SlideShare a Scribd company logo
MỤC LỤC
Đề mục Trang
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn...............................................................................................................i
Tóm tắt....................................................................................................................ii
Mục lục..................................................................................................................iii
Danh sách hình vẽ..................................................................................................vi
Danh sách bảng biểu.............................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài.................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài...............................................................................................2
1.3 Ý nghĩa và phạm vi đề tài.............................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................7
2.1 Tổng quan về dự báọ.....................................................................................7
2.1.1 Phân loại dự báọ...................................................................................8
2.2 Các phương pháp dự báọ.............................................................................9
2.2.1 Các phương pháp dự báo định tínhï......................................................9
2.2.2 Các phương pháp dự báo định lượngï..................................................9
2.2.3 Giám sát và kiểm sốt dự báo..............................................................14
2.3 Hoạch định tổng hợp...................................................................................15
2.3.1 Đối tượng và phạm vi của hoạch định................................................15
2.3.2 Mục tiêu của hoạch định....................................................................16
2.3.3 Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp.............................17
2.4 Các phương pháp hoạch định....................................................................20
2.4.1 Phương pháp trực quan.......................................................................20
2.4.2 Phương pháp biểu đồ và đồ thị...........................................................20
2.4.3 Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng..........................................21
2.4.4 Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện...............................21
2.4.5 Phương pháp tốn áp dụng cho kế hoạch tổng hợp............................21
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY Công ty TNHH cơ
khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ............................................................................23
3.1 Giới thiệu công ty và các hoạt động chính.................................................23
23
3.1.1 Giới thiệu công ty...............................................................................23
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................23
3.1.3 Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh........................................24
3.1.4 Cơ cấu tổ chức....................................................................................26
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................29
3.2 Phân tích thực trạng sản xuất tại công ty..................................................29
3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại 2 phân xưởng........................................................29
3.2.2 Qui trình sản xuất...............................................................................29
3.2.3 Một số sản phẩm chủ lực của công ty.................................................31
3.2.4 Nguyên vật liệu..................................................................................33
3.2.5 Tình hình nhân sự...............................................................................33
3.2.6 Tình hình hoạch định tại công ty........................................................34
3.3 Đánh giá kết quả của quá trình phân tích.................................................35
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM....................................................37
4.1 Mục tiêu dự báo...........................................................................................37
4.2 Phương pháp dự báo...................................................................................37
4.2.1 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng.............37
4.2.2 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định tính................39
4.3 Dự báo dây chuyền máy..............................................................................40
4.4 Dự báo sản phẩm máy.................................................................................41
4.4.1 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định lượng..............41
4.4.2 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định tính..................49
4.5 Dự báo phụ tùng..........................................................................................51
4.5.1 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định lượng.......................51
4.5.2 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định tính..........................55
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP............................................................56
5.1 Tổng hợp các số liệu dự báo.......................................................................56
5.2 Hoạch định các kế hoạch sản xuất.............................................................62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................70
6.1 Kết luận........................................................................................................70
6.2 Kiến nghị......................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
24
PHỤ LỤC
25
DANH SÁCH CÔNG THỨC, BẢNG BIỂU
Danh sách công thức tính
Công thức 2 – 1: Công thức tính bình quân di động
Công thức 2 – 2: Công thức tính bình quân di động có trọng số
Công thức 2 – 3: Công thức dự báo theo phương pháp san bằng số mũ
Công thức 2 – 4: Công thức tính độ lệch tuyệt đối bình quân MAD
Công thức 2 – 5: Công thức dự báo nhu cầu theo xu hướng
Công thức 2 – 6: Công thức tính thành phần xu hướng tác động
Công thức 2 – 7: Công thức tính hệ số a, b theo đường thẳng thống kê
Công thức 2 – 8: Công thức tính hệ số a, b theo đường thẳng thông thường
Công thức 2 – 9: Công thức tính chỉ số mùa
Công thức 2 – 10: Công thức tính tính hiệu theo dõi
Danh sách bảng biểu
Bảng 1 – 1: Chuyển đổi nhu cầu phụ tùng thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Bảng 1 – 2: Chuyển đổi nhu cầu máy thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Bảng 1 – 3: Chuyển đổi nhu cầu dây chuyền thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Bảng 1 – 4: Bảng tổng hợp khả năng chưa đáp ứng nhu cầu
Bảng 4 – 1: Các thành phần chính trong dây chuyền xay xát gạo 40tấn/giờ
Bảng 4 – 2: Bảng tổng hợp số liệu máy thực tế
Bảng 4 – 3: Tổng hợp số liệu máy Xát Trắng
Bảng 4 – 4: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu máy Xát Trắng
Bảng 4 – 5: Dự báo máy Xất Trắng
Bảng 4 – 6: Kết quả dự báo máy Xát Trắng
Bảng 4 – 7: Kết quả dự báo các loại máy
Bảng 4 – 8: Dự báo máy làm nguội
Bảng 4 – 9: Kết quả dự báo máy
Bảng 4 – 10: Bảng số liệu phụ tùng theo phương pháp định lượng
Bảng 4 – 11: Bảng kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định lượng
Bảng 4 – 12: Kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định tính
26
Bảng 5 – 1: Tổng hợp số liệu dự báo máy
Bảng 5 – 2: Tổng hợp số liệu dự báo phụ tùng
Bảng 5 – 3: Tổng hợp số liệu dự báo dây chuyền
Bảng 5 – 4: Tổng hợp số liệu tồn kho phụ tùng
Bảng 5 – 5: Tổng hợp số liệu tồn kho máy
Bảng 5 – 6: Khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty cho quý I/2008
Bảng 5 – 7: Tổng hợp các loại chi phí
Bảng 5 – 8: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 1
Bảng 5 – 9: Số ngày sản xuất của công ty
Bảng 5 – 10: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 2
Bảng 5 – 11: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 3
Bảng 5 – 12: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 4
Bảng 5 – 13: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 5
Bảng 5 – 14: Tổng hợp chi phí của các kế hoạch
Bảng 5 – 15: So sánh kế hoạch 2 và kế hoạch 5
Danh sách hình vẽ
Hình 1 – 1: Cách tổng hợp thời gian sản xuất sản phẩm
Hình 4 – 1: Đồ thị thể hiện xu hướng của máy Xát Trắng.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Chương 1 gồm những nội dung:
♦ Lý do hình thành đề tài
♦ Ý nghĩa và phạm vị đề tài.
♦ Mục tiêu nghiên cứu
♦ Phương pháp nghiên cứu.
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
27
Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ là một doanh nghiệp vừa và
nhỏ, được hình thành và phát triển lên từ gia đình, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo.
Do đặc thù phát triển của công ty, nên quá trình bố trí sản xuất và nhân sự còn nhiều
điểm chưa hợp lý. Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự,
đặc biệt là ở khu vực sản xuất.
Trong những năm gần đây, các đơn hàng của công ty đang tăng nhanh, đặc biệt là vào
giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 5, nhu cầu tăng rất nhiều so với các tháng còn lại (do
nhu cầu gạo xuất khẩu tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm và bắt đầu vào vụ mùa
đông xuân).
Nhu cầu tăng nhanh đã dẫn đến năng lực sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của
khách hàng. Công nhân tại xưởng phải thường xuyên tăng ca, mức độ tăng ca cao đã
gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân.
Bên cạnh đó, hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng đã dẫn đến việc không thể đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng vào mùa vụ, đó là nguyên nhân giao hàng trễ thường
xuyên xảy ra trong hai năm trở lại đây (thời gian giao hàng trễ đôi khi kéo dài đến 2
tháng). Trong khi đó, ở những tháng khác lại không tận dụng hết năng lực sản xuất
vốn có.
Chính vì thế, dự báo nhu cầu sản phẩm và hoạch định tổng hợp là điều hồn tồn cần
thiết cho công ty. Dự đốn được nhu cầu sản phẩm trong tương lai, công ty có thể chủ
động chọn cho mình một kế hoạch hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường
với mức chi phí tối ưu.
Qua việc dự báo và hoạch định tổng hợp, công ty sẽ khắc phục được những vấn đề còn
tồn tại, đồng thời qua đó cũng tận dụng được các nguồn tài nguyên trong sản xuất và
tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Dự báo nhu cầu sản phẩm cho quý I năm 2008.
 Hoạch định tổng hợp sản xuất cho quý I năm 2008.
1.3. Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Ý nghĩa:
Đề tài này giúp công ty xác định được nhu cầu sản phẩm và có thêm những cơ sở để
quyết định phương pháp sản xuất trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, giúp cho công
ty có thể ra quyết định bố trí lại tình hình nhân sự tại công ty một cách hợp lý hơn.
Dự báo nhu cầu và hoạch định tổng hợp sản xuất sẽ giúp công ty chủ động hơn trong
việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khắc phục được việc giao hàng trễ hẹn và
lựa chọn được chiến lược sản xuất phù hợp với mức chi phí thấp nhất.
Giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất hiện tại, ứng dụng được những
kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tác giả cũng học hỏi và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm sống trong quá trình thực hiện đề tài này.
28
Phạm vi đề tài:
Dự báo nhu cầu máy của công ty vào quý I năm 2008. Dựa vào kết quả dự báo máy và
kết quả dự báo phụ tùng để hoạch định tổng hợp sản xuất tại 2 phân xưởng của Công
ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sau khi tìm hiểu hình thức hoạt động và sản xuất của công ty. Tác giả nhận thấy sự
cần thiết của đề tài đối với công ty và quyết định chọn lựa đề tài này.
Phương pháp thực hiện đề tài được trình bày theo thứ tự theo các bước trong mô hình
sau.
Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài
Để hình thành đề tài này, tác giả tiến hành tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà doanh
nghiệp gặp phải, lựa chọn đề tài để giải quyết được các vấn đề của công ty.
Qua tìm hiểu và phân tích hiện trạng, nhận thức được các vấn đề khó khăn hiện nay
của công ty, tác giả nhận thấy đề tài hoạch định tổng hợp sẽ giải quyết tạm thời được
các vấn đề mà công ty đang gặp phải.
Sau khi nhận dạng vấn đề và hình thành đề tài, tác giả tiến hành liệt kê ra tất cả các
thông tin cần thiết cho đề tài.
Thông tin được thu thập trong đề tài gồm 2 loại: Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.
Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các phòng ban trong công ty (số liệu dự báo về
phụ tùng, hàng tồn kho, doanh số, doanh thu, chi phí có liên quan đến quá trình sản
xuất…)
Thông tin sơ cấp: Thông qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp để hiểu rõ hiện trạng sản
xuất của công ty.
Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý để đảm bảo tính chính xác cho việc
dự báo và hoạch định.
Sau khi thu thập và xử lý các thông tin, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình dự báo
và hoạch định tổng hợp cho công ty.
29
Nhận dạng vấn đề tồn tại
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Hình thành mô hình
nghiên cứu
Dự báo nhu cầu sản phẩm
Hoạch định sản xuất
Mô hình nghiên cứu
Mô hình dự báo
Tổng hợp số liệu
Chọn mô hình dự báo
Thử nghiệm trên mô hình
Tổng hợp kết quả dự báo
Dự báo sản phẩm
Mô hình hoạch định
Tổng hợp số liệu
Lập các kế hoạch
Lựa chọn kế hoạch tối
ưu
Phân tích đặc điểm của
từng kế hoạch
30
Mô hình dự báo:
Sau khi thu thập số liệu của các sản phẩm, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm của sản
phẩm như: xu hướng phát triển, đặc điểm của số liệu, chu kỳ phát triển, hoặc có thể có
các yếu tố tác động…Sau đó, tiến hành phân loại chúng theo những nhóm khác nhau.
Các sản phẩm cùng nhóm sẽ được dự báo theo cùng một phương pháp dự báo, tác sẽ
chọn ra một sản phẩm tiêu biểu để xây dựng mô hình dự báo cho nhóm sản phẩm.
Sau khi dự báo thử nghiệm trên một sản phẩm, nếu sai số nằm trong giới hạn cho phép
chấp nhận, tác giả mới bắt đầu tiến hành dự báo cho tất cả các sản phẩm trong nhóm.
Mô hình hoạch định:
Các kết quả dự báo sản phẩm sẽ được tổng hợp, nhu cầu sản phẩm được chuyển đổi
thành nhu cầu thời gian cần sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Hình 1 -1: Cách tổng hợp thời sản xuất sản phẩm
Phương pháp chuyển đổi được minh họa bằng ví dụ sau:
Bảng 1 – 1: Chuyển đổi nhu cầu phụ tùng thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Phụ Tùng Nhu cầu dự báo Đơn vị Thời gian sản xuất (Phút)
Loại A 200 Cái 3.000
Loại B 300 Thanh 5.000
Loại C 50 Cục 500
Loại D 250 Cặp 800
Khác 100 Bộ 1.500
Tổng 800 Cái 10.800
Bảng 1 – 2: Chuyển đổi nhu cầu máy thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
31
Dự báo nhu cầu phụ tùng
(Thời gian)
Dự báo nhu cầu máy
(Thời gian)
Dự báo nhu cầu dây
chuyền
(Thời gian)
Tổng thời gian cần sản xuất để đáp
ứng được nhu cầu
Máy Nhu cầu dự báo Đơn vị Thời gian sản xuất
(Phút)
Máy A 510 Máy 80.000
Máy B 100 Máy 8.500
Máy C 280 Máy 5.000
Máy D 10 Máy 2.000
Khác 80 Máy 10.000
Tổng 980 Máy 105.500
Bảng 1 – 3: Chuyển đổi nhu cầu dây chuyền thành nhu cầu thời gian cần sản xuất
Dây chuyền máy CRM 10T Đơn vị Thời gian sản xuất
(Phút)
Máy C 2 Máy 1.000
Máy E 8 Máy 20.000
Máy C 1 Máy 7.000
Phụ tùng D 10 Bộ 2.000
Phụ tùng khác 15 Cái 1000
Tổng 36 Máy 24.000
Bảng 1 – 4: Bảng tổng hợp khả năng chưa đáp ứng nhu cầu
- Tổng thời gian sản xuất theo nhu cầu dự báo
- Thời gian sản xuất ra lượng tồn kho cuối kỳ
- Thời gian cần sản xuất trong quý
- Năng lực sản xuất của công ty
140.300
5.000
135.300
130.000
Khả năng chưa đáp ứng được nhu cầu 5.300
Dựa vào đặc điểm sản phẩm của công ty và của ngành cơ khí tác giả tiến hành xây
dựng các chiến lược mà công ty có thể thực hiện được với chi phí hợp lý nhưng vẫn
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chiến lược được chọn lựa phải thỏa mãn các đặc điểm sau:
32
 Là chiến lược công ty có thể thực hiện được.
 Đáp ứng được nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.
 Chiến lược đó không gây trở ngại cho hệ thống sản xuất hiện tại.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 gồm các nội dung:
♦ Tổng quan về dự báo
♦ Các phương pháp dự báo
♦ Lý thuyết về hoạch định tổng hợp
♦ Các phương pháp hoạch định tổng hợp thường sử dụng
2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết
định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này
có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. Điều này sẽ
càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị trường, mang tính chất cạnh tranh cao.
Dự báo là khoa học và làø nghệ thuật tiên đốn những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên các số liệu
phản ảnh tình hình thực tế ở hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình
hình, dựa vào các mô hình tốn học để dự đốn tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương
lai. Nhưng các dự đốn này thường sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiệc các tình huống
kinh tế, tình huống quản trị không hồn tồn phù hợp với mô hình dự báo. Vì vậy, cần
kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo với kinh nghiệm và tài nghệ phán đốn của
các chuyên gia, các nhà quản trị mới có thể đạt được các quyết định có độ tin cậy cao
hơn.
Mặt khác các kỹ thuật dự báo khác nhau thường cho ta các kết quả dự báo có khi khác
xa nhau. Chưa có một kỹ thuật nào tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp cần dự
báo. Vì vậy đối với một số vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất là khi dự báo dài hạn
người ta thường dùng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ vào độ lệch chuẩn để chọn lấy
kết quả thích hợp.
2.1.1 Phân loại dự báo
33
Căn cứ vào thời đoạn dự báo
a. Dự báo ngắn hạn
Thời đoạn dự báo thường không quá 3 tháng, ít khi đến 1 năm. Loại dự báo này cần
cho việc mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản
trị tác nghiệp.
b. Dự báo trung hạn
Thời đoạn dự báo thường từ 3 tháng đến 3 năm, loại dự báo này cần thiết cho việc lập
kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, dự trù tài chính tiền mặt và làm căn cứ cho các
loại kế hoạch khác.
c. Dự báo dài hạn
Thời đoạn dự báo từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản
xuất sản phẩm mới, các định điểm cho các cơ sở mới, lựa chọn các dây chuyền công
nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp hiện có hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo
a. Dự báo kinh tế
Dự báo kinh tế cho các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các bộ phận tư
vấn kinh tế nhà nước thực hiện.
Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo
trung hạn, dài hạn của các doanh nghiệp.
b. Dự báo kỹ thuật công nghệ
Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai.
Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như năng lượng
nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính, nghiên cứu không gian, điện tử…
Dự báo kỹ thuật, công nghệ thường do các chuyên gia trong các lĩnh vực đặc biệt thực
hiện.
c. Dự báo nhu cầu sản phẩm
Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đốn về doanh số bán ra của doanh
nghiệp. Loại dự báo này rất được các nhà quản trị sản xuất quan tâm.
Dự báo nhu cầu giúp cho các doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản
phẩm, dich vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Thông qua dự báo nhu cầu các doanh
nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến
về tài chính, tiếp thị, nhân sự.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
34
2.2.1 Các phương pháp dự báo định tính
 Lấy ý kiến của ban điều hành.
 Lấy ý kiến của những người bán hàng.
 Lấy ý kiến của người tiêu dùng.
 Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphi).
2.2.2 Các phương pháp dự báo định lượng
Các phương pháp dự báo định lượng đều dựa trên cơ sở Tốn học, Thống kê. Để dự báo
nhu cầu tương lai, không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các
phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh
hưởng đến nhu cầu (ngồi thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên
hệ tương quan.
2.2.2.1 Dự báo theo dãy số thời gian
Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định
nó thường biến động theo một xu hướng nào đó. Để phát hiện được xu hướng phát
triển của nhu cầu ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một dãy số thời
gian. Thời gian ở đây thường là tháng, quý, hoặc năm, tức là xem xét biến động qua
từng thời kỳ một.
Khi đã có dãy số thời gian ta có thể xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu.
Từ đó ta có thể dự báo cho các thời kỳ tương lai.
Các biến động của nhu cầu theo thời gian có thể xảy ra một số trường hợp sau:
 Có khuynh hướng tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu (ký hiệu
T_Trend).
 Biến đổi theo mùa(S_seasonality).
 Biến đổi theo chu kỳ (C_cycles).
 Biến đổi ngẩu nhiên (R_random variations).
2.2.2.2 Phương pháp bình quân di động
Phương pháp này thường dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn lắm.
Các số bình quân di động được tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách
đều nhau.
Chẳng hạn có dãy số thời gian được tính theo tháng bao gồm các số liệu Y1, Y2, Y3…
Nếu tính số bình quân di động theo từng nhóm 3 tháng ta có:
35
Y1
+ Y2
+ Y3
3
YI
=
Mục đích của việc lấy bình quân di động là để san bằng những biến động bất thường
trong dãy số thời gian. Sau đó đưa vào số liệu bình quân di động ta sẽ dự báo được nhu
cầu trong thời kỳ kế tiếp.
2.2.2.3 Phương pháp bình quân di động có trọng số
Những số liệu mới xuất hiện trong thời kỳ cuối có giá trị lớn hơn các số liệu xuất hiện
đã lâu. Để xét đến vấn đề này, ta sử dụng các trọng số để nhấn mạnh giá trị của các số
liệu gần nhất, vừa xảy ra.
Việc chọn các trọng số dựa vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo.
Tính tốn theo công thức:
2.2.2.4 Phương pháp san bằng số mũ
a. Nội dung phương pháp
Phương pháp này rất tiện dụng, nhất là khi dùng máy tính. Đây cũng là kỹ thuật tính số
bình quân di động nhưng không đòi hỏi có quá nhiều số liệu trong quá khứ. Công thức
tính nhu cầu tương lai như sau:
Trong đó:
Ft : là nhu cầu dự báo ở thời kỳ t
F(t-1): nhu cầu dự báo ở thời kỳ (t-1)
A(t-1) : số liệu nhu cầu thực tế ở thời kỳ (t-1)
α : hệ số san bằng ( 0 ≤ ≤1 )
b. Lựa chọn hệ số 
36
Y2
+ Y3
+ Y4
3
YII
=
(2-1)
……………………………
………………..
(Trọng số trong thời kỳ n x Nhu cầu thời kỳ n)
Các trọng số (2-2)
Số bình quân di
động có trọng số =
Ft
= F(t-1)
+ [A(t-1)
– F(t-1)
] (2-3)
Hệ số  ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dự báo. Để chọn  ta dựa vào độ lệch tuyệt
đối bình quân MAD (Mean Absolute Deviation).
MAD càng nhỏ thì trị số  càng hợp lý vì nó cho ta kết quả dự báo càng ít sai lệch.
2.2.2.5 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng
Phương pháp sang bằng số mũ đơn giản không thể hiện rõ xu hướng biến động. Do đó
cần phải xử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng.
Cách làm như sau: đầu tiên tiến hành dự báo theo phương pháp san bằng số mũ đơn
giản sau đó sẽ thêm vào một lượng điều chỉnh ( âm hoặc dương).
Tính tốn theo công thức:
FIT : Forecart inchiding trend
Ft : New forecart
Tt : Trend correction
Để xác định phương trình xu hướng dùng khi điều chỉnh ta sử dụng hệ số san bằng số
mũ . Ý nghĩa và cách sử dụng hệ số này cũng giống như 
Tt được tính như sau:
Trong đó:
Tt : Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t
T(t-1) : Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ( t-1)
Hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn
Ft : Lượng dư báo nhu cầu ở thời kỳ t bằng phương pháp san bằng số mũ đơn giản
F(t-1): Lượng dự báo nhu cầu trong thời kỳ (t-1)
Để tính tốn FITt ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tính dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn Ft ở thời kỳ
t.
37
Dự báo nhu cầu cho
thời kỳ t
Lượng điều chỉnh
theo xu hướng
+Dự báo nhu cầu theo
xu hướng
=
FITt
= F t
+ Tt
(2 – 5)
Tt
= T(t-1)
+ Ft
– F(t-1)
] ät ieán
seõ giôø,
3
taán/giôu'
ng phaùp
tìm kieám
quyeát
ñònh...ph
aùp
duøng
cho
hoaïch
ñònh nhö:
phöông
phaùp
ñoàng
thôøi,
phöo(2 –
6)
=
Các sai lệch trong dự báo
Số thời kỳ tính toán
(2 – 4)
Σ F x E
n
MAD =
Bước 2: Tính xu hướng ( về mặt lượng) bằng cách xử dụng công thức (2 – 6 ).
Để tiến hành bước 2 cho lần tính tốn đầu tiên, giá trị xu hướng ban đầu phải được xác
định và đưa vào công thức. Giá trị này có thể được đề xuất bằng phán đốn hoặc số liệu
đã quan sát trong thời gian qua. Sau đó sử dụng số liệu này để tính Tt.
Bước 3: Tính tốn dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu
hướng theo công thức (2 – 5 ).
2.2.2.6 Dự báo theo đường khuynh hướng
a. Phương pháp đường thẳng thống kê
Sử dụng phương trình đường thẳng sau: Yc = aX + b
Các hệ số a, b được tính như sau:
(2 – 7)
Trong các công thức trên
X : Thứ tự thời gian
Y : Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ
n : Số lượng các số liệu có được trong quá khứ
Yc : Nhu cầu dự báo trong tương lai
Chú ý: Hệ số a, b được tính như trên phải phù hợp với điều kiện X = 0. Ở đây X là
thứ tự thời gian (chẳng hạn là năm) trong qua khứ. Để cho X = 0 ta đánh số thứ tự
thời gian quá khứ như sau:
 Nếu thứ tự thời gian ứng với dãy số quá khứ là số lẻ, chẳng hạn 7 năm (X1,
X2, …, X7) ta có thể đánh số thứ tự bằng cách lấy thời gian ở giữa X4 = 0,
các thời gian đứng trước X4 lần lược đánh số -1, -2, -3 và các thời gian đứng
sau X4 lần lược đánh số +1, +2, +3. Như vậy công lại ΣX = 0.
 Nếu thứ tự thời gian là một số chẵn, chẳng hạn 8 năm ( X1, X2, X3,…,X8) ta
lấy 2 thời gian ở giữa là X4 = -1 và X5 = +1. Như vậy các thời gian đứng
trước X4 sẽ lần lược lấy thứ tự là -3, -5, -7 và các thời gian đứng sau X5 sẽ
lấy thứ tự +3, +5, +7. Cuối cùng khi cộng lại ta vẫn có X = 0.
b. Phương pháp đường thẳng thông thường
Phương pháp này còn gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất.
Phương trình dự báo: YC = ax + b
Các hệ số a, b được tính theo công thức sau:
38
Σ Y
n
b =
Σ XY
Σ X2
a =
XY – X x Y
nX2
– (X)2
a =
nX2
Y – X x XY
nX2
– (X)2
b =
(2 – 8)
Trong đó:
YC : Lượng nhu cầu dự báo
X : Thứ tự thời gian (năm) trong dãy số, đánh số thứ tự tự nhiên từ 1 trở lên, không
phân biệt số liệu là chẳng hay lẻ.
Y : Lượng hàng hố bán ra trong quá khứ.
n : Số lượng số liệu có được trong quá khứ.
c. Phương pháp dự báo theo khuynh hướng có xét đến biến động thời vụ
Đối với một số mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất biến động theo thời vụ trong
năm. Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu
dùng ở từng vùng có khác nhau (tết, hội, lễ..).
Để dự báo đối với các mặt hàng này ta cần khảo sát mức độ biến động của nhu cầu
