SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
BỘ CÔNG AN
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
--------
NGUYỄN ĐỨC HOÀNG
GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên nghành: Luật
HÀ NỘI 6- 2020
BỘ CÔNG AN
HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG
VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật
Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Hoàng
Lớp B4 Khóa DS4
Người hướng dẫn: ThS Hồ Thế Thiện
HÀ NỘI 6 - 2020
https://www.zbook.vn/
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- BLDS : Bộ luật Dân sự.
- BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự.
- BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự.
- BLHS : Bộ luật hình sự.
- NQ : Nghị quyết.
https://www.zbook.vn/
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ............................................ 5
1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................. 5
1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 5
1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp
đồng (Điều 584 BLDS 2015). .................................................................... 6
1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ................................................ 9
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ..............................35
2.1. Các căn cứ pháp lý để áp dụng ............................................................35
2.2. Quy định của pháp luật hình sự về việc giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự ............................................. 36
2.2.1. Việc giải quyết vấn đề bồi thường đồng thời giải quyết vụ án hình
sự .............................................................................................................36
2.2.2. Việc tách vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự .........................38
.2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục giải quyết vấn đề bồi
thường trong vụ án hình sự .........................................................................41
2.3.1. Giai đoạn khởi tố vụ án .................................................................41
2.3.2. Giai đoạn điều tra và truy tố ..........................................................42
2.3.3. Giai đoạn xét xử vụ án ..................................................................42
2.3.4. Giai đoạn thi hành án .................................................................... 44
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ .................................................................................45
https://www.zbook.vn/
3.1.Thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự ...........................................................45
3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định về nguyên tắc vấn đề bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự ...........................................................46
3.2.1. Về lập pháp.................................................................................... 46
3.2.2. Về áp dụng pháp luật .....................................................................46
KẾT LUẬN ...........................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC..............................................................Error! Bookmark not defined.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là một chế
định quan trọng trong luật dân sự. Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm
2015 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là sự kiện “Gây thiệt hại do hành vi trái
pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XX, phần
thứ ba Bộ luật dân sự (BLDS) “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách
nhiệm được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng
nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “Nghĩa vụ phát
sinh do hành vi trái pháp luật”.
Điều 584 BLDS đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên
quan quy định khác.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn
toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài
sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát
sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ
nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái
2
niệm nghĩa vụ được qui định tại Điều 274 BLDS: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó,
một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Từ quy định này có thể nêu khái niệm
về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một
loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tái sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây
thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận và
thực tiễn áp dụng chế định qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, khóa
luận sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt
Nam đối với các quy định về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong vụ án hình sự trên thực tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận phải hoàn thành một số
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số thực tiễn
áp dụng chúng tại Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong
các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật
hình sự Việt Nam;
- Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam
trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án
hình sự.
3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành, trong bối cảnh cải cách
tư pháp, khóa luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến chế định
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trung làm sáng tỏ một vài trường hợp cụ
thể: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Tranh chấp
về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do tính
mạng bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều
601 BLDS).
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, chính sách của Nhà nước về chiến lược cải cách tư
pháp. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích là phương pháp được tác giả sử dụng xuyên
suốt trong 02 chương của khóa luận. Tại chương 1, tác giả sử dụng phương
pháp phân tích để phân tích các khái niệm về chế định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Tại chương 2, tác giả sử dụng
phương pháp này để phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự,
phân tích những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật
hiện hành để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật.
- Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để tập hợp số liệu thụ lý
vụ án của toàn ngành Tòa án nhân dân.
- Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng để hoàn thành
tiểu luận trên cơ sở phân tích, thống kê các tài liệu thu thập được.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận
Khóa luận nêu được cơ sở lý luận cơ bản của việc quy định pháp luật
4
Việt Nam qua đó chứng minh quan điểm đúng đắn, chính xác của Đảng và
nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực này.
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự, khóa luận khẳng định Nhà nước
thừa nhận quyền của người dân. Trên cơ sở đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân bị xâm phạm thì người dân được thực hiện quyền yêu cầu Nhà
nước bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện quy định pháp
luật Việt Nam, khóa luận nêu lên được những nội dung tích cực cũng như tiêu
cực, phát hiện những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự để từ đó có phương
hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Những kết luận, giải pháp, kiến nghị trong khóa luận góp phần làm căn
cứ để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam tại Tòa án nhân dân. Trên
nền tảng đó, nhà nước ta hoàn thiện các chế định tư pháp, tăng cường quyền
tiếp cận công lý của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây
dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng trong vụ án hình sự.
Chương 2: Nguyên tắc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự.
Chương 3: Thực tiễn thi hành và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1 Khái niệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử
phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Kế thừa
những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức,
Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã có những qui định khá chi
tiết về vấn đề này.
Tiếp cận dưới cấp độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu (1) Trách nhiệm
BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm
nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường
những tổn thất mà mình gây ra
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm BTTH.
Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng được xây dựng dưới
dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản
pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự đó, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự
có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Ngoài ra, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn phát sinh ngay cả khi hai
bên có quan hệ hợp đồng trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính
mạng hoặc các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên
quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
6
Là một loại trách nhiệm dân sự nên ngoài những đặc điểm của trách
nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những
đặc điểm riêng như:
- Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thỏa mãn những
điều kiện nhất định do pháp luật quy định, giữa các bên có quan hệ hợp đồng
thiệt hại xảy ra không liên quan đến hợp đồng.
- Thiệt hại xảy rất đa dạng.
- Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản, hậu quả
pháp lý mà người gây thiệt hại phải gánh chịu là hậu quả bất lợi về tài sản.
- Người gây thiệt hại phải bồi thường trong một số trường hợp không
có lỗi.
1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài
hợp đồng (Điều 584 BLDS 2015).
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều
kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra; hành vi
gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây
thiệt hại và thiệt hại xảy ra; có lỗi. Lỗi không phải là điều kiện bắt buộc làm
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong một số trường hợp, trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại
không có lỗi (khoản 3 Điều 601, Điều 603 BLDS 2015 và Nghị quyết số
03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của BLDS về bồi thường thiệt hại).
1.1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Có
thiệt hại thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường, đồng thời nội dung tranh
chấp chủ yếu là thiệt hại. Vì vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra hay không?
Thiệt hại bao nhiêu là vấn đề quan trọng trong giải quyết tranh chấp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7
a. Thiệt hại về vật chất:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phâm quy định tại Điều 589 BLDS;
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 590
BLDS;
- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 591
BLDS;
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại
khoản 1 Điều 592 BLDS.
b. Thiệt hại tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người gây thiệt hại hoặc
do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân
phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất
uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một
khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ
chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút
hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
1.1.2.2. Hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của
pháp luật (Tiểu mục 1.2 mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC
ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi
thường thiệt hại).
1.1.2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi
trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và
ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại (Tiểu mục 1.3
8
mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại).
Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa hành vi trái
pháp luật và thiệt hại, hay nói cách khác thiệt hại xảy ra là do chính kết quả
trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật.
Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài ngoài hợp đồng, mối
quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp, bỡi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là
do tác động của một hoặc của nhiều hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra
nhiều thiệt hại…
Trong trường hợp có nhiều hành vi trái pháp luật, thì cần làm rõ: thiệt
hại do những hành vi nào (trong thực tế cùng lúc có nhiều hành vi trái pháp
luật cùng xảy ra nhưng có hành vi nào là nguyên nhân chính hay tất cả đều là
nguyên nhân hỗn hợp dẫn đến thiệt hại như nhau; hành vi nào là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại…Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra
lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi
có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. Ví dụ: A dùng cây
đánh B bị thương nặng, trên đường đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây
trấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Như vậy, tuy hành vi của A có chứa
đựng khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa
kịp phát huy thì hành vi trái pháp luật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng
đó và tạo ra một quan hệ mới trong quan hệ này thì hành vi trái pháp luật của
C trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng cho B.
Tóm lại, việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp cụ thể rất
phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ này
cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh
giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một
9
kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và trách nhiệm bồi thường đó đến đâu.
1.1.2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại
a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi
của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn
hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành
vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước
thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt
hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Trong trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả
khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong
trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp
luật đó.
Ví dụ: khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định:
“3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế
cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Theo tinh thần điều 585 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08/7/2008 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn
áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về nguyên tắc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường
toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức
bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương
10
thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
a) Bồi thường thiệt hại toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết
bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định
trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản u, mỗi khoản bao
nhiêu, trên cơ sở đó tính tổng mức thiệt hại đã xảy ra, mức độ lỗi của các bên
để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả các khoản thiệt hại tương
xứng đó.
b) Bồi thường thiệt hại kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng
yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp
cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo
quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý
mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt
hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường.
1.1.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
Điều 586 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2008
của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1.1.3.1.1. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân,
cơ quan nhà nước,…Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả
năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù
hành vi gây ra thiệt hại có thể không phải chính họ thực hiện. BLDS quy định
về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Điều 586) mà không quy
11
định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác
được mặc nhiên coi là có năng lực chịu trách nhiệm BTTH. Việc xác định cá
nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm BTTH và phải BTTH trong trường
hợp nào có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh dựa trên các điều kiện do
pháp luật quy định. Khi có thiệt hại xảy ra, thiệt hại xảy ra do hành vi trái
pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra, có lỗi thì trong đa số trường hợp, người gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như người gây
thiệt hại bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không đủ để thực hiện trách nhiệm bồi
thường mà người gây thiệt hại không thể trực tiếp bồi thường cho người bị
thiệt hại. Vậy, câu hỏi đặt ra ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường trong
những trường nêu trên ?
Pháp luật cũng đã dự liệu cách giải quyết cho những tình huống này.
Trong từng hoàn cảnh cụ thể, luật dân sự xác định trách nhiệm BTTH thuộc
về cha, mẹ của người gây thiệt hại là người chưa thành niên dưới mười lăm
tuổi, người giám hộ của người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự,…Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là việc xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chính trong từng trường hợp gây thiệt hại cụ thể bất luận người đó có phải là
người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không.
Việc cá thể hóa trách nhiệm bồi thường chính là việc quy trách nhiệm
bồi thường cho một chủ thể cụ thể. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong vấn đề BTTH ngoài hợp đồng. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường
thiệt hại sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ
dàng hơn, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường sẽ tạo ra tính khả
12
thi cho công tác thi hành án sau này; cá thể hóa trách nhiệm để xác định trách
nhiệm thuộc về ai giảm bớt nguy cơ việc lạm dụng việc mất năng lực hay
không đầy đủ khả năng nhận thức của người khác mà kích động họ gây thiệt
hại cho người khác và thu lợi bất chính, đồng thời nâng cao tinh thần, trách
nhiệm của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo dục những người không
có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần.
Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường có thể dựa trên những tiêu chí nhất
định như độ tuổi và trình độ nhận thức. Cụ thể:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại thì phải tự
mình BTTH.
- Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, do đó khi người chưa
thành niên gây thiệt hại cần lưu ý:
+ Nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ
thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ
để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài
sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
+ Nếu người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường
thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ
thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi
thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để
bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì
không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
- Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt trong
thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì các tổ chức
13
này phải BTTH. Nếu tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì cha
mẹ người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phải BTTH.
1.1.3.1.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ.
