SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Buổi 1: Thứ hai/09/04/2018
Tổng quan về giảng viên và yêu cầu của bộ môn
 Một số đề tài lựa chọn làm thuyết trình:
 http://www.brandsvietnam.com/15026-Cau-chuyen-ve-Con-Bo-va-quy-luat-Interup-pattern.
 http://ttvn.vn/kinh-doanh/tai-sao-nuoc-suc-mieng-listerine-xe-suv-hay-xa-phong-diet-khuan-thong-linh-thi-truong-du-chang-hon-gi-doi-
thu-52016211092452184.htm : không hay
 Literine xâm nhập các nước đạo Hồi như thế nào?
Giáo trình kinh doanh quôc tế của tiến sĩ Phạm Thị Hồng Yến (2012) hoặc international bussiness (Charles Hill) hoặc international bussiness của Daniel.
 Link bản gốc tiếng Anh: https://mrtashfeen.wikispaces.com/file/view/Book+InternationalBusiness+Charles_W.I._Hill.pdf
 Link sách tiếng Việt: http://thuvienhaugiang.org.vn:81/handle/11744.38/2615
 Link bản gốc của Daniel :https://www.kau.edu.sa/Files/0000374/Files/DR_Essam_Book.pdf
 Link giáo trình tham khảo: https://www.slideshare.net/nguyennhatanh1/gio-trnh-qun-tr-kinh-doanh-quc-t
 Link slide của cô:
 Chương I: Toàn cầu hoá
https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%201.pdf?token=AWypAi9Y14wKfHaMz7piz6_r3bFd38Y1LhQDC4ptAUB_eapKlrPaHYeIUWdN46c-
ozOAbwdJAtLnfwqa4WZa12uHhnMrF0cguS-iz_lC089VgRRgkUbldQX7RJIO61dKJpJHKHyuCn2tgBHF9YI94p6aeEhiFMYvFZacqs44p2Bp_w
 Chương II: Sự khác biệt về hệ thống chính trị và pháp luật
https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%202.pdf?token=AWxZY1mYN7d_giGgOi1fH-ic3bAe4gUlpv-qQc6AVmOlcy-
seFuXkpP9FGPyUD8P8ULrORvfQQdQXIJ77dIV4bax5k-
Mr2ONh4LfE6P9Rs3rgNils1eZ70O3Q3dOGuWPDiDY8kYOytJiGXVK796UfsaFE8SevdPXqFZAbwXzM5ILAw
 Chương III: Sự khác biệt về hệ thống kinh tế và xã hội
https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%203.pdf?token=AWxgM717vtI8tvcY5r0bzfoQvr020ToBDMc34Hxn5TB-f34pBjIW_givHdFGIr4XRC-
3yHgyjTd2VyGkrOSXf-EbaBrLgorSblnl5aNZapm9e-erEsPlrrHuWZeUbsy2dadriTycluvCHf9ZHaR98Jcp98Smt6LEQETzBcRP0DQlZA
 Chương IV: Sự khác biệt giữa các quốc gia về văn hoá
https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%204.pdf?token=AWyzwBT7bnYFwmnafePf9OYk8NRfEnJ3PgNyYC5MjRx14wNvZbj3SytT-
BxmeI66BoWK8tXeEn1IbLXGrl9J1SeDAyM_8bFl218yuLCXpbVyz7LzdJRzm_qnIdo4f4Dn1dhToHjbkM4QM--Rl-2HQG4AGxoTrtCph_-
GA_auAwtcTg
 Chương V: Phân tích cơ hội kinh doanh
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%206.pdf?token=AWz67Xccr-7g-
zy9jlQJdOSkI5g_yPyS5gSSYGf7IHjCN1KVEXpykEYqsfwQLZwgkLLEBaXIWO3rNVU8RItb0Ui4SlH3JuF6rAf5LEXbjTEpaS5IKn0UMUlvHw12h--
5mUc7wu8vjBSLvxuMDnDjlDb2b4wVpu6hBC462Bdwtp9ZTA
Đề thi cuối kỳ gồm ba câu: hai câu lý thuyết và một câu thực hành (chính một trong những bài thuyết trình).
Buổi 2: Thứ Năm/12/04/2018
Globalization - Toàn cầu hoá
Sau năm 2004, Apple chuyển phần lớn hoạt động sản xuất liên quan đến kỹ thuật và lắp ráp ra nước ngoài, chủ yếu tại Trung Quốc. Quyết định này được đưa
ra quyết định này không chỉ dựa trên nguồn lao động dồi dào hay chi phí lao động rẻ mà còn do khă năng đáp ứng nhanh với các nhu cầu tăng giảmsản phẩm
của các nhà thầu phụ; cũng như việc cung ứng kịp thời và dối dào nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và còn do sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nữa.
Thế giới chúng ta đang sống đang trải qua quá trình toàn cầu hoá về mọi mặt trong đó sự thay đổi trong nền kinh tế đã manh nha từ cuối thế kỉ 20 và có
những tác đông, ảnh hưởng vô cùng sâu rộng.
I. Kinh doanh và kinh doanh quốc tế:
1. Kinh doanh là gì:
Kinh doanh là việc thực hiện một một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ hoạt động sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ
trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Có thể nói kinh doanh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời
Nhưng buôn thuốc phiện có phải kinh doanh không?
2. Kinh doanh quốc tế:
Các hoạt động kinh doanh quốc tế từ hoạt động xuất khẩu đến việc vận hành những tập đoàn đa quốc gia
Phạm vi kinh doanh quốc tế giữa hơn hai quốc gia khác nhau nên chịu tác động bởi nhiều yếu tố
Chúng tá cần quan tâm đến những luồng thông tin vê chính trị, xã hội hay kinh tế để nắm bắt thông tin và tìm hiểu thị trường để tránh rủi ro
Như vậy, kinh doanh quốc tế
3. Toàn cầu hoá (giáo trình trang 18)
Toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế àm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia
bao gồm kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá hay đời sống xã hội, nói cách khác, toàn cầu hoá để tất cả những thị trường riêng trên thế giới hoà với nhua
làm một và tương tác với nhau.
? Hãy mô tả từng giai đoạn toàn cầu hoá qua 6 câu trên mỗi giai đoạn (toàn cầu hoá 4.0)
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Toàn cầu hoá xuất hiện do sự dỡ bỏ các rào cản và sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như vận tải
Trước đây để vượt Đại Tây Dương bằng thuyền buồm mất khoảng 2 Tháng 1 còn hiện nay với tàu thuỷ động cơ diezel thì mất khoảng 3 ngày để vượt Đại
Tây Dương
Biểu hiện của toàn cầu hoá:
 Toàn cầu hoá xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người
 Các sản phẩm mang tính chất toàn cầu, mang thương hiệu toàn cầu chứ không chỉ ở một quốc gia như nike, starbuck,…
 Sự thành lập của nhiều tổ chức như World Bank, WTO,…
? Kể tên và chức năng năm thành lập của năm tổ chức quốc tế ảnh hưởng tới tiến trình của toàn cấu hoá?
Ưu điểmcủa toàn cầu hoá đối với doanh nghiệp:
 Đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu nhằm tăng doanh thu trong khi chi phí sx vẫn giữ nguyên từ đó tăng được lợi nhuận.
 Giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực, chi phí nhân công, thuế quan, nguyên liệu đầu vào với giá thành thấp để giảmchi phí và tăng lợi nhuận
như Mỹ tìm đến thị trường Việt Nam, TQ để sản xuất linh kiện.
Rủi ro cua toàn cầu hoá:
 Tăng tính cạnh tranh:
 Thay đổi cơ cấu việc làmcủa ngành nghề:
Trước đây mỗi quốc gia có bộ luật khác nhau mỹ chỉ thuê kế toán của Mỹ để làmviệc thoi vì luật kế toán của Mỹ có những đặc trưng riêng, tuy nhiên
gần đây một số công ty Mỹ đào tạo những kế toán viên Ấn Độ theo hệ thống kế toán của Mỹ và làm việc qua hệ thống online giúp giảmgiá thành trả
lương cho nhân công. Bên cạnh đó, nhờ sự chênh lệch giữa múi giờ của Ấn Độ và Mỹ nên có thể luận phiên nhau làm việc 24/24 như vậy giúp tăng
năng xuất làmviệc.
Hệ thống mua bán online của Amazon cũng vận hành trên cơ sở này.
Bài tập cộng điểmbuổi 1:
Câu 1: Hãy mô tả quá trình toàn cầu hoá?
Toàn cầu hoá là một tiến trình gồm ba giai đoạn chính: (theo Wikipedia, dankinhte.vn)
Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá:
 Toàn cầu hoá đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV, sau khi có những thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh
thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu
Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây.
 Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai
tây, cà chua và thuốc lá).
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ XIX thường được chính thức gọi là "thời kỳ
đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền
xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và
năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
 "Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng
bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Toàn cầu hoá trong môi trường hậu Thế chiến thứ hai:
 Thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới
lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ
các hạn chế đối với "thương mại tự do”.
 Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp
ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã
được ký kết nhằm mục tiêu giảmbớt các thuế quan và rào cản thương mại.
Toàn cầu hoá trong thời kỳ thế giới phẳng:
 Bằng cách dỡ bỏ những hàng rào trong các hoạt động thương mại, đầu tư dịch vụ hay sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như sự
phát triển của công nghệ thông tin, thế kỉ 21 đã chứng kiến những chuyển biến lớn và liên tục trong tiến trình toàn cầu hoá được cảm nhận qua sự
thay đổi của những vật dụng gần gũi hay thói quen sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống hàng ngày tới sự ra đời của nhiều thể chế và các tổ chức
liên kết.
Câu 2: Tên, năm thành lập và chức năng của năm tổ chức ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hoá?
Thế chế thứ nhất: Tổ chức thương mại thế giới WTO – World trade organization:
 Năm thành lập: 01/01/1995
 Chức năng:
 Chịu trách nhiệm về chính sách của hệ thống thương mại thế giới và quản lý việc các quốc gia thành viên thực hiện các hiệp định của WTO:
 Đến năm 2012, số lượng các nước tham gia WTO là 155 (chiếm tới 97% hoạt động thương mại thế giới). Điều này biến WTO trở thành một
trong những tổ chức có phạm vi hoạt động mạnh và tầm ảnh hưởng lớn
 Tạo điều kiện để thiết lập thêm những thoả thuận đa phương giưã các thành viên
 Trong toàn bộ lịch sử của mình, từ GATT, WTO đã thúc đẩy và tạo điều kiện để cắt giảmnhững rào cản với hoạt động kinh doanh và đầu tư
xuyên quốc gia.
 Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý, WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làmcăn cứ để mỗi
thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân
các nước thành viên.
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Điều này được thể hiện qua việc WTO kí kết các hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ….
 Giải quyết các tranh chấp về thương mại:
 Nếu "mục tiêu kinh tế" của WTO là nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, trao đổi các sáng chế, kiểu dáng,
phát minh... (gọi chung là quyền tài sản sở hữu trí tuệ) thì các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại
phát sinh giữa các thành viên theo các quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO
chính là mục tiêu chính trị của WTO. Mục tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh tế và chính trị nêu trên là nhằm tới "mục tiêu xã hội" của
WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
 Trong vòng 20 năm thành lập (từ 1995) đến nay, Cơ quan giả quyết tranh chấp (DSB) của WTO nhận được gần 500 vụ tranh chấp.
 Tranh chấp về các biện pháp phòng vệ thương mại có tỷ lệ kiện cao nhất (50%), điều này chứng tỏ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
của WTO khá hiệu quả nên.
 Một số vụ kiện về tranh chấp phòng vệ thương mại như Vụ kiện DS 404 và DS 429 trong WTO là để xử lý tranh chấp về phòng vệ thương
mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong đóViệt Nam khiếu kiện Hoa Kỳ về việc Bộ Thương mại nước này đã áp dụng phương pháp quy về 0 và
chính sách về thuế suất toàn quốc trong các đợt rà soát hành chính đối với lệnh áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ với mặt hàng tôm của
Việt Nam.
Vụ kiện DS 397 trong WTO là liên quan tới tranh chấp về phòng vệ thương mại giữa Trung Quốc và EU trong đó Trung Quốc kiện EU về quy
định của Khối này liên quan tới việc áp dụng chế độ đối xử riêng rẽ (individual treatment) khi EU tiến hành điều tra chống phá giá đối với
mặt hàng khoá kéo của Trung Quốc.
 Giám sát chính sách thương mại của các quốc gia: (theo Phụ lục 3, hiệp định thành lập WTO)
 WTO sử dụng cơ chế rà soát chính sách thương mại.
 Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển: (theo luật Việt.org)
 Về hỗ trợ kỹ thuật, Ban Thư ký WTO thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo và tập huấn cho cán bộ các nước này để làm quen
với hệ thống thương mại đa phương, nâng cao kỹ năng đàm phán. Một số khoá học được tổ chức ngay tại Geneva và thực tập ngay tại Ban
Thư ký, một số khác được tổ chức tại các nước liên quan. Ban Thư ký WTO cũng phối hợp với chính phủ các nước và các tổ chức khác
như UNDP, UNCTAD trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này. Ngoài ra, WTO cùng với UNCTAD còn cùng điều hành hoạt động
của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cũng đóng tại Geneva. Trung tâm này được thành lập năm 1964 để hỗ trợ các nước đang phát
triển xúc tiến xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị trường, huấn luyện chiến lược và kỹ thuật
tiếp thị, hỗ trợ thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu và đào tạo nhân lực cho các hoạt động nói trên.
 Hợp tác với các tổ chức kinh tế khác:
 Ta có thể nhận thấy mối quan hệ sâu rộng giữa WTO và các tổ chức kinh tế khác như UNCTAD, UNDP,… trong việc hỗ trợ những nước phát
triển.
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Thể chế thứ hai: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF – international moneytary fund: (theo nghiencuuquoctte.org, maxi-forex.com, giáo trình kinh doanh quốc tế hiện
đại)
 Năm thành lập: Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Quốc tế Bretton Wood.
 Chức năng:
 Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thể chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn
đề tiền tệ quốc tế.
 Duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ quốc tế:
 Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên nhằm tránh phá giá tiền tệ để cạnh tranh
 Rút ngắn thời gian và giảm bớt độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.
 Là cứu cánh cuối cùng đối với những quốc gia hay vùng lãnh thổ có nền kinh tế đang ở tình trạng hỗn loạn hoặc đồng tiền bị mất giá so với
đồng tiền khác. (Tuy nhiên những khoản vay của IMF thường kèm theo những điều kiện ràng buộc nên thường gây nhiều tranh cãi)
 Trong hai thập niên qua, IMF đã cho các chính phủ gặp khó khăn vay vốn như Argentina, Indonesia, Nga, Mexhico, Hàn Quốc, …
 IMF còn giữ vai trò chủ động trong việc giúp các nước thành viên đối phó hiệu quả với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 -2009.
Thể chế thứ ba: Ngân hàng thế giới WB – World bank: (theo Molisa.gov.com, giáo trình KDQT hiện đại
 Năm thành lập: Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Quốc tế Bretton Wood.
 Chức năng: chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện:
 Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các
nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế
các nước này được khôi phục, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển;
 Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo;
 Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;
 Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển
 Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn
giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
 Như vậy, có điểmgiống và khác giữa IMF và WB: (review.siu.edu và giáo trình KDQT hiện đại)
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Ngân hàng thế giới WB
Ngày thành lập Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Bretton Wood
Mục tiêu Mục tiêu chung của cả hai tổ chức là hỗ trợ nền kinh tế thế giới
Chức năng Giám sát chính sách của các nước thành viên cũng như sự trao đổi
tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định bằng cách đong vai trò
Hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo bằng cách tài trợ
cho các dự án cụ thể nhằm giúp nâng cao năng suât.
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
như một ngừoi cung cấp các khoản vay khẩn cấp đổi lại các quốc gia
sẽ cải cách chính sách kinh tế của họ
Nhân viên 2400 nhân viên, hầu hết là nhà kinh tế hoạt động chính, phần lớn
hoạt động ở Washington còn lại thì ở một số nước thành viên trên
thế giới.
10000 nhân viên từ nhà kinh tế, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông
tin,… 2/3 hoạt động tại Washington và còn lại làmviệc tạo 160 quốc
gia trên thế giới.
Tính tương tác IMF là tổ chức của LHQ nhưng co những quy định, điều lệ, cơ cấu
và thoả thuận tài chính riêng.
IMF không chỉ tường tác với 187 thành viên mà còn với Ngân hàng
thế giới, Tổ chức thương mại Thế Giới và các cơ quan của LHQ
WB cũng làm việc với 187 nước thành viên và chịu sự chi phối của
Hội đồng thống đốc.
Ngoài việc tương tác với các quốc gia đang phát triển, WB còn làm
việc với các tổ chức kinh tế khác nhau cũng như những cơ quan
chuyên môn và học thuật.
Quỹ tài trợ Quỹ tại trợ của IMF được thu qua phí thành viên hay là hạn ngạch
tuỳ theo quy mô nền kinh tế của mỗi nước thành viên
Quỹ tài chính của WB được hình thành từ những khoản vay bằng
cách phát hành trái phiếu AAA cho nhà đầu tư hoặc nhận tài trợ.
Định chế quốc
tế
IMF được thành lập để duy trì trật tự trong hệ thông tiền tệ thế
giới.
WB được thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế tại những nước
nghèo. Vì định chế này nên WB ít gây tranh cãi hơn
Thể chế thứ tư: Liên Hợp Quốc UN – United Nation: (theo giáo trình KDQT hiện đại, wikipedia)
 Năm thành lập: 24/10/1945 bởi sự camkết của 51 quốc gia
 Chức năng:
 Giữ gìn hoà bình thông qua hợp tác quốc tế và an ninh tập thể:
 Toà án là một trong các quy chế hợp thành và là một phần không thể thiếu của Hiến chương Liên Hợp Quốc với hai chức năng đưa ra hán
quyết hoặc đưa ra ý kiến tư vấn.
 Các thành viên của LHQ phải tuân theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc.
 Thúc đẩy, nâng cao mức sống, toàn dụng nhân lực và tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển kinh tế và xã hội:
 70% công việc của LHQ tập trung vào nhiệm vụ này, vậy nên LHQ cần hợp tác với những định chế kinh tế khác như Ngân Hàng Thế Giới,…
Thể chế thứ năm: Nhóm các nền kinh tế lớn G20: (theo giáo trình KDQT hiện đại, wikipedia)
 Năm thành lập: năm 1999 bao gồm các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của 19 nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với đại diẹn của liên
minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ướng Châu Âu.
 Chức năng:
 Xây dựng cơ chế phối hợp chính sách để đối phó với các khủng hoảng tài chính tại các quốc gia đang phát triển:
 Chức năng này chỉ được sửa đổi từ năm 2008 và 2009
 Diễn đàn nơi các cường quốc nỗ lực khởi động chế độ phối hợp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu:
 Cuốc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ và lan ra toàn cầu, gây ra cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ 1981.
 Thoả thuận hợp tác tiền tệ tài chính, tăng ngân sách cho IMF và đưa ra quy luật mới cho các định chế tài chính.
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Buổi 3: Thứ Hai/16/04/2018
Globalization – Toàn cầu hoá (tiếp)
Toàn cầu hoá là việc thị trường mỗi quốc gia riêng biêt hội nhập chung và tương tác với nhau qua việc dỡ bỏ các hàng rào, việc phát triển công nghệ thông
tin và sự thay đổi trong thị hiếu ngừoi tiêu dùng
Sản phẩm mang tính toàn cầu (sản phẩm được sử dụng chung bởi toàn bộ người dân):
 Hiện nay, sản phẩm mang tính toàn cầu hoá nhất chính là những linh kiện điện tử hay sản phẩm công nghiệp (những sản phẩm đồng nhất hoàn toàn
trên thị trương, như những loại đinh ốc đã có tiêu chuẩn, con chip, ram máy tính, bộ vi xử lý, linh kiện cấu thành nên máy bay thương mại, nhôm, dầu
hoặc hoá chất)
 Sản phẩm nước đong chai tưởng là sản phẩm toàn cầu nhưng thực chất mỗi sản phẩm đối với mỗi quốc gia lại khác nhau vê thành phần (vi chất trong
nước) cũng như khối lượng, cách thức đóng chai,
 Các sản phẩm điện tử cũng không hoàn toàn là sản phẩm toàn cầu hoá.
Đối với các doanh nghiệp họ xét toàn cầu hoá dưới góc độ toàn cầu hoá quá trình sản xuất:
 Là quá trình cung ứng hàng hoá và dịch vụ từ các vị trí tối ưu trên thế giới để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng
của các yếu tố sản xuất, lao động, năng lượng, vốn, đất đai và các yếu tố khác.
Ví dụ với Iphone, trước 2004, Iphone hoàn toàn được sản xuất tại Mỹ, sau 2004 thì linh kiện của Iphone được sản xuats 10% tại mỹ và 90% tại các
quốc gia khác nhau trên thế giới và được lắp ráp ở Trung Quốc.
Trường hợp của Boing 777 (vốn được sản xuất tại Mỹ) trước đây được sản xuất 100% tại Mỹ, nhưng để giảmgiá thành sản phẩm thì Mỹ quyết định
sản xuất 70% tại Mỹ còn 30% (cánh, động cơ,…) được phân chia cho những nhà cung cấp từ Nhật Bản, Italy, …
Chiếc BicMac với vỏ bánh từ Mehico, dưa chuột muối và nước sốt từ Đức, hành từ Mỹ, … (trong slide) là sản phẩm tiêu biểu của quá trình toàn cầu
hoá quá trình sản xuất.
Động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá:
 Hàng rào thuế suất:
 Trước 1930, mọi quốc gia đều bảo hộ sản phẩm nội địa nên gây ra cuộc đại suy thoái. Sau chiến tranh thứ Hai, các quốc gia thống
? Vòng đàm phán nào của WTO đang diễn ra hiện nay và nội dung đang được đàm phán trong vòng đàm phán này là gì (phát triển bền vững, hàng rào
thuế quan, phát triển nông nghiệp)
? Ủng hộ hay phản đối toàn cầu hoá?
