SlideShare a Scribd company logo
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................5 
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN 
XUẤT KINH DOANH............................................................................8 
1.1. Hiệu quả kinh doanh.................................................................8 
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.....................................8 
1.1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. .8 
1.1.2.1. Vai trò của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.........8 
1.1.2.2 Phân biệt các khái niệm hiệu .......................................9 
1.1.2.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả ..........................10 
1.1.2.3.1. Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp.........11 
1.1.2.3.2. Phương pháp so sánh.............................................11 
1.1.2.3. 3. Phương pháp thay thế liên hoàn...........................11 
1.1.2.3.4. Phương pháp liên hệ...............................................12 
1.1.3. Khái niệm về kết quả kinh doanh.....................................12 
* Phân loại hiệu quả và kết quả:................................................13 
1.1.4. Các chỉ tiêu tổng hợp........................................................13 
1.1.4.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu................................13 
1.1.4.2. Sức sinh lời của tài sản..............................................13 
1.1.4.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu...............................14 
1.1.5. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất 
.....................................................................................................14 
1.1.5.1 Hiệu quả sử dụng lao động.........................................14 
1.1.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn................................................15 
1.1.5.3. Hiệu quả sử dụng chi phí...........................................16 
Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD 
............................................................................................................17 
1.1.6. Các bước phân tích hiệu quả kinh doanh .......................18 
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh 
doanh...........................................................................................18 
1.1.7.1. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp ......................18 
1.1.7.2. Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp.......................19 
1.1.8. Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan...20 
1.1.8.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ...............21 
1.1.8.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn........................21 
+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn. Phấn đấu sử dụng một cách 
hợp lý và tiết kiệm trên tất cả các khâu dự trữ.......................21 
1.1.8.3. Nhóm chỉ tiêu giảm chi phí........................................21 
PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA 
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI VÀ DịCH Vụ Kỹ THUậT ĐÔNG Á.22 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH TM và DV kỹ 
thuật Đông Á...................................................................................22 
2.1.1 Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp ...........22 
1
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
2.1.2. Các m c quan tr ng c a ố ọ ủ quá trình phát triển..................22 
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty...........................................23 
2.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của 
công ty.........................................................................................23 
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty ......................................................23 
2.2.3. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại.....................................24 
2.3. Cơ cấu tổ chức công ty ..........................................................24 
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty....................................24 
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận...............25 
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công 
ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Á .........................26 
2.2.1. Các thông tin để phân tích...............................................26 
+ Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2011, năm 2012 ......26 
2.2.2. Phân tích chung các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp...........26 
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 
công ty................................................................................................26 
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán........................................................28 
2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu..............................30 
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012...........30 
2.2.2.2. Sức sinh lời của tài sản (ROA)..................................31 
Được xác định qua bảng sau: ..........................................................31 
Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012.............31 
Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012......................32 
* Sức sih lời TSDH:.....................................................................33 
Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012.....................33 
2.2.2.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)....................34 
Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 
............................................................................................................34 
Đơn vị tính: đồng................................................................................34 
2.2.3. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD..35 
2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.......................36 
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011- 
2012....................................................................................................36 
2.2.3.2. Phân tích về lao động................................................39 
Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 .........39 
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử tài sản cố định:..............................40 
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng................................................................................40 
2.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH.............................42 
.......................................................................................................43 
Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011- 
2012 Đơn vị tính :đồng.....43 
2.2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản...........................46 
2
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
B ng 2.12: Hi u qu s d ng tài s n c a Công ả ệ ả ử ụ ả ủ ty năm 2011-2012 
............................................................................................................46 
Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty................................................49 
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 
2011-2012 .........................................................................................49 
Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 
2011-2012..........................................................................................49 
.....................................................................................................49 
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 
2011-2012 .........................................................................................49 
Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 
2011-2012..........................................................................................50 
2.2.3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí...........................50 
Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012....50 
Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 51 
2.3. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả...............................54 
Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 
-2012...................................................................................................55 
2.4. Nhận xét hiệu quả sản xuất kinh danh của công ty...............56 
2.4.1 Những ưu điểm và kết quả đạt được.................................56 
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân..........................................57 
PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN 
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ 
DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐÔNG Á..........................................................58 
3.1. Biện pháp 1 Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận...............58 
3.1.1. Cơ sở của biện pháp.........................................................58 
3.1.2. Mục tiêu của biện pháp....................................................59 
3.1.3. Nội dung của biện pháp....................................................59 
Bảng 3.1: Tập hợp chi phí cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp 
thị........................................................................................................60 
3.2. Biện pháp 2 Đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên kỹ 
thuật và bán hàng...........................................................................62 
3.2.1. Cở sở lý luận và căn cứ thực tiễn ....................................62 
3.2.2. Mục đích của biện pháp...................................................63 
3.2.3. Nội dung thực hiện biện pháp..........................................64 
KẾT LUẬN..........................................................................................66 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................67 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD 
............................................................................................................17 
3
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
B ng 2.1: B ng báo cáo k t qu ho t đ ng s ả ả ế ả ạ ộ ản xuất kinh doanh của 
công ty................................................................................................26 
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán........................................................28 
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012...........30 
Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012.............31 
Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012......................32 
Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012.....................33 
Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 
............................................................................................................34 
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011- 
2012....................................................................................................36 
Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 .........39 
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng................................................................................40 
.......................................................................................................43 
Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011- 
2012 Đơn vị tính :đồng.....43 
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2011-2012 
............................................................................................................46 
Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty................................................49 
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 
2011-2012 .........................................................................................49 
Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 
2011-2012..........................................................................................49 
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 
2011-2012 .........................................................................................49 
Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 
2011-2012..........................................................................................50 
Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012....50 
Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 51 
Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 
-2012...................................................................................................55 
Bảng 3.1: Tập hợp chi phí cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp 
thị........................................................................................................60 
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ 
Đồ thị 2.1: Doanh thu, chi phí qua các năm......................................29 
Đồ thị 2.2: Sức sinh lời của tài sản năm 2011 và 2012....................31 
Đồ thị 2.3 : Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012....................33 
4
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Đ th 2.4: S c sinh l i c a TSDH ồ ị ứ ờ ủ năm 2011 và 2012.....................33 
Đồ thị 2.5: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2011 và năm 2012 
............................................................................................................34 
Đồ thị 2.6: Sức sản xuất, sức sinh lời của lao động năm 2011 - 2012 
............................................................................................................36 
Đồ thị 2.7: Sức sản xuất, sức sinh lời của của TSCĐ năm 2011 – 
2012....................................................................................................41 
Đồ thị 2.8: Sức sản xuất, sức sinh lời của TSNH năm 2011 - 2012 44 
Đồ thị 2.9: Sức sản xuất của tài sản năm 2011 – 2012....................47 
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty ................................................24 
LỜI MỞ ĐẦU 
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, 
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề then chốt gắn liền với sự 
phát triển của Doanh nghiệp đó và ngược lại. Như vậy, phải nắm chắc và hiểu 
biết được hiệu quả mới giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng 
đắn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
5
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế,để nền kinh 
tế hoạt động toàn diện thì các tế bào cũng phải biết vận động tìm chỗ đứng cho 
bản thân mình, đây chính là cơ sở, là tiền đề xây dựng một nền kinh tế vững 
mạnh. Sự phát triển của mỗi Doanh nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho toàn bộ nền 
kinh tế. 
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất hàng hóa có cạnh tranh, 
muốn tồn tại và phát triển được buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả 
và không ngừng nâng cao hiệu quả. Đây là vấn đề cần thiết đối với các doanh 
nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là mối quan tâm hàng đầu của các doanh 
nghiệp, là vấn đề bao trùm xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác 
quản lý. Vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả 
kinh doanh cao nhất của mọi quả trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động sản xuất 
kinh doanh. Tất cả những cải tiến về nội dung, phương pháp quản lý chỉ thực sự 
có ý nghĩa nếu có làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 
Với nhận thức về vai trò quan trọng của vấn đề cùng với mong muốn sử 
dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để phân tích, đánh giá hoạt động 
kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể em đã chọn đề tài "Phân tích và đề 
xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty 
TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á.". 
6
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Nội dung của đồ án gồm 3 phần: 
Phần I: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 
Phần II: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH 
Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. 
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh 
doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. 
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp tận tình của Lãnh đạo công ty, 
Cán bộ nhân viên các phòng nghiệp vụ của Công ty và sự hướng dẫn chỉ bảo sâu 
sát của thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý. Tuy nhiên, do nội dung vấn đề 
rộng, thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu 
sót. Em xin cảm ơn và rất mong được sự giúp đỡ của các Thầy, các Cô, Lãnh đạo 
và nhân viên các phòng ban của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật 
Đông Á giúp em hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp này. 
Em xin chân thành cảm ơn ! 
7
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN 
XUẤT KINH DOANH 
1.1. Hiệu quả kinh doanh 
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 
- Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế,xã hội 
đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao 
gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có 
ý nghĩa quyết định. 
- Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các 
nguồn lực sẵn có của Doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục 
tiêu đề ra. 
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh những lợi ích về xã hội đạt được từ quá trình 
hoạt động kinh doanh. 
Kết quả đầu ra 
Hiệu quả = ------------------------ 
kinh doanh Chi phí đầu vào 
Trong đó: 
Các kết quả đầu ra là: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận 
Chi phí đầu vào là: Lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn 
- Hiệu quả chính là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả 
kinh doanh là kết quả “đầu ra” tối đa trên chi phí “đầu vào” tối thiểu. 
- Hiệu quả hoạt độnh kinh doanh là toàn bộ quá trình Doanh nghiệp sử dụng 
hợp lý các nguồn lực sẵn có của mình như: vốn, lao động, tài sản... trong hoạt động 
kinh doanh để đạt được kết quả như mong muốn, cụ thể là tối đa hoá lợi nhuận. 
1.1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh 
1.1.2.1. Vai trò của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh 
- Hiệu quả kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu mà mọi cá nhân, mọi tổ chức khi 
tiến hành kinh doanh đều mong muốn đạt được. Hiệu quả kinh tế được thể hiện 
8
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
thông qua lợi nhuận thu được là tối đa trên chi phí tối thiểu, nó góp phần bổ sung 
vốn kinh doanh, tăng quy mô sản xuầt, tích luỹ ngoại tệ, tăng ngân sách cải thiện 
đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 
Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng 
cạnh tranh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần củng cố 
cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. 
Tóm lại: Mỗi đơn vị kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế, do vậy đơn vị hoạt 
động có hiệu quả thì nền kinh tế cũng có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động 
kinh doanh sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi đơn vị kinh doanh. 
1.1.2.2 Phân biệt các khái niệm hiệu 
Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy việc tiếp cận, phân 
tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả. 
Hiệu quả kinh tế: là mỗi quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so 
với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là tác dụng 
của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như 
quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ. 
Các loại hiệu quả khác: Hiệu quả xã hội về cải thiện điều kiện làm việc, đời 
sống, bảo vệ môi trường cho đến các mặt chính trị, an ninh quốc phòng. Theo 
yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý trong nền kinh tế quốc dân. 
Phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu của nghành nghề, theo những đơn vị 
kinh tế bao gồm: 
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân : Hiệu quả kinh tế vùng, địa phương 
+ Hiệu quả kinh tế sản xuất của xã hội 
+ Hiệu quả kinh tế của các khu vực phi sản xuất như: Giáo dục, y tế… 
+ Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp 
+ Hiệu quả kinh tế theo nguồn lực sử dụng 
* Căn cứ theo các nguyên nhân, các yếu tố sản xuất và các phương hướng 
tác động đén hiệu quả, người ta chia hiệu quả theo hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu 
vào như: 
+Hiệu quả lao động 
+Hiệu quả của TSCĐ 
9
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
+Hiệu quả đầu tư 
+Hiệu quả sử dụng NVL 
+Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn 
1.1.2.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả 
Để phân tích hiệu quả người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 
10
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
1.1.2.3.1. Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp 
Trong đề tài này đòi hỏi phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số 
liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo , tài liệu của Công ty thực tập, các loại 
sách tham khảo... sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân 
tích. 
1.1.2.3.2. Phương pháp so sánh 
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu 
cơ sở. Qua đó xác minh xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tuỳ theo 
mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử 
dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như tuyệt đối, tương đối, bình quân. 
+ Phương pháp tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và hai chỉ 
tiêu kỳ cơ sở. 
+ Phương pháp tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ 
tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với 
chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 
+ Phương pháp bình quân:là phản ánh chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự 
phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình 
quân cho phép ta đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các mặt 
hoạt động nào đó của quá trình kinh tế tại Doanh nghiệp. 
1.1.2.3. 3. Phương pháp thay thế liên hoàn 
Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng 
số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo 
đúng lôgíc quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng 
được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể 
biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán 
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích. 
Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn 
các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước 
nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. 
Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau: 
11
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
+ Xác định số lượng các nhân tố, mối liên hệ giữa chúng với chỉ tiêu phân tích 
+ Sắp xếp các nhân tố theo trình tự: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất 
lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố 
thứ yếu xếp sau không đảo lộn thứ tự này. 
+ Tiến hành lần lượt thay thế theo trình tự nói trên, mỗi lần chỉ thay thế một số 
liệu cho một nhân tố và giữ nguyên số liệu được thay thế ở các bước trước. 
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố bằng cách tương hợp mức độ 
ảnh hưởng của tất cả các nhân tố. 
1.1.2.3.4. Phương pháp liên hệ 
Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau giữa các mặt, 
các bộ phận. Để lượng hoá các mối liên hệ đố trong phân tích kinh doanh sử dụng 
phương pháp liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến. 
+ Liên hệ cân đối: là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của 
các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố 
độc lập. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn 
vốn, cân đối hàng tồn kho. 
các nhân tố ảnh hưởng. 
1.1.3. Khái niệm về kết quả kinh doanh 
- Kết quả kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh 
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. 
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số còn lại của doanh thu 
thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh 
nghiệp. 
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: 
+ Kết quả hoạt động sản xuất, chế biến 
+ Kết quả của hoạt động thương mại 
+ Kết quả của hoạt động lao động, dịch vụ 
Kết quả hoạt động 
sản xuất kinh doanh 
= 
Doanh 
thu thuần 
- 
Giá vốn 
hàng bán 
- 
Chi phí 
bán hàng 
- 
Chi phí 
QLDN 
12
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
* Phân loại hiệu quả và kết quả: 
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là cái đạt được 
sau một thời gian hoạt động. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để phân tích đánh giá 
hiệu quả từ bản thân mình, kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó, 
cũng như mối quan hhệ với các chỉ tiêu khác. Một Doanh nghiệp có thể bán được 
rất nhiều hàng nhưng vẫn thua lỗ, không có hiệu quả vì kết quả là doanh thu thu 
được không bù đắp được chi phí bỏ ra. Do đó để so sánh, đánh giá chất lượng 
công tác quản lý kinh doanh, người ta so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau để 
cho ta các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 
1.1.4. Các chỉ tiêu tổng hợp 
1.1.4.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 
Chỉ tiêu này được so sánh giữa phần lợi nhuận mà Doanh nghiệp đạt được và 
doanh thu tiêu thụ. Nó cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được thì tạo ra bao nhiêu 
đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và 
hiệu quả của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được thể hiện theo công thức sau: 
Tỷ suất lợi nhuận 
trên doanh thu 
= 
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ 
Doanh thu 
1.1.4.2. Sức sinh lời của tài sản 
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khr năng thu nhập mà 
họ cố thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 
Sức sinh lời của 
tài sản(ROA) 
= 
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) 
Tổng tài sản bình quân 
+ ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản 
lý các nguồn lực của Doanh nghiệp. ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân 
bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại. 
Nó khác với ROE ở chỗ nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu và cả 
chủ nợ. Trong khi ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu. 
13
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
1.1.4.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu 
Chỉ tiêu phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt 
động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý cao cấp là tỷ suất sinh lời của 
vốn chủ sở hữu. 
Sức sinh lời của 
tài sản(ROE) 
= 
Lợi nhuận sau thuế thu nhập 
Vốn chủ sở hữu bình quân 
ROE được gán cho tầm quan trọng như vậy là do nó đo lường tính hiệu quả 
của đồng vốn của các chủ sở hữu. Nó cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu 
tư kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 
1.1.5. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất 
Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép tìm 
ra được hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình 
độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất 
định. Người ta đã sử dụng các chỉ tiêu thành phần để phản ánh hiệu quả hoạt động 
kinh tế. 
1.1.5.1 Hiệu quả sử dụng lao động 
Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người có 
tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản 
phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận…việc sử dụng 
lao động có hiệu quả hay không thông qua các chỉ tiêu sau: 
- Năng suất lao động bình quân trong kỳ : W=Q/L 
Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân 
Q: Số lượng sản phẩm làm ra 
L: Tổng lao động bình quân sử dụng 
- Lợi nhuận đạt được trên một lao động : Hlđ=LN/Lbq 
Trong đó: Hlđ : Hiệu quả lao động 
LN: Lợi nhuận 
Lbq: Tổng lao động bình quân 
14
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Ngoài ra để đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng lao động, người ta còn sử 
dụng một số chỉ tiêu khác như hiệu suất sử dụng lao động, hiệu suất sử dụng thời 
gian lao động. 
