SlideShare a Scribd company logo
1 of 214
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
PHẠM VIỆT LONG
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
(Tập truyện vui)
NHµ XUẤT DÂN TRÍ - 2018
LỜI GIỚI THIỆU
nh Phạm Việt Long là nhà báo trẻ ngoài hai
mươi tuổi đi chiến trường 7 năm. Ở đây, anh
yêu và lấy một cô gái công tác ngoài mặt trận,
và viết vài trăm bài báo âm vang tiếng súng. Từ hiện
thực cuộc sống chiến trường, anh viết sách, trên
500 trang (cuốn B trọc ) và đã được tái bản nhiều lần.
Hòa bình, anh về học lấy bằng Tiến sĩ Ngữ văn, và
giữ trách nhiệm quan trọng ở Bộ Văn hóa. Ông “quản lý”
này “mê” văn nghệ, tốt bụng, luôn tìm cách giúp đỡ anh
em văn hóa, và với sức sáng tạo tiềm tàng, anh viết vài cuốn
tiểu thuyết, truyện ngắn, sáng tác hơn trăm ca khúc. Tôi
thật sự ngạc nhiên trước ông “ba trong một” này và bây
giờ, lại ngạc nhiên tiếp về cuốn Cười vỡ bụng - nghĩ nát
óc thể hiện khiếu hài hước của anh.
Kế thừa truyền thống truyện tiếu lâm dân gian,
Phạm Việt Long đã sáng tạo ra các truyện cười vui, nhưng
không chỉ cười vui đơn thuần, mà phần lớn trong đó
anh ngụ ý những bài học về đạo đức, lối sống v.v...
A
Phạm Việt Long 5
Tác giả vận dụng thủ pháp thậm xưng, nói ngoa, đẩy
sự việc đến tận cùng vô lý để nói cái thực tế có lý. Tác giả
phê phán để xây dựng, với tinh thần nhân văn.
Truyện Cách chức kể chuyện một ông tướng quá
giận dữ muốn cách chức cấp dưới. Nhưng khốn nỗi anh
cấp dưới này chỉ là Binh nhất. Ông tướng ra lệnh mồm
thăng anh lên Thiếu úy, Trung đội trưởng. Rồi sau một
phút, hạ lệnh cách tuột xuống Binh nhất. Ông tướng đã
thỏa mãn được cơn giận dữ của mình. Đọc truyện này,
không ai không bật cười, và sau đấy không nghĩ ngợi một
tý. Vì vậy tên tập sách này là Cười vỡ bụng - nghĩ nát
óc quả cũng có lý của nó...
Một ông Sếp ngắm cái huy hiệu máy bay gắn trên
ngực áo tròn căng của cô nhân viên. Cô hỏi Sếp có thích
cái máy bay không. Sếp trả lời: Thích cái “sân bay” hơn
(tức chỗ ngực gắn huy hiệu).
Chỉ vài dòng, tác giả giúp cho người đọc một
tiếng cười thoải mái. Nhưng tìm được một “cốt truyện”
như thế, không dễ...
Một chiến sĩ băng rừng Trường Sơn hoang vắng, gặp
một chiến sĩ gái cũng đang tìm đường về đơn vị. Đêm
rừng, hai người ngủ chung trong lều hoang, căng sợi
dây chuối làm ranh giới ở giữa. Anh chiến sĩ luôn kể
chuyện mình từng vượt qua trăm suối ngàn khe,
nhưng đêm đó không vượt qua nổi ranh giới sợi dây
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
6
chuối. Câu chuyện đáng yêu, nêu lên phẩm chất nghiêm
túc của người chiến sĩ, và cũng là nụ cười trêu anh quá
thật thà.
Viết truyện cười rất khó. Thông thường tiếu lâm
phải tục một chút. Vì thế ta có thể cảm thông cho Phạm
Việt Long khi anh sử dụng phương pháp này. Việc phát
âm khác nhau của từng vùng, và từ ngữ bình thường của
ngôn ngữ này thành chữ tục của ngôn ngữ khác là một cái
kho khai thác truyện cười. Tiến sĩ Ngữ văn Phạm Việt
Long không bỏ qua. Anh có chùm chuyện Chữ với chả
nghĩa, cười vui, thư giãn. Việc chữ không dấu trong nhắn
tin điện thoại cũng dễ thành truyện vui. Anh den ngay, em
dang o truong (ở trường học) lại hiểu thành ở
truồng (không quần áo). Chỉ thế thôi, là cười được rồi. Phạm
Việt Long sưu tầm, nâng cao, và sáng tác những chuyện
cười vui của mình, công sức của anh là đáng quý. Trong cuộc
sống căng thẳng, bề bộn, lo toan, thiết tưởng câu chuyện
cười vui làm cho người ta sảng khoái phút chốc là có ích
lắm.
Nguyễn Thành Văn
LỜI THƯA CỦA TÁC GIẢ
ùng bạn đọc kính mến!
Làm báo, và làm công tác văn hóa, suốt mấy
chục năm qua, tôi đã đi nhiều nơi, sống với
nhiều lớp người, được nghe,được chứng kiến nhiều chuyện
có ý nghĩa.
Từ thực tế cuộc sống, tôi đã viết thành tiểu thuyết,
truyện ngắn, và bây giờ, viết thành những chuyện vui,
mong góp một tiếng cười làm giảm bớt cái căng thẳng của
cuộc sống thời xô bồ hiện nay.
Trong những câu chuyện tôi viết ra in trong tập sách
này, có chuyện nghe được trong dân gian, có chuyện được
chứng kiến và viết lại, có chuyện hư cấu hoàn toàn, nhưng
tất cả là chuyện do tôi viết ra theo cấu tứ, văn phong, ý đồ
của mình, chứ không phải là truyện sưu tầm theo kiểu sưu
tầm văn học dân gian.
Nhiều truyện trong tập này, tôi đã đăng lên Facebook
và nhận được nhiều lời động viên. Tôi chọn một ít lời
bình trên Facebook in cùng với Truyện, cho thêm phần
C
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
8
sinh động.
Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn những bạn bè,
đồng chí mà tôi đã gặp trên bước đường công tác, giúp tôi
được nghe những câu chuyện, được chứng kiến những việc
làm giầu ý nghĩa để tôi có một vốn sống phục vụ những
trang viết này. Tôi cũng chân thành cảm ơn nhiều bạn bè
trên Facebook đã tham góp nhiều ý kiến bổ ích giúp tôi
hoàn thiện tác phẩm.
Trân trọng!
Phần một
CHỮ VỚI CHẢ NGHĨA
GẢ CŨNG DÙI, KHÔNG GẢ CŨNG DÙI
huyện này xảy ra đã lâu, từ hồi sau Hiệp định
Giơ-ne-va, nước ta tạm bị chia làm hai miền.
Khi ấy, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc được
phân công về nhiều vùng ở miền Bắc. Tiếng nói miền
Nam cũng theo những cán bộ ấy tới khắp nơi, mà với
người miền Bắc, nghe hơi nặng, có từ khó nghe.
Tại một cơ quan nọ, có một anh người miền Nam tên
là Mạnh và một cô người miền Bắc tên là Ngoan đem lòng
thương yêu nhau. Đến lúc bàn đến chuyện về xin phép gia
đình cho tác thành đôi lứa, cô gái lo lắng:
- Bố em khó lắm anh ạ. Anh phải nói khéo thế nào
chứ không thì hỏng chuyện!
C
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
10
- Em cứ yên trí, anh sẽ làm cho các cụ vui.
Tối hôm ấy, sau bữa cơm, anh cán bộ ngồi uống nước
với ông bố cô gái. Còn cô gái thì lo dọn dẹp bếp núc, trong
lòng hồi hộp, không biết kết quả cuộc nói chuyện ra sao.
Hồi đó nghiêm lắm “nam nữ thụ thụ bất thân”, cho nên
suốt tối, anh chị không được gặp nhau. Đêm, anh cán bộ
ngủ chung giường với ông bố cô gái. Cô gái nằm trằn trọc
suốt đêm, lo lắng, hy vọng.
Sớm ngày, tranh thủ lúc ra giếng rửa mặt, cô gái hỏi vội:
- Thế nào, anh?
- Tốt, ông cụ đồng ý rồi!
- Sao anh tài thế? Anh nói thế nào?
- Anh bảo bác gả em Ngoan thì cháu vui, mà không
gả cháu cũng vui! (Ấy là cô gái nghe quen tiếng miền Nam
nên hiểu vậy, chứ thực chất anh ấy nói là bác gả Ngoan thì
cháu dui, mà không gả, cháu cũng dui).
Ngoan lấy làm lạ. Nhà cô gia giáo nhất vùng, kén chọn
kỹ càng dâu rể. Hồi anh rể cô bây giờ đến hỏi chị gái cô,
ông bố còn bắt trình thẻ đảng viên rồi mới nói chuyện.
Không hiểu tại sao mà với anh Mạnh lại dễ thế. Pha ấm
nước bưng lên mời bố, cô mạnh dạn ngồi cạnh, hỏi:
- Bố ơi, bố cho phép con và anh Mạnh rồi ạ?
- Chẳng cho sao được mà hỏi?
- Thế là thế nào ạ?
Thì nó bảo: “Bác gả em Ngoan cho con, con cũng
Phạm Việt Long 11
dùi, mà không gả, thì con cũng dùi”. Nếu không gả, nó dùi
mày thì gia đình còn mặt mũi nào với chòm xóm, thà gả
cho yên chuyện!
Emely Phuong Pham: Bravo chuyện hài và rất hay...
Anh Phạm Việt Long kể rất đúng... Hồi đó nhiều cán bộ,
bộ đội miền Nam tập kết phải lên miền núi phía Bắc,
về Thái Nguyên. Ba em là một người như thế, má thì được
học khoá kế toán rồi cũng được phân về Ty lương thực
Thái Nguyên... mãi đến 1961 cả nhà mới chuyển về Hà Nội...
Câu chuyện này gợi nhớ về Một Thời Quá Khứ...
Bình luận trên Facebook:
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
12
RÁNG Đ... ĐI EM
Đây cũng là chuyện ngôn ngữ Bắc – Nam.
Tại một bệnh viện, có một bệnh nhân nữ còn rất trẻ,
vào mổ ruột thừa.
Sau khi mổ, cô được bố trí ở một phòng khá sạch
sẽ. Hồi đó, mới hòa bình lập lại, đất nước ta sắp tới “đỉnh
cao muôn trượng” rồi, nên bệnh viện chưa quá tải như bây
giờ, bệnh nhân chỉ ở 2 người một phòng.
Cô gái đang nằm thiu thiu thì nghe một giọng nam
ấm áp, dịu dàng hỏi:
- Em đã đỡ đau chưa?
- Em đỡ rồi ạ!
- Tốt, thế em đã đ... chưa?
Mặt tái mét vì sợ, rồi chuyển sang đỏ bừng vì xấu
hổ, nhưng nể bác sĩ, cô gái chỉ im lặng. Bác sĩ lại khuyên:
- Mổ ruột thừa xong là phải đ..., nếu chưa đ..., bị bí
hơi, ăn vào là chết liền. Em ráng đ... đi nhé!
- Dạ, bác sĩ thương em, em đang còn yếu lắm, chưa
ấy được ạ.
- Yếu hay khỏe thì cũng phải đ.... Nếu đ... thì gọi tôi
nhé!
- Dạ… dạ… dạ…
Khi bác sĩ đi khỏi, cô gái khóc thút tha thút thít. Chị
bệnh nhân nằm ở giường bên khuyên giải:
Phạm Việt Long 13
- Ở bệnh viện, cao nhất là bác sĩ. Bác sĩ bảo sao thì
phải làm vậy em ạ!
- Em biết vậy. Dưng mà… mà… mà em chưa ấy
bao giờ, em sợ lắm.
Cô gái nói xong, không thút thít nữa mà khóc òa
lên. Thương tình, chị giường bên không đùa nữa:
- Nỡm ạ, người ta nói thế mà cũng tin. Bác sĩ là
người miền Nam. Tiếng miền Nam đ... là đánh rắm ấy mà.
Mổ ruột thừa xong, phải đánh rắm. Đánh rắm rồi thì bác sĩ
mới dám cho ăn uống, nếu không là tắc ruột, chết. Chị
được ăn uống rồi, thấy khỏe hẳn ra!
- Thế ạ, thế chị đ... lúc nào mà em không biết ạ?
Bình luận trên Facebook
Bich Ngoc Pham: Hồi bé Anh và Liên còn bé tí ra
Hà nội chơi ở nhà bà ngoại. Hôm đó bọn trẻ đang chơi với
nhau thì bé Liên bỗng dưng hỏi: '’đứa nào đ... đấy? thúi
quá!'. Bà ngoại nghe thấy chạy ra nói lớn: '’đứa nào nói
bậy đấy, bà đánh đòn bây giờ'’. Sau bà hiểu, cả nhà cùng
cười.
Nguyen HuuTy: Hồi chiến trường, khi đi cõng gạo,
do bị mưa lại không đủ tăng võng để che mưa, nên hai
người phải nằm chung một cái tăng. Tất nhiên là võng ai
người ấy nằm nhưng phải mắc võng theo tầng: Một nguòi
nằm tầng trên, một người nằm tầng dưới. Tối đến, không
biết nguòi nằm tầng trên ăn phải thứ gì mà cứ đánh rắm
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
14
liên hồi. Người nằm dưới là một phụ nữ miền Nam không
chịu nổi hơi thối của anh nằm tầng trên nên bức xúc quá
phải quát lên: "Cái ông này nằm trên người ta mà cứ đ...
hoài ai chịu được...” Tất nhiên là ông kia phải cố mà nén
chịu chứng đầy bụng của minh. Chuyện có thật 100/ 100
đấy.
LONG LON RUNG
hời xa lắm rồi, khi còn đánh máy chữ chứ chưa
có máy vi tính, in laze như bây giờ, Hội Phụ nữ
tỉnh nọ sắm phải cái máy chữ không đánh dấu
được. Thành thử toàn đánh không dấu, giống như thời @
nhắn tin không dấu vậy.
Có một công văn gửi khắp các huyện, xã, với nội
dung: “Long lon rung co nhieu gia tri. Yeu cau cac chi hoi
van dong chi em tan thu long lon rung”. Đại khái là như
vậy, chứ công văn thực chất dài hơn, còn phân tích nhiều
thứ có tính chất khoa học và còn phân bổ chỉ tiêu mỗi
huyện phải nộp mấy cân nữa.
Đến quá thời gian nộp “Long lon rung” rồi mà huyện
Sơn Khê vẫn chưa đem lên đóng góp. Một chị cán bộ tỉnh
được phái về kiểm tra xem sao. Cán bộ phụ nữ huyện
phân bua:
- Thưa chị! Chúng em tích cực thu gom lắm, nhưng
cũng chỉ được... một dúm, không bõ bèn gì...
- Sao? Đây là huyện miền núi, nhiều lợn rừng lắm,
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
16
mà sao không thu được lông?
- Dạ, sao ạ?
- Sao mới giăng gì, lông lợn rừng, tỉnh yêu cầu thu
nộp lông lợn rừng, có khó gì đâu với huyện nhiều lợn rừng
như huyện này?
Chị cán bộ phụ nữ huyện đem công văn của tỉnh ra
phân trần:
- Đây ạ, tỉnh bảo “tan thu long lon rung”, chúng em
diễn ra là “tận thu lông ấy rụng”, phải vận động chị em,
khi tắm rửa chú ý có sợi lông nào rụng ra thì nhặt lại đem
nộp. Khổ quá, thu gom mãi cũng chỉ được một dúm...
CON DA DIT NO ROI
hời @ này, điện thoại di động trở thành công cụ
phổ biến cho mọi người. Bà Tin ở tận vùng
nông thôn cũng có một chiếc và thường dùng
gọi điện, nhắn tin cho cô con gái tên là Hòa đang học đại
học ở Thủ đô.
Hôm ấy, nhân có cả chị của Hòa là Bình vừa ở nhà
chồng về chơi, bà Tin đem máy ra nhắn chuyện với con.
Cứ nhắn và nhận tin xong một cái là bà lại xướng to lên
cho chị cả nghe.
- Con co khoe khong?
- Con khoe a! - Con bé vẫn khỏe, vui quá.
- Con hoc the nao?
- Con hoc cham a, diem 9, 10 a! - Nó học giỏi lắm,
toàn điểm 9, 10.
- An uong the nao ha con?
- Con du an, me khong phai lo a! - Nó đủ ăn, dặn mẹ
không phải lo.
- Ban trai con hoi nay the nao?
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
18
- Con da dit no roi me a!
- Ha? Oi oi oi...
- Con da dit no roi!
- Gioi oi la gioi! Sao dai the ha con?
- Khong lay, da dit no chu co sao dau?
- Giời ơi là giời, con ơi là con. Bình ơi, thế này thì
còn gì là con gái mẹ nữa.
- Sao thế mẹ ơi?
- Đây, con đọc đi, nó lại bảo nó đã ấy thằng bạn nó
rồi. Mà lại bảo không lấy thì ấy chứ để làm gì! Thôi, con
bật máy, gọi lôi cổ nó về đây. Mẹ choáng quá rồi! Con ơi
là con!
- Mẹ đưa con xem nào. Á à, nó bảo nó đá đít thằng
ấy rồi, da dit là đá đít, không phải là đã ấy như mẹ hiểu đâu!
EM DANG O TRUONG,
ANH DEN NGAY
nh Gia có máu trinh thám. Hễ ai ở quanh động
cựa việc gì, là anh để ý, rình mò, thậm chí là
ghi âm, chụp ảnh bằng chiếc điện thoại
thông minh Samsung Note 9 (không giống ông thầy giáo
ngày trước phải kè kè máy ảnh, máy ghi âm lỉnh kỉnh để
ghi, chụp lấy bằng chứng). Thời mạng xã hội này hay
phết, cứ vớ được cái ảnh hớ hênh của ai đó, tung lên mạng,
là nổi tiếng ngay. Tuy học chưa hết phổ thông, Gia vẫn
thích trở thành một nhà báo mạng nổi tiếng. Tiếc rằng, do
chưa học được “nghiệp vụ” rình mò chụp trộm, chả có cái
ảnh nào tung lên mạng, nên đến nay vẫn chưa ai biết đến
danh báo của anh ta.
Hôm ấy, đã chiều muộn, Gia ngồi cạnh anh Vui ở
quán trà đá vỉa hè. Thấy anh này cứ tí ta tí tách nhắn tin
bằng cái điện thoại thông minh cỡ lớn, thỉnh thoảng lại
nhoẻn cười, Gia bèn xoay xoay người để đọc trộm. Phải
cái, anh Vui nhắn tin không dấu, cho nên đọc cũng hơi
A
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
20
căng mắt.
- Anh oi (dễ quá, “Anh ơi” chứ gì).
- Em iu (Thằng cha này viết sai rồi, “yêu” chứ!).
- Anh dang lam gi day? (Còn làm gì nữa, ngồi uống
nước cạnh tớ đây này).
- Anh dang lam viec (nói dối rồi).
- Anh co nho em khong? (“Anh có nhớ em không”,
mùi mẫn nhỉ).
- Nho oi la nho (“Nhớ ơi là nhớ”, cũng mùi mẫn ra trò).
- Nho thi den voi em di (“Nhớ thì đến với em đi” -
ái chà, rủ rê nhau đây).
- 30 phut nua nhe! (“30 phút nữa nhé”. Uống nước gì
mà lâu thế).
- Khong, em dang o truong, anh den ngay (Ái chà chà,
“Em đang ở truồng, anh đến ngay”, phen này tao bắt quả
tang, tao ghi video clip chứ không thèm chụp ảnh nhé...).
- Thi hay cho mot chut (“Thì hãy chờ một chút” –
Được rủ mà còn ra vẻ).
- Den nhanh len. Em muon lam rui (Đến nhanh lên.
Em muốn lắm rồi” – Ha ha, máu thật!)
- Anh den luon day. Em cu o truong nhe. De anh do
mat cong. (Cha chả là cha, lại dặn “cứ ở truồng nhé” cho đỡ
mất công).
Đút máy điện thoại vào túi, Vui trả tiền nước rồi ra
dắt xe.
Phạm Việt Long 21
Gia cũng trả tiền nước rồi vội vàng lên xe bám theo.
Vui chạy từ từ, vòng qua con hẻm rồi chạy ra đường
phố. Đông quá, giờ tan tầm, người xe như mắc cửi. Đường
thế mà xa ra phết, chạy quanh co, khiến Gia ta toát mồ hôi
vì tiếc tiền mua xăng. Nhưng nghĩ đến lúc vớ được cảnh
cô kia cởi truồng với trai, làm được đoạn video clip để
tung lên Facebook, thì cái nickname Gia Ve sẽ nổi như
cồn, chàng Gia vẫn hăm hăm hở hở.
Vòng qua một ngã tư, Gia phanh gấp xe vì thấy Vui
rẽ vào một ngôi trường cạnh đấy. Trên cổng trường, ghi
dòng chữ do bị mưa gió làm mờ mất một số nét: “Truong
trung học cơ sở Mai Hoa”. Một cô gái mặc bộ váy màu
tím, tươi cười bước đến bên Vui.
Nhìn lại tấm biển trường, chợt hiểu, Gia ta lẩm bẩm:
- Truong, truong, truong! Hóa ra là trường. Nó nhắn
“Em o truong” tức là “em ở trường”, mình lại tưởng bở...
Ớ ờ ơ...
Đập tay vào túi quần, Gia thốt lên:
- Chết tôi rồi, điện thoại đâu?
Có lẽ lúc vội đứng lên theo Vui, Gia ta làm rơi điện
thoại mà không biết. Bây giờ, nhìn hút theo đôi trai gái đèo
nhau trên xe máy, cười nói vui vẻ, Gia ta chỉ còn biết than:
- Tổ cha cái chữ không dấu, mi hại tau!
CON RỰA VÀ “LĂM LA TÉ?”
hời còn chiến tranh, ở Tây Nguyên, nhiều cơ quan
phải lao động sản xuất, tự túc lương thực. Các
cơ sở sản xuất thường ở gần các “nóc” (bản,
làng) của đồng bào dân tộc. Chính vì vậy, cán bộ rất chịu
khó học tiếng dân tộc để giao tiếp với đồng bào.
An là một trong những cán bộ ham học tiếng dân tộc
như vậy. Khổ nỗi, cứ phải học truyền khẩu khi làm rẫy
hoặc gùi cõng, không ghi chép vào sổ sách được, cho nên
nhiều khi không thuộc từ. Thế còn đỡ. Học thuộc sai từ
mới nguy. Nguy hơn nữa, là có khi bị bạn đùa dai, dạy
lệch từ sang nghĩa xấu.
Chuyện là, vào một hôm đi gùi cõng, đang ngồi nghỉ
trên đỉnh dốc thì An thấy một người đàn ông người dân
tộc cõng một gùi sắn cắm cúi bước tới. Đợi ông ta đặt gùi
xuống, ngồi lên gốc cây bên cạnh, An mới lại hỏi han,
cũng là để luyện từ:
- Lăm la té?
An vừa dứt lời, người đàn ông trừng mắt, đứng phắt
T
Phạm Việt Long 23
dậy, rút con dao cạnh gùi sắn, hươ hươ.
An nhảy lùi lại, mặt xanh như đít nhái.
Vượng, cán bộ lớn tuổi hơn, cùng đi với An, vội đứng
ngăn An với người đàn ông nọ. Vượng nói một hồi tiếng
dân tộc, An không hiểu gì cả. Dần dần, người đàn ông nọ
nguôi nguôi, mắt không trừng lên nữa. Ông ta nhét con dao
vào thành gùi, rồi xốc gùi lên, lầm lũi bước xuống dốc.
Một lúc lâu sau, hoàn hồn, An mới hỏi:
- Anh ơi, thế là thế nào?
- Thế nào nữa. Cậu nói bậy như thế, chưa ăn dao là
may đấy.
- Ơ, em hỏi ông ấy “đi đâu đấy” chứ có nói gì bậy đâu ạ!
- Đồ ngọng ơi, “đi đâu đấy” phải nói là “Lăm la lé?”,
chứ ai bảo cậu nói là “Lăm la té?”.
- Thế “Lăm la té” là gì ạ?
- Là cái con tườu...
- Là con tườu hở anh?
- Cậu là con tườu ấy.
- Thế “Lăm la té” là gì ạ?
- Là “đi đ... nhau” chứ là gì nữa!
- Giời ơi, thằng Hồng nó dạy em “Lăm la té” là
“Đi đâu đấy” có chết không! Em nhớ rồi, “Lé” chứ không
phải là “Té”...
- Sợ hết hồn chưa? Té đái trong quần chưa? Lé với
chả té...
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
24
- Ối giời ôi, anh lại nói Té rồi, em lạy anh!...
CẢ LÀNG LÀM THƠ
oàn cán bộ văn nghệ trung ương đi thâm nhập
thực tế ở một làng quê thuộc miền Trung. Một
nhóm cán bộ trẻ người miền Bắc được phân
công tìm hiểu đời sống của bà con xóm trong. Thấy một
bác vác đòn xóc, anh cán bộ trẻ hỏi:
- Chào bác! Bác đi đâu đấy ạ?
- Tôi đi làm thơ.
Một chị phụ nữ quảy quang gánh: “Tôi đi làm thơ”.
Một ông già vác tấm lưới: “Tôi đi làm thơ”.
Một chú bé đẩy chiếc xe: “Cháu đi làm thơ”.
Tối về họp, anh cán bộ trẻ phát biểu: “Nể quá, vào
xóm trong, gặp nam phụ lão ấu đều nói đang đi làm thơ.
Thế này thì phải làm hẳn một công trình nghiên cứu cấp
Quốc gia về hiện tượng thi ca ở tỉnh này. Giống như hiện
tượng văn hóa Liễu Đôi ở Hà Nam”.
Cán bộ trẻ vừa dứt lời, thì cậu bé con chủ nhà ở đâu
bước vào. Anh cán bộ cùng đoàn, người miền Trung, hỏi:
- Cháu đi đâu về đấy?
Đ
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
26
- Cháu đi làm thơ về.
- Làm ở đâu?
- Ở bên bà Bốn.
- Làm việc gì?
- Gặt lúa.
- Được bao nhiêu?
- Dạ, được một ang gậu tiền công.
Anh cán bộ miền Bắc chả hiểu gì cả. Xong, mới hỏi
anh cán bộ miền Trung:
- Thế là thế nào? Làm thơ mà lại gặt lúa, lấy công
một ang gậu là gì?
- À, cậu không nhớ trong ngôn ngữ có phương ngữ
à? Ở đây, bà con phát âm có những nét riêng. Gậu, tức là
gạo. Ang, là đơn vị đo lường, tương đương 6 - 8 kilôgam.
- Thế còn làm thơ?
- Bà con trong này phát âm vần uê đều thành vần ơ...
- Hóa ra những người ấy không phải đi làm thơ, mà
là làm thuê à?
Lại còn phải hỏi...
LÀM THUÊ
au chuyến đi điền dã ở miền Trung về, TS. Hóng
phấn khởi lắm. Ngoài bài học về phương ngữ
tại thực địa, để hiểu “làm thơ” theo phương
ngữ, thì tiếng phổ thông là “Làm thuê”, anh còn sưu tầm
được khá nhiều tục ngữ, ca dao.
Giở tập tài liệu sưu tầm được ra, anh kì cụi chữa
bằng hết các từ “thơ” thành “thuê” cho đúng với ý nghĩa
mà mình thu hoạch được.