 Cách mạng KHCN sau thế chiến thứ Hai:
 Internet ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Chapter 2: National differences in politics
Rủi ro quốc gia là nguy cơ đói mặt với những thiệt hại hoặc những chống đối đối với hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp bắt nguồn từ
hệ thống chính trị và pháp luật của một quốc gia.
Rủi ro quốc gia đến từ nội chiến, nợ công (Hy Lạp), chinh sách tiền tệ và tài khoá, tình hình khủng bố,….
Rủi ro quốc gia có tầm ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp trong nướcm trong khu vực nhưng có thể mang ảnh hưởng toàn cầu:
Ví dụ như chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Cuba thì chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp đến từ Cuba,
Ví dụ như ngành tôm của Mỹ đang thất thu do nguôn cung nhiều mà giá cao khiến không thể cạnh tranh nên Mỹ đã cho bán phá giá cho cả ngành tôm
trên toàn thị trường
Chúng ta phải quan tâm đến hệ thống chính trị của một nước:
 Hệ thống chính trị là gì?
 Hệ thống chính trị là tập hợp các tổ chức chính phí
 Chức năng chính của hệ thống chính trị là đảm bảo sự ổn định của một quốc gia dựa vào nền tảng Luật pháp, bảo vệ đat nước khỏi những nguy cơ bên
ngoài, điều tiết sự phân phối các tài nguyên có giá trị giữa các thành phần xã hội
 Tại sao cần quan tâm đên hệ thống chính trị?
 Do hệ thống chính trị anhr hưởng đến việc vận hành của hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế của quốc gia:
 Các hệ thống chính trị được đánh giá qua hai thái cực là chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá nhân, dân chủ hay chuyên chế:
 Việt Nam có một chút chế độ chuyên chế,
 Một trong nhiều quốc gia phát triển thường hay đi theo chủ nghĩa cá nhân, nhưng mỗi quốc gia có chế độ khác nhau.
Chế độ chuyên chế:
 Là chế độ chính trị mà nhà nước nắm quyền điều tiết mọi khía cạnh của xã hội như Đức (1933 – 1945), Việt Nam thời kỳ phong kiến, Tây Ban Nha
(trước 1975), người dân không có quyền cơ bản (quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận, …)
Tại Trung Quốc hiện nay cũng không có quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin cũng hạn chế.
 Phân loại:
 Chủ nghĩa cộng sản toàn phần không còn hiện hữu rõ rệt trên thế giới:
 Thần quyền: Iran, Ấn Độ, Indonesia, …
 Trước đây Châu Phi là thuộc địa nên Châu phi phân chia ranh giới không phụ thuộc vào lãnh thổ bộ lạc mà phân theo sự phân chia của thực dân
cũ.
 Chuyên chế cánh hữu: cho phép các cá nhân có một vài tự do về mặt kinh tế
? tại sao lại lè “cánh hữu”
Chế độ dân chủ:
 Định nghĩa:
 Phân loại: chế độ dân chủ trực tiếp và chế độ dân chủ đại diện
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Chế độ dân chủ đại diện:
 Chế độ dân chủ trức tiếp:
 Chế độ dân chủ đại diện:
Các quốc gia hướng tới chế độ này: Hà Lan, Đức, Mỹ, canada, Hà Lan, Pháp,…
Tuy nhiên không thể có được dân chủ hoàn toàn như tại Mỹ thì ngừoi dân không thê kinh doanh với Cuba vào thời kỳ chiến tranh lạnh
Bài tập cộng điểmbuổi 3:
Câu 1: Vòng đàm phán của WTO đang diễn ra và nội dung của vòng đàm phán ấy? (nguồn trungtamwto.vn)
Mùng 3 Tháng Ba năm 2018 tại Singapore, trong cuộc gặp gỡ lần thứ tư, bộ trưởng các nước liên quan đã đưa ra các tuyên bố chung mới nhất của các bộ
trưởng về hiệp định Đối tác toàn diện khu vực RCEP (regional comprehensive economic partnership).
Nội dung của vòng đàm phán:
 Thoả thuận hướng tới một mối quan hệ tiến bộ, toàn diện, hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế giữa các quốc gia.
 Tán dương những cải cách trong hàng rào thuế quan đối với hàng hoá.
 Tập trung vào thúc đẩy đàm phán về những quy tắc về hỗ trợ thương mại và đầu tư giúp chuỗi giá trị khu vực phát triển sâu và rộng.
 Nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh tế, cung cấp việc làm và nâng cao đời sống nhân dân cũng như đóng góp cho thương mại toàn cầu của Hiệp định
RCEP.
Câu 2: Phản đối hay ủng hộ “toàn cầu hoá”. Nêu quan điểm cá nhân?
Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được
dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy
các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá:
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Kinh tế Tự do hoá thương mại, thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường
thuận lợi để nắm bắt thông tin cũng như tiếp thu những tiên bộ
khoa học công nghệ trên thế giới.
Hiện tượng chảy máu chất xám, nạn săn đầu người, khủng hoảng
kinh tế, tài chính dễ xảy ra, làm gia tăng khoảng cách giau ngheo
giữa các quốc gia.
Chính trị Mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao đồng thời nâng cao vị
thế quốc gia trên trường quốc tế.
Thu hẹp vị thế của nhà nước, chủ quyền quốc gia dần dần bị suy
giảm, không còn lập trường chính trị vững vàng.
Văn hoá – xã hội Cơ hội tiếp nhận và giáo lưu văn hoá, nâng cao trình độ dân trí
cũng như xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn minh nhân
loại.
Ô nhiễm mội trường, bất công xã hội và sự biến dạng của bản
sắc văn hoá dân tộc, quốc gia.
 Bất chấp việc cá nhân phản đối hay ủng hộ thì toàn cầu hoá vẫn diễn ra như một xu thế tất yếu, vậy nên câu hỏi đặt ra ở đây nên là cá nhân cũng như
quốc gia trên toàn thế giới có thể làm gì để thúc đẩy và nhận được những tác động tích cực của toàn cầu hoá cũng như đẩy lùi và tránh được những
mặt tiêu cực mà nó mang lại.
Câu 3: Nghĩa tên gọi của chế độ chuyên chế “cánh hữu” (right wing)? (nguồn nghiencuuquocte.org):
Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được
đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Việc phân chia được bắt đầu từ mùa hè năm 1789, khi các
thành viên của Quốc hội Pháp gặp gỡ để bắt đầu soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền lực,
và khi cuộc tranh luận nổ ra, mỗi bên trong hai phe phái chính đã chọn ra “lãnh địa” của mình trong hội trường. Các nhà cách mạng chống bảo hoàng ngồi
về phía bên trái của chủ toạ, trong khi những người thuộc dòng dõi quý tộc, bảo thủ hơn và thể hiện thái độ ủng hộ chế độ quân chủ lại tập trung về phía
bên phải.
Buổi 4: Thứ Năm/19/04/2018
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Chapter II (cont)
Khi tham gia vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải chịu chồng chéo nhiều quy định
 Việc Google rút khỏi thị trường Trung Quốc
 Chữ vạn nhạy cảm với người dân Đức, Facebook từng được yêu cầu kiểm soát với việc tìm kiếm chữ Vạn trên mạng do với người Đức, chữ vạn là biểu
tượng của phát xít.
 Ở Nga, các thông tin về chính trị gia bị kiểm soát.
 Ở Thổ Nhĩ Kì, nếu xúc phạm công dân Thổ Nhĩ Kỳ đều bị xử phạt.
 Ở Tây Âu, năm 2015 thì từ ngữ bị tránh sử dụng “boom”.
 Ở Mỹ thì “xả súng” hoặc IS là những từ ngữ rất nhạy cảm.
 Ở Việt Nam, Facebook bị hạn chế khoảng 2010,2011. Năm 2016, vào đợt bầu cử
 Để tham gia thì trường, các doanh nghiệp vẫn tuân thủ quy định của quốc gia đó và sẽ ghi lại những lần gỡ bỏ theo quy định nhà nước. năm ngoái,
google vẫn quyết tâm trở lại Trung Quốc.
Chapter III: Economic Environment
Môi trường kinh tế:
 Định nghĩa:
 Ý nghĩa: môi trường kinh tế không chỉ cho biết khả năng phát triển, cơ cấu thị trường, thị hiếu khách hàng,…. Từ đó doanh nghiệp ra được kế hoạch
kinh doanh hợp lý (loại sản phẩm, quy mô sản phẩm, cách thức giới thiệu sản phẩm vào thị trường,…)
Phân loại/bộ lọc môi trường kinh tế:
 Hình thái thị trường là yếu tố nên được xem xét đầu tiên:
 Nền kinh tế truyền thống: nền kinh tế tự cung tự cấp (như thời phong kiến)
 Nền kinh tế tập trung/chỉ huy: mọi hoạt động kinh tế của quốc gia được điều tiết bởi chính phủ, người dân không có quyền sản xuất tiền riêng mà
sử dụng tem phiếu, đi ngược lại với cung cầu thị trường (thời kỳ bao cấp ngày xưa ở Việt Nam, bây h vẫn ở Cuba, Bắc Triều Tiên).
 Nền kinh tế thị trường: mọi hoạt động kinh tế của quốc gia được điều tiết bởi cung cầu thị trường.
 Nền kinh tế hỗn hợp (kinh tế tập trung kết hợp kinh tế thi trường):
Ví dụ như Việt Nam, thị trường hàng hoá, hàng tiêu dùng được quyết định bởi cung cầu nhưng một số ngành như điện, nước, xăng, dầu, … vẫn còn
chịu sự quản lý của nhà nước.
 Như vậy xác định hình thái thị trường trong bước đầu tiên là cách nhanh nhất để doanh nghiệp quyết định có nên tham gia vào thị trường không.
? hãy kể tên những ngành công nghiệp đang chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam?
 Mức thu nhập: năm mức thu nhập:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Chỉ số kinh tế khác như GDP, GNI, thu nhập bình quân đầu ngừoi,…
 Chúng ta không chỉ sử dụng một chỉ sổ vì sẽ không có cái nhìn toàn cảnh nếu nhìn GPD (thì không thấy được thị trường ngoại hối), nếu xét tỷ lệ
tăng trưởng GDP thì thấy được mức độ phát triển của thị trường, nhìn vào PPP - ngang giá sức mua để xem mức sống của người dân.
VD: Năm 2011, GDP của Việt Nam là 103.571 tỷ USD, còn của Walmart là 400 tỉ đô la
 Chỉ số tham nhũng (transparency.org)
 Quan tâm đến cả chỉ số phát triển tự do, “chỉ số tự do kinh tế” (heritage.org, internationalorganization): cho biết quyền cạnh tranh bình đẳng, khả
năng rút khỏi thị trường,…
Từ 1995 đến 2012,
 Chỉ số BigMac (do Macdonald có ở mọi nơi trên thế giới) nên quyết định sử dụng giá của Big Mac trên các thị trường để tính PPP
? Hãy miêu tả chỉ số BigMac và chỉ số BigMac này ảnh hưởng thế nào đến chỉ số trên thị trường?
 Chỉ số về con người:
 Chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, mức độ phổ cập kiến thức, mức thu nhập của người dân). Việt Nam đứng thứ 115/187 với chỉ số phát
triển con ngừoi HDI bằng 0,683 (năm 2015).
? GDP Việt Nam là bao nhiêu?
 Chỉ số liên quan đến môi trường chịu sự quản lý của nhà nước (thường chỉ với nước phát triển)
 Chỉ số hạnh phúc (được quốc vương của Bhutan phát hành), Việt Nam có chỉ số hạnh phúc thứ 96
? Cách tính chỉ số hạnh phúc? Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giời và Việt Nam đứng vị trí bao nhiêu?
 Chỉ số tỷ lệ thất nghiệp:
 Định nghĩa:
 Tác động đến quyết đinh của doanh nghiệp:
 Chỉ số nợ công:
Rủi ro kinh tế: (như slide)
?Bài tập về nhà bắt buộc: Dựa trên những yếu tố kinh tế, hãy so sánh những yếu tố về môi trường kinh tế, xã hội giữa thị trường của công ty mẹ và thị
trường của doanh nghiệp?
Bài tập về nhà buổi 1:
Câu 1: Kể tên những ngành công nghiệp đang chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam? (nguồn baochinhphu.vn)
Theo dự thảo năm 2017, nhà nước độc quyền 20 loại sản phẩm dịch vụ sau đây:
Hàng hoá thực hiện mục đích quốc phòng an ninh
Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Sản xuất vàng miếng
Xuất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vàng miếng
Phát hành sổ xố kiến thiết
Nhập khẩu thuốc là điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế)
Hoạt động dữ trữ quốc gia
In đúc tiền
Phát hành tem bưu chính Việt Nam
Sản xuất buôn bán xuất nhập khẩu tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan
Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, vận hạnh thuỷ điện đa mục tiêu, điện hạn nhân
Vận hành hệ thống đèn điện và luồng vận tải công cộng
Quản lý, vận hành và khai thác đại thông tin duyên hải
Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn
Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư
Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thuỷ nông liên tỉnh liên huyện, kè biển trong chuyển giao kế hoạch
Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng
Xuất bản (không bao gồm in và phát hành)
Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính viễn thông
Cung ứng dịch vụ công ích trong dịch vụ phát hành báo chí
 Như vậy, nhà nước quản lý một số ngành sau: vật liệu nổ, vàng miếng, sổ xố kiến thiết, thuốc là điếu xì gà, in tiền, bưu chính viễn thông, pháo hoa, vận
tải công cộng, điện, duyên hải, hàng không, thuỷ lợi, lâm nghiệp, xuất bản.
Câu 2: Hãy mô tả chỉ số Big Mac và chỉ số này ảnh hưởng đến đến các chỉ số trên thị trường như thế nào? (nguồn tuanlevang.worldexpress.cm)
Định nghĩa chỉ số Bigmac:
 Tuy không thuộc nhóm sản phẩm mang tính toàn cầu nhưng một số sản phẩm như bánh Burger của MC Donald hay là nước giả khát coca cola hay cà
phê Starbuck,… được biết đến và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới.
 Dựa trên lý thuyết ngang giá sức mua, lý thuyết Burger ra đời và tin rằng một đô la Mỹ phải mua được lượng hàng hoá như nhau trên tất cả các quốc
gia. Và rổ hàng hoá dịch vụ được lựa chọn ở đây là chiếc Bigmac của Mc Donald và được áp dụng với 120 quốc gia.
 Chỉ số ngang giá sức mua Big Mac chính là tỷ giá hối đoái mà khi đó giá của một chiếc Hamburger ở Hoa Kỳ bằng với giá ở quốc gia khác. So sánh tỷ giá
hối đoái thực tế với chỉ số ngang giá sức mua Big Mac có thể giúp nhà nghiên cứu đánh giá xem đồng tiền của một quốc gia được đánh giá cao hơn
hay thấp hơn giá trị thực của nó. Người ta còn sử dụng chỉ số này để so sánh giá trị của một đồng tiền tại những thời điểm khác nhau
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Ví dụ, giả sự giá của một chiếc bánh Big Mac ở Mỹ là 2,5 đô la còn ở Anh là 2 bảng Anh, như vậy tỷ số PPP (tỷ số ngang giá sức mua) sẽ là 2,5/2=1,25.
Vậy nếu trên thực tế 1 đô la Mỹ ăn 0.55 bảng Anh (hoặc 1 bảng ăn 1,81 đô la) thì đồng bảng Anh đã được đánh giá quá cao, cao hơn 44,8% so với chỉ
số Big Mac ở cả hai quốc gia. (Số liệu năm 2005).
Tác động của chỉ số Bigmac:
 Chỉ số này là biểu tượng của tạp chí The Economist và được sử dụng rộng rãi do sự phổ biến của Bigmac trên thế giới cũng như hình ảnh chiếc
Hamberger giúp các chỉ số tài chính dễ tiêu hoá hơn. Chỉ số Bigmac phản ánh giá trị giữa hai đồng tiền trong một thời điểm hay giá trị của một đồng
tiền tại nhiều thời điểm khác nhau.
 Qua đó tác động đến việc chi tiêu, đầu tư nước ngoài hay kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 3: GDP của Việt Nam là bao nhiêu và xếp hạng theo lần cập nhật gần đây nhất?
GDP Việt Nam năm 2016 là gần 600 triệu USD (GDP toàn cầu là gần 120 tỷ USD) theo số liệu của World Bank
Theo số liệu 2015 của CIA thì Việt Nam xếp hạng 131 với thu nhập bình quân đầu người là 2170,6 đô la năm 2016 (world bank) và 2385 đô la năm 2017
(cafenet)
Câu 4: Cách tính chỉ số hạnh phúc? Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất là quốc gia nào và Việt Nam có chỉ số hạnh phúc là bao nhiêu và xếp hạng bao
nhiêu?
Chỉ số hạnh phúc là Happy planet index (HPI), Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảmgiác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường, do
vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia, điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực
sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên.Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển
nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã
tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Cách tính chỉ số hạnh phúc:
HPI =
𝑐ℎỉ 𝑠ố ℎà𝑖 𝑙ò𝑛𝑔 𝑣ớ𝑖 𝑐𝑢ộ𝑐 𝑠ố𝑛𝑔∗ 𝑡𝑢ổ𝑖 𝑡ℎọ 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ
𝑐ℎỉ 𝑠ố 𝑑ấ𝑢 𝑐ℎâ𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎá𝑖
 Trong đó dấu chân sinh thái (ecological footprint) là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để
cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.
Loài người đang khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn có để phục vụ cho lợi ích của mình. Theo các nhà khoa học, Trái Đất có khả năng tái tạo lại những
gì con người đã khai thác. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những gì con người đang khai thác cũng là những gì Trái Đất đã tạo ra. Tuy nhiên, khả
năng tái tạo của Trái Đất là có hạn, nếu con người khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái tạo của Trái Đất thì Trái Đất sẽ rơi vào trình trạng quá tải,
nghĩa là không thể tái tạo đủ những gì con người khai thác. Người ta đưa ra đơn vị Gha tương ứng với một Ha đất tiêu chuẩn. Theo đó thì một Gha
hay một Ha đất tiêu chuẩn này sẽ có khả năng cung ứng một lượng vật chất tự nhiên cho con người. Nếu con người càng khai thác quá đà thì lượng
Gha sẽ càng giảm. Hầu như các nước đều sử dụng quá dấu chân sinh thái của đất nước mình.
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Chỉ số hạn phúc được tính dựa trên 6 tiêu chí: thu nhập bình quân đầu ngừoi, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội và không có tình
trạng tham nhũng.
Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới:
 Theo kết quả của báo cáo hạnh phúc thế giới 2017, Nauy là nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới.
 Ngoài Nauy, nằm trong danh sách 10 nước hạnh phúc nhất thế giới còn có Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Úc,
Thụy Sĩ.
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam là bao nhiêu và xếp hạng của Việt Nam:
 Trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc hành tinh năm nay, Việt Nam đứng thứ 94 trong tổng số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Trong bảng xếp hạng công bố năm 2015, Việt Nam xếp hạng thứ 75/158 và trong xếp hạng năm 2016, Việt Nam xếp hạng thứ 96/157 quốc gia và vùng
lãnh thổ. Theo báo cáo này (không rõ năm) thì HPI của Việt Nam là 40,3 đứng thứ năm trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ
(http://happyplanetindex.org/countries/vietnam ).
Câu 5 (câu hỏi bắt buộc) So sánh yếu tố môi trường kinh tế giữa Việt Nam với 1 quốc gia bạn kinh doanh trên thị trường? (nguồn indexmundi)
Môi trường kinh tế Việt Nam Môi trường kinh tế Lào
Tổng quan Kinh tế hỗn hợp (kinh tế thị trường định hướng xhcn) Kinh tế Lào bị chi phối bởi hoạt động xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên
GDP 643,9 tỉ đô la (2017) 49,21 tỉ đô la (2017)
GDP thực tế 6,3% (2017) 6,9% (2017)
GDP bình quân đầu người 6900 đô la (2017) 6300 đô la (2017)
Dân số dưới mức nghèo 11,3% (2012) 22% (2013)
Thu nhập cá nhân 30,2% (2008) 30,3% (2008)
Tỷ lệ lạm phát 4,4% (2017) 2,3% (2017)
Lực lượng lao động 56,46 triệu người (2017) 3,582 triệu người (2017)
Cơ cấu lục lượng lao động Nông nghiệp 48%
Công nghiệp 21%
Dịch vụ 31%
Nông nghiệp 73,1%
Công nghiệp 6,1%
Dịch vụ 20,6%
Tỷ lệ thất nghiệp 2,3% (2016) 1,5% (2016)
Năng suất sản xuất cn 6,4% (2017) 8% (2017)
Xuất khẩu 194,6 tỉ đô la (2017) 2,881 tỉ đô la (2017)
Nhập khẩu 190,1 tỉ đô la (2017) 5,852 tỉ đô la (2017)
Tỷ giá hối đoái (Việt Nam đồng/Đô la) 22784 (Kips/Đô la) 8371,1 (2017)
Nợ công 62,3% GDP (2017) 67,3% GDP (2017)
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Buổi 5: Thứ hai/23/04/2018
Culture Environment – Môi trường văn hoá
Case study về Wallmart:
 Case về thành công của Wallmart, là một trong những công ty bán lẻ đầu tiên tại Mỹ lớn nhất thế giới với 2 triệu nhân viên trên toàn thế giới. Từ
1990, Wallmart quyết định tiến ra thế giới với thị trường láng giềng Mexhico tuy khác về điều kiện kinh tế nhưng giữa Mehxico và Mỹ có sự giao
thoa văn hoá và chính trị. Tuy nhiên khi xâm nhập Mehxico thì Wallmart phát hiện thói quen mua sắmkhác người Mỹ, người Mỹ thường tập trung
đi siêu thị vào cuối tuần để mua hàng hoá thực phẩm cho cả một tuần vậy nên dòng xe bán tải được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Wallmart cũng
offer quantity discount, cách thức đóng gói và lượng hàng hoá tiêu dùng cũng khác nhau. Trong khi đó, thị trường Mehxico vào năm 1990 không
có tủ lạnh trong gia đình và ô tô do nghèo nên thói quen mua sắm đồ với khối lượng nhỏ, có thể sờ và chọn và tới những địa điểm mua sắmgần
nhà. Để có thể xâm nhập thị trường Mehxico, Wallmart đã áp dụng hình thức liên doanh – hoà vốn với một công ty nội địa, cung cấp sản phẩm
tươi sống mà ngừoi dân có thể chạm vào và không xây dựng những khu siêu thị to mà chỉ xây dựng những cửa hàng tiện ích nhỏ lẻ tại những khu
đông dân cư. Wallmart đưa ra chiến lược 10 năm để thay đổi thói quen tiêu dùng với những offer quantity discount, wallmart đã thành công bởi
hành vi tiêu dùng của Mehxico giống với ngừoi Mỹ, từ đó thúc đẩy GDP của Mehxico. Vậy nên Mehxico trở thành một trong những thị trường
thành công nhất của Wallmart.