1.1.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn 
Để sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định. Đánh 
giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ thấy trình độ quản lý, đưa ra khả năng tiềm 
tàng để mang nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được 
xác định thông qua công thức doanh lợi so với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. 
+ Số vòng vay toàn bộ vốn (SVv): SVv=TR/VKD 
TR: Doanh thu 
VKD: Vốn kinh doanh bình quân 
Chỉ tiêu này phản ánh sức SXKD của toàn bộ số vốn. Số vòng quay của vốn 
càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 
 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định : 
Sức sản xuất 
của TSCĐ 
= 
Tổng doanh thu thuần 
TSCĐ bình quân 
Chỉ tiêu này cho biết năng suất của TSCĐ cứ 100 đồng TSCĐ bỏ ra mang về 
cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu 
Sức sinh lời 
của TSCĐ 
= 
Lợi nhuận sau thuế 
Giá trị TSCĐ 
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ bỏ ra mang về cho doanh nghiệp 
bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ 
càng lớn 
 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn : 
Sức sản xuất 
của TSNH 
= 
Tổng doanh thu 
TSNH bình quân 
15
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Chỉ tiêu này phản ánh một kỳ nhất định TSNH luân chuyển được bao nhiêu 
vòng hay một đồng TSNH tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu 
doanh thu. Nó có thể được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị có cùng 
quy mô trong một thời kỳ. 
Sức sinh lời 
của TSNH 
= 
Lợi nhuận sau thuế 
TSNH bình quân 
Nó phản ánh chất lượng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn,Chỉ tiêu này cho 
biết một đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 
kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vồn lưu động trong kỳ càng 
cao. 
 Hiêụ quả sử dụng tài sản : 
Sức sản xuất 
của tổng TS 
= 
Tổng doanh thu 
Tổng TS bình quân 
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng tài sản bỏ ra thu được bao nhiêu đồng 
doanh thu trong kỳ 
 Hiệu quả sử dụng vốn CSH: 
Sức sản xuất 
của vốn CSH 
= 
Tổng doanh thu thuần 
Vốn CSH bình quân 
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn CSH bỏ ra thu được bao nhiêu dồng 
lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời của vốn CSH càng cao 
Vòng quay 
khoản phải thu 
= 
Doanh thu thuần 
Khoản phải thu bình quân 
Chỉ tiêu này vòng quay khoản phải thu càng lớn thể hiện hiệu quả vốn càng 
cao và ngược lại. 
1.1.5.3. Hiệu quả sử dụng chi phí 
Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích chỉ tiêu doanh thu trên 
tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí. 
16
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
 Sức sản xuất của chi phí: 
Sức sản xuất 
Của chi phí 
= 
Tổng doanh thu trong kỳ 
Tổng chi phí trong kỳ 
Chỉ tiêu này cho thấy cư một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 
 Sức sinh lợi của chi phí: 
Sức sinh lợi 
của chi phí 
= 
Lợi nhuận sau thuế 
Tổng chi phí trong kỳ 
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất 
kinh doanh mà doanh nghiệp thường dùng. Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi 
phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 
Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD 
Chỉ tiêu công thức xác định 
1-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 
Lợi nhuận trong kỳ 
Tổng doanh thu 
2-Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn 
kinh doanh 
Lợi nhuận trong kỳ 
Nguồn vồn kinh doanh bình quân 
3-Sức sinh lời của tài sản(ROA) 
Lợi nhuận 
Tài sản bình quân 
4-Sưc sinh lời của vốn chủ sở hữu 
(ROE) 
Lợi nhuận 
Vốn chủ sở hữu bình quân 
5-Năng suất lao động 
Tổng giá trị sản lượng trong kỳ 
Tổng số lao động bình quân trong kỳ 
6-Lợi nhuận bình quân tính cho một lao 
động 
Lợi nhuận trong kỳ 
Tổng số lao động bình quân trong kỳ 
7-Sức sinh sản xuất của tài sản 
Tổng doanh thu 
Tài sản bình quân 
8-Sức sản xuất của tài sản cố định 
Tổng doanh thu 
Tài sản cố định bình quân 
9-Sức sinh lời của tài sản cố định 
Lợi nhuận 
Tài sản cố định bình quân 
10-Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn 
Tổng doanh thu 
Tài sản ngắn hạn bình quân 
17
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
11-Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn 
Lợi nhuận 
Tài sản ngắn hạnbình quân 
12-Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu 
Tổng doanh thu 
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ 
13-Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận 
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ 
1.1.6. Các bước phân tích hiệu quả kinh doanh 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành các 
bước sau: 
+ Phân tích chung: phân tích tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận, thu 
nhập của người lao động qua các năm 
+ Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận, 
thu nhập của người lao động qua các năm 
+ Phân tích hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu 
quả sử dụng tài sản và vốn, hiệu quả sử dụng chi phí 
+ phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 
+ Đánh giá tổng hợp : Chỉ ra các nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh 
doanh của Doanh nghiệp. Tìm các nguyên nhân ảnh hưởng và một số giải pháp 
nhằm khắc phục các tồn tại của Doanh nghiệp 
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 
Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không chịu ảnh hưởng, tác động 
của nhiều nhân tố khác nhau. Khi phân tích hiệu quả san xuất kinh doanh không 
dừng đánh giá các chỉ tiêu mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát huy hay hạn chế sự tác động của nó đến 
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm ra đường lối ,chính sách thích hợp. 
1.1.7.1. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp 
* Thị trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh 
Đối thủ cạnh tranh trong nghành bao gồm các doanh nghiệp hiện có trên thị 
trường và các Doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào thị trường trong 
tương lai. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng của các Doanh nghiệp. 
18
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
*Nhân tố tiêu dùng: 
Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập và 
thị hiếu của người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm của Doanh nghiệp có hiệu quả riêng 
nên nhân tố sức mua và câú thành sức mua cũng khác nhau, làm cho hiệu quả chung 
của Doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, 
có hiệu quả cao, chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ mặt hàng của Doanh nghiệp thì 
hiệu quả của Doanh nghiệp cũng tăng lên. 
* Nhân tố ảnh hưởng tài nguyên môi trường : 
Nếu nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá cả nguyên vật liệu rẻ, chi phí 
sản xuất giảm, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và tăng lợi nhuận, khả năng cạnh 
tranh và làm cho hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi, tài nguyên 
môi trường cũng có lúc lại ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của Doanh 
nghiệp như chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, chi an toàn lao động, giá nguyên vật 
liệu tăng do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. 
* Các chế độ chính sách của Nhà nước: 
Từ khi Nhà nước thay đổi từ cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị 
trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, phát triển đất nước theo định hướng 
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi. Các Doanh nghiệp 
trong nước có thể liên doanh, liên kết với nước ngoài mở rộng qui mô sản xuất kinh 
doanh, chính sách đầu tư thông thoáng hơn. Công cụ chính của Nhà nước để điều 
tiết nền kinh tế là chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, luật pháp. Đó là hệ htống 
các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của 
Doanh nghiệp. 
1.1.7.2. Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp 
* Trình độ tổ chức, quản lý điều hành Doanh nghiệp 
Là nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn và phát triển của 
Doanh nghiệp. Nhân tố quản lý điều hành liên quan đến trực tiếp đến việc lập kế 
hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh 
nghiệp muốn có bộ máy quản lý tốt phải có một đội ngũ cán bộ trình độ học vấn 
cao, nắm vững được kiến thức về tổ chức quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm 
19
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
bắt được xu hướng biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trường, 
khả năng tính toán, khả năng nhìn xa trông rộng. 
* Lao động: 
Là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đưa khoa học kỹ 
thuật, trang thiêt bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do 
con người tạo ra và thực hiện chúng. Để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao 
động cần phải có kiến thức chuyên môn nghành nghề cao, có tinh thần ý thức làm 
việc tốt, luôn tìm tòi các giải pháp trong snả xuất để tạo ra những sản phẩm có chất 
lượng cao. 
* Vốn kinh doanh: 
Cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi Doanh nghiệp. 
Nếu Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn sẽ là cơ sở cho Doanh nghiệp mở 
rộng hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là nền tảng, là cơ sở cho Doanh nghiệp 
hoạt động, góp phần đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đa dạng hoá thị trường, 
đa dạng hoá mặt hàng, xác định đúng chiến lược thị trường. 
* Trang thiết bị kỹ thuật: 
Trong giai đoạn hiện nay công nghệ là động lực chính thúc đẩy sự phát 
triển của Doanh nghiệp. Việc đổi mới công nghệ tạo ra cơ hội nhưng cũng mang 
lại những thách thức, đe doạ đối với Doanh nghiệp, nó đòi hỏi Doanh nghiệp 
phải có nguồn vốn lớn bỏ ra cho công nghệ mới, cần có đội ngũ cán bộ có trình 
độ cao về công nghệ mới. Nhờ công nghệ mới tạo cho Doanh nghiệp tăng năng 
suất lao động do đó tăng được hiệu quả. 
1.1.8. Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan 
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp chịu sự tác động tổng 
hợp của nhiều yếu tố. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần giải 
quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề và đưa ra các biện pháp có hiệu lực. Nhất 
là các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp luôn giải quyết tốt 
những vấn đề sau: 
+ Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp 
+ Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh cho sản 
phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm 
20
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
+ Tăng kết quả đầu ra, giảm chi phí nguồn lực đầu vào, giữ nguyên phí 
các nguồn lực đầu vào để làm được điều này thì có các biện pháp sau: 
1.1.8.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 
Các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng lao động là : 
+ Thực hiện giảm biên chế xếp lại sản xuất và lao động 
+ Nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn hoá cho cán bộ và công nhân 
viên, tận dụng thời gian làm việc đảm bảo thực hiện các mức lao động. 
+ Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất 
+ Thực hiện chế độ thưởng phạt, bảo đảm khuyến khích vật chất đối với 
người lao động 
1.1.8.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 
+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn. Phấn đấu sử dụng một cách hợp lý và 
tiết kiệm trên tất cả các khâu dự trữ 
+ Đối với vốn cố định (tài sản cố định) phải tận dụng hết thời gian và 
công suất của đồng vốn (tài sản) 
1.1.8.3. Nhóm chỉ tiêu giảm chi phí 
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng có tính chất tổng 
hợp phản ánh chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất 
kinh doanh việc hạ giá giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc 
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần 
thực hiện tốt các chỉ tiêu sau: 
+ Sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý 
+ Xác định chế độ khấu hao tài sản một cách thích hợp 
+ Giảm chi phí lãi vay, giảm chi phí quản lý. 
Dựa trên lý thuyết đã được học và liên hệ thực tế Công ty TNHH Thương 
mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á ở để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 
của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá đươc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công 
ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á trong thời gian qua. 
21
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH 
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI VÀ DịCH Vụ Kỹ 
THUậT ĐÔNG Á 
2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH TM và DV kỹ thuật 
Đông Á 
2.1.1 Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp 
Địa điểm: Số 10 ngõ 2 - Vương Thừa Vũ - Thanh Xuân - Hà Nội. 
Điện thoại: (04) 356 307 30 - 356 661 39 - Fax: (04) 356 591 55 
Website://www.dac.com.vn 
Ngày thành lập: 09/05/2008 
Chứng nhận đầu tư: 0101458545 
Vốn điều lệ: 98.100.000.000đồng 
Tổng vốn đầu tư: 132.961.045.000 000đồng 
2.1.2. Các mốc quan trọng của quá trình phát triển 
Tháng 05 năm 2008: Nhận giấy phép đầu tư, thành lập Công ty. 
Năm 2010 công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm về các 
tỉnh đồng thời kinh doanh thêm một số mặt hàng mới. Trong năm này doanh 
thu của Công ty là 178,250 tỷ đồng, với tổng lợi nhuận đạt 44,733 tỷ đồng. 
Năm 2011 hoạt động kinh doanh của Công ty gặp khó khăn, nguyên nhân 
chính là có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn về thị trường tỉnh, vì thế mức tăng 
trưởng chậm và có nguy cơ suy giảm. Tuy nhiên dưới sự điều hành của ban 
giám đốc cùng với mọi nổ lực, phấn đấu của nhân viên đã tìm cách tiết kiệm 
chi phí tối đa mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, công ty 
đã từng bước vượt khó cụ thể doanh thu trong năm này đạt 181,203 tỷ đồng, 
lợi nhuận thu được là 55,394 tỷ đồng. 
Năm 2012 với các biện pháp của nhà nước về chống lạm phát nhằm ổn định 
tình hình kinh tế xã hội, Công ty có những thay đổi nhất định vì vậy hoạt động 
kinh doanh dần dần được ổn định, doanh thu tăng mạnh trở lại đạt 258,215 tỷ 
đồng tổng lợi nhuận đạt được là 67,565 tỷ đồng. 
22
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 
2.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của công ty 
Phân phối chuyên nghiệp các loại máy tính giá rẻ, máy tính để bàn, đồng 
bộ nguyên chiếc Dell, HP Compaq, IBM, Lenovo , Asus , Apple , Acer, 
Samsung, LG , Msi , Gigabyte , Intel ... 
Phân phối máy vi tính, để bàn chính hãng bảo hành 36 tháng, hàng Đông 
Nam Á lắp ráp (Máy tính chuyên game, giải trí, học tập, đồ họa , văn phòng , 
làm việc ...) 
Phân phối máy tinh cũ, giá rẻ, tồn kho , đồng bộ nguyên chiếc hãng DELL 
nhập khẩu từ USA 
Phân phối các loại màn hình máy tính, giá rẻ, màn hình LCD, màn hình CRT, 
màn hình tinh thể lỏng, chính hãng các hãng: Dell, LG, Samsung, HP, IBM, 
Acer, AOC,Toshiba ... 
Công ty chuyên phân phối bán buôn bán lẻ máy tính giá rẻ, nguyên bộ, phần 
cứng máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, linh phụ kiện máy tính, máy in, thiết 
bị văn phòng, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đổ mực máy in, 
in ấn, thiết kế. 
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty 
Công ty được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, 
có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt 
động kinh doanh của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có 
tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của 
nhà nước. 
Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề mà doanh 
nghiệp đã đăng ký, chịu trách nhiệm đóng góp các loại thuế, phí, lệ phí(nếu có) 
theo quy định của pháp luật. 
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy 
định của pháp luật về luật lao động. 
Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán thống kê, báo cáo định kỳ, chế độ kế 
toán theo đúng quy định của nhà nước. Chịu trách nhiệm về tính trung thực của 
báo cáo. 
Nghiên cứu tổng hợp và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách 
hàng để mở rộng thị trường. 
Từ khi được phép hoạt động kinh doanh cho tới nay Công ty đã trải qua 
khoảng thời gian hoạt động nhất định cùng với sự phát triển chung của nền kinh 
tế nhà nước, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế thị trường. Mỗi năm Công ty 
23
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
đều có những đặc trưng riêng biệt của mình, nhưng nhìn chung Công ty có xu 
hướng phát triển đi lên. 
2.2.3. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại 
Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ kỹ thuật Đông Á chuyên cung cấp các 
sản phẩm như. 
- Máy tính để bàn 
-Laptop 
-Máy in 
-Thiết bị văn phòng 
-Thiết bị mạng 
-Thiết bị lưu trữ 
-Linh phụ kiện máy tính 
-Đồ chơi máy tính 
2.3. Cơ cấu tổ chức công ty 
2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 
Qua hoạt động thực tiễn, công ty đã lựa chọn bộ máy tổ chức phù hợp, thể 
hiện sự phân biệt rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm về mối qua hệ gắn bó ràng 
buộc giữa các cấp lãnh đạo và các phòng ban chức năng. Được thực hiện theo sơ 
đồ sau: 
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty 
24 
Giám đốc 
Phó Giám Đốc 
Phòng 
kinh 
doanh kiêm 
bán hàng 
Phòng 
hành 
chính 
kế toán 
Phòng 
tổ chức 
nhân 
sự 
Phòng 
kỹ 
thuật 
Kho, 
nhà 
máy 
lắp ráp 
Phòng 
bảo 
hành
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Nguồn: Phòng Hành chính 
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận 
Trong đó: Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan 
đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các 
quyền và nghĩa vụ được giao, đại diện cho công ty trước nhà nước và pháp luật. 
Phó giám đốc: Trợ giúp cho Giám đốc, là người phụ trách theo lĩnh 
vực, trực tiếp chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời 
phụ trách hoạt động kỹ thuật, kinh doanh của công ty và được giám đốc ủy quyền 
điều hành công ty khi vắng mặt 
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:Phòng tổ chức, nhân sự: Có 
chức năng tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và 
phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết 
toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ nhà nước và quy chế của 
công ty. 
Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất 
kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc 
sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ 
hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo 
tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của 
công ty. 
Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, 
tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra 
còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi 
chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng kế toán tổng hợp. 
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp ráp thiết bị, cung ứng các dịch vụ 
của công ty kinh doanh và dịch vụ bảo hành sản phẩm sau khi mua, tư vấn giải 
đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản 
phẩm. 