Khoản 1 Điều 586 BLDS 2015 quy định: “ Người từ đủ mười tám tuổi
trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, tuy nhiên, qua việc xem xét mối
liên hệ giữa quy định này với quy định tại Khoản 3 Điều 586 BLDS thì thấy
rằng cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải tự bồi thường nếu
gây thiệt hại.
Điều 20 BLDS về năng lực hành vi dân sự của người thành niên quy
định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành
niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều
22, 23 và 24 của Bộ luật này”. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người
thành niên. Người thành niên nếu không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; không nghiệm ma túy, nghiện các chất
kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà bị Tòa án tuyên hạn
chế năng lực hành vi dân sự thì được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ. Ở mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành và phát triển ý
thức và tự ý thức. Nhưng phải qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều
kiện xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực. Những người đáp
ứng đủ các điều kiện trên, xét về cơ bản tâm sinh lý của họ đều đã phát triển
một cách hoàn thiện. Họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng để nhận thức về sự
vật, sự việc và tự quyết định về hành động của mình, hoàn toàn có khả năng
nhận biết được thế giới khách quan. Họ có nghĩa vụ phải biết trước những
hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả như thế nào, hành vi đó xâm
phạm đến lợi ích của các chủ thể khác hay không từ đó lựa chọn cách xử sự
14
phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích của các chủ thể khác
và xã hội.
Việc xác định người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ phải bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra là hoàn
toàn phù hợp. Bởi lẽ, người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đủ điều kiện tham
gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn có năng lực để tham gia
và trở thành chủ thể của quan hệ BTTH và nếu là người gây thiệt hại thì họ
hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi
này, họ đã có khả năng lao động, có thể tạo ra thu thập, hình thành khối tài
sản riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong số những
người từ đủ mười tám tuổi trở lên là những người mới trưởng thành, họ vẫn
còn đi học, chưa có công việc làm, chưa có thu nhập hay tài sản đáng kể, vẫn
sống phụ thuộc vào cha, mẹ. Vì vậy, trong trường hợp những người từ đủ
mười tám tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng không có tài sản
riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai ? Nếu họ vẫn là
những người phải chịu trách nhiệm BTTH thì họ phải thực hiện trách nhiệm
đó như thế nào ? Nếu họ không thực hiện được thì phải chăng họ phải gánh
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi và những người bị thiệt hại cũng không
được bồi thường ? Đây là một tình huống xảy ra khá phổ biến trong những
vụ về xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Nếu Tòa án áp dụng một
cách tuyệt đối và cứng nhắc những quy định của pháp luật thì sẽ phải hoãn
việc thi hành án cho đến khi người gây thiệt hại là người mới trưởng thành
có việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, việc làm này lại trái với nguyên tắc bồi
thường toàn bộ và kịp thời, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu
hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, đảm bảo cuộc sống ổn định
cho người bị thiệt hại trước khi xâm phạm. Vậy nên trong trường hợp này
Tòa án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thành niên đó
15
tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra. Tòa án có
thể công nhận sự tự nguyện đó, nhưng về mặt pháp lý, không thể quyết định
cha mẹ họ phải bồi thường. Ngoài ra, trong trường hợp người thành niên có
thu nhập, còn ở chung và chung kinh tế với cha mẹ, mà gây thiệt hại thì họ
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng phần thu nhập thường xuyên
của bản thân và phần tài sản chung với cha mẹ. Tòa án cần triệu tập cha mẹ
họ đến phiên Tòa với tư cách là dự sự.
1.1.3.1.3. Năng lực bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do
tài sản của vợ chồng gây ra
Liên quan đến vấn đề năng lực BTTH của người đã thành niên, có
đầy đủ năng lực hành vi dân sự, theo ý kiến chủ quan, em xin được đề cập
đến vấn đề BTTH ngoài hợp đồng do tài sản vợ chồng gây ra. Trên thực, có
không ít những trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung
hoặc riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Xác định trách nhiệm
BTTH thuộc về ai trong những trường hợp này vẫn còn được ít nhắc tới.
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tài sản, tài sản của vợ
chồng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là
động sản hay bất động sản…Tất cả các tài sản này dựa vào các căn cứ khác
nhau mà được phân thành tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định đâu là
tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra.
Việc xác định trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại do tài sản
của vợ chồng gây ra, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để xác định trách
nhiệm BTTH còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể để xác định trách
nhiệm BTTH. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ chồng gây
ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng hay không khi tài sản của vợ chồng gây thiệt. Điều này được
16
xác định dựa trên các căn phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, cụ
thể: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi (không có điều
kiện bắt buộc).
Thứ hai, cần xác định xem tài sản gây thiệt là tài sản chung hay tài
sản riêng của vợ, chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách
nhiệm BTTH là trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Chính vì thế, việc xác định một cách chính xác trách nhiệm của vợ chồng đối
với việc BTTH trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng, đồng thời bảo vệ lợi ích
chính đáng của người bị thiệt hại.
Thứ ba, mặc dù là trách nhiệm BTTH được xác định là của một bên
vợ, chồng nhưng bên kia đã tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để
bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía
bị thiệt hại, điều này hoàn toàn được chấp nhận, miễn là thiệt hại được bồi
thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Theo nguyên tắc trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu tài sản, trong
trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng thì trách nhiệm
BTTH phát sinh là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Điều này hoàn toàn phù
hợp đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì vợ, chồng hoàn toàn
bình đẳng về căn cứ tạo lập tài sản, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì lẽ đó,
cả hai vợ chồng phải có trách nhiệm BTTH bằng tài sản chung của mình.
Cũng theo nguyên tắc nói trên, khi vợ, chồng có tài sản riêng gây thiệt
hại thì trách nhiệm BTTH lúc này chỉ phát sinh đối với một bên vợ, chồng.
Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân gia đình, thiệt hại này cũng có thể được
vợ chồng thỏa thuận thỏa bồi thường bằng tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp này được thể hiện khá rõ trong tình huống tài sản riêng của vợ,
chồng là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng lại do bên còn lại sử dụng và trong
17
thời gian đó gây thiệt hại cho người khác. Khoản 2 Điều 601 quy định: “Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng
thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Cũng
liên quan đến vần đề này, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng bổ sung;
“Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ
cho người khác mà gây thiệt thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó
người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại”. Quan hệ chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu, sử dụng
hợp pháp trong trường hợp này được thể hiện dưới dạng một hợp đồng thuê,
mượn tài sản. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia
đình, thông thường hai bên vợ chồng không có thỏa thuận cụ thể về vấn đề
này mà một bên để mặc cho bên kia sử dụng tài sản này vì lợi ích chung.
Thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản là
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở đây rất khó. Vì vậy, nên trong trường hợp
này nên xác định trách nhiệm BTTH là trách nhiệm chung của vợ chồng, trừ
trường hợp người kia sử dụng tài sản riêng của một bên không vì nhu cầu
chung của gia đình mà gây thiệt hại hoặc vợ chồng thỏa thuận người sử dụng
tài sản sẽ phải BTTH khi tài sản gây thiệt hại cho người khác, bất lợi tài sản
đó là chung hay riêng.
Xác định trách nhiệm BTTH của vợ chồng, trong các trường hợp tài
sản của vợ, chồng gây thiệt hại cho đến nay còn khá nhiều phức tạp. Bình
thường trong cuộc sống vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản
riêng rất mờ nhạt. Khi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, người ta ít phân định
“của em – của tôi” mà thường “ hòa làm một” vì lợi ích gia đình. Tuy nhiên,
khi động chạm đến quyền lợi, người ta lại ý thức rất rõ về cái chung, cái
18
riêng để tránh thua thiệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm BTTH khi tài sản
của vợ chồng gây thiệt hại cần xem xét một cách thấu đáo và đặt trong từng
trường hợp cụ thể.
1.1.3.1.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
chưa thành niên
Điều 21 BLDS 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa
đủ mười tám tuổi”. Người chưa thành niên là những người bắt đầu có sự
nhận thức về hành vi của mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn còn những
hạn chế nhất định. Căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận thức và khả năng chịu
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam phân chia
người chưa thành niên thành hai nhóm: những người dưới 15 tuổi và những
người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo đó, năng lực chịu trách nhiệm
BTTH của hai nhóm này cũng không giống nhau.
a) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa
thành niên dưới mười lăm tuổi.
Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định:“ Người chưa đủ mười lăm
tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt
hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên
gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu,
trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này”. Như vậy, trách nhiệm
BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trước tiên
được xác định cho cha, mẹ của người đó.
Căn cứ vào sự phát triển về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của
cá nhân dựa trên cơ sở về độ tuổi, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi
được phân thành hai nhóm:
- Cá nhân chưa đủ 6 tuổi. Những người thuộc nhóm tuổi này không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được coi là những người
không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình thực hiện các giao
19
dịch dân sự do không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả pháp lý
của những hành vi đó. Vì vậy, giao địch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải
do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Cá nhân ở độ tuồi này
cũng ít có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác và hầu như
không có năng lực để thực hiện trách nhiệm BTTH do mình gây ra, vì vậy,
cha, mẹ của những người ở độ tuổi này là những người đại diện đương nhiên
với tư cách bị đơn dân sự trước tòa.
- Cá nhân từ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi là những người có năng lực
hành vi dân sự một phần. Những người thuộc nhóm tuổi này chưa phát triển
đầy đủ về thể chất cũng như về tâm - sinh lý, trình độ nhận thức còn hạn chế
vì vậy khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
phù hợp với lứa tuổi. Pháp luật không quy định thế nào là giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, tuy vậy, cần phải
hiểu đó là những giao dịch có giá trị không lớn, nhằm thỏa mãn nhu cầu học
tập, sinh hoạt vui chơi trong một giới hạn tài sản nhất định phù hợp với điều
kiện sinh hoạt tại địa phương nơi cá nhân đó sinh sống. Nếu cá nhân từ đủ 6
tuổi đến chưa đủ 15 tuổi tham gia các giao dịch dân sự có giá trị lớn, không
được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì người đại diên theo pháp
luật có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy, ta
có thể thấy, sự phụ thuộc của những người chưa thành niên trong độ tuổi này
vào bố mẹ – người đại diện theo pháp luật hợp pháp vẫn còn rất lớn.
Điều này một mặc xuất phát từ tính chất nhân đạo của pháp luật đối
với những người chưa thành niên phạm tội hoặc gây thiệt hại khác, mặt khác
đề cao vai trò quản lý, giáo dục người chưa thành niên của cha mẹ. Cha mẹ,
hay nói một cách khác khái quát hơn là gia đình có vi trò rất lớn trong việc
giáo dục, quản lý người chưa thành niên. Bên cạnh đó, đây cũng là đối tượng
rất được sự quan tâm của nhà trường và toàn xã hội. Người chưa thành niên
20
dưới mười lăm tuổi, do chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như nhận
thức nên thường là những đối tượng dễ uốn nắn, dễ bị ảnh hưởng, tác động từ
bên ngoài. Sự giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn này có tính chất quyết định
đến việc định hình nhân cách của người chưa thành niên sau này. Người đó sẽ
trở thành một công dân tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển trong
giai đoạn này. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định vấn đề BTTH do
con dưới mười lăm tuổi gây ra tại Điều 74 như sau:“Cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự. Kết hợp với các quy định tại Điều
590 BLDS 2015 có thể thấy, pháp luật nước ta rất coi trọng trách nhiệm và
nghĩa vụ của cha mẹ trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của con từ
dưới mười lăm tuổi gây ra. Chính vì thế, cha mẹ của những người gây thiệt
hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ
cho thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con, trong khi chính cá nhân gây
thiệt hại lại hoàn toàn không có trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, pháp luật cũng dữ liệu những trường hợp mà cá nhân gây
thiệt hại là người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, cha, mẹ lại không có
hoặc không đủ khả năng bồi thường. Trong trường hợp này, nếu con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường. Quy
định này không nhằm loại trừ trách nhiệm của cha, mẹ. Thực tế, dù cha mẹ
lấy tài sản riêng của con để bồi thường trong trường hợp tài sản của cha, mẹ
không đủ hoặc không có tài sản cũng không có nghĩa là trách nhiệm BTTH
đã chuyển sang cho người con. Giả sử người con không có tài sản riêng để
thực hiện nghĩa vụ cho phần còn thiếu thì trách nhiệm vẫn thuộc về cha, mẹ.
Như vậy, trong mọi trường hợp gây thiệt hại trái pháp luật mà không có căn
cứ loại trừ trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật, người bị thiệt hại
đều được bồi thường, vấn đề là trách nhiệm bồi thường đó thuộc về ai mà
thôi. Cần phải nói thêm, một lý do tham khảo nữa khiến luật quy định như
21
vậy là do người chưa thành niên ở độ tuổi này không có hoặc chưa có khả
năng lao động. Pháp luật hiện hành quy định độ tuổi lao động từ đủ mười
lăm tuổi trở lên, trừ những công việc liên quan đến năng khiếu, nghệ thuật
như múa, xiếc…thì mới có người lao động dưới mười lăm tuổi, nhưng hợp
đồng lao động giữa họ và người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật cho họ. Chính vì thế, đa số người dưới mười
lăm tuổi không có thu nhập hoặc tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ bồi
thường cho người bị thiệt hại.
b) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa
thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi.
Khoản 2 Điều 586 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ
mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như
vậy, cùng một điều luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của
người chưa thành niên nhưng lại có sự khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm của
người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người chưa thành niên từ đủ
mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Nếu người dưới mười lăm tuổi,
trách nhiệm BTTH được đặt ra trực tiếp với cha, mẹ của cá nhân gây thiệt hại,
cá nhân gây thiệt không có trách nhiệm bồi thường thì người từ đủ mười lăm
tuổi đến dưới mười tám tuổi lại phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những
thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Quy định này trước hết xuất phát từ trình độ phát triển về mặt thể chất
và nhận thức của những cá nhân ở độ tuổi này. Cùng ở trong lứa tuổi chưa
thành niên nhưng những cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự phát
triển hơn hẳn những cá nhân dưới 15 tuổi. Cụ thể, những người chưa thành
niên ở lứa tuổi này đã có sự nhận biết khá hoàn chỉnh về thế giới khách quan,
có khả năng nhận biết được hành vi nào không gây thiệt hại và hành vi nào
gây thiệt hại cho xã hội. Từ đó, lựa chọn cách xử sự hợp lý, phù hợp với lợi
ích cá nhân và lợi ích của các chủ thể khác. Những người trong độ tuổi từ đủ
22
15 đến dưới 18 đã cơ bản hình thành về mặt nhân cách, nhận thức, không còn
dễ uôn nắn và tác động như người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bên cạnh đó,
người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần
phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác. Như vậy, ta có thể thấy, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi đã có sự độc lập tương đối so với cha mẹ – những người đại diện theo
pháp luật.
Một lý do nữa lý giải cho quy định này đó là người chưa thành niên từ
đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đã có
khả năng lao động. Những người này, không chỉ về suy nghĩ, nhận thức đã có
sự tách biệt tương đối với cha, mẹ mà ngay cả tài sản cũng bắt đầu có sự độc
lập, tuy sự độc lập này là không lớn. Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
đã có thể tự mình lao động, từ đó có thu nhập riêng, có tài sản riêng. Tài sản
của họ phần nào đó đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong những giao
dịch dân sự do chính bản thân họ xác lập và thực hiện. Đồng thời, tạo điều
kiện cho năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn là
những người chưa thành niên. Xét về mặt năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn
chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì vậy, trong trường hợp người chưa
thành niên, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại thì không thể
loại trừ trách nhiệm của cha mẹ, người đại diện theo pháp luật. Khoản 2 Điều
586 còn quy định thêm người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại,
nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn
thiếu bằng tài sản của mình. Quy định này, một mặt nhằm ràng buộc trách
nhiệm pháp lý của cha, mẹ trong việc giáo dục, quản lý đối với con chưa
thành niên. Mặt khác, nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị thiệt hại trong
23
trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại
nhưng không đủ khả năng bồi thường toàn bộ.
1.1.3.1.5. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người
được giám hộ
Điều 46 BLDS 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân
được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định
hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung
là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được
giám hộ)”. Tuy nhiên, giám hộ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ theo luật
định đối với người được giám hộ thì còn có trách nhiệm trong việc BTTH do
hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra. Người được giám hộ
theo Khoản 1 Điểu 47 bao gồm: “a. Người chưa thành niên không còn cha,
mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b. Người chưa thành niên có cha, mẹ
nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ
đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c. Ngườimất năng lực hành vi dân sự; d. Người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi”.
a). Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được
giám hộ là người chưa thành niên.
Người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 47 thì cần có
người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha,
mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì họ đương nhiên là đại
diện cho con và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ được cha, mẹ bồi
thường theo cách thức bồi thường phân tích nêu trên.
24
Nếu cha, mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợp nêu ở
điểm a khoản 1 Điều 47, người chưa thành niên gây thiệt hại phải bồi thường
thì trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện việc giám hộ của người giám hộ
được đặt ra, trong đó có trách nhiệm BTTH.
Ngưởi giám hộ được chia thành hai loại: giám hộ đương nhiên và
giám hộ cử. Người giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ
hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa
những người thân thích, ruột thịt trong gia đình với nhau. Người giám hộ
đương nhiên không có quyền từ chối trách nhiệm giám hộ của mình, họ phải
chịu trách nhiệm về những hành vi do người được giám hộ gây ra. Thứ tự các
thành viên trong gia đình được pháp luật quy định làm người giám hộ đương
nhiên cho người chưa thành niên, có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ các quyền và
lợi ích hợp pháp của người giám hộ, có trách nhiệm trong việc để người được
giám hộ gây thiệt hại phải bồi thường sẽ được thực hiện như sau:
- Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều
kiện làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người
giám hộ thỉ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Trong
trường hợp tất cả những người nêu trên không có đủ điều kiện làm người
giám hộ thì bác, chú, cô, cậu, dì là người giám hộ. Nếu không có người giám
hộ đương nhiên thì sẽ phải cử người giám hộ.
- Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành
niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi có người giám hộ lại khác về cơ bản so với quy
định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới
18 tuổi còn cha, mẹ. Ở trong trường hợp người gây thiệt hại là người chưa
thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi còn cha mẹ thì trách nhiệm bồi thường
trước tiên thuộc về người đó; nếu người đó không có tài sản hoặc tài sản
không đủ để bồi thường thì trách nhiệm bồi thường mới được đặt ra với cha,
mẹ. Ngược lại, ở trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên từ
25
đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có người giám hộ thì trách nhiệm BTTH trước
tiên lại thuộc về người giám hộ, sau đó mới là người chưa thành niên gây thiệt
hại. Vậy phải chăng có gì đó không thỏa đáng trong tình huống này ?
- Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm BTTH do hành
vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra đó là: “Nếu người giám hộ
chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài
sản của mình để bồi thường” trong khi đó vấn đề lỗi không đặt ra đối với
trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên còn cha mẹ, tức là
cha mẹ vẫn phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Vậy trong trường hợp
người gây thiệt hại là người chưa thành niên, không có tài sản hoặc tài sản
không đủ để bồi thường, người giám hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì
trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai ?
- Thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH trong trường hợp này vẫn có
những tình huống xảy ra mà luật không dự liệu trước, khiến cho các thẩm
phán tại các Tòa án gặp nhiều khó khăn trong công tác xét xử. Điều này
được dẫn giải trong ví dụ: A là người chưa thành niên dưới 15 tuổi có cha
mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự nên B là người giám hộ
đương nhiên cho A trong các giao dịch dân sự. Một ngày, sau khi đi học về,
A chơi đá bóng trên đường với một nhóm bạn cùng lớp. Trong lúc thể hiện
chân sút đá bóng với các bạn, trái bóng của A đã bay thẳng vào cửa kính xe
hơi của ông C làm kính vỡ tan. Thiệt hại ông C đi thay kính mới hết
8.000.000 đồng. Trách nhiệm bồi thường cho ông C thuộc về B vì B có lỗi
không quản lý A để A chơi đá bóng trên đường phố gây thiệt hại. Như vậy,
theo quy định của pháp luật thì sẽ lấy tài sản của A để bồi thường, nếu tài
sản của A không đủ thì lấy tài sản của B để bồi thường phần còn thiếu. Tuy
nhiên, cả A và B đều không có tài sản bồi thường cho ông C. Vậy thì theo
luật, C sẽ phải chấp nhận rủi ro, không được BTTH. Giả sử bố mẹ của A mất
năng lực hành vi dân sự nhưng lại được thừa kế số tiền là 100 triệu đồng thì
26
có lấy số tiền đó của bố mẹ A để bồi thường cho ông C không, luật cũng
không quy định rõ vấn đề này.
b). Năng lực chịu trách nhiệm hình sự BTTH của người được giám hộ
là người mất năng lực hành vi dân sự
Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bị tòa án
ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có
quyền và lợi ích liên quan. Người mất năng lực hành vi dân sự cần phải có
người giám hộ, người giám hộ sẽ là người đại diện cho họ trong các giao dịch
dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự có thể là bất kỳ ai và ở bất kỳ độ
tuổi nào, do vậy mà tùy từng trường hợp khác nhau mà việc quy định trách
nhiệm BTTH do người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự
gây ra cũng khác nhau. Cụ thể:
- Nếu người mất năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên mà
còn cha mẹ thì cha, mẹ chính là người giám hộ. Họ phải chăm sóc và quản lý
người mất năng lực hành vi dân sự. Trong quá trình chăm sóc và quản lý
người mất năng lực hành vi dân sự, nếu người giám hộ để người được giám
hộ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải có trách nhiệm bồi thường. Vì
người giám hộ trong trường hợp này là cha, mẹ của người mất năng lực hành
vi dân sự là người chưa thành niên nên trách nhiệm BTTH cũng giống như
trách nhiệm BTTH của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gây thiệt hại.
- Trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc
chồng) thì người vợ (hoặc chồng) có đủ điều kiện sẽ là người giám hộ (Khoản
1 Điều 53 BLDS 2015). Người giám hộ được lấy tài sản của người giám hộ
để thực hiện trách nhiệm BTTH. Nếu như tài sản của người được giám hộ
không đủ để bồi thường thì phải phân định tài sản chung của vợ chồng sau đó
mới xác định trách nhiệm bồi thường. Sau khi xác định tài sản chung mà tài
27
sản chung vẫn không đủ để bồi thường thì người giám hộ mới phải lấy tài sản
của mình để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu.
- Trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một
người bị mất năng lực hành vi dân sự người kia không đủ điều kiện để làm
người giám hộ thì người con cả phải là người giám hộ. Nếu người con cả
không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều
kiện sẽ là người giám hộ. Nếu cha, mẹ mà gây thiệt hại cho người khác thì
người con đang giám hộ cha, mẹ sẽ lấy chính tài sản của cha, mẹ để thực hiện
nghĩa vụ BTTH cho người bị thiệt hại. Sau khi lấy tài sản của cha, mẹ để bồi
thường nhưng vẫn còn thiếu thì người con đang giám hộ có trách nhiệm dùng
tài sản của mình bồi thường phần còn thiếu.
Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự là người thành
niên và đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, con đều không đủ điều kiện làm
người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải làm người giám hộ cho họ.
Nếu họ gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì cha, mẹ sẽ lấy tài sản
riêng của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm BTTH. Nếu tài sản
đó không đủ để bồi thường thì người giám hộ mới phải lấy tài sản của mình
để bồi thường. Xác định trách nhiệm bồi thường nốt phần còn thiếu do thiệt
hại của người được giám hộ gây ra của người giám hộ ở đây cần phải phân
làm hai trường hợp: Nếu cả cha, mẹ cùng là người giám hộ thì sẽ lấy tài sản
chung vợ chồng của cha, mẹ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn
thiếu cho người giám hộ; nếu chỉ có cha hoặc mẹ làm người giám hộ thì sẽ
không lấy tài sản chung mà lấy phần tài sản riêng trong khối tài sản chung
của vợ chồng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu của người
được giám hộ.
c). Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa
thành niên dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự trong
thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lí.
28
Điều 599 quy định trách nhiệm BTTH trong trường hợp người chưa
thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự đang được nhà
trường, bệnh viện hoặc các pháp nhân khác quản lí mà gây thiệt hại thì nhà
trường, bệnh viện và các pháp nhân này phải bồi thường. Trách nhiệm BTTH
được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, các pháp nhân và
được thể hiện trong nghĩa vụ quản lí người dưới mười lăm tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự không cẩn trọng, không chu đáo, thiếu biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn mà để họ gây thiệt hại. Thời gian quản lí là thời hạn
trong đó nhà trường theo quy định nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục mà họ
không thể thực hiện tốt chức năng của họ; bệnh viện có nghĩa vụ chăm sóc,
điều trị nhưng do lỗi quản lí không tốt để người dưới mười lăm tuổi, người
mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác (ví dụ: Nhà trường
tổ chức đi tham quan, dã ngoại nhưng không có các biện pháp bảo đảm an
toàn; bệnh nhân bị tâm thần vượt hàng rào, tường bao bọc xung quanh ra
ngoài gây thiệt hại cho người khác;…). Lúc đó, cha mẹ, người giám hộ của
người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người giám hộ của người mất năng hành
vi dân sự không có trách nhiệm bồi thường. Quy định này nhằm nâng cao
trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lí học sinh đang trong thời gian
học tập tại trường theo thời khóa biểu văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc
lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức; trách nhiệm của bệnh viện,
các tổ chức khác trong việc chăm sóc, quản lí bệnh nhân trong thời gian bệnh
nhân điều trị tại bệnh viện. Pháp luật quy định xét trách nhiệm của nhà
trường, bệnh viện, tổ chức khác phải có yếu tố lỗi nên trong trường hợp họ
chứng minh được không có lỗi trong thời gian quản lí để người dưới 15 tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ
của người dưới 15 tuổi, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự
phải bồi thường.
Ví dụ:
29
- Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A trường THCS X bị ốm đột xuất nên lớp
trống tiết. Cô Y là hiệu trưởng của trường lên thông báo cho học sinh lớp 5A
nghỉ buổi học hôm đó, trước khi cho học sinh ra về, cô Y đã gọi điện cho
từng phụ huynh thông báo về việc này, trao trả học sinh cho từng gia đình.
Trên đường về, M đá bóng cùng các bạn, không may sút bóng vào đúng nhà
ông N làm vỡ kính. Trường hợp này, nhà trường không có trách nhiệm
BTTH do hành vi của M gây ra do thời gian M gây thiệt hại không thuộc sự
quản lí của trường.
- A bị tâm thần, đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
đang được điều trị tại bệnh viện Y. Tết năm 2019, gia đình A muốn A về nhà
ăn tết nên đã làm đơn xin bệnh viện cho A được về nhà một tuần và hứa sẽ
quản lý A trong thời gian 1 tuần đó. Bệnh viện đồng ý cho A về nhà ăn tết.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1 tuần về nhà, A đã gây thiệt hại cho người
khác phải bồi thường. Trường hợp này, bệnh viện không có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mà A gây ra do bệnh viện không có lỗi trong việc quản lý A.
Trong BLDS 2015 thì cụm từ “liên đới cùng với cha mẹ, người giám
hộ” không quy định và người bị thiệt hại chỉ có thể đòi yêu cầu BTTH đối với
trường học, bệnh viện, các pháp nhân khác trực tiếp quản lý nếu họ có lỗi
trong việc giáo dục. Theo em, quy định này là chưa hợp lí đối với trường hợp
người gây thiệt hại là chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bởi lẽ, hầu hết các hành
vi gây thiệt hại của các trẻ em trong thời gian học tập tại trường không đơn
thuần là kết quả của quá trình giáo dục riêng của nhà trường mà là sản phẩm
của quá trình giáo dục của cả nhà trường và cha mẹ. Trong đó, vai trò của cha
mẹ rất quan trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng phó thác việc giáo dục học sinh
cho một bên, nên quy định nghĩa vụ liên đới của cha mẹ và nhà trường trừ các
trường giáo dưỡng vì tính đặc thù của học viên trong loại hình trường này.
Một điểm nữa chưa hợp lí, theo ý kiến của em là quy định tại khoản 2
Điều 599;
30
“Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong
thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, pháp nhân
khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra’’. Theo quy định của pháp luật, một
người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có đủ ba điều kiện:
- Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình.
Người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu tòa án tuyên bố bị mắc
bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mất năng lực hành vi dân sự.
- Tòa án tuyên bố người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đó mất
năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác khiến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đang được
điều trị tại bệnh viện hoặc được quản lí tại các tổ chức hầu như chưa được
Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Vậy trong trường hợp những
người này gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, các pháp nhân khác trực
tiếp quản lí thì ai là người có trách nhiệm bồi thường ? Nên chăng quy định
này nên sửa thành: “Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình gây thiệt hại cho người
khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lí thì bệnh
viện, pháp nhân khác khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra’’.
1.1.3.2. Một số tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện nay, Tòa án thường giải quyết một số tranh chấp bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng như sau:
1.1.3.2.1. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Theo quy định của Bộ luật dân sự, quyền sở hữu tài sản của cá nhân,
pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
31
Hành vi gây thiệt hại tài sản của chủ sở hữu, của người chiếm hữu hợp
pháp phải bồi thường là những hành vi trái phép luật như: hành vi chiếm đoạt
tài sản, hủy hoại tài sản, vô ý làm hư hỏng tài sản, chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ không tuân thủ quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật nên gây thiệt
hại tài sản cho người khác...
Hiện nay, Tòa án thường giải quyết một số tranh chấp bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng như sau:
A) Thiệt hại tài sản bị mất: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản. Đối với tài sản là vật nếu đã mất thì việc xác định thiệt
hại là căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính
năng, tiêu chuẩn kĩ thuật và mức độ hao mòn của tài sản bị mất tại thời điểm
giải quyết bồi thường; giá trị tài sản bị mất có thể do các bên thỏa thuận, nếu
không thỏa thuận được thì tiến hành định giá. Đối với tài sản là tiền, giấy tờ
có giá, quyền tài sản thì xác định thiệt hại căn cứ số tiền bị mất, số tiền ghi
trong giấy tờ có giá bị mất, giá trị quyền tài sản bị mất…
B) Thiệt hại tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng:
- Đối với tài sản bị hủy, việc xác định thiệt hại như tài sản bị mất.
- Đối với tài sản bị hư hỏng, xác định thiệt hại và giá trị phần tài sản
bị hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết.
C) Thiệt hại lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Là
hoa lợi, lợi tức có thật mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đang
khai thác trước khi tài sản bị thiệt hại, nếu tài sản đó không bị mất hoặc hư
hỏng thì chủ sở hữu sẽ thu được. Thiệt hại là số tiền, hoặc lợi ích khác được
tính tiền sẽ thu được trong khoảng thời gian từ khi tài sản bị thiệt hại đến khi
được khắc phục hoặc giải quyết bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Anh A có chiếc xe ô tô cho thuê mỗi tháng thu được 10 triệu
đồng, B đã vô ý làm chiếc xe bị cháy bị hư hỏng nặng cho nên A phải sữa
32
chữa 2 tháng mới cho thuê lại được. Như vậy, thiệt hại lợi ích của A đối với
tài sản do B gây thiệt hại là 20.000.000 đồng.
1.1.3.2.2. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự
của người thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi gây tổn hại sức khỏe cho
người khác.
Một hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người: sự tổn hại sức
khỏe của một người có thể do hành vi của nhiều người gây ra. Vấn đề quan trọng
nhất trong bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là xác định những thiệt
hại xảy ra mà người thực hiện hành vi trái pháp luật phải bồi thường.
Theo tinh thần Điều 590 BLDS 2015 và tiểu mục 1, mục II, Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định
như sau:
- Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng
lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm.
1.1.3.2.3. Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự
của người thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi làm cho người bị thiệt hại
chết.
33
Theo tinh thần Điều 591 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị
quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định
như sau:
Theo tinh thần Điều 591 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị
quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định
như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt
hại trước khi chết;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết;
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm;
1.1.3.2.4. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm
Pháp luật dân sự không có khái niệm cụ thể về danh dự, nhân phẩm, tuy
nhiên theo từ điển tiếng Việt và qua thực tế giải quyết thì chúng ta có thể hiểu:
- Danh dự: Đối với cá nhân, danh dự là “Sự coi trọng của dư luận xã
hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp”. Danh dự của một con người
được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao
và thành tích mà người đó có được.
Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm
của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
- Nhân phẩm là “Phẩm chất, giá trị của con người”, là giá trị tinh thần
của một cá nhân với tính cách là một con người.
- Uy tín là “Sự tín nhiệm và mến phục của mọi người”, dành cho cá
nhân, tổ chức.
34
Theo tinh thần Điều 592 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị quyết số
03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định như sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy
tín bị xâm phạm.
1.1.3.2.5. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
(Điều 601 BLDS 2015).
- Xác định nguồn nguy hiểm cao độ:
Theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 đã có quy định:“Nguồn nguy
hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật
quy định”.
- Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
35
CHƯƠNG 2
NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
2.1. Các căn cứ pháp lý để áp dụng
Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Giải quyết vấn đề
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) trong vụ sán hình sự
“Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với
việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn
đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không
ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra
để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự”
Điểm g Khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Bị hại có quyền
“Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường”
Khoản 1 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Nguyên đơn dân sự là
cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu
bồi thường thiệt hại”.
Khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bị đơn dân sự là cá
nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại”
Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 2015: “Người phạm tội phải trả lại tài
sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa
chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội
gây ra”.
Chương XX “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Bộ
luật dân sự 2015
36
2.2. Quy định của pháp luật hình sự về việc giải quyết vấn đề bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự
2.2.1. Việc giải quyết vấn đề bồi thường đồng thời giải quyết vụ án hình sự
Vấn đề dân sự được giải quyết với những vấn đề của trách nhiệm hình
sự trong cùng vụ án hình sự là nội dung cơ bản của nguyên tắc này. Theo đó,
ngoài việc chứng minh, xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm bồi thường của
những chủ thể tham gia tố tụng hình sự. Việc chứng minh, giải quyết vấn đề
dân sự được tiến hành đồng thời với việc chứng minh giải quyết những vấn đề
thuộc trách nhiệm hình sự. Do vậy, không thể giải quyết vấn đề bồi thường
khi đã hoàn tất việc giải quyết trách nhiệm hình sự. Nhiệm vụ của cơ quan
tiến hành tố tụng trong trường hợp vụ án có vấn đề hình sự liên quan đến tội
phạm là xác minh, làm rõ trách nhiệm dân sự của các đương sự trong vụ án.
Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc tiến hành các hoạt động sau:
Các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh được các mội quan hệ có
liên quan đến vấn đề bồi thường cần phải giải quyết là những mối quan hệ nào
trong các mối quan hệ sau: mối quan hệ về bồi thường vật chất và tinh thần do
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm phạm; mối quan hệ
về đòi lại tài sản; mối quan hệ về đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị
cáo chiếm đoạt nhưng bị mất hoặc bị hủy hoại; mối quan hệ về yêu cầu sữa
chữa tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại…Ví dụ: Trong vụ án giết người, bên
cạnh việc xác định, chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo cơ quan
tiến hành tố tụng còn phải giải quyết các mối quan hệ về dân sự như quan hệ
bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng bị xâm phạm (xác
định các khoản chi phí về việc cứu chữa, mai táng, khoản tiền bù đắp về tổn
thất tinh thần, tiền cấp dưỡng).
Đưa những người có liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án vào tham
gia tố tụng. Xác định những người tham gia tố tụng gồm những ai, tư cách
tham gia tố tụng của họ như thế nào (họ tham gia tố tụng với tư cách là bị can,
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

More Related Content

Featured

How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
ThinkNow
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Kurio // The Social Media Age(ncy)
 

Featured (20)

Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage EngineeringsProduct Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
Product Design Trends in 2024 | Teenage Engineerings
 
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental HealthHow Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
How Race, Age and Gender Shape Attitudes Towards Mental Health
 
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdfAI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
AI Trends in Creative Operations 2024 by Artwork Flow.pdf
 
Skeleton Culture Code
Skeleton Culture CodeSkeleton Culture Code
Skeleton Culture Code
 
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 

Giải quyếtKhóa luận Giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh

  • 1. BỘ CÔNG AN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN -------- NGUYỄN ĐỨC HOÀNG GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên nghành: Luật HÀ NỘI 6- 2020
  • 2. BỘ CÔNG AN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Họ tên sinh viên: Nguyễn Đức Hoàng Lớp B4 Khóa DS4 Người hướng dẫn: ThS Hồ Thế Thiện HÀ NỘI 6 - 2020
  • 3. https://www.zbook.vn/ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BLDS : Bộ luật Dân sự. - BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự. - BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự. - BLHS : Bộ luật hình sự. - NQ : Nghị quyết.
  • 4. https://www.zbook.vn/ MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ............................................ 5 1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................. 5 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 5 1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng (Điều 584 BLDS 2015). .................................................................... 6 1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại ................................................ 9 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ..............................35 2.1. Các căn cứ pháp lý để áp dụng ............................................................35 2.2. Quy định của pháp luật hình sự về việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự ............................................. 36 2.2.1. Việc giải quyết vấn đề bồi thường đồng thời giải quyết vụ án hình sự .............................................................................................................36 2.2.2. Việc tách vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự .........................38 .2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự .........................................................................41 2.3.1. Giai đoạn khởi tố vụ án .................................................................41 2.3.2. Giai đoạn điều tra và truy tố ..........................................................42 2.3.3. Giai đoạn xét xử vụ án ..................................................................42 2.3.4. Giai đoạn thi hành án .................................................................... 44 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ .................................................................................45
  • 5. https://www.zbook.vn/ 3.1.Thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự ...........................................................45 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định về nguyên tắc vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự ...........................................................46 3.2.1. Về lập pháp.................................................................................... 46 3.2.2. Về áp dụng pháp luật .....................................................................46 KẾT LUẬN ...........................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC..............................................................Error! Bookmark not defined.
  • 6. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Theo quy định tại Điều 275 BLDS năm 2015 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự là sự kiện “Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật” và tương ứng với căn cứ này là các quy định tại chương XX, phần thứ ba Bộ luật dân sự (BLDS) “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. Sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trường hợp này trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nhà làm luật trong trường hợp này đã đồng nghĩa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với “Nghĩa vụ phát sinh do hành vi trái pháp luật”. Điều 584 BLDS đã xác định sự đồng nghĩa này bằng quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với khái
  • 7. 2 niệm nghĩa vụ được qui định tại Điều 274 BLDS: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Từ quy định này có thể nêu khái niệm về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại như sau. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tái sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế định qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, khóa luận sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với các quy định về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự trên thực tế. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện được mục đích trên, khóa luận phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số thực tiễn áp dụng chúng tại Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong pháp luật hình sự Việt Nam; - Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự.
  • 8. 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành, trong bối cảnh cải cách tư pháp, khóa luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đến chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trung làm sáng tỏ một vài trường hợp cụ thể: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 BLDS). 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chính sách của Nhà nước về chiến lược cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Cụ thể: - Phương pháp phân tích là phương pháp được tác giả sử dụng xuyên suốt trong 02 chương của khóa luận. Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để phân tích các khái niệm về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Tại chương 2, tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự, phân tích những vướng mắc, khó khăn khi áp dụng các quy định pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật. - Phương pháp thống kê được tác giả sử dụng để tập hợp số liệu thụ lý vụ án của toàn ngành Tòa án nhân dân. - Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng để hoàn thành tiểu luận trên cơ sở phân tích, thống kê các tài liệu thu thập được. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận Khóa luận nêu được cơ sở lý luận cơ bản của việc quy định pháp luật
  • 9. 4 Việt Nam qua đó chứng minh quan điểm đúng đắn, chính xác của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền công dân trong lĩnh vực này. Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự, khóa luận khẳng định Nhà nước thừa nhận quyền của người dân. Trên cơ sở đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm phạm thì người dân được thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình. Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về thực hiện quy định pháp luật Việt Nam, khóa luận nêu lên được những nội dung tích cực cũng như tiêu cực, phát hiện những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự để từ đó có phương hướng khắc phục, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Những kết luận, giải pháp, kiến nghị trong khóa luận góp phần làm căn cứ để hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam tại Tòa án nhân dân. Trên nền tảng đó, nhà nước ta hoàn thiện các chế định tư pháp, tăng cường quyền tiếp cận công lý của công dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Chương 2: Nguyên tắc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự. Chương 3: Thực tiễn thi hành và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
  • 10. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1.1.1 Khái niệm Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của pháp luật thế giới cũng như pháp luật Việt Nam. Kế thừa những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long, pháp luật dân sự ngày nay đã có những qui định khá chi tiết về vấn đề này. Tiếp cận dưới cấp độ khoa học pháp lý, ta có thể hiểu (1) Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình, gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm BTTH. Khái niệm về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng được xây dựng dưới dạng quan điểm mà chưa được ghi nhận chính thức trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự đó, người có hành vi trái pháp luật dân sự phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi chủ thể luật dân sự có hành vi vi phạm nói chung như xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn phát sinh ngay cả khi hai bên có quan hệ hợp đồng trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
  • 11. 6 Là một loại trách nhiệm dân sự nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có những đặc điểm riêng như: - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định, giữa các bên có quan hệ hợp đồng thiệt hại xảy ra không liên quan đến hợp đồng. - Thiệt hại xảy rất đa dạng. - Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý mà người gây thiệt hại phải gánh chịu là hậu quả bất lợi về tài sản. - Người gây thiệt hại phải bồi thường trong một số trường hợp không có lỗi. 1.1.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng (Điều 584 BLDS 2015). Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Các điều kiện đó là: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra; có lỗi. Lỗi không phải là điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, trong một số trường hợp, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi (khoản 3 Điều 601, Điều 603 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). 1.1.2.1. Phải có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Có thiệt hại thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thường, đồng thời nội dung tranh chấp chủ yếu là thiệt hại. Vì vậy, việc xác định thiệt hại xảy ra hay không? Thiệt hại bao nhiêu là vấn đề quan trọng trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • 12. 7 a. Thiệt hại về vật chất: - Thiệt hại do tài sản bị xâm phâm quy định tại Điều 589 BLDS; - Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 590 BLDS; - Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 591 BLDS; - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 592 BLDS. b. Thiệt hại tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người gây thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin…vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. 1.1.2.2. Hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật (Tiểu mục 1.2 mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). 1.1.2.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại (Tiểu mục 1.3
  • 13. 8 mục I Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại). Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ nội tại tất yếu giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại, hay nói cách khác thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi trái pháp luật. Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài ngoài hợp đồng, mối quan hệ nhân quả là một vấn đề phức tạp, bỡi lẽ một thiệt hại xảy ra có thể là do tác động của một hoặc của nhiều hành vi trái pháp luật cũng có thể gây ra nhiều thiệt hại… Trong trường hợp có nhiều hành vi trái pháp luật, thì cần làm rõ: thiệt hại do những hành vi nào (trong thực tế cùng lúc có nhiều hành vi trái pháp luật cùng xảy ra nhưng có hành vi nào là nguyên nhân chính hay tất cả đều là nguyên nhân hỗn hợp dẫn đến thiệt hại như nhau; hành vi nào là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại…Cũng có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra lại là do một hành vi trái pháp luật khác xen vào chứ không phải do hành vi có chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh gây thiệt hại. Ví dụ: A dùng cây đánh B bị thương nặng, trên đường đi cấp cứu B lại bị xe của C đâm phải gây trấn thương sọ não dẫn đến tử vong. Như vậy, tuy hành vi của A có chứa đựng khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của B nhưng khả năng này chưa kịp phát huy thì hành vi trái pháp luật của C lại xen vào phá vỡ đi khả năng đó và tạo ra một quan hệ mới trong quan hệ này thì hành vi trái pháp luật của C trực tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng cho B. Tóm lại, việc xác định mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp cụ thể rất phức tạp và dễ dẫn đến những sai lầm. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ này cần hết sức thận trọng, phải thu thập đầy đủ các tài liệu và chứng cứ, đánh giá một cách toàn diện đối với vấn đề đang giải quyết để có thể đưa ra một
  • 14. 9 kết luận chính xác, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường đó đến đâu. 1.1.2.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. Ví dụ: khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định: “3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” 1.1.3. Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại Theo tinh thần điều 585 BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2008 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương
  • 15. 10 thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. a) Bồi thường thiệt hại toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản u, mỗi khoản bao nhiêu, trên cơ sở đó tính tổng mức thiệt hại đã xảy ra, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả các khoản thiệt hại tương xứng đó. b) Bồi thường thiệt hại kịp thời, Tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời hạn luật định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường. 1.1.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường Điều 586 BLDS và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2008 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1.1.3.1.1. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Người gây ra thiệt hại có thể là bất cứ chủ thể nào: cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước,…Nhưng việc bồi thường thiệt hại phải do người có “khả năng” bồi thường và chính họ phải tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, mặc dù hành vi gây ra thiệt hại có thể không phải chính họ thực hiện. BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Điều 586) mà không quy
  • 16. 11 định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác được mặc nhiên coi là có năng lực chịu trách nhiệm BTTH. Việc xác định cá nhân nào có năng lực chịu trách nhiệm BTTH và phải BTTH trong trường hợp nào có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định. Khi có thiệt hại xảy ra, thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi thì trong đa số trường hợp, người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như người gây thiệt hại bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không có tài sản hoặc có tài sản nhưng không đủ để thực hiện trách nhiệm bồi thường mà người gây thiệt hại không thể trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hại. Vậy, câu hỏi đặt ra ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường trong những trường nêu trên ? Pháp luật cũng đã dự liệu cách giải quyết cho những tình huống này. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, luật dân sự xác định trách nhiệm BTTH thuộc về cha, mẹ của người gây thiệt hại là người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, người giám hộ của người gây thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,…Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là việc xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính trong từng trường hợp gây thiệt hại cụ thể bất luận người đó có phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại hay không. Việc cá thể hóa trách nhiệm bồi thường chính là việc quy trách nhiệm bồi thường cho một chủ thể cụ thể. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong vấn đề BTTH ngoài hợp đồng. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại diễn ra dễ dàng hơn, xác định đúng người có trách nhiệm bồi thường sẽ tạo ra tính khả
  • 17. 12 thi cho công tác thi hành án sau này; cá thể hóa trách nhiệm để xác định trách nhiệm thuộc về ai giảm bớt nguy cơ việc lạm dụng việc mất năng lực hay không đầy đủ khả năng nhận thức của người khác mà kích động họ gây thiệt hại cho người khác và thu lợi bất chính, đồng thời nâng cao tinh thần, trách nhiệm của những người có nghĩa vụ trông nom, giáo dục những người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi một phần. Cá thể hóa trách nhiệm bồi thường có thể dựa trên những tiêu chí nhất định như độ tuổi và trình độ nhận thức. Cụ thể: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại thì phải tự mình BTTH. - Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, do đó khi người chưa thành niên gây thiệt hại cần lưu ý: + Nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. + Nếu người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. - Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì các tổ chức
  • 18. 13 này phải BTTH. Nếu tổ chức này chứng minh được mình không có lỗi thì cha mẹ người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phải BTTH. 1.1.3.1.2. Năng lực bồi thường thiệt hại của người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Khoản 1 Điều 586 BLDS 2015 quy định: “ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, tuy nhiên, qua việc xem xét mối liên hệ giữa quy định này với quy định tại Khoản 3 Điều 586 BLDS thì thấy rằng cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải tự bồi thường nếu gây thiệt hại. Điều 20 BLDS về năng lực hành vi dân sự của người thành niên quy định: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này”. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên nếu không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; không nghiệm ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ở mỗi con người bình thường đều có khả năng hình thành và phát triển ý thức và tự ý thức. Nhưng phải qua quá trình hoạt động và giáo dục trong điều kiện xã hội, khả năng đó mới có thể trở thành hiện thực. Những người đáp ứng đủ các điều kiện trên, xét về cơ bản tâm sinh lý của họ đều đã phát triển một cách hoàn thiện. Họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng để nhận thức về sự vật, sự việc và tự quyết định về hành động của mình, hoàn toàn có khả năng nhận biết được thế giới khách quan. Họ có nghĩa vụ phải biết trước những hành vi của mình sẽ đem lại những hậu quả như thế nào, hành vi đó xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác hay không từ đó lựa chọn cách xử sự
  • 19. 14 phù hợp, đảm bảo cân bằng giữa lợi ích cá nhân, lợi ích của các chủ thể khác và xã hội. Việc xác định người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải bồi thường cho những thiệt hại mà mình gây ra là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đủ điều kiện tham gia vào các quan hệ pháp luật do vậy, họ hoàn toàn có năng lực để tham gia và trở thành chủ thể của quan hệ BTTH và nếu là người gây thiệt hại thì họ hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Ở độ tuổi này, họ đã có khả năng lao động, có thể tạo ra thu thập, hình thành khối tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ trong số những người từ đủ mười tám tuổi trở lên là những người mới trưởng thành, họ vẫn còn đi học, chưa có công việc làm, chưa có thu nhập hay tài sản đáng kể, vẫn sống phụ thuộc vào cha, mẹ. Vì vậy, trong trường hợp những người từ đủ mười tám tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng không có tài sản riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai ? Nếu họ vẫn là những người phải chịu trách nhiệm BTTH thì họ phải thực hiện trách nhiệm đó như thế nào ? Nếu họ không thực hiện được thì phải chăng họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi và những người bị thiệt hại cũng không được bồi thường ? Đây là một tình huống xảy ra khá phổ biến trong những vụ về xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Nếu Tòa án áp dụng một cách tuyệt đối và cứng nhắc những quy định của pháp luật thì sẽ phải hoãn việc thi hành án cho đến khi người gây thiệt hại là người mới trưởng thành có việc làm, có thu nhập. Tuy nhiên, việc làm này lại trái với nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, không đảm bảo khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục thiệt hại một cách nhanh nhất, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người bị thiệt hại trước khi xâm phạm. Vậy nên trong trường hợp này Tòa án có thể chủ động giải thích, khuyến khích cha mẹ người thành niên đó
  • 20. 15 tự nguyện bồi thường thiệt hại do người mới trưởng thành gây ra. Tòa án có thể công nhận sự tự nguyện đó, nhưng về mặt pháp lý, không thể quyết định cha mẹ họ phải bồi thường. Ngoài ra, trong trường hợp người thành niên có thu nhập, còn ở chung và chung kinh tế với cha mẹ, mà gây thiệt hại thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng phần thu nhập thường xuyên của bản thân và phần tài sản chung với cha mẹ. Tòa án cần triệu tập cha mẹ họ đến phiên Tòa với tư cách là dự sự. 1.1.3.1.3. Năng lực bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra Liên quan đến vấn đề năng lực BTTH của người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, theo ý kiến chủ quan, em xin được đề cập đến vấn đề BTTH ngoài hợp đồng do tài sản vợ chồng gây ra. Trên thực, có không ít những trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung hoặc riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Xác định trách nhiệm BTTH thuộc về ai trong những trường hợp này vẫn còn được ít nhắc tới. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành về tài sản, tài sản của vợ chồng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là động sản hay bất động sản…Tất cả các tài sản này dựa vào các căn cứ khác nhau mà được phân thành tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khi có thiệt hại xảy ra. Việc xác định trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để xác định trách nhiệm BTTH còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể để xác định trách nhiệm BTTH. Chính vì vậy, trách nhiệm BTTH do tài sản của vợ chồng gây ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau: Thứ nhất, cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hay không khi tài sản của vợ chồng gây thiệt. Điều này được
  • 21. 16 xác định dựa trên các căn phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, cụ thể: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi (không có điều kiện bắt buộc). Thứ hai, cần xác định xem tài sản gây thiệt là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách nhiệm BTTH là trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Chính vì thế, việc xác định một cách chính xác trách nhiệm của vợ chồng đối với việc BTTH trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của vợ chồng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại. Thứ ba, mặc dù là trách nhiệm BTTH được xác định là của một bên vợ, chồng nhưng bên kia đã tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía bị thiệt hại, điều này hoàn toàn được chấp nhận, miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Theo nguyên tắc trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu tài sản, trong trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng thì trách nhiệm BTTH phát sinh là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Điều này hoàn toàn phù hợp đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì vợ, chồng hoàn toàn bình đẳng về căn cứ tạo lập tài sản, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì lẽ đó, cả hai vợ chồng phải có trách nhiệm BTTH bằng tài sản chung của mình. Cũng theo nguyên tắc nói trên, khi vợ, chồng có tài sản riêng gây thiệt hại thì trách nhiệm BTTH lúc này chỉ phát sinh đối với một bên vợ, chồng. Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân gia đình, thiệt hại này cũng có thể được vợ chồng thỏa thuận thỏa bồi thường bằng tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp này được thể hiện khá rõ trong tình huống tài sản riêng của vợ, chồng là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng lại do bên còn lại sử dụng và trong
  • 22. 17 thời gian đó gây thiệt hại cho người khác. Khoản 2 Điều 601 quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Cũng liên quan đến vần đề này, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng bổ sung; “Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Quan hệ chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp trong trường hợp này được thể hiện dưới dạng một hợp đồng thuê, mượn tài sản. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình, thông thường hai bên vợ chồng không có thỏa thuận cụ thể về vấn đề này mà một bên để mặc cho bên kia sử dụng tài sản này vì lợi ích chung. Thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở đây rất khó. Vì vậy, nên trong trường hợp này nên xác định trách nhiệm BTTH là trách nhiệm chung của vợ chồng, trừ trường hợp người kia sử dụng tài sản riêng của một bên không vì nhu cầu chung của gia đình mà gây thiệt hại hoặc vợ chồng thỏa thuận người sử dụng tài sản sẽ phải BTTH khi tài sản gây thiệt hại cho người khác, bất lợi tài sản đó là chung hay riêng. Xác định trách nhiệm BTTH của vợ chồng, trong các trường hợp tài sản của vợ, chồng gây thiệt hại cho đến nay còn khá nhiều phức tạp. Bình thường trong cuộc sống vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng rất mờ nhạt. Khi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, người ta ít phân định “của em – của tôi” mà thường “ hòa làm một” vì lợi ích gia đình. Tuy nhiên, khi động chạm đến quyền lợi, người ta lại ý thức rất rõ về cái chung, cái
  • 23. 18 riêng để tránh thua thiệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm BTTH khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại cần xem xét một cách thấu đáo và đặt trong từng trường hợp cụ thể. 1.1.3.1.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên Điều 21 BLDS 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Người chưa thành niên là những người bắt đầu có sự nhận thức về hành vi của mình, tuy nhiên sự nhận thức này vẫn còn những hạn chế nhất định. Căn cứ vào độ tuổi và trình độ nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, pháp luật dân sự Việt Nam phân chia người chưa thành niên thành hai nhóm: những người dưới 15 tuổi và những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo đó, năng lực chịu trách nhiệm BTTH của hai nhóm này cũng không giống nhau. a) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi. Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định:“ Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này”. Như vậy, trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trước tiên được xác định cho cha, mẹ của người đó. Căn cứ vào sự phát triển về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của cá nhân dựa trên cơ sở về độ tuổi, người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi được phân thành hai nhóm: - Cá nhân chưa đủ 6 tuổi. Những người thuộc nhóm tuổi này không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình thực hiện các giao
  • 24. 19 dịch dân sự do không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả pháp lý của những hành vi đó. Vì vậy, giao địch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Cá nhân ở độ tuồi này cũng ít có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác và hầu như không có năng lực để thực hiện trách nhiệm BTTH do mình gây ra, vì vậy, cha, mẹ của những người ở độ tuổi này là những người đại diện đương nhiên với tư cách bị đơn dân sự trước tòa. - Cá nhân từ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Những người thuộc nhóm tuổi này chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm - sinh lý, trình độ nhận thức còn hạn chế vì vậy khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Pháp luật không quy định thế nào là giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi, tuy vậy, cần phải hiểu đó là những giao dịch có giá trị không lớn, nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, sinh hoạt vui chơi trong một giới hạn tài sản nhất định phù hợp với điều kiện sinh hoạt tại địa phương nơi cá nhân đó sinh sống. Nếu cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi tham gia các giao dịch dân sự có giá trị lớn, không được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật thì người đại diên theo pháp luật có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Như vậy, ta có thể thấy, sự phụ thuộc của những người chưa thành niên trong độ tuổi này vào bố mẹ – người đại diện theo pháp luật hợp pháp vẫn còn rất lớn. Điều này một mặc xuất phát từ tính chất nhân đạo của pháp luật đối với những người chưa thành niên phạm tội hoặc gây thiệt hại khác, mặt khác đề cao vai trò quản lý, giáo dục người chưa thành niên của cha mẹ. Cha mẹ, hay nói một cách khác khái quát hơn là gia đình có vi trò rất lớn trong việc giáo dục, quản lý người chưa thành niên. Bên cạnh đó, đây cũng là đối tượng rất được sự quan tâm của nhà trường và toàn xã hội. Người chưa thành niên
  • 25. 20 dưới mười lăm tuổi, do chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như nhận thức nên thường là những đối tượng dễ uốn nắn, dễ bị ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài. Sự giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn này có tính chất quyết định đến việc định hình nhân cách của người chưa thành niên sau này. Người đó sẽ trở thành một công dân tốt hay xấu phần lớn phụ thuộc vào sự phát triển trong giai đoạn này. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định vấn đề BTTH do con dưới mười lăm tuổi gây ra tại Điều 74 như sau:“Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự. Kết hợp với các quy định tại Điều 590 BLDS 2015 có thể thấy, pháp luật nước ta rất coi trọng trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của con từ dưới mười lăm tuổi gây ra. Chính vì thế, cha mẹ của những người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ cho thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con, trong khi chính cá nhân gây thiệt hại lại hoàn toàn không có trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, pháp luật cũng dữ liệu những trường hợp mà cá nhân gây thiệt hại là người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, cha, mẹ lại không có hoặc không đủ khả năng bồi thường. Trong trường hợp này, nếu con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường. Quy định này không nhằm loại trừ trách nhiệm của cha, mẹ. Thực tế, dù cha mẹ lấy tài sản riêng của con để bồi thường trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ hoặc không có tài sản cũng không có nghĩa là trách nhiệm BTTH đã chuyển sang cho người con. Giả sử người con không có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ cho phần còn thiếu thì trách nhiệm vẫn thuộc về cha, mẹ. Như vậy, trong mọi trường hợp gây thiệt hại trái pháp luật mà không có căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH theo quy định của pháp luật, người bị thiệt hại đều được bồi thường, vấn đề là trách nhiệm bồi thường đó thuộc về ai mà thôi. Cần phải nói thêm, một lý do tham khảo nữa khiến luật quy định như
  • 26. 21 vậy là do người chưa thành niên ở độ tuổi này không có hoặc chưa có khả năng lao động. Pháp luật hiện hành quy định độ tuổi lao động từ đủ mười lăm tuổi trở lên, trừ những công việc liên quan đến năng khiếu, nghệ thuật như múa, xiếc…thì mới có người lao động dưới mười lăm tuổi, nhưng hợp đồng lao động giữa họ và người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cho họ. Chính vì thế, đa số người dưới mười lăm tuổi không có thu nhập hoặc tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại. b) Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Khoản 2 Điều 586 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình”. Như vậy, cùng một điều luật quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên nhưng lại có sự khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Nếu người dưới mười lăm tuổi, trách nhiệm BTTH được đặt ra trực tiếp với cha, mẹ của cá nhân gây thiệt hại, cá nhân gây thiệt không có trách nhiệm bồi thường thì người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi lại phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Quy định này trước hết xuất phát từ trình độ phát triển về mặt thể chất và nhận thức của những cá nhân ở độ tuổi này. Cùng ở trong lứa tuổi chưa thành niên nhưng những cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự phát triển hơn hẳn những cá nhân dưới 15 tuổi. Cụ thể, những người chưa thành niên ở lứa tuổi này đã có sự nhận biết khá hoàn chỉnh về thế giới khách quan, có khả năng nhận biết được hành vi nào không gây thiệt hại và hành vi nào gây thiệt hại cho xã hội. Từ đó, lựa chọn cách xử sự hợp lý, phù hợp với lợi ích cá nhân và lợi ích của các chủ thể khác. Những người trong độ tuổi từ đủ
  • 27. 22 15 đến dưới 18 đã cơ bản hình thành về mặt nhân cách, nhận thức, không còn dễ uôn nắn và tác động như người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bên cạnh đó, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, ta có thể thấy, cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có sự độc lập tương đối so với cha mẹ – những người đại diện theo pháp luật. Một lý do nữa lý giải cho quy định này đó là người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đã có khả năng lao động. Những người này, không chỉ về suy nghĩ, nhận thức đã có sự tách biệt tương đối với cha, mẹ mà ngay cả tài sản cũng bắt đầu có sự độc lập, tuy sự độc lập này là không lớn. Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã có thể tự mình lao động, từ đó có thu nhập riêng, có tài sản riêng. Tài sản của họ phần nào đó đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trong những giao dịch dân sự do chính bản thân họ xác lập và thực hiện. Đồng thời, tạo điều kiện cho năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, do những người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi vẫn là những người chưa thành niên. Xét về mặt năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vì vậy, trong trường hợp người chưa thành niên, chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ gây thiệt hại thì không thể loại trừ trách nhiệm của cha mẹ, người đại diện theo pháp luật. Khoản 2 Điều 586 còn quy định thêm người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Quy định này, một mặt nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý của cha, mẹ trong việc giáo dục, quản lý đối với con chưa thành niên. Mặt khác, nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị thiệt hại trong
  • 28. 23 trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại nhưng không đủ khả năng bồi thường toàn bộ. 1.1.3.1.5. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được giám hộ Điều 46 BLDS 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”. Tuy nhiên, giám hộ ngoài việc thực hiện những nghĩa vụ theo luật định đối với người được giám hộ thì còn có trách nhiệm trong việc BTTH do hành vi trái pháp luật của người được giám hộ gây ra. Người được giám hộ theo Khoản 1 Điểu 47 bao gồm: “a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b. Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; c. Ngườimất năng lực hành vi dân sự; d. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”. a). Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được giám hộ là người chưa thành niên. Người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 47 thì cần có người giám hộ. Do vậy, với người chưa thành niên vẫn còn cha, mẹ và cha, mẹ của họ không rơi vào các trường hợp nêu trên thì họ đương nhiên là đại diện cho con và thiệt hại do người chưa thành niên gây ra sẽ được cha, mẹ bồi thường theo cách thức bồi thường phân tích nêu trên.
  • 29. 24 Nếu cha, mẹ của người chưa thành niên rơi vào các trường hợp nêu ở điểm a khoản 1 Điều 47, người chưa thành niên gây thiệt hại phải bồi thường thì trách nhiệm pháp lý trong khi thực hiện việc giám hộ của người giám hộ được đặt ra, trong đó có trách nhiệm BTTH. Ngưởi giám hộ được chia thành hai loại: giám hộ đương nhiên và giám hộ cử. Người giám hộ đương nhiên được xác định dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhằm ràng buộc trách nhiệm giữa những người thân thích, ruột thịt trong gia đình với nhau. Người giám hộ đương nhiên không có quyền từ chối trách nhiệm giám hộ của mình, họ phải chịu trách nhiệm về những hành vi do người được giám hộ gây ra. Thứ tự các thành viên trong gia đình được pháp luật quy định làm người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên, có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người giám hộ, có trách nhiệm trong việc để người được giám hộ gây thiệt hại phải bồi thường sẽ được thực hiện như sau: - Trước hết là trách nhiệm của anh cả, chị cả đã thành niên đủ điều kiện làm người giám hộ. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thỉ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ. Trong trường hợp tất cả những người nêu trên không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cô, cậu, dì là người giám hộ. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì sẽ phải cử người giám hộ. - Tuy nhiên, quy định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi có người giám hộ lại khác về cơ bản so với quy định về trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi còn cha, mẹ. Ở trong trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi còn cha mẹ thì trách nhiệm bồi thường trước tiên thuộc về người đó; nếu người đó không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì trách nhiệm bồi thường mới được đặt ra với cha, mẹ. Ngược lại, ở trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên từ
  • 30. 25 đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có người giám hộ thì trách nhiệm BTTH trước tiên lại thuộc về người giám hộ, sau đó mới là người chưa thành niên gây thiệt hại. Vậy phải chăng có gì đó không thỏa đáng trong tình huống này ? - Một điểm khác biệt nữa khi quy định về trách nhiệm BTTH do hành vi trái pháp luật của người chưa thành niên gây ra đó là: “Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” trong khi đó vấn đề lỗi không đặt ra đối với trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên còn cha mẹ, tức là cha mẹ vẫn phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi. Vậy trong trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên, không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường, người giám hộ không có lỗi trong việc giám hộ thì trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về ai ? - Thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH trong trường hợp này vẫn có những tình huống xảy ra mà luật không dự liệu trước, khiến cho các thẩm phán tại các Tòa án gặp nhiều khó khăn trong công tác xét xử. Điều này được dẫn giải trong ví dụ: A là người chưa thành niên dưới 15 tuổi có cha mẹ nhưng cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự nên B là người giám hộ đương nhiên cho A trong các giao dịch dân sự. Một ngày, sau khi đi học về, A chơi đá bóng trên đường với một nhóm bạn cùng lớp. Trong lúc thể hiện chân sút đá bóng với các bạn, trái bóng của A đã bay thẳng vào cửa kính xe hơi của ông C làm kính vỡ tan. Thiệt hại ông C đi thay kính mới hết 8.000.000 đồng. Trách nhiệm bồi thường cho ông C thuộc về B vì B có lỗi không quản lý A để A chơi đá bóng trên đường phố gây thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì sẽ lấy tài sản của A để bồi thường, nếu tài sản của A không đủ thì lấy tài sản của B để bồi thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, cả A và B đều không có tài sản bồi thường cho ông C. Vậy thì theo luật, C sẽ phải chấp nhận rủi ro, không được BTTH. Giả sử bố mẹ của A mất năng lực hành vi dân sự nhưng lại được thừa kế số tiền là 100 triệu đồng thì
  • 31. 26 có lấy số tiền đó của bố mẹ A để bồi thường cho ông C không, luật cũng không quy định rõ vấn đề này. b). Năng lực chịu trách nhiệm hình sự BTTH của người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bị tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Người mất năng lực hành vi dân sự cần phải có người giám hộ, người giám hộ sẽ là người đại diện cho họ trong các giao dịch dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự có thể là bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào, do vậy mà tùy từng trường hợp khác nhau mà việc quy định trách nhiệm BTTH do người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự gây ra cũng khác nhau. Cụ thể: - Nếu người mất năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên mà còn cha mẹ thì cha, mẹ chính là người giám hộ. Họ phải chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự. Trong quá trình chăm sóc và quản lý người mất năng lực hành vi dân sự, nếu người giám hộ để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác thì họ phải có trách nhiệm bồi thường. Vì người giám hộ trong trường hợp này là cha, mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự là người chưa thành niên nên trách nhiệm BTTH cũng giống như trách nhiệm BTTH của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gây thiệt hại. - Trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc chồng) thì người vợ (hoặc chồng) có đủ điều kiện sẽ là người giám hộ (Khoản 1 Điều 53 BLDS 2015). Người giám hộ được lấy tài sản của người giám hộ để thực hiện trách nhiệm BTTH. Nếu như tài sản của người được giám hộ không đủ để bồi thường thì phải phân định tài sản chung của vợ chồng sau đó mới xác định trách nhiệm bồi thường. Sau khi xác định tài sản chung mà tài
  • 32. 27 sản chung vẫn không đủ để bồi thường thì người giám hộ mới phải lấy tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu. - Trường hợp cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người bị mất năng lực hành vi dân sự người kia không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người con cả phải là người giám hộ. Nếu người con cả không đủ điều kiện để làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện sẽ là người giám hộ. Nếu cha, mẹ mà gây thiệt hại cho người khác thì người con đang giám hộ cha, mẹ sẽ lấy chính tài sản của cha, mẹ để thực hiện nghĩa vụ BTTH cho người bị thiệt hại. Sau khi lấy tài sản của cha, mẹ để bồi thường nhưng vẫn còn thiếu thì người con đang giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của mình bồi thường phần còn thiếu. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự là người thành niên và đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, con đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải làm người giám hộ cho họ. Nếu họ gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì cha, mẹ sẽ lấy tài sản riêng của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm BTTH. Nếu tài sản đó không đủ để bồi thường thì người giám hộ mới phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Xác định trách nhiệm bồi thường nốt phần còn thiếu do thiệt hại của người được giám hộ gây ra của người giám hộ ở đây cần phải phân làm hai trường hợp: Nếu cả cha, mẹ cùng là người giám hộ thì sẽ lấy tài sản chung vợ chồng của cha, mẹ để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu cho người giám hộ; nếu chỉ có cha hoặc mẹ làm người giám hộ thì sẽ không lấy tài sản chung mà lấy phần tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng để thực hiện nghĩa vụ bồi thường phần còn thiếu của người được giám hộ. c). Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác quản lí.
  • 33. 28 Điều 599 quy định trách nhiệm BTTH trong trường hợp người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự đang được nhà trường, bệnh viện hoặc các pháp nhân khác quản lí mà gây thiệt hại thì nhà trường, bệnh viện và các pháp nhân này phải bồi thường. Trách nhiệm BTTH được xác định dựa trên yếu tố lỗi của nhà trường, bệnh viện, các pháp nhân và được thể hiện trong nghĩa vụ quản lí người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự không cẩn trọng, không chu đáo, thiếu biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn mà để họ gây thiệt hại. Thời gian quản lí là thời hạn trong đó nhà trường theo quy định nghề nghiệp có nghĩa vụ giáo dục mà họ không thể thực hiện tốt chức năng của họ; bệnh viện có nghĩa vụ chăm sóc, điều trị nhưng do lỗi quản lí không tốt để người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác (ví dụ: Nhà trường tổ chức đi tham quan, dã ngoại nhưng không có các biện pháp bảo đảm an toàn; bệnh nhân bị tâm thần vượt hàng rào, tường bao bọc xung quanh ra ngoài gây thiệt hại cho người khác;…). Lúc đó, cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người giám hộ của người mất năng hành vi dân sự không có trách nhiệm bồi thường. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lí học sinh đang trong thời gian học tập tại trường theo thời khóa biểu văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức; trách nhiệm của bệnh viện, các tổ chức khác trong việc chăm sóc, quản lí bệnh nhân trong thời gian bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Pháp luật quy định xét trách nhiệm của nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác phải có yếu tố lỗi nên trong trường hợp họ chứng minh được không có lỗi trong thời gian quản lí để người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Ví dụ:
  • 34. 29 - Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A trường THCS X bị ốm đột xuất nên lớp trống tiết. Cô Y là hiệu trưởng của trường lên thông báo cho học sinh lớp 5A nghỉ buổi học hôm đó, trước khi cho học sinh ra về, cô Y đã gọi điện cho từng phụ huynh thông báo về việc này, trao trả học sinh cho từng gia đình. Trên đường về, M đá bóng cùng các bạn, không may sút bóng vào đúng nhà ông N làm vỡ kính. Trường hợp này, nhà trường không có trách nhiệm BTTH do hành vi của M gây ra do thời gian M gây thiệt hại không thuộc sự quản lí của trường. - A bị tâm thần, đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đang được điều trị tại bệnh viện Y. Tết năm 2019, gia đình A muốn A về nhà ăn tết nên đã làm đơn xin bệnh viện cho A được về nhà một tuần và hứa sẽ quản lý A trong thời gian 1 tuần đó. Bệnh viện đồng ý cho A về nhà ăn tết. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1 tuần về nhà, A đã gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường. Trường hợp này, bệnh viện không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà A gây ra do bệnh viện không có lỗi trong việc quản lý A. Trong BLDS 2015 thì cụm từ “liên đới cùng với cha mẹ, người giám hộ” không quy định và người bị thiệt hại chỉ có thể đòi yêu cầu BTTH đối với trường học, bệnh viện, các pháp nhân khác trực tiếp quản lý nếu họ có lỗi trong việc giáo dục. Theo em, quy định này là chưa hợp lí đối với trường hợp người gây thiệt hại là chưa thành niên dưới 15 tuổi. Bởi lẽ, hầu hết các hành vi gây thiệt hại của các trẻ em trong thời gian học tập tại trường không đơn thuần là kết quả của quá trình giáo dục riêng của nhà trường mà là sản phẩm của quá trình giáo dục của cả nhà trường và cha mẹ. Trong đó, vai trò của cha mẹ rất quan trọng. Vì vậy, để tránh tình trạng phó thác việc giáo dục học sinh cho một bên, nên quy định nghĩa vụ liên đới của cha mẹ và nhà trường trừ các trường giáo dưỡng vì tính đặc thù của học viên trong loại hình trường này. Một điểm nữa chưa hợp lí, theo ý kiến của em là quy định tại khoản 2 Điều 599;
  • 35. 30 “Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra’’. Theo quy định của pháp luật, một người chỉ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có đủ ba điều kiện: - Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Người có quyền và lợi ích liên quan yêu cầu tòa án tuyên bố bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mất năng lực hành vi dân sự. - Tòa án tuyên bố người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đó mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác khiến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đang được điều trị tại bệnh viện hoặc được quản lí tại các tổ chức hầu như chưa được Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự. Vậy trong trường hợp những người này gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, các pháp nhân khác trực tiếp quản lí thì ai là người có trách nhiệm bồi thường ? Nên chăng quy định này nên sửa thành: “Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lí thì bệnh viện, pháp nhân khác khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra’’. 1.1.3.2. Một số tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Hiện nay, Tòa án thường giải quyết một số tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: 1.1.3.2.1. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Theo quy định của Bộ luật dân sự, quyền sở hữu tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại.
  • 36. 31 Hành vi gây thiệt hại tài sản của chủ sở hữu, của người chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường là những hành vi trái phép luật như: hành vi chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, vô ý làm hư hỏng tài sản, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không tuân thủ quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật nên gây thiệt hại tài sản cho người khác... Hiện nay, Tòa án thường giải quyết một số tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: A) Thiệt hại tài sản bị mất: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Đối với tài sản là vật nếu đã mất thì việc xác định thiệt hại là căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kĩ thuật và mức độ hao mòn của tài sản bị mất tại thời điểm giải quyết bồi thường; giá trị tài sản bị mất có thể do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tiến hành định giá. Đối với tài sản là tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thì xác định thiệt hại căn cứ số tiền bị mất, số tiền ghi trong giấy tờ có giá bị mất, giá trị quyền tài sản bị mất… B) Thiệt hại tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng: - Đối với tài sản bị hủy, việc xác định thiệt hại như tài sản bị mất. - Đối với tài sản bị hư hỏng, xác định thiệt hại và giá trị phần tài sản bị hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết. C) Thiệt hại lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản: Là hoa lợi, lợi tức có thật mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đang khai thác trước khi tài sản bị thiệt hại, nếu tài sản đó không bị mất hoặc hư hỏng thì chủ sở hữu sẽ thu được. Thiệt hại là số tiền, hoặc lợi ích khác được tính tiền sẽ thu được trong khoảng thời gian từ khi tài sản bị thiệt hại đến khi được khắc phục hoặc giải quyết bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Anh A có chiếc xe ô tô cho thuê mỗi tháng thu được 10 triệu đồng, B đã vô ý làm chiếc xe bị cháy bị hư hỏng nặng cho nên A phải sữa
  • 37. 32 chữa 2 tháng mới cho thuê lại được. Như vậy, thiệt hại lợi ích của A đối với tài sản do B gây thiệt hại là 20.000.000 đồng. 1.1.3.2.2. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự của người thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Một hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho nhiều người: sự tổn hại sức khỏe của một người có thể do hành vi của nhiều người gây ra. Vấn đề quan trọng nhất trong bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm là xác định những thiệt hại xảy ra mà người thực hiện hành vi trái pháp luật phải bồi thường. Theo tinh thần Điều 590 BLDS 2015 và tiểu mục 1, mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định như sau: - Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; - Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc; - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. 1.1.3.2.3. Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là trách nhiệm dân sự của người thực hiện hành vi trái pháp luật, có lỗi làm cho người bị thiệt hại chết.
  • 38. 33 Theo tinh thần Điều 591 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định như sau: Theo tinh thần Điều 591 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định như sau: - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; - Chi phí hợp lý cho việc mai táng; - Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm; 1.1.3.2.4. Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm Pháp luật dân sự không có khái niệm cụ thể về danh dự, nhân phẩm, tuy nhiên theo từ điển tiếng Việt và qua thực tế giải quyết thì chúng ta có thể hiểu: - Danh dự: Đối với cá nhân, danh dự là “Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp”. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được. Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó. - Nhân phẩm là “Phẩm chất, giá trị của con người”, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. - Uy tín là “Sự tín nhiệm và mến phục của mọi người”, dành cho cá nhân, tổ chức.
  • 39. 34 Theo tinh thần Điều 592 BLDS 2015 và tiểu mục 2, mục II, Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm xác định như sau: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. 1.1.3.2.5. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 BLDS 2015). - Xác định nguồn nguy hiểm cao độ: Theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 đã có quy định:“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. - Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
  • 40. 35 CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1. Các căn cứ pháp lý để áp dụng Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (dân sự) trong vụ sán hình sự “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự” Điểm g Khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Bị hại có quyền “Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường” Khoản 1 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Khoản 1 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại” Khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự 2015: “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra”. Chương XX “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” Bộ luật dân sự 2015
  • 41. 36 2.2. Quy định của pháp luật hình sự về việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ án hình sự 2.2.1. Việc giải quyết vấn đề bồi thường đồng thời giải quyết vụ án hình sự Vấn đề dân sự được giải quyết với những vấn đề của trách nhiệm hình sự trong cùng vụ án hình sự là nội dung cơ bản của nguyên tắc này. Theo đó, ngoài việc chứng minh, xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm bồi thường của những chủ thể tham gia tố tụng hình sự. Việc chứng minh, giải quyết vấn đề dân sự được tiến hành đồng thời với việc chứng minh giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm hình sự. Do vậy, không thể giải quyết vấn đề bồi thường khi đã hoàn tất việc giải quyết trách nhiệm hình sự. Nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp vụ án có vấn đề hình sự liên quan đến tội phạm là xác minh, làm rõ trách nhiệm dân sự của các đương sự trong vụ án. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc tiến hành các hoạt động sau: Các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh được các mội quan hệ có liên quan đến vấn đề bồi thường cần phải giải quyết là những mối quan hệ nào trong các mối quan hệ sau: mối quan hệ về bồi thường vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản bị xâm phạm; mối quan hệ về đòi lại tài sản; mối quan hệ về đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất hoặc bị hủy hoại; mối quan hệ về yêu cầu sữa chữa tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại…Ví dụ: Trong vụ án giết người, bên cạnh việc xác định, chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết các mối quan hệ về dân sự như quan hệ bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng bị xâm phạm (xác định các khoản chi phí về việc cứu chữa, mai táng, khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần, tiền cấp dưỡng). Đưa những người có liên quan đến vấn đề dân sự trong vụ án vào tham gia tố tụng. Xác định những người tham gia tố tụng gồm những ai, tư cách tham gia tố tụng của họ như thế nào (họ tham gia tố tụng với tư cách là bị can,