SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 1
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH COVID-19
TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 2
Mục lục
1. Khắc phục triệu chứng khó thở.............................................................................4
Các tư thế giúp giảm khó thở ................................................................................4
1. Nằm nghiêng kê đầu cao ................................................................................4
2. Ngồi ngả người về phía trước.........................................................................4
3. Ngồi ngả người về phía trước (không có bàn ở phía trước) ............................4
4. Đứng ngả người về phía trước........................................................................5
5. Tư thế đứng tựa lưng......................................................................................5
Động tác tập thở....................................................................................................5
Kiểm soát hơi thở...............................................................................................5
Động tác thở ngắt quãng ....................................................................................6
2. Tập thể dục sau khi xuất viện...............................................................................6
Tập thể dục một cách an toàn................................................................................7
Tập thể dục ở mức độ phù hợp..............................................................................8
Các bài tập khởi động ...........................................................................................8
1. Nhún vai ........................................................................................................8
2. Xoay vai.........................................................................................................9
3. Gập hông........................................................................................................9
4. Nâng hạ gối....................................................................................................9
5. Duỗi gập cổ chân ...........................................................................................9
6. Xoay tròn cổ chân ........................................................................................ 10
Các bài tập nâng cao thể lực................................................................................ 10
7. Dậm chân tại chỗ ......................................................................................... 10
8. Bước lên xuống bậc thang............................................................................ 11
9. Đi bộ............................................................................................................ 11
10. Chạy bộ hoặc đạp xe .................................................................................. 11
Tập luyện tăng sức cơ ......................................................................................... 12
1. Gập duỗi khuỷu tay...................................................................................... 12
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 3
2. Chống đẩy tường.......................................................................................... 12
3. Dang hai tay bên hông................................................................................. 13
Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ chân.................................................................13
1. Đứng lên, ngồi xuống.................................................................................. 13
2. Duỗi thẳng gối ............................................................................................ 14
3. Ngồi xổm.....................................................................................................14
4. Nhón gót chân.............................................................................................. 14
Các động tác thả lỏng cơ..................................................................................... 15
1. Kéo giãn cơ mặt sau đùi:.............................................................................. 16
2. Bắp chân: .....................................................................................................16
3. Cơ mặt trước đùi:......................................................................................... 16
3. Khắc phục các vấn đề về khứu giác....................................................................17
Phục hồi chức năng khứu giác:............................................................................ 17
4. Khắc phục các vấn đề về giọng nói ....................................................................17
5. Khắc phục các khó khăn khi ăn, uống và nuốt.................................................... 18
6. Khắc phục các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư duy
thông suốt .............................................................................................................. 19
7. Phục hồi các hoạt động sinh hoạt thường nhật.................................................... 20
8. Khắc phục các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm........................... 21
Chăm sóc các nhu cầu cơ bản.............................................................................. 21
Tự chăm sóc bản thân ......................................................................................... 21
9. Khi nào cần liên hệ với nhân viên y tế................................................................ 23
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 4
1. Khắc phục triệu chứng khó thở
Thường có tình trạng khó thở sau khi nhập viện. Cảm giác mất sức và suy sụp thể
chất trong khi bị ốm, và bản thân bệnh tật, có thể dễ gây nên triệu chứng khó thở.
Cảm giác khó thở có thể gây ra tình trạng lo lắng, điều này có thể làm cho tình trạng
khó thở trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn hết là phải bình tĩnh và tìm biện pháp tốt
nhất để khắc phục triêu chứng khó thở.
Tình trạng khó thở sẽ được cải thiện khi từ từ tăng cường độ các hoạt động và tập
thể dục, nhưng trong thời gian chờ đợi, các tư thế và kỹ thuật dưới đây cũng có thể
giúp khắc phục triệu chứng này.
Nếu bắt đầu cảm thấy khó thở nặng và tình trạng không thuyên giảm khi tập
theo các tư thế hoặc động tác này, hãy liên hệ với nhân viên y tế.
Các tư thế giúp giảm khó thở
Đây là một số tư thế có thể làm giảm tình trạng khó thở. Hãy thử từng tư thế để tìm
ra tư thế nào có hiệu quả. Cũng có thể thử các động tác tập thở được mô tả bên dưới
khi tập bất kỳ tư thế/động tác nào dưới đây để giúp dễ thở hơn.
1. Nằm nghiêng kê đầu cao
Nằm nghiêng kê gối dưới vùng đầu và
cổ, hơi cong đầu gối.
2. Ngồi ngả người về phía trước
Ngồi vào bàn, ngả người từ thắt lưng về phía trước, kê
đầu và cổ lên gối, cánh tay đặt trên bàn. Cũng có thể
thử tư thế này mà không kê gối.
3. Ngồi ngả người về phía trước (không có bàn ở phía
trước)
Ngồi trên ghế, ngả người về phía trước, tực tay lên đùi hoặc
tay vịn của ghế
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 5
4. Đứng ngả người về phía trước
Ở tư thế đứng, ngả người về phía trước, tựa vào bệ cửa sổ hoặc
một bề mặt vững chắc khác.
5. Tư thế đứng tựa lưng
Đứng tựa lưng vào tường và thả thõng tay hai bên hông. Bàn chân
cách tường khoảng một bước chân và hơi xa nhau.
Động tác tập thở
Kiểm soát hơi thở
Kỹ thuật này sẽ giúp thư giãn và kiểm soát hơi thở:
- Ngồi ở tư thế thoải mái và có chỗ tựa
- Đặt một tay lên ngực và tay kia trên bụng
- Chỉ khi động tác này giúp thư giãn, hãy nhắm mắt lại (nếu không thì mở mắt cũng
được) và tập trung vào hơi thở
- Từ từ hít vào bằng mũi (hoặc miệng nếu không thể hít vào bằng mũi) rồi thở ra
bằng miệng
- Khi thở, sẽ cảm thấy bàn tay đặt trên bụng nhô lên cao hơn bàn tay đặt trên ngực.
- Cố gắng sử dụng ít sức nhất có thể và làm cho hơi thở chậm rãi, thư thái và đều
đặn liên tục không ngắt quãng
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 6
Động tác thở ngắt quãng
Tập động tác này có ích khi thực hiện các hoạt động có thể tốn nhiều sức hơn hoặc
gây ra khó thở, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc đi bộ lên dốc. Điều quan trọng
cần nhớ là không cần phải vội vàng.
- Suy nghĩ về việc chia nhỏ động tác thành các quãng ngắn hơn để dễ thực hiện hơn
mà không bị mệt hoặc khó thở lúc cuối động tác
- Hít vào trước thời kỳ 'gắng sức', chẳng hạn như trước khi leo lên một bậc thang
- Thở ra trong khi gắng sức, chẳng hạn như khi leo lên một bậc thang
- Có thể dễ tập hơn khi hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng
2. Tập thể dục sau khi xuất viện
Tập thể dục là một phần quan trọng của quá trình hồi phục sau khi bị bệnh COVID-
19 nặng. Tập thể dục có thể giúp:
• Cải thiện thể lực
• Giảm khó thở
• Tăng sức cơ
• Cải thiện sự cân bằng và phối hợp
• Cải thiện tư duy
• Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng
• Tăng sự tự tin
• Cải thiện năng lượng
Tìm cách duy trì sự chủ động tích cực với các bài tập. Có thể theo dõi sự tiến bộ của
bản thân bằng một cuốn nhật ký hoặc "ứng dụng" tập luyện trên điện thoại hoặc
đồng hồ thông minh.
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 7
Tập thể dục một cách an toàn
Điều quan trọng là phải tập thể dục một cách an toàn, ngay cả khi đã có khả năng tự
vận động không cần người dìu đỡ (đi bộ) và đã từng tập thể dục trước khi bị bệnh.
Đặc biệt quan trọng là nếu:
- Gặp khó khăn khi vận động trước khi nhập viện
- Bị ngã trước khi nhập viện hoặc trong thời gian nằm viện
- Có bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc chấn thương nào khác có thể gây nguy hiểm
cho sức khỏe khi tập thể dục
- Đã được xuất viện trong tình trạng thở oxy theo chỉ định y tế
Trong những trường hợp này, cần phải tập thể dục với người hỗ trợ để đảm bảo an
toàn. Tất cả bệnh nhân được cho thở thêm oxy PHẢI hỏi ý kiến nhân viên y tế về
việc sử dụng oxy trong khi tập thể dục trước khi bắt đầu tập.
Những quy tắc đơn giản này sẽ giúp tập thể dục một cách an toàn:
- Luôn khởi động trước khi tập và thả lỏng cơ sau khi tập
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mang giày hỗ trợ
- Chờ ít nhất một giờ sau bữa ăn mới tập thể dục
- Uống nhiều nước
- Tránh tập thể dục trong thời tiết quá nóng
- Tập thể dục trong nhà khi thời tiết quá lạnh
Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, không tập thể dục hoặc ngưng
tập và liên hệ với nhân viên y tế:
- Buồn nôn hoặc cảm thấy buồn nôn
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Khó thở nặng
- Vã mồ hôi lạnh
- Tức ngực
- Đau tăng lên
Hãy nhớ tuân thủ các quy tắc về giãn cách khi tập thể dục ngoài trời, nếu có.
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 8
Tập thể dục ở mức độ phù hợp
Để biết liệu có đang tập thể dục ở mức độ phù hợp hay không, hãy nghĩ và nói một
câu:
- Nếu có thể nói cả câu mà không bị vấp và không cảm thấy khó thở thì có thể luyện
tập nặng hơn một chút
- Nếu hoàn toàn không nói được hoặc chỉ nói được một từ và khó thở nặng thì đang
tập thể dục quá sức.
- Nếu có thể nói một câu, tạm dừng một hoặc hai lần để lấy hơi và khó thở ở mức độ
trung bình đến gần như nặng, thì đang tập thể dục ở mức độ phù hợp.
Hãy nhớ rằng cảm giác khó thở khi tập thể dục là điều bình thường và không
có hại hay nguy hiểm. Khi phục hồi dần thể lực sẽ bớt khó thở hơn. Để nâng
cao thể lực, khi tập luyện nên ở mức độ cảm thấy khó thở vừa phải đến gần
như khó thở.
Nếu cảm thấy khó thở quá, không nói nổi, nên tập chậm hoặc dừng lại để nghỉ ngơi
cho đến khi có thể kiểm soát được nhịp thở tốt hơn. Có các tư thế giúp giảm khó thở
như đã nêu ở trên
Các bài tập khởi động
Khởi động chuẩn bị cho cơ thể trước khi vận động để ngăn ngừa chấn thương. Quá
trình khởi động sẽ kéo dài khoảng 5 phút và khi kết thúc, sẽ cảm thấy hơi khó thở.
Các bài tập khởi động có thể được thực hiện trong tư thế ngồi hoặc đứng. Nếu khởi
động trong tư thế đứng, hãy đứng chỗ bằng phẳng chắc chắn để được hỗ trợ nếu cần.
Lặp lại mỗi động tác 2-4 lần.
1. Nhún vai
Từ từ nâng vai lên về phía tai rồi lại hạ xuống
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 9
2. Xoay vai
Thả lỏng cánh tay xuôi hai bên hông hoặc đặt trên đùi, từ từ xoay
vai theo vòng tròn về phía trước và sau đó ngược ra phía sau
3. Gập hông
Đứng thẳng và thả lỏng cánh tay hai bên hông
Nghiêng người sang bên rồi sang phía đối bên
4. Nâng hạ gối
Nâng hạ gối lên xuống từ từ, không cao quá hông, lần lượt
mỗi bên gối
5. Duỗi gập cổ chân
Duỗi cổ chân, cho ngón chân chạm đất và sau đó gập cổ
chân, để gót chân chạm đất; đổi bên
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 10
6. Xoay tròn cổ chân
Xoay cổ chân theo vòng tròn; đổi bên
Các bài tập nâng cao thể lực
Nên tập thể lực trong 20-30 phút, 5 ngày mỗi tuần.
Có thể lấy các bài tập thể lực khác nhau dưới đây làm ví dụ, nhưng bất kỳ động tác
nào gây ra cảm thấy khó thở ở mức độ vừa phải đến gần như nặng đều có thể được
tính vào bài tập thể lực. Bấm thời gian tập thể lực và dần dần tăng thời lượng trong
phạm vi kiểm soát. Có thể tăng lên thời lượng tập lên một chút, chẳng hạn như tăng
thêm 30 giây hoặc 1 phút tập. Có thể mất một thời gian mới trở lại cường độ bài tập
có thể làm bình thường trước khi trở nên mệt.
Ví dụ về các bài tập thể lực
7. Dậm chân tại chỗ
- Nếu cần, hãy bám vào một chiếc ghế hoặc
bề mặt vững chãi để có chỗ vịn, và có ghế
gần đó để ngồi nghỉ
- Lần lượt nâng gối
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Nhấc chân lên cao dần, đến mức ngang thắt
lưng nếu có thể
Tập động tác này khi nào?
- Nếu không thể ra ngoài đi bộ
- Phải ngồi nghỉ mệt nếu đi quãng xa
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 11
8. Bước lên xuống bậc thang
- Tập bằng bậc thấp nhất của
cầu thang
- Nếu cần, hãy bám vào tay vịn
để có chỗ vịn, và kê một chiếc
ghế gần đó để nghỉ ngơi
- Bước lên xuống bậc thang, đổi
chân cứ sau 10 lần bước
Tăng cường độ tập động tác này
bằng cách:
- Tăng chiều cao của bậc, hoặc
tốc độ bước lên xuống
- Nếu thăng bằng đủ tốt để thực
hiện bài tập này mà không cần
phải vịn tay, thì có thể mang tạ
khi bước lên xuống.
Tập động tác này khi nào?
- Nếu không thể đi ra ngoài
- Phải ngồi nghỉ mệt nếu đi
quãng xa
9. Đi bộ
- Sử dụng khung tập đi, nạng hoặc gậy chống nếu cần
- Chọn đường đi tương đối bằng phẳng
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Tăng tốc độ hoặc khoảng cách đi bộ hoặc nếu có thể, đi bộ lên dốc
Tập động tác này khi nào?
- Nếu có thể ra ngoài trời để tập thể lực
10. Chạy bộ hoặc đạp xe
- Chỉ chạy bộ hoặc đạp xe nếu an toàn về mặt y tế
Tập động tác này khi nào?
- Nếu đi bộ không bị hụt hơi
- Nếu có thể chạy bộ hoặc đạp xe trước khi mệt
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 12
Tập luyện tăng sức cơ
Các bài tập tăng sức cơ sẽ giúp cải thiện các cơ đã bị yếu nhão đi do bệnh tật. Nên
tập ba buổi tập tăng sức cơ cơ bắp mỗi tuần. Các bài tập tăng sức cơ cơ bắp sẽ
không gây ra cảm thấy khó thở giống như các bài tập thể lực. Thay vào đó, chỉ có
cảm giác gồng cơ bắp giống như khi cơ bắp làm việc cường độ cao vậy.
Nên đặt mục tiêu hoàn thành tối đa 3 hiệp 10 lần lặp lại động tác mỗi bài tập, nghỉ
ngơi ngắn giữa mỗi hiệp. Đừng lo lắng nếu thấy khó thực hiện động tác. Nếu thấy
khó thực hiện động tác, hãy bắt đầu tập với số lần lặp lại ít hơn trong mỗi hiệp và
tăng dần để đạt được 10 lần thực hiện động tác/hiệp. Khi tiến bộ hơn, hãy sử dụng tạ
nặng hơn để tác động lên cơ bắp nhiều hơn. Có thể sử dụng các lon thức ăn hoặc
chai nước làm tạ tay.
Một số bài tập tăng sức cơ cho cánh tay và chân được mô tả dưới đây, có thể thực
hiện ở tư thế đứng hoặc ngồi. Tập theo thứ tự nào cũng được. Đứng hay ngồi vững,
giữ lưng thẳng và hóp bụng vào và hoàn thành động tác chậm rãi.
Hãy nhớ hít vào khi chuẩn bị thực hiện phần khó nhất của bài tập và thở ra khi dùng
lực.
Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ cánh tay
1. Gập duỗi khuỷu tay
- Giữ cánh tay xuôi theo hông, mỗi tay nắm một quả tạ tay, lòng bàn
tay hướng về phía trước
- Giữ yên phần cánh tay. Nhẹ nhàng gập khuỷu nâng cả hai quả tạ lên
- Có thể thực hiện động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Tăng dần trọng lượng quả tạ tay khi thực hiện động tác này
2. Chống đẩy tường
- Đặt hai tay thẳng vào tường ở vị trí cao ngang vai, các ngón tay
hướng lên trên và bàn chân cách xa tường
- Luôn giữ thẳng người, từ từ ngả người về tường bằng cách gập
khuỷu tay, sau đó nhẹ nhàng đẩy người ra xa tường cho đến khi
thẳng cánh tay
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Đứng xa bức tường hơn
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 13
3. Dang hai tay bên hông
- Mỗi tay nắm một quả tạ, hai cánh tay xuôi
dọc hông, lòng bàn tay hướng vào trong
- Dang cả hai tay sang hai bên đến ngang vai
(không cao quá vai) và từ từ hạ tay xuống
hông
- Có thể thực hiện động tác này trong tư thế
ngồi hoặc đứng
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Nâng cánh tay lên cao dần, nhưng không quá
vai
- Tăng khối lượng tạ tay trong quá trình tập
Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ chân
1. Đứng lên, ngồi xuống
- Tư thế ngồi, hai chân rộng bằng hông. Hai tay xuôi
hai bên hông hoặc bắt chéo trước ngực, từ từ đứng lên,
giữ nguyên tư thế đếm đến 3 và từ từ ngồi xuống ghế.
Luôn giữ yên bàn chân trên mặt đất
- Nếu phải dùng tay chống mới đứng lên khỏi ghế được,
hãy thử tập bằng ghế cao chân hơn. Nếu lúc bắt đầu
