SlideShare a Scribd company logo
1 of 19
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Thỏ và rùa thi chạy (dạy về tính khoe khoang)
Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy
nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang “Tớ chạy rất nhanh.
Tớ là nhanh nhất đấy!”. Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe
khoang của thỏ, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài
động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất
đông để xem rùa và thỏ chạy thi.
Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật
trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh,
loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết
định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai: “Đúng là chậm
như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ!”
Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ. “Còn lâu nó mới đuổi kịp
mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã”.
Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến
lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.
Động vật trong rừng hò hết cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tình giấc. Nó lại
còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã
quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ
và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít và trong rừng sâu, chẳng
còn mặt mũi nào để gặp mọi người.
BÀI HỌC: Không nên tỏ ra huênh hoang khoác lác. Hãy làm việc chăm chỉ và cần
mẫn, “chậm mà chắc”.
Phần 2: Sau khi thỏ bị rùa đánh bại
Trong thỏ hỗn độn rất nhiều cảm xúc, xấu hổ, thất vọng, hoang mang… Cuối cùng
khi nghiêm túc kiểm điểm bản thân thì nó nhận rằng mình bị thua không phải vì
mình yếu kém mà là do nó quá tự tin, tự mãn và thiếu kỷ luật. Nó quyết định mời
rùa tham gia cuộc thi một lần nữa, và lần này thỏ hoàn toàn tập trung 100% vào
đường chạy, không khinh địch, không ngủ và rất nghiêm túc. Tất nhiên, thỏ giành
chiến thắng.
BÀI HỌC: Nếu bạn nhanh nhẹn và biết tận dụng lợi thế của mình, rất có thể bạn
sẽ tiến xa hơn là chậm dãi và ổn định.
Phần 3: Rùa lại thách đấu
Ồ vâng, tất nhiên sau khi nếm trải cảm giác của kẻ bại trận trong cuộc đua thứ hai,
rùa ta lại suy nghĩ mông lung. Nó nhận ra rằng trong điều kiện đường đua có địa
hình bằng phẳng thì chắn chắcn thỏ sẽ giành chiến thắng. Rùa nảy ra ý tưởng về
một cuộc đua thứ ba trên một đường đua “không giống như bình thường”. Rùa tìm
đến nhà thỏ để mời thỏ chạy thi một lần nữa. Thỏ cười lớn và nhận lời “Lần này thì
chả có lý do gì mình lại thua rùa được” – nó thầm nghĩ. Rùa nhấn mạnh là đường
đua lần này sẽ do rùa chọn, thỏ đồng ý với rùa mà không mảy may nghi ngờ.
Cuộc đua bắt đầu. Đoạn đầu tiên thỏ nhanh chóng bỏ xa rùa một đoạn rất dài. Chạy
được một nửa đường, thỏ bắt gặp một con sông và bắt buộc phải qua sông mới tới
được đích. Thỏ bối rối vắt óc suy nghĩ xem làm sao để qua sông vì nó không biết
bơi. Lúc này rùa đã bò đến gần sông và từ từ xuống nước, bơi qua sông, leo lên
trên bờ, chạy vài cây số cuối cùng, và chiến thắng cuộc đua. Còn thỏ vẫn loay hoay
tuyệt vọng phía bên bờ còn lại.
BÀI HỌC: Mỗi người nên nắm được thế mạnh riêng của mình, khi đó dù cho bạn
có yếu thế hơn nhưng bạn vẫn có thể giành chiến thắng nếu chọn được lĩnh vực
thích hợp.
Chú quạ thông minh (dạy về sự cố gắng hết mình)
Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để
tìm nước uống nhưng không thấy. Chú cảm thấy mình đã rất yếu, gần như từ bỏ hy
vọng.
Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới mặt đất. Vội vàng chú bay
thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm
sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú thoả cơn khát.
Chú cố nhét mỏ của mình vào cái bình. Đáng buồn thay, cổ của bình quá hẹp
không vừa với cái mỏ của quạ. Nghĩ cách khác, chú lại cố gắng để đẩy đổ cái bình
xuống cho nước chảy ra ngoài. Nhưng bình quá to và nặng so với chút sức lực còn
lại của quạ.
Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước
trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên
mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của
mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được
thả vào thì mực nước trong bình tiếp tục dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng
lên đủ cao để quạ có thể uống. Kế hoạch của quạ thành công rực rỡ.
BÀI HỌC CHO BÉ: Đừng vội bỏ cuộc trước khó khăn, nếu bạn cố gắng hết sức,
bạn sẽ sớm tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của bạn.
Kiến và châu chấu (dạy về sự chăm chỉ)
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh
nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.
Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô
để tha về tổ.
Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn
hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ điii!”
Kiến trả lời “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa
đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.
“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.
Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha
mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì
mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn
kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà
bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
BÀI HỌC CHO BÉ: Hãy chăm chỉ làm việc để chuẩn bị cho tương lai sắp tới.
Truyện khỉ và cá heo (dạy về tật khoác lác)
Một ngày nọ, các thuỷ thủ bắt tay vào chuẩn bị đồ đạc để ra khơi trên chiếc thuyền
buồm, đây sẽ là 1 hành trình dài. Một thuỷ thủ còn mang theo 1 chú khỉ lên thuyền.
Thuyền ra khơi lênh đênh giữa biển khơi, bớt ngờ có 1 cơn bão khủng khiếp kéo
tới và làm lật tàu của họ. Toàn bộ các thuỷ thủ đều rơi xuống biển, và cả chú khỉ
cũng vậy, nó chắc chắn rằng mình sẽ bị chết đuối. Đột nhiên 1 chú cá heo xuất
hiện và cứu mạng khỉ. Nó cõng khỉ trên lưng và bơi vào hòn đảo gần nhất để tránh
bão.
Hai con vật tìm được một hòn đảo nhỏ, khi tới nơi khỉ xuống khỏi lưng của cá heo.
Cá heo hỏi “Bạn đã bao giờ tới một hòn đảo nào như này chưa?”
Khỉ liến thoắng trả lời: “Tất nhiên rồi. Bạn biết không, vua của hòn đảo này còn là
bạn thân của tớ đấy. Thực ra tớ là hoàng tử khỉ đấy bạn cá heo ạ”.
Cá heo biết rằng sự thực không có ai sống trên hòn đảo hoang này cả, nó nói: “Tốt,
tốt, thì ra bạn là một hoàng tử cơ đấy! Bây giờ bạn còn có thể trở thành vua nữa
cơ!”
Con khỉ hỏi: “Làm thế nào để trở thành vua? ”
Cá heo bắt đầu bơi ra xa, đoạn nó quay lại trả lời khỉ: “Dễ thôi mà bạn khỉ. Bạn là
con vật duy nhất trên hòn đảo này, tự nhiên bạn sẽ trở thành vua thôi!”
Khỉ nhận ra sai lầm từ thói khoác lác của mình nhưng đã quá muộn, cá heo đã bơi
đi rất xa bỏ lại nó một mình trên hoang đảo.
BÀI HỌC: Nói dối và khoác lác sẽ mang lại rất nhiều rắc rối. Hãy là một đứa trẻ
ngoan và trung thực nhé các bé!
Con ngỗng đẻ trứng vàng (dạy về sự tham lam)
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân nọ may mắn có một con
ngỗng rất đặc biệt, đó là mỗi ngày nó đều để ra một quả trứng vàng.
Mặc dù vậy, hai vợ chồng họ dường như chưa thoả mãn, họ muốn có nhiều vàng
hơn nữa để nhanh chóng trở nên giàu có.
Họ tưởng tượng rằng nếu con ngỗng có thể đẻ ra những quả trứng vàng, thì chắc
chắc bên trong bụng của nó phải được làm bằng vàng. Hai vợ chồng chắc mẩm nếu
có thể lấy hết tất cả vàng cùng một lúc thì sẽ nhanh chóng trở nên giàu có chứ
không phải chờ đợi mỗi ngày nữa. Họ quyết định mổ bụng con ngỗng ra để lấy
vàng.
Khi mổ bụng ngỗng ra, họ đã bị sốc khi thấy rằng nó giống với tất cả những con
ngỗng bình thường khác. Và từ đó, họ mất đi con ngỗng đẻ trứng vàng của mình và
mãi mãi sống cảnh nghèo đói.
BÀI HỌC: Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động, đừng để lòng tham khiến
bạn mờ mắt.
Một câu chuyện khác thực tế hơn để mẹ kể cho bé:
Johnny có một người chú rất tốt bụng và hào phóng. Mỗi lần đến thăm chú ấy,