theo thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ trên cơ sở dãy số thời gian đã điều tra được.
Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau:
(2 – 9)
Trong đó:
Is: Là chỉ số thời vụ
Yi : Số bình quân của các tháng cùng tên
Yo
: Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số
2.2.2.7 Dự báo theo các mối liên hệ tương quan
 Dự báo trên cơ sở đường hồi quy tương quan tuyến tính
 Xác định hệ số co giãn
 Xác định sai chuẩn
 Xác định hệ số tương quan
2.2.3 Giám sát và kiểm sốt dự báo
Khi đã có các số liệu dự báo đã được chấp nhận (tính bằng một hoặc vài phương pháp
nói trên) ta có thể đưa ra để thực hiện.
Qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể không khớp với số liệu dự báo. Vì vậy cần
tiến hành công tác theo dõi, giám sát và kiểm sốt dự báo. Nếu mức độ chênh lệch giữa
thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì không cần phải xét lại phương pháp
39
Is
=
dự báo đã sử dụng. Ngược lại nếu chênh lệch này quá lớn vượt khỏi phạm vi cho phép
thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp.
2.2.3.1 Tín hiệu theo dõi
Việc theo dõi kết quả thực hiện, theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được
tiến hành dựa trên cơ sở tín hiệu theo dõi.
Tín hiệu theo dõi được tính bằng “tổng sai số dự báo dịch chuyển” (Running Sum of
the Forecast Error – RSFE) chia cho “độ lệch tuyệt đối trung bình” (MAD).
Tín hiệu theo dõi =
MAD
RSFE
= (Nhu cầu thực tế trong thời kỳ i – Nhu cầu dự báo cho thời kỳ i)
MAD
40
Trong đó:  | Sai số dự báo|
(2 – 10)
n
Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo. Ngược lại nếu tín
hiệu này âm thì có nghĩa là nhu cầu thực tế thấp hơn dự báo.
Tín hiệu theo dõi được xem là tốt nếu có RSFE nhỏ và có số sai số dương bằng số sai
số âm. Lúc này tổng sai số dương sẽ cân bằng nhau và vì RSFE nhỏ nên tín hiệu theo
dõi bằng 0.
2.2.3.2 G iới hạn kiểm tra
Giới hạn kiểm tra gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, là phạm vi chấp nhận được,
hoặc là phạm vi cho phép.
Một khi tính hiệu theo dõi bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi cho phép (trên hoặc dưới) thì
cần phải báo động. Lúc này phương pháp dự báo đã không còn thích hợp nữa mà cần
phải có sự điều chỉnh và sửa đổi (chẳng hạn nếu đã dùng phương pháp san bằng số mũ
thì cần phải điều chỉnh hệ số san bằng).
Việc xác định phạm vi chấp nhận chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá
hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương
pháp dự báo. Nếu rộng quá thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất
nhiều.
Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi
này lấy bằng ±4MAD, còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ thì có thể lấy đến
±8MAD.
Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm
vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ±4MAD.
2.3. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
Mỗi hệ thống sản xuất đều có mục tiêu tối cao là tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ
phục vụ đầy đủ nhu cầu. Chất lượng phục vụ nhu cầu quyết định sự thành công của
doanh nghiệp, điều này thể hiện không những ở chỗ phải tạo ra sản phẩm chất lượng
chấp nhận được mà còn ở chỗ nó luôn chủ động tạo ra khối lượng sản phẩm phù hợp
với mức độ yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần
thiết để đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả.
41
MAD =
2.3.1 Đối tượng, phạm vi của hoạch định
Hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất trung hạn nhằm biến đổi mức
sản xuất phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đối tượng của hoạch định tổng hợp là khả năng sản xuất, hay mức sản xuất. Đó chính
là khả năng của một hệ thống sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường
trong một khoảng thời gian. Nhìn chung, khả năng sản xuất của hệ thống phụ thuộc
vào các yếu tố sau:
 Khả năng sản xuất của nhà xưởng và máy móc thiết bị. Trong những điều
kiện khác nhau hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng cho những khả năng
sản xuất nhất định. Người ta thường gọi 2 yếu tố trên là năng lực sản xuất.
Như vậy, năng lực sản xuất được hiểu như là khả năng sản xuất tối đa của hệ
thống máy móc thiết bị và nhà xưởng trong những điều kiện kinh tế kỹ thuật
và tổ chức sản xuất nhất định. Điều kiện đó bao gồm: số lao động tối đa, máy
móc nhà xưởng được vận hành bảo trì đúng qui định…
 Khả năng sản xuất của lực lượng lao động.
 Khả năng làm thêm giơ.ø
 Khả năng hợp đồng gia công bên ngồi.
 Khả năng sẵn sàng của nguyên vật liệu…
Khả năng sản xuất là tổng hợp khả năng của từng yếu tố kể trên theo một cách nhất
định, trong những điều kiện nhất định. Thông thường, khả năng sản xuất của một hệ
thống sẽ do khả năng sản xuất của một khâu yếu nhất quyết định. Trong bản thân từng
yếu tố, tùy thuộc vào hồn cảnh chúng có khả năng thay đổi với mức độ và cần một thời
hạn nhất định khác nhau.
Trên phạm vi thời gian trung hạn, bộ phận khó thay đổi nhất là năng lực sản xuất.
Năng lực sản xuất có thời hạn cam kết dài, muốn biến đổi khả năng này thường nhờ
vào các kế hoạch dài hạn. Trong phạm vi của hoạch định tổng hợp, năng lực sản xuất
là yếu tố không thể thay đổi.
2.3.2 Mục tiêu của hoạch định
Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất hiện thực và tối
ưu.
Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng
các nhu cầu mà doanh nghiệp muốn phục vụ và trong phạm vi khả năng của họ.
Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp.
Tính tối ưu mặt dù rất khó đạt được, song hoạch định tổng hợp ít nhất cũng phải đảm
bảo sử dụng hợp lý nhất đến mức có thể được từ các nguồn lực và giữ cho chi phí
hoạch định là thấp nhất.
Vấn đề đặt ra đối với hoạch định tổng hợp là phải tìm ra khả năng sản xuất trong từng
thời kỳ phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao.
42
2.3.3 Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp
2.3.3.1 Chiến lược thuần túy
Có 8 chiến lược thuần tuý được chia làm 2 loại: 5 chiến lược đầu tiên gọi là chiến lược
thụ động, 3 chiến lược cuối cùng là chiến lược chủ động.
a) Thay đổi mức tồn kho:
Nhà quản trị có thể gia tăng mức tồn kho trong giai đoạn cầu thấp để tăng cường cho
giai đoạn cầu tăng trong tương lai. Nếu lựa chọn chiến lược này sẽ phải chịu sự gia
tăng của chi phí dự trữ, bảo hiểm, bảo quản, mức hư hỏng và vốn đầu tư. Những chi
phí này thường chiếm từ 5 – 50 % giá trị của một đơn vị hàng năm.
Ưu điểm của chiến lược này: Những thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực ít hoặc
không có, không có những thay đổi đột ngột trong sản xuất.
Nhược điểm: Chi phí tồn kho tăng.
Nhận xét: Chiến lược này thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất và không
thích ứng cho hoạt động dịch vụ.
b) Thuê mướn thêm công nhân hay sa thải theo mức cầu:
Một trong những cách tiếp cận cầu là sa thải hoặc thuê mướn thêm công nhân tùy theo
mức độ sản xuất của từng giai đoạn.
Ưu điểm: tránh được các chi phí của sự điều chỉnh khác.
Nhược điểm: chi phí thuê mướn và sa thải có thể khá lớn.
Ngồi ra công nhân mới tuyển vào cần phải được huấn luyện và có năng suất lao động
thấp trong giai đoạn đầu.
Ngược lại, khi sa thải cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần của công nhân và có thể sẽ
làm giảm năng suất của số đông công nhân sản xuất trong xí nghiệp.
Nhận xét: chiến lược sẽ thành công nếu công việc không đòi hỏi kỹ năng hoặc ở khu
vực mà nhiều người muốn tăng thu nhập phụ.
43
c) Tổ chức làm vượt giờ hoặc khắc phục thời gian nhàn rỗi:
Đôi khi ta có thể cố định số lao động hiện tại nhưng thay đổi giờ lao động. Khi cầu
tăng ta có thể tổ chức làm thêm giờ. Tuy nhiên, phải ở một giới hạn cho phép vì nếu
tăng quá nhiều sẽ dẫn đến sự giảm sút về năng suất lao động. Ngược lại, khi cần giảm
trong một giai đoạn nào đó thì xí nghiệp phải tìm cách khắc phục thời gian nhàn rỗi,
đây là việc hết sức khó khăn.
Ưu điểm: cho phép chúng ta đương đầu với sự thay đổi thời vụ hoặc xu hướng thay
đổi đột xuất mà không cần tốn chi phí thuê mướn và huấn luyện.
Nhược điểm: tiền thưởng vượt giờ, năng suất biên tế thấp, công nhân mệt mỏi có thể
không đáp ứng được nhu cầu.
Nhận xét : phương pháp này tạo điều kiện xử lý linh hoạt trong hoạch định tổng hợp.
d) Hợp đồng phụ:
Trong những giai đoạn cầu cao vọt, đối với một xí nghiệp có thể đặt ở ngồi làm để
đảm bảo công suất tạm thời. Tuy nhiên, hợp đồng phụ cũng thường kèm theo nhiều
cạm bẫy.
 Thứ nhất, các hợp đồng phụ chịu những chi phí cao.
 Thứ hai, là tạo dịp cho khách hàng của mình tiếp xúc với đối thủ cạnh tranh
của chúng ta.
 Thứ ba, là rất khó tìm thấy một hợp đồng phụ hồn hảo như cung cấp sản
phẩm đạt chất lượng, đúng thời hạn…
Ưu điểm: tạo sự linh hoạt và nhịp nhàng ở đầu ra của xí nghiệp trong giai đoạn có nhu
cầu cao, có thể áp dụng đối với các bộ phận sau khi phân tích lợi thế giữa mua và tự
làm.
Nhược điểm: Không kiểm sốt được chất lượng và thời gian, giảm lợi nhuận và mất
khách hàng.
Nhận xét : Chủ yếu được dùng cho khu vực sản xuất, mặc dù một vài ngành công
nghiệp dịch vụ như: sơn, hay sửa chữa cũng có thể làm hợp đồng phụ.
e) Sử dụng công nhân tạm thời (bán phần):
Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ người ta thường dùng công nhân làm việc bán thời
gian để bổ xung cho nguồn lao động không cần kỹ năng, thí dụ như ở các cửa hàng
bán thực phẩm chế sẵn, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng bách hóa, siêu thị…
Ưu điểm: Giảm chi phí và tăng độ linh hoạt hơn là dùng công nhân có hợp đồng dài
hạn, không phải trả bảo hiểm lao động.
Nhược điểm: tạo nên sự biến động về lao động, chi phí đào tạo cao, chất lượng sản
phẩm giảm sút, sắp xếp lịch trình làm việc khó khăn.
44
Nhận xét : Thích hợp với những công việc không đòi hỏi tay nghề, có thể chọn trong
các lực lượng lao động tạm thời như sinh viên, học sinh, các bà nội trợ, các người đã
về hưu hay các “cửu vạn” từ các miền khác đỗ về.
Năm chiến lược trên là chiến lược thụ động, 3 chiến lược tiếp theo dưới đây là chiến
lược chủ động.
f) Tác động đến cầu thông qua thông qua quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá:
Khi cầu thấp công ty có thể gia tăng cầu thông qua quảng cáo, chiêu thị, khuyến mãi…
Tuy nhiên, các công việc trên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được để cân
bằng giữa nhu cầu với khả năng sản xuất.
Ưu điểm: Tận dụng được năng lực sản xuất dư thừa và có thể tạo ra khách hàng mới.
Nhược điểm: Có nhu cầu không chắc chắn, không xác định được nhu cầu sẽ tăng bao
nhiêu. Giảm giá có thể làm phật lòng khách hàng mua của chúng ta thường xuyên.
Khó thỏa mãn chính xác được nhu cầu.
Nhận xét: Khái niệm này giúp ta có một ý niệm sáng tạo trong marketing. Một vài
doanh nghiệp như khách sạn và hàng có thể áp dụng để đẩy số lượng khách hàng đặc
chỗ trước lên cao hơn.
g) Thực hiện các đơn hàng chịu:
Đặc cọc trước, trong giai đoạn có nhu cầu cao. Đặc cọc trước là cách đặc hàng đối với
các xí nghiệp hoặc dịch vụ mà chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của khàch hàng lúc
bấy giờ. Nếu khách hàng bằng lòng chờ đợi mà không thay đổi thái độ và ta không bị
mất đơn hàng và sự tín nhiệm thì “đặc cọc trước” cũng là một chính sách khả quan.
Ưu điểm: Có thể tránh được việc làm phụ trội và giữ cho công suất ở mức cố định.
Nhược điểm: Khách hàng có thể bỏ ta để tìm nơi khác, thí dụ như khi khách hàng
muốn may một bộ quần áo, chọn một bác sĩ giải phẩu hay sửa chữa xe. Cũng có thể là
họ vẫn trung thành với ta nhưng phật lòng đôi chút.
Nhận xét: Nhiều công ty không đủ khả năng đáp ứng được các đơn hàng và khách
hàng đồng ý chờ trong thời gian biết điều nào đó, tuy nhiên thời gian cũng là một
phượng tiện cạnh tranh hữu hiệu khiến ta cần lưu ý.
45
h) Tổ chức sản phẩm hỗn hợp theo mùa:
Nhiều nhà sản xuất đã tổ chức sản xuất với chiến lược điều chỉnh những loại sản phẩm
đối nghịch theo mùa.
Ưu điểm: tận dụng đươc năng lực sản xuất và tài nguyên hiện có. Tạo được sự ổn định
cho đội ngũ lao động, luôn có công ăn việc làm và đời sống ổn định.
Nhược điểm: yêu cầu những kỹ năng và thiết bị ngồi lĩnh vực chuyên môn chính của
mình nên dẫn đến thay đổi chiến lược hoặc thị trường.
Nhận xét: chiến lược này khó áp dụng vì khó tìm được những sản phẩm hay dịch vụ
đối nghịch với nhau và có mức rủi ro cao.
Người ta dự kiến là 12 -> 13% số thu hồi trên vốn đầu tư không đáp ứng được rủi ro
có thể xảy ra.
2.3.3.2 Chiến lược kết hợp
Mỗi chiến lược đơn thuần nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó và có
thể phát sinh những chi phí ảnh hưởng đến hoạch định tổng hợp. Do đó để đạt kết quả
tốt nhất là ta kết hợp các chiến lược nêu trên gọi là chiến lược hỗn hợp.
Thường ta sẽ kết hợp 2 hay nhiều chiến lược đơn thuần có khả năng kiểm sốt được.
Ví dụ: một công ty có thể kết hợp tổ chức sản xuất vượt giờ với tổ chức các hợp đồng
phụ và dự trữ tồn kho. Vì có nhiều cách kết hợp trong những chiến lược hỗn hợp khác
nhau, do đó việc tìm ra một phương pháp hoạch định tốt nhất không phải lúc nào cũng
có thể thực hiện được.
2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH
2.4.1 Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp phi định lượng, dùng trực giác để hoạch định. Trong các tổ chức
lớn, xung đột giữa các phòng ban chức năng xảy ra là việc thường xuyên. Thí dụ người
làm marketing muốn có nhiều loại sản phẩm để bán và có một lượng tồn kho đủ lớn để
đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngược lại người quản trị tài chính lại muốn giảm thiểu
mức tồn kho để hạ được chi phí trữ hàng. Các quản đốc phân xưởng lại muốn càng có
ít chủng loại sản phẩm càng tốt để dễ điều hàng sản xuất. Bởi vì xung đột xảy ra quanh
các công việc như vậy nên kết luận về các kế hoạch và sách lược thường ngã theo ý
kiến của cá nhân mạnh nhất hơn là theo kế hoaoch tốt nhất.
Có nhiều công ty khác lại không tiến hành quá trình hoạch định tổng hợp, ban quản trị
thường dùng một kế hoạch sử dụng hết năm này sang năm khác, có điều chỉnh lên
xuống một chút cho phù hợp với nhu cầu mới.
2.4.2 Phương pháp biểu đồ và đồ thị
Kỹ thuật biểu đồ và đồ thị thường phổ biến vì chúng dễ hiểu và dễ sử dụng. Về căn
bản trong các bảng kế hoạch loại này là có ít biến số trong cùng một thời gian để cho
46
người lặp kế hoạch có thể so sánh giữa nhu cầu dự báo với công suất hiện có. Phương
pháp này dùng cách thử đúng sai nên không bảo đảm cho ta một kế hoạch sản xuất tối
ưu, nhưng vì không đòi hỏi phải tính tốn nhiều nên các nhân viên văn phòng cũng có
thể tính tốn được. Việc thực hiện kế hoạch sẽ có sự thay dổi của từng yếu tố trong một
giai đoạn. Điều đó cho phép người lặp kế hoạch so sánh dự đốn về nhu cầu với khả
năng sản xuất. Việc hoạch định được thực hiện theo 5 bước sau:
1. Quyết định nhu cầu trong từng giai đoạn.
2. Quyết định khả năng nào là ổn định, thời gian phụ trội và hợp đồng phụ ở mỗi
giai đoạn.
3. Tính tốn chi phí lao động, thuê mướn, sa thải và chi phí dự trữ sản phẩm.
4. Xem xét chính sách công ty có thể áp dụng cho mức dự trữ tồn kho và đối với
công nhân hay không.
5. Phát triển các kế hoạch thay đổi và xác định chi phí của chúng.
6. Lựa chọn kế hoạch với mức chi phí tối ưu nhất.
2.4.3 Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng
Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng trong sản xuất sẽ khó hơn nhiều so với một
mặt hàng, vì chúng chia sẻ cùng một nguồn tài nguyên dùng trong sản xuất.
Trong kế hoạch này chúng ta phải lập lịch trình sản xuất cho hai hay nhiều mặt hàng
được sản xuất cùng một lúc.
2.4.4 Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện
Khi lập kế hoạch thực hiện một hay nhiều sản phẩm sản xuất theo nhu cầu thay đổi
theo mùa, bài tốn lập kế hoạch sẽ gắn liền với bài tốn dự báo; và khung thời gian cũng
thuộc vào loại ngắn hạn. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện dùng để
đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản xuất cho các mùa tiếp theo.
Phương pháp này thường giả dụ có nhiều mặt hàng trong cùng một chủng loại sản
phẩm, nếu nhu cầu của một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng của các loại mặt
hàng khác.
Phương pháp này giả thuyết là ta sẽ gặp lại cùng một số phần trăm nhu cầu theo mùa ở
bất kỳ thời điểm nào trong mùa, và số phần trăm này biết được nhờ tham khảo số nhu
cầu của các mùa trước nay. Quá trình bao gồm 3 bước sau:
Bước 1: Dựa vào số liệu đã qua để xác định số phần trăm của nhu cầu tích luỹ ở mỗi
thời điểm, lấy số trung bình cho mỗi nhóm.
Bước 2: Đối với bất kỳ thời điểm nào trong mùa, sử dụng nhu cầu cần đạt đến điểm đó
và nhu cầu mong đợi cho điểm đó ( đánh giá theo số % đã qua) để dự đốn nhu cầu cho
thời gian còn lại trong năm.
Bước 3: Điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu vừa xét lại.
2.4.5 Phương pháp tốn áp dụng cho kế hoạch tổng hợp
47
Phương pháp bài tốn vận tải: phương pháp này không cho ta một kết quả đúng hay
sai mà phương pháp sẽ giúp ta xây dựng một kế hoạch khả thi với chi phí cực tiểu.
Phương pháp quyết định tuyến tính: Phương pháp này chỉ rõ mức sản xuất tốt nhất
và mức công việc trong những giai đoạn đặc biệt. Phương pháp này cho phép ta có thể
cực tiểu hóa chi phí về trả lương, thuê mướn, sa thải, tổ chức làm vượt giờ và dự trữ
tồn kho thông qua một nhóm đường cong chi phí bậc 2, sử dụng các phép tính về hàm
số 2 biến. Những hàm chi phí được thiết lập từ các số liệu thu thập được và phải phù
hợp với đường cong trên những số liệu đó. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực
hiện và tốn nhiều thời gian, đồng thời cần phải có các chuyên gia có kỹ năng mới có
khả năng thực hiện.
Phương pháp mô hình hệ số quản lý: là phương pháp dựa vào kinh nghiệm quản lý
của các quản trị gia trong quá trình giải quyết các khó khăn xảy ra trong sản xuất và
ứng dụng kỹ thuật phân tích tương quan để xác định tỷ lệ giữa các yếu tố để ra quyết
định.
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, còn rất nhiều phương pháp dùng cho hoạch định
như: phương pháp đồng thời, phương pháp tìm kiếm quyết định…
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY
Chương 3 gồm có những nội dung:
♦ Giới thiệu công ty và các hoạt động chính
♦ Phân tích thực trạng sản xuất tại công ty
♦ Đánh giá kết quả của quá trình phân tích
3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
3.1.1 Giới Thiệu Công Ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ
- Tên giao dịch: Buivanngo Industrial & Agricultural Machinery Co.Ltd
- Tên viết tắt: Công ty TNHH BÙI VĂN NGỌ
- Trụ sở đặt tại: 743A, Hậu Giang, F11, Q6, Tp.HCM
- Số điện thoại: 8776357 – 8766386, Fax: 8752027
- Email: BVN@hcm.vnn.vn.
- Website: www.buivanngo.com.vn
- Mã số thuế: 0302314098 -1
48
- Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH gồm 2
thành viên trở lên, số 4102005019 do sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày
13/05/2001.
3.1.2 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển
Cơ sở Bùi Văn Ngọ được thành lập từ năm 1955 tại quận 5 – Sài Gòn do ông Bùi Văn
Ngọ sáng lập và làm chủ, nhân sự khoảng 15 người chuyên sản xuất các mặt hàng như:
máy ép mía, máy xay lúa…
Năm 1959 cơ sở Bùi Văn Ngọ dời về 741/1 Hậu Giang – Quận 6, sản xuất các mặt
hàng phục vụ ngành đúc gang, lò gạch, máy sấy và một số mặt hàng về cơ khí khác.
Năm 1975, cơ sở Bùi Văn Ngọ gia nhập hợp tác xã cơ khí Hậu Giang.
Năm 1979 Hợp tác xã giải thể, cơ sở Bùi Văn Ngọ được tái thành lập và tiếp tục sản
xuất các mặt hàng truyền thống.
Năm 1988, công ty chính thức chuyển sang sản xuất các thiết bị xay xát lúa gạo.
Năm 1993 mở rộng thêm một xưởng sản xuất tại thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh,
từ đó lần lược sản xuất thiết bị đa dạng hơn phục vụ cho máy xay lúa và chế biến gạo.
Sản phẩm trở nên phổ biến hơn và phân phối khắp ba miền Trung, Nam, Bắc, đặc biệt
là khu vực trọng điểm về lúa gạo – đồng bằng sông Cửu Long chiếm đa phần.
Từ năm 1996 đến nay thị trường công ty mở rộng ra các nước như: Thái Lan,
Philippines, Campuchia, Korea, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Brazil, Bungary…
Năm 1998, cơ sở cho ra đời loại máy xát trắng gạo mới đã được Cục Sở Hữu Công
Nghiệp Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế về buồng xát dùng trong máy xát trắng
gạo.
Giữa năm 2001 cơ sở Bùi Văn Ngọ chuyển thành công ty TNHH cơ khí công nông
nghiệp Bùi Văn Ngọ và chính thức đi vào hoạt động từ quí 1/2002. Hội đồng thành
viên là 11 người gồm có ông bà Bùi Văn Ngọ cùng 9 người con, với đội ngũ công
nhân và ban quản lý khoảng 400 người.
Năm 2004 công ty đã cho ra đời day chuyền máy thu gọn CRM, năng suất 2 tấn/giờ, 3
tấn/giờ, 4tấn/giờ và 6tấn/giờ. Đây là loại sản phẩm được tích luỹ nhiều năm kinh
nghiệm, đem lại lợi ích cao cho các nhà đầu tư.
Cũng trong năm 2004 công ty Bùi Văn Ngọ mở thêm xưởng sản xuất tại huyện Đức
Hồ, Long An với diện tích mặt bằng 11 hecta.
3.1.3 Sản Phẩm, Thị Trường Và Đối Thủ Cạnh Tranh
3.1.3.1 Sản phẩm
Sản phẩm được chia thành 3 loại chính: Máy, phụ tùng, dây chuyền máy.
Dây chuyền máy: có rất nhiều loại dây chuyền với nhiều công suất khác nhau, tùy
theo nhu cầu của khách hàng. Một số dây chuyền tiêu biểu như: dây chuyền xay xát
gạo công suất từ 1 đến 40 tấn/giờ, dây chuyền lau bóng gạo lức, dây chuyền sấy lúa và
gạo…
49
Máy lẻ: máy xát trắng, máy đánh bóng, máy sàng tạp chất, sàng đá, máy bóc vỏ lúa,
cân định lượng, gàu tải, máy làm nguội, trống tách thóc, trống tách màu,…
Phụ tùng: sử dụng trong máy và dây chuyền máy như vít tải, trục vít, bánh vít, bù đài,
thanh cao su, thanh nhôm, thanh xát trắng, Motor, quạt, Cyclone, đá CD, đường ống,
trục chính,…
Cấu trúc sản phẩm:
Sản phẩm của công ty gồm có: phụ tùng, máy, dây chuyền máy.
Phụ tùng gồm hai loại: phụ tùng bán cho khách hàng và phụ tùng dùng để lắp ráp cho
máy và dây chuyền.
Máy: gồm có máy bán lẻ và máy được lắp ráp vào dây chuyền.
Cấu trúc của bộ cơ phận:
Cấu trúc của máy:
Cấu trúc của dây chuyền máy:
50
Bộ cơ phận
Phụ tùng 1 Phụ tùng
…
Phụ tùng 2 Phụ tùng n
Máy
Bộ cơ
phận 1
Bộ cơ
phận ….
Phụ tùng
1
Phụ tùng
…..
Phụ tùng
n
Bộ cơ
phận
n
Dây chuyền máy
Máy Bộ cơ phận Phụ tùng
3.1.3.2 Thị trường
Trong nước và ngồi nước.
Thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, miền trung,
miền bắc,… Hiện nay, sản phẩm công ty được bán chủ yếu ở khu vực đồng bằng Sông
Cửu Long, phần lớn các nhà máy ở khu vực đều là khách hàng của công ty. Khoảng
80% nhà máy sử dụng máy của công ty (theo thông tin cung cấp từ bộ phận giao hàng
của công ty).
Đối với thị trường nước ngồi công ty xuất khẩu mạnh sang các nước như: Philippines,
USA, Indonesia, Ai cập, Malaysia, Korea, Bungary…
Bên cạnh đó công ty có một hệ thống phân phối dưới hình thức đại lý được đặt tại một
số nước như: Philippines, USA, Cambodia, Bangladesh, Egypt, Panama.
Trong thời gian đến, công ty dự kiến sẽ mở thêm ột đại lý ở Thái Lan.
3.1.3.3 Đối thủ cạnh tranh
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy rất nhiều, nhưng
đối thủ cạnh tranh chính của công ty chủ yếu là Công ty cổ phần cơ khí chế tạo máy
Long An (LAMICO) và Công ty chế tạo máy SINCO.
3.1.4 Cơ Cấu tổ chức
Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty do hội đồng thành viên bầu ra,
chịu trách nhiệm chung trước hội đồng thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Các phó Giám đốc: là những người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác quản lý và
thực hiện chức năng quản lý tại bộ phận của mình.
Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về sản xuất sản phẩm đáp ứng đủ số lượng
khách hàng yêu cầu, đảm bảo về chất lượng, đúng thời hạn.
Phó giám đốc kỹ thuật – công nghệ: chuyên về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới,
thiết kế, đồ họa các dây chuyền máy của công ty. Là người xây dựng các tài liệu kỹ
thuật cho công ty.
Phó giám đốc tài chính – nhân sư: quyết định việc chi tiêu, phân bổ và điều động việc
sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, là người chịu trách nhiệm tuyển
dụng và đào tạo nhân sự cho tất cả các bộ phận.
Bộ phận kinh doanh: giao dịch với khách hàng và thực hiện các chiến lược về
marketing như: quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm, liên hệ với khách hàng…
Đồng thời có trách nhiệm thực hiện công việc thu chi và báo giá cho khách hàng.
Bộ phận kỹ thuật: nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thiết kế các dây chuyền
máy, đưa ra các bảng vẽ chi tiết cho bộ phận sản xuất và viết sách hướng dẫn. Bên
cạnh đó việc bảo trì và lắp ráp sẽ do bộ phận sản xuất thực hiện.
Bộ phận sản xuất: đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách
hàng, bảo quản vật tư và phụ tùng với mức tồn kho hợp lý.
51
Bộ phận hành chính: Phòng kế tốn là bộ phận tham mưu cho giám đốc, thực hiện
nhiệm vụ thống kê kế tốn của công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc
thực hiện công tác hoạch tốn các hoạt động kinh doanh phát sinh tại công ty như: lập
phiếu thu, phiếu chi, nhập kho, phiếu xuất kho,…và ghi chép vào sổ cái, lập báo hàng
tháng, qui, năm.
Phòng nhân sự: thực hiện các nhiệm vụ như tuyển dụng công nhân cho 2 phân xưởng
và thực hiện các chế độ đãi ngộ cho công nhân viên tại công ty. Bên cạnh đó họ còn
thực hiện việc quản lý nhân viên và làm tham mưu cho Giám đốc trong quá trình thực
hiện các chiến lược của công ty.
Phòng bảo vệ: đảm bảo sự an tồn cho khối văn phòng và nơi sản xuất.
Bộ phận xây dựng: hiện nay chủ yếu là xây dựng nhà xưởng cho công ty, và các
khách hàng lắp ráp dây chuyền máy. Trong thời gian tới, công ty dự định sẽ mở thành
một lĩnh vực hồn tồn độc lập.
52
GIÁM ĐỐC
PGĐ. Kinh Doanh
BP. Marketing BP R&D
BP. Kinh Doanh
BP .QLHT Đại Lý
BP. Chất Lượng
BP. Lắp ráp & Bảo
Trì
BP. Kho Cơ Khí
Xưởng Bình Tân
Xưởng Đức Hòa
Xưởng SX Cấu
Kiện Bê Tông
Kho Xây Dựng
Tổ Quản Lý Giám
Sát Dự Án
Đội Xây DựngBP. Ấn Phẩm &
Dịch Thuật
BP. Đồ Hoạ Cơ Khí
BP. Thiết Kế XD
PGĐ. Kỹ Thuật –
Công Nghệ
PGĐ. Sản Xuất PGĐ. Xây Dựng PGĐ. Hành
Chính – Tài
Chính
BP. Hành Chính –
Nhân Sự
BP. Kế Toán
BP. IT
53
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong 3 năm trở lại đây doanh số của công ty tăng đáng kể bình quân tốc độ tăng trưởng
khoảng 22,5%. Trong đó doanh thu của máy chiếm tỷ lệ ¾ so với tổng doanh thu, phụ
tùng chiếm ¼ tổng doanh thu.
2004 2005 2006
Doanh thu (VNĐ) 45.000.000.00
0
58.000.000.00
0
68.000.000.000
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại 2 phân xưởng
Tổng kho ở đây bao gồm kho nguyên vật liệu, kho phụ tùng, kho bán thành phẩm và kho thành
phẩm. Đối với phân xưởng Đức Hồ, nguyên vật liệu đầu vào sẽ được đặc tại các xưởng sản xuất.
Trong tương lai, tổng kho sẽ được đặt tại Đức Hòa và xưởng Bình Tân chỉ thực hiện vai trò của
một xưởng lắp ráp.
3.2.2 Qui trình sản xuất
Công nghệ sản xuất của công ty được nhập từ các nước như: Nhật Bản, Đài Loan và trong
nước…
Mức tự động hóa tại công ty còn chưa cao, các khâu làm bằng tay còn nhiều, nên sử dụng nhiều
lao động trong quá trình sản xuất.
Các loại máy tiện, phay, bào, có một số là được điều khiển tự động bằng chương trình CNC.
Tùy theo mỗi loại máy, mà chúng sẽ đi qua các công đoạn khác nhau theo qui trình được minh