động tác vẫn còn quá khó khăn thì có thể chống bằng
cánh tay
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Thực hiện động tác càng chậm càng tốt
- Thực hiện động tác bằng cách dùng ghế thấp hơn
- Giữ tạ tay sát ngực trong khi thực hiện động tác
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 14
2. Duỗi thẳng gối
- Ngồi trên ghế, khép hai bàn chân sát vào nhau. Duỗi
thẳng một bên gối và giữ yên tư thế duỗi thẳng chân
trong giây lát, sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác ở
chân bên kia.
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Tăng thời gian duỗi thẳng gối lên, đếm đến 3
- Thực hiện động tác chậm hơn
3. Ngồi xổm
- Đứng dựa lưng vào tường hoặc bề mặt vững chãi khác và hai
bàn chân hơi xa nhau một chút. Bàn chân cách tường khoảng
một bước chân. Hoặc vịn tay vào lưng ghế vững chãi
- Dựa lưng vào tường, hoặc vịn chặt ghế, từ từ gập gối một
khoảng ngắn; hạ thấp thân mình, áp lưng vào tường trượt xuống.
Giữ hông ở vị trí cao hơn gối
- Giữ nguyên vị trí đó trước khi từ từ duỗi thẳng gối, trượt lưng
vào tường, nâng thân mình lên
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Hạ thân mình thấp xuống (nhớ giữ hông ở vị trí cao hơn gối)
- Tăng thời gian giữ nguyên vị trí lên, đếm đến 3 trước khi duỗi
thẳng gối
4. Nhón gót chân
- Vịn tay lên một bề mặt vững chãi để giữ thăng bằng, nhưng
không dựa vào
- Từ từ nhón gót lên, đứng bằng ngón chân và từ từ hạ gót
xuống
Tăng cường độ tập động tác này bằng cách:
- Nhón gót lên và giữ nguyên tư thế, đếm đến 3
- Mỗi lần đứng trên một chân luân chuyển
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 15
Các động tác thả lỏng cơ
Các động tác thả lỏng cơ cho phép cơ thể trở lại bình thường trước khi ngừng tập.
Quá trình thả lỏng cơ sẽ kéo dài khoảng 5 phút và hơi thở sẽ trở về bình thường sau
khi kết thúc. Hãy thử thực hiện tất cả các gợi ý này, nhưng nếu không thể thực hiện
được tất cả các động tác hoặc kéo căng, hãy thực hiện những động tác có thể thực
hiện được.
1. Đi bộ với tốc độ chậm hơn hoặc dậm chân nhẹ nhàng tại chỗ, trong khoảng 2
phút
2. Lặp lại các động tác khởi động để vận động các khớp; có thể làm các động
tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng
3. Kéo giãn cơ
Kéo giãn cơ có thể giúp làm giảm đau cơ có thể xảy ra trong một đến hai ngày sau
khi tập thể lực. Có thể thực hiện các động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng. Mỗi
lần kéo giãn cơ nên thực hiện nhẹ nhàng và nên giữ mỗi tư thế trong 15-20 giây.
Hông:
Giơ tay phải lên trần nhà và sau đó hơi ngả người
sang trái; sẽ cảm thấy căng cơ dọc hông phải. Trở
lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác hông bên kia.
Vai:
Đưa cánh tay ra phía trước. Giữ thẳng cánh tay, bắt
chéo thân ở ngang tầm vai, dùng tay kia ép cánh
tay vào ngực để có cảm giác căng quanh vai.
Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác phía bên
kia
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 16
1. Kéo giãn cơ mặt sau đùi:
Ngồi trên mép ghế, thẳng lưng và đặt bàn chân trên sàn.
Duỗi chân thẳng ra trước, đặt gót chân trên mặt đất. Để
tay lên đùi bên kia làm điểm tựa. Ngồi ở vị trí cao nhất
có thể, hơi gập người về phía trước ở vùng hông cho đến
khi có cảm giác phần sau của chân đang duỗi hơi bị căng
ra. Trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía đối
bên.
2. Bắp chân:
Đứng trên hai chân và dựa vào tường hoặc vật gì đó chắc
chắn để làm điểm tựa. Giữ cơ thể thẳng và bước lùi một
chân về phía sau. Hai bàn chân hướng về phía trước, gập
gối chân phía trước, giữ chân sau thẳng và đặt gót chân
trên sàn. Sẽ cảm thấy căng ở mặt sau của cẳng chân. Trở
về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía đối bên.
3. Cơ mặt trước đùi:
Đứng thẳng và vịn vào điểm tựa vững chắc.
Gập một bên chân về phía sau và nếu với
tới thì dùng bàn tay cùng bên để nắm vào
mắt cá chân hoặc mu bàn chân. Kéo bàn
chân lên về phía mông cho đến khi có cảm
giác căng dọc theo mặt trước đùi. Khép sát
đầu gối lại với nhau và giữ thẳng lưng. Trở
về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía
đối bên.
Cũng có thể thực hiện động tác này khi ngồi
vững trên ghế: ngồi xích ra phía trước ghế,
lệch sang một bên (sao cho chỉ ngồi ghé
một bên mông lên ghế). Duỗi chân gần mép
ghế nhất ra và giữ ở tư thế sao cho đầu gối
hướng xuống thẳng hàng với hông và trọng
lượng cơ thể dồn lên các ngón chân cái, sẽ
có cảm giác căng dọc theo mặt trước của
đùi. Đổi bên, lặp lại động tác
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 17
3. Khắc phục các vấn đề về khứu giác
Mất mùi ở bệnh nhân Covid-19 có khuynh hướng xảy ra ngắn hạn trong vòng
một vài tuần và có khả năng phục hồi nhanh chóng. Ở một số bệnh nhân, tình trạng
mất mùi hoàn toàn có thể kéo dài sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng hoặc lâu hơn nữa.
Mất mùi đột ngột là một triệu chứng rất đặc hiệu của nhiễm Covid-19
Dù rằng mất mùi cấp tính do bị Covid-19 có thể cải thiện một cách tự nhiên
và có thể hồi phục trong một số trường hợp. Tuy nhiên phần lớn các tổn thương
khứu giác do Covid-19 có thể kéo dài và để lại di chứng cho người bệnh vì liên
quan đến tổn thương các tế bào thần kinh khứu giác.
Phục hồi chức năng khứu giác:
Trong 1 – 2 tuần sau có thể bắt đầu thực hiện hít các hương liệu để phục hồi khứu
giác với hương chanh, hoa hồng, bạc hà và bạch đàn ít nhất ba lần một ngày trong
thời gian ngắn theo hướng dẫn (hít mỗi lần khoảng 15 – 20 giây)
Bổ sung Vitamin A nhằm mục đích thúc đẩy sự phục hồi của thần kinh khứu giác
Mất mùi do tổn thương khứu giác nặng kèm với rối loạn tâm thần kinh có thể phải
điều trị với cerebrolysine tiêm bắp trong vòng 4 – 8 tuần.
4. Khắc phục các vấn đề về giọng nói
Đôi khi một số người có thể gặp khó khăn về giọng nói sau khi được thở máy (đặt
ống thở). Nếu giọng bị khàn hoặc yếu, điều quan trọng là phải:
- Tiếp tục nói khi cảm thấy thoải mái. Sẽ phải tiếp tục tập nói mới có tiến bộ. Nếu
cảm thấy mệt khi nói, hãy nghỉ một chút và báo cho bạn bè, người thân trong gia
đình biết là cần phải tạm ngừng nói chuyện để nghỉ ngơi trong quá trình trò chuyện.
- Đừng cố làm căng dây thanh quản. Đừng thì thầm vì có thể làm căng dây thanh
quản. Cố gắng đừng để cao giọng hoặc hét lên. Nếu cần thu hút sự chú ý của người
khác, hãy cố gắng dùng đồ vật để phát ra tiếng động.
- Nghỉ ngơi. Nếu hết hơi trong khi nói chuyện, hãy cẩn thận, đừng có cố gắng quá.
Dừng nói và bình tĩnh ngồi nghỉ, đồng thời tập trung vào hơi thở. Hãy thử các
phương pháp thở được mô tả ở phần trên. Thực hiện các bước này cho đến khi cảm
thấy đủ sức nói tiếp.
- Cố gắng tự ngâm nga một mình để luyện giọng nói, đồng thời cẩn thận để không
bị căng giọng.
- Sử dụng các phương thức giao tiếp khác, chẳng hạn như viết, nhắn tin hoặc sử
dụng cử chỉ, nếu gặp khó khăn hoặc bất tiện khi nói chuyện.
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 18
- Nhấm nháp từng ngụm nước suốt cả ngày để giúp giữ cho dây thanh âm hoạt
động
5. Khắc phục các khó khăn khi ăn, uống và nuốt
Nếu phải gắn ống thở khi nằm viện, có thể sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn nước
uống. Điều này là do các cơ nuốt có thể đã bị yếu. Ăn uống tốt và uống nước/nước
trái cây rất quan trọng đối với quá trình phục hồi.
Chú ý khi nuốt là điều rất quan trọng để tránh bị sặc và nhiễm trùng phổi. Tình trạng
này có thể xảy ra nếu thức ăn/nước uống bị hít sặc vào phổi khi nuốt.
Nếu bị khó nuốt, có thể dùng các kỹ thuật như sau:
- Ngồi thẳng lưng khi ăn uống. Không bao giờ ăn uống ở tư thế nằm.
- Giữ tư thế thẳng (ngồi, đứng, đi bộ) ít nhất 30 phút sau ăn.
- Thử các loại thức ăn có độ đặc khác nhau (đặc và loãng) để xem thức ăn nào dễ
nuốt hơn không. Ban đầu có thể chọn các loại thức ăn mềm, mịn và/hoặc ẩm hoặc
cắt thức ăn đặc thành những miếng rất nhỏ.
- Tập trung chú ý khi ăn uống. Cố gắng ăn uống ở nơi yên tĩnh.
- Hãy ăn chậm rãi. Hãy cắn từng miếng thức ăn nhỏ, uống từng ngụm nước nhỏ giữa
các ngụm thức ăn và nhai kỹ trước khi nuốt.
- Đảm bảo là đã nuốt hết hoàn toàn thức ăn rồi mới cắn hoặc nhấp một miếng khác.
Nếu nuốt chưa hết thì nuốt lần nữa.
- Chi thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu cảm thấy mệt mỏi khi ăn no.
- Nếu bị ho hoặc bị sặc, hoặc khó thở khi ăn uống, hãy nghỉ ngơi để hồi phục sức
khỏe.
Ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với quá trình phục hồi, đặc biệt là khi thể
trạng còn yếu hoặc đang thở máy. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và uống đủ nước sẽ
giúp bảo đảm răng miệng luôn khỏe mạnh.
Nếu vẫn thấy khó ăn uống kéo dài, hãy liên hệ với nhân viên y tế
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 19
6. Khắc phục các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư
duy thông suốt
Người bệnh bị suy nhược nặng, đặc biệt là những người phải đặt ống thở trong bệnh