Johnny đều được chú cho năm xu để mua quà vặt. Một ngày nọ, Johnny muốn mua
một chiếc xe đạp. Khi đến thăm chú của mình, bạn ấy đã hỏi xin 50 đô la.
“50 đô la?” Chú của Johny ngạc nhiên thốt lên. “Đó là một số tiền rất lớn với
cháu!”
“Vâng, nhưng cháu tin là chú có thừa chỗ đó, và cháu thì đang muốn mua một
chiếc xe đạp,” Johnny nói. “Đằng nào thì chú cũng sẽ cho cháu 5 xu mỗi lần, chi
bằng chú cho cháu một lúc 50 đô la luôn được không?”
Chú của Johnny đã rất tức giận. Chú không hài lòng trước thái độ của Johnny. Tất
nhiên, chú không cho bạn ấy 50 đô la, và từ đó trở đi cũng không cho Johny 5 xu
mỗi lần bạn ấy tới chơi nữa.
Đôi khi, chúng ta không hài lòng với những gì chúng ta đang có, và muốn nhiều
hơn nữa. Đừng quá tham lam vì nhất định bạn sẽ phải hối tiếc.
Trong văn học Việt Nam cũng một câu truyện cổ tích tương tự dạy về lòng tham
vô đáy, mời các mẹ và các bé cùng đọc thêm: Sự tích Cây khế (Ăn khế trả vàng).
Cáo xảo quyệt và cò thông minh (dạy về tính gian manh)
Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả
vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác.
Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tới
nhà ăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời.
Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng ra
hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông!
Chị cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn cáo thì dễ dàng liếm
một loáng là hết đĩa súp. Thấy cò như vậy cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan
tâm hỏi “Sao chị không ăn? Súp không ngon à?”
Chị cò với cái bụng đói meo trả lời: “Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và
không thể ăn thêm được nữa cáo ạ”.
Thế rồi cò đi về sau khi đã cảm ơn cáo, và không quên mời cáo đến nhà ăn tối.
Tới ngày hẹn, cáo tới nhà cò để dùng bữa tối như được mời. Sau khi truyện trò, chị
cò đi vào bếp để lấy súp ra mời cáo ăn. Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp
với cái cổ rất dài. Cò ăn súp dễ dàng với cái mỏ dài của mình, còn cáo rõ ràng
không thể nào ăn được.
Sau khi kết thúc bữa ăn, chị cò nhẹ nhàng hỏi cáo “Bạn dùng bữa có ngon không
bạn cáo?”. Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó
chỉ biết lắp bắp: “Tôi … tôi phải về đây. Bụng tôi bỗng dưng đau quá!” Rồi cụp
đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã.
BÀI HỌC: Làm điều xấu nhất định sẽ nhận điều xấu.
Sư tử và chuột nhắt (dạy về lòng biết ơn)
Một lần khi sư tử, vua của rừng già, đang ngủ say, bỗng một chú chuột nhắt chạy
qua vô tình dẫm phải đuôi của sư tử.
Sư tử tỉnh giấc và vô cùng tức giận, nó đặt bàn chân khổng lồ lên người chuột nhắt
và há cái miệng đầy răng định nuốt chửng chuột vào trong bụng.
“Xin hãy dừng lại, vua của rừng già!” chú chuột nhắt vừa khóc vừa xin. “Hãy tha
thứ cho tôi, tôi sẽ không quên lòng tốt của ngài. Nhất định tôi sẽ đền đáp lại!”
Sư tử mủi lòng thả cho chuột đi.
Một thời gian sau, những thợ săn bắt được sư tử, và trói nó vào một cái cây. Sau đó
họ đi tìm một toa xe để đưa sư tử đến nhốt ở sở thú.
Chú chuột nhắt ngày nọ tình cờ đi ngang qua. Nhìn thấy cảnh ngộ của sư tử, chuột
lập tức chạy tới cắn đứt sợi dây thừng giải thoát cho vua của rừng xanh.
“Chính là chuột nhắt tôi đây thưa vua của rừng xanh!” chuột nhắt nói và rất hạnh
phúc khi thực hiện được lời hứa của mình.
BÀI HỌC: Lòng tốt và sự thứ tha nhất định sẽ được đền đáp.
Chú thỏ thông minh
Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày,
Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ
mẹ cũng nhắc:
– Con phải cẩn thận nhé vì Cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!
Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống uống no bụng nước, Thỏ con ngẩng bất ngời thấy
Cáo đang đứng gần mình và tỏ ra thân thiện:
– Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!
Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con nhanh trí giả vờ hào
hứng đáp lời:
– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!
Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho
mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.
Trong lúc ấy, ở ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi,
chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó
không thể chờ được nữa nên đành ôm cái bụng đói meo lủi thùi đi về rừng.
Chó sói và đàn dê
Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có Dê mẹ và bảy chú dê con sống cùng với
nhau trong một ngôi nhà nhỏ.
Một hôm, dê mẹ chuẩn bị đi vào rừng để kiếm cỏ non ăn lấy sữa cho con bú. Dê
mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò:” Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa đừng cho ai vào
nhà nhé. Khi mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa:
Dê con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú”.
7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Có một con chó sói độc ác sống ở gần đó
đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để vào nhà ăn
thịt. Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:
“Dê con ngoan ngoãn
Mau mở cửa ra
Mẹ đã về nhà
Cho các con bú”
Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.
Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho
giống với giọng dê mẹ.
Bầy dê con bắt cho sói phải cho xem bộ móng. Khi thấy bộ móng vuốt đen xì của
nó qua ô cửa sổ, bầy dê biết đó là chó sói và đuổi đi ngay.
Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt
của mình.
Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và
cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình.
Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng,
may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc.
Khi dê mẹ vừa về đến nhà, dê út oà khóc nức nở: “Mẹ ơi, chó sói độc ác đã nuốt
chửng hết các anh chị của con rồi”.
Chó sói lúc nào đang ngủ say, dê mẹ liền mổ bụng nó ra. Sáu chú dê con liền chui
ra. Dê mẹ bảo các con nhặt thật nhiều đá sỏi để nhét vào dạ dày nó rồi khâu bụng
nó lại.
Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống
nước.
Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời
con sói gian ác.
Truyện cổ tích Thánh Gióng
Thánh Gióng hay còn có tên gọi khác là Phù Đổng Thiên Vương – sinh ra tại
xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là người có
công giết giặc Ân cứu nước ta, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, sau đó đã tạm biệt
trần gian cưỡi ngựa bay về trời. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thánh
Gióng chính là một trong tứ bất tử và được xem như là tượng trưng cho tinh thần
chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Câu chuyện về sự ra đời và lớn lên của cậu Gióng cũng mang màu sắc kỳ lạ dễ
khiến các bé liên tưởng tới truyện Sọ Dừa mà Vườn cổ tích đã kể trước đây. Để
biết câu chuyện cụ thể về Thánh Gióng như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
—–
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có hai vợ chồng ông
lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người.
Hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con.
Một hôm bà lão ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà tò mò liền đặt bàn chân
mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai.
Chín tháng mười ngày sau mà bà vẫn chưa sinh, ông lão mong chờ đứa con nhưng
không được, ông lâm bệnh rồi qua đời. Mười hai tháng sau bà sinh một thằng bé
mặt mũi rất khôi ngô. Bà đặt tên cho con là Gióng. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến
khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm
đấy.
Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cầm đầu là Ân Vương, nổi tiếng
độc ác, dữ tợn, hắn đi đến đâu là cho quân đánh chém giết người đốt nhà đến đấy.
Dân chúng vừa sợ hãi vừa căm giận ngút trời. Nhà vua đã bao lần cho quân vây
đánh nhưng không được, bất an về quốc gia, vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi
tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đi đến đâu cũng kêu to:
– Loa loa loa loa! Giặc Ân hung hãn, người tài ở đâu, cứ dân cứu nước.
Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì
cản lại:
– Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được.
Gióng vẫn cương quyết:
– Mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Bà mẹ đành ra mời sứ giả vào, vào đến nơi không thấy tráng sĩ anh hùng nào, chỉ
thấy một cậu bé ba tuổi đang ngồi trên giường, sứ giả tức giận toan bỏ đi thì Gióng
cất lời, dõng dạc từng chữ:
– Sứ giả hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một
cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả lấy làm kinh ngạc, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm
làm gấp những thứ mà Gióng đã dặn. Từ sau ngày gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như
thổi. Cơm mẹ nấu ra bao nhiêu Gióng ăn hết bấy nhiêu, nhà hết gạo, mẹ Gióng
phải nhờ đến bà con chòm xóm, mọi người vui lòng góp gạo nuôi Gióng, ngặt nỗi
nhà nông dân nghèo chỉ có cơm với cà muối, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ,
áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Dân làng hồ hởi giúp sức mong Gióng ra tay giết giặc
cứu nước.
Lúc này giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ
mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng
đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm
roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa
phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết
như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên
roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan
vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngụa đuổi đến chân núi Sóc Sơn.
Gióng quay đầu về ngôi làng, dập đầu lạy mẹ ba cái, tạ ơn công sinh thành rồi cởi
áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và
lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là
làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to để tưởng nhớ công ơn của
thánh Gióng. Những dẫy ao tròn nối từ Kim Anh vạn phúc đến chân núi Sóc chính
là những vết chân ngựa Gióng để lại. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì
ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế. Người ta còn nói khi ngựa
thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy .
Ý nghĩa truyện cổ tích Thánh Gióng
Từ một cậu bé không biết nói cười mà nghe tin có giặc cậu đã trở thành một tráng
sĩ oai hùng diệt giặc ngoại xâm. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần và
sức mạnh của người Việt ta trong việc chống ngoại xâm giữ gìn đất nước. Nhân
đây Vườn cổ tích cũng xin cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan tới truyện
Thánh Gióng để các bậc phụ huynh và các em tham khảo:
 Thánh Gióng chính là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam
(cùng với Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh). Ông được xem là tượng
trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
 Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày
mồng 9/4 âm lịch ở nhiều nơi thuộc Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến
công của người anh hùng dân tộc này.
 Riêng hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội
Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Vậy là sau khi đọc xong câu chuyện ngày hôm này, các bé đã có thêm rất nhiều
kiến thức về lịch sử và tín ngưỡng của nước ta. Bây giờ là thời bình rồi, các bé hãy
cố gắng chăm ngoan học giỏi, theo gương Thánh Gióng để sau này góp phần giúp
đất nước ta ngày một lớn mạnh nha.
Truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Truyền thuyết kể về câu chuyện kén rể của Vua Hùng Vương. Vì có tới hai chàng
chai khôi ngô tuấn tú ngang sức ngang tài là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, nên Vua
Hùng buộc phải đưa ra thử thách để chọn ra người con rể xuất sắc nhất.
Cũng vì tranh giành công chúa mà Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã phải giao chiến với
nhau một trận đấu nảy lửa. Đây đồng thời cũng là lời lí giải thú vị mang tính tượng
trưng về mùa mưa bão nước ta vào tháng 7 âm lịch hàng năm.
Để biết rõ cuộc chiến của hai vị thần này như thế nào, cuối cùng ai là người dành
chiến thắng và cưới được công chúa về làm vợ? Các bé hãy lắng nghe Vườn cổ
tích kể chuyện nha.
—–
Ngày xửa ngày xưa, Vua Hùng thứ 18 có một cô công chúa Mị Nương đã đến tuổi
cập kê, cô hiền lành, nết na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha
yêu mến, muốn tìm cho con một tấm chồng ưng ý để con gái có một cuộc sống
hạnh phúc. Vua cho lan truyền lệnh ban kén rể khắp mọi nơi. Lệnh ban ra, các hào
kiệt tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngỏ ý lấy công chúa
nhưng chưa ai lọt được vào mắt xanh của nàng.
Bỗng một hôm có hai chàng trai đến xin hỏi cưới công chúa. Cả hai đều to khỏe
cường tráng. Người thứ nhất là Sơn Tinh (thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn,
chàng chỉ tay đến đâu rừng núi mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng,
chim muông hót véo von, các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng
là Thủy Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫy tay về
phía đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nổi lên ba ba,
thuồng luồng kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi, không biết phải gả
công chúa cho ai, bèn cho họp lại các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và đưa ra phán quyết:
Hai ngươi ai cũng đều tài giỏi, ta cũng không biết nên gả công chúa cho ai, nên ta
ra chỉ như này. Sáng sớm ngày mai, ai đem được các lễ vật này đến trước ta sẽ gả
công chúa cho người đó. Lễ vật có: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nẹp bánh
chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sơn Tinh Thủy Tinh vâng lệnh vua ban nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh
nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa về.
Thủy Tinh lùng sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay, Thủy
Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công chúa đi mất.
Thủy Tinh thấy thế thì nổi trận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại công
chúa. Thủy Tinh đi đến đâu giông bão nổi đến đó, mây đen kéo đến, sấm chớp giật
đùng đùng, mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá, ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết
lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn
Tinh.
Sơn Tinh cũng không vừa, chàng bốc từng dãy núi, dời từng ngọn đồi chặn dòng
nước lũ, Thủy Tinh cứ dâng nước lên bao nhiêu Sơn Tinh lại làm phép cho đồi núi
cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao chiến một hồi, Thủy Tinh thấm mệt còn Sơn Tinh
thì vẫn rất mạnh mẽ. Cuối cùng đuối sức, Thủy Tinh chấp nhận thua cuộc rút lui,
không dám tranh giành Mị Nương.
Kể từ đó Mị Nương và Sơn Tinh sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn
ôm mối hận, Thủy Tinh cứ tháng 7 âm lịch hàng năm lại cho dâng nước lũ đánh
Sơn Tinh nhưng chưa năm nào thắng.
Ý nghĩa truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Thủy Tinh thật tài giỏi nhưng Sơn Tinh cũng thật vô cùng thông minh phải không
nào. Đọc xong truyện, các bé đã hiểu vì sao cứ đến độ tháng 7 âm lịch hằng năm là
nước ta có bão lũ chưa? Chính là bắt nguồn từ truyền thuyết này đó.
Nhanh ý hơn, các bé có thể nhận ra chàng Sơn Tinh chính là tượng trưng cho
người dân Việt Nam chúng ta kiên cường bất khuất, còn Thủy Tinh chính là đại
diện cho thiên tai bão lũ hàng năm. Đất nước ta tuy phải gánh chịu thời tiết khắc
nghiệt nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn kiên cường đấu tranh và khắc phục
thiên tai để bảo vệ cuộc sống của chính mình và cho cả các thế hệ tương lai.
Hy vọng hôm nay các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hãy đón chờ những
câu chuyện tiếp theo từ Vườn cổ tích nhé!