hoạ ở dưới.
37
Trụ sở
chính
Xưởng Bình
Tân
Xưởng Đức
Hoà
Tổng khoXưởng 1 Xưởng 3Xưởng 2Xưởng 1
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
38
Cưa sắt V và sắt vuôngChặt(Tole mỏng)
Nguyên vật liệu
chính
Chấn Hàn
Đột
Mài
Làm nguội
Sơn lót
Bù đài
Ráp thô
Sơn tinh
Ráp tinh (thành )phẩm)
Thành phẩm
Tiện
phay
Bào
NVL sắt ống hoặc trụ
đặc
cưa
Cắt plasma
(Tole dày)
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Sơ đồ một dây chuyền máy
Thời gian để thiết kế một dây chuyền máy trung bình là1/2 tháng đối với dây chuyền lớn
và 1 tuần đối với dây chuyền nhỏ. Đối với những dây chuyền có sự tham gia đóng góp
của khách hàng có thể kéo dài đến 2 tháng.
Tuy nhiên, do đặc thù của của ngành cơ khí, nên phần lớn là do bộ phận kỹ thuật thiết kế
và tư vấn cho khách hàng tùy theo địa hình đặc dàn máy.
Với phương châm hoạt động hết lòng vì khách hàng, xem lợi ích của khách hàng cũng
chính là lợi ích của mình, nên công ty đã tạo được niềm tin cho khách hàng từng hợp tác
với công ty. Chính vì vậy, nên số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng tăng theo
thời gian.
3.2.3 Một số sản phẩm chủ lực của công ty
Máy tách thóc (BG): Dựa vào sự khác biệt giữa tỷ trọng gạo và thóc, máy tách thóc với
phương pháp dùng các mặt vỉ có các sóng hình tam giác theo chiều xuôi được dao động
theo chiều ngan để phân ly gạo và thóc. Số cơ phận là 108.
Kiểu Năng suất đầu vào
Kg/giờ)
Mã lực
(REQ)
Trọng lượng máy
(Kg)
Kích thước máy
(mm)
BG_7B 2100 1 494 2050 x 1170 x 2630
BG_9B 2700 1 518 2050 x 1170 x 2680
39
Nạp liệu
Đấu trộn
Sàng tạp chất Móc bóc vỏ
lúa
Máy làm
nguội
Máy tách
trấu
Máy đánh
bóng
Sàng đá Máy xát
trắng
Máy tách
thóc
Sàng đảo Trống phân
hạt
Cân đầu vào
Cân thành
phẩm
Đóng gói
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Máy bóc vỏ lúa (CL – 20B/ CL- 30B): bóc vỏ lúa bằng hai ru lô cao su xu quay ngược
chiều và không cùng số vòng quay. Hai rulô đuợc nén vào nhau bằng xy lanh khí. Độ bốc
vỏ lúa được ấn định bằng áp suất của luồng khí nén (tỷ lệ bốc vỏ của máy là 85 – 95%).
Số cơ phận của máy là 137
Kiểu Năng suất đầu vào
(Kg/giờ)
Mã lực
(REQ)
Trọng lượng máy
(Kg)
Kích thước máy
(mm)
CL_20B 2000 10 333 984 x 738 x 1090
CL_30B 3000 15 500 1200 x 820 x 1220
Máy xát trắng (CDA) : Dùng để xát gạo lức thàng gạo trắng sạch cám với phương pháp
mài xát hạt gạo giữa đá mài ở bề mặt khối quay và những thanh xát bằng cao xu. Số
lượng cơ phận là 129, thời gian để hồn thành 1 máy bình quân là 12 giờ.
Kiểu Năng suất đầu vào
(Kg/giờ)
Mã lực
(REQ)
Trọng lượng máy
(Kg)
Kích thước máy
(mm)
CDA_20C 2000 30 860 1310 x 945 x 2030
CDA_40C 4000 50 1134 1600 x 1165 x 2230
CDA_60C 6000 60 1500 1700 x 1210 x 2760
Máy đánh bóng gạo (CBL – 8A) : có tác dụng giúp hạt gạo sao khi được xát trắng có độ
bóng đẹp. Đây là loại máy không thể thiếu được trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Máy được thiết kế theo phương pháp dùng dao và lưới kết hợp với luồng nước phun
sương làm cho gạo sạch, trắng, bóng. Số cơ phận của máy là 126.
Kiểu Năng suất đầu vào
(Kg/giờ)
Mã lực
(REQ)
Trọng lượng máy
(Kg)
Kích thước máy
(mm)
CBL_8A 6000 120 1530 2630 x 1060 x 2250
40
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
8000 150 1530 2630 x 1060 x 2250
Trống phân hạt: dùng để tách tấm lẫn trong gạo. Vỏ trống là 1 ống tròn bằng thép, gồm
2 nửa ống, mặt trống gồm nhiều lõm tròn có kích thước phù hợp với cỡ tấm cần tách. Khi
ống quay tròn, gạo sẽ di chuyển suốt chiều dài bên trong ống, phần lõm sẽ giữ lại tấm có
kích thước phù hợp và tách ra. Số cơ phận là 45.
Kiểu Năng suất đầu vào
(Kg/giờ)
Mã lực
(REQ)
Trọng lượng máy
(Kg)
Kích thước máy
(mm)
TL_12A 1200 1/2 288 2700 x 600 x 940
TL_15A 1500 1/2 339 3200 x 600 x 940
3.2.4 Nguyên vật liệu
Do đặc thù của ngành cơ khí, phần lớn các máy đều có giá trị cao ( vài chục đến hàng
trăm triệu), công ty sản xuất chủ yếu dựa vào đơn đặc hàng nên không có tồn kho thành
phẩm. Tuy nhiên do phụ tùng là các sản phẩm có giá trị thấp và được tiêu thụ quanh năm
nên có tồn kho sản phẩm (ngồi ra các phụ tùng này cũng là nguồn nguyên vật liệu đầu vào
của quá trình sản xuất máy).
Hiện nay, mức tồn kho nguyên vật liệu tối thiểu qui định là 20 bộ dùng cho mỗi loại máy.
Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành cơ khí,
đồng thời công ty có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với một số nhà cung cấp nên đảm bảo
được nguồn nguyên liệu đầu vào.
Đối với một số motor phải mua từ nước ngồi thì công ty sẽ linh động mức tồn kho tùy
theo mùa và nhu cầu của khách hàng theo dự báo.
3.2.5 Tình hình nhân sự
Hiện thời tổng nhân sự của công ty bao gồm cả lãnh đạo, nhân viên và công nhân của tồn
công ty khoảng 520 người. Trong đó ban lãnh đạo gồm 16 thành viên trong gia đình, nhân
viên văn phòng 30 người, nhân viên tạp vụ khoảng 50 người, nhân viên trục tiếp sản xuất
trong hai phân xưởng trên 300 người.
Công ty luôn cố gắng ổn định tình hình nhân sự, thường xuyên tuyển dụng người mới đào
tạo nghề nghiệp để làm việc cho công ty, do việc mở rộng thêm 12 công xưởng sản xuất ở
huyện Đức Hồ tỉnh Long An nên công ty đã lập một dự án mở một lớp dạy nghề và mời
các thầy dạy nghề ở các trường dạy nghề về đào tạo công nhân phục vụ cho ngành cơ khí,
sau khi học xong sẽ được mời làm việc tại công ty và cũng chính là phục vụ cho dự án
xây dựng 12 công xưởng dự kiến sẽ hồn thành trong năm 2010.
41
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
3% 8%
13%
76%
lanh dao
NV.van phong
tap vu
cong nhan
Biểu đồ phân bố nhân sự hiện tại của công ty (nguồn: phòng nhân sự)
3% 5%8%
84%
Dai hoc
Cao dang
Trung cap
Ld pho thong
Biểu đồ trình độ của nhân viên, công nhân trong công ty (nguồn phòng nhân sự)
3.2.6 Tình hình hoạch định tại công ty
Hiện nay, tại công ty đang tồn tại 2 loại kế hoạch chính là kế hoạch dài hạn do ban Giám
đốc thực hiện thời gian thường là 1 năm, và kế hoạch đáp ứng theo từng đơn đặt hàng do
Phó Giám đốc thực hiện.
Bộ phận lập kế hoạch của công chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây nên chưa
phát huy đúng chức năng của bộ phận.
Theo nhận xét của Giám đốc công ty, thì các kế hoạch dài hạn thường không thực hiện
được do phần lớn ban Giám đốc dựa vào kinh nghiệm lâu năm để đưa ra và chưa có các
công văn qui định cũng như đốc thúc việc thực hiện một cách triệt để.
Đối với các kế hoạch đáp ứng đơn hàng (điều độ sản xuất) thì được thực hiện nghiêm ngặt
dưới sự giám sát của Phó Giám đốc. Khi có đơn hàng, Phó Giám Đốc sẽ liên hệ với bộ
phận kỹ thuật để có bảng vẽ chi tiết, sau đó tiến hành phân công công việc trên từng khâu
cùng thời gian để hồn thành máy. Quản đốc là người chịu trách nhiệm đốc thúc các tổ sản
xuất theo đúng thời gian qui định.
42
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Tuy nhiên do số lượng đơn hàng trong 2 năm gần đây tăng đáng kể nên vấn đề giao hàng
trễ thường xuyên xảy ra ( có những đơn hàng giao trễ đến 2 tháng).
Hiện nay mức độ tăng ca của hai phân xưởng rất cao, bình quân lớn hơn 5 tháng/năm. Với
áp lực tăng ca hiện nay, sẽ gây áp lực lớn cho công nhân và làm giảm năng suất làm việc
của họ.
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH
Thuận lợi:
Sản phẩm của công ty khác biệt các đối thủ cạnh tranh là ở chất lượng sản phẩm, nên công ty đã
tạo dựng được uy tín trong long khách hàng.
Số lượng đơn hàng của công ty gần đây tăng rất nhiều, vì vậy công ty đang thực hiện các kế
hoạch mở rộng sản xuất trong thời gian sắp đến.
Bên cạnh đó, để đáp ứng cho việc mở rộng thị trường ra nuớc ngồi và nâng cao chất lượng sản
phẩm, nên công ty đang tiến hành thực hiện chương trình ISO cho tồn bộ công ty.
Một số quản lý đã được đưa đi đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn trong quá
trình sản xuất.
Công ty đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm mới, không ngừng đổi mới
cải tiến sản phẩm, nên rất được sự tín nhiệm của khách hàng.
Khó khăn:
Hiện tại, công ty chưa đáp ứng kịp thời lượng đơn đặt hàng của khách hàng. Một số bộ phận như:
bộ phận kho, bộ phân sản xuất và bộ phận kinh doanh đang trong tình trạng là việc quá tải.
Do chưa có phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm nên công ty chưa chủ động được trong quá
trình sản xuất của mình.
Số lượng công nhận hiện đang ít hơn so với khối lượng công việc cần làm.
Do xuất phát từ công ty gia đình, nên quá trình quản lý còn trực quyền, phần lớn quyền quyết
định thuộc về phía những người thân trong gia đình, nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của
nhân viên.
CHƯƠNG 4
DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM
Chương 4 gồm những nội dung:
♦ Mục tiêu và sản phẩm dự báo
♦ Phương pháp dự báo
43
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
♦ Các kết quả dự báo
4.1. MỤC TIÊU DỰ BÁO
Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty vào quý I năm 2008
 Dự báo nhu cầu phụ tùng
 Dự báo nhu cầu máy
 Dự báo nhu cầu dây chuyền máy
4.2. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
Năm 1998, công ty chính thức bước vào hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy cơ khí
phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo, dưới hình thức còn nhỏ lẻ. Đến năm 2002, công
ty mới chuyển thành công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ và đi
vào hoạt động với qui mô mở rộng.
Vì vậy, dữ liệu dự báo sẽ được lấy từ mốc thời gian từ tháng 1 năm 2002 cho đến tháng
12 năm 2007.
Đối với dây chuyền máy, tác giả lấy kết quả nhận hợp đồng vào cuối quý IV/2007 để xác
định số lượng đặt hàng của khách đối với dây chuyền.
Đối với máy và phụ tùng, tác giả sử dụng cả 2 phương pháp dự báo định lượng và định
tính, tùy theo đặc điểm của sản phẩm.
4.2.1 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng:
Các sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng phải có những đặc điểm sau:
 Phải ở giai đoạn phát triển hoặc chín mùi, để có đủ số liệu tiến hành dự báo.
 Có doanh số bán nhiều trong các năm qua.
 Có số liệu thu thập đủ và tương đối chính xác để tiến hành dự báo.
 Các số liệu phải thể hiện được xu hướng phát triển của sản phẩm một cách rõ ràng.
Sau khi quan sát và phân tích số liệu, tác giả nhận thấy các sản phẩm dự báo theo phương
pháp định lượng đều biến động theo mùa và có xu hướng tăng qua các năm. Nên tác giả
chọn phương pháp kết hợp 2 loại dự báo: dự báo theo phương pháp đường thẳng thống
kê, kết hợp với sự tác động của yếu tố mùa. Tuy nhiên, để làm giảm độ sai lệch trong kết
quả dự báo, tác giả sử dụng điều chỉnh bằng phương pháp san bằng số mũ.
Phương pháp dự báo:
Bước 1:
Sử dụng phương trình đường thẳng : Yc = aX + b
44
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Với các hệ số a, b được tính theo công thức sau:
Trong các công thức trên:
X: là số thứ tự thời gian
Y: là số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ
n: số lượng các số liệu có được trong quá khứ
Yc : là nhu cầu dự báo trong tương lai
Sau khi hồn thành bước 1, ta có kết quả dự báo theo phương pháp đường thẳng.
Bước 2:
Tính chỉ số thời vụ dựa trên các số liệu trong quá khứ theo công thức sau:
Trong đó:
Is : là chỉ số thời vụ
Yi : số bình quân của các tháng cùng tên
Yo
: số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số
Và tính được kết quả dự báo theo phương pháp đường thẳng kết hợp với yếu tố mùa theo
công thức: Ycs = Yc x Is
Bước 3:
Sử dụng phương pháp san bằng số mũ theo công thức:
Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1)]
Trong đó:
Ft: nhu cầu dự báo ở thời kỳ t
F(t-1): nhu cầu dự báo ở thời kỳ t-1, [trong đó F(t-1) = Yc(t-1) hoặc Ycs(t-1)]
A(t-1): số liệu nhu cầu thực tế thời kỳ (t-1), [A(t-1) = Y(t-1): nhu cầu thực tế
hệ số san bằng ( 0 ≤ ≤1 )
4.2.2 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định tính
Các sản phẩm dự báo theo phương pháp định tính có các đặc điểm sau:
45
a = ΣXY/ΣX2
= 3.69
b = ΣY/n = 49.57
Yc = aX + b = 3.69X + 49.57
Ftc = Yci + 0.95 ( Yi - Yci )
Ftcs = Ycsi + 0.95 ( Yi - Ycsi )
Is
=
Σ Y
n
b =
Σ XY
Σ X2
a =
Is
=
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
 Các sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu, do có quá ít số liệu hoặc có thể chưa có số
liệu để dự báo bằng phương pháp định lượng.
 Các sản phẩm ở giai đoạn suy thối, mặc dù có nhiều số liệu nhưng không biểu diễn
được xu hướng phát triển của sản phẩm trong thực tế.
 Các sản phẩm có số liệu không đầy đủ giữa các kỳ, hoặc số liệu thu thập không
chính xác nên không thể thực hiện theo phương pháp định lượng.
 Các sản phẩm có xu hướng phức tạp, không thể hiện rõ ràng theo một xu hướng cụ
thể, và bị tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngồi.
Do đặc thù của công ty và ngành cơ khí nên tác giả chọn lựa kết hợp hai phương pháp dự
báo định tính là: lấy ý kiến của bộ phận kinh doanh và lấy ý kiến của ban điều hành trong
công ty.
Các đối tượng được lấy ý kiến gồm có: Phó giám đốc Kỹ thuật – Marketing, Phó giám
đốc Sản xuất, Bộ phận bán hàng.
Sau khi lấy ý kiến của các đối tượng nêu trên, tác giả tiến hành gán trọng số cho từng đối
tượng. Trọng số của từng đối tượng được tính dựa trên mức độ hiểu biết về nhu cầu thị
trường.
Phó giám đốc Kỹ Thuật – Marketing là người tương đối hiểu rõ nhu cầu của thị trường
nên được gán trọng số cao nhất, chiếm 50%.
Phó giám đốc Sản xuất chiếm 30%.
Bộ phận bán hàng tại công ty thường mang tính chất bị động, không đi thực tế khảo sát thị
trường, nên chiếm trọng số 20%.
Kết quả dự báo cuối cùng này, được tính theo công thức:
Ai = (0.5 x N1 ) + (0.3 x N2) + (0.2 x N3)
Trong đó:
Ai: Kết quả dự báo tại thời kỳ i
N1: Kết quả dự báo của Phó Giám đốc Kỹ Thuật – Marketing
N2: Kết quả dự báo của Phó Giám đốc Sản xuất
N3: Kết quả dự báo của bộ phận bán hàng
4.3. DỰ BÁO DÂY CHUYỀN MÁY
Tính đến thời điểm hiện nay, quý IV/2007 công ty đang thực hiện dở dang một dây
chuyền sấy năng suất 20 tấn/giờ và dự định hồn thành vào đầu tháng 1/2008.
Công ty đang nhận một hợp đồng lắp ráp dây chuyền xay xát gạo với năng suất 40 tấn/giờ
và theo kế hoạch sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 1/2008, sau khi hồn thành dây chuyền sấy
đã nhận vào tháng 11/2007 vừa rồi.
46
Ft
= F(t-1)
+ [A(t-1)
– F(t-1)
] (2-3)
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Bảng 4 – 1: Các thành phần chính trong dây chuyền xay xát gạo 40 tấn/giờ
Sản phẩm Số lượng ĐVT
- Cân đầu vào
- Sàn tạp chất
- Máy bóc vỏ lúa
- Tách trấu
- Máy tách thóc
- Sàn đá
- Máy xát trắng
- Máy đánh bóng
- Máy làm nguội
- Trống phân hạt
- Đấu trộn
- Cân thành phẩm
- Máy đóng gói
- Băng tải
- Bù đài
2
2
2
2
2
2
6
3
2
2
2
2
2
2
24
Cái
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Máy
Cái
Máy
Cái
Cây
Tổng 56
4.4. DỰ BÁO SẢN PHẨM MÁY
4.4.1 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định lượng
Bảng 4 – 2: Bảng tổng hợp số liệu máy thực tế
BẢNG SỐ LIỆU MÁY THỰC TẾ
Năm Quý
Máy Xát
Trắng
Máy
Bóc Vỏ
Lúa
Máy
Đánh
Bóng
Trống
Phân
Hạt
Máy
Tiện
Rulô
cao su
Sàn
Đá
Bù
Đài
Máy
Tách
Thóc
2002
I 11 25 32 5 3 10 3 0
II 8 12 15 7 3 3 2 0
47
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
III 7 9 15 5 5 11 1 0
IV 9 15 29 4 4 4 4 0
2003
I 56 77 40 10 18 11 11 12
II 24 20 10 12 22 6 7 11
III 26 14 21 4 23 13 6 10
IV 29 71 24 7 25 9 14 16
2004
I 95 80 49 14 17 13 18 18
II 23 55 19 19 27 5 18 11
III 17 40 10 8 16 17 9 10
IV 55 56 20 12 42 9 25 23
2005
I 89 95 46 19 23 17 26 16
II 15 38 22 19 30 7 19 9
III 22 25 12 5 20 11 13 12
IV 78 64 40 21 43 15 28 16
2006
I 101 79 55 23 25 19 39 21
II 45 40 12 32 38 11 17 15
III 29 24 29 11 20 18 17 20
IV 112 101 42 27 45 14 47 26
2007
I 129 105 101 24 25 22 40 42
II 88 58 30 27 60 10 25 19
III 72 50 12 16 15 17 25 12
IV 108 148 98 30 55 18 60 40
Dự báo máy xát trắng:
Bảng 4 – 3: Tổng hợp số liệu máy xát trắng
48
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Quý 2002 2003 2004 2005 2006 2007
I 11 56 95 89 101 129
II 8 24 23 15 45 88
III 7 26 17 22 29 72
IV 9 29 55 78 112 108
Tổng 35 135 190 204 287 397
Bước 1:
Xây dựng phương trình đường thẳng để dự báo xu hướng của máy xát trắng.
Yc = aX + b = 3.69X + 49.57
Với các hệ số a, b được tính theo công thức sau:
Bước 2: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu.
Bảng 4 – 4: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu máy xát trắng qua từng thời kỳ.
Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Yi Yi / 5 Is = Yi / YO
Quý 2002 2003 2004 2005 2006 42.55
I 11 56 95 89 101 352 70.4 1.65
II 8 24 23 15 45 115 23 0.54
III 7 26 17 22 29 101 20.2 0.47
IV 9 29 55 78 112 283 56.6 1.33
Tổng 35 135 190 204 287 851 170.2 4.00
Bước 3:
49
Σ XY
Σ X2
a = = 3.69
Σ Y
n
b =
= ==
= 49.57
= ==
a = ΣXY/ΣX2
= 3.69
b = ΣY/n = 49.57
Yc = aX + b = 3.69X + 49.57
Ftc = Yci + 0.95 ( Yi - Yci )
Ftcs = Ycsi + 0.95 ( Yi - Ycsi )
Is
=
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Sử dụng phương pháp san bằng số mũ theo công thức đề làm giảm sai số trong quá trình
dự báo.
Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1)]
Sau khi tiến hành thou nghiệm với nhiều hệ số tác giả nhận thấy hệ số 0.95 cho kết
quả có sai số thấp nhất.
50
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Năm Quý Y X X2
XY Yc Is Ycs Y - Ycs Y - Yc
Ftc
(0.95)
Ftcs
(0.95) Y - Ftc Y - Ftcs
2002 I 11 -11 121 -121 9 1.65 15 -4 2 11 11 0 0
II 8 -10 100 -80 13 0.54 7 1 -5 8 8 0 0
III 7 -9 81 -63 16 0.47 8 -1 -9 7 7 0 0
IV 9 -8 64 -72 20 1.33 27 -18 -11 10 10 -1 -1
2003 I 56 -7 49 -392 24 1.65 39 17 32 54 55 2 1
II 24 -6 36 -144 27 0.54 15 9 -3 24 24 0 0
III 26 -5 25 -130 31 0.47 15 11 -5 26 25 0 1
IV 29 -4 16 -116 35 1.33 46 -17 -6 29 30 0 -1
2004 I 95 -3 9 -285 39 1.65 64 31 57 92 93 3 2
II 23 -2 4 -46 42 0.54 23 0 -19 24 23 -1 0
III 17 -1 1 -17 46 0.47 22 -5 -29 18 17 -1 0
IV 55 0 0 0 50 1.33 66 -11 5 55 56 0 -1
2005 I 89 1 1 89 53 1.65 88 1 36 87 89 2 0
II 15 2 4 30 57 0.54 31 -16 -42 17 16 -2 -1
III 22 3 9 66 61 0.47 29 -7 -39 24 22 -2 0
IV 78 4 16 312 64 1.33 86 -8 14 77 78 1 0
2006 I 101 5 25 505 68 1.65 113 -12 33 99 102 2 -1
51
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
II 45 6 36 270 72 0.54 39 6 -27 46 45 -1 0
III 29 7 49 203 75 0.47 36 -7 -46 31 29 -2 0
IV 112 8 64 896 79 1.33 105 7 33 110 112 2 0
2007 I 129 9 81 1161 83 1.65 137 -8 46 127 129 2 0
II 88 10 100 880 86 0.54 47 41 2 88 86 0 2
III 72 11 121 792 90 0.47 43 29 -18 73 71 -1 1
1140 0 1012 3738
Y = 1140 X = 0 X2
= 1012
XY =
3738
IV 108 12 94 1.33 125 107 109 1 -1
2008 I 13 98 1.65 161 110 146
52
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
DÖÏBAÙO MAÙY XAÙT TRAÉNG
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25
THÔØI ÑOAÏN
DOANHSOÁ
Y
Yc
Ycs
Ftc
Ftcs
Hình 4 – 1: Đồ thị biểu thể hiện xu hướng của máy xát trắng
53
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Bảng 4 – 6: Kết quả dự báo máy Xát Trắng
Quý 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
I 11 55 93 89 102 129 146
II 8 24 23 16 45 86
III 7 25 17 22 29 71
IV 10 30 56 78 112 109
Tổng 36 134 189 205 288 395
Đối với các máy khác tiến hành dự báo tương tự .
Bảng 4 – 7: Kết quả dự báo của tất cả các loại máy
KẾT QUẢ DỰ BÁO MÁY
Năm Quý
Máy
Xát
Trắng
Máy
Bóc Vỏ
Lúa
Máy
Đánh
Bóng
Trống
Phân
Hạt
Máy
Tiện
Rulô
cao su
Sàn
Đá
Bù
Đài
Máy
Tách
Thóc
2002
I 11 26 32 5 3 10 3 12
II 8 12 15 7 3 3 2 11
III 7 9 15 5 5 11 1 10
IV 10 16 29 4 5 4 4 16
2003
I 55 76 40 10 18 11 11 12
II 24 20 10 12 22 6 7 11
III 25 14 21 4 22 13 6 10
IV 30 70 24 7 25 9 14 16
2004 I 93 79 49 14 17 13 18 18
II 23 54 19 19 27 5 18 11
III 17 39 10 8 16 17 9 10
54
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
IV 56 56 21 12 42 9 25 23
2005
I 89 94 46 19 23 17 26 16
II 16 38 22 19 30 7 19 9
III 22 25 12 5 20 11 13 12
IV 78 65 40 21 43 15 28 16
2006
I 102 80 55 23 25 19 38 21
II 45 40 12 32 38 11 17 15
III 29 24 29 11 20 18 17 20
IV 112 100 42 27 45 14 47 26
2007
I 129 105 99 24 25 22 40 41
II 86 58 30 27 59 10 25 19
III 71 49 13 16 16 17 25 12
IV 109 146 95 30 55 18 59 39
2008 I 146 162 115 31 30 24 52 35
4.4.2 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định tính
Dự báo máy làm nguội:
Bảng 4 – 8: Phương pháp dự báo Máy làm nguội
55
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Đối tượng Dự báo
(Máy)
Trọng số Dự báo có trọng số
(Máy)
PGĐ. Kỹ Thuật - Marketing 7 0.50 3
PGĐ. Sản Xuất 6 0.30 2
BP. Bán Hàng 6 0.20 1
Kế quả 1.00 6
Nhu cầu máy làm nguội = (0.5 x 7) + (0.3 x 6) + (0.2 x 6) = 6 (máy)
Phương pháp tính tương tự cho các máy khác.
Bảng 4 – 9: Kết quả dự báo máy
KẾT QUẢ DỰ BÁO MÁY
STT Loại máy 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Quý
I/2008
1 Máy làm nguội 0 0 0 0 12 20 6
2 Cân tự động 4 6 2 8 10 15 5
3 Trống tách hạt lép 0 3 5 10 6 9 3
4 Máy tách trấu 2 8 5 14 5 11 4
5 Lọc bụi 3 0 0 6 8 12 4
6 Định lượng 0 0 0 5 10 23 7
7 Sàng đảo 10 15 10 3 8 5 2
8 Mấy sấy 5 3 15 10 5 23 7
9 Phân lượng 0 0 1 2 0 20 6
10 Trống trộn vitamin 0 0 0 0 5 28 9
11 Một số loại máy khác 5 2
56
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Tổng 24 35 38 58 69 171 55
57
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
4.5. DỰ BÁO PHỤ TÙNG
4.5.1 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định lượng
Bảng 4 – 10: Bảng số liệu phụ tùng
BẢNG SỐ LIỆU PHỤ TÙNG
Năm Quý
Bánh
Vít
Trục
Vít
Dao
xéo
Dao
Thẳng
Trục
Chính
Thanh
Nhôm
Thanh
Cao Su
Đá
CDA
Rulo
cao su
Ống
Nhòm
CL
Bạc
Đạn
Lệch
Tâm
Puli
Khung
lưới
Pat
Chận
Gàu
Tải
Lưới
2002
I 30 18 17 13 8 110 230 52 20 3 37 8 52 15 35 5 20
II 15 10 6 6 0 80 90 20 9 0 20 5 26 14 25 7 12
III 21 17 7 7 3 90 100 18 6 0 13 5 32 16 20 7 20
IV 23 10 10 8 9 210 140 30 10 2 25 5 31 16 40 6 24
2003
I 55 32 30 15 13 240 320 104 22 3 101 10 76 21 64 12 25
II 26 21 7 5 1 90 140 70 10 1 55 6 50 16 22 17 10
III 20 23 10 6 6 126 153 57 11 1 34 7 44 20 26 19 19
IV 55 25 18 9 10 300 256 89 12 2 70 12 48 23 59 9 24
2004
I 89 42 34 16 23 280 450 126 27 10 213 20 149 19 87 20 60
II 32 21 12 8 10 101 168 88 13 5 111 9 86 21 35 23 23
III 26 21 14 9 13 160 135 65 14 2 76 9 75 26 35 19 17
58
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
IV 76 24 22 10 20 349 267 101 22 8 120 20 113 20 80 16 49
2005
I 97 39 41 22 30 390 793 278 33 10 271 22 170 23 101 25 80
II 29 25 19 11 11 143 220 120 12 5 135 13 91 22 54 26 31
III 30 29 17 12 16 177 277 121 15 5 110 9 80 30 61 16 29
IV 104 37 23 19 18 370 430 161 22 8 273 22 101 25 118 22 77
2006
I 89 49 44 30 41 630 980 345 35 13 353 35 199 32 123 32 120
II 28 27 23 11 8 230 430 252 19 4 152 20 102 25 62 15 60
III 13 26 22 10 14 262 303 109 15 6 128 16 102 41 78 21 46
IV 80 40 36 21 25 710 610 312 30 7 322 21 238 22 138 25 174
2007
I 120 73 60 56 64 1100 1320 570 44 20 498 40 215 36 130 23 180
II 60 53 29 25 16 530 648 198 20 6 312 22 99 21 55 25 79
III 40 64 23 39 32 620 480 230 16 9 139 15 120 44 62 26 60
IV 108 65 50 42 44 1450 1100 412 43 13 426 43 295 34 151 32 250
Bảng 4 – 11: Bảng kết quả dự báo phụ tùng
KẾT QUẢ DỰ BÁO PHỤ TÙNG
59
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
Năm Quý
Bánh
Vít
Trục
Vít
Dao
xéo
Dao
Thẳng
Trục
Chính
Thanh
Nhôm
Thanh
Cao Su
Đá
CDA
Rulo
cao su
Ống
Nhòm
CL
Bạc
Đạn
Lệch
Tâm
Puli
Khung
lưới
Pat
Chận
Gàu
Tải
Lưới
2002
I 31 18 17 13 8 115 224 49 20 3 35 8 52 15 35 5 19
II 15 10 6 6 0 80 89 19 9 0 20 5 26 14 25 7 12
III 21 17 7 7 3 91 99 18 6 0 13 5 32 16 20 7 19
IV 24 10 10 8 9 213 141 31 10 2 27 5 32 16 41 6 24
2003
I 55 32 30 15 13 240 320 104 22 3 100 10 76 21 64 12 25
II 26 21 7 5 1 90 140 69 10 1 55 6 50 16 22 17 10
III 20 23 10 6 6 126 153 57 11 1 35 7 44 20 26 19 19
IV 55 25 18 9 10 300 257 90 12 2 73 12 50 23 60 9 25
2004
I 88 42 34 16 23 279 453 129 27 10 211 20 147 19 86 20 60
II 32 21 12 8 10 101 170 88 13 5 110 9 85 21 35 23 23
III 26 21 14 9 13 159 139 66 14 2 76 9 75 26 35 19 18
IV 76 24 22 10 20 349 274 104 22 8 124 20 113 20 81 16 51
2005
I 96 39 41 22 30 386 789 278 33 10 270 22 169 23 100 25 80
II 29 25 19 11 11 142 223 120 12 5 135 13 91 22 54 26 31
III 30 29 17 12 16 176 277 121 15 5 110 9 80 30 61 16 29
IV 103 37 23 19 18 371 435 164 22 8 272 22 103 25 118 22 79
60
Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm
2006
I 89 49 44 30 41 615 977 347 35 13 352 35 198 32 122 32 119
II 28 27 23 11 8 225 427 247 19 4 153 20 102 25 62 15 59
III 14 27 22 10 14 258 306 111 15 6 129 16 102 41 77 21 46
IV 80 40 36 21 25 695 612 310 30 7 322 21 235 22 138 25 172
2007
I 119 73 60 55 63 1063 1310 565 44 20 494 40 215 36 130 23 177
II 59 52 29 25 16 511 638 198 20 6 307 22 100 21 55 25 78
III 40 63 23 38 32 598 477 228 16 9 140 15 120 44 62 26 60
IV 108 55 49 42 44 1400 1084 408 42 13 425 42 290 34 151 32 246
2008 I 123 73 71 57 61 1293 1608 639 55 19 524 49 337 36 147 38 228
61
Chương 1: Giới thiệu
4.5.2 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định tính
Bảng 4 – 12: Kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định tính
KẾT QUẢ DỰ BÁO ĐỊNH TÍNH
STT Loại máy 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Quý I/2008
1 Van xả 3 5 0 4 2 6 3
2 Chữ U 10 2 7 8 2 15 5
3 Bộ truyền động 0 0 1 3 4 3 1
4 Sensor 0 10 15 10 5 7 3
5 Tán cánh chuồng 0 0 20 60 85 90 25
6 Quạt hút trực tiếp 15 3 20 32 12 28 8
7 Motor 8 15 6 22 25 30 10
8 Núm nhôm 4 7 5 8 12 20 8
9 Ben hơi 0 0 2 29 88 100 30
10 Bộ lọc 2 1 4 6 45 30 10
Tổng 42 43 80 182 280 329 102
CHƯƠNG 5
HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP
Chương 5 gồm những nội dung sau:
♦ Tổng hợp số liệu dự báo
♦ Hoạch định các kế hoạch sản xuất
Hoạch định tổng hợp giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong
phạm vi khả năng, đồng thời giúp cho việc sử dụng các nguồn lực hiện có một cách
hiệu quả nhất.
Mục tiêu của việc hoạch định tổng hợp cho doanh nghiệp trong quý I/2008:
 Chọn lựa một kế hoạch sản xuất đáp ứng được nhu cầu với chi phí tối ưu.
62
Chương 1: Giới thiệu
5.1 TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU DỰ BÁO
Việc hoạch định sản xuất liên quan đến năng lực sản xuất của công ty để đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng. Cho nên các sản phẩm được liệt kê trong chương này là các
sản phẩm do công ty sản xuất (không bao gồm hàng mua ngồi).
Bảng 5 – 1: Tổng hợp số liệu dự báo máy
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU DỰ BÁO MÁY
STT Máy Dự báo ĐVT
Thời gian sản xuất sản
phẩm/Công nhân
(Phút)
Thời gian sản xuất
(Phút)
1 Máy xát trắng 146 Máy 22,300 3,255,800
2 Máy bóc vỏ lúa 162 Máy 19,670 3,186,540
3 Máy đánh bóng 115 Máy 20,400 2,346,000
4 Trống phân hạt 31 Máy 5,120 158,720
5 Máy tiện rulo cao su 30 Máy 6,100 183,000
6 Sàn đá 24 Máy 17,960 431,040
7 Bù đài 52 Máy 870 45,240
8 Máy tách thóc 35 Máy 18,700 654,500
9 Máy làm nguôi 6 Máy 5,420 32,520
10 Cân tự động 5 Máy 3,200 16,000
11 Trống tách hạt lép 3 Máy 11,700 35,100
12 Máy tách trấu 4 Máy 15,430 61,720
13 Lọc bụi 4 Máy 9,730 38,920
14 Định lượng 7 Máy 2,930 20,510
15 Sàn đảo 2 Máy 4,720 9,440
16 Máy sấy 7 Máy 21,500 150,500
17 Phân lượng 6 Máy 3,650 21,900
18 Trống trộn vitamin 12 Máy 13,800 165,600
19 Một số loại máy khác 2 Máy 7,101 14,202
Tổng 653 10,827,252
Bảng 5 – 2: Tổng hợp số liệu dự báo phụ tùng
63
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ
Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ

More Related Content

What's hot

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
Nghiên Cứu Định Lượng
 
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9ĐCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
hanhha12
 
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấmThiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
Minh Nguyen
 
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
nataliej4
 
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docxĐo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOTLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩmLuận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtpCau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtp
Phi Phi
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
ebookbkmt
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
Viện Quản Trị Ptdn
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Food chemistry-09.1800.1595
 

What's hot (20)

Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG TRUNG...
 
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
Tìm hiểu công nghệ sản xuất bia và quy trình kiểm nghiệm chất lượng bia thành...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9ĐCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên, 9Đ
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ _0831081...
 
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
Công nghệ sản xuất bia, Quy trình sản xuất bia, HAY!
 
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấmThiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
Thiết kế phân xưởng dưa chuột dầm giấm
 
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tr...
 
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docxĐo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
Đo Lường Văn Hóa Doanh Nghiệp Bằng Phần Mềm CHMA Tại Đà Nẵng.docx
 
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOTLuận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
Luận văn: Giải pháp tạo động lực cho người lao động, HOT
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩmLuận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Cau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtpCau hoi on tap bbtp
Cau hoi on tap bbtp
 
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
 
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹoCông nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
Công nghệ sản xuất đường, bánh kẹo
 

Similar to Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ

Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đĐề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệuĐề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
Dịch vụ làm báo cáo tài chính
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đKế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
quanglocbp
 
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt NamGiới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
Le Nguyen Truong Giang
 
Introduction to lean manufacturing vietnamese
Introduction to lean manufacturing   vietnameseIntroduction to lean manufacturing   vietnamese
Introduction to lean manufacturing vietnamese
Phan Huy
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOTĐề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ (20)

Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đĐề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại công ty may I Hải Dương, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Xưởng may, HAY
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Nam Quân, HOT
 
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệuĐề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tap-hop-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-130916034810-phpapp01
 
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAYLuận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
Luận văn: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty điện tử, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây d...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đKế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bạch Đằng 234, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
 
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
6 sigma introduction to lean manufacturing - vietnamese
 
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt NamGiới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
Giới Thiệu về Lean Manufacturing cho các Doanh Nghiệp Việt Nam
 
Introduction to lean manufacturing vietnamese
Introduction to lean manufacturing   vietnameseIntroduction to lean manufacturing   vietnamese
Introduction to lean manufacturing vietnamese
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp công trình, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tư vấn thiết kế, HOT, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 2018, HAY
 
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOTĐề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đồi kế toán tại công ty thiết bị Phụ Tùng, HOT
 

