SlideShare a Scribd company logo
1
BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
----------
 Cấu trúc logic của bài
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
1. Quần thể sinh vật
a. Khái niệm
b. Ví dụ
2. Quá trình hình thành quần thể
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
1. Quan hệ hỗ trợ
a. Khái niệm
b. Ví dụ
c. Ý nghĩa
2. Quan hệ cạnh tranh
a. Khái niệm
b. Ví dụ
c. Ý nghĩa
 Trọng tâm của bài
Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (hỗ trợ, cạnh tranh)
 Phương pháp giảng dạy các thành phần kiến thức
- Đặt vấn đề:
Kết quả của sự tác động qua lại giữa cá thể với môi trường sống là giữ lại những cá
thể có các đặc điểm thích nghi tốt nhất với môi trường. Tuy nhiên, nếu những đặc
điểm thích nghi này không được duy trì qua các thế hệ thì theo thời gian loài đó sẽ
không tồn tại.
→ Điều kiện bắt buộc và khách quan để loài tồn tại được đó là các cá thể cùng loài
phải tập hợp với nhau, tạo nên một tổ chức mới cao hơn mức cá thể. Đó là quần thể.
2
Vậy quần thể là gì? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là như thế nào?
Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay, bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa
các cá thể trong quần thể.
- Nội dung:
Nội dung Phương pháp
I. Quần thể sinh vật và quá trình hình
thành quần thể
1. Quần thể sinh vật
a. Khái niệm
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể
trong cùng một loài, cùng sinh sống trong
một khoảng không gian nhất định, vào
một thời gian nhất định, có khả năng sinh
sản và tạo thành những thế hệ mới.
b. Ví dụ
- Quần thể (QT) đước, QT mấm ở rừng
ngập mặn Cần Giờ; QT cọ ở Phú Thọ,...
- QT cá thòi lòi, QT khỉ đuôi dài ở rừng
ngập mặn Cần Giờ; QT voi ở Đăk Lăk,
QT sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm
Chim, ...
 Trực quan – hỏi đáp
GV chiếu hình minh họa về một số QTSV.
(?) Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho
ví dụ.
(?) Xác định tập hợp nào sau đây là QT,
tập hợp nào không phải là QT. Giải thích
vì sao tập hợp các cá thể đó không phải là
QT?
(- Tập hợp các con gà công nghiệp đẻ
trứng: không phải là QT. Vì toàn gà mái,
không có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ
mới.
- Tập hợp người đi đường: không phải là
QT. Vì tập hợp đó chỉ là 1 quần tụ ngẫu
nhiên, sau một thời gian ngắn là giải tán.
- Tập hợp các con cá cảnh sống trong bể
3
2. Quá trình hình thành quần thể
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình
hình thành một QTSV:
- Một số cá thể cùng loài phát tán tới
một MTS mới.
- Tác động của chọn lọc tự nhiên: cá thể
không thích nghi được → bị tiêu diệt
hoặc di cư nơi khác; cá thể thích nghi
được sẽ tồn tại.
- Các cá thể cùng loài gắn bó, hình thành
các mối quan hệ sinh thái → QT ổn định,
thích nghi với MTS.
II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể
1. Quan hệ hỗ trợ
a. Khái niệm
Quan hệ hỗ trợ trong QT là mối quan hệ
giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau
trong các hoạt động sống, như lấy thức
cá: không phải là QT. Vì là tập hợp các
con cá thuộc nhiều loài khác nhau.)
(?) Những dấu hiệu nhận biết một QT sinh
vật là gì?
(- Tập hợp các cá thể cùng loài.
- Sống trong một khoảng không gian xác
định, thời gian nhất định.
- Có khả năng sinh sản, tạo ra thế hệ mới.)
Yêu cầu HS quan sát phim 1. Quá trình
hình thành tổ ong mới. Trả lời câu hỏi:
(?) Quá trình hình thành QT ong trải qua
những giai đoạn chủ yếu nào?
GV: Trong QT ổn định, các cá thể luôn
gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các
mối quan hệ nào?