Phòng bảo hành: chịu trách nhiệm bảo hành lại máy tính, các sản phẩm 
bán tại công ty với khách hàng 
25
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Kho: chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hoá theo 
đúng yêu cầu xuất nhập kho, ghi chép các số liệu xuất nhập kho và cung cấp số 
liệu cho phòng tài chính kế toán. 
2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH 
thương mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Á 
2.2.1. Các thông tin để phân tích 
+ Năng lực tài chính của Công ty 
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 
2011, năm 2012. 
+ Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2011, năm 2012 . 
2.2.2. Phân tích chung các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH 
Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. 
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 
Đơn vị tính: VNĐ 
STT Chỉ tiêu Năm 2011 năm 2012 
Tăng 
(%) 
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 199.612.457.893 280.423.469.215 
1,40484 
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 295.234.913 591.342.135 2,00295 
3 Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp 
dịch vụ 
199.305.875.436 279.828.412.356 1,40401 
4 Giá vốn hàng bán 117.329.523.456 159.793.456.813 
1,36192 
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 
dịch vụ 
81.976.656.341 120.118.563.467 1,46527 
6 Doanh thu hoạt động tài chính 232.147.902 532.912.782 2,29557 
7 Chi phí tài chính 0 0 
8 Chi phí bán hàng 13.407.382.192 23.159.412.791 1,72736 
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.846.345.678 5.223.345.219 1,35800 
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 66.466.436.812 90.978.567.231 
1,36879 
26
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
11 Thu nhập khác 0 0 
12 Chi phí khác 0 0 
13 Lợi nhuận khác 0 0 
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 66.466.436.812 90.978.567.231 
1,36879 
15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện 
hành 
16.616.609.203 22.744.641.808 
1,36879 
16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 49.849.827.609 68.233.925.423 
1,36879 
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 
(Nguồn phòng tài chính kế toán công ty) 
Doanh thu thuần năm 2012 giảm 24.736 triệu đông so với năm 2011 tương 
đương 10 % điều này chứng tỏ sự không ổn định về lợi nhuận của công ty. 
Doanh thu từ hoạt đông tài chính năm 2012 là 230 triệu đông giảm gần như 
50% so với năm 2011 là 426 triệu đồng. Tương đương 50% là do nguồn vốn để 
đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như công nghệ không phải đi. Doanh thu thuần 
năm 2012 tăng 80.523 triệu đông so với năm 201 tương đương 40,4% điều này 
chứng tỏ sự cố gắng phấn đấu làm tăng lợi nhuận của công ty. Doanh thu từ hoạt 
đông tài chính năm 2012 la 532 triệu đông gần như không tăng so với năm 2011 
là 230 triệu đồng. Tương đương 0.15% là do công ty có đủ nguồn vốn để đầu tư 
vào máy móc thiết bị cũng như công nghệ không phải đi vay. Sự ổn định về tài 
chính cũng như vốn kinh doanh. Để có được sự ổn định về doanh thu công ty 
phải có được sự ổn định về các chi phí đầu vào như chi phí về con người cũng 
như vật chất. Đầu ra ổn đinh chính là lượng khách hàng quen thuộc thường 
xuyên và sự mở rông thị trường của những khách hàng mới. 
Về chi phí bán hàng tăng năm 2011 là 13.407 năm 2012 tăng lên 23.159 do sản 
lượng tiêu thu tăng hàng được xuất sang các vùng lân cận Hà Nội. Chi phí bán 
hàng tăng ở đây chính là chi phí vận chuyển, sư chuẩn bị hàng hóa chuyển đi xa, 
chi phí về quảng cáo sản phẩm ở thị trường mới 
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 là 24.512 
triệu đồng tương ứng tỷ lệ 12.9% điều đó chứng tỏ chiến lược kinh doanh của 
công ty có hiệu quả. Lợi nhuận tăng do tỉ lê tăng thuận của chi phí và doanh thu 
tăng tuy nhiên sự tăng về doanh thu cao hơn so với tỉ lệ tăng về chi phí nhiều. 
Doanh thu tăng 40% trong khi chi phí tăng 5%. Sự quản lí về sản xuất kinh 
doanh cũng như chiến lươc kinh doanh phù hơp với sản phẩm 
27
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Giá vốn bán hàng năm 2012 tăng 42.380 triệu đồng sao với năm 2011 là do 
công ty tập chung vào lắp ráp chính vì điều này cũng dẫn đến lợi nhuận gộp tăng 
theo chi phí cho sản phẩm cao. 
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng tăng không đáng kể là do công ty đã 
dần hoàn thiện cách thức quản lý trong công ty điều này dẫn chứng cho việc 
hàng bị trả lại cung tăng không đáng kể do công tác quản lý trong công ty tốt nên 
hàng bán ra thị trường bị trả lại gần như không tăng. Sự cải tiến về bộ máy quản 
lí 
Lợi nhuận khác giảm năm 2012 so với năm 2011 là 2.803 triệu đông tương 
đương 1.4% điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm theo. Sự không ổn đinh ở 
nguồn thu khác 
Lợi nhuận sau thuế tăng nhưng tăng chậm do lợi nhuận khác giảm nếu lợi nhuận 
khác mà tăng thì lợi nhuận sau thuế còn tăng hơn nữa . Lợi nhuận sau thuế giảm 
do lợi nhuận từ kinh doanh tăng song lợi nhuân khác bị giảm nhiều hơn so với 
phần tăng mà lơi nhuận từ kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như 
chi phí khác tăng nhưng đem lại hiệu quả kinh doanh nên lợi nhuận sau thế vẫn 
tăng 
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán 
Đơn vị tính: VNĐ 
TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM 
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 163.671.562.637 165.373.333.736 
I. Tiền và các khoản tơng đơng tiền 110 3.934.603.859 3.329.030.093 
II. Đầu t tài chính ngắn hạn 120 0 0 
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 129.970.305.009 133.843.132.940 
IV. Hàng tồn kho 140 10.995.924.048 11.647.130.703 
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 18.770.729.971 16.554.040.000 
B. Tài sản dài hạn 200 18.035.828.007 17.450.155.461 
I. Tài sản cố định 220 17.235.828.007 16.450.155.461 
II. Bất động sản đầu t 240 0 0 
III. Các khoản đầu t tài chính dài hạn 250 0 
IV. Tài sản dài hạn khác 260 800.000.000 1.000.000.000 
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 181.707.390.644 182.823.489.197 
NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM 
A - NỢ PHẢI TRẢ 300 166.863.362.677 166.692.481.347 
I - Nợ ngắn hạn 310 166.863.362.677 166.692.481.347 
II - Nợ dài hạn 330 0 0 
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14.844.027.967 16.131.007.850 
I. Vốn chủ sở hữu 410 14.748.073.690 16.051.755.960 
II. Quỹ khen thởng, phúc lợi 430 95.954.270 79.251.890 
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 181.707.390.644 182.823.489.197 
28
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Nguồn: Phòng Kế toán 
Ta nhận thấy tài sản và nguồn vốn của công ty sau một năm tăng trên 3 tỷ 
đồng. 
- Về tài sản: các khoản phải thu của khách hàng giảm, trong khi hàng tồn 
kho tăng lên. 
- Về nguồn vốn: khoản nợ phải trả tăng nhanh hơn so với nguồn vốn chủ sở 
hữu. 
Các dấu hiệu này chứng tỏ công ty đang phát triển nhưng chưa bền vững và 
phải có kế hoạch bán hàng và thanh toán cho các đối tác trong tương lai (giảm nợ 
phải trả). 
Đồ thị 2.1: Doanh thu, chi phí qua các năm 
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đồ thị trên 
cho ta nhận thấy 
- Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng: 
29
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
279.828.412.356 - 199.305.875.436 
= 40,49% 
199.305.875.436 
- Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng: 
68.233.925.423 - 49.849.827.609 
= 36,88% 
49.849.827.609 
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2012 tăng hơn 
năm 2011 là 40,49% và lợi nhuận năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 36,88%. 
Nguyên nhân là do: 
o Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ: 
279.828.412.356 - 199.305.875.436= + 80.811.011.322 ( đồng). 
o Doanh thu hoạt động tài chính là: 
532.912.782 - 232.147.902 = 2.295.746 (đồng) 
Nhìn vào kết quả trên của Công ty cho ta thấy mức doanh thu và lợi 
nhuận của Công ty đều có biến động theo chiều hướng tích cực. Điều đó chứng 
tỏ được bước phát triển đi lên của Công ty trong hiện tại và tương lai. 
2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 
Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012 
Đơn vị tính:đồng 
Chỉ tiêu Năm 2011 năm 2012 
Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 
199.305.875.43 
279.828.412.356 
Doanh thu 
6 
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh 
thu (%) 0,2501 0,2438 
- Lợi nhuận tăng làm cho tỷ xuất lợi nhuận/ doanh thu cũng tăng: 
LN 2012 
DT 2012 
- 
LN 2011 
DT 2011 
= 68.233.925.423 
279.828.000.000 
- 
49.849.827.609 
199.305.000.000 
= 0,2501- 0,2438= -0,0063% 
30
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy tổng lợi nhuận của năm 2012 tăng với tỷ 
lệ 36,88% so với năm 2011 tương ứng tăng 24.512.000.000 ( đồng). 
Do các nguyên nhân sau: 
Do tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng lên một lượng là: 
279.828.412.356 -199.305.875.436 = 80.811.011.322 (đồng) 
Do vậy, đã làm cho lợi nhuận tăng thêm 1,36879 đồng. 
Nhưng mặt khác các nhân tố sau lại làm cho lợi nhuận giảm xuống: 
Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 
159.793.456.813 - 117.329.523.456 = 42.463.933.357 (đồng). 
 Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 
23.159.412.791 - 13.407.382.192 = 9.752.030.599 (đồng). 
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 
5.223.345.219 - 3.846.345.678 = 1.376.999.541 (đồng). 
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 
22.744.641.808– 16.616.609.203 = 6.128.032.605 (đồng). 
Qua bảng trên cho ta thấy năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì Doanh 
nghiệp thu được 33 đồng lợi nhuận và năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thì 
Doanh nghiệp thu được 33 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ rằng trong năm 2012 
Công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. 
2.2.2.2. Sức sinh lời của tài sản (ROA) 
Được xác định qua bảng sau: 
Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012 
Đơn vị tính: đồng 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) 
Tổng doanh 
thu(Đồng) 199.612.457.893 280.423.469.215 80.811.011.322 1,4048 
Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
Tài sản bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 
Sức sinh lời của tài 
sản 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 
Đồ thị 2.2: Sức sinh lời của tài sản năm 2011 và 2012 
31
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy sức sinh lời của tài sản năm 2012 tăng 
1.36% so với năm 2011 do các nhân tố sau: 
- Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của tài sản tăng: 
LN 2012 
TS 2011 
- 
LN 2011 
TS 2011 
= 68.233.925.423 18 
1.707.390.64 
- 
49.849.827.609 181 
.707.390.644 
= 1,4 - 0,4 = 1% 
- Tổng tài sản bình quân tăng ,lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lời giảm: 
LN 2012 
TS 2012 
- 
LN 2012 
TS 2011 = 
68.233.925.423 18 
182.265.439.9 
21 
- 
68.233.925.423 18 1 
81.707.390.64 
= 0,49 - 0,5 = -0,01% 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 1 + (-0,01) = 0,9% 
Nhận xét: 
Sức sinh lời của tài sản năm 2012 tăng 1.36% so với năm 2011. Nghĩa là 
năm 2011 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì Doanh nghiệp thu về được 37 đồng lợi 
nhuận thì sang năm 2012 là 50 đồng lợi nhuận đã tăng 13 đồng so với 2011. 
*Sức sinh lời TSNH: 
Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) 
Tổng doanh thu 
thuần(Đồng) 
199.305.875.43 
6 
279.828.412.35 
6 
80.522.536.920 1,4040 
32
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
Vốn CSH bình quân 14.748.073.690 15.399.914.825 651.841.135 1,0442 
Sức sản xuất của vốn 
CSH 
13,5140 18,1708 4,6567 1,3446 
Sức sinh lời của vốn CSH 
(%) 
3,3801 4,4308 1,0507 1,3109 
Đồ thị 2.3 : Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012 
* Sức sih lời TSDH: 
Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) 
Tổng doanh 
thu(Đồng) 199.612.457.893 280.423.469.215 80.811.011.322 1,4048 
Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
Tài sản bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 
Sức sinh lời của tài 
sản 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 
Đồ thị 2.4: Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012 
33
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
2.2.2.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 
Được xác định tại bảng số 7 
Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 
Đơn vị tính: đồng 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) 
Tổng doanh thu 
thuần(Đồng) 
199.305.875.43 
6 
279.828.412.35 
6 
80.522.536.920 1,4040 
Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
Vốn CSH bình quân 14.748.073.690 15.399.914.825 651.841.135 1,0442 
Sức sản xuất của vốn 
CSH 
13,5140 18,1708 4,6567 1,3446 
Sức sinh lời của vốn CSH 
(%) 
3,3801 4,4308 1,0507 1,3109 
Đồ thị 2.5: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2011 và năm 2012 
34
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
- Qua bảng số 6 cho ta thấy sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 
giảm 16,08% so với năm 2011 do các nhân tố sau: 
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của vốn chủ tăng: 
LN 2012 
LN 2011 
68.233.925.423 
- 
= 
VCSH 2011 
VCSH 2011 
14.748.073.690 
- 
49.849.827.609 
14.748.073.690 
= 4,626 - 3,308 = 1,246% 
Tổng tài sản bình quân tăng, lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lời lại giảm: 
LN 2012 
LN 2012 
68.233.925.423 
- 
= 
- 
VCSH 2012 
VCSH 2011 
15.399.914.825 
68.233.925.423 
14.748.073.690 
= 4,43 - 4,626 = -0,195 
Tổng hợp hai yếu tố trên: (1,246) + (-0,195) = 1,23% 
Nhận xét: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 1,04% so với 
năm 2011. Nghĩa là năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Doanh 
nghiệp thu về được140 đồng lợi nhuận thì năm 2012 là 5.52 đồng lợi nhuận đã 
tăng 126 đồng so với năm 2011. Trong đó: 
- Lợi nhuận tăng tỷ suất sinh lời của vốn CSH tăng 1,04% 
- Vốn chủ sở hữu bình quân tăng, lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất sinh lời của 
vốn CSH tăng 1,26% 
2.2.3. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD 
Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép 
tìm ra được hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình 
độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ 
35
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
nhất định. Người ta đã sử dụng các chỉ tiêu thành phần để phản ánh hiệu quả 
hoạt động kinh tế. 
2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 
Để tiến hành SXKD Doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy 
móc thiết bị và nguyên vật liệu… các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài 
hoà trong quá trình sản suất thì mới đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản 
xuất thấp do vậy hiệu quả kinh tế mới cao. 
Nói đến yếu tố lao động không chỉ đề cập đến vấn đề số lượng mà còn đề cập 
đến rất nhiều vấn đề: tuyển chọn, bố chí, sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động 
đem lại hiệu quả cao. 
Hiệu quả sử dụng lao động của Doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 8: 
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011-2012. 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Tổng doanh thu thuần (Đồng) 199.305.875.43 
6 
279.828.412.35 
6 
3.526.164.25 
6 
18,66 
Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 170.563.712 31,79 
Lao động bình quân 
(Người/năm) 
45 48 3 6,67 
Sức sản suất của lao động 
(Đồng/người/năm) 
419.842.133 467.042.922 47.200.789 11,24 
Sức sinh lợi của lao 
động(Đồng/người/năm) 
11.923.094 14.731.311 2.808.217 23,55 
Đồ thị 2.6: Sức sản xuất, sức sinh lời của lao động năm 2011 - 2012 
36
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Qua bảng trên cho ta thấy : 
 Sức sản xuất của lao động (hay còn gọi là năng suất lao động) năm 2012 tăng 
hơn năm 2011 là 47.200.789 (đồng/người/năm) do các nhân tố sau: 
-Doanh thu tăng làm cho năng suất lao động tăng cụ thể như sau: 
DT 2012 
LĐ 2011 
- 
DT 2011 
LĐ 2011 
= 
279.828.412.356 
45 
- 
199.305.875.436 
45 
= 2.021.745.938 – 1.038.538.075 = 983.207.863 (đồng/người/năm) 
Tổng số lao động bình quân tăng làm cho năng suất lao động giảm: 
DT 2012 
LĐ 2012 
- 
DT 2012 
LĐ 2011 
= 
279.828.412.356 
48 
- 
279.828.412.356 
45 
= 6.218.409.163 – 5.829.758.591 = 388.650.573 (đồng/người/năm) 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 
37
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
983.207.863 - 388.650.573 = 525.321.419 (đồng/người/năm) 
 Sức sinh lợi của lao động năm 2012 tăng so với năm 2011 là 525.321.419 
(đồng/người/năm) do các nhân tố sau: 
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của lao động tăng: 
LN 2012 
LĐ 2011 
- 
LN 2011 
LĐ 2011 = 
68.233.925.42 
3 
45 
- 
49.849.827.60 
9 
45 
= 1.516.309.454 - 1.107.773.947 = 408.535.507 (đồng/người/năm) 
Tổng số lao động bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của lao động giảm: 
LN 2012 
LĐ 2012 
- 
LN 2012 
LĐ 2011 = 
68.233.925.42 
3 
48 
- 
68.233.925.42 
3 
45 
= 1.421.540.113 - 1.107.773.947 = 313.766.166 (đồng/người/năm) 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 
408.535.507 - 313.766.166 = 94.769.341 (đồng/người/năm) 
Nhận xét: 
Năng suất lao động năm 2012 tăng 1.516.309.454 (đồng/người/năm) so với 
năm 2011. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi lao động đạt được 1.107.773.947 
(đồng/người/năm) Tổng số lao động bình quân tăng làm cho (đồng/người/năm) 
thì sang năm 2012 là 1.421.540.113 (đồng/người/năm) đã tăng 1.107.773.947 
(đồng/người/năm) so với năm 2011. 
