SlideShare a Scribd company logo
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 
Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội 
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trà My 
Lớp : QTDN – K14 
SHSV : CH10 - 15041 
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thanh Nga 
HÀ NỘI - 2012 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Môc lôc 
Nội dung Trang 
Lời mở đầu. 3 
Danh mục viết tắt 4 
Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 5 
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 5 
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. 7 
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. 8 
1.4. Sơ đồ tổ chức thi công công trình. 11 
1.5. Mô hình quản lý chất lượng. 12 
1.6. Nhận xét chung phần 1 13 
Phần 2: Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14 
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm & công tác Marketing 14 
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương. 22 
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định. 31 
2.4. Phân tích chi phí và giá thành 40 
2.5. Phân tích tình hình tài chính 49 
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp 58 
3.1. Đánh giá chung về Công ty cổ phần GP9 Hà Nội 58 
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 60 
Kết luận 61 
Tài liệu tham khảo 62 
LỜI MỞ ĐẦU 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra 
TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng, 
phát triển nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư nhiều nguồn cho xây dựng. Thị 
trường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn. Nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến được 
đưa vào Việt Nam và đã tạo được bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công 
trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng. Nó đã tạo diện mạo mới cho đất nước đang 
dần phát triển vững chắc. Tuy nhiên, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, 
các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cuộc 
khủng hoảng kinh tế thế giới.Ngành xây dựng cũng là một trong các ngành đó. 
Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi 
doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật nhằm tìm mọi biện 
pháp nâng cao chất lượng công trình, cắt giảm chi phí không hợp lý nhằm giảm giá 
thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu 
của mọi doanh nghiệp và là vấn đề bao trùm xuyên xuốt thể hiện chất lượng của toàn 
bộ công tác quản lý. 
Đã trực tiếp làm việc tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội, nên em chọn Công ty là 
nơi thực tập. Em xác định đây là cơ hội tốt cho em được tìm hiểu và vận dụng những 
kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh 
doanh của Công ty, từ đó hy vọng sẽ đưa ra được một số đề xuất có ích cho Ban lãnh 
đạo Công ty. 
Qua báo cáo thực tập này cho em gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Ban 
lãnh đạo Công ty: Ông. Nguyễn Thành Định – Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám 
đốc, các Phòng ban Hành chính, Kế toán, Kỹ thuật, Vật tư ... các anh chị em trong 
công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên 
hướng dẫn Ths. Bùi Thanh Nga đã chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành bản báo cáo 
này. 
Kết cấu báo cáo gồm 3 phần chính: 
Phần 1 : Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 
Phần II : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. 
Danh mục viết tắt 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- XDCB : Xây dựng cơ bản. 
- CB CNV : Cán bộ công nhân viên. 
- BHXH : Bảo hiểm xã hội. 
- BHYT : Bảo hiểm y tế. 
- BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp. 
- TSCĐ : Tài sản cố định. 
- SXC : Sản xuất chung. 
- NVL : Nguyên vật liệu. 
- NVL TT : Nguyên vật liệu trực tiếp. 
- NC TT : Nhân công trực tiếp. 
- MTC : Máy thi công. 
- HĐ : Hợp đồng. 
- TK : Tài khoản. 
- TSLĐ : Tài sản lưu động. 
- QLDA : Quản lý dự án. 
- UBND : Uỷ ban nhân dân. 
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. 
- VNĐ : Việt Nam đồng. 
- LCB : Lương cơ bản. 
- HS : Hệ số. 
- STT : Số thứ tự. 
- TN : Thu nhập. 
- TNCN : Thu nhập cá nhân. 
- CSH : Chủ sở hữu 
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 
1 .1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp : 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
1.1.1. Thông tin chung của Công ty : 
Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội 
Địa chỉ Số 9 – Đường Giải phóng – Phường Đồng Tâm – Quận Hai 
Bà Trưng – Hà Nội. 
Điện thoại (84.4) 38 691 623 - (84.4) 38 694 917 
Fax: (84.4) 38 696 387 
Website www.gp9.com.vn 
Email: congtygp9@gmail.com - nshc@gp9.vn 
Giấy ĐKKD số 
0100108649 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội 
cấp ngày 30 tháng 07 năm 2010. 
Tài khoản 21110000001718 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 
Mã số thuế 0100108649 
Vốn điều lệ 7.927.900.000 đồng 
Chủ tịch HĐQT - 
Ông Nguyễn Thành Định 
Tổng Giám đốc 
1.1.2.Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: 
Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên 
cở sở hợp nhất của 2 đơn vị. Đó là: “ Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng trường Đại học 
Xây dựng” và “ Xí nghiệp Xây dựng trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo” theo thông 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
báo số 167/TB ngày 03/06/1993 của Văn phòng Chính Phủ và Quyết định số 1251/QĐ 
ngày 11/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên thành : “ Công 
ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ” theo Quyết định số 4441 QĐ- 
BGD&ĐT-TCCB ngày 06/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công ty 
trực thuộc quản lý của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành 
Công ty cổ phần theo quyết định số 3872/QĐ-BGDĐT ngày 29/05/2009 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Đầu tư 
Xây dựng và Phát triển Công nghệ thành Công ty cổ phần. 
Thành viên chính của Hội đồng quản trị: 
- Ông Nguyễn Thành Định - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc 
- Ông Phạm Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc thứ 1 
- Ông Mai Thế Dũng – Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc thứ 2 
- Ông Chu Văn Hà – Thành viên HĐQT – Trưởng phòng Hành chính 
- Ông Trần Văn Bình – Thành viên HĐQT 
1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: 
- Xây dựng nhà các loại; 
- Xây dựng công trình đường sắt; 
- Xây dựng công trình đường bộ; 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Xây dựng công trình công ích; 
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; 
- Phá dỡ; 
- Chuẩn bị mặt bằng; 
- Lắp đặt hệ thống điện; 
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước; 
- Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều hoà không khí; 
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; 
- Hoàn thiện công trình xây dựng; 
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác; 
- Hoạt động tư vấn quản lý ( không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính); 
- Hoạt động kiến trúc; 
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật; 
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng : trang trí nội thất; 
- Thiết kế công trình cầu đường bộ; 
- Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật; 
- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; 
- Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình; 
- Hoạt động thăm dò địa chất và nguồn nước; 
- Và một số hoạt động khác. 
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty: 
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 
BAN KIỂM 
SOÁT 
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
CÁC PHÓ TỔNG 
GIÁM ĐỐC 
PHÒNG 
Kỹ thuật-An toàn 
vệ sinh lao động 
XÍ NGHIỆP 
CƠ - ĐIỆN 
LẠNH CT 
KẾ TOÁN TRƯỞNG 
PHÒNG 
Dự án và Tư 
vấn XDCB 
TRUNG 
TÂM TƯ 
VẤN 
THIẾT KẾ 
TỔNG GIÁM ĐỐC 
PHÒNG 
Kinh tế - 
Kế hoạch 
XÍ NGHIỆP 
XÂY LẮP 
(Bao gồm: 
XN1 đến XN7) 
PHÒNG 
Nhân sự - 
Hành chính 
XÍ NGHIỆP 
CƠ GIỚI VÀ 
QUẢN LÝ 
THIẾT BỊ 
PHÒNG 
Kế toán – Tài 
CÁC TỔ, ĐỘI, NHÓM SẢN XUẤT, TƯ VẤN, THIẾT KẾ, CỬA HÀNG 
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng 
chính 
XƯỞNG 
SX, CỬA 
HÀNG 
DỊCH VỤ 
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng 
không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ 
tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện 
các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Ưu điểm đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết 
định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách nhiệm 
cụ thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì 
Tổng giám đốc Công ty phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối 
quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để chánh sự chồng chéo trong công 
việc và đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. 
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty thực hiện các 
chức năng quản lý kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm 
về sự phát triển của Công ty theo phương hướng mà đại Hội đồng Cổ Đông thông qua. 
Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên 
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại 
hội đồng Cổ Đông. 
- Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, điều hành chung mọi hoạt 
động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông 
về xây dựng phương án, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho tổng 
đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Sau đó triển khai điều hành các 
đơn vị thành viên thực hiện các chỉ đã được phê duyệt. 
- Các phó Tổng Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu 
cho Tổng Giám đốc trong mọi hoạt động của Công ty. Ngoài các công tác được phân 
công cụ thể thì cần có sự trao đổi nắm bắt nội dung công việc có liên quan để giải 
quyết công việc khi cần, đảm bảo mọi hoạt động tiến độ nhịp nhàng và làm đúng sự 
điều hành của Tổng Giám đốc. 
- Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác kế toán, tổ chức hướng dẫn pháp 
lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công 
ty, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của phòng Kế toán – Tài chính. Đồng thời chịu trách 
nhiệm trước Tổng Giám đốc cũng như Hội đồng quản trị và Nhà nước về thông tin kế 
toán cung cấp. 
- Phòng Nhân sự - Hành chính: Quản lý công tác lao động - tiền lương, tuyển 
dụng đào tạo, công tác quản trị đời sống, hành chính văn phòng và công tác bảo vệ nội 
bộ. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Phòng Kỹ thuật – An toàn vệ sinh lao động: có chức năng tham mưu giúp các 
xí Nghiệp trong Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công 
trình, an toàn lao động và các hoạt động có liên quan khác. 
- Phòng kinh tế - kế hoạch: có chức năng tham mưu giúp các Xí nghiệp trong 
Công ty trong các lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe-máy thi 
công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Chủ trì lập các 
dự án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và 
thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Tham gia làm hồ sơ dự thầu, 
đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Xây dựng 
định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công. 
- Phòng Dự án và tư vấn XDCB: có chức năng tham mưu giúp các Xí nghiệp 
Công ty trong các công tác tiếp thị và đấu thầu các công trình, các dự án phát triển 
kinh tế xã hội của Nhà nước và địa phương. 
- Phòng Kế toán – Tài chính: có chức năng hạch toán các nghiệp vụ tài chính 
phát sinh trong Công ty . 
- Các đơn vị trực thuộc khác: Xí nghiệp, Trung tâm tư vấn, Xưởng sản xuất, 
cửa hàng dịch vụ là các đơn vị hạch toán nội bộ, có quy chế hoạt động ban hành riêng. 
Các Xí nghiệp, Xưởng sản xuất có trách nhiệm liên hệ với phòng Kinh tế - Kế hoạch 
để triển khai lập tiến độ, biện pháp thi công, dự toán thi công, chuẩn bị các điều kiện 
cần thiết để yêu cầu nhận mặt bằng và định vị công trình. Các Xí nghiệp có trách 
nhiệm tổ chức thi công theo đúng thiết kế, tổ chức tốt kỷ luật lao động, bảo vệ trật tự 
trị an và tài sản trong phạm vi công trường. Trong quá trình thi công nếu gặp khó 
khăn, vướng mắc phải báo cáo, đề xuất với Công ty để kịp thời chỉ đạo giải quyết. 
1.4. Sơ đồ tổ chức thi công công trình: 
CÔNG TY CỔ PHẦN GP9 HÀ NỘI 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
PHÒNG CHỨC NĂNG 
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 
ĐỘI 
- XÂY LẮP 
- HOÀN THIỆN 
+ VẬT TƯ – KHO TÀNG – BẢO VỆ 
+ CÁN BỘ KỸ THUẬT GIÁM SÁT TC 
+ CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AT-VSLĐ, ĐIỆN NƯỚC 
CÁC TỔ, 
CT + VK 
CÁC TỔ 
BÊ TÔNG 
CÁC TỔ 
XÂY LẮP 
CÁC TỔ 
HOÀN THIỆN 
1.5. Mô hình quản lý chất lượng: 
GIÁM ĐỐC 
XÍ NGHIỆP 
CHỈ HUY TRƯỞNG 
CÔNG TRƯỜNG 
ĐỘI 
CƠ GIỚI 
TỔ 
VẬN TẢI + CẨU 
CHUYỀN 
TỔ MÁY 
TỔ ĐIỆN 
TỔ NƯỚC 
CÔNG TRÌNH 
CHỦ ĐẦU TƯ 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
CTY CỔ PHẦN GP9 HÀ NỘI 
(GP9..JSC) 
CHỈ HUY 
TRƯỞNG CÔNG 
TRƯỜNG 
ĐƠN VỊ THÍ 
NGHIỆM XÂY 
DỰNG 
KIỂM TRA BẰNG 
TỰ KIỂM TRA THÍ NGHIỆM 
KIỂM TRA 
NGHIỆM THU 
KIỂM TRA 
ĐẦU VÀO 
VẬT LIỆU 
CẤU KIỆN 
QUY ƯỚC 
CÁC VIỆC 
CHE 
KHUẤT 
1.6. Nhận xét chung phần 1: 
TƯ VẤN GIÁM SÁT 
ĐƠN VỊ 
TRẮC ĐẠC 
KS GIÁM SÁT 
CHẤT LƯỢNG 
KIỂM TRA BẰNG 
TRẮC ĐẶC 
KIỂM TRA BẰNG 
TRẮC ĐẶC 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
CÔNG 
TÁC XÂY 
LẮP 
CÁC BỘ 
PHẬN KẾT 
CẤU XÂY 
CÁC GIAI ĐOẠN 
HÌNH THÀNH 
QUY ƯỚC 
CÔNG TRÌNH 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Về quy mô: Là Công ty có vốn đầu tư lớn > 7.000.000.000 đồng . Được hình 
thành phát triển quan ba giai đoạn từ năm 1993 (Xí nghiệp liên hợp xây dựng) đến 
tháng 8/2004 (Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ) rồi đến tháng 5/2009 được cổ 
phần hoá thành Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. 
- Về mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là đơn vị có mô hình tổ 
chức và kết cấu tổ chức hợp lý. Có các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu 
cho lãnh đạo Công ty theo chức năng chuyên môn. 
- Về kết cấu và quy trình quản lý chất lượng: được tổ chức theo kiểu chuyên 
môn hoá kết hợp với quy trình sản xuất khép kín và công nghệ hiện đại được kiểm 
soát. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Phần 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 
DOANH NGHIỆP 
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing: 
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 
Bảng 2.1: Doanh thu năm 2010 - 2011 
ĐVT: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 2011/2010 
2010 2011 +/- % 
Tổng doanh thu 160,43 202,11 41,68 125,98% 
Lợi nhuận thuần 1,38 8,84 7,46 639,12% 
Tỷ trọng LN/DT 0,86% 4,38% 
Nguồn: Báo cáo tài chính GP9 Hà Nội, năm 2011. 
Bảng 2.2: Doanh thu theo khu vực 2010 – 2011 
ĐVT: tỷ đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 2011/2010 
2010 2011 +/- % 
Hà Nội 61,79 114,90 53,11 185,95% 
Bắc Ninh 23,61 9,41 (14,19) 39,88% 
Hải Phòng 34,31 52,28 17,97 152,38 
Các tỉnh khác 40,72 25,52 (15,2) 62,68% 
Tổng 160,43 202,11 41,69 125,98% 
Nguồn: phòng tài chính – Kế toán, năm 2011 
Bảng 2.3: Doanh thu theo nguồn đầu tư 2010 – 2011 
ĐVT: tỷ đồng 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 2011/2010 
2010 2011 +/- % 
Nhà nước 152,67 192,70 40,03 126,22% 
Tư nhân 7,76 9,41 1,65 121,33% 
Tổng 160,43 202,11 41,68 125,98% 
Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán, năm 2011. 
Qua bảng trên cho thấy, doanh thu năm 2011 so với năm 2010 có sự tăng đáng 
kể tăng 125,98%. Một phần do Công ty đã mở rộng một số ngành nghề hoạt động và 
một phần cũng do cổ phần hoá tạo điều kiện cho các Xí nghiệp không gian hoạt động 
cũng như nguồn vốn tốt hơn để hoạt động. 
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng nhiều so với năm 
2010 cụ thế là tăng 639,12%, và tỷ trọng lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng khá cao 
so với năm trước. 
Doanh thu năm 2011 tăng cao, lợi nhuận thuần tăng 6 lần là do Công ty có sự 
thay đổi lớn. Đó là chuyển từ mô hình Công ty Nhà nước sang mô hình Công ty Cổ 
phần. Sự thay đổi này như một làn gió mới thổi vào Công ty. 
2.12. Chính sách sản phẩm - Thị trường của Công ty: 
*Chứng nhận chất lượng đạt được: 
Xác định mục tiêu quan trọng nhất của Công ty Cổ phần Gp9 Hà Nội là sự hài 
lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà Công ty đã cam kết trong hợp đồng. 
Nên ngay từ khi thành lập Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì mô hình quản lý 
chất lượng đạt tiêu chuẩn, giám sát chất lượng thi công công trình bằng các phương 
pháp tiên tiến, đảm bảo chất lượng công trình. Công ty cổ phần GP9 Hà Nội đã có một 
số công trình được Nhà nước công nhận đạt chất lượng cao như: 
- Công trình: Trung Tâm giao dịch Thương mại và Dịch vụ khoáng sản của Chủ 
đầu tư là Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản bộ thương mại với giá trị hợp đồng là 
5,79 tỷ đồng đã đạt huy chương vàng về chất lượng công trình và đạt cả danh hiệu 
công trình chất lượng tiêu biểu của thập kỷ 90. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Công trình: Nhà học 4 tầng của Chủ đầu tư là Trường cao đẳng sư phạm Hải 
Phòng với giá trị hợp đồng là 3,82 tỷ đã đạt huy chương vàng về chất lượng công 
trình. 
- ... 
2.1.3. Chính sách giá: 
* Đặc điểm sản phẩm của Công ty: 
Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường 
có tính chất, đặc điểm sau: 
- Sản phẩm thường được coi là TSCĐ, được sử dụng trong thời gian dài. Đặc 
điểm nổi bật ở các doanh nghiệp xây lắp là địa điểm sản xuất không cố định mà tuỳ 
thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Chính vì thế địa điểm sản xuất có thể trải khắp trên 
mọi địa bàn. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất 
phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Chính đặc điểm này làm cho sản xuất xây 
lắp có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định. 
- Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu giữ vai trò nâng đỡ 
và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. 
- Sản phẩm xây lắp của Công ty có liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức 
sản xuất và quản lý kinh tế của nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật 
liệu cũng như phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. 
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá xã 
hội, nghệ thuật và cả về quốc phòng. 
Bảng 2.4: Tên một số công trình đã thực hiện 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
STT Tên công trình Tên Chủ đầu tư 
1. Xây dựng công trình trường mầm non xã La Phù, 
huyện Hoài Đức. 
Ban QLDA đầu tư xây 
dựng huyện Hoài Đức. 
2. Xưởng sản xuất CEPHANLOSPRINE Nhà máy 
dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. 
Công ty liên doanh dược 
phẩm Elogefrange Việt 
Nam. 
3. Xây dựng ký túc xá 8 tầng – Trường Đại học Hải 
Phòng. 
Trường đại học Hải Phòng 
4. Trường mầm non thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ. UBND xã Đông Thọ, 
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc 
Ninh. 
* Chính sách giá: 
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với bên 
Chủ đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hoá sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ. 
Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình dù có giá trị lớn hay nhỏ thì trước 
khi bước vào quá trình sản xuất thi công các bộ phận của đơn vị phải tiến hành lập dự 
toán và phải được cấp trên có thẩm quyền thông qua. Việc lập dự toán sẽ giúp cho 
công tác kiểm soát chi phí dễ dàng hơn, mặt khác nó cũng giúp các cấp có thẩm quyền 
có thế giám sát quá trình sản xuất 
Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong XDCB dự toán được 
lập theo từng hạng mục chi phí. Để so sánh và kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế 
phát sinh với dự toán. 