Đến hôm lên lớp, anh đem điều tâm huyết ra nói
với trò:
- Thầy vừa đi thực tế về, sưu tầm được một câu ca
dao rất đặc biệt. Câu này, có thể ai cũng biết rồi, nhưng
biết theo nghĩa phương ngữ thì chắc chắn là chưa. Câu ca
dao này như sau:
Cái bống là cái bống bang
Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thuê!
Cả lớp ồ lên: “Làm thơ chứ ạ”. Thầy khoát tay:
- Thế mới đặc biệt. Để tôi giảng cho mà nghe. Địa
S
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
28
phương này phát âm UÊ thành Ơ. Cho nên câu ca này mà
tôi sưu tầm được ở một cụ bà 90 tuổi, cụ nói “Làm thơ” thì
ta phải hiểu là “Làm thuê”. Điều này phản ánh bản chất
cần cù lao động của người dân Trung bộ. Nếu ở vùng
khác, đứa trẻ được nuông chiều, thì nó càng ra vẻ, càng
quấy khóc, nũng nịu, tức là càng “làm thơ”, thì ở vùng
này, người dân cần cù chất phác, đứa trẻ bé tí đã phải lao
động kiếm sống, cho nên mẹ nó càng yêu nó thì nó càng đi
làm thuê nhiều để lấy tiền phụng dưỡng cha mẹ.
Cả lớp há hốc mồm mà nghe. Bỗng có một học sinh
nữ đứng lên:
- Thưa thầy, em chính là người làng Bông mà thầy
vừa đi thực tế về ạ. Bà em hay ru em bằng câu ca:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ!
Nếu theo ý thầy, phải hiểu là “Ta nắm vạt áo ta đề
câu thuê” ạ? Vậy nghĩa chữ THUÊ ở đây thế nào ạ?
Thầy:...
Cứ hiểu là, cứ hiểu là... À, mà em có phải là dân
Phú Yên gốc không đấy?
HÍ HÌ HI... Í Ì HI...
ồi còn chiến tranh phá hoại, một cơ quan sơ
tán về một huyện thuộc tỉnh Sơn La. Cơ quan
đóng gần một bản của bà con người Thái, nên
cán bộ với dân qua lại thân thiết.
Một hôm, có đoàn Chèo về biểu diễn, anh cán bộ bèn
rủ một cô gái bản đi xem.
Vừa mới xem được một lúc thì cô gái lặng lặng bỏ về.
Anh cán bộ không hiểu vì sao, chạy theo hỏi:
- Sao thế noọng (em)?
- Úi, em không nói đâu!
- Có chuyện gì? Ai làm gì em à? (Hồi trước, khi xem
phim, hoặc nghệ thuật ở các bãi, đông người, thường có
một số thanh niên giở trò sàm sỡ các cô gái).
- Không!
- Thế thì sao?
- Không mà! Không nói được mà! Xấu quá mà!
Thế là anh cán bộ đành bỏ dở buổi hát chèo, cùng cô
gái về bản, trong lòng băn khoăn không hiểu mình có làm
H
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
30
điều gì phật ý cô gái không.
Lên nhà sàn, bên bếp lửa, anh lại gặng hỏi cô gái.
Mặt cô gái đỏ bừng, không hiểu do ngọn lửa ấm hay
do xấu hổ.
Anh gặng hỏi mãi, cô gái mới nói:
- Phạ ơi, cái văn công nó hát bậy lắm, không nói
được mà!
- Bậy thế nào, cho anh biết, còn rút kinh nghiệm chứ!
- Văn công nó bảo hát chèo, mà toàn hát là cái của
chị dài, cái của các em dài... nghe xấu lắm!
Lục trong mớ tiếng Thái học được thời gian qua, anh
cán bộ bật cười: Hí là dài, Í là chị, còn Hi là... là cái ấy của
phụ nữ!
Anh giải thích:
- Tiếng Thái, tiếng Kinh không giống nhau đâu. Hát
như vậy chỉ là tiếng hát đệm thôi, không phải là nói cái gì
của chị em dài đâu. Anh em mình ra bãi xem chèo tiếp nhé!
- Úi, thế cái Chèo nó còn dài không?
CÂY BẤU HỤ
ới lên Sơn La, anh chuyên viên nghiên cứu
tên là Thanh rất hăng hái tìm hiểu tiếng Thái.
Nhờ có anh bạn Thành đã lên trên này được
4 năm rồi, thành thạo tiếng Thái, cho nên có người dạy,
anh học tiếng Thái khá nhanh.
Gặp mấy cô gái xách cái lồng vịt con, Thanh hỏi:
- Noọng ơi. Tô xăng nọ?
- Ai ơi, Tô pết nọi...
Thanh khoái lắm, thế là giao tiếp được rồi. Mình hỏi
“Em ơi, con gì đấy”, các em trả lời: “Anh ơi, con vịt nhỏ”.
Hề hề, lạ nhỉ, lại gọi anh bằng ai, anh là ai, ai là anh, hay
ra phết. Mà giọng các cô này mới ngọt ngào làm sao.
Hôm ấy đi một mình, Thanh hơi hoảng vì dù sao,
vốn tiếng Thái còn ít lắm, nhỡ cần hỏi gì thì ăn làm sao,
nói làm sao đây. Vào một vườn cây toàn những cây ăn trái,
nào là cam, quýt, hồng, bưởi... thấy mấy cô gái Thái đang
ngồi nghỉ trong bóng mát của một rặng cây bưởi, Thanh rất
muốn hỏi xem cây bưởi thì tiếng Thái nói thế nào. Khổ nỗi,
M
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
32
Thanh lại chưa học cách hỏi cây, mà chỉ mới học cách hỏi
con. Đánh liều, Thanh chỉ vào cây bưởi, hỏi nửa tiếng
Thái, nửa tiếng Kinh: “Cây xăng, noọng ơi?”. Mấy cô gái
ngơ ngác nhìn nhau và trả lời: “Bấu hụ!”. Thanh lẩm nhẩm,
“Ta biết rồi, cây bưởi là cây bấu hụ”. Chỉ sang cây cam,
Thanh cũng hỏi như vậy, lại được câu trả lời: “Bấu hụ!”.
Thanh lại lẩm nhẩm: “Cây bưởi cũng là cây bấu hụ. Chắc
là do hai loại giống nhau, chỉ to nhỏ hơn nhau, nên người
Thái gọi chung một tên như vậy”. Chỉ vào cây quýt, Thanh
lại hỏi như thế. Lại cũng nhận được câu trả lời: “Bấu hụ!”.
Lần này thì Thanh giật mình, quái lạ, sao cây gì cũng là
“bấu hụ” thế nhỉ?
Chán với bài thực hành ngôn ngữ, Thanh ngồi im
lặng một lúc rồi đứng dậy, bước đi. Bỗng một cô gái cất
giọng hoảng hốt: “Ai ơi, khỉ, khỉ!”. Ái chà, cô ta bảo mình
có khỉ à. Tiện súng đây, nã lấy một chú về nấu cao xem
nào. Dừng lại một chút, lên đạn súng, rồi Thanh lò dò
bước tiếp, mắt ngước nhìn hàng cây ven rừng. Bỗng
“Nhép, oạch...”, Thanh giẫm phải đống phân lớn nhão
nhoét, ngã lăn chiêng. Các cô gái vội xúm tới, người đỡ
Thanh dậy, người nhặt khẩu súng giúp anh. Cú ngã chỉ
làm cho Thanh hoảng chứ không đau, cho nên vừa hoàn
hồn, anh lại hỏi: “Khỉ đâu? Khỉ đâu?”. Cô gái xinh nhất,
có làn da trắng mịn, trả lời, tiếng nhẹ và êm như làn gió
thoảng: “Bấu hụ”.
Phạm Việt Long 33
Về nhà, Thanh kể chuyện cho Thành. Thành cười rũ
cả người ra:
- Khổ lắm, khỉ, tiếng Thái là phân. Các cô ấy bảo
khéo giẫm phải phân chứ có con khỉ nào đâu, rõ thật là khỉ!
- Thế tại sao cây bưởi, cây cam, cây quýt, cây nào
cũng là bấu hụ?
- Ối giời ơi, vùng này hẻo lánh, người Thái chưa biết
tiếng Kinh, cho nên cậu nói tiếng Kinh thì họ không hiểu
gì cả, chỉ biết trả lời là “Bấu hụ”. “Bấu hụ” là “Không
biết”, hiểu chưa? Chứ làm gì có cây bấu hụ, khỉ bấu hụ...
- Thôi, mình hiểu rồi, “bấu hụ” là “không biết”, lẽ ra
mình phải học cái từ “bấu hụ” này từ đầu... Bấu hụ là
không biết...
ĐỂ CHO NGỔ LÁI
ột chú Khách (trước đây, dân ta gọi dân
Hoa kiều như vậy) đi nhờ xe ô tô của một
thanh niên. Chiếc xe tải chạy đường dài
dừng lại cho chú Khách lên, rồi lại miệt mài lăn bánh.
Cả hai đều ít nói, do đó suốt đoạn đường dài, không
có câu chuyện nào được trao đổi.
Đến một đoạn đường vắng, ngoằn ngoèo, chú Khách
bỗng đập đập vào tay anh lái xe:
- Dừng lại cho ngổ lái!
Anh lái xe biết rằng tiếng Hoa nói trệch đi, “ngổ” có
nghĩa là “tôi” trong tiếng Việt, nên hiểu rằng chú Khách
này muốn anh cho lái xe. Giọng nghiêm nghị, anh lái xe
trả lời:
- Không được, để tôi lái, đường ngoằn ngoèo, khó đi
thế này mà đòi lái!
- Ngổ muốn lái lắm rồi, cho ngổ lái một cái thôi!
- Lái làm sao được, tai nạn chết người bây giờ.
Nói đến chuyện tai nạn, như được khơi nguồn ngôn
M
Phạm Việt Long 35
ngữ, anh lái xe kể một lô một lốc chuyện về nghề lái xe
đường dài của mình. Nào là gian nan, vất vả, ăn đường, ở
chợ, vợ nọ, con kia như thế nào. Nào là bao nhiêu tai nạn
“trời ơi” tự nhiên giáng vào đầu lái xe ra làm sao. Có vẻ
khoái với chuyện vợ nọ con kia, anh khoe: “Mỗi cung
đường tôi có một vợ lẽ. Hay đáo để. Tới đó cũng như về
nhà, cơm no bò cưỡi, bớt cảnh cơm đường cháo chợ”.
Thấy chú Khách mặt đần thối, im lặng, tưởng là chú
mải nghe chuyện, lái xe càng bốc. Vì thế, anh chuyển làn
sang chuyện buôn lậu vặt, anh khoe: “Nói là vặt, vậy mà
mỗi chuyến hàng cũng đủ nuôi một cô vợ bé cả năm trời”.
Đến đoạn đường vắng vẻ mà thẳng, rộng, lái xe, có lẽ
khoái vì ông khách chịu lắng nghe, liền dừng xe lại, bảo:
- Nào, bây giờ bác muốn lái thì lái!
Chú Khách mặt nhăn như bị, trả lời:
- Ngổ lái rồi, lái trong xe, ướt hết quần rồi! Lợi tôi
thay quần, chú lại li có lược không?
- Ối giời ơi, khách ơi là khách, không nói được là
đi đái thì nói là mót tiểu, có phải đỡ khai nồng xe tôi như
thế này không. Lái với chả đái! Khách ơi là khách!
KHÔNG LỘN TẺ
ái l... tề!” - “Không, nếp tôi không lộn tẻ”.
Đó là câu đối thoại được lặp đi lặp lại gần
chục lần giữa chú Khách (người hôm trước
đi nhờ ô tô, đòi lái, cuối cùng đã đái trong quần) và bà bán
gạo nếp, ngồi dạng bề hê trên một chiếc đòn kê.
Chỉ tay về phía bà bán gạo, mặt đỏ tía tai, giọng lảu
nhà lảu nhảu, chú Khách mách bảo: “Cái l... tề”.
Bốc nắm gạo từ thúng giơ lên, mặt mày nhăn nhúm,
bà bán gạo kiên quyết bảo vệ thúng gạo của mình:
“Không, gạo nếp của tôi không lộn tẻ!”.
Vốn tiếng Việt của chú Khách không khá cho lắm,
cho nên chú chỉ lặp đi lặp lại mỗi cái câu ấy. Bà bán gạo
chỉ chăm chăm vào thúng gạo của mình nên cũng cãi lấy
cãi để cho cái thúng gạo nếp hoa vàng của mình là không
lẫn một hột gạo tẻ nào.
Càng cãi, bà bán gạo càng dạng đôi chân rộng ra.
Giữa lúc bất phân thắng bại, thì có một cô gái cắp rá
đi đến. Vừa nhìn bà bán gạo, cô gái giật mình, đỏ bừng má.
“C
Phạm Việt Long 37
Cô sẽ sàng ngồi xuống, ghé sát tai bà, thì thà thì thào. Bà
bán gạo giật mình đánh thột một cái, khép vội hai chân lại.
Chú Khách đắc thắng: “Ngổ nói là lúng mà.”
Hóa ra, sau khi lật đổ đế quốc, phong kiến, phụ nữ
nước ta tha hồ mặc váy, mà bà con gọi là quần không đáy.
Thời vua Tự Đức, việc này bị cấm chỉ. Cho nên mới có
câu ca dao:
Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang!
Ngẫm lại, mới thấy ông Vua kia thương đàn bà nước
Việt thật. Ông ấy đã lường trước cái vụ “không lộn tẻ” nên
cấm quần không đáy, để chị em khỏi bị chú Khách trông
thấy và chỉ đích danh cái ngàn vàng của mình. Mà lạ quá,
chú Khách nói ngọng rất nhiều, riêng cái từ ấy, chú phát
âm rõ ràng ràng. Dân ta quen khinh chú Khách nói tiếng
Việt không sõi, cho nên chính mình lại hiểu nhầm từ ngữ
nước mình.
LON CŨNG NHƯ GÁO
hời trước 1945, ở nhà quê thường kiêng cữ, sợ
ma quỉ quấy rối nên đặt tên con với những
tiếng xấu xí như Chuột, Vẹo, Lon, Gáo... Sau
này, bớt sợ ma quỷ, người ta đặt tên con đẹp lên, nhưng
vẫn có gia đình đặt tên con như thời trước. Cô Gáo nhà bà
Hĩm là một trường hợp như vậy.
Cái tên cha mẹ đặt cho trở thành nỗi xấu hổ của Gáo.
Vì vậy, khi thoát ly gia đình, cô xin xã cải tên là Loan.
Từ đó, cô Loan vào một xí nghiệp làm công nhân. Duy có
bà mẹ Gáo là không biết sự thay đổi ấy.
Một hôm ra tỉnh, bà Hĩm tìm đến xí nghiệp Thảm
len Huy Hoàng tìm con. Gáo vẫn khoe với mẹ là làm ở
phân xưởng Nhuộm. Lúc ấy đã gần trưa, bà Hĩm vào hỏi
bảo vệ xí nghiệp, xin gặp cô Gáo, làm ở phân xưởng Nhuộm.
Bác bảo vệ nhíu mày suy nghĩ rồi đáp:
- Không có ai là Gáo đâu bà ạ!
- Có, cháu nó vẫn khoe với tôi là nó làm ở đây mà!
- Không đâu bà ạ, xí nghiệp này nhỏ, tôi biết từng
T
Phạm Việt Long 39
công nhân, chả có ai tên là Gáo cả!
- Có chứ. Cái Gáo nhà tôi nó cắt tóc ngang vai thế
này này!
- Ôi, công nhân ở đây ai chả cắt tóc ngang vai!
Cứ thế, bác bảo vệ thì bảo không. Bà lại bảo rõ ràng
là có con Gáo làm công nhân ở phân xưởng Nhuộm, da nó
ngăm ngăm. Cuối cùng, bác bảo vệ đành bảo:
- Thôi, bà chờ tan tầm, nhìn xem có cô Gáo nhà bà
không vậy.
Người mẹ đành xách bị vào một góc phòng bảo vệ
ngồi đợi. Cũng may, bà đem theo mấy củ khoai luộc, ăn tạm
qua bữa trưa, tuy có sôi ruột một chút nhưng còn hơn là
rỗng ruột.
Mãi tới chiều muộn, xí nghiệp mới tan ca. Công nhân
nam nữ tỏa ra, lần lượt đi qua cổng bảo vệ. Bà Hĩm cố rướn
người nhìn cho rõ. Bỗng bà reo to lên: “Con Gáo đây rồi”,
và quên cả phép tắc, vọt ra khỏi phòng bảo vệ, chạy vào
trong xí nghiệp, tới phía một cô công nhân mặc đồng phục,
có mái tóc cắt ngang vai. “Gáo ơi! Gáo ơi!”, bà chạy tới sát
cô gái, gào lên mà cô gái vẫn đi như không nghe thấy gì.
Tới khi bà nắm tay cô gái giữ lại, cô mới đứng im, cúi người
ghé miệng sát tai bà, bảo: “Mẹ khẽ chứ”, rồi dắt tay mẹ đi
nhanh qua cổng bảo vệ. Tới một chỗ vắng người, cô gái bảo:
- Từ nay mẹ đừng gọi con là Gáo nữa...
- Sao hở con?
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
40
- Bây giờ con là Loan rồi, không phải là Gáo nữa,
mẹ đừng gọi thế, mọi người cười con!
- Sao cơ, bây giờ mày là Lon à?
- Loan ạ!
- Lon à? Khổ quá con ơi. Lon hay Gáo thì cũng một
giuộc, mày đổi tên thì mày vẫn thế, vẫn là con gái tao chứ
có hơn gì đâu, đổi làm gì cho khổ mẹ thế này...
Mac Văn Trang: Chuyện này làm mình nhớ lại hồi
1960 - 1965 đi dạy học cấp 2 ở Nam Sách. Có 2 cô giáo gốc
Hà Nội về, suốt ngày cứ lăn ra cười về những cái tên của
học sinh: Đe, Búa, Kìm, Mùn, Cống, Rãnh, Ao, Đìa, Tí,
Đụt, Te, Toe, Ton, Đắt, Rẻ, Nạt, Nộ, Quýnh, Quỵnh... Bọn
mình bảo các em và bàn với Uỷ ban xã đổi tên hết cho các
em. Các em sướng quá. Xã lúc ấy coi các thầy, cô như linh
mục với con chiên! Hai cô Hà Nội tha hồ tặng các em,
nhất là học sinh nữ, những cái tên như mơ: Thuỳ Dung,
Hạnh Nguyên, Tố Lan, Thuý Hằng, Minh Nguyệt... Những
học sinh này nay trên dưới 70 tuổi mà mỗi lần gặp thầy cô
vẫn thắm thiết như xưa...
Nguyễn Viết Hưng: Hihi, chuyện này chú không kể
sợ mai mốt lớp trẻ không biết một thời ông bà ta từng lựa
chọn tên con rất mộc mạc, đằng sau đó là ý nghĩa về
phong tục tập quán, nếp sống giản dị! Đọc vui vui chú ạ.
Bình luận trên Facebook:
Phạm Việt Long 41
Nguyễn Việt Nga: "Một thời để thương và một thời
để nhớ".
CUA HẢI HẬU
hông hiểu tại sao, người dân ở một xã của
Hải Hậu lại gọi vùng kín của phụ nữ là CUA.
Để phân biệt, họ gọi cua đồng, cua biển là
CUA CÀNG.
Có một chị sồn sồn bị đau chỗ CUA, lên bệnh viện
tỉnh khám. Chị chạy khắp nơi, hỏi thăm: “Bác cho em hỏi
khí không phải, chữa bệnh CUA ở đâu ạ?”. Chả ai biết để
mà chỉ cho chị. Trên bảng chỉ dẫn cũng chẳng có chỗ nào
ghi CUA cả. Đang thất vọng ngồi thừ ở ghế đá bệnh viện
thì một bác gái tới ngồi bên. Nghe chị than thở, bác gái
cười hơ hớ:
- Đồ con khỉ. Ai lại gọi là khám CUA. Phải gọi là
khám PHỤ KHOA mới đúng.
Nhờ được chỉ bảo tận tình, chị được điều trị chu đáo
và một thời gian sau thì khỏi đau CUA.
Nhớ ơn bác sĩ, vào một ngày trời ấm áp, khô ráo, chị
xách một làn CUA CÀNG bể, loại gạch chắc nịch, lên tạ
ơn bác sĩ. May quá, hôm đó chị gặp đúng bác sĩ đã chữa
K
Phạm Việt Long 43
cho mình ở ngay cổng bệnh viện. Chị chạy đến chào hỏi
ríu rít. Bác sĩ chả nhớ chị là ai - bệnh nhân đông thế, nhớ
hết có mà loạn óc - nhưng cũng vui vẻ chào lại.
Tranh thủ biếu quà, vì sợ bác sĩ đi mất, chị nói
vội vàng:
- Em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm. Nhờ bác sĩ mà em đã
khỏi bệnh CUA, ấy chết, bệnh PHỤ KHOA.
Giơ giỏ cua bể lên, chị nói tiếp:
- Em ở quê, chỉ có mấy con PHỤ KHOA này, đem
biếu bác sĩ, mong bác sĩ nhận cho.
Sơn Dương Đình Minh: Bài này mới nghe nó như
truyện "Tiếu lâm", đọc xong tôi bật cười rơi nước mắt về
ngữ nghĩa cổ xưa của dân tộc. Theo tôi, từ ngữ xuất hiện
ban đầu của nhân loại là do thông qua trực quan, gọi tên
theo sự hoạt động của nó, dân tộc ta cũng vậy. Vì cái vùng
ấy của người đàn bà, nó như cái càng của con cua cắp cái
của đàn ông. Nên gọi là cái Cua. Song, để phân biệt về cái
càng của con cua đồng, cua biển thì gọi nó là Cua Càng.
Từ "càng" ở đây còn ám chỉ cái "càng" Cua của chị ta.
Hoặc vợ chồng tức là cái nọ chồng lên cái kia: vợ là đợ
- đỡ cái trên là chồng. Người Phú Thọ gọi chỗ ấy của
người mẹ, nơi sinh ra con người là "Oa", do đứa bé lọt
lòng cất tiếng khóc chào đời oa oa. Dân tộc ta thờ hình cái
Bình luận trên Facebook:
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
44
giếng hình Oa dưới gầm bàn thờ gian hậu cung của các
ngôi đền, đình. Ở Hà Nội đền cây Si, chùa Xã Đàn, đình
Phú Gia Từ Liêm, đình Tây Đằng (Ba Vì) đình Hùng Lô
(Phú Thọ), đền Giếng trên đền Hùng... Hình Oa tạo ra các
vật dụng: âu, độc, chum, thạp, thời đồ đồng thau, nồi với
đỉnh cao là Thần Đồng Ngọc Lũ. Hoa văn Thần Đồng
Ngọc Lũ biểu đạt về khởi nguyên vòng đời của con người
từ quả trứng người mẹ (núm tròn) trong chu kì kinh nguyệt
28 ngày (14 tia quay ra, 14 tia quay vào). Ý nghĩa của hình
Oa nơi sinh ra con người, nên người Trung Quốc lấy về
đặt nên sự tích Nữ Oa gánh đá vá trời, Nữ Oa lấy Phục Hy
sinh ra các dân tộc Trung Quốc.
Cuong Tran: Xưa là "nhà báo chiến trường", nay là
ông giáo dẫn đường cháu con. Câu chuyện nhỏ của thầy
thật thú vị. Còn nhớ cách đây gần hai mươi năm, lần đầu
tiên em vào miền Nam cũng gặp cái cảnh "bất đồng ngôn
ngữ" như vậy.
ĐI ĐẬU PHỘNG
m An được bố mẹ cho vào miền Nam chơi.
Đây là một vùng quê, trồng rất nhiều lạc. Buổi
tối, chủ nhà bưng lên một rổ lạc luộc mời cả
nhà. An bảo:
- Cháu cũng thích ăn lạc luộc lắm!
Mấy bác lớn tuổi nghe không hiểu gì cả. Mẹ An dạy con:
- Trong này nói lạc thành đậu phộng, con rõ chưa?
Con phải nói là thích ăn đậu phộng nghe chưa?
- Dạ, con nghe rồi ạ, lạc là đậu phộng.
Sáng hôm sau, An xin phép đi quanh xóm làng. Mãi
gần trưa, cậu ta mới về, mặt đỏ gay, mồ hôi ướt áo. Chủ
nhà hỏi:
- Sao cháu đi lâu vậy?
- Thưa bác, làng ta lắm đường quá, cháu bị đi đậu
phộng, bây giờ mới tìm được đường về ạ!
Tất Dong Phạm: Anh Phạm Việt Long à, cháu có khá
E
Bình luận trên Facebook:
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
46
môn Văn không? Nếu chưa khá thì anh phải bồi dưỡng để
khi làm văn cháu không bị đậu phộng đề.
Có một thằng nhỏ mải chơi, chỉ khi nhà có khách
mới nhớ là mình chưa ị. Lúc đó cu cậu mới chạy tới mẹ,
kêu tướng lên: "Mẹ ơi! Cho con đi ị".
Một hôm, mẹ dặn: - Nếu muốn ị mà mẹ đang tiếp
khách thì con chỉ cần nói là muốn hái hoa, đừng nói đi ị,
nghe không lịch sự.
Hôm sau, lúc mẹ đang tiếp khách, cu cậu chạy tới
mếu máo: “Mẹ ơi, con muốn hái hoa”.
- Nếu muốn thì mẹ cho đi, việc gì phải khóc.
- Nhưng...
- Sao? Có chuyện gì?
- Nhưng... nhưng hoa ra... quần rồi, hu hu...
BUỒN
rên chuyến xe tải đường dài, cậu phụ xe cho
đứa cháu nhỏ đi nhờ về quê. Đêm buông xuống.
Đường vắng lặng, chỉ có tiếng rì rì của động
cơ. Cảnh vật loang loáng hiện ra trước ánh đèn pha, càng
tăng thêm cái vắng vẻ, buồn bã.
Cậu phụ xe ôm đứa bé trong lòng, ngủ mê mệt. Bỗng,
đứa bé thức dậy, gọi:
- Cậu ơi, cậu ơi!
Cậu phụ xe vẫn ngủ như chết. Lái xe bảo:
- Gì thế cháu?
- Bác ơi, cháu buồn...
- Ừ, đi đường dài trong đêm thế này, ai chả buồn.
Nhớ đến đứa con ở nhà, cũng trạc tuổi này, rất thích
nghe kể chuyện cổ tích, lái xe bảo:
- Để bác kể cho cháu nghe truyện cổ tích nhé.
- Cháu buồn...
- Ừ, bác kể cho cháu vui đây.
Lái xe vận dụng mọi khả năng diễn đạt ngôn ngữ để
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
48
kể cho cậu bé các câu chuyện cổ tích trong tập “Nghìn lẻ
một đêm”.
Đứa bé cố nói thêm vài lần: “Bác ơi, cháu buồn”,
nhưng lái xe cứ bảo: “Nghe chuyện sẽ hết buồn” và không
dừng câu chuyện, nên đành im lặng, rồi lại ngủ gà ngủ gật.
Trong khi lái xe đang kể đến đoạn “Vừng ơi mở ra”
của truyện “Alibaba và 40 tên cướp”, thì giật nảy mình vì
tiếng hét của cậu phụ xe:
- Ối giời ôi!
Phanh kít xe lại, lái xe hỏi:
- Có chuyện gì đấy?
- Chết em rồi. Quần em ướt hết vì thằng bé nó tè
dầm ra...
- Khổ quá, nó cứ nói nó buồn, mình tưởng nó buồn
như mình, ai dè. Thôi, giải lao, xuống suối rửa ráy thay
đồ vậy.
NƠI SINH
hấy trong tờ khai lý lịch của Mờ Văn Mịt trống
chỗ ghi NƠI SINH, cán bộ tổ chức gọi Mịt lên.
Vẻ nghiêm nghị, cán bộ tổ chức hỏi:
- Anh Mịt, tại sao trong lý lịch, anh lại ghi thiếu
NƠI SINH?
Mờ Văn Mịt trả lời:
- Mình không ghi đâu.
- Tại sao?
- Ghi nó xấu lắm đấy.
- Xấu là xấu thế nào. Ai chả có nơi sinh. Phải thấy
nơi sinh mình ra là tốt, là đẹp, là đáng yêu chứ!
- Úi, từ khi mình sinh ra, mình có thấy nó đâu. Mình
thấy nơi người khác sinh ra thôi mà. Ai cũng cất nó đi, bây
giờ mình ghi ra đây thì xấu lắm.
- Cái cậu này, sao nói linh tinh vậy?
- Không đâu, người dân tộc mình nói thật nói ngay,
không nói linh tinh.
- Cậu phải ghi ra nơi sinh thì mọi người mới biết, cơ
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
50
quan mới quản lý được cậu chứ.
