nghiệp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Thứ hai, một chu kỳ có một chuỗi các giai đoạn dự kiến, xen kẽ giữa mở rộng và thu
hẹp. Thứ ba, các giai đoạn này xảy ra cùng lúc trong toàn bộ nền kinh tế - nghĩa là không
chỉ trong nông nghiệp hay không chỉ trong du lịch mà trong hầu hết các lĩnh vực. Thứ
tư, các chu kỳ là lặp lại (tức là chúng xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian) nhưng không
tuần hoàn (tức là không phải tất cả chúng đều có cường độ và / hoặc thời lượng chính
xác như nhau). Cuối cùng, các chu kỳ thường kéo dài từ 1 đến 12 năm.
Mặc dù định nghĩa của Burns và Mitchell có thể hiển nhiên một phần, nhưng nó thực sự
vẫn hữu ích ngay cả hơn 60 năm sau khi nó được viết ra. Mặc dù "các quy tắc ngón tay
cái" thường được nhắc đến khi nói về hoạt động thị trường (ví dụ: cổ phiếu luôn tăng
giá vào tháng 1 và các vụ sụp đổ lớn xảy ra vào tháng 10), thực tế phức tạp hơn nhiều.
Như Burns và Mitchell nhận xét với chúng ta, lịch sử không bao giờ lặp lại theo cùng
một cách, nhưng nó chắc chắn cung cấp các mẫu có thể được sử dụng khi phân tích hiện
tại và dự báo tương lai.
2.1.1. Các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế
Một chu kỳ kinh doanh điển hình bao gồm bốn giai đoạn: đày, tăng trưởng, đỉnh, và suy
thoái. Giai đoạn tăng trưởng xuất hiện sau khi nền kinh tế chạm đáy và trước khi nó đạt
2
đỉnh. Đỉnh và đáy biểu hiện những bước ngoặt trong một chu kỳ kinh tế. Suy thoái là
giai đoạn xảy ra sau khi nền kinh tế đạt đỉnh và trước khi nó bắt đáy. Trong giai đoạn
nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động kinh tế tổng hợp tăng (tổng hợp được dùng bởi vì
một vài lĩnh vực kinh tế có thể không tăng trưởng). Trong giai đoạn suy thoái thì hoạt
động kinh tế tổng hợp suy giảm (cho dù một vài lĩnh vực trong nền kinh tế có thể tăng
trưởng). Chu kỳ kinh tế có thể được hiểu như là những giao động xung quanh một xu
hướng tăng của nền kinh tế
Bảng A thể hiện một cách cách điệu về chu kỳ kinh doanh. Mô tả phân biệt giữa giai
đoạn đầu và giai đoạn cuối của giai đoạn mở rộng. Giai đoạn đầu gần đáy hơn và giai
đoạn muộn gần đỉnh hơn. Bảng B cũng mô tả một số biến số kinh tế quan trọng phát
triển như thế nào trong suốt chu kỳ kinh doanh.
Bảng B: Đặc điểm
Thời điểm sớm
của tăng
trưởng
Thời điểm
muộn của tăng
trưởng
Đỉnh Suy thoái
Hoạt động kinh
tế
Tổng sản phẩm
quốc nội
(GDP), sản
xuất công
nghiệp, và
những chỉ số
khác đo hoạt
Những chỉ số
đo hoạt động
kinh tế cho
thấy một tốc độ
tăng trưởng
nhanh dần
Những chỉ số
đo hoạt động
kinh tế cho
thấy một tốc độ
tăng trưởng
chậm dần
Những chỉ số
đo hoạt động
kinh tế cho
thấy sự suy
giảm tức thì
3
động kinh tế là
ổn định và bắt
đầu tăng
Việc làm Việc xa thải
chậm lại nhưng
sự thuê mới
chưa xay ra và
tỷ lệ thất
nghiệp vẫn
cao. Các công
ty dựa vào
những người
làm thêm giờ
hoặc những lao
động có tính
tạm thời để đáp
ứng việc tăng
cầu của sản
phẩm.
Doanh nghiệp
bắt đầu thuê
người lao động
làm việc toàn
phần khi giờ
làm thêm tăng.
Tỷ lệ thất
nghiệp giảm.
Doanh nghiệp
chậm lại tỷ lệ
thuê lao động.
Tỷ lệ thất
nghiệp tiếp tục
giảm nhưng
chậm dần.
Doanh nghiệp
cắt giảm giờ
làm và đóng
băng việc thuê
thêm lao động,
theo sau là sự
sa thải lao
động tức thì.
Tỷ lệ thất
nghiệp tăng.
Tiêu dùng và
chi tiêu doanh
nghiệp
Sự đi lên trong
chi tiêu,
thường xảy rõ
rệt ở lĩnh vức
nhà, hàng tiêu
dùng lâu bền,
và đơn đặt
hàng của trang
thiết bị công
nghiệp nhẹ.
Sự đi lên trong
chi tiêu xuất
hiện ở quy mô
rộng. Doanh
nghiệp bắt đầu
đặt hàng trang
thiết bị nặng và
tham gia vào
xây dựng
Chi tiêu vốn
mở rộng nhanh
nhưng với tốc
độ chậm dần
Chi tiêu giảm
rõ rết nhất là ở
lĩnh vực sản
xuất công
nghiệp, nhà ở,
hàng tiêu dùng
lâu bền, và đơn
đặt hàng cho
những thiết bị
phục vụ kinh
doanh mới
Lạm phát Lạm phát ở
mức vừa phải
và có thể tiếp
tục giảm
Lạm phát tăng
vừa phải
Lạm phát tăng
nhanh
Lạm phát giảm
nhưng với một
độ trễ nhất
định
Tại thời điểm ban đầu của giai đoạn tăng trưởng, công ty có thể muốn triệt để sử dụng
lực lượng lao động sẵn có và trì hoãn việc thuê lao động mới cho đến khi họ thực sự biết
chắc rằng nên kinh tế thực sự đang tăng trưởng. Tuy nhiên, dần dần tất cả các biến kinh
tế quay trở về phạm vi giá trị bình thường của chúng (chẳng hạn tăng trưởng GDP là
một số dương). Và khi nên kinh tế quay trở về quỹ đạo bình thường thì tất cả các chính
sách kinh tế phản chu kỳ được ban hành bới ngân hàng trung ương (countercyclical
economic policies) sẽ dần mất đi. Chẳng hạn, nếu ngân hàng trung ương giảm lãi suất
để kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn suy thoái thì tổ chức này có thể bắt đầu
tăng lãi suất hướng đến giá trị lịch sử của chúng.
Trong suốt giai đoạn suy thoái, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các tài sản an toàn
hơn chẳng hạn trái phiếu chính phủ và cổ phiếu của các công ty có dòng tiền dương ổn
4
định như là các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, khí đốt, hàng hóa
thiết yếu. Khi thị trường tài sản kỳ vọng vào sự kết thúc của suy thoái và một sự bắt đầu
của một giai đoạn tăng trưởng thì các tài sản rủi ro theo đó sẽ tăng giá. Khi một sự tăng
trưởng kinh tế được kỳ vọng, thị trường sẽ bắt đầu đưa những sự kỳ vọng về lợi nhuận
lớn hơn vào trong giá của trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp, cụ thể là những doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa không thiết yếu như ô tô. Thông thường, thị trường vốn sẽ
chạm đáy khoảng 3 tới 6 tháng trước khi cả nền kinh tế bắt đáy và cũng sẽ trở nên tốt
hơn trước khi các chỉ số kinh tế bắt đầu xu hướng tăng. Do đó thị trường vốn được xem
là chỉ số dự báo cho nền kinh tế.
Khi một sự tăng trưởng kinh tế thực sự bắt đầu, một bộ phận muộn của sự tăng trưởng
được gọi là một sự bùng nổ thường theo sau. Sự bùng nổ là một giai đoạn tăng trưởng
được xem như là sự kiểm định cho giới hạn của nền kinh tế. Chẳng hạn, công ty có thể
tăng trưởng quá nhanh đến nỗi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động có
chất lượng, và họ cạnh tranh với những nhà tuyển dụng khác bằng cách tăng lương. Và
khi chi phí lao động tăng có thể dân đến một sự giảm sút của lợi nhuận. Một ví dụ khác
là công ty có thể bắt đầu tin là nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong một tương lai
nhìn thấy trước và quyết định vay tiền để mở rộng công xuất sản xuất. Chính phủ và/hoặc
ngân hàng trung ương sẽ can thiệp nếu nhận thấy nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng.
Chẳng hạn ngân hàng trung ương quan tâm đến tình huống trong đó một sự tăng trưởng
quả nhanh của lương có thể dẫn đến lạm phát,
Trong suốt giai đoạn bùng nổ, những tài sản rủi ro nhất sẽ thường có sự tăng về giá lớn
nhất. Những tài sản an toàn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ vốn được định giá cao
trong giai đoạn suy thoái giờ có thể có giá thấp hơn và do đó mang lại lãi suất cao hơn.
Thêm vào đó, nhà đầu tư có thể sợ lạm phát cao hơn điều đó làm cho lãi suất danh nghĩa
cao hơn.
Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, hoặc bùng nổ, được thể hiện bởi việc nền kinh tế đạt
đỉnh, đây cũng chính là thời điểm bắt đầu của một sự suy thoái. Ở đây, hoặc là bởi vì
các chính sách kinh tế thắt chặt đã được ban hành để kiềm chế nền kinh tế tăng trưởng
quá nóng hoặc là bởi vì một vài cú sốc khác, chẳng hạn là giá năng lượng hoặc một cuộc
khủng hoảng tín dụng, hay xung đột địa chính trị, nền kinh tế bắt đầu đi xuống. Thất
nghiệp sẽ tăng và tăng trưởng GDP giảm.
Nhà đầu tư, thường là những người lạc quan trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, có xu
hương bi quan thái quá khi nền kinh tế đang ở đáy. Một điều đáng chú ý là trong nhiều
chu kỳ kinh doanh, giai đoạn suy thoái ngắn hơn giai đoạn tăng trưởng.
2.1.2 Sử dụng nguồn lực thông qua chu kỳ kinh doanh
Mục này cung cấp một cái nhìn rộng về việc sử dụng nguồn lực cần thiết như thế nào
để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ điển hình trong một chu kỳ kinh tế.
Có những liên hệ đáng kể giữa những biến động trong hàng được lưu giữ trong kho
(inventory), công ăn việc làm, và đầu tư vào vốn hữu hình với những biến động của nền
kinh tế. Khi sự suy thoái bắt đầu, tổng cầu giảm, và inventory bắt đầu được tích trữ.
5
Công ty có thể bắt đầu làm chậm việc sản xuất và trang thiết bị được vận hành ở mức
thấp hơn là công suất thiết kế. Tiếp theo, công ty nhiều khả năng dừng việc đặt hàng và
trang thiết bị sản xuất mới.
Công ty không cần thiết giảm lực lượng lao động ngay lập tức; thay vào đó, họ giảm chi
phí bằng những phương pháp khác, chẳng hạn giảm thời gian làm thêm giờ. Nếu sự
giảm sút của nền kinh tế chỉ là tạm thời, thì việc giữ lại lao động những người chưa được
sử dụng hết tiềm năng có thể là một giải pháp tốt hơn là việc xa thải người lao động và
tái thuê lại họ sau đó.
Nếu sự giảm sút đó trở nên trầm trọng, công ty bắt đầu giảm chi phí quyết liệt hơn, giảm
tất cả các chi phí không cần thiết. Bước này có nghĩa là cắt giảm các chuyên gia tư vấn,
công nhân vượt qua giới hạn cho phép, đơn đặt hàng cung cấp thường trực (standing
supply order), các chiến dịch quảng cáo…Công suất sử dụng sẽ thấp và rất ít công ty
sẽ đầu tư vào trang thiết bị mới. Công ty sẽ cố gắng thanh lý inventories của những sản
phẩm chưa bán. Thêm vào đó, các ngân hàng sẽ dè dặt cho vay bởi vì rủi ro phá sản là
cao. Và kết quả là nền kinh tế sẽ bước vào vòng xoáy suy thoái.
Khoảng cách giữa GDP suy thoái và GDP tiềm năng là một chỉ số của các nguồn lực
chưa được dùng hết (thất nghiệp đối với lao động và sự không được sử dụng của vốn
hữu hình). Sự giảm của tổng cầu nhiều khả năng sẽ làm cho lương, giá của các đầu vào
giảm theo. Sau đó một thời gian thì tất cả giá của các đầu vào này sẽ trở nên rất thấp.
Thêm vào nữa, lãi suất cơ bản sẽ bị cắt giảm để hồi sinh nền kinh tế.
Khi mặt bàng giá chung và lãi suất giảm, người tiêu dùng và các công ty có thể bắt đầu
mua nhiều hơn và tổng cầu theo đó có thể bắt đầu tăng. Các công ty có thể tăng sản xuất
như là kết quả của tổng cầu tăng và hàng hóa dự trữ thấp. Cũng bởi vì lãi suất giảm, một
số công ty và hộ gia đình có thể quyết định bắt đầu đầu tư vào các công trình xây dựng,
nhà ở, và hàng hóa lâu bền. Giai đoạn này là bước ngoặt của chu kỳ kinh doanh; tổng
cầu bắt đầu tăng và các hoạt động kinh tế cũng tăng.
Khi các hoạt động kinh tế tăng, công ty không chắc đã ngay lập tức bắt đầu quy trình
tốn kém của việc chọn lựa và thuê lao động mới. Họ có thể chờ đợi cho đến khi sự tăng
trưởng thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, đầu tư mới đủ để kích hoạt một sự tăng của tổng cầu,
công ty sẽ bắt đầu lấp đầy kho bằng hàng chính phẩm. Sự lấp đầy này sẽ làm tăng cầu
về hàng hóa trung gian, điều này sẽ làm tổng cầu tăng hơn nữa. Giai đoạn này thường
kéo theo sự tăng thêm của chi phí vốn. Cầu của tất cả các nhân tố sản xuất như đất đai,
lao động, nguyên vật liệu, và vốn hữu hình tăng.
Khi tổng cầu tiếp tục tăng, một giai đoạn bùng nổ của chu kỳ bắt đầu. Trong giai đoạn
bùng nổ này, nền kinh tế sẽ trải qua sự thiếu hụt và cầu những nhân tố sản xuất có thể
vượt cung. Có thể sự vượt quá của tổng cầu được kích hoạt bởi kỳ vọng lạc quan thái
quá của cầu đối với sản xuất, điều này có nghĩa là cung của vốn hữu hình và công suất
sản xuất có thể vượt quá cầu dành cho sản phẩm trong tương lai. Những ví dụ trong quá
khứ về nguồn cung dư thừa do đầu tư quá mức bao gồm cơ sở hạ tầng cáp quang trong
thời kỳ bùng nổ công nghệ những năm 1990 và việc xây dựng quá mức khu dân cư ở
nhiều quốc gia trong thời kỳ bong bóng nhà ở những năm 2000. Việc đầu tư quá mức
6
này, dẫn đến năng lực sản xuất không được sử dụng, có thể là tác nhân gây ra suy thoái
kinh tế tiếp theo.
2.1.2.1 Sự biến động của chi tiêu vốn
Trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, doanh thu vẫn
ở mức thấp nên doanh nghiệp nhiều khả năng còn dư thừa năng lực sản xuất và hầu như
không có nhu cầu mở rộng sản xuất. Nhưng mặc dù việc sử dụng công suất vẫn còn
thấp, chi tiêu vốn có thể bắt đầu tăng. Có hai nguyên nhân cơ bản giải thích cho sự tăng
này. Thứ nhất, sự tăng trưởng trong lợi nhuận ròng và dòng tiền nhàn rỗi do tăng trưởng
kinh tế cho phép doanh nghiệp tăng chi tiêu. Thứ hai, sự đi lên trong doanh số có thể
làm cho các chủ doanh nghiệp cảm thấy yên tâm trong việc phục hồi một vài đơn đặt
hàng vốn đã từng bị hủy bỏ trước đây. Thông thường, những đơn đặt hàng được hồi phục
ban đầu là trang thiết bị có tốc độ lặc hậu nhanh, chẳng hạn là phần mềm. Kiểu trang
thiết bị này có nhiều khả năng làm tăng hiệu quả nhiều hơn là mở rộng công suất. Tăng
hiệu quả có thể là mục tiêu ban đầu của những đơn đặt hàng mới. Một sự tăng của đơn
đặt hàng mới cho trang thiết bị để tăng hiệu quả thường cung cấp dấu hiệu đầu tiên của
sự phục hồi. Bởi vì đơn đặt hàng phải diễn ra trước lô hàng thực tế và có thể là cả việc
thanh toán, nên đơn đặt hàng của thiết bị sản xuất được xem như là chỉ số dự báo xu
hướng tương lai của chi tiêu vốn.
Trong giai đoạn cuối của sự tăng trưởng, công suất thiết kế có thể bắt đầu giới hạn khả
năng đáp ứng nhu cầu. Đơn đặt và doanh số ở giai đoạn này tập trung vào mở rộng công
suất và trang thiết bị nặng, nhà kho và nhà máy. Chi tiêu vào việc mở rộng công suất sản
xuất có thể bắt đầu trước khi công suất dường như cần mở rộng. Sự ngắt quãng này xuất
hiện bởi vì có thể có một độ trễ dài giữa đặt hàng và phân phối hoặc hoàn thiện việc lắp
đặt trang thiết bị nặng và phức tạp, kho bãi, nhà máy. Bởi vì nền kinh tế thường thay đổi
nhu cầu, vốn hữu hình vốn được tính như là công suất/khả năng trong thống kê có thể
ít liên quan đến nhu cầu sản lượng hiện tại, cho dù những tài sản cơ bản vẫn hoàn toàn
có thể dùng được. Thành phần của khả năng của nền kinh tế (economy’s capacity) có
thể không tối ưu cho cấu trúc kinh tế hiện tại, cần thiết sự chi tiêu cho vốn hữu hình mới.
Chẳng hạn, một công ty cần phương tiện vận chuyển không thể thay thế với một sự dư
thừa phương tiện nâng hàng mặc dù loại phương tiện này cũng được tính trong công
suất tổng thể. Tương tự một công ty cần kho bãi ở vùng ngoại ô của địa phương A nhận
được rất ít lợi ích từ việc dư thừa kho bãi của chính nó ở địa phương B. Sự tăng trong
chi tiêu vốn để tăng công suất có thể xuất hiện ngay sau việc sử dụng công suất được
tăng cường. Đơn đặt hàng mới với mục đích nâng công suất có thể là biểu hiện cho giai
đoạn muộn của tăng trưởng kinh tế.
2.1.2.2 Sự biến động trong mức hàng tồn kho
Sự tích trữ và cắt giảm hàng tồn kho có thể xuất hiện với tốc độ và tần suất mà có ảnh
hưởng lớn hơn nhiều đến tăng trưởng kinh tế so với kích cỡ của nó trong nền kinh tế.
Một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực này là tỷ số hàng tồn kho trên doanh số bán hàng
(inventories to sales ratio) vốn để đo lường hàng tồn kho sẵn sàng để bán. Sự tương
tác của chỉ số này với chu kỳ kinh doanh phát triển trong ba giai đoạn riêng biệt.
7
Khi nền kinh tế lập đỉnh, doanh số bán hàng giảm hoặc chậm, hàng tồn kho tăng. Doanh
số bán hàng thấp hơn kết hợp với hàng tồn kho tăng lên là cho tỷ số hàng tồn kho trên
doanh số bán hàng tăng. Sự tăng của hàng tồn kho có thể ẩn dấu những dấu hiệu của
một nền kinh tế đang yếu. Các nhà phân tích đầu tư thường tập trung vào cái gọi là
doanh số bán hàng cuối cùng (final sales) vốn không tính đến ảnh hưởng của sự thay
đổi hàng tồn kho. Để điều chỉnh và giảm hàng tồn kho không mong muốn, doanh nghiệp
có thể cắt giảm sản lượng dưới ngưỡng doanh số đã bị giảm. Việc cắt giảm này làm cho
các chỉ số tiếp theo trong toàn bộ nền kinh tế trông yếu hơn mức mà chúng đáng nhẽ
phải có. Mặc dù doanh số bán hàng cuối cùng cung cấp một sự kiểm tra thực tế, việc cắt
giảm sản lượng liên quan đến việc giảm hàng tồn kho có thể dẫn đến việc hủy bỏ các
đơn đặt hàng và xa thải lao động và điều này có thể dẫn đến cắt giảm doanh số bán hàng
cuối cùng sâu hơn và làm sâu thêm các đợt điều chỉnh theo chu kỳ.
Với việc doanh nghiệp sản xuất tại một tỷ lệ dưới ngưỡng doanh số cần thiết để loại bỏ
hàng tồn kho, tỷ số hàng tồn kho trên doanh số bắt đầu giảm xuống mức bình thường.
Khi mà những chỉ số đó giảm xuống mức chấp nhận được, và doanh nghiệp không còn
có bất kỳ nhu cầu để giảm hàng tồn kho thêm nữa, họ sẽ tăng mức sản xuất. Việc tăng
sản lượng dẫn đến thực trạng của nền kinh tế có vẻ tăng, cho dù doanh số vẫn giảm. Lại
một lần nữa, doanh số bán hàng cuối cùng có thể cung cấp một bức tranh thực tiễn hơn
về thực trạng chân thực của nền kinh tế. Tại giai đoạn này trong chu kỳ, sự có vẻ tăng ở
mức độ nhỏ trong sản lượng có thể thực sự đánh dấu một sự bắt đầu của sự thay đổi theo
chu kỳ bởi vì sự xa thải có thể chậm hoặc dừng và nhu cầu cho những loại đầu vào khác
có thể cũng tăng.
Khi doanh số bán hàng bắt đầu chu kỳ tăng, doanh nghiệp ban đầu có thể thất bại trong
việc giữ sản xuất theo kịp với doanh số, điều này dẫn đến tỷ số trên giảm. Điều này
nhanh tróng thúc đẩy việc tăng sản lượng, không chỉ để bắt kịp với sự tăng của doanh
số mà còn để bổ sung hàng dự trữ trong kho.Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi suy thoái ngắn
hoặc nghiêm trọng, doanh nghiệp không có thời gian để điều chỉnh hoặc giảm hàng tồn
kho xuống mức chấp nhận được, công ty ban đầu có thể xem việc sản lượng tăng là
không cần thiết. Kết quả là, trễ giữa doanh số và sản lượng tăng có thể dài hơn trong
những chu kỳ khác. Nhưng cho dù việc tăng sản lượng xuất hiện với trễ ngắn hay muộn,
nó thường đánh dấu sự thay đổi của các mô hình tuyển dụng và trong một thời gian có
thể phóng đại rõ rệt sức mạnh chu kỳ
2.1.2.3 Hành vi tiêu dùng
Hộ gia đình là lĩnh vực lớn nhất trong hầu như tất cả các nền kinh tế phát triển (chẳng
hạn ở Mỹ là 70%). Do vậy xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình quyết định hướng của
nền kinh tế nhiều hơn bất cứ lĩnh vực nào khác. Xu hướng tiêu dùng hộ gia đình là quan
trọng đối với các nhà phân tích đầu tư bởi nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn, các nhà
phân tích thị trường vốn những người tập chung sự chú ý đến các công ty cung cấp hàng
tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này.
Hai thước đo cơ bản của tiêu dùng hộ gia đình là doanh số bán lẻ và một chỉ số trên diện
rộng về chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm việc mua sắm bên ngoài lĩnh vực bán lẻ,
chẳng hạn như là dịch vụ tiện ích, dịch vụ có liên quan đến hộ gia đình (household
8
services). Thông thường những thước đo này được trình bày bằng các đại lượng danh
nghĩa và được điều chỉnh giảm để biểu thị xu hướng của tăng trưởng và mua sắm hiện
vật. Một số thước đo bổ sung giúp phân biệt tốt hơn, chẳng hạn, theo dõi chi tiêu cả
thực và danh nghĩa của những nhóm cụ thể của các sản phẩm tiêu dùng. Có ba nhóm