Các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn thì các đội trực tiếp thi công 
phải trích lập các quỹ với mục đích bảo hành sản phẩm trong một thời gian nhất định 
để kịp thời sửa chữa những sai hỏng của sản phẩm trong thời gian bảo hành. 
Bảng 2.5: Giá một số công trình 
ĐVT: tỷ đồng. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
STT Tên công trình Giá trị 
công trình 
Tên Chủ đầu tư 
1. Xây dựng công trình trường mầm 
non xã La Phù, huyện Hoài Đức. 
6,26 Ban QLDA đầu tư xây 
dựng huyện Hoài Đức. 
2. Xưởng sản xuất Cephanlosprine 
Nhà máy dược phẩm đạt tiêu 
chuẩn GMP – WHO. 
9,41 Công ty liên doanh dược 
phẩm Elogefrange Việt 
Nam. 
3. Xây dựng ký túc xá 8 tầng – 
Trường Đại học Hải Phòng. 
52,28 Trường đại học Hải Phòng 
4. Trường mầm non thôn Thọ Khê, 
xã Đông Thọ. 
3,68 UBND xã Đông Thọ, huyện 
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh: 
Xây dựng luôn là nhu cầu thiết yếu của mọi tổ chức, cá nhân cho nên xây dựng 
là một ngành thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống. Tuy nhiên vì là một 
ngành nghề quan trọng và thiết yếu nên ngành xây dựng càng ngày càng được phát 
triển và mở rộng. Cũng chính vì như vậy nên đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần 
GP9 Hà Nội là rất đông đảo và toàn là những đối thủ có tiềm năng lớn. Nên sự hiểu 
biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các đối 
thủ cạnh tranh nhau sẽ quyết định tính chất và mức độ ganh đua, thủ thuật dành lợi thế 
trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: Số 
lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của các ngành, cơ cấu 
chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới 
và giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh 
tranh.Cạnh tranh trên thị trường xây dựng diễn ra ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh 
tranh ngày một nhiều, có thể chia ra làm các nhóm: 
- Các doanh nghiệp xây dựng trong nước. 
- Các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. 
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 
Tuy nhiên Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là một Công ty có quy mô vừa phải 
nên chỉ có hai đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại là: 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Các Doanh nghiệp xây dựng trong nước. 
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 
2.1.5. Chính sách đấu thầu: 
Đấu thầu là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu 
trên cở sở cạnh tranh giữa các Nhà thầu. 
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động đấu thầu xây lắp là vấn đề mà 
doanh nghiệp rất quan tâm vì đây là điểm mấu chốt quyết định xem doanh nghiệp có 
đủ khả năng để ký được HĐ hay không. Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà 
trong đó Chủ đầu tư tổ chức cạnh tranh giữa các Nhà thầu ( Là các doanh nghiệp xây 
dựng) với nhau nhằm lựa chọn Nhà thầu có khả năng thực hiện những công việc có 
liên quan tới quá trình xây dựng và lắp đặt các thiết bị công trình, hạng mục công 
trình, ... thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của Chủ đầu tư. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra 
được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất. 
* Ví dụ: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội đấu thầu công trình và đã trúng thầu với giá bỏ 
thầu: 
Đơn vị: 1.000 VNĐ 
Công trình: Trường mầm non thôn Thọ Khê – Đông Thọ - Yên Phong – Bắc Ninh. 
Tên Công ty tham gia đấu thầu Giá bỏ thầu 
Công ty cổ phần GP9 Hà Nội 3.687.000 
Công ty xây dựng Tương Giang 3.712.000 
Công ty CP ĐT XD và TM Hà Quảng Đăng 3.696.000 
Bảng 2.6: Sơ đồ khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp 
Yêu cầu 
Chủ đầu tư Các Nhà thầu 
Năng lực, giải pháp 
Đánh giá 
Ký kết hợp 
đồng 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Lựa chọn 
Nhà thầu 
2.1.6.Thị trường mục tiêu: 
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hoá điện đại hoá đất 
nước và chính mở cửa hội nhập của nhà nước các khu công nghiệp, các trường học hay 
các trung tâm Thương mại, các nhà chung cư ... được xây dựng ở hầu như tất cả các 
địa phương. Vì vậy nhu cầu về xây lắp thi công công trình là rất lớn. 
Khách hàng mục tiêu: là tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Bất cứ nơi đâu có 
công trình xây dựng là Công ty đều có thể tham gia đấu thầu để có thể được thi công 
công trình. 
2.1.7. Hoạt động marketing: 
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng không giống như các 
doanh nghiệp khác là đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng mua. Ngược lại, 
doanh nghiệp xây dựng phải dựa vào danh tiếng để khiến cho khách hàng tìm đến và 
yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Danh tiếng, thành tích của các doanh nghiệp có 
tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dự án, bởi các Chủ đầu tư xây dựng những 
công trình lớn luôn quan tâm đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Do vậy 
hoạt động quảng cáo sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp, giúp doanh nghiệp mở rộng và khẳng 
định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các Chủ đầu tư. 
Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa là động lực thúc đẩy nền 
kinh tế phát triển, vừa là con đường đưa đến sự diệt vong của các doanh nghiệp yếu 
kém. Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp, cuộc cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp 
xây dựng buộc phải học “ làm thị trường”, phải tự tìm tòi các phương pháp, biện pháp 
thích hợp áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong các giải 
pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketting. 
Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì các hoạt động marketting diễn ra một cách 
thường xuyên, liên tục nhưng tập trung nhất là thời điểm doanh nghiệp tham gia tranh 
thầu. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Có thể nói, thực chất chiến lược marketing xây dựng là chiến lược tranh thầu. 
Tác dụng và hiệu quả của các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu 
thụ ... đều thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thắng thầu hay không. 
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing: 
* Nhận xét về tình hình tiêu thụ: 
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được phát triển mở rộng, đã bao phủ được tất cả 
các tỉnh thành Miền Bắc và Công ty đang mở rộng thị trường sang các tỉnh Miền 
Trung. Công ty luôn theo định hướng phát triển ổn định, vững chắc nên luôn tập trung 
thị trường của mình tại nơi có lợi thế nhất rồi dần dần mở rộng ra các địa phương lân 
cận, các vùng đang phát triển và được Nhà nước đầu tư nhiều .... 
- Doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước, thị trường tiêu thụ qua các năm 
đều được mở rộng. Để đảm bảo duy trì phát triển thị trường cũng tăng trưởng doanh 
thu Công ty cần mở các văn phòng đại diện tại các khu vực cách xa công ty như khu 
vực Miền Trung ... để công trình có thể thuận lợi làm việc và Chủ đầu tư thấy được 
quy mô làm việc của Công ty rất chặt chẽ, làm ăn có hiệu quả thì càng ngày thị trường 
sẽ càng được mở rộng hơn nữa. 
* Nhận xét về công tác Marketing: 
- Chính sách giá: Chiến lược giá cả linh hoạt theo từng thị trường giúp cho khách 
hàng vừa lòng với giá cả Công ty đưa ra. 
- Sản phẩm: Với phương châm “làm vừa lòng khách hàng bằng chất lượng sản 
phẩm tốt” và thực hiện đúng chiến lược phát triển đó Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội 
càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên ngành nghề Xây dựng và công ty 
cũng đồng thời mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác để có thể phục vụ nhu 
cầu của khách hàng một cách toàn diện hơn. Công ty luôn chú trọng việc thăm dò thị 
trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra những biện pháp làm nâng cao 
khả năng thắng thầu cũng như hiểu biết của Công ty với thị trường làm cho Chủ đầu tư 
tin tưởng Công ty hơn. 
2.2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG: 
2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp: 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Trong những năm qua cùng với sự đầu tư phát triển mở rộng của Công ty, số 
lượng lao động qua các năm cũng luôn được nâng cao cả về số lượng và chất lượng: 
Bảng 2.7: Số lượng lao động 
Năm 
Cơ cấu lao động 
Tổng 
cộng 
Quản lý Phục vụ LĐ trực tiếp 
Số 
Số 
Số 
% 
% 
lượng 
lượng 
lượng 
% 
2010 127 90% 14 10% HĐNH 141 
2011 161 91% 16 9% HĐNH 177 
+/- 36 2 36 
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội , 2011. 
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ 
Năm Đại học 
Cao 
đẳng 
Trung cấp 
LĐPT LĐ khác Tổng cộng 
NV Nghề 
2010 71 13 21 14 19 3 141 
2011 97 15 24 17 21 3 177 
+/- 26 2 3 3 2 0 36 
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội, 2011 
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo độ tuổi 
Tuổi 20 - 30 31 - 40 41 - 55 > 55 Tổng 
2010 42 30% 52 37% 43 30% 4 3% 141 
2011 73 41% 56 32% 44 25% 4 2% 177 
+/- 6 9 5 5 36 
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội, 2011 
Qua các số liệu trên cho thấy hơn 90% lao động của Công ty được đào tạo cơ 
bản. Với chủ trương kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kinh nghiệm lâu năm của các 
cán bộ, công nhân lão thành của các đơn vị, các công nhân kỹ thuật với độ năng động 
và sức trẻ của công nhân được đào tạo đúng ngành của địa phương để làm lên đội ngũ 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
công nhân lành nghề, có kiến thức vững chắc, đóng góp tốt nhất cho hoạt động của 
Công ty. 
2.2.2. Định mức lao động: 
Mức lao động: là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo 
một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ 
chức - kỹ thuật - tâm sinh lý - kinh tế - xã hội nhất định. 
Định mức lao động: là quá trình xác định lượng lao động hao phí hợp lý cho 
một đơn vị sản phẩm cụ thể. 
Mỗi loại sản phẩm đều phải xây dựng bảng định mức riêng cho từng khâu sản 
xuất. 
Cách xác định định mức lao động ở Công ty xây dựng sẽ do phòng kế hoạch 
tính toán thời gian để thực hiện từng giai đoạn trong quá trình thi công công trình hay 
còn được gọi là tiến độ thi công. 
Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội có đội ngũ kỹ sư, công nhân bậc cao tích luỹ 
được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nhiều năm công tác nên mức lao động sản 
xuất là mức thực tế. Hiện nay Công ty đang dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm 
để xây dựng định mức lao động. 
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động: 
Theo luật lao động thời gian làm việc là 5 ngày/tuần nhưng do Công ty Cổ phần 
GP9 Hà Nội là Công ty chuyên về thi công xây dựng và kinh doanh nên quy định thời 
gian làm việc quy định như sau: 
Thời giờ làm việc: 6 ngày/tuần từ thứ hai đến thứ bảy (48 giờ/tuần). Công ty có 
thể yêu cầu Người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần nhưng không quá 4 giờ/ ngày khi 
cần thiết. 
Thực tế, tuỳ theo đặc thù công việc của mỗi bộ phận thi công mà áp dụng chế 
độ làm việc có khác nhau và cũng tuỳ theo tiến độ thi công công trình khác nhau mà 
thay đổi thời gian cho ca làm việc mỗi thời điểm khác nhau:Ví dụ như các bộ phận làm 
việc do số máy móc có hạn hoặc tiền thuê máy cao máy trộn bê tông ( phải thuê khi số 
lượng máy ở Công ty không đủ cung cấp), máy ép cọc, máy đầm ... nên có thể kéo dài 
thời gian làm việc đến 11 giờ / ngày, nhưng không kéo dài liên tục quá một tháng. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Giờ làm việc đối với hành chính như sau: Sáng từ 8:00 đến 12:00 Chiều từ 
13:00 đến 17:00. 
- Giờ làm việc theo ca như sau: Ca1: Từ 06:00 đến 14:00, Ca 2: Từ 14:00 đến 
22:00, Ca 3: Từ 22:00 đến 06:00 ngày hôm sau. Thời giờ làm việc vào ban đêm tính từ 
22:00 đến 06:00 
- Thời giờ được tính vào giờ làm việc: nghỉ giữa ca 45 phút, thời giờ nghỉ cần 
thiết để giải quyết nhu cầu cán nhân. 01 giờ về sớm hoặc đến muộn cho lao động nữ 
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. 
Thời giờ làm thêm: Không quá 4 giờ/ngày, 20 giờ/tuần và không quá 200 
giờ/năm. 
Nghỉ phép năm: 
+ Nếu có số tháng làm việc liên tục là 12 tháng: 12 ngày phép 
+ Nếu có số tháng làm việc liên tục dưới 12 tháng thì tính theo tỉ lệ tương ứng. 
Nghỉ lễ tết: 09 ngày/năm theo quy định, cụ thể như sau: 
+ Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch) 
+ Tết âm lịch 4 ngày (1 ngày cuối năm,3 ngày đầu năm AL) 
+ Ngày giỗ tổ Vua Hùng 1 ngày (01 ngày 10/03 âm lịch) 
+ Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/04 dương lịch) 
+ Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 01/05 dương lịch) 
+ Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 02/09 dương lịch) 
Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày 
làm việc tiếp theo. 
2.2.4. Năng suất lao động: 
Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động 
là sức lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có 
mục đích của con người trong một đơn vị thời gian. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Năng suất lao động của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội phụ thuộc vào tiến độ thi 
công công trình đã ký kết với bên Chủ đầu tư. 
2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo: 
* Công tác tuyển dụng lao động: 
Để đảm bảo chất lượng lao động đầu vào Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội duy trì 
và thực hiện quy trình tuyển dụng theo các trình tự: 
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng 
+ Căn cứ chức năng – nhiệm vụ và yêu cầu công việc tổ chức đánh giá năng 
lực, chuyên môn của toàn bộ CBCNV xác định nhu cầu bổ sung nhân lực, định hướng 
yêu cầu trình độ nghề nghiệp của vị trí cần bổ sung. 
+ Đánh giá cân đối lao động chung toàn Công ty, tổng hợp nhu cầu trên cơ sở 
đánh giá của các đơn vị (trong trường hợp có thể thì tổ chức điều chuyển nội bộ). Nếu 
có nhu cầu tuyển dụng mới thì xây dựng định hướng trình độ tay nghề cần tuyển dụng 
trình Tổng Giám đốc duyệt thông qua ( Nếu là nhân viên thuộc các phòng ban) hoặc 
trình Giám đốc các Xí nghiệp xét duyệt ( Nếu nhu cầu tuyển dụng là các Xí nghiệp 
cần). 
Bước 2: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ ứng viên. 
+ Thông báo nhu cầu tuyển dụng; tiêu chuẩn tuyển dụng; thời hạn nộp hồ sơ; 
thi tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua công ty giới thiệu việc làm 
hoặc các trường đào tạo. 
+ Tiếp nhận, lên danh sách hồ sơ dự tuyển trình Hội đồng tuyển dụng. 
Bước 3: Tổ chức thi tuyển theo chuyên môn. 
Bước 4: Thử việc 
+ Các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng sẽ được Công ty tiếp nhận 
thử việc, được bố trí vào những vị trí công tác phù hợp đề rèn luyện tay nghề nghiệp 
vụ; đúng theo vị trí ứng tuyển. 
+ Được hưởng 80% lương trong 2 tháng thử việc với cán bộ nghiệp vụ và kỹ 
thuật, trong 01 tháng với công nhân kỹ thuật và các lao động khác. 
Bước 5: Tuyển dụng 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Sau khi hết thời gian thử việc, được các đơn vị sử dụng nhận xét tốt và đề nghị 
tuyển dụng, các ứng viên sẽ được quyết định tiếp nhận và ký hợp đồng lao động. 
Tuy nhiên để nhanh chóng kiện toàn lực lượng sản xuất, Công ty cũng áp dụng 
các chiến lược “săn đầu người” và có các chế đãi ngộ đặc biệt với những lao động có 
trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao, thu hút trọng dụng họ để làm nòng cốt cống hiến 
cho sự phát triển của doanh nghiệp. 
* Công tác đào tạo: 
Công ty lập kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với 
công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến. 
Chương trình đào tạo bao gồm: 
- Đào tạo công nhân mới. 
- Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ. 
- Thường xuyên đào tạo các chương trình quản lý chất lượng lao động và an 
toàn vệ sinh lao động cho các cán bộ ở công trường. 
Nhìn chung Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội luôn có chủ trương tích cực và đúng 
đắn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ công nhân trực tiếp 
sản xuất. Chi phí cho công tác đào tạo nâng cao không nhỏ nhưng sau khi được đào 
tạo hầu hết số cán bộ công nhân phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao 
được trình độ tay nghề, điều đó được thể hiện qua: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập cá 
nhân và tích luỹ vốn của doanh nghiệp đều tăng lên đáng kể. 
2.2.6. Đơn giá tiền lương và tổng quỹ lương: 
Tổng quỹ lương của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội bao gồm các phần sau: 
- Tiền lương tháng: theo hệ số bậc lương do Nhà nước quy định. 
- Các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. 
- Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, thưởng hoàn thành kế hoạch. 
- Các khoản trả theo chế độ BHXH: Ốm đau, thai sản, ... 
* Xác định quỹ lương kế hoạch: 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và 
cân đối các yếu tố sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế. Công ty tiến hành xây 
dựng quỹ tiền lương kế hoạch như sau: 
Công thức tính tổng quỹ lương như sau: 
ΣQL = Tmin x (HScbcvbq + HSpc) x định biên lao động x 12 tháng 
Trong đó: 
ΣQL : Tổng quỹ lương 
Tmin : Mức lương tối thiểu của Công ty 
HScbcvbq : Hệ số cấp bậc công việc bình quân 
HSpc : Hệ số bình quân các khoản phụ cấp. 
Năm 2011: dự kiến lợi nhuận 4.053.261.288 đồng. Doanh thu 202.119.014.688 đồng. 
Do đó Công ty đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm: 
Hệ số điều chỉnh vùng Kđ/c bình quân 0,78 
Tiền lương tối thiểu tối đa = 830.000 x (1 + 0,78) = 1.477.400 đồng. 
Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng từ 830.000 đồng đến 1.477.400 đồng. 
Căn cứ vào nguồn tài chính năm 2011, Công ty chọn mức lương tối thiểu là: 
900.000 đồng. 
Hệ số cấp bậc công việc bình quân là: 2,59 
Hệ số phụ cấp là: 0,053 
Trên cở sở những thông số trên, quỹ tiền lương của Công ty năm 2011 là: 
ΣQL = 900.000 x (2,59 + 0,053) x 177 người x 12 tháng = 5.052.358.800 đồng 
Tiền lương bình quân là: 
5.052.358.800 : 177 người : 12 tháng = 2.378.700 đồng/ người/ tháng. 
Đơn giá tiền = ΣQL = 5.052.358.800 = 2,5 đồng/ 1.000 đồng 
Doanh thu ΣDT 202.119.014.688 doanh thu 
Vậy đơn giá tiền lương theo doanh thu của Công ty là 2,5đ/1.000đ doanh thu 
2.2.7. Các hình thức trả lương: 
- Công ty áp dụng 03 hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên, cụ thể như 
sau: 
* Với công nhân trực tiếp thi công công trình hưởng lương theo ngày làm việc: 
Cán bộ quản lý sẽ chấm công những người tham gia lao động trong ngày. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Dựa vào bảng chấm công kế toán xí nghiệp sẽ tính lương cho công nhân trực 
tiếp theo mức lương thoả thuận đã được ký trong hợp đồng ngắn hạn giữa công nhân 
và giám đốc xí nghiệp. Lương của công nhân được tính như sau: 
Lương công nhân = ngày công làm việc thực tế tháng x mức lương thoả thuận. 