 Trực quan – Hỏi đáp
Yêu cầu HS xem phim 2. Sư tử bắt trâu
rừng. Mối quan hệ giữa các cá thể trong
QT sư tử và QT trâu rừng là gì?
(?) Các cá thể trong QT hỗ trợ nhau trong
những hoạt động nào? Cho ví dụ khác.
4
ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,...
b. Ví dụ
- Đàn kiến quần tụ để cùng mang một
miếng mồi.
- Đàn sư tử quần tụ để bắt được con trâu
rừng.
- Khi có kẻ thù xâm hại tổ ong, ngay lập
tức một đội quân ong được điều động để
tấn công kẻ thù,...
c. Ý nghĩa
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong
QT đảm bảo cho QT tồn tại ổn định, khai
thác tối đa nguồn sống, tăng khả năng
sống sót và sinh sản của các cá thể.
Cho HS xem phim 3, phim 4 và kết hợp
nghiên cứu hiện tượng liền rễ ở cây thông,
thảo luận nhóm 2-3 HS (hoặc làm cá nhân)
hoàn thành PHT 1 trong 3 phút:
Biểu hiện của
quan hệ hỗ trợ
Ý nghĩa
(?) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng
loài thể qua điều gì?
(Hiệu quả nhóm)
(?) Ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ trong
QT là gì?
GV: Tuy nhiên, mọi hoạt động sống của
các cá thể trong QT không phải lúc nào
cũng hỗ trợ, giúp đỡ nhau mà có sự cạnh
tranh.
5
2. Quan hệ cạnh tranh
a. Khái niệm
Quan hệ cạnh tranh trong quần thể là
mối quan hệ giữa các cá thể trong QT
tranh giành nhau về nguồn sống (thức ăn,
nơi ở, ánh sáng,...) hoặc các con đực
tranh giành nhau cơ hội giao phối với con
cái.
Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể
trong QT tăng quá cao, nguồn sống
không cung cấp đủ cho mọi cá thể trong
QT.
b. Ví dụ
- Cây cối mọc vươn lên cao để giành ánh
sáng
- Thiếu thức ăn, nơi ở làm các cá thể
trong QT cá, chim, thú,... đánh nhau, dọa
nạt nhau bằng tiếng gầm gừ, hú,... có một
số loài còn ăn thịt lẫn nhau.
Khi cạnh tranh quá gay gắt, một số cá
thể có xu hướng tách ra khỏi QT.
Cho HS xem đoạn phim 5, phim 6, phim
7, phim 8 và hình 2.
(?) Thế nào là quan hệ cạnh trong QT?
Cho ví dụ.
Thảo luận nhóm 2-3 HS (hoặc cá nhân),
hoàn thành PHT 2 trong 3 phút:
Biểu hiện của
QH cạnh
tranh
Nguyên
nhân
Hiệu quả
(?) Khi nào trong QT xuất hiện sự cạnh
tranh? (Mật độ cao, thiếu thức ăn, mùa
sinh sản,…)
(?) Khi cạnh tranh quá gay gắt, các cá thể
trong QT có xu hướng như thế nào? Cho
VD.
6
c. Ý nghĩa
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự
phân bố của các cá thể trong QT duy trì ở
mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của QT.
(?) Ý nghĩa của mối quan hệ cạnh tranh là
gì?
- Củng cố:
Tóm tắt bài mới bằng hệ thống khái niệm theo sơ đồ
Cho HS làm bài trắc nghiệm 10 câu hỏi trong 5 phút. Xem bộ câu hỏi trắc
nghiệm trong Phụ lục trắc nghiệm.
Đáp án PHT 1:
Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa
Bầy cá thu tập trung lại với nhau tạo
thành 1 quả bóng khổng lồ.
Tránh được sự tấn công của loài cá
kiếm bằng cách đánh lạc hướng kẻ thù.
Các con sư tử phối hợp với nhau bắt con
trâu rừng.
Giúp sư tử bắt được con mồi có kích
thước to lớn, khỏe hơn nó.
Chim cánh cụt trống ấp trứng.
Hỗ trợ chim cái trong thời gian nuôi và
ấp trứng.
Rễ của các cây thông nhựa liền nhau.
Giúp cây sinh sinh trưởng nhanh hơn
và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây
sống riêng rẽ.
Đáp án PHT 2:
Biểu hiện của
QH cạnh tranh
Nguyên nhân Hiệu quả
Gấu Bắc cực dọa nạt,
đánh nhau để giành
thức ăn.
Thiếu thức ăn, số lượng
gấu bắc cực sống ở vùng
đó nhiều.
Những con to khỏe sẽ tồn
tại, những con yếu ớt thì sẽ
phải đi nơi khác kiếm ăn
hoặc bị đào thải.
Dê rừng đực giao đấu
với nhau bằng cách húc
đầu.
Tranh giành dê rừng cái
vào mùa sinh sản.
Những con dê rừng khỏe
mạnh được giao phối, các