chính là (1) hàng hóa lâu bền, chẳng hạn ô tô, đồ gia dụng, đồ nội thất; (2) hàng hóa
thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, và quần áo; (3)dịch vụ, chẳng hạn
chăm sóc y tế, giải trí, dịch vụ truyền thông, và dịch vụ cá nhân (personal services).
Bởi vì việc mua sắm hàng hóa lâu bền thường để thay thế những đồ vật vốn vẫn còn giá
trị sử dụng, trong giai thời kỳ kinh tế suy thoái, hộ gia đình có thể trì hoãn việc mua sắm
này. So sánh xu hướng trong mua sắm hàng hóa lâu bền với xu hướng của hai nhóm còn
lại co thể cung cấp cho các nhà phân tích một khái niệm về thực trạng của nền kinh tế
trong chu kỳ; một sự yếu đi trong chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có thể là một cảnh báo
sớm về sự suy yếu của nền kinh tế nói chung, và một sự tăng lên trong kiểu chi tiêu này
có thể là dấu hiệu cho sự hồi phục của nền kinh tế chung.
Ngoài những quan sát trực tiếp về chi tiêu của người tiêu dùng và những hỗn hợp của
nó, các nhà phân tích có thể đo lường xu hướng trong tương lai thông qua việc phân tích
thước đo niềm tin của người tiêu dùng (Consumer Confidence). Thường thì kiểu thông
tin này được lấy dưới dạng phiếu điều tra. Tuy nhiên trên thực tế, nó thường không phản
ánh hành vi tiêu dùng thực sự bởi vì người trả lời có thể trả lời cái mà họ tưởng tượng
là nhu cầu của một người tiêu dùng tiêu biểu đối lập với hành vi riêng của họ.
Sự tăng trưởng trong thu nhập tiêu biểu cho một chỉ số tốt hơn của xu hướng tiêu dùng,
và con số về thu nhập của hộ gia đình được phổ biến rộng rãi ở gần như tất cả các quốc
gia trên thế giới. Đặc biệt có liên quan là thu nhập sau thuế hay còn được gọi là thu nhập
khả dụng.
Tuy nhiên mô hình chi tiêu của người tiêu dùng thường phân kỳ so với xu hướng của
thu nhập cho dù thu nhập có được đo như thế nào đi chăng nữa. Trong trường hợp thì tỷ
lệ dự trữ (saving rates) sẽ giúp các nhà phân tích. Chỉ số này phản ảnh sự không chắc
chắn về thu nhập tương lai được nhận thức bởi người tiêu dùng. Do đó một tỷ lệ dự trữ
cao có thể cho biết khẳ năng chi tiêu của người tiêu dùng cho dù thu nhập trong tương
lai có thể thấp hơn. Một sự tăng của tỷ lệ dự trữ có thể cảnh báo sự thận trọng của hộ
gia đình và là tín hiệu về sự yếu đi của nền kinh tế. Đồng thời, dự trữ tiết kiệm trong
khu vực hộ gia đình càng lớn và khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu hiện tại càng
rộng thì khả năng tăng chi tiêu của các hộ gia đình càng lớn. Vì vậy, mặc dù tiết kiệm
cao bất thường lúc đầu có thể nói lên điều gì đó tiêu cực về triển vọng theo chu kỳ,
nhưng chúng chỉ ra tiềm năng phục hồi trong dài hạn.
2.1.2.4 Hành vi của lĩnh vực nhà ở
Cho dù là một phần nhỏ hơn nhiều so với chi tiêu của người tiêu dùng, các hoạt động
nhà ở trải qua những biến động mạnh mẽ mà nó thường tính nhiều hơn vào chuyển động
kinh tế tổng thể so với quy mô tương đối nhỏ của ngành có thể cho thấy. Hầu hết mọi
nền kinh tế lớn đều đưa ra số liệu thống kê về số lượng nhà mới và hiện có, hoạt động
xây dựng khu dân cư và đôi khi, quan trọng là số lượng nhà chưa bán được trên thị
trường. Số liệu thống kê cũng có sẵn cho giá trung bình hoặc giá trung vị của ngôi nhà,
9
đôi khi được ghi lại theo loại đơn vị nhà ở và đôi khi là giá trên foot vuông hoặc mét
vuông. Bất kể số liệu thống kê cụ thể nào, mối quan hệ trong lĩnh vực này thường tuân
theo mô hình chu kỳ khá đều đặn.
Bởi vì nhiều người mua nhà tài trợ cho việc mua nhà của họ bằng một khoản thế chấp
(mortgage), lĩnh vực này đặc biệt nhạy cảm với lãi suất. Hoạt động mua nhà và đồng
thời mở rộng hoạt động xây dựng để đáp ứng với lãi suất thế chấp thấp hơn và thu hẹp
để đáp ứng với lãi suất thế chấp cao hơn.
Ngoài tác động của lãi suất, nhà ở cũng tuân theo chu kỳ nội tại của chính nó. khi giá
nhà ở tương đối thấp so với thu nhập trung bình, và đặc biệt khi lãi suất thế chấp cũng
thấp, chi phí sở hữu nhà giảm và nhu cầu về nhà ở tăng. Thông thường các chỉ số về chi
phí sở hữu một ngôi nhà có sẵn để so sánh thu nhập của hộ gia đình với chi phí hỗ trợ
một ngôi nhà trung bình, cả giá của nó và chi phí của một khoản thế chấp điển hình.
Thông thường, giá nhà ở và tỷ lệ thế chấp tăng không tương xứng khi chu kỳ mở rộng
đáo hạn, làm tăng chi phí nhà ở tương đối, ngay cả khi thu nhập hộ gia đình tăng. Kết
quả của việc doanh số bán nhà chậm có thể dẫn đến suy thoái chu kỳ xảy ra trước tiên
trong việc mua và sau đó ( khi tồn kho nhà chưa bán được tăng) là trong hoạt động xây
dựng thực tế.
Những liên kết này, rõ ràng như chúng vốn có, khác xa với cơ học. Chẳng hạn nếu giá
nhà ở tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhiều người sẽ mua để đạt được mức tăng giá
dự kiến. Hành vi như vậy có thể kéo dài chu kỳ lên và có thể dẫn đến một sự điều chỉnh
nghiêm trọng hơn. Kết quả này xảy ra bởi vì hoạt động mua muộn kích thích việc xây
dựng trở nên quá đà. Lượng lớn nhà tồn kho không bán được cuối cùng đã gây áp lực
giảm giá bất động sản, bắt những người mua muộn, những người đã cạn kiệt nguồn lực
của họ. mô hình này đã xảy ra ở nhiều nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008-2009.
Đằng sau những cân nhắc mang tính chu kỳ như vậy, nhà ở, hơn hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, phản ứng với nhân khẩu học, đặc biệt là tốc độ hình thành gia đình hoặc hộ gia
đình trong một nền kinh tế. Không nhiều nền kinh tế có dữ liệu về sự hình thành gia
đình, nhưng hầu như tất cả đều cung cấp thông tin về sự phát triển của các nhóm tuổi
hoặc nhóm cụ thể trong dân số tương ứng của họ. Sự tập trung vào những nhóm tuổi
thường là những người từ 25 đến 40 tuổi, khi hình thành hộ gia đình thường xảy ra,
thường có thể thay thế cho các biện pháp trực tiếp về hình thành gia đình thuần. Được
điều chỉnh cho những người lớn tuổi đang bỏ nhà đi (đã qua đời), những tính toán như
vậy đóng vai trò như một chỉ báo về nhu cầu nhà ở cơ bản, dài hạn. Mặc dù các biện
pháp như vậy ít liên quan đến chu kỳ kinh doanh, nhưng chúng cung cấp một thước đo,
cùng với khả năng chi trả, về mức độ nhanh chóng của thị trường nhà ở có thể sửa chữa
tình trạng dư thừa và quay trở lại tăng trưởng. Ví dụ như ở Trung Quốc, nơi mà chính
phủ ước tính cần thêm khoảng 400 triệu đơn vị nhà ở đô thị trong 25 năm tới, nhu cầu
nhà ở có thể nhanh chóng đảo ngược tình trạng suy yếu theo chu kỳ hơn so với các nền
kinh tế như Ý hoặc Nhật Bản, nơi mà sự hình thành gia đình mới tương đối mảnh dẻ
2.1.2.5 Hành vi của khu vực ngoại thương
10
Khu vực ngoại thương rất khác nhau về quy mô và tầm quan trọng từ nền kinh tế này
sang nền kinh tế khác. Chẳng hạn ở những nơi như Singapore, Hongkong, Việt Nam nơi
hầu như tất cả đầu vào đều được nhập khẩu và phần lớn sản lượng nền kinh tế của họ
tìm đường đến thị trường xuất khẩu, thương mại (tổng cả xuất khẩu và nhập khẩu dễ
dàng vượt quá GDP. Ở những nơi khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, ngoại thương chiếm
một phần nhỏ hơn nhiều so với GDP. Kể từ những năm 1970, quy mô tương đối của
ngoại thương đã phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với sự gia tăng ngoại
thương, chu kỳ kinh doanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể dễ dàng truyền
sang các nền kinh tế khác. Thông thường, nhập khẩu tăng, tất cả những thứ khác không
đổi, với tốc độ tăng trưởng GDP trong nước, do nhu cầu và mong muốn hoặc nói chung
là nhu cầu tăng cũng làm tăng mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Do đó, nhập
khẩu phản ứng với chu kỳ nội địa. Xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào chu kỳ ở phần
còn lại của thế giới. Nếu các chu kỳ bên ngoài này diễn ra mạnh mẽ, tất cả các yếu tố
khác không đổi, thì xuất khẩu sẽ tăng trưởng ngay cả khi nền kinh tế trong nước bị suy
giảm tăng trưởng. Để hiểu tác động của xuất khẩu, các nhà phân tích tài chính cần phải
hiểu sức mạnh của các đối tác thương mại lớn của nền kinh tế đang được xem xét. Hầu
hết các nhà phân tích nhìn vào sự khác biệt ròng giữa xuất khẩu và nhập khẩu (họ sử
dụng cán cân thanh toán, tính toán đóng góp của thương mại cho nền kinh tế khi xuất
khẩu trừ nhập khẩu). Hiệu ứng ròng của thương mại có thể bù đắp cho sự suy yếu theo
chu kỳ và, tùy thuộc vào tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế, có thể xóa
bỏ hoàn toàn nó. Vì những lý do này, những khác biệt như vậy có thể có nghĩa là mô
hình cán cân thanh toán hoàn toàn khác với phần còn lại của chu kỳ kinh tế trong
nước.Tiền tệ cũng có một tác động độc lập có thể di chuyển thương mại theo những
hướng khác biệt so với chu kỳ kinh tế trong nước. Khi đồng tiền của một quốc gia tăng
giá, hàng hóa nước ngoài có vẻ rẻ hơn hàng hóa trong nước đối với người dân trong
nước, khiến cho nhập khẩu tăng tương đối. Tất nhiên, sự mất giá tiền tệ có tác động
ngược lại. Mặc dù các động thái tiền tệ có thể biến động và đôi khi cực đoan, chúng chỉ
có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại và cán cân thanh toán khi chúng tập trung vào
một hướng duy nhất trong một thời gian dài. Những sự thay đổi từ tháng hoặc quý này
sang tháng khác, dù lớn bằng cách nào đó, cũng chỉ có tác dụng tối thiểu cho đến khi
chúng kéo dài (persit). Do đó, các chuyển động tiền tệ tích lũy diễn ra trong một khoảng
thời gian nhiều năm sẽ có tác động đến dòng chảy thương mại sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi
tiền tệ sau đó di chuyển theo hướng ngược lại trong một khoảng thời gian tạm thời. Các
nhà phân tích tài chính cần phải xem xét một loạt các biến, cả trong nền kinh tế trong
nước và nước ngoài, để đánh giá tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đối và sau đó xem xét các
yếu tố tiền tệ để xác định liệu chúng củng cố các lực lượng chu kỳ khác hay chống lại
chúng. Nói chung, chênh lệch tăng trưởng GDP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn
cầu giữa các quốc gia có những tác động tức thời và dễ hiểu nhất; những thay đổi trong
nước về hoạt động kinh tế làm tăng hoặc giảm nhập khẩu và thay đổi hoạt động kinh tế
nước ngoài làm tăng hoặc giảm xuất khẩu.
2.2 Các chỉ số kinh tế phổ biến
Một cách tiếp cận rất hữu ích cho những nhà phân tích là có một cái nhìn tổng thể về
các chỉ số dẫn đầu, tụt hậu và trùng hợp. Các thước đo tổng hợp này thường là tổng hợp
11
các chỉ số kinh tế được biết đến tương ứng để dẫn đầu chu kỳ, trùng với nó hoặc bị trễ
theo chu kỳ. Vì những lý do rõ ràng, các chỉ số dẫn đầu đặc biệt giúp dự đoán biến động
tăng hoặc giảm theo chu kỳ và cho phép các nhà chiến lược và những người khác định
vị bản thân và công ty của họ một cách an toàn và kịp thời để mang lại lợi ích từ các
chuyển động hình thành trong chu kỳ chung.
Các chỉ số chính xác được kết hợp vào các chỉ số tổng hợp khác nhau giữa các quốc gia.
Ví dụ, ở Hoa Kỳ, các chỉ số dẫn đầu tổng hợp được gọi là Chỉ số Kinh tế Hàng đầu
(Index of Leading Economic Indicators - LEI) có 10 bộ phận cấu thành từ đơn đặt
hàng tư liệu sản xuất, đến những thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng, đến sự
thay đổi của giá cổ phiếu.
Số liệu thống kê tương tự có sẵn cho nhiều nền kinh tế. Conference Board, một tổ chức
nghiên cứu ngành của Hoa Kỳ, tính toán các chỉ số dẫn đầu (leading) trùng hợp
(coincident), và trễ (lagging) cho Hoa Kỳ và chín quốc gia khác cộng với khu vực đồng
tiền chung châu Âu (Eurozone). Đối với khoảng 30 quốc gia và một số tổ chức, chẳng
hạn như EU và G-7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính toán các chỉ số
CLI (Composite leading indicators- các chỉ số dẫn đầu tổng hợp), đánh giá trạng thái
của chu kỳ kinh doanh trong nền kinh tế. Một trong những đặc điểm thú vị của chỉ số
CLI là chúng nhất quán giữa các quốc gia và do đó, có thể được so sánh dễ dàng hơn để
xem từng khu vực đang hoạt động như thế nào. Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế (ECRI),
một công ty tư nhân, cũng tính toán các chỉ số dẫn đầu cho khoảng 20 quốc gia theo cơ
sở tuần.
Hình 5 trình bày 10 chỉ số dẫn đầu, 4 trùng hợp và 7 trễ được theo dõi cho Hoa Kỳ bởi
Conference Board. Ngoài việc đặt tên cho các chỉ số, nó cũng đưa ra một mô tả chung
về lý do tại sao mỗi thước đo lại phù hợp với một trong ba nhóm.
12
Hình 5 Chỉ số dùng trong dự báo Kinh tế của Hoa Kỳ
Chỉ số và mô tả
Lý do
2.2.1. Leading indicators
1 Giờ làm việc trung bình hàng tuần
(Average weekly hours,
manufacturing)
Bởi vì các doanh nghiệp sẽ cắt giảm
thời gian làm thêm trước khi sa thải
công nhân trong thời kỳ suy thoái và
tăng nó lên trước khi tuyển dụng lại
trong giai đoạn đi lên theo chu kỳ, các
thước đo này sẽ lên xuống trước nền
kinh tế chung
2 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp
bình quân hàng tuần.
(Average weekly initial claims for
unemployment insurance)
Thước đo này cung cấp một kiểm tra
rất nhạy về việc sa thải ban đầu và
tuyển dụng lại.
3. Đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất
đối với hàng tiêu dùng và vật liệu.
(Manufacturers’ new orders for
consumer goods and materials)
Bởi vì các doanh nghiệp không thể
chờ đợi quá lâu để đáp ứng nhu cầu
về hàng hóa tiêu dùng hoặc nguyên
vật liệu mà không cần đặt hàng, các
chỉ số này có tính dự báo cho xu
hướng tăng và giảm của nền kinh tế.
Một cách gián tiếp, chúng cũng nắm
bắt được những thay đổi trong tâm lý
kinh doanh, điều này cũng thường dẫn
dắt chu kỳ kinh doanh.
4 Chỉ số về số lượng đơn đặt hàng mới
ISM
(ISM new order index)
Chỉ số này là chỉ số lan tỏa phản ánh
sự thay đổi hàng tháng của đơn đặt
hàng mới cho doanh số bán hàng cuối
cùng. Sự suy giảm của nhu cầu, có thể
dẫn đến suy thoái kinh tế, trước tiên
thường được phản ánh trong sự sụt
giảm của các đơn đặt hàng
5 Đơn đặt hàng mới của các nhà sản
xuất đối với tư liệu sản xuất không
thuộc lĩnh vực quốc phòng, không bao
gồm máy bay
(Manufacturers’ new orders for
non-defense capital goods excluding
aircraft)
Ngoài việc đưa ra tín hiệu đầu tiên về
sự chuyển động, lên hoặc xuống,
trong một khu vực kinh tế quan trọng,
sự chuyển động trong khu vực này
cũng gián tiếp nắm bắt các kỳ vọng
kinh doanh
6 Giấy phép xây dựng Bởi vì hầu hết các địa phương yêu cầu
giấy phép trước khi có thể bắt đầu xây
13
(Building permits for new private
housing units)
dựng mới, điều này báo trước hoạt
động xây dựng mới.
7 Chỉ số S&P 500
(S&P 500 index)
Bởi vì giá cổ phiếu dự đoán các bước
ngoặt trong nền kinh tế, cả tăng và
giảm, các chuyển động của chúng
cung cấp một tín hiệu ban đầu hữu ích
về chu kỳ kinh tế
8 Chỉ số tín dụng hàng đầu
(Leading Credit Index)
Chỉ số này tổng hợp thông tin từ sáu
chỉ số tài chính hàng đầu, phản ánh
sức chống chịu của hệ thống tài chính
trước những “khủng hoảng”. Một hệ
thống tài chính dễ bị tổn thương có
thể khuếch đại và lan truyền ảnh
hưởng của các cú sốc tiêu cực, dẫn
đến suy thoái trên diện rộng cho toàn
bộ nền kinh tế.
9 Chênh lệch lãi suất giữa lợi tức kho
bạc 10 năm và lãi suất vay qua đêm (lãi
suất quỹ liên bang)
(Interest rate spread between 10-
year treasury yields and overnight
borrowing rates)
Bởi vì lợi suất dài hạn thể hiện kỳ
vọng của thị trường về hướng của lãi
suất ngắn hạn, và lãi suất cuối cùng
tuân theo chu kỳ kinh tế lên và xuống,
một mức chênh lệch rộng hơn, bằng
việc dự đoán tăng lãi suất ngắn hạn,
dự đoán kinh tế đi lên. ngược lại, mức
chênh lệch hẹp hơn, bằng việc dự
đoán giảm lãi xuất ngắn hạn, dự đoán
kinh tế suy thoái.
10 Kỳ vọng trung bình của người tiêu
dùng đối với điều kiện kinh doanh và
kinh tế (Average Consumer
Expectations for Business and
Economic Conditions)
Nếu người tiêu dùng lạc quan về các
điều kiện kinh tế và kinh doanh trong
tương lai, họ có xu hướng tăng chi
tiêu. Bởi vì tiêu dùng chiếm khoảng
2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ, các chuyển
động trong tương lai của nó cung cấp
cái nhìn sâu sắc về hướng đi phía
trước cho toàn bộ nền kinh tế
2.2.2. Coincident indicators
1 Số lượng người lao động trong bảng
lương phi nông nghiệp
(Employees on non-agricultural
payrolls)
Khi suy thoái hoặc phục hồi rõ ràng,
các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh bảng
lương toàn thời gian của mình.
2 Tổng hợp thu nhập thực tế của cá
nhân (trừ các khoản thanh toán chuyển
khoản)
Bằng cách đo lường dòng thu nhập từ
lợi nhuận phi doanh nghiệp và tiền
lương, thước đo này nắm bắt được
tình trạng hiện tại của nền kinh tế.
14
(Aggregate real personal income less
transfer payments)
3 Chỉ số sản xuất công nghiệp
(Industrial Production Index)
Đo lường sản lượng công nghiệp, do
đó nắm bắt được hành vi của bộ phận
dễ biến động nhất của nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ có xu hướng ổn định
hơn
4 Doanh số sản xuất và thương mại
(Manufacturing and trade sales)
Tương tự như tổng thu nhập cá nhân
và chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số
tổng hợp này cung cấp một thước đo
về tình trạng hoạt động kinh doanh
hiện tại
2.2.3. Lagging indicators
1 Thời gian thất nghiệp trung bình
(Average Duration of
Unemployment)
Bởi vì các doanh nghiệp chờ đợi cho
đến khi suy thoái có vẻ chính xác để
sa thải và đợi cho đến khi việc tái sản
xuất có vẻ an toàn để tuyển lao động,
chỉ số này bị trễ so với chu kỳ trên cả
hai chiều đi xuống và đi lên
2 Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu
(Inventory-sales ratio)
Bởi vì hàng tồn kho tích lũy khi doanh
số bán hàng ban đầu giảm và trở nên
cạn kiệt khi doanh số bán hàng tăng
lên, tỷ lệ này có xu hướng bị trễ so với
chu kỳ kinh tế
3 Thay đổi đơn giá lao động
(Change in unit labor costs)
Bởi vì các doanh nghiệp chậm sa thải
công nhân, các chi phí này có xu
hướng tăng vào giai đoạn đầu của suy
thoái do lực lượng lao động hiện có
được sử dụng ít hơn. Trong quá trình
phục hồi muộn khi thị trường lao
động thắt chặt, áp lực tăng lương cũng
có thể làm tăng chi phí đó. Trong cả
hai trường hợp, có một độ trễ rõ ràng
ở các vòng quay theo chu kỳ.
4 Lãi suất cho vay cơ bản trung bình
của ngân hàng
(Average bank prime lending rate)
Bởi vì đây là tỷ giá do ngân hàng quản
lý, nó có xu hướng bị trễ so với các tỷ
giá khác vốn di chuyển trước chu kỳ
hoặc cùng với chu kỳ
5 Dư nợ cho vay thương mại và công
nghiệp
Bởi vì các khoản vay này thường
xuyên hỗ trợ xây dựng hàng tồn kho,
chúng bị trễ so với chu kỳ vì lý do
15
(Commercial and industrial loans
outstanding)
giống như tỷ lệ hàng tồn kho trên
doanh thu
6 Tỷ lệ nợ trả góp của người tiêu dùng
trên thu nhập
(Ratio of consumer installment debt
to income)
Bởi vì người tiêu dùng chỉ vay nhiều
khi tự tin, chỉ số này bị trễ so với chu
kỳ tăng, nhưng nợ cũng kéo dài thời
kỳ suy thoái theo chu kỳ do các hộ gia
đình gặp khó khăn trong việc điều
chỉnh để chịu thua lỗ, khiến nó bị trễ
trong suy thoái.
7 Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng đối với
dịch vụ
(Change in consumer price index for
services)
Lạm phát thường điều chỉnh muộn
theo chu kỳ, đặc biệt là trong khu vực