 Walmart chọn thời điểmxâm nhập thị trường Mehxico như ngừoi tiên phong nên có thể thay đôi thói quen tiêu dùng của ngừoi Mehxico.
 Case về thất bại tại Anh và Đức của Wallmart, cụ thể là thị trường Đức. Theo đúng lý thuyết thì vì những tương đồng trong kinh tế, chính trị thì
Wa. Theo thói quen tiêu dùng thì người Đức ưa thích hàng nội địa, do Đức là quốc gia phát triển nên họ ưa chuộng chất lượng hơn giá cả, bên
cạnh đó, trên thị trường Đức có những sản phẩm đồ công nghệ và mỹ phẩm có chất lượng và giá cạnh tranh. Dù gây được tò mò nhưng Wallmart
không thể cạnh tranh với những nhãn hàng nội địa. Tuy nhiên, Wallmart không những không được ưa chuộng mà còn bị tẩy chay ở Đức bởi
wallmart đưa ra ý tưởng: bất kỳ khách hàng nào vào thì đều phải được một nhân viên tiếp đón, quy định “3 feet” (3 sải chân) và nhân viên được
giao phó nhiệm vụ xếp hàng vào túi cho khách hàng, thế nhưng người Đức khá lạnh lùng, họ thích sự độc lập, riêng tư, thế nên ngừoi Đức nhiều
khi tìm đến mua sắmnhư một khoảng thời gian riêng tư. Vậy nên những hành động nồng nhiệt của nhân viên Wallmart khiến khách hàng ngừoi
Đức cảm thấy phiền hà. Không thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, Wallmart chọn nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng nhưng vấp phải thất bại
đau đớn.
 Wallmart chọn thời điểm xâm nhập thị trường Đức như một người đến muộn nên ngậm ngùi đắng cay.
 Case thất bại tại Hàn Quốc (1998) của Wallmart. Ban đầu, thất bại của wallamrt là do chọn thời điểm sai, nhu cầu mua sắmcủa Hàn Quốc đã được
nuông chiều bởi những ông lớn bán lẻ từ thị trương nội địa như Lotte, Shinhan,… và từ thị trường nươc ngoài như Imart (30% thị phần), Tesco
(Anh – 17% thị phần),… . Khi Wallmart vào thị trường Hàn Quốc chậm chân khi phát triển hệ thống bán lẻ do mất nhiều thời gian tìm hiểu thị
trường. Bên cạnh đó, sự khác biệt văn hoá như việc thử sản phẩm trước khi mua trong khi đó những sản phẩm của Wallmart không được thử, đặc
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
biệt đối với mỹ phẩm, sản phẩm đắt tiền,… chính vì vậy những bà nội trợ Hàn Quốc cảm thấy không được coi trọng và quan tâm. Không những thế,
nhận thức mua sắmcủa ngừoi Hàn Quốc về mặt hàng điện tử - những đồ xịn sẽ không được bán ở trung tâm thương mại mà những đồ xịn sẽ chỉ
được bán ở của hàng điện lạnh riêng biệt, vậy nên việc Wallmart đặt bán chung những sản phẩm này khiến chúng bị ế. Không những thế, kệ hàng
Wallmart đơn sơ chứ không lung linh hấp dẫn (để phục vụ mục đích check-in). Và những bà nội chợ của Hàn Quốc thường mua thịt cá tại chợ. Hơn
thế nữa, Wallmart đặt trung tâm của mình tại những khu ít dân cư thay vì những khu trung tâm vì vậy không thu hút được khách hang. Chính từ
những sai lầmnày, Wallmart phải rút khỏi thị trường Hàn Quốc
 Case thành công tại Trung Quốc (1996) của Wallmart, Wallmart có những bước tiến chậm và cẩn trọng để tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng, hệ thống
pháp luật, chính trị,… Nhân dân TQ thích săn đồ giá rẻ như ngừoi Mỹ nên phù hợp chiến lược của Wallmart, chính vị vậy Wallmart quyết định mở
rộng thị trường nhanh hơn. Để hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, thì Wallmart thêm nhiều ký tự tiếng Trung và bài trí sản phẩm cho giống văn hoá
TQ. Bên cạnh đó, Wallmart chấp nhận thay đổi hình thức cung cấp thực phẩm thay vì đã qua chế biến thì áp dụng cung cấp đố tươi sống. Về chính
trị, không chỉ thu hút ngừoi dân, Wallmart thu hút Bộ chính trị Trung Quốc bằng cách tạo môi quan hệ tốt với Công Đoàn – thông thường công
đoàn đứng về phía người lao động để đòi quyền lợi cho ngừoi lao động nên Wallmart sẽ không thích Công đoàn nhưng ở TQ thì Công đoàn đứng
về phía chính phủ và mang lại nguồn thu cho chính phủ nên Walmart cho phép mỗi của hàng có một Công Đoàn để có thể nhận được sự đồng
thuận của chính phủ Trung Quốc. Vậy nên W rất thành công tại TQ.
Starbuck đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình trước khi xâm nhập Trung Quốc, và khi bị nhái tại thị trường TQ, Starbuck đi kiện trọng tài Trung
Quốc nhưng không được giải quyết nên mang ra trọng tài quốc tế và thằng kiện bên do họ đã lường trước được tình trạng đạo nhái tại TQ nên đã đi đăng
lý bản quyền.
Sự khác biệt văn hoá là gì?
 Sự khác biệt về văn hoá là tập hợp khác biệt về giá trị, chuẩn mực, đức tin, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tôn giáo, phạm trù thẩm mỹ,…
 Vì văn hoá là yếu tố trừu tượng tiềm ẩn nên nó mang lại nhiều rủi ro hơn
 Văn hoá chi phối mối quan hệ hàng ngày, kinh doanh, cũng như những hoạt động kinh doanh quốc tế.
Các nhân tố bề nổi ảnh hưởng đến văn hoá:
 Ngôn ngữ:
 Theo báo cáo của UNESCO có khoảng 2800 thứ tiếng, khoảng 500 thứ tiếng được sử dụng phổ thông.
 Tiếng được nhiều quốc gia sử dụng nhất là tiếng Pháp (26 quốc gia) vì pháp có nhiều nước thuộc địa nhất
 Tôn giáo:
 Trên thế giới hiện nay có khoảng
 Ngôn ngữ cơ thể:
 Bắt tay:
 Nhìn thẳng vào mắt:
 Ngồi vắt chân:
 Tiền bao:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
? tìm hiểu về năm body language có thể dẫn tới hiểu lầm ?
Bài tập cộng điểmbuổi 5:
Câu 1: Tìm hiểu về ngôn ngữ hình (dễ gây hiểu lầm trên toàn thế giới):
Gật đầu:
 Thông thường được hiểu là đồng ý
 Nhưng ở Hungary và Hy Lạp thì cử chỉ này ám chỉ một hành động tiêu cực
Nhìn thẳng vào mắt đối phương:
 Ở Mỹ, nhìn thẳng vào mắt đối phương là cách thức giao tiếp hiệu quả nhất
 Hầu hết người Ả Rập cũng có thói quen nhìn thẳng vào mắt nhau khi giao tiếp và không coi đó là thiếu tôn trọng
 Trong nền văn hoá Anh, nhìn thẳng vào mắt đối phương là điều cần thiết khi giao tiếp nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy không
thoải mái.
 Tuy nhiên ở Nam Á, nhìn thẳng vào mắt ngừoi đối diện bị coi là hung hăng.
Cử chỉ chụm ngón cái và ngón trỏ lại trong khi các ngón còn lại dựng lên:
 Ở Mỹ cử chỉ đó được hiểu là ổn (OK)
 Trong khi Nhât Bản coi đó là biểu tượng của tiền
 Ở Nga coi đó là số 0
 Trong khi ở Brazil biểu tượng mang ý nghĩa xúc phạm
Chụm tất cả các ngón trên bàn tay lại:
 ở Ấn Độ có nghĩa là hãy bình tĩnh
 Ở Italy thì biểu tượng này sử dụng khi bạn không hiểu đối phương đang nói gì
 Trong khi ở Hi Lạp biểu tượng này có nghĩa là ngon.
Hành động kéo dái tai:
 Ở Bồ Đào Nha hành động này có nghĩa là ngon miệng
 Ở Tây Ban Nha lại có nghĩa là đi ăn chùa.
Gõ tay vào mũi:
 Ở Anh hành động này ám chỉ sự tự tin
 Trong khi ở Ý thì mang nghĩa cảnh báo.
Vẫy tay:
 Ở Mỹ hành động này thay lời chào tạm biệt
 Trong khi ở một số quốc gia Mỹ La tinh hay Châu Âu thì hành động này thể hiện ý từ chối.
Hành động giơ ngón cái lên (thumb-up):
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Ở Pháp hành động này biểu tương cho số 1 về chất lượng
 Trong nhiều nền văn hoá, đặc biệt là Brazil thì hành động này thể hiện sự tuyệt vời.
Giơ ngón cái và ngón út lên trong khi ba ngón khác cụp:
 Ở Mỹ biều tượng này chỉ đội Long Horn
 Ở phương Tây biểu tượng này sử dụng thay thế cho câu hỏi “ Anh có điện thoại không?”
 Tuy nhiên ở Brazil biều tượng này có nghĩa anh vừa bị vợ cắm sừng
Câu 2: Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo và mỗi tôn giáo phát triển ở khu vực địa lý như thế nào?
Từ sau cuộc Cách Mạng Công Nghiệp nổ ra, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã khiến cho thành tựu khoa học kỹ thuật không còn mạnh mẽ như trước
nhưng tôn giáo đã trở thành một đặc điểm, một phần không thể thiếu trong văn hoá mỗi quốc gia.
Tại những quốc gia cho phép người dân tự do tín ngưỡng như Canada, Mỹ, Việt Nam, Pháp,… tôn giao mang đặc điểm của tôn giáo độc lập. Bên cạnh đó,
một số quốc gia Hồi Giáo, Công Giáo và các nước như Thái Lan, Anh,… có Quốc giáo – tôn giáo được nhà nước coi là chính thức và nhận thuế từ dân
nhưng người dân vẫn được tự do tín ngưỡng. Trong khi đó, Iraq và toà thánh Vantican theo chế độ thần quyền - chính quyền và tôn giáo là một.
Để làmsáng tỏ thêm thì ta có bảng sau (nguồn Wikipedia):
Tôn giáo Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo Trên 2,4 tỷ Khắp thế giới, trừ một vài nơi.
Hồi giáo 1,5 tỷ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần
lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
Ấn Độ giáo 900 triệu Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus.
Đạo giáo 400 triệu Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại
Tôn giáo dân gian
Trung Quốc
394 triệu Trung Quốc
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Phật giáo 365 triệu (tín đồ chính thức)
1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ
không chính thức)
Đông Á và Ấn Độ
Tôn giáo của các bộ
tộc
300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu
Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
Tôn giáo truyền
thống châu Phi
100 triệu Châu Phi
Thần đạo 30 triệu Nhật Bản
Sikh giáo 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Do Thái giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu
Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Nhân Chứng Giê-hô-
va
8,2 triệu Khắp thế giới
Đạo Cao Đài 2,4 triệu Việt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Jaina giáo 1,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Buổi 6: Thứ Năm/26/04/2018
Chương IV: Cultural environment - Môi trường văn hoá (tiếp)
Né tránh rủi ro hay đối mặt với rủi ro:
Ngừoi dân Việt Nam thường tiết kiệm thay vì đầu tư, đây là một cách né tránh rủi ro
Những quốc gia có tỷ lệ né tránh rủi ro thấp như Đan Mạch, Singapore,…
Những quốc giá có tỷ lệ né tránh rủi ro cao như Việt Nam, Pháp,…
Tính cá nhân hay tính tập thể: (tự học kỹ vì có thể thi)
Những quốc gia có tính cá nhân thấp:
Những quốc gia có tính cá nhân cao:
Tính nam:
Quốc gia có tính nam thấp thì các mối quan hệ được coi trọng hơn tiền bạc, có nhiều sự đồng cảm vơi người yếu thế hơn, cách thức giải quyết mâu thuẫn là
giải hoà nhún nhường.
Quốc gia có tính nam thấp thì quan tâm hơn về thành công, tài sản, và có xu hướng coi trọng kẻ mạnh, cách thức quản lý ở trong quốc gia này phải quyết
đoán, kiên định và phải giải quyết mâu thuẫn bằng cách thi thố.
? Việt Nam là một quốc gia có tính nam cao hay thấp?
? Lời khuyên cho một công ty đan mạch muốn làmviệc ở Tây Ban Nha?
Những định hướng dài hạn:
? năm quốc gia theo longterm orientation và năm quốc gia theo shortterm orientation.
Chương V: Phân tích đánh giá và lựa chọn thị trường
Tại sao phải phân tích, đánh giá, lựa chọn thị trường?
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Nhận ra cơ hội kinh doanh mới, tốt cho doanh nghiệp:
 Nhận thức được những cơ hội tiềm ẩn:
 Giúp doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá chính xác về quy mô thị trường:
 Khi phân tích kỹ thì ta thấy được sức mua, mức giá, quy mô sản xuất.
 Năm 2003, BMW đánh giá sai thị trường Việt Nam nên bán lại các showroom của mình hoàn toàn cho đối thủ cạnh tranh ô tô. Vào năm 2007,
Việt Nam ra nhập WTO, thị trường Việt Nam bùng nổ, BMW quay lại nhưng đã quá muộn bởi không nhận được nhiều ưu đãi và chưa có chỗ
đứng trên thị trường Việt Nam như những hãng xe cùng đẳng cấp khác.
 Giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thị trường
 Tranh thủ để thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, về chính phủ như starbuck Việt Nam chọn nhượng quyền thương mại hay
Wallmart tại Trung Quốc.
 Loại bỏ những thị trường không tiềm năng.
Quy trình phân tích, đánh giá, lựa chọn thị trường:
 Xác định thời điểm thâm nhập thị trường:
 Tỷ lệ phân bổ nguồn lực tại từng thị trường:
Ví dụ: trên thị trường Singapore, doanh nghiệp không lựa chọn xây dựng nhà máy ở Singapore do lương nhân viên cao, còn lựa chọn đặt trụ sở tại
Singapore do pháp luật thông thoáng. Thay vào đó doanh nghiệp lựa chọn thị trường nhân công giá rẻ hơn như Việt Nam, Lào, Malaysia,… để đặt
nhà máy.
 Bước 1: Xác định cơ hội: loại bỏ thị trường không tiềm năng
Ví dụ như bán Playboy thì không lựa chọn thị trường Việt Nam mà lựa chọn thị trường như Thái Lan,..
Cùng trong Tây Âu, ta có thể bán cần sa ở Hà Lan nhưng không bán được ở Bỉ, Pháp
Bán rau sạch thì không lựu chọn thị trường quá xa do vấn đề bảo
Ưu đãi từ phía chính phủ (cho vay vốn, cấp đất,…)
 Bước 2: Phân tích cơ hội:
Phân tích quy định, điều luật kinh doanh liên quan đến sp
Phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị,…
Công cụ được sử dụng để phân tích những yếu tố liên quan đến môi trường này là PEST – pollitical, economic,social,technological. Có nhiều phiên
bản về PEST khác nhau phụ thuộc vào sản phẩm, môi trường kinh doanh, phương thức kinh doanh,…
 Bước 3: Tìm hiểu sâu về thị trường (đối thủ cạnh tranh, sử dụng SWOT của doanh nghiệp so với thị trường để lựa chọn thị trường phù hợp vơi
doanh nghiệp)
Hai phương thức tìm dữ liệu: nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp (thông tin cũ và thường sai lệch do nó phụ thuộc vào mục đích chính, ý định của
tác giả), nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp (qua công ty trun gian hoặc tổ chức hội chợ thương mại để có thể xác định được sản phẩm)
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Buổi 7: Thứ Năm/03/05/2018
Thuyết trình nhóm 1,2,3
I. Nhóm 1: Ảnh hưởng của môi trường chính trị, pháp luật tới doanh nghiệp: (nhóm nàyđược yêu cầu làm lại)
1. Cơ sở lý luận:
Rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi tham gia hoạt động kinh doanh tại một quốc gia bất ổn về chính trị
Tình hình chính trị, pháp luật của Việt Nam: tình hình chính tị khá ổn định, luật pháp hoàn thiện như luật đầu tư
Chính vì thể, Việt Nam trở thành noi thu hút nhiều vốn đầu tư
2. Case study: toyota ở Việt Nam
Tổng quan về toyota ở Việt Nam:
 Lực lượng lao động lớn mạnh
 Sản lượng 183 chiếc/ngày
Toyota trong môi trường chính trị và pháp luật của Việt Nam:
 Toyota nhận được nhiều khuyến khích từ phía chính phủ
 Toyota là một nền công nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam: toyota là doanh nghiệp liên doanh đầu tiên cam kết và thực hiện nội địa hoá. Điều nay được
thể hiện công ty Tâm Thức
 Những khó khăn mà Toyota phải đối mặt trên thị trường Việt Nam:
 Gặp nhiều khó khăn khi kêu gọi những nhà sản xuất linh kiện đến hoạt động tại thị trường Việt Nam
Chiến lược phát triển của Toyota Việt Nam:
 Xây dựng bốn chương trình: nhà máy sản xuất ô tô hàng đầu ở Việt Nam, sx phụ tùng,
 Sự quan tâm của chính phủ và hành lang pháp lý phù hợp
Giả pháp:
 Từ nhà nước: chính sách (thuế, nội địa hoá, …)
 Từ Toyota:
3. Câu hỏi:
Những giải pháp cụ thể của Toyota?
Bốn chiến lược phát triển của Toyota?
 Nhà sản xuất xe đầu tiên ở Việt Nam
 Nhà sản xuất phụ tùng đầu tiên ở Việt Nam
 Tiên phong trong các hoạt động cải tiến xã hội
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Tại sao trên biểu đồ doanh thu Toyota năm 2012 có sự sụt giảmmạnh?
Yêu cầu nội địa hoá và tỷ lệ nội địa hoá là vấn đề lớn nhất mà Toyota gặp phải, hãy đưa ra những phân tích cụ thể?
II. Nhóm 2: Ảnh hưởng của môi trường chính trị, pháp luật tới doanh nghiệp:
1. Cơ sở lý thuyết:
2. Case study: Uber xâm nhập thị trường Thái Lan
Tổng quan về Uber:
 Uber tự nhận là một công ty công nghệ nhưng năm 2017 pháp luật tuyên bố là Uber chính thức là một hãng cung cấp dịch vụ chuyên chở.
Chiến lược chung của Uber để gia nhâp thái Lan:
 Tình trạng của TL:
 Thái Lan gặp vấn nạn tắc đường
 Các hoạt động của Uber tại TL
 Các quy tắc của Uber khi thâm nhập thị trường Thái Lan
 Những lợi ích Uber mang lại cho thị trường TL: cung cấp dịch vụ thuận lợi hơn taxi truyền thống, lợi dụng
 Những ứng dụng Uber dành riêng cho Thái Lan: Uber motor, Uber assist, Uber hợp tác với Line để đặt xe Uber, Uber kết hợp với taxi truyền thống,
Chiến dịch Uber icescream, Uber Giving
Ảnh hưởng của chính trị và pháp luật TL tới Uber:
 Môi trường chính trị:
 Tác đọng tích cực
 Đón nhận đầu tư nước ngoài
 Chính sách đối ngoại 5S
 Tác động tiêu cực:
 Chính phủ cho ra đời ứng dụng Taxi OK – đối thủ cạnh tranh mạnh của Uber
 Môi trường pháp luật:
 Lĩnh vực hoạt động: công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển – mảng này không được pháp luật TL bảo chỗ
 Đăng ký
 Cước phí
 Hình thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt là
 Hoạt động của Uber để thích nghi với TL
 Bổ sung phương thức thanh toán bằng tiền mặt
 Thực hiện đối thoại với chính phủ để hợp pháp hoá hoạt động của mình nhưng bất thành (rút khỏi TL 04/2018)
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
3. Câu hỏi:
Uber có thực sự giảmtắc đường ở TL?
Nhu cầu đi lại của ngừoi dân TL rất cao khiến nạn tắc đường tăng cao.
Phương thức thanh toán với khách hàng Uber không liên quan đến pháp luật và chính trị?
Đất nước TL muốn siết chặt quan lý sử dụng tiền điện tử và phương thức thanh toán điện từ và thẻ tín dụng nên việc thay đổi phương thức thanh toán
của Uber bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của chính phủ.
Uber rút khỏi TL do vấn đề pháp luật ?
Thực chất pháp luật chỉ là một nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược rút lui của TL, đấy là lý do mà Uber bán mình cho Grab
III. Nhóm 3: Ảnh hưởng của môi trường kinh tế,xã hội tới doanh nghiệp:
1. Cơ sở lý thuyết:
Tổng quan về Aeon:
 Là một trong nhưng tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở NB (chỉ từ cửa hàng bán vật phẩm liên quan đên Kimono) và lấy khách hàng là trung tâm.