- Úi, à... thì nơi sinh ra mình cũng giống như nơi
sinh ra cán bộ thôi. Ai cũng sinh ra từ nơi đó mà. Việc gì
phải ghi ra.
Nhìn vẻ chân thành lại ngơ ngác của Mờ Văn Mịt,
cán bộ tổ chức chợt nghĩ đến bức tranh “Nơi sinh ra thế
giới” mà anh đã được xem ở tận bên Pháp, bức tranh đặc
tả theo bút pháp hiện thực bằng chất liệu sơn dầu nơi các
bà mẹ sinh con. (Thực ra, đây là tác phẩm "Nguồn gốc
Thế giới" (L'Origine du monde - The Origin of the World")
của Pháp Gustave Courbet vẽ năm 1866, được trưng bày
tại Bảo tàng Orsay - Musée d'Orsay, Paris, mà do không
biết ngoại ngữ, anh cán bộ Tổ chức chỉ nhớ mang máng
như vậy).
Ngộ ra, anh cán bộ tổ chức nói:
- Thôi, bây giờ tôi chữa lại NƠI SINH là QUÊ
QUÁN nhé.
Vẻ mặt hớn hở, Mờ Văn Mịt nói một lèo:
- Quê em trên Bắc Kạn có nhiều rừng, nhiều suối,
nhiều chim, nhiều thú, nhiều cá, nhiều...
- Thôi thôi thôi. Tôi biết anh ngắm nhìn quê anh
nhiều, anh yêu quê quán anh rồi. Làm ơn ghi vào đây là
BẮC KẠN để tôi hoàn tất hồ sơ cho anh.
Bình luận trên Facebook:
Phạm Việt Long 51
Nguyen Thai Giang: Còn chuyện này tặng Phạm
Việt Long nhé. Ngày đầu vào trường Mĩ thuật, nữ học
sinh Hà Cắm Dì lúc ấy còn nhỏ lắm, tới khi điểm danh,
cô Chủ nhiệm hỏi:
- Tên em là gì?
- Vâng ạ!
- Tôi hỏi tên em là gì?
Lại trả lời: “Thưa cô vâng ạ!”. Cô Chủ nhiệm nghĩ
em này người miền núi chưa thạo tiếng xuôi, bèn hỏi lại:
- Tên - em - là - gì?
- Đúng đấy ạ!
Lúc này cô Chủ nhiệm đã không giữ được bình tĩnh:
- Vậy họ tên em là gì?
- Vâng, thưa cô, em là Hà Thị Cắm Dì.
- À, Cắm Dì, em vào lớp nhé, làm cô toát cả mồ hôi!
Nữ học sinh Hà Cắm Dì có nhiều tranh rất đẹp,
chị cũng là nữ họa sĩ nổi tiếng của Mĩ thuật Việt Nam.
SEX: KHÔNG
ông tác một thời gian, Mờ Văn Mịt được ưu
tiên đi tập huấn ở nước ngoài.
Vì là đi máy bay của nước ngoài, nên khi
khai báo để nhập cảnh, phải dùng tiếng Anh. Mờ Văn Mịt
không biết tiếng Anh cho nên phải nhờ người phiên dịch
của đoàn khai giúp.
Đến chỗ ghi SEX, Mờ Văn Mịt dứt khoát yêu cầu
anh bạn ghi là KHÔNG, tức là NO tiếng Tây.
- Tại sao lại ghi là không hở anh?
- Ấy cha, vì cái đó nó bậy lắm đấy!
- Phải ghi đúng, chứ ghi là NO thì Tây nó không cho
vào đâu.
- Mình nói rồi mà, SEX nó xấu lắm, mình không ghi
nó đâu.
- Xấu là thế nào?
- Xấu chứ, xấu lắm đấy. Đây nhớ, đọc báo mà xem:
Công an bắt bọn bán lậu phim SEX, quán hàng bị đóng cửa
vì cho vũ nữ nhảy SEX... Ôi, ôi, ôi, nhiều nhiều cái SEX xấu
C
Phạm Việt Long 53
nữa vớ, mình không SEX, mình không khai SEX đâu...
CHÚC THỌ
ừng sinh nhật thứ 102 của cụ Tư Đồ, con cháu
chắt chít tề tựu đông đủ. Có cả đại diện chính
quyền tham dự. Được trịnh trọng giới thiệu
là người đầu tiên lên chúc mừng, Phó Chủ tịch xã tặng cụ
một tấm lụa điều và phát biểu:
- Kính thưa cụ! Việc cụ thọ tới 102 tuổi là vinh dự
cho cả làng. Không biết nói gì hơn, chính quyền tặng cụ
tấm lụa này và kính chúc cụ sống lâu trăm tuổi!
Người Phủ Quốc: Em có bà thím (em dâu của ông
nội) thọ 105 tuổi. Năm cụ 98 tuổi, em mừng tuổi và bảo:
"Cháu không chúc bà thọ nhiều hơn, chỉ mong bà tròn
trăm tuổi, cháu sẽ tổ chức mừng thọ bà to nhất làng". Bà
bảo: "Tao chả mong! Sống lâu quá thì thành tinh, ăn hết
lộc con cháu"! Tìm hiểu ra thì thấy bà em không nói chơi.
Các cụ ngày trước quan niệm đúng như thế "Sống lâu quá,
ăn hết lộc của con cháu". Nghe nói có cụ còn suốt ngày
M
Bình luận trên Facebook:
Phạm Việt Long 55
cầu Trời khấn Phật cho được nhanh chết!?!
P/S: Nhân câu chuyện của anh, em góp vui tí. Còn,
chả cứ tay PCT xã trong câu chuyện của anh đâu, nhiều
ông lãnh đạo to hơn vẫn hay phát biểu "ngu" hơn thế. Đây
chỉ là câu nói quen mồm không ngờ là lại thành chuyện
cười thôi!
CHÚC PHÚC
một làng kia, có cặp vợ chồng đã sống với
nhau qua hai thế kỷ. Cụ ông tóc trắng như
bông. Cụ bà tóc bạc như tuyết. Cụ ông chỉ còn
hai cái răng cửa, thành thử trông lúc nào cũng như cười,
duyên đáo để. Cụ bà thì chẳng còn chiếc răng nào, cho nên
thường có cái cối nghiền để tự phục vụ mình khi thèm trầu
cau.
Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cả xã
lấy tình vợ chồng khăng khít của hai cụ làm gương cho
con cháu.
Vào lần tổng kết phong trào, hai cụ được mời lên
hàng ghế trên, mặc bộ trang phục truyền thống màu đỏ.
Đến đoạn trao phần thưởng, hai cụ được mời lên
cùng một lúc. Vị Chủ tịch xã trịnh trọng trao tặng hai cụ
một cái máy xay đa năng và giải thích:
- Thưa quý bà con. Thưa hai Cụ! Nhờ công nghệ
hiện đại, những người già không còn răng sẽ không phải lo
lắng gì nữa. Chiếc máy này giúp các cụ xay nhuyễn thức
Ở
Phạm Việt Long 57
ăn theo ý muốn!
Sau khi các cụ nhận quà, vị Chủ tịch xã nói thêm:
- Xã cũng rất quan tâm tới các giá trị tinh thần, cho nên
kính biếu hai cụ bức trướng. Nào, các cháu đưa trướng ra!
Hai cháu thiếu nữ làng trịnh trọng trưng ra bức trướng
màu đỏ thêu dòng chữ vàng rực rõ:
CHÚC HAI CỤ BÁCH NIÊN GIAI LÃO,
SỐNG VỚI NHAU TỚI ĐẦU BẠC RĂNG LONG!
Sau cuộc chúc phúc này, trẻ em làng, vốn là dân của
đất hay văn thơ, truyền tụng câu ca rằng:
Tóc hai cụ trắng như mây
Răng hai cụ đã đi Tây hết rồi
Chúng con xin có mấy nhời
Chúc hai cụ gắn bó tới thời... đầu bạc răng long.
TÙ TREO
ai bà mẹ dự phiên tòa xử án con mình can tội
trộm cắp. Bà mẹ áo nâu có nét mặt nhàu nhĩ,
khốn khổ. Bà mẹ áo xanh có dáng vẻ béo tốt,
nhưng nét mặt cũng buồn thiu.
Khi Tòa tuyên án, hai bà mẹ nắm chặt tay nhau. Bởi
vì họ là hàng xóm láng giềng. Hai đứa con của họ lại trót
dại lẻn vào phòng làm việc của Chủ tịch xã, lấy trộm tiền
ở ngăn kéo bàn làm việc của ông ta. Sự việc nhanh chóng
bị phát giác. Hai thủ phạm nhanh chóng bị “tóm gọn” và
nhanh chóng bị đưa ra xét xử.
Với bị cáo thứ nhất, Trần Văn Tèo, con bà áo xanh,
Tòa tuyên:
- Do là chủ mưu, Tèo đã rủ Tý phạm tội, nhưng có
nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, mức án Tèo phải chịu là 1
năm tù giam.
Với bị cáo thứ hai, Lục Văn Tý, con bà áo nâu,
Tòa tuyên:
- Do bị xúi giục, không chủ động phạm tội, thành khẩn
H
Phạm Việt Long 59
khai báo, có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, Lục Văn Tý
phải chịu hình phạt 6 tháng tù, cho hưởng án treo!
Quan tòa vừa đọc xong từ ÁN TREO, bà mẹ áo nâu
thét lên một tiếng, ngã ngất. Phiên tòa phải tạm dừng lại
rồi kết thúc nhanh chóng.
Bà mẹ áo xanh dìu bà mẹ áo nâu ra khỏi tòa, tới ngồi
dưới bóng mát của cây bàng ngoài sân. Sau một hồi chăm
sóc, bà mẹ áo nâu đã tỉnh táo trở lại. Bám chặt tay vào bà
áo xanh, bà áo nâu mếu máo:
- Con bà được hưởng tù giam, còn có chỗ mà ngủ nghê.
Con tôi bị tù treo, suốt 6 tháng, thì chịu sao nổi? Mà họ
treo tù lên bằng quang sọt hay dây thừng hử bà?
CHÓ CÃI NHAU
một làng quê nọ, có một trường học, với mỗi
một lớp. Lớp đó được học ở một ngôi nhà
trống trải, không cửa che. Ngồi trong lớp học,
có thể nhìn ra xung quanh.
Em Bình, một học sinh lớp hai, ngồi bên cửa sổ.
Bỗng nhiên em nghe tiếng chó sủa ăng ẳng. Hai con chó
chạy từ bãi cỏ tới sân trường, rồi vào sát cửa sổ lớp. Quần
nhau một lúc, một con lại nhảy lên lưng con kia. Thấy lạ
quá, em cứ ngoái cổ nhìn. Cô giáo gọi giật giọng làm Bình
giật mình:
- Bình, nhìn gì đấy?
Trẻ con vốn tò mò và hay hỏi, nhất là với những sự
việc chúng chưa biết bao giờ. Ngồi yên, nhìn thẳng lên
bảng một tý, em lại ngoái cổ nhìn ra sân.
Cô giáo bèn đi xuống chỗ Bình để xem có chuyện gì
xảy ra. Thấy cô giáo cũng nhìn hai con chó dính vào nhau,
Bình hỏi:
- Em thưa cô, hai con chó làm gì đấy ạ?
Ở
Phạm Việt Long 61
Bị học sinh hỏi đột ngột, cô giáo Loan ngấp ngứng
một tý rồi trả lời:
- Chúng nó, chúng nó cãi nhau...
Bình lạ lắm. Bố vẫn dặn là đến lớp không được cãi
cô, không được cãi nhau với bạn học, thế mà cô lại bảo là
hai con chó đang cãi nhau, thế cãi nhau với bạn là làm như
thế à?
Bình đem thắc mắc về hỏi bố, bố giải thích là hai
con chó đi tơ, nhưng thôi, trẻ con không nên tò mò chuyện
ấy, để bố trao đổi lại với cô giáo.
Nhân buổi họp phụ huynh, bố của em Bình, tên là
Nghiêm, xin cô giáo ở lại ít phút để trao đổi thêm về học
sinh Bình.
- Cô ơi, tại sao cô lại dạy cháu Bình việc hai con chó
ấy nhau là cãi nhau?
- À, các cháu còn bé quá, không nên cho chúng biết,
cho nên em nói trệch đi đấy ạ.
- Cô vẫn dạy học sinh phải thực thà, có gì nói đúng
thế, vậy mà cô lại nói dối chúng?
- Bác thông cảm, em không thể nói khác được.
- Vì tế nhị, ít ra là cô gọi đó là đi tơ cũng được.
Cứ như thế, hai người trao qua đổi lại liên hồi
mà không kết luận được. Tới khi căng thẳng quá, ông
Nghiêm hỏi:
- Này, thế cô giáo định cãi nhau với tôi đấy à?
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
62
Mac Văn Trang: Thêm vào Từ điển được đấy, vì
nhiều cặp vợ chồng cãi nhau, xong rồi để làm lành, liền
"ấy" một cái. Như vậy "Cãi nhau" có 3 giai đoan: Nguyên
do - Diễn biến - Kết thúc!
Bình luận trên Facebook:
BỊ TÁT
hồng, ngồi bên máy vi tính:
- Bực quá, lại bị tát rồi.
Vợ hoảng hốt:
- Khổ quá, tát lúc nào, đứa nào tát thế?
- Tát từ tối hôm qua.
- Tát từ tối hôm qua mà hôm nay mới kêu à?
- Thì hôm nay mới thấm! Vì liên tục bị quấy rầy.
- Quấy rầy thế nào?
- Quấy rầy, là mọi người thích liên tục, cứ nhảy nhót
nhảy nhót thế này này.
- Mà, đứa nào tát vậy?
- Một cô bé mới quen!
Vợ nghiêm giọng:
- Á à, lại có thời giờ đi làm quen với con bé nào à?
- Tôi có làm quen đâu? Cô ta xin kết bạn đấy chứ!
Thế mà có đến1.000 cáithích, 500 cái tát rồi đấy! Rầy rà quá!
- Cái ngữ con gái phơi ra để tới 1.000 người thích mà
ông cũng làm quen à? Ối, lại còn làm gì mà để nó tát cho?
C
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
64
- Đã kịp làm gì đâu, mới nhấn ĐỒNG Ý, chưa kịp
THÍCH, đã bị tát rồi!
- Đâu đâu? Để tôi xem nó tát ông thế nào. Già rồi chứ
non tơ gì mà cũng tí tởn để bị tát! Đưa má đây xem nào!
- Ớ ờ, xem tát thì xem trên màn hình này, chứ xem
má thế nào được?
Chồng đứng dậy, kéo vợ lại gần máy tính:
- Nhìn xem, đây nhé, nó Tát từ trang của nó vào
trang của tôi, thế là hiện lên cái hình quái quỷ này và dòng
chữ: “Em mới Ship một lô bao cao su hàng hiệu, đảm bảo
an toàn. Bác nào có nhu cầu thì báo, em chuyển hàng
tận tay.
P/s: Mỗi bác Tát giùm em một cái nhé!”.
ÔNG QUAN LIÊU, BÀ MÁY MÓC
ột phụ nữ chán đời sau nhiều năm chiều chồng,
chăm con mà vẫn bị ghẻ lạnh, muốn tự tử.
Chị gọi điện nhờ một bác sĩ tư vấn. Chị hỏi:
- Nếu muốn bắn một viên đạn xuyên tim một phụ nữ
thì làm thế nào, thưa bác sĩ?
- Thì đo từ đầu nhũ hoa xuống 1 cm, trệch sang phải
2 cm, bắn đúng chỗ ấy, sẽ xuyên tim, chết ngay.
Chị phụ nữ làm theo lời bác sĩ tư vấn. Thế nhưng,
chị chỉ bị thương - viên đạn xuyên bụng, may mà không
trúng cơ quan nội tạng.
Khi bình phục, chị gọi điện tới bác sĩ tư vấn kể lại
chuyện. Thấy vô lý quá, bác sĩ bèn bảo:
- Thôi, chị đến đây để tôi xem cụ thể ra sao. Tôi sẽ
trả tiền xe cho chị.
Vừa gặp chị phụ nữ, bác sĩ than:
- Thôi, chết tôi rồi. Tôi quan liêu quá. Tôi tưởng
chị còn son trẻ, căng mẩy, thì mới bảo chị đo như vậy chứ.
M
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
66
Mà chị cũng máy móc quá, đầu nhũ hoa đã nằm dưới rốn
rồi thì phải đo ngược lên mới trúng tim chứ!
Chị phụ nữ tươi cười:
- Thôi, bác sĩ đừng phiền lòng. Tôi phải cảm ơn bác
sĩ, vì quan liêu mà tôi được sống. Sau phát súng, tôi mới
nhận ra rằng chồng con tôi chăm nom tôi hết mực, tôi
muốn sống thêm thật nhiều năm nữa…
Phần hai
LÍNH CƯỜI - CƯỜI LÍNH
VƯỢT QUA TRĂM SUỐI NGÀN KHE,
KHÔNG QUA NỔI SỢI DÂY CHUỐI
hời chiến tranh, có những người phải đi bộ lầm
lũi một mình trong rừng nhiều ngày, gặp bạn
đường thì quý lắm.
Vào một buổi chiều muộn, có một anh bộ đội và một
chị cán bộ phụ nữ gặp nhau ở một túp lều giữ nương của
đồng bào dân tộc thiểu số. Cả hai đều mừng rỡ, bởi vì với
tình đồng chí, thì cứ “gặp nhau là quen biết”.
Trời Trường Sơn âm u, ẩm ướt. Hai người nhóm lửa,
bắc Hăng gô nấu cơm. Anh đem lương khô cá chình ra.
Chị góp gói mì chay Ông Phật. Có rau rừng làm bạn. Bữa
cơm trở nên thịnh soạn và ấm cúng.
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
68
Tối ập xuống. Rừng âm u, đen kịt. Chỉ còn ngọn lửa
bập bùng làm bạn với hai người. Phải ngủ thôi, mai còn đi
sớm: Chị ngược lên Tây Nguyên. Anh xuôi về vùng biển.
Nhưng ngủ thế nào đây? Túp lều nhỏ, chỉ có mỗi một cái
sàn to chưa bằng tấm chiếu. Anh bảo:
- Để tôi mắc võng ngủ ngoài lùm cây.
Chị đáp:
- Sắp mưa rồi, ngủ thế không tiện.
- Không, tôi chịu đựng gian khổ nhiều rồi, ngại chi!
- Thôi, ta ngủ cùng trên cái sàn này cũng được
chứ sao?
Thấy anh bộ đội vẫn ngần ngừ, không nỡ để anh nằm
ngoài trời, chị phụ nữ bàn:
- Vậy thế này. Em căng sợi dây ở giữa, phần ai nấy
ngủ, được không anh?
Anh bộ đội bèn ra rẫy của đồng bào tước mấy sợi dây
chuối về, căng thẳng ở khu vực giữa sàn lều.
Hai người ngả lưng. Còn sớm, nên họ chuyện trò đủ thứ.
Anh, lúc nào cũng say sưa với chuyện chiến đấu. Hóa ra,
sau một trận công đồn, anh bị thương. Sau khi điều trị xong,
anh một mình băng rừng đuổi theo đơn vị. Anh bảo, vùng
này anh thuộc như lòng bàn tay, không cần giao liên vẫn
đi được. Chị bảo, là cán bộ phía sau, chị chỉ quẩn quanh ở
cơ quan, chỉ có mỗi hôm nay, vừa rời đơn vị đi công tác
Tây Nguyên, mới đi một mình, từ ngày mai chị sẽ vào
Phạm Việt Long 69
trạm giao liên, đi cho có người dẫn đường. Chị hỏi:
- Anh đi tắt như thế, chắc là đường khó lắm?
- Khó lắm đồng chí ạ. Có những đoạn dốc đứng,
phải chặt cây làm thang để leo lên. Có những nơi vực
thẳm, lại phải cột dây rừng mà tuột xuống. Bơi qua sông
thì nhiều vô kể.
- Anh giỏi quá, dũng cảm quá, đúng là đấng nam nhi,
vượt qua trăm núi ngàn khe, không quản hiểm nguy.
Khi ngọn lửa lụi đi, thì hai người bắt đầu đi vào giấc
ngủ chập chờn. Thỉnh thoảng, thấy sợi dây chuối rung rung,
anh bộ đội lại ý tứ né người, nằm dẹp sang một bên.
Sáng, khi thức giấc, anh bộ đội đã thấy chị cán bộ ngồi
bên bếp lửa và một hăng gô sắn luộc đã được bày ra.
Trong bữa điểm tâm đạm bạc đó, hai người lại trò
chuyện. Chị nói về những vất vả, khó khăn mà chị em phụ
nữ phải vượt qua ở chiến trường. Anh lại say sưa chuyện
chiến đấu. Đến khi chuẩn bị chia tay nhau, chị cán bộ
mủm mỉm cười:
- Anh nói thế nào ấy chứ, em chẳng tin anh đã từng
vượt qua trăm núi ngàn khe!
- Ấy, bộ đội Trường Sơn, ai mà chả thế? Tôi có nói
sai đâu. Vì sao chị lại không tin tôi?
- Anh bảo anh đã từng vượt qua trăm núi ngàn khe,
nhưng em thấy anh không vượt qua nổi sợi dây chuối,
cho nên em chả tin... Thôi, ta chia tay, đi sớm cho mát,
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
70
anh nhỉ!
LÊN TÝ! XUỐNG TÝ! TRÚNG RỒI!
SƯỚNG GHÊ!
ái thời @ này, các quan hệ trở nên cởi mở,
thoáng đãng lạ kỳ. Bọn trẻ thích nhau dễ dàng
trao thân gửi phận, chả cần nghĩ đến hôn nhân.
Có những đôi, sáng tinh sương, đã trùm chăn ở bãi cỏ
công viên, dập dà dập dềnh, khiến các cụ đi tập thể dục
phải vừa chạy vừa làu bàu chửi.
Thế nên, ở chốn công cộng, nhiều người bảo vệ rất
cảnh giác.
Đó là vào một buổi tối trên sân ga tàu hỏa. Tàu chưa
tới, người đã đầy sân ga. Ở một góc, lùm lùm một cái mền.
Bác bảo vệ đánh mắt sang, lừ lừ tiến lại.
Cái mền dập dà dập dềnh.
Vọng ra tiếng nói xen lẫn tiếng thở hổn hển:
- Lên lên một tý!
- Ấy, chưa đúng!
- Nhẹ thế, chả bõ...
- Xuống xuống một tý... Ấy, lại trượt rồi!
C
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
72
Bác bảo vệ nhè nhẹ đi tới sát tấm mền đang dập
dềnh ấy. Bác kiên trì chờ, để bắt quả tang đúng lúc cao trào.
- Bây giờ thay đổi, tôi lên trên!
- Nhè nhẹ chứ, gớm, đau quá!
- Nào, làm đi, làm tới đi!
- Từ từ đã, mỏi quá rồi.
- Lên lên một tý! Xuống xuống một tý! Trúng rồi!
Mạnh lên! Sướng ghê!
Tấm mền dềnh lên, mọp xuống theo nhịp đôi phập
phò. Phen này bố mày bắt quả tang. Đúng lúc trong mền
vang lên tiếng “Sướng ghê!” thì bác bảo vệ áp sát, lấy cái
gậy hất tung tấm mền lên!
Ối chà! Hai cái ba lô nằm chềnh ềnh ở đầu tấm chiếu,
trên đó có 2 cái mũ cối quân sự. Hai chàng bộ đội cởi trần
trùng trục đang gãi lưng cho nhau!
CÁI L... TÂY NÓ LÔNG LẮM
ạo chiến dịch Tây Bắc, bộ đội ta có khá nhiều
chiến sĩ người địa phương, dân tộc Thái, Mông.
Một đơn vị Trinh sát cử một tổ ba chiến
sĩ người Thái đi trinh sát đồn Mả Lảo để chuẩn bị vạch kế
hoạch công đồn.
Đây là một đồn toàn lính Pháp mà quân ta hay gọi là
đồn Tây.
Sau hai đêm ngày lặn lội đường rừng, lăn lê bò toài
vào tận đồn địch, ba chiến sĩ trở về an toàn, mặc dù người
gầy rộc đi.
Gọi ba trinh sát lên, Tiểu đoàn trưởng nói:
- Các đồng chí báo cáo đi!
Tổ trưởng tổ Tam tam (khi ấy, phiên chế của bộ đội,
đơn vị nhỏ nhất là 3 người, có một người là tổ trưởng) tên
là Lò Văn Ọm đứng nghiêm:
- Xin páo cáo, cái l... Tây nó lông lắm!
- Ai bảo các đồng chí đi xem bọn đầm tắm truồng?
- Khô...ông mà, cái l... Tây nó lông lắm thật mà!
D
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
74
- Thôi, đồng chí Vừ A Phìa?
- Páo cáo, cái l... Tây nó lông thật. Lồng chí Ọm nói
lúng mà!
- Chết tôi rồi, đánh đấm gì nữa đây...
- Tôi nhìn rõ thật mà, cái l... Tây nó lông lắm, chúng
tôi cũng lếm rồi mà!
Đang lúc căng thẳng thì Chính trị viên, một người
rất am hiểu đồng bào dân tộc, đi lên Trung đoàn về. Tiểu
đoàn trưởng chỉ thị:
- Đồng chí Ọm báo cáo lại cho Chính trị viên nghe!
- Xin páo cáo lồng chí chính trị viên tiểu loàn!
Chúng tôi đã chui vào tận trong cái l... Tây, lếm kỹ rồi, nó
lông lắm.
- Là bao nhiêu, đồng chí nói ra xem?
- Dạ, tôi lếm hết cả hai lần hai pàn tay, hai lần hai
pàn chân tôi. Lồng chí Phìa lếm hết như tôi. Lồng chí Phao
lếm hết hai lần hai pàn tay, một lần hai pàn chân. Lúng là
cái l... Tây nó lông lắm, pây giờ lánh thì phải có lông pộ lội!
- Tốt, thôi, các đồng chí về đơn vị nghỉ ngơi!
Khi ba chiến sĩ người Thái đi rồi, Tiểu đoàn trưởng hỏi:
- Các đồng chí ấy nói gì, tôi không hiểu.
- Có gì đâu, bà con người Thái phát âm không chuẩn
tiếng Kinh. Nếu là B thì nói là P, là Đ thì nói là L. Tóm
tắt, các đồng chí báo cáo là: Các đồng chí ấy đã chui vào
tận trong đồn Tây. Đồn Tây đông lắm, có tới 110 tên, bây
Phạm Việt Long 75
giờ đánh thì phải có đông bộ đội. Nào, ta triệu tập ban Chỉ
huy, bàn kế hoạch tác chiến...
Loan Tran: Tiếp theo:
Tiểu đoàn trưởng chợt nhớ ra điều gì liền quay lại
hỏi Lò Văn Ọm:
- Nhưng tại sao đến hôm nay các đồng chí mới trở
về? Lẽ ra đi tắt đường rừng thì chỉ hai ngày thôi. Vậy mà
hôm nay đã sang ngày thứ tư mới về. Mà lại gầy sọm cả đi
thế kia?
Lò Văn Ọm trả lời:
- Chúng tôi pị Tây bắt lược rồi đưa chúng tôi vào
trong l... Tây, nhưng thấy chúng tôi là người dân tộc nên
chúng pắt chúng tôi phải ở trong l... cắn cặc (gánh gạch)
hai ngày mới cho về. Tôi thấy lúng là trong cái l... Tây lông
lông lông là....
Bình luận trên Facebook:
CÁCH CHỨC
hời chiến tranh, có một ông tướng nổi tiếng là
nghiêm khắc. Quân sĩ, hễ ai vi phạm kỷ luật, là
ông cách chức ngay.
Vào một buổi chiều tà, xe ông tướng đến cầu phao
bắc qua sông Ngàn. Chiếc cầu phao này khá dài, vượt qua
con sông lớn dập dềnh sóng.
Khác với mọi hôm, chiều nay có tình trạng ùn tắc,
lộn xộn. Ông tướng xuống xe, tiến về phía đầu cầu. Ở đó,
có một chiếc xe tải bị quay ngang, chết máy. Lại có một
chiếc xe tải khác, vì vội đi, lách lên, bị dệ xuống vệ đường.
Hai chiếc xe làm thành một cái rào cản nặng trịch. Mấy
chú lính đang hì hục đẩy cho chiếc xe bị quay ngang trở
lại vị trí.
Vị tướng nhìn đồng hồ, tỏ vẻ sốt ruột.
Phải đến 25 phút rồi mà con đường vẫn chưa được
giải phóng, không những thế, còn ùn thêm xe.
Nhìn thấy một chú lính hô hét điều khiển nhóm đẩy
xe, vị tướng vẫy lại:
T
Phạm Việt Long 77
- Cậu thuộc đơn vị nào?
- Thưa thủ trưởng, em thuộc đại đội Công binh số 2 ạ.
- Đại đội trưởng đâu?