Trong đó: 
 Doanh thu tăng làm cho năng suất lao động tăng: 408.535.507 (đồng/người/năm) 
 Lao động bình quân tăng làm cho năng suất lao động giảm: 388.650.573 
(đồng/người/năm) 
 Sức sinh lời của lao động năm 2012 tăng 1.516.309.454 (đồng/người/năm) so với 
năm 2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi lao động tạo ra được 313.766.166 
(đồng/người/năm) thì sang năm 2012 là 408.535.507 (đồng/người/năm) đã tăng 
313.766.166 (đồng/người/năm) so với năm 2011. 
Trong đó: 
Lợi nhuận tăng,sức sinh lợi của lao động tăng: 3.790.305 (đ/người/năm) 
38
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Lao động bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của lao động giảm: 982.088 
(đồng/người/năm) 
2.2.3.2. Phân tích về lao động 
Trong quá trình sản xuất kinh doanh lao động luôn luôn là yếu tố quan 
trọng có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác của sản xuất kinh 
doanh. Phân tích về cơ cấu lao động là để tìm ra các nguyên nhân, yếu tố gây 
lãng phí thời gian, giảm năng suất lao động. 
Số lượng lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 8 
Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 
Chỉ tiêu ĐVT 
Năm 2011 Năm 2012 
So sánh 
Tuyệt đối 
Tương % 
Lợi nhuận sau thuế Đồng 
49.849.827.60 
9 
68.233.925.42 
3 18.384.097.814 1,3688 
Lao động gián tiếp Người 310 371 61 1,1968 
Lao động trực tiếp Người 2.004 2.361 357 1,1781 
Tỷ lệ lao động gián 
tiếp % 13,40 13,58 0,18 1,0137 
Tỷ lệ lao động trực 
tiếp % 86,60 86,42 -0,18 0,9979 
Giả thiết năng suất lao động không đổi thì năm 2012 Doanh nghiệp đã tiết 
kiệm được số lao động so với năm 2011: 
2.361- 2.004 x (68.233.925.423/ 49.849.827.609) = 488 người 
Nhận xét: 
Năm 2011 số lao động trực tiếp bình quân là 2.004 người, năm 2012 là 
2.361 người, tăng 2 người. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta phải đặt 
mức biến động tương đối số lao động trong mối quan hệ với kết quả SXKD. 
Nguyên nhân 
Năm 2011 để đạt được 49.849.827.609 đồng doanh thu thì Doanh nghiệp 
cần 2.004 lao động, trong khi năm 2012 để đạt được 68.233.925.423 đồng doanh 
thu lẽ ra Doanh nghiệp phải cần sử dụng 2.361 lao động, nhưng thực tế chỉ sử 
dụng 2.361 lao động. Như vậy Doanh nghiêp đã tiết kiệm được 488 lao động. 
39
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Sử dụng lao động làm cho năng xuất lao động tăng đã biểu hiện cho việc 
sử dụng và bố trí lao động hợp lý của công ty. 
2.3.3 Phân tích hiệu quả sử tài sản cố định: 
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được thể hiện qua bảng 9 
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 
Tuyệt đối 
Tương 
đối(%) 
Tổngdoanh thu 
thuần(Đồng) 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 
Lợi nhuận sau 
thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
TSCĐ bình quân 177.772.786.785 178.633.622.945 860.836.160 1,0048 
Sức sản suất của 
TSCĐ 1,1211 1,5665 0,4454 1,3972 
Sức sinh lợi của TSCĐ 0,2804 0,3820 0,1016 1,3622 
40
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Đồ thị 2.7: Sức sản xuất, sức sinh lời của của TSCĐ năm 2011 – 2012 
Qua bảng trên cho ta thấy: 
 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 tăng 80,3 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 
DT 2012 
TSCĐ 2011 
- 
DT 2011 
TSCĐ 2011 
= 
279.828.412.356 17 
7.772.786.785 
- 
199.305.875.436 177 
.772.786.785 
= 1,57- 1,12 = 0,45 
TSCĐ bình quân giảm làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 
DT 2012 
TSCĐ 2012 
- 
DT 2012 
TSCĐ 2011 
= 
279.828.412.356 
178.633.622.945 
- 
279.828.412.356 
177.772.786.785 
= 1,566- 1,574= -0,01 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 0,45 + -0,01 = 0,44 
 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 tăng 3,01 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau:Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của TSCĐ tăng: 
 
LN 2012 - LN 2011 = 68.233.925.423 - 49.849.827.609 
41
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
TSCĐ 2011 TSCĐ 2011 177.772.786.785 177.772.786.785 
= 0,48 - 0,36 = 0,11 
TSCĐ bình quân ít thay đổi nhưng sức sinh lợi của TSCĐ vẫn tăng: 
LN 2012 
TSCĐ 2012 
- 
LN 2012 
TSCĐ 2011 
= 
68.233.925.423 
178.633.622.945 
- 
68.233.925.423 
177.772.786.785 
= 0,476- 0,478= -0,002 
Tổng hợp hai nhân tố trên: (0,11-0,002 ) = 0,117 
Nhận xét: 
Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 tăng 0,45 đồng so với năm 2011. Nghĩa 
là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng TSCĐ đạt được 112 đồng doanh thu thì sang 
năm 2012 là 157 đồng doanh thu đã tăng 140 đồng doanh thu so với năm 2011. 
Trong đó: - Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 1,4. 
- TSCĐ bình quân ít thay đổi làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 0,117. 
Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 tăng 1,31 đồng so với năm 2011. 
Nghĩa là năm 2011 cứ 1 mỗi đồng TSCĐ tạo ra được 36 đồng lợi nhuận 
thì sang năm 2012 là 48 đồng lợi nhuận. Đã tăng đươc 1,31 đồng lợi nhuận so 
với năm 2011. 
Trong đó: 
- Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của TSCĐ cũng tăng : 1,31. 
- TSCĐ bình quân ít thay đổi nhưng sức sinh lợi của TSCĐ vẫn tăng: 0,117 
2.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH 
Hiệu quả sử dụng TSNH được thể hiện qua bảng 10 
42
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối 
Tương đối 
% 
Tổng doanh thu thuần(Đồng) 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 
68.233.925.42 
Lợi nhuận sau thuế (Đồng) 49.849.827.609 
3 18.384.097.814 1,3688 
TSLĐ bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 
Khoản phải thu bình quân 259.940.610.018 263.813.437.949 3.872.827.931 1,0149 
Hàng tồn kho bình quân 10.995.924.048 11.321.527.376 325.603.328 1,0296 
Sức sản xuất của TSLĐ 1,0969 1,5353 0,4384 1,3997 
Sức sinh lợi của TSLĐ 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 
43
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Đồ thị 2.8: Sức sản xuất, sức sinh lời của TSNH năm 2011 - 2012 
Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy: 
Các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng TSNH của Công ty. 
Điều này nói nên doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều và đây là một trong 
những tín hiệu tốt và làm cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, các khoản phải thu 
trong năm 2012 đã tăng 10% so với năm 2011. Hàng tồn kho trên tổng TSNH năm 
2012 so với năm 2011 tăng 3% cho thấy khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh của 
doanh nghiệp chưa tốt. 
 Sức sản xuất của TSNH năm 2012 giảm 6,88 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSNH tăng: 
DT 2012 
- 
TSNH 2011 
DT 2011 
TSNH 2011 = 279.828.412.356 
1.333.025.341 - 
199.305.875.4 
36 
1.333.025.341 
= 16,82 - 14,17 = 2,65 
TSNH bình quân tăng làm cho sức sản xuất của TSNH giảm: 
DT 2012 
DT 2012 
- 
= 279.828.412.356 
TSNH 2012 
TSNH 2011 3.074.725.630 - 
279.828.412.3 
56 
1.333.025.341 
= 7,29 - 16,82 = -9,53 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 2,65 – 9,53 = - 6,88 
44
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
 Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,17 so với năm 2011 do các nhân tố sau: 
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của TSNH tăng: 
LN 2012 
LN 2011 
- 
= 
TSNH 2011 
TSNH 2011 
68.233.925.423 
181.707.390.644 
- 
49.849.827.609 
181.707.390.644 
= 0,47- 0,36 = 0,11 
TSNH bình quân tăng nhưng sức sinh lợi của TSNH giảm: 
LN 2012 
TSNH 2012 
- 
LN 2012 
TSNH 2011 = 
68.233.925.423 
182.265.439.9 
21 
- 
68.233.925.423 
181.707.390.644 
= 0,47- 1,54= - 1,07 
Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,11 – 1,07= -0,17 
Nhận xét: 
· Sức sản xuất của TSNH năm 2012 giảm 6,88 so với năm 2012. Nghĩa là năm 
2011 bình quân mỗi 1 đồng TSNH đạt được 14,17 đồng doanh thu thì sang năm 
2012 là 7,29 đồng doanh thu đã giảm 6,88 đồng doanh thu so với năm 2011. 
Trong đó: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSNH tăng 2,65. 
TSNH bình quân tăng làm cho sức sản xuất của TSNH giảm 9,53. 
· Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,17 đồng so với năm 2011. Nghĩa là 
năm 2011 mỗi 1 đồng TSNH tạo ra được 0,4 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 
là 0,23 đồng lợi nhuận bị giảm 0,17 đồng lợi nhuận so với năm 2011. 
45
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Trong đó: 
- Lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lợi của TSNH tăng: 0,13. 
- TSNH bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của TSNH giảm: 0,3. 
2.2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 
Hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện qua bảng 
Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Tổng doanh thu thuần 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 
Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 
Tài sản NH bình quân 3.934.603.859 3.631.816.976 -302.786.883 0,9230 
Sức sản suất của TSNH 50,6546 77,0492 26,3945 1,5211 
Sức sinh lợi của TSNH 12,6696 18,7878 6,1182 1,4829 
46
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Đồ thị 2.9: Sức sản xuất của tài sản năm 2011 – 2012 
Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy sức sản xuất của tài sản năm 2012 
giảm 5,9 so với năm 2011 do các nhân tố sau tác động: 
 Sức sản xuất của Tài sản năm 2012 giảm 5,9 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của tài sản tăng: 
DT 2012 
TS 2011 
- 
DT 2011 
TS 2011 
= 
279.828.412.356 
1.456.689.800 
- 
199.305.875.436 
1.456.689.800 
= 15,39 - 12,97 = 2,42 
Tài sản bình quân tăng làm cho sức sản xuất của tài sản giảm: 
DT 2012 
DT 2012 
279.828.412.356 
- 
= 
- 
TS 2012 
TS 2011 
3.170.909.099 
279.828.412.356 
1.456.689.800 
= 7,07 - 15,39 = - 8,32 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 2,42 – 8,32 = - 5,9 
 Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,15 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau: 
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của Tài sản tăng: 
LN 2012 
TS 2011 
- 
LN 2011 
TS 2011 
= 
68.233.925.423 
1.456.689.800 
- 
49.849.827.609 
1.456.689.800 
47
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
= 0,49 - 0,37 = 0,12 
Tài sản bình quân tăng nhưng sức sinh lợi của Tài sản giảm: 
LN 2012 
TS 2012 
- 
LN 2012 
TS 2011 
= 
68.233.925.423 
3.170.909.099 
- 
68.233.925.423 
1.456.689.800 
= 0,22 - 0,49 = - 0,27 
Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,12 – 0,27 = - 0,15 
Nhận xét: 
· Sức sản xuất của tài sản năm 2012 giảm 5,9 so với năm 2011. Nghĩa 
là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng Tài sản đạt được 12,97 đồng doanh thu thì sang 
năm 2012 là 7,07 đồng doanh thu đã giảm 5,9 đồng doanh thu so với năm 2011. 
Trong đó: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của Tài sản tăng 2,42. 
Tài sản bình quân tăng làm cho sức sản xuất của Tài sản giảm 8,32. 
· Sức sinh lợi của Tài sản năm 2012 giảm 0,15 đồng so với năm 2011. 
Nghĩa là năm 2011 mỗi 1 đồng TSNH tạo ra được 0,37 đồng lợi nhuận thì sang 
năm 2012 là 0,22 đồng lợi nhuận bị giảm 0,15 đồng lợi nhuận so với năm 2011. 
Trong đó: 
- Lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lợi của Tài sản tăng: 0,22. 
- Tài sản bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của Tài sản giảm: 0,27. 
48
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty 
Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 
¬ 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Tổng doanh thu thuần 199.305.875.4 
36 
279.828.412.3 
56 
80.522.536.9 
20 
1,3688 
Lợi nhuận sau 
thuế(Đồng) 
49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.8 
14 
1,3155 
Tài sản NH bình quân 3.934.603.859 3.631.816.976 -302.786.883 0,9230 
Sức sản suất của 
TSNH 
16,8927 25,0503 8,1576 1,4829 
Sức sinh lợi của TSNH 16,4189 23,3999 6,9809 1,4252 
Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Tổng doanh thu thuần 199.305.875.4 
36 
279.828.412.3 
56 
80.522.536.9 
20 
1,3688 
49
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Lợi nhuận sau 
thuế(Đồng) 
49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.8 
14 
1,3155 
Tài sản DH bình quân 177.772.786.785 178.633.622.945 860.836.160 1,0048 
Sức sản suất của 
TSDH 
0,3739 0,5093 0,1354 1,3622 
Sức sinh lợi của TSDH 0,3634 0,4757 0,1123 1,3092 
Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 
2.2.3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 
Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Giá vốn hàng bán 17.497.398.000 20.757.463.200 3.260.065.200 1,361 
chi phí bán hàng 172.219.868 188.441.855 16.221.987 1,727 
Chi phí quản lý 478.084.757 490.067.782 11.983.025 1,025 
Chi phí khác 0 0 0 0,000 
Tổng chi phí 18.147.702.625 21.435.972.637 3.288.270.010 4,114 
50
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Qua bảng ta nhận thấy chi phí năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ 
tăng chi phí cao chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng mạnh. 
Hiệu quả sử dụng chi phí được thể hiện qua bảng 13: 
Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 
Đơn vị tính :đồng 
Chỉ tiêu Năm So sánh 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương 
đối(%) 
Tổng doanh thu thuần 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.92 
0 
Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.81 
4 
Tổng chi phí 131.214.990.405 183.442.937.386 52.227.946.98 
1 
Sức sản xuất 1,5189 1,5254 0,0065 Sức sinh lợi 0,3799 0,3720 -0,0079 51
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Qua bảng trên cho thấy: 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của chi phí tăng: 
DT 2012 
CP 2011 
- 
DT 2011 
CP 2011 
= 
279.828.412.356 
18.147.702.625 
- 
199.305.875.436 
18.147.702.625 
= 1,24 - 1,04 = 0,20 
Chi phí tăng làm cho sức sản xuất của chi phí giảm: 
DT 2012 
DT 2012 
- 
= 
CP 2012 
CP 2011 
279.828.412.356 
21.435.972.637 
- 
279.828.412.356 
18.147.702.625 
= 1,05 - 1,24 = - 0,19 
Tổng hợp hai nhân tố trên: 0,20 – 0,19 = 0,01 
 Sức sinh lợi của CP năm 2012 giảm 0,003 so với năm 2011 do các nhân tố 
sau: 
Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của chi phí tăng: 
LN 2012 
CP 2011 
- 
LN 2011 
CP 2011 
= 
68.233.925.423 
18.147.702.625 
- 
49.849.827.609 
18.147.702.625 
= 0,04 - 0,03 = 0,01 
Chi phí tăng làm cho sức sinh lợi của chi phí giảm: 
LN 2012 
CP 2012 
- 
LN 2012 
CP 2011 
= 
68.233.925.423 
21.435.972.637 
- 
68.233.925.423 
18.356.356.770 
= 0,033 - 0,04 = - 0,007 
Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,01 – 0,007 = 0,003 
Nhận xét: 
· Sức sản xuất của chi phí năm 2012 tăng 0,01 lần so với năm 2011. 
Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng Chi phí đạt được 1,04 đồng doanh thu 
thì sang năm 2012 là 1,05 đồng doanh thu đã tăng 0,01 đồng doanh thu so với 
năm 2011. 
Trong đó: 
52
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của Chi phí tăng 0,2. 
Chi phí tăng làm cho sức sản xuất của Chi phí giảm 0,19. 