 Cách thức xâm nhập thị trường: có văn phòng đại diẹn và tăng độ nhận diện từ cuối năm 2011 bằng cách nhượng quyền thương mại, xây dựng chuỗi
trung tâm thương mại, …
 Aeon Mall đã thực sự thành công tại Việt Nam: đầu tư 6 triệu đô và thu về 200 tỉ đô
Hệ thống kinh tế của Việt Nam:
 Việt Nam được 5,1 điểm về tự do kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập
 Chỉ tiêu kinh tế Việt Nam: GNI, mức độ tăng trường GDP (2013-1017 tăng theo quý và theo năm, có sự tăng vọt vào đầu năm 2017 do có nhiều tập
đoàn đầu tư vào Việt Nam), GDP bình quân đầu người, sức mua không thực sự lớn nhưng đồng tiền của Việt Nam ; vấn đề tăng trường xanh ( chính
phủ ban hành nhiều chính sách, người dân có ý thức), vấn đề an toàn thực phẩm, … Aeon năm lấy cơ hội để thể hiện chân giá trị bản thân bằng cách
khu thực phẩm luôn sách sẽ và aeon cũng là một doanh nghiệp xanh (trồng 50 nghìn cây xanh ở Aeon bình tân)
 Lạm phát, rủi ro kinh tế ít
 Thị trường bán lẻ Việt Nam:
 Doanh thu bán lẻ của Việt Nam tư 1991 – 2017: chưa có năm nào doanh thu Việt Nam sụt giảm, 2009-2010 thì doanh thu Việt Nam tăng mạnh (do
Aeon mở văn phòng đại diện ở Việt Nam).
 Aeon mạnh dạn mở rộng thị trường do Việt Nam đứng thứ 8 trong những nước có nền kinh tế bán lẻ phát triển (2008)
 Chính phủ cho chính sách mở rộng với
 Kênh mua sắm của Việt Nam: kênh mua sắmhiện đại tăng 10% ở cả thành thị và nông thôn điều này làm nên lợi thế cho Aeon
 Dự báo về đà tăng trưởng của những cửa hàng tiện lợi từ 2016 đến 2020.
Môi trường xã hội ở Việt Nam:
 Tình tập thể: ở Việt Nam tính tập thể khá cao nên tạo thuận lợi cho Aeon phát triên như sau:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Nhóm khách hàng hướng tới là giới trẻ, hộ gia đình.
 Văn hoá nội bộ của Aeon theo phong cách Nhật tạo niềm tin cho người tiêu dùng
 Tính xã hội:
 Việt Nam đang phát triển nên khoảng cách giai cấp chưa lớn nên đối tượng khách hàng nào cũng có thể đến Việt Nam.
 Việt Nam là top 5 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và top 7 quốc gia lạc quan nhất thế giới nên việc này ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.
2. Case study: Aeon mall tại Việt Nam
3. Câu hỏi:
Tự do kinh tế là gì?
Tỷ giá hối đoái phản ảnh sức mua của đồng tiên
Aeon định vị về chất lượng chứ không định vị về giá – chiến lược định vị của BigC
Việc lựa chọn thời điểm mở văn phòng đại diện năm 2009 ?
Vinmart thì định hướng thực phẩm sạch còn Aeon mall thì thiên về đồ dùng gia dụng nên việc cạnh tranh không quá gay gắt.
Xu hương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam? Chất lượng Nhật Bản được đánh giá cao hơn chất lượng hàng VN
Làm sao Aeonmall tránh được con đương mà Vingroup đã chọn “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và sử dụng nhiều hàng Việt Nam nên không liên
quan quan đến những vấn đề về tỷ giá hay rào cản xuất nhập khâu.
Tiêu chuẩn Tovalu của Nhật Bản.
Buổi 8: Thứ Hai/07/05/2018
Thuyết trình nhóm 4,5,6
IV. Nhóm 4: Ảnh hưởng từ xã hội đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
1. Cơ sở lý thuyết:
2. Case study: Cà phê Trung Nguyên xâm nhập vàp thị trường Trung Quốc
3. Câu hỏi:
Tỷ giá nhân dân tệ có ảnh hưởng đến:
TQ rất rộng và có sự chênh lệch lớn đến các vùng miền:
V. Nhóm 5: Ảnh hưởng văn hoá tác động đến chiến lược kinh doanh của Viettel ở Mozambic
1. Cơ sở lý thuyết:
2. Case study: Ảnh hưởng văn hoá tác động đến chiến lược kinh doanh của Viettel ở Mozambic
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Tập đoàn Viettel:
 Tầm nhìn thường hiệu: “Hãy nói theo cách của bạn”
 Triết lý kinh doanh:
 Các giá trị cốt lõi của viettel:
Thị trường Mozambic:
 Đây là thị trường mục tiêu thứ tư của Viettel ở Châu phi
 Đây là quốc gia thuộc địa của TBN, nền kinh tế lạc hậu.
 Nguồn đóng góp chính cho ngân sách là khoản viện trợ
Phân tích ảnh hưởng văn hoá đến chiến lược kinh doanh theo mô hình Hofstede: theo biểu đồ
 Khoảng cách quyền lực: cả Việt Nam và Mozambic có khoảng cách quyền lực lớn:
 Cơ hội:
 Thách thức: do quyền lực tập trung mà theo chế độ đa đảng, có nhiều xung đột vũ trang
 Tính cá nhân và tập thể: đều đề cao những lợi ích của tập thể
 Cơ hôi: việc xây dựng và lan toả niêm tin của Viettel dễ dàng hơn
 Thách thức:
 Tính nam và tính nữ: cả xã hội Mozambic và Việt Nam đều có nhiều tính nữ
 Cơ hội: tính đống nhất giúp Viettel xác định được tập khách hàng, thị hiếu của KH.
 Thách thức: dù quan tâm đến đời sống người dân nhưng nghèo nên Viettel cần cung cấp dịch vụ chất lượng tốt mà giá thành thấp
 Mức độ e sợ rủi ro: đều có mức e sợ rủi ro cao
 Cơ hội: nắm bắt được tâm lý khách hàng
 Thách thức: kiểm soát chinh sách kinh doanh khó khăn hơn
 Định hướng kinh doanh: Việt Nam tập trung vào chính sách dài hạn trong khi Mozambic thì
 Cơ hội: nếu vượt qua được sự khác biệt này thì Viettel sẽ khẳng định minh
 Thách thức: khả năng thích nghi cao
Chiến lược thâm nhập thị trường Mozambic của Viettel:
 Ký hợp đồng liên doanh với một công ty SPI của Mozambic: vượt qua 12 đối thủ vì cung cấp được một hợp đồng với điểm ký thuật cao nhất.
 Đây là cách thức hiệu quả
 Mozambic coi trong giá trị truyền thống nên hình thức liên doanh vô cùng hợp lý, viettel đổi tên là Mobitel.
 Viettel phân phối theo chiều rộng và tập trung vào cơ sở hạ tầng:
 Viettel không chỉ tập trung vào những khu vực kém phát triển của Mozambic, chọn một ngách thị trường nhỏ những ngừoi ít cơ hội tiếp cận tới
công nghệ phát khác với đối thủ của mình
 Ưu đãi về mức giá:
 Tằng cường đào tạo nhân công và đưa đến thị trường Mozambic những thiết bị hiện đại:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Tận dụng đuọc tính tập thể cao
Kết quả:
 Viettel là nhà mạng viễn thông rộng nhất và lớn nhất của Mozambic.
 Giai đoạn 2005-2006 doanh thu của Mobitel thấp là do biến động về tỷ giá.
3. Câu hỏi và nhận xét:
Yếu tố văn hoá chưa đậm trong bài thuyết trình:
 Cô nhận xét:
 Văn hoá ở đây nên chú trọng vào văn hoá bên trong doanh nghiệp (yếu tố về nhân khẩu học: lượng ngừoi trẻ, mong muốn sử dụng dịch vụ,…)
 Nhóm chưa làmbật nên được yếu tố văn hoá trong chiến lược
Tại sao Viettel chọn Châu Phí do có sự tương đồng văn hoá lớn giữa Việt Nam va Mozambic
Giải pháp “Xây dụng cơ sở hạ tầng để tiến sâu thêm vào các vùng sâu vùng xa” ?
Yếu tố văn hoá quan trọng nhất giúp Viettel tiến sâu vào thị trường Mozambic:
VI. Nhóm 6: Ảnh hưởng của Văn hoá đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
1. Cơ sở lý thuyết:
2. Case study: ảnh hương của văn hoá đên cửa hàng McDonald tại Pháp
Giới thiệu về McDonald:
 McDonald được thành lập năm 1955
 Tính đến năm 2016 thì Mc Donald có 375000 nhân viên trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ
 Trụ sở chính của McDonald ở Mỹ.
Ảnh hưởng của văn hoá Pháp tới McDonald: sử dụng value chain của Micheal Potter để phân tích:
 Sự khác biệt giữa môi trường giữa Mỹ và Pháp:
 Tại Mỹ Mc định vị ăn nhanh nhưng ở Pháp thì Mc định vị chuỗi cửa hàng thức ăn tốt cho sức khoẻ có không gian ăn uống ấm cúng vui vẻ.
Pháp là nước có tinh thần dân tộc cao nên khi mới thâm nhập vào Pháp các nhà hàng Mc bị nông dân phá, vậy nên Mc Pháp thay vì sử dụng
nguyên vật liệu nhập khẩu từ Mỹ thì sử dụng thịt và phomai nội địa
Người pháp ăn mù tạt với hạt tiêu nên McDonald Pháp thay sốt (tương,..)
 Phương thức thanh toán tại Pháp thường bằng thẻ ghi nợ nên Mc lập nên những kiot, Ngừoi Mỹ thích ăn nhanh nhưng người Pháp giành nhiều
thời gian và gọi nhiều món cho bữa chính.
 Mc thay đổi nên thương hiệu từ đỏ (cà chua) thành xanh (mù tạt và hạt tiêu)
 Phân loại nhóm khách hàng nhưng không theo độ tuổi mà theo chế độ ăn uống lành mạnh, theo ba nhóm:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
 Hai kênh phân phối chủ yếu là mạng xã hội (ngôn ngữ đựoc sử dụng cả tiếng Anh và Pháp)
 Ngừoi Pháp rất chú trọng vào không gian ẩm thực nên Mc rất đầu tư vào không gian
 Thành công của Mc Donald tại Pháp:
 Thành công của
 Phân tích SWOT:
 Điểm mạnh:
Mc pháp hoá menu của mình bằng cách nhờ những đầu bếp Pháp thiết kế menu.
Hệ thống franchise và chi nhánh lớn mạnh
 Điểm yếu:
 Cơ hội:
 Thế mạnh:
 Chiến lược của Mc:
 Tổ chức những hoạt động
 Đa dạng hoá thực đơn:
 Cung cấp tiện nghi về công nghệ: có kiot, …
3. Câu hỏi và nhận xét:
Trường hợp thất bại của Mc, giai đoạn đầu thâm nhập của Mc Donald thì
Tạo sao lại chọn mô hình chuối giá trị của M.Potter vì đây là mô hình đưa ra cái nhín từ bên trong, và tập trung vào được khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp
Phần giải pháp bị lặp lại? do nhóm các bạn muốn nhấn mạnh lại.
Tại sao lại bỏ qua phần hoạt đông bổ trợ do những hoạt động bổ trợ liên quan đến nguồn dữ liệu mật của công ty.
Wall Disney của Pháp, do Pháp là một quốc gia giàu truyền thống văn hoá, nên vấn đề văn hoá bên trong công ty (đối nhân xử thế, đặc biệt là ứng xử với
nhân viên người pháp,…) và những hoạt động bên ngoài công ty (tiếp thị sản phẩm tới khách hàng)
Ứng xử của Mc sau vụ phân biệt chủng tộc tại Pháp. Xem phân tích trên mạng nhé.
Buổi 9: thứ Năm/10/05/2018
Thuyết trinhg nhóm 7,8
I. Nhóm 7: Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế của Vnmexco Việt Nam tại Trung Quốc:
1. Cở sở lý thuyết:
2. Case study:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Thuận lợi và khó khắn về mặt nhân khẩu học:
Thuận lợi va khó khăn về mặt chính trị:
 Thuận lợi:
 Thuế suất:
 Mối quan hệ khăng khít:
 Khó khăn:

Thuận lợi khó khăn về nền kinh tế:
 Thuận lợi:
 Kinh tế tăng trưởng ổn định
 Cở sở hạ tầng
 Người TQ cũng bị hấp dẫn bởi giá
 Chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
 Khó khăn:
 Không có tính ổn định, luôn thay đổi
 Chất lượng hoa quả Việt Nam không đồng đều và chưa có quy trình kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn
 Giả pháp:
 Quy hoạch vùng trồng sản phẩm
 Đẩy mạnh tìm kiếm thông tin để có thể có đối tác tin cậy nhất
Thuận lợi và khó khăn về mặt thị trường:
 Thuận lợi
 Không cấm hoa quả tươi
 Đông dân và dễ daiz
 KHó khăn
 Đối thủ nội địa
 Brand loyalty cao
 Giải pháp:
3. Câu hỏi:
Tình trạng ùn ứ hàng hoá mùa cao điểm:
Kênh phân phối doanh nghiệp chỉ mới nhỏ lẻ ở chợ chứ chưa tấn công được vào những siêu thị hay cửa hàng uy tín?
Thương nhân TQ sang Việt Nam và lấ
II. Nhóm 8:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Buổi 10: Thứ hai/14/05/2018
Phần 5: Chương 12: Chiến lược kinh doanh quốc tế (gíao trình trang 471)
Tình huống mở đầu: chiến lược toàn cầu của Ford
 Ban đầu Ford theo đuổi chiến lược khu vực do quan niệm rằng người dùng ở những khi vực khác nhau có thị hiếu khác nhau như ngừoi Mỹ thích xe
bán tải và xe SUVs nhưng ngừoi Châu Âu lại chuộng những xe nhỏ gọn và sử dụng nguyên liệu hiệu quả. Điều này khiên cho Ford không áp dụng được
tính kinh tế theo quy mô vì không tiết kiệm được chi phí nghiên cứu, chia sẻ chi phí sản phẩm và không thể dùng chung những xưởng sản xuất.
 Alan Mulally là giám đốc điều hành của Ford dù chấp nhận không thể hiểu đuọc đièu này vì ông ta chuyển từ tập đoàn Boeing sang và chưa bao h hiểu
được điều gì sẽ xảy ra nếu sản xuất hai chiếc may bay cho hai thị trường khác nhau
 Năm 2008 – 2009, khủng hoảng toàn cầu làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô thế giới, bên cạnh đó Trung Quốc và Ấn Độ là những thị trường mơi
nổi mà Ford cần hướng tới. Những những thị trường này cần những dòng ô tô có giá mềm hơn nên chi phí sản xuất của Ford phải thấp hơn, bên cạnh
đó trên thị trường Trung quốc – ô tô lớn nhất thế giới thì Ford có những đôi thu cạnh tranh mạnh như General Motor hay volkswagen.
 Trước áp lưcj chi phí như thế Alan Mullay áp dụng chiến lược “One Ford” nhằm tạo ra nền tảng chung để Ford có thể dùng ở bất cứ nơi nào trên thế
giới.
 Fiesta, focus 2013, escape có chung thiết kế và được tạo ra trên nền tảng chung.
 Với 15 nhà mày năm 2006 Ford mong chỉ còn 5 nhà máy năm 2016 do có thể chia sẻ chi phí sản xuất, thiết kế máy móc
 Nếu sản xuất nhiều chiếc xe y hệt nhau thì tận dụng được kinh nghiệm
 Qua việc thưc hiện chiên lược này Ford tận dụng được tính kinh tế theo quy mô, đường cong kinh nghiệm. Chiên lược này không chỉ tiêt skieemj chi
phí mà còn đẩy sản lượng của ford từ 5,5 triệu xe (2010)lên 8 triệu xe vào giữa thập niên này (2015)
 Như vậy, Ford chuyển từ chiên lược địa phương hoá sang chiên lược toàn cầu hoá.
Những chương trước tập trung vào môi trường kinh doanh thì chương này tập trung vào chính doanh nghiệp – chủ thể của hoạt động kinh doanh.
 Doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế với những chiến lược khác nhau
 Các liên minh chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi
I. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì: (giáo trình trang 473)
1. Chiên lược và doanh nghiệp:
Chiến lược là những hoạt động mà nhà quản lý thực hiện để đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp thường để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp băng
cách tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuân:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Khả năng sinh lời Tăng trưởng lợi nhuận
Định nghĩa Bằng lợi nhuận ròng chia vốn đầu tư Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng theo thời gian
Biện pháp
 Tạo ra nhiều giá trị hơn = giá thành sản phẩm - giá trị mà ngừoi tiêu
dùng nhận thức được trong mỗi sản phẩm
 Giá trị khách hàng kỳ vọng lớn thì gia thánh sản phẩm có thể càng
cao nhưng giá sản phẩm mà doanh nghiệp thu thường ít hơn giá trị
mà khách hàng đặt vào hàng hoá dịch vụ vì
 Khi doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trên thị trường thì
khách hàng năm bắt được thặng dư tiêu dùng
 Doanh nghiệp không thể nào sản xuất sản phẩm vừa ý mọi ngươi
tiêu dùng nên không thể tạo ra từng mức giá riêng với mỗi cá
nhân, điều này chính là mức hạn chế cuả người tiêu dùng.
 Giảm chi phí sản xuất
 Tăng giá trị sản phẩm để tăng giá bán:
Công thức
V là giá trị cua một sản phẩm với người tiêu dùng; P là giá thành sản phẩm; C la chi phí sản xuất sản phẩm
Khả năng sinh lời = V – P Lợi nhuận = P – C
 Như vậy, lợi nhuận trên mỗi đơn vị bán ra càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn, tất cả các điều kiện khác nhau.
Như vậy để đạt được khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp phải chọn một chiên lược tối ưu hoá được việc tạo ra gía trị của một sản
phẩm hay chính là tạo ra sự khác biệt giữa V và C (V – C) do công ty tạo ra giá trị bằng cách biến những chi phí đầu vào C thành những giá trị đầu ra mà
ngừoi tiêu dùng mong đợi V.
 Mỗi sản phẩm có giá trị nhất định với người sử dụng tuy nhiên với mỗi người dùng thì sản phẩm lại có giá trị khác nhau (giá trị V) vậy nên doanh
nghiệp phải đưa ra một mức giá (P) thấp hơn hoặc bằng (V) để ngừoi tiêu dùng sẵn sàng mua. Thặng dư tiêu dùng càng lớn ( P – V càng lớn) thì ngừoi
tiêu dùng càng sẵn lòng mua sản phẩm.
 Nhà sản xuất còn cần xem xét chi phí sản xuất sản phẩm (C) vì P – C = lợi nhuận, để tăng được lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể tăng P hoặc giảm C.
Tuy nhiên khi tăng P thì vô hình chung làm thặng dư tiêu dùng giảm.
 Như vậy để tăng đựoc bền vững thì doanh nghiệp chọn giảmC hoặc tăng V nói cách khác Để sự chênh lệch giữa V và C của doanh nghiệp lớn hơn
khoảng cách đó của đối thủ cạnh tranh thì theo Michael Porter có hai chiến lược cơ bản:
 Chiến lược chi phí thấp: Một công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách giảmC, từ đó giảmP.
 Chiến lược cá biệt hoá: Một công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách tăng V từ đó tăng P.
2. Định vị chiên lược (giáo trình trang 476):
Định vị chiến lược là việc doanh nghiệp hiểu rõ về sự lựa chọn của mình theo hướng tạo giá trị (khác biệt hoá) hay chi phí thấp
Chiến lược kinh doanh luôn phải song hành cùng với cách thức hoạt động và cách thức tổ chức của doanh nghiệp:
Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303
Nguyên lý trung tâm của một chiến lược là để tối đa hoá khả năng sinh lời của doanh nghiệp với ba điều sau:
 Chọn vị trí trên đường biên hiệu quả (giáo trình trang 476)
 Đặc điểm đường biên hiẹu quả:
 Đường cong bởi vì có sự đánh đổi giữa chi phí và sự khác biệt hoá:
 Khi doanh nghiệp đã có một gia trị nhất định rồi thì để tăng thêm 1 đồng giá trị cần bỏ ra hơn 1 đồng chi phí
 Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn giảm chi phí thì phải bỏ nhiều gía trị trong sản phẩm của minh để tiếp tục giảm chi phí.
 Đường cong lồi vì lợi ích cận biên giảm dần: doanh nghiệp có một gia trị nhất định rồi thì để tăng thêm 1 đồng giá trị cần bỏ ra hơn 1 đồng chi phí
 Không phải mọi vị trí trên đường biên hiệu quả đều khả thi nên doanh nghiệp phải lựa chọn vị trí họ có đủ nhu cầu để hỡ trợ hoạt động đó.
 Nếu doanh nghiệp trong ngành khách sạn thì vị trí trên đường cong kinh nghiệm không được quá gần nơi chi phí thấp vì điều đó đồng nghĩa với
việc từ bỏ rất nhiều giá trị trong dịch vụ của mình trong khi người tiêu dùng ở đây là khách du lịch có xu hướng mong đợi dịch vụ tiện nghi và sẵn
sàng chi trả.
 Hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp như một chuỗi giá trị (giáo trinh trang 477):
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động chính Hoạt động hỗ trợ
R&D Sản xuất Marketing Dịch vụ KH Hệ thống TT Logistics Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng
Tăng V Tạo thêm chức
năng cho sp
Tạo ra một sản
phẩm chất lượng
Định vị thương
hiệu sản phẩm
Tạo giá trị nhận
thức cao hơn
Tăng hiệu quả
quản lý hđ tạo giá
trị
Phân phối hợp lý Thực hiện các
hoạt đọng tạo giá
trị
Giảm C Tạo ra quy trình
sản xuất hiệu quả
hơn
Thực hiện các
hoạt động sản
xuất hiệu quả
Khám phá nhu
cầu của KH và
truyền cho R&D
Thực hiện thu
mua và sx hiệu
quả
Thực hiện các
hoạt động tạo giá
 Cơ cấu tổ chức nội bộ:
Chọn vị trí
trên đường
biên hiệu
quả
Thiết lập
hoảt động
kinh doanh
Cơ cấu tổ
chức nội
bộ
Tối đa hoá
lợi nhuận
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx
Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx

More Related Content

Similar to Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
On tap qtkdqt
On tap qtkdqtOn tap qtkdqt
On tap qtkdqtSơn Lê
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauHung Nguyen
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docTrường ĐH Quốc gia Hà Nội
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docNguyễn Công Huy
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namnataliej4
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Lem Shady
 

Similar to Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx (20)

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
On tap qtkdqt
On tap qtkdqtOn tap qtkdqt
On tap qtkdqt
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
 
Ch19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va ptCh19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va pt
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.docVIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
VIỆT NAM APEC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (21).doc
 
DA131.Doc
DA131.DocDA131.Doc
DA131.Doc
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt namChính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
Chính sách thuế quan và tự do hóa thương mại ở việt nam
 
Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-Thuyttrnh2 131203202454-
Thuyttrnh2 131203202454-
 

Vở-ghi-cô-Hạnh-và-cô-Trà-My.docx

  • 1. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Buổi 1: Thứ hai/09/04/2018 Tổng quan về giảng viên và yêu cầu của bộ môn  Một số đề tài lựa chọn làm thuyết trình:  http://www.brandsvietnam.com/15026-Cau-chuyen-ve-Con-Bo-va-quy-luat-Interup-pattern.  http://ttvn.vn/kinh-doanh/tai-sao-nuoc-suc-mieng-listerine-xe-suv-hay-xa-phong-diet-khuan-thong-linh-thi-truong-du-chang-hon-gi-doi- thu-52016211092452184.htm : không hay  Literine xâm nhập các nước đạo Hồi như thế nào? Giáo trình kinh doanh quôc tế của tiến sĩ Phạm Thị Hồng Yến (2012) hoặc international bussiness (Charles Hill) hoặc international bussiness của Daniel.  Link bản gốc tiếng Anh: https://mrtashfeen.wikispaces.com/file/view/Book+InternationalBusiness+Charles_W.I._Hill.pdf  Link sách tiếng Việt: http://thuvienhaugiang.org.vn:81/handle/11744.38/2615  Link bản gốc của Daniel :https://www.kau.edu.sa/Files/0000374/Files/DR_Essam_Book.pdf  Link giáo trình tham khảo: https://www.slideshare.net/nguyennhatanh1/gio-trnh-qun-tr-kinh-doanh-quc-t  Link slide của cô:  Chương I: Toàn cầu hoá https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%201.pdf?token=AWypAi9Y14wKfHaMz7piz6_r3bFd38Y1LhQDC4ptAUB_eapKlrPaHYeIUWdN46c- ozOAbwdJAtLnfwqa4WZa12uHhnMrF0cguS-iz_lC089VgRRgkUbldQX7RJIO61dKJpJHKHyuCn2tgBHF9YI94p6aeEhiFMYvFZacqs44p2Bp_w  Chương II: Sự khác biệt về hệ thống chính trị và pháp luật https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%202.pdf?token=AWxZY1mYN7d_giGgOi1fH-ic3bAe4gUlpv-qQc6AVmOlcy- seFuXkpP9FGPyUD8P8ULrORvfQQdQXIJ77dIV4bax5k- Mr2ONh4LfE6P9Rs3rgNils1eZ70O3Q3dOGuWPDiDY8kYOytJiGXVK796UfsaFE8SevdPXqFZAbwXzM5ILAw  Chương III: Sự khác biệt về hệ thống kinh tế và xã hội https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%203.pdf?token=AWxgM717vtI8tvcY5r0bzfoQvr020ToBDMc34Hxn5TB-f34pBjIW_givHdFGIr4XRC- 3yHgyjTd2VyGkrOSXf-EbaBrLgorSblnl5aNZapm9e-erEsPlrrHuWZeUbsy2dadriTycluvCHf9ZHaR98Jcp98Smt6LEQETzBcRP0DQlZA  Chương IV: Sự khác biệt giữa các quốc gia về văn hoá https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%204.pdf?token=AWyzwBT7bnYFwmnafePf9OYk8NRfEnJ3PgNyYC5MjRx14wNvZbj3SytT- BxmeI66BoWK8tXeEn1IbLXGrl9J1SeDAyM_8bFl218yuLCXpbVyz7LzdJRzm_qnIdo4f4Dn1dhToHjbkM4QM--Rl-2HQG4AGxoTrtCph_- GA_auAwtcTg  Chương V: Phân tích cơ hội kinh doanh
  • 2. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 https://lookaside.fbsbx.com/file/Chap%206.pdf?token=AWz67Xccr-7g- zy9jlQJdOSkI5g_yPyS5gSSYGf7IHjCN1KVEXpykEYqsfwQLZwgkLLEBaXIWO3rNVU8RItb0Ui4SlH3JuF6rAf5LEXbjTEpaS5IKn0UMUlvHw12h-- 5mUc7wu8vjBSLvxuMDnDjlDb2b4wVpu6hBC462Bdwtp9ZTA Đề thi cuối kỳ gồm ba câu: hai câu lý thuyết và một câu thực hành (chính một trong những bài thuyết trình). Buổi 2: Thứ Năm/12/04/2018 Globalization - Toàn cầu hoá Sau năm 2004, Apple chuyển phần lớn hoạt động sản xuất liên quan đến kỹ thuật và lắp ráp ra nước ngoài, chủ yếu tại Trung Quốc. Quyết định này được đưa ra quyết định này không chỉ dựa trên nguồn lao động dồi dào hay chi phí lao động rẻ mà còn do khă năng đáp ứng nhanh với các nhu cầu tăng giảmsản phẩm của các nhà thầu phụ; cũng như việc cung ứng kịp thời và dối dào nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và còn do sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nữa. Thế giới chúng ta đang sống đang trải qua quá trình toàn cầu hoá về mọi mặt trong đó sự thay đổi trong nền kinh tế đã manh nha từ cuối thế kỉ 20 và có những tác đông, ảnh hưởng vô cùng sâu rộng. I. Kinh doanh và kinh doanh quốc tế: 1. Kinh doanh là gì: Kinh doanh là việc thực hiện một một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư từ hoạt động sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Có thể nói kinh doanh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời Nhưng buôn thuốc phiện có phải kinh doanh không? 2. Kinh doanh quốc tế: Các hoạt động kinh doanh quốc tế từ hoạt động xuất khẩu đến việc vận hành những tập đoàn đa quốc gia Phạm vi kinh doanh quốc tế giữa hơn hai quốc gia khác nhau nên chịu tác động bởi nhiều yếu tố Chúng tá cần quan tâm đến những luồng thông tin vê chính trị, xã hội hay kinh tế để nắm bắt thông tin và tìm hiểu thị trường để tránh rủi ro Như vậy, kinh doanh quốc tế 3. Toàn cầu hoá (giáo trình trang 18) Toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế àm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt giữa các quốc gia bao gồm kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá hay đời sống xã hội, nói cách khác, toàn cầu hoá để tất cả những thị trường riêng trên thế giới hoà với nhua làm một và tương tác với nhau. ? Hãy mô tả từng giai đoạn toàn cầu hoá qua 6 câu trên mỗi giai đoạn (toàn cầu hoá 4.0)
  • 3. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Toàn cầu hoá xuất hiện do sự dỡ bỏ các rào cản và sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như vận tải Trước đây để vượt Đại Tây Dương bằng thuyền buồm mất khoảng 2 Tháng 1 còn hiện nay với tàu thuỷ động cơ diezel thì mất khoảng 3 ngày để vượt Đại Tây Dương Biểu hiện của toàn cầu hoá:  Toàn cầu hoá xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người  Các sản phẩm mang tính chất toàn cầu, mang thương hiệu toàn cầu chứ không chỉ ở một quốc gia như nike, starbuck,…  Sự thành lập của nhiều tổ chức như World Bank, WTO,… ? Kể tên và chức năng năm thành lập của năm tổ chức quốc tế ảnh hưởng tới tiến trình của toàn cấu hoá? Ưu điểmcủa toàn cầu hoá đối với doanh nghiệp:  Đưa sản phẩm ra thị trường toàn cầu nhằm tăng doanh thu trong khi chi phí sx vẫn giữ nguyên từ đó tăng được lợi nhuận.  Giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực, chi phí nhân công, thuế quan, nguyên liệu đầu vào với giá thành thấp để giảmchi phí và tăng lợi nhuận như Mỹ tìm đến thị trường Việt Nam, TQ để sản xuất linh kiện. Rủi ro cua toàn cầu hoá:  Tăng tính cạnh tranh:  Thay đổi cơ cấu việc làmcủa ngành nghề: Trước đây mỗi quốc gia có bộ luật khác nhau mỹ chỉ thuê kế toán của Mỹ để làmviệc thoi vì luật kế toán của Mỹ có những đặc trưng riêng, tuy nhiên gần đây một số công ty Mỹ đào tạo những kế toán viên Ấn Độ theo hệ thống kế toán của Mỹ và làm việc qua hệ thống online giúp giảmgiá thành trả lương cho nhân công. Bên cạnh đó, nhờ sự chênh lệch giữa múi giờ của Ấn Độ và Mỹ nên có thể luận phiên nhau làm việc 24/24 như vậy giúp tăng năng xuất làmviệc. Hệ thống mua bán online của Amazon cũng vận hành trên cơ sở này. Bài tập cộng điểmbuổi 1: Câu 1: Hãy mô tả quá trình toàn cầu hoá? Toàn cầu hoá là một tiến trình gồm ba giai đoạn chính: (theo Wikipedia, dankinhte.vn) Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá:  Toàn cầu hoá đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV, sau khi có những thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây.  Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).
  • 4. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ XIX thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.  "Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Toàn cầu hoá trong môi trường hậu Thế chiến thứ hai:  Thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do”.  Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảmbớt các thuế quan và rào cản thương mại. Toàn cầu hoá trong thời kỳ thế giới phẳng:  Bằng cách dỡ bỏ những hàng rào trong các hoạt động thương mại, đầu tư dịch vụ hay sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin, thế kỉ 21 đã chứng kiến những chuyển biến lớn và liên tục trong tiến trình toàn cầu hoá được cảm nhận qua sự thay đổi của những vật dụng gần gũi hay thói quen sinh hoạt thường nhật trong cuộc sống hàng ngày tới sự ra đời của nhiều thể chế và các tổ chức liên kết. Câu 2: Tên, năm thành lập và chức năng của năm tổ chức ảnh hưởng đến quá trình toàn cầu hoá? Thế chế thứ nhất: Tổ chức thương mại thế giới WTO – World trade organization:  Năm thành lập: 01/01/1995  Chức năng:  Chịu trách nhiệm về chính sách của hệ thống thương mại thế giới và quản lý việc các quốc gia thành viên thực hiện các hiệp định của WTO:  Đến năm 2012, số lượng các nước tham gia WTO là 155 (chiếm tới 97% hoạt động thương mại thế giới). Điều này biến WTO trở thành một trong những tổ chức có phạm vi hoạt động mạnh và tầm ảnh hưởng lớn  Tạo điều kiện để thiết lập thêm những thoả thuận đa phương giưã các thành viên  Trong toàn bộ lịch sử của mình, từ GATT, WTO đã thúc đẩy và tạo điều kiện để cắt giảmnhững rào cản với hoạt động kinh doanh và đầu tư xuyên quốc gia.  Ra đời với kết quả được ghi nhận trong hơn 26.000 trang văn bản pháp lý, WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làmcăn cứ để mỗi thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân các nước thành viên.
  • 5. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Điều này được thể hiện qua việc WTO kí kết các hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ….  Giải quyết các tranh chấp về thương mại:  Nếu "mục tiêu kinh tế" của WTO là nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ, trao đổi các sáng chế, kiểu dáng, phát minh... (gọi chung là quyền tài sản sở hữu trí tuệ) thì các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên theo các quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO chính là mục tiêu chính trị của WTO. Mục tiêu cuối cùng của các mục tiêu kinh tế và chính trị nêu trên là nhằm tới "mục tiêu xã hội" của WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.  Trong vòng 20 năm thành lập (từ 1995) đến nay, Cơ quan giả quyết tranh chấp (DSB) của WTO nhận được gần 500 vụ tranh chấp.  Tranh chấp về các biện pháp phòng vệ thương mại có tỷ lệ kiện cao nhất (50%), điều này chứng tỏ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO khá hiệu quả nên.  Một số vụ kiện về tranh chấp phòng vệ thương mại như Vụ kiện DS 404 và DS 429 trong WTO là để xử lý tranh chấp về phòng vệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong đóViệt Nam khiếu kiện Hoa Kỳ về việc Bộ Thương mại nước này đã áp dụng phương pháp quy về 0 và chính sách về thuế suất toàn quốc trong các đợt rà soát hành chính đối với lệnh áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ với mặt hàng tôm của Việt Nam. Vụ kiện DS 397 trong WTO là liên quan tới tranh chấp về phòng vệ thương mại giữa Trung Quốc và EU trong đó Trung Quốc kiện EU về quy định của Khối này liên quan tới việc áp dụng chế độ đối xử riêng rẽ (individual treatment) khi EU tiến hành điều tra chống phá giá đối với mặt hàng khoá kéo của Trung Quốc.  Giám sát chính sách thương mại của các quốc gia: (theo Phụ lục 3, hiệp định thành lập WTO)  WTO sử dụng cơ chế rà soát chính sách thương mại.  Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển: (theo luật Việt.org)  Về hỗ trợ kỹ thuật, Ban Thư ký WTO thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo và tập huấn cho cán bộ các nước này để làm quen với hệ thống thương mại đa phương, nâng cao kỹ năng đàm phán. Một số khoá học được tổ chức ngay tại Geneva và thực tập ngay tại Ban Thư ký, một số khác được tổ chức tại các nước liên quan. Ban Thư ký WTO cũng phối hợp với chính phủ các nước và các tổ chức khác như UNDP, UNCTAD trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước này. Ngoài ra, WTO cùng với UNCTAD còn cùng điều hành hoạt động của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cũng đóng tại Geneva. Trung tâm này được thành lập năm 1964 để hỗ trợ các nước đang phát triển xúc tiến xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị trường, huấn luyện chiến lược và kỹ thuật tiếp thị, hỗ trợ thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu và đào tạo nhân lực cho các hoạt động nói trên.  Hợp tác với các tổ chức kinh tế khác:  Ta có thể nhận thấy mối quan hệ sâu rộng giữa WTO và các tổ chức kinh tế khác như UNCTAD, UNDP,… trong việc hỗ trợ những nước phát triển.
  • 6. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Thể chế thứ hai: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF – international moneytary fund: (theo nghiencuuquoctte.org, maxi-forex.com, giáo trình kinh doanh quốc tế hiện đại)  Năm thành lập: Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Quốc tế Bretton Wood.  Chức năng:  Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thể chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.  Duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ quốc tế:  Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên nhằm tránh phá giá tiền tệ để cạnh tranh  Rút ngắn thời gian và giảm bớt độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.  Là cứu cánh cuối cùng đối với những quốc gia hay vùng lãnh thổ có nền kinh tế đang ở tình trạng hỗn loạn hoặc đồng tiền bị mất giá so với đồng tiền khác. (Tuy nhiên những khoản vay của IMF thường kèm theo những điều kiện ràng buộc nên thường gây nhiều tranh cãi)  Trong hai thập niên qua, IMF đã cho các chính phủ gặp khó khăn vay vốn như Argentina, Indonesia, Nga, Mexhico, Hàn Quốc, …  IMF còn giữ vai trò chủ động trong việc giúp các nước thành viên đối phó hiệu quả với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 -2009. Thể chế thứ ba: Ngân hàng thế giới WB – World bank: (theo Molisa.gov.com, giáo trình KDQT hiện đại  Năm thành lập: Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Quốc tế Bretton Wood.  Chức năng: chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện:  Ngân hàng quốc tế Về khôi phục và phát triển (IBRD), được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi nền kinh tế các nước này được khôi phục, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển;  Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), được thành lập năm 1960 chuyên cung cấp tài chính cho các nước nghèo;  Nghiệp đoàn Tài chính quốc tế (IFC), thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo;  Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển  Trung tâm quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID), thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.  Như vậy, có điểmgiống và khác giữa IMF và WB: (review.siu.edu và giáo trình KDQT hiện đại) Quỹ tiền tệ quốc tế IMF Ngân hàng thế giới WB Ngày thành lập Tháng 7 năm 1994 tại hội nghị Bretton Wood Mục tiêu Mục tiêu chung của cả hai tổ chức là hỗ trợ nền kinh tế thế giới Chức năng Giám sát chính sách của các nước thành viên cũng như sự trao đổi tiền tệ tự do trong hệ thống tỷ giá cố định bằng cách đong vai trò Hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo bằng cách tài trợ cho các dự án cụ thể nhằm giúp nâng cao năng suât.
  • 7. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 như một ngừoi cung cấp các khoản vay khẩn cấp đổi lại các quốc gia sẽ cải cách chính sách kinh tế của họ Nhân viên 2400 nhân viên, hầu hết là nhà kinh tế hoạt động chính, phần lớn hoạt động ở Washington còn lại thì ở một số nước thành viên trên thế giới. 10000 nhân viên từ nhà kinh tế, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin,… 2/3 hoạt động tại Washington và còn lại làmviệc tạo 160 quốc gia trên thế giới. Tính tương tác IMF là tổ chức của LHQ nhưng co những quy định, điều lệ, cơ cấu và thoả thuận tài chính riêng. IMF không chỉ tường tác với 187 thành viên mà còn với Ngân hàng thế giới, Tổ chức thương mại Thế Giới và các cơ quan của LHQ WB cũng làm việc với 187 nước thành viên và chịu sự chi phối của Hội đồng thống đốc. Ngoài việc tương tác với các quốc gia đang phát triển, WB còn làm việc với các tổ chức kinh tế khác nhau cũng như những cơ quan chuyên môn và học thuật. Quỹ tài trợ Quỹ tại trợ của IMF được thu qua phí thành viên hay là hạn ngạch tuỳ theo quy mô nền kinh tế của mỗi nước thành viên Quỹ tài chính của WB được hình thành từ những khoản vay bằng cách phát hành trái phiếu AAA cho nhà đầu tư hoặc nhận tài trợ. Định chế quốc tế IMF được thành lập để duy trì trật tự trong hệ thông tiền tệ thế giới. WB được thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế tại những nước nghèo. Vì định chế này nên WB ít gây tranh cãi hơn Thể chế thứ tư: Liên Hợp Quốc UN – United Nation: (theo giáo trình KDQT hiện đại, wikipedia)  Năm thành lập: 24/10/1945 bởi sự camkết của 51 quốc gia  Chức năng:  Giữ gìn hoà bình thông qua hợp tác quốc tế và an ninh tập thể:  Toà án là một trong các quy chế hợp thành và là một phần không thể thiếu của Hiến chương Liên Hợp Quốc với hai chức năng đưa ra hán quyết hoặc đưa ra ý kiến tư vấn.  Các thành viên của LHQ phải tuân theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc.  Thúc đẩy, nâng cao mức sống, toàn dụng nhân lực và tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển kinh tế và xã hội:  70% công việc của LHQ tập trung vào nhiệm vụ này, vậy nên LHQ cần hợp tác với những định chế kinh tế khác như Ngân Hàng Thế Giới,… Thể chế thứ năm: Nhóm các nền kinh tế lớn G20: (theo giáo trình KDQT hiện đại, wikipedia)  Năm thành lập: năm 1999 bao gồm các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng của 19 nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với đại diẹn của liên minh Châu Âu và Ngân hàng Trung ướng Châu Âu.  Chức năng:  Xây dựng cơ chế phối hợp chính sách để đối phó với các khủng hoảng tài chính tại các quốc gia đang phát triển:  Chức năng này chỉ được sửa đổi từ năm 2008 và 2009  Diễn đàn nơi các cường quốc nỗ lực khởi động chế độ phối hợp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu:  Cuốc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ và lan ra toàn cầu, gây ra cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng từ 1981.  Thoả thuận hợp tác tiền tệ tài chính, tăng ngân sách cho IMF và đưa ra quy luật mới cho các định chế tài chính.