- Thưa thủ trưởng, Đại đội trưởng lên Tiểu đoàn giao
ban tác chiến ạ.
- Đại đội phó?
- Dạ, Thưa thủ trưởng, Đại đội phó bị sốt rét, đi viện
rồi ạ!
- Thôi, không thưa không ạ nữa. Thời chiến, nói
gọn. Trung đội trưởng?
- Mới hy sinh!
- Trung đội phó?
- Đi lĩnh quân trang!
- Tiểu đội trưởng?
- Họp với dân quân.
- Tiểu đội phó?
- Bị thương đi viện!
- Cha chả, thế không có chú nào có chức ở đây để ta
cách à?
Vị tướng bỏ mũ ra, cầm trên tay vẩy vẩy, vẻ bực tức,
nét mặt căng thẳng. Cậu lính đứng run như cầy sấy bên
cạnh. Chợt nghĩ ra điều gì, vị tướng quay sang người lính:
- Còn cậu, là gì?
- Binh nhất!
- Được rồi, tôi thăng cậu lên hàm thiếu úy, đề bạt
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
78
cậu lên làm trung đội trưởng. Nghiêm, nhận lệnh!
Cậu lính bật đứng nghiêm, đưa tay lên chào, mà bủn
rủn vì mừng.
- Thiếu úy, Trung đội trưởng - à mà cậu tên gì?
- Bùi Tưởng Bở!
- Rồi. Thiếu úy, Trung đội trưởng Bùi Tưởng Bở,
nghe lệnh đây!
- Rõ!
- Thay mặt Bộ chỉ huy tiền phương, tôi cách chức
Thiếu úy, Trung đội trưởng Bùi Tưởng Bở xuống hàm
binh nhất, chức lính trơn!
- Tuân lệnh!
HẤT LÊN, HẤT XUỐNG,
SANG NGANG
hời chiến, lính tráng có suất, từ yến gạo, cân đường,
quần áo... đều có định lượng tiêu chuẩn. Tuy
vậy, vẫn có một lượng nhất định những nhu
yếu phẩm được cấp thêm, tùy tình hình. Khi ấy, có đơn vị
được, có đơn vị không, có đơn vị nhiều, có đơn vị ít. Lúc
này, chưa có tình trạng đút lót chạy chọt, nhưng hễ ai có lý
do thuyết phục hơn hoặc được cảm tình hơn, thì sẽ được
thứ tiêu chuẩn thêm ấy cao hơn.
Được đơn vị phân công, Nguyễn Tinh Tường lên
xin cấp thêm cho đơn vị 5 cân đường, 10 hộp sữa, 2 thùng
lương khô, 30 cân gạo, vì đợt này, anh em trong đơn vị bị
sốt rét, xuống sức nhiều quá.
Đến nơi, anh được người phụ trách quân nhu giao
ngay cho một cái phiếu, chữ ký và dấu đỏ đàng hoàng.
Duyệt cấp cho tất, không bớt tiêu chuẩn nào. Tường cầm
khư khư tờ phiếu, rồi lại nhìn thật kỹ: Dưới hàng con số
đáng yêu 5 cân đường, 10 hộp sữa, 2 thùng lương khô,
T
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
80
30 cân gạo, là chữ ký của người phụ trách quân nhu:
Nguyên An. Riêng tên An, thì chữ n có đuôi nguệch sang
ngang. Vốn có học, lại nghiên cứu chút ít về tử vi tướng số
gì đó, Tường lẩm bẩm: “Cái tay này không muốn tiến bộ
hay sao mà đuôi chữ ký lại chạy sang ngang, không hất lên”.
Tường ta hăm hở cầm phiếu cấp nhu yếu phẩm lại
kho - phải cách đó khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ luồn
rừng. Kho phải ở nơi bí mật mà.
Thủ kho xem xong, lục kho xuất ra 2 cân rưỡi
đường, 5 hộp sữa, 1 thùng lương khô và 15 cân gạo:
- Gửi đồng chí.
- Ơ, sao chỉ có một nửa định lượng theo phiếu.
- Tôi đã ghi lại là cấp một nửa, vì kho hết hàng,
đồng chí xác nhận vào đây.
Thôi, cái đận hết hàng này thì đành chịu, cãi làm
sao được, liền ký toẹt một cái rồi gói ghém món hàng, đi
một mạch.
Lần sau, lại được phân công lĩnh hàng, Tường đi
một mạch đến bộ phận Quân nhu - cho sớm, đến kho cho
chắc là hàng còn.
Đồng chí phụ trách Quân nhu vẫn tươi cười, niềm
nở đó///*n tiếp và cấp cho Tường một cái phiếu xuất hàng.
Cảm ơn rồi, Tường chạy một mạch tới kho. May quá, sớm
tinh, chưa có ai túc trực. Chuyến này, chắc kho đầy ắp.
Vừa thở vừa rút túi lấy phiếu xuất hàng giao cho thủ kho,
Phạm Việt Long 81
Tường hóng mắt trông đợi. Nheo mắt nhìn tấm phiếu
xong, thủ kho trả lại:
- Đồng chí ơi, kho hết hàng từ mấy hôm nay. Đợi
tháng sau hãy lên hậu cần xin cấp nhé!
- Kho hết hàng, sao vẫn cấp phiếu?
- Vì chúng tôi chưa báo cáo kịp lên trên. Đồng chí
thông cảm.
- Lính tráng không hay vật nài, Tường lấy lại phiếu,
đi một mạch.
Đi được một hồi, nghĩ thế nào, Tường quay lại kho.
Lúc này, đã có một anh lính đang lấy hàng, còn ba anh
lính đang ngồi trên cái ghế bắc bằng hai thân gỗ ở trước
cửa kho. Chuyện trò làm quen, rồi Tường bảo mấy đồng chí
cho mình xem phiếu xuất hàng. Lính tráng vốn hồn nhiên,
hay chia sẻ. Bởi vậy mấy đồng chí đều đưa phiếu cho
Tường xem. Vừa xem, Tường vừa gật gù và mỉm cười, vẻ
thú vị.
Lần lượt ba chú lính còn lại vào lĩnh hàng. Một chú
vào rồi ra với một ít quân nhu, vẻ mặt không vui. Một chú
vào rồi khệ nệ khuân ra một đống quân nhu, mặt mày hớn
hở. Và, một chú vào rồi ra tay không, mặt nhăn như bị.
Đợi ba chú lính đi khuất, chỉ còn lại mỗi anh thủ
kho, Tường lấy khẩu súng tiểu liên AK47 ra, lên đạn cái
rốp, chĩa vào anh ta:
- Tôi biết hết vở rồi, mau cấp hàng cho tôi!
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
82
- Ấy, ấy, đồng chí đừng nóng, hết hàng rồi mà.
- Hết, hết cái con cá chết. Đưa phiếu xuất hàng đây.
Chú thủ kho mặt cắt không còn hạt máu, đưa bốn cái
phiếu xuất hàng cho Tường.
Một tay cầm súng, một tay cầm phiếu, rồi đặt từng
tấm xuống chiếc bàn làm bằng cọng đùng đình, Tường dằn
giọng hỏi:
- Đúng chưa?
- Đúng rồi thưa đồng chí.
Cứ như vậy một lúc thì Tường bảo:
- Giữ lời hứa đấy nhé. Đồng đội ai nỡ giết nhau,
nhưng phải biết giữ lời hứa.
- Rõ!
Để anh lính coi kho lại một mình, Nguyễn Tinh Tường
lại băng rừng, lên bộ phận Quân nhu. Đợi lúc mọi người đi
hết, Nguyễn Tinh Tường tiến đến trước người phụ trách
Quân nhu và đưa cái phiếu xuất hàng ra:
- Ký hất lên cho tôi một cái nào, đồng chí ơi!
- Sao?
- Ký hất lên chứ làm sao nữa!
- Đồng chí nói gì, tôi không hiểu?
- Để tôi giảng cho, nhưng mà phải hiểu ngay, không
được hỏi nhé: Tôi đã bắt được vở của đồng chí rồi. Với ai,
đồng chí cũng cấp phiếu. Nhưng phiếu nào mà đồng chí
ký hất lên, là được lĩnh đủ hàng. Ký sang ngang, chỉ được
Phạm Việt Long 83
một nửa. Còn hất xuống, thì không được gì cả. Tôi biết hết
vở của đồng chí rồi. Bây giờ có hất lên không?
- Vâng vâng vâng vâng. Đồng chí đưa đây, tôi hất
lên cho đồng chí. Nhưng đồng chí giữ bí mật nhé, đừng
cho ai biết, kẻo chết tôi. Lính tráng đông, tính nóng như
lửa, làm sao mà từ chối. Đồng chí thương tôi với! Đây, hất
lên rồi, đồng chí đi lĩnh quân nhu đi.
- Cảm ơn, từ nay cứ hất lên cho tôi nhé!
- Nhất trí! Riêng với đồng chí, chỉ hất lên. Còn sang
ngang hay hất xuống, đồng chí bí mật hộ tôi với.
Quy Tran Thi Kim: Bệnh này giờ được phát triển
lên đỉnh cao.
Nguyễn Hồng Phú: Hụ hụ bác ơi giờ vẫn có kiểu
đó đấy.
Tùng Đỗ Xuân: Bây giờ vẫn thế đấy.
Bình luận trên Facebook:
CHÂN THẬT - MẮT GIẢ
ừa bước đến cửa Vụ Con người, Đội đứng sững
lại. Trước mặt anh, một tấm biển ghi: “Ở đây
chỉ tiếp những người chân thật”. Gay rồi.
Mình thương binh, có một chân giả, không biết họ có tiếp
không?
Thậm thà thậm thọt lê cái chân gỗ tới ngồi ở chiếc
ghế đặt phía hành lang, Đội không giấu nổi vẻ mặt lo lắng.
Xuất ngũ, mang cái chân giả về cơ quan, mà họ lại mới có
quy định chỉ tiếp chân thật, thì gay rồi.
Đang ngồi ôm đầu lo lắng, thì Đội giật bắn mình bởi
câu hỏi:
- Chú có việc gì thế ạ?
- Tôi... tôi tới làm hồ sơ...
- Đấy, ở phòng kia kìa, chú cứ vào đi.
- Nhưng mà...
- Chú đừng ngại, cứ vào đi!
Được cô gái động viên, Động rón rén bước tới, gõ
cửa ba tiếng.
V
Phạm Việt Long 85
- Mời vào!
Động mở cửa, cố gắng đi thật đàng hoàng, không
thậm thọt như mọi khi.
Xong việc, Động phấn khởi bước ra. Lại gặp cô gái
hồi nãy. Lúc này đã bạo dạn hơn, Động chủ động gọi:
- Cô gì ơi!
- Chú gọi cháu ạ?
- Vâng, tôi cảm ơn cô đã chỉ giúp.
- Có gì đâu ạ. Chắc là chú xong việc rồi?
- Cảm ơn cô, sao cô biết tôi xong việc rồi?
- Cháu đoán thế. Trong phòng chỉ có mỗi một chú,
đúng không ạ?
- Đúng!
- Chú may mắn gặp chú ấy, vì chú ấy có một
mắt giả...
XIN MỜI - AI ĐƯỢC XƠI?
on cáo mời con cò ăn tiệc với món xúp trên
đĩa nông. Con cò mời con cáo ăn tiệc với
món xáo đựng trong chiếc lọ cao cổ. Chúa
đảo mời dân vùng lũ lụt dự yến tiệc tại đảo của mình.
Vậy thì ai được xơi?
Truyện ngụ ngôn E Dốp nói tới chuyện cáo mời cò
ăn tối, nhưng lại đựng trong một cái đĩa khiến cò không
sao ăn được. Cò đáp lại bằng cách mời cáo ăn tối mà
thức ăn lại đựng trong một cái lọ cao cổ. Cô nhìn Cáo loay
hoay với cái lọ, và mời Cáo “Bạn ăn đi chứ”, rồi bắt đầu
ăn ngon lành. Cáo cố gắng nhưng không thể nào ăn được
vì mõm nó quá ngắn. Nó cảm thấy mình rất ngớ ngẩn.
Cáo xấu hổ vì hiểu ra Cò đã dạy cho mình một bài
học. Nó xin lỗi Cò vì mình đã cư xử không tốt với bạn, và
Cò vốn tốt bụng, đã tha thứ cho Cáo.
Truyện ngụ ngôn Việt Nam
Ngày nảy ngày nay, ở vùng mỏ thuộc một nước gọi
là Việt Nam, trời làm cho một trận đại hồng thủy. Tuy
C
Phạm Việt Long 87
chưa lớn bằng trận đại hồng thủy xưa kia, nhưng cũng làm
cho bao lương dân khốn đốn, mấy chục người chết, còn
nhà cửa, đồ đạc thì lũ lượt trôi theo dòng nước.
Có một Chúa đảo rủ lòng thương dân lầm than. Ngài
bèn dâng sớ tâu với nhà chức trách rằng mình có cả một
khu nghỉ dưỡng cao cấp, chứa được hàng vạn người. Nào
là phòng ốc sang trọng, máy lạnh, đệm êm. Nào là thức ăn
hàng ngày toàn là sơn hào hải vị. Ngài mở rộng cửa đón
bất cứ người dân nào ở vùng lũ đến ăn ở miễn phí (không
biết trong thời gian bao lâu).
Hay tin, lũ trẻ con vùng lũ sung sướng muôn phần,
hô “Chúa đảo muôn năm!”. Xong rồi, chúng mới nói với
bố mẹ:
- Chúng con đói rét quá rồi, cho chúng con ra đảo đi
bố mẹ ơi!
Nhìn những đứa trẻ gày trơ xương, quần áo rách
bươm, run người vì đói, rét, cha mẹ chúng gạt nước mắt:
- Bố mẹ cũng muốn như các con, tới đảo là ăn sung
mặc sướng, là ở ấm ở sang. Nhưng, bây giờ đi đến đó
bằng cách nào hở con?
- Chúng con không biết!
- Bố mẹ cũng chịu! Mà nếu có tàu xe đi đến đó,
cũng chẳng có tiền mua vé.
Vừa khi ấy thì bố lũ trẻ đi vớt than trôi về. Quẳng
bao than vào góc nhà - nay chỉ còn là một túp lều xiêu vẹo
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
88
vừa được dựng tạm - ông hỏi:
- Nếu đi, thì ai gây dựng lại nhà cửa, vườn tược?
Thất vọng tràn trề, lũ trẻ ré ầm lên:
- Bắt đền bố mẹ đấy. Nếu không nói đến miếng ăn,
chỗ ngủ ngon lành, ấm êm, thì chúng con còn đỡ thèm.
Nói đến mà không được, chúng con bủn rủn muốn chết
mất thôi!
- Đừng đổ lỗi cho bố mẹ. Báo chí, loa đài, ti vi họ
nói đấy chứ, bố mẹ có biết ông Chúa đảo là ai đâu mà
phỉnh phờ các con!
Trong lúc bố mẹ và lũ trẻ con đang trong cơn tuyệt
vọng, thì có tiếng loa vang lên:
- Mời bà con tập trung về trụ sở xã nhận phần mì
tôm, áo quần do bộ đội Biên phòng và đội thiện nguyện
của các nghệ sĩ Chuông Việt chuyển tới!
Lũ trẻ con reo to:
- Bộ đội Biên phòng muôn năm! Chuông Việt
muôn năm!
Trẻ con vốn hồn nhiên. Chúng chạy ào ra trụ sở xã.
Chúng quên ngay cái ông Chúa đảo oai phong, tai to mặt
lớn mồm oang oang mà vô tích sự kia!
P/S: Cáo có tư duy và cách thức của cáo. Cò có tư duy
và cách thức của cò. Đại gia có tư duy và cách thức của
đại gia. Dân nghèo chớ nên oán thán!
ANH BỘ ĐỘI ƠI, Đ... EM MỘT ĐOẠN
ôm ấy, bộ đội Tình đang đi xe đạp thì thấy
phía trước, một cô gái áo nâu đứng ra giữa
đường, vẫy vẫy:
- Bộ đội ơi, đứng lại em nhớ một cái náo!
Ngạc nhiên, anh phanh kít lại, chống chân xuống đất.
Cô gái lại gần, khẩn khoản:
- Bộ đội ơi, anh đ... em một đoạn nhé!
Tưởng cô ta đùa tục, Tình cười cười, đỏ cả mặt.
Cô gái lại nói:
- Anh chả đ... em gí cả mà lại cứ cưới em! Thôi, anh
đạp xe đi, để em nhảy lên!
Bị động, bộ đội Tình lấy lại thăng bằng, đạp xe đi.
Cô gái chạy chạy theo rồi nhảy phắt lên, ngồi phía
sau Tình.
Bộ đội trẻ được giáo dục là phải tôn trọng nhân dân,
không được tơ hào cây kim sợi chỉ của đồng bào, và nhất
là không được lợi dụng tình quân dân như cá với nước mà
sàm sỡ chị em, cho nên Tình cứ ngồi ngay đơ trên xe, ra
H
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
90
sức đạp.
Tới ngã ba, cô gái kêu:
- Họ, đỗ lại cho em xuống!
Tình phanh kít lại. Cô gái nhảy xuống, cười cười:
- Cảm ơn bộ đội đã đ... em, bây giờ đướng về nhá
em không đi xe được, em xuống, anh đi nhé!
Chả biết nói năng gì, bộ đội Tình lại cười nhe hai
hàm răng trắng ra. Cô gái vui vẻ:
- Anh cưới em thích lắm. Cháo anh nhé!
Hai người chia tay nhau. Bộ đội Tình đạp xe phăm
phăm về đơn vị. Vừa quăng xe vào góc nhà, bộ đội Tình
đã đem thắc mắc hỏi Tiểu đội trưởng. Hóa ra, dân ở miền
Trung du này phát âm không chuẩn, dấu huyền cứ chệch
sang dấu sắc, cho nên chữ đèo mới biến thành chữ ấy tục
tằn. Thế mà làm cho anh bộ đội trẻ này toát hết cả mồ hôi.
Nguyen Huu Ty: Chuyện này là của Ba Vì, Sơn Tây.
Cũng giống như chuyện anh Long kể. Nhưng phần kết là
hôm sau mấy anh bộ đội cũng đi Sơn Tây về, cô gái Sơn Tây
vẫy đi nhờ xe đạp. Lần này anh bộ đội đã không e ngại
mà trả lời toạc móng heo là: “Anh mệt lắm không đ... em
được đâu”. “Cô gái biết là bị trêu nên liền phản ứng lại là:
Anh bộ đội mất giày (dạy)”.
Bình luận trên Facebook:
Phần ba
SẾP CƯỜI - CƯỜI SẾP
BẠN HỌC CỦA SẾP
ột người đàn ông ăn mặc sang trọng, xách
một chiếc cặp đen bước vào phòng thường
trực xin gặp Sếp. Người bảo vệ lễ phép:
- Xin ông cho biết quan hệ giữa ông và Sếp thế nào ạ?
Ông khách:
- Bạn học. Anh cứ báo là bạn học nhé!
- Dạ, vâng ạ! - Người bảo vệ lễ phép thưa, rồi nhấc
máy điện thoại...
Chỉ một lúc sau, một đội vũ trang tới khống chế
người khách. Mở chiếc cặp, hóa ra trong đó có một quả
mìn công suất lớn, được ngụy trang khéo léo dưới hình
thức một món quà tặng. Thế là một tên khủng bố bị sa lưới
M
Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc
92
pháp luật.
Sau hôm ấy, trên trang của người có nick name
Tungho ở Facebook xuất hiện một tin nóng hổi về sự kiện
này: “Bảo vệ bắt gọn kẻ khủng bố”. Kèm theo một loạt lời
bình. Nào là: “Hoan hô anh bảo vệ cảnh giác và tinh anh
đã nắm chắc nghiệp vụ phản gián”. Nào là: “Đây có thể là
công an chìm đóng giả bảo vệ cho nên mới tài tình như
vậy”. Rồi thì: “Chắc chắn đây là một gã tình báo cỡ bự
nằm vùng ở phòng thường trực để bảo vệ cán bộ cấp cao.
Chỉ có con mắt tình báo mới tinh như vậy”. Lại nữa:
“Miềng đã gặp eng ni rùi, trông lù đù nhưng mà giả vờ
thui. Eng ý tâm sự với miềng là phải giả vờ làm bảo vệ thì
mới dễ lừa kẻ phản động. Eng ý là đại tá tình báo chứ
không vừa. Khiếp vãi...”.
Trong buổi vinh danh người bảo vệ có công phát
hiện ra kẻ khủng bố, được hỏi vì sao mà tinh ý vậy, người
bảo vệ thật thà đáp:
- Có gì đâu ạ. Hắn bảo hắn là bạn học của Sếp.
Nhưng tôi với Sếp cùng làng, tôi biết rõ Sếp có đi học bao
giờ đâu mà có bạn học? Vậy đích thị hắn là kẻ gian rồi...
Lời bình trên Facebook:
LongLe HanhDung: Đọc xong thấy đời nhẹ tênh vì
thú vị. Trí tuệ nhân loại dồn hết vào Facebook rồi.
TIẾC NHỈ
ếp đi công tác nước ngoài về, lái xe đón Sếp rất
chu đáo. Xách mấy va ly của Sếp vào nhà rồi,
lái xe xin phép ra về.
Sếp bảo:
- Ấy, khoan đã. Cậu có máy lửa chưa?
Thò tay vào túi bóp bóp cái máy lửa Tàu, lái xe thầm
nghĩ: “Sếp đi Mỹ về, chắc là có máy lửa Zip po cho mình”,
liền trả lời nhanh:
- Thưa Sếp, em chưa có máy lửa ạ!
- Thế à? Tiếc nhỉ. Mình tưởng cậu có máy lửa rồi
thì tặng cậu hộp đá lửa. Chưa có máy lửa thì thôi vậy.
Tiếc nhỉ!
S
VỠ CHAI SÂM CỦA SẾP RỒI
ếp đến thăm cơ sở trồng sâm Ngọc Linh tuốt
trên núi cao. Trước khi đoàn về, cơ sở tặng quà
cho cả đoàn. Ngoài hộp sâm củ tặng riêng Sếp,
cơ sở còn tặng Sếp cùng lái xe, thư ký mỗi người một chai
nước sâm đậm đặc. Vì muốn thể hiện sự mộc mạc của sản
phẩm nguyên sơ, cơ sở đựng nước sâm vào 3 cái chai thủy
tinh thông thường, để chung vào một cái giỏ mây.
Qua nhiều chặng đường quanh co, xóc lên xóc
xuống, về đến nhà, khi giở giỏ ra thì thấy một chai bị vỡ,
nước sâm sền sệt chảy đầy giỏ. Nghĩ đến vụ “tiếc nhỉ”, lái
xe hô tướng lên:
- Thôi chết rồi, chai sâm của Sếp bị vỡ rồi!
Thấy Sếp hở hở hở hở... thư ký liền bảo đưa chai sâm
cho mình xem. Nheo nheo đôi mắt tinh tường, xong lại
nhấc hai chai lành lặn lên ngắm nghía, Thư ký tuyên bố:
- Đây là chai sâm của em. Chai sâm của em vỡ rồi
Sếp ạ!
- Hở hở hở hở...
S
Phạm Việt Long 95
Lái xe ghé vào tai thư ký càu nhàu:
- Cậu này lắm chuyện. Sao cậu biết đó là chai sâm
của cậu?
- À à à à... Thư ký thì phải biết chứ, sao anh phải hỏi...
Bình luận trên Facebook
Cơi Phạm Thị: Cái tay thư ký nó cũng chẳng khoái
gì Sếp đâu anh ạ. Chẳng qua nó nịnh để còn hy vọng được
cái khác lớn hơn chai sâm thôi.
Hiền Trần: Hi hi, giờ ít người như anh lái xe lắm.
Đa số là thư ký!
Lê Quý Hiền: Tưởng cả lái xe và thư ký tranh nhau
chai vỡ là của mình. Sếp phải dàn hòa bằng cách coi 2 chai
không vỡ là của mình cho công bằng.
Bác Pham Viet Long viết tiếp đi. Sếp ôm 2 chai lành
về hóa ra là sâm có thuốc tăng trưởng phải đi cấp cứu.
Lại hỏi chai sâm tao uống là của ai... cứ thế dài cả chục
trang í.
SẾP ĐỌC THIẾU RỒI
ự một hội nghị quan trọng, Sếp dặn thư ký:
- Hội nghị này toàn quan chức cấp cao, họ chỉ
cho phép phát biểu dài nhất là 10 phút. Cậu
chuẩn bị bài phát biểu dài đúng 10 phút nhé!
- Em nhớ rồi ạ!
Sau hội nghị, Sếp gọi thư ký đến nửa khen, nửa trách:
- Tôi đã dặn cậu viết dài 10 phút, thế mà tôi đọc hết
có 5 phút, thành ra có vẻ thiếu ý tứ, nhưng lại được khen
là phát biểu ngắn gọn.
- Dạ thưa anh, em viết dài đúng 10 phút ạ!
- Hả?
- Vâng, em đã cẩn thận đọc kỹ theo tốc độ đọc của
anh, hết đúng 10 phút ạ.
- Hả?
- Em đọc tới 3 lần cho chắc, còn ghi âm lại, đây, anh
xem có đúng 10 phút không?
- Hả?
- Ấy chết, anh đưa cho em xem lại văn bản ạ!
D
Phạm Việt Long 97
- Đây!
- Thôi chết rồi anh ơi. Sao lại chỉ có 2 tờ thôi ạ?
- Hai tờ là sao?
- Dạ, vì bài viết gồm 4 tờ anh ạ. Đây có mỗi hai tờ
cho nên anh đọc chỉ mất 5 phút là phải.
- Chết cha tôi rồi. Trước lúc họp, buồn đi vệ sinh, tôi
vào toa lét thì không còn giấy cuộn, phải xé đại xếp tài
liệu trong cặp, ai ngờ lại đúng bài phát biểu...
- Mà gay quá anh ơi?
- Hả? Có thấy ai phê bình đâu mà gay?
- Gay, vì hai tờ trên mới nói đặc điểm tình hình thế
giới, trong nước, rồi ca ngợi công đức của các Sếp Lớn...
- Thảo nào, mọi người hoan hô ghê quá!
- Nhưng, mọi ý quan trọng nhất đều ở hai tờ cuối ạ.
Nào là phản ánh khó khăn, vướng mắc. Và cuối cùng là
xin kinh phí...
- Ờ... ờ... ờ... Có khi vì không thấy nói đến xin kinh
phí cho nên Sếp Lớn mới khen là phát biểu ngắn gọn.
Nhưng gay quá, lấy tiền đâu mà hoạt động đây...
- Dạ, lỗi tại em ạ. Em ngu quá ạ. Em xin lỗi Sếp!
SẾP ĐỌC CẢ CHỖ IN NGHIÊNG
au buổi diễn thuyết về Tu nghiệp thành tài, Sếp
phấn khởi lắm. Gọi là diễn thuyết, nhưng chỉ là
đọc bài do thư ký chuẩn bị sẵn. Sếp gọi thư ký
lên, thưởng cho một hộp trà sữa trân châu và bảo ngồi
chuyện trò một lúc.
- Lần này, bài chuẩn bị của cậu tuyệt hay. Rất nhiều
chỗ, cử tọa cười, rồi hoan hô mạnh chưa từng thấy.
- Vâng!
- Sau mấy câu mở đầu, đến đoạn mình phát: “Đến
đây, Sếp bỏ kính, ngước lên nhìn vào cử tọa thể hiện sự
quan tâm”, mình thấy mọi người cười vang, chắc là vì
hiểu mình rất quan tâm tới họ. Rồi họ vỗ tay rào rào...
- Dạ... dạ... dạ...
- Rồi đến đoạn: “Sếp đọc nhấn mạnh, hùng hồn,
thể hiện quyết tâm của Nhà nước tạo điều kiện cho thanh
niên tu nghiệp thành tài”, thì cả hội trường đứng lên
hò reo.
- Da... dạ... dạ...
S
Phạm Việt Long 99
- Ở phần cuối, mình đọc dõng dạc: “Sếp bỏ kính,
ngước nhìn cử tọa lần nữa, mặt tươi cười (đừng chớp mắt)
để cho phóng viên chụp ảnh” thì cả hội trường rộng như
vậy tưởng như bị vỡ tung ra vì tiếng hoan hô vang dội...
- Dạ... dạ... Thưa anh...
- Hả?
- Thưa anh, đó là những đoạn em in nghiêng để dặn
anh làm chứ không phải để anh đọc ạ...
- Hả?
- Chết chết, em ngu quá, không báo cáo trước với
anh. Em xin lỗi anh ạ!
Đình Bảng Khôi: Tớ ký... cậu chịu trách nhiệm...
Vâng, anh cứ ký, mọi trách nhiệm em chịu...
Làm lụng đưa xuống
Ăn uống đưa lên mà... Hi hi...
Nguyen kim Diep: He he... đọc truyện của anh em
cười ngặt nghẽo. Vui thật anh ơi. Chắc các nhà văn nhà
bấu hư cấu rùi. Làm gì có Sếp ngu đến thế?
Bình luận trên Facebook:
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC

More Related Content

What's hot

Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNVo Hieu Nghia
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Champions Real Estate Group
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny Phương
 
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tìnhÂm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tìnhWebcast Vietnam
 
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bácNhững mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của báchoanglyly
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùaHung Duong
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuNhaMatDat
 

What's hot (17)

Bàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHNBàn về 3 bài hành VHN
Bàn về 3 bài hành VHN
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
Pham ba hoa vài mẫu chuyện trong tù bài 1
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tìnhÂm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
 
Hang tám cô
Hang tám côHang tám cô
Hang tám cô
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bácNhững mẩu chuyện về đời sống của bác
Những mẩu chuyện về đời sống của bác
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Tập thơ Hoài Niệm
Tập thơ Hoài NiệmTập thơ Hoài Niệm
Tập thơ Hoài Niệm
 
Bang
BangBang
Bang
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùa
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Xin loi may tai to
Xin loi may tai toXin loi may tai to
Xin loi may tai to
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnuTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-tnu
 

Similar to CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC

HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sểnvinhbinh2010
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny Phương
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
Thi xa vung bien hoan thanh 04042013
Thi xa vung bien   hoan thanh 04042013Thi xa vung bien   hoan thanh 04042013
Thi xa vung bien hoan thanh 04042013nghoanganh
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờizerouse18
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhPhamVietLong1
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆMCherry Bui
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc nataliej4
 
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comMùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7truyentranh
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3hach nguyen phan
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullNet Nhacso
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loanlechi55
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinhcohtran
 
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docxCHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docxnganhthus82
 

Similar to CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC (20)

HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
Thi xa vung bien hoan thanh 04042013
Thi xa vung bien   hoan thanh 04042013Thi xa vung bien   hoan thanh 04042013
Thi xa vung bien hoan thanh 04042013
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranhBê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
Bê trọc - Chuyện đời thường trong chiến tranh
 
Tập thơ: HOÀI NIỆM
Tập thơ:  HOÀI NIỆMTập thơ:  HOÀI NIỆM
Tập thơ: HOÀI NIỆM
 
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
Những người trẻ lạ lùng - BS. Đỗ Hồng Ngọc
 
Khởi ngữ
Khởi ngữKhởi ngữ
Khởi ngữ
 
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.comMùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
Mùa lá rụng trong vườn ma văn khángtruonghocso.com
 
Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7Truyen nhuc bo doan hoi 7
Truyen nhuc bo doan hoi 7
 
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
Nguoi dan ba buon in ca1 4chuan nhat 3
 
Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22Hạt giống tâm hồn22
Hạt giống tâm hồn22
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như fullđọC truyện sợi xích lê kiều như full
đọC truyện sợi xích lê kiều như full
 
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu LoanMàu tím hoa sim - Hữu Loan
Màu tím hoa sim - Hữu Loan
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinh
 
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docxCHIẾC LƯỢC NG3.docx
CHIẾC LƯỢC NG3.docx
 