viện, rất hay gặp những khó khăn mới liên quan đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư
duy thông suốt. Những khó khăn này có thể biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng,
nhưng cũng có thể tồn tại lâu đối với một số người.
Điều quan trọng là người bệnh và gia đình phải biết là mình gặp phải các dấu hiệu
này, vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, hoạt động thường nhật
và quá trình trở lại làm việc hoặc học hành.
Nếu gặp những khó khăn này, có thể áp dụng các chiến lược như sau:
- Tập luyện thể lực có thể giúp não phục hồi. Mặc dù có thể khó tập luyện nếu có
cảm thấy yếu, khó thở hoặc mệt mỏi, nhưng hãy thử dần dần tập các động tác thể
dục nhẹ nhàng vào thói quen hàng ngày. Có thể bắt đầu bằng các động tác tập luyện
thể lực và tăng sức cơ phần trên.
- Có thể vận dụng các bài tập rèn luyện trí não, chẳng hạn như sở thích hoặc động
tác mới, giải đố chữ, các trò chơi chữ và số, bài tập luyện trí nhớ và đọc sách. Bắt
đầu bằng các bài tập luyện thử thách trí não nhưng có thể giải được và tăng độ khó
dần lên nếu được để duy trì động lực.
- Tự nhắc nhở bản thân bằng các danh sách, ghi chú và cảnh báo, chẳng hạn như báo
thức điện thoại để nhắc lịch các công việc cần làm.
- Chia nhỏ các hoạt động thành các bước riêng lẻ để tránh cảm thấy quá tải.
Một số chiến lược được liệt kê dưới đây để kiểm soát các hoạt động thường nhật
cũng có thể giúp vượt qua hậu quả của các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập
trung, trí nhớ và tư duy thông suốt, chẳng hạn như bớt khó tính lại và để người khác
hỗ trợ mình
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 20
7. Phục hồi các hoạt động sinh hoạt thường nhật
Phải tích cực hoạt động trở lại trong giai đoạn hồi phục, nhưng có thể gặp khó khăn
nếu có cảm giác mệt nhiều, khó thở và mất sức, đây là điều bình thường sau khi
bệnh nặng. Tất cả hoạt động sinh hoạt, kể cả tắm rửa, thay quần áo và chuẩn bị bữa
ăn, cũng như làm việc và giải trí, đều tiêu tốn năng lượng.
Sau một trận ốm nặng, có thể không còn năng lượng như trước và một số công
việc có thể mất sức nhiều hơn trước.
Nếu rơi vào tình trạng như vậy, có thể áp dụng các chiến lược sau:
- Giảm bớt các yêu cầu hoạt động trong ngày. Đặt mục tiêu thực tế dựa trên cảm
giác bản thân. Khi thấy mệt nhiều, khó thở hoặc mất sức, thậm chí cả việc bước ra
khỏi giường, tắm rửa và thay quần áo cũng có thể đã là một thành công rồi
- Tiết kiệm năng lượng bằng cách ngồi xuống nghỉ khi có thể, chẳng hạn như khi
tắm, mặc quần áo hoặc chuẩn bị thức ăn. Cố gắng không thực hiện các công việc
cần phải đứng, cúi xuống, với cao hoặc ngồi xổm trong thời gian dài.
- Kiểm soát nhịp độ bản thân và cố gắng làm các công việc nhẹ nhàng xen kẽ với
các công việc nặng hơn. Có thể phải dành thời gian nghỉ ngơi.
- Để người khác hỗ trợ những công việc khó thực hiện. Có thể gặp khó khăn đối với
những công việc như chăm sóc con cái, mua sắm, chuẩn bị bữa ăn, hoặc lái xe. Chấp
nhận đề nghị hỗ trợ và nói rõ cho mọi người biết nhu cầu bản thân cần được hỗ trợ.
Cũng có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt, chẳng hạn như mua sắm hoặc nấu
ăn trong quá trình hồi phục.
- Trở lại các sinh hoạt một cách dễ dàng. Đừng cố gắng làm hết tất cả các hoạt động
cho đến khi cảm thấy đủ sức làm. Có nghĩa là có thể phải báo cho nơi làm việc biết
rằng bản thân từ từ trở lại làm việc, đảm nhận một công việc nhẹ nhàng dễ làm hơn,
nhận hỗ trợ chăm sóc trẻ em và từ từ quay trở lại với sở thích bản thân
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 21
8. Khắc phục các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm
Nằm viện có thể là một trải nghiệm vô cùng căng thẳng, có thể gây ra tác động khó
giải thích được đến tâm trạng. Không có gì lạ khi trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu
(lo lắng, sợ hãi) hoặc trầm cảm (sa sút tinh thần, buồn rầu). Những kỷ ức hoặc giấc
mơ thấy nằm trong bệnh viện có thể xả ra ngay cả khi không muốn nhớ đến nữa.
Người bệnh có thể có cảm giác khó tư duy hay cảm xúc liên quan đến sự sống sót
của bản. Tâm trạng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự thất vọng về việc không
thể quay trở lại sinh hoạt thường nhật mà bản thân mong ước.
Đổi lại, những cảm giác khó khăn này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các
sinh hoạt thường nhật - đặc biệt nếu người bệnh có động lực kém hơn vì sự khác
biệt giữa ước mong và thực tế.
Do đó, khắc phục căng thẳng và cảm giác lo lắng và trầm cảm là một phần
quan trọng trong quá trình hồi phục tổng thể.
Một số điều đơn giản có thể thực hiện được.
Chăm sóc các nhu cầu cơ bản
- Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có thể bị gián đoạn trong thời gian nằm viện. Cảm thấy
căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cố gắng quay trở lại thời gian ngủ
và thức bình thường, sử dụng báo thức. Người bệnh hoặc gia đình/người chăm sóc
có thể đảm bảo môi trường không phiền nhiễu, chẳng hạn như quá sáng hoặc quá
ồn. Hạn chế nicotine (chẳng hạn như hút thuốc), caffeine và rượu và bổ sung thêm
các biện pháp thư giãn sẽ giúp dễ ngủ hơn.
- Ăn uống đủ chất và lành mạnh là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nếu
gặp khó khăn khi ăn hoặc nuốt, hãy làm theo lời khuyên trong tờ rơi này hoặc của
nhân viên y tế. Gia đình/người chăm sóc phải cố gắng đảm bảo đủ thức ăn cho
người bệnh.
- Tích cực hoạt động thể chất để giảm căng thẳng và giảm nguy cơ trầm cảm. Thực
hiện từng bước nhỏ để tăng dần cường độ hoạt động thể chất một cách an toàn
Tự chăm sóc bản thân
- Giữ kết nối xã hội là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Trò chuyện với
những người khác giúp giảm bớt căng thẳng và cũng có thể giúp tìm ra giải pháp
cho các khó khăn trong quá trình phục hồi. Nếu người bệnh đang sống một mình,
hãy giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình qua điện thoại hoặc trực tuyến có thể giúp
giảm bớt nỗi cô đơn.
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 22
Bởi vì người bệnh có thể có cảm giác không muốn liên hệ với xã hội trong tình
trạng sa sút tinh thần, hãy báo cho gia đình và bạn bè người bệnh hỗ trợ bằng cách
thường xuyên giữ liên lạc với người bệnh trong thời gian hồi phục.
- Thực hiện các động tác thư giãn không làm mất sức quá nhiều, như nghe nhạc, đọc
sách hoặc thực hành tâm linh. Thở chậm cũng giúp giảm căng thẳng và là một ví dụ
khác của chiến lược thư giãn. Những động tác này nên được thực hiện dần dần nếu
ban đầu thấy khó làm. Thực hiện theo “Các bài tập thở có kiểm soát” được mô tả
phía trên tờ rơi này để học cách thở chậm.
- Dần dần tăng cường tham gia các hoạt động thường nhật hoặc sở thích theo khả
năng tốt nhất, vì sẽ cải thiện tâm trạng.
Nếu trước đây người bệnh đang phải nhờ các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hãy
nói chuyện với cơ sở điều trị để tiếp tục duy trì dịch vụ. Gia đình/người chăm sóc
cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh đang trải qua giai đoạn phục
hồi thể chất sau khi bị bệnh nhưng bị sa sút sức khỏe tâm thần. Gia đình/người chăm
sóc phải giúp người bệnh tiếp cận sự hỗ trợ cần thiết vào thời điểm cần thiết
HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 23
9. Khi nào cần liên hệ với nhân viên y tế
Ảnh hưởng của thời kỳ nằm viện và bệnh nặng có thể thay đổi theo từng đối tượng.
Điều quan trọng là phải giữ liên hệ với chuyên gia y tế, chẳng hạn như bác sĩ gia
đình, chuyên gia phục hồi chức năng hoặc chuyên gia y tế, nếu:
- Thay đổi mức độ khó thở khi nghỉ ngơi mà không đỡ hơn khi áp dụng các kỹ thuật
kiểm soát phục hồi hơi thở nêu trên.
- Khó thở nhiều khi thực hiện động tác tối thiểu và không đỡ hơn khi áp dụng các tư
thế giúp giảm khó thở nêu trên.
- Gặp bất kỳ triệu chứng nào được mô tả ở trang 6 trước hoặc trong quá trình tập.
- Khả năng chú ý, trí nhớ, tư duy hoặc tình trạng mệt mỏi không đỡ hơn, gây khó
khăn khi thực hiện các sinh hoạt thường nhật hoặc là nguyên nhân khiến người bệnh
không thể quay lại làm việc hoặc đảm nhận các vai trò khác.
- Tâm trạng xấu đi, đặc biệt nếu kéo dài trong vài tuần
Tài liệu tham khảo
“Doing What Matters in Times of Stress”
https://www.who.int/publications/i/item/9789240003927
“A guide to preventing and addressing social stigma associated with COVID-19”
https://www.who.int/publications/m/item/a-guide-to-preventing-and-
addressingsocial-stigma-associated-with-covid-19
https://www.euro.who.int/en/health-topics/health-emergencies/coronavirus-covid-
19/publications-and-technical-guidance/2020/support-for-rehabilitation-self-
management-after-covid-19-related-illness-2020-produced-by-whoeurope
GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ - ĐHYK Penn State-Mỹ. Cố vấn Khoa học ĐHYK
Phạm Ngọc Thạch, Trường CĐYT Lâm Đồng “Tổng quan về mất mùi đột ngột ở
bệnh nhân bị covid-19”