dịch vụ được xem là ổn định hơn so
với các lĩnh vực khác.
Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ cho thấy việc sử dụng các thống kê này trong việc
xác định một giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Sự gia tăng tỷ lệ được báo cáo giữa nợ
tiêu dùng trên thu nhập chậm xảy ra sau các đợt tăng chu kỳ; vì vậy, tự nó, sự gia tăng
sẽ là bằng chứng cho thấy một xu hướng tăng đã và đang diễn ra. Điều đó có thể xác
nhận bởi những thay đổi tích cực trong các chỉ số trùng hợp cho thấy sự mở rộng đang
diễn ra. Là một chỉ số kinh tế hàng đầu (leading indicators), sự thay đổi tích cực trong
chỉ số S&P 500 được cho là sẽ dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động kinh tế tổng thể. Sự
gia tăng của S&P 500 sẽ tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, những thứ
khác không đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ số S&P 500 tăng nhưng chỉ số tổng hợp lại không
tăng, chúng ta sẽ không đưa ra kết luận khả quan. Ví dụ cuối cùng, nếu chúng ta quan
sát thấy LEI (Index of Leading Economic Indicators )tăng một lượng nhỏ trong hai
kỳ hạn liên tiếp, chúng ta có thể kết luận rằng dự kiến sẽ có một sự mở rộng kinh tế
khiêm tốn.
2.3. Đường cong lợi suất
16
Đường cong lợi suất là một biểu diễn đồ họa của lãi suất nợ trong một loạt các kỳ hạn
hoặc khoảng thời gian. Nó cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất (hoặc chi phí vay) và
thời gian đáo hạn của khoản nợ. Đường cong lợi suất là một công cụ quan trọng trong
tài chính và được sử dụng để phân tích các điều kiện kinh tế và tài chính, dự đoán sự
thay đổi lãi suất và hướng dẫn các quyết định đầu tư.
Thông thường, đường cong lợi suất dốc lên, cho thấy các công cụ nợ dài hạn có lãi
suất cao hơn các công cụ nợ ngắn hạn. Đây được gọi là đường cong lợi suất bình
thường hoặc dương. Tuy nhiên, đường cong lợi suất có thể có nhiều hình dạng khác
nhau và chúng được phân thành nhiều loại:
 Đường cong lợi suất bình thường: Như đã đề cập, đây là loại phổ biến nhất,
trong đó lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn.
 Đường cong lợi suất đảo ngược: Trong trường hợp này, lãi suất ngắn hạn cao
hơn lãi suất dài hạn. Đường cong lợi suất đảo ngược thường được coi là một
dấu hiệu tiềm ẩn của suy thoái kinh tế.
 Đường cong lợi suất phẳng: Lãi suất tương đối nhất quán giữa các kỳ hạn khác
nhau, dẫn đến đường cong lãi suất phẳng. Điều này có thể cho thấy sự không
chắc chắn về điều kiện kinh tế trong tương lai.
 Đường cong lợi suất dốc: Điều này xảy ra khi chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn
và dài hạn là lớn. Đường cong lợi suất dốc thường báo hiệu những kỳ vọng về
tăng trưởng kinh tế.
Hình dạng của đường cong lợi suất có thể thay đổi theo thời gian dựa trên nhiều yếu tố
khác nhau như chính sách của ngân hàng trung ương, kỳ vọng lạm phát và điều kiện
kinh tế. Các nhà phân tích và nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ đường cong lợi suất để hiểu
rõ hơn về tình trạng của nền kinh tế và đưa ra quyết định sáng suốt về đầu tư và chiến
lược tài chính.
Hình 2.1. Đường cong lợi suất bình thường
17
Hình2.2. Đường cong lợi suất đảo ngược
Hình 2.3. Đường cong lợi suất phẳng
2.4 Các chỉ số kinh tế ở một số quốc gia (khu vực)
Các chỉ số thành phần của các quốc gia khác, mặc dù khác nhau về chi tiết cụ thể, nhưng
ở hầu hết các khía cạnh đều giống nhau. Ví dụ: Khu vực đồng tiền chung châu Âu, tổng
hợp chỉ số dẫn đầu của mình từ tám thành phần:
1 Chỉ số tâm lý kinh tế (Economic sentiment index)
2 Giấy phép xây dựng khu dân cư (Residential building permits)
3 Đơn hàng vốn tư bản (Capital goods orders)
4 Chỉ số Vốn chủ sở hữu chứng khoán Euro (The Euro Stock Equity Index)
5 Cung tiền M2
6 Chênh lệch lãi suất (An interest rate spread)
18
7 Chỉ số quản lý mua hàng khu vực sản xuất Eurozone (Eurozone Manufacturing
Purchasing Managers Index)
8 Chỉ số kỳ vọng hoạt động kinh doanh trong tương lai khu vực dịch vụ Eurozone
(Eurozone Service Sector Future Business Activity Expectations Index)
Sự tương đồng giữa nhiều thành phần này và những thành phần được sử dụng ở Hoa Kỳ
là rõ ràng, nhưng Châu Âu cũng có một thành phần dịch vụ trong các thước đo hoạt
động kinh doanh mà Hoa Kỳ thiếu, trong khi Châu Âu bỏ qua nhiều thước đo thời gian
làm thêm và việc làm mà Hoa Kỳ có.
Chỉ số hàng đầu của Nhật Bản (Japan’s leading index) chứa 10 thành phần:
1 Đơn đặt hàng mới cho máy móc và thiết bị xây dựng (New orders for machinery
and construction equipment)
2 Lợi nhuận hoạt động thực tế (Real operating profits)
3 Làm việc ngoài giờ (Overtime worked)
4 Đơn vị nhà ở đã được bắt đầu (Dwelling units started)
5 Tốc độ tăng năng suất lao động 6 tháng (Six – month growth rate in labor
productivity)
6 Thất bại trong kinh doanh (Business failures)
7 Niềm tin kinh doanh (Business confidence)
8 Giá cổ phiếu (Stock prices)
9 Cung tiền M2 thực (Real M2 money supply)
10 Chênh lệch lãi suất (Interest rate spread)
Một lần nữa, nhiều chỉ số tương tự, nhưng Nhật Bản bao gồm các chỉ số thị trường lao
động giống Hoa Kỳ hơn là Châu Âu và thêm một thước đo về thất bại kinh doanh không
bao gồm trong hai chỉ số kia.Những điểm tương đồng và khác biệt cũng xuất hiện trong
các chỉ số cho Vương quốc Anh, Úc, Nam Phi, các nước Châu Âu cụ thể và các nước
khác. Tuy nhiên, giọng điệu chung tương tự như chi tiết được cung cấp ở đây cho Hoa
Kỳ.
Giấy phép xây dựng như một chỉ số kinh tế hàng đầu
Biểu đồ 6 cho thấy sơ đồ của một chỉ số kinh tế hàng đầu ở Đức, giấy phép xây dựng
được cấp cùng với mối quan hệ của nó với sự tăng trưởng của GDP Đức. Trong minh
họa 6, tốc độ tăng giấy phép xây dựng thường đạt đỉnh trước một quý so với tốc độ tăng
trưởng GDP, ngoại trừ nửa đầu năm 2008 và 2010. Trước năm 2006, tốc độ tăng giấy
phép xây dựng thường chạm đáy sớm hơn tốc độ tăng trưởng GDP bốn quý. Nhưng sau
năm 2006, các đáy của hai chuỗi gần như trùng khớp. Sự không chắc chắn của các mối
quan hệ giữa một chỉ số và chu kỳ kinh doanh là rất phổ biến. Một số chỉ số có thể là
những yếu tố dự báo tốt cho sự mở rộng nền kinh tế nhưng lại là những yếu tố dự báo
kém cho suy thoái. Sự không chắc chắn này là lý do tại sao các nhà kinh tế và thống kê
19
thường kết hợp các chỉ số khác nhau và cố gắng tìm ra các yếu tố chung giữa chúng khi
xây dựng các chỉ số
2.5. Chỉ số khuếch tán
Tại Hoa Kỳ, Conference Board cũng biên soạn chỉ số lan tỏa hàng tháng (monthly
diffusion index) của các chỉ số dẫn đầu, trễ và trùng hợp. Chỉ số khuếch tán phản ánh
tỷ lệ các thành phần của chỉ số đang di chuyển theo một mô hình phù hợp với chỉ số
tổng thể. Các nhà phân tích thường dựa vào các chỉ số khuếch tán này để đưa ra thước
đo về độ rộng của sự thay đổi trong chỉ số tổng hợp.
Ví dụ: Conference Board theo dõi mức tăng trưởng của một trong số 10 yếu tố cấu thành
thước đo chỉ số dẫn đầu (leading indicators) của nó, chỉ định giá trị 1,0 cho mỗi chỉ số
tăng hơn 0,05% trong khoảng thời gian đo lường hàng tháng, giá trị 0,5 cho mỗi chỉ số
thành phần thay đổi dưới 0,05% và giá trị 0 cho mỗi chỉ báo thành phần giảm hơn 0,05%.
Các giá trị được ấn định này, tất nhiên là khác nhau trong các chỉ mục khác ở các quốc
gia khác, sau đó được cộng lại và chia cho 10 (số thành phần). Sau đó, để làm cho số đo
tổng thể giống với các chỉ số quen thuộc hơn, Hội đồng nhân kết quả với 100.
Một ví dụ số đơn giản sẽ giúp giải thích. Nói một cách dễ hiểu, chỉ báo này chỉ có bốn
phần thành phần: giá cổ phiếu, tăng trưởng tiền, đơn đặt hàng và niềm tin của người tiêu
dùng. Trong một tháng, giá cổ phiếu tăng 2,0%, tiền tăng 1,0%, đơn đặt hàng đi ngang
và niềm tin người tiêu dùng giảm 0,6%. Sử dụng các giá trị được chỉ định của
Conference Board, các giá trị này sẽ đóng góp tương ứng: 1,0 + 1,0 + 0,5 + 0 để tạo ra
tử số là 2,5. Khi chia cho bốn (số thành phần) và nhân với 100, nó tạo ra chỉ số là 62,5
cho tháng đó.
Giả sử rằng tháng tiếp theo giá cổ phiếu giảm 0,8%, tiền tăng 0,5%, đơn đặt hàng tăng
0,5% và lòng tin của người tiêu dùng tăng 3,5%. Áp dụng các giá trị thích hợp, các thành
phần sẽ thêm vào 0 + 1 + 1 + 1 = 3.0. Chia cho số thành phần và nhân với 100, giá trị
này mang lại giá trị chỉ mục là 75. Giá trị chỉ mục tăng 20,0% có nghĩa là nhiều thành
phần hơn của chỉ số tổng hợp đang tăng lên. Với kết quả này, một nhà phân tích có thể
tự tin hơn rằng giá trị chỉ số tổng hợp cao hơn thực sự thể hiện những chuyển động rộng
hơn trong nền kinh tế. Nói chung, chỉ số khuếch tán không phản ánh các giá trị ngoại lệ
trong bất kỳ thành phần nào (giống như một trung bình số học) nhưng thay vào đó cố
gắng nắm bắt sự thay đổi tổng thể chung cho tất cả các thành phần.
20
Các biến số khác được sử dụng làm chỉ tiêu kinh tế
Ngoài các biện pháp này, các cơ quan công quyền và hiệp hội thương mại cung cấp các
thước đo theo chu kỳ tổng hợp. Chúng có thể bao gồm các cuộc khảo sát về các nhà
công nghiệp, chủ ngân hàng, hiệp hội lao động và hộ gia đình về tình trạng tài chính,
mức độ hoạt động và niềm tin của họ vào tương lai. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên
bang thăm dò ý kiến của 12 chi nhánh để có một báo cáo định lượng về hoạt động kinh
doanh và kỳ vọng trong các khu vực tương ứng của họ. Cũng tại Hoa Kỳ, Viện Quản lý
Cung ứng (ISM) thăm dò ý kiến các thành viên của mình để thu thập các chỉ số về đơn
đặt hàng sản xuất, sản lượng, việc làm, giá cả và các thước đo tương đương cho dịch vụ.
Trong thập kỷ qua, cái gọi là chỉ số "quản lý mua hàng" -PMI của ISM đã được giới
thiệu ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Châu Âu, Trung Quốc, và Việt Nam. Các nhà phân
tích có thể sử dụng các nguồn này để đánh giá xem chúng xác nhận hay mâu thuẫn với
các chỉ số chu kỳ khác trên phạm vi rộng hơn, cho phép tạm dừng hoặc tin tưởng hơn
vào những kết luận trước đó.
Sử dụng một kỹ thuật thống kê được gọi là "phân tích các thành phần chính"-PCA, Ngân
hàng Dự trữ Liên bang Chicago tính Chỉ số Hoạt động Quốc gia của Cục Dự trữ Liên
bang Chicago (CFNAI). CFNAI được tính bằng chuỗi 85 kinh tế vĩ mô hàng tháng. Các
loạt bài này bao gồm sản xuất công nghiệp, thu nhập cá nhân, sử dụng vốn, việc làm
theo lĩnh vực, khởi công nhà ở, bán lẻ, v.v. Phân tích các thành phần chính "chiết xuất"
xu hướng cơ bản chung cho hầu hết các biến số này, do đó chắt lọc bản chất của chu kỳ
kinh doanh Hoa Kỳ. Tương tự, Ngân hàng Ý kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chính
sách Kinh tế (CERP) đưa ra thống kê Euro-Coin, cũng dựa trên phân tích thành phần
chính. Đây là hơn một trăm chuỗi kinh tế vĩ mô được bao gồm trong Euro-Coin. Euro-
Coin cũng bao gồm dữ liệu thu được từ các cuộc khảo sát, lãi suất và các biến số tài
chính khác. Cả CFNAI và Euro-Coin đều có sẵn miễn phí trực tuyến
2.6 Thất nghiệp
21
Một nguyên nhân điển hình của suy thoái chu kỳ kinh doanh là thị trường lao động bị
thắt chặt - tức là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Một nền kinh
tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát khi tỷ lệ thất nghiệp rất thấp. Người lao động
yêu cầu mức lương cao hơn bởi vì họ kỳ vọng giá cả hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng,
đồng thời họ có sức mạnh thị trường chống lại người sử dụng lao động vì có rất ít công
nhân sẵn sàng được thuê. Áp lực tăng lương này cùng với tác động của điều khoản nâng
lương (tự động tăng lương khi chỉ số giá tiêu dùng tăng) gây ra một vòng xoáy lạm phát
giá-tiền lương. Vấn đề này là một vấn đề đặc biệt ở các nước công nghiệp trong những
năm 1960 và 1970 và vẫn còn là một vấn đề cho đến ngày nay. Một khía cạnh quan trọng
trong quá trình này là kỳ vọng lạm phát. Bởi vì kỳ vọng lạm phát cao, yêu cầu về mức
lương cao hơn mạnh mẽ hơn, khiến người sử dụng lao động phải tăng giá trước để giữ
tỷ suất lợi nhuận ổn định. Quá trình tuyết lở này phát triển theo thời gian. Các ngân hàng
trung ương, đôi khi hành động quyết liệt, để làm chậm nền kinh tế và đặt lại kỳ vọng
lạm phát trong toàn bộ nền kinh tế ở mức thấp, để nếu mọi người kỳ vọng lạm phát thấp,
thì vòng xoáy lạm phát sẽ tự dừng lại. Những hành động này có thể kích hoạt một cuộc
suy thoái sâu. Do đó, bất cứ khi nào một nhà phân tích tài chính nhận thấy dấu hiệu của
một vòng xoáy giá cả - tiền lương trong quá trình thực hiện, phản ứng hợp lý sẽ là xem
xét tác động của cả lạm phát cao và sự thắt chặt chính sách tiền tệ.
Ví dụ này cho thấy rằng các thước đo về điều kiện thị trường lao động rất quan trọng
trong việc đánh giá liệu một nền kinh tế có nguy cơ suy thoái theo chu kỳ hay không.
Sau đây là định nghĩa của một số thuật ngữ được sử dụng để tóm tắt tình trạng thị trường
lao động:
2.6.1 Các khái niệm
Có việc làm: Số người có việc làm. Con số này thường không bao gồm những người
làm việc trong khu vực phi chính thức.
Lực lượng lao động: Số người đang có việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm. Con
số này không bao gồm những người về hưu, trẻ em, cha mẹ ở nhà, sinh viên toàn thời
gian và các nhóm người khác không có việc làm hoặc đang không tích cực tìm kiếm
việc làm.
Thất nghiệp: Những người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng hiện chưa có việc
làm. Một số danh mục phụ đặc biệt bao gồm:
 Thất nghiệp dài hạn: Những người đã mất việc làm trong thời gian dài (hơn ba
đến bốn tháng ở nhiều nước) nhưng vẫn đang tìm kiếm việc làm.
 Thất nghiệp tạm thời: Những người không làm việc tại thời điểm điền vào bản
khảo sát thống kê vì họ đang dành thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp
với kỹ năng, và các sở thích khác của họ tốt hơn những gì hiện có hoặc những
người đã từ bỏ một công việc và sắp bắt đầu công việc khác. Những người thất
nghiệp tạm thời bao gồm những người đã tự ý rời bỏ vị trí cũ của họ để thay đổi
công việc của họ, nói cách khác, họ đang ở "giữa công việc", và những người
mới gia nhập hoặc tái gia nhập lực lượng lao động chưa tìm được việc làm. Thất
nghiệp loại này là ngắn hạn và có tính chất chuyển đổi.
22
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp trên lực lượng lao động.
Tỷ lệ hoạt động (hoặc tỷ lệ tham gia): Tỷ lệ lực lượng lao động trên tổng dân số trong
độ tuổi lao động (tức là những người từ 16 đến 60 tuổi).
Thiếu việc làm (Underemployed): Một người có công việc nhưng có đủ điều kiện để
làm việc với mức lương cao hơn đáng kể. Ví dụ, một luật sư không có việc làm và nhận
việc ở một cửa hàng sách có thể tự gọi mình là thiếu việc làm. Nhà luật sư này sẽ được
tính là được tuyển dụng để tính toán tỷ lệ thiếu việc làm (cô ấy có một công việc, ngay
cả khi đó có thể không phải là công việc được trả lương cao nhất của cô ấy). Mặc dù
thống kê về tỷ lệ thất nghiệp bị chỉ trích vì không tính đến vấn đề thiếu việc làm, nhưng
có thể khó phân loại liệu một người có đang thiếu việc làm nghiêm trọng hay không - ví
dụ: Cô luật sư này có thể thấy công việc pháp lý quá căng thẳng và thích làm việc ở hiệu
sách hơn. Tuy nhiên, dữ liệu cho công việc bán thời gian đôi khi là một ước lượng tốt.
Người lao động nản lòng(Discouraged worker): Một người đã ngừng tìm việc. Có lẽ
vì nền kinh tế yếu kém, người lao động nản chí đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm. Theo
thống kê, những người lao động chán nản nằm ngoài lực lượng lao động (tương tự như
trẻ em và người về hưu), có nghĩa là họ không được tính vào tỷ lệ thất nghiệp chính
thức. Trong thời kỳ suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp thực sự có thể giảm do nhiều
người lao động chán nản ngừng tìm việc. Điều quan trọng là phải quan sát tỷ lệ tham
gia cùng với tỷ lệ thất nghiệp để biết liệu tỷ lệ thất nghiệp đang giảm do nền kinh tế
được cải thiện hay do sự gia tăng của những người lao động chán nản. Những người lao
động chán nản và những người thiếu việc làm có thể được coi là những ví dụ của "thất
nghiệp ẩn" (hindden unemployment).
Tự nguyện thất nghiệp: người tự nguyện đứng bên ngoài lực lượng lao động, chẳng
hạn như một công nhân thất nghiệp từ chối một vị trí trống có sẵn mà mức lương thấp
hơn ngưỡng của họ hoặc những người nghỉ hưu sớm
2.6.2 Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn là thước đo thất nghiệp được trích dẫn nhiều nhất; nó cố
gắng đo lường những người không có việc làm nhưng sẽ làm việc nếu họ có thể tìm thấy
nó, thường được nêu dưới dạng phần trăm của lực lượng lao động tổng thể. Tại Hoa Kỳ,
chỉ số này xuất hiện từ cuộc khảo sát hàng tháng về các hộ gia đình của Cục Thống kê
Lao động Hoa Kỳ, hỏi bao nhiêu thành viên trong gia đình có việc làm và bao nhiêu
người trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng đang tìm việc làm. Các cơ quan
thống kê khác dựa vào các nguồn khác để tính toán, ví dụ, sử dụng các yêu cầu trợ cấp
thất nghiệp hoặc tương đương của chúng. Một số cơ quan thống kê đo lường lực lượng
lao động đơn giản là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, bất kể họ sẵn sàng làm
việc hay không. Những khác biệt này có thể làm cho các so sánh quốc tế chính xác có
vấn đề. Một giải pháp là sử dụng số liệu thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
cố gắng ước tính trên cơ sở nhất quán. Như đã chỉ ra trước đó, một số cơ quan thống kê
bổ sung quan điểm với các biện pháp khác; Ví dụ, tỷ lệ những người đã ngừng làm việc
là chán nản, thiếu việc làm, hoặc đã chọn không tham gia lực lượng lao động vì những
lý do khác hoặc đang làm việc bán thời gian..
23
Mặc dù các biện pháp thất nghiệp khác nhau này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng
của nền kinh tế, chúng không hữu ích trong việc chỉ ra các hướng theo chu kỳ vì hai lý
do chính, cả hai đều khiến thất nghiệp trở thành một chỉ số kinh tế bị trễ của chu kỳ kinh
doanh.
Một lý do là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng chỉ ra một điều kiện kinh tế trong quá khứ -
tức là nó bị trễ chu kỳ - bởi vì lực lượng lao động mở rộng và giảm xuống để đáp ứng
với môi trường kinh tế. Cộng thêm sự thiếu chính xác, khi thời gian trở nên khó khăn,
những người lao động chán nản ngừng tìm kiếm việc làm, giảm số người thường được
coi là thất nghiệp và làm cho thị trường việc làm có vẻ mạnh mẽ hơn thực tế. Ngược lại,
khi thị trường việc làm tăng lên, những người này quay trở lại việc tìm kiếm, và bởi vì
họ hiếm khi tìm được việc làm ngay lập tức, nên ít nhất ban đầu họ đã nâng cao con số
của những người thất nghiệp, gây ấn tượng sai về sự thiếu phục hồi của thị trường việc
làm, trong thực tế, chính sự cải tiến đã đưa những người này trở lại lực lượng lao động
ngay từ đầu. Đôi khi dòng người tìm kiếm việc làm mới theo chu kỳ này lớn đến mức
tỷ lệ thất nghiệp thực sự tăng ngay cả khi đà phục hồi kinh tế đạt được đà. Những cơ
quan đo lường lực lượng lao động theo dân số trong độ tuổi lao động tránh được sự sai
lệch này, vì thước đo này (dân số trong độ tuổi lao động) không bị ảnh hưởng bởi các