Thư gửi Mẹ
Thư gửi MẹThư gửi Mẹ
Thư gửi Mẹ
 

CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC

  • 1. CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
  • 2.
  • 3. PHẠM VIỆT LONG CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC (Tập truyện vui) NHµ XUẤT DÂN TRÍ - 2018
  • 4. LỜI GIỚI THIỆU nh Phạm Việt Long là nhà báo trẻ ngoài hai mươi tuổi đi chiến trường 7 năm. Ở đây, anh yêu và lấy một cô gái công tác ngoài mặt trận, và viết vài trăm bài báo âm vang tiếng súng. Từ hiện thực cuộc sống chiến trường, anh viết sách, trên 500 trang (cuốn B trọc ) và đã được tái bản nhiều lần. Hòa bình, anh về học lấy bằng Tiến sĩ Ngữ văn, và giữ trách nhiệm quan trọng ở Bộ Văn hóa. Ông “quản lý” này “mê” văn nghệ, tốt bụng, luôn tìm cách giúp đỡ anh em văn hóa, và với sức sáng tạo tiềm tàng, anh viết vài cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, sáng tác hơn trăm ca khúc. Tôi thật sự ngạc nhiên trước ông “ba trong một” này và bây giờ, lại ngạc nhiên tiếp về cuốn Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc thể hiện khiếu hài hước của anh. Kế thừa truyền thống truyện tiếu lâm dân gian, Phạm Việt Long đã sáng tạo ra các truyện cười vui, nhưng không chỉ cười vui đơn thuần, mà phần lớn trong đó anh ngụ ý những bài học về đạo đức, lối sống v.v... A
  • 5. Phạm Việt Long 5 Tác giả vận dụng thủ pháp thậm xưng, nói ngoa, đẩy sự việc đến tận cùng vô lý để nói cái thực tế có lý. Tác giả phê phán để xây dựng, với tinh thần nhân văn. Truyện Cách chức kể chuyện một ông tướng quá giận dữ muốn cách chức cấp dưới. Nhưng khốn nỗi anh cấp dưới này chỉ là Binh nhất. Ông tướng ra lệnh mồm thăng anh lên Thiếu úy, Trung đội trưởng. Rồi sau một phút, hạ lệnh cách tuột xuống Binh nhất. Ông tướng đã thỏa mãn được cơn giận dữ của mình. Đọc truyện này, không ai không bật cười, và sau đấy không nghĩ ngợi một tý. Vì vậy tên tập sách này là Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc quả cũng có lý của nó... Một ông Sếp ngắm cái huy hiệu máy bay gắn trên ngực áo tròn căng của cô nhân viên. Cô hỏi Sếp có thích cái máy bay không. Sếp trả lời: Thích cái “sân bay” hơn (tức chỗ ngực gắn huy hiệu). Chỉ vài dòng, tác giả giúp cho người đọc một tiếng cười thoải mái. Nhưng tìm được một “cốt truyện” như thế, không dễ... Một chiến sĩ băng rừng Trường Sơn hoang vắng, gặp một chiến sĩ gái cũng đang tìm đường về đơn vị. Đêm rừng, hai người ngủ chung trong lều hoang, căng sợi dây chuối làm ranh giới ở giữa. Anh chiến sĩ luôn kể chuyện mình từng vượt qua trăm suối ngàn khe, nhưng đêm đó không vượt qua nổi ranh giới sợi dây
  • 6. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 6 chuối. Câu chuyện đáng yêu, nêu lên phẩm chất nghiêm túc của người chiến sĩ, và cũng là nụ cười trêu anh quá thật thà. Viết truyện cười rất khó. Thông thường tiếu lâm phải tục một chút. Vì thế ta có thể cảm thông cho Phạm Việt Long khi anh sử dụng phương pháp này. Việc phát âm khác nhau của từng vùng, và từ ngữ bình thường của ngôn ngữ này thành chữ tục của ngôn ngữ khác là một cái kho khai thác truyện cười. Tiến sĩ Ngữ văn Phạm Việt Long không bỏ qua. Anh có chùm chuyện Chữ với chả nghĩa, cười vui, thư giãn. Việc chữ không dấu trong nhắn tin điện thoại cũng dễ thành truyện vui. Anh den ngay, em dang o truong (ở trường học) lại hiểu thành ở truồng (không quần áo). Chỉ thế thôi, là cười được rồi. Phạm Việt Long sưu tầm, nâng cao, và sáng tác những chuyện cười vui của mình, công sức của anh là đáng quý. Trong cuộc sống căng thẳng, bề bộn, lo toan, thiết tưởng câu chuyện cười vui làm cho người ta sảng khoái phút chốc là có ích lắm. Nguyễn Thành Văn
  • 7. LỜI THƯA CỦA TÁC GIẢ ùng bạn đọc kính mến! Làm báo, và làm công tác văn hóa, suốt mấy chục năm qua, tôi đã đi nhiều nơi, sống với nhiều lớp người, được nghe,được chứng kiến nhiều chuyện có ý nghĩa. Từ thực tế cuộc sống, tôi đã viết thành tiểu thuyết, truyện ngắn, và bây giờ, viết thành những chuyện vui, mong góp một tiếng cười làm giảm bớt cái căng thẳng của cuộc sống thời xô bồ hiện nay. Trong những câu chuyện tôi viết ra in trong tập sách này, có chuyện nghe được trong dân gian, có chuyện được chứng kiến và viết lại, có chuyện hư cấu hoàn toàn, nhưng tất cả là chuyện do tôi viết ra theo cấu tứ, văn phong, ý đồ của mình, chứ không phải là truyện sưu tầm theo kiểu sưu tầm văn học dân gian. Nhiều truyện trong tập này, tôi đã đăng lên Facebook và nhận được nhiều lời động viên. Tôi chọn một ít lời bình trên Facebook in cùng với Truyện, cho thêm phần C
  • 8. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 8 sinh động. Nhân đây, tôi chân thành cảm ơn những bạn bè, đồng chí mà tôi đã gặp trên bước đường công tác, giúp tôi được nghe những câu chuyện, được chứng kiến những việc làm giầu ý nghĩa để tôi có một vốn sống phục vụ những trang viết này. Tôi cũng chân thành cảm ơn nhiều bạn bè trên Facebook đã tham góp nhiều ý kiến bổ ích giúp tôi hoàn thiện tác phẩm. Trân trọng!
  • 9. Phần một CHỮ VỚI CHẢ NGHĨA GẢ CŨNG DÙI, KHÔNG GẢ CŨNG DÙI huyện này xảy ra đã lâu, từ hồi sau Hiệp định Giơ-ne-va, nước ta tạm bị chia làm hai miền. Khi ấy, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc được phân công về nhiều vùng ở miền Bắc. Tiếng nói miền Nam cũng theo những cán bộ ấy tới khắp nơi, mà với người miền Bắc, nghe hơi nặng, có từ khó nghe. Tại một cơ quan nọ, có một anh người miền Nam tên là Mạnh và một cô người miền Bắc tên là Ngoan đem lòng thương yêu nhau. Đến lúc bàn đến chuyện về xin phép gia đình cho tác thành đôi lứa, cô gái lo lắng: - Bố em khó lắm anh ạ. Anh phải nói khéo thế nào chứ không thì hỏng chuyện! C
  • 10. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 10 - Em cứ yên trí, anh sẽ làm cho các cụ vui. Tối hôm ấy, sau bữa cơm, anh cán bộ ngồi uống nước với ông bố cô gái. Còn cô gái thì lo dọn dẹp bếp núc, trong lòng hồi hộp, không biết kết quả cuộc nói chuyện ra sao. Hồi đó nghiêm lắm “nam nữ thụ thụ bất thân”, cho nên suốt tối, anh chị không được gặp nhau. Đêm, anh cán bộ ngủ chung giường với ông bố cô gái. Cô gái nằm trằn trọc suốt đêm, lo lắng, hy vọng. Sớm ngày, tranh thủ lúc ra giếng rửa mặt, cô gái hỏi vội: - Thế nào, anh? - Tốt, ông cụ đồng ý rồi! - Sao anh tài thế? Anh nói thế nào? - Anh bảo bác gả em Ngoan thì cháu vui, mà không gả cháu cũng vui! (Ấy là cô gái nghe quen tiếng miền Nam nên hiểu vậy, chứ thực chất anh ấy nói là bác gả Ngoan thì cháu dui, mà không gả, cháu cũng dui). Ngoan lấy làm lạ. Nhà cô gia giáo nhất vùng, kén chọn kỹ càng dâu rể. Hồi anh rể cô bây giờ đến hỏi chị gái cô, ông bố còn bắt trình thẻ đảng viên rồi mới nói chuyện. Không hiểu tại sao mà với anh Mạnh lại dễ thế. Pha ấm nước bưng lên mời bố, cô mạnh dạn ngồi cạnh, hỏi: - Bố ơi, bố cho phép con và anh Mạnh rồi ạ? - Chẳng cho sao được mà hỏi? - Thế là thế nào ạ? Thì nó bảo: “Bác gả em Ngoan cho con, con cũng
  • 11. Phạm Việt Long 11 dùi, mà không gả, thì con cũng dùi”. Nếu không gả, nó dùi mày thì gia đình còn mặt mũi nào với chòm xóm, thà gả cho yên chuyện! Emely Phuong Pham: Bravo chuyện hài và rất hay... Anh Phạm Việt Long kể rất đúng... Hồi đó nhiều cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết phải lên miền núi phía Bắc, về Thái Nguyên. Ba em là một người như thế, má thì được học khoá kế toán rồi cũng được phân về Ty lương thực Thái Nguyên... mãi đến 1961 cả nhà mới chuyển về Hà Nội... Câu chuyện này gợi nhớ về Một Thời Quá Khứ... Bình luận trên Facebook:
  • 12. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 12 RÁNG Đ... ĐI EM Đây cũng là chuyện ngôn ngữ Bắc – Nam. Tại một bệnh viện, có một bệnh nhân nữ còn rất trẻ, vào mổ ruột thừa. Sau khi mổ, cô được bố trí ở một phòng khá sạch sẽ. Hồi đó, mới hòa bình lập lại, đất nước ta sắp tới “đỉnh cao muôn trượng” rồi, nên bệnh viện chưa quá tải như bây giờ, bệnh nhân chỉ ở 2 người một phòng. Cô gái đang nằm thiu thiu thì nghe một giọng nam ấm áp, dịu dàng hỏi: - Em đã đỡ đau chưa? - Em đỡ rồi ạ! - Tốt, thế em đã đ... chưa? Mặt tái mét vì sợ, rồi chuyển sang đỏ bừng vì xấu hổ, nhưng nể bác sĩ, cô gái chỉ im lặng. Bác sĩ lại khuyên: - Mổ ruột thừa xong là phải đ..., nếu chưa đ..., bị bí hơi, ăn vào là chết liền. Em ráng đ... đi nhé! - Dạ, bác sĩ thương em, em đang còn yếu lắm, chưa ấy được ạ. - Yếu hay khỏe thì cũng phải đ.... Nếu đ... thì gọi tôi nhé! - Dạ… dạ… dạ… Khi bác sĩ đi khỏi, cô gái khóc thút tha thút thít. Chị bệnh nhân nằm ở giường bên khuyên giải:
  • 13. Phạm Việt Long 13 - Ở bệnh viện, cao nhất là bác sĩ. Bác sĩ bảo sao thì phải làm vậy em ạ! - Em biết vậy. Dưng mà… mà… mà em chưa ấy bao giờ, em sợ lắm. Cô gái nói xong, không thút thít nữa mà khóc òa lên. Thương tình, chị giường bên không đùa nữa: - Nỡm ạ, người ta nói thế mà cũng tin. Bác sĩ là người miền Nam. Tiếng miền Nam đ... là đánh rắm ấy mà. Mổ ruột thừa xong, phải đánh rắm. Đánh rắm rồi thì bác sĩ mới dám cho ăn uống, nếu không là tắc ruột, chết. Chị được ăn uống rồi, thấy khỏe hẳn ra! - Thế ạ, thế chị đ... lúc nào mà em không biết ạ? Bình luận trên Facebook Bich Ngoc Pham: Hồi bé Anh và Liên còn bé tí ra Hà nội chơi ở nhà bà ngoại. Hôm đó bọn trẻ đang chơi với nhau thì bé Liên bỗng dưng hỏi: '’đứa nào đ... đấy? thúi quá!'. Bà ngoại nghe thấy chạy ra nói lớn: '’đứa nào nói bậy đấy, bà đánh đòn bây giờ'’. Sau bà hiểu, cả nhà cùng cười. Nguyen HuuTy: Hồi chiến trường, khi đi cõng gạo, do bị mưa lại không đủ tăng võng để che mưa, nên hai người phải nằm chung một cái tăng. Tất nhiên là võng ai người ấy nằm nhưng phải mắc võng theo tầng: Một nguòi nằm tầng trên, một người nằm tầng dưới. Tối đến, không biết nguòi nằm tầng trên ăn phải thứ gì mà cứ đánh rắm
  • 14. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 14 liên hồi. Người nằm dưới là một phụ nữ miền Nam không chịu nổi hơi thối của anh nằm tầng trên nên bức xúc quá phải quát lên: "Cái ông này nằm trên người ta mà cứ đ... hoài ai chịu được...” Tất nhiên là ông kia phải cố mà nén chịu chứng đầy bụng của minh. Chuyện có thật 100/ 100 đấy.
  • 15. LONG LON RUNG hời xa lắm rồi, khi còn đánh máy chữ chứ chưa có máy vi tính, in laze như bây giờ, Hội Phụ nữ tỉnh nọ sắm phải cái máy chữ không đánh dấu được. Thành thử toàn đánh không dấu, giống như thời @ nhắn tin không dấu vậy. Có một công văn gửi khắp các huyện, xã, với nội dung: “Long lon rung co nhieu gia tri. Yeu cau cac chi hoi van dong chi em tan thu long lon rung”. Đại khái là như vậy, chứ công văn thực chất dài hơn, còn phân tích nhiều thứ có tính chất khoa học và còn phân bổ chỉ tiêu mỗi huyện phải nộp mấy cân nữa. Đến quá thời gian nộp “Long lon rung” rồi mà huyện Sơn Khê vẫn chưa đem lên đóng góp. Một chị cán bộ tỉnh được phái về kiểm tra xem sao. Cán bộ phụ nữ huyện phân bua: - Thưa chị! Chúng em tích cực thu gom lắm, nhưng cũng chỉ được... một dúm, không bõ bèn gì... - Sao? Đây là huyện miền núi, nhiều lợn rừng lắm, T
  • 16. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 16 mà sao không thu được lông? - Dạ, sao ạ? - Sao mới giăng gì, lông lợn rừng, tỉnh yêu cầu thu nộp lông lợn rừng, có khó gì đâu với huyện nhiều lợn rừng như huyện này? Chị cán bộ phụ nữ huyện đem công văn của tỉnh ra phân trần: - Đây ạ, tỉnh bảo “tan thu long lon rung”, chúng em diễn ra là “tận thu lông ấy rụng”, phải vận động chị em, khi tắm rửa chú ý có sợi lông nào rụng ra thì nhặt lại đem nộp. Khổ quá, thu gom mãi cũng chỉ được một dúm...
  • 17. CON DA DIT NO ROI hời @ này, điện thoại di động trở thành công cụ phổ biến cho mọi người. Bà Tin ở tận vùng nông thôn cũng có một chiếc và thường dùng gọi điện, nhắn tin cho cô con gái tên là Hòa đang học đại học ở Thủ đô. Hôm ấy, nhân có cả chị của Hòa là Bình vừa ở nhà chồng về chơi, bà Tin đem máy ra nhắn chuyện với con. Cứ nhắn và nhận tin xong một cái là bà lại xướng to lên cho chị cả nghe. - Con co khoe khong? - Con khoe a! - Con bé vẫn khỏe, vui quá. - Con hoc the nao? - Con hoc cham a, diem 9, 10 a! - Nó học giỏi lắm, toàn điểm 9, 10. - An uong the nao ha con? - Con du an, me khong phai lo a! - Nó đủ ăn, dặn mẹ không phải lo. - Ban trai con hoi nay the nao? T
  • 18. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 18 - Con da dit no roi me a! - Ha? Oi oi oi... - Con da dit no roi! - Gioi oi la gioi! Sao dai the ha con? - Khong lay, da dit no chu co sao dau? - Giời ơi là giời, con ơi là con. Bình ơi, thế này thì còn gì là con gái mẹ nữa. - Sao thế mẹ ơi? - Đây, con đọc đi, nó lại bảo nó đã ấy thằng bạn nó rồi. Mà lại bảo không lấy thì ấy chứ để làm gì! Thôi, con bật máy, gọi lôi cổ nó về đây. Mẹ choáng quá rồi! Con ơi là con! - Mẹ đưa con xem nào. Á à, nó bảo nó đá đít thằng ấy rồi, da dit là đá đít, không phải là đã ấy như mẹ hiểu đâu!
  • 19. EM DANG O TRUONG, ANH DEN NGAY nh Gia có máu trinh thám. Hễ ai ở quanh động cựa việc gì, là anh để ý, rình mò, thậm chí là ghi âm, chụp ảnh bằng chiếc điện thoại thông minh Samsung Note 9 (không giống ông thầy giáo ngày trước phải kè kè máy ảnh, máy ghi âm lỉnh kỉnh để ghi, chụp lấy bằng chứng). Thời mạng xã hội này hay phết, cứ vớ được cái ảnh hớ hênh của ai đó, tung lên mạng, là nổi tiếng ngay. Tuy học chưa hết phổ thông, Gia vẫn thích trở thành một nhà báo mạng nổi tiếng. Tiếc rằng, do chưa học được “nghiệp vụ” rình mò chụp trộm, chả có cái ảnh nào tung lên mạng, nên đến nay vẫn chưa ai biết đến danh báo của anh ta. Hôm ấy, đã chiều muộn, Gia ngồi cạnh anh Vui ở quán trà đá vỉa hè. Thấy anh này cứ tí ta tí tách nhắn tin bằng cái điện thoại thông minh cỡ lớn, thỉnh thoảng lại nhoẻn cười, Gia bèn xoay xoay người để đọc trộm. Phải cái, anh Vui nhắn tin không dấu, cho nên đọc cũng hơi A
  • 20. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 20 căng mắt. - Anh oi (dễ quá, “Anh ơi” chứ gì). - Em iu (Thằng cha này viết sai rồi, “yêu” chứ!). - Anh dang lam gi day? (Còn làm gì nữa, ngồi uống nước cạnh tớ đây này). - Anh dang lam viec (nói dối rồi). - Anh co nho em khong? (“Anh có nhớ em không”, mùi mẫn nhỉ). - Nho oi la nho (“Nhớ ơi là nhớ”, cũng mùi mẫn ra trò). - Nho thi den voi em di (“Nhớ thì đến với em đi” - ái chà, rủ rê nhau đây). - 30 phut nua nhe! (“30 phút nữa nhé”. Uống nước gì mà lâu thế). - Khong, em dang o truong, anh den ngay (Ái chà chà, “Em đang ở truồng, anh đến ngay”, phen này tao bắt quả tang, tao ghi video clip chứ không thèm chụp ảnh nhé...). - Thi hay cho mot chut (“Thì hãy chờ một chút” – Được rủ mà còn ra vẻ). - Den nhanh len. Em muon lam rui (Đến nhanh lên. Em muốn lắm rồi” – Ha ha, máu thật!) - Anh den luon day. Em cu o truong nhe. De anh do mat cong. (Cha chả là cha, lại dặn “cứ ở truồng nhé” cho đỡ mất công). Đút máy điện thoại vào túi, Vui trả tiền nước rồi ra dắt xe.
  • 21. Phạm Việt Long 21 Gia cũng trả tiền nước rồi vội vàng lên xe bám theo. Vui chạy từ từ, vòng qua con hẻm rồi chạy ra đường phố. Đông quá, giờ tan tầm, người xe như mắc cửi. Đường thế mà xa ra phết, chạy quanh co, khiến Gia ta toát mồ hôi vì tiếc tiền mua xăng. Nhưng nghĩ đến lúc vớ được cảnh cô kia cởi truồng với trai, làm được đoạn video clip để tung lên Facebook, thì cái nickname Gia Ve sẽ nổi như cồn, chàng Gia vẫn hăm hăm hở hở. Vòng qua một ngã tư, Gia phanh gấp xe vì thấy Vui rẽ vào một ngôi trường cạnh đấy. Trên cổng trường, ghi dòng chữ do bị mưa gió làm mờ mất một số nét: “Truong trung học cơ sở Mai Hoa”. Một cô gái mặc bộ váy màu tím, tươi cười bước đến bên Vui. Nhìn lại tấm biển trường, chợt hiểu, Gia ta lẩm bẩm: - Truong, truong, truong! Hóa ra là trường. Nó nhắn “Em o truong” tức là “em ở trường”, mình lại tưởng bở... Ớ ờ ơ... Đập tay vào túi quần, Gia thốt lên: - Chết tôi rồi, điện thoại đâu? Có lẽ lúc vội đứng lên theo Vui, Gia ta làm rơi điện thoại mà không biết. Bây giờ, nhìn hút theo đôi trai gái đèo nhau trên xe máy, cười nói vui vẻ, Gia ta chỉ còn biết than: - Tổ cha cái chữ không dấu, mi hại tau!
  • 22. CON RỰA VÀ “LĂM LA TÉ?” hời còn chiến tranh, ở Tây Nguyên, nhiều cơ quan phải lao động sản xuất, tự túc lương thực. Các cơ sở sản xuất thường ở gần các “nóc” (bản, làng) của đồng bào dân tộc. Chính vì vậy, cán bộ rất chịu khó học tiếng dân tộc để giao tiếp với đồng bào. An là một trong những cán bộ ham học tiếng dân tộc như vậy. Khổ nỗi, cứ phải học truyền khẩu khi làm rẫy hoặc gùi cõng, không ghi chép vào sổ sách được, cho nên nhiều khi không thuộc từ. Thế còn đỡ. Học thuộc sai từ mới nguy. Nguy hơn nữa, là có khi bị bạn đùa dai, dạy lệch từ sang nghĩa xấu. Chuyện là, vào một hôm đi gùi cõng, đang ngồi nghỉ trên đỉnh dốc thì An thấy một người đàn ông người dân tộc cõng một gùi sắn cắm cúi bước tới. Đợi ông ta đặt gùi xuống, ngồi lên gốc cây bên cạnh, An mới lại hỏi han, cũng là để luyện từ: - Lăm la té? An vừa dứt lời, người đàn ông trừng mắt, đứng phắt T
  • 23. Phạm Việt Long 23 dậy, rút con dao cạnh gùi sắn, hươ hươ. An nhảy lùi lại, mặt xanh như đít nhái. Vượng, cán bộ lớn tuổi hơn, cùng đi với An, vội đứng ngăn An với người đàn ông nọ. Vượng nói một hồi tiếng dân tộc, An không hiểu gì cả. Dần dần, người đàn ông nọ nguôi nguôi, mắt không trừng lên nữa. Ông ta nhét con dao vào thành gùi, rồi xốc gùi lên, lầm lũi bước xuống dốc. Một lúc lâu sau, hoàn hồn, An mới hỏi: - Anh ơi, thế là thế nào? - Thế nào nữa. Cậu nói bậy như thế, chưa ăn dao là may đấy. - Ơ, em hỏi ông ấy “đi đâu đấy” chứ có nói gì bậy đâu ạ! - Đồ ngọng ơi, “đi đâu đấy” phải nói là “Lăm la lé?”, chứ ai bảo cậu nói là “Lăm la té?”. - Thế “Lăm la té” là gì ạ? - Là cái con tườu... - Là con tườu hở anh? - Cậu là con tườu ấy. - Thế “Lăm la té” là gì ạ? - Là “đi đ... nhau” chứ là gì nữa! - Giời ơi, thằng Hồng nó dạy em “Lăm la té” là “Đi đâu đấy” có chết không! Em nhớ rồi, “Lé” chứ không phải là “Té”... - Sợ hết hồn chưa? Té đái trong quần chưa? Lé với chả té...
  • 24. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 24 - Ối giời ôi, anh lại nói Té rồi, em lạy anh!...
  • 25. CẢ LÀNG LÀM THƠ oàn cán bộ văn nghệ trung ương đi thâm nhập thực tế ở một làng quê thuộc miền Trung. Một nhóm cán bộ trẻ người miền Bắc được phân công tìm hiểu đời sống của bà con xóm trong. Thấy một bác vác đòn xóc, anh cán bộ trẻ hỏi: - Chào bác! Bác đi đâu đấy ạ? - Tôi đi làm thơ. Một chị phụ nữ quảy quang gánh: “Tôi đi làm thơ”. Một ông già vác tấm lưới: “Tôi đi làm thơ”. Một chú bé đẩy chiếc xe: “Cháu đi làm thơ”. Tối về họp, anh cán bộ trẻ phát biểu: “Nể quá, vào xóm trong, gặp nam phụ lão ấu đều nói đang đi làm thơ. Thế này thì phải làm hẳn một công trình nghiên cứu cấp Quốc gia về hiện tượng thi ca ở tỉnh này. Giống như hiện tượng văn hóa Liễu Đôi ở Hà Nam”. Cán bộ trẻ vừa dứt lời, thì cậu bé con chủ nhà ở đâu bước vào. Anh cán bộ cùng đoàn, người miền Trung, hỏi: - Cháu đi đâu về đấy? Đ
  • 26. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 26 - Cháu đi làm thơ về. - Làm ở đâu? - Ở bên bà Bốn. - Làm việc gì? - Gặt lúa. - Được bao nhiêu? - Dạ, được một ang gậu tiền công. Anh cán bộ miền Bắc chả hiểu gì cả. Xong, mới hỏi anh cán bộ miền Trung: - Thế là thế nào? Làm thơ mà lại gặt lúa, lấy công một ang gậu là gì? - À, cậu không nhớ trong ngôn ngữ có phương ngữ à? Ở đây, bà con phát âm có những nét riêng. Gậu, tức là gạo. Ang, là đơn vị đo lường, tương đương 6 - 8 kilôgam. - Thế còn làm thơ? - Bà con trong này phát âm vần uê đều thành vần ơ... - Hóa ra những người ấy không phải đi làm thơ, mà là làm thuê à? Lại còn phải hỏi...
  • 27. LÀM THUÊ au chuyến đi điền dã ở miền Trung về, TS. Hóng phấn khởi lắm. Ngoài bài học về phương ngữ tại thực địa, để hiểu “làm thơ” theo phương ngữ, thì tiếng phổ thông là “Làm thuê”, anh còn sưu tầm được khá nhiều tục ngữ, ca dao. Giở tập tài liệu sưu tầm được ra, anh kì cụi chữa bằng hết các từ “thơ” thành “thuê” cho đúng với ý nghĩa mà mình thu hoạch được. Đến hôm lên lớp, anh đem điều tâm huyết ra nói với trò: - Thầy vừa đi thực tế về, sưu tầm được một câu ca dao rất đặc biệt. Câu này, có thể ai cũng biết rồi, nhưng biết theo nghĩa phương ngữ thì chắc chắn là chưa. Câu ca dao này như sau: Cái bống là cái bống bang Mẹ bống yêu bống, bống càng làm thuê! Cả lớp ồ lên: “Làm thơ chứ ạ”. Thầy khoát tay: - Thế mới đặc biệt. Để tôi giảng cho mà nghe. Địa S
  • 28. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 28 phương này phát âm UÊ thành Ơ. Cho nên câu ca này mà tôi sưu tầm được ở một cụ bà 90 tuổi, cụ nói “Làm thơ” thì ta phải hiểu là “Làm thuê”. Điều này phản ánh bản chất cần cù lao động của người dân Trung bộ. Nếu ở vùng khác, đứa trẻ được nuông chiều, thì nó càng ra vẻ, càng quấy khóc, nũng nịu, tức là càng “làm thơ”, thì ở vùng này, người dân cần cù chất phác, đứa trẻ bé tí đã phải lao động kiếm sống, cho nên mẹ nó càng yêu nó thì nó càng đi làm thuê nhiều để lấy tiền phụng dưỡng cha mẹ. Cả lớp há hốc mồm mà nghe. Bỗng có một học sinh nữ đứng lên: - Thưa thầy, em chính là người làng Bông mà thầy vừa đi thực tế về ạ. Bà em hay ru em bằng câu ca: Mình về ta chẳng cho về Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ! Nếu theo ý thầy, phải hiểu là “Ta nắm vạt áo ta đề câu thuê” ạ? Vậy nghĩa chữ THUÊ ở đây thế nào ạ? Thầy:... Cứ hiểu là, cứ hiểu là... À, mà em có phải là dân Phú Yên gốc không đấy?
  • 29. HÍ HÌ HI... Í Ì HI... ồi còn chiến tranh phá hoại, một cơ quan sơ tán về một huyện thuộc tỉnh Sơn La. Cơ quan đóng gần một bản của bà con người Thái, nên cán bộ với dân qua lại thân thiết. Một hôm, có đoàn Chèo về biểu diễn, anh cán bộ bèn rủ một cô gái bản đi xem. Vừa mới xem được một lúc thì cô gái lặng lặng bỏ về. Anh cán bộ không hiểu vì sao, chạy theo hỏi: - Sao thế noọng (em)? - Úi, em không nói đâu! - Có chuyện gì? Ai làm gì em à? (Hồi trước, khi xem phim, hoặc nghệ thuật ở các bãi, đông người, thường có một số thanh niên giở trò sàm sỡ các cô gái). - Không! - Thế thì sao? - Không mà! Không nói được mà! Xấu quá mà! Thế là anh cán bộ đành bỏ dở buổi hát chèo, cùng cô gái về bản, trong lòng băn khoăn không hiểu mình có làm H
  • 30. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 30 điều gì phật ý cô gái không. Lên nhà sàn, bên bếp lửa, anh lại gặng hỏi cô gái. Mặt cô gái đỏ bừng, không hiểu do ngọn lửa ấm hay do xấu hổ. Anh gặng hỏi mãi, cô gái mới nói: - Phạ ơi, cái văn công nó hát bậy lắm, không nói được mà! - Bậy thế nào, cho anh biết, còn rút kinh nghiệm chứ! - Văn công nó bảo hát chèo, mà toàn hát là cái của chị dài, cái của các em dài... nghe xấu lắm! Lục trong mớ tiếng Thái học được thời gian qua, anh cán bộ bật cười: Hí là dài, Í là chị, còn Hi là... là cái ấy của phụ nữ! Anh giải thích: - Tiếng Thái, tiếng Kinh không giống nhau đâu. Hát như vậy chỉ là tiếng hát đệm thôi, không phải là nói cái gì của chị em dài đâu. Anh em mình ra bãi xem chèo tiếp nhé! - Úi, thế cái Chèo nó còn dài không?
  • 31. CÂY BẤU HỤ ới lên Sơn La, anh chuyên viên nghiên cứu tên là Thanh rất hăng hái tìm hiểu tiếng Thái. Nhờ có anh bạn Thành đã lên trên này được 4 năm rồi, thành thạo tiếng Thái, cho nên có người dạy, anh học tiếng Thái khá nhanh. Gặp mấy cô gái xách cái lồng vịt con, Thanh hỏi: - Noọng ơi. Tô xăng nọ? - Ai ơi, Tô pết nọi... Thanh khoái lắm, thế là giao tiếp được rồi. Mình hỏi “Em ơi, con gì đấy”, các em trả lời: “Anh ơi, con vịt nhỏ”. Hề hề, lạ nhỉ, lại gọi anh bằng ai, anh là ai, ai là anh, hay ra phết. Mà giọng các cô này mới ngọt ngào làm sao. Hôm ấy đi một mình, Thanh hơi hoảng vì dù sao, vốn tiếng Thái còn ít lắm, nhỡ cần hỏi gì thì ăn làm sao, nói làm sao đây. Vào một vườn cây toàn những cây ăn trái, nào là cam, quýt, hồng, bưởi... thấy mấy cô gái Thái đang ngồi nghỉ trong bóng mát của một rặng cây bưởi, Thanh rất muốn hỏi xem cây bưởi thì tiếng Thái nói thế nào. Khổ nỗi, M
  • 32. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 32 Thanh lại chưa học cách hỏi cây, mà chỉ mới học cách hỏi con. Đánh liều, Thanh chỉ vào cây bưởi, hỏi nửa tiếng Thái, nửa tiếng Kinh: “Cây xăng, noọng ơi?”. Mấy cô gái ngơ ngác nhìn nhau và trả lời: “Bấu hụ!”. Thanh lẩm nhẩm, “Ta biết rồi, cây bưởi là cây bấu hụ”. Chỉ sang cây cam, Thanh cũng hỏi như vậy, lại được câu trả lời: “Bấu hụ!”. Thanh lại lẩm nhẩm: “Cây bưởi cũng là cây bấu hụ. Chắc là do hai loại giống nhau, chỉ to nhỏ hơn nhau, nên người Thái gọi chung một tên như vậy”. Chỉ vào cây quýt, Thanh lại hỏi như thế. Lại cũng nhận được câu trả lời: “Bấu hụ!”. Lần này thì Thanh giật mình, quái lạ, sao cây gì cũng là “bấu hụ” thế nhỉ? Chán với bài thực hành ngôn ngữ, Thanh ngồi im lặng một lúc rồi đứng dậy, bước đi. Bỗng một cô gái cất giọng hoảng hốt: “Ai ơi, khỉ, khỉ!”. Ái chà, cô ta bảo mình có khỉ à. Tiện súng đây, nã lấy một chú về nấu cao xem nào. Dừng lại một chút, lên đạn súng, rồi Thanh lò dò bước tiếp, mắt ngước nhìn hàng cây ven rừng. Bỗng “Nhép, oạch...”, Thanh giẫm phải đống phân lớn nhão nhoét, ngã lăn chiêng. Các cô gái vội xúm tới, người đỡ Thanh dậy, người nhặt khẩu súng giúp anh. Cú ngã chỉ làm cho Thanh hoảng chứ không đau, cho nên vừa hoàn hồn, anh lại hỏi: “Khỉ đâu? Khỉ đâu?”. Cô gái xinh nhất, có làn da trắng mịn, trả lời, tiếng nhẹ và êm như làn gió thoảng: “Bấu hụ”.
  • 33. Phạm Việt Long 33 Về nhà, Thanh kể chuyện cho Thành. Thành cười rũ cả người ra: - Khổ lắm, khỉ, tiếng Thái là phân. Các cô ấy bảo khéo giẫm phải phân chứ có con khỉ nào đâu, rõ thật là khỉ! - Thế tại sao cây bưởi, cây cam, cây quýt, cây nào cũng là bấu hụ? - Ối giời ơi, vùng này hẻo lánh, người Thái chưa biết tiếng Kinh, cho nên cậu nói tiếng Kinh thì họ không hiểu gì cả, chỉ biết trả lời là “Bấu hụ”. “Bấu hụ” là “Không biết”, hiểu chưa? Chứ làm gì có cây bấu hụ, khỉ bấu hụ... - Thôi, mình hiểu rồi, “bấu hụ” là “không biết”, lẽ ra mình phải học cái từ “bấu hụ” này từ đầu... Bấu hụ là không biết...
  • 34. ĐỂ CHO NGỔ LÁI ột chú Khách (trước đây, dân ta gọi dân Hoa kiều như vậy) đi nhờ xe ô tô của một thanh niên. Chiếc xe tải chạy đường dài dừng lại cho chú Khách lên, rồi lại miệt mài lăn bánh. Cả hai đều ít nói, do đó suốt đoạn đường dài, không có câu chuyện nào được trao đổi. Đến một đoạn đường vắng, ngoằn ngoèo, chú Khách bỗng đập đập vào tay anh lái xe: - Dừng lại cho ngổ lái! Anh lái xe biết rằng tiếng Hoa nói trệch đi, “ngổ” có nghĩa là “tôi” trong tiếng Việt, nên hiểu rằng chú Khách này muốn anh cho lái xe. Giọng nghiêm nghị, anh lái xe trả lời: - Không được, để tôi lái, đường ngoằn ngoèo, khó đi thế này mà đòi lái! - Ngổ muốn lái lắm rồi, cho ngổ lái một cái thôi! - Lái làm sao được, tai nạn chết người bây giờ. Nói đến chuyện tai nạn, như được khơi nguồn ngôn M