· Sức sinh lợi của Chi phí năm 2012 tăng 0,003 đồng so với năm 
2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi 1 đồng Chi phí tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận thì 
sang năm 2012 là 0,033 đồng lợi nhuận tăng 0,003 đồng lợi nhuận so với năm 
2011. 
Trong đó: 
- Lợi nhuận tăng sức sinh lợi của Chi phí tăng: 0,01. 
- Chi phí tăng làm cho sức sinh lợi của Chi phí giảm: 0,007. 
Mặt khác để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chi phí đến kết qủa hoạt động 
kinh doanh ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn các nhân tố chi phí: 
± DC = C1 –C 0* (D1 -D0). 
Trong đó: 
C1: là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2012 
C0: là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2011 
D1: là Doanh thu thuần năm 2012 
D0: là Doanh thu thuần năm 2011 
Ta có: 
± DC= 21435972637 – 18147702625 x(68.233.925.423 / 49.849.827.609) 
= -97851023(đồng) 
Như vậy: năm 2012, Công ty đã sử dụng lãng phí 1 khỏan chi phí là: 
97851023 (đồng). Có lãng phí đó là do các nhân tố sau: 
* Giá vốn hàng bán 
± D C gv= Cgv1 –C gv0 x (D1 / D0). 
Trong đó: Cgv1, Cgv0 là giá vốn hàng bán năm 2012 và năm 2011 
53
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
D1, D0 là doanh thu thuần năm 2012 và năm 2011 
±  D Cgv = 20757463200 – 17497398000 x (68.233.925.423 / 
49.849.827.609) = - 4717610600 (đồng) 
* Chi phí bán hàng: 
±  D Cbh = Cbh1 - Cbh0 x (D1 / D0 ) 
Trong đó: Cbh1 , Cbh0 là chi phí bán hàng năm 2012 và năm 2011 
D1, D0 là doanh thu thuần năm 2012 và năm 2011 
= 188441855 – 172219868 x (68.233.925.423 / 49.849.827.609) 
= -15991960 (đồng) 
* Chi phí quản lý doanh nghiệp: 
±  D Cql = Cql1 – Cql0 x (D1 / D0) 
Trong đó: Cql1 , Cql0 là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 và năm 
2011. 
± D Cql = 490067782 – 478084757 x (22418060256 / 18892896000) 
= - 77221261 (đồng). 
2.3. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả 
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ 
thuật Đông Á được tính trong bảng 
54
§å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 
Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 -2012 
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 
Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối 
+/- 
Sức 
sản 
xuất 
Laođộng = Doanh thu/Lao 
động Đồng 419.842.133 467.042.922 47.200.789,00 
TSCĐ = Doanh thu/ TSCĐ 
BQ Đồng 1,1211 1,5665 0,4454 
TSLĐ = Doanh thu/TSLĐ 
BQ Đồng 1,0969 1,5353 0,4384 
Chi phí = Doanh thu/Chi phí Đồng 1,5189 1,5254 0,0065 
VCSH = Doanh thu/VCSH Đồng 13,5140 18,1708 4,6567 
Sức 
sinh 
lợi 
Lao động =Lợi nhuận/ Lao 
động Đồng 11.923.094 14.731.311 2.808.217,00 
TSCĐ = Lợi nhuận/ TSCĐ 
BQ Đồng 0,2804 0,3820 0,1016 
TSLĐ = Doanh thu/TSLĐ 
BQ Đồng 0,2743 0,3744 0,1000 
Chi phí = Doanh thu/Chi phí Đồng 0,3799 0,3720 -0,0079 
VCSH = Doanh thu/VCSH Đồng 3,3801 4,4308 1,0507 
Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ta thấy: 
 Lao động: 
Sức sản xuất của lao động năm 2012 tăng 47.200.789 đồng 
/người / năm so với năm 2011. Sức sinh lợi lao động năm 2012 tăng 
55
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014
Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014

More Related Content

More from Dương Hà

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
Dương Hà
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
Dương Hà
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Dương Hà
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Dương Hà
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Dương Hà
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Dương Hà
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Dương Hà
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Dương Hà
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Dương Hà
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Dương Hà
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Dương Hà
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Dương Hà
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Dương Hà
 
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà NộiKế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
Dương Hà
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
Dương Hà
 
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Dương Hà
 

More from Dương Hà (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
 
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
 
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà NộiKế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH lắp đặt camera Hà Nội
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH lắp đặt camera...
 
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt NamKế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Proceed Việt Nam
 

Recently uploaded

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk LắkBáo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (13)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk LắkBáo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
 

Báo cáo thực tập kế toán phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty máy tính năm 2014

  • 1. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................5 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH............................................................................8 1.1. Hiệu quả kinh doanh.................................................................8 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.....................................8 1.1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. .8 1.1.2.1. Vai trò của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.........8 1.1.2.2 Phân biệt các khái niệm hiệu .......................................9 1.1.2.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả ..........................10 1.1.2.3.1. Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp.........11 1.1.2.3.2. Phương pháp so sánh.............................................11 1.1.2.3. 3. Phương pháp thay thế liên hoàn...........................11 1.1.2.3.4. Phương pháp liên hệ...............................................12 1.1.3. Khái niệm về kết quả kinh doanh.....................................12 * Phân loại hiệu quả và kết quả:................................................13 1.1.4. Các chỉ tiêu tổng hợp........................................................13 1.1.4.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu................................13 1.1.4.2. Sức sinh lời của tài sản..............................................13 1.1.4.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu...............................14 1.1.5. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất .....................................................................................................14 1.1.5.1 Hiệu quả sử dụng lao động.........................................14 1.1.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn................................................15 1.1.5.3. Hiệu quả sử dụng chi phí...........................................16 Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD ............................................................................................................17 1.1.6. Các bước phân tích hiệu quả kinh doanh .......................18 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh...........................................................................................18 1.1.7.1. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp ......................18 1.1.7.2. Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp.......................19 1.1.8. Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan...20 1.1.8.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động ...............21 1.1.8.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn........................21 + Tăng tốc độ luân chuyển vốn. Phấn đấu sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trên tất cả các khâu dự trữ.......................21 1.1.8.3. Nhóm chỉ tiêu giảm chi phí........................................21 PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI VÀ DịCH Vụ Kỹ THUậT ĐÔNG Á.22 2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH TM và DV kỹ thuật Đông Á...................................................................................22 2.1.1 Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp ...........22 1
  • 2. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 2.1.2. Các m c quan tr ng c a ố ọ ủ quá trình phát triển..................22 2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty...........................................23 2.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của công ty.........................................................................................23 2.2.2. Nhiệm vụ của công ty ......................................................23 2.2.3. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại.....................................24 2.3. Cơ cấu tổ chức công ty ..........................................................24 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty....................................24 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận...............25 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Á .........................26 2.2.1. Các thông tin để phân tích...............................................26 + Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2011, năm 2012 ......26 2.2.2. Phân tích chung các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp...........26 Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty................................................................................................26 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán........................................................28 2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu..............................30 Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012...........30 2.2.2.2. Sức sinh lời của tài sản (ROA)..................................31 Được xác định qua bảng sau: ..........................................................31 Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012.............31 Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012......................32 * Sức sih lời TSDH:.....................................................................33 Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012.....................33 2.2.2.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)....................34 Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 ............................................................................................................34 Đơn vị tính: đồng................................................................................34 2.2.3. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD..35 2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động.......................36 Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011- 2012....................................................................................................36 2.2.3.2. Phân tích về lao động................................................39 Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 .........39 2.3.3 Phân tích hiệu quả sử tài sản cố định:..............................40 Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng................................................................................40 2.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH.............................42 .......................................................................................................43 Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011- 2012 Đơn vị tính :đồng.....43 2.2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản...........................46 2
  • 3. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý B ng 2.12: Hi u qu s d ng tài s n c a Công ả ệ ả ử ụ ả ủ ty năm 2011-2012 ............................................................................................................46 Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty................................................49 Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 .........................................................................................49 Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012..........................................................................................49 .....................................................................................................49 Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 .........................................................................................49 Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012..........................................................................................50 2.2.3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí...........................50 Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012....50 Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 51 2.3. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả...............................54 Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 -2012...................................................................................................55 2.4. Nhận xét hiệu quả sản xuất kinh danh của công ty...............56 2.4.1 Những ưu điểm và kết quả đạt được.................................56 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân..........................................57 PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐÔNG Á..........................................................58 3.1. Biện pháp 1 Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận...............58 3.1.1. Cơ sở của biện pháp.........................................................58 3.1.2. Mục tiêu của biện pháp....................................................59 3.1.3. Nội dung của biện pháp....................................................59 Bảng 3.1: Tập hợp chi phí cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp thị........................................................................................................60 3.2. Biện pháp 2 Đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên kỹ thuật và bán hàng...........................................................................62 3.2.1. Cở sở lý luận và căn cứ thực tiễn ....................................62 3.2.2. Mục đích của biện pháp...................................................63 3.2.3. Nội dung thực hiện biện pháp..........................................64 KẾT LUẬN..........................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................67 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD ............................................................................................................17 3
  • 4. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý B ng 2.1: B ng báo cáo k t qu ho t đ ng s ả ả ế ả ạ ộ ản xuất kinh doanh của công ty................................................................................................26 Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán........................................................28 Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012...........30 Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012.............31 Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012......................32 Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012.....................33 Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 ............................................................................................................34 Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011- 2012....................................................................................................36 Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 .........39 Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng................................................................................40 .......................................................................................................43 Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011- 2012 Đơn vị tính :đồng.....43 Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2011-2012 ............................................................................................................46 Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty................................................49 Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 .........................................................................................49 Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012..........................................................................................49 Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 .........................................................................................49 Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012..........................................................................................50 Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012....50 Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 51 Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 -2012...................................................................................................55 Bảng 3.1: Tập hợp chi phí cơ sở vật chất phục vụ cho bộ phận tiếp thị........................................................................................................60 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Đồ thị 2.1: Doanh thu, chi phí qua các năm......................................29 Đồ thị 2.2: Sức sinh lời của tài sản năm 2011 và 2012....................31 Đồ thị 2.3 : Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012....................33 4
  • 5. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Đ th 2.4: S c sinh l i c a TSDH ồ ị ứ ờ ủ năm 2011 và 2012.....................33 Đồ thị 2.5: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2011 và năm 2012 ............................................................................................................34 Đồ thị 2.6: Sức sản xuất, sức sinh lời của lao động năm 2011 - 2012 ............................................................................................................36 Đồ thị 2.7: Sức sản xuất, sức sinh lời của của TSCĐ năm 2011 – 2012....................................................................................................41 Đồ thị 2.8: Sức sản xuất, sức sinh lời của TSNH năm 2011 - 2012 44 Đồ thị 2.9: Sức sản xuất của tài sản năm 2011 – 2012....................47 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty ................................................24 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề then chốt gắn liền với sự phát triển của Doanh nghiệp đó và ngược lại. Như vậy, phải nắm chắc và hiểu biết được hiệu quả mới giúp các nhà quản lý đưa ra được những quyết định đúng đắn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5
  • 6. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế,để nền kinh tế hoạt động toàn diện thì các tế bào cũng phải biết vận động tìm chỗ đứng cho bản thân mình, đây chính là cơ sở, là tiền đề xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Sự phát triển của mỗi Doanh nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất hàng hóa có cạnh tranh, muốn tồn tại và phát triển được buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả. Đây là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là vấn đề bao trùm xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý. Vì suy cho cùng, quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả kinh doanh cao nhất của mọi quả trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến về nội dung, phương pháp quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa nếu có làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với nhận thức về vai trò quan trọng của vấn đề cùng với mong muốn sử dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể em đã chọn đề tài "Phân tích và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á.". 6