More Related Content

What's hot

100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đềthuvienso24h
 
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comCánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcPhan Phan
 
Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10truyentranh
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kimknet1304
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzzhach nguyen phan
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trangcohtran
 
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu   đinh tiến luyệnAnh chi yêu dấu   đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyệnstruyen68
 
Con chon tinh quai linh bao
Con chon tinh quai linh baoCon chon tinh quai linh bao
Con chon tinh quai linh baonhatthai1969
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắnAlolove Nguyễn
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai aukathylaw119
 
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹTruyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹVui Lên Bạn Nhé
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatthanh mom
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3Đặng Phương Nam
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhHuyền Trang Nguyễn
 

What's hot (18)

Nha gia kim
Nha gia kimNha gia kim
Nha gia kim
 
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề
 
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.comCánh đồng bất tậntruonghocso.com
Cánh đồng bất tậntruonghocso.com
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và Mực
 
Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10Truyen hai ngam ma cuoi 10
Truyen hai ngam ma cuoi 10
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kim
 
Huong chay cua dong song zzz
Huong chay cua dong  song zzzHuong chay cua dong  song zzz
Huong chay cua dong song zzz
 
Nanh trang
Nanh trangNanh trang
Nanh trang
 
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu   đinh tiến luyệnAnh chi yêu dấu   đinh tiến luyện
Anh chi yêu dấu đinh tiến luyện
 
Con chon tinh quai linh bao
Con chon tinh quai linh baoCon chon tinh quai linh bao
Con chon tinh quai linh bao
 
100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn100 truyện hay cực ngắn
100 truyện hay cực ngắn
 
Ganh xuong trau ho thi hai au
Ganh xuong trau   ho thi hai auGanh xuong trau   ho thi hai au
Ganh xuong trau ho thi hai au
 
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹTruyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
Truyện hay: Hạnh phúc dâng mẹ
 
NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC NUỐI TIẾC
NUỐI TIẾC
 
Truyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhatTruyen 18+ hay nhat
Truyen 18+ hay nhat
 
For reading.
For reading. For reading.
For reading.
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật ÁnhNgồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
Ngồi Khóc Trên Cây - Nguyễn Nhật Ánh
 

Similar to Truyện cổ tích

Nguyen nhat anh chcmbcs
Nguyen nhat anh   chcmbcsNguyen nhat anh   chcmbcs
Nguyen nhat anh chcmbcsLenur Raven
 
Vịt trời chú cuội
Vịt trời chú cuộiVịt trời chú cuội
Vịt trời chú cuộiChinh Nguyen Duy
 
Nhà Giả Kim - The Alchemist
Nhà Giả Kim - The AlchemistNhà Giả Kim - The Alchemist
Nhà Giả Kim - The AlchemistViet_Cuong
 
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1vinhbinh2010
 
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêu
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêuChùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêu
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêuJosé García
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaĐình Tuấn Phạm
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02truyentranh
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 
Good luck 5
Good luck 5Good luck 5
Good luck 5lenho
 
good luck5
good luck5good luck5
good luck5lenho
 

Similar to Truyện cổ tích (20)

Dê trắng dê đen
Dê trắng dê đenDê trắng dê đen
Dê trắng dê đen
 
Truong-sam-truyen-ngu-ngon-cong-so
Truong-sam-truyen-ngu-ngon-cong-soTruong-sam-truyen-ngu-ngon-cong-so
Truong-sam-truyen-ngu-ngon-cong-so
 