More Related Content

Similar to Hỗ trợ tự điều trị phục hồi sau COVID Ver.1.0.pdf

Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòngBài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
carlo230
 
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
dominic613
 
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
Veco Hiệp
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
freeman352
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
kandace811
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
adam577
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
junie155
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
jake412
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
cecila175
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
kenneth278
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
werner339
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
burton409
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
andrew787
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
gemma367
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
signe712
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
jackie391
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
cecila218
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
cary484
 

Similar to Hỗ trợ tự điều trị phục hồi sau COVID Ver.1.0.pdf (20)

Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòngBài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng
 
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
8 động tác giúp ngừa đau lưng hiệu quả
 
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
11 bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm mà hàng nghìn người đã áp dụng thành công
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổVì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
Vì đâu dân văn phòng bị thoái hóa đốt sống cổ
 
Khái niệm khí công (1)
Khái niệm khí công (1)Khái niệm khí công (1)
Khái niệm khí công (1)
 
bai-tap-cho-nguoi-benh-tri.docx
bai-tap-cho-nguoi-benh-tri.docxbai-tap-cho-nguoi-benh-tri.docx
bai-tap-cho-nguoi-benh-tri.docx
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổDân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
Dân văn phòng khổ sở vì thoái hóa đốt sống cổ
 

Recently uploaded

SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
HongBiThi1
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư thực quản.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nhaSGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
SGK mới bệnh còi xương ở trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdfGIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
GIẢI PHẪU - CƠ QUAN SINH DỤC NỮ (REPRODUCTIVE ORGAN).pdf
 
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptxBản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
Bản sao của VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM Y42012.pptx
 
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdfSGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
SGK cũ còi xương, thiếu vitamin A, D ở trẻ em.pdf
 
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdfSGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
SGK mới bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdfSGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
SGK Hội chứng chảy máu trong ổ bụng Y6.pdf
 
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới viêm não ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 