Bảng 2.10: Bảng thanh toán lương và thu nhập tháng 10 năm 2011 
STT 
Họ và tên 
Số ngày công 
làm việc 
Đơn giá ngày 
công 
Tổng thu nhập 
tháng 
1 Phạm Văn Đức 25 160.000 4.000.000 
2 Đặng Văn Biên 25 160.000 4.000.000 
3 Nguyễn Văn Hoàn 25 160.000 4.000.000 
4 Vũ Đình Năng 24 160.000 3.840.000 
5 Mai Văn Út 22 160.000 3.520.000 
6 Nguyễn Văn Trọng 25 160.000 4.000.000 
7 Mai Văn Trọng 25 160.000 4.000.000 
8 Mai Văn Duy 25 160.000 4.000.000 
9 Trần Văn Tuyên 25 160.000 4.000.000 
10 Mai Văn Độ 18 160.000 2.880.000 
11 Phạm Ngọc Ba 25 160.000 4.000.000 
*Với bộ phận quản lý thi công trực tiếp : 
Xí nghiệp sẽ trả lương theo thoả thuận khi ký kết hợp đồng lao động. Lương 
của bộ phận quản lý được trả theo tháng. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
* Với cán bộ công nhân việc làm việc tại văn phòng Công ty: 
Lương được tính theo hệ số bậc lương của từng người và được cộng thêm phụ cấp điều chỉnh thu nhập tháng. 
Lương = (830.000 x bậc lương) + phụ cấp điều chỉnh thu nhập tháng – Các khoản phải trừ. 
Bảng 11: Bảng thanh toán lương, thu nhập tháng 12 năm 2011 
(Trên cơ sở chấm công thanh toán bảo hiểm, thuế TNCN) 
Đơn vị: XNXL 5 
S 
T 
T 
Họ và tên Hệ số 
tiền 
lương 
Phụ 
cấp 
Tổng cộng 
lương cơ 
bản 
Thu nhập từ 
lương cơ bản 
và phụ cấp đ/c 
TN tháng 
Tổng thu 
nhập tháng 
Các khoản phải trừ Giảm trừ 
gia cảnh 
Còn được 
lĩnh 
BHXH 
7% 
BHYT 
1,5% 
BHTN 
1% 
Thuế 
TNCN 
1 Đỗ Văn Sử 4.51 0.4 4,075,300 7,575,300 7,575,300 285,271 61,130 40,753 7,200,000 7,188,147 
2 Nguyễn Thị Mai 2.34 1,942,200 4,182,200 4,182,200 135,954 29,133 19,422 4,000,000 3,997,691 
3 Đinh Thị Linh 1.8 1,494,000 4,044,000 4,044,000 104,580 22,410 14,940 4,000,000 3,902,070 
Tổng 8.65 0.4 7,511,500 15,801,500 15,801,500 525,805 112,673 75,115 0 15,200,000 15,087,908 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Tiền thưởng cuối năm: 
Tiền thưởng cuối năm sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào doanh thu sản xuất kinh 
doanh trong năm dương lịch của Công ty, nhưng không ít hơn 1 tháng lương thực tế 
bình quân của từng người lao động trong một tháng. 
Tiền thưởng cuối năm được trả vào một ngày trước ngày nghỉ tết âm lịch do 
Công ty xác định từng năm. 
2.2.8.Nhận xét công tác lao động tiền lương: 
* Ưu điểm: 
- Công tác an toàn lao động được quan tâm đúng mức, cung cấp và thực hiện 
đầy đủ các chế độ bảo hộ an toàn lao động. 
- Công tác đào tạo, tuyển dụng, xác định nhu cầu đào tạo của Công ty được 
thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. 
- Cách trả lương khoán phần nào có tác dụng khuyến khích người lao động cố 
gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trình độ lành nghề, công nhân đi làm đủ 
ngày công trong tháng. Người lao động khi hoàn thành công việc có thể tính được tiền 
lương của mình. Thời gian càng ngắn thì tiền lương trả cho người lao động càng chính 
xác. 
* Những vấn đề còn tồn tại: 
- Hình thức trả lương theo thời gian còn mang tính chất bình quân, chưa gắn với 
thành tích công tác của từng cá nhân. Không khuyến khích nhân viên tận dụng triệt để 
thời gian lao động để tăng năng suất và chất lượng công việc. 
- Sự phân cách giữa các bậc lương chưa phản ánh hết được năng lực, sự cống 
hiến và trách nhiệm của các nhân viên. Vì vậy, không phát huy hết tiềm năng của cán 
bộ có năng lực, chưa kích thích được họ làm việc một cách hăng say, hết mình. 
Trước tình hình thực tế nêu trên, để khắc phục những tồn tại về công tác tiền 
lương, gắn tiền lương với hiệu quả lao động, đảm bảo công bằng cho người lao động, 
kích thích người lao động hăng say trong công việc, gắn bó lâu dài với Công ty, tận 
tâm với công việc, phát huy tính sáng tạo trong công việc thì công cụ được sử dụng để 
thúc đẩy động lực ấy là công tác tiền lương. Vì vậy, để tiền lương thực sự có tác dụng 
thúc đẩy lao động, Công ty cần phải tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục 
những nhược điểm trên và nâng cao hiệu quả công tác tiền lương tại Công ty. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
2.3. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp: 
NVL của Công ty cổ phần GP9 Hà Nội là những NVL thuộc loại dễ mua, dễ 
kiếm trên thị trường. Đa số là mua hàng trong nước sản xuất còn một phần nhỏ là mua 
hàng của nước ngoài do nước ta chưa sản xuất ( như: bấc thấm, dầu máy và một số vật 
liệu phụ khác ...). Tuy nhiên dù vật liệu được mua ở đâu thì khi về đến Công ty đều 
không được phép hao hụt, mất mát. Phải thanh toán và vận chuyển theo đúng số lượng 
thực tế nhập kho với chất lượng và quy cách phù hợp với yêu cầu và kế hoạch. 
Để đảm bảo cho quá trình thi công công trình đạt chất lượng cao thì việc lựa 
chọn và quản lý NVL là rất quan trọng. Mỗi công trình đều cần những loại NVL khác 
nhau, tuy nhiên một công trình xây dựng thường được sử dụng những NVL cơ bản 
giống nhau như: 
- NVL chính: là những vật liệu chủ yếu cấu thành nên các công trình như: 
+ Xi măng 
+ Sắt 
+ Thép 
+ Bê tông đúc sẵn 
+ Gạch 
+ ... 
- NVL phụ: bao gồm nhiều loại, chúng có tác dụng khác nhau để giúp những vật liệu 
chính có thể hoàn thiện được công trình như: 
+ Sơn màu các loại 
+ Que hàn, oxy, đất đèn, phụ gia ... 
- Nhiên liệu: cũng là một phần không thể thiều để điều hành các máy móc có thể hoạt 
động giúp công trình thi công được nhanh và chắc chắn hơn như: 
+ Dầu hoả 
+ Dầu máy 
+ Dầu thuỷ lực 
- vật liệu cần thiết trong quá trình thi công gồm: 
+ Cốp pha 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
+ Dàn giáo 
+ Thước nhôm 
+ Một số thiết bị trong công nghệ thi công 
+ ... 
Hiện nay, Công ty gồm hàng trăm loại NVL khác nhau được quản lý tại một 
kho do vậy việc quản lý NVL đã gặp nhiều khó khăn vì có những loại cồng kềnh và dễ 
hoen rỉ như sắt, thép và có những nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu. Cho nên Công 
ty phải có một hệ thống kho bãi đầy đủ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn trong công tác 
quản lý. 
Công ty thi công một lúc nhiều công trình khác nhau cho nên số lượng NVL 
Công ty phải chuẩn bị cũng là rất lớn. Việc xác định lượng NVL cần dùng của Công ty 
là hết sức quan trọng, Công ty đã chi tiết vật liệu cho từng công trình là rất cụ thể để 
tránh tình trạng thất thoát và lãng phí NVL một cách không cần thiết. Công ty căn cứ 
vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý trên cơ sở nhu cầu vật tư được xét duyệt trong kế 
hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã hoạt động rất tích cực, tìm kiếm các nguồn 
NVL đúng về quy cách, số lượng cũng như chất lượng một cách hợp lý, kịp thời cho 
công trình, nên hiện tượng thiếu hụt NVL và chậm tiến độ thi công là rất ít khi xảy ra. 
Dựa vào các bảng kế hoạch sản xuất cho các tháng, quý trong năm mà Phòng 
Kinh tế - Kế hoạch xây dựng nhu cầu vật tư cho từng tháng, từng quý. Đối với những 
vật tư nhập khẩu thường phải cân đối cho nhu cầu từ một đến hai quý một lần nhập. 
- Chính vì vậy nhu cầu vật tư nhiều hay ít phụ thuộc chính vào kế hoạch sản 
xuất do Phòng kế hoạch đưa ra và cũng một phần do dự đoán chiều hướng lên xuống 
của giá cả thị trường mà Phòng Kinh tế - Kế hoạch quyết định. 
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng NVL: 
Mức sử dụng NVL là lượng NVL cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản 
phẩm. 
Phương pháp xây dựng mức sử dụng NVL: theo thống kê hoặc theo phương 
pháp tính toán phân tích. 
Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội có các kỹ sư hàng đầu về thiết kế và làm dự toán 
để tính toán khối lượng NVL thực tế cần dùng. Bằng kinh nghiệm thực tế và tính toán 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
theo dự toán việc xác định mức tiêu hao vật tư sản phẩm được ban hành kèm theo mỗi 
thiết kế công trình. 
Bảng 2.12: Mức sử dụng NVL cấp cho “Đường giao thông + thoát nước” 
STT Tên vật tư 
Công trình: Đường giao thông liên thôn 
Ấp đồn 
Đơn vị tính Số lượng 
1 Đá 1 x 2 m3 99,533 
2 Đá 2 x 4 m3 254,004 
3 Đinh kg 51,597 
4 Cát mịn 0,7 – 1,4 m3 13,720 
5 Cát mịn 1,5 - 2 m3 26,083 
6 Cát nền m3 528 
7 Cát vàng m3 188,155 
8 Dây thép kg 64,895 
9 Gạch chỉ 6,5 x 10,5 x 22 Viên 39.523,550 
10 Gỗ các loại m3 14,339 
11 Nhựa đường kg 1.121,108 
12 Thép tròn kg 3,080 
13 Đinh đỉa Cái 113,948 
14 Bu lông M16 Cái 90,895 
15 Cát đen m3 610,098 
16 Nước Lít 87.192,834 
17 Xi măng PC30 kg 170.832 
Nguồn số liệu - Phòng Kinh tế - Kế hoạch, năm 2011 
2.3.3. Tình hình sử dụng NVL: 
Công ty xây dựng có đặc thù sản xuất sản phẩm khác biệt với các Công ty kinh 
doanh khác cho nên khi mỗi một HĐ được ký kết thì Công ty đều phải lên kế hoạch sử 
dụng một lượng lớn NVL khác nhau. Việc xác định lượng NVL thực tế sử dụng cho 
công trình là hết sức quan trọng và cần thiết cho nên Công ty đã phải chi tiết vật tư cho 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
từng công trình rất cụ thể để tránh tình trạng làm chậm tiến độ thi công cũng như làm 
thất thoát NVL. 
Sau mỗi tháng hoặc mỗi công trình, Phòng Kinh tế - Kế hoạch đều phải quyết 
toán tình hình sử dụng vật tư, NVL của mỗi Xí nghiệp. Nếu phát hiện thấy có chênh 
lệch, yêu cầu Thủ kho xem xét lại định mức, các xí nghiệp kiểm tra lại tình hình sử 
dụng nhằm tránh sử dụng lãng phí xảy ra. 
2.3.4.Tình hình dự trữ: 
Xuất phát từ đặc điểm NVL chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Và 
vì NVL luôn biến động thường xuyên cho nên việc dự trữ NVL ở Công ty rất được coi 
trọng. Công ty Cổ phần GP9 luôn thi công những công trình có giá trị lớn, có những 
HĐ lên đến vài chục tỷ và ở nhiều địa điểm khác nhau cho nên khi các công trình được 
khởi công thì khối lượng vật tư sẽ được chuyển thẳng đến chân công trình. Tuy nhiên 
để tránh sự biến động và thiếu hụt trong quá trình sản xuất thì việc dự trữ NVL là rất 
cần thiết nhằm tránh sự lãng phí nhân công cũng như làm chậm tiến độ thi công có thể 
gây tổn thất lớn đến Công ty. 
BẢNG 2.13: Tổng hợp dự trữ một số nguyên vật liệu: 
STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng 
1 Sắt xây dựng D6 Kg 10.000 
2 Sắt xây dựng D10 Kg 8.000 
3 Thép Φ8 HP vằn Kg 12.000 
4 Xi măng Hoàng thạch Tấn 7.000 
5 Thép Φ10 SD 295 Kg 9.000 
6 ............ 
Nguồn : Phòng Kinh tế - Kế hoạch, năm 2011. 
Nhìn vào bảng tổng hợp dự trữ NVL, ta thấy nguồn vốn lưu động của Công ty 
tương đối khá vì Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn vào công tác dự trữ NVL. 
- Tình hình bảo quản: Công ty bảo quản NVL khá tốt, bảo đảm chất lượng NVL 
đúng, đủ. Công ty có điều kiện diện tích khá rộng lớn nên kho chứa NVL đã được đặt 
ngay tại Công ty và được sắp xếp hợp lý, gọn gàng và có khoa học nên NVL không bị 
xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát hay thiếu hụt. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
* Quy trình cấp phát NVL cho thi công được tiến hành như sau: 
Công ty đã tổ chức cấp phát NVL theo đúng tiến độ của công trình. Mỗi khi cấp 
phát Công ty thường áp dụng đầy đủ các thủ tục xuất kho theo đúng chuẩn mực của 
công trình, lập các biên bản và giấy xác nhận của Công ty vào các công trình đã được 
cấp phát. 
- Ví dụ như phiếu xuất kho: 
Đơn vị: XNXL7 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số C21-HD 
Địa chỉ: Ngày 22 tháng 6 năm 2011 ( Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- 
BTC 
Số: ................ Ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài 
chính) 
Nợ: ................................ 
Có: ................................. 
Họ tên người nhận hàng: Lê Văn Thịnh...Địa chỉ ( Bộ phận)............................ 
Lý do xuất kho: Xuất cho công trình đường giao thông liên thôn Ấp Đồn 
Xuất tại kho( Ngăn lô): Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. Địa điểm: Số 9 Đường 
Giải Phóng-Hai Bà Trưng-Hà Nội. 
Số 
TT 
Tên nhãn hiệu, quy 
cách phẩm chất vật 
tư, dụng cụ (Sản 
phẩm, hàng hoá) 
Mã số 
Đơn 
vị 
tính 
SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành tiền 
Yêu 
Thực 
cầu 
xuất 
A B C D 1 2 3 4 
1 
Gỗ ván 
2 
Cát mịn các loại 
3 
Bu lông M16 
4 
Đinh đỉa 
5 
Đinh 
Cộng: 
m3 
m3 
cái 
cái 
kg 
3,4 
40 
90 
114 
52 
3,4 
40 
90 
114 
52 
1.870.00 
0 
65.000 
15.000 
3.000 
13.000 
6.358.000 
2.600.000 
1.350.000 
342.000 
676.000 
11.326.000 
Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Mười một triệu, ba trăm hai mươi sáu nghìn đồng chẵn. 
Số chứng từ gốc kèm theo: ............................................................................................... 
Ngày 20 tháng 6 năm 2011 
Người lập Người nhận hàng Thủ kho kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Phòng Kế toán – Tài chính hàng tháng sẽ tổng hợp giá trị vật tư, NVL cấp phát 
cho sản xuất kinh doanh hàng tháng. 
2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định: 
*Tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình: 
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 
- Nguyên giá tài sản phải được định với độ tin cậy cao. 
- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. 
- Có giá từ 10.000.000 đồng trở lên. 
* Tài sản lớn trong Công ty phần lớn là các loại sau: 
- Nhà xưởng, vật kiến trúc... 
- Máy móc, thiết bị xây dựng như: 
+ Xe cẩu tự hành bánh lốp Đức, Nhật: 2 cái 
+ Cần trục tháp POTAIN Pháp: 2 cái 
+ Máy ép cọc Việt Nam: 2 cái 
+ Máy đào bánh lốp SOLA-130: 2 cái 
+ Máy trộn bê tông Trung Quốc: 26 cái 
+ Máy trộn vữa Việt Nam, Trung Quốc: 12 cái 
+ Thang tải Việt Nam 25-40m: 18 cái 
+ Máy đầm bê tông: 40 cái 
+ Máy đầm nền thuỷ lực Nhật: 6 cái 
+ ................... 
- Phương tiện vận tải: 
+ Xe tự đổ 
+ Xe tải thùng 
+ Xe tải nhẹ 
+ Xe con 
- Máy cơ khí, sản xuất vật liệu 
- Các thiết bị thí nghiệm kiểm tra 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Các thiết bị thi công hạ tầng 
- Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý: 
+ Máy tính các loại 
+ Máy photocoppy Nikon: 3 cái 
+ Máy in các loại 
+ ....................... 
* Ví dụ: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội mua 1 máy vận thăng nâng hàng của Công ty 
TNHH Thiên Hoà An là 72.000.000 VNĐ, chi phí lắp đặt chạy thử là 3.000.000 VNĐ. 
Dự kiến số năm sử dụng là 5 năm. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường 
thẳng. 
Ta có: 
Nguyên giá TSCĐ = 72.000.000 + 3.000.000 = 75.000.000 (VNĐ) 
Số khấu hao phải trích hàng tháng = 75.000.000 = 1.250.000 (VNĐ/tháng) 
5 x 12 
Bảng 2.14: Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: 
Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc 
năm sử dụng 
Mức khấu hao 
toàn doanh nghiệp 
I. Số khấu hao đã trích 
tháng trước 
- - - 
II. Số khấu hao tăng 
tháng này 
75.000.000 5 năm 1.250.000 
III. Số khấu hao giảm 
tháng này 
- - - 
IV. Số khấu hao phải 
trích tháng này 
- - 1.250.000 
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định: 
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ 
khấu hao và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: Theo chuẩn mực kế toán và theo quyết định 
206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. 
- TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp 
đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang cũng 
được tính vào TSCĐ. Riêng những chi phí sửa chữa bảo trì được tính vào bảng báo 
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 
- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ 
và bất kỳ khoản lỗ lãi nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào báo cáo kết quả 
hoạt động kinh doanh. 
- Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (Khấu hao 
TSCĐ) 
Bảng 2.15: Cơ cấu tài sản cố định: 
ĐVT: 1.000 đồng 
Chỉ tiêu 
Năm So sánh 2011/2010 
2010 2011 +/- % 
TSCĐ hữu hình 5.278.903.559 7.187.653.046 
1.908.749.48 
7 
136,16% 
- Nguyên giá 7.287.769.063 10.544.637.681 
3.266.868.61 
8 
144,69% 
- Giá trị hao mòn 
luỹ kế 
(2.008.865.504) (3.356.984.635) 
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 - 2011 
Năm 2010, 2011 là 1 năm biến động nhiều về việc mua sắm TSCĐ. Theo số 
liệu tính toán trên TSCĐ năm 2011 tăng 1.908.749.487 VNĐ tương ứng tăng 136,16% 
so với năm 2010. 
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định: 
Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là Công ty được thành lập lâu năm cho nên đã có 
chỗ đứng và uy tín ở thị trường trong nước. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh xây 
dựng như Công ty, những vấn đề được quan tâm đó là không ngừng tiết kiệm chi phí. 