tính trạng tốt sẽ được duy trì
qua thế hệ sau.
Heo rừng ăn thịt một
con heo rừng nhỏ hơn.
Thiếu thức ăn.
Giúp heo rừng tồn tại và
giảm bớt số lượng cá thể
trong QT.
Tự tỉa thưa ở thực vật
Thiếu ánh sáng, nguồn
dinh dưỡng.
Thích nghi với điều kiện
MTS thiếu ánh sáng, chất
dinh dưỡng.
7
 Phân tích hình ảnh, phim, sơ đồ, bảng biểu
Phim 1. Quá trình hình thành quần thể ong
(xem phụ lục phim)
Mô tả quá trình hình thành một QT
ong:
- Đầu tiên có một số cá thể ong bay tới
một cái cây.
- Có con không chịu được thời tiết khô,
nóng bỏ đi; có con thì không thích nghi
được môi trường mới dẫn tới bị chết.
- Những con ong thích nghi được, sẽ ở
lại làm tổ, sinh sản → QT ong sống ổn
định trên cây.
Phim 2. Hoạt động sư tử hỗ trợ nhau săn mồi
– trâu rừng hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù
(xem phụ lục phim)
QT sư tử hỗ trợ nhau bắt trâu rừng
con: 5-6 con sư tử phối hợp với nhau
bắt trâu rừng con.
QT trâu rừng hỗ trợ nhau chống lại kẻ
thù là sư tử: trâu mẹ bảo vệ trâu con
trước sự tấn công của nhiều con sư tử.
Phim 3. Hoạt động chống lại kẻ thù của QT
cá thu (xem phụ lục phim)
Bầy cá thu tập trung lại với nhau tạo
thành 1 quả bóng khổng lồ.
→ tránh được sự tấn công của loài cá
kiếm bằng cách đánh lạc hướng kẻ thù.
Phim 4. Hoạt động ấp trứng của chim cánh
cụt trống (xem phụ lục phim)
Sau khi chim cánh cụt mái đẻ trứng,
chim cánh cụt trống có nhiệm vụ ấp
trứng cho đến khi trứng nở.
Hình 1 (Hình 36.2)
Rễ của các cây thông nhựa liền nhau.
Nước và muối khoáng do rễ của cây
này hút vào có khả năng dẫn truyền
sang cây khác thông qua phần rễ liền
→ giúp cây sinh sinh trưởng nhanh hơn
và có khả năng chịu hạn tốt hơn các
cây sống riêng rẽ.
Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi
mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Do cây bị chặt được cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng, nước,... từ cây bên
cạnh để phục hồi chồi mới.
Phim 5. Hoạt động cạnh tranh thức ăn của
QT gấu Bắc cực (xem phụ lục phim)
Các con gấu Bắc cực giành nhau
miếng mồi là con sư tử biển. Chúng
dọa nạt, gầm gừ nhau để không cho
con khác lại gần miếng mồi.
Phim 6. Hoạt động cạnh tranh nơi ở của QT
cá sấu ở rừng ngập mặn Cần Giờ (xem phụ
lục phim)
Hai con cá sấu gầm lên, đớp nhau để
giành nơi ở.
8
Phim 7. Hoạt động cạnh tranh dê rừng cái
trong mùa sinh sản của các con dê rừng đực
(xem phụ lục phim)
Các con dê rừng đực giao đấu với
nhau để tranh giành con cái. Chúng
húc đầu vào nhau, con dê đực nào
thắng sẽ được giao phối với con dê cái
→ những tính trạng tốt của những con
đực khỏe mạnh nhất sẽ được di truyền.
Phim 8. Hoạt động ăn thịt đồng loại của heo
rừng (xem phụ lục phim)
Một con heo rừng lớn ăn thịt một
con heo rừng nhỏ hơn. Khi mật độ cá
thể trong quần thể cao, nguồn thức ăn
khan hiếm, chúng sẵn sàng ăn thịt đồng
loại → giảm mật độ cá thể.
Hình 2. Hiện tượng tự tỉa thưa của QT đước
ở Cần Giờ
Các cành ở phía dưới rụng hết, chỉ
có những cành ở trên cao phát triển.
Cây nào không vươn lên cao để giành
nguồn ánh sáng thì sẽ bị chết dần →
giảm mật độ cá thể.
 Kỹ năng rèn luyện được cho học sinh qua bài
- Quan sát, phân tích hình ảnh, phim.
- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông và công nghệ.
- Kỹ năng sống (chủ động và tự chủ tìm hiểu kiến thức mới).
 Bài tập giáo viên
- Xây dựng phim mô tả quá trình hình thành QT ong.
- Tìm kiếm phim thể hiện mối quan hệ của một số QT.
- Xây dựng phiếu học tập.
- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
9
 Tài liệu tham khảo
Xem trong Phụ lục tài liệu tham khảo
 Hệ thống khái niệm theo sơ đồ