  • 7. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Nội dung của đồ án gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phần II: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp tận tình của Lãnh đạo công ty, Cán bộ nhân viên các phòng nghiệp vụ của Công ty và sự hướng dẫn chỉ bảo sâu sát của thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý. Tuy nhiên, do nội dung vấn đề rộng, thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin cảm ơn và rất mong được sự giúp đỡ của các Thầy, các Cô, Lãnh đạo và nhân viên các phòng ban của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á giúp em hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! 7
  • 8. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Hiệu quả kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả theo ý nghĩa chung nhất được hiểu là các lợi ích kinh tế,xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh mang lại. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định. - Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu đề ra. - Hiệu quả xã hội: Phản ánh những lợi ích về xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Kết quả đầu ra Hiệu quả = ------------------------ kinh doanh Chi phí đầu vào Trong đó: Các kết quả đầu ra là: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận Chi phí đầu vào là: Lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn - Hiệu quả chính là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả “đầu ra” tối đa trên chi phí “đầu vào” tối thiểu. - Hiệu quả hoạt độnh kinh doanh là toàn bộ quá trình Doanh nghiệp sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có của mình như: vốn, lao động, tài sản... trong hoạt động kinh doanh để đạt được kết quả như mong muốn, cụ thể là tối đa hoá lợi nhuận. 1.1.2. Vai trò và phân loại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh 1.1.2.1. Vai trò của hiệu quả trong sản xuất kinh doanh - Hiệu quả kinh tế chính là mục tiêu hàng đầu mà mọi cá nhân, mọi tổ chức khi tiến hành kinh doanh đều mong muốn đạt được. Hiệu quả kinh tế được thể hiện 8
  • 9. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý thông qua lợi nhuận thu được là tối đa trên chi phí tối thiểu, nó góp phần bổ sung vốn kinh doanh, tăng quy mô sản xuầt, tích luỹ ngoại tệ, tăng ngân sách cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần củng cố cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Tóm lại: Mỗi đơn vị kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế, do vậy đơn vị hoạt động có hiệu quả thì nền kinh tế cũng có hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế của mỗi đơn vị kinh doanh. 1.1.2.2 Phân biệt các khái niệm hiệu Hiệu quả là một phạm trù lớn mang tính tổng hợp vì vậy việc tiếp cận, phân tích và đánh giá chỉ tiêu này cần nhận thức rõ về tính đa dạng các chỉ tiêu hiệu quả. Hiệu quả kinh tế: là mỗi quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ. Các loại hiệu quả khác: Hiệu quả xã hội về cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, bảo vệ môi trường cho đến các mặt chính trị, an ninh quốc phòng. Theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý trong nền kinh tế quốc dân. Phân loại hiệu quả kinh tế theo cấp hiệu của nghành nghề, theo những đơn vị kinh tế bao gồm: + Hiệu quả kinh tế quốc dân : Hiệu quả kinh tế vùng, địa phương + Hiệu quả kinh tế sản xuất của xã hội + Hiệu quả kinh tế của các khu vực phi sản xuất như: Giáo dục, y tế… + Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp + Hiệu quả kinh tế theo nguồn lực sử dụng * Căn cứ theo các nguyên nhân, các yếu tố sản xuất và các phương hướng tác động đén hiệu quả, người ta chia hiệu quả theo hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào như: +Hiệu quả lao động +Hiệu quả của TSCĐ 9
  • 10. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý +Hiệu quả đầu tư +Hiệu quả sử dụng NVL +Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn 1.1.2.3. Các phương pháp phân tích hiệu quả Để phân tích hiệu quả người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 10
  • 11. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 1.1.2.3.1. Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp Trong đề tài này đòi hỏi phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo , tài liệu của Công ty thực tập, các loại sách tham khảo... sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích. 1.1.2.3.2. Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Qua đó xác minh xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tuỳ theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như tuyệt đối, tương đối, bình quân. + Phương pháp tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và hai chỉ tiêu kỳ cơ sở. + Phương pháp tương đối: là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. + Phương pháp bình quân:là phản ánh chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân cho phép ta đánh giá sự biến động chung về số lượng, chất lượng của các mặt hoạt động nào đó của quá trình kinh tế tại Doanh nghiệp. 1.1.2.3. 3. Phương pháp thay thế liên hoàn Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng lôgíc quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau: 11
  • 12. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý + Xác định số lượng các nhân tố, mối liên hệ giữa chúng với chỉ tiêu phân tích + Sắp xếp các nhân tố theo trình tự: Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau; trường hợp có nhiều nhân tố thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau không đảo lộn thứ tự này. + Tiến hành lần lượt thay thế theo trình tự nói trên, mỗi lần chỉ thay thế một số liệu cho một nhân tố và giữ nguyên số liệu được thay thế ở các bước trước. + Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố bằng cách tương hợp mức độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố. 1.1.2.3.4. Phương pháp liên hệ Mọi kết quả hoạt động kinh doanh đều có mối liên hệ với nhau giữa các mặt, các bộ phận. Để lượng hoá các mối liên hệ đố trong phân tích kinh doanh sử dụng phương pháp liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến. + Liên hệ cân đối: là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng sẵn có mối liên hệ cân đối và chúng là những nhân tố độc lập. Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho. các nhân tố ảnh hưởng. 1.1.3. Khái niệm về kết quả kinh doanh - Kết quả kinh doanh: Là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: + Kết quả hoạt động sản xuất, chế biến + Kết quả của hoạt động thương mại + Kết quả của hoạt động lao động, dịch vụ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN 12
  • 13. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý * Phân loại hiệu quả và kết quả: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là cái đạt được sau một thời gian hoạt động. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để phân tích đánh giá hiệu quả từ bản thân mình, kết quả không thể hiện được chất lượng tạo ra nó, cũng như mối quan hhệ với các chỉ tiêu khác. Một Doanh nghiệp có thể bán được rất nhiều hàng nhưng vẫn thua lỗ, không có hiệu quả vì kết quả là doanh thu thu được không bù đắp được chi phí bỏ ra. Do đó để so sánh, đánh giá chất lượng công tác quản lý kinh doanh, người ta so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau để cho ta các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.4. Các chỉ tiêu tổng hợp 1.1.4.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này được so sánh giữa phần lợi nhuận mà Doanh nghiệp đạt được và doanh thu tiêu thụ. Nó cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được thể hiện theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Doanh thu 1.1.4.2. Sức sinh lời của tài sản Các nhà đầu tư rất quan tâm đến tỷ số này, bởi đây là khr năng thu nhập mà họ cố thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Sức sinh lời của tài sản(ROA) = Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) Tổng tài sản bình quân + ROA là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc phân phối và quản lý các nguồn lực của Doanh nghiệp. ROA càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý, hiệu quả và ngược lại. Nó khác với ROE ở chỗ nó cho biết tỷ lệ lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu và cả chủ nợ. Trong khi ROE chỉ cho biết lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu. 13
  • 14. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 1.1.4.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý cao cấp là tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Sức sinh lời của tài sản(ROE) = Lợi nhuận sau thuế thu nhập Vốn chủ sở hữu bình quân ROE được gán cho tầm quan trọng như vậy là do nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu. Nó cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.1.5. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép tìm ra được hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Người ta đã sử dụng các chỉ tiêu thành phần để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh tế. 1.1.5.1 Hiệu quả sử dụng lao động Trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, lao động của con người có tính chất quyết định nhất. Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận…việc sử dụng lao động có hiệu quả hay không thông qua các chỉ tiêu sau: - Năng suất lao động bình quân trong kỳ : W=Q/L Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân Q: Số lượng sản phẩm làm ra L: Tổng lao động bình quân sử dụng - Lợi nhuận đạt được trên một lao động : Hlđ=LN/Lbq Trong đó: Hlđ : Hiệu quả lao động LN: Lợi nhuận Lbq: Tổng lao động bình quân 14
  • 15. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Ngoài ra để đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng lao động, người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như hiệu suất sử dụng lao động, hiệu suất sử dụng thời gian lao động. 1.1.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn Để sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cần có một lượng vốn nhất định. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ thấy trình độ quản lý, đưa ra khả năng tiềm tàng để mang nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức doanh lợi so với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. + Số vòng vay toàn bộ vốn (SVv): SVv=TR/VKD TR: Doanh thu VKD: Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này phản ánh sức SXKD của toàn bộ số vốn. Số vòng quay của vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.  Hiệu quả sử dụng tài sản cố định : Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết năng suất của TSCĐ cứ 100 đồng TSCĐ bỏ ra mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế Giá trị TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ bỏ ra mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng lớn  Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn : Sức sản xuất của TSNH = Tổng doanh thu TSNH bình quân 15
  • 16. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Chỉ tiêu này phản ánh một kỳ nhất định TSNH luân chuyển được bao nhiêu vòng hay một đồng TSNH tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu. Nó có thể được dùng để so sánh giữa các thời kỳ của một đơn vị có cùng quy mô trong một thời kỳ. Sức sinh lời của TSNH = Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân Nó phản ánh chất lượng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn,Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vồn lưu động trong kỳ càng cao.  Hiêụ quả sử dụng tài sản : Sức sản xuất của tổng TS = Tổng doanh thu Tổng TS bình quân Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng tài sản bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ  Hiệu quả sử dụng vốn CSH: Sức sản xuất của vốn CSH = Tổng doanh thu thuần Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn CSH bỏ ra thu được bao nhiêu dồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng sinh lời của vốn CSH càng cao Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này vòng quay khoản phải thu càng lớn thể hiện hiệu quả vốn càng cao và ngược lại. 1.1.5.3. Hiệu quả sử dụng chi phí Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích chỉ tiêu doanh thu trên tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí. 16
  • 17. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý  Sức sản xuất của chi phí: Sức sản xuất Của chi phí = Tổng doanh thu trong kỳ Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy cư một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu.  Sức sinh lợi của chi phí: Sức sinh lợi của chi phí = Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí trong kỳ Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thường dùng. Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bảng 1.1: Tổng hợp công thức xác định các chỉ tiêu hiệu quả SXKD Chỉ tiêu công thức xác định 1-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận trong kỳ Tổng doanh thu 2-Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn kinh doanh Lợi nhuận trong kỳ Nguồn vồn kinh doanh bình quân 3-Sức sinh lời của tài sản(ROA) Lợi nhuận Tài sản bình quân 4-Sưc sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu bình quân 5-Năng suất lao động Tổng giá trị sản lượng trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ 6-Lợi nhuận bình quân tính cho một lao động Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ 7-Sức sinh sản xuất của tài sản Tổng doanh thu Tài sản bình quân 8-Sức sản xuất của tài sản cố định Tổng doanh thu Tài sản cố định bình quân 9-Sức sinh lời của tài sản cố định Lợi nhuận Tài sản cố định bình quân 10-Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn Tổng doanh thu Tài sản ngắn hạn bình quân 17
  • 18. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 11-Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận Tài sản ngắn hạnbình quân 12-Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ 13-Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ 1.1.6. Các bước phân tích hiệu quả kinh doanh Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành các bước sau: + Phân tích chung: phân tích tình hình thực hiện doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động qua các năm + Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của người lao động qua các năm + Phân tích hiệu quả các yếu tố ảnh hưởng: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng tài sản và vốn, hiệu quả sử dụng chi phí + phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản + Đánh giá tổng hợp : Chỉ ra các nhược điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tìm các nguyên nhân ảnh hưởng và một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại của Doanh nghiệp 1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Khi phân tích hiệu quả san xuất kinh doanh không dừng đánh giá các chỉ tiêu mà còn đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát huy hay hạn chế sự tác động của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm ra đường lối ,chính sách thích hợp. 1.1.7.1. Các nhân tố bên ngoài Doanh nghiệp * Thị trường cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh trong nghành bao gồm các doanh nghiệp hiện có trên thị trường và các Doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào thị trường trong tương lai. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào số lượng của các Doanh nghiệp. 18
  • 19. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý *Nhân tố tiêu dùng: Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm của Doanh nghiệp có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua và câú thành sức mua cũng khác nhau, làm cho hiệu quả chung của Doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, có hiệu quả cao, chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ mặt hàng của Doanh nghiệp thì hiệu quả của Doanh nghiệp cũng tăng lên. * Nhân tố ảnh hưởng tài nguyên môi trường : Nếu nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá cả nguyên vật liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và tăng lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và làm cho hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi, tài nguyên môi trường cũng có lúc lại ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp như chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, chi an toàn lao động, giá nguyên vật liệu tăng do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. * Các chế độ chính sách của Nhà nước: Từ khi Nhà nước thay đổi từ cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước, phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi. Các Doanh nghiệp trong nước có thể liên doanh, liên kết với nước ngoài mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, chính sách đầu tư thông thoáng hơn. Công cụ chính của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế là chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, luật pháp. Đó là hệ htống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.1.7.2. Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp * Trình độ tổ chức, quản lý điều hành Doanh nghiệp Là nhân tố tổng hợp có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn và phát triển của Doanh nghiệp. Nhân tố quản lý điều hành liên quan đến trực tiếp đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có bộ máy quản lý tốt phải có một đội ngũ cán bộ trình độ học vấn cao, nắm vững được kiến thức về tổ chức quản lý và kinh doanh mà còn phải nắm 19
  • 20. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý bắt được xu hướng biến động về nhu cầu tiêu dùng, thích ứng với cơ chế thị trường, khả năng tính toán, khả năng nhìn xa trông rộng. * Lao động: Là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đưa khoa học kỹ thuật, trang thiêt bị hiện đại vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do con người tạo ra và thực hiện chúng. Để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cần phải có kiến thức chuyên môn nghành nghề cao, có tinh thần ý thức làm việc tốt, luôn tìm tòi các giải pháp trong snả xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. * Vốn kinh doanh: Cũng là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi Doanh nghiệp. Nếu Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn sẽ là cơ sở cho Doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là nền tảng, là cơ sở cho Doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, xác định đúng chiến lược thị trường. * Trang thiết bị kỹ thuật: Trong giai đoạn hiện nay công nghệ là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp. Việc đổi mới công nghệ tạo ra cơ hội nhưng cũng mang lại những thách thức, đe doạ đối với Doanh nghiệp, nó đòi hỏi Doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn bỏ ra cho công nghệ mới, cần có đội ngũ cán bộ có trình độ cao về công nghệ mới. Nhờ công nghệ mới tạo cho Doanh nghiệp tăng năng suất lao động do đó tăng được hiệu quả. 1.1.8. Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề và đưa ra các biện pháp có hiệu lực. Nhất là các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp luôn giải quyết tốt những vấn đề sau: + Nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của Doanh nghiệp + Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh cho sản phẩm chất lượng cao và hạ giá thành sản phẩm 20
  • 21. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý + Tăng kết quả đầu ra, giảm chi phí nguồn lực đầu vào, giữ nguyên phí các nguồn lực đầu vào để làm được điều này thì có các biện pháp sau: 1.1.8.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Các biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng lao động là : + Thực hiện giảm biên chế xếp lại sản xuất và lao động + Nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn hoá cho cán bộ và công nhân viên, tận dụng thời gian làm việc đảm bảo thực hiện các mức lao động. + Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất + Thực hiện chế độ thưởng phạt, bảo đảm khuyến khích vật chất đối với người lao động 1.1.8.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn + Tăng tốc độ luân chuyển vốn. Phấn đấu sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trên tất cả các khâu dự trữ + Đối với vốn cố định (tài sản cố định) phải tận dụng hết thời gian và công suất của đồng vốn (tài sản) 1.1.8.3. Nhóm chỉ tiêu giảm chi phí Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng có tính chất tổng hợp phản ánh chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh việc hạ giá giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần thực hiện tốt các chỉ tiêu sau: + Sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý + Xác định chế độ khấu hao tài sản một cách thích hợp + Giảm chi phí lãi vay, giảm chi phí quản lý. Dựa trên lý thuyết đã được học và liên hệ thực tế Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á ở để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá đươc hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á trong thời gian qua. 21