điều kiện kinh tế trên thị trường lao động. Nhưng cách tiếp cận này đưa ra những thành
kiến của chính nó, chẳng hạn như coi những người bị khuyết tật nặng và không bao giờ
tìm được việc làm là thất nghiệp.
Lý do thứ hai khiến chỉ số thất nghiệp có xu hướng tụt hậu trong chu kỳ xuất phát từ
việc doanh nghiệp miễn cưỡng sa thải người lao động. Sự miễn cưỡng có thể xuất phát
từ mong muốn giữ chân những người lao động giỏi về lâu dài, hoặc chỉ phản ánh những
ràng buộc được ghi trong hợp đồng lao động khiến việc sa thải trở nên tốn kém. Sự miễn
cưỡng làm cho các biện pháp khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp tăng chậm hơn khi nền kinh
tế rơi vào suy thoái hơn so với những gì chúng có thể xảy ra. Sau đó, khi sự phục hồi
phát triển, một doanh nghiệp chờ đợi để thuê cho đến khi nó sử dụng đầy đủ số công
nhân mà nó đã giữ trong thời kỳ suy thoái; Sự chậm trễ này làm cho việc giảm tỷ lệ thất
nghiệp tụt hậu trong quá trình phục hồi theo chu kỳ, đôi khi trong một thời gian dài.
Các chỉ số năng suất và việc làm trong bảng lương.
Để có bức tranh rõ hơn về chu kỳ việc làm, các nhà phân tích thường dựa vào các thước
đo đơn giản hơn về tăng trưởng nhân viên (payroll growth). Bằng cách đo lường quy
mô biên chế, các nhà thực hành sẽ tránh được các vấn đề như sự thăng trầm và dòng
chảy của những người lao động nản lòng.Tuy nhiên, những số liệu thống kê này có thành
kiến riêng (biases). Chẳng hạn, thật khó để tính việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ
hơn, vốn có thể là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng việc làm. Tuy nhiên, có một
dấu hiệu rõ ràng về khó khăn kinh tế khi biên chế thu hẹp và một dấu hiệu rõ ràng về sự
phục hồi khi chúng tăng lên.
Việc xem xét các biện pháp khác cũng có thể giúp hiểu được tình hình việc làm và việc
sử dụng nó trong việc xác định hướng của chu kỳ. Hai biện pháp bổ sung là số giờ làm
việc, đặc biệt là làm thêm giờ, và sử dụng lao động tạm thời. Một doanh nghiệp không
muốn mắc sai lầm với nhân viên toàn thời gian, dù là tuyển dụng hay sa thải. Do đó,
24
ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của sự suy yếu kinh tế, các nhà quản lý đã cắt giảm giờ
làm, đặc biệt là thời gian làm thêm giờ. Sự chuyển động như vậy có thể chỉ đơn giản là
phản ánh sự thay đổi nhỏ của sản xuất hàng tháng, nhưng nếu theo sau là sự cắt giảm
nhân viên bán thời gian và tạm thời, bức tranh cho thấy một tín hiệu mạnh mẽ về sự yếu
kém của nền kinh tế, đặc biệt nếu được xác nhận bởi các chỉ số độc lập khác. Tương tự
như vậy, theo chu kỳ tăng trưởng, một doanh nghiệp quay đầu tăng giờ làm thêm. Nếu
một doanh nghiệp sau đó tăng nhân sự tạm thời, điều đó cho tín hiệu tốt về sự phục hồi
kinh tế trong thời gian dài trước khi có bất kỳ động thái nào trong việc tuyển dụng lại
nhân viên toàn thời gian, đặc biệt nếu được xác nhận bởi các chỉ số chu kỳ độc lập.
Các thước đo năng suất cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình có tính chu kỳ này.
Bởi vì năng suất thường được đo bằng cách chia sản lượng cho số giờ làm việc, việc
doanh nghiệp buộc phải giữ người lao động trong biên chế ngay cả khi sản lượng giảm
thường dẫn đến giảm năng suất. Nếu các biện pháp có sẵn đủ kịp thời, dấu hiệu suy yếu
theo chu kỳ này có thể đến trước sự thay đổi theo giờ. Sự sụt giảm năng suất này đến
trước bất kỳ sự thay đổi nào trong bảng lương toàn thời gian. Năng suất thường phản
ứng kịp thời khi các điều kiện kinh doanh được cải thiện và doanh nghiệp bắt đầu sử
dụng lao động thiếu việc làm của mình, điều này xảy ra sớm hơn bất kỳ sự gia tăng nào
trong bảng lương toàn thời gian.
Ở cấp độ cơ bản hơn, năng suất cũng có thể tăng lên nhờ những đột phá về công nghệ
hoặc cải tiến kỹ thuật đào tạo. Như đã đề cập, những thay đổi như vậy ảnh hưởng đến
GDP tiềm năng. Nếu đủ, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng việc làm, khiến
chúng chậm hơn so với bình thường bằng cách giảm nhu cầu thêm nhân viên để tăng
sản lượng. Nhưng những ảnh hưởng này thường diễn ra trong nhiều thập kỷ và có nghĩa
là ít được xem xét theo chu kỳ, mà nhiều nhất là diễn ra trong nhiều năm. Hơn nữa, có
rất ít chỉ số thống kê để đánh giá sự bắt đầu của thay đổi công nghệ.
2.7. Lạm phát
Mức giá tổng thể thay đổi với tỷ lệ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ
kinh doanh. Như vậy, khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu
rõ hiện tượng này. Nói chung, tỷ lệ lạm phát là theo chu kỳ (tức là nó lên xuống theo
chu kỳ), nhưng với độ trễ từ một năm trở lên.
Lạm phát đề cập đến sự gia tăng bền vững của mức giá chung trong nền kinh tế. Các
nhà kinh tế học sử dụng các chỉ số giá cả khác nhau để đo lường mức giá chung, còn
được gọi là mức giá tổng hợp. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong chỉ số giá - tức
là tốc độ biến động giá tổng thể. Các nhà đầu tư theo dõi sát tỷ lệ lạm phát, không chỉ vì
nó có thể giúp suy ra tình trạng của nền kinh tế mà còn vì sự thay đổi bất ngờ có thể dẫn
đến sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, từ đó có thể có tác động lớn và tức thì đến giá
tài sản. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát rất cao có thể dẫn đến bất ổn xã hội
hoặc thậm chí thay đổi quyền lực chính trị, tạo thành rủi ro chính trị cho các khoản đầu
tư vào các nền kinh tế đó.
Các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ ở hầu hết các nền kinh tế, giám sát
chặt chẽ tỷ lệ lạm phát trong nước khi tiến hành chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ
25
xác định lãi suất và lượng tiền và khoản vay sẵn có trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát
cao kết hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ lệ thất nghiệp thấp thường cho thấy nền
kinh tế đang phát triển quá nóng, điều này có thể kích hoạt một số động thái chính sách
để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát cao kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự suy
thoái của nền kinh tế - một trạng thái kinh tế được gọi là lạm phát đình trệ (vì đình trệ
cộng với lạm phát - stagflation) - thì nền kinh tế thường sẽ tự điều chỉnh vì không có
chính sách kinh tế ngắn hạn nào được cho là có hiệu quả.
2.7.1 Giảm phát, Siêu lạm phát và Thiểu phát
Có nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến mức độ và sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát.
 Giảm phát (Deflation): Mức giá giảm liên tục, tương ứng với tỷ lệ lạm phát âm
- tức là tỷ lệ lạm phát dưới 0%
 Siêu lạm phát (Hyperinflation): Mức giá tổng hợp tăng cực nhanh, tương ứng
với tỷ lệ lạm phát cực cao - ví dụ: 500% đến 1000% mỗi năm
 Thiểu phát(Disinflation): Tỷ lệ lạm phát giảm, chẳng hạn như từ khoảng 15%
xuống 20% xuống 5% hoặc 6%. Thiểu phat rất khác với giảm phát vì ngay cả sau
một thời gian giảm phát, tỷ lệ lạm phát vẫn dương và mức giá tổng hợp tiếp tục
tăng (mặc dù với tốc độ chậm hơn).
Lạm phát có nghĩa là cùng một số tiền có thể mua được ít hàng hóa hoặc dịch vụ thực
tế hơn trong tương lai. Vì vậy, giá trị của tiền hoặc sức mua của tiền giảm trong môi
trường lạm phát. Khi giảm phát xảy ra, giá trị của tiền thực sự tăng lên. Bởi vì hầu hết
các hợp đồng nợ được viết bằng số tiền cố định, trách nhiệm của người đi vay cũng tăng
lên theo giá trị thực trong thời gian giảm phát. Khi mức giá giảm, doanh thu của một
công ty điển hình cũng giảm trong thời kỳ suy thoái. Đối mặt với nợ thực tế ngày càng
tăng, một công ty thiếu tiền mặt thường cắt giảm mạnh chi tiêu, đầu tư và lực lượng lao
động. Chi tiêu ít hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao sau đó càng làm trầm trọng thêm sự suy
thoái kinh tế. Để tránh quá gần với giảm phát, các nước phát triển nhất trí về tỷ lệ lạm
phát ưu tiên là khoảng 2% / năm.
Siêu lạm phát thường xảy ra khi chi tiêu quy mô lớn của chính phủ không được hỗ trợ
bởi doanh thu thuế thực tế và cơ quan tiền tệ đáp ứng chi tiêu của chính phủ bằng cách
tăng cung tiền. Siêu lạm phát cũng có thể do thiếu hụt nguồn cung được tạo ra trong
hoặc sau chiến tranh, chuyển đổi chế độ kinh tế, hoặc tình trạng suy thoái kinh tế kéo
dài của một nền kinh tế do bất ổn chính trị gây ra. Trong thời kỳ siêu lạm phát, mọi
người háo hức đổi tiền mặt của họ thành hàng hóa thực vì giá cả đang tăng rất nhanh.
Kết quả là, tiền đổi chủ với tần suất cực kỳ cao. Chính phủ cũng phải in thêm tiền để hỗ
trợ chi tiêu ngày càng tăng. Khi nhiều tiền hơn kéo theo nguồn cung hàng hóa và dịch
vụ hạn chế, tốc độ tăng giá sẽ tăng nhanh.
2.7.2 Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản
Lạm phát toàn phần (Headline inflation) đề cập đến tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa
trên chỉ số giá bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát cơ
bản (core inflation) thường đề cập đến tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số giá
26
của hàng hóa và dịch vụ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Các nhà hoạch định chính
sách thường chọn tập trung vào tỷ lệ lạm phát cơ bản khi đọc xu hướng trong nền kinh
tế và đưa ra các chính sách kinh tế. Nguyên nhân là do các nhà hoạch định chính sách
đang cố gắng tránh phản ứng thái quá trước những biến động ngắn hạn về giá lương
thực và năng lượng có thể không có tác động đáng kể đến lạm phát trong tương lai.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà hoạch định chính sách là kiểm soát lạm phát, phản ánh
chi phí sinh hoạt thực tế. Sự biến động của giá lương thực và năng lượng thường là kết
quả của những thay đổi ngắn hạn trong cung và cầu. Những thay đổi này trong giá năng
lượng, đặc biệt là dầu mỏ, được xác định trên phạm vi quốc tế và không nhất thiết phản
ánh chu kỳ kinh doanh trong nước. Những mất cân bằng này có thể không kéo dài, hoặc
ngay cả khi một số thay đổi là vĩnh viễn, nền kinh tế có thể hấp thụ chúng theo thời gian.
Những khả năng này làm cho lạm phát toàn phần trở thành một công cụ dự báo ồn ào.
Tỷ lệ lạm phát cơ bản có thể là một tín hiệu tốt hơn về xu hướng lạm phát trong nước.
Vì một số xu hướng trong tỷ lệ lạm phát toàn phần là vĩnh viễn, các nhà hoạch định
chính sách cũng cần chú ý đến những xu hướng này.
2.7.3 Chỉ số phụ và giá tương đối
Như đã phân tích trước đây, chỉ số phụ đề cập đến chỉ số giá cho một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ cụ thể. Giá tương đối là giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể so với giá của
hàng hóa và dịch vụ khác. Ví dụ tốt về giá tương đối bao gồm giá thực phẩm và năng
lượng. Các chuyển động trong chỉ số phụ hoặc giá tương đối có thể khó phát hiện trong
tỷ lệ lạm phát toàn phần. Bởi vì các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô phụ thuộc
nhiều vào tỷ lệ lạm phát toàn phần, họ có thể không nhận thức được biến động giá cả ở
cấp độ chỉ số phụ. Tuy nhiên, những biến động giá này có thể rất hữu ích để phân tích
triển vọng của một ngành hoặc một công ty.Ví dụ: nếu chỉ số giá sản xuất của máy móc
được sử dụng trong một ngành tăng nhanh, thì mức khấu hao vốn cho phép theo mã số
thuế hiện hành có thể không tạo ra đủ lợi ích về thuế cho các công ty trong ngành đó để
đáp ứng chi phí thay thế trong tương lai. Lợi nhuận trong tương lai của ngành có thể
giảm vì lý do này. Việc giảm giá TV màn hình phẳng cung cấp một ví dụ về biến động
giá tương đối. Việc giảm giá cho những chiếc TV này có thể giúp giảm áp lực lạm phát
nhưng có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Producer price index
Chỉ số giá sản xuất (PPI) là một thước đo lạm phát quan trọng khác. PPI phản ánh những
thay đổi về giá của các nhà sản xuất trong nước ở một quốc gia. Bởi vì việc tăng giá
cuối cùng có thể chuyển sang người tiêu dùng, PPI có thể ảnh hưởng đến CPI trong
tương lai. Các điều khoản trong PPI bao gồm nhiên liệu, nông sản (chẳng hạn như ngũ
cốc và thịt), máy móc và thiết bị, sản phẩm hóa chất (như thuốc và sơn), thiết bị vận
chuyển, kim loại, bột giấy và giấy, v.v. Những sản phẩm này trong tương lai thường
được phân theo nhóm của giai đoạn chế biến: nguyên liệu thô, nguyên liệu trung gian
và thành phẩm. Tương tự như chỉ số CPI, phạm vi và trọng số khác nhau giữa các quốc
27
gia. Sự khác biệt về trọng số có thể gây ấn tượng mạnh hơn nhiều đối với PPI so với
CPI vì các quốc gia khác nhau có thể chuyên môn hóa các ngành khác nhau, ở một số
quốc gia, PPI được gọi là chỉ số giá bán buôn (WPI)
Treasury inflation protected securities
Là một chỉ báo lạm phát quan trọng, nhiều hoạt động kinh tế được quy vào một chỉ số
giá nhất định. Ví dụ, chứng khoán bảo vệ lạm phát của Kho bạc Hoa Kỳ (TIPS) điều
chỉnh tiền gốc của trái phiếu theo chỉ số CPI-U của Hoa Kỳ. Các điều khoản của hợp
đồng lao động và hợp đồng thuê bất động sản thương mại có thể điều chỉnh định kỳ theo
chỉ số giá tiêu dùng. Các khoản thanh toán định kỳ trong các hợp đồng kinh doanh có
thể được liên kết với PPI hoặc các chỉ số phụ của nó cho một loại sản phẩm cụ thể.
2.7.4 Giải thích lạm phát
Các nhà kinh tế mô tả hai loại lạm phát: chi phí đẩy, trong đó tăng chi phí, thường là
tiền lương, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá nói chung; và cầu kéo, trong đó nhu
cầu ngày càng tăng làm tăng giá nói chung, sau đó được phản ánh trong chi phí của
doanh nghiệp khi người lao động yêu cầu tăng lương để bắt kịp với chi phí sinh hoạt
tăng. Dù giá cả và chi phí tăng trong nền kinh tế theo trình tự nào thì nguyên nhân cơ
bản đều giống nhau: nhu cầu quá mức đối với nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc lao
động - vượt quá khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Những dấu hiệu ban đầu xuất hiện ở
những khu vực có nhiều hạn chế nhất: thị trường lao động, thị trường hàng hóa, hoặc ở
một số khu vực của sản lượng cuối cùng. Ngay cả trước khi xem xét các biện pháp chi
phí và giá cụ thể, các nhà phân tích, khi nghiên cứu lạm phát, xem xét các chỉ số có thể
tiết lộ khi nền kinh tế đối mặt với những hạn chế như vậy.
2.7.5 Lạm phát do chi phí đẩy
Trong lĩnh vực lạm phát do chi phí đẩy, các nhà phân tích có thể xem xét giá hàng hóa
vì hàng hóa là đầu vào của sản xuất. Nhưng vì tiền lương là chi phí lớn nhất đối với các
doanh nghiệp, các nhà phân tích tập trung đặc biệt nhất vào lạm phát do tiền lương đẩy,
vốn gắn với thị trường lao động. Vì mục tiêu là đánh giá nhu cầu về lao động so với khả
năng, tỷ lệ thất nghiệp là then chốt, cũng như đo lường số lượng lao động có sẵn để đáp
ứng nhu cầu mở rộng của nền kinh tế. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp càng cao, khả năng xảy
ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường lao động càng thấp, trong khi tỷ lệ thất nghiệp càng
thấp, khả năng thiếu hụt làm tăng lương càng lớn. Bởi vì tỷ lệ thất nghiệp chỉ tính những
người đang tìm việc làm, một số người cho rằng tỷ lệ này không tính đến tiềm năng lao
động đầy đủ của nền kinh tế, và họ tuyên bố rằng thị trường lao động thắt chặt sẽ khiến
mọi người không tìm kiếm việc làm làm giảm bớt bất kỳ mức lương tiềm năng nào. Để
giải thích vấn đề này và sửa đổi chỉ số tỷ lệ thất nghiệp, những người này cũng xem xét
tỷ lệ tham gia của những người trong lực lượng lao động, cho rằng nó đưa ra bức tranh
đầy đủ và chính xác hơn về tiềm năng so với tỷ lệ thất nghiệp.
Các nhà phân tích trong lĩnh vực này thừa nhận rằng không phải tất cả lao động đều
giống nhau. Các yếu tố cấu trúc liên quan đến tình trạng thiếu đào tạo, mô hình văn hóa
ở tất cả hoặc một số dân số, sự kém hiệu quả của thị trường lao động và những điều
tương tự có thể có nghĩa là nền kinh tế sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lao động từ lâu
trước khi tỷ lệ thất nghiệp đạt con số rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp này, dưới áp lực xuất
28
hiện trên thị trường lao động, thường được gọi là tỷ lệ thất nghiệp lạm phát không tăng
tốc (non-accelerating inflation rate of unemployment - NAIRU) hoặc dựa trên công
trình của người đoạt giải Nobel Milton Friedman, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (the nature
rate of unemployment - NARU ). Tất nhiên, các tỷ lệ này khác nhau giữa các nền kinh
tế và theo thời gian trong một nền kinh tế. Chính tỷ lệ này thay vì full employment sẽ
xác định khi nào một nền kinh tế sẽ gặp phải những tắc nghẽn trên thị trường lao động
và áp lực lạm phát đẩy tiền lương
Lấy ví dụ về lĩnh vực công nghệ. Nó đã phát triển nhanh chóng ở một số nền kinh tế đến
mức việc đào tạo lực lượng lao động không thể theo kịp nhu cầu. Do đó, lĩnh vực này
có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động được đào tạo và áp lực về tiền lương
cho người đi làm mặc dù nền kinh tế nói chung dường như có sự sụt giảm đáng kể trong
thị trường lao động nói chung. Cho đến khi đào tạo (cung) bắt kịp với nhu cầu, nền kinh
tế đó có thể phải chịu áp lực về tiền lương và lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp mà ở những
nơi và hoàn cảnh khác có thể cho thấy thị trường lao động sụt giảm nhiều và áp lực đẩy
lương ít hơn nhiều.
Đánh giá về lạm phát do tiền lương đẩy cũng xem xét các quan sát trực tiếp của tiền
lương về các xu hướng tiền lương mà khi chúng tăng tốc, có thể buộc các doanh nghiệp
phải tăng giá. Các cơ quan thống kê cung cấp một loạt các chỉ số chi phí tiền lương,
chẳng hạn như thước đo tiền lương theo giờ, thu nhập hàng tuần và chi phí lao động
tổng thể, bao gồm cả chi phí phúc lợi. Và mặc dù những thước đo này đưa ra ý tưởng về
chi phí cho các doanh nghiệp và do đó là loại áp lực lạm phát đẩy tiền lương, một bức
tranh hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khi những nhà phân tích xem xét các xu hướng đó cùng
với các thước đo về năng suất.
Năng suất, hay sản lượng mỗi giờ, là một phần thiết yếu của phân tích lạm phát do tiền
lương đẩy bởi vì sản lượng của mỗi công nhân xác định số lượng đơn vị mà doanh
nghiệp có thể phân bổ chi phí trả công cho người lao động. Sản lượng theo giờ của mỗi
công nhân càng lớn thì giá bán cho mỗi đơn vị sản lượng để bù đắp chi phí lao động
trong mỗi giờ càng thấp. Và bằng cách mở rộng, sản lượng tăng nhanh hơn mỗi giờ, thì
việc trả công lao động có thể mở rộng nhanh hơn mà không gây áp lực quá lớn lên chi
phí của doanh nghiệp trên một đơn vị sản lượng. Phương trình cho chỉ tiêu chi phí lao
động đơn vị (UIC) này được tính như sau:
ULC = W / O,
Trong đó
ULC = chi phí lao động đơn vị
O = sản lượng mỗi giờ cho mỗi công nhân
W = tổng số tiền công lao động mỗi giờ cho mỗi công nhân
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động theo thời gian và giữa các nền
kinh tế. Sự thay đổi theo chu kỳ đã được mô tả, cũng như tác động của công nghệ và
đào tạo. Tốc độ phát triển của năng suất lao động cũng có xu hướng tăng lên vì công
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf
Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf

More Related Content

Similar to Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf

Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
Loan Le
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
XUAN THU LA
 
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
NGUYEN MINH QUOC
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
cobala1012
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
Trung Nam Hoàng
 

Similar to Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf (20)

Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
 
Tl bo sung thay trang
Tl bo sung   thay trangTl bo sung   thay trang
Tl bo sung thay trang
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
Bai 3 vai tro phan tich thong tin tai chinh(updated july)
 
663 do van duc
663 do van duc663 do van duc
663 do van duc
 
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦTỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
TỶ GIÁ VÀ CAN THIỆP CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Ch2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrienCh2 dluong ptrien
Ch2 dluong ptrien
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Ch4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruongCh4 ac lt ttruong
Ch4 ac lt ttruong
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
 

Recently uploaded

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 

Recently uploaded (6)

Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 

Bài giảng Phân tích thông tin kinh tế - Sao chép.pdf

  • 1. 1 CHƯƠNG 2: CHỈ SỐ KINH TẾ Khi được sử dụng trong bối cảnh chu kỳ kinh doanh, một chỉ số kinh tế là biến số cung cấp thông tin về tình trạng của nền kinh tế tổng thể. Các chỉ số kinh tế thường được phân loại theo việc chúng tụt hậu, dẫn đầu hay trùng khớp với những thay đổi trong sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế hàng đầu (Leading economic indicators) có những bước ngoặt thường đi trước những bước ngoặt của nền kinh tế tổng thể. Chúng được cho là có giá trị trong việc dự đoán trạng thái tương lai của nền kinh tế, thường là trong ngắn hạn. Các chỉ số kinh tế trùng hợp (Coincident economic indicators) có những bước ngoặt thường gần với những chỉ số của nền kinh tế tổng thể. Chúng được cho là có giá trị xác định tình trạng hiện tại của nền kinh tế. Các chỉ số kinh tế tụt hậu (Lagging economic indicators) có những bước ngoặt diễn ra muộn hơn so với các chỉ số kinh tế tổng thể. Chúng được cho là có vai trò trong việc xác định tình trạng quá khứ của nền kinh tế. Như vậy theo trình tự, chúng ta sẽ tìm hiểu về chu kỳ kinh doanh trước, sau đó là các chỉ số kinh tế. 2.1Chu kỳ kinh tế Burns và Mitchell (1946) định nghĩa chu kỳ kinh doanh như sau: Chu kỳ kinh doanh là một dạng biến động được tìm thấy trong tổng thể hoạt động kinh tế của các quốc gia tổ chức công việc của họ chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh: một chu kỳ bao gồm sự mở rộng xảy ra cùng một lúc trong nhiều hoạt động kinh tế, tiếp theo là những cuộc suy thoái, thu hẹp và hồi sinh. Chuỗi sự kiện này là lặp lại nhưng không tuần hoàn; về độ dài, chu kỳ kinh doanh thay đổi từ hơn một năm đến 10 hoặc 12 năm Định nghĩa này rất phong phú với những hiểu biết quan trọng. Thứ nhất, chu kỳ kinh doanh là đặc trưng của các nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp kinh doanh - do đó, không phải là các xã hội nông nghiệp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thứ hai, một chu kỳ có một chuỗi các giai đoạn dự kiến, xen kẽ giữa mở rộng và thu hẹp. Thứ ba, các giai đoạn này xảy ra cùng lúc trong toàn bộ nền kinh tế - nghĩa là không chỉ trong nông nghiệp hay không chỉ trong du lịch mà trong hầu hết các lĩnh vực. Thứ tư, các chu kỳ là lặp lại (tức là chúng xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian) nhưng không tuần hoàn (tức là không phải tất cả chúng đều có cường độ và / hoặc thời lượng chính xác như nhau). Cuối cùng, các chu kỳ thường kéo dài từ 1 đến 12 năm. Mặc dù định nghĩa của Burns và Mitchell có thể hiển nhiên một phần, nhưng nó thực sự vẫn hữu ích ngay cả hơn 60 năm sau khi nó được viết ra. Mặc dù "các quy tắc ngón tay cái" thường được nhắc đến khi nói về hoạt động thị trường (ví dụ: cổ phiếu luôn tăng giá vào tháng 1 và các vụ sụp đổ lớn xảy ra vào tháng 10), thực tế phức tạp hơn nhiều. Như Burns và Mitchell nhận xét với chúng ta, lịch sử không bao giờ lặp lại theo cùng một cách, nhưng nó chắc chắn cung cấp các mẫu có thể được sử dụng khi phân tích hiện tại và dự báo tương lai. 2.1.1. Các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế Một chu kỳ kinh doanh điển hình bao gồm bốn giai đoạn: đày, tăng trưởng, đỉnh, và suy thoái. Giai đoạn tăng trưởng xuất hiện sau khi nền kinh tế chạm đáy và trước khi nó đạt
  • 2. 2 đỉnh. Đỉnh và đáy biểu hiện những bước ngoặt trong một chu kỳ kinh tế. Suy thoái là giai đoạn xảy ra sau khi nền kinh tế đạt đỉnh và trước khi nó bắt đáy. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động kinh tế tổng hợp tăng (tổng hợp được dùng bởi vì một vài lĩnh vực kinh tế có thể không tăng trưởng). Trong giai đoạn suy thoái thì hoạt động kinh tế tổng hợp suy giảm (cho dù một vài lĩnh vực trong nền kinh tế có thể tăng trưởng). Chu kỳ kinh tế có thể được hiểu như là những giao động xung quanh một xu hướng tăng của nền kinh tế Bảng A thể hiện một cách cách điệu về chu kỳ kinh doanh. Mô tả phân biệt giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của giai đoạn mở rộng. Giai đoạn đầu gần đáy hơn và giai đoạn muộn gần đỉnh hơn. Bảng B cũng mô tả một số biến số kinh tế quan trọng phát triển như thế nào trong suốt chu kỳ kinh doanh. Bảng B: Đặc điểm Thời điểm sớm của tăng trưởng Thời điểm muộn của tăng trưởng Đỉnh Suy thoái Hoạt động kinh tế Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sản xuất công nghiệp, và những chỉ số khác đo hoạt Những chỉ số đo hoạt động kinh tế cho thấy một tốc độ tăng trưởng nhanh dần Những chỉ số đo hoạt động kinh tế cho thấy một tốc độ tăng trưởng chậm dần Những chỉ số đo hoạt động kinh tế cho thấy sự suy giảm tức thì
  • 3. 3 động kinh tế là ổn định và bắt đầu tăng Việc làm Việc xa thải chậm lại nhưng sự thuê mới chưa xay ra và tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao. Các công ty dựa vào những người làm thêm giờ hoặc những lao động có tính tạm thời để đáp ứng việc tăng cầu của sản phẩm. Doanh nghiệp bắt đầu thuê người lao động làm việc toàn phần khi giờ làm thêm tăng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm. Doanh nghiệp chậm lại tỷ lệ thuê lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm nhưng chậm dần. Doanh nghiệp cắt giảm giờ làm và đóng băng việc thuê thêm lao động, theo sau là sự sa thải lao động tức thì. Tỷ lệ thất nghiệp tăng. Tiêu dùng và chi tiêu doanh nghiệp Sự đi lên trong chi tiêu, thường xảy rõ rệt ở lĩnh vức nhà, hàng tiêu dùng lâu bền, và đơn đặt hàng của trang thiết bị công nghiệp nhẹ. Sự đi lên trong chi tiêu xuất hiện ở quy mô rộng. Doanh nghiệp bắt đầu đặt hàng trang thiết bị nặng và tham gia vào xây dựng Chi tiêu vốn mở rộng nhanh nhưng với tốc độ chậm dần Chi tiêu giảm rõ rết nhất là ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền, và đơn đặt hàng cho những thiết bị phục vụ kinh doanh mới Lạm phát Lạm phát ở mức vừa phải và có thể tiếp tục giảm Lạm phát tăng vừa phải Lạm phát tăng nhanh Lạm phát giảm nhưng với một độ trễ nhất định Tại thời điểm ban đầu của giai đoạn tăng trưởng, công ty có thể muốn triệt để sử dụng lực lượng lao động sẵn có và trì hoãn việc thuê lao động mới cho đến khi họ thực sự biết chắc rằng nên kinh tế thực sự đang tăng trưởng. Tuy nhiên, dần dần tất cả các biến kinh tế quay trở về phạm vi giá trị bình thường của chúng (chẳng hạn tăng trưởng GDP là một số dương). Và khi nên kinh tế quay trở về quỹ đạo bình thường thì tất cả các chính sách kinh tế phản chu kỳ được ban hành bới ngân hàng trung ương (countercyclical economic policies) sẽ dần mất đi. Chẳng hạn, nếu ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn suy thoái thì tổ chức này có thể bắt đầu tăng lãi suất hướng đến giá trị lịch sử của chúng. Trong suốt giai đoạn suy thoái, nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến các tài sản an toàn hơn chẳng hạn trái phiếu chính phủ và cổ phiếu của các công ty có dòng tiền dương ổn
  • 4. 4 định như là các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện, nước, khí đốt, hàng hóa thiết yếu. Khi thị trường tài sản kỳ vọng vào sự kết thúc của suy thoái và một sự bắt đầu của một giai đoạn tăng trưởng thì các tài sản rủi ro theo đó sẽ tăng giá. Khi một sự tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng, thị trường sẽ bắt đầu đưa những sự kỳ vọng về lợi nhuận lớn hơn vào trong giá của trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp, cụ thể là những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa không thiết yếu như ô tô. Thông thường, thị trường vốn sẽ chạm đáy khoảng 3 tới 6 tháng trước khi cả nền kinh tế bắt đáy và cũng sẽ trở nên tốt hơn trước khi các chỉ số kinh tế bắt đầu xu hướng tăng. Do đó thị trường vốn được xem là chỉ số dự báo cho nền kinh tế. Khi một sự tăng trưởng kinh tế thực sự bắt đầu, một bộ phận muộn của sự tăng trưởng được gọi là một sự bùng nổ thường theo sau. Sự bùng nổ là một giai đoạn tăng trưởng được xem như là sự kiểm định cho giới hạn của nền kinh tế. Chẳng hạn, công ty có thể tăng trưởng quá nhanh đến nỗi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng, và họ cạnh tranh với những nhà tuyển dụng khác bằng cách tăng lương. Và khi chi phí lao động tăng có thể dân đến một sự giảm sút của lợi nhuận. Một ví dụ khác là công ty có thể bắt đầu tin là nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong một tương lai nhìn thấy trước và quyết định vay tiền để mở rộng công xuất sản xuất. Chính phủ và/hoặc ngân hàng trung ương sẽ can thiệp nếu nhận thấy nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng. Chẳng hạn ngân hàng trung ương quan tâm đến tình huống trong đó một sự tăng trưởng quả nhanh của lương có thể dẫn đến lạm phát, Trong suốt giai đoạn bùng nổ, những tài sản rủi ro nhất sẽ thường có sự tăng về giá lớn nhất. Những tài sản an toàn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ vốn được định giá cao trong giai đoạn suy thoái giờ có thể có giá thấp hơn và do đó mang lại lãi suất cao hơn. Thêm vào đó, nhà đầu tư có thể sợ lạm phát cao hơn điều đó làm cho lãi suất danh nghĩa cao hơn. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, hoặc bùng nổ, được thể hiện bởi việc nền kinh tế đạt đỉnh, đây cũng chính là thời điểm bắt đầu của một sự suy thoái. Ở đây, hoặc là bởi vì các chính sách kinh tế thắt chặt đã được ban hành để kiềm chế nền kinh tế tăng trưởng quá nóng hoặc là bởi vì một vài cú sốc khác, chẳng hạn là giá năng lượng hoặc một cuộc khủng hoảng tín dụng, hay xung đột địa chính trị, nền kinh tế bắt đầu đi xuống. Thất nghiệp sẽ tăng và tăng trưởng GDP giảm. Nhà đầu tư, thường là những người lạc quan trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, có xu hương bi quan thái quá khi nền kinh tế đang ở đáy. Một điều đáng chú ý là trong nhiều chu kỳ kinh doanh, giai đoạn suy thoái ngắn hơn giai đoạn tăng trưởng. 2.1.2 Sử dụng nguồn lực thông qua chu kỳ kinh doanh Mục này cung cấp một cái nhìn rộng về việc sử dụng nguồn lực cần thiết như thế nào để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ điển hình trong một chu kỳ kinh tế. Có những liên hệ đáng kể giữa những biến động trong hàng được lưu giữ trong kho (inventory), công ăn việc làm, và đầu tư vào vốn hữu hình với những biến động của nền kinh tế. Khi sự suy thoái bắt đầu, tổng cầu giảm, và inventory bắt đầu được tích trữ.
  • 5. 5 Công ty có thể bắt đầu làm chậm việc sản xuất và trang thiết bị được vận hành ở mức thấp hơn là công suất thiết kế. Tiếp theo, công ty nhiều khả năng dừng việc đặt hàng và trang thiết bị sản xuất mới. Công ty không cần thiết giảm lực lượng lao động ngay lập tức; thay vào đó, họ giảm chi phí bằng những phương pháp khác, chẳng hạn giảm thời gian làm thêm giờ. Nếu sự giảm sút của nền kinh tế chỉ là tạm thời, thì việc giữ lại lao động những người chưa được sử dụng hết tiềm năng có thể là một giải pháp tốt hơn là việc xa thải người lao động và tái thuê lại họ sau đó. Nếu sự giảm sút đó trở nên trầm trọng, công ty bắt đầu giảm chi phí quyết liệt hơn, giảm tất cả các chi phí không cần thiết. Bước này có nghĩa là cắt giảm các chuyên gia tư vấn, công nhân vượt qua giới hạn cho phép, đơn đặt hàng cung cấp thường trực (standing supply order), các chiến dịch quảng cáo…Công suất sử dụng sẽ thấp và rất ít công ty sẽ đầu tư vào trang thiết bị mới. Công ty sẽ cố gắng thanh lý inventories của những sản phẩm chưa bán. Thêm vào đó, các ngân hàng sẽ dè dặt cho vay bởi vì rủi ro phá sản là cao. Và kết quả là nền kinh tế sẽ bước vào vòng xoáy suy thoái. Khoảng cách giữa GDP suy thoái và GDP tiềm năng là một chỉ số của các nguồn lực chưa được dùng hết (thất nghiệp đối với lao động và sự không được sử dụng của vốn hữu hình). Sự giảm của tổng cầu nhiều khả năng sẽ làm cho lương, giá của các đầu vào giảm theo. Sau đó một thời gian thì tất cả giá của các đầu vào này sẽ trở nên rất thấp. Thêm vào nữa, lãi suất cơ bản sẽ bị cắt giảm để hồi sinh nền kinh tế. Khi mặt bàng giá chung và lãi suất giảm, người tiêu dùng và các công ty có thể bắt đầu mua nhiều hơn và tổng cầu theo đó có thể bắt đầu tăng. Các công ty có thể tăng sản xuất như là kết quả của tổng cầu tăng và hàng hóa dự trữ thấp. Cũng bởi vì lãi suất giảm, một số công ty và hộ gia đình có thể quyết định bắt đầu đầu tư vào các công trình xây dựng, nhà ở, và hàng hóa lâu bền. Giai đoạn này là bước ngoặt của chu kỳ kinh doanh; tổng cầu bắt đầu tăng và các hoạt động kinh tế cũng tăng. Khi các hoạt động kinh tế tăng, công ty không chắc đã ngay lập tức bắt đầu quy trình tốn kém của việc chọn lựa và thuê lao động mới. Họ có thể chờ đợi cho đến khi sự tăng trưởng thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, đầu tư mới đủ để kích hoạt một sự tăng của tổng cầu, công ty sẽ bắt đầu lấp đầy kho bằng hàng chính phẩm. Sự lấp đầy này sẽ làm tăng cầu về hàng hóa trung gian, điều này sẽ làm tổng cầu tăng hơn nữa. Giai đoạn này thường kéo theo sự tăng thêm của chi phí vốn. Cầu của tất cả các nhân tố sản xuất như đất đai, lao động, nguyên vật liệu, và vốn hữu hình tăng. Khi tổng cầu tiếp tục tăng, một giai đoạn bùng nổ của chu kỳ bắt đầu. Trong giai đoạn bùng nổ này, nền kinh tế sẽ trải qua sự thiếu hụt và cầu những nhân tố sản xuất có thể vượt cung. Có thể sự vượt quá của tổng cầu được kích hoạt bởi kỳ vọng lạc quan thái quá của cầu đối với sản xuất, điều này có nghĩa là cung của vốn hữu hình và công suất sản xuất có thể vượt quá cầu dành cho sản phẩm trong tương lai. Những ví dụ trong quá khứ về nguồn cung dư thừa do đầu tư quá mức bao gồm cơ sở hạ tầng cáp quang trong thời kỳ bùng nổ công nghệ những năm 1990 và việc xây dựng quá mức khu dân cư ở nhiều quốc gia trong thời kỳ bong bóng nhà ở những năm 2000. Việc đầu tư quá mức
  • 6. 6 này, dẫn đến năng lực sản xuất không được sử dụng, có thể là tác nhân gây ra suy thoái kinh tế tiếp theo. 2.1.2.1 Sự biến động của chi tiêu vốn Trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng, khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, doanh thu vẫn ở mức thấp nên doanh nghiệp nhiều khả năng còn dư thừa năng lực sản xuất và hầu như không có nhu cầu mở rộng sản xuất. Nhưng mặc dù việc sử dụng công suất vẫn còn thấp, chi tiêu vốn có thể bắt đầu tăng. Có hai nguyên nhân cơ bản giải thích cho sự tăng này. Thứ nhất, sự tăng trưởng trong lợi nhuận ròng và dòng tiền nhàn rỗi do tăng trưởng kinh tế cho phép doanh nghiệp tăng chi tiêu. Thứ hai, sự đi lên trong doanh số có thể làm cho các chủ doanh nghiệp cảm thấy yên tâm trong việc phục hồi một vài đơn đặt hàng vốn đã từng bị hủy bỏ trước đây. Thông thường, những đơn đặt hàng được hồi phục ban đầu là trang thiết bị có tốc độ lặc hậu nhanh, chẳng hạn là phần mềm. Kiểu trang thiết bị này có nhiều khả năng làm tăng hiệu quả nhiều hơn là mở rộng công suất. Tăng hiệu quả có thể là mục tiêu ban đầu của những đơn đặt hàng mới. Một sự tăng của đơn đặt hàng mới cho trang thiết bị để tăng hiệu quả thường cung cấp dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi. Bởi vì đơn đặt hàng phải diễn ra trước lô hàng thực tế và có thể là cả việc thanh toán, nên đơn đặt hàng của thiết bị sản xuất được xem như là chỉ số dự báo xu hướng tương lai của chi tiêu vốn. Trong giai đoạn cuối của sự tăng trưởng, công suất thiết kế có thể bắt đầu giới hạn khả năng đáp ứng nhu cầu. Đơn đặt và doanh số ở giai đoạn này tập trung vào mở rộng công suất và trang thiết bị nặng, nhà kho và nhà máy. Chi tiêu vào việc mở rộng công suất sản xuất có thể bắt đầu trước khi công suất dường như cần mở rộng. Sự ngắt quãng này xuất hiện bởi vì có thể có một độ trễ dài giữa đặt hàng và phân phối hoặc hoàn thiện việc lắp đặt trang thiết bị nặng và phức tạp, kho bãi, nhà máy. Bởi vì nền kinh tế thường thay đổi nhu cầu, vốn hữu hình vốn được tính như là công suất/khả năng trong thống kê có thể ít liên quan đến nhu cầu sản lượng hiện tại, cho dù những tài sản cơ bản vẫn hoàn toàn có thể dùng được. Thành phần của khả năng của nền kinh tế (economy’s capacity) có thể không tối ưu cho cấu trúc kinh tế hiện tại, cần thiết sự chi tiêu cho vốn hữu hình mới. Chẳng hạn, một công ty cần phương tiện vận chuyển không thể thay thế với một sự dư thừa phương tiện nâng hàng mặc dù loại phương tiện này cũng được tính trong công suất tổng thể. Tương tự một công ty cần kho bãi ở vùng ngoại ô của địa phương A nhận được rất ít lợi ích từ việc dư thừa kho bãi của chính nó ở địa phương B. Sự tăng trong chi tiêu vốn để tăng công suất có thể xuất hiện ngay sau việc sử dụng công suất được tăng cường. Đơn đặt hàng mới với mục đích nâng công suất có thể là biểu hiện cho giai đoạn muộn của tăng trưởng kinh tế. 2.1.2.2 Sự biến động trong mức hàng tồn kho Sự tích trữ và cắt giảm hàng tồn kho có thể xuất hiện với tốc độ và tần suất mà có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến tăng trưởng kinh tế so với kích cỡ của nó trong nền kinh tế. Một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực này là tỷ số hàng tồn kho trên doanh số bán hàng (inventories to sales ratio) vốn để đo lường hàng tồn kho sẵn sàng để bán. Sự tương tác của chỉ số này với chu kỳ kinh doanh phát triển trong ba giai đoạn riêng biệt.