More Related Content

What's hot

Giao an bai_36_sh12
Giao an bai_36_sh12Giao an bai_36_sh12
Giao an bai_36_sh12Tuong Vy Bui
 
Biến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnBiến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnHứa Hồng
 
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMai Hữu Phương
 
Phan tich bai 28
Phan tich bai 28Phan tich bai 28
Phan tich bai 28Kim Phung
 
Giao an bai 28
Giao an bai 28Giao an bai 28
Giao an bai 28Kim Phung
 
Giao anbai24
Giao anbai24Giao anbai24
Giao anbai24Kim Phung
 
S12 bai 28 loai
S12 bai 28   loaiS12 bai 28   loai
S12 bai 28 loaikienhuyen
 
Bài 39
Bài 39Bài 39
Bài 39
Ky le Van
 
Sinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuongSinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuong
cuongpham21121983
 
Phantichbai26
Phantichbai26Phantichbai26
Phantichbai26Kim Phung
 
Khai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhKhai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinh
dolethu
 
Quần xã sinh vật-Vietzo.net
Quần xã sinh vật-Vietzo.netQuần xã sinh vật-Vietzo.net
Quần xã sinh vật-Vietzo.net
Vietzo
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26Kim Phung
 
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam tai
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam taiBai 25hoc thuyet dacuyn giam tai
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam taikienhuyen
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26Kim Phung
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26
Kim Phung
 
Giao an bai 25
Giao an bai 25Giao an bai 25
Giao an bai 25Kim Phung
 
Phan tich bai 30
Phan tich bai 30Phan tich bai 30
Phan tich bai 30Kim Phung
 

What's hot (20)

Giao an bai_36_sh12
Giao an bai_36_sh12Giao an bai_36_sh12
Giao an bai_36_sh12
 
Bai39 sinh hoc 12
Bai39 sinh hoc 12Bai39 sinh hoc 12
Bai39 sinh hoc 12
 
Biến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quầnBiến động số lượng cá thể của quần
Biến động số lượng cá thể của quần
 
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thểMối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quần thể
 
Phan tich bai 28
Phan tich bai 28Phan tich bai 28
Phan tich bai 28
 
Giao an bai 28
Giao an bai 28Giao an bai 28
Giao an bai 28
 
Giao anbai24
Giao anbai24Giao anbai24
Giao anbai24
 
S12 bai 28 loai
S12 bai 28   loaiS12 bai 28   loai
S12 bai 28 loai
 
Tienhoa 5977
Tienhoa 5977Tienhoa 5977
Tienhoa 5977
 
Bài 39
Bài 39Bài 39
Bài 39
 
Sinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuongSinh thai hoc dai cuong
Sinh thai hoc dai cuong
 