Nguyen nhat anh chcmbcs
Nguyen nhat anh   chcmbcsNguyen nhat anh   chcmbcs
Nguyen nhat anh chcmbcs
 
Tắc kè vhn02
Tắc kè vhn02Tắc kè vhn02
Tắc kè vhn02
 
Vịt trời chú cuội
Vịt trời chú cuộiVịt trời chú cuội
Vịt trời chú cuội
 
Nhà Giả Kim - The Alchemist
Nhà Giả Kim - The AlchemistNhà Giả Kim - The Alchemist
Nhà Giả Kim - The Alchemist
 
Truyen cuoi
Truyen cuoiTruyen cuoi
Truyen cuoi
 
Nhóc nicolas
Nhóc nicolasNhóc nicolas
Nhóc nicolas
 
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1
 
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêu
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêuChùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêu
Chùm ảnh bé bắt chước động tác của thú cưng siêu đáng yêu
 
Trên đường tìm ngọc
Trên đường tìm ngọcTrên đường tìm ngọc
Trên đường tìm ngọc
 
Mắm ba khía ngon tất tần tật
Mắm ba khía ngon tất tần tậtMắm ba khía ngon tất tần tật
Mắm ba khía ngon tất tần tật
 
Chuyen son tinh
Chuyen son tinhChuyen son tinh
Chuyen son tinh
 
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoaTự truyện diễn giả trần đăng khoa
Tự truyện diễn giả trần đăng khoa
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02
 
Chuyen gau va meo 3
Chuyen gau va meo 3Chuyen gau va meo 3
Chuyen gau va meo 3
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
Chiec luoc nga
Chiec luoc ngaChiec luoc nga
Chiec luoc nga
 