Phân tích thực trạng công ty TNHH Bùi Văn Ngọ

  • 1. MỤC LỤC Đề mục Trang Nhiệm vụ luận văn Lời cảm ơn...............................................................................................................i Tóm tắt....................................................................................................................ii Mục lục..................................................................................................................iii Danh sách hình vẽ..................................................................................................vi Danh sách bảng biểu.............................................................................................vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1 1.1 Lý do hình thành đề tài.................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài...............................................................................................2 1.3 Ý nghĩa và phạm vi đề tài.............................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................7 2.1 Tổng quan về dự báọ.....................................................................................7 2.1.1 Phân loại dự báọ...................................................................................8 2.2 Các phương pháp dự báọ.............................................................................9 2.2.1 Các phương pháp dự báo định tínhï......................................................9 2.2.2 Các phương pháp dự báo định lượngï..................................................9 2.2.3 Giám sát và kiểm sốt dự báo..............................................................14 2.3 Hoạch định tổng hợp...................................................................................15 2.3.1 Đối tượng và phạm vi của hoạch định................................................15 2.3.2 Mục tiêu của hoạch định....................................................................16 2.3.3 Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp.............................17 2.4 Các phương pháp hoạch định....................................................................20 2.4.1 Phương pháp trực quan.......................................................................20 2.4.2 Phương pháp biểu đồ và đồ thị...........................................................20 2.4.3 Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng..........................................21 2.4.4 Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện...............................21 2.4.5 Phương pháp tốn áp dụng cho kế hoạch tổng hợp............................21 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ............................................................................23 3.1 Giới thiệu công ty và các hoạt động chính.................................................23 23
  • 2. 3.1.1 Giới thiệu công ty...............................................................................23 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................23 3.1.3 Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh........................................24 3.1.4 Cơ cấu tổ chức....................................................................................26 3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................29 3.2 Phân tích thực trạng sản xuất tại công ty..................................................29 3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại 2 phân xưởng........................................................29 3.2.2 Qui trình sản xuất...............................................................................29 3.2.3 Một số sản phẩm chủ lực của công ty.................................................31 3.2.4 Nguyên vật liệu..................................................................................33 3.2.5 Tình hình nhân sự...............................................................................33 3.2.6 Tình hình hoạch định tại công ty........................................................34 3.3 Đánh giá kết quả của quá trình phân tích.................................................35 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM....................................................37 4.1 Mục tiêu dự báo...........................................................................................37 4.2 Phương pháp dự báo...................................................................................37 4.2.1 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng.............37 4.2.2 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định tính................39 4.3 Dự báo dây chuyền máy..............................................................................40 4.4 Dự báo sản phẩm máy.................................................................................41 4.4.1 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định lượng..............41 4.4.2 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định tính..................49 4.5 Dự báo phụ tùng..........................................................................................51 4.5.1 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định lượng.......................51 4.5.2 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định tính..........................55 CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP............................................................56 5.1 Tổng hợp các số liệu dự báo.......................................................................56 5.2 Hoạch định các kế hoạch sản xuất.............................................................62 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................70 6.1 Kết luận........................................................................................................70 6.2 Kiến nghị......................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
  • 4. DANH SÁCH CÔNG THỨC, BẢNG BIỂU Danh sách công thức tính Công thức 2 – 1: Công thức tính bình quân di động Công thức 2 – 2: Công thức tính bình quân di động có trọng số Công thức 2 – 3: Công thức dự báo theo phương pháp san bằng số mũ Công thức 2 – 4: Công thức tính độ lệch tuyệt đối bình quân MAD Công thức 2 – 5: Công thức dự báo nhu cầu theo xu hướng Công thức 2 – 6: Công thức tính thành phần xu hướng tác động Công thức 2 – 7: Công thức tính hệ số a, b theo đường thẳng thống kê Công thức 2 – 8: Công thức tính hệ số a, b theo đường thẳng thông thường Công thức 2 – 9: Công thức tính chỉ số mùa Công thức 2 – 10: Công thức tính tính hiệu theo dõi Danh sách bảng biểu Bảng 1 – 1: Chuyển đổi nhu cầu phụ tùng thành nhu cầu thời gian cần sản xuất Bảng 1 – 2: Chuyển đổi nhu cầu máy thành nhu cầu thời gian cần sản xuất Bảng 1 – 3: Chuyển đổi nhu cầu dây chuyền thành nhu cầu thời gian cần sản xuất Bảng 1 – 4: Bảng tổng hợp khả năng chưa đáp ứng nhu cầu Bảng 4 – 1: Các thành phần chính trong dây chuyền xay xát gạo 40tấn/giờ Bảng 4 – 2: Bảng tổng hợp số liệu máy thực tế Bảng 4 – 3: Tổng hợp số liệu máy Xát Trắng Bảng 4 – 4: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu máy Xát Trắng Bảng 4 – 5: Dự báo máy Xất Trắng Bảng 4 – 6: Kết quả dự báo máy Xát Trắng Bảng 4 – 7: Kết quả dự báo các loại máy Bảng 4 – 8: Dự báo máy làm nguội Bảng 4 – 9: Kết quả dự báo máy Bảng 4 – 10: Bảng số liệu phụ tùng theo phương pháp định lượng Bảng 4 – 11: Bảng kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định lượng Bảng 4 – 12: Kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định tính 26
  • 5. Bảng 5 – 1: Tổng hợp số liệu dự báo máy Bảng 5 – 2: Tổng hợp số liệu dự báo phụ tùng Bảng 5 – 3: Tổng hợp số liệu dự báo dây chuyền Bảng 5 – 4: Tổng hợp số liệu tồn kho phụ tùng Bảng 5 – 5: Tổng hợp số liệu tồn kho máy Bảng 5 – 6: Khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty cho quý I/2008 Bảng 5 – 7: Tổng hợp các loại chi phí Bảng 5 – 8: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 1 Bảng 5 – 9: Số ngày sản xuất của công ty Bảng 5 – 10: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 2 Bảng 5 – 11: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 3 Bảng 5 – 12: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 4 Bảng 5 – 13: Tính tốn chi phí cho kế hoạch 5 Bảng 5 – 14: Tổng hợp chi phí của các kế hoạch Bảng 5 – 15: So sánh kế hoạch 2 và kế hoạch 5 Danh sách hình vẽ Hình 1 – 1: Cách tổng hợp thời gian sản xuất sản phẩm Hình 4 – 1: Đồ thị thể hiện xu hướng của máy Xát Trắng. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Chương 1 gồm những nội dung: ♦ Lý do hình thành đề tài ♦ Ý nghĩa và phạm vị đề tài. ♦ Mục tiêu nghiên cứu ♦ Phương pháp nghiên cứu. 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 27
  • 6. Công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, được hình thành và phát triển lên từ gia đình, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo. Do đặc thù phát triển của công ty, nên quá trình bố trí sản xuất và nhân sự còn nhiều điểm chưa hợp lý. Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là ở khu vực sản xuất. Trong những năm gần đây, các đơn hàng của công ty đang tăng nhanh, đặc biệt là vào giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 5, nhu cầu tăng rất nhiều so với các tháng còn lại (do nhu cầu gạo xuất khẩu tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm và bắt đầu vào vụ mùa đông xuân). Nhu cầu tăng nhanh đã dẫn đến năng lực sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Công nhân tại xưởng phải thường xuyên tăng ca, mức độ tăng ca cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân. Bên cạnh đó, hình thức sản xuất theo đơn đặt hàng đã dẫn đến việc không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vào mùa vụ, đó là nguyên nhân giao hàng trễ thường xuyên xảy ra trong hai năm trở lại đây (thời gian giao hàng trễ đôi khi kéo dài đến 2 tháng). Trong khi đó, ở những tháng khác lại không tận dụng hết năng lực sản xuất vốn có. Chính vì thế, dự báo nhu cầu sản phẩm và hoạch định tổng hợp là điều hồn tồn cần thiết cho công ty. Dự đốn được nhu cầu sản phẩm trong tương lai, công ty có thể chủ động chọn cho mình một kế hoạch hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường với mức chi phí tối ưu. Qua việc dự báo và hoạch định tổng hợp, công ty sẽ khắc phục được những vấn đề còn tồn tại, đồng thời qua đó cũng tận dụng được các nguồn tài nguyên trong sản xuất và tiết kiệm được những chi phí không cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI  Dự báo nhu cầu sản phẩm cho quý I năm 2008.  Hoạch định tổng hợp sản xuất cho quý I năm 2008. 1.3. Ý NGHĨA VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI Ý nghĩa: Đề tài này giúp công ty xác định được nhu cầu sản phẩm và có thêm những cơ sở để quyết định phương pháp sản xuất trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, giúp cho công ty có thể ra quyết định bố trí lại tình hình nhân sự tại công ty một cách hợp lý hơn. Dự báo nhu cầu và hoạch định tổng hợp sản xuất sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, khắc phục được việc giao hàng trễ hẹn và lựa chọn được chiến lược sản xuất phù hợp với mức chi phí thấp nhất. Giúp bản thân tác giả hiểu rõ hơn về hệ thống sản xuất hiện tại, ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Bên cạnh đó, tác giả cũng học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống trong quá trình thực hiện đề tài này. 28
  • 7. Phạm vi đề tài: Dự báo nhu cầu máy của công ty vào quý I năm 2008. Dựa vào kết quả dự báo máy và kết quả dự báo phụ tùng để hoạch định tổng hợp sản xuất tại 2 phân xưởng của Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sau khi tìm hiểu hình thức hoạt động và sản xuất của công ty. Tác giả nhận thấy sự cần thiết của đề tài đối với công ty và quyết định chọn lựa đề tài này. Phương pháp thực hiện đề tài được trình bày theo thứ tự theo các bước trong mô hình sau. Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài Để hình thành đề tài này, tác giả tiến hành tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, lựa chọn đề tài để giải quyết được các vấn đề của công ty. Qua tìm hiểu và phân tích hiện trạng, nhận thức được các vấn đề khó khăn hiện nay của công ty, tác giả nhận thấy đề tài hoạch định tổng hợp sẽ giải quyết tạm thời được các vấn đề mà công ty đang gặp phải. Sau khi nhận dạng vấn đề và hình thành đề tài, tác giả tiến hành liệt kê ra tất cả các thông tin cần thiết cho đề tài. Thông tin được thu thập trong đề tài gồm 2 loại: Thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thông tin thứ cấp: Được thu thập từ các phòng ban trong công ty (số liệu dự báo về phụ tùng, hàng tồn kho, doanh số, doanh thu, chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất…) Thông tin sơ cấp: Thông qua quan sát và phỏng vấn trực tiếp để hiểu rõ hiện trạng sản xuất của công ty. Các thông tin sau khi được thu thập sẽ được xử lý để đảm bảo tính chính xác cho việc dự báo và hoạch định. Sau khi thu thập và xử lý các thông tin, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình dự báo và hoạch định tổng hợp cho công ty. 29 Nhận dạng vấn đề tồn tại Thu thập thông tin Xử lý thông tin Hình thành mô hình nghiên cứu Dự báo nhu cầu sản phẩm Hoạch định sản xuất Mô hình nghiên cứu Mô hình dự báo Tổng hợp số liệu Chọn mô hình dự báo Thử nghiệm trên mô hình Tổng hợp kết quả dự báo Dự báo sản phẩm Mô hình hoạch định Tổng hợp số liệu Lập các kế hoạch Lựa chọn kế hoạch tối ưu Phân tích đặc điểm của từng kế hoạch
  • 8. 30
  • 9. Mô hình dự báo: Sau khi thu thập số liệu của các sản phẩm, tác giả tiến hành phân tích đặc điểm của sản phẩm như: xu hướng phát triển, đặc điểm của số liệu, chu kỳ phát triển, hoặc có thể có các yếu tố tác động…Sau đó, tiến hành phân loại chúng theo những nhóm khác nhau. Các sản phẩm cùng nhóm sẽ được dự báo theo cùng một phương pháp dự báo, tác sẽ chọn ra một sản phẩm tiêu biểu để xây dựng mô hình dự báo cho nhóm sản phẩm. Sau khi dự báo thử nghiệm trên một sản phẩm, nếu sai số nằm trong giới hạn cho phép chấp nhận, tác giả mới bắt đầu tiến hành dự báo cho tất cả các sản phẩm trong nhóm. Mô hình hoạch định: Các kết quả dự báo sản phẩm sẽ được tổng hợp, nhu cầu sản phẩm được chuyển đổi thành nhu cầu thời gian cần sản xuất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hình 1 -1: Cách tổng hợp thời sản xuất sản phẩm Phương pháp chuyển đổi được minh họa bằng ví dụ sau: Bảng 1 – 1: Chuyển đổi nhu cầu phụ tùng thành nhu cầu thời gian cần sản xuất Phụ Tùng Nhu cầu dự báo Đơn vị Thời gian sản xuất (Phút) Loại A 200 Cái 3.000 Loại B 300 Thanh 5.000 Loại C 50 Cục 500 Loại D 250 Cặp 800 Khác 100 Bộ 1.500 Tổng 800 Cái 10.800 Bảng 1 – 2: Chuyển đổi nhu cầu máy thành nhu cầu thời gian cần sản xuất 31 Dự báo nhu cầu phụ tùng (Thời gian) Dự báo nhu cầu máy (Thời gian) Dự báo nhu cầu dây chuyền (Thời gian) Tổng thời gian cần sản xuất để đáp ứng được nhu cầu
  • 10. Máy Nhu cầu dự báo Đơn vị Thời gian sản xuất (Phút) Máy A 510 Máy 80.000 Máy B 100 Máy 8.500 Máy C 280 Máy 5.000 Máy D 10 Máy 2.000 Khác 80 Máy 10.000 Tổng 980 Máy 105.500 Bảng 1 – 3: Chuyển đổi nhu cầu dây chuyền thành nhu cầu thời gian cần sản xuất Dây chuyền máy CRM 10T Đơn vị Thời gian sản xuất (Phút) Máy C 2 Máy 1.000 Máy E 8 Máy 20.000 Máy C 1 Máy 7.000 Phụ tùng D 10 Bộ 2.000 Phụ tùng khác 15 Cái 1000 Tổng 36 Máy 24.000 Bảng 1 – 4: Bảng tổng hợp khả năng chưa đáp ứng nhu cầu - Tổng thời gian sản xuất theo nhu cầu dự báo - Thời gian sản xuất ra lượng tồn kho cuối kỳ - Thời gian cần sản xuất trong quý - Năng lực sản xuất của công ty 140.300 5.000 135.300 130.000 Khả năng chưa đáp ứng được nhu cầu 5.300 Dựa vào đặc điểm sản phẩm của công ty và của ngành cơ khí tác giả tiến hành xây dựng các chiến lược mà công ty có thể thực hiện được với chi phí hợp lý nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chiến lược được chọn lựa phải thỏa mãn các đặc điểm sau: 32
  • 11.  Là chiến lược công ty có thể thực hiện được.  Đáp ứng được nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất.  Chiến lược đó không gây trở ngại cho hệ thống sản xuất hiện tại. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 gồm các nội dung: ♦ Tổng quan về dự báo ♦ Các phương pháp dự báo ♦ Lý thuyết về hoạch định tổng hợp ♦ Các phương pháp hoạch định tổng hợp thường sử dụng 2.1. TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. Điều này sẽ càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị trường, mang tính chất cạnh tranh cao. Dự báo là khoa học và làø nghệ thuật tiên đốn những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên các số liệu phản ảnh tình hình thực tế ở hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình tốn học để dự đốn tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng các dự đốn này thường sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiệc các tình huống kinh tế, tình huống quản trị không hồn tồn phù hợp với mô hình dự báo. Vì vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả dự báo với kinh nghiệm và tài nghệ phán đốn của các chuyên gia, các nhà quản trị mới có thể đạt được các quyết định có độ tin cậy cao hơn. Mặt khác các kỹ thuật dự báo khác nhau thường cho ta các kết quả dự báo có khi khác xa nhau. Chưa có một kỹ thuật nào tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp cần dự báo. Vì vậy đối với một số vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường dùng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp. 2.1.1 Phân loại dự báo 33
  • 12. Căn cứ vào thời đoạn dự báo a. Dự báo ngắn hạn Thời đoạn dự báo thường không quá 3 tháng, ít khi đến 1 năm. Loại dự báo này cần cho việc mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp. b. Dự báo trung hạn Thời đoạn dự báo thường từ 3 tháng đến 3 năm, loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, dự trù tài chính tiền mặt và làm căn cứ cho các loại kế hoạch khác. c. Dự báo dài hạn Thời đoạn dự báo từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, các định điểm cho các cơ sở mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp hiện có hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo a. Dự báo kinh tế Dự báo kinh tế cho các cơ quan nghiên cứu, cơ quan dịch vụ thông tin, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện. Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của các doanh nghiệp. b. Dự báo kỹ thuật công nghệ Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ trong tương lai. Loại này rất quan trọng đối với các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, dầu lửa, máy tính, nghiên cứu không gian, điện tử… Dự báo kỹ thuật, công nghệ thường do các chuyên gia trong các lĩnh vực đặc biệt thực hiện. c. Dự báo nhu cầu sản phẩm Thực chất của dự báo nhu cầu là dự kiến, tiên đốn về doanh số bán ra của doanh nghiệp. Loại dự báo này rất được các nhà quản trị sản xuất quan tâm. Dự báo nhu cầu giúp cho các doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm, dich vụ mà họ cần tạo ra trong tương lai. Thông qua dự báo nhu cầu các doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, tiếp thị, nhân sự. 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 34