Phantichbai26
Phantichbai26Phantichbai26
Phantichbai26
 
Khai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinhKhai but dau_xuan_mon_sinh
Khai but dau_xuan_mon_sinh
 
Quần xã sinh vật-Vietzo.net
Quần xã sinh vật-Vietzo.netQuần xã sinh vật-Vietzo.net
Quần xã sinh vật-Vietzo.net
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26
 
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam tai
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam taiBai 25hoc thuyet dacuyn giam tai
Bai 25hoc thuyet dacuyn giam tai
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26
 
Giao an bai 26
Giao an bai 26Giao an bai 26
Giao an bai 26
 
Giao an bai 25
Giao an bai 25Giao an bai 25
Giao an bai 25
 
Phan tich bai 30
Phan tich bai 30Phan tich bai 30
Phan tich bai 30
 

Similar to Bai36 sh12

Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan theBai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
thiensslinh
 
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hocSinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptxBài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
NguynThu224293
 
Phân tích bài 24
Phân tích bài 24Phân tích bài 24
Phân tích bài 24Kim Phung
 
De kiem tra trac nghiem hkii da
De kiem tra trac nghiem hkii  daDe kiem tra trac nghiem hkii  da
De kiem tra trac nghiem hkii da
Duyen Tran
 
Interaction amoung Living Things.pptx
Interaction amoung Living Things.pptxInteraction amoung Living Things.pptx
Interaction amoung Living Things.pptx
Charles413676
 
Bai 2 Nhiem Vu Cua Sinh Hoc
Bai 2   Nhiem Vu Cua Sinh HocBai 2   Nhiem Vu Cua Sinh Hoc
Bai 2 Nhiem Vu Cua Sinh Hoctrungtinh
 
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
Tran Van Hoang
 
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
onthi360
 
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.pptBai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
NgcAnhNguynHu1
 
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
phukchau
 
Sinh thai hoc
Sinh thai hocSinh thai hoc
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
HanaTiti
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
jackjohn45
 
Ly thuyet chuyen de 8
Ly thuyet chuyen de 8Ly thuyet chuyen de 8
Ly thuyet chuyen de 8
onthi360
 
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
Khánh Phan Quốc
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
Hóm Hỉnh Hoà
 

Similar to Bai36 sh12 (20)

Bai 49 sh9
Bai 49 sh9Bai 49 sh9
Bai 49 sh9
 
Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan theBai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
Bai 36 quan the sinh vat va moi quan he giua cac ca the trong quan the
 
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hocSinh 12 cd7 sinh thai hoc
Sinh 12 cd7 sinh thai hoc
 
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptxBài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
Bài 40 Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã.pptx
 
Phân tích bài 24
Phân tích bài 24Phân tích bài 24
Phân tích bài 24
 
Giaoanbai30
Giaoanbai30Giaoanbai30
Giaoanbai30
 
De kiem tra trac nghiem hkii da
De kiem tra trac nghiem hkii  daDe kiem tra trac nghiem hkii  da
De kiem tra trac nghiem hkii da
 
Interaction amoung Living Things.pptx
Interaction amoung Living Things.pptxInteraction amoung Living Things.pptx
Interaction amoung Living Things.pptx
 
Bai 2 Nhiem Vu Cua Sinh Hoc
Bai 2   Nhiem Vu Cua Sinh HocBai 2   Nhiem Vu Cua Sinh Hoc
Bai 2 Nhiem Vu Cua Sinh Hoc
 
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
Cau hoi-on-tap-mon-sinh-hoc-lop-11 1
 
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
173 bai tap_chon_loc_chuyen_de_sinh_thai_co_loi_giai_chi_tiet
 
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.pptBai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
Bai 43 Trao doi vat chat trong he sinh thai.ppt
 
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
1dhhghddfgddgdggdggggggdgfgdgdgfgdggd.pptx
 
Bai 24
Bai 24Bai 24
Bai 24
 
Sinh thai hoc
Sinh thai hocSinh thai hoc
Sinh thai hoc
 
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 
Ly thuyet chuyen de 8
Ly thuyet chuyen de 8Ly thuyet chuyen de 8
Ly thuyet chuyen de 8
 