  • 7. 7 Khi nền kinh tế lập đỉnh, doanh số bán hàng giảm hoặc chậm, hàng tồn kho tăng. Doanh số bán hàng thấp hơn kết hợp với hàng tồn kho tăng lên là cho tỷ số hàng tồn kho trên doanh số bán hàng tăng. Sự tăng của hàng tồn kho có thể ẩn dấu những dấu hiệu của một nền kinh tế đang yếu. Các nhà phân tích đầu tư thường tập trung vào cái gọi là doanh số bán hàng cuối cùng (final sales) vốn không tính đến ảnh hưởng của sự thay đổi hàng tồn kho. Để điều chỉnh và giảm hàng tồn kho không mong muốn, doanh nghiệp có thể cắt giảm sản lượng dưới ngưỡng doanh số đã bị giảm. Việc cắt giảm này làm cho các chỉ số tiếp theo trong toàn bộ nền kinh tế trông yếu hơn mức mà chúng đáng nhẽ phải có. Mặc dù doanh số bán hàng cuối cùng cung cấp một sự kiểm tra thực tế, việc cắt giảm sản lượng liên quan đến việc giảm hàng tồn kho có thể dẫn đến việc hủy bỏ các đơn đặt hàng và xa thải lao động và điều này có thể dẫn đến cắt giảm doanh số bán hàng cuối cùng sâu hơn và làm sâu thêm các đợt điều chỉnh theo chu kỳ. Với việc doanh nghiệp sản xuất tại một tỷ lệ dưới ngưỡng doanh số cần thiết để loại bỏ hàng tồn kho, tỷ số hàng tồn kho trên doanh số bắt đầu giảm xuống mức bình thường. Khi mà những chỉ số đó giảm xuống mức chấp nhận được, và doanh nghiệp không còn có bất kỳ nhu cầu để giảm hàng tồn kho thêm nữa, họ sẽ tăng mức sản xuất. Việc tăng sản lượng dẫn đến thực trạng của nền kinh tế có vẻ tăng, cho dù doanh số vẫn giảm. Lại một lần nữa, doanh số bán hàng cuối cùng có thể cung cấp một bức tranh thực tiễn hơn về thực trạng chân thực của nền kinh tế. Tại giai đoạn này trong chu kỳ, sự có vẻ tăng ở mức độ nhỏ trong sản lượng có thể thực sự đánh dấu một sự bắt đầu của sự thay đổi theo chu kỳ bởi vì sự xa thải có thể chậm hoặc dừng và nhu cầu cho những loại đầu vào khác có thể cũng tăng. Khi doanh số bán hàng bắt đầu chu kỳ tăng, doanh nghiệp ban đầu có thể thất bại trong việc giữ sản xuất theo kịp với doanh số, điều này dẫn đến tỷ số trên giảm. Điều này nhanh tróng thúc đẩy việc tăng sản lượng, không chỉ để bắt kịp với sự tăng của doanh số mà còn để bổ sung hàng dự trữ trong kho.Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi suy thoái ngắn hoặc nghiêm trọng, doanh nghiệp không có thời gian để điều chỉnh hoặc giảm hàng tồn kho xuống mức chấp nhận được, công ty ban đầu có thể xem việc sản lượng tăng là không cần thiết. Kết quả là, trễ giữa doanh số và sản lượng tăng có thể dài hơn trong những chu kỳ khác. Nhưng cho dù việc tăng sản lượng xuất hiện với trễ ngắn hay muộn, nó thường đánh dấu sự thay đổi của các mô hình tuyển dụng và trong một thời gian có thể phóng đại rõ rệt sức mạnh chu kỳ 2.1.2.3 Hành vi tiêu dùng Hộ gia đình là lĩnh vực lớn nhất trong hầu như tất cả các nền kinh tế phát triển (chẳng hạn ở Mỹ là 70%). Do vậy xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình quyết định hướng của nền kinh tế nhiều hơn bất cứ lĩnh vực nào khác. Xu hướng tiêu dùng hộ gia đình là quan trọng đối với các nhà phân tích đầu tư bởi nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn, các nhà phân tích thị trường vốn những người tập chung sự chú ý đến các công ty cung cấp hàng tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này. Hai thước đo cơ bản của tiêu dùng hộ gia đình là doanh số bán lẻ và một chỉ số trên diện rộng về chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm việc mua sắm bên ngoài lĩnh vực bán lẻ, chẳng hạn như là dịch vụ tiện ích, dịch vụ có liên quan đến hộ gia đình (household
  • 8. 8 services). Thông thường những thước đo này được trình bày bằng các đại lượng danh nghĩa và được điều chỉnh giảm để biểu thị xu hướng của tăng trưởng và mua sắm hiện vật. Một số thước đo bổ sung giúp phân biệt tốt hơn, chẳng hạn, theo dõi chi tiêu cả thực và danh nghĩa của những nhóm cụ thể của các sản phẩm tiêu dùng. Có ba nhóm chính là (1) hàng hóa lâu bền, chẳng hạn ô tô, đồ gia dụng, đồ nội thất; (2) hàng hóa thiết yếu, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, và quần áo; (3)dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc y tế, giải trí, dịch vụ truyền thông, và dịch vụ cá nhân (personal services). Bởi vì việc mua sắm hàng hóa lâu bền thường để thay thế những đồ vật vốn vẫn còn giá trị sử dụng, trong giai thời kỳ kinh tế suy thoái, hộ gia đình có thể trì hoãn việc mua sắm này. So sánh xu hướng trong mua sắm hàng hóa lâu bền với xu hướng của hai nhóm còn lại co thể cung cấp cho các nhà phân tích một khái niệm về thực trạng của nền kinh tế trong chu kỳ; một sự yếu đi trong chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có thể là một cảnh báo sớm về sự suy yếu của nền kinh tế nói chung, và một sự tăng lên trong kiểu chi tiêu này có thể là dấu hiệu cho sự hồi phục của nền kinh tế chung. Ngoài những quan sát trực tiếp về chi tiêu của người tiêu dùng và những hỗn hợp của nó, các nhà phân tích có thể đo lường xu hướng trong tương lai thông qua việc phân tích thước đo niềm tin của người tiêu dùng (Consumer Confidence). Thường thì kiểu thông tin này được lấy dưới dạng phiếu điều tra. Tuy nhiên trên thực tế, nó thường không phản ánh hành vi tiêu dùng thực sự bởi vì người trả lời có thể trả lời cái mà họ tưởng tượng là nhu cầu của một người tiêu dùng tiêu biểu đối lập với hành vi riêng của họ. Sự tăng trưởng trong thu nhập tiêu biểu cho một chỉ số tốt hơn của xu hướng tiêu dùng, và con số về thu nhập của hộ gia đình được phổ biến rộng rãi ở gần như tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt có liên quan là thu nhập sau thuế hay còn được gọi là thu nhập khả dụng. Tuy nhiên mô hình chi tiêu của người tiêu dùng thường phân kỳ so với xu hướng của thu nhập cho dù thu nhập có được đo như thế nào đi chăng nữa. Trong trường hợp thì tỷ lệ dự trữ (saving rates) sẽ giúp các nhà phân tích. Chỉ số này phản ảnh sự không chắc chắn về thu nhập tương lai được nhận thức bởi người tiêu dùng. Do đó một tỷ lệ dự trữ cao có thể cho biết khẳ năng chi tiêu của người tiêu dùng cho dù thu nhập trong tương lai có thể thấp hơn. Một sự tăng của tỷ lệ dự trữ có thể cảnh báo sự thận trọng của hộ gia đình và là tín hiệu về sự yếu đi của nền kinh tế. Đồng thời, dự trữ tiết kiệm trong khu vực hộ gia đình càng lớn và khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu hiện tại càng rộng thì khả năng tăng chi tiêu của các hộ gia đình càng lớn. Vì vậy, mặc dù tiết kiệm cao bất thường lúc đầu có thể nói lên điều gì đó tiêu cực về triển vọng theo chu kỳ, nhưng chúng chỉ ra tiềm năng phục hồi trong dài hạn. 2.1.2.4 Hành vi của lĩnh vực nhà ở Cho dù là một phần nhỏ hơn nhiều so với chi tiêu của người tiêu dùng, các hoạt động nhà ở trải qua những biến động mạnh mẽ mà nó thường tính nhiều hơn vào chuyển động kinh tế tổng thể so với quy mô tương đối nhỏ của ngành có thể cho thấy. Hầu hết mọi nền kinh tế lớn đều đưa ra số liệu thống kê về số lượng nhà mới và hiện có, hoạt động xây dựng khu dân cư và đôi khi, quan trọng là số lượng nhà chưa bán được trên thị trường. Số liệu thống kê cũng có sẵn cho giá trung bình hoặc giá trung vị của ngôi nhà,
  • 9. 9 đôi khi được ghi lại theo loại đơn vị nhà ở và đôi khi là giá trên foot vuông hoặc mét vuông. Bất kể số liệu thống kê cụ thể nào, mối quan hệ trong lĩnh vực này thường tuân theo mô hình chu kỳ khá đều đặn. Bởi vì nhiều người mua nhà tài trợ cho việc mua nhà của họ bằng một khoản thế chấp (mortgage), lĩnh vực này đặc biệt nhạy cảm với lãi suất. Hoạt động mua nhà và đồng thời mở rộng hoạt động xây dựng để đáp ứng với lãi suất thế chấp thấp hơn và thu hẹp để đáp ứng với lãi suất thế chấp cao hơn. Ngoài tác động của lãi suất, nhà ở cũng tuân theo chu kỳ nội tại của chính nó. khi giá nhà ở tương đối thấp so với thu nhập trung bình, và đặc biệt khi lãi suất thế chấp cũng thấp, chi phí sở hữu nhà giảm và nhu cầu về nhà ở tăng. Thông thường các chỉ số về chi phí sở hữu một ngôi nhà có sẵn để so sánh thu nhập của hộ gia đình với chi phí hỗ trợ một ngôi nhà trung bình, cả giá của nó và chi phí của một khoản thế chấp điển hình. Thông thường, giá nhà ở và tỷ lệ thế chấp tăng không tương xứng khi chu kỳ mở rộng đáo hạn, làm tăng chi phí nhà ở tương đối, ngay cả khi thu nhập hộ gia đình tăng. Kết quả của việc doanh số bán nhà chậm có thể dẫn đến suy thoái chu kỳ xảy ra trước tiên trong việc mua và sau đó ( khi tồn kho nhà chưa bán được tăng) là trong hoạt động xây dựng thực tế. Những liên kết này, rõ ràng như chúng vốn có, khác xa với cơ học. Chẳng hạn nếu giá nhà ở tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhiều người sẽ mua để đạt được mức tăng giá dự kiến. Hành vi như vậy có thể kéo dài chu kỳ lên và có thể dẫn đến một sự điều chỉnh nghiêm trọng hơn. Kết quả này xảy ra bởi vì hoạt động mua muộn kích thích việc xây dựng trở nên quá đà. Lượng lớn nhà tồn kho không bán được cuối cùng đã gây áp lực giảm giá bất động sản, bắt những người mua muộn, những người đã cạn kiệt nguồn lực của họ. mô hình này đã xảy ra ở nhiều nước trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Đằng sau những cân nhắc mang tính chu kỳ như vậy, nhà ở, hơn hầu hết các lĩnh vực kinh tế, phản ứng với nhân khẩu học, đặc biệt là tốc độ hình thành gia đình hoặc hộ gia đình trong một nền kinh tế. Không nhiều nền kinh tế có dữ liệu về sự hình thành gia đình, nhưng hầu như tất cả đều cung cấp thông tin về sự phát triển của các nhóm tuổi hoặc nhóm cụ thể trong dân số tương ứng của họ. Sự tập trung vào những nhóm tuổi thường là những người từ 25 đến 40 tuổi, khi hình thành hộ gia đình thường xảy ra, thường có thể thay thế cho các biện pháp trực tiếp về hình thành gia đình thuần. Được điều chỉnh cho những người lớn tuổi đang bỏ nhà đi (đã qua đời), những tính toán như vậy đóng vai trò như một chỉ báo về nhu cầu nhà ở cơ bản, dài hạn. Mặc dù các biện pháp như vậy ít liên quan đến chu kỳ kinh doanh, nhưng chúng cung cấp một thước đo, cùng với khả năng chi trả, về mức độ nhanh chóng của thị trường nhà ở có thể sửa chữa tình trạng dư thừa và quay trở lại tăng trưởng. Ví dụ như ở Trung Quốc, nơi mà chính phủ ước tính cần thêm khoảng 400 triệu đơn vị nhà ở đô thị trong 25 năm tới, nhu cầu nhà ở có thể nhanh chóng đảo ngược tình trạng suy yếu theo chu kỳ hơn so với các nền kinh tế như Ý hoặc Nhật Bản, nơi mà sự hình thành gia đình mới tương đối mảnh dẻ 2.1.2.5 Hành vi của khu vực ngoại thương
  • 10. 10 Khu vực ngoại thương rất khác nhau về quy mô và tầm quan trọng từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. Chẳng hạn ở những nơi như Singapore, Hongkong, Việt Nam nơi hầu như tất cả đầu vào đều được nhập khẩu và phần lớn sản lượng nền kinh tế của họ tìm đường đến thị trường xuất khẩu, thương mại (tổng cả xuất khẩu và nhập khẩu dễ dàng vượt quá GDP. Ở những nơi khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ, ngoại thương chiếm một phần nhỏ hơn nhiều so với GDP. Kể từ những năm 1970, quy mô tương đối của ngoại thương đã phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Với sự gia tăng ngoại thương, chu kỳ kinh doanh của các nền kinh tế lớn trên thế giới có thể dễ dàng truyền sang các nền kinh tế khác. Thông thường, nhập khẩu tăng, tất cả những thứ khác không đổi, với tốc độ tăng trưởng GDP trong nước, do nhu cầu và mong muốn hoặc nói chung là nhu cầu tăng cũng làm tăng mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Do đó, nhập khẩu phản ứng với chu kỳ nội địa. Xuất khẩu phụ thuộc nhiều hơn vào chu kỳ ở phần còn lại của thế giới. Nếu các chu kỳ bên ngoài này diễn ra mạnh mẽ, tất cả các yếu tố khác không đổi, thì xuất khẩu sẽ tăng trưởng ngay cả khi nền kinh tế trong nước bị suy giảm tăng trưởng. Để hiểu tác động của xuất khẩu, các nhà phân tích tài chính cần phải hiểu sức mạnh của các đối tác thương mại lớn của nền kinh tế đang được xem xét. Hầu hết các nhà phân tích nhìn vào sự khác biệt ròng giữa xuất khẩu và nhập khẩu (họ sử dụng cán cân thanh toán, tính toán đóng góp của thương mại cho nền kinh tế khi xuất khẩu trừ nhập khẩu). Hiệu ứng ròng của thương mại có thể bù đắp cho sự suy yếu theo chu kỳ và, tùy thuộc vào tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế, có thể xóa bỏ hoàn toàn nó. Vì những lý do này, những khác biệt như vậy có thể có nghĩa là mô hình cán cân thanh toán hoàn toàn khác với phần còn lại của chu kỳ kinh tế trong nước.Tiền tệ cũng có một tác động độc lập có thể di chuyển thương mại theo những hướng khác biệt so với chu kỳ kinh tế trong nước. Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá, hàng hóa nước ngoài có vẻ rẻ hơn hàng hóa trong nước đối với người dân trong nước, khiến cho nhập khẩu tăng tương đối. Tất nhiên, sự mất giá tiền tệ có tác động ngược lại. Mặc dù các động thái tiền tệ có thể biến động và đôi khi cực đoan, chúng chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại và cán cân thanh toán khi chúng tập trung vào một hướng duy nhất trong một thời gian dài. Những sự thay đổi từ tháng hoặc quý này sang tháng khác, dù lớn bằng cách nào đó, cũng chỉ có tác dụng tối thiểu cho đến khi chúng kéo dài (persit). Do đó, các chuyển động tiền tệ tích lũy diễn ra trong một khoảng thời gian nhiều năm sẽ có tác động đến dòng chảy thương mại sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi tiền tệ sau đó di chuyển theo hướng ngược lại trong một khoảng thời gian tạm thời. Các nhà phân tích tài chính cần phải xem xét một loạt các biến, cả trong nền kinh tế trong nước và nước ngoài, để đánh giá tỷ lệ tăng trưởng GDP tương đối và sau đó xem xét các yếu tố tiền tệ để xác định liệu chúng củng cố các lực lượng chu kỳ khác hay chống lại chúng. Nói chung, chênh lệch tăng trưởng GDP trong tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu giữa các quốc gia có những tác động tức thời và dễ hiểu nhất; những thay đổi trong nước về hoạt động kinh tế làm tăng hoặc giảm nhập khẩu và thay đổi hoạt động kinh tế nước ngoài làm tăng hoặc giảm xuất khẩu. 2.2 Các chỉ số kinh tế phổ biến Một cách tiếp cận rất hữu ích cho những nhà phân tích là có một cái nhìn tổng thể về các chỉ số dẫn đầu, tụt hậu và trùng hợp. Các thước đo tổng hợp này thường là tổng hợp
  • 11. 11 các chỉ số kinh tế được biết đến tương ứng để dẫn đầu chu kỳ, trùng với nó hoặc bị trễ theo chu kỳ. Vì những lý do rõ ràng, các chỉ số dẫn đầu đặc biệt giúp dự đoán biến động tăng hoặc giảm theo chu kỳ và cho phép các nhà chiến lược và những người khác định vị bản thân và công ty của họ một cách an toàn và kịp thời để mang lại lợi ích từ các chuyển động hình thành trong chu kỳ chung. Các chỉ số chính xác được kết hợp vào các chỉ số tổng hợp khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, các chỉ số dẫn đầu tổng hợp được gọi là Chỉ số Kinh tế Hàng đầu (Index of Leading Economic Indicators - LEI) có 10 bộ phận cấu thành từ đơn đặt hàng tư liệu sản xuất, đến những thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng, đến sự thay đổi của giá cổ phiếu. Số liệu thống kê tương tự có sẵn cho nhiều nền kinh tế. Conference Board, một tổ chức nghiên cứu ngành của Hoa Kỳ, tính toán các chỉ số dẫn đầu (leading) trùng hợp (coincident), và trễ (lagging) cho Hoa Kỳ và chín quốc gia khác cộng với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Đối với khoảng 30 quốc gia và một số tổ chức, chẳng hạn như EU và G-7, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tính toán các chỉ số CLI (Composite leading indicators- các chỉ số dẫn đầu tổng hợp), đánh giá trạng thái của chu kỳ kinh doanh trong nền kinh tế. Một trong những đặc điểm thú vị của chỉ số CLI là chúng nhất quán giữa các quốc gia và do đó, có thể được so sánh dễ dàng hơn để xem từng khu vực đang hoạt động như thế nào. Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế (ECRI), một công ty tư nhân, cũng tính toán các chỉ số dẫn đầu cho khoảng 20 quốc gia theo cơ sở tuần. Hình 5 trình bày 10 chỉ số dẫn đầu, 4 trùng hợp và 7 trễ được theo dõi cho Hoa Kỳ bởi Conference Board. Ngoài việc đặt tên cho các chỉ số, nó cũng đưa ra một mô tả chung về lý do tại sao mỗi thước đo lại phù hợp với một trong ba nhóm.
  • 12. 12 Hình 5 Chỉ số dùng trong dự báo Kinh tế của Hoa Kỳ Chỉ số và mô tả Lý do 2.2.1. Leading indicators 1 Giờ làm việc trung bình hàng tuần (Average weekly hours, manufacturing) Bởi vì các doanh nghiệp sẽ cắt giảm thời gian làm thêm trước khi sa thải công nhân trong thời kỳ suy thoái và tăng nó lên trước khi tuyển dụng lại trong giai đoạn đi lên theo chu kỳ, các thước đo này sẽ lên xuống trước nền kinh tế chung 2 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp bình quân hàng tuần. (Average weekly initial claims for unemployment insurance) Thước đo này cung cấp một kiểm tra rất nhạy về việc sa thải ban đầu và tuyển dụng lại. 3. Đơn đặt hàng mới của nhà sản xuất đối với hàng tiêu dùng và vật liệu. (Manufacturers’ new orders for consumer goods and materials) Bởi vì các doanh nghiệp không thể chờ đợi quá lâu để đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng hoặc nguyên vật liệu mà không cần đặt hàng, các chỉ số này có tính dự báo cho xu hướng tăng và giảm của nền kinh tế. Một cách gián tiếp, chúng cũng nắm bắt được những thay đổi trong tâm lý kinh doanh, điều này cũng thường dẫn dắt chu kỳ kinh doanh. 4 Chỉ số về số lượng đơn đặt hàng mới ISM (ISM new order index) Chỉ số này là chỉ số lan tỏa phản ánh sự thay đổi hàng tháng của đơn đặt hàng mới cho doanh số bán hàng cuối cùng. Sự suy giảm của nhu cầu, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, trước tiên thường được phản ánh trong sự sụt giảm của các đơn đặt hàng 5 Đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất đối với tư liệu sản xuất không thuộc lĩnh vực quốc phòng, không bao gồm máy bay (Manufacturers’ new orders for non-defense capital goods excluding aircraft) Ngoài việc đưa ra tín hiệu đầu tiên về sự chuyển động, lên hoặc xuống, trong một khu vực kinh tế quan trọng, sự chuyển động trong khu vực này cũng gián tiếp nắm bắt các kỳ vọng kinh doanh 6 Giấy phép xây dựng Bởi vì hầu hết các địa phương yêu cầu giấy phép trước khi có thể bắt đầu xây
  • 13. 13 (Building permits for new private housing units) dựng mới, điều này báo trước hoạt động xây dựng mới. 7 Chỉ số S&P 500 (S&P 500 index) Bởi vì giá cổ phiếu dự đoán các bước ngoặt trong nền kinh tế, cả tăng và giảm, các chuyển động của chúng cung cấp một tín hiệu ban đầu hữu ích về chu kỳ kinh tế 8 Chỉ số tín dụng hàng đầu (Leading Credit Index) Chỉ số này tổng hợp thông tin từ sáu chỉ số tài chính hàng đầu, phản ánh sức chống chịu của hệ thống tài chính trước những “khủng hoảng”. Một hệ thống tài chính dễ bị tổn thương có thể khuếch đại và lan truyền ảnh hưởng của các cú sốc tiêu cực, dẫn đến suy thoái trên diện rộng cho toàn bộ nền kinh tế. 9 Chênh lệch lãi suất giữa lợi tức kho bạc 10 năm và lãi suất vay qua đêm (lãi suất quỹ liên bang) (Interest rate spread between 10- year treasury yields and overnight borrowing rates) Bởi vì lợi suất dài hạn thể hiện kỳ vọng của thị trường về hướng của lãi suất ngắn hạn, và lãi suất cuối cùng tuân theo chu kỳ kinh tế lên và xuống, một mức chênh lệch rộng hơn, bằng việc dự đoán tăng lãi suất ngắn hạn, dự đoán kinh tế đi lên. ngược lại, mức chênh lệch hẹp hơn, bằng việc dự đoán giảm lãi xuất ngắn hạn, dự đoán kinh tế suy thoái. 10 Kỳ vọng trung bình của người tiêu dùng đối với điều kiện kinh doanh và kinh tế (Average Consumer Expectations for Business and Economic Conditions) Nếu người tiêu dùng lạc quan về các điều kiện kinh tế và kinh doanh trong tương lai, họ có xu hướng tăng chi tiêu. Bởi vì tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ, các chuyển động trong tương lai của nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về hướng đi phía trước cho toàn bộ nền kinh tế 2.2.2. Coincident indicators 1 Số lượng người lao động trong bảng lương phi nông nghiệp (Employees on non-agricultural payrolls) Khi suy thoái hoặc phục hồi rõ ràng, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh bảng lương toàn thời gian của mình. 2 Tổng hợp thu nhập thực tế của cá nhân (trừ các khoản thanh toán chuyển khoản) Bằng cách đo lường dòng thu nhập từ lợi nhuận phi doanh nghiệp và tiền lương, thước đo này nắm bắt được tình trạng hiện tại của nền kinh tế.