  • 13. 2.2.1 Các phương pháp dự báo định tính  Lấy ý kiến của ban điều hành.  Lấy ý kiến của những người bán hàng.  Lấy ý kiến của người tiêu dùng.  Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphi). 2.2.2 Các phương pháp dự báo định lượng Các phương pháp dự báo định lượng đều dựa trên cơ sở Tốn học, Thống kê. Để dự báo nhu cầu tương lai, không xét đến các nhân tố ảnh hưởng khác ta có thể dùng các phương pháp dự báo theo dãy số thời gian. Khi cần xét đến các nhân tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu (ngồi thời gian) ta có thể dùng các phương pháp xét đến mối liên hệ tương quan. 2.2.2.1 Dự báo theo dãy số thời gian Nhu cầu thị trường luôn biến động theo thời gian và trong những điều kiện nhất định nó thường biến động theo một xu hướng nào đó. Để phát hiện được xu hướng phát triển của nhu cầu ta cần thu thập các số liệu trong quá khứ để có được một dãy số thời gian. Thời gian ở đây thường là tháng, quý, hoặc năm, tức là xem xét biến động qua từng thời kỳ một. Khi đã có dãy số thời gian ta có thể xác định được xu hướng phát triển của nhu cầu. Từ đó ta có thể dự báo cho các thời kỳ tương lai. Các biến động của nhu cầu theo thời gian có thể xảy ra một số trường hợp sau:  Có khuynh hướng tăng (giảm) rõ rệt trong suốt thời gian nghiên cứu (ký hiệu T_Trend).  Biến đổi theo mùa(S_seasonality).  Biến đổi theo chu kỳ (C_cycles).  Biến đổi ngẩu nhiên (R_random variations). 2.2.2.2 Phương pháp bình quân di động Phương pháp này thường dùng khi các số liệu trong dãy số biến động không lớn lắm. Các số bình quân di động được tính từ các số liệu của dãy số thời gian có khoảng cách đều nhau. Chẳng hạn có dãy số thời gian được tính theo tháng bao gồm các số liệu Y1, Y2, Y3… Nếu tính số bình quân di động theo từng nhóm 3 tháng ta có: 35 Y1 + Y2 + Y3 3 YI =
  • 14. Mục đích của việc lấy bình quân di động là để san bằng những biến động bất thường trong dãy số thời gian. Sau đó đưa vào số liệu bình quân di động ta sẽ dự báo được nhu cầu trong thời kỳ kế tiếp. 2.2.2.3 Phương pháp bình quân di động có trọng số Những số liệu mới xuất hiện trong thời kỳ cuối có giá trị lớn hơn các số liệu xuất hiện đã lâu. Để xét đến vấn đề này, ta sử dụng các trọng số để nhấn mạnh giá trị của các số liệu gần nhất, vừa xảy ra. Việc chọn các trọng số dựa vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Tính tốn theo công thức: 2.2.2.4 Phương pháp san bằng số mũ a. Nội dung phương pháp Phương pháp này rất tiện dụng, nhất là khi dùng máy tính. Đây cũng là kỹ thuật tính số bình quân di động nhưng không đòi hỏi có quá nhiều số liệu trong quá khứ. Công thức tính nhu cầu tương lai như sau: Trong đó: Ft : là nhu cầu dự báo ở thời kỳ t F(t-1): nhu cầu dự báo ở thời kỳ (t-1) A(t-1) : số liệu nhu cầu thực tế ở thời kỳ (t-1) α : hệ số san bằng ( 0 ≤ ≤1 ) b. Lựa chọn hệ số  36 Y2 + Y3 + Y4 3 YII = (2-1) …………………………… ……………….. (Trọng số trong thời kỳ n x Nhu cầu thời kỳ n) Các trọng số (2-2) Số bình quân di động có trọng số = Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1) ] (2-3)
  • 15. Hệ số  ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dự báo. Để chọn  ta dựa vào độ lệch tuyệt đối bình quân MAD (Mean Absolute Deviation). MAD càng nhỏ thì trị số  càng hợp lý vì nó cho ta kết quả dự báo càng ít sai lệch. 2.2.2.5 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng Phương pháp sang bằng số mũ đơn giản không thể hiện rõ xu hướng biến động. Do đó cần phải xử dụng thêm kỹ thuật điều chỉnh xu hướng. Cách làm như sau: đầu tiên tiến hành dự báo theo phương pháp san bằng số mũ đơn giản sau đó sẽ thêm vào một lượng điều chỉnh ( âm hoặc dương). Tính tốn theo công thức: FIT : Forecart inchiding trend Ft : New forecart Tt : Trend correction Để xác định phương trình xu hướng dùng khi điều chỉnh ta sử dụng hệ số san bằng số mũ . Ý nghĩa và cách sử dụng hệ số này cũng giống như  Tt được tính như sau: Trong đó: Tt : Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ t T(t-1) : Lượng điều chỉnh theo xu hướng trong thời kỳ( t-1) Hệ số san bằng xu hướng mà ta lựa chọn Ft : Lượng dư báo nhu cầu ở thời kỳ t bằng phương pháp san bằng số mũ đơn giản F(t-1): Lượng dự báo nhu cầu trong thời kỳ (t-1) Để tính tốn FITt ta tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tính dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ giản đơn Ft ở thời kỳ t. 37 Dự báo nhu cầu cho thời kỳ t Lượng điều chỉnh theo xu hướng +Dự báo nhu cầu theo xu hướng = FITt = F t + Tt (2 – 5) Tt = T(t-1) + Ft – F(t-1) ] ät ieán seõ giôø, 3 taán/giôu' ng phaùp tìm kieám quyeát ñònh...ph aùp duøng cho hoaïch ñònh nhö: phöông phaùp ñoàng thôøi, phöo(2 – 6) = Các sai lệch trong dự báo Số thời kỳ tính toán (2 – 4) Σ F x E n MAD =
  • 16. Bước 2: Tính xu hướng ( về mặt lượng) bằng cách xử dụng công thức (2 – 6 ). Để tiến hành bước 2 cho lần tính tốn đầu tiên, giá trị xu hướng ban đầu phải được xác định và đưa vào công thức. Giá trị này có thể được đề xuất bằng phán đốn hoặc số liệu đã quan sát trong thời gian qua. Sau đó sử dụng số liệu này để tính Tt. Bước 3: Tính tốn dự báo nhu cầu theo phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng theo công thức (2 – 5 ). 2.2.2.6 Dự báo theo đường khuynh hướng a. Phương pháp đường thẳng thống kê Sử dụng phương trình đường thẳng sau: Yc = aX + b Các hệ số a, b được tính như sau: (2 – 7) Trong các công thức trên X : Thứ tự thời gian Y : Số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ n : Số lượng các số liệu có được trong quá khứ Yc : Nhu cầu dự báo trong tương lai Chú ý: Hệ số a, b được tính như trên phải phù hợp với điều kiện X = 0. Ở đây X là thứ tự thời gian (chẳng hạn là năm) trong qua khứ. Để cho X = 0 ta đánh số thứ tự thời gian quá khứ như sau:  Nếu thứ tự thời gian ứng với dãy số quá khứ là số lẻ, chẳng hạn 7 năm (X1, X2, …, X7) ta có thể đánh số thứ tự bằng cách lấy thời gian ở giữa X4 = 0, các thời gian đứng trước X4 lần lược đánh số -1, -2, -3 và các thời gian đứng sau X4 lần lược đánh số +1, +2, +3. Như vậy công lại ΣX = 0.  Nếu thứ tự thời gian là một số chẵn, chẳng hạn 8 năm ( X1, X2, X3,…,X8) ta lấy 2 thời gian ở giữa là X4 = -1 và X5 = +1. Như vậy các thời gian đứng trước X4 sẽ lần lược lấy thứ tự là -3, -5, -7 và các thời gian đứng sau X5 sẽ lấy thứ tự +3, +5, +7. Cuối cùng khi cộng lại ta vẫn có X = 0. b. Phương pháp đường thẳng thông thường Phương pháp này còn gọi là phương pháp đường thẳng bình phương bé nhất. Phương trình dự báo: YC = ax + b Các hệ số a, b được tính theo công thức sau: 38 Σ Y n b = Σ XY Σ X2 a = XY – X x Y nX2 – (X)2 a = nX2 Y – X x XY nX2 – (X)2 b =
  • 17. (2 – 8) Trong đó: YC : Lượng nhu cầu dự báo X : Thứ tự thời gian (năm) trong dãy số, đánh số thứ tự tự nhiên từ 1 trở lên, không phân biệt số liệu là chẳng hay lẻ. Y : Lượng hàng hố bán ra trong quá khứ. n : Số lượng số liệu có được trong quá khứ. c. Phương pháp dự báo theo khuynh hướng có xét đến biến động thời vụ Đối với một số mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất biến động theo thời vụ trong năm. Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu dùng ở từng vùng có khác nhau (tết, hội, lễ..). Để dự báo đối với các mặt hàng này ta cần khảo sát mức độ biến động của nhu cầu theo thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ trên cơ sở dãy số thời gian đã điều tra được. Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: (2 – 9) Trong đó: Is: Là chỉ số thời vụ Yi : Số bình quân của các tháng cùng tên Yo : Số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số 2.2.2.7 Dự báo theo các mối liên hệ tương quan  Dự báo trên cơ sở đường hồi quy tương quan tuyến tính  Xác định hệ số co giãn  Xác định sai chuẩn  Xác định hệ số tương quan 2.2.3 Giám sát và kiểm sốt dự báo Khi đã có các số liệu dự báo đã được chấp nhận (tính bằng một hoặc vài phương pháp nói trên) ta có thể đưa ra để thực hiện. Qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể không khớp với số liệu dự báo. Vì vậy cần tiến hành công tác theo dõi, giám sát và kiểm sốt dự báo. Nếu mức độ chênh lệch giữa thực tế và dự báo nằm trong phạm vi cho phép thì không cần phải xét lại phương pháp 39 Is =
  • 18. dự báo đã sử dụng. Ngược lại nếu chênh lệch này quá lớn vượt khỏi phạm vi cho phép thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp dự báo cho phù hợp. 2.2.3.1 Tín hiệu theo dõi Việc theo dõi kết quả thực hiện, theo các số liệu đã dự báo so với số liệu thực tế được tiến hành dựa trên cơ sở tín hiệu theo dõi. Tín hiệu theo dõi được tính bằng “tổng sai số dự báo dịch chuyển” (Running Sum of the Forecast Error – RSFE) chia cho “độ lệch tuyệt đối trung bình” (MAD). Tín hiệu theo dõi = MAD RSFE = (Nhu cầu thực tế trong thời kỳ i – Nhu cầu dự báo cho thời kỳ i) MAD 40
  • 19. Trong đó:  | Sai số dự báo| (2 – 10) n Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo. Ngược lại nếu tín hiệu này âm thì có nghĩa là nhu cầu thực tế thấp hơn dự báo. Tín hiệu theo dõi được xem là tốt nếu có RSFE nhỏ và có số sai số dương bằng số sai số âm. Lúc này tổng sai số dương sẽ cân bằng nhau và vì RSFE nhỏ nên tín hiệu theo dõi bằng 0. 2.2.3.2 G iới hạn kiểm tra Giới hạn kiểm tra gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, là phạm vi chấp nhận được, hoặc là phạm vi cho phép. Một khi tính hiệu theo dõi bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi cho phép (trên hoặc dưới) thì cần phải báo động. Lúc này phương pháp dự báo đã không còn thích hợp nữa mà cần phải có sự điều chỉnh và sửa đổi (chẳng hạn nếu đã dùng phương pháp san bằng số mũ thì cần phải điều chỉnh hệ số san bằng). Việc xác định phạm vi chấp nhận chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sao cho không quá hẹp, cũng không quá rộng. Nếu quá hẹp thì với sai số nhỏ đã phải điều chỉnh phương pháp dự báo. Nếu rộng quá thì ý nghĩa thực tế của các số liệu dự báo sẽ giảm đi rất nhiều. Một số chuyên gia dự báo cho rằng đối với các mặt hàng có số lượng lớn thì phạm vi này lấy bằng ±4MAD, còn đối với các mặt hàng có số lượng nhỏ thì có thể lấy đến ±8MAD. Một số chuyên gia khác, dựa vào quan hệ 1MAD ≈ 0,8 độ lệch chuẩn, cho rằng phạm vi chấp nhận được nên lấy tối đa là bằng ±4MAD. 2.3. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP Mỗi hệ thống sản xuất đều có mục tiêu tối cao là tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ đầy đủ nhu cầu. Chất lượng phục vụ nhu cầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp, điều này thể hiện không những ở chỗ phải tạo ra sản phẩm chất lượng chấp nhận được mà còn ở chỗ nó luôn chủ động tạo ra khối lượng sản phẩm phù hợp với mức độ yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả. 41 MAD =
  • 20. 2.3.1 Đối tượng, phạm vi của hoạch định Hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất trung hạn nhằm biến đổi mức sản xuất phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối tượng của hoạch định tổng hợp là khả năng sản xuất, hay mức sản xuất. Đó chính là khả năng của một hệ thống sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường trong một khoảng thời gian. Nhìn chung, khả năng sản xuất của hệ thống phụ thuộc vào các yếu tố sau:  Khả năng sản xuất của nhà xưởng và máy móc thiết bị. Trong những điều kiện khác nhau hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng cho những khả năng sản xuất nhất định. Người ta thường gọi 2 yếu tố trên là năng lực sản xuất. Như vậy, năng lực sản xuất được hiểu như là khả năng sản xuất tối đa của hệ thống máy móc thiết bị và nhà xưởng trong những điều kiện kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhất định. Điều kiện đó bao gồm: số lao động tối đa, máy móc nhà xưởng được vận hành bảo trì đúng qui định…  Khả năng sản xuất của lực lượng lao động.  Khả năng làm thêm giơ.ø  Khả năng hợp đồng gia công bên ngồi.  Khả năng sẵn sàng của nguyên vật liệu… Khả năng sản xuất là tổng hợp khả năng của từng yếu tố kể trên theo một cách nhất định, trong những điều kiện nhất định. Thông thường, khả năng sản xuất của một hệ thống sẽ do khả năng sản xuất của một khâu yếu nhất quyết định. Trong bản thân từng yếu tố, tùy thuộc vào hồn cảnh chúng có khả năng thay đổi với mức độ và cần một thời hạn nhất định khác nhau. Trên phạm vi thời gian trung hạn, bộ phận khó thay đổi nhất là năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất có thời hạn cam kết dài, muốn biến đổi khả năng này thường nhờ vào các kế hoạch dài hạn. Trong phạm vi của hoạch định tổng hợp, năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi. 2.3.2 Mục tiêu của hoạch định Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển các kế hoạch sản xuất hiện thực và tối ưu. Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng các nhu cầu mà doanh nghiệp muốn phục vụ và trong phạm vi khả năng của họ. Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Tính tối ưu mặt dù rất khó đạt được, song hoạch định tổng hợp ít nhất cũng phải đảm bảo sử dụng hợp lý nhất đến mức có thể được từ các nguồn lực và giữ cho chi phí hoạch định là thấp nhất. Vấn đề đặt ra đối với hoạch định tổng hợp là phải tìm ra khả năng sản xuất trong từng thời kỳ phù hợp với nhu cầu và đạt hiệu quả kinh tế cao. 42
  • 21. 2.3.3 Những chiến lược trong việc hoạch định tổng hợp 2.3.3.1 Chiến lược thuần túy Có 8 chiến lược thuần tuý được chia làm 2 loại: 5 chiến lược đầu tiên gọi là chiến lược thụ động, 3 chiến lược cuối cùng là chiến lược chủ động. a) Thay đổi mức tồn kho: Nhà quản trị có thể gia tăng mức tồn kho trong giai đoạn cầu thấp để tăng cường cho giai đoạn cầu tăng trong tương lai. Nếu lựa chọn chiến lược này sẽ phải chịu sự gia tăng của chi phí dự trữ, bảo hiểm, bảo quản, mức hư hỏng và vốn đầu tư. Những chi phí này thường chiếm từ 5 – 50 % giá trị của một đơn vị hàng năm. Ưu điểm của chiến lược này: Những thay đổi về nhu cầu nguồn nhân lực ít hoặc không có, không có những thay đổi đột ngột trong sản xuất. Nhược điểm: Chi phí tồn kho tăng. Nhận xét: Chiến lược này thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất và không thích ứng cho hoạt động dịch vụ. b) Thuê mướn thêm công nhân hay sa thải theo mức cầu: Một trong những cách tiếp cận cầu là sa thải hoặc thuê mướn thêm công nhân tùy theo mức độ sản xuất của từng giai đoạn. Ưu điểm: tránh được các chi phí của sự điều chỉnh khác. Nhược điểm: chi phí thuê mướn và sa thải có thể khá lớn. Ngồi ra công nhân mới tuyển vào cần phải được huấn luyện và có năng suất lao động thấp trong giai đoạn đầu. Ngược lại, khi sa thải cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần của công nhân và có thể sẽ làm giảm năng suất của số đông công nhân sản xuất trong xí nghiệp. Nhận xét: chiến lược sẽ thành công nếu công việc không đòi hỏi kỹ năng hoặc ở khu vực mà nhiều người muốn tăng thu nhập phụ. 43
  • 22. c) Tổ chức làm vượt giờ hoặc khắc phục thời gian nhàn rỗi: Đôi khi ta có thể cố định số lao động hiện tại nhưng thay đổi giờ lao động. Khi cầu tăng ta có thể tổ chức làm thêm giờ. Tuy nhiên, phải ở một giới hạn cho phép vì nếu tăng quá nhiều sẽ dẫn đến sự giảm sút về năng suất lao động. Ngược lại, khi cần giảm trong một giai đoạn nào đó thì xí nghiệp phải tìm cách khắc phục thời gian nhàn rỗi, đây là việc hết sức khó khăn. Ưu điểm: cho phép chúng ta đương đầu với sự thay đổi thời vụ hoặc xu hướng thay đổi đột xuất mà không cần tốn chi phí thuê mướn và huấn luyện. Nhược điểm: tiền thưởng vượt giờ, năng suất biên tế thấp, công nhân mệt mỏi có thể không đáp ứng được nhu cầu. Nhận xét : phương pháp này tạo điều kiện xử lý linh hoạt trong hoạch định tổng hợp. d) Hợp đồng phụ: Trong những giai đoạn cầu cao vọt, đối với một xí nghiệp có thể đặt ở ngồi làm để đảm bảo công suất tạm thời. Tuy nhiên, hợp đồng phụ cũng thường kèm theo nhiều cạm bẫy.  Thứ nhất, các hợp đồng phụ chịu những chi phí cao.  Thứ hai, là tạo dịp cho khách hàng của mình tiếp xúc với đối thủ cạnh tranh của chúng ta.  Thứ ba, là rất khó tìm thấy một hợp đồng phụ hồn hảo như cung cấp sản phẩm đạt chất lượng, đúng thời hạn… Ưu điểm: tạo sự linh hoạt và nhịp nhàng ở đầu ra của xí nghiệp trong giai đoạn có nhu cầu cao, có thể áp dụng đối với các bộ phận sau khi phân tích lợi thế giữa mua và tự làm. Nhược điểm: Không kiểm sốt được chất lượng và thời gian, giảm lợi nhuận và mất khách hàng. Nhận xét : Chủ yếu được dùng cho khu vực sản xuất, mặc dù một vài ngành công nghiệp dịch vụ như: sơn, hay sửa chữa cũng có thể làm hợp đồng phụ. e) Sử dụng công nhân tạm thời (bán phần): Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ người ta thường dùng công nhân làm việc bán thời gian để bổ xung cho nguồn lao động không cần kỹ năng, thí dụ như ở các cửa hàng bán thực phẩm chế sẵn, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng bách hóa, siêu thị… Ưu điểm: Giảm chi phí và tăng độ linh hoạt hơn là dùng công nhân có hợp đồng dài hạn, không phải trả bảo hiểm lao động. Nhược điểm: tạo nên sự biến động về lao động, chi phí đào tạo cao, chất lượng sản phẩm giảm sút, sắp xếp lịch trình làm việc khó khăn. 44
  • 23. Nhận xét : Thích hợp với những công việc không đòi hỏi tay nghề, có thể chọn trong các lực lượng lao động tạm thời như sinh viên, học sinh, các bà nội trợ, các người đã về hưu hay các “cửu vạn” từ các miền khác đỗ về. Năm chiến lược trên là chiến lược thụ động, 3 chiến lược tiếp theo dưới đây là chiến lược chủ động. f) Tác động đến cầu thông qua thông qua quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá: Khi cầu thấp công ty có thể gia tăng cầu thông qua quảng cáo, chiêu thị, khuyến mãi… Tuy nhiên, các công việc trên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được để cân bằng giữa nhu cầu với khả năng sản xuất. Ưu điểm: Tận dụng được năng lực sản xuất dư thừa và có thể tạo ra khách hàng mới. Nhược điểm: Có nhu cầu không chắc chắn, không xác định được nhu cầu sẽ tăng bao nhiêu. Giảm giá có thể làm phật lòng khách hàng mua của chúng ta thường xuyên. Khó thỏa mãn chính xác được nhu cầu. Nhận xét: Khái niệm này giúp ta có một ý niệm sáng tạo trong marketing. Một vài doanh nghiệp như khách sạn và hàng có thể áp dụng để đẩy số lượng khách hàng đặc chỗ trước lên cao hơn. g) Thực hiện các đơn hàng chịu: Đặc cọc trước, trong giai đoạn có nhu cầu cao. Đặc cọc trước là cách đặc hàng đối với các xí nghiệp hoặc dịch vụ mà chưa thể thỏa mãn được nhu cầu của khàch hàng lúc bấy giờ. Nếu khách hàng bằng lòng chờ đợi mà không thay đổi thái độ và ta không bị mất đơn hàng và sự tín nhiệm thì “đặc cọc trước” cũng là một chính sách khả quan. Ưu điểm: Có thể tránh được việc làm phụ trội và giữ cho công suất ở mức cố định. Nhược điểm: Khách hàng có thể bỏ ta để tìm nơi khác, thí dụ như khi khách hàng muốn may một bộ quần áo, chọn một bác sĩ giải phẩu hay sửa chữa xe. Cũng có thể là họ vẫn trung thành với ta nhưng phật lòng đôi chút. Nhận xét: Nhiều công ty không đủ khả năng đáp ứng được các đơn hàng và khách hàng đồng ý chờ trong thời gian biết điều nào đó, tuy nhiên thời gian cũng là một phượng tiện cạnh tranh hữu hiệu khiến ta cần lưu ý. 45
  • 24. h) Tổ chức sản phẩm hỗn hợp theo mùa: Nhiều nhà sản xuất đã tổ chức sản xuất với chiến lược điều chỉnh những loại sản phẩm đối nghịch theo mùa. Ưu điểm: tận dụng đươc năng lực sản xuất và tài nguyên hiện có. Tạo được sự ổn định cho đội ngũ lao động, luôn có công ăn việc làm và đời sống ổn định. Nhược điểm: yêu cầu những kỹ năng và thiết bị ngồi lĩnh vực chuyên môn chính của mình nên dẫn đến thay đổi chiến lược hoặc thị trường. Nhận xét: chiến lược này khó áp dụng vì khó tìm được những sản phẩm hay dịch vụ đối nghịch với nhau và có mức rủi ro cao. Người ta dự kiến là 12 -> 13% số thu hồi trên vốn đầu tư không đáp ứng được rủi ro có thể xảy ra. 2.3.3.2 Chiến lược kết hợp Mỗi chiến lược đơn thuần nêu trên đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó và có thể phát sinh những chi phí ảnh hưởng đến hoạch định tổng hợp. Do đó để đạt kết quả tốt nhất là ta kết hợp các chiến lược nêu trên gọi là chiến lược hỗn hợp. Thường ta sẽ kết hợp 2 hay nhiều chiến lược đơn thuần có khả năng kiểm sốt được. Ví dụ: một công ty có thể kết hợp tổ chức sản xuất vượt giờ với tổ chức các hợp đồng phụ và dự trữ tồn kho. Vì có nhiều cách kết hợp trong những chiến lược hỗn hợp khác nhau, do đó việc tìm ra một phương pháp hoạch định tốt nhất không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. 2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH 2.4.1 Phương pháp trực quan Đây là phương pháp phi định lượng, dùng trực giác để hoạch định. Trong các tổ chức lớn, xung đột giữa các phòng ban chức năng xảy ra là việc thường xuyên. Thí dụ người làm marketing muốn có nhiều loại sản phẩm để bán và có một lượng tồn kho đủ lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, ngược lại người quản trị tài chính lại muốn giảm thiểu mức tồn kho để hạ được chi phí trữ hàng. Các quản đốc phân xưởng lại muốn càng có ít chủng loại sản phẩm càng tốt để dễ điều hàng sản xuất. Bởi vì xung đột xảy ra quanh các công việc như vậy nên kết luận về các kế hoạch và sách lược thường ngã theo ý kiến của cá nhân mạnh nhất hơn là theo kế hoaoch tốt nhất. Có nhiều công ty khác lại không tiến hành quá trình hoạch định tổng hợp, ban quản trị thường dùng một kế hoạch sử dụng hết năm này sang năm khác, có điều chỉnh lên xuống một chút cho phù hợp với nhu cầu mới. 2.4.2 Phương pháp biểu đồ và đồ thị Kỹ thuật biểu đồ và đồ thị thường phổ biến vì chúng dễ hiểu và dễ sử dụng. Về căn bản trong các bảng kế hoạch loại này là có ít biến số trong cùng một thời gian để cho 46