Good luck 5
Good luck 5Good luck 5
Good luck 5
 
good luck5
good luck5good luck5
good luck5
 

Truyện cổ tích

  • 1. TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
  • 2. Thỏ và rùa thi chạy (dạy về tính khoe khoang) Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang “Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!”. Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai: “Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ!” Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ. “Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã”. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hết cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tình giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít và trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người. BÀI HỌC: Không nên tỏ ra huênh hoang khoác lác. Hãy làm việc chăm chỉ và cần mẫn, “chậm mà chắc”.
  • 3. Phần 2: Sau khi thỏ bị rùa đánh bại Trong thỏ hỗn độn rất nhiều cảm xúc, xấu hổ, thất vọng, hoang mang… Cuối cùng khi nghiêm túc kiểm điểm bản thân thì nó nhận rằng mình bị thua không phải vì mình yếu kém mà là do nó quá tự tin, tự mãn và thiếu kỷ luật. Nó quyết định mời rùa tham gia cuộc thi một lần nữa, và lần này thỏ hoàn toàn tập trung 100% vào đường chạy, không khinh địch, không ngủ và rất nghiêm túc. Tất nhiên, thỏ giành chiến thắng. BÀI HỌC: Nếu bạn nhanh nhẹn và biết tận dụng lợi thế của mình, rất có thể bạn sẽ tiến xa hơn là chậm dãi và ổn định. Phần 3: Rùa lại thách đấu Ồ vâng, tất nhiên sau khi nếm trải cảm giác của kẻ bại trận trong cuộc đua thứ hai, rùa ta lại suy nghĩ mông lung. Nó nhận ra rằng trong điều kiện đường đua có địa hình bằng phẳng thì chắn chắcn thỏ sẽ giành chiến thắng. Rùa nảy ra ý tưởng về một cuộc đua thứ ba trên một đường đua “không giống như bình thường”. Rùa tìm đến nhà thỏ để mời thỏ chạy thi một lần nữa. Thỏ cười lớn và nhận lời “Lần này thì chả có lý do gì mình lại thua rùa được” – nó thầm nghĩ. Rùa nhấn mạnh là đường đua lần này sẽ do rùa chọn, thỏ đồng ý với rùa mà không mảy may nghi ngờ. Cuộc đua bắt đầu. Đoạn đầu tiên thỏ nhanh chóng bỏ xa rùa một đoạn rất dài. Chạy được một nửa đường, thỏ bắt gặp một con sông và bắt buộc phải qua sông mới tới được đích. Thỏ bối rối vắt óc suy nghĩ xem làm sao để qua sông vì nó không biết bơi. Lúc này rùa đã bò đến gần sông và từ từ xuống nước, bơi qua sông, leo lên trên bờ, chạy vài cây số cuối cùng, và chiến thắng cuộc đua. Còn thỏ vẫn loay hoay tuyệt vọng phía bên bờ còn lại. BÀI HỌC: Mỗi người nên nắm được thế mạnh riêng của mình, khi đó dù cho bạn có yếu thế hơn nhưng bạn vẫn có thể giành chiến thắng nếu chọn được lĩnh vực thích hợp.
  • 4. Chú quạ thông minh (dạy về sự cố gắng hết mình) Một ngày nóng nực, chú quạ khát nước đến khô cả cổ. Chú cứ bay mãi bay mãi để tìm nước uống nhưng không thấy. Chú cảm thấy mình đã rất yếu, gần như từ bỏ hy vọng. Đột nhiên, chú nhìn thấy một cái bình nước ở dưới mặt đất. Vội vàng chú bay thẳng xuống để xem xem có chút nước nào sót lại trong bình không. Thật may làm sao, trong bình vẫn có một chút nước đủ để chú thoả cơn khát. Chú cố nhét mỏ của mình vào cái bình. Đáng buồn thay, cổ của bình quá hẹp không vừa với cái mỏ của quạ. Nghĩ cách khác, chú lại cố gắng để đẩy đổ cái bình xuống cho nước chảy ra ngoài. Nhưng bình quá to và nặng so với chút sức lực còn lại của quạ. Không bỏ cuộc, quạ suy nghĩ xem mình nên làm gì để có thể uống được nước trong bình. Nhìn ra xung quanh, chú bắt gặp mấy hòn đá cuội nằm vương vãi trên mặt đất. Đột nhiên chú nảy ra một ý tưởng cực kỳ thông minh. Chú dùng mỏ của mình để nhặt nhạnh từng hòn sỏi một, rồi thả chúng vào bình. Càng nhiều sỏi được thả vào thì mực nước trong bình tiếp tục dâng lên cao. Chẳng bao lâu nước đã dâng lên đủ cao để quạ có thể uống. Kế hoạch của quạ thành công rực rỡ. BÀI HỌC CHO BÉ: Đừng vội bỏ cuộc trước khó khăn, nếu bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ sớm tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của bạn.
  • 5. Kiến và châu chấu (dạy về sự chăm chỉ) Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ điii!” Kiến trả lời “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. BÀI HỌC CHO BÉ: Hãy chăm chỉ làm việc để chuẩn bị cho tương lai sắp tới.
  • 6. Truyện khỉ và cá heo (dạy về tật khoác lác) Một ngày nọ, các thuỷ thủ bắt tay vào chuẩn bị đồ đạc để ra khơi trên chiếc thuyền buồm, đây sẽ là 1 hành trình dài. Một thuỷ thủ còn mang theo 1 chú khỉ lên thuyền. Thuyền ra khơi lênh đênh giữa biển khơi, bớt ngờ có 1 cơn bão khủng khiếp kéo tới và làm lật tàu của họ. Toàn bộ các thuỷ thủ đều rơi xuống biển, và cả chú khỉ cũng vậy, nó chắc chắn rằng mình sẽ bị chết đuối. Đột nhiên 1 chú cá heo xuất hiện và cứu mạng khỉ. Nó cõng khỉ trên lưng và bơi vào hòn đảo gần nhất để tránh bão. Hai con vật tìm được một hòn đảo nhỏ, khi tới nơi khỉ xuống khỏi lưng của cá heo. Cá heo hỏi “Bạn đã bao giờ tới một hòn đảo nào như này chưa?” Khỉ liến thoắng trả lời: “Tất nhiên rồi. Bạn biết không, vua của hòn đảo này còn là bạn thân của tớ đấy. Thực ra tớ là hoàng tử khỉ đấy bạn cá heo ạ”. Cá heo biết rằng sự thực không có ai sống trên hòn đảo hoang này cả, nó nói: “Tốt, tốt, thì ra bạn là một hoàng tử cơ đấy! Bây giờ bạn còn có thể trở thành vua nữa cơ!” Con khỉ hỏi: “Làm thế nào để trở thành vua? ” Cá heo bắt đầu bơi ra xa, đoạn nó quay lại trả lời khỉ: “Dễ thôi mà bạn khỉ. Bạn là con vật duy nhất trên hòn đảo này, tự nhiên bạn sẽ trở thành vua thôi!” Khỉ nhận ra sai lầm từ thói khoác lác của mình nhưng đã quá muộn, cá heo đã bơi đi rất xa bỏ lại nó một mình trên hoang đảo. BÀI HỌC: Nói dối và khoác lác sẽ mang lại rất nhiều rắc rối. Hãy là một đứa trẻ ngoan và trung thực nhé các bé!
  • 7. Con ngỗng đẻ trứng vàng (dạy về sự tham lam) Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân nọ may mắn có một con ngỗng rất đặc biệt, đó là mỗi ngày nó đều để ra một quả trứng vàng. Mặc dù vậy, hai vợ chồng họ dường như chưa thoả mãn, họ muốn có nhiều vàng hơn nữa để nhanh chóng trở nên giàu có. Họ tưởng tượng rằng nếu con ngỗng có thể đẻ ra những quả trứng vàng, thì chắc chắc bên trong bụng của nó phải được làm bằng vàng. Hai vợ chồng chắc mẩm nếu có thể lấy hết tất cả vàng cùng một lúc thì sẽ nhanh chóng trở nên giàu có chứ không phải chờ đợi mỗi ngày nữa. Họ quyết định mổ bụng con ngỗng ra để lấy vàng. Khi mổ bụng ngỗng ra, họ đã bị sốc khi thấy rằng nó giống với tất cả những con ngỗng bình thường khác. Và từ đó, họ mất đi con ngỗng đẻ trứng vàng của mình và mãi mãi sống cảnh nghèo đói. BÀI HỌC: Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động, đừng để lòng tham khiến bạn mờ mắt.