Trong hoạt động sản xuất của Công ty, chi phí NVL là một trong những yếu tố chiếm 
tỷ lệ lớn trong quá trình hoàn thiện những công trình. Do vậy tăng cường quản lý NVL 
là một vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm và tránh thất thoát NVL không đáng có. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
- Những thành tích về công tác quản lý mà Công ty đạt được: Tại Công ty công 
tác quản lý NVL được thực hiện tương đối chặt chẽ và có hiệu quả trong các khâu: 
+ Thu mua 
+ Bảo quản 
+ Dự trữ 
+ Sử dụng 
Việc làm này đã góp phần tích cực trong quá trình thi công. Mặc dù với khối 
lượng tương đối lớn, chủng loại khá đa dạng nhưng Công ty vẫn đảm bảo cung cấp 
đầy đủ và kịp thời NVL trong tiến trình sản xuất thi công. 
- Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong công tác quản 
lý NVL của Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, những tồn tại 
cần khắc phục. Đó là Công ty cần xây dựng hệ thống kho thật tốt nhằm mục đích đảm 
bảo chất lượng cho NVL, phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ trong khâu nhập, xuất NVL. 
- Nhận xét về công tác quản lý tài sản cố định: 
+ Thứ nhất: nhu cầu về vốn thì tăng nhưng Công ty vẫn để một lượng TSCĐ 
tương đối lớn nằm chết chưa giải phóng. Đó là những TSCĐ chưa đưa vào sử dụng 
hay không cần dùng, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, bị thất thoát một 
lượng vốn cố định. 
+ Thứ hai: Do trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế đã làm ảnh 
hưởng đến việc tiếp cận khoa học công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và không huy 
động tối đa công suất của nó. 
+ Thứ ba: Tuy đã phân cấp TSCĐ của Công ty cho từng đối tượng sử dụng 
nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Việc quản lý chỉ trên hình thức sổ sách còn thực 
trạng ra sao thì kế toán không nắm bắt được bởi kế toán chỉ theo dõi về mặt nguyên 
giá và hao mòn, giá trị còn lại. Việc phân cấp chưa triệt để, chưa có biện pháp gắn 
trách nhiệm của người lao động vào máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng, cũng chưa 
có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để người lao động coi TSCĐ như là “ miếng 
cơm manh áo của mình”. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 39
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
2.4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH: 
2.4.1. Các loại chi phí ở Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội: 
Chi phí sản xuất gồm các khoản mục: 
- Chi phí NVL TT: là chí phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ... sử dụng 
trực tiếp cho thi công công trình. 
- Chi phí NCTT: là chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích 
BHXH, BHYT, trên tiền lương của công nhân trực tiếp thi công. 
- Chi phí SXC: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ thi công xây lắp 
chung tại bộ phận thi công, gồm: 
+ Chi phí nhân viên: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản 
trích BHXH, BHYT trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên bảo vệ, thủ kho, 
các cán bộ kỹ thuật ... tại công trường xây dựng. 
+ Chi phí vật liệu: gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu thi công chung 
của công trình như dùng để sử chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại công trường 
+ Chi phí sử dụng máy thi công: phán ánh chi phí về máy thi công dùng cho 
nhu cầu thi công ở công trường. 
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ 
hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng sản xuất. 
2.4.2. Hệ thống sổ kế toán của Công ty: 
Sổ kế toán của Công ty được mở vào đầu kỳ kế toán năm. Việc ghi sổ nhất thiết 
phải căn cứ vào những chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về 
chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán 
hợp pháp, hợp lý chứng minh. Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo 
cáo tài chính. 
Công ty cổ phần GP9 Hà Nội áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. 
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ 
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 40
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. 
Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. 
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: 
- Sổ nhật ký chung 
- Sổ chi tiết tài khoản 
- Sổ cái 
- Sổ đăng ký chứng từ 
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 
Chứng từ gốc, bảng kê 
chi phí tại các xí nghiệp 
Sổ đăng ký 
chứng từ 
Bảng tính giá thành 
1 sản phẩm 
Bảng tính giá Bảng cân đối tài khoản 
thành sản phẩm 
toàn công ty 
Báo cáo tài chính kế toán 
Ghi hàng ngày 
Ghi cuối tháng 
Quan hệ đối chiếu 
Sổ chi tiết 
Ghi chú 
Báo cáo quỹ 
hàng ngày 
Bảng tổng hợp 
chứng từ gốc 
Nhật ký chung 
Sổ cái 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 41
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
*Trình tự ghi sổ: 
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào nhật ký chung, bảng kê 
chứng từ vào sổ chi tiết. Từ nhật ký chung ghi vào sổ cái. 
- Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối 
phát sinh. 
- Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. 
- Cuối tháng (quý) phải tổng hợp số liệu khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập bảng 
tổng hợp chi tiết. 
- Sau khi đối chiếu khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được 
sử dụng lập báo cáo kế toán. 
- Công ty sử dụng sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo quyết định số 
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. 
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái. 
- Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết thanh 
toán với người bán, thẻ kho, sổ quỹ tiền mặt, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, sổ chi tiết chi phí 
giá thành, .... 
2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của doanh nghiệp: 
- Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây 
lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định 
áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình 
ở phần thu nhập chịu thuế tính trước ( Thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo tỷ 
lệ quy định của Nhà nước). 
- Giá thành kế hoạch: là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể 
ở mỗi đơn vị xây lắp trên cở sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng 
trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành dự toán và giá thành kế hoạch: 
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 42
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế: 
* Phương pháp tập hợp chi phí: 
- Tập hợp chi phí NVLTT: Chi phí NVLTT là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn 
nhất trong giá thành. Do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL có tầm 
quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công đồng thời tính 
chính xác giá thành công trình xây dựng, từ đó tìm ra biện pháp tích kiệm chi phí, hạ 
giá thành. 
Để hạch toán chi phí này, Công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí NVLTT. Tài 
khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 
- Tập hợp chi phí NCTT: 
Chi phí nhân công tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội bao gồm lương chính, 
lương phụ và các khoản phụ cấp trích theo lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào 
quá trình sản xuất (Công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn 
hiện trường). Đối với yếu tố chi phí NCTT, Công ty thực hiện theo phương pháp 
khoán gọn cho đội xây dựng. Công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng tại 
công trường không phải là công nhân thuộc danh sách của Công ty mà là công nhân 
thuê ngoài theo hợp đồng mùa vụ. 
Chi phí NCTT cho số lao động này được hạch toán vào tài khoản 141, số tiền 
này bao gồm cả chi phí bảo hiểm và kinh phí công đoàn. 
Bộ phận quản lý đội mới thuộc danh sách công nhân của Công ty, được hạch 
toán vào tài khoản 334 và tài khoản 627. Nhưng phần chi phí bảo hiểm của bộ phận 
quản lý lại được hạch toán vào tài khoản 642 cùng với nhân viên văn phòng. 
Để hạch toán chi phí NCTT, Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí NCTT. 
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 
- Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: 
Tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội việc tính chi phí sử dụng MTC được tính cả 
trên Công ty và dưới xí nghiệp. MTC sử dụng cho công trường có cả máy do các Xí 
nghiệp thuê về thi công và có cả máy do Công ty tự có.Đối với máy thuê ngoài thông 
thường xí nghiệp thuê luôn cả máy, người lái và các vật tư cần thiết cho chạy máy. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC, Công ty sử dụng tài khoản 623 – 
Chi phí sử dụng MTC. Tài khoản này được mở chi tiết cho trừng công trình, hạng mục 
công trình. 
Đối với chi phí khấu hao MTC: hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao 
Công ty lập cho mọi TSCĐ, lệnh điều động máy của Công ty, kế toán trích khấu hao 
máy cho từng công trình. 
Công ty áp dụng trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng: 
Mức trích khấu hao hàng tháng = nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao 
4 tháng 
Tỷ lệ khấu hao = Nguyên giá TSCĐ 
Số năm sử dụng 
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng kê thanh toán của Xí nghiệp, bảng chi tiết 
vật tư sử dụng cho MTC, bảng thanh toán lương tổ máy, hoá đơn vật liệu chạy máy, 
bảng tính khấu hao TSCĐ lập chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết các tài TK 623 ... 
- Tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí chung tại Công ty bao gồm: 
+ Lương, thưởng của nhân viên quản lý đội, nhân viên bảo vệ. 
+ Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm phục vự quản lý chung của đội. 
+ Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. 
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí lán trại tạm thời. 
+ Chi phí bằng tiền khác. 
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, Công ty sử dụng tài khoản 627 – 
Chi phí sản xuất chung, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục 
công trình. 
- Ví dụ: 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 44
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
BẢNG 2.16: TẬP HỢP CHI PHÍ (Quý III năm 2011) 
Số hợp 
đồng 
Chi phí 
NVLTT 
Chi phí 
NCTT 
Chi phí sử 
dụng MTC 
Chi phí SXC 
Tổng chi phí 
HĐ 
45/2010 5.956.128.000 982.168.000 108.683.000 219.462.900 7.446.441.900 
HĐ 
47/2010 2.315.869.000 385.000.000 95.627.500 98.631.300 2.895.127.800 
...... ........... .......... .......... ......... 
Tổng 21.715.114.000 2.246.891.000 327.652.000 605.267.000 24.894.924.000 
Hμ Néi, ngμy th¸ng n¨m 2011 
Thñ trëng ®¬n vÞ KÕ to¸n trëng Ngêi ghi sæ 
(Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (Ký, hä tªn) (Ký, hä 
tªn) 
* Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp: 
Để tổng hợp chi phí xây lắp cuối kỳ, Công ty sử dụng TK 154, tài khoản này 
được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 
Tại Công ty tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản phẩm xây lắp 
đều được kết chuyển sang Bên Nợ TK 154 theo từng đối tượng giá thành. 
Bên Có của TK này phát sinh khi Công ty xuất hoá đơn bán hàng cho bên giao 
thầu. Ở Công ty các hợp đồng xây dựng có giá trị nhỏ được bên A trả tiền 1 lần khi 
công trình bàn giao đưa vào sử dụng và thanh lý hợp đồng. Khi đó Công ty xuất hoá 
đơn bán hàng và giá trị là giá trị thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này TK 154 
được ghi số dư bên Nợ đến khi công trình hoàn thành và kết chuyển hết sang TK 632 
một lần. Với những hợp đồng có giá trị lớn được Công ty trả nhiều theo từng đợt thanh 
toán khối lượng, sau những lần chuyển tiền, Công ty xuất hoá đơn có giá trị bằng số 
tiền bên A ( Bên Chủ đầu tư) trả, sau khi xuất hoá đơn và nhận tiền Công ty kết 
chuyển giá thành. Số tiền kết chuyển bằng số tiền ghi nhận doanh thu. Như vậy sẽ có 
bút toán ghi: 
Nợ TK 632 ( Giá vốn hàng bán) 
Có TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 45
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Số chi phí còn lại chưa được kết chuyển sang TK 632 sẽ được ghi trên TK 154. 
Tất cả các nghiệp vự kết chuyển giá vốn khi phản ánh doanh thu được tổng hợp trên 1 
chứng từ ghi sổ. 
Hàng tháng, căn cứ vào số liệu kế toán về các chi phí sản xuất phát sinh trong 
tháng cho từng công trình được biểu hiện trên chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp các 
khoản mục chi phí đó, lấy bút toán kết chuyển từ các chứng từ ghi sổ để vào sổ chi tiết 
TK 154 của các công trình tương ứng. Cuối quý căn cứ vào các sổ chi tiết các TK: TK 
621, 622, 623, 627. Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn Công ty, số liệu 
trên bảng tổng hợp là căn cứ lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý, chứng từ ghi sổ 
này chỉ để ghi nghiệp vụ liên quan đến phần kết chuyển chi phí sang TK 154, chứng từ 
ghi sổ đó và chứng từ ghi sổ phản ánh giá vốn là căn cứ lập sổ cái TK 154. 
* Tính giá thành thực tế: 
- Xác định chi phí tồn kho TK 154: bán thành phẩm, sản phẩm dở dang : 
Sản phẩm làm dở của Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình đến 
cuối ký hạch toán vẫn còn trong giai đoạn thi công chưa hoàn thành bàn giao. Xác 
định khối lượng dở dang: 
Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán chi phí có nhiệm vụ xác định khối lượng dở 
dang của từng công trình, hạng mục công trình trên cở sở căn cứ vào bảng tổng hợp 
chi phí trong kỳ của từng công trình, và chi phí dở dang đầu kỳ sau đó trừ đi khoản 
tiền mà bên A đã thanh toán trong kỳ. Đó chính là khối lượng thi công dở dang nếu 
như công trình chưa hoàn thành. 
CP dở dang CK = CP dở dang ĐK + CP phát sinh trong kỳ - Bên A trả trong kỳ 
+ Ví dụ: Công trình “ cải tạo ban quản lý dự án Từ Liêm” quý III/2011: 
Dở dang đầu kỳ: 986.603.200đ 
Phát sinh trong kỳ: 2.895.127.800đ 
Số Bên A thanh toán trong kỳ: 3.881.731.000đ 
CP dở dang CK = 986.603.200 + 2.895.127.800 - 3.881.731.000 = 0 (đồng) 
- Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 
+ Đối tượng tính giá thành: đối tượng tính giá thành của Công ty cũng là công 
trình và hạng mục công trình bàn giao. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
+ Kỳ tính giá thành: kỳ tính giá thành Công ty phụ thuộc vào thời điểm công 
trình, hạng mục công trình thi công xong, được nghiệm thu và lập phiếu thanh toán. 
+ Phương pháp tính giá thành: 
Sản phẩm XDCB phụ thuộc vào mục đích yêu cầu của người sử dụng thông qua 
các hợp đồng kinh tế, đó chính là các đơn đặt hàng của khách hàng. Do vậy, Công ty 
áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 
Toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SXC 
được hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc tính giá thành 
sản phẩm chỉ đối với những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và toàn bộ 
số chi phí sản xuất tập hợp theo đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. 
Đối với công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp sau khi đã trừ 
đi các khoản mà bên A thanh toán trong thời gian thi công được coi là chi phí sản xuất 
dở dang. 
Công ty lập thẻ tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao vào cuối 
tháng bàn giao. 
Ví dụ: Thẻ tính giá thành tại công trình: Trường trung học cở sở cầu giấy: 
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH 
Công trình: Trường THCS Cầu Giấy – HĐ 15/2009 
Chỉ tiêu Số tiền 
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 459.281.000 
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 1.283.942.400 
Số tiền bên A đã thanh toán 2.082.000.000 
Giá thành sản phẩm xây lắp 3.825.223.400 
2.4.5. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp: 
* Ưu điểm: 
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Từng nhân viên 
được phân công thực hành cụ thể vì thế tính chuyên môn hoá cao đem lại hiệu quả cao 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 47
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
trong công việc. Việc lựa chọn hình thức kế toán sổ nhật ký chung là phù hợp với 
những doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty nói riêng, giảm được tối đa khối 
lượng công việc và dễ dàng kiểm tra. 
Việc theo dõi tình hình thi công, tình hình sử dụng chi phí từ công trình được 
quản lý chặt chẽ. Ngoài việc phân cấp có kế toán xí nghiệp, Công ty còn mở sổ chi tiết 
cho từng công trình điều này đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho toàn Công ty. 
- Về tập hợp chi phí NVLTT: do đặc điểm của ngành XDCB, chi phí NVL 
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Việc công ty dự trữ một luợng lớn NVL đã giúp 
cho việc cung ứng vật tư luôn được kịp thời, tiến độ thi công luôn được đảm bảo. Các 
Xí nghiệp tự tập hợp chi phí NVLTT giúp việc kiểm soát khối lượng theo dự toán 
được chính xác hơn, sát với dự toán hơn. Việc tập hợp chi phí từ xí nghiệp làm cho 
giảm nhẹ việc cho phòng kế toán, giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp nhanh 
chóng và chính xác hơn. 
- Về tập hợp chi phí NCTT: Việc lựa chọn phương pháp trả lương ở Công ty là 
rất phù hợp. Hình thức khoán được sử dụng để giao việc cho công nhân, hiệu quả làm 
việc của từng người được giám sát bởi chính tổ trưởng tổ công nhân và đó cũng là căn 
cứ để đội trưởng tính lương cho công nhân, việc giám sát đó còn liên quan trực tiếp 
đến lợi ích của người đội trưởng đó. Như vậy, tạo điều kiện thúc đẩy chất lượng lao 
động, người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc và sẽ đảm bảo được tiến độ 
thi công và chất lượng công trình xây dựng. 
- Về tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh 
điều động xe, máy thi công giúp Công ty kiểm tra được chính xác số giờ công máy. 
- Về tập hợp chi phí sản xuất chung: 
+ Đối với chi phí khấu hao TSCĐ được tính toán chính xác theo quy định. 
+ Đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài đòi hỏi phải có chứng từ hợp lệ. 
Những chi phí phát sinh cho nhiều công trình được tập hợp và phân bổ hợp lý, đảm 
bảo chính xác. 
- Về tính giá thành của sản phẩm: Công ty thực hiện tính giá thành của khối 
lượng xây lắp hoàn thành từng quý, từng quý Công ty đều lập báo cáo chi phí sản xuất 
và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành toàn Công ty. Điều này tạo thuận lợi cho 
việc quản lý chi phí, giá thành, dễ so sánh đối chiếu số liệu với số liệu dự toán để kịp 
thời khắc phục việc hao phí chi phí. 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 48
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
* Những tồn tại: 
Sự ra đời của chế độ kế toán mới cùng với những thông tư, nghị định sửa đổi bổ 
sung ... các cách hạch toán đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán của Công ty 
Cổ phần GP9 Hà Nội. Vì vậy không thể tránh khỏi những tồn tại nhất định trong công 
tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp cần được khắc phục: 
- Việc cập nhật chứng từ từ các Xí nghiệp và vào sổ kế toán được thực hiện vào 
cuối tháng, mà Công ty có nhiều Xí nghiệp và các Xí nghiệp lại có các công trình ở 
các tỉnh nên việc tập hợp chứng từ thường bị muộn. Vì vậy việc hạch toán vào sổ của 
Công ty thường bị muộn. 
- Về chi phí máy thi công: chi phí BHXH và chi phí công đoàn của nhân viên 
lái máy được cho vào chi phí quản lý là không chính xác. 
2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH : 
2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: 
Bảng 2.17: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2011 
ĐVT: 1.000 VNĐ 
Chỉ tiêu 
Mã 
số 
Năm Tăng giảm 2011 so với 
2010 
2010 2011 tương 
đối 
tuyệt đối 
Doanh thu bán hàng 
và cung cấp dịch vụ 
01 160.432.903.437 202.119.014.688 126% 41.686.111.251 
Các khoản giảm trừ 
doanh thu 
02 - - 
1. Doanh thu thuần 10 160.432.903.437 202.119.014.688 126% 41.686.111.251 
2. Giá vốn hàng bán 11 152.350.132.785 192.485.276.604 126,34% 40.135.143.819 
3. Lợi nhuận gộp 
20 8.082.770.652 9.633.738.084 119,2% 1.550.967.432 
(20 = 10-11) 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
4. Doanh thu hoạt 
động tài chính 
21 1.832.866.083 3.377.214.158 184,26% 1.544.348.075 
5. Chi phí tài chính 22 643.811.671 1.021.313.474 158,64% 377.501.803 
6. Chi phí bán hàng 24 - - - - 
7. Chi phí quản lý 
25 8.579.735.341 7.566.377.480 88,2% (1.013.357.861) 
doanh nghiệp 
8. Lợi nhuận thuần 
(30 = 20+(21-22)- 
(24+25)) 
30 1.384.179.446 8.846.522.576 639,12% 7.462.343.130 
9. Thu nhập khác 31 669.891.685 - 
10. Chi phí khác 32 21.834.887 370.000.000 
11. Lợi nhuận khác 
40 648.056.798 (370.000.000) 
(40 = 31 – 32) 
12. Tổng lợi nhuận 
trước thuế. 