Hỗ trợ tự điều trị phục hồi sau COVID Ver.1.0.pdf

  • 1. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 1 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH COVID-19 TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI
  • 2. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 2 Mục lục 1. Khắc phục triệu chứng khó thở.............................................................................4 Các tư thế giúp giảm khó thở ................................................................................4 1. Nằm nghiêng kê đầu cao ................................................................................4 2. Ngồi ngả người về phía trước.........................................................................4 3. Ngồi ngả người về phía trước (không có bàn ở phía trước) ............................4 4. Đứng ngả người về phía trước........................................................................5 5. Tư thế đứng tựa lưng......................................................................................5 Động tác tập thở....................................................................................................5 Kiểm soát hơi thở...............................................................................................5 Động tác thở ngắt quãng ....................................................................................6 2. Tập thể dục sau khi xuất viện...............................................................................6 Tập thể dục một cách an toàn................................................................................7 Tập thể dục ở mức độ phù hợp..............................................................................8 Các bài tập khởi động ...........................................................................................8 1. Nhún vai ........................................................................................................8 2. Xoay vai.........................................................................................................9 3. Gập hông........................................................................................................9 4. Nâng hạ gối....................................................................................................9 5. Duỗi gập cổ chân ...........................................................................................9 6. Xoay tròn cổ chân ........................................................................................ 10 Các bài tập nâng cao thể lực................................................................................ 10 7. Dậm chân tại chỗ ......................................................................................... 10 8. Bước lên xuống bậc thang............................................................................ 11 9. Đi bộ............................................................................................................ 11 10. Chạy bộ hoặc đạp xe .................................................................................. 11 Tập luyện tăng sức cơ ......................................................................................... 12 1. Gập duỗi khuỷu tay...................................................................................... 12
  • 3. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 3 2. Chống đẩy tường.......................................................................................... 12 3. Dang hai tay bên hông................................................................................. 13 Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ chân.................................................................13 1. Đứng lên, ngồi xuống.................................................................................. 13 2. Duỗi thẳng gối ............................................................................................ 14 3. Ngồi xổm.....................................................................................................14 4. Nhón gót chân.............................................................................................. 14 Các động tác thả lỏng cơ..................................................................................... 15 1. Kéo giãn cơ mặt sau đùi:.............................................................................. 16 2. Bắp chân: .....................................................................................................16 3. Cơ mặt trước đùi:......................................................................................... 16 3. Khắc phục các vấn đề về khứu giác....................................................................17 Phục hồi chức năng khứu giác:............................................................................ 17 4. Khắc phục các vấn đề về giọng nói ....................................................................17 5. Khắc phục các khó khăn khi ăn, uống và nuốt.................................................... 18 6. Khắc phục các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư duy thông suốt .............................................................................................................. 19 7. Phục hồi các hoạt động sinh hoạt thường nhật.................................................... 20 8. Khắc phục các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm........................... 21 Chăm sóc các nhu cầu cơ bản.............................................................................. 21 Tự chăm sóc bản thân ......................................................................................... 21 9. Khi nào cần liên hệ với nhân viên y tế................................................................ 23
  • 4. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 4 1. Khắc phục triệu chứng khó thở Thường có tình trạng khó thở sau khi nhập viện. Cảm giác mất sức và suy sụp thể chất trong khi bị ốm, và bản thân bệnh tật, có thể dễ gây nên triệu chứng khó thở. Cảm giác khó thở có thể gây ra tình trạng lo lắng, điều này có thể làm cho tình trạng khó thở trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn hết là phải bình tĩnh và tìm biện pháp tốt nhất để khắc phục triêu chứng khó thở. Tình trạng khó thở sẽ được cải thiện khi từ từ tăng cường độ các hoạt động và tập thể dục, nhưng trong thời gian chờ đợi, các tư thế và kỹ thuật dưới đây cũng có thể giúp khắc phục triệu chứng này. Nếu bắt đầu cảm thấy khó thở nặng và tình trạng không thuyên giảm khi tập theo các tư thế hoặc động tác này, hãy liên hệ với nhân viên y tế. Các tư thế giúp giảm khó thở Đây là một số tư thế có thể làm giảm tình trạng khó thở. Hãy thử từng tư thế để tìm ra tư thế nào có hiệu quả. Cũng có thể thử các động tác tập thở được mô tả bên dưới khi tập bất kỳ tư thế/động tác nào dưới đây để giúp dễ thở hơn. 1. Nằm nghiêng kê đầu cao Nằm nghiêng kê gối dưới vùng đầu và cổ, hơi cong đầu gối. 2. Ngồi ngả người về phía trước Ngồi vào bàn, ngả người từ thắt lưng về phía trước, kê đầu và cổ lên gối, cánh tay đặt trên bàn. Cũng có thể thử tư thế này mà không kê gối. 3. Ngồi ngả người về phía trước (không có bàn ở phía trước) Ngồi trên ghế, ngả người về phía trước, tực tay lên đùi hoặc tay vịn của ghế
  • 5. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 5 4. Đứng ngả người về phía trước Ở tư thế đứng, ngả người về phía trước, tựa vào bệ cửa sổ hoặc một bề mặt vững chắc khác. 5. Tư thế đứng tựa lưng Đứng tựa lưng vào tường và thả thõng tay hai bên hông. Bàn chân cách tường khoảng một bước chân và hơi xa nhau. Động tác tập thở Kiểm soát hơi thở Kỹ thuật này sẽ giúp thư giãn và kiểm soát hơi thở: - Ngồi ở tư thế thoải mái và có chỗ tựa - Đặt một tay lên ngực và tay kia trên bụng - Chỉ khi động tác này giúp thư giãn, hãy nhắm mắt lại (nếu không thì mở mắt cũng được) và tập trung vào hơi thở - Từ từ hít vào bằng mũi (hoặc miệng nếu không thể hít vào bằng mũi) rồi thở ra bằng miệng - Khi thở, sẽ cảm thấy bàn tay đặt trên bụng nhô lên cao hơn bàn tay đặt trên ngực. - Cố gắng sử dụng ít sức nhất có thể và làm cho hơi thở chậm rãi, thư thái và đều đặn liên tục không ngắt quãng
  • 6. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 6 Động tác thở ngắt quãng Tập động tác này có ích khi thực hiện các hoạt động có thể tốn nhiều sức hơn hoặc gây ra khó thở, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc đi bộ lên dốc. Điều quan trọng cần nhớ là không cần phải vội vàng. - Suy nghĩ về việc chia nhỏ động tác thành các quãng ngắn hơn để dễ thực hiện hơn mà không bị mệt hoặc khó thở lúc cuối động tác - Hít vào trước thời kỳ 'gắng sức', chẳng hạn như trước khi leo lên một bậc thang - Thở ra trong khi gắng sức, chẳng hạn như khi leo lên một bậc thang - Có thể dễ tập hơn khi hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng 2. Tập thể dục sau khi xuất viện Tập thể dục là một phần quan trọng của quá trình hồi phục sau khi bị bệnh COVID- 19 nặng. Tập thể dục có thể giúp: • Cải thiện thể lực • Giảm khó thở • Tăng sức cơ • Cải thiện sự cân bằng và phối hợp • Cải thiện tư duy • Giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng • Tăng sự tự tin • Cải thiện năng lượng Tìm cách duy trì sự chủ động tích cực với các bài tập. Có thể theo dõi sự tiến bộ của bản thân bằng một cuốn nhật ký hoặc "ứng dụng" tập luyện trên điện thoại hoặc đồng hồ thông minh.
  • 7. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 7 Tập thể dục một cách an toàn Điều quan trọng là phải tập thể dục một cách an toàn, ngay cả khi đã có khả năng tự vận động không cần người dìu đỡ (đi bộ) và đã từng tập thể dục trước khi bị bệnh. Đặc biệt quan trọng là nếu: - Gặp khó khăn khi vận động trước khi nhập viện - Bị ngã trước khi nhập viện hoặc trong thời gian nằm viện - Có bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc chấn thương nào khác có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe khi tập thể dục - Đã được xuất viện trong tình trạng thở oxy theo chỉ định y tế Trong những trường hợp này, cần phải tập thể dục với người hỗ trợ để đảm bảo an toàn. Tất cả bệnh nhân được cho thở thêm oxy PHẢI hỏi ý kiến nhân viên y tế về việc sử dụng oxy trong khi tập thể dục trước khi bắt đầu tập. Những quy tắc đơn giản này sẽ giúp tập thể dục một cách an toàn: - Luôn khởi động trước khi tập và thả lỏng cơ sau khi tập - Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mang giày hỗ trợ - Chờ ít nhất một giờ sau bữa ăn mới tập thể dục - Uống nhiều nước - Tránh tập thể dục trong thời tiết quá nóng - Tập thể dục trong nhà khi thời tiết quá lạnh Nếu cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, không tập thể dục hoặc ngưng tập và liên hệ với nhân viên y tế: - Buồn nôn hoặc cảm thấy buồn nôn - Chóng mặt hoặc choáng váng - Khó thở nặng - Vã mồ hôi lạnh - Tức ngực - Đau tăng lên Hãy nhớ tuân thủ các quy tắc về giãn cách khi tập thể dục ngoài trời, nếu có.
  • 8. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 8 Tập thể dục ở mức độ phù hợp Để biết liệu có đang tập thể dục ở mức độ phù hợp hay không, hãy nghĩ và nói một câu: - Nếu có thể nói cả câu mà không bị vấp và không cảm thấy khó thở thì có thể luyện tập nặng hơn một chút - Nếu hoàn toàn không nói được hoặc chỉ nói được một từ và khó thở nặng thì đang tập thể dục quá sức. - Nếu có thể nói một câu, tạm dừng một hoặc hai lần để lấy hơi và khó thở ở mức độ trung bình đến gần như nặng, thì đang tập thể dục ở mức độ phù hợp. Hãy nhớ rằng cảm giác khó thở khi tập thể dục là điều bình thường và không có hại hay nguy hiểm. Khi phục hồi dần thể lực sẽ bớt khó thở hơn. Để nâng cao thể lực, khi tập luyện nên ở mức độ cảm thấy khó thở vừa phải đến gần như khó thở. Nếu cảm thấy khó thở quá, không nói nổi, nên tập chậm hoặc dừng lại để nghỉ ngơi cho đến khi có thể kiểm soát được nhịp thở tốt hơn. Có các tư thế giúp giảm khó thở như đã nêu ở trên Các bài tập khởi động Khởi động chuẩn bị cho cơ thể trước khi vận động để ngăn ngừa chấn thương. Quá trình khởi động sẽ kéo dài khoảng 5 phút và khi kết thúc, sẽ cảm thấy hơi khó thở. Các bài tập khởi động có thể được thực hiện trong tư thế ngồi hoặc đứng. Nếu khởi động trong tư thế đứng, hãy đứng chỗ bằng phẳng chắc chắn để được hỗ trợ nếu cần. Lặp lại mỗi động tác 2-4 lần. 1. Nhún vai Từ từ nâng vai lên về phía tai rồi lại hạ xuống