  • 22. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý PHẦN II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MạI VÀ DịCH Vụ Kỹ THUậT ĐÔNG Á 2.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH TM và DV kỹ thuật Đông Á 2.1.1 Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp Địa điểm: Số 10 ngõ 2 - Vương Thừa Vũ - Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: (04) 356 307 30 - 356 661 39 - Fax: (04) 356 591 55 Website://www.dac.com.vn Ngày thành lập: 09/05/2008 Chứng nhận đầu tư: 0101458545 Vốn điều lệ: 98.100.000.000đồng Tổng vốn đầu tư: 132.961.045.000 000đồng 2.1.2. Các mốc quan trọng của quá trình phát triển Tháng 05 năm 2008: Nhận giấy phép đầu tư, thành lập Công ty. Năm 2010 công ty đã mạnh dạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm về các tỉnh đồng thời kinh doanh thêm một số mặt hàng mới. Trong năm này doanh thu của Công ty là 178,250 tỷ đồng, với tổng lợi nhuận đạt 44,733 tỷ đồng. Năm 2011 hoạt động kinh doanh của Công ty gặp khó khăn, nguyên nhân chính là có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn về thị trường tỉnh, vì thế mức tăng trưởng chậm và có nguy cơ suy giảm. Tuy nhiên dưới sự điều hành của ban giám đốc cùng với mọi nổ lực, phấn đấu của nhân viên đã tìm cách tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, công ty đã từng bước vượt khó cụ thể doanh thu trong năm này đạt 181,203 tỷ đồng, lợi nhuận thu được là 55,394 tỷ đồng. Năm 2012 với các biện pháp của nhà nước về chống lạm phát nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội, Công ty có những thay đổi nhất định vì vậy hoạt động kinh doanh dần dần được ổn định, doanh thu tăng mạnh trở lại đạt 258,215 tỷ đồng tổng lợi nhuận đạt được là 67,565 tỷ đồng. 22
  • 23. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 2.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của công ty Phân phối chuyên nghiệp các loại máy tính giá rẻ, máy tính để bàn, đồng bộ nguyên chiếc Dell, HP Compaq, IBM, Lenovo , Asus , Apple , Acer, Samsung, LG , Msi , Gigabyte , Intel ... Phân phối máy vi tính, để bàn chính hãng bảo hành 36 tháng, hàng Đông Nam Á lắp ráp (Máy tính chuyên game, giải trí, học tập, đồ họa , văn phòng , làm việc ...) Phân phối máy tinh cũ, giá rẻ, tồn kho , đồng bộ nguyên chiếc hãng DELL nhập khẩu từ USA Phân phối các loại màn hình máy tính, giá rẻ, màn hình LCD, màn hình CRT, màn hình tinh thể lỏng, chính hãng các hãng: Dell, LG, Samsung, HP, IBM, Acer, AOC,Toshiba ... Công ty chuyên phân phối bán buôn bán lẻ máy tính giá rẻ, nguyên bộ, phần cứng máy vi tính để bàn, máy tính xách tay, linh phụ kiện máy tính, máy in, thiết bị văn phòng, dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đổ mực máy in, in ấn, thiết kế. 2.2.2. Nhiệm vụ của công ty Công ty được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước. Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng danh mục ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký, chịu trách nhiệm đóng góp các loại thuế, phí, lệ phí(nếu có) theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật về luật lao động. Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán thống kê, báo cáo định kỳ, chế độ kế toán theo đúng quy định của nhà nước. Chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo. Nghiên cứu tổng hợp và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với khách hàng để mở rộng thị trường. Từ khi được phép hoạt động kinh doanh cho tới nay Công ty đã trải qua khoảng thời gian hoạt động nhất định cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nhà nước, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của cơ chế thị trường. Mỗi năm Công ty 23
  • 24. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý đều có những đặc trưng riêng biệt của mình, nhưng nhìn chung Công ty có xu hướng phát triển đi lên. 2.2.3. Các hàng hoá và dịch vụ hiện tại Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ kỹ thuật Đông Á chuyên cung cấp các sản phẩm như. - Máy tính để bàn -Laptop -Máy in -Thiết bị văn phòng -Thiết bị mạng -Thiết bị lưu trữ -Linh phụ kiện máy tính -Đồ chơi máy tính 2.3. Cơ cấu tổ chức công ty 2.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Qua hoạt động thực tiễn, công ty đã lựa chọn bộ máy tổ chức phù hợp, thể hiện sự phân biệt rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm về mối qua hệ gắn bó ràng buộc giữa các cấp lãnh đạo và các phòng ban chức năng. Được thực hiện theo sơ đồ sau: Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty 24 Giám đốc Phó Giám Đốc Phòng kinh doanh kiêm bán hàng Phòng hành chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Phòng kỹ thuật Kho, nhà máy lắp ráp Phòng bảo hành
  • 25. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Nguồn: Phòng Hành chính 2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận Trong đó: Giám đốc: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, đại diện cho công ty trước nhà nước và pháp luật. Phó giám đốc: Trợ giúp cho Giám đốc, là người phụ trách theo lĩnh vực, trực tiếp chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời phụ trách hoạt động kỹ thuật, kinh doanh của công ty và được giám đốc ủy quyền điều hành công ty khi vắng mặt Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:Phòng tổ chức, nhân sự: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ nhà nước và quy chế của công ty. Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn phải quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao, thực hiện việc ghi chép ban đầu và cung cấp thông tin cho phòng kế toán tổng hợp. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp ráp thiết bị, cung ứng các dịch vụ của công ty kinh doanh và dịch vụ bảo hành sản phẩm sau khi mua, tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm. Phòng bảo hành: chịu trách nhiệm bảo hành lại máy tính, các sản phẩm bán tại công ty với khách hàng 25
  • 26. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Kho: chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hoá theo đúng yêu cầu xuất nhập kho, ghi chép các số liệu xuất nhập kho và cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán. 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Đông Á 2.2.1. Các thông tin để phân tích + Năng lực tài chính của Công ty + Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2011, năm 2012. + Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2011, năm 2012 . 2.2.2. Phân tích chung các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á. Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2011 năm 2012 Tăng (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 199.612.457.893 280.423.469.215 1,40484 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 295.234.913 591.342.135 2,00295 3 Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ 199.305.875.436 279.828.412.356 1,40401 4 Giá vốn hàng bán 117.329.523.456 159.793.456.813 1,36192 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 81.976.656.341 120.118.563.467 1,46527 6 Doanh thu hoạt động tài chính 232.147.902 532.912.782 2,29557 7 Chi phí tài chính 0 0 8 Chi phí bán hàng 13.407.382.192 23.159.412.791 1,72736 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.846.345.678 5.223.345.219 1,35800 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 66.466.436.812 90.978.567.231 1,36879 26
  • 27. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 11 Thu nhập khác 0 0 12 Chi phí khác 0 0 13 Lợi nhuận khác 0 0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 66.466.436.812 90.978.567.231 1,36879 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16.616.609.203 22.744.641.808 1,36879 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 49.849.827.609 68.233.925.423 1,36879 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Nguồn phòng tài chính kế toán công ty) Doanh thu thuần năm 2012 giảm 24.736 triệu đông so với năm 2011 tương đương 10 % điều này chứng tỏ sự không ổn định về lợi nhuận của công ty. Doanh thu từ hoạt đông tài chính năm 2012 là 230 triệu đông giảm gần như 50% so với năm 2011 là 426 triệu đồng. Tương đương 50% là do nguồn vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như công nghệ không phải đi. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 80.523 triệu đông so với năm 201 tương đương 40,4% điều này chứng tỏ sự cố gắng phấn đấu làm tăng lợi nhuận của công ty. Doanh thu từ hoạt đông tài chính năm 2012 la 532 triệu đông gần như không tăng so với năm 2011 là 230 triệu đồng. Tương đương 0.15% là do công ty có đủ nguồn vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như công nghệ không phải đi vay. Sự ổn định về tài chính cũng như vốn kinh doanh. Để có được sự ổn định về doanh thu công ty phải có được sự ổn định về các chi phí đầu vào như chi phí về con người cũng như vật chất. Đầu ra ổn đinh chính là lượng khách hàng quen thuộc thường xuyên và sự mở rông thị trường của những khách hàng mới. Về chi phí bán hàng tăng năm 2011 là 13.407 năm 2012 tăng lên 23.159 do sản lượng tiêu thu tăng hàng được xuất sang các vùng lân cận Hà Nội. Chi phí bán hàng tăng ở đây chính là chi phí vận chuyển, sư chuẩn bị hàng hóa chuyển đi xa, chi phí về quảng cáo sản phẩm ở thị trường mới Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 là 24.512 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 12.9% điều đó chứng tỏ chiến lược kinh doanh của công ty có hiệu quả. Lợi nhuận tăng do tỉ lê tăng thuận của chi phí và doanh thu tăng tuy nhiên sự tăng về doanh thu cao hơn so với tỉ lệ tăng về chi phí nhiều. Doanh thu tăng 40% trong khi chi phí tăng 5%. Sự quản lí về sản xuất kinh doanh cũng như chiến lươc kinh doanh phù hơp với sản phẩm 27
  • 28. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Giá vốn bán hàng năm 2012 tăng 42.380 triệu đồng sao với năm 2011 là do công ty tập chung vào lắp ráp chính vì điều này cũng dẫn đến lợi nhuận gộp tăng theo chi phí cho sản phẩm cao. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng tăng không đáng kể là do công ty đã dần hoàn thiện cách thức quản lý trong công ty điều này dẫn chứng cho việc hàng bị trả lại cung tăng không đáng kể do công tác quản lý trong công ty tốt nên hàng bán ra thị trường bị trả lại gần như không tăng. Sự cải tiến về bộ máy quản lí Lợi nhuận khác giảm năm 2012 so với năm 2011 là 2.803 triệu đông tương đương 1.4% điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm theo. Sự không ổn đinh ở nguồn thu khác Lợi nhuận sau thuế tăng nhưng tăng chậm do lợi nhuận khác giảm nếu lợi nhuận khác mà tăng thì lợi nhuận sau thuế còn tăng hơn nữa . Lợi nhuận sau thuế giảm do lợi nhuận từ kinh doanh tăng song lợi nhuân khác bị giảm nhiều hơn so với phần tăng mà lơi nhuận từ kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí khác tăng nhưng đem lại hiệu quả kinh doanh nên lợi nhuận sau thế vẫn tăng Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 163.671.562.637 165.373.333.736 I. Tiền và các khoản tơng đơng tiền 110 3.934.603.859 3.329.030.093 II. Đầu t tài chính ngắn hạn 120 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 129.970.305.009 133.843.132.940 IV. Hàng tồn kho 140 10.995.924.048 11.647.130.703 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 18.770.729.971 16.554.040.000 B. Tài sản dài hạn 200 18.035.828.007 17.450.155.461 I. Tài sản cố định 220 17.235.828.007 16.450.155.461 II. Bất động sản đầu t 240 0 0 III. Các khoản đầu t tài chính dài hạn 250 0 IV. Tài sản dài hạn khác 260 800.000.000 1.000.000.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 181.707.390.644 182.823.489.197 NGUỒN VỐN Mà SỐ SỐ ĐẦU NĂM SỐ CUỐI NĂM A - NỢ PHẢI TRẢ 300 166.863.362.677 166.692.481.347 I - Nợ ngắn hạn 310 166.863.362.677 166.692.481.347 II - Nợ dài hạn 330 0 0 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 14.844.027.967 16.131.007.850 I. Vốn chủ sở hữu 410 14.748.073.690 16.051.755.960 II. Quỹ khen thởng, phúc lợi 430 95.954.270 79.251.890 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 181.707.390.644 182.823.489.197 28
  • 29. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Nguồn: Phòng Kế toán Ta nhận thấy tài sản và nguồn vốn của công ty sau một năm tăng trên 3 tỷ đồng. - Về tài sản: các khoản phải thu của khách hàng giảm, trong khi hàng tồn kho tăng lên. - Về nguồn vốn: khoản nợ phải trả tăng nhanh hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Các dấu hiệu này chứng tỏ công ty đang phát triển nhưng chưa bền vững và phải có kế hoạch bán hàng và thanh toán cho các đối tác trong tương lai (giảm nợ phải trả). Đồ thị 2.1: Doanh thu, chi phí qua các năm Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đồ thị trên cho ta nhận thấy - Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng: 29
  • 30. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 279.828.412.356 - 199.305.875.436 = 40,49% 199.305.875.436 - Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng: 68.233.925.423 - 49.849.827.609 = 36,88% 49.849.827.609 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 40,49% và lợi nhuận năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 36,88%. Nguyên nhân là do: o Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ: 279.828.412.356 - 199.305.875.436= + 80.811.011.322 ( đồng). o Doanh thu hoạt động tài chính là: 532.912.782 - 232.147.902 = 2.295.746 (đồng) Nhìn vào kết quả trên của Công ty cho ta thấy mức doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều có biến động theo chiều hướng tích cực. Điều đó chứng tỏ được bước phát triển đi lên của Công ty trong hiện tại và tương lai. 2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011-2012 Đơn vị tính:đồng Chỉ tiêu Năm 2011 năm 2012 Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 199.305.875.43 279.828.412.356 Doanh thu 6 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%) 0,2501 0,2438 - Lợi nhuận tăng làm cho tỷ xuất lợi nhuận/ doanh thu cũng tăng: LN 2012 DT 2012 - LN 2011 DT 2011 = 68.233.925.423 279.828.000.000 - 49.849.827.609 199.305.000.000 = 0,2501- 0,2438= -0,0063% 30
  • 31. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy tổng lợi nhuận của năm 2012 tăng với tỷ lệ 36,88% so với năm 2011 tương ứng tăng 24.512.000.000 ( đồng). Do các nguyên nhân sau: Do tổng doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng lên một lượng là: 279.828.412.356 -199.305.875.436 = 80.811.011.322 (đồng) Do vậy, đã làm cho lợi nhuận tăng thêm 1,36879 đồng. Nhưng mặt khác các nhân tố sau lại làm cho lợi nhuận giảm xuống: Giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 159.793.456.813 - 117.329.523.456 = 42.463.933.357 (đồng).  Chi phí bán hàng năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 23.159.412.791 - 13.407.382.192 = 9.752.030.599 (đồng). Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 5.223.345.219 - 3.846.345.678 = 1.376.999.541 (đồng). Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng lên: 22.744.641.808– 16.616.609.203 = 6.128.032.605 (đồng). Qua bảng trên cho ta thấy năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì Doanh nghiệp thu được 33 đồng lợi nhuận và năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thì Doanh nghiệp thu được 33 đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ rằng trong năm 2012 Công ty hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả. 2.2.2.2. Sức sinh lời của tài sản (ROA) Được xác định qua bảng sau: Bảng 2.4: Sức sinh lời của tài sản (ROA) năm 2011 - 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) Tổng doanh thu(Đồng) 199.612.457.893 280.423.469.215 80.811.011.322 1,4048 Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 Tài sản bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 Sức sinh lời của tài sản 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 Đồ thị 2.2: Sức sinh lời của tài sản năm 2011 và 2012 31
  • 32. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy sức sinh lời của tài sản năm 2012 tăng 1.36% so với năm 2011 do các nhân tố sau: - Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của tài sản tăng: LN 2012 TS 2011 - LN 2011 TS 2011 = 68.233.925.423 18 1.707.390.64 - 49.849.827.609 181 .707.390.644 = 1,4 - 0,4 = 1% - Tổng tài sản bình quân tăng ,lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lời giảm: LN 2012 TS 2012 - LN 2012 TS 2011 = 68.233.925.423 18 182.265.439.9 21 - 68.233.925.423 18 1 81.707.390.64 = 0,49 - 0,5 = -0,01% Tổng hợp hai nhân tố trên: 1 + (-0,01) = 0,9% Nhận xét: Sức sinh lời của tài sản năm 2012 tăng 1.36% so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì Doanh nghiệp thu về được 37 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 là 50 đồng lợi nhuận đã tăng 13 đồng so với 2011. *Sức sinh lời TSNH: Bảng 2.5: Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012 Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) Tổng doanh thu thuần(Đồng) 199.305.875.43 6 279.828.412.35 6 80.522.536.920 1,4040 32
  • 33. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 Vốn CSH bình quân 14.748.073.690 15.399.914.825 651.841.135 1,0442 Sức sản xuất của vốn CSH 13,5140 18,1708 4,6567 1,3446 Sức sinh lời của vốn CSH (%) 3,3801 4,4308 1,0507 1,3109 Đồ thị 2.3 : Sức sinh lời của TSNH năm 2011 và 2012 * Sức sih lời TSDH: Bảng 2.6 : Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012 Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) Tổng doanh thu(Đồng) 199.612.457.893 280.423.469.215 80.811.011.322 1,4048 Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 Tài sản bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 Sức sinh lời của tài sản 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 Đồ thị 2.4: Sức sinh lời của TSDH năm 2011 và 2012 33
  • 34. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 2.2.2.3. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Được xác định tại bảng số 7 Bảng 2.7: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2011 và 2012 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tươngđối(%) Tổng doanh thu thuần(Đồng) 199.305.875.43 6 279.828.412.35 6 80.522.536.920 1,4040 Lợi nhuận sau thuế 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 Vốn CSH bình quân 14.748.073.690 15.399.914.825 651.841.135 1,0442 Sức sản xuất của vốn CSH 13,5140 18,1708 4,6567 1,3446 Sức sinh lời của vốn CSH (%) 3,3801 4,4308 1,0507 1,3109 Đồ thị 2.5: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2011 và năm 2012 34
  • 35. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý - Qua bảng số 6 cho ta thấy sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 16,08% so với năm 2011 do các nhân tố sau: Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của vốn chủ tăng: LN 2012 LN 2011 68.233.925.423 - = VCSH 2011 VCSH 2011 14.748.073.690 - 49.849.827.609 14.748.073.690 = 4,626 - 3,308 = 1,246% Tổng tài sản bình quân tăng, lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lời lại giảm: LN 2012 LN 2012 68.233.925.423 - = - VCSH 2012 VCSH 2011 15.399.914.825 68.233.925.423 14.748.073.690 = 4,43 - 4,626 = -0,195 Tổng hợp hai yếu tố trên: (1,246) + (-0,195) = 1,23% Nhận xét: Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng 1,04% so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì Doanh nghiệp thu về được140 đồng lợi nhuận thì năm 2012 là 5.52 đồng lợi nhuận đã tăng 126 đồng so với năm 2011. Trong đó: - Lợi nhuận tăng tỷ suất sinh lời của vốn CSH tăng 1,04% - Vốn chủ sở hữu bình quân tăng, lợi nhuận tăng nhưng tỷ suất sinh lời của vốn CSH tăng 1,26% 2.2.3. Các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép tìm ra được hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất trong một thời kỳ 35