50 1.340.146.521 4.053.261.288 302,45% 2.713.114.767 
13. Thuế thu nhập 
doanh nghiệp 
51 307.504.427 1.015.307.475 
14. Lợi nhuận sau 
thuế 
60 1.032.642.094 3.037.953.813 294,2% 2.005.311.719 
Lãi cơ bản trên cổ 
phiếu 
70 - 3.832 
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán GP9 Hà Nội, 2011 
Theo số liệu Bảng trên: Doanh thu năm 2011 của công ty đạt 202.119.014.688 
đồng tăng 41.686.111.251 đồng tương ứng với 126% so với năm 2010. 
Doanh thu của Công ty tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng lên. Cụ thể 
năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty là 192.485.276.604 VNĐ tăng 
40.135.143.819 VNĐ tương ứng 126,34% so với năm 2010 có giá vốn hàng bán là 
152.350.132.785 VNĐ. 
Với kết quả thể hiện trên bảng trên ta nhận thấy: năm 2011 là một năm Công ty 
đã ra sức tiết kiệm chi phí quản lý phát sinh nên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 
một cách rõ rệt. Cụ thể: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 của Công ty là: 
7.566.377.480 VNĐ giảm 1.013.357.861 VNĐ và tương ứng bằng 88,2% so với chi 
phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 của Công ty là: 8.579.735.341 VNĐ . 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 
Sau khi Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội chuyển đổi từ Công ty Nhà Nước sang 
mô hình Công ty Cổ phần đã nỗ lực hết sức để đẩy cao doanh thu, giảm thiểu chi phí 
cho nên lợi nhuận sau thuế của năm 2011 tăng lên đáng kể so với năm 2010. Cụ thể là 
tăng 2.005.311.719 VNĐ tương ứng với 294,2% 
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán: 
Bảng 2.18: Bảng cân đối kế toán năm 2010 - 2011 
ĐVT: 1.000 đồng 
Chỉ tiêu 
Mã 
số 
Năm Tăng giảm 2011 so với 
2010 2011 2010 
TÀI SẢN Tương đối tuyệt đối 
A - TÀI SẢN 
NGẮN HẠN 
100 131.939.862.202 140.165.968.226 106,23% 8.226.106.024 
I. Tiền và các khoản 
tương đương tiền 
110 31.987.311.174 4.810.187.689 15,04% (27.177.123.485) 
II. Các khoản đầu tư 
tài chính ngắn hạn 
120 30.646.645.381 57.391.418.392 187,27% 26.744.773.011 
III. Các khoản 
phải thu ngắn hạn 
130 24.139.480.741 28.531.247.636 118,2% 4.391.766.895 
1. Phải thu của 
khách 
131 22.688.575.557 27.847.897.556 122,74% 5.159.321.999 
2. Trả trước người 
bán 
132 470.604.623 - 
3. Phải thu nội bộ 133 735.718.146 683.350.080 92,88% (52.368.066) 
SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 51
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội
Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội

More Related Content

More from Dương Hà

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Dương Hà
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
Dương Hà
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Dương Hà
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
Dương Hà
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Dương Hà
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
Dương Hà
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
Dương Hà
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Dương Hà
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Dương Hà
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Dương Hà
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Dương Hà
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Dương Hà
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Dương Hà
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Dương Hà
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Dương Hà
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Dương Hà
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Dương Hà
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Dương Hà
 

More from Dương Hà (20)

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
 

Recently uploaded

Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk LắkBáo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (16)

Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 2 Kế toán tái cơ cấu vốn...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy TiếnBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Xây dựng Duy Tiến
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 7 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất...
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk LắkBáo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Đắk Lắk
 
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
Ảnh hưởng của điều kiện điều chế lên quá trình hình thành pha, cấu trúc và từ...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber NetworkBáo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Cyber Network
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
Bài giảng Kế toán tái cấu trúc doanh nghiệp - Chương 1 Những vấn đề chung về ...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 

Phân tích tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần GP9 Hà Nội

  • 1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Trà My Lớp : QTDN – K14 SHSV : CH10 - 15041 Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thanh Nga HÀ NỘI - 2012 SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 1
  • 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Môc lôc Nội dung Trang Lời mở đầu. 3 Danh mục viết tắt 4 Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 5 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 5 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. 7 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty. 8 1.4. Sơ đồ tổ chức thi công công trình. 11 1.5. Mô hình quản lý chất lượng. 12 1.6. Nhận xét chung phần 1 13 Phần 2: Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm & công tác Marketing 14 2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương. 22 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định. 31 2.4. Phân tích chi phí và giá thành 40 2.5. Phân tích tình hình tài chính 49 Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp 58 3.1. Đánh giá chung về Công ty cổ phần GP9 Hà Nội 58 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 60 Kết luận 61 Tài liệu tham khảo 62 LỜI MỞ ĐẦU SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 2
  • 3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất độc lập, giữ vị trí quan trọng và tạo ra TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh đã tạo nên động lực thu hút đầu tư nhiều nguồn cho xây dựng. Thị trường xây dựng nước ta trở nên sôi động hơn. Nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến được đưa vào Việt Nam và đã tạo được bước tiến khá xa về tốc độ xây lắp, về quy mô công trình, về chất lượng tổ chức và xây dựng. Nó đã tạo diện mạo mới cho đất nước đang dần phát triển vững chắc. Tuy nhiên, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Ngành xây dựng cũng là một trong các ngành đó. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật nhằm tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng công trình, cắt giảm chi phí không hợp lý nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp và là vấn đề bao trùm xuyên xuốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý. Đã trực tiếp làm việc tại Công ty cổ phần GP9 Hà Nội, nên em chọn Công ty là nơi thực tập. Em xác định đây là cơ hội tốt cho em được tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó hy vọng sẽ đưa ra được một số đề xuất có ích cho Ban lãnh đạo Công ty. Qua báo cáo thực tập này cho em gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Ban lãnh đạo Công ty: Ông. Nguyễn Thành Định – Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc, các Phòng ban Hành chính, Kế toán, Kỹ thuật, Vật tư ... các anh chị em trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Ths. Bùi Thanh Nga đã chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Kết cấu báo cáo gồm 3 phần chính: Phần 1 : Giới thiệu chung về doanh nghiệp. Phần II : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Danh mục viết tắt SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 3
  • 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - XDCB : Xây dựng cơ bản. - CB CNV : Cán bộ công nhân viên. - BHXH : Bảo hiểm xã hội. - BHYT : Bảo hiểm y tế. - BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp. - TSCĐ : Tài sản cố định. - SXC : Sản xuất chung. - NVL : Nguyên vật liệu. - NVL TT : Nguyên vật liệu trực tiếp. - NC TT : Nhân công trực tiếp. - MTC : Máy thi công. - HĐ : Hợp đồng. - TK : Tài khoản. - TSLĐ : Tài sản lưu động. - QLDA : Quản lý dự án. - UBND : Uỷ ban nhân dân. - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. - VNĐ : Việt Nam đồng. - LCB : Lương cơ bản. - HS : Hệ số. - STT : Số thứ tự. - TN : Thu nhập. - TNCN : Thu nhập cá nhân. - CSH : Chủ sở hữu Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1 .1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp : SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 4
  • 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 1.1.1. Thông tin chung của Công ty : Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội Địa chỉ Số 9 – Đường Giải phóng – Phường Đồng Tâm – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Điện thoại (84.4) 38 691 623 - (84.4) 38 694 917 Fax: (84.4) 38 696 387 Website www.gp9.com.vn Email: congtygp9@gmail.com - nshc@gp9.vn Giấy ĐKKD số 0100108649 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30 tháng 07 năm 2010. Tài khoản 21110000001718 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Mã số thuế 0100108649 Vốn điều lệ 7.927.900.000 đồng Chủ tịch HĐQT - Ông Nguyễn Thành Định Tổng Giám đốc 1.1.2.Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: Xí nghiệp Liên hợp Xây dựng của Bộ Giáo dục và Đào tạo được thành lập trên cở sở hợp nhất của 2 đơn vị. Đó là: “ Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng trường Đại học Xây dựng” và “ Xí nghiệp Xây dựng trường học Bộ Giáo dục và Đào tạo” theo thông SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 5
  • 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội báo số 167/TB ngày 03/06/1993 của Văn phòng Chính Phủ và Quyết định số 1251/QĐ ngày 11/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được đổi tên thành : “ Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ” theo Quyết định số 4441 QĐ- BGD&ĐT-TCCB ngày 06/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công ty trực thuộc quản lý của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 3872/QĐ-BGDĐT ngày 29/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ thành Công ty cổ phần. Thành viên chính của Hội đồng quản trị: - Ông Nguyễn Thành Định - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc - Ông Phạm Quốc Tuấn – Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc thứ 1 - Ông Mai Thế Dũng – Thành viên HĐQT – Phó Tổng giám đốc thứ 2 - Ông Chu Văn Hà – Thành viên HĐQT – Trưởng phòng Hành chính - Ông Trần Văn Bình – Thành viên HĐQT 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp: - Xây dựng nhà các loại; - Xây dựng công trình đường sắt; - Xây dựng công trình đường bộ; SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 6
  • 7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Xây dựng công trình công ích; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; - Phá dỡ; - Chuẩn bị mặt bằng; - Lắp đặt hệ thống điện; - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước; - Lắp đặt hệ thống lò sưởi và điều hoà không khí; - Lắp đặt hệ thống xây dựng khác; - Hoàn thiện công trình xây dựng; - Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác; - Hoạt động tư vấn quản lý ( không bao gồm tư vấn pháp luật và tài chính); - Hoạt động kiến trúc; - Kiểm tra và phân tích kỹ thuật; - Hoạt động thiết kế chuyên dụng : trang trí nội thất; - Thiết kế công trình cầu đường bộ; - Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật; - Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; - Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình; - Hoạt động thăm dò địa chất và nguồn nước; - Và một số hoạt động khác. 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 7
  • 8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG Kỹ thuật-An toàn vệ sinh lao động XÍ NGHIỆP CƠ - ĐIỆN LẠNH CT KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG Dự án và Tư vấn XDCB TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG Kinh tế - Kế hoạch XÍ NGHIỆP XÂY LẮP (Bao gồm: XN1 đến XN7) PHÒNG Nhân sự - Hành chính XÍ NGHIỆP CƠ GIỚI VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ PHÒNG Kế toán – Tài CÁC TỔ, ĐỘI, NHÓM SẢN XUẤT, TƯ VẤN, THIẾT KẾ, CỬA HÀNG Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng chính XƯỞNG SX, CỬA HÀNG DỊCH VỤ - Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết định thuộc phạm vi chuyên môn của mình. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 8
  • 9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Ưu điểm đạt tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cao, có thể quy trách nhiệm cụ thể nếu có sai lầm. Tuy nhiên, khi thiết kế nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Tổng giám đốc Công ty phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để chánh sự chồng chéo trong công việc và đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận. * Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty thực hiện các chức năng quản lý kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty theo phương hướng mà đại Hội đồng Cổ Đông thông qua. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ Đông. - Tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, điều hành chung mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về xây dựng phương án, chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho tổng đơn vị thành viên trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Sau đó triển khai điều hành các đơn vị thành viên thực hiện các chỉ đã được phê duyệt. - Các phó Tổng Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người tham mưu cho Tổng Giám đốc trong mọi hoạt động của Công ty. Ngoài các công tác được phân công cụ thể thì cần có sự trao đổi nắm bắt nội dung công việc có liên quan để giải quyết công việc khi cần, đảm bảo mọi hoạt động tiến độ nhịp nhàng và làm đúng sự điều hành của Tổng Giám đốc. - Kế toán trưởng: phụ trách chung công tác kế toán, tổ chức hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của phòng Kế toán – Tài chính. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc cũng như Hội đồng quản trị và Nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. - Phòng Nhân sự - Hành chính: Quản lý công tác lao động - tiền lương, tuyển dụng đào tạo, công tác quản trị đời sống, hành chính văn phòng và công tác bảo vệ nội bộ. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 9
  • 10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Phòng Kỹ thuật – An toàn vệ sinh lao động: có chức năng tham mưu giúp các xí Nghiệp trong Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, an toàn lao động và các hoạt động có liên quan khác. - Phòng kinh tế - kế hoạch: có chức năng tham mưu giúp các Xí nghiệp trong Công ty trong các lĩnh vực kinh tế hợp đồng, kế hoạch sản xuất, thiết bị xe-máy thi công, cung ứng vật tư, tổ chức quản lý hệ thống kho tàng của Công ty. Chủ trì lập các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, là đầu mối giao dịch và thực hiện các thủ tục thương thảo, soạn thảo hợp đồng. Tham gia làm hồ sơ dự thầu, đấu thầu, kiểm tra dự toán thiết kế, dự toán thi công của đơn vị thi công. Xây dựng định mức và đơn giá đối với các công tác đặc biệt phát sinh trong quá trình thi công. - Phòng Dự án và tư vấn XDCB: có chức năng tham mưu giúp các Xí nghiệp Công ty trong các công tác tiếp thị và đấu thầu các công trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và địa phương. - Phòng Kế toán – Tài chính: có chức năng hạch toán các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong Công ty . - Các đơn vị trực thuộc khác: Xí nghiệp, Trung tâm tư vấn, Xưởng sản xuất, cửa hàng dịch vụ là các đơn vị hạch toán nội bộ, có quy chế hoạt động ban hành riêng. Các Xí nghiệp, Xưởng sản xuất có trách nhiệm liên hệ với phòng Kinh tế - Kế hoạch để triển khai lập tiến độ, biện pháp thi công, dự toán thi công, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để yêu cầu nhận mặt bằng và định vị công trình. Các Xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức thi công theo đúng thiết kế, tổ chức tốt kỷ luật lao động, bảo vệ trật tự trị an và tài sản trong phạm vi công trường. Trong quá trình thi công nếu gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo, đề xuất với Công ty để kịp thời chỉ đạo giải quyết. 1.4. Sơ đồ tổ chức thi công công trình: CÔNG TY CỔ PHẦN GP9 HÀ NỘI SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 10
  • 11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội PHÒNG CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỘI - XÂY LẮP - HOÀN THIỆN + VẬT TƯ – KHO TÀNG – BẢO VỆ + CÁN BỘ KỸ THUẬT GIÁM SÁT TC + CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AT-VSLĐ, ĐIỆN NƯỚC CÁC TỔ, CT + VK CÁC TỔ BÊ TÔNG CÁC TỔ XÂY LẮP CÁC TỔ HOÀN THIỆN 1.5. Mô hình quản lý chất lượng: GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG ĐỘI CƠ GIỚI TỔ VẬN TẢI + CẨU CHUYỀN TỔ MÁY TỔ ĐIỆN TỔ NƯỚC CÔNG TRÌNH CHỦ ĐẦU TƯ SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 11
  • 12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội CTY CỔ PHẦN GP9 HÀ NỘI (GP9..JSC) CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG ĐƠN VỊ THÍ NGHIỆM XÂY DỰNG KIỂM TRA BẰNG TỰ KIỂM TRA THÍ NGHIỆM KIỂM TRA NGHIỆM THU KIỂM TRA ĐẦU VÀO VẬT LIỆU CẤU KIỆN QUY ƯỚC CÁC VIỆC CHE KHUẤT 1.6. Nhận xét chung phần 1: TƯ VẤN GIÁM SÁT ĐƠN VỊ TRẮC ĐẠC KS GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA BẰNG TRẮC ĐẶC KIỂM TRA BẰNG TRẮC ĐẶC KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CÔNG TÁC XÂY LẮP CÁC BỘ PHẬN KẾT CẤU XÂY CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH QUY ƯỚC CÔNG TRÌNH SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 12
  • 13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Về quy mô: Là Công ty có vốn đầu tư lớn > 7.000.000.000 đồng . Được hình thành phát triển quan ba giai đoạn từ năm 1993 (Xí nghiệp liên hợp xây dựng) đến tháng 8/2004 (Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ) rồi đến tháng 5/2009 được cổ phần hoá thành Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. - Về mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là đơn vị có mô hình tổ chức và kết cấu tổ chức hợp lý. Có các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty theo chức năng chuyên môn. - Về kết cấu và quy trình quản lý chất lượng: được tổ chức theo kiểu chuyên môn hoá kết hợp với quy trình sản xuất khép kín và công nghệ hiện đại được kiểm soát. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 13
  • 14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Phần 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing: 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Bảng 2.1: Doanh thu năm 2010 - 2011 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 +/- % Tổng doanh thu 160,43 202,11 41,68 125,98% Lợi nhuận thuần 1,38 8,84 7,46 639,12% Tỷ trọng LN/DT 0,86% 4,38% Nguồn: Báo cáo tài chính GP9 Hà Nội, năm 2011. Bảng 2.2: Doanh thu theo khu vực 2010 – 2011 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 +/- % Hà Nội 61,79 114,90 53,11 185,95% Bắc Ninh 23,61 9,41 (14,19) 39,88% Hải Phòng 34,31 52,28 17,97 152,38 Các tỉnh khác 40,72 25,52 (15,2) 62,68% Tổng 160,43 202,11 41,69 125,98% Nguồn: phòng tài chính – Kế toán, năm 2011 Bảng 2.3: Doanh thu theo nguồn đầu tư 2010 – 2011 ĐVT: tỷ đồng SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 14