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
2014. the gioi, con nguoi, the gioi quan, quan diem song (2014 06-11)
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 

Bai36 sh12

  • 1. 1 BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ ----------  Cấu trúc logic của bài I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể 1. Quần thể sinh vật a. Khái niệm b. Ví dụ 2. Quá trình hình thành quần thể II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ a. Khái niệm b. Ví dụ c. Ý nghĩa 2. Quan hệ cạnh tranh a. Khái niệm b. Ví dụ c. Ý nghĩa  Trọng tâm của bài Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (hỗ trợ, cạnh tranh)  Phương pháp giảng dạy các thành phần kiến thức - Đặt vấn đề: Kết quả của sự tác động qua lại giữa cá thể với môi trường sống là giữ lại những cá thể có các đặc điểm thích nghi tốt nhất với môi trường. Tuy nhiên, nếu những đặc điểm thích nghi này không được duy trì qua các thế hệ thì theo thời gian loài đó sẽ không tồn tại. → Điều kiện bắt buộc và khách quan để loài tồn tại được đó là các cá thể cùng loài phải tập hợp với nhau, tạo nên một tổ chức mới cao hơn mức cá thể. Đó là quần thể.
  • 2. 2 Vậy quần thể là gì? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay, bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. - Nội dung: Nội dung Phương pháp I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể 1. Quần thể sinh vật a. Khái niệm Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới. b. Ví dụ - Quần thể (QT) đước, QT mấm ở rừng ngập mặn Cần Giờ; QT cọ ở Phú Thọ,... - QT cá thòi lòi, QT khỉ đuôi dài ở rừng ngập mặn Cần Giờ; QT voi ở Đăk Lăk, QT sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim, ...  Trực quan – hỏi đáp GV chiếu hình minh họa về một số QTSV. (?) Thế nào là một quần thể sinh vật? Cho ví dụ. (?) Xác định tập hợp nào sau đây là QT, tập hợp nào không phải là QT. Giải thích vì sao tập hợp các cá thể đó không phải là QT? (- Tập hợp các con gà công nghiệp đẻ trứng: không phải là QT. Vì toàn gà mái, không có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. - Tập hợp người đi đường: không phải là QT. Vì tập hợp đó chỉ là 1 quần tụ ngẫu nhiên, sau một thời gian ngắn là giải tán. - Tập hợp các con cá cảnh sống trong bể
  • 3. 3 2. Quá trình hình thành quần thể Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành một QTSV: - Một số cá thể cùng loài phát tán tới một MTS mới. - Tác động của chọn lọc tự nhiên: cá thể không thích nghi được → bị tiêu diệt hoặc di cư nơi khác; cá thể thích nghi được sẽ tồn tại. - Các cá thể cùng loài gắn bó, hình thành các mối quan hệ sinh thái → QT ổn định, thích nghi với MTS. II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể 1. Quan hệ hỗ trợ a. Khái niệm Quan hệ hỗ trợ trong QT là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống, như lấy thức cá: không phải là QT. Vì là tập hợp các con cá thuộc nhiều loài khác nhau.) (?) Những dấu hiệu nhận biết một QT sinh vật là gì? (- Tập hợp các cá thể cùng loài. - Sống trong một khoảng không gian xác định, thời gian nhất định. - Có khả năng sinh sản, tạo ra thế hệ mới.) Yêu cầu HS quan sát phim 1. Quá trình hình thành tổ ong mới. Trả lời câu hỏi: (?) Quá trình hình thành QT ong trải qua những giai đoạn chủ yếu nào? GV: Trong QT ổn định, các cá thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ nào?  Trực quan – Hỏi đáp Yêu cầu HS xem phim 2. Sư tử bắt trâu rừng. Mối quan hệ giữa các cá thể trong QT sư tử và QT trâu rừng là gì? (?) Các cá thể trong QT hỗ trợ nhau trong những hoạt động nào? Cho ví dụ khác.