  • 8. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Buổi 3: Thứ Hai/16/04/2018 Globalization – Toàn cầu hoá (tiếp) Toàn cầu hoá là việc thị trường mỗi quốc gia riêng biêt hội nhập chung và tương tác với nhau qua việc dỡ bỏ các hàng rào, việc phát triển công nghệ thông tin và sự thay đổi trong thị hiếu ngừoi tiêu dùng Sản phẩm mang tính toàn cầu (sản phẩm được sử dụng chung bởi toàn bộ người dân):  Hiện nay, sản phẩm mang tính toàn cầu hoá nhất chính là những linh kiện điện tử hay sản phẩm công nghiệp (những sản phẩm đồng nhất hoàn toàn trên thị trương, như những loại đinh ốc đã có tiêu chuẩn, con chip, ram máy tính, bộ vi xử lý, linh kiện cấu thành nên máy bay thương mại, nhôm, dầu hoặc hoá chất)  Sản phẩm nước đong chai tưởng là sản phẩm toàn cầu nhưng thực chất mỗi sản phẩm đối với mỗi quốc gia lại khác nhau vê thành phần (vi chất trong nước) cũng như khối lượng, cách thức đóng chai,  Các sản phẩm điện tử cũng không hoàn toàn là sản phẩm toàn cầu hoá. Đối với các doanh nghiệp họ xét toàn cầu hoá dưới góc độ toàn cầu hoá quá trình sản xuất:  Là quá trình cung ứng hàng hoá và dịch vụ từ các vị trí tối ưu trên thế giới để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất, lao động, năng lượng, vốn, đất đai và các yếu tố khác. Ví dụ với Iphone, trước 2004, Iphone hoàn toàn được sản xuất tại Mỹ, sau 2004 thì linh kiện của Iphone được sản xuats 10% tại mỹ và 90% tại các quốc gia khác nhau trên thế giới và được lắp ráp ở Trung Quốc. Trường hợp của Boing 777 (vốn được sản xuất tại Mỹ) trước đây được sản xuất 100% tại Mỹ, nhưng để giảmgiá thành sản phẩm thì Mỹ quyết định sản xuất 70% tại Mỹ còn 30% (cánh, động cơ,…) được phân chia cho những nhà cung cấp từ Nhật Bản, Italy, … Chiếc BicMac với vỏ bánh từ Mehico, dưa chuột muối và nước sốt từ Đức, hành từ Mỹ, … (trong slide) là sản phẩm tiêu biểu của quá trình toàn cầu hoá quá trình sản xuất. Động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá:  Hàng rào thuế suất:  Trước 1930, mọi quốc gia đều bảo hộ sản phẩm nội địa nên gây ra cuộc đại suy thoái. Sau chiến tranh thứ Hai, các quốc gia thống ? Vòng đàm phán nào của WTO đang diễn ra hiện nay và nội dung đang được đàm phán trong vòng đàm phán này là gì (phát triển bền vững, hàng rào thuế quan, phát triển nông nghiệp) ? Ủng hộ hay phản đối toàn cầu hoá?  Cách mạng KHCN sau thế chiến thứ Hai:  Internet ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật
  • 9. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Chapter 2: National differences in politics Rủi ro quốc gia là nguy cơ đói mặt với những thiệt hại hoặc những chống đối đối với hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp bắt nguồn từ hệ thống chính trị và pháp luật của một quốc gia. Rủi ro quốc gia đến từ nội chiến, nợ công (Hy Lạp), chinh sách tiền tệ và tài khoá, tình hình khủng bố,…. Rủi ro quốc gia có tầm ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp trong nướcm trong khu vực nhưng có thể mang ảnh hưởng toàn cầu: Ví dụ như chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Cuba thì chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp đến từ Cuba, Ví dụ như ngành tôm của Mỹ đang thất thu do nguôn cung nhiều mà giá cao khiến không thể cạnh tranh nên Mỹ đã cho bán phá giá cho cả ngành tôm trên toàn thị trường Chúng ta phải quan tâm đến hệ thống chính trị của một nước:  Hệ thống chính trị là gì?  Hệ thống chính trị là tập hợp các tổ chức chính phí  Chức năng chính của hệ thống chính trị là đảm bảo sự ổn định của một quốc gia dựa vào nền tảng Luật pháp, bảo vệ đat nước khỏi những nguy cơ bên ngoài, điều tiết sự phân phối các tài nguyên có giá trị giữa các thành phần xã hội  Tại sao cần quan tâm đên hệ thống chính trị?  Do hệ thống chính trị anhr hưởng đến việc vận hành của hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế của quốc gia:  Các hệ thống chính trị được đánh giá qua hai thái cực là chủ nghĩa tập thể hay chủ nghĩa cá nhân, dân chủ hay chuyên chế:  Việt Nam có một chút chế độ chuyên chế,  Một trong nhiều quốc gia phát triển thường hay đi theo chủ nghĩa cá nhân, nhưng mỗi quốc gia có chế độ khác nhau. Chế độ chuyên chế:  Là chế độ chính trị mà nhà nước nắm quyền điều tiết mọi khía cạnh của xã hội như Đức (1933 – 1945), Việt Nam thời kỳ phong kiến, Tây Ban Nha (trước 1975), người dân không có quyền cơ bản (quyền bầu cử, quyền tự do ngôn luận, …) Tại Trung Quốc hiện nay cũng không có quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin cũng hạn chế.  Phân loại:  Chủ nghĩa cộng sản toàn phần không còn hiện hữu rõ rệt trên thế giới:  Thần quyền: Iran, Ấn Độ, Indonesia, …  Trước đây Châu Phi là thuộc địa nên Châu phi phân chia ranh giới không phụ thuộc vào lãnh thổ bộ lạc mà phân theo sự phân chia của thực dân cũ.  Chuyên chế cánh hữu: cho phép các cá nhân có một vài tự do về mặt kinh tế ? tại sao lại lè “cánh hữu” Chế độ dân chủ:  Định nghĩa:  Phân loại: chế độ dân chủ trực tiếp và chế độ dân chủ đại diện
  • 10. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Chế độ dân chủ đại diện:  Chế độ dân chủ trức tiếp:  Chế độ dân chủ đại diện: Các quốc gia hướng tới chế độ này: Hà Lan, Đức, Mỹ, canada, Hà Lan, Pháp,… Tuy nhiên không thể có được dân chủ hoàn toàn như tại Mỹ thì ngừoi dân không thê kinh doanh với Cuba vào thời kỳ chiến tranh lạnh Bài tập cộng điểmbuổi 3: Câu 1: Vòng đàm phán của WTO đang diễn ra và nội dung của vòng đàm phán ấy? (nguồn trungtamwto.vn) Mùng 3 Tháng Ba năm 2018 tại Singapore, trong cuộc gặp gỡ lần thứ tư, bộ trưởng các nước liên quan đã đưa ra các tuyên bố chung mới nhất của các bộ trưởng về hiệp định Đối tác toàn diện khu vực RCEP (regional comprehensive economic partnership). Nội dung của vòng đàm phán:  Thoả thuận hướng tới một mối quan hệ tiến bộ, toàn diện, hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế giữa các quốc gia.  Tán dương những cải cách trong hàng rào thuế quan đối với hàng hoá.  Tập trung vào thúc đẩy đàm phán về những quy tắc về hỗ trợ thương mại và đầu tư giúp chuỗi giá trị khu vực phát triển sâu và rộng.  Nhấn mạnh tiềm năng phát triển kinh tế, cung cấp việc làm và nâng cao đời sống nhân dân cũng như đóng góp cho thương mại toàn cầu của Hiệp định RCEP. Câu 2: Phản đối hay ủng hộ “toàn cầu hoá”. Nêu quan điểm cá nhân? Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa. Tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá: Tác động tích cực Tác động tiêu cực
  • 11. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Kinh tế Tự do hoá thương mại, thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi để nắm bắt thông tin cũng như tiếp thu những tiên bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Hiện tượng chảy máu chất xám, nạn săn đầu người, khủng hoảng kinh tế, tài chính dễ xảy ra, làm gia tăng khoảng cách giau ngheo giữa các quốc gia. Chính trị Mở rộng và thắt chặt quan hệ ngoại giao đồng thời nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Thu hẹp vị thế của nhà nước, chủ quyền quốc gia dần dần bị suy giảm, không còn lập trường chính trị vững vàng. Văn hoá – xã hội Cơ hội tiếp nhận và giáo lưu văn hoá, nâng cao trình độ dân trí cũng như xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn minh nhân loại. Ô nhiễm mội trường, bất công xã hội và sự biến dạng của bản sắc văn hoá dân tộc, quốc gia.  Bất chấp việc cá nhân phản đối hay ủng hộ thì toàn cầu hoá vẫn diễn ra như một xu thế tất yếu, vậy nên câu hỏi đặt ra ở đây nên là cá nhân cũng như quốc gia trên toàn thế giới có thể làm gì để thúc đẩy và nhận được những tác động tích cực của toàn cầu hoá cũng như đẩy lùi và tránh được những mặt tiêu cực mà nó mang lại. Câu 3: Nghĩa tên gọi của chế độ chuyên chế “cánh hữu” (right wing)? (nguồn nghiencuuquocte.org): Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Việc phân chia được bắt đầu từ mùa hè năm 1789, khi các thành viên của Quốc hội Pháp gặp gỡ để bắt đầu soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền lực, và khi cuộc tranh luận nổ ra, mỗi bên trong hai phe phái chính đã chọn ra “lãnh địa” của mình trong hội trường. Các nhà cách mạng chống bảo hoàng ngồi về phía bên trái của chủ toạ, trong khi những người thuộc dòng dõi quý tộc, bảo thủ hơn và thể hiện thái độ ủng hộ chế độ quân chủ lại tập trung về phía bên phải. Buổi 4: Thứ Năm/19/04/2018
  • 12. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Chapter II (cont) Khi tham gia vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải chịu chồng chéo nhiều quy định  Việc Google rút khỏi thị trường Trung Quốc  Chữ vạn nhạy cảm với người dân Đức, Facebook từng được yêu cầu kiểm soát với việc tìm kiếm chữ Vạn trên mạng do với người Đức, chữ vạn là biểu tượng của phát xít.  Ở Nga, các thông tin về chính trị gia bị kiểm soát.  Ở Thổ Nhĩ Kì, nếu xúc phạm công dân Thổ Nhĩ Kỳ đều bị xử phạt.  Ở Tây Âu, năm 2015 thì từ ngữ bị tránh sử dụng “boom”.  Ở Mỹ thì “xả súng” hoặc IS là những từ ngữ rất nhạy cảm.  Ở Việt Nam, Facebook bị hạn chế khoảng 2010,2011. Năm 2016, vào đợt bầu cử  Để tham gia thì trường, các doanh nghiệp vẫn tuân thủ quy định của quốc gia đó và sẽ ghi lại những lần gỡ bỏ theo quy định nhà nước. năm ngoái, google vẫn quyết tâm trở lại Trung Quốc. Chapter III: Economic Environment Môi trường kinh tế:  Định nghĩa:  Ý nghĩa: môi trường kinh tế không chỉ cho biết khả năng phát triển, cơ cấu thị trường, thị hiếu khách hàng,…. Từ đó doanh nghiệp ra được kế hoạch kinh doanh hợp lý (loại sản phẩm, quy mô sản phẩm, cách thức giới thiệu sản phẩm vào thị trường,…) Phân loại/bộ lọc môi trường kinh tế:  Hình thái thị trường là yếu tố nên được xem xét đầu tiên:  Nền kinh tế truyền thống: nền kinh tế tự cung tự cấp (như thời phong kiến)  Nền kinh tế tập trung/chỉ huy: mọi hoạt động kinh tế của quốc gia được điều tiết bởi chính phủ, người dân không có quyền sản xuất tiền riêng mà sử dụng tem phiếu, đi ngược lại với cung cầu thị trường (thời kỳ bao cấp ngày xưa ở Việt Nam, bây h vẫn ở Cuba, Bắc Triều Tiên).  Nền kinh tế thị trường: mọi hoạt động kinh tế của quốc gia được điều tiết bởi cung cầu thị trường.  Nền kinh tế hỗn hợp (kinh tế tập trung kết hợp kinh tế thi trường): Ví dụ như Việt Nam, thị trường hàng hoá, hàng tiêu dùng được quyết định bởi cung cầu nhưng một số ngành như điện, nước, xăng, dầu, … vẫn còn chịu sự quản lý của nhà nước.  Như vậy xác định hình thái thị trường trong bước đầu tiên là cách nhanh nhất để doanh nghiệp quyết định có nên tham gia vào thị trường không. ? hãy kể tên những ngành công nghiệp đang chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam?  Mức thu nhập: năm mức thu nhập:
  • 13. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Chỉ số kinh tế khác như GDP, GNI, thu nhập bình quân đầu ngừoi,…  Chúng ta không chỉ sử dụng một chỉ sổ vì sẽ không có cái nhìn toàn cảnh nếu nhìn GPD (thì không thấy được thị trường ngoại hối), nếu xét tỷ lệ tăng trưởng GDP thì thấy được mức độ phát triển của thị trường, nhìn vào PPP - ngang giá sức mua để xem mức sống của người dân. VD: Năm 2011, GDP của Việt Nam là 103.571 tỷ USD, còn của Walmart là 400 tỉ đô la  Chỉ số tham nhũng (transparency.org)  Quan tâm đến cả chỉ số phát triển tự do, “chỉ số tự do kinh tế” (heritage.org, internationalorganization): cho biết quyền cạnh tranh bình đẳng, khả năng rút khỏi thị trường,… Từ 1995 đến 2012,  Chỉ số BigMac (do Macdonald có ở mọi nơi trên thế giới) nên quyết định sử dụng giá của Big Mac trên các thị trường để tính PPP ? Hãy miêu tả chỉ số BigMac và chỉ số BigMac này ảnh hưởng thế nào đến chỉ số trên thị trường?  Chỉ số về con người:  Chỉ số phát triển con người HDI (tuổi thọ, mức độ phổ cập kiến thức, mức thu nhập của người dân). Việt Nam đứng thứ 115/187 với chỉ số phát triển con ngừoi HDI bằng 0,683 (năm 2015). ? GDP Việt Nam là bao nhiêu?  Chỉ số liên quan đến môi trường chịu sự quản lý của nhà nước (thường chỉ với nước phát triển)  Chỉ số hạnh phúc (được quốc vương của Bhutan phát hành), Việt Nam có chỉ số hạnh phúc thứ 96 ? Cách tính chỉ số hạnh phúc? Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giời và Việt Nam đứng vị trí bao nhiêu?  Chỉ số tỷ lệ thất nghiệp:  Định nghĩa:  Tác động đến quyết đinh của doanh nghiệp:  Chỉ số nợ công: Rủi ro kinh tế: (như slide) ?Bài tập về nhà bắt buộc: Dựa trên những yếu tố kinh tế, hãy so sánh những yếu tố về môi trường kinh tế, xã hội giữa thị trường của công ty mẹ và thị trường của doanh nghiệp? Bài tập về nhà buổi 1: Câu 1: Kể tên những ngành công nghiệp đang chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam? (nguồn baochinhphu.vn) Theo dự thảo năm 2017, nhà nước độc quyền 20 loại sản phẩm dịch vụ sau đây: Hàng hoá thực hiện mục đích quốc phòng an ninh Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
  • 14. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Sản xuất vàng miếng Xuất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất vàng miếng Phát hành sổ xố kiến thiết Nhập khẩu thuốc là điếu, xì gà (trừ hàng miễn thuế) Hoạt động dữ trữ quốc gia In đúc tiền Phát hành tem bưu chính Việt Nam Sản xuất buôn bán xuất nhập khẩu tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, vận hạnh thuỷ điện đa mục tiêu, điện hạn nhân Vận hành hệ thống đèn điện và luồng vận tải công cộng Quản lý, vận hành và khai thác đại thông tin duyên hải Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do nhà nước đầu tư Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thuỷ nông liên tỉnh liên huyện, kè biển trong chuyển giao kế hoạch Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng Xuất bản (không bao gồm in và phát hành) Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính viễn thông Cung ứng dịch vụ công ích trong dịch vụ phát hành báo chí  Như vậy, nhà nước quản lý một số ngành sau: vật liệu nổ, vàng miếng, sổ xố kiến thiết, thuốc là điếu xì gà, in tiền, bưu chính viễn thông, pháo hoa, vận tải công cộng, điện, duyên hải, hàng không, thuỷ lợi, lâm nghiệp, xuất bản. Câu 2: Hãy mô tả chỉ số Big Mac và chỉ số này ảnh hưởng đến đến các chỉ số trên thị trường như thế nào? (nguồn tuanlevang.worldexpress.cm) Định nghĩa chỉ số Bigmac:  Tuy không thuộc nhóm sản phẩm mang tính toàn cầu nhưng một số sản phẩm như bánh Burger của MC Donald hay là nước giả khát coca cola hay cà phê Starbuck,… được biết đến và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới.  Dựa trên lý thuyết ngang giá sức mua, lý thuyết Burger ra đời và tin rằng một đô la Mỹ phải mua được lượng hàng hoá như nhau trên tất cả các quốc gia. Và rổ hàng hoá dịch vụ được lựa chọn ở đây là chiếc Bigmac của Mc Donald và được áp dụng với 120 quốc gia.  Chỉ số ngang giá sức mua Big Mac chính là tỷ giá hối đoái mà khi đó giá của một chiếc Hamburger ở Hoa Kỳ bằng với giá ở quốc gia khác. So sánh tỷ giá hối đoái thực tế với chỉ số ngang giá sức mua Big Mac có thể giúp nhà nghiên cứu đánh giá xem đồng tiền của một quốc gia được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của nó. Người ta còn sử dụng chỉ số này để so sánh giá trị của một đồng tiền tại những thời điểm khác nhau
  • 15. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Ví dụ, giả sự giá của một chiếc bánh Big Mac ở Mỹ là 2,5 đô la còn ở Anh là 2 bảng Anh, như vậy tỷ số PPP (tỷ số ngang giá sức mua) sẽ là 2,5/2=1,25. Vậy nếu trên thực tế 1 đô la Mỹ ăn 0.55 bảng Anh (hoặc 1 bảng ăn 1,81 đô la) thì đồng bảng Anh đã được đánh giá quá cao, cao hơn 44,8% so với chỉ số Big Mac ở cả hai quốc gia. (Số liệu năm 2005). Tác động của chỉ số Bigmac:  Chỉ số này là biểu tượng của tạp chí The Economist và được sử dụng rộng rãi do sự phổ biến của Bigmac trên thế giới cũng như hình ảnh chiếc Hamberger giúp các chỉ số tài chính dễ tiêu hoá hơn. Chỉ số Bigmac phản ánh giá trị giữa hai đồng tiền trong một thời điểm hay giá trị của một đồng tiền tại nhiều thời điểm khác nhau.  Qua đó tác động đến việc chi tiêu, đầu tư nước ngoài hay kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Câu 3: GDP của Việt Nam là bao nhiêu và xếp hạng theo lần cập nhật gần đây nhất? GDP Việt Nam năm 2016 là gần 600 triệu USD (GDP toàn cầu là gần 120 tỷ USD) theo số liệu của World Bank Theo số liệu 2015 của CIA thì Việt Nam xếp hạng 131 với thu nhập bình quân đầu người là 2170,6 đô la năm 2016 (world bank) và 2385 đô la năm 2017 (cafenet) Câu 4: Cách tính chỉ số hạnh phúc? Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất là quốc gia nào và Việt Nam có chỉ số hạnh phúc là bao nhiêu và xếp hạng bao nhiêu? Chỉ số hạnh phúc là Happy planet index (HPI), Chỉ số này nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảmgiác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường, do vậy đây không phải là chỉ số thuần túy đo hạnh phúc của quốc gia, điều này có nghĩa là một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên.Do đó, dễ dàng nhận thấy là những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhất tại châu Á, Nam Mỹ lại được xếp đầu bảng, trong khi những quốc gia công nghiệp giàu mạnh tại Bắc Mỹ, châu Âu lại thường nằm cuối bảng vì họ đã tận dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên. Cách tính chỉ số hạnh phúc: HPI = 𝑐ℎỉ 𝑠ố ℎà𝑖 𝑙ò𝑛𝑔 𝑣ớ𝑖 𝑐𝑢ộ𝑐 𝑠ố𝑛𝑔∗ 𝑡𝑢ổ𝑖 𝑡ℎọ 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ℎỉ 𝑠ố 𝑑ấ𝑢 𝑐ℎâ𝑛 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑡ℎá𝑖  Trong đó dấu chân sinh thái (ecological footprint) là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ cacbon điôxít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải. Loài người đang khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn có để phục vụ cho lợi ích của mình. Theo các nhà khoa học, Trái Đất có khả năng tái tạo lại những gì con người đã khai thác. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những gì con người đang khai thác cũng là những gì Trái Đất đã tạo ra. Tuy nhiên, khả năng tái tạo của Trái Đất là có hạn, nếu con người khai thác tài nguyên vượt quá khả năng tái tạo của Trái Đất thì Trái Đất sẽ rơi vào trình trạng quá tải, nghĩa là không thể tái tạo đủ những gì con người khai thác. Người ta đưa ra đơn vị Gha tương ứng với một Ha đất tiêu chuẩn. Theo đó thì một Gha hay một Ha đất tiêu chuẩn này sẽ có khả năng cung ứng một lượng vật chất tự nhiên cho con người. Nếu con người càng khai thác quá đà thì lượng Gha sẽ càng giảm. Hầu như các nước đều sử dụng quá dấu chân sinh thái của đất nước mình.