  • 9. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 9 2. Xoay vai Thả lỏng cánh tay xuôi hai bên hông hoặc đặt trên đùi, từ từ xoay vai theo vòng tròn về phía trước và sau đó ngược ra phía sau 3. Gập hông Đứng thẳng và thả lỏng cánh tay hai bên hông Nghiêng người sang bên rồi sang phía đối bên 4. Nâng hạ gối Nâng hạ gối lên xuống từ từ, không cao quá hông, lần lượt mỗi bên gối 5. Duỗi gập cổ chân Duỗi cổ chân, cho ngón chân chạm đất và sau đó gập cổ chân, để gót chân chạm đất; đổi bên
  • 10. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 10 6. Xoay tròn cổ chân Xoay cổ chân theo vòng tròn; đổi bên Các bài tập nâng cao thể lực Nên tập thể lực trong 20-30 phút, 5 ngày mỗi tuần. Có thể lấy các bài tập thể lực khác nhau dưới đây làm ví dụ, nhưng bất kỳ động tác nào gây ra cảm thấy khó thở ở mức độ vừa phải đến gần như nặng đều có thể được tính vào bài tập thể lực. Bấm thời gian tập thể lực và dần dần tăng thời lượng trong phạm vi kiểm soát. Có thể tăng lên thời lượng tập lên một chút, chẳng hạn như tăng thêm 30 giây hoặc 1 phút tập. Có thể mất một thời gian mới trở lại cường độ bài tập có thể làm bình thường trước khi trở nên mệt. Ví dụ về các bài tập thể lực 7. Dậm chân tại chỗ - Nếu cần, hãy bám vào một chiếc ghế hoặc bề mặt vững chãi để có chỗ vịn, và có ghế gần đó để ngồi nghỉ - Lần lượt nâng gối Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Nhấc chân lên cao dần, đến mức ngang thắt lưng nếu có thể Tập động tác này khi nào? - Nếu không thể ra ngoài đi bộ - Phải ngồi nghỉ mệt nếu đi quãng xa
  • 11. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 11 8. Bước lên xuống bậc thang - Tập bằng bậc thấp nhất của cầu thang - Nếu cần, hãy bám vào tay vịn để có chỗ vịn, và kê một chiếc ghế gần đó để nghỉ ngơi - Bước lên xuống bậc thang, đổi chân cứ sau 10 lần bước Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Tăng chiều cao của bậc, hoặc tốc độ bước lên xuống - Nếu thăng bằng đủ tốt để thực hiện bài tập này mà không cần phải vịn tay, thì có thể mang tạ khi bước lên xuống. Tập động tác này khi nào? - Nếu không thể đi ra ngoài - Phải ngồi nghỉ mệt nếu đi quãng xa 9. Đi bộ - Sử dụng khung tập đi, nạng hoặc gậy chống nếu cần - Chọn đường đi tương đối bằng phẳng Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Tăng tốc độ hoặc khoảng cách đi bộ hoặc nếu có thể, đi bộ lên dốc Tập động tác này khi nào? - Nếu có thể ra ngoài trời để tập thể lực 10. Chạy bộ hoặc đạp xe - Chỉ chạy bộ hoặc đạp xe nếu an toàn về mặt y tế Tập động tác này khi nào? - Nếu đi bộ không bị hụt hơi - Nếu có thể chạy bộ hoặc đạp xe trước khi mệt
  • 12. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 12 Tập luyện tăng sức cơ Các bài tập tăng sức cơ sẽ giúp cải thiện các cơ đã bị yếu nhão đi do bệnh tật. Nên tập ba buổi tập tăng sức cơ cơ bắp mỗi tuần. Các bài tập tăng sức cơ cơ bắp sẽ không gây ra cảm thấy khó thở giống như các bài tập thể lực. Thay vào đó, chỉ có cảm giác gồng cơ bắp giống như khi cơ bắp làm việc cường độ cao vậy. Nên đặt mục tiêu hoàn thành tối đa 3 hiệp 10 lần lặp lại động tác mỗi bài tập, nghỉ ngơi ngắn giữa mỗi hiệp. Đừng lo lắng nếu thấy khó thực hiện động tác. Nếu thấy khó thực hiện động tác, hãy bắt đầu tập với số lần lặp lại ít hơn trong mỗi hiệp và tăng dần để đạt được 10 lần thực hiện động tác/hiệp. Khi tiến bộ hơn, hãy sử dụng tạ nặng hơn để tác động lên cơ bắp nhiều hơn. Có thể sử dụng các lon thức ăn hoặc chai nước làm tạ tay. Một số bài tập tăng sức cơ cho cánh tay và chân được mô tả dưới đây, có thể thực hiện ở tư thế đứng hoặc ngồi. Tập theo thứ tự nào cũng được. Đứng hay ngồi vững, giữ lưng thẳng và hóp bụng vào và hoàn thành động tác chậm rãi. Hãy nhớ hít vào khi chuẩn bị thực hiện phần khó nhất của bài tập và thở ra khi dùng lực. Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ cánh tay 1. Gập duỗi khuỷu tay - Giữ cánh tay xuôi theo hông, mỗi tay nắm một quả tạ tay, lòng bàn tay hướng về phía trước - Giữ yên phần cánh tay. Nhẹ nhàng gập khuỷu nâng cả hai quả tạ lên - Có thể thực hiện động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Tăng dần trọng lượng quả tạ tay khi thực hiện động tác này 2. Chống đẩy tường - Đặt hai tay thẳng vào tường ở vị trí cao ngang vai, các ngón tay hướng lên trên và bàn chân cách xa tường - Luôn giữ thẳng người, từ từ ngả người về tường bằng cách gập khuỷu tay, sau đó nhẹ nhàng đẩy người ra xa tường cho đến khi thẳng cánh tay Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Đứng xa bức tường hơn
  • 13. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 13 3. Dang hai tay bên hông - Mỗi tay nắm một quả tạ, hai cánh tay xuôi dọc hông, lòng bàn tay hướng vào trong - Dang cả hai tay sang hai bên đến ngang vai (không cao quá vai) và từ từ hạ tay xuống hông - Có thể thực hiện động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Nâng cánh tay lên cao dần, nhưng không quá vai - Tăng khối lượng tạ tay trong quá trình tập Các bài tập tiêu biểu tăng sức cơ chân 1. Đứng lên, ngồi xuống - Tư thế ngồi, hai chân rộng bằng hông. Hai tay xuôi hai bên hông hoặc bắt chéo trước ngực, từ từ đứng lên, giữ nguyên tư thế đếm đến 3 và từ từ ngồi xuống ghế. Luôn giữ yên bàn chân trên mặt đất - Nếu phải dùng tay chống mới đứng lên khỏi ghế được, hãy thử tập bằng ghế cao chân hơn. Nếu lúc bắt đầu động tác vẫn còn quá khó khăn thì có thể chống bằng cánh tay Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Thực hiện động tác càng chậm càng tốt - Thực hiện động tác bằng cách dùng ghế thấp hơn - Giữ tạ tay sát ngực trong khi thực hiện động tác
  • 14. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 14 2. Duỗi thẳng gối - Ngồi trên ghế, khép hai bàn chân sát vào nhau. Duỗi thẳng một bên gối và giữ yên tư thế duỗi thẳng chân trong giây lát, sau đó từ từ hạ xuống. Lặp lại động tác ở chân bên kia. Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Tăng thời gian duỗi thẳng gối lên, đếm đến 3 - Thực hiện động tác chậm hơn 3. Ngồi xổm - Đứng dựa lưng vào tường hoặc bề mặt vững chãi khác và hai bàn chân hơi xa nhau một chút. Bàn chân cách tường khoảng một bước chân. Hoặc vịn tay vào lưng ghế vững chãi - Dựa lưng vào tường, hoặc vịn chặt ghế, từ từ gập gối một khoảng ngắn; hạ thấp thân mình, áp lưng vào tường trượt xuống. Giữ hông ở vị trí cao hơn gối - Giữ nguyên vị trí đó trước khi từ từ duỗi thẳng gối, trượt lưng vào tường, nâng thân mình lên Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Hạ thân mình thấp xuống (nhớ giữ hông ở vị trí cao hơn gối) - Tăng thời gian giữ nguyên vị trí lên, đếm đến 3 trước khi duỗi thẳng gối 4. Nhón gót chân - Vịn tay lên một bề mặt vững chãi để giữ thăng bằng, nhưng không dựa vào - Từ từ nhón gót lên, đứng bằng ngón chân và từ từ hạ gót xuống Tăng cường độ tập động tác này bằng cách: - Nhón gót lên và giữ nguyên tư thế, đếm đến 3 - Mỗi lần đứng trên một chân luân chuyển
  • 15. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 15 Các động tác thả lỏng cơ Các động tác thả lỏng cơ cho phép cơ thể trở lại bình thường trước khi ngừng tập. Quá trình thả lỏng cơ sẽ kéo dài khoảng 5 phút và hơi thở sẽ trở về bình thường sau khi kết thúc. Hãy thử thực hiện tất cả các gợi ý này, nhưng nếu không thể thực hiện được tất cả các động tác hoặc kéo căng, hãy thực hiện những động tác có thể thực hiện được. 1. Đi bộ với tốc độ chậm hơn hoặc dậm chân nhẹ nhàng tại chỗ, trong khoảng 2 phút 2. Lặp lại các động tác khởi động để vận động các khớp; có thể làm các động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng 3. Kéo giãn cơ Kéo giãn cơ có thể giúp làm giảm đau cơ có thể xảy ra trong một đến hai ngày sau khi tập thể lực. Có thể thực hiện các động tác này trong tư thế ngồi hoặc đứng. Mỗi lần kéo giãn cơ nên thực hiện nhẹ nhàng và nên giữ mỗi tư thế trong 15-20 giây. Hông: Giơ tay phải lên trần nhà và sau đó hơi ngả người sang trái; sẽ cảm thấy căng cơ dọc hông phải. Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác hông bên kia. Vai: Đưa cánh tay ra phía trước. Giữ thẳng cánh tay, bắt chéo thân ở ngang tầm vai, dùng tay kia ép cánh tay vào ngực để có cảm giác căng quanh vai. Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác phía bên kia
  • 16. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 16 1. Kéo giãn cơ mặt sau đùi: Ngồi trên mép ghế, thẳng lưng và đặt bàn chân trên sàn. Duỗi chân thẳng ra trước, đặt gót chân trên mặt đất. Để tay lên đùi bên kia làm điểm tựa. Ngồi ở vị trí cao nhất có thể, hơi gập người về phía trước ở vùng hông cho đến khi có cảm giác phần sau của chân đang duỗi hơi bị căng ra. Trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía đối bên. 2. Bắp chân: Đứng trên hai chân và dựa vào tường hoặc vật gì đó chắc chắn để làm điểm tựa. Giữ cơ thể thẳng và bước lùi một chân về phía sau. Hai bàn chân hướng về phía trước, gập gối chân phía trước, giữ chân sau thẳng và đặt gót chân trên sàn. Sẽ cảm thấy căng ở mặt sau của cẳng chân. Trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía đối bên. 3. Cơ mặt trước đùi: Đứng thẳng và vịn vào điểm tựa vững chắc. Gập một bên chân về phía sau và nếu với tới thì dùng bàn tay cùng bên để nắm vào mắt cá chân hoặc mu bàn chân. Kéo bàn chân lên về phía mông cho đến khi có cảm giác căng dọc theo mặt trước đùi. Khép sát đầu gối lại với nhau và giữ thẳng lưng. Trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác ở phía đối bên. Cũng có thể thực hiện động tác này khi ngồi vững trên ghế: ngồi xích ra phía trước ghế, lệch sang một bên (sao cho chỉ ngồi ghé một bên mông lên ghế). Duỗi chân gần mép ghế nhất ra và giữ ở tư thế sao cho đầu gối hướng xuống thẳng hàng với hông và trọng lượng cơ thể dồn lên các ngón chân cái, sẽ có cảm giác căng dọc theo mặt trước của đùi. Đổi bên, lặp lại động tác
  • 17. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 17 3. Khắc phục các vấn đề về khứu giác Mất mùi ở bệnh nhân Covid-19 có khuynh hướng xảy ra ngắn hạn trong vòng một vài tuần và có khả năng phục hồi nhanh chóng. Ở một số bệnh nhân, tình trạng mất mùi hoàn toàn có thể kéo dài sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng hoặc lâu hơn nữa. Mất mùi đột ngột là một triệu chứng rất đặc hiệu của nhiễm Covid-19 Dù rằng mất mùi cấp tính do bị Covid-19 có thể cải thiện một cách tự nhiên và có thể hồi phục trong một số trường hợp. Tuy nhiên phần lớn các tổn thương khứu giác do Covid-19 có thể kéo dài và để lại di chứng cho người bệnh vì liên quan đến tổn thương các tế bào thần kinh khứu giác. Phục hồi chức năng khứu giác: Trong 1 – 2 tuần sau có thể bắt đầu thực hiện hít các hương liệu để phục hồi khứu giác với hương chanh, hoa hồng, bạc hà và bạch đàn ít nhất ba lần một ngày trong thời gian ngắn theo hướng dẫn (hít mỗi lần khoảng 15 – 20 giây) Bổ sung Vitamin A nhằm mục đích thúc đẩy sự phục hồi của thần kinh khứu giác Mất mùi do tổn thương khứu giác nặng kèm với rối loạn tâm thần kinh có thể phải điều trị với cerebrolysine tiêm bắp trong vòng 4 – 8 tuần. 4. Khắc phục các vấn đề về giọng nói Đôi khi một số người có thể gặp khó khăn về giọng nói sau khi được thở máy (đặt ống thở). Nếu giọng bị khàn hoặc yếu, điều quan trọng là phải: - Tiếp tục nói khi cảm thấy thoải mái. Sẽ phải tiếp tục tập nói mới có tiến bộ. Nếu cảm thấy mệt khi nói, hãy nghỉ một chút và báo cho bạn bè, người thân trong gia đình biết là cần phải tạm ngừng nói chuyện để nghỉ ngơi trong quá trình trò chuyện. - Đừng cố làm căng dây thanh quản. Đừng thì thầm vì có thể làm căng dây thanh quản. Cố gắng đừng để cao giọng hoặc hét lên. Nếu cần thu hút sự chú ý của người khác, hãy cố gắng dùng đồ vật để phát ra tiếng động. - Nghỉ ngơi. Nếu hết hơi trong khi nói chuyện, hãy cẩn thận, đừng có cố gắng quá. Dừng nói và bình tĩnh ngồi nghỉ, đồng thời tập trung vào hơi thở. Hãy thử các phương pháp thở được mô tả ở phần trên. Thực hiện các bước này cho đến khi cảm thấy đủ sức nói tiếp. - Cố gắng tự ngâm nga một mình để luyện giọng nói, đồng thời cẩn thận để không bị căng giọng. - Sử dụng các phương thức giao tiếp khác, chẳng hạn như viết, nhắn tin hoặc sử dụng cử chỉ, nếu gặp khó khăn hoặc bất tiện khi nói chuyện.