  • 8. Một câu chuyện khác thực tế hơn để mẹ kể cho bé: Johnny có một người chú rất tốt bụng và hào phóng. Mỗi lần đến thăm chú ấy, Johnny đều được chú cho năm xu để mua quà vặt. Một ngày nọ, Johnny muốn mua một chiếc xe đạp. Khi đến thăm chú của mình, bạn ấy đã hỏi xin 50 đô la. “50 đô la?” Chú của Johny ngạc nhiên thốt lên. “Đó là một số tiền rất lớn với cháu!” “Vâng, nhưng cháu tin là chú có thừa chỗ đó, và cháu thì đang muốn mua một chiếc xe đạp,” Johnny nói. “Đằng nào thì chú cũng sẽ cho cháu 5 xu mỗi lần, chi bằng chú cho cháu một lúc 50 đô la luôn được không?” Chú của Johnny đã rất tức giận. Chú không hài lòng trước thái độ của Johnny. Tất nhiên, chú không cho bạn ấy 50 đô la, và từ đó trở đi cũng không cho Johny 5 xu mỗi lần bạn ấy tới chơi nữa. Đôi khi, chúng ta không hài lòng với những gì chúng ta đang có, và muốn nhiều hơn nữa. Đừng quá tham lam vì nhất định bạn sẽ phải hối tiếc. Trong văn học Việt Nam cũng một câu truyện cổ tích tương tự dạy về lòng tham vô đáy, mời các mẹ và các bé cùng đọc thêm: Sự tích Cây khế (Ăn khế trả vàng).
  • 9. Cáo xảo quyệt và cò thông minh (dạy về tính gian manh) Ngày xửa ngày xưa, có một con cáo rất xảo quyệt và tinh nghịch. Nó thường giả vờ thân thiện sau đó chơi khăm những con vật khác. Một ngày nọ, cáo gặp một chị cò. Nó kết bạn với cò và ra vẻ thân thiện, mời cò tới nhà ăn tối. Chị cò vui vẻ nhận lời. Tối hôm đó, chị cò vui vẻ tới nhà cáo như lời mời. Cáo mời cò vào nhà và bưng ra hai bát súp. Nó múc súp ra hai cái đĩa rất là nông! Chị cò không thể nào ăn được súp với mỏ dài của mình, còn cáo thì dễ dàng liếm một loáng là hết đĩa súp. Thấy cò như vậy cáo rất khoái trá nhưng vẫn giả vờ quan tâm hỏi “Sao chị không ăn? Súp không ngon à?” Chị cò với cái bụng đói meo trả lời: “Ồ súp rất ngon, nhưng tôi bị đau dạ dày và không thể ăn thêm được nữa cáo ạ”. Thế rồi cò đi về sau khi đã cảm ơn cáo, và không quên mời cáo đến nhà ăn tối. Tới ngày hẹn, cáo tới nhà cò để dùng bữa tối như được mời. Sau khi truyện trò, chị cò đi vào bếp để lấy súp ra mời cáo ăn. Lần này, chị cò múc súp ra hai cái lọ hẹp với cái cổ rất dài. Cò ăn súp dễ dàng với cái mỏ dài của mình, còn cáo rõ ràng không thể nào ăn được. Sau khi kết thúc bữa ăn, chị cò nhẹ nhàng hỏi cáo “Bạn dùng bữa có ngon không bạn cáo?”. Cáo nhớ lại những gì mình đã chơi xấu cò và cảm thấy rất xấu hổ. Nó chỉ biết lắp bắp: “Tôi … tôi phải về đây. Bụng tôi bỗng dưng đau quá!” Rồi cụp đuôi chuồn về trong nỗi nhục nhã. BÀI HỌC: Làm điều xấu nhất định sẽ nhận điều xấu.
  • 10. Sư tử và chuột nhắt (dạy về lòng biết ơn) Một lần khi sư tử, vua của rừng già, đang ngủ say, bỗng một chú chuột nhắt chạy qua vô tình dẫm phải đuôi của sư tử. Sư tử tỉnh giấc và vô cùng tức giận, nó đặt bàn chân khổng lồ lên người chuột nhắt và há cái miệng đầy răng định nuốt chửng chuột vào trong bụng. “Xin hãy dừng lại, vua của rừng già!” chú chuột nhắt vừa khóc vừa xin. “Hãy tha thứ cho tôi, tôi sẽ không quên lòng tốt của ngài. Nhất định tôi sẽ đền đáp lại!” Sư tử mủi lòng thả cho chuột đi. Một thời gian sau, những thợ săn bắt được sư tử, và trói nó vào một cái cây. Sau đó họ đi tìm một toa xe để đưa sư tử đến nhốt ở sở thú. Chú chuột nhắt ngày nọ tình cờ đi ngang qua. Nhìn thấy cảnh ngộ của sư tử, chuột lập tức chạy tới cắn đứt sợi dây thừng giải thoát cho vua của rừng xanh. “Chính là chuột nhắt tôi đây thưa vua của rừng xanh!” chuột nhắt nói và rất hạnh phúc khi thực hiện được lời hứa của mình. BÀI HỌC: Lòng tốt và sự thứ tha nhất định sẽ được đền đáp.
  • 11. Chú thỏ thông minh Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ mẹ cũng nhắc: – Con phải cẩn thận nhé vì Cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy! Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống uống no bụng nước, Thỏ con ngẩng bất ngời thấy Cáo đang đứng gần mình và tỏ ra thân thiện: – Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào! Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con nhanh trí giả vờ hào hứng đáp lời: – Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé! Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí. Trong lúc ấy, ở ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó không thể chờ được nữa nên đành ôm cái bụng đói meo lủi thùi đi về rừng.
  • 12. Chó sói và đàn dê Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có Dê mẹ và bảy chú dê con sống cùng với nhau trong một ngôi nhà nhỏ. Một hôm, dê mẹ chuẩn bị đi vào rừng để kiếm cỏ non ăn lấy sữa cho con bú. Dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò:” Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa đừng cho ai vào nhà nhé. Khi mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa: Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú”. 7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để vào nhà ăn thịt. Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ: “Dê con ngoan ngoãn Mau mở cửa ra Mẹ đã về nhà Cho các con bú” Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa. Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ.
  • 13. Bầy dê con bắt cho sói phải cho xem bộ móng. Khi thấy bộ móng vuốt đen xì của nó qua ô cửa sổ, bầy dê biết đó là chó sói và đuổi đi ngay. Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình. Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng, may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. Khi dê mẹ vừa về đến nhà, dê út oà khóc nức nở: “Mẹ ơi, chó sói độc ác đã nuốt chửng hết các anh chị của con rồi”. Chó sói lúc nào đang ngủ say, dê mẹ liền mổ bụng nó ra. Sáu chú dê con liền chui ra. Dê mẹ bảo các con nhặt thật nhiều đá sỏi để nhét vào dạ dày nó rồi khâu bụng nó lại. Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước. Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.
  • 14. Truyện cổ tích Thánh Gióng Thánh Gióng hay còn có tên gọi khác là Phù Đổng Thiên Vương – sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Ông là người có công giết giặc Ân cứu nước ta, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, sau đó đã tạm biệt trần gian cưỡi ngựa bay về trời. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Thánh Gióng chính là một trong tứ bất tử và được xem như là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Câu chuyện về sự ra đời và lớn lên của cậu Gióng cũng mang màu sắc kỳ lạ dễ khiến các bé liên tưởng tới truyện Sọ Dừa mà Vườn cổ tích đã kể trước đây. Để biết câu chuyện cụ thể về Thánh Gióng như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé. —– Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở một làng nọ có hai vợ chồng ông lão rất hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức hay giúp đỡ mọi người. Hai ông bà tuổi đã cao mà vẫn không có lấy một mụn con. Một hôm bà lão ra đồng trông thấy một vết chân rất to, bà tò mò liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà mang thai. Chín tháng mười ngày sau mà bà vẫn chưa sinh, ông lão mong chờ đứa con nhưng không được, ông lâm bệnh rồi qua đời. Mười hai tháng sau bà sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Bà đặt tên cho con là Gióng. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