  • 16. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Chỉ số hạn phúc được tính dựa trên 6 tiêu chí: thu nhập bình quân đầu ngừoi, tuổi thọ, quyền tự do, sự hào phóng, phúc lợi xã hội và không có tình trạng tham nhũng. Quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới:  Theo kết quả của báo cáo hạnh phúc thế giới 2017, Nauy là nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới.  Ngoài Nauy, nằm trong danh sách 10 nước hạnh phúc nhất thế giới còn có Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Úc, Thụy Sĩ. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam là bao nhiêu và xếp hạng của Việt Nam:  Trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc hành tinh năm nay, Việt Nam đứng thứ 94 trong tổng số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Trong bảng xếp hạng công bố năm 2015, Việt Nam xếp hạng thứ 75/158 và trong xếp hạng năm 2016, Việt Nam xếp hạng thứ 96/157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo báo cáo này (không rõ năm) thì HPI của Việt Nam là 40,3 đứng thứ năm trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ (http://happyplanetindex.org/countries/vietnam ). Câu 5 (câu hỏi bắt buộc) So sánh yếu tố môi trường kinh tế giữa Việt Nam với 1 quốc gia bạn kinh doanh trên thị trường? (nguồn indexmundi) Môi trường kinh tế Việt Nam Môi trường kinh tế Lào Tổng quan Kinh tế hỗn hợp (kinh tế thị trường định hướng xhcn) Kinh tế Lào bị chi phối bởi hoạt động xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên GDP 643,9 tỉ đô la (2017) 49,21 tỉ đô la (2017) GDP thực tế 6,3% (2017) 6,9% (2017) GDP bình quân đầu người 6900 đô la (2017) 6300 đô la (2017) Dân số dưới mức nghèo 11,3% (2012) 22% (2013) Thu nhập cá nhân 30,2% (2008) 30,3% (2008) Tỷ lệ lạm phát 4,4% (2017) 2,3% (2017) Lực lượng lao động 56,46 triệu người (2017) 3,582 triệu người (2017) Cơ cấu lục lượng lao động Nông nghiệp 48% Công nghiệp 21% Dịch vụ 31% Nông nghiệp 73,1% Công nghiệp 6,1% Dịch vụ 20,6% Tỷ lệ thất nghiệp 2,3% (2016) 1,5% (2016) Năng suất sản xuất cn 6,4% (2017) 8% (2017) Xuất khẩu 194,6 tỉ đô la (2017) 2,881 tỉ đô la (2017) Nhập khẩu 190,1 tỉ đô la (2017) 5,852 tỉ đô la (2017) Tỷ giá hối đoái (Việt Nam đồng/Đô la) 22784 (Kips/Đô la) 8371,1 (2017) Nợ công 62,3% GDP (2017) 67,3% GDP (2017)
  • 17. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Buổi 5: Thứ hai/23/04/2018 Culture Environment – Môi trường văn hoá Case study về Wallmart:  Case về thành công của Wallmart, là một trong những công ty bán lẻ đầu tiên tại Mỹ lớn nhất thế giới với 2 triệu nhân viên trên toàn thế giới. Từ 1990, Wallmart quyết định tiến ra thế giới với thị trường láng giềng Mexhico tuy khác về điều kiện kinh tế nhưng giữa Mehxico và Mỹ có sự giao thoa văn hoá và chính trị. Tuy nhiên khi xâm nhập Mehxico thì Wallmart phát hiện thói quen mua sắmkhác người Mỹ, người Mỹ thường tập trung đi siêu thị vào cuối tuần để mua hàng hoá thực phẩm cho cả một tuần vậy nên dòng xe bán tải được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, Wallmart cũng offer quantity discount, cách thức đóng gói và lượng hàng hoá tiêu dùng cũng khác nhau. Trong khi đó, thị trường Mehxico vào năm 1990 không có tủ lạnh trong gia đình và ô tô do nghèo nên thói quen mua sắm đồ với khối lượng nhỏ, có thể sờ và chọn và tới những địa điểm mua sắmgần nhà. Để có thể xâm nhập thị trường Mehxico, Wallmart đã áp dụng hình thức liên doanh – hoà vốn với một công ty nội địa, cung cấp sản phẩm tươi sống mà ngừoi dân có thể chạm vào và không xây dựng những khu siêu thị to mà chỉ xây dựng những cửa hàng tiện ích nhỏ lẻ tại những khu đông dân cư. Wallmart đưa ra chiến lược 10 năm để thay đổi thói quen tiêu dùng với những offer quantity discount, wallmart đã thành công bởi hành vi tiêu dùng của Mehxico giống với ngừoi Mỹ, từ đó thúc đẩy GDP của Mehxico. Vậy nên Mehxico trở thành một trong những thị trường thành công nhất của Wallmart.  Walmart chọn thời điểmxâm nhập thị trường Mehxico như ngừoi tiên phong nên có thể thay đôi thói quen tiêu dùng của ngừoi Mehxico.  Case về thất bại tại Anh và Đức của Wallmart, cụ thể là thị trường Đức. Theo đúng lý thuyết thì vì những tương đồng trong kinh tế, chính trị thì Wa. Theo thói quen tiêu dùng thì người Đức ưa thích hàng nội địa, do Đức là quốc gia phát triển nên họ ưa chuộng chất lượng hơn giá cả, bên cạnh đó, trên thị trường Đức có những sản phẩm đồ công nghệ và mỹ phẩm có chất lượng và giá cạnh tranh. Dù gây được tò mò nhưng Wallmart không thể cạnh tranh với những nhãn hàng nội địa. Tuy nhiên, Wallmart không những không được ưa chuộng mà còn bị tẩy chay ở Đức bởi wallmart đưa ra ý tưởng: bất kỳ khách hàng nào vào thì đều phải được một nhân viên tiếp đón, quy định “3 feet” (3 sải chân) và nhân viên được giao phó nhiệm vụ xếp hàng vào túi cho khách hàng, thế nhưng người Đức khá lạnh lùng, họ thích sự độc lập, riêng tư, thế nên ngừoi Đức nhiều khi tìm đến mua sắmnhư một khoảng thời gian riêng tư. Vậy nên những hành động nồng nhiệt của nhân viên Wallmart khiến khách hàng ngừoi Đức cảm thấy phiền hà. Không thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, Wallmart chọn nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng nhưng vấp phải thất bại đau đớn.  Wallmart chọn thời điểm xâm nhập thị trường Đức như một người đến muộn nên ngậm ngùi đắng cay.  Case thất bại tại Hàn Quốc (1998) của Wallmart. Ban đầu, thất bại của wallamrt là do chọn thời điểm sai, nhu cầu mua sắmcủa Hàn Quốc đã được nuông chiều bởi những ông lớn bán lẻ từ thị trương nội địa như Lotte, Shinhan,… và từ thị trường nươc ngoài như Imart (30% thị phần), Tesco (Anh – 17% thị phần),… . Khi Wallmart vào thị trường Hàn Quốc chậm chân khi phát triển hệ thống bán lẻ do mất nhiều thời gian tìm hiểu thị trường. Bên cạnh đó, sự khác biệt văn hoá như việc thử sản phẩm trước khi mua trong khi đó những sản phẩm của Wallmart không được thử, đặc
  • 18. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 biệt đối với mỹ phẩm, sản phẩm đắt tiền,… chính vì vậy những bà nội trợ Hàn Quốc cảm thấy không được coi trọng và quan tâm. Không những thế, nhận thức mua sắmcủa ngừoi Hàn Quốc về mặt hàng điện tử - những đồ xịn sẽ không được bán ở trung tâm thương mại mà những đồ xịn sẽ chỉ được bán ở của hàng điện lạnh riêng biệt, vậy nên việc Wallmart đặt bán chung những sản phẩm này khiến chúng bị ế. Không những thế, kệ hàng Wallmart đơn sơ chứ không lung linh hấp dẫn (để phục vụ mục đích check-in). Và những bà nội chợ của Hàn Quốc thường mua thịt cá tại chợ. Hơn thế nữa, Wallmart đặt trung tâm của mình tại những khu ít dân cư thay vì những khu trung tâm vì vậy không thu hút được khách hang. Chính từ những sai lầmnày, Wallmart phải rút khỏi thị trường Hàn Quốc  Case thành công tại Trung Quốc (1996) của Wallmart, Wallmart có những bước tiến chậm và cẩn trọng để tìm hiểu thị hiếu tiêu dùng, hệ thống pháp luật, chính trị,… Nhân dân TQ thích săn đồ giá rẻ như ngừoi Mỹ nên phù hợp chiến lược của Wallmart, chính vị vậy Wallmart quyết định mở rộng thị trường nhanh hơn. Để hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, thì Wallmart thêm nhiều ký tự tiếng Trung và bài trí sản phẩm cho giống văn hoá TQ. Bên cạnh đó, Wallmart chấp nhận thay đổi hình thức cung cấp thực phẩm thay vì đã qua chế biến thì áp dụng cung cấp đố tươi sống. Về chính trị, không chỉ thu hút ngừoi dân, Wallmart thu hút Bộ chính trị Trung Quốc bằng cách tạo môi quan hệ tốt với Công Đoàn – thông thường công đoàn đứng về phía người lao động để đòi quyền lợi cho ngừoi lao động nên Wallmart sẽ không thích Công đoàn nhưng ở TQ thì Công đoàn đứng về phía chính phủ và mang lại nguồn thu cho chính phủ nên Walmart cho phép mỗi của hàng có một Công Đoàn để có thể nhận được sự đồng thuận của chính phủ Trung Quốc. Vậy nên W rất thành công tại TQ. Starbuck đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình trước khi xâm nhập Trung Quốc, và khi bị nhái tại thị trường TQ, Starbuck đi kiện trọng tài Trung Quốc nhưng không được giải quyết nên mang ra trọng tài quốc tế và thằng kiện bên do họ đã lường trước được tình trạng đạo nhái tại TQ nên đã đi đăng lý bản quyền. Sự khác biệt văn hoá là gì?  Sự khác biệt về văn hoá là tập hợp khác biệt về giá trị, chuẩn mực, đức tin, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tôn giáo, phạm trù thẩm mỹ,…  Vì văn hoá là yếu tố trừu tượng tiềm ẩn nên nó mang lại nhiều rủi ro hơn  Văn hoá chi phối mối quan hệ hàng ngày, kinh doanh, cũng như những hoạt động kinh doanh quốc tế. Các nhân tố bề nổi ảnh hưởng đến văn hoá:  Ngôn ngữ:  Theo báo cáo của UNESCO có khoảng 2800 thứ tiếng, khoảng 500 thứ tiếng được sử dụng phổ thông.  Tiếng được nhiều quốc gia sử dụng nhất là tiếng Pháp (26 quốc gia) vì pháp có nhiều nước thuộc địa nhất  Tôn giáo:  Trên thế giới hiện nay có khoảng  Ngôn ngữ cơ thể:  Bắt tay:  Nhìn thẳng vào mắt:  Ngồi vắt chân:  Tiền bao:
  • 19. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 ? tìm hiểu về năm body language có thể dẫn tới hiểu lầm ? Bài tập cộng điểmbuổi 5: Câu 1: Tìm hiểu về ngôn ngữ hình (dễ gây hiểu lầm trên toàn thế giới): Gật đầu:  Thông thường được hiểu là đồng ý  Nhưng ở Hungary và Hy Lạp thì cử chỉ này ám chỉ một hành động tiêu cực Nhìn thẳng vào mắt đối phương:  Ở Mỹ, nhìn thẳng vào mắt đối phương là cách thức giao tiếp hiệu quả nhất  Hầu hết người Ả Rập cũng có thói quen nhìn thẳng vào mắt nhau khi giao tiếp và không coi đó là thiếu tôn trọng  Trong nền văn hoá Anh, nhìn thẳng vào mắt đối phương là điều cần thiết khi giao tiếp nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến đối phương cảm thấy không thoải mái.  Tuy nhiên ở Nam Á, nhìn thẳng vào mắt ngừoi đối diện bị coi là hung hăng. Cử chỉ chụm ngón cái và ngón trỏ lại trong khi các ngón còn lại dựng lên:  Ở Mỹ cử chỉ đó được hiểu là ổn (OK)  Trong khi Nhât Bản coi đó là biểu tượng của tiền  Ở Nga coi đó là số 0  Trong khi ở Brazil biểu tượng mang ý nghĩa xúc phạm Chụm tất cả các ngón trên bàn tay lại:  ở Ấn Độ có nghĩa là hãy bình tĩnh  Ở Italy thì biểu tượng này sử dụng khi bạn không hiểu đối phương đang nói gì  Trong khi ở Hi Lạp biểu tượng này có nghĩa là ngon. Hành động kéo dái tai:  Ở Bồ Đào Nha hành động này có nghĩa là ngon miệng  Ở Tây Ban Nha lại có nghĩa là đi ăn chùa. Gõ tay vào mũi:  Ở Anh hành động này ám chỉ sự tự tin  Trong khi ở Ý thì mang nghĩa cảnh báo. Vẫy tay:  Ở Mỹ hành động này thay lời chào tạm biệt  Trong khi ở một số quốc gia Mỹ La tinh hay Châu Âu thì hành động này thể hiện ý từ chối. Hành động giơ ngón cái lên (thumb-up):
  • 20. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Ở Pháp hành động này biểu tương cho số 1 về chất lượng  Trong nhiều nền văn hoá, đặc biệt là Brazil thì hành động này thể hiện sự tuyệt vời. Giơ ngón cái và ngón út lên trong khi ba ngón khác cụp:  Ở Mỹ biều tượng này chỉ đội Long Horn  Ở phương Tây biểu tượng này sử dụng thay thế cho câu hỏi “ Anh có điện thoại không?”  Tuy nhiên ở Brazil biều tượng này có nghĩa anh vừa bị vợ cắm sừng Câu 2: Hiện nay trên thế giới có bao nhiêu tôn giáo và mỗi tôn giáo phát triển ở khu vực địa lý như thế nào? Từ sau cuộc Cách Mạng Công Nghiệp nổ ra, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã khiến cho thành tựu khoa học kỹ thuật không còn mạnh mẽ như trước nhưng tôn giáo đã trở thành một đặc điểm, một phần không thể thiếu trong văn hoá mỗi quốc gia. Tại những quốc gia cho phép người dân tự do tín ngưỡng như Canada, Mỹ, Việt Nam, Pháp,… tôn giao mang đặc điểm của tôn giáo độc lập. Bên cạnh đó, một số quốc gia Hồi Giáo, Công Giáo và các nước như Thái Lan, Anh,… có Quốc giáo – tôn giáo được nhà nước coi là chính thức và nhận thuế từ dân nhưng người dân vẫn được tự do tín ngưỡng. Trong khi đó, Iraq và toà thánh Vantican theo chế độ thần quyền - chính quyền và tôn giáo là một. Để làmsáng tỏ thêm thì ta có bảng sau (nguồn Wikipedia): Tôn giáo Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu Kitô giáo Trên 2,4 tỷ Khắp thế giới, trừ một vài nơi. Hồi giáo 1,5 tỷ Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc. Ấn Độ giáo 900 triệu Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus. Đạo giáo 400 triệu Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc
  • 21. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Phật giáo 365 triệu (tín đồ chính thức) 1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ không chính thức) Đông Á và Ấn Độ Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại Tôn giáo truyền thống châu Phi 100 triệu Châu Phi Thần đạo 30 triệu Nhật Bản Sikh giáo 23 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh Do Thái giáo 14 triệu Israel, Mỹ, châu Âu Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới Nhân Chứng Giê-hô- va 8,2 triệu Khắp thế giới Đạo Cao Đài 2,4 triệu Việt Nam, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc
  • 22. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Jaina giáo 1,2 triệu Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh Buổi 6: Thứ Năm/26/04/2018 Chương IV: Cultural environment - Môi trường văn hoá (tiếp) Né tránh rủi ro hay đối mặt với rủi ro: Ngừoi dân Việt Nam thường tiết kiệm thay vì đầu tư, đây là một cách né tránh rủi ro Những quốc gia có tỷ lệ né tránh rủi ro thấp như Đan Mạch, Singapore,… Những quốc giá có tỷ lệ né tránh rủi ro cao như Việt Nam, Pháp,… Tính cá nhân hay tính tập thể: (tự học kỹ vì có thể thi) Những quốc gia có tính cá nhân thấp: Những quốc gia có tính cá nhân cao: Tính nam: Quốc gia có tính nam thấp thì các mối quan hệ được coi trọng hơn tiền bạc, có nhiều sự đồng cảm vơi người yếu thế hơn, cách thức giải quyết mâu thuẫn là giải hoà nhún nhường. Quốc gia có tính nam thấp thì quan tâm hơn về thành công, tài sản, và có xu hướng coi trọng kẻ mạnh, cách thức quản lý ở trong quốc gia này phải quyết đoán, kiên định và phải giải quyết mâu thuẫn bằng cách thi thố. ? Việt Nam là một quốc gia có tính nam cao hay thấp? ? Lời khuyên cho một công ty đan mạch muốn làmviệc ở Tây Ban Nha? Những định hướng dài hạn: ? năm quốc gia theo longterm orientation và năm quốc gia theo shortterm orientation. Chương V: Phân tích đánh giá và lựa chọn thị trường Tại sao phải phân tích, đánh giá, lựa chọn thị trường?
  • 23. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Nhận ra cơ hội kinh doanh mới, tốt cho doanh nghiệp:  Nhận thức được những cơ hội tiềm ẩn:  Giúp doanh nghiệp có thể xác định và đánh giá chính xác về quy mô thị trường:  Khi phân tích kỹ thì ta thấy được sức mua, mức giá, quy mô sản xuất.  Năm 2003, BMW đánh giá sai thị trường Việt Nam nên bán lại các showroom của mình hoàn toàn cho đối thủ cạnh tranh ô tô. Vào năm 2007, Việt Nam ra nhập WTO, thị trường Việt Nam bùng nổ, BMW quay lại nhưng đã quá muộn bởi không nhận được nhiều ưu đãi và chưa có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam như những hãng xe cùng đẳng cấp khác.  Giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh, phương thức kinh doanh phù hợp với xu hướng chung của thị trường  Tranh thủ để thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, về chính phủ như starbuck Việt Nam chọn nhượng quyền thương mại hay Wallmart tại Trung Quốc.  Loại bỏ những thị trường không tiềm năng. Quy trình phân tích, đánh giá, lựa chọn thị trường:  Xác định thời điểm thâm nhập thị trường:  Tỷ lệ phân bổ nguồn lực tại từng thị trường: Ví dụ: trên thị trường Singapore, doanh nghiệp không lựa chọn xây dựng nhà máy ở Singapore do lương nhân viên cao, còn lựa chọn đặt trụ sở tại Singapore do pháp luật thông thoáng. Thay vào đó doanh nghiệp lựa chọn thị trường nhân công giá rẻ hơn như Việt Nam, Lào, Malaysia,… để đặt nhà máy.  Bước 1: Xác định cơ hội: loại bỏ thị trường không tiềm năng Ví dụ như bán Playboy thì không lựa chọn thị trường Việt Nam mà lựa chọn thị trường như Thái Lan,.. Cùng trong Tây Âu, ta có thể bán cần sa ở Hà Lan nhưng không bán được ở Bỉ, Pháp Bán rau sạch thì không lựu chọn thị trường quá xa do vấn đề bảo Ưu đãi từ phía chính phủ (cho vay vốn, cấp đất,…)  Bước 2: Phân tích cơ hội: Phân tích quy định, điều luật kinh doanh liên quan đến sp Phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị,… Công cụ được sử dụng để phân tích những yếu tố liên quan đến môi trường này là PEST – pollitical, economic,social,technological. Có nhiều phiên bản về PEST khác nhau phụ thuộc vào sản phẩm, môi trường kinh doanh, phương thức kinh doanh,…  Bước 3: Tìm hiểu sâu về thị trường (đối thủ cạnh tranh, sử dụng SWOT của doanh nghiệp so với thị trường để lựa chọn thị trường phù hợp vơi doanh nghiệp) Hai phương thức tìm dữ liệu: nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp (thông tin cũ và thường sai lệch do nó phụ thuộc vào mục đích chính, ý định của tác giả), nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp (qua công ty trun gian hoặc tổ chức hội chợ thương mại để có thể xác định được sản phẩm)
  • 24. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Buổi 7: Thứ Năm/03/05/2018 Thuyết trình nhóm 1,2,3 I. Nhóm 1: Ảnh hưởng của môi trường chính trị, pháp luật tới doanh nghiệp: (nhóm nàyđược yêu cầu làm lại) 1. Cơ sở lý luận: Rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi tham gia hoạt động kinh doanh tại một quốc gia bất ổn về chính trị Tình hình chính trị, pháp luật của Việt Nam: tình hình chính tị khá ổn định, luật pháp hoàn thiện như luật đầu tư Chính vì thể, Việt Nam trở thành noi thu hút nhiều vốn đầu tư 2. Case study: toyota ở Việt Nam Tổng quan về toyota ở Việt Nam:  Lực lượng lao động lớn mạnh  Sản lượng 183 chiếc/ngày Toyota trong môi trường chính trị và pháp luật của Việt Nam:  Toyota nhận được nhiều khuyến khích từ phía chính phủ  Toyota là một nền công nghiệp còn non trẻ ở Việt Nam: toyota là doanh nghiệp liên doanh đầu tiên cam kết và thực hiện nội địa hoá. Điều nay được thể hiện công ty Tâm Thức  Những khó khăn mà Toyota phải đối mặt trên thị trường Việt Nam:  Gặp nhiều khó khăn khi kêu gọi những nhà sản xuất linh kiện đến hoạt động tại thị trường Việt Nam Chiến lược phát triển của Toyota Việt Nam:  Xây dựng bốn chương trình: nhà máy sản xuất ô tô hàng đầu ở Việt Nam, sx phụ tùng,  Sự quan tâm của chính phủ và hành lang pháp lý phù hợp Giả pháp:  Từ nhà nước: chính sách (thuế, nội địa hoá, …)  Từ Toyota: 3. Câu hỏi: Những giải pháp cụ thể của Toyota? Bốn chiến lược phát triển của Toyota?  Nhà sản xuất xe đầu tiên ở Việt Nam  Nhà sản xuất phụ tùng đầu tiên ở Việt Nam  Tiên phong trong các hoạt động cải tiến xã hội
  • 25. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Tại sao trên biểu đồ doanh thu Toyota năm 2012 có sự sụt giảmmạnh? Yêu cầu nội địa hoá và tỷ lệ nội địa hoá là vấn đề lớn nhất mà Toyota gặp phải, hãy đưa ra những phân tích cụ thể? II. Nhóm 2: Ảnh hưởng của môi trường chính trị, pháp luật tới doanh nghiệp: 1. Cơ sở lý thuyết: 2. Case study: Uber xâm nhập thị trường Thái Lan Tổng quan về Uber:  Uber tự nhận là một công ty công nghệ nhưng năm 2017 pháp luật tuyên bố là Uber chính thức là một hãng cung cấp dịch vụ chuyên chở. Chiến lược chung của Uber để gia nhâp thái Lan:  Tình trạng của TL:  Thái Lan gặp vấn nạn tắc đường  Các hoạt động của Uber tại TL  Các quy tắc của Uber khi thâm nhập thị trường Thái Lan  Những lợi ích Uber mang lại cho thị trường TL: cung cấp dịch vụ thuận lợi hơn taxi truyền thống, lợi dụng  Những ứng dụng Uber dành riêng cho Thái Lan: Uber motor, Uber assist, Uber hợp tác với Line để đặt xe Uber, Uber kết hợp với taxi truyền thống, Chiến dịch Uber icescream, Uber Giving Ảnh hưởng của chính trị và pháp luật TL tới Uber:  Môi trường chính trị:  Tác đọng tích cực  Đón nhận đầu tư nước ngoài  Chính sách đối ngoại 5S  Tác động tiêu cực:  Chính phủ cho ra đời ứng dụng Taxi OK – đối thủ cạnh tranh mạnh của Uber  Môi trường pháp luật:  Lĩnh vực hoạt động: công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển – mảng này không được pháp luật TL bảo chỗ  Đăng ký  Cước phí  Hình thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt là  Hoạt động của Uber để thích nghi với TL  Bổ sung phương thức thanh toán bằng tiền mặt  Thực hiện đối thoại với chính phủ để hợp pháp hoá hoạt động của mình nhưng bất thành (rút khỏi TL 04/2018)