  • 15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 +/- % Nhà nước 152,67 192,70 40,03 126,22% Tư nhân 7,76 9,41 1,65 121,33% Tổng 160,43 202,11 41,68 125,98% Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán, năm 2011. Qua bảng trên cho thấy, doanh thu năm 2011 so với năm 2010 có sự tăng đáng kể tăng 125,98%. Một phần do Công ty đã mở rộng một số ngành nghề hoạt động và một phần cũng do cổ phần hoá tạo điều kiện cho các Xí nghiệp không gian hoạt động cũng như nguồn vốn tốt hơn để hoạt động. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010 cụ thế là tăng 639,12%, và tỷ trọng lợi nhuận trên doanh thu cũng tăng khá cao so với năm trước. Doanh thu năm 2011 tăng cao, lợi nhuận thuần tăng 6 lần là do Công ty có sự thay đổi lớn. Đó là chuyển từ mô hình Công ty Nhà nước sang mô hình Công ty Cổ phần. Sự thay đổi này như một làn gió mới thổi vào Công ty. 2.12. Chính sách sản phẩm - Thị trường của Công ty: *Chứng nhận chất lượng đạt được: Xác định mục tiêu quan trọng nhất của Công ty Cổ phần Gp9 Hà Nội là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm mà Công ty đã cam kết trong hợp đồng. Nên ngay từ khi thành lập Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì mô hình quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn, giám sát chất lượng thi công công trình bằng các phương pháp tiên tiến, đảm bảo chất lượng công trình. Công ty cổ phần GP9 Hà Nội đã có một số công trình được Nhà nước công nhận đạt chất lượng cao như: - Công trình: Trung Tâm giao dịch Thương mại và Dịch vụ khoáng sản của Chủ đầu tư là Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản bộ thương mại với giá trị hợp đồng là 5,79 tỷ đồng đã đạt huy chương vàng về chất lượng công trình và đạt cả danh hiệu công trình chất lượng tiêu biểu của thập kỷ 90. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 15
  • 16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Công trình: Nhà học 4 tầng của Chủ đầu tư là Trường cao đẳng sư phạm Hải Phòng với giá trị hợp đồng là 3,82 tỷ đã đạt huy chương vàng về chất lượng công trình. - ... 2.1.3. Chính sách giá: * Đặc điểm sản phẩm của Công ty: Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có tính chất, đặc điểm sau: - Sản phẩm thường được coi là TSCĐ, được sử dụng trong thời gian dài. Đặc điểm nổi bật ở các doanh nghiệp xây lắp là địa điểm sản xuất không cố định mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Chính vì thế địa điểm sản xuất có thể trải khắp trên mọi địa bàn. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Chính đặc điểm này làm cho sản xuất xây lắp có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định. - Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu giữ vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. - Sản phẩm xây lắp của Công ty có liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế của nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cũng như phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. - Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá xã hội, nghệ thuật và cả về quốc phòng. Bảng 2.4: Tên một số công trình đã thực hiện SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 16
  • 17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội STT Tên công trình Tên Chủ đầu tư 1. Xây dựng công trình trường mầm non xã La Phù, huyện Hoài Đức. Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức. 2. Xưởng sản xuất CEPHANLOSPRINE Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Công ty liên doanh dược phẩm Elogefrange Việt Nam. 3. Xây dựng ký túc xá 8 tầng – Trường Đại học Hải Phòng. Trường đại học Hải Phòng 4. Trường mầm non thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ. UBND xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. * Chính sách giá: Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với bên Chủ đầu tư từ trước. Do đó tính chất hàng hoá sản phẩm xây lắp thể hiện không rõ. Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình dù có giá trị lớn hay nhỏ thì trước khi bước vào quá trình sản xuất thi công các bộ phận của đơn vị phải tiến hành lập dự toán và phải được cấp trên có thẩm quyền thông qua. Việc lập dự toán sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi phí dễ dàng hơn, mặt khác nó cũng giúp các cấp có thẩm quyền có thế giám sát quá trình sản xuất Xuất phát từ đặc điểm của phương pháp lập dự toán trong XDCB dự toán được lập theo từng hạng mục chi phí. Để so sánh và kiểm tra chi phí sản xuất xây lắp thực tế phát sinh với dự toán. Các công trình, hạng mục công trình có giá trị lớn thì các đội trực tiếp thi công phải trích lập các quỹ với mục đích bảo hành sản phẩm trong một thời gian nhất định để kịp thời sửa chữa những sai hỏng của sản phẩm trong thời gian bảo hành. Bảng 2.5: Giá một số công trình ĐVT: tỷ đồng. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 17
  • 18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội STT Tên công trình Giá trị công trình Tên Chủ đầu tư 1. Xây dựng công trình trường mầm non xã La Phù, huyện Hoài Đức. 6,26 Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức. 2. Xưởng sản xuất Cephanlosprine Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. 9,41 Công ty liên doanh dược phẩm Elogefrange Việt Nam. 3. Xây dựng ký túc xá 8 tầng – Trường Đại học Hải Phòng. 52,28 Trường đại học Hải Phòng 4. Trường mầm non thôn Thọ Khê, xã Đông Thọ. 3,68 UBND xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 2.1.4. Đối thủ cạnh tranh: Xây dựng luôn là nhu cầu thiết yếu của mọi tổ chức, cá nhân cho nên xây dựng là một ngành thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống. Tuy nhiên vì là một ngành nghề quan trọng và thiết yếu nên ngành xây dựng càng ngày càng được phát triển và mở rộng. Cũng chính vì như vậy nên đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là rất đông đảo và toàn là những đối thủ có tiềm năng lớn. Nên sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh nhau sẽ quyết định tính chất và mức độ ganh đua, thủ thuật dành lợi thế trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như: Số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của các ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.Cạnh tranh trên thị trường xây dựng diễn ra ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều, có thể chia ra làm các nhóm: - Các doanh nghiệp xây dựng trong nước. - Các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Tuy nhiên Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là một Công ty có quy mô vừa phải nên chỉ có hai đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại là: SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 18
  • 19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Các Doanh nghiệp xây dựng trong nước. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. 2.1.5. Chính sách đấu thầu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn Nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu trên cở sở cạnh tranh giữa các Nhà thầu. Đối với doanh nghiệp xây dựng thì hoạt động đấu thầu xây lắp là vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm vì đây là điểm mấu chốt quyết định xem doanh nghiệp có đủ khả năng để ký được HĐ hay không. Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà trong đó Chủ đầu tư tổ chức cạnh tranh giữa các Nhà thầu ( Là các doanh nghiệp xây dựng) với nhau nhằm lựa chọn Nhà thầu có khả năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng và lắp đặt các thiết bị công trình, hạng mục công trình, ... thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của Chủ đầu tư. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ chức thực hiện tốt nhất. * Ví dụ: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội đấu thầu công trình và đã trúng thầu với giá bỏ thầu: Đơn vị: 1.000 VNĐ Công trình: Trường mầm non thôn Thọ Khê – Đông Thọ - Yên Phong – Bắc Ninh. Tên Công ty tham gia đấu thầu Giá bỏ thầu Công ty cổ phần GP9 Hà Nội 3.687.000 Công ty xây dựng Tương Giang 3.712.000 Công ty CP ĐT XD và TM Hà Quảng Đăng 3.696.000 Bảng 2.6: Sơ đồ khái quát hoạt động đấu thầu xây lắp Yêu cầu Chủ đầu tư Các Nhà thầu Năng lực, giải pháp Đánh giá Ký kết hợp đồng SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 19
  • 20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Lựa chọn Nhà thầu 2.1.6.Thị trường mục tiêu: Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh sự nghiệp công nghiệp hoá điện đại hoá đất nước và chính mở cửa hội nhập của nhà nước các khu công nghiệp, các trường học hay các trung tâm Thương mại, các nhà chung cư ... được xây dựng ở hầu như tất cả các địa phương. Vì vậy nhu cầu về xây lắp thi công công trình là rất lớn. Khách hàng mục tiêu: là tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Bất cứ nơi đâu có công trình xây dựng là Công ty đều có thể tham gia đấu thầu để có thể được thi công công trình. 2.1.7. Hoạt động marketing: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng không giống như các doanh nghiệp khác là đưa sản phẩm ra thị trường cho khách hàng mua. Ngược lại, doanh nghiệp xây dựng phải dựa vào danh tiếng để khiến cho khách hàng tìm đến và yêu cầu sản xuất sản phẩm cần thiết. Danh tiếng, thành tích của các doanh nghiệp có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thầu dự án, bởi các Chủ đầu tư xây dựng những công trình lớn luôn quan tâm đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Do vậy hoạt động quảng cáo sẽ tạo ra hình ảnh tốt đẹp, giúp doanh nghiệp mở rộng và khẳng định phạm vi ảnh hưởng của mình đến sự lựa chọn của các Chủ đầu tư. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vừa là con đường đưa đến sự diệt vong của các doanh nghiệp yếu kém. Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây dựng buộc phải học “ làm thị trường”, phải tự tìm tòi các phương pháp, biện pháp thích hợp áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong các giải pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketting. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì các hoạt động marketting diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhưng tập trung nhất là thời điểm doanh nghiệp tham gia tranh thầu. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 20
  • 21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Có thể nói, thực chất chiến lược marketing xây dựng là chiến lược tranh thầu. Tác dụng và hiệu quả của các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu thụ ... đều thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thắng thầu hay không. 2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và hoạt động marketing: * Nhận xét về tình hình tiêu thụ: - Thị trường tiêu thụ ngày càng được phát triển mở rộng, đã bao phủ được tất cả các tỉnh thành Miền Bắc và Công ty đang mở rộng thị trường sang các tỉnh Miền Trung. Công ty luôn theo định hướng phát triển ổn định, vững chắc nên luôn tập trung thị trường của mình tại nơi có lợi thế nhất rồi dần dần mở rộng ra các địa phương lân cận, các vùng đang phát triển và được Nhà nước đầu tư nhiều .... - Doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước, thị trường tiêu thụ qua các năm đều được mở rộng. Để đảm bảo duy trì phát triển thị trường cũng tăng trưởng doanh thu Công ty cần mở các văn phòng đại diện tại các khu vực cách xa công ty như khu vực Miền Trung ... để công trình có thể thuận lợi làm việc và Chủ đầu tư thấy được quy mô làm việc của Công ty rất chặt chẽ, làm ăn có hiệu quả thì càng ngày thị trường sẽ càng được mở rộng hơn nữa. * Nhận xét về công tác Marketing: - Chính sách giá: Chiến lược giá cả linh hoạt theo từng thị trường giúp cho khách hàng vừa lòng với giá cả Công ty đưa ra. - Sản phẩm: Với phương châm “làm vừa lòng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm tốt” và thực hiện đúng chiến lược phát triển đó Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên ngành nghề Xây dựng và công ty cũng đồng thời mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác để có thể phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện hơn. Công ty luôn chú trọng việc thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra những biện pháp làm nâng cao khả năng thắng thầu cũng như hiểu biết của Công ty với thị trường làm cho Chủ đầu tư tin tưởng Công ty hơn. 2.2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG: 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp: SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 21
  • 22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Trong những năm qua cùng với sự đầu tư phát triển mở rộng của Công ty, số lượng lao động qua các năm cũng luôn được nâng cao cả về số lượng và chất lượng: Bảng 2.7: Số lượng lao động Năm Cơ cấu lao động Tổng cộng Quản lý Phục vụ LĐ trực tiếp Số Số Số % % lượng lượng lượng % 2010 127 90% 14 10% HĐNH 141 2011 161 91% 16 9% HĐNH 177 +/- 36 2 36 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội , 2011. Bảng 2.8: Cơ cấu lao động theo trình độ Năm Đại học Cao đẳng Trung cấp LĐPT LĐ khác Tổng cộng NV Nghề 2010 71 13 21 14 19 3 141 2011 97 15 24 17 21 3 177 +/- 26 2 3 3 2 0 36 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội, 2011 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo độ tuổi Tuổi 20 - 30 31 - 40 41 - 55 > 55 Tổng 2010 42 30% 52 37% 43 30% 4 3% 141 2011 73 41% 56 32% 44 25% 4 2% 177 +/- 6 9 5 5 36 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính GP9 Hà Nội, 2011 Qua các số liệu trên cho thấy hơn 90% lao động của Công ty được đào tạo cơ bản. Với chủ trương kết hợp giữa công nghệ hiện đại và kinh nghiệm lâu năm của các cán bộ, công nhân lão thành của các đơn vị, các công nhân kỹ thuật với độ năng động và sức trẻ của công nhân được đào tạo đúng ngành của địa phương để làm lên đội ngũ SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 22
  • 23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội công nhân lành nghề, có kiến thức vững chắc, đóng góp tốt nhất cho hoạt động của Công ty. 2.2.2. Định mức lao động: Mức lao động: là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức - kỹ thuật - tâm sinh lý - kinh tế - xã hội nhất định. Định mức lao động: là quá trình xác định lượng lao động hao phí hợp lý cho một đơn vị sản phẩm cụ thể. Mỗi loại sản phẩm đều phải xây dựng bảng định mức riêng cho từng khâu sản xuất. Cách xác định định mức lao động ở Công ty xây dựng sẽ do phòng kế hoạch tính toán thời gian để thực hiện từng giai đoạn trong quá trình thi công công trình hay còn được gọi là tiến độ thi công. Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội có đội ngũ kỹ sư, công nhân bậc cao tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình nhiều năm công tác nên mức lao động sản xuất là mức thực tế. Hiện nay Công ty đang dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng định mức lao động. 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động: Theo luật lao động thời gian làm việc là 5 ngày/tuần nhưng do Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là Công ty chuyên về thi công xây dựng và kinh doanh nên quy định thời gian làm việc quy định như sau: Thời giờ làm việc: 6 ngày/tuần từ thứ hai đến thứ bảy (48 giờ/tuần). Công ty có thể yêu cầu Người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần nhưng không quá 4 giờ/ ngày khi cần thiết. Thực tế, tuỳ theo đặc thù công việc của mỗi bộ phận thi công mà áp dụng chế độ làm việc có khác nhau và cũng tuỳ theo tiến độ thi công công trình khác nhau mà thay đổi thời gian cho ca làm việc mỗi thời điểm khác nhau:Ví dụ như các bộ phận làm việc do số máy móc có hạn hoặc tiền thuê máy cao máy trộn bê tông ( phải thuê khi số lượng máy ở Công ty không đủ cung cấp), máy ép cọc, máy đầm ... nên có thể kéo dài thời gian làm việc đến 11 giờ / ngày, nhưng không kéo dài liên tục quá một tháng. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 23
  • 24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Giờ làm việc đối với hành chính như sau: Sáng từ 8:00 đến 12:00 Chiều từ 13:00 đến 17:00. - Giờ làm việc theo ca như sau: Ca1: Từ 06:00 đến 14:00, Ca 2: Từ 14:00 đến 22:00, Ca 3: Từ 22:00 đến 06:00 ngày hôm sau. Thời giờ làm việc vào ban đêm tính từ 22:00 đến 06:00 - Thời giờ được tính vào giờ làm việc: nghỉ giữa ca 45 phút, thời giờ nghỉ cần thiết để giải quyết nhu cầu cán nhân. 01 giờ về sớm hoặc đến muộn cho lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Thời giờ làm thêm: Không quá 4 giờ/ngày, 20 giờ/tuần và không quá 200 giờ/năm. Nghỉ phép năm: + Nếu có số tháng làm việc liên tục là 12 tháng: 12 ngày phép + Nếu có số tháng làm việc liên tục dưới 12 tháng thì tính theo tỉ lệ tương ứng. Nghỉ lễ tết: 09 ngày/năm theo quy định, cụ thể như sau: + Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch) + Tết âm lịch 4 ngày (1 ngày cuối năm,3 ngày đầu năm AL) + Ngày giỗ tổ Vua Hùng 1 ngày (01 ngày 10/03 âm lịch) + Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/04 dương lịch) + Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 01/05 dương lịch) + Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 02/09 dương lịch) Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo. 2.2.4. Năng suất lao động: Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động là sức lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 24
  • 25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Năng suất lao động của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội phụ thuộc vào tiến độ thi công công trình đã ký kết với bên Chủ đầu tư. 2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo: * Công tác tuyển dụng lao động: Để đảm bảo chất lượng lao động đầu vào Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội duy trì và thực hiện quy trình tuyển dụng theo các trình tự: Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng + Căn cứ chức năng – nhiệm vụ và yêu cầu công việc tổ chức đánh giá năng lực, chuyên môn của toàn bộ CBCNV xác định nhu cầu bổ sung nhân lực, định hướng yêu cầu trình độ nghề nghiệp của vị trí cần bổ sung. + Đánh giá cân đối lao động chung toàn Công ty, tổng hợp nhu cầu trên cơ sở đánh giá của các đơn vị (trong trường hợp có thể thì tổ chức điều chuyển nội bộ). Nếu có nhu cầu tuyển dụng mới thì xây dựng định hướng trình độ tay nghề cần tuyển dụng trình Tổng Giám đốc duyệt thông qua ( Nếu là nhân viên thuộc các phòng ban) hoặc trình Giám đốc các Xí nghiệp xét duyệt ( Nếu nhu cầu tuyển dụng là các Xí nghiệp cần). Bước 2: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ ứng viên. + Thông báo nhu cầu tuyển dụng; tiêu chuẩn tuyển dụng; thời hạn nộp hồ sơ; thi tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua công ty giới thiệu việc làm hoặc các trường đào tạo. + Tiếp nhận, lên danh sách hồ sơ dự tuyển trình Hội đồng tuyển dụng. Bước 3: Tổ chức thi tuyển theo chuyên môn. Bước 4: Thử việc + Các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng sẽ được Công ty tiếp nhận thử việc, được bố trí vào những vị trí công tác phù hợp đề rèn luyện tay nghề nghiệp vụ; đúng theo vị trí ứng tuyển. + Được hưởng 80% lương trong 2 tháng thử việc với cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật, trong 01 tháng với công nhân kỹ thuật và các lao động khác. Bước 5: Tuyển dụng SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 25
  • 26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Sau khi hết thời gian thử việc, được các đơn vị sử dụng nhận xét tốt và đề nghị tuyển dụng, các ứng viên sẽ được quyết định tiếp nhận và ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên để nhanh chóng kiện toàn lực lượng sản xuất, Công ty cũng áp dụng các chiến lược “săn đầu người” và có các chế đãi ngộ đặc biệt với những lao động có trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao, thu hút trọng dụng họ để làm nòng cốt cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. * Công tác đào tạo: Công ty lập kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến. Chương trình đào tạo bao gồm: - Đào tạo công nhân mới. - Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ. - Thường xuyên đào tạo các chương trình quản lý chất lượng lao động và an toàn vệ sinh lao động cho các cán bộ ở công trường. Nhìn chung Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội luôn có chủ trương tích cực và đúng đắn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cũng như đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí cho công tác đào tạo nâng cao không nhỏ nhưng sau khi được đào tạo hầu hết số cán bộ công nhân phát huy được tính năng động sáng tạo, nâng cao được trình độ tay nghề, điều đó được thể hiện qua: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập cá nhân và tích luỹ vốn của doanh nghiệp đều tăng lên đáng kể. 2.2.6. Đơn giá tiền lương và tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội bao gồm các phần sau: - Tiền lương tháng: theo hệ số bậc lương do Nhà nước quy định. - Các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm. - Các khoản thưởng thêm: thưởng năm, thưởng hoàn thành kế hoạch. - Các khoản trả theo chế độ BHXH: Ốm đau, thai sản, ... * Xác định quỹ lương kế hoạch: SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 26