  • 15. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cầm đầu là Ân Vương, nổi tiếng độc ác, dữ tợn, hắn đi đến đâu là cho quân đánh chém giết người đốt nhà đến đấy. Dân chúng vừa sợ hãi vừa căm giận ngút trời. Nhà vua đã bao lần cho quân vây đánh nhưng không được, bất an về quốc gia, vua bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả đi đến đâu cũng kêu to: – Loa loa loa loa! Giặc Ân hung hãn, người tài ở đâu, cứ dân cứu nước. Nghe thấy tiếng loa của sứ giả, Gióng đang nằm bỗng bật dậy gọi mẹ: – Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con. Mẹ Gióng đang vui mừng vì con đã nói được, nhưng nghe con nhắc mời sứ giả thì cản lại: – Con bé thế này, sao có thể ra trận đánh giặc được. Gióng vẫn cương quyết: – Mẹ cứ ra mời sứ giả vào đây cho con. Bà mẹ đành ra mời sứ giả vào, vào đến nơi không thấy tráng sĩ anh hùng nào, chỉ thấy một cậu bé ba tuổi đang ngồi trên giường, sứ giả tức giận toan bỏ đi thì Gióng cất lời, dõng dạc từng chữ: – Sứ giả hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cây roi sắt ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả lấy làm kinh ngạc, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ mà Gióng đã dặn. Từ sau ngày gặp sứ giả Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm mẹ nấu ra bao nhiêu Gióng ăn hết bấy nhiêu, nhà hết gạo, mẹ Gióng phải nhờ đến bà con chòm xóm, mọi người vui lòng góp gạo nuôi Gióng, ngặt nỗi nhà nông dân nghèo chỉ có cơm với cà muối, Gióng ăn bao nhiêu cũng không đủ, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Dân làng hồ hởi giúp sức mong Gióng ra tay giết giặc cứu nước. Lúc này giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết
  • 16. như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngụa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Gióng quay đầu về ngôi làng, dập đầu lạy mẹ ba cái, tạ ơn công sinh thành rồi cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội rất to để tưởng nhớ công ơn của thánh Gióng. Những dẫy ao tròn nối từ Kim Anh vạn phúc đến chân núi Sóc chính là những vết chân ngựa Gióng để lại. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy . Ý nghĩa truyện cổ tích Thánh Gióng Từ một cậu bé không biết nói cười mà nghe tin có giặc cậu đã trở thành một tráng sĩ oai hùng diệt giặc ngoại xâm. Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh của người Việt ta trong việc chống ngoại xâm giữ gìn đất nước. Nhân đây Vườn cổ tích cũng xin cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan tới truyện Thánh Gióng để các bậc phụ huynh và các em tham khảo:  Thánh Gióng chính là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam (cùng với Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh). Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.  Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức vào ngày mồng 9/4 âm lịch ở nhiều nơi thuộc Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng dân tộc này.  Riêng hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vậy là sau khi đọc xong câu chuyện ngày hôm này, các bé đã có thêm rất nhiều kiến thức về lịch sử và tín ngưỡng của nước ta. Bây giờ là thời bình rồi, các bé hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi, theo gương Thánh Gióng để sau này góp phần giúp đất nước ta ngày một lớn mạnh nha.
  • 17. Truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh Truyền thuyết kể về câu chuyện kén rể của Vua Hùng Vương. Vì có tới hai chàng chai khôi ngô tuấn tú ngang sức ngang tài là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, nên Vua Hùng buộc phải đưa ra thử thách để chọn ra người con rể xuất sắc nhất. Cũng vì tranh giành công chúa mà Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã phải giao chiến với nhau một trận đấu nảy lửa. Đây đồng thời cũng là lời lí giải thú vị mang tính tượng trưng về mùa mưa bão nước ta vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Để biết rõ cuộc chiến của hai vị thần này như thế nào, cuối cùng ai là người dành chiến thắng và cưới được công chúa về làm vợ? Các bé hãy lắng nghe Vườn cổ tích kể chuyện nha. —– Ngày xửa ngày xưa, Vua Hùng thứ 18 có một cô công chúa Mị Nương đã đến tuổi cập kê, cô hiền lành, nết na ngoan ngoãn lại cầm kì thi họa nên rất được vua cha yêu mến, muốn tìm cho con một tấm chồng ưng ý để con gái có một cuộc sống hạnh phúc. Vua cho lan truyền lệnh ban kén rể khắp mọi nơi. Lệnh ban ra, các hào kiệt tráng sĩ ai cũng nô nức chuẩn bị đến kinh thành muốn ngỏ ý lấy công chúa nhưng chưa ai lọt được vào mắt xanh của nàng. Bỗng một hôm có hai chàng trai đến xin hỏi cưới công chúa. Cả hai đều to khỏe cường tráng. Người thứ nhất là Sơn Tinh (thần núi), chàng có sức mạnh rất lớn, chàng chỉ tay đến đâu rừng núi mọc lên tới đó, trập trùng những núi những rừng, chim muông hót véo von, các con vật chạy nhảy tung tăng. Người thứ hai tự xưng là Thủy Tinh, chàng có sức mạnh không kém gì Sơn Tinh, Thủy Tinh vẫy tay về phía đông, phía đông nước cuộn trào, vẫy tay về phía tây, phía tây nổi lên ba ba, thuồng luồng kín mặt nước. Vua Hùng thấy ai cũng tài giỏi, không biết phải gả công chúa cho ai, bèn cho họp lại các tướng sĩ hỏi bàn ý kiến và đưa ra phán quyết: Hai ngươi ai cũng đều tài giỏi, ta cũng không biết nên gả công chúa cho ai, nên ta ra chỉ như này. Sáng sớm ngày mai, ai đem được các lễ vật này đến trước ta sẽ gả công chúa cho người đó. Lễ vật có: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
  • 18. Sơn Tinh Thủy Tinh vâng lệnh vua ban nhanh chóng về nhà chuẩn bị. Sơn Tinh nhanh chóng tìm được đủ lễ vật, sáng hôm sau mang đến và rước công chúa về. Thủy Tinh lùng sục khắp nơi cuối cùng cũng hoàn thành, nhưng tiếc thay, Thủy Tinh đến chậm một bước, lúc Thủy Tinh đến Sơn Tinh đã mang công chúa đi mất. Thủy Tinh thấy thế thì nổi trận lôi đình, quyết đuổi theo Sơn Tinh để cướp lại công chúa. Thủy Tinh đi đến đâu giông bão nổi đến đó, mây đen kéo đến, sấm chớp giật đùng đùng, mưa xối xả. Bao nhiêu binh tướng cá, ba ba, thuồng luồng, rùa nổi hết lên mặt nước, phun nước ầm ầm. Thủy Tinh dâng nước lũ nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng bốc từng dãy núi, dời từng ngọn đồi chặn dòng nước lũ, Thủy Tinh cứ dâng nước lên bao nhiêu Sơn Tinh lại làm phép cho đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên giao chiến một hồi, Thủy Tinh thấm mệt còn Sơn Tinh thì vẫn rất mạnh mẽ. Cuối cùng đuối sức, Thủy Tinh chấp nhận thua cuộc rút lui, không dám tranh giành Mị Nương. Kể từ đó Mị Nương và Sơn Tinh sống một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn ôm mối hận, Thủy Tinh cứ tháng 7 âm lịch hàng năm lại cho dâng nước lũ đánh Sơn Tinh nhưng chưa năm nào thắng. Ý nghĩa truyện cổ tích Sơn Tinh Thuỷ Tinh Thủy Tinh thật tài giỏi nhưng Sơn Tinh cũng thật vô cùng thông minh phải không nào. Đọc xong truyện, các bé đã hiểu vì sao cứ đến độ tháng 7 âm lịch hằng năm là nước ta có bão lũ chưa? Chính là bắt nguồn từ truyền thuyết này đó. Nhanh ý hơn, các bé có thể nhận ra chàng Sơn Tinh chính là tượng trưng cho người dân Việt Nam chúng ta kiên cường bất khuất, còn Thủy Tinh chính là đại
  • 19. diện cho thiên tai bão lũ hàng năm. Đất nước ta tuy phải gánh chịu thời tiết khắc nghiệt nhưng người dân Việt Nam vẫn luôn kiên cường đấu tranh và khắc phục thiên tai để bảo vệ cuộc sống của chính mình và cho cả các thế hệ tương lai. Hy vọng hôm nay các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và hãy đón chờ những câu chuyện tiếp theo từ Vườn cổ tích nhé!