  • 18. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 18 - Nhấm nháp từng ngụm nước suốt cả ngày để giúp giữ cho dây thanh âm hoạt động 5. Khắc phục các khó khăn khi ăn, uống và nuốt Nếu phải gắn ống thở khi nằm viện, có thể sẽ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn nước uống. Điều này là do các cơ nuốt có thể đã bị yếu. Ăn uống tốt và uống nước/nước trái cây rất quan trọng đối với quá trình phục hồi. Chú ý khi nuốt là điều rất quan trọng để tránh bị sặc và nhiễm trùng phổi. Tình trạng này có thể xảy ra nếu thức ăn/nước uống bị hít sặc vào phổi khi nuốt. Nếu bị khó nuốt, có thể dùng các kỹ thuật như sau: - Ngồi thẳng lưng khi ăn uống. Không bao giờ ăn uống ở tư thế nằm. - Giữ tư thế thẳng (ngồi, đứng, đi bộ) ít nhất 30 phút sau ăn. - Thử các loại thức ăn có độ đặc khác nhau (đặc và loãng) để xem thức ăn nào dễ nuốt hơn không. Ban đầu có thể chọn các loại thức ăn mềm, mịn và/hoặc ẩm hoặc cắt thức ăn đặc thành những miếng rất nhỏ. - Tập trung chú ý khi ăn uống. Cố gắng ăn uống ở nơi yên tĩnh. - Hãy ăn chậm rãi. Hãy cắn từng miếng thức ăn nhỏ, uống từng ngụm nước nhỏ giữa các ngụm thức ăn và nhai kỹ trước khi nuốt. - Đảm bảo là đã nuốt hết hoàn toàn thức ăn rồi mới cắn hoặc nhấp một miếng khác. Nếu nuốt chưa hết thì nuốt lần nữa. - Chi thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu cảm thấy mệt mỏi khi ăn no. - Nếu bị ho hoặc bị sặc, hoặc khó thở khi ăn uống, hãy nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với quá trình phục hồi, đặc biệt là khi thể trạng còn yếu hoặc đang thở máy. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và uống đủ nước sẽ giúp bảo đảm răng miệng luôn khỏe mạnh. Nếu vẫn thấy khó ăn uống kéo dài, hãy liên hệ với nhân viên y tế
  • 19. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 19 6. Khắc phục các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư duy thông suốt Người bệnh bị suy nhược nặng, đặc biệt là những người phải đặt ống thở trong bệnh viện, rất hay gặp những khó khăn mới liên quan đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư duy thông suốt. Những khó khăn này có thể biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng cũng có thể tồn tại lâu đối với một số người. Điều quan trọng là người bệnh và gia đình phải biết là mình gặp phải các dấu hiệu này, vì tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, hoạt động thường nhật và quá trình trở lại làm việc hoặc học hành. Nếu gặp những khó khăn này, có thể áp dụng các chiến lược như sau: - Tập luyện thể lực có thể giúp não phục hồi. Mặc dù có thể khó tập luyện nếu có cảm thấy yếu, khó thở hoặc mệt mỏi, nhưng hãy thử dần dần tập các động tác thể dục nhẹ nhàng vào thói quen hàng ngày. Có thể bắt đầu bằng các động tác tập luyện thể lực và tăng sức cơ phần trên. - Có thể vận dụng các bài tập rèn luyện trí não, chẳng hạn như sở thích hoặc động tác mới, giải đố chữ, các trò chơi chữ và số, bài tập luyện trí nhớ và đọc sách. Bắt đầu bằng các bài tập luyện thử thách trí não nhưng có thể giải được và tăng độ khó dần lên nếu được để duy trì động lực. - Tự nhắc nhở bản thân bằng các danh sách, ghi chú và cảnh báo, chẳng hạn như báo thức điện thoại để nhắc lịch các công việc cần làm. - Chia nhỏ các hoạt động thành các bước riêng lẻ để tránh cảm thấy quá tải. Một số chiến lược được liệt kê dưới đây để kiểm soát các hoạt động thường nhật cũng có thể giúp vượt qua hậu quả của các triệu chứng ảnh hưởng đến mức độ tập trung, trí nhớ và tư duy thông suốt, chẳng hạn như bớt khó tính lại và để người khác hỗ trợ mình
  • 20. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 20 7. Phục hồi các hoạt động sinh hoạt thường nhật Phải tích cực hoạt động trở lại trong giai đoạn hồi phục, nhưng có thể gặp khó khăn nếu có cảm giác mệt nhiều, khó thở và mất sức, đây là điều bình thường sau khi bệnh nặng. Tất cả hoạt động sinh hoạt, kể cả tắm rửa, thay quần áo và chuẩn bị bữa ăn, cũng như làm việc và giải trí, đều tiêu tốn năng lượng. Sau một trận ốm nặng, có thể không còn năng lượng như trước và một số công việc có thể mất sức nhiều hơn trước. Nếu rơi vào tình trạng như vậy, có thể áp dụng các chiến lược sau: - Giảm bớt các yêu cầu hoạt động trong ngày. Đặt mục tiêu thực tế dựa trên cảm giác bản thân. Khi thấy mệt nhiều, khó thở hoặc mất sức, thậm chí cả việc bước ra khỏi giường, tắm rửa và thay quần áo cũng có thể đã là một thành công rồi - Tiết kiệm năng lượng bằng cách ngồi xuống nghỉ khi có thể, chẳng hạn như khi tắm, mặc quần áo hoặc chuẩn bị thức ăn. Cố gắng không thực hiện các công việc cần phải đứng, cúi xuống, với cao hoặc ngồi xổm trong thời gian dài. - Kiểm soát nhịp độ bản thân và cố gắng làm các công việc nhẹ nhàng xen kẽ với các công việc nặng hơn. Có thể phải dành thời gian nghỉ ngơi. - Để người khác hỗ trợ những công việc khó thực hiện. Có thể gặp khó khăn đối với những công việc như chăm sóc con cái, mua sắm, chuẩn bị bữa ăn, hoặc lái xe. Chấp nhận đề nghị hỗ trợ và nói rõ cho mọi người biết nhu cầu bản thân cần được hỗ trợ. Cũng có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sinh hoạt, chẳng hạn như mua sắm hoặc nấu ăn trong quá trình hồi phục. - Trở lại các sinh hoạt một cách dễ dàng. Đừng cố gắng làm hết tất cả các hoạt động cho đến khi cảm thấy đủ sức làm. Có nghĩa là có thể phải báo cho nơi làm việc biết rằng bản thân từ từ trở lại làm việc, đảm nhận một công việc nhẹ nhàng dễ làm hơn, nhận hỗ trợ chăm sóc trẻ em và từ từ quay trở lại với sở thích bản thân
  • 21. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 21 8. Khắc phục các triệu chứng căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm Nằm viện có thể là một trải nghiệm vô cùng căng thẳng, có thể gây ra tác động khó giải thích được đến tâm trạng. Không có gì lạ khi trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu (lo lắng, sợ hãi) hoặc trầm cảm (sa sút tinh thần, buồn rầu). Những kỷ ức hoặc giấc mơ thấy nằm trong bệnh viện có thể xả ra ngay cả khi không muốn nhớ đến nữa. Người bệnh có thể có cảm giác khó tư duy hay cảm xúc liên quan đến sự sống sót của bản. Tâm trạng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự thất vọng về việc không thể quay trở lại sinh hoạt thường nhật mà bản thân mong ước. Đổi lại, những cảm giác khó khăn này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các sinh hoạt thường nhật - đặc biệt nếu người bệnh có động lực kém hơn vì sự khác biệt giữa ước mong và thực tế. Do đó, khắc phục căng thẳng và cảm giác lo lắng và trầm cảm là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục tổng thể. Một số điều đơn giản có thể thực hiện được. Chăm sóc các nhu cầu cơ bản - Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ có thể bị gián đoạn trong thời gian nằm viện. Cảm thấy căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cố gắng quay trở lại thời gian ngủ và thức bình thường, sử dụng báo thức. Người bệnh hoặc gia đình/người chăm sóc có thể đảm bảo môi trường không phiền nhiễu, chẳng hạn như quá sáng hoặc quá ồn. Hạn chế nicotine (chẳng hạn như hút thuốc), caffeine và rượu và bổ sung thêm các biện pháp thư giãn sẽ giúp dễ ngủ hơn. - Ăn uống đủ chất và lành mạnh là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nếu gặp khó khăn khi ăn hoặc nuốt, hãy làm theo lời khuyên trong tờ rơi này hoặc của nhân viên y tế. Gia đình/người chăm sóc phải cố gắng đảm bảo đủ thức ăn cho người bệnh. - Tích cực hoạt động thể chất để giảm căng thẳng và giảm nguy cơ trầm cảm. Thực hiện từng bước nhỏ để tăng dần cường độ hoạt động thể chất một cách an toàn Tự chăm sóc bản thân - Giữ kết nối xã hội là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần. Trò chuyện với những người khác giúp giảm bớt căng thẳng và cũng có thể giúp tìm ra giải pháp cho các khó khăn trong quá trình phục hồi. Nếu người bệnh đang sống một mình, hãy giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình qua điện thoại hoặc trực tuyến có thể giúp giảm bớt nỗi cô đơn.
  • 22. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 22 Bởi vì người bệnh có thể có cảm giác không muốn liên hệ với xã hội trong tình trạng sa sút tinh thần, hãy báo cho gia đình và bạn bè người bệnh hỗ trợ bằng cách thường xuyên giữ liên lạc với người bệnh trong thời gian hồi phục. - Thực hiện các động tác thư giãn không làm mất sức quá nhiều, như nghe nhạc, đọc sách hoặc thực hành tâm linh. Thở chậm cũng giúp giảm căng thẳng và là một ví dụ khác của chiến lược thư giãn. Những động tác này nên được thực hiện dần dần nếu ban đầu thấy khó làm. Thực hiện theo “Các bài tập thở có kiểm soát” được mô tả phía trên tờ rơi này để học cách thở chậm. - Dần dần tăng cường tham gia các hoạt động thường nhật hoặc sở thích theo khả năng tốt nhất, vì sẽ cải thiện tâm trạng. Nếu trước đây người bệnh đang phải nhờ các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hãy nói chuyện với cơ sở điều trị để tiếp tục duy trì dịch vụ. Gia đình/người chăm sóc cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh đang trải qua giai đoạn phục hồi thể chất sau khi bị bệnh nhưng bị sa sút sức khỏe tâm thần. Gia đình/người chăm sóc phải giúp người bệnh tiếp cận sự hỗ trợ cần thiết vào thời điểm cần thiết
  • 23. HỖ TRỢ TỰ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SAU BỆNH COVID-19 Phiên bản 1.0 DA Việt Nam 23 9. Khi nào cần liên hệ với nhân viên y tế Ảnh hưởng của thời kỳ nằm viện và bệnh nặng có thể thay đổi theo từng đối tượng. Điều quan trọng là phải giữ liên hệ với chuyên gia y tế, chẳng hạn như bác sĩ gia đình, chuyên gia phục hồi chức năng hoặc chuyên gia y tế, nếu: - Thay đổi mức độ khó thở khi nghỉ ngơi mà không đỡ hơn khi áp dụng các kỹ thuật kiểm soát phục hồi hơi thở nêu trên. - Khó thở nhiều khi thực hiện động tác tối thiểu và không đỡ hơn khi áp dụng các tư thế giúp giảm khó thở nêu trên. - Gặp bất kỳ triệu chứng nào được mô tả ở trang 6 trước hoặc trong quá trình tập. - Khả năng chú ý, trí nhớ, tư duy hoặc tình trạng mệt mỏi không đỡ hơn, gây khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt thường nhật hoặc là nguyên nhân khiến người bệnh không thể quay lại làm việc hoặc đảm nhận các vai trò khác. - Tâm trạng xấu đi, đặc biệt nếu kéo dài trong vài tuần Tài liệu tham khảo “Doing What Matters in Times of Stress” https://www.who.int/publications/i/item/9789240003927 “A guide to preventing and addressing social stigma associated with COVID-19” https://www.who.int/publications/m/item/a-guide-to-preventing-and- addressingsocial-stigma-associated-with-covid-19 https://www.euro.who.int/en/health-topics/health-emergencies/coronavirus-covid- 19/publications-and-technical-guidance/2020/support-for-rehabilitation-self- management-after-covid-19-related-illness-2020-produced-by-whoeurope GS.TSKH.BS Dương Quý Sỹ - ĐHYK Penn State-Mỹ. Cố vấn Khoa học ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, Trường CĐYT Lâm Đồng “Tổng quan về mất mùi đột ngột ở bệnh nhân bị covid-19”