  • 14. 14 (Aggregate real personal income less transfer payments) 3 Chỉ số sản xuất công nghiệp (Industrial Production Index) Đo lường sản lượng công nghiệp, do đó nắm bắt được hành vi của bộ phận dễ biến động nhất của nền kinh tế. Khu vực dịch vụ có xu hướng ổn định hơn 4 Doanh số sản xuất và thương mại (Manufacturing and trade sales) Tương tự như tổng thu nhập cá nhân và chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số tổng hợp này cung cấp một thước đo về tình trạng hoạt động kinh doanh hiện tại 2.2.3. Lagging indicators 1 Thời gian thất nghiệp trung bình (Average Duration of Unemployment) Bởi vì các doanh nghiệp chờ đợi cho đến khi suy thoái có vẻ chính xác để sa thải và đợi cho đến khi việc tái sản xuất có vẻ an toàn để tuyển lao động, chỉ số này bị trễ so với chu kỳ trên cả hai chiều đi xuống và đi lên 2 Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu (Inventory-sales ratio) Bởi vì hàng tồn kho tích lũy khi doanh số bán hàng ban đầu giảm và trở nên cạn kiệt khi doanh số bán hàng tăng lên, tỷ lệ này có xu hướng bị trễ so với chu kỳ kinh tế 3 Thay đổi đơn giá lao động (Change in unit labor costs) Bởi vì các doanh nghiệp chậm sa thải công nhân, các chi phí này có xu hướng tăng vào giai đoạn đầu của suy thoái do lực lượng lao động hiện có được sử dụng ít hơn. Trong quá trình phục hồi muộn khi thị trường lao động thắt chặt, áp lực tăng lương cũng có thể làm tăng chi phí đó. Trong cả hai trường hợp, có một độ trễ rõ ràng ở các vòng quay theo chu kỳ. 4 Lãi suất cho vay cơ bản trung bình của ngân hàng (Average bank prime lending rate) Bởi vì đây là tỷ giá do ngân hàng quản lý, nó có xu hướng bị trễ so với các tỷ giá khác vốn di chuyển trước chu kỳ hoặc cùng với chu kỳ 5 Dư nợ cho vay thương mại và công nghiệp Bởi vì các khoản vay này thường xuyên hỗ trợ xây dựng hàng tồn kho, chúng bị trễ so với chu kỳ vì lý do
  • 15. 15 (Commercial and industrial loans outstanding) giống như tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu 6 Tỷ lệ nợ trả góp của người tiêu dùng trên thu nhập (Ratio of consumer installment debt to income) Bởi vì người tiêu dùng chỉ vay nhiều khi tự tin, chỉ số này bị trễ so với chu kỳ tăng, nhưng nợ cũng kéo dài thời kỳ suy thoái theo chu kỳ do các hộ gia đình gặp khó khăn trong việc điều chỉnh để chịu thua lỗ, khiến nó bị trễ trong suy thoái. 7 Thay đổi chỉ số giá tiêu dùng đối với dịch vụ (Change in consumer price index for services) Lạm phát thường điều chỉnh muộn theo chu kỳ, đặc biệt là trong khu vực dịch vụ được xem là ổn định hơn so với các lĩnh vực khác. Chúng ta hãy xem xét một vài ví dụ cho thấy việc sử dụng các thống kê này trong việc xác định một giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Sự gia tăng tỷ lệ được báo cáo giữa nợ tiêu dùng trên thu nhập chậm xảy ra sau các đợt tăng chu kỳ; vì vậy, tự nó, sự gia tăng sẽ là bằng chứng cho thấy một xu hướng tăng đã và đang diễn ra. Điều đó có thể xác nhận bởi những thay đổi tích cực trong các chỉ số trùng hợp cho thấy sự mở rộng đang diễn ra. Là một chỉ số kinh tế hàng đầu (leading indicators), sự thay đổi tích cực trong chỉ số S&P 500 được cho là sẽ dẫn đến sự gia tăng trong hoạt động kinh tế tổng thể. Sự gia tăng của S&P 500 sẽ tích cực cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, những thứ khác không đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ số S&P 500 tăng nhưng chỉ số tổng hợp lại không tăng, chúng ta sẽ không đưa ra kết luận khả quan. Ví dụ cuối cùng, nếu chúng ta quan sát thấy LEI (Index of Leading Economic Indicators )tăng một lượng nhỏ trong hai kỳ hạn liên tiếp, chúng ta có thể kết luận rằng dự kiến sẽ có một sự mở rộng kinh tế khiêm tốn. 2.3. Đường cong lợi suất
  • 16. 16 Đường cong lợi suất là một biểu diễn đồ họa của lãi suất nợ trong một loạt các kỳ hạn hoặc khoảng thời gian. Nó cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất (hoặc chi phí vay) và thời gian đáo hạn của khoản nợ. Đường cong lợi suất là một công cụ quan trọng trong tài chính và được sử dụng để phân tích các điều kiện kinh tế và tài chính, dự đoán sự thay đổi lãi suất và hướng dẫn các quyết định đầu tư. Thông thường, đường cong lợi suất dốc lên, cho thấy các công cụ nợ dài hạn có lãi suất cao hơn các công cụ nợ ngắn hạn. Đây được gọi là đường cong lợi suất bình thường hoặc dương. Tuy nhiên, đường cong lợi suất có thể có nhiều hình dạng khác nhau và chúng được phân thành nhiều loại:  Đường cong lợi suất bình thường: Như đã đề cập, đây là loại phổ biến nhất, trong đó lãi suất dài hạn cao hơn lãi suất ngắn hạn.  Đường cong lợi suất đảo ngược: Trong trường hợp này, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn. Đường cong lợi suất đảo ngược thường được coi là một dấu hiệu tiềm ẩn của suy thoái kinh tế.  Đường cong lợi suất phẳng: Lãi suất tương đối nhất quán giữa các kỳ hạn khác nhau, dẫn đến đường cong lãi suất phẳng. Điều này có thể cho thấy sự không chắc chắn về điều kiện kinh tế trong tương lai.  Đường cong lợi suất dốc: Điều này xảy ra khi chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn là lớn. Đường cong lợi suất dốc thường báo hiệu những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế. Hình dạng của đường cong lợi suất có thể thay đổi theo thời gian dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như chính sách của ngân hàng trung ương, kỳ vọng lạm phát và điều kiện kinh tế. Các nhà phân tích và nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ đường cong lợi suất để hiểu rõ hơn về tình trạng của nền kinh tế và đưa ra quyết định sáng suốt về đầu tư và chiến lược tài chính. Hình 2.1. Đường cong lợi suất bình thường
  • 17. 17 Hình2.2. Đường cong lợi suất đảo ngược Hình 2.3. Đường cong lợi suất phẳng 2.4 Các chỉ số kinh tế ở một số quốc gia (khu vực) Các chỉ số thành phần của các quốc gia khác, mặc dù khác nhau về chi tiết cụ thể, nhưng ở hầu hết các khía cạnh đều giống nhau. Ví dụ: Khu vực đồng tiền chung châu Âu, tổng hợp chỉ số dẫn đầu của mình từ tám thành phần: 1 Chỉ số tâm lý kinh tế (Economic sentiment index) 2 Giấy phép xây dựng khu dân cư (Residential building permits) 3 Đơn hàng vốn tư bản (Capital goods orders) 4 Chỉ số Vốn chủ sở hữu chứng khoán Euro (The Euro Stock Equity Index) 5 Cung tiền M2 6 Chênh lệch lãi suất (An interest rate spread)
  • 18. 18 7 Chỉ số quản lý mua hàng khu vực sản xuất Eurozone (Eurozone Manufacturing Purchasing Managers Index) 8 Chỉ số kỳ vọng hoạt động kinh doanh trong tương lai khu vực dịch vụ Eurozone (Eurozone Service Sector Future Business Activity Expectations Index) Sự tương đồng giữa nhiều thành phần này và những thành phần được sử dụng ở Hoa Kỳ là rõ ràng, nhưng Châu Âu cũng có một thành phần dịch vụ trong các thước đo hoạt động kinh doanh mà Hoa Kỳ thiếu, trong khi Châu Âu bỏ qua nhiều thước đo thời gian làm thêm và việc làm mà Hoa Kỳ có. Chỉ số hàng đầu của Nhật Bản (Japan’s leading index) chứa 10 thành phần: 1 Đơn đặt hàng mới cho máy móc và thiết bị xây dựng (New orders for machinery and construction equipment) 2 Lợi nhuận hoạt động thực tế (Real operating profits) 3 Làm việc ngoài giờ (Overtime worked) 4 Đơn vị nhà ở đã được bắt đầu (Dwelling units started) 5 Tốc độ tăng năng suất lao động 6 tháng (Six – month growth rate in labor productivity) 6 Thất bại trong kinh doanh (Business failures) 7 Niềm tin kinh doanh (Business confidence) 8 Giá cổ phiếu (Stock prices) 9 Cung tiền M2 thực (Real M2 money supply) 10 Chênh lệch lãi suất (Interest rate spread) Một lần nữa, nhiều chỉ số tương tự, nhưng Nhật Bản bao gồm các chỉ số thị trường lao động giống Hoa Kỳ hơn là Châu Âu và thêm một thước đo về thất bại kinh doanh không bao gồm trong hai chỉ số kia.Những điểm tương đồng và khác biệt cũng xuất hiện trong các chỉ số cho Vương quốc Anh, Úc, Nam Phi, các nước Châu Âu cụ thể và các nước khác. Tuy nhiên, giọng điệu chung tương tự như chi tiết được cung cấp ở đây cho Hoa Kỳ. Giấy phép xây dựng như một chỉ số kinh tế hàng đầu Biểu đồ 6 cho thấy sơ đồ của một chỉ số kinh tế hàng đầu ở Đức, giấy phép xây dựng được cấp cùng với mối quan hệ của nó với sự tăng trưởng của GDP Đức. Trong minh họa 6, tốc độ tăng giấy phép xây dựng thường đạt đỉnh trước một quý so với tốc độ tăng trưởng GDP, ngoại trừ nửa đầu năm 2008 và 2010. Trước năm 2006, tốc độ tăng giấy phép xây dựng thường chạm đáy sớm hơn tốc độ tăng trưởng GDP bốn quý. Nhưng sau năm 2006, các đáy của hai chuỗi gần như trùng khớp. Sự không chắc chắn của các mối quan hệ giữa một chỉ số và chu kỳ kinh doanh là rất phổ biến. Một số chỉ số có thể là những yếu tố dự báo tốt cho sự mở rộng nền kinh tế nhưng lại là những yếu tố dự báo kém cho suy thoái. Sự không chắc chắn này là lý do tại sao các nhà kinh tế và thống kê
  • 19. 19 thường kết hợp các chỉ số khác nhau và cố gắng tìm ra các yếu tố chung giữa chúng khi xây dựng các chỉ số 2.5. Chỉ số khuếch tán Tại Hoa Kỳ, Conference Board cũng biên soạn chỉ số lan tỏa hàng tháng (monthly diffusion index) của các chỉ số dẫn đầu, trễ và trùng hợp. Chỉ số khuếch tán phản ánh tỷ lệ các thành phần của chỉ số đang di chuyển theo một mô hình phù hợp với chỉ số tổng thể. Các nhà phân tích thường dựa vào các chỉ số khuếch tán này để đưa ra thước đo về độ rộng của sự thay đổi trong chỉ số tổng hợp. Ví dụ: Conference Board theo dõi mức tăng trưởng của một trong số 10 yếu tố cấu thành thước đo chỉ số dẫn đầu (leading indicators) của nó, chỉ định giá trị 1,0 cho mỗi chỉ số tăng hơn 0,05% trong khoảng thời gian đo lường hàng tháng, giá trị 0,5 cho mỗi chỉ số thành phần thay đổi dưới 0,05% và giá trị 0 cho mỗi chỉ báo thành phần giảm hơn 0,05%. Các giá trị được ấn định này, tất nhiên là khác nhau trong các chỉ mục khác ở các quốc gia khác, sau đó được cộng lại và chia cho 10 (số thành phần). Sau đó, để làm cho số đo tổng thể giống với các chỉ số quen thuộc hơn, Hội đồng nhân kết quả với 100. Một ví dụ số đơn giản sẽ giúp giải thích. Nói một cách dễ hiểu, chỉ báo này chỉ có bốn phần thành phần: giá cổ phiếu, tăng trưởng tiền, đơn đặt hàng và niềm tin của người tiêu dùng. Trong một tháng, giá cổ phiếu tăng 2,0%, tiền tăng 1,0%, đơn đặt hàng đi ngang và niềm tin người tiêu dùng giảm 0,6%. Sử dụng các giá trị được chỉ định của Conference Board, các giá trị này sẽ đóng góp tương ứng: 1,0 + 1,0 + 0,5 + 0 để tạo ra tử số là 2,5. Khi chia cho bốn (số thành phần) và nhân với 100, nó tạo ra chỉ số là 62,5 cho tháng đó. Giả sử rằng tháng tiếp theo giá cổ phiếu giảm 0,8%, tiền tăng 0,5%, đơn đặt hàng tăng 0,5% và lòng tin của người tiêu dùng tăng 3,5%. Áp dụng các giá trị thích hợp, các thành phần sẽ thêm vào 0 + 1 + 1 + 1 = 3.0. Chia cho số thành phần và nhân với 100, giá trị này mang lại giá trị chỉ mục là 75. Giá trị chỉ mục tăng 20,0% có nghĩa là nhiều thành phần hơn của chỉ số tổng hợp đang tăng lên. Với kết quả này, một nhà phân tích có thể tự tin hơn rằng giá trị chỉ số tổng hợp cao hơn thực sự thể hiện những chuyển động rộng hơn trong nền kinh tế. Nói chung, chỉ số khuếch tán không phản ánh các giá trị ngoại lệ trong bất kỳ thành phần nào (giống như một trung bình số học) nhưng thay vào đó cố gắng nắm bắt sự thay đổi tổng thể chung cho tất cả các thành phần.
  • 20. 20 Các biến số khác được sử dụng làm chỉ tiêu kinh tế Ngoài các biện pháp này, các cơ quan công quyền và hiệp hội thương mại cung cấp các thước đo theo chu kỳ tổng hợp. Chúng có thể bao gồm các cuộc khảo sát về các nhà công nghiệp, chủ ngân hàng, hiệp hội lao động và hộ gia đình về tình trạng tài chính, mức độ hoạt động và niềm tin của họ vào tương lai. Ví dụ: ở Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang thăm dò ý kiến của 12 chi nhánh để có một báo cáo định lượng về hoạt động kinh doanh và kỳ vọng trong các khu vực tương ứng của họ. Cũng tại Hoa Kỳ, Viện Quản lý Cung ứng (ISM) thăm dò ý kiến các thành viên của mình để thu thập các chỉ số về đơn đặt hàng sản xuất, sản lượng, việc làm, giá cả và các thước đo tương đương cho dịch vụ. Trong thập kỷ qua, cái gọi là chỉ số "quản lý mua hàng" -PMI của ISM đã được giới thiệu ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Châu Âu, Trung Quốc, và Việt Nam. Các nhà phân tích có thể sử dụng các nguồn này để đánh giá xem chúng xác nhận hay mâu thuẫn với các chỉ số chu kỳ khác trên phạm vi rộng hơn, cho phép tạm dừng hoặc tin tưởng hơn vào những kết luận trước đó. Sử dụng một kỹ thuật thống kê được gọi là "phân tích các thành phần chính"-PCA, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago tính Chỉ số Hoạt động Quốc gia của Cục Dự trữ Liên bang Chicago (CFNAI). CFNAI được tính bằng chuỗi 85 kinh tế vĩ mô hàng tháng. Các loạt bài này bao gồm sản xuất công nghiệp, thu nhập cá nhân, sử dụng vốn, việc làm theo lĩnh vực, khởi công nhà ở, bán lẻ, v.v. Phân tích các thành phần chính "chiết xuất" xu hướng cơ bản chung cho hầu hết các biến số này, do đó chắt lọc bản chất của chu kỳ kinh doanh Hoa Kỳ. Tương tự, Ngân hàng Ý kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế (CERP) đưa ra thống kê Euro-Coin, cũng dựa trên phân tích thành phần chính. Đây là hơn một trăm chuỗi kinh tế vĩ mô được bao gồm trong Euro-Coin. Euro- Coin cũng bao gồm dữ liệu thu được từ các cuộc khảo sát, lãi suất và các biến số tài chính khác. Cả CFNAI và Euro-Coin đều có sẵn miễn phí trực tuyến 2.6 Thất nghiệp
  • 21. 21 Một nguyên nhân điển hình của suy thoái chu kỳ kinh doanh là thị trường lao động bị thắt chặt - tức là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ thất nghiệp thấp. Một nền kinh tế phát triển quá nóng dẫn đến lạm phát khi tỷ lệ thất nghiệp rất thấp. Người lao động yêu cầu mức lương cao hơn bởi vì họ kỳ vọng giá cả hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng, đồng thời họ có sức mạnh thị trường chống lại người sử dụng lao động vì có rất ít công nhân sẵn sàng được thuê. Áp lực tăng lương này cùng với tác động của điều khoản nâng lương (tự động tăng lương khi chỉ số giá tiêu dùng tăng) gây ra một vòng xoáy lạm phát giá-tiền lương. Vấn đề này là một vấn đề đặc biệt ở các nước công nghiệp trong những năm 1960 và 1970 và vẫn còn là một vấn đề cho đến ngày nay. Một khía cạnh quan trọng trong quá trình này là kỳ vọng lạm phát. Bởi vì kỳ vọng lạm phát cao, yêu cầu về mức lương cao hơn mạnh mẽ hơn, khiến người sử dụng lao động phải tăng giá trước để giữ tỷ suất lợi nhuận ổn định. Quá trình tuyết lở này phát triển theo thời gian. Các ngân hàng trung ương, đôi khi hành động quyết liệt, để làm chậm nền kinh tế và đặt lại kỳ vọng lạm phát trong toàn bộ nền kinh tế ở mức thấp, để nếu mọi người kỳ vọng lạm phát thấp, thì vòng xoáy lạm phát sẽ tự dừng lại. Những hành động này có thể kích hoạt một cuộc suy thoái sâu. Do đó, bất cứ khi nào một nhà phân tích tài chính nhận thấy dấu hiệu của một vòng xoáy giá cả - tiền lương trong quá trình thực hiện, phản ứng hợp lý sẽ là xem xét tác động của cả lạm phát cao và sự thắt chặt chính sách tiền tệ. Ví dụ này cho thấy rằng các thước đo về điều kiện thị trường lao động rất quan trọng trong việc đánh giá liệu một nền kinh tế có nguy cơ suy thoái theo chu kỳ hay không. Sau đây là định nghĩa của một số thuật ngữ được sử dụng để tóm tắt tình trạng thị trường lao động: 2.6.1 Các khái niệm Có việc làm: Số người có việc làm. Con số này thường không bao gồm những người làm việc trong khu vực phi chính thức. Lực lượng lao động: Số người đang có việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm. Con số này không bao gồm những người về hưu, trẻ em, cha mẹ ở nhà, sinh viên toàn thời gian và các nhóm người khác không có việc làm hoặc đang không tích cực tìm kiếm việc làm. Thất nghiệp: Những người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng hiện chưa có việc làm. Một số danh mục phụ đặc biệt bao gồm:  Thất nghiệp dài hạn: Những người đã mất việc làm trong thời gian dài (hơn ba đến bốn tháng ở nhiều nước) nhưng vẫn đang tìm kiếm việc làm.  Thất nghiệp tạm thời: Những người không làm việc tại thời điểm điền vào bản khảo sát thống kê vì họ đang dành thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp với kỹ năng, và các sở thích khác của họ tốt hơn những gì hiện có hoặc những người đã từ bỏ một công việc và sắp bắt đầu công việc khác. Những người thất nghiệp tạm thời bao gồm những người đã tự ý rời bỏ vị trí cũ của họ để thay đổi công việc của họ, nói cách khác, họ đang ở "giữa công việc", và những người mới gia nhập hoặc tái gia nhập lực lượng lao động chưa tìm được việc làm. Thất nghiệp loại này là ngắn hạn và có tính chất chuyển đổi.
  • 22. 22 Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp trên lực lượng lao động. Tỷ lệ hoạt động (hoặc tỷ lệ tham gia): Tỷ lệ lực lượng lao động trên tổng dân số trong độ tuổi lao động (tức là những người từ 16 đến 60 tuổi). Thiếu việc làm (Underemployed): Một người có công việc nhưng có đủ điều kiện để làm việc với mức lương cao hơn đáng kể. Ví dụ, một luật sư không có việc làm và nhận việc ở một cửa hàng sách có thể tự gọi mình là thiếu việc làm. Nhà luật sư này sẽ được tính là được tuyển dụng để tính toán tỷ lệ thiếu việc làm (cô ấy có một công việc, ngay cả khi đó có thể không phải là công việc được trả lương cao nhất của cô ấy). Mặc dù thống kê về tỷ lệ thất nghiệp bị chỉ trích vì không tính đến vấn đề thiếu việc làm, nhưng có thể khó phân loại liệu một người có đang thiếu việc làm nghiêm trọng hay không - ví dụ: Cô luật sư này có thể thấy công việc pháp lý quá căng thẳng và thích làm việc ở hiệu sách hơn. Tuy nhiên, dữ liệu cho công việc bán thời gian đôi khi là một ước lượng tốt. Người lao động nản lòng(Discouraged worker): Một người đã ngừng tìm việc. Có lẽ vì nền kinh tế yếu kém, người lao động nản chí đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm. Theo thống kê, những người lao động chán nản nằm ngoài lực lượng lao động (tương tự như trẻ em và người về hưu), có nghĩa là họ không được tính vào tỷ lệ thất nghiệp chính thức. Trong thời kỳ suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp thực sự có thể giảm do nhiều người lao động chán nản ngừng tìm việc. Điều quan trọng là phải quan sát tỷ lệ tham gia cùng với tỷ lệ thất nghiệp để biết liệu tỷ lệ thất nghiệp đang giảm do nền kinh tế được cải thiện hay do sự gia tăng của những người lao động chán nản. Những người lao động chán nản và những người thiếu việc làm có thể được coi là những ví dụ của "thất nghiệp ẩn" (hindden unemployment). Tự nguyện thất nghiệp: người tự nguyện đứng bên ngoài lực lượng lao động, chẳng hạn như một công nhân thất nghiệp từ chối một vị trí trống có sẵn mà mức lương thấp hơn ngưỡng của họ hoặc những người nghỉ hưu sớm 2.6.2 Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn là thước đo thất nghiệp được trích dẫn nhiều nhất; nó cố gắng đo lường những người không có việc làm nhưng sẽ làm việc nếu họ có thể tìm thấy nó, thường được nêu dưới dạng phần trăm của lực lượng lao động tổng thể. Tại Hoa Kỳ, chỉ số này xuất hiện từ cuộc khảo sát hàng tháng về các hộ gia đình của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, hỏi bao nhiêu thành viên trong gia đình có việc làm và bao nhiêu người trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng đang tìm việc làm. Các cơ quan thống kê khác dựa vào các nguồn khác để tính toán, ví dụ, sử dụng các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp hoặc tương đương của chúng. Một số cơ quan thống kê đo lường lực lượng lao động đơn giản là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, bất kể họ sẵn sàng làm việc hay không. Những khác biệt này có thể làm cho các so sánh quốc tế chính xác có vấn đề. Một giải pháp là sử dụng số liệu thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cố gắng ước tính trên cơ sở nhất quán. Như đã chỉ ra trước đó, một số cơ quan thống kê bổ sung quan điểm với các biện pháp khác; Ví dụ, tỷ lệ những người đã ngừng làm việc là chán nản, thiếu việc làm, hoặc đã chọn không tham gia lực lượng lao động vì những lý do khác hoặc đang làm việc bán thời gian..