  • 36. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý nhất định. Người ta đã sử dụng các chỉ tiêu thành phần để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh tế. 2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động Để tiến hành SXKD Doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu… các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hoà trong quá trình sản suất thì mới đem lại kết quả sản xuất cao, chi phí sản xuất thấp do vậy hiệu quả kinh tế mới cao. Nói đến yếu tố lao động không chỉ đề cập đến vấn đề số lượng mà còn đề cập đến rất nhiều vấn đề: tuyển chọn, bố chí, sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng lao động của Doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 8: Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong năm 2011-2012. Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu thuần (Đồng) 199.305.875.43 6 279.828.412.35 6 3.526.164.25 6 18,66 Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 170.563.712 31,79 Lao động bình quân (Người/năm) 45 48 3 6,67 Sức sản suất của lao động (Đồng/người/năm) 419.842.133 467.042.922 47.200.789 11,24 Sức sinh lợi của lao động(Đồng/người/năm) 11.923.094 14.731.311 2.808.217 23,55 Đồ thị 2.6: Sức sản xuất, sức sinh lời của lao động năm 2011 - 2012 36
  • 37. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Qua bảng trên cho ta thấy :  Sức sản xuất của lao động (hay còn gọi là năng suất lao động) năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 47.200.789 (đồng/người/năm) do các nhân tố sau: -Doanh thu tăng làm cho năng suất lao động tăng cụ thể như sau: DT 2012 LĐ 2011 - DT 2011 LĐ 2011 = 279.828.412.356 45 - 199.305.875.436 45 = 2.021.745.938 – 1.038.538.075 = 983.207.863 (đồng/người/năm) Tổng số lao động bình quân tăng làm cho năng suất lao động giảm: DT 2012 LĐ 2012 - DT 2012 LĐ 2011 = 279.828.412.356 48 - 279.828.412.356 45 = 6.218.409.163 – 5.829.758.591 = 388.650.573 (đồng/người/năm) Tổng hợp hai nhân tố trên: 37
  • 38. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý 983.207.863 - 388.650.573 = 525.321.419 (đồng/người/năm)  Sức sinh lợi của lao động năm 2012 tăng so với năm 2011 là 525.321.419 (đồng/người/năm) do các nhân tố sau: Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của lao động tăng: LN 2012 LĐ 2011 - LN 2011 LĐ 2011 = 68.233.925.42 3 45 - 49.849.827.60 9 45 = 1.516.309.454 - 1.107.773.947 = 408.535.507 (đồng/người/năm) Tổng số lao động bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của lao động giảm: LN 2012 LĐ 2012 - LN 2012 LĐ 2011 = 68.233.925.42 3 48 - 68.233.925.42 3 45 = 1.421.540.113 - 1.107.773.947 = 313.766.166 (đồng/người/năm) Tổng hợp hai nhân tố trên: 408.535.507 - 313.766.166 = 94.769.341 (đồng/người/năm) Nhận xét: Năng suất lao động năm 2012 tăng 1.516.309.454 (đồng/người/năm) so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi lao động đạt được 1.107.773.947 (đồng/người/năm) Tổng số lao động bình quân tăng làm cho (đồng/người/năm) thì sang năm 2012 là 1.421.540.113 (đồng/người/năm) đã tăng 1.107.773.947 (đồng/người/năm) so với năm 2011. Trong đó:  Doanh thu tăng làm cho năng suất lao động tăng: 408.535.507 (đồng/người/năm)  Lao động bình quân tăng làm cho năng suất lao động giảm: 388.650.573 (đồng/người/năm)  Sức sinh lời của lao động năm 2012 tăng 1.516.309.454 (đồng/người/năm) so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi lao động tạo ra được 313.766.166 (đồng/người/năm) thì sang năm 2012 là 408.535.507 (đồng/người/năm) đã tăng 313.766.166 (đồng/người/năm) so với năm 2011. Trong đó: Lợi nhuận tăng,sức sinh lợi của lao động tăng: 3.790.305 (đ/người/năm) 38
  • 39. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Lao động bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của lao động giảm: 982.088 (đồng/người/năm) 2.2.3.2. Phân tích về lao động Trong quá trình sản xuất kinh doanh lao động luôn luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác của sản xuất kinh doanh. Phân tích về cơ cấu lao động là để tìm ra các nguyên nhân, yếu tố gây lãng phí thời gian, giảm năng suất lao động. Số lượng lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 8 Bảng 2.9: Số lượng lao động của Công ty năm 2011-2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 So sánh Tuyệt đối Tương % Lợi nhuận sau thuế Đồng 49.849.827.60 9 68.233.925.42 3 18.384.097.814 1,3688 Lao động gián tiếp Người 310 371 61 1,1968 Lao động trực tiếp Người 2.004 2.361 357 1,1781 Tỷ lệ lao động gián tiếp % 13,40 13,58 0,18 1,0137 Tỷ lệ lao động trực tiếp % 86,60 86,42 -0,18 0,9979 Giả thiết năng suất lao động không đổi thì năm 2012 Doanh nghiệp đã tiết kiệm được số lao động so với năm 2011: 2.361- 2.004 x (68.233.925.423/ 49.849.827.609) = 488 người Nhận xét: Năm 2011 số lao động trực tiếp bình quân là 2.004 người, năm 2012 là 2.361 người, tăng 2 người. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta phải đặt mức biến động tương đối số lao động trong mối quan hệ với kết quả SXKD. Nguyên nhân Năm 2011 để đạt được 49.849.827.609 đồng doanh thu thì Doanh nghiệp cần 2.004 lao động, trong khi năm 2012 để đạt được 68.233.925.423 đồng doanh thu lẽ ra Doanh nghiệp phải cần sử dụng 2.361 lao động, nhưng thực tế chỉ sử dụng 2.361 lao động. Như vậy Doanh nghiêp đã tiết kiệm được 488 lao động. 39
  • 40. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Sử dụng lao động làm cho năng xuất lao động tăng đã biểu hiện cho việc sử dụng và bố trí lao động hợp lý của công ty. 2.3.3 Phân tích hiệu quả sử tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng TSCĐ được thể hiện qua bảng 9 Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổngdoanh thu thuần(Đồng) 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 TSCĐ bình quân 177.772.786.785 178.633.622.945 860.836.160 1,0048 Sức sản suất của TSCĐ 1,1211 1,5665 0,4454 1,3972 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,2804 0,3820 0,1016 1,3622 40
  • 41. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Đồ thị 2.7: Sức sản xuất, sức sinh lời của của TSCĐ năm 2011 – 2012 Qua bảng trên cho ta thấy:  Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 tăng 80,3 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: DT 2012 TSCĐ 2011 - DT 2011 TSCĐ 2011 = 279.828.412.356 17 7.772.786.785 - 199.305.875.436 177 .772.786.785 = 1,57- 1,12 = 0,45 TSCĐ bình quân giảm làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: DT 2012 TSCĐ 2012 - DT 2012 TSCĐ 2011 = 279.828.412.356 178.633.622.945 - 279.828.412.356 177.772.786.785 = 1,566- 1,574= -0,01 Tổng hợp hai nhân tố trên: 0,45 + -0,01 = 0,44  Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 tăng 3,01 so với năm 2011 do các nhân tố sau:Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của TSCĐ tăng:  LN 2012 - LN 2011 = 68.233.925.423 - 49.849.827.609 41
  • 42. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý TSCĐ 2011 TSCĐ 2011 177.772.786.785 177.772.786.785 = 0,48 - 0,36 = 0,11 TSCĐ bình quân ít thay đổi nhưng sức sinh lợi của TSCĐ vẫn tăng: LN 2012 TSCĐ 2012 - LN 2012 TSCĐ 2011 = 68.233.925.423 178.633.622.945 - 68.233.925.423 177.772.786.785 = 0,476- 0,478= -0,002 Tổng hợp hai nhân tố trên: (0,11-0,002 ) = 0,117 Nhận xét: Sức sản xuất của TSCĐ năm 2012 tăng 0,45 đồng so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng TSCĐ đạt được 112 đồng doanh thu thì sang năm 2012 là 157 đồng doanh thu đã tăng 140 đồng doanh thu so với năm 2011. Trong đó: - Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 1,4. - TSCĐ bình quân ít thay đổi làm cho sức sản xuất của TSCĐ tăng: 0,117. Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 tăng 1,31 đồng so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 cứ 1 mỗi đồng TSCĐ tạo ra được 36 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 là 48 đồng lợi nhuận. Đã tăng đươc 1,31 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Trong đó: - Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lời của TSCĐ cũng tăng : 1,31. - TSCĐ bình quân ít thay đổi nhưng sức sinh lợi của TSCĐ vẫn tăng: 0,117 2.2.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH Hiệu quả sử dụng TSNH được thể hiện qua bảng 10 42
  • 43. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Bảng số 2.11 : Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối % Tổng doanh thu thuần(Đồng) 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 68.233.925.42 Lợi nhuận sau thuế (Đồng) 49.849.827.609 3 18.384.097.814 1,3688 TSLĐ bình quân 181.707.390.644 182.265.439.921 558.049.277 1,0031 Khoản phải thu bình quân 259.940.610.018 263.813.437.949 3.872.827.931 1,0149 Hàng tồn kho bình quân 10.995.924.048 11.321.527.376 325.603.328 1,0296 Sức sản xuất của TSLĐ 1,0969 1,5353 0,4384 1,3997 Sức sinh lợi của TSLĐ 0,2743 0,3744 0,1000 1,3646 43
  • 44. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Đồ thị 2.8: Sức sản xuất, sức sinh lời của TSNH năm 2011 - 2012 Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy: Các khoản phải thu chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng TSNH của Công ty. Điều này nói nên doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều và đây là một trong những tín hiệu tốt và làm cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, các khoản phải thu trong năm 2012 đã tăng 10% so với năm 2011. Hàng tồn kho trên tổng TSNH năm 2012 so với năm 2011 tăng 3% cho thấy khả năng quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt.  Sức sản xuất của TSNH năm 2012 giảm 6,88 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSNH tăng: DT 2012 - TSNH 2011 DT 2011 TSNH 2011 = 279.828.412.356 1.333.025.341 - 199.305.875.4 36 1.333.025.341 = 16,82 - 14,17 = 2,65 TSNH bình quân tăng làm cho sức sản xuất của TSNH giảm: DT 2012 DT 2012 - = 279.828.412.356 TSNH 2012 TSNH 2011 3.074.725.630 - 279.828.412.3 56 1.333.025.341 = 7,29 - 16,82 = -9,53 Tổng hợp hai nhân tố trên: 2,65 – 9,53 = - 6,88 44
  • 45. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý  Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,17 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của TSNH tăng: LN 2012 LN 2011 - = TSNH 2011 TSNH 2011 68.233.925.423 181.707.390.644 - 49.849.827.609 181.707.390.644 = 0,47- 0,36 = 0,11 TSNH bình quân tăng nhưng sức sinh lợi của TSNH giảm: LN 2012 TSNH 2012 - LN 2012 TSNH 2011 = 68.233.925.423 182.265.439.9 21 - 68.233.925.423 181.707.390.644 = 0,47- 1,54= - 1,07 Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,11 – 1,07= -0,17 Nhận xét: · Sức sản xuất của TSNH năm 2012 giảm 6,88 so với năm 2012. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng TSNH đạt được 14,17 đồng doanh thu thì sang năm 2012 là 7,29 đồng doanh thu đã giảm 6,88 đồng doanh thu so với năm 2011. Trong đó: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của TSNH tăng 2,65. TSNH bình quân tăng làm cho sức sản xuất của TSNH giảm 9,53. · Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,17 đồng so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi 1 đồng TSNH tạo ra được 0,4 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 là 0,23 đồng lợi nhuận bị giảm 0,17 đồng lợi nhuận so với năm 2011. 45
  • 46. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Trong đó: - Lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lợi của TSNH tăng: 0,13. - TSNH bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của TSNH giảm: 0,3. 2.2.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện qua bảng Bảng 2.12: Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu thuần 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.920 1,4040 Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.814 1,3688 Tài sản NH bình quân 3.934.603.859 3.631.816.976 -302.786.883 0,9230 Sức sản suất của TSNH 50,6546 77,0492 26,3945 1,5211 Sức sinh lợi của TSNH 12,6696 18,7878 6,1182 1,4829 46
  • 47. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Đồ thị 2.9: Sức sản xuất của tài sản năm 2011 – 2012 Qua bảng và đồ thị trên cho ta thấy sức sản xuất của tài sản năm 2012 giảm 5,9 so với năm 2011 do các nhân tố sau tác động:  Sức sản xuất của Tài sản năm 2012 giảm 5,9 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của tài sản tăng: DT 2012 TS 2011 - DT 2011 TS 2011 = 279.828.412.356 1.456.689.800 - 199.305.875.436 1.456.689.800 = 15,39 - 12,97 = 2,42 Tài sản bình quân tăng làm cho sức sản xuất của tài sản giảm: DT 2012 DT 2012 279.828.412.356 - = - TS 2012 TS 2011 3.170.909.099 279.828.412.356 1.456.689.800 = 7,07 - 15,39 = - 8,32 Tổng hợp hai nhân tố trên: 2,42 – 8,32 = - 5,9  Sức sinh lợi của TSNH năm 2012 giảm 0,15 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của Tài sản tăng: LN 2012 TS 2011 - LN 2011 TS 2011 = 68.233.925.423 1.456.689.800 - 49.849.827.609 1.456.689.800 47
  • 48. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý = 0,49 - 0,37 = 0,12 Tài sản bình quân tăng nhưng sức sinh lợi của Tài sản giảm: LN 2012 TS 2012 - LN 2012 TS 2011 = 68.233.925.423 3.170.909.099 - 68.233.925.423 1.456.689.800 = 0,22 - 0,49 = - 0,27 Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,12 – 0,27 = - 0,15 Nhận xét: · Sức sản xuất của tài sản năm 2012 giảm 5,9 so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng Tài sản đạt được 12,97 đồng doanh thu thì sang năm 2012 là 7,07 đồng doanh thu đã giảm 5,9 đồng doanh thu so với năm 2011. Trong đó: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của Tài sản tăng 2,42. Tài sản bình quân tăng làm cho sức sản xuất của Tài sản giảm 8,32. · Sức sinh lợi của Tài sản năm 2012 giảm 0,15 đồng so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi 1 đồng TSNH tạo ra được 0,37 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 là 0,22 đồng lợi nhuận bị giảm 0,15 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Trong đó: - Lợi nhuận tăng nhưng sức sinh lợi của Tài sản tăng: 0,22. - Tài sản bình quân tăng làm cho sức sinh lợi của Tài sản giảm: 0,27. 48
  • 49. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty Bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 ¬ Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu thuần 199.305.875.4 36 279.828.412.3 56 80.522.536.9 20 1,3688 Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.8 14 1,3155 Tài sản NH bình quân 3.934.603.859 3.631.816.976 -302.786.883 0,9230 Sức sản suất của TSNH 16,8927 25,0503 8,1576 1,4829 Sức sinh lợi của TSNH 16,4189 23,3999 6,9809 1,4252 Đồ thị 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011-2012 Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu thuần 199.305.875.4 36 279.828.412.3 56 80.522.536.9 20 1,3688 49
  • 50. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.8 14 1,3155 Tài sản DH bình quân 177.772.786.785 178.633.622.945 860.836.160 1,0048 Sức sản suất của TSDH 0,3739 0,5093 0,1354 1,3622 Sức sinh lợi của TSDH 0,3634 0,4757 0,1123 1,3092 Đồ thị 2.11: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty năm 2011-2012 2.2.3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 2.15: Bảng biến động chi phí của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Năm So sánh năm 2011 năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Giá vốn hàng bán 17.497.398.000 20.757.463.200 3.260.065.200 1,361 chi phí bán hàng 172.219.868 188.441.855 16.221.987 1,727 Chi phí quản lý 478.084.757 490.067.782 11.983.025 1,025 Chi phí khác 0 0 0 0,000 Tổng chi phí 18.147.702.625 21.435.972.637 3.288.270.010 4,114 50
  • 51. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Qua bảng ta nhận thấy chi phí năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ tăng chi phí cao chủ yếu do giá vốn hàng bán tăng mạnh. Hiệu quả sử dụng chi phí được thể hiện qua bảng 13: Bảng 2.16: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty năm 2011-2012 Đơn vị tính :đồng Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối(%) Tổng doanh thu thuần 199.305.875.436 279.828.412.356 80.522.536.92 0 Lợi nhuận sau thuế(Đồng) 49.849.827.609 68.233.925.423 18.384.097.81 4 Tổng chi phí 131.214.990.405 183.442.937.386 52.227.946.98 1 Sức sản xuất 1,5189 1,5254 0,0065 Sức sinh lợi 0,3799 0,3720 -0,0079 51
  • 52. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Qua bảng trên cho thấy: Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của chi phí tăng: DT 2012 CP 2011 - DT 2011 CP 2011 = 279.828.412.356 18.147.702.625 - 199.305.875.436 18.147.702.625 = 1,24 - 1,04 = 0,20 Chi phí tăng làm cho sức sản xuất của chi phí giảm: DT 2012 DT 2012 - = CP 2012 CP 2011 279.828.412.356 21.435.972.637 - 279.828.412.356 18.147.702.625 = 1,05 - 1,24 = - 0,19 Tổng hợp hai nhân tố trên: 0,20 – 0,19 = 0,01  Sức sinh lợi của CP năm 2012 giảm 0,003 so với năm 2011 do các nhân tố sau: Lợi nhuận tăng làm cho sức sinh lợi của chi phí tăng: LN 2012 CP 2011 - LN 2011 CP 2011 = 68.233.925.423 18.147.702.625 - 49.849.827.609 18.147.702.625 = 0,04 - 0,03 = 0,01 Chi phí tăng làm cho sức sinh lợi của chi phí giảm: LN 2012 CP 2012 - LN 2012 CP 2011 = 68.233.925.423 21.435.972.637 - 68.233.925.423 18.356.356.770 = 0,033 - 0,04 = - 0,007 Tổng hợp hai yếu tố trên: 0,01 – 0,007 = 0,003 Nhận xét: · Sức sản xuất của chi phí năm 2012 tăng 0,01 lần so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 bình quân mỗi 1 đồng Chi phí đạt được 1,04 đồng doanh thu thì sang năm 2012 là 1,05 đồng doanh thu đã tăng 0,01 đồng doanh thu so với năm 2011. Trong đó: 52
  • 53. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Doanh thu tăng làm cho sức sản xuất của Chi phí tăng 0,2. Chi phí tăng làm cho sức sản xuất của Chi phí giảm 0,19. · Sức sinh lợi của Chi phí năm 2012 tăng 0,003 đồng so với năm 2011. Nghĩa là năm 2011 mỗi 1 đồng Chi phí tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận thì sang năm 2012 là 0,033 đồng lợi nhuận tăng 0,003 đồng lợi nhuận so với năm 2011. Trong đó: - Lợi nhuận tăng sức sinh lợi của Chi phí tăng: 0,01. - Chi phí tăng làm cho sức sinh lợi của Chi phí giảm: 0,007. Mặt khác để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chi phí đến kết qủa hoạt động kinh doanh ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn các nhân tố chi phí: ± DC = C1 –C 0* (D1 -D0). Trong đó: C1: là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2012 C0: là tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2011 D1: là Doanh thu thuần năm 2012 D0: là Doanh thu thuần năm 2011 Ta có: ± DC= 21435972637 – 18147702625 x(68.233.925.423 / 49.849.827.609) = -97851023(đồng) Như vậy: năm 2012, Công ty đã sử dụng lãng phí 1 khỏan chi phí là: 97851023 (đồng). Có lãng phí đó là do các nhân tố sau: * Giá vốn hàng bán ± D C gv= Cgv1 –C gv0 x (D1 / D0). Trong đó: Cgv1, Cgv0 là giá vốn hàng bán năm 2012 và năm 2011 53
  • 54. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý D1, D0 là doanh thu thuần năm 2012 và năm 2011 ± D Cgv = 20757463200 – 17497398000 x (68.233.925.423 / 49.849.827.609) = - 4717610600 (đồng) * Chi phí bán hàng: ± D Cbh = Cbh1 - Cbh0 x (D1 / D0 ) Trong đó: Cbh1 , Cbh0 là chi phí bán hàng năm 2012 và năm 2011 D1, D0 là doanh thu thuần năm 2012 và năm 2011 = 188441855 – 172219868 x (68.233.925.423 / 49.849.827.609) = -15991960 (đồng) * Chi phí quản lý doanh nghiệp: ± D Cql = Cql1 – Cql0 x (D1 / D0) Trong đó: Cql1 , Cql0 là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 và năm 2011. ± D Cql = 490067782 – 478084757 x (22418060256 / 18892896000) = - 77221261 (đồng). 2.3. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Đông Á được tính trong bảng 54
  • 55. §å ¸n Tèt NghiÖp Viện kinh tế và quản lý Bảng 2.17: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của Công ty năm 2011 -2012 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối +/- Sức sản xuất Laođộng = Doanh thu/Lao động Đồng 419.842.133 467.042.922 47.200.789,00 TSCĐ = Doanh thu/ TSCĐ BQ Đồng 1,1211 1,5665 0,4454 TSLĐ = Doanh thu/TSLĐ BQ Đồng 1,0969 1,5353 0,4384 Chi phí = Doanh thu/Chi phí Đồng 1,5189 1,5254 0,0065 VCSH = Doanh thu/VCSH Đồng 13,5140 18,1708 4,6567 Sức sinh lợi Lao động =Lợi nhuận/ Lao động Đồng 11.923.094 14.731.311 2.808.217,00 TSCĐ = Lợi nhuận/ TSCĐ BQ Đồng 0,2804 0,3820 0,1016 TSLĐ = Doanh thu/TSLĐ BQ Đồng 0,2743 0,3744 0,1000 Chi phí = Doanh thu/Chi phí Đồng 0,3799 0,3720 -0,0079 VCSH = Doanh thu/VCSH Đồng 3,3801 4,4308 1,0507 Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ta thấy:  Lao động: Sức sản xuất của lao động năm 2012 tăng 47.200.789 đồng /người / năm so với năm 2011. Sức sinh lợi lao động năm 2012 tăng 55