  • 4. 4 ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản,... b. Ví dụ - Đàn kiến quần tụ để cùng mang một miếng mồi. - Đàn sư tử quần tụ để bắt được con trâu rừng. - Khi có kẻ thù xâm hại tổ ong, ngay lập tức một đội quân ong được điều động để tấn công kẻ thù,... c. Ý nghĩa Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong QT đảm bảo cho QT tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Cho HS xem phim 3, phim 4 và kết hợp nghiên cứu hiện tượng liền rễ ở cây thông, thảo luận nhóm 2-3 HS (hoặc làm cá nhân) hoàn thành PHT 1 trong 3 phút: Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa (?) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể qua điều gì? (Hiệu quả nhóm) (?) Ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trợ trong QT là gì? GV: Tuy nhiên, mọi hoạt động sống của các cá thể trong QT không phải lúc nào cũng hỗ trợ, giúp đỡ nhau mà có sự cạnh tranh.
  • 5. 5 2. Quan hệ cạnh tranh a. Khái niệm Quan hệ cạnh tranh trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể trong QT tranh giành nhau về nguồn sống (thức ăn, nơi ở, ánh sáng,...) hoặc các con đực tranh giành nhau cơ hội giao phối với con cái. Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể trong QT tăng quá cao, nguồn sống không cung cấp đủ cho mọi cá thể trong QT. b. Ví dụ - Cây cối mọc vươn lên cao để giành ánh sáng - Thiếu thức ăn, nơi ở làm các cá thể trong QT cá, chim, thú,... đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng gầm gừ, hú,... có một số loài còn ăn thịt lẫn nhau. Khi cạnh tranh quá gay gắt, một số cá thể có xu hướng tách ra khỏi QT. Cho HS xem đoạn phim 5, phim 6, phim 7, phim 8 và hình 2. (?) Thế nào là quan hệ cạnh trong QT? Cho ví dụ. Thảo luận nhóm 2-3 HS (hoặc cá nhân), hoàn thành PHT 2 trong 3 phút: Biểu hiện của QH cạnh tranh Nguyên nhân Hiệu quả (?) Khi nào trong QT xuất hiện sự cạnh tranh? (Mật độ cao, thiếu thức ăn, mùa sinh sản,…) (?) Khi cạnh tranh quá gay gắt, các cá thể trong QT có xu hướng như thế nào? Cho VD.
  • 6. 6 c. Ý nghĩa Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong QT duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của QT. (?) Ý nghĩa của mối quan hệ cạnh tranh là gì? - Củng cố: Tóm tắt bài mới bằng hệ thống khái niệm theo sơ đồ Cho HS làm bài trắc nghiệm 10 câu hỏi trong 5 phút. Xem bộ câu hỏi trắc nghiệm trong Phụ lục trắc nghiệm. Đáp án PHT 1: Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa Bầy cá thu tập trung lại với nhau tạo thành 1 quả bóng khổng lồ. Tránh được sự tấn công của loài cá kiếm bằng cách đánh lạc hướng kẻ thù. Các con sư tử phối hợp với nhau bắt con trâu rừng. Giúp sư tử bắt được con mồi có kích thước to lớn, khỏe hơn nó. Chim cánh cụt trống ấp trứng. Hỗ trợ chim cái trong thời gian nuôi và ấp trứng. Rễ của các cây thông nhựa liền nhau. Giúp cây sinh sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đáp án PHT 2: Biểu hiện của QH cạnh tranh Nguyên nhân Hiệu quả Gấu Bắc cực dọa nạt, đánh nhau để giành thức ăn. Thiếu thức ăn, số lượng gấu bắc cực sống ở vùng đó nhiều. Những con to khỏe sẽ tồn tại, những con yếu ớt thì sẽ phải đi nơi khác kiếm ăn hoặc bị đào thải. Dê rừng đực giao đấu với nhau bằng cách húc đầu. Tranh giành dê rừng cái vào mùa sinh sản. Những con dê rừng khỏe mạnh được giao phối, các tính trạng tốt sẽ được duy trì qua thế hệ sau. Heo rừng ăn thịt một con heo rừng nhỏ hơn. Thiếu thức ăn. Giúp heo rừng tồn tại và giảm bớt số lượng cá thể trong QT. Tự tỉa thưa ở thực vật Thiếu ánh sáng, nguồn dinh dưỡng. Thích nghi với điều kiện MTS thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng.