  • 25. người lặp kế hoạch có thể so sánh giữa nhu cầu dự báo với công suất hiện có. Phương pháp này dùng cách thử đúng sai nên không bảo đảm cho ta một kế hoạch sản xuất tối ưu, nhưng vì không đòi hỏi phải tính tốn nhiều nên các nhân viên văn phòng cũng có thể tính tốn được. Việc thực hiện kế hoạch sẽ có sự thay dổi của từng yếu tố trong một giai đoạn. Điều đó cho phép người lặp kế hoạch so sánh dự đốn về nhu cầu với khả năng sản xuất. Việc hoạch định được thực hiện theo 5 bước sau: 1. Quyết định nhu cầu trong từng giai đoạn. 2. Quyết định khả năng nào là ổn định, thời gian phụ trội và hợp đồng phụ ở mỗi giai đoạn. 3. Tính tốn chi phí lao động, thuê mướn, sa thải và chi phí dự trữ sản phẩm. 4. Xem xét chính sách công ty có thể áp dụng cho mức dự trữ tồn kho và đối với công nhân hay không. 5. Phát triển các kế hoạch thay đổi và xác định chi phí của chúng. 6. Lựa chọn kế hoạch với mức chi phí tối ưu nhất. 2.4.3 Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng Hoạch định tổng hợp cho nhiều mặt hàng trong sản xuất sẽ khó hơn nhiều so với một mặt hàng, vì chúng chia sẻ cùng một nguồn tài nguyên dùng trong sản xuất. Trong kế hoạch này chúng ta phải lập lịch trình sản xuất cho hai hay nhiều mặt hàng được sản xuất cùng một lúc. 2.4.4 Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện Khi lập kế hoạch thực hiện một hay nhiều sản phẩm sản xuất theo nhu cầu thay đổi theo mùa, bài tốn lập kế hoạch sẽ gắn liền với bài tốn dự báo; và khung thời gian cũng thuộc vào loại ngắn hạn. Phương pháp dựa vào số phần trăm đã thực hiện dùng để đánh giá mức tăng giảm của kế hoạch sản xuất cho các mùa tiếp theo. Phương pháp này thường giả dụ có nhiều mặt hàng trong cùng một chủng loại sản phẩm, nếu nhu cầu của một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng của các loại mặt hàng khác. Phương pháp này giả thuyết là ta sẽ gặp lại cùng một số phần trăm nhu cầu theo mùa ở bất kỳ thời điểm nào trong mùa, và số phần trăm này biết được nhờ tham khảo số nhu cầu của các mùa trước nay. Quá trình bao gồm 3 bước sau: Bước 1: Dựa vào số liệu đã qua để xác định số phần trăm của nhu cầu tích luỹ ở mỗi thời điểm, lấy số trung bình cho mỗi nhóm. Bước 2: Đối với bất kỳ thời điểm nào trong mùa, sử dụng nhu cầu cần đạt đến điểm đó và nhu cầu mong đợi cho điểm đó ( đánh giá theo số % đã qua) để dự đốn nhu cầu cho thời gian còn lại trong năm. Bước 3: Điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đáp ứng nhu cầu vừa xét lại. 2.4.5 Phương pháp tốn áp dụng cho kế hoạch tổng hợp 47
  • 26. Phương pháp bài tốn vận tải: phương pháp này không cho ta một kết quả đúng hay sai mà phương pháp sẽ giúp ta xây dựng một kế hoạch khả thi với chi phí cực tiểu. Phương pháp quyết định tuyến tính: Phương pháp này chỉ rõ mức sản xuất tốt nhất và mức công việc trong những giai đoạn đặc biệt. Phương pháp này cho phép ta có thể cực tiểu hóa chi phí về trả lương, thuê mướn, sa thải, tổ chức làm vượt giờ và dự trữ tồn kho thông qua một nhóm đường cong chi phí bậc 2, sử dụng các phép tính về hàm số 2 biến. Những hàm chi phí được thiết lập từ các số liệu thu thập được và phải phù hợp với đường cong trên những số liệu đó. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó thực hiện và tốn nhiều thời gian, đồng thời cần phải có các chuyên gia có kỹ năng mới có khả năng thực hiện. Phương pháp mô hình hệ số quản lý: là phương pháp dựa vào kinh nghiệm quản lý của các quản trị gia trong quá trình giải quyết các khó khăn xảy ra trong sản xuất và ứng dụng kỹ thuật phân tích tương quan để xác định tỷ lệ giữa các yếu tố để ra quyết định. Bên cạnh các phương pháp nêu trên, còn rất nhiều phương pháp dùng cho hoạch định như: phương pháp đồng thời, phương pháp tìm kiếm quyết định… CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY Chương 3 gồm có những nội dung: ♦ Giới thiệu công ty và các hoạt động chính ♦ Phân tích thực trạng sản xuất tại công ty ♦ Đánh giá kết quả của quá trình phân tích 3.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 3.1.1 Giới Thiệu Công Ty - Tên công ty: Công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ - Tên giao dịch: Buivanngo Industrial & Agricultural Machinery Co.Ltd - Tên viết tắt: Công ty TNHH BÙI VĂN NGỌ - Trụ sở đặt tại: 743A, Hậu Giang, F11, Q6, Tp.HCM - Số điện thoại: 8776357 – 8766386, Fax: 8752027 - Email: BVN@hcm.vnn.vn. - Website: www.buivanngo.com.vn - Mã số thuế: 0302314098 -1 48
  • 27. - Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH gồm 2 thành viên trở lên, số 4102005019 do sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM cấp ngày 13/05/2001. 3.1.2 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Cơ sở Bùi Văn Ngọ được thành lập từ năm 1955 tại quận 5 – Sài Gòn do ông Bùi Văn Ngọ sáng lập và làm chủ, nhân sự khoảng 15 người chuyên sản xuất các mặt hàng như: máy ép mía, máy xay lúa… Năm 1959 cơ sở Bùi Văn Ngọ dời về 741/1 Hậu Giang – Quận 6, sản xuất các mặt hàng phục vụ ngành đúc gang, lò gạch, máy sấy và một số mặt hàng về cơ khí khác. Năm 1975, cơ sở Bùi Văn Ngọ gia nhập hợp tác xã cơ khí Hậu Giang. Năm 1979 Hợp tác xã giải thể, cơ sở Bùi Văn Ngọ được tái thành lập và tiếp tục sản xuất các mặt hàng truyền thống. Năm 1988, công ty chính thức chuyển sang sản xuất các thiết bị xay xát lúa gạo. Năm 1993 mở rộng thêm một xưởng sản xuất tại thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, từ đó lần lược sản xuất thiết bị đa dạng hơn phục vụ cho máy xay lúa và chế biến gạo. Sản phẩm trở nên phổ biến hơn và phân phối khắp ba miền Trung, Nam, Bắc, đặc biệt là khu vực trọng điểm về lúa gạo – đồng bằng sông Cửu Long chiếm đa phần. Từ năm 1996 đến nay thị trường công ty mở rộng ra các nước như: Thái Lan, Philippines, Campuchia, Korea, Taiwan, Indonesia, Malaysia, Brazil, Bungary… Năm 1998, cơ sở cho ra đời loại máy xát trắng gạo mới đã được Cục Sở Hữu Công Nghiệp Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế về buồng xát dùng trong máy xát trắng gạo. Giữa năm 2001 cơ sở Bùi Văn Ngọ chuyển thành công ty TNHH cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ và chính thức đi vào hoạt động từ quí 1/2002. Hội đồng thành viên là 11 người gồm có ông bà Bùi Văn Ngọ cùng 9 người con, với đội ngũ công nhân và ban quản lý khoảng 400 người. Năm 2004 công ty đã cho ra đời day chuyền máy thu gọn CRM, năng suất 2 tấn/giờ, 3 tấn/giờ, 4tấn/giờ và 6tấn/giờ. Đây là loại sản phẩm được tích luỹ nhiều năm kinh nghiệm, đem lại lợi ích cao cho các nhà đầu tư. Cũng trong năm 2004 công ty Bùi Văn Ngọ mở thêm xưởng sản xuất tại huyện Đức Hồ, Long An với diện tích mặt bằng 11 hecta. 3.1.3 Sản Phẩm, Thị Trường Và Đối Thủ Cạnh Tranh 3.1.3.1 Sản phẩm Sản phẩm được chia thành 3 loại chính: Máy, phụ tùng, dây chuyền máy. Dây chuyền máy: có rất nhiều loại dây chuyền với nhiều công suất khác nhau, tùy theo nhu cầu của khách hàng. Một số dây chuyền tiêu biểu như: dây chuyền xay xát gạo công suất từ 1 đến 40 tấn/giờ, dây chuyền lau bóng gạo lức, dây chuyền sấy lúa và gạo… 49
  • 28. Máy lẻ: máy xát trắng, máy đánh bóng, máy sàng tạp chất, sàng đá, máy bóc vỏ lúa, cân định lượng, gàu tải, máy làm nguội, trống tách thóc, trống tách màu,… Phụ tùng: sử dụng trong máy và dây chuyền máy như vít tải, trục vít, bánh vít, bù đài, thanh cao su, thanh nhôm, thanh xát trắng, Motor, quạt, Cyclone, đá CD, đường ống, trục chính,… Cấu trúc sản phẩm: Sản phẩm của công ty gồm có: phụ tùng, máy, dây chuyền máy. Phụ tùng gồm hai loại: phụ tùng bán cho khách hàng và phụ tùng dùng để lắp ráp cho máy và dây chuyền. Máy: gồm có máy bán lẻ và máy được lắp ráp vào dây chuyền. Cấu trúc của bộ cơ phận: Cấu trúc của máy: Cấu trúc của dây chuyền máy: 50 Bộ cơ phận Phụ tùng 1 Phụ tùng … Phụ tùng 2 Phụ tùng n Máy Bộ cơ phận 1 Bộ cơ phận …. Phụ tùng 1 Phụ tùng ….. Phụ tùng n Bộ cơ phận n Dây chuyền máy Máy Bộ cơ phận Phụ tùng
  • 29. 3.1.3.2 Thị trường Trong nước và ngồi nước. Thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, miền trung, miền bắc,… Hiện nay, sản phẩm công ty được bán chủ yếu ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, phần lớn các nhà máy ở khu vực đều là khách hàng của công ty. Khoảng 80% nhà máy sử dụng máy của công ty (theo thông tin cung cấp từ bộ phận giao hàng của công ty). Đối với thị trường nước ngồi công ty xuất khẩu mạnh sang các nước như: Philippines, USA, Indonesia, Ai cập, Malaysia, Korea, Bungary… Bên cạnh đó công ty có một hệ thống phân phối dưới hình thức đại lý được đặt tại một số nước như: Philippines, USA, Cambodia, Bangladesh, Egypt, Panama. Trong thời gian đến, công ty dự kiến sẽ mở thêm ột đại lý ở Thái Lan. 3.1.3.3 Đối thủ cạnh tranh Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy rất nhiều, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của công ty chủ yếu là Công ty cổ phần cơ khí chế tạo máy Long An (LAMICO) và Công ty chế tạo máy SINCO. 3.1.4 Cơ Cấu tổ chức Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty do hội đồng thành viên bầu ra, chịu trách nhiệm chung trước hội đồng thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Các phó Giám đốc: là những người hỗ trợ cho Giám đốc trong công tác quản lý và thực hiện chức năng quản lý tại bộ phận của mình. Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm về sản xuất sản phẩm đáp ứng đủ số lượng khách hàng yêu cầu, đảm bảo về chất lượng, đúng thời hạn. Phó giám đốc kỹ thuật – công nghệ: chuyên về nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thiết kế, đồ họa các dây chuyền máy của công ty. Là người xây dựng các tài liệu kỹ thuật cho công ty. Phó giám đốc tài chính – nhân sư: quyết định việc chi tiêu, phân bổ và điều động việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, là người chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho tất cả các bộ phận. Bộ phận kinh doanh: giao dịch với khách hàng và thực hiện các chiến lược về marketing như: quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm, liên hệ với khách hàng… Đồng thời có trách nhiệm thực hiện công việc thu chi và báo giá cho khách hàng. Bộ phận kỹ thuật: nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, thiết kế các dây chuyền máy, đưa ra các bảng vẽ chi tiết cho bộ phận sản xuất và viết sách hướng dẫn. Bên cạnh đó việc bảo trì và lắp ráp sẽ do bộ phận sản xuất thực hiện. Bộ phận sản xuất: đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, bảo quản vật tư và phụ tùng với mức tồn kho hợp lý. 51
  • 30. Bộ phận hành chính: Phòng kế tốn là bộ phận tham mưu cho giám đốc, thực hiện nhiệm vụ thống kê kế tốn của công ty, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc thực hiện công tác hoạch tốn các hoạt động kinh doanh phát sinh tại công ty như: lập phiếu thu, phiếu chi, nhập kho, phiếu xuất kho,…và ghi chép vào sổ cái, lập báo hàng tháng, qui, năm. Phòng nhân sự: thực hiện các nhiệm vụ như tuyển dụng công nhân cho 2 phân xưởng và thực hiện các chế độ đãi ngộ cho công nhân viên tại công ty. Bên cạnh đó họ còn thực hiện việc quản lý nhân viên và làm tham mưu cho Giám đốc trong quá trình thực hiện các chiến lược của công ty. Phòng bảo vệ: đảm bảo sự an tồn cho khối văn phòng và nơi sản xuất. Bộ phận xây dựng: hiện nay chủ yếu là xây dựng nhà xưởng cho công ty, và các khách hàng lắp ráp dây chuyền máy. Trong thời gian tới, công ty dự định sẽ mở thành một lĩnh vực hồn tồn độc lập. 52
  • 31. GIÁM ĐỐC PGĐ. Kinh Doanh BP. Marketing BP R&D BP. Kinh Doanh BP .QLHT Đại Lý BP. Chất Lượng BP. Lắp ráp & Bảo Trì BP. Kho Cơ Khí Xưởng Bình Tân Xưởng Đức Hòa Xưởng SX Cấu Kiện Bê Tông Kho Xây Dựng Tổ Quản Lý Giám Sát Dự Án Đội Xây DựngBP. Ấn Phẩm & Dịch Thuật BP. Đồ Hoạ Cơ Khí BP. Thiết Kế XD PGĐ. Kỹ Thuật – Công Nghệ PGĐ. Sản Xuất PGĐ. Xây Dựng PGĐ. Hành Chính – Tài Chính BP. Hành Chính – Nhân Sự BP. Kế Toán BP. IT 53
  • 32. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 3.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trong 3 năm trở lại đây doanh số của công ty tăng đáng kể bình quân tốc độ tăng trưởng khoảng 22,5%. Trong đó doanh thu của máy chiếm tỷ lệ ¾ so với tổng doanh thu, phụ tùng chiếm ¼ tổng doanh thu. 2004 2005 2006 Doanh thu (VNĐ) 45.000.000.00 0 58.000.000.00 0 68.000.000.000 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 3.2.1 Cơ cấu tổ chức tại 2 phân xưởng Tổng kho ở đây bao gồm kho nguyên vật liệu, kho phụ tùng, kho bán thành phẩm và kho thành phẩm. Đối với phân xưởng Đức Hồ, nguyên vật liệu đầu vào sẽ được đặc tại các xưởng sản xuất. Trong tương lai, tổng kho sẽ được đặt tại Đức Hòa và xưởng Bình Tân chỉ thực hiện vai trò của một xưởng lắp ráp. 3.2.2 Qui trình sản xuất Công nghệ sản xuất của công ty được nhập từ các nước như: Nhật Bản, Đài Loan và trong nước… Mức tự động hóa tại công ty còn chưa cao, các khâu làm bằng tay còn nhiều, nên sử dụng nhiều lao động trong quá trình sản xuất. Các loại máy tiện, phay, bào, có một số là được điều khiển tự động bằng chương trình CNC. Tùy theo mỗi loại máy, mà chúng sẽ đi qua các công đoạn khác nhau theo qui trình được minh hoạ ở dưới. 37 Trụ sở chính Xưởng Bình Tân Xưởng Đức Hoà Tổng khoXưởng 1 Xưởng 3Xưởng 2Xưởng 1
  • 33. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 38 Cưa sắt V và sắt vuôngChặt(Tole mỏng) Nguyên vật liệu chính Chấn Hàn Đột Mài Làm nguội Sơn lót Bù đài Ráp thô Sơn tinh Ráp tinh (thành )phẩm) Thành phẩm Tiện phay Bào NVL sắt ống hoặc trụ đặc cưa Cắt plasma (Tole dày)
  • 34. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Sơ đồ một dây chuyền máy Thời gian để thiết kế một dây chuyền máy trung bình là1/2 tháng đối với dây chuyền lớn và 1 tuần đối với dây chuyền nhỏ. Đối với những dây chuyền có sự tham gia đóng góp của khách hàng có thể kéo dài đến 2 tháng. Tuy nhiên, do đặc thù của của ngành cơ khí, nên phần lớn là do bộ phận kỹ thuật thiết kế và tư vấn cho khách hàng tùy theo địa hình đặc dàn máy. Với phương châm hoạt động hết lòng vì khách hàng, xem lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của mình, nên công ty đã tạo được niềm tin cho khách hàng từng hợp tác với công ty. Chính vì vậy, nên số lượng khách hàng đến với công ty ngày càng tăng theo thời gian. 3.2.3 Một số sản phẩm chủ lực của công ty Máy tách thóc (BG): Dựa vào sự khác biệt giữa tỷ trọng gạo và thóc, máy tách thóc với phương pháp dùng các mặt vỉ có các sóng hình tam giác theo chiều xuôi được dao động theo chiều ngan để phân ly gạo và thóc. Số cơ phận là 108. Kiểu Năng suất đầu vào Kg/giờ) Mã lực (REQ) Trọng lượng máy (Kg) Kích thước máy (mm) BG_7B 2100 1 494 2050 x 1170 x 2630 BG_9B 2700 1 518 2050 x 1170 x 2680 39 Nạp liệu Đấu trộn Sàng tạp chất Móc bóc vỏ lúa Máy làm nguội Máy tách trấu Máy đánh bóng Sàng đá Máy xát trắng Máy tách thóc Sàng đảo Trống phân hạt Cân đầu vào Cân thành phẩm Đóng gói
  • 35. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Máy bóc vỏ lúa (CL – 20B/ CL- 30B): bóc vỏ lúa bằng hai ru lô cao su xu quay ngược chiều và không cùng số vòng quay. Hai rulô đuợc nén vào nhau bằng xy lanh khí. Độ bốc vỏ lúa được ấn định bằng áp suất của luồng khí nén (tỷ lệ bốc vỏ của máy là 85 – 95%). Số cơ phận của máy là 137 Kiểu Năng suất đầu vào (Kg/giờ) Mã lực (REQ) Trọng lượng máy (Kg) Kích thước máy (mm) CL_20B 2000 10 333 984 x 738 x 1090 CL_30B 3000 15 500 1200 x 820 x 1220 Máy xát trắng (CDA) : Dùng để xát gạo lức thàng gạo trắng sạch cám với phương pháp mài xát hạt gạo giữa đá mài ở bề mặt khối quay và những thanh xát bằng cao xu. Số lượng cơ phận là 129, thời gian để hồn thành 1 máy bình quân là 12 giờ. Kiểu Năng suất đầu vào (Kg/giờ) Mã lực (REQ) Trọng lượng máy (Kg) Kích thước máy (mm) CDA_20C 2000 30 860 1310 x 945 x 2030 CDA_40C 4000 50 1134 1600 x 1165 x 2230 CDA_60C 6000 60 1500 1700 x 1210 x 2760 Máy đánh bóng gạo (CBL – 8A) : có tác dụng giúp hạt gạo sao khi được xát trắng có độ bóng đẹp. Đây là loại máy không thể thiếu được trong các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Máy được thiết kế theo phương pháp dùng dao và lưới kết hợp với luồng nước phun sương làm cho gạo sạch, trắng, bóng. Số cơ phận của máy là 126. Kiểu Năng suất đầu vào (Kg/giờ) Mã lực (REQ) Trọng lượng máy (Kg) Kích thước máy (mm) CBL_8A 6000 120 1530 2630 x 1060 x 2250 40
  • 36. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 8000 150 1530 2630 x 1060 x 2250 Trống phân hạt: dùng để tách tấm lẫn trong gạo. Vỏ trống là 1 ống tròn bằng thép, gồm 2 nửa ống, mặt trống gồm nhiều lõm tròn có kích thước phù hợp với cỡ tấm cần tách. Khi ống quay tròn, gạo sẽ di chuyển suốt chiều dài bên trong ống, phần lõm sẽ giữ lại tấm có kích thước phù hợp và tách ra. Số cơ phận là 45. Kiểu Năng suất đầu vào (Kg/giờ) Mã lực (REQ) Trọng lượng máy (Kg) Kích thước máy (mm) TL_12A 1200 1/2 288 2700 x 600 x 940 TL_15A 1500 1/2 339 3200 x 600 x 940 3.2.4 Nguyên vật liệu Do đặc thù của ngành cơ khí, phần lớn các máy đều có giá trị cao ( vài chục đến hàng trăm triệu), công ty sản xuất chủ yếu dựa vào đơn đặc hàng nên không có tồn kho thành phẩm. Tuy nhiên do phụ tùng là các sản phẩm có giá trị thấp và được tiêu thụ quanh năm nên có tồn kho sản phẩm (ngồi ra các phụ tùng này cũng là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất máy). Hiện nay, mức tồn kho nguyên vật liệu tối thiểu qui định là 20 bộ dùng cho mỗi loại máy. Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành cơ khí, đồng thời công ty có mối quan hệ tốt và lâu dài đối với một số nhà cung cấp nên đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào. Đối với một số motor phải mua từ nước ngồi thì công ty sẽ linh động mức tồn kho tùy theo mùa và nhu cầu của khách hàng theo dự báo. 3.2.5 Tình hình nhân sự Hiện thời tổng nhân sự của công ty bao gồm cả lãnh đạo, nhân viên và công nhân của tồn công ty khoảng 520 người. Trong đó ban lãnh đạo gồm 16 thành viên trong gia đình, nhân viên văn phòng 30 người, nhân viên tạp vụ khoảng 50 người, nhân viên trục tiếp sản xuất trong hai phân xưởng trên 300 người. Công ty luôn cố gắng ổn định tình hình nhân sự, thường xuyên tuyển dụng người mới đào tạo nghề nghiệp để làm việc cho công ty, do việc mở rộng thêm 12 công xưởng sản xuất ở huyện Đức Hồ tỉnh Long An nên công ty đã lập một dự án mở một lớp dạy nghề và mời các thầy dạy nghề ở các trường dạy nghề về đào tạo công nhân phục vụ cho ngành cơ khí, sau khi học xong sẽ được mời làm việc tại công ty và cũng chính là phục vụ cho dự án xây dựng 12 công xưởng dự kiến sẽ hồn thành trong năm 2010. 41
  • 37. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 3% 8% 13% 76% lanh dao NV.van phong tap vu cong nhan Biểu đồ phân bố nhân sự hiện tại của công ty (nguồn: phòng nhân sự) 3% 5%8% 84% Dai hoc Cao dang Trung cap Ld pho thong Biểu đồ trình độ của nhân viên, công nhân trong công ty (nguồn phòng nhân sự) 3.2.6 Tình hình hoạch định tại công ty Hiện nay, tại công ty đang tồn tại 2 loại kế hoạch chính là kế hoạch dài hạn do ban Giám đốc thực hiện thời gian thường là 1 năm, và kế hoạch đáp ứng theo từng đơn đặt hàng do Phó Giám đốc thực hiện. Bộ phận lập kế hoạch của công chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây nên chưa phát huy đúng chức năng của bộ phận. Theo nhận xét của Giám đốc công ty, thì các kế hoạch dài hạn thường không thực hiện được do phần lớn ban Giám đốc dựa vào kinh nghiệm lâu năm để đưa ra và chưa có các công văn qui định cũng như đốc thúc việc thực hiện một cách triệt để. Đối với các kế hoạch đáp ứng đơn hàng (điều độ sản xuất) thì được thực hiện nghiêm ngặt dưới sự giám sát của Phó Giám đốc. Khi có đơn hàng, Phó Giám Đốc sẽ liên hệ với bộ phận kỹ thuật để có bảng vẽ chi tiết, sau đó tiến hành phân công công việc trên từng khâu cùng thời gian để hồn thành máy. Quản đốc là người chịu trách nhiệm đốc thúc các tổ sản xuất theo đúng thời gian qui định. 42
  • 38. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Tuy nhiên do số lượng đơn hàng trong 2 năm gần đây tăng đáng kể nên vấn đề giao hàng trễ thường xuyên xảy ra ( có những đơn hàng giao trễ đến 2 tháng). Hiện nay mức độ tăng ca của hai phân xưởng rất cao, bình quân lớn hơn 5 tháng/năm. Với áp lực tăng ca hiện nay, sẽ gây áp lực lớn cho công nhân và làm giảm năng suất làm việc của họ. 3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH Thuận lợi: Sản phẩm của công ty khác biệt các đối thủ cạnh tranh là ở chất lượng sản phẩm, nên công ty đã tạo dựng được uy tín trong long khách hàng. Số lượng đơn hàng của công ty gần đây tăng rất nhiều, vì vậy công ty đang thực hiện các kế hoạch mở rộng sản xuất trong thời gian sắp đến. Bên cạnh đó, để đáp ứng cho việc mở rộng thị trường ra nuớc ngồi và nâng cao chất lượng sản phẩm, nên công ty đang tiến hành thực hiện chương trình ISO cho tồn bộ công ty. Một số quản lý đã được đưa đi đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất. Công ty đầu tư rất nhiều cho việc nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm mới, không ngừng đổi mới cải tiến sản phẩm, nên rất được sự tín nhiệm của khách hàng. Khó khăn: Hiện tại, công ty chưa đáp ứng kịp thời lượng đơn đặt hàng của khách hàng. Một số bộ phận như: bộ phận kho, bộ phân sản xuất và bộ phận kinh doanh đang trong tình trạng là việc quá tải. Do chưa có phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm nên công ty chưa chủ động được trong quá trình sản xuất của mình. Số lượng công nhận hiện đang ít hơn so với khối lượng công việc cần làm. Do xuất phát từ công ty gia đình, nên quá trình quản lý còn trực quyền, phần lớn quyền quyết định thuộc về phía những người thân trong gia đình, nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của nhân viên. CHƯƠNG 4 DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM Chương 4 gồm những nội dung: ♦ Mục tiêu và sản phẩm dự báo ♦ Phương pháp dự báo 43
  • 39. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm ♦ Các kết quả dự báo 4.1. MỤC TIÊU DỰ BÁO Dự báo nhu cầu sản phẩm của công ty vào quý I năm 2008  Dự báo nhu cầu phụ tùng  Dự báo nhu cầu máy  Dự báo nhu cầu dây chuyền máy 4.2. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO Năm 1998, công ty chính thức bước vào hoạt động trong lĩnh vực chế tạo máy cơ khí phục vụ cho ngành nông nghiệp lúa gạo, dưới hình thức còn nhỏ lẻ. Đến năm 2002, công ty mới chuyển thành công ty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp BÙI VĂN NGỌ và đi vào hoạt động với qui mô mở rộng. Vì vậy, dữ liệu dự báo sẽ được lấy từ mốc thời gian từ tháng 1 năm 2002 cho đến tháng 12 năm 2007. Đối với dây chuyền máy, tác giả lấy kết quả nhận hợp đồng vào cuối quý IV/2007 để xác định số lượng đặt hàng của khách đối với dây chuyền. Đối với máy và phụ tùng, tác giả sử dụng cả 2 phương pháp dự báo định lượng và định tính, tùy theo đặc điểm của sản phẩm. 4.2.1 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng: Các sản phẩm được dự báo theo phương pháp định lượng phải có những đặc điểm sau:  Phải ở giai đoạn phát triển hoặc chín mùi, để có đủ số liệu tiến hành dự báo.  Có doanh số bán nhiều trong các năm qua.  Có số liệu thu thập đủ và tương đối chính xác để tiến hành dự báo.  Các số liệu phải thể hiện được xu hướng phát triển của sản phẩm một cách rõ ràng. Sau khi quan sát và phân tích số liệu, tác giả nhận thấy các sản phẩm dự báo theo phương pháp định lượng đều biến động theo mùa và có xu hướng tăng qua các năm. Nên tác giả chọn phương pháp kết hợp 2 loại dự báo: dự báo theo phương pháp đường thẳng thống kê, kết hợp với sự tác động của yếu tố mùa. Tuy nhiên, để làm giảm độ sai lệch trong kết quả dự báo, tác giả sử dụng điều chỉnh bằng phương pháp san bằng số mũ. Phương pháp dự báo: Bước 1: Sử dụng phương trình đường thẳng : Yc = aX + b 44
  • 40. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Với các hệ số a, b được tính theo công thức sau: Trong các công thức trên: X: là số thứ tự thời gian Y: là số liệu nhu cầu thực tế trong quá khứ n: số lượng các số liệu có được trong quá khứ Yc : là nhu cầu dự báo trong tương lai Sau khi hồn thành bước 1, ta có kết quả dự báo theo phương pháp đường thẳng. Bước 2: Tính chỉ số thời vụ dựa trên các số liệu trong quá khứ theo công thức sau: Trong đó: Is : là chỉ số thời vụ Yi : số bình quân của các tháng cùng tên Yo : số bình quân chung của tất cả các tháng trong dãy số Và tính được kết quả dự báo theo phương pháp đường thẳng kết hợp với yếu tố mùa theo công thức: Ycs = Yc x Is Bước 3: Sử dụng phương pháp san bằng số mũ theo công thức: Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1)] Trong đó: Ft: nhu cầu dự báo ở thời kỳ t F(t-1): nhu cầu dự báo ở thời kỳ t-1, [trong đó F(t-1) = Yc(t-1) hoặc Ycs(t-1)] A(t-1): số liệu nhu cầu thực tế thời kỳ (t-1), [A(t-1) = Y(t-1): nhu cầu thực tế hệ số san bằng ( 0 ≤ ≤1 ) 4.2.2 Nhóm sản phẩm được dự báo theo phương pháp định tính Các sản phẩm dự báo theo phương pháp định tính có các đặc điểm sau: 45 a = ΣXY/ΣX2 = 3.69 b = ΣY/n = 49.57 Yc = aX + b = 3.69X + 49.57 Ftc = Yci + 0.95 ( Yi - Yci ) Ftcs = Ycsi + 0.95 ( Yi - Ycsi ) Is = Σ Y n b = Σ XY Σ X2 a = Is =
  • 41. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm  Các sản phẩm ở giai đoạn giới thiệu, do có quá ít số liệu hoặc có thể chưa có số liệu để dự báo bằng phương pháp định lượng.  Các sản phẩm ở giai đoạn suy thối, mặc dù có nhiều số liệu nhưng không biểu diễn được xu hướng phát triển của sản phẩm trong thực tế.  Các sản phẩm có số liệu không đầy đủ giữa các kỳ, hoặc số liệu thu thập không chính xác nên không thể thực hiện theo phương pháp định lượng.  Các sản phẩm có xu hướng phức tạp, không thể hiện rõ ràng theo một xu hướng cụ thể, và bị tác động bởi nhiều yếu tố từ môi trường bên ngồi. Do đặc thù của công ty và ngành cơ khí nên tác giả chọn lựa kết hợp hai phương pháp dự báo định tính là: lấy ý kiến của bộ phận kinh doanh và lấy ý kiến của ban điều hành trong công ty. Các đối tượng được lấy ý kiến gồm có: Phó giám đốc Kỹ thuật – Marketing, Phó giám đốc Sản xuất, Bộ phận bán hàng. Sau khi lấy ý kiến của các đối tượng nêu trên, tác giả tiến hành gán trọng số cho từng đối tượng. Trọng số của từng đối tượng được tính dựa trên mức độ hiểu biết về nhu cầu thị trường. Phó giám đốc Kỹ Thuật – Marketing là người tương đối hiểu rõ nhu cầu của thị trường nên được gán trọng số cao nhất, chiếm 50%. Phó giám đốc Sản xuất chiếm 30%. Bộ phận bán hàng tại công ty thường mang tính chất bị động, không đi thực tế khảo sát thị trường, nên chiếm trọng số 20%. Kết quả dự báo cuối cùng này, được tính theo công thức: Ai = (0.5 x N1 ) + (0.3 x N2) + (0.2 x N3) Trong đó: Ai: Kết quả dự báo tại thời kỳ i N1: Kết quả dự báo của Phó Giám đốc Kỹ Thuật – Marketing N2: Kết quả dự báo của Phó Giám đốc Sản xuất N3: Kết quả dự báo của bộ phận bán hàng 4.3. DỰ BÁO DÂY CHUYỀN MÁY Tính đến thời điểm hiện nay, quý IV/2007 công ty đang thực hiện dở dang một dây chuyền sấy năng suất 20 tấn/giờ và dự định hồn thành vào đầu tháng 1/2008. Công ty đang nhận một hợp đồng lắp ráp dây chuyền xay xát gạo với năng suất 40 tấn/giờ và theo kế hoạch sẽ bắt đầu sản xuất vào tháng 1/2008, sau khi hồn thành dây chuyền sấy đã nhận vào tháng 11/2007 vừa rồi. 46 Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1) ] (2-3)
  • 42. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Bảng 4 – 1: Các thành phần chính trong dây chuyền xay xát gạo 40 tấn/giờ Sản phẩm Số lượng ĐVT - Cân đầu vào - Sàn tạp chất - Máy bóc vỏ lúa - Tách trấu - Máy tách thóc - Sàn đá - Máy xát trắng - Máy đánh bóng - Máy làm nguội - Trống phân hạt - Đấu trộn - Cân thành phẩm - Máy đóng gói - Băng tải - Bù đài 2 2 2 2 2 2 6 3 2 2 2 2 2 2 24 Cái Máy Máy Máy Máy Máy Máy Máy Máy Máy Máy Cái Máy Cái Cây Tổng 56 4.4. DỰ BÁO SẢN PHẨM MÁY 4.4.1 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định lượng Bảng 4 – 2: Bảng tổng hợp số liệu máy thực tế BẢNG SỐ LIỆU MÁY THỰC TẾ Năm Quý Máy Xát Trắng Máy Bóc Vỏ Lúa Máy Đánh Bóng Trống Phân Hạt Máy Tiện Rulô cao su Sàn Đá Bù Đài Máy Tách Thóc 2002 I 11 25 32 5 3 10 3 0 II 8 12 15 7 3 3 2 0 47
  • 43. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm III 7 9 15 5 5 11 1 0 IV 9 15 29 4 4 4 4 0 2003 I 56 77 40 10 18 11 11 12 II 24 20 10 12 22 6 7 11 III 26 14 21 4 23 13 6 10 IV 29 71 24 7 25 9 14 16 2004 I 95 80 49 14 17 13 18 18 II 23 55 19 19 27 5 18 11 III 17 40 10 8 16 17 9 10 IV 55 56 20 12 42 9 25 23 2005 I 89 95 46 19 23 17 26 16 II 15 38 22 19 30 7 19 9 III 22 25 12 5 20 11 13 12 IV 78 64 40 21 43 15 28 16 2006 I 101 79 55 23 25 19 39 21 II 45 40 12 32 38 11 17 15 III 29 24 29 11 20 18 17 20 IV 112 101 42 27 45 14 47 26 2007 I 129 105 101 24 25 22 40 42 II 88 58 30 27 60 10 25 19 III 72 50 12 16 15 17 25 12 IV 108 148 98 30 55 18 60 40 Dự báo máy xát trắng: Bảng 4 – 3: Tổng hợp số liệu máy xát trắng 48
  • 44. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Quý 2002 2003 2004 2005 2006 2007 I 11 56 95 89 101 129 II 8 24 23 15 45 88 III 7 26 17 22 29 72 IV 9 29 55 78 112 108 Tổng 35 135 190 204 287 397 Bước 1: Xây dựng phương trình đường thẳng để dự báo xu hướng của máy xát trắng. Yc = aX + b = 3.69X + 49.57 Với các hệ số a, b được tính theo công thức sau: Bước 2: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu. Bảng 4 – 4: Tính chỉ số mùa tác động đến nhu cầu máy xát trắng qua từng thời kỳ. Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Yi Yi / 5 Is = Yi / YO Quý 2002 2003 2004 2005 2006 42.55 I 11 56 95 89 101 352 70.4 1.65 II 8 24 23 15 45 115 23 0.54 III 7 26 17 22 29 101 20.2 0.47 IV 9 29 55 78 112 283 56.6 1.33 Tổng 35 135 190 204 287 851 170.2 4.00 Bước 3: 49 Σ XY Σ X2 a = = 3.69 Σ Y n b = = == = 49.57 = == a = ΣXY/ΣX2 = 3.69 b = ΣY/n = 49.57 Yc = aX + b = 3.69X + 49.57 Ftc = Yci + 0.95 ( Yi - Yci ) Ftcs = Ycsi + 0.95 ( Yi - Ycsi ) Is =
  • 45. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Sử dụng phương pháp san bằng số mũ theo công thức đề làm giảm sai số trong quá trình dự báo. Ft = F(t-1) + [A(t-1) – F(t-1)] Sau khi tiến hành thou nghiệm với nhiều hệ số tác giả nhận thấy hệ số 0.95 cho kết quả có sai số thấp nhất. 50
  • 46. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Năm Quý Y X X2 XY Yc Is Ycs Y - Ycs Y - Yc Ftc (0.95) Ftcs (0.95) Y - Ftc Y - Ftcs 2002 I 11 -11 121 -121 9 1.65 15 -4 2 11 11 0 0 II 8 -10 100 -80 13 0.54 7 1 -5 8 8 0 0 III 7 -9 81 -63 16 0.47 8 -1 -9 7 7 0 0 IV 9 -8 64 -72 20 1.33 27 -18 -11 10 10 -1 -1 2003 I 56 -7 49 -392 24 1.65 39 17 32 54 55 2 1 II 24 -6 36 -144 27 0.54 15 9 -3 24 24 0 0 III 26 -5 25 -130 31 0.47 15 11 -5 26 25 0 1 IV 29 -4 16 -116 35 1.33 46 -17 -6 29 30 0 -1 2004 I 95 -3 9 -285 39 1.65 64 31 57 92 93 3 2 II 23 -2 4 -46 42 0.54 23 0 -19 24 23 -1 0 III 17 -1 1 -17 46 0.47 22 -5 -29 18 17 -1 0 IV 55 0 0 0 50 1.33 66 -11 5 55 56 0 -1 2005 I 89 1 1 89 53 1.65 88 1 36 87 89 2 0 II 15 2 4 30 57 0.54 31 -16 -42 17 16 -2 -1 III 22 3 9 66 61 0.47 29 -7 -39 24 22 -2 0 IV 78 4 16 312 64 1.33 86 -8 14 77 78 1 0 2006 I 101 5 25 505 68 1.65 113 -12 33 99 102 2 -1 51
  • 47. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm II 45 6 36 270 72 0.54 39 6 -27 46 45 -1 0 III 29 7 49 203 75 0.47 36 -7 -46 31 29 -2 0 IV 112 8 64 896 79 1.33 105 7 33 110 112 2 0 2007 I 129 9 81 1161 83 1.65 137 -8 46 127 129 2 0 II 88 10 100 880 86 0.54 47 41 2 88 86 0 2 III 72 11 121 792 90 0.47 43 29 -18 73 71 -1 1 1140 0 1012 3738 Y = 1140 X = 0 X2 = 1012 XY = 3738 IV 108 12 94 1.33 125 107 109 1 -1 2008 I 13 98 1.65 161 110 146 52
  • 48. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm DÖÏBAÙO MAÙY XAÙT TRAÉNG 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 THÔØI ÑOAÏN DOANHSOÁ Y Yc Ycs Ftc Ftcs Hình 4 – 1: Đồ thị biểu thể hiện xu hướng của máy xát trắng 53
  • 49. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Bảng 4 – 6: Kết quả dự báo máy Xát Trắng Quý 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I 11 55 93 89 102 129 146 II 8 24 23 16 45 86 III 7 25 17 22 29 71 IV 10 30 56 78 112 109 Tổng 36 134 189 205 288 395 Đối với các máy khác tiến hành dự báo tương tự . Bảng 4 – 7: Kết quả dự báo của tất cả các loại máy KẾT QUẢ DỰ BÁO MÁY Năm Quý Máy Xát Trắng Máy Bóc Vỏ Lúa Máy Đánh Bóng Trống Phân Hạt Máy Tiện Rulô cao su Sàn Đá Bù Đài Máy Tách Thóc 2002 I 11 26 32 5 3 10 3 12 II 8 12 15 7 3 3 2 11 III 7 9 15 5 5 11 1 10 IV 10 16 29 4 5 4 4 16 2003 I 55 76 40 10 18 11 11 12 II 24 20 10 12 22 6 7 11 III 25 14 21 4 22 13 6 10 IV 30 70 24 7 25 9 14 16 2004 I 93 79 49 14 17 13 18 18 II 23 54 19 19 27 5 18 11 III 17 39 10 8 16 17 9 10 54
  • 50. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm IV 56 56 21 12 42 9 25 23 2005 I 89 94 46 19 23 17 26 16 II 16 38 22 19 30 7 19 9 III 22 25 12 5 20 11 13 12 IV 78 65 40 21 43 15 28 16 2006 I 102 80 55 23 25 19 38 21 II 45 40 12 32 38 11 17 15 III 29 24 29 11 20 18 17 20 IV 112 100 42 27 45 14 47 26 2007 I 129 105 99 24 25 22 40 41 II 86 58 30 27 59 10 25 19 III 71 49 13 16 16 17 25 12 IV 109 146 95 30 55 18 59 39 2008 I 146 162 115 31 30 24 52 35 4.4.2 Nhóm sản phẩm máy dự báo theo phương pháp định tính Dự báo máy làm nguội: Bảng 4 – 8: Phương pháp dự báo Máy làm nguội 55
  • 51. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Đối tượng Dự báo (Máy) Trọng số Dự báo có trọng số (Máy) PGĐ. Kỹ Thuật - Marketing 7 0.50 3 PGĐ. Sản Xuất 6 0.30 2 BP. Bán Hàng 6 0.20 1 Kế quả 1.00 6 Nhu cầu máy làm nguội = (0.5 x 7) + (0.3 x 6) + (0.2 x 6) = 6 (máy) Phương pháp tính tương tự cho các máy khác. Bảng 4 – 9: Kết quả dự báo máy KẾT QUẢ DỰ BÁO MÁY STT Loại máy 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Quý I/2008 1 Máy làm nguội 0 0 0 0 12 20 6 2 Cân tự động 4 6 2 8 10 15 5 3 Trống tách hạt lép 0 3 5 10 6 9 3 4 Máy tách trấu 2 8 5 14 5 11 4 5 Lọc bụi 3 0 0 6 8 12 4 6 Định lượng 0 0 0 5 10 23 7 7 Sàng đảo 10 15 10 3 8 5 2 8 Mấy sấy 5 3 15 10 5 23 7 9 Phân lượng 0 0 1 2 0 20 6 10 Trống trộn vitamin 0 0 0 0 5 28 9 11 Một số loại máy khác 5 2 56
  • 52. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Tổng 24 35 38 58 69 171 55 57
  • 53. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 4.5. DỰ BÁO PHỤ TÙNG 4.5.1 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định lượng Bảng 4 – 10: Bảng số liệu phụ tùng BẢNG SỐ LIỆU PHỤ TÙNG Năm Quý Bánh Vít Trục Vít Dao xéo Dao Thẳng Trục Chính Thanh Nhôm Thanh Cao Su Đá CDA Rulo cao su Ống Nhòm CL Bạc Đạn Lệch Tâm Puli Khung lưới Pat Chận Gàu Tải Lưới 2002 I 30 18 17 13 8 110 230 52 20 3 37 8 52 15 35 5 20 II 15 10 6 6 0 80 90 20 9 0 20 5 26 14 25 7 12 III 21 17 7 7 3 90 100 18 6 0 13 5 32 16 20 7 20 IV 23 10 10 8 9 210 140 30 10 2 25 5 31 16 40 6 24 2003 I 55 32 30 15 13 240 320 104 22 3 101 10 76 21 64 12 25 II 26 21 7 5 1 90 140 70 10 1 55 6 50 16 22 17 10 III 20 23 10 6 6 126 153 57 11 1 34 7 44 20 26 19 19 IV 55 25 18 9 10 300 256 89 12 2 70 12 48 23 59 9 24 2004 I 89 42 34 16 23 280 450 126 27 10 213 20 149 19 87 20 60 II 32 21 12 8 10 101 168 88 13 5 111 9 86 21 35 23 23 III 26 21 14 9 13 160 135 65 14 2 76 9 75 26 35 19 17 58
  • 54. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm IV 76 24 22 10 20 349 267 101 22 8 120 20 113 20 80 16 49 2005 I 97 39 41 22 30 390 793 278 33 10 271 22 170 23 101 25 80 II 29 25 19 11 11 143 220 120 12 5 135 13 91 22 54 26 31 III 30 29 17 12 16 177 277 121 15 5 110 9 80 30 61 16 29 IV 104 37 23 19 18 370 430 161 22 8 273 22 101 25 118 22 77 2006 I 89 49 44 30 41 630 980 345 35 13 353 35 199 32 123 32 120 II 28 27 23 11 8 230 430 252 19 4 152 20 102 25 62 15 60 III 13 26 22 10 14 262 303 109 15 6 128 16 102 41 78 21 46 IV 80 40 36 21 25 710 610 312 30 7 322 21 238 22 138 25 174 2007 I 120 73 60 56 64 1100 1320 570 44 20 498 40 215 36 130 23 180 II 60 53 29 25 16 530 648 198 20 6 312 22 99 21 55 25 79 III 40 64 23 39 32 620 480 230 16 9 139 15 120 44 62 26 60 IV 108 65 50 42 44 1450 1100 412 43 13 426 43 295 34 151 32 250 Bảng 4 – 11: Bảng kết quả dự báo phụ tùng KẾT QUẢ DỰ BÁO PHỤ TÙNG 59
  • 55. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm Năm Quý Bánh Vít Trục Vít Dao xéo Dao Thẳng Trục Chính Thanh Nhôm Thanh Cao Su Đá CDA Rulo cao su Ống Nhòm CL Bạc Đạn Lệch Tâm Puli Khung lưới Pat Chận Gàu Tải Lưới 2002 I 31 18 17 13 8 115 224 49 20 3 35 8 52 15 35 5 19 II 15 10 6 6 0 80 89 19 9 0 20 5 26 14 25 7 12 III 21 17 7 7 3 91 99 18 6 0 13 5 32 16 20 7 19 IV 24 10 10 8 9 213 141 31 10 2 27 5 32 16 41 6 24 2003 I 55 32 30 15 13 240 320 104 22 3 100 10 76 21 64 12 25 II 26 21 7 5 1 90 140 69 10 1 55 6 50 16 22 17 10 III 20 23 10 6 6 126 153 57 11 1 35 7 44 20 26 19 19 IV 55 25 18 9 10 300 257 90 12 2 73 12 50 23 60 9 25 2004 I 88 42 34 16 23 279 453 129 27 10 211 20 147 19 86 20 60 II 32 21 12 8 10 101 170 88 13 5 110 9 85 21 35 23 23 III 26 21 14 9 13 159 139 66 14 2 76 9 75 26 35 19 18 IV 76 24 22 10 20 349 274 104 22 8 124 20 113 20 81 16 51 2005 I 96 39 41 22 30 386 789 278 33 10 270 22 169 23 100 25 80 II 29 25 19 11 11 142 223 120 12 5 135 13 91 22 54 26 31 III 30 29 17 12 16 176 277 121 15 5 110 9 80 30 61 16 29 IV 103 37 23 19 18 371 435 164 22 8 272 22 103 25 118 22 79 60
  • 56. Chương 4: Dự báo nhu cầu sản phẩm 2006 I 89 49 44 30 41 615 977 347 35 13 352 35 198 32 122 32 119 II 28 27 23 11 8 225 427 247 19 4 153 20 102 25 62 15 59 III 14 27 22 10 14 258 306 111 15 6 129 16 102 41 77 21 46 IV 80 40 36 21 25 695 612 310 30 7 322 21 235 22 138 25 172 2007 I 119 73 60 55 63 1063 1310 565 44 20 494 40 215 36 130 23 177 II 59 52 29 25 16 511 638 198 20 6 307 22 100 21 55 25 78 III 40 63 23 38 32 598 477 228 16 9 140 15 120 44 62 26 60 IV 108 55 49 42 44 1400 1084 408 42 13 425 42 290 34 151 32 246 2008 I 123 73 71 57 61 1293 1608 639 55 19 524 49 337 36 147 38 228 61
  • 57. Chương 1: Giới thiệu 4.5.2 Nhóm phụ tùng dự báo theo phương pháp định tính Bảng 4 – 12: Kết quả dự báo phụ tùng theo phương pháp định tính KẾT QUẢ DỰ BÁO ĐỊNH TÍNH STT Loại máy 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Quý I/2008 1 Van xả 3 5 0 4 2 6 3 2 Chữ U 10 2 7 8 2 15 5 3 Bộ truyền động 0 0 1 3 4 3 1 4 Sensor 0 10 15 10 5 7 3 5 Tán cánh chuồng 0 0 20 60 85 90 25 6 Quạt hút trực tiếp 15 3 20 32 12 28 8 7 Motor 8 15 6 22 25 30 10 8 Núm nhôm 4 7 5 8 12 20 8 9 Ben hơi 0 0 2 29 88 100 30 10 Bộ lọc 2 1 4 6 45 30 10 Tổng 42 43 80 182 280 329 102 CHƯƠNG 5 HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP Chương 5 gồm những nội dung sau: ♦ Tổng hợp số liệu dự báo ♦ Hoạch định các kế hoạch sản xuất Hoạch định tổng hợp giúp cho công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phạm vi khả năng, đồng thời giúp cho việc sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hiệu quả nhất. Mục tiêu của việc hoạch định tổng hợp cho doanh nghiệp trong quý I/2008:  Chọn lựa một kế hoạch sản xuất đáp ứng được nhu cầu với chi phí tối ưu. 62
  • 58. Chương 1: Giới thiệu 5.1 TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU DỰ BÁO Việc hoạch định sản xuất liên quan đến năng lực sản xuất của công ty để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cho nên các sản phẩm được liệt kê trong chương này là các sản phẩm do công ty sản xuất (không bao gồm hàng mua ngồi). Bảng 5 – 1: Tổng hợp số liệu dự báo máy BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU DỰ BÁO MÁY STT Máy Dự báo ĐVT Thời gian sản xuất sản phẩm/Công nhân (Phút) Thời gian sản xuất (Phút) 1 Máy xát trắng 146 Máy 22,300 3,255,800 2 Máy bóc vỏ lúa 162 Máy 19,670 3,186,540 3 Máy đánh bóng 115 Máy 20,400 2,346,000 4 Trống phân hạt 31 Máy 5,120 158,720 5 Máy tiện rulo cao su 30 Máy 6,100 183,000 6 Sàn đá 24 Máy 17,960 431,040 7 Bù đài 52 Máy 870 45,240 8 Máy tách thóc 35 Máy 18,700 654,500 9 Máy làm nguôi 6 Máy 5,420 32,520 10 Cân tự động 5 Máy 3,200 16,000 11 Trống tách hạt lép 3 Máy 11,700 35,100 12 Máy tách trấu 4 Máy 15,430 61,720 13 Lọc bụi 4 Máy 9,730 38,920 14 Định lượng 7 Máy 2,930 20,510 15 Sàn đảo 2 Máy 4,720 9,440 16 Máy sấy 7 Máy 21,500 150,500 17 Phân lượng 6 Máy 3,650 21,900 18 Trống trộn vitamin 12 Máy 13,800 165,600 19 Một số loại máy khác 2 Máy 7,101 14,202 Tổng 653 10,827,252 Bảng 5 – 2: Tổng hợp số liệu dự báo phụ tùng 63