  • 26. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 3. Câu hỏi: Uber có thực sự giảmtắc đường ở TL? Nhu cầu đi lại của ngừoi dân TL rất cao khiến nạn tắc đường tăng cao. Phương thức thanh toán với khách hàng Uber không liên quan đến pháp luật và chính trị? Đất nước TL muốn siết chặt quan lý sử dụng tiền điện tử và phương thức thanh toán điện từ và thẻ tín dụng nên việc thay đổi phương thức thanh toán của Uber bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của chính phủ. Uber rút khỏi TL do vấn đề pháp luật ? Thực chất pháp luật chỉ là một nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược rút lui của TL, đấy là lý do mà Uber bán mình cho Grab III. Nhóm 3: Ảnh hưởng của môi trường kinh tế,xã hội tới doanh nghiệp: 1. Cơ sở lý thuyết: Tổng quan về Aeon:  Là một trong nhưng tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở NB (chỉ từ cửa hàng bán vật phẩm liên quan đên Kimono) và lấy khách hàng là trung tâm.  Cách thức xâm nhập thị trường: có văn phòng đại diẹn và tăng độ nhận diện từ cuối năm 2011 bằng cách nhượng quyền thương mại, xây dựng chuỗi trung tâm thương mại, …  Aeon Mall đã thực sự thành công tại Việt Nam: đầu tư 6 triệu đô và thu về 200 tỉ đô Hệ thống kinh tế của Việt Nam:  Việt Nam được 5,1 điểm về tự do kinh doanh tại Việt Nam. Như vậy các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập  Chỉ tiêu kinh tế Việt Nam: GNI, mức độ tăng trường GDP (2013-1017 tăng theo quý và theo năm, có sự tăng vọt vào đầu năm 2017 do có nhiều tập đoàn đầu tư vào Việt Nam), GDP bình quân đầu người, sức mua không thực sự lớn nhưng đồng tiền của Việt Nam ; vấn đề tăng trường xanh ( chính phủ ban hành nhiều chính sách, người dân có ý thức), vấn đề an toàn thực phẩm, … Aeon năm lấy cơ hội để thể hiện chân giá trị bản thân bằng cách khu thực phẩm luôn sách sẽ và aeon cũng là một doanh nghiệp xanh (trồng 50 nghìn cây xanh ở Aeon bình tân)  Lạm phát, rủi ro kinh tế ít  Thị trường bán lẻ Việt Nam:  Doanh thu bán lẻ của Việt Nam tư 1991 – 2017: chưa có năm nào doanh thu Việt Nam sụt giảm, 2009-2010 thì doanh thu Việt Nam tăng mạnh (do Aeon mở văn phòng đại diện ở Việt Nam).  Aeon mạnh dạn mở rộng thị trường do Việt Nam đứng thứ 8 trong những nước có nền kinh tế bán lẻ phát triển (2008)  Chính phủ cho chính sách mở rộng với  Kênh mua sắm của Việt Nam: kênh mua sắmhiện đại tăng 10% ở cả thành thị và nông thôn điều này làm nên lợi thế cho Aeon  Dự báo về đà tăng trưởng của những cửa hàng tiện lợi từ 2016 đến 2020. Môi trường xã hội ở Việt Nam:  Tình tập thể: ở Việt Nam tính tập thể khá cao nên tạo thuận lợi cho Aeon phát triên như sau:
  • 27. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Nhóm khách hàng hướng tới là giới trẻ, hộ gia đình.  Văn hoá nội bộ của Aeon theo phong cách Nhật tạo niềm tin cho người tiêu dùng  Tính xã hội:  Việt Nam đang phát triển nên khoảng cách giai cấp chưa lớn nên đối tượng khách hàng nào cũng có thể đến Việt Nam.  Việt Nam là top 5 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới và top 7 quốc gia lạc quan nhất thế giới nên việc này ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. 2. Case study: Aeon mall tại Việt Nam 3. Câu hỏi: Tự do kinh tế là gì? Tỷ giá hối đoái phản ảnh sức mua của đồng tiên Aeon định vị về chất lượng chứ không định vị về giá – chiến lược định vị của BigC Việc lựa chọn thời điểm mở văn phòng đại diện năm 2009 ? Vinmart thì định hướng thực phẩm sạch còn Aeon mall thì thiên về đồ dùng gia dụng nên việc cạnh tranh không quá gay gắt. Xu hương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam? Chất lượng Nhật Bản được đánh giá cao hơn chất lượng hàng VN Làm sao Aeonmall tránh được con đương mà Vingroup đã chọn “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” và sử dụng nhiều hàng Việt Nam nên không liên quan quan đến những vấn đề về tỷ giá hay rào cản xuất nhập khâu. Tiêu chuẩn Tovalu của Nhật Bản. Buổi 8: Thứ Hai/07/05/2018 Thuyết trình nhóm 4,5,6 IV. Nhóm 4: Ảnh hưởng từ xã hội đến hoạt động kinh doanh quốc tế: 1. Cơ sở lý thuyết: 2. Case study: Cà phê Trung Nguyên xâm nhập vàp thị trường Trung Quốc 3. Câu hỏi: Tỷ giá nhân dân tệ có ảnh hưởng đến: TQ rất rộng và có sự chênh lệch lớn đến các vùng miền: V. Nhóm 5: Ảnh hưởng văn hoá tác động đến chiến lược kinh doanh của Viettel ở Mozambic 1. Cơ sở lý thuyết: 2. Case study: Ảnh hưởng văn hoá tác động đến chiến lược kinh doanh của Viettel ở Mozambic
  • 28. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Tập đoàn Viettel:  Tầm nhìn thường hiệu: “Hãy nói theo cách của bạn”  Triết lý kinh doanh:  Các giá trị cốt lõi của viettel: Thị trường Mozambic:  Đây là thị trường mục tiêu thứ tư của Viettel ở Châu phi  Đây là quốc gia thuộc địa của TBN, nền kinh tế lạc hậu.  Nguồn đóng góp chính cho ngân sách là khoản viện trợ Phân tích ảnh hưởng văn hoá đến chiến lược kinh doanh theo mô hình Hofstede: theo biểu đồ  Khoảng cách quyền lực: cả Việt Nam và Mozambic có khoảng cách quyền lực lớn:  Cơ hội:  Thách thức: do quyền lực tập trung mà theo chế độ đa đảng, có nhiều xung đột vũ trang  Tính cá nhân và tập thể: đều đề cao những lợi ích của tập thể  Cơ hôi: việc xây dựng và lan toả niêm tin của Viettel dễ dàng hơn  Thách thức:  Tính nam và tính nữ: cả xã hội Mozambic và Việt Nam đều có nhiều tính nữ  Cơ hội: tính đống nhất giúp Viettel xác định được tập khách hàng, thị hiếu của KH.  Thách thức: dù quan tâm đến đời sống người dân nhưng nghèo nên Viettel cần cung cấp dịch vụ chất lượng tốt mà giá thành thấp  Mức độ e sợ rủi ro: đều có mức e sợ rủi ro cao  Cơ hội: nắm bắt được tâm lý khách hàng  Thách thức: kiểm soát chinh sách kinh doanh khó khăn hơn  Định hướng kinh doanh: Việt Nam tập trung vào chính sách dài hạn trong khi Mozambic thì  Cơ hội: nếu vượt qua được sự khác biệt này thì Viettel sẽ khẳng định minh  Thách thức: khả năng thích nghi cao Chiến lược thâm nhập thị trường Mozambic của Viettel:  Ký hợp đồng liên doanh với một công ty SPI của Mozambic: vượt qua 12 đối thủ vì cung cấp được một hợp đồng với điểm ký thuật cao nhất.  Đây là cách thức hiệu quả  Mozambic coi trong giá trị truyền thống nên hình thức liên doanh vô cùng hợp lý, viettel đổi tên là Mobitel.  Viettel phân phối theo chiều rộng và tập trung vào cơ sở hạ tầng:  Viettel không chỉ tập trung vào những khu vực kém phát triển của Mozambic, chọn một ngách thị trường nhỏ những ngừoi ít cơ hội tiếp cận tới công nghệ phát khác với đối thủ của mình  Ưu đãi về mức giá:  Tằng cường đào tạo nhân công và đưa đến thị trường Mozambic những thiết bị hiện đại:
  • 29. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Tận dụng đuọc tính tập thể cao Kết quả:  Viettel là nhà mạng viễn thông rộng nhất và lớn nhất của Mozambic.  Giai đoạn 2005-2006 doanh thu của Mobitel thấp là do biến động về tỷ giá. 3. Câu hỏi và nhận xét: Yếu tố văn hoá chưa đậm trong bài thuyết trình:  Cô nhận xét:  Văn hoá ở đây nên chú trọng vào văn hoá bên trong doanh nghiệp (yếu tố về nhân khẩu học: lượng ngừoi trẻ, mong muốn sử dụng dịch vụ,…)  Nhóm chưa làmbật nên được yếu tố văn hoá trong chiến lược Tại sao Viettel chọn Châu Phí do có sự tương đồng văn hoá lớn giữa Việt Nam va Mozambic Giải pháp “Xây dụng cơ sở hạ tầng để tiến sâu thêm vào các vùng sâu vùng xa” ? Yếu tố văn hoá quan trọng nhất giúp Viettel tiến sâu vào thị trường Mozambic: VI. Nhóm 6: Ảnh hưởng của Văn hoá đến hoạt động kinh doanh quốc tế: 1. Cơ sở lý thuyết: 2. Case study: ảnh hương của văn hoá đên cửa hàng McDonald tại Pháp Giới thiệu về McDonald:  McDonald được thành lập năm 1955  Tính đến năm 2016 thì Mc Donald có 375000 nhân viên trên 119 quốc gia và vùng lãnh thổ  Trụ sở chính của McDonald ở Mỹ. Ảnh hưởng của văn hoá Pháp tới McDonald: sử dụng value chain của Micheal Potter để phân tích:  Sự khác biệt giữa môi trường giữa Mỹ và Pháp:  Tại Mỹ Mc định vị ăn nhanh nhưng ở Pháp thì Mc định vị chuỗi cửa hàng thức ăn tốt cho sức khoẻ có không gian ăn uống ấm cúng vui vẻ. Pháp là nước có tinh thần dân tộc cao nên khi mới thâm nhập vào Pháp các nhà hàng Mc bị nông dân phá, vậy nên Mc Pháp thay vì sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu từ Mỹ thì sử dụng thịt và phomai nội địa Người pháp ăn mù tạt với hạt tiêu nên McDonald Pháp thay sốt (tương,..)  Phương thức thanh toán tại Pháp thường bằng thẻ ghi nợ nên Mc lập nên những kiot, Ngừoi Mỹ thích ăn nhanh nhưng người Pháp giành nhiều thời gian và gọi nhiều món cho bữa chính.  Mc thay đổi nên thương hiệu từ đỏ (cà chua) thành xanh (mù tạt và hạt tiêu)  Phân loại nhóm khách hàng nhưng không theo độ tuổi mà theo chế độ ăn uống lành mạnh, theo ba nhóm:
  • 30. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303  Hai kênh phân phối chủ yếu là mạng xã hội (ngôn ngữ đựoc sử dụng cả tiếng Anh và Pháp)  Ngừoi Pháp rất chú trọng vào không gian ẩm thực nên Mc rất đầu tư vào không gian  Thành công của Mc Donald tại Pháp:  Thành công của  Phân tích SWOT:  Điểm mạnh: Mc pháp hoá menu của mình bằng cách nhờ những đầu bếp Pháp thiết kế menu. Hệ thống franchise và chi nhánh lớn mạnh  Điểm yếu:  Cơ hội:  Thế mạnh:  Chiến lược của Mc:  Tổ chức những hoạt động  Đa dạng hoá thực đơn:  Cung cấp tiện nghi về công nghệ: có kiot, … 3. Câu hỏi và nhận xét: Trường hợp thất bại của Mc, giai đoạn đầu thâm nhập của Mc Donald thì Tạo sao lại chọn mô hình chuối giá trị của M.Potter vì đây là mô hình đưa ra cái nhín từ bên trong, và tập trung vào được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Phần giải pháp bị lặp lại? do nhóm các bạn muốn nhấn mạnh lại. Tại sao lại bỏ qua phần hoạt đông bổ trợ do những hoạt động bổ trợ liên quan đến nguồn dữ liệu mật của công ty. Wall Disney của Pháp, do Pháp là một quốc gia giàu truyền thống văn hoá, nên vấn đề văn hoá bên trong công ty (đối nhân xử thế, đặc biệt là ứng xử với nhân viên người pháp,…) và những hoạt động bên ngoài công ty (tiếp thị sản phẩm tới khách hàng) Ứng xử của Mc sau vụ phân biệt chủng tộc tại Pháp. Xem phân tích trên mạng nhé. Buổi 9: thứ Năm/10/05/2018 Thuyết trinhg nhóm 7,8 I. Nhóm 7: Phân tích cơ hội kinh doanh quốc tế của Vnmexco Việt Nam tại Trung Quốc: 1. Cở sở lý thuyết: 2. Case study:
  • 31. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Thuận lợi và khó khắn về mặt nhân khẩu học: Thuận lợi va khó khăn về mặt chính trị:  Thuận lợi:  Thuế suất:  Mối quan hệ khăng khít:  Khó khăn:  Thuận lợi khó khăn về nền kinh tế:  Thuận lợi:  Kinh tế tăng trưởng ổn định  Cở sở hạ tầng  Người TQ cũng bị hấp dẫn bởi giá  Chất lượng sản phẩm được đảm bảo.  Khó khăn:  Không có tính ổn định, luôn thay đổi  Chất lượng hoa quả Việt Nam không đồng đều và chưa có quy trình kiểm soát chất lượng tiêu chuẩn  Giả pháp:  Quy hoạch vùng trồng sản phẩm  Đẩy mạnh tìm kiếm thông tin để có thể có đối tác tin cậy nhất Thuận lợi và khó khăn về mặt thị trường:  Thuận lợi  Không cấm hoa quả tươi  Đông dân và dễ daiz  KHó khăn  Đối thủ nội địa  Brand loyalty cao  Giải pháp: 3. Câu hỏi: Tình trạng ùn ứ hàng hoá mùa cao điểm: Kênh phân phối doanh nghiệp chỉ mới nhỏ lẻ ở chợ chứ chưa tấn công được vào những siêu thị hay cửa hàng uy tín? Thương nhân TQ sang Việt Nam và lấ II. Nhóm 8:
  • 32. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Buổi 10: Thứ hai/14/05/2018 Phần 5: Chương 12: Chiến lược kinh doanh quốc tế (gíao trình trang 471) Tình huống mở đầu: chiến lược toàn cầu của Ford  Ban đầu Ford theo đuổi chiến lược khu vực do quan niệm rằng người dùng ở những khi vực khác nhau có thị hiếu khác nhau như ngừoi Mỹ thích xe bán tải và xe SUVs nhưng ngừoi Châu Âu lại chuộng những xe nhỏ gọn và sử dụng nguyên liệu hiệu quả. Điều này khiên cho Ford không áp dụng được tính kinh tế theo quy mô vì không tiết kiệm được chi phí nghiên cứu, chia sẻ chi phí sản phẩm và không thể dùng chung những xưởng sản xuất.  Alan Mulally là giám đốc điều hành của Ford dù chấp nhận không thể hiểu đuọc đièu này vì ông ta chuyển từ tập đoàn Boeing sang và chưa bao h hiểu được điều gì sẽ xảy ra nếu sản xuất hai chiếc may bay cho hai thị trường khác nhau  Năm 2008 – 2009, khủng hoảng toàn cầu làm rung chuyển ngành công nghiệp ô tô thế giới, bên cạnh đó Trung Quốc và Ấn Độ là những thị trường mơi nổi mà Ford cần hướng tới. Những những thị trường này cần những dòng ô tô có giá mềm hơn nên chi phí sản xuất của Ford phải thấp hơn, bên cạnh đó trên thị trường Trung quốc – ô tô lớn nhất thế giới thì Ford có những đôi thu cạnh tranh mạnh như General Motor hay volkswagen.  Trước áp lưcj chi phí như thế Alan Mullay áp dụng chiến lược “One Ford” nhằm tạo ra nền tảng chung để Ford có thể dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới.  Fiesta, focus 2013, escape có chung thiết kế và được tạo ra trên nền tảng chung.  Với 15 nhà mày năm 2006 Ford mong chỉ còn 5 nhà máy năm 2016 do có thể chia sẻ chi phí sản xuất, thiết kế máy móc  Nếu sản xuất nhiều chiếc xe y hệt nhau thì tận dụng được kinh nghiệm  Qua việc thưc hiện chiên lược này Ford tận dụng được tính kinh tế theo quy mô, đường cong kinh nghiệm. Chiên lược này không chỉ tiêt skieemj chi phí mà còn đẩy sản lượng của ford từ 5,5 triệu xe (2010)lên 8 triệu xe vào giữa thập niên này (2015)  Như vậy, Ford chuyển từ chiên lược địa phương hoá sang chiên lược toàn cầu hoá. Những chương trước tập trung vào môi trường kinh doanh thì chương này tập trung vào chính doanh nghiệp – chủ thể của hoạt động kinh doanh.  Doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế với những chiến lược khác nhau  Các liên minh chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi I. Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì: (giáo trình trang 473) 1. Chiên lược và doanh nghiệp: Chiến lược là những hoạt động mà nhà quản lý thực hiện để đạt được mục tiêu cho doanh nghiệp thường để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp băng cách tăng khả năng sinh lời và tăng trưởng lợi nhuân:
  • 33. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Khả năng sinh lời Tăng trưởng lợi nhuận Định nghĩa Bằng lợi nhuận ròng chia vốn đầu tư Tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng theo thời gian Biện pháp  Tạo ra nhiều giá trị hơn = giá thành sản phẩm - giá trị mà ngừoi tiêu dùng nhận thức được trong mỗi sản phẩm  Giá trị khách hàng kỳ vọng lớn thì gia thánh sản phẩm có thể càng cao nhưng giá sản phẩm mà doanh nghiệp thu thường ít hơn giá trị mà khách hàng đặt vào hàng hoá dịch vụ vì  Khi doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ trên thị trường thì khách hàng năm bắt được thặng dư tiêu dùng  Doanh nghiệp không thể nào sản xuất sản phẩm vừa ý mọi ngươi tiêu dùng nên không thể tạo ra từng mức giá riêng với mỗi cá nhân, điều này chính là mức hạn chế cuả người tiêu dùng.  Giảm chi phí sản xuất  Tăng giá trị sản phẩm để tăng giá bán: Công thức V là giá trị cua một sản phẩm với người tiêu dùng; P là giá thành sản phẩm; C la chi phí sản xuất sản phẩm Khả năng sinh lời = V – P Lợi nhuận = P – C  Như vậy, lợi nhuận trên mỗi đơn vị bán ra càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn, tất cả các điều kiện khác nhau. Như vậy để đạt được khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp phải chọn một chiên lược tối ưu hoá được việc tạo ra gía trị của một sản phẩm hay chính là tạo ra sự khác biệt giữa V và C (V – C) do công ty tạo ra giá trị bằng cách biến những chi phí đầu vào C thành những giá trị đầu ra mà ngừoi tiêu dùng mong đợi V.  Mỗi sản phẩm có giá trị nhất định với người sử dụng tuy nhiên với mỗi người dùng thì sản phẩm lại có giá trị khác nhau (giá trị V) vậy nên doanh nghiệp phải đưa ra một mức giá (P) thấp hơn hoặc bằng (V) để ngừoi tiêu dùng sẵn sàng mua. Thặng dư tiêu dùng càng lớn ( P – V càng lớn) thì ngừoi tiêu dùng càng sẵn lòng mua sản phẩm.  Nhà sản xuất còn cần xem xét chi phí sản xuất sản phẩm (C) vì P – C = lợi nhuận, để tăng được lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể tăng P hoặc giảm C. Tuy nhiên khi tăng P thì vô hình chung làm thặng dư tiêu dùng giảm.  Như vậy để tăng đựoc bền vững thì doanh nghiệp chọn giảmC hoặc tăng V nói cách khác Để sự chênh lệch giữa V và C của doanh nghiệp lớn hơn khoảng cách đó của đối thủ cạnh tranh thì theo Michael Porter có hai chiến lược cơ bản:  Chiến lược chi phí thấp: Một công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách giảmC, từ đó giảmP.  Chiến lược cá biệt hoá: Một công ty có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách tăng V từ đó tăng P. 2. Định vị chiên lược (giáo trình trang 476): Định vị chiến lược là việc doanh nghiệp hiểu rõ về sự lựa chọn của mình theo hướng tạo giá trị (khác biệt hoá) hay chi phí thấp Chiến lược kinh doanh luôn phải song hành cùng với cách thức hoạt động và cách thức tổ chức của doanh nghiệp:
  • 34. Kinh Doanh Quốc Tế. 1 cô Hạnh và cô Trà My T2: A605 và T5: A303 Nguyên lý trung tâm của một chiến lược là để tối đa hoá khả năng sinh lời của doanh nghiệp với ba điều sau:  Chọn vị trí trên đường biên hiệu quả (giáo trình trang 476)  Đặc điểm đường biên hiẹu quả:  Đường cong bởi vì có sự đánh đổi giữa chi phí và sự khác biệt hoá:  Khi doanh nghiệp đã có một gia trị nhất định rồi thì để tăng thêm 1 đồng giá trị cần bỏ ra hơn 1 đồng chi phí  Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn giảm chi phí thì phải bỏ nhiều gía trị trong sản phẩm của minh để tiếp tục giảm chi phí.  Đường cong lồi vì lợi ích cận biên giảm dần: doanh nghiệp có một gia trị nhất định rồi thì để tăng thêm 1 đồng giá trị cần bỏ ra hơn 1 đồng chi phí  Không phải mọi vị trí trên đường biên hiệu quả đều khả thi nên doanh nghiệp phải lựa chọn vị trí họ có đủ nhu cầu để hỡ trợ hoạt động đó.  Nếu doanh nghiệp trong ngành khách sạn thì vị trí trên đường cong kinh nghiệm không được quá gần nơi chi phí thấp vì điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ rất nhiều giá trị trong dịch vụ của mình trong khi người tiêu dùng ở đây là khách du lịch có xu hướng mong đợi dịch vụ tiện nghi và sẵn sàng chi trả.  Hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp như một chuỗi giá trị (giáo trinh trang 477): Hoạt động kinh doanh Hoạt động chính Hoạt động hỗ trợ R&D Sản xuất Marketing Dịch vụ KH Hệ thống TT Logistics Nguồn nhân lực Cơ sở hạ tầng Tăng V Tạo thêm chức năng cho sp Tạo ra một sản phẩm chất lượng Định vị thương hiệu sản phẩm Tạo giá trị nhận thức cao hơn Tăng hiệu quả quản lý hđ tạo giá trị Phân phối hợp lý Thực hiện các hoạt đọng tạo giá trị Giảm C Tạo ra quy trình sản xuất hiệu quả hơn Thực hiện các hoạt động sản xuất hiệu quả Khám phá nhu cầu của KH và truyền cho R&D Thực hiện thu mua và sx hiệu quả Thực hiện các hoạt động tạo giá  Cơ cấu tổ chức nội bộ: Chọn vị trí trên đường biên hiệu quả Thiết lập hoảt động kinh doanh Cơ cấu tổ chức nội bộ Tối đa hoá lợi nhuận