  • 7. 7  Phân tích hình ảnh, phim, sơ đồ, bảng biểu Phim 1. Quá trình hình thành quần thể ong (xem phụ lục phim) Mô tả quá trình hình thành một QT ong: - Đầu tiên có một số cá thể ong bay tới một cái cây. - Có con không chịu được thời tiết khô, nóng bỏ đi; có con thì không thích nghi được môi trường mới dẫn tới bị chết. - Những con ong thích nghi được, sẽ ở lại làm tổ, sinh sản → QT ong sống ổn định trên cây. Phim 2. Hoạt động sư tử hỗ trợ nhau săn mồi – trâu rừng hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù (xem phụ lục phim) QT sư tử hỗ trợ nhau bắt trâu rừng con: 5-6 con sư tử phối hợp với nhau bắt trâu rừng con. QT trâu rừng hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù là sư tử: trâu mẹ bảo vệ trâu con trước sự tấn công của nhiều con sư tử. Phim 3. Hoạt động chống lại kẻ thù của QT cá thu (xem phụ lục phim) Bầy cá thu tập trung lại với nhau tạo thành 1 quả bóng khổng lồ. → tránh được sự tấn công của loài cá kiếm bằng cách đánh lạc hướng kẻ thù. Phim 4. Hoạt động ấp trứng của chim cánh cụt trống (xem phụ lục phim) Sau khi chim cánh cụt mái đẻ trứng, chim cánh cụt trống có nhiệm vụ ấp trứng cho đến khi trứng nở. Hình 1 (Hình 36.2) Rễ của các cây thông nhựa liền nhau. Nước và muối khoáng do rễ của cây này hút vào có khả năng dẫn truyền sang cây khác thông qua phần rễ liền → giúp cây sinh sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Do cây bị chặt được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, nước,... từ cây bên cạnh để phục hồi chồi mới. Phim 5. Hoạt động cạnh tranh thức ăn của QT gấu Bắc cực (xem phụ lục phim) Các con gấu Bắc cực giành nhau miếng mồi là con sư tử biển. Chúng dọa nạt, gầm gừ nhau để không cho con khác lại gần miếng mồi. Phim 6. Hoạt động cạnh tranh nơi ở của QT cá sấu ở rừng ngập mặn Cần Giờ (xem phụ lục phim) Hai con cá sấu gầm lên, đớp nhau để giành nơi ở.
  • 8. 8 Phim 7. Hoạt động cạnh tranh dê rừng cái trong mùa sinh sản của các con dê rừng đực (xem phụ lục phim) Các con dê rừng đực giao đấu với nhau để tranh giành con cái. Chúng húc đầu vào nhau, con dê đực nào thắng sẽ được giao phối với con dê cái → những tính trạng tốt của những con đực khỏe mạnh nhất sẽ được di truyền. Phim 8. Hoạt động ăn thịt đồng loại của heo rừng (xem phụ lục phim) Một con heo rừng lớn ăn thịt một con heo rừng nhỏ hơn. Khi mật độ cá thể trong quần thể cao, nguồn thức ăn khan hiếm, chúng sẵn sàng ăn thịt đồng loại → giảm mật độ cá thể. Hình 2. Hiện tượng tự tỉa thưa của QT đước ở Cần Giờ Các cành ở phía dưới rụng hết, chỉ có những cành ở trên cao phát triển. Cây nào không vươn lên cao để giành nguồn ánh sáng thì sẽ bị chết dần → giảm mật độ cá thể.  Kỹ năng rèn luyện được cho học sinh qua bài - Quan sát, phân tích hình ảnh, phim. - Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề. - Kỹ năng giao tiếp và hợp tác. - Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông và công nghệ. - Kỹ năng sống (chủ động và tự chủ tìm hiểu kiến thức mới).  Bài tập giáo viên - Xây dựng phim mô tả quá trình hình thành QT ong. - Tìm kiếm phim thể hiện mối quan hệ của một số QT. - Xây dựng phiếu học tập. - Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.
  • 9. 9  Tài liệu tham khảo Xem trong Phụ lục tài liệu tham khảo  Hệ thống khái niệm theo sơ đồ