  • 23. 23 Mặc dù các biện pháp thất nghiệp khác nhau này cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng của nền kinh tế, chúng không hữu ích trong việc chỉ ra các hướng theo chu kỳ vì hai lý do chính, cả hai đều khiến thất nghiệp trở thành một chỉ số kinh tế bị trễ của chu kỳ kinh doanh. Một lý do là tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng chỉ ra một điều kiện kinh tế trong quá khứ - tức là nó bị trễ chu kỳ - bởi vì lực lượng lao động mở rộng và giảm xuống để đáp ứng với môi trường kinh tế. Cộng thêm sự thiếu chính xác, khi thời gian trở nên khó khăn, những người lao động chán nản ngừng tìm kiếm việc làm, giảm số người thường được coi là thất nghiệp và làm cho thị trường việc làm có vẻ mạnh mẽ hơn thực tế. Ngược lại, khi thị trường việc làm tăng lên, những người này quay trở lại việc tìm kiếm, và bởi vì họ hiếm khi tìm được việc làm ngay lập tức, nên ít nhất ban đầu họ đã nâng cao con số của những người thất nghiệp, gây ấn tượng sai về sự thiếu phục hồi của thị trường việc làm, trong thực tế, chính sự cải tiến đã đưa những người này trở lại lực lượng lao động ngay từ đầu. Đôi khi dòng người tìm kiếm việc làm mới theo chu kỳ này lớn đến mức tỷ lệ thất nghiệp thực sự tăng ngay cả khi đà phục hồi kinh tế đạt được đà. Những cơ quan đo lường lực lượng lao động theo dân số trong độ tuổi lao động tránh được sự sai lệch này, vì thước đo này (dân số trong độ tuổi lao động) không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế trên thị trường lao động. Nhưng cách tiếp cận này đưa ra những thành kiến của chính nó, chẳng hạn như coi những người bị khuyết tật nặng và không bao giờ tìm được việc làm là thất nghiệp. Lý do thứ hai khiến chỉ số thất nghiệp có xu hướng tụt hậu trong chu kỳ xuất phát từ việc doanh nghiệp miễn cưỡng sa thải người lao động. Sự miễn cưỡng có thể xuất phát từ mong muốn giữ chân những người lao động giỏi về lâu dài, hoặc chỉ phản ánh những ràng buộc được ghi trong hợp đồng lao động khiến việc sa thải trở nên tốn kém. Sự miễn cưỡng làm cho các biện pháp khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp tăng chậm hơn khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hơn so với những gì chúng có thể xảy ra. Sau đó, khi sự phục hồi phát triển, một doanh nghiệp chờ đợi để thuê cho đến khi nó sử dụng đầy đủ số công nhân mà nó đã giữ trong thời kỳ suy thoái; Sự chậm trễ này làm cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp tụt hậu trong quá trình phục hồi theo chu kỳ, đôi khi trong một thời gian dài. Các chỉ số năng suất và việc làm trong bảng lương. Để có bức tranh rõ hơn về chu kỳ việc làm, các nhà phân tích thường dựa vào các thước đo đơn giản hơn về tăng trưởng nhân viên (payroll growth). Bằng cách đo lường quy mô biên chế, các nhà thực hành sẽ tránh được các vấn đề như sự thăng trầm và dòng chảy của những người lao động nản lòng.Tuy nhiên, những số liệu thống kê này có thành kiến riêng (biases). Chẳng hạn, thật khó để tính việc làm trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, vốn có thể là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng việc làm. Tuy nhiên, có một dấu hiệu rõ ràng về khó khăn kinh tế khi biên chế thu hẹp và một dấu hiệu rõ ràng về sự phục hồi khi chúng tăng lên. Việc xem xét các biện pháp khác cũng có thể giúp hiểu được tình hình việc làm và việc sử dụng nó trong việc xác định hướng của chu kỳ. Hai biện pháp bổ sung là số giờ làm việc, đặc biệt là làm thêm giờ, và sử dụng lao động tạm thời. Một doanh nghiệp không muốn mắc sai lầm với nhân viên toàn thời gian, dù là tuyển dụng hay sa thải. Do đó,
  • 24. 24 ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của sự suy yếu kinh tế, các nhà quản lý đã cắt giảm giờ làm, đặc biệt là thời gian làm thêm giờ. Sự chuyển động như vậy có thể chỉ đơn giản là phản ánh sự thay đổi nhỏ của sản xuất hàng tháng, nhưng nếu theo sau là sự cắt giảm nhân viên bán thời gian và tạm thời, bức tranh cho thấy một tín hiệu mạnh mẽ về sự yếu kém của nền kinh tế, đặc biệt nếu được xác nhận bởi các chỉ số độc lập khác. Tương tự như vậy, theo chu kỳ tăng trưởng, một doanh nghiệp quay đầu tăng giờ làm thêm. Nếu một doanh nghiệp sau đó tăng nhân sự tạm thời, điều đó cho tín hiệu tốt về sự phục hồi kinh tế trong thời gian dài trước khi có bất kỳ động thái nào trong việc tuyển dụng lại nhân viên toàn thời gian, đặc biệt nếu được xác nhận bởi các chỉ số chu kỳ độc lập. Các thước đo năng suất cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình có tính chu kỳ này. Bởi vì năng suất thường được đo bằng cách chia sản lượng cho số giờ làm việc, việc doanh nghiệp buộc phải giữ người lao động trong biên chế ngay cả khi sản lượng giảm thường dẫn đến giảm năng suất. Nếu các biện pháp có sẵn đủ kịp thời, dấu hiệu suy yếu theo chu kỳ này có thể đến trước sự thay đổi theo giờ. Sự sụt giảm năng suất này đến trước bất kỳ sự thay đổi nào trong bảng lương toàn thời gian. Năng suất thường phản ứng kịp thời khi các điều kiện kinh doanh được cải thiện và doanh nghiệp bắt đầu sử dụng lao động thiếu việc làm của mình, điều này xảy ra sớm hơn bất kỳ sự gia tăng nào trong bảng lương toàn thời gian. Ở cấp độ cơ bản hơn, năng suất cũng có thể tăng lên nhờ những đột phá về công nghệ hoặc cải tiến kỹ thuật đào tạo. Như đã đề cập, những thay đổi như vậy ảnh hưởng đến GDP tiềm năng. Nếu đủ, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng việc làm, khiến chúng chậm hơn so với bình thường bằng cách giảm nhu cầu thêm nhân viên để tăng sản lượng. Nhưng những ảnh hưởng này thường diễn ra trong nhiều thập kỷ và có nghĩa là ít được xem xét theo chu kỳ, mà nhiều nhất là diễn ra trong nhiều năm. Hơn nữa, có rất ít chỉ số thống kê để đánh giá sự bắt đầu của thay đổi công nghệ. 2.7. Lạm phát Mức giá tổng thể thay đổi với tỷ lệ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh. Như vậy, khi nghiên cứu chu kỳ kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ hiện tượng này. Nói chung, tỷ lệ lạm phát là theo chu kỳ (tức là nó lên xuống theo chu kỳ), nhưng với độ trễ từ một năm trở lên. Lạm phát đề cập đến sự gia tăng bền vững của mức giá chung trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế học sử dụng các chỉ số giá cả khác nhau để đo lường mức giá chung, còn được gọi là mức giá tổng hợp. Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi trong chỉ số giá - tức là tốc độ biến động giá tổng thể. Các nhà đầu tư theo dõi sát tỷ lệ lạm phát, không chỉ vì nó có thể giúp suy ra tình trạng của nền kinh tế mà còn vì sự thay đổi bất ngờ có thể dẫn đến sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, từ đó có thể có tác động lớn và tức thì đến giá tài sản. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lạm phát rất cao có thể dẫn đến bất ổn xã hội hoặc thậm chí thay đổi quyền lực chính trị, tạo thành rủi ro chính trị cho các khoản đầu tư vào các nền kinh tế đó. Các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ ở hầu hết các nền kinh tế, giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát trong nước khi tiến hành chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ
  • 25. 25 xác định lãi suất và lượng tiền và khoản vay sẵn có trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao kết hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ lệ thất nghiệp thấp thường cho thấy nền kinh tế đang phát triển quá nóng, điều này có thể kích hoạt một số động thái chính sách để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ lạm phát cao kết hợp với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự suy thoái của nền kinh tế - một trạng thái kinh tế được gọi là lạm phát đình trệ (vì đình trệ cộng với lạm phát - stagflation) - thì nền kinh tế thường sẽ tự điều chỉnh vì không có chính sách kinh tế ngắn hạn nào được cho là có hiệu quả. 2.7.1 Giảm phát, Siêu lạm phát và Thiểu phát Có nhiều thuật ngữ khác nhau liên quan đến mức độ và sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát.  Giảm phát (Deflation): Mức giá giảm liên tục, tương ứng với tỷ lệ lạm phát âm - tức là tỷ lệ lạm phát dưới 0%  Siêu lạm phát (Hyperinflation): Mức giá tổng hợp tăng cực nhanh, tương ứng với tỷ lệ lạm phát cực cao - ví dụ: 500% đến 1000% mỗi năm  Thiểu phát(Disinflation): Tỷ lệ lạm phát giảm, chẳng hạn như từ khoảng 15% xuống 20% xuống 5% hoặc 6%. Thiểu phat rất khác với giảm phát vì ngay cả sau một thời gian giảm phát, tỷ lệ lạm phát vẫn dương và mức giá tổng hợp tiếp tục tăng (mặc dù với tốc độ chậm hơn). Lạm phát có nghĩa là cùng một số tiền có thể mua được ít hàng hóa hoặc dịch vụ thực tế hơn trong tương lai. Vì vậy, giá trị của tiền hoặc sức mua của tiền giảm trong môi trường lạm phát. Khi giảm phát xảy ra, giá trị của tiền thực sự tăng lên. Bởi vì hầu hết các hợp đồng nợ được viết bằng số tiền cố định, trách nhiệm của người đi vay cũng tăng lên theo giá trị thực trong thời gian giảm phát. Khi mức giá giảm, doanh thu của một công ty điển hình cũng giảm trong thời kỳ suy thoái. Đối mặt với nợ thực tế ngày càng tăng, một công ty thiếu tiền mặt thường cắt giảm mạnh chi tiêu, đầu tư và lực lượng lao động. Chi tiêu ít hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao sau đó càng làm trầm trọng thêm sự suy thoái kinh tế. Để tránh quá gần với giảm phát, các nước phát triển nhất trí về tỷ lệ lạm phát ưu tiên là khoảng 2% / năm. Siêu lạm phát thường xảy ra khi chi tiêu quy mô lớn của chính phủ không được hỗ trợ bởi doanh thu thuế thực tế và cơ quan tiền tệ đáp ứng chi tiêu của chính phủ bằng cách tăng cung tiền. Siêu lạm phát cũng có thể do thiếu hụt nguồn cung được tạo ra trong hoặc sau chiến tranh, chuyển đổi chế độ kinh tế, hoặc tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài của một nền kinh tế do bất ổn chính trị gây ra. Trong thời kỳ siêu lạm phát, mọi người háo hức đổi tiền mặt của họ thành hàng hóa thực vì giá cả đang tăng rất nhanh. Kết quả là, tiền đổi chủ với tần suất cực kỳ cao. Chính phủ cũng phải in thêm tiền để hỗ trợ chi tiêu ngày càng tăng. Khi nhiều tiền hơn kéo theo nguồn cung hàng hóa và dịch vụ hạn chế, tốc độ tăng giá sẽ tăng nhanh. 2.7.2 Lạm phát toàn phần và Lạm phát cơ bản Lạm phát toàn phần (Headline inflation) đề cập đến tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số giá bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát cơ bản (core inflation) thường đề cập đến tỷ lệ lạm phát được tính toán dựa trên chỉ số giá
  • 26. 26 của hàng hóa và dịch vụ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Các nhà hoạch định chính sách thường chọn tập trung vào tỷ lệ lạm phát cơ bản khi đọc xu hướng trong nền kinh tế và đưa ra các chính sách kinh tế. Nguyên nhân là do các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng tránh phản ứng thái quá trước những biến động ngắn hạn về giá lương thực và năng lượng có thể không có tác động đáng kể đến lạm phát trong tương lai. Mục tiêu cuối cùng của các nhà hoạch định chính sách là kiểm soát lạm phát, phản ánh chi phí sinh hoạt thực tế. Sự biến động của giá lương thực và năng lượng thường là kết quả của những thay đổi ngắn hạn trong cung và cầu. Những thay đổi này trong giá năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ, được xác định trên phạm vi quốc tế và không nhất thiết phản ánh chu kỳ kinh doanh trong nước. Những mất cân bằng này có thể không kéo dài, hoặc ngay cả khi một số thay đổi là vĩnh viễn, nền kinh tế có thể hấp thụ chúng theo thời gian. Những khả năng này làm cho lạm phát toàn phần trở thành một công cụ dự báo ồn ào. Tỷ lệ lạm phát cơ bản có thể là một tín hiệu tốt hơn về xu hướng lạm phát trong nước. Vì một số xu hướng trong tỷ lệ lạm phát toàn phần là vĩnh viễn, các nhà hoạch định chính sách cũng cần chú ý đến những xu hướng này. 2.7.3 Chỉ số phụ và giá tương đối Như đã phân tích trước đây, chỉ số phụ đề cập đến chỉ số giá cho một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Giá tương đối là giá của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể so với giá của hàng hóa và dịch vụ khác. Ví dụ tốt về giá tương đối bao gồm giá thực phẩm và năng lượng. Các chuyển động trong chỉ số phụ hoặc giá tương đối có thể khó phát hiện trong tỷ lệ lạm phát toàn phần. Bởi vì các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ lạm phát toàn phần, họ có thể không nhận thức được biến động giá cả ở cấp độ chỉ số phụ. Tuy nhiên, những biến động giá này có thể rất hữu ích để phân tích triển vọng của một ngành hoặc một công ty.Ví dụ: nếu chỉ số giá sản xuất của máy móc được sử dụng trong một ngành tăng nhanh, thì mức khấu hao vốn cho phép theo mã số thuế hiện hành có thể không tạo ra đủ lợi ích về thuế cho các công ty trong ngành đó để đáp ứng chi phí thay thế trong tương lai. Lợi nhuận trong tương lai của ngành có thể giảm vì lý do này. Việc giảm giá TV màn hình phẳng cung cấp một ví dụ về biến động giá tương đối. Việc giảm giá cho những chiếc TV này có thể giúp giảm áp lực lạm phát nhưng có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của các nhà sản xuất. Producer price index Chỉ số giá sản xuất (PPI) là một thước đo lạm phát quan trọng khác. PPI phản ánh những thay đổi về giá của các nhà sản xuất trong nước ở một quốc gia. Bởi vì việc tăng giá cuối cùng có thể chuyển sang người tiêu dùng, PPI có thể ảnh hưởng đến CPI trong tương lai. Các điều khoản trong PPI bao gồm nhiên liệu, nông sản (chẳng hạn như ngũ cốc và thịt), máy móc và thiết bị, sản phẩm hóa chất (như thuốc và sơn), thiết bị vận chuyển, kim loại, bột giấy và giấy, v.v. Những sản phẩm này trong tương lai thường được phân theo nhóm của giai đoạn chế biến: nguyên liệu thô, nguyên liệu trung gian và thành phẩm. Tương tự như chỉ số CPI, phạm vi và trọng số khác nhau giữa các quốc
  • 27. 27 gia. Sự khác biệt về trọng số có thể gây ấn tượng mạnh hơn nhiều đối với PPI so với CPI vì các quốc gia khác nhau có thể chuyên môn hóa các ngành khác nhau, ở một số quốc gia, PPI được gọi là chỉ số giá bán buôn (WPI) Treasury inflation protected securities Là một chỉ báo lạm phát quan trọng, nhiều hoạt động kinh tế được quy vào một chỉ số giá nhất định. Ví dụ, chứng khoán bảo vệ lạm phát của Kho bạc Hoa Kỳ (TIPS) điều chỉnh tiền gốc của trái phiếu theo chỉ số CPI-U của Hoa Kỳ. Các điều khoản của hợp đồng lao động và hợp đồng thuê bất động sản thương mại có thể điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng. Các khoản thanh toán định kỳ trong các hợp đồng kinh doanh có thể được liên kết với PPI hoặc các chỉ số phụ của nó cho một loại sản phẩm cụ thể. 2.7.4 Giải thích lạm phát Các nhà kinh tế mô tả hai loại lạm phát: chi phí đẩy, trong đó tăng chi phí, thường là tiền lương, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá nói chung; và cầu kéo, trong đó nhu cầu ngày càng tăng làm tăng giá nói chung, sau đó được phản ánh trong chi phí của doanh nghiệp khi người lao động yêu cầu tăng lương để bắt kịp với chi phí sinh hoạt tăng. Dù giá cả và chi phí tăng trong nền kinh tế theo trình tự nào thì nguyên nhân cơ bản đều giống nhau: nhu cầu quá mức đối với nguyên liệu thô, thành phẩm hoặc lao động - vượt quá khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Những dấu hiệu ban đầu xuất hiện ở những khu vực có nhiều hạn chế nhất: thị trường lao động, thị trường hàng hóa, hoặc ở một số khu vực của sản lượng cuối cùng. Ngay cả trước khi xem xét các biện pháp chi phí và giá cụ thể, các nhà phân tích, khi nghiên cứu lạm phát, xem xét các chỉ số có thể tiết lộ khi nền kinh tế đối mặt với những hạn chế như vậy. 2.7.5 Lạm phát do chi phí đẩy Trong lĩnh vực lạm phát do chi phí đẩy, các nhà phân tích có thể xem xét giá hàng hóa vì hàng hóa là đầu vào của sản xuất. Nhưng vì tiền lương là chi phí lớn nhất đối với các doanh nghiệp, các nhà phân tích tập trung đặc biệt nhất vào lạm phát do tiền lương đẩy, vốn gắn với thị trường lao động. Vì mục tiêu là đánh giá nhu cầu về lao động so với khả năng, tỷ lệ thất nghiệp là then chốt, cũng như đo lường số lượng lao động có sẵn để đáp ứng nhu cầu mở rộng của nền kinh tế. Rõ ràng, tỷ lệ thất nghiệp càng cao, khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường lao động càng thấp, trong khi tỷ lệ thất nghiệp càng thấp, khả năng thiếu hụt làm tăng lương càng lớn. Bởi vì tỷ lệ thất nghiệp chỉ tính những người đang tìm việc làm, một số người cho rằng tỷ lệ này không tính đến tiềm năng lao động đầy đủ của nền kinh tế, và họ tuyên bố rằng thị trường lao động thắt chặt sẽ khiến mọi người không tìm kiếm việc làm làm giảm bớt bất kỳ mức lương tiềm năng nào. Để giải thích vấn đề này và sửa đổi chỉ số tỷ lệ thất nghiệp, những người này cũng xem xét tỷ lệ tham gia của những người trong lực lượng lao động, cho rằng nó đưa ra bức tranh đầy đủ và chính xác hơn về tiềm năng so với tỷ lệ thất nghiệp. Các nhà phân tích trong lĩnh vực này thừa nhận rằng không phải tất cả lao động đều giống nhau. Các yếu tố cấu trúc liên quan đến tình trạng thiếu đào tạo, mô hình văn hóa ở tất cả hoặc một số dân số, sự kém hiệu quả của thị trường lao động và những điều tương tự có thể có nghĩa là nền kinh tế sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lao động từ lâu trước khi tỷ lệ thất nghiệp đạt con số rất thấp. Tỷ lệ thất nghiệp này, dưới áp lực xuất
  • 28. 28 hiện trên thị trường lao động, thường được gọi là tỷ lệ thất nghiệp lạm phát không tăng tốc (non-accelerating inflation rate of unemployment - NAIRU) hoặc dựa trên công trình của người đoạt giải Nobel Milton Friedman, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (the nature rate of unemployment - NARU ). Tất nhiên, các tỷ lệ này khác nhau giữa các nền kinh tế và theo thời gian trong một nền kinh tế. Chính tỷ lệ này thay vì full employment sẽ xác định khi nào một nền kinh tế sẽ gặp phải những tắc nghẽn trên thị trường lao động và áp lực lạm phát đẩy tiền lương Lấy ví dụ về lĩnh vực công nghệ. Nó đã phát triển nhanh chóng ở một số nền kinh tế đến mức việc đào tạo lực lượng lao động không thể theo kịp nhu cầu. Do đó, lĩnh vực này có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động được đào tạo và áp lực về tiền lương cho người đi làm mặc dù nền kinh tế nói chung dường như có sự sụt giảm đáng kể trong thị trường lao động nói chung. Cho đến khi đào tạo (cung) bắt kịp với nhu cầu, nền kinh tế đó có thể phải chịu áp lực về tiền lương và lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp mà ở những nơi và hoàn cảnh khác có thể cho thấy thị trường lao động sụt giảm nhiều và áp lực đẩy lương ít hơn nhiều. Đánh giá về lạm phát do tiền lương đẩy cũng xem xét các quan sát trực tiếp của tiền lương về các xu hướng tiền lương mà khi chúng tăng tốc, có thể buộc các doanh nghiệp phải tăng giá. Các cơ quan thống kê cung cấp một loạt các chỉ số chi phí tiền lương, chẳng hạn như thước đo tiền lương theo giờ, thu nhập hàng tuần và chi phí lao động tổng thể, bao gồm cả chi phí phúc lợi. Và mặc dù những thước đo này đưa ra ý tưởng về chi phí cho các doanh nghiệp và do đó là loại áp lực lạm phát đẩy tiền lương, một bức tranh hoàn chỉnh chỉ xuất hiện khi những nhà phân tích xem xét các xu hướng đó cùng với các thước đo về năng suất. Năng suất, hay sản lượng mỗi giờ, là một phần thiết yếu của phân tích lạm phát do tiền lương đẩy bởi vì sản lượng của mỗi công nhân xác định số lượng đơn vị mà doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí trả công cho người lao động. Sản lượng theo giờ của mỗi công nhân càng lớn thì giá bán cho mỗi đơn vị sản lượng để bù đắp chi phí lao động trong mỗi giờ càng thấp. Và bằng cách mở rộng, sản lượng tăng nhanh hơn mỗi giờ, thì việc trả công lao động có thể mở rộng nhanh hơn mà không gây áp lực quá lớn lên chi phí của doanh nghiệp trên một đơn vị sản lượng. Phương trình cho chỉ tiêu chi phí lao động đơn vị (UIC) này được tính như sau: ULC = W / O, Trong đó ULC = chi phí lao động đơn vị O = sản lượng mỗi giờ cho mỗi công nhân W = tổng số tiền công lao động mỗi giờ cho mỗi công nhân Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động theo thời gian và giữa các nền kinh tế. Sự thay đổi theo chu kỳ đã được mô tả, cũng như tác động của công nghệ và đào tạo. Tốc độ phát triển của năng suất lao động cũng có xu hướng tăng lên vì công