  • 35. Phạm Việt Long 35 ngữ, anh lái xe kể một lô một lốc chuyện về nghề lái xe đường dài của mình. Nào là gian nan, vất vả, ăn đường, ở chợ, vợ nọ, con kia như thế nào. Nào là bao nhiêu tai nạn “trời ơi” tự nhiên giáng vào đầu lái xe ra làm sao. Có vẻ khoái với chuyện vợ nọ con kia, anh khoe: “Mỗi cung đường tôi có một vợ lẽ. Hay đáo để. Tới đó cũng như về nhà, cơm no bò cưỡi, bớt cảnh cơm đường cháo chợ”. Thấy chú Khách mặt đần thối, im lặng, tưởng là chú mải nghe chuyện, lái xe càng bốc. Vì thế, anh chuyển làn sang chuyện buôn lậu vặt, anh khoe: “Nói là vặt, vậy mà mỗi chuyến hàng cũng đủ nuôi một cô vợ bé cả năm trời”. Đến đoạn đường vắng vẻ mà thẳng, rộng, lái xe, có lẽ khoái vì ông khách chịu lắng nghe, liền dừng xe lại, bảo: - Nào, bây giờ bác muốn lái thì lái! Chú Khách mặt nhăn như bị, trả lời: - Ngổ lái rồi, lái trong xe, ướt hết quần rồi! Lợi tôi thay quần, chú lại li có lược không? - Ối giời ơi, khách ơi là khách, không nói được là đi đái thì nói là mót tiểu, có phải đỡ khai nồng xe tôi như thế này không. Lái với chả đái! Khách ơi là khách!
  • 36. KHÔNG LỘN TẺ ái l... tề!” - “Không, nếp tôi không lộn tẻ”. Đó là câu đối thoại được lặp đi lặp lại gần chục lần giữa chú Khách (người hôm trước đi nhờ ô tô, đòi lái, cuối cùng đã đái trong quần) và bà bán gạo nếp, ngồi dạng bề hê trên một chiếc đòn kê. Chỉ tay về phía bà bán gạo, mặt đỏ tía tai, giọng lảu nhà lảu nhảu, chú Khách mách bảo: “Cái l... tề”. Bốc nắm gạo từ thúng giơ lên, mặt mày nhăn nhúm, bà bán gạo kiên quyết bảo vệ thúng gạo của mình: “Không, gạo nếp của tôi không lộn tẻ!”. Vốn tiếng Việt của chú Khách không khá cho lắm, cho nên chú chỉ lặp đi lặp lại mỗi cái câu ấy. Bà bán gạo chỉ chăm chăm vào thúng gạo của mình nên cũng cãi lấy cãi để cho cái thúng gạo nếp hoa vàng của mình là không lẫn một hột gạo tẻ nào. Càng cãi, bà bán gạo càng dạng đôi chân rộng ra. Giữa lúc bất phân thắng bại, thì có một cô gái cắp rá đi đến. Vừa nhìn bà bán gạo, cô gái giật mình, đỏ bừng má. “C
  • 37. Phạm Việt Long 37 Cô sẽ sàng ngồi xuống, ghé sát tai bà, thì thà thì thào. Bà bán gạo giật mình đánh thột một cái, khép vội hai chân lại. Chú Khách đắc thắng: “Ngổ nói là lúng mà.” Hóa ra, sau khi lật đổ đế quốc, phong kiến, phụ nữ nước ta tha hồ mặc váy, mà bà con gọi là quần không đáy. Thời vua Tự Đức, việc này bị cấm chỉ. Cho nên mới có câu ca dao: Tháng sáu có chiếu vua ra Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng Không đi thì chợ không đông Đi thì phải mượn quần chồng sao đang! Ngẫm lại, mới thấy ông Vua kia thương đàn bà nước Việt thật. Ông ấy đã lường trước cái vụ “không lộn tẻ” nên cấm quần không đáy, để chị em khỏi bị chú Khách trông thấy và chỉ đích danh cái ngàn vàng của mình. Mà lạ quá, chú Khách nói ngọng rất nhiều, riêng cái từ ấy, chú phát âm rõ ràng ràng. Dân ta quen khinh chú Khách nói tiếng Việt không sõi, cho nên chính mình lại hiểu nhầm từ ngữ nước mình.
  • 38. LON CŨNG NHƯ GÁO hời trước 1945, ở nhà quê thường kiêng cữ, sợ ma quỉ quấy rối nên đặt tên con với những tiếng xấu xí như Chuột, Vẹo, Lon, Gáo... Sau này, bớt sợ ma quỷ, người ta đặt tên con đẹp lên, nhưng vẫn có gia đình đặt tên con như thời trước. Cô Gáo nhà bà Hĩm là một trường hợp như vậy. Cái tên cha mẹ đặt cho trở thành nỗi xấu hổ của Gáo. Vì vậy, khi thoát ly gia đình, cô xin xã cải tên là Loan. Từ đó, cô Loan vào một xí nghiệp làm công nhân. Duy có bà mẹ Gáo là không biết sự thay đổi ấy. Một hôm ra tỉnh, bà Hĩm tìm đến xí nghiệp Thảm len Huy Hoàng tìm con. Gáo vẫn khoe với mẹ là làm ở phân xưởng Nhuộm. Lúc ấy đã gần trưa, bà Hĩm vào hỏi bảo vệ xí nghiệp, xin gặp cô Gáo, làm ở phân xưởng Nhuộm. Bác bảo vệ nhíu mày suy nghĩ rồi đáp: - Không có ai là Gáo đâu bà ạ! - Có, cháu nó vẫn khoe với tôi là nó làm ở đây mà! - Không đâu bà ạ, xí nghiệp này nhỏ, tôi biết từng T
  • 39. Phạm Việt Long 39 công nhân, chả có ai tên là Gáo cả! - Có chứ. Cái Gáo nhà tôi nó cắt tóc ngang vai thế này này! - Ôi, công nhân ở đây ai chả cắt tóc ngang vai! Cứ thế, bác bảo vệ thì bảo không. Bà lại bảo rõ ràng là có con Gáo làm công nhân ở phân xưởng Nhuộm, da nó ngăm ngăm. Cuối cùng, bác bảo vệ đành bảo: - Thôi, bà chờ tan tầm, nhìn xem có cô Gáo nhà bà không vậy. Người mẹ đành xách bị vào một góc phòng bảo vệ ngồi đợi. Cũng may, bà đem theo mấy củ khoai luộc, ăn tạm qua bữa trưa, tuy có sôi ruột một chút nhưng còn hơn là rỗng ruột. Mãi tới chiều muộn, xí nghiệp mới tan ca. Công nhân nam nữ tỏa ra, lần lượt đi qua cổng bảo vệ. Bà Hĩm cố rướn người nhìn cho rõ. Bỗng bà reo to lên: “Con Gáo đây rồi”, và quên cả phép tắc, vọt ra khỏi phòng bảo vệ, chạy vào trong xí nghiệp, tới phía một cô công nhân mặc đồng phục, có mái tóc cắt ngang vai. “Gáo ơi! Gáo ơi!”, bà chạy tới sát cô gái, gào lên mà cô gái vẫn đi như không nghe thấy gì. Tới khi bà nắm tay cô gái giữ lại, cô mới đứng im, cúi người ghé miệng sát tai bà, bảo: “Mẹ khẽ chứ”, rồi dắt tay mẹ đi nhanh qua cổng bảo vệ. Tới một chỗ vắng người, cô gái bảo: - Từ nay mẹ đừng gọi con là Gáo nữa... - Sao hở con?
  • 40. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 40 - Bây giờ con là Loan rồi, không phải là Gáo nữa, mẹ đừng gọi thế, mọi người cười con! - Sao cơ, bây giờ mày là Lon à? - Loan ạ! - Lon à? Khổ quá con ơi. Lon hay Gáo thì cũng một giuộc, mày đổi tên thì mày vẫn thế, vẫn là con gái tao chứ có hơn gì đâu, đổi làm gì cho khổ mẹ thế này... Mac Văn Trang: Chuyện này làm mình nhớ lại hồi 1960 - 1965 đi dạy học cấp 2 ở Nam Sách. Có 2 cô giáo gốc Hà Nội về, suốt ngày cứ lăn ra cười về những cái tên của học sinh: Đe, Búa, Kìm, Mùn, Cống, Rãnh, Ao, Đìa, Tí, Đụt, Te, Toe, Ton, Đắt, Rẻ, Nạt, Nộ, Quýnh, Quỵnh... Bọn mình bảo các em và bàn với Uỷ ban xã đổi tên hết cho các em. Các em sướng quá. Xã lúc ấy coi các thầy, cô như linh mục với con chiên! Hai cô Hà Nội tha hồ tặng các em, nhất là học sinh nữ, những cái tên như mơ: Thuỳ Dung, Hạnh Nguyên, Tố Lan, Thuý Hằng, Minh Nguyệt... Những học sinh này nay trên dưới 70 tuổi mà mỗi lần gặp thầy cô vẫn thắm thiết như xưa... Nguyễn Viết Hưng: Hihi, chuyện này chú không kể sợ mai mốt lớp trẻ không biết một thời ông bà ta từng lựa chọn tên con rất mộc mạc, đằng sau đó là ý nghĩa về phong tục tập quán, nếp sống giản dị! Đọc vui vui chú ạ. Bình luận trên Facebook:
  • 41. Phạm Việt Long 41 Nguyễn Việt Nga: "Một thời để thương và một thời để nhớ".
  • 42. CUA HẢI HẬU hông hiểu tại sao, người dân ở một xã của Hải Hậu lại gọi vùng kín của phụ nữ là CUA. Để phân biệt, họ gọi cua đồng, cua biển là CUA CÀNG. Có một chị sồn sồn bị đau chỗ CUA, lên bệnh viện tỉnh khám. Chị chạy khắp nơi, hỏi thăm: “Bác cho em hỏi khí không phải, chữa bệnh CUA ở đâu ạ?”. Chả ai biết để mà chỉ cho chị. Trên bảng chỉ dẫn cũng chẳng có chỗ nào ghi CUA cả. Đang thất vọng ngồi thừ ở ghế đá bệnh viện thì một bác gái tới ngồi bên. Nghe chị than thở, bác gái cười hơ hớ: - Đồ con khỉ. Ai lại gọi là khám CUA. Phải gọi là khám PHỤ KHOA mới đúng. Nhờ được chỉ bảo tận tình, chị được điều trị chu đáo và một thời gian sau thì khỏi đau CUA. Nhớ ơn bác sĩ, vào một ngày trời ấm áp, khô ráo, chị xách một làn CUA CÀNG bể, loại gạch chắc nịch, lên tạ ơn bác sĩ. May quá, hôm đó chị gặp đúng bác sĩ đã chữa K
  • 43. Phạm Việt Long 43 cho mình ở ngay cổng bệnh viện. Chị chạy đến chào hỏi ríu rít. Bác sĩ chả nhớ chị là ai - bệnh nhân đông thế, nhớ hết có mà loạn óc - nhưng cũng vui vẻ chào lại. Tranh thủ biếu quà, vì sợ bác sĩ đi mất, chị nói vội vàng: - Em cảm ơn bác sĩ nhiều lắm. Nhờ bác sĩ mà em đã khỏi bệnh CUA, ấy chết, bệnh PHỤ KHOA. Giơ giỏ cua bể lên, chị nói tiếp: - Em ở quê, chỉ có mấy con PHỤ KHOA này, đem biếu bác sĩ, mong bác sĩ nhận cho. Sơn Dương Đình Minh: Bài này mới nghe nó như truyện "Tiếu lâm", đọc xong tôi bật cười rơi nước mắt về ngữ nghĩa cổ xưa của dân tộc. Theo tôi, từ ngữ xuất hiện ban đầu của nhân loại là do thông qua trực quan, gọi tên theo sự hoạt động của nó, dân tộc ta cũng vậy. Vì cái vùng ấy của người đàn bà, nó như cái càng của con cua cắp cái của đàn ông. Nên gọi là cái Cua. Song, để phân biệt về cái càng của con cua đồng, cua biển thì gọi nó là Cua Càng. Từ "càng" ở đây còn ám chỉ cái "càng" Cua của chị ta. Hoặc vợ chồng tức là cái nọ chồng lên cái kia: vợ là đợ - đỡ cái trên là chồng. Người Phú Thọ gọi chỗ ấy của người mẹ, nơi sinh ra con người là "Oa", do đứa bé lọt lòng cất tiếng khóc chào đời oa oa. Dân tộc ta thờ hình cái Bình luận trên Facebook:
  • 44. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 44 giếng hình Oa dưới gầm bàn thờ gian hậu cung của các ngôi đền, đình. Ở Hà Nội đền cây Si, chùa Xã Đàn, đình Phú Gia Từ Liêm, đình Tây Đằng (Ba Vì) đình Hùng Lô (Phú Thọ), đền Giếng trên đền Hùng... Hình Oa tạo ra các vật dụng: âu, độc, chum, thạp, thời đồ đồng thau, nồi với đỉnh cao là Thần Đồng Ngọc Lũ. Hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ biểu đạt về khởi nguyên vòng đời của con người từ quả trứng người mẹ (núm tròn) trong chu kì kinh nguyệt 28 ngày (14 tia quay ra, 14 tia quay vào). Ý nghĩa của hình Oa nơi sinh ra con người, nên người Trung Quốc lấy về đặt nên sự tích Nữ Oa gánh đá vá trời, Nữ Oa lấy Phục Hy sinh ra các dân tộc Trung Quốc. Cuong Tran: Xưa là "nhà báo chiến trường", nay là ông giáo dẫn đường cháu con. Câu chuyện nhỏ của thầy thật thú vị. Còn nhớ cách đây gần hai mươi năm, lần đầu tiên em vào miền Nam cũng gặp cái cảnh "bất đồng ngôn ngữ" như vậy.
  • 45. ĐI ĐẬU PHỘNG m An được bố mẹ cho vào miền Nam chơi. Đây là một vùng quê, trồng rất nhiều lạc. Buổi tối, chủ nhà bưng lên một rổ lạc luộc mời cả nhà. An bảo: - Cháu cũng thích ăn lạc luộc lắm! Mấy bác lớn tuổi nghe không hiểu gì cả. Mẹ An dạy con: - Trong này nói lạc thành đậu phộng, con rõ chưa? Con phải nói là thích ăn đậu phộng nghe chưa? - Dạ, con nghe rồi ạ, lạc là đậu phộng. Sáng hôm sau, An xin phép đi quanh xóm làng. Mãi gần trưa, cậu ta mới về, mặt đỏ gay, mồ hôi ướt áo. Chủ nhà hỏi: - Sao cháu đi lâu vậy? - Thưa bác, làng ta lắm đường quá, cháu bị đi đậu phộng, bây giờ mới tìm được đường về ạ! Tất Dong Phạm: Anh Phạm Việt Long à, cháu có khá E Bình luận trên Facebook:
  • 46. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 46 môn Văn không? Nếu chưa khá thì anh phải bồi dưỡng để khi làm văn cháu không bị đậu phộng đề. Có một thằng nhỏ mải chơi, chỉ khi nhà có khách mới nhớ là mình chưa ị. Lúc đó cu cậu mới chạy tới mẹ, kêu tướng lên: "Mẹ ơi! Cho con đi ị". Một hôm, mẹ dặn: - Nếu muốn ị mà mẹ đang tiếp khách thì con chỉ cần nói là muốn hái hoa, đừng nói đi ị, nghe không lịch sự. Hôm sau, lúc mẹ đang tiếp khách, cu cậu chạy tới mếu máo: “Mẹ ơi, con muốn hái hoa”. - Nếu muốn thì mẹ cho đi, việc gì phải khóc. - Nhưng... - Sao? Có chuyện gì? - Nhưng... nhưng hoa ra... quần rồi, hu hu...
  • 47. BUỒN rên chuyến xe tải đường dài, cậu phụ xe cho đứa cháu nhỏ đi nhờ về quê. Đêm buông xuống. Đường vắng lặng, chỉ có tiếng rì rì của động cơ. Cảnh vật loang loáng hiện ra trước ánh đèn pha, càng tăng thêm cái vắng vẻ, buồn bã. Cậu phụ xe ôm đứa bé trong lòng, ngủ mê mệt. Bỗng, đứa bé thức dậy, gọi: - Cậu ơi, cậu ơi! Cậu phụ xe vẫn ngủ như chết. Lái xe bảo: - Gì thế cháu? - Bác ơi, cháu buồn... - Ừ, đi đường dài trong đêm thế này, ai chả buồn. Nhớ đến đứa con ở nhà, cũng trạc tuổi này, rất thích nghe kể chuyện cổ tích, lái xe bảo: - Để bác kể cho cháu nghe truyện cổ tích nhé. - Cháu buồn... - Ừ, bác kể cho cháu vui đây. Lái xe vận dụng mọi khả năng diễn đạt ngôn ngữ để T
  • 48. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 48 kể cho cậu bé các câu chuyện cổ tích trong tập “Nghìn lẻ một đêm”. Đứa bé cố nói thêm vài lần: “Bác ơi, cháu buồn”, nhưng lái xe cứ bảo: “Nghe chuyện sẽ hết buồn” và không dừng câu chuyện, nên đành im lặng, rồi lại ngủ gà ngủ gật. Trong khi lái xe đang kể đến đoạn “Vừng ơi mở ra” của truyện “Alibaba và 40 tên cướp”, thì giật nảy mình vì tiếng hét của cậu phụ xe: - Ối giời ôi! Phanh kít xe lại, lái xe hỏi: - Có chuyện gì đấy? - Chết em rồi. Quần em ướt hết vì thằng bé nó tè dầm ra... - Khổ quá, nó cứ nói nó buồn, mình tưởng nó buồn như mình, ai dè. Thôi, giải lao, xuống suối rửa ráy thay đồ vậy.
  • 49. NƠI SINH hấy trong tờ khai lý lịch của Mờ Văn Mịt trống chỗ ghi NƠI SINH, cán bộ tổ chức gọi Mịt lên. Vẻ nghiêm nghị, cán bộ tổ chức hỏi: - Anh Mịt, tại sao trong lý lịch, anh lại ghi thiếu NƠI SINH? Mờ Văn Mịt trả lời: - Mình không ghi đâu. - Tại sao? - Ghi nó xấu lắm đấy. - Xấu là xấu thế nào. Ai chả có nơi sinh. Phải thấy nơi sinh mình ra là tốt, là đẹp, là đáng yêu chứ! - Úi, từ khi mình sinh ra, mình có thấy nó đâu. Mình thấy nơi người khác sinh ra thôi mà. Ai cũng cất nó đi, bây giờ mình ghi ra đây thì xấu lắm. - Cái cậu này, sao nói linh tinh vậy? - Không đâu, người dân tộc mình nói thật nói ngay, không nói linh tinh. - Cậu phải ghi ra nơi sinh thì mọi người mới biết, cơ T
  • 50. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 50 quan mới quản lý được cậu chứ. - Úi, à... thì nơi sinh ra mình cũng giống như nơi sinh ra cán bộ thôi. Ai cũng sinh ra từ nơi đó mà. Việc gì phải ghi ra. Nhìn vẻ chân thành lại ngơ ngác của Mờ Văn Mịt, cán bộ tổ chức chợt nghĩ đến bức tranh “Nơi sinh ra thế giới” mà anh đã được xem ở tận bên Pháp, bức tranh đặc tả theo bút pháp hiện thực bằng chất liệu sơn dầu nơi các bà mẹ sinh con. (Thực ra, đây là tác phẩm "Nguồn gốc Thế giới" (L'Origine du monde - The Origin of the World") của Pháp Gustave Courbet vẽ năm 1866, được trưng bày tại Bảo tàng Orsay - Musée d'Orsay, Paris, mà do không biết ngoại ngữ, anh cán bộ Tổ chức chỉ nhớ mang máng như vậy). Ngộ ra, anh cán bộ tổ chức nói: - Thôi, bây giờ tôi chữa lại NƠI SINH là QUÊ QUÁN nhé. Vẻ mặt hớn hở, Mờ Văn Mịt nói một lèo: - Quê em trên Bắc Kạn có nhiều rừng, nhiều suối, nhiều chim, nhiều thú, nhiều cá, nhiều... - Thôi thôi thôi. Tôi biết anh ngắm nhìn quê anh nhiều, anh yêu quê quán anh rồi. Làm ơn ghi vào đây là BẮC KẠN để tôi hoàn tất hồ sơ cho anh. Bình luận trên Facebook:
  • 51. Phạm Việt Long 51 Nguyen Thai Giang: Còn chuyện này tặng Phạm Việt Long nhé. Ngày đầu vào trường Mĩ thuật, nữ học sinh Hà Cắm Dì lúc ấy còn nhỏ lắm, tới khi điểm danh, cô Chủ nhiệm hỏi: - Tên em là gì? - Vâng ạ! - Tôi hỏi tên em là gì? Lại trả lời: “Thưa cô vâng ạ!”. Cô Chủ nhiệm nghĩ em này người miền núi chưa thạo tiếng xuôi, bèn hỏi lại: - Tên - em - là - gì? - Đúng đấy ạ! Lúc này cô Chủ nhiệm đã không giữ được bình tĩnh: - Vậy họ tên em là gì? - Vâng, thưa cô, em là Hà Thị Cắm Dì. - À, Cắm Dì, em vào lớp nhé, làm cô toát cả mồ hôi! Nữ học sinh Hà Cắm Dì có nhiều tranh rất đẹp, chị cũng là nữ họa sĩ nổi tiếng của Mĩ thuật Việt Nam.
  • 52. SEX: KHÔNG ông tác một thời gian, Mờ Văn Mịt được ưu tiên đi tập huấn ở nước ngoài. Vì là đi máy bay của nước ngoài, nên khi khai báo để nhập cảnh, phải dùng tiếng Anh. Mờ Văn Mịt không biết tiếng Anh cho nên phải nhờ người phiên dịch của đoàn khai giúp. Đến chỗ ghi SEX, Mờ Văn Mịt dứt khoát yêu cầu anh bạn ghi là KHÔNG, tức là NO tiếng Tây. - Tại sao lại ghi là không hở anh? - Ấy cha, vì cái đó nó bậy lắm đấy! - Phải ghi đúng, chứ ghi là NO thì Tây nó không cho vào đâu. - Mình nói rồi mà, SEX nó xấu lắm, mình không ghi nó đâu. - Xấu là thế nào? - Xấu chứ, xấu lắm đấy. Đây nhớ, đọc báo mà xem: Công an bắt bọn bán lậu phim SEX, quán hàng bị đóng cửa vì cho vũ nữ nhảy SEX... Ôi, ôi, ôi, nhiều nhiều cái SEX xấu C
  • 53. Phạm Việt Long 53 nữa vớ, mình không SEX, mình không khai SEX đâu...
  • 54. CHÚC THỌ ừng sinh nhật thứ 102 của cụ Tư Đồ, con cháu chắt chít tề tựu đông đủ. Có cả đại diện chính quyền tham dự. Được trịnh trọng giới thiệu là người đầu tiên lên chúc mừng, Phó Chủ tịch xã tặng cụ một tấm lụa điều và phát biểu: - Kính thưa cụ! Việc cụ thọ tới 102 tuổi là vinh dự cho cả làng. Không biết nói gì hơn, chính quyền tặng cụ tấm lụa này và kính chúc cụ sống lâu trăm tuổi! Người Phủ Quốc: Em có bà thím (em dâu của ông nội) thọ 105 tuổi. Năm cụ 98 tuổi, em mừng tuổi và bảo: "Cháu không chúc bà thọ nhiều hơn, chỉ mong bà tròn trăm tuổi, cháu sẽ tổ chức mừng thọ bà to nhất làng". Bà bảo: "Tao chả mong! Sống lâu quá thì thành tinh, ăn hết lộc con cháu"! Tìm hiểu ra thì thấy bà em không nói chơi. Các cụ ngày trước quan niệm đúng như thế "Sống lâu quá, ăn hết lộc của con cháu". Nghe nói có cụ còn suốt ngày M Bình luận trên Facebook:
  • 55. Phạm Việt Long 55 cầu Trời khấn Phật cho được nhanh chết!?! P/S: Nhân câu chuyện của anh, em góp vui tí. Còn, chả cứ tay PCT xã trong câu chuyện của anh đâu, nhiều ông lãnh đạo to hơn vẫn hay phát biểu "ngu" hơn thế. Đây chỉ là câu nói quen mồm không ngờ là lại thành chuyện cười thôi!
  • 56. CHÚC PHÚC một làng kia, có cặp vợ chồng đã sống với nhau qua hai thế kỷ. Cụ ông tóc trắng như bông. Cụ bà tóc bạc như tuyết. Cụ ông chỉ còn hai cái răng cửa, thành thử trông lúc nào cũng như cười, duyên đáo để. Cụ bà thì chẳng còn chiếc răng nào, cho nên thường có cái cối nghiền để tự phục vụ mình khi thèm trầu cau. Trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cả xã lấy tình vợ chồng khăng khít của hai cụ làm gương cho con cháu. Vào lần tổng kết phong trào, hai cụ được mời lên hàng ghế trên, mặc bộ trang phục truyền thống màu đỏ. Đến đoạn trao phần thưởng, hai cụ được mời lên cùng một lúc. Vị Chủ tịch xã trịnh trọng trao tặng hai cụ một cái máy xay đa năng và giải thích: - Thưa quý bà con. Thưa hai Cụ! Nhờ công nghệ hiện đại, những người già không còn răng sẽ không phải lo lắng gì nữa. Chiếc máy này giúp các cụ xay nhuyễn thức Ở
  • 57. Phạm Việt Long 57 ăn theo ý muốn! Sau khi các cụ nhận quà, vị Chủ tịch xã nói thêm: - Xã cũng rất quan tâm tới các giá trị tinh thần, cho nên kính biếu hai cụ bức trướng. Nào, các cháu đưa trướng ra! Hai cháu thiếu nữ làng trịnh trọng trưng ra bức trướng màu đỏ thêu dòng chữ vàng rực rõ: CHÚC HAI CỤ BÁCH NIÊN GIAI LÃO, SỐNG VỚI NHAU TỚI ĐẦU BẠC RĂNG LONG! Sau cuộc chúc phúc này, trẻ em làng, vốn là dân của đất hay văn thơ, truyền tụng câu ca rằng: Tóc hai cụ trắng như mây Răng hai cụ đã đi Tây hết rồi Chúng con xin có mấy nhời Chúc hai cụ gắn bó tới thời... đầu bạc răng long.
  • 58. TÙ TREO ai bà mẹ dự phiên tòa xử án con mình can tội trộm cắp. Bà mẹ áo nâu có nét mặt nhàu nhĩ, khốn khổ. Bà mẹ áo xanh có dáng vẻ béo tốt, nhưng nét mặt cũng buồn thiu. Khi Tòa tuyên án, hai bà mẹ nắm chặt tay nhau. Bởi vì họ là hàng xóm láng giềng. Hai đứa con của họ lại trót dại lẻn vào phòng làm việc của Chủ tịch xã, lấy trộm tiền ở ngăn kéo bàn làm việc của ông ta. Sự việc nhanh chóng bị phát giác. Hai thủ phạm nhanh chóng bị “tóm gọn” và nhanh chóng bị đưa ra xét xử. Với bị cáo thứ nhất, Trần Văn Tèo, con bà áo xanh, Tòa tuyên: - Do là chủ mưu, Tèo đã rủ Tý phạm tội, nhưng có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, mức án Tèo phải chịu là 1 năm tù giam. Với bị cáo thứ hai, Lục Văn Tý, con bà áo nâu, Tòa tuyên: - Do bị xúi giục, không chủ động phạm tội, thành khẩn H
  • 59. Phạm Việt Long 59 khai báo, có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, Lục Văn Tý phải chịu hình phạt 6 tháng tù, cho hưởng án treo! Quan tòa vừa đọc xong từ ÁN TREO, bà mẹ áo nâu thét lên một tiếng, ngã ngất. Phiên tòa phải tạm dừng lại rồi kết thúc nhanh chóng. Bà mẹ áo xanh dìu bà mẹ áo nâu ra khỏi tòa, tới ngồi dưới bóng mát của cây bàng ngoài sân. Sau một hồi chăm sóc, bà mẹ áo nâu đã tỉnh táo trở lại. Bám chặt tay vào bà áo xanh, bà áo nâu mếu máo: - Con bà được hưởng tù giam, còn có chỗ mà ngủ nghê. Con tôi bị tù treo, suốt 6 tháng, thì chịu sao nổi? Mà họ treo tù lên bằng quang sọt hay dây thừng hử bà?
  • 60. CHÓ CÃI NHAU một làng quê nọ, có một trường học, với mỗi một lớp. Lớp đó được học ở một ngôi nhà trống trải, không cửa che. Ngồi trong lớp học, có thể nhìn ra xung quanh. Em Bình, một học sinh lớp hai, ngồi bên cửa sổ. Bỗng nhiên em nghe tiếng chó sủa ăng ẳng. Hai con chó chạy từ bãi cỏ tới sân trường, rồi vào sát cửa sổ lớp. Quần nhau một lúc, một con lại nhảy lên lưng con kia. Thấy lạ quá, em cứ ngoái cổ nhìn. Cô giáo gọi giật giọng làm Bình giật mình: - Bình, nhìn gì đấy? Trẻ con vốn tò mò và hay hỏi, nhất là với những sự việc chúng chưa biết bao giờ. Ngồi yên, nhìn thẳng lên bảng một tý, em lại ngoái cổ nhìn ra sân. Cô giáo bèn đi xuống chỗ Bình để xem có chuyện gì xảy ra. Thấy cô giáo cũng nhìn hai con chó dính vào nhau, Bình hỏi: - Em thưa cô, hai con chó làm gì đấy ạ? Ở
  • 61. Phạm Việt Long 61 Bị học sinh hỏi đột ngột, cô giáo Loan ngấp ngứng một tý rồi trả lời: - Chúng nó, chúng nó cãi nhau... Bình lạ lắm. Bố vẫn dặn là đến lớp không được cãi cô, không được cãi nhau với bạn học, thế mà cô lại bảo là hai con chó đang cãi nhau, thế cãi nhau với bạn là làm như thế à? Bình đem thắc mắc về hỏi bố, bố giải thích là hai con chó đi tơ, nhưng thôi, trẻ con không nên tò mò chuyện ấy, để bố trao đổi lại với cô giáo. Nhân buổi họp phụ huynh, bố của em Bình, tên là Nghiêm, xin cô giáo ở lại ít phút để trao đổi thêm về học sinh Bình. - Cô ơi, tại sao cô lại dạy cháu Bình việc hai con chó ấy nhau là cãi nhau? - À, các cháu còn bé quá, không nên cho chúng biết, cho nên em nói trệch đi đấy ạ. - Cô vẫn dạy học sinh phải thực thà, có gì nói đúng thế, vậy mà cô lại nói dối chúng? - Bác thông cảm, em không thể nói khác được. - Vì tế nhị, ít ra là cô gọi đó là đi tơ cũng được. Cứ như thế, hai người trao qua đổi lại liên hồi mà không kết luận được. Tới khi căng thẳng quá, ông Nghiêm hỏi: - Này, thế cô giáo định cãi nhau với tôi đấy à?
  • 62. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 62 Mac Văn Trang: Thêm vào Từ điển được đấy, vì nhiều cặp vợ chồng cãi nhau, xong rồi để làm lành, liền "ấy" một cái. Như vậy "Cãi nhau" có 3 giai đoan: Nguyên do - Diễn biến - Kết thúc! Bình luận trên Facebook:
  • 63. BỊ TÁT hồng, ngồi bên máy vi tính: - Bực quá, lại bị tát rồi. Vợ hoảng hốt: - Khổ quá, tát lúc nào, đứa nào tát thế? - Tát từ tối hôm qua. - Tát từ tối hôm qua mà hôm nay mới kêu à? - Thì hôm nay mới thấm! Vì liên tục bị quấy rầy. - Quấy rầy thế nào? - Quấy rầy, là mọi người thích liên tục, cứ nhảy nhót nhảy nhót thế này này. - Mà, đứa nào tát vậy? - Một cô bé mới quen! Vợ nghiêm giọng: - Á à, lại có thời giờ đi làm quen với con bé nào à? - Tôi có làm quen đâu? Cô ta xin kết bạn đấy chứ! Thế mà có đến1.000 cáithích, 500 cái tát rồi đấy! Rầy rà quá! - Cái ngữ con gái phơi ra để tới 1.000 người thích mà ông cũng làm quen à? Ối, lại còn làm gì mà để nó tát cho? C
  • 64. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 64 - Đã kịp làm gì đâu, mới nhấn ĐỒNG Ý, chưa kịp THÍCH, đã bị tát rồi! - Đâu đâu? Để tôi xem nó tát ông thế nào. Già rồi chứ non tơ gì mà cũng tí tởn để bị tát! Đưa má đây xem nào! - Ớ ờ, xem tát thì xem trên màn hình này, chứ xem má thế nào được? Chồng đứng dậy, kéo vợ lại gần máy tính: - Nhìn xem, đây nhé, nó Tát từ trang của nó vào trang của tôi, thế là hiện lên cái hình quái quỷ này và dòng chữ: “Em mới Ship một lô bao cao su hàng hiệu, đảm bảo an toàn. Bác nào có nhu cầu thì báo, em chuyển hàng tận tay. P/s: Mỗi bác Tát giùm em một cái nhé!”.
  • 65. ÔNG QUAN LIÊU, BÀ MÁY MÓC ột phụ nữ chán đời sau nhiều năm chiều chồng, chăm con mà vẫn bị ghẻ lạnh, muốn tự tử. Chị gọi điện nhờ một bác sĩ tư vấn. Chị hỏi: - Nếu muốn bắn một viên đạn xuyên tim một phụ nữ thì làm thế nào, thưa bác sĩ? - Thì đo từ đầu nhũ hoa xuống 1 cm, trệch sang phải 2 cm, bắn đúng chỗ ấy, sẽ xuyên tim, chết ngay. Chị phụ nữ làm theo lời bác sĩ tư vấn. Thế nhưng, chị chỉ bị thương - viên đạn xuyên bụng, may mà không trúng cơ quan nội tạng. Khi bình phục, chị gọi điện tới bác sĩ tư vấn kể lại chuyện. Thấy vô lý quá, bác sĩ bèn bảo: - Thôi, chị đến đây để tôi xem cụ thể ra sao. Tôi sẽ trả tiền xe cho chị. Vừa gặp chị phụ nữ, bác sĩ than: - Thôi, chết tôi rồi. Tôi quan liêu quá. Tôi tưởng chị còn son trẻ, căng mẩy, thì mới bảo chị đo như vậy chứ. M
  • 66. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 66 Mà chị cũng máy móc quá, đầu nhũ hoa đã nằm dưới rốn rồi thì phải đo ngược lên mới trúng tim chứ! Chị phụ nữ tươi cười: - Thôi, bác sĩ đừng phiền lòng. Tôi phải cảm ơn bác sĩ, vì quan liêu mà tôi được sống. Sau phát súng, tôi mới nhận ra rằng chồng con tôi chăm nom tôi hết mực, tôi muốn sống thêm thật nhiều năm nữa…
  • 67. Phần hai LÍNH CƯỜI - CƯỜI LÍNH VƯỢT QUA TRĂM SUỐI NGÀN KHE, KHÔNG QUA NỔI SỢI DÂY CHUỐI hời chiến tranh, có những người phải đi bộ lầm lũi một mình trong rừng nhiều ngày, gặp bạn đường thì quý lắm. Vào một buổi chiều muộn, có một anh bộ đội và một chị cán bộ phụ nữ gặp nhau ở một túp lều giữ nương của đồng bào dân tộc thiểu số. Cả hai đều mừng rỡ, bởi vì với tình đồng chí, thì cứ “gặp nhau là quen biết”. Trời Trường Sơn âm u, ẩm ướt. Hai người nhóm lửa, bắc Hăng gô nấu cơm. Anh đem lương khô cá chình ra. Chị góp gói mì chay Ông Phật. Có rau rừng làm bạn. Bữa cơm trở nên thịnh soạn và ấm cúng. T
  • 68. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 68 Tối ập xuống. Rừng âm u, đen kịt. Chỉ còn ngọn lửa bập bùng làm bạn với hai người. Phải ngủ thôi, mai còn đi sớm: Chị ngược lên Tây Nguyên. Anh xuôi về vùng biển. Nhưng ngủ thế nào đây? Túp lều nhỏ, chỉ có mỗi một cái sàn to chưa bằng tấm chiếu. Anh bảo: - Để tôi mắc võng ngủ ngoài lùm cây. Chị đáp: - Sắp mưa rồi, ngủ thế không tiện. - Không, tôi chịu đựng gian khổ nhiều rồi, ngại chi! - Thôi, ta ngủ cùng trên cái sàn này cũng được chứ sao? Thấy anh bộ đội vẫn ngần ngừ, không nỡ để anh nằm ngoài trời, chị phụ nữ bàn: - Vậy thế này. Em căng sợi dây ở giữa, phần ai nấy ngủ, được không anh? Anh bộ đội bèn ra rẫy của đồng bào tước mấy sợi dây chuối về, căng thẳng ở khu vực giữa sàn lều. Hai người ngả lưng. Còn sớm, nên họ chuyện trò đủ thứ. Anh, lúc nào cũng say sưa với chuyện chiến đấu. Hóa ra, sau một trận công đồn, anh bị thương. Sau khi điều trị xong, anh một mình băng rừng đuổi theo đơn vị. Anh bảo, vùng này anh thuộc như lòng bàn tay, không cần giao liên vẫn đi được. Chị bảo, là cán bộ phía sau, chị chỉ quẩn quanh ở cơ quan, chỉ có mỗi hôm nay, vừa rời đơn vị đi công tác Tây Nguyên, mới đi một mình, từ ngày mai chị sẽ vào