  • 27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và cân đối các yếu tố sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế. Công ty tiến hành xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch như sau: Công thức tính tổng quỹ lương như sau: ΣQL = Tmin x (HScbcvbq + HSpc) x định biên lao động x 12 tháng Trong đó: ΣQL : Tổng quỹ lương Tmin : Mức lương tối thiểu của Công ty HScbcvbq : Hệ số cấp bậc công việc bình quân HSpc : Hệ số bình quân các khoản phụ cấp. Năm 2011: dự kiến lợi nhuận 4.053.261.288 đồng. Doanh thu 202.119.014.688 đồng. Do đó Công ty đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm: Hệ số điều chỉnh vùng Kđ/c bình quân 0,78 Tiền lương tối thiểu tối đa = 830.000 x (1 + 0,78) = 1.477.400 đồng. Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng từ 830.000 đồng đến 1.477.400 đồng. Căn cứ vào nguồn tài chính năm 2011, Công ty chọn mức lương tối thiểu là: 900.000 đồng. Hệ số cấp bậc công việc bình quân là: 2,59 Hệ số phụ cấp là: 0,053 Trên cở sở những thông số trên, quỹ tiền lương của Công ty năm 2011 là: ΣQL = 900.000 x (2,59 + 0,053) x 177 người x 12 tháng = 5.052.358.800 đồng Tiền lương bình quân là: 5.052.358.800 : 177 người : 12 tháng = 2.378.700 đồng/ người/ tháng. Đơn giá tiền = ΣQL = 5.052.358.800 = 2,5 đồng/ 1.000 đồng Doanh thu ΣDT 202.119.014.688 doanh thu Vậy đơn giá tiền lương theo doanh thu của Công ty là 2,5đ/1.000đ doanh thu 2.2.7. Các hình thức trả lương: - Công ty áp dụng 03 hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên, cụ thể như sau: * Với công nhân trực tiếp thi công công trình hưởng lương theo ngày làm việc: Cán bộ quản lý sẽ chấm công những người tham gia lao động trong ngày. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 27
  • 28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Dựa vào bảng chấm công kế toán xí nghiệp sẽ tính lương cho công nhân trực tiếp theo mức lương thoả thuận đã được ký trong hợp đồng ngắn hạn giữa công nhân và giám đốc xí nghiệp. Lương của công nhân được tính như sau: Lương công nhân = ngày công làm việc thực tế tháng x mức lương thoả thuận. Bảng 2.10: Bảng thanh toán lương và thu nhập tháng 10 năm 2011 STT Họ và tên Số ngày công làm việc Đơn giá ngày công Tổng thu nhập tháng 1 Phạm Văn Đức 25 160.000 4.000.000 2 Đặng Văn Biên 25 160.000 4.000.000 3 Nguyễn Văn Hoàn 25 160.000 4.000.000 4 Vũ Đình Năng 24 160.000 3.840.000 5 Mai Văn Út 22 160.000 3.520.000 6 Nguyễn Văn Trọng 25 160.000 4.000.000 7 Mai Văn Trọng 25 160.000 4.000.000 8 Mai Văn Duy 25 160.000 4.000.000 9 Trần Văn Tuyên 25 160.000 4.000.000 10 Mai Văn Độ 18 160.000 2.880.000 11 Phạm Ngọc Ba 25 160.000 4.000.000 *Với bộ phận quản lý thi công trực tiếp : Xí nghiệp sẽ trả lương theo thoả thuận khi ký kết hợp đồng lao động. Lương của bộ phận quản lý được trả theo tháng. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 28
  • 29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội * Với cán bộ công nhân việc làm việc tại văn phòng Công ty: Lương được tính theo hệ số bậc lương của từng người và được cộng thêm phụ cấp điều chỉnh thu nhập tháng. Lương = (830.000 x bậc lương) + phụ cấp điều chỉnh thu nhập tháng – Các khoản phải trừ. Bảng 11: Bảng thanh toán lương, thu nhập tháng 12 năm 2011 (Trên cơ sở chấm công thanh toán bảo hiểm, thuế TNCN) Đơn vị: XNXL 5 S T T Họ và tên Hệ số tiền lương Phụ cấp Tổng cộng lương cơ bản Thu nhập từ lương cơ bản và phụ cấp đ/c TN tháng Tổng thu nhập tháng Các khoản phải trừ Giảm trừ gia cảnh Còn được lĩnh BHXH 7% BHYT 1,5% BHTN 1% Thuế TNCN 1 Đỗ Văn Sử 4.51 0.4 4,075,300 7,575,300 7,575,300 285,271 61,130 40,753 7,200,000 7,188,147 2 Nguyễn Thị Mai 2.34 1,942,200 4,182,200 4,182,200 135,954 29,133 19,422 4,000,000 3,997,691 3 Đinh Thị Linh 1.8 1,494,000 4,044,000 4,044,000 104,580 22,410 14,940 4,000,000 3,902,070 Tổng 8.65 0.4 7,511,500 15,801,500 15,801,500 525,805 112,673 75,115 0 15,200,000 15,087,908 SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 29
  • 30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Tiền thưởng cuối năm: Tiền thưởng cuối năm sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào doanh thu sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch của Công ty, nhưng không ít hơn 1 tháng lương thực tế bình quân của từng người lao động trong một tháng. Tiền thưởng cuối năm được trả vào một ngày trước ngày nghỉ tết âm lịch do Công ty xác định từng năm. 2.2.8.Nhận xét công tác lao động tiền lương: * Ưu điểm: - Công tác an toàn lao động được quan tâm đúng mức, cung cấp và thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ an toàn lao động. - Công tác đào tạo, tuyển dụng, xác định nhu cầu đào tạo của Công ty được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. - Cách trả lương khoán phần nào có tác dụng khuyến khích người lao động cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao trình độ lành nghề, công nhân đi làm đủ ngày công trong tháng. Người lao động khi hoàn thành công việc có thể tính được tiền lương của mình. Thời gian càng ngắn thì tiền lương trả cho người lao động càng chính xác. * Những vấn đề còn tồn tại: - Hình thức trả lương theo thời gian còn mang tính chất bình quân, chưa gắn với thành tích công tác của từng cá nhân. Không khuyến khích nhân viên tận dụng triệt để thời gian lao động để tăng năng suất và chất lượng công việc. - Sự phân cách giữa các bậc lương chưa phản ánh hết được năng lực, sự cống hiến và trách nhiệm của các nhân viên. Vì vậy, không phát huy hết tiềm năng của cán bộ có năng lực, chưa kích thích được họ làm việc một cách hăng say, hết mình. Trước tình hình thực tế nêu trên, để khắc phục những tồn tại về công tác tiền lương, gắn tiền lương với hiệu quả lao động, đảm bảo công bằng cho người lao động, kích thích người lao động hăng say trong công việc, gắn bó lâu dài với Công ty, tận tâm với công việc, phát huy tính sáng tạo trong công việc thì công cụ được sử dụng để thúc đẩy động lực ấy là công tác tiền lương. Vì vậy, để tiền lương thực sự có tác dụng thúc đẩy lao động, Công ty cần phải tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những nhược điểm trên và nâng cao hiệu quả công tác tiền lương tại Công ty. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 30
  • 31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 2.3. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp: NVL của Công ty cổ phần GP9 Hà Nội là những NVL thuộc loại dễ mua, dễ kiếm trên thị trường. Đa số là mua hàng trong nước sản xuất còn một phần nhỏ là mua hàng của nước ngoài do nước ta chưa sản xuất ( như: bấc thấm, dầu máy và một số vật liệu phụ khác ...). Tuy nhiên dù vật liệu được mua ở đâu thì khi về đến Công ty đều không được phép hao hụt, mất mát. Phải thanh toán và vận chuyển theo đúng số lượng thực tế nhập kho với chất lượng và quy cách phù hợp với yêu cầu và kế hoạch. Để đảm bảo cho quá trình thi công công trình đạt chất lượng cao thì việc lựa chọn và quản lý NVL là rất quan trọng. Mỗi công trình đều cần những loại NVL khác nhau, tuy nhiên một công trình xây dựng thường được sử dụng những NVL cơ bản giống nhau như: - NVL chính: là những vật liệu chủ yếu cấu thành nên các công trình như: + Xi măng + Sắt + Thép + Bê tông đúc sẵn + Gạch + ... - NVL phụ: bao gồm nhiều loại, chúng có tác dụng khác nhau để giúp những vật liệu chính có thể hoàn thiện được công trình như: + Sơn màu các loại + Que hàn, oxy, đất đèn, phụ gia ... - Nhiên liệu: cũng là một phần không thể thiều để điều hành các máy móc có thể hoạt động giúp công trình thi công được nhanh và chắc chắn hơn như: + Dầu hoả + Dầu máy + Dầu thuỷ lực - vật liệu cần thiết trong quá trình thi công gồm: + Cốp pha SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 31
  • 32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội + Dàn giáo + Thước nhôm + Một số thiết bị trong công nghệ thi công + ... Hiện nay, Công ty gồm hàng trăm loại NVL khác nhau được quản lý tại một kho do vậy việc quản lý NVL đã gặp nhiều khó khăn vì có những loại cồng kềnh và dễ hoen rỉ như sắt, thép và có những nhiên liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu. Cho nên Công ty phải có một hệ thống kho bãi đầy đủ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn trong công tác quản lý. Công ty thi công một lúc nhiều công trình khác nhau cho nên số lượng NVL Công ty phải chuẩn bị cũng là rất lớn. Việc xác định lượng NVL cần dùng của Công ty là hết sức quan trọng, Công ty đã chi tiết vật liệu cho từng công trình là rất cụ thể để tránh tình trạng thất thoát và lãng phí NVL một cách không cần thiết. Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất của tháng, quý trên cơ sở nhu cầu vật tư được xét duyệt trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã hoạt động rất tích cực, tìm kiếm các nguồn NVL đúng về quy cách, số lượng cũng như chất lượng một cách hợp lý, kịp thời cho công trình, nên hiện tượng thiếu hụt NVL và chậm tiến độ thi công là rất ít khi xảy ra. Dựa vào các bảng kế hoạch sản xuất cho các tháng, quý trong năm mà Phòng Kinh tế - Kế hoạch xây dựng nhu cầu vật tư cho từng tháng, từng quý. Đối với những vật tư nhập khẩu thường phải cân đối cho nhu cầu từ một đến hai quý một lần nhập. - Chính vì vậy nhu cầu vật tư nhiều hay ít phụ thuộc chính vào kế hoạch sản xuất do Phòng kế hoạch đưa ra và cũng một phần do dự đoán chiều hướng lên xuống của giá cả thị trường mà Phòng Kinh tế - Kế hoạch quyết định. 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng NVL: Mức sử dụng NVL là lượng NVL cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Phương pháp xây dựng mức sử dụng NVL: theo thống kê hoặc theo phương pháp tính toán phân tích. Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội có các kỹ sư hàng đầu về thiết kế và làm dự toán để tính toán khối lượng NVL thực tế cần dùng. Bằng kinh nghiệm thực tế và tính toán SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 32
  • 33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội theo dự toán việc xác định mức tiêu hao vật tư sản phẩm được ban hành kèm theo mỗi thiết kế công trình. Bảng 2.12: Mức sử dụng NVL cấp cho “Đường giao thông + thoát nước” STT Tên vật tư Công trình: Đường giao thông liên thôn Ấp đồn Đơn vị tính Số lượng 1 Đá 1 x 2 m3 99,533 2 Đá 2 x 4 m3 254,004 3 Đinh kg 51,597 4 Cát mịn 0,7 – 1,4 m3 13,720 5 Cát mịn 1,5 - 2 m3 26,083 6 Cát nền m3 528 7 Cát vàng m3 188,155 8 Dây thép kg 64,895 9 Gạch chỉ 6,5 x 10,5 x 22 Viên 39.523,550 10 Gỗ các loại m3 14,339 11 Nhựa đường kg 1.121,108 12 Thép tròn kg 3,080 13 Đinh đỉa Cái 113,948 14 Bu lông M16 Cái 90,895 15 Cát đen m3 610,098 16 Nước Lít 87.192,834 17 Xi măng PC30 kg 170.832 Nguồn số liệu - Phòng Kinh tế - Kế hoạch, năm 2011 2.3.3. Tình hình sử dụng NVL: Công ty xây dựng có đặc thù sản xuất sản phẩm khác biệt với các Công ty kinh doanh khác cho nên khi mỗi một HĐ được ký kết thì Công ty đều phải lên kế hoạch sử dụng một lượng lớn NVL khác nhau. Việc xác định lượng NVL thực tế sử dụng cho công trình là hết sức quan trọng và cần thiết cho nên Công ty đã phải chi tiết vật tư cho SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 33
  • 34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội từng công trình rất cụ thể để tránh tình trạng làm chậm tiến độ thi công cũng như làm thất thoát NVL. Sau mỗi tháng hoặc mỗi công trình, Phòng Kinh tế - Kế hoạch đều phải quyết toán tình hình sử dụng vật tư, NVL của mỗi Xí nghiệp. Nếu phát hiện thấy có chênh lệch, yêu cầu Thủ kho xem xét lại định mức, các xí nghiệp kiểm tra lại tình hình sử dụng nhằm tránh sử dụng lãng phí xảy ra. 2.3.4.Tình hình dự trữ: Xuất phát từ đặc điểm NVL chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Và vì NVL luôn biến động thường xuyên cho nên việc dự trữ NVL ở Công ty rất được coi trọng. Công ty Cổ phần GP9 luôn thi công những công trình có giá trị lớn, có những HĐ lên đến vài chục tỷ và ở nhiều địa điểm khác nhau cho nên khi các công trình được khởi công thì khối lượng vật tư sẽ được chuyển thẳng đến chân công trình. Tuy nhiên để tránh sự biến động và thiếu hụt trong quá trình sản xuất thì việc dự trữ NVL là rất cần thiết nhằm tránh sự lãng phí nhân công cũng như làm chậm tiến độ thi công có thể gây tổn thất lớn đến Công ty. BẢNG 2.13: Tổng hợp dự trữ một số nguyên vật liệu: STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng 1 Sắt xây dựng D6 Kg 10.000 2 Sắt xây dựng D10 Kg 8.000 3 Thép Φ8 HP vằn Kg 12.000 4 Xi măng Hoàng thạch Tấn 7.000 5 Thép Φ10 SD 295 Kg 9.000 6 ............ Nguồn : Phòng Kinh tế - Kế hoạch, năm 2011. Nhìn vào bảng tổng hợp dự trữ NVL, ta thấy nguồn vốn lưu động của Công ty tương đối khá vì Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn vào công tác dự trữ NVL. - Tình hình bảo quản: Công ty bảo quản NVL khá tốt, bảo đảm chất lượng NVL đúng, đủ. Công ty có điều kiện diện tích khá rộng lớn nên kho chứa NVL đã được đặt ngay tại Công ty và được sắp xếp hợp lý, gọn gàng và có khoa học nên NVL không bị xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát hay thiếu hụt. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 34
  • 35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội * Quy trình cấp phát NVL cho thi công được tiến hành như sau: Công ty đã tổ chức cấp phát NVL theo đúng tiến độ của công trình. Mỗi khi cấp phát Công ty thường áp dụng đầy đủ các thủ tục xuất kho theo đúng chuẩn mực của công trình, lập các biên bản và giấy xác nhận của Công ty vào các công trình đã được cấp phát. - Ví dụ như phiếu xuất kho: Đơn vị: XNXL7 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số C21-HD Địa chỉ: Ngày 22 tháng 6 năm 2011 ( Ban hành theo QĐ số 19/2006/QĐ- BTC Số: ................ Ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Nợ: ................................ Có: ................................. Họ tên người nhận hàng: Lê Văn Thịnh...Địa chỉ ( Bộ phận)............................ Lý do xuất kho: Xuất cho công trình đường giao thông liên thôn Ấp Đồn Xuất tại kho( Ngăn lô): Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. Địa điểm: Số 9 Đường Giải Phóng-Hai Bà Trưng-Hà Nội. Số TT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ (Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính SỐ LƯỢNG Đơn giá Thành tiền Yêu Thực cầu xuất A B C D 1 2 3 4 1 Gỗ ván 2 Cát mịn các loại 3 Bu lông M16 4 Đinh đỉa 5 Đinh Cộng: m3 m3 cái cái kg 3,4 40 90 114 52 3,4 40 90 114 52 1.870.00 0 65.000 15.000 3.000 13.000 6.358.000 2.600.000 1.350.000 342.000 676.000 11.326.000 Tổng số tiền ( Viết bằng chữ): Mười một triệu, ba trăm hai mươi sáu nghìn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: ............................................................................................... Ngày 20 tháng 6 năm 2011 Người lập Người nhận hàng Thủ kho kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 35
  • 36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Phòng Kế toán – Tài chính hàng tháng sẽ tổng hợp giá trị vật tư, NVL cấp phát cho sản xuất kinh doanh hàng tháng. 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định: *Tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được định với độ tin cậy cao. - Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên. - Có giá từ 10.000.000 đồng trở lên. * Tài sản lớn trong Công ty phần lớn là các loại sau: - Nhà xưởng, vật kiến trúc... - Máy móc, thiết bị xây dựng như: + Xe cẩu tự hành bánh lốp Đức, Nhật: 2 cái + Cần trục tháp POTAIN Pháp: 2 cái + Máy ép cọc Việt Nam: 2 cái + Máy đào bánh lốp SOLA-130: 2 cái + Máy trộn bê tông Trung Quốc: 26 cái + Máy trộn vữa Việt Nam, Trung Quốc: 12 cái + Thang tải Việt Nam 25-40m: 18 cái + Máy đầm bê tông: 40 cái + Máy đầm nền thuỷ lực Nhật: 6 cái + ................... - Phương tiện vận tải: + Xe tự đổ + Xe tải thùng + Xe tải nhẹ + Xe con - Máy cơ khí, sản xuất vật liệu - Các thiết bị thí nghiệm kiểm tra SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 36
  • 37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Các thiết bị thi công hạ tầng - Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý: + Máy tính các loại + Máy photocoppy Nikon: 3 cái + Máy in các loại + ....................... * Ví dụ: Công ty cổ phần GP9 Hà Nội mua 1 máy vận thăng nâng hàng của Công ty TNHH Thiên Hoà An là 72.000.000 VNĐ, chi phí lắp đặt chạy thử là 3.000.000 VNĐ. Dự kiến số năm sử dụng là 5 năm. Công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Ta có: Nguyên giá TSCĐ = 72.000.000 + 3.000.000 = 75.000.000 (VNĐ) Số khấu hao phải trích hàng tháng = 75.000.000 = 1.250.000 (VNĐ/tháng) 5 x 12 Bảng 2.14: Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ: Chỉ tiêu Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao hoặc năm sử dụng Mức khấu hao toàn doanh nghiệp I. Số khấu hao đã trích tháng trước - - - II. Số khấu hao tăng tháng này 75.000.000 5 năm 1.250.000 III. Số khấu hao giảm tháng này - - - IV. Số khấu hao phải trích tháng này - - 1.250.000 2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định: - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: Theo chuẩn mực kế toán và theo quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. - TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 37
  • 38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang cũng được tính vào TSCĐ. Riêng những chi phí sửa chữa bảo trì được tính vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳ khoản lỗ lãi nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (Khấu hao TSCĐ) Bảng 2.15: Cơ cấu tài sản cố định: ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 +/- % TSCĐ hữu hình 5.278.903.559 7.187.653.046 1.908.749.48 7 136,16% - Nguyên giá 7.287.769.063 10.544.637.681 3.266.868.61 8 144,69% - Giá trị hao mòn luỹ kế (2.008.865.504) (3.356.984.635) Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 - 2011 Năm 2010, 2011 là 1 năm biến động nhiều về việc mua sắm TSCĐ. Theo số liệu tính toán trên TSCĐ năm 2011 tăng 1.908.749.487 VNĐ tương ứng tăng 136,16% so với năm 2010. 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định: Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội là Công ty được thành lập lâu năm cho nên đã có chỗ đứng và uy tín ở thị trường trong nước. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng như Công ty, những vấn đề được quan tâm đó là không ngừng tiết kiệm chi phí. Trong hoạt động sản xuất của Công ty, chi phí NVL là một trong những yếu tố chiếm tỷ lệ lớn trong quá trình hoàn thiện những công trình. Do vậy tăng cường quản lý NVL là một vấn đề quan trọng góp phần tiết kiệm và tránh thất thoát NVL không đáng có. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 38
  • 39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Những thành tích về công tác quản lý mà Công ty đạt được: Tại Công ty công tác quản lý NVL được thực hiện tương đối chặt chẽ và có hiệu quả trong các khâu: + Thu mua + Bảo quản + Dự trữ + Sử dụng Việc làm này đã góp phần tích cực trong quá trình thi công. Mặc dù với khối lượng tương đối lớn, chủng loại khá đa dạng nhưng Công ty vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời NVL trong tiến trình sản xuất thi công. - Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm đạt được trong công tác quản lý NVL của Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc, những tồn tại cần khắc phục. Đó là Công ty cần xây dựng hệ thống kho thật tốt nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cho NVL, phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ trong khâu nhập, xuất NVL. - Nhận xét về công tác quản lý tài sản cố định: + Thứ nhất: nhu cầu về vốn thì tăng nhưng Công ty vẫn để một lượng TSCĐ tương đối lớn nằm chết chưa giải phóng. Đó là những TSCĐ chưa đưa vào sử dụng hay không cần dùng, chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, bị thất thoát một lượng vốn cố định. + Thứ hai: Do trình độ tay nghề của người lao động còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và không huy động tối đa công suất của nó. + Thứ ba: Tuy đã phân cấp TSCĐ của Công ty cho từng đối tượng sử dụng nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Việc quản lý chỉ trên hình thức sổ sách còn thực trạng ra sao thì kế toán không nắm bắt được bởi kế toán chỉ theo dõi về mặt nguyên giá và hao mòn, giá trị còn lại. Việc phân cấp chưa triệt để, chưa có biện pháp gắn trách nhiệm của người lao động vào máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng, cũng chưa có biện pháp thưởng phạt nghiêm minh để người lao động coi TSCĐ như là “ miếng cơm manh áo của mình”. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 39
  • 40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 2.4. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH: 2.4.1. Các loại chi phí ở Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội: Chi phí sản xuất gồm các khoản mục: - Chi phí NVL TT: là chí phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ... sử dụng trực tiếp cho thi công công trình. - Chi phí NCTT: là chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, trên tiền lương của công nhân trực tiếp thi công. - Chi phí SXC: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ thi công xây lắp chung tại bộ phận thi công, gồm: + Chi phí nhân viên: gồm chi phí về tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên bảo vệ, thủ kho, các cán bộ kỹ thuật ... tại công trường xây dựng. + Chi phí vật liệu: gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu thi công chung của công trình như dùng để sử chữa TSCĐ, dùng cho công tác quản lý tại công trường + Chi phí sử dụng máy thi công: phán ánh chi phí về máy thi công dùng cho nhu cầu thi công ở công trường. + Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng sản xuất. 2.4.2. Hệ thống sổ kế toán của Công ty: Sổ kế toán của Công ty được mở vào đầu kỳ kế toán năm. Việc ghi sổ nhất thiết phải căn cứ vào những chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính. Công ty cổ phần GP9 Hà Nội áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 40
  • 41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ nhật ký chung - Sổ chi tiết tài khoản - Sổ cái - Sổ đăng ký chứng từ Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc, bảng kê chi phí tại các xí nghiệp Sổ đăng ký chứng từ Bảng tính giá thành 1 sản phẩm Bảng tính giá Bảng cân đối tài khoản thành sản phẩm toàn công ty Báo cáo tài chính kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Sổ chi tiết Ghi chú Báo cáo quỹ hàng ngày Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ cái SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 41
  • 42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội *Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi vào nhật ký chung, bảng kê chứng từ vào sổ chi tiết. Từ nhật ký chung ghi vào sổ cái. - Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. - Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. - Cuối tháng (quý) phải tổng hợp số liệu khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập bảng tổng hợp chi tiết. - Sau khi đối chiếu khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng lập báo cáo kế toán. - Công ty sử dụng sổ kế toán chi tiết và tổng hợp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. - Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ chi tiết tài khoản, sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết thanh toán với người bán, thẻ kho, sổ quỹ tiền mặt, thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ, sổ chi tiết chi phí giá thành, .... 2.4.3. Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của doanh nghiệp: - Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình ở phần thu nhập chịu thuế tính trước ( Thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo tỷ lệ quy định của Nhà nước). - Giá thành kế hoạch: là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cở sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành dự toán và giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán – Mức hạ giá thành dự toán. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 42
  • 43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế: * Phương pháp tập hợp chi phí: - Tập hợp chi phí NVLTT: Chi phí NVLTT là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành. Do vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí NVL có tầm quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công đồng thời tính chính xác giá thành công trình xây dựng, từ đó tìm ra biện pháp tích kiệm chi phí, hạ giá thành. Để hạch toán chi phí này, Công ty sử dụng tài khoản 621 – Chi phí NVLTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. - Tập hợp chi phí NCTT: Chi phí nhân công tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội bao gồm lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp trích theo lương cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất (Công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trường). Đối với yếu tố chi phí NCTT, Công ty thực hiện theo phương pháp khoán gọn cho đội xây dựng. Công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng tại công trường không phải là công nhân thuộc danh sách của Công ty mà là công nhân thuê ngoài theo hợp đồng mùa vụ. Chi phí NCTT cho số lao động này được hạch toán vào tài khoản 141, số tiền này bao gồm cả chi phí bảo hiểm và kinh phí công đoàn. Bộ phận quản lý đội mới thuộc danh sách công nhân của Công ty, được hạch toán vào tài khoản 334 và tài khoản 627. Nhưng phần chi phí bảo hiểm của bộ phận quản lý lại được hạch toán vào tài khoản 642 cùng với nhân viên văn phòng. Để hạch toán chi phí NCTT, Công ty sử dụng tài khoản 622 – Chi phí NCTT. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Tại Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội việc tính chi phí sử dụng MTC được tính cả trên Công ty và dưới xí nghiệp. MTC sử dụng cho công trường có cả máy do các Xí nghiệp thuê về thi công và có cả máy do Công ty tự có.Đối với máy thuê ngoài thông thường xí nghiệp thuê luôn cả máy, người lái và các vật tư cần thiết cho chạy máy. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 43
  • 44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC, Công ty sử dụng tài khoản 623 – Chi phí sử dụng MTC. Tài khoản này được mở chi tiết cho trừng công trình, hạng mục công trình. Đối với chi phí khấu hao MTC: hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao Công ty lập cho mọi TSCĐ, lệnh điều động máy của Công ty, kế toán trích khấu hao máy cho từng công trình. Công ty áp dụng trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng: Mức trích khấu hao hàng tháng = nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao 4 tháng Tỷ lệ khấu hao = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng kê thanh toán của Xí nghiệp, bảng chi tiết vật tư sử dụng cho MTC, bảng thanh toán lương tổ máy, hoá đơn vật liệu chạy máy, bảng tính khấu hao TSCĐ lập chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết các tài TK 623 ... - Tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí chung tại Công ty bao gồm: + Lương, thưởng của nhân viên quản lý đội, nhân viên bảo vệ. + Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm phục vự quản lý chung của đội. + Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí lán trại tạm thời. + Chi phí bằng tiền khác. Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, Công ty sử dụng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. - Ví dụ: SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 44
  • 45. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội BẢNG 2.16: TẬP HỢP CHI PHÍ (Quý III năm 2011) Số hợp đồng Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí sử dụng MTC Chi phí SXC Tổng chi phí HĐ 45/2010 5.956.128.000 982.168.000 108.683.000 219.462.900 7.446.441.900 HĐ 47/2010 2.315.869.000 385.000.000 95.627.500 98.631.300 2.895.127.800 ...... ........... .......... .......... ......... Tổng 21.715.114.000 2.246.891.000 327.652.000 605.267.000 24.894.924.000 Hμ Néi, ngμy th¸ng n¨m 2011 Thñ trëng ®¬n vÞ KÕ to¸n trëng Ngêi ghi sæ (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) * Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp: Để tổng hợp chi phí xây lắp cuối kỳ, Công ty sử dụng TK 154, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Tại Công ty tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến sản phẩm xây lắp đều được kết chuyển sang Bên Nợ TK 154 theo từng đối tượng giá thành. Bên Có của TK này phát sinh khi Công ty xuất hoá đơn bán hàng cho bên giao thầu. Ở Công ty các hợp đồng xây dựng có giá trị nhỏ được bên A trả tiền 1 lần khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng và thanh lý hợp đồng. Khi đó Công ty xuất hoá đơn bán hàng và giá trị là giá trị thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này TK 154 được ghi số dư bên Nợ đến khi công trình hoàn thành và kết chuyển hết sang TK 632 một lần. Với những hợp đồng có giá trị lớn được Công ty trả nhiều theo từng đợt thanh toán khối lượng, sau những lần chuyển tiền, Công ty xuất hoá đơn có giá trị bằng số tiền bên A ( Bên Chủ đầu tư) trả, sau khi xuất hoá đơn và nhận tiền Công ty kết chuyển giá thành. Số tiền kết chuyển bằng số tiền ghi nhận doanh thu. Như vậy sẽ có bút toán ghi: Nợ TK 632 ( Giá vốn hàng bán) Có TK 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 45
  • 46. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Số chi phí còn lại chưa được kết chuyển sang TK 632 sẽ được ghi trên TK 154. Tất cả các nghiệp vự kết chuyển giá vốn khi phản ánh doanh thu được tổng hợp trên 1 chứng từ ghi sổ. Hàng tháng, căn cứ vào số liệu kế toán về các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng cho từng công trình được biểu hiện trên chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp các khoản mục chi phí đó, lấy bút toán kết chuyển từ các chứng từ ghi sổ để vào sổ chi tiết TK 154 của các công trình tương ứng. Cuối quý căn cứ vào các sổ chi tiết các TK: TK 621, 622, 623, 627. Kế toán lập bảng tổng hợp chi phí phát sinh toàn Công ty, số liệu trên bảng tổng hợp là căn cứ lập chứng từ ghi sổ vào cuối mỗi quý, chứng từ ghi sổ này chỉ để ghi nghiệp vụ liên quan đến phần kết chuyển chi phí sang TK 154, chứng từ ghi sổ đó và chứng từ ghi sổ phản ánh giá vốn là căn cứ lập sổ cái TK 154. * Tính giá thành thực tế: - Xác định chi phí tồn kho TK 154: bán thành phẩm, sản phẩm dở dang : Sản phẩm làm dở của Công ty chính là các công trình, hạng mục công trình đến cuối ký hạch toán vẫn còn trong giai đoạn thi công chưa hoàn thành bàn giao. Xác định khối lượng dở dang: Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán chi phí có nhiệm vụ xác định khối lượng dở dang của từng công trình, hạng mục công trình trên cở sở căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí trong kỳ của từng công trình, và chi phí dở dang đầu kỳ sau đó trừ đi khoản tiền mà bên A đã thanh toán trong kỳ. Đó chính là khối lượng thi công dở dang nếu như công trình chưa hoàn thành. CP dở dang CK = CP dở dang ĐK + CP phát sinh trong kỳ - Bên A trả trong kỳ + Ví dụ: Công trình “ cải tạo ban quản lý dự án Từ Liêm” quý III/2011: Dở dang đầu kỳ: 986.603.200đ Phát sinh trong kỳ: 2.895.127.800đ Số Bên A thanh toán trong kỳ: 3.881.731.000đ CP dở dang CK = 986.603.200 + 2.895.127.800 - 3.881.731.000 = 0 (đồng) - Tính giá thành sản phẩm xây lắp: + Đối tượng tính giá thành: đối tượng tính giá thành của Công ty cũng là công trình và hạng mục công trình bàn giao. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 46
  • 47. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội + Kỳ tính giá thành: kỳ tính giá thành Công ty phụ thuộc vào thời điểm công trình, hạng mục công trình thi công xong, được nghiệm thu và lập phiếu thanh toán. + Phương pháp tính giá thành: Sản phẩm XDCB phụ thuộc vào mục đích yêu cầu của người sử dụng thông qua các hợp đồng kinh tế, đó chính là các đơn đặt hàng của khách hàng. Do vậy, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máy thi công, chi phí SXC được hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc tính giá thành sản phẩm chỉ đối với những công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và toàn bộ số chi phí sản xuất tập hợp theo đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với công trình chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp sau khi đã trừ đi các khoản mà bên A thanh toán trong thời gian thi công được coi là chi phí sản xuất dở dang. Công ty lập thẻ tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao vào cuối tháng bàn giao. Ví dụ: Thẻ tính giá thành tại công trình: Trường trung học cở sở cầu giấy: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH Công trình: Trường THCS Cầu Giấy – HĐ 15/2009 Chỉ tiêu Số tiền Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 459.281.000 Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 1.283.942.400 Số tiền bên A đã thanh toán 2.082.000.000 Giá thành sản phẩm xây lắp 3.825.223.400 2.4.5. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp: * Ưu điểm: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Từng nhân viên được phân công thực hành cụ thể vì thế tính chuyên môn hoá cao đem lại hiệu quả cao SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 47
  • 48. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội trong công việc. Việc lựa chọn hình thức kế toán sổ nhật ký chung là phù hợp với những doanh nghiệp xây lắp nói chung và công ty nói riêng, giảm được tối đa khối lượng công việc và dễ dàng kiểm tra. Việc theo dõi tình hình thi công, tình hình sử dụng chi phí từ công trình được quản lý chặt chẽ. Ngoài việc phân cấp có kế toán xí nghiệp, Công ty còn mở sổ chi tiết cho từng công trình điều này đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho toàn Công ty. - Về tập hợp chi phí NVLTT: do đặc điểm của ngành XDCB, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Việc công ty dự trữ một luợng lớn NVL đã giúp cho việc cung ứng vật tư luôn được kịp thời, tiến độ thi công luôn được đảm bảo. Các Xí nghiệp tự tập hợp chi phí NVLTT giúp việc kiểm soát khối lượng theo dự toán được chính xác hơn, sát với dự toán hơn. Việc tập hợp chi phí từ xí nghiệp làm cho giảm nhẹ việc cho phòng kế toán, giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp nhanh chóng và chính xác hơn. - Về tập hợp chi phí NCTT: Việc lựa chọn phương pháp trả lương ở Công ty là rất phù hợp. Hình thức khoán được sử dụng để giao việc cho công nhân, hiệu quả làm việc của từng người được giám sát bởi chính tổ trưởng tổ công nhân và đó cũng là căn cứ để đội trưởng tính lương cho công nhân, việc giám sát đó còn liên quan trực tiếp đến lợi ích của người đội trưởng đó. Như vậy, tạo điều kiện thúc đẩy chất lượng lao động, người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc và sẽ đảm bảo được tiến độ thi công và chất lượng công trình xây dựng. - Về tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Việc sử dụng nhật trình máy và lệnh điều động xe, máy thi công giúp Công ty kiểm tra được chính xác số giờ công máy. - Về tập hợp chi phí sản xuất chung: + Đối với chi phí khấu hao TSCĐ được tính toán chính xác theo quy định. + Đối với các chi phí dịch vụ mua ngoài đòi hỏi phải có chứng từ hợp lệ. Những chi phí phát sinh cho nhiều công trình được tập hợp và phân bổ hợp lý, đảm bảo chính xác. - Về tính giá thành của sản phẩm: Công ty thực hiện tính giá thành của khối lượng xây lắp hoàn thành từng quý, từng quý Công ty đều lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành toàn Công ty. Điều này tạo thuận lợi cho việc quản lý chi phí, giá thành, dễ so sánh đối chiếu số liệu với số liệu dự toán để kịp thời khắc phục việc hao phí chi phí. SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 48
  • 49. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội * Những tồn tại: Sự ra đời của chế độ kế toán mới cùng với những thông tư, nghị định sửa đổi bổ sung ... các cách hạch toán đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kế toán của Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội. Vì vậy không thể tránh khỏi những tồn tại nhất định trong công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp cần được khắc phục: - Việc cập nhật chứng từ từ các Xí nghiệp và vào sổ kế toán được thực hiện vào cuối tháng, mà Công ty có nhiều Xí nghiệp và các Xí nghiệp lại có các công trình ở các tỉnh nên việc tập hợp chứng từ thường bị muộn. Vì vậy việc hạch toán vào sổ của Công ty thường bị muộn. - Về chi phí máy thi công: chi phí BHXH và chi phí công đoàn của nhân viên lái máy được cho vào chi phí quản lý là không chính xác. 2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH : 2.5.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: Bảng 2.17: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2011 ĐVT: 1.000 VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm Tăng giảm 2011 so với 2010 2010 2011 tương đối tuyệt đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 160.432.903.437 202.119.014.688 126% 41.686.111.251 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - 1. Doanh thu thuần 10 160.432.903.437 202.119.014.688 126% 41.686.111.251 2. Giá vốn hàng bán 11 152.350.132.785 192.485.276.604 126,34% 40.135.143.819 3. Lợi nhuận gộp 20 8.082.770.652 9.633.738.084 119,2% 1.550.967.432 (20 = 10-11) SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 49
  • 50. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.832.866.083 3.377.214.158 184,26% 1.544.348.075 5. Chi phí tài chính 22 643.811.671 1.021.313.474 158,64% 377.501.803 6. Chi phí bán hàng 24 - - - - 7. Chi phí quản lý 25 8.579.735.341 7.566.377.480 88,2% (1.013.357.861) doanh nghiệp 8. Lợi nhuận thuần (30 = 20+(21-22)- (24+25)) 30 1.384.179.446 8.846.522.576 639,12% 7.462.343.130 9. Thu nhập khác 31 669.891.685 - 10. Chi phí khác 32 21.834.887 370.000.000 11. Lợi nhuận khác 40 648.056.798 (370.000.000) (40 = 31 – 32) 12. Tổng lợi nhuận trước thuế. 50 1.340.146.521 4.053.261.288 302,45% 2.713.114.767 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 307.504.427 1.015.307.475 14. Lợi nhuận sau thuế 60 1.032.642.094 3.037.953.813 294,2% 2.005.311.719 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - 3.832 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán GP9 Hà Nội, 2011 Theo số liệu Bảng trên: Doanh thu năm 2011 của công ty đạt 202.119.014.688 đồng tăng 41.686.111.251 đồng tương ứng với 126% so với năm 2010. Doanh thu của Công ty tăng kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng lên. Cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán của Công ty là 192.485.276.604 VNĐ tăng 40.135.143.819 VNĐ tương ứng 126,34% so với năm 2010 có giá vốn hàng bán là 152.350.132.785 VNĐ. Với kết quả thể hiện trên bảng trên ta nhận thấy: năm 2011 là một năm Công ty đã ra sức tiết kiệm chi phí quản lý phát sinh nên chi phí quản lý doanh nghiệp giảm một cách rõ rệt. Cụ thể: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 của Công ty là: 7.566.377.480 VNĐ giảm 1.013.357.861 VNĐ và tương ứng bằng 88,2% so với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 của Công ty là: 8.579.735.341 VNĐ . SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 50
  • 51. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Sau khi Công ty Cổ phần GP9 Hà Nội chuyển đổi từ Công ty Nhà Nước sang mô hình Công ty Cổ phần đã nỗ lực hết sức để đẩy cao doanh thu, giảm thiểu chi phí cho nên lợi nhuận sau thuế của năm 2011 tăng lên đáng kể so với năm 2010. Cụ thể là tăng 2.005.311.719 VNĐ tương ứng với 294,2% 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán: Bảng 2.18: Bảng cân đối kế toán năm 2010 - 2011 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Mã số Năm Tăng giảm 2011 so với 2010 2011 2010 TÀI SẢN Tương đối tuyệt đối A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 131.939.862.202 140.165.968.226 106,23% 8.226.106.024 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 31.987.311.174 4.810.187.689 15,04% (27.177.123.485) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 30.646.645.381 57.391.418.392 187,27% 26.744.773.011 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 24.139.480.741 28.531.247.636 118,2% 4.391.766.895 1. Phải thu của khách 131 22.688.575.557 27.847.897.556 122,74% 5.159.321.999 2. Trả trước người bán 132 470.604.623 - 3. Phải thu nội bộ 133 735.718.146 683.350.080 92,88% (52.368.066) SV: Nguyễn Thị Trà My CH10 - 15041 Lớp QTDN – K14 51