  • 69. Phạm Việt Long 69 trạm giao liên, đi cho có người dẫn đường. Chị hỏi: - Anh đi tắt như thế, chắc là đường khó lắm? - Khó lắm đồng chí ạ. Có những đoạn dốc đứng, phải chặt cây làm thang để leo lên. Có những nơi vực thẳm, lại phải cột dây rừng mà tuột xuống. Bơi qua sông thì nhiều vô kể. - Anh giỏi quá, dũng cảm quá, đúng là đấng nam nhi, vượt qua trăm núi ngàn khe, không quản hiểm nguy. Khi ngọn lửa lụi đi, thì hai người bắt đầu đi vào giấc ngủ chập chờn. Thỉnh thoảng, thấy sợi dây chuối rung rung, anh bộ đội lại ý tứ né người, nằm dẹp sang một bên. Sáng, khi thức giấc, anh bộ đội đã thấy chị cán bộ ngồi bên bếp lửa và một hăng gô sắn luộc đã được bày ra. Trong bữa điểm tâm đạm bạc đó, hai người lại trò chuyện. Chị nói về những vất vả, khó khăn mà chị em phụ nữ phải vượt qua ở chiến trường. Anh lại say sưa chuyện chiến đấu. Đến khi chuẩn bị chia tay nhau, chị cán bộ mủm mỉm cười: - Anh nói thế nào ấy chứ, em chẳng tin anh đã từng vượt qua trăm núi ngàn khe! - Ấy, bộ đội Trường Sơn, ai mà chả thế? Tôi có nói sai đâu. Vì sao chị lại không tin tôi? - Anh bảo anh đã từng vượt qua trăm núi ngàn khe, nhưng em thấy anh không vượt qua nổi sợi dây chuối, cho nên em chả tin... Thôi, ta chia tay, đi sớm cho mát,
  • 70. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 70 anh nhỉ!
  • 71. LÊN TÝ! XUỐNG TÝ! TRÚNG RỒI! SƯỚNG GHÊ! ái thời @ này, các quan hệ trở nên cởi mở, thoáng đãng lạ kỳ. Bọn trẻ thích nhau dễ dàng trao thân gửi phận, chả cần nghĩ đến hôn nhân. Có những đôi, sáng tinh sương, đã trùm chăn ở bãi cỏ công viên, dập dà dập dềnh, khiến các cụ đi tập thể dục phải vừa chạy vừa làu bàu chửi. Thế nên, ở chốn công cộng, nhiều người bảo vệ rất cảnh giác. Đó là vào một buổi tối trên sân ga tàu hỏa. Tàu chưa tới, người đã đầy sân ga. Ở một góc, lùm lùm một cái mền. Bác bảo vệ đánh mắt sang, lừ lừ tiến lại. Cái mền dập dà dập dềnh. Vọng ra tiếng nói xen lẫn tiếng thở hổn hển: - Lên lên một tý! - Ấy, chưa đúng! - Nhẹ thế, chả bõ... - Xuống xuống một tý... Ấy, lại trượt rồi! C
  • 72. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 72 Bác bảo vệ nhè nhẹ đi tới sát tấm mền đang dập dềnh ấy. Bác kiên trì chờ, để bắt quả tang đúng lúc cao trào. - Bây giờ thay đổi, tôi lên trên! - Nhè nhẹ chứ, gớm, đau quá! - Nào, làm đi, làm tới đi! - Từ từ đã, mỏi quá rồi. - Lên lên một tý! Xuống xuống một tý! Trúng rồi! Mạnh lên! Sướng ghê! Tấm mền dềnh lên, mọp xuống theo nhịp đôi phập phò. Phen này bố mày bắt quả tang. Đúng lúc trong mền vang lên tiếng “Sướng ghê!” thì bác bảo vệ áp sát, lấy cái gậy hất tung tấm mền lên! Ối chà! Hai cái ba lô nằm chềnh ềnh ở đầu tấm chiếu, trên đó có 2 cái mũ cối quân sự. Hai chàng bộ đội cởi trần trùng trục đang gãi lưng cho nhau!
  • 73. CÁI L... TÂY NÓ LÔNG LẮM ạo chiến dịch Tây Bắc, bộ đội ta có khá nhiều chiến sĩ người địa phương, dân tộc Thái, Mông. Một đơn vị Trinh sát cử một tổ ba chiến sĩ người Thái đi trinh sát đồn Mả Lảo để chuẩn bị vạch kế hoạch công đồn. Đây là một đồn toàn lính Pháp mà quân ta hay gọi là đồn Tây. Sau hai đêm ngày lặn lội đường rừng, lăn lê bò toài vào tận đồn địch, ba chiến sĩ trở về an toàn, mặc dù người gầy rộc đi. Gọi ba trinh sát lên, Tiểu đoàn trưởng nói: - Các đồng chí báo cáo đi! Tổ trưởng tổ Tam tam (khi ấy, phiên chế của bộ đội, đơn vị nhỏ nhất là 3 người, có một người là tổ trưởng) tên là Lò Văn Ọm đứng nghiêm: - Xin páo cáo, cái l... Tây nó lông lắm! - Ai bảo các đồng chí đi xem bọn đầm tắm truồng? - Khô...ông mà, cái l... Tây nó lông lắm thật mà! D
  • 74. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 74 - Thôi, đồng chí Vừ A Phìa? - Páo cáo, cái l... Tây nó lông thật. Lồng chí Ọm nói lúng mà! - Chết tôi rồi, đánh đấm gì nữa đây... - Tôi nhìn rõ thật mà, cái l... Tây nó lông lắm, chúng tôi cũng lếm rồi mà! Đang lúc căng thẳng thì Chính trị viên, một người rất am hiểu đồng bào dân tộc, đi lên Trung đoàn về. Tiểu đoàn trưởng chỉ thị: - Đồng chí Ọm báo cáo lại cho Chính trị viên nghe! - Xin páo cáo lồng chí chính trị viên tiểu loàn! Chúng tôi đã chui vào tận trong cái l... Tây, lếm kỹ rồi, nó lông lắm. - Là bao nhiêu, đồng chí nói ra xem? - Dạ, tôi lếm hết cả hai lần hai pàn tay, hai lần hai pàn chân tôi. Lồng chí Phìa lếm hết như tôi. Lồng chí Phao lếm hết hai lần hai pàn tay, một lần hai pàn chân. Lúng là cái l... Tây nó lông lắm, pây giờ lánh thì phải có lông pộ lội! - Tốt, thôi, các đồng chí về đơn vị nghỉ ngơi! Khi ba chiến sĩ người Thái đi rồi, Tiểu đoàn trưởng hỏi: - Các đồng chí ấy nói gì, tôi không hiểu. - Có gì đâu, bà con người Thái phát âm không chuẩn tiếng Kinh. Nếu là B thì nói là P, là Đ thì nói là L. Tóm tắt, các đồng chí báo cáo là: Các đồng chí ấy đã chui vào tận trong đồn Tây. Đồn Tây đông lắm, có tới 110 tên, bây
  • 75. Phạm Việt Long 75 giờ đánh thì phải có đông bộ đội. Nào, ta triệu tập ban Chỉ huy, bàn kế hoạch tác chiến... Loan Tran: Tiếp theo: Tiểu đoàn trưởng chợt nhớ ra điều gì liền quay lại hỏi Lò Văn Ọm: - Nhưng tại sao đến hôm nay các đồng chí mới trở về? Lẽ ra đi tắt đường rừng thì chỉ hai ngày thôi. Vậy mà hôm nay đã sang ngày thứ tư mới về. Mà lại gầy sọm cả đi thế kia? Lò Văn Ọm trả lời: - Chúng tôi pị Tây bắt lược rồi đưa chúng tôi vào trong l... Tây, nhưng thấy chúng tôi là người dân tộc nên chúng pắt chúng tôi phải ở trong l... cắn cặc (gánh gạch) hai ngày mới cho về. Tôi thấy lúng là trong cái l... Tây lông lông lông là.... Bình luận trên Facebook:
  • 76. CÁCH CHỨC hời chiến tranh, có một ông tướng nổi tiếng là nghiêm khắc. Quân sĩ, hễ ai vi phạm kỷ luật, là ông cách chức ngay. Vào một buổi chiều tà, xe ông tướng đến cầu phao bắc qua sông Ngàn. Chiếc cầu phao này khá dài, vượt qua con sông lớn dập dềnh sóng. Khác với mọi hôm, chiều nay có tình trạng ùn tắc, lộn xộn. Ông tướng xuống xe, tiến về phía đầu cầu. Ở đó, có một chiếc xe tải bị quay ngang, chết máy. Lại có một chiếc xe tải khác, vì vội đi, lách lên, bị dệ xuống vệ đường. Hai chiếc xe làm thành một cái rào cản nặng trịch. Mấy chú lính đang hì hục đẩy cho chiếc xe bị quay ngang trở lại vị trí. Vị tướng nhìn đồng hồ, tỏ vẻ sốt ruột. Phải đến 25 phút rồi mà con đường vẫn chưa được giải phóng, không những thế, còn ùn thêm xe. Nhìn thấy một chú lính hô hét điều khiển nhóm đẩy xe, vị tướng vẫy lại: T
  • 77. Phạm Việt Long 77 - Cậu thuộc đơn vị nào? - Thưa thủ trưởng, em thuộc đại đội Công binh số 2 ạ. - Đại đội trưởng đâu? - Thưa thủ trưởng, Đại đội trưởng lên Tiểu đoàn giao ban tác chiến ạ. - Đại đội phó? - Dạ, Thưa thủ trưởng, Đại đội phó bị sốt rét, đi viện rồi ạ! - Thôi, không thưa không ạ nữa. Thời chiến, nói gọn. Trung đội trưởng? - Mới hy sinh! - Trung đội phó? - Đi lĩnh quân trang! - Tiểu đội trưởng? - Họp với dân quân. - Tiểu đội phó? - Bị thương đi viện! - Cha chả, thế không có chú nào có chức ở đây để ta cách à? Vị tướng bỏ mũ ra, cầm trên tay vẩy vẩy, vẻ bực tức, nét mặt căng thẳng. Cậu lính đứng run như cầy sấy bên cạnh. Chợt nghĩ ra điều gì, vị tướng quay sang người lính: - Còn cậu, là gì? - Binh nhất! - Được rồi, tôi thăng cậu lên hàm thiếu úy, đề bạt
  • 78. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 78 cậu lên làm trung đội trưởng. Nghiêm, nhận lệnh! Cậu lính bật đứng nghiêm, đưa tay lên chào, mà bủn rủn vì mừng. - Thiếu úy, Trung đội trưởng - à mà cậu tên gì? - Bùi Tưởng Bở! - Rồi. Thiếu úy, Trung đội trưởng Bùi Tưởng Bở, nghe lệnh đây! - Rõ! - Thay mặt Bộ chỉ huy tiền phương, tôi cách chức Thiếu úy, Trung đội trưởng Bùi Tưởng Bở xuống hàm binh nhất, chức lính trơn! - Tuân lệnh!
  • 79. HẤT LÊN, HẤT XUỐNG, SANG NGANG hời chiến, lính tráng có suất, từ yến gạo, cân đường, quần áo... đều có định lượng tiêu chuẩn. Tuy vậy, vẫn có một lượng nhất định những nhu yếu phẩm được cấp thêm, tùy tình hình. Khi ấy, có đơn vị được, có đơn vị không, có đơn vị nhiều, có đơn vị ít. Lúc này, chưa có tình trạng đút lót chạy chọt, nhưng hễ ai có lý do thuyết phục hơn hoặc được cảm tình hơn, thì sẽ được thứ tiêu chuẩn thêm ấy cao hơn. Được đơn vị phân công, Nguyễn Tinh Tường lên xin cấp thêm cho đơn vị 5 cân đường, 10 hộp sữa, 2 thùng lương khô, 30 cân gạo, vì đợt này, anh em trong đơn vị bị sốt rét, xuống sức nhiều quá. Đến nơi, anh được người phụ trách quân nhu giao ngay cho một cái phiếu, chữ ký và dấu đỏ đàng hoàng. Duyệt cấp cho tất, không bớt tiêu chuẩn nào. Tường cầm khư khư tờ phiếu, rồi lại nhìn thật kỹ: Dưới hàng con số đáng yêu 5 cân đường, 10 hộp sữa, 2 thùng lương khô, T
  • 80. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 80 30 cân gạo, là chữ ký của người phụ trách quân nhu: Nguyên An. Riêng tên An, thì chữ n có đuôi nguệch sang ngang. Vốn có học, lại nghiên cứu chút ít về tử vi tướng số gì đó, Tường lẩm bẩm: “Cái tay này không muốn tiến bộ hay sao mà đuôi chữ ký lại chạy sang ngang, không hất lên”. Tường ta hăm hở cầm phiếu cấp nhu yếu phẩm lại kho - phải cách đó khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ luồn rừng. Kho phải ở nơi bí mật mà. Thủ kho xem xong, lục kho xuất ra 2 cân rưỡi đường, 5 hộp sữa, 1 thùng lương khô và 15 cân gạo: - Gửi đồng chí. - Ơ, sao chỉ có một nửa định lượng theo phiếu. - Tôi đã ghi lại là cấp một nửa, vì kho hết hàng, đồng chí xác nhận vào đây. Thôi, cái đận hết hàng này thì đành chịu, cãi làm sao được, liền ký toẹt một cái rồi gói ghém món hàng, đi một mạch. Lần sau, lại được phân công lĩnh hàng, Tường đi một mạch đến bộ phận Quân nhu - cho sớm, đến kho cho chắc là hàng còn. Đồng chí phụ trách Quân nhu vẫn tươi cười, niềm nở đó///*n tiếp và cấp cho Tường một cái phiếu xuất hàng. Cảm ơn rồi, Tường chạy một mạch tới kho. May quá, sớm tinh, chưa có ai túc trực. Chuyến này, chắc kho đầy ắp. Vừa thở vừa rút túi lấy phiếu xuất hàng giao cho thủ kho,
  • 81. Phạm Việt Long 81 Tường hóng mắt trông đợi. Nheo mắt nhìn tấm phiếu xong, thủ kho trả lại: - Đồng chí ơi, kho hết hàng từ mấy hôm nay. Đợi tháng sau hãy lên hậu cần xin cấp nhé! - Kho hết hàng, sao vẫn cấp phiếu? - Vì chúng tôi chưa báo cáo kịp lên trên. Đồng chí thông cảm. - Lính tráng không hay vật nài, Tường lấy lại phiếu, đi một mạch. Đi được một hồi, nghĩ thế nào, Tường quay lại kho. Lúc này, đã có một anh lính đang lấy hàng, còn ba anh lính đang ngồi trên cái ghế bắc bằng hai thân gỗ ở trước cửa kho. Chuyện trò làm quen, rồi Tường bảo mấy đồng chí cho mình xem phiếu xuất hàng. Lính tráng vốn hồn nhiên, hay chia sẻ. Bởi vậy mấy đồng chí đều đưa phiếu cho Tường xem. Vừa xem, Tường vừa gật gù và mỉm cười, vẻ thú vị. Lần lượt ba chú lính còn lại vào lĩnh hàng. Một chú vào rồi ra với một ít quân nhu, vẻ mặt không vui. Một chú vào rồi khệ nệ khuân ra một đống quân nhu, mặt mày hớn hở. Và, một chú vào rồi ra tay không, mặt nhăn như bị. Đợi ba chú lính đi khuất, chỉ còn lại mỗi anh thủ kho, Tường lấy khẩu súng tiểu liên AK47 ra, lên đạn cái rốp, chĩa vào anh ta: - Tôi biết hết vở rồi, mau cấp hàng cho tôi!
  • 82. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 82 - Ấy, ấy, đồng chí đừng nóng, hết hàng rồi mà. - Hết, hết cái con cá chết. Đưa phiếu xuất hàng đây. Chú thủ kho mặt cắt không còn hạt máu, đưa bốn cái phiếu xuất hàng cho Tường. Một tay cầm súng, một tay cầm phiếu, rồi đặt từng tấm xuống chiếc bàn làm bằng cọng đùng đình, Tường dằn giọng hỏi: - Đúng chưa? - Đúng rồi thưa đồng chí. Cứ như vậy một lúc thì Tường bảo: - Giữ lời hứa đấy nhé. Đồng đội ai nỡ giết nhau, nhưng phải biết giữ lời hứa. - Rõ! Để anh lính coi kho lại một mình, Nguyễn Tinh Tường lại băng rừng, lên bộ phận Quân nhu. Đợi lúc mọi người đi hết, Nguyễn Tinh Tường tiến đến trước người phụ trách Quân nhu và đưa cái phiếu xuất hàng ra: - Ký hất lên cho tôi một cái nào, đồng chí ơi! - Sao? - Ký hất lên chứ làm sao nữa! - Đồng chí nói gì, tôi không hiểu? - Để tôi giảng cho, nhưng mà phải hiểu ngay, không được hỏi nhé: Tôi đã bắt được vở của đồng chí rồi. Với ai, đồng chí cũng cấp phiếu. Nhưng phiếu nào mà đồng chí ký hất lên, là được lĩnh đủ hàng. Ký sang ngang, chỉ được
  • 83. Phạm Việt Long 83 một nửa. Còn hất xuống, thì không được gì cả. Tôi biết hết vở của đồng chí rồi. Bây giờ có hất lên không? - Vâng vâng vâng vâng. Đồng chí đưa đây, tôi hất lên cho đồng chí. Nhưng đồng chí giữ bí mật nhé, đừng cho ai biết, kẻo chết tôi. Lính tráng đông, tính nóng như lửa, làm sao mà từ chối. Đồng chí thương tôi với! Đây, hất lên rồi, đồng chí đi lĩnh quân nhu đi. - Cảm ơn, từ nay cứ hất lên cho tôi nhé! - Nhất trí! Riêng với đồng chí, chỉ hất lên. Còn sang ngang hay hất xuống, đồng chí bí mật hộ tôi với. Quy Tran Thi Kim: Bệnh này giờ được phát triển lên đỉnh cao. Nguyễn Hồng Phú: Hụ hụ bác ơi giờ vẫn có kiểu đó đấy. Tùng Đỗ Xuân: Bây giờ vẫn thế đấy. Bình luận trên Facebook:
  • 84. CHÂN THẬT - MẮT GIẢ ừa bước đến cửa Vụ Con người, Đội đứng sững lại. Trước mặt anh, một tấm biển ghi: “Ở đây chỉ tiếp những người chân thật”. Gay rồi. Mình thương binh, có một chân giả, không biết họ có tiếp không? Thậm thà thậm thọt lê cái chân gỗ tới ngồi ở chiếc ghế đặt phía hành lang, Đội không giấu nổi vẻ mặt lo lắng. Xuất ngũ, mang cái chân giả về cơ quan, mà họ lại mới có quy định chỉ tiếp chân thật, thì gay rồi. Đang ngồi ôm đầu lo lắng, thì Đội giật bắn mình bởi câu hỏi: - Chú có việc gì thế ạ? - Tôi... tôi tới làm hồ sơ... - Đấy, ở phòng kia kìa, chú cứ vào đi. - Nhưng mà... - Chú đừng ngại, cứ vào đi! Được cô gái động viên, Động rón rén bước tới, gõ cửa ba tiếng. V
  • 85. Phạm Việt Long 85 - Mời vào! Động mở cửa, cố gắng đi thật đàng hoàng, không thậm thọt như mọi khi. Xong việc, Động phấn khởi bước ra. Lại gặp cô gái hồi nãy. Lúc này đã bạo dạn hơn, Động chủ động gọi: - Cô gì ơi! - Chú gọi cháu ạ? - Vâng, tôi cảm ơn cô đã chỉ giúp. - Có gì đâu ạ. Chắc là chú xong việc rồi? - Cảm ơn cô, sao cô biết tôi xong việc rồi? - Cháu đoán thế. Trong phòng chỉ có mỗi một chú, đúng không ạ? - Đúng! - Chú may mắn gặp chú ấy, vì chú ấy có một mắt giả...
  • 86. XIN MỜI - AI ĐƯỢC XƠI? on cáo mời con cò ăn tiệc với món xúp trên đĩa nông. Con cò mời con cáo ăn tiệc với món xáo đựng trong chiếc lọ cao cổ. Chúa đảo mời dân vùng lũ lụt dự yến tiệc tại đảo của mình. Vậy thì ai được xơi? Truyện ngụ ngôn E Dốp nói tới chuyện cáo mời cò ăn tối, nhưng lại đựng trong một cái đĩa khiến cò không sao ăn được. Cò đáp lại bằng cách mời cáo ăn tối mà thức ăn lại đựng trong một cái lọ cao cổ. Cô nhìn Cáo loay hoay với cái lọ, và mời Cáo “Bạn ăn đi chứ”, rồi bắt đầu ăn ngon lành. Cáo cố gắng nhưng không thể nào ăn được vì mõm nó quá ngắn. Nó cảm thấy mình rất ngớ ngẩn. Cáo xấu hổ vì hiểu ra Cò đã dạy cho mình một bài học. Nó xin lỗi Cò vì mình đã cư xử không tốt với bạn, và Cò vốn tốt bụng, đã tha thứ cho Cáo. Truyện ngụ ngôn Việt Nam Ngày nảy ngày nay, ở vùng mỏ thuộc một nước gọi là Việt Nam, trời làm cho một trận đại hồng thủy. Tuy C
  • 87. Phạm Việt Long 87 chưa lớn bằng trận đại hồng thủy xưa kia, nhưng cũng làm cho bao lương dân khốn đốn, mấy chục người chết, còn nhà cửa, đồ đạc thì lũ lượt trôi theo dòng nước. Có một Chúa đảo rủ lòng thương dân lầm than. Ngài bèn dâng sớ tâu với nhà chức trách rằng mình có cả một khu nghỉ dưỡng cao cấp, chứa được hàng vạn người. Nào là phòng ốc sang trọng, máy lạnh, đệm êm. Nào là thức ăn hàng ngày toàn là sơn hào hải vị. Ngài mở rộng cửa đón bất cứ người dân nào ở vùng lũ đến ăn ở miễn phí (không biết trong thời gian bao lâu). Hay tin, lũ trẻ con vùng lũ sung sướng muôn phần, hô “Chúa đảo muôn năm!”. Xong rồi, chúng mới nói với bố mẹ: - Chúng con đói rét quá rồi, cho chúng con ra đảo đi bố mẹ ơi! Nhìn những đứa trẻ gày trơ xương, quần áo rách bươm, run người vì đói, rét, cha mẹ chúng gạt nước mắt: - Bố mẹ cũng muốn như các con, tới đảo là ăn sung mặc sướng, là ở ấm ở sang. Nhưng, bây giờ đi đến đó bằng cách nào hở con? - Chúng con không biết! - Bố mẹ cũng chịu! Mà nếu có tàu xe đi đến đó, cũng chẳng có tiền mua vé. Vừa khi ấy thì bố lũ trẻ đi vớt than trôi về. Quẳng bao than vào góc nhà - nay chỉ còn là một túp lều xiêu vẹo
  • 88. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 88 vừa được dựng tạm - ông hỏi: - Nếu đi, thì ai gây dựng lại nhà cửa, vườn tược? Thất vọng tràn trề, lũ trẻ ré ầm lên: - Bắt đền bố mẹ đấy. Nếu không nói đến miếng ăn, chỗ ngủ ngon lành, ấm êm, thì chúng con còn đỡ thèm. Nói đến mà không được, chúng con bủn rủn muốn chết mất thôi! - Đừng đổ lỗi cho bố mẹ. Báo chí, loa đài, ti vi họ nói đấy chứ, bố mẹ có biết ông Chúa đảo là ai đâu mà phỉnh phờ các con! Trong lúc bố mẹ và lũ trẻ con đang trong cơn tuyệt vọng, thì có tiếng loa vang lên: - Mời bà con tập trung về trụ sở xã nhận phần mì tôm, áo quần do bộ đội Biên phòng và đội thiện nguyện của các nghệ sĩ Chuông Việt chuyển tới! Lũ trẻ con reo to: - Bộ đội Biên phòng muôn năm! Chuông Việt muôn năm! Trẻ con vốn hồn nhiên. Chúng chạy ào ra trụ sở xã. Chúng quên ngay cái ông Chúa đảo oai phong, tai to mặt lớn mồm oang oang mà vô tích sự kia! P/S: Cáo có tư duy và cách thức của cáo. Cò có tư duy và cách thức của cò. Đại gia có tư duy và cách thức của đại gia. Dân nghèo chớ nên oán thán!
  • 89. ANH BỘ ĐỘI ƠI, Đ... EM MỘT ĐOẠN ôm ấy, bộ đội Tình đang đi xe đạp thì thấy phía trước, một cô gái áo nâu đứng ra giữa đường, vẫy vẫy: - Bộ đội ơi, đứng lại em nhớ một cái náo! Ngạc nhiên, anh phanh kít lại, chống chân xuống đất. Cô gái lại gần, khẩn khoản: - Bộ đội ơi, anh đ... em một đoạn nhé! Tưởng cô ta đùa tục, Tình cười cười, đỏ cả mặt. Cô gái lại nói: - Anh chả đ... em gí cả mà lại cứ cưới em! Thôi, anh đạp xe đi, để em nhảy lên! Bị động, bộ đội Tình lấy lại thăng bằng, đạp xe đi. Cô gái chạy chạy theo rồi nhảy phắt lên, ngồi phía sau Tình. Bộ đội trẻ được giáo dục là phải tôn trọng nhân dân, không được tơ hào cây kim sợi chỉ của đồng bào, và nhất là không được lợi dụng tình quân dân như cá với nước mà sàm sỡ chị em, cho nên Tình cứ ngồi ngay đơ trên xe, ra H
  • 90. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 90 sức đạp. Tới ngã ba, cô gái kêu: - Họ, đỗ lại cho em xuống! Tình phanh kít lại. Cô gái nhảy xuống, cười cười: - Cảm ơn bộ đội đã đ... em, bây giờ đướng về nhá em không đi xe được, em xuống, anh đi nhé! Chả biết nói năng gì, bộ đội Tình lại cười nhe hai hàm răng trắng ra. Cô gái vui vẻ: - Anh cưới em thích lắm. Cháo anh nhé! Hai người chia tay nhau. Bộ đội Tình đạp xe phăm phăm về đơn vị. Vừa quăng xe vào góc nhà, bộ đội Tình đã đem thắc mắc hỏi Tiểu đội trưởng. Hóa ra, dân ở miền Trung du này phát âm không chuẩn, dấu huyền cứ chệch sang dấu sắc, cho nên chữ đèo mới biến thành chữ ấy tục tằn. Thế mà làm cho anh bộ đội trẻ này toát hết cả mồ hôi. Nguyen Huu Ty: Chuyện này là của Ba Vì, Sơn Tây. Cũng giống như chuyện anh Long kể. Nhưng phần kết là hôm sau mấy anh bộ đội cũng đi Sơn Tây về, cô gái Sơn Tây vẫy đi nhờ xe đạp. Lần này anh bộ đội đã không e ngại mà trả lời toạc móng heo là: “Anh mệt lắm không đ... em được đâu”. “Cô gái biết là bị trêu nên liền phản ứng lại là: Anh bộ đội mất giày (dạy)”. Bình luận trên Facebook:
  • 91. Phần ba SẾP CƯỜI - CƯỜI SẾP BẠN HỌC CỦA SẾP ột người đàn ông ăn mặc sang trọng, xách một chiếc cặp đen bước vào phòng thường trực xin gặp Sếp. Người bảo vệ lễ phép: - Xin ông cho biết quan hệ giữa ông và Sếp thế nào ạ? Ông khách: - Bạn học. Anh cứ báo là bạn học nhé! - Dạ, vâng ạ! - Người bảo vệ lễ phép thưa, rồi nhấc máy điện thoại... Chỉ một lúc sau, một đội vũ trang tới khống chế người khách. Mở chiếc cặp, hóa ra trong đó có một quả mìn công suất lớn, được ngụy trang khéo léo dưới hình thức một món quà tặng. Thế là một tên khủng bố bị sa lưới M
  • 92. Cười vỡ bụng - nghĩ nát óc 92 pháp luật. Sau hôm ấy, trên trang của người có nick name Tungho ở Facebook xuất hiện một tin nóng hổi về sự kiện này: “Bảo vệ bắt gọn kẻ khủng bố”. Kèm theo một loạt lời bình. Nào là: “Hoan hô anh bảo vệ cảnh giác và tinh anh đã nắm chắc nghiệp vụ phản gián”. Nào là: “Đây có thể là công an chìm đóng giả bảo vệ cho nên mới tài tình như vậy”. Rồi thì: “Chắc chắn đây là một gã tình báo cỡ bự nằm vùng ở phòng thường trực để bảo vệ cán bộ cấp cao. Chỉ có con mắt tình báo mới tinh như vậy”. Lại nữa: “Miềng đã gặp eng ni rùi, trông lù đù nhưng mà giả vờ thui. Eng ý tâm sự với miềng là phải giả vờ làm bảo vệ thì mới dễ lừa kẻ phản động. Eng ý là đại tá tình báo chứ không vừa. Khiếp vãi...”. Trong buổi vinh danh người bảo vệ có công phát hiện ra kẻ khủng bố, được hỏi vì sao mà tinh ý vậy, người bảo vệ thật thà đáp: - Có gì đâu ạ. Hắn bảo hắn là bạn học của Sếp. Nhưng tôi với Sếp cùng làng, tôi biết rõ Sếp có đi học bao giờ đâu mà có bạn học? Vậy đích thị hắn là kẻ gian rồi... Lời bình trên Facebook: LongLe HanhDung: Đọc xong thấy đời nhẹ tênh vì thú vị. Trí tuệ nhân loại dồn hết vào Facebook rồi.
  • 93. TIẾC NHỈ ếp đi công tác nước ngoài về, lái xe đón Sếp rất chu đáo. Xách mấy va ly của Sếp vào nhà rồi, lái xe xin phép ra về. Sếp bảo: - Ấy, khoan đã. Cậu có máy lửa chưa? Thò tay vào túi bóp bóp cái máy lửa Tàu, lái xe thầm nghĩ: “Sếp đi Mỹ về, chắc là có máy lửa Zip po cho mình”, liền trả lời nhanh: - Thưa Sếp, em chưa có máy lửa ạ! - Thế à? Tiếc nhỉ. Mình tưởng cậu có máy lửa rồi thì tặng cậu hộp đá lửa. Chưa có máy lửa thì thôi vậy. Tiếc nhỉ! S
  • 94. VỠ CHAI SÂM CỦA SẾP RỒI ếp đến thăm cơ sở trồng sâm Ngọc Linh tuốt trên núi cao. Trước khi đoàn về, cơ sở tặng quà cho cả đoàn. Ngoài hộp sâm củ tặng riêng Sếp, cơ sở còn tặng Sếp cùng lái xe, thư ký mỗi người một chai nước sâm đậm đặc. Vì muốn thể hiện sự mộc mạc của sản phẩm nguyên sơ, cơ sở đựng nước sâm vào 3 cái chai thủy tinh thông thường, để chung vào một cái giỏ mây. Qua nhiều chặng đường quanh co, xóc lên xóc xuống, về đến nhà, khi giở giỏ ra thì thấy một chai bị vỡ, nước sâm sền sệt chảy đầy giỏ. Nghĩ đến vụ “tiếc nhỉ”, lái xe hô tướng lên: - Thôi chết rồi, chai sâm của Sếp bị vỡ rồi! Thấy Sếp hở hở hở hở... thư ký liền bảo đưa chai sâm cho mình xem. Nheo nheo đôi mắt tinh tường, xong lại nhấc hai chai lành lặn lên ngắm nghía, Thư ký tuyên bố: - Đây là chai sâm của em. Chai sâm của em vỡ rồi Sếp ạ! - Hở hở hở hở... S
  • 95. Phạm Việt Long 95 Lái xe ghé vào tai thư ký càu nhàu: - Cậu này lắm chuyện. Sao cậu biết đó là chai sâm của cậu? - À à à à... Thư ký thì phải biết chứ, sao anh phải hỏi... Bình luận trên Facebook Cơi Phạm Thị: Cái tay thư ký nó cũng chẳng khoái gì Sếp đâu anh ạ. Chẳng qua nó nịnh để còn hy vọng được cái khác lớn hơn chai sâm thôi. Hiền Trần: Hi hi, giờ ít người như anh lái xe lắm. Đa số là thư ký! Lê Quý Hiền: Tưởng cả lái xe và thư ký tranh nhau chai vỡ là của mình. Sếp phải dàn hòa bằng cách coi 2 chai không vỡ là của mình cho công bằng. Bác Pham Viet Long viết tiếp đi. Sếp ôm 2 chai lành về hóa ra là sâm có thuốc tăng trưởng phải đi cấp cứu. Lại hỏi chai sâm tao uống là của ai... cứ thế dài cả chục trang í.
  • 96. SẾP ĐỌC THIẾU RỒI ự một hội nghị quan trọng, Sếp dặn thư ký: - Hội nghị này toàn quan chức cấp cao, họ chỉ cho phép phát biểu dài nhất là 10 phút. Cậu chuẩn bị bài phát biểu dài đúng 10 phút nhé! - Em nhớ rồi ạ! Sau hội nghị, Sếp gọi thư ký đến nửa khen, nửa trách: - Tôi đã dặn cậu viết dài 10 phút, thế mà tôi đọc hết có 5 phút, thành ra có vẻ thiếu ý tứ, nhưng lại được khen là phát biểu ngắn gọn. - Dạ thưa anh, em viết dài đúng 10 phút ạ! - Hả? - Vâng, em đã cẩn thận đọc kỹ theo tốc độ đọc của anh, hết đúng 10 phút ạ. - Hả? - Em đọc tới 3 lần cho chắc, còn ghi âm lại, đây, anh xem có đúng 10 phút không? - Hả? - Ấy chết, anh đưa cho em xem lại văn bản ạ! D
  • 97. Phạm Việt Long 97 - Đây! - Thôi chết rồi anh ơi. Sao lại chỉ có 2 tờ thôi ạ? - Hai tờ là sao? - Dạ, vì bài viết gồm 4 tờ anh ạ. Đây có mỗi hai tờ cho nên anh đọc chỉ mất 5 phút là phải. - Chết cha tôi rồi. Trước lúc họp, buồn đi vệ sinh, tôi vào toa lét thì không còn giấy cuộn, phải xé đại xếp tài liệu trong cặp, ai ngờ lại đúng bài phát biểu... - Mà gay quá anh ơi? - Hả? Có thấy ai phê bình đâu mà gay? - Gay, vì hai tờ trên mới nói đặc điểm tình hình thế giới, trong nước, rồi ca ngợi công đức của các Sếp Lớn... - Thảo nào, mọi người hoan hô ghê quá! - Nhưng, mọi ý quan trọng nhất đều ở hai tờ cuối ạ. Nào là phản ánh khó khăn, vướng mắc. Và cuối cùng là xin kinh phí... - Ờ... ờ... ờ... Có khi vì không thấy nói đến xin kinh phí cho nên Sếp Lớn mới khen là phát biểu ngắn gọn. Nhưng gay quá, lấy tiền đâu mà hoạt động đây... - Dạ, lỗi tại em ạ. Em ngu quá ạ. Em xin lỗi Sếp!
  • 98. SẾP ĐỌC CẢ CHỖ IN NGHIÊNG au buổi diễn thuyết về Tu nghiệp thành tài, Sếp phấn khởi lắm. Gọi là diễn thuyết, nhưng chỉ là đọc bài do thư ký chuẩn bị sẵn. Sếp gọi thư ký lên, thưởng cho một hộp trà sữa trân châu và bảo ngồi chuyện trò một lúc. - Lần này, bài chuẩn bị của cậu tuyệt hay. Rất nhiều chỗ, cử tọa cười, rồi hoan hô mạnh chưa từng thấy. - Vâng! - Sau mấy câu mở đầu, đến đoạn mình phát: “Đến đây, Sếp bỏ kính, ngước lên nhìn vào cử tọa thể hiện sự quan tâm”, mình thấy mọi người cười vang, chắc là vì hiểu mình rất quan tâm tới họ. Rồi họ vỗ tay rào rào... - Dạ... dạ... dạ... - Rồi đến đoạn: “Sếp đọc nhấn mạnh, hùng hồn, thể hiện quyết tâm của Nhà nước tạo điều kiện cho thanh niên tu nghiệp thành tài”, thì cả hội trường đứng lên hò reo. - Da... dạ... dạ... S
  • 99. Phạm Việt Long 99 - Ở phần cuối, mình đọc dõng dạc: “Sếp bỏ kính, ngước nhìn cử tọa lần nữa, mặt tươi cười (đừng chớp mắt) để cho phóng viên chụp ảnh” thì cả hội trường rộng như vậy tưởng như bị vỡ tung ra vì tiếng hoan hô vang dội... - Dạ... dạ... Thưa anh... - Hả? - Thưa anh, đó là những đoạn em in nghiêng để dặn anh làm chứ không phải để anh đọc ạ... - Hả? - Chết chết, em ngu quá, không báo cáo trước với anh. Em xin lỗi anh ạ! Đình Bảng Khôi: Tớ ký... cậu chịu trách nhiệm... Vâng, anh cứ ký, mọi trách nhiệm em chịu... Làm lụng đưa xuống Ăn uống đưa lên mà... Hi hi... Nguyen kim Diep: He he... đọc truyện của anh em cười ngặt nghẽo. Vui thật anh ơi. Chắc các nhà văn nhà bấu hư cấu rùi. Làm gì có Sếp ngu đến thế? Bình luận trên Facebook: